SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là
sự gia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm
bảo sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái.
Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để có thể giám sát
tình hình phát triển của đất nước, Việt nam đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững với những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu trong bộ chỉ tiêu này có thể có sự biến động ngược chiều nhau. Có những
chỉ tiêu phát triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến
xấu, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Điều đó gây khó khăn trong
đánh giá và phân tích xu hướng phát triển bền vững. Đã có nhữngtổ chức, cá
nhân quan tâm, nghiên cứu phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá
phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho
đến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên
thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu thống kê
đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phương pháp tính chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Từ đó, tác giả sử dụng
dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm.
Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý "Làm thế nào để đánh giá
thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?" và “Thực tế phát triển bền vững ở
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 như thế nào?”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận án là xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững để có thể vận dụng đánh giá thực trạng phát triển ở Việt
Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ:
- Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững,
hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
- Đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ
số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở
Việt Nam
2
- Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận án tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010, phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt nam.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án dự kiến sẽ sử dụng một số phương
pháp thống kê sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu. Đây là một trong các phương pháp thu
thập thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đã có về phát triển
bền vững cũng như cách tính các chỉ số tổng hợp, tác giả đưa ra cái nhìn tổng
quát về đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện các đánh giá sau này.
- Phương pháp bảng, đồ thị thống kê: tổng hợp và biểu diễn số liệu các chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững theo thời gian.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả đã có một số đóng góp tri thức
mới về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động thống kê. Cụ thể :
Thứ nhất, đề tài xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó nêu rõ cách thức tính từ chỉ số riêng biệt,
chỉ số thành phần tới chỉ số tổng hợp, xác định rõ các cận trên, cận dưới của
từng chỉ số... Đây sẽ là một đóng góp mới, tích cực về mặt lý luận cho các
nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các phân tích, đánh giá tính bền
vững trong phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả sử dụng số
liệu thực tế của Việt Nam và công thức tính chỉ số tổng hợp vừa nêu để đi vào
tính toán thử nghiệm, phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam
trong 10 năm qua.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra phương
pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh tính bền vững trong quá trình phát triển của
3
đất nước. Ngoài ra, đề tài cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp về việc hoàn thiện
hơn nữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có cũng như lựa chọn
phương pháp đánh giá cụ thể trong giai đoạn phát triển mười năm tới.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, nội dung chính của đề tàiđược chia làm 3chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững
Chương 2: Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam
Chương 3: Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp
phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
1.1.1.Khái niệm phát triển
Phát triển là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản, tài
liệu và trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các giai đoạn phát triển khác nhau của
lịch sử, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về phát triển.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, khái niệm phát triển
đã dần được hoàn thiện. Hiện nay, về cơ bản, khái niệm phát triển vẫn giữ
nguyên nội dung của thập niên trước nhưng trong đó nhấn mạnh hơn quyền của
con người. Phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng về kinh tế, tiến bộ về cơ cấu
kinh tế và sự tiến bộ về xã hội.
1.1.2.Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản:
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học" [41, tr.18-19].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới(WCED) thuộc Liên hiệp quốc. Báo cáo này ghi rõ
"phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai" [42, tr.37].
Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên
80 đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm trên và từ sự phát triển thực tế
của đất nước, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về
phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất
nước. Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này
không làm thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân
không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng
5
người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát
triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và
sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi
sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh.
1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững
Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống
của mình để tạo nên những phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của
chúng ta với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong
muốn vô hạn ấy của con người. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể
cạn kiện dần, điều kiện thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn... Điều này tạo nên
mâu thuẫn gay gắt, đòi hỏi vừa phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa
con người với môi trường sống của mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững
được coi như là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và
các quốc gia tuỳ theo những mục tiêu khác nhau mà đưa ra sự cần thiết phải phát
triển bền vững và các nội dung khác nhau về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết
trong các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng
sản toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001 - 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh
tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa
môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [36].
Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 2011 - 2020, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển
nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển
nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [38].
1.3.Nội dung của phát triển bền vững
1.3.1.Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janero
6/1992) và diễn đàn thanh niên ASEM thống nhất phát triển bền vững gồm bốn
nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Thể chế của mỗi quốc gia là cơ
6
sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hướng tới cũng như phổ
biến hành động cho toàn dân. Chính vì vậy, hai tổ chức này đã đưa thể chế là
một nội dung ngang hàng với ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững (kinh
tế, xã hội và môi trường).
Theo quan điểm khác, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler
tiếp cận phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng
hợp và tính hệ thống. Theo mối quan hệ không tách rời nhau giữa ba nhân tố
kinh tế, xã hội và môi trường, Jacobs và Sadler đưa ra nội dung của phát triển
bền vững là ba đỉnh của một tam giác: môi trường, kinh tế và xã hội; trong đó,
môi trường được đặt lên hàng đầu và nhân tố thể chế được gộp trong xã hội. Mô
hình này đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB)
phát triển thành sơ đồ ba cực.
Quan điểm này hiện nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đó là
sự kết hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp để tạo nên được sự ổn định,
bền vững của mỗi quốc gia.
1.3.2. Việt Nam
Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng được cho mình chương trình phát triển
bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó, Việt Nam nêu rõ mục tiêu
tổng quát của phát triển bền vững là “đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có
về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường”. Từ đó, nội dung phát triển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế,
xã hội và môi trường.
1.4.Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
1.4.1.Một số vấn đê chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhưng không phải là các
chỉ tiêu bất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ thống nhằm phản ánh hai nội
dung lớn: về các mặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên
hệ cơ bản giữa các mặt trong tổng thể cũng như giữa tổng thể nghiên cứu và
hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu).
7
Để có được hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh
giá tình hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu: mục
đích nghiên cứu, đặc điểm phản ánh, tính khả thi và số lượng chỉ tiêu.
Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này.
1.4.2.Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên
thế giới
Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững
của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc
hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây
dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Năm 2001, UN CSD đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ
đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này được sửa đổi
một lần nữa vào năm 2006, là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu
phát triển bền vững cho riêng mình.
Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức xã hội và phi
chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu các chỉ số quốc gia như chỉ số phát
triển con người, chỉ số Dấu chân sinh thái...
Nhiều quốc gia cũng đưa ra các chiến lược phát triển bền vững
AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lượng
và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Anh
(15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)...
1.4.3.Các nghiên cứu vềhệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở
Việt Nam
Theo xu hướng thế giới, Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này được các
Bộ, ban, ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ
tiêu được đưa ra. Theo thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
dần được hoàn thiện và đi vào thực tế. Với mong muốn có được hệ thống chỉ
tiêu thống kê thống nhất, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh
giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra gồm 30 chỉ tiêu
với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện, cụ thể ở bảng 1.1.
8
Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá
phát triển bền vững của Việt Nam
TT Chỉ tiêu
Cơ quan
chịu trách nhiệm
thu thập, tổng hợp
Lộ
trình
I Các chỉ tiêu tổng hợp
1 GDP xanh (VND hoặc USD)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
2 Chỉ số phát triển con người (HDI) (0-1)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
3 Chỉ số bền vững môi trường (0-1)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
II Các chỉ tiêu kinh tế
4
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số
đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng
GDP)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
5 Năng suất lao động xã hội (USD/lao động)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
6
Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố
tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
7
Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất
ra một đơn vị GDP (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
8
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử
dụng năng lượng (%)
Bộ Công Thương 2011
9
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng
12 năm trước)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
10 Cán cân vãng lai (tỷ USD) Ngân hàng Nhà nước 2011
11 Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP) Bộ Tài chính 2011
12 Nợ của Chính phủ (%/GDP) Bộ Tài chính 2011
13 Nợ nước ngoài (%/GDP)
Chủ trì: Bộ Tài chính
2011Phối hợp: Ngân hàng
Nhà nước
III Các chỉ tiêu về xã hội
14 Tỷ lệ nghèo (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
15 Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
9
TT Chỉ tiêu
Cơ quan
chịu trách nhiệm
thu thập, tổng hợp
Lộ
trình
16
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh
tế đã qua đào tạo (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
17
Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập (hệ số Gini) (lần)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
18 Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) Bộ Y tế 2011
19 Số sinh viên/10.000 dân (SV) Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011
20 Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân)
Bộ Thông tin
và Truyền thông
2011
21
Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%)
Bảo hiểm xã hội
Việt Nam
2011
22
Số người chết do tai nạn giao thông
(người/100.000 dân/năm)
Bộ Công an 2011
23
Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí
nông thôn mới (%)
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
2015
IV Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường
24 Tỷ lệ che phủ rừng (%)
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
2011
25
Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh
học (%)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
26 Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2015
27
Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt
(m3
/người/năm)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
28
Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại
không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
29
Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn,
nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng (%)
- Chủ trì: Bộ Xây dựng
2011
- Phối hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Bộ Công Thương
30
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng (%)
- Chủ trì: Bộ Xây dựng
2011- Phối hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trường
(Nguồn:Quyết định 432/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
12/4/2012)
10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về phát triển bền vững, bao
gồm khái niệm, sự cần thiết và nội dung của phát triển bền vững. Phát triển
bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế
với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định,
linh hoạt. Đây là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Nội dung của phát triển bền vững tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là
kinh tế, xã hội và môi trường, không thiên lệch bất kỳ lĩnh vực nào. Những nội
dung này là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, chương 1 giới thiệu một số hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có và đi sâu phân tích hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống
chỉ tiêu mới nhất do Chính phủ ban hành, có sự có mặt của một số chỉ tiêu mang
tính tổng hợp, đánh giá nhiều lĩnh vực.
Phần cuối của chương phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phát
triển bền vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc khuyến nghị.
Bên cạnh đó, tác giả cũng một số hạn chế trong hệ thống chỉ tiêu cần khắc phục
trong thời gian tới.
Với hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra, việc đánh giá sẽ được thực hiện
theo từng chỉ tiêu riêng biệt, phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của phát triển
bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu chưa thể đưa đến kết
luận tổng quát về kết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Cần phải có một đánh giá chung về quá trình phát triển bền vững của đất nước
theo thời gian để có thể so sánh và rút ra những kinh nghiệm cho phát triển. Đó
chính là khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tế mà luận án sẽ đi sâu
nghiên cứu.
11
CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp
Có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán chỉ số tổng
hợp này. Cụ thể:
Thứ nhất, để tính chỉ số phát triển con người (HDI), chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tính theo công thức bình quân nhân giản đơn
của 3 chỉ số thành phần:
HDI I /
I /
I /
Trong công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần lại được tính
dựa trên lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max. Để tính toán và phân tích đơn
giản nhất, tổ chức thống kê Liên hợp quốc đã hướng dẫn cách tínhcác chỉ số
thành phần sao cho các chỉ số này sẽ nhận giá trị trong khoảng [0,1].
Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm 1991 của UNDP cũng giới
thiệu một chỉ số khác, đó là chỉ số về quyền tự do của con người.Nghiên cứu
thực hiện tính toán chỉ số bằng phương pháp rất đơn giản: cho điểm 1 đối với
những chỉ tiêu đảm bảo quyền tự do, và điểm 0 với những chỉ tiêu vi phạm
quyền tự do con người. Sau đó, điểm tổng hợp của 40 chỉ tiêu sẽ là căn cứ để
xếp hạng các quốc gia về việc đảm bảo quyền tự do của con người.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của của Đại học Yale – Hoa Kỳ kết hợp với Đại
học Columbia và diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra công thức tính
Environmental Performance Index (EPI) 2008 và Environmental Sustainability
Index (ESI) 2005 [35].Theo phương pháp này, chỉ số chung (điểm ESI) sẽ được
tính theo 2 cách: tính trực tiếp từ 21 chỉ thị và tính gián tiếp từ 5 chủ đề của 5
nhóm vấn đề chính. Khi tính từ các chỉ thị, các phép tính này đều sử dụng công
thức bình quân cộng giản đơn (bình quân cộng không trọng số). Khi tính từ các
chủ đề, sử dụng phép tính bình quân cộng gia quyền với quyền số được xác định
bởi các chuyên gia nghiên cứu chỉ số này.
Để quyết định cụ thể trọng số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu
cũng có nhiều phương pháp: phương pháp tổng quát của TS Nguyễn Trọng Hậu,
Viện nghiên cứu châu Âu; phương pháp sử dụng thống kê phân tích hồi quy
12
tương quan (hồi quy đa biến) và phân tích thành phần chính;phương pháp bán
ma trận hay phương pháp chuyên gia...
Qua tổng quan, nhận thấy có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng
để tính chỉ số tổng hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững ở Việt nam hiện mới chỉ có đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển
bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam”
trong khuôn khổ Dự án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập
tới. Trong đó, đề tài sử dụng công thức bình quân cộng gia quyền để tính chỉ số
chung. Tuy nhiên, phương pháp mà đề tài đưa ra chỉ mới gợi mở hướng tính chỉ
số phát triển bền vững quốc gia chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ thể cách thức.
2.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam
2.2.1.Phương pháp tính các chỉ số riêng biệt
2.2.1.1.Lựa chọn công thức tính toán các chỉ số riêng biệt
Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu thuận: giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn,
phát triển sẽ càng bền vững. Vận dụng phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp mà
Liên hợp quốc giới thiệu trong tính HDI, lựa chọn một trong hai công thức đã
giới thiệu sau:
Công thức 2.1:
I
Giá tr thc t Giá tr ti thiu
Giá tr ti đa Giá tr ti thiu
Công thức 2.2:
I
ln giá tr thc t ln giá tr ti thiu
ln giá tr ti đa ln giá tr ti thiu
Thứ hai, đối với các chỉ tiêu nghịch: giá trị của chỉ tiêu càng lớn, tính bền
vững của chỉ tiêu càng thấp và ngược lại. Đề tài sẽ điều chỉnh theo chiều hướng
thuận: khi chỉ số tăng, giá trị gần 1, phát triển của đất nước bền vững hơn. Khi
đó, công thức tính sẽ có dạng ngược.
Công thức 2.3:
I 1
Giá tr thc t Giá tr ti thiu
Giá tr ti đa Giá tr ti thiu
Công thức 2.4:
I 1
ln giá tr thc t ln giá tr ti thiu
ln giá tr ti đa ln giá tr ti thiu
13
Thứ ba, đối với các chỉ tiêu hướng tâm: giá trị của chỉ tiêu càng gần một
giá trị trung tâm nào đó, quá trình phát triển sẽ càng bền vững. Công thức tính
2.5 và 2.6 có dạng:
I
Giá trị thực tế Giá trị trung tâm
Giá trị tối đa Giá trị trung tâm
Và:
I
|ln giá tr thc t ln giá tr trung tâm |
|ln giá tr ti đa ln giá tr trung tâm |
Như vậy, tùy vào đặc điểm từng chỉ tiêu sẽ có các công thức tính chỉ số
riêng biệt phù hợp.
2.2.1.2.Xác định các giá trị tối đa, tối thiểu
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đưa ra hai lựa chọn với hai lý do sau:
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu thuận và nghịch:
- Giá trị tối đa: Nếu xác định được giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ
tiêu, giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị đó. Những chỉ tiêu không xác định được hay
không có bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ chọn là
giá trị xu hướng: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Giá trị tối thiểu: Cũng như cách xác định giá trị tối đa, nếu có thể xác
định được giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu, giá trị tối thiểu sẽ sử dụng giá trị
đó. Các trường hợp còn lại có thể lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu
cho chỉ tiêu.
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu hướng tâm.
- Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thông tin về giá trị tối ưu, lựa
chọn giá trị trung tâm chính là giá trị tối ưu. Với những chỉ tiêu còn lại, căn cứ
vào đặc điểm từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp.
- Giá trị tối đa: là giá trị trong dãy số thời gian có chênh lệch lớn nhất (có
thể chênh lệch âm hoặc hoặc chênh lệch dương) với giá trị trung tâm.
2.2.2. Phương pháp tính các chỉ số thành phần
2.2.2.1.Bình quân cộng hay bình quân nhân?
Bình quân cộng và bình quân nhân đều mang đặc điểm của số bình quân
nói chung. Tuy nhiên, công thức bình quân nhân coi trọng sự đồng đều hơn bình
quân cộng. Một chỉ số đạt giá trị lớn không thể kéo theo chỉ số chung tăng lên
nhanh chóng nếu tính theo công thức bình quân nhân. Chính vì vậy, để có thể
14
phản ánh chính xác thực tế, chỉ số tổng hợp tính ra có ý nghĩa trong các trường
hợp số liệu khác nhau, công thức bình quân nhân là lựa chọn tốt hơn cả.
2.2.2.2. Bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền?
Đề tài đưa ra cách tính theo cả hai phương pháp bình quân nhân giản đơn
và gia quyền. Số liệu thực tế sẽ quyết định phương pháp nào phù hợp hơn trong
điều kiện Việt Nam hiện nay.
Vấn đề quan trọng trong xác lập công thức bình quân nhân gia quyền
chính là gán cho các chỉ số riêng biệt quyền số phù hợp. Sử dụng phương pháp
bán ma trận là phương pháp đơn giản và đạt hiệu quả khá tốt khi có tính đến
chiến lược phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển.
2.2.3.Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Theo nội dung phát triển bền vững cũng như quan điểm phát triển của
Việt Nam, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hòa giữa ba lĩnh vực
kinh tế, xã hội và môi trường, không coi nhẹ lĩnh vực nào. Vì thế, sự đóng góp
của các lĩnh vực này đối với quá trình phát triển là như nhau. Tác giả chọn công
thức bình quân nhân giản đơn (không trọng số) để tính toán chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững. Đây là phương pháp tính đảm bảo nội dung, ý nghĩa phát triển
bền vững và dễ thực hiện.
