SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
************
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2020 - 2022
Đề tài:
NHỮNG THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC HỌC SINH
TIỂU HỌC QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI”CỦA THY NGỌC
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh
Xuân
Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Lớp :
Khoá :
Ngành : Sư phạm Tiểu học
--o0o---
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
************
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2020 - 2022
Đề tài:
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI”
CỦA MA VĂN KHÁNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quen
MSSV : 2031402020090
Lớp : K202CD.GDTH01
Khoá : 2020-2022
Ngành : Sư phạm Tiểu học
---o0o---
Bình Dương, tháng 7 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
************
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2020 - 2022
Đề tài:
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÔNG QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quen
MSSV : 2031402020090
Lớp : K202CD.GDTH01
Khoá : 2020-2022
Ngành : Sư phạm Tiểu học
---o0o---
Bình Dương, tháng 7 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả được trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng
được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.
Thủ Dầu Một, ngày 29 tháng 7 năm 2022
Sinh viên
Trần Thị Quen
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo
trường Đại học Thủ Dầu Một, các trung tâm, phòng ban, thư viện
đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi,
cung cấp cho tôi các nguồn tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn
thành báo cáo này.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô
Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm báo cáo. Cô đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Quen
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................... 5
7. Cấu trúc đề tài...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN
HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG...................................................... 6
1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học
sinh tiểu học........................................................................................... 6
1.1.1. Vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh
tiểu học......................................................................................................6
1.1.2. Học sinh tiểu học và những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi ..7
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi ..... 13
1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng...........13
1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn
Kháng......................................................................................................19
1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ thuật
của nhà văn.......................................................................................... 19
1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và
những thành công ..................................................................................19
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng...........................21
Tiểu kết chương 1.............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC,
NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC......................................... 23
2.1. Đời sống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về
vật chất................................................................................................ 23
2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất
vả, nhọc nhằn..........................................................................................23
2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông
báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em ....................27
2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em ............................. 31
2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn
bó.............................................................................................................31
2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường .........33
2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và những
ước mơ về tình đời cao thượng ............................................................ 37
2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống ........37
2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao
thượng.....................................................................................................39
2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn ...41
Tiểu kết chương 2.............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA
MA VĂN KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT
NHÂN VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC
HỌC SINH.............................................................................................. 44
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật....................................................... 44
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật................................44
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật..................................46
3.2. Nghệ thuật giọng điệu ................................................................... 47
3.2.1. Giọng điệu suy tư triết lí........................................................46
3.2.2. Giọng điệu thiết tha sâu lắng .................................................46
3.2.2. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng................................................50
3.3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học và mở rộng
nhận thức giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học............. 52
3.3.1.Bồi dưỡng năng lựccảm thu văn học cho học sinh tiểu học qua
luyện đọc và kể chuyện ............................................................................53
3.3.2. Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm ...........................................55
3.3.3. Tổ chức hoạt động kể chuyện và sắm vai...............................58
3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh nêu bài học
giáo dục...................................................................................................59
Tiểu kết chương 3.............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................... 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt
Nam, một trong những cây bút có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn
học, với văn phong giản dị, thể hiện ý chí nghị lực của một cốt cách nhà văn,
suốt sự nghiệp sáng tác của mình từ truyện ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến
nay, ông đã có được một sự nghiệp sáng tác với 19 tập truyện ngắn, 2 tập
truyện vừa, 17 cuốn tiểu thuyết, 4 tập truyện viết cho thiếu nhi, 1 cuốn hồi kí,
2 cuốn tiểu luận - phê bình. Song ở thể loại nào ông cũng thành công và được
đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Các tác phẩm
của Ma Văn Kháng tập trung vào hai mảng: Miền núi và Đô thị. Với đề tài
viết cho Thiếu nhi, ông luôn dành những tình cảm yêu thương, chia sẻ và
quan tâm sâu sắc cho nhân vật của mình với sự thành công của hàng loạt các
tác phẩm như tiểu thuyết Chuyện của Lý, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời
lưu lạc...; truyện ngắn Đồng cỏ nở hoa, Khu vườn tuổi thơ, Kiểm - Chú bé -
Con người... Tác giả Ma Văn Kháng tâm sự: “Viết cho thiếu nhi quan trọng
không chỉ là viết cái gì? Mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan
hệ đến tâm hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con
trẻ ra, tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu
với cuộc đời với con người” [8].
1.2. Được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn hay và đặc sắc của Ma
Văn Kháng viết cho thiếu nhi, tập truyện Những truyện ngắn viết cho thiếu
nhi xuất hiện lần đầu tiên do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 2014 đến nay đã
tái bản đến lần thứ sáu. Dù trải qua các lần tái bản, chỉnh sửa nhưng “tất cả
những truyện ngắn đượcgiới thiệu trong cuốn sách này hầu hết đều mang âm
hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo
le và chịu nhiều thiệt thòi; nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm
chất tốt đẹp mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên
2
cường. Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ưu tư, phiền muộn, truyện ngắn
viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giai điệu
lạc quan về cuộc sống, ước mơ và tình đời cao thượng” [8, tr. 4]. Cuốn sách
như những trang nhật ký về tuổi thơ, về cuộc sống của tác giả bằng những câu
chuyện, những nhân vật từ con người đến loài vật hiện lên thật sinh động,
chất phác và mộc mạc với những số phận, những mảnh đời bất hạnh. Thông
qua đó, Ma Văn Kháng muốn thể hiện những giá trị giáo dục sâu sắc về nhân
cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung.
1.3. Là một giáo viên tiểu học, với những nghiên cứu và tìm đọc các tác
phẩm, các mẫu truyện nhằm phục vụ cho quá trình công tác của mình, bản
thân tôi đã phải khâm phục trước những tài năng sáng tác của Ma Văn Kháng.
Đặc biệt, với tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”, ông đã viết
nên những bài học mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhân cách, đạo đức đối
với học sinh tiểu học. Đây chính là những nguồn tài liệu quý, giàu giá trị giáo
dục phục vụ cho sự nghiệp giảng dạy của mình.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Giáo dục nhân cách,
đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua “Những truyện hay viết cho thiếu
nhi” của Ma Văn Kháng để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong
những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi
mới. Các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi
đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn
học.
Trước hết, bàn về những nhân vật trong sáng tác văn xuôi của Ma Văn
Kháng, tác giả Đào Thủy Nguyên trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn
Ma văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con ngườivùng cao có viết: “Tác
giả đi sâu vào nghiên cứu khẳng định một cách đầythuyết phụcnhững vấn đề
nhân sinh, thế sự, những thành công đặcsắc về nghệthuậtxây dựng nhân vật
3
và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của
Ma Văn Kháng” [2]. Hay tác giả Đoàn Trọng Huy với bài viết Ngọn cờ đổi
mới có sức vẫy gọi đã viết: “Nếu theo dõi sẽ thấy thế giới nhân vật trong văn
xuôi Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn nhưng phân hóa rõ rệt thành
hai loại, haihạng. Không phải là ranh giới giai cấp, cũng không phải là vết
ngang đậm địch - ta. Mà là một quy định đạo đức - xã hội: nhân cách cao
thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu
xa, độc địa, tàn ác”. [3]
Tác giả Nguyễn Thị Thắm với luận văn Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu
thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng đã tập
trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan
hệ với gia đình và xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Thắm đã hướng về đời tư của
Ma Văn Kháng thêm sâu sắc. Qua đó, khẳng định loại tiểu thuyết hướng
về đời tư của con người, gắn bó với các thế hệ trong gia đình. Được đặt trong
bối cảnh xã hội nước ta mà nó tồn tại và có khả năng tạo nên nhiều nội dung
có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc. ( xem lại câu cho phù hợp hơn )
Tác giả Hồ Thị Minh Chi với luận văn Thếgiới nhân vậttrong sáng tác
của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới có đề cập đến hệ thống những nhân vật
mang nét đặc trưng miền núi, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật
vượt lên số phận và các phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác
của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.
Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ra
đời vào tháng 7 năm 2014 được Nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản
danh tiếng in và lưu hành là cuốn sách được chọn lọc, hội tụ những truyện
hay, đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi của ông. Cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về tập truyện này dưới góc độ nghiên cứu
những giá trị giáo dục nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung và đối
tượng học sinh tiểu học nói riêng.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích nội dung những truyện
ngắn viết cho thiếu nhi của tác giả Ma Văn Kháng để thấy được những giá trị
giáo dục nổi bật về đạo đức và nhân cách cho học sinh tiểu học. Đồng thời, đề
tài còn làm rõ những nét riêng tiêu biểu về nghệ thuật khắc họa nhân vật,
nghệ thuật sử dụng giọng điệu để thấy được những nét riêng trong phong cách
sáng tác của Ma Văn Kháng. Trên cơ sở đó, đề tài còn đề xuất một số biện
pháp, cách thức giáo dục học sinh tiểu học.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục nhân cách, đạođức cho học sinh tiểu học thông qua “Những
truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập truyện “Những truyện hay viết cho
thiếu nhi” được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của tác giả Ma Văn
Kháng. (năm xuất bản, nhà xuất bản)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có cái nhìn khái quát
và lôgic hơn về đề tài, đặt ra các nội dung theo một hệ thống để làm rõ vấn đề.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong báo cáo tốt nghiệp để
đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện.
5.3. Phương pháp so sánh
Nhằm so sánhtruyệncủaMa Văn Kháng với các tác phẩm của những nhà
văn cùng viết về văn học thiếu nhi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy
Tưởng…
5
5.4. Phương pháp sưu tầm
Dùng phương pháp này để sưu tầm các truyện, các bài báo và các tài
liệu có liên quan để tìm hiểu về những yếu tố dân gian truyện viết cho thiếu
nhi của Ma Văn Kháng qua góc nhìn của các nhà phê bình văn học.
5.5. Phương pháp lý thuyết thi pháp
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm rõ phần nghệ thuật
trong các tác phẩm của nhà văn. Đồng thời, phương pháp này còn làm nổi bật
những đặc điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài không chỉ phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của chúng
tôi mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu những bài học mang giá trị giáo dục
sâu sắc về đạo đức, nhân cách cho đối tượng học sinh tiểu học trong các
truyện ngắn mà tác giả Ma Văn Kháng sáng tác cho thiếu nhi.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có cơ hội
tìm hiểu và mở rộng tầm hiểu biết về con người, sự nghiệp và phong cách
sáng tác của Ma Văn Kháng. Báo cáo hoàn thành sẽ là cơ sở tiền đề, nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo
được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát về chức năng giáo dục của văn học đối với học
sinh tiểu học và truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng
Chương 2. Giá trị nội dung “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và
những bài học giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học
Chương 3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng -
những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật nhân vật, giọng điệu và đề xuất cách
thức giáo dục học sinh
6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI
HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA
MA VĂN KHÁNG
1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với
học sinh tiểu học
1.1.1. Vai trò và chức năng giáodục của văn học đối với học sinh
tiểu học.
Văn học nghệ thuật có chức năng làm cân bằng đời sống tinh thần của
con người, bù đắp cho nhân loại những gì chưa có, chưa đến, những gì đang
ao ước, mong mỏi, hi vọng. Nói đến chức năng của văn học là nói đến vai trò,
tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội, con người mà các hình thái ý
thức xã hội khác không thể thay thế được. Có thể xem việc rèn luyện, phát
triển những năng lực tình cảm của con người như một ý nghĩa xã hội quan
trọng của văn học. Bởi thế, bên cạnh các chức năng nhận thức, thẩm mỹ, dự
báo, giải trí…thì chức năng giáo dục là một chức năng vô cùng quan trọng mà
văn học mang tới cho đời sống con người.
Văn học là khoa học về cái đẹp trong cuộc sống, được biểu đạt bằng
ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự
hư cấu hình tượng. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình
diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một
tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó. Đồng thời nó có tính
chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm). Văn học biểu đạt
nhận thức, lí giải và thái độ đối với con người trước cuộc sống. Những vấn đề
nhân sinh cũng được đặt ra ở trong đó. Nhà văn M. Gorki từng nói: “Văn học
là nhân học”, điều này có nghĩa là văn học lấy con người làm đối tượng phản
ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người. Trong đó, văn học phải mang
7
tính giáo dục sâu sắc cho mọi đối tượng tiếp nhận mà đặc biệt là đối tượng
thiếu nhi.
Đối với thiếu nhi nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, văn học nghệ
thuật giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của các em. Kha-li-nin nói: “Vấn đề giáo dục là một trong những
vấn đề khó khăn nhất, những nhà sư phạm ưu tú nhất đều công nhận nó
không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuậtVậy thì trong quá
trình giáo dục cho học sinh tiểu học, bên cạnh các bộ môn khác như Đạo đức,
Mỹ thuật, Tự nhiên - Xã hội…, cần thấy được và phát huy tối đa sức mạnh
giáo dục của các tác phẩm văn học. Như nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận định:
“Văn học thiếu nhirất quan trọng và không thể thiếu. Mỗi tác phẩm có giá trị
được ví như một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định
hướng cho các em”. Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học nước
nhà đến văn học thế giới, mỗi tác phẩm như một bài ca dịu ngọt, như một
dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức đang hình
thành, nhân cách đang được định hình, tâm hồn đang trong sáng như pha lê,
tư duy còn gắn liền với liên tưởng và tưởng tượng thì không gì gây tác động
mạnh mẽ bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh
giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê
hương làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu
thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng để giáo
dục học sinh tiểu học trở thành những con người có sự phát triển toàn diện về
nhân cách.
1.1.2. Học sinhtiểu học và những đặc điểm vềtâm sinh lý lứa tuổi
* Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giai
đoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát
triển tâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian
8
nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển. Lứa tuổi học
sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau:
Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 - 11, 12 tuổi. Đây là
lứa tuổi đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ
em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi
sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư
cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Cùng với cuộc sống nhà
trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa
bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Từ đó, cùng với sự phát triển
về thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển tâm lí đã đạt được của giai
đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình,
mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh - những
cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và hoạt
động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống. Trẻ không
chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”,
mà còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận việc
một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong
cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức và có thái độ trách nhiệm
trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và
biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả
năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác
nhau và mang các tính chất khác nhau. Trước những thách thức này, trẻ dù
muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn
của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc
sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát triển của mình lên một mức
cao hơn.
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh
hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ
9
em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi
trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia
đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học
lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra
những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng
không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt
động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong
cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Về
việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm
và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên
được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự
tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô
giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với
các đối tượng mà các em được tiếp xúc”.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà
trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp
độ này thì lớp 1 là đặc biệt - lớp đầu của cấp tiểu học, được nhiều người cho
là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 - Lớp đầu ra của cấp tiểu
học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình
độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không
có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học
cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang
từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình
độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc
biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với
các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với
dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những
chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.
10
* Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Đối với các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
Đối với quá trình phát triển tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học
mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi
tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri
giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có
màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương
hướng rõ ràng - tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp
công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
Đối với quá trình phát triển tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm
và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển
dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa
phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, lớp 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận.
Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông
học sinh tiểu học.
Sự phát triển khả năng tưởng tượng: Học sinh tiểu học đã phát triển
phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh
nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang
một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn
đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái
tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình
ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu
học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt,
tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc
cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung
động tình cảm của các em.
