SlideShare a Scribd company logo
1 of 224
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
–––––––––––––––––––––––––
TẠ THỊ THẢO
XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
–––––––––––––––––––––––––
TẠ THỊ THẢO
XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát xã hội học và dữ liệu định tính là hoàn toàn trung thực. Các số liệu và tài liệu
tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tác giả luận án
Tạ Thị Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Đình Tấn, thầy đã
cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên
quan đến luận án. Và trong suốt quá trình thực hiện luận án thầy sẵn sàng trợ giúp
tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức chuyên môn. Có những thời điểm
dù gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe, nhưng thầy vẫn luôn dành cho tôi sự quan tâm
sâu sắc. Trong thời gian thực hiện luận án, tôi gặp khó khăn về điều kiện gia đình,
bố mẹ đau ốm, thầy luôn kịp thời động viên, khích lệ mỗi khi tôi thấy nản lòng, đây
là tình cảm tôi vô cùng trân trọng. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi là học viên của
thầy và được thầy hướng dẫn khoa học. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy.
Tôi nhận được sự góp ý về chuyên môn, học thuật về nội dung nghiên cứu
của luận án từ các thầy cô trong Hội đồng các chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở, các
thầy cô là phản biện độc lập và hỗ trợ đầy trách nhiệm của cán bộ thuộc Khoa Xã
hội học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi
khó có thể hoàn thiện luận án. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến với
tất cả các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học
xã hội.
Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự
ủng hộ của Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ban
lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Luật - Quản lý xã hội và các bạn bè, đồng
nghiệp - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần,
tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời
mình, là con, bố mẹ và những thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để
tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Tạ Thị Thảo
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................................. x
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án...................................................5
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án.............................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................15
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...........................................................15
7. Cấu trúc của luận án...........................................................................................16
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................17
1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới .....................................17
1.1.1. Quan niệm về vai trò giới................................................................17
1.1.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ...............................................22
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới ...........25
1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................................32
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................33
2.1. Các khái niệm công cụ....................................................................................33
2.1.1. Khái niệm giới .................................................................................33
2.1.2. Khái niệm vai trò giới......................................................................36
2.1.3. Khái niệm xã hội hóa.......................................................................39
iv
2.1.4. Khái niệm xã hội hóa vai trò giới....................................................43
2.1.5. Khái niệm trẻ em và trẻ em dân tộc thiểu số...................................45
2.2. Các lý thuyết xã hội học..................................................................................47
2.2.1. Lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới ..........................................47
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ........................................................57
2.2.3. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng ............................................................64
2.2.4. Lý thuyết nữ quyền về vai trò giới ..................................................66
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................69
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................69
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................70
2.3.3. Khung phân tích...............................................................................70
2.4. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của địa bàn nghiên cứu........................71
2.4.1. Tỉnh Hà Giang .................................................................................71
2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk...................................................................................78
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................................85
Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI
Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY..........86
3.1. Nội dung vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông...........86
3.1.1. Quan niệm vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân
tộc Mông .................................................................................................88
3.1.2. Nội dung xã hội hóa vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và
dân tộc Mông....................................................................................................106
3.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới............................................................125
3.2.1. Xã hội hóa thông qua lao động......................................................126
3.2.2. Xã hội hóa thông qua văn hóa truyền thống..................................137
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................................143
Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ
HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
Ê ĐÊ VÀ MÔNG ....................................................................................... 146
4.1. Đặc điểm hộ gia đình....................................................................................147
v
4.1.1. Cấu trúc hộ gia đình.......................................................................147
4.1.2. Điều kiện kinh tế............................................................................155
4.1.3. Nơi cƣ trú.......................................................................................159
4.2. Đặc điểm của cha mẹ....................................................................................163
4.2.1. Trình độ học vấn............................................................................163
4.2.2. Nghề nghiệp...................................................................................167
4.2.3. Tuổi................................................................................................171
4.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội............................................................................173
4.3.1. Yếu tố phong tục tập quán.............................................................173
4.3.2. Vai trò giới truyền thống và hiện nay............................................180
Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................................................186
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................192
PHỤ LỤC..............................................................................................................................205
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Chữ viết đầy đủ
NG Nam giới
PN Phụ nữ
ĐTB : Điểm trung bình
DTTS Dân tộc thiểu số
NTL Ngƣời trả lời
THCS Trung học cơ sở
THPT T Trung học phổ thông
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)...........................................................13
Bảng 2.1. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình ngƣời Ê Đê tại địa bàn khảo sát ......81
Bảng 3.1. Ma trận tƣơng quan của các item với yếu tố (phép xoay Varimax) ......90
Bảng 3.2. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động
sản xuất .................................................................................................92
Bảng 3.3. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động
tái sản xuất ............................................................................................94
Bảng 3.4. Phân công lao động trong các hoạt động chăm sóc, dạy dỗ con cái
(điểm trung bình) ...................................................................................95
Bảng 3.5. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong cộng đồng........97
Bảng 3.6. Điểm trung bình theo từng nhận định giữa các nhóm dân tộc...............98
Bảng 3.7. Mức độ đồng tình với các nhận định thuộc các nhóm quan niệm về
vai trò giới phân theo nhóm dân tộc ......................................................99
Bảng 3.8. Tiêu chí phân công lao động trong hoạt động sản xuất phân theo
nhóm dân tộc .........................................................................................99
Bảng 3.9. Tiêu chí phân công lao động trong các công việc gia đình phân theo
dân tộc .................................................................................................100
Bảng 3.10. Tiêu chí đặt tên cho con phân theo nhóm dân tộc ...............................108
Bảng 3.11. Tên gọi của trẻ em phân theo nhóm dân tộc .......................................109
Bảng 3.12. ĐTB đối với các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con cái
phân theo nhóm dân tộc.......................................................................114
Bảng 3.13. Các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái
phân theo nhóm dân tộc.......................................................................115
Bảng 3.14. Những đặc điểm cần giáo dục cho con gái và con trai theo giới tính
NTL và dân tộc ....................................................................................116
Bảng 3.15. Kỳ vọng của cha mẹ về vai trò trụ cột gia đình của con cái phân
theo dân tộc..........................................................................................118
viii
Bảng 3.16. Mức độ đồng tình với sự quan niệm của cha mẹ về vị thế trong gia
đình của con cái theo nhóm dân tộc ....................................................119
Bảng 3.17. Mong muốn về ngƣời trụ cột gia đình của nam và nữ phân theo vùng.......119
Bảng 3.18. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ trong gia đình ............128
Bảng 3.19. Mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc..........128
Bảng 3.20. Cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em phân theo nhóm dân tộc....133
Bảng 3.21. Mức độ đồng tình của trẻ em với hình thức xã hội hóa của gia đình ..133
Bảng 3.22. Sự phân công lao động trong gia đình và nhận dạng vai trò giới
trong tƣơng lai của trẻ em....................................................................135
Bảng 3.23. Ý kiến của cha mẹ và con cái trong từng nhóm công việc .................135
Bảng 3.24. Tƣơng quan giữa câu trả lời của cha mẹ về sự phân công lao động
theo giới trong gia đình và sự nhận dạng vai trò giới của trẻ em ........136
Bảng 4.1. Tƣơng quan giữa mức sống hộ gia đình với quan niệm phân công
lao động có ảnh hƣởng đến hình thành vai trò giới ............................157
Bảng 4.2. Tuổi tham gia công việc sản xuất và mức sống hộ gia đình ...............157
Bảng 4.3. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia
công việc sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc .............158
Bảng 4.4. Tuổi tham gia công việc nội trợ và mức sống hộ gia đình ..................159
Bảng 4.5. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia
công việc tái sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc ........159
Bảng 4.6. Tƣơng quan giữa mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới
tính và dân tộc......................................................................................160
Bảng 4.7. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm
trình độ học vấn (So sánh Oneway-ANOVA).....................................164
Bảng 4.8. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và quan niệm về khuôn mẫu giới .......165
Bảng 4.9. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ...167
Bảng 4.10. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò
của nam giới phân theo dân tộc ...........................................................168
ix
Bảng 4.11. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò
của nữ giới phân theo dân tộc .............................................................169
Bảng 4.12. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với cách thức xã hội hóa
phân theo dân tộc ................................................................................170
Bảng 4.13. Tƣơng quan giữa nhóm nghề nghiệp của cha mẹ với độ tuổi tham
gia công việc sản xuất và tái sản xuất trong gia đình của trẻ em.........171
Bảng 4.14. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm
tuổi của NTL (Kiểm định Independent t-test) .....................................172
Bảng 4.15. So sánh giá trị trung bình về kỳ vọng giới giữa các nhóm tuổi của
NTL (Kiểm định Independent t-test) ...................................................173
Bảng 4.16. Mức độ ảnh hƣởng của sự phân công lao động trong gia đình đến sự
hình thành vai trò giới ở trẻ em ...........................................................182
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1. Điều kiện nhà ở của dân tộc Mông tại địa bàn khảo sát (%) .................75
Biểu 3.1. So sánh ĐTB các nhận định về vai trò sản xuất phân theo giới tính.....93
Biểu 3.2. So sánh ĐTB các nhận định vai trò tái sản xuất phân theo giới
tính NTL................................................................................................95
Biểu 3.3. Mức độ đồng tình về việc nam giới và phụ nữ cùng làm việc nhà .......96
Biểu 3.4. Tiêu chí phân công lao động trong sản xuất phân theo dân tộc...........100
Biểu 3.5. Mức độ đồng tình giữa cha mẹ và con cái trong nhận dạng vai
trò giới ................................................................................................136
Biểu 4.1. Quy mô hộ gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê............................149
Biểu 4.2. Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình phân theo nhóm dân tộc ...150
Biểu 4.3. Mức sống hộ gia đình phân theo nhóm dân tộc...................................156
Biểu 4.4. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ ..................................161
Biểu 4.5. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc sản xuất.................................162
Biểu 4.6. Phƣơng pháp xã hội hóa phân bố theo nhóm học vấn.........................166
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những thiết chế xã hội cơ bản, gia đình đƣợc hình thành và phát
triển do nhu cầu của xã hội và của tự bản thân nó. Gia đình thực hiện những chức
năng nhất định để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của mỗi thành viên trong gia
đình và đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn xã hội nói chung. Cũng giống nhƣ
các thiết chế xã hội khác, thiết chế gia đình có hai chức năng chủ yếu là điều hòa và
kiểm soát xã hội, cụ thể: điều tiết mối quan hệ giới, điều chỉnh và kiểm soát hành vi
tình dục và giới; bảo vệ sự chung sống khác giới dƣới hình thức hôn nhân; quy định
trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngƣời kết hôn với nhau cũng nhƣ với toàn xã
hội; duy trì tái sinh sản các thế hệ tƣơng lai; chăm sóc, bảo vệ và xã hội hóa trẻ em;
hỗ trợ các thành viên trong gia đình; bảo đảm gia đình là đơn vị kinh tế;…. Trong
sự phát triển của mình, các chức năng của gia đình có những biến đổi nhất định,
một số chức năng mất đi và đƣợc thay thế bằng chức năng khác phù hợp hơn với
nhu cầu xã hội. Nhƣng chức năng tái sản xuất ra con ngƣời, cụ thể là chức năng xã
hội hóa vẫn luôn luôn là chức năng quan trọng nhất và đƣợc duy trì bền vững. Đây
là chức năng đặc thù mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Gia
đình đƣợc xem là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất trong việc hình thành nhân
cách của mỗi cá nhân. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con ngƣời về mặt thể chất
mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá, tức là xã hội hoá - quá
trình biến đứa trẻ từ một sinh vật ngƣời thành con ngƣời xã hội [127; tr.11].
Chức năng xã hội hoá của gia đình đƣợc biểu hiện qua các nội dung giáo dục
gia đình nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ,
ứng xử trong làng xã, giáo dục trong lao động - nghề nghiệp, giáo dục giới tính,
xuyên suốt là sự phân biệt những phẩm chất mà nam giới và phụ nữ trong gia đình
cần có đƣợc, trong mọi nội dung giáo dục đều nhắc đến vai trò của mỗi giới. Theo
đó, việc giáo dục bản sắc giới tính, tức là làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc
riêng của giới mình đƣợc xem là vô cùng quan trọng. Bản sắc giới đƣợc tạo nên từ
nhiều nhân tố khác nhau: cá nhân, tập thể, sinh học và xã hội. Bản sắc giới đƣợc
2
hình thành trong đời sống hàng ngày, đó là cách hành động nhƣ một bé trai hay gái.
Thông qua xã hội hoá, nam tính hay nữ tính đƣợc hình thành trên cơ sở những kỳ
vọng của các nhóm xã hội, hay một nền văn hoá dành về cách xử sự đƣợc dùng làm
chuẩn cho hành vi của nam giới hoặc phụ nữ.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có đặc thù văn
hóa với các giá trị xã hội riêng. Tuy khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa nhƣng xét theo
khía cạnh giới, hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều theo chế độ phụ hệ với hệ thống
luật tục mang đậm tính “trọng nam”. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trên
bình diện cả nƣớc, vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
đã đƣợc cải thiện tƣơng đối so với trƣớc đây, tuy nhiên khi phân chia theo vùng
miền, tỷ lệ này xuất hiện chủ yếu ở thành thị, còn ở khu vực nông thôn, vùng sâu
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, tình trạng thấp kém của
phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến và ở mức độ cao. Nghèo đói cùng với những
quy tắc văn hóa, hủ tục và những dấu ấn của các yếu tố lịch sử, xã hội cổ truyền vẫn
là gánh nặng đối với phụ nữ và trẻ em gái DTTS. Các nghiên cứu về giới đã chỉ ra
những mâu thuẫn lớn trong sự phân công lao động, trong mối quan hệ giới, trong
tập quán, lối sống của gia đình,… Một con đƣờng để hiểu nguồn gốc của những
khác biệt giới là xã hội hoá giới, tức việc học hỏi và rèn luyện các giá trị, chuẩn
mực và vai trò giới của nhóm, cộng đồng và xã hội mà cá nhân là thành viên. Cách
tiếp cận này phân biệt cơ thể sinh học mà trẻ em có khi sinh ra và hành vi văn hoá
xã hội mà các em phát triển trong quá trình lớn lên. Thông qua việc tiếp xúc với các
tác nhân xã hội hoá thứ cấp và sơ cấp, trẻ em dần xác định đƣợc bản sắc giới của
mình, nhập tâm những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tƣơng ứng với giới mình. Đây
là quá trình cá nhân học cách trở thành ngƣời có nam tính hoặc nữ tính về ngoại
hình, giá trị và hành vi. Xã hội hoá giới bao gồm các thông điệp ngầm ẩn trong cách
mà ngƣời lớn tƣơng tác với nhau và với trẻ em, qua quần áo, sách vở, đồ chơi trẻ
em v.v.. và trẻ em cũng xã hội hoá nhau một cách rõ ràng và tinh tế nhƣ thế. Trong
các gia đình DTTS thuộc nhóm phụ hệ, tính gia trƣởng đƣợc xem là giá trị, là nhân
tố quyết định đến mối quan hệ giới trong gia đình, trẻ em đƣợc dạy bảo rằng: con
trai sẽ là ngƣời cai quản gia đình, còn con gái sẽ là ngƣời phục vụ trong gia đình.
3
Trong gia đình mẫu hệ, phụ nữ là chủ, quyết định mọi việc trong gia đình, tuy nhiên
phụ nữ vẫn phải lao động cực nhọc hơn so với nam giới, vẫn phải phục vụ gia đình.
Thực tế các nghiên cứu giới xem xét gia đình với tƣ cách là chủ thể của quá trình xã
hội hóa trong cộng đồng DTTS không nhiều, do đó nghiên cứu về quá trình xã hội
hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình DTTS có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận
và thực tiễn, góp phần vào việc nghiên cứu chủ đề mà hiện nay ít ngƣời nghiên cứu,
nhằm phát triển bền vững các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt là của nhóm
DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cho luận án.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu xã hội hóa vai trò giới ở hai dân tộc Ê Đê và
Mông xuất phát từ lý do sau:
- Thứ nhất, các nghiên cứu về xã hội hóa giới trong cộng đồng DTTS hiện nay
chƣa có nhiều, nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Thứ hai, dân tộc Mông là DTTS khá đông ngƣời tại Việt Nam (với tổng dân
số là 1.251.040 ngƣời, đứng thứ 7 trên tổng số DTTS cả nƣớc) [120], có những đặc
trƣng văn hóa đặc sắc ở khu vực phía Bắc. Dân tộc Mông thuộc nhóm dân tộc có
quy mô hộ gia đình cao nhất trong tất cả các DTTS - trung bình có đến 5,6 thành
viên/hộ cùng sinh sống [120]. Bên cạnh đó, dân tộc Mông nằm trong nhóm có thu
nhập thấp nhất cả nƣớc (thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 632.000
đồng/ngƣời/tháng); đời sống kinh tế khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng
43%, là 1 trong 2 dân tộc có tỷ lệ nghèo đa chiều cao hơn 80% [120]. Xét về khía
cạnh tổ chức đời sống xã hội, xã hội truyền thống của ngƣời Mông có cấu trúc khá
thống nhất, đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng
nhƣ trách nhiệm của ngƣời đàn ông. Cấu trúc xã hội ấy đƣợc xây dựng trên cơ sở
của tế bào xã hội đó là gia đình. Ngƣời đảm đƣơng vị trí “chủ nhà” luôn là ngƣời
bố, khi ngƣời bố không còn, quyền chủ nhà đƣợc trao cho con trai lớn. Trong khi
ngƣời đàn ông có quyền quyết định mọi công việc đối nội - đối ngoại trong gia đình
và luôn đƣợc coi trọng, thì phụ nữ hầu nhƣ không có quyền quyết định bất cứ công
4
việc nào của gia đình, không đƣợc tham gia các công việc xã hội; có thể nói vị trí và
vai trò của phụ nữ ở dân tộc này quá chênh lệch so với đàn ông.
Thứ ba, dân tộc Ê Đê có tổng số dân là 367.890 ngƣời, đứng thứ 10 trên tổng
số DTTS cả nƣớc [120], là dân tộc có đặc điểm nổi bật là chế độ mẫu hệ điển hình,
thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực: tổ chức xã hội, chế độ hôn nhân, thừa kế tài sản,
giáo dục, lao động xã hội… Nếu nhƣ trong gia đình phụ hệ ngƣời đàn ông là ngƣời
quyết định mọi công việc trong gia đình, trong gia đình mẫu hệ Ê Đê, ngƣời phụ nữ
cao tuổi, có uy tín nhất trong gia đình sẽ đứng ra quản lý tài sản, hƣớng dẫn mọi
thành viên trong gia đình sản xuất, giải quyết những mối quan hệ trong gia đình;
ngƣời đàn ông chỉ có vai trò bên ngoài cộng đồng.
Với những đặc trƣng văn hóa nêu trên, tác giả lựa chọn hai nhóm dân tộc Ê Đê
và Mông để nghiên cứu, với mục đích phân tích bối cảnh và những đặc trƣng trong
quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình 2 dân tộc hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê
Đê và Mông qua các nội dung - phƣơng pháp xã hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng
tới quá trình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa và xã hội hóa vai trò giới.