Công thức tính: 4
MTXHKTTH IIIII ×××=
Ngoài ra, trong điều kiện thiếu số liệu, nếu số lượng chỉ tiêu trong mỗi
nhóm không đủ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu đó, chỉ số thành phần tính ra sẽ
không phản ánh chính xác thực tế phát triển. Khi đó, cần tính chỉ số tổng hợp
phát triển bền vững trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt, trong đó coi vai trò của
từng chỉ tiêu đóng góp là như nhau. Công thức tổng quát: n
n
1i
iII ∏
=
=
Theo các công thức nêu trên, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững luôn
nhận giá trị trong khoảng 0 – 1. Các mức giá trị khác nhau sẽ cho thấy các trình
độ phát triển bền vững khác nhau. Từ đó, tác giả tạm đề xuất thang đo phát triển
để khi tính toán kết quả chỉ số tổng hợp, có thể xác định được phát triển bền
vững của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào.
0.0 - 0.2: Phát triển kém bền vững
0.2 - 0.4: Phát triển hơi bền vững
0.4 - 0.6: Phát triển tương đối bền vững
0.6 - 0.8: Phát triển khá bền vững
0.8 - 1.0: Phát triển rất bền vững
15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có, chương 2 đã tổng
quan các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp và đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững tại Việt Nam. Đây là nội dung chính của luận án.
Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được
chia thành ba nhóm chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và chỉ tiêu hướng tâm. Trong
từng nhóm chỉ tiêu, tác giả xác định các công thức tính chỉ số riêng biệt và giá
trị tối đa, giá trị tối thiểu phù hợp. Từ các chỉ số riêng biệt, tác giả phân tích và
lựa chọn các công thức tính chỉ số thành phần khác nhau trên cơ sở tính bình
quân: bình quân cộng hay bình quân nhân, bình quân nhân giản đơn hay bình
quân nhân gia quyền. Sau đó, tác giả đi vào giải quyết vấn đề xác định quyền số
trong công thức gia quyền.
Nội dung cuối cùng của chương 2 là xây dựng công thức tính chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững. Tác giả đưa ra hai công thức tính: tính bình quân trực
tiếp từ chỉ số riêng biệt trong trường hợp thiếu số liệu và tính bình quân gián tiếp
từ các chỉ số thành phần khi số liệu thu thập được tương đối đầy đủ.
Sau khi xây dựng được các công thức tính, vấn đề đặt ra là: Các công
thức, cách tính đã nêu có thực sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững
hay không? Nên lựa chọn cách tính nào để sử dụng thực tế?... Điều này không
thể chỉ sử dụng lý luận mà cần phải có luận cứ thực tế để chứng minh. Số liệu
thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 sẽ được áp dụng vào
phần lý thuyết nêu trên để tính toán thử nghiệm, lựa chọn công thức tính phù
hợp và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu.
16
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM
VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNGCHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
3.1.Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010
3.1.1.Điều kiện số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam
hiện nay
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được lựa chọn để tính chỉ
số tổng hợp phát triển bền vững là hệ thống chỉ tiêu sử dụng cho kế hoạch phát
triển giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, khi sử dụng để tính toán thử nghiệm
cho giai đoạn 2000 - 2010, số liệu thực tế không đáp ứng đủ. Rất nhiều chỉ tiêu
chưa được thống kê đầy đủ. Thực tế chỉ có 16 chỉ tiêu có số liệu để có thể tính
toán thử nghiệm.
3.1.2.Tính toán các chỉ số riêng biệt
Với phương pháp xác định từng chỉ tiêu và từ dãy số thời gian đã có, lựa
chọn được các giá trị tối đa, tối thiểu phù hợp. Sau đó, sử dụng các công thức
tương ứng nêu ở chương 2 để tính các chỉ số riêng biệt.
3.1.3.Tính toán các chỉ số thành phần
Sử dụng các công thức đã nêu trong phần lý luận ở chương 2 để tính các
chỉ số thành phần phù hợp trong hai trường hợp: sử dụng công thức bình quân
cộng giản đơn và bình quân cộng gia quyền.
3.1.4. Tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Từ công thức đề xuất ở chương 2, tác giả tính toán và có kết quả chỉ số
phát triển bền vững ứng với ba công thức khác nhau. Trong đó, (1): tính trực
tiếp từ chỉ số riêng biệt; (2): tính từ chỉ số thành phần, trong đó, chỉ số thành
phần được tính theo công thức bình quân nhân giản đơn; (3): tính từ chỉ số
thành phần, trong đó, chỉ số thành phần được tính theo công thức bình quân
nhân gia quyền.
Kết quả tính cụ thể ở bảng 3.1.
17
Bảng 3.1. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững của Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010 theo các cách tính
Đơn vị tính: lần
Năm
Cách tính
2001 2002 2003 2004 2005
(1) 0.295 0.344 0.370 0.434 0.494
(2) 0.414 0.453 0.476 0.522 0.568
(3) 0.415 0.459 0.483 0.530 0.569
Năm
Cách tính
2006 2007 2008 2009 2010
(1) 0.492 0.403 0.316 0.284 0.420
(2) 0.569 0.509 0.446 0.420 0.529
(3) 0.574 0.523 0.460 0.435 0.565
3.1.5.Nhận xét các cách tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Ba cách tính ở trên cho ra ba kết quả khác nhau. Nhận thấy có hai trường
hợp sau:
- Khi số liệu các chỉ tiêu không đủ, một chỉ tiêu không thể mang tính đại
diện cho cả nhóm chỉ tiêu lớn nên trường hợp này nên công thức thứ nhất (tính
trực tiếp từ chỉ số riêng biệt) phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển bền vững ở
Việt Nam giai đoạn 10 năm qua.
- Khi có đầy đủ số liệu các chỉ tiêu, cách tính thứ hai, tính bình quân gián
tiếp qua các chỉ số thành phần, sẽ phù hợp hơn. Chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững cũng cần xây dựng dựa trên các mức độ đại diện cho từng lĩnh vực này.
Như vậy, do thực tế phát triển giai đoạn 2001 – 2010 chưa có đủ số liệu
hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu sẽ chọn kết quả từ cách tính thứ nhất, tính bình
quân nhân giản đơn từ các chỉ số riêng biệt, làm cơ sở phân tích thực trạng phát
triển bền vững của Việt Nam.
3.2.Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
3.2.1.Lựa chọn phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp bảng và đồ thị thống kê, chúng ta sẽ có cái nhìn
tổng quát bằng trực giác về xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam giai
đoạn 10 năm vừa qua.
3.2.2.X
L
biệt, sử
đồ thị 3
T
định và
phát tr
năm 20
lên mứ
giảm n
phát tr
tính bề
Việt N
đạt tới
thập ni
hồi lại
T
biến độ
đồ thị 3
Xu hướng
Lựa chọn
ử dụng số
3.1.
Thực tế p
à bền vữn
riển khá tố
001 phát t
ức trung b
nhẹ và từ
iển bền vữ
ền vững là
Nam đã có
0.400. Tu
iên này nh
đà phát tr
Đồ
Trong các
ộng mạnh,
3.2.
g phát triển
n cách tính
bình quân
hát triển c
ng. Thời g
ốt. Chỉ số
triển bền v
ình, đạt g
2007, phá
ững năm 2
à yếu, thậm
sự bứt ph
uy chưa đ
hưng nhìn
riển của m
thị 3.1. C
c nhân tố đ
, ảnh hưởn
n bền vữn
h chỉ số p
n nhân giả
của Việt N
ian đầu củ
phát triển
vững chỉ ở
iá trị 0.47
áttriển bền
2009 chỉ n
m chí kém
há mạnh tr
đạt được m
n chung, tớ
mình.
