SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN DANH HÀO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN DANH HÀO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài " Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình " là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017
Học viên
Nguyễn Danh Hào
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự
hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi
xin trân trọng cảm ơn Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Khoa sau
đại học – Học viện hành chính quốc gia cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh – người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy cùng các phòng ban của
huyện đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục vụ
cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp HC20.T4 – Cơ sở Học viện Hành
chính khu vực miền Trung, các đông nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đơc tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng , nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng
nghiên cứu nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý
thầy giáo, cô giáo các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có
những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Học viên
Nguyễn Danh Hào
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ............................ 8
1.1An sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội................................8
1.1.1Khái niệm an sinh xã hội ......................................................................8
1.1.2Bản chất và tính tất yếu của chính sách an sinh xã hội.......................10
1.1.3 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc
thiểu số trong giai đoạn hiện nay ...............................................................15
1.1.4Cấu trúc nội dung của hệ thống chính sách an sinh xã hội ................18
1.1.5Thực thi chính sách an sinh xã hội và quy trình thực thi chính sách an
sinh xã hội ………………………………………………………………..20
1.2 Dân tộc thiểu số và hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số...24
1.2.1Khái niệm về dân tộc thiểu số.............................................................24
1.2.2Hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ................................25
1.3Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về an sinh
xã hội đối với người dân tộc thiểu số..........................................................28
1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.................................28
1.3.2 Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã
hội hiện nay................................................................................................31
1.3.3 Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện hệ thống ASXH
ở Việt Nam .................................................................................................35
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH......................................................................................... 38
2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình.........................................................................................38
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................38
2.2 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu
số................................................................................................................41
2.3 Tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện
Lệ Thủy......................................................................................................46
2.3.1 Thực hiện chính sách ưu đãi người có công, thương bệnh binh, gia đình
chính sách thuộc đối tượng DTTS ...............................................................46
2.3.2. Thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội ...............................................48
2.3.3. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số...52
2.3.4. Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với dân tộc thiểu số..........56
2.3.5. Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với dân tộc thiểu số..............57
2.4 Đánh giá tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.....................59
2.4.1 Bối cảnh thực thi hệ thống ASXH đối với đồng bào DTTS trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng bình.................................................................59
2.4.2 Kết quả đạt được ...............................................................................61
2.4.3 Những tồn tại, hạn chế.......................................................................62
2.4.4. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế..................................65
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
VIỆC THỰC HIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN TỘC TIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
.................................................................................................................................. 70
3.1. Quan điểm định hướng..........................................................................70
3.1.1. Quan điểm định hướng của Đảng.......................................................70
3.1.2. Quan điểm định hướng về chính sách An sinh xã hội đối với DTTS trên
địa bàn huyện Lệ Thủy................................................................................75
3.2. Những giải pháp cụ thể.........................................................................79
3.2.1. Đối với chính sách ưu đãi người có công, thương bệnh binh, gia đình
chính sách thuộc đối tượng dân tộc thiểu số................................................79
3.2.2. Chính sách Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người cao tuổi cô
đơn; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, nạn nhân chất độc da cam và người tàn tật là
người dân tộc thiểu số ................................................................................82
3.2.3. Chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số....................85
3.2.4. Chính sách Bảo hiểm xã hội đối với dân tộc thiểu số .........................87
3.2.5. Chính sách Bảo hiểm y tế đối với dân tộc thiểu số ..............................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BTXH : Bảo trợ xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
DTTS : Dân tộc thiểu số
KT – XH : Kinh tế xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên Bảng Trang
2.1 Số lượng đối tượng và kinh phí hỗ trợ chính sách
trợ giúp các đối tượng BTXH đối với người khuyết
tật là người đồng bào DTTS trong 5 năm qua.
53
2.2 Tốc độ giảm nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015
54
2.3 Đối tượng dân tộc thiểu số tham gia BHYT từ 2011
– 2015
59
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT TÊN SƠ ĐỒ TRANG
1 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an
sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ở huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
44
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi mới thành lập đến nay, Đảng ta luôn chú trọng chăm lo đời sống
của nhân dân mà nổi bật là chính sách ASXH đảm bảo nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách ASXH đã được Đảng ta nâng tầm
lên ngang bằng với các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Những
thành quả đạt được trong thời gian qua đã được Đại hội Đảng XII chỉ rõ “Phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội đạt được những kết quả tích
cực. Chính sách ASXH tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực.
ASXH cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục
được cải thiện. Nhận thức của nhân dân về tự bảo đảm ASXH có tiến bộ, huy
động nguồn lực xã hội tốt hơn. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu
phát triển thiên nhiên kỷ” [20,tr. 238]. Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội
2011 – 2020 cũng khẳng định “Tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá, xã
hội. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực
của xã hội để phát triển văn hoá, xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết
hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã
hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách
phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững"
[2, tr.124]..
Bên cạnh những thành công đó, nước ta đang phải đối mặt với những
khó khăn về lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, là một nước nông nghiệp với gần 80%
dân cư sống ở khu vực nông thôn, nhưng đến nay nông thôn nước ta vẩn còn
nghèo, nông dân vẩn còn khổ, nền nông nghiệp vẩn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình
trạng thất nghiệp thiếu công ăn việc làm của người lao động còn khá phổ
biến, khoảng cách thu nhập vẩn chưa được thu hẹp, tình trạng đói nghèo và tái
2
nghèo vẩn chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày
càng sâu sắc, ASXH còn nhiều khó khăn đặc biệt là ASXH cho người DTTS.
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách
để giải quyết những khó khăn trên, song đây vẩn là vấn đề phức tạp, trong đó
ASXH đối với người DTTS là vấn đề bức xúc nhất. Mấu chốt của vấn đề là ở
chổ người DTTS có thu hập rất thấp, đời sống hiện tại còn rất khó khăn, hệ
thống ASXH đối với dân tộc thiểu số chưa được thực hiện đầy đủ về chiều
rộng lẩn chiều sâu. Chính điều đó làm cho họ dễ bị tổn thương khi có những
biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai…, xảy ra. Hậu quả là
họ lâm vào đói nghèo.
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng bình có 02 dân tộc thiểu số chủ yếu đó là:
Dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Khùa với 1.268 hộ, 5.300 khẩu sinh sống
tập trung chủ yếu ở 3 xã với 25 bản. Đời sống của người DTTS ở đây còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có nguy cơ tái
nghèo là rất cao. Chính sách ASXH ở đây tuy đã được quan tâm nhưng vẩn
còn nhiều hạn chế. Tình trạng người DTTS ở đây thất nghiệp và không có
việc làm còn phổ biến, người dân ở đây chủ yếu là làm rẩy nên hiệu quả chưa
cao. Các chính sách hỗ trợ cho người DTTS đang mang tính tức thời, chưa có
chiều sâu do đó, đời sống người DTTS ở đây vẩn còn nhiều phức tạp. Tình
hình phân hóa giàu nghèo giữa người DTTS với các nhóm người khác ngày
càng tăng. Từ đó, đã có rất nhiều vấn đề đã đặt ra đó là: các hình thức ASXH
đối với người DTTS ở đây được thực hiện như thế nào? Trong thời gian tới sẽ
có những chính sách gì phù hợp để thúc đẩy kinh tế người DTTS ở đây phát
triển? Chính sách ASXH sẽ tiếp cận trên những phương diện nào để giúp cho
người DTTS ở đây phát triển toàn diện rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hệ
thống chính sách ASXH đối với người DTTS đã được thực hiện đầy đủ hay
chưa? Đó là những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi có sự nghiên cứu trong quá
3
trình hoàn thiện hệ thống ASXH cho người DTTS của cả nước nói chung và
của người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Xuất phát từ
đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ASXH đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như sau:
Mai Ngọc Cường , Chính sách xã hội nông thôn: Kinh nghiệm Cộng
Hòa Liên Bang Đức và thực tiễn Việt Nam. Đã đúc rút kinh nghiệm chính
sách xã hội nông thôn của Cộng Hòa Liên Bang Đức để đề ra các chính sách
nông thôn ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội của đất
nước.
Mai Ngọc Anh, ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam, năm 2009. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn ở
Việt Nam kết hợp với hệ thống ASXH đối với nông dân của các nước phát
triển cũng như các nước có môi trường kinh tế chính trị hoặc văn hóa tương
đồng ở Việt Nam, luận án ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm và phương hướng phát triển
hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế ở nước ta hiện nay
và trong những năm tới.
Song song với các đề tài cấp Nhà nước thì có nhiều nghiên cứu khoa
học liên quan đến vấn đề ASXH được đăng trên các tạp chí, diển đàn khoa
học và có thể kể đến các chuyên đề nghiên cứu sau:
Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã
hội;Hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Được đăng trên tạp chí cộng sản (2015).
4
Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thạc sỹ Đặng Đỗ Quyên; Đánh giá
thực trạng chính sách ASXH đối với DTTS ở Việt Nam.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chiều; ASXH và định hướng nghiên cứu nhằm
nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoach định chính sách
ASXH ở Việt Nam.
“ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ tu
trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” của học viên Nguyễn Xuân
Chiêm, khóa 17, Học viện Hành chính quốc gia.
“Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa của bàn quận Hải Châu,
Thành phố Đà Nẵng” của học viên Lương Vĩnh Thái, khóa 16, Học viện
Hành chính quốc gia.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn và
thực hiện chính sách ASXH và các nội dung liên quan đến ASXH. Đồng thời,
các nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng,
những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách
ASXH tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu này đã đề ra các
giải pháp để thực hiện chính sách ASXH khá phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của địa phương.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó mang tầm vĩ mô bao quát toàn nước
hoặc nghiên cứu ở các địa phương khác nên chưa thực sự phù hợp với đặc
điểm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nên việc nghiên cứu thực hiện
chính sách ASXH đối với người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình như là một hệ thống độc lập vẩn chưa được giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chính sách
ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát, nghiên cứu việc thực hiện chính sách ASXH đối với
người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy bao gồm: Chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng, chính sách BTXH, chính sách xóa đói giảm nghèo,
chính sách BHXH, chính sách BHYT.
Thời gian ghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Qua việc phân tích, đánh giá quá trình thực thi hệ thống chính sách
ASXH đối với DTTS tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, luận
văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực thi hệ thống chính sách
ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ những nội dung lý luận về hệ thống ASXH đối với người
DTTS dựa trên quan điểm của Đảng và các quy định của nhà nước ta.
+ Phân tích thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS
ở huyện Lệ Thủy.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp xây hoàn thiện việc thực thi chính
sách ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận đó, trong nghiên cứu
sử dụng:
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu về thực trạng
thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình. Sử dụng phương pháp tư duy Logic, tổng hợp quy nạp, diển giải
6
trong quá trình nghiên cứu việc thực hiện ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ
Thủy.
- Phương pháp ngiên cứu tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
thống kê và phân tích…, của các đề tài, dự án , công trình nghiên cứu đã được
công bố về vấn đề liên quan để đề xuất các giải pháp trong việc thực hiện
chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy trong giai đoạn tới.
- Trong quá trình thực hiện luận văn sử dụng thống kê định lượng và
phân tích định tính. Tùy vào tính chất của từng chương, từng phần để sử
dụng một trong các phương pháp trên làm chủ đạo.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng và thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trong giai
đoạn hiên nay.
Khái quát thực trạng việc thực hiện chính sách ASXH đối với người
DTTS tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra
những thành tựu hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của việc thực hiện
ASXH hiện hành đối với DTTS.
Làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó
đề xuất các phương án xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH đối với
DTTS ở huyện Lệ Thủy trong giai đoạn tới.
Khuyến nghị các giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH
đối với DTTS đảm bảo cho tính khả thi của các phương án chính sách đã
đề xuất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
7
Chương I: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách ASXH đối với người
DTTS trong giai đoạn hiện nay.
Chương II: Thực trạng việc thực hiện hệ thống ASXH đối với người
DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Chương III: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện trong việc thực
hiện hệ thống ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn tới.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 An sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội
1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội
ASXH là khái niệm được ra đời ở các nước công nghiệp phát triển từ
cuối thế kỷ XIX và hiện nay đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. ASXH
là khái niệm có nội dung rộng và ngày càng được hoàn thiện về phạm vi, đối
tượng và chức năng. Theo một số tổ chức của thế giới thì ASXH được hiểu như
sau:
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): "ASXH là sự bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp
dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội
làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản,
thương tật do lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho
các gia đình có nạn nhân trẻ em". Định nghĩa nhấn mạnh khía cạnh phân phối
phúc lợi, bảo hiểm và mở rộng việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế
không chính thức. [30, Tr.3]
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): "ASXH là những biện pháp công cộng
nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế
được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những
bấp bênh thu nhập". Định nghĩa này nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm kiềm
chế nguy cơ làm giảm thu nhập của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. [30, Tr6]
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): "ASXH là các chính sách,
chương trình giảm nghèo và sự giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả
thị trường lao động, giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của
9
họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập". Định nghĩa nhấn
mạnh vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo ASXH, giảm nhẹ những tác
động bất lợi đến người dân.
Ở Việt Nam, xung quanh khái niệm ASXH cũng còn có nhiều ý kiến
khác nhau.
GS.TS Mai Ngọc Cường trong công trình "Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách ASXH ở Việt Nam lại cho rằng, để thấy hết được bản chất
của ASXH cần phải tiếp cận khái niệm này theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, "ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người
được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội" [31, tr.21]. Còn khi
hiểu ASXH theo nghĩa hẹp thì đó "là sự đảm bảo thu nhập và một số điều
kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm;
cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu
thế, người bị thiên tai địch hoạ" [31, tr.22].
Theo GS Hoàng Chí Bảo “ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người,
từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực phát triển con người và xã
hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con người
và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động,
trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách”[1, tr.2]
Trong Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Lao động, thương
binh và xã hội xây dựng thì: "ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi
thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách
và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc
mất đi nguồn sinh kế" [2, tr.3].
Tóm lại, An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội
bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho
10
các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên
nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và
chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
1.1.2 Bản chất và tính tất yếu của chính sách an sinh xã hội
Chính sách ASXH là hệ thống các chính sách do nhà nước ban hành
để thực hiện các mục tiêu ASXH
Theo khái niệm an sinh xã hội ở trên, có thể thấy:
- ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình.
- Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng.
- Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội
trước những biến cố, những “ rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu
nhập….
Như vậy, có thể nói bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo
thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt
động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho
mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu
sắc. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH từ những khía cạnh sau:
* ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên
hợp quốc thừa nhận.
Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu
của ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho
tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị
mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do
nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung
là những biến cố và những “rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều
tầng, nhiều lớp, ASXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện
11
công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các
biện pháp khác nhau.
ASXH, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung vào ba
vấn đề chủ yếu:
- Thứ nhất, là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm, đó là sự
BHXH. Có thể nói BHXH là xương sống của hệ thống ASXH. Chỉ khi có
một hệ thống BHXH hoạt động có hiệu quả thì mới có thể có một nền
ASXH vững mạnh. BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm
người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường
hợp. Thông qua các trợ cấp BHXH, người lao động có được một khoản thu
nhập bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất
trong những trường hợp họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm.
- Thứ hai, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao
động và các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức
lao động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi
mặt cuộc sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người.
- Thứ ba, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho
những người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người
cần sự giúp đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình, ASXH cũng khuyến
khích, thậm chí bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp
về ăn, ở, dịch vụ đi lại.
Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm
thay thế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là
“những chuyển giao xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân
phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người
12
“yếu thế” hơn (hiểu một cách tương đối, biện chứng nhất – TG) trong cộng
đồng xã hội.
Như vậy, có thể thấy rõ bản chất của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ
cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
* ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp.
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo
khác nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội.
Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo
đảm mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt
địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo. ASXH tạo cho những người bất hạnh,
những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm
những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”,
những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng.
ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những
người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp
họ hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt có
thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng
mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa
đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã
hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo
nên một cuộc sống công bằng, bình yên.
* ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
thân tương ái của cộng đồng.
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân
tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những
người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo
đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
13
Một là. ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên
bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của
các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những
nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội. Trên bình diện kinh tế, ASXH là một
công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, được
thực hiện theo hai chiều ngang và dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều
ngang là sự phân phối lại giữa những người khoẻ mạnh và người ốm đau,
giữa người đang làm việc và người đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và
những người có gánh nặng gia đình. Một bên là những người đóng góp đều
đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc đóng thế, còn bên kia là những người được
hưởng trong các trường hợp với các điều kiện xác định. Thông thường, sự
phân phối lại theo chiều ngang chỉ xảy ra trong nội bộ những nhóm người
được quyền hưởng trợ cấp (một “tập hợp đóng” tương đối).
Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và
sức mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá
thấp, cho những nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc được
thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu, kiểm soát
giá cả, thu nhập và lợi nhuận…) hoặc gián tiếp (trợ cấp thực phẩm, cung cấp
hiện vật hoặc các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, nhà ở, giúp đỡ và
bảo vệ trẻ em…). Việc phân phối lại theo chiều dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn
(thực hiện cho một “tập hợp mở” tương đối).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân phối lại theo chiều dọc
còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và tổ chức. Song cũng có thể
có một số biện pháp để thực hiện một số chế độ cho những người có thu
nhập thấp thông qua hệ thống đóng góp và hệ thống trợ cấp. Những người có
thu nhập thấp thường được miễn giảm chế độ đóng góp, hoặc được người chủ sử
dụng lao động (kể cả Nhà nước) đóng cho hoàn toàn. Hệ thống trợ cấp cũng lưu
14
ý tới những người có thu nhập thấp (tỷ lệ trợ cấp cao hơn so với những người có
thu nhập cao). Sự phân phối theo chiều ngang và theo chiều dọc đã tạo ra một
lưới ASXH (social safety net hoặc social security net).
Hai là: ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến nay người ta đã
ý thức được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các
nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát
triển của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm
những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những
lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của
cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm,
mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo
vệ môi trường… Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp
khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế
giới. Những lưới đầu tiên của ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn cho
họ. Sự phát triển sau này của những lưới khác tạo ra sự đa dạng trong
ASXH, giải quyết được những nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm người
trong những trường hợp “rủi ro xã hội”. Tuy nhiên, phải thấy rằng, ASXH
không loại trừ được sự nghèo túng mà chỉ có tác dụng góp phần đẩy lùi
nghèo túng, góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Ba là: ASXH là một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài
người. Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều
có những nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo
liệu được cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những
người “yếu thế” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu
thế”, những người gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nảy
sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây
là cơ sở để hệ thống ASXH hình thành và phát triển. Tất nhiên, ASXH là
15
một quá trình phát triển toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng
phong phú, đa dạng.
1.1.3 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với người
dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay
Để thấy được vai trò của chính sách ASXH chúng ta xem xét trên hai
khía cạnh:
Thứ nhất, vai trò của chính sách ASXH đối với nhà nước và cộng đồng
Chính sách ASXH là một trong những hợp phần quan trọng trong chương
trình xã hội của một quốc gia và là một công cụ quản lý của nhà nước. Thông
qua hệ thống luật pháp, biện pháp và chương trình hành động, nhà nước đảm
bảo ASXH cho người dân, qua đó giữ gìn sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã
hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo sự đồng
thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển.
Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực
cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo ra sự hài hoà, giảm bớt chênh
lệch giữa các khu vực, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Thông qua
chính sách ASXH để nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiệu quả
và bền vững. Thực hiện chính sách ASXH sẽ góp phần đảm bảo xã hội không
có sự loại trừ và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn từ quá trình phát
triển kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Một chính sách ASXH ổn định và bao phủ rộng có thể giúp cho nhà
nước tái phân phối của cải xã hội nhằm giải phóng tối đa các nguồn lực trong
dân cư. Chính vì thế, hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn
giản nhằm thay thế thu nhập mà đã trở thành những "véctơ hỗn hợp" thực
hiện chức năng "chuyển giao xã hội", tức là những công cụ, những biện pháp
phân phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm
người "yếu thế" hơn. Thực hiện chính sách ASXH đã trở thành chức năng cơ
16
bản của các nhà nước, nhằm tạo ra điều kiện cần và đủ cho sự phát triển KT -
XH bền vững.
Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế dựa trên nguyên tắc công
bằng, đoàn kết còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển KT - XH của mỗi
quốc gia. Thông qua cách thức thiết kế và thực hiện chính sách ASXH còn
cho thấy mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người
của mỗi nhà nước. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của chính sách ASXH là vì
con người, bảo đảm cho mọi người tự do, hạnh phúc, có việc làm, thu nhập và
phát triển toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu của việc đổi mới và hoàn thiện
các chính sách ASXH.
Ngoài ra, việc nhận thức và đề ra chính sách ASXH còn thể hiện một
bước tiến mới về tư duy phát triển xã hội của các nhà nước. Nhà nước thông
qua chính sách ASXH để kích hoạt, định hướng sự phát triển xã hội bền vững.
Việc thực hiện chính sách ASXH góp phần tạo ra điều kiện phát triển xã
hội, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững,
coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của quá trình phát triển kinh tế.
Thực hiện chính sách ASXH hiệu quả góp phần giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH, thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường. Hiệu quả của chính sách ASXH sẽ góp phần thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các nhân tố khác trong xã hội. Vì thế, khi
nói nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách ASXH thì điều
này không chỉ nhấn mạnh đến nguồn lực vật chất mà phải đặt nó - chính sách
ASXH - trong sự tác động đến các chính sách KT - XH khác và trong tổng thể
phát triển KT - XH nói chung.
Thứ hai, vai trò của chính sách ASXH đối với các cá nhân và hộ gia đình
Mỗi người trong xã hội là những biểu hiện khác nhau về địa vị, chủng tộc, tôn
giáo và trình độ kinh tế. Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một con
17
người, họ phải được đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất để phát huy hết
khả năng của mình mà không có sự phân biệt. Vì thế, vai trò của chính sách
ASXH là phải cung cấp cho những người bất hạnh, những người kém may
mắn những điều kiện và lực đẩy cần thiết để khắc phục những "rủi ro", nhanh
chóng hoà nhập vào cộng đồng. Chính sách ASXH hợp lý sẽ góp phần kích
thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người.
Với tư cách là một trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội, chính
sách ASXH được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Nó
hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo
trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển.
Một chính sách ASXH được thiết kế hiệu quả có thể hỗ trợ cho các hộ
gia đình "quản lý" được rủi ro và có đủ năng lực vật chất để đương đầu được
trong những giai đoạn khó khăn. Đồng thời, chính sách ASXH còn hỗ trợ các
hộ gia đình có điều kiện đầu tư tốt hơn cho tương lai, giúp họ tiếp cận được
các cơ hội để phát triển. Một chính sách ASXH rộng mở sẽ hỗ trợ người
nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương, phá vỡ vòng tròn nghèo đói.
Có thể nói, chính sách ASXH có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn
định và phát triển toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân. Từ phương diện tiếp cận
quyền, các chính sách và hệ thống ASXH chính là sự phúc đáp của nền quản trị
đối với các quyền cơ bản, thiết yếu của con người. Trên bình diện xã hội,
chính sách ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng
lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư
"yếu thế". Trên bình diện kinh tế, chính sách ASXH trở thành một công cụ
phân phối lại thu nhập theo hai chiều ngang và dọc giữa các thành viên trong
xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, những nỗ lực cải thiện hệ thống
ASXH còn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hội nhập vào khu
vực và thế giới của một quốc gia. Với ý nghĩa là thước đo trình độ phát triển
18
của một quốc gia, đảm bảo ASXH luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các
nước, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào.
1.1.4 Cấu trúc nội dung của hệ thống chính sách an sinh xã hội
Khi phân tích về cấu trúc của hệ thống chính sách ASXH vẫn còn nhiều
cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm của quốc tế thì
một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba hợp phần trong cấu
trúc nội dung:
Thứ nhất: Các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi
ro.
Đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng
này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư, giúp cho mọi tầng lớp
dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối
phó tốt nhất với rủi ro. Trụ sở cơ bản nhất của hợp phần này là các chính
sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề, hỗ trợ
người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao ký năng cho người lao
động.
Thứ hai: Các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro.
Đây được coi là tầng lớp thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí
đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung
quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc
đóng – hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp…vv.
Chính sách thuộc tầng này rất nhảy cảm, nếu phù hợp thúc đẩy sự tham
gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, tăng độ bao
phủ hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không
tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng.
Thứ ba: Các chính sách, chương trình nhằm khắc phục rủi ro.
19
Đây được coi là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an
toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự
khắc phục được như: Thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập
thấp, người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương
trình trong hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội.
Ở Việt Nam cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH gồm 5 hợp phần
chia thành 5 tầng đó là:
Tầng thứ nhất: Bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã
hội. Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người, bất cứ ai
nằm dưới lưới này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên
trên, không bị lọt lưới.
Tầng thứ hai: Chính sách thị trường lao động: Tầng này có tính chất
phòng ngừa, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc bị thất nghiệp thông
qua các chính sách thị trường lao động chủ động hoặc thụ động để ổn định
cuộc sống ở mức tối thiểu và sớm giúp họ trở lại có việc làm.
Tầng thứ ba: Bao gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác.
Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH
nhằm khắc phục những rủi ro cho người dân, trước hết là người lao động,
trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao
động khi về già và chết.
Tầng thứ tư: Chính sách ưu đãi xã hội:
Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mực tiêu cao cả là
đền ơn đáp nghĩa đối với sự hi sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của
những người có công với cách mạng, với đất nước, là trách nhiệm của Nhà
nước, xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và
ngày càng được cải thiện.
20
Tầng thứ năm: Trợ giúp xã hội
Đây là tầng đảm bảo ít nhất mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc
nhóm yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hòa
nhập tốt hơn vào cộng đồng.Việc phân chia thành các tầng này của hệ thống
ASXH như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mô hình ASXH
nước ta.
1.1.5 Thực thi chính sách an sinh xã hội và quy trình thực thi chính
sách an sinh xã hội
1.1.5.1 Thực thi chính sách an sinh xã hội
Thực thi chính sách ASXH là một khâu hợp thành chu trình chính
sách, đó là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách
thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã xác định từ
trước..
Như vậy, thực thi chính sách ASXH là việc đưa các chính sách ASXH vào
áp dụng trong thực tiễn, hoạt động này chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực
hiện. Trong đó chủ yếu là cơ quan Lao động thương binh xã hội ở các cấp tham
mưu cho ủy ban nhân dân cùng cấp để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện các bước của chính sách ASXH cần phải được
được có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ. Đồng thời cần tạo sự linh hoạt tránh cứng
nhắc trong từng giai đoạn thực hiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với từng vùng
miền, từng địa phương. Đảm bảo chính sách ASXH đó đạt được mục tiêu cao
nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của từng nơi,
từng dân tộc.
1.1.5.2 Quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội
*Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách được xây dựng trước khi đưa
chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ Trung
21
ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế
hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau: Kế
hoạch về tổ chức, điều hành; xác định các nguồn lực ; xây dựng thời gian triển
khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những
nội qui, qui chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn
của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia: tổ
chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá
nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách, v.v.
Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông
qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang
giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế
hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
*Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước
và các đối tượng thực thi chính sách:
Để một chương trình chính sách đạt hiệu quả như mục tiêu đã đưa ra thì
một yêu cầu tất yếu đó là phải phổ biến, tuyên truyền nội dung, mục đích, yêu
cầu, đối tượng thụ hưởng…vv, cho tất cả các chủ thể trong chính sách hiểu rõ về
mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều
kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực
hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức
có trách nhiệm nhận thức đầy đủ tính chất, trình độ, qui mô của chính sách
với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho
việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách được giao.
*Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
22
Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân
công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền
địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh
hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối
hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi
ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều
yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối họp
chúng lại
để đạt yêu cầu quản lý.Hoạt động phân công, phối họp cần được thực hiện
theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính
sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
*Duy trì chính sách
Đây là những hoạt động nhằm đảm bảo cho chính sách tồn tại được và
phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn vậy phải có sự đồng
tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại. Đối
với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chính sách - phải
thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và
toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách.
Nếu việc thực thi chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường
thực tế biến động, thì các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý
tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.
Đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ
quan Nhà nước có thể kết họp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính
sách. Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì
chính sách trong đời sống xã hội.
23
*Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để cho chính sách ngàycàng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.
Theo qui định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều
chỉnh bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp,
cơ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt, vì thế cơ quan nhà nước
các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực
hiện có hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách.
Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Để
chính sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực
hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế; chứ
không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu - nghĩa là làm thay đổi
chính sách, thì coi như chính sách đó bị thất bại
*Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các
vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức
điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều,
do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra,
đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và biện
pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ,
công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung
ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc
đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động
kiểm tra có hiệu quả.
Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách vừa kịp
thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi
chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu
24
chính sách.
*Đánh giá tổng kết kinh nghiệm
Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu là
quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách
của các đối tượng thực thi chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực
thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngoài ra,
còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội
và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách. Cơ sở để đánh giá
tổng kết
công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà
nước là kế hoạch được giao và những nội qui, qui chế được xây dựng ở bước
2 của phần này. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ
quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản qui phạm khác để xem
xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các tổ chức
chính trị và xã hội với Nhà nước.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo - điều hành của các cơ
quan nhà nước, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng
tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp
và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là
công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần
hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những qui định về cơ
chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục
tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian [26, tr.166-190].
1.2 Dân tộc thiểu số và hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc
thiểu số
1.2.1Khái niệm về dân tộc thiểu số
25
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về DTTS, tuy nhiên để
hiểu một cách tổng quát nhất thì: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân
ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1.2.2 Hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số
Hệ thống ASXH đối với DTTS được xây dựng trên cơ sở hệ thống
ASXH chung của cả nước và bao gồm 5 nội dung chủ yếu đó là:
Thứ nhất: Chính sách ưu đãi người có công
Đây là loại hình chính sách đặc thù của nước ta và một số nước trên thế
giới. Đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, sau hai cuộc
chiến tranh hậu quả để lại cho cả nước và nhân dân là rất lớn. Để bù đắp một
phần xương máu, sự hi sinh cao cả đó. Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến
chế độ ưu đãi người có công hướng tới các đối tượng chủ yếu như sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945;
- Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng
tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Hoạt hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;
26
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Thứ hai: Chính sách Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng
những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào
cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không
đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình,
nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ
vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Chính sách BTXH hướng tới các đối tượng sau:
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi
dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất
tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả
năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha
hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn
người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học
văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn
vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương
tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho
từng thời kỳ).
3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm
xã hội.
4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả
năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
27
5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn
tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng
chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi
nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.
6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia
đình nghèo.
7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự
phục vụ.
9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16
tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới
18 tuổi.
Thứ ba: Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với DTTS
Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập hạn
chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong
những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợ, ít có khả
năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải
quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác không được
người khác tôn trọng.được trên phương diện đạo đức.
Đó là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó và người ta có thể cho
rằng đó là điều kiện không thể chấp nhận.
Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho người dân thoát khỏi cảnh
nghèo, tự đảm bảo được cuộc sống một cách lâu dài và bền vững. Khi số
người nghèo giảm xuống, gánh nặng trợ cấp sẽ giảm xuống, them vào đó
người nông dân có thêm thu nhập, có tiền để tham gia các chương trình
BHYT, BHXH tự nguyện. Quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn góp phần củng cố
mạng lưới ASXH của Việt Nam.
28
Thứ tư: Chính sách BHXH
Bảo hiểm xã hội theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
mà hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua
một loạt các biện pháp công bằng nhằm tránh tình trạng khốn khó về kinh tế
và xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập đáng kể về bệnh tật, tai nạn lao động,
mất sức lao động và tử vong.
Theo luật Việt Nam năm 2006 thì: BHXH là sự đmr bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.[40]
Chế độ BHXH bao gồm năm vấn đề sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp
Chế độ trợ cấp thai sản
Chế độ trợ cấp hưu trí
Chế độ trợ cấp tử tuất
Thứ năm: Chính sách BHYT đối với DTTS
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc nhưng trong
đời người những rủi ro bất ngờ về sức khỏe, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Để
khắc phục khó khăn cũng như có thể chủ động về tài chính khi phải đối mặt
với những rủi ro, bất ngờ về sức khỏe thì con người có thiên hướng tham gia
vào loại hình BHYT.
Đối với DTTS thì loại hình BHYT được nhà nước hỗ trợ 100% kinh
phí mua thẻ BHYT.
1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta
về an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
29
An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước
và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có
được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch
vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,...
thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của
Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước
mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân,
giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến
của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chính sách an sinh xã hội cần tập
trung vào 4 nội dung chính như sau:
Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và
giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và
hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối
thông tin thị trường lao động.
Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính
sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập
bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ
trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt
quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói
nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước
bảo đảm.
Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội
cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.
Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội bảo
đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp
30
với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn
mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi
mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ
chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là
động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bền vững. An sinh xã hội
được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo đảm an sinh xã hội là
điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tiếp tục phát triển
quan điểm, chủ trương đó của Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển
năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt Nghị Quyết số 15-
NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về
“Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu:
Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực
hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả
năng nguồn lực trong từng thời kỳ...; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng
điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó
khăn; coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của
Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm
2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu
cầu: bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã
hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng,
người nghèo,…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ
bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần
31
từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh
phúc của nhân dân.
1.3.2 Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an
sinh xã hội hiện nay
Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát
triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường
tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn
lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải
thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội,
với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước
và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta
vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển
dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh
tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh
xã hội. Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các
huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo,
theo đó nhiều chính sách về an sinh xã hội được ban hành.
Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã
thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và
đánh giá cao, nhất là xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện
các chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, Việt Nam là một
trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ, nhận được những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Dù còn có
những hạn chế và bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng
32
kết quả, thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức
khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám, chữa bệnh cho
người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải
quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã
hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế... là
những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội.
Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm
quyền an sinh xã hội cho mọi người dân.
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ
bản cho người dân (Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã
hội”; Điều 59: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng
phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”). Bộ Luật Lao động sửa
đổi (năm 2012) tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện
hoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanh
nghiệp, các tổ chức môi giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗ trợ
của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các
chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Luật Việc làm (ban hành lần đầu, năm 2013)
lần đầu tiên Việt Nam có Bộ Luật hướng đến khu vực kinh tế phi chính thức;
tiếp tục mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
(mọi lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3
tháng trở lên đều bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Luật Bảo hiểm y tế
sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao phủ toàn dân sang bảo hiểm y tế bắt buộc
đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự tham gia của người dân vào bảo hiểm y tế
(hoàn thiện chế độ đóng, chế độ hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm y tế);
mở rộng đối tượng được Nhà nước bảo hộ một phần và toàn phần để tham gia
bảo hiểm y tế. Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (năm 2014) mở rộng diện tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc có hợp đồng từ
33
1 tháng trở lên; tăng cường chế tài đối với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội;
hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp
với điều kiện về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực phi chính
thức; đề xuất giải pháp khuyến khích người lao động khu vực phi chính thức
tham gia bảo hiểm xã hội; hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng.
Nếu như năm 2012 tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì
đến năm 2015 con số này tăng lên khoảng trên 6,6% GDP. Mặc dù trong điều
kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước không giảm đi bất cứ một
chính sách, khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng lên; thực hiện
hiệu quả các chính sách xã hội từ nhiều nguồn lực trong đó các nguồn lực
chính là nguồn lực nhà nước, nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các
chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các
doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân.
Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo
theo chuẩn Quốc gia còn dưới 6%; đời sống của người dân, nhất là người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải thiện và
nâng cao. Đa số người dân có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dưới 2%; tỷ lệ
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 20%, tham gia bảo hiểm
thất nghiệp đạt 17%. Đa số người lao động đã tiếp cận được y tế cơ sở, tỷ lệ
tham gia bảo hiểm y tế trên 71,6%; khoảng 3% người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được hỗ trợ tiền mặt hằng tháng và các hình thức khác; cơ bản hoàn
thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, cấp tiểu học và trung học cơ
sở; tình trạng nhà ở, nước sạch và thông tin được cải thiện đáng kể.
34
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những hạn chế, tồn
tại trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Trong giai đoạn từ 2009 đến
nay, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng
GDP của Việt Nam giảm từ trên 8% (năm 2008) xuống còn dưới 6% (năm
2014), khả năng huy động ngân sách cho an sinh xã hội gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào ngưỡng thu nhập trung
bình (thấp), nên các tài trợ quốc tế không hoàn lại bị cắt giảm đáng kể.
Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ 40 năm trước, nhưng hậu quả của nó
để lại vẫn còn nặng nề, đối tượng trợ giúp xã hội còn nhiều, chưa giải quyết
hết được. Việt Nam lại thuộc nhóm nước Đông Nam Á chịu tác động mạnh
của biến đổi khí hậu, như mưa bão, lũ lụt thường xuyên, nước biển dâng,…
gây thiệt hại mỗi năm khoảng trên 1% GDP. Xu hướng già hóa dân số nhanh
hơn dự kiến đặt ra những thách thức về chi phí liên quan đến chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi và chính sách an sinh xã hội. Năm 2009, Việt Nam đã
bước vào thời kỳ già hóa (tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% tổng số
dân số), dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ người già ở Việt Nam chiến trên 20%
dân số).
Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành còn phân tán, manh mún,
thiếu sự gắn kết, chưa khuyến khích người dân tích cực tham gia... Hiệu quả
chính sách còn hạn chế. Các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn
chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu sản xuất; chất lượng lao
động chưa cao, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt gần 20% (năm
2014). Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ nghèo ở
nhiều vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn trên 50%, cá biệt có
nơi còn trên 70%; chênh lệch giàu - nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ
xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, nhất là giữa khu
35
vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với các vùng còn lại; giữa người dân
tộc thiểu số với người Kinh/Hoa.
Đa số lao động phi chính thức chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết năm 2014, cả nước có gần 4.415
triệu người từ 55 tuổi trở lên hưởng an sinh tuổi già (gồm 2,2 triệu người
hưởng chế độ hưu trí, 1,6 triệu người già trên 80 tuổi và 670 nghìn người cao
tuổi thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp tuổi già). Tỷ lệ người hưởng trợ cấp
tiền mặt hằng tháng khoảng 3% dân số, nhưng đời sống của họ còn khó khăn
do mức trợ cấp thấp; công tác trợ giúp đột xuất có phạm vi hẹp, huy động
nguồn lực xã hội khó khăn, điều phối còn bất cập. Chênh lệch về thụ hưởng
giáo dục giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc có xu hướng gia tăng.
Mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân còn nhiều thách thức, vẫn còn gần
30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm
chậm; chất lượng chăm sóc y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp.
Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn chậm; vấn đề nhà ở cho
các nhóm dân cư (lao động di cư, học sinh, sinh viên; dân tộc thiểu số) còn
bất cập. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia
còn thấp, việc lồng ghép với các chương trình chưa thực hiện tốt. Bố trí ngân
sách cho các chương trình thông tin cho vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; chất
lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật thông tin còn thấp,...
1.3.3 Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện hệ thống
ASXH ở Việt Nam
Thứ nhất: Quá trình phát triển nên kinh tế thị trường nhiều thành
phần đã tác động đến ASXH nhiều vấn đề bức xúc, các vấn đề phát sinh chưa
được giải quyết một cách toàn diện về lý luận và thực tễn . Hệ thống văn bản
pháp luật về ASXH chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế.
36
Thứ hai: Chính sách kế hoạch hóa gia đình đã tác động không
nhỏ đến sự già hóa dân số. Vấn đề này tác động rất lớn đến ASXH ở nước ta
như: lực lượng lao động, chăm sóc y tế người già, các dịch vụ chăm sóc xã
hội cho người già.
Thứ ba: Khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật
của Việt Nam đang còn thấp, năng lực ứng phó với các tác động bên ngoài
còn hạn chế như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…vv. Nguồn lực hỗ
trợ cho việc ứng phó này còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Thứ tư: Mức đóng, hưởng BHXH còn chư hợp lý, chưa đảm bảo
được cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng. Tính liên kết giữa các chế độ
chính sách ASXH còn nhiều bất cập.
Thứ năm: Sự chênh lệch mức sống giưa các vùng miền diễn ra
ngày càng sâu sắc đã làm cho các đối tượng yếu thế trở nên yếu kém hơn và
dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng
ngừa rủi ro.
Như vậy, các nhóm đối tượng ASXH ngày càng đa dạng và phức
tạp đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách ASXH đa tầng, đa lớp, linh hoạt
và đủ khả năng thực hiện được các mục tiêu ASXH đề ra.
37
TIỂU TIẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chính
sách ASXH nói chung và chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS nói
riêng. Trong đó đề cập đến các khái niệm ASXH, Chính sách ASXH, Thực
thi chính sách ASXH, DTTS…vv, tính tất yếu, vai trò, tính chất của ASXH.
Đồng thời trong chương 1 đề cập đến cấu trúc, nội dung và quy trình thực thi
chính sách ASXH, các đối tượng của ASXH và vai trò phương pháp đánh giá
việc thực hiện chính sách ASXH.
Ngoài ra, trong chương 1 còn trình bày lý luận về DTTS, quan điểm
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thành tựu quan trọng về
ASXH ở nước ta hiện nay. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn
thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam. Qua đó, có cơ sở để đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình. (Sẽ được trình bày ở chương 2)
38
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt
Nam. Ngày 01 tháng 07 năm 1990, huyện Lệ Thủy được tái thành lập lại
thuộc tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý phía nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh
Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, Phía tây giáp
tỉnh Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển đông. Tổng diện tích đất tự
nhiên 140.180 ha, dân số 142.718 người [7]. gồm 28 đơn vị hành chính cấp xã
trong đó có 03 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm xã Kim Thủy,
Lâm Thủy và Ngân Thủy nằm ở phía Tây, chạy dọc theo dãy núi Trường Sơn,
trên tuyến biên giới Việt - Lào và 02 xã miền núi Thái Thủy, Văn Thủy, thụ
hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015. Diện tích đất tự nhiên các xã
vùng đồng bào dân tộc và miền núi chiếm trên 69%, dân số 16.231 người
chiếm 11,41%; có 5.300 người đồng bào dân tộc thiểu số (Bru-Vân Kiều)
chiếm 3,7% dân số của toàn huyện;
Địa hình phức tạp, nhiều khe suối và đồi núi, giao thông đi lại khó
khăn, thường xuyên bị chia cắt trong mùa mưa lũ, dân cư phân bố không đều,
rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông suối.
Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhánh sông chính đó là sông Kiến
Giang đi qua 12 xã, 1 thị trấn, đây là nguồn cung cấp nước cho nhân dân
trong vùng, đặc biệt là về mùa khô.
39
Địa hình huyện Lệ Thủy được phân biệt rõ ràng với 3 dạng địa hình,
pía tây chạy dọc theo dãy núi Trường sơn hùng vĩ là dạng địa hình đồi núi rẻo
cao, phía đông là một dãy cồn cỏ cát trắng chạy dọc theo biển, xen kẽ giữa
đồi núi và cát trắng là một dãy đồng bằng nhỏ hẹp.
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy)
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Huyện Lệ Thủy có 3 vùng địa lý, kinh tế rõ rệt: Vùng đồi núi biên giới,
rẻo cao; vùng đồng bằng; vùng bãi ngang ven biển;
Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ
cấu đầu tư toàn xã hội ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hàng năm tăng 11%; ngành nông- lâm nghiệp - thuỷ sản
tăng 6,21%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,75%; ngành dịch vụ tăng
17,13%; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 15,2%. GDP
bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/năm, đến năm 2015
40
đạt 26 triệu.
Tổng số xã thực hiện Chương trình 135: 5 xã (Kim Thủy, Ngân Thủy,
Lâm Thủy, Thái Thủy thuộc xã khu vực III; Văn Thủy thuộc xã khu vực II).
Trong đó có 3 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Số hộ, số khẩu tính đến ngày 31/10/2015: 3.890 hộ, với 16.231 nhân
khẩu; có 1.268 hộ đồng bào dân tộc, với 5.300 nhân khẩu;
Tỷ lệ hộ nghèo diễn biến qua các năm như sau: Năm 2011: 53,97%
(trong đó vùng đồng bào dân tộc 78,56%); năm 2012: 46,15% (trong đó vùng
đồng bào dân tộc 68,80%); năm 2013: 38,91% (trong đó vùng đồng bào dân
tộc 57,12%); năm 2014: 30,68% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 46,58%);
năm 2015: 22,75% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 35,59%), giảm bình quân
6,24%/năm (vùng đồng bào dân tộc giảm 14,32%/năm);
Do đặc thù là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới,
vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, có đông người đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn,
sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây
dựng chưa đồng bộ, kinh tế - xã hội chậm phát triển, một số bộ phận đồng bào
dân tộc còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với
mặt bằng chung của toàn huyện.
Tuy kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhưng còn bộc lộ những hạn
chế như:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền
vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, một số chương trình kinh tế
trọng điểm của huyện thực hiện chưa thật tích cực, quyết liệt, hiệu quả chưa
cao, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các vùng.
Việc triển khai lập các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch còn chậm.
Khả năng huy động nội lực còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư xây dựng các công
41
trình dự án chủ yếu là của nhà nước và của các tổ chức tài trợ. Hiệu quả đầu
tư một số dự án công trình chưa cao, chất lượng và tiến độ thi công chưa đảm
bảo yêu cầu. Giải phóng mặt bằng một số công trình vẫn còn vướng mắc.
Nguồn thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ
cấp quyền sử dụng đất. Công tác quản lý, sử dụng ngân sách có việc vẫn còn
thiếu sót. Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn còn khó khăn.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất, kết cấu
hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
* Đặc điểm dân cư
Dân số cuối năm 2015 của toàn huyện là 142.718 người với 2 dân tộc
chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Bru – Vân Kiều. Trong đó dân tộc Bru
Vân Kiều có 1.268 hộ chiếm 3,5% tổng số hộ, với 5.300 nhân khẩu chiếm
4% tổng dân số. Mật độ dân số là 101,81 người/Km2, dân cư thưa thớt tập
trung sinh sống chủ yếu ở dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc đôi bờ sông Kiến Giang
và chủ yếu là người dân tộc kinh sinh sống. Dân tộc Bru Vân Kiều sinh sống
phân bố chủ yếu ở địa hình rừng núi rẻo cao thuộc 3 xã Kim Thủy, Ngân
Thủy, Lâm Thủy với diện tích khoảng 96.724 ha chiếm 69% diện tích toàn
vùng.
2.2 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân
tộc thiểu số
Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy là cơ quan chính quyền ở địa phương
gồm có 13 phòng ban trực thuộc tham mưu thực hiện các công việc chuyên
môn của toàn huyện. Trong đó, Phòng lao động thương binh và xã hội và
phòng dân tộc là hai cơ quan trực tiếp tham mưu thực hiện chính sách ASXH
đối với đồng bào DTTS.
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình

More Related Content

What's hot

Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 

What's hot (19)

Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
 
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
 
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đCông tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 

Similar to Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình (20)

Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk LắkĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN DANH HÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN DANH HÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài " Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017 Học viên Nguyễn Danh Hào
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Khoa sau đại học – Học viện hành chính quốc gia cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy cùng các phòng ban của huyện đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp HC20.T4 – Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, các đông nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đơc tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng , nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy giáo, cô giáo các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Nguyễn Danh Hào
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ............................ 8 1.1An sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội................................8 1.1.1Khái niệm an sinh xã hội ......................................................................8 1.1.2Bản chất và tính tất yếu của chính sách an sinh xã hội.......................10 1.1.3 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay ...............................................................15 1.1.4Cấu trúc nội dung của hệ thống chính sách an sinh xã hội ................18 1.1.5Thực thi chính sách an sinh xã hội và quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội ………………………………………………………………..20 1.2 Dân tộc thiểu số và hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số...24 1.2.1Khái niệm về dân tộc thiểu số.............................................................24 1.2.2Hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ................................25 1.3Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số..........................................................28 1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.................................28 1.3.2 Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã hội hiện nay................................................................................................31 1.3.3 Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam .................................................................................................35 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH......................................................................................... 38 2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.........................................................................................38
  • 6. 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................38 2.2 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số................................................................................................................41 2.3 Tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy......................................................................................................46 2.3.1 Thực hiện chính sách ưu đãi người có công, thương bệnh binh, gia đình chính sách thuộc đối tượng DTTS ...............................................................46 2.3.2. Thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội ...............................................48 2.3.3. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số...52 2.3.4. Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với dân tộc thiểu số..........56 2.3.5. Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với dân tộc thiểu số..............57 2.4 Đánh giá tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.....................59 2.4.1 Bối cảnh thực thi hệ thống ASXH đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng bình.................................................................59 2.4.2 Kết quả đạt được ...............................................................................61 2.4.3 Những tồn tại, hạn chế.......................................................................62 2.4.4. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế..................................65 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC TIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................................................................................. 70 3.1. Quan điểm định hướng..........................................................................70 3.1.1. Quan điểm định hướng của Đảng.......................................................70 3.1.2. Quan điểm định hướng về chính sách An sinh xã hội đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy................................................................................75 3.2. Những giải pháp cụ thể.........................................................................79
  • 7. 3.2.1. Đối với chính sách ưu đãi người có công, thương bệnh binh, gia đình chính sách thuộc đối tượng dân tộc thiểu số................................................79 3.2.2. Chính sách Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, nạn nhân chất độc da cam và người tàn tật là người dân tộc thiểu số ................................................................................82 3.2.3. Chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số....................85 3.2.4. Chính sách Bảo hiểm xã hội đối với dân tộc thiểu số .........................87 3.2.5. Chính sách Bảo hiểm y tế đối với dân tộc thiểu số ..............................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BTXH : Bảo trợ xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DTTS : Dân tộc thiểu số KT – XH : Kinh tế xã hội UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên Bảng Trang 2.1 Số lượng đối tượng và kinh phí hỗ trợ chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH đối với người khuyết tật là người đồng bào DTTS trong 5 năm qua. 53 2.2 Tốc độ giảm nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015 54 2.3 Đối tượng dân tộc thiểu số tham gia BHYT từ 2011 – 2015 59
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT TÊN SƠ ĐỒ TRANG 1 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 44
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi mới thành lập đến nay, Đảng ta luôn chú trọng chăm lo đời sống của nhân dân mà nổi bật là chính sách ASXH đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách ASXH đã được Đảng ta nâng tầm lên ngang bằng với các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Những thành quả đạt được trong thời gian qua đã được Đại hội Đảng XII chỉ rõ “Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực. Chính sách ASXH tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực. ASXH cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Nhận thức của nhân dân về tự bảo đảm ASXH có tiến bộ, huy động nguồn lực xã hội tốt hơn. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ” [20,tr. 238]. Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 2011 – 2020 cũng khẳng định “Tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá, xã hội. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hoá, xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững" [2, tr.124].. Bên cạnh những thành công đó, nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, là một nước nông nghiệp với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông thôn, nhưng đến nay nông thôn nước ta vẩn còn nghèo, nông dân vẩn còn khổ, nền nông nghiệp vẩn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng thất nghiệp thiếu công ăn việc làm của người lao động còn khá phổ biến, khoảng cách thu nhập vẩn chưa được thu hẹp, tình trạng đói nghèo và tái
  • 12. 2 nghèo vẩn chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, ASXH còn nhiều khó khăn đặc biệt là ASXH cho người DTTS. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết những khó khăn trên, song đây vẩn là vấn đề phức tạp, trong đó ASXH đối với người DTTS là vấn đề bức xúc nhất. Mấu chốt của vấn đề là ở chổ người DTTS có thu hập rất thấp, đời sống hiện tại còn rất khó khăn, hệ thống ASXH đối với dân tộc thiểu số chưa được thực hiện đầy đủ về chiều rộng lẩn chiều sâu. Chính điều đó làm cho họ dễ bị tổn thương khi có những biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai…, xảy ra. Hậu quả là họ lâm vào đói nghèo. Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng bình có 02 dân tộc thiểu số chủ yếu đó là: Dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Khùa với 1.268 hộ, 5.300 khẩu sinh sống tập trung chủ yếu ở 3 xã với 25 bản. Đời sống của người DTTS ở đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có nguy cơ tái nghèo là rất cao. Chính sách ASXH ở đây tuy đã được quan tâm nhưng vẩn còn nhiều hạn chế. Tình trạng người DTTS ở đây thất nghiệp và không có việc làm còn phổ biến, người dân ở đây chủ yếu là làm rẩy nên hiệu quả chưa cao. Các chính sách hỗ trợ cho người DTTS đang mang tính tức thời, chưa có chiều sâu do đó, đời sống người DTTS ở đây vẩn còn nhiều phức tạp. Tình hình phân hóa giàu nghèo giữa người DTTS với các nhóm người khác ngày càng tăng. Từ đó, đã có rất nhiều vấn đề đã đặt ra đó là: các hình thức ASXH đối với người DTTS ở đây được thực hiện như thế nào? Trong thời gian tới sẽ có những chính sách gì phù hợp để thúc đẩy kinh tế người DTTS ở đây phát triển? Chính sách ASXH sẽ tiếp cận trên những phương diện nào để giúp cho người DTTS ở đây phát triển toàn diện rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hệ thống chính sách ASXH đối với người DTTS đã được thực hiện đầy đủ hay chưa? Đó là những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi có sự nghiên cứu trong quá
  • 13. 3 trình hoàn thiện hệ thống ASXH cho người DTTS của cả nước nói chung và của người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Xuất phát từ đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề ASXH đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như sau: Mai Ngọc Cường , Chính sách xã hội nông thôn: Kinh nghiệm Cộng Hòa Liên Bang Đức và thực tiễn Việt Nam. Đã đúc rút kinh nghiệm chính sách xã hội nông thôn của Cộng Hòa Liên Bang Đức để đề ra các chính sách nông thôn ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Mai Ngọc Anh, ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, năm 2009. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam kết hợp với hệ thống ASXH đối với nông dân của các nước phát triển cũng như các nước có môi trường kinh tế chính trị hoặc văn hóa tương đồng ở Việt Nam, luận án ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm và phương hướng phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế ở nước ta hiện nay và trong những năm tới. Song song với các đề tài cấp Nhà nước thì có nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề ASXH được đăng trên các tạp chí, diển đàn khoa học và có thể kể đến các chuyên đề nghiên cứu sau: Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội;Hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Được đăng trên tạp chí cộng sản (2015).
  • 14. 4 Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thạc sỹ Đặng Đỗ Quyên; Đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với DTTS ở Việt Nam. Thạc sỹ Nguyễn Văn Chiều; ASXH và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoach định chính sách ASXH ở Việt Nam. “ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” của học viên Nguyễn Xuân Chiêm, khóa 17, Học viện Hành chính quốc gia. “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa của bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” của học viên Lương Vĩnh Thái, khóa 16, Học viện Hành chính quốc gia. Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn và thực hiện chính sách ASXH và các nội dung liên quan đến ASXH. Đồng thời, các nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách ASXH tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu này đã đề ra các giải pháp để thực hiện chính sách ASXH khá phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó mang tầm vĩ mô bao quát toàn nước hoặc nghiên cứu ở các địa phương khác nên chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nên việc nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình như là một hệ thống độc lập vẩn chưa được giải quyết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  • 15. 5 * Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát, nghiên cứu việc thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy bao gồm: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách BTXH, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách BHXH, chính sách BHYT. Thời gian ghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Qua việc phân tích, đánh giá quá trình thực thi hệ thống chính sách ASXH đối với DTTS tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực thi hệ thống chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy. * Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: + Làm rõ những nội dung lý luận về hệ thống ASXH đối với người DTTS dựa trên quan điểm của Đảng và các quy định của nhà nước ta. + Phân tích thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy. + Đề xuất phương hướng, giải pháp xây hoàn thiện việc thực thi chính sách ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận đó, trong nghiên cứu sử dụng: - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu về thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sử dụng phương pháp tư duy Logic, tổng hợp quy nạp, diển giải
  • 16. 6 trong quá trình nghiên cứu việc thực hiện ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy. - Phương pháp ngiên cứu tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích…, của các đề tài, dự án , công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề liên quan để đề xuất các giải pháp trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy trong giai đoạn tới. - Trong quá trình thực hiện luận văn sử dụng thống kê định lượng và phân tích định tính. Tùy vào tính chất của từng chương, từng phần để sử dụng một trong các phương pháp trên làm chủ đạo. 6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trong giai đoạn hiên nay. Khái quát thực trạng việc thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những thành tựu hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của việc thực hiện ASXH hiện hành đối với DTTS. Làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó đề xuất các phương án xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy trong giai đoạn tới. Khuyến nghị các giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS đảm bảo cho tính khả thi của các phương án chính sách đã đề xuất. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
  • 17. 7 Chương I: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách ASXH đối với người DTTS trong giai đoạn hiện nay. Chương II: Thực trạng việc thực hiện hệ thống ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chương III: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện trong việc thực hiện hệ thống ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tới.
  • 18. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 An sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội ASXH là khái niệm được ra đời ở các nước công nghiệp phát triển từ cuối thế kỷ XIX và hiện nay đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. ASXH là khái niệm có nội dung rộng và ngày càng được hoàn thiện về phạm vi, đối tượng và chức năng. Theo một số tổ chức của thế giới thì ASXH được hiểu như sau: Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): "ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có nạn nhân trẻ em". Định nghĩa nhấn mạnh khía cạnh phân phối phúc lợi, bảo hiểm và mở rộng việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức. [30, Tr.3] Theo Ngân hàng Thế giới (WB): "ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập". Định nghĩa này nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm kiềm chế nguy cơ làm giảm thu nhập của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. [30, Tr6] Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): "ASXH là các chính sách, chương trình giảm nghèo và sự giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động, giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của
  • 19. 9 họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập". Định nghĩa nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo ASXH, giảm nhẹ những tác động bất lợi đến người dân. Ở Việt Nam, xung quanh khái niệm ASXH cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau. GS.TS Mai Ngọc Cường trong công trình "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam lại cho rằng, để thấy hết được bản chất của ASXH cần phải tiếp cận khái niệm này theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, "ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội" [31, tr.21]. Còn khi hiểu ASXH theo nghĩa hẹp thì đó "là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ" [31, tr.22]. Theo GS Hoàng Chí Bảo “ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực phát triển con người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách”[1, tr.2] Trong Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội xây dựng thì: "ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế" [2, tr.3]. Tóm lại, An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho
  • 20. 10 các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. 1.1.2 Bản chất và tính tất yếu của chính sách an sinh xã hội Chính sách ASXH là hệ thống các chính sách do nhà nước ban hành để thực hiện các mục tiêu ASXH Theo khái niệm an sinh xã hội ở trên, có thể thấy: - ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình. - Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng. - Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biến cố, những “ rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập…. Như vậy, có thể nói bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH từ những khía cạnh sau: * ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp quốc thừa nhận. Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những “rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện
  • 21. 11 công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau. ASXH, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung vào ba vấn đề chủ yếu: - Thứ nhất, là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm, đó là sự BHXH. Có thể nói BHXH là xương sống của hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thống BHXH hoạt động có hiệu quả thì mới có thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Thông qua các trợ cấp BHXH, người lao động có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. - Thứ hai, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động và các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi mặt cuộc sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người. - Thứ ba, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho những người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người cần sự giúp đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình, ASXH cũng khuyến khích, thậm chí bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn, ở, dịch vụ đi lại. Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay thế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “những chuyển giao xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người
  • 22. 12 “yếu thế” hơn (hiểu một cách tương đối, biện chứng nhất – TG) trong cộng đồng xã hội. Như vậy, có thể thấy rõ bản chất của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi. * ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo. ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt có thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, bình yên. * ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
  • 23. 13 Một là. ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội. Trên bình diện kinh tế, ASXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai chiều ngang và dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang là sự phân phối lại giữa những người khoẻ mạnh và người ốm đau, giữa người đang làm việc và người đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình. Một bên là những người đóng góp đều đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc đóng thế, còn bên kia là những người được hưởng trong các trường hợp với các điều kiện xác định. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉ xảy ra trong nội bộ những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp (một “tập hợp đóng” tương đối). Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và sức mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá thấp, cho những nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu, kiểm soát giá cả, thu nhập và lợi nhuận…) hoặc gián tiếp (trợ cấp thực phẩm, cung cấp hiện vật hoặc các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, nhà ở, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em…). Việc phân phối lại theo chiều dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn (thực hiện cho một “tập hợp mở” tương đối). Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân phối lại theo chiều dọc còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và tổ chức. Song cũng có thể có một số biện pháp để thực hiện một số chế độ cho những người có thu nhập thấp thông qua hệ thống đóng góp và hệ thống trợ cấp. Những người có thu nhập thấp thường được miễn giảm chế độ đóng góp, hoặc được người chủ sử dụng lao động (kể cả Nhà nước) đóng cho hoàn toàn. Hệ thống trợ cấp cũng lưu
  • 24. 14 ý tới những người có thu nhập thấp (tỷ lệ trợ cấp cao hơn so với những người có thu nhập cao). Sự phân phối theo chiều ngang và theo chiều dọc đã tạo ra một lưới ASXH (social safety net hoặc social security net). Hai là: ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến nay người ta đã ý thức được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế giới. Những lưới đầu tiên của ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn cho họ. Sự phát triển sau này của những lưới khác tạo ra sự đa dạng trong ASXH, giải quyết được những nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm người trong những trường hợp “rủi ro xã hội”. Tuy nhiên, phải thấy rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèo túng mà chỉ có tác dụng góp phần đẩy lùi nghèo túng, góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ba là: ASXH là một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người. Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nảy sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống ASXH hình thành và phát triển. Tất nhiên, ASXH là
  • 25. 15 một quá trình phát triển toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng phong phú, đa dạng. 1.1.3 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay Để thấy được vai trò của chính sách ASXH chúng ta xem xét trên hai khía cạnh: Thứ nhất, vai trò của chính sách ASXH đối với nhà nước và cộng đồng Chính sách ASXH là một trong những hợp phần quan trọng trong chương trình xã hội của một quốc gia và là một công cụ quản lý của nhà nước. Thông qua hệ thống luật pháp, biện pháp và chương trình hành động, nhà nước đảm bảo ASXH cho người dân, qua đó giữ gìn sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo ra sự hài hoà, giảm bớt chênh lệch giữa các khu vực, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Thông qua chính sách ASXH để nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững. Thực hiện chính sách ASXH sẽ góp phần đảm bảo xã hội không có sự loại trừ và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn từ quá trình phát triển kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Một chính sách ASXH ổn định và bao phủ rộng có thể giúp cho nhà nước tái phân phối của cải xã hội nhằm giải phóng tối đa các nguồn lực trong dân cư. Chính vì thế, hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay thế thu nhập mà đã trở thành những "véctơ hỗn hợp" thực hiện chức năng "chuyển giao xã hội", tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người "yếu thế" hơn. Thực hiện chính sách ASXH đã trở thành chức năng cơ
  • 26. 16 bản của các nhà nước, nhằm tạo ra điều kiện cần và đủ cho sự phát triển KT - XH bền vững. Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế dựa trên nguyên tắc công bằng, đoàn kết còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Thông qua cách thức thiết kế và thực hiện chính sách ASXH còn cho thấy mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người của mỗi nhà nước. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của chính sách ASXH là vì con người, bảo đảm cho mọi người tự do, hạnh phúc, có việc làm, thu nhập và phát triển toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu của việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách ASXH. Ngoài ra, việc nhận thức và đề ra chính sách ASXH còn thể hiện một bước tiến mới về tư duy phát triển xã hội của các nhà nước. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để kích hoạt, định hướng sự phát triển xã hội bền vững. Việc thực hiện chính sách ASXH góp phần tạo ra điều kiện phát triển xã hội, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của quá trình phát triển kinh tế. Thực hiện chính sách ASXH hiệu quả góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Hiệu quả của chính sách ASXH sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các nhân tố khác trong xã hội. Vì thế, khi nói nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách ASXH thì điều này không chỉ nhấn mạnh đến nguồn lực vật chất mà phải đặt nó - chính sách ASXH - trong sự tác động đến các chính sách KT - XH khác và trong tổng thể phát triển KT - XH nói chung. Thứ hai, vai trò của chính sách ASXH đối với các cá nhân và hộ gia đình Mỗi người trong xã hội là những biểu hiện khác nhau về địa vị, chủng tộc, tôn giáo và trình độ kinh tế. Nhưng vượt lên trên tất cả, với tư cách là một con
  • 27. 17 người, họ phải được đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất để phát huy hết khả năng của mình mà không có sự phân biệt. Vì thế, vai trò của chính sách ASXH là phải cung cấp cho những người bất hạnh, những người kém may mắn những điều kiện và lực đẩy cần thiết để khắc phục những "rủi ro", nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng. Chính sách ASXH hợp lý sẽ góp phần kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người. Với tư cách là một trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội, chính sách ASXH được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển. Một chính sách ASXH được thiết kế hiệu quả có thể hỗ trợ cho các hộ gia đình "quản lý" được rủi ro và có đủ năng lực vật chất để đương đầu được trong những giai đoạn khó khăn. Đồng thời, chính sách ASXH còn hỗ trợ các hộ gia đình có điều kiện đầu tư tốt hơn cho tương lai, giúp họ tiếp cận được các cơ hội để phát triển. Một chính sách ASXH rộng mở sẽ hỗ trợ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương, phá vỡ vòng tròn nghèo đói. Có thể nói, chính sách ASXH có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân. Từ phương diện tiếp cận quyền, các chính sách và hệ thống ASXH chính là sự phúc đáp của nền quản trị đối với các quyền cơ bản, thiết yếu của con người. Trên bình diện xã hội, chính sách ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư "yếu thế". Trên bình diện kinh tế, chính sách ASXH trở thành một công cụ phân phối lại thu nhập theo hai chiều ngang và dọc giữa các thành viên trong xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, những nỗ lực cải thiện hệ thống ASXH còn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hội nhập vào khu vực và thế giới của một quốc gia. Với ý nghĩa là thước đo trình độ phát triển
  • 28. 18 của một quốc gia, đảm bảo ASXH luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nước, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào. 1.1.4 Cấu trúc nội dung của hệ thống chính sách an sinh xã hội Khi phân tích về cấu trúc của hệ thống chính sách ASXH vẫn còn nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba hợp phần trong cấu trúc nội dung: Thứ nhất: Các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro. Đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư, giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ sở cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề, hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao ký năng cho người lao động. Thứ hai: Các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro. Đây được coi là tầng lớp thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng – hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…vv. Chính sách thuộc tầng này rất nhảy cảm, nếu phù hợp thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng. Thứ ba: Các chính sách, chương trình nhằm khắc phục rủi ro.
  • 29. 19 Đây được coi là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như: Thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội. Ở Việt Nam cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH gồm 5 hợp phần chia thành 5 tầng đó là: Tầng thứ nhất: Bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội. Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người, bất cứ ai nằm dưới lưới này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên, không bị lọt lưới. Tầng thứ hai: Chính sách thị trường lao động: Tầng này có tính chất phòng ngừa, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc bị thất nghiệp thông qua các chính sách thị trường lao động chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và sớm giúp họ trở lại có việc làm. Tầng thứ ba: Bao gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác. Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH nhằm khắc phục những rủi ro cho người dân, trước hết là người lao động, trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết. Tầng thứ tư: Chính sách ưu đãi xã hội: Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mực tiêu cao cả là đền ơn đáp nghĩa đối với sự hi sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước, là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.
  • 30. 20 Tầng thứ năm: Trợ giúp xã hội Đây là tầng đảm bảo ít nhất mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.Việc phân chia thành các tầng này của hệ thống ASXH như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mô hình ASXH nước ta. 1.1.5 Thực thi chính sách an sinh xã hội và quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội 1.1.5.1 Thực thi chính sách an sinh xã hội Thực thi chính sách ASXH là một khâu hợp thành chu trình chính sách, đó là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã xác định từ trước.. Như vậy, thực thi chính sách ASXH là việc đưa các chính sách ASXH vào áp dụng trong thực tiễn, hoạt động này chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện. Trong đó chủ yếu là cơ quan Lao động thương binh xã hội ở các cấp tham mưu cho ủy ban nhân dân cùng cấp để thực hiện. Trong quá trình thực hiện các bước của chính sách ASXH cần phải được được có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ. Đồng thời cần tạo sự linh hoạt tránh cứng nhắc trong từng giai đoạn thực hiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với từng vùng miền, từng địa phương. Đảm bảo chính sách ASXH đó đạt được mục tiêu cao nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của từng nơi, từng dân tộc. 1.1.5.2 Quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội *Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Kế hoạch triển khai thực thi chính sách được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ Trung
  • 31. 21 ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; xác định các nguồn lực ; xây dựng thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những nội qui, qui chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia: tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách, v.v. Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định. *Phổ biến, tuyên truyền chính sách Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách: Để một chương trình chính sách đạt hiệu quả như mục tiêu đã đưa ra thì một yêu cầu tất yếu đó là phải phổ biến, tuyên truyền nội dung, mục đích, yêu cầu, đối tượng thụ hưởng…vv, cho tất cả các chủ thể trong chính sách hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm nhận thức đầy đủ tính chất, trình độ, qui mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. *Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
  • 32. 22 Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối họp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.Hoạt động phân công, phối họp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. *Duy trì chính sách Đây là những hoạt động nhằm đảm bảo cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn vậy phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chính sách - phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách. Nếu việc thực thi chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách. Đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết họp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chính sách trong đời sống xã hội.
  • 33. 23 *Điều chỉnh chính sách Điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngàycàng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo qui định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt, vì thế cơ quan nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách. Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Để chính sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế; chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu - nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách đó bị thất bại *Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả. Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu
  • 34. 24 chính sách. *Đánh giá tổng kết kinh nghiệm Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách. Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách. Cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội qui, qui chế được xây dựng ở bước 2 của phần này. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản qui phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo - điều hành của các cơ quan nhà nước, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những qui định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian [26, tr.166-190]. 1.2 Dân tộc thiểu số và hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số 1.2.1Khái niệm về dân tộc thiểu số
  • 35. 25 Hiện nay, có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về DTTS, tuy nhiên để hiểu một cách tổng quát nhất thì: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2.2 Hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số Hệ thống ASXH đối với DTTS được xây dựng trên cơ sở hệ thống ASXH chung của cả nước và bao gồm 5 nội dung chủ yếu đó là: Thứ nhất: Chính sách ưu đãi người có công Đây là loại hình chính sách đặc thù của nước ta và một số nước trên thế giới. Đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, sau hai cuộc chiến tranh hậu quả để lại cho cả nước và nhân dân là rất lớn. Để bù đắp một phần xương máu, sự hi sinh cao cả đó. Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến chế độ ưu đãi người có công hướng tới các đối tượng chủ yếu như sau: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; - Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945; - Liệt sĩ; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; - Anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến; - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Bệnh binh; - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Hoạt hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;
  • 36. 26 - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; - Người có công giúp đỡ cách mạng. Thứ hai: Chính sách Bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Chính sách BTXH hướng tới các đối tượng sau: 1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ). 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. 4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
  • 37. 27 5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. 7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. 8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. 9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi. Thứ ba: Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với DTTS Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợ, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác không được người khác tôn trọng.được trên phương diện đạo đức. Đó là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó và người ta có thể cho rằng đó là điều kiện không thể chấp nhận. Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho người dân thoát khỏi cảnh nghèo, tự đảm bảo được cuộc sống một cách lâu dài và bền vững. Khi số người nghèo giảm xuống, gánh nặng trợ cấp sẽ giảm xuống, them vào đó người nông dân có thêm thu nhập, có tiền để tham gia các chương trình BHYT, BHXH tự nguyện. Quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn góp phần củng cố mạng lưới ASXH của Việt Nam.
  • 38. 28 Thứ tư: Chính sách BHXH Bảo hiểm xã hội theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công bằng nhằm tránh tình trạng khốn khó về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập đáng kể về bệnh tật, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong. Theo luật Việt Nam năm 2006 thì: BHXH là sự đmr bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.[40] Chế độ BHXH bao gồm năm vấn đề sau: Chế độ trợ cấp ốm đau Chế độ trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ trợ cấp hưu trí Chế độ trợ cấp tử tuất Thứ năm: Chính sách BHYT đối với DTTS Con người ai cũng muốn khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc nhưng trong đời người những rủi ro bất ngờ về sức khỏe, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Để khắc phục khó khăn cũng như có thể chủ động về tài chính khi phải đối mặt với những rủi ro, bất ngờ về sức khỏe thì con người có thiên hướng tham gia vào loại hình BHYT. Đối với DTTS thì loại hình BHYT được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT. 1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số 1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
  • 39. 29 An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chính sách an sinh xã hội cần tập trung vào 4 nội dung chính như sau: Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động. Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin. Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp
  • 40. 30 với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bền vững. An sinh xã hội được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tiếp tục phát triển quan điểm, chủ trương đó của Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt Nghị Quyết số 15- NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu: Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn; coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo,…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần
  • 41. 31 từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. 1.3.2 Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã hội hiện nay Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Cụ thể: Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường. Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo, theo đó nhiều chính sách về an sinh xã hội được ban hành. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, nhất là xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, Việt Nam là một trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, nhận được những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Dù còn có những hạn chế và bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng
  • 42. 32 kết quả, thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám, chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế... là những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội. Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm quyền an sinh xã hội cho mọi người dân. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ bản cho người dân (Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; Điều 59: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”). Bộ Luật Lao động sửa đổi (năm 2012) tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện hoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Luật Việc làm (ban hành lần đầu, năm 2013) lần đầu tiên Việt Nam có Bộ Luật hướng đến khu vực kinh tế phi chính thức; tiếp tục mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (mọi lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đều bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao phủ toàn dân sang bảo hiểm y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự tham gia của người dân vào bảo hiểm y tế (hoàn thiện chế độ đóng, chế độ hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm y tế); mở rộng đối tượng được Nhà nước bảo hộ một phần và toàn phần để tham gia bảo hiểm y tế. Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (năm 2014) mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc có hợp đồng từ
  • 43. 33 1 tháng trở lên; tăng cường chế tài đối với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội; hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp với điều kiện về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức; đề xuất giải pháp khuyến khích người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội; hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng. Nếu như năm 2012 tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm 2015 con số này tăng lên khoảng trên 6,6% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước không giảm đi bất cứ một chính sách, khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng lên; thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội từ nhiều nguồn lực trong đó các nguồn lực chính là nguồn lực nhà nước, nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân. Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dưới 6%; đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải thiện và nâng cao. Đa số người dân có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dưới 2%; tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 20%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 17%. Đa số người lao động đã tiếp cận được y tế cơ sở, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 71,6%; khoảng 3% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền mặt hằng tháng và các hình thức khác; cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, cấp tiểu học và trung học cơ sở; tình trạng nhà ở, nước sạch và thông tin được cải thiện đáng kể.
  • 44. 34 Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Trong giai đoạn từ 2009 đến nay, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm từ trên 8% (năm 2008) xuống còn dưới 6% (năm 2014), khả năng huy động ngân sách cho an sinh xã hội gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào ngưỡng thu nhập trung bình (thấp), nên các tài trợ quốc tế không hoàn lại bị cắt giảm đáng kể. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ 40 năm trước, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn nặng nề, đối tượng trợ giúp xã hội còn nhiều, chưa giải quyết hết được. Việt Nam lại thuộc nhóm nước Đông Nam Á chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, như mưa bão, lũ lụt thường xuyên, nước biển dâng,… gây thiệt hại mỗi năm khoảng trên 1% GDP. Xu hướng già hóa dân số nhanh hơn dự kiến đặt ra những thách thức về chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chính sách an sinh xã hội. Năm 2009, Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa (tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân số), dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ người già ở Việt Nam chiến trên 20% dân số). Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành còn phân tán, manh mún, thiếu sự gắn kết, chưa khuyến khích người dân tích cực tham gia... Hiệu quả chính sách còn hạn chế. Các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu sản xuất; chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt gần 20% (năm 2014). Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 70%; chênh lệch giàu - nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, nhất là giữa khu
  • 45. 35 vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với các vùng còn lại; giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa. Đa số lao động phi chính thức chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết năm 2014, cả nước có gần 4.415 triệu người từ 55 tuổi trở lên hưởng an sinh tuổi già (gồm 2,2 triệu người hưởng chế độ hưu trí, 1,6 triệu người già trên 80 tuổi và 670 nghìn người cao tuổi thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp tuổi già). Tỷ lệ người hưởng trợ cấp tiền mặt hằng tháng khoảng 3% dân số, nhưng đời sống của họ còn khó khăn do mức trợ cấp thấp; công tác trợ giúp đột xuất có phạm vi hẹp, huy động nguồn lực xã hội khó khăn, điều phối còn bất cập. Chênh lệch về thụ hưởng giáo dục giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc có xu hướng gia tăng. Mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân còn nhiều thách thức, vẫn còn gần 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chậm; chất lượng chăm sóc y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp. Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn chậm; vấn đề nhà ở cho các nhóm dân cư (lao động di cư, học sinh, sinh viên; dân tộc thiểu số) còn bất cập. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia còn thấp, việc lồng ghép với các chương trình chưa thực hiện tốt. Bố trí ngân sách cho các chương trình thông tin cho vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật thông tin còn thấp,... 1.3.3 Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam Thứ nhất: Quá trình phát triển nên kinh tế thị trường nhiều thành phần đã tác động đến ASXH nhiều vấn đề bức xúc, các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết một cách toàn diện về lý luận và thực tễn . Hệ thống văn bản pháp luật về ASXH chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế.
  • 46. 36 Thứ hai: Chính sách kế hoạch hóa gia đình đã tác động không nhỏ đến sự già hóa dân số. Vấn đề này tác động rất lớn đến ASXH ở nước ta như: lực lượng lao động, chăm sóc y tế người già, các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người già. Thứ ba: Khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật của Việt Nam đang còn thấp, năng lực ứng phó với các tác động bên ngoài còn hạn chế như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…vv. Nguồn lực hỗ trợ cho việc ứng phó này còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thứ tư: Mức đóng, hưởng BHXH còn chư hợp lý, chưa đảm bảo được cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng. Tính liên kết giữa các chế độ chính sách ASXH còn nhiều bất cập. Thứ năm: Sự chênh lệch mức sống giưa các vùng miền diễn ra ngày càng sâu sắc đã làm cho các đối tượng yếu thế trở nên yếu kém hơn và dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro. Như vậy, các nhóm đối tượng ASXH ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách ASXH đa tầng, đa lớp, linh hoạt và đủ khả năng thực hiện được các mục tiêu ASXH đề ra.
  • 47. 37 TIỂU TIẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chính sách ASXH nói chung và chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS nói riêng. Trong đó đề cập đến các khái niệm ASXH, Chính sách ASXH, Thực thi chính sách ASXH, DTTS…vv, tính tất yếu, vai trò, tính chất của ASXH. Đồng thời trong chương 1 đề cập đến cấu trúc, nội dung và quy trình thực thi chính sách ASXH, các đối tượng của ASXH và vai trò phương pháp đánh giá việc thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra, trong chương 1 còn trình bày lý luận về DTTS, quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thành tựu quan trọng về ASXH ở nước ta hiện nay. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam. Qua đó, có cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (Sẽ được trình bày ở chương 2)
  • 48. 38 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên * Điều kiện tự nhiên Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt Nam. Ngày 01 tháng 07 năm 1990, huyện Lệ Thủy được tái thành lập lại thuộc tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý phía nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, Phía tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển đông. Tổng diện tích đất tự nhiên 140.180 ha, dân số 142.718 người [7]. gồm 28 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 03 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm xã Kim Thủy, Lâm Thủy và Ngân Thủy nằm ở phía Tây, chạy dọc theo dãy núi Trường Sơn, trên tuyến biên giới Việt - Lào và 02 xã miền núi Thái Thủy, Văn Thủy, thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015. Diện tích đất tự nhiên các xã vùng đồng bào dân tộc và miền núi chiếm trên 69%, dân số 16.231 người chiếm 11,41%; có 5.300 người đồng bào dân tộc thiểu số (Bru-Vân Kiều) chiếm 3,7% dân số của toàn huyện; Địa hình phức tạp, nhiều khe suối và đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị chia cắt trong mùa mưa lũ, dân cư phân bố không đều, rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông suối. Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhánh sông chính đó là sông Kiến Giang đi qua 12 xã, 1 thị trấn, đây là nguồn cung cấp nước cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là về mùa khô.
  • 49. 39 Địa hình huyện Lệ Thủy được phân biệt rõ ràng với 3 dạng địa hình, pía tây chạy dọc theo dãy núi Trường sơn hùng vĩ là dạng địa hình đồi núi rẻo cao, phía đông là một dãy cồn cỏ cát trắng chạy dọc theo biển, xen kẽ giữa đồi núi và cát trắng là một dãy đồng bằng nhỏ hẹp. (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy) * Điều kiện kinh tế - xã hội: Huyện Lệ Thủy có 3 vùng địa lý, kinh tế rõ rệt: Vùng đồi núi biên giới, rẻo cao; vùng đồng bằng; vùng bãi ngang ven biển; Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu đầu tư toàn xã hội ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 11%; ngành nông- lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 6,21%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,75%; ngành dịch vụ tăng 17,13%; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 15,2%. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/năm, đến năm 2015
  • 50. 40 đạt 26 triệu. Tổng số xã thực hiện Chương trình 135: 5 xã (Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy, Thái Thủy thuộc xã khu vực III; Văn Thủy thuộc xã khu vực II). Trong đó có 3 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Số hộ, số khẩu tính đến ngày 31/10/2015: 3.890 hộ, với 16.231 nhân khẩu; có 1.268 hộ đồng bào dân tộc, với 5.300 nhân khẩu; Tỷ lệ hộ nghèo diễn biến qua các năm như sau: Năm 2011: 53,97% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 78,56%); năm 2012: 46,15% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 68,80%); năm 2013: 38,91% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 57,12%); năm 2014: 30,68% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 46,58%); năm 2015: 22,75% (trong đó vùng đồng bào dân tộc 35,59%), giảm bình quân 6,24%/năm (vùng đồng bào dân tộc giảm 14,32%/năm); Do đặc thù là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, có đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, kinh tế - xã hội chậm phát triển, một số bộ phận đồng bào dân tộc còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với mặt bằng chung của toàn huyện. Tuy kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhưng còn bộc lộ những hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, một số chương trình kinh tế trọng điểm của huyện thực hiện chưa thật tích cực, quyết liệt, hiệu quả chưa cao, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các vùng. Việc triển khai lập các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch còn chậm. Khả năng huy động nội lực còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư xây dựng các công
  • 51. 41 trình dự án chủ yếu là của nhà nước và của các tổ chức tài trợ. Hiệu quả đầu tư một số dự án công trình chưa cao, chất lượng và tiến độ thi công chưa đảm bảo yêu cầu. Giải phóng mặt bằng một số công trình vẫn còn vướng mắc. Nguồn thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất. Công tác quản lý, sử dụng ngân sách có việc vẫn còn thiếu sót. Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn còn khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; * Đặc điểm dân cư Dân số cuối năm 2015 của toàn huyện là 142.718 người với 2 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Bru – Vân Kiều. Trong đó dân tộc Bru Vân Kiều có 1.268 hộ chiếm 3,5% tổng số hộ, với 5.300 nhân khẩu chiếm 4% tổng dân số. Mật độ dân số là 101,81 người/Km2, dân cư thưa thớt tập trung sinh sống chủ yếu ở dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc đôi bờ sông Kiến Giang và chủ yếu là người dân tộc kinh sinh sống. Dân tộc Bru Vân Kiều sinh sống phân bố chủ yếu ở địa hình rừng núi rẻo cao thuộc 3 xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy với diện tích khoảng 96.724 ha chiếm 69% diện tích toàn vùng. 2.2 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy là cơ quan chính quyền ở địa phương gồm có 13 phòng ban trực thuộc tham mưu thực hiện các công việc chuyên môn của toàn huyện. Trong đó, Phòng lao động thương binh và xã hội và phòng dân tộc là hai cơ quan trực tiếp tham mưu thực hiện chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS.