SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THANH HƢƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THANH HƢƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoài
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và lòng chân thành của mình, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
quý Thầy Cô, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng với quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy chúng em lớp Cao học Quản lý giáo dục của
Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dành nhiều công
sức giảng dạy, tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới TS. Trần Thị Hoài,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Tuyên Quang; Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ giáo viên, các bác
phụ huynh và các em học sinh trƣờng Tiểu học Phan Thiết Thành phố Tuyên quang,
tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến và tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo nghiệm thực tế.
Xin đƣợc gửi lời đến ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm
động viên giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong
suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thanh Hương
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên văn
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lí
CNTT Công nghệ thông tin
GDĐĐ Giáo dục đạo đức
GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
NV Nhân viên
NXB Nhà xuất bản
QLGD Quản lí giáo dục
TCN Trƣớc công nguyên
UBND Uỷ ban nhân dân
XH Xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................i
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................ii
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các biểu đồ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ....................................................8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................8
1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nƣớc......................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài....................................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 11
1.2.1. Đạo đức ............................................................................................. 11
1.2.2. Giáo dục đạo đức .............................................................................. 13
1.2.3. Quản lý.............................................................................................. 14
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ................................................ 17
1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trƣờng tiểu học................................................................................... 20
1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng................................... 21
1.4.1. Đặc điểm học sinh tiểu học............................................................... 21
1.4.2. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học................. 24
1.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đƣờng giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học ................................................................................................ 25
1.4.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học........................................................................................................ 28
1.4.5. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục đạo đức.......................................... 29
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng tiểu học .........29
1.5.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức......................................................... 29
1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức................................ 30
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức................................. 30
iv
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ......... 31
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học ..................................................................................... 31
1.6.1. Gia đình............................................................................................. 31
1.6.2. Nhà trƣờng ........................................................................................ 32
1.6.3. Xã hội................................................................................................ 32
1.6.4. Giáo viên.....................................................................................................33
1.6.5. Học sinh ......................................................................................................34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC 36CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ................................36
2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục Thành phố Tuyên
Quang, Tỉnh Tuyên Quang .......................................................................... 36
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội Thành phố Tuyên Quang.......... 36
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của Thành phố Tuyên Quang......... 36
2.2. Khái quát về Trƣờng tiểu học Phan Thiết và Thành phố Tuyên
Quang, Tỉnh Tuyên Quang .......................................................................... 37
2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên .................................................... 37
2.2.2. Học sinh: Tổng số học sinh chia ra 5 khối 32 lớp cụ thể.................. 39
2.2.3. Hoạt động giáo dục tƣ tƣởng ............................................................ 39
2.2.4. Cơ sở vật chất.................................................................................... 40
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn....................................................................... 41
2.3. Khảo sát vấn đề nghiên cứu .................................................................. 41
2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát ....................................................................... 41
2.3.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 41
2.3.3. Đối tƣợng khảo sát............................................................................ 42
2.3.4. Tiến hành khảo sát ............................................................................ 42
2.4. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang ..................... 42
2.4.1. Thực trạng đạo đức của học sinh Trƣờng tiểu học Phan Thiết......... 42
v
2.4.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu
học Phan Thiết............................................................................................. 46
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu
học Phan Thiết............................................................................................... 48
2.5.1. Thực trạng kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức........................ 48
2.5.2. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ... 50
2.5.3. Thực trạng phối hợp các lực lƣợng trong công tác giáo dục đạo đức.... 55
2.5.4. Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức.... 58
2.5.5. Những lý do làm hạn chế hiệu quả của quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh............................................................................ 59
2.5.6. Thực trạng về việc quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể
HS Tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết............................................................ 59
2.5.7. Thực trạng đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trƣờng
gia đình xã hội............................................................................................. 60
2.5.8. Đánh giá chung về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang................................................................................................ 62
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................66
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT THÀNH
PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG.................................................67
3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp........................................................ 67
3.1.1. Đảm bảo tính khả thi......................................................................... 67
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống...................................................................... 67
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................... 68
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.... 68
3.2.1. Biện pháp 1: Quản lí hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho cán bộ, GV, HS và phụ huynh trong
bối cảnh hiện nay. ........................................................................................ 68
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học. ............................................................................................... 72
vi
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn và bồi dƣỡng năng lực thực hiện
đổi mới phƣơng pháp GDĐĐ cho đội ngũ GV chủ nhiệm......................... 74
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các
hoạt động tập thể và vui chơi giải trí........................................................... 76
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý công tác thi đua khen thƣởng cho các tập
thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh. ........................ 78
3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng và phát triển môi trƣờng sƣ phạm nhằm
thực hiện tốt quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.................................. 80
3.2.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo
dục đạo đức học sinh................................................................................... 83
3.2.8. Biện pháp 8: Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà
trƣờng, gia đình, xã hội............................................................................... 85
3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 88
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
đƣợc đề xuất................................................................................................... 89
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................... 89
3.3.2. Đối tƣợng khảo nghiệm .................................................................... 89
3.3.3. Các biện pháp đƣợc khảo nghiệm..................................................... 89
3.3.4. Nội dung khảo nghiệm...................................................................... 90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99
PHỤ LỤC...............................................................................................................101
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ý thức thực hiện nội quy nhà trƣờng của học sinh..............................43
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức.............................45
Bảng 2.3: Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện các hình thức giáo
dục đạo đức ở trƣờng TH Phan Thiết..................................................46
Bảng 2.4: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học
sinh của trƣờng TH Phan Thiết ...........................................................48
Bảng 2.5: Đánh giá chất lƣợng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho
học sinh của trƣờng TH Phan Thiết.....................................................49
Bảng 2.6: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh
của hiệu trƣởng trƣờng TH Phan Thiết ...............................................50
Bảng 2.7: Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh.............................................................52
Bảng 2.8: Nhận xét của giáo viên về mức độ tiến hành sơ kết, tổng kết,
công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trƣờng (30 ngƣời)..........53
Bảng 2.9: Nhận xét của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hƣởng của các
nguyên nhân đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ........................54
Bảng 2.10: Phối hợp của phụ huynh với các lực lƣợng khi giáo dục đạo đức
cho học sinh.........................................................................................56
Bảng 2.11: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh
của hiệu trƣởng trƣờng TH Phan Thiết. ..............................................57
Bảng 2.12: Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức .......58
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý GDĐĐ học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành
phố Tuyên Quang ................................................................................90
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ
học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang ..................91
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp ..........................................................92
Biểu đồ 3.2: Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp.................................93
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thế giới đang chuyển mình hết sức mạnh mẽ về mọi mặt nhƣ công
nghệ, văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế... riêng châu Á cũng đã thay da đổi thịt một
cách toàn diện và trở thành trung tâm của thế giới mới, ngang hàng với châu Âu.
Trong dòng thác biến chuyển chung đó, Việt Nam là một trong những quốc gia cố
gắng nhanh chóng bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, nhất là lĩnh vực giáo
dục. Chúng ta đang nỗ lực bắt tay thực hiện nhiều dự án, các chƣơng trình vận động
nhƣ: cả xã hội tích cực hƣởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Toàn ngành Giáo dục & Đào tạo đã và
đang thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” bằng các hoạt động cụ thể đặc trƣng
của ngành gắn với các cuộc vận động chung. Phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đã đƣợc triển khai rộng rãi và thực hiện trong
những năm gần đây đã đƣợc toàn ngành giáo dục hƣởng ứng. Từng tiêu chí thi đua
đã có tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lƣợng giáo dục chung của mỗi nhà trƣờng
trong cả nƣớc.
Ở bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào trên thế giới cũng có chuẩn đạo đức riêng
của mình. Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn là một bộ phận quan trọng
của nền tảng tinh thần và kinh tế của xã hội, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, sự lệch chuẩn về đạo đức là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng về kinh tế, chính trị trong xã hội.
Trong Luật Giáo dục của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2005, tại Điều 2, có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [25, tr.2]. Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng và khẳng định con ngƣời vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tƣ vào con ngƣời,
cho con ngƣời để phát triển khoa học kỹ thuật tạo điều kiện phát triển kinh tế đất
2
nƣớc là vô cùng quan trọng và là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Trong giai
đoạn hiện nay, giáo dục đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân đồng thời có trách nhiệm lớn lao đào tạo con ngƣời phát triển toàn
diện vừa có đức vừa có tài. Hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng không chỉ có “dạy
chữ” mà phải coi trọng việc “dạy người”. Ngƣời đƣợc đào tạo ra không những phải
có tài năng mà cần có đạo đức. Mối liên hệ giữa Tài và Đức không thể xem nhẹ cái
nào. Một ngƣời có Tài mà không có đạo đức, không hết lòng dùng tài năng của
mình để phục vụ đất nƣớc thì tài năng đó cũng chẳng để làm gì. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó”. Một ngƣời không tôn trọng thầy cô, yêu quý ông bà
cha mẹ thì tài năng đó cũng chỉ phục vụ cho bản thân ngƣời đó. Điều này là nỗi trăn
trở của ngành giáo dục, phụ huynh gửi con vào trƣờng nhằm để đào tạo cho con em
họ có tài năng và cả đạo đức. Hai khái niệm này không tách rời nhau, một học sinh
(HS) ngoan thì không đánh nhau, tôn trọng thầy cô, tuân theo nội quy nhà trƣờng.
Vậy những HS chƣa ngoan thì nhà trƣờng cần có sự quản lý nhƣ thế nào để các em
dễ dàng tiếp thu và thực hiện những bài học đạo đức một cách nghiêm túc.
Việc triển khai học tập trong toàn ngành Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính
trị ngày 14 tháng 5 năm 20011, về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 1973/CT-TTg, ngày 7/11/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” đã cho thấy việc quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nƣớc về
giáo dục đạo đức (GDĐĐ), nhất là GDĐĐ đối với thế hệ trẻ.
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc, đƣa đất nƣớc phát triển mạnh mẽ về
mọi mặt, giáo dục và đào tạo nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đã
khẳng định tầm vóc của giáo dục Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. “Giáo
dục Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con
người Việt Nam” - Trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng) [7, tr.77].
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong báo cáo Chính
trị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI có nêu: “Chú trọng giáo
3
dục toàn diện cho HS về năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn
trọng pháp luật và trách nhiệm công dân; quan tâm định hướng nghề nghiệp, giáo
dục lí tưởng, kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [8, tr.115].
GDĐĐ cho HS ở Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng
và hình thành cho trẻ em về những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội về hành vi
ứng xử thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, với những ngƣời xung quanh, cao
hơn nữa là đối với Tổ quốc. Chuẩn mực đạo đức trong xã hội xã hội chủ nghĩa không
chỉ là thành phần quan trọng cơ bản của giáo dục mà còn là mục đích của toàn
bộ công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ. Trong giáo dục không chỉ trang bị những kiến thức
cho HS mà còn phải trang bị cả mặt đạo đức cho các em. Chính vì vậy, công tác
GDĐĐ phải đặt việc chăm lo bồi dƣỡng đạo đức cho HS lên trên hết và coi đó là căn
bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách trong tƣơng lai. Khi nói đến nhân cách của
việc học trong chế độ mới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ phải học;
học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.
Tuy nhiên, trong thực tế, đất nƣớc đang trong thời kì hội nhập, làn sóng văn
hóa thế giới tràn vào khó chọn lọc làm ảnh hƣởng đến đạo đức truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nêu: "Chất lượng giáo dục và
đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ
cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất
lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành
nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn
bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn
chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội" [7, tr.167-168].
Hiện nay, một bộ phận trong lứa tuổi HS có phần sa sút về đạo đức dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc khi các em còn đang tuổi ngồi trên ghế nhà trƣờng. Nếu
không có biện pháp giáo dục tốt sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu lành
mạnh, thiếu văn hóa, do không làm chủ đƣợc ý thức, không kiềm chế đƣợc bản
năng, dễ sa ngã, lệch hƣớng.
4
Tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết, TP Tuyên Quang, chất lƣợng giáo dục học
sinh luôn dẫn đầu thành phố. Tuy nhiên vẫn còn hiện tƣợng học sinh nói dối, nói tục
- chửi bậy, ăn quà vặt, chƣa biết lễ phép với ngƣời lớn tuổi, chƣa biết đoàn kết với
bạn bè, thực hiện nội quy trƣờng lớp chƣa tốt, chƣa biết yêu quý, giúp đỡ bạn bè khi
gặp khó khăn....