- Xác định cơ sở lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu về quá trình xã hội hóa
vai trò giới ở trẻ em trong gia đình DTTS, gồm: thao tác hóa hệ thống khái niệm
công cụ liên quan đến đề tài luận án, vận dụng các quan điểm lý thuyết và phƣơng
pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích thực nghiệm quá trình xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong gia đình DTTS.
- Mô tả và phân tích quan niệm, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.
5
- Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ
em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân
tộc Ê Đê và Mông hiện nay qua các khía cạnh: nội dung xã hội hóa, phƣơng pháp xã
hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn đối tượng nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong
gia đình dân tộc Ê Đê và Mông ở các khía cạnh: quan niệm, nội dung và phƣơng
pháp xã hội hóa vai trò giới.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: đại diện hộ gia đình dân tộc Mông (huyện Đồng
Văn - tỉnh Hà Giang) và hộ gia đình dân tộc Ê Đê (huyện Krông Buk - tỉnh Đắk
Lắk), trẻ em dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê (từ 7-15 tuổi).
Giới hạn về thời gian quan sát đối tượng nghiên cứu
- Quá trình khảo sát, thu thập thông tin định tính và định lƣợng phục vụ cho
luận án đƣợc thực hiện từ tháng 5/2016 - 7/2017.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Luận án vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử về chức năng xã hội hóa của gia đình hiện nay. Quan điểm
duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình khác nhau vừa tồn
tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Do đó các sự vật,
hiện tƣợng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua
lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Các sự vật, hiện tƣợng trong
thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại
lẫn nhau. Chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất của một con ngƣời cụ thể thông qua
6
các mối liên hệ, sự tác động của con ngƣời đó đối với ngƣời khác, đối với xã hội,
thông qua hoạt động của chính con ngƣời ấy. Sự vận động, biến đổi trong các hoạt
động của con ngƣời diễn ra trong các điều kiện lịch sử cụ thể, nó chịu tác động bởi
những quan hệ xã hội, tƣơng tác xã hội tồn tại trong các thời kỳ phát triển khác
nhau của xã hội. Vận dụng vào luận án, xem xét quá trình xã hội hóa vai trò giới ở
trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông nhƣ là một bộ phận của cấu
trúc xã hội, đặt nó trong bối cảnh xã hội cụ thể, trong sự tƣơng quan với các yếu tố
chủ quan và khách quan.
- Luận án sử dụng lý thuyết xã hội học gồm lý thuyết: Lý thuyết xã hội hóa và
xã hội hóa giới; Lý thuyết cấu trúc - chức năng; Thuyết tƣơng tác biểu trƣng; Thuyết
nữ quyền. Cụ thể:
+ Áp dụng lý thuyết về xã hội hoá cũng nhƣ cách tiếp cận xã hội hoá về giới
giúp mô tả sự hình thành vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông:
quá trình trẻ em học hỏi các vai trò giới qua các khuôn mẫu hành vi của ngƣời lớn;
phân tích gia đình nhƣ là nhân tố then chốt trong quá trình hình thành vai trò giới;
các nội dung giáo dục bản sắc giới của gia đình; sự ảnh hƣởng của các thành viên
trong gia đình lên sự hình thành vai trò giới ở trẻ em.
+ Áp dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng nhằm xem xét các nguyên tắc khi áp
dụng với các vai trò giới trong truyền thống và hiện đại. Giải thích nguồn gốc của
sự khác biệt về vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông, và thể
hiện sự hữu dụng của chức năng về những nhiệm vụ đƣợc quy cho và phân công
dựa trên cơ sở giới.
+ Áp dụng lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng trong nghiên cứu về xã hội hóa vai
trò giới nhằm nhận diện sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình đối với trẻ
em, từ đó hình thành hệ thống biểu tƣợng vai trò giới ở trẻ em. Đồng thời giải thích
vai trò của các yếu tố gia đình, phong tục tập quán truyền thống, sự biến đổi kinh tế
- xã hội trong việc xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Trẻ em với tƣ cách là sản phẩm
kế tục nòi giống của gia đình, dòng họ; là thành viên của cộng đồng xã hội buộc
phải có những hành vi ứng xử nhƣ thế nào đƣợc cho là phù hợp với chuẩn mực giới
mà gia đình và xã hội kỳ vọng?
7
+ Áp dụng lý thuyết và trƣờng phái nữ quyền trong nghiên cứu về xã hội hóa
giới ở trẻ em nhằm nhận diện quan niệm về vai trò giới dƣới cách tiếp cận nữ
quyền, những cơ sở xã hội và cơ sở sinh học cho việc hình thành những hoạt động
gắn liền với vai trò của phụ nữ và nam giới; thao tác hóa các khái niệm liên quan
đến giới và giới tính đƣợc đƣa ra bởi các nhà nữ quyền phƣơng Tây. Thuyết nữ
quyền cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về các vai trò giới (vai trò
sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng) trong gia đình và xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phƣơng pháp phân tích tài liệu sẵn có
Đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng sớm nhất trong các
phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội. Luận án sử dụng phƣơng pháp tổng
quan tài liệu sẵn có để phân tích các công trình nghiên cứu trƣớc đó nhằm đúc rút
các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn nghiên cứu, từ đó định hình hƣớng nghiên
cứu của luận án. Có thể thấy rằng tài liệu về giới rất phong phú, từ truyền thống (ca
dao, tục ngữ, văn hóa dân gian) đến hiện đại (chính sách, luật pháp, công trình
nghiên cứu, …). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu thập hệ thống cứ liệu
phong phú liên quan đến vấn đề giới, giới và DTTS, đặc biệt các nghiên cứu liên
quan đến xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.
Luận án thu thập những thông tin từ các tài liệu có sẵn để làm rõ các nội dung:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài luận án.
- Vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu.
- Đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
Các nguồn số liệu đƣợc thu thập từ:
- Số liệu thống kê của các cơ quan thống kê cấp Trung ƣơng và địa phƣơng
(Báo cáo thống kê, niên giám thống kê,…)
- Báo cáo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các địa phƣơng tiến hành
khảo sát.
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đối tƣợng
nghiên cứu của luận án.
8
Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học
về giới, đặc biệt trong nghiên cứu về quá trình xã hội hóa cá nhân (quá trình học
hỏi, tiếp nhận). Thông qua phƣơng pháp này có thể theo dõi quá trình hình thành vai
trò giới ở trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê thể
hiện ở các nội dung: giao tiếp ứng xử, tham gia công việc gia đình,…Cụ thể:
+ Tác giả tiến hành quan sát tham dự với 105 trẻ em trong độ tuổi dƣới 9 tuổi,
quan sát công việc hàng ngày của trẻ em tại các gia đình, từ đó phân loại các công
việc theo các nhóm vai trò giới (vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất); quan sát thái
độ của trẻ em khi tiếp nhận sự dạy bảo việc thực hiện các công việc nhà từ ngƣời
lớn trong gia đình (ông/bà/bố/mẹ).
+ Quan sát không tham dự đối với ngƣời lớn trong gia đình khi họ thực hiện
các hoạt động dạy dỗ trẻ em làm các công việc trong gia đình.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Luận án tiến hành phỏng vấn sâu với 10 hộ gia đình theo các tiêu chí: thời
gian kết hôn, nghề nghiệp, số con để có sự so sánh sự khác biệt (nếu có) giữa các
nhóm hộ về quan niệm vai trò giới cũng nhƣ cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ
em. Dữ liệu thu đƣợc từ phỏng vấn sâu ghi lại đồng thời bằng ghi âm và ghi chép
chi tiết; đƣợc sử dụng bên cạnh những số liệu định lƣợng để đảm bảo thông tin thu
đƣợc là khách quan, bảo đảm phản ánh đƣợc bản chất của hiện tƣợng. Cách thức
chọn mẫu phỏng vấn sâu đƣợc lựa chọn có chủ đích. Cơ cấu mẫu nhƣ sau:
+ 05 hộ gia đình dân tộc Mông:
 Phỏng vấn sâu 1: Chồng 35 tuổi – Nông nghiệp, vợ 30 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 2: Chồng 55 tuổi – Nông nghiệp, vợ 53 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 30 năm, 04 con (1 trai, 3 gái)
 Phỏng vấn sâu 3: Chồng 28 tuổi – Làm thuê, nông nghiệp, vợ 30 tuổi
– Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
9
 Phỏng vấn sâu 4: Chồng 33 tuổi – Nông nghiệp, vợ 32 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)
 Phỏng vấn sâu 5: Chồng 41 tuổi – Nông nghiệp, làm thuê, vợ 35 tuổi
– Nông nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 03 con (2 trai, 1 gái)
+ 05 hộ gia đình dân tộc Ê Đê
 Phỏng vấn sâu 1: Chồng 37 tuổi – Nông nghiệp, vợ 34 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 13 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 2: Chồng 50 tuổi – Làm thuê vợ 48 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 22 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)
 Phỏng vấn sâu 3: Chồng 27 tuổi – Nông nghiệp, vợ 26 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 4: Chồng 36 tuổi – Làm thuê, vợ 34 tuổi – Làm thuê,
kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (2 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 5: Chồng 45 tuổi – Nông nghiệp, vợ 39 tuổi – Nông
nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
+ 04 cán bộ chính quyền địa phƣơng (cán bộ xã, trƣởng thôn/buôn) tại các
xã: Lũng Táo, Thài Phìn Tủng (Hà Giang), Cƣ Né, Ea Sin (Đắk Lắk)
Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Luận án tiến hành thu thập thông tin với 653 hộ gia đình ở 2 tỉnh Hà Giang và
Đắk Lắk. Sử dụng các câu hỏi liên quan đến quá trình xã hội hóa vai trò giới qua các
mặt nhƣ: phân công lao động trong gia đình, quan hệ xã hội, những mong đợi về tính
cách dành cho trẻ em trai và trẻ em gái.
Nhóm đƣợc phỏng vấn gồm: chủ hộ gia đình, trẻ em trai, trẻ em gái dân tộc
Mông và dân tộc Ê Đê.
Từ những kết quả có đƣợc quan sát thực tế tại địa phƣơng qua lần điều tra thử,
tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi phỏng vấn thành 03 phần với nội dung cơ bản
nhƣ sau:
Phần A: Thông tin ngƣời trả lời (Các đặc điểm nhân khẩu học)
10
Phần B: Phần phỏng vấn đại diện hộ gia đình (Các nội dung xoay quanh nhận
định về vai trò giới, khuôn mẫu giới, về sự phân công lao động trong gia đình, …)
Phần C: Phần phỏng vấn trẻ em (Quan niệm của trẻ về công việc của con trai,
con gái, sự quan sát của trẻ đối với các hoạt động trong gia đình, tƣơng tác của trẻ
em với các công việc đƣợc cha mẹ phân công,…)
Mẫu nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê, để đảm
bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, địa phƣơng đƣợc lựa chọn phải đại diện cho
vùng nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và là nơi tập
trung nhiều dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê. Dựa trên số liệu thống kê dân số và sự
phân bố các dân tộc theo vùng trên cả nƣớc, tác giả luận án chọn ra tỉnh Hà Giang
và tỉnh Đắk Lắk, đây là 2 tỉnh có tỷ lệ dân số dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê cƣ trú
cao nhất cả nƣớc.
Trong khuôn khổ luận án và khả năng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đƣợc lựa
chọn tại:
- Tại tỉnh Hà Giang: Dân tộc Mông có 231.464 ngƣời, chiếm 31,9% dân số
toàn tỉnh và 21,7% tổng số ngƣời Mông tại Việt Nam. Tại huyện Đồng Văn, dân tộc
Mông chiếm 88% dân số toàn huyện, 2 xã tập trung đông đồng bào dân tộc Mông
sinh sống là:
+ Xã Lũng Táo: Xã nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 20 km, có
địa hình khó khăn, phức tạp, đá nhiều hơn đất; do vậy, bà con DTTS nơi đây hầu
hết đều canh tác một số cây trồng truyền thống và chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số hộ dân
trên toàn xã là 721 hộ = 3.679 nhân khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 699 hộ =
3.602 nhân khẩu [126].
Công thức tính cỡ mẫu (*) với cách thức chọn mẫu không lặp lại (Do trong
một đợt nghiên cứu xã hội học, thì một cá nhân, một hộ gia đình nói chung thƣờng
chỉ đƣợc chọn ra một lần để khảo sát, không lặp lại, do đó tốt nhất chúng ta dùng
công thức chọn mẫu cho các mẫu không lặp [93; tr.202])
11
Trong đó: N - Tổng thể, N = 699 hộ
n - Dung lƣợng mẫu cần chọn
t - Hệ số tin cậy của thông tin (tra bảng), chọn hệ số
tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96
ɛ - Phạm vi sai số chọn mẫu, ɛ = t x d (d: là sai số
chọn mẫu) [93; tr.212]
Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675
Thay vào công thức (*) ta có:
Số hộ cần chọn là: 162 hộ
+ Xã Thài Phìn Tủng: có tổng diện tích tự nhiên là 2.132,22 ha. Tổng số hộ toàn
xã 984 hộ = 5.087 khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 979 hộ = 5.071 [125]
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:
Trong đó: N - 1.796 hộ
t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96
ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675
Thay vào công thức (*) ta có:
Số hộ cần chọn là: 173 hộ
- Tại tỉnh Đắk Lắk: huyện Krông Buk (21.431 ngƣời Ê Đê sinh sống) - trung
tâm văn hóa của ngƣời Ê Đê thời xƣa, nơi đây còn bảo lƣu nhiều phong tục tập quán
truyền thống của ngƣời Ê Đê.
+ Xã Cư Né, huyện Krông Buk: Xã Cƣ Né nằm trong vùng địa hình đồi núi
trung bình thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, điểm nổi bật vùng địa hình này đƣợc
12
phân bậc rõ ràng giữa phía Đông quốc lộ 14 là địa hình đồi thoải, phía Tây quốc lộ
14 địa hình có độ dốc chia cắt mạnh. Do nằm trên quốc lộ 14 nên xã có điều kiện
thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội. Theo báo cáo thống kê dân
tộc và tôn giáo trên địa bàn xã năm 2017, xã Cƣ Né có tổng diện tích tự nhiên là:
7.188 ha, gồm 14 buôn và 07 thôn, tổng dân số toàn xã là: 3.302 hộ, với 14.807
khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Ê Đê chiếm 57,2% dân số toàn xã (với 1.796 hộ =
8.483 nhân khẩu) [121].
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:
Trong đó: N - 1.796 hộ
t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96
ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675
Thay vào công thức (*) ta có:
Số mẫu cần chọn là: 188 hộ
+ Xã Ea Sin, huyện Krông Buk: Xã Ea Sin nằm phía Tây Bắc huyện Krông
Búk, cách trung tâm huyện 35 km; xã có dạng địa hình bị chia cắt mạnh, thấp dần từ
Đông sang Tây. Theo báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2017,
xã có tổng diện tích tự nhiên là 6.218 ha, tổng số hộ thƣờng trú: 760 hộ = 2.911
khẩu, trong đó, tỷ lệ ngƣời dân tộc Ê Đê chiếm 48,26% (335 hộ = 1.405 nhân khẩu),
dân tộc Kinh chiếm 42,35%, các dân tộc khác chiếm 3,6% [123].
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:
Trong đó: N - 335 hộ
t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96
ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675
13
Thay vào công thức (*) ta có:
Số mẫu cần chọn là: 130 hộ
Tổng mẫu cần điều tra ở cả 2 dân tộc là: (162 + 173) + (188 + 130) = 653 hộ
Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống trên cơ sở danh sách lấy mẫu gồm các hộ gia đình có từ 2-3 thế hệ cùng
chung sống (danh sách đƣợc lọc từ danh sách nhân khẩu do địa phƣơng quản lý).
Mẫu nghiên cứu đƣợc phân chia trên cơ cấu giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề
nghiệp. Ở 4 xã tiến hành khảo sát, tác giả lựa chọn cách thức chia đều một cách
tƣơng đối theo giới tính của chủ hộ để đảm bảo tính khách quan trong các quan
điểm. Mẫu trẻ em cũng đƣợc lựa chọn ngay tại các hộ gia đình đƣợc khảo sát để
đảm bảo có sự tƣơng quan trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong quá trình
khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế tác giả chỉ tiến hành thu thập thông tin bằng bảng
hỏi độc lập với 200 trẻ em thuộc 2 dân tộc Mông và Ê Đê. Đây là số lƣợng trẻ có
thể tham gia trả lời, thuộc nhóm tuổi chủ yếu từ 9-14 tuổi; những trẻ em dƣới 9 tuổi
tác giả tiến hành quan sát tại gia đình và thông qua phỏng vấn cha mẹ.
Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)
Đặc điểm khách thể Tỷ lệ %
Giới tính Nam 48,5
Nữ 51,5
Tuổi  25 tuổi 15,5
Từ 26 - 35 tuổi 46,0
Từ 36 - 45 tuổi 28,0
Từ 46 - 55 tuổi 6,5
> 55 tuổi 4,0
Trình độ học vấn Chƣa từng đi học 12,5
Tiểu học - THCS 68,0
Trung học phổ thông trở lên 19,5
Nghề nghiệp chính Sản xuất nông - lâm nghiệp 73,0
Làm thuê 23,5
Khác (Công nhân, sản xuất thủ
công,…)
3,5
Điều kiện kinh tế
gia đình
Khá giả 3,5
Trung bình 52,5
Nghèo 43,0
14
Rất nghèo 1,0
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu định lƣợng đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Luận án
sử dụng các phép phân tích thống kê dƣới đây:
 Phân tích thống kê mô tả: Chủ yếu sử dụng các thông số:
- Điểm trung bình cộng: là giá trị bình quân.
- Tần suất, phần trăm đƣợc dùng để thống kê các phƣơng án trả lời theo từng
nhóm khách thể.
 Phân tích thống kê suy luận: Các chỉ số đƣợc dùng trong phân tích thống kê
mô tả gồm:
- Phân tích so sánh: Chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình
(Compare mean). Các giá trị trung bình đƣợc xem là khác nhau có ý nghĩa về mặt
thống kê khi p< 0,05.
Phép kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể dựa
trên hai mẫu độc lập rút ra từ tổng thể đƣợc áp dụng để so sánh hai giá trị trung bình
của hai nhóm tổng thể riêng biệt (Independent Samples t-test). Trƣớc đó, kiểm định
Levene test đƣợc tiến hành để kiểm định sự bằng nhau của phƣơng sai của 2 tổng
thể. Nếu giá trị p trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 thì phƣơng sai của 2
tổng thể khác nhau. Nếu p của kiểm định t<0,05 thì có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình giữa hai tổng thể.
So sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên đƣợc thực hiện bởi phép phân tích
phƣơng sai một yếu tố (One way Anova).
- Phân tích tương quan: Trong nghiên cứu này, phép phân tích so sánh tƣơng
quan Pearson (r) để tìm hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên kết giữa 2 biến định
lƣợng cũng đƣợc áp dụng vào phân tích. Hệ số tƣơng quan (r) có giá trị từ (-1)
đến (+1). Giá trị này cho biết độ mạnh và hƣớng của mối liên hệ: nếu giá trị (+)
tức (r > 0) có nghĩa là giữa 2 biến này có mối liên quan thuận, nghĩa là khi giá trị
của một biến tăng lên thì giá trị của biến kia cũng tăng, và ngƣợc lại, khi giá trị
của một biến giảm, thì giá trị của biến kia cũng giảm; trái lại, nếu giá trị (-), tức (r < 0) là
15
thể hiện mối liên quan nghịch, nghĩa là, khi giá trị của một biến tăng lên, thì giá trị
của biến kia giảm đi và ngƣợc lại, khi giá trị của một biến giảm đi, thì giá trị của
biến kia tăng lên; giá trị tuyệt đối của r càng tiến đến 1, thì mức độ tƣơng quan
càng lớn; nếu r = 0 thì 2 biến này không có mối liên quan với nhau.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Bằng phƣơng pháp phân tích xã hội học, luận án có những đóng góp mới sau:
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào hệ thống lý
luận về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giới nói riêng. Cụ thể, luận án kiểm
chứng các khái niệm và chứng minh các lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới, lý
thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng trong nghiên cứu về vấn
đề xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Luận án cũng bổ sung các quan điểm của các hộ
gia đình DTTS về nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn mô tả bức tranh xã hội hóa
vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay trên các khía
cạnh nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa. Góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa
những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em DTTS hiện
nay. Kết quả nghiên cứu giúp kiểm chứng mô hình xã hội hóa vai trò giới truyền
thống và hiện nay của các DTTS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án “Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
hiện nay” đi sâu vào phân tích quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia
đình dân tộc Ê Đê và Mông thông qua nhận thức, nội dung và phƣơng pháp xã hội
hóa. Góp phần bổ sung những thông tin mang tính khoa học về xã hội hóa vai trò
giới, đóng góp vào hệ thống các công trình nghiên cứu về giới nói chung. Vận dụng
các lý thuyết xã hội học gồm: lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới, lý thuyết cấu
16
trúc - chức năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng để phân tích, giải thích các quan điểm
khác nhau của các hộ gia đình về nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa giới ở trẻ em.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đƣa ra những kiến giải về nhận thức,
nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc
Ê Đê và Mông hiện nay. Qua đó có thể thấy đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến quá
trình xã hội hóa vai trò giới hiện nay, và sự thay đổi trong mô hình xã hội hóa vai
trò giới truyền thống trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU - Tổng lƣợc các công
trình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích những
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn các công trình đó mang lại, phát hiện những
khía cạnh chƣa đƣợc đề cập đến, từ đó định hƣớng nghiên cứu cho luận án.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI - Chƣơng này trình bày hệ thống
các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài luận án, các lý thuyết xã hội học đƣợc
vận dụng giải thích các nội dung nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI
Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY - Nội
dung chƣơng đề cập đến quan niệm vai trò giới, các khía cạnh và cách thức xã hội
hóa vai trò giới trong cộng đồng dân tộc Ê Đê và Mông.
Chƣơng 4: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ HỘI
HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ
MÔNG - Nội dung chƣơng phân tích những yếu tố thuộc đặc điểm hộ gia đình và
đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới trẻ em trong
gia đình dân tộc Ê Đê và Mông.
KẾT LUẬN
17
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có, trong chƣơng này tác giả điểm lại các
hƣớng nghiên cứu liên quan đến nội dung xã hội hóa (quan niệm về vai trò giới, kỳ
vọng về vai trò giới), các phƣơng pháp đƣợc dùng trong nghiên cứu về xã hội hóa nói
chung và xã hội hóa vai trò giới, và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai
trò giới; nhằm nhận ra những khoảng trống của các nghiên cứu trƣớc để lại, đồng thời
xây dựng cơ sở lý luận và định hƣớng cho các nội dung nghiên cứu của luận án.
1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới
1.1.1. Quan niệm về vai trò giới
Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước”, Engels
đã viết: “Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên; nó chỉ tồn tại
giữa nam và nữ. Đàn ông đi đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng
làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho việc đó. Đàn bà chăm sóc việc
nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc: họ làm bếp, dệt và may vá” [104; tr.167]. Từ sự
phân công lao động “hoàn toàn có tính chất tự nhiên” nhƣ thế dẫn đến một sự phân
chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên: “Mỗi bên làm chủ trong lĩnh
vực hoạt động riêng của mình: đàn ông làm chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà”
[104; tr.167]. Và điều này đƣa đến một sự sở hữu có đặc trƣng theo giới: “Mỗi bên
đều là người sở hữu những công cụ do mình chế tạo và sử dụng: đàn ông làm chủ
vũ khí, dụng cụ săn bắn và đánh cá; đàn bà làm chủ những dụng cụ gia đình” (dẫn
theo Hoàng Bá Thịnh) [104; tr.167]. Các vai trò giới chính là biểu hiện rõ nét nhất
của sự phân công lao động theo giới, vì giới là một sản phẩm của xã hội, vừa có tính
lịch sử, vừa có tính phi lịch sử; vấn đề giới vận động một cách khách quan cùng sự
vận động của xã hội, nó biến đổi theo thời gian và tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa
khác nhau. Theo quan điểm của các nhà chức năng thì khi các cặp vợ chồng thừa
nhận và thực hiện các vai trò của mình, chuyên môn hóa các vai trò đó thì gia đình
có xu hƣớng ổn định, hòa hợp; đó là ngƣời chồng thực hiện vai trò công cụ - giúp
duy trì cơ sở xã hội và sự toàn vẹn về vật chất của gia đình, bằng cách cung cấp
lƣơng thực, nơi ở và là cầu nối giữa gia đình với thế giới bên ngoài; còn ngƣời vợ
18
thực hiện vai trò tình cảm/biểu cảm - đem lại mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ tình cảm
và sự nuôi dƣỡng có chất lƣợng để duy trì đời sống gia đình, đảm bảo gia đình vận
hành một cách trôi chảy [104; tr.159].
Những phân tích từ nghiên cứu Biến đổi mô hình phân công lao động nội trợ
trong gia đình nông thôn [6; tr.32-45] đã chỉ ra rằng mô hình phân công lao động
nội trợ không chỉ đơn thuần là sự phân chia công việc thƣờng ngày trong mỗi gia
đình mà đằng sau nó là những quan niệm về khuôn mẫu vai trò giới đã tồn tại từ rất
lâu và khó có thể thay đổi. Xét từ quan điểm bình đẳng giới, ngƣời phụ nữ dù trẻ
hay già vẫn luôn là ngƣời gánh vác phần lớn công việc nội trợ trong gia đình, vai trò
của ngƣời nam giới chỉ mang tính hỗ trợ. Và sự phân công này đƣợc ƣu tiên tiếp nối
nhƣ một thói quen truyền thống, gắn với gia đình truyền thống. Đồng thời sự phân
công lao động nội trợ theo giới góp phần xã hội hóa vai trò giới truyền thống và
định hình khuôn mẫu giới từ trong gia đình [6; tr.33], đó là: ngay từ khi còn nhỏ các
em gái đã đƣợc dạy bảo làm các công việc của phụ nữ nhƣ quét nhà, rửa ấm chén,
bát đĩa, lớn lên nấu cơm, trông em, khâu vá, giặt giũ. Trong khi đó các em trai đƣợc
định hƣớng sẽ làm những công việc nặng nhọc hay những việc lớn trong gia đình.
Khi trƣởng thành, xu hƣớng phân công lao động theo giới đƣợc thể hiện một cách
rõ nét: phụ nữ là ngƣời làm các công việc không đƣợc trả công, còn nam giới làm
các công việc đƣợc trả công (Lê Ngọc Hùng & Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000).
Giới là vấn đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xã hội. Vấn đề giới vận
động và biến đổi cũng với sự biến đổi của xã hội, tuy nhiên sự biến đổi đó diễn ra
rất chậm. Điều này đã đƣợc các nghiên cứu chứng minh rằng mặc dù sự thay đổi
của xã hội có tác động đến quan niệm và việc thực hiện các vai trò giới ở trong gia
đình, nhƣ vai trò đóng góp kinh tế của phụ nữ đối với gia đình đƣợc nâng lên, tuy
nhiên những quan niệm về vai trò truyền thống của phụ nữ nhƣ: vai trò tái sản
xuất (sinh con, chăm sóc gia đình: cả thể chất và tinh thần) thì dƣờng nhƣ vẫn
chƣa có sự thay đổi nhiều. Phụ nữ vẫn là trụ cột trong việc nuôi dƣỡng và chăm
sóc con cái trong gia đình, mọi sinh hoạt bên ngoài xã hội đều dành cho ngƣời
chồng [75; tr.25-35]. Đối với việc giáo dục con cái phụ nữ đƣợc xem là ngƣời thầy
đầu tiên trong gia đình của trẻ em. Phụ nữ quan tâm không chỉ đến việc học tập
19
của con cái mà còn thể hiện cả trong việc hình thành các mô hình vai trò giới
thông qua việc dạy con trai và con gái tham gia các công việc gia đình [86; tr.39-49].
Khuôn mẫu về vai trò giới trong gia đình hiện nay đƣợc làm rõ qua các chỉ báo nhƣ:
quan niệm về vai trò và trách nhiệm của vợ và chồng trong gia đình, mong muốn
của cha mẹ về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái. Kết quả phân tích
cho thấy khuôn mẫu giới trong gia đình hiện nay còn mang định kiến khá rõ, điều
này không chỉ tồn tại trong nhận định về vai trò, trách nhiệm thực tế của phụ nữ và
nam giới mà còn tồn tại trong cả những mong muốn, quan niệm của các bậc cha mẹ
về phẩm chất của con trai và con gái của họ. Kiến nghị đƣợc đƣa ra là cần thay thế
mô hình khuôn mẫu giới đơn lẻ, rập khuôn về vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và
nam giới trong gia đình bằng những mô hình đa dạng, linh hoạt hơn sẽ góp phần
tích cực vào sự phát triển cân bằng và bền vững của gia đình [50; tr 31-37]. Các tác
giả kết luận là các biến đổi xã hội lớn đã diễn ra ở Việt Nam trong những năm qua
đã không có tác động âm tính tới vai trò giới. Phụ nữ vẫn tiếp tục đóng các vai trò
lớn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái, nhƣng mức độ tham gia của nam
giới cũng đang tăng lên. Giữa các miền, sự khác biệt về vai trò giới cũng có nhƣng
khiêm tốn. Các tác giả ghi nhận sự thích ứng của các giá trị về vai trò giới nhƣ một
cách đáp ứng với những biến đổi xã hội ở Việt Nam.
Sự xác định của xã hội về một con ngƣời và sự tự nhận diện tiếp theo của một
đứa trẻ là con trai hay con gái là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển của cả bản
sắc giới và vai trò giới. Những nghiên cứu về trẻ em này cho thấy rằng một khi
đƣợc gán cho nhãn giới từ lúc sinh ra là đứa trẻ đó đƣợc chấp nhận trong những
năm đầu của nó, điều này là một sự xác định vĩnh cửu [104; tr.145]. Quá trình xã
hội hóa giới ở trẻ em đƣợc thể hiện trong các phong tục, cấm kỵ của ngƣời phụ nữ
khi mang thai; mong ƣớc của cha mẹ qua việc đặt tên cho con trai, gái; qua cách ăn
mặc của trẻ em nam, nữ; trong phân công công việc trong gia đình; trong cách giáo
dục và sự mong đợi ở gia đình; những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phân biệt về giới,
kỳ thị về giới [83]. Có sự khác biệt trong việc đặt tên con trai và con gái trong các
gia đình nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện khuôn mẫu giới một cách rõ
rệt, tuy nhiên không cho thấy mối liên hệ giữa học vấn, độ tuổi của ngƣời cha và
20
ngƣời mẹ trong việc đặt tên cho con trai và con gái. Nguyên tắc đặt tên chủ yếu dựa
trên những định kiến giới đang tồn tại phổ biến trong xã hội, theo đó tên con trai
thƣờng gắn với yếu tố “dƣơng”, mạnh mẽ,…, còn tên con gái thƣờng gắn với yếu tố
“âm”, dịu dàng,…Những định kiến này hầu nhƣ không thay đổi trong thời gian qua
trong các gia đình nông thôn mà lý giải cho điều này là do xuất phát từ quan niệm
giới truyền thống [79; tr.54].
Nghiên cứu về chức năng xã hội hóa vai trò giới, không chỉ có gia đình là chủ
thể duy nhất mà còn có môi trƣờng trƣờng học, theo đó bài viết Nhận thức về bình
đẳng giới của học sinh THPT ở miền núi phía Bắc [118] của tác giả Đặng Ánh
Tuyết phân tích thực trạng nhận thức về bình đẳng giới ở lứa tuổi học sinh THPT,
tác giả cũng cho rằng nếu ở lứa tuổi này các em không đƣợc giáo dục hoặc nhận
thức sai về bình đẳng giới hoặc có những tƣ tƣởng định kiến giới thì sẽ ảnh hƣởng
không nhỏ đến các mô hình hành vi về vai trò giới trong cuộc sống sau này.
Qua nghiên cứu về quan hệ giới trong gia đình, một số tác giả cũng chỉ ra rằng
phong tục tập quán cùng những định kiến về trọng nam khinh nữ vốn ăn sâu bám rễ
trong cách suy nghĩ của đồng bào DTTS đã trở thành nếp sống, truyền thống giáo
dục trẻ em trai và trẻ em gái, khiến chúng lớn lên với sự đối xử khác biệt và có
những hành vi khác biệt giới. Quan niệm truyền thống cho rằng nam giới đảm
nhiệm những công việc nặng nhọc và đó thƣờng là những công việc quan trọng, có
giá trị hơn những công việc nhẹ nhàng do phụ nữ đảm nhiệm. Đây đƣợc coi là một
chuẩn mực mà tất cả mọi ngƣời trong cộng đồng tuân theo. Cả cộng đồng mong đợi
mỗi giới phải thực hiện tốt công việc phù hợp với “đặc tính” nam hoặc nữ của họ,
nếu không sẽ bị chê trách là “nam giới mà như đàn bà” hoặc “phụ nữ gì mà giống
đàn ông” [37; tr.93].
Các nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới ([9], [37], [70], [91],
[103]) dựa trên quan niệm về vai trò giới truyền thống cho thấy có sự biến đổi trong
mối quan hệ giới trong gia đình các DTTS, đặc biệt là trong phân công lao động gia
đình. Về cơ bản trong gia đình các DTTS vẫn còn mang nhiều định kiến giới, khuôn
mẫu giới vẫn ngự trị trong suy nghĩ và hoạt động của ngƣời dân khi thực hiện cả 3
21
vai trò: sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng; phân công lao động vẫn dựa trên quan
niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới; theo đó “việc đàn ông” - là
quan niệm dành cho nam giới, gồm những công việc nặng, cần tính toán và kỹ
thuật, “việc đàn bà” - là quan niệm dành cho phụ nữ, gồm những công việc nhẹ,
việc không tên (Hoàng Xuân Thành và cs 2009: tr.70; Ngô Đức Thịnh 2007:
tr.20) [9;tr.14]. Vai trò vốn có của phụ nữ tại phần lớn các xã hội vùng cao ở Việt
Nam bị giới hạn và gần nhƣ bị gói gọn trong phạm vi gia đình. Đối với nhóm gia
đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, mặc dù ngƣời phụ nữ có tiếng nói quyết định hơn trong
gia đình, nhƣng sự phân công lao động theo giới ở những cộng đồng này cũng
không khác biệt nhiều so với các dân tộc phụ hệ.
Nhóm các công trình nghiên cứu về ngƣời Ê Đê gồm có Người Ê Đê: một xã
hội mẫu quyền [1] của tác giả Anne De Hautecloque Howe đã đƣa đến bức tranh
toàn cảnh về tộc ngƣời Ê Đê ở Đắk Lắk; Luận án Người phụ nữ Ê Đê trong đời
sống xã hội tộc người [24] của tác giả Thu Nhung MLô Duôn Du; Luận án Đời
sống của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - những phân tích và so
sánh xã hội học [117] của tác giả Nguyễn Minh Tuấn đã xác định cơ sở lý luận (hệ
lý thuyết và khái niệm) làm nền tảng cho nghiên cứu về biến đổi đời sống xã hội
của nhóm DTTS. Mô tả thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn
tỉnh Đăk Lăk trên hai phƣơng diện kinh tế (cơ sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, tiện nghi
sinh hoạt hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình) và phi kinh tế (giáo dục, y tế, nghỉ
ngơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bình đẳng giới trong gia đình). So sánh hiện
trạng đời sống của ngƣời Ê Đê hiện nay với thời điểm 5 năm trƣớc. So sánh hiện
trạng đời sống của ngƣời Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột và của ngƣời Ê Đê tại
huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Phân tích một số yếu tố tác động tới sự biến đổi
đời sống của ngƣời dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk, bao gồm: chính sách xã hội, quá trình
đô thị hóa, toàn cầu hóa, giao lƣu và tiếp biến văn hóa, và một số đặc trƣng nhân
khẩu xã hội của ngƣời Ê Đê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp). Dựa
trên số liệu khảo sát thực địa này, tác giả cũng đã công bố bài viết Bình đẳng giới
trong gia đình người dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk [116], các kết quả đƣợc đƣa ra đều
khẳng định vai trò quan trọng của ngƣời phụ nữ trong gia đình, mọi công việc trong
22
gia đình đều đặt nặng trên vai ngƣời phụ nữ, trong đó vẫn có sự phân biệt về giới
khi phân công các công việc trong gia đình, mặc dù chế độ mẫu hệ nhƣng không hề
phủ nhận nam quyền, hạ thấp đàn ông. Công trình Văn hóa Ê Đê - Truyền thống và
biến đổi [49] xem xét Luật tục Ê Đê với tƣ cách là một thiết chế với những khuôn
mẫu đặc trƣng mẫu hệ trong quá trình xã hội hóa, nội dung luật đề cao vai trò của
gia đình trong quá trình giáo dục cách ứng xử của con trai và con gái. Và khái niệm
“con gái” nói riêng và nhóm nữ nói chung đã trở thành một thứ giá trị bộc lộ sắc
thái văn hóa mẫu hệ ở dân tộc Ê Đê. Nhƣ vậy, vai trò của mỗi giới đã đƣợc ấn định
từ luật tục, và đó đƣợc coi là khuôn mẫu ứng xử, có các chế định rõ ràng và đƣợc cả
cộng đồng tuân thủ.
Với các báo cáo đƣợc rút ra từ những nghiên cứu xã hội học về trẻ em ở nhiều
khía cạnh, trong cuốn Trẻ em, gia đình và xã hội [81] đã cho thấy bức tranh tƣơng đối
sinh động, phong phú, chân thực về vấn đề trẻ em Việt Nam hiện nay, kèm theo các
giải pháp nhằm giúp đỡ, chăm sóc, giáo dục và phát triển các em. Liên quan đến
nhóm DTTS, có bài viết Lao động trẻ em DTTS - Trách nhiệm của gia đình và xã hội
(tác giả Nguyễn Hồng Quang) đã đƣa ra vấn đề trẻ em DTTS lao động sớm và sự
phân công các công việc theo giới tính của trẻ.
Mặc dù không nói cụ thể về quan niệm vai trò giới đối với trẻ em trong gia
đình, nhƣng thông qua việc phân công lao động trong gia đình cho con trai và con
gái đã cho thấy quan niệm ngầm ẩn của các bậc cha mẹ về vai trò đối với mỗi giới
tính. Trong các gia đình nghèo, một số công việc thƣờng đƣợc quan niệm là có “đặc
tính giới” nhƣ quét nhà, rửa bát, nấu cơm là của các em gái thì cũng không cho thấy
sự khác biệt lớn trong sự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái. Nhƣ vậy có thể thấy
rằng, do tính thúc bách của công việc và thiếu lao động nên cha mẹ không phân biệt
công việc dành cho con trai và con gái, tuy nhiên công việc trông em thƣờng đƣợc
giao cho trẻ em gái vì chúng cẩn thận và không quá mải chơi nhƣ trẻ em trai [58].
1.1.2. Phương pháp xã hội hóa vai trò giới
Hiệu quả của giáo dục không đơn thuần nằm ở nội dung, thái độ của ngƣời giáo
dục - ngƣời tiếp thu mà còn phụ thuộc vào phƣơng pháp giáo dục. Việc giáo dục
thông qua phƣơng pháp truyền miệng, giải thích và nhắc đi nhắc lại nhiều lần đƣợc
23
các gia đình coi trọng; thêm vào đó là phƣơng pháp nêu gƣơng, mỗi bậc cha mẹ là
tấm gƣơng về lối sống và lao động để con cái noi theo [58]. Kết quả điều tra vào năm
2002 của nhóm tác giả do Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực hiện đã cho thấy tỷ lệ một
số hình thức giáo dục con cháu đƣợc các gia đình vận dụng nhƣ sau: 73,2% gia đình
chọn phƣơng pháp truyền miệng, nói đi nói lại nhiều lần; 55,6% gia đình chọn cách
thức vừa nói vừa làm gƣơng; 36,2% giáo dục thông qua kể và phân tích các câu
chuyện lịch sử, văn hóa dân gian; 26,4% chọn cách uốn nắn, đánh đòn khi trẻ có hành
vi sai [58; tr.284]. Lối sống của ông/bà/cha/mẹ có ảnh hƣởng rất nhiều tới con cháu –
Đây là kết luận đƣợc rút ra khi phân tích tƣơng quan về sự ảnh hƣởng của gia đình tới
sự tiếp nhận giá trị gia đình của trẻ em trong gia đình. Nghiên cứu này cũng khẳng
định vai trò của ngƣời cao tuổi trong việc giáo dục con cháu, có 66,3% số ngƣời trên
60 tuổi và 71,7% số ngƣời trên 70 tuổi thƣờng xuyên chăm sóc con cháu, chỉ có 4,5%
là không có thời gian [58; tr.285-287]. Việc trẻ em lao động vừa sức và phù hợp với
lứa tuổi có thể đƣợc xem nhƣ hoạt động lành mạnh nhằm giáo dục trẻ em cho tƣơng
lai. Những công việc thƣờng đƣợc các em làm nhƣ trông em, làm việc nhà, phụ việc
đồng áng cho cha mẹ đƣợc xem là phƣơng pháp giáo dục và rèn luyện trẻ em tốt nhất
và phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa phụ giúp cho cha mẹ, trong một vài
trƣờng hợp, hoạt động lao động trong gia đình của trẻ em có ý nghĩa đóng góp vào
thu nhập của gia đình [58].
Một trong những quan niệm khá phổ biến về quá trình xã hội hóa cá nhân là
xem nó nhƣ một quá trình học hỏi để thực hiện các vai trò mà cá nhân cần thực hiện.
Thực chất xã hội hóa là cơ chế quan hệ giữa con ngƣời và xã hội [23; tr.269]. Trong
gia đình, để đảm bảo việc tuân thủ các nội dung giáo dục, gia đình Việt Nam truyền
thống đặc biệt sử dụng quyền uy của chủ thể giáo dục. Phƣơng pháp giáo dục ở đây
là buộc phải tuân theo, phải chấp hành chứ không đƣợc phép tranh luận, phân tích
đúng sai [127; tr.65]. Bên cạnh đó phƣơng pháp nêu gƣơng cũng đƣợc xem là
phƣơng pháp thƣờng đƣợc các gia đình sử dụng, những tấm gƣơng đƣợc hình thức
hóa thông qua các câu chuyện kể, các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, đƣợc truyền
miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục thông qua lao động và bằng lao động
24
là phƣơng pháp phổ biến, đƣợc đại đa số các gia đình sử dụng, với quan niệm dạy con
nên ngƣời là phải dạy con biết tự lao động. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em trong các gia
đình nông dân đã đƣợc hƣớng dẫn lao động và tham gia lao động phù hợp với lứa
tuổi [127; tr. 68]. Ví dụ ở dân tộc Mông Lềnh: Ngƣời dân tộc Mông Lềnh không phân
chia các giai đoạn trƣởng thành riêng của trẻ em mà họ phân chia và đánh dấu chung
các giai đoạn trƣởng thành của cả đời ngƣời. Theo đó, cuộc đời mỗi ngƣời đƣợc chia
thành 3 giai đoạn: giai đoạn trẻ con (từ khi mới đẻ ra cho đến 15 tuổi - đƣợc gọi là mí
nhua); giai đoạn thanh niên (từ 15 - 40 tuổi - đƣợc gọi là sênh nhềnh); giai đoạn
ngƣời già (từ 40 tuổi trở lên - đƣợc gọi là tua nênh lầu). Ở độ tuổi từ mới sinh đến khi
9 tuổi về cơ bản trẻ em đƣợc giáo dục nhƣ nhau, nhƣng đến lứa tuổi 10 - 16 các bậc
cha mẹ dạy và quan tâm đến trẻ có sự phân biệt theo giới tính, điều này dẫn tới sự
phát triển của trẻ trai và trẻ gái là khác nhau. Ở giai đoạn trẻ con, ngƣời Mông Lềnh
coi đó là thời thơ ấu nên không bắt trẻ em tham gia nhiều vào các công việc trong gia
đình, có chăng chỉ giao các công việc nhẹ nhàng, trẻ con luôn đƣợc nuông chiều. Trẻ
con đƣợc mẹ địu trên lƣng lên nƣơng, đi chợ, thăm bà con họ hàng, đƣợc giáo dục
qua các bài hát ru truyền thống của dân tộc [2; tr.40]. Trẻ em trai và trẻ em gái trong
cộng đồng các DTTS đƣợc cha mẹ truyền dạy về những nguyên tắc này ngay từ khi
mới sinh ra thông qua từng công việc cụ thể hàng ngày [37; tr.93]. Sự phân công
những công việc trong gia đình theo giới tính càng rõ ràng khi trẻ càng lớn lên. Trẻ
em gái bắt chƣớc những công việc của mẹ, của bà, đảm nhận những công việc của
ngƣời phụ nữ trong gia đình, còn trẻ em trai thì làm những công việc của cha, của
những ngƣời đàn ông trong gia đình [83; tr.20]. Sự bắt chƣớc này, hoặc hình mẫu,
xuất hiện nhƣ là phần thƣởng quan trọng đối với đứa trẻ [104; tr.145]. Các em gái
phải “ngoan ngoãn” học làm theo chỉ dẫn của những “ngƣời mẫu” trong gia đình.
Làm nhƣ vậy, các em có thể noi theo “gƣơng” những ngƣời phụ nữ lớn tuổi hơn
trong mọi hoạt động hàng ngày. Bằng cách tham gia làm những công việc nhỏ hằng
ngày trong nhà hoặc bên ngoài các em biểu hiện “đạo đức [phụ nữ] tốt thông qua việc
thực hành tình cảm”.
25
Mô tả sự khác biệt về xã hội hóa vai trò giới giữa bé trai và bé gái, có tác giả
Simone de Beuvoir với công trình Giới nữ (xuất bản lần đầu năm 1949). Trong
cuốn sách, ngoài hệ thống lý luận triết học về phụ nữ xuất phát từ quan điểm nam
nữ bình quyền, nội dung cuốn sách xoay quanh tình trạng phụ nữ bị áp bức lâu dài
khiến họ trở thành giới ít quan trọng trong mối quan hệ với nam giới, tác giả cũng
luận giải những đặc tính của phụ nữ, những diễn giải về thần thoại của bà đối với
vai trò của phụ nữ. Và tác giả cũng dẫn ra quá trình giáo dục (xã hội hóa vai trò
giới) mà ngƣời phụ nữ nhận đƣợc từ khi còn bé để phá bỏ luận bản chất cho rằng
đàn bà sinh ra đã là “đàn bà” chứ không phải trở thành nhƣ vậy qua quá trình vận
động của xã hội.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới
Môi trƣờng xã hội hóa là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tƣơng tác
xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội [23; tr.260].
Theo đó, các mô hình lý thuyết về sự phát triển vai trò giới đều nhấn mạnh tầm
quan trọng của môi trƣờng xã hội hóa sớm nhất của đứa trẻ. Những ngƣời xung
quanh đứa trẻ là những ngƣời mà đứa trẻ tƣơng tác thƣờng xuyên, là những thầy
giáo về bản sắc giới và vai trò giới [104; tr.145]. Các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra
rằng gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về
giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trƣớc trong gia đình nhƣ
ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp. Trong gia
đình, con ngƣời học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân
biệt đối xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng.
Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự. Sự nhận thức không đúng đắn về giới và
bình đẳng giới sẽ tạo ra những tôn ti trật tự trong đó làm giảm vị thế của phụ nữ,
dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình. Trong gia đình truyền thống, ông
bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành
vi mong đợi đƣợc cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối
với nam giới và phụ nữ. Theo tác giả Lê Ngọc Văn ([128], [133], [134], [135]) chức
năng giáo dục của gia đình - còn đƣợc các nhà xã hội học gọi là chức năng xã hội
26
hóa, gồm có chức năng giáo dục bản sắc giới tính của gia đình Việt Nam - làm cho
mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc riêng của giới mình, bản sắc đó không dựa trên cơ sở
tự nhiên mà dựa trên cơ sở xã hội, một xã hội bất bình đẳng nam nữ, nhấn mạnh sự
khác biệt nam nữ, lý thuyết Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, đồng thời cũng nói tới
giáo dục con trai và con gái trong giao tiếp với ngƣời khác giới trong gia đình và
ngoài xã hội.
Theo Lê Nhƣ Hoa [46] khi bàn về vai trò văn hóa gia đình trong việc hình
thành nhân cách trẻ em, xuất phát từ quan niệm khoa học về cấu trúc và quy luật
phát triển nhân cách, tác giả cho rằng cần gợi ra những phƣơng diện chủ yếu mà bố
mẹ cần phải quan tâm, trong đó có việc giáo dục nhân cách giới cho trẻ em. Trong
bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện nay, việc nghiên cứu vai trò của gia đình trong
việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời là hết sức cần thiết, tác giả Lê Thi
([100], [101]) đã nhấn mạnh tới sự ảnh hƣởng của các thành viên trong gia đình tới
việc hình thành nhân cách trẻ em. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình là
những ngƣời khác có ý nghĩa trƣớc tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ. Những
ngƣời khác có ý nghĩa ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ em, bao gồm sự phát
triển vai trò giới của chúng, theo một vài cách: những ngƣời mà đứa trẻ tôn trọng,
yêu thích, những hình ảnh có ý nghĩa này là những mô hình về hành vi mà đứa trẻ
sẽ muốn thi đua [104; tr.145]. Thông thƣờng bố mẹ chuyển tải những kỳ vọng đối
với con trai và con gái thông qua cách đối xử với chúng. Thông điệp ở đây rất rõ,
thế giới con gái là thế giới thụ động và tình cảm, trong khi thế giới con trai là thế
giới độc lập và hành động. Cha mẹ dạy trẻ cách hiểu tầm quan trọng của giới tính
thông qua: trang phục, đồ chơi, công việc nhà [57].
Nghiên cứu Gender Role Socialization in Jewish Men [163] của các tác giả
Lasser, Jon; Gottlieb, Michael C tìm hiểu về nam giới ngƣời Do Thái và quá trình
xã hội hóa vai trò giới ở nhóm này, đặc biệt nhấn mạnh tới sự ảnh hƣởng của yếu tố
gia đình (cha mẹ) trong thời thơ ấu, sự tƣơng tác của nam giới Do Thái với những
thành viên trong gia đình và những ngƣời khác thuộc các chủng tộc khác. Khác với
các dân tộc khác, nam giới Do Thái đƣợc học hỏi sự dịu dàng, tốt bụng, và tình cảm
27
từ cha mẹ mình, trái ngƣợc với khuôn mẫu nam tính - vốn đƣợc xem là giá trị giới
truyền thống. Quá trình xã hội hoá vai trò giới ở xã hội Do Thái cũng đƣợc phân
đoạn theo các giai đoạn phát triển nhận thức: thời thơ ấu, niên thiếu, thanh niên,…
Công trình Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và
Việt Nam [144] của nhóm tác giả thuộc trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) và
Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) năm 2012. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở
Nepal và Việt Nam tìm hiểu về các thái độ khác nhau của nam giới đối với bình
đẳng giới, sự ƣa thích con trai, bạo lực với vợ hay bạn tình cũng nhƣ thái độ và kiến
thức về luật pháp và chính sách liên quan đến quyền phụ nữ. Nghiên cứu khẳng
định rằng sự ƣa thích con trai, vai trò giới và thái độ bất bình đẳng tồn tại ở cả hai
quốc gia. Nghiên cứu gợi ý cần phải có các chƣơng trình can thiệp hay chiến dịch
tập trung vào nam giới toàn diện và mang tính dài hạn ở cấp quốc gia và cấp địa
phƣơng xem xét các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể tác động tới thái độ này. Vì mối
quan hệ giữa trải nghiệm thời thơ ấu về bất bình đẳng, thái độ về bình đẳng giới và
tƣ tƣởng ƣa thích con trai và bạo lực bạn tình, các can thiệp về nam tính ngay trong
thời kỳ thơ ấu và vai trò của nam giới trong gia đình cũng sẽ đƣợc đƣa ra nhƣ
những khuyến nghị về chính sách rút ra từ các kết quả nghiên cứu này.
Trong các gia đình ở Sri Lanka, mặc dù là một xã hội gia trƣởng vẫn tồn tại
yếu tố mẫu hệ (ngƣời phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong gia đình), nhƣng vai
trò giới truyền thống vẫn đƣợc duy trì phổ biến, trẻ em gái và phụ nữ vẫn phải làm
việc cật lực trong gia đình, không có sự giúp đỡ từ các thành viên khác. Bạo lực gia
đình vẫn diễn ra, tuy nhiên trẻ em gái cũng nhƣ phụ nữ nơi này đƣợc dạy bảo hãy
coi đó là những xích mích đơn giản giữa vợ và chồng, không đáng phải làm lớn
chuyện, ảnh hƣởng đến thanh danh gia đình,…
Gia đình với tƣ cách là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất ([158]; [164];
[176]) trong một xã hội đầy rẫy những định kiến giới, hiện tƣợng bất bình đẳng giới
đƣợc cho là tất yếu, và trẻ em thƣờng xuyên phải học tập, rèn luyện để thích vai trò
giới vốn không phải lúc nào cũng công bằng cho cả hai giới. Càng lớn, trẻ em càng
đƣợc tiếp xúc với nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi của chúng về vai
28
trò giới. Những thái độ và hành vi ấy thƣờng đƣợc học đầu tiên trong gia đình và
sau đó đƣợc tăng cƣờng bởi các đồng nghiệp của đứa trẻ, bởi các nhóm thành
viên, và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, ảnh hƣởng mạnh nhất
đến phát triển vai trò giới tính dƣờng nhƣ xảy ra trong bối cảnh gia đình, do cha
mẹ truyền lại một cách công khai và ngầm ẩn cho con cái mình những niềm tin
của mình về giới tính. Các công trình này phân tích sự ảnh hƣởng của cha mẹ đến
quá trình phát triển vai trò giới, đƣa đến ý kiến cho rằng vai trò định hƣớng giới
tính ái nam ái nữ có thể có lợi cho trẻ em hơn là tuân thủ nghiêm ngặt những vai
trò giới truyền thống. Một phát hiện mới của các nghiên cứu này là chỉ ra sự khác
biệt trong quá trình xã hội hóa vai trò giới ở các nhóm gia đình khác nhau: gia
đình đầy đủ bố mẹ và gia đình khuyết thiếu (chỉ có bố hoặc mẹ), kết luận đƣa ra là
quá trình xã hội hóa vai trò giới bị ảnh hƣởng bởi cấu trúc gia đình: trong các gia
đình đơn thân (chỉ có cha hoặc mẹ) ít diễn ra sự xã hội hóa các vai trò giới truyền
thống hơn các gia đình có đủ cả bố mẹ. Bất kể loại hình gia đình nào cũng sử dụng
các hình thức khen - chê, thƣởng - phạt khác nhau tùy thuộc vào giới tính của họ
và con cái họ trong quá trình xã hội hóa giới.
Khi nghiên cứu về vai trò giới, bên cạnh các yếu tố chủ quan, yếu tố khách
quan là tác nhân không thể thiếu. Mỗi cá nhân sinh ra trong gia đình, nhƣng các
hoạt động sống đƣợc tổ chức không chỉ trong môi trƣờng gia đình mà còn cả bên
ngoài xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hƣởng đầu tiên về vai trò giới của
đứa trẻ bắt nguồn từ gia đình, thông qua sự tƣơng tác với cha mẹ chúng, sớm nhất là
từ 24 giờ sau sinh (Witt, 1997). Bên cạnh tác nhân gia đình, tác giả tập trung phân
tích sự ảnh hƣởng tƣơng đối mạnh mẽ của phƣơng tiện truyền thông đại chúng tới
sự hình thành vai trò giới của trẻ em, bởi trẻ em thƣờng có những hành vi rập khuôn
theo những gì chúng thấy trên truyền hình, các phƣơng tiện truyền thông đang
khuyến khích trẻ em thể hiện vai trò giới truyền thống. Trong các dẫn chứng đƣa ra,
tác giả tập trung phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân vật nam và nhân vật nữ trong
phim truyền hình và trong các chƣơng trình quảng cáo tới sự hình thành nhân cách
giới ở trẻ em. Trƣờng học là tác nhân thứ hai bên ngoài tác động tới sự hình thành
29
vai trò giới ở trẻ em. Tại đây trẻ em học tập các khuôn mẫu hành vi từ thầy/cô giáo
và bạn bè cùng giới hoặc khác giới với chúng. Kết quả của những nghiên cứu này
hƣớng tới tìm hiểu gia đình với tƣ cách là nguồn gốc của những khuôn mẫu giới, nó
tiếp tục đƣa ra giả thuyết về việc có hay không sự trái ngƣợc giữa những khuôn mẫu
vai trò giới của nam giới và khuôn mẫu vai trò giới của phụ nữ ([175]; [177])
Trong bối cảnh địa phƣơng thì ý nghĩa dòng họ nội là quan trọng đối với việc
xã hội hóa các em gái và các em trai, để các em trở thành những thành viên có đạo
đức phù hợp của cộng đồng địa phƣơng. Đây là kết luận đƣợc đƣa ra trong báo cáo
về xã hội hóa giới của trẻ em gái nông thôn Việt Nam của Tổ chức cứu trợ trẻ em
Thụy Điển. Theo đó, những ý tƣởng về ý nghĩa dòng họ nội rộng khắp trong xã hội
Việt Nam nhƣ một khía cạnh quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Truyền thống
tôn thờ tổ tiên tạo nền tảng cho những cách tổ chức cuộc sống của ngƣời dân địa
phƣơng và trở thành định hƣớng chính trong đời sống của họ. Việc chú trọng tới ý
nghĩa dòng họ nội để lại hậu quả là phụ nữ ở vị trí thứ yếu trong cơ cấu xã hội theo
tôn ti trật tự phụ hệ. Phụ nữ hầu hết làm những công việc trong gia đình cũng nhƣ
trên đồng ruộng.
Thành tựu của nghiên cứu này đƣa đến cái nhìn tổng quan về vai trò của gia
đình trong việc hình thành nhân cách con ngƣời, tuy nhiên xét dƣới góc độ nghiên
cứu giới, công trình chƣa phân tích đƣợc chức năng xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em
trong gia đình.
1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu
Ban đầu các nhà xã hội học bắt đầu với việc xem xét những cơ sở sinh học và
xã hội của các vai trò giới [104; tr.154]. Một số nhà xã hội học sử dụng cách tiếp
cận vai trò giới, tập trung vào tìm hiểu quá trình xã hội hóa đóng góp nhƣ thế nào
vào sự thống trị của nam giới và sự phụ thuộc của phụ nữ. Một số khác sử dụng
cách tiếp cận cấu trúc, tập trung vào sự tƣơng tác và các cấu trúc xã hội quyết định
nhƣ thế nào những ranh giới của hành vi cá nhân [104; tr.155].
Dựa trên dữ liệu thu thập thông qua quan sát thanh thiếu niên để tập trung xem
xét vai trò giới của họ trong xã hội, trong các mối quan hệ xung quanh họ, cũng nhƣ
cách họ thể hiện các hành vi ứng xử, thái độ, ngoại hình, kỹ năng xã hội, và sự
thành công trong học tập. Nghiên cứu cho thấy những thay đổi tinh tế về vai trò giới
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
Luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt NamLuận án: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
Luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thịLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long AnLuận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
 

Similar to Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông

Similar to Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông (20)

Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông

  • 1. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ––––––––––––––––––––––––– TẠ THỊ THẢO XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ––––––––––––––––––––––––– TẠ THỊ THẢO XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát xã hội học và dữ liệu định tính là hoàn toàn trung thực. Các số liệu và tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng. Tác giả luận án Tạ Thị Thảo
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Đình Tấn, thầy đã cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên quan đến luận án. Và trong suốt quá trình thực hiện luận án thầy sẵn sàng trợ giúp tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức chuyên môn. Có những thời điểm dù gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe, nhưng thầy vẫn luôn dành cho tôi sự quan tâm sâu sắc. Trong thời gian thực hiện luận án, tôi gặp khó khăn về điều kiện gia đình, bố mẹ đau ốm, thầy luôn kịp thời động viên, khích lệ mỗi khi tôi thấy nản lòng, đây là tình cảm tôi vô cùng trân trọng. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi là học viên của thầy và được thầy hướng dẫn khoa học. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy. Tôi nhận được sự góp ý về chuyên môn, học thuật về nội dung nghiên cứu của luận án từ các thầy cô trong Hội đồng các chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở, các thầy cô là phản biện độc lập và hỗ trợ đầy trách nhiệm của cán bộ thuộc Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi khó có thể hoàn thiện luận án. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học xã hội. Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự ủng hộ của Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Luật - Quản lý xã hội và các bạn bè, đồng nghiệp - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mình, là con, bố mẹ và những thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 3 năm 2019 Tạ Thị Thảo
  • 5. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................................. x MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án...................................................5 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án.............................5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................15 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...........................................................15 7. Cấu trúc của luận án...........................................................................................16 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................17 1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới .....................................17 1.1.1. Quan niệm về vai trò giới................................................................17 1.1.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ...............................................22 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới ...........25 1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................29 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................................32 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................33 2.1. Các khái niệm công cụ....................................................................................33 2.1.1. Khái niệm giới .................................................................................33 2.1.2. Khái niệm vai trò giới......................................................................36 2.1.3. Khái niệm xã hội hóa.......................................................................39
  • 6. iv 2.1.4. Khái niệm xã hội hóa vai trò giới....................................................43 2.1.5. Khái niệm trẻ em và trẻ em dân tộc thiểu số...................................45 2.2. Các lý thuyết xã hội học..................................................................................47 2.2.1. Lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới ..........................................47 2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ........................................................57 2.2.3. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng ............................................................64 2.2.4. Lý thuyết nữ quyền về vai trò giới ..................................................66 2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................69 2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................69 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................70 2.3.3. Khung phân tích...............................................................................70 2.4. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của địa bàn nghiên cứu........................71 2.4.1. Tỉnh Hà Giang .................................................................................71 2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk...................................................................................78 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................................85 Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY..........86 3.1. Nội dung vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông...........86 3.1.1. Quan niệm vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông .................................................................................................88 3.1.2. Nội dung xã hội hóa vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông....................................................................................................106 3.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới............................................................125 3.2.1. Xã hội hóa thông qua lao động......................................................126 3.2.2. Xã hội hóa thông qua văn hóa truyền thống..................................137 Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................................143 Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG ....................................................................................... 146 4.1. Đặc điểm hộ gia đình....................................................................................147
  • 7. v 4.1.1. Cấu trúc hộ gia đình.......................................................................147 4.1.2. Điều kiện kinh tế............................................................................155 4.1.3. Nơi cƣ trú.......................................................................................159 4.2. Đặc điểm của cha mẹ....................................................................................163 4.2.1. Trình độ học vấn............................................................................163 4.2.2. Nghề nghiệp...................................................................................167 4.2.3. Tuổi................................................................................................171 4.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội............................................................................173 4.3.1. Yếu tố phong tục tập quán.............................................................173 4.3.2. Vai trò giới truyền thống và hiện nay............................................180 Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................................................186 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................192 PHỤ LỤC..............................................................................................................................205
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Chữ viết đầy đủ NG Nam giới PN Phụ nữ ĐTB : Điểm trung bình DTTS Dân tộc thiểu số NTL Ngƣời trả lời THCS Trung học cơ sở THPT T Trung học phổ thông
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)...........................................................13 Bảng 2.1. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình ngƣời Ê Đê tại địa bàn khảo sát ......81 Bảng 3.1. Ma trận tƣơng quan của các item với yếu tố (phép xoay Varimax) ......90 Bảng 3.2. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động sản xuất .................................................................................................92 Bảng 3.3. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động tái sản xuất ............................................................................................94 Bảng 3.4. Phân công lao động trong các hoạt động chăm sóc, dạy dỗ con cái (điểm trung bình) ...................................................................................95 Bảng 3.5. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong cộng đồng........97 Bảng 3.6. Điểm trung bình theo từng nhận định giữa các nhóm dân tộc...............98 Bảng 3.7. Mức độ đồng tình với các nhận định thuộc các nhóm quan niệm về vai trò giới phân theo nhóm dân tộc ......................................................99 Bảng 3.8. Tiêu chí phân công lao động trong hoạt động sản xuất phân theo nhóm dân tộc .........................................................................................99 Bảng 3.9. Tiêu chí phân công lao động trong các công việc gia đình phân theo dân tộc .................................................................................................100 Bảng 3.10. Tiêu chí đặt tên cho con phân theo nhóm dân tộc ...............................108 Bảng 3.11. Tên gọi của trẻ em phân theo nhóm dân tộc .......................................109 Bảng 3.12. ĐTB đối với các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con cái phân theo nhóm dân tộc.......................................................................114 Bảng 3.13. Các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái phân theo nhóm dân tộc.......................................................................115 Bảng 3.14. Những đặc điểm cần giáo dục cho con gái và con trai theo giới tính NTL và dân tộc ....................................................................................116 Bảng 3.15. Kỳ vọng của cha mẹ về vai trò trụ cột gia đình của con cái phân theo dân tộc..........................................................................................118
  • 10. viii Bảng 3.16. Mức độ đồng tình với sự quan niệm của cha mẹ về vị thế trong gia đình của con cái theo nhóm dân tộc ....................................................119 Bảng 3.17. Mong muốn về ngƣời trụ cột gia đình của nam và nữ phân theo vùng.......119 Bảng 3.18. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ trong gia đình ............128 Bảng 3.19. Mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc..........128 Bảng 3.20. Cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em phân theo nhóm dân tộc....133 Bảng 3.21. Mức độ đồng tình của trẻ em với hình thức xã hội hóa của gia đình ..133 Bảng 3.22. Sự phân công lao động trong gia đình và nhận dạng vai trò giới trong tƣơng lai của trẻ em....................................................................135 Bảng 3.23. Ý kiến của cha mẹ và con cái trong từng nhóm công việc .................135 Bảng 3.24. Tƣơng quan giữa câu trả lời của cha mẹ về sự phân công lao động theo giới trong gia đình và sự nhận dạng vai trò giới của trẻ em ........136 Bảng 4.1. Tƣơng quan giữa mức sống hộ gia đình với quan niệm phân công lao động có ảnh hƣởng đến hình thành vai trò giới ............................157 Bảng 4.2. Tuổi tham gia công việc sản xuất và mức sống hộ gia đình ...............157 Bảng 4.3. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia công việc sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc .............158 Bảng 4.4. Tuổi tham gia công việc nội trợ và mức sống hộ gia đình ..................159 Bảng 4.5. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia công việc tái sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc ........159 Bảng 4.6. Tƣơng quan giữa mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc......................................................................................160 Bảng 4.7. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm trình độ học vấn (So sánh Oneway-ANOVA).....................................164 Bảng 4.8. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và quan niệm về khuôn mẫu giới .......165 Bảng 4.9. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ...167 Bảng 4.10. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò của nam giới phân theo dân tộc ...........................................................168
  • 11. ix Bảng 4.11. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò của nữ giới phân theo dân tộc .............................................................169 Bảng 4.12. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với cách thức xã hội hóa phân theo dân tộc ................................................................................170 Bảng 4.13. Tƣơng quan giữa nhóm nghề nghiệp của cha mẹ với độ tuổi tham gia công việc sản xuất và tái sản xuất trong gia đình của trẻ em.........171 Bảng 4.14. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm tuổi của NTL (Kiểm định Independent t-test) .....................................172 Bảng 4.15. So sánh giá trị trung bình về kỳ vọng giới giữa các nhóm tuổi của NTL (Kiểm định Independent t-test) ...................................................173 Bảng 4.16. Mức độ ảnh hƣởng của sự phân công lao động trong gia đình đến sự hình thành vai trò giới ở trẻ em ...........................................................182
  • 12. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1. Điều kiện nhà ở của dân tộc Mông tại địa bàn khảo sát (%) .................75 Biểu 3.1. So sánh ĐTB các nhận định về vai trò sản xuất phân theo giới tính.....93 Biểu 3.2. So sánh ĐTB các nhận định vai trò tái sản xuất phân theo giới tính NTL................................................................................................95 Biểu 3.3. Mức độ đồng tình về việc nam giới và phụ nữ cùng làm việc nhà .......96 Biểu 3.4. Tiêu chí phân công lao động trong sản xuất phân theo dân tộc...........100 Biểu 3.5. Mức độ đồng tình giữa cha mẹ và con cái trong nhận dạng vai trò giới ................................................................................................136 Biểu 4.1. Quy mô hộ gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê............................149 Biểu 4.2. Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình phân theo nhóm dân tộc ...150 Biểu 4.3. Mức sống hộ gia đình phân theo nhóm dân tộc...................................156 Biểu 4.4. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ ..................................161 Biểu 4.5. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc sản xuất.................................162 Biểu 4.6. Phƣơng pháp xã hội hóa phân bố theo nhóm học vấn.........................166
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những thiết chế xã hội cơ bản, gia đình đƣợc hình thành và phát triển do nhu cầu của xã hội và của tự bản thân nó. Gia đình thực hiện những chức năng nhất định để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của mỗi thành viên trong gia đình và đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn xã hội nói chung. Cũng giống nhƣ các thiết chế xã hội khác, thiết chế gia đình có hai chức năng chủ yếu là điều hòa và kiểm soát xã hội, cụ thể: điều tiết mối quan hệ giới, điều chỉnh và kiểm soát hành vi tình dục và giới; bảo vệ sự chung sống khác giới dƣới hình thức hôn nhân; quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngƣời kết hôn với nhau cũng nhƣ với toàn xã hội; duy trì tái sinh sản các thế hệ tƣơng lai; chăm sóc, bảo vệ và xã hội hóa trẻ em; hỗ trợ các thành viên trong gia đình; bảo đảm gia đình là đơn vị kinh tế;…. Trong sự phát triển của mình, các chức năng của gia đình có những biến đổi nhất định, một số chức năng mất đi và đƣợc thay thế bằng chức năng khác phù hợp hơn với nhu cầu xã hội. Nhƣng chức năng tái sản xuất ra con ngƣời, cụ thể là chức năng xã hội hóa vẫn luôn luôn là chức năng quan trọng nhất và đƣợc duy trì bền vững. Đây là chức năng đặc thù mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Gia đình đƣợc xem là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con ngƣời về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá, tức là xã hội hoá - quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật ngƣời thành con ngƣời xã hội [127; tr.11]. Chức năng xã hội hoá của gia đình đƣợc biểu hiện qua các nội dung giáo dục gia đình nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ, ứng xử trong làng xã, giáo dục trong lao động - nghề nghiệp, giáo dục giới tính, xuyên suốt là sự phân biệt những phẩm chất mà nam giới và phụ nữ trong gia đình cần có đƣợc, trong mọi nội dung giáo dục đều nhắc đến vai trò của mỗi giới. Theo đó, việc giáo dục bản sắc giới tính, tức là làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc riêng của giới mình đƣợc xem là vô cùng quan trọng. Bản sắc giới đƣợc tạo nên từ nhiều nhân tố khác nhau: cá nhân, tập thể, sinh học và xã hội. Bản sắc giới đƣợc
  • 14. 2 hình thành trong đời sống hàng ngày, đó là cách hành động nhƣ một bé trai hay gái. Thông qua xã hội hoá, nam tính hay nữ tính đƣợc hình thành trên cơ sở những kỳ vọng của các nhóm xã hội, hay một nền văn hoá dành về cách xử sự đƣợc dùng làm chuẩn cho hành vi của nam giới hoặc phụ nữ. Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có đặc thù văn hóa với các giá trị xã hội riêng. Tuy khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa nhƣng xét theo khía cạnh giới, hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều theo chế độ phụ hệ với hệ thống luật tục mang đậm tính “trọng nam”. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trên bình diện cả nƣớc, vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã đƣợc cải thiện tƣơng đối so với trƣớc đây, tuy nhiên khi phân chia theo vùng miền, tỷ lệ này xuất hiện chủ yếu ở thành thị, còn ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, tình trạng thấp kém của phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến và ở mức độ cao. Nghèo đói cùng với những quy tắc văn hóa, hủ tục và những dấu ấn của các yếu tố lịch sử, xã hội cổ truyền vẫn là gánh nặng đối với phụ nữ và trẻ em gái DTTS. Các nghiên cứu về giới đã chỉ ra những mâu thuẫn lớn trong sự phân công lao động, trong mối quan hệ giới, trong tập quán, lối sống của gia đình,… Một con đƣờng để hiểu nguồn gốc của những khác biệt giới là xã hội hoá giới, tức việc học hỏi và rèn luyện các giá trị, chuẩn mực và vai trò giới của nhóm, cộng đồng và xã hội mà cá nhân là thành viên. Cách tiếp cận này phân biệt cơ thể sinh học mà trẻ em có khi sinh ra và hành vi văn hoá xã hội mà các em phát triển trong quá trình lớn lên. Thông qua việc tiếp xúc với các tác nhân xã hội hoá thứ cấp và sơ cấp, trẻ em dần xác định đƣợc bản sắc giới của mình, nhập tâm những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tƣơng ứng với giới mình. Đây là quá trình cá nhân học cách trở thành ngƣời có nam tính hoặc nữ tính về ngoại hình, giá trị và hành vi. Xã hội hoá giới bao gồm các thông điệp ngầm ẩn trong cách mà ngƣời lớn tƣơng tác với nhau và với trẻ em, qua quần áo, sách vở, đồ chơi trẻ em v.v.. và trẻ em cũng xã hội hoá nhau một cách rõ ràng và tinh tế nhƣ thế. Trong các gia đình DTTS thuộc nhóm phụ hệ, tính gia trƣởng đƣợc xem là giá trị, là nhân tố quyết định đến mối quan hệ giới trong gia đình, trẻ em đƣợc dạy bảo rằng: con trai sẽ là ngƣời cai quản gia đình, còn con gái sẽ là ngƣời phục vụ trong gia đình.
  • 15. 3 Trong gia đình mẫu hệ, phụ nữ là chủ, quyết định mọi việc trong gia đình, tuy nhiên phụ nữ vẫn phải lao động cực nhọc hơn so với nam giới, vẫn phải phục vụ gia đình. Thực tế các nghiên cứu giới xem xét gia đình với tƣ cách là chủ thể của quá trình xã hội hóa trong cộng đồng DTTS không nhiều, do đó nghiên cứu về quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình DTTS có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nghiên cứu chủ đề mà hiện nay ít ngƣời nghiên cứu, nhằm phát triển bền vững các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt là của nhóm DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. Tác giả lựa chọn nghiên cứu xã hội hóa vai trò giới ở hai dân tộc Ê Đê và Mông xuất phát từ lý do sau: - Thứ nhất, các nghiên cứu về xã hội hóa giới trong cộng đồng DTTS hiện nay chƣa có nhiều, nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Thứ hai, dân tộc Mông là DTTS khá đông ngƣời tại Việt Nam (với tổng dân số là 1.251.040 ngƣời, đứng thứ 7 trên tổng số DTTS cả nƣớc) [120], có những đặc trƣng văn hóa đặc sắc ở khu vực phía Bắc. Dân tộc Mông thuộc nhóm dân tộc có quy mô hộ gia đình cao nhất trong tất cả các DTTS - trung bình có đến 5,6 thành viên/hộ cùng sinh sống [120]. Bên cạnh đó, dân tộc Mông nằm trong nhóm có thu nhập thấp nhất cả nƣớc (thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 632.000 đồng/ngƣời/tháng); đời sống kinh tế khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 43%, là 1 trong 2 dân tộc có tỷ lệ nghèo đa chiều cao hơn 80% [120]. Xét về khía cạnh tổ chức đời sống xã hội, xã hội truyền thống của ngƣời Mông có cấu trúc khá thống nhất, đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời đàn ông. Cấu trúc xã hội ấy đƣợc xây dựng trên cơ sở của tế bào xã hội đó là gia đình. Ngƣời đảm đƣơng vị trí “chủ nhà” luôn là ngƣời bố, khi ngƣời bố không còn, quyền chủ nhà đƣợc trao cho con trai lớn. Trong khi ngƣời đàn ông có quyền quyết định mọi công việc đối nội - đối ngoại trong gia đình và luôn đƣợc coi trọng, thì phụ nữ hầu nhƣ không có quyền quyết định bất cứ công
  • 16. 4 việc nào của gia đình, không đƣợc tham gia các công việc xã hội; có thể nói vị trí và vai trò của phụ nữ ở dân tộc này quá chênh lệch so với đàn ông. Thứ ba, dân tộc Ê Đê có tổng số dân là 367.890 ngƣời, đứng thứ 10 trên tổng số DTTS cả nƣớc [120], là dân tộc có đặc điểm nổi bật là chế độ mẫu hệ điển hình, thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực: tổ chức xã hội, chế độ hôn nhân, thừa kế tài sản, giáo dục, lao động xã hội… Nếu nhƣ trong gia đình phụ hệ ngƣời đàn ông là ngƣời quyết định mọi công việc trong gia đình, trong gia đình mẫu hệ Ê Đê, ngƣời phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất trong gia đình sẽ đứng ra quản lý tài sản, hƣớng dẫn mọi thành viên trong gia đình sản xuất, giải quyết những mối quan hệ trong gia đình; ngƣời đàn ông chỉ có vai trò bên ngoài cộng đồng. Với những đặc trƣng văn hóa nêu trên, tác giả lựa chọn hai nhóm dân tộc Ê Đê và Mông để nghiên cứu, với mục đích phân tích bối cảnh và những đặc trƣng trong quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình 2 dân tộc hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông qua các nội dung - phƣơng pháp xã hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa và xã hội hóa vai trò giới. - Xác định cơ sở lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu về quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình DTTS, gồm: thao tác hóa hệ thống khái niệm công cụ liên quan đến đề tài luận án, vận dụng các quan điểm lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích thực nghiệm quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình DTTS. - Mô tả và phân tích quan niệm, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.
  • 17. 5 - Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay qua các khía cạnh: nội dung xã hội hóa, phƣơng pháp xã hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn đối tượng nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông ở các khía cạnh: quan niệm, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới. Giới hạn về khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: đại diện hộ gia đình dân tộc Mông (huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang) và hộ gia đình dân tộc Ê Đê (huyện Krông Buk - tỉnh Đắk Lắk), trẻ em dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê (từ 7-15 tuổi). Giới hạn về thời gian quan sát đối tượng nghiên cứu - Quá trình khảo sát, thu thập thông tin định tính và định lƣợng phục vụ cho luận án đƣợc thực hiện từ tháng 5/2016 - 7/2017. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Luận án vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về chức năng xã hội hóa của gia đình hiện nay. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Do đó các sự vật, hiện tƣợng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất của một con ngƣời cụ thể thông qua
  • 18. 6 các mối liên hệ, sự tác động của con ngƣời đó đối với ngƣời khác, đối với xã hội, thông qua hoạt động của chính con ngƣời ấy. Sự vận động, biến đổi trong các hoạt động của con ngƣời diễn ra trong các điều kiện lịch sử cụ thể, nó chịu tác động bởi những quan hệ xã hội, tƣơng tác xã hội tồn tại trong các thời kỳ phát triển khác nhau của xã hội. Vận dụng vào luận án, xem xét quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông nhƣ là một bộ phận của cấu trúc xã hội, đặt nó trong bối cảnh xã hội cụ thể, trong sự tƣơng quan với các yếu tố chủ quan và khách quan. - Luận án sử dụng lý thuyết xã hội học gồm lý thuyết: Lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới; Lý thuyết cấu trúc - chức năng; Thuyết tƣơng tác biểu trƣng; Thuyết nữ quyền. Cụ thể: + Áp dụng lý thuyết về xã hội hoá cũng nhƣ cách tiếp cận xã hội hoá về giới giúp mô tả sự hình thành vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông: quá trình trẻ em học hỏi các vai trò giới qua các khuôn mẫu hành vi của ngƣời lớn; phân tích gia đình nhƣ là nhân tố then chốt trong quá trình hình thành vai trò giới; các nội dung giáo dục bản sắc giới của gia đình; sự ảnh hƣởng của các thành viên trong gia đình lên sự hình thành vai trò giới ở trẻ em. + Áp dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng nhằm xem xét các nguyên tắc khi áp dụng với các vai trò giới trong truyền thống và hiện đại. Giải thích nguồn gốc của sự khác biệt về vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông, và thể hiện sự hữu dụng của chức năng về những nhiệm vụ đƣợc quy cho và phân công dựa trên cơ sở giới. + Áp dụng lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng trong nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới nhằm nhận diện sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, từ đó hình thành hệ thống biểu tƣợng vai trò giới ở trẻ em. Đồng thời giải thích vai trò của các yếu tố gia đình, phong tục tập quán truyền thống, sự biến đổi kinh tế - xã hội trong việc xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Trẻ em với tƣ cách là sản phẩm kế tục nòi giống của gia đình, dòng họ; là thành viên của cộng đồng xã hội buộc phải có những hành vi ứng xử nhƣ thế nào đƣợc cho là phù hợp với chuẩn mực giới mà gia đình và xã hội kỳ vọng?
  • 19. 7 + Áp dụng lý thuyết và trƣờng phái nữ quyền trong nghiên cứu về xã hội hóa giới ở trẻ em nhằm nhận diện quan niệm về vai trò giới dƣới cách tiếp cận nữ quyền, những cơ sở xã hội và cơ sở sinh học cho việc hình thành những hoạt động gắn liền với vai trò của phụ nữ và nam giới; thao tác hóa các khái niệm liên quan đến giới và giới tính đƣợc đƣa ra bởi các nhà nữ quyền phƣơng Tây. Thuyết nữ quyền cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về các vai trò giới (vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng) trong gia đình và xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phƣơng pháp phân tích tài liệu sẵn có Đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng sớm nhất trong các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội. Luận án sử dụng phƣơng pháp tổng quan tài liệu sẵn có để phân tích các công trình nghiên cứu trƣớc đó nhằm đúc rút các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn nghiên cứu, từ đó định hình hƣớng nghiên cứu của luận án. Có thể thấy rằng tài liệu về giới rất phong phú, từ truyền thống (ca dao, tục ngữ, văn hóa dân gian) đến hiện đại (chính sách, luật pháp, công trình nghiên cứu, …). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu thập hệ thống cứ liệu phong phú liên quan đến vấn đề giới, giới và DTTS, đặc biệt các nghiên cứu liên quan đến xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Luận án thu thập những thông tin từ các tài liệu có sẵn để làm rõ các nội dung: - Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. - Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài luận án. - Vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu. - Đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Các nguồn số liệu đƣợc thu thập từ: - Số liệu thống kê của các cơ quan thống kê cấp Trung ƣơng và địa phƣơng (Báo cáo thống kê, niên giám thống kê,…) - Báo cáo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các địa phƣơng tiến hành khảo sát. - Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
  • 20. 8 Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học về giới, đặc biệt trong nghiên cứu về quá trình xã hội hóa cá nhân (quá trình học hỏi, tiếp nhận). Thông qua phƣơng pháp này có thể theo dõi quá trình hình thành vai trò giới ở trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê thể hiện ở các nội dung: giao tiếp ứng xử, tham gia công việc gia đình,…Cụ thể: + Tác giả tiến hành quan sát tham dự với 105 trẻ em trong độ tuổi dƣới 9 tuổi, quan sát công việc hàng ngày của trẻ em tại các gia đình, từ đó phân loại các công việc theo các nhóm vai trò giới (vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất); quan sát thái độ của trẻ em khi tiếp nhận sự dạy bảo việc thực hiện các công việc nhà từ ngƣời lớn trong gia đình (ông/bà/bố/mẹ). + Quan sát không tham dự đối với ngƣời lớn trong gia đình khi họ thực hiện các hoạt động dạy dỗ trẻ em làm các công việc trong gia đình. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Luận án tiến hành phỏng vấn sâu với 10 hộ gia đình theo các tiêu chí: thời gian kết hôn, nghề nghiệp, số con để có sự so sánh sự khác biệt (nếu có) giữa các nhóm hộ về quan niệm vai trò giới cũng nhƣ cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Dữ liệu thu đƣợc từ phỏng vấn sâu ghi lại đồng thời bằng ghi âm và ghi chép chi tiết; đƣợc sử dụng bên cạnh những số liệu định lƣợng để đảm bảo thông tin thu đƣợc là khách quan, bảo đảm phản ánh đƣợc bản chất của hiện tƣợng. Cách thức chọn mẫu phỏng vấn sâu đƣợc lựa chọn có chủ đích. Cơ cấu mẫu nhƣ sau: + 05 hộ gia đình dân tộc Mông:  Phỏng vấn sâu 1: Chồng 35 tuổi – Nông nghiệp, vợ 30 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)  Phỏng vấn sâu 2: Chồng 55 tuổi – Nông nghiệp, vợ 53 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 30 năm, 04 con (1 trai, 3 gái)  Phỏng vấn sâu 3: Chồng 28 tuổi – Làm thuê, nông nghiệp, vợ 30 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
  • 21. 9  Phỏng vấn sâu 4: Chồng 33 tuổi – Nông nghiệp, vợ 32 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)  Phỏng vấn sâu 5: Chồng 41 tuổi – Nông nghiệp, làm thuê, vợ 35 tuổi – Nông nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 03 con (2 trai, 1 gái) + 05 hộ gia đình dân tộc Ê Đê  Phỏng vấn sâu 1: Chồng 37 tuổi – Nông nghiệp, vợ 34 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 13 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)  Phỏng vấn sâu 2: Chồng 50 tuổi – Làm thuê vợ 48 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 22 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)  Phỏng vấn sâu 3: Chồng 27 tuổi – Nông nghiệp, vợ 26 tuổi – Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)  Phỏng vấn sâu 4: Chồng 36 tuổi – Làm thuê, vợ 34 tuổi – Làm thuê, kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (2 trai, 1 gái)  Phỏng vấn sâu 5: Chồng 45 tuổi – Nông nghiệp, vợ 39 tuổi – Nông nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 02 con (1 trai, 1 gái) + 04 cán bộ chính quyền địa phƣơng (cán bộ xã, trƣởng thôn/buôn) tại các xã: Lũng Táo, Thài Phìn Tủng (Hà Giang), Cƣ Né, Ea Sin (Đắk Lắk) Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Luận án tiến hành thu thập thông tin với 653 hộ gia đình ở 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Lắk. Sử dụng các câu hỏi liên quan đến quá trình xã hội hóa vai trò giới qua các mặt nhƣ: phân công lao động trong gia đình, quan hệ xã hội, những mong đợi về tính cách dành cho trẻ em trai và trẻ em gái. Nhóm đƣợc phỏng vấn gồm: chủ hộ gia đình, trẻ em trai, trẻ em gái dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê. Từ những kết quả có đƣợc quan sát thực tế tại địa phƣơng qua lần điều tra thử, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi phỏng vấn thành 03 phần với nội dung cơ bản nhƣ sau: Phần A: Thông tin ngƣời trả lời (Các đặc điểm nhân khẩu học)
  • 22. 10 Phần B: Phần phỏng vấn đại diện hộ gia đình (Các nội dung xoay quanh nhận định về vai trò giới, khuôn mẫu giới, về sự phân công lao động trong gia đình, …) Phần C: Phần phỏng vấn trẻ em (Quan niệm của trẻ về công việc của con trai, con gái, sự quan sát của trẻ đối với các hoạt động trong gia đình, tƣơng tác của trẻ em với các công việc đƣợc cha mẹ phân công,…) Mẫu nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, địa phƣơng đƣợc lựa chọn phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và là nơi tập trung nhiều dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê. Dựa trên số liệu thống kê dân số và sự phân bố các dân tộc theo vùng trên cả nƣớc, tác giả luận án chọn ra tỉnh Hà Giang và tỉnh Đắk Lắk, đây là 2 tỉnh có tỷ lệ dân số dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê cƣ trú cao nhất cả nƣớc. Trong khuôn khổ luận án và khả năng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn tại: - Tại tỉnh Hà Giang: Dân tộc Mông có 231.464 ngƣời, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số ngƣời Mông tại Việt Nam. Tại huyện Đồng Văn, dân tộc Mông chiếm 88% dân số toàn huyện, 2 xã tập trung đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống là: + Xã Lũng Táo: Xã nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 20 km, có địa hình khó khăn, phức tạp, đá nhiều hơn đất; do vậy, bà con DTTS nơi đây hầu hết đều canh tác một số cây trồng truyền thống và chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số hộ dân trên toàn xã là 721 hộ = 3.679 nhân khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 699 hộ = 3.602 nhân khẩu [126]. Công thức tính cỡ mẫu (*) với cách thức chọn mẫu không lặp lại (Do trong một đợt nghiên cứu xã hội học, thì một cá nhân, một hộ gia đình nói chung thƣờng chỉ đƣợc chọn ra một lần để khảo sát, không lặp lại, do đó tốt nhất chúng ta dùng công thức chọn mẫu cho các mẫu không lặp [93; tr.202])
  • 23. 11 Trong đó: N - Tổng thể, N = 699 hộ n - Dung lƣợng mẫu cần chọn t - Hệ số tin cậy của thông tin (tra bảng), chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 ɛ - Phạm vi sai số chọn mẫu, ɛ = t x d (d: là sai số chọn mẫu) [93; tr.212] Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675 Thay vào công thức (*) ta có: Số hộ cần chọn là: 162 hộ + Xã Thài Phìn Tủng: có tổng diện tích tự nhiên là 2.132,22 ha. Tổng số hộ toàn xã 984 hộ = 5.087 khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 979 hộ = 5.071 [125] Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có: Trong đó: N - 1.796 hộ t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675 Thay vào công thức (*) ta có: Số hộ cần chọn là: 173 hộ - Tại tỉnh Đắk Lắk: huyện Krông Buk (21.431 ngƣời Ê Đê sinh sống) - trung tâm văn hóa của ngƣời Ê Đê thời xƣa, nơi đây còn bảo lƣu nhiều phong tục tập quán truyền thống của ngƣời Ê Đê. + Xã Cư Né, huyện Krông Buk: Xã Cƣ Né nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, điểm nổi bật vùng địa hình này đƣợc
  • 24. 12 phân bậc rõ ràng giữa phía Đông quốc lộ 14 là địa hình đồi thoải, phía Tây quốc lộ 14 địa hình có độ dốc chia cắt mạnh. Do nằm trên quốc lộ 14 nên xã có điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội. Theo báo cáo thống kê dân tộc và tôn giáo trên địa bàn xã năm 2017, xã Cƣ Né có tổng diện tích tự nhiên là: 7.188 ha, gồm 14 buôn và 07 thôn, tổng dân số toàn xã là: 3.302 hộ, với 14.807 khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Ê Đê chiếm 57,2% dân số toàn xã (với 1.796 hộ = 8.483 nhân khẩu) [121]. Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có: Trong đó: N - 1.796 hộ t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675 Thay vào công thức (*) ta có: Số mẫu cần chọn là: 188 hộ + Xã Ea Sin, huyện Krông Buk: Xã Ea Sin nằm phía Tây Bắc huyện Krông Búk, cách trung tâm huyện 35 km; xã có dạng địa hình bị chia cắt mạnh, thấp dần từ Đông sang Tây. Theo báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2017, xã có tổng diện tích tự nhiên là 6.218 ha, tổng số hộ thƣờng trú: 760 hộ = 2.911 khẩu, trong đó, tỷ lệ ngƣời dân tộc Ê Đê chiếm 48,26% (335 hộ = 1.405 nhân khẩu), dân tộc Kinh chiếm 42,35%, các dân tộc khác chiếm 3,6% [123]. Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có: Trong đó: N - 335 hộ t - Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 ɛ - Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675
  • 25. 13 Thay vào công thức (*) ta có: Số mẫu cần chọn là: 130 hộ Tổng mẫu cần điều tra ở cả 2 dân tộc là: (162 + 173) + (188 + 130) = 653 hộ Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trên cơ sở danh sách lấy mẫu gồm các hộ gia đình có từ 2-3 thế hệ cùng chung sống (danh sách đƣợc lọc từ danh sách nhân khẩu do địa phƣơng quản lý). Mẫu nghiên cứu đƣợc phân chia trên cơ cấu giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề nghiệp. Ở 4 xã tiến hành khảo sát, tác giả lựa chọn cách thức chia đều một cách tƣơng đối theo giới tính của chủ hộ để đảm bảo tính khách quan trong các quan điểm. Mẫu trẻ em cũng đƣợc lựa chọn ngay tại các hộ gia đình đƣợc khảo sát để đảm bảo có sự tƣơng quan trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong quá trình khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế tác giả chỉ tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi độc lập với 200 trẻ em thuộc 2 dân tộc Mông và Ê Đê. Đây là số lƣợng trẻ có thể tham gia trả lời, thuộc nhóm tuổi chủ yếu từ 9-14 tuổi; những trẻ em dƣới 9 tuổi tác giả tiến hành quan sát tại gia đình và thông qua phỏng vấn cha mẹ. Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653) Đặc điểm khách thể Tỷ lệ % Giới tính Nam 48,5 Nữ 51,5 Tuổi  25 tuổi 15,5 Từ 26 - 35 tuổi 46,0 Từ 36 - 45 tuổi 28,0 Từ 46 - 55 tuổi 6,5 > 55 tuổi 4,0 Trình độ học vấn Chƣa từng đi học 12,5 Tiểu học - THCS 68,0 Trung học phổ thông trở lên 19,5 Nghề nghiệp chính Sản xuất nông - lâm nghiệp 73,0 Làm thuê 23,5 Khác (Công nhân, sản xuất thủ công,…) 3,5 Điều kiện kinh tế gia đình Khá giả 3,5 Trung bình 52,5 Nghèo 43,0
  • 26. 14 Rất nghèo 1,0 Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu định lƣợng đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Luận án sử dụng các phép phân tích thống kê dƣới đây:  Phân tích thống kê mô tả: Chủ yếu sử dụng các thông số: - Điểm trung bình cộng: là giá trị bình quân. - Tần suất, phần trăm đƣợc dùng để thống kê các phƣơng án trả lời theo từng nhóm khách thể.  Phân tích thống kê suy luận: Các chỉ số đƣợc dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm: - Phân tích so sánh: Chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (Compare mean). Các giá trị trung bình đƣợc xem là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi p< 0,05. Phép kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập rút ra từ tổng thể đƣợc áp dụng để so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt (Independent Samples t-test). Trƣớc đó, kiểm định Levene test đƣợc tiến hành để kiểm định sự bằng nhau của phƣơng sai của 2 tổng thể. Nếu giá trị p trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 thì phƣơng sai của 2 tổng thể khác nhau. Nếu p của kiểm định t<0,05 thì có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai tổng thể. So sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên đƣợc thực hiện bởi phép phân tích phƣơng sai một yếu tố (One way Anova). - Phân tích tương quan: Trong nghiên cứu này, phép phân tích so sánh tƣơng quan Pearson (r) để tìm hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên kết giữa 2 biến định lƣợng cũng đƣợc áp dụng vào phân tích. Hệ số tƣơng quan (r) có giá trị từ (-1) đến (+1). Giá trị này cho biết độ mạnh và hƣớng của mối liên hệ: nếu giá trị (+) tức (r > 0) có nghĩa là giữa 2 biến này có mối liên quan thuận, nghĩa là khi giá trị của một biến tăng lên thì giá trị của biến kia cũng tăng, và ngƣợc lại, khi giá trị của một biến giảm, thì giá trị của biến kia cũng giảm; trái lại, nếu giá trị (-), tức (r < 0) là
  • 27. 15 thể hiện mối liên quan nghịch, nghĩa là, khi giá trị của một biến tăng lên, thì giá trị của biến kia giảm đi và ngƣợc lại, khi giá trị của một biến giảm đi, thì giá trị của biến kia tăng lên; giá trị tuyệt đối của r càng tiến đến 1, thì mức độ tƣơng quan càng lớn; nếu r = 0 thì 2 biến này không có mối liên quan với nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Bằng phƣơng pháp phân tích xã hội học, luận án có những đóng góp mới sau: - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào hệ thống lý luận về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giới nói riêng. Cụ thể, luận án kiểm chứng các khái niệm và chứng minh các lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới, lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng trong nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Luận án cũng bổ sung các quan điểm của các hộ gia đình DTTS về nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn mô tả bức tranh xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay trên các khía cạnh nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa. Góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em DTTS hiện nay. Kết quả nghiên cứu giúp kiểm chứng mô hình xã hội hóa vai trò giới truyền thống và hiện nay của các DTTS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án “Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay” đi sâu vào phân tích quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông thông qua nhận thức, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa. Góp phần bổ sung những thông tin mang tính khoa học về xã hội hóa vai trò giới, đóng góp vào hệ thống các công trình nghiên cứu về giới nói chung. Vận dụng các lý thuyết xã hội học gồm: lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới, lý thuyết cấu
  • 28. 16 trúc - chức năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng để phân tích, giải thích các quan điểm khác nhau của các hộ gia đình về nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa giới ở trẻ em. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đƣa ra những kiến giải về nhận thức, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay. Qua đó có thể thấy đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới hiện nay, và sự thay đổi trong mô hình xã hội hóa vai trò giới truyền thống trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU - Tổng lƣợc các công trình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn các công trình đó mang lại, phát hiện những khía cạnh chƣa đƣợc đề cập đến, từ đó định hƣớng nghiên cứu cho luận án. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI - Chƣơng này trình bày hệ thống các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài luận án, các lý thuyết xã hội học đƣợc vận dụng giải thích các nội dung nghiên cứu của luận án. Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY - Nội dung chƣơng đề cập đến quan niệm vai trò giới, các khía cạnh và cách thức xã hội hóa vai trò giới trong cộng đồng dân tộc Ê Đê và Mông. Chƣơng 4: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG - Nội dung chƣơng phân tích những yếu tố thuộc đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông. KẾT LUẬN
  • 29. 17 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có, trong chƣơng này tác giả điểm lại các hƣớng nghiên cứu liên quan đến nội dung xã hội hóa (quan niệm về vai trò giới, kỳ vọng về vai trò giới), các phƣơng pháp đƣợc dùng trong nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa vai trò giới, và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới; nhằm nhận ra những khoảng trống của các nghiên cứu trƣớc để lại, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận và định hƣớng cho các nội dung nghiên cứu của luận án. 1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới 1.1.1. Quan niệm về vai trò giới Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước”, Engels đã viết: “Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên; nó chỉ tồn tại giữa nam và nữ. Đàn ông đi đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc: họ làm bếp, dệt và may vá” [104; tr.167]. Từ sự phân công lao động “hoàn toàn có tính chất tự nhiên” nhƣ thế dẫn đến một sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên: “Mỗi bên làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình: đàn ông làm chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà” [104; tr.167]. Và điều này đƣa đến một sự sở hữu có đặc trƣng theo giới: “Mỗi bên đều là người sở hữu những công cụ do mình chế tạo và sử dụng: đàn ông làm chủ vũ khí, dụng cụ săn bắn và đánh cá; đàn bà làm chủ những dụng cụ gia đình” (dẫn theo Hoàng Bá Thịnh) [104; tr.167]. Các vai trò giới chính là biểu hiện rõ nét nhất của sự phân công lao động theo giới, vì giới là một sản phẩm của xã hội, vừa có tính lịch sử, vừa có tính phi lịch sử; vấn đề giới vận động một cách khách quan cùng sự vận động của xã hội, nó biến đổi theo thời gian và tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa khác nhau. Theo quan điểm của các nhà chức năng thì khi các cặp vợ chồng thừa nhận và thực hiện các vai trò của mình, chuyên môn hóa các vai trò đó thì gia đình có xu hƣớng ổn định, hòa hợp; đó là ngƣời chồng thực hiện vai trò công cụ - giúp duy trì cơ sở xã hội và sự toàn vẹn về vật chất của gia đình, bằng cách cung cấp lƣơng thực, nơi ở và là cầu nối giữa gia đình với thế giới bên ngoài; còn ngƣời vợ
  • 30. 18 thực hiện vai trò tình cảm/biểu cảm - đem lại mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ tình cảm và sự nuôi dƣỡng có chất lƣợng để duy trì đời sống gia đình, đảm bảo gia đình vận hành một cách trôi chảy [104; tr.159]. Những phân tích từ nghiên cứu Biến đổi mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình nông thôn [6; tr.32-45] đã chỉ ra rằng mô hình phân công lao động nội trợ không chỉ đơn thuần là sự phân chia công việc thƣờng ngày trong mỗi gia đình mà đằng sau nó là những quan niệm về khuôn mẫu vai trò giới đã tồn tại từ rất lâu và khó có thể thay đổi. Xét từ quan điểm bình đẳng giới, ngƣời phụ nữ dù trẻ hay già vẫn luôn là ngƣời gánh vác phần lớn công việc nội trợ trong gia đình, vai trò của ngƣời nam giới chỉ mang tính hỗ trợ. Và sự phân công này đƣợc ƣu tiên tiếp nối nhƣ một thói quen truyền thống, gắn với gia đình truyền thống. Đồng thời sự phân công lao động nội trợ theo giới góp phần xã hội hóa vai trò giới truyền thống và định hình khuôn mẫu giới từ trong gia đình [6; tr.33], đó là: ngay từ khi còn nhỏ các em gái đã đƣợc dạy bảo làm các công việc của phụ nữ nhƣ quét nhà, rửa ấm chén, bát đĩa, lớn lên nấu cơm, trông em, khâu vá, giặt giũ. Trong khi đó các em trai đƣợc định hƣớng sẽ làm những công việc nặng nhọc hay những việc lớn trong gia đình. Khi trƣởng thành, xu hƣớng phân công lao động theo giới đƣợc thể hiện một cách rõ nét: phụ nữ là ngƣời làm các công việc không đƣợc trả công, còn nam giới làm các công việc đƣợc trả công (Lê Ngọc Hùng & Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000). Giới là vấn đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xã hội. Vấn đề giới vận động và biến đổi cũng với sự biến đổi của xã hội, tuy nhiên sự biến đổi đó diễn ra rất chậm. Điều này đã đƣợc các nghiên cứu chứng minh rằng mặc dù sự thay đổi của xã hội có tác động đến quan niệm và việc thực hiện các vai trò giới ở trong gia đình, nhƣ vai trò đóng góp kinh tế của phụ nữ đối với gia đình đƣợc nâng lên, tuy nhiên những quan niệm về vai trò truyền thống của phụ nữ nhƣ: vai trò tái sản xuất (sinh con, chăm sóc gia đình: cả thể chất và tinh thần) thì dƣờng nhƣ vẫn chƣa có sự thay đổi nhiều. Phụ nữ vẫn là trụ cột trong việc nuôi dƣỡng và chăm sóc con cái trong gia đình, mọi sinh hoạt bên ngoài xã hội đều dành cho ngƣời chồng [75; tr.25-35]. Đối với việc giáo dục con cái phụ nữ đƣợc xem là ngƣời thầy đầu tiên trong gia đình của trẻ em. Phụ nữ quan tâm không chỉ đến việc học tập
  • 31. 19 của con cái mà còn thể hiện cả trong việc hình thành các mô hình vai trò giới thông qua việc dạy con trai và con gái tham gia các công việc gia đình [86; tr.39-49]. Khuôn mẫu về vai trò giới trong gia đình hiện nay đƣợc làm rõ qua các chỉ báo nhƣ: quan niệm về vai trò và trách nhiệm của vợ và chồng trong gia đình, mong muốn của cha mẹ về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái. Kết quả phân tích cho thấy khuôn mẫu giới trong gia đình hiện nay còn mang định kiến khá rõ, điều này không chỉ tồn tại trong nhận định về vai trò, trách nhiệm thực tế của phụ nữ và nam giới mà còn tồn tại trong cả những mong muốn, quan niệm của các bậc cha mẹ về phẩm chất của con trai và con gái của họ. Kiến nghị đƣợc đƣa ra là cần thay thế mô hình khuôn mẫu giới đơn lẻ, rập khuôn về vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong gia đình bằng những mô hình đa dạng, linh hoạt hơn sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển cân bằng và bền vững của gia đình [50; tr 31-37]. Các tác giả kết luận là các biến đổi xã hội lớn đã diễn ra ở Việt Nam trong những năm qua đã không có tác động âm tính tới vai trò giới. Phụ nữ vẫn tiếp tục đóng các vai trò lớn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái, nhƣng mức độ tham gia của nam giới cũng đang tăng lên. Giữa các miền, sự khác biệt về vai trò giới cũng có nhƣng khiêm tốn. Các tác giả ghi nhận sự thích ứng của các giá trị về vai trò giới nhƣ một cách đáp ứng với những biến đổi xã hội ở Việt Nam. Sự xác định của xã hội về một con ngƣời và sự tự nhận diện tiếp theo của một đứa trẻ là con trai hay con gái là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển của cả bản sắc giới và vai trò giới. Những nghiên cứu về trẻ em này cho thấy rằng một khi đƣợc gán cho nhãn giới từ lúc sinh ra là đứa trẻ đó đƣợc chấp nhận trong những năm đầu của nó, điều này là một sự xác định vĩnh cửu [104; tr.145]. Quá trình xã hội hóa giới ở trẻ em đƣợc thể hiện trong các phong tục, cấm kỵ của ngƣời phụ nữ khi mang thai; mong ƣớc của cha mẹ qua việc đặt tên cho con trai, gái; qua cách ăn mặc của trẻ em nam, nữ; trong phân công công việc trong gia đình; trong cách giáo dục và sự mong đợi ở gia đình; những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phân biệt về giới, kỳ thị về giới [83]. Có sự khác biệt trong việc đặt tên con trai và con gái trong các gia đình nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện khuôn mẫu giới một cách rõ rệt, tuy nhiên không cho thấy mối liên hệ giữa học vấn, độ tuổi của ngƣời cha và
  • 32. 20 ngƣời mẹ trong việc đặt tên cho con trai và con gái. Nguyên tắc đặt tên chủ yếu dựa trên những định kiến giới đang tồn tại phổ biến trong xã hội, theo đó tên con trai thƣờng gắn với yếu tố “dƣơng”, mạnh mẽ,…, còn tên con gái thƣờng gắn với yếu tố “âm”, dịu dàng,…Những định kiến này hầu nhƣ không thay đổi trong thời gian qua trong các gia đình nông thôn mà lý giải cho điều này là do xuất phát từ quan niệm giới truyền thống [79; tr.54]. Nghiên cứu về chức năng xã hội hóa vai trò giới, không chỉ có gia đình là chủ thể duy nhất mà còn có môi trƣờng trƣờng học, theo đó bài viết Nhận thức về bình đẳng giới của học sinh THPT ở miền núi phía Bắc [118] của tác giả Đặng Ánh Tuyết phân tích thực trạng nhận thức về bình đẳng giới ở lứa tuổi học sinh THPT, tác giả cũng cho rằng nếu ở lứa tuổi này các em không đƣợc giáo dục hoặc nhận thức sai về bình đẳng giới hoặc có những tƣ tƣởng định kiến giới thì sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến các mô hình hành vi về vai trò giới trong cuộc sống sau này. Qua nghiên cứu về quan hệ giới trong gia đình, một số tác giả cũng chỉ ra rằng phong tục tập quán cùng những định kiến về trọng nam khinh nữ vốn ăn sâu bám rễ trong cách suy nghĩ của đồng bào DTTS đã trở thành nếp sống, truyền thống giáo dục trẻ em trai và trẻ em gái, khiến chúng lớn lên với sự đối xử khác biệt và có những hành vi khác biệt giới. Quan niệm truyền thống cho rằng nam giới đảm nhiệm những công việc nặng nhọc và đó thƣờng là những công việc quan trọng, có giá trị hơn những công việc nhẹ nhàng do phụ nữ đảm nhiệm. Đây đƣợc coi là một chuẩn mực mà tất cả mọi ngƣời trong cộng đồng tuân theo. Cả cộng đồng mong đợi mỗi giới phải thực hiện tốt công việc phù hợp với “đặc tính” nam hoặc nữ của họ, nếu không sẽ bị chê trách là “nam giới mà như đàn bà” hoặc “phụ nữ gì mà giống đàn ông” [37; tr.93]. Các nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới ([9], [37], [70], [91], [103]) dựa trên quan niệm về vai trò giới truyền thống cho thấy có sự biến đổi trong mối quan hệ giới trong gia đình các DTTS, đặc biệt là trong phân công lao động gia đình. Về cơ bản trong gia đình các DTTS vẫn còn mang nhiều định kiến giới, khuôn mẫu giới vẫn ngự trị trong suy nghĩ và hoạt động của ngƣời dân khi thực hiện cả 3
  • 33. 21 vai trò: sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng; phân công lao động vẫn dựa trên quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới; theo đó “việc đàn ông” - là quan niệm dành cho nam giới, gồm những công việc nặng, cần tính toán và kỹ thuật, “việc đàn bà” - là quan niệm dành cho phụ nữ, gồm những công việc nhẹ, việc không tên (Hoàng Xuân Thành và cs 2009: tr.70; Ngô Đức Thịnh 2007: tr.20) [9;tr.14]. Vai trò vốn có của phụ nữ tại phần lớn các xã hội vùng cao ở Việt Nam bị giới hạn và gần nhƣ bị gói gọn trong phạm vi gia đình. Đối với nhóm gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, mặc dù ngƣời phụ nữ có tiếng nói quyết định hơn trong gia đình, nhƣng sự phân công lao động theo giới ở những cộng đồng này cũng không khác biệt nhiều so với các dân tộc phụ hệ. Nhóm các công trình nghiên cứu về ngƣời Ê Đê gồm có Người Ê Đê: một xã hội mẫu quyền [1] của tác giả Anne De Hautecloque Howe đã đƣa đến bức tranh toàn cảnh về tộc ngƣời Ê Đê ở Đắk Lắk; Luận án Người phụ nữ Ê Đê trong đời sống xã hội tộc người [24] của tác giả Thu Nhung MLô Duôn Du; Luận án Đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - những phân tích và so sánh xã hội học [117] của tác giả Nguyễn Minh Tuấn đã xác định cơ sở lý luận (hệ lý thuyết và khái niệm) làm nền tảng cho nghiên cứu về biến đổi đời sống xã hội của nhóm DTTS. Mô tả thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trên hai phƣơng diện kinh tế (cơ sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình) và phi kinh tế (giáo dục, y tế, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bình đẳng giới trong gia đình). So sánh hiện trạng đời sống của ngƣời Ê Đê hiện nay với thời điểm 5 năm trƣớc. So sánh hiện trạng đời sống của ngƣời Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột và của ngƣời Ê Đê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Phân tích một số yếu tố tác động tới sự biến đổi đời sống của ngƣời dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk, bao gồm: chính sách xã hội, quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa, giao lƣu và tiếp biến văn hóa, và một số đặc trƣng nhân khẩu xã hội của ngƣời Ê Đê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp). Dựa trên số liệu khảo sát thực địa này, tác giả cũng đã công bố bài viết Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk [116], các kết quả đƣợc đƣa ra đều khẳng định vai trò quan trọng của ngƣời phụ nữ trong gia đình, mọi công việc trong
  • 34. 22 gia đình đều đặt nặng trên vai ngƣời phụ nữ, trong đó vẫn có sự phân biệt về giới khi phân công các công việc trong gia đình, mặc dù chế độ mẫu hệ nhƣng không hề phủ nhận nam quyền, hạ thấp đàn ông. Công trình Văn hóa Ê Đê - Truyền thống và biến đổi [49] xem xét Luật tục Ê Đê với tƣ cách là một thiết chế với những khuôn mẫu đặc trƣng mẫu hệ trong quá trình xã hội hóa, nội dung luật đề cao vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục cách ứng xử của con trai và con gái. Và khái niệm “con gái” nói riêng và nhóm nữ nói chung đã trở thành một thứ giá trị bộc lộ sắc thái văn hóa mẫu hệ ở dân tộc Ê Đê. Nhƣ vậy, vai trò của mỗi giới đã đƣợc ấn định từ luật tục, và đó đƣợc coi là khuôn mẫu ứng xử, có các chế định rõ ràng và đƣợc cả cộng đồng tuân thủ. Với các báo cáo đƣợc rút ra từ những nghiên cứu xã hội học về trẻ em ở nhiều khía cạnh, trong cuốn Trẻ em, gia đình và xã hội [81] đã cho thấy bức tranh tƣơng đối sinh động, phong phú, chân thực về vấn đề trẻ em Việt Nam hiện nay, kèm theo các giải pháp nhằm giúp đỡ, chăm sóc, giáo dục và phát triển các em. Liên quan đến nhóm DTTS, có bài viết Lao động trẻ em DTTS - Trách nhiệm của gia đình và xã hội (tác giả Nguyễn Hồng Quang) đã đƣa ra vấn đề trẻ em DTTS lao động sớm và sự phân công các công việc theo giới tính của trẻ. Mặc dù không nói cụ thể về quan niệm vai trò giới đối với trẻ em trong gia đình, nhƣng thông qua việc phân công lao động trong gia đình cho con trai và con gái đã cho thấy quan niệm ngầm ẩn của các bậc cha mẹ về vai trò đối với mỗi giới tính. Trong các gia đình nghèo, một số công việc thƣờng đƣợc quan niệm là có “đặc tính giới” nhƣ quét nhà, rửa bát, nấu cơm là của các em gái thì cũng không cho thấy sự khác biệt lớn trong sự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, do tính thúc bách của công việc và thiếu lao động nên cha mẹ không phân biệt công việc dành cho con trai và con gái, tuy nhiên công việc trông em thƣờng đƣợc giao cho trẻ em gái vì chúng cẩn thận và không quá mải chơi nhƣ trẻ em trai [58]. 1.1.2. Phương pháp xã hội hóa vai trò giới Hiệu quả của giáo dục không đơn thuần nằm ở nội dung, thái độ của ngƣời giáo dục - ngƣời tiếp thu mà còn phụ thuộc vào phƣơng pháp giáo dục. Việc giáo dục thông qua phƣơng pháp truyền miệng, giải thích và nhắc đi nhắc lại nhiều lần đƣợc
  • 35. 23 các gia đình coi trọng; thêm vào đó là phƣơng pháp nêu gƣơng, mỗi bậc cha mẹ là tấm gƣơng về lối sống và lao động để con cái noi theo [58]. Kết quả điều tra vào năm 2002 của nhóm tác giả do Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực hiện đã cho thấy tỷ lệ một số hình thức giáo dục con cháu đƣợc các gia đình vận dụng nhƣ sau: 73,2% gia đình chọn phƣơng pháp truyền miệng, nói đi nói lại nhiều lần; 55,6% gia đình chọn cách thức vừa nói vừa làm gƣơng; 36,2% giáo dục thông qua kể và phân tích các câu chuyện lịch sử, văn hóa dân gian; 26,4% chọn cách uốn nắn, đánh đòn khi trẻ có hành vi sai [58; tr.284]. Lối sống của ông/bà/cha/mẹ có ảnh hƣởng rất nhiều tới con cháu – Đây là kết luận đƣợc rút ra khi phân tích tƣơng quan về sự ảnh hƣởng của gia đình tới sự tiếp nhận giá trị gia đình của trẻ em trong gia đình. Nghiên cứu này cũng khẳng định vai trò của ngƣời cao tuổi trong việc giáo dục con cháu, có 66,3% số ngƣời trên 60 tuổi và 71,7% số ngƣời trên 70 tuổi thƣờng xuyên chăm sóc con cháu, chỉ có 4,5% là không có thời gian [58; tr.285-287]. Việc trẻ em lao động vừa sức và phù hợp với lứa tuổi có thể đƣợc xem nhƣ hoạt động lành mạnh nhằm giáo dục trẻ em cho tƣơng lai. Những công việc thƣờng đƣợc các em làm nhƣ trông em, làm việc nhà, phụ việc đồng áng cho cha mẹ đƣợc xem là phƣơng pháp giáo dục và rèn luyện trẻ em tốt nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa phụ giúp cho cha mẹ, trong một vài trƣờng hợp, hoạt động lao động trong gia đình của trẻ em có ý nghĩa đóng góp vào thu nhập của gia đình [58]. Một trong những quan niệm khá phổ biến về quá trình xã hội hóa cá nhân là xem nó nhƣ một quá trình học hỏi để thực hiện các vai trò mà cá nhân cần thực hiện. Thực chất xã hội hóa là cơ chế quan hệ giữa con ngƣời và xã hội [23; tr.269]. Trong gia đình, để đảm bảo việc tuân thủ các nội dung giáo dục, gia đình Việt Nam truyền thống đặc biệt sử dụng quyền uy của chủ thể giáo dục. Phƣơng pháp giáo dục ở đây là buộc phải tuân theo, phải chấp hành chứ không đƣợc phép tranh luận, phân tích đúng sai [127; tr.65]. Bên cạnh đó phƣơng pháp nêu gƣơng cũng đƣợc xem là phƣơng pháp thƣờng đƣợc các gia đình sử dụng, những tấm gƣơng đƣợc hình thức hóa thông qua các câu chuyện kể, các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, đƣợc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục thông qua lao động và bằng lao động
  • 36. 24 là phƣơng pháp phổ biến, đƣợc đại đa số các gia đình sử dụng, với quan niệm dạy con nên ngƣời là phải dạy con biết tự lao động. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em trong các gia đình nông dân đã đƣợc hƣớng dẫn lao động và tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi [127; tr. 68]. Ví dụ ở dân tộc Mông Lềnh: Ngƣời dân tộc Mông Lềnh không phân chia các giai đoạn trƣởng thành riêng của trẻ em mà họ phân chia và đánh dấu chung các giai đoạn trƣởng thành của cả đời ngƣời. Theo đó, cuộc đời mỗi ngƣời đƣợc chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn trẻ con (từ khi mới đẻ ra cho đến 15 tuổi - đƣợc gọi là mí nhua); giai đoạn thanh niên (từ 15 - 40 tuổi - đƣợc gọi là sênh nhềnh); giai đoạn ngƣời già (từ 40 tuổi trở lên - đƣợc gọi là tua nênh lầu). Ở độ tuổi từ mới sinh đến khi 9 tuổi về cơ bản trẻ em đƣợc giáo dục nhƣ nhau, nhƣng đến lứa tuổi 10 - 16 các bậc cha mẹ dạy và quan tâm đến trẻ có sự phân biệt theo giới tính, điều này dẫn tới sự phát triển của trẻ trai và trẻ gái là khác nhau. Ở giai đoạn trẻ con, ngƣời Mông Lềnh coi đó là thời thơ ấu nên không bắt trẻ em tham gia nhiều vào các công việc trong gia đình, có chăng chỉ giao các công việc nhẹ nhàng, trẻ con luôn đƣợc nuông chiều. Trẻ con đƣợc mẹ địu trên lƣng lên nƣơng, đi chợ, thăm bà con họ hàng, đƣợc giáo dục qua các bài hát ru truyền thống của dân tộc [2; tr.40]. Trẻ em trai và trẻ em gái trong cộng đồng các DTTS đƣợc cha mẹ truyền dạy về những nguyên tắc này ngay từ khi mới sinh ra thông qua từng công việc cụ thể hàng ngày [37; tr.93]. Sự phân công những công việc trong gia đình theo giới tính càng rõ ràng khi trẻ càng lớn lên. Trẻ em gái bắt chƣớc những công việc của mẹ, của bà, đảm nhận những công việc của ngƣời phụ nữ trong gia đình, còn trẻ em trai thì làm những công việc của cha, của những ngƣời đàn ông trong gia đình [83; tr.20]. Sự bắt chƣớc này, hoặc hình mẫu, xuất hiện nhƣ là phần thƣởng quan trọng đối với đứa trẻ [104; tr.145]. Các em gái phải “ngoan ngoãn” học làm theo chỉ dẫn của những “ngƣời mẫu” trong gia đình. Làm nhƣ vậy, các em có thể noi theo “gƣơng” những ngƣời phụ nữ lớn tuổi hơn trong mọi hoạt động hàng ngày. Bằng cách tham gia làm những công việc nhỏ hằng ngày trong nhà hoặc bên ngoài các em biểu hiện “đạo đức [phụ nữ] tốt thông qua việc thực hành tình cảm”.
  • 37. 25 Mô tả sự khác biệt về xã hội hóa vai trò giới giữa bé trai và bé gái, có tác giả Simone de Beuvoir với công trình Giới nữ (xuất bản lần đầu năm 1949). Trong cuốn sách, ngoài hệ thống lý luận triết học về phụ nữ xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền, nội dung cuốn sách xoay quanh tình trạng phụ nữ bị áp bức lâu dài khiến họ trở thành giới ít quan trọng trong mối quan hệ với nam giới, tác giả cũng luận giải những đặc tính của phụ nữ, những diễn giải về thần thoại của bà đối với vai trò của phụ nữ. Và tác giả cũng dẫn ra quá trình giáo dục (xã hội hóa vai trò giới) mà ngƣời phụ nữ nhận đƣợc từ khi còn bé để phá bỏ luận bản chất cho rằng đàn bà sinh ra đã là “đàn bà” chứ không phải trở thành nhƣ vậy qua quá trình vận động của xã hội. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới Môi trƣờng xã hội hóa là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tƣơng tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội [23; tr.260]. Theo đó, các mô hình lý thuyết về sự phát triển vai trò giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trƣờng xã hội hóa sớm nhất của đứa trẻ. Những ngƣời xung quanh đứa trẻ là những ngƣời mà đứa trẻ tƣơng tác thƣờng xuyên, là những thầy giáo về bản sắc giới và vai trò giới [104; tr.145]. Các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trƣớc trong gia đình nhƣ ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp. Trong gia đình, con ngƣời học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng. Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự. Sự nhận thức không đúng đắn về giới và bình đẳng giới sẽ tạo ra những tôn ti trật tự trong đó làm giảm vị thế của phụ nữ, dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình. Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi đƣợc cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và phụ nữ. Theo tác giả Lê Ngọc Văn ([128], [133], [134], [135]) chức năng giáo dục của gia đình - còn đƣợc các nhà xã hội học gọi là chức năng xã hội
  • 38. 26 hóa, gồm có chức năng giáo dục bản sắc giới tính của gia đình Việt Nam - làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc riêng của giới mình, bản sắc đó không dựa trên cơ sở tự nhiên mà dựa trên cơ sở xã hội, một xã hội bất bình đẳng nam nữ, nhấn mạnh sự khác biệt nam nữ, lý thuyết Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, đồng thời cũng nói tới giáo dục con trai và con gái trong giao tiếp với ngƣời khác giới trong gia đình và ngoài xã hội. Theo Lê Nhƣ Hoa [46] khi bàn về vai trò văn hóa gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ em, xuất phát từ quan niệm khoa học về cấu trúc và quy luật phát triển nhân cách, tác giả cho rằng cần gợi ra những phƣơng diện chủ yếu mà bố mẹ cần phải quan tâm, trong đó có việc giáo dục nhân cách giới cho trẻ em. Trong bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện nay, việc nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời là hết sức cần thiết, tác giả Lê Thi ([100], [101]) đã nhấn mạnh tới sự ảnh hƣởng của các thành viên trong gia đình tới việc hình thành nhân cách trẻ em. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình là những ngƣời khác có ý nghĩa trƣớc tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ. Những ngƣời khác có ý nghĩa ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ em, bao gồm sự phát triển vai trò giới của chúng, theo một vài cách: những ngƣời mà đứa trẻ tôn trọng, yêu thích, những hình ảnh có ý nghĩa này là những mô hình về hành vi mà đứa trẻ sẽ muốn thi đua [104; tr.145]. Thông thƣờng bố mẹ chuyển tải những kỳ vọng đối với con trai và con gái thông qua cách đối xử với chúng. Thông điệp ở đây rất rõ, thế giới con gái là thế giới thụ động và tình cảm, trong khi thế giới con trai là thế giới độc lập và hành động. Cha mẹ dạy trẻ cách hiểu tầm quan trọng của giới tính thông qua: trang phục, đồ chơi, công việc nhà [57]. Nghiên cứu Gender Role Socialization in Jewish Men [163] của các tác giả Lasser, Jon; Gottlieb, Michael C tìm hiểu về nam giới ngƣời Do Thái và quá trình xã hội hóa vai trò giới ở nhóm này, đặc biệt nhấn mạnh tới sự ảnh hƣởng của yếu tố gia đình (cha mẹ) trong thời thơ ấu, sự tƣơng tác của nam giới Do Thái với những thành viên trong gia đình và những ngƣời khác thuộc các chủng tộc khác. Khác với các dân tộc khác, nam giới Do Thái đƣợc học hỏi sự dịu dàng, tốt bụng, và tình cảm
  • 39. 27 từ cha mẹ mình, trái ngƣợc với khuôn mẫu nam tính - vốn đƣợc xem là giá trị giới truyền thống. Quá trình xã hội hoá vai trò giới ở xã hội Do Thái cũng đƣợc phân đoạn theo các giai đoạn phát triển nhận thức: thời thơ ấu, niên thiếu, thanh niên,… Công trình Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam [144] của nhóm tác giả thuộc trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) và Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) năm 2012. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Nepal và Việt Nam tìm hiểu về các thái độ khác nhau của nam giới đối với bình đẳng giới, sự ƣa thích con trai, bạo lực với vợ hay bạn tình cũng nhƣ thái độ và kiến thức về luật pháp và chính sách liên quan đến quyền phụ nữ. Nghiên cứu khẳng định rằng sự ƣa thích con trai, vai trò giới và thái độ bất bình đẳng tồn tại ở cả hai quốc gia. Nghiên cứu gợi ý cần phải có các chƣơng trình can thiệp hay chiến dịch tập trung vào nam giới toàn diện và mang tính dài hạn ở cấp quốc gia và cấp địa phƣơng xem xét các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể tác động tới thái độ này. Vì mối quan hệ giữa trải nghiệm thời thơ ấu về bất bình đẳng, thái độ về bình đẳng giới và tƣ tƣởng ƣa thích con trai và bạo lực bạn tình, các can thiệp về nam tính ngay trong thời kỳ thơ ấu và vai trò của nam giới trong gia đình cũng sẽ đƣợc đƣa ra nhƣ những khuyến nghị về chính sách rút ra từ các kết quả nghiên cứu này. Trong các gia đình ở Sri Lanka, mặc dù là một xã hội gia trƣởng vẫn tồn tại yếu tố mẫu hệ (ngƣời phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong gia đình), nhƣng vai trò giới truyền thống vẫn đƣợc duy trì phổ biến, trẻ em gái và phụ nữ vẫn phải làm việc cật lực trong gia đình, không có sự giúp đỡ từ các thành viên khác. Bạo lực gia đình vẫn diễn ra, tuy nhiên trẻ em gái cũng nhƣ phụ nữ nơi này đƣợc dạy bảo hãy coi đó là những xích mích đơn giản giữa vợ và chồng, không đáng phải làm lớn chuyện, ảnh hƣởng đến thanh danh gia đình,… Gia đình với tƣ cách là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất ([158]; [164]; [176]) trong một xã hội đầy rẫy những định kiến giới, hiện tƣợng bất bình đẳng giới đƣợc cho là tất yếu, và trẻ em thƣờng xuyên phải học tập, rèn luyện để thích vai trò giới vốn không phải lúc nào cũng công bằng cho cả hai giới. Càng lớn, trẻ em càng đƣợc tiếp xúc với nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi của chúng về vai
  • 40. 28 trò giới. Những thái độ và hành vi ấy thƣờng đƣợc học đầu tiên trong gia đình và sau đó đƣợc tăng cƣờng bởi các đồng nghiệp của đứa trẻ, bởi các nhóm thành viên, và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, ảnh hƣởng mạnh nhất đến phát triển vai trò giới tính dƣờng nhƣ xảy ra trong bối cảnh gia đình, do cha mẹ truyền lại một cách công khai và ngầm ẩn cho con cái mình những niềm tin của mình về giới tính. Các công trình này phân tích sự ảnh hƣởng của cha mẹ đến quá trình phát triển vai trò giới, đƣa đến ý kiến cho rằng vai trò định hƣớng giới tính ái nam ái nữ có thể có lợi cho trẻ em hơn là tuân thủ nghiêm ngặt những vai trò giới truyền thống. Một phát hiện mới của các nghiên cứu này là chỉ ra sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa vai trò giới ở các nhóm gia đình khác nhau: gia đình đầy đủ bố mẹ và gia đình khuyết thiếu (chỉ có bố hoặc mẹ), kết luận đƣa ra là quá trình xã hội hóa vai trò giới bị ảnh hƣởng bởi cấu trúc gia đình: trong các gia đình đơn thân (chỉ có cha hoặc mẹ) ít diễn ra sự xã hội hóa các vai trò giới truyền thống hơn các gia đình có đủ cả bố mẹ. Bất kể loại hình gia đình nào cũng sử dụng các hình thức khen - chê, thƣởng - phạt khác nhau tùy thuộc vào giới tính của họ và con cái họ trong quá trình xã hội hóa giới. Khi nghiên cứu về vai trò giới, bên cạnh các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan là tác nhân không thể thiếu. Mỗi cá nhân sinh ra trong gia đình, nhƣng các hoạt động sống đƣợc tổ chức không chỉ trong môi trƣờng gia đình mà còn cả bên ngoài xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hƣởng đầu tiên về vai trò giới của đứa trẻ bắt nguồn từ gia đình, thông qua sự tƣơng tác với cha mẹ chúng, sớm nhất là từ 24 giờ sau sinh (Witt, 1997). Bên cạnh tác nhân gia đình, tác giả tập trung phân tích sự ảnh hƣởng tƣơng đối mạnh mẽ của phƣơng tiện truyền thông đại chúng tới sự hình thành vai trò giới của trẻ em, bởi trẻ em thƣờng có những hành vi rập khuôn theo những gì chúng thấy trên truyền hình, các phƣơng tiện truyền thông đang khuyến khích trẻ em thể hiện vai trò giới truyền thống. Trong các dẫn chứng đƣa ra, tác giả tập trung phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân vật nam và nhân vật nữ trong phim truyền hình và trong các chƣơng trình quảng cáo tới sự hình thành nhân cách giới ở trẻ em. Trƣờng học là tác nhân thứ hai bên ngoài tác động tới sự hình thành
  • 41. 29 vai trò giới ở trẻ em. Tại đây trẻ em học tập các khuôn mẫu hành vi từ thầy/cô giáo và bạn bè cùng giới hoặc khác giới với chúng. Kết quả của những nghiên cứu này hƣớng tới tìm hiểu gia đình với tƣ cách là nguồn gốc của những khuôn mẫu giới, nó tiếp tục đƣa ra giả thuyết về việc có hay không sự trái ngƣợc giữa những khuôn mẫu vai trò giới của nam giới và khuôn mẫu vai trò giới của phụ nữ ([175]; [177]) Trong bối cảnh địa phƣơng thì ý nghĩa dòng họ nội là quan trọng đối với việc xã hội hóa các em gái và các em trai, để các em trở thành những thành viên có đạo đức phù hợp của cộng đồng địa phƣơng. Đây là kết luận đƣợc đƣa ra trong báo cáo về xã hội hóa giới của trẻ em gái nông thôn Việt Nam của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển. Theo đó, những ý tƣởng về ý nghĩa dòng họ nội rộng khắp trong xã hội Việt Nam nhƣ một khía cạnh quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Truyền thống tôn thờ tổ tiên tạo nền tảng cho những cách tổ chức cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng và trở thành định hƣớng chính trong đời sống của họ. Việc chú trọng tới ý nghĩa dòng họ nội để lại hậu quả là phụ nữ ở vị trí thứ yếu trong cơ cấu xã hội theo tôn ti trật tự phụ hệ. Phụ nữ hầu hết làm những công việc trong gia đình cũng nhƣ trên đồng ruộng. Thành tựu của nghiên cứu này đƣa đến cái nhìn tổng quan về vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con ngƣời, tuy nhiên xét dƣới góc độ nghiên cứu giới, công trình chƣa phân tích đƣợc chức năng xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình. 1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu Ban đầu các nhà xã hội học bắt đầu với việc xem xét những cơ sở sinh học và xã hội của các vai trò giới [104; tr.154]. Một số nhà xã hội học sử dụng cách tiếp cận vai trò giới, tập trung vào tìm hiểu quá trình xã hội hóa đóng góp nhƣ thế nào vào sự thống trị của nam giới và sự phụ thuộc của phụ nữ. Một số khác sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, tập trung vào sự tƣơng tác và các cấu trúc xã hội quyết định nhƣ thế nào những ranh giới của hành vi cá nhân [104; tr.155]. Dựa trên dữ liệu thu thập thông qua quan sát thanh thiếu niên để tập trung xem xét vai trò giới của họ trong xã hội, trong các mối quan hệ xung quanh họ, cũng nhƣ cách họ thể hiện các hành vi ứng xử, thái độ, ngoại hình, kỹ năng xã hội, và sự thành công trong học tập. Nghiên cứu cho thấy những thay đổi tinh tế về vai trò giới