SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
GIỚI THIỆU THÔNG TIN
• Ngày gửi bài : 27/04/2015
• Tên tác giả : Đoàn Tiến Vinh
• Học hàm/học vị: Giảng viên chính - Thạc sĩ khoa học máy tính
• Tổ chức tác giả công tác: Trường Cao đẳng Sơn la, thành phố Sơn La
• Thông tin liên lạc: Mobile: 0915122587-01643345671
Email: vinh.doantien@gmail.com
• Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Khoa học máy tính (An toàn và bảo mật)
• Tên bài viết
• Chủ đề : Đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển quy mô, loại hình, phương thức đào tạo phù
hợp với yêu cầu xã hội
• Ngôn ngữ : Tiếng Việt
• Lĩnh vực nghiên cứu của bài viết: Cơ sở lý luận và thực tiễn, xu hướng Đổi mới giáo dục
đào tạo thích ứng với phát triển ; Phát triển quy mô, loại hình, phương thức đào tạo phù hợp với
yêu cầu xã hội từ thực tế trường Cao đẳng Sơn La
• Số từ của bài viết: khoảng 6000 từ
• Một đoạn viết ngắn gọn (khoảng 5 dòng)
Đổi mới giáo dục đào tạo đang được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Việt Nam không
nằm ngoài xu thế đó. Trong ý nghĩa này, công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không
phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Vậy trong
bối cảnh nêu trên, giáo dục và đào tạo của ta đang đứng ở đâu?
Bài viết nhỏ này không có tham vọng (và cũng không thể) tổng kết để đưa ra những đánh
giá đầy đủ nhằm giải đáp hoàn chỉnh câu hỏi trên mà chỉ xin nêu ra một số nội dung mà theo tác
giả, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo hiện nay.
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÙNG TÂY BẮC, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TÓM TẮT
Sau 10 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(1996), Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thắng
lợi mục tiêu này, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết
định, trong đó giáo dục - đào tạo là đòn bẩy quan trọng nhất. Với ý nghĩa đó và để thực hiện
Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết về
định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
nhiệm vụ đến năm 2000 [1].
Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được
những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới và đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo. Tuy nhiên, như nhận định trong Kết luận của Hội
nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI thì đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn
chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn
chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn
chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn. Chính vì vậy mà đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
[2].
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu
của đổi mới lần này là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương
thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất
lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục
và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Mục tiêu đặt ra đối với giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người
học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo
phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo
ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển
công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết cũng đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản và giải pháp thực hiện gồm một số vấn
đề cơ bản sau
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới
giáo dục và đào tạo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm
các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới
giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn
học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả
hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào
tạo.
Thứ ba, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,
đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin
cậy và công nhận.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập.Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo
dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Thứ năm, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý
chất lượng
Thứ sáu, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo.
Thứ bảy, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn
xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ,
đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và
khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ
quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và
chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục.
Thứ chín, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào
tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu
khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực
hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.[3]
1.2 Thực trạng giáo dục đào tạo
Những hiện tượng liên quan đến hạn chế và yếu kém nặng nề được nêu một cách khái
quát trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI được phản ánh
ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo nên những bức xúc có chiều
hướng ngày càng tăng trong công luận. Chính vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo thành công còn có ý nghĩa củng cố lòng tin vào Đảng và tương lai của dân tộc.
Có một câu hỏi đặt ra khiến nhiều người băn khoăn là phải chăng chúng ta tiến hành đổi
mới căn bản toàn diện là do giáo dục, đào tạo nước ta tụt hậu quá xa so với thế giới và những hạn
chế, yếu kém đã trầm trọng tới mức nếu không “làm lại từ gốc” (theo cách diễn đạt của một số ý
kiến) thì hậu quả khôn lường ?
Bên cạnh những thành tựu rất có ý nghĩa như Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 đã
nêu, những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản mà còn có mặt nặng nề hơn, theo tôi, có thể thấy trên
các mặt sau đây:
Thứ nhất, chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức
chuyên môn. Các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày đặc các
kiến thức cụ thể. Với lượng tri thức mới được sản sinh ngày càng nhiều và liên tục được cập nhật
vào chương trình thì tình trạng quá tải là không thể khắc phục, nếu không nói là sẽ ngày càng
trầm trọng hơn. Việc nhớ những kiến thức ấy đã khó, vận dụng nó vào cuộc sống lại còn khó
hơn. Tri thức cụ thể dù cho mới đến đâu vẫn là cái đã biết nên luôn lạc hậu so với thực tiễn.
Theo triết lý trọng kiến thức chuyên môn nên các trường đại học ở Việt Nam được tổ
chức theo hệ thống đại học chuyên ngành. Các trường đại học chuyên ngành đã đáp ứng rất tốt
nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng đang bộc lộ những bất cập
trước nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường. Nhiều trường đang tự
phát triển theo hướng đa ngành hóa. Hạn chế của những trường chuyên ngành (đơn ngành) còn ở
chỗ hạn chế việc nghiên cứu và giảng dạy theo hướng liên ngành và rất thiếu sự bổ sung cho
nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Để phục vụ mục tiêu giáo dục trang bị kiến thức chuyên môn, hệ thống phân loại môn
chính, môn phụ cũng được tiến hành một cách giản đơn như đương nhiên phải thế (trong khi đó
phương châm của Đảng là giáo dục toàn diện). Đặc biệt nghiêm trọng là hệ thống thi cử, đánh
giá. Coi việc nhớ kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất nên việc thi cử tuyển đầu vào, kiểm
tra trong quá trình học tập và đánh giá đầu ra đều lấy việc hỏi kiến thức cụ thể làm mục tiêu chủ
yếu. Phương thức thi cử nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn (cụ thể) sinh ra hệ lụy nan giải và
những căn bệnh trầm kha khó lòng cứu chữa. Đó là học vẹt, học tủ và quay cóp.
Với mục đích kiểm tra kiến thức của hệ thống thi cử thì học vẹt là cách học trung thực
nhất. Điều tệ hại là do kiến thức quá nhiều nên người học phải đoán mò, học tủ (tự bỏ bớt nội
dung, tập trung học kỹ một số phần để cầu may ra trúng tủ). Phần lớn những lời cầu nguyện của
sĩ tử ở Văn miếu hay một cơ sở tâm linh nào khác đều là mong được phù hộ để trúng tủ.Nhưng
tệ hại hơn là người không có khả năng học thuộc, cũng không tin vào may rủi hoặc lười không
muốn học thì lại dành tâm sức chuẩn bị rất kỹ cho việc gian lận. Đem theo phao vào phòng thi để
có cơ hội là quay cóp. Có cả một công nghệ thu nhỏ phao và hệ thống dịch vụ khổng lồ ăn theo
nhu cầu gian lận này. Cho dù có khuyến khích đến đâu những người say mê phát hiện tiêu cực
như thầy Khoa, hay cho thí sinh đem theo phương tiện ghi hình để bắt quả tang những kẻ gian
lận trong phòng thi…cũng sẽ không bao giờ loại được quay cóp ra khỏi thi cử nếu vẫn tiếp tục
coi kiểm tra xem thí sinh biết gì (với dạng thức câu hỏi tổng quát: Đố anh (chị) biết cái này là cái
gì ?) thay vì đánh giá năng lực của học thế nào. Cách thức thi cử như vậy không giúp phát hiện
được những người có năng lực thực sự (chứ chưa nói đến tài năng xuất chúng, vì người tài
thường kém học vẹt và rất xa lạ với những hành vi gian lận) mà chủ yếu chọn được những người
có trí nhớ tốt (kỹ năng này cũng rất quý, nhưng không giúp nhiều lắm cho năng lực sáng tạo và
dường như ngày càng bớt quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển). Đó là chưa
kể tới hậu quả chọn nhầm phải người lười (học tủ), người gian (quay cóp). Hơn thế, việc cấm
mang thiết bị điện tử (nhất là máy tính xách tay) vào phòng thi (chủ yếu do cách thi này mà ra) đi
ngược lại xu thế thời đại. Trên thế giới chẳng còn mấy nước làm như ta, cấm đem máy tính vào
phòng thi.
Thứ hai, do phải mất quá nhiều thời gian và công sức để “cung cấp và tích lũy kiến thức”
cụ thể (luôn quá tải) nên từ chương trình, người dạy, người học đều không còn đủ thời gian và sự
quan tâm đúng mức cho việc trau dồi phương pháp, kỹ năng, học để hiểu biết về cuộc sống, về
thế giới, dung dưỡng tâm hồn và đạo đức, lối sống…Nói tóm lại là học cách tự học và học làm
người. Điều đáng lo ngại là xu thế vị bằng cấp đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng
những người đi học. Đi học chỉ cốt để lấy bằng (và tệ hơn là nếu học ít, thậm chí không học mà
vẫn có bằng thì càng hay). Nhiều bậc trí giả lo lắng không phải không có cơ sở là xã hội ta ngày
càng nhiều những người có học vị, bằng cấp cao, nhưng một đội ngũ trí thức với những nhân
cách đáng kính của một tầng lớp dẫn dắt xã hội dường như ngày càng thưa vắng. Hiện tượng này
có nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên chính vẫn là từ chính những hạn chế và yếu kém của
giáo dục đào tạo.
Thứ ba, một hạn chế lớn của giáo dục và đào tạo nước ta là việc dạy và học không gắn
chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học. Đa phần các chương trình đào tạo hiện nay là
những gì nhà trường và các thầy cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những cái xã hội
cần. Có một nguyên nhân quan trọng là ở nước ta trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo
dục đại học mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học và trọng học
nên số người có nguyện vọng đi học (đúng ra là số gia đình mong muốn con vào đại học) thì
đông mà số trường đại học (tốt) lại rất ít nên các cơ sở đào tạo đại học không có nhiều động lực
để đổi mới. Chương trình cũ, phương pháp dạy không thay đổi, chất lượng đào tạo không nâng
cao cũng vẫn có rất đông người tranh nhau vào học. Những tiêu chí đánh giá về chất lượng giáo
dục quốc tế dường như ảnh hưởng không nhiều lắm đến các trường đại học nước ta.
Thứ tư, cũng chính vì động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác nữa,
nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành giáo dục (bao
gồm cả quả lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài rất nhiều, nhưng dường
như việc học tập nước ngoài chưa có một chương trình thật bài bản với những mục tiêu xác định
nên kết quả không như mong muốn. Địa điểm tham quan, vấn đề tìm hiểu trùng lặp, những kinh
tiếp thu manh mún, thiếu đồng bộ…Do vậy về cơ bản, hệ thống giáo dục và các chương trình
của các cơ sở đào tạo ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn có khoảng cách khá
xa. Và đặc biệt điều đáng nói là tính liên thông quốc tế của hệ thống giáo dục nói chung và của
các cơ sở đào tạo nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Nếu như ở nước ngoài (kể cả các nước Đông
Nam Á), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên với nhau vì họ công nhận hệ thống
tín chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các trường đại học nước ta.
Sự liên thông trong nước cũng còn không ít vấn đề. Đó là sự phân luồng trong giáo dục
phổ thông trung học, sự liên thông giữa các cấp học… Điều này khiến cho nền giáo dục chưa
phát huy hết được vị trí và vai trò của mình.
Thứ năm, điều thấy rõ và thường được nói tới nhiều nhất khi đề cập đến những hạn chế
của giáo dục Việt Nam là sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất, là chính sách đãi ngộ chưa
thỏa đáng đối với đội ngũ những người làm giáo dục, đặc biệt là với các thầy cô giáo có năng lực
dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng lớn trong đầu tư cho giáo dục.
Riêng năm 2013, mặc dù nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ cực kỳ khó khăn, nhưng kinh
phí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề vẫn chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, tính ra số kinh phí thực thì so ngay với một trường đại học ở Đông Nam Á (như
Singapore, Thái Lan, Malaysia…) cũng đã rất thấp. Nguồn kinh phí hạn hẹp lại được sử dụng
chưa hợp lý, đầu tư manh mún, giàn trải và hiệu quả thấp (đó là chưa nói tới nguồn lực bị suy
hao vì những dự án lãng phí lớn [4]).
2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Trên các cơ sở lý luận trên có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Thực trạng chung về công tác đào tạo của trường Cao đẳng Sơn La (CĐSL) nói riêng và
hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam, đó là: Đào tạo chưa đáp ứng thiết thực nhu cầu
nghề nghiệp xã hội cả về “quy mô ngành, nghề và số lượng người học ở các cấp trình độ - chất
lượng đào tạo” dẫn đến hiện tượng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Vì vậy, đối với
trường CĐSL nói riêng và hệ thống GDĐH thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện theo
chủ trương của Đảng, trước hết là phải đổi mới mạnh mẽ đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đáp ứng
thiết thực, hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2.1 Đổi mới mục tiêu đào tạo
Để thực hiện tốt nội dung, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đối với GDĐH, được
xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, định
hướng đổi mới mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường CĐSL cần đồng bộ giữa
“Phát triển quy mô ngành, nghề, số lượng người học ở các trình độ đào tạo và chất lượng đào
tạo” với đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội theo tình hình thực tế địa phương.
2.2 Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
(1) Xác định được nhu cầu nhân lực các ngành, nghề tương ứng với trình độ đào tạo ở
tỉnh Sơn La và khu vực phụ cận đến năm 2015-2020 và định hướng sau năm 2020 trên cơ sở
“Dự báo nhân lực của địa phương và khu vực phụ cận”. Từ đó, chủ động xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành đào tạo và quy mô tuyển sinh hàng năm của trường. Đồng thời, kiến nghị
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng định hướng cho người học lựa chọn trình độ đào tạo, ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã
hội để hạn chế hiện tượng thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng trái ngành đào tạo sau khi tốt
nghiệp.
(2) Đổi mới xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra (kiến thức - kỹ năng -
thái độ) bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống và thực tiễn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của
địa phương, khu vực phụ cận và cả nước.
(3) Đổi mới hình thức tổ chức đào tạo của nhà trường phù hợp với ngành, nghề đào tạo
thông qua hình thức liên kết và hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo đại học trong và nước ngoài
để hỗ trợ đào tạo; huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
trường mầm non và trường phổ thông, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, bảo
đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng thiết thực yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp xã hội.
(4) Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo “Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về
chất lượng (học hàm, học vị, phẩm chất, năng lực thực tế)”, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng chuyển từ giảng dạy chủ yếu là trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm
chất và năng lực người học; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học bảo đảm chuẩn về
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục và quản lý hành chính, có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt; Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên hành chính, chú trọng cán bộ chuyên trách
công tác đào tạo, phụ trách công tác cố vấn học tập; Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh
trong học thuật và quan hệ giao tiếp; Bảo đảm các chế độ chính sách cho nhà giáo và người lao
động, cho công tác đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thưởng.
(5) Đổi mới công tác hỗ trợ học sinh - sinh viên (HS-SV) trong xây dựng phương pháp
học tập, nghiên cứu khoa học, nhất là đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Tăng cường rèn luyện, phát
triển hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tư duy và kỹ năng sống (kỹ năng mềm); Quan
tâm đúng mức giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức, thái độ nghề nghiệp, ý thức phục vụ nhân
dân cho HS-SV.
(6) Đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và hiện đại (giáo trình,
các phần mềm dạy học và quản lý, thư viện điện tử, phòng học trang bị công nghệ thông tin,
phòng bộ môn, cơ sở thí nghiệm - thực hành, thực tập, sản xuất,…) trên cơ sở huy động nguồn
lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường và sử dụng cơ sở đó của các đơn vị
liên kết phục vụ đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp. Cung ứng đủ kinh phí cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt
động quản lý nhà trường.
(7) Đổi mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách đối với công tác quản lý
nhà trường. Trên cơ sở các văn bản pháp luật liên quan, ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý của
trường theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, phân quyền, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về đào tạo, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất; Xây dựng mối quan hệ và lề lối làm việc
trong quản lý giữa các thành viên cùng cấp, các cấp quản lý, chính quyền với tổ chức cơ sở
Đảng, các đoàn thể, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng
chức trách, chặt chẽ, khoa học và thông suốt.
(8) Đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) đào tạo trên tất cả các phương diện: Huy động nguồn
lực vật chất xã hội hỗ trợ đào tạo (tài trợ cơ sở vật chất cho nhà trường, phối hợp cho người học
thực hành, thực tập, tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp,…); Huy động nguồn lực trí tuệ xã hội tham
gia vào quá trình đào tạo, nhất là các khâu như: Dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng chương trình
đào tạo, biên soạn giáo trình, giảng dạy, nghiên cứu khoa học,…; Xây dựng cơ chế để xã hội
tham gia giám sát, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động của nhà trường.
Đổi mới công tác XHH đào tạo gắn với đổi mới dân chủ hóa nhà trường, xây dựng cơ chế
đánh giá khoa học, khách quan giữa cấp trên và cấp dưới, giữa HS-SV và giảng viên; Thực hiện
ba công khai, quan tâm bàn bạc dân chủ, cởi mở, tiếp thu ý kiến người dân.
Việc đổi mới XHH đào tạo gắn với đổi mới dân chủ hóa nhà trường cùng với việc đổi
mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách trong công tác quản lý nhà trường sẽ xây
dựng môi trường đào tạo đồng bộ và thuận lợi tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả của
quá trình đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra.
(9) Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) để phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS-SV theo định hướng: KT-ĐG
theo mục tiêu đào tạo, khả năng nhận thức, kĩ năng, năng lực tư duy của các em qua từng môn
học; Áp dụng nhiều hình thức, phương pháp KT-ĐG khác nhau, đặc biệt ở đại học cần chú trọng
các bài tập lớn (tiểu luận, tổng luận môn học) và cần được tiến hành thường xuyên trong quá
trình học tập, tăng cường sử dụng đề kiểm tra từ ngân hàng đề thi; Kết quả KT-ĐG được sử dụng
để đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập và chất lượng chương trình, nội dung, phương tiện đào
tạo,…
(10) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên cơ sở huy động nguồn lực của nhà trường (đội
ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; trang thiết bị; tài chính); hợp tác, chuyển giao công nghệ với các
cơ sở GDĐH, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào đề tài nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực phụ cận.
(11) Tăng cường các hoạt động giáo dục, đảm bảo chất lượng và công tác thanh tra đào
tạo, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong các thành tố cấu thành nhà trường, cũng
như đầu tư phát triển các thành tố liên quan để bảo đảm các điều kiện cần thiết, đạt chuẩn chất
lượng, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của nhà trường.
Trong hệ thống các giải pháp nêu trên, mỗi giải pháp đều có vai trò quan trọng nhất định
và mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, các nhiệm vụ, giải pháp về: Dự báo nhu cầu nhân
lực, xây dựng chương trình đào tạo là tiền đề, nền tảng để đào tạo đủ về số lượng, bảo đảm chất
lượng gắn với nhu cầu xã hội. Đối với trường CĐSL do đặc điểm nguồn lực có hạn nên các giải
pháp đổi mới về hình thức tổ chức đào tạo và xã hội hóa đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của Đảng đối
với trường CĐSL, trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường cần triển khai đầy đủ, đồng bộ
các giải pháp nêu trên và phát huy đúng mức vai trò của từng nhiệm vụ, giải pháp đó. Như vậy,
sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực”, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá địa
phương và khu vực phụ cận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Các luận điểm nêu trên chưa phải là tất cả, và không phải là tổng kết về thực trạng của
giáo dục Việt nam, nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, theo tôi, đây là
những vấn đề cần tập trung giải quyết. Vậy đâu là những vấn đề căn bản cần phải đổi mới ?
Thứ nhất, phải thay đổi triết lý để chuyển một nền giáo dục lấy trang bị kiến thức chuyên
môn làm mục tiêu chủ yếu sang một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn căn bản
ở mức tối thiểu. Dành nhiều thời gian dạy người học về phương pháp, kỹ năng, cách tự học, dạy
cách sử dụng, khai thác các thiết bị… và dạy làm người với mục đích người được đào tạo có khả
năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời và có trách nhiệm cao với gia
đình, xã hội và Tổ quốc. Đi theo sự đổi mới này sẽ là hàng loạt những thay đổi căn bản. Từ
chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, người thày và cách thức giảng dạy. Theo triết lý mới
này cách dạy và học sẽ chuyển từ học để nhớ sang chuyển sang học để hiểu. Cho đến nay hiện
tượng quá tải như một căn bệnh không thể chữa và thay đổi sách giáo khoa diễn ra liên năm
chính là do triết lý lấy dạy chuyên môn là mục tiêu quan trọng đẻ ra.
Thứ hai, phải thay đổi một cách căn bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang
đánh giá năng lực. Đầu vào thì đánh giá năng lực có học được (cấp học, chương trình học ấy)
không. Trong quá trình thì đánh giá năng lực hiểu và tiếp thu sáng tạo những điều đã học. Đầu ra
thì đánh giá năng lực vận dụng những điều đã học tập, rèn luyện vào môi trường sắp tới… Tóm
lại phải thay đổi căn bản những gì đang làm hiện nay trong việc thi cử, đánh giá. Sự thay đổi này
sẽ mở đường cho một giai đoạn mới, người thi sẽ được sử dụng các thiết bị CNTT (như máy tính
chẳng hạn), sử dụng mạng internet…Việc tổ chức thi sẽ nhẹ nhàng, đơn giản và chắc chắn sẽ
chấm dứt việc phải nhờ cậy đến lực lượng công an để bảo vệ đề, phải nhốt thầy ra đề trong khách
sạn vừa tốn kém, vừa bức xúc…và nhất là sẽ không còn hiện tượng học vẹt, học tủ và quay cóp
nữa.
Thứ ba, việc xây dựng các chương trình giảng dạy phải có chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra ở
đây là phải lấy thực tế khách quan và yêu cầu của xã hội làm căn cứ, chứ không không phải là
“chuẩn” nhưng do nhà trường tự quy định như nhiều cơ sở đào tạo đang làm. Như vậy chuẩn đầu
ra phải hiểu là đáp ứng nhu cầu rất đa dạng cả về chủng loại và chất lượng. Giáo dục đại học và
chuyên nghiệp là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực các loại cho xã hội. Sự đa dạng yêu
cầu về chủng loại và chất lượng lao động sẽ quy định chủng loại và sự phân tầng của các cơ sở
đào tạo. Bên cạnh những yêu cầu chất lượng rất cao của các cơ sở hàng đầu, có yêu cầu vừa phải
của các cơ sở không có nhu cầu đến mức ấy. Chẳng hạn, một doanh nghiệp gia đình nhỏ muốn
có một kế toán đạt trình độ đại học thì chắc chắn không cần đến những kỹ sư tốt nghiệp những
trường đại hàng đầu về kinh tế. Vậy phải có những trường đại học vừa tầm để đào tạo loại nhân
lực này. Đây chính là luận lý căn bản để phải có cách nhìn phân tầng đối với giáo dục đại học.
Trong ý nghĩa này nhất loạt hô khẩu hiệu “chất lượng cao” là duy ý chí, không thực tế và cũng
không phù hợp với thực tiễn.
Thứ tư, cần phải có sự phân biệt căn bản giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học
(bao gồm cả sau đại học). Trong một thời gian dài sự phân biệt này chỉ là hình thức. Không phải
vô cớ mà nhiều bậc trí giả ví von một cách hài hước, nhưng lại rất chính xác là đại học Việt Nam
là phổ thông cấp 4. Quả thực, trên đại học, sinh viên chỉ học những kiến thức chuyên môn chưa
học ở các lớp phổ thông, còn cách dạy cách học không khác mấy so với học phổ thông (cũng
giống như lớp 10 học những kiến thức chưa học ở lớp 9).
Điều khác căn bản giữa giáo dục phổ thông và giáo giáo dục đại học là ở chỗ giáo dục
phổ thông là dạy những kiến thức đã ổn định, trang bị nền tri thức và rèn luyện những phẩm chất
cơ bản cho công dân, còn giáo dục đại học chủ yếu lại là đào tạo nguồn nhân lực có năng lực
sáng tạo và ngay trong quá trình học tập đã tham gia sáng tạo tri thức mới. Ở các nước tiên tiến,
những phát minh và giải thưởng khoa học quốc tế lớn đều từ các trường đại học là do đặc điểm
này của đại học. Chính từ thuộc tính này mà quyền tự chủ của các đại học, trước hết là tự chủ về
học thuật, là điều kiện tiên quyết để giáo dục đại học phát triển. Tự chủ phải gắn liền với tự chịu
trách nhiệm. Hãy để đại các trường đại học tự chăm lo lấy thương hiệu và uy tín của mình.
Không nên lo “làm bậy” mà phải quản thật chặt. Quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng và cần
thiết, nhưng nếu không xác định được đầy đủ nội hàm của công tác này mà tăng cường quản lý
của Nhà nước với rất nhiều những quy trình khắt khe thì chưa chắc đã đem lại kết quả như mong
muốn. Quản lý chặt đến đâu cũng có kẽ hở (đấy là chưa kể tới ngay cả đội ngũ những người làm
quản lý cũng không phải tất cả đều giỏi việc và trong sáng vô tư). Không cẩn thận sẽ khiến cho
các cơ sở đào tạo ỷ lại, ỷ thế rồi khéo léo lách qua những quy định…khi ấy toàn bộ trách nhiệm
lại được đổ lên các cơ quan quản lý.
Thứ năm, để có thể tiến hành đổi mới một cách căn bản thì giải pháp phải đồng bộ và
toàn diện. Trước hết là những đổi mới về cơ chế, chính sách. Trong hoàn cảnh khóa khăn hiện
nay của đất nước, không nên đặt vấn đề tăng thêm ngân sách cho giáo dục và đào tạo mà có
chính sách phân phối nguồn lực cho hợp lý. Trong quá trình này, đầu tư tập trung và đầu tư hiệu
quả được coi là ưu tiên. Cần chấm dứt việc đầu tư giàn trải và kém hiệu quả như hiện nay. Ngoài
những cơ chế chính sách về tài chính, phải đổi mới hàng loạt các cơ chế chính sách khác có liên
quan đến giáo dục, đào tạo, sao cho thực sự là quốc sách hàng đầu.
Vấn đề quyết định cho thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục là chính sách cán bộ.
