SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN
Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin
Đề tài số 6:
VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
--------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 -----------
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN
Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin
Đề tài số 6:
VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
--------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 ------------
3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
Stt Họ và tên Lớp Nhiệm vụ
Mức độ
hoàn
thành
Ký tên
1 Vũ Huỳnh Mai Phương HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 1
 Tìm ví dụ thực tế
Chỉnh sửa, hoàn thiện tiểu
luận
2 Nguyễn Thị Ngọc Trúc HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 2
Thuyết trình
3 Nguyễn Ngọc Minh Thư HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 3, 4
Hoàn thành lời mở đầu và
kết luận
4 Nguyễn Văn Thanh Nhã HT002
 Nghiên cứu nội dung
tiểu luận phần 4
Thuyết trình
5 Trần Đổ Nguyên Thảo HT001
 Nghiên cứu nội dung
tiểu luận phần 4
Tìm ví dụ thực tế
6
Nguyễn Thị Ngọc Hà HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 1,3
Đóng góp lời mở đầu và
kết luận
7
Nguyễn Phương Thảo HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 3, 4
Hoàn thiện phần mở đầu
và kết luận
8 Nguyễn Ánh Nguyệt Nhi KE001
 Nghiên cứu nội dung
phần 4
Thực hiện power point
9
Nguyễn Hoàng HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 4
Sắp xếp, chỉnh sửa tiểu
luận
10 Lê Nguyễn Anh Thư HT002
 Nghiên cứu nội dung
phần 2
Thực hiện power point
4
5
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐIỂM SỐ
6
MỤC LỤC
PHẦN I:
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. .............................................10
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. ....................................................... 10
1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế. ........................ 10
1.3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế........................................................... 11
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam. ...........11
2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế..................................... 11
2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế..................................... 12
3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. ............................................13
3.1. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. ................................ 13
3.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.... 14
3.2.1. Những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế..............14
3.2.2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế......14
3.3. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam. ............................................................15
4. Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của
Việt Nam......................................................................................................................17
4.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại................................................................................................................ 17
4.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.................. 18
4.2.1. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế. ................................................18
4.2.2. Lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp. ......................................................18
4.3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực. ..... 19
4.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh
tế hiện nay.............................................................................................................19
4.3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế. ....................................................20
4.3.3. Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế. .................................................24
4.3.4. Giải pháp hoàn thiện việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong
các liên kết quốc tế và khu vực...........................................................................25
7
4.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật. ................................................ 26
4.4.1. Hoàn thiện cơ chế thị trường. ...............................................................26
4.4.2. Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước. .................................................26
4.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật..............................................................26
4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế......................... 27
4.5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt Nam. ............27
4.5.2. Vai trò của Nhà nước.............................................................................28
4.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam............................. 29
4.6.1. Khái niệm về nền kinh tế độc lập, tự chủ.............................................29
4.6.2. Một số biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.....................29
4.6.3. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. .30
PHẦN III. KẾT LUẬN .....................................................................31
Tài liệu tham khảo......................................................................................................32
8
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của
lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập
trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế của các
quốc gia trên thế giới đã tác động sâu sắc vào nền kinh tế chính trị của các nước và thế
giới. Đó là sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng cao,
trong đó cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi phù hợp với thời đại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh
tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó
khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. Do đó, đây là
vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau
này. Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và
bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa,
một nước đang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986
đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành công đạt
được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội
nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Trong quá trình hội nhập,
với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt
Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài,
tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước
kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
một vấn để bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho
Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách.
Nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
9
Nam”. Đây là đề tài rất sâu rộng và mang tính thời sự nên bài tiểu luận chỉ để cập một
số vấn đề cơ bản về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đề xuất một số
quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển nền
kinh tế của Việt Nam hiện nay. Bài viết còn có một số sai sót, chúng em kính mong cô
giúp đỡ để hoàn thiện bài viết tốt hơn, đồng thời nâng cao kiến thức về môn Kinh tế
chính trị.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
.
10
1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc gia đó
thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ
lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu
hóa kinh tế.Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là
xu thế nổi trội nhất. Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua mọi biến giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế
giới thống nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
khách quan: Toàn cầu hóa kinh tế đã lội cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân
công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng
gia tăng, nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách
rời nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không hội nhập kinh tế
quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất
trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết
những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các
thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Đối với
các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận
và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh
nghiệm của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Hội nhập kinh tế
quốc tế còn là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể
tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến,
khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, nó còn tác động tích cực
11
đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức
thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
1.3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công. Hội nhập là
tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình
hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan
hệ quốc tế thích hợp.
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ tùy thuộc vào sự tham
gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế
hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các
mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực
mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị
trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ,...
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế gồm các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu
ngoại tệ…
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam.
2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập quốc tế là một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế
giới hiện nay. Đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những
lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Mở rộng thị
trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước,
phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng sang chiều sâu với hiện quả cao. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế còn làm tăng cơ hội cho các doanh
nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp
cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Không những thế, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng
12
trong nước, tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình
hình và xu thế phát triển của thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn lực và tiềm lực khoa
học công nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu
khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại
và tiếp thu công nghệ mới.
Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu và bổ sung những
giá trị tinh hoa của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Bên cạnh đó, hội nhập còn tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị
trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín, và vị thế quốc tế của
nước ta trong các tổ chức chính trị và kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế
giúp đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế
để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho Việt Nam có thể trở thành một trong
những quốc gia khả năng chiến lược hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, hội nhập
kinh tế cũng có những tác động tiêu cực lớn đối với Việt Nam,cụ thể:
Sự bất lợi do sự đối xứng với các nước phát triển và lớn hơn, đe dọa đối với
ngành công nghiệp của quốc gia, sự tăng trưởng bất ổn của giá đặc biệt là trong
các ngành công nghiệp sản xuất dịch vụ và những đe dọa bất lợi đối với người lao
động.
Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế
giới. Điều này cũng sẽ khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu hay khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến sự phân bổ lợi ích và rủi ro không
đồng đều giữa các quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau, từ đó làm gia tăng nguy
cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì
an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
13
Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống
Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng
tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân,
nhập cư bất hợp pháp.
3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
3.1. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ rất sớm nhưng chủ
yếu được đẩy mạnh từ sau khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới. Hội nhập
kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan
trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về
hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất quán, hệ thống, luôn được cập nhật và
mang tính kế thừa qua các kỳ Đại hội.
Xuyên suốt quá trình đổi mới trong vòng 30 năm qua, Đảng và nhà nước ta đã
xác định quan điểm đối với hội nhập kinh tế quốc tế là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân
tộc và chủ quyền đất nước; khẳng định mở cửa, hội nhập để khai thác các mặt có
lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới.
Thứ ba, chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi
đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu
bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Thứ tư, chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng
đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường
tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn
cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác.
14
Thứ năm, song song với việc xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta
phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội
quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế.
Thứ sáu, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia
đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế
quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp.
3.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1. Những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam là mở rộng thị
trường xuất khẩu. Khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở
rộng được quan hệ bán hàng, cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế
quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều
kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.
3.2.1.2. Duy trì hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng
môi trường thuận lợi để phát triển các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý
ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế. Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các
nước Đông Âu. Hiện nay, Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu
hết với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức
lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC… Chính vì thế mà hệ thống
chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày
càng được nâng cao trên trường quốc tế.
3.2.2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất mà Việt Nam gặp phải
khi hội nhập kinh tế quốc tế đó là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát
từ một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn
nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé,
sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói
15
chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn
chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả trong nước
lẫn quốc tế ở ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém khi tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông
cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự
tham gia của yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong quá trình hội
nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và
luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên
không nắm bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát
triển, không tăng được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự
chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất
khó khắc phục.
3.3. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam.
Bối cảnh kinh tế xã hội trước đổi mới (Đại hội VI năm 1986)
Giai đoạn này, toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu thế nổi bật và tất yếu chi phối
thời đại; là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước. Cùng với
đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày
càng mạnh mẽ, mà cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công
nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đã làm thay đổi mọi mặt đời sống
kinh tế - chính trị và xã hội nhân loại.
Ở trong nước, sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1986, cơ chế kinh tế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa kiểu Xô viết đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Việc áp dụng quá lâu và
cứng nhắc, máy móc cơ chế này trong khi bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đã
có nhiều thay đổi làm cho tình hình kinh tế trong nước trở nên khó khăn. Nguồn
viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn và hàng hoá vật tư, nguyên liệu và hàng hoá
tiêu dùng đã bị cắt giảm đáng kể, lại thêm bao vây cấm vận của Hoa Kỳ ngăn cản
Việt Nam bình thường hoá quan hệ với thế giới.
16
Trước thực trạng kinh tế như vậy, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế trở
thành yêu cầu cấp bách ở nước ta và công cuộc đổi mới đất nước được chính thức
tiến hành từ Đại hội VI (năm 1986), ghi lại dấu ấn về vai trò đặc biệt của Cố Tổng
Bí thư Trường Chinh. Với nhận định về thực trạng nền kinh tế lúc bấy giờ “đòi hỏi
phải có một cơ chế quản lý năng động có khả năng bãi bỏ tập trung quan liêu, bảo
thủ, trì trệ và bao cấp tràn lan” và Đảng phải “kiên quyết đấu tranh không khoan
nhượng để từng bước cùng với tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư khóa V
xác lập nên mô hình mới, cơ chế mới, đặt nền tảng lý luận cho đường lối đổi mới
toàn diện tại Đại hội Đảng VI”, cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã đặt nền móng
cho các quan điểm, chủ trương cũng như đường lối chính sách để cải cách toàn
diện đất nước trong đó có lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung văn kiện Đại
hội Đảng VI dựa trên quan điểm đổi mới của Đ/c Trường Chinh1
“chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (trong đó ưu tiên tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng
tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu
quả…” đã mở ra một trang mới cho hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta.
Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam sau đổi mới
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm thay đổi
bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể, ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia
nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày
11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại lớn nhất thế giới này. Đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và
đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ
kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đặc biệt, WTO cùng với hơn hơn 500
hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định
thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia (15 hiệp định đã ký kết, có hiệu
lực và 2 hiệp định đang đàm phán) là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt Nam
định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và tự tin hội
nhập toàn cầu ngày càng sâu, rộng, đầy đủ, hiệu quả hơn.
Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số “Năng
lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Việt Nam đã cải thiện mạnh. Trong 10 năm
17
(2007-2017), chỉ số GCI của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào năm 2007
lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng lên
nhóm nửa trên. Trong năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế
giới, Việt Nam được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh tốp
đầu khu vực và thế giới; được IMF đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng
góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Năm 2020, quy mô GDP Việt
Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người
đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị
nhanh nhất thế giới, khi tăng tới 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42
lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia của Brand Finance (hãng định giá
thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng đầu của Anh).
Hội nhập quốc tế và tăng cường tự do kinh tế, trong đó có cải cách chính sách
kinh tế trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo
động lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao
quyền lực mềm, ngày càng trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại, đồng
thời mang lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của
Việt Nam.
4.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế của thời đại. Ở
Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức tồn tại và phát triển. Hội nhập
kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, doanh nhân, doanh nghiệp và
đội ngũ trí thức là những lực lượng đi đầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều thơi cơ cho Việt Nam. Hội nhập kinh tế
quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn lực, công nghệ và thị trường mới.
Doanh nghiệp Việt nam có cơ hội phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và nâng cao
sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Người tiêu dùng trong nước có thêm cơ hội lựa
chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Hội nhập kinh tế cũng mang đến nhiều thách thức cho Việt Nam. Thách thức
về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thách thức về năng lực cạnh tranh và thách
18
thức về việc cải cách thể chế, tăng cường quản lý và thích ứng với thay đổi của thị
trường là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
4.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.
4.2.1. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế.
Chiến lược hội nhập kinh tế thực chất là một kế hoạch tổng thể về
phương hướng, mục tiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế.
Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phải phù hợp với khả năng điều kiện
thực tế:
Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị
thế giới, tác động toàn cầu hóa của cách mạng công nghiệp đối với các nước và
Việt Nam.
Đánh giá những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hội
nhập kinh tế nước ta. Xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam hội nhập.
Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nhằm tránh những sai lầm.
Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập phải đề cao tính
hiệu quả phù hợp với thực tiễn.
Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn diện.
Chiến lược hội nhập kinh tế cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập một
cách hợp lý.
4.2.2. Lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.
Thứ nhất, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác
phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh
tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh
vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng
thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất
nước.
Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ
19
và định hướng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù
hợp với chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước, chủ động xây dựng
các quan hệ đối tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các
quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu vực và đa phương.
Thứ tư, xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch
tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng
thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động
xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Thứ năm, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là
các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của
đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen
gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác.
Thứ sáu, chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần
xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh,
xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Trong đó, đặc biệt
chú trọng việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của
Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do ASEAN giữ vai trò trung
tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp
tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và
phát triển trong khu vực
4.3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực.
4.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh
tế hiện nay.
Hiện nay, cục diện kinh tế thế giới đang trải qua nhiều thay đổi đáng kể,
một số trong số đó bao gồm:
Sự chuyển đổi kinh tế từ phương Tây sang phương Đông: Kinh tế thế
giới đang chuyển dịch từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông,
20
đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước này đang trở thành các nền kinh tế
lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Sự gia tăng của nền kinh tế chia sẻ: Chia sẻ kinh tế là một xu hướng mới
đang trở nên phổ biến trên toàn cầu. Các nền tảng chia sẻ như Airbnb, Uber, và
Alibaba đang phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế
truyền thống.
Sự phát triển của kinh tế số: Công nghệ số đang thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế số, trong đó các công ty công nghệ đang trở thành những cường
quốc kinh tế. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet
vạn vật đang mở ra những cơ hội mới cho kinh tế thế giới.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang phát triển
rất nhanh chóng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa và
dịch vụ trực tuyến với chi phí thấp hơn và tính tiện lợi cao hơn so với cách mua
truyền thống.
Sự thay đổi của mối quan hệ thương mại toàn cầu: Các cuộc chiến
thương mại và các thỏa thuận thương mại mới đang thay đổi cách thức mà các
quốc gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau. Việc thương lượng các thỏa
thuận thương mại và đàm phán về các thỏa thuận mới vẫn tiếp tục diễn ra.
Một số quốc gia trước kia vốn đi đầu trong việc ủng hộ tự do hoá
thương mại nay lại trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống
thương mại đa phương nói riêng và của cả quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế trên toàn thế giới nói chung. Đáng lưu ý là xung đột thương mại
giữa Mỹ với một số đối tác, đặc biệt đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục có những
diễn biến khó lường. Những sự kiện, diễn biến trên đang có ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới và động thái chính sách của các nước,
trong đó có Việt Nam. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng
và toàn diện, đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với các cơ quan, địa
phương và doanh nghiệp. Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn
những điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế thách thức, thiết thực
phục vụ đổi mới đồng bộ và toàn diện, phát triển bền vững.
4.3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế.
21
Trong những năm vừa qua,việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp không ít vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn 2020 trở
đi.Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022
ước đạt 732,5 tỉ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.Trong đó xuất khẩu đạt
371,9 tỉ USD, tăng 10,6% và nhập khẩu đạt 360,7 tỉ USD, tăng 8,4%. Việt Nam
đã có nhiều đóng góp tích cực vào thị trường xuất khẩu thế giới và đặc biệt là
trong khu vực Đông Nam Á. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong xuất
khẩu bao gồm: điện thoại, máy tính, máy móc, thiết bị điện tử, sản phẩm chế
biến thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản và đặc biệt là gạo. Đối với việc tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, có thể thấy rằng đây là một tín hiệu
tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tăng trưởng này cho thấy Việt
Nam đang có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế và có khả năng thu hút
được nhiều vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Việc đóng góp của xuất
khẩu vào GDP của Việt Nam cũng được nâng cao, đồng thời tạo ra các cơ hội
việc làm cho người dân và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân Việt Nam. Trong năm 2022, FTA đã đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt mức 366 tỷ USD, tăng 13,6% so với
năm trước đó. Trong đó, xuất khẩu sang các nước đã ký kết FTA chiếm tỷ
trọng lớn, đóng góp ước tính khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm
2022. Từ đó cho thấy, các xí nghiệp, doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang
ngày càng chú trọng hơn tới việc khai thác tiềm năng từ hội nhập và thực thi
các FTA.
Sau gần 40 năm hoạt động FDI đã trở thành một động lực quan trọng trong
phát triển kinh tế của đất nước. Tính đến năm 2021, tổng số vốn FDI đăng ký
đạt hơn 400 tỷ USD, với hơn 33.000 dự án đầu tư được triển khai trên khắp đất
nước. FDI đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, FDI chiếm
khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số rất
ấn tượng, cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.Ngoài
việc đóng góp cho xuất khẩu, FDI còn giúp tăng thu ngân sách của Việt Nam.
22
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, đến tháng 10 năm 2021, tổng số tiền thuế từ
FDI đạt gần 56.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 25% tổng số thuế thu được. Đây là
một con số rất đáng kể, cho thấy FDI không chỉ có lợi cho nền kinh tế Việt
Nam mà còn góp phần vào ngân sách quốc gia. Vào năm 2022, vốn FDI đang
hoạt động tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế
của đất nước. Tuy nhiên, con số chính xác về tổng vốn FDI còn hiệu lực và
chiếm bao nhiêu phần trăm chưa được công bố. Điều này phụ thuộc vào việc
các dự án đầu tư FDI đang hoạt động ở mức độ nào, các dự án đã hoàn tất và
chấm dứt hoạt động ra sao, cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc
thu hồi vốn đầu tư của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, FDI còn tạo ra nhiều việc làm và cải thiện đời sống người dân.
Với việc đầu tư vào các ngành công nghiệp lớn như dệt may, điện tử, ô tô, FDI
đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động Việt Nam và giúp nâng cao
thu nhập của họ.Tổng quan lại, FDI đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh
tế của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc FDI chiếm khoảng 25-30% tổng
kim ngạch xuất khẩu và đóng góp khoảng 25% tổng số thuế thu được của Việt
Nam cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. FDI được
xem là một “điểm sáng” vì FDI cũng giúp tăng giá trị gia tăng của các ngành
kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất, thông qua việc chuyển giao công nghệ,
kiến thức và kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài sang các
doanh nghiệp trong nước cũng từ đó các doanh nghiệp trong nước được học hỏi
và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, từ đó giúp tăng cường năng lực
cạnh tranh và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một xu hướng tăng
cường bảo hộ thương mại. Việc này được thể hiện qua việc áp dụng các biện
pháp phòng ngừa đối với hàng hóa nhập khẩu như thuế quan, phí chống bán
phá giá, phí chống trợ cấp... Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất trong
nước cũng được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam. Rõ ràng ta có thể thấy số lượng khách du lịch đến Việt Nam cao gấp
23,3 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc
23
tế được khôi phục trở lại. Tuy nhiên, lượng khách đến vẫn giảm 79,7% so với
năm 2019, năm chưa xảy ra dịch COVID.
Một số thành tựu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đáng chú ý:
Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do:
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP): Cung cấp cho
Việt Nam lợi thế tiếp cận các thị trường mới và mở rộng quy mô xuất khẩu.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA):
Giúp tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, bao gồm giảm
thuế, bảo vệ sự đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, …
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn cầu (RCEP): Hiệp định thương mại tự do
lớn nhất thế giới, giúp tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác trong
khu vực.
Tăng cường xuất khẩu:
Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong lịch sử, đạt
281 tỷ USD. Cũng vào năm đó Việt Nam đã ký kết hiệp định EVFTA (EU-
Vietnam Free Trade Agreement) với Liên minh châu Âu (EU) và hiệp định
RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) với 14 quốc gia châu
Á - Thái Bình Dương, bao gồm các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Đây là những hiệp định có quy mô
lớn và mang tính chiến lược cao, giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu
và thu hút nhiều đầu tư từ các nước khác.
Đặc biệt, xuất khẩu các mặt hàng điện tử, dệt may, giày dép, thủy sản, ...
đã đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trong năm 2021, Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư lớn từ các
tập đoàn đa quốc gia, bao gồm Samsung, LG, Foxconn, Intel, …
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư mới,
cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
Phát triển các ngành kinh tế mới:
24
Việt Nam đang tập trung phát triển các ngành kinh tế mới, bao gồm
Công nghệ thông tin, Khoa học và Công nghệ, Năng lượng tái tạo, Du lịch, …
Nhiều chính sách và kế hoạch đã được đưa ra để hỗ trợ phát triển các ngành
kinh tế mới này, bao gồm cung cấp hỗ trợ tài chính, đầu tư vào hạ tầng và giáo
dục, và cải thiện.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán và ký kết các FTA
khác, như hiệp định RCEP Plus, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh,
và tham gia các đàm phán thương mại với Mỹ, Canada, Na Uy, Thụy Sĩ và
Israel.Nhờ sự tham gia tích cực và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh nhất trong khu vực và thế giới. Sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
như điện tử, may mặc, giày dép, nông sản và thủy sản của Việt Nam đang dần
tăng cường được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.Việt Nam cũng thường
xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn, triển lãm về kinh tế quốc tế nhằm tăng
cường quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra,
Việt Nam cũng có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh
tranh và tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế.
4.3.3. Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
một số hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Một trong những hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc
biệt là ở các khu vực nông thôn. Cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông,
viễn thông, điện lực, nước sạch, cơ sở sản xuất... là yếu tố quan trọng để kích
thích hoạt động kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu
hụt cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu kinh tế và phục vụ sản xuất, đặc biệt là
ở các khu vực nông thôn. Hệ thống giao thông vận tải còn chậm và hạn chế,
đường bộ, đường sắt chất lượng thấp, cầu cống khan hiếm, khu vực nông thôn
thiếu hệ thống thủy lợi, điện lực, nước sạch. Việc thiếu hạ tầng giao thông và
25
viễn thông đồng nghĩa với việc giới hạn sức cạnh tranh và sự phát triển kinh tế
tại các khu vực này
Ngoài ra, hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
thị trường lao động, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân
lực có kỹ năng phù hợp với yêu cầu sản xuất.Hạn chế khác là sự thiếu hụt về kỹ
năng và năng lực quản lý trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Điều này khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hơn nữa, việc thực thi pháp luật và quản lý nhà nước còn một số hạn
chế, dẫn đến sự không đồng đều trong việc thực hiện các quy định liên quan
đến thương mại, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này có thể ảnh
hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến giảm động lực
đầu tư và phát triển kinh tế.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cải tiến và nỗ lực từ phía chính phủ và các
doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình hội nhập
kinh tế của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức này, cần có sự đầu tư
mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và
thực thi pháp luật, đồng thời đẩy mạnh cải cách kinh tế và các chính sách để cải
thiện tình hình.
4.3.4. Giải pháp hoàn thiện việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong
các liên kết quốc tế và khu vực.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Chính phủ nên tăng cường đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và
thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư này
có thể được thực hiện thông qua việc hợp tác công tư hoặc tăng cường quản lý
công tác đầu tư.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Chính phủ và các trường đại
học, cao đẳng cần tăng cường đầu tư để cải thiện chất lượng giáo dục và đào
tạo. Đặc biệt là cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng cần thiết để phù hợp với
yêu cầu của thị trường lao động và giới thiệu các chương trình đào tạo theo yêu
cầu của các doanh nghiệp.
26
Tăng cường đào tạo kỹ năng quản lý và kinh doanh: Để giúp các doanh
nghiệp tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh, cần thiết lập các chương
trình đào tạo và huấn luyện kỹ năng quản lý và kinh doanh tốt hơn. Các doanh
nghiệp cần tham gia các chương trình này để cập nhật và nâng cao kỹ năng của
mình, tăng cường sức cạnh tranh và tăng cường định hướng của doanh nghiệp
đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ: Nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức
cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp và các trường đại học để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng công nghệ.
Tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khác: Hợp tác kinh tế với các
nước khác sẽ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế.
4.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật.
4.4.1. Hoàn thiện cơ chế thị trường.
Để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế cần hoàn thiện cơ chế
thị trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, coi trọng khu vực tư nhân,
đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước; hình thành đồng bộ các loại thị
trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế...
4.4.2. Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước.
Đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường cần đổi mới cơ chế quản lý của
nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định
hướng, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế. Hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ
chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư,
kinh doanh trong nước để thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế,
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là cơ sở then chốt để nước ta có thể
tham gia vào tầng nấc cao hơn của chuỗi cung ứng và giá trị khu vực cũng như
toàn cầu.
4.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
27
Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp
liên quan đến hội nhập kinh tế như pháp luật về đất đai, đầu tư, thương mại,
doanh nghiệp, thuế, tài chính tín dụng... Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về
tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời phòng ngừa, giảm
thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu
tư quốc tế; xử lý có hiệu quả các tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại
nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và doanh nghiệp trong hội nhập.
4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế.
Sự hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế có mối liên hệ mật thiết với năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Việt Nam vẫn còn các hạn
chế trong cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học kỹ thuật, quy mô đầu tư chưa cao
dẫn đến việc năng lực cạnh tranh thấp. Việt Nam cần hoàn thiện nhiều yếu tố nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế khi tham gia môi trường cạnh tranh toàn cầu.
4.5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt Nam.
Các doanh nghiệp cần phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với
doanh nghiệp của mình, ý thức về những cơ hội và thách thức để không ngừng
bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuẩn bị chiến lược kinh doanh chủ động, tích
cực, toàn diện.
Các doanh nghiệp cần nắm vững những yêu cầu, tiêu chuẩn cao hơn về
mẫu mã, chất lượng, tiêu chuẩn kiểm định, sở hữu trí tuệ… để nâng cao chất
lượng sản phẩm cà dịch vụ nhằm đảm bảo những quy chuẩn quốc tế khắc khe.
Các doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư, không ngừng đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt với sự lên ngôi của nền kinh tế
số, doanh nghiệp cần tiếp nhận những tư duy mới, chủ động và linh hoạt trong
việc tiếp cận thị trường và đối tác, tìm kiếm những nhân tố giúp nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới, bao
gồm:
(1) Học tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm những cơ hội kinh doanh trên cơ sở
lợi thế so sánh và cam kết hội nhập.
28
Doanh nghiệp xác định năng lực sản xuất, tận dụng và khai thác những
lợi thế của mình, đồng thời cần quan sát xu hướng và nắm bắt sự xuất hiện
những lĩnh vực mới tiềm năng.
(2) Học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần ưu tiên chuyển đổi hình thức cạnh tranh bằng giá,
sang cạnh tranh phi giá, sản phẩm gắn liền với chất lượng, mẫu mã,…. Đồng
thời, doanh nghiệp cần nhận thức rằng cạnh tranh có thể song hành với sự
kết nối, liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển.
(3) Học cách huy động vốn.
Doanh nghiệp cần tạo dựng, thiết lập khả năng tiếp cận vốn, và tìm
kiếm, lựa chọn những chiến lược, phương hướng huy động vốn hiệu quả và
đúng đắn.
(4) Học quản trị sự bất định.
Doanh nghiệp cần học quản trị sự bất định, hiểu biết thấu đáo và vận
dụng các biện pháp, công cụ hạn chế rủi ro, đồng thời luôn theo dõi và nắm
bắt tình hình kinh tế xã hội, tiên liệu về những biến động để kịp thời điều
chỉnh chiến lược kinh doanh.
(5) Học đồng hành với chính phủ.
Chính bản thân các doanh nghiệp cần nắm rõ những cam kết hội nhập,
những chính sách hiện hành và trong tương lai của Chính phủ, từ đó có thể
đề xuất Nhà nước hỗ trợ chính sách cụ thể, hợp lý và thích hợp.
(6) Học “đối thoại pháp lý’’.
Các hoạt động của doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở và các thủ tục pháp
lý, đặc biệt là trong một bối cảnh của sự hội nhập với các cam kết và chuẩn
mực quốc tế.
4.5.2. Vai trò của Nhà nước.
Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như:
Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia. Chủ động, tích cực tham gia đầu tư và triển khai các dự án xây dựng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, Nhà nước
29
cần kiến tạo và những xây dựng thể chế về đào tạo nguồn nhân lực có kiến
thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập sâu rộng.
Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về hội nhập
và kỹ năng hội nhập, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với sự gia nhập của các
quy chuẩn, điều lệ quốc tế,...
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng sản xuất,
giao thông, thông tin, dịch vụ, nhằm tạo điều kiện cho sự hội nhập và phát
triển.
Xây dựng những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, cải cách thủ
tục hành chính… nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến,
thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp, trên cơ sở phù hợp với
các cam kết quốc tế.
Xây dựng những chính sách khuyến khích chất sáng tạo trong tư duy
phát triển, năng lực quản lý, quản trị, khuyến khích chuyển đổi số và đổi mới
công nghệ trong doanh nghiệp.
4.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.
4.6.1. Khái niệm về nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị phụ thuộc vào nước
khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính
sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính,
thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và
lợi ích cơ bản của dân tộc.
4.6.2. Một số biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối phát triển chung và
đường lối kinh tế của đất nước phù hợp với từng giai đoạn.
Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tái cấu trúc
nền kinh tế, tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Mở rộng và tìm kiếm thị
trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, đổi mới công
nghệ.
Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp
ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước.
30
Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới,
hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học
công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh
tế.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong hội nhập quốc tế.
4.6.3. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Độc lập, tự chủ không có nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thế giới. Độc
lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Ngoài ra, độc lập, tự chủ
còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi
đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đó còn là phương thức kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam XHCN.
31
III. KẾT LUẬN
Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, do đó, những biến động
trong cục diện kinh tế và chính trị của thế giới hiện nay có tác động lớn và ngay lập
tức đối với tiến trình hội nhập của đất nước. Đặc biệt là vừa qua nền kinh tế thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch COVID - 19.
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách
thức đan xen có thể chuyển hóa lẫn nhau. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra là, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp đã nêu trên,
đồng thời đẩy mạnh nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, mở rộng chính sách đối
ngoại, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu trong bối cảnh toàn
cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để nước ta vững bước trên con đường hội nhập và
phát triển; sớm thoát khỏi tình trạng nghèo đói, kém phát triển, lạc hậu; công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
32
Tài liệu tham khảo.
[1] Nguyễn Minh Phong. Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế
của Việt Nam, https://baochinhphu.vn/dau-an-tich-cuc-tren-hanh-trinh-doi-moi-va-
hoi-nhap-quoc-te-cua-viet-nam-102220110083625022.htm
[2] Những kết quả đạt được sau 30 năm đổi mới về hội nhập kinh tế quốc tế,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM098068
[3] THEO: BAN CHỈ ĐẠO 35 BỘ CÔNG THƯƠNG, Hội nhập kinh tế quốc tế,
hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước,
https://sct.quangbinh.gov.vn/3cms/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-huong-di-dung-dan-sang-
suot-ma-dang-da-lua-chon-cho-phat-trien-kinh-.htm
[4] Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế giới
mới, https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-
viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi-
20?fbclid=IwAR0OugiZWyJjpgR3SaMovVVXXn5vww2IHatkc1og3InuKio-
Wm1nUCq_5iU
[5] Phương Trà, Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với các doanh
nghiệp Việt Nam trong triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-
/2018/826698/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te--co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-cac-doanh-
nghiep-viet-nam-trong-trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi.aspx
[6] Chính Phủ, Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022,
https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2022/01/02.signed_01.pdf