Chỉ số phá
giai đo
đóng góp v
ng tới biến
18
ng ở Việt N
phát triển
ản đơn. Kế
Nam giai đ
ủa thập kỷ
n bền vữn
ở mức yếu
70. Từ năm
n vững giả
nằm trong
m hơn năm
rong năm
mức phát t
ới năm 20
át triển bề
oạn 2001
vào phát t
n động chu
Nam giai
bền vững
ết quả tính
đoạn 2001
ỷ này (từ 2
ng tăng dầ
u là 0.280
m 2006, ph
ảm mạnh
khoảng p
m 2001 vớ
2010 với
triển bền v
010, Việt N
ền vững c
- 2010
triển bền v
ung? Câu h
đoạn 200
g dựa vào
h toán đượ
1 - 2010 k
2001 đến
ần theo th
thì tới nă
hát triển b
cho tới n
hát triển h
ới giá trị 0
chỉ số phá
vững của
Nam đã có
của Việt N
vững, nhóm
hỏi này đư
01 - 2010
các chỉ s
ợc biểu diễ
không thực
2005), xu
ời gian, n
ăm 2006 đ
bền vững b
ăm 2009.
hơi bền vữ
0.270. Tuy
át triển bề
những nă
ó xu hướn
Nam
m nhân tố
ược trả lời q
ố riêng
ễn bằng
c sự ổn
u hướng
nếu như
đã bước
bắt đầu
Chỉ số
ững hay
y nhiên,
ền vững
ăm giữa
ng phục
nào có
qua các
D
bộ dần
các ch
với ph
dân vẫ
X
biến độ
chỉ tiêu
hai năm
Đồ
và
Dễ dàng n
n qua từng
ỉ tiêu kinh
hát triển ki
ẫn là những
Xu hướng
ộng chung
u nào có t
m giảm sú
Đồ thị 3
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
0.800
0.900
1.000
ồ thị 3.2. B
à chỉ số th
nhận thấy
g năm. Tu
h tế. Nghĩ
inh tế của
g vấn đề c
g biến độn
g của phát
tác dụng q
út mạnh về
3.3.Biến đ
ICOR NSL
X
Biến động
hành phần
y sự cải th
uy nhiên,
ĩa là, việc
a Việt Nam
cần được q
ng của các
t triển bền
quyết định
ề kinh tế là
động tron
LĐ
H
Tỷ trọng
TFP
19
g của chỉ s
n xã hội g
hiện rõ rệt
nhóm chỉ
c cải thiện
m. Cuộc s
quan tâm v
c chỉ tiêu
n vững. V
h tới sự bi
à năm 200
ng nhóm c
g CPI Cá
vã
số thành p
giai đoạn
về xã hội
tiêu này
n đời sống
sống và m
và ưu tiên
trong lĩnh
ậy, trong
iến động c
08 và 2009
chỉ tiêu ki
án cân
ãng lai
Bội c
NSNN
phần kinh
2001 - 20
i, đời sốn
có giá trị
g con ngư
môi trường
n giải quyế
h vực kinh
những ch
chung như
9.
inh tế2008
chi
N
Nợ
nước
ngoài
h tế
10
g người d
ị khá thấp
ời chưa th
g sống của
ết.
h tế tương
hỉ tiêu kinh
ư vậy? Xé
8 - 2009
2008
2009
dân tiến
so với
heo kịp
a người
g tự với
h tế đó,
ét trong
20
Trong năm 2008, cán cân vãng lai là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm
sút về kinh tế: xuống thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, thâm hụt tới 10.79 tỷ
USD, thấp hơn rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân thứ hai là do chỉ số
giá tiêu dùng CPI hay lạm phát (CPI năm 2008 lên tới 123%).
Ngược lại với 2008, năm 2009 Chính phủ thực hiện các gói kích cầu tạo
nên sự hồi phục nhất định của quan hệ kinh tế quốc tế cũng như giữ tốc độ tăng
giá tiêu dùng chỉ trong vòng một chữ số (nhờ sử dụng gói giải pháp kiềm chế
lạm phát, chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt), nhưng lại gây sự sụt
giảm trong các chỉ số về tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng
chung và bội chi ngân sách Nhà nước.
3.3.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững và một số kiến nghị
3.3.1.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững
Từ kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010, tác giả sẽ trở lại đánh giá sự phù hợp của hệ thống chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững cũng như các công thức tính đã đề xuất ở
chương 2.
Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững: Số lượng chỉ
tiêu còn khá nhiều, làm cho quy trình tính toán chỉ số chung trở nên cồng kềnh;
một số chỉ tiêu chưa đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, nguồn số liệu
cũng như kỳ báo cáo khiến việc thu thập dữ liệu rất khó khăn, ảnh hưởng tới độ
chính xác của kết quả tính toán; có sự trùng lặp dẫn tới việc tính trùng đối với
chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.
Thứ hai, về các công thức tính đề xuất. Việc đề xuất các bước tính toán
chỉ số tổng hợp phát triển bền vững dựa trên việc nghiên cứu và phân tích một
cách tổng quát hệ thống chỉ tiêu thống kê đã có. Các chỉ số tính ra trong cùng
một giai đoạn phải thống nhất phạm vi và phương pháp tính để đảm bảo tính
chất so sánh được. Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể
có những thay đổi khác nhau.
3.3.2.Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê phát triển bền vững ở
Việt Nam
3.3.2.1. Giải pháp
- Về mô hình báo cáo thống kê theo các cấp:
21
Sơ đồ 3.1. Mô hình báo cáo thống kê theo các cấp
- Về chế độ báo cáo thống kê:
Phát triển bền vững cũng là một vấn đề vĩ mô và cần được tích luỹ về
lượng trong một thời gian dài. Chính vì vậy, số liệu của các chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững cũng cần được các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp theo
định kỳ hàng năm.
3.3.2.2.Kiến nghị
- Đối với Chính phủ và Hội đồng phát triển bền vững quốc gia: cần tổ
chức một bộ phận chuyên trách để phân tích các chỉ tiêu thống kê tổng hợp
được, qua đó đánh giá tình trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trong từng thời
kỳ. Trên cơ sở đó, Hội đồng phát triển bền vững quốc gia đề xuất với Chính phủ
những định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững cho những năm tiếp
theo. Các mục tiêu phát triển này sẽ là cơ sở thực tế để xác định các giá trị tối
đa, giá trị tối thiểu trong công thức tính chỉ số riêng biệt đã đề xuất.
- Đối với ngành Thống kê:thực hiệnrà soát lại các chỉ tiêu trong hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững để có được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tốt
nhất quá trình phát triển ở Việt Nam. Tổng cục Thống kê cũng cần nghiên cứu
để đưa ra phương pháp tính cụ thể, thống nhất chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững, giúp Hội đồng phát triển bền vững quốc gia trong đánh giá, phân tích thực
trạng phát triển của đất nước.
- Đối với các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan:Phối hợp với các cơ quan có
liên quan, thống nhất phương pháp luận tính một số chỉ tiêu mới. Nắm rõ và báo
Bộ, cơ quan
ngang Bộ có
liên quan
Cục
Thống kê
các Tỉnh,
Thành
phố
Các Vụ
chuyên môn -
Tổng cục
Thống kê
Hội đồng
PTBV
quốc gia
Sở liên
quan
liên quan Văn
phòng
PTBV
quốc gia
Chính
phủ
22
cáo theo định kỳ các số liệu thống kê được yêu cầu, phục vụtổng hợp, xử lý và
phân tích dữ liệu kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chính của chương 3 là việc thu thập số liệu của các chỉ tiêu
trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, từ đó áp dụng quy trình
tính toán đã nêu ở chương 2 để tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Với các
công thức khác nhau, tác giả tính toán được nhiều kết quả khác nhau đối với chỉ
số phát triển bền vững. Để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, tác giả đã sử
dụng phương pháp đồ thị thống kê và bảng thống kê để so sánh và phân tích.
Với các phân tích đã có, tác giả chọn công thức tính phù hợp nhất với điều
kiện số liệu giai đoạn 2001 – 2010. Tuy chỉ mang tính tương đối do số lượng chỉ
tiêu có số liệu còn hạn chế, nguồn số liệu chưa thống nhất, chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững đã phản ánh phần nào quá trình phát triển ở Việt Nam trong giai
đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010. Điều đó chứng minh tính khả thi trong nghiên
cứu của luận án.
Qua tính toán và phân tích bằng đồ thị, chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững cho thấy kết quả phát triển của Việt Nam chưa thực sự ổn định và bền
vững như mong muốn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001
– 2010. Kinh tế phát triển không ổn định do chịu ảnh hưởng bối cảnh chung của
thế giới, cũng như của các chính sách liên quan. Đời sống người dân tuy đã
được cải thiện nhưng vẫn còn khá thấp, chỉ ở mức trung bình.
Trong phần cuối của chương, tác giả quay trở lại đánh giá hệ thống chỉ
tiêu cũng như các công thức đã đề xuất dựa trên kết quả tính toán và phân tích
chỉ số tổng hợp phát triển bền vững giai đoạn 2001 – 2010 ở Việt Nam. Từ đó,
tác giả đưa ra một số kiến nghị cùng đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn công
tác thống kê trong xây dựng cơ chế thu thập, tổng hợp và công bố số liệu về phát
triển bền vững trong tương lai.
23
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững - quá trình phát triển cân đối, hài hòa cả ba yếu tố
kinh tế, xã hội, môi trường - đang là đích hướng tới của phần lớn quốc gia trên
thế giới hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2020 của Việt
Nam đã xác định quan điểm phát triển trong giai đoạn này là “Phát triển nhanh
gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong
Chiến lược”.