Về ngôn ngữ, hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi
trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã
11
thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ
có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế
giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác
nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Về chú ý, ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả
năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không
chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý
đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có
nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung
chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ
bị phân tán trong quá trình học tập. Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ
năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và
chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học
thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý
của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng
được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn
thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Về trí nhớ, trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ
ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ
chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ,
chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai
đoạn lớp 4, lớp 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi
nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ
định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của
12
các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng
thú của các em...
Về ý chí, ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc
nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được
cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí
đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí
để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu
học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành
động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành
nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào
hứng thú nhất thời.
* Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể
nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Trong quá trình hình thành
và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển
năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội
họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ
sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm kìm hãm sự phát triển
năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học
cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt
các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú
ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi
nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu
dân cư,...
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi
trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,
13
mạnh dạn...Sau 5 năm học, “tính cách học đường” mới dần ổn định và bền
vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang
những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh
thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức,
tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và
ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng
lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động
thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn
mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một
sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn
diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng
với tiến trình phát triển của mình.
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi
1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng
* Tác giả Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng sinh ngày 1/12/1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê
gốc phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ông được đánh giá
là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới của
nền văn xuôi đương đại Việt Nam.
Là chàng trai Hà Thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời
gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Ông tham gia quân đội từ khi còn là
thiếu sinh quân, sau đó được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc,
rồi được về làm hiệu trưởng trường cấp 2 thị xã Lào Cai. Được ít năm ông
quay trở về học Đại học Sư phạm Hà Nội, ra trường ông tiếp tục xung phong
lên dạy học ở thị xã Lào Cai, với cương vị Hiệu trưởng trường cấp 3. Về sau
ông chuyển sang làm báo và đã từng là Phó tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ
tỉnh. Mãi đến năm 1976, Ma Văn Kháng mới chuyển về Hà Nội. Suốt hai
mươi năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống,
phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bút danh Ma Văn Kháng phần
14
nào nói lên tình yêu mà ông dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy. Ông luôn
tâm nguyện rằng, phải sống chan hòa với đồng bào dân tộc, hãy sống hết
mình vì nhân dân trước đã, sau đó mới nói đến chuyện làm cái gì đó hợp với
sở trường của mình.
Từ sâu trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai
của mình. Tình yêu, sự gắn bó ấy đã thôi thúc ông viết văn, viết báo. Những
trang viết đầu tay của ông toát lên cái nhanh nhạy của một cây bút trẻ, hăm hở
vào nghề, tự tin, mạnh mẽ và thiết tha. Truyện ngắn Phố cụt được in báo năm
1961 đã mở đầu nghiệp văn của ông. Từ đó ông hăm hở đến các bản Mường,
vạch lau lách mà đi, sắn quần mà lội suối, chống gậy mà leo vách đá… để ghi
lại từng chi tiết của cuộc sống, để trải nghiệm mà viết. Cứ thế ông cần cù, bền
bỉ, chắt chiu từng giọt tinh túy của cuộc sống rồi bày lên tác phẩm. Ông viết,
xuất hiện đều đặn trên các mặt báo và nhanh chóng chiếm được cảm tình của
độc giả.
Thời gian ngồi trên ghế trường Đại học Sư phạm đã giúp ông thấm thía,
nhận ra rằng, chỉ lao vào đời sống “cày sâu cuốc bẫm” thôi thì vẫn chưa đủ,
khó mà vươn xa được, mà phải học thầy cô, bạn bè, học từ sách vở nữa. Khi
kiến thức văn học được mở rộng, vốn sống trực tiếp được bổ sung bằng vốn
tri thức, thì tác phẩm sẽ trở nên cứng cáp, có sinh lực dồi dào và bền bỉ, sống
mãi với thời gian. Với ông, dường như có sự tương hợp giữa thành nhân và
đắc đạo văn chương. Viết, trải nghiệm, đau đớn rồi lại viết. Cứ thế các tác
phẩm, những đứa con tinh thần của ông ngày càng lớn lên, đồ sộ, lừng lững
đứng chung vào hàng ngũ những tác phẩm của các nhà văn tên tuổi của nước
nhà. Ông nói: Viết văn thì phải đau mới viết được. Đau thì mới thấy thấm
thía, mới bật ra được. Và như vậy tác phẩm mới hay, mới đậm chất nhân văn,
chứ cứ nhơn nhơn với những thú vui ngoài xã hội thì lấy đâu ra tác phẩm hay.
Và ông đã thực sự đau đớn sau những trải nghiệm trên đường đời, để khi quay
lại chốn đô thị phồn hoa, ông đã giúp chúng ta nhận diện chính xác cơn biến
động của lịch sử, những gương mặt thị dân, bọn trí thức rởm, bọn hợm hĩnh…
15
Ông đã vẽ lên khá đầy đủ bức tranh của sự biến động xã hội, khi những giá trị
truyền thống từng ngày bị phá vỡ bởi sự xô đẩy của tiến trình lịch sử; sự tha
hóa của đạo lí nhân sinh; sự giằng xé giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ti tiện và
lòng nhân ái…
Đối với Ma Văn Kháng, viết văn trước tiên là câu chuyện về số phận
con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái đẹp, cái thiện. Thấp
thoáng trong các trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn, nỗi đau đời
của riêng ông, nhưng trên tất cả đó là những ưu tư của ông trước nhân tình thế
thái. Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những
giá trị nhân văn cho con người, vì con người ở nghĩa rộng lớn nhất.
Ông quan niệm vì một điều rất đơn giản: “Con người sống không chỉ là
để làm đẹp cho cuộc sống, không chỉ để ra nụ ra hoa mà sống còn là để chịu
thương tích nữa - đó là quy luật của xã hội. Sống là đấu tranh, tranh đấu sẽ có
thương tích. Tôi không muốn một cái đẹp dễ dãi. Cái đẹp ấy phải mang màu
sắc bi tráng. Cái đẹp ấy đều trải qua những mất mát, thiệt thòi, thậm chí hi
sinh, bị vùi dập đến mức không còn chỗ đứng. Thế nhưng họ vẫn vươn lên
khẳng định nhân cách chính mình. Đó chính là cái đẹp rất cơ bản”.
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân nhận xét: “Có thể nói trong số
những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết
thưa đi… thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tòi và kiên trì viết đều
lên, rất đều đặn. Và thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được chú ý.
Thành ra Ma Văn Kháng đã thu được một kết quả khả quan về mặt sáng tác.”
Một điều có thể nhận thấy dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì
chính Ma Văn Kháng cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu
chuyện, từng hoàn cảnh… làm giàu kho tàng ngôn ngữ của mình và để cho
đời nhiều tác phẩm hơn nữa. Và giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm Ma
Văn Kháng vẫn dành sự tận tâm, lòng say mê nghệ thuật và đau đáu với
nghiệp viết, ông đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền văn
học đương đại Việt Nam.
16
* Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác
phẩm và thành tựu: 15 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn và 1 hồi ký, tính ra ông
đã viết hàng vạn trang văn trong đời mình. Hàng vạn trang văn ấy chỉ để giữ
lại một điều cuối cùng, là con người hãy đến với nhau bằng sự tử tế, bằng tình
yêu vô tư và vô điều kiện. Đó cũng là muốn kết tinh từ những tháng năm vất
vả khổ sai với con chữ của nhà văn, mà thực tế trải nghiệm là một minh
chứng.
Ma Văn Kháng thực sự “sống đã rồi hãy viết” - như tâm nguyện của
mình. Rời Hà Nội khi tuổi đời còn rất trẻ, ông đã chọn nghề dạy học ở một
vùng đất xa lạ với mình về văn hóa, là Lào Cai. Và rồi với trái tim căng mở
của người trí thức, với đôi chân ham đi và cặp mắt không ngừng quan sát, ông
đã luôn dành chỗ trong tâm hồn cho những bài ca của các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc Tổ quốc ngân vang, trở thành chất liệu vàng ròng làm nên
những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này như: Đồng bạc trắng hoa xòe,
Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Một mình một ngựa…
Ông là nhà văn tiêu biểu viết về miền núi, không chỉ bởi cái bút danh
Ma Văn Kháng, mà còn bởi khi viết về một dân tộc, một vùng đất, ông đã
không “viết hộ hay viết thuê, mà viết cho chính mình”. Hơn 20 năm làm nghề
dạy học ở miền núi, Ma Văn Kháng thực sự đã chọn con đường khó để đi, vì
ông hiểu không có những trả giá thật sự trong đời sống, nhà văn không thể có
những trang viết hay. Trên vai người thầy Ma Văn Kháng chưa khi nào chỉ là
giáo án dạy học, mà còn là những cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ những tư liệu về lịch
sử, con người, cuộc sống của một vùng đất, những trăn trở, day dứt về số
phận dân tộc, số phận con người. Không chỉ dạy học trò vùng cao con chữ mà
Ma Văn Kháng còn tự đào tạo mình một cách nghiệt ngã, để trở thành nhà
văn.
Có thể khẳng định rằng hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng được
đánh dấu từ truyện ngắn Phố cụt in trên Báo Văn nghệ 1961. Tuy nhiên
17
truyện ngắn có tính chất ghi dấu ấn sâu sắc đối với Ma Văn Kháng, theo đó,
đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi theo văn nghiệp của ông sau này lại
là Xa phủ (1969). Chính nhà văn bộc bạch: “Xa Phủ, cái mốc son trên con
đường đi tới văn chương của tôi! Cảm hứng từ truyện ngắn này được nuôi
dưỡng, trở thành xung lực mạnh mẽ khiến tôi viết được cả loạt truyện ngắn
tiếp theo với nhân vật, cuộc sống là vùng đồng bào các dân tộc, để năm 1969
tôi được nhà xuấtbản văn học in cho tập truyện ngắn đầu tay cũng mang tên
Xa phủ” và liền ngay sau đó ông tiếp tục cho ra đời 4 tập truyện ngắn: Mùa
mận hậu (1972); Người con trai họ Hạng (1972); Bài ca trăng sáng (1972);
Cái móng ngựa (1974). Năm 1974 Ma Văn Kháng trở thành Hội viên Hội nhà
văn Việt Nam. Một năm sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn
Kháng tạm biệt mảnh đất Lào Cai - miền Tây Bắc của Tổ quốc để về chính
nơi ông được sinh ra: Hà Nội. Có thể nói 22 năm ấy “biết bao là tình” nhưng
cũng còn đó không ít “nhọc nhằn”, “nhớ thương”. Có lẽ, khi đã tạm biệt mảnh
đất Tây Bắc rồi, nhìn chặng đường đã qua, để bắt đầu đi tới, Ma Văn Kháng
đã không thể dự cảm hết được những khó khăn đang chờ ông trước mắt. Về
Hà Nội, có thể là cơ hội to lớn mở ra với bao người, song cuộc đời vốn vẫn
muốn thách thức ông, một con người luôn cháy ngời lý tưởng đẹp đẽ. Và tình
yêu cuộc sống đến không cùng ông đã phải đối mặt với bao nỗi nhọc nhằn
mưu sinh, thế sự dường như là quá sức đối với con người. Nhưng chính
những giai đoạn đan kết bao khó khăn khắc nghiệt và đáng nhớ nhất này cộng
với khoảng thời gian trên 20 năm sống tại Lào Cai, đã thôi thúc mạnh mẽ ngòi
bút ông ghi lại: đó là những câu chuyện thấm đẫm chất đời, tình người và dư
vang của một thời kỳ lịch sử xã hội còn chưa thoát ra khỏi những nỗi đau, sự
nhọc nhằn. Chính nhà văn thừa nhận, đại ý: thời kỳ này dù có quá nhiều khó
khăn trong cuộc sống đối với tôi, song nhìn lại, tôi thấy đó là một may mắn.
May mắn là ở chỗ , tôi được tôi luyện trong một thời kỳ lịch sử quan trọng -
đất nước tiến hành đổi mới - giai đoạn mở ra nhiều vấn đề lớn lao cho người
sáng tác khơi dòng, cộng với sự trải nghiệm của 20 năm cầm bút và sự thay
18
đổi mang tính bước ngoặt trong mỹ cảm của nhà nghệ sỹ, hơn thế, khi ấy
cộng với độ chín của tuổi nghề đã giúp tôi có sức bật lớn. Vì vậy, có thể
khẳng định rằng: đây là thời kỳ nở rộ của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Hàng
loạt tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này và đã để lại nhiều dư vang trong
lòng người đọc như: Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986), Vệ sĩ của Quan Châu
(truyện ngắn 1988), Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988), Côi cút giữa cảnh
đời (tiểu thuyết 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992), Heo may gió
lộng (truyện ngắn 1992), Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994), Ngoại thành
(truyện ngắn 1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)… Mỗi con
chữ như mặn xót mồ hôi, nước mắt, chắt ra qua nghiền ngẫm và trải nghiệm
từ chính dòng đời, mạch sống của nhà văn và được chuyển vào tác phẩm ở cả
hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, đặc biệt là sự thể hiện hình ảnh và bức
tranh cuộc đời tác giả một cách trung thực trong hồi ký văn chương: Năm
tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương.
Tựu trung, nhìn lại những chặng đường lớn trong đời viết văn quá nửa
thế kỷ của Ma Văn Kháng, với 22 năm ở Lào Cai, trải qua các cương vị công
tác như: hiệu trưởng trường cấp 2, 3 Lào Cai; Thư ký Bí thư tỉnh ủy Lào Cai;
phóng viên, phó tổng biên tập báo Lào Cai; từ năm 1976 đến nay ở thủ đô Hà
Nội, lần lượt trải qua các cương vị công tác như: phó Tổng biên tập Nhà xuất
bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn khóa
V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nước ngoài… thì điều sau chót, có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà văn nói chung, Ma Văn Kháng nói riêng,
chính là những đứa con tinh thần của họ, thứ sẽ gắn kết nhà nghệ sỹ với con
người, cuộc đời cũng như sức sống của chúng trong lòng độc giả. Thành quả
trong hành trình nghệ thuật trên nửa thế kỷ của nhà văn Ma Văn Kháng có thể
xem là đồ sộ: trên 200 truyện ngắn, tạp văn, 15 tiểu thuyết và 1 hồi ký văn
chương. Đó có lẽ là những cống hiến lớn lao nhất ông dành cho nghệ thuật và
cũng là những món quà quý nhất nhà văn đáp lại một cách chân thành nhất
19
đối với lòng yêu mến của công chúng đã đón nhận văn chương Ma Văn
Kháng trong mấy chục năm qua.
1.2.2. Truyện viếtcho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn
Kháng
Có thể khẳng định rằng những sáng tác của Ma Văn Kháng luôn mang
lại những bài học giáo dục sâu sắc khẳng định tài năng văn chương và nghệ
thuật sáng tác của ông trong sự nghiệp đóng góp cho nền văn học nước nhà.
Đặc biệt với hai quyển tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý
cùng với hơn 200 truyện ngắn ông viết cho thiếu nhi càng giúp cho người đọc
hiểu rõ hơn về phong cách cũng như quan niệm nghệ thuật trong sáng tác các
tác phẩm văn học của ông.
Những sáng tác của Ma Văn Kháng cho thiếu nhi xoay quanh những
nhân vật là trẻ em hoặc những nhân vật, sự việc về thế giới tuổi thơ tập trung
vào cả hai mảng hiện thực lớn ở miền núi và đô thị với thế giới nhân vật vô
cùng đa dạng và phong phú. Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh đến những
đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu, từ những con người chất phác, giàu
lòng vị tha, đến những con người bị tha hóa và ngay cả đến nhân vật loài vật
cũng hiện lên thật sinh động, chất phác, mộc mạc được phân tích một cách
cặn kẽ, tỉ mỉ và giàu tính hình tượng nghệ thuật. Tất cả đều phục vụ cho một
mục đích trong sáng tác của Ma Văn Kháng dành cho thiếu nhi đó là giáo dục
và cảm hóa nhân vật cả về nhân cách và đạo đức con người.
