SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KIM HƢNG
DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KIM HƢNG
DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT CHỮ
HÀ NỘI – 2013
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Viết Chữ, người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Xin cảm ơn các thầy cô trong phòng đào tạo, trường Đại học giáo dục thư
viện trường đại học quốc gia hà nội, thư viện trường đại học Sư Phạm Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy, cô đã đem đến cho tôi tri thức , tình yêu đối với văn
chương và nghề dạy học.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến BGH trường THPT Trần Quang Khải cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã
luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, có niềm tin và quyết
tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường học tập.
Hà Nội tháng 12 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Kim Hƣng
iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................... 2
2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học................................. 2
2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 4
3.1. Mục đích.................................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 7
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................ 7
1.1. Thi pháp học.............................................................................................. 7
1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì.............................. 9
1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn .....................11
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 15
1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong lịch
sử văn học. ......................................................................................................15
1.5. Nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
trong đời sống nhà trƣờng.............................................................................17
1.6. Thực tiễn dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”.........................20
1.6.1.Mục đích khảo sát...................................................................................20
1.6.2 Đối tượng khảo sát. ................................................................................20
1.6.3. Địa bàn khảo sát....................................................................................21
1.6.4. Thời gian khảo sát.................................................................................21
vi
1.6.5.Tư liệu khảo sát.....................................................................................21
1.6.6.Nội dung khảo sát...................................................................................21
1.6.7. Phương pháp khảo sát...........................................................................21
1.5.8 Kết quả khảo sát .....................................................................................25
1.5.9. Phân tích kết quả khảo sát ....................................................................30
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN
NGOÀI XA” TỪ THI PHÁP CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU... 39
2.1 Những yêu cầu vận dụng..........................................................................39
2.1.1. Bám sát thi pháp của tác giả : nhân vật , không gian, thời gian , kết cấu.
.........................................................................................................................39
2.1.2. Bám sát đặc trưng thể loại của “ Chiếc thuyền ngoài xa” : “ Một truyện
ngắn trữ tình giàu kịch tính”..........................................................................55
2.1.3. Bám sát thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến.....59
2.1.3. Bám sát sự đột biến của tình tiết truyện qua những xung đột của tình
huống đầy kịch tính.........................................................................................65
2.2 Những biện pháp dạy học ........................................................................68
2.2.1. Đọc kết hợp với kể tóm tắt số phận từng nhân vật................................68
2.2.3. Kết hợp liên môn, liên ngành để hình dung không gian nghệ thuật ....72
2.2.3. Bám sát thời gian nghệ thuật diễn ra tấn bi kịch của từng nhân vật và
sự biến đổi nhận thức......................................................................................74
2.2.4. Liên hệ tới Phiên Chợ Gíat để làm rõ bi kịch tư tưởng nhà văn thời hậu
chiến. ...............................................................................................................76
2.2.5. Tạo một không gian đối thoại để học sinh bộc lộ thái độ......................77
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................... 80
3.1. Soạn giáo án từ thi pháp tác giả..............................................................80
1.1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu......................................................81
1.2. Sự nghiệp văn học....................................................................................82
2.1.Hƣớng dẫn HS đọc tác phẩm...................................................................83
2.1.1. Định hướng đọc các đoạn sau...............................................................83
vii
2.1.2. Yêu cầu đọc: ..........................................................................................84
2.2. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ và vị trí tác phẩm ..............................85
2.3. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu kết cấu, bố cục của truyện..............................85
2.4. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu nội dung tác phẩm ..........................................86
2.4.1.Ý nghĩa nhan đề của truyện ...................................................................86
2.4.2. Cái nhìn duy mĩ của nhân vật “tôi” (cũng chính là nhà văn, hay nhân
vật Phùng).......................................................................................................86
2.4.3. Nhận thức lại để có một cái nhìn đầy khám phá và sáng tạo................94
3.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................100
3.3. Địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm .......................................................100
3.4. Kế hoạch thực nghiệm..........................................................................100
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................102
3.6. Thuyết minh cho giáo án thực nghiệm.................................................102
3.6.1. Những khó khăn..................................................................................103
3.6.2. Điểm mới của giáo án..........................................................................103
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 107
PHỤ LỤC............................................................................................................. 109
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên................................................................26
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh.................................................................28
Bảng 3.1: Bảng điều tra lớp đối chứng ...........................................................101
Bảng 3.2. Lớp đối chứng................................................................................102
Bảng 3.3. Lớp thực nghiệm............................................................................102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học hiện đại đi “ từ khái quát đến cụ thể “ như một nguyên lí của sự
sáng tạo. Nếu không giải quyết được cái khái quát thì trong quá trình giải
quyết cái cụ thể ta luôn gặp cái khái quát và lúc đó ta không thể nào giải quyết
được.
Ngành khoa học Ngữ văn cũng không nằm ngoài những nguyên lí hiện
đại đó. Từ khái quát một thời kì, một giai đoạn đến trào lưu , trường phái mới
đến tác gia, tác phẩm .
Mỗi thời kì , mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu, mỗi tác gia đều có những nét
riêng tạo ra bản chất của mỗi thời kì , mỗi trào lưu đó. Chẳng hạn nếu không
nắm được thi pháp của văn học trung đại và thi pháp của từng thể loại thì
không tài nào có thể dạy tốt được từng thể tài cụ thể như: Hịch, cáo, phú , văn
tế….
Ở góc độ này, góc độ khác đã có những phát hiện và vận dụng vào thực
tiễn dạy học những dấu hiệu của thi pháp như là một việc làm tự phát. Đặc
biệt đối với từng bộ phận văn học trong lịch sử như : Văn học dân gian, Văn
học trung đại, Văn học hiện đại, Văn học nước ngoài. Với từng bộ phận cụ thể
đã có những khái quát ở tầm vĩ mô nhưng đi sâu vào từng bộ phận thể tài
chuyên biệt thì chưa có. Văn học hậu chiến ở Việt Nam sau cuộc chiến tranh
ái quốc vĩ đại thì mảng văn học hậu chiến với từng thể tài như: văn xuôi , thơ
sau kháng chiến chống Pháp, sau kháng chiến chống Mỹ có những gì gần
nhau và khác nhau chưa được giải quyết. Chính vì vậy mà khi tiến hành dạy
học các tác phẩm văn chương của từng bộ phận văn học này cũng gặp không
ít những khó khăn : vấn đề số phận con người , vấn đề mối quan hệ giữa con
người và một xã hội hậu chiến , sự phát triển của nó không phải đơn giản, dễ
dàng lý giải. Nhiều truyện ngắn thời hậi chiến đặt vấn đề nhiều hơn là giải
quyết vấn đề . Nhà văn đưa ra vấn đề như muốn bàn bạc với bạn đọc . Điều
này thể hiện rõ nhất qua các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Điều bức
2
xúc đặt ra cho tác giả luận văn là : Thi pháp của văn học hậu chiến và đặc biệt
là thi pháp truyện ngắn sau 1975 và thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
thời hậu chiến để giải quyết tốt việc dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa”.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học
Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới . Cũ là vì bộ môn này xuất
hiệ từ thời Hy Lạp cổ đại với tác phẩm đầu tiên” Nghệ thuật thi ca” của
Aristot. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình
thành vào thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu- Mĩ và phổ biến khắp
thế giới . Ở Việt Nam trước năm 1975 , Thi pháp học đã thâm nhập vào miền
Nam nhưng chưa có đủ điều kiện phổ biến ở miền Bắc. Nhưng từ sau Đổi mới
, bộ môn này nhanh chóng được chú ý và tạo mối quan tâm đặc biệt của nhiều
nhà nghiên cứu văn học.
Ở miền Bắc sau 1954 cũng như cả nước , chủ nghĩa hình thức trong nghệ
thuật chưa được chú ý do hoàn cảnh chính trị , xã hội. Vì thế chỉ có vài công
trình lẻ tẻ đề cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà thôi .
Chỉ từ sau Đổi mới nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học , Văn học dân gian và
Văn học phương Tây đã mở đường cho Thi pháp học vào Việt Nam . Một số
nhà nghiên cứu đi tiên phong có thể kể đến như : Phan Ngọc ( dịch cuốn Nghệ
thuật thơ ca của Aristot và Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Mĩ học của
Hegel), Hoàng Trinh với Thi pháp Đốt- xtôi-ép-xki dưới con mắt Ba- khơ-
tin, Đỗ Đức Hiểu cũng có một số bài nghiên cứu về thi pháp đáng chú ý …
Đặc biệt là GS Trần Đình Sử với những nghiên cứu sâu sắc về Thi pháp học ,
ông đã trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về Thi pháp học ở
Việt Nam ( Thi pháp thơ Tố Hữu ( 1987). Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
( 1993), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam ( 1999) , Thi pháp
Truyện Kiều ( 2002)…. Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu , dịch thuật đã góp
phần giới thiệu Thi Pháp học ở Việt Nam như : Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn
3
Hải Hà, Cao Xuân Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thúy, Lê
Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Hoàng Ngọc Hiến….
Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam
những năm 1990, hàng loạt những nhà nghiên cứu Thi pháp nổi tiếng thế giới
đã được giới thiệu ở Việt Nam như: Aristote, Lưu Hiệp, Viên Mai, Bakhtin,
Jakobson, Khrapchenko,Todorov, Meletinski…. Số lượng các nhà nghiên cứu
Thi pháp học và các công trình nghiên cứu về bộ môn này không ngừng tăng
lên và đếm thời điểm hiện nay bộ môn Thi pháp học đã cơ bản trở thành một
khoa học không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn chương ở
Việt Nam.
Trong nhà trường Thi pháp học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại
học. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông đã quan tâm nhiều đến Thi pháp
học, nội dung chương trình đã chú ý nhiều đến tri thức về thi pháp. Nhiều nhà
nghiên cứu và nhà phương pháp đã và đang có những công trình hướng vào
việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường bằng con đường Thi
pháp học. Đi tiên phong trong vấn đề này có thể kể tới các Gíao sư Trần Đình
Sử , Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Mạnh…Một số cuốn sách rất đáng tham
khảo đối với đội ngũ giáo viên văn ở nhà trường phổ thông trong việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp học như : Vấn đề giảng
dạy văn học theo loại thể ( Trần Thanh Đạm), Một số vấn đề Thi pháp học
hiện đại ( Trần Đình Sử ). Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (
Nguyễn Thị Dư Khánh ) , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong
nhà trường ( Nguyễn Viết Chữ) , Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học
trong nhà trường ( Nguyễn Thị Dư Khánh)….
2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc
Ông được coi là người mở đường tinh anh và tài năng , người đặt những
viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới nền văn nghệ nước nhà.Trong suốt
30 năm cầm bút , Nguyễn Minh Châu đã giành được nhiều phần thưởng quý
4
báu. Các sáng tác của ông luôn được bạn đọc nói nhung và các nhà nghiên
cứu phê bình nói riêng say mê tán thưởng.
Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học , chuyên luận, khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận ánh tiến sĩ nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu.
Có thể kể đếnh một số công trình nghiênh cứu như: " Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu " của Tôn Phương Lan; " Nguyễn Minh Châu những
năm 80 và sự đổi mới cách nhìn con người" của Nguyễn Văn Hạnh...
Về góc độ truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa" có " Định hướng dạy
học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết bởi
tác giả Nguyễn Thị Lan Hương ( trường ĐH Sư Phạm Hà Nội , 2004) hoặc
theo định hướng dạy học đề cao tiềm năng con người trong luận văn thạc sĩ
của tác giả Đinh Văn Đoàn: " Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí
thông minh của học sinh vào dạy học Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn
Minh Châu ( Trường ĐHSPHN, 2006)."...
Nhìn chung các công trình về phương pháp đều đã tập chung khám phá
nội dung ngôn ngữ, nghệ thuật, giúp giáo viên có những định hướng khai thác
sâu hơn, mới mẻ hơn giúp học sinh hiểu đúng đắn hơn về giá trị của tác phẩm.
Luận văn " Dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu cho học sinh lớp 12, THPT theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả"
Nhằm mục đích gợi ý cho những người dạy một phương pháp dạy học mới về
tác phẩm ở nhà trường phổ thông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích.
Vận dụng quan điểm dạy học vận dụng thi pháp học vào dạy một tác
phẩm văn học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn , nâng
cao hiệu quả giảng dạy qua đó góp phần bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình
yêu đối với văn học của học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu , chúng tôi xác định đề tài có
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học , nội dung đổi mới của phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương.
- Gỉai quyết một số vấn đề lý luận về Thi pháp học , thi pháp truyện ngắn
, thi pháp truyện ngắn hậu chiến, thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn
Minh Châu.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài
xa” theo hướng vận dụng thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn Minh
Châu.
- Thiết thể nghiệm giáo án dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài
xa”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp truyện
ngắn hậu chiến” của Nguyễn Minh Châu thể hiện trong truyện ngắn “ Chiếc
thuyền ngoài xa”.
+ Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”.
+ Học sinh lớp 12 ban cơ bản THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
+ Nghiên cứu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng vận
dụng thi pháp tác giả.
+ Vận dụng vào dạy học truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu chính sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
6
Nghiên cứu các tài liệu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo
hướng Thi Pháp học . Sử dụng các phương pháp như phân tích , tổng hợp ,
suy luận , so sánh…
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở
nhà trường phổ thông , khảo sát thực tế dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền
ngoài xa”.
+ Phương pháp thực nghiệm.
Người viết tiến hành soạn giáo án và dạy thể nghiệm để kiểm nghiệm
tính khả thi của đề tài..
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần:
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung:
+ chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ chương II: Vận dụng dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” từ thi pháp
tác giả Nguyễn Minh Châu
+ chương III: Thực nghiệm sư phạm.
3. Kết luận.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Thi pháp học
Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ , là một bộ môn khoa
học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX. Nhưng
nếu nhìn vào lich sử thì Thi pháp học đã bắt đầu xuất hiện ở Hy Lạp thời kì cổ
đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật Thi Ca ( Podetika) của Arisxtot cách
đây 2300 năm. Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ yếu của
nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI.
Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh mạnh mẽ .
Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại,
Thi pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác
so với Thi pháp học cổ điển. Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối
tượng , từ chân lý tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất
phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể . Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát
từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu
tố đó , Thi pháp học hiện đại xuất phát từ quan niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và
tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Nếu Thi pháp học
truyền thống xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp , một hệ thống ký hiệu
mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ , một sáng tạo tinh thần tồn tại
vừa trong văn bản , vừa trong cảm thụ người đọc. Thi pháp học truyền thống
thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật, nhà văn phải thế này thế kia,
thì Thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luậy nghệ thuật từ
trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật , để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn.
Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lý nghìn
năm bất biến thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử ,
cùng vận động và phát triển lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Nếu Thi pháp học
8
truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì Thi pháp học hiện đại còn
quan tâm tới cách đọc , cách giải mã văn bản .[9; Tr 31]
Khi nghiên cứu về Thi pháp học , có rất nhiều cách hiểu khác nhau , cách
tiếp cận khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc , biện pháp chung
làm cho văn bản , phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu Thi
pháp như là những nguyên tắc , biện pháp nghệ thuật cụ thể , tạo thành đặc sắc
nghệ thuật của một tác phẩm , một tác giả , thể loại, trào lưu… Nếu nhìn vào
mục đích nghiên cứu nhiều người dễ nhầm Thi pháp là ngành Lí luận văn học ,
nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn
học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học , còn Thi pháp
học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật
mà thôi , phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm,
thể loại , phong cách , ngôn ngữ . Tuy vậy ,Thi pháp học với tư cách khoa học
ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm văn học cụ thể
, bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm, góc độ , đặc biệt là phát
hiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản
thân các quy luậy hình thức . Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận
chuyên biệt của nghiên cứu văn học , chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các
nguyên tắc nghệ thuật của văn học . Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp
học , song định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa ra đều chưa thống
nhất. Nhà Lí luận , phê bình văn học Nga V.Girmunxki định nghĩa : “ Thi pháp
học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật” [8;Tr32] ,
còn M. Bakhatin trong công trình “ Những vấn đề thi pháp Đốt- tôi- ép- xki” tuy
không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học , nhưng nội dung nghiên cứu của ông
là “ Nhà nghệ sĩ Đôt-tôi-ep-xki” với “ cái nhìn nghệ thuật độc đáo”; và “ hình
thức tiểu thuyết đa thanh” ; “ Ngôn từ đa giọng” đã xác nhận nội dung thi pháp
của nó. Nhà nghiên cứu Roman Giacopson trong công trình “ Ngôn ngữ và thi
pháp học “ (1960) định nghĩa: "thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học ,
chuyên nghiên cứu, chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu cách
9
thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp TS. Todorop
trong công trình Thi pháp học ( 1975) định nghĩa thi pháp là “ những quy tắc
chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm cụ thể .” Cụ thể hơn là
nghiên cứu tính văn học , chất văn học của tác phẩm văn học nói chung . Viện sĩ
người Nga V.V.Vinogradop xác định : “ Thi pháp học là một khoa học nghiên
cứu các hình thức , các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác
phẩm sáng tác ngôn từ , các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt
không chỉ là hiện tượng của ngôn từ văn học mà còn là bản thân các phương
diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân
gian” ( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học , Thi pháp học M..., 1963).
Tổng hợp ý kiến trên GS. Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học
như sau: “ Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình
thức nghệ thuật , mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận
động , phát triển lịch sử của chúng” 9;Tr32]
Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi)
định nghĩa : “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các
phương thức, phương tiện , thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học . Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống
các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật ,
ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”[10; Tr304].
