SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ TRÍ THÔNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐẮK LẮK, 2019
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ TRÍ THÔNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẮK LẮK, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bản luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách
công với đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và
đúng thực tế tại địa phương.
Đắk Lắk, ngày 05 tháng 10 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Võ Trí Thông
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin
chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, quý Thầy, Cô các khoa của Học viện
Khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt thời
gian học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tiến sĩ Nguyễn
Khắc Trinh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi hoàn thành luận văn
này với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy – UBND tỉnh,
Ban Dân tộc, Sở Nội vụ và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình cung cấp thông tin, số liệu
để thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí, đồng nghiệp
luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng
với thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế
nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý quý báu của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 05 tháng 10 năm 2019
TÁC GIẢ
Võ Trí Thông
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB,CC Cán bộ, công chức
CCN Cụm công nghiệp
CT UBMTTQ Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc
CT UBND Chủ tịch Ủy ban nhân dân
CT/TU Chỉ thị tỉnh ủy
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐT-BD Đào tạo-bồi dưỡng
ĐU Đảng ủy
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HCCB Hội cựu chiến binh
HĐND Hội đồng nhân dân
HND Hội nông dân
HPN Hội phụ nữ
KH Kế hoạch
KTXH Kinh tế xã hội
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ
NQ-HĐND Nghị quyết - Hội đồng nhân dân
NQ/TU Nghị quyết/ Tỉnh ủy
NQ/TW Nghị quyết Trung ương
QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân
QĐ-TTg
QĐ-UBND
Quyết định - Thủ tướng Chính phủ
TCTD Tổ chức tín dụng
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 6
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài....................................... 7
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 8
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................................... 9
1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức cấp cơ sở................................ 9
1.1.1. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ................................................ 9
1.1.2. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số........................................10
1.2. Các quy định của Đảng, nhà nước và địa phương về công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số..............................13
1.2.1. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng, nhà nước và các
bộ, ngành liên quan .....................................................................................13
1.2.2. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng bộ, chính quyền các
cấp ở tỉnh Đắk Lắk......................................................................................15
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK
LẮK.................................................................................................................17
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...........17
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................17
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk............................................19
2.2. Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Đắk
Lắk...............................................................................................................21
2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số.....22
2.2.2. Chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số..23
2.2.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số ........26
2.2.4. Công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng CB,CC là người DTTS:
.....................................................................................................................27
2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk........................................................28
2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC nói chung và CB,CC là người
DTTS nói riêng ...........................................................................................28
2.3.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn ......................30
2.3.3. Nội dung, hình thức đào tạo đa dạng và phù hợp với tình hình của địa
phương.........................................................................................................32
2.4. Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là
người DTTS ................................................................................................35
2.4.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người
dân tộc thiểu số............................................................................................35
2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTT gắn với tình hình
thực tiễn.......................................................................................................36
2.4.3. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
được nâng cao và phù hợp với thực tiễn.....................................................38
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK.........................44
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ........................44
3.1.1. Định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là
người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.........................................................45
3.1.2. Định hướng và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
ở tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................46
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk...............................................................................................................50
3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk ......50
3.2.2. Giải pháp nhằm khai thác, sử dụng nguồn đang có trong bộ máy hành
chính nhà nước các cấp tăng cường cho cấp xã..........................................51
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là
người DTTS phải gắn với yêu cầu phát triển của vùng đồng bào DTTS nơi
công tác .......................................................................................................52
3.2.4. Hoàn thiện quy định về hỗ trợ, khuyến khích cũng như chế độ ưu tiên
trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS..........52
3.3. Một số kiến nghị...................................................................................54
3.3.1. Đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương......................54
3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ngành trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS ...............................56
KẾT LUẬN.....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62
PHỤ LỤC........................................................................................................67
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở
năm 2017
Bảng 2.2. Chất lượng cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở năm
2017
Bảng 2.3. Chất lượng và cơ cấu cán bộ là người DTTS cấp cơ sở năm
2017
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cấp chính quyền cơ
sở có vị trí hết sức quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đồng thời là nơi hoàn thiện các chủ
trương, chính sách, pháp luật ấy. Đây là cấp hành chính có quan hệ trực tiếp,
gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong quản lý,
điều hành hoạt động đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Trong điều kiện Đảng
cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc…cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Người cán bộ,
công chức phải đáp ướng được các tiêu chuẩn tài và đức, có phẩm chất đạo
đức và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Trong đó phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu”. Trong tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc” [viết tháng 10/1947, tr 27].
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đất rộng, người đông, nhiều tôn giáo
và dân tộc (47 dân tộc) cùng sinh sống, Đắk Lắk là địa bàn có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây
Nguyên và cả nước. Là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên tại địa phương,
có chung tiếng nói, am hiểu phong tục, tập quán, gần gũi, gắn bó với buôn làng,
đồng bào mình, nên hơn ai hết CB,CC người dân tộc thiểu số làm việc tại chính
quyền cơ sở có nhiều lợi thế trong việc truyên truyền, vận động đồng bào hiểu
và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh
sản xuất, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình
và cộng đồng dân cư. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
CB,CC nói chung và CB,CC là người DTTS chính quyền cơ sở tỉnh nói riêng
không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
2
tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI nhấn mạnh: “Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ, nhằm tạo nguồn cán bộ
lãnh đạo quản lý, chú ý cán bộ nữ, cán bộ trẻ và cán bộ các dân tộc thiểu số….”
[32, tr.73].
Tuy nhiên, vì nhiều lý do CB,CC là người DTTS làm việc tại chính quyền
cơ sở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng
CB,CC chính quyền cơ sở nói chung, đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chính quyền
cơ sở là người DTTS nói riêng chưa được quan tâm chú trọng, việc đào tạo, bồi
dưỡng chưa gắn với thực tế và nhu cầu đào tạo...Đây là thực trạng chung, trong
đó có tỉnh Đắk Lắk.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số từ
thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính
sách công.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về cán bộ, công chức cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, công chức luôn thu hút sự quan tâm của các học giả với
nhiều bài viết trên các báo, tập chí, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ …đã đề cập tới:
a. Nhóm các công trình nghiên cứu của tập thể, các nhà khoa học in
thành sách:
- Lê Hữu Nghĩa (2001), “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
- Phạm Quang Vinh (2009), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
ở Tây Nguyên vững mạnh và hiệu quả”, Tạp chí cộng sản.
3
- Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), “Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Vân (2016) “Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số”, trong Kỷ yếu Hội thảo:
Lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Hà Nội.
- Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên (2018), “Xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền
bình đẳng dân tộc ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2018.
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: “Báo cáo số 169-BC/BCĐTN, ngày 27-11-
2015 về đánh giá kết quả Đại hội Đảng bộ 3 cấp vùng Tây Nguyên, nhiệm kỳ
2015 2020”, Buôn Ma Thuột, 2015.
- Ngoài ra còn có khá nhiều bài báo, bài viết đăng trên các báo của địa
phương hay các Tạp chí nhưng đều mang tính tổng thể phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
b. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
- Trương Thị Bạch Yến (2014), “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” Luận án Tiến sĩ
Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III.
- Trần Minh Lý (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là
người dân tộc Khme ở các tỉnh Tây Nam Bộ”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành
chính công Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lê Duyên Hà (2009), “Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người
dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk” Luận văn Thạc sĩ Luật, Học Viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí minh, Hà Nội.
4
Các công trình nghiên cứu này trực tiếp hoặc gián tiếp phân tích về
CB,CC cấp cơ sở là người DTTS, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC
là người DTTS và đề xuất công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng…đội
ngũ CB,CC ở các địa phương có DTTS. Các tác giả đã tổng kết lại một số vấn
đề gắn liền với việc thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển đội ngũ
CB,CC cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Những thành tựu đã đạt được cũng như những
thách thức còn đặt ra đối với đội ngũ CB,CC cấp cơ sở nới chung và cấp cơ sở
ở Tây Nguyên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC cấp cơ sở ở Tây
Nguyên, tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất, trong đó có kiến nghị gắn liền
với việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã. Điều này phù hợp với tinh thần
chung mà luận văn đề cập đến. Và điều đặc biệt là đề xuất chung cho tất cả các
loại CB,CC nói chung chứ không riêng gì cho người DTTS.
Những nội dung liên quan đến CB,CC và nhất là công tác đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ CB,CC ở cơ sở nói trên đã được một số nhà nghiên cứu dưới
những góc độ khác nhau. Trên cơ sở các Luận văn, Luận án và các bài viết,
tham luận…giúp bản thân hình thành một cách cơ bản, đi sâu, làm rõ và đưa ra
những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn nhằm củng cố,
tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC là người DTTS trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước... Việc nghiên cứu về vấn
đề đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS dưới góc độ thực hiện
chính sách công và đặc biệt là đối với một tỉnh đặc thù, miền núi khó khăn như
Đắk Lắk vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công
tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS, đề tài đề xuất các giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
CB,CC cấp cơ sở là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có thể vận dụng
một cách có chọn lọc cho các địa phương có CB,CC là người DTTS ở nước ta.
5
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài:
Khái quát các chủ trương, chính sách và các quy định của nhà nước về
công tác CB,CC cũng như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC cấp xã là người DTTS và công tác
đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung, cơ bản về đào tạo, bồi
dưỡng CB,CC dựa trên nguyên tắc đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng.
+ Thực trạng đội ngũ CB,CC cấp xã là người DTTS và công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng CB,CC là người DTTS làm việc ở cấp xã của tỉnh Đắk Lắk và thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến 2017 (từ khi Luật Cán bộ,
công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực thi hành);
6
+ Nội dung nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn
không thể tiến hành nghiên cứu đầy đủ ở tất cả các khía cạnh văn hóa, lịch sử,
tôn giáo liên quan đến đội ngũ CB,CC là người DTTS. Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nằm trong chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh
Đắk Lắk gồm hai nhóm: Nhóm cán bộ giữ chức vụ và nhóm công chức cấp xã.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận:
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã và người dân tộc thiểu số
nói riêng; khoa học quản lý nguồn nhân lực; khoa học quản lý hành chính nhà
nước...
- Cơ sở thực tiễn:
Luận văn được nghiên cứu từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ nói chung và CB, CC xã người DTTS ở Đắk Lăk nói riêng, được
phản ánh trong các báo cáo, bảng biểu thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng,
chính quyền, đoàn thể và các cơ quan có liên quan, và kết quả điều tra, khảo sát
trực tiếp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, học viên dựa trên cơ sở phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách,
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kế thừa kết quả
nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố.
7
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài tác giả vận dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài
nghiên cứu; các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo, tài liệu thống
kê liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức là người dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói
riêng. Trên cơ sở đó, xác định rõ nội dung của vấn đề đã được nghiên cứu,
những tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua việc thiết kế bảng hỏi
với các thông tin đã được cấu trúc hóa để thống các số liệu liên quan đến các
nội dung nghiên cứu cụ thể của để tài. Trọng tâm là việc đánh giá công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp sơ sở là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở đối thoại, trao đổi trực tiếp với
lãnh đạo các đơn vị có liên quan: Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ, các cấp
chính quyền cơ sở…. và đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp này sẽ được thực hiện cùng
với việc thực hiện phương pháp quan sát trong quá trình thâm nhập thực tế.
Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng kết hợp các phương pháp thống
kê, so sánh, khái quát thực tiễn nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của
đề tài. Các phương pháp trên luôn được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ,
linh hoạt, tạo nên một hệ thống các vấn đề được trình bày một cách thích hợp,
khoa học.
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk.
8
Khái quát một số vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác
động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở tỉnh
Đắk Lắk;
Đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS và thực
trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo,
giúp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tạo, bồi
dưỡng CB, CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk. Luận văn cũng có thể
dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập môn Nhà nước và
Pháp luật, môn Xây dựng Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung
tâm bồi dưỡng chính trị các huyện.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các chữ viết tắt và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
là người dân tộc thiểu số và một số vấn đề đặt ra
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK
1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức cấp cơ sở
1.1.1. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở
Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là chính quyền cấp cơ sở, cấp
thấp nhất trong hệ thống chính quyền địa phương. Chính quyền cấp cơ sở có
vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu quyền lực nhà nước
mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong địa bàn. Chính quyền
cấp xã theo quan niệm chung còn được xác định là “trụ cột”, “trung tâm” của
hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức, triển khai mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bảo đảm cho chủ trương, chính
sách đó đi vào cuộc sống. Chỉ có chính quyền cấp xã, với chứng năng, thẩm
quyền được thể chế hóa theo phân cấp, cùng với cơ sở vật chất và đội ngũ
CB,CC mới có thể thực hiện được điều đó, mà khó có tổ chức nào ở cơ sở có
thể thay thế được.
Đội ngũ CB,CC chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xây
dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thực thi công
vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống
chính trị của cấp xã nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất,
năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CB,CC chính quyền cấp xã. CB,CC
cấp xã hoạt động theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên. Là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ CB,CC nhà nước, hoạt động của
CB,CC chính quyền cấp xã so với CB,CC ở trung ương, tỉnh, huyện đều hướng
theo mục tiêu, nhiệm vụ chung là: Họ đều thực thi công vụ; có những yêu cầu
10
về phẩm chất, năng lực và trình độ nhất định; có trách nhiệm trước nhân dân,
trước Đảng, Nhà nước, có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định.
Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội
quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã
hội. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, cán bộ cấp xã có các chức vụ: Bí
thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường,
thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt
Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công chức cấp xã có các chức
danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa
chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán;
Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
1.1.2. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên
thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật
ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có
dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa dân tộc thiểu
số với dân tộc lạc hậu, dân tộc chậm tiến, dân tộc kém phát triển, dân tộc chậm
phát triển… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm
chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.
