SlideShare a Scribd company logo
Hà Nội – Năm 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ KIM VUI
NGHIÊN CỨU SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – Năm 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
_
NGUYỄN THỊ KIM VUI
NGHIÊN CỨU SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. LÊ TRỌNG CÚC
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
GS. TS. Lê Trọng Cúc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô
công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trường-ĐHQG Hà Nội đã
tận tâm giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài luận văn tại Trung tâm.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo VQG Xuân Sơn, các anh
chị phòng Hợp tác Quốc tế và Du lịch sinh thái-VQG Xuân Sơn, những người dân
địa phương và đội chuyên trách bảo vệ rừng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tại VQG Xuân Sơn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài luận văn, nhưng do kiến thức,
kinh nghiệm và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô
và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Nguyễn Thị Kim Vui
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả lao động thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Lê Trọng Cúc.
Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Kim Vui
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4
1.1. Các khái niệm ....................................................................................................4
1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí.......................................................4
1.1.2. Vùng đệm VQG và các chức năng ...............................................................10
1.2. Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế...............................................................13
1.2.1. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới........................................................13
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam ........................................................14
1.2.3. Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn.............................................17
1.2.3.1. Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn..............................................17
1.2.3.2. Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn...................25
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................28
2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................28
2.1.1. Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn.................................................28
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................28
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................30
2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................30
2.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
2.4. Phương pháp luận ............................................................................................31
2.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................32
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.........................................................................33
iv
2.5.2. Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân ........................33
2.5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia...............................................................35
2.5.4. Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID.................................................35
2.5.5. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37
3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn........................................37
3.1.1. Tài nguyên đất .............................................................................................37
3.1.2. Tài nguyên nước ..........................................................................................38
3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan....................................................................39
3.1.4. Tài nguyên ĐDSH .......................................................................................40
3.1.4.1. Đa dạng hệ sinh thái và thảm thực vật...............................................40
3.1.4.2. Đa dạng thực vật ................................................................................44
3.1.4.3. Đa dạng động vật ...............................................................................47
3.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn ..............................49
3.2.1. Nguồn lực sinh kế và mức độ tiếp cận.........................................................52
3.2.1.1. Vốn con người....................................................................................52
3.2.1.2. Vốn tự nhiên.......................................................................................57
3.2.1.3. Vốn tài chính......................................................................................58
3.2.1.4. Vốn xã hội..........................................................................................58
3.2.1.5. Vốn vật chất .......................................................................................61
3.2.2. Bối cảnh bên ngoài ......................................................................................62
3.2.3. Các chiến lược sinh kế và kết quả ...............................................................62
3.3. Phân tích, đánh giá sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.................63
3.4. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững .........................................................66
3.4.1. Giải pháp chung...........................................................................................66
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69
4.1. Kết luận............................................................................................................69
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn......................................69
v
4.1.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm.......................................................70
4.2. Kiến nghị..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC.................................................................................................................76
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BQL Ban quản lý
DFID Bộ phát triển quốc tế, Vương Quốc Anh
DLST Du lịch sinh thái
ĐDSH Đa dạng sinh học
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
KBTB Khu bảo tồn biển
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NXB Nhà xuất bản
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
PTBV Phát triển bền vững
SKBV Sinh kế bền vững
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn Quốc gia
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn............................ 19
Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT ................................................................................35
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn...............................37
Bảng 3.2. So sánh về thực vật ở các vùng................................................................44
Bảng 3.3. Số loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.......................................45
Bảng 3.4. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn .......................................47
Bảng 3.5. Hiện trạng dân số chia theo xã năm 2013.................................................50
Bảng 3.6. Thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo.............................................51
Bảng 3.7. Thành phần dân số và lao động ................................................................51
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001).......................................................7
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn ......................................................................18
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn ..........................................................................28
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp .................................................................................................38
Hình 3.2. Tỷ lệ các loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2008.....45
Hình 3.3. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn........................................48
Hình 3.3. Một số loại rau người dân tự trồng trong vườn..........................................54
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cách
Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Vườn Quốc
gia Xuân Sơn được thành lập theo quyết định số 49/ QĐ - TTg ngày 17/04/2002 của
Thủ tướng chính phủ. Vườn Quốc gia Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi với với tổng diện tích 15.048 ha, đứng thứ 12 trong số
15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn
bao gồm 29 thôn thuộc ranh giới hành chính của 6 xã, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
Diện tích vùng đệm là 6.208,5 ha.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn có đa dạng sinh học cao và thiên nhiên nơi đây vẫn
giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã. Vườn không chỉ được coi là lá phổi xanh
của tỉnh Phú Thọ mà còn được xem như một bảo tàng sống lưu giữ và bảo tồn hệ
sinh thái đa dạng của miền Bắc Việt Nam.
Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Vườn Quốc gia Xuân
Sơn còn được đánh giá là nơi có sự đa dạng địa hình, đa dạng cảnh quan (rừng, hồ,
núi, thung lũng, …và hệ thống hang động rất hấp dẫn). Xuân Sơn có môi trường
không khí, môi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23o
C sẽ
là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn
hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số: lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe,
dệt thổ cẩm,…
Tuy nhiên, cộng đồng dân cư nơi đây còn nhiều khó khăn: dân trí thấp, đời
sống nghèo nàn, diện tích đất nông nghiệp ít đã gây sức ép lớn lên công tác bảo tồn
thông qua các hoạt động như lên rừng lấy củi, khai thác gỗ trộm, đốt nương làm rẫy,
săn bắn chim thú,...
Để góp phần cải thiện sinh kế người dân nhằm phát triển bền vững Vườn
quốc gia Xuân Sơn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sinh kế người dân
vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2
Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các tác động của sinh kế tới đa
dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp sinh kế
bền vững nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ.
Đánh giá tác động của các hoạt động sinh kế tới ĐDSH ở VQG Xuân Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3. Nội dung nghiên cứu
Tổng luận các nghiên cứu sinh kế cộng đồng địa phương dựa vào tài nguyên
thiên nhiên nói chung và ĐDSH nói riêng.
Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là ĐDSH tại VQG Xuân Sơn.
Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.
Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn được bố cục như sau:
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4
3
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC.................................................................................................................76
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí
Sinh kế và sinh kế bền vững đã
trong các bối cảnh khác nhau. Và dưới đây sẽ là một
vài tổng luận nhỏ bàn về các khái niệm này.
 Sinh kế
Từ "sinh kế" có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Khi nói đến sinh
kế của một người là đề cập đến "phương thức đảm bảo các nhu cầu cơ bản - thực
phẩm, nước, chỗ ở và quần áo trong đời sống" của họ. Và cụm từ “sinh kế” không
có gì khác ngoài ý nghĩa “nghề nghiệp” hoặc “việc làm”, và cũng có nghĩa là con
đường để kiếm sống.
Trong vài thập kỷ gần đây, ý nghĩa của cụm từ này đã được mở rộng hơn bao
gồm cả về mặt xã hội, kinh tế và một loạt các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới sinh kế như các nguồn lực, công việc, hoạt động văn hóa, thể chế, chính
sách,…
“Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận)
và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: Sinh kế chỉ bền vững
khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng
lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và
đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu,
trong ngắn hạn và dài hạn.” [Chambers & Conway, 1991, p.6].
Và phỏng theo định nghĩa sinh kế của Chambers and Conway nêu trên,
DFID đưa ra được khái niệm rộng về sinh kế như sau: "Sinh kế bao gồm các khả
năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động
cần thiết để kiếm sống".[DFID, 2001].
Khái niệm sinh kế trên của DFID vừa đơn giản lại vừa khái quát được tất cả
các khía cạnh của sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng: nguồn lực vật chất, xã hội và
5
phương thức sinh kế. Chính vì lẽ đó mà khái niệm sinh kế của DFID đã được sử
dụng nhiều trong phân tích các vấn đề phát triển, đặc biệt là vấn đề nghèo đói và
phát triển ở các nước nghèo. Và cũng trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả
sử dụng khái niệm sinh kế này của DFID để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mình.
 Sinh kế bền vững
Sinh kế của người dân là bền vững khi họ có thể duy trì và nâng cao được
nguồn lực, có thể đối phó và vượt qua các cú sốc nội tại cũng như từ ngoài, mà
không làm tổn thương hoặc phung phí tài nguyên thiên nhiên mà con người phụ
thuộc.
Trong bối cảnh này, “sự bền vững” không phải là một trạng thái cân bằng bất
động, mà ở trong một điều kiện có sự chấp nhận rủi ro và có khả năng phục hồi.
Theo DFID: “Một sinh kế là bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi
khỏi các áp lực và những cú sốc đồng thời duy trì hoặc tăng cường khả năng và tài
sản sinh kế ở cả hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn lợi tài
nguyên thiên nhiên”[DFID, 2001].
 Các tiêu chí sinh kế bền vững
Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra
một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế.
Theo cuốn “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” của Vũ Thọ Đạt và Trần
Hoài Thu năm 2012 cũng có nhắc đến các phương diện bền vững cuả sinh kế như
sau:
+ Bền vững về kinh tế: Được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.
+ Bền vững về xã hội: Được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việc
làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi.
+ Bền vững về môi trường: Được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn
các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy
hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường) và có khả năng
thích ứng trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài.
6
+ Bền vững về thể chế: Được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống pháp
lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham
gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có
hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các
sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian.[Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài
Thu, 2012, tr. 62-63].
Như vậy sinh kế được coi là bền vững khi sản phẩm đầu ra của sinh kế phải
đảm bảo các tiêu chí: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên,
cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được
bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc.
 Tiếp cận sinh kế bền vững
Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach) là một
cách cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo. Nó dựa trên các yếu tố chính
ảnh hưởng đến sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố
này. Nó có thể được sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các
hoạt động hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đưa ra một khung
tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các
nguyên tắc hướng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo
đói.[DFID,2001].
Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) của DFID
đưa ra được nhiều giới học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.
7
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)
Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế
đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) cácquy
trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [DFID, 2001].
 Nguồn lực sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế đó là: Vốn con người, vốn tự
nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất.
- Vốn con người: Các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức
khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các chiến
lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ gia
đình, nguồn lực con người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động và
nó thay đổi tùy theo qui mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, sức khỏe,…
- Vốn tự nhiên: Các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con
người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất đai, rừng, tài
nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học,…
8
- Vốn tài chính: Các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt được
các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các
khoản vay, các khoản thu nhập,…
- Vốn xã hội: Các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà
con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao gồm các mạng
lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng
đồng, sự tiếp cận thị trường,…
- Vốn vật chất: Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động sinh
kế, ví dụ như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng (điện),
thông tin,...
 Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các
nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc
sống. Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng
các nguồn lực sinh kế như: (i)nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản);
(ii) nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu); (iii) nguồn lực
con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm về khai
thác cá), (iv) nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và (v) nguồn lực
tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…). Các nhóm dân cư khác
nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực
sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống
nhau. Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, buôn bán, du
lịch, di dân…
 Kết quả sinh kế: Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được
khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các chiến lược sinh
kế. Các kết quả sinh kế chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi,
giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền
vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các kết quả sinh kế này phản
9
ánh tính bền vững của sinh kế trên 3 phương diện: kinh tế - xã hội - môi
trường.
 Thể chế, chính sách: Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu
vực tư nhân) và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự
thành công của các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt
động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng,
quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính sách này quyết định khả năng tiếp
cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các chiến lược sinh kế của các cá
nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.
 Bối cảnh bên ngoài: Bối cảnh bên ngoài, hiểu một cách đơn giản, là môi
trường bên ngoài mà con người sinh sống. Sinh kế của người dân và nguồn
lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 yếu tố thuộc bối cảnh bên
ngoài là: các xu hướng, các cú sốc và tính mùa vụ.
- Các xu hướng bao gồm: xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt
động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị của quốc gia, sự
thay đổi công nghệ,…
- Các cú sốc bao gồm: các cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự
nhiên (do thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc
về mùa màng/vật nuôi.
- Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất, và
các cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ.
Khung sinh kế bền vững trên đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sinh kế, từ
nguồn lực đầu vào, kết quả đầu ra và toàn bộ những yếu tố tác động lên hoạt động
sinh kế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng sinh kế.
10
lực đó thành sinh kế” [Nguyễn Văn Sửu, 2010].
1.1.2. Vùng đệm VQG và các chức năng
 Khái niệm về vùng đệm trên thế giới
Hiện tại chưa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế
giới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc gia
hoặc tổ chức quốc tế. Còn tư duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3
giai đoạn trên thế giới như sau: Ở thời kỳ đầu, các vùng đệm chủ yếu được xem như
là những phương tiện bảo vệ con người và mùa màng tránh sự tấn công và phá hoại
của động vật sống trong các khu bảo tồn và rừng. Còn ở giai đoạn kế tiếp (một vài
thập kỷ trước), vùng đệm đã được xem như là những phương cách để bảo vệ các
khu bảo tồn tránh khỏi những tác động tiêu cực của con người. Và hiện nay, vùng
đệm thường được áp dụng đồng thời cho việc giảm thiểu các hoạt động của con
người lên các khu bảo tồn cùng với việc hướng tới những nhu cầu và mong muốn về
kinh tế – xã hội dưới tác động của dân số (những đối tượng sử dụng tài nguyên của
KBT trước đây).
Khái niệm vùng đệm KBT do chương trình con người và sinh quyển của
UNESCO đã đưa ra ở mức độ cấu trúc: Vùng hạt nhân, vùng đệm sơ cấp, vùng đệm
thứ cấp.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau:
“Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng,
nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT
và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều
này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc
biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống
trong vùng đệm”.[38].
 Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam
Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam cũng có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi
theo từng giai đoạn. Trước năm 1993 vùng đệm được quy định ở bên trong KBT và
11
bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT. Một VQG hoặc KBTTN có thể có
một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa các phân khu này hoặc bao
quanh chúng có thể bố trí các phân khu đệm.
Sau năm 1993 khái niệm vùng đệm được đề cập như sau: “Vùng đệm của
VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai có dân cư nằm sát ranh giới các
VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm áp lực của dân địa phương đối với
khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Diện tích của vùng đệm không tính vào tổng
diện tích của VQG hay KBTTN”. Vùng đệm ở đây được xác định nằm ngoài ranh
giới KBT, không thuộc KBT
Năm 2011, khái niệm vùng đệm được thể chế hóa trong Quyết định số
08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất
đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác động ngăn
chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng
đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng
đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài
động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”. Trong khái
niệm này thì vùng đệm được xác định nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Quyết
định này đã đề cập 1 cách tương đối toàn diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các
hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế –
xã hội vùng đệm.
Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra khái niệm vùng
đệm: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước, vùng đất ven biển
và hải đảo, khu vực biển nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với
ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên
trong và vùng đệm bên ngoài.
a) Vùng đệm bên trong là vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng
đặc dụng.
b) Vùng đệm bên ngoài là vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng
đặc dụng, khu bảo tồn biển” [Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT].
12
 Chức năng của vùng đệm
Trong thông tư của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy định về
tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo
tồn biển có nói rằng: “Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào
khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển; thu hút người dân tham gia các hoạt động
của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương thức đồng quản lý nhằm từng
bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng đệm” [Thông tư
10/2014/TT-BNNPTNT].
Trong tài liệu Quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân
Sơn giai đoạn 2013-2020 cũng có nói đến chức năng vùng đệm của VQG như sau:
Các chức năng của vùng đệm trong:
- Tạo các khu vực phù hợp để các cộng đồng sinh sống trong Vườn quốc gia
có thể cư trú hợp pháp và có các nguồn sinh kế ổn định;
- Giảm các nguy cơ xâm hại trực tiếp đến Vườn quốc gia thông qua việc đưa ra
các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế tại vùng đệm trong và trong Vườn quốc gia;
- Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa;
- Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa.
Các chức năng của vùng đệm ngoài:
- Chức năng giảm nguy cơ đối với tính toàn vẹn và giá trị của Vườn quốc gia
thông qua các phương thức:
+ Giảm nguy cơ xâm hại đến Vườn quốc gia từ các vùng lân cận;
+ Giảm nguy cơ nội tại trong vùng đệm thông qua quản lý vùng đệm thân
thiện và bền vững đối với đa dạng sinh học;
+ Kiểm soát các nguy cơ sinh thái như ô nhiễm, cháy và các loài xâm lấn;
+ Giảm nguy cơ đối với Vườn quốc gia bằng các lựa chọn thay thế cho các
hoạt động xâm hại hiện có trong Vườn quốc gia;
+ Giảm nguy cơ đối với các loài di cư có phân bố rộng thông qua việc cung
cấp hành lang và liên kết cảnh quan cho các loài di cư như động vật lớn và chim;
13
+ Quản lý các nguy cơ lớn như sa mạc hóa, biến đổi khí hậu thông qua các thử
nghiệm quản lý nguy cơ;
- Chức năng thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững: Tạo các sinh kế bền vững
cho người dân sống trong vùng đệm để giảm áp lực lên Vườn quốc gia đặc biệt đối
với các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng;
- Chức năng bảo tồn các di sản văn hóa thông qua các hoạt động:
+ Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa;
+ Duy trì phong tục tập quán, truyền thống, ngôn ngữ và các hình thức sử dụng
đất có hiệu quả ở địa phương;
+ Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa.
- Chức năng giáo dục: Nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân địa
phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và khuyến khích sự tham gia
của họ vào các hoạt động của Vườn quốc gia thông qua phương thức đồng quản lý
và quản lý dựa vào cộng đồng để cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương
cùng bảo vệ và hưởng lợi từ các hoạt động của Vườn.
Chức năng chính của vùng đệm là giảm thiểu các tác động của người dân vào
khu bảo tồn. Như vậy việc xác định vùng đệm vừa nhằm nâng cao việc bảo tồn vừa
đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội các cư dân xung quanh khu bảo tồn. Chính vì vậy,
việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhằm giảm sức ép vào khu bảo tồn.
1.2. Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế
1.2.1.Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về sinh kế ở các nước đang phát triển, hướng
tới xóa đói giảm nghèo bền vững là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các
học giả, các cơ quan và các tổ chức quốc tế. Các khu vực có nhiều dự án phát triển
và xóa đói giảm nghèo đó là Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á.
Dưới đây là một vài dự án, nghiên cứu về tiếp cận sinh kế trong công tác bảo
tồn và phát triển bền vững ở nhiều KBT và VQG trên thế giới mà tác giả tiếp cận
được:
14
- Trong cuốn “Lồng ghép các dân tộc bản địa trong quản lý khu bảo tồn: Các
nghiên cứu so sánh từ Nê-pan, Thái Lan và Trung Quốc” (Involving Indigenous
peoples in Protected Area management: Comparative Perspectives from Nepal,
Thailand and China) của Sanjay K (2002) có đề cập đến việc phải chú ý tới các dân
tộc bản địa và sinh kế của họ trong các hoạt động bảo tồn VQG. Tác phẩm bước
đầu cung cấp thông tin liên quan đến các khu bảo tồn và người dân bản địa, sau đó
sẽ thảo luận về các hình thức tham gia của người bản địa và hành động của họ trong
quản lý khu bảo tồn. Cụ thể ở đây là các khu bảo tồn của 3 nước Châu Á: Nepal,
Thailand and China. Trong tác phẩm này cũng nhắc đến việc thừa nhận vai trò quan
trọng của cộng đồng bản địa và những hệ thống tri thức của họ trong hoạt động bảo
tồn ở một số hội nghị quốc tế về Đa dạng sinh học, Chương trình nghị sự 21
(Agenda 2) và một số hội nghị khác. Ví dụ: Agenda 21 đưa ra tuyên bố rằng cần
thiết phải trao quyền cho cộng đồng để phát triển bền vững (Robbinson 1993). Như
vậy, dân tộc bản địa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý khu bảo
tồn.[33].
- “Sinh kế bền vững ven biển: Chính sách và tình trạng nghèo đói vùng ven
biển phía Tây vịnh Băng-gan” (Sustainable coastal livelihoods: Policy and coastal
poverty in the Western Bay of Bengal), trong báo cáo chính về dự án sinh kế bền
vững vùng ven biển, Nam Á (2003) đã đưa ra những nguyên tắc chung cho các
chương trình sinh kế bền vững. Các nguyên tắc đó là: Lấy đói nghèo làm trọng tâm;
lấy người dân làm trung tâm; đa lĩnh vực; đa cấp; đáp ứng kịp thời; tính bền vững;
linh hoạt; bình đẳng; quyền lợi. Trong mỗi nguyên tắc này đều có các thành tố và
chỉ tiêu của nó. Ví dụ: Nguyên tắc về tính bền vững gồm có 5 thành tố: Về môi
trường, về thể chế, xã hội, kinh tế và khả năng phục hồi. Trong mỗi thành tố lại có
các chỉ tiêu đặt ra.[32].
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam
Việt Nam là nông nghiệp với tỷ lệ dân sống bằng nông nghiệp tương đối cao
(cụ thể năm 2014 chiếm 46,6% tổng số lao động) [Tổng cục thống kê, 2014], cho
nên phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn nhận được sự quan tâm
15
lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức cơ quan và các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Dưới đây là một số danh sách các dự án, nghiên cứu về phát triển sinh kế bền
vững ở Việt Nam mà tác giả tổng hợp được:
- Năm 2007, Angus McEwin và cộng sự đã cho ra đời cuốn “Sinh kế bền vững
cho các khu bảo tồn biển Việt Nam”. Cuốn sách được nhóm nghiên cứu tổng hợp lại
các tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa những bài học và kinh nghiệm trong
công tác hỗ trợ sinh kế và hoạt động sinh kế thay thế tại Việt Nam. Cuốn sách này
làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn cho những hoạt động tiếp theo
trong hợp phần dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh
các khu bảo tồn biển - LMPA”. Những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về
hỗ trợ sinh kế ven biển trong cuốn sách này đã chỉ ra rằng nguy cơ thất bại chính
của các dự án sinh kế thay thế là do các dự án này thường không phân tích đúng đắn
bối cảnh sinh kế đồng thời cũng nhấn mạnh rằng những thách thức đe dọa tính bền
vững về kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế phải được xem là vấn đề trọng tâm
đối với các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cần nhằm vào
việc cải thiện tính bền vững của các loại hình sinh kế hiện tại đồng thời chú trọng
đến phát triển sinh kế thay thế sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương
(không gây tác động đến KBTB), công nghệ và kiến thức bản địa.[16].
Như vậy, việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ các dự án sinh kế thay thế là rất
cần thiết khi nghiên cứu về sinh kế bền vững cho các KBT.
- Năm 2012, GS. TS. Trần Thọ Đạt và Ths. Vũ Hoài Thu đã xuất bản cuốn
“Biếnđổi khí hậu và sinh kế ven biển”. Trong cuốn sách này cũng có nói rằng “sự
gia tăng rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn
thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng
đồng ven biển”. Trong khi đó người dân ven biển có năng lực thích ứng hạn chế và
thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với những rủi ro gây ra bởi BĐKH. Mặt
khác người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp_những lĩnh vực
nhạy cảm với BĐKH, nên các biện pháp thích ứng về sinh kế sẽ giúp người dân
16
giảm khả năng bị tổn thương và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các phân tích sinh kế ở đây đều được đánh giá theo các tiêu chí bền vững về kinh
tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội và bền vững về thể chế.[9].
- “Dự án sinh kế nông thôn bền vững ở Bình Định” do chính phủ New
Zealand tài trợ được thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 3/2015. Với mục tiêu là
góp phần cải thiện sinh kế của các hộ nông dân nghèo năng động trong kinh doanh,
thông qua việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Dự án có 4 hợp phần được triển khai ở 7 huyện, thị xã trong tỉnh
gồm: Hợp phần Rau an toàn được chứng nhận VietGap, Hợp phần Tăng thu nhập từ
Dừa, Hợp phần Các hệ thống chăn nuôi có lãi và Hợp phần Quản lý Dự án. Dự án
đã mang lại cơ hội việc làm ổn định cho 1.246 nông dân ở nông thôn trong đó có
42% nữ. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng được nâng cao, góp phần
xóa đói giảm nghèo...[37].
- Dự án IMOLA-Huế “Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở Thừa
Thiên Huế” năm 2006: Là dự án do Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) triển
khai thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Italia. Dự án IMOLA hướng đến
cải thiện sinh kế người dân sống dựa vào đầm phá Tam Giang thông qua việc đẩy
mạnh sự quản lý bền vững các nguồn lợi thủy sinh học ở đầm phá có sự tham gia
của người dân, phù hợp với hệ thống kinh tế xã hội và sản xuất, các yêu cầu về dân
số và chú trọng đặc biệt đến vai trò giới nhằm đạt được sự an toàn thực phẩm và
xóa nghèo. Dự án đã thực hiện phân tích sinh kế bền vững thông qua đánh giá nông
thôn có sự tham gia của người dân. Các kết quả chính của dự án đều hướng đến đối
tượng người dân: Xây dựng thông tin nhằm tạo sự quan tâm và thúc đẩy cộng đồng
hiểu về những nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi từ chính hoạt động sản xuất của họ; Phát
huy nguồn lực cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức nông dân (cụ thể là
các chi hội nghề cá) để người dân tự chủ hơn và có môi trường trao đổi học hỏi kinh
nghiệm nhiều hơn trong các hoạt động sinh kế của mình [7].
Dự án IMOLA dù đã thực hiện cách đây gần chục năm nhưng đã để lại
nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: “Dự
17
án IMOLA đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho phát triển nông thôn dựa vào cộng
đồng, đặc biệt ở các vùng mà tài nguyên là một nguồn lợi dùng chung, gắn liền với
sinh kế của người dân. Việt Nam có gần 1 triệu km2
diện tích khai thác thủy sản, 3/4
diện tích cả nước là vùng đồi núi với nguồn tài nguyên cơ bản là rừng. Đời sống
dân cư nông thôn nhiều nơi tại các khu vực này phụ thuộc phần lớn vào những gì
họ có thể khai thác từ tự nhiên. Việc phân cấp, phân quyền trong quản lý là đòi hỏi
tất yếu. Kinh nghiệm của dự án IMOLA là công tác quy hoạch quản lý tài nguyên
đầm phá và cơ chế đồng quản lý có thể đóng góp nhiều bài học cho phát triển nông
thôn dựa vào cộng đồng tại các khu vực này” [2, tr. 24-25].
Tóm lại: Hầu hết các dự án sinh kế bền vững đều nhằm mục đích tăng thu
nhập, nâng cao đời sống người dân và bảo tồn được các nguồn lợi tự nhiên_một
trong những nguồn lực quan trọng để lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp.
1.2.3. Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn
1.2.3.1. Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn
a) Lịch sử hình thành VQG Xuân Sơn
- Năm1986 được công nhận là Rừng cấm Quốc Gia Xuân Sơn tại QĐ số:
194/QĐ -TTg, của Thủ Tướng Chính Phủ.
- Năm 1992 , được chuyển hạng thành KBTTN Xuân Sơn, tại QĐ
số:1276/QĐ-UB , ngày 28-11-1992. của UBND tỉnh Vĩnh Phú ( Nay là tỉnh
Phú Thọ).
- Năm 2002 được chuyển hạng từ KBTTN Xuân Sơn thành Vườn quốc gia
Xuân Sơn, tại QĐ số: 49/ QĐ - TTg ngày 17- 04 - 2002 của Thủ tưởng
Chính Phủ.
- Diện tích: 15.048 ha gồm 3 phân khu chức năng chính (phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch
vụ hành chính 212 ha). Diện tích vùng đệm của VQG: 6.208,5 ha.
- Vị trí vườn nằm trong 6 xã gồm (xã Xuân Sơn và một phần diện tích các xã:
Kim Thượng, Xuân Đài, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng).
- Với văn phòng đặt tại xã Xuân Đài – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ.
18
b) Điều kiện tự nhiên
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn
 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng
tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.
 Toạ độ địa lý:
- Từ 210
03’ đến 210
12’ vĩ độ Bắc;
- Từ 1040
51’ đến 1050
01’ kinh độ Đông.
 Ranh giới Vườn quốc gia:
- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;
- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
 Các xã vùng đệm
Vùng đệm VQG Xuân Sơn gồm 29 thôn nằm trên ranh giới hành chính của 6
xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Danh sách các xã vùng đệm: Xuân Sơn,
Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng. Diện tích vùng đệm là
6.208,5 ha.
19
Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn
TT Tên xã
Vùng đệm trong Vùng đệm ngoài
Số
thôn
Diện tích Dân số
Số
thôn
Diện
tích
Dân
số
1 Xuân Sơn 4 238,0 1.076
2 Xuân Đài 1 72,9 461 5 1.235,0 1.841
3 Kim Thượng 3 84,9 821 7 2.288,0 3.760
4 Đồng Sơn 1 34,7 685 2 229,0 856
5 Tân Sơn 5 1.765,0 2.790
6 Lai Đồng 1 261,0 235
Cộng 9 430,5 3.043 20 5.778,0 9.482
“Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”
 Địa hình, địa thế
Địa hình Vườn quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất
xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.
- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng diện
tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn
1.144m;
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện
tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân
bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 300
, độ cao trung bình
400m.
- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự
nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này
đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.
 Địa chất, đất đai
 Địa chất
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực Vườn
quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất
20
gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi.
Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ
hẹp.
 Đất đai
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m, tập
trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên
(tỉnh Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới 700m,
thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các
loài cây lâm nghiệp phát triển.
- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại đá
cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa
trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại
đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng
năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
 Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
- Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và
Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả
năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân
năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971)
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50
C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào
các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70
C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt
đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50
C.
21
- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào
tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).
 Thủy văn
Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: Suối Thân; Suối Thang;
Suối Chiềng các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Hai sông này hợp
lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng chiều dài của sông
120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ
thượng nguồn về Sông Hồng.
 Đa dạng sinh học VQG Xuân Sơn
 Về thực vật
 Hệ sinh thái rừng trong VQG có các kiểu thảm thực vật chính sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình
- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
- Rừng thứ sinh Tre nứa
- Rừng trồng
- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác
- Hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng và dân cư
 Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 1259 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 699
chi của 185 họ ở 6 ngành thực vật, khẳng định đây là khu hệ thực vật có sự
đa dạng về loài cây, đa dạng về các chi thực vật, đa dạng về các họ thực vật.
 Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 47 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt
chủng được
ghi trong sách đỏ Việt Nam (SĐVN) và trong sách đỏ thế giới. Có 3 loài, có
tên trong danh sách đỏ thế giới (IUCN Red list) và có 2 loài cây có tên trong
Nghị Định 32 của chính phủ.
22
 Thực vật VQG có 11 nhóm công dụng khác nhau nhưng nhóm cho gỗ, cho
thực phẩm và cho thuốc nam là 3 nhóm công dụng quan trọng nhất.
 Thực vật VQG có 14 dạng sống khác nhau, dạng thân gỗ, dạng thân thảo,
dạng cây bụi là 3 dạng sống quan trọng, cơ bản nhất của rừng.
 Về động vật
 Khu hệ động vật rừng VQG Xuân Sơn rất đa dạng về thành phần loài và
mang tính đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam.
Bước đầu đã ghi nhận được tại khu vực 370 loài động vật thuộc 94 họ, 26
bộ, thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó:
Lớp thú có 94 loài thuộc 26 họ 8 bộ.
Lớp chim 223 loài thuộc 50 họ 15 bộ.
Lớp bò sát có 30 loài thuộc 11 họ, 2 bộ.
Lớp ếch nhái có 23 loài thuộc 7 họ, 1 bộ.
 Trong tổng số 370 loài động vật VQG, có nhiều loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam và Nghị định 32. Trong đó: Có 36 loài được ghi trong Sánh đỏ
Việt Nam 2007; 41 loài được ghi trong Nghị định 32CP năm 2006.
c) Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội
 Dân số, dân tộc
Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới
hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và
Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các
dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở
phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.
 Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân
Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ;
trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ.
 Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm
là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vựcvùng
đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm
23
22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người,
chiếm 77,7% tổng số lao động.
 Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang
sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao
có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.
+ Dân tộc Mường
Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước
Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ
được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng,
nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời,vì vậy
ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững.
+ Dân tộc Dao
Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm
Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc
trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá
còn lưu giữ lại được ở nơi đây.
 Tình hình kinh tế và đói nghèo
 Trồng trọt
- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây
trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian
sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước
nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.
- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao.
- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao,
bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.
 Chăn nuôi
24
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn
chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại
chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình
chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân còn duy trì phong
tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ
rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.
 Các hoạt động dịch vụ thương mại
- Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu
nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch
sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng.
- Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong
vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh
quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân
Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu
hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách
đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm
năng do một số nguyên nhân sau:
+ Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà
hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...
+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát
và chưa phát triển.
+ Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn
mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.
 Đời sống và thu nhập của người dân
- Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm
Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người
dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...
25
- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn năm 2013 chiếm
45,8 %, cao hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn_29,07% năm 2013. Tỷ lệ hộ
nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm.
 Hiện trạng xã hội
 Giao thông: Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc
gia luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và
đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.
 Y tế: Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung
tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y
sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế
được trang bị đơn giản, chỉ khám, chữa những loại bệnh thông thường. Tuy
nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt
xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...
 Giáo dục
- Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã có
trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1
đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi
tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học
cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70%.
- Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên được xây dựng kiên cố.
1.2.3.2. Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, tại VQG Xuân Sơn chưa có một
nghiên cứu nào sâu và toàn diện về phát triển sinh kế hộ nông dân dưới góc độ xem
xét việc sử dụng nguồn lực sinh kế (nguồn vốn sinh kế). Dưới đây là danh sách các
chương trình dự án đầu tư phát triển VQG và những kết quả đạt được.
Các chương trình đầu tư phát triển VQG Xuân Sơn tập trung chủ yếu vào các
công trình lâm sinh và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn: Dự
án 661 (năm 1999 - 2010), Dự án bảo vệ phát triển rừng (năm 2011 - 2015), các
công trình xây dựng phục vụ bảo tồn…Các công trình này góp phần nâng cao công
26
tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH tại Vườn đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình “xóa
đói giảm nghèo” và chương trình “giảm nghèo nhanh và bền vững” của chính phủ
Việt Nam tại VQG cũng chỉ tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng và
hỗ trợ tiền và gạo cho các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng.
Một số các chương trình dự án nước ngoài đầu tư tại VQG đã bước đầu nâng
cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và góp phần cải
thiện đời sống của người dân địa phương. Tên các chương trình dự án: Dự án cải
thiện đời sống người dân trong và ngoài VQG Xuân Sơn do Vương quốc Đan Mạch
tài trợ (hay còn gọi là dự án DANIDA) được thực hiện trong vòng 3 năm từ 2008 -
2010; Dự án AFAP do Quỹ vì nhân dân Châu Á Thái Bình Dương tài trợ. Và hiện
tại thì các chương trình này đã kết thúc cách đây khá lâu và hiệu quả của nó đến này
đều không còn giá trị thực tiễn như khi dự án còn hoạt động.
Cụ thể, dự án DANIDA đã nghiên cứu và triển khai nhiều mô hình ứng
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho bà con như: Mô
hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác đất dốc, mô hình lâm sản ngoài gỗ, mô
hình chăn nuôi, mô hình bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng gỗ củi và mô hình quản
lý rừng cộng đồng. Dự án có nguồn vốn đầu tư và thực hiện trên quy mô lớn bước
đầu đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương: Một mặt giúp chuyển giao
khoa học công nghệ tiên tiến cho người dân, một mặt phát huy được việc bảo tồn
nguồn gen quý về cây và con, chia sẻ lợi ích với người dân địa phương về giá trị của
rừng. Thế nhưng sau khi dự án kết thúc thì cũng là lúc một số mô hình trên bịxé
lẻ, bỏ bê. Một số mô hình lâm sản ngoài gỗ, một số mô hình nuôi lợn lửng, nuôi gà
chín cựa,… dự tính đem lại nguồn thu tương đối cho bà con nay đã bị bỏ hoang và
không được duy trì. Còn đối với hầu hết các hộ dân không tham gia mô hình thì
nguồn sinh kế của họ vẫn dựa chủ yếu vào hai vụ ngô, lúa. Nguyên nhân chính dẫn
đến sự thất bại của các mô hình sinh kế thay thế trên là do xuất phát từ tâm lý trông
chờ, ỉ lại của bà con. Và đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chức
27
năng trong các hoạt động phát triển sinh kế bền vững. Đứng trước thực trạng này,
BQL VQG cũng đã chú trọng hơn tới công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức người dân địa phương trong các chiến lược bảo tồn và phát triển bền
vững VQG Xuân Sơn.
Các chương trình dự án hiện nay tại VQG vẫn đang tiếp tục đó là Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại các
xã vùng đệm và dự án kết nối khu du lịch Xuân Sơn – Đền Hùng. Các chương trình
dự án này tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quy hoạch phát triển
VQG, phát triển du lịch sinh thái và hỗ trợ cộng đồng phát triển sản xuất. Dự án này
góp phần mở ra “con đường mới” cho người dân trong hoạt động du lịch: Sản phẩm
du lịch của họ có thể đưa đến VQG Đền Hùng để quảng bá và tiêu thụ. Đây cũng là
một trong những cơ sở thuận lợi về đầu ra cho người dân vùng đệm VQG Xuân
Sơn.
28
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2.1.1. Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn
 Vị trí địa lý
Xã Xuân Sơn là xã thuộc khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 6.560,05 ha, cách
trung tâm huyện Tân Sơn khoảng 35 km về phía Tây Nam, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Đồng Sơn, xã Tân Sơn và xã Lai Đồng.
- Phía Nam giáp với xã Kim Thượng và xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa
Bình.
- Phía Đông giáp với xã Xuân Đài.
- Phía Tây giáp với xã Mường Bang và xã Mường Do của huyện Phù Yên tỉnh Sơn
La; giáp xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
29
 Địa hình, địa mạo
Xuân Sơn là xã miền núi thuộc phần cuối địa phận dãy núi Pu Luông đoạn đèo
Lũng Lô phía Tây, nằm trong khu vực vườn Quốc gia Xuân Sơn. Gồm 2 dãy núi
cao trên 1000 m so với mặt nước biển.
- Dãy núi Cẩn nằm ở phía Tây Bắc chủ yếu là dãy núi đá Voi, nằm ranh giới giữa
vườn Quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Đỉnh cao nhất là đỉnh núi Voi cao 1.386
m.
- Phía Nam có dãy núi cao từ 600 – 700 m, là ranh giới giữa vườn Quốc gia với xã
Kim Thượng và Xuân Đài.
- Trên 40% diện tích rừng lõi Quốc gia được chia cắt bởi địa hình của lưu vực suối
Thang và suối Chiềng, nằm giữa dãy núi Cẩn, núi Ten và dãy núi đất thấp ở phía
Đông.
Trên địa bàn xã có 3 lũng đá vôi độ cao trung bình từ 200 – 400 m, gồm lũng Lấp
cao 214 m, lũng Dù cao 396 m và lũng Lạng cao 377 m được nối với nhau bằng các
dải đá vôi hay yên ngựa thấp.
Địa hình của xã Xuân Sơn như vậy đã gây khó khăn trong sản xuất như: Việc cung
cấp nước tưới tiêu cho cây trồng; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng công trình công
cộng,...
 Khí hậu
Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bị dồn
ép bởi các sườn núi nên lạnh và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50
C,
tháng có nhiệt độ cao nhất là 41,00
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ
khoảng 15,00
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm của xã là 1.650 mm, tập trung vào tháng 6,7,8 và 9
là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tháng 8 là tháng có lượng mưa trung
bình cao nhất đạt 307 mm, lượng mưa tháng thấp nhất là tháng 12, có năm không có
mưa. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm
trung bình hàng năm khoảng 84,00%, độ ẩm không khí cao nhất là 95,0% vàđộ ẩm
thấp nhất là 68,0%.
30
Chế độ gió: Trên địa bàn xã có 3 loại gió chính là gió Đông Nam, gió Đông Bắc và
gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6 thường khô hanh và nắng.
Nhìn chung, khí hậu của xã Xuân Sơn là khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao khá
thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là cây hàng năm, cây nguyên liệu
giấy, chăn nuôi đại gia súc... Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tập trung
vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng, tạo dòng
chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh
sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ đông xuân và đời sống của nhân dân.
 Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có Suối Thang, suối Chiềng, có lưu vực nhỏ hẹp nhiều thác ghềnh,
mặt độ sông suối cao, độ dốc lớn cùng với hệ thống ao hồ đập nhân tạo cung cấp
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và sản xuất; ngoài ra nguồn nước được khai
thác qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu
tưới tiêu nước cho sản xuất. Nguồn nước tưới hiện nay chủ yếu là nước dự trữ ở các
hồ đập và nguồn nước tự nhiên.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
 Xã Xuân Sơn có tất cả 4 thôn bản: Thôn Dù, Thôn Lấp, Thôn Lạng, Thôn
Cỏi. Theo số liệu điều tra thu thập tại xã tháng 1 năm 2013 thì dân số của
toàn xã là 1092 người [Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ,
2013]. Thành phân dân tộc của xã chủ yếu gồm dân tộc Mường và Dao, là
những tộc người đã cư trú tại đây từ rất lâu.
 Xuân Sơn là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Số hộ đói nghèo năm 2012 của các
thôn trong xã thống kê được như sau: Số hộ đói nghèo thôn Lạng 42,7 %,
Thôn Dù 49,2 %, Thôn Cỏi 55,8 %, Thôn Lấp 62,5 %.
 Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của toàn xã: Ngành nông lâm nghiệp
chiếm 97 % tỷ trọng năm 2005 và chiếm đến 88,0 % năm 2010. “Nguồn:
[UBND huyện Tân Sơn, 2010]”.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong khoảng 1 năm (Từ tháng 11/2014-11/2015)
31
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiều về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hiện trạng ĐDSH VQG Xuân
Sơn.
Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm (xã Xuân Sơn).
Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững.
2.4. Phương pháp luận
Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về sinh kế người dân do đó đối
tượng nghiên cứu sẽ gồm cả yếu tố con người, tự nhiên và xã hội. Các yếu tố này
luôn có mối quan hệ và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau và luôn trong
trạng thái “vận động”. Do đó về mặt phương pháp luận cần phải có các cách tiếp
cận toàn diện và có hệ thống để xem xét các yếu tố trên. Vì vậy trong phạm vi
nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ thống, tiếp
cận hệ sinh thái và bảo tồn dựa vào cộng đồng.
 Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn
vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu
thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra
được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: Cấu trúc của hệ;
Quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ; Tính toàn vẹn (tính tích hợp).
Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực
nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan
điểm động, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời
hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.
Và trong phạm vi đề tài này sẽ là tiếp cận hệ thống sinh thái nhân văn _mối
quan hệ giữa hệ xã hội (cộng đồng người dân vùng đệm) lên hệ tự nhiên (hệ sinh
thái Vườn Quốc gia) để xác định nguyên nhân tác động tới đa dạng sinh học và tìm
kiếm giải pháp hợp lý trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
32
 Tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận đặt con người và việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định.
Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng
thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều
người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Và trong phạm
vi đề tài nghiên cứu, phương pháp này sẽ hỗ trợ việc đánh giá và ra quyết định hợp
lý trong sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các
tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công
bằng. Và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ
sinh thái để đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng đa dạng sinh học và các giá trị
của chúng.
 Bảo tồn dựa vào cộng đồng
Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn
đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến đa dạng sinh học thông qua sự tham gia
tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phương. Bảo tồn dựa vào cộng
đồng bao gồm 2 khía cạnh: Một mặt là bảo vệ khu đệm của các VQG và khu dự
trữ; và mặt khác là sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học ở
các vùng nông thôn. Nói rộng hơn, bảo tồn dựa vào cộng động bao gồm việc bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học do,vì cộng đồng địa phương tức là
hoạt động bảo tồn này nhấn mạnh vào lợi ích của cộng đồng địa phương. [Lê Diên
Dực và Trần Thu Phương, 2004].
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu và một số công cụ phân tích được nhiều nhà nghiên khai thác đưa
vào sử dụng.
33
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học về sinh kế người dân, về khung
sinh kế bền vững và các báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh
kế. Đó là các sách, các báo cáo khoa học về sinh kế, khung sinh kế bền vững như:
Các tài liệu viết về sinh kế bền vững, khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát
triển quốc tế Anh (DFID), thông tin các dự án sinh kế, giảm nghèo.
Mỗi vùng miền, mỗi một giai đoạn, mỗi cộng đồng dân cư đều có những đặc
trưng riêng về kinh tế, xã hội, thể chế chính sách. Do đó sự thành công của các
nghiên cứu ở khu vực này chưa chắc lại áp dụng thành công ở khu vực khác. Do đó
cần phải đánh giá được thực trạng khu vực nghiên cứu để phát huy những nguồn lực
sẵn có của địa phương trong hoạt động sinh kế. Các tài liệu chính về khu vực
nghiên cứu: Các báo cáo kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, các báo cáo quy hoạch vùng,
các chính sách phát triển,...ở các cấp, ngành khác nhau (Xã, huyện, sở nông
nghiệp,...).
Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận được, tác giả sẽ phân tích và tóm tắt những
thành công cũng như hạn chế của những kết quả nghiên cứu đó để rút ra những bài
học kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.5.2. Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân
PRA được nhiều chương trình, dự án xem là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu
trong công cuộc phát triển nông thôn. Đây là một phương pháp rất linh hoạt và hiệu
quả trong điều tra thực địa.
Dựa trên những kết quả khảo sát về thôn/bản, tác giả đã tiến hành phỏng vấn
người dân để hiểu rõ về tình hình đói nghèo, chiến lược sinh kế và cách họ sử dụng
các nguồn vốn sinh kế.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện 30 mẫu phỏng vấn
gồm cán bộ và người dân tại 4 thôn của xã Xuân Sơn. Tác giả thực hiện phỏng vấn
thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt phỏng vấn được 4-5 người/ ngày. Đối tượng
được phỏng vấn gồm có: Các hộ gia đình, trưởng thôn, nhân viên bảo vệ rừng, cán
34
bộ VQG nhằm tìm hiểu và thu thập thông tin về sinh kế người dân và hoạt động bảo
tồn. Nội dung phỏng vấn được chi tiết trong bảng hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục 4.
Đây là cơ sở để phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn lực sinh kế của người dân cũng như những bối cảnh bên ngoài (bối cảnh
tổn thương) tác động lên cuộc sống của họ.
Sử dụng công cụ phân tích SWOT trong PRA
Công cụ phân tích SWOT_một trong những công cụ kỹ thuật trong PRA
được tác giả sử dụng trong để phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng
đệm VQG Xuân Sơn để nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình.
SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness
(Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân
tích các hoàn cảnh môi trường “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh
hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc
một qui hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào
2 tiêu chuẩn:
1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống
được xem như là hoàn cảnh môi trường bên trong.
2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan
đến hoàn cảnh môi trường bên trong. Tình trạng trong tương lai là hoàn cảnh môi
trường bên ngoài.
Phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các thứ tự ưu tiên và xa hơn nó
sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình qui hoạch chiến lược. Và cụ thể
trong đề tài nghiên cứu này là tầm nhìn định hướng trong bảo tồn đa dạng sinh học
và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Cụ thể trong luận văn này, tác giả khái quát các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và đe dọa trong phát triển sinh kế của người dân vùng đệm dựa trên hiện trạng sinh
kế điều tra được theo khung SKBV của DFID. Theo khung SKBV này, có 5 nguồn
vốn cần được tìm hiểu: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và
vốn xã hội. Nhiệm vụ của tác giả là sử dụng công cụ phân tích SWOT để nêu bật
35
lên được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tới hoạt động sinh kế
người dân. Kết quả phân tích SWOT này sẽ là cơ sở đưa ra những giải pháp sinh kế
bền vững.
Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)
MẶT MẠNH (S) Dùng mặt mạnh để sử dụng
cơ hội
Dùng mặt mạnh để tránh
rủi ro
MẶT YẾU (W) Loại bỏ mặt yếu để sử dụng
cơ hội
Loại bỏ mặt yếu để tránh
rủi ro
2.5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Là phương pháp tham khảo và xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về lĩnh
vực tài nguyên thiên nhiên, sinh kế người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,...
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những góp ý, chỉnh sửa của giáo viên
hướng dẫn tác giả còn nhận được nhiều góp ý của các thầy cô khác ở trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội về các vấn đề sinh
kế, sinh kế bền vững, tài nguyên, vai trò giới trong phát triển sinh kế,...
Ngoài ra, tác giả cũng nhận được sự góp ý từ Phó giám đốc Vườn Quốc gia
Xuân Sơn và một số cán bộ khác về nội dung đề tài và các hoạt động thực địa.
2.5.4. Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID
Theo lý thuyết sinh kế của DFID thì tài sản sinh kế hay tên gọi khác là nguồn
lực sinh kế bao gồm: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn
vật chất.
Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng
vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một
nhóm đối tượng vì nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt
được các kết quả sinh kế mong muốn. Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa
36
phương. Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh
kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm
đối tượng khác nhau [Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 66].
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)
làm cơ sở để phân tích tính bền vững của sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân
Sơn. Dựa vào khung phân tích này sẽ giúp tác giả thấy được những thuận lợi và khó
khăn trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế của người dân, từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp (với bối cảnh sinh kế): tác động vào nguồn nào trước và tác động như
thế nào cho hiệu quả.
2.5.5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm
VQG Xuân Sơn, tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm như thế nào?
- Hiện trạng sinh kế người dân ra sao?
- Tác động của các hoạt động sinh kế đó lên VQG như thế nào? Hậu quả của nó là
gì?
- Làm thế nào để cải thiện sinh kế người dân?
- Làm thế nào vừa để cải thiện đời sống người dân vừa đảm bảo các hoạt động bảo
tồn ĐDSH của VQG...?
37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn
Để phát triển kinh tế thì phải có tài nguyên đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong các hoạt động sinh
kế của con người. Dựa trên những trình độ kỹ thuật và thông qua các công cụ sản
xuất con người tác động lên tài nguyên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu
cuộc sống hàng ngày: Con người cần có đất để canh tác nông nghiệp, cần có nước
để sinh hoạt và phục vụ sản xuất, cần gỗ làm nhà, cần nguồn động thực vật để đáp
ứng nhu cầu lương thực thực phẩm…
Dưới đây là hiện trạng tài nguyên VQG Xuân Sơn.
3.1.1. Tài nguyên đất
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn
Loại đất loại rừng
Diện
tích
(ha)
Phân theo xã
Đồng
Sơn
Tân
Sơn
Lai
Đồng
Xuân
Đài
Kim
Thượng
Xuân
Sơn
Tổng diện tích tự nhiên 15.048,0 1.128,8 455,4 26,4 2.817,4 4.060,0 6.560,0
A. Đất nông nghiệp 14.929,9 1.122,1 455,4 26,4 2.790,1 4.043,7 6.492,2
I. Đất SX nông nghiệp 312,4 28,0 - - 45,6 68,6 170,2
II. Đất lâm nghiệp 14.617,5 1.094,1 455,4 26,4 2.744,5 3.975,1 6.322,0
1. Đất có rừng 12.715,3 892,4 450,6 26,4 2.598,0 3.228,0 5.519,9
a. Rừng tự nhiên 10.498,8 871,4 430,1 26,4 1.192,3 2.512,6 5.466,0
b. Rừng trồng 2.216,5 21,0 20,5 - 1.405,7 715,4 53,9
2. Đất chưa có rừng 1.902,2 201,7 4,8 - 146,5 747,1 802,1
- Không có cây gỗ tái sinh 596,5 39,4 - - 62,6 211,5 283,0
- Có cây gỗ tái sinh 1.305,7 162,3 4,8 - 83,9 535,6 519,1
B. Đất phi N.nghiệp 118,1 6,7 - - 27,3 16,3 67,8
C. Đất chưa sử dụng - - - - - - -
“Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”
38
Theo bảng số liệu trên ta thấy mối tương quan giữa diện tích đất cho sản xuất nông
nghiệp với các loại đất khác như sau:
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản
xuất nông nghiệp
Theo biểu đồ tỷ lệ trên ta thấy tài nguyên đất khu vực VQG Xuân Sơn chủ
yếu là đất nông nghiệp (99,22 %) và chỉ có rất ít đất cho các mục đích khác (0,78 %
đất phi nông nghiệp). Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì chỉ có khoảng 2,09 % là
dùng cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 97,91 % là đất lâm nghiệp.
Như vậy, quỹ đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở VQG Xuân
Sơn là rất hạn chế. Hơn nữa địa hình nơi đây phức tạp nên việc đi lại khó khăn, thời
tiết, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó khả năng tác động vào rừng của
người dân là hậu quả tất yếu xảy ra nếu chúng ta không có những cơ chế, chính sách
quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp.
3.1.2. Tài nguyên nước
VQG Xuân Sơn chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh
suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vườn. Với lượng mưa khá dồi dào, trung
bình năm từ 1.500 – 2000 mm, lượng mưa cực đại có thể đạt tới 2.453 mm nhưng
có năm chỉ đo được 1.414 mm.
Vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2
, dòng chảy cực tiểu
khoảng 6-7l/s/km2
. Lưu vực sông Bứa khá rộng, địa hình khu vực thuận lợi cho việc
xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phục
39
vụ sản xuất nông nghiệp ở các thôn vẫn chưa được kiên cố, các thôn thường tự đắp
các đập nhỏ, khơi mương dẫn nước, ống nước tự chảy để tưới nước cho đồng ruộng.