More Related Content

What's hot

Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độĐức Lê
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóaPe Tii
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 

What's hot (20)

Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM  (TẢI FREE ZALO: 0...
PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM  (TẢI FREE ZALO: 0...PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM  (TẢI FREE ZALO: 0...
PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM  (TẢI FREE ZALO: 0...
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóa
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiĐề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 

Similar to Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx

Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhnataliej4
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiCác nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiAnna Dicki
 
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoemilydang
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx (20)

Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
19450
1945019450
19450
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập t...
 
10220
1022010220
10220
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiCác nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
 
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
 
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.docCông Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
10216
1021610216
10216
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.docCông Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
 

Recently uploaded

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 

Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---o0o--- KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin Đề tài số 6: VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6 --------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 -----------
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---o0o--- KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin Đề tài số 6: VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6 --------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 ------------
  • 3. 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 Stt Họ và tên Lớp Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành Ký tên 1 Vũ Huỳnh Mai Phương HT002  Nghiên cứu nội dung phần 1  Tìm ví dụ thực tế Chỉnh sửa, hoàn thiện tiểu luận 2 Nguyễn Thị Ngọc Trúc HT002  Nghiên cứu nội dung phần 2 Thuyết trình 3 Nguyễn Ngọc Minh Thư HT002  Nghiên cứu nội dung phần 3, 4 Hoàn thành lời mở đầu và kết luận 4 Nguyễn Văn Thanh Nhã HT002  Nghiên cứu nội dung tiểu luận phần 4 Thuyết trình 5 Trần Đổ Nguyên Thảo HT001  Nghiên cứu nội dung tiểu luận phần 4 Tìm ví dụ thực tế 6 Nguyễn Thị Ngọc Hà HT002  Nghiên cứu nội dung phần 1,3 Đóng góp lời mở đầu và kết luận 7 Nguyễn Phương Thảo HT002  Nghiên cứu nội dung phần 3, 4 Hoàn thiện phần mở đầu và kết luận 8 Nguyễn Ánh Nguyệt Nhi KE001  Nghiên cứu nội dung phần 4 Thực hiện power point 9 Nguyễn Hoàng HT002  Nghiên cứu nội dung phần 4 Sắp xếp, chỉnh sửa tiểu luận 10 Lê Nguyễn Anh Thư HT002  Nghiên cứu nội dung phần 2 Thực hiện power point
  • 4. 4
  • 5. 5 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐIỂM SỐ
  • 6. 6 MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................8 PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. .............................................10 1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. ....................................................... 10 1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế. ........................ 10 1.3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế........................................................... 11 2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam. ...........11 2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế..................................... 11 2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế..................................... 12 3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. ............................................13 3.1. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. ................................ 13 3.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.... 14 3.2.1. Những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế..............14 3.2.2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế......14 3.3. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam. ............................................................15 4. Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam......................................................................................................................17 4.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại................................................................................................................ 17 4.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.................. 18 4.2.1. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế. ................................................18 4.2.2. Lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp. ......................................................18 4.3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực. ..... 19 4.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế hiện nay.............................................................................................................19 4.3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế. ....................................................20 4.3.3. Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế. .................................................24 4.3.4. Giải pháp hoàn thiện việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực...........................................................................25
  • 7. 7 4.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật. ................................................ 26 4.4.1. Hoàn thiện cơ chế thị trường. ...............................................................26 4.4.2. Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước. .................................................26 4.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật..............................................................26 4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế......................... 27 4.5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt Nam. ............27 4.5.2. Vai trò của Nhà nước.............................................................................28 4.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam............................. 29 4.6.1. Khái niệm về nền kinh tế độc lập, tự chủ.............................................29 4.6.2. Một số biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.....................29 4.6.3. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. .30 PHẦN III. KẾT LUẬN .....................................................................31 Tài liệu tham khảo......................................................................................................32
  • 8. 8 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã tác động sâu sắc vào nền kinh tế chính trị của các nước và thế giới. Đó là sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi phù hợp với thời đại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. Do đó, đây là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn để bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
  • 9. 9 Nam”. Đây là đề tài rất sâu rộng và mang tính thời sự nên bài tiểu luận chỉ để cập một số vấn đề cơ bản về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Bài viết còn có một số sai sót, chúng em kính mong cô giúp đỡ để hoàn thiện bài viết tốt hơn, đồng thời nâng cao kiến thức về môn Kinh tế chính trị. Chúng em xin chân thành cảm ơn. .
  • 10. 10 1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. 1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế. Một là, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất. Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biến giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan: Toàn cầu hóa kinh tế đã lội cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển. Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, nó còn tác động tích cực
  • 11. 11 đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập cho các tầng lớp dân cư. 1.3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công. Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ tùy thuộc vào sự tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ,... Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế gồm các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ… 2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam. 2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế là một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiện quả cao. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Không những thế, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng
  • 12. 12 trong nước, tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới. Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu và bổ sung những giá trị tinh hoa của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó, hội nhập còn tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín, và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị và kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội. 2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia khả năng chiến lược hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế cũng có những tác động tiêu cực lớn đối với Việt Nam,cụ thể: Sự bất lợi do sự đối xứng với các nước phát triển và lớn hơn, đe dọa đối với ngành công nghiệp của quốc gia, sự tăng trưởng bất ổn của giá đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất dịch vụ và những đe dọa bất lợi đối với người lao động. Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này cũng sẽ khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến sự phân bổ lợi ích và rủi ro không đồng đều giữa các quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau, từ đó làm gia tăng nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
  • 13. 13 Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp. 3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 3.1. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ rất sớm nhưng chủ yếu được đẩy mạnh từ sau khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới. Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất quán, hệ thống, luôn được cập nhật và mang tính kế thừa qua các kỳ Đại hội. Xuyên suốt quá trình đổi mới trong vòng 30 năm qua, Đảng và nhà nước ta đã xác định quan điểm đối với hội nhập kinh tế quốc tế là: Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước; khẳng định mở cửa, hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới. Thứ ba, chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Thứ tư, chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác.
  • 14. 14 Thứ năm, song song với việc xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Thứ sáu, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp. 3.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2.1. Những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2.1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu. Cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam là mở rộng thị trường xuất khẩu. Khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng được quan hệ bán hàng, cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. 3.2.1.2. Duy trì hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay, Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC… Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 3.2.2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất mà Việt Nam gặp phải khi hội nhập kinh tế quốc tế đó là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát từ một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói
  • 15. 15 chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế ở ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Thứ ba, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên không nắm bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát triển, không tăng được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. 3.3. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam. Bối cảnh kinh tế xã hội trước đổi mới (Đại hội VI năm 1986) Giai đoạn này, toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu thế nổi bật và tất yếu chi phối thời đại; là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước. Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ, mà cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị và xã hội nhân loại. Ở trong nước, sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1986, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Việc áp dụng quá lâu và cứng nhắc, máy móc cơ chế này trong khi bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đã có nhiều thay đổi làm cho tình hình kinh tế trong nước trở nên khó khăn. Nguồn viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn và hàng hoá vật tư, nguyên liệu và hàng hoá tiêu dùng đã bị cắt giảm đáng kể, lại thêm bao vây cấm vận của Hoa Kỳ ngăn cản Việt Nam bình thường hoá quan hệ với thế giới.
  • 16. 16 Trước thực trạng kinh tế như vậy, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp bách ở nước ta và công cuộc đổi mới đất nước được chính thức tiến hành từ Đại hội VI (năm 1986), ghi lại dấu ấn về vai trò đặc biệt của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Với nhận định về thực trạng nền kinh tế lúc bấy giờ “đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý năng động có khả năng bãi bỏ tập trung quan liêu, bảo thủ, trì trệ và bao cấp tràn lan” và Đảng phải “kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng để từng bước cùng với tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư khóa V xác lập nên mô hình mới, cơ chế mới, đặt nền tảng lý luận cho đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội Đảng VI”, cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã đặt nền móng cho các quan điểm, chủ trương cũng như đường lối chính sách để cải cách toàn diện đất nước trong đó có lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung văn kiện Đại hội Đảng VI dựa trên quan điểm đổi mới của Đ/c Trường Chinh1 “chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (trong đó ưu tiên tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu quả…” đã mở ra một trang mới cho hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam sau đổi mới Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm thay đổi bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể, ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đặc biệt, WTO cùng với hơn hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia (15 hiệp định đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định đang đàm phán) là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt Nam định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và tự tin hội nhập toàn cầu ngày càng sâu, rộng, đầy đủ, hiệu quả hơn. Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Việt Nam đã cải thiện mạnh. Trong 10 năm
  • 17. 17 (2007-2017), chỉ số GCI của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào năm 2007 lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng lên nhóm nửa trên. Trong năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh tốp đầu khu vực và thế giới; được IMF đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất thế giới, khi tăng tới 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia của Brand Finance (hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng đầu của Anh). Hội nhập quốc tế và tăng cường tự do kinh tế, trong đó có cải cách chính sách kinh tế trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo động lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao quyền lực mềm, ngày càng trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại, đồng thời mang lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn. 4. Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam. 4.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức tồn tại và phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là những lực lượng đi đầu. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều thơi cơ cho Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn lực, công nghệ và thị trường mới. Doanh nghiệp Việt nam có cơ hội phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Người tiêu dùng trong nước có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Hội nhập kinh tế cũng mang đến nhiều thách thức cho Việt Nam. Thách thức về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thách thức về năng lực cạnh tranh và thách
  • 18. 18 thức về việc cải cách thể chế, tăng cường quản lý và thích ứng với thay đổi của thị trường là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp. 4.2.1. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế. Chiến lược hội nhập kinh tế thực chất là một kế hoạch tổng thể về phương hướng, mục tiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phải phù hợp với khả năng điều kiện thực tế: Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới, tác động toàn cầu hóa của cách mạng công nghiệp đối với các nước và Việt Nam. Đánh giá những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta. Xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam hội nhập. Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nhằm tránh những sai lầm. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập phải đề cao tính hiệu quả phù hợp với thực tiễn. Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn diện. Chiến lược hội nhập kinh tế cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập một cách hợp lý. 4.2.2. Lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp. Thứ nhất, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước. Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ
  • 19. 19 và định hướng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Thứ ba, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu vực và đa phương. Thứ tư, xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Thứ năm, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác. Thứ sáu, chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực 4.3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực. 4.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế hiện nay. Hiện nay, cục diện kinh tế thế giới đang trải qua nhiều thay đổi đáng kể, một số trong số đó bao gồm: Sự chuyển đổi kinh tế từ phương Tây sang phương Đông: Kinh tế thế giới đang chuyển dịch từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông,