Chọn đúng người, giao đúng việc và có những chính sách thu hút người giỏi vào lĩnh vực giáo
dục và đào tạo sẽ đưa giáo dục nước nhà bước vào một thời kỳ phát triển mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VII số 02 – NQ/HNTW ngày 14/12/1996 về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ
đến năm 2000.
2. Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa XI ngày 29/10/2012 về Đề án
"Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
4. Việt Nam net, trang Giáo dục ngày 21/7/2013

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO nataliej4
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdfPhngUyn922456
 
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdfBÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdfHongYn889320
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Bài thuyết trình tiếng anh
Bài thuyết trình tiếng anhBài thuyết trình tiếng anh
Bài thuyết trình tiếng anhNguyễn Linh
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Nguyễn Bá Quý
 
Quy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtQuy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtLe Ngoc Quang
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10thapxu
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookNhung Lê
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfTThKimKhnh
 
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v... Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...PhngPhan85
 
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptx
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptxSLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptx
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptxSangHo20
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhannang_xanh91
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
 
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tếBảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdfBÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Bài thuyết trình tiếng anh
Bài thuyết trình tiếng anhBài thuyết trình tiếng anh
Bài thuyết trình tiếng anh
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
 
Quy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtQuy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng Việt
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Tai lieu on thi quoc gia
Tai lieu on thi quoc giaTai lieu on thi quoc gia
Tai lieu on thi quoc gia
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebook
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v... Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 
Bai tap-tinh-huong-quan-tri-hoc
Bai tap-tinh-huong-quan-tri-hocBai tap-tinh-huong-quan-tri-hoc
Bai tap-tinh-huong-quan-tri-hoc
 
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptx
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptxSLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptx
SLIDE THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI. MẪU ĐTCĐT.pptx
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
 

Similar to Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.docThyTinTrn11
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Trần Đức Anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học LE The Vinh
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thểc3CTLnhYn
 

Similar to Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015 (20)

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụDự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thể
 
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015

  • 1. GIỚI THIỆU THÔNG TIN • Ngày gửi bài : 27/04/2015 • Tên tác giả : Đoàn Tiến Vinh • Học hàm/học vị: Giảng viên chính - Thạc sĩ khoa học máy tính • Tổ chức tác giả công tác: Trường Cao đẳng Sơn la, thành phố Sơn La • Thông tin liên lạc: Mobile: 0915122587-01643345671 Email: vinh.doantien@gmail.com • Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Khoa học máy tính (An toàn và bảo mật) • Tên bài viết • Chủ đề : Đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển quy mô, loại hình, phương thức đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội • Ngôn ngữ : Tiếng Việt • Lĩnh vực nghiên cứu của bài viết: Cơ sở lý luận và thực tiễn, xu hướng Đổi mới giáo dục đào tạo thích ứng với phát triển ; Phát triển quy mô, loại hình, phương thức đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội từ thực tế trường Cao đẳng Sơn La • Số từ của bài viết: khoảng 6000 từ • Một đoạn viết ngắn gọn (khoảng 5 dòng) Đổi mới giáo dục đào tạo đang được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Trong ý nghĩa này, công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Vậy trong bối cảnh nêu trên, giáo dục và đào tạo của ta đang đứng ở đâu? Bài viết nhỏ này không có tham vọng (và cũng không thể) tổng kết để đưa ra những đánh giá đầy đủ nhằm giải đáp hoàn chỉnh câu hỏi trên mà chỉ xin nêu ra một số nội dung mà theo tác giả, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay.
  • 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÙNG TÂY BẮC, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TÓM TẮT Sau 10 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết định, trong đó giáo dục - đào tạo là đòn bẩy quan trọng nhất. Với ý nghĩa đó và để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 [1]. Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới và đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo. Tuy nhiên, như nhận định trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI thì đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn. Chính vì vậy mà đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [2]. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu đặt ra đối với giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người
  • 3. học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Nghị quyết cũng đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản và giải pháp thực hiện gồm một số vấn đề cơ bản sau Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Thứ ba, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thứ năm, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng Thứ sáu, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thứ bảy, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục. Thứ chín, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.[3]
  • 4. 1.2 Thực trạng giáo dục đào tạo Những hiện tượng liên quan đến hạn chế và yếu kém nặng nề được nêu một cách khái quát trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI được phản ánh ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo nên những bức xúc có chiều hướng ngày càng tăng trong công luận. Chính vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo thành công còn có ý nghĩa củng cố lòng tin vào Đảng và tương lai của dân tộc. Có một câu hỏi đặt ra khiến nhiều người băn khoăn là phải chăng chúng ta tiến hành đổi mới căn bản toàn diện là do giáo dục, đào tạo nước ta tụt hậu quá xa so với thế giới và những hạn chế, yếu kém đã trầm trọng tới mức nếu không “làm lại từ gốc” (theo cách diễn đạt của một số ý kiến) thì hậu quả khôn lường ? Bên cạnh những thành tựu rất có ý nghĩa như Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 đã nêu, những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản mà còn có mặt nặng nề hơn, theo tôi, có thể thấy trên các mặt sau đây: Thứ nhất, chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn. Các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày đặc các kiến thức cụ thể. Với lượng tri thức mới được sản sinh ngày càng nhiều và liên tục được cập nhật vào chương trình thì tình trạng quá tải là không thể khắc phục, nếu không nói là sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Việc nhớ những kiến thức ấy đã khó, vận dụng nó vào cuộc sống lại còn khó hơn. Tri thức cụ thể dù cho mới đến đâu vẫn là cái đã biết nên luôn lạc hậu so với thực tiễn. Theo triết lý trọng kiến thức chuyên môn nên các trường đại học ở Việt Nam được tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành. Các trường đại học chuyên ngành đã đáp ứng rất tốt nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng đang bộc lộ những bất cập trước nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường. Nhiều trường đang tự phát triển theo hướng đa ngành hóa. Hạn chế của những trường chuyên ngành (đơn ngành) còn ở chỗ hạn chế việc nghiên cứu và giảng dạy theo hướng liên ngành và rất thiếu sự bổ sung cho nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Để phục vụ mục tiêu giáo dục trang bị kiến thức chuyên môn, hệ thống phân loại môn chính, môn phụ cũng được tiến hành một cách giản đơn như đương nhiên phải thế (trong khi đó phương châm của Đảng là giáo dục toàn diện). Đặc biệt nghiêm trọng là hệ thống thi cử, đánh giá. Coi việc nhớ kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất nên việc thi cử tuyển đầu vào, kiểm tra trong quá trình học tập và đánh giá đầu ra đều lấy việc hỏi kiến thức cụ thể làm mục tiêu chủ yếu. Phương thức thi cử nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn (cụ thể) sinh ra hệ lụy nan giải và những căn bệnh trầm kha khó lòng cứu chữa. Đó là học vẹt, học tủ và quay cóp. Với mục đích kiểm tra kiến thức của hệ thống thi cử thì học vẹt là cách học trung thực nhất. Điều tệ hại là do kiến thức quá nhiều nên người học phải đoán mò, học tủ (tự bỏ bớt nội dung, tập trung học kỹ một số phần để cầu may ra trúng tủ). Phần lớn những lời cầu nguyện của sĩ tử ở Văn miếu hay một cơ sở tâm linh nào khác đều là mong được phù hộ để trúng tủ.Nhưng tệ hại hơn là người không có khả năng học thuộc, cũng không tin vào may rủi hoặc lười không muốn học thì lại dành tâm sức chuẩn bị rất kỹ cho việc gian lận. Đem theo phao vào phòng thi để có cơ hội là quay cóp. Có cả một công nghệ thu nhỏ phao và hệ thống dịch vụ khổng lồ ăn theo nhu cầu gian lận này. Cho dù có khuyến khích đến đâu những người say mê phát hiện tiêu cực
  • 5. như thầy Khoa, hay cho thí sinh đem theo phương tiện ghi hình để bắt quả tang những kẻ gian lận trong phòng thi…cũng sẽ không bao giờ loại được quay cóp ra khỏi thi cử nếu vẫn tiếp tục coi kiểm tra xem thí sinh biết gì (với dạng thức câu hỏi tổng quát: Đố anh (chị) biết cái này là cái gì ?) thay vì đánh giá năng lực của học thế nào. Cách thức thi cử như vậy không giúp phát hiện được những người có năng lực thực sự (chứ chưa nói đến tài năng xuất chúng, vì người tài thường kém học vẹt và rất xa lạ với những hành vi gian lận) mà chủ yếu chọn được những người có trí nhớ tốt (kỹ năng này cũng rất quý, nhưng không giúp nhiều lắm cho năng lực sáng tạo và dường như ngày càng bớt quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển). Đó là chưa kể tới hậu quả chọn nhầm phải người lười (học tủ), người gian (quay cóp). Hơn thế, việc cấm mang thiết bị điện tử (nhất là máy tính xách tay) vào phòng thi (chủ yếu do cách thi này mà ra) đi ngược lại xu thế thời đại. Trên thế giới chẳng còn mấy nước làm như ta, cấm đem máy tính vào phòng thi. Thứ hai, do phải mất quá nhiều thời gian và công sức để “cung cấp và tích lũy kiến thức” cụ thể (luôn quá tải) nên từ chương trình, người dạy, người học đều không còn đủ thời gian và sự quan tâm đúng mức cho việc trau dồi phương pháp, kỹ năng, học để hiểu biết về cuộc sống, về thế giới, dung dưỡng tâm hồn và đạo đức, lối sống…Nói tóm lại là học cách tự học và học làm người. Điều đáng lo ngại là xu thế vị bằng cấp đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng những người đi học. Đi học chỉ cốt để lấy bằng (và tệ hơn là nếu học ít, thậm chí không học mà vẫn có bằng thì càng hay). Nhiều bậc trí giả lo lắng không phải không có cơ sở là xã hội ta ngày càng nhiều những người có học vị, bằng cấp cao, nhưng một đội ngũ trí thức với những nhân cách đáng kính của một tầng lớp dẫn dắt xã hội dường như ngày càng thưa vắng. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên chính vẫn là từ chính những hạn chế và yếu kém của giáo dục đào tạo. Thứ ba, một hạn chế lớn của giáo dục và đào tạo nước ta là việc dạy và học không gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học. Đa phần các chương trình đào tạo hiện nay là những gì nhà trường và các thầy cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những cái xã hội cần. Có một nguyên nhân quan trọng là ở nước ta trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo dục đại học mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học và trọng học nên số người có nguyện vọng đi học (đúng ra là số gia đình mong muốn con vào đại học) thì đông mà số trường đại học (tốt) lại rất ít nên các cơ sở đào tạo đại học không có nhiều động lực để đổi mới. Chương trình cũ, phương pháp dạy không thay đổi, chất lượng đào tạo không nâng cao cũng vẫn có rất đông người tranh nhau vào học. Những tiêu chí đánh giá về chất lượng giáo dục quốc tế dường như ảnh hưởng không nhiều lắm đến các trường đại học nước ta. Thứ tư, cũng chính vì động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác nữa, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành giáo dục (bao gồm cả quả lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài rất nhiều, nhưng dường như việc học tập nước ngoài chưa có một chương trình thật bài bản với những mục tiêu xác định nên kết quả không như mong muốn. Địa điểm tham quan, vấn đề tìm hiểu trùng lặp, những kinh tiếp thu manh mún, thiếu đồng bộ…Do vậy về cơ bản, hệ thống giáo dục và các chương trình của các cơ sở đào tạo ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn có khoảng cách khá xa. Và đặc biệt điều đáng nói là tính liên thông quốc tế của hệ thống giáo dục nói chung và của các cơ sở đào tạo nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Nếu như ở nước ngoài (kể cả các nước Đông
  • 6. Nam Á), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên với nhau vì họ công nhận hệ thống tín chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các trường đại học nước ta. Sự liên thông trong nước cũng còn không ít vấn đề. Đó là sự phân luồng trong giáo dục phổ thông trung học, sự liên thông giữa các cấp học… Điều này khiến cho nền giáo dục chưa phát huy hết được vị trí và vai trò của mình. Thứ năm, điều thấy rõ và thường được nói tới nhiều nhất khi đề cập đến những hạn chế của giáo dục Việt Nam là sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất, là chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng đối với đội ngũ những người làm giáo dục, đặc biệt là với các thầy cô giáo có năng lực dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng lớn trong đầu tư cho giáo dục. Riêng năm 2013, mặc dù nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ cực kỳ khó khăn, nhưng kinh phí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề vẫn chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tính ra số kinh phí thực thì so ngay với một trường đại học ở Đông Nam Á (như Singapore, Thái Lan, Malaysia…) cũng đã rất thấp. Nguồn kinh phí hạn hẹp lại được sử dụng chưa hợp lý, đầu tư manh mún, giàn trải và hiệu quả thấp (đó là chưa nói tới nguồn lực bị suy hao vì những dự án lãng phí lớn [4]). 2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ Trên các cơ sở lý luận trên có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: Thực trạng chung về công tác đào tạo của trường Cao đẳng Sơn La (CĐSL) nói riêng và hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam, đó là: Đào tạo chưa đáp ứng thiết thực nhu cầu nghề nghiệp xã hội cả về “quy mô ngành, nghề và số lượng người học ở các cấp trình độ - chất lượng đào tạo” dẫn đến hiện tượng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Vì vậy, đối với trường CĐSL nói riêng và hệ thống GDĐH thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện theo chủ trương của Đảng, trước hết là phải đổi mới mạnh mẽ đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đáp ứng thiết thực, hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.1 Đổi mới mục tiêu đào tạo Để thực hiện tốt nội dung, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đối với GDĐH, được xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, định hướng đổi mới mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường CĐSL cần đồng bộ giữa “Phát triển quy mô ngành, nghề, số lượng người học ở các trình độ đào tạo và chất lượng đào tạo” với đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội theo tình hình thực tế địa phương. 2.2 Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: (1) Xác định được nhu cầu nhân lực các ngành, nghề tương ứng với trình độ đào tạo ở tỉnh Sơn La và khu vực phụ cận đến năm 2015-2020 và định hướng sau năm 2020 trên cơ sở “Dự báo nhân lực của địa phương và khu vực phụ cận”. Từ đó, chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành đào tạo và quy mô tuyển sinh hàng năm của trường. Đồng thời, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng định hướng cho người học lựa chọn trình độ đào tạo, ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội để hạn chế hiện tượng thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng trái ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp.
