SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRẦN TIẾN THÀNH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Đ TR ĐÁ THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRẦN TIẾN THÀNH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Đ TR ĐÁ THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm Sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Dược Trường Đại học Tây Đô và sự đồng ý của
Thầy Cô hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc
Đ T Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa
Khoa Thành Phố Cần Thơ ”.
Để hoàn thành bài Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt qua trình học tập, rèn luyện tại Trường Đại
học Tây Đô.
Xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN đã tận
tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện bài Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể anh chị Khoa Dược Bệnh viện
Đa khoa thành phố Cần Thơ đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể các bạn
Học viên lớp Đại học Dược 6B đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành bài Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn
để bài Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 24 tháng 05 năm 2021
Học viên thực hiện
TRẦN TIẾN THÀNH
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đặt vấn đ : Đái tháo đường là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sự
gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ biến chứng của bệnh, nhất là
biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được th o d i, điều trị đúng, đủ,
điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số glucose
máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng. Mục tiêu: (1) Khảo
sát một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu (2) Phân tích tình hình sử dụng thuốc đái tháo
đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh Viên Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ (3)
Đánh giá tương tác thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh
nhân ngoại trú. Đố tượng và phương pháp ngh ên cứu: 315 bệnh nhân được chẩn
đoán đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viên Đa Khoa Thành Phố Cần
Thơ, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu không can thiệp. Kết quả:
Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh là nam giới, có tuổi trung bình là 62,2
tuổi , sống ở nông thôn, đã kết hôn hoặc sống chung với gia đình, đang làm việc (làm
nông) và có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên. Có thể trạng trung bình, BMI=24.., thời
gian mắc bệnh trên 5 năm, không hút thuốc, không uống rượu, có tập thể dục, bị cao
huyết áp, nhưng không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường ở gia đình. Phối hợp
M tformin + Glim pirid là được dùng phổ biến nhất (42,9%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ 2
thuốc cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ 1 thuốc trong cả liệu pháp khởi đầu
(64,4%>27,0%) và và phác đồ 3 thuốc (64,4%>8,6%). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác
giữa thuốc đái tháo đường với các thuốc khác trong phác đồ là 87,0%. Theo
Drugs.com, đơn thuốc có xu hướng gặp các tương tác nặng ở phác đồ đơn trị liệu.
Ngược lại, theo Lexicomps, thuốc có xu hướng gặp các tương tác nặng ở phac đồ điều
trị phối hợp 2 và 3 thuốc. Kết luận: Tất cả các thuốc đái tháo đường gặp trong mẫu
nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc điều trị đái tháo đường theo khuyến cáo
của ADA, tỷ lệ sử dụng phác đồ 2 thuốc cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ 1 thuốc, tỷ lệ
tương tác thuốc – thuốc tương đối cao, tuy nhiên đa phần là các loại tương tác mức độ
vừa và nhẹ.
iii
ABSTRACT
Background: Diabetes was a common disease in the world as well as in Vietnam. The
increase in the rate of diabetes had the meaning of further increasing the rate of
complications of the disease, especially cardiovascular complications. Therefore,
people with diabetes need to be monitored, properly and adequately treated, long-term
treatment, lasting for the rest of their life. The goal of treatment was to keep the blood
glucose index at an acceptable level to minimize the risk of complications. The study
had been conducted with three main objectives: (1) Survey some characteristics of the
study sample (2) Analyze the use of type 2 diabetes drug in outpatients at the Can Tho
City General Hospital. Subjects and Methods: 315 patients diagnosed with diabetes
who were on outpatient treatment at the Can Tho City General Hospital, retrospective
cross-sectional descriptive method without intervention. Results: Research showed
that the majority of patients with the disease are men, with an average age of 62.2
years, living in the countryside, were married or living with a family, were working
(farming) and had a job. Education level from 2 or higher. Average health , BMI =
24.0..., duration more than 5 years, no smoking, no alcohol, exercise, high blood
pressure, but no family history of diabetes. The most commonly used Metformin +
Glimepirid combination (42.9%). The rate of use of the 2-drug regimen was higher
than that of the 1-drug regimen for both initiation (64.4%> 27.0%) and triple-drug
regimen (64.4%> 8.6%). The proportion of patients experiencing an interaction
between antidiabetic agents with other drugs in the regimen was 87.0%. Prescriptions
tended to have serious interactions with monotherapy, according to drugs.com. In
contrast, according to Lexicomps, the drug tended to experience severe interactions on
the combination of 2 and 3 drugs. Conclusion: All antidiabetic drugs found in the
study sample are on the ADA list of antidiabetic drugs, the rate of using the 2-drug
regimen was higher than the rate of using the 1-drug regimen. The drug-drug
interaction rate is relatively high, but most of them were of moderate and mild
interactions.
iv
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam đoan luận văn: “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Đ T
Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Thành Phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và
các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học
nào khác.
Các số liệu sử dụng phân tích trong bài Luận văn có nguồn gốc r ràng, đã công
bố th o quy định. Các kết quả nghiên cứu trong bài Luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại
trường Đại học Tây Đô. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Ký và ghi rõ họ tên
TRẦN TIẾN THÀNH
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN.......................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................x
ĐẶT VẤN Đ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1 SƠ LƯỢC L CH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH ĐTĐ .........................................3
1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐTĐ .................................................4
1.2.1 Chẩn đoán.......................................................................................................4
1.2.2 Chẩn đoán tiền ĐTĐ ......................................................................................5
1.2.3 Phân loại bệnh ĐTĐ.......................................................................................5
1.3 BIẾN CHỨNG BỆNH ĐTĐ ..............................................................................7
1.3.1 Biến chứng cấp tính .......................................................................................7
1.3.2 Biến chứng mạn tính......................................................................................7
1.3.3 Một số biến chứng khác.................................................................................8
1.4 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ ................9
1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ L ÊN Q AN ĐẾN BỆNH ĐTĐ .......................................9
1.5.1 Tuổi ................................................................................................................9
1.5.2 Giới tính .......................................................................................................10
1.5.3 Địa dư...........................................................................................................10
1.5.4 Béo phì .........................................................................................................10
1.5.5 Thuốc lá và bia rượu ....................................................................................11
1.6 TÌNH HÌNH BỆNH ĐTĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ....................11
1.6.1 Trên thế giới.................................................................................................11
1.6.2 Tại Việt Nam................................................................................................12
1.7 ĐÁNH G Á Đ U TR ĐỐI VỚI BỆNH ĐTĐ..............................................13
1.7.1 Mục đích.......................................................................................................13
1.7.2 Các nội dung đánh giá toàn diện..................................................................13
1.8 Đ U TR BỆNH ĐTĐ ....................................................................................14
1.9 CÁC THUỐC Đ U TR ĐTĐ .......................................................................15
1.9.1 Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm.............................................................15
1.9.2 Thuốc hạ Glucose huyết đường uống .........................................................17
1.9.3 Tương tác thuốc ...........................................................................................25
vi
1.9.4 Phác đồ điều trị thuốc ĐTĐ.......................................................................25
1.10 TỔNG QUAN V BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ......26
1.10.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................26
1.10.2 Giới thiệu khoa Nội tiết bệnh viện.............................................................27
CHƯƠNG 2. ĐỐ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGH ÊN CỨU .......................29
2.1 ĐỐ TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................29
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu..................................................29
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu....................................................29
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................29
2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................29
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................30
2.2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................30
2.2.4 Nội dung nghiên cứu....................................................................................31
2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................33
2.3 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..............................................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................40
3.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..................................................40
3.1.1 Nhóm tuổi.....................................................................................................40
3.1.2 Giới tính .......................................................................................................42
3.1.3 Trình độ học vấn ..........................................................................................43
3.1.4 Nghề nghiệp .................................................................................................44
3.1.5 Nơi sống .......................................................................................................46
3.1.6 Tình trạng hôn nhân .....................................................................................47
3.1.7 Khoảng BMI ................................................................................................47
3.1.8 Lối sống........................................................................................................49
3.1.9 Tiền sử gia đình............................................................................................50
3.1.10 Bệnh kèm ...................................................................................................50
3.1.11 Thời gian mắc bệnh ...................................................................................51
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG Đ U TR ĐTĐ TYPE 2 TRÊN
BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ...................................................................................53
3.2.1 Danh mục và liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ ...............................................53
3.2.2 Đánh giá tương tác thuốc trong điều trị .......................................................57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........................................................................................61
4.1 ĐẶC Đ ỂM NHÂN KHẨU HỌC....................................................................61
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Đ U TR ĐTĐ TYPE 2........................62
4.3 ĐÁNH G Á TƯƠNG TÁC TH ỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ Đ U TR
ĐTĐ TYPE 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ...............................................63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH .............................................................64
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................64
vii
5.2 KIẾN NGH ......................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. xi
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ xiii
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc điểm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 ....................................6
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ th o ADA 2020........................................................15
Bảng 1.3 Phân loại Insulin theo thời gian kéo dài tác dụng.........................................16
Bảng 2.1 Các biến số liên quan đến đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................34
Bảng 2.2 Các biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng ..............................................35
Bảng 2.3 Các nhóm thuốc sử dụng điều trị của người bệnh ĐTĐ ...............................35
Bảng 2.4 Phác đồ điều trị của người bệnh ĐTĐ ..........................................................35
Bảng 2.5 Liều dùng hàng ngày các thuốc điều trị ĐTĐ...............................................36
Bảng 2.6 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải................................................................36
Bảng 3.1 Bảng phân bố bệnh nhân theo tuổi................................................................40
Bảng 3.2 Phân bố người ĐTĐ th o giới tính................................................................42
Bảng 3.3 Phân bố người ĐTĐ th o giới tính - nhóm tuổi............................................42
Bảng 3.4 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn...................................................43
Bảng 3.5 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn - nhóm tuổi ...............................44
Bảng 3.6 Phân bố người ĐTĐ th o nghề nghiệp .........................................................44
Bảng 3.7 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn - nhóm tuổi ...............................45
Bảng 3.8 Phân bố người ĐTĐ th o nơi sống ...............................................................46
Bảng 3.9 Phân bố người ĐTĐ th o nơi sống - nhóm tuổi............................................46
Bảng 3.10 Phân bố người ĐTĐ th o tình trạng hôn nhân............................................47
Bảng 3.11 Phân bố người ĐTĐ th o khoảng BMI.......................................................47
Bảng 3.12 Phân bố người ĐTĐ th o BMI - nhóm tuổi................................................48
Bảng 3.13 Phân bố người ĐTĐ th o lối sống ..............................................................49
Bảng 3.14 Phân bố người ĐTĐ th o lối sống ..............................................................49
Bảng 3.15 Phân bố người ĐTĐ th o tiền sử gia đình ..................................................50
Bảng 3.16 Phân bố người ĐTĐ th o bệnh kèm (Cao huyết áp)...................................50
Bảng 3.17 Phân bố người ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh ............................................51
Bảng 3.18 Phân bố người ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh - nhóm tuổi.........................52
Bảng 3.19 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................52
Bảng 3.20 Đặc điểm sức khỏe của người bệnh (đối với các biến định lượng) ............53
Bảng 3.21 Đặc điểm sức khỏe của người bệnh (đối với biến phân loại) .....................53
Bảng 3.22 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống đang có tại bệnh viện...............54
Bảng 3.23 Các phác đồ điều trị ĐTĐ ...........................................................................57
Bảng 3.24 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải theo Drugs.com ...................................57
Bảng 3.25 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải theo Lexicomp.....................................59
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi .............................................9
Hình 1.2 Cấu trúc phân tử Insulin .................................................................................16
Hình 1.3 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 – VADE 2017...................................................26
Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu...............................................................................30
Hình 2.2 Giao diện tra tương tác thuốc của Drugs.com................................................37
Hình 2.3 Giao diện tra tương tác thuốc của Lexicomp .................................................38
Hình 3.1 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nhóm tuổi .....................................................40
Hình 3.3 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o giới tính ........................................................42
Hình 3.4 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o trình độ học vấn............................................43
Hình 3.5 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nghề nghiệp..................................................45
Hình 3.6 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nơi sống........................................................46
Hình 3.7 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o tình trạng hôn nhân ......................................47
Hình 3.8 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o khoảng BMI .................................................48
Hình 3.9 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o lối sống.........................................................49
Hình 3.10 Phân bố người bệnh ĐTĐ theo tiền sử gia đình...........................................50
Hình 3.11 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o bệnh kèm....................................................51
Hình 3.12 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh.....................................51
Hình 3.13 Ma trận tương tác thuốc được lấy thông tin từ website Drugs.com.............58
Hình 3.14 Ma trận tương tác thuốc được lấy thông tin từ phần mềm Lexicomp..........59
x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt
AAFP American Academy Family Physician Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ
ADA American Diabetes Association Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ
ALT Alanine aminotransferase
AST Aspartate aminotransferase
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
EASD
European Foundation for the Study of
Diabetes
Hiệp hội ĐTĐ Châu Âu
FDA Food and Drug Administration
Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ
FPG Fasting Plasma Glucose Glucose huyết tương lúc đói
HDL High Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao
HDL - C High Density Lipoprotein - Cholesterol Cholesterol tỷ trọng cao
ICA Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies Kháng thể kháng tế bào đảo tụy
IDF International Diabetes Federation Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế
IFG Impaired Fasting Glucose Rối loạn Glucose huyết đói
IGT Impaired Glucose Tolerance Rối loạn dung nạp Glucose
Ins Insulin Insulin
JNC United States Joint National Committee Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ
LDL Low Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp
LDL - C Low Density Lipoprotein - Cholesterol Cholesterol tỷ trọng thấp
OGTT Oral Glucose tolerance test
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
đường uống
SU Sulfonylurea
SUs Sulfonylureas
TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần
TG Triglyceride Triglycerid
TZD Thiazolidinedion Thiazolidinedion
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
1
ĐẶT VẤN Đ
ĐTĐ là một trong những bệnh mạn tính mang tính toàn cầu và là bệnh phát triển
nhanh nhất hiện nay [1]. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng
với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng. Theo báo cáo của
Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế (Int rnational Diab t s F d ration), năm 2012 số người mắc
bệnh là 371 triệu người, 4,8 triệu người đã chết do căn bệnh này [30]. Nhưng đến năm
2017, IDF đã ước tính được rằng: Cứ mỗi 11 người trưởng thành (20 - 79 tuổi) có một
người mắc bệnh ĐTĐ (425 triệu người), 12% chi phí cho y tế của toàn thế giới được
chi cho ĐTĐ (727 tỷ USD), 79% số người bị ĐTĐ sống ở các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình trong đó có Việt Nam [29]. Còn theo WHO ( H ), gần 0% các
ca tử vong do bệnh ĐTĐ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [50].
Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ người bệnh ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng
lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới về căn bệnh này. Vào năm
2008, ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tỷ lệ bệnh dao động từ 10% - 12%
[8]. Theo kết quả điều tra tại Việt Nam năm 2015, ở nhóm tuổi 18 - 69 trên toàn quốc
tỷ lệ ĐTĐ là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, còn tỷ
lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 69,9% và số người được chẩn đoán
ĐTĐ chỉ có 2 ,9% được quản lý tại các cơ sở y tế, tỷ lệ chưa được quản lý là 71,1%
[6].
Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ biến chứng của
bệnh, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được th o d i, điều
trị đúng, đủ, điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát
chỉ số Glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng. Dùng
đúng, đủ liều, đều đặn, tích cực thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn hợp lý, đảm
bảo đủ dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, giảm cân nếu quá cân, thay đổi thói quen
như hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp,
định kỳ kiểm tra chỉ số Glucose máu là có thể kiểm soát được Glucose máu. Người
bệnh ĐTĐ kiểm soát tốt Glucose máu có thể phòng được các biến chứng giúp Người
bệnh vẫn làm việc bình thường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống,
giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật với bản thân Người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên
trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh đã và đang là một vấn đề mà
cả Người bệnh và những nhà quản lý y tế cần phải quan tâm, điều chỉnh. Nếu người
bệnh ĐTĐ không kiểm soát được Glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến
các biến chứng nặng nề như mắt [46], thận, tim, tổn thương mạch máu,bệnh lý bàn
chân… và các ảnh hưởng kèm th o là: Gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm
chất lượng cuộc sống, tàn tật và có thể tử vong. Vì vậy, việc truyền thông, tư vấn, cung
cấp những kiến thức về bệnh cho người bệnh sẽ có hiệu quả cao, thiết thực trong việc
kiểm soát đường huyết ổn định.
2
Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế
thành phố Cần Thơ, với quy mô 00 giường bệnh với đầy đủ các chuyên khoa. Khoa
nội tiết bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là một khoa lâm sàng, điều trị các bệnh
lý về nội tiết và chuyển hóa, được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2017 tách ra từ
khoa Tim mạch – Nội tiết – Lão học, là chuyên khoa có nhiệm vụ chẩn đoán và điều
trị các bệnh ĐTĐ và rối loạn nội tiết. Đây là số lượng Người bệnh ĐTĐ tương đối lớn
và số người bệnh ngày càng tăng. Qua đánh giá nhanh người bệnh mắc ĐTĐ typ 2 tại
đây cho thấy đa phần người bệnh không thực hiện chế độ ăn, tập luyện, th o d i đường
huyết...được đầy đủ th o tư vấn của thầy thuốc. Vậy thực trạng sự hiểu biết và tuân thủ
điều trị của người bệnh ĐTĐ typ 2 đang được quản lý tại khoa nội tiết bệnh viện đa
khoa thành phố Cần Thơ như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tuân thủ
điều trị của các Người bệnh này? Có những khó khăn nào thuộc về dịch vụ y tế của
Bệnh viện, cụ thể là tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ảnh hưởng
đến tuân thủ điều trị của người bệnh? Tại thành phố Cần Thơ, trong những năm gần
đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh
nhân ĐTĐ tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu
để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất
là phải phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện
sớm, chăm sóc và điều trị bệnh ĐTĐ tại thành phố Cần Thơ còn gặp rất nhiều khó
khăn.
Góp phần tìm hiểu vấn đề này, đề tài “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc
Đ T Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa
Khoa Thành Phố Cần Thơ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
- Phân tích tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa
nội tiết – Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
- Đánh giá tương tác thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ type 2 trên bệnh nhân
ngoại trú.
3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC L CH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH ĐTĐ
Trong các bệnh chuyển hoá, ĐTĐ là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử
nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong
vài thập kỷ gần đây.
Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Ar ta us đã bắt đầu mô tả về những người
mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở
những bệnh nhân ĐTĐ là do sự có mặt Glucose [2].
Năm 1 69, Lang rhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra
Insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1 9, Minkowski và Von
Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết ĐTĐ do
tụy [15].
Năm 1921, Banting và B st cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập
Insulin từ tụy. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth và
Jeytt phân loại ĐTĐ thành hai type là ĐTĐ type 1 và type 2 [15].
Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và
biến chứng ĐTĐ, được công bố năm 1993) và nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ của Vương
quốc Anh (được công bố năm 199 ) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh
ĐTĐ, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả
về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu
tiến cứu về ĐTĐ của Vương quốc Anh, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì
đã có các biến chứng [54]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải
phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ.
Theo WHO, “ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường
máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu
trong bài tiết hoặc hoạt động của Insulin".
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh
chuyển hoá có đặc điểm là tăng đường huyết, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết Insulin;
khiếm khuyết trong trong hoạt động của Insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn
tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt
là mắt [46], thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014 của Yeung RO, et al. JADE Programme
[64], hơn 50% BN ĐTĐ châu Á không đạt mục tiêu HbA1c < 7,0% và đặc biệt là Việt
Nam con số này là xấp sỉ 70%. Điều này đang giống lên một hồi chuông cảnh báo sự
chủ quan của người dân đối với bệnh ĐTĐ.
4
1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐTĐ
1.2.1 Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định theo ADA
Th o ADA năm 2020 [21, 23] và được Bộ Y tế Việt Nam công nhận, ĐTĐ được chẩn
đoán xác định khi có bất kỳ một trong bốn tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma Glucose : FPG) ≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có
thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói
qua đêm từ 8 - 14 giờ).
- Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp
dung nạp Glucose đường uống 75 g (oral Glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200
mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống phải
được thực hiện th o hướng dẫn của WHO: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm
trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng Glucose tương đương với 75 g
Glucose , hòa tan trong 250 - 300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày
trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200 g carbohydrat mỗi ngày.
- Tiêu chuẩn 3: HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực
hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tiêu chuẩn 4: Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng Glucose huyết
hoặc mức Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L). Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng Glucose huyết (bao
gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), các xét
nghiệm chẩn đoán ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn
đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7
ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để
chẩn đoán ĐTĐ là định lượng Glucose huyết tương lúc đói 2 lần, mỗi lần ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa
quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [6, 22].
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác địn o theo Q địn 5481 - n
án n
Theo Bộ Y tế Việt Nam, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong bốn
tiêu chuẩn sau:
– Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
– Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm
pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
– Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Những điểm cần lưu ý:
5
– Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp
tăng glucos máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau.
– Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết
tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn
đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường týp 2 – Phương pháp tăng
glucose máu bằng đường uống”.
1.2.2 Chẩn đoán ti n ĐTĐ
Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn Glucose huyết đói (impair d fasting Glucose : IFG): Glucose huyết
tương lúc đói từ 100 (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L);
- Rối loạn dung nạp Glucose (impaired Glucose tolerance: IGT): Glucose huyết
tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng
đường uống 75 g từ 140 (7, mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L);
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Những tình trạng rối loạn Glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ĐTĐ
nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn [56] của ĐTĐ, được
gọi là tiền ĐTĐ (pre - diabetes) [6, 41, 43].
1.2.3 Phân loại bệnh ĐTĐ
1.2.3.1 type 1
ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới.
Nguyên nhân do tế bào Beta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt Insulin tuyệt đối cho cơ
thể (nồng độ Insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn) [6, 21]. Các kháng nguyên bạch
cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ĐTĐ type
1.
ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố g n và thường được phát hiện trước 40
tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm acid -
ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh
ĐTĐ typ 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại
trừ. Bệnh nhân ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc Insulin hoàn toàn.
Có thể có các dưới nhóm:
- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân.
1.2.3.2 type 2
ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở người
trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự
thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói qu n ăn uống, ĐTĐ type 2 ở lứa tuổi trẻ
đang có xu hướng phát triển nhanh.
6
Đặc trưng của ĐTĐ typ 2 là kháng Insulin đi kèm với thiếu hụt tiết Insulin
tương đối [6, 21]. ĐTĐ typ 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
đường huyết tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng
thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá Lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim
mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa
yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2
có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường
huyết, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều
trị bằng cách dùng Insulin [21-23].
1.2.3.3 thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có đường huyết tăng, gặp khi có thai
lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ thai kỳ sau sinh theo 3 khả năng: Bị ĐTĐ, giảm dung
nạp Glucose , bình thường [5]. Bệnh ĐTĐ thai kỳ được chẩn đoán trong 3 tháng đầu
hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ [6, 21-23].
1.2.3.4 Các thể khác (hi m gặp)
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào Beta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của Insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch [22].
Bảng 1.1 Đặc điểm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 [2]
Đặc đ ểm Type 1 Type 2
Tuổi khởi bệnh Thường từ tuổi thơ ấu đến
tuổi dạy thì
Thường >40 tuổi
Khởi phát bệnh Rầm rộ, đủ các triệu chứng Chậm, thường không rõ các
triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng Triệu chứng từ trung bình
đến nặng, tiến triển tương đối
nhanh. Ăn nhiều, tiểu nhiều,
khát nhiều, mệt mỏi, giảm
cân nhanh, nhiễm acid - ceton
Khởi đầu chậm, tiến triển
chậm, tăng nhẹ tiểu tiện, mệt
mỏi, không nhiễm acid -
ceton
Béo phì Ít gặp Thường gặp
Tiền sử gia đình Ít liên quan Liên quan rõ rệt
Kháng thể ICA dương tính
Anti GAD dương tính
ICA âm tính
Anti GAD âm tính
Điều trị Bắt buộc dùng Insulin Thay đổi lối sống, các thuốc
hạ Glucose máu bằng đường
uống, hoặc Insulin
Kết hợp với bệnh tự miễn Có Không
7
1.3 BIẾN CHỨNG BỆNH ĐTĐ
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong
do các biến chứng này.
1.3.1 Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm acid -
c ton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm acid - ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa Glucid do thiếu
Insulin gây tăng đường huyết, tăng phân hủy Lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ
chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc,
tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucose nặng,
đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân
ĐTĐ type 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50%.
Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng đường huyết.
Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được phổ biến trong cộng đồng
[2].
1.3.2 Biến chứng mạn tính
1.3.2.1 Bi n chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy
nồng độ đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng
tim mạch khác. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch
gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch nói
chung chiếm khoảng 75% tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và
nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được tiến hành
trên 353 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong năm thấy có 67 bệnh
nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành.
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng
huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ type 2, 50%
ĐTĐ mới được chẩn đoán có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người ĐTĐ type 2
thường kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng Lipid máu [61].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm
động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ
mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [4].
8
1.3.2.2 Bi n chứng thận
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến
chứng tăng th o thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi
chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn
cuối. Với người ĐTĐ typ 1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng
50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh
nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn
cuối của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ít hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1, song số lượng
bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối chủ yếu là bệnh nhân ĐTĐ type 2 [4].
Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc
cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều phòng xét nghiệm chọn
phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm.
Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 199 , tỷ lệ có microalbumin niệu dương
tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh ĐTĐ type 2.
1.3.2.3 Bệnh thần kinh do
Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân
ĐTĐ có biểu hiện biến chứng này. Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường có biểu hiện thần
kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường được phân chia thành các hội chứng lớn sau:
Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần
kinh vận động gốc chi [2].
1.3.3 Một số biến chứng khác
1.3.3.1 Bệnh lý bàn chân do
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của bệnh.
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi
và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do đường huyết tăng cao [34].
Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh
ĐTĐ có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân
bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người
không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân.
Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ của Việt Nam cũng khá cao,
khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ [14, 24, 36].
1.3.3.2 Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân
Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có
nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan như: Viêm đường tiết
niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm … [25, 36].
9
1.4 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ
Rối loạn Lipid máu là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần
Lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng
nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày
nay, người ta x m đã có rối loạn Lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của Lipid
trong máu có sự thay đổi.
Rối loạn Lipid máu chủ yếu ở người ĐTĐ typ 1 là lượng lipoprotein huyết
tương thấp, tăng mức LDC - C hạt nhỏ, đậm đặc. Các bất thường này sẽ được cải thiện
song hành với mức kiểm soát đường huyết.
Người ĐTĐ typ 2 thường có tăng triglyc rid máu và giảm HDL - C (loại
lipoprot in được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ thuộc
vào mức độ kiểm soát đường máu [21]. Bệnh nhân mới mắc ĐTĐ typ 2 thường có
mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL - C cũng bị rối
loạn ở người ĐTĐ type 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm
bệnh mạch vành tăng r rệt.
1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ L ÊN Q AN ĐẾN BỆNH ĐTĐ
1.5.1 Tuổi
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ type
2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao.
Ở châu Á, ĐTĐ type 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu,
thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ
lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16% [29].
Hình 1.1 Các yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi [6]
Sự gia tăng ĐTĐ type 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi chuyển
hóa hydrat liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người mang gen di
truyền ĐTĐ mà lại không bị ĐTĐ từ lúc còn trẻ đến khi về già mới bị bệnh.
Bệnh phối hợp
Di truyền
Một số thuốc
Giảm tiết Insulin
Đề kháng Insulin
Béo bụng
Đái tháo đường ở
người cao tuổi
Giảm hoạt động thể
lực
10
Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người
trẻ tuổi mắc ĐTĐ type 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ typ 2 trong gia đình có
yếu tố di truyền r ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 -
70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người
được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.
1.5.2 Giới tính
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư
khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ không theo quy luật, nó tuỳ
thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ/nam là 3/1, trong
khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả hai giới tương đương nhau.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ
ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [16]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và yếu tố nguy cơ
được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ
mắc bệnh theo giới.
1.5.3 Đ a dư
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 - 3 lần ở
những người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo các công bố
nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả
tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở
nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn
thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa
thống kê với p < 0,01.
Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít
vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra [58].
1.5.4 Béo phì
“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể”. Th o các chuyên gia của WHO, béo
phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ type 2. Có nhiều
phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì, trong đó chẩn đoán béo phì bằng chỉ số
khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn
chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là khác nhau
cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy
giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời
điểm và triglycerid dần được tích lũy lại [58]. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm sàng thường
xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.
11
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà
phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng,
ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo
vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối
loạn chuyển hóa đường.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn
đến sự kháng Insulin. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết luận béo phì và tăng
cân đột ngột làm tăng nguy cơ của ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho
thấy những người có BMI > 23 có nguy cơ ĐTĐ type 2 gấp 2,89 lần so với người bình
thường.
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo th o sự gia tăng của bệnh ĐTĐ
type 2 và bệnh tim mạch [37].
1.5.5 Thuốc lá và b a ượu
Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối
loạn chuyển hoá.
Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân ĐTĐ khá
cao, có nhiều vùng trên 50%. Trường đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã tiến hành 25 cuộc
nghiên cứu trên 1,2 triệu bệnh nhân và nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy
cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói
quen không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực
phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏ con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ
các cơ quan trong cơ thể. Những bệnh nhân ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thì hậu quả
thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh
nhân nam ĐTĐ có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% [9].
1.6 TÌNH HÌNH BỆNH ĐTĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.6.1 Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, H đã
lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.
Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có khoảng
2 triệu người ĐTĐ type 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ tăng 14% trong hai
năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [2].
Theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246
triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số
bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát
triển [10].
12
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay
đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ
ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung
Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%).
Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á
(5,3%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh,
sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống
công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn
không cân đối, nhiều mỡ.
1.6.2 Tại Việt Nam
Năm 2002, th o điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh
viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố
4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1%.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh
sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy thấy rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh nhân ĐTĐ không được
chẩn đoán và điều trị.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai,
tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ type 1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%;
tỷ lệ nam chiếm 38,8%.
Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa [13]; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình,
Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc ĐTĐ lần lượt là 4%; 4,3% và 3%.
Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự [4] tiến hành nghiên cứu bệnh ĐTĐ tại Cao
Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6, %. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai Hà
nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận
ĐTĐ là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong
xã hội. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ
cộng đồng.
Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang [7]; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn
Kim Lương tại Thái Nguyên [11] cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở
nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều.
Tại Bắc Kạn, số bệnh nhân ĐTĐ ngày một tăng nhưng nhiều người khi được
phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng. Từ tháng 3 năm 2006 tại
khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ bệnh
ĐTĐ chiếm khoảng 3,7% - 5,2% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa trong hai năm
2007 - 200 . Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của bệnh được tiến hành.
13
1.7 ĐÁNH G Á Đ U TR ĐỐI VỚI BỆNH ĐTĐ
1.7.1 Mục đích
Đánh giá toàn diện nên thực hiện vào lần khám bệnh đầu tiên nhằm mục đích sau:
- Xác định chẩn đoán và phân loại ĐTĐ.
- Phát hiện các biến chứng ĐTĐ và các bệnh đồng mắc.
- X m xét điều trị trước và việc kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ đã
được thiết lập.
- Bắt đầu sự tham gia của bệnh nhân trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chăm
sóc.
- Xây dựng kế hoạch để chăm sóc liên tục [6].
1.7.2 Các nộ d ng đánh g á toàn d ện
1.7.2.1 Bệnh sử - Lâm sàng:
- Tuổi, đặc điểm lúc khởi phát ĐTĐ (nhiễm acid - ceton ĐTĐ, phát hiện ĐTĐ
bằng xét nghiệm nhưng không có triệu chứng).
- Cân nặng các con lúc sinh (đối với phụ nữ).
- Cách ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, hành vi ngủ (thói quen,
thời gian) [27, 38], thói quen luyện tập thể lực, giáo dục dinh dưỡng, tiền sử và
nhu cầu hỗ trợ hành vi.
- Tiền sử sử dụng thuốc lá, uống rượu và sử dụng thuốc gây nghiện [33, 48].
- Tìm hiểu bệnh nhân có tham gia các chương trình giáo dục về ĐTĐ, tự quản lý
và tiền sử, nhu cầu hỗ trợ.
- Rà soát lại các phác đồ điều trị trước và đáp ứng điều trị (dựa vào các số liệu
HbA1c)
- Sử dụng các thuốc bổ sung và thay thế: Các loại thực phẩm chức năng, thuốc cổ
truyền đã sử dụng. Các loại thuốc điều trị bệnh khác, ví dụ thuốc điều trị đau
khớp…
- Các bệnh đồng mắc và bệnh về răng miệng đang mắc.
- Tầm soát trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống bằng cách sử dụng các đo lường
đã được hiệu chỉnh và phù hợp.
- Tầm soát về các vấn đề tâm lý, các rào cản khác đối với điều trị và tự quản lý
ĐTĐ, như nguồn tài chính hạn chế, hậu cần và các nguồn hỗ trợ.
- Tầm soát về nỗi đau buồn, cảnh khốn cùng khi bị ĐTĐ
- Đánh giá các hành vi sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm và các rào cản đối với sự
tuân thủ điều trị.
- Nếu bệnh nhân có máy thử Glucose huyết tại nhà hoặc sổ theo dõi khám bệnh,
kiểm tra lại các thông số theo dõi Glucose huyết và xử trí của bệnh nhân.
- Tiền sử nhiễm acid - ceton, tần suất, độ trầm trọng, nguyên nhân.
- Tiền sử các cơn hạ Glucose huyết, khả năng nhận biết và cách xử trí lúc có
cơn, tần suất, nguyên nhân.
14
- Tiền sử tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu
- Các biến chứng mạch máu nhỏ: Võng mạc, thận, thần kinh
- Các biến chứng mạch máu lớn [56]: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ
tim, đột quị, bệnh mạch máu ngoại vi [41, 43].
- Đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản: Hỏi về kế hoạch sinh con của bệnh
nhân, bệnh nhân có dùng phương pháp nào để ngừa thai
1.7.2.2 Khám thực thể: Cần đặc biệt chú trọng:
- Chiều cao, cân nặng và BMI; Quá trình phát triển và dậy thì ở trẻ em, thanh
thiếu niên.
- Đo huyết áp, nếu cần đo huyết áp nằm và đứng để tìm hạ huyết áp tư thế.
- Khám đáy mắt [28, 46].
- Khám tuyến giáp [47, 62].
- Khám da: Tìm dấu gai đ n, các thay đổi da do ĐTĐ kiểm soát kém, khám các
vùng tiêm chích nếu bệnh nhân dùng Insulin).
- Khám bàn chân toàn diện:
o Nhìn: Xem dấu khô da, các vết chai, biến dạng bàn chân
o Sờ: Mạch mu chân và chày sau
o Có hay mất phản xạ gân cơ Achill s
o Khám thần kinh nhanh: Cảm giác xúc giác, cảm giác rung, cảm nhận
monofilament.
1.7.2.3 án iá về cận lâm sàng:
- HbA1c, nếu chưa làm trong 3 tháng vừa qua
- Nếu chưa thực hiện hoặc không có sẵn thông tin trong vòng một năm qua về
các nội dung sau, thì làm xét nghiệm:
o Bộ thông tin về Lipid máu: Bao gồm cholesterol toàn phần, LDL, HDL,
triglycerid nếu cần.
o Xét nghiêm chức năng gan (AST, ALT), xét nghiệm khác nếu cần
o Tỉ số albumin/cr atinin nước tiểu lấy 1 lần vào buổi sáng
o Creatinin huyết thanh và độ lọc cầu thận [6].
1.8 Đ U TR BỆNH ĐTĐ
Nguyên tắc điều trị: Để việc điều trị bệnh ĐTĐ có hiệu quả phải có sự kết hợp
giữa các liệu pháp gồm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc hạ Glucose
máu.
Mục tiêu điều trị: Đặc trưng cơ bản của bệnh ĐTĐ là tăng Glucose máu. Do đó
mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát Glucose máu, nhằm kéo dài tình trạng ĐTĐ không
biến chứng cấp hoặc phòng ngừa các biến chứng về sau.
15
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo ADA 2020 [21]
Mục t ê đ u tr
HbA1C < 7 % (53 mmol/mol).
Đường huyết mao mạch đói 80 - 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L)
Đường huyết mao mạch sau ăn < 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Mục tiêu điều trị tùy thuộc từng cá nhân dựa trên: Thời gian ĐTĐ, tuổi/kỳ vọng sống,
bệnh phối hợp, bệnh tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ, nguy cơ hạ đường
huyết
Đường huyết sau ăn: 1 - 2 giờ sau ăn
Phương pháp điều trị:
- Điều trị bằng chế độ ăn [19]: Cân đối tỷ lệ các chất protid, glucid, lipid và đủ vi
chất; phân bố bữa ăn phù hợp, duy trì nồng độ Glucose máu ổn định, tránh tăng
đột ngột Glucose huyết sau ăn; phối hợp tốt với thuốc điều trị [57].
- Điều trị bằng chế độ luyện tập [40]: Luyện tập phải thực hiện nghiêm túc theo
hướng dẫn. Luyện tập phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe [53].
Kiểm soát Glucose huyết chặt chẽ: Người bệnh ĐTĐ typ 2 cần kiểm tra
Glucose huyết lúc đói 2 - 3 lần/tuần, với người bệnh đã dùng thuốc uống cần kiểm tra
cả Glucose huyết sau ăn.
Điều trị bằng thuốc, với ĐTĐ typ 2 điều trị bằng thuốc theo nguyên tắc:
- Kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn và luyên tập. Các nhóm thuốc uống hay sử
dụng: sulfonylurea, metformin, ức chế nzym α - glucosidase…
- Duy trì huyết áp lý tưởng, chống rối loạn đông máu.
- Dùng insulin khi cần (không kiểm soát được Glucose huyết bằng đường uống,
biến chứng hôn mê ĐTĐ).
1.9 CÁC THUỐC Đ U TR ĐTĐ
1.9.1 Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm
1.9.1.1 Insulin
Cấu trúc hóa học insulin là một protein gồm 51 acid amin, gồm 2 chuỗi
polypeptid A và B.
16
Hình 1.2 Cấu trúc phân tử Insulin [65]
Tác dụng dược lý: Ở người bình thường Insulin tiết ra không đều, nhiều nhất là sau
bữa ăn. Insulin ức chế tạo Glucose ở gan, tăng sử dụng Glucose ở ngoại vi nên làm
giảm nồng độ Glucose máu.
Tác dụng không mong muốn
- Hạ Glucose huyết: Thường gặp khi tiêm Insulin quá liều.
- Dị ứng ban đỏ, nóng bỏng, ngứa ở nơi tiêm, ...
- Mề đay, sốc phản vệ [35, 49], phù mạch, hạ K + máu, teo mô mỡ nơi tiêm [20,
32].
Chỉ định điều trị:
- Các trường hợp ĐTĐ typ 1 (chỉ định bắt buộc)
- ĐTĐ typ 2 khi thất bại trong việc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và
dùng thuốc chống tăng Glucose máu đường uống.
Chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Các loại Insulin:
- Insulin nguồn gốc từ động vật
- Theo màu sắc chế phẩm: Trong suốt (Insulin nhanh); trắng đục (Insulin bán
chậm, Insulin chậm, Insulin hỗn hợp).
- Theo tác dụng: Thời gian tác dụng Insulin được chia như sau
Bảng 1.3 Phân loại Insulin theo thời gian kéo dài tác dụng [12]
Loại Insulin Thời gian bắt
đầu tác dụng
Thời gian đạt
đỉnh tác dụng
Thời gian kéo
dài tác dụng
Tác dụng nhanh Lispro, Aspart,
glulisin
10 - 20 phút 60 - 180 phút 180 - 300 phút
Tác dụng trung
bình
NPH
(Humulin N)
60 - 120 phút 240 - 720 phút 840 - 1440 phút
Tác dụng ngắn Regular
(Humulin R)
30 phút 150 - 300 phút 240 - 720 phút
Hỗn hợp
NPH/Regular
Aspart + NPH
30/70
30 - 60 phút 600 - 960 phút
17
Liều lượng:
- Liều insulin đối với mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người đó
nhưng thông thường liều khởi đầu 0,5 - 1,0 UI/ngày. Người ta thường tiêm dưới
da 2 lần/ngày, 2/3 vào buổi sáng và 1/3 vào buổi chiều tối.
- Phác đồ tiêm insulin: Phác đồ tiêm 1 lần/ngày ít được áp dụng do không quản
lý tốt Glucose huyết, thông thường dùng phác đồ tiêm 2 - 3 lần/ngày.
1.9.1.2 Exenatide (Exendin - 4): Là m t thuốc điều trị ới
Exendin - 4 là chất đồng vận (agonist) của receptor GLP,1 (Glucagonlikepeptide - 1.
Exenatid có khả năng giảm 0,5 - 1% HbA1C, chủ yếu là giảm Glucose huyết sau ăn
[31].
1.9.2 Thuốc hạ Glucose huyết đường uống
Thuốc uống điều trị ĐTĐ typ 2 được chia thành 4 nhóm chính:
- Nhóm sulfonylurea: Có tác dụng kích thích tế bào β tụy tiết insulin như
Gliclazid (Crondia 30MR), Amaryl, M glitinid …
- Nhóm biguanid, thiazolidinedion: Có tác dụng tăng nhạy cảm insulin ở mô
ngoại biên như Metformin (Glucopha).
- Nhóm ức chế nzym α - Glucosidase: Có tác dụng làm giảm hấp thu Glucose
trong thức ăn ở ruột non như Glucobay, Basen…
- Nhóm cải thiện đề kháng insulin tại cơ như rosiglitazon, pioglitazon. Đa số
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 vẫn tiếp tục sử dụng thuốc hạ Glucose huyết dạng uống
có hiệu quả trong một thời gian dài.
1.9.2.1 Nhóm sulfonylureas
- Nhóm này có 2 thế hệ:
o Thế hệ 1: tolbutamid, chlorpropamid, tolazamid, acetohexamid.
o Thế hệ 2: glibenclamid, gliclazid, glipizid, glimepirid
- Cơ chế tác dụng:
Sulfonylureas là một thuốc viên hạ đường máu thông qua cơ chế kích thích tụy
bài tiết insulin. Cơ chế này tác dụng thông qua kênh ATP - K + ở màng tế bào beta của
tụy. Kênh ATP - K + bao gồm hai tiểu đơn vị: Một tiểu đơn vị chứa receptor của
sulfonylureas và một tiểu đơn chứa chính kênh ATP - K + . Ở những bệnh nhân ĐTĐ
(ĐTĐ) typ 2 mà chức năng tế bào beta vẫn còn thì SULFONYLUREAS gắn với
r c ptor và gây đóng kênh ATP - K + . Khi đó K + sẽ đi qua màng và tích lũy bên
trong tế bào beta, gây khử cực tế bào beta, làm cho Ca2 + đi vào trong tế bào. Nồng độ
Ca2 + trong tế bào tăng lên, làm cho các hạt insulin sẽ di chuyển tới bề mặt tế bào, hòa
trộn với màng tế bào gây giải phóng insulin vào tuần hoàn.
18
Trên màng các tế bào beta của tuyến tụy nội tiết có những kênh kali (K) nhạy với
ATP (ký hiệu KATP), là nơi để cho dòng ion K + đi qua mà sự đóng mở chúng phụ
thuộc nồng độ ATP nội bào. Khi nồng độ Glucose máu tăng, sự tổng hợp ATP nội
bào tăng gây đóng các kênh KATP, khi đó các ion K + tích điện dương tập trung nhiều
ở phía trong màng tế bào gây khử cực màng tế bào beta. Hậu quả của khử cực là các
kênh canxi phụ thuộc điện thế mở ra làm các ion canxi đi vào trong tế bào và gây
phóng thích Insulin từ các hạt tiết trong tế bào.
Kênh KATP được cấu tạo bởi hai loại tiểu đơn vị. Loại tiểu đơn vị thứ nhất là các
kênh điều chỉnh dòng ion kali (ký hiệu Kir 6,2) và tiểu đơn vị thứ hai là các thụ thể
sulfonylureas (ký hiệu SUR). Mỗi kênh KATP được cấu tạo bởi 4 tiểu đơn vị Kir 6,2
chụm lại với nhau tạo thành lỗ cho ion K + đi qua, có 4 tiểu đơn vị SUR bao quanh.
Ngoài tế bào beta của tụy, kênh KATP hiện diện với mật độ cao ở nhiều loại tế bào
khác nhau trong cơ thể như tế bào cơ tim, tế bào cơ trơn mạch máu. Ở những mô khác
nhau thì kênh KATP được cấu tạo từ các thụ thể Sulfonylureas khác nhau như:
 Ở tụy là thụ thể SUR 1.
 Tế bào cơ tim là thụ thể SUR 2A.
 Tế bào cơ trơn mạch máu là thụ thể SUR 2B.
Khi một thuốc nhóm Sulfonylureas gắn lên tiểu đơn vị SUR ở kênh K ATP của
tế bào tuyến tụy nội tiết, kênh này sẽ đóng lại dần tới phóng thích insulin từ tế bào.
Như vậy, các nhóm thuốc thuộc nhóm sulfonylyrea kích thích bài tiết insulin và hạ
Glucose máu thông qua cơ chế đóng kênh K ATP ở các tế bào beta của tụy.
Người ta còn chứng minh rằng, sulfonylureas còn có tác dụng trên các mô khác
ngoài tụy như gan, mô ngoại vi và mô cơ. Mặc dù chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng
chắc chắn rằng, tác dụng kích thích tụy tăng tiết Insulin, gây tăng nồng độ Insulin
trong máu của sulfonylurea, sẽ ức chế gan sản xuất Glucose , do đó làm giảm Glucose
máu lúc đói. Cải thiện Glucose máu sẽ làm giảm tình trạng nhiễm độc Glucose , do đó
làm tăng nhạy cảm insulin ở các mô cơ và mô mỡ. Đặc điểm bệnh sinh của bệnh ĐTĐ
type 2 là giảm bài tiết và hoạt động của Insulin, do vậy, dù th o cơ chế nào đi nữa thì
Sulfonylureas đều làm giảm Glucose máu ở những bệnh nhân này.
- Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, hạ Glucose huyết kéo dài. Để hạn
chế các tác dụng không mong muốn, phối hợp 2 nhóm thuốc trong 1 viên
glimepirid + metformin hoặc thay đổi dạng bào chế Crondia MR 30.
- Chỉ định:
Những trường hợp lý tưởng, chỉ định sulfonylureas cho những bệnh nhân bị thiếu
hụt insulin một cách đáng kể nhưng chức năng tế bào beta vẫn còn đủ đáp ứng với các
kích thích. Những đối tượng sau đây chắc chắn sẽ đáp ứng tốt với sulfonylureas gồm:
o Khởi phát bệnh ĐTĐ sau 30 tuổi.
o Thời gian bị bệnh ĐTĐ dưới 5 năm.
o Đường máu lúc đói < 16,7 mmol/l (< 300 mg/dl).
19
o Cân nặng bình thường hoặc béo phì.
o Chấp thuận điều trị.
o Thiếu hụt insulin không hoàn toàn.
- Chống chỉ định:
Sulfonylureas bị chống chỉ định ở những bệnh nhân nhạy cảm với thuốc, những
bệnh nhân bị nhiễm acid - ceton.
Bệnh nhân đang bị một bệnh lý cấp tính ví dụ như sốt cao, chấn thương, nhiễm
khuẩn hoặc phẫu thuật…. Chính những bệnh cấp tính này làm cho bị mất kiểm soát
Glucose máu ở bệnh nhân. Trong trường hợp này nên dùng Insulin thay thế cho
sulfonylurea.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Dựa trên các thí nghiệm trên súc vật, người ta
khuyến cáo không nên dùng Sulfonylureas ở phụ nữ mang thai. Do nguy cơ bị dị tật
bẩm sinh cao nếu như Glucose máu của mẹ không được kiểm soát tốt khi mang thai,
người ta khuyến cáo nên điều trị bằng Insulin để giúp kiểm soát Glucose máu càng
chặt chẽ càng tốt.
Trẻ m: Độ an toàn và hiệu quả của Sulfonylureas trên trẻ m chưa được ghi
nhận.
Suy gan, suy thận: Do sulfonylureas được chuyển hóa qua gan, nên bị chống chỉ định
ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. Chlopropamide bài tiết chủ yếu qua thận
nên bị chống chỉ định ở các bệnh nhân suy thận.
Người lớn tuổi: Nguy cơ hạ Glucose máu là điều đáng lo ngại nhất khi sử dụng
sulfonylureas cũng như các thuốc hạ Glucose máu khác ở bệnh nhân lớn tuổi. Ở người
lớn tuổi, thường các chức năng gan, thận đều kém hơn, nên dễ có nguy cơ hạ Glucose
máu nặng khi dùng sulfonylurea. Chống chỉ định Chlopropamide ở bệnh nhân lớn tuổi
(60 – 65 tuổi) do có sự giảm mức lọc cầu thận theo tuổi [12].
- Tương tác thuốc:
o Các thuốc làm tăng tác dụng hạ Glucose huyết của Sulfonylurea:
NSAID [18, 45] (nhất là aspirin), thuốc chẹn beta, diazepam [44],
clofibrat [42].
o Các thuốc làm giảm tác dụng hạ Glucose huyết của sulfonylurea:
barbituric, corticoid [60], thuốc lợi tiểu.
1.9.2.2 Nhóm Biguanid
Hiện nay chỉ còn sử dụng 1 biguanid là metformin, các thuốc khác bị đình chỉ lưu
hành do gây nhiễm toan acid lactic máu.
- Cơ chế tác dụng:
o M tformin làm tăng sử dụng Glucose ở tế bào, ức chế tổng hợp Glucose
ở gan và giảm hấp thu Glucose ở ruột.
o Metformin không kích thích giải phóng Insulin từ tế bào β nên không
gây hạ Glucose huyết và không có tác dụng ở người không bị ĐTĐ.
20
o Thuốc có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprot in nên có xu hướng ổn
định hoặc giảm thể trọng người bệnh.
- Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic.
- Chỉ định:
o ĐTĐ typ 2 khi không kiểm soát được Glucose huyết.
o Phối hợp với sulfonulurea và/hoặc thuốc ức chế α - glucosidase.
o Phối hợp với insulin.
- Chống chỉ định:
o Nhiễm toan chuyển hóa cấp hoặc mạn tính.
o Dị ứng với các thành phần của thuốc.
o Suy tim giai đoạn 3, 4 [51].
o Bệnh lý thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5
mg/dl ở nam giới và ≥ 1,4 mg/dl ở nữ giới) hoặc rối loạn thanh lọc
creatinin do hậu quả của trụy mạch, nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhiễm
trùng huyết.
o Suy gan.
o Nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, tai biến mạch máu não,
phẫu thuật lớn.
o Thường xuyên bị tiêu chảy.
o Phụ nữ có thai và cho con bú.
o Những người trên 80 tuổi, trừ khi mức thanh lọc cr atinin bình thường.
o Không dùng thuốc cho trẻ em < 10 tuổi.
o 2 ngày trước và sau khi chụp CT scanner, X quang có chứa chất cản
quang cần tạm dừng thuốc Metformin, vì các thuốc này có nguy cơ gây
suy thận cấp ở một số bệnh nhân [12].
- Tương tác thuốc:
o Các thuốc làm tăng tác dụng của biguanid: Thuốc lợi tiểu thiazid [45],
corticoid [60], thuốc chẹn kênh canci [39].
o Các thuốc làm tăng độc tính: Thuốc cationic (digoxin, morphin,
ranitidin, vancomycin...) [55], cimetidin [52].
1.9.2.3 Nhóm ức ch nz α - Glucosidase
- Nhóm này có 2 thế hệ:
o Thế hệ 1: Nhóm acarbose
o Thế hệ 2: voglibose, penclibose.
21
- Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế enzyme α - glucosidase ở riềm bàn chải của ruột
non. Những enzyme này gồm sucarose, maltase, isomaltase, và glucoamylase.
Các enzyme α - glucosidase có vai trò tiêu hóa carbohydrat thông qua việc phá
vỡ các phân tử disaccharid và oligosaccharid (đường và đường mía) thành
Glucose và các monosaccharid để dễ dàng hấp thu tại ruột non hơn. Thuốc có
tác dụng ức chế α - glucosidase do đó sẽ làm chậm hấp thu carbohydrat ở ruột,
từ đó làm giảm Glucose máu sau ăn.
- Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, ngứa, phát ban, vàng da.
- Chỉ định:
o Acarbose là nhóm đã được FDA công nhận [66] trong đơn trị liệu điều
trị ĐTĐ type 2, nếu như bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu
bằng chế độ ăn đơn thuần. Acarbose có thể được kết hợp với các nhóm
thuốc khác như: SUs, insulin hoặc metformin.
o Miglitol cũng được FDA công nhận [59] trong đơn trị liệu điều trị ĐTĐ
type 2 nếu như bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu bằng chế độ
ăn đơn thuần hoặc kết hợp với SUs.
o Hiện nay, việc sử dụng ức chế α - glucosidase còn hạn chế, mặc dù thuốc
có hiệu quả làm giảm Glucose máu sau ăn. Một trong những yếu tố làm
hạn chế sử dụng nhóm thuốc này đó là phải tăng liều dần, điều chỉnh liều
đòi hỏi thời gian dài (khoảng 10 – 12 tuần) để tránh các tác dụng phụ
trên đường tiêu hóa.
- Chống chỉ định:
o Thuốc được đào thải tuyệt đối qua thận, chính vì vậy ở những bệnh nhân
có rối loạn chức năng thận thường có hiện tượng tích lũy thuốc, đặc biệt
là miglitol. Không nên chỉ định nhóm thuốc này ở những bệnh nhân có
rối loạn chức năng thận (thanh lọc creatinin < 25 ml/phút), creatinin
huyết thanh > 2 mg/dl (176,8 mcmol/l). Không cần điều chỉnh liều ở
bệnh nhân suy gan. Mặc dù không được chuyển hóa qua gan nhưng
không nên dùng acarbose ở bệnh nhân xơ gan [26].
o Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có chứng minh lâm sàng về độ an
toàn của acarbose và miglitol ở phụ nữ mang thai. Cả hai thuốc đều được
bài tiết qua sữa với lượng nhỏ, vì vậy không nên chỉ định ở phụ nữ đang
cho con bú.
o Nhiễm acid - ceton.
o Bệnh lý đường tiêu hóa: Bệnh viêm ruột, viêm loét đại trực tràng, bán
tắc ruột, bệnh đường ruột mạn tính gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thuốc
đáng kể hoặc những bệnh lý có tăng tạo hơi trong đường ruột.
o Nhạy cảm với acarbose, miglitol và các tá dược [12].
22
1.9.2.4 Nhóm meglitinid
- Cơ chế tác dụng: glinides là nhóm thuốc kích thích tiết insulin nhưng cấu trúc
hóa học và dược lý học hoàn toàn không giống sulfonylureas (SUs). Cũng như
với SUs, khả năng bài tiết Insulin còn tùy thuộc vào chức năng của tế bào Beta,
tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ glucose máu và giảm đi khi nồng độ
Glucose máu thấp. Tương tự như SUs, glinid gắn với receptor ở tụy, cấu hình
của receptor này khác với cấu hình receptor của SUs. Cũng tương tự như SUs,
glinid gây đóng kênh ATP – K + ở màng tế bào beta của tụy. Kênh K + gây ức
chế quá trình khử cực của tế bào b ta, do đó gây mở kênh Ca2 + làm cho Ca2 +
đi vào trong tế bào, gây tăng tiết insulin. Glinid khởi phát tác dụng nhanh và
thời gian tác dụng ngắn hơn SUs.
- Chỉ định:
o Glinid được chỉ định trong điều trị ĐTĐ typ 2 kết hợp chế độ ăn và
luyện tập ở những bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu bằng
chế độ ăn và luyện tập đơn thuần. Khả năng làm giảm HbA1c của Glinid
thấp hơn so với SUs, chỉ khoảng 0,7 – 1,5%. Có thể kết hợp Glinides với
các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ khác ngoại trừ SUs. Hơn nữa, Glinid cũng
ít có hiệu quả khi điều trị thay thế cho SUs ở những bệnh nhân không
đáp ứng với SUs.
o Nhóm glinid ít có nguy cơ gây hạ Glucose máu nên rất thích hợp cho
những bệnh nhân có nguy cơ cao bị hạ Glucose máu, ví dụ như bệnh
nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân chỉ ăn một hoặc hai bữa chính mỗi
ngày và có nhu cầu kiểm soát Glucose máu vào những thời điểm cụ thể
như vậy.
o Vì không chứa gốc sulfa nên có thể dùng glinides cho những bệnh nhân
dị ứng với SUs.
- Tác dụng không mong muốn: Hạ Glucose huyết; tăng cân.
- Chống chỉ định:
o ĐTĐ nhiễm acid - ceton, ĐTĐ typ 1 hoặc những bệnh nhân nhạy cảm
với các thành phần của thuốc.
o Bệnh nhân đang có bệnh nặng kèm th o như sốt cao, chấn thương,
nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật…. thì nên tạm thời dừng glinides và
chuyển sang điều trị bằng insulin.
o Phụ nữ mang thai và cho con bú.
o Trẻ em.
23
o Suy gan: Nồng độ thuốc (repaglinid và các chất chuyển hóa) trong huyết
thanh cao hơn ở những bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên, sự thay đổi này
không có ảnh hưởng đến sự đáp ứng với repaglinid. Có thể một số bệnh
nhân bị rối loạn chức năng gan đáp ứng với thuốc khác nhau và đòi hỏi
phải dùng liều repaglinide với liều thấp hơn. So với người khỏe mạnh
bình thường thì những người bị suy gan nhẹ nhưng không có ĐTĐ thì có
Cmax của nateglinid tăng lên đến 30%. Không cần điều chỉnh liều ở
những bệnh nhân bị suy gan nhẹ đến vừa, nên sử dụng thận trọng
nateglinid ở những bệnh nhân bị suy gan nặng [12].
1.9.2.5 Nhóm Thiazolidinedion TZD (glitazone)
- Cơ chế tác dụng: Các TZD làm tăng nhạy cảm Insulin với cơ và mỡ bằng cách
hoạt hóa PPARγ (peroxisome - prolifetator - actavated receptor gama).
- Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng
gan. Khi chỉ định thuốc cần làm xét nghiệm chức năng gan 2 tháng/lần.
- Chỉ định: Dùng riêng hoặc phối hợp với thuốc hạ Glucose huyết khác trong
điều trị ĐTĐ typ 2.
- Chống chỉ định:
o Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc bệnh nhân ĐTĐ đang có tình trạng nhiễm
acid - ceton.
o Suy tim: TZD chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim theo phân loại NYHA
III, IV do làm nặng thêm bệnh tim có sẵn.
o Suy gan
o Phụ nữ có thai và cho con bú.
o Trẻ m: Chưa có nghiên cứu nào về dược động học, độ an toàn và hiệu
quả của TZD ở trẻ em.
o Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa TZD và tình trạng
giảm mật độ xương, gãy xương. Người ta giải thích rằng, bản thân các
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đã có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người
bình thường và các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng TZD làm tăng tỷ lệ
gãy xương là do nguy cơ gây loãng xương của thuốc.
o Một số nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang khi sử
dụng pioglitazon [12].
1.9.2.6 Thuốc ức ch Dipeptidyl Peptidase – 4 (DPP - 4)
- Cơ chế tác dụng:
24
o Sự bài tiết và sử dụng insulin đóng vai trò quan trọng trong điều hòa
chuyển hóa Glucose và cân bằng nội môi. Người ta nhận thấy rằng, sự
bài tiết insulin thay đổi và phụ thuộc vào con đường Glucose được thu
nhận, từ đó người ta tiến hành một loạt các nghiên cứu về chức năng của
hormon Incretin và vai trò của những Hormon này trong điều trị ĐTĐ.
Khi nồng độ Glucose máu tăng lên thông qua ăn uống sẽ dẫn đến tăng
bài tiết Insulin nhiều hơn. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Incretin.
Hiệu ứng Incretin xảy ra qua trung gian các hormon của ruột, gây kích
thích bài tiết Insulin từ các tế bào beta của tụy xuất hiện khi thu nhận
Glucose qua đường miệng. GIP (Glucose - dependent Insulinotropic
Polypeptide) và GLP - 1 (Glucagon Like Peptide 1) là những hormon
incretin được tinh chế để nghiên cứu. Cả GIP và GLP - 1 đều có nhiều
cơ chế tác dụng khác nhau để điều hòa Glucose máu, do đó người ta
hướng đến đích là hai Hormon này để sáng chế ra loại thuốc mới điều trị
ĐTĐ typ 2.
o Nhóm thuốc DPP - 4 ra đời với mục đích duy trì hiệu ứng Incretin. Cơ
chế hoạt động của thuốc là ức chế sự giáng hóa GLP - 1 thông qua ức
chế enzym gây phá vỡ GLP - 1. Thuốc làm tăng hiệu quả của GLP - 1
nội sinh bằng cách kéo dài thời gian tồn tại của Hormon này trong cơ
thể. Tác dụng của thuốc bao gồm:
 Kích thích bài tiết insulin.
 Ức chế bài tiết glucagon.
 Kích thích sự tăng sinh của tế bào beta.
- Chỉ định:
o Đơn trị liệu cho bệnh nhân không kiểm soát Glucose máu tốt bằng chế
độ ăn và tập luyện đơn thuần và không thể sử dụng metformin do có
những chống chỉ định hoặc không dung nạp.
o Phối hợp cùng các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 khác: Phối hợp 2 thuốc
(DPP - 4 với metformin hoặc SU hoặc TZD). Phối hợp 3 thuốc (DPP - 4
với 1 SU và metformin) đ m lại hiệu quả kiểm soát Glucose máu tốt
hơn.
o Phối hợp với Insulin (có hoặc không có metformin) khi chế độ ăn, luyện
tập và liều Insulin ổn định nhưng không đ m lại sự kiểm soát Glucose
máu đầy đủ.
- Chống chỉ định:
o Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc bệnh nhân ĐTĐ đang có tình trạng nhiễm
acid - ceton.
o Phụ nữ có thai và cho con bú.
o Trẻ m dưới 18 tuổi.
25
o Suy thận
o Suy gan
o Suy tim
o Viêm tụy cấp
o Hạ đường huyết [12].
1.9.2.7 Thuốc ức ch SGLT – 2 (SODIUM - GLUCOSE CO -
TRANSPORTER 2)
1.9.2.8 Thuốc đồng vận GLP - 1 (GLUCAGON - LIKE PEPTIDE - 1)
1.9.2.9 Pramlintid
- Cơ chế tác dụng:
o Là chất tổng hợp của hormon amylin, là 1 loại hormon được đồng tiết
cùng với insulin từ tế bào beta của tụy, tác dụng hiệp đồng với insulin
làm giảm Glucose máu.
o Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 không tìm thấy amylin. Ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 amylin bị giảm đi.
o Pramlintid có cấu trúc hóa học tương tự như amylin nhưng bị thay thế
bằng gốc prolin ở vị trí 25, 28 và 29 trong chuỗi acid amin.
- Chỉ định:
o Thuốc đã được FDA công nhận từ năm 2005.
o Điều trị ở cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 để cải thiện kiểm
soát đường máu bằng cách hạn chế tăng đường máu sau ăn.
o Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, pramlintid có thể dùng kết hợp với
sulfonylureas hoặc metformin.
o Phối hợp cùng Insulin: Cần giảm liều insulin khi bắt đầu kết hợp thêm
pramlintid nhưng đến khi liều pramlintid đã ổn định thì có thể tăng liều
Insulin nếu cần thiết.
- Chống chỉ định
o Bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
o Bệnh nhân bị liệt ruột, do thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
o Bệnh nhân có những cơn hạ đường máu không triệu chứng [12].
1.9.3 Tương tác thuốc
Trong điều trị, sự phối hợp thuốc là điều cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị
hoặc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc. Khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc cho nguời
bệnh nguy cơ tương tác thuốc (TTT) có thể xảy ra. Kết quả có thể gây hại nếu tương
tác dẫn đến tăng độc tính hay giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
1.9.4 Phác đồ đ u tr thuốc ĐTĐ
Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận
chuyển Natri - Glucose (SGLT2i), sulfunylurea, glinide, pioglitazon, ức chế enzym α -
glucosidase, ức chế enzym DPP - 4, đồng vận thụ thể GLP - 1, insulin.
26
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng phác đồ này:
o Lựa chọn ban đầu - với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin với
những người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 23,0; người có BMI dưới 23
nên chọn nhóm sulfonylurea.
o Những quy định của Bộ Y tế Việt Nam về sử dụng nhóm thuốc
thiazolidinedione.
o Với những người có mức Glucose máu cao.
- Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc:
o Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh ĐTĐ type 2
o Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà
quyết định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chần đoán,
mức Glucose máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ
ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3 tháng. Nếu không đạt mục tiêu điều trị
phải xem xét sử dụng thuốc.
Hình 1.3 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 – VADE 2017 [6]
1.10 TỔNG QUAN V BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.10.1 L ch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế
thành phố Cần Thơ, với quy mô 00 giường bệnh. Bệnh viện được xây dựng với 9
tầng nổi và 01 tầng hầm, hàng ngày tiếp nhận hơn 2000 bệnh nhân ở tất cả các khoa
phòng đến khám và điều trị. Tọa lạc tại địa chỉ: Số 04, đường Châu Văn Liêm, phường
An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ hiện đang nhận chuyển giao kỹ thuật từ
tuyến trên năm 201 . Cụ thể là các kỹ thuật thuộc lĩnh vực: Can thiệp mạch máu thần
kinh, can thiệp mạch máu thần kinh, can thiệp mạch máu ngoại biên, kỹ thuật TACE
điều trị ung thư gan…
27
Đặc biệt đã tổ chức tổng kết và bàn giao 02 kỹ thuật mới: Tim mạch can thiệp và
đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thực hiện độc
lập điều trị cho người bệnh.
Trong năm 2019, Bệnh viện triển khai các kỹ thuật mới để điều trị cho người
bệnh như:
- Kỹ thuật can thiệp mạch máu não và mạch máu ngoại biên.
- Các phẫu thuật thuộc lĩnh vực ngoại Thần kinh.
- Kỹ thuật TACE điều trị ung thư gan.
- Phẫu thuật tim (đang thực hiện với sự hỗ trợ của Bệnh viện Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh).
- Triển khai điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp mạch não
trong nhồi máu não cấp.
- Đặc biệt là hoàn tất đề án về Ghép thận trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt để
triển khai thực hiện.
Bằng sự phấn đấu của toàn thể cán bộ đã phát triển Bệnh viện lớn mạnh về mọi
mặt, chất lượng hoạt động Bệnh viện ngày được nâng cao. Qua kiểm tra của Sở Y tế
về hoạt động năm 201 Bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn mức 5 (điểm trung bình là 4,41)
theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành [67].
1.10.2 Giới thiệu khoa Nội tiết bệnh viện
Khoa Nội Tiết là một khoa lâm sàng, điều trị các bệnh lý về nội tiết và chuyển
hóa, được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2017 tách ra từ khoa Tim Mạch – Nội Tiết
– Lão Học, là chuyên khoa có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh ĐTĐ và rối
loạn nội tiết. Khoa luôn luôn chú trọng và nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị
bệnh. Tạo môi trường đào tạo bác sĩ, điều dưỡng và thực hiện nghiên cứu khoa học.
Mỗi ngày có khoảng 120 bệnh nhân đến khám. ĐTĐ typ 2 là khoảng 60 - 80
bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Với cơ cấu 3 giường bệnh và 19 nhân sự khoa Nội
Tiết đã và đang thực hiện rất tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình như:
Khám và điều trị các bệnh về nội tiết và chuyển hóa:
- Các bệnh lý của các tuyến nội tiết: Bệnh lý tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng
thận, tuyến yên…
- ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các biến chứng do bệnh ĐTĐ.
- Các rối loạn chuyển hóa Lipid máu
- Tổ chức việc quản lý, theo dõi chặt chẽ các bệnh ĐTĐ.
Có nhiệm vụ đào tạo liên tục, công tác chỉ đạo tuyến về bệnh lý ĐTĐ – Nội tiết.
Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện về các giải pháp nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh.
Là nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, truyền thông sức khỏe, hợp tác quốc tế về
bệnh ĐTĐ – nội tiết.
Khoa Nội Tiết hiện đang làm chủ các kỹ thuật điều trị như:
28
- VAC (kỹ thuật hút áp lực âm) trong điều trị vết thương ở bệnh nhân ĐTĐ.
- Hoạt động tư vấn và giáo dục về bệnh ĐTĐ.
- Chăm sóc và điều trị biến chứng bàn chân ĐTĐ, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật
hút áp lực âm.
Định hướng phát triển sắp tới của Khoa Nội Tiết chính là:
- Triển khai một số kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết.
- Triển khai kỹ thuật chăm sóc bàn chân ĐTĐ [68].
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Đề tài: Phân tích thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, 9đ
Đề tài: Phân tích thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, 9đĐề tài: Phân tích thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, 9đ
Đề tài: Phân tích thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, 9đ
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Đ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Đ...TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Đ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Đ...
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TRẦN TIẾN THÀNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Đ TR ĐÁ THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TRẦN TIẾN THÀNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Đ TR ĐÁ THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm Sàng Mã số: 8720205 NGƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Dược Trường Đại học Tây Đô và sự đồng ý của Thầy Cô hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Đ T Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ ”. Để hoàn thành bài Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt qua trình học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Tây Đô. Xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện bài Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể anh chị Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể các bạn Học viên lớp Đại học Dược 6B đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài Luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn để bài Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 24 tháng 05 năm 2021 Học viên thực hiện TRẦN TIẾN THÀNH
  • 4. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Đặt vấn đ : Đái tháo đường là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ biến chứng của bệnh, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được th o d i, điều trị đúng, đủ, điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng. Mục tiêu: (1) Khảo sát một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu (2) Phân tích tình hình sử dụng thuốc đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh Viên Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ (3) Đánh giá tương tác thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân ngoại trú. Đố tượng và phương pháp ngh ên cứu: 315 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viên Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu không can thiệp. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh là nam giới, có tuổi trung bình là 62,2 tuổi , sống ở nông thôn, đã kết hôn hoặc sống chung với gia đình, đang làm việc (làm nông) và có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên. Có thể trạng trung bình, BMI=24.., thời gian mắc bệnh trên 5 năm, không hút thuốc, không uống rượu, có tập thể dục, bị cao huyết áp, nhưng không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường ở gia đình. Phối hợp M tformin + Glim pirid là được dùng phổ biến nhất (42,9%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ 2 thuốc cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ 1 thuốc trong cả liệu pháp khởi đầu (64,4%>27,0%) và và phác đồ 3 thuốc (64,4%>8,6%). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác giữa thuốc đái tháo đường với các thuốc khác trong phác đồ là 87,0%. Theo Drugs.com, đơn thuốc có xu hướng gặp các tương tác nặng ở phác đồ đơn trị liệu. Ngược lại, theo Lexicomps, thuốc có xu hướng gặp các tương tác nặng ở phac đồ điều trị phối hợp 2 và 3 thuốc. Kết luận: Tất cả các thuốc đái tháo đường gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc điều trị đái tháo đường theo khuyến cáo của ADA, tỷ lệ sử dụng phác đồ 2 thuốc cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ 1 thuốc, tỷ lệ tương tác thuốc – thuốc tương đối cao, tuy nhiên đa phần là các loại tương tác mức độ vừa và nhẹ.
  • 5. iii ABSTRACT Background: Diabetes was a common disease in the world as well as in Vietnam. The increase in the rate of diabetes had the meaning of further increasing the rate of complications of the disease, especially cardiovascular complications. Therefore, people with diabetes need to be monitored, properly and adequately treated, long-term treatment, lasting for the rest of their life. The goal of treatment was to keep the blood glucose index at an acceptable level to minimize the risk of complications. The study had been conducted with three main objectives: (1) Survey some characteristics of the study sample (2) Analyze the use of type 2 diabetes drug in outpatients at the Can Tho City General Hospital. Subjects and Methods: 315 patients diagnosed with diabetes who were on outpatient treatment at the Can Tho City General Hospital, retrospective cross-sectional descriptive method without intervention. Results: Research showed that the majority of patients with the disease are men, with an average age of 62.2 years, living in the countryside, were married or living with a family, were working (farming) and had a job. Education level from 2 or higher. Average health , BMI = 24.0..., duration more than 5 years, no smoking, no alcohol, exercise, high blood pressure, but no family history of diabetes. The most commonly used Metformin + Glimepirid combination (42.9%). The rate of use of the 2-drug regimen was higher than that of the 1-drug regimen for both initiation (64.4%> 27.0%) and triple-drug regimen (64.4%> 8.6%). The proportion of patients experiencing an interaction between antidiabetic agents with other drugs in the regimen was 87.0%. Prescriptions tended to have serious interactions with monotherapy, according to drugs.com. In contrast, according to Lexicomps, the drug tended to experience severe interactions on the combination of 2 and 3 drugs. Conclusion: All antidiabetic drugs found in the study sample are on the ADA list of antidiabetic drugs, the rate of using the 2-drug regimen was higher than the rate of using the 1-drug regimen. The drug-drug interaction rate is relatively high, but most of them were of moderate and mild interactions.
  • 6. iv CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi xin cam đoan luận văn: “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Đ T Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài Luận văn có nguồn gốc r ràng, đã công bố th o quy định. Các kết quả nghiên cứu trong bài Luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường Đại học Tây Đô. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Ký và ghi rõ họ tên TRẦN TIẾN THÀNH
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN.......................................................................... ii ABSTRACT ................................................................................................................. iii CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................x ĐẶT VẤN Đ .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1 SƠ LƯỢC L CH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH ĐTĐ .........................................3 1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐTĐ .................................................4 1.2.1 Chẩn đoán.......................................................................................................4 1.2.2 Chẩn đoán tiền ĐTĐ ......................................................................................5 1.2.3 Phân loại bệnh ĐTĐ.......................................................................................5 1.3 BIẾN CHỨNG BỆNH ĐTĐ ..............................................................................7 1.3.1 Biến chứng cấp tính .......................................................................................7 1.3.2 Biến chứng mạn tính......................................................................................7 1.3.3 Một số biến chứng khác.................................................................................8 1.4 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ ................9 1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ L ÊN Q AN ĐẾN BỆNH ĐTĐ .......................................9 1.5.1 Tuổi ................................................................................................................9 1.5.2 Giới tính .......................................................................................................10 1.5.3 Địa dư...........................................................................................................10 1.5.4 Béo phì .........................................................................................................10 1.5.5 Thuốc lá và bia rượu ....................................................................................11 1.6 TÌNH HÌNH BỆNH ĐTĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ....................11 1.6.1 Trên thế giới.................................................................................................11 1.6.2 Tại Việt Nam................................................................................................12 1.7 ĐÁNH G Á Đ U TR ĐỐI VỚI BỆNH ĐTĐ..............................................13 1.7.1 Mục đích.......................................................................................................13 1.7.2 Các nội dung đánh giá toàn diện..................................................................13 1.8 Đ U TR BỆNH ĐTĐ ....................................................................................14 1.9 CÁC THUỐC Đ U TR ĐTĐ .......................................................................15 1.9.1 Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm.............................................................15 1.9.2 Thuốc hạ Glucose huyết đường uống .........................................................17 1.9.3 Tương tác thuốc ...........................................................................................25
  • 8. vi 1.9.4 Phác đồ điều trị thuốc ĐTĐ.......................................................................25 1.10 TỔNG QUAN V BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ......26 1.10.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................26 1.10.2 Giới thiệu khoa Nội tiết bệnh viện.............................................................27 CHƯƠNG 2. ĐỐ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGH ÊN CỨU .......................29 2.1 ĐỐ TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................29 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu..................................................29 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu....................................................29 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................29 2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................29 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................30 2.2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................30 2.2.4 Nội dung nghiên cứu....................................................................................31 2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................33 2.3 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..............................................................................39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................40 3.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..................................................40 3.1.1 Nhóm tuổi.....................................................................................................40 3.1.2 Giới tính .......................................................................................................42 3.1.3 Trình độ học vấn ..........................................................................................43 3.1.4 Nghề nghiệp .................................................................................................44 3.1.5 Nơi sống .......................................................................................................46 3.1.6 Tình trạng hôn nhân .....................................................................................47 3.1.7 Khoảng BMI ................................................................................................47 3.1.8 Lối sống........................................................................................................49 3.1.9 Tiền sử gia đình............................................................................................50 3.1.10 Bệnh kèm ...................................................................................................50 3.1.11 Thời gian mắc bệnh ...................................................................................51 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG Đ U TR ĐTĐ TYPE 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ...................................................................................53 3.2.1 Danh mục và liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ ...............................................53 3.2.2 Đánh giá tương tác thuốc trong điều trị .......................................................57 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........................................................................................61 4.1 ĐẶC Đ ỂM NHÂN KHẨU HỌC....................................................................61 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Đ U TR ĐTĐ TYPE 2........................62 4.3 ĐÁNH G Á TƯƠNG TÁC TH ỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ Đ U TR ĐTĐ TYPE 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ...............................................63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH .............................................................64 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................64
  • 9. vii 5.2 KIẾN NGH ......................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. xi PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ xiii
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đặc điểm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 ....................................6 Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ th o ADA 2020........................................................15 Bảng 1.3 Phân loại Insulin theo thời gian kéo dài tác dụng.........................................16 Bảng 2.1 Các biến số liên quan đến đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................34 Bảng 2.2 Các biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng ..............................................35 Bảng 2.3 Các nhóm thuốc sử dụng điều trị của người bệnh ĐTĐ ...............................35 Bảng 2.4 Phác đồ điều trị của người bệnh ĐTĐ ..........................................................35 Bảng 2.5 Liều dùng hàng ngày các thuốc điều trị ĐTĐ...............................................36 Bảng 2.6 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải................................................................36 Bảng 3.1 Bảng phân bố bệnh nhân theo tuổi................................................................40 Bảng 3.2 Phân bố người ĐTĐ th o giới tính................................................................42 Bảng 3.3 Phân bố người ĐTĐ th o giới tính - nhóm tuổi............................................42 Bảng 3.4 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn...................................................43 Bảng 3.5 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn - nhóm tuổi ...............................44 Bảng 3.6 Phân bố người ĐTĐ th o nghề nghiệp .........................................................44 Bảng 3.7 Phân bố người ĐTĐ th o trình độ học vấn - nhóm tuổi ...............................45 Bảng 3.8 Phân bố người ĐTĐ th o nơi sống ...............................................................46 Bảng 3.9 Phân bố người ĐTĐ th o nơi sống - nhóm tuổi............................................46 Bảng 3.10 Phân bố người ĐTĐ th o tình trạng hôn nhân............................................47 Bảng 3.11 Phân bố người ĐTĐ th o khoảng BMI.......................................................47 Bảng 3.12 Phân bố người ĐTĐ th o BMI - nhóm tuổi................................................48 Bảng 3.13 Phân bố người ĐTĐ th o lối sống ..............................................................49 Bảng 3.14 Phân bố người ĐTĐ th o lối sống ..............................................................49 Bảng 3.15 Phân bố người ĐTĐ th o tiền sử gia đình ..................................................50 Bảng 3.16 Phân bố người ĐTĐ th o bệnh kèm (Cao huyết áp)...................................50 Bảng 3.17 Phân bố người ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh ............................................51 Bảng 3.18 Phân bố người ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh - nhóm tuổi.........................52 Bảng 3.19 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................52 Bảng 3.20 Đặc điểm sức khỏe của người bệnh (đối với các biến định lượng) ............53 Bảng 3.21 Đặc điểm sức khỏe của người bệnh (đối với biến phân loại) .....................53 Bảng 3.22 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống đang có tại bệnh viện...............54 Bảng 3.23 Các phác đồ điều trị ĐTĐ ...........................................................................57 Bảng 3.24 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải theo Drugs.com ...................................57 Bảng 3.25 Các kiểu tương tác thuốc gặp phải theo Lexicomp.....................................59
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi .............................................9 Hình 1.2 Cấu trúc phân tử Insulin .................................................................................16 Hình 1.3 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 – VADE 2017...................................................26 Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu...............................................................................30 Hình 2.2 Giao diện tra tương tác thuốc của Drugs.com................................................37 Hình 2.3 Giao diện tra tương tác thuốc của Lexicomp .................................................38 Hình 3.1 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nhóm tuổi .....................................................40 Hình 3.3 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o giới tính ........................................................42 Hình 3.4 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o trình độ học vấn............................................43 Hình 3.5 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nghề nghiệp..................................................45 Hình 3.6 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o nơi sống........................................................46 Hình 3.7 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o tình trạng hôn nhân ......................................47 Hình 3.8 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o khoảng BMI .................................................48 Hình 3.9 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o lối sống.........................................................49 Hình 3.10 Phân bố người bệnh ĐTĐ theo tiền sử gia đình...........................................50 Hình 3.11 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o bệnh kèm....................................................51 Hình 3.12 Phân bố người bệnh ĐTĐ th o thời gian mắc bệnh.....................................51 Hình 3.13 Ma trận tương tác thuốc được lấy thông tin từ website Drugs.com.............58 Hình 3.14 Ma trận tương tác thuốc được lấy thông tin từ phần mềm Lexicomp..........59
  • 12. x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt AAFP American Academy Family Physician Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ ADA American Diabetes Association Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ALT Alanine aminotransferase AST Aspartate aminotransferase BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể EASD European Foundation for the Study of Diabetes Hiệp hội ĐTĐ Châu Âu FDA Food and Drug Administration Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FPG Fasting Plasma Glucose Glucose huyết tương lúc đói HDL High Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao HDL - C High Density Lipoprotein - Cholesterol Cholesterol tỷ trọng cao ICA Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies Kháng thể kháng tế bào đảo tụy IDF International Diabetes Federation Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế IFG Impaired Fasting Glucose Rối loạn Glucose huyết đói IGT Impaired Glucose Tolerance Rối loạn dung nạp Glucose Ins Insulin Insulin JNC United States Joint National Committee Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ LDL Low Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp LDL - C Low Density Lipoprotein - Cholesterol Cholesterol tỷ trọng thấp OGTT Oral Glucose tolerance test Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống SU Sulfonylurea SUs Sulfonylureas TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần TG Triglyceride Triglycerid TZD Thiazolidinedion Thiazolidinedion WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 13. 1 ĐẶT VẤN Đ ĐTĐ là một trong những bệnh mạn tính mang tính toàn cầu và là bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay [1]. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng. Theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế (Int rnational Diab t s F d ration), năm 2012 số người mắc bệnh là 371 triệu người, 4,8 triệu người đã chết do căn bệnh này [30]. Nhưng đến năm 2017, IDF đã ước tính được rằng: Cứ mỗi 11 người trưởng thành (20 - 79 tuổi) có một người mắc bệnh ĐTĐ (425 triệu người), 12% chi phí cho y tế của toàn thế giới được chi cho ĐTĐ (727 tỷ USD), 79% số người bị ĐTĐ sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong đó có Việt Nam [29]. Còn theo WHO ( H ), gần 0% các ca tử vong do bệnh ĐTĐ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [50]. Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ người bệnh ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới về căn bệnh này. Vào năm 2008, ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tỷ lệ bệnh dao động từ 10% - 12% [8]. Theo kết quả điều tra tại Việt Nam năm 2015, ở nhóm tuổi 18 - 69 trên toàn quốc tỷ lệ ĐTĐ là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, còn tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 69,9% và số người được chẩn đoán ĐTĐ chỉ có 2 ,9% được quản lý tại các cơ sở y tế, tỷ lệ chưa được quản lý là 71,1% [6]. Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ biến chứng của bệnh, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được th o d i, điều trị đúng, đủ, điều trị lâu dài, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số Glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng. Dùng đúng, đủ liều, đều đặn, tích cực thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, giảm cân nếu quá cân, thay đổi thói quen như hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp, định kỳ kiểm tra chỉ số Glucose máu là có thể kiểm soát được Glucose máu. Người bệnh ĐTĐ kiểm soát tốt Glucose máu có thể phòng được các biến chứng giúp Người bệnh vẫn làm việc bình thường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật với bản thân Người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh đã và đang là một vấn đề mà cả Người bệnh và những nhà quản lý y tế cần phải quan tâm, điều chỉnh. Nếu người bệnh ĐTĐ không kiểm soát được Glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như mắt [46], thận, tim, tổn thương mạch máu,bệnh lý bàn chân… và các ảnh hưởng kèm th o là: Gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và có thể tử vong. Vì vậy, việc truyền thông, tư vấn, cung cấp những kiến thức về bệnh cho người bệnh sẽ có hiệu quả cao, thiết thực trong việc kiểm soát đường huyết ổn định.
  • 14. 2 Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 00 giường bệnh với đầy đủ các chuyên khoa. Khoa nội tiết bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là một khoa lâm sàng, điều trị các bệnh lý về nội tiết và chuyển hóa, được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2017 tách ra từ khoa Tim mạch – Nội tiết – Lão học, là chuyên khoa có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh ĐTĐ và rối loạn nội tiết. Đây là số lượng Người bệnh ĐTĐ tương đối lớn và số người bệnh ngày càng tăng. Qua đánh giá nhanh người bệnh mắc ĐTĐ typ 2 tại đây cho thấy đa phần người bệnh không thực hiện chế độ ăn, tập luyện, th o d i đường huyết...được đầy đủ th o tư vấn của thầy thuốc. Vậy thực trạng sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ typ 2 đang được quản lý tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của các Người bệnh này? Có những khó khăn nào thuộc về dịch vụ y tế của Bệnh viện, cụ thể là tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh? Tại thành phố Cần Thơ, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh ĐTĐ tại thành phố Cần Thơ còn gặp rất nhiều khó khăn. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, đề tài “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Đ T Đá Tháo Đường Type 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ”. Mục tiêu nghiên cứu: - Khảo sát một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu. - Phân tích tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa nội tiết – Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. - Đánh giá tương tác thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ type 2 trên bệnh nhân ngoại trú.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC L CH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH ĐTĐ Trong các bệnh chuyển hoá, ĐTĐ là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây. Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Ar ta us đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những bệnh nhân ĐTĐ là do sự có mặt Glucose [2]. Năm 1 69, Lang rhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra Insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1 9, Minkowski và Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết ĐTĐ do tụy [15]. Năm 1921, Banting và B st cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập Insulin từ tụy. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại ĐTĐ thành hai type là ĐTĐ type 1 và type 2 [15]. Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng ĐTĐ, được công bố năm 1993) và nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ của Vương quốc Anh (được công bố năm 199 ) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh ĐTĐ, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ của Vương quốc Anh, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng [54]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ. Theo WHO, “ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của Insulin". Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng đường huyết, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết Insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động của Insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt [46], thận, thần kinh, tim và mạch máu”. Theo một nghiên cứu vào năm 2014 của Yeung RO, et al. JADE Programme [64], hơn 50% BN ĐTĐ châu Á không đạt mục tiêu HbA1c < 7,0% và đặc biệt là Việt Nam con số này là xấp sỉ 70%. Điều này đang giống lên một hồi chuông cảnh báo sự chủ quan của người dân đối với bệnh ĐTĐ.
  • 16. 4 1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐTĐ 1.2.1 Chẩn đoán Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định theo ADA Th o ADA năm 2020 [21, 23] và được Bộ Y tế Việt Nam công nhận, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong bốn tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma Glucose : FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 - 14 giờ). - Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 75 g (oral Glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống phải được thực hiện th o hướng dẫn của WHO: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng Glucose tương đương với 75 g Glucose , hòa tan trong 250 - 300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200 g carbohydrat mỗi ngày. - Tiêu chuẩn 3: HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. - Tiêu chuẩn 4: Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng Glucose huyết hoặc mức Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng Glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), các xét nghiệm chẩn đoán ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng Glucose huyết tương lúc đói 2 lần, mỗi lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [6, 22]. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác địn o theo Q địn 5481 - n án n Theo Bộ Y tế Việt Nam, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong bốn tiêu chuẩn sau: – Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl). – Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. – Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl). Những điểm cần lưu ý:
  • 17. 5 – Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucos máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau. – Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường týp 2 – Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”. 1.2.2 Chẩn đoán ti n ĐTĐ Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây: - Rối loạn Glucose huyết đói (impair d fasting Glucose : IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L); - Rối loạn dung nạp Glucose (impaired Glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7, mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L); - HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol). Những tình trạng rối loạn Glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ĐTĐ nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn [56] của ĐTĐ, được gọi là tiền ĐTĐ (pre - diabetes) [6, 41, 43]. 1.2.3 Phân loại bệnh ĐTĐ 1.2.3.1 type 1 ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới. Nguyên nhân do tế bào Beta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt Insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ Insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn) [6, 21]. Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ĐTĐ type 1. ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố g n và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm acid - ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh ĐTĐ typ 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Bệnh nhân ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc Insulin hoàn toàn. Có thể có các dưới nhóm: - ĐTĐ qua trung gian miễn dịch. - ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân. 1.2.3.2 type 2 ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói qu n ăn uống, ĐTĐ type 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
  • 18. 6 Đặc trưng của ĐTĐ typ 2 là kháng Insulin đi kèm với thiếu hụt tiết Insulin tương đối [6, 21]. ĐTĐ typ 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng đường huyết tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá Lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng Insulin [21-23]. 1.2.3.3 thai kỳ ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có đường huyết tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ thai kỳ sau sinh theo 3 khả năng: Bị ĐTĐ, giảm dung nạp Glucose , bình thường [5]. Bệnh ĐTĐ thai kỳ được chẩn đoán trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ [6, 21-23]. 1.2.3.4 Các thể khác (hi m gặp) Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất. - Khiếm khuyết chức năng tế bào Beta. - Khiếm khuyết gen hoạt động của Insulin. - Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy… - Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp… - Thuốc hoặc hóa chất. - Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch [22]. Bảng 1.1 Đặc điểm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 [2] Đặc đ ểm Type 1 Type 2 Tuổi khởi bệnh Thường từ tuổi thơ ấu đến tuổi dạy thì Thường >40 tuổi Khởi phát bệnh Rầm rộ, đủ các triệu chứng Chậm, thường không rõ các triệu chứng Biểu hiện lâm sàng Triệu chứng từ trung bình đến nặng, tiến triển tương đối nhanh. Ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, mệt mỏi, giảm cân nhanh, nhiễm acid - ceton Khởi đầu chậm, tiến triển chậm, tăng nhẹ tiểu tiện, mệt mỏi, không nhiễm acid - ceton Béo phì Ít gặp Thường gặp Tiền sử gia đình Ít liên quan Liên quan rõ rệt Kháng thể ICA dương tính Anti GAD dương tính ICA âm tính Anti GAD âm tính Điều trị Bắt buộc dùng Insulin Thay đổi lối sống, các thuốc hạ Glucose máu bằng đường uống, hoặc Insulin Kết hợp với bệnh tự miễn Có Không
  • 19. 7 1.3 BIẾN CHỨNG BỆNH ĐTĐ ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này. 1.3.1 Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm acid - c ton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm. Nhiễm acid - ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa Glucid do thiếu Insulin gây tăng đường huyết, tăng phân hủy Lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucose nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50%. Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng đường huyết. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được phổ biến trong cộng đồng [2]. 1.3.2 Biến chứng mạn tính 1.3.2.1 Bi n chứng tim - mạch Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch nói chung chiếm khoảng 75% tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được tiến hành trên 353 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong năm thấy có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành. Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ type 2, 50% ĐTĐ mới được chẩn đoán có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người ĐTĐ type 2 thường kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng Lipid máu [61]. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [4].
  • 20. 8 1.3.2.2 Bi n chứng thận Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng th o thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Với người ĐTĐ typ 1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ít hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1, song số lượng bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân ĐTĐ type 2 [4]. Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm. Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 199 , tỷ lệ có microalbumin niệu dương tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh ĐTĐ type 2. 1.3.2.3 Bệnh thần kinh do Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân ĐTĐ có biểu hiện biến chứng này. Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán. Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường được phân chia thành các hội chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi [2]. 1.3.3 Một số biến chứng khác 1.3.3.1 Bệnh lý bàn chân do Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân ĐTĐ do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do đường huyết tăng cao [34]. Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh ĐTĐ có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân. Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ của Việt Nam cũng khá cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ [14, 24, 36]. 1.3.3.2 Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan như: Viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm … [25, 36].
  • 21. 9 1.4 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ Rối loạn Lipid máu là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần Lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày nay, người ta x m đã có rối loạn Lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của Lipid trong máu có sự thay đổi. Rối loạn Lipid máu chủ yếu ở người ĐTĐ typ 1 là lượng lipoprotein huyết tương thấp, tăng mức LDC - C hạt nhỏ, đậm đặc. Các bất thường này sẽ được cải thiện song hành với mức kiểm soát đường huyết. Người ĐTĐ typ 2 thường có tăng triglyc rid máu và giảm HDL - C (loại lipoprot in được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường máu [21]. Bệnh nhân mới mắc ĐTĐ typ 2 thường có mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL - C cũng bị rối loạn ở người ĐTĐ type 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng r rệt. 1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ L ÊN Q AN ĐẾN BỆNH ĐTĐ 1.5.1 Tuổi Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ type 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Ở châu Á, ĐTĐ type 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16% [29]. Hình 1.1 Các yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi [6] Sự gia tăng ĐTĐ type 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi chuyển hóa hydrat liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người mang gen di truyền ĐTĐ mà lại không bị ĐTĐ từ lúc còn trẻ đến khi về già mới bị bệnh. Bệnh phối hợp Di truyền Một số thuốc Giảm tiết Insulin Đề kháng Insulin Béo bụng Đái tháo đường ở người cao tuổi Giảm hoạt động thể lực
  • 22. 10 Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc ĐTĐ type 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ typ 2 trong gia đình có yếu tố di truyền r ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm. 1.5.2 Giới tính Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả hai giới tương đương nhau. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [16]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới. 1.5.3 Đ a dư Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra [58]. 1.5.4 Béo phì “Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể”. Th o các chuyên gia của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ type 2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì, trong đó chẩn đoán béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau. Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại [58]. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.
  • 23. 11 Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kháng Insulin. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23 có nguy cơ ĐTĐ type 2 gấp 2,89 lần so với người bình thường. Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo th o sự gia tăng của bệnh ĐTĐ type 2 và bệnh tim mạch [37]. 1.5.5 Thuốc lá và b a ượu Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn chuyển hoá. Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân ĐTĐ khá cao, có nhiều vùng trên 50%. Trường đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu bệnh nhân và nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏ con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những bệnh nhân ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam ĐTĐ có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% [9]. 1.6 TÌNH HÌNH BỆNH ĐTĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.6.1 Trên thế giới Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, H đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới. Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có khoảng 2 triệu người ĐTĐ type 2. Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [2]. Theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [10].
  • 24. 12 Tỷ lệ bệnh ĐTĐ thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%). Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á (5,3%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ. 1.6.2 Tại Việt Nam Năm 2002, th o điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1%. Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thấy rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ type 1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8%. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa [13]; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình, Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc ĐTĐ lần lượt là 4%; 4,3% và 3%. Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự [4] tiến hành nghiên cứu bệnh ĐTĐ tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6, %. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận ĐTĐ là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang [7]; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương tại Thái Nguyên [11] cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều. Tại Bắc Kạn, số bệnh nhân ĐTĐ ngày một tăng nhưng nhiều người khi được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng. Từ tháng 3 năm 2006 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ chiếm khoảng 3,7% - 5,2% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa trong hai năm 2007 - 200 . Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh được tiến hành.
  • 25. 13 1.7 ĐÁNH G Á Đ U TR ĐỐI VỚI BỆNH ĐTĐ 1.7.1 Mục đích Đánh giá toàn diện nên thực hiện vào lần khám bệnh đầu tiên nhằm mục đích sau: - Xác định chẩn đoán và phân loại ĐTĐ. - Phát hiện các biến chứng ĐTĐ và các bệnh đồng mắc. - X m xét điều trị trước và việc kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ đã được thiết lập. - Bắt đầu sự tham gia của bệnh nhân trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc. - Xây dựng kế hoạch để chăm sóc liên tục [6]. 1.7.2 Các nộ d ng đánh g á toàn d ện 1.7.2.1 Bệnh sử - Lâm sàng: - Tuổi, đặc điểm lúc khởi phát ĐTĐ (nhiễm acid - ceton ĐTĐ, phát hiện ĐTĐ bằng xét nghiệm nhưng không có triệu chứng). - Cân nặng các con lúc sinh (đối với phụ nữ). - Cách ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, hành vi ngủ (thói quen, thời gian) [27, 38], thói quen luyện tập thể lực, giáo dục dinh dưỡng, tiền sử và nhu cầu hỗ trợ hành vi. - Tiền sử sử dụng thuốc lá, uống rượu và sử dụng thuốc gây nghiện [33, 48]. - Tìm hiểu bệnh nhân có tham gia các chương trình giáo dục về ĐTĐ, tự quản lý và tiền sử, nhu cầu hỗ trợ. - Rà soát lại các phác đồ điều trị trước và đáp ứng điều trị (dựa vào các số liệu HbA1c) - Sử dụng các thuốc bổ sung và thay thế: Các loại thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền đã sử dụng. Các loại thuốc điều trị bệnh khác, ví dụ thuốc điều trị đau khớp… - Các bệnh đồng mắc và bệnh về răng miệng đang mắc. - Tầm soát trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống bằng cách sử dụng các đo lường đã được hiệu chỉnh và phù hợp. - Tầm soát về các vấn đề tâm lý, các rào cản khác đối với điều trị và tự quản lý ĐTĐ, như nguồn tài chính hạn chế, hậu cần và các nguồn hỗ trợ. - Tầm soát về nỗi đau buồn, cảnh khốn cùng khi bị ĐTĐ - Đánh giá các hành vi sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm và các rào cản đối với sự tuân thủ điều trị. - Nếu bệnh nhân có máy thử Glucose huyết tại nhà hoặc sổ theo dõi khám bệnh, kiểm tra lại các thông số theo dõi Glucose huyết và xử trí của bệnh nhân. - Tiền sử nhiễm acid - ceton, tần suất, độ trầm trọng, nguyên nhân. - Tiền sử các cơn hạ Glucose huyết, khả năng nhận biết và cách xử trí lúc có cơn, tần suất, nguyên nhân.
  • 26. 14 - Tiền sử tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu - Các biến chứng mạch máu nhỏ: Võng mạc, thận, thần kinh - Các biến chứng mạch máu lớn [56]: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, đột quị, bệnh mạch máu ngoại vi [41, 43]. - Đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản: Hỏi về kế hoạch sinh con của bệnh nhân, bệnh nhân có dùng phương pháp nào để ngừa thai 1.7.2.2 Khám thực thể: Cần đặc biệt chú trọng: - Chiều cao, cân nặng và BMI; Quá trình phát triển và dậy thì ở trẻ em, thanh thiếu niên. - Đo huyết áp, nếu cần đo huyết áp nằm và đứng để tìm hạ huyết áp tư thế. - Khám đáy mắt [28, 46]. - Khám tuyến giáp [47, 62]. - Khám da: Tìm dấu gai đ n, các thay đổi da do ĐTĐ kiểm soát kém, khám các vùng tiêm chích nếu bệnh nhân dùng Insulin). - Khám bàn chân toàn diện: o Nhìn: Xem dấu khô da, các vết chai, biến dạng bàn chân o Sờ: Mạch mu chân và chày sau o Có hay mất phản xạ gân cơ Achill s o Khám thần kinh nhanh: Cảm giác xúc giác, cảm giác rung, cảm nhận monofilament. 1.7.2.3 án iá về cận lâm sàng: - HbA1c, nếu chưa làm trong 3 tháng vừa qua - Nếu chưa thực hiện hoặc không có sẵn thông tin trong vòng một năm qua về các nội dung sau, thì làm xét nghiệm: o Bộ thông tin về Lipid máu: Bao gồm cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglycerid nếu cần. o Xét nghiêm chức năng gan (AST, ALT), xét nghiệm khác nếu cần o Tỉ số albumin/cr atinin nước tiểu lấy 1 lần vào buổi sáng o Creatinin huyết thanh và độ lọc cầu thận [6]. 1.8 Đ U TR BỆNH ĐTĐ Nguyên tắc điều trị: Để việc điều trị bệnh ĐTĐ có hiệu quả phải có sự kết hợp giữa các liệu pháp gồm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc hạ Glucose máu. Mục tiêu điều trị: Đặc trưng cơ bản của bệnh ĐTĐ là tăng Glucose máu. Do đó mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát Glucose máu, nhằm kéo dài tình trạng ĐTĐ không biến chứng cấp hoặc phòng ngừa các biến chứng về sau.
  • 27. 15 Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo ADA 2020 [21] Mục t ê đ u tr HbA1C < 7 % (53 mmol/mol). Đường huyết mao mạch đói 80 - 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L) Đường huyết mao mạch sau ăn < 180 mg/dL (10,0 mmol/L) Mục tiêu điều trị tùy thuộc từng cá nhân dựa trên: Thời gian ĐTĐ, tuổi/kỳ vọng sống, bệnh phối hợp, bệnh tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ, nguy cơ hạ đường huyết Đường huyết sau ăn: 1 - 2 giờ sau ăn Phương pháp điều trị: - Điều trị bằng chế độ ăn [19]: Cân đối tỷ lệ các chất protid, glucid, lipid và đủ vi chất; phân bố bữa ăn phù hợp, duy trì nồng độ Glucose máu ổn định, tránh tăng đột ngột Glucose huyết sau ăn; phối hợp tốt với thuốc điều trị [57]. - Điều trị bằng chế độ luyện tập [40]: Luyện tập phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn. Luyện tập phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe [53]. Kiểm soát Glucose huyết chặt chẽ: Người bệnh ĐTĐ typ 2 cần kiểm tra Glucose huyết lúc đói 2 - 3 lần/tuần, với người bệnh đã dùng thuốc uống cần kiểm tra cả Glucose huyết sau ăn. Điều trị bằng thuốc, với ĐTĐ typ 2 điều trị bằng thuốc theo nguyên tắc: - Kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn và luyên tập. Các nhóm thuốc uống hay sử dụng: sulfonylurea, metformin, ức chế nzym α - glucosidase… - Duy trì huyết áp lý tưởng, chống rối loạn đông máu. - Dùng insulin khi cần (không kiểm soát được Glucose huyết bằng đường uống, biến chứng hôn mê ĐTĐ). 1.9 CÁC THUỐC Đ U TR ĐTĐ 1.9.1 Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm 1.9.1.1 Insulin Cấu trúc hóa học insulin là một protein gồm 51 acid amin, gồm 2 chuỗi polypeptid A và B.
  • 28. 16 Hình 1.2 Cấu trúc phân tử Insulin [65] Tác dụng dược lý: Ở người bình thường Insulin tiết ra không đều, nhiều nhất là sau bữa ăn. Insulin ức chế tạo Glucose ở gan, tăng sử dụng Glucose ở ngoại vi nên làm giảm nồng độ Glucose máu. Tác dụng không mong muốn - Hạ Glucose huyết: Thường gặp khi tiêm Insulin quá liều. - Dị ứng ban đỏ, nóng bỏng, ngứa ở nơi tiêm, ... - Mề đay, sốc phản vệ [35, 49], phù mạch, hạ K + máu, teo mô mỡ nơi tiêm [20, 32]. Chỉ định điều trị: - Các trường hợp ĐTĐ typ 1 (chỉ định bắt buộc) - ĐTĐ typ 2 khi thất bại trong việc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc chống tăng Glucose máu đường uống. Chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần của thuốc. Các loại Insulin: - Insulin nguồn gốc từ động vật - Theo màu sắc chế phẩm: Trong suốt (Insulin nhanh); trắng đục (Insulin bán chậm, Insulin chậm, Insulin hỗn hợp). - Theo tác dụng: Thời gian tác dụng Insulin được chia như sau Bảng 1.3 Phân loại Insulin theo thời gian kéo dài tác dụng [12] Loại Insulin Thời gian bắt đầu tác dụng Thời gian đạt đỉnh tác dụng Thời gian kéo dài tác dụng Tác dụng nhanh Lispro, Aspart, glulisin 10 - 20 phút 60 - 180 phút 180 - 300 phút Tác dụng trung bình NPH (Humulin N) 60 - 120 phút 240 - 720 phút 840 - 1440 phút Tác dụng ngắn Regular (Humulin R) 30 phút 150 - 300 phút 240 - 720 phút Hỗn hợp NPH/Regular Aspart + NPH 30/70 30 - 60 phút 600 - 960 phút
  • 29. 17 Liều lượng: - Liều insulin đối với mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người đó nhưng thông thường liều khởi đầu 0,5 - 1,0 UI/ngày. Người ta thường tiêm dưới da 2 lần/ngày, 2/3 vào buổi sáng và 1/3 vào buổi chiều tối. - Phác đồ tiêm insulin: Phác đồ tiêm 1 lần/ngày ít được áp dụng do không quản lý tốt Glucose huyết, thông thường dùng phác đồ tiêm 2 - 3 lần/ngày. 1.9.1.2 Exenatide (Exendin - 4): Là m t thuốc điều trị ới Exendin - 4 là chất đồng vận (agonist) của receptor GLP,1 (Glucagonlikepeptide - 1. Exenatid có khả năng giảm 0,5 - 1% HbA1C, chủ yếu là giảm Glucose huyết sau ăn [31]. 1.9.2 Thuốc hạ Glucose huyết đường uống Thuốc uống điều trị ĐTĐ typ 2 được chia thành 4 nhóm chính: - Nhóm sulfonylurea: Có tác dụng kích thích tế bào β tụy tiết insulin như Gliclazid (Crondia 30MR), Amaryl, M glitinid … - Nhóm biguanid, thiazolidinedion: Có tác dụng tăng nhạy cảm insulin ở mô ngoại biên như Metformin (Glucopha). - Nhóm ức chế nzym α - Glucosidase: Có tác dụng làm giảm hấp thu Glucose trong thức ăn ở ruột non như Glucobay, Basen… - Nhóm cải thiện đề kháng insulin tại cơ như rosiglitazon, pioglitazon. Đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 vẫn tiếp tục sử dụng thuốc hạ Glucose huyết dạng uống có hiệu quả trong một thời gian dài. 1.9.2.1 Nhóm sulfonylureas - Nhóm này có 2 thế hệ: o Thế hệ 1: tolbutamid, chlorpropamid, tolazamid, acetohexamid. o Thế hệ 2: glibenclamid, gliclazid, glipizid, glimepirid - Cơ chế tác dụng: Sulfonylureas là một thuốc viên hạ đường máu thông qua cơ chế kích thích tụy bài tiết insulin. Cơ chế này tác dụng thông qua kênh ATP - K + ở màng tế bào beta của tụy. Kênh ATP - K + bao gồm hai tiểu đơn vị: Một tiểu đơn vị chứa receptor của sulfonylureas và một tiểu đơn chứa chính kênh ATP - K + . Ở những bệnh nhân ĐTĐ (ĐTĐ) typ 2 mà chức năng tế bào beta vẫn còn thì SULFONYLUREAS gắn với r c ptor và gây đóng kênh ATP - K + . Khi đó K + sẽ đi qua màng và tích lũy bên trong tế bào beta, gây khử cực tế bào beta, làm cho Ca2 + đi vào trong tế bào. Nồng độ Ca2 + trong tế bào tăng lên, làm cho các hạt insulin sẽ di chuyển tới bề mặt tế bào, hòa trộn với màng tế bào gây giải phóng insulin vào tuần hoàn.
  • 30. 18 Trên màng các tế bào beta của tuyến tụy nội tiết có những kênh kali (K) nhạy với ATP (ký hiệu KATP), là nơi để cho dòng ion K + đi qua mà sự đóng mở chúng phụ thuộc nồng độ ATP nội bào. Khi nồng độ Glucose máu tăng, sự tổng hợp ATP nội bào tăng gây đóng các kênh KATP, khi đó các ion K + tích điện dương tập trung nhiều ở phía trong màng tế bào gây khử cực màng tế bào beta. Hậu quả của khử cực là các kênh canxi phụ thuộc điện thế mở ra làm các ion canxi đi vào trong tế bào và gây phóng thích Insulin từ các hạt tiết trong tế bào. Kênh KATP được cấu tạo bởi hai loại tiểu đơn vị. Loại tiểu đơn vị thứ nhất là các kênh điều chỉnh dòng ion kali (ký hiệu Kir 6,2) và tiểu đơn vị thứ hai là các thụ thể sulfonylureas (ký hiệu SUR). Mỗi kênh KATP được cấu tạo bởi 4 tiểu đơn vị Kir 6,2 chụm lại với nhau tạo thành lỗ cho ion K + đi qua, có 4 tiểu đơn vị SUR bao quanh. Ngoài tế bào beta của tụy, kênh KATP hiện diện với mật độ cao ở nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể như tế bào cơ tim, tế bào cơ trơn mạch máu. Ở những mô khác nhau thì kênh KATP được cấu tạo từ các thụ thể Sulfonylureas khác nhau như:  Ở tụy là thụ thể SUR 1.  Tế bào cơ tim là thụ thể SUR 2A.  Tế bào cơ trơn mạch máu là thụ thể SUR 2B. Khi một thuốc nhóm Sulfonylureas gắn lên tiểu đơn vị SUR ở kênh K ATP của tế bào tuyến tụy nội tiết, kênh này sẽ đóng lại dần tới phóng thích insulin từ tế bào. Như vậy, các nhóm thuốc thuộc nhóm sulfonylyrea kích thích bài tiết insulin và hạ Glucose máu thông qua cơ chế đóng kênh K ATP ở các tế bào beta của tụy. Người ta còn chứng minh rằng, sulfonylureas còn có tác dụng trên các mô khác ngoài tụy như gan, mô ngoại vi và mô cơ. Mặc dù chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng chắc chắn rằng, tác dụng kích thích tụy tăng tiết Insulin, gây tăng nồng độ Insulin trong máu của sulfonylurea, sẽ ức chế gan sản xuất Glucose , do đó làm giảm Glucose máu lúc đói. Cải thiện Glucose máu sẽ làm giảm tình trạng nhiễm độc Glucose , do đó làm tăng nhạy cảm insulin ở các mô cơ và mô mỡ. Đặc điểm bệnh sinh của bệnh ĐTĐ type 2 là giảm bài tiết và hoạt động của Insulin, do vậy, dù th o cơ chế nào đi nữa thì Sulfonylureas đều làm giảm Glucose máu ở những bệnh nhân này. - Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, hạ Glucose huyết kéo dài. Để hạn chế các tác dụng không mong muốn, phối hợp 2 nhóm thuốc trong 1 viên glimepirid + metformin hoặc thay đổi dạng bào chế Crondia MR 30. - Chỉ định: Những trường hợp lý tưởng, chỉ định sulfonylureas cho những bệnh nhân bị thiếu hụt insulin một cách đáng kể nhưng chức năng tế bào beta vẫn còn đủ đáp ứng với các kích thích. Những đối tượng sau đây chắc chắn sẽ đáp ứng tốt với sulfonylureas gồm: o Khởi phát bệnh ĐTĐ sau 30 tuổi. o Thời gian bị bệnh ĐTĐ dưới 5 năm. o Đường máu lúc đói < 16,7 mmol/l (< 300 mg/dl).
  • 31. 19 o Cân nặng bình thường hoặc béo phì. o Chấp thuận điều trị. o Thiếu hụt insulin không hoàn toàn. - Chống chỉ định: Sulfonylureas bị chống chỉ định ở những bệnh nhân nhạy cảm với thuốc, những bệnh nhân bị nhiễm acid - ceton. Bệnh nhân đang bị một bệnh lý cấp tính ví dụ như sốt cao, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật…. Chính những bệnh cấp tính này làm cho bị mất kiểm soát Glucose máu ở bệnh nhân. Trong trường hợp này nên dùng Insulin thay thế cho sulfonylurea. Phụ nữ có thai và cho con bú: Dựa trên các thí nghiệm trên súc vật, người ta khuyến cáo không nên dùng Sulfonylureas ở phụ nữ mang thai. Do nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao nếu như Glucose máu của mẹ không được kiểm soát tốt khi mang thai, người ta khuyến cáo nên điều trị bằng Insulin để giúp kiểm soát Glucose máu càng chặt chẽ càng tốt. Trẻ m: Độ an toàn và hiệu quả của Sulfonylureas trên trẻ m chưa được ghi nhận. Suy gan, suy thận: Do sulfonylureas được chuyển hóa qua gan, nên bị chống chỉ định ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. Chlopropamide bài tiết chủ yếu qua thận nên bị chống chỉ định ở các bệnh nhân suy thận. Người lớn tuổi: Nguy cơ hạ Glucose máu là điều đáng lo ngại nhất khi sử dụng sulfonylureas cũng như các thuốc hạ Glucose máu khác ở bệnh nhân lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, thường các chức năng gan, thận đều kém hơn, nên dễ có nguy cơ hạ Glucose máu nặng khi dùng sulfonylurea. Chống chỉ định Chlopropamide ở bệnh nhân lớn tuổi (60 – 65 tuổi) do có sự giảm mức lọc cầu thận theo tuổi [12]. - Tương tác thuốc: o Các thuốc làm tăng tác dụng hạ Glucose huyết của Sulfonylurea: NSAID [18, 45] (nhất là aspirin), thuốc chẹn beta, diazepam [44], clofibrat [42]. o Các thuốc làm giảm tác dụng hạ Glucose huyết của sulfonylurea: barbituric, corticoid [60], thuốc lợi tiểu. 1.9.2.2 Nhóm Biguanid Hiện nay chỉ còn sử dụng 1 biguanid là metformin, các thuốc khác bị đình chỉ lưu hành do gây nhiễm toan acid lactic máu. - Cơ chế tác dụng: o M tformin làm tăng sử dụng Glucose ở tế bào, ức chế tổng hợp Glucose ở gan và giảm hấp thu Glucose ở ruột. o Metformin không kích thích giải phóng Insulin từ tế bào β nên không gây hạ Glucose huyết và không có tác dụng ở người không bị ĐTĐ.
  • 32. 20 o Thuốc có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprot in nên có xu hướng ổn định hoặc giảm thể trọng người bệnh. - Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic. - Chỉ định: o ĐTĐ typ 2 khi không kiểm soát được Glucose huyết. o Phối hợp với sulfonulurea và/hoặc thuốc ức chế α - glucosidase. o Phối hợp với insulin. - Chống chỉ định: o Nhiễm toan chuyển hóa cấp hoặc mạn tính. o Dị ứng với các thành phần của thuốc. o Suy tim giai đoạn 3, 4 [51]. o Bệnh lý thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dl ở nam giới và ≥ 1,4 mg/dl ở nữ giới) hoặc rối loạn thanh lọc creatinin do hậu quả của trụy mạch, nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhiễm trùng huyết. o Suy gan. o Nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, tai biến mạch máu não, phẫu thuật lớn. o Thường xuyên bị tiêu chảy. o Phụ nữ có thai và cho con bú. o Những người trên 80 tuổi, trừ khi mức thanh lọc cr atinin bình thường. o Không dùng thuốc cho trẻ em < 10 tuổi. o 2 ngày trước và sau khi chụp CT scanner, X quang có chứa chất cản quang cần tạm dừng thuốc Metformin, vì các thuốc này có nguy cơ gây suy thận cấp ở một số bệnh nhân [12]. - Tương tác thuốc: o Các thuốc làm tăng tác dụng của biguanid: Thuốc lợi tiểu thiazid [45], corticoid [60], thuốc chẹn kênh canci [39]. o Các thuốc làm tăng độc tính: Thuốc cationic (digoxin, morphin, ranitidin, vancomycin...) [55], cimetidin [52]. 1.9.2.3 Nhóm ức ch nz α - Glucosidase - Nhóm này có 2 thế hệ: o Thế hệ 1: Nhóm acarbose o Thế hệ 2: voglibose, penclibose.
  • 33. 21 - Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế enzyme α - glucosidase ở riềm bàn chải của ruột non. Những enzyme này gồm sucarose, maltase, isomaltase, và glucoamylase. Các enzyme α - glucosidase có vai trò tiêu hóa carbohydrat thông qua việc phá vỡ các phân tử disaccharid và oligosaccharid (đường và đường mía) thành Glucose và các monosaccharid để dễ dàng hấp thu tại ruột non hơn. Thuốc có tác dụng ức chế α - glucosidase do đó sẽ làm chậm hấp thu carbohydrat ở ruột, từ đó làm giảm Glucose máu sau ăn. - Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, ngứa, phát ban, vàng da. - Chỉ định: o Acarbose là nhóm đã được FDA công nhận [66] trong đơn trị liệu điều trị ĐTĐ type 2, nếu như bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu bằng chế độ ăn đơn thuần. Acarbose có thể được kết hợp với các nhóm thuốc khác như: SUs, insulin hoặc metformin. o Miglitol cũng được FDA công nhận [59] trong đơn trị liệu điều trị ĐTĐ type 2 nếu như bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc kết hợp với SUs. o Hiện nay, việc sử dụng ức chế α - glucosidase còn hạn chế, mặc dù thuốc có hiệu quả làm giảm Glucose máu sau ăn. Một trong những yếu tố làm hạn chế sử dụng nhóm thuốc này đó là phải tăng liều dần, điều chỉnh liều đòi hỏi thời gian dài (khoảng 10 – 12 tuần) để tránh các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. - Chống chỉ định: o Thuốc được đào thải tuyệt đối qua thận, chính vì vậy ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận thường có hiện tượng tích lũy thuốc, đặc biệt là miglitol. Không nên chỉ định nhóm thuốc này ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận (thanh lọc creatinin < 25 ml/phút), creatinin huyết thanh > 2 mg/dl (176,8 mcmol/l). Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan. Mặc dù không được chuyển hóa qua gan nhưng không nên dùng acarbose ở bệnh nhân xơ gan [26]. o Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có chứng minh lâm sàng về độ an toàn của acarbose và miglitol ở phụ nữ mang thai. Cả hai thuốc đều được bài tiết qua sữa với lượng nhỏ, vì vậy không nên chỉ định ở phụ nữ đang cho con bú. o Nhiễm acid - ceton. o Bệnh lý đường tiêu hóa: Bệnh viêm ruột, viêm loét đại trực tràng, bán tắc ruột, bệnh đường ruột mạn tính gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thuốc đáng kể hoặc những bệnh lý có tăng tạo hơi trong đường ruột. o Nhạy cảm với acarbose, miglitol và các tá dược [12].
  • 34. 22 1.9.2.4 Nhóm meglitinid - Cơ chế tác dụng: glinides là nhóm thuốc kích thích tiết insulin nhưng cấu trúc hóa học và dược lý học hoàn toàn không giống sulfonylureas (SUs). Cũng như với SUs, khả năng bài tiết Insulin còn tùy thuộc vào chức năng của tế bào Beta, tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ glucose máu và giảm đi khi nồng độ Glucose máu thấp. Tương tự như SUs, glinid gắn với receptor ở tụy, cấu hình của receptor này khác với cấu hình receptor của SUs. Cũng tương tự như SUs, glinid gây đóng kênh ATP – K + ở màng tế bào beta của tụy. Kênh K + gây ức chế quá trình khử cực của tế bào b ta, do đó gây mở kênh Ca2 + làm cho Ca2 + đi vào trong tế bào, gây tăng tiết insulin. Glinid khởi phát tác dụng nhanh và thời gian tác dụng ngắn hơn SUs. - Chỉ định: o Glinid được chỉ định trong điều trị ĐTĐ typ 2 kết hợp chế độ ăn và luyện tập ở những bệnh nhân không kiểm soát tốt Glucose máu bằng chế độ ăn và luyện tập đơn thuần. Khả năng làm giảm HbA1c của Glinid thấp hơn so với SUs, chỉ khoảng 0,7 – 1,5%. Có thể kết hợp Glinides với các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ khác ngoại trừ SUs. Hơn nữa, Glinid cũng ít có hiệu quả khi điều trị thay thế cho SUs ở những bệnh nhân không đáp ứng với SUs. o Nhóm glinid ít có nguy cơ gây hạ Glucose máu nên rất thích hợp cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị hạ Glucose máu, ví dụ như bệnh nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân chỉ ăn một hoặc hai bữa chính mỗi ngày và có nhu cầu kiểm soát Glucose máu vào những thời điểm cụ thể như vậy. o Vì không chứa gốc sulfa nên có thể dùng glinides cho những bệnh nhân dị ứng với SUs. - Tác dụng không mong muốn: Hạ Glucose huyết; tăng cân. - Chống chỉ định: o ĐTĐ nhiễm acid - ceton, ĐTĐ typ 1 hoặc những bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc. o Bệnh nhân đang có bệnh nặng kèm th o như sốt cao, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật…. thì nên tạm thời dừng glinides và chuyển sang điều trị bằng insulin. o Phụ nữ mang thai và cho con bú. o Trẻ em.
  • 35. 23 o Suy gan: Nồng độ thuốc (repaglinid và các chất chuyển hóa) trong huyết thanh cao hơn ở những bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên, sự thay đổi này không có ảnh hưởng đến sự đáp ứng với repaglinid. Có thể một số bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan đáp ứng với thuốc khác nhau và đòi hỏi phải dùng liều repaglinide với liều thấp hơn. So với người khỏe mạnh bình thường thì những người bị suy gan nhẹ nhưng không có ĐTĐ thì có Cmax của nateglinid tăng lên đến 30%. Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân bị suy gan nhẹ đến vừa, nên sử dụng thận trọng nateglinid ở những bệnh nhân bị suy gan nặng [12]. 1.9.2.5 Nhóm Thiazolidinedion TZD (glitazone) - Cơ chế tác dụng: Các TZD làm tăng nhạy cảm Insulin với cơ và mỡ bằng cách hoạt hóa PPARγ (peroxisome - prolifetator - actavated receptor gama). - Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi chỉ định thuốc cần làm xét nghiệm chức năng gan 2 tháng/lần. - Chỉ định: Dùng riêng hoặc phối hợp với thuốc hạ Glucose huyết khác trong điều trị ĐTĐ typ 2. - Chống chỉ định: o Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc bệnh nhân ĐTĐ đang có tình trạng nhiễm acid - ceton. o Suy tim: TZD chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim theo phân loại NYHA III, IV do làm nặng thêm bệnh tim có sẵn. o Suy gan o Phụ nữ có thai và cho con bú. o Trẻ m: Chưa có nghiên cứu nào về dược động học, độ an toàn và hiệu quả của TZD ở trẻ em. o Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa TZD và tình trạng giảm mật độ xương, gãy xương. Người ta giải thích rằng, bản thân các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đã có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người bình thường và các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng TZD làm tăng tỷ lệ gãy xương là do nguy cơ gây loãng xương của thuốc. o Một số nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang khi sử dụng pioglitazon [12]. 1.9.2.6 Thuốc ức ch Dipeptidyl Peptidase – 4 (DPP - 4) - Cơ chế tác dụng:
  • 36. 24 o Sự bài tiết và sử dụng insulin đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa Glucose và cân bằng nội môi. Người ta nhận thấy rằng, sự bài tiết insulin thay đổi và phụ thuộc vào con đường Glucose được thu nhận, từ đó người ta tiến hành một loạt các nghiên cứu về chức năng của hormon Incretin và vai trò của những Hormon này trong điều trị ĐTĐ. Khi nồng độ Glucose máu tăng lên thông qua ăn uống sẽ dẫn đến tăng bài tiết Insulin nhiều hơn. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Incretin. Hiệu ứng Incretin xảy ra qua trung gian các hormon của ruột, gây kích thích bài tiết Insulin từ các tế bào beta của tụy xuất hiện khi thu nhận Glucose qua đường miệng. GIP (Glucose - dependent Insulinotropic Polypeptide) và GLP - 1 (Glucagon Like Peptide 1) là những hormon incretin được tinh chế để nghiên cứu. Cả GIP và GLP - 1 đều có nhiều cơ chế tác dụng khác nhau để điều hòa Glucose máu, do đó người ta hướng đến đích là hai Hormon này để sáng chế ra loại thuốc mới điều trị ĐTĐ typ 2. o Nhóm thuốc DPP - 4 ra đời với mục đích duy trì hiệu ứng Incretin. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự giáng hóa GLP - 1 thông qua ức chế enzym gây phá vỡ GLP - 1. Thuốc làm tăng hiệu quả của GLP - 1 nội sinh bằng cách kéo dài thời gian tồn tại của Hormon này trong cơ thể. Tác dụng của thuốc bao gồm:  Kích thích bài tiết insulin.  Ức chế bài tiết glucagon.  Kích thích sự tăng sinh của tế bào beta. - Chỉ định: o Đơn trị liệu cho bệnh nhân không kiểm soát Glucose máu tốt bằng chế độ ăn và tập luyện đơn thuần và không thể sử dụng metformin do có những chống chỉ định hoặc không dung nạp. o Phối hợp cùng các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 khác: Phối hợp 2 thuốc (DPP - 4 với metformin hoặc SU hoặc TZD). Phối hợp 3 thuốc (DPP - 4 với 1 SU và metformin) đ m lại hiệu quả kiểm soát Glucose máu tốt hơn. o Phối hợp với Insulin (có hoặc không có metformin) khi chế độ ăn, luyện tập và liều Insulin ổn định nhưng không đ m lại sự kiểm soát Glucose máu đầy đủ. - Chống chỉ định: o Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc bệnh nhân ĐTĐ đang có tình trạng nhiễm acid - ceton. o Phụ nữ có thai và cho con bú. o Trẻ m dưới 18 tuổi.
  • 37. 25 o Suy thận o Suy gan o Suy tim o Viêm tụy cấp o Hạ đường huyết [12]. 1.9.2.7 Thuốc ức ch SGLT – 2 (SODIUM - GLUCOSE CO - TRANSPORTER 2) 1.9.2.8 Thuốc đồng vận GLP - 1 (GLUCAGON - LIKE PEPTIDE - 1) 1.9.2.9 Pramlintid - Cơ chế tác dụng: o Là chất tổng hợp của hormon amylin, là 1 loại hormon được đồng tiết cùng với insulin từ tế bào beta của tụy, tác dụng hiệp đồng với insulin làm giảm Glucose máu. o Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 không tìm thấy amylin. Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 amylin bị giảm đi. o Pramlintid có cấu trúc hóa học tương tự như amylin nhưng bị thay thế bằng gốc prolin ở vị trí 25, 28 và 29 trong chuỗi acid amin. - Chỉ định: o Thuốc đã được FDA công nhận từ năm 2005. o Điều trị ở cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 để cải thiện kiểm soát đường máu bằng cách hạn chế tăng đường máu sau ăn. o Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, pramlintid có thể dùng kết hợp với sulfonylureas hoặc metformin. o Phối hợp cùng Insulin: Cần giảm liều insulin khi bắt đầu kết hợp thêm pramlintid nhưng đến khi liều pramlintid đã ổn định thì có thể tăng liều Insulin nếu cần thiết. - Chống chỉ định o Bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc. o Bệnh nhân bị liệt ruột, do thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. o Bệnh nhân có những cơn hạ đường máu không triệu chứng [12]. 1.9.3 Tương tác thuốc Trong điều trị, sự phối hợp thuốc là điều cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị hoặc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc. Khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc cho nguời bệnh nguy cơ tương tác thuốc (TTT) có thể xảy ra. Kết quả có thể gây hại nếu tương tác dẫn đến tăng độc tính hay giảm hiệu quả điều trị của thuốc. 1.9.4 Phác đồ đ u tr thuốc ĐTĐ Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri - Glucose (SGLT2i), sulfunylurea, glinide, pioglitazon, ức chế enzym α - glucosidase, ức chế enzym DPP - 4, đồng vận thụ thể GLP - 1, insulin.
  • 38. 26 - Những điều cần lưu ý khi sử dụng phác đồ này: o Lựa chọn ban đầu - với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin với những người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 23,0; người có BMI dưới 23 nên chọn nhóm sulfonylurea. o Những quy định của Bộ Y tế Việt Nam về sử dụng nhóm thuốc thiazolidinedione. o Với những người có mức Glucose máu cao. - Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc: o Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh ĐTĐ type 2 o Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chần đoán, mức Glucose máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3 tháng. Nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc. Hình 1.3 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 – VADE 2017 [6] 1.10 TỔNG QUAN V BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1.10.1 L ch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 00 giường bệnh. Bệnh viện được xây dựng với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm, hàng ngày tiếp nhận hơn 2000 bệnh nhân ở tất cả các khoa phòng đến khám và điều trị. Tọa lạc tại địa chỉ: Số 04, đường Châu Văn Liêm, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ hiện đang nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên năm 201 . Cụ thể là các kỹ thuật thuộc lĩnh vực: Can thiệp mạch máu thần kinh, can thiệp mạch máu thần kinh, can thiệp mạch máu ngoại biên, kỹ thuật TACE điều trị ung thư gan…
  • 39. 27 Đặc biệt đã tổ chức tổng kết và bàn giao 02 kỹ thuật mới: Tim mạch can thiệp và đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thực hiện độc lập điều trị cho người bệnh. Trong năm 2019, Bệnh viện triển khai các kỹ thuật mới để điều trị cho người bệnh như: - Kỹ thuật can thiệp mạch máu não và mạch máu ngoại biên. - Các phẫu thuật thuộc lĩnh vực ngoại Thần kinh. - Kỹ thuật TACE điều trị ung thư gan. - Phẫu thuật tim (đang thực hiện với sự hỗ trợ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh). - Triển khai điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp mạch não trong nhồi máu não cấp. - Đặc biệt là hoàn tất đề án về Ghép thận trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Bằng sự phấn đấu của toàn thể cán bộ đã phát triển Bệnh viện lớn mạnh về mọi mặt, chất lượng hoạt động Bệnh viện ngày được nâng cao. Qua kiểm tra của Sở Y tế về hoạt động năm 201 Bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn mức 5 (điểm trung bình là 4,41) theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành [67]. 1.10.2 Giới thiệu khoa Nội tiết bệnh viện Khoa Nội Tiết là một khoa lâm sàng, điều trị các bệnh lý về nội tiết và chuyển hóa, được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2017 tách ra từ khoa Tim Mạch – Nội Tiết – Lão Học, là chuyên khoa có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh ĐTĐ và rối loạn nội tiết. Khoa luôn luôn chú trọng và nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh. Tạo môi trường đào tạo bác sĩ, điều dưỡng và thực hiện nghiên cứu khoa học. Mỗi ngày có khoảng 120 bệnh nhân đến khám. ĐTĐ typ 2 là khoảng 60 - 80 bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Với cơ cấu 3 giường bệnh và 19 nhân sự khoa Nội Tiết đã và đang thực hiện rất tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình như: Khám và điều trị các bệnh về nội tiết và chuyển hóa: - Các bệnh lý của các tuyến nội tiết: Bệnh lý tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến yên… - ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các biến chứng do bệnh ĐTĐ. - Các rối loạn chuyển hóa Lipid máu - Tổ chức việc quản lý, theo dõi chặt chẽ các bệnh ĐTĐ. Có nhiệm vụ đào tạo liên tục, công tác chỉ đạo tuyến về bệnh lý ĐTĐ – Nội tiết. Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện về các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Là nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, truyền thông sức khỏe, hợp tác quốc tế về bệnh ĐTĐ – nội tiết. Khoa Nội Tiết hiện đang làm chủ các kỹ thuật điều trị như:
  • 40. 28 - VAC (kỹ thuật hút áp lực âm) trong điều trị vết thương ở bệnh nhân ĐTĐ. - Hoạt động tư vấn và giáo dục về bệnh ĐTĐ. - Chăm sóc và điều trị biến chứng bàn chân ĐTĐ, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật hút áp lực âm. Định hướng phát triển sắp tới của Khoa Nội Tiết chính là: - Triển khai một số kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết. - Triển khai kỹ thuật chăm sóc bàn chân ĐTĐ [68].