Để đánh giá kết quả thực hiện, Chính phủ đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu
thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững. Từ đó, cần thiết phải có chỉ
số tổng hợp đánh giá quá trình phát triển bền vững dựa trên hệ thống chỉ tiêu
này. Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, luận án đã nghiên cứu và giải quyết
được một số vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan chung khái niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển bền
vững. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững.
- Tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có
trên thế giới; tổng quan và phân tích các ưu, nhược điểm của hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam. Với hệ thống chỉ tiêu vừa được Chính
phủ ban hành, luận án phân tích và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện, tạo điều
kiện đánh giá tốt hơn thực trạng phát triển bền vững của đất nước.
- Đề xuất quy trình đánh giá tổng hợp phát triển bền vững gồm các công
thức và cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành
phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là nội dung trọng tâm của luận
án. Kết quả của quá trình này sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về quá trình phát
triển của Việt nam theo thời gian nghiên cứu.
- Thu thập số liệu các chỉ tiêu giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử
nghiệm chỉ số phát triển bền vững đề xuất. Việc tính toán này chứng minh tính
khả thi trong nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phân tích
thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 dựa trên kết
quả tính toán được.
24
- Trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác
thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo điều kiện số liệu tốt nhất, góp
phần đánh giá tính bền vững trong quá trình phát triển đất nước một cách
chính xác.
Luận án đề xuất phương pháp luận cơ bản tính chỉ số tổng hợp phát triển
bền vững cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, việc xác định
các giá trị giới hạn cũng như quyền số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu
cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Ngoài ra, trên cơ sở phương pháp luận đã
nêu và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương, có thể tính toán chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững cho các vùng, địa phương. Từ đó, tạo điều kiện so
sánh và đánh giá trình độ phát triển của mỗi tỉnh thành trong cả nước, rút ra các
yếu tố cần khắc phục để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững hơn.

More Related Content

What's hot

Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfTranLy59
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpCông Luận Official
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...KhoTi1
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaThảo Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiĐề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hộiNhững hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng TrịLuận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
 
Tóm lược về Dân chủ
Tóm lược về Dân chủTóm lược về Dân chủ
Tóm lược về Dân chủ
 

Similar to Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY

Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1thuyhr
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docsividocz
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...sividocz
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019KhoTi1
 

Similar to Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY (20)

Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
 
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
 
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiGiải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
 
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đLuận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Luân Văn Phân Tích Chất Lƣợng Tăng Trƣởng Kinh Tế Quảng Nam.doc
Luân Văn Phân Tích Chất Lƣợng Tăng Trƣởng Kinh Tế Quảng Nam.docLuân Văn Phân Tích Chất Lƣợng Tăng Trƣởng Kinh Tế Quảng Nam.doc
Luân Văn Phân Tích Chất Lƣợng Tăng Trƣởng Kinh Tế Quảng Nam.doc
 
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là sự gia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm bảo sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái. Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để có thể giám sát tình hình phát triển của đất nước, Việt nam đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu này có thể có sự biến động ngược chiều nhau. Có những chỉ tiêu phát triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến xấu, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Điều đó gây khó khăn trong đánh giá và phân tích xu hướng phát triển bền vững. Đã có nhữngtổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Từ đó, tác giả sử dụng dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm. Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý "Làm thế nào để đánh giá thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?" và “Thực tế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 như thế nào?”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung của luận án là xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững để có thể vận dụng đánh giá thực trạng phát triển ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ: - Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững - Đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở Việt Nam
  • 2. 2 - Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững. Phạm vi nghiên cứu: + Luận án tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam + Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt nam. Về phương pháp nghiên cứu, luận án dự kiến sẽ sử dụng một số phương pháp thống kê sau: - Phương pháp phân tích tư liệu. Đây là một trong các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đã có về phát triển bền vững cũng như cách tính các chỉ số tổng hợp, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện các đánh giá sau này. - Phương pháp bảng, đồ thị thống kê: tổng hợp và biểu diễn số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững theo thời gian. 4. Những đóng góp mới của luận án Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động thống kê. Cụ thể : Thứ nhất, đề tài xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó nêu rõ cách thức tính từ chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần tới chỉ số tổng hợp, xác định rõ các cận trên, cận dưới của từng chỉ số... Đây sẽ là một đóng góp mới, tích cực về mặt lý luận cho các nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam trong tương lai. Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các phân tích, đánh giá tính bền vững trong phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả sử dụng số liệu thực tế của Việt Nam và công thức tính chỉ số tổng hợp vừa nêu để đi vào tính toán thử nghiệm, phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam trong 10 năm qua. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra phương pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh tính bền vững trong quá trình phát triển của
  • 3. 3 đất nước. Ngoài ra, đề tài cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp về việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có cũng như lựa chọn phương pháp đánh giá cụ thể trong giai đoạn phát triển mười năm tới. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của đề tàiđược chia làm 3chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững Chương 2: Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam Chương 3: Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
  • 4. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1.Khái niệm phát triển và phát triển bền vững 1.1.1.Khái niệm phát triển Phát triển là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản, tài liệu và trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, khái niệm phát triển đã dần được hoàn thiện. Hiện nay, về cơ bản, khái niệm phát triển vẫn giữ nguyên nội dung của thập niên trước nhưng trong đó nhấn mạnh hơn quyền của con người. Phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng về kinh tế, tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. 1.1.2.Khái niệm phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [41, tr.18-19]. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới(WCED) thuộc Liên hiệp quốc. Báo cáo này ghi rõ "phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" [42, tr.37]. Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm trên và từ sự phát triển thực tế của đất nước, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước. Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng
  • 5. 5 người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh. 1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống của mình để tạo nên những phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của chúng ta với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong muốn vô hạn ấy của con người. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể cạn kiện dần, điều kiện thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn... Điều này tạo nên mâu thuẫn gay gắt, đòi hỏi vừa phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa con người với môi trường sống của mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững được coi như là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và các quốc gia tuỳ theo những mục tiêu khác nhau mà đưa ra sự cần thiết phải phát triển bền vững và các nội dung khác nhau về phát triển bền vững. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết trong các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [36]. Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 2011 - 2020, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [38]. 1.3.Nội dung của phát triển bền vững 1.3.1.Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janero 6/1992) và diễn đàn thanh niên ASEM thống nhất phát triển bền vững gồm bốn nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Thể chế của mỗi quốc gia là cơ
  • 6. 6 sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hướng tới cũng như phổ biến hành động cho toàn dân. Chính vì vậy, hai tổ chức này đã đưa thể chế là một nội dung ngang hàng với ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường). Theo quan điểm khác, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler tiếp cận phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng hợp và tính hệ thống. Theo mối quan hệ không tách rời nhau giữa ba nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường, Jacobs và Sadler đưa ra nội dung của phát triển bền vững là ba đỉnh của một tam giác: môi trường, kinh tế và xã hội; trong đó, môi trường được đặt lên hàng đầu và nhân tố thể chế được gộp trong xã hội. Mô hình này đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành sơ đồ ba cực. Quan điểm này hiện nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đó là sự kết hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp để tạo nên được sự ổn định, bền vững của mỗi quốc gia. 1.3.2. Việt Nam Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng được cho mình chương trình phát triển bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó, Việt Nam nêu rõ mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là “đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Từ đó, nội dung phát triển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế, xã hội và môi trường. 1.4.Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững 1.4.1.Một số vấn đê chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhưng không phải là các chỉ tiêu bất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ thống nhằm phản ánh hai nội dung lớn: về các mặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên hệ cơ bản giữa các mặt trong tổng thể cũng như giữa tổng thể nghiên cứu và hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu).
  • 7. 7 Để có được hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh giá tình hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu: mục đích nghiên cứu, đặc điểm phản ánh, tính khả thi và số lượng chỉ tiêu. Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này. 1.4.2.Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế giới Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững. Năm 2001, UN CSD đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này được sửa đổi một lần nữa vào năm 2006, là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững cho riêng mình. Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức xã hội và phi chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu các chỉ số quốc gia như chỉ số phát triển con người, chỉ số Dấu chân sinh thái... Nhiều quốc gia cũng đưa ra các chiến lược phát triển bền vững AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lượng và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Anh (15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)... 1.4.3.Các nghiên cứu vềhệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam Theo xu hướng thế giới, Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này được các Bộ, ban, ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ tiêu được đưa ra. Theo thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững dần được hoàn thiện và đi vào thực tế. Với mong muốn có được hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra gồm 30 chỉ tiêu với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện, cụ thể ở bảng 1.1.
  • 8. 8 Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam TT Chỉ tiêu Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Lộ trình I Các chỉ tiêu tổng hợp 1 GDP xanh (VND hoặc USD) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2015 2 Chỉ số phát triển con người (HDI) (0-1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2015 3 Chỉ số bền vững môi trường (0-1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2015 II Các chỉ tiêu kinh tế 4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng GDP) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 5 Năng suất lao động xã hội (USD/lao động) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 6 Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2015 7 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2015 8 Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%) Bộ Công Thương 2011 9 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng 12 năm trước) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 10 Cán cân vãng lai (tỷ USD) Ngân hàng Nhà nước 2011 11 Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP) Bộ Tài chính 2011 12 Nợ của Chính phủ (%/GDP) Bộ Tài chính 2011 13 Nợ nước ngoài (%/GDP) Chủ trì: Bộ Tài chính 2011Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước III Các chỉ tiêu về xã hội 14 Tỷ lệ nghèo (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 15 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011
  • 9. 9 TT Chỉ tiêu Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Lộ trình 16 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 17 Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) (lần) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) 2011 18 Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) Bộ Y tế 2011 19 Số sinh viên/10.000 dân (SV) Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011 20 Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân) Bộ Thông tin và Truyền thông 2011 21 Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2011 22 Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000 dân/năm) Bộ Công an 2011 23 Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới (%) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2015 IV Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường 24 Tỷ lệ che phủ rừng (%) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2011 25 Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%) Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011 26 Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha) Bộ Tài nguyên và Môi trường 2015 27 Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3 /người/năm) Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011 28 Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%) Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011 29 Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) - Chủ trì: Bộ Xây dựng 2011 - Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương 30 Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) - Chủ trì: Bộ Xây dựng 2011- Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Nguồn:Quyết định 432/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012)
  • 10. 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về phát triển bền vững, bao gồm khái niệm, sự cần thiết và nội dung của phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định, linh hoạt. Đây là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nội dung của phát triển bền vững tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là kinh tế, xã hội và môi trường, không thiên lệch bất kỳ lĩnh vực nào. Những nội dung này là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, chương 1 giới thiệu một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có và đi sâu phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống chỉ tiêu mới nhất do Chính phủ ban hành, có sự có mặt của một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp, đánh giá nhiều lĩnh vực. Phần cuối của chương phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc khuyến nghị. Bên cạnh đó, tác giả cũng một số hạn chế trong hệ thống chỉ tiêu cần khắc phục trong thời gian tới. Với hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra, việc đánh giá sẽ được thực hiện theo từng chỉ tiêu riêng biệt, phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu chưa thể đưa đến kết luận tổng quát về kết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Cần phải có một đánh giá chung về quá trình phát triển bền vững của đất nước theo thời gian để có thể so sánh và rút ra những kinh nghiệm cho phát triển. Đó chính là khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tế mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu.
  • 11. 11 CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp Có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán chỉ số tổng hợp này. Cụ thể: Thứ nhất, để tính chỉ số phát triển con người (HDI), chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tính theo công thức bình quân nhân giản đơn của 3 chỉ số thành phần: HDI I / I / I / Trong công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần lại được tính dựa trên lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max. Để tính toán và phân tích đơn giản nhất, tổ chức thống kê Liên hợp quốc đã hướng dẫn cách tínhcác chỉ số thành phần sao cho các chỉ số này sẽ nhận giá trị trong khoảng [0,1]. Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm 1991 của UNDP cũng giới thiệu một chỉ số khác, đó là chỉ số về quyền tự do của con người.Nghiên cứu thực hiện tính toán chỉ số bằng phương pháp rất đơn giản: cho điểm 1 đối với những chỉ tiêu đảm bảo quyền tự do, và điểm 0 với những chỉ tiêu vi phạm quyền tự do con người. Sau đó, điểm tổng hợp của 40 chỉ tiêu sẽ là căn cứ để xếp hạng các quốc gia về việc đảm bảo quyền tự do của con người. Bên cạnh đó, nghiên cứu của của Đại học Yale – Hoa Kỳ kết hợp với Đại học Columbia và diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra công thức tính Environmental Performance Index (EPI) 2008 và Environmental Sustainability Index (ESI) 2005 [35].Theo phương pháp này, chỉ số chung (điểm ESI) sẽ được tính theo 2 cách: tính trực tiếp từ 21 chỉ thị và tính gián tiếp từ 5 chủ đề của 5 nhóm vấn đề chính. Khi tính từ các chỉ thị, các phép tính này đều sử dụng công thức bình quân cộng giản đơn (bình quân cộng không trọng số). Khi tính từ các chủ đề, sử dụng phép tính bình quân cộng gia quyền với quyền số được xác định bởi các chuyên gia nghiên cứu chỉ số này. Để quyết định cụ thể trọng số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cũng có nhiều phương pháp: phương pháp tổng quát của TS Nguyễn Trọng Hậu, Viện nghiên cứu châu Âu; phương pháp sử dụng thống kê phân tích hồi quy
  • 12. 12 tương quan (hồi quy đa biến) và phân tích thành phần chính;phương pháp bán ma trận hay phương pháp chuyên gia... Qua tổng quan, nhận thấy có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để tính chỉ số tổng hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt nam hiện mới chỉ có đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tới. Trong đó, đề tài sử dụng công thức bình quân cộng gia quyền để tính chỉ số chung. Tuy nhiên, phương pháp mà đề tài đưa ra chỉ mới gợi mở hướng tính chỉ số phát triển bền vững quốc gia chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ thể cách thức. 2.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam 2.2.1.Phương pháp tính các chỉ số riêng biệt 2.2.1.1.Lựa chọn công thức tính toán các chỉ số riêng biệt Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu thuận: giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn, phát triển sẽ càng bền vững. Vận dụng phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp mà Liên hợp quốc giới thiệu trong tính HDI, lựa chọn một trong hai công thức đã giới thiệu sau: Công thức 2.1: I Giá tr thc t Giá tr ti thiu Giá tr ti đa Giá tr ti thiu Công thức 2.2: I ln giá tr thc t ln giá tr ti thiu ln giá tr ti đa ln giá tr ti thiu Thứ hai, đối với các chỉ tiêu nghịch: giá trị của chỉ tiêu càng lớn, tính bền vững của chỉ tiêu càng thấp và ngược lại. Đề tài sẽ điều chỉnh theo chiều hướng thuận: khi chỉ số tăng, giá trị gần 1, phát triển của đất nước bền vững hơn. Khi đó, công thức tính sẽ có dạng ngược. Công thức 2.3: I 1 Giá tr thc t Giá tr ti thiu Giá tr ti đa Giá tr ti thiu Công thức 2.4: I 1 ln giá tr thc t ln giá tr ti thiu ln giá tr ti đa ln giá tr ti thiu