  • 7. (2) Đổi mới xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra (kiến thức - kỹ năng - thái độ) bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống và thực tiễn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của địa phương, khu vực phụ cận và cả nước. (3) Đổi mới hình thức tổ chức đào tạo của nhà trường phù hợp với ngành, nghề đào tạo thông qua hình thức liên kết và hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo đại học trong và nước ngoài để hỗ trợ đào tạo; huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trường mầm non và trường phổ thông, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng thiết thực yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp xã hội. (4) Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo “Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về chất lượng (học hàm, học vị, phẩm chất, năng lực thực tế)”, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ giảng dạy chủ yếu là trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học bảo đảm chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục và quản lý hành chính, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên hành chính, chú trọng cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, phụ trách công tác cố vấn học tập; Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong học thuật và quan hệ giao tiếp; Bảo đảm các chế độ chính sách cho nhà giáo và người lao động, cho công tác đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thưởng. (5) Đổi mới công tác hỗ trợ học sinh - sinh viên (HS-SV) trong xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, nhất là đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Tăng cường rèn luyện, phát triển hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tư duy và kỹ năng sống (kỹ năng mềm); Quan tâm đúng mức giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức, thái độ nghề nghiệp, ý thức phục vụ nhân dân cho HS-SV. (6) Đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và hiện đại (giáo trình, các phần mềm dạy học và quản lý, thư viện điện tử, phòng học trang bị công nghệ thông tin, phòng bộ môn, cơ sở thí nghiệm - thực hành, thực tập, sản xuất,…) trên cơ sở huy động nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường và sử dụng cơ sở đó của các đơn vị liên kết phục vụ đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Cung ứng đủ kinh phí cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản lý nhà trường. (7) Đổi mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách đối với công tác quản lý nhà trường. Trên cơ sở các văn bản pháp luật liên quan, ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý của trường theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, phân quyền, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất; Xây dựng mối quan hệ và lề lối làm việc trong quản lý giữa các thành viên cùng cấp, các cấp quản lý, chính quyền với tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng chức trách, chặt chẽ, khoa học và thông suốt. (8) Đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) đào tạo trên tất cả các phương diện: Huy động nguồn lực vật chất xã hội hỗ trợ đào tạo (tài trợ cơ sở vật chất cho nhà trường, phối hợp cho người học thực hành, thực tập, tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp,…); Huy động nguồn lực trí tuệ xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, nhất là các khâu như: Dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, giảng dạy, nghiên cứu khoa học,…; Xây dựng cơ chế để xã hội tham gia giám sát, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động của nhà trường.
  • 8. Đổi mới công tác XHH đào tạo gắn với đổi mới dân chủ hóa nhà trường, xây dựng cơ chế đánh giá khoa học, khách quan giữa cấp trên và cấp dưới, giữa HS-SV và giảng viên; Thực hiện ba công khai, quan tâm bàn bạc dân chủ, cởi mở, tiếp thu ý kiến người dân. Việc đổi mới XHH đào tạo gắn với đổi mới dân chủ hóa nhà trường cùng với việc đổi mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách trong công tác quản lý nhà trường sẽ xây dựng môi trường đào tạo đồng bộ và thuận lợi tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả của quá trình đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra. (9) Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS-SV theo định hướng: KT-ĐG theo mục tiêu đào tạo, khả năng nhận thức, kĩ năng, năng lực tư duy của các em qua từng môn học; Áp dụng nhiều hình thức, phương pháp KT-ĐG khác nhau, đặc biệt ở đại học cần chú trọng các bài tập lớn (tiểu luận, tổng luận môn học) và cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập, tăng cường sử dụng đề kiểm tra từ ngân hàng đề thi; Kết quả KT-ĐG được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập và chất lượng chương trình, nội dung, phương tiện đào tạo,… (10) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên cơ sở huy động nguồn lực của nhà trường (đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; trang thiết bị; tài chính); hợp tác, chuyển giao công nghệ với các cơ sở GDĐH, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào đề tài nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực phụ cận. (11) Tăng cường các hoạt động giáo dục, đảm bảo chất lượng và công tác thanh tra đào tạo, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong các thành tố cấu thành nhà trường, cũng như đầu tư phát triển các thành tố liên quan để bảo đảm các điều kiện cần thiết, đạt chuẩn chất lượng, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của nhà trường. Trong hệ thống các giải pháp nêu trên, mỗi giải pháp đều có vai trò quan trọng nhất định và mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, các nhiệm vụ, giải pháp về: Dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng chương trình đào tạo là tiền đề, nền tảng để đào tạo đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng gắn với nhu cầu xã hội. Đối với trường CĐSL do đặc điểm nguồn lực có hạn nên các giải pháp đổi mới về hình thức tổ chức đào tạo và xã hội hóa đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của Đảng đối với trường CĐSL, trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường cần triển khai đầy đủ, đồng bộ các giải pháp nêu trên và phát huy đúng mức vai trò của từng nhiệm vụ, giải pháp đó. Như vậy, sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực”, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá địa phương và khu vực phụ cận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. KẾT LUẬN Các luận điểm nêu trên chưa phải là tất cả, và không phải là tổng kết về thực trạng của giáo dục Việt nam, nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, theo tôi, đây là những vấn đề cần tập trung giải quyết. Vậy đâu là những vấn đề căn bản cần phải đổi mới ? Thứ nhất, phải thay đổi triết lý để chuyển một nền giáo dục lấy trang bị kiến thức chuyên môn làm mục tiêu chủ yếu sang một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn căn bản
  • 9. ở mức tối thiểu. Dành nhiều thời gian dạy người học về phương pháp, kỹ năng, cách tự học, dạy cách sử dụng, khai thác các thiết bị… và dạy làm người với mục đích người được đào tạo có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời và có trách nhiệm cao với gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đi theo sự đổi mới này sẽ là hàng loạt những thay đổi căn bản. Từ chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, người thày và cách thức giảng dạy. Theo triết lý mới này cách dạy và học sẽ chuyển từ học để nhớ sang chuyển sang học để hiểu. Cho đến nay hiện tượng quá tải như một căn bệnh không thể chữa và thay đổi sách giáo khoa diễn ra liên năm chính là do triết lý lấy dạy chuyên môn là mục tiêu quan trọng đẻ ra. Thứ hai, phải thay đổi một cách căn bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực. Đầu vào thì đánh giá năng lực có học được (cấp học, chương trình học ấy) không. Trong quá trình thì đánh giá năng lực hiểu và tiếp thu sáng tạo những điều đã học. Đầu ra thì đánh giá năng lực vận dụng những điều đã học tập, rèn luyện vào môi trường sắp tới… Tóm lại phải thay đổi căn bản những gì đang làm hiện nay trong việc thi cử, đánh giá. Sự thay đổi này sẽ mở đường cho một giai đoạn mới, người thi sẽ được sử dụng các thiết bị CNTT (như máy tính chẳng hạn), sử dụng mạng internet…Việc tổ chức thi sẽ nhẹ nhàng, đơn giản và chắc chắn sẽ chấm dứt việc phải nhờ cậy đến lực lượng công an để bảo vệ đề, phải nhốt thầy ra đề trong khách sạn vừa tốn kém, vừa bức xúc…và nhất là sẽ không còn hiện tượng học vẹt, học tủ và quay cóp nữa. Thứ ba, việc xây dựng các chương trình giảng dạy phải có chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra ở đây là phải lấy thực tế khách quan và yêu cầu của xã hội làm căn cứ, chứ không không phải là “chuẩn” nhưng do nhà trường tự quy định như nhiều cơ sở đào tạo đang làm. Như vậy chuẩn đầu ra phải hiểu là đáp ứng nhu cầu rất đa dạng cả về chủng loại và chất lượng. Giáo dục đại học và chuyên nghiệp là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực các loại cho xã hội. Sự đa dạng yêu cầu về chủng loại và chất lượng lao động sẽ quy định chủng loại và sự phân tầng của các cơ sở đào tạo. Bên cạnh những yêu cầu chất lượng rất cao của các cơ sở hàng đầu, có yêu cầu vừa phải của các cơ sở không có nhu cầu đến mức ấy. Chẳng hạn, một doanh nghiệp gia đình nhỏ muốn có một kế toán đạt trình độ đại học thì chắc chắn không cần đến những kỹ sư tốt nghiệp những trường đại hàng đầu về kinh tế. Vậy phải có những trường đại học vừa tầm để đào tạo loại nhân lực này. Đây chính là luận lý căn bản để phải có cách nhìn phân tầng đối với giáo dục đại học. Trong ý nghĩa này nhất loạt hô khẩu hiệu “chất lượng cao” là duy ý chí, không thực tế và cũng không phù hợp với thực tiễn. Thứ tư, cần phải có sự phân biệt căn bản giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học (bao gồm cả sau đại học). Trong một thời gian dài sự phân biệt này chỉ là hình thức. Không phải vô cớ mà nhiều bậc trí giả ví von một cách hài hước, nhưng lại rất chính xác là đại học Việt Nam là phổ thông cấp 4. Quả thực, trên đại học, sinh viên chỉ học những kiến thức chuyên môn chưa học ở các lớp phổ thông, còn cách dạy cách học không khác mấy so với học phổ thông (cũng giống như lớp 10 học những kiến thức chưa học ở lớp 9). Điều khác căn bản giữa giáo dục phổ thông và giáo giáo dục đại học là ở chỗ giáo dục phổ thông là dạy những kiến thức đã ổn định, trang bị nền tri thức và rèn luyện những phẩm chất cơ bản cho công dân, còn giáo dục đại học chủ yếu lại là đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và ngay trong quá trình học tập đã tham gia sáng tạo tri thức mới. Ở các nước tiên tiến, những phát minh và giải thưởng khoa học quốc tế lớn đều từ các trường đại học là do đặc điểm
  • 10. này của đại học. Chính từ thuộc tính này mà quyền tự chủ của các đại học, trước hết là tự chủ về học thuật, là điều kiện tiên quyết để giáo dục đại học phát triển. Tự chủ phải gắn liền với tự chịu trách nhiệm. Hãy để đại các trường đại học tự chăm lo lấy thương hiệu và uy tín của mình. Không nên lo “làm bậy” mà phải quản thật chặt. Quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng nếu không xác định được đầy đủ nội hàm của công tác này mà tăng cường quản lý của Nhà nước với rất nhiều những quy trình khắt khe thì chưa chắc đã đem lại kết quả như mong muốn. Quản lý chặt đến đâu cũng có kẽ hở (đấy là chưa kể tới ngay cả đội ngũ những người làm quản lý cũng không phải tất cả đều giỏi việc và trong sáng vô tư). Không cẩn thận sẽ khiến cho các cơ sở đào tạo ỷ lại, ỷ thế rồi khéo léo lách qua những quy định…khi ấy toàn bộ trách nhiệm lại được đổ lên các cơ quan quản lý. Thứ năm, để có thể tiến hành đổi mới một cách căn bản thì giải pháp phải đồng bộ và toàn diện. Trước hết là những đổi mới về cơ chế, chính sách. Trong hoàn cảnh khóa khăn hiện nay của đất nước, không nên đặt vấn đề tăng thêm ngân sách cho giáo dục và đào tạo mà có chính sách phân phối nguồn lực cho hợp lý. Trong quá trình này, đầu tư tập trung và đầu tư hiệu quả được coi là ưu tiên. Cần chấm dứt việc đầu tư giàn trải và kém hiệu quả như hiện nay. Ngoài những cơ chế chính sách về tài chính, phải đổi mới hàng loạt các cơ chế chính sách khác có liên quan đến giáo dục, đào tạo, sao cho thực sự là quốc sách hàng đầu. Vấn đề quyết định cho thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục là chính sách cán bộ. Chọn đúng người, giao đúng việc và có những chính sách thu hút người giỏi vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo sẽ đưa giáo dục nước nhà bước vào một thời kỳ phát triển mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VII số 02 – NQ/HNTW ngày 14/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. 2. Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa XI ngày 29/10/2012 về Đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". 3. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 4. Việt Nam net, trang Giáo dục ngày 21/7/2013