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chƣa tốt này đó là công
tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong các nhà trƣờng. Vì vậy, việc GDĐĐ
cho HS trong nhà trƣờng phải đƣợc coi trọng ngay từ những lớp học đầu tiên của
bậc tiểu học.
Xuất phát từ các yếu tố trên, với trách nhiệm của một cán bộ quản lí trong
ngành giáo dục, tác giả luôn suy nghĩ, trăn trở tìm giải pháp làm thế nào để nâng
cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS? Là hiệu trƣởng, tác giả phải có trách nhiệm quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức nhằm giúp cho việc GDĐĐ cho HS đƣợc thực hiện một
cách hiệu quả nhất, tạo sự tin cậy và hài lòng của phụ huynh khi gửi con em vào học
trƣởng mình. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang” làm
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho HS để xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên
Quang, Tỉnh Tuyên Quang góp phần giáo dục toàn diện nhân cách HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động GDĐĐ cho HS các trƣờng Tiểu
học, công tác quản lý đối với hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng Tiểu học.
3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ của HS trƣờng tiểu học Phan
Thiết, Thành phố Tuyên Quang, công tác quản lý đối với hoạt động GDĐĐ cho HS
ở trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, đồng thời phân tích nguyên
nhân của thực trạng.
3.3. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng tiểu học Phan Thiết.
5
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Trƣờng tiểu học Phan
Thiết, Thành phố Tuyên Quang.
4.2. Khách thể: Hoạt động GDĐĐ cho HS trƣờng tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Không gian: trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang,
Tỉnh Tuyên Quang
5.2. Thời gian: số liệu khảo sát từ năm 2012 đến 2016
5.3. Đối tượng khảo sát: Ban Giám hiệu, giáo viên, HS trường Tiểu học
Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường Tiểu học Phan Thiết hiện
nay như thế nào, có vấn đề gì cần phải cải tiến và bổ sung?
6.2. Cần có những biện pháp quản lý nào để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS?
7. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học
Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, công tác GDĐĐ cho HS tại các nhà trƣờng vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế. Đề tài “Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường Tiểu học Phan
Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang” góp phần đề xuất nâng cao
công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS tiểu học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
Các biện pháp đề xuất trong đề tài là phù hợp,có tính khả thi. Khi thực hiện khảo sát
đều nhận đƣợc sự ủng hộ cao. Nếu thực hiện đồng bộ sẽ khắc phục đƣợc các tồn tại
và nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
8.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
- Quản lý hoạt động giáo dục cùng với các nội dung khác nhƣ: quản lý hoạt
động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nhân sự.... là các
thành tố của quản lý trƣờng học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tƣơng
hỗ lẫn nhau để đạt đƣợc mục tiêu quản lý nhà trƣờng.
6
- Quản lý hoạt động GDĐĐ cùng với quản lý hoạt động giáo dục nâng cao
kiến thức, thẩm mỹ, thể dục thể thao là một trong các thành tố của quản lý hoạt
động giáo dục và thúc đẩy hoạt động giáo dục tiến bộ.
- Bản thân, quản lý hoạt động GDĐĐ là một hệ thống hoàn chỉnh, gồm nhiều
thành tố nhƣ mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, biện pháp quản lý và kiểm tra,
đánh giá. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục đạo đức gồm nhiều lực lƣợng, trong
đó có ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học.
- Các biện pháp quản lý trong từng nội dung quản lý cũng đƣợc xây dựng
theo một cấu trúc chỉnh thể từ mục đích, nội dung, điều kiện thực hiện, kiểm tra
đánh giá.
8.1.2. Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn công tác quản lý hoạt động
GDĐĐ tại trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, những ƣu điểm,
hạn chế và nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
GDĐĐ của Hiệu trƣởng phù hợp, khả thi đối với trƣờng tiểu học.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá những nguồn tài liệu
liên quan tới đề tài nghiên cứu (tài liệu, công trình nghiên cứu, sách báo, chính
sách của Đảng và Nhà nước…) nhằm xác định các khái niệm công cụ và xây dựng
khung lý thuyết, cơ sở lý luận của đề tài.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu
Nhằm thu thập ý kiến mô tả thực trạng nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ;
các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của Hiệu trƣởng Tiểu học Phan Thiết,
Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ những
nguyên nhân của ƣu điểm và hạn chế; yếu tố ảnh hƣởng tới công tác này; khảo
nghiệm mức cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
Sử dụng lý thuyết thống kê toán học để mô tả dữ liệu (%, điểm trung bình,
độ lệch chuẩn) và phân tích, so sánh giữa 2 giá trị trung bình (kiểm chứng t-test)
qua phần mềm SPSS 16.0.
7
8.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ tại trƣờng tiểu học Phan Thiết dựa trên đối
tƣợng HS; điều kiện nhà trƣờng, điều kiện đội ngũ và chất lƣợng giáo dục hàng năm
của nhà trƣờng.
Nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ những báo
cáo tổng kết hàng năm của nhà trƣờng về nội dung GDĐĐ nhằm minh họa cho các
số liệu điều tra.
8.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thu thập thông tin về hoạt động GDĐĐ; khảo sát số liệu dựa trên cơ sở quá
trình trao đổi, hỏi – đáp bằng lời nói với đối tƣợng CBQL, GV trƣờng tiểu học Phan
Thiết với mục đích tìm hiểu về hoạt động GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học Phan Thiết,
thành phố Tuyên Quang.
9. Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: giúp cho nhà quản lý có cách nhìn nhận, thực hiện và đánh
giá công tác quản lý GDĐĐ ở nhà trƣờng phổ thông trên cơ sở khoa học giáo dục.
Về mặt thực tiễn: đóng góp tích cực vào mục tiêu giáo dục hài hoà toàn diện
ở trƣờng tiểu học Phan Thiết, đặc biệt là vấn đề GDĐĐ.
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc trình bày gồm: Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu
tham khảo, phụ lục;
Nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh
trƣờng Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nước
Đất nƣớc Việt Nam có truyền thống dân tộc với nhiều giá trị tốt đẹp. Câu ca
dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã đi
vào trái tim của mỗi ngƣời Việt Nam. Truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tiên
học lễ, hậu học văn”...đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trƣớc Cách mạng tháng 8/1945, ở nƣớc ta có rất nhiều cuốn sách dạy về các
giá trị luân lý, dạy làm ngƣời nhƣ: “Phong hoá điều hành”, “Huấn nữ ca”(dịch),
“Gia huấn ca” (dịch) của Trƣơng Vĩnh Ký; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu.
Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến cuốn: “Đạo đức và luân lý”(Bài nói chuyện sau
in thành sách năm 1927) của Phan Châu Trinh đã đề cao sức mạnh đạo đức, nhân
cách, bản lĩnh con ngƣời. Theo ông, đạo đức là cái gốc của mỗi con ngƣời, mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc.
Nhƣ vậy, dù là quan điểm tiếp cận khác nhau song các học giả, các nhà
nghiên cứu đã đều rất coi trọng việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ mầm
non, tƣơng lai của đất nƣớc.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng thanh niên để phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, Bác đã viết những lời thiết tha trong Thƣ gửi các học sinh nhân ngày
khai trƣờng (9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong
Thƣ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946, Ngƣời đã
dành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ: “Một năm khởi
đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Trong Thƣ gửi các bạn thanh niên năm 1947, Ngƣời khẳng định: “Thanh niên là
9
người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh
một phần lớn là do các thanh niên”. Trong thực tế, vai trò, sức mạnh của thanh niên
không phải là cái có sẵn, bất biến và tất yếu. Muốn huy động sức trẻ, Đảng, Nhà
nƣớc phải thực hiện thành công chiến lƣợc trồng ngƣời. Chiến lƣợc đó đƣợc Chủ
tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong Đại hội giáo viên giỏi toàn quốc năm 1958: “Vì sự
nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
“Trồng người” xét về khía cạnh nào đó cũng giống nhƣ trồng cây. Nếu trồng cây
phải chăm lo, vun xới mầm cây nhỏ bé, yếu ớt để nó phát triển thành cái cây khỏe
mạnh, có ích cho đời thì “trồng ngƣời” cũng phải bắt đầu bằng việc dạy dỗ, uốn
nắn, giáo dục từ khi còn thơ ấu. Ngƣời viết: “Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để
cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi
chiến lƣợc “trồng người”, coi việc giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ là một
trọng tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, là quốc sách phát triển đất nƣớc.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là chân lý mà còn là con đƣờng thực hiện chân lý. Tính
hành động, tính thực tiễn là một đặc điểm trong con ngƣời và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
nên chiến lƣợc bồi dƣỡng thế hệ trẻ cũng đƣợc trù tính kỹ càng và cụ thể. Theo Bác,
để thực hiện tốt sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ cần xây dựng nội dung và
phƣơng pháp giáo dục cho phù hợp.
Kế thừa tƣ tƣởng của Ngƣời, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này nhƣ
các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Long, tác giả Vũ Trọng Dung, tác
phẩm “Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng” (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1988); “Giáo
dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên” (Phạm Minh Hạc, 1997)...
Cuốn sách: “Rèn luyện kĩ năng sư phạm” của tác giả Hà Nhật Thăng đã
nghiên cứu sự phát triển trí lực - tâm lực - thể lực của mỗi con ngƣời, trong đó coi
tâm lực là nội lực của sự phát triển con ngƣời. Đồng thời, tác giả đã cung cấp những
kỹ năng sƣ phạm cần thiết cho sinh viên sƣ phạm và đội ngũ GV để nâng cao chất
lƣợng GDĐĐ trong nhà trƣờng.
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng đã
nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho HS tiểu học, đồng thời các tác giả đã viết cuốn
sách “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho HS Tiểu học” gồm hai phần. Đây
là tài liệu bổ ích cho đội ngũ GV Tiểu học trong việc GDĐĐ lối sống cho HS hiện
nay và đã đƣợc rất nhiều trƣờng Tiểu học sử dụng.
10
Một số Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của trƣờng Đại
học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chọn vấn đề đạo đức để nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Phi Nga đề cập đến một số biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống cho HS các trƣờng Tiểu học ở thị xã Sơn Tây,
thành phố Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh lại đề cập đến quản lý công tác giáo dục kỹ
năng sống thông qua Hoạt động Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ở trƣờng
Tiểu học Lý Thƣờng Kiệt, Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan thì đề cập đến các giải pháp nâng cao chất
lƣợng giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học tại thành phố Bắc Ninh và đề xuất 6 giải
pháp quản lý để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS Tiểu học.
Tác giả Trần Đăng Sinh chủ biên Giáo trình đạo đức học (2008) - Nxb Đại
học Sƣ phạm Hà Nội đề xuất các phƣơng thức GDĐĐ cho HS.
Tác giả Phạm Khắc Chƣơng – Nguyễn Thị Yến Phƣơng (1992), Đạo đức
học. Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội đề xuất một số phƣơng pháp GDĐĐ cho HS
trong trƣờng phổ thông.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đƣa ra những
vấn đề lý luận, hƣớng nghiên cứu và những định hƣớng rất cơ bản, quan trọng cho
công tác GDĐĐ cho HS. Các công trình này tuy tiếp cận vấn đề GDĐĐ ở những
góc độ khác nhau, song nó đã góp phần xây dựng lý luận về GDĐĐ.
Rõ ràng, việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho con
ngƣời trong xã hội đã đƣợc các nhà khoa học xác định là một vấn đề mang tính toàn
cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự sống còn và phát
triển của nhân loại.
Trong khi đó, đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động
GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang. Vì vậy, khi lựa
chọn đề tài Quản lí GDĐĐ tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết để nghiên cứu, tác giả
mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS Tiểu học.
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thời cổ đại ở phƣơng Đông, Khổng Tử (551-479-TCN); nhà triết học nổi
tiếng của Trung Quốc, nhà đạo đức học khai sinh Nho giáo. Ông coi trọng vai trò
11
của GDĐĐ và quan niệm có tính hệ thống về phƣơng pháp giáo dục cũng nhƣ về
tâm lý học. Nội dung và mục tiêu chủ yếu của giáo dục đƣợc ghi trong Tứ thƣ và
Ngũ Kinh. Nhƣng cụ thể và tập trung nhất trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, Xuân, Thu” rất xem trọng việc GDĐĐ. Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Trí
- Dũng”, trong đó “Nhân” là lòng thƣơng ngƣời, là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ
bản nhất của con ngƣời. Đứng trên lập trƣờng coi trọng GDĐĐ, có chủ trƣơng nổi
tiếng truyền lại cho đến nay “Lễ trị”, lấy “Lễ” để xử ở đời. Muốn có đƣợc nhân
cách tốt mọi ngƣời phải biết tu thân làm gốc. Nhà triết học phƣơng Tây Socrates
(470 - 399 - TCN) đã cho rằng hành vi đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau,
hỗ trợ nhau. Có đƣợc đạo đức tốt là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu
biết mới trở thành có đạo đức. Chủ trƣơng đạo đức của Socrates là tri thức và đạo
đức là một nghĩa, là muốn sống phải tri thức và chỉ cần có tri thức về nhận thức là
sống nhân đức Rabơle (1494 – 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ
nghĩa nhân đạo Pháp và tƣ tƣởng giáo dục thời kỳ phục hƣng. Ông cho rằng giáo
dục phải bao hàm nội dung “Trí dục, Đức dục, Thể dục, Mỹ dục” và đã có sáng kiến
tổ chức các hình thức giáo dục nhƣ việc học tập ở lớp và ở nhà.
Quá trình dạy học – giáo dục theo tác giả Komensky (“Thiên đƣờng của trái
tim” trích từ “ Khoa sƣ phạm vĩ đại”) đƣợc thể hiện: Đào tạo con ngƣời toàn diện
(kiến thức kết hợp đạo đức và đức tin).
Dù thời đại nào, dù ở Việt Nam hay thế giới, mục tiêu giáo dục có thay đổi
nhƣ thế nào, và dù trong xã hội nào, GDDD vẫn luôn là một mục tiêu vô cùng quan
trọng và đƣợc các nền GD trên thế giới coi trọng
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đạo đức
Hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con ngƣời tự nhận
thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và
cộng đồng đƣợc gọi Đạo đức.
Đạo đức là một phạm trù đƣợc rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu
nhƣ: triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, giá trị học…
mỗi lĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và kết quả đó tạo ra một hệ thống rất
phong phú và sâu sắc.
12
Theo quan điểm Mác- Lê Nin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có
nguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xã hội. Đạo
đức phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Mỗi phƣơng thức sản xuất lại
làm nảy sinh một dạng đạo đức tƣơng ứng và do vậy đạo đức có tính lịch sử, tính
giai cấp và tính dân tộc.
Tác giả Trần Hậu Kiểm thì cho rằng: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội,
nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh
phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa cá nhân với xã hội" [17, tr.28].
Theo tác giả Phạm Khắc Chƣơng và Nguyễn Thị Yến Phƣơng thì: “Đạo đức
là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa
cá nhân với xã hội” [6, tr.51]
Về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nó đƣợc
hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác
thực hiện. Đạo đức chính là văn hóa trong cuộc sống, là biểu hiện của trình độ nhận
thức của cá nhân và trình độ dân trí xã hội.
Tuy có rất nhiều nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau, nhƣng tựu
chung có hai quan điểm lớn về đạo đức:
+ Quan điểm đạo đức truyền thống: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình
trong mối liên hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với cộng đồng
ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội.
+ Quan điểm hiện đại: Đây là quan điểm các nhà nghiên cứu chƣơng trình
khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc do tác giả Phạm Minh Hạc đứng đầu. Theo các
tác giả thì đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ:
- Con ngƣời với chính bản thân
- Con ngƣời với con ngƣời
13
- Con ngƣời với công việc (học tập, lao động...)
- Con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội
- Con ngƣời với lý tƣởng của dân tộc
Theo suy nghĩ của tác giả, đạo đức là cơ sở hình thành tính cách của mỗi cá
thể trong xã hội và nó đƣợc vun đắp, gọt giũa trong môi trƣờng giáo dục. Để có
những con ngƣời có đức, có tài, có tâm thì không thể coi nhẹ việc giáo dục đạo đức
trong nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng Tiểu học. Tóm lại, về bản chất, đạo đức là
những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội đƣợc hình thành và phát
triển trong cuộc sống. Những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức đó đƣợc mọi
ngƣời, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.
1.2.2. Giáo dục đạo đức
GDĐĐ là những tác động sƣ phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế
hoạch của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục (HS) để bồi dƣỡng cho HS những
phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Quan điểm của tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt “GDĐĐ là quá trình
biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân
thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của
người được giáo dục” [23, tr.24].
GDĐĐ là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sƣ phạm và mặt tiếp nhận tích
cực của ngƣời đƣợc giáo dục, đó là sự chuyển hoá những nhu cầu của xã hội thành
những phẩm chất bên trong của cá nhân. GDĐĐ đƣợc thực hiện trong gia đình, nhà
trƣờng và trong môi trƣờng xã hội, với những hình thức đa dạng và những phƣơng
pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trƣờng có một vị trí đặc biệt quan trọng.
Bản chất của GDĐĐ chính là chuỗi tác động có định hƣớng của chủ thể giáo
dục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS có đƣợc nhận thức đúng, tạo lập đƣợc tình
cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống,
phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có tình cảm và thái độ đúng trong cuộc sống, trong
hoạt động, thông qua giao lƣu để nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển.
Ngày nay, GDĐĐ cho HS là GDĐĐ xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lƣợng
giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho HS có tinh thần yêu nƣớc, thấm
nhuần lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật,
kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.
14
1.2.3. Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả bản chất của hoạt động này
trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “Quản” gồm sự
coi sóc, giữ gìn, duy tri ở trạng thái “ổn định”; quá trình“lí” gồm sự sửa sang, sắp
xếp, đổi mới, đƣa vào thế “phát triển”. Quản lý là một thuộc tính của xã hội ở mọi
giai đoạn lịch sử. Đây đƣợc coi là một hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm đạt
đƣợc những mục đích nhất định.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của
chủ thể vào một bộ máy (đối tƣợng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ
máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định.
Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động nhằm định hƣớng và
kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.
Quản lý là “tổ chức điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị” (Theo
Từ điển Việt Nam thông dụng / NXB GD, 1998) “Quản lý là nhằm phù hợp nỗ lực
của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu
của xã hội”.
“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển,
hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con ngƣời nhằm đạt mục
đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”.
Theo C.Mác, quản lý là chức năng đƣợc sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao
động, nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua
hoạt động của con ngƣời và thông qua quản lý. C.Mác đã khẳng định “Tất cả lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thì ít nhiều nó cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động của toàn
bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm từ mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Các đặc trƣng của quản lý:
Quản lý là hoạt động có mục đích, có định hƣớng và có kế hoạch.
Quản lý là sự lựa chọn khả năng tối ƣu. Ở đâu không cần sự lựa chọn thì ở
đó không cần quản lý.
15
Quản lý là sự sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động có lựa chọn.
Quản lý làm giảm tính bất định và tăng tính ổn định của hệ thống.
Những khái niệm về quản lý của các tác giả có thể khác nhau về cách diễn
đạt nhƣng từ những cơ sở lí luận trên ta có thể đi đến định nghĩa nhƣ sau về quản lý:
“Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến
mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì quản lý có 4 chức năng: “Kế hoạch hóa- Tổ
chức - Chỉ đạo - Kiểm tra”.
Kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp
tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Thực chất, kế hoạch hóa là việc đƣa toàn bộ những
hoạt động vào công tác kế hoạch với mục tiêu, biện pháp, bƣớc đi cụ thể và ấn định
tƣờng minh các nguồn lực, điều kiện nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
Tổ chức là việc sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con
ngƣời cùng các hoạt động thành một hệ thống toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng
tƣơng tác với nhau một cách hợp lý. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ
chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực làm giảm hiệu quả quản lý.
Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng để thực
hiện kế hoạch đã đề ra. Chức năng chỉ đạo là sự tác động lên con ngƣời, khơi dậy
nhân tố con ngƣời trong suốt quá trình quản lý nhằm mục đích để họ tự nguyện,
nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra trạng thái của hệ thống, kiểm tra kết
quả thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra, kiểm tra còn nhằm phát hiện sai sót để
kịp thời uốn nắn, sửa chữa trong quá trình quản lý đồng thời coi là “vũ khí” của ngƣời
quản lý. Không có kiểm tra đánh giá thì hoạt động quản lý không có hiệu quả.
Thông tin đƣợc coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết cả 4 chức năng của
quản lý. Dựa vào thông tin mà 4 chức năng của quản lý gắn kết chặt chẽ, tạo nên
chất lƣợng của toàn bộ hoạt động quản lý.
Quản lý giáo dục:
Hoạt động giáo dục ra đời tất yếu kéo theo sự kiện của quản lý giáo dục. Nếu
giáo dục là một hiện tƣợng xã hội thì quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội
16
đặc thù. Quản lý giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc
nâng cao chất lƣợng giáo dục, là một bộ phận trong quản lý XHCN Việt Nam. Vì
vậy, quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, song cũng chịu sự chi
phối bởi mục tiêu quản lý XHCN, Quản lý giáo dục rất đƣợc mọi ngƣời quan tâm.
Theo tác giả M.I.Konzacov thì: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và có định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã
hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực và
tâm lý trẻ em”.
Bên cạnh đó, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Quản lý Giáo dục là quản lý
trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi quản lí của mình,
tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [9, tr.98].
Quản lý giáo dục hiểu theo nghĩa tổng quan chính là hoạt động điều hành,
phối hợp giữa các lực lƣợng xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện nay, với sứ mệnh phát triển giáo
dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho tất cả
mọi ngƣời. Tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ. Cho nên, quản lý
giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành trong hệ thống giáo dục quốc dân, nằm trong các
trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát lại nhƣ sau: Quản lý
Giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản
lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo
cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, đảm bảo sự phát triển mở
rộng cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để đạt mục tiêu giáo dục.
Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật
chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội. Vì
vậy, cần phải luôn luôn đổi mới quản lý giáo dục mới đảm bảo đƣợc tính năng
động, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát
triển chung của xã hội.
17
Quản lý nhà trường:
Quản lý hoạt động nhà trƣờng chính là quản lý giáo dục trong một đơn vị
giáo dục cơ sở. Cơ sơ đó là nhà trƣờng với các chức năng nhằm thực hiện nhiệm vụ
giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: "Quản lý nhà trường, quản lý Giáo dục
là tổ chức hoạt động dạy và học…có tổ chức dưới hoạt động dạy học, thực hiện có
tính chất của nhà trường tiểu học Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo
dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đổi đường lối đó thành
hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước"[10, tr. 32].
Nhƣ vậy, xét từ các định nghĩa đã nêu ở trên, ta có thể hiểu một cách chung
nhất: Quản lý nhà trƣờng là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lý đối với các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm
thúc đẩy tất cả các hoạt động của nhà trƣờng theo nguyên lý giáo dục, tiến tới đạt mục
tiêu trọng tâm là đƣa hoạt động dạy và học tiến tới một trạng thái mới về chất.
Ở Việt Nam hiện nay quản lý trƣờng học là thực hiện đƣờng lỗi giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS.
Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa
trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trƣờng. Quản lý quá trình GD-
ĐT trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống, bao gồm các thành tố:
+ Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp giáo dục.
+ Thành tố con ngƣời: cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS
+ Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ
cho dạy và học.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Quản lí hoạt động GDĐĐ trong trƣờng Tiểu học là quá trình tác động có
định hƣớng của chủ thể giáo dục đạo đức lên đối tƣợng giáo dục nhằm đạt đƣợc
mục tiêu GDĐĐ đã đề ra. GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể
của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, quản lí hoạt động GDĐĐ là một quá trình chủ đạo, điều
hành hoạt động GDĐĐ của chủ thể giáo dục tác động đến đối tƣợng giáo dục để
18
hình thành những phẩm chất đạo đức của HS, đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng
hƣớng, phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức đƣợc xã hội thừa nhận.
Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS còn là một quá trình huy động các lực
lƣợng giáo dục, các điều kiện phƣơng tiện giáo dục, phù hợp các môi trƣờng giáo
dục, giúp HS có đƣợc tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo
đức phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Quản lý GDĐĐ trong nhà trƣờng Tiểu học hƣớng đến một mục đích chung là
phát triển toàn diện nhân cách HS. Thông qua các hoạt động giáo dục, bao gồm hoạt
động dạy học trên lớp và các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp làm cho quá
trình GDĐĐ tiến hành có hiệu quả hơn.
4.2.4.1. Nội dung, phương pháp, hình thức quản lí giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học
Nhà trƣờng là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và
đào tạo. Quản lý nhà trƣờng thực chất là quá trình quản lý lao động sƣ phạm của
thầy, hoạt động học tập của trò diễn ra trong quá trình dạy học, giáo dục.