11
Trên thực tế, khái niệm dân tộc thiểu số chỉ có ý nghĩa biểu thị tương
quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân
tộc, thì khái niệm dân tộc thiểu số không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình
độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không
phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh
tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt
Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên
80 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm
86,2% dân số, được quan niệm là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8%
dân số được quan niệm là dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Khái niệm dân tộc thiểu số, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước
đây còn được gọi là dân tộc thiểu số . Mặc dù hiện nay đã có qui định thống
nhất gọi là dân tộc thiểu số, nhưng cách gọi dân tộc thiểu số vẫn không bị hiểu
khác đi về nội dung.
Như vậy, khái niệm dân tộc thiểu số dùng để chỉ những dân tộc có số dân
ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một
quốc gia đa dân tộc. Khái niệm dân tộc thiểu số cũng không có ý nghĩa biểu thị
tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực
và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng
đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh)
được coi là dân tộc đa số ở Việt Nam, nhưng lại được coi là dân tộc thiểu số ở
Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược
lại người Hoa (Hán), được coi là dân tộc đa số ở Trung Quốc, nhưng lại là dân
tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt
12
Nam). Rõ ràng, quan niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc đa số cũng như nội
hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được
vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm
và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội
dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống
nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới.
Về khái niệm cán bộ, công chức dân tộc thiểu số hiện nay được dùng
tương đối phổ biến ở nước ta. Trên cơ sở các khái niệm: dân tộc thiểu số, cán
bộ, công chức cho thấy: Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số là tập hợp của ba
khái niệm: Cán bộ, công chức và dân tộc thiểu số. Khái niệm cán bộ, công chức
dân tộc thiểu số chỉ những người cán bộ, công chức đang công tác trong các tổ
chức thuộc hệ thống chính trị có thành phần xuất thân là các dân tộc thiểu số.
Tiêu chí để phân biệt “cán bộ, công chức dân tộc thiểu số” trong đội ngũ cán
bộ, công chức của hệ thống chính trị là thành phần dân tộc xuất thân của người
cán bộ đó thuộc “dân tộc đa số” hay “dân tộc thiểu số”. Tiêu chí này không có
ý nghĩa phân biệt trình độ, năng lực hay địa vị xã hội của người cán bộ, công
chức. Khi đã trở thành cán bộ, công chức thì dù có xuất thân từ “dân tộc đa số”
hay “dân tộc thiểu số” đều phải đảm nhận những công việc được giao phó và
đều phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đối với mỗi cương vị công
tác của mình. Từ những phân tích như trên, có thể đi đến một quan niệm chung
về cán bộ, công chức dân tộc thiểu số, như sau: “Cán bộ, công chức dân tộc
thiểu số” là những cán bộ, công chức được quy định tại Luật cán bộ, công chức,
đang công tác, làm việc trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có
thành phần xuất thân từ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Cán bộ, công chức cấp cơ sở nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở
là người dân tộc thiểu số nói riêng là lực lượng rất quan trong trong việc triển
13
khai thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn cấp cơ sở, đặc biệt là
những địa bàn có đông người dân tộc thiểu số sinh sống, làm việc.
Pháp luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ,
công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng. Do đó, đòi hỏi
họ phải có năng lực thích ứng để thực hiện nhiệm vụ được giao (quản lý nhà
nước; cung cấp dịch vụ công,v.v.).
1.2. Các quy định của Đảng, nhà nước và địa phương về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
1.2.1. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng, nhà nước và
các bộ, ngành liên quan
Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách cán bộ, trải
qua các thời kỳ cách mạng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII
về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ:
…Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức
của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. Gắn việc quy hoạch với công tác
đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ trong đổi mới hệ thống chính trị,... [19, tr.24].
Kết luận Hội nghị TW 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến
lược cán bộ đến năm 2020, cũng chỉ rõ: “…nâng cao chất lượng về mọi mặt
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi nguồn lực
và bố trí tài chính, ngân sách nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả
trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, trong và ngoài khu vực nhà nước”
[21, tr.65].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục khẳng định công việc
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ là một nội dung hết sức quan trọng
của công tác cán bộ, có như thế mới đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp,
chủ động, có tầm nhìn xa, trông rộng đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
14
Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, ngày 14/3/2016, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg, về phê duyệt Đề án “phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ
mới”. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính
sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ CB,CC, viên chức là người
DTTS có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Nâng cao hợp lý tỷ lệ CB,CC,VC người DTTS ở các cơ quan của Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ở các địa
phương vùng DTTS nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm
quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Ở nước ta, đội ngũ CB,CC được hình thành từ nhiều nguồn; trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của CB,CC còn nhiều bất cập, chưa thực sự
đồng đều; có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa với khu vực đô thị, đồng bằng, những nơi có điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý thuận lợi; giữa CB,CC dân tộc Kinh (đa số) với CB,CC là người DTTS…
Do đó, cùng với việc nâng cao chất lượng đầu vào qua khâu tuyển dụng, sắp
xếp bố trí lại công việc phù hợp thì đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải
pháp quan trọng góp phần phát triển, nâng cao năng lực CB,CC nói chung và
CB,CC là người DTTS nói riêng. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm sử dụng,
phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có, nâng cao hiệu quả của cơ quan, đơn vị;
giúp cho CB,CC hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về chuyên môn,
nghiệp vụ, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao một cách tự giác hơn với
thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của đội ngũ CB,CC với
công việc trong tương lai.
15
1.2.2. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng bộ, chính quyền
các cấp ở tỉnh Đắk Lắk
Là địa bàn có đông đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng công
tác xây dựng đội ngũ CB,CC là người DTTS. Có thể thấy, bên cạnh việc thực
hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp, các
ngành luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC là
người DTTS.
Ngày 12/8/2015, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5835/KH-
UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính
quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh “về việc ban
hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã” theo Quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 và giai đoạn 2015-2020.
Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp
ủy đảng trong tỉnh quan tâm quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số. Với nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, đội ngũ CB,CC là
người DTTS ở cơ sở tăng về số lượng và nâng cao dần về chất lượng.
Tiểu kết chương 1
Vai trò của CB,CC người DTTS cấp cơ sở là nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy sự phát triển của vùng núi, vùng sâu, vùng xa nói chung và Tây
Nguyên nói riêng. Họ là những người nắm bắt những vấn đề phát sinh, những
bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở. CB,CC người
DTTS am hiểu đời sống cư dân bản địa; họ sinh ra từ buôn làng, gắn bó mật
thiết với đời sống đồng bào, có nhiều cơ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng. Cán bộ người DTTS nếu phát huy được bản lĩnh, tri thức, sẽ là
nhịp cầu quan trọng để tuyên truyền, vận động, triển khai vào thực tiễn đường
16
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân
dân. Họ là người tổ chức, dẫn dắt đồng bào trong công cuộc phát triển quê
hương.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
CB,CC cấp xã nói chung, CB,CC cấp xã là người DTTS nói riêng để làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở Đắk Lắk. Chương này tập trung
khái quát một số vấn đề lý luận làm tiền đề nghiên cứu cho chương tiếp theo.
17
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí đặc biệt
quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia
Lai, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đắk Nông,
phía Đông giáp với tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc
Campuchia. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy
qua tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam);
quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi
thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng
với sân bay Buôn Ma Thuột và mạng lưới giao thông liên vùng nói trên là điều
kiện để Đắk Lắk mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên
hải miền Trung và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk
Lắk với các tỉnh về mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế.
Năm 2004, sau khi chia tách tỉnh theo Nghị quyết số 22/NQ-QH của
Quốc hội, tỉnh Đắk Lắk hiện nay có diện tích tự nhiên 13.125 km2, chiếm 3,9%
diện tích tự nhiên của cả nước và 24% diện tích tự nhiên vùng Tây Nguyên, có
đường biên giới chung với tỉnh Monduikiri, Campuchia dài 73 km. Toàn tỉnh
có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột – trung tâm tỉnh
lỵ, thị xã Buôn Hồ và 12 huyện là Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông,
Krông Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’Gar, M’Đrắk, Ea Kar,
Lắk. Với 184 xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn), có 2.481
thôn, buôn, tổ dân phố; trong đó có 613 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Dân số
18
toàn tỉnh (năm 2018) có khoảng gần 1,9 triệu dân, chiếm 36,3% về dân số vùng
Tây Nguyên. Cộng đồng dân cư của tỉnh gồm 47 dân tộc đang chung sống;
trong đó người DTTS như Êđê, Giarai, M’Nông có 135.388 hộ, chiếm 33% dân
số toàn tỉnh (riêng dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 19,5%). Có 4 tôn giáo chính
là Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, chiếm 24,4% dân số toàn
tỉnh.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực của địa phương,
nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2010-2017 đạt 12,10%. Riêng năm
2018 GDP tăng 13% so với năm 2010, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng
5,5%, Công nghiệp – xây dựng tăng 14%. Riêng công nghiệp tăng 18%; Dịch
vụ tăng 23,7%. Cơ cấu kinh tế (giá so sánh năm 1994): Nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm 46,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 17,8%; dịch vụ chiếm 35,8%. Thu
ngân sách Nhà nước năm 2017 đạt 5.145.506 tỷ đồng, vượt 27.5% dự toán trung
ương giao và vượt 114% dự toán của HĐND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 575
triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ trước.
Các hoạt động văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục, phát thanh truyền hình,
định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội có
nhiều cố gắng; mạng lưới giao thông được nâng cấp, 100% xã có đường ôtô
đến trung tâm, 98% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 100%,
truyền hình là 95%, v.v… Tuy nhiên, một số vùng còn gặp nhiều khó khăn,
nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa;
đặc biệt là trình độ dân trí còn thấp, kết cấu cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu
kém. Dân số tăng cơ học nhanh; nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng
với khả năng, tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương; chất lượng sản phẩm,
sức cạnh tranh chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Các lĩnh vực
19
văn hoá, y tế, giáo dục chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; một số vấn đề xã
hội còn bức xúc [39, tr.2].
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2017
Duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao.
Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn
2011 - 2017 là 4 - 4,5%/năm; trong đó, Nông, lâm, thủy sản 3 - 3,5%; công
nghiệp - xây dựng 5 – 5,5%; dịch vụ thương mại 5 – 5,5%. Quy mô nền kinh
tế năm 2017 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản
phẩm năm 2017 bình quân đầu người ước đạt 38,5 triệu đồng/người gấp 2,5 lần
so với năm 2010 (15,8 triệu đồng/người).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng
trưởng giá trị tổng sảm phẩm (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn
2011-2017 ước đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy
sản đạt 3,12%; Công nghiệp - xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%. Cơ cấu
kinh tế theo giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 qua các năm ngành nông
– lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua
các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2017 là 48.20%. Công
nghiệp - xây dựng tăng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các
ngành dịch vụ năm 2010 là 27,78% và năm 2017 là 27,83%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2017 đạt 38,5 triệu đồng/người [39, tr.2,3].
Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai
đoạn trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp
20
trong khi phương thức sản xuất còn khá giản đơn, chủ yếu phát triển theo chiều
rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh.
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 khoảng 1.853.698 người, trong
đó: Dân số đô thị chiếm 24,31% (345.585 người), nông thôn chiếm 75,69%
(1.403.113 người) dân số đô thị tăng trong 10 năm từ năm 2005 đến 2015 chỉ
2,17% (năm 2005 chiếm 22,14%); phân theo giới tính nam 932.827 người
(chiếm 50,32% dân số trung bình), nữ 920.871 người (chiếm 49,68% dân số
trung bình). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó
người Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Ê Đê, M’Nông, Thái,...chiếm
28%. Các dân tộc ít người sống ở 135/184 xã phường của tỉnh. Ngoài dân tộc
ít người tại chỗ còn có số đông khác di cư từ phía Bắc và miền Trung. Mật độ
dân số trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2, dân số phân bổ không đều ở các
huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 943 người/km2,
thị xã Buôn Hồ 363 người/km2, các trung tâm thị trấn huyện lỵ dọc theo các
quốc lộ hình thành nhiều khu dân cư tập trung như Krông Pắc 331 ng/km2,
Krông Năng 203 ng/km2,Ea Kar 146 ng/km2, Krông Ana 242 ng/km2, Cư Kuin
360 ng/km2 các huyện có mật độ dân số thấp là Ea Súp 37 ng/km2, Buôn Đôn
45 ng/km2, Lắk 51 ng/km2, M’Đrắk 53 ng/km2 là các huyện có điều kiện sinh
sống ít thuận lợi hơn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 11,50‰, khu vực
thành thị 10,7‰ và nông thôn 11,8‰, so với vùng Tây Nguyên có mức tăng
trung bình là 12,8‰. Trong những năm gần đây số lượng dân di cư tự do từ các
tỉnh phía Bắc vào có giảm nhưng vẫn là mối quan tâm của địa phương vì đa số
là dân tộc thiểu số phía Bắc vào các vùng còn rừng tự nhiên để khai hoang sản
xuất, hình thành các khu dân cư tự phát, tranh chấp đất đai với dân địa phương.
Về thành phần dân tộc biến động khá lớn, hiện có 47 dân tộc (so với năm 1975
tăng 33 dân tộc), có dân cư nguồn gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước đến sinh
21
sống. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đến năm 2015 có
1.128.108 người chiếm 59,57% dân số, trong đó lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế là 1.107.307 người chiếm 97,89% so với lực lượng lao động,
số còn lại là học sinh, mất khả năng lao động. Từ năm 2010 đến nay chất lượng
nguồn nhân lực được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Nguồn lao
động đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của tỉnh, nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ
trọng cao là một lợi thế, song cũng là sức ép cho xã hội về đào tạo và giải quyết
việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học
vấn và trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên nguồn nhân lực này
phân bổ không đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma
Thuột và các thị trấn, khu vực nông thôn thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Về cơ
cấu lao động trong các ngành nghề: Ngành nông, lâm nghiệp chiếm 70,87%;
công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 6,9% và dịch vụ chiếm 22,23%. Thu
nhập giữa các vùng có sự chênh lệch lớn, khu vực đô thị cao hơn khu vực nông
thôn, vùng trồng cây công nghiệp dài ngày cao hơn vùng trồng lúa, vùng sâu
vùng xa đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số. Thu nhập bình quân trong giai đoạn 2011-2015 của dân cư tăng lên
đáng kể từ 15,8 triệu đồng/người năm 2010 (815 USD) đến 38,5 triệu
đồng/người năm 2017 (1.774 USD) [39, tr.3,4].