  • 13. 13 Thứ ba, đối với các chỉ tiêu hướng tâm: giá trị của chỉ tiêu càng gần một giá trị trung tâm nào đó, quá trình phát triển sẽ càng bền vững. Công thức tính 2.5 và 2.6 có dạng: I Giá trị thực tế Giá trị trung tâm Giá trị tối đa Giá trị trung tâm Và: I |ln giá tr thc t ln giá tr trung tâm | |ln giá tr ti đa ln giá tr trung tâm | Như vậy, tùy vào đặc điểm từng chỉ tiêu sẽ có các công thức tính chỉ số riêng biệt phù hợp. 2.2.1.2.Xác định các giá trị tối đa, tối thiểu Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đưa ra hai lựa chọn với hai lý do sau: Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu thuận và nghịch: - Giá trị tối đa: Nếu xác định được giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ tiêu, giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị đó. Những chỉ tiêu không xác định được hay không có bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ chọn là giá trị xu hướng: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu. - Giá trị tối thiểu: Cũng như cách xác định giá trị tối đa, nếu có thể xác định được giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu, giá trị tối thiểu sẽ sử dụng giá trị đó. Các trường hợp còn lại có thể lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu cho chỉ tiêu. Thứ hai, nhóm chỉ tiêu hướng tâm. - Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thông tin về giá trị tối ưu, lựa chọn giá trị trung tâm chính là giá trị tối ưu. Với những chỉ tiêu còn lại, căn cứ vào đặc điểm từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp. - Giá trị tối đa: là giá trị trong dãy số thời gian có chênh lệch lớn nhất (có thể chênh lệch âm hoặc hoặc chênh lệch dương) với giá trị trung tâm. 2.2.2. Phương pháp tính các chỉ số thành phần 2.2.2.1.Bình quân cộng hay bình quân nhân? Bình quân cộng và bình quân nhân đều mang đặc điểm của số bình quân nói chung. Tuy nhiên, công thức bình quân nhân coi trọng sự đồng đều hơn bình quân cộng. Một chỉ số đạt giá trị lớn không thể kéo theo chỉ số chung tăng lên nhanh chóng nếu tính theo công thức bình quân nhân. Chính vì vậy, để có thể
  • 14. 14 phản ánh chính xác thực tế, chỉ số tổng hợp tính ra có ý nghĩa trong các trường hợp số liệu khác nhau, công thức bình quân nhân là lựa chọn tốt hơn cả. 2.2.2.2. Bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền? Đề tài đưa ra cách tính theo cả hai phương pháp bình quân nhân giản đơn và gia quyền. Số liệu thực tế sẽ quyết định phương pháp nào phù hợp hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Vấn đề quan trọng trong xác lập công thức bình quân nhân gia quyền chính là gán cho các chỉ số riêng biệt quyền số phù hợp. Sử dụng phương pháp bán ma trận là phương pháp đơn giản và đạt hiệu quả khá tốt khi có tính đến chiến lược phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển. 2.2.3.Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững Theo nội dung phát triển bền vững cũng như quan điểm phát triển của Việt Nam, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, không coi nhẹ lĩnh vực nào. Vì thế, sự đóng góp của các lĩnh vực này đối với quá trình phát triển là như nhau. Tác giả chọn công thức bình quân nhân giản đơn (không trọng số) để tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là phương pháp tính đảm bảo nội dung, ý nghĩa phát triển bền vững và dễ thực hiện. Công thức tính: 4 MTXHKTTH IIIII ×××= Ngoài ra, trong điều kiện thiếu số liệu, nếu số lượng chỉ tiêu trong mỗi nhóm không đủ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu đó, chỉ số thành phần tính ra sẽ không phản ánh chính xác thực tế phát triển. Khi đó, cần tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt, trong đó coi vai trò của từng chỉ tiêu đóng góp là như nhau. Công thức tổng quát: n n 1i iII ∏ = = Theo các công thức nêu trên, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững luôn nhận giá trị trong khoảng 0 – 1. Các mức giá trị khác nhau sẽ cho thấy các trình độ phát triển bền vững khác nhau. Từ đó, tác giả tạm đề xuất thang đo phát triển để khi tính toán kết quả chỉ số tổng hợp, có thể xác định được phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào. 0.0 - 0.2: Phát triển kém bền vững 0.2 - 0.4: Phát triển hơi bền vững 0.4 - 0.6: Phát triển tương đối bền vững 0.6 - 0.8: Phát triển khá bền vững 0.8 - 1.0: Phát triển rất bền vững
  • 15. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có, chương 2 đã tổng quan các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp và đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tại Việt Nam. Đây là nội dung chính của luận án. Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được chia thành ba nhóm chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và chỉ tiêu hướng tâm. Trong từng nhóm chỉ tiêu, tác giả xác định các công thức tính chỉ số riêng biệt và giá trị tối đa, giá trị tối thiểu phù hợp. Từ các chỉ số riêng biệt, tác giả phân tích và lựa chọn các công thức tính chỉ số thành phần khác nhau trên cơ sở tính bình quân: bình quân cộng hay bình quân nhân, bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền. Sau đó, tác giả đi vào giải quyết vấn đề xác định quyền số trong công thức gia quyền. Nội dung cuối cùng của chương 2 là xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Tác giả đưa ra hai công thức tính: tính bình quân trực tiếp từ chỉ số riêng biệt trong trường hợp thiếu số liệu và tính bình quân gián tiếp từ các chỉ số thành phần khi số liệu thu thập được tương đối đầy đủ. Sau khi xây dựng được các công thức tính, vấn đề đặt ra là: Các công thức, cách tính đã nêu có thực sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững hay không? Nên lựa chọn cách tính nào để sử dụng thực tế?... Điều này không thể chỉ sử dụng lý luận mà cần phải có luận cứ thực tế để chứng minh. Số liệu thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 sẽ được áp dụng vào phần lý thuyết nêu trên để tính toán thử nghiệm, lựa chọn công thức tính phù hợp và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu.
  • 16. 16 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNGCHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 3.1.Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 3.1.1.Điều kiện số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được lựa chọn để tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững là hệ thống chỉ tiêu sử dụng cho kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, khi sử dụng để tính toán thử nghiệm cho giai đoạn 2000 - 2010, số liệu thực tế không đáp ứng đủ. Rất nhiều chỉ tiêu chưa được thống kê đầy đủ. Thực tế chỉ có 16 chỉ tiêu có số liệu để có thể tính toán thử nghiệm. 3.1.2.Tính toán các chỉ số riêng biệt Với phương pháp xác định từng chỉ tiêu và từ dãy số thời gian đã có, lựa chọn được các giá trị tối đa, tối thiểu phù hợp. Sau đó, sử dụng các công thức tương ứng nêu ở chương 2 để tính các chỉ số riêng biệt. 3.1.3.Tính toán các chỉ số thành phần Sử dụng các công thức đã nêu trong phần lý luận ở chương 2 để tính các chỉ số thành phần phù hợp trong hai trường hợp: sử dụng công thức bình quân cộng giản đơn và bình quân cộng gia quyền. 3.1.4. Tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững Từ công thức đề xuất ở chương 2, tác giả tính toán và có kết quả chỉ số phát triển bền vững ứng với ba công thức khác nhau. Trong đó, (1): tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt; (2): tính từ chỉ số thành phần, trong đó, chỉ số thành phần được tính theo công thức bình quân nhân giản đơn; (3): tính từ chỉ số thành phần, trong đó, chỉ số thành phần được tính theo công thức bình quân nhân gia quyền. Kết quả tính cụ thể ở bảng 3.1.
  • 17. 17 Bảng 3.1. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 theo các cách tính Đơn vị tính: lần Năm Cách tính 2001 2002 2003 2004 2005 (1) 0.295 0.344 0.370 0.434 0.494 (2) 0.414 0.453 0.476 0.522 0.568 (3) 0.415 0.459 0.483 0.530 0.569 Năm Cách tính 2006 2007 2008 2009 2010 (1) 0.492 0.403 0.316 0.284 0.420 (2) 0.569 0.509 0.446 0.420 0.529 (3) 0.574 0.523 0.460 0.435 0.565 3.1.5.Nhận xét các cách tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững Ba cách tính ở trên cho ra ba kết quả khác nhau. Nhận thấy có hai trường hợp sau: - Khi số liệu các chỉ tiêu không đủ, một chỉ tiêu không thể mang tính đại diện cho cả nhóm chỉ tiêu lớn nên trường hợp này nên công thức thứ nhất (tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt) phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 10 năm qua. - Khi có đầy đủ số liệu các chỉ tiêu, cách tính thứ hai, tính bình quân gián tiếp qua các chỉ số thành phần, sẽ phù hợp hơn. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cũng cần xây dựng dựa trên các mức độ đại diện cho từng lĩnh vực này. Như vậy, do thực tế phát triển giai đoạn 2001 – 2010 chưa có đủ số liệu hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu sẽ chọn kết quả từ cách tính thứ nhất, tính bình quân nhân giản đơn từ các chỉ số riêng biệt, làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam. 3.2.Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 3.2.1.Lựa chọn phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp bảng và đồ thị thống kê, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát bằng trực giác về xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 10 năm vừa qua.