Trƣờng Tiểu học là cơ quan giáo dục nhà nƣớc. Hiệu trƣởng quản lý nhà
trƣờng, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trƣởng. Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm quản
lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, trong đó có GDĐĐ.
Nội dung quản lí GDĐĐ đƣợc xây dựng trên 4 chức năng của Quản lí nói chung
là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá GDĐĐ.
Quản lý giáo dục không chỉ đòi hỏi tính khoa học mà còn phải có nghệ thuật bởi
đặc trƣng cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý con ngƣời. Sản phẩm đầu ra của quá
trình quản lý giáo dục chính là nhân cách của ngƣời học theo mục tiêu giáo dục.
1.2.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế
hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá.
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tƣ tƣởng đạo
đức Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp
luật, sống có kỷ cƣơng, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con ngƣời
với tự nhiên, với xã hội và giữa con ngƣời với nhau.
19
Dự báo và lập kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ: Khi xây dựng kế hoạch quản lý giáo
dục đạo đức, cần dựa trên những cơ sở thực tế, các yếu tố chủ quan và khách quan.
+ Phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học qua đó thấy đƣợc những ƣu điểm
và hạn chế của công tác GDĐĐ học sinh. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch.
+ Phân tích kế hoạch giáo dục của ngành, địa phƣơng, của trƣờng để làm cơ
sở xây dựng kế hoạch. Cần thống nhất giữa GDĐĐ với các mặt giáo dục khác trong
nhà trƣờng để xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức.
+ Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của địa phƣơng bởi vì
GDĐĐ luôn thống nhất với quá trình phát triển xã hội và môi trƣờng sống của HS.
+ Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội chúng ta hiện nay và
các giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho HS.
+ Chuẩn bị điều kiện cho hoạt động GDĐĐ HS nhƣ: cơ sở vật chất, tài
chính, sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng.
Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS tiểu học là quá trình thực hiện
phân công lao động, điều phối các nguồn lực một cách thích hợp để đạt đƣợc mục
tiêu đề ra.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
+ Là việc xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của ngƣời lãnh đạo trong quá
trình quản lý GDĐĐ. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ phải đảm bảo cho việc
GDĐĐ diễn ra trong trật tự, kỷ cƣơng, đúng định hƣớng và đúng kế hoạch.
+ Việc chỉ đạo sẽ đạt hiệu quả cao nếu Hiệu trƣởng biết kết hợp giữa sử dụng
uy quyền và thuyết phục, giữa pháp lý - đạo lý - công lý, động viên khích lệ để pháp
huy tiềm năng của bộ máy thực hiện đã xây dựng.
Kiểm tra đánh giá GDĐĐ:
+ Kiểm tra đánh giá GDĐĐ có ý nghĩa không những đối với ngƣời quản
lý mà còn có ý nghĩa với chính học sinh. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá
của các thầy cô giáo mà HS hiểu biết rõ hơn về quá trình rèn luyện tu dƣỡng đạo
đức của bản thân, đồng thời các em sẽ tự điều chỉnh các hành vi đạo đức của bản
thân phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Qua kiểm tra đánh giá, ngƣời quản lý sẽ
20
xác định đƣợc mức độ đạt mục tiêu đề ra và khẳng định đƣợc chất lƣợng sản
phẩm mà mình giáo dục.
1.2.4.3. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm
Về nhận thức: Giúp cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển toàn diện con ngƣời.
Về thái độ tình cảm: Giúp mọi ngƣời có hiểu biết và ủng hộ những việc làm
đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản
thân trong công tác quản lý GDĐĐ học sinh.
Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc rèn luyện tu dƣỡng
đạo đức cho HS theo chuẩn mực chung của xã hội.
Tóm lại, quản lí hoạt động GDĐĐ là quản lí mục tiêu, nội dung, phƣơng
pháp, hình thức, phƣơng tiện GDĐĐ, đảm bảo quá trình GDĐĐ đƣợc tiến hành một
cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội góp phần
hình thành nhân cách toàn diện cho HS.
1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
ở trƣờng tiểu học
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nƣớc và tiến trình hội
nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam nhằm đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc
phát triển, mở ra những khả năng mới để con ngƣời đƣợc hƣởng cuộc sống độc lập,
tự do, ấm no, hạnh phúc trong một đất nƣớc “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, vấn đề con ngƣời mà cụ thể là nguồn nhân lực với trình
độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan
trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trƣờng, nhất là các
trƣờng Tiểu học.
Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm
2005, có ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” [25, tr.4].
21
Luật GD 2005 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..” [25, tr.8]
Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho trẻ em
có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng giáo dục trẻ em, HS, sinh viên. Điều 93
Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với
gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng
1.4.1. Đặc điểm học sinh tiểu học
Mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lý của cá thể nói
chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trƣng
riêng của một trình độ phát triển. Giai đoạn phát triển ở lứa tuổi HS tiểu học có các
đặc trƣng sau:
- HS Tiểu học có độ tuổi thƣờng từ 06 đến 11 tuổi. HS tiểu học là một thực
thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát
triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất
định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo cuộc sống cá nhân,
gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về
mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của
mọi mối quan hệ. Do đó, HS tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng
lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của
ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. HS tiểu học dễ thích nghi và tiếp
nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ,
khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động,
dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đây là lứa
tuổi đầu tiên đến trƣờng - thời kỳ quan trọng và tiền đề của sự phát triển thể chất và
nhân cách. Sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn phát triển; Hệ xƣơng, cơ
đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ
chạy, nhảy, nô đùa... Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do
vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng,
22
tƣ duy trừu tƣợng. Các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ nhƣ đố vui trí tuệ,
các cuộc thi trí tuệ... do vậy chúng ta cần phải dạy các em bằng những câu hỏi mang
tính tò mò nhằm phát triển tƣ duy của các em. Nét tính cách của trẻ đang dần đƣợc
hình thành đặc biệt trong môi trƣờng nhà trƣờng còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt
rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn... sau 5 năm học, “tính cách học đƣờng” mới dần
ổn định và bền vững ở trẻ.
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của HS tiểu học còn
yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chƣa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng
dạy học là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho HS. Nhu cầu hứng thú
có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách
làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trí nhớ có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời
tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với HS tiểu học có trí
nhớ trực quan – hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tƣ
duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan
của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy ở HS tiểu học,
tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần
sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo
viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần
đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng ngƣời thực, việc thực, qua dạy học hợp
tác hành động để phát triển tƣ duy cho HS. Giáo viên cần hƣớng dẫn HS phát triển
khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và
suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
HS tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham hiểu biết,
lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục HS
của mình nhƣng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo
hƣớng dẫn của giáo viên trong môi trƣờng lớp ghép.
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi
ngƣời. Đối với HS tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn
nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận
thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm HS tiểu học đƣợc hình thành trong đời
23
sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy, giáo viên dạy học lớp ghép cần
quan tâm xây dựng môi trƣờng học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ
để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Đặc điểm tâm lí của HS dân tộc thể hiện ở
tƣ duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể. Ngoài ra tâm lí của học
sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc
trong hoạt động nhận thức. HS có thể học đƣợc tính cách hành động trong điều kiện
này nhƣng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh
mới. Vì vậy trong môi trƣờng lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát
triển tƣ duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trƣờng nhóm, lớp. Việc học
tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã
hội khác đòi hỏi nhà trƣờng, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động
lực học tập cho HS.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS tiểu học mang những đặc
điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên,
trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý
nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các
em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em chƣa đƣợc
bộc lộ rõ rệt, nếu có đƣợc tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc
biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân
cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với HS tiểu học còn đang trong quá
trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ đƣợc hoàn
thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phƣơng thức lĩnh hội.
Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học
cách học, học kỹ năng sống trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Cùng
với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng
tuổi, cùng lớp, cùng trƣờng, HS tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức
hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của
HS tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà
trƣờng và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặt quan trọng
trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vƣơn lên làm ngƣời lớn. Về việc
24
này, N.X.Leytex đã khắc họa: Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri
thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ƣu thế. Chức năng trên đƣợc thực hiện thắng lợi
nhờ các đặc điểm đặc trƣng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những ngƣời
có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lƣu tâm, đặc biệt là
thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tƣợng mà các em đƣợc tiếp xúc.
Tóm lại, HS tiểu học là lứa tuổi đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho
mình những năng lực của ngƣời ở trình độ sơ đẳng nhƣng cơ bản, nhƣ sử dụng tiếng
mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các
năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và
cách cƣ xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại thông qua sự giáo
dục thụ động từ nhà trƣờng, xã hội và gia đình. Các em chƣa tự biết chắt lọc những
điều hay lẽ phải để học hỏi mà chỉ biết tiếp nhận thông qua quan sát và bắt chƣớc...
Vì vậy các nhà giáo dục (cô giáo, bố mẹ, ông bà, anh, chị....) cần thể hiện cách cƣ
xử, giao tiếp chuẩn mực để làm tấm gƣơng sáng cho các em học tập và làm theo.
1.4.2. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành cải cách giáo dục, đổi
mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, hƣớng vào thực hiện giáo dục có chất lƣợng
cao để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, nhà
trƣờng có vai trò quan trọng, giữ vị trí đặc biệt trong giáo dục.
- GDĐĐ cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, song giáo dục ở nhà
trƣờng giữ vai trò chủ đạo. GDĐĐ trong nhà trƣờng là quá trình giáo dục bộ phận
của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác:
GDĐĐ (Đức dục); Giáo dục trí tuệ (Trí dục); Giáo dục thể chất; Giáo dục thẩm mỹ
(Mỹ dục); Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hƣớng nghiệp trong đó GDĐĐ
đƣợc xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo
dục khác; Giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trƣờng và xã hội, con
ngƣời và cuộc sống.
- Nhà trƣờng phải coi GDĐĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
suốt quá trình năm học. Mục đích giáo dục của nhà trƣờng chú trọng mục đích hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Ở nhà trƣờng GDĐĐ cho HS là hình thành ý thức đạo đức, hành vi thói quen
25
đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi thói quen đạo đức của HS theo những nguyên
tắc đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN.
GDĐĐ ở trƣờng tiểu học là một hoạt động có tổ chức có mục đích, có kế
hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành
những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân HS, nhằm góp phần phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt hoạt động
GDĐĐ HS ở trƣờng tiểu học là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản
của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhằm xây
dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc chủ
nghĩa xã hội.
1.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học
1.4.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Giáo dục ý thức đạo đức.
Cung cấp cho ngƣời học những tri thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức, phẩm
chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, từ
đó giúp HS ý thức đƣợc và trách nhiệm trƣớc hành vi đạo đức của mình trong các
mối quan hệ xã hội.
- Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức.
Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở ngƣời học những rung động, xúc cảm
trƣớc hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm, chia sẻ với ngƣời
khác và có niềm tin vào đạo lý, vào những điều tốt đẹp của cuộc sống từ đó có thái
độ ứng xử đúng đắn trƣớc các diễn biến phức tạp của đời sống xã hội.
- Giáo dục hành vi thói quen đạo đức.
Là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt, trong
cuộc sống nhằm tạo thói quen, tạo lập đƣợc hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành
phẩm chất của nhân cách, trở thành thói quen nhân cách bền vững.
1.4.3.2. Các con đường GDĐĐ cho HS Tiểu học
Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là quá trình giáo dục để hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này đƣợc thực hiện bằng các con
đƣờng sau đây:
26
Thứ nhất: Giáo dục thông qua dạy học. Một trong những con đƣờng quan
trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đƣa việc giáo dục đạo đức HS vào các môn học
trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dung
chƣơng trình, có phƣơng tiện và phƣơng pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sƣ
phạm đã đƣợc đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục thuận
lợi, có một tập thể HS cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dƣỡng. Nhờ học tập và
thực hành theo những chƣơng trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc chân
tay đƣợc hình thành, trí tuệ đƣợc mở mang, nhân cách đƣợc hoàn thiện. Dạy học là
con đƣờng giáo dục chủ động, ngắn nhất và có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tránh đƣợc
những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời. Con ngƣời đƣợc đào tạo chính quy bao giờ
cũng thành đạt hơn những ngƣời không đƣợc học tập chu đáo. Dạy học là con
đƣờng quan trọng nhất trong tất cả các con đƣờng giáo dục.