2.2. Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở
Đắk Lắk
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây
Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, một trong những biện pháp quan
trọng mà tỉnh quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ
CB,CC; trong đó chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC cấp
22
cơ sở. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ CB,CC xã, phường,
thị trấn trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số
Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ, số lượng và cơ cấu của cả hai nhóm
cán bộ và công chức chính quyền cơ sở cơ bản bảo đảm theo quy định, cụ thể:
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng số CB,CC cấp xã là 4.217 người. Riêng nhóm
CB,CC là người DTTS là 775 (18,37%); trong đó: đảng viên 669 người
(86,32%), nữ là 207 người (26,7%); về thời gian công tác dưới 30 tuổi là 66
người (8,5%), từ 31 đến 45 tuổi có 448 người (57,8%), từ 46 đến 60 tuổi là 251
người (32,3%), và trên 60 tuổi là 10 người (1,2%).
Đối với nhóm cán bộ cấp xã là người DTTS tính đến hết năm 2017 là
448 người. Trong đó, tỷ lệ đảng viên khá cao có 434 người (96,8%); cán bộ nữ
94 người (20,9%); về độ tuổi số cán bộ dưới 30 là 11 người (2,45%), độ tuổi từ
31- 45 là 212 người (47,3%) và trên 45 tuổi là 225 người (50,22%). (như bảng
2.1).
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ
sở năm 2017
Tổng số
( người)
Chia ra
Kinh Dân tộc thiểu số
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Cán bộ 1.894 1.446 76,3 448 23,7
Công chức 2.323 1.996 85,9 327 14,1
Tổng cộng 4.217 3.442 81,6 775 18,4
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
23
Đối với nhóm 7 chức danh công chức cấp xã là người DTTS hiện có 327
người, trong đó số đảng viên là 235 người (71,86%), nữ là 113 người (34,5%);
về tuổi đời, số công chức có độ tuổi dưới 30 là 55 người (16,8%) từ 30- 45 là
235 người (71,8%) cao hơn nhóm cán bộ và chiếm phần lớn trong nhóm công
chức và từ 46 tuổi trở lên là 36 người (19,05%); số công chức tham gia đảng
ủy xã phường thị trấn là 333 người (11%) thấp hơn nhóm cán bộ. (như bảng
2.1).
2.2.2. Chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số
Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc, trình độ văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị của CB,CC chính quyền cơ sở nói chung và CB,CC
cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số nói riêng đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng
được yêu cầu đặt ra. Qua phân tích bảng 2.2 cho thấy, trong tổng số 775 CB,CC
cấp cơ sở là người DTTS có tới 709 người tốt nghiệp trung học phổ thông
(91,48%); số CB,CC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp, cao đẳng,
đại học chiếm tỷ lệ lớn: Trung cấp 306 người (39,4%), cao đẳng 335 người
(43,2%), trên đại học 01 người (0,12%); CB,CC có trình độ lý luận chính trị
trung cấp, cao cấp có 550 người (64,5%); số cán bộ công chức được đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước từ sơ cấp trở lên là 31 người (4%), tin
học là 354 người (27,43%), ngoại ngữ là 268 người (34,5%).
Bảng 2.2. Chất lượng cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở
năm 2017
Trung cấp Cao đẳng, đại học Trên đại học
Cán bộ 448 157 161 00
Công chức 327 149 174 01
Tổng số 775 306 335 01
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
24
Riêng nhóm cán bộ tốt nghiệp trung học phổ thông là 314 người (70%);
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ đã qua đào tạo là 334 người
(74,5%), trong đó đại học là 161 (35,9%); về trình độ lý luận chính trị có 406
cán bộ (90,6%) đã được đào tạo về lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; số cán bộ
được đào tạo tin học và ngoại ngữ lần lượt là 162 người (46,1%) và 115 người
(25,6%).
Tương tự như vậy ở nhóm công chức số công chức có trình độ trung học
phổ thông là 320 người (97,85%) cao hơn hẳn so với nhóm cán bộ. Điều này
cũng dễ hiểu vì nhóm công chức có tuổi đời trẻ hơn, có điều kiện hơn trong
việc học tập, nâng cao trình độ các mặt; về trình độ chuyên môn nhóm công
chức có tới 326 người (98,69%) đã qua đào tạo cao hơn nhóm cán bộ; về trình
độ lý luận chính trị có 182 công chức (55,65%) đã qua đào tạo từ sơ cấp đến
cao cấp, chủ yếu là trung cấp 145 (44,3%); tỷ lệ công chức đã học ngoại ngữ,
tin học cũng tương đối, nhiều hơn nhóm cán bộ, lần lượt là 204 người (62,3%)
và 153 người (46,7%).
Bảng 2.3. Chất lượng và cơ cấu cán bộ là người DTTS cấp cơ sở năm
2017
ST
T
Chức danh Cao
cấp
Chính
trị
Trung
cấp
Chính
trị
Sơ cấp
Chính
trị
Cử
nhân
QLNN
Trung
cấp
QLNN
Sơ cấp
QLNN
1 Bí thư ĐU 13 18 0 0 1 0
2 P.Bí thư ĐU 9 41 0 2 5 0
3 CT. HĐND 5 36 0 0 0 0
4 Phó CT.
HĐND
2 38 2 0 1 0
25
5 CT. UBND 10 14 0 2 1 0
6 Phó CT.
UBND
6 63 1 0 3 1
7 CT. MTTQ 0 39 1 0 3 0
8 Bí thư Đoàn 0 38 1 0 1 0
9 Chủ tịch
HPN
1 31 3 0 1 0
10 Chủ tich
HND
0 24 1 0 0 0
11 Chủ tịch
HCCB
1 13 5 0 1 1
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
Ngoài việc chú trọng bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tỉnh
Đắk Lắk đã quan tâm chú trọng bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng giao
tiếp cho đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số. Là tỉnh có đông
đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh); trình độ dân
trí ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thấp... Chính vì vậy, một trong
những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh
Đắk Lắk là phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng bản địa. Nhờ quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng đến nay đã có 573 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở (20,1%)
đã theo học và có chứng chỉ tiếng Ê Đê. Ngoài ra còn có 331 cán bộ, công chức
(11,6%) biết 01 ngoại ngữ và 898 người (31,5%) có thể sử dụng được máy vi
tính phục vụ cho công việc hàng ngày [39, tr.12].
Về phẩm chất, thái độ thực thi công việc của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở
là người DTTS tỉnh Đắk Lắk những năm vừa qua cũng có sự chuyển biến tích
cực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đại đa số CB,CC cấp cơ sở
là người DTTS có xuất thân, trưởng thành từ phong trào quần chúng tại cơ sở.
26
Chỉ tính riêng nhóm cán bộ cấp chính quyền cơ sở đã có 848 người (97,7%) là
người tại chỗ. Chính vì vậy CB,CC cấp cơ sở là người DTTS luôn gắn bó mật
thiết với quần chúng nhân dân. Đại đa số CB,CC cấp cơ sở là người DTTS có
phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước; có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách
nhiệm vụ được giao; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, quy định của địa phương, góp phần quan trọng vào việc
hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương…
Thái độ thực thi công việc có ý nghĩa rất quan trọng và nó lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố sức khỏe. Theo thống kê, đến cuối năm
2017 về độ tuổi của CB,CC cấp cơ sở là người DTTS dưới 30 tuổi là 66 người
(26%), từ 31 đến 45 là 448 người (50,8%), từ 46 đến 60 là 251 người (23,51%),
trên 60 là 10 người [Phụ lục, biểu 1]. Qua số liệu này ta có thể thấy rõ số CB,CC
trẻ, khỏe, đang trong độ tuổi sung sức ở các xã, phường thị trấn trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ khá cao; số cán bộ, công chức lớn tuổi (từ 46 tuổi trở
lên và trên 60 tuổi) đã giảm đáng kể…
2.2.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số
Thông qua số liệu thống kê của Sở Nội vụ trong tổng số CB,CC chính
quyền cơ sở là người DTTS là 775 người thì cơ cấu giới tính số CB,CC là nữ
khá khiêm tốn, có 207 người (26,7%), nếu chỉ tính riêng ở nhóm cán bộ thì tỷ
lệ này còn ít hơn chỉ có 89 người (11,4%). Về tuổi đời số cán bộ, công chức từ
31 – 45 tuổi khá cao, có 448 đồng chí (57.8%). Về trình độ văn hóa số cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số có trình độ trung học cơ sở còn tới 65 người
(19%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ, công chức có trình độ
trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn 288 người (418,9%), cao đẳng- đại học thấp
27
64 người (11%). Về trình độ lý luận chính trị cũng tương tự, trình độ trung cấp,
sơ cấp cao là 548 người (70,7%), cao cấp chỉ có 50 người chiếm (0,964%).
Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: có 73 người (9,4%) được bồi
dưỡng, 3 người (5,1%) có trình độ sơ cấp quản lý nhà nước, trung cấp là 24
người (5,5%) và cử nhân là 04 người (1%), như vậy số người chưa qua bất kỳ
lớp đào tạo, bồi dưỡng nào về quản lý nhà nước lên đến 671 người (86,6%),
đây là một con số rất lớn, nhất là số CB,CC này đang tham gia quản lý nhà
nước ở cơ sở. Về kiến thức ngoại ngữ có 268 người (34,5%), trình độ tin học
354 người (45,6%).
2.2.4. Công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng CB,CC là người
DTTS:
Đắk Lắk là tỉnh có dân số trên 30% là người DTTS nên việc bố trí, quy
hoạch CB,CC là người DTTS tại chổ và các dân tộc khác được thực hiện một
cách nghiêm túc. Cơ cấu cấp ủy – HĐND – UBND, Mặt trận và các tổ chức
đoàn thể phải có tỉ lệ là người dân tộc tại chổ. Việc sắp xếp bố trí và sử dụng
CB,CC là người DTTS trên cơ sở công tác quy hoạch CB,CC các cấp ủy đã chú
trọng bố trí CB,CC phù hợp với trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo
nhằm phát huy có hiệu quả đội ngũ CB,CC là người DTTS trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước; đông thời đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn và lý luận chính trị cho CB,CC là người DTTS kế cận và CB,CC
dự nguồn của các địa phương, đơn vị.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CB,CC là người DTTS được
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các khoản phụ cấp được
triển khai thực hiện kịp thời và phù hợp với từng đối tượng như: Phụ cấp độc
hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp; phụ cấp trách nhiệm theo nghề;
phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ
lãnh đạo; phụ cấp khu vực….Bên cạnh việc thực hiện chế độ, chính sách kịp
28
thời cho CB,CC là người DTTS, con em của họ cũng có những chính sách ưu
tiên, ưu đãi (nhất là trong lĩnh vực giáo dục) như: Miễn giảm tiền học phí, được
cấp sách vở học tập…Điều này tạo động lực, khích lệ CB,CC là người DTTS
an tâm công tác và ra sức cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh.
Nhìn chung, việc thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, đãi ngộ cho CB,CC
không đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế, góp phần bảo đảm đời sông vật chất,
tinh thần mà còn mang cả ý nghĩa về chính trị, giúp giữ vững và phát huy sự
gắn bó chặt chẽ giữa CB,CC với cơ quan, đơn vị, địa phương và quần chúng
nhân dân nơi công tác, tạo được sự vững chắc cho chính quyền địa phương cơ
sở.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC nói chung và CB,CC là người
DTTS nói riêng
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng Tây Nguyên nói
chung và Đắk Lắk nói riêng, một trong những biện pháp quan trọng mà tỉnh
quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC; trong đó
chú trọng đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở. Điều
đó thể hiện đội ngũ CB,CC cấp xã, phường, thì trấn có vai trò quan trọng trong
hệ thống chính trị cấp cơ sở.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND
tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, hệ thống chính quyền các cấp
đặc biệt là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh không ngừng được
củng cố, kiện toàn; công tác đào tạo, bồi dưỡng choa CB,CC đạt chuẩn theo
quy định được tiến hành thường xuyên; chất lượng và số lượng cCB,CC cấp xã
và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã không ngừng được nâng
29
cao; trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho chính quyền cơ sở từng bước
được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng; các chế độ chính sách cho CB,CC
cấp cơ sở, đặc biệt là CB,CC là người DTTS luôn được quan tâm và thực hiện
đầy đủ; công tác quy hoạch, tạo nguồn CB,CC cấp cơ sở nói chung và CB,CC
cấp cơ sở là người DTTS nói riêng luôn được chú trọng.
Nhìn chung, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói
chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC người DTTS các cấp, nhất
là cấp cơ sở nói riêng đã được thể hiện rõ qua các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND và các ngành, các cấp trong tỉnh. Điều quan trọng là tỉnh đã xây dựng
được quy định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, công chức; trong đó có
CB,CC người DTTS, nhằm từng bước đảm bảo được tỷ lệ cán bộ dân tộc hợp
lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp. Cùng với việc
xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh đã đề ra
nhiều chủ trương, chính sách để động viên đội ngũ cán bộ dân tộc nâng cao
trình độ về chuyên môn cả trình độ về lý luận chính trị. Với quan điểm đó công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả rất
đáng khích lệ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc
thiểu số cho hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm hơn trước.