1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn
1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và
những thành công(
Những truyện hay viết cho thiếu nhi được in và lưu hành vào tháng 7
năm 2014, tới nay đã xuất bản tới lần thứ 6. Cuốn sách là tập hợp những
truyện ngắn tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Ma Văn kháng.
20
Cuốn sách gồm 12 truyện với những cái tên thú vị như: Khu vườn tuổi
thơ; Ông Pồn và chú hổ con; Con chó lạc nhà, Hoa gạo đỏ; Ông nội cổ giả
và quê mùa; Giấc mơ của bà nội; Đồng cỏ nở hoa; Kiểm - Chú bé - Con
người; Giéc, con dân làng Mai; Buổi bình minh huyền thoại; Bà ngồi ở góc
nhà; Quê nội. Trong mỗi câu chuyện là những nhân vật với những tính cách,
số phận hoàn cảnh khác nhau phong phú, đa dạng tạo nên một bức tranh về
cuộc sống đầy màu sắc. Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh như cái Bống
có tài vẽ đẹp nhưng không được sự ủng hộ của gia đình, cuộc sống, sự nghiệp
lận đận; chú bé Kiểm sống trong cảnh thiếu tình yêu của bố mẹ, chịu sự
ngược đãi, tệ bạc của dì ghẻ, của con dì; cậu bé Giéc sống với bà ngoại từ
nhỏ, thiếu tình yêu thương của mẹ, bị dân làng kỳ thị; cuộc sống nghèo khó
của hai cô bé Hà và Ngàn làm mọi việc để kiếm sống; hay cái Thía sống thiếu
tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi... đến những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân
hậu như anh em Hải, Thắm đối với chú chó lạc nhà; anh em Tuấn, Tú mơ ước
về cuộc sống gia đình hạnh phúc; cái Bống mong ước được vẽ và những bức
tranh của mình được trân trọng... Từ những con người chất phác, giàu lòng vị
tha như Lí A Lừ; Ông nội cổ giả, quê mùa; bà nội của Tuấn, Tú; bác Lan, họa
sĩ Phan; vợ chồng chú Tư; bà nội của Giéc; bà nội của Tèo, Tuất, Hải, Hồng;
bà nội của Thía và Thủy Tiên... đến những con người bị tha hóa như anh em
Mẹo, Mộng; bố mẹ của Bống; dì ghẻ của Kiểm; ba của Thủy Tiên... Ngay cả
đến nhân vật loài vật chú hổ con, con chó lạc nhà cũng hiện lên thật sinh
động, chất phác, mộc mạc. Với một giọng văn tha thiết tác giả đã đi qua một
vài nhân vật mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc
nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng đó cũng là những
con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, sự
can đảm và ý chí kiên cường. Sau mỗi câu truyện đều có năm ông viết như
một cuốn nhật ký về cuộc sống, về số phận con người mà Ma Văn Kháng
được gặp, được chứng kiến.
21
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ngày càng
được nhiều bạn đọc đón nhận không chỉ bởi thế giới nhân vật phong phú mà
còn bởi giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt với thế hệ trẻ. Nó đóng góp khá
nhiều cho nền văn học thiếu nhi nước nhà.
1.3.2. Quanniệm nghệthuật của Ma Văn Kháng
Vấn đề quan niệm nghệ thuật của một nhà văn có ý nghĩa rất quan
trọng. Bởi nó quyết định chỗ đứng của tác giả trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật. Là một nhà văn, nhưng bên cạnh những sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn
Kháng còn có rất nhiều đóng góp cho văn học đương đại ở phương diện lý
luận. Qua hệ thống quan niệm nghệ thuật độc đáo về văn chương, con người
và cuộc sống. Trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp sinh viên, chúng tôi hướng
tới làm rõ quan niệm của nhà văn về văn chương và con người.
* Quan niệm về văn chương
Trong tư tưởng nghệ thuật của Ma Văn Kháng, quan niệm về văn
chương có một vị trí quan trọng. Những quan niệm này được bộc lộ dưới hai
dạng thức.
Một là, trực tiếp qua những tiểu luận phê bình và nghiên cứu mang tính
chất lý luận, những phát biểu tại các hội nghị, hội thảo văn học trong và ngoài
nước, những bút ký, trả lời phỏng vấn, đáng chú ý là: Dấu hiệu của dân chủ
cởi mở (1990); Cao hơn cả là tình yêu (1995); Ngẫu hứng và tự do sáng tạo
(1994); Thuậntheo người mà không bỏ mình (1992); Nền văn học của dân tộc
(1997); Lào Cai, miền đất vàng (2001); Yêu nghề mà đến với nghề (1997);
Những năm tháng tập rèn (1992)... và gần đây là tập tiểu luận Phút giây
huyền diệu (2012).
Hai là, quan niệm nghệ thuật được bộc lộ gián tiếp thông qua thế giới
nghệ thuật trong các tiểu thuyết. Có thể được phát biểu qua lời nhân vật, lời
bình giá trữ tình ngoại đề của người kể chuyện... Ở cả hai dạng thức, chúng
tôi nhận thấy mối quan tâm của Ma Văn Kháng được tập trung các vấn đề:
bản chất của văn chương; cá tính và lao động sáng tạo; cảm hứng nghệ thuật...
22
Qua những mối quan tâm ấy, ở những giai đoạn nhất định, nhà văn đã thể
hiện quan niệm văn chương đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, vừa thỏa
mãn khát vọng cá nhân của chính ông trong sáng tạo nghệ thuật.
* Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề quan trọng trong tìm
hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn. Nếu tìm hiểu quan niệm về văn chương,
luận văn chú ý đến những phát ngôn trực tiếp của Ma Văn Kháng, coi đó là
những quan niệm mang tính nguyên tắc chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhà
văn thì ở phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, qua sự thể hiện
hình tượng nghệ thuật trong các tiểu thuyết, xem đó là căn cứ chính. Chúng
tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng là nhà văn có quan niệm nghệ thuật về con
người rất rõ ràng và nhất quán, bộc lộ tính giai đoạn và có sự vận động biến
đổi rất rõ nét, đó là sự vận động từ con người xã hội đến con người đời tư đặt
trong hoàn cảnh cụ thể với tất cả những gì thuộc về chính nó.
Trong đó, Ma Văn Kháng tập trung vào làm rõ những quan niệm nghệ
thuật của chính mình thông qua sự thể hiện về những tư tưởng mang yếu tố
nghệ thuật như con người xã hội, con người thế sự đời tư (bản năng tự nhiên
của con người, con người trong hoàn cảnh bi kịch, con người tâm linh)…
23
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN
CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Đờisống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ
về vật chất
2.1.1. Sốphận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất
vả, nhọc nhằn
Những số phận trẻ thơ bất hạnh, khổ đau là bức tranh phản ánh hiện
thực đời thường, khắc nghiệt đã tước đi hạnh phúc, tuổi thơ của các em. Qua
đó cũng thể hiện được sự cảm thông, niềm mến thương da diết của người cầm
bút đối với những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời.
Nổi bật trong những sáng tác viết về thiếu nhi của Nhà văn Ma Văn
Kháng là những em bé bất hạnh bị đày đọa, bị hất hủi; những đứa trẻ thiệt
thòi, hoàn toàn không có đời sống tinh thần, không có tuổi thơ. Những đứa trẻ
này đều sống thiếu tình yêu thương và sự chở che của người thân, gia đình.
Nhưng ẩn sâu bên trong là những tâm hồn trong sáng, thánh thiện.
Truyện “Đồng cỏ nở hoa” là bức tranh muôn màu của đời sống xã hội,
truyện xoay quanh số phận bất hạnh, éo le của nhân vật Bống. Sinh ra và lớn
lên trong gia đình bố thì nghiện rượu, mẹ đi buôn hoa quả nhưng nhiều mánh
khóe gian lận. Cả tuổi thơ em không hề nhận được sự quan tâm, yêu thương
từ ba mẹ. Mặc dù có tài năng nghệ thuật, nhưng Bống gặp không ít những khó
khăn, vấp ngã. Bao nhiêu khó khăn, tủi nhục đè nén không biết chia sẻ cùng
ai:
“Các người có hiểu cho tôi không? Cái người đàn bà mặc áo thổ cẩm
đó là cai ngục! Là kẻ giam hãm, đọa đày tôi. Đến ngủ mê tôi cũng thấy cái
mặt lưỡi cày nanh ác của mụ. Các người có biết hôm qua mụ ấy nói với tôi
thế nào không? Mụ ấy nghiến răng kèn kẹt chỉ tay vào mặt tôi, rủa: “Con kia!
Tao căm thù mày! Mày là đứa cướp cơm chim của tao. Chỗ của mày lẽ ra là
24
của con tao. Tháng này nó tốt ngiệp trường Mĩ thuật Công nghiệp. Tao đã
dấm sẵn chỗ cho nó. Vậy mà mày đến tranh phần của nó! Tao phải vạch vôi
vào cái mặt bất lương của mày!” [8, tr.106]. Cuộc sống luôn đầy rẫy những
khó khan, để vượt qua những khó khăn đó, chúng ta cần có tinh thần vươn lên
trong cuộc sống. Qua hình ảnh nhân vật Bống chúng ta thấy được mặc dù
hoàn cảnh khó khăn, nhưng em luôn có những suy nghĩ, hành động tích cực
để tìm cách thoát ra khỏi nghịch cảnh và hướng về ngày mai tươi sáng. Bống
đã vượt qua được giới hạn trong bản thân mình, để khẳng định cái tôi và cố
gắng trong hành trình chinh phục những ước mơ và đam mê. Và cái kết thật
có hậu khi ở cuối câu chuyện, Bống được giới thiệu và bảo đảm vào làm ở
đoàn cải lương.
Thực tế cho thấy có vô vàn những lí do dẫn đến sự bất hòa, xung đột
giữa mẹ kế với con riêng của chồng. Hình ảnh những bà mẹ ghẻ lúc nào cũng
đáng sợ trong mắt mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ có ba mẹ li hôn và ba
đi thêm một bước nữa. Chẳng có ai có thể tin được vào chuyện mẹ ghẻ có thể
sống hòa thuận với con chồng. Tất cả các bà mẹ ghẻ trong các câu chuyện cổ
tích như Tấm Cám, Công chúa lọ lem,… là một ví dụ điển hình làm cho
người đọc cảm thấy sợ hãi bởi những thủ đoạn và sự tàn ác áp bức lên người
con riêng của chồng. Câu chuyện “Kiểm – Chú bé – Con người” cho thấy nỗi
bất hạnh của cậu bé Kiểm khi phải chung sống với dì ghẻ. Là một cậu bé rất
ngoan và nghe lời không bao giờ dám cãi lại lời bố mẹ, vậy mà Kiểm chưa
bao giờ được dì ghẻ đối xử như một con người. Cậu bé phải làm việc vất vả,
nhiều lần bị đánh đập, chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Dù bị đối xử
như vậy nhưng Kiểm luôn là một cậu bé hiểu chuyện đến đau lòng: “Cháu
biết suy nghĩ chứ, bác. Không nên đòi hỏi cái gì quá. Công bằng cũng phải
dựa trên sự hợp lí. Đến bữa cơm, dì cháu chia thịt, trứng cho hai em cháu.
Cháu chỉ được một bát rau. Cháu thấy thế là phải. Vì hai em cháu, một đứa
lên ba, một đứa lên sáu, chúng còn bé, chả lẽ cháu tướng, sĩ, tượng thế này lại
25
ăn tranh phần của chúng” [8, tr.115]. Đó là tình yêu chân thành của một người
anh, của một cậu bé thật thà, chất phác.
Dù bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm,
cậu bé vẫn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa bị tha
hóa. Lòng lương thiện trong em vẫn không hề bị phai nhạt mà còn thể hiện
mạnh mẽ hơn ở chính tình cảm em dành cho mọi người, đặc biệt là với những
người đối xử tệ bạc với em. Một thứ tình cảm chân thực mà không phải đứa
trẻ nào trong hoàn cảnh như em mà vẫn có được.
Câu chuyện “Giéc, con dân làng Mai”. Giéc là con lai, mẹ Việt - bố
Tây, năm tuổi cậu về Việt Nam sống với bà ngoại. Dù được bà yêu thương hết
mực nhưng cậu bé thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều, vì không được
sống cùng bố mẹ, thiếu thốn tình cảm thương yêu của bố mẹ. Lúc nhỏ, Giéc là
một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, em luôn mong nhận được tình yêu thương từ
cha mẹ. Càng lớn lên, Giéc tính khí lại khác thường, nghịch ngợm tai quái,
ương bướng hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Giéc xấc xược, tai ác đến
mức dị thường. “Đi học về là vứt sách đấy, đi chơi. Bà gọi về, đóng cửa nhốt
lại thì nó đập phá, lấy búa bổ vỡ hết cửa kính và đồ đạc trong nhà... Nó lấy
tiền của bà đi chơi điện tử.” [11, tr.145]. Làm sao có thể tưởng tượng được
một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ ngày nào mà lại trở lên nghịch ngợm, phá
phách như thế. Phải chăng cậu bé có điều gì uất ức chưa thể nói ra. Cậu bé
thật đáng thương vì bị người dân làng Mai xa lánh dần bởi không ai hiểu
được. Một đứa trẻ đang bị đẩy đến trạng thái bị cô lập trong xã hội. Nỗi bất
hạnh, tủi hờn của cậu bé chỉ bà mới hiểu. Với tình yêu thương vô bờ bến dành
cho Giéc, bà luôn cố gắng chứng minh với dân làng, mong mọi người hiểu và
chấp nhận cậu bé. Đó là một cậu bé đáng thương hơn là giận. Tình yêu
thương của bà đã giúp cậu dần nhận được sự đồng cảm từ những người xung
quanh để vượt qua nỗi đau tinh thần.
Những mảng màu của đời sống góp phần điểm tô cuộc đời mỗi chúng
ta. Cuộc sống có tốt, có xấu, có hạnh phúc cũng có bất hạnh, có vui vẻ cũng
26
có khổ đau. Giông tố, gian nan cuộc đời không ai muốn nhưng cũng khó ai
tránh khỏi và đôi khi những khó khăn hoặc thử thách khiến ta chùn bước hoặc
giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, tùy thuộc vào cách đối diện của mỗi người. Bởi
vậy mà tinh thần lạc quan rất quan trọng, giúp ta thấy được những tia hy vọng
trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. Cuộc sống chứa đựng
vô vàn những khó khăn thử thách luôn khiến người ta e dè, sợ hãi. Nhưng nếu
biết vương lên chúng ta sẽ tìm thấy nụ cười trong những dòng nước mắt, bình
an trong khổ đau. Trong câu chuyện “Buổi bình minh huyền thoại”, ta bắt
gặp hình ảnh cô bé Hà phải chịu đựng biết bao sự đau thương, mất mát. Còn
gì đau hơn nỗi đau mà Hà phải chịu đựng khi không có một người thân, người
hàng xóm để em có thể nương tựa. Bên cạnh nỗi đau mất mát người thân
trong gia đình, Hà phải đối mặt với sự thiếu thốn về vật chất. Ở cái tuổi của
Hà, như bao đứa trẻ khác là vô lo vô nghĩ nhưng em lại phải bôn ba, bận bịu
bốn bề. Từ nhỏ cô bé đã có thể làm việc nuôi bản thân: “Sáu tuổi nó đã chăn
trâu thuê. Tám tuổi nó chẻ nan bán cho hợp tác xã sản xuất mành mành ở
huyện. Mười hai tuổi nó đã biết cấy, gặt, gồng gánh thuê” [12, tr.161]. Từ
việc nhẹ đến việc nặng cô bé đều làm được và còn rất thành thạo. Cô bé có
thể làm bất cứ việc gì không kể nặng nhọc, miễn là có thể kiếm sống, không
trái pháp luật. Cô bé thật khiến người ta vừa cảm phục vừa xót thương. Là
một đứa trẻ dũng cảm, mạnh mẽ khi vượt qua bao nỗi đau để tồn tại và ở cô
bé toát lên niềm lạc quan mãnh liệt. Có lẽ đó là sức mạnh giúp cô bé vượt qua
tất cả tự lực sống, tự bước đi với niềm tin mãnh liệt.