Vào mùa mưa các ống dẫn nước này rất thường hay gặp sự cố do lũ ống, lũ quét
thường xuyên xảy ra và người dân sẽ phải mất công sửa chữa và lắp lại đường ống
dẫn nước. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên hầu hết ruộng
nước trong khu vực chỉ làm được một vụ. Những khu vực cao hơn có thể làm được
ruộng nước, nhưng người dân không đủ khả năng đưa nước tới để sản xuất nông
nghiệp. Hệ thống thủy lợi không tốt đã ảnh hưởng không nhỏ tới thời vụ và sản
lượng lương thực; nếu năm nào thời tiết thuận lợi thì mùa màng bội thu.
3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan
- Khí hậu: VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhưng
xa đường xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22- 23o
C, tương đương với tổng nhiệt năng từ
8.300-8.500o
C.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20o
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất là tháng 1.
Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng
ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25o
C, nóng nhất là vào tháng 6,7 (28o
C).
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7 o
C vào tháng 6.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,
tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là
1.826 mm.
Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý trong vùng là sương muối vào mùa
đông và mưa lớn gây lũ lụt vào mùa mưa đã làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền
kinh tế của người dân địa phương. Phần lớn sản xuất nông nghiệp ở đây là trồng lúa
một vụ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng thấp và không ổn
định.
40
- Cảnh quan: VQG Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn.
Tuy khí hậu nơi đây không được mát mẻ như Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhưng thiên nhiên
nơi đây vẫn có những nét riêng để hấp dẫn du khách. VQG Xuân Sơn chủ yếu là đất
rừng và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên môi trường không khí trong lành, môi
trường nước sạch sẽ và khí hậu mát mẻ. Cùng với sự đa dạng địa hình, đa dạng cảnh
quan_hệ thống đồi núi, suối thác, thung lũng, hang động đã tạo cho Xuân Sơn có
một sức hút lớn đối với khách du lịch. Theo số liệu thống kê trong Vườn có trên 30
hang động trong đó một số hang có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn như hang Lạng,
hang Na, hang Lun, hang Thổ Thần. Bên cạnh vẻ đẹp do tạo hóa thì một số hang
động còn gắn liền những truyền thuyết riêng khiến cho thiên nhiên nơi đây nhuốm
màu huyền thoại. Cảnh quan của VQG Xuân Sơn đang và sẽ là một lợi thế lớn để
phát triển du lịch góp phần cải thiện đời sống người dân. Các hang động có các hình
thù, các khối thạch nhũ rất đẹp, song cũng đã xảy ra hiện tượng các khối thạch nhũ
này bị cắt xẻ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Ai đến thăm hang lần đầu chắc hẳn
sẽ nghĩ rằng ai đó bẻ đi những khối thạch nhũ này nhằm để đi lại trong hang dễ
dàng hơn và không bị vướng. Thế nhưng khi được hỏi mục đích của việc bẻ những
khối thạch nhũ này là gì, người dân địa phương cho biết những khối thạch nhũ này
đã bị người ta lấy trộm về làm các hòn non bộ (Nguồn: Kết quả phỏng vấn
09/2015).
3.1.4. Tài nguyên ĐDSH
VQG Xuân Sơn có địa hình núi đất xen núi đá vôi với nhiều kiểu địa hình
núi trung bình, núi thấp và đồi, thung lũng. Sự đa dạng về địa hình, đai cao, khí hậu
đã tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh (hệ sinh thái). Sự đa dạng về địa hình, đai cao và
sinh cảnh đã quyết định tính đa dạng của khu hệ động thực vật của khu vực VQG
Xuân Sơn.
3.1.4.1. Đa dạng hệ sinh thái và thảm thực vật
Theo tác giả Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Đặng (2008) thì VQG Xuân
Sơn có tới 9 kiểu HST và thảm thực vật.
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia

More Related Content

What's hot

Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
nataliej4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
jackjohn45
 
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng ViệtLuận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
nataliej4
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
nataliej4
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
 
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
 
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng ViệtLuận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Bất Động Sản, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 

Similar to Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnLuận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềSử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
luanvantrust
 

Similar to Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia (20)

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
 
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnLuận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
 
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
 
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềSử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Quốc Gia

  • 1. Hà Nội – Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ KIM VUI NGHIÊN CỨU SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
  • 2. Hà Nội – Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _ NGUYỄN THỊ KIM VUI NGHIÊN CỨU SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. LÊ TRỌNG CÚC
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS. TS. Lê Trọng Cúc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Nhân đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trường-ĐHQG Hà Nội đã tận tâm giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tại Trung tâm. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo VQG Xuân Sơn, các anh chị phòng Hợp tác Quốc tế và Du lịch sinh thái-VQG Xuân Sơn, những người dân địa phương và đội chuyên trách bảo vệ rừng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tại VQG Xuân Sơn. Mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài luận văn, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016 Nguyễn Thị Kim Vui
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả lao động thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Lê Trọng Cúc. Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Kim Vui
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................4 1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí.......................................................4 1.1.2. Vùng đệm VQG và các chức năng ...............................................................10 1.2. Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế...............................................................13 1.2.1. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới........................................................13 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam ........................................................14 1.2.3. Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn.............................................17 1.2.3.1. Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn..............................................17 1.2.3.2. Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn...................25 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................28 2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................28 2.1.1. Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn.................................................28 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................28 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................30 2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................30 2.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31 2.4. Phương pháp luận ............................................................................................31 2.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................32 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.........................................................................33
  • 6. iv 2.5.2. Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân ........................33 2.5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia...............................................................35 2.5.4. Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID.................................................35 2.5.5. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37 3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn........................................37 3.1.1. Tài nguyên đất .............................................................................................37 3.1.2. Tài nguyên nước ..........................................................................................38 3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan....................................................................39 3.1.4. Tài nguyên ĐDSH .......................................................................................40 3.1.4.1. Đa dạng hệ sinh thái và thảm thực vật...............................................40 3.1.4.2. Đa dạng thực vật ................................................................................44 3.1.4.3. Đa dạng động vật ...............................................................................47 3.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn ..............................49 3.2.1. Nguồn lực sinh kế và mức độ tiếp cận.........................................................52 3.2.1.1. Vốn con người....................................................................................52 3.2.1.2. Vốn tự nhiên.......................................................................................57 3.2.1.3. Vốn tài chính......................................................................................58 3.2.1.4. Vốn xã hội..........................................................................................58 3.2.1.5. Vốn vật chất .......................................................................................61 3.2.2. Bối cảnh bên ngoài ......................................................................................62 3.2.3. Các chiến lược sinh kế và kết quả ...............................................................62 3.3. Phân tích, đánh giá sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.................63 3.4. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững .........................................................66 3.4.1. Giải pháp chung...........................................................................................66 3.4.2. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69 4.1. Kết luận............................................................................................................69 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn......................................69
  • 7. v 4.1.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm.......................................................70 4.2. Kiến nghị..........................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC.................................................................................................................76
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quản lý DFID Bộ phát triển quốc tế, Vương Quốc Anh DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái KBT Khu bảo tồn KBTB Khu bảo tồn biển KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NXB Nhà xuất bản PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PTBV Phát triển bền vững SKBV Sinh kế bền vững UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn............................ 19 Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT ................................................................................35 Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn...............................37 Bảng 3.2. So sánh về thực vật ở các vùng................................................................44 Bảng 3.3. Số loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.......................................45 Bảng 3.4. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn .......................................47 Bảng 3.5. Hiện trạng dân số chia theo xã năm 2013.................................................50 Bảng 3.6. Thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo.............................................51 Bảng 3.7. Thành phần dân số và lao động ................................................................51
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001).......................................................7 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn ......................................................................18 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn ..........................................................................28 Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp .................................................................................................38 Hình 3.2. Tỷ lệ các loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2008.....45 Hình 3.3. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn........................................48 Hình 3.3. Một số loại rau người dân tự trồng trong vườn..........................................54
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cách Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Vườn Quốc gia Xuân Sơn được thành lập theo quyết định số 49/ QĐ - TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tướng chính phủ. Vườn Quốc gia Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với với tổng diện tích 15.048 ha, đứng thứ 12 trong số 15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn bao gồm 29 thôn thuộc ranh giới hành chính của 6 xã, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Diện tích vùng đệm là 6.208,5 ha. Vườn Quốc gia Xuân Sơn có đa dạng sinh học cao và thiên nhiên nơi đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã. Vườn không chỉ được coi là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ mà còn được xem như một bảo tàng sống lưu giữ và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của miền Bắc Việt Nam. Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Vườn Quốc gia Xuân Sơn còn được đánh giá là nơi có sự đa dạng địa hình, đa dạng cảnh quan (rừng, hồ, núi, thung lũng, …và hệ thống hang động rất hấp dẫn). Xuân Sơn có môi trường không khí, môi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23o C sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số: lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, dệt thổ cẩm,… Tuy nhiên, cộng đồng dân cư nơi đây còn nhiều khó khăn: dân trí thấp, đời sống nghèo nàn, diện tích đất nông nghiệp ít đã gây sức ép lớn lên công tác bảo tồn thông qua các hoạt động như lên rừng lấy củi, khai thác gỗ trộm, đốt nương làm rẫy, săn bắn chim thú,... Để góp phần cải thiện sinh kế người dân nhằm phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
  • 12. 2 Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các tác động của sinh kế tới đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá tác động của các hoạt động sinh kế tới ĐDSH ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3. Nội dung nghiên cứu Tổng luận các nghiên cứu sinh kế cộng đồng địa phương dựa vào tài nguyên thiên nhiên nói chung và ĐDSH nói riêng. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là ĐDSH tại VQG Xuân Sơn. Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững. 4. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục như sau: MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4
  • 13. 3 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC.................................................................................................................76
  • 14. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí Sinh kế và sinh kế bền vững đã trong các bối cảnh khác nhau. Và dưới đây sẽ là một vài tổng luận nhỏ bàn về các khái niệm này.  Sinh kế Từ "sinh kế" có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Khi nói đến sinh kế của một người là đề cập đến "phương thức đảm bảo các nhu cầu cơ bản - thực phẩm, nước, chỗ ở và quần áo trong đời sống" của họ. Và cụm từ “sinh kế” không có gì khác ngoài ý nghĩa “nghề nghiệp” hoặc “việc làm”, và cũng có nghĩa là con đường để kiếm sống. Trong vài thập kỷ gần đây, ý nghĩa của cụm từ này đã được mở rộng hơn bao gồm cả về mặt xã hội, kinh tế và một loạt các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh kế như các nguồn lực, công việc, hoạt động văn hóa, thể chế, chính sách,… “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.” [Chambers & Conway, 1991, p.6]. Và phỏng theo định nghĩa sinh kế của Chambers and Conway nêu trên, DFID đưa ra được khái niệm rộng về sinh kế như sau: "Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống".[DFID, 2001]. Khái niệm sinh kế trên của DFID vừa đơn giản lại vừa khái quát được tất cả các khía cạnh của sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng: nguồn lực vật chất, xã hội và
  • 15. 5 phương thức sinh kế. Chính vì lẽ đó mà khái niệm sinh kế của DFID đã được sử dụng nhiều trong phân tích các vấn đề phát triển, đặc biệt là vấn đề nghèo đói và phát triển ở các nước nghèo. Và cũng trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm sinh kế này của DFID để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mình.  Sinh kế bền vững Sinh kế của người dân là bền vững khi họ có thể duy trì và nâng cao được nguồn lực, có thể đối phó và vượt qua các cú sốc nội tại cũng như từ ngoài, mà không làm tổn thương hoặc phung phí tài nguyên thiên nhiên mà con người phụ thuộc. Trong bối cảnh này, “sự bền vững” không phải là một trạng thái cân bằng bất động, mà ở trong một điều kiện có sự chấp nhận rủi ro và có khả năng phục hồi. Theo DFID: “Một sinh kế là bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi khỏi các áp lực và những cú sốc đồng thời duy trì hoặc tăng cường khả năng và tài sản sinh kế ở cả hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên”[DFID, 2001].  Các tiêu chí sinh kế bền vững Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Theo cuốn “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” của Vũ Thọ Đạt và Trần Hoài Thu năm 2012 cũng có nhắc đến các phương diện bền vững cuả sinh kế như sau: + Bền vững về kinh tế: Được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập. + Bền vững về xã hội: Được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi. + Bền vững về môi trường: Được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường) và có khả năng thích ứng trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài.
  • 16. 6 + Bền vững về thể chế: Được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian.[Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 62-63]. Như vậy sinh kế được coi là bền vững khi sản phẩm đầu ra của sinh kế phải đảm bảo các tiêu chí: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc.  Tiếp cận sinh kế bền vững Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach) là một cách cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo. Nó dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này. Nó có thể được sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đưa ra một khung tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các nguyên tắc hướng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói.[DFID,2001]. Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) của DFID đưa ra được nhiều giới học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.
  • 17. 7 Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) cácquy trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [DFID, 2001].  Nguồn lực sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế đó là: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất. - Vốn con người: Các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ gia đình, nguồn lực con người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động và nó thay đổi tùy theo qui mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, sức khỏe,… - Vốn tự nhiên: Các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học,…
  • 18. 8 - Vốn tài chính: Các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,… - Vốn xã hội: Các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao gồm các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng, sự tiếp cận thị trường,… - Vốn vật chất: Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế, ví dụ như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng (điện), thông tin,...  Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: (i)nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản); (ii) nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu); (iii) nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá), (iv) nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và (v) nguồn lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…). Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau. Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…  Kết quả sinh kế: Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các chiến lược sinh kế. Các kết quả sinh kế chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các kết quả sinh kế này phản
  • 19. 9 ánh tính bền vững của sinh kế trên 3 phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường.  Thể chế, chính sách: Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính sách này quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.  Bối cảnh bên ngoài: Bối cảnh bên ngoài, hiểu một cách đơn giản, là môi trường bên ngoài mà con người sinh sống. Sinh kế của người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là: các xu hướng, các cú sốc và tính mùa vụ. - Các xu hướng bao gồm: xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị của quốc gia, sự thay đổi công nghệ,… - Các cú sốc bao gồm: các cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự nhiên (do thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc về mùa màng/vật nuôi. - Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất, và các cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ. Khung sinh kế bền vững trên đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sinh kế, từ nguồn lực đầu vào, kết quả đầu ra và toàn bộ những yếu tố tác động lên hoạt động sinh kế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng sinh kế.
  • 20. 10 lực đó thành sinh kế” [Nguyễn Văn Sửu, 2010]. 1.1.2. Vùng đệm VQG và các chức năng  Khái niệm về vùng đệm trên thế giới Hiện tại chưa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế giới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Còn tư duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn trên thế giới như sau: Ở thời kỳ đầu, các vùng đệm chủ yếu được xem như là những phương tiện bảo vệ con người và mùa màng tránh sự tấn công và phá hoại của động vật sống trong các khu bảo tồn và rừng. Còn ở giai đoạn kế tiếp (một vài thập kỷ trước), vùng đệm đã được xem như là những phương cách để bảo vệ các khu bảo tồn tránh khỏi những tác động tiêu cực của con người. Và hiện nay, vùng đệm thường được áp dụng đồng thời cho việc giảm thiểu các hoạt động của con người lên các khu bảo tồn cùng với việc hướng tới những nhu cầu và mong muốn về kinh tế – xã hội dưới tác động của dân số (những đối tượng sử dụng tài nguyên của KBT trước đây). Khái niệm vùng đệm KBT do chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã đưa ra ở mức độ cấu trúc: Vùng hạt nhân, vùng đệm sơ cấp, vùng đệm thứ cấp. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”.[38].  Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam cũng có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi theo từng giai đoạn. Trước năm 1993 vùng đệm được quy định ở bên trong KBT và
  • 21. 11 bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT. Một VQG hoặc KBTTN có thể có một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa các phân khu này hoặc bao quanh chúng có thể bố trí các phân khu đệm. Sau năm 1993 khái niệm vùng đệm được đề cập như sau: “Vùng đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai có dân cư nằm sát ranh giới các VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Diện tích của vùng đệm không tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN”. Vùng đệm ở đây được xác định nằm ngoài ranh giới KBT, không thuộc KBT Năm 2011, khái niệm vùng đệm được thể chế hóa trong Quyết định số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”. Trong khái niệm này thì vùng đệm được xác định nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Quyết định này đã đề cập 1 cách tương đối toàn diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm. Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra khái niệm vùng đệm: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước, vùng đất ven biển và hải đảo, khu vực biển nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên trong và vùng đệm bên ngoài. a) Vùng đệm bên trong là vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng. b) Vùng đệm bên ngoài là vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển” [Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT].
  • 22. 12  Chức năng của vùng đệm Trong thông tư của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển có nói rằng: “Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng đệm” [Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT]. Trong tài liệu Quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân Sơn giai đoạn 2013-2020 cũng có nói đến chức năng vùng đệm của VQG như sau: Các chức năng của vùng đệm trong: - Tạo các khu vực phù hợp để các cộng đồng sinh sống trong Vườn quốc gia có thể cư trú hợp pháp và có các nguồn sinh kế ổn định; - Giảm các nguy cơ xâm hại trực tiếp đến Vườn quốc gia thông qua việc đưa ra các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế tại vùng đệm trong và trong Vườn quốc gia; - Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa; - Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa. Các chức năng của vùng đệm ngoài: - Chức năng giảm nguy cơ đối với tính toàn vẹn và giá trị của Vườn quốc gia thông qua các phương thức: + Giảm nguy cơ xâm hại đến Vườn quốc gia từ các vùng lân cận; + Giảm nguy cơ nội tại trong vùng đệm thông qua quản lý vùng đệm thân thiện và bền vững đối với đa dạng sinh học; + Kiểm soát các nguy cơ sinh thái như ô nhiễm, cháy và các loài xâm lấn; + Giảm nguy cơ đối với Vườn quốc gia bằng các lựa chọn thay thế cho các hoạt động xâm hại hiện có trong Vườn quốc gia; + Giảm nguy cơ đối với các loài di cư có phân bố rộng thông qua việc cung cấp hành lang và liên kết cảnh quan cho các loài di cư như động vật lớn và chim;
  • 23. 13 + Quản lý các nguy cơ lớn như sa mạc hóa, biến đổi khí hậu thông qua các thử nghiệm quản lý nguy cơ; - Chức năng thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững: Tạo các sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng đệm để giảm áp lực lên Vườn quốc gia đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng; - Chức năng bảo tồn các di sản văn hóa thông qua các hoạt động: + Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa; + Duy trì phong tục tập quán, truyền thống, ngôn ngữ và các hình thức sử dụng đất có hiệu quả ở địa phương; + Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa. - Chức năng giáo dục: Nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và khuyến khích sự tham gia của họ vào các hoạt động của Vườn quốc gia thông qua phương thức đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng để cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương cùng bảo vệ và hưởng lợi từ các hoạt động của Vườn. Chức năng chính của vùng đệm là giảm thiểu các tác động của người dân vào khu bảo tồn. Như vậy việc xác định vùng đệm vừa nhằm nâng cao việc bảo tồn vừa đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội các cư dân xung quanh khu bảo tồn. Chính vì vậy, việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm sức ép vào khu bảo tồn. 1.2. Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế 1.2.1.Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu về sinh kế ở các nước đang phát triển, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, các cơ quan và các tổ chức quốc tế. Các khu vực có nhiều dự án phát triển và xóa đói giảm nghèo đó là Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Dưới đây là một vài dự án, nghiên cứu về tiếp cận sinh kế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững ở nhiều KBT và VQG trên thế giới mà tác giả tiếp cận được:
  • 24. 14 - Trong cuốn “Lồng ghép các dân tộc bản địa trong quản lý khu bảo tồn: Các nghiên cứu so sánh từ Nê-pan, Thái Lan và Trung Quốc” (Involving Indigenous peoples in Protected Area management: Comparative Perspectives from Nepal, Thailand and China) của Sanjay K (2002) có đề cập đến việc phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ trong các hoạt động bảo tồn VQG. Tác phẩm bước đầu cung cấp thông tin liên quan đến các khu bảo tồn và người dân bản địa, sau đó sẽ thảo luận về các hình thức tham gia của người bản địa và hành động của họ trong quản lý khu bảo tồn. Cụ thể ở đây là các khu bảo tồn của 3 nước Châu Á: Nepal, Thailand and China. Trong tác phẩm này cũng nhắc đến việc thừa nhận vai trò quan trọng của cộng đồng bản địa và những hệ thống tri thức của họ trong hoạt động bảo tồn ở một số hội nghị quốc tế về Đa dạng sinh học, Chương trình nghị sự 21 (Agenda 2) và một số hội nghị khác. Ví dụ: Agenda 21 đưa ra tuyên bố rằng cần thiết phải trao quyền cho cộng đồng để phát triển bền vững (Robbinson 1993). Như vậy, dân tộc bản địa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý khu bảo tồn.[33]. - “Sinh kế bền vững ven biển: Chính sách và tình trạng nghèo đói vùng ven biển phía Tây vịnh Băng-gan” (Sustainable coastal livelihoods: Policy and coastal poverty in the Western Bay of Bengal), trong báo cáo chính về dự án sinh kế bền vững vùng ven biển, Nam Á (2003) đã đưa ra những nguyên tắc chung cho các chương trình sinh kế bền vững. Các nguyên tắc đó là: Lấy đói nghèo làm trọng tâm; lấy người dân làm trung tâm; đa lĩnh vực; đa cấp; đáp ứng kịp thời; tính bền vững; linh hoạt; bình đẳng; quyền lợi. Trong mỗi nguyên tắc này đều có các thành tố và chỉ tiêu của nó. Ví dụ: Nguyên tắc về tính bền vững gồm có 5 thành tố: Về môi trường, về thể chế, xã hội, kinh tế và khả năng phục hồi. Trong mỗi thành tố lại có các chỉ tiêu đặt ra.[32]. 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam Việt Nam là nông nghiệp với tỷ lệ dân sống bằng nông nghiệp tương đối cao (cụ thể năm 2014 chiếm 46,6% tổng số lao động) [Tổng cục thống kê, 2014], cho nên phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn nhận được sự quan tâm
  • 25. 15 lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức cơ quan và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dưới đây là một số danh sách các dự án, nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững ở Việt Nam mà tác giả tổng hợp được: - Năm 2007, Angus McEwin và cộng sự đã cho ra đời cuốn “Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam”. Cuốn sách được nhóm nghiên cứu tổng hợp lại các tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa những bài học và kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ sinh kế và hoạt động sinh kế thay thế tại Việt Nam. Cuốn sách này làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn cho những hoạt động tiếp theo trong hợp phần dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh các khu bảo tồn biển - LMPA”. Những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về hỗ trợ sinh kế ven biển trong cuốn sách này đã chỉ ra rằng nguy cơ thất bại chính của các dự án sinh kế thay thế là do các dự án này thường không phân tích đúng đắn bối cảnh sinh kế đồng thời cũng nhấn mạnh rằng những thách thức đe dọa tính bền vững về kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế phải được xem là vấn đề trọng tâm đối với các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cần nhằm vào việc cải thiện tính bền vững của các loại hình sinh kế hiện tại đồng thời chú trọng đến phát triển sinh kế thay thế sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương (không gây tác động đến KBTB), công nghệ và kiến thức bản địa.[16]. Như vậy, việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ các dự án sinh kế thay thế là rất cần thiết khi nghiên cứu về sinh kế bền vững cho các KBT. - Năm 2012, GS. TS. Trần Thọ Đạt và Ths. Vũ Hoài Thu đã xuất bản cuốn “Biếnđổi khí hậu và sinh kế ven biển”. Trong cuốn sách này cũng có nói rằng “sự gia tăng rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển”. Trong khi đó người dân ven biển có năng lực thích ứng hạn chế và thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với những rủi ro gây ra bởi BĐKH. Mặt khác người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp_những lĩnh vực nhạy cảm với BĐKH, nên các biện pháp thích ứng về sinh kế sẽ giúp người dân
  • 26. 16 giảm khả năng bị tổn thương và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Các phân tích sinh kế ở đây đều được đánh giá theo các tiêu chí bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội và bền vững về thể chế.[9]. - “Dự án sinh kế nông thôn bền vững ở Bình Định” do chính phủ New Zealand tài trợ được thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 3/2015. Với mục tiêu là góp phần cải thiện sinh kế của các hộ nông dân nghèo năng động trong kinh doanh, thông qua việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án có 4 hợp phần được triển khai ở 7 huyện, thị xã trong tỉnh gồm: Hợp phần Rau an toàn được chứng nhận VietGap, Hợp phần Tăng thu nhập từ Dừa, Hợp phần Các hệ thống chăn nuôi có lãi và Hợp phần Quản lý Dự án. Dự án đã mang lại cơ hội việc làm ổn định cho 1.246 nông dân ở nông thôn trong đó có 42% nữ. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo...[37]. - Dự án IMOLA-Huế “Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở Thừa Thiên Huế” năm 2006: Là dự án do Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) triển khai thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Italia. Dự án IMOLA hướng đến cải thiện sinh kế người dân sống dựa vào đầm phá Tam Giang thông qua việc đẩy mạnh sự quản lý bền vững các nguồn lợi thủy sinh học ở đầm phá có sự tham gia của người dân, phù hợp với hệ thống kinh tế xã hội và sản xuất, các yêu cầu về dân số và chú trọng đặc biệt đến vai trò giới nhằm đạt được sự an toàn thực phẩm và xóa nghèo. Dự án đã thực hiện phân tích sinh kế bền vững thông qua đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. Các kết quả chính của dự án đều hướng đến đối tượng người dân: Xây dựng thông tin nhằm tạo sự quan tâm và thúc đẩy cộng đồng hiểu về những nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi từ chính hoạt động sản xuất của họ; Phát huy nguồn lực cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức nông dân (cụ thể là các chi hội nghề cá) để người dân tự chủ hơn và có môi trường trao đổi học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn trong các hoạt động sinh kế của mình [7]. Dự án IMOLA dù đã thực hiện cách đây gần chục năm nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: “Dự
  • 27. 17 án IMOLA đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở các vùng mà tài nguyên là một nguồn lợi dùng chung, gắn liền với sinh kế của người dân. Việt Nam có gần 1 triệu km2 diện tích khai thác thủy sản, 3/4 diện tích cả nước là vùng đồi núi với nguồn tài nguyên cơ bản là rừng. Đời sống dân cư nông thôn nhiều nơi tại các khu vực này phụ thuộc phần lớn vào những gì họ có thể khai thác từ tự nhiên. Việc phân cấp, phân quyền trong quản lý là đòi hỏi tất yếu. Kinh nghiệm của dự án IMOLA là công tác quy hoạch quản lý tài nguyên đầm phá và cơ chế đồng quản lý có thể đóng góp nhiều bài học cho phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng tại các khu vực này” [2, tr. 24-25]. Tóm lại: Hầu hết các dự án sinh kế bền vững đều nhằm mục đích tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và bảo tồn được các nguồn lợi tự nhiên_một trong những nguồn lực quan trọng để lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp. 1.2.3. Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn 1.2.3.1. Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn a) Lịch sử hình thành VQG Xuân Sơn - Năm1986 được công nhận là Rừng cấm Quốc Gia Xuân Sơn tại QĐ số: 194/QĐ -TTg, của Thủ Tướng Chính Phủ. - Năm 1992 , được chuyển hạng thành KBTTN Xuân Sơn, tại QĐ số:1276/QĐ-UB , ngày 28-11-1992. của UBND tỉnh Vĩnh Phú ( Nay là tỉnh Phú Thọ). - Năm 2002 được chuyển hạng từ KBTTN Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tại QĐ số: 49/ QĐ - TTg ngày 17- 04 - 2002 của Thủ tưởng Chính Phủ. - Diện tích: 15.048 ha gồm 3 phân khu chức năng chính (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha). Diện tích vùng đệm của VQG: 6.208,5 ha. - Vị trí vườn nằm trong 6 xã gồm (xã Xuân Sơn và một phần diện tích các xã: Kim Thượng, Xuân Đài, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng). - Với văn phòng đặt tại xã Xuân Đài – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ.