Số lượng học sinh dân tộc thiểu số được cử tuyển đi học văn hoá, chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây,
tỉnh đã gửi nhiều con em của cán bộ gia đình cách mạng là người dân tộc thiểu
số đi đào tạo tại các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, quân đội, công an... tại các
trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Tại tỉnh đã phối kết hợp, liên kết với
các trường như: Học viện Hành chính, đại học Tây Nguyên, Trung cấp Luật
mở các lớp cử tuyển đại học hành chính, đại học chuyên ngành giáo dục chính
trị, đại học chuyên ngành kinh tế nông lâm, trung cấp luật… cho con em người
30
dân tộc thiểu số. Chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh, trường Cao đẳng Sư phạm, Cao
đẳng Văn hóa- Nghệ thuật, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc, trung cấp y tế
… tăng cường mở các hệ đào tạo, các lớp cao đẳng, trung cấp giành riêng cho
con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức, tỉnh đã
đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên
chức nói chung, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số nói riêng. Chỉ tính
trong 5 năm giai đoạn 2011-2016 toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng được 22.662
lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó đào tạo 11.926 lượt cán bộ, công
chức, viên chức; bồi dưỡng là 15.527 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong
đó, có 2.164 CB,CC cấp cơ sở là người DTTS. Nhờ làm tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng nên trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh đã
được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đó. Đến nay, số cán bộ người
DTTS có trình độ đại học trở lên, cấp tỉnh có 69% tăng 25,5% so với năm 2015;
cấp huyện có 61% tăng 18% so với năm 2015; cấp xã 60% cán bộ có trình độ
học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và
cử nhân, cấp tỉnh có 13,17% tăng 4,4% so năm 2015, cấp huyện có 15,38%
tăng 11,4% so với năm 2015, cấp xã có 3,5% tăng 1,5% so năm 2015 [báo cáo
số 233]…Qua những số liệu trên đây, có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng
CB,CC; nhất là CB,CC người DTTS đã được các cấp ủy đảng, chính quyền,
các ban ngành đoàn thể trong tỉnh quan tâm chú trọng [37, tr.3].
2.3.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn
Theo báo cáo của Ban Dân tộc, số lượng CB,CC cấp xã tham gia các
khóa đạo tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2010 – 2017. Từ năm 2010 đến nay đã tổ
chức 94 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 9.272 lượt CB,CC cấp xã và những người
hoạt động không chuyên trách ở cơ sở (thực hiện theo Đề án đào tạo nghề lao
31
động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề
án cũng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-
2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định
số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng
CB,CC), cụ thể: Đề án 1956: Tổ chức 02 lớp Trung cấp Hành chính tại huyện
EaH’leo và Krông Ana với 116 học viên tham gia; 26 lớp bồi dưỡng với 2.884
lượt người tham gia. Đề án 124: Tổ chức 01 lớp Đại học Quản lý kinh tế với
77 hoạc viên tham gia; 04 lớp Trung cấp LLCT-HC với 221 học viên tham gia;
07 lơp đào tạo tiếng dân tộc với 412 học viên tham gia và 45 lớp bồi dưỡng với
4.674 lượt người tham gia. Đào tạo, bồi dưỡng theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP
và các chương trình khác của tỉnh, của Trung ương: 02 lớp Trung cấp Quân sự
và Công an với 170 học viên tham gia; cử 96 học viên đi học liên thông cao
đẳng, đại học ngành quân sự và mở 07 lớp bồi dưỡng với 718 lượt người tham
gia…
Về bồi dưỡng, theo báo cáo của Ban Dân tộc, tổng số cán bộ, công chức
đã được bồi dưỡng: 8.597 lượt cán bộ, công chức. Trong đó chuyên môn,
nghiệp vụ: 48 lớp/6.873 cán bộ, công chức. Cán bộ chuyên trách: 11 lớp/1.724
cán bộ; phương pháp và kỹ năng quản lý điều cho chức danh chủ tịch, phó chủ
tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: 09
lớp/839 cán bộ; bồi dưỡng Chủ tài khoản hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân cấp xã: 02 lớp/340 công chức; bồi dưỡng Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh,
huyện và xã, phường, thị trấn cho 5.791 cán bộ. Công chức cấp xã: 37 lớp/3.506
công chức ( lớp nghiệp vụ Văn phòng - Thống kê: 02 lớp/119 công chức; Kỹ
năng soạn thảo văn bản: 02 lớp/359 công chức; tiếp công dân và khiếu nại tố
cáo: 03 lớp/280 công chức; Nghiệp vụ Tư pháp - Hộ tịch: 03 lớp/557 công
chức; Kỹ năng điều hành, quản lý hành chính: 05 lớp/396 cán bộ, công chức;
Nghiệp vụ cho trưởng, phó Công an viên: 03 lớp/430 công chức; Nghiệp vụ
32
Tài chính - Kế toán: 01 lớp/165 công chức; Kiến thức quốc phòng - an ninh: 06
lớp/440 công chức; Nghiệp vụ quản lý phần phềm kế toán: 10 lớp/360 công
chức; kiến thức Tin học cho công chức Tài chính - Kế toán xã: 01 lớp/200 công
chức). Bồi dưỡng nghiệp vụ Liên minh Hợp tác xã cho công chức xã: 01
lớp/200 công chức; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 31.003 cán bộ, công
chức; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: 34 lớp/1.721 cán bộ [39, tr.13].
Nhìn chung, giai đoạn từ 2010 – 2017, việc xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch Trung
ương giao, thấp hơn so với nhu cầu thực tế của địa phương; do nguồn thu ngân
sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thu không đủ bù chi nên việc đầu tư kinh
phí để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã còn hạn hẹp, phụ
thuộc vào kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho tỉnh nên công tác đào tạo, bồi
dưỡng CB,CC cấp xã nói chung và CB,CC là người DTTS cấp cơ sở trên địa
bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp đào tạo trình
độ THPT cho CB,CC cấp xã gặp nhiều khó khăn do đa số cán bộ đã lớn tuổi
nen hầu hết không đắng ký tham gia học tập; việc chiêu sinh không đủ số lượng
để mở các lớp đào tạo Trung cấp chuyên môn làm ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thực hiện kế hoạch được giao.
2.3.3. Nội dung, hình thức đào tạo đa dạng và phù hợp với tình hình của
địa phương
Về nội dung, qua khảo sát tại trường Chính trị tỉnh, hiện nay cán bộ, công
chức phải được trang bị kiến thức về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị
và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kiến thức tin học, đạo đức cán
bộ…Trên cơ sở quy định của Trung ương, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã xác định nội dung đào tạo cán
bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh gồm các phần sau đây:
33
Một là, đối với trung chương trình cấp lý luận chính trị: Phần lý luận
chính trị, ở phần này gồm các môn học: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính
trị Mác – Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam; Chủ
nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam; Văn hóa xã hội; Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh
đạo quản lý; Một số vấn đề về quốc phòng an ninh và đối ngoại. Phần kiến thức
pháp luật xã hội chủ nghĩa và lý luận về quản lý hành chính nhà nước, kiến
thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Ở phần này, học viên được trang bị những
kiến thức cơ bản về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; những vấn đề cơ
bản về pháp luật và pháp luật XHCN; những vấn đề cơ bản về quản lý hành
chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý hành chính.
Hai là, đối với chương trình Trung cấp hành chính: Ngoài những kiến
thức cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luật, lý luận quản lý hành chính nhà
nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…học viên còn được trang bị những
kiến thức về chuyên môn như: Nghiệp vụ thư ký, văn phòng, văn thư lưu trữ,
nghiệp vụ thư ký; quản lý công sở; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa,
xã hội, tài nguyên và môi trường, về dân tộc, tôn giáo…
Ba là, kiến thức tin học, ngoại ngữ: Nội dung chủ yếu là đào tạo tin học
văn phòng (60 tiết), tiếng Anh (120 tiết). Đây là những nội dung cơ bản được
giảng dạy cho các đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, căn cứ vào
đối tượng đào tạo, sẽ có những nội dung đào tạo cho phù hợp. Ví dụ: Đối với
các lớp quân sự địa phương, bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ còn đào tạo về văn hóa, kỹ năng…
Về hình thức, hiện hay hình thức đào tạo cán bộ công chức của tỉnh tương
đối đa dạng. Song chủ yếu nhất vẫn là các hình thức đào tạo tập trung, tại chức;
ngoài ra còn đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp trên cả nước để mở các lớp cử tuyển hoặc cử các cán
34
bộ, công chức, các đối tượng nguồn cán bộ, công chức là con em đồng bào dân
tộc thiểu số theo học. Đơn cử như lớp cử tuyển đại học hành chính 78 em tại
Học viện Hành chính phân viên Tây Nguyên, lớp cử tuyển đại học chuyên
ngành kinh tế nông lâm tại đại học Tây Nguyên…Bên cạnh đào tạo còn có các
hình thức bồi dưỡng, tập huấn như: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý
nhà nước, tập huấn huấn kỹ năng… cho cán bộ công chức…
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay mỗi loại đều có những
mặt ưu điểm và hạn chế riêng đối với từng đối tượng đào tạo. Hình thức đào
tạo chính quy tập trung có ưu điểm là người học tập trung tại các cơ sở đào tạo
để học tập, rèn luyện. Do tạm thời tách khỏi các công việc hàng ngày của cơ
quan, gia đình nên người học có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, học tập.
Hình thức này rất phù hợp cho các đối tượng cán bộ, công chức cở sở tuổi đời
còn trẻ, có thời gian công tác lâu dài, có triển vọng phát triển và số học sinh,
sinh viên trong diện tạo nguồn cán bộ, công chức. Hình thức tại chức là người
học vừa học tập, vừa làm việc tại địa phương, hình thức này có ưu điểm là
người học không thoát ly khỏi gia đình, cơ quan vừa học tập, vừa công tác,
thích hợp cho những địa phương miền núi, khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức
còn thiếu hụt; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu
học tập, sinh hoạt tập trung của học viên… Việc duy trì hai hình thức này và
những năm gần đây là hình thức đào tạo cử tuyển liên kết (Bộ Giáo dục và Đào
tạo cho chủ trương, chỉ tiêu cử tuyển; các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về nội
dung, chương trình, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc sinh hoạt, học tập, rèn
luyện của học viên; địa phương có sinh viên học viên cử tuyển chi trả kinh phí
đào tạo cho cơ sở đào tạo) là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của
Đắk Lắk một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn.
35
2.4. Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
CB,CC là người DTTS
2.4.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là
người dân tộc thiểu số
Hàng năm, số học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh theo học tại các trường
dân tộc nội trú của tỉnh và huyện, các trường trung học chuyên nghiệp, trường
đào tạo nghề, Trường cao đẳng sư phạm và Trường Đại học Tây Nguyên, Học
viện hành chính Quốc gia Phân viện Tây nguyên khá lớn. Việc đào tạo học sinh
dân tộc thiểu số không chỉ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao dân trí trong cộng
đồng người dân tộc thiểu số tại địa phương mà còn tạo nguồn cán bộ cho tỉnh,
số học sinh sau khi tốt nghiệp ở các trường về công tác ở các ngành, các cấp,
một số khác về địa phương làm kinh tế và tham gia vào các phong trào ở cơ sở.
Để tạo điều kiện, hỗ trợ các sinh viên và học viên học tập, tỉnh đã có
nhiều chính sách, chế độ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang
học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn
và trong cả nước. Cụ thể là hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên người dân tộc
thiểu số 170.000đ/tháng/em (được hưởng 10 tháng trong 1 năm học). Đồng thời,
hàng năm đều tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các em có thành tích cao trong học
tập, khen thưởng các em đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc 300.000đ/xuất. Đây
là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của tỉnh trong điều kiện ngân sách khó khăn, hạn
hẹp.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn CB,CC
cấp cơ sở là người DTTS đã đạt được những kết quả khá tốt, song so với nhu
cầu thực tế của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS nói riêng và của cả
tỉnh nói chung thì nguồn bổ sung CB,CC người DTTS của tỉnh còn thiếu hụt
rất nhiều và công tác đào tạo nguồn CB,CC cấp cơ sở là người DTTS của Đắk
Lắk còn có những mặt hạn chế nhất định. Qua số liệu báo cáo của Ủy ban nhân
36
dân tỉnh, ta có thể thấy rất rõ. Trong 08 năm từ 2010-2017 cả tỉnh mới cử đi
đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp cơ sở được 777 người/29.353 người bằng
2,65% tổng số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng. Đây là một con số rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu cầu tạo nguồn
cán bộ lâu dài của tỉnh. Trong số 777 người được cử đi đào tạo, dân tộc thiểu
số chiếm đại đa số (720 người) bằng 2,45% tổng số cán bộ, công chức là người
dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong 777 người, có 12 người
(0,04%) được cử đi đào tạo về văn hóa, 720 người (2,45%) cử đi đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ, 45 người (0,15%) được cử đi đào tạo lý luận chính trị.
Mặc dù địa phương có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện cho con em các DTTS
tham gia các lớp, song, với vật giá như hiện nay, số tiền hỗ trợ khiêm tốn cũng
chỉ mang tính chất động viên là chính [29, tr.6].
2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTT gắn với tình
hình thực tiễn
Trong những qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người
DTTS luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện theo đúng quy định. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS trên địa bàn tỉnh nói chung và cấp cơ sở
nói riêng có những chuyển biến tích cực, hiện nay CB,CC là người DTTS cấp
tỉnh và cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng về số lượng và chuẩn hóa
theo từng vị trí công tác, là những CB,CC có năng lực trong lãnh đạo, quản lý
điều hành. Vị trí chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị cấp xã, từ phó trưởng phòng
và tương đương trở lên cho đội ngũ CB,CC là người DTTS ngày càng tăng về
số lượng và chất lượng.