Chắc hẵn chúng ta đã nghe câu hát “Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát
nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát
này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em không được may mắn
như các bạn cùng trang lứa, được yêu thương, chăm sóc, mua cho quần áo
đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn cô bé Thía
trong câu chuyện “Quê nội” với nỗi bất hạnh bị cha mình bỏ rơi. Cô bé sống
với bà nội từ khi cha bỏ đi lên thành phố lấy người phụ nữ khác. Cô bé phải
27
sống trong sự thiếu thốn tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi suốt bao năm. Còn
Thủy Tiên, chị em cùng cha khác mẹ với Thía lại được hưởng cuộc sống sung
sướng, đầy đủ từ vật chất không thiếu thứ gì đến tình cảm luôn được chăm
sóc, yêu thương hết mực. Sau bao nhiêu năm, ông quay về. Thía đã nghĩ và hi
vọng ông ta về là vì nhớ con gái, muốn nhận con gái. Nhưng cái mà cô bé
nhận được là sự lạnh nhạt với mình nhưng lại hết mực quan tâm đến Thủy
Tiên. “Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên chưa hề nói với con gái mình một câu,
bây giờ cũng vậy, ông móc túi lấy một tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía
quay đi không nhận. Ba Thủy Tiên điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví”
[13, tr.200]. Đau đớn, tủi hờn trước sự lạnh nhạt của người cha tàn ác, vô tâm,
cô bé chỉ biết khóc. Có lẽ cô bé rất hận ông và không bao giờ tha thứ cho
những hành động của cha mình với bà, mẹ và bản thân cô bé.
Mỗi đứa trẻ trong một câu chuyện đều có có một hoàn cảnh khác nhau,
nhưng dù là Bống, Kiểm, Giéc, Hà hay Thía, các em đều là những đứa trẻ
chung số phận bất hạnh, nghèo khổ. Trong sâu thẳm tâm hồn của các em vẫn
ẩn chứa bao khát khao về cuộc sống tương lai mới tốt đẹp hơn, nhiều may
mắn và tiếng cười hơn. Số phận của các em đã phản ánh một khía cạnh của
cuộc sống đời thực. Phản ánh những đau thương, mất mát đang cần được thấu
hiểu, được quan tâm và chia sẻ.
2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông
báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Nhân dân ta
vốn có truyền thống yêu thương, gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là
nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ,
niềm tin và sự hãnh diện. Giáo dục con cái cho nên người luôn là một nhiệm
vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp và nặng nề đối với các bậc cha mẹ. Đó là một
công trình quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm hơn cả. Và trên hết cha
mẹ luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Cha mẹ giữ vai trò quyết
28
định giáo dục con cái trong gia đình mình. Đôi khi cũng có những con người
vì hoàn cảnh, vì số phận mà họ trở nên xấu xa, không làm gương cho con cái.
Gia đình là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện giáo dục
đối với thế hệ trẻ. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và lâu dài trong
cuộc đời của mỗi con người. Tình cảm ruột thịt và bầu không khí, ấm cúng,
hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với việc giáo dục nhân cách con người. Những mầm mống ban đầu của
nhân cách, từ sở thích, lối sống đến ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng... của
mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ môi trường gia đình.
Trong truyện “Đồng cỏ nở hoa” ta bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ
đánh mất giá trị bản thân, không làm gương cho con cái. “Bố Bống làm nghề
gác chắn xe lửa... tính tình lại cục mịch, hết giờ làm chỉ vui với bia, rượu, nói
tục không ai bằng và nổi danh chỉ là cái đức kiên trì ngồi chờ u chi nảy trong
ván bài tổ tôm. Mẹ Bống buôn hoa quả Tầu. Quẩn quanh nơi chợ búa, ngoài
cái tài dán mác Mĩ lên táo Tầu để bán giá cao ra, chỉ thạo món lên đồng và trò
lô, đề một ăn bẩy” [8, tr.92]. Có lẽ vì nghèo nên sinh ra lừa lọc để thu lợi
nhuận, vì nghèo mà sa vào cờ bạc, bài tôm khó dứt ra được. Chỉ là những con
người ít học, quanh quẩn ở làng quê, chợ búa nên họ kém hiểu biết, chỉ thấy
cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này. Ông Lít đâu ngờ được
bia rượu khiến ông mắc đái tháo đường nặng và mẹ Phít cũng có ngày bị phát
hiện gian lận, bị phạt mất hết vốn. Điều đáng buồn hơn là họ không quan tâm
đến cô con gái của mình, không hề phát hiện cô bé có tài năng vẽ thiên bẩm.
Không những thế còn luôn kìm hãm tài năng của cô bé. Sự vô tâm, thiếu trách
nhiệm của họ đã khiến chính con gái mình trở thành người bất hạnh và chịu
bao đau khổ. Cha mẹ nào chẳng mong con cái thành tài nhưng với họ thì chỉ
cần có một công việc là được. Vì ý nghĩ lạc hậu, cổ hủ đó họ đã trở thành
người cha, người mẹ vô tâm, vô trách nhiệm.
Câu chuyện “Giéc, con dân làng Mai” ta bắt gặp hình ảnh cậu bé Giéc
ngay từ lúc nhỏ đã bị bố mẹ bỏ lại sống với bà ngoại. Giéc lớn lên trong sự
29
thiếu thốn tình yêu của bố mẹ, hoàn cảnh sống thiếu thốn sự giáo dục, dạy bảo
của cha mẹ đã khiến Giéc từ một cậu bé hiền lành, nhút nhát trở nên nghịch
ngợm. Những đứa trẻ như vậy vừa đáng thương vừa đáng trách. Qua câu
chuyện, nhà văn muốn gửi gắm đến những người cha, người mẹ về trách
nhiệm đối với trẻ em, đã sinh con ra phải có trách nhiệm giáo dục các em trở
thành một con người có ích cho xã hội.
Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người.
Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở
ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp
can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn
thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao. Bạo hành xâm hại đến thể chất cũng
như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình
trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình, sử
dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó
có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha
dượng ghẻ lạnh, hất hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là
những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ… Trong
truyện “Kiểm – Chú bé – Con người” có một cậu bé đã phải chịu vô số nỗi
đau về thể xác lẫn tinh thần. Kiểm bị mụ dì ghẻ hành hạ một cách không
thương tiếc. Từ việc bữa ăn chia thịt trứng cho hai con của mình còn Kiểm chỉ
có cơm rau, hất sữa ra sân khi bố pha sữa cho cậu, nếu việc mụ giao mà cậu
bé không hoàn thành sẽ cắt cơm, không cho cậu ngủ trong nhà. Đến việc bắt
cậu bé thôi học để kiếm việc làm. Rồi có những hành động ngược đãi chú bé:
ném cái chén vào mặt khiến cậu bé suýt mù, bắt chồng trói và đánh đập cậu
bé... Mụ ta đúng là một người đàn bà độc ác đến tàn bạo, như con thú dữ mù
quáng. Pháp luật cũng không cho đối xử tàn tệ với con chồng như thế, hơn
nữa cậu bé vốn ngoan ngoãn, hiền lành, yêu thương, chăm sóc chu đáo cho
con mụ và chưa bao giờ có ý định trả thù mụ. Mụ dì ghẻ là một kẻ vô liêm sỉ,
mất hết tính người. Người dưng nước lã còn đối xử với nhau có tình có nghĩa,
30
còn giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, vậy mà mụ đối xử với con chồng
còn không bằng con vật. Mụ đã khiến một con người phải sống trong sự ám
ảnh, bất hạnh của cuộc đời. Những hành vi của mụ bị trừng phạt bằng căn
bệnh đột ngột khiến mụ lăn ra bất tỉnh. Đó là cái giá cho sự bất nhân của
người đàn bà độc ác, căm ghét những thứ không phải của mình, không thuộc
về mình. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn
nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới
thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể
non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối
dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Ngày nay, vấn đề bạo hành trẻ
em vẫn xảy ra ở đâu đó trong xã hội. Chúng ta đã được chứng kiến nhiều vụ
bạo hành trẻ em dẫn tới trẻ nhập viện, thập chí là tử vong. Mỗi ngày, những
thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các
phương tiện truyền thông đại chúng. Chắc hẳn chúng ta vẫn nhớ vụ việc bé
G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam
(Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải
nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong
thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Hay mới
đây nhất, vụ bạo hành bé Vân An 8 tuổi, bị chính cha ruột và người tình của
ông đánh đập dã man tới mức tử vong. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh
thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày. Thay vì việc vui cười,
chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh
hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những
câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho
các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được
định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở
thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những
người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương
tâm họ cũng sẽ bị cắn rứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
31
2.2. Bàica về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em
2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàulòngyêu thương, sẻchia gắn
bó
Lòng nhân hậu không phải là điều quá xa xôi với cuộc sống của chúng
ta. Lòng nhân hậu tồn tại mật thiết và gắn bó với cuộc sống hằng ngày của
mỗi người. Trong xã hội nhiều tấm lòng yêu thương, chia sẽ luôn quan tâm
giúp đỡ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Lòng
nhân hậu được xem là giá trị văn hóa lớn của dân tộc ta, làm nên đức hạnh
của mỗi con người. Lòng nhân hậu tạo nên một nét đẹp văn hóa độc đáo trong
chủ nghĩa nhân văn truyền thống của con người Việt Nam. Nếu được so sánh
với nét đẹp văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới thì lòng nhân hậu là
giá trị văn hóa đáng được tự hào của dân tộc ta.
Nói về lòng nhân hậu của các em, phải kể ngay đến chú bé Kiểm trong
chuyện “Kiểm – Chú bé – Con người”. Bị dì ghẻ đối xử tệ bạc, hành hạ hết
lần này đến lần khác nhưng khi biết bà bị bệnh nặng cậu vội trở về. Không
phải về để đay nghiến, trả thù mà về vì thương bà không ai đến thăm, về để
chia sẻ, gánh chịu cơn tai họa đột ngột của bà. Không phải ai, không phải đứa
trẻ nào cũng làm được điều đó, dùng tình thương xóa bỏ mọi hận thù. Đối với
hai đứa em con dì ghẻ cậu cũng dành hết tình yêu thương cho chúng: không
bao giờ làm chúng ngã, chăm chúng như một người mẹ, luôn lo lắng, sợ
chúng bị thiệt thòi, sợ chúng khổ. Đáp lại tình cảm của cậu, chúng tìm mọi
cách đày đọa cậu, đổ tội lên đầu cậu. Nhưng cậu không hề ghét chúng, dù chỉ
là một chút. Làm sao một đứa trẻ mới chỉ mười bốn tuổi, trong hoàn cảnh
khắc nghiệt đó lại có thể giữ trọn vẹn đức tính tốt đẹp đó? Cậu bé khiến người
ta khâm phục bởi bản lĩnh phi thường của mình. Hoàn cảnh mà cậu bé phải
chịu đựng cũng có phần trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Nhưng bằng
tất cả sự kính trọng, lòng vị tha, cậu bé không hề trách móc, giận dỗi họ mà
còn tìm lời biện minh cho họ. Tấm lòng của cậu bé thật bao la, thật để người
ta phải suy nghĩ về bản thân mình. Cậu bé luôn giúp đỡ mọi người ở bất cứ
32
nơi đâu, trong hoàn cảnh nào miễn là người ta đang gặp khó khăn và cần giúp
đỡ: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ. Thấy
người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng cho bố
con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai bát
cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga,
một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu
mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác
nhỉ?” [8, tr.116]. Sự giúp đỡ vô điều kiện không một chút vụ lợi ngay cả khi
việc cậu giúp đỡ người khác bị dì ghẻ đánh thì cũng không làm cậu bé sợ. Bởi
cậu bé có một trái tim nhân hậu và tấm lòng bao dung vô bờ bến.
Từ khi biết thuần hóa các loài vật để nuôi trong nhà, con người đã có
tình yêu mến các loài vật. Đặc biệt là các loài vật gần gũi với con người như
chó, mèo, trâu, bò, chim chóc,… Các loài vật nuôi đóng vai trò rất lớn trong
đời sống lao động và tình cảm của con người. Thế nhưng, ngày nay, khi đời
sống phát triển, con người ngày càng phai nhạt tình yêu thương đối với
chúng. Phải chăng, chúng ta ngày càng mất dần đi tình yêu thương loài vật
nuôi? Trong chuyện “Con chó lạc nhà”, anh em Hải và Thắm cũng là những
đứa trẻ có tâm hồn thánh thiện đáng trân trọng. Từ sự quan tâm cho chú chó
lạc đến nhà mình: “Cái Thắm chạy ngay lên nhà lấy gói bánh quy xuống, bẻ
đôi một chiếc, hai chiếc rồi ném vào trong bếp... dậy mà ăn đi chó ơi”, “Em
cho nó ăn cơm nhé”, “Ra mà ăn đi, sĩ là đói đấy... Đừng sợ! Cơm ngon lắm
đấy chó à” [8, tr.31]. Một con chó lạ đến nhà nhưng hai anh em không hề có ý
nghĩ đuổi nó đi mà còn cho chú chó ăn, dỗ dành để chú chó hết sợ hãi. Người
đọc có thể nhận thấy rằng tình thương của hai đứa trẻ với chú chó. Đến sự lo
lắng: “Nó chỉ là con chó lạc nhà thôi mẹ”, “Mẹ ơi, đêm qua conchó ăn hết bát
cơm rồi. Nếu không có ai nhận thì mình cứ nuôi, mẹ nhé” [8, tr.36]. Hai đứa
trẻ đã rất sợ mẹ đuổi con chó đi và không ai chăm sóc cho chú chó, tình yêu
thương dành cho chú chó đã bắt đầu lớn dần lên. Khi chứng kiến cảnh người
ta vây bắt một chú chó khác ở đầu làng mạ Thắm đã khóc thương cho chú chó
33
đó, thương cho chú chó Dog có lẽ cũng từng bị như thế nhưng may mắn thoát
và lạc đến nhà mình. Người lớn đôi khi còn vô tâm hơn những đứa trẻ, sự
nhân hậu của họ dường như bị lãng quên. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng anh em
Hải, Thắm đã biết đứng lên đấu tranh, bảo vệ cái yếu. Đó là khi bố về và
cương quyết đuổi Dog đi. Lần đầu tiên trong đời Thắm dám tranh luận với bố
một cách điềm tĩnh và cứng cỏi. Lần đầu tiên hai anh em đã không làm theo
lời bố đuổi con Dog đi. Nửa đêm Hải đã vùng dậy mặc cho bố ngăn cản để
lao ra cửa cứu chú chó Dog côi cút, không nơi nương tựa, đang gặp nguy
hiểm. Đấu tranh đến cùng để bảo vệ cho chú chó, hẳn là tình yêu đó phải rất
lớn lao, quyết liệt. Lòng nhân hậu của những đứa trẻ không phân biệt dù là
con người hay con vật vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm và lo lắng.