Thứ hai: Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa
dạng: Toàn bộ cuộc sống của con ngƣời phản ánh một hệ thống liên tục hoạt động
và con ngƣời lớn lên cùng các hoạt động đó. Vì thế, con ngƣời đƣợc gắn vào các
hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đƣờng giáo dục tốt. Các dạng hoạt
động của con ngƣời là: vui chơi, lao động sản xuất, hoạt động xã hội… mỗi dạng
hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục…
Thứ ba: Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể. Việc tổ chức cho HS sinh hoạt
tập thể là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trƣờng. Tập thể là một tập hợp
nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp. Hai yếu tố quan trọng của
tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và dƣ luận tập thể. Chế độ sinh
hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp
tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chí và nghị lực. Dƣ luận tập thể
lành mạnh luôn trợ giúp con ngƣời nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành
vi cuộc sống có văn hóa. Tập thể vừa là môi trƣờng, vừa là phƣơng tiện giáo dục
con ngƣời. Tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đƣờng đúng đắn.
Thứ tư: Con đƣờng tự tu dƣỡng. Nhân cách đƣợc hình thành bằng nhiều con
đƣờng trong đó có tự tu dƣỡng hay còn gọi là tự giáo dục. Tự tu dƣỡng biểu hiện ý
thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dƣỡng đƣợc thực
hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích lũy đƣợc
27
những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú. Tự tu dƣỡng là kết quả của quá
trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập những thói quen hành vi, là
bƣớc tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục. Phối hợp các con đƣờng giáo dục
chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục.
1.4.3.3. Mục đích của hoạt động giáo dục đạo đức
Mục đích quan trọng nhất muốn đạt tới của GDĐĐ là từ các giải pháp giáo
dục, tạo lập đƣợc những thói quen về hành vi đạo đức đúng đắn của mọi ngƣời.
Mục tiêu giáo dục đạo đức HS ở trƣờng Tiểu học là:
+ Trang bị cho HS tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội
đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dƣới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc
đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tƣởng đạo đức,…
để giúp cho HS ý thức đƣợc ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức
phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
+ Hình thành cho HS hành vi ứng xử đạo đức, thói quen đạo đức thông qua
việc tổ chức cho các em các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh
hoạt tập thể,…). Thói quen hành vi đạo đức chỉ đƣợc hình thành và trở nên bền
vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những ngƣời khác, trẻ em tự
khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.
Bồi dƣỡng cho HS ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con ngƣời
trong quan hệ đối với ngƣời khác.
1.4.3.4. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức
GDĐĐ trong nhà trƣờng có các nhiệm vụ cơ bản:
+ Giáo dục ý thức đạo đức: Là cung cấp cho học sinh những kiến thức và tri
thức cơ bản về các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó hình thành niềm
tin đạo đức.
+ Giáo dục tình cảm đạo đức: là khơi dậy cho HS những tình cảm rung động,
những xúc cảm chân thật đối với hiện thực xung quanh; biết thể hiện thái độ yêu, ghét
rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các hành vi đúng – sai của mọi ngƣời xung quanh.
+ Giáo dục thói quen đạo đức: là tổ chức, rèn luyện HS những thói quen về
hành vi đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần
trong quá trình giáo dục ở gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
28
Nội dung GDĐĐ trƣớc hết phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây
dựng và phát triển đất nƣớc, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Nội dung GDĐĐ cho
HS Tiểu học trong giai đoạn hiện nay bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức
- Giáo dục pháp luật
- Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội
- Giáo dục đạo đức gia đình
- Giáo dục tình bạn
- Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống.
1.4.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
1.4.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của hoạt động giáo dục đạo đức.
Hệ thống quản lý của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ các bộ phận chức năng:
chi bộ Đảng, ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn
thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM), hội phụ
huynh… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính
đồng bộ trong mọi hoạt động.
1.4.4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động giáo dục đạo đức
Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và đƣợc tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trƣờng Tiểu
học cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trƣờng đó.
1.4.4.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của hoạt động giáo dục đạo đức
Tính khả thi là khả năng áp dụng đƣợc trong thực tế và mang lại hiệu quả
cao. Các biện pháp GDĐĐ có khả năng áp dụng vào thực tiễn để tổ chức và quản lý
hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học, đem lại hiệu quả cao. Muốn vậy khi xây dựng
các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học. Các biện pháp phải đƣợc kiểm tra, khảo
nghiệm một cách chặt chẽ, phải đƣợc điều chỉnh trong từng bƣớc sát với tình hình
và những đòi hỏi từ thực tế.
1.4.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức
Các biện pháp phải phát huy đƣợc tính hiệu quả, đem lại lợi ích cho học sinh,
nhà trƣờng và toàn xã hội.
Các biện pháp giáo dục đƣợc đƣa ra đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf

More Related Content

Similar to Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf

Similar to Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf (20)

Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 

More from TieuNgocLy

More from TieuNgocLy (20)

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THANH HƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THANH HƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoài HÀ NỘI - 2017
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm và lòng chân thành của mình, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn quý Thầy Cô, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy chúng em lớp Cao học Quản lý giáo dục của Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dành nhiều công sức giảng dạy, tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới TS. Trần Thị Hoài, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Tuyên Quang; Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ giáo viên, các bác phụ huynh và các em học sinh trƣờng Tiểu học Phan Thiết Thành phố Tuyên quang, tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo nghiệm thực tế. Xin đƣợc gửi lời đến ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm động viên giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thanh Hương
  • 4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên văn CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lí CNTT Công nghệ thông tin GDĐĐ Giáo dục đạo đức GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NV Nhân viên NXB Nhà xuất bản QLGD Quản lí giáo dục TCN Trƣớc công nguyên UBND Uỷ ban nhân dân XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ...................................................................................................................i Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................ii Danh mục các bảng ...................................................................................................vii Danh mục các biểu đồ............................................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ....................................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nƣớc......................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài....................................................... 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 11 1.2.1. Đạo đức ............................................................................................. 11 1.2.2. Giáo dục đạo đức .............................................................................. 13 1.2.3. Quản lý.............................................................................................. 14 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ................................................ 17 1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng tiểu học................................................................................... 20 1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng................................... 21 1.4.1. Đặc điểm học sinh tiểu học............................................................... 21 1.4.2. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học................. 24 1.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đƣờng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ................................................................................................ 25 1.4.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học........................................................................................................ 28 1.4.5. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục đạo đức.......................................... 29 1.5. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng tiểu học .........29 1.5.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức......................................................... 29 1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức................................ 30 1.5.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức................................. 30
  • 6. iv 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ......... 31 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ..................................................................................... 31 1.6.1. Gia đình............................................................................................. 31 1.6.2. Nhà trƣờng ........................................................................................ 32 1.6.3. Xã hội................................................................................................ 32 1.6.4. Giáo viên.....................................................................................................33 1.6.5. Học sinh ......................................................................................................34 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 36CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ................................36 2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang .......................................................................... 36 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội Thành phố Tuyên Quang.......... 36 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của Thành phố Tuyên Quang......... 36 2.2. Khái quát về Trƣờng tiểu học Phan Thiết và Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang .......................................................................... 37 2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên .................................................... 37 2.2.2. Học sinh: Tổng số học sinh chia ra 5 khối 32 lớp cụ thể.................. 39 2.2.3. Hoạt động giáo dục tƣ tƣởng ............................................................ 39 2.2.4. Cơ sở vật chất.................................................................................... 40 2.2.5. Thuận lợi và khó khăn....................................................................... 41 2.3. Khảo sát vấn đề nghiên cứu .................................................................. 41 2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát ....................................................................... 41 2.3.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 41 2.3.3. Đối tƣợng khảo sát............................................................................ 42 2.3.4. Tiến hành khảo sát ............................................................................ 42 2.4. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang ..................... 42 2.4.1. Thực trạng đạo đức của học sinh Trƣờng tiểu học Phan Thiết......... 42
  • 7. v 2.4.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Phan Thiết............................................................................................. 46 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Phan Thiết............................................................................................... 48 2.5.1. Thực trạng kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức........................ 48 2.5.2. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ... 50 2.5.3. Thực trạng phối hợp các lực lƣợng trong công tác giáo dục đạo đức.... 55 2.5.4. Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức.... 58 2.5.5. Những lý do làm hạn chế hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh............................................................................ 59 2.5.6. Thực trạng về việc quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể HS Tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết............................................................ 59 2.5.7. Thực trạng đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trƣờng gia đình xã hội............................................................................................. 60 2.5.8. Đánh giá chung về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang................................................................................................ 62 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................66 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC PHAN THIẾT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG.................................................67 3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp........................................................ 67 3.1.1. Đảm bảo tính khả thi......................................................................... 67 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống...................................................................... 67 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................... 68 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.... 68 3.2.1. Biện pháp 1: Quản lí hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho cán bộ, GV, HS và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay. ........................................................................................ 68 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. ............................................................................................... 72
  • 8. vi 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn và bồi dƣỡng năng lực thực hiện đổi mới phƣơng pháp GDĐĐ cho đội ngũ GV chủ nhiệm......................... 74 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí........................................................... 76 3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý công tác thi đua khen thƣởng cho các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh. ........................ 78 3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng và phát triển môi trƣờng sƣ phạm nhằm thực hiện tốt quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.................................. 80 3.2.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh................................................................................... 83 3.2.8. Biện pháp 8: Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội............................................................................... 85 3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 88 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất................................................................................................... 89 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................... 89 3.3.2. Đối tƣợng khảo nghiệm .................................................................... 89 3.3.3. Các biện pháp đƣợc khảo nghiệm..................................................... 89 3.3.4. Nội dung khảo nghiệm...................................................................... 90 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99 PHỤ LỤC...............................................................................................................101
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý thức thực hiện nội quy nhà trƣờng của học sinh..............................43 Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức.............................45 Bảng 2.3: Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức ở trƣờng TH Phan Thiết..................................................46 Bảng 2.4: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trƣờng TH Phan Thiết ...........................................................48 Bảng 2.5: Đánh giá chất lƣợng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trƣờng TH Phan Thiết.....................................................49 Bảng 2.6: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh của hiệu trƣởng trƣờng TH Phan Thiết ...............................................50 Bảng 2.7: Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.............................................................52 Bảng 2.8: Nhận xét của giáo viên về mức độ tiến hành sơ kết, tổng kết, công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trƣờng (30 ngƣời)..........53 Bảng 2.9: Nhận xét của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ........................54 Bảng 2.10: Phối hợp của phụ huynh với các lực lƣợng khi giáo dục đạo đức cho học sinh.........................................................................................56 Bảng 2.11: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh của hiệu trƣởng trƣờng TH Phan Thiết. ..............................................57 Bảng 2.12: Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức .......58 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang ................................................................................90 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh ở trƣờng TH Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang ..................91
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp ..........................................................92 Biểu đồ 3.2: Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp.................................93
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thế giới đang chuyển mình hết sức mạnh mẽ về mọi mặt nhƣ công nghệ, văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế... riêng châu Á cũng đã thay da đổi thịt một cách toàn diện và trở thành trung tâm của thế giới mới, ngang hàng với châu Âu. Trong dòng thác biến chuyển chung đó, Việt Nam là một trong những quốc gia cố gắng nhanh chóng bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, nhất là lĩnh vực giáo dục. Chúng ta đang nỗ lực bắt tay thực hiện nhiều dự án, các chƣơng trình vận động nhƣ: cả xã hội tích cực hƣởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Toàn ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” bằng các hoạt động cụ thể đặc trƣng của ngành gắn với các cuộc vận động chung. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã đƣợc triển khai rộng rãi và thực hiện trong những năm gần đây đã đƣợc toàn ngành giáo dục hƣởng ứng. Từng tiêu chí thi đua đã có tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lƣợng giáo dục chung của mỗi nhà trƣờng trong cả nƣớc. Ở bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào trên thế giới cũng có chuẩn đạo đức riêng của mình. Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần và kinh tế của xã hội, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, sự lệch chuẩn về đạo đức là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng về kinh tế, chính trị trong xã hội. Trong Luật Giáo dục của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, tại Điều 2, có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr.2]. Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng và khẳng định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tƣ vào con ngƣời, cho con ngƣời để phát triển khoa học kỹ thuật tạo điều kiện phát triển kinh tế đất
  • 12. 2 nƣớc là vô cùng quan trọng và là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân đồng thời có trách nhiệm lớn lao đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện vừa có đức vừa có tài. Hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng không chỉ có “dạy chữ” mà phải coi trọng việc “dạy người”. Ngƣời đƣợc đào tạo ra không những phải có tài năng mà cần có đạo đức. Mối liên hệ giữa Tài và Đức không thể xem nhẹ cái nào. Một ngƣời có Tài mà không có đạo đức, không hết lòng dùng tài năng của mình để phục vụ đất nƣớc thì tài năng đó cũng chẳng để làm gì. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một ngƣời không tôn trọng thầy cô, yêu quý ông bà cha mẹ thì tài năng đó cũng chỉ phục vụ cho bản thân ngƣời đó. Điều này là nỗi trăn trở của ngành giáo dục, phụ huynh gửi con vào trƣờng nhằm để đào tạo cho con em họ có tài năng và cả đạo đức. Hai khái niệm này không tách rời nhau, một học sinh (HS) ngoan thì không đánh nhau, tôn trọng thầy cô, tuân theo nội quy nhà trƣờng. Vậy những HS chƣa ngoan thì nhà trƣờng cần có sự quản lý nhƣ thế nào để các em dễ dàng tiếp thu và thực hiện những bài học đạo đức một cách nghiêm túc. Việc triển khai học tập trong toàn ngành Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 14 tháng 5 năm 20011, về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 1973/CT-TTg, ngày 7/11/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã cho thấy việc quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đạo đức (GDĐĐ), nhất là GDĐĐ đối với thế hệ trẻ. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc, đƣa đất nƣớc phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, giáo dục và đào tạo nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đã khẳng định tầm vóc của giáo dục Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. “Giáo dục Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam” - Trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng) [7, tr.77]. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong báo cáo Chính trị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI có nêu: “Chú trọng giáo
  • 13. 3 dục toàn diện cho HS về năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân; quan tâm định hướng nghề nghiệp, giáo dục lí tưởng, kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [8, tr.115]. GDĐĐ cho HS ở Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng và hình thành cho trẻ em về những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội về hành vi ứng xử thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, với những ngƣời xung quanh, cao hơn nữa là đối với Tổ quốc. Chuẩn mực đạo đức trong xã hội xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng cơ bản của giáo dục mà còn là mục đích của toàn bộ công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ. Trong giáo dục không chỉ trang bị những kiến thức cho HS mà còn phải trang bị cả mặt đạo đức cho các em. Chính vì vậy, công tác GDĐĐ phải đặt việc chăm lo bồi dƣỡng đạo đức cho HS lên trên hết và coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách trong tƣơng lai. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Tuy nhiên, trong thực tế, đất nƣớc đang trong thời kì hội nhập, làn sóng văn hóa thế giới tràn vào khó chọn lọc làm ảnh hƣởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nêu: "Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội" [7, tr.167-168]. Hiện nay, một bộ phận trong lứa tuổi HS có phần sa sút về đạo đức dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi các em còn đang tuổi ngồi trên ghế nhà trƣờng. Nếu không có biện pháp giáo dục tốt sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa, do không làm chủ đƣợc ý thức, không kiềm chế đƣợc bản năng, dễ sa ngã, lệch hƣớng.