  • 20. 20 đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước này đang trở thành các nền kinh tế lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Sự gia tăng của nền kinh tế chia sẻ: Chia sẻ kinh tế là một xu hướng mới đang trở nên phổ biến trên toàn cầu. Các nền tảng chia sẻ như Airbnb, Uber, và Alibaba đang phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế truyền thống. Sự phát triển của kinh tế số: Công nghệ số đang thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, trong đó các công ty công nghệ đang trở thành những cường quốc kinh tế. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet vạn vật đang mở ra những cơ hội mới cho kinh tế thế giới. Sự bùng nổ của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến với chi phí thấp hơn và tính tiện lợi cao hơn so với cách mua truyền thống. Sự thay đổi của mối quan hệ thương mại toàn cầu: Các cuộc chiến thương mại và các thỏa thuận thương mại mới đang thay đổi cách thức mà các quốc gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau. Việc thương lượng các thỏa thuận thương mại và đàm phán về các thỏa thuận mới vẫn tiếp tục diễn ra. Một số quốc gia trước kia vốn đi đầu trong việc ủng hộ tự do hoá thương mại nay lại trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống thương mại đa phương nói riêng và của cả quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới nói chung. Đáng lưu ý là xung đột thương mại giữa Mỹ với một số đối tác, đặc biệt đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường. Những sự kiện, diễn biến trên đang có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới và động thái chính sách của các nước, trong đó có Việt Nam. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp. Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn những điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế thách thức, thiết thực phục vụ đổi mới đồng bộ và toàn diện, phát triển bền vững. 4.3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 21. 21 Trong những năm vừa qua,việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp không ít vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn 2020 trở đi.Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 732,5 tỉ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.Trong đó xuất khẩu đạt 371,9 tỉ USD, tăng 10,6% và nhập khẩu đạt 360,7 tỉ USD, tăng 8,4%. Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào thị trường xuất khẩu thế giới và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong xuất khẩu bao gồm: điện thoại, máy tính, máy móc, thiết bị điện tử, sản phẩm chế biến thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản và đặc biệt là gạo. Đối với việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, có thể thấy rằng đây là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tăng trưởng này cho thấy Việt Nam đang có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế và có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Việc đóng góp của xuất khẩu vào GDP của Việt Nam cũng được nâng cao, đồng thời tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Trong năm 2022, FTA đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt mức 366 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm trước đó. Trong đó, xuất khẩu sang các nước đã ký kết FTA chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp ước tính khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2022. Từ đó cho thấy, các xí nghiệp, doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang ngày càng chú trọng hơn tới việc khai thác tiềm năng từ hội nhập và thực thi các FTA. Sau gần 40 năm hoạt động FDI đã trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tính đến năm 2021, tổng số vốn FDI đăng ký đạt hơn 400 tỷ USD, với hơn 33.000 dự án đầu tư được triển khai trên khắp đất nước. FDI đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, FDI chiếm khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số rất ấn tượng, cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.Ngoài việc đóng góp cho xuất khẩu, FDI còn giúp tăng thu ngân sách của Việt Nam.
  • 22. 22 Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, đến tháng 10 năm 2021, tổng số tiền thuế từ FDI đạt gần 56.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 25% tổng số thuế thu được. Đây là một con số rất đáng kể, cho thấy FDI không chỉ có lợi cho nền kinh tế Việt Nam mà còn góp phần vào ngân sách quốc gia. Vào năm 2022, vốn FDI đang hoạt động tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, con số chính xác về tổng vốn FDI còn hiệu lực và chiếm bao nhiêu phần trăm chưa được công bố. Điều này phụ thuộc vào việc các dự án đầu tư FDI đang hoạt động ở mức độ nào, các dự án đã hoàn tất và chấm dứt hoạt động ra sao, cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc thu hồi vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Ngoài ra, FDI còn tạo ra nhiều việc làm và cải thiện đời sống người dân. Với việc đầu tư vào các ngành công nghiệp lớn như dệt may, điện tử, ô tô, FDI đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động Việt Nam và giúp nâng cao thu nhập của họ.Tổng quan lại, FDI đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc FDI chiếm khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp khoảng 25% tổng số thuế thu được của Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. FDI được xem là một “điểm sáng” vì FDI cũng giúp tăng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất, thông qua việc chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước cũng từ đó các doanh nghiệp trong nước được học hỏi và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, từ đó giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một xu hướng tăng cường bảo hộ thương mại. Việc này được thể hiện qua việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với hàng hóa nhập khẩu như thuế quan, phí chống bán phá giá, phí chống trợ cấp... Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất trong nước cũng được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng ta có thể thấy số lượng khách du lịch đến Việt Nam cao gấp 23,3 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc
  • 23. 23 tế được khôi phục trở lại. Tuy nhiên, lượng khách đến vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch COVID. Một số thành tựu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đáng chú ý: Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP): Cung cấp cho Việt Nam lợi thế tiếp cận các thị trường mới và mở rộng quy mô xuất khẩu. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Giúp tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, bao gồm giảm thuế, bảo vệ sự đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, … Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn cầu (RCEP): Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, giúp tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác trong khu vực. Tăng cường xuất khẩu: Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong lịch sử, đạt 281 tỷ USD. Cũng vào năm đó Việt Nam đã ký kết hiệp định EVFTA (EU- Vietnam Free Trade Agreement) với Liên minh châu Âu (EU) và hiệp định RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) với 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Đây là những hiệp định có quy mô lớn và mang tính chiến lược cao, giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút nhiều đầu tư từ các nước khác. Đặc biệt, xuất khẩu các mặt hàng điện tử, dệt may, giày dép, thủy sản, ... đã đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trong năm 2021, Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm Samsung, LG, Foxconn, Intel, … Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư mới, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Phát triển các ngành kinh tế mới:
  • 24. 24 Việt Nam đang tập trung phát triển các ngành kinh tế mới, bao gồm Công nghệ thông tin, Khoa học và Công nghệ, Năng lượng tái tạo, Du lịch, … Nhiều chính sách và kế hoạch đã được đưa ra để hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mới này, bao gồm cung cấp hỗ trợ tài chính, đầu tư vào hạ tầng và giáo dục, và cải thiện. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán và ký kết các FTA khác, như hiệp định RCEP Plus, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh, và tham gia các đàm phán thương mại với Mỹ, Canada, Na Uy, Thụy Sĩ và Israel.Nhờ sự tham gia tích cực và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực và thế giới. Sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, may mặc, giày dép, nông sản và thủy sản của Việt Nam đang dần tăng cường được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn, triển lãm về kinh tế quốc tế nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. 4.3.3. Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Một trong những hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, viễn thông, điện lực, nước sạch, cơ sở sản xuất... là yếu tố quan trọng để kích thích hoạt động kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu hụt cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu kinh tế và phục vụ sản xuất, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Hệ thống giao thông vận tải còn chậm và hạn chế, đường bộ, đường sắt chất lượng thấp, cầu cống khan hiếm, khu vực nông thôn thiếu hệ thống thủy lợi, điện lực, nước sạch. Việc thiếu hạ tầng giao thông và
  • 25. 25 viễn thông đồng nghĩa với việc giới hạn sức cạnh tranh và sự phát triển kinh tế tại các khu vực này Ngoài ra, hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường lao động, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân lực có kỹ năng phù hợp với yêu cầu sản xuất.Hạn chế khác là sự thiếu hụt về kỹ năng và năng lực quản lý trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn nữa, việc thực thi pháp luật và quản lý nhà nước còn một số hạn chế, dẫn đến sự không đồng đều trong việc thực hiện các quy định liên quan đến thương mại, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến giảm động lực đầu tư và phát triển kinh tế. Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cải tiến và nỗ lực từ phía chính phủ và các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức này, cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật, đồng thời đẩy mạnh cải cách kinh tế và các chính sách để cải thiện tình hình. 4.3.4. Giải pháp hoàn thiện việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Chính phủ nên tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư này có thể được thực hiện thông qua việc hợp tác công tư hoặc tăng cường quản lý công tác đầu tư. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Chính phủ và các trường đại học, cao đẳng cần tăng cường đầu tư để cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng cần thiết để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và giới thiệu các chương trình đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
  • 26. 26 Tăng cường đào tạo kỹ năng quản lý và kinh doanh: Để giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh, cần thiết lập các chương trình đào tạo và huấn luyện kỹ năng quản lý và kinh doanh tốt hơn. Các doanh nghiệp cần tham gia các chương trình này để cập nhật và nâng cao kỹ năng của mình, tăng cường sức cạnh tranh và tăng cường định hướng của doanh nghiệp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các trường đại học để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ. Tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khác: Hợp tác kinh tế với các nước khác sẽ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế. 4.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật. 4.4.1. Hoàn thiện cơ chế thị trường. Để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế cần hoàn thiện cơ chế thị trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước; hình thành đồng bộ các loại thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế... 4.4.2. Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước. Đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường cần đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước để thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là cơ sở then chốt để nước ta có thể tham gia vào tầng nấc cao hơn của chuỗi cung ứng và giá trị khu vực cũng như toàn cầu. 4.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  • 27. 27 Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế như pháp luật về đất đai, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp, thuế, tài chính tín dụng... Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế; xử lý có hiệu quả các tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và doanh nghiệp trong hội nhập. 4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế. Sự hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế có mối liên hệ mật thiết với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Việt Nam vẫn còn các hạn chế trong cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học kỹ thuật, quy mô đầu tư chưa cao dẫn đến việc năng lực cạnh tranh thấp. Việt Nam cần hoàn thiện nhiều yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế khi tham gia môi trường cạnh tranh toàn cầu. 4.5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt Nam. Các doanh nghiệp cần phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với doanh nghiệp của mình, ý thức về những cơ hội và thách thức để không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuẩn bị chiến lược kinh doanh chủ động, tích cực, toàn diện. Các doanh nghiệp cần nắm vững những yêu cầu, tiêu chuẩn cao hơn về mẫu mã, chất lượng, tiêu chuẩn kiểm định, sở hữu trí tuệ… để nâng cao chất lượng sản phẩm cà dịch vụ nhằm đảm bảo những quy chuẩn quốc tế khắc khe. Các doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt với sự lên ngôi của nền kinh tế số, doanh nghiệp cần tiếp nhận những tư duy mới, chủ động và linh hoạt trong việc tiếp cận thị trường và đối tác, tìm kiếm những nhân tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp cần học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới, bao gồm: (1) Học tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm những cơ hội kinh doanh trên cơ sở lợi thế so sánh và cam kết hội nhập.
  • 28. 28 Doanh nghiệp xác định năng lực sản xuất, tận dụng và khai thác những lợi thế của mình, đồng thời cần quan sát xu hướng và nắm bắt sự xuất hiện những lĩnh vực mới tiềm năng. (2) Học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh. Doanh nghiệp cần ưu tiên chuyển đổi hình thức cạnh tranh bằng giá, sang cạnh tranh phi giá, sản phẩm gắn liền với chất lượng, mẫu mã,…. Đồng thời, doanh nghiệp cần nhận thức rằng cạnh tranh có thể song hành với sự kết nối, liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển. (3) Học cách huy động vốn. Doanh nghiệp cần tạo dựng, thiết lập khả năng tiếp cận vốn, và tìm kiếm, lựa chọn những chiến lược, phương hướng huy động vốn hiệu quả và đúng đắn. (4) Học quản trị sự bất định. Doanh nghiệp cần học quản trị sự bất định, hiểu biết thấu đáo và vận dụng các biện pháp, công cụ hạn chế rủi ro, đồng thời luôn theo dõi và nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, tiên liệu về những biến động để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh. (5) Học đồng hành với chính phủ. Chính bản thân các doanh nghiệp cần nắm rõ những cam kết hội nhập, những chính sách hiện hành và trong tương lai của Chính phủ, từ đó có thể đề xuất Nhà nước hỗ trợ chính sách cụ thể, hợp lý và thích hợp. (6) Học “đối thoại pháp lý’’. Các hoạt động của doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở và các thủ tục pháp lý, đặc biệt là trong một bối cảnh của sự hội nhập với các cam kết và chuẩn mực quốc tế. 4.5.2. Vai trò của Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như: Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chủ động, tích cực tham gia đầu tư và triển khai các dự án xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, Nhà nước
  • 29. 29 cần kiến tạo và những xây dựng thể chế về đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập sâu rộng. Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về hội nhập và kỹ năng hội nhập, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với sự gia nhập của các quy chuẩn, điều lệ quốc tế,... Hoàn thiện kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch vụ, nhằm tạo điều kiện cho sự hội nhập và phát triển. Xây dựng những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp, trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế. Xây dựng những chính sách khuyến khích chất sáng tạo trong tư duy phát triển, năng lực quản lý, quản trị, khuyến khích chuyển đổi số và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. 4.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam. 4.6.1. Khái niệm về nền kinh tế độc lập, tự chủ. Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. 4.6.2. Một số biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối phát triển chung và đường lối kinh tế của đất nước phù hợp với từng giai đoạn. Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tái cấu trúc nền kinh tế, tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, đổi mới công nghệ. Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước.
  • 30. 30 Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế. Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế. 4.6.3. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Độc lập, tự chủ không có nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thế giới. Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Ngoài ra, độc lập, tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đó còn là phương thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
  • 31. 31 III. KẾT LUẬN Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, do đó, những biến động trong cục diện kinh tế và chính trị của thế giới hiện nay có tác động lớn và ngay lập tức đối với tiến trình hội nhập của đất nước. Đặc biệt là vừa qua nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch COVID - 19. Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan xen có thể chuyển hóa lẫn nhau. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra là, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp đã nêu trên, đồng thời đẩy mạnh nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, mở rộng chính sách đối ngoại, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để nước ta vững bước trên con đường hội nhập và phát triển; sớm thoát khỏi tình trạng nghèo đói, kém phát triển, lạc hậu; công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • 32. 32 Tài liệu tham khảo. [1] Nguyễn Minh Phong. Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, https://baochinhphu.vn/dau-an-tich-cuc-tren-hanh-trinh-doi-moi-va- hoi-nhap-quoc-te-cua-viet-nam-102220110083625022.htm [2] Những kết quả đạt được sau 30 năm đổi mới về hội nhập kinh tế quốc tế, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai- chinh?dDocName=MOFUCM098068 [3] THEO: BAN CHỈ ĐẠO 35 BỘ CÔNG THƯƠNG, Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước, https://sct.quangbinh.gov.vn/3cms/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-huong-di-dung-dan-sang- suot-ma-dang-da-lua-chon-cho-phat-trien-kinh-.htm [4] Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế giới mới, https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua- viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi- 20?fbclid=IwAR0OugiZWyJjpgR3SaMovVVXXn5vww2IHatkc1og3InuKio- Wm1nUCq_5iU [5] Phương Trà, Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/- /2018/826698/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te--co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-cac-doanh- nghiep-viet-nam-trong-trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi.aspx [6] Chính Phủ, Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2022/01/02.signed_01.pdf