1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì
-Thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu : Thi pháp tiểu
thuyết qua“ Cửa sông”; “ Dấu chân người lính” ...) của ông người đọc dễ dàng
nhận ra một không gian nghệ thuật đặc biệt với những con người giàu chất sử thi
của một lòng yêu nước thiết tha tràn đầy vẻ đẹp lạc quan, thông minh, trí tuệ, dí
dỏm trong cả những hoàn cảnh khốc liệt nhất của lịch sử
- Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu:
+ Về thi pháp truyện ngắn kháng chiến ( Mảnh trăng cuối rừng, Những
vùng trời khác nhau) nhà văn lại có một cái nhìn và thể hiện tài tình sâu sắc vẻ
10
đẹp, cái mất mát, cái anh hùng bên sự xa thẳm của niềm lạc quan trong sự hi
sinh, sự nghiệt ngã của cuộc kháng chiến mà con người vẫn ngẩng cao đầu thách
thức với hiện tại gần như sự bất chấp với số phận. Nhân vật nào cũng mang
những hơi thở của lịch sử.
+ Còn thi pháp truyện ngắn hậu chiến ( Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…)
với những Nhĩ, người đàn bà hàng chài…
Những tàn dư sau chiến tranh đầy chất trữ tình nếu chỉ nhìn nó bàng quan
qua con mắt của nghệ sĩ .
Nhưng nếu đi sâu vào đời sống hậu chiến thì con người đang phải đương
đầu với những bi kịch thầm lặng mọi giá trị ở đây cần được nhìn nhận lại và lý
giải theo những góc độ khác nhau từ số phận con người . Bi kịch đâu phải đã hết,
giá trị sâu sắc nhất của con người là gì? Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Minh
Châu đã trăn trở khi cňn sống qua bŕi phę běnh “ Hăy đọc lời ai điểu cho một
nền văn nghệ minh họa”. Vấn đề những bi kịch tâm trạng, những vẻ đẹp hình
hài…
Các tác phẩm hậu chiến của Nguyễn Minh Châu hay đi vào biểu tượng
như: Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài xa… mà không đi vào những vấn đề
gay cấn, dữ dằn như ở “Ly Dị”( Nguyễn Khải); “ Con chuồn chuồn nước” của
Lê Văn Hội; “ Cây táo ông Lành” ( Hoàng Cát); “ Sẹo đất” ( Ngô Văn Phú) ; “
Vành trắng khăn tang” của Phạm Tiến Duật… mà nhà văn lí giải cuộc sống theo
một cách riêng của mình. Sự lí giải ấy không dừng lại ở những lời kêu than mà
là cố tìm một sự xây dựng, cứu rỗi với một sự chịu đựng thầm lặng nhưng ít
nhiều cũng thể hiện sự bất lực và không ít điều chưa lí giải được để bạn đọc phải
suy nghĩ ( kiến trúc tác phẩm của ông là một kiến trúc mở ). Bao giờ thì người
đàn bà vạn chài được thoát khỏi nỗi đau này ? Bao giờ thằng Phác sẽ thôi hận
thù cha nó ?
Bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu gửi đến cho bạn đọc ở văn học hậu
chiến không hề đơn giản chút nào mà tác phẩm của ông dường như có nhiều
11
tầng nghĩa cho nhiều tầng độc giả. Vì vậy nếu vận dụng sâu sắc thi pháp của
Nguyễn Minh Châu chúng ta rất cần một sự khơi gợi vừa hợp tác, vừa lí giải.
Đặc biệt là những vấn đề Nguyễn Minh Châu đặt ra không nên chỉ dừng lại
ở câu chữ. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở những lời “ai điếu” như ông đã từng
nói.
1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn
Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến có nhiều đổi mới:
- Đề tài và phạm vi phản ánh: Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh
Châu tập trung vào đề tài đời tư, thế sự nhà văn hướng ngòi bút của mình vào số
phận nhỏ nhoi, âm thầm, lặng lẽ sống trong một góc khuất nào đó của cuộc đời
với bao cảnh ngộ éo le, những bi kịch khủng khiếp hằn sâu trong từng số phận
một cách da diết đau đớn như: cuộc sống thường nhật của gia đình ngư dân
“Chiếc thuyền ngoài xa” ,tâm trạng day dứt của người đàn ông với quê hương
“Bến quê”….bộn bề những thứ vụn vặt của cuộc sống đời thường nhưng đầy ý
nghĩa. Đọc Nguyễn Minh Châu ta thấy “Những cái tưởng như bình thường, lặt
vặt trong cuộc sống hàng ngày dưới ngòi bút và con mắt của Nguyễn Minh Châu
đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” [20; Tr178].
Nguyễn Minh Châu với ý thức đưa văn học về với đời sống để thể hiện chủ
đích “Mỗi truyện tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen kẽ vào mạch kể
chuyện, tôi bàn bạc và quan niệm cuộc sống hoặc báo động một điều gì đó”
“Ngòi bút của ông đã lôi ra và làm sáng tỏ trước mặt người đọc không biết bao
nhiêu những điều thuộc về lương tâm, về đời sống tinh thần của con người ” [20;
Tr194].
Xây dựng cốt truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đầy
những chi tiết vụn vặt, nhỏ nhặt bình thường của cuộc đời thường nhật. Hệ thống
sự kiện chính luôn bị đứt đoạn bởi sự chêm xen của mạch suy tưởng, triết lý, của
các sự kiện hồi tưởng ….làm cho cốt truyện cứ bị đứt gãy như hiện thực cuộc
sống vốn thế. Khung cốt truyện được nới lỏng đến mức dường như không còn
12
truyện mà chỉ còn là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lý như là vu
vơ, những xung đôt chỉ phác ra mà không giải quyết.
Cốt truyện về sinh hoạt thế sự là loại truyện về những sự việc đơn giản,
bình thường vẫn hằng diễn ra. Mỗi truyện giống như một mảnh của bức tranh
đời sống, loại cốt truyện này không có mở đầu hay kết thúc thiếu vắng những
tình tiết. Những truyện ngắn có kiểu cốt truyện này đều hướng vào chiêm
nghiệm lẽ đời, hướng tới sự cảnh tỉnh kín đáo với những lối sống, thói quen tự
nhiên vô ý thức. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư là dạng cốt truyện chủ
yếu tái hiện những thăng trầm uổn khúc trong số phận cá nhân như “Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành ” “Phiên chợ Giát”.
Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề. Đây là cốt truyện viết
dựa vào sự nhận thức lại của nhà văn khi mà rất nhiều quan niệm lối sống, suy
nghĩ đã trở thành thói quen thành chuẩn mực của một thời. Đổi mới xây dựng
tình huống truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thường xây
dựng ba kiểu tình huống sau: tình huống tự nhận thức, tình huống thắt nút; tình
huống tự nhận thức và tình huống thắt nút.
Đổi mới về nghệ thuật trần thuật bao gồm: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ
trần thuật, giọng điệu trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có những
đặc điểm nổi bật sau:
Ngôn ngữ được nuôi trong lòng tiếng nói đời sống với tư duy nghệ thuật
hướng vào đời tư khám phá con người bên trong con người, nên truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều ngôn ngữ hiện thực đời thường. Nghĩa là thứ
ngôn ngữ không “cách điệu gọt dũa” rất gần khẩu ngữ làm cho văn chương dung
dị hơn, dân dã hơn. Chúng ta nghe nhà văn đặt vào miệng lão Khúng ngôn ngữ
nông dân rất cọc cằn, bỗ bã: “một anh nông dân suốt đời đi sau mông con bò thì
là cái thá gì… cái lão Khúng thiết đếch gì?” có lẽ đây là một đóng góp đem đến
sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác văn học, góp phần làm cho văn học ngày một
chân thực hơn, dân chủ hơn
13
Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, mang lượng thông tin cao, có tính triết
luận sâu sắc Tính tốc độ của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện
rõ ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập những đối thoại trực tiếp. Đó là
kết quả của của sự quan sát, suy ngẫm thấu đáo trước những vấn đề đang diễn ra.
Nguyễn Minh Châu cũng rất có ý thức nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ
truyện ngắn của mình. Cùng với ngôn ngữ bình dị, đời thường, gần gũi là ngôn
ngữ giàu hình ảnh được chọn lọc, gọt giũ, chau chuốt.
Điểm nhìn nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chọn phương thức trần thuật với
đa dạng hóa điểm nhìn nghệ thuật. Trong mỗi truyện ngắn của ông, nhà văn
không còn là người phán xét cuối cùng mà người đọc cảm nhận nhân vật bằng
chính con người bên trong con người của mình. Điểm nhìn nghệ thuật luôn được
nhà văn thay đổi để tạo ra hệ thống giá trị khác nhau về cùng một vấn đề một
con người.
Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thật phong
phú . Nó như sự phỏng nhại âm thanh đa dạng, đa sắc thái của cuộc sống đời
thường. Ở truyện này là giọng điệu đùa vui hóm hỉnh ở truyện kia là giọng chú
chất đến xót xa, truyên khác lại là giọng hoài nghi chất vấn đay đả hoặc từng trải
….giọng điệu trần thuật chủ đạo trùm lên những sáng tác của nhà văn vẫn là
giọng trữ tình, trầm lắng đượm nhiều trắc ẩn, suy tư day dứt như trong truyện
ngắn “Bức tranh”, “Phiên chợ Giát”.
Đổi mới trong việc xây dựng biểu tượng nghệ thật và chi tiết nghệ thật:
Biểu tượng nghệ thuật thực sự là một hiện tượng thẩm mỹ đa nghĩa, đa chức
năng góp phần thể hiện thế giới nhân vật, vừa góp phần gia tăng tính triết lí, tính
chữ tình cho tác phẩm, vừa tạo lên những nét độc đáo trong phong cách trần
thuật. Mỗi biểu tượng nghệ thuật được xây dưng trong chuyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu là một tấm gương phản chiếu số phận nhân vật, là bức tranh nội tâm,
là góc khuất tâm linh của nhân vật. Những biểu tượng ấy vừa thấm đẫm chất triết
lí vừa đầy chất chữ tình. Nó không chỉ là tín hiệu thẩm mĩ, là hình tượng có tầm
14
khái quát triết học để thể hiện tư tưởng nghệ thuật mới của nhà văn mà còn góp
phần làm tăng chất thơ cho tác phẩm.
Nhận thức lại mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống Nguyễn Minh Châu
đến với văn học vào một thời điểm lịch sử đặc biệt.
Cuộc sống con người là khúc tráng ca vô tận khơi nguồn cảm hứng cho sự
sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật bước ra từ cuộc sống, nghệ thuật là sự thăng hoa
những cảm xúc từ cuộc sống con người của nhà nghệ sỹ. Bởi vậy, nó phải gắn
chặt với cuộc sống và phải vì cuộc sống. Nếu xa rời cuộc sống nghệ thuật đã rũ
bỏ cội nguồn của mình. Chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Cuộc
đời thì đa sự, con người thì đa đoan”. Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã
nhìn thấy và miêu tả được những cái “đa sự”, “đa đoan” của cuộc đời và con
người. Vì vậy, có thể nói, “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm đánh dấu sự
chuyển biến quan trọng trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ
giữa nghệ thuật và đời sống. Nhận thức lại trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Quan niệm nghệ thuật có vai trò quan trọng. Nó là ý thức hệ đặc biệt gắn
liền với sự miêu tả của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật đổi mới cách nhìn con
người và cuộc sống.
Nguyễn Minh Châu được coi là “nhà văn mở đường tinh anh” cho công
cuộc đổi mới văn học. Sở dĩ có sự đổi mới như vậy trong cách nhìn con người và
cuộc sống là bởi Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Văn học và đời sống là hai
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Ông phát biểu: “Người viết nào
mà lại không mang nặng trong mình một tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu
thương con người? tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê,
vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một nỗi quan hoài thường trực về số phận,
hạnh phúc của những con người chung quanh mình”.
Nguyễn Minh Châu được coi là vị khai quốc công thần của triều đại văn
học đổi mới..Nhà văn ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu của văn học.
Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sống dưới góc
nhìn và phương tiện mới.
15
Năm 1983, khi “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời, đất nước vẫn chưa thoát
khỏi dư chấn của chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Số phận cá
nhân nằm im dưới lớp băng hà của “giấc mơ đại tự sự”. Với những dự cảm thời
cuộc sắc bén và tài năng nghệ thuật của mình ,Nguyễn Minh Châu đã giúp lớp
băng hà kia có những vết nứt cần thiết. Vết nứt để nhìn ra vùng tối, và có thể,
đón nhận vùng sáng.
Cho đến nay, hầu như giới nhà văn và giới nghiên cứu phê bình văn học
đều coi “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu, mang dấu ấn rõ nhất
phong cách Nguyễn Minh Châu ở thể loại truyện ngắn.
2. Cơ sở thực tiễn
1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong lịch
sử văn học.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học
hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá
trình phát triển văn xuôi Việt Nam đương đại. Là một nhà văn suốt đời khát khao
khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông viết các tác phẩm với
mong muốn: Đi tìm cái chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con người.
Trước 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu được bạn đọc biết đến và yêu mến qua
các tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính và truyện ngắn giàu chất sử thi
như " Mảnh trăng cuối rừng "… đã góp phần dựng lên bức tượng đài về sức
mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong những
tác phẩm này, ý thức cộng đồng và tình yêu Tổ quốc là một hệ quy chiếu duy
nhất và cao cả nhất để định giá mọi quan hệ từ gia đình đến xã hội, mọi tình cảm
từ riêng đến chung của con người, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cần
có sự đồng lòng nhất trí cao độ thì điều này là tất yếu. Trong dòng chảy mãnh
liệt của lịch sử thời đại chống Mỹ thì ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện ngòi bút
Nguyễn Minh Châu.
16
Sau 1975 khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, nền văn học mang âm hưởng sử thi
dần dần bộc lộ tính sơ lược công thức, có phần giản đơn phiến diện về con
người, lúc này khó có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới với những
vấn đề phức tạp, bức xúc bộn bề. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường,
bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho mỗi người nói chung và cho các nhà văn như
Nguyễn Minh Châu nói riêng. Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư
duy nghệ thuật: từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc, nhà văn cùng
đất nước chuyển sang cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người.
Là một nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt
thân mình để cháy sáng; Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức được yêu cầu phải
đổi mới tư duy văn học và đã âm thầm tự đổi mới và tự tìm hướng đi cho chính
mình với một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư - thế sự: Cỏ lau, Cơn giông, Bến
quê, Bức tranh…
Những tác phẩm của ông giai đoạn này hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị
mà chứa đựng chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là
những con người bình thường trong cuộc mưu sinh và trong hành trình nhọc
nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt những năm cuối đời,
dòng mạch văn chương của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó –
nơi ông hằng ám ảnh và manh nha tìm kiếm vấn đề số phận con người. Thực tế
văn học cho thấy: quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là
quá trình trở về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn, nối lại truyền thống văn học
trung đại thấm đẫm tình người tình đời, và là sự khơi nguồn cảm hứng nhân văn
cho những sáng tác trong những thập kỷ sau này. Đánh giá về những tác phẩm
của ông được viết vào những năm đầu của thập kỷ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã
nhận xét : Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh
và tài năng nhất của văn học nước ta thời kì sau 1975.
Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên
cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bình và nghiên
cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn
17
Minh Châu ở phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được những tìm tòi
đổi mới trong cách viết của Nguyễn Minh Châu.
1.5. Nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
trong đời sống nhà trƣờng
Là tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách
nhà văn Nguyễn Minh Châu, và cũng tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ
góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa
chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất
yếu, lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con
người phải chấp nhận những nghịch lý không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đã
đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối đói
khổ, bấp bênh. Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn
Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tình mẫu tử,
sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói
sáng, hào hùng; mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của
đời thường.
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm hay, có sức hấp dẫn,
lôi cuốn người đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi, phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - lứa tuổi gần hoàn thiện về mọi
mặt những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để học sinh cùng
suy nghĩ, tìm cách lý giải. Để từ đó học sinh tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát
triển.
Những đặc sắc trong đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong cách viết của
ông đã được một số bài viết đề cập đến ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên , dạy học
tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” vẫn còn xa rời thi pháp văn học hậu chiến
của nhà văn. Thực hiện đề tài này, tôi mong tìm hiểu sâu sắc hơn và giúp học
sinh phân tích, thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm đầy đủ hơn.
Chương trình thay sách Ngữ văn THPT phân ban bắt đầu được thực hiện
thí điểm từ năm học 2003 – 2004 ở một số trường trong phạm vi toàn quốc. Đến
18
2005 – 2006 chương trình đã “chạy” được một vòng, có nghĩa đây là năm đầu
tiên lớp 12 học bộ sách mới. Và như vậy, nếu đi vào thực hiện đại trà bắt đầu từ
năm 2006 – 2007 ở lớp 10 trong toàn quốc thì phải ba năm sau, tức năm học
2008 – 2009 mới đến lớp 12. Nói như thế để sơ bộ hình dung ra những khó khăn
và thuận lợi khi tiến hành điều tra việc dạy học tác phẩm này như thế nào trong
thời điểm hiện nay ở trường THPT.
Thuận lợi
- Về phía tác giả và tác phẩm
Nguyễn Minh Châu là tác giả các em đã từng biết đến khi học truyện ngắn
“Bến quê” ở lớp 9. Những đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn này
trong thời kì đổi mới nền văn học không phải là xa lạ với các em. Đây là thuận
lợi lớn cho các em trong việc tiếp nhận truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa".
Dù nhiều triết lí, nhiều khái quát nghệ thuật nhưng tác phẩm này rất gần gũi
với ngôn ngữ thời đại và cuộc sống đời thường. Vẻ đẹp nổi bật của tác phẩm
chính là sự trong sáng, giản dị nhưng vẫn rất khái quát, đa nghĩa.
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được Nguyễn Minh Châu viết vào
năm 1983. Vì gần cũng thời đại nên không có khoảng cách quá lớn giữa nhà văn,
tác phẩm, bạn đọc và học sinh về mặt ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và
môi trường sống… Do đó, sẽ có những đồng nhất thẩm mĩ cần thiết tạo sự sáng
tạo cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Tác phẩm mới, chương trình, sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học
hiện đại sẽ tạo ra những kích thích mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy của giáo
viên và hứng thú tiếp nhận của học sinh. Hứng thú sẽ dẫn đến say mê, say mê sẽ
giúp cả giáo viên và học sinh làm việc hiệu quả hơn.
- Về phía giáo viên và học sinh :
Giáo viên là những bạn đọc lí tưởng nên có điều kiện và ý thức khi tiếp
nhận tác phẩm. Họ đã được tìm hiểu và từng giảng dạy về tác giả và tác phẩm
Nguyễn Minh Châu, lại có kiến thức sâu rộng làm nền tảng cơ sở nên cũng
19
không gặp nhiều khó khăn đáng kể khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm
này.
Sự đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu,
tạo cơ sở tư liệu tham khảo phong phú cho giáo viên. Những tư liệu đó là những
gợi ý quý giá giúp cho quá trình định hướng của giáo viên sát đối tượng hơn.
Đồng thời người giáo viên cũng định hình được cách thức, phương pháp để dạy
học tác phẩm này đạt mục đích giáo dục.
Bản thân truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay, có sức
hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi,
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. Điều đó dễ khắc phục được
“khoảng cách thẩm mĩ” cũng như có khả năng nâng cao “tầm đón nhận” cho học
sinh. Qua tác phẩm, nhà văn trao đổi với học sinh, ở lứa tuổi 18, lứa tuổi tương
đối hoàn thiện nhân cách, về mọi mặt vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng
ngày để các em cùng suy nghĩ, tìm cách lí giải các vấn đề của đời sống, để từ đó
các em tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát triển.
* Khó khăn
Về phía tác giả, tác phẩm
- Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu giai đoạn sáng tác sau 1975. Trong nhà trường phổ thông, việc tiếp cận với
những cái mới mẻ, chệch khỏi thói quen xưa nay vốn không phải là chuyện dễ
dàng.
Tác phẩm này mới được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 nên còn nhiều ý
kiến khen chê khác nhau. Giá trị đích thực của tác phẩm vẫn là một ẩn số lớn đối
với người đọc. Tác phẩm có dung lượng dài, nhưng thời lượng dành cho giảng
dạy trên lớp quá hạn hẹp, chỉ với 2 hoặc 3 tiết dạy, nếu giáo viên khai thác rộng
sẽ không sâu, ngược lại, chỉ đi sâu vào một số nội dung trọng tâm sẽ phá vỡ tính
chỉnh thể của tác phẩm và dễ trượt ra khỏi ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
- Về phía giáo viên và học sinh
20
Khi truyện ngắn này được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn 12 mới, rất
nhiều giáo viên tiếc cho “Mảnh trăng cuối rừng” và bỡ ngỡ trước “ Chiếc thuyền
ngoài xa”. Vẫn biết rằng việc tiếp nhận cái mới, đặc biệt là cái mới trong nghệ
thuật là cả một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, tâm lí này của một số giáo viên đã vô
tình tạo nên sự khó khăn cho quá trình tiếp nhận tác phẩm này, bởi nếu giáo viên
không thật sự chú tâm và cẩn thận thì dễ dẫn học sinh đi đến những dị ứng hoặc
phản tiếp nhận.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn khi dạy học “Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu. Khó khăn không phải là rào cản không thể vượt
qua với những người ham hiểu biết và thực sự có ý thức trong học tập. Thuận lợi
không phải để chúng ta đơn giản hóa vấn đề. Điều quan trọng là cả giáo viên và
học sinh phải biết vượt qua khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt được hiệu
quả cao trong dạy và học tác phẩm này.
1.6. Thực tiễn dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”
Việc dạy học chiếc thuyền ngoài xa vẫn còn xa rời hệ thống thi pháp truyện
ngắn hậu chiến của nhà văn. Chúng tôi tiến hành dạy học tác phẩm dựa vào việc
vận dụng thi pháp hậu chiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu với mong muốn
góp thêm một cách dạy học về tác phẩm.Khảo sát về thực trạng dạy học truyện
ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong nhà trường phổ thông
1.6.1.Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm hiểu rõ thực tế giảng dạy của giáo viên và khả năng nắm
bắt, cảm thụ, tiếp nhận truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của HS THPT hiện
nay. Đồng thời phát hiện ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của các em
trong quá trình tiếp nhận.
Thông qua việc kiểm tra kết quả thực tiễn, người viết tìm ra các biện pháp
dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn từ việc vận dụng thi pháp
của tác giả.
1.6.2 Đối tượng khảo sát : HS THPT lớp 12.
21
GV giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12, SGK Ngữ Văn ban cơ bản, SGK Ngữ
Văn nâng cao; SGV, các tài liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu và truyện
ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”.
1.6.3. Địa bàn khảo sát:
Chúng tôi điều tra, thăm dò ý kiến của GV và HS ở 2 trường THPT Trần
Quang Khải, huyện Kinh Môn , tỉnh Hải Dương và trường THPT Nhị Chiểu ,
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.6.4. Thời gian khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát việc dạy của giáo viên và học của học sinh đối
với tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong học kỳ II của năm học 2012-2013.
1.6.5.Tư liệu khảo sát
SGK Ngữ văn lớp 12 cơ bản- tập 2
Tìm hiểu sách giáo viên, sách hướng dẫn, sách tham khảo.
Tìm hiểu các bài soạn của GV THPT, vở ghi của HS.
1.6.6.Nội dung khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học cụ thể trong tiết dạy học
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của GV Và HS lớp 12
Tìm hiểu nhận thức của GV về vấn đề vận dụng thi pháp tác giả trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Tìm hiểu HS về hứng thú học tập, mức độ tiếp nhận tác phẩm cũng như
khả năng vận dụng, thực hành nhãng kĩ năng hành văn của học sinh
Tìm hiểu biện pháp, các bước tiến hành mà GV sử dụng khi tổ chức hướng
dẫn HS trong quá trình tiếp nhận.
Xác định những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến việc vận dụng thi pháp tác
giả trong dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
1.6.7. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS;
xem vở ghi HS và giáo án của GV; dự các buổi thảo luận giữa GV – HS, GV –
22
GV, HS – HS cũng như chấm bài kiểm tra của HS để từ đó rút ra được kết quả
khách quan nhất về việc dạy và học “Chiếc thuyền ngoài xa” ở THPT.
Cụ thể:
* Đối với GV
Tác giả của luận văn đã có những cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số
GV đã và đang dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ở nhà trường THPT.
Hầu hết các cuộc trao đổi đó đều xoanh quanh việc “GV hiện nay tiếp nhận, cảm
thụ và dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” như thế nào?”. Câu trả mà
chúng tôi nhận được cũng rất đa dạng, phong phú, phần nào phản ánh đúng với
thực tế dạy và học Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng và truyện ngắn nói chung.
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra bằng cách ghi sẵn câu hỏi để có
được kết luận tương đối xác thực về phương pháp dạy học truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa”.
Các câu hỏi được đưa ra như sau:
Câu 1: Khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, thầy (cô) dựa vào những yếu tố nào sau đây: Văn bản tác phẩm và câu hỏi
trong SGK; hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV); Kết hợp các tài liệu khác có
liên quan với văn bản tác phẩm; Các ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào
các ô vuông bên cạnh).
Câu 2: Khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, thầy (cô) yêu cầu
HS làm những việc gì: Đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK;
Soạn thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội, về tác giả; Tìm hiểu trước về
tác phẩm và nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi
tiết; Ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
Câu 3: Biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
là gì: GV thuyết giảng, HS tiếp nhận; GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua
hệ thống câu hỏi gợi mở; GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm;
Các biện pháp khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
23
Câu 4: Trong dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, thầy (cô) chú ý
đến mối quan hệ nào: Quan hệ giữa GV – HS; Quan hệ giữa HS – tác phẩm;
Quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm; Ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào
ô vuông bên cạnh).
Câu 5: Khi dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” các thầy cô có bao giờ vận
dụng thi pháp của tác giả Nguyễn Minh Châu vào dạy học hay chưa: có vận
dụng ; chưa bao giờ vận dụng; có nhưng chưa kĩ; ( ý kiến được tích vào ô vuông
bên cạnh)
Câu 6. Thi pháp hậu chiến của Nguyễn Minh Châu ?
Không gian sau chiến tranh,con người, số phận ; Thời gian quá khứ , hiện
tại , tương lai ở 1 truyện ngắn trữ tình thế sự ; kết cấu truyện ngắn ; tất cả các ý
kiến trên. ( gv lực chọn đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)
Chúng tôi cũng đã tham gia những buổi thảo luận nhóm, sinh hoạt chuyên
đề của tổ bộ môn về cách giảng dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sao
cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay. Phần đa GV nhất trí với hướng triển khai
trong SGV chương trình chuẩn (vì hiện tại chủ yếu các trường THPT đang dạy
theo bộ SGK chương trình chuẩn). Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ các GV
đã mạnh dạn đề xuất những cách dạy học mới đối với truyện ngắn này. Theo
chúng tôi đây là những tín hiệu đáng mừng trong xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học mà chúng ta đã và đang thực hiện.
Bên cạnh đó chúng tôi đã tiến hành tham khảo một số giáo án về truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của GV năm học 2011, 2012 và năm học 2013
cũng như dự giờ tại lớp. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, các giáo án của GV đã
cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản đến HS trên cả phương diện nội dung và
nghệ thuật như: nhan đề, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo, vài nét nghệ thuật đặc sắc; một vài giáo án cũng đã có sự thay
đổi hướng khai thác đối với tác phẩm nhưng hầu như các GV cũng mới chỉ dừng
lại ở một số hướng tiếp cận nhất định về nội dung hoặc một số khía cạnh về hình
24
thức mà chưa có một giáo án nào vận dụng thi pháp của tác giả trong dạy học
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ở nhà trường THPT hiện nay.
* Đối với HS
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em HS trước và sau khi học truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để nắm được sự chuẩn bị bài cũng như đánh giá
được mức độ tiếp nhận tác phẩm của các em. Thực tế cho thấy nhiều HS chưa có
hứng thú với môn học, học một cách chống đối, hiểu bài chưa sâu, chưa đạt
được mục đích dạy học mà GV đề ra.
Khi xem vở ghi của HS, phần đa các em tuân thủ theo giáo án GV đã dạy,
song còn một số em ghi chép tùy tiện, sơ sài, chưa làm rõ nội dung và nghệ thuật
của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Kết quả cho thấy HS chỉ chú trọng
phân tích các nhân vật trong truyện chứ tuyệt nhiên chưa biết vận dụng thi pháp
của tác giả vào trả lời các câu hỏi , cũng như tìm hiểu tác phẩm.
Chúng tôi cũng đã dự buổi thảo luận của các em HS xoay quanh truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Ý kiến nhận được từ các em là những nhận định,
đánh giá vừa khách quan nhưng cũng có nhiều yếu tố chủ quan trong đó. Điều
này cho thấy các em HS cũng đã phần nào dám bộc lộ chính kiến của mình trước
những hiện tượng văn học trong nhà trường.
Khảo sát các bài làm văn của HS (gồm các bài thu hoạch sau tiết học, bài
kiểm tra 15 phút, bài viết 2 tiết) cũng đã thu nhận được những kết quả nhất định.
Có một số HS đã cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết vận dụng
kiến thức vào làm các bài làm văn nhưng cũng không ít HS chưa đáp ứng được
yêu cầu mà đề bài đặt ra, chưa biết phân tích và cắt nghĩa vấn đề một cách thấu
đáo dẫn đến hiệu quả dạy học còn thấp.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phát phiếu điều tra cho các em HS để tìm
hiểu kĩ hơn về thực trạng dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Các câu hỏi được đặt ra như sau:
Câu 1: Trước mỗi giờ học văn, anh (chị) thường chuẩn bị gì khi lên lớp:
Đọc và tìm hiểu trước tác phẩm cũng như tài liệu liên quan; Chuẩn bị theo
25
những câu hỏi trong SGK; Không chuẩn bị gì cả; Ý kiến khác (HS lựa chọn và
đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
Câu 2: Trong khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) chú ý
đến yếu tố nào nhất: Những yếu tố bên ngoài văn bản; Những yếu tố trong văn
bản; Những yếu tố do bản thân mình tâm đắc; Cả ba yếu tố trên (HS lựa chọn và
đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
Câu 3: Khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” anh (chị) thấy có khó
khăn gì ? Tác phẩm viết về những vấn đề quá khứ; Có nhiều tình tiết hay, hấp
dẫn nhưng khó nắm bắt; Thời lượng học trên lớp ít; Ý kiến khác (HS lựa chọn và
đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
Câu 4: Trong giờ học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” anh (chị) có
cách học như thế nào: Nghe GV giảng kết hợp ghi chép; Ghi chép theo những
phần chốt kiến thức của GV; Trao đổi, thảo luận để khám phá giá trị của tác
phẩm; Ý kiến khác (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
Câu 5: Hình ảnh tác giả với nội dung tác phẩm hiện lên qua hình dung của
em ( hình ảnh Nguyễn Minh Châu ở đầu và cuối tác phẩm có giống nhau
không? : Không giống nhau, có giống nhau, lo âu, buồn. ( đánh dấu vào ô vuông
bên cạnh)
Câu 6 : Về hệ thống nhân vật có được giải thoát không?
có , không, chưa biết ( đánh dấu vào ô vuông bênh cạnh)
Câu 7 : Về tình huống chi phối toàn truyện?
Bi kịch đời thường, không bi kịch, bi kịch đã được giải thoát , chưa giải
được ( đánh dấu vào ô vuông bên cạnh )
Phát phiếu hỏi, dự giờ, quan sát các hoạt động dạy của GV, và học của HS.
Kháo sát giáo án của GV, vở ghi và vở soạn của HS.
Tổng hợp đánh giá, kết quả khảo sát.
1.5.8 Kết quả khảo sát
Về phía GV
26
Một GV ở trường THPT Trần Quang Khải khi được phỏng vấn đã tâm sự:
“Chiếc thuyền ngoài xa” hay nhưng để chuyển tải cái hay đó đến HS là điều rất
khó. Để HS nắm bắt được mọi khía cạnh của tác phẩm chúng tôi đã cố gắng tận
dụng thời gian tối đa trên lớp xong kết quả chưa thực sự được như mong muốn.
Một GV khác cũng cho biết: Khi học “Chiếc thuyền ngoài xa” và những
truyện ngắn khác, HS vẫn còn lười đọc văn bản, soạn bài chống đối, chưa phát
huy vai trò chủ thể của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức bài học.
Xoay quanh hướng tiếp cận tác phẩm cũng có những ý kiến khác nhau. Có
GV vẫn duy trì hướng tiếp cận tồn tại bấy lâu nay đó là tiếp cận duy văn bản; chỉ
một số ít quan tâm đến vận dụng thi pháp của tác giả vào dạy học tác phẩm mà
điều này đối với GV không phải dễ thay đổi.
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên
Câu
hỏi
Kết quả tổng hợp
Số
phiếu
%
Câu 1
Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa
vào văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK
4 26.7
Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa
vào hướng dẫn trong SGV
10 66.7
Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa
vào việc kết hợp có liên quan với văn bản tác phẩm
1 6.6
Ý kiến khác 0 0
Câu 2
Số GV khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK
13 86.8
Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” yêu
cầu HS soạn thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội,
về tác giả
1 6.6
Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” yêu
cầu HS tìm hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận,
1 6.6
27
suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi
tiết
Ý kiến khác 0 0
Câu 3
Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” là: GV thuyết giảng – HS
tiếp nhận
10 66.7
Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” là: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu qua hệ thống câu hỏi gợi mở
3 20.1
Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” là: tổ chức cho HS đối thoại
để tìm hiểu tác phẩm
1 6.6
Các biện pháp khác 1 6.6
Câu 4
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS
12 80
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chú ý đến mối quan hệ giữa GV – tác phẩm
1 6.6
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm
2 13.4
Ý kiến khác 0 0
Câu 5
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
theo hướng tiếp cận trong văn bản
14 93.4
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
theo hướng tiếp cận ngoài văn bản
1 6.6
Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
theo cách vận dụng thi pháp tác giả
0 0
Ý kiến khác 0 0
Câu 6 Không gian sau chiến tranh, con người, số phận. 5 33
28
Thời gian, quá khứ, hiện tại tương lai ở 1 truyện
ngắn trữ tình thế sự
6 40
Kết cấu truyện ngắn 4 27
Tất cả các yếu tố trên 0 0
* Về phía HS
Khi được phỏng vấn, một HS ở trường Trần Quang Khải đã nói: Em thích
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” vì nó có nhiều tình tiết hấp dẫn nhưng lại
không dễ tiếp nhận do nội dung bài học thì nhiều mà thời lượng học trên lớp thì
lại ít.
Một HS khác cho biết: Chúng em khi học truyện ngắn này chủ yếu dựa vào
SGK và các sách tham khảo để soạn và viết bài. Việc đọc tác phẩm nhiều lần
trước khi lên lớp là không nhiều thậm chí rất ít. Đọc chỉ mang tính chất bắt buộc.
Việc thảo luận bài học cũng chỉ mang tính h́nh th
ức, chưa đạt hiệu quả cao.
Khi hỏi về kết quả thu được sau bài học, nhiều học sinh đã chia sẻ: Chúng
em chủ yếu chỉ nắm được những cái cơ bản về các nhân vật; nghệ thuật đặc sắc
của truyện cũng như thi pháp của tác giả thể hiện trong truyện chúng em chưa
thực sự hiểu hết một cách thấu đáo.
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh
Câu hỏi Kết quả tổng hợp
Số
phiếu
%
Câu 1
Số HS trước mỗi giờ văn thường đọc và tìm hiểu
trước tác phẩm và những tài liệu liên quan
20 22.2
Số HS trước mỗi giờ văn thường chuẩn bị theo
những câu hỏi trong SGK
60 66.7
Số HS trước mỗi giờ văn thường không chuẩn bị gì
cả
10 11.1
Ý kiến khác 0 0
Câu 2 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 10 11.1
29
chú ý đến những yếu tố bên ngoài văn bản
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chú ý đến những yếu tố trong văn bản
60 66.7
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chú ý đến những yếu tố do bản thân mình tâm đắc
10 11.1
Cả ba yếu tố trên 10 11.1
Câu 3
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
thấy khó khăn là: tác phẩm viết về những vấn đề
quá khứ
15 16.7
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
thấy khó khăn là: có nhiều tình tiết hay, hấp dẫn
nhưng khó nắm bắt
25 27.8
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
thấy khó khăn là: thời lượng học trên lớp ít
45 50
Ý kiến khác 5 5.5
Câu 4
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
có cách học: nghe GV giảng kết hợp ghi chép
25 27.8
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
có cách học: ghi chép theo những phần chốt kiến
thức của GV
45 50
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
có cách học: trao đổi thảo luận để khám phá giá trị
của tác phẩm
12 13.3
Ý kiến khác 8 8.9
Câu 5
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
nắm bắt được: về tác giả và nội dung tác phẩm
55 61.1
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
nắm bắt được: về hệ thống nhân vật
16 17.8
30
Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
nắm bắt được: về tình huống chi phối toàn truyện
13 14.4
Ý kiến khác 6 6.7
Câu 6
Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm giống nhau 5 33
Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm không
giống nhau
6 40
Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm lo âu, buồn 4 27
Câu 7
Hệ thống nhân vật trong truyện không được giải
thoát
6 40
Nhân vật trong truyện có được giải thoát 5 33
Chưa biết được nhân vật có được giải thoát hay
không
4 27
Câu 8
Tình huống chi phối trong toàn truyện thể hiện qua
bi kịch đời thường
5 33
Không có bi kịch nào 5 33
Bi kịch đã được giải 2 14
Bi kịch chưa được giải 3 20
1.5.9. Phân tích kết quả khảo sát
* Đối với GV
- Thứ nhất: Qua phỏng vấn, tham khảo giáo án, dự thảo luận nhóm và sinh
hoạt chuyên đề cho thấy:
+ Các GV đều khẳng định “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn hay
nhưng không dễ dạy. Có những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận tác phẩm:
Về thuận lợi: Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của
văn học Việt Nam hiện đại, nguồn tư liệu về tác giả khá phong phú. Văn Nguyễn
Minh Châu có sức lôi cuốn kì lạ đối với GV và HS. Vì vậy, khi học các em
thường khá hào hứng, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận tác phẩm.
31
Tác phẩm có cấu trúc mạch lạc, được trình bày rõ ràng nên GV và HS đều dễ
đọc, dễ hiểu.
Về khó khăn: bên cạnh những thuận lợi trên, khi dạy “Chiếc thuyền ngoài
xa” GV gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Đây là tác phẩm khá dài, bởi vậy
quỹ thời gian để lên lớp (2 tiết) chưa đủ cho một truyện ngắn hay và đa nghĩa.
Nhiều GV cho rằng hiểu văn đã khó, làm cho người khác hiểu như mình (thậm
chí hơn mình) là điều không dễ.
Khảo sát cho thấy số lượng HS thực sự đam mê, thích học văn và có ý định
theo học ngành có liên quan đến văn không nhiều. Ngoài việc học tập bộ môn
này, các em còn phải thực hiện nhiều yêu cầu của các bộ môn khác nên khó đòi
hỏi người đọc sự chuyên tâm tuyệt đối. Trong quá trình dạy học, nếu chỉ có sự
nỗ lực từ phía GV mà HS không tích cực thì quá trình này khó mang lại kết quả
cao.
+ Hầu hết các GV khi dạy đều khai thác tác phẩm theo định hướng trong
SGK tức là cắt ngang tác phẩm. Cụ thể, các GV thường tập trung vào các vấn
đề: Cảnh bình minh trên biển; Câu chuyện ở tòa án huyện.
Một bộ phận GV lại tiến hành khai thác theo hướng bổ dọc tác phẩm, tức là
phân tích theo: Tình huống truyện; Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh;
Hình tượng người đàn bà hàng chài; Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.
+ Bên cạnh những hướng khai thác trên, trong khi dạy học một số GV cũng
đã đang tìm tòi thêm những hướng khai thác giúp HS có điều kiện tiếp cận với
tác phẩm để đạt hiệu quả tiếp cận cao nhất.
Từ thực tế dạy của GV như trên, chúng tôi nhận thấy:
Về hiện tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” có một số cách khai thác khác nhau
như trên theo chúng tôi cũng là điều bình thường. Bởi vì tác phẩm văn chương
có phẩm chất nghệ thuật cao, thường mang tính đa nghĩa nên tạo ra khả năng
khơi gợi nhiều hướng tiếp cận ở bạn đọc. Điều quan trọng đặt ra là cần tìm tòi
hướng khai thác nào để đảm bảo tối ưu nhất, khai thác có trọng tâm, trọng điểm
32
nhưng phải đảm bảo tính chỉnh thể, phù hợp với năng lực HS lớp mình phụ
trách.
Cần khai thác kết hợp cả nội dung và hình thức, kết hợp nhiều hướng tiếp
cận trong dạy học thì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Thứ hai: Khảo sát qua các phiếu điều tra đối với GV, kết quả thu được
như sau:
+ Số lượng GV đi theo hướng khai thác trong tài liệu hướng dẫn SGK và
SGV chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả (66,7%). Điều này xuất phát từ chỗ SGK và SGV
là một tài liệu chuẩn đáng tin cậy (trong nhà trường phổ thông). Thứ hai, khi
soạn SGK hay làm sách GV, nhóm biên soạn thường dựa trên mặt bằng chung
của nhận thức HS, vì vậy “dạy theo hướng dẫn của SGK và SGV là đạt yêu cầu”
– không ít GV quan niệm như vậy. Tuy nhiên, tính vừa sức trong dạy học cũng
cần được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là nên kết hợp giữa hướng dẫn trong
SGK, SGV với những tìm tòi, sáng tạo của người dạy và đặc điểm HS mình phụ
trách thì hiệu quả sẽ cao. Mỗi người thầy lại có những thế mạnh, hạn chế khác
nhau và chính người GV đứng lớp chứ không phải bất kì ai khác phải nắm vững
về sở trường, sở đoản của HS mình… từ đó đưa ra phương pháp dạy học sao cho
hợp lí “vừa sức” với HS nhất.
- Trong việc yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi tới lớp, phần đa GV mới chỉ
dừng lại ở việc yêu cầu các em đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong
SGK chứ chưa đề cao việc tìm hiểu thêm những kiến thức về tác giả, hoàn cảnh
xã hội chi phối đến sự ra đời của tác phẩm. Hơn nữa, việc phát huy vai trò chủ
thể của HS chưa nhiều cho nên khi học tác phẩm HS thường rơi vào trạng thái
tiếp nhận thụ động, một chiều. Mọi kiến thức về bài học chỉ đơn thuần là kiến
thức mà người GV đã chuẩn bị từ trước và nhiệm vụ cuối cùng cũng là dạy lại
HS.
+ Biện pháp chủ yếu mà người GV sử dụng khi dạy “Chiếc thuyền ngoài
xa” vẫn được nhiều GV áp dụng mang tính hệ thống đó là GV thuyết giảng – HS
tiếp nhận. Cho dù phương pháp dạy học mới đã được thực hiện từ vài năm trước
33
song dường như phương pháp truyền thống vẫn chiếm ưu thế đặc biệt là trong
dạy học văn bản văn học. Vì thế, vai trò của người HS ngày một mất đi trong khi
tiếp cận tác phẩm văn học. Việc HS muốn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ riêng về tác
phẩm đôi khi khó thành hiện thực.
+ Trong cơ chế dạy học văn hiện nay, qua khảo sát chúng tôi cũng thấy bộ
phận GV chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS là nhiều hơn cả. Văn bản tác
phẩm chỉ là cái cớ để người GV thiết lập mối quan hệ này. Đây là quan niệm
chưa thuận chiều bởi nếu chưa coi trọng tác phẩm thì dù người GV có dạy hay
đến đâu đi chăng nữa cuối cùng người GV cũng vẫn chỉ đang học văn bản tác
phẩm của GV (còn văn bản gốc trong SGK học sinh chưa hiểu kĩ).
+ Các GV đều chưa phối kết hợp được các phương pháp, biện pháp trong
dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Các giờ dạy mới chỉ dừng lại ở
một hướng tiếp cận nhất định. Khi nói tới việc vận dụng thi pháp tác giả trong
dạy học tác phẩm văn chương dường như đa phần GV đều chưa làm được, đều
thấy đó là biện pháp dạy học không hề đơn giản. Tuy nhiên theo chúng tôi đây
chính là biểu hiện của sự trơ lì trong dạy học hiện đại. Bởi đặt vấn đề vận dụng
thi pháp của tác giả vào dạy học thì các phương pháp đều được sử dụng hợp lí,
đúng mức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm. Có như vậy
mới đáp ứng đúng yêu cầu giáo dục toàn diện HS hiện nay.
* Đối với HS
- Qua khảo sát, chúng tôi đã nắm bắt được mức độ tiếp nhận “Chiếc thuyền
ngoài xa” của HS hiện nay như sau:
+ Nhìn chung, các em đã nắm vững được kiến thức cơ bản về tác giả
Nguyễn Minh Châu (dựa vào SGK là chính):
Về quê quán, hoàn cảnh xuất thân, quá trình hoạt động văn nghệ; Về phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu; Các tác phẩm chính của ông.
+ Về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: phần lớn HS có những hiểu
biết, bước đầu cảm nhận được những nét tính cách của các nhân vật: thằng Phác
34
trong sáng hồn nhiên, trẻ con kết án bố tàn bạo. Lão chồng thì vũ phu. Người
đàn bà làng chài thì cam chịu, nhịn nhục, giàu đức hi sinh …
Những kiến thức HS nhận thức được như trên mới chỉ là những tri thức ở
dạng tối thiểu, mới dừng lại ở dạng ghi nhớ, chưa thể hiện được nhiều những
khám phá riêng mang tính chiều sâu của tác phẩm này. Điều này đã minh chứng
phần nào cho việc dạy và học chưa vận dụng thi pháp tác giả
- Qua khảo sát một số bài kiểm tra của HS hai lớp 12 trường THPT Trần
Quang Khải chúng tôi thấy có những hiện tượng nổi bật:
+ Các bài làm của HS chủ yếu trình bày lại nội dung bài học như trong vở
ghi hoặc sách để học tốt. Cả bài hầu như không có bình luận, nêu ý kiến của
mình, rất ít dẫn chứng tiêu biểu trích ra từ tác phẩm. Điều này cho thấy các em
không có kĩ năng vận dụng kiến thức khi làm bài; kiến thức về tác phẩm chưa
sâu sắc.
+ Có một số ít bài thoát khỏi tình trạng kể lể dài dòng, biết bình luận, phân
tích nhưng chủ yếu vẫn là nói theo những điều GV đã nói, không cảm thụ sâu
sắc tác phẩm. Các em chỉ gói gọn những hiểu biết của mình ở những gì có trong
tác phẩm.
- Khi khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của
HS khi học “Chiếc thuyền ngoài xa”:
+ Thuận lợi: Phần lớn HS đều rất thích học tác phẩm, lí do HS đưa ra thì
khá nhiều: cách viết văn của tác giả rất riêng; cách dẫn truyện của tác giả rất hấp
dẫn, tình huống bất ngờ, tính ca ngợi của tác phẩm khá rõ ràng, xây dựng được
những hình tượng nhân vật độc đáo.
+ Khó khăn: Tác phẩm khá dài, nhiều tình tiết nên khó nắm bắt; tính cách
nhân vật phức tạp, đa chiều nên không dễ phát hiện… Những ý kiến của HS
được tổng kết trên đây bao gồm ý kiến đúng và không ít những ý kiến chưa thật
chuẩn xác, chưa tiêu biểu nhưng phần nào nó cũng biểu hiện những suy nghĩ rất
thật, được nảy sinh trong quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm, đáng để cho
chúng ta suy ngẫm.
35
- Từ kết quả khảo sát ở trên đây, chúng tôi thấy:
+ Hầu hết trước mỗi giờ văn, HS chỉ chuẩn bị theo những câu hỏi trong
SGK chứ ít chú ý đến những tài liệu liên quan đến tác phẩm. Lâu nay một thực
tế đáng buồn là số lượng HS soạn bài nghiêm túc, tự giác không nhiều, còn lại
chủ yếu HS dựa vào sách “Để học tốt Ngữ văn 12” để soạn một cách chống đối,
thiếu suy nghĩ. Cá biệt, có những HS không chuẩn bị gì trước khi tới lớp dẫn tới
tình trạng GV cứ dạy mà HS thì lại rất mơ hồ về tác phẩm.
+ Khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, những yếu tố về thi pháp
của tác giả rất ít được HS quan tâm. Bởi vậy, khi học tác phẩm các em chỉ hiểu
về nội dung và nghệ thuật tác phẩm chưa thực sự được sâu sắc.
+ Học “Chiếc thuyền ngoài xa” các em HS cũng gặp những khó khăn nhất
định mà một trong số đó là văn bản thì dài mà thời lượng học trên lớp lại ít. Tất
nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất mà thực tế hiện nay trong chương
trình Ngữ văn THPT cũng có nhiều tác phẩm rơi vào tình trạng này.
+ Trên lớp, phần lớn cách học của HS vẫn chỉ là chăm chú nghe giảng, ghi
chép lại kiến thức của GV, còn rụt rè và ít tham gia vào đối thoại. Vì thế, các em
khi học tác phẩm này rất khó nắm bắt được các ý nghĩa của tác phẩm và giải mã
các chi tiết nghệ thuật.
+ Từ những vấn đề trên nên kết quả thu nhận được của HS sau khi học
xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đã cho thấy: kiến thức mà HS hiểu được
vẫn chỉ dừng lại ở nội dung tác phẩm và các kiến thức cơ bản về tác giả. Bên
cạnh đó, số ít nắm bắt được hệ thống nhân vật và tình huống truyện chi phối toàn
truyện. Cái cốt lõi nhất là kiến thức tổng hợp về tác phẩm thì HS lại chưa đạt tới.
* Đối với những tài liệu cơ bản và trang thiết bị dạy học “Chiếc thuyền
ngoài xa”
- Những tài liệu cơ bản:
+ Về SGK hiện nay, hiện nay đang song song tồn tại hai bộ sách: SGK –
chương trình chuẩn và SGK – chương trình nâng cao. Điểm chung cơ bản của
hai bộ sách này là: mỗi bài được cấu tạo theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng
36
Việt và Tập làm văn, trong đó lấy Tập làm văn làm trục đồng quy. Phần Văn học
được trình bày theo trình tự khá hợp lí.
Phần thứ nhất là tên tác phẩm, tác giả, kết quả cần đạt – những định hướng
cho cả người dạy và người học trong quá trình đối thoại với tác phẩm và văn
chương.
Phần thứ hai là Tiểu dẫn; ở phần này (SGK bộ chuẩn) trình bày ngắn gọn
về tác giả, tác phẩm có liên quan trực tiếp đến dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa”;
về tác giả có tên, năm sinh – mất, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, quá trình tham
gia hoạt động văn nghệ và cách mạng, phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông. Dung lượng không nhiều, chưa
thật chi tiết nhưng theo khảo sát thì 90% cả GV và HS đều thấy như thế là vừa
đủ; về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, sách chỉ cung cấp đôi nét về xuất
xứ của truyện giúp GV và HS có điều kiện mở rộng hiểu biết ban đầu về tác
phẩm văn chương chuẩn bị học. SGK nâng cao cũng có những nội dung tương
tự như trên.
Phần thứ ba quan trọng nhất, đó là văn bản tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn này đã lược bớt một số đoạn cho phù
hợp với mục đích và yêu cầu bài học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS
không rơi vào tình trạng lan man, khó hiểu. Trình bày đến đâu, các tác giả còn
thực hiện chú thích những từ ngữ quan trọng, thuật ngữ mới để người dạy và
người học dễ dàng tiếp nhận văn bản.
Phần thứ tư là phần hướng dẫn học bài. Đây là phần các tác giả thông qua
câu hỏi, bài tập định hướng cho việc học tập của HS, GV cũng có thể dựa vào
đây để thiết kế bài học, khai thác tác phẩm. Ở bài học này (SGK bộ chuẩn đã
hướng dẫn): Câu hỏi thứ nhất giúp người học xác định tâm trạng của nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện ra một cảnh thật ưng ý cảnh “đắt” trởi cho; câu
hỏi thứ hai hướng người đọc vào tìm hiểu tâm trạng của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh khi cùng lúc đó phát hiện ra một nghich lí của cuộc sống của chính những
con người trong bức ảnh tuyệt đẹp đó ; câu hỏi thứ ba tháo gỡ những uẩn khúc
37
trong tâm trạng người nghệ sĩ và tránh án Đẩu đồng thời, chỉ ra mối quan hệ giữa
nghệ thuật và đời sống ; câu hỏi thứ tư tập trung khai thác ý kiến của người đọc
về từng nhân vật trong truyện ; câu hỏi thứ năm hướng người đọc vào tìm hiểu
thi pháp của truyện; câu hỏi cuối cùng hướng HS nhìn nhận, cảm phục, học tập
nghệ thuật viết văn của Nguyễn Minh Châu trên các phương diện: cách dựng
cảnh, cách kể chuyện, đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng ngôn ngữ. SGK
(bộ nâng cao) ngoài các câu hỏi như bộ chương trình chuẩn còn có thêm các câu
hỏi về các nhân vật trong tác phẩm.