  • 14. 4 Tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết, TP Tuyên Quang, chất lƣợng giáo dục học sinh luôn dẫn đầu thành phố. Tuy nhiên vẫn còn hiện tƣợng học sinh nói dối, nói tục - chửi bậy, ăn quà vặt, chƣa biết lễ phép với ngƣời lớn tuổi, chƣa biết đoàn kết với bạn bè, thực hiện nội quy trƣờng lớp chƣa tốt, chƣa biết yêu quý, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.... Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chƣa tốt này đó là công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong các nhà trƣờng. Vì vậy, việc GDĐĐ cho HS trong nhà trƣờng phải đƣợc coi trọng ngay từ những lớp học đầu tiên của bậc tiểu học. Xuất phát từ các yếu tố trên, với trách nhiệm của một cán bộ quản lí trong ngành giáo dục, tác giả luôn suy nghĩ, trăn trở tìm giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS? Là hiệu trƣởng, tác giả phải có trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nhằm giúp cho việc GDĐĐ cho HS đƣợc thực hiện một cách hiệu quả nhất, tạo sự tin cậy và hài lòng của phụ huynh khi gửi con em vào học trƣởng mình. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS để xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang góp phần giáo dục toàn diện nhân cách HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động GDĐĐ cho HS các trƣờng Tiểu học, công tác quản lý đối với hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng Tiểu học. 3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ của HS trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, công tác quản lý đối với hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, đồng thời phân tích nguyên nhân của thực trạng. 3.3. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng tiểu học Phan Thiết.
  • 15. 5 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang. 4.2. Khách thể: Hoạt động GDĐĐ cho HS trƣờng tiểu học. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Không gian: trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang 5.2. Thời gian: số liệu khảo sát từ năm 2012 đến 2016 5.3. Đối tượng khảo sát: Ban Giám hiệu, giáo viên, HS trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường Tiểu học Phan Thiết hiện nay như thế nào, có vấn đề gì cần phải cải tiến và bổ sung? 6.2. Cần có những biện pháp quản lý nào để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS? 7. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác GDĐĐ cho HS tại các nhà trƣờng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đề tài “Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang” góp phần đề xuất nâng cao công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS tiểu học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Các biện pháp đề xuất trong đề tài là phù hợp,có tính khả thi. Khi thực hiện khảo sát đều nhận đƣợc sự ủng hộ cao. Nếu thực hiện đồng bộ sẽ khắc phục đƣợc các tồn tại và nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận 8.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc - Quản lý hoạt động giáo dục cùng với các nội dung khác nhƣ: quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nhân sự.... là các thành tố của quản lý trƣờng học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tƣơng hỗ lẫn nhau để đạt đƣợc mục tiêu quản lý nhà trƣờng.
  • 16. 6 - Quản lý hoạt động GDĐĐ cùng với quản lý hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức, thẩm mỹ, thể dục thể thao là một trong các thành tố của quản lý hoạt động giáo dục và thúc đẩy hoạt động giáo dục tiến bộ. - Bản thân, quản lý hoạt động GDĐĐ là một hệ thống hoàn chỉnh, gồm nhiều thành tố nhƣ mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, biện pháp quản lý và kiểm tra, đánh giá. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục đạo đức gồm nhiều lực lƣợng, trong đó có ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học. - Các biện pháp quản lý trong từng nội dung quản lý cũng đƣợc xây dựng theo một cấu trúc chỉnh thể từ mục đích, nội dung, điều kiện thực hiện, kiểm tra đánh giá. 8.1.2. Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn công tác quản lý hoạt động GDĐĐ tại trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của Hiệu trƣởng phù hợp, khả thi đối với trƣờng tiểu học. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá những nguồn tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu (tài liệu, công trình nghiên cứu, sách báo, chính sách của Đảng và Nhà nước…) nhằm xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết, cơ sở lý luận của đề tài. 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu Nhằm thu thập ý kiến mô tả thực trạng nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ; các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của Hiệu trƣởng Tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ những nguyên nhân của ƣu điểm và hạn chế; yếu tố ảnh hƣởng tới công tác này; khảo nghiệm mức cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Sử dụng lý thuyết thống kê toán học để mô tả dữ liệu (%, điểm trung bình, độ lệch chuẩn) và phân tích, so sánh giữa 2 giá trị trung bình (kiểm chứng t-test) qua phần mềm SPSS 16.0.
  • 17. 7 8.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ tại trƣờng tiểu học Phan Thiết dựa trên đối tƣợng HS; điều kiện nhà trƣờng, điều kiện đội ngũ và chất lƣợng giáo dục hàng năm của nhà trƣờng. Nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trƣờng về nội dung GDĐĐ nhằm minh họa cho các số liệu điều tra. 8.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Thu thập thông tin về hoạt động GDĐĐ; khảo sát số liệu dựa trên cơ sở quá trình trao đổi, hỏi – đáp bằng lời nói với đối tƣợng CBQL, GV trƣờng tiểu học Phan Thiết với mục đích tìm hiểu về hoạt động GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang. 9. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: giúp cho nhà quản lý có cách nhìn nhận, thực hiện và đánh giá công tác quản lý GDĐĐ ở nhà trƣờng phổ thông trên cơ sở khoa học giáo dục. Về mặt thực tiễn: đóng góp tích cực vào mục tiêu giáo dục hài hoà toàn diện ở trƣờng tiểu học Phan Thiết, đặc biệt là vấn đề GDĐĐ. 10. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc trình bày gồm: Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; Nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh trƣờng Tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
  • 18. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nước Đất nƣớc Việt Nam có truyền thống dân tộc với nhiều giá trị tốt đẹp. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã đi vào trái tim của mỗi ngƣời Việt Nam. Truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tiên học lễ, hậu học văn”...đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trƣớc Cách mạng tháng 8/1945, ở nƣớc ta có rất nhiều cuốn sách dạy về các giá trị luân lý, dạy làm ngƣời nhƣ: “Phong hoá điều hành”, “Huấn nữ ca”(dịch), “Gia huấn ca” (dịch) của Trƣơng Vĩnh Ký; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến cuốn: “Đạo đức và luân lý”(Bài nói chuyện sau in thành sách năm 1927) của Phan Châu Trinh đã đề cao sức mạnh đạo đức, nhân cách, bản lĩnh con ngƣời. Theo ông, đạo đức là cái gốc của mỗi con ngƣời, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhƣ vậy, dù là quan điểm tiếp cận khác nhau song các học giả, các nhà nghiên cứu đã đều rất coi trọng việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ mầm non, tƣơng lai của đất nƣớc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng thanh niên để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác đã viết những lời thiết tha trong Thƣ gửi các học sinh nhân ngày khai trƣờng (9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong Thƣ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946, Ngƣời đã dành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Trong Thƣ gửi các bạn thanh niên năm 1947, Ngƣời khẳng định: “Thanh niên là
  • 19. 9 người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong thực tế, vai trò, sức mạnh của thanh niên không phải là cái có sẵn, bất biến và tất yếu. Muốn huy động sức trẻ, Đảng, Nhà nƣớc phải thực hiện thành công chiến lƣợc trồng ngƣời. Chiến lƣợc đó đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong Đại hội giáo viên giỏi toàn quốc năm 1958: “Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” xét về khía cạnh nào đó cũng giống nhƣ trồng cây. Nếu trồng cây phải chăm lo, vun xới mầm cây nhỏ bé, yếu ớt để nó phát triển thành cái cây khỏe mạnh, có ích cho đời thì “trồng ngƣời” cũng phải bắt đầu bằng việc dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục từ khi còn thơ ấu. Ngƣời viết: “Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chiến lƣợc “trồng người”, coi việc giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ là một trọng tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, là quốc sách phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là chân lý mà còn là con đƣờng thực hiện chân lý. Tính hành động, tính thực tiễn là một đặc điểm trong con ngƣời và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nên chiến lƣợc bồi dƣỡng thế hệ trẻ cũng đƣợc trù tính kỹ càng và cụ thể. Theo Bác, để thực hiện tốt sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ cần xây dựng nội dung và phƣơng pháp giáo dục cho phù hợp. Kế thừa tƣ tƣởng của Ngƣời, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này nhƣ các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Long, tác giả Vũ Trọng Dung, tác phẩm “Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng” (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1988); “Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên” (Phạm Minh Hạc, 1997)... Cuốn sách: “Rèn luyện kĩ năng sư phạm” của tác giả Hà Nhật Thăng đã nghiên cứu sự phát triển trí lực - tâm lực - thể lực của mỗi con ngƣời, trong đó coi tâm lực là nội lực của sự phát triển con ngƣời. Đồng thời, tác giả đã cung cấp những kỹ năng sƣ phạm cần thiết cho sinh viên sƣ phạm và đội ngũ GV để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ trong nhà trƣờng. Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho HS tiểu học, đồng thời các tác giả đã viết cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho HS Tiểu học” gồm hai phần. Đây là tài liệu bổ ích cho đội ngũ GV Tiểu học trong việc GDĐĐ lối sống cho HS hiện nay và đã đƣợc rất nhiều trƣờng Tiểu học sử dụng.