  • 18. 3.2.2.X L biệt, sử đồ thị 3 T định và phát tr năm 20 lên mứ giảm n phát tr tính bề Việt N đạt tới thập ni hồi lại T biến độ đồ thị 3 Xu hướng Lựa chọn ử dụng số 3.1. Thực tế p à bền vữn riển khá tố 001 phát t ức trung b nhẹ và từ iển bền vữ ền vững là Nam đã có 0.400. Tu iên này nh đà phát tr Đồ Trong các ộng mạnh, 3.2. g phát triển n cách tính bình quân hát triển c ng. Thời g ốt. Chỉ số triển bền v ình, đạt g 2007, phá ững năm 2 à yếu, thậm sự bứt ph uy chưa đ hưng nhìn riển của m thị 3.1. C c nhân tố đ , ảnh hưởn n bền vữn h chỉ số p n nhân giả của Việt N ian đầu củ phát triển vững chỉ ở iá trị 0.47 áttriển bền 2009 chỉ n m chí kém há mạnh tr đạt được m n chung, tớ mình. Chỉ số phá giai đo đóng góp v ng tới biến 18 ng ở Việt N phát triển ản đơn. Kế Nam giai đ ủa thập kỷ n bền vữn ở mức yếu 70. Từ năm n vững giả nằm trong m hơn năm rong năm mức phát t ới năm 20 át triển bề oạn 2001 vào phát t n động chu Nam giai bền vững ết quả tính đoạn 2001 ỷ này (từ 2 ng tăng dầ u là 0.280 m 2006, ph ảm mạnh khoảng p m 2001 vớ 2010 với triển bền v 010, Việt N ền vững c - 2010 triển bền v ung? Câu h đoạn 200 g dựa vào h toán đượ 1 - 2010 k 2001 đến ần theo th thì tới nă hát triển b cho tới n hát triển h ới giá trị 0 chỉ số phá vững của Nam đã có của Việt N vững, nhóm hỏi này đư 01 - 2010 các chỉ s ợc biểu diễ không thực 2005), xu ời gian, n ăm 2006 đ bền vững b ăm 2009. hơi bền vữ 0.270. Tuy át triển bề những nă ó xu hướn Nam m nhân tố ược trả lời q ố riêng ễn bằng c sự ổn u hướng nếu như đã bước bắt đầu Chỉ số ững hay y nhiên, ền vững ăm giữa ng phục nào có qua các
  • 19. D bộ dần các ch với ph dân vẫ X biến độ chỉ tiêu hai năm Đồ và Dễ dàng n n qua từng ỉ tiêu kinh hát triển ki ẫn là những Xu hướng ộng chung u nào có t m giảm sú Đồ thị 3 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 1.000 ồ thị 3.2. B à chỉ số th nhận thấy g năm. Tu h tế. Nghĩ inh tế của g vấn đề c g biến độn g của phát tác dụng q út mạnh về 3.3.Biến đ ICOR NSL X Biến động hành phần y sự cải th uy nhiên, ĩa là, việc a Việt Nam cần được q ng của các t triển bền quyết định ề kinh tế là động tron LĐ H Tỷ trọng TFP 19 g của chỉ s n xã hội g hiện rõ rệt nhóm chỉ c cải thiện m. Cuộc s quan tâm v c chỉ tiêu n vững. V h tới sự bi à năm 200 ng nhóm c g CPI Cá vã số thành p giai đoạn về xã hội tiêu này n đời sống sống và m và ưu tiên trong lĩnh ậy, trong iến động c 08 và 2009 chỉ tiêu ki án cân ãng lai Bội c NSNN phần kinh 2001 - 20 i, đời sốn có giá trị g con ngư môi trường n giải quyế h vực kinh những ch chung như 9. inh tế2008 chi N Nợ nước ngoài h tế 10 g người d ị khá thấp ời chưa th g sống của ết. h tế tương hỉ tiêu kinh ư vậy? Xé 8 - 2009 2008 2009 dân tiến so với heo kịp a người g tự với h tế đó, ét trong
  • 20. 20 Trong năm 2008, cán cân vãng lai là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút về kinh tế: xuống thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, thâm hụt tới 10.79 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân thứ hai là do chỉ số giá tiêu dùng CPI hay lạm phát (CPI năm 2008 lên tới 123%). Ngược lại với 2008, năm 2009 Chính phủ thực hiện các gói kích cầu tạo nên sự hồi phục nhất định của quan hệ kinh tế quốc tế cũng như giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ trong vòng một chữ số (nhờ sử dụng gói giải pháp kiềm chế lạm phát, chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt), nhưng lại gây sự sụt giảm trong các chỉ số về tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng chung và bội chi ngân sách Nhà nước. 3.3.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững và một số kiến nghị 3.3.1.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững Từ kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tác giả sẽ trở lại đánh giá sự phù hợp của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cũng như các công thức tính đã đề xuất ở chương 2. Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững: Số lượng chỉ tiêu còn khá nhiều, làm cho quy trình tính toán chỉ số chung trở nên cồng kềnh; một số chỉ tiêu chưa đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, nguồn số liệu cũng như kỳ báo cáo khiến việc thu thập dữ liệu rất khó khăn, ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả tính toán; có sự trùng lặp dẫn tới việc tính trùng đối với chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Thứ hai, về các công thức tính đề xuất. Việc đề xuất các bước tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững dựa trên việc nghiên cứu và phân tích một cách tổng quát hệ thống chỉ tiêu thống kê đã có. Các chỉ số tính ra trong cùng một giai đoạn phải thống nhất phạm vi và phương pháp tính để đảm bảo tính chất so sánh được. Tuy nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể có những thay đổi khác nhau. 3.3.2.Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam 3.3.2.1. Giải pháp - Về mô hình báo cáo thống kê theo các cấp:
  • 21. 21 Sơ đồ 3.1. Mô hình báo cáo thống kê theo các cấp - Về chế độ báo cáo thống kê: Phát triển bền vững cũng là một vấn đề vĩ mô và cần được tích luỹ về lượng trong một thời gian dài. Chính vì vậy, số liệu của các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cũng cần được các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp theo định kỳ hàng năm. 3.3.2.2.Kiến nghị - Đối với Chính phủ và Hội đồng phát triển bền vững quốc gia: cần tổ chức một bộ phận chuyên trách để phân tích các chỉ tiêu thống kê tổng hợp được, qua đó đánh giá tình trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, Hội đồng phát triển bền vững quốc gia đề xuất với Chính phủ những định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Các mục tiêu phát triển này sẽ là cơ sở thực tế để xác định các giá trị tối đa, giá trị tối thiểu trong công thức tính chỉ số riêng biệt đã đề xuất. - Đối với ngành Thống kê:thực hiệnrà soát lại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững để có được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá trình phát triển ở Việt Nam. Tổng cục Thống kê cũng cần nghiên cứu để đưa ra phương pháp tính cụ thể, thống nhất chỉ số tổng hợp phát triển bền vững, giúp Hội đồng phát triển bền vững quốc gia trong đánh giá, phân tích thực trạng phát triển của đất nước. - Đối với các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan:Phối hợp với các cơ quan có liên quan, thống nhất phương pháp luận tính một số chỉ tiêu mới. Nắm rõ và báo Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan Cục Thống kê các Tỉnh, Thành phố Các Vụ chuyên môn - Tổng cục Thống kê Hội đồng PTBV quốc gia Sở liên quan liên quan Văn phòng PTBV quốc gia Chính phủ
  • 22. 22 cáo theo định kỳ các số liệu thống kê được yêu cầu, phục vụtổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu kịp thời. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nội dung chính của chương 3 là việc thu thập số liệu của các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, từ đó áp dụng quy trình tính toán đã nêu ở chương 2 để tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Với các công thức khác nhau, tác giả tính toán được nhiều kết quả khác nhau đối với chỉ số phát triển bền vững. Để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, tác giả đã sử dụng phương pháp đồ thị thống kê và bảng thống kê để so sánh và phân tích. Với các phân tích đã có, tác giả chọn công thức tính phù hợp nhất với điều kiện số liệu giai đoạn 2001 – 2010. Tuy chỉ mang tính tương đối do số lượng chỉ tiêu có số liệu còn hạn chế, nguồn số liệu chưa thống nhất, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững đã phản ánh phần nào quá trình phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010. Điều đó chứng minh tính khả thi trong nghiên cứu của luận án. Qua tính toán và phân tích bằng đồ thị, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho thấy kết quả phát triển của Việt Nam chưa thực sự ổn định và bền vững như mong muốn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Kinh tế phát triển không ổn định do chịu ảnh hưởng bối cảnh chung của thế giới, cũng như của các chính sách liên quan. Đời sống người dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khá thấp, chỉ ở mức trung bình. Trong phần cuối của chương, tác giả quay trở lại đánh giá hệ thống chỉ tiêu cũng như các công thức đã đề xuất dựa trên kết quả tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát triển bền vững giai đoạn 2001 – 2010 ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cùng đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn công tác thống kê trong xây dựng cơ chế thu thập, tổng hợp và công bố số liệu về phát triển bền vững trong tương lai.
  • 23. 23 KẾT LUẬN Phát triển bền vững - quá trình phát triển cân đối, hài hòa cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường - đang là đích hướng tới của phần lớn quốc gia trên thế giới hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2020 của Việt Nam đã xác định quan điểm phát triển trong giai đoạn này là “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Để đánh giá kết quả thực hiện, Chính phủ đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững. Từ đó, cần thiết phải có chỉ số tổng hợp đánh giá quá trình phát triển bền vững dựa trên hệ thống chỉ tiêu này. Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, luận án đã nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: - Tổng quan chung khái niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển bền vững. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững. - Tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có trên thế giới; tổng quan và phân tích các ưu, nhược điểm của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam. Với hệ thống chỉ tiêu vừa được Chính phủ ban hành, luận án phân tích và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện, tạo điều kiện đánh giá tốt hơn thực trạng phát triển bền vững của đất nước. - Đề xuất quy trình đánh giá tổng hợp phát triển bền vững gồm các công thức và cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là nội dung trọng tâm của luận án. Kết quả của quá trình này sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của Việt nam theo thời gian nghiên cứu. - Thu thập số liệu các chỉ tiêu giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững đề xuất. Việc tính toán này chứng minh tính khả thi trong nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 dựa trên kết quả tính toán được.
  • 24. 24 - Trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo điều kiện số liệu tốt nhất, góp phần đánh giá tính bền vững trong quá trình phát triển đất nước một cách chính xác. Luận án đề xuất phương pháp luận cơ bản tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, việc xác định các giá trị giới hạn cũng như quyền số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Ngoài ra, trên cơ sở phương pháp luận đã nêu và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương, có thể tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho các vùng, địa phương. Từ đó, tạo điều kiện so sánh và đánh giá trình độ phát triển của mỗi tỉnh thành trong cả nước, rút ra các yếu tố cần khắc phục để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững hơn.