Ngày nay, con người ngày càng trở nên vô cảm và tàn nhẫn với các loài vật.
Con người nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu
thương đối với chúng. Bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của
chúng khi không cần chúng nữa. Đó là một thực trang đáng buồn của xã hội
ngày nay. Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc,
yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật
hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình
cảm tốt đẹp. Con người cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm
sóc cần thiết. Phải đảm bảo chúng được sống và phát triển tốt. Phải tôn trọng
chúng như tôn trọng sự sống các loài vật trên trái đất này. Con người không
thể tồn tại mà không có các loài vật. Dù có nhiều loài vật nuôi đã mất đi vai
trò của mình trong thời đại ngày nay nhưng chúng luôn có một mối liên hệ
khăng khít đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy yêu thương các loài vật nuôi
và ra sức bảo vệ chúng.
Trong “Giấc mơ của bà nội” ta bắt gặp hình ảnh một người bà nhân
hậu, ấm áp, giàu lòng yêu thương. Mặc dù ở xa con cháu, nhưng cứ chủ nhật
bà bà lại từ quê lên thành phố thăm con, thăm cháu. Lần nào cũng mang quà ở
quê lên cho các cháu. Bà chăm chút tỉ mỉ cho từng người: bà mang bột sắn
34
cho con dâu hay mệt, hoa hòe cho con trai huyết áp cao, chải đầu tết tóc cho
Tú, mua lá về đun nước tắm cho Tuấn... Rồi bà sửa sang lại bàn thờ, don dẹp
nhà, lau chùi bát đĩa, phơi quần áo, chơi với các cháu. Với những đứa trẻ ngày
bà đến chơi là những ngày vui vẻ nhất đời. “Bà ở làng một mình từ khi ông
nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ
hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi
về của các hương hồn tiên tổ” [8, tr.83]. Một người bà nội hiền hậu, luôn nghĩ
cho con, cho cháu, ngay cả lúc ốm đau cũng dành tất cả yêu thương cho con
cháu.
2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường
Ý chí, nghị lực đưa con người đến với thành công. Ý chí, nghị lực
chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con
người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ
để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực ta lại vững vàng trước thử thách phong
ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện
bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở
thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là
người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước
mọi sóng lớn, gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không
nản, thành công không tự mãn. Đến với câu chuyện “Buổi bình minh huyền
thoại” là hoàn cảnh cô bé mười bốn tuổi nhưng Hà đã phải chịu đựng biết bao
sự đau thương, mất mát. “Bố nó được lệnh nhập ngũ, đi về phía Nam biền biệt
cả chục năm. Trong khi ở nhà ông bà nó lần lượt mất. Mẹ nó già yếu, bị thấp
khớp... Cô ruột chết đột tử... Bác thì chồng bệnh mà chết, nợ nần chồng chất,
phải lẩn trốn” [8,tr160-tr164]. Thiếu thốn về tình cảm đã đành, ngay cả vật
chất cũng không có gì, đẩy em vào hoàn cảnh phải tự lực mưu sinh: “Đất thì
mỗi ngày một cằn cỗi, giống má mỗi ngày một thoái hóa. Ăn không đủ, hai
chị nó phiêu dạt đi kiếm sống ở các thị trấn mới thông thương ở biên giới. Mẹ
nó ở nhà vừa tự chống trả với bệnh thấp khớp chạy vào tim, vừa lần hồi qua
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...hieu anh
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HSLuận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 

Similar to Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học

VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học (20)

Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docxĐề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
 
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docxĐề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
 
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docxMẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
 
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAYLuận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu ThỉnhHình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Vi...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 

Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM ************ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2020 - 2022 Đề tài: NHỮNG THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI”CỦA THY NGỌC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Sinh viên thực hiện : MSSV : Lớp : Khoá : Ngành : Sư phạm Tiểu học --o0o--- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM ************ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2020 - 2022 Đề tài: GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quen MSSV : 2031402020090 Lớp : K202CD.GDTH01 Khoá : 2020-2022 Ngành : Sư phạm Tiểu học ---o0o--- Bình Dương, tháng 7 năm 2022
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM ************ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2020 - 2022 Đề tài: GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quen MSSV : 2031402020090 Lớp : K202CD.GDTH01 Khoá : 2020-2022 Ngành : Sư phạm Tiểu học ---o0o--- Bình Dương, tháng 7 năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Thủ Dầu Một, ngày 29 tháng 7 năm 2022 Sinh viên Trần Thị Quen
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một, các trung tâm, phòng ban, thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi, cung cấp cho tôi các nguồn tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành báo cáo này. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm báo cáo. Cô đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Quen
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................... 5 7. Cấu trúc đề tài...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG...................................................... 6 1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học........................................................................................... 6 1.1.1. Vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học......................................................................................................6 1.1.2. Học sinh tiểu học và những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi ..7 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi ..... 13 1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng...........13 1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn Kháng......................................................................................................19 1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.......................................................................................... 19 1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những thành công ..................................................................................19
  • 6. 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng...........................21 Tiểu kết chương 1.............................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC......................................... 23 2.1. Đời sống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về vật chất................................................................................................ 23 2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn..........................................................................................23 2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em ....................27 2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em ............................. 31 2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn bó.............................................................................................................31 2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường .........33 2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và những ước mơ về tình đời cao thượng ............................................................ 37 2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống ........37 2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao thượng.....................................................................................................39 2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn ...41 Tiểu kết chương 2.............................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT NHÂN VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC HỌC SINH.............................................................................................. 44 3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật....................................................... 44 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật................................44
  • 7. 3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật..................................46 3.2. Nghệ thuật giọng điệu ................................................................... 47 3.2.1. Giọng điệu suy tư triết lí........................................................46 3.2.2. Giọng điệu thiết tha sâu lắng .................................................46 3.2.2. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng................................................50 3.3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học và mở rộng nhận thức giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học............. 52 3.3.1.Bồi dưỡng năng lựccảm thu văn học cho học sinh tiểu học qua luyện đọc và kể chuyện ............................................................................53 3.3.2. Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm ...........................................55 3.3.3. Tổ chức hoạt động kể chuyện và sắm vai...............................58 3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh nêu bài học giáo dục...................................................................................................59 Tiểu kết chương 3.............................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN............................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 65 PHỤ LỤC ............................................................................................... 67
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam, một trong những cây bút có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học, với văn phong giản dị, thể hiện ý chí nghị lực của một cốt cách nhà văn, suốt sự nghiệp sáng tác của mình từ truyện ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến nay, ông đã có được một sự nghiệp sáng tác với 19 tập truyện ngắn, 2 tập truyện vừa, 17 cuốn tiểu thuyết, 4 tập truyện viết cho thiếu nhi, 1 cuốn hồi kí, 2 cuốn tiểu luận - phê bình. Song ở thể loại nào ông cũng thành công và được đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Các tác phẩm của Ma Văn Kháng tập trung vào hai mảng: Miền núi và Đô thị. Với đề tài viết cho Thiếu nhi, ông luôn dành những tình cảm yêu thương, chia sẻ và quan tâm sâu sắc cho nhân vật của mình với sự thành công của hàng loạt các tác phẩm như tiểu thuyết Chuyện của Lý, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời lưu lạc...; truyện ngắn Đồng cỏ nở hoa, Khu vườn tuổi thơ, Kiểm - Chú bé - Con người... Tác giả Ma Văn Kháng tâm sự: “Viết cho thiếu nhi quan trọng không chỉ là viết cái gì? Mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan hệ đến tâm hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con trẻ ra, tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu với cuộc đời với con người” [8]. 1.2. Được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn hay và đặc sắc của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, tập truyện Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi xuất hiện lần đầu tiên do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 2014 đến nay đã tái bản đến lần thứ sáu. Dù trải qua các lần tái bản, chỉnh sửa nhưng “tất cả những truyện ngắn đượcgiới thiệu trong cuốn sách này hầu hết đều mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi; nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên
  • 9. 2 cường. Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ưu tư, phiền muộn, truyện ngắn viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giai điệu lạc quan về cuộc sống, ước mơ và tình đời cao thượng” [8, tr. 4]. Cuốn sách như những trang nhật ký về tuổi thơ, về cuộc sống của tác giả bằng những câu chuyện, những nhân vật từ con người đến loài vật hiện lên thật sinh động, chất phác và mộc mạc với những số phận, những mảnh đời bất hạnh. Thông qua đó, Ma Văn Kháng muốn thể hiện những giá trị giáo dục sâu sắc về nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung. 1.3. Là một giáo viên tiểu học, với những nghiên cứu và tìm đọc các tác phẩm, các mẫu truyện nhằm phục vụ cho quá trình công tác của mình, bản thân tôi đã phải khâm phục trước những tài năng sáng tác của Ma Văn Kháng. Đặc biệt, với tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”, ông đã viết nên những bài học mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhân cách, đạo đức đối với học sinh tiểu học. Đây chính là những nguồn tài liệu quý, giàu giá trị giáo dục phục vụ cho sự nghiệp giảng dạy của mình. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Trước hết, bàn về những nhân vật trong sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng, tác giả Đào Thủy Nguyên trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn Ma văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con ngườivùng cao có viết: “Tác giả đi sâu vào nghiên cứu khẳng định một cách đầythuyết phụcnhững vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặcsắc về nghệthuậtxây dựng nhân vật
  • 10. 3 và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng” [2]. Hay tác giả Đoàn Trọng Huy với bài viết Ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi đã viết: “Nếu theo dõi sẽ thấy thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn nhưng phân hóa rõ rệt thành hai loại, haihạng. Không phải là ranh giới giai cấp, cũng không phải là vết ngang đậm địch - ta. Mà là một quy định đạo đức - xã hội: nhân cách cao thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu xa, độc địa, tàn ác”. [3] Tác giả Nguyễn Thị Thắm với luận văn Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng đã tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Thắm đã hướng về đời tư của Ma Văn Kháng thêm sâu sắc. Qua đó, khẳng định loại tiểu thuyết hướng về đời tư của con người, gắn bó với các thế hệ trong gia đình. Được đặt trong bối cảnh xã hội nước ta mà nó tồn tại và có khả năng tạo nên nhiều nội dung có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc. ( xem lại câu cho phù hợp hơn ) Tác giả Hồ Thị Minh Chi với luận văn Thếgiới nhân vậttrong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới có đề cập đến hệ thống những nhân vật mang nét đặc trưng miền núi, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật vượt lên số phận và các phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ra đời vào tháng 7 năm 2014 được Nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản danh tiếng in và lưu hành là cuốn sách được chọn lọc, hội tụ những truyện hay, đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi của ông. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về tập truyện này dưới góc độ nghiên cứu những giá trị giáo dục nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung và đối tượng học sinh tiểu học nói riêng.
  • 11. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích nội dung những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của tác giả Ma Văn Kháng để thấy được những giá trị giáo dục nổi bật về đạo đức và nhân cách cho học sinh tiểu học. Đồng thời, đề tài còn làm rõ những nét riêng tiêu biểu về nghệ thuật khắc họa nhân vật, nghệ thuật sử dụng giọng điệu để thấy được những nét riêng trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng. Trên cơ sở đó, đề tài còn đề xuất một số biện pháp, cách thức giáo dục học sinh tiểu học. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục nhân cách, đạođức cho học sinh tiểu học thông qua “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của tác giả Ma Văn Kháng. (năm xuất bản, nhà xuất bản) 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có cái nhìn khái quát và lôgic hơn về đề tài, đặt ra các nội dung theo một hệ thống để làm rõ vấn đề. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong báo cáo tốt nghiệp để đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện. 5.3. Phương pháp so sánh Nhằm so sánhtruyệncủaMa Văn Kháng với các tác phẩm của những nhà văn cùng viết về văn học thiếu nhi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng…
  • 12. 5 5.4. Phương pháp sưu tầm Dùng phương pháp này để sưu tầm các truyện, các bài báo và các tài liệu có liên quan để tìm hiểu về những yếu tố dân gian truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng qua góc nhìn của các nhà phê bình văn học. 5.5. Phương pháp lý thuyết thi pháp Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm rõ phần nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn. Đồng thời, phương pháp này còn làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài không chỉ phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của chúng tôi mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu những bài học mang giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức, nhân cách cho đối tượng học sinh tiểu học trong các truyện ngắn mà tác giả Ma Văn Kháng sáng tác cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu và mở rộng tầm hiểu biết về con người, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng. Báo cáo hoàn thành sẽ là cơ sở tiền đề, nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo được trình bày trong ba chương như sau: Chương 1. Khái quát về chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học và truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng Chương 2. Giá trị nội dung “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những bài học giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học Chương 3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng - những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật nhân vật, giọng điệu và đề xuất cách thức giáo dục học sinh
  • 13. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học 1.1.1. Vai trò và chức năng giáodục của văn học đối với học sinh tiểu học. Văn học nghệ thuật có chức năng làm cân bằng đời sống tinh thần của con người, bù đắp cho nhân loại những gì chưa có, chưa đến, những gì đang ao ước, mong mỏi, hi vọng. Nói đến chức năng của văn học là nói đến vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội, con người mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể thay thế được. Có thể xem việc rèn luyện, phát triển những năng lực tình cảm của con người như một ý nghĩa xã hội quan trọng của văn học. Bởi thế, bên cạnh các chức năng nhận thức, thẩm mỹ, dự báo, giải trí…thì chức năng giáo dục là một chức năng vô cùng quan trọng mà văn học mang tới cho đời sống con người. Văn học là khoa học về cái đẹp trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu hình tượng. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó. Đồng thời nó có tính chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm). Văn học biểu đạt nhận thức, lí giải và thái độ đối với con người trước cuộc sống. Những vấn đề nhân sinh cũng được đặt ra ở trong đó. Nhà văn M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, điều này có nghĩa là văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người. Trong đó, văn học phải mang
  • 14. 7 tính giáo dục sâu sắc cho mọi đối tượng tiếp nhận mà đặc biệt là đối tượng thiếu nhi. Đối với thiếu nhi nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, văn học nghệ thuật giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Kha-li-nin nói: “Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề khó khăn nhất, những nhà sư phạm ưu tú nhất đều công nhận nó không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuậtVậy thì trong quá trình giáo dục cho học sinh tiểu học, bên cạnh các bộ môn khác như Đạo đức, Mỹ thuật, Tự nhiên - Xã hội…, cần thấy được và phát huy tối đa sức mạnh giáo dục của các tác phẩm văn học. Như nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận định: “Văn học thiếu nhirất quan trọng và không thể thiếu. Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em”. Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học nước nhà đến văn học thế giới, mỗi tác phẩm như một bài ca dịu ngọt, như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức đang hình thành, nhân cách đang được định hình, tâm hồn đang trong sáng như pha lê, tư duy còn gắn liền với liên tưởng và tưởng tượng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng để giáo dục học sinh tiểu học trở thành những con người có sự phát triển toàn diện về nhân cách. 1.1.2. Học sinhtiểu học và những đặc điểm vềtâm sinh lý lứa tuổi * Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giai đoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian
  • 15. 8 nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển. Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau: Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 - 11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển tâm lí đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh - những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống. Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận việc một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức và có thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và mang các tính chất khác nhau. Trước những thách thức này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát triển của mình lên một mức cao hơn. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ
  • 16. 9 em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc”. Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ này thì lớp 1 là đặc biệt - lớp đầu của cấp tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 - Lớp đầu ra của cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.
  • 17. 10 * Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Đối với các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Đối với quá trình phát triển tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...) Đối với quá trình phát triển tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, lớp 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Sự phát triển khả năng tưởng tượng: Học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Về ngôn ngữ, hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã
  • 18. 11 thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Về chú ý, ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Về trí nhớ, trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4, lớp 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của
  • 19. 12 các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em... Về ý chí, ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. * Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm kìm hãm sự phát triển năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,... Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,
  • 20. 13 mạnh dạn...Sau 5 năm học, “tính cách học đường” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi 1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng * Tác giả Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng sinh ngày 1/12/1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê gốc phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ông được đánh giá là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Là chàng trai Hà Thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Ông tham gia quân đội từ khi còn là thiếu sinh quân, sau đó được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, rồi được về làm hiệu trưởng trường cấp 2 thị xã Lào Cai. Được ít năm ông quay trở về học Đại học Sư phạm Hà Nội, ra trường ông tiếp tục xung phong lên dạy học ở thị xã Lào Cai, với cương vị Hiệu trưởng trường cấp 3. Về sau ông chuyển sang làm báo và đã từng là Phó tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ tỉnh. Mãi đến năm 1976, Ma Văn Kháng mới chuyển về Hà Nội. Suốt hai mươi năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bút danh Ma Văn Kháng phần
  • 21. 14 nào nói lên tình yêu mà ông dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy. Ông luôn tâm nguyện rằng, phải sống chan hòa với đồng bào dân tộc, hãy sống hết mình vì nhân dân trước đã, sau đó mới nói đến chuyện làm cái gì đó hợp với sở trường của mình. Từ sâu trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai của mình. Tình yêu, sự gắn bó ấy đã thôi thúc ông viết văn, viết báo. Những trang viết đầu tay của ông toát lên cái nhanh nhạy của một cây bút trẻ, hăm hở vào nghề, tự tin, mạnh mẽ và thiết tha. Truyện ngắn Phố cụt được in báo năm 1961 đã mở đầu nghiệp văn của ông. Từ đó ông hăm hở đến các bản Mường, vạch lau lách mà đi, sắn quần mà lội suối, chống gậy mà leo vách đá… để ghi lại từng chi tiết của cuộc sống, để trải nghiệm mà viết. Cứ thế ông cần cù, bền bỉ, chắt chiu từng giọt tinh túy của cuộc sống rồi bày lên tác phẩm. Ông viết, xuất hiện đều đặn trên các mặt báo và nhanh chóng chiếm được cảm tình của độc giả. Thời gian ngồi trên ghế trường Đại học Sư phạm đã giúp ông thấm thía, nhận ra rằng, chỉ lao vào đời sống “cày sâu cuốc bẫm” thôi thì vẫn chưa đủ, khó mà vươn xa được, mà phải học thầy cô, bạn bè, học từ sách vở nữa. Khi kiến thức văn học được mở rộng, vốn sống trực tiếp được bổ sung bằng vốn tri thức, thì tác phẩm sẽ trở nên cứng cáp, có sinh lực dồi dào và bền bỉ, sống mãi với thời gian. Với ông, dường như có sự tương hợp giữa thành nhân và đắc đạo văn chương. Viết, trải nghiệm, đau đớn rồi lại viết. Cứ thế các tác phẩm, những đứa con tinh thần của ông ngày càng lớn lên, đồ sộ, lừng lững đứng chung vào hàng ngũ những tác phẩm của các nhà văn tên tuổi của nước nhà. Ông nói: Viết văn thì phải đau mới viết được. Đau thì mới thấy thấm thía, mới bật ra được. Và như vậy tác phẩm mới hay, mới đậm chất nhân văn, chứ cứ nhơn nhơn với những thú vui ngoài xã hội thì lấy đâu ra tác phẩm hay. Và ông đã thực sự đau đớn sau những trải nghiệm trên đường đời, để khi quay lại chốn đô thị phồn hoa, ông đã giúp chúng ta nhận diện chính xác cơn biến động của lịch sử, những gương mặt thị dân, bọn trí thức rởm, bọn hợm hĩnh…
  • 22. 15 Ông đã vẽ lên khá đầy đủ bức tranh của sự biến động xã hội, khi những giá trị truyền thống từng ngày bị phá vỡ bởi sự xô đẩy của tiến trình lịch sử; sự tha hóa của đạo lí nhân sinh; sự giằng xé giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ti tiện và lòng nhân ái… Đối với Ma Văn Kháng, viết văn trước tiên là câu chuyện về số phận con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái đẹp, cái thiện. Thấp thoáng trong các trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn, nỗi đau đời của riêng ông, nhưng trên tất cả đó là những ưu tư của ông trước nhân tình thế thái. Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân văn cho con người, vì con người ở nghĩa rộng lớn nhất. Ông quan niệm vì một điều rất đơn giản: “Con người sống không chỉ là để làm đẹp cho cuộc sống, không chỉ để ra nụ ra hoa mà sống còn là để chịu thương tích nữa - đó là quy luật của xã hội. Sống là đấu tranh, tranh đấu sẽ có thương tích. Tôi không muốn một cái đẹp dễ dãi. Cái đẹp ấy phải mang màu sắc bi tráng. Cái đẹp ấy đều trải qua những mất mát, thiệt thòi, thậm chí hi sinh, bị vùi dập đến mức không còn chỗ đứng. Thế nhưng họ vẫn vươn lên khẳng định nhân cách chính mình. Đó chính là cái đẹp rất cơ bản”. Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân nhận xét: “Có thể nói trong số những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết thưa đi… thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tòi và kiên trì viết đều lên, rất đều đặn. Và thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được chú ý. Thành ra Ma Văn Kháng đã thu được một kết quả khả quan về mặt sáng tác.” Một điều có thể nhận thấy dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì chính Ma Văn Kháng cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu chuyện, từng hoàn cảnh… làm giàu kho tàng ngôn ngữ của mình và để cho đời nhiều tác phẩm hơn nữa. Và giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm Ma Văn Kháng vẫn dành sự tận tâm, lòng say mê nghệ thuật và đau đáu với nghiệp viết, ông đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền văn học đương đại Việt Nam.
  • 23. 16 * Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 15 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn và 1 hồi ký, tính ra ông đã viết hàng vạn trang văn trong đời mình. Hàng vạn trang văn ấy chỉ để giữ lại một điều cuối cùng, là con người hãy đến với nhau bằng sự tử tế, bằng tình yêu vô tư và vô điều kiện. Đó cũng là muốn kết tinh từ những tháng năm vất vả khổ sai với con chữ của nhà văn, mà thực tế trải nghiệm là một minh chứng. Ma Văn Kháng thực sự “sống đã rồi hãy viết” - như tâm nguyện của mình. Rời Hà Nội khi tuổi đời còn rất trẻ, ông đã chọn nghề dạy học ở một vùng đất xa lạ với mình về văn hóa, là Lào Cai. Và rồi với trái tim căng mở của người trí thức, với đôi chân ham đi và cặp mắt không ngừng quan sát, ông đã luôn dành chỗ trong tâm hồn cho những bài ca của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Tổ quốc ngân vang, trở thành chất liệu vàng ròng làm nên những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Một mình một ngựa… Ông là nhà văn tiêu biểu viết về miền núi, không chỉ bởi cái bút danh Ma Văn Kháng, mà còn bởi khi viết về một dân tộc, một vùng đất, ông đã không “viết hộ hay viết thuê, mà viết cho chính mình”. Hơn 20 năm làm nghề dạy học ở miền núi, Ma Văn Kháng thực sự đã chọn con đường khó để đi, vì ông hiểu không có những trả giá thật sự trong đời sống, nhà văn không thể có những trang viết hay. Trên vai người thầy Ma Văn Kháng chưa khi nào chỉ là giáo án dạy học, mà còn là những cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ những tư liệu về lịch sử, con người, cuộc sống của một vùng đất, những trăn trở, day dứt về số phận dân tộc, số phận con người. Không chỉ dạy học trò vùng cao con chữ mà Ma Văn Kháng còn tự đào tạo mình một cách nghiệt ngã, để trở thành nhà văn. Có thể khẳng định rằng hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng được đánh dấu từ truyện ngắn Phố cụt in trên Báo Văn nghệ 1961. Tuy nhiên
  • 24. 17 truyện ngắn có tính chất ghi dấu ấn sâu sắc đối với Ma Văn Kháng, theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi theo văn nghiệp của ông sau này lại là Xa phủ (1969). Chính nhà văn bộc bạch: “Xa Phủ, cái mốc son trên con đường đi tới văn chương của tôi! Cảm hứng từ truyện ngắn này được nuôi dưỡng, trở thành xung lực mạnh mẽ khiến tôi viết được cả loạt truyện ngắn tiếp theo với nhân vật, cuộc sống là vùng đồng bào các dân tộc, để năm 1969 tôi được nhà xuấtbản văn học in cho tập truyện ngắn đầu tay cũng mang tên Xa phủ” và liền ngay sau đó ông tiếp tục cho ra đời 4 tập truyện ngắn: Mùa mận hậu (1972); Người con trai họ Hạng (1972); Bài ca trăng sáng (1972); Cái móng ngựa (1974). Năm 1974 Ma Văn Kháng trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Một năm sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng tạm biệt mảnh đất Lào Cai - miền Tây Bắc của Tổ quốc để về chính nơi ông được sinh ra: Hà Nội. Có thể nói 22 năm ấy “biết bao là tình” nhưng cũng còn đó không ít “nhọc nhằn”, “nhớ thương”. Có lẽ, khi đã tạm biệt mảnh đất Tây Bắc rồi, nhìn chặng đường đã qua, để bắt đầu đi tới, Ma Văn Kháng đã không thể dự cảm hết được những khó khăn đang chờ ông trước mắt. Về Hà Nội, có thể là cơ hội to lớn mở ra với bao người, song cuộc đời vốn vẫn muốn thách thức ông, một con người luôn cháy ngời lý tưởng đẹp đẽ. Và tình yêu cuộc sống đến không cùng ông đã phải đối mặt với bao nỗi nhọc nhằn mưu sinh, thế sự dường như là quá sức đối với con người. Nhưng chính những giai đoạn đan kết bao khó khăn khắc nghiệt và đáng nhớ nhất này cộng với khoảng thời gian trên 20 năm sống tại Lào Cai, đã thôi thúc mạnh mẽ ngòi bút ông ghi lại: đó là những câu chuyện thấm đẫm chất đời, tình người và dư vang của một thời kỳ lịch sử xã hội còn chưa thoát ra khỏi những nỗi đau, sự nhọc nhằn. Chính nhà văn thừa nhận, đại ý: thời kỳ này dù có quá nhiều khó khăn trong cuộc sống đối với tôi, song nhìn lại, tôi thấy đó là một may mắn. May mắn là ở chỗ , tôi được tôi luyện trong một thời kỳ lịch sử quan trọng - đất nước tiến hành đổi mới - giai đoạn mở ra nhiều vấn đề lớn lao cho người sáng tác khơi dòng, cộng với sự trải nghiệm của 20 năm cầm bút và sự thay
  • 25. 18 đổi mang tính bước ngoặt trong mỹ cảm của nhà nghệ sỹ, hơn thế, khi ấy cộng với độ chín của tuổi nghề đã giúp tôi có sức bật lớn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: đây là thời kỳ nở rộ của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Hàng loạt tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này và đã để lại nhiều dư vang trong lòng người đọc như: Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986), Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988), Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988), Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992), Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992), Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994), Ngoại thành (truyện ngắn 1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)… Mỗi con chữ như mặn xót mồ hôi, nước mắt, chắt ra qua nghiền ngẫm và trải nghiệm từ chính dòng đời, mạch sống của nhà văn và được chuyển vào tác phẩm ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, đặc biệt là sự thể hiện hình ảnh và bức tranh cuộc đời tác giả một cách trung thực trong hồi ký văn chương: Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương. Tựu trung, nhìn lại những chặng đường lớn trong đời viết văn quá nửa thế kỷ của Ma Văn Kháng, với 22 năm ở Lào Cai, trải qua các cương vị công tác như: hiệu trưởng trường cấp 2, 3 Lào Cai; Thư ký Bí thư tỉnh ủy Lào Cai; phóng viên, phó tổng biên tập báo Lào Cai; từ năm 1976 đến nay ở thủ đô Hà Nội, lần lượt trải qua các cương vị công tác như: phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn khóa V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nước ngoài… thì điều sau chót, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà văn nói chung, Ma Văn Kháng nói riêng, chính là những đứa con tinh thần của họ, thứ sẽ gắn kết nhà nghệ sỹ với con người, cuộc đời cũng như sức sống của chúng trong lòng độc giả. Thành quả trong hành trình nghệ thuật trên nửa thế kỷ của nhà văn Ma Văn Kháng có thể xem là đồ sộ: trên 200 truyện ngắn, tạp văn, 15 tiểu thuyết và 1 hồi ký văn chương. Đó có lẽ là những cống hiến lớn lao nhất ông dành cho nghệ thuật và cũng là những món quà quý nhất nhà văn đáp lại một cách chân thành nhất
  • 26. 19 đối với lòng yêu mến của công chúng đã đón nhận văn chương Ma Văn Kháng trong mấy chục năm qua. 1.2.2. Truyện viếtcho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn Kháng Có thể khẳng định rằng những sáng tác của Ma Văn Kháng luôn mang lại những bài học giáo dục sâu sắc khẳng định tài năng văn chương và nghệ thuật sáng tác của ông trong sự nghiệp đóng góp cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt với hai quyển tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý cùng với hơn 200 truyện ngắn ông viết cho thiếu nhi càng giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về phong cách cũng như quan niệm nghệ thuật trong sáng tác các tác phẩm văn học của ông. Những sáng tác của Ma Văn Kháng cho thiếu nhi xoay quanh những nhân vật là trẻ em hoặc những nhân vật, sự việc về thế giới tuổi thơ tập trung vào cả hai mảng hiện thực lớn ở miền núi và đô thị với thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú. Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh đến những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu, từ những con người chất phác, giàu lòng vị tha, đến những con người bị tha hóa và ngay cả đến nhân vật loài vật cũng hiện lên thật sinh động, chất phác, mộc mạc được phân tích một cách cặn kẽ, tỉ mỉ và giàu tính hình tượng nghệ thuật. Tất cả đều phục vụ cho một mục đích trong sáng tác của Ma Văn Kháng dành cho thiếu nhi đó là giáo dục và cảm hóa nhân vật cả về nhân cách và đạo đức con người. 1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ thuật của nhà văn 1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những thành công( Những truyện hay viết cho thiếu nhi được in và lưu hành vào tháng 7 năm 2014, tới nay đã xuất bản tới lần thứ 6. Cuốn sách là tập hợp những truyện ngắn tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Ma Văn kháng.
  • 27. 20 Cuốn sách gồm 12 truyện với những cái tên thú vị như: Khu vườn tuổi thơ; Ông Pồn và chú hổ con; Con chó lạc nhà, Hoa gạo đỏ; Ông nội cổ giả và quê mùa; Giấc mơ của bà nội; Đồng cỏ nở hoa; Kiểm - Chú bé - Con người; Giéc, con dân làng Mai; Buổi bình minh huyền thoại; Bà ngồi ở góc nhà; Quê nội. Trong mỗi câu chuyện là những nhân vật với những tính cách, số phận hoàn cảnh khác nhau phong phú, đa dạng tạo nên một bức tranh về cuộc sống đầy màu sắc. Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh như cái Bống có tài vẽ đẹp nhưng không được sự ủng hộ của gia đình, cuộc sống, sự nghiệp lận đận; chú bé Kiểm sống trong cảnh thiếu tình yêu của bố mẹ, chịu sự ngược đãi, tệ bạc của dì ghẻ, của con dì; cậu bé Giéc sống với bà ngoại từ nhỏ, thiếu tình yêu thương của mẹ, bị dân làng kỳ thị; cuộc sống nghèo khó của hai cô bé Hà và Ngàn làm mọi việc để kiếm sống; hay cái Thía sống thiếu tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi... đến những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu như anh em Hải, Thắm đối với chú chó lạc nhà; anh em Tuấn, Tú mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc; cái Bống mong ước được vẽ và những bức tranh của mình được trân trọng... Từ những con người chất phác, giàu lòng vị tha như Lí A Lừ; Ông nội cổ giả, quê mùa; bà nội của Tuấn, Tú; bác Lan, họa sĩ Phan; vợ chồng chú Tư; bà nội của Giéc; bà nội của Tèo, Tuất, Hải, Hồng; bà nội của Thía và Thủy Tiên... đến những con người bị tha hóa như anh em Mẹo, Mộng; bố mẹ của Bống; dì ghẻ của Kiểm; ba của Thủy Tiên... Ngay cả đến nhân vật loài vật chú hổ con, con chó lạc nhà cũng hiện lên thật sinh động, chất phác, mộc mạc. Với một giọng văn tha thiết tác giả đã đi qua một vài nhân vật mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, sự can đảm và ý chí kiên cường. Sau mỗi câu truyện đều có năm ông viết như một cuốn nhật ký về cuộc sống, về số phận con người mà Ma Văn Kháng được gặp, được chứng kiến.
  • 28. 21 Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ngày càng được nhiều bạn đọc đón nhận không chỉ bởi thế giới nhân vật phong phú mà còn bởi giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt với thế hệ trẻ. Nó đóng góp khá nhiều cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. 1.3.2. Quanniệm nghệthuật của Ma Văn Kháng Vấn đề quan niệm nghệ thuật của một nhà văn có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nó quyết định chỗ đứng của tác giả trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Là một nhà văn, nhưng bên cạnh những sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng còn có rất nhiều đóng góp cho văn học đương đại ở phương diện lý luận. Qua hệ thống quan niệm nghệ thuật độc đáo về văn chương, con người và cuộc sống. Trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp sinh viên, chúng tôi hướng tới làm rõ quan niệm của nhà văn về văn chương và con người. * Quan niệm về văn chương Trong tư tưởng nghệ thuật của Ma Văn Kháng, quan niệm về văn chương có một vị trí quan trọng. Những quan niệm này được bộc lộ dưới hai dạng thức. Một là, trực tiếp qua những tiểu luận phê bình và nghiên cứu mang tính chất lý luận, những phát biểu tại các hội nghị, hội thảo văn học trong và ngoài nước, những bút ký, trả lời phỏng vấn, đáng chú ý là: Dấu hiệu của dân chủ cởi mở (1990); Cao hơn cả là tình yêu (1995); Ngẫu hứng và tự do sáng tạo (1994); Thuậntheo người mà không bỏ mình (1992); Nền văn học của dân tộc (1997); Lào Cai, miền đất vàng (2001); Yêu nghề mà đến với nghề (1997); Những năm tháng tập rèn (1992)... và gần đây là tập tiểu luận Phút giây huyền diệu (2012). Hai là, quan niệm nghệ thuật được bộc lộ gián tiếp thông qua thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết. Có thể được phát biểu qua lời nhân vật, lời bình giá trữ tình ngoại đề của người kể chuyện... Ở cả hai dạng thức, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm của Ma Văn Kháng được tập trung các vấn đề: bản chất của văn chương; cá tính và lao động sáng tạo; cảm hứng nghệ thuật...
  • 29. 22 Qua những mối quan tâm ấy, ở những giai đoạn nhất định, nhà văn đã thể hiện quan niệm văn chương đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, vừa thỏa mãn khát vọng cá nhân của chính ông trong sáng tạo nghệ thuật. * Quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề quan trọng trong tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn. Nếu tìm hiểu quan niệm về văn chương, luận văn chú ý đến những phát ngôn trực tiếp của Ma Văn Kháng, coi đó là những quan niệm mang tính nguyên tắc chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhà văn thì ở phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, qua sự thể hiện hình tượng nghệ thuật trong các tiểu thuyết, xem đó là căn cứ chính. Chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng là nhà văn có quan niệm nghệ thuật về con người rất rõ ràng và nhất quán, bộc lộ tính giai đoạn và có sự vận động biến đổi rất rõ nét, đó là sự vận động từ con người xã hội đến con người đời tư đặt trong hoàn cảnh cụ thể với tất cả những gì thuộc về chính nó. Trong đó, Ma Văn Kháng tập trung vào làm rõ những quan niệm nghệ thuật của chính mình thông qua sự thể hiện về những tư tưởng mang yếu tố nghệ thuật như con người xã hội, con người thế sự đời tư (bản năng tự nhiên của con người, con người trong hoàn cảnh bi kịch, con người tâm linh)…
  • 30. 23 CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Đờisống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về vật chất 2.1.1. Sốphận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn Những số phận trẻ thơ bất hạnh, khổ đau là bức tranh phản ánh hiện thực đời thường, khắc nghiệt đã tước đi hạnh phúc, tuổi thơ của các em. Qua đó cũng thể hiện được sự cảm thông, niềm mến thương da diết của người cầm bút đối với những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời. Nổi bật trong những sáng tác viết về thiếu nhi của Nhà văn Ma Văn Kháng là những em bé bất hạnh bị đày đọa, bị hất hủi; những đứa trẻ thiệt thòi, hoàn toàn không có đời sống tinh thần, không có tuổi thơ. Những đứa trẻ này đều sống thiếu tình yêu thương và sự chở che của người thân, gia đình. Nhưng ẩn sâu bên trong là những tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Truyện “Đồng cỏ nở hoa” là bức tranh muôn màu của đời sống xã hội, truyện xoay quanh số phận bất hạnh, éo le của nhân vật Bống. Sinh ra và lớn lên trong gia đình bố thì nghiện rượu, mẹ đi buôn hoa quả nhưng nhiều mánh khóe gian lận. Cả tuổi thơ em không hề nhận được sự quan tâm, yêu thương từ ba mẹ. Mặc dù có tài năng nghệ thuật, nhưng Bống gặp không ít những khó khăn, vấp ngã. Bao nhiêu khó khăn, tủi nhục đè nén không biết chia sẻ cùng ai: “Các người có hiểu cho tôi không? Cái người đàn bà mặc áo thổ cẩm đó là cai ngục! Là kẻ giam hãm, đọa đày tôi. Đến ngủ mê tôi cũng thấy cái mặt lưỡi cày nanh ác của mụ. Các người có biết hôm qua mụ ấy nói với tôi thế nào không? Mụ ấy nghiến răng kèn kẹt chỉ tay vào mặt tôi, rủa: “Con kia! Tao căm thù mày! Mày là đứa cướp cơm chim của tao. Chỗ của mày lẽ ra là
  • 31. 24 của con tao. Tháng này nó tốt ngiệp trường Mĩ thuật Công nghiệp. Tao đã dấm sẵn chỗ cho nó. Vậy mà mày đến tranh phần của nó! Tao phải vạch vôi vào cái mặt bất lương của mày!” [8, tr.106]. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khan, để vượt qua những khó khăn đó, chúng ta cần có tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Qua hình ảnh nhân vật Bống chúng ta thấy được mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng em luôn có những suy nghĩ, hành động tích cực để tìm cách thoát ra khỏi nghịch cảnh và hướng về ngày mai tươi sáng. Bống đã vượt qua được giới hạn trong bản thân mình, để khẳng định cái tôi và cố gắng trong hành trình chinh phục những ước mơ và đam mê. Và cái kết thật có hậu khi ở cuối câu chuyện, Bống được giới thiệu và bảo đảm vào làm ở đoàn cải lương. Thực tế cho thấy có vô vàn những lí do dẫn đến sự bất hòa, xung đột giữa mẹ kế với con riêng của chồng. Hình ảnh những bà mẹ ghẻ lúc nào cũng đáng sợ trong mắt mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ có ba mẹ li hôn và ba đi thêm một bước nữa. Chẳng có ai có thể tin được vào chuyện mẹ ghẻ có thể sống hòa thuận với con chồng. Tất cả các bà mẹ ghẻ trong các câu chuyện cổ tích như Tấm Cám, Công chúa lọ lem,… là một ví dụ điển hình làm cho người đọc cảm thấy sợ hãi bởi những thủ đoạn và sự tàn ác áp bức lên người con riêng của chồng. Câu chuyện “Kiểm – Chú bé – Con người” cho thấy nỗi bất hạnh của cậu bé Kiểm khi phải chung sống với dì ghẻ. Là một cậu bé rất ngoan và nghe lời không bao giờ dám cãi lại lời bố mẹ, vậy mà Kiểm chưa bao giờ được dì ghẻ đối xử như một con người. Cậu bé phải làm việc vất vả, nhiều lần bị đánh đập, chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Dù bị đối xử như vậy nhưng Kiểm luôn là một cậu bé hiểu chuyện đến đau lòng: “Cháu biết suy nghĩ chứ, bác. Không nên đòi hỏi cái gì quá. Công bằng cũng phải dựa trên sự hợp lí. Đến bữa cơm, dì cháu chia thịt, trứng cho hai em cháu. Cháu chỉ được một bát rau. Cháu thấy thế là phải. Vì hai em cháu, một đứa lên ba, một đứa lên sáu, chúng còn bé, chả lẽ cháu tướng, sĩ, tượng thế này lại
  • 32. 25 ăn tranh phần của chúng” [8, tr.115]. Đó là tình yêu chân thành của một người anh, của một cậu bé thật thà, chất phác. Dù bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm, cậu bé vẫn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa bị tha hóa. Lòng lương thiện trong em vẫn không hề bị phai nhạt mà còn thể hiện mạnh mẽ hơn ở chính tình cảm em dành cho mọi người, đặc biệt là với những người đối xử tệ bạc với em. Một thứ tình cảm chân thực mà không phải đứa trẻ nào trong hoàn cảnh như em mà vẫn có được. Câu chuyện “Giéc, con dân làng Mai”. Giéc là con lai, mẹ Việt - bố Tây, năm tuổi cậu về Việt Nam sống với bà ngoại. Dù được bà yêu thương hết mực nhưng cậu bé thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều, vì không được sống cùng bố mẹ, thiếu thốn tình cảm thương yêu của bố mẹ. Lúc nhỏ, Giéc là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, em luôn mong nhận được tình yêu thương từ cha mẹ. Càng lớn lên, Giéc tính khí lại khác thường, nghịch ngợm tai quái, ương bướng hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Giéc xấc xược, tai ác đến mức dị thường. “Đi học về là vứt sách đấy, đi chơi. Bà gọi về, đóng cửa nhốt lại thì nó đập phá, lấy búa bổ vỡ hết cửa kính và đồ đạc trong nhà... Nó lấy tiền của bà đi chơi điện tử.” [11, tr.145]. Làm sao có thể tưởng tượng được một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ ngày nào mà lại trở lên nghịch ngợm, phá phách như thế. Phải chăng cậu bé có điều gì uất ức chưa thể nói ra. Cậu bé thật đáng thương vì bị người dân làng Mai xa lánh dần bởi không ai hiểu được. Một đứa trẻ đang bị đẩy đến trạng thái bị cô lập trong xã hội. Nỗi bất hạnh, tủi hờn của cậu bé chỉ bà mới hiểu. Với tình yêu thương vô bờ bến dành cho Giéc, bà luôn cố gắng chứng minh với dân làng, mong mọi người hiểu và chấp nhận cậu bé. Đó là một cậu bé đáng thương hơn là giận. Tình yêu thương của bà đã giúp cậu dần nhận được sự đồng cảm từ những người xung quanh để vượt qua nỗi đau tinh thần. Những mảng màu của đời sống góp phần điểm tô cuộc đời mỗi chúng ta. Cuộc sống có tốt, có xấu, có hạnh phúc cũng có bất hạnh, có vui vẻ cũng
  • 33. 26 có khổ đau. Giông tố, gian nan cuộc đời không ai muốn nhưng cũng khó ai tránh khỏi và đôi khi những khó khăn hoặc thử thách khiến ta chùn bước hoặc giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, tùy thuộc vào cách đối diện của mỗi người. Bởi vậy mà tinh thần lạc quan rất quan trọng, giúp ta thấy được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. Cuộc sống chứa đựng vô vàn những khó khăn thử thách luôn khiến người ta e dè, sợ hãi. Nhưng nếu biết vương lên chúng ta sẽ tìm thấy nụ cười trong những dòng nước mắt, bình an trong khổ đau. Trong câu chuyện “Buổi bình minh huyền thoại”, ta bắt gặp hình ảnh cô bé Hà phải chịu đựng biết bao sự đau thương, mất mát. Còn gì đau hơn nỗi đau mà Hà phải chịu đựng khi không có một người thân, người hàng xóm để em có thể nương tựa. Bên cạnh nỗi đau mất mát người thân trong gia đình, Hà phải đối mặt với sự thiếu thốn về vật chất. Ở cái tuổi của Hà, như bao đứa trẻ khác là vô lo vô nghĩ nhưng em lại phải bôn ba, bận bịu bốn bề. Từ nhỏ cô bé đã có thể làm việc nuôi bản thân: “Sáu tuổi nó đã chăn trâu thuê. Tám tuổi nó chẻ nan bán cho hợp tác xã sản xuất mành mành ở huyện. Mười hai tuổi nó đã biết cấy, gặt, gồng gánh thuê” [12, tr.161]. Từ việc nhẹ đến việc nặng cô bé đều làm được và còn rất thành thạo. Cô bé có thể làm bất cứ việc gì không kể nặng nhọc, miễn là có thể kiếm sống, không trái pháp luật. Cô bé thật khiến người ta vừa cảm phục vừa xót thương. Là một đứa trẻ dũng cảm, mạnh mẽ khi vượt qua bao nỗi đau để tồn tại và ở cô bé toát lên niềm lạc quan mãnh liệt. Có lẽ đó là sức mạnh giúp cô bé vượt qua tất cả tự lực sống, tự bước đi với niềm tin mãnh liệt. Chắc hẵn chúng ta đã nghe câu hát “Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, được yêu thương, chăm sóc, mua cho quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn cô bé Thía trong câu chuyện “Quê nội” với nỗi bất hạnh bị cha mình bỏ rơi. Cô bé sống với bà nội từ khi cha bỏ đi lên thành phố lấy người phụ nữ khác. Cô bé phải
  • 34. 27 sống trong sự thiếu thốn tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi suốt bao năm. Còn Thủy Tiên, chị em cùng cha khác mẹ với Thía lại được hưởng cuộc sống sung sướng, đầy đủ từ vật chất không thiếu thứ gì đến tình cảm luôn được chăm sóc, yêu thương hết mực. Sau bao nhiêu năm, ông quay về. Thía đã nghĩ và hi vọng ông ta về là vì nhớ con gái, muốn nhận con gái. Nhưng cái mà cô bé nhận được là sự lạnh nhạt với mình nhưng lại hết mực quan tâm đến Thủy Tiên. “Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên chưa hề nói với con gái mình một câu, bây giờ cũng vậy, ông móc túi lấy một tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía quay đi không nhận. Ba Thủy Tiên điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví” [13, tr.200]. Đau đớn, tủi hờn trước sự lạnh nhạt của người cha tàn ác, vô tâm, cô bé chỉ biết khóc. Có lẽ cô bé rất hận ông và không bao giờ tha thứ cho những hành động của cha mình với bà, mẹ và bản thân cô bé. Mỗi đứa trẻ trong một câu chuyện đều có có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù là Bống, Kiểm, Giéc, Hà hay Thía, các em đều là những đứa trẻ chung số phận bất hạnh, nghèo khổ. Trong sâu thẳm tâm hồn của các em vẫn ẩn chứa bao khát khao về cuộc sống tương lai mới tốt đẹp hơn, nhiều may mắn và tiếng cười hơn. Số phận của các em đã phản ánh một khía cạnh của cuộc sống đời thực. Phản ánh những đau thương, mất mát đang cần được thấu hiểu, được quan tâm và chia sẻ. 2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu thương, gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Giáo dục con cái cho nên người luôn là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp và nặng nề đối với các bậc cha mẹ. Đó là một công trình quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm hơn cả. Và trên hết cha mẹ luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Cha mẹ giữ vai trò quyết
  • 35. 28 định giáo dục con cái trong gia đình mình. Đôi khi cũng có những con người vì hoàn cảnh, vì số phận mà họ trở nên xấu xa, không làm gương cho con cái. Gia đình là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện giáo dục đối với thế hệ trẻ. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và lâu dài trong cuộc đời của mỗi con người. Tình cảm ruột thịt và bầu không khí, ấm cúng, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục nhân cách con người. Những mầm mống ban đầu của nhân cách, từ sở thích, lối sống đến ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng... của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ môi trường gia đình. Trong truyện “Đồng cỏ nở hoa” ta bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ đánh mất giá trị bản thân, không làm gương cho con cái. “Bố Bống làm nghề gác chắn xe lửa... tính tình lại cục mịch, hết giờ làm chỉ vui với bia, rượu, nói tục không ai bằng và nổi danh chỉ là cái đức kiên trì ngồi chờ u chi nảy trong ván bài tổ tôm. Mẹ Bống buôn hoa quả Tầu. Quẩn quanh nơi chợ búa, ngoài cái tài dán mác Mĩ lên táo Tầu để bán giá cao ra, chỉ thạo món lên đồng và trò lô, đề một ăn bẩy” [8, tr.92]. Có lẽ vì nghèo nên sinh ra lừa lọc để thu lợi nhuận, vì nghèo mà sa vào cờ bạc, bài tôm khó dứt ra được. Chỉ là những con người ít học, quanh quẩn ở làng quê, chợ búa nên họ kém hiểu biết, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này. Ông Lít đâu ngờ được bia rượu khiến ông mắc đái tháo đường nặng và mẹ Phít cũng có ngày bị phát hiện gian lận, bị phạt mất hết vốn. Điều đáng buồn hơn là họ không quan tâm đến cô con gái của mình, không hề phát hiện cô bé có tài năng vẽ thiên bẩm. Không những thế còn luôn kìm hãm tài năng của cô bé. Sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của họ đã khiến chính con gái mình trở thành người bất hạnh và chịu bao đau khổ. Cha mẹ nào chẳng mong con cái thành tài nhưng với họ thì chỉ cần có một công việc là được. Vì ý nghĩ lạc hậu, cổ hủ đó họ đã trở thành người cha, người mẹ vô tâm, vô trách nhiệm. Câu chuyện “Giéc, con dân làng Mai” ta bắt gặp hình ảnh cậu bé Giéc ngay từ lúc nhỏ đã bị bố mẹ bỏ lại sống với bà ngoại. Giéc lớn lên trong sự
  • 36. 29 thiếu thốn tình yêu của bố mẹ, hoàn cảnh sống thiếu thốn sự giáo dục, dạy bảo của cha mẹ đã khiến Giéc từ một cậu bé hiền lành, nhút nhát trở nên nghịch ngợm. Những đứa trẻ như vậy vừa đáng thương vừa đáng trách. Qua câu chuyện, nhà văn muốn gửi gắm đến những người cha, người mẹ về trách nhiệm đối với trẻ em, đã sinh con ra phải có trách nhiệm giáo dục các em trở thành một con người có ích cho xã hội. Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao. Bạo hành xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình, sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hất hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ… Trong truyện “Kiểm – Chú bé – Con người” có một cậu bé đã phải chịu vô số nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Kiểm bị mụ dì ghẻ hành hạ một cách không thương tiếc. Từ việc bữa ăn chia thịt trứng cho hai con của mình còn Kiểm chỉ có cơm rau, hất sữa ra sân khi bố pha sữa cho cậu, nếu việc mụ giao mà cậu bé không hoàn thành sẽ cắt cơm, không cho cậu ngủ trong nhà. Đến việc bắt cậu bé thôi học để kiếm việc làm. Rồi có những hành động ngược đãi chú bé: ném cái chén vào mặt khiến cậu bé suýt mù, bắt chồng trói và đánh đập cậu bé... Mụ ta đúng là một người đàn bà độc ác đến tàn bạo, như con thú dữ mù quáng. Pháp luật cũng không cho đối xử tàn tệ với con chồng như thế, hơn nữa cậu bé vốn ngoan ngoãn, hiền lành, yêu thương, chăm sóc chu đáo cho con mụ và chưa bao giờ có ý định trả thù mụ. Mụ dì ghẻ là một kẻ vô liêm sỉ, mất hết tính người. Người dưng nước lã còn đối xử với nhau có tình có nghĩa,
  • 37. 30 còn giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, vậy mà mụ đối xử với con chồng còn không bằng con vật. Mụ đã khiến một con người phải sống trong sự ám ảnh, bất hạnh của cuộc đời. Những hành vi của mụ bị trừng phạt bằng căn bệnh đột ngột khiến mụ lăn ra bất tỉnh. Đó là cái giá cho sự bất nhân của người đàn bà độc ác, căm ghét những thứ không phải của mình, không thuộc về mình. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Ngày nay, vấn đề bạo hành trẻ em vẫn xảy ra ở đâu đó trong xã hội. Chúng ta đã được chứng kiến nhiều vụ bạo hành trẻ em dẫn tới trẻ nhập viện, thập chí là tử vong. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chắc hẳn chúng ta vẫn nhớ vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Hay mới đây nhất, vụ bạo hành bé Vân An 8 tuổi, bị chính cha ruột và người tình của ông đánh đập dã man tới mức tử vong. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị cắn rứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
  • 38. 31 2.2. Bàica về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em 2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàulòngyêu thương, sẻchia gắn bó Lòng nhân hậu không phải là điều quá xa xôi với cuộc sống của chúng ta. Lòng nhân hậu tồn tại mật thiết và gắn bó với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Trong xã hội nhiều tấm lòng yêu thương, chia sẽ luôn quan tâm giúp đỡ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Lòng nhân hậu được xem là giá trị văn hóa lớn của dân tộc ta, làm nên đức hạnh của mỗi con người. Lòng nhân hậu tạo nên một nét đẹp văn hóa độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống của con người Việt Nam. Nếu được so sánh với nét đẹp văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới thì lòng nhân hậu là giá trị văn hóa đáng được tự hào của dân tộc ta. Nói về lòng nhân hậu của các em, phải kể ngay đến chú bé Kiểm trong chuyện “Kiểm – Chú bé – Con người”. Bị dì ghẻ đối xử tệ bạc, hành hạ hết lần này đến lần khác nhưng khi biết bà bị bệnh nặng cậu vội trở về. Không phải về để đay nghiến, trả thù mà về vì thương bà không ai đến thăm, về để chia sẻ, gánh chịu cơn tai họa đột ngột của bà. Không phải ai, không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó, dùng tình thương xóa bỏ mọi hận thù. Đối với hai đứa em con dì ghẻ cậu cũng dành hết tình yêu thương cho chúng: không bao giờ làm chúng ngã, chăm chúng như một người mẹ, luôn lo lắng, sợ chúng bị thiệt thòi, sợ chúng khổ. Đáp lại tình cảm của cậu, chúng tìm mọi cách đày đọa cậu, đổ tội lên đầu cậu. Nhưng cậu không hề ghét chúng, dù chỉ là một chút. Làm sao một đứa trẻ mới chỉ mười bốn tuổi, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó lại có thể giữ trọn vẹn đức tính tốt đẹp đó? Cậu bé khiến người ta khâm phục bởi bản lĩnh phi thường của mình. Hoàn cảnh mà cậu bé phải chịu đựng cũng có phần trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Nhưng bằng tất cả sự kính trọng, lòng vị tha, cậu bé không hề trách móc, giận dỗi họ mà còn tìm lời biện minh cho họ. Tấm lòng của cậu bé thật bao la, thật để người ta phải suy nghĩ về bản thân mình. Cậu bé luôn giúp đỡ mọi người ở bất cứ
  • 39. 32 nơi đâu, trong hoàn cảnh nào miễn là người ta đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ. Thấy người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng cho bố con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai bát cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga, một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác nhỉ?” [8, tr.116]. Sự giúp đỡ vô điều kiện không một chút vụ lợi ngay cả khi việc cậu giúp đỡ người khác bị dì ghẻ đánh thì cũng không làm cậu bé sợ. Bởi cậu bé có một trái tim nhân hậu và tấm lòng bao dung vô bờ bến. Từ khi biết thuần hóa các loài vật để nuôi trong nhà, con người đã có tình yêu mến các loài vật. Đặc biệt là các loài vật gần gũi với con người như chó, mèo, trâu, bò, chim chóc,… Các loài vật nuôi đóng vai trò rất lớn trong đời sống lao động và tình cảm của con người. Thế nhưng, ngày nay, khi đời sống phát triển, con người ngày càng phai nhạt tình yêu thương đối với chúng. Phải chăng, chúng ta ngày càng mất dần đi tình yêu thương loài vật nuôi? Trong chuyện “Con chó lạc nhà”, anh em Hải và Thắm cũng là những đứa trẻ có tâm hồn thánh thiện đáng trân trọng. Từ sự quan tâm cho chú chó lạc đến nhà mình: “Cái Thắm chạy ngay lên nhà lấy gói bánh quy xuống, bẻ đôi một chiếc, hai chiếc rồi ném vào trong bếp... dậy mà ăn đi chó ơi”, “Em cho nó ăn cơm nhé”, “Ra mà ăn đi, sĩ là đói đấy... Đừng sợ! Cơm ngon lắm đấy chó à” [8, tr.31]. Một con chó lạ đến nhà nhưng hai anh em không hề có ý nghĩ đuổi nó đi mà còn cho chú chó ăn, dỗ dành để chú chó hết sợ hãi. Người đọc có thể nhận thấy rằng tình thương của hai đứa trẻ với chú chó. Đến sự lo lắng: “Nó chỉ là con chó lạc nhà thôi mẹ”, “Mẹ ơi, đêm qua conchó ăn hết bát cơm rồi. Nếu không có ai nhận thì mình cứ nuôi, mẹ nhé” [8, tr.36]. Hai đứa trẻ đã rất sợ mẹ đuổi con chó đi và không ai chăm sóc cho chú chó, tình yêu thương dành cho chú chó đã bắt đầu lớn dần lên. Khi chứng kiến cảnh người ta vây bắt một chú chó khác ở đầu làng mạ Thắm đã khóc thương cho chú chó
  • 40. 33 đó, thương cho chú chó Dog có lẽ cũng từng bị như thế nhưng may mắn thoát và lạc đến nhà mình. Người lớn đôi khi còn vô tâm hơn những đứa trẻ, sự nhân hậu của họ dường như bị lãng quên. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng anh em Hải, Thắm đã biết đứng lên đấu tranh, bảo vệ cái yếu. Đó là khi bố về và cương quyết đuổi Dog đi. Lần đầu tiên trong đời Thắm dám tranh luận với bố một cách điềm tĩnh và cứng cỏi. Lần đầu tiên hai anh em đã không làm theo lời bố đuổi con Dog đi. Nửa đêm Hải đã vùng dậy mặc cho bố ngăn cản để lao ra cửa cứu chú chó Dog côi cút, không nơi nương tựa, đang gặp nguy hiểm. Đấu tranh đến cùng để bảo vệ cho chú chó, hẳn là tình yêu đó phải rất lớn lao, quyết liệt. Lòng nhân hậu của những đứa trẻ không phân biệt dù là con người hay con vật vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm và lo lắng. Ngày nay, con người ngày càng trở nên vô cảm và tàn nhẫn với các loài vật. Con người nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu thương đối với chúng. Bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của chúng khi không cần chúng nữa. Đó là một thực trang đáng buồn của xã hội ngày nay. Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp. Con người cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết. Phải đảm bảo chúng được sống và phát triển tốt. Phải tôn trọng chúng như tôn trọng sự sống các loài vật trên trái đất này. Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật. Dù có nhiều loài vật nuôi đã mất đi vai trò của mình trong thời đại ngày nay nhưng chúng luôn có một mối liên hệ khăng khít đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy yêu thương các loài vật nuôi và ra sức bảo vệ chúng. Trong “Giấc mơ của bà nội” ta bắt gặp hình ảnh một người bà nhân hậu, ấm áp, giàu lòng yêu thương. Mặc dù ở xa con cháu, nhưng cứ chủ nhật bà bà lại từ quê lên thành phố thăm con, thăm cháu. Lần nào cũng mang quà ở quê lên cho các cháu. Bà chăm chút tỉ mỉ cho từng người: bà mang bột sắn
  • 41. 34 cho con dâu hay mệt, hoa hòe cho con trai huyết áp cao, chải đầu tết tóc cho Tú, mua lá về đun nước tắm cho Tuấn... Rồi bà sửa sang lại bàn thờ, don dẹp nhà, lau chùi bát đĩa, phơi quần áo, chơi với các cháu. Với những đứa trẻ ngày bà đến chơi là những ngày vui vẻ nhất đời. “Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ” [8, tr.83]. Một người bà nội hiền hậu, luôn nghĩ cho con, cho cháu, ngay cả lúc ốm đau cũng dành tất cả yêu thương cho con cháu. 2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường Ý chí, nghị lực đưa con người đến với thành công. Ý chí, nghị lực chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực ta lại vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn, gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Đến với câu chuyện “Buổi bình minh huyền thoại” là hoàn cảnh cô bé mười bốn tuổi nhưng Hà đã phải chịu đựng biết bao sự đau thương, mất mát. “Bố nó được lệnh nhập ngũ, đi về phía Nam biền biệt cả chục năm. Trong khi ở nhà ông bà nó lần lượt mất. Mẹ nó già yếu, bị thấp khớp... Cô ruột chết đột tử... Bác thì chồng bệnh mà chết, nợ nần chồng chất, phải lẩn trốn” [8,tr160-tr164]. Thiếu thốn về tình cảm đã đành, ngay cả vật chất cũng không có gì, đẩy em vào hoàn cảnh phải tự lực mưu sinh: “Đất thì mỗi ngày một cằn cỗi, giống má mỗi ngày một thoái hóa. Ăn không đủ, hai chị nó phiêu dạt đi kiếm sống ở các thị trấn mới thông thương ở biên giới. Mẹ nó ở nhà vừa tự chống trả với bệnh thấp khớp chạy vào tim, vừa lần hồi qua