  • 20. 10 Một số Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chọn vấn đề đạo đức để nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Phi Nga đề cập đến một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống cho HS các trƣờng Tiểu học ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh lại đề cập đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua Hoạt động Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ở trƣờng Tiểu học Lý Thƣờng Kiệt, Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan thì đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học tại thành phố Bắc Ninh và đề xuất 6 giải pháp quản lý để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS Tiểu học. Tác giả Trần Đăng Sinh chủ biên Giáo trình đạo đức học (2008) - Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội đề xuất các phƣơng thức GDĐĐ cho HS. Tác giả Phạm Khắc Chƣơng – Nguyễn Thị Yến Phƣơng (1992), Đạo đức học. Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội đề xuất một số phƣơng pháp GDĐĐ cho HS trong trƣờng phổ thông. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đƣa ra những vấn đề lý luận, hƣớng nghiên cứu và những định hƣớng rất cơ bản, quan trọng cho công tác GDĐĐ cho HS. Các công trình này tuy tiếp cận vấn đề GDĐĐ ở những góc độ khác nhau, song nó đã góp phần xây dựng lý luận về GDĐĐ. Rõ ràng, việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho con ngƣời trong xã hội đã đƣợc các nhà khoa học xác định là một vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự sống còn và phát triển của nhân loại. Trong khi đó, đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ ở trƣờng Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài Quản lí GDĐĐ tại trƣờng Tiểu học Phan Thiết để nghiên cứu, tác giả mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS Tiểu học. 1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài Thời cổ đại ở phƣơng Đông, Khổng Tử (551-479-TCN); nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc, nhà đạo đức học khai sinh Nho giáo. Ông coi trọng vai trò
  • 21. 11 của GDĐĐ và quan niệm có tính hệ thống về phƣơng pháp giáo dục cũng nhƣ về tâm lý học. Nội dung và mục tiêu chủ yếu của giáo dục đƣợc ghi trong Tứ thƣ và Ngũ Kinh. Nhƣng cụ thể và tập trung nhất trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân, Thu” rất xem trọng việc GDĐĐ. Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Trí - Dũng”, trong đó “Nhân” là lòng thƣơng ngƣời, là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con ngƣời. Đứng trên lập trƣờng coi trọng GDĐĐ, có chủ trƣơng nổi tiếng truyền lại cho đến nay “Lễ trị”, lấy “Lễ” để xử ở đời. Muốn có đƣợc nhân cách tốt mọi ngƣời phải biết tu thân làm gốc. Nhà triết học phƣơng Tây Socrates (470 - 399 - TCN) đã cho rằng hành vi đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Có đƣợc đạo đức tốt là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Chủ trƣơng đạo đức của Socrates là tri thức và đạo đức là một nghĩa, là muốn sống phải tri thức và chỉ cần có tri thức về nhận thức là sống nhân đức Rabơle (1494 – 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tƣ tƣởng giáo dục thời kỳ phục hƣng. Ông cho rằng giáo dục phải bao hàm nội dung “Trí dục, Đức dục, Thể dục, Mỹ dục” và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục nhƣ việc học tập ở lớp và ở nhà. Quá trình dạy học – giáo dục theo tác giả Komensky (“Thiên đƣờng của trái tim” trích từ “ Khoa sƣ phạm vĩ đại”) đƣợc thể hiện: Đào tạo con ngƣời toàn diện (kiến thức kết hợp đạo đức và đức tin). Dù thời đại nào, dù ở Việt Nam hay thế giới, mục tiêu giáo dục có thay đổi nhƣ thế nào, và dù trong xã hội nào, GDDD vẫn luôn là một mục tiêu vô cùng quan trọng và đƣợc các nền GD trên thế giới coi trọng 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đạo đức Hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con ngƣời tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng đƣợc gọi Đạo đức. Đạo đức là một phạm trù đƣợc rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu nhƣ: triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, giá trị học… mỗi lĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và kết quả đó tạo ra một hệ thống rất phong phú và sâu sắc.
  • 22. 12 Theo quan điểm Mác- Lê Nin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xã hội. Đạo đức phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Mỗi phƣơng thức sản xuất lại làm nảy sinh một dạng đạo đức tƣơng ứng và do vậy đạo đức có tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Tác giả Trần Hậu Kiểm thì cho rằng: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội" [17, tr.28]. Theo tác giả Phạm Khắc Chƣơng và Nguyễn Thị Yến Phƣơng thì: “Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” [6, tr.51] Về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nó đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức chính là văn hóa trong cuộc sống, là biểu hiện của trình độ nhận thức của cá nhân và trình độ dân trí xã hội. Tuy có rất nhiều nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau, nhƣng tựu chung có hai quan điểm lớn về đạo đức: + Quan điểm đạo đức truyền thống: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mối liên hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với cộng đồng ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội. + Quan điểm hiện đại: Đây là quan điểm các nhà nghiên cứu chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc do tác giả Phạm Minh Hạc đứng đầu. Theo các tác giả thì đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ: - Con ngƣời với chính bản thân - Con ngƣời với con ngƣời
  • 23. 13 - Con ngƣời với công việc (học tập, lao động...) - Con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội - Con ngƣời với lý tƣởng của dân tộc Theo suy nghĩ của tác giả, đạo đức là cơ sở hình thành tính cách của mỗi cá thể trong xã hội và nó đƣợc vun đắp, gọt giũa trong môi trƣờng giáo dục. Để có những con ngƣời có đức, có tài, có tâm thì không thể coi nhẹ việc giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng Tiểu học. Tóm lại, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội đƣợc hình thành và phát triển trong cuộc sống. Những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức đó đƣợc mọi ngƣời, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. 1.2.2. Giáo dục đạo đức GDĐĐ là những tác động sƣ phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục (HS) để bồi dƣỡng cho HS những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội. Quan điểm của tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt “GDĐĐ là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [23, tr.24]. GDĐĐ là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sƣ phạm và mặt tiếp nhận tích cực của ngƣời đƣợc giáo dục, đó là sự chuyển hoá những nhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân. GDĐĐ đƣợc thực hiện trong gia đình, nhà trƣờng và trong môi trƣờng xã hội, với những hình thức đa dạng và những phƣơng pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trƣờng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bản chất của GDĐĐ chính là chuỗi tác động có định hƣớng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS có đƣợc nhận thức đúng, tạo lập đƣợc tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có tình cảm và thái độ đúng trong cuộc sống, trong hoạt động, thông qua giao lƣu để nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển. Ngày nay, GDĐĐ cho HS là GDĐĐ xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lƣợng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho HS có tinh thần yêu nƣớc, thấm nhuần lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.
  • 24. 14 1.2.3. Quản lý Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy tri ở trạng thái “ổn định”; quá trình“lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đƣa vào thế “phát triển”. Quản lý là một thuộc tính của xã hội ở mọi giai đoạn lịch sử. Đây đƣợc coi là một hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm đạt đƣợc những mục đích nhất định. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tƣợng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động nhằm định hƣớng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu. Quản lý là “tổ chức điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị” (Theo Từ điển Việt Nam thông dụng / NXB GD, 1998) “Quản lý là nhằm phù hợp nỗ lực của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con ngƣời nhằm đạt mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”. Theo C.Mác, quản lý là chức năng đƣợc sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động, nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con ngƣời và thông qua quản lý. C.Mác đã khẳng định “Tất cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều nó cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm từ mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Các đặc trƣng của quản lý: Quản lý là hoạt động có mục đích, có định hƣớng và có kế hoạch. Quản lý là sự lựa chọn khả năng tối ƣu. Ở đâu không cần sự lựa chọn thì ở đó không cần quản lý.
  • 25. 15 Quản lý là sự sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động có lựa chọn. Quản lý làm giảm tính bất định và tăng tính ổn định của hệ thống. Những khái niệm về quản lý của các tác giả có thể khác nhau về cách diễn đạt nhƣng từ những cơ sở lí luận trên ta có thể đi đến định nghĩa nhƣ sau về quản lý: “Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan”. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì quản lý có 4 chức năng: “Kế hoạch hóa- Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra”. Kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Thực chất, kế hoạch hóa là việc đƣa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch với mục tiêu, biện pháp, bƣớc đi cụ thể và ấn định tƣờng minh các nguồn lực, điều kiện nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Tổ chức là việc sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con ngƣời cùng các hoạt động thành một hệ thống toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tƣơng tác với nhau một cách hợp lý. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực làm giảm hiệu quả quản lý. Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chức năng chỉ đạo là sự tác động lên con ngƣời, khơi dậy nhân tố con ngƣời trong suốt quá trình quản lý nhằm mục đích để họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra trạng thái của hệ thống, kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra, kiểm tra còn nhằm phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn, sửa chữa trong quá trình quản lý đồng thời coi là “vũ khí” của ngƣời quản lý. Không có kiểm tra đánh giá thì hoạt động quản lý không có hiệu quả. Thông tin đƣợc coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết cả 4 chức năng của quản lý. Dựa vào thông tin mà 4 chức năng của quản lý gắn kết chặt chẽ, tạo nên chất lƣợng của toàn bộ hoạt động quản lý. Quản lý giáo dục: Hoạt động giáo dục ra đời tất yếu kéo theo sự kiện của quản lý giáo dục. Nếu giáo dục là một hiện tƣợng xã hội thì quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội
  • 26. 16 đặc thù. Quản lý giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, là một bộ phận trong quản lý XHCN Việt Nam. Vì vậy, quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, song cũng chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý XHCN, Quản lý giáo dục rất đƣợc mọi ngƣời quan tâm. Theo tác giả M.I.Konzacov thì: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Quản lý Giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi quản lí của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [9, tr.98]. Quản lý giáo dục hiểu theo nghĩa tổng quan chính là hoạt động điều hành, phối hợp giữa các lực lƣợng xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho tất cả mọi ngƣời. Tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ. Cho nên, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành trong hệ thống giáo dục quốc dân, nằm trong các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát lại nhƣ sau: Quản lý Giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, đảm bảo sự phát triển mở rộng cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để đạt mục tiêu giáo dục. Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần phải luôn luôn đổi mới quản lý giáo dục mới đảm bảo đƣợc tính năng động, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát triển chung của xã hội.
  • 27. 17 Quản lý nhà trường: Quản lý hoạt động nhà trƣờng chính là quản lý giáo dục trong một đơn vị giáo dục cơ sở. Cơ sơ đó là nhà trƣờng với các chức năng nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: "Quản lý nhà trường, quản lý Giáo dục là tổ chức hoạt động dạy và học…có tổ chức dưới hoạt động dạy học, thực hiện có tính chất của nhà trường tiểu học Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đổi đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước"[10, tr. 32]. Nhƣ vậy, xét từ các định nghĩa đã nêu ở trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Quản lý nhà trƣờng là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối với các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm thúc đẩy tất cả các hoạt động của nhà trƣờng theo nguyên lý giáo dục, tiến tới đạt mục tiêu trọng tâm là đƣa hoạt động dạy và học tiến tới một trạng thái mới về chất. Ở Việt Nam hiện nay quản lý trƣờng học là thực hiện đƣờng lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS. Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trƣờng. Quản lý quá trình GD- ĐT trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống, bao gồm các thành tố: + Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp giáo dục. + Thành tố con ngƣời: cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS + Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Quản lí hoạt động GDĐĐ trong trƣờng Tiểu học là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể giáo dục đạo đức lên đối tƣợng giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu GDĐĐ đã đề ra. GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, quản lí hoạt động GDĐĐ là một quá trình chủ đạo, điều hành hoạt động GDĐĐ của chủ thể giáo dục tác động đến đối tƣợng giáo dục để
  • 28. 18 hình thành những phẩm chất đạo đức của HS, đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng hƣớng, phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức đƣợc xã hội thừa nhận. Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS còn là một quá trình huy động các lực lƣợng giáo dục, các điều kiện phƣơng tiện giáo dục, phù hợp các môi trƣờng giáo dục, giúp HS có đƣợc tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội. Quản lý GDĐĐ trong nhà trƣờng Tiểu học hƣớng đến một mục đích chung là phát triển toàn diện nhân cách HS. Thông qua các hoạt động giáo dục, bao gồm hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp làm cho quá trình GDĐĐ tiến hành có hiệu quả hơn. 4.2.4.1. Nội dung, phương pháp, hình thức quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Nhà trƣờng là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà trƣờng thực chất là quá trình quản lý lao động sƣ phạm của thầy, hoạt động học tập của trò diễn ra trong quá trình dạy học, giáo dục. Trƣờng Tiểu học là cơ quan giáo dục nhà nƣớc. Hiệu trƣởng quản lý nhà trƣờng, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trƣởng. Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, trong đó có GDĐĐ. Nội dung quản lí GDĐĐ đƣợc xây dựng trên 4 chức năng của Quản lí nói chung là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá GDĐĐ. Quản lý giáo dục không chỉ đòi hỏi tính khoa học mà còn phải có nghệ thuật bởi đặc trƣng cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý con ngƣời. Sản phẩm đầu ra của quá trình quản lý giáo dục chính là nhân cách của ngƣời học theo mục tiêu giáo dục. 1.2.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá. Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cƣơng, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội và giữa con ngƣời với nhau.
  • 29. 19 Dự báo và lập kế hoạch: + Xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ: Khi xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức, cần dựa trên những cơ sở thực tế, các yếu tố chủ quan và khách quan. + Phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học qua đó thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của công tác GDĐĐ học sinh. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch. + Phân tích kế hoạch giáo dục của ngành, địa phƣơng, của trƣờng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch. Cần thống nhất giữa GDĐĐ với các mặt giáo dục khác trong nhà trƣờng để xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức. + Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của địa phƣơng bởi vì GDĐĐ luôn thống nhất với quá trình phát triển xã hội và môi trƣờng sống của HS. + Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội chúng ta hiện nay và các giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho HS. + Chuẩn bị điều kiện cho hoạt động GDĐĐ HS nhƣ: cơ sở vật chất, tài chính, sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ: + Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS tiểu học là quá trình thực hiện phân công lao động, điều phối các nguồn lực một cách thích hợp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch + Là việc xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của ngƣời lãnh đạo trong quá trình quản lý GDĐĐ. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ phải đảm bảo cho việc GDĐĐ diễn ra trong trật tự, kỷ cƣơng, đúng định hƣớng và đúng kế hoạch. + Việc chỉ đạo sẽ đạt hiệu quả cao nếu Hiệu trƣởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, giữa pháp lý - đạo lý - công lý, động viên khích lệ để pháp huy tiềm năng của bộ máy thực hiện đã xây dựng. Kiểm tra đánh giá GDĐĐ: + Kiểm tra đánh giá GDĐĐ có ý nghĩa không những đối với ngƣời quản lý mà còn có ý nghĩa với chính học sinh. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá của các thầy cô giáo mà HS hiểu biết rõ hơn về quá trình rèn luyện tu dƣỡng đạo đức của bản thân, đồng thời các em sẽ tự điều chỉnh các hành vi đạo đức của bản thân phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Qua kiểm tra đánh giá, ngƣời quản lý sẽ
  • 30. 20 xác định đƣợc mức độ đạt mục tiêu đề ra và khẳng định đƣợc chất lƣợng sản phẩm mà mình giáo dục. 1.2.4.3. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm Về nhận thức: Giúp cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển toàn diện con ngƣời. Về thái độ tình cảm: Giúp mọi ngƣời có hiểu biết và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân trong công tác quản lý GDĐĐ học sinh. Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc rèn luyện tu dƣỡng đạo đức cho HS theo chuẩn mực chung của xã hội. Tóm lại, quản lí hoạt động GDĐĐ là quản lí mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện GDĐĐ, đảm bảo quá trình GDĐĐ đƣợc tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS. 1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng tiểu học Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nƣớc và tiến trình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam nhằm đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc phát triển, mở ra những khả năng mới để con ngƣời đƣợc hƣởng cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc trong một đất nƣớc “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vấn đề con ngƣời mà cụ thể là nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trƣờng, nhất là các trƣờng Tiểu học. Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005, có ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr.4].
  • 31. 21 Luật GD 2005 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..” [25, tr.8] Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng giáo dục trẻ em, HS, sinh viên. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. 1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng 1.4.1. Đặc điểm học sinh tiểu học Mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lý của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trƣng riêng của một trình độ phát triển. Giai đoạn phát triển ở lứa tuổi HS tiểu học có các đặc trƣng sau: - HS Tiểu học có độ tuổi thƣờng từ 06 đến 11 tuổi. HS tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, HS tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. HS tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trƣờng - thời kỳ quan trọng và tiền đề của sự phát triển thể chất và nhân cách. Sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn phát triển; Hệ xƣơng, cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa... Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng,
  • 32. 22 tƣ duy trừu tƣợng. Các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ nhƣ đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ... do vậy chúng ta cần phải dạy các em bằng những câu hỏi mang tính tò mò nhằm phát triển tƣ duy của các em. Nét tính cách của trẻ đang dần đƣợc hình thành đặc biệt trong môi trƣờng nhà trƣờng còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn... sau 5 năm học, “tính cách học đƣờng” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của HS tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chƣa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho HS. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với HS tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy ở HS tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng ngƣời thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tƣ duy cho HS. Giáo viên cần hƣớng dẫn HS phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn. HS tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục HS của mình nhƣng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hƣớng dẫn của giáo viên trong môi trƣờng lớp ghép. Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi ngƣời. Đối với HS tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm HS tiểu học đƣợc hình thành trong đời
  • 33. 23 sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy, giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trƣờng học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Đặc điểm tâm lí của HS dân tộc thể hiện ở tƣ duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể. Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. HS có thể học đƣợc tính cách hành động trong điều kiện này nhƣng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới. Vì vậy trong môi trƣờng lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tƣ duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trƣờng nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trƣờng, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho HS. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em chƣa đƣợc bộc lộ rõ rệt, nếu có đƣợc tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với HS tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ đƣợc hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phƣơng thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kỹ năng sống trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Cùng với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp, cùng trƣờng, HS tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của HS tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trƣờng và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vƣơn lên làm ngƣời lớn. Về việc
  • 34. 24 này, N.X.Leytex đã khắc họa: Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ƣu thế. Chức năng trên đƣợc thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trƣng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những ngƣời có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lƣu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tƣợng mà các em đƣợc tiếp xúc. Tóm lại, HS tiểu học là lứa tuổi đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của ngƣời ở trình độ sơ đẳng nhƣng cơ bản, nhƣ sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cƣ xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại thông qua sự giáo dục thụ động từ nhà trƣờng, xã hội và gia đình. Các em chƣa tự biết chắt lọc những điều hay lẽ phải để học hỏi mà chỉ biết tiếp nhận thông qua quan sát và bắt chƣớc... Vì vậy các nhà giáo dục (cô giáo, bố mẹ, ông bà, anh, chị....) cần thể hiện cách cƣ xử, giao tiếp chuẩn mực để làm tấm gƣơng sáng cho các em học tập và làm theo. 1.4.2. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, hƣớng vào thực hiện giáo dục có chất lƣợng cao để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, nhà trƣờng có vai trò quan trọng, giữ vị trí đặc biệt trong giáo dục. - GDĐĐ cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, song giáo dục ở nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo. GDĐĐ trong nhà trƣờng là quá trình giáo dục bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác: GDĐĐ (Đức dục); Giáo dục trí tuệ (Trí dục); Giáo dục thể chất; Giáo dục thẩm mỹ (Mỹ dục); Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hƣớng nghiệp trong đó GDĐĐ đƣợc xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác; Giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trƣờng và xã hội, con ngƣời và cuộc sống. - Nhà trƣờng phải coi GDĐĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình năm học. Mục đích giáo dục của nhà trƣờng chú trọng mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở nhà trƣờng GDĐĐ cho HS là hình thành ý thức đạo đức, hành vi thói quen
  • 35. 25 đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi thói quen đạo đức của HS theo những nguyên tắc đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN. GDĐĐ ở trƣờng tiểu học là một hoạt động có tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân HS, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt hoạt động GDĐĐ HS ở trƣờng tiểu học là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội. 1.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.4.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ - Giáo dục ý thức đạo đức. Cung cấp cho ngƣời học những tri thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó giúp HS ý thức đƣợc và trách nhiệm trƣớc hành vi đạo đức của mình trong các mối quan hệ xã hội. - Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức. Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở ngƣời học những rung động, xúc cảm trƣớc hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm, chia sẻ với ngƣời khác và có niềm tin vào đạo lý, vào những điều tốt đẹp của cuộc sống từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trƣớc các diễn biến phức tạp của đời sống xã hội. - Giáo dục hành vi thói quen đạo đức. Là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm tạo thói quen, tạo lập đƣợc hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách, trở thành thói quen nhân cách bền vững. 1.4.3.2. Các con đường GDĐĐ cho HS Tiểu học Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là quá trình giáo dục để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này đƣợc thực hiện bằng các con đƣờng sau đây:
  • 36. 26 Thứ nhất: Giáo dục thông qua dạy học. Một trong những con đƣờng quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đƣa việc giáo dục đạo đức HS vào các môn học trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dung chƣơng trình, có phƣơng tiện và phƣơng pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sƣ phạm đã đƣợc đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục thuận lợi, có một tập thể HS cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dƣỡng. Nhờ học tập và thực hành theo những chƣơng trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc chân tay đƣợc hình thành, trí tuệ đƣợc mở mang, nhân cách đƣợc hoàn thiện. Dạy học là con đƣờng giáo dục chủ động, ngắn nhất và có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tránh đƣợc những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời. Con ngƣời đƣợc đào tạo chính quy bao giờ cũng thành đạt hơn những ngƣời không đƣợc học tập chu đáo. Dạy học là con đƣờng quan trọng nhất trong tất cả các con đƣờng giáo dục. Thứ hai: Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng: Toàn bộ cuộc sống của con ngƣời phản ánh một hệ thống liên tục hoạt động và con ngƣời lớn lên cùng các hoạt động đó. Vì thế, con ngƣời đƣợc gắn vào các hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đƣờng giáo dục tốt. Các dạng hoạt động của con ngƣời là: vui chơi, lao động sản xuất, hoạt động xã hội… mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục… Thứ ba: Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể. Việc tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trƣờng. Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp. Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và dƣ luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chí và nghị lực. Dƣ luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con ngƣời nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa. Tập thể vừa là môi trƣờng, vừa là phƣơng tiện giáo dục con ngƣời. Tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đƣờng đúng đắn. Thứ tư: Con đƣờng tự tu dƣỡng. Nhân cách đƣợc hình thành bằng nhiều con đƣờng trong đó có tự tu dƣỡng hay còn gọi là tự giáo dục. Tự tu dƣỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dƣỡng đƣợc thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích lũy đƣợc
  • 37. 27 những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú. Tự tu dƣỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập những thói quen hành vi, là bƣớc tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục. Phối hợp các con đƣờng giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục. 1.4.3.3. Mục đích của hoạt động giáo dục đạo đức Mục đích quan trọng nhất muốn đạt tới của GDĐĐ là từ các giải pháp giáo dục, tạo lập đƣợc những thói quen về hành vi đạo đức đúng đắn của mọi ngƣời. Mục tiêu giáo dục đạo đức HS ở trƣờng Tiểu học là: + Trang bị cho HS tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dƣới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tƣởng đạo đức,… để giúp cho HS ý thức đƣợc ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức. + Hình thành cho HS hành vi ứng xử đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể,…). Thói quen hành vi đạo đức chỉ đƣợc hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những ngƣời khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức. Bồi dƣỡng cho HS ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con ngƣời trong quan hệ đối với ngƣời khác. 1.4.3.4. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức GDĐĐ trong nhà trƣờng có các nhiệm vụ cơ bản: + Giáo dục ý thức đạo đức: Là cung cấp cho học sinh những kiến thức và tri thức cơ bản về các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức. + Giáo dục tình cảm đạo đức: là khơi dậy cho HS những tình cảm rung động, những xúc cảm chân thật đối với hiện thực xung quanh; biết thể hiện thái độ yêu, ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các hành vi đúng – sai của mọi ngƣời xung quanh. + Giáo dục thói quen đạo đức: là tổ chức, rèn luyện HS những thói quen về hành vi đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình giáo dục ở gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
  • 38. 28 Nội dung GDĐĐ trƣớc hết phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Nội dung GDĐĐ cho HS Tiểu học trong giai đoạn hiện nay bao gồm các vấn đề cơ bản sau: - Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức - Giáo dục pháp luật - Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội - Giáo dục đạo đức gia đình - Giáo dục tình bạn - Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống. 1.4.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.4.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của hoạt động giáo dục đạo đức. Hệ thống quản lý của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM), hội phụ huynh… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động. 1.4.4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động giáo dục đạo đức Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và đƣợc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trƣờng Tiểu học cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trƣờng đó. 1.4.4.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của hoạt động giáo dục đạo đức Tính khả thi là khả năng áp dụng đƣợc trong thực tế và mang lại hiệu quả cao. Các biện pháp GDĐĐ có khả năng áp dụng vào thực tiễn để tổ chức và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học, đem lại hiệu quả cao. Muốn vậy khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học. Các biện pháp phải đƣợc kiểm tra, khảo nghiệm một cách chặt chẽ, phải đƣợc điều chỉnh trong từng bƣớc sát với tình hình và những đòi hỏi từ thực tế. 1.4.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức Các biện pháp phải phát huy đƣợc tính hiệu quả, đem lại lợi ích cho học sinh, nhà trƣờng và toàn xã hội. Các biện pháp giáo dục đƣợc đƣa ra đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng