SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

------
TRẦN THỊ BÉ
VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ ĐỐI VỚI
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI (TỪ NĂM 1987 ĐẾN NĂM 2017)
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC
HÀ NỘI – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

------
TRẦN THỊ BÉ
VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ ĐỐI
VỚI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ
XÃ HỘI (TỪ 1987 ĐẾN ĐẦU 2017)
Chuyên ngành : Châu Á học
Mã số : 17035041
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS MAI HỌC CHỪ
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ. Các số liệu, những
kết luận nghiên cứu, hình ảnh được trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2020
Trần Thị Bé
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành
đến GS.TS Mai Ngọc Chừ, người trực tiếp hướng dẫn đề tài này của tôi, Thầy
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong các bước nghiên cứu cũng như
hoàn thành luận văn. Dù bận nhiều việc nhưng Thầy luôn giành thời gian
nhắc nhở cũng như khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ngôi chùa tôi đang tu học tại Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội.
Quý thầy cô trong Khoa Đông Phương học cũng như quý thầy cô ngoài
khoa của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền trao
nhiều kinh nghiệm, kỷ năng cũng như kiến thức quý báu tại thời gian tôi theo
học ở trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè cùng lớp và bạn bè đồng tu đã luôn
giúp đở trong quá trình tìm kiếm tài liệu cũng như các thông tin có liên quan
đến luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả
năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn không tránh khỏi
những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được nhận được sự
góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp nhằm bổ
sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, tháng 3 năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM............................................................................... 7
1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam .............................................. 7
1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam ................................................... 9
1.2.1 Khái niệm Ni giới ..................................................................................... 9
1.2.2 Sự hình thành Ni giới ............................................................................. 10
1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng ............... 14
1.2.4 Hội Sakyadhita ....................................................................................... 18
1.2.5 Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế ............................................................ 20
CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI ...... 25
2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội....................................... 25
2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội ..................................... 26
2.1.2 Đảm nhiệm các vai trò “ Tăng sai” ....................................................... 33
2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo ..........39
2.2.1 Vai trò quản lý Ni giới tại Huế............................................................... 40
2.2.2 Nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo ........................................................... 41
CHƢƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ........... 51
3.1 Hoạt động công tác xã hội ...................................................................... 51
3.1.1 Mở các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ................................................... 52
3.1.2 Thành lập các viện dưỡng lão cho những cụ già có hoàn cảnh khó khăn....54
3.1.3 Từ thiện an sinh xã hội ........................................................................... 56
3.2. Vai trò giáo dục ...................................................................................... 58
3.2.1 Mở các trường mầm non Phật giáo ....................................................... 58
3.2.2 Mở các lớp dạy nghề cho người khuyết tật và khó khăn ....................... 62
3.2.3 Giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ........................................................ 63
3.3 Vai trò y tế ................................................................................................ 65
3.4 Vai trò kinh tế .......................................................................................... 67
3.5 Vai trò về mặt tinh thần.......................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT
Huế ................................................................................................................. 27
Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6
nhiệm kỳ .......................................................................................................... 29
*Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua
các nhiệm kỳ (1987-2017) ............................................................................. 31
Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp,
dạy lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007. ........................................... 35
Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp,
dạy lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017 ................................... 37
Báng 2.6 : Thống kê trung bình số ni chúng ở 5 chùa lớn tại Huế năm1987-
2017 ................................................................................................................. 44
Bảng 3.1 : Thống kê số lượng bình quân các trẻ tại cô nhi viện Đức Sơn và
Ưu Đàm từ 1987 đến 2017 .............................................................................. 52
Bảng 3.2 : Thống kê số người đăng ký dưỡng lão tại chùa Tịnh Đức và Diệu
Viên ................................................................................................................. 55
từ năm1987 đến 2017 ..................................................................................... 55
Bảng 3.3: Thống kê tổng chi bình quân từ thiện qua các năm của Ban từ thiện
thuộc ................................................................................................................ 57
BTS GHPG TT Huế ....................................................................................... 57
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới ngày nay, khi nói đến người phụ nữ, cảm quan của chúng ta
rất khác so với những thập niên của thế kỷ XX trở về trước, họ không còn
nằm trong phạm vi của một người nội trợ hay chỉ “ tam tòng – tứ đức”, phụ
nữ ngày nay đã dấn thân ra xã hội bằng tất cả năng lực của bản thân, góp phần
vào công cuộc xây dựng gia đình và xã hội. Ngày nay người phụ nữ hiện đại
đẹp từ nhân phẩm đến trí tuệ. Sự đối trọng giữa nam và nữ đã luôn tồn tại
trong lòng xã hội qua các thời kỳ khác nhau, đã mặc định phụ nữ chẳng biết
làm gì và cũng không nên làm gì ngoài việc chăm lo chồng con, nội ngoại,
chính những phong tục và lễ nghi phong kiến đã trói buộc và kìm hãm khả
năng của người phụ nữ. Thời nay, khi “thế giới phẳng” là xu thế, người nữ
cũng lên bàn cân của xã hội, cũng làm việc và phát huy năng lực nội tại của
bản thân, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển toàn cầu.
Ni giới Phật giáo không ngoại lệ, tuy là người xuất gia, không màng đến
thế tục, nhưng không có nghĩa là “yếm thế” như người ta từng nghĩ. Vai trò
của họ trong thế giới ngay nay với sở tu sở học của mình cũng đã được khẳng
định, bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp” (Phật pháp không xa rời thế gian
mà thực hành). Ngay từ thời Đức Phật, địa vị người phụ nữ đã được Đức Phật
xác định qua khả năng tu tập và chứng ngộ, thành lập tổ chức Ni đoàn và
tham gia thuyết giảng cho hàng cư sĩ và giáo dục Ni giới1
. Cho đến bây giờ,
vai trò Ni giới Phật giáo càng được đề cao trong sứ mệnh chung của Giáo hội,
ngoài vai trò trong việc tổ chức Tăng đoàn ( gồm Tăng và Ni ) thì vai trò đối
với xã hội cũng được quan tâm đến, được xem là mục tiêu trong việc hoằng
dương chánh pháp.
Huế là một trong những cái nôi của Phật Giáo Việt Nam ở Miền Trung, ở
đây đã từng xuất hiện nhiều Ni Sư lỗi lạc như Ni Sư Diên Trường, Ni sư Diệu
1
Hoà Thượng Minh Châu Việt dịch,Trưởng lão Ni kệ,2005, NXB Tôn Giáo
1
Hương, Ni sư Diệu Không…đóng góp cho quá trình chấn hưng Phật giáo,
cũng như tham gia các hoạt động thành lập cô nhi viện, viện dưỡng lão, từ
thiện an sinh xã hội theo nhu cầu của thời cuộc, chư vị được xem là những Ni
sư đi đầu trong việc dấn thân phụng sự xã hội, làm nền tảng cho những hoạt
động sau này của chư Ni giới Huế nói riêng và Ni giới Việt Nam nói chung.
Với nhãn quan của người thế tục (những người không phải Phật tử, không
hiểu biết về Đạo Phật) một số người nghĩ rằng Phật giáo là tôn giáo của sự
yếm thế, hạn chế trong việc đóng góp vào sự phát triển của xã hội, thì Ni giới
vai trò đối với xã hội càng bị lu mờ. Ni giới chỉ được biết đến là người chỉ
biết “tụng kinh gõ mõ”, cơm rau qua ngày trong chốn thiền môn, ít tham gia
các hoạt động như chư Tăng. Tuy vậy, với người dân Huế - nơi mà giáo lý
Đạo Phật thấm nhuần trong tư tưởng cũng như sanh hoạt thường nhật, họ luôn
thấy được Ni giới ở Huế từ đầu thế kỷ XX đến nay đã luôn có những đóng
góp thiết thực cho xã hội từ những nền tảng đóng góp trước đó của chư Ni.
Đó chính là lý do để chúng tôi chọn xứ Huế làm địa điểm nghiên cứu về vai
trò của Ni giới Phật giáo.
Sở dĩ người viết chọn mốc năm 1987 là bởi thời gian này “Hội nghị
Quốc tế về nữ giới theo Phật giáo” (Sakyadhita International Conferecen on
Buddhish Women) được tổ chức thành lập, từ hội nghị này, vị trí của Nữ giới
Phật giáo được khẳng định, đặc biệt là Ni giới. Hội nghị là một diễn đàn
chung cho giới nữ Phật tử, nơi có thể nói lên tâm tư nguyện vọng, cũng như
tạo mọi điều kiện để Ni giới thực hiện được sứ mệnh “những người con gái
Đức Phật”. Ở đây, phương hướng, mục tiêu được hoạch định phù hợp với
từng quốc gia và thời cuộc, mạnh dạn đưa ra những khiếm khuyết cần khắc
phục. Hơn nữa, năm 1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng thực sự trở thành cột
mốc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, Việt Nam bước vào một
thời kỳ mới, thời kỳ vực dậy để sánh bước với các quốc gia đã và đang phát
triển trong khu vực và thế giới. Từ đây Phật giáo nói chung và Ni giới nói
2
riêng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Với mục đích giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò của Ni giới
Phật giáo, đặc biệt là Ni giới Huế và phát huy hơn nữa sự đóng góp của cộng
đồng Ni giới Việt Nam nói chung và Ni giới Huế trong sứ mệnh “hoằng
nguyện độ sanh” trên con đường lý tưởng của mình, người viết đã lựa chọn đề
tài này. Ngoài việc làm rõ một số đặc điểm của Ni giới Huế so với những
vùng miền khác, người viết đặc biệt quan tâm nghiên cứu vai trò của họ đối
với cộng đồng xã hội hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò
của Ni giới Phật giáo xứ Huế đối với xã hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp
phần khẳng định vai trò và vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo
hữu ích cho những ai quan tâm đến Ni giới nói chung và Ni giới Huế nói
riêng. Ngoài ra luận văn sẽ giúp các Ni hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mình
trong công cuộc “ hoằng pháp lợi sinh”, từ đó tích cực cống hiến cho Phật
giáo và xã hội.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vai trò của Nữ tu sĩ Phật giáo ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
vấn đề này cũng đã được đề cập đến ít nhiều trong một số sách về Phật giáo.
Trước đây có nhiều tác phẩm viết về Ni giới Phật giáo trên thế giới, nhưng
những tác phẩm đó thường viết về cá nhân, như một dạng tự truyện về cuộc
đời và những ảnh hưởng, đóng góp của họ đối với cộng đồng xã hội. Có thể
kể ra một số tác phẩm như Những người con gái Đức Phật (Karma Lekshe
Tsomo, Hoang Phong chuyển ngữ,1988, Snow Lion Publications), Hành trình
của một Nữ tu sĩ Phật giáo: trước những luồng gió ngược chiều (The Journey
of One Buddhist Nun: Even Against the Wind/Sid Brown, Albany, NY: State
University of New York Press, 2001), Thân phận một nữ tu sĩ Phật giáo:
3
Tranh đấu để đạt giác ngộ trong rặng Hy-mã Lạp-sơn (Being a Buddhist
Nun: The Struggle for Enlightenment in the Himalayas, Kim Gutschow,
Harvard University Press, 2004).
Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số sách mang tính chất giới
thiệu hoặc những bài viết nói về tình hình chung của Ni Giới. Ví dụ: Hành trạng
chư Ni Việt Nam (Thích nữ Như Nguyệt, nxb Tôn Giáo, 2017) kể về công hạnh
của các bậc Ni tài Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có đóng góp của Chư Ni
(Nữ Tu) Huế, Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
(Đỗ Thu Hường, Khoá luận tốt nghiệp Triết học, Hà Nội 2010), Quá trình hình
thành và phát triển của ni giới Bắc Tông Thừa Thiên Huế (Trần Đình Sơn,2016,
nxb Hồng Đức), Đường Thiền Sen nở (Lê Ngân & Hồ Đắc Hoài,nxb Lao Động,
2009). Ngoài ra còn có thể kể đến Hồi ký của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không về
môi trường tu học cũng như hành đạo của chư Ni Huế.
Về cơ bản, các tác phẩm chủ yếu giới thiệu về lịch sử và vai trò Phật
giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo ở Huế nói riêng. Có thể nói, cho đến
nay, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về vai trò
của Ni giới Phật giáo Huế.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật
giáo Huế đối với Giáo hội và xã hội Huế.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, người viết thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến Phật giáo và Ni giới
Phật giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với
Giáo hội Phật giáo tại Huế
- Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với xã
4
hội tại Huế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của Ni giới Huế đối với
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và xã hội.
- Phạm vi
+ Phạm vi không gian : thành phố Huế
+ Phạm vị thời gian: 30 năm, từ 1987 đến đầu 2017.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được thực hiện
bằng việc thu thập thông tin từ thư viện, hiệu sách, v.v.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập
được.
- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh đặc điểm của nữ tu Phật
Giáo Huế với các vùng miền liên quan, so sánh vai trò của họ đối với phụ nữ
thế tục trong xã hội ngày nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ni giới Phật
giáo Việt Nam
Chương này đề cập đến khái niệm về Ni giới, sự hình thành Ni giới ở Việt
Nam nói chung và ở Huế nói riêng, Hội Sakyadhita và vài nét về đặc điểm Ni
giới Phật giáo Huế.
Chương 2: Vai trò của Ni giới Huế đối với Giáo hội
Chương này bàn về vai trò của Ni giới Huế trong việc xây dựng tổ chức
Giáo hội (trong bộ máy hoạt động của Giáo hội, trong Tăng sai), trong việc
quản lý Ni giới và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo
5
Chương 3 : Vai trò của Ni giới Huế đối với xã hội
Chương này làm sáng tỏ vai trò của Ni giới trong các hoạt động công
tác xã hội, trong giáo dục, y tế, kinh tế và đời sống tinh thần của người dân.
6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam
Từ khi Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ đã hình thành tổ chức giáo hội
nguyên thủy với khái niệm Tam Bảo làm trụ cột, bốn chúng đệ tử thực hành
và tuân theo những giáo lý mà Đức Phật đã truyền dạy. Hiện nay mỗi một
quốc gia có Phật giáo, đều có những tổ chức giáo hội riêng, với những
phương thức hành đạo và truyền giáo phù hợp với quốc gia và lãnh thổ mà
mình tu học. Phật giáo có hai nhánh chính là Phật giáo Nguyên thủy
(Srilanka, Miến Điện, Thái Lan...) và Phật giáo Phát triển (Trung Quốc, Triều
Tiên, Việt Nam...). Ở Việt Nam đã tồn tại một tổ chức Giáo hội sơ khai được
biết đến là trung tâm Phật giáo Luy Lâu, tồn tại vào khoảng thế kỷ II-III. Theo
Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang, 2014, tr21) : "Đạo Phật được
truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu chắc chắn cho
biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo
phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật đã du nhập vào nước ta
trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên.”
Khi thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, cũng là lúc Pháp mang
theo văn hoá, tín ngưỡng, Tôn giáo phương Tây truyền bá vào Việt Nam. Khi
đó Phật giáo đã không còn được sự ủng hộ như trước đây, bản thân Phật giáo
lúc này nặng về tín ngưỡng hơn tư duy, chư Tăng Ni Phật tử ít am hiểu về
giáo lý. Từ bối cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ có tâm huyết và tinh thần đạo
pháp, dân tộc đã quyết tâm chỉnh đốn lại bằng cách mở các trường Phật học
tại các tỉnh thành, dịch kinh điển sang chữ quốc ngữ cho Tăng Ni, Phật tử dễ
học, dễ hiểu, xây dựng các cơ sở xã hội, ra các tờ tạp chí với mục đích giúp
đỡ nhau cùng học Phật và hoằng pháp, nêu cao tinh thần dân tộc, chương
7
trình phổ cập văn hoá cũng được đưa vào giáo dục cho Tăng Ni.
Phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3 miền Trung - Nam - Bắc
trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu
nước và ý thức trách nhiệm đối với Dân tộc và Đạo pháp của Tăng Ni, Phật
tử, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Cho đến thời điểm Việt Nam được thống nhất về mặt nhà nước vào
năm 1976 tại miền Bắc và miền Nam có nhiều tổ chức Phật giáo khác nhau
hoạt động.
Ở miền Nam, vào ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật
giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để
soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất*
.
Năm 1964 các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất
dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất và sau
17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981.
Đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật
tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp
tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập “Ban Vận động thống nhất
Phật giáo” để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đại
diện của 9 tổ chức, hệ phái:
- Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc);
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang);
- Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh;
- Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam;
- Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam;
- Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer);
*Minh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ: Đôi nét về đạo Phật và GHPGVN
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/944/Doi_net_ve_dao_Phat_va_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_ Nam
8
- Giáo phái Khất sĩ Việt Nam;
- Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông;
- Hội Phật học Nam Việt.
Ngày 07/11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa
Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại
diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của
Phật giáo cả nước lấy tên là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (GHPGVN). Cho
đến nay gần 36 năm, cơ chế tổ chức Giáo Hội đã tự hoàn thiện và hiện có
63/63 đơn vị tỉnh/thành hội Phật giáo trong toàn quốc.
Tại Lời nói đầu của Hiến chương, GHPGVN đã khẳng định: Sự thống
nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành
động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và
phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác định
“Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa
xã hội”, “GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật
tử Việt Nam trong và ngoài nước” .
Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: "Mục đích của GHPGVN là điều hoà,
hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng
dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp
phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”*
1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam
1.2.1 Khái niệm Ni giới
Theo Phật học từ điển ( Đoàn Trung Còn, 2011, NXB Tổng hợp TP
HCM) : Ni có nghĩa là Bà vãi, Cô vãi, người phụ nữ đã thọ giái xuất gia và
*
Ngày 30-1-2013, HT.Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký Quyết định số
016/QĐ/HĐTS chính thức ban hành Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội
đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn
9
tu tại chùa am. Ni chúng
chỗ để tu học, để làm Phật sự.
, nhiều người phụ nữ xuất gia nhóm họp lại một
giới là một trong bốn chúng đệ tử quan trọng của Đức Phật, chỉ cho
những người nữ xuất gia theo Phật giáo, cũng thuộc vào hàng Tăng bảo, thay
Phật hoằng dương chánh pháp. Bao gồm: Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc
và Ưu Bà Di.
Tỳ-khưu: chỉ cho người nam xuất gia.Tỳ- khưu là dịch âm của chữ
Phạn Bhikkhu (sanscrik là Bhiksu) ý nghĩa chủ yếu là khất sĩ. Khất sĩ có
nghĩa trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của
pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng
của mình, của pháp thân vì thế gọi là khất sĩ.
Tỳ-khưu-ni : là dịch âm của Phạn văn Bhiksuni. Tỳ-khưu-ni có nghĩa là
nữ Tỳ khưu hoặc nữ khất sĩ. Ni giới ở đây chỉ cho người nữ xuất gia gồm nữ
tập sự, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na và Tỳ-khưu-ni.
Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di ( Cận sự nam và Cận sự nữ) : “Người sống đời
sống gia đình không phải là vị tu sĩ của Giáo hội, gọi là người tại gia
(gahaṭṭha) hay cư sĩ (Gihi)”. Ngoài việc thực hành giáo pháp với cương vị là
người tại gia, họ còn là người hộ trì đắc lực của Tăng đoàn, cúng dường tứ sự
là ăn, mặc, chỗ ở và thuốc men cho Tăng chúng.
1.2.2 Sự hình thành Ni giới
Ấn Độ được xem là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại,
với những thành tựu mang đậm nét Tôn giáo, là nơi nguồn cội chính thống ủa
các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh. Dù là một
quốc gia có nền văn minh lớn và sớm, nhưng với những thành tựu đó cũng
không làm Ấn Độ thoát khỏi cái khung nói chung của các quốc gia phương
Đông, một mô-típ của cư dân nông nghiệp - địa vị và vai trò của người phụ nữ
vẫn luôn đứng sau người đàn ông.
10
Phật giáo với khẳng định : “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” [ 30;tr
201] đã có một cái nhìn chung về nhân sinh cũng như khả năng của mỗi con
người. Nhìn lại lịch sử Ấn Độ hơn 2500 về trước, khi mà giai cấp được phân
định rất rõ trong xã hội, phụ nữ yếu thế trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là về các
nghi lễ và nghi thức đọc tụng Tôn giáo, người nữ càng không được quyền
chạm đến. Tôn giáo cổ của Ấn Độ cho rằng phụ nữ không có khả năng giác
ngộ, và Ấn Độ giáo coi phụ nữ là thấp hèn, ô uế… Từ khi Phật giáo xuất hiện
thì phụ nữ đã bước lên một nấc thang mới theo tinh thần “ai cũng được quyền
để hạnh phúc”, với sự kiện nổi bật là việc thành lập Ni đoàn Phật giáo, phụ nữ
đã được đặt chân vào ngôi nhà Tôn giáo, mà ở đây chính là Phật giáo, cũng
tham gia vào tổ chức Giáo hội, là một phần quan trọng của Tăng đoàn.
Đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về sự thành lập Ni đoàn Phật giáo và
ai là Tỳ- khưu-ni đầu tiên, nhưng nhìn chung, mọi người đã ngấm ngầm chấp
nhận thời gian thành lập Ni đoàn là lúc Đức Phật chấp nhận sự xuất gia của Di
mẫu Mahaprajapati*
và 500 phụ nữ trong dòng họ Thích xuất gia, sự kiện này
đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng - giải phóng nữ giới.
Với sự chấp thuận của Đức Phật, Tăng đoàn Tỳ-khưu-ni được thành lập
khoảng 5 năm sau khi Phật thành đạo. Các sử liệu kinh tạng ghi lại rằng :
ngày kia Ðức Phật đến thành Kapilavattu để giảng hòa một cuộc tranh chấp
dữ dội giữa hai dân tộc, Sakyan và Koliyan, đang dành quyền sử dụng nước
của dòng sông Rohini. Sau khi cuộc cãi vã cay đắng đã được dàn xếp ổn thỏa
và hai bên dịu giọng, như thường lệ, Ðức Thế Tôn mở lời thuyết giảng Giáo
pháp, và sau khi lắng nghe thời Pháp một số đông người trai trẻ Sakyan xin
gia nhập vào Giáo hội chư Tỳ-Kheo. Các bà vợ của những vị ấy, do Maha
Pajapati Gotami hướng dẫn cũng đến xin xuất gia với Ðức Bổn Sư.
"Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu
*
Mahaprajapati sanh trưởng tại thị trấn Devadaha của xứ Ấn Ðộ cổ xưa, trong gia đình Suppabuddha. Bà là
em của Hoàng Hậu Maha Maya-mẹ Thái Tử Siddhattha
11
vườn Nigrodha. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh
lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế
Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình,
sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ
bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết
giảng.” [6; tr 654,655]
Sau ba lần thưa thỉnh đều bị Phật từ chối, Bà Mahàpajàpatì Gotamì, với
tóc cạo sạch, đắp áo cà-sa, cùng với nhiều nữ nhân Sàkya ra đi đến Vesàli,
tiếp tục bộ hành và đến Vesàli. Khi đến nơi với chân bị sưng, với tay chân lấm
bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cửa chính,
Tôn giả Ananda đã thay mặt để cầu xin cho Mahapajàpatì và 500 quyến thuộc
xuất gia, sau cuộc đối thoại khẳng định về sự chấn ngộ, cũng như nói đến
công ơn của Di mẫu, Đức Phật đã chấp nhận cho phái đoàn nữ giới xuất gia
với điều kiện giữ gìn “Bát Kỉnh pháp”. Tôn giả A Nan trao truyền lại tám điều
giới pháp ấy cho bà Mahà Pajàpati Gotami. Bà vui mừng khôn xiết, hoan hỷ
lãnh thọ và nguyện kính cùng chư Ni giữ trọn đời không vi phạm.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận liệu “ Bát kỉnh pháp”
có phải do Phật thuyết hay do các vị đời sau thêm vào? Và liệu có kỳ thị giới
không khi bắt người nữ phải tuân thủ tám điều đó mới được phép xuất gia? Ở bài
này không đặt nặng về nghiên cứu có hay không Phật dạy về Bát Kỉnh Pháp, vì
nó là một vấn đề bàn luận sâu rộng vượt qua phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nhưng chắc một điều, với cương vị là một người nữ xuất gia, thì Bát Kỉnh pháp
không phải là sự kỳ thị về giới mà Đức Phật muốn hướng đến. Nếu có sự kỳ thị
thì ngay từ đầu, Đức Phật đã không làm cuộc cách mạng lớn về giới như vậy,
bằng cách cho người nữ gia nhập giáo đoàn; nếu có kỳ thị thì
12
những năm sau khi Ni đoàn thành lập, Đức Phật đã không tán thán đến thành
tựu mà những vị Ni đã đạt được qua quá trình tu đạo và chứng đạo [3, tr 540-
735] ; nếu có sự kỳ thị thì Đức Phật đã mâu thuẫn với chính những giáo pháo
mà mình chỉ dạy: không quan trọng đến địa vị xã hội mà quan trọng đến nhân
cách đạo đức. Nhìn ở góc độ lịch sử, Bát Kỉnh pháp ở giai đoạn đó chính là sự
bảo hộ thiết yếu cho phái nữ và là sự bảo hộ cho Tăng chúng Phật giáo; với
việc Di mẫu là người lớn tuổi trong bộ tộc, là người đã chăm nuôi khi Thái tử
còn bé, là mẹ là cô của bao nhiêu vương thất công tử xuất gia theo Phật, nếu
không có Bát Kỉnh pháp, liệu rằng Bà có thuần túy từ bỏ được lối sống vương
giả cũng như vai trò “người lớn” của mình đối với những người đáng hàng
con hàng cháu của mình trong Tăng đoàn.
Đến thế kỷ III trước Tây lịch, Vua Asoka đã phái Hoàng tử Mahinda và
Công chúa Sanghamitta sau khi xuất gia thì cùng phái đoàn Phật giáo sang
Srilanka truyền đạo. Từ đây Phật giáo bắt đầu cắm rễ, lan tỏa ra toàn khu vực
và thế giới. Có thể nói, Công chúa Sanghamitta là tổ Ni cho các nước Phật
giáo trên thế giới ngày nay.
Sự kiện thành lập Ni đoàn đã mở ra cho giới phụ nữ một cánh cửa mới,
họ có thể chọn lựa hướng đi cũng như cách nhìn nhận của mình đối với gia
đình và xã hội. Vượt ra ngoài định kiến rằng từ bỏ gia đình, sống không gia
đình là thiếu trách nhiệm, trốn chạy xã hội vì vị thế thấp kém, gia nhập Tăng
đoàn giúp họ hướng đến một chân trời rộng lớn, cao xa - giải thoát tự thân và
giải thoát con người khỏi những tâm lý tiêu cực giữa cuộc đời biến động.
Vượt qua bản tánh thường tình của người phụ nữ, MahàPajàpati
Gotamiđã chứng minh rằng, người nữ cũng có khả năng chứng ngộ như nam
giới, ngoài bản thân mình, bà cũng giúp cho nhiều nữ nhân khác thể nghiệm
được chân lý Phật Đà. Việc khai sinh ra Ni đoàn hơn 2500 trước nếu không có
một MahàPajàpati với quyền lực vốn có (vốn là một đương kim Hoàng
13
Hậu), chí hướng cầu đạo kiên cố, với những kinh nghiệm từng trải của người
phụ nữ, kinh nghiệm lãnh đạo khi còn là Hoàng hậu, những yếu tố đó đã giúp
Bà lãnh đạo Ni đoàn một cách rất thuận lợi.
Trước hết là sự quản lý giữa nội bộ Ni chúng, góp phần an ổn giáo
đoàn. Nếu không tuân thủ những giới luật mà Đức Phật đã “ tùy phạm, tùy
chế”, thì mọi kỷ cương cũng như sự tiến bộ của bản thân sẽ khó đường tiến
bước, trong khi Tăng đoàn (gồm cả chúng Tăng và Ni) vừa mới được thành
lập, một Giáo hội rất mới với những tư tưởng mới, thêm việc giải phóng
quyền phụ nữ, nên bị các tôn giáo bạn ganh ghét hay sự kỳ thị của xã hội đối
với phái yếu không thể không có. Thế nên, muốn báo đáp ơn Phật, không gì
bằng là thực hành lời Phật dạy và chứng minh khả năng của mình, bằng
chứng đã ghi nhận điều đó qua tác phẩm“Trưởng lão Ni kệ ”, tác phẩm ghi lại
sự chứng ngộ của những vị Ni thời bấy giờ. Chính Đức Phật đã tán thán Bà
Gotami giữa đại chúng “ Tỳ kheo Ni Gotami không thể xem là một người nữ
tầm thường, bà thật là một trượng phu có đức và là một người xuất cách đáng
biểu dương trong tăng đoàn” [ 7 ; tr 610-621]
Những tư liệu về những công hạnh của các Ni giới không được kể
nhiều trong các kinh luật, nhưng có thể với vai trò và tầm ảnh hưởng của
mình, Gotami và Ni chúng thời đó ngoài việc hộ trì giáo pháp cùng Tăng
đoàn, cũng có những đóng góp như giúp đỡ dẫn dắt các phụ nữ quy y, chỗ
dựa tinh thần cho những nữ nhân bị áp bức ngoài xã hội.
1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng
a) Sự hình thành Ni giới ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Thích Nữ Như Nguyệt (tiến sĩ Phật học 2005) thì
Ni đoàn Phật giáo ở Việt Nam được thành lập từ khá sớm, Tỳ Kheo Ni Phổ
Minh là người đặt nền móng cho sự thành lập của Ni đoàn Phật giáo Việt
Nam. Phổ Minh là con gái của Trương Mục, thứ sử đất Giao Châu (TK IV-
14
V), không rõ xuất gia năm nào. Trong Cao Tăng truyện, Dharmayasa là vị
thầy thế độ cho Phổ Minh, “ Đời nhà Tống ở Đan Dương, có con gái của
Duẫn Nhan Viện là Ni Pháp Hoằng, con gái Trương Mục Quan Thứ sử Giao
Châu là Ni Phổ Minh đầu tiên đều thọ pháp này…Ni chúng Đông thổ cũng có
thời theo đây” [24 , tr. 329c 16-18]
Mặc dù Ni giới đã được nhắc đến từ thời Hai Bà Trưng như Công chúa
Bát Nàn, Thiều Hoa, Vĩnh Huy, Phương Dung…Nhưng đó chỉ là hình thức
xuất gia chứ chưa có một tổ chức Ni giới hay có một sự truyền thừa tương tục.
Từ đó về sau, đời nào cũng có những Ni giới xuất sắc, tuy lúc thịnh lúc suy
khác nhau, nhưng chưa bao giờ gián đoạn. Hoàng Hậu Hoàng Thị, rời cung
cấm và lập một thảo am ở ngoại thành Hoa Lư để tu hành (thời Đinh); hay
công Chúa Phất Kim; Công chúa Phất Ngôn (Tiền Lê); Công chúa Diệu Nhân
( thời Lý); Huyền Trân Công chúa ( thời Trần); Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc
Trúc ( thời Hậu Lê); Công Chúa Long Thành Ngọc Tú, Công Chúa Ngọc Cơ
(thời Nguyễn)…Đến thế kỷ XIX-XX thì có Ni Sư Diệu Không, Ni Sư Trí Hải,
Ni sư Như Thanh… đó đều là những đóa hương tỏa rạng muôn đời về công
hạnh cũng như sự dấn thân độ đời của mình trong hàng Ni lưu Phật giáo Việt
Nam.
Năm 1959 tổ chức Ni Bộ Việt Nam được thành lập, đến năm 1972 đổi
tên thành Ni Bộ Bắc Tông*
. Đây là tổ chức sơ khai đầu tiên, nhằm khẳng
định vị thế và vai trò của Ni giới trong công tác hoằng dương chính pháp cùng
với Giáo hội. Ngoài vai trò chuyển hoá nội tâm, thì chư Ni không quên nhiệm
vụ “ hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, chính vì vậy mà khi đất
nước lâm nguy, chư Ni không ngại ra chiến trường đồng hành cùng dân tộc,
đến khi giặc tan dân yên, lại quay về thảo am tịnh yên tu tập. Hay như Huyền
Trân Công chúa, vì để hòa hảo hai Châu Ô, Châu Lý, đã là người có
*
Ni Bộ ấn hành và phát hành (1957) : Đại hội Ni Bộ Bắc Tông Việt Nam
15
công trong việc mở mang bờ cõi, chấp nhận thành thân, rồi sau cũng theo Vua
cha mà xuất gia tu hành. Hay các Ni trưởng ở thế kỷ cận hiện đại là tấm
gương sáng cho hậu bối noi theo về đức hạnh, công tác xã hội, hết mình vì
đạo vì lợi ích cho số đông. Đa số chư Ni xuất thân từ Hoàng thân quốc thích,
họ nhận ra sự vô thường, thịnh của thời cuộc nên sớm ngộ lẽ nhân sinh, đến
khi xuất gia đã biết tận dụng thế mạnh về vị thế và tiếng nói chủa mình đã tích
cực tham gia vào các công tác xã hội cũng như hoằng truyền chánh pháp đến
muôn dân.
b) Sự hình thành Ni giới ở Huế
“ Ni bộ Bắc Tông thừa thiên Huế, tiền thân của Ni giới Phật giáo Huế
được hình thành trong phong trào chứng hưng Phật giáo từ nửa đầu thế kỷ
XX, để rồi viết lên một trang sử mới cho Phật giáo Huế”. [ 4; tr10] Ni giới
Huế tồn tại song song cả Ni giới Bắc tông và Nam tông, và hệ phái khất sĩ;
tuy nhiên phái Nam tông và khất sĩ với số lượng còn hạn chế ( 35/ 712) ( nên
ở nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh về Ni giới Bắc tông. Có thể nói Phật giáo
Việt Nam nói chung và Phật giáo Huế nói riêng đều mang đậm pháp môn của
hệ phái Phát triển (Đại Thừa )*
, Ni giới Việt Nam, để truy xét nguồn gốc vẫn
chưa có nhiều tài liệu để khẳng định, chỉ là những phỏng đoán với những tài
liệu còn sót lại đây đó. Theo lịch sử từ khi Phật giáo có mặt ở Việt Nam, phía
Bắc được xem như là nơi đầu tiên xuất hiện nữ giới xuất gia, nhưng để phát
triển và quy về một mối với một tổ chức, một cộng đồng Ni thì có thể nói nơi
xuất phát là miền Trung, đặc biệt từ thời kỳ chứng hưng Phật giáo đầu thế kỷ
XIX, với những bậc Ni lưu như Ni sư Diên Trường (1863- 1250), Diệu
Hương (1884-1971), Hướng Đạo (1906- 1974), Diệu Không ( 1905-1997),
Diệu Trí (1907-2010), Thể Quán (1911-1982)... Trước những vị Ni sư này, có
*
Phật giáo với hai nhánh truyền thừa chính: Nguyên thủy ( giữ cách tu đạo và hành đạo từ thuở mới khai
sáng) và Phát triển ( thay đổi phương pháp tu đạo và hành đạo tùy theo không gian và thời gian, nhưng không
làm mất bản chất của Phật giáo)
16
thể kể đến sư Diệu Chân ( khoảng cuối thế kỷ XIV ); Quốc mẫu Nguyễn Thị
Ngọc Cầu (1734-1804) cũng thế phát xuất gia khi đô thành Phú Xuân bị thất
thủ, Định Vương cùng triều thần chạy vào Nam lánh nạn ; cùng thời Quốc
mẫu còn có Công nữ Nguyễn Phước Ngọc Tuyên ( xuất gia năm 1774) ; Công
Chúa Định Hòa ( 1808- 1856)... nhưng nhìn chung Ni giới thời đó khá mờ
nhạt, cũng bởi nhiều lý do, xuất gia vì cảm mến đạo, một phần vì thời cuộc,
một phần xuất thân từ cái nghi con nhà quan vương...nên họ chỉ yên phận tu
hành chứ chưa có một tổ chức hay hoặt động nổi bật nào.
Tỳ-khưu-ni Diên Trường (1863-1250) được xem là Tỳ-kheo-ni đầu tiên
của Phật giáo xứ Huế, mẹ là bà Công Nữ Thức Huấn - con gái của Tùng
Thiện Vương. Năm 36 tuổi, phát tâm xuất gia tại chùa Từ Hiếu (nay vẫn còn
tồn tại). Ni sư là người đã khai sáng chùa Trúc Lâm, nơi khởi điểm của phong
trào chứng hưng Phật học xứ Trung kỳ. Ni sư Diệu Hương (1884-1971),
người đứng ra thành lập Ni trường đầu tiên ở Huế (1932) và phát triển cho
đến nay.
Chùa Diệu Viên là ngôi chùa Sư nữ đầu tiên tại Huế, nay thuộc xã Thủy
Dương, Huyện Hương Thủy, Huế. Ni Trưởng Hướng Đạo là người đã khai
sơn ra ngôi bổn tự này vào năm 1924. Trong Kỷ yếu Ni giới, Tỳ Kheo Ni
Thích nữ Chơn Hiền đã phát biểu rằng “ Người trình bày chí hướng của mình
muốn có một chỗ yên tĩnh hợp với việc tu hành của nữ giới, nên cụ Ưng Dinh
đã cộng tác giúp người khai sơn để lập chùa làm chỗ tĩnh tu, lúc đầu chỉ là
am tranh nhỏ, trải qua thời gian Người đã ra sức biến am tranh nhỏ thành
ngôi chùa khá khang trang, nay là chùa Diệu Viên...” .[42,tr76]
Có thể nói chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong ngôi
nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, là người tiếp tục giữ gìn mạng mạch
chánh pháp thay Phật cùng với Chư Tăng, trong đó môn phong của Ni giới
được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của
17
thời cuộc. Điểm nhấn ở đây chính là sự dấn thân của những người được cho là
liễu yếu đào tơ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, Ni sư Diên Trường lập
chùa Trúc Lâm rồi thỉnh Hòa Thượng Giác Tiên trụ trì, ngôi bảo tự này là cơ sở
hoạt động đầu tiên cho phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 của
thế kỷ XX; Ni sư Diệu Không, Diệu Huệ viết đơn thỉnh nguyện được tự thiêu để
phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo năm 1963...
Các Ni Trưởng cũng là lớp đầu tiên mở các trường mầm non, viện dưỡng lão,
cô nhi viện Phật giáo. Chính những nền tảng công tác này mà Ni giới Huế
mới tiếp tục phát huy hơn nữa trên nhiều lĩnh vực mang tính “ hoằng pháp vi
gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” ( hoằng pháp là nghĩa vụ của mỗi người xuất
gia, lấy việc lợi ích cho chúng sanh là sự nghiệp của đời mình). Trong phong
trào chống Mỹ, chống Pháp, chư Ni cũng góp phần là một người con của Vệt
Nam, tuy không trực tiếp tham chiến, nhưng chư Ni cũng đã giúp một tay
trong việc cứu đói, cứu thương , xoa dịu nỗi đau do chiến tranh gây ra.
1.2.4 Hội Sakyadhita*
Khi thế giới chuyển mình theo những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật,
song song với nó là nhìn nhận và khẳng định vị thế và vai trò của người phụ
nữ - một nửa cho sự hình thành và phát triển nên thế giới. Phong trào nữ giới
Phương Tây từ khi xuất hiện và dần phát triển lan tỏa ra toàn thế giới, Ni giới
Phật giáo buộc mình phải nhìn nhận lại vị thế và vai trò của mình, thế giới đã
mở cửa thì nên bước ra ngoài cánh cửa của sự thu mình để dấn thân và phụng
sự với toàn khả năng vốn có.
Sakyadhita nghĩa là “Hội những người con gái của Đức Thế tôn”, còn
được dịch là Hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới, ở Việt Nam được gọi là Hội Ni
*
Hội nghị Ni giới thế giới được thành lập và tổ chức lần đầu tiên tại Bồ Đề đạo tràng (Bodhimanda), Ấn Độ,
vào tháng Hai năm 1987. Hội nghị bầu Ni sư Karuna Dharma (người Mỹ) làm Chủ tịch, bầu bà Ranjani de
Silva (người Srilanka) là Chủ tịch Điều hành, bà Koko Kawanami (người Nhật) là Phó Chủ tịch Hội. Ni sư
Karma Lekshe Tsomo (người Mỹ) là Tổng Thư ký Hội và thủ quỹ là bà Gabriela Kuestermann (người Đức).
Năm 2002, Ni sư Karma Lekshe Tsomo được bầu làm Chủ tịch Hội.
18
giới thế giới. Được thành lập năm 1987, tập hợp mọi thành phần nữ giới trong
Phật giáo, gồm cả hai chúng là những nữ xuất gia và cư sĩ nữ trên toàn cầu.
Với mục đích giúp nhau vì sự phát triển của Phật giáo nói chung và nữ giới
nói riêng. Hội nghị Ni giới thế giới được tổ chức định kỳ hai năm một lần tại
các quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo. Đến nay, hội nghị đã trải qua
mười lần tổ chức, tập hợp được hàng ngàn thành viên của nhiều quốc gia trên
thế giới.
Mục đích: phấn đấu cho sự nghiệp hoà bình, hoà hợp và bình đẳng xã
hội, cùng hợp tác để tìm hiểu sự ứng dụng của Phật giáo trong bối cảnh toàn
cầu hóa, làm mạnh thêm năng lực phụ nữ và những cống hiến của phụ nữ Phật
giáo cho hoà bình thế giới, để tăng trưởng sự bình đẳng và đoàn kết giữa các
truyền thống Phật giáo, để cùng làm việc cho hội chúng Tỳ-khưu-ni trên khắp
thế giới, tạo sự kính trọng những khả năng tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện
cho phụ nữ học tập, nghiên cứu và tu tập có kết quả, xây dựng những nhịp cầu
thông tin với những tổ chức Phật giáo trên thế giới để cùng hợp tác tạo lợi ích
tương trợ lẫn nhau đẩy mạnh các hoạt động phụ nữ, cải thiện đời sống, cộng
đồng và thế giới của họ.
Tiêu chí : thiết lập một liên minh quốc tế của Ni giới và nữ Phật tử, nâng cao
lợi ích chung cho nữ giới Phật giáo thế giới, đẩy mạnh sự hòa hợp và trao đổi
giữa các truyền thống Phật giáo với các tôn giáo khác, khuyến khích việc
nghiên cứu và xuất bản những ấn phẩm có chủ đề liên quan đến nữ giới Phật
giáo, thúc đẩy hoạt động từ thiện xã hội vì lợi ích cho nhân loại, đóng góp vào
nền hoà bình thế giới thông qua sự thực hành những lời dạy của Đức Phật
Mục tiêu : Tạo sự thông tin với tất cả phụ nữ Phật giáo trên toàn thế giới.
Hòa hợp các truyền thống Phật giáo.
Đào tạo ni tài và nữ Phật tử trí thức trong việc hoằng pháp.
Truyền trao giới pháp cho ni giới.
19
Nghiên cứu kinh điển và những vấn đề liên quan đến nữ giới trong
Luật tạng.
Thực hành những lời dạy của Đức Phật cho thế giới hòa bình
1.2.5 Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế
Tuy cùng một ngôi nhà chánh pháp, nhưng xét lại giữa Ni giới ba miền
vẫn có những khác biệt trong sinh hoạt thường nhật cũng như cách ứng phó
đạo tràng, do ảnh hưởng của văn hoá vùng miền có những khác biệt, Phật
giáo muốn có chỗ đứng của mình thì phải ứng hợp với tinh thần “ tùy duyên
bất biến”. Qua tìm hiểu thực tế của vùng miền thì có những điểm giống và
khác nhau tiểu biểu như sau :
* Xuất gia và thụ giới*
Ni giới miền Trung với điểm nhấn là Ni giới Huế, với xuất thân của
những Ni đầu tiên thuộc dòng dõi Hoàng thân Quốc thích, nên Ni giới ở đây
mang đậm tính chất cung đình trong cách tu đạo và hành đạo. Từ năm 1963
với việc xây dựng các cô nhi viện, mầm non, dưỡng lão... thay vì chư Ni
nương Tăng để xuất gia học đạo như thời kỳ đầu, thì chư Ni dần thành lập các
cơ sở quản lý riêng của mình. Ni giới ở đây thường rất đông, có chùa lên tới
70 vị, ngoài một số ít xuất gia vì những nhân duyên do hoàn cảnh, thì sự mến
đạo nên xuất gia vẫn chiếm đa số, bởi sự ảnh hưởng lớn lên trong môi trường
“gia đình Phật tử”, mầm non Phật giáo, cô nhi viện...nên số người xuất gia
ngày càng đông. Hạ an cư†
, không cần phải tập trung lại một chùa lớn, vì cơ
bản chùa nào cũng đủ số lượng để thiết lập một “trường Hạ”, chỉ mỗi tháng
hai lần tập trung để tụng giới luật mà mình đã thụ trì.
Ở Huế, xuất gia không tính đến tuổi tác, có người xuất gia lúc 2-3 tuổi,
cũng có người 45-50 tuổi mới xuất gia. Sau ít nhất 1 năm ở chùa, có bằng cấp
2 thì được chính thức xuống tóc; trước đó, tiểu (điệu) được để chỏm tóc nếu
*
Thụ giới : các giai đoạn thứ bậc trong việc xuất gia
†
Hạ an cư : truyền thống ở yên một chỗ tu học, được tính từ 15/4 đến 15/7 âm lịch hằng năm.
20
còn nhỏ. Sau 2 năm làm tiểu, kinh luật thông thuộc sẽ được thụ giới Sa- di-
ni*
, 2 năm tiếp theo thụ giới Thức-xoa-ma-na†
, 2 năm tiếp nữa sẽ thụ giới Tỳ-
khưu-ni. Sau 20 năm thụ giới Tỳ-khưu-ni sẽ được Giáo hội tấn phong lên
hàng giáo phẩm Ni Sư, Ni Trưởng. Mỗi một lần thụ nhận giới pháp sẽ có
những giới luật cần lãnh thụ và thông hiểu những bộ kinh tương đương . Khi
thụ giới Tỳ-khưu-ni thì mỗi tùy tâm phát nguyện đốt ba chấm trên đầu hoặc
không, thể hiện sự cúng dường thân tâm này cho lý tưởng mà mình đã phát
nguyện. Đặc biệt ở Huế, Ni giới không đi thọ giới ở tỉnh thành khác bởi
truyền thống từ trước.
Về xưng hô, tiểu được gọi là tiểu hoặc chị, từ Sa-di-ni đến Thức-xoa-
ma-na gọi là chị, Tỳ-khưu-ni trở đi gọi là Sư Cô.
Ở Miền Bắc, khi Phật giáo xuất hiện thì văn hóa tín ngưỡng dân gian đã
có gốc rễ khá sâu, mỗi làng đều có miếu thờ vị Thần thành hoàng riêng, thời
Phật giáo hưng thịnh Đinh-Lê-Lý-Trần thì mỗi miếu có thêm một ngôi chùa
bên cạnh. Chính vì chùa nhiều mà người xuất gia lại hiếm, nên sinh ra những
vị “chủ nhang” (người trông coi chùa), trong khi người dân vẫn chưa được
giác ngộ nhiều về lý đạo, cho nên Phật tổ cũng chỉ được xem là một vị Thánh
lớn hơn các vị Thánh khác trong tâm thức của người dân, với cơ duyên “sống
lâu ra lão làng”, nên một số vãi chỉ trông nom hương đèn kinh kệ, lâu ngày rồi
cũng xuất gia thành Sư, cũng có thể xuất gia trước rồi mới chăm lo việc chăm
lo bổn tự. Suy cho cùng đa phần khởi điểm Ni giới miền Bắc ít có điều kiện
để tham học và tinh chuyên về giáo lý, cho nên Ni giới miền Bắc nghiêng về
kinh kệ và nghi lễ nhiều hơn. Hiện nay, Ni giới ở đây xuất gia theo tâm
nguyện của mình, giới trẻ phát tâm xuất gia ngày càng đông hơn, tuy
*
Sa-di-ni : giữ 10 giới (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uốn rượu,
không trang điểm, không ca múa, không nằm giường cao lớn, không ăn phi thời, không giữ tiền vàng); thuộc
hai thời công phu và 4 bộ luật ( Tỳ Ni, Oai Nghi, Cảnh Sách, Di giáo), cấp thụ giới thứ 2.
†
Thức-xoa-ma-na : sau khi thụ giơi Sa-di-ni 2 năm, là giai đoạn để chuẩn bị bước lên thềm thang của Tỳ-khưu-ni,
cấp thụ giới thứ 3.
21
nhiên số lượng một chúng đông như ở Huế ( từ 20 xuất gia vị trở lên).
Thường thì một vị quản lý mọt chùa hoặc nhiều hơn thế, đông nhất chưa quá
10 vị một chùa; trái lại, ở Huế cos chùa lên đến 30, 70 vị ( chùa Từ An, chùa
Diệu Đức), vì vậy ở miền Bắc các chùa Ni phải tập trung lại một chùa lớn để
an cư trong 3 tháng. Người xuất gia ở đây thường học hết cấp 3, trước đó có
thể ở chùa nhưng với vai trò tập sự. Sau 2 năm tập sự, sẽ được thụ giới gọi là
Sa-di-ni, sau 5 năm trở lên, nếu xét thấy đầy đủ các yếu tố cần có của một
người Thiên nhơn chi đạo sư, sẽ được thụ nhận giới Tỳ-khưu-ni. Khác với các
nơi, miền Bắc không có giới đàn Thức-xoa-ma-na, giới phẩm này sẽ được thụ
phong cùng lúc với giới phẩm Tỳ-kheo-ni. Ở Miền Bắc không có truyền
thống đốt nhang trên đầu, nên vị nào muốn đót nhang thì có thể vào miền
Trung hoặc Miền Nam.
Về danh xưng, tập sự gọi là tiểu, Sa-di-ni trở đi gọi là Sư Bác, Tỳ-
khưu-ni trở đi gọi là Thầy hoăc Sư Thầy.
Miền Nam là nơi như dung hợp cả Trung và Bắc, về cách hành đạo
cũng như phương pháp tu tập. Cũng bởi đây là nơi Nam tiến của những người
từ nhiều tỉnh thành, vì vậy ở Miền Nam có chùa theo phong cách Bắc, có
chùa theo phong cách Trung. Xuất gia thì có phần dễ hơn so với Huế, vì ảnh
hưởng phong thái của người Nam Bộ, là nơi ai cũng có thể đến để ở, cho nên
người xuất gia ở đây không kể độ tuổi, thậm chí bán thế xuất gia chiếm số
lượng khá nhiều. Về việc thọ giới, họ có thể đi các nơi nếu đủ điều kiện. Danh
xưng như ở Huế, chỉ khác là tiểu có thể gọi là Chú.
* Trang phục
Ni giới Huế mang y phục màu lam, ở chùa có thể mang thêm y phục
màu nâu, nhưng khi đi ra ngoài thì không được, vì để phân biệt với Tăng sĩ.
Tiểu mặc áo tứ thân, từ khi thọ giới Sa-di-ni thì mặc áo nhật bình. Chỉ có Ni
trưởng mới mang áo tràng xiên. Ăn chay từ khi phát nguyện xuất gia.
22
Ở miền Bắc cả Tăng và Ni đều mang áo màu nâu, tiểu và khi thọ giới
đều có thể mang áo tứ thân hoặc áo nhật bình và áo tràng xiên. Vì để dễ phân
biệt, thì Sa-di-ni có buộc đai ngang thắt lưng. Về việc ăn uống, ở đây người
xuất gia vẫn được phép dùng thức ăn chế biến từ các loài động vật, sau này
thì ít hơn và có chùa thuần chay.
Ở miền Nam từ khi tiểu đã có thể mang áo nhật bình, tùy theo truyền
thống của chùa mà có thể dùng màu lam hoặc nâu. Về ăn uống cũng như miền
Trung, chỉ khác có chùa cho dùng trứng công nghiệp.
* Nghi lễ
Nhìn chung lời kinh tiếng kệ tụng niệm hàng ngày cũng chỉ với mục
đích nhắc nhở lời Đức Phật đã dạy, nó không phải là mục đích của Phật giáo.
Nhưng ngày nay, nghi lễ Phật giáo cũng được xem là một loại hình văn hóa
mang tính nghệ thuật. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt nghi
lễ giữa ba miền, đó là thanh âm, âm điệu trong lúc đọc tụng. Cũng bởi văn
hóa vùng miền đã tác động rất lớn đến nghi lễ của Phật giáo, thanh điệu ở Huế
giống với Ca Huế , chầu văn; thanh điệu miền Bắc giống với Ca Trù, dân ca
Bắc bộ; miền Nam giống với Đờn ca tài tử, cải lương, dân ca Nam bộ.
* Hành đạo
Với xuất thân từ hoàng thân quốc thích, thêm phong thái cung đình của
xứ Huế, nên người nữ ở đây mang đậm chất nhu mì thục nữ, công dung ngộn
hạnh trong nếp sống hằng ngày. Nét văn hóa đó đến bây giờ vẫn còn in
nguyên, ăn sâu vào tiềm thức của người dân xứ Huế. Nên nhìn chung, Ni giới
Huế vẫn còn nhiều rụt rè và hạn chế trong việc dấn thân, họ chỉ hành đạo
trong phạm vi cho phép và thường làm việc theo nhóm theo chùa, họ chú
trọng về sự hành trì và giữ gìn giới luật hơn các việc ứng phó đạo tràng.
Khác với Huế, xuất thân là vị Thầy của một làng, một thôn, phải lo
đám lễ trong làng, nhà nào có việc đều nhờ Sư nhờ Thầy, nên Ni giới miền
23
Bắc chuyên về nghi lễ cũng như dấn thân vào các hoạt động mang tính cộng
đồng làng xã. Họ mạnh dạn và tháo vát hơn so với Ni Huế.
Ni giới miền Nam quan tâm về mặt giáo dục và hoằng pháp, nên ở đây Ni
giới hoằng pháp rất tốt, với kiến thức nội điển cũng như ngoại điển được đầu tư,
đi đầu về giáo dục, môi trường hoằng pháp tốt, nên ở đây Ni giới rất giỏi trong
việc thuyết pháp và các khóa tu cho tuổi trẻ cũng như người lớn tuổi
Tiểu kết
Với sự kiện thành lập Ni đoàn, Đức Phật đã mở một cánh cửa mới với
một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ thời bấy giờ, Tỳ Kheo Ni Gotami
cùng với Ni chúng thời đó đã xác lập đức tin cũng như khả năng chứng ngộ
của mình không thua các Thầy Tỳ kheo. Không chỉ hành tựu cho tự thân, chư
Ni cũng đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho Giáo Hội cũng như cho xã hội.
Ni giới Việt Nam kế thừa truyền thống chánh pháp qua các đời, dù môi
trường có khác, có xa thì chánh pháp vẫn giữ một mối, thay đổi hình thức
nhưng bản chất vẫn vẹn nguyên. Việc đạo không xa rời việc đời, tuy xuất thế
tục gia, nhưng khi vận nước có biến, chư Ni lại đứng ra chung lo việc nước.
Cho nên từ thời Hai Bà Trưng, khi đât nước có biến thì người xuất gia thân là
nữ nhi vẫn xông pha ra chiến trường, khi yên lại lui về am thất.
Huế được xem là nơi sản sinh ra chư Ni lỗi lạc, dấn thân trên mọi lĩnh vực,
trong tinh thần từ bi của Phật giáo “ phụng sự nhân sinh là cúng dường chư
Phật”, đi đầu Ni giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XIX và
pháp nạn năm 1963. Chư Ni trưởng đã làm nền tản cho những hoạt động
phụng sự xã hội sau này của Ni giới Huế.
Vì chịu ảnh hưởng văn hóa mang tính vùng miền, nên dù trong một ngôi
nhà chung - Phật giáo, nhưng vẫn có những điểm khác biệt về trang phục, ẩm
thực, nghi lễ, hành đạo của chư Ni Việt Nam.
24
CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI
2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội
Khi số lượng tín đồ gia tăng thì một cấu trúc hạ tầng mang tính thể
chế đã hình thành dưới dạng Tăng đoàn với những quy tắc và luật lệ được đặt
ra để điều hành Tăng đoàn đó. Ni giới ngay từ thuở sơ khai, Đức Phật đã công
nhận bản tính giác ngộ với Nam giới là đồng thể, không hơn không kém, con
người hơn nhau không phải ở hình dạng người nữ hay người nam mà đã chọn
đời sống như thế nào. Với cuộc cách mạng về giới của Đức Phật, Ni giới lúc
bấy giờ cũng đã cùng chư Tăng chung tay trong công cuộc xây dựng ngôi nhà
Phật giáo và “hoằng dương chánh pháp” nghĩa là “: “làm cho chân tinh thần
được phát huy, thâm nhập vào tư tưởng và sinh hoạt của quần chúng bằng hai
phương diện chánh yếu : phần tự giác thì nghiên cứu và áp dụng chánh pháp,
phần giác tha thì tận lực truyền bá chánh pháp đó bằng những phương tiện
cần thiết.” [17;tr140]
Chúng đệ tử nói chung và Ni giới nói riêng là những người thay Phật đi
thuyết pháp, tiếp quản Ni chúng và thân cận những người phụ nữ đang đau
khổ thuận lợi hơn chư Tăng. Tăng và Ni đều cùng thực hành pháp và có khả
năng chứng ngộ tuỳ theo sự thực hành pháp của mình, tuy giới luật có hơn có
kém giữa hai giới nhưng vì “tuỳ phạm tuỳ chế” chứ không phải phát xuất từ
sự phân biệt hay kỳ thị. Từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo, Ni giới cũng đã
tham gia vào các chức sắc tương đương cũng như những phật sự trong khả
năng để xây dựng nên ngôi nhà Phật giáo, mang chánh pháp đến muôn nơi
bằng các phương tiện thiện xảo để đem lại lợi lạc cho số đông.
Sau khi Hiệp hội Nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita (Sakyadhita :
International Assocciation of Buddhist Women) được thành lập thì Ni giới
Phật giáo mạnh dạn hơn trong việc dấn thân phụng sự đạo pháp và dân tộc, sự
25
đổi mới đất nước trên toàn bộ lãnh vực, đòi hỏi người nữ nói chung và Ni giới
nói riêng phải mạnh dạn đứng lên chia sớt những gánh nặng với một nữa thế
giới còn lại. Ni giới Huế đã nhận thức được đều đó, đã mạnh dạn dấn thân vào
các hoạt động được bổ nhiệm hoặc chỉ định của Giáo hội, cúng hiến sức trẻ
của mình hầu mong đạo pháp được trường tồn, chúng sanh được an lạc.
2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội
Năm 1956, Ni Trưởng Như Thanh là người đầu tiên đứng ra thỉnh cầu
Giáo hội Tăng già Việt Nam được thống nhất Ni bộ và đã được thuận ý. Sau
đó chư Ni trưởng cấp tốc thành lập Ban lãnh đạo Ni bộ lâm thời, có nội quy,
tổ chức hành chánh riêng, hoặc động độc lập nhưng vẫn không nằm ngoài quy
chế cũng như mục tiêu của Giáo hội. Tinh thần và các hoạt động của Ni bộ đã
ảnh hưởng chung đến Ni giới các tỉnh thành, đòi hỏi cấp thiết thành lập các Ni
bộ cơ sở. Đó cũng là tiền đề cho Giáo hội sau này có đủ hai vụ Tăng, Ni trong
Tổng vụ Tăng vụ. Chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong
ngôi nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, trong đó môn phong của Ni giới
được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của
thời cuộc.
Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức thành lập, mặc dù
giai đoạn chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 thế kỷ XX, Ni giới Huế đã
nêu cao vai trò của mình đối với Giáo hội Phật như quý Sư Bà Diên Trường,
Diệu Hương, Diệu Không, Thể Yến, trong đó việc thành lập lớp học Ni và tổ
chức Ni bộ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chỉnh lý Tăng già thời đó.
Tuy việc làm của chư Ni trưởng có sức ảnh hưởng đối với Giáo hội nhưng tựu
trung chỉ là những người phụng sự trong ngôi nhà chung là Phật giáo, chứ
chưa thật sự nằm trong bộ máy hoạt động của Giáo hội.
Năm 1982, Ban Trị sự tỉnh Bình Trị Thiên được hình thành, lúc ấy chỉ
có 3/18 vị nằm trong uỷ viên ban Trị sự với các chức sắc: Uỷ viên ban thủ
26
quỹ, uỷ viên ban Từ thiện xã hội và trưởng ban quản lý Ni giới.
Đến năm 2017 Giáo Hội Phật giáo Huế đã trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội
tỉnh, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Qua mỗi nhiệm kỳ, danh sách chư Ni được bổ sung
vào thành phần các chức sắc trong Giáo hội cũng 27ang lên, tuy vẫn còn hạn
chế, nhưng theo cơ chế của thời đại khi nữ giới nói chung đã đứng ra đảm
trách các công việc ngang bằng với nam giới thì chư Ni cũng nên là tấm
gương không chỉ về đức độ mà cần đem năng lực nội tại cống hiến cho Giáo
hội và xã hội, bên cạnh đó Giáo hội cũng đã nhận thức tích cực hơn tầm quan
trọng của chư Ni trong công cuộc xây dựng ngôi nhà chung là chánh pháp.
Nên Ni giới trong các phân ban Tăng lên đáng kể.
(người)
Năm
Tăng-Ni
1987-
1992
1992-
1997
1997-
2002
2002-
2007
2007-
2012
2012-
2017
Tăng 413 445 537 570 660 803
Ni 357 404 464 522 645 712
Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT Huế
Qua khảo sát số liệu Tăng Ni của Giáo hội hằng năm thì thấy được số
lượng Tăng Ni ở Huế tăng đều qua các năm. Khi xã hội đang trên đà hiện đại
hoá, mỗi gia đình đều kế hoạch hai con, trong khi dân số Việt Nam được cho
là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, nếu nói vì chán đời sống thế tục để xuất

Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
27
gia thì khả năng xảy ra không hợp lý, bởi xã hội đã đáp ứng được mọi nhu cầu
của giới trẻ. Có hai trường hợp để xem xét : sự tiến bộ của nền công nghiệp
hoá một phần ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con người, nên ngay từ
sớm cha mẹ đã muốn hướng con em đến một môi trường để khi trưởng thành
những đứa trẻ đó có thế “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, môi trường
đáng để tin tưởng chính là nương tựa cửa Phật, nếu không xuất gia được, cũng
có một tinh thần bình ổn để đối diện với cuộc sống thường nhật; thứ hai, nhờ
vào các phuơng tiện truyền thông đã mang đến nhiều cơ hội học hỏi, nghiên
cứu giáo lý, khi thâm nhập được kho tàng tạng pháp, họ liền phát tâm dũng
mãnh, ý nguyện xuất gia để có thể làm nhiều việc hơn nữa mang hạnh phúc,
lợi lạc đến với số đông. Với hạt nhân Gia đình Phật tử, Huế đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để người trẻ phát tâm đi vào ngôi nhà Phật giáo. Nên không kể
hai con hay một con, khi đã có ý nguyện xuất gia cha mẹ luôn hỗ trợ, đó là kết
quả của bao năm xây dựng “ Phật hoá gia đình” của Hội An Nam Phật học.
Đó là lý do vì sao qua các năm, tỷ lệ người xuất gia vẫn tăng.
Tính theo bình quân, chư Tăng cứ 10 người có 3 người hoàn tục, chư Ni
cứ 10 người có 1 người hoàn tục*
, vậy nếu chư Ni đảm nhiệm các công tác
Phật sự ít xảy ra rủi ro về nhân sự hơn, sẽ không mất thời gian để đào tạo lại
nhân sự mới. Tính ổn định đó chính là lợi thế đối với Giáo hội, Ni giới nếu
được đào tạo chuyên môn, sẽ có được nguồn nhân lực cung ứng đủ cho các
việc làm tương ứng.
*
Căn cứ số liệu thống kê xuất gia và hoàn tục hằng năm của Giáo hội.
28
( % nhân sự)
Năm 1987- 1992- 1997- 2002- 2007- 2012-
1992 1997 2002 2007 2012 2017
Tăng-Ni
Tăng 56,25% 56,25% 59,6% 59,6% 51,8% 45%
Ni 22,9% 22,9% 25% 25% 35,7% 39,1%
Cư sĩ 20,85% 20,85% 15,4% 15,4% 12,5% 15,9%
Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6 nhiệm kỳ*
Nếu như trước năm 1987, nhân sự giáo hội chiếm tới 80% đến 85% là
chư Tăng , thì sau các kỳ đại hội, Ni giới đã được bổ sung vào thành phần
nhân sự của các phân ban, thậm chí có những phân ban, chư Ni chiếm 100%
nhân sự như Ban kinh tế tài chính và Ban từ thiện xã hội chiếm 92% nhân sự.
Giáo hội với vai trò đề xuất và phê duyệt chư Ni có thẩm quyền trong việc
quản lý Ni bộ, dù chỉ mang tính hình thức, nhưng cũng phải hợp pháp hoá thì
vị Ni đó mới đủ điều kiện trong việc tiếp quản Ni bộ. Qua thời gian, họ đã thể
hiện được năng lực làm việc của mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
phó, Giáo hội đã tận dụng được nguồn lực nội tại chính vì vậy đã có thêm
nhiều phân ban được thành lập bổ xung như Ban quốc tế, Ban thông tin truyền
thông , bên cạnh đó Ni giới trong các phân ban được trẻ hoá, truyền thống
trước đó chỉ những vị Ni lớn mới đảm nhiệm các công việc liên quan đến
Giáo hội và Ni bộ.
*
Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
29
Qua thống kê cho thấy hai nhiệm kỳ sau, thành phần nhân sự của Chư
Tăng giảm xuống và chư Ni tăng lên, sự ảnh hưởng của phong trào đa văn
hoá, nhất là tiến bộ của công nghệ thông tin, đã giúp người nữ có nhiều cơ hội
nhận ra nhu cầu làm việc theo năng lực, họ lại tiếp nhận nhiều phong trào nữ
quyền trên khắp thế giới; lực lượng sản xuất hiện đại phát triển, sự thăng tiến
tri thức theo cấp số nhân, những điều kiện đó dần mang phụ nữ ra ánh sáng
của thế giới. Ni giới cũng là một phần của phụ nữ xã hội, họ luôn được sự bảo
hộ của Chư tăng, thấy được được tầm quan trọng của nhân lực trẻ, không
phân biệt giới tính, Chánh pháp muốn lan rộng khắp mọi nơi mọi nẻo thì cần
người phụng sự ở mọi lĩnh vực, có những việc chư Ni đảm trách sẽ kiện toàn
hơn chư Tăng như an sinh xã hội, mầm non Phật giáo…
( %nhân sự)
Tăng Ni Cư sĩ
Uỷ viên BTT 83,8% 16,2% 0
Uỷ viên dự khuyết 83,4% 8,3% 8,3%
Ban kiểm soát GH 84% 16% 0
Ban pháp chế 70% 5% 25%
Ban TTTT 29,2% 12,5% 58,3%
Ban quốc tế 48,2% 22,2% 29,6%
30
Ban TTXH 7,4% 92,6% 0
Ban KTTC 0 100% 0
Ban văn hoá 47,2% 22,2% 30,6%
Ban nghi lễ 100% 0 0
Ban Hoằng pháp 74,1% 14,8% 11,1%
Ban HDPT 48,1% 7,4% 44,5%
Ban GDTN 70,4% 25,9% 3,7%
Ban Tăng sự 88,9% 21,1% 0
*Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua các
nhiệm kỳ (1987-2017) *
Về các phân ban, Ni giới chỉ làm công tác phối hợp với nhiệm vụ là thư
ký hoặc phó thư ký phân ban, ngoại trừ hai phân ban là Từ thiện xã hội và
Kinh tế tài chính, theo đặc thù và tính chất của công việc nên Giáo hội đã giáo
phó cho Ni giới phụ trách hoàn toàn. Từ khi thành lập Phân ban đặc trách Ni
giới thì Ni giới và hầu như hoạt động độc lập, thành lập các phân ban riêng,
họ chỉ có nhiệm vụ trình lên Giáo hội những việc quan trọng và các hoạt động
không trái với nội quy mà Giáo hội đề ra.
*
Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành
31
Thành phần nhân sự Phân ban đặc trách Ni giới của hai nhiệm kỳ ( 2009-
2012; 2017-2017) về số lượng không thay đổi, với Ban chứng minh có 5 vị,
thường là các Bậc trưởng lão Ni đảm nhiệm; Phân ban đặc trách Ni giới có 15
vị; Uỷ viên dự khuyết có 15 vị. Đây là những vị thay mặt Ni Bộ đảm nhiệm
các công tác Phật sự mang tính chuyên sâu, góp phần xây dựng và phát huy
tinh thần của Ni giới Trung ương cũng như hội Ni giới trên toàn cầu.
Sự ra đời của Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự tỉnh Giáo
hội Phật giáo Thừa Thiên Huế không chỉ đánh dấu bước chuyển mình lịch sử
của Ni giới Huế, thể hiện rõ tính độc lập sáng tạo, tinh thần đoàn kết của Ni
giới, mà còn khẳng định trách nhiệm “ truyền đăng tục diệm” ( kế thừa sự
nghiệp của chư Phật Tổ qua các đời) của hàng hậu bối trong các Phật sự trọng
đại, duy trì giềng mối kỷ cương của Ni giới, hoàn thành vai trò của một
trưởng nữ Như Lai. Đây cũng là bước đầu giúp cho tổ chức Ni giới Huế phục
hồi được kiện toàn hơn, để có những sinh hoạt phù hợp với xu thế hội nhập và
phát triển, góp phần vào sự nghiệp chung của Ni giới toàn cầu. Phân ban đã
kêu gọi chư Ni trẻ có đủ năng lực, sức khoẻ, nhiệt huyết và sự hi sinh để thực
hiện triệt để phương hướng hoạt động của Phân ban để chỉnh đốn Tăng già,
phát triển Ni đoàn sao cho xứng danh là con của Đức Như Lai. Sau khi được
sự chấp thuận và hỗ trợ của Giáo hội về việc thành lập Phân Ban Đặc Trách
Ni Giới Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phân ban có trách nhiệm trình lên Ban tăng Sự
về tình hình hoạt động chung của Ni giới, nhằm góp phần giúp Giáo hội thuận
tiện về mặt quản lý nhân sự, đồng thời để Giáo hội tri tường những điểm còn
khiếm khuyết của Ni giới. Thống kê danh bộ Ni giới tại Huế để có kế hoạch
quản lý một cách cụ thể và tạo điều kiện để Ni giới phát triển về mặt kiến thức
cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Ni bộ có ngân sách hoặt động riêng
thông qua việc đóng niên liễm hằng năm của các chùa Ni, nếu công việc liên
quan đến Ni bộ nói chung, sẽ kêu gọi hỗ trợ từ các chùa Ni.
32
2.1.2 Đảm nhiệm các vai trò “ Tăng sai”
“Tăng sai” là công việc dành cho cả hai bộ Tăng Ni trực thuộc Giáo hội
Phật giáo, mỗi Tăng Ni sau thời gian tu tập và hoàn thành các chương trình
học của mình, xét thấy đủ năng lực Giáo hội sẽ đề cử hoặc chỉ định những
Phật sự phù hợp với mỗi vị Tăng Ni đó, phát huy thế mạnh bản thân góp phần
xây dựng và hoằng dương chánh pháp, phổ cập Phật giáo đến với mọi người.
Nếu như so với 3 nhiệm kỳ đầu, số lượng Ni giới đảm trách trong công việc
Tăng sai còn hạn chế thì với những nhiệm kỳ sau, chư Ni tham gia vào các
Phật sự chiếm số lượng khá cao và họ đã linh động hoạt động trong nhiều lĩnh
vực hơn. Có thể đề cập đến các vai trò Tăng sai như sau :
a, Hoằng pháp :
Giáo pháp có dạy trong bốn loại “bố thí” thì bố thí pháp là tối thượng
nhất, khi mỗi chúng sanh thâm nhập, thực hành giáo pháp thì mọi chướng
ngại trong đời đều được “giải kết”, sẽ đón nhận được mọi sự đến đi với tâm
bình lặng nhất. Khi một người đã thâm nhập được giáo pháp họ sẽ mới biết
được đường đi lối về của mình, dù ở trên đất cũng như ở thiên đường tâm của
họ cảm thụ không hai không khác. Thế nên, để đạo đức hoá gia đình, giảm
thiểu những tệ nạn khi xã hội ngày càng phát triển, đạo đức tỷ lệ nghịch với
nó, bên cạnh đó, với mong muốn các Phật tử hiểu đúng pháp môn mà bản
thân đã thọ nhận, hiểu đúng pháp là sự bảo vệ Đạo pháp tối thượng, Giáo hội
đã luôn ưu tiên trong công cuộc giảng dạy và thuyết pháp cho đại đa số phật
tử trong mỗi địa bàn. Với tinh thần “ Hoằng pháp vi gia vụ”, Ni giới đã phối
hợp với Ban hoằng pháp của Giáo hội để thực hiện công tác soạn thảo và
thuyết giảng Phật pháp cho các đạo tràng, Niệm Phật đường, đoàn chúng tu
Bát Quan trai, đảm trách các lớp học Phật pháp, khuyến khích mỗi tự viện
thành lập các phòng đọc sách báo, ấn hành các tài liệu giáo lý giảng dạy cho
quần chúng Phật tử, các em thanh thiếu niên.
33
Từ năm 1987-1997: chư Ni đa phần không được học qua chuyên ngành
hoằng pháp, chỉ chú trọng mở dạy các buổi thuyết pháp mang tính thụ động.
Trong giai đoạn này, vẫn còn dư âm của Ni giới truyền thống Huế, họ hạn chế
tiếp xúc với ngoại duyên, công việc ứng phó đạo tràng chưa được chú trọng,
chỉ chuyên tâm vào công việc giáo dục và hoằng pháp tại bổn tự, Ban hoằng
pháp vẫn chưa được thành lập, nên không có số liệu thống kê cụ thể về số
lượng hoằng pháp viên cũng như các Phật sự có liên quan.
Từ năm 1997-2007 : Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI, xã hội có nhiều bước tiến lớn, Phật giáo với tinh thần tuỳ duyên nhập
thế đã tận dụng được những lợi thế của xã hội trong công việc hoằng pháp của
mình như các phương tiện truyền thông, các cách tiếp cận xã hội nhanh chóng
và phạm vi xa hơn... lúc này, hoằng pháp không theo cách truyền thống và
mang tính bị động được nữa, Giáo hội cần thành lập một Ban hoằng pháp có
chiến lược cụ thể. Tháng 8 năm 2003, Ban hoằng pháp Trung ương chính thức
được thành lập và có nội quy riêng, các tỉnh thành liên quan cũng lần lượt
thành lập Ban hoằng pháp cấp tỉnh. Lúc này, Ni giới Huế bắt đầu tiếp xúc với
xã hội nhiều hơn thông qua quá trình đi du học các nước như Ấn Độ (có 4 vị
đang theo học chương trình tiến sĩ, 5 vị chương trình thạc sĩ, 7 vị chương trình
đại học, 3 vị đã hoàn thành chương trình để về nước như Sư cô Thoại Mẫn,
Sư cô Thoại Văn, Sư Cô Minh Thuận); Đài Loan (có 7 vị), Myanmar (2 vị),
Trung Quốc (3 vị). Ngoài ra, có một số Ni theo học lớp đào tạo mầm non, đại
học ngoại ngữ, trung cấp y. Có thể nói, những vị Ni đó là lớp đầu trong việc
mở cửa đi theo con đường học thức, mở lối cho các Ni thế hệ tiếp theo, với
nhận thức trình độ phổ cập đại học là xu thế chung của xã hội, tuy số lượng
không nhiều, nhưng nó là bước tiến lớn cho Ni giới Huế. Với những vị Ni đã
hoàn thành chương trình du học của mình, được Giáo hội đề cử giảng dạy các
lớp Trung Cấp Phật học và Học Viện Phật giáo đối với
34
lớp Ni, hay tham gia công tác phiên dịch Kinh luận trong đội ngũ phiên dịch
của Giáo hội.
( Người)
Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử
Tăng 83 209 50
Ni 39 198 32
Tổng số 122 407 82
Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy
lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007*
.
Với xu thế mở nói chung của Giáo hội và nhu cầu phụng sự riêng của Ni
giới từ khi Phân ban đặc trách Ni giới thành lập, các Ni có năng lực đều tham
gia vào công tác hoằng pháp và giáo dục Phật tử tại các huyện xã. Ban hoằng
pháp thuộc Ban Trị Sự Thừa Thiên Huế có 25 vị , giảng sư thỉnh giảng và
giảng sư đoàn có 97 vị, trong đó có 39 vị Ni. Nếu xét về số tượng tu sĩ thì Ni
xấp xĩ với chư Tăng ( 493 ≈ 553,5)†
, nhưng về công tác Phật sự, Ni chỉ chiếm
1/3 trong tổng số, điều đó không thể hiện sự phân biệt giới, do văn hoá cung
đình Huế như đã trình bày, những Ni thế hệ đầu chú trọng vào việc thực hành
pháp, thanh tịnh hoá tâm mình hơn là việc đi sâu vào việc tham học các
chương trình có thể phụng sự trong công tác của Giáo hội, nên người nữ nói
*
Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
†
Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu
hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
35
chung và Ni giới Huế nói riêng, khép kín và trầm mặc, đó là nét đẹp rất riêng
nhưng nó cũng là sự hạn chế lâu dài cho phụ nữ ở đây.
Ngoài việc thể hiện sự đủ đầy của hai bộ đại Tăng, Giáo hội đã tận dụng
được thế mạnh của chư Ni là có thể thấu hiểu và lắng nghe chúng sanh, thuận
duyên hơn trong việc gần gũi với phái nữ, đang khi thực tế là người nữ đi
chùa chiếm tỷ lệ cao hơn so với người nam, chính nét văn hoá Á Đông, đã tạo
nên tính cách của phụ nữ trong nền văn hoá này, họ cần điểm tựa để có thể lo
toan và giải quyết phận sự từ gia đình đến xã hội. Huế là nơi mà Phật giáo đã
ăn sâu vào văn hoá, lợi thế đó đã giúp các Ni mang giáo pháp và phổ cập Phật
pháp đến mọi giới, mọi thành phần. Bình quân trong 10 năm, Giáo hội đã
thực hiện được 407 buổi giảng pháp, 82 lớp dạy giáo pháp cho giới cư sĩ ở
các đạo tràng địa phương khắp tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó Ni giới tham
gia được 198/407 buổi thuyết giảng, 32/82 lớp Phật pháp cho giới cư sĩ. Với
đội ngũ giảng sư và giáo thọ sư là 39/122 người.
Từ năm 2007-2017 : Nhất là sau khi đại lễ Vesak đăng cai ở Việt Nam
năm 2008, Ban hoằng pháp Trung ương đưa ra những thông tư cần thiết để
bắt kịp tiến độ và trình độ hoằng pháp cũng như học hỏi cách thức tiếp cận
của Phật giáo đối với xã hội của các nước bạn, với tiêu chí tăng cường nhân
sự bằng cách khuyết khích tham gia theo học các lớp hoằng pháp được mở tại
Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng mô hình hoằng pháp qua việc mời thêm
giảng sư đáp ứng nhu cầu theo tình hình Phật sự như các đai lễ, các đạo tràng
tu tập và lớp tu học của cư sĩ, gia đình Phật tử, các khoá Bồi dưỡng kỷ năng
hoằng pháp đều được mở rộng tại tỉnh thành. Ảnh hưởng của Ni giới nói
chung, Ni giới Huế đã tham gia tích cực trong Ban hoằng pháp, tăng số lượng
Ni có học thức nội điển lẫn ngoại điển, những vị thời đầu đi du học giờ cũng
trở về lại bổn xứ để phụng sự, chính vì thế các buổi giảng pháp và dạy lớp cư
sĩ được tăng lên, điều đó cũng đã ảnh hưởng ngược lại số lượng người tham
36
gia các công tác đó, đòi hỏi hơn nữa về tương lai cần có số lượng Tăng Ni đủ
để đáp ứng các chương trình hoằng pháp. Bên cạnh đó, những người du học
về nước, chính là động lực và sự khuyến khích lớn cho thế hệ Ni giới tiếp theo
thông qua các buổi chia sẽ và lúc các vị đó đứng lớp truyền đạt lại kinh
nghiệm cũng như những gì mình đã thiếp thu được từ thế giới ngoài kia.
( Người)
Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử
Tăng 95 310 68
Ni 70 297 54
Tổng số 165 607 122
Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy
lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017*
Theo bảng 5, thành phần giảng sư tăng nhiều so với các năm trước,
chính vì thế các buổi thuyết pháp cũng tăng lên. Nếu như mười năm trước, đời
sống xã hội chú trọng hơn về kinh tế, nhu cầu tâm linh chưa được quan tâm,
thì mười năm trở lại đây khi đời sống kinh tế đã ổn định, đời sống xã hội có
những diễn biến phức tạp, thôi thúc con người muốn tìm cho mình một điểm
tựa tinh thần, lấy lại niềm tin cân bằng cuộc sống, Phật giáo đã đáp ứng được
nhu cầu phù hợp với truyền thống, nên dân chúng, đặc biệt là các gia đình có
truyền thống Phật giáo như ở Huế bắt đầu quan tâm, giành thời gian tìm hiểu
về giáo Pháp. Ban đầu họ đến chùa để lễ Phật, cầu cúng, vì truyền
*
Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
37
thống gia đình, về sau họ muốn hiểu hơn vì sao cần lễ Phật, rồi cầu nguyện ra
sao, có hiệu lực hay không...? dần dần dẫn họ đến với đạo Phật qua sự tìm tòi
và học hỏi giáo lý. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Giáo hội, đòi hỏi
vị giảng sư hội đủ “thân giáo và khẩu giáo”, tuy giảng về giáo lý đạo Phật
nhưng không được xa rời thực tế, phản khoa học, lúc này chư Ni với trình độ
Phật học và thế học, họ đủ năng lực để đảm nhiệm vai trò đó.
b, Các chương trình thiện nguyện :
Đây được xem là thế mạnh của Ni giới, nếu như trong các ban ngành chư
Tăng luôn chiếm ưu thế về nhân sự, thì về công tác từ thiện, Ni luôn đóng vai
trò chủ đạo. Thứ nhất là do chư Tăng đảm nhiệm những công việc hành chính
và các Phật sự mang tính đối nội đối ngoại nhiều hơn chư Ni; thứ hai, với bản
tánh dễ thấu cảm khổ đau của người khác, mạnh dạn hơn trong việc kêu gọi
các mạnh thường quân, nên Giáo hội Huế qua các nhiệm kỳ, đều đề cử 95%
nhân sự trực thuộc Ban từ thiện xã hội là Ni giới. Trước đó các chương trình
thiện nguyện chỉ với mục đích vì cứu đói, xoa dịu vết thương chiến tranh
trong phạm vi nhỏ hẹp thì những năm về sau đa dạng hơn về các chương trình
thiện nguyện như cứu tế an sinh các gia đình, vùng khó khăn, thăm và phát
quà cho các bệnh nhân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Thái Bình,
Quảng Nam, Quy Nhơn, xây nhà tình thương, học bổng học sinh nghèo vượt
khó, phát cơm chay miễn phí bệnh viện Trung ương Huế....
Ngoài ra, trong các phân Ban của giáo hội, Ni giới đã được tiến cử hoặc
chỉ định làm các Phật sự phù hợp với khả năng của mình. Vào các dịp đại lễ
của Giáo hội như Lễ Cầu an đầu năm, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, “ Tăng sai”
trong việc tụng kinh cùng với chư Tăng tại trụ sở của Giáo hội. Ni bộ có
nhiệm vụ cắt cử các chùa Ni đi “thị giả”*
, trang hoàng tại các lễ đài và
chuyên về ẩm thực khi Tăng Ni tập trung tại các dịp lễ đó, hay các Phật sự
*
Thị giả : người lo việc trà nước và ẩm thực.
38
của Giáo hội mang tính ngoại giao như giao lưu với Phật giáo các tỉnh khác,
Tôn giáo khác, luôn có đầy đủ hai bộ đại Tăng đại diện tham gia.
Hằng năm, Giáo hội mở khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì
cho Tăng Ni trẻ với điều kiện đủ để tham gia là Đại giới đã lãnh thọ, bắt buộc
phải tham gia để có đủ kỷ năng của một vị trú trì nếu sau này thuận duyên rời
chúng đi hoá độ, cũng như nắm bắt được các quyết định, nghị quyết của Giáo
hội Trung ương.
Ni bộ Phật giáo Huế là một tổ chức khá kiện toàn đã lãnh đạo Ni giới
phát triển về mọi mặt, ngoài việc xây dựng đời sống tu tập tại các chùa Ni,
giáo dục đào tạo nhân sự đáp ứng cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp,
luôn trong tinh thần thanh lọc Ni bộ, chặc chẽ trong việc khen thưởng cũng
như trách phạt những trường hợp sai phạm, đi quá nội quy của Ni bộ nói
riêng, luôn có những thông tư kịp thời đến các chùa Ni, cùng nhau phát triển
vũng mạnh Ni giới Huế để xứng danh là cánh tay từ ái của Giáo hội qua các
hoạt động an sinh xã hội, công tác từ thiện, điều hành các cô nhi viện, nhà
mẫu giáo, viện dưỡng lão.
2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo
Việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo cũng được xem là
công việc của “ Tăng sai”, xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo, mang tính
quyết định sự tồn vong của Ni bộ nói riêng và Giáo hội nói chung. Ni giới
Huế trong 30 năm qua phát triển mạnh về số lượng , nhất là lực lượng Ni trẻ,
đó là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng đáng để lo ngại, khi mà đời sống đang
tiếp cận với sự phát triển của khoa học hiện đại, nếu không có sự phối hợp
quản lý chặt chẽ của mỗi tự viện cùng với quý tôn Đức đại diện bên Ni, thì
đạo pháp sẽ bị mai một với những hệ luỵ đáng tiếc. Ngược lại, Ni giới được
giáo dục và quản lý tốt, thì đây chính là một trong những đội quân hùng hậu
để tiếp nối mạng mạch truyền thừa đưa đạo vào đời một cách hiệu quả.
39
2.2.1 Vai trò quản lý Ni giới tại Huế
Ni viện Diệu Đức được Sư Bà Diệu Hương thành lập từ năm 1933, đó
là ngôi trường Phật học Ni đầu tiên ở Huế và cả dãi đất miền Trung cũng là cơ
sở hoạt động cho Ni giới Huế đến ngày hôm nay. Ni giới Huê ngày càng trẻ
hoá, tuy mỗi vị đều phát tâm xuất gia, sơ tâm rất dũng mãnh, nhưng qua thời
gian có những vị lại thối tâm, nhưng họ lại không chọn con đường hoàn tục,
chính vì vậy, chư Ni luôn thao thức để có những phương án phù hợp cho các
vị đó. Điều này, đòi hỏi mỗi bổn tự phải có sự kết hợp triệt để với Ni bộ, mới
mong không bị ảnh hưởng đến tập thể. Lòng từ bi của Phật giáo luôn đồng
hành với trí tuệ, nếu vì sự thương tưởng nhất thời mà không xử lý những
trường hợp vi phạm đến trọng giới, thì đạo pháp không thể trường tồn lâu dài.
Bên cạnh đó, Ni bộ cũng luôn tán thán những vị có thành tích tốt trong học
tập cũng như trong các Phật sự dấn thân.
Suốt 30 năm nay, Ni bộ Huế hàng tháng đều có những kỳ họp chung vào
ngày chủ nhật đầu tháng, để báo cáo cũng như thông tư các Phật sự quan
trọng của Ni bộ và Giáo hội, giải quyết các vấn đề trong phạm vi Ni giới. Đây
là kỳ họp bắt buộc, mỗi chùa phải cử một đại diện đến với buổi họp, sau đó về
thông báo lại cho trú xứ của mình. Truyền thống họp Ni bộ hằng tháng chỉ
mỗi Huế còn duy trì đến bây giờ và rất được xem trọng, buổi họp luôn tán
dương những vị Ni tiêu biểu đã có nhiều hoạt động mang lại lợi lạc cho số
đông qua các Phật sự để khích lệ những vị khác, bên cạnh đó cũng khiển trách
một số vị chưa thực hiện được tinh thần của Phật giáo. Tất nhiên, mỗi một tổ
chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, người nữ khi phát tâm xuất gia,
không có nghĩa họ đã cởi bỏ được lớp áo trần tục liền trở thành thánh nhân, họ
cũng có những sai phạm, những suy nghĩ bị lôi kéo bởi ngũ dục của thế gian,
nên buổi họp luôn giành thời gian để sách tấn chư Ni trẻ và đề ra những
hướng đi phù hợp cho thế hệ hậu bối.
40
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)

More Related Content

What's hot

Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu
Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu
Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu nataliej4
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Nguyễn Bá Quý
 
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webservice
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webserviceKiến trúc-hướng-dịch-vụ-webservice
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webserviceThuyet Nguyen
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...nataliej4
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...HiuVVn8
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicforeman
 
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Thùy Linh
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Bảo Phạm
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu
Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu
Bài Giảng Cơ Cấu Thanh Truyền - Trục Khuỷu
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
 
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webservice
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webserviceKiến trúc-hướng-dịch-vụ-webservice
Kiến trúc-hướng-dịch-vụ-webservice
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logic
 
Luận văn: Các kỹ thuật kiểm thử đột biến và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Các kỹ thuật kiểm thử đột biến và ứng dụng, HAY, 9đLuận văn: Các kỹ thuật kiểm thử đột biến và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Các kỹ thuật kiểm thử đột biến và ứng dụng, HAY, 9đ
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm, HAY
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm, HAYĐề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm, HAY
Đề tài: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm, HAY
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viênẢnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
 
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAYLuận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
 
Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...nataliej4
 
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...TieuNgocLy
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017) (20)

Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Xã Hội (Từ Năm 1987 Đến Năm 2017)

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------  ------ TRẦN THỊ BÉ VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI (TỪ NĂM 1987 ĐẾN NĂM 2017) NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC HÀ NỘI – 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------  ------ TRẦN THỊ BÉ VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI (TỪ 1987 ĐẾN ĐẦU 2017) Chuyên ngành : Châu Á học Mã số : 17035041 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS MAI HỌC CHỪ HÀ NỘI – 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu, hình ảnh được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 4 năm 2020 Trần Thị Bé
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Mai Ngọc Chừ, người trực tiếp hướng dẫn đề tài này của tôi, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong các bước nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn. Dù bận nhiều việc nhưng Thầy luôn giành thời gian nhắc nhở cũng như khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ngôi chùa tôi đang tu học tại Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Quý thầy cô trong Khoa Đông Phương học cũng như quý thầy cô ngoài khoa của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền trao nhiều kinh nghiệm, kỷ năng cũng như kiến thức quý báu tại thời gian tôi theo học ở trường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè cùng lớp và bạn bè đồng tu đã luôn giúp đở trong quá trình tìm kiếm tài liệu cũng như các thông tin có liên quan đến luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo. Hà Nội, tháng 3 năm 2020
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM............................................................................... 7 1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam .............................................. 7 1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam ................................................... 9 1.2.1 Khái niệm Ni giới ..................................................................................... 9 1.2.2 Sự hình thành Ni giới ............................................................................. 10 1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng ............... 14 1.2.4 Hội Sakyadhita ....................................................................................... 18 1.2.5 Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế ............................................................ 20 CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI ...... 25 2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội....................................... 25 2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội ..................................... 26 2.1.2 Đảm nhiệm các vai trò “ Tăng sai” ....................................................... 33 2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo ..........39 2.2.1 Vai trò quản lý Ni giới tại Huế............................................................... 40 2.2.2 Nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo ........................................................... 41 CHƢƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ........... 51 3.1 Hoạt động công tác xã hội ...................................................................... 51 3.1.1 Mở các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ................................................... 52
  • 6. 3.1.2 Thành lập các viện dưỡng lão cho những cụ già có hoàn cảnh khó khăn....54 3.1.3 Từ thiện an sinh xã hội ........................................................................... 56 3.2. Vai trò giáo dục ...................................................................................... 58 3.2.1 Mở các trường mầm non Phật giáo ....................................................... 58 3.2.2 Mở các lớp dạy nghề cho người khuyết tật và khó khăn ....................... 62 3.2.3 Giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ........................................................ 63 3.3 Vai trò y tế ................................................................................................ 65 3.4 Vai trò kinh tế .......................................................................................... 67 3.5 Vai trò về mặt tinh thần.......................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT Huế ................................................................................................................. 27 Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6 nhiệm kỳ .......................................................................................................... 29 *Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua các nhiệm kỳ (1987-2017) ............................................................................. 31 Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007. ........................................... 35 Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017 ................................... 37 Báng 2.6 : Thống kê trung bình số ni chúng ở 5 chùa lớn tại Huế năm1987- 2017 ................................................................................................................. 44 Bảng 3.1 : Thống kê số lượng bình quân các trẻ tại cô nhi viện Đức Sơn và Ưu Đàm từ 1987 đến 2017 .............................................................................. 52 Bảng 3.2 : Thống kê số người đăng ký dưỡng lão tại chùa Tịnh Đức và Diệu Viên ................................................................................................................. 55 từ năm1987 đến 2017 ..................................................................................... 55 Bảng 3.3: Thống kê tổng chi bình quân từ thiện qua các năm của Ban từ thiện thuộc ................................................................................................................ 57 BTS GHPG TT Huế ....................................................................................... 57
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế giới ngày nay, khi nói đến người phụ nữ, cảm quan của chúng ta rất khác so với những thập niên của thế kỷ XX trở về trước, họ không còn nằm trong phạm vi của một người nội trợ hay chỉ “ tam tòng – tứ đức”, phụ nữ ngày nay đã dấn thân ra xã hội bằng tất cả năng lực của bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng gia đình và xã hội. Ngày nay người phụ nữ hiện đại đẹp từ nhân phẩm đến trí tuệ. Sự đối trọng giữa nam và nữ đã luôn tồn tại trong lòng xã hội qua các thời kỳ khác nhau, đã mặc định phụ nữ chẳng biết làm gì và cũng không nên làm gì ngoài việc chăm lo chồng con, nội ngoại, chính những phong tục và lễ nghi phong kiến đã trói buộc và kìm hãm khả năng của người phụ nữ. Thời nay, khi “thế giới phẳng” là xu thế, người nữ cũng lên bàn cân của xã hội, cũng làm việc và phát huy năng lực nội tại của bản thân, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển toàn cầu. Ni giới Phật giáo không ngoại lệ, tuy là người xuất gia, không màng đến thế tục, nhưng không có nghĩa là “yếm thế” như người ta từng nghĩ. Vai trò của họ trong thế giới ngay nay với sở tu sở học của mình cũng đã được khẳng định, bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp” (Phật pháp không xa rời thế gian mà thực hành). Ngay từ thời Đức Phật, địa vị người phụ nữ đã được Đức Phật xác định qua khả năng tu tập và chứng ngộ, thành lập tổ chức Ni đoàn và tham gia thuyết giảng cho hàng cư sĩ và giáo dục Ni giới1 . Cho đến bây giờ, vai trò Ni giới Phật giáo càng được đề cao trong sứ mệnh chung của Giáo hội, ngoài vai trò trong việc tổ chức Tăng đoàn ( gồm Tăng và Ni ) thì vai trò đối với xã hội cũng được quan tâm đến, được xem là mục tiêu trong việc hoằng dương chánh pháp. Huế là một trong những cái nôi của Phật Giáo Việt Nam ở Miền Trung, ở đây đã từng xuất hiện nhiều Ni Sư lỗi lạc như Ni Sư Diên Trường, Ni sư Diệu 1 Hoà Thượng Minh Châu Việt dịch,Trưởng lão Ni kệ,2005, NXB Tôn Giáo 1
  • 9. Hương, Ni sư Diệu Không…đóng góp cho quá trình chấn hưng Phật giáo, cũng như tham gia các hoạt động thành lập cô nhi viện, viện dưỡng lão, từ thiện an sinh xã hội theo nhu cầu của thời cuộc, chư vị được xem là những Ni sư đi đầu trong việc dấn thân phụng sự xã hội, làm nền tảng cho những hoạt động sau này của chư Ni giới Huế nói riêng và Ni giới Việt Nam nói chung. Với nhãn quan của người thế tục (những người không phải Phật tử, không hiểu biết về Đạo Phật) một số người nghĩ rằng Phật giáo là tôn giáo của sự yếm thế, hạn chế trong việc đóng góp vào sự phát triển của xã hội, thì Ni giới vai trò đối với xã hội càng bị lu mờ. Ni giới chỉ được biết đến là người chỉ biết “tụng kinh gõ mõ”, cơm rau qua ngày trong chốn thiền môn, ít tham gia các hoạt động như chư Tăng. Tuy vậy, với người dân Huế - nơi mà giáo lý Đạo Phật thấm nhuần trong tư tưởng cũng như sanh hoạt thường nhật, họ luôn thấy được Ni giới ở Huế từ đầu thế kỷ XX đến nay đã luôn có những đóng góp thiết thực cho xã hội từ những nền tảng đóng góp trước đó của chư Ni. Đó chính là lý do để chúng tôi chọn xứ Huế làm địa điểm nghiên cứu về vai trò của Ni giới Phật giáo. Sở dĩ người viết chọn mốc năm 1987 là bởi thời gian này “Hội nghị Quốc tế về nữ giới theo Phật giáo” (Sakyadhita International Conferecen on Buddhish Women) được tổ chức thành lập, từ hội nghị này, vị trí của Nữ giới Phật giáo được khẳng định, đặc biệt là Ni giới. Hội nghị là một diễn đàn chung cho giới nữ Phật tử, nơi có thể nói lên tâm tư nguyện vọng, cũng như tạo mọi điều kiện để Ni giới thực hiện được sứ mệnh “những người con gái Đức Phật”. Ở đây, phương hướng, mục tiêu được hoạch định phù hợp với từng quốc gia và thời cuộc, mạnh dạn đưa ra những khiếm khuyết cần khắc phục. Hơn nữa, năm 1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ vực dậy để sánh bước với các quốc gia đã và đang phát triển trong khu vực và thế giới. Từ đây Phật giáo nói chung và Ni giới nói 2
  • 10. riêng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Với mục đích giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò của Ni giới Phật giáo, đặc biệt là Ni giới Huế và phát huy hơn nữa sự đóng góp của cộng đồng Ni giới Việt Nam nói chung và Ni giới Huế trong sứ mệnh “hoằng nguyện độ sanh” trên con đường lý tưởng của mình, người viết đã lựa chọn đề tài này. Ngoài việc làm rõ một số đặc điểm của Ni giới Huế so với những vùng miền khác, người viết đặc biệt quan tâm nghiên cứu vai trò của họ đối với cộng đồng xã hội hiện nay. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo xứ Huế đối với xã hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò và vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến Ni giới nói chung và Ni giới Huế nói riêng. Ngoài ra luận văn sẽ giúp các Ni hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mình trong công cuộc “ hoằng pháp lợi sinh”, từ đó tích cực cống hiến cho Phật giáo và xã hội. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vai trò của Nữ tu sĩ Phật giáo ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được đề cập đến ít nhiều trong một số sách về Phật giáo. Trước đây có nhiều tác phẩm viết về Ni giới Phật giáo trên thế giới, nhưng những tác phẩm đó thường viết về cá nhân, như một dạng tự truyện về cuộc đời và những ảnh hưởng, đóng góp của họ đối với cộng đồng xã hội. Có thể kể ra một số tác phẩm như Những người con gái Đức Phật (Karma Lekshe Tsomo, Hoang Phong chuyển ngữ,1988, Snow Lion Publications), Hành trình của một Nữ tu sĩ Phật giáo: trước những luồng gió ngược chiều (The Journey of One Buddhist Nun: Even Against the Wind/Sid Brown, Albany, NY: State University of New York Press, 2001), Thân phận một nữ tu sĩ Phật giáo: 3
  • 11. Tranh đấu để đạt giác ngộ trong rặng Hy-mã Lạp-sơn (Being a Buddhist Nun: The Struggle for Enlightenment in the Himalayas, Kim Gutschow, Harvard University Press, 2004). Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số sách mang tính chất giới thiệu hoặc những bài viết nói về tình hình chung của Ni Giới. Ví dụ: Hành trạng chư Ni Việt Nam (Thích nữ Như Nguyệt, nxb Tôn Giáo, 2017) kể về công hạnh của các bậc Ni tài Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có đóng góp của Chư Ni (Nữ Tu) Huế, Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Đỗ Thu Hường, Khoá luận tốt nghiệp Triết học, Hà Nội 2010), Quá trình hình thành và phát triển của ni giới Bắc Tông Thừa Thiên Huế (Trần Đình Sơn,2016, nxb Hồng Đức), Đường Thiền Sen nở (Lê Ngân & Hồ Đắc Hoài,nxb Lao Động, 2009). Ngoài ra còn có thể kể đến Hồi ký của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không về môi trường tu học cũng như hành đạo của chư Ni Huế. Về cơ bản, các tác phẩm chủ yếu giới thiệu về lịch sử và vai trò Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo ở Huế nói riêng. Có thể nói, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về vai trò của Ni giới Phật giáo Huế. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với Giáo hội và xã hội Huế. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, người viết thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến Phật giáo và Ni giới Phật giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với Giáo hội Phật giáo tại Huế - Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với xã 4
  • 12. hội tại Huế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của Ni giới Huế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và xã hội. - Phạm vi + Phạm vi không gian : thành phố Huế + Phạm vị thời gian: 30 năm, từ 1987 đến đầu 2017. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được thực hiện bằng việc thu thập thông tin từ thư viện, hiệu sách, v.v. - Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập được. - Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh đặc điểm của nữ tu Phật Giáo Huế với các vùng miền liên quan, so sánh vai trò của họ đối với phụ nữ thế tục trong xã hội ngày nay. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ni giới Phật giáo Việt Nam Chương này đề cập đến khái niệm về Ni giới, sự hình thành Ni giới ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng, Hội Sakyadhita và vài nét về đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế. Chương 2: Vai trò của Ni giới Huế đối với Giáo hội Chương này bàn về vai trò của Ni giới Huế trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội (trong bộ máy hoạt động của Giáo hội, trong Tăng sai), trong việc quản lý Ni giới và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo 5
  • 13. Chương 3 : Vai trò của Ni giới Huế đối với xã hội Chương này làm sáng tỏ vai trò của Ni giới trong các hoạt động công tác xã hội, trong giáo dục, y tế, kinh tế và đời sống tinh thần của người dân. 6
  • 14. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam Từ khi Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ đã hình thành tổ chức giáo hội nguyên thủy với khái niệm Tam Bảo làm trụ cột, bốn chúng đệ tử thực hành và tuân theo những giáo lý mà Đức Phật đã truyền dạy. Hiện nay mỗi một quốc gia có Phật giáo, đều có những tổ chức giáo hội riêng, với những phương thức hành đạo và truyền giáo phù hợp với quốc gia và lãnh thổ mà mình tu học. Phật giáo có hai nhánh chính là Phật giáo Nguyên thủy (Srilanka, Miến Điện, Thái Lan...) và Phật giáo Phát triển (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam...). Ở Việt Nam đã tồn tại một tổ chức Giáo hội sơ khai được biết đến là trung tâm Phật giáo Luy Lâu, tồn tại vào khoảng thế kỷ II-III. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang, 2014, tr21) : "Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên.” Khi thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, cũng là lúc Pháp mang theo văn hoá, tín ngưỡng, Tôn giáo phương Tây truyền bá vào Việt Nam. Khi đó Phật giáo đã không còn được sự ủng hộ như trước đây, bản thân Phật giáo lúc này nặng về tín ngưỡng hơn tư duy, chư Tăng Ni Phật tử ít am hiểu về giáo lý. Từ bối cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ có tâm huyết và tinh thần đạo pháp, dân tộc đã quyết tâm chỉnh đốn lại bằng cách mở các trường Phật học tại các tỉnh thành, dịch kinh điển sang chữ quốc ngữ cho Tăng Ni, Phật tử dễ học, dễ hiểu, xây dựng các cơ sở xã hội, ra các tờ tạp chí với mục đích giúp đỡ nhau cùng học Phật và hoằng pháp, nêu cao tinh thần dân tộc, chương 7
  • 15. trình phổ cập văn hoá cũng được đưa vào giáo dục cho Tăng Ni. Phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3 miền Trung - Nam - Bắc trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với Dân tộc và Đạo pháp của Tăng Ni, Phật tử, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cho đến thời điểm Việt Nam được thống nhất về mặt nhà nước vào năm 1976 tại miền Bắc và miền Nam có nhiều tổ chức Phật giáo khác nhau hoạt động. Ở miền Nam, vào ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất* . Năm 1964 các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất và sau 17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981. Đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập “Ban Vận động thống nhất Phật giáo” để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái: - Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc); - Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang); - Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; - Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; - Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam; - Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer); *Minh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ: Đôi nét về đạo Phật và GHPGVN http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/944/Doi_net_ve_dao_Phat_va_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_ Nam 8
  • 16. - Giáo phái Khất sĩ Việt Nam; - Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông; - Hội Phật học Nam Việt. Ngày 07/11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (GHPGVN). Cho đến nay gần 36 năm, cơ chế tổ chức Giáo Hội đã tự hoàn thiện và hiện có 63/63 đơn vị tỉnh/thành hội Phật giáo trong toàn quốc. Tại Lời nói đầu của Hiến chương, GHPGVN đã khẳng định: Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác định “Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, “GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước” . Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: "Mục đích của GHPGVN là điều hoà, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”* 1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Ni giới Theo Phật học từ điển ( Đoàn Trung Còn, 2011, NXB Tổng hợp TP HCM) : Ni có nghĩa là Bà vãi, Cô vãi, người phụ nữ đã thọ giái xuất gia và * Ngày 30-1-2013, HT.Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký Quyết định số 016/QĐ/HĐTS chính thức ban hành Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn 9
  • 17. tu tại chùa am. Ni chúng chỗ để tu học, để làm Phật sự. , nhiều người phụ nữ xuất gia nhóm họp lại một giới là một trong bốn chúng đệ tử quan trọng của Đức Phật, chỉ cho những người nữ xuất gia theo Phật giáo, cũng thuộc vào hàng Tăng bảo, thay Phật hoằng dương chánh pháp. Bao gồm: Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Tỳ-khưu: chỉ cho người nam xuất gia.Tỳ- khưu là dịch âm của chữ Phạn Bhikkhu (sanscrik là Bhiksu) ý nghĩa chủ yếu là khất sĩ. Khất sĩ có nghĩa trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng của mình, của pháp thân vì thế gọi là khất sĩ. Tỳ-khưu-ni : là dịch âm của Phạn văn Bhiksuni. Tỳ-khưu-ni có nghĩa là nữ Tỳ khưu hoặc nữ khất sĩ. Ni giới ở đây chỉ cho người nữ xuất gia gồm nữ tập sự, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na và Tỳ-khưu-ni. Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di ( Cận sự nam và Cận sự nữ) : “Người sống đời sống gia đình không phải là vị tu sĩ của Giáo hội, gọi là người tại gia (gahaṭṭha) hay cư sĩ (Gihi)”. Ngoài việc thực hành giáo pháp với cương vị là người tại gia, họ còn là người hộ trì đắc lực của Tăng đoàn, cúng dường tứ sự là ăn, mặc, chỗ ở và thuốc men cho Tăng chúng. 1.2.2 Sự hình thành Ni giới Ấn Độ được xem là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, với những thành tựu mang đậm nét Tôn giáo, là nơi nguồn cội chính thống ủa các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh. Dù là một quốc gia có nền văn minh lớn và sớm, nhưng với những thành tựu đó cũng không làm Ấn Độ thoát khỏi cái khung nói chung của các quốc gia phương Đông, một mô-típ của cư dân nông nghiệp - địa vị và vai trò của người phụ nữ vẫn luôn đứng sau người đàn ông. 10
  • 18. Phật giáo với khẳng định : “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” [ 30;tr 201] đã có một cái nhìn chung về nhân sinh cũng như khả năng của mỗi con người. Nhìn lại lịch sử Ấn Độ hơn 2500 về trước, khi mà giai cấp được phân định rất rõ trong xã hội, phụ nữ yếu thế trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là về các nghi lễ và nghi thức đọc tụng Tôn giáo, người nữ càng không được quyền chạm đến. Tôn giáo cổ của Ấn Độ cho rằng phụ nữ không có khả năng giác ngộ, và Ấn Độ giáo coi phụ nữ là thấp hèn, ô uế… Từ khi Phật giáo xuất hiện thì phụ nữ đã bước lên một nấc thang mới theo tinh thần “ai cũng được quyền để hạnh phúc”, với sự kiện nổi bật là việc thành lập Ni đoàn Phật giáo, phụ nữ đã được đặt chân vào ngôi nhà Tôn giáo, mà ở đây chính là Phật giáo, cũng tham gia vào tổ chức Giáo hội, là một phần quan trọng của Tăng đoàn. Đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về sự thành lập Ni đoàn Phật giáo và ai là Tỳ- khưu-ni đầu tiên, nhưng nhìn chung, mọi người đã ngấm ngầm chấp nhận thời gian thành lập Ni đoàn là lúc Đức Phật chấp nhận sự xuất gia của Di mẫu Mahaprajapati* và 500 phụ nữ trong dòng họ Thích xuất gia, sự kiện này đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng - giải phóng nữ giới. Với sự chấp thuận của Đức Phật, Tăng đoàn Tỳ-khưu-ni được thành lập khoảng 5 năm sau khi Phật thành đạo. Các sử liệu kinh tạng ghi lại rằng : ngày kia Ðức Phật đến thành Kapilavattu để giảng hòa một cuộc tranh chấp dữ dội giữa hai dân tộc, Sakyan và Koliyan, đang dành quyền sử dụng nước của dòng sông Rohini. Sau khi cuộc cãi vã cay đắng đã được dàn xếp ổn thỏa và hai bên dịu giọng, như thường lệ, Ðức Thế Tôn mở lời thuyết giảng Giáo pháp, và sau khi lắng nghe thời Pháp một số đông người trai trẻ Sakyan xin gia nhập vào Giáo hội chư Tỳ-Kheo. Các bà vợ của những vị ấy, do Maha Pajapati Gotami hướng dẫn cũng đến xin xuất gia với Ðức Bổn Sư. "Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu * Mahaprajapati sanh trưởng tại thị trấn Devadaha của xứ Ấn Ðộ cổ xưa, trong gia đình Suppabuddha. Bà là em của Hoàng Hậu Maha Maya-mẹ Thái Tử Siddhattha 11
  • 19. vườn Nigrodha. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn: - Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. - Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.” [6; tr 654,655] Sau ba lần thưa thỉnh đều bị Phật từ chối, Bà Mahàpajàpatì Gotamì, với tóc cạo sạch, đắp áo cà-sa, cùng với nhiều nữ nhân Sàkya ra đi đến Vesàli, tiếp tục bộ hành và đến Vesàli. Khi đến nơi với chân bị sưng, với tay chân lấm bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cửa chính, Tôn giả Ananda đã thay mặt để cầu xin cho Mahapajàpatì và 500 quyến thuộc xuất gia, sau cuộc đối thoại khẳng định về sự chấn ngộ, cũng như nói đến công ơn của Di mẫu, Đức Phật đã chấp nhận cho phái đoàn nữ giới xuất gia với điều kiện giữ gìn “Bát Kỉnh pháp”. Tôn giả A Nan trao truyền lại tám điều giới pháp ấy cho bà Mahà Pajàpati Gotami. Bà vui mừng khôn xiết, hoan hỷ lãnh thọ và nguyện kính cùng chư Ni giữ trọn đời không vi phạm. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận liệu “ Bát kỉnh pháp” có phải do Phật thuyết hay do các vị đời sau thêm vào? Và liệu có kỳ thị giới không khi bắt người nữ phải tuân thủ tám điều đó mới được phép xuất gia? Ở bài này không đặt nặng về nghiên cứu có hay không Phật dạy về Bát Kỉnh Pháp, vì nó là một vấn đề bàn luận sâu rộng vượt qua phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhưng chắc một điều, với cương vị là một người nữ xuất gia, thì Bát Kỉnh pháp không phải là sự kỳ thị về giới mà Đức Phật muốn hướng đến. Nếu có sự kỳ thị thì ngay từ đầu, Đức Phật đã không làm cuộc cách mạng lớn về giới như vậy, bằng cách cho người nữ gia nhập giáo đoàn; nếu có kỳ thị thì 12
  • 20. những năm sau khi Ni đoàn thành lập, Đức Phật đã không tán thán đến thành tựu mà những vị Ni đã đạt được qua quá trình tu đạo và chứng đạo [3, tr 540- 735] ; nếu có sự kỳ thị thì Đức Phật đã mâu thuẫn với chính những giáo pháo mà mình chỉ dạy: không quan trọng đến địa vị xã hội mà quan trọng đến nhân cách đạo đức. Nhìn ở góc độ lịch sử, Bát Kỉnh pháp ở giai đoạn đó chính là sự bảo hộ thiết yếu cho phái nữ và là sự bảo hộ cho Tăng chúng Phật giáo; với việc Di mẫu là người lớn tuổi trong bộ tộc, là người đã chăm nuôi khi Thái tử còn bé, là mẹ là cô của bao nhiêu vương thất công tử xuất gia theo Phật, nếu không có Bát Kỉnh pháp, liệu rằng Bà có thuần túy từ bỏ được lối sống vương giả cũng như vai trò “người lớn” của mình đối với những người đáng hàng con hàng cháu của mình trong Tăng đoàn. Đến thế kỷ III trước Tây lịch, Vua Asoka đã phái Hoàng tử Mahinda và Công chúa Sanghamitta sau khi xuất gia thì cùng phái đoàn Phật giáo sang Srilanka truyền đạo. Từ đây Phật giáo bắt đầu cắm rễ, lan tỏa ra toàn khu vực và thế giới. Có thể nói, Công chúa Sanghamitta là tổ Ni cho các nước Phật giáo trên thế giới ngày nay. Sự kiện thành lập Ni đoàn đã mở ra cho giới phụ nữ một cánh cửa mới, họ có thể chọn lựa hướng đi cũng như cách nhìn nhận của mình đối với gia đình và xã hội. Vượt ra ngoài định kiến rằng từ bỏ gia đình, sống không gia đình là thiếu trách nhiệm, trốn chạy xã hội vì vị thế thấp kém, gia nhập Tăng đoàn giúp họ hướng đến một chân trời rộng lớn, cao xa - giải thoát tự thân và giải thoát con người khỏi những tâm lý tiêu cực giữa cuộc đời biến động. Vượt qua bản tánh thường tình của người phụ nữ, MahàPajàpati Gotamiđã chứng minh rằng, người nữ cũng có khả năng chứng ngộ như nam giới, ngoài bản thân mình, bà cũng giúp cho nhiều nữ nhân khác thể nghiệm được chân lý Phật Đà. Việc khai sinh ra Ni đoàn hơn 2500 trước nếu không có một MahàPajàpati với quyền lực vốn có (vốn là một đương kim Hoàng 13
  • 21. Hậu), chí hướng cầu đạo kiên cố, với những kinh nghiệm từng trải của người phụ nữ, kinh nghiệm lãnh đạo khi còn là Hoàng hậu, những yếu tố đó đã giúp Bà lãnh đạo Ni đoàn một cách rất thuận lợi. Trước hết là sự quản lý giữa nội bộ Ni chúng, góp phần an ổn giáo đoàn. Nếu không tuân thủ những giới luật mà Đức Phật đã “ tùy phạm, tùy chế”, thì mọi kỷ cương cũng như sự tiến bộ của bản thân sẽ khó đường tiến bước, trong khi Tăng đoàn (gồm cả chúng Tăng và Ni) vừa mới được thành lập, một Giáo hội rất mới với những tư tưởng mới, thêm việc giải phóng quyền phụ nữ, nên bị các tôn giáo bạn ganh ghét hay sự kỳ thị của xã hội đối với phái yếu không thể không có. Thế nên, muốn báo đáp ơn Phật, không gì bằng là thực hành lời Phật dạy và chứng minh khả năng của mình, bằng chứng đã ghi nhận điều đó qua tác phẩm“Trưởng lão Ni kệ ”, tác phẩm ghi lại sự chứng ngộ của những vị Ni thời bấy giờ. Chính Đức Phật đã tán thán Bà Gotami giữa đại chúng “ Tỳ kheo Ni Gotami không thể xem là một người nữ tầm thường, bà thật là một trượng phu có đức và là một người xuất cách đáng biểu dương trong tăng đoàn” [ 7 ; tr 610-621] Những tư liệu về những công hạnh của các Ni giới không được kể nhiều trong các kinh luật, nhưng có thể với vai trò và tầm ảnh hưởng của mình, Gotami và Ni chúng thời đó ngoài việc hộ trì giáo pháp cùng Tăng đoàn, cũng có những đóng góp như giúp đỡ dẫn dắt các phụ nữ quy y, chỗ dựa tinh thần cho những nữ nhân bị áp bức ngoài xã hội. 1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng a) Sự hình thành Ni giới ở Việt Nam Theo nghiên cứu của Thích Nữ Như Nguyệt (tiến sĩ Phật học 2005) thì Ni đoàn Phật giáo ở Việt Nam được thành lập từ khá sớm, Tỳ Kheo Ni Phổ Minh là người đặt nền móng cho sự thành lập của Ni đoàn Phật giáo Việt Nam. Phổ Minh là con gái của Trương Mục, thứ sử đất Giao Châu (TK IV- 14
  • 22. V), không rõ xuất gia năm nào. Trong Cao Tăng truyện, Dharmayasa là vị thầy thế độ cho Phổ Minh, “ Đời nhà Tống ở Đan Dương, có con gái của Duẫn Nhan Viện là Ni Pháp Hoằng, con gái Trương Mục Quan Thứ sử Giao Châu là Ni Phổ Minh đầu tiên đều thọ pháp này…Ni chúng Đông thổ cũng có thời theo đây” [24 , tr. 329c 16-18] Mặc dù Ni giới đã được nhắc đến từ thời Hai Bà Trưng như Công chúa Bát Nàn, Thiều Hoa, Vĩnh Huy, Phương Dung…Nhưng đó chỉ là hình thức xuất gia chứ chưa có một tổ chức Ni giới hay có một sự truyền thừa tương tục. Từ đó về sau, đời nào cũng có những Ni giới xuất sắc, tuy lúc thịnh lúc suy khác nhau, nhưng chưa bao giờ gián đoạn. Hoàng Hậu Hoàng Thị, rời cung cấm và lập một thảo am ở ngoại thành Hoa Lư để tu hành (thời Đinh); hay công Chúa Phất Kim; Công chúa Phất Ngôn (Tiền Lê); Công chúa Diệu Nhân ( thời Lý); Huyền Trân Công chúa ( thời Trần); Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ( thời Hậu Lê); Công Chúa Long Thành Ngọc Tú, Công Chúa Ngọc Cơ (thời Nguyễn)…Đến thế kỷ XIX-XX thì có Ni Sư Diệu Không, Ni Sư Trí Hải, Ni sư Như Thanh… đó đều là những đóa hương tỏa rạng muôn đời về công hạnh cũng như sự dấn thân độ đời của mình trong hàng Ni lưu Phật giáo Việt Nam. Năm 1959 tổ chức Ni Bộ Việt Nam được thành lập, đến năm 1972 đổi tên thành Ni Bộ Bắc Tông* . Đây là tổ chức sơ khai đầu tiên, nhằm khẳng định vị thế và vai trò của Ni giới trong công tác hoằng dương chính pháp cùng với Giáo hội. Ngoài vai trò chuyển hoá nội tâm, thì chư Ni không quên nhiệm vụ “ hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, chính vì vậy mà khi đất nước lâm nguy, chư Ni không ngại ra chiến trường đồng hành cùng dân tộc, đến khi giặc tan dân yên, lại quay về thảo am tịnh yên tu tập. Hay như Huyền Trân Công chúa, vì để hòa hảo hai Châu Ô, Châu Lý, đã là người có * Ni Bộ ấn hành và phát hành (1957) : Đại hội Ni Bộ Bắc Tông Việt Nam 15
  • 23. công trong việc mở mang bờ cõi, chấp nhận thành thân, rồi sau cũng theo Vua cha mà xuất gia tu hành. Hay các Ni trưởng ở thế kỷ cận hiện đại là tấm gương sáng cho hậu bối noi theo về đức hạnh, công tác xã hội, hết mình vì đạo vì lợi ích cho số đông. Đa số chư Ni xuất thân từ Hoàng thân quốc thích, họ nhận ra sự vô thường, thịnh của thời cuộc nên sớm ngộ lẽ nhân sinh, đến khi xuất gia đã biết tận dụng thế mạnh về vị thế và tiếng nói chủa mình đã tích cực tham gia vào các công tác xã hội cũng như hoằng truyền chánh pháp đến muôn dân. b) Sự hình thành Ni giới ở Huế “ Ni bộ Bắc Tông thừa thiên Huế, tiền thân của Ni giới Phật giáo Huế được hình thành trong phong trào chứng hưng Phật giáo từ nửa đầu thế kỷ XX, để rồi viết lên một trang sử mới cho Phật giáo Huế”. [ 4; tr10] Ni giới Huế tồn tại song song cả Ni giới Bắc tông và Nam tông, và hệ phái khất sĩ; tuy nhiên phái Nam tông và khất sĩ với số lượng còn hạn chế ( 35/ 712) ( nên ở nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh về Ni giới Bắc tông. Có thể nói Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Huế nói riêng đều mang đậm pháp môn của hệ phái Phát triển (Đại Thừa )* , Ni giới Việt Nam, để truy xét nguồn gốc vẫn chưa có nhiều tài liệu để khẳng định, chỉ là những phỏng đoán với những tài liệu còn sót lại đây đó. Theo lịch sử từ khi Phật giáo có mặt ở Việt Nam, phía Bắc được xem như là nơi đầu tiên xuất hiện nữ giới xuất gia, nhưng để phát triển và quy về một mối với một tổ chức, một cộng đồng Ni thì có thể nói nơi xuất phát là miền Trung, đặc biệt từ thời kỳ chứng hưng Phật giáo đầu thế kỷ XIX, với những bậc Ni lưu như Ni sư Diên Trường (1863- 1250), Diệu Hương (1884-1971), Hướng Đạo (1906- 1974), Diệu Không ( 1905-1997), Diệu Trí (1907-2010), Thể Quán (1911-1982)... Trước những vị Ni sư này, có * Phật giáo với hai nhánh truyền thừa chính: Nguyên thủy ( giữ cách tu đạo và hành đạo từ thuở mới khai sáng) và Phát triển ( thay đổi phương pháp tu đạo và hành đạo tùy theo không gian và thời gian, nhưng không làm mất bản chất của Phật giáo) 16
  • 24. thể kể đến sư Diệu Chân ( khoảng cuối thế kỷ XIV ); Quốc mẫu Nguyễn Thị Ngọc Cầu (1734-1804) cũng thế phát xuất gia khi đô thành Phú Xuân bị thất thủ, Định Vương cùng triều thần chạy vào Nam lánh nạn ; cùng thời Quốc mẫu còn có Công nữ Nguyễn Phước Ngọc Tuyên ( xuất gia năm 1774) ; Công Chúa Định Hòa ( 1808- 1856)... nhưng nhìn chung Ni giới thời đó khá mờ nhạt, cũng bởi nhiều lý do, xuất gia vì cảm mến đạo, một phần vì thời cuộc, một phần xuất thân từ cái nghi con nhà quan vương...nên họ chỉ yên phận tu hành chứ chưa có một tổ chức hay hoặt động nổi bật nào. Tỳ-khưu-ni Diên Trường (1863-1250) được xem là Tỳ-kheo-ni đầu tiên của Phật giáo xứ Huế, mẹ là bà Công Nữ Thức Huấn - con gái của Tùng Thiện Vương. Năm 36 tuổi, phát tâm xuất gia tại chùa Từ Hiếu (nay vẫn còn tồn tại). Ni sư là người đã khai sáng chùa Trúc Lâm, nơi khởi điểm của phong trào chứng hưng Phật học xứ Trung kỳ. Ni sư Diệu Hương (1884-1971), người đứng ra thành lập Ni trường đầu tiên ở Huế (1932) và phát triển cho đến nay. Chùa Diệu Viên là ngôi chùa Sư nữ đầu tiên tại Huế, nay thuộc xã Thủy Dương, Huyện Hương Thủy, Huế. Ni Trưởng Hướng Đạo là người đã khai sơn ra ngôi bổn tự này vào năm 1924. Trong Kỷ yếu Ni giới, Tỳ Kheo Ni Thích nữ Chơn Hiền đã phát biểu rằng “ Người trình bày chí hướng của mình muốn có một chỗ yên tĩnh hợp với việc tu hành của nữ giới, nên cụ Ưng Dinh đã cộng tác giúp người khai sơn để lập chùa làm chỗ tĩnh tu, lúc đầu chỉ là am tranh nhỏ, trải qua thời gian Người đã ra sức biến am tranh nhỏ thành ngôi chùa khá khang trang, nay là chùa Diệu Viên...” .[42,tr76] Có thể nói chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong ngôi nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, là người tiếp tục giữ gìn mạng mạch chánh pháp thay Phật cùng với Chư Tăng, trong đó môn phong của Ni giới được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của 17
  • 25. thời cuộc. Điểm nhấn ở đây chính là sự dấn thân của những người được cho là liễu yếu đào tơ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, Ni sư Diên Trường lập chùa Trúc Lâm rồi thỉnh Hòa Thượng Giác Tiên trụ trì, ngôi bảo tự này là cơ sở hoạt động đầu tiên cho phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 của thế kỷ XX; Ni sư Diệu Không, Diệu Huệ viết đơn thỉnh nguyện được tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo năm 1963... Các Ni Trưởng cũng là lớp đầu tiên mở các trường mầm non, viện dưỡng lão, cô nhi viện Phật giáo. Chính những nền tảng công tác này mà Ni giới Huế mới tiếp tục phát huy hơn nữa trên nhiều lĩnh vực mang tính “ hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” ( hoằng pháp là nghĩa vụ của mỗi người xuất gia, lấy việc lợi ích cho chúng sanh là sự nghiệp của đời mình). Trong phong trào chống Mỹ, chống Pháp, chư Ni cũng góp phần là một người con của Vệt Nam, tuy không trực tiếp tham chiến, nhưng chư Ni cũng đã giúp một tay trong việc cứu đói, cứu thương , xoa dịu nỗi đau do chiến tranh gây ra. 1.2.4 Hội Sakyadhita* Khi thế giới chuyển mình theo những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, song song với nó là nhìn nhận và khẳng định vị thế và vai trò của người phụ nữ - một nửa cho sự hình thành và phát triển nên thế giới. Phong trào nữ giới Phương Tây từ khi xuất hiện và dần phát triển lan tỏa ra toàn thế giới, Ni giới Phật giáo buộc mình phải nhìn nhận lại vị thế và vai trò của mình, thế giới đã mở cửa thì nên bước ra ngoài cánh cửa của sự thu mình để dấn thân và phụng sự với toàn khả năng vốn có. Sakyadhita nghĩa là “Hội những người con gái của Đức Thế tôn”, còn được dịch là Hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới, ở Việt Nam được gọi là Hội Ni * Hội nghị Ni giới thế giới được thành lập và tổ chức lần đầu tiên tại Bồ Đề đạo tràng (Bodhimanda), Ấn Độ, vào tháng Hai năm 1987. Hội nghị bầu Ni sư Karuna Dharma (người Mỹ) làm Chủ tịch, bầu bà Ranjani de Silva (người Srilanka) là Chủ tịch Điều hành, bà Koko Kawanami (người Nhật) là Phó Chủ tịch Hội. Ni sư Karma Lekshe Tsomo (người Mỹ) là Tổng Thư ký Hội và thủ quỹ là bà Gabriela Kuestermann (người Đức). Năm 2002, Ni sư Karma Lekshe Tsomo được bầu làm Chủ tịch Hội. 18
  • 26. giới thế giới. Được thành lập năm 1987, tập hợp mọi thành phần nữ giới trong Phật giáo, gồm cả hai chúng là những nữ xuất gia và cư sĩ nữ trên toàn cầu. Với mục đích giúp nhau vì sự phát triển của Phật giáo nói chung và nữ giới nói riêng. Hội nghị Ni giới thế giới được tổ chức định kỳ hai năm một lần tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo. Đến nay, hội nghị đã trải qua mười lần tổ chức, tập hợp được hàng ngàn thành viên của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục đích: phấn đấu cho sự nghiệp hoà bình, hoà hợp và bình đẳng xã hội, cùng hợp tác để tìm hiểu sự ứng dụng của Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, làm mạnh thêm năng lực phụ nữ và những cống hiến của phụ nữ Phật giáo cho hoà bình thế giới, để tăng trưởng sự bình đẳng và đoàn kết giữa các truyền thống Phật giáo, để cùng làm việc cho hội chúng Tỳ-khưu-ni trên khắp thế giới, tạo sự kính trọng những khả năng tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, nghiên cứu và tu tập có kết quả, xây dựng những nhịp cầu thông tin với những tổ chức Phật giáo trên thế giới để cùng hợp tác tạo lợi ích tương trợ lẫn nhau đẩy mạnh các hoạt động phụ nữ, cải thiện đời sống, cộng đồng và thế giới của họ. Tiêu chí : thiết lập một liên minh quốc tế của Ni giới và nữ Phật tử, nâng cao lợi ích chung cho nữ giới Phật giáo thế giới, đẩy mạnh sự hòa hợp và trao đổi giữa các truyền thống Phật giáo với các tôn giáo khác, khuyến khích việc nghiên cứu và xuất bản những ấn phẩm có chủ đề liên quan đến nữ giới Phật giáo, thúc đẩy hoạt động từ thiện xã hội vì lợi ích cho nhân loại, đóng góp vào nền hoà bình thế giới thông qua sự thực hành những lời dạy của Đức Phật Mục tiêu : Tạo sự thông tin với tất cả phụ nữ Phật giáo trên toàn thế giới. Hòa hợp các truyền thống Phật giáo. Đào tạo ni tài và nữ Phật tử trí thức trong việc hoằng pháp. Truyền trao giới pháp cho ni giới. 19
  • 27. Nghiên cứu kinh điển và những vấn đề liên quan đến nữ giới trong Luật tạng. Thực hành những lời dạy của Đức Phật cho thế giới hòa bình 1.2.5 Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế Tuy cùng một ngôi nhà chánh pháp, nhưng xét lại giữa Ni giới ba miền vẫn có những khác biệt trong sinh hoạt thường nhật cũng như cách ứng phó đạo tràng, do ảnh hưởng của văn hoá vùng miền có những khác biệt, Phật giáo muốn có chỗ đứng của mình thì phải ứng hợp với tinh thần “ tùy duyên bất biến”. Qua tìm hiểu thực tế của vùng miền thì có những điểm giống và khác nhau tiểu biểu như sau : * Xuất gia và thụ giới* Ni giới miền Trung với điểm nhấn là Ni giới Huế, với xuất thân của những Ni đầu tiên thuộc dòng dõi Hoàng thân Quốc thích, nên Ni giới ở đây mang đậm tính chất cung đình trong cách tu đạo và hành đạo. Từ năm 1963 với việc xây dựng các cô nhi viện, mầm non, dưỡng lão... thay vì chư Ni nương Tăng để xuất gia học đạo như thời kỳ đầu, thì chư Ni dần thành lập các cơ sở quản lý riêng của mình. Ni giới ở đây thường rất đông, có chùa lên tới 70 vị, ngoài một số ít xuất gia vì những nhân duyên do hoàn cảnh, thì sự mến đạo nên xuất gia vẫn chiếm đa số, bởi sự ảnh hưởng lớn lên trong môi trường “gia đình Phật tử”, mầm non Phật giáo, cô nhi viện...nên số người xuất gia ngày càng đông. Hạ an cư† , không cần phải tập trung lại một chùa lớn, vì cơ bản chùa nào cũng đủ số lượng để thiết lập một “trường Hạ”, chỉ mỗi tháng hai lần tập trung để tụng giới luật mà mình đã thụ trì. Ở Huế, xuất gia không tính đến tuổi tác, có người xuất gia lúc 2-3 tuổi, cũng có người 45-50 tuổi mới xuất gia. Sau ít nhất 1 năm ở chùa, có bằng cấp 2 thì được chính thức xuống tóc; trước đó, tiểu (điệu) được để chỏm tóc nếu * Thụ giới : các giai đoạn thứ bậc trong việc xuất gia † Hạ an cư : truyền thống ở yên một chỗ tu học, được tính từ 15/4 đến 15/7 âm lịch hằng năm. 20
  • 28. còn nhỏ. Sau 2 năm làm tiểu, kinh luật thông thuộc sẽ được thụ giới Sa- di- ni* , 2 năm tiếp theo thụ giới Thức-xoa-ma-na† , 2 năm tiếp nữa sẽ thụ giới Tỳ- khưu-ni. Sau 20 năm thụ giới Tỳ-khưu-ni sẽ được Giáo hội tấn phong lên hàng giáo phẩm Ni Sư, Ni Trưởng. Mỗi một lần thụ nhận giới pháp sẽ có những giới luật cần lãnh thụ và thông hiểu những bộ kinh tương đương . Khi thụ giới Tỳ-khưu-ni thì mỗi tùy tâm phát nguyện đốt ba chấm trên đầu hoặc không, thể hiện sự cúng dường thân tâm này cho lý tưởng mà mình đã phát nguyện. Đặc biệt ở Huế, Ni giới không đi thọ giới ở tỉnh thành khác bởi truyền thống từ trước. Về xưng hô, tiểu được gọi là tiểu hoặc chị, từ Sa-di-ni đến Thức-xoa- ma-na gọi là chị, Tỳ-khưu-ni trở đi gọi là Sư Cô. Ở Miền Bắc, khi Phật giáo xuất hiện thì văn hóa tín ngưỡng dân gian đã có gốc rễ khá sâu, mỗi làng đều có miếu thờ vị Thần thành hoàng riêng, thời Phật giáo hưng thịnh Đinh-Lê-Lý-Trần thì mỗi miếu có thêm một ngôi chùa bên cạnh. Chính vì chùa nhiều mà người xuất gia lại hiếm, nên sinh ra những vị “chủ nhang” (người trông coi chùa), trong khi người dân vẫn chưa được giác ngộ nhiều về lý đạo, cho nên Phật tổ cũng chỉ được xem là một vị Thánh lớn hơn các vị Thánh khác trong tâm thức của người dân, với cơ duyên “sống lâu ra lão làng”, nên một số vãi chỉ trông nom hương đèn kinh kệ, lâu ngày rồi cũng xuất gia thành Sư, cũng có thể xuất gia trước rồi mới chăm lo việc chăm lo bổn tự. Suy cho cùng đa phần khởi điểm Ni giới miền Bắc ít có điều kiện để tham học và tinh chuyên về giáo lý, cho nên Ni giới miền Bắc nghiêng về kinh kệ và nghi lễ nhiều hơn. Hiện nay, Ni giới ở đây xuất gia theo tâm nguyện của mình, giới trẻ phát tâm xuất gia ngày càng đông hơn, tuy * Sa-di-ni : giữ 10 giới (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uốn rượu, không trang điểm, không ca múa, không nằm giường cao lớn, không ăn phi thời, không giữ tiền vàng); thuộc hai thời công phu và 4 bộ luật ( Tỳ Ni, Oai Nghi, Cảnh Sách, Di giáo), cấp thụ giới thứ 2. † Thức-xoa-ma-na : sau khi thụ giơi Sa-di-ni 2 năm, là giai đoạn để chuẩn bị bước lên thềm thang của Tỳ-khưu-ni, cấp thụ giới thứ 3. 21
  • 29. nhiên số lượng một chúng đông như ở Huế ( từ 20 xuất gia vị trở lên). Thường thì một vị quản lý mọt chùa hoặc nhiều hơn thế, đông nhất chưa quá 10 vị một chùa; trái lại, ở Huế cos chùa lên đến 30, 70 vị ( chùa Từ An, chùa Diệu Đức), vì vậy ở miền Bắc các chùa Ni phải tập trung lại một chùa lớn để an cư trong 3 tháng. Người xuất gia ở đây thường học hết cấp 3, trước đó có thể ở chùa nhưng với vai trò tập sự. Sau 2 năm tập sự, sẽ được thụ giới gọi là Sa-di-ni, sau 5 năm trở lên, nếu xét thấy đầy đủ các yếu tố cần có của một người Thiên nhơn chi đạo sư, sẽ được thụ nhận giới Tỳ-khưu-ni. Khác với các nơi, miền Bắc không có giới đàn Thức-xoa-ma-na, giới phẩm này sẽ được thụ phong cùng lúc với giới phẩm Tỳ-kheo-ni. Ở Miền Bắc không có truyền thống đốt nhang trên đầu, nên vị nào muốn đót nhang thì có thể vào miền Trung hoặc Miền Nam. Về danh xưng, tập sự gọi là tiểu, Sa-di-ni trở đi gọi là Sư Bác, Tỳ- khưu-ni trở đi gọi là Thầy hoăc Sư Thầy. Miền Nam là nơi như dung hợp cả Trung và Bắc, về cách hành đạo cũng như phương pháp tu tập. Cũng bởi đây là nơi Nam tiến của những người từ nhiều tỉnh thành, vì vậy ở Miền Nam có chùa theo phong cách Bắc, có chùa theo phong cách Trung. Xuất gia thì có phần dễ hơn so với Huế, vì ảnh hưởng phong thái của người Nam Bộ, là nơi ai cũng có thể đến để ở, cho nên người xuất gia ở đây không kể độ tuổi, thậm chí bán thế xuất gia chiếm số lượng khá nhiều. Về việc thọ giới, họ có thể đi các nơi nếu đủ điều kiện. Danh xưng như ở Huế, chỉ khác là tiểu có thể gọi là Chú. * Trang phục Ni giới Huế mang y phục màu lam, ở chùa có thể mang thêm y phục màu nâu, nhưng khi đi ra ngoài thì không được, vì để phân biệt với Tăng sĩ. Tiểu mặc áo tứ thân, từ khi thọ giới Sa-di-ni thì mặc áo nhật bình. Chỉ có Ni trưởng mới mang áo tràng xiên. Ăn chay từ khi phát nguyện xuất gia. 22
  • 30. Ở miền Bắc cả Tăng và Ni đều mang áo màu nâu, tiểu và khi thọ giới đều có thể mang áo tứ thân hoặc áo nhật bình và áo tràng xiên. Vì để dễ phân biệt, thì Sa-di-ni có buộc đai ngang thắt lưng. Về việc ăn uống, ở đây người xuất gia vẫn được phép dùng thức ăn chế biến từ các loài động vật, sau này thì ít hơn và có chùa thuần chay. Ở miền Nam từ khi tiểu đã có thể mang áo nhật bình, tùy theo truyền thống của chùa mà có thể dùng màu lam hoặc nâu. Về ăn uống cũng như miền Trung, chỉ khác có chùa cho dùng trứng công nghiệp. * Nghi lễ Nhìn chung lời kinh tiếng kệ tụng niệm hàng ngày cũng chỉ với mục đích nhắc nhở lời Đức Phật đã dạy, nó không phải là mục đích của Phật giáo. Nhưng ngày nay, nghi lễ Phật giáo cũng được xem là một loại hình văn hóa mang tính nghệ thuật. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt nghi lễ giữa ba miền, đó là thanh âm, âm điệu trong lúc đọc tụng. Cũng bởi văn hóa vùng miền đã tác động rất lớn đến nghi lễ của Phật giáo, thanh điệu ở Huế giống với Ca Huế , chầu văn; thanh điệu miền Bắc giống với Ca Trù, dân ca Bắc bộ; miền Nam giống với Đờn ca tài tử, cải lương, dân ca Nam bộ. * Hành đạo Với xuất thân từ hoàng thân quốc thích, thêm phong thái cung đình của xứ Huế, nên người nữ ở đây mang đậm chất nhu mì thục nữ, công dung ngộn hạnh trong nếp sống hằng ngày. Nét văn hóa đó đến bây giờ vẫn còn in nguyên, ăn sâu vào tiềm thức của người dân xứ Huế. Nên nhìn chung, Ni giới Huế vẫn còn nhiều rụt rè và hạn chế trong việc dấn thân, họ chỉ hành đạo trong phạm vi cho phép và thường làm việc theo nhóm theo chùa, họ chú trọng về sự hành trì và giữ gìn giới luật hơn các việc ứng phó đạo tràng. Khác với Huế, xuất thân là vị Thầy của một làng, một thôn, phải lo đám lễ trong làng, nhà nào có việc đều nhờ Sư nhờ Thầy, nên Ni giới miền 23
  • 31. Bắc chuyên về nghi lễ cũng như dấn thân vào các hoạt động mang tính cộng đồng làng xã. Họ mạnh dạn và tháo vát hơn so với Ni Huế. Ni giới miền Nam quan tâm về mặt giáo dục và hoằng pháp, nên ở đây Ni giới hoằng pháp rất tốt, với kiến thức nội điển cũng như ngoại điển được đầu tư, đi đầu về giáo dục, môi trường hoằng pháp tốt, nên ở đây Ni giới rất giỏi trong việc thuyết pháp và các khóa tu cho tuổi trẻ cũng như người lớn tuổi Tiểu kết Với sự kiện thành lập Ni đoàn, Đức Phật đã mở một cánh cửa mới với một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ thời bấy giờ, Tỳ Kheo Ni Gotami cùng với Ni chúng thời đó đã xác lập đức tin cũng như khả năng chứng ngộ của mình không thua các Thầy Tỳ kheo. Không chỉ hành tựu cho tự thân, chư Ni cũng đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho Giáo Hội cũng như cho xã hội. Ni giới Việt Nam kế thừa truyền thống chánh pháp qua các đời, dù môi trường có khác, có xa thì chánh pháp vẫn giữ một mối, thay đổi hình thức nhưng bản chất vẫn vẹn nguyên. Việc đạo không xa rời việc đời, tuy xuất thế tục gia, nhưng khi vận nước có biến, chư Ni lại đứng ra chung lo việc nước. Cho nên từ thời Hai Bà Trưng, khi đât nước có biến thì người xuất gia thân là nữ nhi vẫn xông pha ra chiến trường, khi yên lại lui về am thất. Huế được xem là nơi sản sinh ra chư Ni lỗi lạc, dấn thân trên mọi lĩnh vực, trong tinh thần từ bi của Phật giáo “ phụng sự nhân sinh là cúng dường chư Phật”, đi đầu Ni giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XIX và pháp nạn năm 1963. Chư Ni trưởng đã làm nền tản cho những hoạt động phụng sự xã hội sau này của Ni giới Huế. Vì chịu ảnh hưởng văn hóa mang tính vùng miền, nên dù trong một ngôi nhà chung - Phật giáo, nhưng vẫn có những điểm khác biệt về trang phục, ẩm thực, nghi lễ, hành đạo của chư Ni Việt Nam. 24
  • 32. CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI 2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội Khi số lượng tín đồ gia tăng thì một cấu trúc hạ tầng mang tính thể chế đã hình thành dưới dạng Tăng đoàn với những quy tắc và luật lệ được đặt ra để điều hành Tăng đoàn đó. Ni giới ngay từ thuở sơ khai, Đức Phật đã công nhận bản tính giác ngộ với Nam giới là đồng thể, không hơn không kém, con người hơn nhau không phải ở hình dạng người nữ hay người nam mà đã chọn đời sống như thế nào. Với cuộc cách mạng về giới của Đức Phật, Ni giới lúc bấy giờ cũng đã cùng chư Tăng chung tay trong công cuộc xây dựng ngôi nhà Phật giáo và “hoằng dương chánh pháp” nghĩa là “: “làm cho chân tinh thần được phát huy, thâm nhập vào tư tưởng và sinh hoạt của quần chúng bằng hai phương diện chánh yếu : phần tự giác thì nghiên cứu và áp dụng chánh pháp, phần giác tha thì tận lực truyền bá chánh pháp đó bằng những phương tiện cần thiết.” [17;tr140] Chúng đệ tử nói chung và Ni giới nói riêng là những người thay Phật đi thuyết pháp, tiếp quản Ni chúng và thân cận những người phụ nữ đang đau khổ thuận lợi hơn chư Tăng. Tăng và Ni đều cùng thực hành pháp và có khả năng chứng ngộ tuỳ theo sự thực hành pháp của mình, tuy giới luật có hơn có kém giữa hai giới nhưng vì “tuỳ phạm tuỳ chế” chứ không phải phát xuất từ sự phân biệt hay kỳ thị. Từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo, Ni giới cũng đã tham gia vào các chức sắc tương đương cũng như những phật sự trong khả năng để xây dựng nên ngôi nhà Phật giáo, mang chánh pháp đến muôn nơi bằng các phương tiện thiện xảo để đem lại lợi lạc cho số đông. Sau khi Hiệp hội Nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita (Sakyadhita : International Assocciation of Buddhist Women) được thành lập thì Ni giới Phật giáo mạnh dạn hơn trong việc dấn thân phụng sự đạo pháp và dân tộc, sự 25
  • 33. đổi mới đất nước trên toàn bộ lãnh vực, đòi hỏi người nữ nói chung và Ni giới nói riêng phải mạnh dạn đứng lên chia sớt những gánh nặng với một nữa thế giới còn lại. Ni giới Huế đã nhận thức được đều đó, đã mạnh dạn dấn thân vào các hoạt động được bổ nhiệm hoặc chỉ định của Giáo hội, cúng hiến sức trẻ của mình hầu mong đạo pháp được trường tồn, chúng sanh được an lạc. 2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội Năm 1956, Ni Trưởng Như Thanh là người đầu tiên đứng ra thỉnh cầu Giáo hội Tăng già Việt Nam được thống nhất Ni bộ và đã được thuận ý. Sau đó chư Ni trưởng cấp tốc thành lập Ban lãnh đạo Ni bộ lâm thời, có nội quy, tổ chức hành chánh riêng, hoặc động độc lập nhưng vẫn không nằm ngoài quy chế cũng như mục tiêu của Giáo hội. Tinh thần và các hoạt động của Ni bộ đã ảnh hưởng chung đến Ni giới các tỉnh thành, đòi hỏi cấp thiết thành lập các Ni bộ cơ sở. Đó cũng là tiền đề cho Giáo hội sau này có đủ hai vụ Tăng, Ni trong Tổng vụ Tăng vụ. Chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong ngôi nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, trong đó môn phong của Ni giới được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của thời cuộc. Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức thành lập, mặc dù giai đoạn chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 thế kỷ XX, Ni giới Huế đã nêu cao vai trò của mình đối với Giáo hội Phật như quý Sư Bà Diên Trường, Diệu Hương, Diệu Không, Thể Yến, trong đó việc thành lập lớp học Ni và tổ chức Ni bộ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chỉnh lý Tăng già thời đó. Tuy việc làm của chư Ni trưởng có sức ảnh hưởng đối với Giáo hội nhưng tựu trung chỉ là những người phụng sự trong ngôi nhà chung là Phật giáo, chứ chưa thật sự nằm trong bộ máy hoạt động của Giáo hội. Năm 1982, Ban Trị sự tỉnh Bình Trị Thiên được hình thành, lúc ấy chỉ có 3/18 vị nằm trong uỷ viên ban Trị sự với các chức sắc: Uỷ viên ban thủ 26
  • 34. quỹ, uỷ viên ban Từ thiện xã hội và trưởng ban quản lý Ni giới. Đến năm 2017 Giáo Hội Phật giáo Huế đã trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội tỉnh, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Qua mỗi nhiệm kỳ, danh sách chư Ni được bổ sung vào thành phần các chức sắc trong Giáo hội cũng 27ang lên, tuy vẫn còn hạn chế, nhưng theo cơ chế của thời đại khi nữ giới nói chung đã đứng ra đảm trách các công việc ngang bằng với nam giới thì chư Ni cũng nên là tấm gương không chỉ về đức độ mà cần đem năng lực nội tại cống hiến cho Giáo hội và xã hội, bên cạnh đó Giáo hội cũng đã nhận thức tích cực hơn tầm quan trọng của chư Ni trong công cuộc xây dựng ngôi nhà chung là chánh pháp. Nên Ni giới trong các phân ban Tăng lên đáng kể. (người) Năm Tăng-Ni 1987- 1992 1992- 1997 1997- 2002 2002- 2007 2007- 2012 2012- 2017 Tăng 413 445 537 570 660 803 Ni 357 404 464 522 645 712 Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT Huế Qua khảo sát số liệu Tăng Ni của Giáo hội hằng năm thì thấy được số lượng Tăng Ni ở Huế tăng đều qua các năm. Khi xã hội đang trên đà hiện đại hoá, mỗi gia đình đều kế hoạch hai con, trong khi dân số Việt Nam được cho là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, nếu nói vì chán đời sống thế tục để xuất  Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành. 27
  • 35. gia thì khả năng xảy ra không hợp lý, bởi xã hội đã đáp ứng được mọi nhu cầu của giới trẻ. Có hai trường hợp để xem xét : sự tiến bộ của nền công nghiệp hoá một phần ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con người, nên ngay từ sớm cha mẹ đã muốn hướng con em đến một môi trường để khi trưởng thành những đứa trẻ đó có thế “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, môi trường đáng để tin tưởng chính là nương tựa cửa Phật, nếu không xuất gia được, cũng có một tinh thần bình ổn để đối diện với cuộc sống thường nhật; thứ hai, nhờ vào các phuơng tiện truyền thông đã mang đến nhiều cơ hội học hỏi, nghiên cứu giáo lý, khi thâm nhập được kho tàng tạng pháp, họ liền phát tâm dũng mãnh, ý nguyện xuất gia để có thể làm nhiều việc hơn nữa mang hạnh phúc, lợi lạc đến với số đông. Với hạt nhân Gia đình Phật tử, Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người trẻ phát tâm đi vào ngôi nhà Phật giáo. Nên không kể hai con hay một con, khi đã có ý nguyện xuất gia cha mẹ luôn hỗ trợ, đó là kết quả của bao năm xây dựng “ Phật hoá gia đình” của Hội An Nam Phật học. Đó là lý do vì sao qua các năm, tỷ lệ người xuất gia vẫn tăng. Tính theo bình quân, chư Tăng cứ 10 người có 3 người hoàn tục, chư Ni cứ 10 người có 1 người hoàn tục* , vậy nếu chư Ni đảm nhiệm các công tác Phật sự ít xảy ra rủi ro về nhân sự hơn, sẽ không mất thời gian để đào tạo lại nhân sự mới. Tính ổn định đó chính là lợi thế đối với Giáo hội, Ni giới nếu được đào tạo chuyên môn, sẽ có được nguồn nhân lực cung ứng đủ cho các việc làm tương ứng. * Căn cứ số liệu thống kê xuất gia và hoàn tục hằng năm của Giáo hội. 28
  • 36. ( % nhân sự) Năm 1987- 1992- 1997- 2002- 2007- 2012- 1992 1997 2002 2007 2012 2017 Tăng-Ni Tăng 56,25% 56,25% 59,6% 59,6% 51,8% 45% Ni 22,9% 22,9% 25% 25% 35,7% 39,1% Cư sĩ 20,85% 20,85% 15,4% 15,4% 12,5% 15,9% Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6 nhiệm kỳ* Nếu như trước năm 1987, nhân sự giáo hội chiếm tới 80% đến 85% là chư Tăng , thì sau các kỳ đại hội, Ni giới đã được bổ sung vào thành phần nhân sự của các phân ban, thậm chí có những phân ban, chư Ni chiếm 100% nhân sự như Ban kinh tế tài chính và Ban từ thiện xã hội chiếm 92% nhân sự. Giáo hội với vai trò đề xuất và phê duyệt chư Ni có thẩm quyền trong việc quản lý Ni bộ, dù chỉ mang tính hình thức, nhưng cũng phải hợp pháp hoá thì vị Ni đó mới đủ điều kiện trong việc tiếp quản Ni bộ. Qua thời gian, họ đã thể hiện được năng lực làm việc của mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, Giáo hội đã tận dụng được nguồn lực nội tại chính vì vậy đã có thêm nhiều phân ban được thành lập bổ xung như Ban quốc tế, Ban thông tin truyền thông , bên cạnh đó Ni giới trong các phân ban được trẻ hoá, truyền thống trước đó chỉ những vị Ni lớn mới đảm nhiệm các công việc liên quan đến Giáo hội và Ni bộ. * Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành. 29
  • 37. Qua thống kê cho thấy hai nhiệm kỳ sau, thành phần nhân sự của Chư Tăng giảm xuống và chư Ni tăng lên, sự ảnh hưởng của phong trào đa văn hoá, nhất là tiến bộ của công nghệ thông tin, đã giúp người nữ có nhiều cơ hội nhận ra nhu cầu làm việc theo năng lực, họ lại tiếp nhận nhiều phong trào nữ quyền trên khắp thế giới; lực lượng sản xuất hiện đại phát triển, sự thăng tiến tri thức theo cấp số nhân, những điều kiện đó dần mang phụ nữ ra ánh sáng của thế giới. Ni giới cũng là một phần của phụ nữ xã hội, họ luôn được sự bảo hộ của Chư tăng, thấy được được tầm quan trọng của nhân lực trẻ, không phân biệt giới tính, Chánh pháp muốn lan rộng khắp mọi nơi mọi nẻo thì cần người phụng sự ở mọi lĩnh vực, có những việc chư Ni đảm trách sẽ kiện toàn hơn chư Tăng như an sinh xã hội, mầm non Phật giáo… ( %nhân sự) Tăng Ni Cư sĩ Uỷ viên BTT 83,8% 16,2% 0 Uỷ viên dự khuyết 83,4% 8,3% 8,3% Ban kiểm soát GH 84% 16% 0 Ban pháp chế 70% 5% 25% Ban TTTT 29,2% 12,5% 58,3% Ban quốc tế 48,2% 22,2% 29,6% 30
  • 38. Ban TTXH 7,4% 92,6% 0 Ban KTTC 0 100% 0 Ban văn hoá 47,2% 22,2% 30,6% Ban nghi lễ 100% 0 0 Ban Hoằng pháp 74,1% 14,8% 11,1% Ban HDPT 48,1% 7,4% 44,5% Ban GDTN 70,4% 25,9% 3,7% Ban Tăng sự 88,9% 21,1% 0 *Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua các nhiệm kỳ (1987-2017) * Về các phân ban, Ni giới chỉ làm công tác phối hợp với nhiệm vụ là thư ký hoặc phó thư ký phân ban, ngoại trừ hai phân ban là Từ thiện xã hội và Kinh tế tài chính, theo đặc thù và tính chất của công việc nên Giáo hội đã giáo phó cho Ni giới phụ trách hoàn toàn. Từ khi thành lập Phân ban đặc trách Ni giới thì Ni giới và hầu như hoạt động độc lập, thành lập các phân ban riêng, họ chỉ có nhiệm vụ trình lên Giáo hội những việc quan trọng và các hoạt động không trái với nội quy mà Giáo hội đề ra. * Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành 31
  • 39. Thành phần nhân sự Phân ban đặc trách Ni giới của hai nhiệm kỳ ( 2009- 2012; 2017-2017) về số lượng không thay đổi, với Ban chứng minh có 5 vị, thường là các Bậc trưởng lão Ni đảm nhiệm; Phân ban đặc trách Ni giới có 15 vị; Uỷ viên dự khuyết có 15 vị. Đây là những vị thay mặt Ni Bộ đảm nhiệm các công tác Phật sự mang tính chuyên sâu, góp phần xây dựng và phát huy tinh thần của Ni giới Trung ương cũng như hội Ni giới trên toàn cầu. Sự ra đời của Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế không chỉ đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Ni giới Huế, thể hiện rõ tính độc lập sáng tạo, tinh thần đoàn kết của Ni giới, mà còn khẳng định trách nhiệm “ truyền đăng tục diệm” ( kế thừa sự nghiệp của chư Phật Tổ qua các đời) của hàng hậu bối trong các Phật sự trọng đại, duy trì giềng mối kỷ cương của Ni giới, hoàn thành vai trò của một trưởng nữ Như Lai. Đây cũng là bước đầu giúp cho tổ chức Ni giới Huế phục hồi được kiện toàn hơn, để có những sinh hoạt phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, góp phần vào sự nghiệp chung của Ni giới toàn cầu. Phân ban đã kêu gọi chư Ni trẻ có đủ năng lực, sức khoẻ, nhiệt huyết và sự hi sinh để thực hiện triệt để phương hướng hoạt động của Phân ban để chỉnh đốn Tăng già, phát triển Ni đoàn sao cho xứng danh là con của Đức Như Lai. Sau khi được sự chấp thuận và hỗ trợ của Giáo hội về việc thành lập Phân Ban Đặc Trách Ni Giới Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phân ban có trách nhiệm trình lên Ban tăng Sự về tình hình hoạt động chung của Ni giới, nhằm góp phần giúp Giáo hội thuận tiện về mặt quản lý nhân sự, đồng thời để Giáo hội tri tường những điểm còn khiếm khuyết của Ni giới. Thống kê danh bộ Ni giới tại Huế để có kế hoạch quản lý một cách cụ thể và tạo điều kiện để Ni giới phát triển về mặt kiến thức cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Ni bộ có ngân sách hoặt động riêng thông qua việc đóng niên liễm hằng năm của các chùa Ni, nếu công việc liên quan đến Ni bộ nói chung, sẽ kêu gọi hỗ trợ từ các chùa Ni. 32
  • 40. 2.1.2 Đảm nhiệm các vai trò “ Tăng sai” “Tăng sai” là công việc dành cho cả hai bộ Tăng Ni trực thuộc Giáo hội Phật giáo, mỗi Tăng Ni sau thời gian tu tập và hoàn thành các chương trình học của mình, xét thấy đủ năng lực Giáo hội sẽ đề cử hoặc chỉ định những Phật sự phù hợp với mỗi vị Tăng Ni đó, phát huy thế mạnh bản thân góp phần xây dựng và hoằng dương chánh pháp, phổ cập Phật giáo đến với mọi người. Nếu như so với 3 nhiệm kỳ đầu, số lượng Ni giới đảm trách trong công việc Tăng sai còn hạn chế thì với những nhiệm kỳ sau, chư Ni tham gia vào các Phật sự chiếm số lượng khá cao và họ đã linh động hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn. Có thể đề cập đến các vai trò Tăng sai như sau : a, Hoằng pháp : Giáo pháp có dạy trong bốn loại “bố thí” thì bố thí pháp là tối thượng nhất, khi mỗi chúng sanh thâm nhập, thực hành giáo pháp thì mọi chướng ngại trong đời đều được “giải kết”, sẽ đón nhận được mọi sự đến đi với tâm bình lặng nhất. Khi một người đã thâm nhập được giáo pháp họ sẽ mới biết được đường đi lối về của mình, dù ở trên đất cũng như ở thiên đường tâm của họ cảm thụ không hai không khác. Thế nên, để đạo đức hoá gia đình, giảm thiểu những tệ nạn khi xã hội ngày càng phát triển, đạo đức tỷ lệ nghịch với nó, bên cạnh đó, với mong muốn các Phật tử hiểu đúng pháp môn mà bản thân đã thọ nhận, hiểu đúng pháp là sự bảo vệ Đạo pháp tối thượng, Giáo hội đã luôn ưu tiên trong công cuộc giảng dạy và thuyết pháp cho đại đa số phật tử trong mỗi địa bàn. Với tinh thần “ Hoằng pháp vi gia vụ”, Ni giới đã phối hợp với Ban hoằng pháp của Giáo hội để thực hiện công tác soạn thảo và thuyết giảng Phật pháp cho các đạo tràng, Niệm Phật đường, đoàn chúng tu Bát Quan trai, đảm trách các lớp học Phật pháp, khuyến khích mỗi tự viện thành lập các phòng đọc sách báo, ấn hành các tài liệu giáo lý giảng dạy cho quần chúng Phật tử, các em thanh thiếu niên. 33
  • 41. Từ năm 1987-1997: chư Ni đa phần không được học qua chuyên ngành hoằng pháp, chỉ chú trọng mở dạy các buổi thuyết pháp mang tính thụ động. Trong giai đoạn này, vẫn còn dư âm của Ni giới truyền thống Huế, họ hạn chế tiếp xúc với ngoại duyên, công việc ứng phó đạo tràng chưa được chú trọng, chỉ chuyên tâm vào công việc giáo dục và hoằng pháp tại bổn tự, Ban hoằng pháp vẫn chưa được thành lập, nên không có số liệu thống kê cụ thể về số lượng hoằng pháp viên cũng như các Phật sự có liên quan. Từ năm 1997-2007 : Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, xã hội có nhiều bước tiến lớn, Phật giáo với tinh thần tuỳ duyên nhập thế đã tận dụng được những lợi thế của xã hội trong công việc hoằng pháp của mình như các phương tiện truyền thông, các cách tiếp cận xã hội nhanh chóng và phạm vi xa hơn... lúc này, hoằng pháp không theo cách truyền thống và mang tính bị động được nữa, Giáo hội cần thành lập một Ban hoằng pháp có chiến lược cụ thể. Tháng 8 năm 2003, Ban hoằng pháp Trung ương chính thức được thành lập và có nội quy riêng, các tỉnh thành liên quan cũng lần lượt thành lập Ban hoằng pháp cấp tỉnh. Lúc này, Ni giới Huế bắt đầu tiếp xúc với xã hội nhiều hơn thông qua quá trình đi du học các nước như Ấn Độ (có 4 vị đang theo học chương trình tiến sĩ, 5 vị chương trình thạc sĩ, 7 vị chương trình đại học, 3 vị đã hoàn thành chương trình để về nước như Sư cô Thoại Mẫn, Sư cô Thoại Văn, Sư Cô Minh Thuận); Đài Loan (có 7 vị), Myanmar (2 vị), Trung Quốc (3 vị). Ngoài ra, có một số Ni theo học lớp đào tạo mầm non, đại học ngoại ngữ, trung cấp y. Có thể nói, những vị Ni đó là lớp đầu trong việc mở cửa đi theo con đường học thức, mở lối cho các Ni thế hệ tiếp theo, với nhận thức trình độ phổ cập đại học là xu thế chung của xã hội, tuy số lượng không nhiều, nhưng nó là bước tiến lớn cho Ni giới Huế. Với những vị Ni đã hoàn thành chương trình du học của mình, được Giáo hội đề cử giảng dạy các lớp Trung Cấp Phật học và Học Viện Phật giáo đối với 34
  • 42. lớp Ni, hay tham gia công tác phiên dịch Kinh luận trong đội ngũ phiên dịch của Giáo hội. ( Người) Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử Tăng 83 209 50 Ni 39 198 32 Tổng số 122 407 82 Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007* . Với xu thế mở nói chung của Giáo hội và nhu cầu phụng sự riêng của Ni giới từ khi Phân ban đặc trách Ni giới thành lập, các Ni có năng lực đều tham gia vào công tác hoằng pháp và giáo dục Phật tử tại các huyện xã. Ban hoằng pháp thuộc Ban Trị Sự Thừa Thiên Huế có 25 vị , giảng sư thỉnh giảng và giảng sư đoàn có 97 vị, trong đó có 39 vị Ni. Nếu xét về số tượng tu sĩ thì Ni xấp xĩ với chư Tăng ( 493 ≈ 553,5)† , nhưng về công tác Phật sự, Ni chỉ chiếm 1/3 trong tổng số, điều đó không thể hiện sự phân biệt giới, do văn hoá cung đình Huế như đã trình bày, những Ni thế hệ đầu chú trọng vào việc thực hành pháp, thanh tịnh hoá tâm mình hơn là việc đi sâu vào việc tham học các chương trình có thể phụng sự trong công tác của Giáo hội, nên người nữ nói * Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành. † Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành. 35
  • 43. chung và Ni giới Huế nói riêng, khép kín và trầm mặc, đó là nét đẹp rất riêng nhưng nó cũng là sự hạn chế lâu dài cho phụ nữ ở đây. Ngoài việc thể hiện sự đủ đầy của hai bộ đại Tăng, Giáo hội đã tận dụng được thế mạnh của chư Ni là có thể thấu hiểu và lắng nghe chúng sanh, thuận duyên hơn trong việc gần gũi với phái nữ, đang khi thực tế là người nữ đi chùa chiếm tỷ lệ cao hơn so với người nam, chính nét văn hoá Á Đông, đã tạo nên tính cách của phụ nữ trong nền văn hoá này, họ cần điểm tựa để có thể lo toan và giải quyết phận sự từ gia đình đến xã hội. Huế là nơi mà Phật giáo đã ăn sâu vào văn hoá, lợi thế đó đã giúp các Ni mang giáo pháp và phổ cập Phật pháp đến mọi giới, mọi thành phần. Bình quân trong 10 năm, Giáo hội đã thực hiện được 407 buổi giảng pháp, 82 lớp dạy giáo pháp cho giới cư sĩ ở các đạo tràng địa phương khắp tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó Ni giới tham gia được 198/407 buổi thuyết giảng, 32/82 lớp Phật pháp cho giới cư sĩ. Với đội ngũ giảng sư và giáo thọ sư là 39/122 người. Từ năm 2007-2017 : Nhất là sau khi đại lễ Vesak đăng cai ở Việt Nam năm 2008, Ban hoằng pháp Trung ương đưa ra những thông tư cần thiết để bắt kịp tiến độ và trình độ hoằng pháp cũng như học hỏi cách thức tiếp cận của Phật giáo đối với xã hội của các nước bạn, với tiêu chí tăng cường nhân sự bằng cách khuyết khích tham gia theo học các lớp hoằng pháp được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng mô hình hoằng pháp qua việc mời thêm giảng sư đáp ứng nhu cầu theo tình hình Phật sự như các đai lễ, các đạo tràng tu tập và lớp tu học của cư sĩ, gia đình Phật tử, các khoá Bồi dưỡng kỷ năng hoằng pháp đều được mở rộng tại tỉnh thành. Ảnh hưởng của Ni giới nói chung, Ni giới Huế đã tham gia tích cực trong Ban hoằng pháp, tăng số lượng Ni có học thức nội điển lẫn ngoại điển, những vị thời đầu đi du học giờ cũng trở về lại bổn xứ để phụng sự, chính vì thế các buổi giảng pháp và dạy lớp cư sĩ được tăng lên, điều đó cũng đã ảnh hưởng ngược lại số lượng người tham 36
  • 44. gia các công tác đó, đòi hỏi hơn nữa về tương lai cần có số lượng Tăng Ni đủ để đáp ứng các chương trình hoằng pháp. Bên cạnh đó, những người du học về nước, chính là động lực và sự khuyến khích lớn cho thế hệ Ni giới tiếp theo thông qua các buổi chia sẽ và lúc các vị đó đứng lớp truyền đạt lại kinh nghiệm cũng như những gì mình đã thiếp thu được từ thế giới ngoài kia. ( Người) Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử Tăng 95 310 68 Ni 70 297 54 Tổng số 165 607 122 Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017* Theo bảng 5, thành phần giảng sư tăng nhiều so với các năm trước, chính vì thế các buổi thuyết pháp cũng tăng lên. Nếu như mười năm trước, đời sống xã hội chú trọng hơn về kinh tế, nhu cầu tâm linh chưa được quan tâm, thì mười năm trở lại đây khi đời sống kinh tế đã ổn định, đời sống xã hội có những diễn biến phức tạp, thôi thúc con người muốn tìm cho mình một điểm tựa tinh thần, lấy lại niềm tin cân bằng cuộc sống, Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu phù hợp với truyền thống, nên dân chúng, đặc biệt là các gia đình có truyền thống Phật giáo như ở Huế bắt đầu quan tâm, giành thời gian tìm hiểu về giáo Pháp. Ban đầu họ đến chùa để lễ Phật, cầu cúng, vì truyền * Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành. 37
  • 45. thống gia đình, về sau họ muốn hiểu hơn vì sao cần lễ Phật, rồi cầu nguyện ra sao, có hiệu lực hay không...? dần dần dẫn họ đến với đạo Phật qua sự tìm tòi và học hỏi giáo lý. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Giáo hội, đòi hỏi vị giảng sư hội đủ “thân giáo và khẩu giáo”, tuy giảng về giáo lý đạo Phật nhưng không được xa rời thực tế, phản khoa học, lúc này chư Ni với trình độ Phật học và thế học, họ đủ năng lực để đảm nhiệm vai trò đó. b, Các chương trình thiện nguyện : Đây được xem là thế mạnh của Ni giới, nếu như trong các ban ngành chư Tăng luôn chiếm ưu thế về nhân sự, thì về công tác từ thiện, Ni luôn đóng vai trò chủ đạo. Thứ nhất là do chư Tăng đảm nhiệm những công việc hành chính và các Phật sự mang tính đối nội đối ngoại nhiều hơn chư Ni; thứ hai, với bản tánh dễ thấu cảm khổ đau của người khác, mạnh dạn hơn trong việc kêu gọi các mạnh thường quân, nên Giáo hội Huế qua các nhiệm kỳ, đều đề cử 95% nhân sự trực thuộc Ban từ thiện xã hội là Ni giới. Trước đó các chương trình thiện nguyện chỉ với mục đích vì cứu đói, xoa dịu vết thương chiến tranh trong phạm vi nhỏ hẹp thì những năm về sau đa dạng hơn về các chương trình thiện nguyện như cứu tế an sinh các gia đình, vùng khó khăn, thăm và phát quà cho các bệnh nhân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Nam, Quy Nhơn, xây nhà tình thương, học bổng học sinh nghèo vượt khó, phát cơm chay miễn phí bệnh viện Trung ương Huế.... Ngoài ra, trong các phân Ban của giáo hội, Ni giới đã được tiến cử hoặc chỉ định làm các Phật sự phù hợp với khả năng của mình. Vào các dịp đại lễ của Giáo hội như Lễ Cầu an đầu năm, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, “ Tăng sai” trong việc tụng kinh cùng với chư Tăng tại trụ sở của Giáo hội. Ni bộ có nhiệm vụ cắt cử các chùa Ni đi “thị giả”* , trang hoàng tại các lễ đài và chuyên về ẩm thực khi Tăng Ni tập trung tại các dịp lễ đó, hay các Phật sự * Thị giả : người lo việc trà nước và ẩm thực. 38
  • 46. của Giáo hội mang tính ngoại giao như giao lưu với Phật giáo các tỉnh khác, Tôn giáo khác, luôn có đầy đủ hai bộ đại Tăng đại diện tham gia. Hằng năm, Giáo hội mở khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì cho Tăng Ni trẻ với điều kiện đủ để tham gia là Đại giới đã lãnh thọ, bắt buộc phải tham gia để có đủ kỷ năng của một vị trú trì nếu sau này thuận duyên rời chúng đi hoá độ, cũng như nắm bắt được các quyết định, nghị quyết của Giáo hội Trung ương. Ni bộ Phật giáo Huế là một tổ chức khá kiện toàn đã lãnh đạo Ni giới phát triển về mọi mặt, ngoài việc xây dựng đời sống tu tập tại các chùa Ni, giáo dục đào tạo nhân sự đáp ứng cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, luôn trong tinh thần thanh lọc Ni bộ, chặc chẽ trong việc khen thưởng cũng như trách phạt những trường hợp sai phạm, đi quá nội quy của Ni bộ nói riêng, luôn có những thông tư kịp thời đến các chùa Ni, cùng nhau phát triển vũng mạnh Ni giới Huế để xứng danh là cánh tay từ ái của Giáo hội qua các hoạt động an sinh xã hội, công tác từ thiện, điều hành các cô nhi viện, nhà mẫu giáo, viện dưỡng lão. 2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo Việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo cũng được xem là công việc của “ Tăng sai”, xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo, mang tính quyết định sự tồn vong của Ni bộ nói riêng và Giáo hội nói chung. Ni giới Huế trong 30 năm qua phát triển mạnh về số lượng , nhất là lực lượng Ni trẻ, đó là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng đáng để lo ngại, khi mà đời sống đang tiếp cận với sự phát triển của khoa học hiện đại, nếu không có sự phối hợp quản lý chặt chẽ của mỗi tự viện cùng với quý tôn Đức đại diện bên Ni, thì đạo pháp sẽ bị mai một với những hệ luỵ đáng tiếc. Ngược lại, Ni giới được giáo dục và quản lý tốt, thì đây chính là một trong những đội quân hùng hậu để tiếp nối mạng mạch truyền thừa đưa đạo vào đời một cách hiệu quả. 39
  • 47. 2.2.1 Vai trò quản lý Ni giới tại Huế Ni viện Diệu Đức được Sư Bà Diệu Hương thành lập từ năm 1933, đó là ngôi trường Phật học Ni đầu tiên ở Huế và cả dãi đất miền Trung cũng là cơ sở hoạt động cho Ni giới Huế đến ngày hôm nay. Ni giới Huê ngày càng trẻ hoá, tuy mỗi vị đều phát tâm xuất gia, sơ tâm rất dũng mãnh, nhưng qua thời gian có những vị lại thối tâm, nhưng họ lại không chọn con đường hoàn tục, chính vì vậy, chư Ni luôn thao thức để có những phương án phù hợp cho các vị đó. Điều này, đòi hỏi mỗi bổn tự phải có sự kết hợp triệt để với Ni bộ, mới mong không bị ảnh hưởng đến tập thể. Lòng từ bi của Phật giáo luôn đồng hành với trí tuệ, nếu vì sự thương tưởng nhất thời mà không xử lý những trường hợp vi phạm đến trọng giới, thì đạo pháp không thể trường tồn lâu dài. Bên cạnh đó, Ni bộ cũng luôn tán thán những vị có thành tích tốt trong học tập cũng như trong các Phật sự dấn thân. Suốt 30 năm nay, Ni bộ Huế hàng tháng đều có những kỳ họp chung vào ngày chủ nhật đầu tháng, để báo cáo cũng như thông tư các Phật sự quan trọng của Ni bộ và Giáo hội, giải quyết các vấn đề trong phạm vi Ni giới. Đây là kỳ họp bắt buộc, mỗi chùa phải cử một đại diện đến với buổi họp, sau đó về thông báo lại cho trú xứ của mình. Truyền thống họp Ni bộ hằng tháng chỉ mỗi Huế còn duy trì đến bây giờ và rất được xem trọng, buổi họp luôn tán dương những vị Ni tiêu biểu đã có nhiều hoạt động mang lại lợi lạc cho số đông qua các Phật sự để khích lệ những vị khác, bên cạnh đó cũng khiển trách một số vị chưa thực hiện được tinh thần của Phật giáo. Tất nhiên, mỗi một tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, người nữ khi phát tâm xuất gia, không có nghĩa họ đã cởi bỏ được lớp áo trần tục liền trở thành thánh nhân, họ cũng có những sai phạm, những suy nghĩ bị lôi kéo bởi ngũ dục của thế gian, nên buổi họp luôn giành thời gian để sách tấn chư Ni trẻ và đề ra những hướng đi phù hợp cho thế hệ hậu bối. 40