Theo số liệu thống kê các lớp đào tạo tại trường Chính trị tỉnh (đơn vị
được giao nhiệm vụ chính trực tiếp nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công
chức cấp xã) từ năm 2010 đến nay có tổng cộng 38 lớp các loại từ trung cấp
đến đại học, chỉ có 05 lớp (13,16%) đào tạo chuyên môn (01 đại học Hành
37
chính, 01 lớp đại học Luật, 01 lớp trung cấp quân sự, 01 trung cấp công tác Phụ
nữ, 01 lớp trung cấp Nông dân), còn lại 33 lớp (86,84%) đào tạo lý luận chính
trị (02 lớp cao cấp lý luận chính trị, 31 lớp trung cấp chính trị). Còn theo báo
cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trong tổng số 7.445 cán bộ, công chức chính
quyền cơ sở được đào tạo từ năm 2010-2017 có 4.645 cán bộ, công chức
(62,39%) được đào tạo về lý luận chính trị, trong khi đó chỉ có 2.532 cán bộ,
công chức (37,62%) được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Về bồi dưỡng
cũng tương tự như vậy, trong tổng số 21.908 lượt cán bộ, công chức được bồi
dưỡng có đến 15.502 người (70,76%) được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà
nước, trong khi đó số cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ chỉ có 4.685 người (29,24%).
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ phối hợp cùng các
ngành liên quan, các cơ sở đào tạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng,
kết quả đạt được cụ thể: Mở 01 lớp tạo nguồn cho 59 học sinh, sinh viên là
người DTTS tại chỗ; trong đó đào tạo trình độ học vấn bổ túc văn hóa cho 12
học sinh. Số lượng CB,CC là người DTTS được tỉnh cử đi đào tạo trình độ thạc
sỹ, tiến sỹ giai đoạn 2010-2017 là 43 người (thạc sỹ: 41; tiến sỹ: 02) [39, tr.7].
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá thực trạng đội ngũ cán
bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung, CB,CC cấp cơ sở là người DTTT
nói riêng có thể thấy trình độ các mặt của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người
DTTT không đồng đều, nhóm cán bộ tuy trình độ lý luận chính trị cao hơn
nhóm công chức, song trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại thấp hơn. Ngược lại
nhóm công chức trình độ chuyên môn cao hơn nhóm cán bộ, song trình độ lý
luận chính trị lại thấp hơn. Về bồi dưỡng kỹ năng thì nhóm cán bộ thiên về kỹ
năng quản lý nhà nước, lãnh đạo điều hành… Còn nhóm công chức thiên về kỹ
năng thực thi công việc theo từng chức danh chuyên môn, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tin học…Như vậy, đối với từng nhóm cán bộ, công chức và tùy theo
38
từng công việc, chức danh cụ thể sẽ có nhu cầu đào tạo khác nhau. Tuy nhiên
trong thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS của
tỉnh Đắk Lắk chưa phù hợp, chưa gắn với nhu cầu của từng chức danh, từng
loại cán bộ, công chức.
Một thực trạng bất hợp lý nữa đó là số lượng CB,CC cấp cơ sở là người
DTTS được đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều song trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
lý luận chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực thi công việc của CB,CC cấp
cơ sở là người DTTS vẫn thấp, số lượng cán bộ, công chức chưa được đào tạo,
bồi dưỡng khá lớn…
Nguyên nhân của tình trạng này, một mặt là chúng ta đang đào tạo, bồi
dưỡng tràn lan, đại trà, không có trọng tâm, trọng điểm, không tính đến hiệu
quả; mặt khác là do đặc thù của cấp xã và do chế độ, chính sách đãi ngộ đối với
đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS vẫn còn thấp, hợp lý, không thỏa
đáng, làm cho CB,CC cấp cơ sở là người DTTS không yên tâm, thiết tha với
công tác, không giữ chân được CB,CC cấp cơ sở là người DTTS. Trong thực
tế rất nhiều trường hợp CB,CC cấp cơ sở là người DTTS đã được đào tạo, bồi
dưỡng; song do luân chuyển sang công tác khác, lĩnh vực khác (công việc ở cơ
sở thiếu tính ổn định, lâu dài); hoặc do bỏ việc, thôi việc, nghỉ việc, chuyển
công tác (môi trường công tác ở cơ sở không hấp dẫn) và người khác lên thay
lại phải đào tạo, bồi dưỡng lại từ đầu gây tốn kém, lãng phí cho nhà nước rất
lớn. Vấn đề này cần phải sớm được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục trong
thời gian đến.
2.4.3. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng được nâng cao và phù hợp với thực tiễn
Trên cơ sở quy định của Trung ương, Trường Chính trị tỉnh, các trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã xác định nội dung đào tạo
CB,CC chính quyền cơ sở của tỉnh gồm các phần sau đây:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

More Related Content

What's hot

Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...nataliej4
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
 
Đề tài đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền GiangĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà GiangChất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến TreLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tại Huế, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tại Huế, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tại Huế, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tại Huế, HAY
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOTLuận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
 

Similar to Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.ssuser499fca
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (20)

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOTĐề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Luận Văn Hỗ Trợ Nghề Cho Người Khuyết Tật, 9 điểm
Luận Văn Hỗ Trợ Nghề Cho Người Khuyết Tật, 9 điểmLuận Văn Hỗ Trợ Nghề Cho Người Khuyết Tật, 9 điểm
Luận Văn Hỗ Trợ Nghề Cho Người Khuyết Tật, 9 điểm
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ TRÍ THÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG ĐẮK LẮK, 2019
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ TRÍ THÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN KHẮC TRINH ĐẮK LẮK, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bản luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công với đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và đúng thực tế tại địa phương. Đắk Lắk, ngày 05 tháng 10 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Võ Trí Thông
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, quý Thầy, Cô các khoa của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tiến sĩ Nguyễn Khắc Trinh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi hoàn thành luận văn này với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy – UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình cung cấp thông tin, số liệu để thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí, đồng nghiệp luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng với thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 05 tháng 10 năm 2019 TÁC GIẢ Võ Trí Thông
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB,CC Cán bộ, công chức CCN Cụm công nghiệp CT UBMTTQ Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc CT UBND Chủ tịch Ủy ban nhân dân CT/TU Chỉ thị tỉnh ủy DTTS Dân tộc thiểu số ĐT-BD Đào tạo-bồi dưỡng ĐU Đảng ủy GDP Tổng sản phẩm quốc nội HCCB Hội cựu chiến binh HĐND Hội đồng nhân dân HND Hội nông dân HPN Hội phụ nữ KH Kế hoạch KTXH Kinh tế xã hội NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ NQ-HĐND Nghị quyết - Hội đồng nhân dân NQ/TU Nghị quyết/ Tỉnh ủy NQ/TW Nghị quyết Trung ương QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QĐ-TTg QĐ-UBND Quyết định - Thủ tướng Chính phủ TCTD Tổ chức tín dụng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 6 6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài....................................... 7 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 8 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................................... 9 1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức cấp cơ sở................................ 9 1.1.1. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ................................................ 9 1.1.2. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số........................................10 1.2. Các quy định của Đảng, nhà nước và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số..............................13 1.2.1. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng, nhà nước và các bộ, ngành liên quan .....................................................................................13 1.2.2. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Đắk Lắk......................................................................................15 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK.................................................................................................................17 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...........17 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................17 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk............................................19
  • 7. 2.2. Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk...............................................................................................................21 2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số.....22 2.2.2. Chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số..23 2.2.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số ........26 2.2.4. Công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng CB,CC là người DTTS: .....................................................................................................................27 2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk........................................................28 2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC nói chung và CB,CC là người DTTS nói riêng ...........................................................................................28 2.3.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn ......................30 2.3.3. Nội dung, hình thức đào tạo đa dạng và phù hợp với tình hình của địa phương.........................................................................................................32 2.4. Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS ................................................................................................35 2.4.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số............................................................................................35 2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTT gắn với tình hình thực tiễn.......................................................................................................36 2.4.3. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng được nâng cao và phù hợp với thực tiễn.....................................................38 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK.........................44
  • 8. 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ........................44 3.1.1. Định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.........................................................45 3.1.2. Định hướng và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................46 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk...............................................................................................................50 3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk ......50 3.2.2. Giải pháp nhằm khai thác, sử dụng nguồn đang có trong bộ máy hành chính nhà nước các cấp tăng cường cho cấp xã..........................................51 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS phải gắn với yêu cầu phát triển của vùng đồng bào DTTS nơi công tác .......................................................................................................52 3.2.4. Hoàn thiện quy định về hỗ trợ, khuyến khích cũng như chế độ ưu tiên trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS..........52 3.3. Một số kiến nghị...................................................................................54 3.3.1. Đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương......................54 3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS ...............................56 KẾT LUẬN.....................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62 PHỤ LỤC........................................................................................................67
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở năm 2017 Bảng 2.2. Chất lượng cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở năm 2017 Bảng 2.3. Chất lượng và cơ cấu cán bộ là người DTTS cấp cơ sở năm 2017
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cấp chính quyền cơ sở có vị trí hết sức quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đồng thời là nơi hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ấy. Đây là cấp hành chính có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong quản lý, điều hành hoạt động đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc…cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Người cán bộ, công chức phải đáp ướng được các tiêu chuẩn tài và đức, có phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trong đó phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” [viết tháng 10/1947, tr 27]. Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đất rộng, người đông, nhiều tôn giáo và dân tộc (47 dân tộc) cùng sinh sống, Đắk Lắk là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên và cả nước. Là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên tại địa phương, có chung tiếng nói, am hiểu phong tục, tập quán, gần gũi, gắn bó với buôn làng, đồng bào mình, nên hơn ai hết CB,CC người dân tộc thiểu số làm việc tại chính quyền cơ sở có nhiều lợi thế trong việc truyên truyền, vận động đồng bào hiểu và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và cộng đồng dân cư. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, CB,CC nói chung và CB,CC là người DTTS chính quyền cơ sở tỉnh nói riêng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
  • 11. 2 tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI nhấn mạnh: “Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ, nhằm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý, chú ý cán bộ nữ, cán bộ trẻ và cán bộ các dân tộc thiểu số….” [32, tr.73]. Tuy nhiên, vì nhiều lý do CB,CC là người DTTS làm việc tại chính quyền cơ sở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chính quyền cơ sở nói chung, đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chính quyền cơ sở là người DTTS nói riêng chưa được quan tâm chú trọng, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với thực tế và nhu cầu đào tạo...Đây là thực trạng chung, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về cán bộ, công chức cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức luôn thu hút sự quan tâm của các học giả với nhiều bài viết trên các báo, tập chí, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ …đã đề cập tới: a. Nhóm các công trình nghiên cứu của tập thể, các nhà khoa học in thành sách: - Lê Hữu Nghĩa (2001), “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Phạm Quang Vinh (2009), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Tây Nguyên vững mạnh và hiệu quả”, Tạp chí cộng sản.
  • 12. 3 - Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Ngọc Vân (2016) “Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số”, trong Kỷ yếu Hội thảo: Lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Hà Nội. - Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên (2018), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2018. - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: “Báo cáo số 169-BC/BCĐTN, ngày 27-11- 2015 về đánh giá kết quả Đại hội Đảng bộ 3 cấp vùng Tây Nguyên, nhiệm kỳ 2015 2020”, Buôn Ma Thuột, 2015. - Ngoài ra còn có khá nhiều bài báo, bài viết đăng trên các báo của địa phương hay các Tạp chí nhưng đều mang tính tổng thể phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. b. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án: - Trương Thị Bạch Yến (2014), “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III. - Trần Minh Lý (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc Khme ở các tỉnh Tây Nam Bộ”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - Lê Duyên Hà (2009), “Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk” Luận văn Thạc sĩ Luật, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh, Hà Nội.
  • 13. 4 Các công trình nghiên cứu này trực tiếp hoặc gián tiếp phân tích về CB,CC cấp cơ sở là người DTTS, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC là người DTTS và đề xuất công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng…đội ngũ CB,CC ở các địa phương có DTTS. Các tác giả đã tổng kết lại một số vấn đề gắn liền với việc thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển đội ngũ CB,CC cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Những thành tựu đã đạt được cũng như những thách thức còn đặt ra đối với đội ngũ CB,CC cấp cơ sở nới chung và cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC cấp cơ sở ở Tây Nguyên, tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất, trong đó có kiến nghị gắn liền với việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã. Điều này phù hợp với tinh thần chung mà luận văn đề cập đến. Và điều đặc biệt là đề xuất chung cho tất cả các loại CB,CC nói chung chứ không riêng gì cho người DTTS. Những nội dung liên quan đến CB,CC và nhất là công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB,CC ở cơ sở nói trên đã được một số nhà nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Trên cơ sở các Luận văn, Luận án và các bài viết, tham luận…giúp bản thân hình thành một cách cơ bản, đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn nhằm củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC là người DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước... Việc nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS dưới góc độ thực hiện chính sách công và đặc biệt là đối với một tỉnh đặc thù, miền núi khó khăn như Đắk Lắk vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có thể vận dụng một cách có chọn lọc cho các địa phương có CB,CC là người DTTS ở nước ta.
  • 14. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích của đề tài: Khái quát các chủ trương, chính sách và các quy định của nhà nước về công tác CB,CC cũng như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC cấp xã là người DTTS và công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; - Nhiệm vụ của đề tài: + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung, cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC dựa trên nguyên tắc đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. + Thực trạng đội ngũ CB,CC cấp xã là người DTTS và công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS làm việc ở cấp xã của tỉnh Đắk Lắk và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; + Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến 2017 (từ khi Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực thi hành);
  • 15. 6 + Nội dung nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn không thể tiến hành nghiên cứu đầy đủ ở tất cả các khía cạnh văn hóa, lịch sử, tôn giáo liên quan đến đội ngũ CB,CC là người DTTS. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nằm trong chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Đắk Lắk gồm hai nhóm: Nhóm cán bộ giữ chức vụ và nhóm công chức cấp xã. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã và người dân tộc thiểu số nói riêng; khoa học quản lý nguồn nhân lực; khoa học quản lý hành chính nhà nước... - Cơ sở thực tiễn: Luận văn được nghiên cứu từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và CB, CC xã người DTTS ở Đắk Lăk nói riêng, được phản ánh trong các báo cáo, bảng biểu thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan có liên quan, và kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, học viên dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố.