Phần tiếp theo là ghi nhớ, bao gồm những kiến thức cơ bản người học cần
nắm vững sau khi học xong văn bản này. Nó vừa định hướng người học, vừa có
chức năng gợi ý, kiểm tra lại kết quả cho người dạy. Ở SGK nâng cao không có
mục này.
Ở phần cuối cùng là luyện tập – củng cố, SGK (bộ chuẩn) khắc sâu thêm
trọng tâm bài học, yêu cầu người học trình bày những suy nghĩ về nhân vật và vì
sao ?. Ở SGK (bộ nâng cao), yêu cầu HS nhận xét về hành động của nhân vật .
Nhìn chung, tuy chưa thỏa mãn tất cả yêu cầu của người học nhưng SGK cũng
đã phần nào giúp người học phát huy tính năng động, tích cực và gián tiếp định
hướng hoạt động dạy.
+ Bên cạnh SGK thì SGV cũng là tài liệu quan trọng của người GV trong
dạy học truyện ngắn này. SGV là sách gợi ý giảng dạy cho người GV trên nhiều
phương diện, bắt đầu từ mục tiêu bài học (về cả nội dung và nghệ thuật).
Phần thứ hai là những điều cần lưu ý, trong phần này lại chia làm các phần
nhỏ: phần nội dung cung cấp, lưu ý về đặc điểm bài học, định hướng trọng tâm
bài học vào tình huống truyện và hệ thống nhân vật trong truyện, nghệ thuật,
ngôn ngữ, giọng điệu ... ; tiếp theo là gợi ý về phương pháp và tiến trình tổ chức
dạy học, gợi dẫn về phương pháp dạy học và tiến trình khai thác theo trình tự câu
hỏi hướng dẫn học bài; phần kiểm tra đánh giá để xác định mức độ cảm thụ tác
phẩm và gợi ý của GV nếu cần thiết; cuối cùng là tài liệu tham khảo, giới thiệu
tài liệu tham khảo khi tác giả soạn bài nhưng nó cũng cho thấy những gợi ý của
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả
Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Phân tích hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại Phương Đông.doc
Phân tích hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại Phương Đông.docPhân tích hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại Phương Đông.doc
Phân tích hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại Phương Đông.doc
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Góc Nhìn Thể Loại (NXB Giáo ...
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Góc Nhìn Thể Loại (NXB Giáo ...Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Góc Nhìn Thể Loại (NXB Giáo ...
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ Góc Nhìn Thể Loại (NXB Giáo ...
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HSLuận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
 
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 

Similar to Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả

Similar to Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả (20)

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề “chất lỏng” trong lĩnh ...
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề “chất lỏng” trong lĩnh ...Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề “chất lỏng” trong lĩnh ...
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề “chất lỏng” trong lĩnh ...
 
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
Luận văn: Tổ chức giáo dục y học tích hợp theo chủ đề chất lỏng
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 

Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả

  • 1. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN KIM HƢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013
  • 2. ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN KIM HƢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT CHỮ HÀ NỘI – 2013
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô trong phòng đào tạo, trường Đại học giáo dục thư viện trường đại học quốc gia hà nội, thư viện trường đại học Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy, cô đã đem đến cho tôi tri thức , tình yêu đối với văn chương và nghề dạy học. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến BGH trường THPT Trần Quang Khải cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa học. Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, có niềm tin và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường học tập. Hà Nội tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Kim Hƣng
  • 4. iv DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên
  • 5. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................... 2 2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học................................. 2 2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 4 3.1. Mục đích.................................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 7 1. Cơ sở lý luận........................................................................................................ 7 1.1. Thi pháp học.............................................................................................. 7 1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì.............................. 9 1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn .....................11 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 15 1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong lịch sử văn học. ......................................................................................................15 1.5. Nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trong đời sống nhà trƣờng.............................................................................17 1.6. Thực tiễn dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”.........................20 1.6.1.Mục đích khảo sát...................................................................................20 1.6.2 Đối tượng khảo sát. ................................................................................20 1.6.3. Địa bàn khảo sát....................................................................................21 1.6.4. Thời gian khảo sát.................................................................................21
  • 6. vi 1.6.5.Tư liệu khảo sát.....................................................................................21 1.6.6.Nội dung khảo sát...................................................................................21 1.6.7. Phương pháp khảo sát...........................................................................21 1.5.8 Kết quả khảo sát .....................................................................................25 1.5.9. Phân tích kết quả khảo sát ....................................................................30 CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” TỪ THI PHÁP CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU... 39 2.1 Những yêu cầu vận dụng..........................................................................39 2.1.1. Bám sát thi pháp của tác giả : nhân vật , không gian, thời gian , kết cấu. .........................................................................................................................39 2.1.2. Bám sát đặc trưng thể loại của “ Chiếc thuyền ngoài xa” : “ Một truyện ngắn trữ tình giàu kịch tính”..........................................................................55 2.1.3. Bám sát thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến.....59 2.1.3. Bám sát sự đột biến của tình tiết truyện qua những xung đột của tình huống đầy kịch tính.........................................................................................65 2.2 Những biện pháp dạy học ........................................................................68 2.2.1. Đọc kết hợp với kể tóm tắt số phận từng nhân vật................................68 2.2.3. Kết hợp liên môn, liên ngành để hình dung không gian nghệ thuật ....72 2.2.3. Bám sát thời gian nghệ thuật diễn ra tấn bi kịch của từng nhân vật và sự biến đổi nhận thức......................................................................................74 2.2.4. Liên hệ tới Phiên Chợ Gíat để làm rõ bi kịch tư tưởng nhà văn thời hậu chiến. ...............................................................................................................76 2.2.5. Tạo một không gian đối thoại để học sinh bộc lộ thái độ......................77 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................... 80 3.1. Soạn giáo án từ thi pháp tác giả..............................................................80 1.1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu......................................................81 1.2. Sự nghiệp văn học....................................................................................82 2.1.Hƣớng dẫn HS đọc tác phẩm...................................................................83 2.1.1. Định hướng đọc các đoạn sau...............................................................83
  • 7. vii 2.1.2. Yêu cầu đọc: ..........................................................................................84 2.2. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ và vị trí tác phẩm ..............................85 2.3. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu kết cấu, bố cục của truyện..............................85 2.4. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu nội dung tác phẩm ..........................................86 2.4.1.Ý nghĩa nhan đề của truyện ...................................................................86 2.4.2. Cái nhìn duy mĩ của nhân vật “tôi” (cũng chính là nhà văn, hay nhân vật Phùng).......................................................................................................86 2.4.3. Nhận thức lại để có một cái nhìn đầy khám phá và sáng tạo................94 3.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................100 3.3. Địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm .......................................................100 3.4. Kế hoạch thực nghiệm..........................................................................100 3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................102 3.6. Thuyết minh cho giáo án thực nghiệm.................................................102 3.6.1. Những khó khăn..................................................................................103 3.6.2. Điểm mới của giáo án..........................................................................103 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 107 PHỤ LỤC............................................................................................................. 109
  • 8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên................................................................26 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh.................................................................28 Bảng 3.1: Bảng điều tra lớp đối chứng ...........................................................101 Bảng 3.2. Lớp đối chứng................................................................................102 Bảng 3.3. Lớp thực nghiệm............................................................................102
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học hiện đại đi “ từ khái quát đến cụ thể “ như một nguyên lí của sự sáng tạo. Nếu không giải quyết được cái khái quát thì trong quá trình giải quyết cái cụ thể ta luôn gặp cái khái quát và lúc đó ta không thể nào giải quyết được. Ngành khoa học Ngữ văn cũng không nằm ngoài những nguyên lí hiện đại đó. Từ khái quát một thời kì, một giai đoạn đến trào lưu , trường phái mới đến tác gia, tác phẩm . Mỗi thời kì , mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu, mỗi tác gia đều có những nét riêng tạo ra bản chất của mỗi thời kì , mỗi trào lưu đó. Chẳng hạn nếu không nắm được thi pháp của văn học trung đại và thi pháp của từng thể loại thì không tài nào có thể dạy tốt được từng thể tài cụ thể như: Hịch, cáo, phú , văn tế…. Ở góc độ này, góc độ khác đã có những phát hiện và vận dụng vào thực tiễn dạy học những dấu hiệu của thi pháp như là một việc làm tự phát. Đặc biệt đối với từng bộ phận văn học trong lịch sử như : Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học hiện đại, Văn học nước ngoài. Với từng bộ phận cụ thể đã có những khái quát ở tầm vĩ mô nhưng đi sâu vào từng bộ phận thể tài chuyên biệt thì chưa có. Văn học hậu chiến ở Việt Nam sau cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì mảng văn học hậu chiến với từng thể tài như: văn xuôi , thơ sau kháng chiến chống Pháp, sau kháng chiến chống Mỹ có những gì gần nhau và khác nhau chưa được giải quyết. Chính vì vậy mà khi tiến hành dạy học các tác phẩm văn chương của từng bộ phận văn học này cũng gặp không ít những khó khăn : vấn đề số phận con người , vấn đề mối quan hệ giữa con người và một xã hội hậu chiến , sự phát triển của nó không phải đơn giản, dễ dàng lý giải. Nhiều truyện ngắn thời hậi chiến đặt vấn đề nhiều hơn là giải quyết vấn đề . Nhà văn đưa ra vấn đề như muốn bàn bạc với bạn đọc . Điều này thể hiện rõ nhất qua các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Điều bức
  • 10. 2 xúc đặt ra cho tác giả luận văn là : Thi pháp của văn học hậu chiến và đặc biệt là thi pháp truyện ngắn sau 1975 và thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến để giải quyết tốt việc dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới . Cũ là vì bộ môn này xuất hiệ từ thời Hy Lạp cổ đại với tác phẩm đầu tiên” Nghệ thuật thi ca” của Aristot. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu- Mĩ và phổ biến khắp thế giới . Ở Việt Nam trước năm 1975 , Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có đủ điều kiện phổ biến ở miền Bắc. Nhưng từ sau Đổi mới , bộ môn này nhanh chóng được chú ý và tạo mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Ở miền Bắc sau 1954 cũng như cả nước , chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật chưa được chú ý do hoàn cảnh chính trị , xã hội. Vì thế chỉ có vài công trình lẻ tẻ đề cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà thôi . Chỉ từ sau Đổi mới nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học , Văn học dân gian và Văn học phương Tây đã mở đường cho Thi pháp học vào Việt Nam . Một số nhà nghiên cứu đi tiên phong có thể kể đến như : Phan Ngọc ( dịch cuốn Nghệ thuật thơ ca của Aristot và Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Mĩ học của Hegel), Hoàng Trinh với Thi pháp Đốt- xtôi-ép-xki dưới con mắt Ba- khơ- tin, Đỗ Đức Hiểu cũng có một số bài nghiên cứu về thi pháp đáng chú ý … Đặc biệt là GS Trần Đình Sử với những nghiên cứu sâu sắc về Thi pháp học , ông đã trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về Thi pháp học ở Việt Nam ( Thi pháp thơ Tố Hữu ( 1987). Một số vấn đề thi pháp học hiện đại ( 1993), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam ( 1999) , Thi pháp Truyện Kiều ( 2002)…. Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu , dịch thuật đã góp phần giới thiệu Thi Pháp học ở Việt Nam như : Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn
  • 11. 3 Hải Hà, Cao Xuân Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thúy, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Hoàng Ngọc Hiến…. Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam những năm 1990, hàng loạt những nhà nghiên cứu Thi pháp nổi tiếng thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam như: Aristote, Lưu Hiệp, Viên Mai, Bakhtin, Jakobson, Khrapchenko,Todorov, Meletinski…. Số lượng các nhà nghiên cứu Thi pháp học và các công trình nghiên cứu về bộ môn này không ngừng tăng lên và đếm thời điểm hiện nay bộ môn Thi pháp học đã cơ bản trở thành một khoa học không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn chương ở Việt Nam. Trong nhà trường Thi pháp học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông đã quan tâm nhiều đến Thi pháp học, nội dung chương trình đã chú ý nhiều đến tri thức về thi pháp. Nhiều nhà nghiên cứu và nhà phương pháp đã và đang có những công trình hướng vào việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường bằng con đường Thi pháp học. Đi tiên phong trong vấn đề này có thể kể tới các Gíao sư Trần Đình Sử , Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Mạnh…Một số cuốn sách rất đáng tham khảo đối với đội ngũ giáo viên văn ở nhà trường phổ thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp học như : Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể ( Trần Thanh Đạm), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ( Trần Đình Sử ). Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp ( Nguyễn Thị Dư Khánh ) , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ( Nguyễn Viết Chữ) , Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường ( Nguyễn Thị Dư Khánh)…. 2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc Ông được coi là người mở đường tinh anh và tài năng , người đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới nền văn nghệ nước nhà.Trong suốt 30 năm cầm bút , Nguyễn Minh Châu đã giành được nhiều phần thưởng quý
  • 12. 4 báu. Các sáng tác của ông luôn được bạn đọc nói nhung và các nhà nghiên cứu phê bình nói riêng say mê tán thưởng. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học , chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận ánh tiến sĩ nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu. Có thể kể đếnh một số công trình nghiênh cứu như: " Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu " của Tôn Phương Lan; " Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn con người" của Nguyễn Văn Hạnh... Về góc độ truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa" có " Định hướng dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết bởi tác giả Nguyễn Thị Lan Hương ( trường ĐH Sư Phạm Hà Nội , 2004) hoặc theo định hướng dạy học đề cao tiềm năng con người trong luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Văn Đoàn: " Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí thông minh của học sinh vào dạy học Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu ( Trường ĐHSPHN, 2006)."... Nhìn chung các công trình về phương pháp đều đã tập chung khám phá nội dung ngôn ngữ, nghệ thuật, giúp giáo viên có những định hướng khai thác sâu hơn, mới mẻ hơn giúp học sinh hiểu đúng đắn hơn về giá trị của tác phẩm. Luận văn " Dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, THPT theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả" Nhằm mục đích gợi ý cho những người dạy một phương pháp dạy học mới về tác phẩm ở nhà trường phổ thông. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích. Vận dụng quan điểm dạy học vận dụng thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn , nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó góp phần bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu đối với văn học của học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 13. 5 Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu , chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Tìm hiểu thực trạng dạy học , nội dung đổi mới của phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. - Gỉai quyết một số vấn đề lý luận về Thi pháp học , thi pháp truyện ngắn , thi pháp truyện ngắn hậu chiến, thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn Minh Châu. - Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” theo hướng vận dụng thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn Minh Châu. - Thiết thể nghiệm giáo án dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp truyện ngắn hậu chiến” của Nguyễn Minh Châu thể hiện trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Học sinh lớp 12 ban cơ bản THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. + Nghiên cứu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng vận dụng thi pháp tác giả. + Vận dụng vào dạy học truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: + Phương pháp nghiên cứu lý luận
  • 14. 6 Nghiên cứu các tài liệu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng Thi Pháp học . Sử dụng các phương pháp như phân tích , tổng hợp , suy luận , so sánh… Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông , khảo sát thực tế dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Phương pháp thực nghiệm. Người viết tiến hành soạn giáo án và dạy thể nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 3 phần: 1. Phần mở đầu 2. Phần nội dung: + chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn + chương II: Vận dụng dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” từ thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu + chương III: Thực nghiệm sư phạm. 3. Kết luận.
  • 15. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Thi pháp học Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ , là một bộ môn khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX. Nhưng nếu nhìn vào lich sử thì Thi pháp học đã bắt đầu xuất hiện ở Hy Lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật Thi Ca ( Podetika) của Arisxtot cách đây 2300 năm. Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI. Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh mạnh mẽ . Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại, Thi pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với Thi pháp học cổ điển. Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng , từ chân lý tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể . Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó , Thi pháp học hiện đại xuất phát từ quan niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp , một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ , một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản , vừa trong cảm thụ người đọc. Thi pháp học truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật, nhà văn phải thế này thế kia, thì Thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luậy nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật , để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn. Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lý nghìn năm bất biến thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử , cùng vận động và phát triển lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Nếu Thi pháp học
  • 16. 8 truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì Thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc , cách giải mã văn bản .[9; Tr 31] Khi nghiên cứu về Thi pháp học , có rất nhiều cách hiểu khác nhau , cách tiếp cận khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc , biện pháp chung làm cho văn bản , phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu Thi pháp như là những nguyên tắc , biện pháp nghệ thuật cụ thể , tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm , một tác giả , thể loại, trào lưu… Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người dễ nhầm Thi pháp là ngành Lí luận văn học , nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học , còn Thi pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật mà thôi , phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm, thể loại , phong cách , ngôn ngữ . Tuy vậy ,Thi pháp học với tư cách khoa học ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm văn học cụ thể , bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm, góc độ , đặc biệt là phát hiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản thân các quy luậy hình thức . Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học , chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học . Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp học , song định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa ra đều chưa thống nhất. Nhà Lí luận , phê bình văn học Nga V.Girmunxki định nghĩa : “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật” [8;Tr32] , còn M. Bakhatin trong công trình “ Những vấn đề thi pháp Đốt- tôi- ép- xki” tuy không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học , nhưng nội dung nghiên cứu của ông là “ Nhà nghệ sĩ Đôt-tôi-ep-xki” với “ cái nhìn nghệ thuật độc đáo”; và “ hình thức tiểu thuyết đa thanh” ; “ Ngôn từ đa giọng” đã xác nhận nội dung thi pháp của nó. Nhà nghiên cứu Roman Giacopson trong công trình “ Ngôn ngữ và thi pháp học “ (1960) định nghĩa: "thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu, chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu cách
  • 17. 9 thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp TS. Todorop trong công trình Thi pháp học ( 1975) định nghĩa thi pháp là “ những quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm cụ thể .” Cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học , chất văn học của tác phẩm văn học nói chung . Viện sĩ người Nga V.V.Vinogradop xác định : “ Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức , các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ , các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là hiện tượng của ngôn từ văn học mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân gian” ( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học , Thi pháp học M..., 1963). Tổng hợp ý kiến trên GS. Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau: “ Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật , mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động , phát triển lịch sử của chúng” 9;Tr32] Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa : “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện , thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học . Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật , ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”[10; Tr304]. 1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì -Thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu : Thi pháp tiểu thuyết qua“ Cửa sông”; “ Dấu chân người lính” ...) của ông người đọc dễ dàng nhận ra một không gian nghệ thuật đặc biệt với những con người giàu chất sử thi của một lòng yêu nước thiết tha tràn đầy vẻ đẹp lạc quan, thông minh, trí tuệ, dí dỏm trong cả những hoàn cảnh khốc liệt nhất của lịch sử - Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: + Về thi pháp truyện ngắn kháng chiến ( Mảnh trăng cuối rừng, Những vùng trời khác nhau) nhà văn lại có một cái nhìn và thể hiện tài tình sâu sắc vẻ
  • 18. 10 đẹp, cái mất mát, cái anh hùng bên sự xa thẳm của niềm lạc quan trong sự hi sinh, sự nghiệt ngã của cuộc kháng chiến mà con người vẫn ngẩng cao đầu thách thức với hiện tại gần như sự bất chấp với số phận. Nhân vật nào cũng mang những hơi thở của lịch sử. + Còn thi pháp truyện ngắn hậu chiến ( Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…) với những Nhĩ, người đàn bà hàng chài… Những tàn dư sau chiến tranh đầy chất trữ tình nếu chỉ nhìn nó bàng quan qua con mắt của nghệ sĩ . Nhưng nếu đi sâu vào đời sống hậu chiến thì con người đang phải đương đầu với những bi kịch thầm lặng mọi giá trị ở đây cần được nhìn nhận lại và lý giải theo những góc độ khác nhau từ số phận con người . Bi kịch đâu phải đã hết, giá trị sâu sắc nhất của con người là gì? Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trăn trở khi cňn sống qua bŕi phę běnh “ Hăy đọc lời ai điểu cho một nền văn nghệ minh họa”. Vấn đề những bi kịch tâm trạng, những vẻ đẹp hình hài… Các tác phẩm hậu chiến của Nguyễn Minh Châu hay đi vào biểu tượng như: Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài xa… mà không đi vào những vấn đề gay cấn, dữ dằn như ở “Ly Dị”( Nguyễn Khải); “ Con chuồn chuồn nước” của Lê Văn Hội; “ Cây táo ông Lành” ( Hoàng Cát); “ Sẹo đất” ( Ngô Văn Phú) ; “ Vành trắng khăn tang” của Phạm Tiến Duật… mà nhà văn lí giải cuộc sống theo một cách riêng của mình. Sự lí giải ấy không dừng lại ở những lời kêu than mà là cố tìm một sự xây dựng, cứu rỗi với một sự chịu đựng thầm lặng nhưng ít nhiều cũng thể hiện sự bất lực và không ít điều chưa lí giải được để bạn đọc phải suy nghĩ ( kiến trúc tác phẩm của ông là một kiến trúc mở ). Bao giờ thì người đàn bà vạn chài được thoát khỏi nỗi đau này ? Bao giờ thằng Phác sẽ thôi hận thù cha nó ? Bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu gửi đến cho bạn đọc ở văn học hậu chiến không hề đơn giản chút nào mà tác phẩm của ông dường như có nhiều
  • 19. 11 tầng nghĩa cho nhiều tầng độc giả. Vì vậy nếu vận dụng sâu sắc thi pháp của Nguyễn Minh Châu chúng ta rất cần một sự khơi gợi vừa hợp tác, vừa lí giải. Đặc biệt là những vấn đề Nguyễn Minh Châu đặt ra không nên chỉ dừng lại ở câu chữ. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở những lời “ai điếu” như ông đã từng nói. 1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến có nhiều đổi mới: - Đề tài và phạm vi phản ánh: Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào đề tài đời tư, thế sự nhà văn hướng ngòi bút của mình vào số phận nhỏ nhoi, âm thầm, lặng lẽ sống trong một góc khuất nào đó của cuộc đời với bao cảnh ngộ éo le, những bi kịch khủng khiếp hằn sâu trong từng số phận một cách da diết đau đớn như: cuộc sống thường nhật của gia đình ngư dân “Chiếc thuyền ngoài xa” ,tâm trạng day dứt của người đàn ông với quê hương “Bến quê”….bộn bề những thứ vụn vặt của cuộc sống đời thường nhưng đầy ý nghĩa. Đọc Nguyễn Minh Châu ta thấy “Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày dưới ngòi bút và con mắt của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” [20; Tr178]. Nguyễn Minh Châu với ý thức đưa văn học về với đời sống để thể hiện chủ đích “Mỗi truyện tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen kẽ vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc và quan niệm cuộc sống hoặc báo động một điều gì đó” “Ngòi bút của ông đã lôi ra và làm sáng tỏ trước mặt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm, về đời sống tinh thần của con người ” [20; Tr194]. Xây dựng cốt truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đầy những chi tiết vụn vặt, nhỏ nhặt bình thường của cuộc đời thường nhật. Hệ thống sự kiện chính luôn bị đứt đoạn bởi sự chêm xen của mạch suy tưởng, triết lý, của các sự kiện hồi tưởng ….làm cho cốt truyện cứ bị đứt gãy như hiện thực cuộc sống vốn thế. Khung cốt truyện được nới lỏng đến mức dường như không còn
  • 20. 12 truyện mà chỉ còn là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lý như là vu vơ, những xung đôt chỉ phác ra mà không giải quyết. Cốt truyện về sinh hoạt thế sự là loại truyện về những sự việc đơn giản, bình thường vẫn hằng diễn ra. Mỗi truyện giống như một mảnh của bức tranh đời sống, loại cốt truyện này không có mở đầu hay kết thúc thiếu vắng những tình tiết. Những truyện ngắn có kiểu cốt truyện này đều hướng vào chiêm nghiệm lẽ đời, hướng tới sự cảnh tỉnh kín đáo với những lối sống, thói quen tự nhiên vô ý thức. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư là dạng cốt truyện chủ yếu tái hiện những thăng trầm uổn khúc trong số phận cá nhân như “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ” “Phiên chợ Giát”. Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề. Đây là cốt truyện viết dựa vào sự nhận thức lại của nhà văn khi mà rất nhiều quan niệm lối sống, suy nghĩ đã trở thành thói quen thành chuẩn mực của một thời. Đổi mới xây dựng tình huống truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thường xây dựng ba kiểu tình huống sau: tình huống tự nhận thức, tình huống thắt nút; tình huống tự nhận thức và tình huống thắt nút. Đổi mới về nghệ thuật trần thuật bao gồm: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có những đặc điểm nổi bật sau: Ngôn ngữ được nuôi trong lòng tiếng nói đời sống với tư duy nghệ thuật hướng vào đời tư khám phá con người bên trong con người, nên truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều ngôn ngữ hiện thực đời thường. Nghĩa là thứ ngôn ngữ không “cách điệu gọt dũa” rất gần khẩu ngữ làm cho văn chương dung dị hơn, dân dã hơn. Chúng ta nghe nhà văn đặt vào miệng lão Khúng ngôn ngữ nông dân rất cọc cằn, bỗ bã: “một anh nông dân suốt đời đi sau mông con bò thì là cái thá gì… cái lão Khúng thiết đếch gì?” có lẽ đây là một đóng góp đem đến sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác văn học, góp phần làm cho văn học ngày một chân thực hơn, dân chủ hơn
  • 21. 13 Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, mang lượng thông tin cao, có tính triết luận sâu sắc Tính tốc độ của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập những đối thoại trực tiếp. Đó là kết quả của của sự quan sát, suy ngẫm thấu đáo trước những vấn đề đang diễn ra. Nguyễn Minh Châu cũng rất có ý thức nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ truyện ngắn của mình. Cùng với ngôn ngữ bình dị, đời thường, gần gũi là ngôn ngữ giàu hình ảnh được chọn lọc, gọt giũ, chau chuốt. Điểm nhìn nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chọn phương thức trần thuật với đa dạng hóa điểm nhìn nghệ thuật. Trong mỗi truyện ngắn của ông, nhà văn không còn là người phán xét cuối cùng mà người đọc cảm nhận nhân vật bằng chính con người bên trong con người của mình. Điểm nhìn nghệ thuật luôn được nhà văn thay đổi để tạo ra hệ thống giá trị khác nhau về cùng một vấn đề một con người. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thật phong phú . Nó như sự phỏng nhại âm thanh đa dạng, đa sắc thái của cuộc sống đời thường. Ở truyện này là giọng điệu đùa vui hóm hỉnh ở truyện kia là giọng chú chất đến xót xa, truyên khác lại là giọng hoài nghi chất vấn đay đả hoặc từng trải ….giọng điệu trần thuật chủ đạo trùm lên những sáng tác của nhà văn vẫn là giọng trữ tình, trầm lắng đượm nhiều trắc ẩn, suy tư day dứt như trong truyện ngắn “Bức tranh”, “Phiên chợ Giát”. Đổi mới trong việc xây dựng biểu tượng nghệ thật và chi tiết nghệ thật: Biểu tượng nghệ thuật thực sự là một hiện tượng thẩm mỹ đa nghĩa, đa chức năng góp phần thể hiện thế giới nhân vật, vừa góp phần gia tăng tính triết lí, tính chữ tình cho tác phẩm, vừa tạo lên những nét độc đáo trong phong cách trần thuật. Mỗi biểu tượng nghệ thuật được xây dưng trong chuyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là một tấm gương phản chiếu số phận nhân vật, là bức tranh nội tâm, là góc khuất tâm linh của nhân vật. Những biểu tượng ấy vừa thấm đẫm chất triết lí vừa đầy chất chữ tình. Nó không chỉ là tín hiệu thẩm mĩ, là hình tượng có tầm
  • 22. 14 khái quát triết học để thể hiện tư tưởng nghệ thuật mới của nhà văn mà còn góp phần làm tăng chất thơ cho tác phẩm. Nhận thức lại mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống Nguyễn Minh Châu đến với văn học vào một thời điểm lịch sử đặc biệt. Cuộc sống con người là khúc tráng ca vô tận khơi nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật bước ra từ cuộc sống, nghệ thuật là sự thăng hoa những cảm xúc từ cuộc sống con người của nhà nghệ sỹ. Bởi vậy, nó phải gắn chặt với cuộc sống và phải vì cuộc sống. Nếu xa rời cuộc sống nghệ thuật đã rũ bỏ cội nguồn của mình. Chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan”. Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã nhìn thấy và miêu tả được những cái “đa sự”, “đa đoan” của cuộc đời và con người. Vì vậy, có thể nói, “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nhận thức lại trách nhiệm của người nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật có vai trò quan trọng. Nó là ý thức hệ đặc biệt gắn liền với sự miêu tả của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật đổi mới cách nhìn con người và cuộc sống. Nguyễn Minh Châu được coi là “nhà văn mở đường tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học. Sở dĩ có sự đổi mới như vậy trong cách nhìn con người và cuộc sống là bởi Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Ông phát biểu: “Người viết nào mà lại không mang nặng trong mình một tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con người? tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một nỗi quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những con người chung quanh mình”. Nguyễn Minh Châu được coi là vị khai quốc công thần của triều đại văn học đổi mới..Nhà văn ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu của văn học. Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sống dưới góc nhìn và phương tiện mới.
  • 23. 15 Năm 1983, khi “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời, đất nước vẫn chưa thoát khỏi dư chấn của chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Số phận cá nhân nằm im dưới lớp băng hà của “giấc mơ đại tự sự”. Với những dự cảm thời cuộc sắc bén và tài năng nghệ thuật của mình ,Nguyễn Minh Châu đã giúp lớp băng hà kia có những vết nứt cần thiết. Vết nứt để nhìn ra vùng tối, và có thể, đón nhận vùng sáng. Cho đến nay, hầu như giới nhà văn và giới nghiên cứu phê bình văn học đều coi “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu, mang dấu ấn rõ nhất phong cách Nguyễn Minh Châu ở thể loại truyện ngắn. 2. Cơ sở thực tiễn 1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong lịch sử văn học. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam đương đại. Là một nhà văn suốt đời khát khao khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông viết các tác phẩm với mong muốn: Đi tìm cái chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con người. Trước 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính và truyện ngắn giàu chất sử thi như " Mảnh trăng cuối rừng "… đã góp phần dựng lên bức tượng đài về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong những tác phẩm này, ý thức cộng đồng và tình yêu Tổ quốc là một hệ quy chiếu duy nhất và cao cả nhất để định giá mọi quan hệ từ gia đình đến xã hội, mọi tình cảm từ riêng đến chung của con người, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cần có sự đồng lòng nhất trí cao độ thì điều này là tất yếu. Trong dòng chảy mãnh liệt của lịch sử thời đại chống Mỹ thì ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện ngòi bút Nguyễn Minh Châu.
  • 24. 16 Sau 1975 khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, nền văn học mang âm hưởng sử thi dần dần bộc lộ tính sơ lược công thức, có phần giản đơn phiến diện về con người, lúc này khó có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới với những vấn đề phức tạp, bức xúc bộn bề. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho mỗi người nói chung và cho các nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng. Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật: từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc, nhà văn cùng đất nước chuyển sang cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người. Là một nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt thân mình để cháy sáng; Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học và đã âm thầm tự đổi mới và tự tìm hướng đi cho chính mình với một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư - thế sự: Cỏ lau, Cơn giông, Bến quê, Bức tranh… Những tác phẩm của ông giai đoạn này hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị mà chứa đựng chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là những con người bình thường trong cuộc mưu sinh và trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt những năm cuối đời, dòng mạch văn chương của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó – nơi ông hằng ám ảnh và manh nha tìm kiếm vấn đề số phận con người. Thực tế văn học cho thấy: quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là quá trình trở về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn, nối lại truyền thống văn học trung đại thấm đẫm tình người tình đời, và là sự khơi nguồn cảm hứng nhân văn cho những sáng tác trong những thập kỷ sau này. Đánh giá về những tác phẩm của ông được viết vào những năm đầu của thập kỷ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét : Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta thời kì sau 1975. Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bình và nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn
  • 25. 17 Minh Châu ở phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được những tìm tòi đổi mới trong cách viết của Nguyễn Minh Châu. 1.5. Nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trong đời sống nhà trƣờng Là tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách nhà văn Nguyễn Minh Châu, và cũng tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất yếu, lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lý không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đã đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối đói khổ, bấp bênh. Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng; mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm hay, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - lứa tuổi gần hoàn thiện về mọi mặt những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để học sinh cùng suy nghĩ, tìm cách lý giải. Để từ đó học sinh tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát triển. Những đặc sắc trong đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong cách viết của ông đã được một số bài viết đề cập đến ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên , dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” vẫn còn xa rời thi pháp văn học hậu chiến của nhà văn. Thực hiện đề tài này, tôi mong tìm hiểu sâu sắc hơn và giúp học sinh phân tích, thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm đầy đủ hơn. Chương trình thay sách Ngữ văn THPT phân ban bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm học 2003 – 2004 ở một số trường trong phạm vi toàn quốc. Đến
  • 26. 18 2005 – 2006 chương trình đã “chạy” được một vòng, có nghĩa đây là năm đầu tiên lớp 12 học bộ sách mới. Và như vậy, nếu đi vào thực hiện đại trà bắt đầu từ năm 2006 – 2007 ở lớp 10 trong toàn quốc thì phải ba năm sau, tức năm học 2008 – 2009 mới đến lớp 12. Nói như thế để sơ bộ hình dung ra những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành điều tra việc dạy học tác phẩm này như thế nào trong thời điểm hiện nay ở trường THPT. Thuận lợi - Về phía tác giả và tác phẩm Nguyễn Minh Châu là tác giả các em đã từng biết đến khi học truyện ngắn “Bến quê” ở lớp 9. Những đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn này trong thời kì đổi mới nền văn học không phải là xa lạ với các em. Đây là thuận lợi lớn cho các em trong việc tiếp nhận truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa". Dù nhiều triết lí, nhiều khái quát nghệ thuật nhưng tác phẩm này rất gần gũi với ngôn ngữ thời đại và cuộc sống đời thường. Vẻ đẹp nổi bật của tác phẩm chính là sự trong sáng, giản dị nhưng vẫn rất khái quát, đa nghĩa. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được Nguyễn Minh Châu viết vào năm 1983. Vì gần cũng thời đại nên không có khoảng cách quá lớn giữa nhà văn, tác phẩm, bạn đọc và học sinh về mặt ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và môi trường sống… Do đó, sẽ có những đồng nhất thẩm mĩ cần thiết tạo sự sáng tạo cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Tác phẩm mới, chương trình, sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo ra những kích thích mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy của giáo viên và hứng thú tiếp nhận của học sinh. Hứng thú sẽ dẫn đến say mê, say mê sẽ giúp cả giáo viên và học sinh làm việc hiệu quả hơn. - Về phía giáo viên và học sinh : Giáo viên là những bạn đọc lí tưởng nên có điều kiện và ý thức khi tiếp nhận tác phẩm. Họ đã được tìm hiểu và từng giảng dạy về tác giả và tác phẩm Nguyễn Minh Châu, lại có kiến thức sâu rộng làm nền tảng cơ sở nên cũng
  • 27. 19 không gặp nhiều khó khăn đáng kể khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm này. Sự đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, tạo cơ sở tư liệu tham khảo phong phú cho giáo viên. Những tư liệu đó là những gợi ý quý giá giúp cho quá trình định hướng của giáo viên sát đối tượng hơn. Đồng thời người giáo viên cũng định hình được cách thức, phương pháp để dạy học tác phẩm này đạt mục đích giáo dục. Bản thân truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay, có sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. Điều đó dễ khắc phục được “khoảng cách thẩm mĩ” cũng như có khả năng nâng cao “tầm đón nhận” cho học sinh. Qua tác phẩm, nhà văn trao đổi với học sinh, ở lứa tuổi 18, lứa tuổi tương đối hoàn thiện nhân cách, về mọi mặt vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày để các em cùng suy nghĩ, tìm cách lí giải các vấn đề của đời sống, để từ đó các em tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát triển. * Khó khăn Về phía tác giả, tác phẩm - Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sáng tác sau 1975. Trong nhà trường phổ thông, việc tiếp cận với những cái mới mẻ, chệch khỏi thói quen xưa nay vốn không phải là chuyện dễ dàng. Tác phẩm này mới được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 nên còn nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Giá trị đích thực của tác phẩm vẫn là một ẩn số lớn đối với người đọc. Tác phẩm có dung lượng dài, nhưng thời lượng dành cho giảng dạy trên lớp quá hạn hẹp, chỉ với 2 hoặc 3 tiết dạy, nếu giáo viên khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại, chỉ đi sâu vào một số nội dung trọng tâm sẽ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và dễ trượt ra khỏi ý đồ nghệ thuật của nhà văn. - Về phía giáo viên và học sinh
  • 28. 20 Khi truyện ngắn này được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn 12 mới, rất nhiều giáo viên tiếc cho “Mảnh trăng cuối rừng” và bỡ ngỡ trước “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Vẫn biết rằng việc tiếp nhận cái mới, đặc biệt là cái mới trong nghệ thuật là cả một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, tâm lí này của một số giáo viên đã vô tình tạo nên sự khó khăn cho quá trình tiếp nhận tác phẩm này, bởi nếu giáo viên không thật sự chú tâm và cẩn thận thì dễ dẫn học sinh đi đến những dị ứng hoặc phản tiếp nhận. Trên đây là những thuận lợi và khó khăn khi dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Khó khăn không phải là rào cản không thể vượt qua với những người ham hiểu biết và thực sự có ý thức trong học tập. Thuận lợi không phải để chúng ta đơn giản hóa vấn đề. Điều quan trọng là cả giáo viên và học sinh phải biết vượt qua khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học tác phẩm này. 1.6. Thực tiễn dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” Việc dạy học chiếc thuyền ngoài xa vẫn còn xa rời hệ thống thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn. Chúng tôi tiến hành dạy học tác phẩm dựa vào việc vận dụng thi pháp hậu chiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu với mong muốn góp thêm một cách dạy học về tác phẩm.Khảo sát về thực trạng dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong nhà trường phổ thông 1.6.1.Mục đích khảo sát Khảo sát nhằm hiểu rõ thực tế giảng dạy của giáo viên và khả năng nắm bắt, cảm thụ, tiếp nhận truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của HS THPT hiện nay. Đồng thời phát hiện ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của các em trong quá trình tiếp nhận. Thông qua việc kiểm tra kết quả thực tiễn, người viết tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn từ việc vận dụng thi pháp của tác giả. 1.6.2 Đối tượng khảo sát : HS THPT lớp 12.
  • 29. 21 GV giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12, SGK Ngữ Văn ban cơ bản, SGK Ngữ Văn nâng cao; SGV, các tài liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 1.6.3. Địa bàn khảo sát: Chúng tôi điều tra, thăm dò ý kiến của GV và HS ở 2 trường THPT Trần Quang Khải, huyện Kinh Môn , tỉnh Hải Dương và trường THPT Nhị Chiểu , huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 1.6.4. Thời gian khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát việc dạy của giáo viên và học của học sinh đối với tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong học kỳ II của năm học 2012-2013. 1.6.5.Tư liệu khảo sát SGK Ngữ văn lớp 12 cơ bản- tập 2 Tìm hiểu sách giáo viên, sách hướng dẫn, sách tham khảo. Tìm hiểu các bài soạn của GV THPT, vở ghi của HS. 1.6.6.Nội dung khảo sát Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học cụ thể trong tiết dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của GV Và HS lớp 12 Tìm hiểu nhận thức của GV về vấn đề vận dụng thi pháp tác giả trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Tìm hiểu HS về hứng thú học tập, mức độ tiếp nhận tác phẩm cũng như khả năng vận dụng, thực hành nhãng kĩ năng hành văn của học sinh Tìm hiểu biện pháp, các bước tiến hành mà GV sử dụng khi tổ chức hướng dẫn HS trong quá trình tiếp nhận. Xác định những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến việc vận dụng thi pháp tác giả trong dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 1.6.7. Phương pháp khảo sát Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS; xem vở ghi HS và giáo án của GV; dự các buổi thảo luận giữa GV – HS, GV –
  • 30. 22 GV, HS – HS cũng như chấm bài kiểm tra của HS để từ đó rút ra được kết quả khách quan nhất về việc dạy và học “Chiếc thuyền ngoài xa” ở THPT. Cụ thể: * Đối với GV Tác giả của luận văn đã có những cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số GV đã và đang dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ở nhà trường THPT. Hầu hết các cuộc trao đổi đó đều xoanh quanh việc “GV hiện nay tiếp nhận, cảm thụ và dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” như thế nào?”. Câu trả mà chúng tôi nhận được cũng rất đa dạng, phong phú, phần nào phản ánh đúng với thực tế dạy và học Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng và truyện ngắn nói chung. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra bằng cách ghi sẵn câu hỏi để có được kết luận tương đối xác thực về phương pháp dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Các câu hỏi được đưa ra như sau: Câu 1: Khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, thầy (cô) dựa vào những yếu tố nào sau đây: Văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK; hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV); Kết hợp các tài liệu khác có liên quan với văn bản tác phẩm; Các ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào các ô vuông bên cạnh). Câu 2: Khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, thầy (cô) yêu cầu HS làm những việc gì: Đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK; Soạn thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội, về tác giả; Tìm hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi tiết; Ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 3: Biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là gì: GV thuyết giảng, HS tiếp nhận; GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi gợi mở; GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm; Các biện pháp khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh).
  • 31. 23 Câu 4: Trong dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, thầy (cô) chú ý đến mối quan hệ nào: Quan hệ giữa GV – HS; Quan hệ giữa HS – tác phẩm; Quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm; Ý kiến khác (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 5: Khi dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” các thầy cô có bao giờ vận dụng thi pháp của tác giả Nguyễn Minh Châu vào dạy học hay chưa: có vận dụng ; chưa bao giờ vận dụng; có nhưng chưa kĩ; ( ý kiến được tích vào ô vuông bên cạnh) Câu 6. Thi pháp hậu chiến của Nguyễn Minh Châu ? Không gian sau chiến tranh,con người, số phận ; Thời gian quá khứ , hiện tại , tương lai ở 1 truyện ngắn trữ tình thế sự ; kết cấu truyện ngắn ; tất cả các ý kiến trên. ( gv lực chọn đánh dấu vào ô vuông bên cạnh) Chúng tôi cũng đã tham gia những buổi thảo luận nhóm, sinh hoạt chuyên đề của tổ bộ môn về cách giảng dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sao cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay. Phần đa GV nhất trí với hướng triển khai trong SGV chương trình chuẩn (vì hiện tại chủ yếu các trường THPT đang dạy theo bộ SGK chương trình chuẩn). Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ các GV đã mạnh dạn đề xuất những cách dạy học mới đối với truyện ngắn này. Theo chúng tôi đây là những tín hiệu đáng mừng trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta đã và đang thực hiện. Bên cạnh đó chúng tôi đã tiến hành tham khảo một số giáo án về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của GV năm học 2011, 2012 và năm học 2013 cũng như dự giờ tại lớp. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, các giáo án của GV đã cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản đến HS trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật như: nhan đề, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, vài nét nghệ thuật đặc sắc; một vài giáo án cũng đã có sự thay đổi hướng khai thác đối với tác phẩm nhưng hầu như các GV cũng mới chỉ dừng lại ở một số hướng tiếp cận nhất định về nội dung hoặc một số khía cạnh về hình
  • 32. 24 thức mà chưa có một giáo án nào vận dụng thi pháp của tác giả trong dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ở nhà trường THPT hiện nay. * Đối với HS Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em HS trước và sau khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để nắm được sự chuẩn bị bài cũng như đánh giá được mức độ tiếp nhận tác phẩm của các em. Thực tế cho thấy nhiều HS chưa có hứng thú với môn học, học một cách chống đối, hiểu bài chưa sâu, chưa đạt được mục đích dạy học mà GV đề ra. Khi xem vở ghi của HS, phần đa các em tuân thủ theo giáo án GV đã dạy, song còn một số em ghi chép tùy tiện, sơ sài, chưa làm rõ nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Kết quả cho thấy HS chỉ chú trọng phân tích các nhân vật trong truyện chứ tuyệt nhiên chưa biết vận dụng thi pháp của tác giả vào trả lời các câu hỏi , cũng như tìm hiểu tác phẩm. Chúng tôi cũng đã dự buổi thảo luận của các em HS xoay quanh truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Ý kiến nhận được từ các em là những nhận định, đánh giá vừa khách quan nhưng cũng có nhiều yếu tố chủ quan trong đó. Điều này cho thấy các em HS cũng đã phần nào dám bộc lộ chính kiến của mình trước những hiện tượng văn học trong nhà trường. Khảo sát các bài làm văn của HS (gồm các bài thu hoạch sau tiết học, bài kiểm tra 15 phút, bài viết 2 tiết) cũng đã thu nhận được những kết quả nhất định. Có một số HS đã cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết vận dụng kiến thức vào làm các bài làm văn nhưng cũng không ít HS chưa đáp ứng được yêu cầu mà đề bài đặt ra, chưa biết phân tích và cắt nghĩa vấn đề một cách thấu đáo dẫn đến hiệu quả dạy học còn thấp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phát phiếu điều tra cho các em HS để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Các câu hỏi được đặt ra như sau: Câu 1: Trước mỗi giờ học văn, anh (chị) thường chuẩn bị gì khi lên lớp: Đọc và tìm hiểu trước tác phẩm cũng như tài liệu liên quan; Chuẩn bị theo
  • 33. 25 những câu hỏi trong SGK; Không chuẩn bị gì cả; Ý kiến khác (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 2: Trong khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) chú ý đến yếu tố nào nhất: Những yếu tố bên ngoài văn bản; Những yếu tố trong văn bản; Những yếu tố do bản thân mình tâm đắc; Cả ba yếu tố trên (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 3: Khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” anh (chị) thấy có khó khăn gì ? Tác phẩm viết về những vấn đề quá khứ; Có nhiều tình tiết hay, hấp dẫn nhưng khó nắm bắt; Thời lượng học trên lớp ít; Ý kiến khác (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 4: Trong giờ học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” anh (chị) có cách học như thế nào: Nghe GV giảng kết hợp ghi chép; Ghi chép theo những phần chốt kiến thức của GV; Trao đổi, thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm; Ý kiến khác (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh). Câu 5: Hình ảnh tác giả với nội dung tác phẩm hiện lên qua hình dung của em ( hình ảnh Nguyễn Minh Châu ở đầu và cuối tác phẩm có giống nhau không? : Không giống nhau, có giống nhau, lo âu, buồn. ( đánh dấu vào ô vuông bên cạnh) Câu 6 : Về hệ thống nhân vật có được giải thoát không? có , không, chưa biết ( đánh dấu vào ô vuông bênh cạnh) Câu 7 : Về tình huống chi phối toàn truyện? Bi kịch đời thường, không bi kịch, bi kịch đã được giải thoát , chưa giải được ( đánh dấu vào ô vuông bên cạnh ) Phát phiếu hỏi, dự giờ, quan sát các hoạt động dạy của GV, và học của HS. Kháo sát giáo án của GV, vở ghi và vở soạn của HS. Tổng hợp đánh giá, kết quả khảo sát. 1.5.8 Kết quả khảo sát Về phía GV
  • 34. 26 Một GV ở trường THPT Trần Quang Khải khi được phỏng vấn đã tâm sự: “Chiếc thuyền ngoài xa” hay nhưng để chuyển tải cái hay đó đến HS là điều rất khó. Để HS nắm bắt được mọi khía cạnh của tác phẩm chúng tôi đã cố gắng tận dụng thời gian tối đa trên lớp xong kết quả chưa thực sự được như mong muốn. Một GV khác cũng cho biết: Khi học “Chiếc thuyền ngoài xa” và những truyện ngắn khác, HS vẫn còn lười đọc văn bản, soạn bài chống đối, chưa phát huy vai trò chủ thể của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức bài học. Xoay quanh hướng tiếp cận tác phẩm cũng có những ý kiến khác nhau. Có GV vẫn duy trì hướng tiếp cận tồn tại bấy lâu nay đó là tiếp cận duy văn bản; chỉ một số ít quan tâm đến vận dụng thi pháp của tác giả vào dạy học tác phẩm mà điều này đối với GV không phải dễ thay đổi. Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên Câu hỏi Kết quả tổng hợp Số phiếu % Câu 1 Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa vào văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK 4 26.7 Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa vào hướng dẫn trong SGV 10 66.7 Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” dựa vào việc kết hợp có liên quan với văn bản tác phẩm 1 6.6 Ý kiến khác 0 0 Câu 2 Số GV khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK 13 86.8 Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” yêu cầu HS soạn thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội, về tác giả 1 6.6 Số GV dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” yêu cầu HS tìm hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, 1 6.6
  • 35. 27 suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi tiết Ý kiến khác 0 0 Câu 3 Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là: GV thuyết giảng – HS tiếp nhận 10 66.7 Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là: GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi gợi mở 3 20.1 Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là: tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm 1 6.6 Các biện pháp khác 1 6.6 Câu 4 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS 12 80 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chú ý đến mối quan hệ giữa GV – tác phẩm 1 6.6 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm 2 13.4 Ý kiến khác 0 0 Câu 5 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” theo hướng tiếp cận trong văn bản 14 93.4 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” theo hướng tiếp cận ngoài văn bản 1 6.6 Số GV dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” theo cách vận dụng thi pháp tác giả 0 0 Ý kiến khác 0 0 Câu 6 Không gian sau chiến tranh, con người, số phận. 5 33
  • 36. 28 Thời gian, quá khứ, hiện tại tương lai ở 1 truyện ngắn trữ tình thế sự 6 40 Kết cấu truyện ngắn 4 27 Tất cả các yếu tố trên 0 0 * Về phía HS Khi được phỏng vấn, một HS ở trường Trần Quang Khải đã nói: Em thích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” vì nó có nhiều tình tiết hấp dẫn nhưng lại không dễ tiếp nhận do nội dung bài học thì nhiều mà thời lượng học trên lớp thì lại ít. Một HS khác cho biết: Chúng em khi học truyện ngắn này chủ yếu dựa vào SGK và các sách tham khảo để soạn và viết bài. Việc đọc tác phẩm nhiều lần trước khi lên lớp là không nhiều thậm chí rất ít. Đọc chỉ mang tính chất bắt buộc. Việc thảo luận bài học cũng chỉ mang tính h́nh th ức, chưa đạt hiệu quả cao. Khi hỏi về kết quả thu được sau bài học, nhiều học sinh đã chia sẻ: Chúng em chủ yếu chỉ nắm được những cái cơ bản về các nhân vật; nghệ thuật đặc sắc của truyện cũng như thi pháp của tác giả thể hiện trong truyện chúng em chưa thực sự hiểu hết một cách thấu đáo. Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh Câu hỏi Kết quả tổng hợp Số phiếu % Câu 1 Số HS trước mỗi giờ văn thường đọc và tìm hiểu trước tác phẩm và những tài liệu liên quan 20 22.2 Số HS trước mỗi giờ văn thường chuẩn bị theo những câu hỏi trong SGK 60 66.7 Số HS trước mỗi giờ văn thường không chuẩn bị gì cả 10 11.1 Ý kiến khác 0 0 Câu 2 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 10 11.1
  • 37. 29 chú ý đến những yếu tố bên ngoài văn bản Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chú ý đến những yếu tố trong văn bản 60 66.7 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chú ý đến những yếu tố do bản thân mình tâm đắc 10 11.1 Cả ba yếu tố trên 10 11.1 Câu 3 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thấy khó khăn là: tác phẩm viết về những vấn đề quá khứ 15 16.7 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thấy khó khăn là: có nhiều tình tiết hay, hấp dẫn nhưng khó nắm bắt 25 27.8 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thấy khó khăn là: thời lượng học trên lớp ít 45 50 Ý kiến khác 5 5.5 Câu 4 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có cách học: nghe GV giảng kết hợp ghi chép 25 27.8 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có cách học: ghi chép theo những phần chốt kiến thức của GV 45 50 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có cách học: trao đổi thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm 12 13.3 Ý kiến khác 8 8.9 Câu 5 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nắm bắt được: về tác giả và nội dung tác phẩm 55 61.1 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nắm bắt được: về hệ thống nhân vật 16 17.8
  • 38. 30 Số HS khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nắm bắt được: về tình huống chi phối toàn truyện 13 14.4 Ý kiến khác 6 6.7 Câu 6 Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm giống nhau 5 33 Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm không giống nhau 6 40 Hình ảnh tác giả ở đầu và cuối tác phẩm lo âu, buồn 4 27 Câu 7 Hệ thống nhân vật trong truyện không được giải thoát 6 40 Nhân vật trong truyện có được giải thoát 5 33 Chưa biết được nhân vật có được giải thoát hay không 4 27 Câu 8 Tình huống chi phối trong toàn truyện thể hiện qua bi kịch đời thường 5 33 Không có bi kịch nào 5 33 Bi kịch đã được giải 2 14 Bi kịch chưa được giải 3 20 1.5.9. Phân tích kết quả khảo sát * Đối với GV - Thứ nhất: Qua phỏng vấn, tham khảo giáo án, dự thảo luận nhóm và sinh hoạt chuyên đề cho thấy: + Các GV đều khẳng định “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn hay nhưng không dễ dạy. Có những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận tác phẩm: Về thuận lợi: Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, nguồn tư liệu về tác giả khá phong phú. Văn Nguyễn Minh Châu có sức lôi cuốn kì lạ đối với GV và HS. Vì vậy, khi học các em thường khá hào hứng, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận tác phẩm.
  • 39. 31 Tác phẩm có cấu trúc mạch lạc, được trình bày rõ ràng nên GV và HS đều dễ đọc, dễ hiểu. Về khó khăn: bên cạnh những thuận lợi trên, khi dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” GV gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Đây là tác phẩm khá dài, bởi vậy quỹ thời gian để lên lớp (2 tiết) chưa đủ cho một truyện ngắn hay và đa nghĩa. Nhiều GV cho rằng hiểu văn đã khó, làm cho người khác hiểu như mình (thậm chí hơn mình) là điều không dễ. Khảo sát cho thấy số lượng HS thực sự đam mê, thích học văn và có ý định theo học ngành có liên quan đến văn không nhiều. Ngoài việc học tập bộ môn này, các em còn phải thực hiện nhiều yêu cầu của các bộ môn khác nên khó đòi hỏi người đọc sự chuyên tâm tuyệt đối. Trong quá trình dạy học, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV mà HS không tích cực thì quá trình này khó mang lại kết quả cao. + Hầu hết các GV khi dạy đều khai thác tác phẩm theo định hướng trong SGK tức là cắt ngang tác phẩm. Cụ thể, các GV thường tập trung vào các vấn đề: Cảnh bình minh trên biển; Câu chuyện ở tòa án huyện. Một bộ phận GV lại tiến hành khai thác theo hướng bổ dọc tác phẩm, tức là phân tích theo: Tình huống truyện; Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh; Hình tượng người đàn bà hàng chài; Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy. + Bên cạnh những hướng khai thác trên, trong khi dạy học một số GV cũng đã đang tìm tòi thêm những hướng khai thác giúp HS có điều kiện tiếp cận với tác phẩm để đạt hiệu quả tiếp cận cao nhất. Từ thực tế dạy của GV như trên, chúng tôi nhận thấy: Về hiện tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” có một số cách khai thác khác nhau như trên theo chúng tôi cũng là điều bình thường. Bởi vì tác phẩm văn chương có phẩm chất nghệ thuật cao, thường mang tính đa nghĩa nên tạo ra khả năng khơi gợi nhiều hướng tiếp cận ở bạn đọc. Điều quan trọng đặt ra là cần tìm tòi hướng khai thác nào để đảm bảo tối ưu nhất, khai thác có trọng tâm, trọng điểm
  • 40. 32 nhưng phải đảm bảo tính chỉnh thể, phù hợp với năng lực HS lớp mình phụ trách. Cần khai thác kết hợp cả nội dung và hình thức, kết hợp nhiều hướng tiếp cận trong dạy học thì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. - Thứ hai: Khảo sát qua các phiếu điều tra đối với GV, kết quả thu được như sau: + Số lượng GV đi theo hướng khai thác trong tài liệu hướng dẫn SGK và SGV chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả (66,7%). Điều này xuất phát từ chỗ SGK và SGV là một tài liệu chuẩn đáng tin cậy (trong nhà trường phổ thông). Thứ hai, khi soạn SGK hay làm sách GV, nhóm biên soạn thường dựa trên mặt bằng chung của nhận thức HS, vì vậy “dạy theo hướng dẫn của SGK và SGV là đạt yêu cầu” – không ít GV quan niệm như vậy. Tuy nhiên, tính vừa sức trong dạy học cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là nên kết hợp giữa hướng dẫn trong SGK, SGV với những tìm tòi, sáng tạo của người dạy và đặc điểm HS mình phụ trách thì hiệu quả sẽ cao. Mỗi người thầy lại có những thế mạnh, hạn chế khác nhau và chính người GV đứng lớp chứ không phải bất kì ai khác phải nắm vững về sở trường, sở đoản của HS mình… từ đó đưa ra phương pháp dạy học sao cho hợp lí “vừa sức” với HS nhất. - Trong việc yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi tới lớp, phần đa GV mới chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các em đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK chứ chưa đề cao việc tìm hiểu thêm những kiến thức về tác giả, hoàn cảnh xã hội chi phối đến sự ra đời của tác phẩm. Hơn nữa, việc phát huy vai trò chủ thể của HS chưa nhiều cho nên khi học tác phẩm HS thường rơi vào trạng thái tiếp nhận thụ động, một chiều. Mọi kiến thức về bài học chỉ đơn thuần là kiến thức mà người GV đã chuẩn bị từ trước và nhiệm vụ cuối cùng cũng là dạy lại HS. + Biện pháp chủ yếu mà người GV sử dụng khi dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” vẫn được nhiều GV áp dụng mang tính hệ thống đó là GV thuyết giảng – HS tiếp nhận. Cho dù phương pháp dạy học mới đã được thực hiện từ vài năm trước
  • 41. 33 song dường như phương pháp truyền thống vẫn chiếm ưu thế đặc biệt là trong dạy học văn bản văn học. Vì thế, vai trò của người HS ngày một mất đi trong khi tiếp cận tác phẩm văn học. Việc HS muốn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ riêng về tác phẩm đôi khi khó thành hiện thực. + Trong cơ chế dạy học văn hiện nay, qua khảo sát chúng tôi cũng thấy bộ phận GV chú ý đến mối quan hệ giữa GV – HS là nhiều hơn cả. Văn bản tác phẩm chỉ là cái cớ để người GV thiết lập mối quan hệ này. Đây là quan niệm chưa thuận chiều bởi nếu chưa coi trọng tác phẩm thì dù người GV có dạy hay đến đâu đi chăng nữa cuối cùng người GV cũng vẫn chỉ đang học văn bản tác phẩm của GV (còn văn bản gốc trong SGK học sinh chưa hiểu kĩ). + Các GV đều chưa phối kết hợp được các phương pháp, biện pháp trong dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Các giờ dạy mới chỉ dừng lại ở một hướng tiếp cận nhất định. Khi nói tới việc vận dụng thi pháp tác giả trong dạy học tác phẩm văn chương dường như đa phần GV đều chưa làm được, đều thấy đó là biện pháp dạy học không hề đơn giản. Tuy nhiên theo chúng tôi đây chính là biểu hiện của sự trơ lì trong dạy học hiện đại. Bởi đặt vấn đề vận dụng thi pháp của tác giả vào dạy học thì các phương pháp đều được sử dụng hợp lí, đúng mức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm. Có như vậy mới đáp ứng đúng yêu cầu giáo dục toàn diện HS hiện nay. * Đối với HS - Qua khảo sát, chúng tôi đã nắm bắt được mức độ tiếp nhận “Chiếc thuyền ngoài xa” của HS hiện nay như sau: + Nhìn chung, các em đã nắm vững được kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu (dựa vào SGK là chính): Về quê quán, hoàn cảnh xuất thân, quá trình hoạt động văn nghệ; Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu; Các tác phẩm chính của ông. + Về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: phần lớn HS có những hiểu biết, bước đầu cảm nhận được những nét tính cách của các nhân vật: thằng Phác
  • 42. 34 trong sáng hồn nhiên, trẻ con kết án bố tàn bạo. Lão chồng thì vũ phu. Người đàn bà làng chài thì cam chịu, nhịn nhục, giàu đức hi sinh … Những kiến thức HS nhận thức được như trên mới chỉ là những tri thức ở dạng tối thiểu, mới dừng lại ở dạng ghi nhớ, chưa thể hiện được nhiều những khám phá riêng mang tính chiều sâu của tác phẩm này. Điều này đã minh chứng phần nào cho việc dạy và học chưa vận dụng thi pháp tác giả - Qua khảo sát một số bài kiểm tra của HS hai lớp 12 trường THPT Trần Quang Khải chúng tôi thấy có những hiện tượng nổi bật: + Các bài làm của HS chủ yếu trình bày lại nội dung bài học như trong vở ghi hoặc sách để học tốt. Cả bài hầu như không có bình luận, nêu ý kiến của mình, rất ít dẫn chứng tiêu biểu trích ra từ tác phẩm. Điều này cho thấy các em không có kĩ năng vận dụng kiến thức khi làm bài; kiến thức về tác phẩm chưa sâu sắc. + Có một số ít bài thoát khỏi tình trạng kể lể dài dòng, biết bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là nói theo những điều GV đã nói, không cảm thụ sâu sắc tác phẩm. Các em chỉ gói gọn những hiểu biết của mình ở những gì có trong tác phẩm. - Khi khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của HS khi học “Chiếc thuyền ngoài xa”: + Thuận lợi: Phần lớn HS đều rất thích học tác phẩm, lí do HS đưa ra thì khá nhiều: cách viết văn của tác giả rất riêng; cách dẫn truyện của tác giả rất hấp dẫn, tình huống bất ngờ, tính ca ngợi của tác phẩm khá rõ ràng, xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo. + Khó khăn: Tác phẩm khá dài, nhiều tình tiết nên khó nắm bắt; tính cách nhân vật phức tạp, đa chiều nên không dễ phát hiện… Những ý kiến của HS được tổng kết trên đây bao gồm ý kiến đúng và không ít những ý kiến chưa thật chuẩn xác, chưa tiêu biểu nhưng phần nào nó cũng biểu hiện những suy nghĩ rất thật, được nảy sinh trong quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm, đáng để cho chúng ta suy ngẫm.
  • 43. 35 - Từ kết quả khảo sát ở trên đây, chúng tôi thấy: + Hầu hết trước mỗi giờ văn, HS chỉ chuẩn bị theo những câu hỏi trong SGK chứ ít chú ý đến những tài liệu liên quan đến tác phẩm. Lâu nay một thực tế đáng buồn là số lượng HS soạn bài nghiêm túc, tự giác không nhiều, còn lại chủ yếu HS dựa vào sách “Để học tốt Ngữ văn 12” để soạn một cách chống đối, thiếu suy nghĩ. Cá biệt, có những HS không chuẩn bị gì trước khi tới lớp dẫn tới tình trạng GV cứ dạy mà HS thì lại rất mơ hồ về tác phẩm. + Khi học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, những yếu tố về thi pháp của tác giả rất ít được HS quan tâm. Bởi vậy, khi học tác phẩm các em chỉ hiểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm chưa thực sự được sâu sắc. + Học “Chiếc thuyền ngoài xa” các em HS cũng gặp những khó khăn nhất định mà một trong số đó là văn bản thì dài mà thời lượng học trên lớp lại ít. Tất nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất mà thực tế hiện nay trong chương trình Ngữ văn THPT cũng có nhiều tác phẩm rơi vào tình trạng này. + Trên lớp, phần lớn cách học của HS vẫn chỉ là chăm chú nghe giảng, ghi chép lại kiến thức của GV, còn rụt rè và ít tham gia vào đối thoại. Vì thế, các em khi học tác phẩm này rất khó nắm bắt được các ý nghĩa của tác phẩm và giải mã các chi tiết nghệ thuật. + Từ những vấn đề trên nên kết quả thu nhận được của HS sau khi học xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đã cho thấy: kiến thức mà HS hiểu được vẫn chỉ dừng lại ở nội dung tác phẩm và các kiến thức cơ bản về tác giả. Bên cạnh đó, số ít nắm bắt được hệ thống nhân vật và tình huống truyện chi phối toàn truyện. Cái cốt lõi nhất là kiến thức tổng hợp về tác phẩm thì HS lại chưa đạt tới. * Đối với những tài liệu cơ bản và trang thiết bị dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” - Những tài liệu cơ bản: + Về SGK hiện nay, hiện nay đang song song tồn tại hai bộ sách: SGK – chương trình chuẩn và SGK – chương trình nâng cao. Điểm chung cơ bản của hai bộ sách này là: mỗi bài được cấu tạo theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng
  • 44. 36 Việt và Tập làm văn, trong đó lấy Tập làm văn làm trục đồng quy. Phần Văn học được trình bày theo trình tự khá hợp lí. Phần thứ nhất là tên tác phẩm, tác giả, kết quả cần đạt – những định hướng cho cả người dạy và người học trong quá trình đối thoại với tác phẩm và văn chương. Phần thứ hai là Tiểu dẫn; ở phần này (SGK bộ chuẩn) trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm có liên quan trực tiếp đến dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa”; về tác giả có tên, năm sinh – mất, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, quá trình tham gia hoạt động văn nghệ và cách mạng, phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông. Dung lượng không nhiều, chưa thật chi tiết nhưng theo khảo sát thì 90% cả GV và HS đều thấy như thế là vừa đủ; về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, sách chỉ cung cấp đôi nét về xuất xứ của truyện giúp GV và HS có điều kiện mở rộng hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn chương chuẩn bị học. SGK nâng cao cũng có những nội dung tương tự như trên. Phần thứ ba quan trọng nhất, đó là văn bản tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn này đã lược bớt một số đoạn cho phù hợp với mục đích và yêu cầu bài học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS không rơi vào tình trạng lan man, khó hiểu. Trình bày đến đâu, các tác giả còn thực hiện chú thích những từ ngữ quan trọng, thuật ngữ mới để người dạy và người học dễ dàng tiếp nhận văn bản. Phần thứ tư là phần hướng dẫn học bài. Đây là phần các tác giả thông qua câu hỏi, bài tập định hướng cho việc học tập của HS, GV cũng có thể dựa vào đây để thiết kế bài học, khai thác tác phẩm. Ở bài học này (SGK bộ chuẩn đã hướng dẫn): Câu hỏi thứ nhất giúp người học xác định tâm trạng của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện ra một cảnh thật ưng ý cảnh “đắt” trởi cho; câu hỏi thứ hai hướng người đọc vào tìm hiểu tâm trạng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi cùng lúc đó phát hiện ra một nghich lí của cuộc sống của chính những con người trong bức ảnh tuyệt đẹp đó ; câu hỏi thứ ba tháo gỡ những uẩn khúc
  • 45. 37 trong tâm trạng người nghệ sĩ và tránh án Đẩu đồng thời, chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ; câu hỏi thứ tư tập trung khai thác ý kiến của người đọc về từng nhân vật trong truyện ; câu hỏi thứ năm hướng người đọc vào tìm hiểu thi pháp của truyện; câu hỏi cuối cùng hướng HS nhìn nhận, cảm phục, học tập nghệ thuật viết văn của Nguyễn Minh Châu trên các phương diện: cách dựng cảnh, cách kể chuyện, đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng ngôn ngữ. SGK (bộ nâng cao) ngoài các câu hỏi như bộ chương trình chuẩn còn có thêm các câu hỏi về các nhân vật trong tác phẩm. Phần tiếp theo là ghi nhớ, bao gồm những kiến thức cơ bản người học cần nắm vững sau khi học xong văn bản này. Nó vừa định hướng người học, vừa có chức năng gợi ý, kiểm tra lại kết quả cho người dạy. Ở SGK nâng cao không có mục này. Ở phần cuối cùng là luyện tập – củng cố, SGK (bộ chuẩn) khắc sâu thêm trọng tâm bài học, yêu cầu người học trình bày những suy nghĩ về nhân vật và vì sao ?. Ở SGK (bộ nâng cao), yêu cầu HS nhận xét về hành động của nhân vật . Nhìn chung, tuy chưa thỏa mãn tất cả yêu cầu của người học nhưng SGK cũng đã phần nào giúp người học phát huy tính năng động, tích cực và gián tiếp định hướng hoạt động dạy. + Bên cạnh SGK thì SGV cũng là tài liệu quan trọng của người GV trong dạy học truyện ngắn này. SGV là sách gợi ý giảng dạy cho người GV trên nhiều phương diện, bắt đầu từ mục tiêu bài học (về cả nội dung và nghệ thuật). Phần thứ hai là những điều cần lưu ý, trong phần này lại chia làm các phần nhỏ: phần nội dung cung cấp, lưu ý về đặc điểm bài học, định hướng trọng tâm bài học vào tình huống truyện và hệ thống nhân vật trong truyện, nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu ... ; tiếp theo là gợi ý về phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học, gợi dẫn về phương pháp dạy học và tiến trình khai thác theo trình tự câu hỏi hướng dẫn học bài; phần kiểm tra đánh giá để xác định mức độ cảm thụ tác phẩm và gợi ý của GV nếu cần thiết; cuối cùng là tài liệu tham khảo, giới thiệu tài liệu tham khảo khi tác giả soạn bài nhưng nó cũng cho thấy những gợi ý của