  • 28. 18 b) Điều kiện tự nhiên Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn  Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.  Toạ độ địa lý: - Từ 210 03’ đến 210 12’ vĩ độ Bắc; - Từ 1040 51’ đến 1050 01’ kinh độ Đông.  Ranh giới Vườn quốc gia: - Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; - Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; - Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; - Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.  Các xã vùng đệm Vùng đệm VQG Xuân Sơn gồm 29 thôn nằm trên ranh giới hành chính của 6 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Danh sách các xã vùng đệm: Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng. Diện tích vùng đệm là 6.208,5 ha.
  • 29. 19 Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn TT Tên xã Vùng đệm trong Vùng đệm ngoài Số thôn Diện tích Dân số Số thôn Diện tích Dân số 1 Xuân Sơn 4 238,0 1.076 2 Xuân Đài 1 72,9 461 5 1.235,0 1.841 3 Kim Thượng 3 84,9 821 7 2.288,0 3.760 4 Đồng Sơn 1 34,7 685 2 229,0 856 5 Tân Sơn 5 1.765,0 2.790 6 Lai Đồng 1 261,0 235 Cộng 9 430,5 3.043 20 5.778,0 9.482 “Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”  Địa hình, địa thế Địa hình Vườn quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. - Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m; - Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 300 , độ cao trung bình 400m. - Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.  Địa chất, đất đai  Địa chất Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất
  • 30. 20 gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.  Đất đai - Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m, tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La). - Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển. - Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá. - Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.  Khí hậu, thủy văn  Khí hậu - Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971) - Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù. - Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50 C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70 C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50 C.
  • 31. 21 - Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).  Thủy văn Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: Suối Thân; Suối Thang; Suối Chiềng các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Hai sông này hợp lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ thượng nguồn về Sông Hồng.  Đa dạng sinh học VQG Xuân Sơn  Về thực vật  Hệ sinh thái rừng trong VQG có các kiểu thảm thực vật chính sau: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình - Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu - Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu - Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy - Rừng thứ sinh Tre nứa - Rừng trồng - Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác - Hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng và dân cư  Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 1259 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 699 chi của 185 họ ở 6 ngành thực vật, khẳng định đây là khu hệ thực vật có sự đa dạng về loài cây, đa dạng về các chi thực vật, đa dạng về các họ thực vật.  Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 47 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam (SĐVN) và trong sách đỏ thế giới. Có 3 loài, có tên trong danh sách đỏ thế giới (IUCN Red list) và có 2 loài cây có tên trong Nghị Định 32 của chính phủ.
  • 32. 22  Thực vật VQG có 11 nhóm công dụng khác nhau nhưng nhóm cho gỗ, cho thực phẩm và cho thuốc nam là 3 nhóm công dụng quan trọng nhất.  Thực vật VQG có 14 dạng sống khác nhau, dạng thân gỗ, dạng thân thảo, dạng cây bụi là 3 dạng sống quan trọng, cơ bản nhất của rừng.  Về động vật  Khu hệ động vật rừng VQG Xuân Sơn rất đa dạng về thành phần loài và mang tính đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam. Bước đầu đã ghi nhận được tại khu vực 370 loài động vật thuộc 94 họ, 26 bộ, thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó: Lớp thú có 94 loài thuộc 26 họ 8 bộ. Lớp chim 223 loài thuộc 50 họ 15 bộ. Lớp bò sát có 30 loài thuộc 11 họ, 2 bộ. Lớp ếch nhái có 23 loài thuộc 7 họ, 1 bộ.  Trong tổng số 370 loài động vật VQG, có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32. Trong đó: Có 36 loài được ghi trong Sánh đỏ Việt Nam 2007; 41 loài được ghi trong Nghị định 32CP năm 2006. c) Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội  Dân số, dân tộc Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.  Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ.  Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vựcvùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm
  • 33. 23 22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.  Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %. + Dân tộc Mường Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời,vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững. + Dân tộc Dao Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây.  Tình hình kinh tế và đói nghèo  Trồng trọt - Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ. - Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao. - Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.  Chăn nuôi
  • 34. 24 Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.  Các hoạt động dịch vụ thương mại - Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng. - Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau: + Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí... + Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển. + Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.  Đời sống và thu nhập của người dân - Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...
  • 35. 25 - Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn năm 2013 chiếm 45,8 %, cao hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn_29,07% năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm.  Hiện trạng xã hội  Giao thông: Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.  Y tế: Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bị đơn giản, chỉ khám, chữa những loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...  Giáo dục - Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70%. - Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên được xây dựng kiên cố. 1.2.3.2. Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, tại VQG Xuân Sơn chưa có một nghiên cứu nào sâu và toàn diện về phát triển sinh kế hộ nông dân dưới góc độ xem xét việc sử dụng nguồn lực sinh kế (nguồn vốn sinh kế). Dưới đây là danh sách các chương trình dự án đầu tư phát triển VQG và những kết quả đạt được. Các chương trình đầu tư phát triển VQG Xuân Sơn tập trung chủ yếu vào các công trình lâm sinh và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn: Dự án 661 (năm 1999 - 2010), Dự án bảo vệ phát triển rừng (năm 2011 - 2015), các công trình xây dựng phục vụ bảo tồn…Các công trình này góp phần nâng cao công
  • 36. 26 tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH tại Vườn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình “xóa đói giảm nghèo” và chương trình “giảm nghèo nhanh và bền vững” của chính phủ Việt Nam tại VQG cũng chỉ tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tiền và gạo cho các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng. Một số các chương trình dự án nước ngoài đầu tư tại VQG đã bước đầu nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương. Tên các chương trình dự án: Dự án cải thiện đời sống người dân trong và ngoài VQG Xuân Sơn do Vương quốc Đan Mạch tài trợ (hay còn gọi là dự án DANIDA) được thực hiện trong vòng 3 năm từ 2008 - 2010; Dự án AFAP do Quỹ vì nhân dân Châu Á Thái Bình Dương tài trợ. Và hiện tại thì các chương trình này đã kết thúc cách đây khá lâu và hiệu quả của nó đến này đều không còn giá trị thực tiễn như khi dự án còn hoạt động. Cụ thể, dự án DANIDA đã nghiên cứu và triển khai nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho bà con như: Mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác đất dốc, mô hình lâm sản ngoài gỗ, mô hình chăn nuôi, mô hình bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng gỗ củi và mô hình quản lý rừng cộng đồng. Dự án có nguồn vốn đầu tư và thực hiện trên quy mô lớn bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương: Một mặt giúp chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến cho người dân, một mặt phát huy được việc bảo tồn nguồn gen quý về cây và con, chia sẻ lợi ích với người dân địa phương về giá trị của rừng. Thế nhưng sau khi dự án kết thúc thì cũng là lúc một số mô hình trên bịxé lẻ, bỏ bê. Một số mô hình lâm sản ngoài gỗ, một số mô hình nuôi lợn lửng, nuôi gà chín cựa,… dự tính đem lại nguồn thu tương đối cho bà con nay đã bị bỏ hoang và không được duy trì. Còn đối với hầu hết các hộ dân không tham gia mô hình thì nguồn sinh kế của họ vẫn dựa chủ yếu vào hai vụ ngô, lúa. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các mô hình sinh kế thay thế trên là do xuất phát từ tâm lý trông chờ, ỉ lại của bà con. Và đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chức
  • 37. 27 năng trong các hoạt động phát triển sinh kế bền vững. Đứng trước thực trạng này, BQL VQG cũng đã chú trọng hơn tới công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân địa phương trong các chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững VQG Xuân Sơn. Các chương trình dự án hiện nay tại VQG vẫn đang tiếp tục đó là Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại các xã vùng đệm và dự án kết nối khu du lịch Xuân Sơn – Đền Hùng. Các chương trình dự án này tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quy hoạch phát triển VQG, phát triển du lịch sinh thái và hỗ trợ cộng đồng phát triển sản xuất. Dự án này góp phần mở ra “con đường mới” cho người dân trong hoạt động du lịch: Sản phẩm du lịch của họ có thể đưa đến VQG Đền Hùng để quảng bá và tiêu thụ. Đây cũng là một trong những cơ sở thuận lợi về đầu ra cho người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.
  • 38. 28 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu của đề tài là vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 2.1.1. Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn  Vị trí địa lý Xã Xuân Sơn là xã thuộc khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 6.560,05 ha, cách trung tâm huyện Tân Sơn khoảng 35 km về phía Tây Nam, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp với xã Đồng Sơn, xã Tân Sơn và xã Lai Đồng. - Phía Nam giáp với xã Kim Thượng và xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. - Phía Đông giáp với xã Xuân Đài. - Phía Tây giáp với xã Mường Bang và xã Mường Do của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; giáp xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
  • 39. 29  Địa hình, địa mạo Xuân Sơn là xã miền núi thuộc phần cuối địa phận dãy núi Pu Luông đoạn đèo Lũng Lô phía Tây, nằm trong khu vực vườn Quốc gia Xuân Sơn. Gồm 2 dãy núi cao trên 1000 m so với mặt nước biển. - Dãy núi Cẩn nằm ở phía Tây Bắc chủ yếu là dãy núi đá Voi, nằm ranh giới giữa vườn Quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Đỉnh cao nhất là đỉnh núi Voi cao 1.386 m. - Phía Nam có dãy núi cao từ 600 – 700 m, là ranh giới giữa vườn Quốc gia với xã Kim Thượng và Xuân Đài. - Trên 40% diện tích rừng lõi Quốc gia được chia cắt bởi địa hình của lưu vực suối Thang và suối Chiềng, nằm giữa dãy núi Cẩn, núi Ten và dãy núi đất thấp ở phía Đông. Trên địa bàn xã có 3 lũng đá vôi độ cao trung bình từ 200 – 400 m, gồm lũng Lấp cao 214 m, lũng Dù cao 396 m và lũng Lạng cao 377 m được nối với nhau bằng các dải đá vôi hay yên ngựa thấp. Địa hình của xã Xuân Sơn như vậy đã gây khó khăn trong sản xuất như: Việc cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng công trình công cộng,...  Khí hậu Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bị dồn ép bởi các sườn núi nên lạnh và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50 C, tháng có nhiệt độ cao nhất là 41,00 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ khoảng 15,00 C. Lượng mưa trung bình hàng năm của xã là 1.650 mm, tập trung vào tháng 6,7,8 và 9 là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tháng 8 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất đạt 307 mm, lượng mưa tháng thấp nhất là tháng 12, có năm không có mưa. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 84,00%, độ ẩm không khí cao nhất là 95,0% vàđộ ẩm thấp nhất là 68,0%.
  • 40. 30 Chế độ gió: Trên địa bàn xã có 3 loại gió chính là gió Đông Nam, gió Đông Bắc và gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6 thường khô hanh và nắng. Nhìn chung, khí hậu của xã Xuân Sơn là khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao khá thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là cây hàng năm, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi đại gia súc... Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng, tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ đông xuân và đời sống của nhân dân.  Thuỷ văn Trên địa bàn xã có Suối Thang, suối Chiềng, có lưu vực nhỏ hẹp nhiều thác ghềnh, mặt độ sông suối cao, độ dốc lớn cùng với hệ thống ao hồ đập nhân tạo cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và sản xuất; ngoài ra nguồn nước được khai thác qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất. Nguồn nước tưới hiện nay chủ yếu là nước dự trữ ở các hồ đập và nguồn nước tự nhiên. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội  Xã Xuân Sơn có tất cả 4 thôn bản: Thôn Dù, Thôn Lấp, Thôn Lạng, Thôn Cỏi. Theo số liệu điều tra thu thập tại xã tháng 1 năm 2013 thì dân số của toàn xã là 1092 người [Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]. Thành phân dân tộc của xã chủ yếu gồm dân tộc Mường và Dao, là những tộc người đã cư trú tại đây từ rất lâu.  Xuân Sơn là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Số hộ đói nghèo năm 2012 của các thôn trong xã thống kê được như sau: Số hộ đói nghèo thôn Lạng 42,7 %, Thôn Dù 49,2 %, Thôn Cỏi 55,8 %, Thôn Lấp 62,5 %.  Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của toàn xã: Ngành nông lâm nghiệp chiếm 97 % tỷ trọng năm 2005 và chiếm đến 88,0 % năm 2010. “Nguồn: [UBND huyện Tân Sơn, 2010]”. 2.2. Thời gian nghiên cứu Luận văn được thực hiện trong khoảng 1 năm (Từ tháng 11/2014-11/2015)
  • 41. 31 2.3. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiều về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hiện trạng ĐDSH VQG Xuân Sơn. Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm (xã Xuân Sơn). Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững. 2.4. Phương pháp luận Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về sinh kế người dân do đó đối tượng nghiên cứu sẽ gồm cả yếu tố con người, tự nhiên và xã hội. Các yếu tố này luôn có mối quan hệ và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau và luôn trong trạng thái “vận động”. Do đó về mặt phương pháp luận cần phải có các cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống để xem xét các yếu tố trên. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và bảo tồn dựa vào cộng đồng.  Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: Cấu trúc của hệ; Quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ; Tính toàn vẹn (tính tích hợp). Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan điểm động, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả. Và trong phạm vi đề tài này sẽ là tiếp cận hệ thống sinh thái nhân văn _mối quan hệ giữa hệ xã hội (cộng đồng người dân vùng đệm) lên hệ tự nhiên (hệ sinh thái Vườn Quốc gia) để xác định nguyên nhân tác động tới đa dạng sinh học và tìm kiếm giải pháp hợp lý trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
  • 42. 32  Tiếp cận hệ sinh thái Tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Và trong phạm vi đề tài nghiên cứu, phương pháp này sẽ hỗ trợ việc đánh giá và ra quyết định hợp lý trong sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ sinh thái để đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng đa dạng sinh học và các giá trị của chúng.  Bảo tồn dựa vào cộng đồng Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến đa dạng sinh học thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phương. Bảo tồn dựa vào cộng đồng bao gồm 2 khía cạnh: Một mặt là bảo vệ khu đệm của các VQG và khu dự trữ; và mặt khác là sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng nông thôn. Nói rộng hơn, bảo tồn dựa vào cộng động bao gồm việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học do,vì cộng đồng địa phương tức là hoạt động bảo tồn này nhấn mạnh vào lợi ích của cộng đồng địa phương. [Lê Diên Dực và Trần Thu Phương, 2004]. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu và một số công cụ phân tích được nhiều nhà nghiên khai thác đưa vào sử dụng.
  • 43. 33 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học về sinh kế người dân, về khung sinh kế bền vững và các báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế. Đó là các sách, các báo cáo khoa học về sinh kế, khung sinh kế bền vững như: Các tài liệu viết về sinh kế bền vững, khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), thông tin các dự án sinh kế, giảm nghèo. Mỗi vùng miền, mỗi một giai đoạn, mỗi cộng đồng dân cư đều có những đặc trưng riêng về kinh tế, xã hội, thể chế chính sách. Do đó sự thành công của các nghiên cứu ở khu vực này chưa chắc lại áp dụng thành công ở khu vực khác. Do đó cần phải đánh giá được thực trạng khu vực nghiên cứu để phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phương trong hoạt động sinh kế. Các tài liệu chính về khu vực nghiên cứu: Các báo cáo kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, các báo cáo quy hoạch vùng, các chính sách phát triển,...ở các cấp, ngành khác nhau (Xã, huyện, sở nông nghiệp,...). Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận được, tác giả sẽ phân tích và tóm tắt những thành công cũng như hạn chế của những kết quả nghiên cứu đó để rút ra những bài học kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình. 2.5.2. Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân PRA được nhiều chương trình, dự án xem là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công cuộc phát triển nông thôn. Đây là một phương pháp rất linh hoạt và hiệu quả trong điều tra thực địa. Dựa trên những kết quả khảo sát về thôn/bản, tác giả đã tiến hành phỏng vấn người dân để hiểu rõ về tình hình đói nghèo, chiến lược sinh kế và cách họ sử dụng các nguồn vốn sinh kế. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện 30 mẫu phỏng vấn gồm cán bộ và người dân tại 4 thôn của xã Xuân Sơn. Tác giả thực hiện phỏng vấn thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt phỏng vấn được 4-5 người/ ngày. Đối tượng được phỏng vấn gồm có: Các hộ gia đình, trưởng thôn, nhân viên bảo vệ rừng, cán
  • 44. 34 bộ VQG nhằm tìm hiểu và thu thập thông tin về sinh kế người dân và hoạt động bảo tồn. Nội dung phỏng vấn được chi tiết trong bảng hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục 4. Đây là cơ sở để phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế của người dân cũng như những bối cảnh bên ngoài (bối cảnh tổn thương) tác động lên cuộc sống của họ. Sử dụng công cụ phân tích SWOT trong PRA Công cụ phân tích SWOT_một trong những công cụ kỹ thuật trong PRA được tác giả sử dụng trong để phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn để nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình. SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn: 1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống được xem như là hoàn cảnh môi trường bên trong. 2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trường bên trong. Tình trạng trong tương lai là hoàn cảnh môi trường bên ngoài. Phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các thứ tự ưu tiên và xa hơn nó sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình qui hoạch chiến lược. Và cụ thể trong đề tài nghiên cứu này là tầm nhìn định hướng trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể trong luận văn này, tác giả khái quát các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa trong phát triển sinh kế của người dân vùng đệm dựa trên hiện trạng sinh kế điều tra được theo khung SKBV của DFID. Theo khung SKBV này, có 5 nguồn vốn cần được tìm hiểu: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Nhiệm vụ của tác giả là sử dụng công cụ phân tích SWOT để nêu bật
  • 45. 35 lên được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tới hoạt động sinh kế người dân. Kết quả phân tích SWOT này sẽ là cơ sở đưa ra những giải pháp sinh kế bền vững. Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT MA TRẬN SWOT CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T) MẶT MẠNH (S) Dùng mặt mạnh để sử dụng cơ hội Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro MẶT YẾU (W) Loại bỏ mặt yếu để sử dụng cơ hội Loại bỏ mặt yếu để tránh rủi ro 2.5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Là phương pháp tham khảo và xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, sinh kế người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,... Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những góp ý, chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn tác giả còn nhận được nhiều góp ý của các thầy cô khác ở trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội về các vấn đề sinh kế, sinh kế bền vững, tài nguyên, vai trò giới trong phát triển sinh kế,... Ngoài ra, tác giả cũng nhận được sự góp ý từ Phó giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn và một số cán bộ khác về nội dung đề tài và các hoạt động thực địa. 2.5.4. Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID Theo lý thuyết sinh kế của DFID thì tài sản sinh kế hay tên gọi khác là nguồn lực sinh kế bao gồm: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất. Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tượng vì nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa
  • 46. 36 phương. Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau [Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 66]. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) làm cơ sở để phân tích tính bền vững của sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Dựa vào khung phân tích này sẽ giúp tác giả thấy được những thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế của người dân, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp (với bối cảnh sinh kế): tác động vào nguồn nào trước và tác động như thế nào cho hiệu quả. 2.5.5. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm như thế nào? - Hiện trạng sinh kế người dân ra sao? - Tác động của các hoạt động sinh kế đó lên VQG như thế nào? Hậu quả của nó là gì? - Làm thế nào để cải thiện sinh kế người dân? - Làm thế nào vừa để cải thiện đời sống người dân vừa đảm bảo các hoạt động bảo tồn ĐDSH của VQG...?
  • 47. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn Để phát triển kinh tế thì phải có tài nguyên đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong các hoạt động sinh kế của con người. Dựa trên những trình độ kỹ thuật và thông qua các công cụ sản xuất con người tác động lên tài nguyên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày: Con người cần có đất để canh tác nông nghiệp, cần có nước để sinh hoạt và phục vụ sản xuất, cần gỗ làm nhà, cần nguồn động thực vật để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm… Dưới đây là hiện trạng tài nguyên VQG Xuân Sơn. 3.1.1. Tài nguyên đất Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Phân theo xã Đồng Sơn Tân Sơn Lai Đồng Xuân Đài Kim Thượng Xuân Sơn Tổng diện tích tự nhiên 15.048,0 1.128,8 455,4 26,4 2.817,4 4.060,0 6.560,0 A. Đất nông nghiệp 14.929,9 1.122,1 455,4 26,4 2.790,1 4.043,7 6.492,2 I. Đất SX nông nghiệp 312,4 28,0 - - 45,6 68,6 170,2 II. Đất lâm nghiệp 14.617,5 1.094,1 455,4 26,4 2.744,5 3.975,1 6.322,0 1. Đất có rừng 12.715,3 892,4 450,6 26,4 2.598,0 3.228,0 5.519,9 a. Rừng tự nhiên 10.498,8 871,4 430,1 26,4 1.192,3 2.512,6 5.466,0 b. Rừng trồng 2.216,5 21,0 20,5 - 1.405,7 715,4 53,9 2. Đất chưa có rừng 1.902,2 201,7 4,8 - 146,5 747,1 802,1 - Không có cây gỗ tái sinh 596,5 39,4 - - 62,6 211,5 283,0 - Có cây gỗ tái sinh 1.305,7 162,3 4,8 - 83,9 535,6 519,1 B. Đất phi N.nghiệp 118,1 6,7 - - 27,3 16,3 67,8 C. Đất chưa sử dụng - - - - - - - “Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”
  • 48. 38 Theo bảng số liệu trên ta thấy mối tương quan giữa diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp với các loại đất khác như sau: Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp Theo biểu đồ tỷ lệ trên ta thấy tài nguyên đất khu vực VQG Xuân Sơn chủ yếu là đất nông nghiệp (99,22 %) và chỉ có rất ít đất cho các mục đích khác (0,78 % đất phi nông nghiệp). Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì chỉ có khoảng 2,09 % là dùng cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 97,91 % là đất lâm nghiệp. Như vậy, quỹ đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở VQG Xuân Sơn là rất hạn chế. Hơn nữa địa hình nơi đây phức tạp nên việc đi lại khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó khả năng tác động vào rừng của người dân là hậu quả tất yếu xảy ra nếu chúng ta không có những cơ chế, chính sách quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp. 3.1.2. Tài nguyên nước VQG Xuân Sơn chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vườn. Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.500 – 2000 mm, lượng mưa cực đại có thể đạt tới 2.453 mm nhưng có năm chỉ đo được 1.414 mm. Vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2 , dòng chảy cực tiểu khoảng 6-7l/s/km2 . Lưu vực sông Bứa khá rộng, địa hình khu vực thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phục
  • 49. 39 vụ sản xuất nông nghiệp ở các thôn vẫn chưa được kiên cố, các thôn thường tự đắp các đập nhỏ, khơi mương dẫn nước, ống nước tự chảy để tưới nước cho đồng ruộng. Vào mùa mưa các ống dẫn nước này rất thường hay gặp sự cố do lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra và người dân sẽ phải mất công sửa chữa và lắp lại đường ống dẫn nước. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên hầu hết ruộng nước trong khu vực chỉ làm được một vụ. Những khu vực cao hơn có thể làm được ruộng nước, nhưng người dân không đủ khả năng đưa nước tới để sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi không tốt đã ảnh hưởng không nhỏ tới thời vụ và sản lượng lương thực; nếu năm nào thời tiết thuận lợi thì mùa màng bội thu. 3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan - Khí hậu: VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhưng xa đường xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22- 23o C, tương đương với tổng nhiệt năng từ 8.300-8.500o C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20o C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25o C, nóng nhất là vào tháng 6,7 (28o C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7 o C vào tháng 6. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm. Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý trong vùng là sương muối vào mùa đông và mưa lớn gây lũ lụt vào mùa mưa đã làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế của người dân địa phương. Phần lớn sản xuất nông nghiệp ở đây là trồng lúa một vụ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng thấp và không ổn định.
  • 50. 40 - Cảnh quan: VQG Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy khí hậu nơi đây không được mát mẻ như Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhưng thiên nhiên nơi đây vẫn có những nét riêng để hấp dẫn du khách. VQG Xuân Sơn chủ yếu là đất rừng và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên môi trường không khí trong lành, môi trường nước sạch sẽ và khí hậu mát mẻ. Cùng với sự đa dạng địa hình, đa dạng cảnh quan_hệ thống đồi núi, suối thác, thung lũng, hang động đã tạo cho Xuân Sơn có một sức hút lớn đối với khách du lịch. Theo số liệu thống kê trong Vườn có trên 30 hang động trong đó một số hang có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn như hang Lạng, hang Na, hang Lun, hang Thổ Thần. Bên cạnh vẻ đẹp do tạo hóa thì một số hang động còn gắn liền những truyền thuyết riêng khiến cho thiên nhiên nơi đây nhuốm màu huyền thoại. Cảnh quan của VQG Xuân Sơn đang và sẽ là một lợi thế lớn để phát triển du lịch góp phần cải thiện đời sống người dân. Các hang động có các hình thù, các khối thạch nhũ rất đẹp, song cũng đã xảy ra hiện tượng các khối thạch nhũ này bị cắt xẻ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Ai đến thăm hang lần đầu chắc hẳn sẽ nghĩ rằng ai đó bẻ đi những khối thạch nhũ này nhằm để đi lại trong hang dễ dàng hơn và không bị vướng. Thế nhưng khi được hỏi mục đích của việc bẻ những khối thạch nhũ này là gì, người dân địa phương cho biết những khối thạch nhũ này đã bị người ta lấy trộm về làm các hòn non bộ (Nguồn: Kết quả phỏng vấn 09/2015). 3.1.4. Tài nguyên ĐDSH VQG Xuân Sơn có địa hình núi đất xen núi đá vôi với nhiều kiểu địa hình núi trung bình, núi thấp và đồi, thung lũng. Sự đa dạng về địa hình, đai cao, khí hậu đã tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh (hệ sinh thái). Sự đa dạng về địa hình, đai cao và sinh cảnh đã quyết định tính đa dạng của khu hệ động thực vật của khu vực VQG Xuân Sơn. 3.1.4.1. Đa dạng hệ sinh thái và thảm thực vật Theo tác giả Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Đặng (2008) thì VQG Xuân Sơn có tới 9 kiểu HST và thảm thực vật.