  • 16. 7 - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài tác giả vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu; các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo, tài liệu thống kê liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định rõ nội dung của vấn đề đã được nghiên cứu, những tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua việc thiết kế bảng hỏi với các thông tin đã được cấu trúc hóa để thống các số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu cụ thể của để tài. Trọng tâm là việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp sơ sở là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở đối thoại, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các đơn vị có liên quan: Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ, các cấp chính quyền cơ sở…. và đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp này sẽ được thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp quan sát trong quá trình thâm nhập thực tế. Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, khái quát thực tiễn nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài. Các phương pháp trên luôn được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt, tạo nên một hệ thống các vấn đề được trình bày một cách thích hợp, khoa học. 6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk.
  • 17. 8 Khái quát một số vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk; Đánh giá thực trạng đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở là người DTTS ở Đắk Lắk. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập môn Nhà nước và Pháp luật, môn Xây dựng Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương như sau: Chương 1: Một số yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số và một số vấn đề đặt ra Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
  • 18. 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK 1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức cấp cơ sở 1.1.1. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là chính quyền cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền địa phương. Chính quyền cấp cơ sở có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong địa bàn. Chính quyền cấp xã theo quan niệm chung còn được xác định là “trụ cột”, “trung tâm” của hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức, triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bảo đảm cho chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống. Chỉ có chính quyền cấp xã, với chứng năng, thẩm quyền được thể chế hóa theo phân cấp, cùng với cơ sở vật chất và đội ngũ CB,CC mới có thể thực hiện được điều đó, mà khó có tổ chức nào ở cơ sở có thể thay thế được. Đội ngũ CB,CC chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thực thi công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị của cấp xã nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CB,CC chính quyền cấp xã. CB,CC cấp xã hoạt động theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ CB,CC nhà nước, hoạt động của CB,CC chính quyền cấp xã so với CB,CC ở trung ương, tỉnh, huyện đều hướng theo mục tiêu, nhiệm vụ chung là: Họ đều thực thi công vụ; có những yêu cầu
  • 19. 10 về phẩm chất, năng lực và trình độ nhất định; có trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, Nhà nước, có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, cán bộ cấp xã có các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. 1.1.2. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa dân tộc thiểu số với dân tộc lạc hậu, dân tộc chậm tiến, dân tộc kém phát triển, dân tộc chậm phát triển… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.
  • 20. 11 Trên thực tế, khái niệm dân tộc thiểu số chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm dân tộc thiểu số không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 80 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm dân tộc thiểu số, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là dân tộc thiểu số . Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là dân tộc thiểu số, nhưng cách gọi dân tộc thiểu số vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung. Như vậy, khái niệm dân tộc thiểu số dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm dân tộc thiểu số cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là dân tộc đa số ở Việt Nam, nhưng lại được coi là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là dân tộc đa số ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt
  • 21. 12 Nam). Rõ ràng, quan niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc đa số cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới. Về khái niệm cán bộ, công chức dân tộc thiểu số hiện nay được dùng tương đối phổ biến ở nước ta. Trên cơ sở các khái niệm: dân tộc thiểu số, cán bộ, công chức cho thấy: Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số là tập hợp của ba khái niệm: Cán bộ, công chức và dân tộc thiểu số. Khái niệm cán bộ, công chức dân tộc thiểu số chỉ những người cán bộ, công chức đang công tác trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị có thành phần xuất thân là các dân tộc thiểu số. Tiêu chí để phân biệt “cán bộ, công chức dân tộc thiểu số” trong đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị là thành phần dân tộc xuất thân của người cán bộ đó thuộc “dân tộc đa số” hay “dân tộc thiểu số”. Tiêu chí này không có ý nghĩa phân biệt trình độ, năng lực hay địa vị xã hội của người cán bộ, công chức. Khi đã trở thành cán bộ, công chức thì dù có xuất thân từ “dân tộc đa số” hay “dân tộc thiểu số” đều phải đảm nhận những công việc được giao phó và đều phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đối với mỗi cương vị công tác của mình. Từ những phân tích như trên, có thể đi đến một quan niệm chung về cán bộ, công chức dân tộc thiểu số, như sau: “Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số” là những cán bộ, công chức được quy định tại Luật cán bộ, công chức, đang công tác, làm việc trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Cán bộ, công chức cấp cơ sở nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số nói riêng là lực lượng rất quan trong trong việc triển
  • 22. 13 khai thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn cấp cơ sở, đặc biệt là những địa bàn có đông người dân tộc thiểu số sinh sống, làm việc. Pháp luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng. Do đó, đòi hỏi họ phải có năng lực thích ứng để thực hiện nhiệm vụ được giao (quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công,v.v.). 1.2. Các quy định của Đảng, nhà nước và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số 1.2.1. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng, nhà nước và các bộ, ngành liên quan Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách cán bộ, trải qua các thời kỳ cách mạng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ: …Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. Gắn việc quy hoạch với công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ trong đổi mới hệ thống chính trị,... [19, tr.24]. Kết luận Hội nghị TW 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020, cũng chỉ rõ: “…nâng cao chất lượng về mọi mặt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi nguồn lực và bố trí tài chính, ngân sách nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, trong và ngoài khu vực nhà nước” [21, tr.65]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục khẳng định công việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ là một nội dung hết sức quan trọng của công tác cán bộ, có như thế mới đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, trông rộng đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
  • 23. 14 Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg, về phê duyệt Đề án “phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ CB,CC, viên chức là người DTTS có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nâng cao hợp lý tỷ lệ CB,CC,VC người DTTS ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ở các địa phương vùng DTTS nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Ở nước ta, đội ngũ CB,CC được hình thành từ nhiều nguồn; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của CB,CC còn nhiều bất cập, chưa thực sự đồng đều; có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa với khu vực đô thị, đồng bằng, những nơi có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi; giữa CB,CC dân tộc Kinh (đa số) với CB,CC là người DTTS… Do đó, cùng với việc nâng cao chất lượng đầu vào qua khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí lại công việc phù hợp thì đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển, nâng cao năng lực CB,CC nói chung và CB,CC là người DTTS nói riêng. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm sử dụng, phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có, nâng cao hiệu quả của cơ quan, đơn vị; giúp cho CB,CC hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của đội ngũ CB,CC với công việc trong tương lai.
  • 24. 15 1.2.2. Chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Đắk Lắk Là địa bàn có đông đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng công tác xây dựng đội ngũ CB,CC là người DTTS. Có thể thấy, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp, các ngành luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC là người DTTS. Ngày 12/8/2015, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5835/KH- UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh “về việc ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 và giai đoạn 2015-2020. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp ủy đảng trong tỉnh quan tâm quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Với nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, đội ngũ CB,CC là người DTTS ở cơ sở tăng về số lượng và nâng cao dần về chất lượng. Tiểu kết chương 1 Vai trò của CB,CC người DTTS cấp cơ sở là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng núi, vùng sâu, vùng xa nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Họ là những người nắm bắt những vấn đề phát sinh, những bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở. CB,CC người DTTS am hiểu đời sống cư dân bản địa; họ sinh ra từ buôn làng, gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào, có nhiều cơ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Cán bộ người DTTS nếu phát huy được bản lĩnh, tri thức, sẽ là nhịp cầu quan trọng để tuyên truyền, vận động, triển khai vào thực tiễn đường
  • 25. 16 lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Họ là người tổ chức, dẫn dắt đồng bào trong công cuộc phát triển quê hương. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC cấp xã nói chung, CB,CC cấp xã là người DTTS nói riêng để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở Đắk Lắk. Chương này tập trung khái quát một số vấn đề lý luận làm tiền đề nghiên cứu cho chương tiếp theo.
  • 26. 17 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp với tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy qua tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng với sân bay Buôn Ma Thuột và mạng lưới giao thông liên vùng nói trên là điều kiện để Đắk Lắk mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế. Năm 2004, sau khi chia tách tỉnh theo Nghị quyết số 22/NQ-QH của Quốc hội, tỉnh Đắk Lắk hiện nay có diện tích tự nhiên 13.125 km2, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên của cả nước và 24% diện tích tự nhiên vùng Tây Nguyên, có đường biên giới chung với tỉnh Monduikiri, Campuchia dài 73 km. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột – trung tâm tỉnh lỵ, thị xã Buôn Hồ và 12 huyện là Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’Gar, M’Đrắk, Ea Kar, Lắk. Với 184 xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn), có 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố; trong đó có 613 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Dân số
  • 27. 18 toàn tỉnh (năm 2018) có khoảng gần 1,9 triệu dân, chiếm 36,3% về dân số vùng Tây Nguyên. Cộng đồng dân cư của tỉnh gồm 47 dân tộc đang chung sống; trong đó người DTTS như Êđê, Giarai, M’Nông có 135.388 hộ, chiếm 33% dân số toàn tỉnh (riêng dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 19,5%). Có 4 tôn giáo chính là Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực của địa phương, nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2010-2017 đạt 12,10%. Riêng năm 2018 GDP tăng 13% so với năm 2010, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%, Công nghiệp – xây dựng tăng 14%. Riêng công nghiệp tăng 18%; Dịch vụ tăng 23,7%. Cơ cấu kinh tế (giá so sánh năm 1994): Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 17,8%; dịch vụ chiếm 35,8%. Thu ngân sách Nhà nước năm 2017 đạt 5.145.506 tỷ đồng, vượt 27.5% dự toán trung ương giao và vượt 114% dự toán của HĐND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 575 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ trước. Các hoạt động văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục, phát thanh truyền hình, định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều cố gắng; mạng lưới giao thông được nâng cấp, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm, 98% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 100%, truyền hình là 95%, v.v… Tuy nhiên, một số vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa; đặc biệt là trình độ dân trí còn thấp, kết cấu cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém. Dân số tăng cơ học nhanh; nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương; chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Các lĩnh vực
  • 28. 19 văn hoá, y tế, giáo dục chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; một số vấn đề xã hội còn bức xúc [39, tr.2]. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2017 Duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2017 là 4 - 4,5%/năm; trong đó, Nông, lâm, thủy sản 3 - 3,5%; công nghiệp - xây dựng 5 – 5,5%; dịch vụ thương mại 5 – 5,5%. Quy mô nền kinh tế năm 2017 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm 2017 bình quân đầu người ước đạt 38,5 triệu đồng/người gấp 2,5 lần so với năm 2010 (15,8 triệu đồng/người). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị tổng sảm phẩm (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2017 ước đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy sản đạt 3,12%; Công nghiệp - xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%. Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 qua các năm ngành nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2017 là 48.20%. Công nghiệp - xây dựng tăng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm 2010 là 27,78% và năm 2017 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 38,5 triệu đồng/người [39, tr.2,3]. Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp
  • 29. 20 trong khi phương thức sản xuất còn khá giản đơn, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh. - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 khoảng 1.853.698 người, trong đó: Dân số đô thị chiếm 24,31% (345.585 người), nông thôn chiếm 75,69% (1.403.113 người) dân số đô thị tăng trong 10 năm từ năm 2005 đến 2015 chỉ 2,17% (năm 2005 chiếm 22,14%); phân theo giới tính nam 932.827 người (chiếm 50,32% dân số trung bình), nữ 920.871 người (chiếm 49,68% dân số trung bình). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Ê Đê, M’Nông, Thái,...chiếm 28%. Các dân tộc ít người sống ở 135/184 xã phường của tỉnh. Ngoài dân tộc ít người tại chỗ còn có số đông khác di cư từ phía Bắc và miền Trung. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2, dân số phân bổ không đều ở các huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 943 người/km2, thị xã Buôn Hồ 363 người/km2, các trung tâm thị trấn huyện lỵ dọc theo các quốc lộ hình thành nhiều khu dân cư tập trung như Krông Pắc 331 ng/km2, Krông Năng 203 ng/km2,Ea Kar 146 ng/km2, Krông Ana 242 ng/km2, Cư Kuin 360 ng/km2 các huyện có mật độ dân số thấp là Ea Súp 37 ng/km2, Buôn Đôn 45 ng/km2, Lắk 51 ng/km2, M’Đrắk 53 ng/km2 là các huyện có điều kiện sinh sống ít thuận lợi hơn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 11,50‰, khu vực thành thị 10,7‰ và nông thôn 11,8‰, so với vùng Tây Nguyên có mức tăng trung bình là 12,8‰. Trong những năm gần đây số lượng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào có giảm nhưng vẫn là mối quan tâm của địa phương vì đa số là dân tộc thiểu số phía Bắc vào các vùng còn rừng tự nhiên để khai hoang sản xuất, hình thành các khu dân cư tự phát, tranh chấp đất đai với dân địa phương. Về thành phần dân tộc biến động khá lớn, hiện có 47 dân tộc (so với năm 1975 tăng 33 dân tộc), có dân cư nguồn gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước đến sinh
  • 30. 21 sống. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đến năm 2015 có 1.128.108 người chiếm 59,57% dân số, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.107.307 người chiếm 97,89% so với lực lượng lao động, số còn lại là học sinh, mất khả năng lao động. Từ năm 2010 đến nay chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Nguồn lao động đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của tỉnh, nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao là một lợi thế, song cũng là sức ép cho xã hội về đào tạo và giải quyết việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên nguồn nhân lực này phân bổ không đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn, khu vực nông thôn thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Về cơ cấu lao động trong các ngành nghề: Ngành nông, lâm nghiệp chiếm 70,87%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 6,9% và dịch vụ chiếm 22,23%. Thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch lớn, khu vực đô thị cao hơn khu vực nông thôn, vùng trồng cây công nghiệp dài ngày cao hơn vùng trồng lúa, vùng sâu vùng xa đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân trong giai đoạn 2011-2015 của dân cư tăng lên đáng kể từ 15,8 triệu đồng/người năm 2010 (815 USD) đến 38,5 triệu đồng/người năm 2017 (1.774 USD) [39, tr.3,4]. 2.2. Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, một trong những biện pháp quan trọng mà tỉnh quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC; trong đó chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC cấp
  • 31. 22 cơ sở. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ CB,CC xã, phường, thị trấn trong hệ thống chính trị ở cơ sở. 2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ, số lượng và cơ cấu của cả hai nhóm cán bộ và công chức chính quyền cơ sở cơ bản bảo đảm theo quy định, cụ thể: Tính đến ngày 31/12/2017, tổng số CB,CC cấp xã là 4.217 người. Riêng nhóm CB,CC là người DTTS là 775 (18,37%); trong đó: đảng viên 669 người (86,32%), nữ là 207 người (26,7%); về thời gian công tác dưới 30 tuổi là 66 người (8,5%), từ 31 đến 45 tuổi có 448 người (57,8%), từ 46 đến 60 tuổi là 251 người (32,3%), và trên 60 tuổi là 10 người (1,2%). Đối với nhóm cán bộ cấp xã là người DTTS tính đến hết năm 2017 là 448 người. Trong đó, tỷ lệ đảng viên khá cao có 434 người (96,8%); cán bộ nữ 94 người (20,9%); về độ tuổi số cán bộ dưới 30 là 11 người (2,45%), độ tuổi từ 31- 45 là 212 người (47,3%) và trên 45 tuổi là 225 người (50,22%). (như bảng 2.1). Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở năm 2017 Tổng số ( người) Chia ra Kinh Dân tộc thiểu số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ 1.894 1.446 76,3 448 23,7 Công chức 2.323 1.996 85,9 327 14,1 Tổng cộng 4.217 3.442 81,6 775 18,4 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
  • 32. 23 Đối với nhóm 7 chức danh công chức cấp xã là người DTTS hiện có 327 người, trong đó số đảng viên là 235 người (71,86%), nữ là 113 người (34,5%); về tuổi đời, số công chức có độ tuổi dưới 30 là 55 người (16,8%) từ 30- 45 là 235 người (71,8%) cao hơn nhóm cán bộ và chiếm phần lớn trong nhóm công chức và từ 46 tuổi trở lên là 36 người (19,05%); số công chức tham gia đảng ủy xã phường thị trấn là 333 người (11%) thấp hơn nhóm cán bộ. (như bảng 2.1). 2.2.2. Chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của CB,CC chính quyền cơ sở nói chung và CB,CC cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số nói riêng đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Qua phân tích bảng 2.2 cho thấy, trong tổng số 775 CB,CC cấp cơ sở là người DTTS có tới 709 người tốt nghiệp trung học phổ thông (91,48%); số CB,CC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn: Trung cấp 306 người (39,4%), cao đẳng 335 người (43,2%), trên đại học 01 người (0,12%); CB,CC có trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp có 550 người (64,5%); số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước từ sơ cấp trở lên là 31 người (4%), tin học là 354 người (27,43%), ngoại ngữ là 268 người (34,5%). Bảng 2.2. Chất lượng cán bộ, công chức là người DTTS cấp cơ sở năm 2017 Trung cấp Cao đẳng, đại học Trên đại học Cán bộ 448 157 161 00 Công chức 327 149 174 01 Tổng số 775 306 335 01 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
  • 33. 24 Riêng nhóm cán bộ tốt nghiệp trung học phổ thông là 314 người (70%); về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ đã qua đào tạo là 334 người (74,5%), trong đó đại học là 161 (35,9%); về trình độ lý luận chính trị có 406 cán bộ (90,6%) đã được đào tạo về lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; số cán bộ được đào tạo tin học và ngoại ngữ lần lượt là 162 người (46,1%) và 115 người (25,6%). Tương tự như vậy ở nhóm công chức số công chức có trình độ trung học phổ thông là 320 người (97,85%) cao hơn hẳn so với nhóm cán bộ. Điều này cũng dễ hiểu vì nhóm công chức có tuổi đời trẻ hơn, có điều kiện hơn trong việc học tập, nâng cao trình độ các mặt; về trình độ chuyên môn nhóm công chức có tới 326 người (98,69%) đã qua đào tạo cao hơn nhóm cán bộ; về trình độ lý luận chính trị có 182 công chức (55,65%) đã qua đào tạo từ sơ cấp đến cao cấp, chủ yếu là trung cấp 145 (44,3%); tỷ lệ công chức đã học ngoại ngữ, tin học cũng tương đối, nhiều hơn nhóm cán bộ, lần lượt là 204 người (62,3%) và 153 người (46,7%). Bảng 2.3. Chất lượng và cơ cấu cán bộ là người DTTS cấp cơ sở năm 2017 ST T Chức danh Cao cấp Chính trị Trung cấp Chính trị Sơ cấp Chính trị Cử nhân QLNN Trung cấp QLNN Sơ cấp QLNN 1 Bí thư ĐU 13 18 0 0 1 0 2 P.Bí thư ĐU 9 41 0 2 5 0 3 CT. HĐND 5 36 0 0 0 0 4 Phó CT. HĐND 2 38 2 0 1 0
  • 34. 25 5 CT. UBND 10 14 0 2 1 0 6 Phó CT. UBND 6 63 1 0 3 1 7 CT. MTTQ 0 39 1 0 3 0 8 Bí thư Đoàn 0 38 1 0 1 0 9 Chủ tịch HPN 1 31 3 0 1 0 10 Chủ tich HND 0 24 1 0 0 0 11 Chủ tịch HCCB 1 13 5 0 1 1 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2017. Ngoài việc chú trọng bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chú trọng bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số. Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh); trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thấp... Chính vì vậy, một trong những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh Đắk Lắk là phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng bản địa. Nhờ quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đến nay đã có 573 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở (20,1%) đã theo học và có chứng chỉ tiếng Ê Đê. Ngoài ra còn có 331 cán bộ, công chức (11,6%) biết 01 ngoại ngữ và 898 người (31,5%) có thể sử dụng được máy vi tính phục vụ cho công việc hàng ngày [39, tr.12]. Về phẩm chất, thái độ thực thi công việc của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS tỉnh Đắk Lắk những năm vừa qua cũng có sự chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đại đa số CB,CC cấp cơ sở là người DTTS có xuất thân, trưởng thành từ phong trào quần chúng tại cơ sở.
  • 35. 26 Chỉ tính riêng nhóm cán bộ cấp chính quyền cơ sở đã có 848 người (97,7%) là người tại chỗ. Chính vì vậy CB,CC cấp cơ sở là người DTTS luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Đại đa số CB,CC cấp cơ sở là người DTTS có phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương… Thái độ thực thi công việc có ý nghĩa rất quan trọng và nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố sức khỏe. Theo thống kê, đến cuối năm 2017 về độ tuổi của CB,CC cấp cơ sở là người DTTS dưới 30 tuổi là 66 người (26%), từ 31 đến 45 là 448 người (50,8%), từ 46 đến 60 là 251 người (23,51%), trên 60 là 10 người [Phụ lục, biểu 1]. Qua số liệu này ta có thể thấy rõ số CB,CC trẻ, khỏe, đang trong độ tuổi sung sức ở các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ khá cao; số cán bộ, công chức lớn tuổi (từ 46 tuổi trở lên và trên 60 tuổi) đã giảm đáng kể… 2.2.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số Thông qua số liệu thống kê của Sở Nội vụ trong tổng số CB,CC chính quyền cơ sở là người DTTS là 775 người thì cơ cấu giới tính số CB,CC là nữ khá khiêm tốn, có 207 người (26,7%), nếu chỉ tính riêng ở nhóm cán bộ thì tỷ lệ này còn ít hơn chỉ có 89 người (11,4%). Về tuổi đời số cán bộ, công chức từ 31 – 45 tuổi khá cao, có 448 đồng chí (57.8%). Về trình độ văn hóa số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số có trình độ trung học cơ sở còn tới 65 người (19%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn 288 người (418,9%), cao đẳng- đại học thấp
  • 36. 27 64 người (11%). Về trình độ lý luận chính trị cũng tương tự, trình độ trung cấp, sơ cấp cao là 548 người (70,7%), cao cấp chỉ có 50 người chiếm (0,964%). Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: có 73 người (9,4%) được bồi dưỡng, 3 người (5,1%) có trình độ sơ cấp quản lý nhà nước, trung cấp là 24 người (5,5%) và cử nhân là 04 người (1%), như vậy số người chưa qua bất kỳ lớp đào tạo, bồi dưỡng nào về quản lý nhà nước lên đến 671 người (86,6%), đây là một con số rất lớn, nhất là số CB,CC này đang tham gia quản lý nhà nước ở cơ sở. Về kiến thức ngoại ngữ có 268 người (34,5%), trình độ tin học 354 người (45,6%). 2.2.4. Công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng CB,CC là người DTTS: Đắk Lắk là tỉnh có dân số trên 30% là người DTTS nên việc bố trí, quy hoạch CB,CC là người DTTS tại chổ và các dân tộc khác được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ cấu cấp ủy – HĐND – UBND, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phải có tỉ lệ là người dân tộc tại chổ. Việc sắp xếp bố trí và sử dụng CB,CC là người DTTS trên cơ sở công tác quy hoạch CB,CC các cấp ủy đã chú trọng bố trí CB,CC phù hợp với trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo nhằm phát huy có hiệu quả đội ngũ CB,CC là người DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; đông thời đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và lý luận chính trị cho CB,CC là người DTTS kế cận và CB,CC dự nguồn của các địa phương, đơn vị. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CB,CC là người DTTS được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các khoản phụ cấp được triển khai thực hiện kịp thời và phù hợp với từng đối tượng như: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo; phụ cấp khu vực….Bên cạnh việc thực hiện chế độ, chính sách kịp
  • 37. 28 thời cho CB,CC là người DTTS, con em của họ cũng có những chính sách ưu tiên, ưu đãi (nhất là trong lĩnh vực giáo dục) như: Miễn giảm tiền học phí, được cấp sách vở học tập…Điều này tạo động lực, khích lệ CB,CC là người DTTS an tâm công tác và ra sức cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh. Nhìn chung, việc thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, đãi ngộ cho CB,CC không đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế, góp phần bảo đảm đời sông vật chất, tinh thần mà còn mang cả ý nghĩa về chính trị, giúp giữ vững và phát huy sự gắn bó chặt chẽ giữa CB,CC với cơ quan, đơn vị, địa phương và quần chúng nhân dân nơi công tác, tạo được sự vững chắc cho chính quyền địa phương cơ sở. 2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC nói chung và CB,CC là người DTTS nói riêng Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, một trong những biện pháp quan trọng mà tỉnh quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC; trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở. Điều đó thể hiện đội ngũ CB,CC cấp xã, phường, thì trấn có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị cấp cơ sở. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, hệ thống chính quyền các cấp đặc biệt là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh không ngừng được củng cố, kiện toàn; công tác đào tạo, bồi dưỡng choa CB,CC đạt chuẩn theo quy định được tiến hành thường xuyên; chất lượng và số lượng cCB,CC cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã không ngừng được nâng
  • 38. 29 cao; trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho chính quyền cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng; các chế độ chính sách cho CB,CC cấp cơ sở, đặc biệt là CB,CC là người DTTS luôn được quan tâm và thực hiện đầy đủ; công tác quy hoạch, tạo nguồn CB,CC cấp cơ sở nói chung và CB,CC cấp cơ sở là người DTTS nói riêng luôn được chú trọng. Nhìn chung, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC người DTTS các cấp, nhất là cấp cơ sở nói riêng đã được thể hiện rõ qua các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ngành, các cấp trong tỉnh. Điều quan trọng là tỉnh đã xây dựng được quy định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, công chức; trong đó có CB,CC người DTTS, nhằm từng bước đảm bảo được tỷ lệ cán bộ dân tộc hợp lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp. Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để động viên đội ngũ cán bộ dân tộc nâng cao trình độ về chuyên môn cả trình độ về lý luận chính trị. Với quan điểm đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số cho hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm hơn trước. Số lượng học sinh dân tộc thiểu số được cử tuyển đi học văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh đã gửi nhiều con em của cán bộ gia đình cách mạng là người dân tộc thiểu số đi đào tạo tại các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, quân đội, công an... tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Tại tỉnh đã phối kết hợp, liên kết với các trường như: Học viện Hành chính, đại học Tây Nguyên, Trung cấp Luật mở các lớp cử tuyển đại học hành chính, đại học chuyên ngành giáo dục chính trị, đại học chuyên ngành kinh tế nông lâm, trung cấp luật… cho con em người
  • 39. 30 dân tộc thiểu số. Chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh, trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc, trung cấp y tế … tăng cường mở các hệ đào tạo, các lớp cao đẳng, trung cấp giành riêng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số nói riêng. Chỉ tính trong 5 năm giai đoạn 2011-2016 toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng được 22.662 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó đào tạo 11.926 lượt cán bộ, công chức, viên chức; bồi dưỡng là 15.527 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, có 2.164 CB,CC cấp cơ sở là người DTTS. Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nên trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đó. Đến nay, số cán bộ người DTTS có trình độ đại học trở lên, cấp tỉnh có 69% tăng 25,5% so với năm 2015; cấp huyện có 61% tăng 18% so với năm 2015; cấp xã 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân, cấp tỉnh có 13,17% tăng 4,4% so năm 2015, cấp huyện có 15,38% tăng 11,4% so với năm 2015, cấp xã có 3,5% tăng 1,5% so năm 2015 [báo cáo số 233]…Qua những số liệu trên đây, có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC; nhất là CB,CC người DTTS đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh quan tâm chú trọng [37, tr.3]. 2.3.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn Theo báo cáo của Ban Dân tộc, số lượng CB,CC cấp xã tham gia các khóa đạo tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2010 – 2017. Từ năm 2010 đến nay đã tổ chức 94 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 9.272 lượt CB,CC cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở (thực hiện theo Đề án đào tạo nghề lao
  • 40. 31 động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề án cũng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014- 2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC), cụ thể: Đề án 1956: Tổ chức 02 lớp Trung cấp Hành chính tại huyện EaH’leo và Krông Ana với 116 học viên tham gia; 26 lớp bồi dưỡng với 2.884 lượt người tham gia. Đề án 124: Tổ chức 01 lớp Đại học Quản lý kinh tế với 77 hoạc viên tham gia; 04 lớp Trung cấp LLCT-HC với 221 học viên tham gia; 07 lơp đào tạo tiếng dân tộc với 412 học viên tham gia và 45 lớp bồi dưỡng với 4.674 lượt người tham gia. Đào tạo, bồi dưỡng theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP và các chương trình khác của tỉnh, của Trung ương: 02 lớp Trung cấp Quân sự và Công an với 170 học viên tham gia; cử 96 học viên đi học liên thông cao đẳng, đại học ngành quân sự và mở 07 lớp bồi dưỡng với 718 lượt người tham gia… Về bồi dưỡng, theo báo cáo của Ban Dân tộc, tổng số cán bộ, công chức đã được bồi dưỡng: 8.597 lượt cán bộ, công chức. Trong đó chuyên môn, nghiệp vụ: 48 lớp/6.873 cán bộ, công chức. Cán bộ chuyên trách: 11 lớp/1.724 cán bộ; phương pháp và kỹ năng quản lý điều cho chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: 09 lớp/839 cán bộ; bồi dưỡng Chủ tài khoản hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã: 02 lớp/340 công chức; bồi dưỡng Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn cho 5.791 cán bộ. Công chức cấp xã: 37 lớp/3.506 công chức ( lớp nghiệp vụ Văn phòng - Thống kê: 02 lớp/119 công chức; Kỹ năng soạn thảo văn bản: 02 lớp/359 công chức; tiếp công dân và khiếu nại tố cáo: 03 lớp/280 công chức; Nghiệp vụ Tư pháp - Hộ tịch: 03 lớp/557 công chức; Kỹ năng điều hành, quản lý hành chính: 05 lớp/396 cán bộ, công chức; Nghiệp vụ cho trưởng, phó Công an viên: 03 lớp/430 công chức; Nghiệp vụ
  • 41. 32 Tài chính - Kế toán: 01 lớp/165 công chức; Kiến thức quốc phòng - an ninh: 06 lớp/440 công chức; Nghiệp vụ quản lý phần phềm kế toán: 10 lớp/360 công chức; kiến thức Tin học cho công chức Tài chính - Kế toán xã: 01 lớp/200 công chức). Bồi dưỡng nghiệp vụ Liên minh Hợp tác xã cho công chức xã: 01 lớp/200 công chức; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 31.003 cán bộ, công chức; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: 34 lớp/1.721 cán bộ [39, tr.13]. Nhìn chung, giai đoạn từ 2010 – 2017, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch Trung ương giao, thấp hơn so với nhu cầu thực tế của địa phương; do nguồn thu ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thu không đủ bù chi nên việc đầu tư kinh phí để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã còn hạn hẹp, phụ thuộc vào kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho tỉnh nên công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã nói chung và CB,CC là người DTTS cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp đào tạo trình độ THPT cho CB,CC cấp xã gặp nhiều khó khăn do đa số cán bộ đã lớn tuổi nen hầu hết không đắng ký tham gia học tập; việc chiêu sinh không đủ số lượng để mở các lớp đào tạo Trung cấp chuyên môn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch được giao. 2.3.3. Nội dung, hình thức đào tạo đa dạng và phù hợp với tình hình của địa phương Về nội dung, qua khảo sát tại trường Chính trị tỉnh, hiện nay cán bộ, công chức phải được trang bị kiến thức về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kiến thức tin học, đạo đức cán bộ…Trên cơ sở quy định của Trung ương, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã xác định nội dung đào tạo cán bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh gồm các phần sau đây:
  • 42. 33 Một là, đối với trung chương trình cấp lý luận chính trị: Phần lý luận chính trị, ở phần này gồm các môn học: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Văn hóa xã hội; Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý; Một số vấn đề về quốc phòng an ninh và đối ngoại. Phần kiến thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và lý luận về quản lý hành chính nhà nước, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Ở phần này, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; những vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp luật XHCN; những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý hành chính. Hai là, đối với chương trình Trung cấp hành chính: Ngoài những kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luật, lý luận quản lý hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…học viên còn được trang bị những kiến thức về chuyên môn như: Nghiệp vụ thư ký, văn phòng, văn thư lưu trữ, nghiệp vụ thư ký; quản lý công sở; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tài nguyên và môi trường, về dân tộc, tôn giáo… Ba là, kiến thức tin học, ngoại ngữ: Nội dung chủ yếu là đào tạo tin học văn phòng (60 tiết), tiếng Anh (120 tiết). Đây là những nội dung cơ bản được giảng dạy cho các đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, căn cứ vào đối tượng đào tạo, sẽ có những nội dung đào tạo cho phù hợp. Ví dụ: Đối với các lớp quân sự địa phương, bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn đào tạo về văn hóa, kỹ năng… Về hình thức, hiện hay hình thức đào tạo cán bộ công chức của tỉnh tương đối đa dạng. Song chủ yếu nhất vẫn là các hình thức đào tạo tập trung, tại chức; ngoài ra còn đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước để mở các lớp cử tuyển hoặc cử các cán
  • 43. 34 bộ, công chức, các đối tượng nguồn cán bộ, công chức là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học. Đơn cử như lớp cử tuyển đại học hành chính 78 em tại Học viện Hành chính phân viên Tây Nguyên, lớp cử tuyển đại học chuyên ngành kinh tế nông lâm tại đại học Tây Nguyên…Bên cạnh đào tạo còn có các hình thức bồi dưỡng, tập huấn như: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tập huấn huấn kỹ năng… cho cán bộ công chức… Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay mỗi loại đều có những mặt ưu điểm và hạn chế riêng đối với từng đối tượng đào tạo. Hình thức đào tạo chính quy tập trung có ưu điểm là người học tập trung tại các cơ sở đào tạo để học tập, rèn luyện. Do tạm thời tách khỏi các công việc hàng ngày của cơ quan, gia đình nên người học có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, học tập. Hình thức này rất phù hợp cho các đối tượng cán bộ, công chức cở sở tuổi đời còn trẻ, có thời gian công tác lâu dài, có triển vọng phát triển và số học sinh, sinh viên trong diện tạo nguồn cán bộ, công chức. Hình thức tại chức là người học vừa học tập, vừa làm việc tại địa phương, hình thức này có ưu điểm là người học không thoát ly khỏi gia đình, cơ quan vừa học tập, vừa công tác, thích hợp cho những địa phương miền núi, khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu hụt; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt tập trung của học viên… Việc duy trì hai hình thức này và những năm gần đây là hình thức đào tạo cử tuyển liên kết (Bộ Giáo dục và Đào tạo cho chủ trương, chỉ tiêu cử tuyển; các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện của học viên; địa phương có sinh viên học viên cử tuyển chi trả kinh phí đào tạo cho cơ sở đào tạo) là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của Đắk Lắk một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn.
  • 44. 35 2.4. Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS 2.4.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Hàng năm, số học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh theo học tại các trường dân tộc nội trú của tỉnh và huyện, các trường trung học chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề, Trường cao đẳng sư phạm và Trường Đại học Tây Nguyên, Học viện hành chính Quốc gia Phân viện Tây nguyên khá lớn. Việc đào tạo học sinh dân tộc thiểu số không chỉ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao dân trí trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại địa phương mà còn tạo nguồn cán bộ cho tỉnh, số học sinh sau khi tốt nghiệp ở các trường về công tác ở các ngành, các cấp, một số khác về địa phương làm kinh tế và tham gia vào các phong trào ở cơ sở. Để tạo điều kiện, hỗ trợ các sinh viên và học viên học tập, tỉnh đã có nhiều chính sách, chế độ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn và trong cả nước. Cụ thể là hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số 170.000đ/tháng/em (được hưởng 10 tháng trong 1 năm học). Đồng thời, hàng năm đều tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các em có thành tích cao trong học tập, khen thưởng các em đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc 300.000đ/xuất. Đây là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của tỉnh trong điều kiện ngân sách khó khăn, hạn hẹp. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn CB,CC cấp cơ sở là người DTTS đã đạt được những kết quả khá tốt, song so với nhu cầu thực tế của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS nói riêng và của cả tỉnh nói chung thì nguồn bổ sung CB,CC người DTTS của tỉnh còn thiếu hụt rất nhiều và công tác đào tạo nguồn CB,CC cấp cơ sở là người DTTS của Đắk Lắk còn có những mặt hạn chế nhất định. Qua số liệu báo cáo của Ủy ban nhân
  • 45. 36 dân tỉnh, ta có thể thấy rất rõ. Trong 08 năm từ 2010-2017 cả tỉnh mới cử đi đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp cơ sở được 777 người/29.353 người bằng 2,65% tổng số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một con số rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu cầu tạo nguồn cán bộ lâu dài của tỉnh. Trong số 777 người được cử đi đào tạo, dân tộc thiểu số chiếm đại đa số (720 người) bằng 2,45% tổng số cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong 777 người, có 12 người (0,04%) được cử đi đào tạo về văn hóa, 720 người (2,45%) cử đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, 45 người (0,15%) được cử đi đào tạo lý luận chính trị. Mặc dù địa phương có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện cho con em các DTTS tham gia các lớp, song, với vật giá như hiện nay, số tiền hỗ trợ khiêm tốn cũng chỉ mang tính chất động viên là chính [29, tr.6]. 2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTT gắn với tình hình thực tiễn Trong những qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện theo đúng quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là người DTTS trên địa bàn tỉnh nói chung và cấp cơ sở nói riêng có những chuyển biến tích cực, hiện nay CB,CC là người DTTS cấp tỉnh và cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng về số lượng và chuẩn hóa theo từng vị trí công tác, là những CB,CC có năng lực trong lãnh đạo, quản lý điều hành. Vị trí chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị cấp xã, từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên cho đội ngũ CB,CC là người DTTS ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê các lớp đào tạo tại trường Chính trị tỉnh (đơn vị được giao nhiệm vụ chính trực tiếp nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã) từ năm 2010 đến nay có tổng cộng 38 lớp các loại từ trung cấp đến đại học, chỉ có 05 lớp (13,16%) đào tạo chuyên môn (01 đại học Hành
  • 46. 37 chính, 01 lớp đại học Luật, 01 lớp trung cấp quân sự, 01 trung cấp công tác Phụ nữ, 01 lớp trung cấp Nông dân), còn lại 33 lớp (86,84%) đào tạo lý luận chính trị (02 lớp cao cấp lý luận chính trị, 31 lớp trung cấp chính trị). Còn theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trong tổng số 7.445 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở được đào tạo từ năm 2010-2017 có 4.645 cán bộ, công chức (62,39%) được đào tạo về lý luận chính trị, trong khi đó chỉ có 2.532 cán bộ, công chức (37,62%) được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Về bồi dưỡng cũng tương tự như vậy, trong tổng số 21.908 lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng có đến 15.502 người (70,76%) được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, trong khi đó số cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ chỉ có 4.685 người (29,24%). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ phối hợp cùng các ngành liên quan, các cơ sở đào tạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, kết quả đạt được cụ thể: Mở 01 lớp tạo nguồn cho 59 học sinh, sinh viên là người DTTS tại chỗ; trong đó đào tạo trình độ học vấn bổ túc văn hóa cho 12 học sinh. Số lượng CB,CC là người DTTS được tỉnh cử đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ giai đoạn 2010-2017 là 43 người (thạc sỹ: 41; tiến sỹ: 02) [39, tr.7]. Bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung, CB,CC cấp cơ sở là người DTTT nói riêng có thể thấy trình độ các mặt của đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTT không đồng đều, nhóm cán bộ tuy trình độ lý luận chính trị cao hơn nhóm công chức, song trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại thấp hơn. Ngược lại nhóm công chức trình độ chuyên môn cao hơn nhóm cán bộ, song trình độ lý luận chính trị lại thấp hơn. Về bồi dưỡng kỹ năng thì nhóm cán bộ thiên về kỹ năng quản lý nhà nước, lãnh đạo điều hành… Còn nhóm công chức thiên về kỹ năng thực thi công việc theo từng chức danh chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học…Như vậy, đối với từng nhóm cán bộ, công chức và tùy theo
  • 47. 38 từng công việc, chức danh cụ thể sẽ có nhu cầu đào tạo khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk chưa phù hợp, chưa gắn với nhu cầu của từng chức danh, từng loại cán bộ, công chức. Một thực trạng bất hợp lý nữa đó là số lượng CB,CC cấp cơ sở là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều song trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực thi công việc của CB,CC cấp cơ sở là người DTTS vẫn thấp, số lượng cán bộ, công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng khá lớn… Nguyên nhân của tình trạng này, một mặt là chúng ta đang đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, đại trà, không có trọng tâm, trọng điểm, không tính đến hiệu quả; mặt khác là do đặc thù của cấp xã và do chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB,CC cấp cơ sở là người DTTS vẫn còn thấp, hợp lý, không thỏa đáng, làm cho CB,CC cấp cơ sở là người DTTS không yên tâm, thiết tha với công tác, không giữ chân được CB,CC cấp cơ sở là người DTTS. Trong thực tế rất nhiều trường hợp CB,CC cấp cơ sở là người DTTS đã được đào tạo, bồi dưỡng; song do luân chuyển sang công tác khác, lĩnh vực khác (công việc ở cơ sở thiếu tính ổn định, lâu dài); hoặc do bỏ việc, thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác (môi trường công tác ở cơ sở không hấp dẫn) và người khác lên thay lại phải đào tạo, bồi dưỡng lại từ đầu gây tốn kém, lãng phí cho nhà nước rất lớn. Vấn đề này cần phải sớm được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục trong thời gian đến. 2.4.3. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng được nâng cao và phù hợp với thực tiễn Trên cơ sở quy định của Trung ương, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã xác định nội dung đào tạo CB,CC chính quyền cơ sở của tỉnh gồm các phần sau đây: