SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
MAI TRẦN QUẾ PHƯƠNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DÙNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
MAI TRẦN QUẾ PHƯƠNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DÙNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành Dược lý và dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn
Phương Dung Giảng viên cao cấp trường Đại học Y Dược đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn BGH, thầy cô giáo Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong công tác để người viết hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Xin cảm ơn Cha Mẹ, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ người
viết trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Mai Trần Quế Phương
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu: “Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo
đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng
phương pháp mô tả tiến cứu không can thiệp.
Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất, thu nhận toàn bộ các bệnh nhân thỏa mãn
tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
Kết quả:-Đa số bệnh nhân có bệnh mắc kèm (55,47%). Một số bệnh mắc kèm
thường gặp là tăng huyết áp (48,44%) và rối loạn lipid máu (7,81%).
- Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường trong nghiên cứu bao gồm: metformin,
sulfonylurea, acarbose, ức chế DPP4 và insulin
- Phác đồ được dùng chủ yếu trong 3 tháng điều trị là phác đồ đơn độc và phác
đồ phối hợp 2 thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp tăng dần theo
thời gian
- So sánh phác đồ tại thời điểm T0 và T3, có 102 bệnh nhân (79,69%) thay đổi
phác đồ: 29 bệnh nhân thêm thuốc (22,66%), 9 bệnh nhân giảm thuốc (7,03%),
32 bệnh nhân thay thuốc (25,0%), 8 bệnh nhân tăng liều (6,25%) và 24 bệnh
nhân giảm liều (18,75%).
- Sau 3 tháng điều trị, chỉ số FPG của bệnh nhân giảm đều theo từng tháng
(p<0,001).
- Chỉ số HbA1c của bệnh nhân giảm từ 8,67±1,71mmol/L xuống 6,63±0,93
mmol/L (p<0,001). Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát HbA1c tốt, chấp nhận và kém lần
lượt là 77,34%; 9,38% và 13,28%.
- Chỉ số triglycerid của bệnh nhân giảm từ 3,03±2,40 mmol/L xuống 2,43±2,00
mmol/L (p=0,001). Các chỉ số LDL-C và HDL-C không có sự khác biệt sau 3
tháng điều trị (p>0,05).
Kết luận:-Thận trọng khi sử dụng metformin trên bệnh nhân suy giảm chức
năng thận, chống chỉ định khi bệnh nhân có ClCr< 30 ml.phút.
- Cân nhắc tăng tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trên 40 tuổi sử dụng statin mức
độ trung bình và mạnh
- Quan tâm hơn tới kiểm soát và điều trị tăng huyết áp, kiểm soát lipid máu của
bệnh nhân.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt
iii
SUMMARY
Objective: “Survey on the situation of outpatients taking drugs for type 2
diabetes at Thot Not District General Hospital in 2020”.
Subjects and research methods: Longitudinal study, using prospective
descriptive method without intervention.
Convenience, non-probability sampling, included all patients who met the
inclusion and exclusion criteria.
Results:-Most of the patients had comorbidities (55.47%). Some common
comorbidities are hypertension (48.44%) and dyslipidemia (7.81%).
- Groups of antidiabetic drugs in the study include: metformin, sulfonylurea,
acarbose, DPP4 inhibitor and insulin
- The regimen used mainly in 3 months of treatment is a single regimen and a
combination regimen of 2 drugs. The proportion of patients using combination
regimens increases over time
- Comparing the regimen at the time of T0 and T3, there were 102 patients
(79.69%) changed the regimen: 29 patients added drugs (22.66%), 9 patients
decreased drugs (7.03%) , 32 patients changed the drug (25.0%), 8 patients
increased the dose (6.25%) and 24 patients decreased the dose (18.75%).
- After 3 months of treatment, the patient's FPG index decreased steadily every
month (p<0.001).
- The patient's HbA1c index decreased from 8.67±1.71mmol/L to 6.63±0.93
mmol/L (p<0.001). The proportion of patients with good, acceptable and poor
control of HbA1c was 77.34%, respectively; 9.38% and 13.28%.
- The patient's triglyceride index decreased from 3.03±2.40 mmol/L to
2.43±2.00 mmol/L (p=0.001). There was no difference in the LDL-C and HDL-
C indexes after 3 months of treatment (p>0.05).
Conclusion:-Use metformin with caution in patients with impaired renal
function, contraindicated when patients have ClCr < 30 ml.min.
- Consider increasing the proportion of diabetics over 40 years of age using
moderate and strong statins
- Pay more attention to control and treatment of hypertension, control blood
lipid of patients.
Keywords: Type 2 diabetes, Thot Not District General Hospital
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi
trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả
nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong
công trình nghiên cứu này.
Tác giả
Mai Trần Quế Phương
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
TÓM TẮT ...........................................................................................................ii
SUMMARY........................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT.................................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................... x
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.................................................................... 3
1.1.1 Định nghĩa ........................................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường ......................................... 3
1.1.3 Phân loại đái tháo đường..................................................................... 4
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh bệnh đái tháo đường ............................................... 6
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ.............................................................................. 7
1.1.6 Chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường ........................................... 8
1.1.7 Một số xét nghiệm Cận Lâm sàng....................................................... 8
1.1.8 Biền chứng của bệnh đái tháo đường .................................................. 9
1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .............................................. 10
1.2.1 Phương pháp điều trị không dùng thuốc ........................................... 10
1.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc ...................................................... 11
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 27
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................. 27
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng bằng phương pháp mô tả tiến cứu không
can thiệp.............................................................................................................. 27
2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................. 27
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 27
2.2.3 Cỡ mẫu .............................................................................................. 28
vi
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................... 29
2.3.1 Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên
cứu. ..................................................................................................................... 29
2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2
trên bệnh nhân điều trị ngoại trú......................................................................... 31
2.2.3 Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 tại phòng khám ngoại trú........................................................................... 32
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.......................................................... 32
2.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ............................................... 32
2.4.2 Cơ sở để phân tích việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cho
bệnh nhân mới chấn đoán................................................................................... 33
2.4.3 Cơ sở để phân tích sử dụng Insulin trên bệnh nhân mới chẩn đoán.. 34
2.4.4 Đánh giá chức năng gan thận ............................................................ 35
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................... 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 36
3.1.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ......... 36
3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0) ... 37
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ....................................... 38
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu......... 38
3.2.2 Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T0 ................... 40
3.2.3 Các dạng thay đổi phác đồ tại thời điểm T1, T2 ............................... 43
3.2.4 Các phác đồ sử dụng tại thời điểm T3............................................... 44
3.3 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ. 47
3.3.1 Kiểm soát FPG sau 3 tháng ............................................................... 47
3.3.2 Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng........................................................... 48
3.3.3 Kiểm soát HA sau 3 tháng điều trị .................................................... 49
3.3.4 Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng ....................................................... 50
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ................................................................................. 51
4.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU.......................... 51
4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ............................ 51
4.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu........... 52
vii
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 52
4.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu ............... 52
4.2.2 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm T0.......................................... 53
4.2.3 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm sau 1 tháng điều trị và sau 2
tháng điều trị....................................................................................................... 58
4.2.4 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm sau 3 tháng điều trị ............... 58
4.2.5 Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị........................ 60
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG.......................... 60
4.3.1 Kiểm soát FPG sau 3 tháng điều trị................................................... 60
4.3.2 Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng điều trị............................................... 61
4.3.3 Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng điều trị ............................................ 61
4.3.4 Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng điều trị........................................... 62
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 63
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 66
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................xii
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... xiv
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2................................................ 4
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đoán đái tháo đường typ 2 ....................................... 8
Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
không có thai . .................................................................................................... 12
Bảng 1.4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già...................................... 12
Bảng 1.5 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường typ 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ năm 2016 .............................................................................................. 13
Bảng 1.6 Các dạng Insulin có tại Việt Nam ....................................................... 15
Bảng 2.1 Khái niệm, phân loại và phương pháp thu thập các biến số trong mẫu
nghiên cứu .......................................................................................................... 29
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ
của BYT 2014..................................................................................................... 32
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ
của BYT 2017..................................................................................................... 33
Bảng 2.4 Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo thang phân loại của Tổ
chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Á............................................. 34
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận ................................................. 35
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân .......................................................... 36
Bảng 3.2 Chỉ số HbA1c và FPG của bệnh nhân tại T0 ...................................... 37
Bảng 3.3 Phân loại huyết áp bệnh nhân tại T0 ................................................... 37
Bảng 3.4 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong nghiên cứu ... 38
Bảng 3.5 Danh mục Insulin dùng trong nghiên cứu........................................... 39
Bảng 3.6 Phác đồ điều trị tại thời điểm T0......................................................... 40
Bảng 3.7 Ngưỡng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp thuốc
đường uống hoặc insulin .................................................................................... 41
Bảng 3.8 Phân loại mức liều metformin theo chức năng thận của bệnh nhân ... 41
Bảng 3.9 Phân tích sử dụng thuốc theo BMI của bệnh nhân.............................. 42
Bảng 3.10 Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường sử dụng trên bệnh nhân..... 42
Bảng 3.11 Các nhóm statin sử dụng trên bệnh nhân sử dụng trên bệnh nhân.... 43
Bảng 3.12 Các phác đồ điều trị đái tháo đường tại T0, T1 và T2 ...................... 43
Bảng 3.13 Các phác đồ điều trị tại thời điểm T3................................................ 44
Bảng 3.14 Các dạng thay đổi phác đồ giữa T0 và T3......................................... 45
Bảng 3.15 Các dạng thay đổi phác đồ trên bệnh nhân không đạt HbA1c mục tiêu 46
ix
Bảng 3.17 Sự thay đổi chỉ số FPG qua 3 tháng điều trị ..................................... 47
Bảng 3.18 Sự thay đổi chỉ số HbA1c qua 3 tháng điều trị ................................. 48
Bảng 3.19 Sự thay đổi HA qua 3 tháng điều trị ................................................. 49
Bảng 3.20 Sự thay đổi chỉ số lipid máu sau 3 tháng điều trị.............................. 50
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng trong bệnh đái tháo đường.. 11
Hình 1.2 Cấu trúc phân tử insulin....................................................................... 14
Hình 1.3 Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2.. 24
xi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh TiếngViệt
ADA American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
AND Adenosin Diphosphat
Nucleotid
ADR Adverse Drug Reaction
ALAT Alanin Amino Transferase
ASAT Aspartat Amino Transferase
BMI Body Mas Index Chỉ số khối cơ thể
BN Bệnh nhân
HbA1C Hemoglobin A1C Hemoglobin gắn glucose
vào tế bào
HDL High Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao
IDF International Diabetes
Federation
Liên đoàn đái tháo đường
quốc tế
IU Internatinal Unit Đơn vị quốc tế
LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp
NC Nghiên cứu
RLLP Rối loạn lipid
TDKD Tác dụng kéo dài
TG Triglycerid
THA Tăng huyết áp
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
XN Xét nghiệm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa. Trong
số các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo
đường typ 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Bệnh có tốc
độ phát triển rất nhanh, là một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong nhất
trên thế giới (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) [28].
Năm 2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng
thành tuổi từ 20-79 bị đái tháo đường, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm
2010 đến năm 2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước
đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Theo Liên đoàn
đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2017 trên toàn thế giới có khoảng 159 triệu
người mắc đái tháo đường, vượt xa các dự đoán trước đó, và đến năm 2045 số
người mắc đái tháo đường là 183 triệu người, tăng 15% so với năm 2013 [68]
Việt Nam là quốc gia có số ca mắc đái tháo đường cao trong khu vực Đông
Nam Á, theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết trung ương tiến hành, năm 2015
trong nhóm tuổi 18-69 là 4,1% mắc đái tháo đường và 3,6% mắc tiền đái tháo
đường, theo thống kê tỷ lệ bệnh tăng 8-20 % mỗi năm [34].
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính phải điều trị liên tục, nếu không điều
trị tốt và quản lý điều trị chặt chẽ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh
hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh trên các cơ quan mắt,
tim mạch, thần kinh, thận... Chi phí cho điều trị đái tháo đường đang là gánh
nặng của toàn xã hội, gia đình và bản thân người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân
đái tháo đường sau chẩn đoán xác định đều được điều trị ngoại trú tại cộng
đồng. [19].
Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt là bệnh viện hạng 2 tuyến quận có nhiệm vụ
chăm sóc bảo vệ cho 320 nghìn nhân dân trong quận. Bệnh viện đã quản lý và
điều trị cho hơn 500 ngàn bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có thẻ Bảo hiểm y tế
từ tuyến sau chuyển về và bệnh nhân mới phát hiện được. Đến nay Thốt Nốt.
Việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị đái tháo đường typ 2
sẽ giúp cho bác sĩ có cái nhìn tổng quát để việc kê toa và hướng dẫn người bệnh
được tốt hơn, không chỉ góp phần giảm bớt các biến chứng của bệnh mà còn
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, gián tiếp giảm thiểu gánh nặng
chi phí cho xã hội, từ đó chúng tôi tiến hành đề tài: : “Khảo sát tình hình bệnh
2
nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa
khoa quận Thốt Nốt năm 2020”
Với 3 mục tiêu:
1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong
mẫu nghiên cứu.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 trên
bệnh nhân điều trị ngoại trú.
3. Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 tại phòng khám ngoại trú.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường (Diabetes Mellitus-DM) là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng tăng glucose máu mạn tính, do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn
toàn Insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
Insulin. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự rối loạn, suy giảm và
hủy hoại chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là thần kinh, mắt, thận, tim và mạch
máu [8].
1.1.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển
nhanh. Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2010 số lượng
người mắc đái tháo đường trên thế giới là 171 triệu người và dự đoán đến năm
2035 số lượng người mắc đái tháo đường sẽ là 366 triệu người. Tuy nhiên tình từ
năm 1980 đến năm 2010 thì con số này đã tăng từ 153 triệu đến 347 triệu người
(World Health Organization, 2010). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(ADA), năm 2015 (Association American Diabetes, 2016), số lượng người mắc
đái tháo đường trên thế giới là 382 triệu người. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý
là 46 % số bệnh nhân không biết mình mắc đái tháo đường và không nhận thức
được những hậu quả lâu dài mà bệnh gây ra; chỉ tính trong năm 2013 đã có 5,1
triệu người chết do đái tháo đường và 548 tỉ đô la đã được chi cho căn bệnh này
(Association American Diabetes, 2016).
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, là khu vực có số
lượng người mắc đái tháo đường đông nhất trong các khu vực trên thế giới [39].
Theo tài liệu nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, thì
tỷ lệ bệnh tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ bệnh tăng lên 2 lần, đái tháo
đường được xếp vào một trong ba bệnh gây tàn phế và tử vong nhất (xơ vữa
động mạch, ung thư, đái tháo đường) .Trong đó, bệnh đái tháo đường typ 2
chiếm 85-95 %.
Đây đều là những con số đáng kinh ngạc cho thấy đái tháo đường đã và
đang trở thành một đại dịch, một vấn đề lớn của Y tế toàn cầu. Tất cả các quốc
gia dù giàu hay nghèo đều đang phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh
này và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
4
1.1.3 Phân loại đái tháo đường
Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh của WHO được sử dụng rộng rãi
1.1.3.1 Đái tháo đường typ1 ( Đái tháo đường phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường typ1 là tình trạng tế bào β bị phá hủy, thường dẫn đến thiếu
insulin hoàn toàn, người bệnh phải dùng insulin ngoại sinh để duy trì chuyển
hóa glucosse. Đái tháo đường typ1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới
30 tuổi [62].
1.1.3.2 Đái tháo đường typ 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường typ 2 là tình trạng kháng insulin kết hợp với suy giảm khả
năng bài tiết insulin của tế bào β. Sau nhiều năm mắc bệnh, insulin máu giảm
dần và bệnh nhân dần lệ thuộc vào insulin để duy trì chuyển hóa. Hầu hết đái
tháo đường typ 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi.
1.1.3.3 Đái tháo đường thai kỳ
Là trường hợp rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra thoáng qua trong quá
trình mang thai. Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai
thường làm tăng mức glucose trong máu ở một số người. Trong trường hợp này
người ta gọi là đái tháo đường do thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi
sinh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ đái tháo đường do thai kỳ sẽ bị đái
tháo đường thật sự sau này.
1.1.3.4 Các thể đái tháo đường đặc biệt khác
Với nguyên nhân do bệnh lý của hệ thống nội tiết, các hình thái di truyền
của bệnh đái tháo đường hoặc do thuốc, hóa chất hoặc nhiễm trùng... [43], [19].
Cùng có chung triệu chứng glucose máu tăng cao, nhưng biểu hiện lâm sàng của
đái tháo đường typ1 và đái tháo đường typ2 có một số điểm khác nhau (bảng
1.1).
PHÂN BIỆT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 VÀ TYP 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2
Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2
Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành
Khởi phát Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ
triệuchứng
Biểu hiện lâm sàng - Sút cân nhanhchóng.
- Đái nhiều.
- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít
triệu chứng
5
Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2
- Uống nhiều - Thể trạng béo, thừa cân
- Tiền sử gia đình có người
mắc bệnh đái tháo đường
typ 2.
- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ
mắc bệnh cao.
- Dấu gai đen (Aeanthosis
nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa
nang
Nhiễm ceton, tăng ceton
trong máu, nước tiểu
Dương tính Thường không có
C-peptid Thấp/không đo được Bình thường hoặc tăng
Kháng thể:
Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid
decarboxylase 65 (GAD 65)
Kháng Insulin (IAA)
Kháng Tyrosine phosphatase
(IA-2)
Kháng Zinc Transporter 8
(ZnT8)
Dương tính Âm tính
Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc
viên và/ hoặc insulin
Cùng hiện diện với với bệnh
tự miễn khác
Có Hiếm
Các bệnh lý đi kèm lúc mới
chẩn đoán: Tăng huyết áp, rối
loạn chuyển hóa lipid, béo
phí
Không có
Nếu có, phải tìm các bệnh
lý khác đồng mắc
Thường gặp, nhất là hội
chứng chuyển hóa
Chú thích: Bảng trên chỉ có tính tham khảo, có nhiều thể bệnh trùng lấp
giữa các đặc điểm. Khi biểu hiện bệnh lý không rõ ràng, cần theo dõi một thời
gian để phân loại đúng bệnh. Điều trị chủ yếu dựa trên bệnh cảnh lâm sàng của
bệnh nhân để quyết định có cần dừng ngay insulin hay không.
6
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh bệnh đái tháo đường
1.1.4.1 Đái tháo đường typ1
Ở các bệnh nhân đái tháo đường typ1 xảy ra quá trình phá hủy các tế bào β
của tiểu đảo tụy một các tự miễn. Quá trình này khởi phát do nhiễm khuẩn hoặc
do kích thích từ yếu tố môi trường. Lượng tế bào β bắt đầu giảm nhưng nồng độ
glucose máu vẫn được duy trì cho đến khi 80% tế bào β bị phá hủy thì các triệu
chứng đái tháo đường mới bộc lộ rõ ràng. Sau khi khởi phát người bệnh có thể
ở vào thời kỳ: Glucose máu vẫn kiểm soát được với nhu cầu rất nhỏ insulin
ngoại sinh, thậm chí không cần dung insulin ngoại sinh. Giai đoạn này không
kéo dài. Khi tất cả tế bào β còn lại đều bị quá trình tự miễn phá hủy thì người
bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào inssulin ngoại sinh.
1.1.4.2 Đái tháo đường typ2
Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ2 được giải thích qua 3 đặc điểm
sau:
- Tình trạng kháng insulin: Nguyên nhân là do giảm hiệu quả tác dụng của
insulin tại các mô đích ở ngoại vi (đặc biệt là cơ và gan). Kháng insulin gặp phổ
biến ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 có thể trạng béo phì và lối sống ít vận
động. Ở những người này, lượng acid béo tự do tăng lên làm giảm nhu cầu sử
dụng glucose ở cơ, giảm chức năng tế bào β và làm tăng sản xuất glucose tại
gan; do đó dấn đến tăng đường huyết.
- Bất thường trong bài tiết insulin: Đến nay chưa rõ nguyên nhân cụ thể,
nhiều quan điểm cho rằng tình trạng kháng insulin xảy ra trước những bất
thường trong bài tiết insulin. Rối loạn tiết insulin được thể hiện qua việc tăng
insulin máu bù trừ, tăng tiền chất không hoạt tính và mất khả năng tiết insulin
từng đợt.
- Tăng sản xuất glucose ở gan: Insulin có tác dụng dự trữ glucose ở gan
dưới dạng glycogen và làm giảm quá trình tân tạo đường. Tình trạng kháng
insulin ở gan đã làm tăng nồng độ glucose máu.
Ở thời kỳ đầu của sự rối loạn, nồng độ glucose máu vẫn duy trì bình
thường do tế bào β tăng tiết insulin để bù lại tình trạng kháng insulin. Nhưng sau
một thời gian ngắn, sự tăng tiết cũng không thể duy trì được, khi đó cùng với
việc tăng cường sản xuất glucose ở gan, glucose máu cũng tăng lên và xuất hiện
các triệu chứng lâm sàng. Như vậy, sau một vài năm mắc bệnh, các tế bào β
không thể tiết ra insulin được nữa và người bệnh cũng phị thuộc hoàn toàn vào
insulin ngoại sinh.
7
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ
1.1.5.1 Tính gia đình
Quan hệ huyết thống với người bệnh đái tháo đườnglàm tăng nguy cơ mắc
bệnh, đặc biệt là ở đái tháo đường typ 2. Nguy cơ này tùy thuộc số lượng thành
viên trong gia đình mắc bệnh. Số người thân bị đái tháo đường càng nhiều thì
khả năng mắc càng lớn. Nếu cộng thêm tình trạng thừa cân thì nguy cơ này sẽ là
50%[26]. Hiện nay người ta chưa xác định được gen có vai trò chủ yếu nhưng
đã xác định nhiều gen có liên quan đến đái tháo đường typ 2 như gen liên quan
đến glucokinase, receptor insulin, receptor glucose, glycogen synthetase...
1.1.5.2 Béo phì
Người có chỉ số BMI >23, vòng eo >90 cm (nam) và >80 cm (nữ) được coi
là béo phì. Khoảng 80% người lớn tuổi bị đái tháo đường là những người thừa
cân. Tình trạng này làm tăng nguy nhu cầu insulin của cơ thể nhưng làm giảm
đáp ứng của các tế bào với insulin. Do đó béo phì được coi là yếu tố làm tăng
tính kháng insulin và dễ dẫn đến đái tháo đường typ 2. Khi giảm cân, các triệu
chứng đái tháo đường có thể mất đi.
1.1.5.3 Tuổi tác
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên cùng với tuổi, đặc biệt là sau
45 tuổi. Nguyên nhân chính là do giảm các tế bào β tiết insulin khi có tuổi.
1.1.5.4 Giới tính
Nguy cơ là như nhau đối với nam và nữ cho đến tuổi trưởng thành. Sau 30
tuổi, phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường cao hơn nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ
có tiền sử sản khoa đặc biệt: Đái tháo đường thai kỳ, sinh con to >4 kg, thai chết
lưu, sảy thai...
1.1.5.5 Đời sống tĩnh lặng và chế độ ăn giầu năng lượng, ít chất xơ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ít vận động dễ mắc đái tháo
đường typ2 hơn những người chăm vận động. Các bài tập thể dục và hoạt động
thể lực làm tăng tác dụng của insulin tại tế bào và làm nhẹ đi tình trạng bệnh
1.1.5.6 Nhiễm khuẩn và/hoặc tổn thương tụy
Có thể phá hủy các tế bào β tuyến tụy gây đái tháo đường.
1.1.5.7 Stress
Một vài hormon giải phóng khi stress có thể ngăn cản tác dụng của insulin
tại tế bào gây ra đái tháo đường.
8
1.1.5.8 Một số yếu tố nguy cơ khác
Có tiền sử rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose lúc đói,
tăng huyết vô căn, có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ...
1.1.6 Chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường
Theo ADA năm 2019, chẩn đoán đái tháo đường khi thỏa mãn 1 trong 4
tiêu chuẩn sau, trong đó tiêu chuẩn 1, 2, 3 làm lại lần hai nếu không có triệu
chứng tăng đường huyết rõ ràng.
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đoán đái tháo đường typ 2
Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126
mg/dL (7,0 mmol/l). Nhịn ăn được định nghĩa là không cung cấp năng lượng ít
nhất 8 giờ.
Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tương 2 giờ sau làm test dung nạp glucose đường
uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L). Thử
nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO
Tiêu chuẩn 3: HbA1c ≥ 6,5%(48 mmol/mol) . Xét nghiệm được thực hiện tại
phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp NGSP và tiêu chuẩn đánh giá DCCT.
Tiêu chuẩn 4: Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dL) kèm theo
các triệu chứng của đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng
lại bị sụt cân không rõ nguyên nhân .
1.1.7 Một số xét nghiệm Cận Lâm sàng
Xét nghiệm glucose máu: Có thể xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc dùng
nghiệm pháp gây tăng glucose máu, so sánh kết quả với bảng tiêu chuẩn chẩn
đoán.
- Các protein liên kết glucose: Bao gồm HbA1C ở trong hồng cầu và các
fructosamin trong huyết tương.
* HbA1C: Chỉ số này cho phép đánh giá được nồng độ glucose máu trước
đó 2-3 tháng. Giá trị bình thường của HbA1C = 4-6% hemoglobin toàn phần, xét
nghiệm này cần làm 3 tháng một lần để theo dõi hiệu quả điều trị.
- Protein niệu: Microalbumin niệu > 20 mg/L là có giá trị chẩn đoán bệnh
lý cầu thận sớm. Protein niệu > 0,5 g/24h cho phép chẩn đoán tổn thương thận
trong bệnh Đái tháo đường. [8].
9
1.1.8 Biền chứng của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh có nhiều biến chứng, sau đây là một số biến
chứng thường gặp:
1.1.8.1 Biến chứng cấp tính
* Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Khi glucose máu tăng cao ≥ 33,3 mmol/L (6 g/L), áp lực thẩm thấu >350
mosmol/kg gây mất nước toàn thể rất nặng và dẫn đến rối loạn ý thức.
* Hạ glucose máu
Là biến chứng thường gặp trong điều trị đái tháo đường cả hai typ1 và typ 2.
Triệu chứng hạ glucose máu xuất hiện khi lượng glucose huyết tương còn
khoảng 2,7-3,3 mmol/L. [43], [8].
* Các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Khi glucose máu tăng cao và kéo dài làm cho hệ thống miễn dịch ở người
đái tháo đường đáp ứng chậm hơn, do đó dễ bị nhiễm trùng hơn so với người
bình thường. [19]
1.1.8.2 Biến chứng mạn tính
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính trên hệ thống mạch
máu lớn, mạch máu nhỏ, bệnh lý về thần kinh, những nhiễm khuẩn thường gặp
khác [43].
* Bệnh lý tim mạch:
Là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của bệnh nhân đái tháo đường. Cả
typ1 và typ 2 đều có thể mắc các bệnh lý về tim mạch bao gồm:
- Bệnh mạch vành: Sự dày lên của thành mạch và sự xuất hiện của huyết
khối trong lòng mạch sẽ ngăn cản sự lưu thông của máu đến tim và gây sức ép
cho tim. Do đó có thể dấn tới chết đột tử [43].
- Tăng huyết áp (THA): Huyết áp tăng vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh đái
tháo đường do làm tăng tình trạng kháng insulin ở tổ chức vừa là hậu quả của
đái tháo đường, góp phần làm tăng các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái
tháo đường. [39].
- Rối loạn lipid (RLLP) và lipoprotein huyết tương: Người bệnh đái tháo
đường, đặc biệt là typ 2 thường xuất hiện tình trạng tăng triglycerid, cholesterol
toàn phần, tăng VLDL và giảm HDL cholesterol.
* Bệnh lý mạch máu nhỏ
Hay gặp bệnh lý vi mạch ở một số cơ quan sau:
- Bệnh lý mắt do đái tháo đường
10
Là loại bệnh lý hay gặp. Bệnh mắt do đái tháo đường bao gồm: bệnh võng mạc,
đục thủy tinh thể và glaucom. [11]
- Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai
đoạn cuối, tỷ lệ biến chứng thận nặng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thấp
hơn so với typ1., [19].
- Bệnh lý thần kinh
Những rối loạn trong hệ thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường thường rất
hay gặp và có rất sớm. Tổn thương thần kinh đặc hiệu nhất trong bệnh đái tháo
đường là tổn thương thần kinh ngoại vi, tỷ lệ bệnh ngày càng tăng theo thời gian
mắc bệnh. [19].
* Bệnh phối hợp giữa thần kinh và mạch máu
- Bệnh lý bàn chân
Các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân:
Tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý mạch máu, chấn thương và nhiễm trùng.
tích cực [19], [43]
1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1 Phương pháp điều trị không dùng thuốc
* Điều trị bằng chế độ ăn
Đây là yêu cầu rất quan trọng với đái tháo đường typ 2. Mục đích là phải
giảm cân nặng. Chế độ ăn thích hợp phải đủ các yêu cầu như sau:
- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường và phù hợp với những
hoạt động khác
- Cân đối tỷ lệ các chất protid, glucid, lipid và đủ vi chất.
- Chia nhỏ và phân bố bữa ăn phù hợp,
- Phối hợp tốt với thuốc điều trị (nếu có).
* Điều trị bằng chế độ luyện tập
Luyện tập phải được coi là một biện pháp điều trị, phải được thực hiện
nghiêm túc theo trình tự được hướng dẫn. Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi,
tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý tim mạch, mức độ tổn thương của hệ
thống thần kinh và sở thích cá nhân. Người bệnh đái tháo đường typ2 luyện tập
có tác dụng điều chỉnh glucose máu thông qua việc giảm cân và giảm kháng
insulin ..
Với đa số người bệnh có thể tập thể dục nhẹ như đi bộ (ít nhất 30
phút/ngày) hoặc tập các bài tập nặng hơn như: cầu lông, bơilội, chạy xe đạp... ..
11
* Kiểm soát glucose huyết chặt chẽ
Người bệnh đái tháo đường typ 1 cần kiểm tra glucose huyết 1-2 lần/ngày,
thời điểm kiểm tra glucose huyết nên khác nhau giữa các ngày. Người bệnh đái
tháo đường typ2 chỉ dùng chế độ ăn kiêng cần kiểm tra glucose huyết lúc đói 2-3
lần/tuần.
* Giáo dục bệnh nhân
Để đạt được mục đích điều trị, người bệnh phải được tư vấn đầy đủ các vấn
đề về chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách phòng, pháp hiện
sớm, điều trị biến chứng. [19]
Hình 1.1 Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng trong bệnh đái tháo đường.
1.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc
1.2.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
* Nguyên tắc điều trị:
Để việc điều trị bệnh đái tháo đườngcó hiệu quả phải có sự kết hợp giữa
các liệu pháp: Chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc hạ glucose máu.
* Mục tiêu điều trị:
Đặc trưng cơ bản của bệnh đái tháo đường là tình trạng tăng glucose máu.
Do đó mục tiêu điều trị đái tháo đường là kiểm soát glucose máu biến chứng về
sau. [8], [19] và được mô tả theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo
đường typ 2 năm 2017 của Bộ Y tế [21] . Các mục tiêu cụ thể được trình bày
qua bảng 1.3
Kiểm soát
đường huyết
tối ưu
Kiểm tra tim
mạch định kỳ
Khám mắt
định kỳ
Chăm sóc bàn
chân cẩn thận
Ăn uống điều độ
đúng cách
Ăn uống điều
độ, đúng cách
Chăm sóc bàn
chân cẩn thận
Khám mắt định
kỳ
Kiểm tra tim
mạch định kỳ
Kiểm soát
đường huyết
tối ưu
12
Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
không có thai [20].
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c < 7%*
Glucose huyết
tương mao mạch
lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*
Đỉnh glucose
huyết tương mao
mạch sau ăn 1-2
giờ
< 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
Huyết áp Tâm thu< 140 mmHg, Tâm trương< 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <135/85-80 mmHg
Lipid máu LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/dL), nếu chưa có biến
chứng tim mạch
LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim
mạch.
Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
Bảng 1.4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già
Tình trạng
sức khỏe
Cơ sở để
chọn lự
HbA1c (%) Glucose
huyết lúc đói
hoặc trước
ăn (mg/dL)
Glucose lúc
đi ngủ
(mg/dL)
Huyết áp
mmHg
Mạnh khỏe Còn sống
lâu
<7.5% 90-130 90-150 <140-90
Phức tạp/
sức khỏe
trung bình
Kỳ vọng
sống trung
bình
<8.0% 90-150 100-180 <140-90
Rất phức
tạp/ sức
khỏe kém
Không còn
sống lâu
<8.5% 100-180 110-200 <150-90
Hướng dẫn điều trị đái tháo đường typ 2 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa
kỳ ADA năm 2016 (Association American Diabetes, 2016) cũng đồng thuận như
13
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường yp 2 của Bộ Y tế năm 2015 về
khuyến cáo các chỉ tiêu đạt được trong điều trị Đái tháo đường typ 2 (Bảng 2.3).
Bảng 1.5 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường typ 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ năm 2016 [68].
Chỉ tiêu Khuyến cáo
HbA1c < 7,0 %
Glucose máu Glucose máu mao mạch lúc đói: 3,9-7,2
mmol/L (70 -130 mg/dL)
Đỉnh glucose máu mao mạch sau ăn (1-2
giờ sau ăn):
< 10,0 mmol/L (180 mg/dL)
Huyết áp < 140/80 mmHg
Lipid máu LDL-C < 2,6 mmol/L
1.2.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
Trong điều trị đái tháo đường hiện nay cả typ 1 và typ 2 có hai nhóm thuốc
cơ bản [10], [19].
- Nhóm thuốc dạng uống; Sulfonylurea, metformin, ức chế enzym
αglucosidase, thiazolidindion, meglitinid...
- Nhóm thuốc dạng tiêm: Insulin, exenatide.
 Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm
Insulin
* Cấu trúc hóa học
Insulin là một protein gồm 51 acid amin, gồm 2 chuỗi polypeptid A và B.
Chuỗi A gồm 21 acid amin và chuỗi B gồm 30 acid amin, nối với nhau bởi 2 cầu
nối disulfid ở vị trí acid amin thứ 7 (cystein-cystein) và vị trí thứ 20 của nhánh
A với 19 của nhánh B (cystein-cystein) [19].
14
Hình 1.2 Cấu trúc phân tử insulin
* Tác dụng dược lý
Ở người bình thường insulin tiết ra không đều, nhiều nhất là sau bữa ăn.
Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi nên làm giảm
nồng độ glucose máu. Insulin còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn cản tạo
thể ceton, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng trên chuyển hóa
glucid, lipid, protid [9].
* Tác dụng không mong muốn
- Hạ glucose huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin
xong nhưng ăn muộn, bỏ bữa, vận động quá sức kéo dài. không bổ sung năng
lượng.
- Dị ứng ban đỏ, nóng bỏng, ngứa ở nơi tiêm,... thường xảy ra hơn khi dùng
insulin nguồn gốc động vật. Xử trí bằng cách đổi loại insulin.
- Mày đay, phản ứng phản vệ, phù mạch, hạ K+
máu, teo mô mỡ nơi tiêm.
Để tránh tác dụng này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm
cách nhau 3-4 cm [19].
* Chỉ định điều trị
- Các trường hợp đái tháo đường typ1 (chỉ định bắt buộc).
15
- Đái tháo đường typ2 khi thất bại trong việc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn,
tập luyện và dùng thuốc chống tăng glucose máu đường uống, khi nhiễm khuẩn
nặng, phẫu thuật lớn...
- Cấp cứu tăng glucose máu trong đái tháo đường nhiễm toan ceton, hôn mê
do tăng áp lực thẩm thấu...[19], [43]
* Chống chỉ định
Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Dùng đơn thuần insulin bán chậm hoặc kéo dài trong trường hợp toan máu
hay hôn mê đái tháo đường.
* Các loại insulin: Các insulin có thể được phân loại theo
- Insulin nguồn gốc từ động vật: Insulin bò, insulin lợn; từ tái tổ hợp AND
người (Human insulin);
- Theo màu sắc chế phẩm:
• Trong suốt: Các insulin nhanh.
• Trắng đục: Insulin bán chậm, insulin chậm, insulin hỗn hợp.
- Theo tác dụng: Xét về thời gian kéo dài tác dụng insulin được chia làm
các loại như sau:
Bảng 1.6 Các dạng Insulin có tại Việt Nam
Loại insulin
Thời gian
bắt đầu tác
dụng
Đỉnh
(giờ)
Thời gian
tác dụng
(giờ)
Thời gian
tác dụng tối
đa (giờ)
Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn
Aspart (Novo rapid) 15-30 ph 1-2 3-5 3-4
Lispro (Humanlog rapid) 15-30 ph 1-2 3-4 3-4
Glulisin (Apidra) 15-30 ph 1-2 3-4 3-4
Insulin người tác dụng nhanh, ngắn
Regular Insulin -Insulin thường 0,5-1 giờ 2-3 5-7 6-8
Insulin người tác dụng trung bình, trung gian
NPH Insulin- Insulin thường 2-4 giờ 6-7 10-12 14-18
Insulin analog tác dụng chậm , kéo dài
Insulin Detemir (Levemir) 2 giờ ____ 14-24 24
Insulin Glargine (Lantus U 100) 4-5 giờ ____ 22-24 24
Insulin Degludec (Tresiba) 30 – 90 ph ____ >24 48
Insulin trộn, hỗn hợp
16
Loại insulin
Thời gian
bắt đầu tác
dụng
Đỉnh
(giờ)
Thời gian
tác dụng
(giờ)
Thời gian
tác dụng tối
đa (giờ)
70% Insulin isophane/30% Insulin hòa tan (Insulin Mixtard 30)
70% NPL/30% Lispro (Humanalog 70/30)
75%NPL/25% Lispro (Humanalog 70/30)
50%NPL/50% Lispro (Humanalog 50/50)
70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan (Novomix 30)
70% Insulin Degludec/30% Insulin Aspart (Ryzodeg)
* Liều lượng
- Liều insulin đối với mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh của
người đó nhưng thông thường liều khởi đầu 0,5-1,0 UI/ngày. Người ta thường
tiêm dưới da 2 lần/ngày, 2/3 vào buổi sáng và 1/3 vào buổi chiều tối. Liều dùng
có thể tăng đến khi kiểm soát được glucose huyết nhưng không nên quá
40UI/ngày. Nếu sử dụng quá 80UI/ngày có thể nghĩ đến kháng insulin [11],
[19].
- Phác đồ tiêm insulin: Trên nền insulin cơ sở và nhịp tiết insulin ở người,
các chuyên gia đưa ra các phác đồ sử dụng insulin: Phác đồ tiêm 1 lần/ngày ít
được áp dụng do không quản lý tốt glucose huyết, thông thường dùng các phác
đồ tiêm 2-3 lần/ngày; với các bệnh nhân có glucose huyết tăng cao liên tục kèm
theo biến chứng có thể dùng phác đồ tiêm 4 lần/ngày, thường áp dụng trong điều
trị nội trú.
- Trong liệu pháp điều trị tích cực bằng insulin, người ta áp dụng chế độ
tiêm nhiều mũi trong ngày nhằm duy trì một lượng insulin lưu hành trong máu
giống như insulin sinh lý để duy trì nồng độ glucose máu. Nhưng liệu pháp này
đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa, các nhà
dinh dưỡng, các chuyên gia về chế độ luyện tập, các điều dưỡng viên và cả các
nhà tâm lý học.
* Bảo quản:
- Trước khi sử dụng: Nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 20
C-100
C.
- Khi muốn sử dụng: Nên bỏ ra khỏi tủ lạnh 1 giờ trước khi sử dụng.
17
- Sau khi sử dụng xong: không nên để lại vào tủ lạnh, mà để ở nhiệt độ từ
200
C-250
C, ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và tuyệt đối không được để ngăn lạnh
vì insulin sẽ bị biến chất hoặc phá hủy.
Exenatide (Exendin-4) (thuốc điều trị đái tháo đường mới)
- Exendin-4 là chất đồng vận (agonist) của recptor GLP.1 (glucagon-
likepeptide-1). GLP.1 là peptid tự nhiên giống glucagon, được tế bào L ruột non
tiết, có tác dụng kích thích tụy tiết insulin. Trong cơ thể GLP.1 nhanh chóng bị
thủy phân bởi enzym dipeptidyl peptidase (DPP4). Exenatide được phát hiện
trong nước bọt của con Gila Monster (một loài thằn lằn độc ở Bắc Mỹ), tương
đồng với thứ tư sắp xếp GLP.1 của người và có khả năng kháng DPP4 nên thời
gian bán hủy dài hơn. Exanatide gắn kết chặt với các thụ thể GLP.1 trên màng tế
bào β tụy và kích thích tiết insulin qua trung gian glucose[38].
- Exenatide tổng hợp được phép sử dụng tại Mỹ từ năm 2005 với biệt dược
Byetta dưới dạng bút tiêm dưới da 2 lần/ngày. Exenatide có khả năng giảm 0,5-
1% HbA1C, chủ yếu là giảm glucose huyết sau ăn. Nó cũng có tác dụng ức chế
tiết glucagon và làm chậm nhu động dạ dày, không gây tác dụng không mong
muốn hạ glucose huyết nhưng tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa
tương đối cao, 30-35% người bệnh điều trị có một hay nhiều lần buồn nôn, nôn,
ỉa lỏng. Thuốc có thể làm giảm cân từ 3-6 kg trong 6 tháng có thể do tác dụng
phụ trên đường tiêu hóa. Tại Mỹ đã được phép điều trị phối hợp exanatide với
sulfonylurea và/hoặc metformin.
 Thuốc hạ Ghucose huyết đường uống
Thuốc uống điều trị đái tháo đường typ 2 được chia nhiều nhóm chính:
- Nhóm Sulfonylurea: Có tác dụng kích thích tế bào Beta tụy tiết insulin
như Daonil, Gliclazid(Diamicron), Amaryl…
-Nhóm Biguanid, thiazolidinedion: Có tác dụng tăng nhạy cảm insulin ở mô
ngoại biên như metformin (glucopha).
- Nhóm ức chế enzym α-glucosidaz: có tác dụng làm giảm hấp thu glucose
trong thức ăn ở ruột non như Glucobay, Basen…
- Nhóm cải thiện đề kháng insulin tại cơ như rosiglitazon (avandia),
pioglitazon (Pioz)
- Nhóm có tác dụng Incretin
- Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium
Glucose Transporter 2)
18
Đa số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vẫn tiếp tục sử dụng thuốc hạ
glucose huyết dạng uống có hiệu quả trong một thời gian dài [19]
Nhóm thuốc kích thích bài tiết insulin tuyến tụy
 Sulfonylurea
- Nhóm này có 2 thế hệ:
* Thế hệ 1 gồm: Tolbutamid, Chlorpropamid, Tolazamid, Acetohexamid...
Hiện nay rất ít được sử dụng do độc tính cao với thận
* Thế hệ 2 gồm: Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid, Glybuzid, Glimepirid
[7], [19], [28], [43]
* Cơ chế tác dụng:
Các sulfonylurea gắn lên receptor đặc hiệu ở màng tế bào β của đảo tụy và
kích thích giải phóng insulin. Do đó nó chỉ có tác dụng khi tế bào β còn khả
năng tiết insulin. Nó còn làm tăng insulin ở ngoại vi do giảm nồng độ thanh thải
hormon này qua thận [9], [19], [43].
* Tác dụng không mong muốn:
Gây tăng cân, hạ glucose huyết kéo dài. Để hạn chế các tác dụng không
mong muốn này, người ta phối hợp 2 nhóm thuốc trong một viên (glimepirid +
metformin) hoặc thay đổi dạng bào chế (Diamicron MR 30). Ngoài ra, hay gặp
tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban..
* Chỉ định:
Đái tháo đường typ2 khi thất bại trong việc kiểm soát glucose huyết bằng
cách điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân và tập luyện [8].
* Chống chỉ định:
. Đái tháo đường typ1.
. Hôn mê, tiền hôn mê do đái tháo đường.
. Đái tháo đường typ2 kèm theo biến chứng nặng: nhiễm khuẩn, suy, suy thận.
. Dị ứng với thành phần thuốc.
. Phụ nữ có thai và cho con bú
* Tương tác thuốc:
Các thuốc làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurea: NSAID
(nhất là aspirin) sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu,
IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, cloramphenicol, clofibrat,
miconazol..
Các thuốc làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurea: Barbituric,
corticoid, thuốc lợi tiểu thải muối, thuốc tránh thai đường uống [9].
19
 Nhóm Meglitinide
* Cơ chế tác dụng:
Các meglitinid (gồm repaglinid, nateglinid) có cơ chế tác dụng tương tự
như sulfonylurea nhưng thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương ngắn hơn
và thời gian kéo dài tác dụng cũng ngắn hơn do thuốc gắn vào receptor đặc hiệu
ở tế bào β của tụy làm chẹn kênh K+
nhạy cảm với ATP, gây khử cực màng tế
bào làm mở kênh calci kích thích giải phóng insulun, thuốc có đặc điểm gắn
nhanh và tách nhanh ra khỏi receptor đặc hiệu nên kích thích bài tiết insulin
nhanh và rút ngắn thời gian kích thích bài tiết insulin, do đó làm giảm nguy cơ
hạ glucose máu quá mức và sự suy kiệt tế bào β tụy [7].
* Chỉ định:
Đái tháo đường typ 2, thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các
thuốc Đái tháo đường uống khác không theo cơ chế kích thích bài tiết insulin
như metformin.
* Tác dụng không mong muốn:
. Hạ glucose huyết (ít gặp hơn nhóm thuốc sulfonylurea).
. Tăng cân.
Các thuốc làm tăng tác dụng insulin tại cơ quan đích
 Biguanid
Hiện nay chỉ còn sử dụng 1 bigunid là Metformin, các thuốc khác bị đình
chỉ lưu hành do gây nhiễm toan acid lactic máu [9], [28], [43].
* Cơ chế tác dụng:
. Metformin làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của
insulin tại receptor và sau receptor, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp
thu glucose ở ruột.
. Metformin không kích thích giải phóng insulin từ tế bào β nên không gây
hạ glucose huyết và không có tác dụng ở người không bị đái tháo đường.
. Thuốc có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein nên có xu hướng ổn
định hoặc giảm thể trọng người bệnh [19], [43].
* Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic, rối
loạn tạo máu
* Chỉ định:
. Đái tháo đường typ2 khi không kiểm soát được glucose huyết bằng các
điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện.
20
. Phối hợp với sulfonulurea và/hoặc thuốc ức chế α-glucosidese.
. Phối hợp với insulin [7], [8]
* Chống chỉ định:
. Suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), bệnh thận...
. Người có tiền sử nhiễm toan lactic và yếu tố nguy cơ gây nhiễm toan
lactic (creatinin máu > 124 μmol/l)
* Tương tác thuốc:
. Các thuốc làm tăng tác dụng của bigunid: Thuốc lợi tiểu thiazid, corticoid,
phnothiazin, chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thai đường uống,
phenytoin, thuốc chẹn kênh calci, isoniazid.
. Các thuốc làm tăng tác dụng của bigunid: Furosemid
. Các thuốc làm tăng độc tính: Các thuốc cationic (amilorid, digoxin,
morphin, quinine, ranitidin,vancomycin...), cimetidin [9].
 Nhóm Thiazolidinedeon TZD (Glitazone)
Nhóm thiazolidinedeon gồm có thuốc trosiglitazo, pioglitazon,
rosiglitazon. Trosiglitazon bị cấm lưu hành từ năm 2000 do gây hủy hoại nghiêm
trọng tế bào gan.
* Cơ chế tác dụng: Các TZD làm tăng nhạy cảm của insulin với cơ và tổ
chức mỡ bằng cách hoạt hóa PPARγ (Peroxisome -Prolifetator- Actavated-
Receptor gama). Vì vậy nó làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc còn làm
tăng nhận cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose
từ gan.
* Tác dụng không mong muốn:
Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi chỉ định thuốc cần
làm xét nghiệm chức năng gan 2 tháng/lần.
* Chỉ định:
Dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc uống hạ glucose huyết khác
trong điều trị đái tháo đường typ2.
* Chống chỉ định: Bệnh nhân gan, thận.
Nhóm ức chế enzym α-glucosidase
- Nhóm này có 2 thế hệ:
. Thế hệ 1: Nhóm Acarbose, nay ít được sử dụng vì gây tác dụng phụ như
rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi.
. Thế hệ 2: Voglibose, penclibose, migliton... được dùng rộng rãi hơn vì
21
không có tác dụng phụ [43].
* Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế enzym α-glucosidase ở ruột, đặc biệt là
sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Kết quả làm giảm nguy cơ
tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn [10], [28],
[43].
*Tác dụng không mong muốn: Đầy bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban, vàng
da.... Để hạn chế tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp
nhất sau tăng dần đến hiệu quả mong muốn[19].
* Chỉ định: Đái tháo đường typ 1 và typ 2, thường được dùng phối hợp với các
thuốc hạ glucose máu khác và/ hoặc insulin [9].
* Chống chỉ định:
. Quá mẫn với thuốc.
. Viêm nhiễm đường ruột, suy gan.
. Hạ đường huyết và đái tháo đường nhiễm toan ceton.
. Phụ nữ có thai và cho con bú [8], [9].
Nhóm có tác dụng Incretin
Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc mức glucose và ít
nguy cơ gây hạ glucose huyết. Ruột tiết ra nhiều loại incretin, hormon ở ruột có
tác dụng tăng tiết insulin sau ăn bao gồm glucagon like peptide-1 (GLP-1) và
glucose dependent insulinotropic polypeptide (GIP). Nhóm này gồm 2 loại:
thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 dạng tiêm (glucagon like peptide 1 receptor
analog-GLP-1RA) và thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4).
Glucagon like peptide 1 là một hormon được tiết ra ở phần xa ruột non khi thức
ăn xuống đến ruột. Thuốc làm tăng tiết insulin khi glucose tăng trong máu, và
giảm tiết glucagon ở tế bào alpha tụy; ngoài ra thuốc cũng làm chậm nhu động
dạ dày và phần nào gây chán ăn. GLP-1 bị thoái giáng nhanh chóng bởi enzyme
dipeptidyl peptidase-4, do đó các thuốc ức chế enzye DPP-4 duy trì nồng độ
GLP-1 nội sinh, không làm tăng cân và không gây hạ glucose huyết.
a) Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)
Cơ chế tác dụng: Ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thoái giáng GLP-1,
do đó làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính. Thuốc ức
chế enzyme DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5-1,4%. Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết, không làm thay đổi cân nặng. Thuốc được dung nạp tốt.
Hiện tại ở Việt nam có các loại:
22
- Sitagliptin: viên uống 50-100 mg uống. Liều thường dùng 100 mg/ngày
uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 50-
30ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút.
- Saxagliptin: viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5
mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/1 phút. Thuốc giảm HbA1c
khoảng 0,5-0,9%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên,
mẩn ngứa, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu.
- Vildagliptin: viên 50 mg, uống 1-2 lần/ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5-
1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt,
nhức đầu. Có 1 số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi dùng thuốc.
- Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c khoảng
0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazone. 90% thuốc được
thải không chuyển hóa qua đường gan mật, 1-6% thải qua đường thận vào nước
tiểu. Thuốc không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận giảm đến 15 ml/phút.
Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, viêm tụy cấp.
b) Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Analog)
Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành Liraglutide.
- Liraglutide là chất đồng vận hòa tan có acid béo acyl hóa (ở vị trí 34 của
phân tử, lysine được thay thế bằng arginine và gắn thêm 1 chuỗi C16 acyl vào
lysine ở vị trí 26). Như vậy fatty- acyl GLP-1 còn giữ nguyên ái lực với thụ thể
GLP-1 và việc gắn thêm chuỗi C16 acyl cho phép phân tử gắn với albumin, do
vậy ngăn cản tác dụng của enzyme DPP-4 và kéo dài thời gian tác dụng của
thuốc. Thời gian bán hủy của Liraglutide khoảng 12 giờ. Thuốc giảm HbA1c
khoảng 0,6-1,5%. Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nôn, nôn gặp khoảng
10% trường hợp, tiêu chảy.
- Liều sử dụng 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến
1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày.
 Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium
Glucose Transporter 2)
Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc Dapagliflozin.
- Dapagliflozin: giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với
thuốc viên khác hoặc insulin. Các nghiên cứu đối chứng giả được cho thấy điều
trị với dapagliflozin 10 mg làm giảm 3,7 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 0,5
mmHg huyết áp tâm trương ở tuần 24 so với ban đầu. Sự giảm tương tự được
23
ghi nhận đến tuần 104. Dapagliflozin 10mg cho hiệu quả giảm cân từ 2 -4kg, do
giảm lượng mỡ thay vì giảm mô nạc khi đo bằng DXA.
Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người
suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10mg. Thuốc sẽ giảm
tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm. Các tác dụng phụ có thể gặp: Nhiễm nấm
đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu.
Thuốc y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm, đái tháo đường là do một số tạng phủ bị nhiệt
gây ra: Tạng phế nhiệt, vị nhiệt và thận hư. Nên các vị thuốc hay bài thuốc cổ
truyền sẽ nhăm vào cải thiện các tạng phủ trên[20].
Hiện nay, các phác đồ khuyến cáo điều trị đái tháo đường thì thuốc đông y
mới chỉ là thuốc hỗ trợ, chưa thể thay thế thuốc tây y, Có thể kết hợp thuốc cổ
truyền với các thuốc tân dược nhưng phải phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Các vị thuốc: actiso, gấc, cỏ ngọt, cải xoong, cát căn, sinh địa, mướp đắng (khổ
qua), tỏi, linh chi, huyền sâm, dây thìa canh... Các bài thuốc: Bổ am hoàn, Ngọc
tuyền thang, Sinh địa ẩm, Thiên hoa phấn thang.
Một số nhóm thuốc cổ truyền có tác dụng trị bệnh tiểu đường :
- Nhóm bổ âm: Là nhóm có tác dụng tư bổ phần âm, bổ ngũ tạng : can,
tâm, tỳ, phế, thận, tâm bào, bổ huyết, bổ tân dịch trong cơ thể, với các vị thuốc
như mạch môn, thiên môn, ngọc trúc, sa sâm, quy bản, miết giáp…do đó có thể
sinh tân dịch, hết háo khát, giúp giải quyết triệu chứng khát của bệnh tiểu
đường.
- Nhóm kiện tỳ: Bạch truật, nam truật, thương truật, hoài sơn…
- Nhóm thanh nhiệt: Bệnh tiểu đường thuộc chứng nhiệt, trong đó biểu
hiện rõ nhất là phế nhiệt, tỳ nhiệt và thận nhiệt, do phế nhiệt mà sih ra khát
nhiều, do tỳ nhiệt mà sinh đói nhiều, ăn nhiều, song vẫn gầy và thận nhiệt nên
tiểu nhiều. Dùng nhóm thanh nhiệt với các vị thuốc : Hoàng cầm, huyền sâm,
hoàng liên, vàng đắng, tri mẫu, thạch cao…đối với bệnh tiểu đường đẻ khử đi
cái nhiệt của phế hoặc dùng hoàng liên, chi tử…để trừ đi cái nhiệt của tỳ, dùng
hoàng bá, bạch mao căn để trừ đi cái nhiệt của thận.
- Nhóm tân lương giải biểu: Với các vị thuốc tang diệp, ngưu bằng, cát
căn..
- Nhóm hoá đờm, chỉ ho: Tang bạch bì, cam thảo đất, cát cánh…
- Nhóm trừ thấp, lợi niệu: Thổ phục linh, bạch phục linh, ý dĩ, cơm cháy…
24
- Các nhóm khác: Gồm các vị thuốc năm rải rác ở các nhóm thuốc khác
nhau : mướp đắng, trường sinh, cỏ ngọt, cỏ nhọ nồi, sơn thù du, hậu phác, thiên
hoa phấn…
1.2.2.3 Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn, phối hợp thuốc: hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của Bộ Y tế năm 2017:
Hình 1.3 Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
- Lựa chọn ban đầu với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin với những
người có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trên 23,0 và/hoặc vòng eo
lớn-xem tiêu chuẩn IDF cho người châu Á, người có BMI dưới 23 nên chọn
nhóm sulfonylurea [21]
- Lưu ý những quy định của Bộ Y tế Việt Nam về sử dụng nhóm thuốc
Thiazolidinedion [21]
- Với những người có mức glucose máu cao (glucose lúc đói trên 13,0
mmol/l; HbA1c trên 9,0 % phải theo hướng dẫn trên) [21]
- Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc [21]:
- Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 theo
quy định của hướng dẫn và điều trị của Bộ Y tế.
- Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết
định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose
máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi
25
sát trong 3 tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.
1.2.2.4 Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng
uống
Chỉ định sử dụng insulin [21]:
- Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu HbA1c > 9,0 % và
glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l (270 mg/dL).
- Người bệnh đái tháo đường typ 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ
nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ
glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…
- Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.
- Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả;
người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…
Các phương pháp phối hợp Insulin với thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 uống
(Association American Diabetes, 2016):
- Insulin + Metformin: Sự kết hợp giữa insulin và metformin giúp kiểm
soát glucose máu tốt hơn. Sự giảm liều insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp
hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của insulin. Thường phối
hợp giữa insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc insulin
isophan 2 lần/ngày với metformin dùng vào bữa ăn.
- Insulin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin và chỉ số
HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân. Ở châu Âu, thiazolidindion kết hợp với
insulin là một chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim.
- Insulin + Acarbose: Với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định
hoặc không dung nạp với metformin có thể điều trị phối hợp metformin và
acarbose. Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những
bệnh nhân có chế độ ăn giàu carbonhydrat.
- Insulin + Sulfonylure: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin.
Sulfonylurea tỏ ra đã cải thiện tính nhạy cảm với insulin ngoại sinh ở bệnh nhân
đái tháo đường typ 2 kiểm soát đường huyết kém. Hơn nữa, glimepiride làm
giảm nhu cầu insulin lớn hơn so với các sulfonylurea khác.
- Insulin + DPP-4: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin. Các thuốc
ức chế enzym DPP-4 được chỉ định hỗ trợ khi điều trị bằng insulin trong trường
hợp chế độ luyện tập và ăn kiêng cùng chế độ liều ổn định insulin vẫn không
kiểm soát được đường huyết.
26
- Metformin + Sulfonylure: Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu
quả điều trị thì nên phối hợp với sulfonylure .Đây là kiểu phối hợp phổ biến
nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu.
- Metformin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm
của phối hợp này là metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng
thời tác dụng hiệp đồng làm giảm triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp
metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do metformin ức chế sự
tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của Insulin ở cơ
[39]
- Metformin + Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với Metformin.
So với điều trị đơn độc bằng acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ
glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân
đái tháo đường typ 2 mà không gây hạ glucose máu [39].
- Metformin + các chất tương tự incretin: Các chất tương tự GLP-1 có
tính ổn định cao và các chất ức chế DPP-4 là các thuốc mới được đưa vào sử
dụng trong điều trị có thể có tác dụng hiệp đồng khi kết hợp với metformin.
- Metformin + nhóm ức chế SGLT 2: Sự phối hợp này không những cải
thiện việc kiểm soát đường huyết mà còn có lợi trong việc giảm cân và giảm
huyết áp động mạch.
- Sulfonylure + Acarbose hoặc TZD: Sự phối hợp này làm tăng tiết
insulin và cải thiện mức độ nhạy cảm với insulin của tổ chức ngoại vi.
27
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có thẻ Bảo
hiểm y tế điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt. Bệnh án được
thu thập kể từ 03/01/2020 đến 30/07/2020 dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu
chuẩn loại trừ.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2 được bác sĩ
chỉ định điều trị bằng thuốc.
- Bệnh nhân đã được điều trị ngoại trú ít nhất 3 tháng trước thời điểm lấy
vào nghiên cứu.
- Bệnh nhân điều trị liên tục ba tháng trong thời gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả chi phí.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có biến chứng phải vào điều trị nội trú trong thời gian nghiên
cứu.
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị: Bỏ điều trị giữa chừng, không dùng
thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 03/01/2020 đến tháng 30/7/2020.
- Địa điểm: Khoa khám bệnh, Khoa Nội BVĐK quận Thốt Nốt.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng bằng phương pháp mô tả tiến cứu
không can thiệp.
2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất, thu nhận toàn bộ các bệnh nhân thỏa
mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp
- Tiến cứu bệnh án của bệnh nhân 3 tháng trước ngày bắt đầu nghiên cứu
(bệnh án được lập từ trước ngày 03/01/2020-30/03/2020).
28
- Theo dõi bệnh nhân 3 tháng liên tục từ ngày 01/04/2020 đến ngày
30/07/2020. Bệnh nhân được đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và đánh giá lại
hàng tháng.
2.2.3 Cỡ mẫu
Lấy tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Trong thời gian
nghiên cứu thu thập được tổng cộng 137 BN.
Trong thời gian nghiên cứu từ 03/01/2020 đến tháng 30/7/2020, chúng tôi
đã thu thập được tổng cộng 128 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐTĐ týp
2 mới đến khám lần đầu được bác sỹ chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc tại
Khoa khám bệnh-Bệnh viên đa khoa quận Thốt Nốt, thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn
lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Trong thời gian nghiên cứu, các bệnh nhân được Bác sỹ khám lâm sàng
tại phòng khám, sau đó cho đi làm xét nghiệm sinh hóa tại khoa xét nghiệm.
Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sỹ sẽ cho đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân, hẹn
tái khám sau 1 tháng.
Thông tin bệnh nhân và các kết quả xét nghiệm được thu thập theo mẫu
phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1) tại các thời điểm khác nhau theo quy ước;
Tại thời điểm T0 (thời điểm bắt đầu nghiên cứu)
Thu thập thông tin bệnh nhân về:
- Đặc điểm BN: Tuổi, giới, nghề nghiệp, địc chỉ, cân nặng, chiều cao,
bệnh mắc kèm, biến chứng, chỉ số huyết áp.
- Các xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu lúc đói, HbA1c, triglycerid,
HDL-C,LDL-C, ure, creatinin, ASAT, ALT.
-Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng.
Thời điểm T1 (Sau 1 tháng điều trị)
Thu thập thông tin bệnh nhân về:
- Chỉ số glucose máu lúc đói.
- Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng.
Thời điểmT2 (sau 2 tháng điều trị)
Thu thập thông tin bệnh nhân về:
- Chỉ số glucose máu lúc đói.
- Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng.
Thời điểm T3 (sau 3 tháng điều trị )
Thu thập thông tin bệnh nhân về:
29
- Các xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu lúc đói, HbA1c, triglycerid,
HDL-C,LDL-C, ure, creatinin, ASAT, ALT.
-Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng.
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu
nghiên cứu.
Bảng 2.1 Khái niệm, phân loại và phương pháp thu thập các biến số trong mẫu
nghiên cứu
Biến số Khái niệm, quy ước biến số [68] Phân
loại các
biến số
Phương pháp
và công cụ thu
thập các biến
số
Tuổi Được tính theo năm dương lịch, những
người ở độ tuổi từ 45-75 (năm sinh từ
1944 đến 1971) mới được chọn vào nghiên
cứu.
Rời rạc Phỏng vấn
Giới Giới tính đối tượng được chọn vào nghiên
cứu
Danh
mục
Quan sát
Thời gian
mắc bệnh
Số năm đối tượng được chọn vào nghiên
cứu mắc bệnh được tính từ ngày phát hiện
bệnh đến nay
Rời rạc Phỏng vấn
Chỉ số BMI Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
được tính bằng
Liên tục Thống kê từ
phiếu khám
sàng lọc
Chiều cao Chiều cao đối tượng được chọn vào
nghiên cứu, tính bằng centimet, làm tròn 1
số thập phân.
Liên tục Thực hiện đo 2
lần bằng thước
đo chiều cao y
tế
Cân nặng Trọng lượng đối tượng được chọn vào
nghiên cứu, tính bằng kilogam, làm tròn 1
số thập phân
Liên tục Thực hiện cân
2 lần bằng cân
y tế
Huyết áp tâm
thu
Huyết áp tối đa động mạch cánh tay tính
bằng mmHg, làm tròn 1 số thập phân (đến
Liên tục Thực hiện đo 2
lần bằng huyết
30
5 hoặc 10) áp thủy ngân
Huyết áp tâm
trương
Huyết áp tối thiểu động mạch cánh tay
tính bằng mmHg, làm tròn 1 số thập phân
(đến 5 hoặc 10)
Liên tục Thực hiện đo 2
lần bằng huyết
áp thủy ngân
Chỉ số
Glucose máu
lúc đói
Là chỉ số kết quả xét nghiệm glucosse máu
lúc đói(lần 1) hiển thị trên máy xét
nghiệm, tính bằng milimol/lít, làm tròn 1
chữ số thập phân
Liên tục Xét nghiệm
máu mao mạch
đầu ngón tay
bằng máy......
Chỉ số
HbA1C
Là tình trạng kiểm soát đường của đối
tượng liên tục trong 3 tháng của đối tượng
được chọn vào nghiên cứu, tính bằng tỉ lệ
phần trăm hemoglobin của máu.
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
Chỉ số
Cholesterol
toàn phần
Là chỉ số xác định tình trạng máu nhiễm
mỡ, tính bằng mg/dL (hay mmol/L).
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
HDL-
cholesterol
Là xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá các
rối loạn lipid, dùng để đo nồng độ chất
béo có lợi trong máu của của đối tượng
được chọn vào nghiên cứu, tính bằng
mg/dL (hay mmol/L).
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
LDL-
cholesterol
Xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình
trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch
vành……Là xét nghiệm đo nồng độ chất
béo có hại trong máu của đối tượng được
chọn vào nghiên cứu, tính bằng mg/dL
(hay mmol/L).
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
Triglycerid Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
31
đối tượng vào
máy AU-480
Creatinin Là chỉ số đánh giá chức năng thận của đối
tượng được chọn vào nghiên cứu, tính
bằng mg/dL (hay mmol/L).
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
Ure máu Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh
giá chức năng thận và theo dõi các bệnh lý
về thận, tính bằng mmol/L và mmol/24h.
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
ASAT
(phosphatase
kiềm)
Là một enzymc có trong tế bào gan , được
tính bằng U/L
Liên tục Xét nghiệm
được thực hiện
bằng cách lấy
mẫu máu của
đối tượng vào
máy AU-480
ALAT
2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
typ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú.
2.3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu.
2.3.2.2 Các phác đồ sử dụng trên bệnh nhân tại thời điểm T0
- Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T0.
- Ngưỡng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 2 thuốc
hoặc insulin
- Sử dụng metformin trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận
- Sử dụng thuốc theo BMI bệnh nhân.
- Các thuốc khác sử dụng trên bệnh nhân: thuốc điều trị đái tháo đường và
statin
2.3.2.3 Các dạng phác đồ tại thời điểm T1, T2
- Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T1 và T2.
2.3.2.4 Các phác đồ sử dụng trên bệnh nhân tại thời điểm T3
- Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T3.
32
- Các dạng thay đổi phác đồ giữa T0 và T3
- Các dạng thay đổi phác đồ giữa T2 và T3 trên các bệnh nhân không đạt
HbA1c tại thời điểm T3.
2.2.3 Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 tại phòng khám ngoại trú.
- Kiểm soát FPG tại các thời điểm trong 3 tháng điều trị
- Kiểm soát HbA1c trước và sau 3 tháng điều trị
- Kiểm soát HA trước và sau 3 tháng điều trị
- Kiểm soát lipid máu trước và sau 3 tháng
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
2.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào mục tiêu điều trị trong Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 của Bộ Y tế năm 2014 và hướng dẫn điều
trị của ADA 2017 để đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị.
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ
của BYT 2014
Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu
-Lúc đói
-Sau ăn
mmol/L 4,4–6,1
4,4–7,8
6,2 – 7,0
>7.8-≤ 9,0
>7,0
>9,0
HbA1c % ≤7.0 > 7,0-≤ 7,5 >7,5
Huyết áp mmHg ≤130/80
130/80–
140/90
>140/90
CholesterolTP mmol/L <4,5 4,5-5,2 ≥5,3
HDL–C mmol/L >1,1 0,9 – 1,1 <0,9
Triglycerid mmol/L 1,5 1,5-≤2,2 >2,2
LDL–C mmol/L <2,5 2,5–3,4 ≥3,4
33
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ
của BYT 2017
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c < 7%
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)
Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10.0 mmol/L)
Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80
mmHg
Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa
có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có
bệnh tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và
>50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
2.4.2 Cơ sở để phân tích việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường
cho bệnh nhân mới chấn đoán
Dựa trên Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 được ban hành kèm
theo quyết định số 3879/ QĐ – BYT của Bộ Y tế năm 2014 [21], và ADA 2016
[42]:
- Thuốc ưu tiên sử dụng là Metformin trong tất cả các trường hợp
- Nếu bệnh nhân có CCĐ hoặc không dung nạp metformin thì chuyển
sang dùng thuốc đường uống khác.
- Nếu HbA1c > 9,0% và FPG >13,0 mmol/L có thể chỉ định 2 loại thuốc
viên hạ glucose máu phối hợp.
Nếu HbA1c > 9,0% và FPG > 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay
insulin.
34
2.4.3 Cơ sở để phân tích sử dụng Insulin trên bệnh nhân mới chẩn đoán
- Nếu HbA1c > 9,0% và FPG > 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay
insulin.
- Bệnh nhân ĐTĐ suy thận có CCĐ dùng thuốc hạ glucose máu đường
uống, bệnh nhân có tổn thương gan...
- Bệnh nhân ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ.
- Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm
trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
2.4.4 Thể trạng trên chỉ số khối cơ thể BMI
Thể trạng của bệnh nhân được đánh giá căn cứ vào chỉ số khối cơ thể
BMI tính theo công thức:
BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)]2
Bảng 2.4 Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo thang phân loại của Tổ
chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Á
Chỉ số BMI Thể trạng
< 18,5 Gầy
18,5-24,9 Bình thường
≥25 Thừa cân
25- 29.9 Tiền béo phì
30-34.9 Béo phì độ I
35-39.9 Béo phì độ II
≥40 Béo phì độ III
35
2.4.4 Đánh giá chức năng gan thận
- Chức năng thận được đánh giá thông qua độ thanh thải Creatinin, được tính
theo công thức Corkroft và Gault:
Cl-Cr (ml/phút)=[(140-tuổi)* cân nặng (kg)]/[72* Creatinin máu (mg/dl)]*0,85
với BN nữ (Đổi đơn vị Creatinin máu từ Mmol/L sang mg/dl :1 mmol/L = 0,0113
mg/dL)
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận
Mức độ
Đối với thận Đối với gan
Creatinin (μmol/l) Ure
(mmol/l)
ASAT
(U/L)
ALAT
(U/L)
Nam Nữ
Bình thường 62-120 53-110 2,5-7,5 ≤ 37 ≤ 40
Cao > 120 > 110 > 7,5 > 37 > 40
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và
SPSS 22.0.
- Các số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn đối với
biến số phân bố chuẩn và trung vị, khoảng tứ phân vị đối với biến không tuân
theo phân bố chuẩn. Các biến số phân hạng được biểu diễn dưới dạng tần suất và
tỷ lệ %.
- So sánh trước sau: Kiểm định test t ghép cặp.
- Sự khác biệt được coi ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
36
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.
3.1.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm
Số bệnh nhân
(n=128)
Tỷ lệ
(%)
Tuổi
< 40
40 – 75
> 75
Trung bình
3
105
20
2,34
82,03
15,63
61,4±10,6
Giới
Nam
Nữ
50
78
39,06
60,94
Số bệnh mắc kèm
0
1
2
57
67
4
44,53
52,34
3,13
Bệnh mắc kèm thường gặp
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Khác
62
10
3
48,44
7,81
2,34
Mức lọc cầu thận (ml/phút)
> 90
60 – 90
45 – 60
30 – 45
< 30
18
64
34
9
3
14,06
50,00
26,56
7,03
2,34
Nhận xét:
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 61,4±10,6, thấp
nhất là 37 tuổi, cao nhất là 90 tuổi. Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều
từ 40 tuổi trở lên, chỉ có 3 bệnh nhân dưới 40 tuổi. Số lượng bệnh nhân từ 40-75
37
tuổi chiếm tỷ lệ lớn (82,03%). Bệnh nhân nữ chiếm 60,94%, còn bệnh nhân nam
chiếm 39,06%. Tỷ lệ bệnh nhân không có bệnh mắc kèm là 44,53%, có 1 bệnh
mắc kèm là 52,34%, có 2 bệnh mắc kèm là 3,13%. Trong đó bệnh nhân mắc
kèm bệnh THA là 48,44%, bệnh nhân mắc kèm rối loạn lipid máu là 8,03%.
Trong đó có 03 bệnh nhân mắc tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu chiếm
7,81%. Đây là 2 bệnh thường mắc kèm với bệnh ĐTĐ. Mức lọc cầu thận
(ml/phút): Cao nhất là từ 60-90 (ml/phút) chiếm 50,00%, từ 45-60 (ml/phút)
chiếm 26,56%, trên 90 ml/phút là 14,06%, từ 30-45 (ml/phút) là 7,03%, có 03
bệnh nhân có mức độ lọc cầu thận < 30 ml/phút chiếm 2,34%.
3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0)
3.1.2.1 Đặc điểm HbA1c và FPG của bệnh nhân tại thời điểm T0
Bảng 3.2 Chỉ số HbA1c và FPG của bệnh nhân tại T0
Chỉ số xét nghiệm
HbA1c (%)
Số bệnh nhân
(n=128)
Tỷ lệ
(%)
HbA1c < 7 7 5,47
HbA1c 7 – 9 74 57,81
HbA1c > 9 47 36,72
FPG ≤ 13 mmol/L 19 14,84
FPG: 13 – 15 mmol/L 9 7,03
FPG > 15 mmol/L 19 14,84
Nhận xét:
Chỉ số HbA1c tại thời điểm T0 từ 7%-9% khá cao chiếm 57,81%, chỉ số
HbA1c <7% là 5,47%. (Chỉ số HbA1c >9% của bệnh nhân chiếm 36,72%.
Trong đó kèm theo FPG > 15 mmol/L của bệnh nhân là 14,84%, FPG ≤ 13
mmol/L là 14,84%, FPG từ 13-15 mmol/L là 7,03%.
3.1.2.2 Phân loại tăng huyết áp bệnh nhân tại thời điểm T0
Bảng 3.3 Phân loại huyết áp bệnh nhân tại T0
Phân loại huyết áp Số bệnh nhân
(n=128)
Tỷ lệ
(%)
Bình thường 21 16,41
Tiền THA 33 25,78
THA độ 1 49 38,28
THA độ 2 19 14,84
THA độ 3 6 4,69
38
Nhận xét:
Số bệnh nhân mắc tăng huyết áp trong nghiên cứu là 74 bệnh nhân chiếm
tỷ lệ 57,81%. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là THA độ 1 với 38,28%, tỷ lệ
THA độ 2 và độ 3 lần lượt là 14,84% và 4,69%. Trong số 54 bệnh nhân
(42,19%) không mắc THA, tỷ lệ bệnh nhân phân loại tiền THA chiếm tỷ lệ cao
với 25,78%.
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ.
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu
Bảng 3.4 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong nghiên cứu
Tên hoạt chất Tên thuốc
Hàm
lượng
Dạng bào
chế
Hãng sản xuất
Nước
sản xuất
Metformin
Diaberim 500 mg Viên nén Remedica Rumani
Panfor SR 850 mg Viên nén
Inventia
healthcare
Ấn độ
Metformin +
Glimepirid
Perglim M-2
500 mg
+ 2 mg
Viên nén
Inventia
healthcare
Ấn độ
Acarbose Savi Acarbose 50 mg Viên nén
Công ty CPDP
SaVi
Việt
Nam
Gliclazid
Gluzitop mr 60 mg Viên nén
Công ty TNHH
Hasan-
Dermapharm
Việt
Nam
Golddicron 30 mg Viên nén
Valpharma
International
S.p.a
Italy
Glimepirid
Diaprid 4 mg Viên nén
CTCP
Pymepharco
Việt
Nam
Limper 2 2 mg viên nén
Sai Mirra
Innopharm Pvt.
Ltd-India
Ấn Độ
Sitagliptin
Zlatko100 100 mg Viên nén
Cty TNHH Dược
Phẩm Đạt Vi Phú
Việt
Nam
Zlatko 50 50 mg Viên nén
Cty TNHH Dược
Phẩm Đạt Vi Phú
Việt
Nam
39
Nhận xét:
Có 4 nhóm thuốc uống được sử dụng là biguanid, sulfonylure, ức chế α-
glucosidase và ức chế DPP-4. Trong đó nhóm sulfonylurea có 2 thuốc là
gliclazid và glimepirid. Ngoài các thuốc 1 thành phần còn có thuốc phối hợp 2
thành phần (metformin + glimepirid). Các loại thuốc chủ yếu là sản xuất tại Việt
nam, phong phú về hàm lượng, ngoài ra còn một số sản phẩm thuộc công ty
nước ngoài.
Bảng 3.5 Danh mục Insulin dùng trong nghiên cứu
Tên hoạt chất Tên thuốc
Nồng
độ-Hàm
lượng
Dạng
bào
chế
Đặc
điểm
Hãng sản
xuất
Nước
sản
xuất
Insulin trộn, hỗn
hợp (Mixtard-
acting, Dual-
acting) (20/80)
Polhumin
mix-2
100IU/m
l; Ống
3ml
Hỗn
dịch
tiêm
Tác
dụng
trung
bình
Tarchomin
Pharmaceutica
l Works
"Polfa" S.A
Ba Lan
Insulin trộn, hỗn
hợp (Mixtard-
acting, Dual-
acting) (30/70)
Polhumin
mix-3
100IU/m
l; Ống
3ml
Hỗn
dịch
tiêm
Tác
dụng
trung
bình
Tarchomin
Pharmaceutica
l Works
"Polfa" S.A
Ba Lan
Insulin trộn, hỗn
hợp (Mixtard-
acting, Dual-
acting) (30/70)
Scilin
M30
(30/70)
100IU/m
l; Lọ
10ml
Hỗn
dịch
tiêm
Tác
dụng
trung
bình
Bioton S.A Ba Lan
Insulin trộn, hỗn
hợp (Mixtard-
acting, Dual-
acting) (30/70)
Scilin
M30
(30/70)
40IU/ml;
Lọ 10ml
Hỗn
dịch
tiêm
Tác
dụng
trung
bình
Bioton S.A Ba Lan
Nhận xét:
Các loại insulin trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là insulin hỗn hợp ( 20/80
hay 30/70), có tác dụng trung bình, sản xuất chủ yếu bởi công ty Bioton S.A-Ba
Lan, các thuốc được bào chế dưới dạng Hỗn dịch tiêm, sử dụng bằng bơm tiêm
insulin, đóng gói 100IU/ml; Lọ 10 ml hoặc 40 IU/ml; Lọ 10 ml
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf

More Related Content

What's hot

Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết ápPhối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết ápVinhQuangPhmNgc
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC CÓ GÌ MỚI
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC  CÓ GÌ MỚINHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC  CÓ GÌ MỚI
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC CÓ GÌ MỚISoM
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Sven Warios
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin HA VO THI
 
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNG
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNGCẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNG
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNGSoM
 
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràng
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràngPhương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràng
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràngCuong Nguyen
 
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếcẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếSoM
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSoM
 
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinTương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinHA VO THI
 
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre em
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre emBai 320 nhiem khuan ho hap cap tre em
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre emThanh Liem Vo
 
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...SoM
 

What's hot (20)

Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết ápPhối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC CÓ GÌ MỚI
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC  CÓ GÌ MỚINHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC  CÓ GÌ MỚI
NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ HỒI SỨC CÓ GÌ MỚI
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin
Ca lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin
 
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNG
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNGCẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNG
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TỪ Ổ BỤNG
 
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đườngTăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
 
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràng
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràngPhương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràng
Phương pháp Taylor's - điều trị loét dạ dày - tá tràng
 
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếcẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
 
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinTương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
 
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre em
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre emBai 320 nhiem khuan ho hap cap tre em
Bai 320 nhiem khuan ho hap cap tre em
 
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...
LIỆU PHÁP PHỐI HỢP SAU METFORMIN Ở ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG NÊN...
 

Similar to Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Man_Ebook
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Man_Ebook
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...nataliej4
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...Man_Ebook
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Man_Ebook
 
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đPhân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đLuận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...
THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SITAGLIPTIN, METFORMIN HYDROCHLORID VÀ GIỚI HẠ...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 

Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ MAI TRẦN QUẾ PHƯƠNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ MAI TRẦN QUẾ PHƯƠNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành Dược lý và dược lâm sàng Mã ngành: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Phương Dung Giảng viên cao cấp trường Đại học Y Dược đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn BGH, thầy cô giáo Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác để người viết hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Xin cảm ơn Cha Mẹ, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Mai Trần Quế Phương
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu: “Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng phương pháp mô tả tiến cứu không can thiệp. Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất, thu nhận toàn bộ các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả:-Đa số bệnh nhân có bệnh mắc kèm (55,47%). Một số bệnh mắc kèm thường gặp là tăng huyết áp (48,44%) và rối loạn lipid máu (7,81%). - Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường trong nghiên cứu bao gồm: metformin, sulfonylurea, acarbose, ức chế DPP4 và insulin - Phác đồ được dùng chủ yếu trong 3 tháng điều trị là phác đồ đơn độc và phác đồ phối hợp 2 thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp tăng dần theo thời gian - So sánh phác đồ tại thời điểm T0 và T3, có 102 bệnh nhân (79,69%) thay đổi phác đồ: 29 bệnh nhân thêm thuốc (22,66%), 9 bệnh nhân giảm thuốc (7,03%), 32 bệnh nhân thay thuốc (25,0%), 8 bệnh nhân tăng liều (6,25%) và 24 bệnh nhân giảm liều (18,75%). - Sau 3 tháng điều trị, chỉ số FPG của bệnh nhân giảm đều theo từng tháng (p<0,001). - Chỉ số HbA1c của bệnh nhân giảm từ 8,67±1,71mmol/L xuống 6,63±0,93 mmol/L (p<0,001). Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát HbA1c tốt, chấp nhận và kém lần lượt là 77,34%; 9,38% và 13,28%. - Chỉ số triglycerid của bệnh nhân giảm từ 3,03±2,40 mmol/L xuống 2,43±2,00 mmol/L (p=0,001). Các chỉ số LDL-C và HDL-C không có sự khác biệt sau 3 tháng điều trị (p>0,05). Kết luận:-Thận trọng khi sử dụng metformin trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận, chống chỉ định khi bệnh nhân có ClCr< 30 ml.phút. - Cân nhắc tăng tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trên 40 tuổi sử dụng statin mức độ trung bình và mạnh - Quan tâm hơn tới kiểm soát và điều trị tăng huyết áp, kiểm soát lipid máu của bệnh nhân. Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt
  • 5. iii SUMMARY Objective: “Survey on the situation of outpatients taking drugs for type 2 diabetes at Thot Not District General Hospital in 2020”. Subjects and research methods: Longitudinal study, using prospective descriptive method without intervention. Convenience, non-probability sampling, included all patients who met the inclusion and exclusion criteria. Results:-Most of the patients had comorbidities (55.47%). Some common comorbidities are hypertension (48.44%) and dyslipidemia (7.81%). - Groups of antidiabetic drugs in the study include: metformin, sulfonylurea, acarbose, DPP4 inhibitor and insulin - The regimen used mainly in 3 months of treatment is a single regimen and a combination regimen of 2 drugs. The proportion of patients using combination regimens increases over time - Comparing the regimen at the time of T0 and T3, there were 102 patients (79.69%) changed the regimen: 29 patients added drugs (22.66%), 9 patients decreased drugs (7.03%) , 32 patients changed the drug (25.0%), 8 patients increased the dose (6.25%) and 24 patients decreased the dose (18.75%). - After 3 months of treatment, the patient's FPG index decreased steadily every month (p<0.001). - The patient's HbA1c index decreased from 8.67±1.71mmol/L to 6.63±0.93 mmol/L (p<0.001). The proportion of patients with good, acceptable and poor control of HbA1c was 77.34%, respectively; 9.38% and 13.28%. - The patient's triglyceride index decreased from 3.03±2.40 mmol/L to 2.43±2.00 mmol/L (p=0.001). There was no difference in the LDL-C and HDL- C indexes after 3 months of treatment (p>0.05). Conclusion:-Use metformin with caution in patients with impaired renal function, contraindicated when patients have ClCr < 30 ml.min. - Consider increasing the proportion of diabetics over 40 years of age using moderate and strong statins - Pay more attention to control and treatment of hypertension, control blood lipid of patients. Keywords: Type 2 diabetes, Thot Not District General Hospital
  • 6. iv LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Tác giả Mai Trần Quế Phương
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i TÓM TẮT ...........................................................................................................ii SUMMARY........................................................................................................iii LỜI CAM KẾT.................................................................................................. iv MỤC LỤC ........................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................... x CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.................................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa ........................................................................................... 3 1.1.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường ......................................... 3 1.1.3 Phân loại đái tháo đường..................................................................... 4 1.1.4 Cơ chế bệnh sinh bệnh đái tháo đường ............................................... 6 1.1.5 Các yếu tố nguy cơ.............................................................................. 7 1.1.6 Chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường ........................................... 8 1.1.7 Một số xét nghiệm Cận Lâm sàng....................................................... 8 1.1.8 Biền chứng của bệnh đái tháo đường .................................................. 9 1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .............................................. 10 1.2.1 Phương pháp điều trị không dùng thuốc ........................................... 10 1.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc ...................................................... 11 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 27 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 27 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 27 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................. 27 2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 27 Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng bằng phương pháp mô tả tiến cứu không can thiệp.............................................................................................................. 27 2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................. 27 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 27 2.2.3 Cỡ mẫu .............................................................................................. 28
  • 8. vi 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................... 29 2.3.1 Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu. ..................................................................................................................... 29 2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú......................................................................... 31 2.2.3 Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại phòng khám ngoại trú........................................................................... 32 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.......................................................... 32 2.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ............................................... 32 2.4.2 Cơ sở để phân tích việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân mới chấn đoán................................................................................... 33 2.4.3 Cơ sở để phân tích sử dụng Insulin trên bệnh nhân mới chẩn đoán.. 34 2.4.4 Đánh giá chức năng gan thận ............................................................ 35 2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................... 35 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 36 3.1.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ......... 36 3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0) ... 37 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ....................................... 38 3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu......... 38 3.2.2 Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T0 ................... 40 3.2.3 Các dạng thay đổi phác đồ tại thời điểm T1, T2 ............................... 43 3.2.4 Các phác đồ sử dụng tại thời điểm T3............................................... 44 3.3 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ. 47 3.3.1 Kiểm soát FPG sau 3 tháng ............................................................... 47 3.3.2 Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng........................................................... 48 3.3.3 Kiểm soát HA sau 3 tháng điều trị .................................................... 49 3.3.4 Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng ....................................................... 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ................................................................................. 51 4.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU.......................... 51 4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ............................ 51 4.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu........... 52
  • 9. vii 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 52 4.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu ............... 52 4.2.2 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm T0.......................................... 53 4.2.3 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm sau 1 tháng điều trị và sau 2 tháng điều trị....................................................................................................... 58 4.2.4 Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm sau 3 tháng điều trị ............... 58 4.2.5 Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị........................ 60 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG.......................... 60 4.3.1 Kiểm soát FPG sau 3 tháng điều trị................................................... 60 4.3.2 Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng điều trị............................................... 61 4.3.3 Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng điều trị ............................................ 61 4.3.4 Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng điều trị........................................... 62 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 63 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 66 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................xii PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... xiv
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2................................................ 4 Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đoán đái tháo đường typ 2 ....................................... 8 Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, không có thai . .................................................................................................... 12 Bảng 1.4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già...................................... 12 Bảng 1.5 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường typ 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2016 .............................................................................................. 13 Bảng 1.6 Các dạng Insulin có tại Việt Nam ....................................................... 15 Bảng 2.1 Khái niệm, phân loại và phương pháp thu thập các biến số trong mẫu nghiên cứu .......................................................................................................... 29 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của BYT 2014..................................................................................................... 32 Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của BYT 2017..................................................................................................... 33 Bảng 2.4 Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Á............................................. 34 Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận ................................................. 35 Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân .......................................................... 36 Bảng 3.2 Chỉ số HbA1c và FPG của bệnh nhân tại T0 ...................................... 37 Bảng 3.3 Phân loại huyết áp bệnh nhân tại T0 ................................................... 37 Bảng 3.4 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong nghiên cứu ... 38 Bảng 3.5 Danh mục Insulin dùng trong nghiên cứu........................................... 39 Bảng 3.6 Phác đồ điều trị tại thời điểm T0......................................................... 40 Bảng 3.7 Ngưỡng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp thuốc đường uống hoặc insulin .................................................................................... 41 Bảng 3.8 Phân loại mức liều metformin theo chức năng thận của bệnh nhân ... 41 Bảng 3.9 Phân tích sử dụng thuốc theo BMI của bệnh nhân.............................. 42 Bảng 3.10 Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường sử dụng trên bệnh nhân..... 42 Bảng 3.11 Các nhóm statin sử dụng trên bệnh nhân sử dụng trên bệnh nhân.... 43 Bảng 3.12 Các phác đồ điều trị đái tháo đường tại T0, T1 và T2 ...................... 43 Bảng 3.13 Các phác đồ điều trị tại thời điểm T3................................................ 44 Bảng 3.14 Các dạng thay đổi phác đồ giữa T0 và T3......................................... 45 Bảng 3.15 Các dạng thay đổi phác đồ trên bệnh nhân không đạt HbA1c mục tiêu 46
  • 11. ix Bảng 3.17 Sự thay đổi chỉ số FPG qua 3 tháng điều trị ..................................... 47 Bảng 3.18 Sự thay đổi chỉ số HbA1c qua 3 tháng điều trị ................................. 48 Bảng 3.19 Sự thay đổi HA qua 3 tháng điều trị ................................................. 49 Bảng 3.20 Sự thay đổi chỉ số lipid máu sau 3 tháng điều trị.............................. 50
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng trong bệnh đái tháo đường.. 11 Hình 1.2 Cấu trúc phân tử insulin....................................................................... 14 Hình 1.3 Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2.. 24
  • 13. xi CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh TiếngViệt ADA American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Mỹ AND Adenosin Diphosphat Nucleotid ADR Adverse Drug Reaction ALAT Alanin Amino Transferase ASAT Aspartat Amino Transferase BMI Body Mas Index Chỉ số khối cơ thể BN Bệnh nhân HbA1C Hemoglobin A1C Hemoglobin gắn glucose vào tế bào HDL High Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao IDF International Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế IU Internatinal Unit Đơn vị quốc tế LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp NC Nghiên cứu RLLP Rối loạn lipid TDKD Tác dụng kéo dài TG Triglycerid THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới XN Xét nghiệm
  • 14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa. Trong số các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường typ 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong nhất trên thế giới (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) [28]. Năm 2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành tuổi từ 20-79 bị đái tháo đường, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm 2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2017 trên toàn thế giới có khoảng 159 triệu người mắc đái tháo đường, vượt xa các dự đoán trước đó, và đến năm 2045 số người mắc đái tháo đường là 183 triệu người, tăng 15% so với năm 2013 [68] Việt Nam là quốc gia có số ca mắc đái tháo đường cao trong khu vực Đông Nam Á, theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết trung ương tiến hành, năm 2015 trong nhóm tuổi 18-69 là 4,1% mắc đái tháo đường và 3,6% mắc tiền đái tháo đường, theo thống kê tỷ lệ bệnh tăng 8-20 % mỗi năm [34]. Đái tháo đường là một bệnh mạn tính phải điều trị liên tục, nếu không điều trị tốt và quản lý điều trị chặt chẽ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh trên các cơ quan mắt, tim mạch, thần kinh, thận... Chi phí cho điều trị đái tháo đường đang là gánh nặng của toàn xã hội, gia đình và bản thân người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường sau chẩn đoán xác định đều được điều trị ngoại trú tại cộng đồng. [19]. Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt là bệnh viện hạng 2 tuyến quận có nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ cho 320 nghìn nhân dân trong quận. Bệnh viện đã quản lý và điều trị cho hơn 500 ngàn bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có thẻ Bảo hiểm y tế từ tuyến sau chuyển về và bệnh nhân mới phát hiện được. Đến nay Thốt Nốt. Việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị đái tháo đường typ 2 sẽ giúp cho bác sĩ có cái nhìn tổng quát để việc kê toa và hướng dẫn người bệnh được tốt hơn, không chỉ góp phần giảm bớt các biến chứng của bệnh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, gián tiếp giảm thiểu gánh nặng chi phí cho xã hội, từ đó chúng tôi tiến hành đề tài: : “Khảo sát tình hình bệnh
  • 15. 2 nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt năm 2020” Với 3 mục tiêu: 1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu. 2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú. 3. Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại phòng khám ngoại trú.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1 Định nghĩa Đái tháo đường (Diabetes Mellitus-DM) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu mạn tính, do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự rối loạn, suy giảm và hủy hoại chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là thần kinh, mắt, thận, tim và mạch máu [8]. 1.1.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển nhanh. Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2010 số lượng người mắc đái tháo đường trên thế giới là 171 triệu người và dự đoán đến năm 2035 số lượng người mắc đái tháo đường sẽ là 366 triệu người. Tuy nhiên tình từ năm 1980 đến năm 2010 thì con số này đã tăng từ 153 triệu đến 347 triệu người (World Health Organization, 2010). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), năm 2015 (Association American Diabetes, 2016), số lượng người mắc đái tháo đường trên thế giới là 382 triệu người. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là 46 % số bệnh nhân không biết mình mắc đái tháo đường và không nhận thức được những hậu quả lâu dài mà bệnh gây ra; chỉ tính trong năm 2013 đã có 5,1 triệu người chết do đái tháo đường và 548 tỉ đô la đã được chi cho căn bệnh này (Association American Diabetes, 2016). Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, là khu vực có số lượng người mắc đái tháo đường đông nhất trong các khu vực trên thế giới [39]. Theo tài liệu nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, thì tỷ lệ bệnh tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ bệnh tăng lên 2 lần, đái tháo đường được xếp vào một trong ba bệnh gây tàn phế và tử vong nhất (xơ vữa động mạch, ung thư, đái tháo đường) .Trong đó, bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm 85-95 %. Đây đều là những con số đáng kinh ngạc cho thấy đái tháo đường đã và đang trở thành một đại dịch, một vấn đề lớn của Y tế toàn cầu. Tất cả các quốc gia dù giàu hay nghèo đều đang phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
  • 17. 4 1.1.3 Phân loại đái tháo đường Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh của WHO được sử dụng rộng rãi 1.1.3.1 Đái tháo đường typ1 ( Đái tháo đường phụ thuộc insulin) Đái tháo đường typ1 là tình trạng tế bào β bị phá hủy, thường dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn, người bệnh phải dùng insulin ngoại sinh để duy trì chuyển hóa glucosse. Đái tháo đường typ1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi [62]. 1.1.3.2 Đái tháo đường typ 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin) Đái tháo đường typ 2 là tình trạng kháng insulin kết hợp với suy giảm khả năng bài tiết insulin của tế bào β. Sau nhiều năm mắc bệnh, insulin máu giảm dần và bệnh nhân dần lệ thuộc vào insulin để duy trì chuyển hóa. Hầu hết đái tháo đường typ 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. 1.1.3.3 Đái tháo đường thai kỳ Là trường hợp rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra thoáng qua trong quá trình mang thai. Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức glucose trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là đái tháo đường do thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ đái tháo đường do thai kỳ sẽ bị đái tháo đường thật sự sau này. 1.1.3.4 Các thể đái tháo đường đặc biệt khác Với nguyên nhân do bệnh lý của hệ thống nội tiết, các hình thái di truyền của bệnh đái tháo đường hoặc do thuốc, hóa chất hoặc nhiễm trùng... [43], [19]. Cùng có chung triệu chứng glucose máu tăng cao, nhưng biểu hiện lâm sàng của đái tháo đường typ1 và đái tháo đường typ2 có một số điểm khác nhau (bảng 1.1). PHÂN BIỆT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 VÀ TYP 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2 Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2 Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành Khởi phát Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ triệuchứng Biểu hiện lâm sàng - Sút cân nhanhchóng. - Đái nhiều. - Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
  • 18. 5 Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2 - Uống nhiều - Thể trạng béo, thừa cân - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường typ 2. - Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh cao. - Dấu gai đen (Aeanthosis nigricans) - Hội chứng buồng trứng đa nang Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu Dương tính Thường không có C-peptid Thấp/không đo được Bình thường hoặc tăng Kháng thể: Kháng đảo tụy (ICA) Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Kháng Insulin (IAA) Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2) Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8) Dương tính Âm tính Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin Cùng hiện diện với với bệnh tự miễn khác Có Hiếm Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phí Không có Nếu có, phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc Thường gặp, nhất là hội chứng chuyển hóa Chú thích: Bảng trên chỉ có tính tham khảo, có nhiều thể bệnh trùng lấp giữa các đặc điểm. Khi biểu hiện bệnh lý không rõ ràng, cần theo dõi một thời gian để phân loại đúng bệnh. Điều trị chủ yếu dựa trên bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân để quyết định có cần dừng ngay insulin hay không.
  • 19. 6 1.1.4 Cơ chế bệnh sinh bệnh đái tháo đường 1.1.4.1 Đái tháo đường typ1 Ở các bệnh nhân đái tháo đường typ1 xảy ra quá trình phá hủy các tế bào β của tiểu đảo tụy một các tự miễn. Quá trình này khởi phát do nhiễm khuẩn hoặc do kích thích từ yếu tố môi trường. Lượng tế bào β bắt đầu giảm nhưng nồng độ glucose máu vẫn được duy trì cho đến khi 80% tế bào β bị phá hủy thì các triệu chứng đái tháo đường mới bộc lộ rõ ràng. Sau khi khởi phát người bệnh có thể ở vào thời kỳ: Glucose máu vẫn kiểm soát được với nhu cầu rất nhỏ insulin ngoại sinh, thậm chí không cần dung insulin ngoại sinh. Giai đoạn này không kéo dài. Khi tất cả tế bào β còn lại đều bị quá trình tự miễn phá hủy thì người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào inssulin ngoại sinh. 1.1.4.2 Đái tháo đường typ2 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ2 được giải thích qua 3 đặc điểm sau: - Tình trạng kháng insulin: Nguyên nhân là do giảm hiệu quả tác dụng của insulin tại các mô đích ở ngoại vi (đặc biệt là cơ và gan). Kháng insulin gặp phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 có thể trạng béo phì và lối sống ít vận động. Ở những người này, lượng acid béo tự do tăng lên làm giảm nhu cầu sử dụng glucose ở cơ, giảm chức năng tế bào β và làm tăng sản xuất glucose tại gan; do đó dấn đến tăng đường huyết. - Bất thường trong bài tiết insulin: Đến nay chưa rõ nguyên nhân cụ thể, nhiều quan điểm cho rằng tình trạng kháng insulin xảy ra trước những bất thường trong bài tiết insulin. Rối loạn tiết insulin được thể hiện qua việc tăng insulin máu bù trừ, tăng tiền chất không hoạt tính và mất khả năng tiết insulin từng đợt. - Tăng sản xuất glucose ở gan: Insulin có tác dụng dự trữ glucose ở gan dưới dạng glycogen và làm giảm quá trình tân tạo đường. Tình trạng kháng insulin ở gan đã làm tăng nồng độ glucose máu. Ở thời kỳ đầu của sự rối loạn, nồng độ glucose máu vẫn duy trì bình thường do tế bào β tăng tiết insulin để bù lại tình trạng kháng insulin. Nhưng sau một thời gian ngắn, sự tăng tiết cũng không thể duy trì được, khi đó cùng với việc tăng cường sản xuất glucose ở gan, glucose máu cũng tăng lên và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Như vậy, sau một vài năm mắc bệnh, các tế bào β không thể tiết ra insulin được nữa và người bệnh cũng phị thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh.
  • 20. 7 1.1.5 Các yếu tố nguy cơ 1.1.5.1 Tính gia đình Quan hệ huyết thống với người bệnh đái tháo đườnglàm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở đái tháo đường typ 2. Nguy cơ này tùy thuộc số lượng thành viên trong gia đình mắc bệnh. Số người thân bị đái tháo đường càng nhiều thì khả năng mắc càng lớn. Nếu cộng thêm tình trạng thừa cân thì nguy cơ này sẽ là 50%[26]. Hiện nay người ta chưa xác định được gen có vai trò chủ yếu nhưng đã xác định nhiều gen có liên quan đến đái tháo đường typ 2 như gen liên quan đến glucokinase, receptor insulin, receptor glucose, glycogen synthetase... 1.1.5.2 Béo phì Người có chỉ số BMI >23, vòng eo >90 cm (nam) và >80 cm (nữ) được coi là béo phì. Khoảng 80% người lớn tuổi bị đái tháo đường là những người thừa cân. Tình trạng này làm tăng nguy nhu cầu insulin của cơ thể nhưng làm giảm đáp ứng của các tế bào với insulin. Do đó béo phì được coi là yếu tố làm tăng tính kháng insulin và dễ dẫn đến đái tháo đường typ 2. Khi giảm cân, các triệu chứng đái tháo đường có thể mất đi. 1.1.5.3 Tuổi tác Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên cùng với tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Nguyên nhân chính là do giảm các tế bào β tiết insulin khi có tuổi. 1.1.5.4 Giới tính Nguy cơ là như nhau đối với nam và nữ cho đến tuổi trưởng thành. Sau 30 tuổi, phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường cao hơn nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt: Đái tháo đường thai kỳ, sinh con to >4 kg, thai chết lưu, sảy thai... 1.1.5.5 Đời sống tĩnh lặng và chế độ ăn giầu năng lượng, ít chất xơ Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ít vận động dễ mắc đái tháo đường typ2 hơn những người chăm vận động. Các bài tập thể dục và hoạt động thể lực làm tăng tác dụng của insulin tại tế bào và làm nhẹ đi tình trạng bệnh 1.1.5.6 Nhiễm khuẩn và/hoặc tổn thương tụy Có thể phá hủy các tế bào β tuyến tụy gây đái tháo đường. 1.1.5.7 Stress Một vài hormon giải phóng khi stress có thể ngăn cản tác dụng của insulin tại tế bào gây ra đái tháo đường.
  • 21. 8 1.1.5.8 Một số yếu tố nguy cơ khác Có tiền sử rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose lúc đói, tăng huyết vô căn, có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ... 1.1.6 Chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường Theo ADA năm 2019, chẩn đoán đái tháo đường khi thỏa mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau, trong đó tiêu chuẩn 1, 2, 3 làm lại lần hai nếu không có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng. Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đoán đái tháo đường typ 2 Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/l). Nhịn ăn được định nghĩa là không cung cấp năng lượng ít nhất 8 giờ. Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tương 2 giờ sau làm test dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L). Thử nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO Tiêu chuẩn 3: HbA1c ≥ 6,5%(48 mmol/mol) . Xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp NGSP và tiêu chuẩn đánh giá DCCT. Tiêu chuẩn 4: Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dL) kèm theo các triệu chứng của đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng lại bị sụt cân không rõ nguyên nhân . 1.1.7 Một số xét nghiệm Cận Lâm sàng Xét nghiệm glucose máu: Có thể xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc dùng nghiệm pháp gây tăng glucose máu, so sánh kết quả với bảng tiêu chuẩn chẩn đoán. - Các protein liên kết glucose: Bao gồm HbA1C ở trong hồng cầu và các fructosamin trong huyết tương. * HbA1C: Chỉ số này cho phép đánh giá được nồng độ glucose máu trước đó 2-3 tháng. Giá trị bình thường của HbA1C = 4-6% hemoglobin toàn phần, xét nghiệm này cần làm 3 tháng một lần để theo dõi hiệu quả điều trị. - Protein niệu: Microalbumin niệu > 20 mg/L là có giá trị chẩn đoán bệnh lý cầu thận sớm. Protein niệu > 0,5 g/24h cho phép chẩn đoán tổn thương thận trong bệnh Đái tháo đường. [8].
  • 22. 9 1.1.8 Biền chứng của bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh có nhiều biến chứng, sau đây là một số biến chứng thường gặp: 1.1.8.1 Biến chứng cấp tính * Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu Khi glucose máu tăng cao ≥ 33,3 mmol/L (6 g/L), áp lực thẩm thấu >350 mosmol/kg gây mất nước toàn thể rất nặng và dẫn đến rối loạn ý thức. * Hạ glucose máu Là biến chứng thường gặp trong điều trị đái tháo đường cả hai typ1 và typ 2. Triệu chứng hạ glucose máu xuất hiện khi lượng glucose huyết tương còn khoảng 2,7-3,3 mmol/L. [43], [8]. * Các bệnh nhiễm trùng cấp tính Khi glucose máu tăng cao và kéo dài làm cho hệ thống miễn dịch ở người đái tháo đường đáp ứng chậm hơn, do đó dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường. [19] 1.1.8.2 Biến chứng mạn tính Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính trên hệ thống mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, bệnh lý về thần kinh, những nhiễm khuẩn thường gặp khác [43]. * Bệnh lý tim mạch: Là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của bệnh nhân đái tháo đường. Cả typ1 và typ 2 đều có thể mắc các bệnh lý về tim mạch bao gồm: - Bệnh mạch vành: Sự dày lên của thành mạch và sự xuất hiện của huyết khối trong lòng mạch sẽ ngăn cản sự lưu thông của máu đến tim và gây sức ép cho tim. Do đó có thể dấn tới chết đột tử [43]. - Tăng huyết áp (THA): Huyết áp tăng vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường do làm tăng tình trạng kháng insulin ở tổ chức vừa là hậu quả của đái tháo đường, góp phần làm tăng các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. [39]. - Rối loạn lipid (RLLP) và lipoprotein huyết tương: Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là typ 2 thường xuất hiện tình trạng tăng triglycerid, cholesterol toàn phần, tăng VLDL và giảm HDL cholesterol. * Bệnh lý mạch máu nhỏ Hay gặp bệnh lý vi mạch ở một số cơ quan sau: - Bệnh lý mắt do đái tháo đường
  • 23. 10 Là loại bệnh lý hay gặp. Bệnh mắt do đái tháo đường bao gồm: bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể và glaucom. [11] - Bệnh thận do đái tháo đường Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối, tỷ lệ biến chứng thận nặng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thấp hơn so với typ1., [19]. - Bệnh lý thần kinh Những rối loạn trong hệ thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường thường rất hay gặp và có rất sớm. Tổn thương thần kinh đặc hiệu nhất trong bệnh đái tháo đường là tổn thương thần kinh ngoại vi, tỷ lệ bệnh ngày càng tăng theo thời gian mắc bệnh. [19]. * Bệnh phối hợp giữa thần kinh và mạch máu - Bệnh lý bàn chân Các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân: Tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý mạch máu, chấn thương và nhiễm trùng. tích cực [19], [43] 1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.2.1 Phương pháp điều trị không dùng thuốc * Điều trị bằng chế độ ăn Đây là yêu cầu rất quan trọng với đái tháo đường typ 2. Mục đích là phải giảm cân nặng. Chế độ ăn thích hợp phải đủ các yêu cầu như sau: - Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường và phù hợp với những hoạt động khác - Cân đối tỷ lệ các chất protid, glucid, lipid và đủ vi chất. - Chia nhỏ và phân bố bữa ăn phù hợp, - Phối hợp tốt với thuốc điều trị (nếu có). * Điều trị bằng chế độ luyện tập Luyện tập phải được coi là một biện pháp điều trị, phải được thực hiện nghiêm túc theo trình tự được hướng dẫn. Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý tim mạch, mức độ tổn thương của hệ thống thần kinh và sở thích cá nhân. Người bệnh đái tháo đường typ2 luyện tập có tác dụng điều chỉnh glucose máu thông qua việc giảm cân và giảm kháng insulin .. Với đa số người bệnh có thể tập thể dục nhẹ như đi bộ (ít nhất 30 phút/ngày) hoặc tập các bài tập nặng hơn như: cầu lông, bơilội, chạy xe đạp... ..
  • 24. 11 * Kiểm soát glucose huyết chặt chẽ Người bệnh đái tháo đường typ 1 cần kiểm tra glucose huyết 1-2 lần/ngày, thời điểm kiểm tra glucose huyết nên khác nhau giữa các ngày. Người bệnh đái tháo đường typ2 chỉ dùng chế độ ăn kiêng cần kiểm tra glucose huyết lúc đói 2-3 lần/tuần. * Giáo dục bệnh nhân Để đạt được mục đích điều trị, người bệnh phải được tư vấn đầy đủ các vấn đề về chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách phòng, pháp hiện sớm, điều trị biến chứng. [19] Hình 1.1 Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng trong bệnh đái tháo đường. 1.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc 1.2.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị * Nguyên tắc điều trị: Để việc điều trị bệnh đái tháo đườngcó hiệu quả phải có sự kết hợp giữa các liệu pháp: Chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc hạ glucose máu. * Mục tiêu điều trị: Đặc trưng cơ bản của bệnh đái tháo đường là tình trạng tăng glucose máu. Do đó mục tiêu điều trị đái tháo đường là kiểm soát glucose máu biến chứng về sau. [8], [19] và được mô tả theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 năm 2017 của Bộ Y tế [21] . Các mục tiêu cụ thể được trình bày qua bảng 1.3 Kiểm soát đường huyết tối ưu Kiểm tra tim mạch định kỳ Khám mắt định kỳ Chăm sóc bàn chân cẩn thận Ăn uống điều độ đúng cách Ăn uống điều độ, đúng cách Chăm sóc bàn chân cẩn thận Khám mắt định kỳ Kiểm tra tim mạch định kỳ Kiểm soát đường huyết tối ưu
  • 25. 12 Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, không có thai [20]. Mục tiêu Chỉ số HbA1c < 7%* Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)* Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ < 180 mg/dL (10.0 mmol/L) Huyết áp Tâm thu< 140 mmHg, Tâm trương< 90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <135/85-80 mmHg Lipid máu LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/dL), nếu chưa có biến chứng tim mạch LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ. Bảng 1.4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già Tình trạng sức khỏe Cơ sở để chọn lự HbA1c (%) Glucose huyết lúc đói hoặc trước ăn (mg/dL) Glucose lúc đi ngủ (mg/dL) Huyết áp mmHg Mạnh khỏe Còn sống lâu <7.5% 90-130 90-150 <140-90 Phức tạp/ sức khỏe trung bình Kỳ vọng sống trung bình <8.0% 90-150 100-180 <140-90 Rất phức tạp/ sức khỏe kém Không còn sống lâu <8.5% 100-180 110-200 <150-90 Hướng dẫn điều trị đái tháo đường typ 2 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ ADA năm 2016 (Association American Diabetes, 2016) cũng đồng thuận như
  • 26. 13 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường yp 2 của Bộ Y tế năm 2015 về khuyến cáo các chỉ tiêu đạt được trong điều trị Đái tháo đường typ 2 (Bảng 2.3). Bảng 1.5 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường typ 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2016 [68]. Chỉ tiêu Khuyến cáo HbA1c < 7,0 % Glucose máu Glucose máu mao mạch lúc đói: 3,9-7,2 mmol/L (70 -130 mg/dL) Đỉnh glucose máu mao mạch sau ăn (1-2 giờ sau ăn): < 10,0 mmol/L (180 mg/dL) Huyết áp < 140/80 mmHg Lipid máu LDL-C < 2,6 mmol/L 1.2.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 Trong điều trị đái tháo đường hiện nay cả typ 1 và typ 2 có hai nhóm thuốc cơ bản [10], [19]. - Nhóm thuốc dạng uống; Sulfonylurea, metformin, ức chế enzym αglucosidase, thiazolidindion, meglitinid... - Nhóm thuốc dạng tiêm: Insulin, exenatide.  Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm Insulin * Cấu trúc hóa học Insulin là một protein gồm 51 acid amin, gồm 2 chuỗi polypeptid A và B. Chuỗi A gồm 21 acid amin và chuỗi B gồm 30 acid amin, nối với nhau bởi 2 cầu nối disulfid ở vị trí acid amin thứ 7 (cystein-cystein) và vị trí thứ 20 của nhánh A với 19 của nhánh B (cystein-cystein) [19].
  • 27. 14 Hình 1.2 Cấu trúc phân tử insulin * Tác dụng dược lý Ở người bình thường insulin tiết ra không đều, nhiều nhất là sau bữa ăn. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi nên làm giảm nồng độ glucose máu. Insulin còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn cản tạo thể ceton, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng trên chuyển hóa glucid, lipid, protid [9]. * Tác dụng không mong muốn - Hạ glucose huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin xong nhưng ăn muộn, bỏ bữa, vận động quá sức kéo dài. không bổ sung năng lượng. - Dị ứng ban đỏ, nóng bỏng, ngứa ở nơi tiêm,... thường xảy ra hơn khi dùng insulin nguồn gốc động vật. Xử trí bằng cách đổi loại insulin. - Mày đay, phản ứng phản vệ, phù mạch, hạ K+ máu, teo mô mỡ nơi tiêm. Để tránh tác dụng này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 3-4 cm [19]. * Chỉ định điều trị - Các trường hợp đái tháo đường typ1 (chỉ định bắt buộc).
  • 28. 15 - Đái tháo đường typ2 khi thất bại trong việc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc chống tăng glucose máu đường uống, khi nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn... - Cấp cứu tăng glucose máu trong đái tháo đường nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu...[19], [43] * Chống chỉ định Dị ứng với các thành phần của thuốc. - Dùng đơn thuần insulin bán chậm hoặc kéo dài trong trường hợp toan máu hay hôn mê đái tháo đường. * Các loại insulin: Các insulin có thể được phân loại theo - Insulin nguồn gốc từ động vật: Insulin bò, insulin lợn; từ tái tổ hợp AND người (Human insulin); - Theo màu sắc chế phẩm: • Trong suốt: Các insulin nhanh. • Trắng đục: Insulin bán chậm, insulin chậm, insulin hỗn hợp. - Theo tác dụng: Xét về thời gian kéo dài tác dụng insulin được chia làm các loại như sau: Bảng 1.6 Các dạng Insulin có tại Việt Nam Loại insulin Thời gian bắt đầu tác dụng Đỉnh (giờ) Thời gian tác dụng (giờ) Thời gian tác dụng tối đa (giờ) Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn Aspart (Novo rapid) 15-30 ph 1-2 3-5 3-4 Lispro (Humanlog rapid) 15-30 ph 1-2 3-4 3-4 Glulisin (Apidra) 15-30 ph 1-2 3-4 3-4 Insulin người tác dụng nhanh, ngắn Regular Insulin -Insulin thường 0,5-1 giờ 2-3 5-7 6-8 Insulin người tác dụng trung bình, trung gian NPH Insulin- Insulin thường 2-4 giờ 6-7 10-12 14-18 Insulin analog tác dụng chậm , kéo dài Insulin Detemir (Levemir) 2 giờ ____ 14-24 24 Insulin Glargine (Lantus U 100) 4-5 giờ ____ 22-24 24 Insulin Degludec (Tresiba) 30 – 90 ph ____ >24 48 Insulin trộn, hỗn hợp
  • 29. 16 Loại insulin Thời gian bắt đầu tác dụng Đỉnh (giờ) Thời gian tác dụng (giờ) Thời gian tác dụng tối đa (giờ) 70% Insulin isophane/30% Insulin hòa tan (Insulin Mixtard 30) 70% NPL/30% Lispro (Humanalog 70/30) 75%NPL/25% Lispro (Humanalog 70/30) 50%NPL/50% Lispro (Humanalog 50/50) 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan (Novomix 30) 70% Insulin Degludec/30% Insulin Aspart (Ryzodeg) * Liều lượng - Liều insulin đối với mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người đó nhưng thông thường liều khởi đầu 0,5-1,0 UI/ngày. Người ta thường tiêm dưới da 2 lần/ngày, 2/3 vào buổi sáng và 1/3 vào buổi chiều tối. Liều dùng có thể tăng đến khi kiểm soát được glucose huyết nhưng không nên quá 40UI/ngày. Nếu sử dụng quá 80UI/ngày có thể nghĩ đến kháng insulin [11], [19]. - Phác đồ tiêm insulin: Trên nền insulin cơ sở và nhịp tiết insulin ở người, các chuyên gia đưa ra các phác đồ sử dụng insulin: Phác đồ tiêm 1 lần/ngày ít được áp dụng do không quản lý tốt glucose huyết, thông thường dùng các phác đồ tiêm 2-3 lần/ngày; với các bệnh nhân có glucose huyết tăng cao liên tục kèm theo biến chứng có thể dùng phác đồ tiêm 4 lần/ngày, thường áp dụng trong điều trị nội trú. - Trong liệu pháp điều trị tích cực bằng insulin, người ta áp dụng chế độ tiêm nhiều mũi trong ngày nhằm duy trì một lượng insulin lưu hành trong máu giống như insulin sinh lý để duy trì nồng độ glucose máu. Nhưng liệu pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa, các nhà dinh dưỡng, các chuyên gia về chế độ luyện tập, các điều dưỡng viên và cả các nhà tâm lý học. * Bảo quản: - Trước khi sử dụng: Nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 20 C-100 C. - Khi muốn sử dụng: Nên bỏ ra khỏi tủ lạnh 1 giờ trước khi sử dụng.
  • 30. 17 - Sau khi sử dụng xong: không nên để lại vào tủ lạnh, mà để ở nhiệt độ từ 200 C-250 C, ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và tuyệt đối không được để ngăn lạnh vì insulin sẽ bị biến chất hoặc phá hủy. Exenatide (Exendin-4) (thuốc điều trị đái tháo đường mới) - Exendin-4 là chất đồng vận (agonist) của recptor GLP.1 (glucagon- likepeptide-1). GLP.1 là peptid tự nhiên giống glucagon, được tế bào L ruột non tiết, có tác dụng kích thích tụy tiết insulin. Trong cơ thể GLP.1 nhanh chóng bị thủy phân bởi enzym dipeptidyl peptidase (DPP4). Exenatide được phát hiện trong nước bọt của con Gila Monster (một loài thằn lằn độc ở Bắc Mỹ), tương đồng với thứ tư sắp xếp GLP.1 của người và có khả năng kháng DPP4 nên thời gian bán hủy dài hơn. Exanatide gắn kết chặt với các thụ thể GLP.1 trên màng tế bào β tụy và kích thích tiết insulin qua trung gian glucose[38]. - Exenatide tổng hợp được phép sử dụng tại Mỹ từ năm 2005 với biệt dược Byetta dưới dạng bút tiêm dưới da 2 lần/ngày. Exenatide có khả năng giảm 0,5- 1% HbA1C, chủ yếu là giảm glucose huyết sau ăn. Nó cũng có tác dụng ức chế tiết glucagon và làm chậm nhu động dạ dày, không gây tác dụng không mong muốn hạ glucose huyết nhưng tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa tương đối cao, 30-35% người bệnh điều trị có một hay nhiều lần buồn nôn, nôn, ỉa lỏng. Thuốc có thể làm giảm cân từ 3-6 kg trong 6 tháng có thể do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tại Mỹ đã được phép điều trị phối hợp exanatide với sulfonylurea và/hoặc metformin.  Thuốc hạ Ghucose huyết đường uống Thuốc uống điều trị đái tháo đường typ 2 được chia nhiều nhóm chính: - Nhóm Sulfonylurea: Có tác dụng kích thích tế bào Beta tụy tiết insulin như Daonil, Gliclazid(Diamicron), Amaryl… -Nhóm Biguanid, thiazolidinedion: Có tác dụng tăng nhạy cảm insulin ở mô ngoại biên như metformin (glucopha). - Nhóm ức chế enzym α-glucosidaz: có tác dụng làm giảm hấp thu glucose trong thức ăn ở ruột non như Glucobay, Basen… - Nhóm cải thiện đề kháng insulin tại cơ như rosiglitazon (avandia), pioglitazon (Pioz) - Nhóm có tác dụng Incretin - Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2)
  • 31. 18 Đa số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vẫn tiếp tục sử dụng thuốc hạ glucose huyết dạng uống có hiệu quả trong một thời gian dài [19] Nhóm thuốc kích thích bài tiết insulin tuyến tụy  Sulfonylurea - Nhóm này có 2 thế hệ: * Thế hệ 1 gồm: Tolbutamid, Chlorpropamid, Tolazamid, Acetohexamid... Hiện nay rất ít được sử dụng do độc tính cao với thận * Thế hệ 2 gồm: Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid, Glybuzid, Glimepirid [7], [19], [28], [43] * Cơ chế tác dụng: Các sulfonylurea gắn lên receptor đặc hiệu ở màng tế bào β của đảo tụy và kích thích giải phóng insulin. Do đó nó chỉ có tác dụng khi tế bào β còn khả năng tiết insulin. Nó còn làm tăng insulin ở ngoại vi do giảm nồng độ thanh thải hormon này qua thận [9], [19], [43]. * Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, hạ glucose huyết kéo dài. Để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, người ta phối hợp 2 nhóm thuốc trong một viên (glimepirid + metformin) hoặc thay đổi dạng bào chế (Diamicron MR 30). Ngoài ra, hay gặp tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban.. * Chỉ định: Đái tháo đường typ2 khi thất bại trong việc kiểm soát glucose huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân và tập luyện [8]. * Chống chỉ định: . Đái tháo đường typ1. . Hôn mê, tiền hôn mê do đái tháo đường. . Đái tháo đường typ2 kèm theo biến chứng nặng: nhiễm khuẩn, suy, suy thận. . Dị ứng với thành phần thuốc. . Phụ nữ có thai và cho con bú * Tương tác thuốc: Các thuốc làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurea: NSAID (nhất là aspirin) sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, cloramphenicol, clofibrat, miconazol.. Các thuốc làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurea: Barbituric, corticoid, thuốc lợi tiểu thải muối, thuốc tránh thai đường uống [9].
  • 32. 19  Nhóm Meglitinide * Cơ chế tác dụng: Các meglitinid (gồm repaglinid, nateglinid) có cơ chế tác dụng tương tự như sulfonylurea nhưng thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương ngắn hơn và thời gian kéo dài tác dụng cũng ngắn hơn do thuốc gắn vào receptor đặc hiệu ở tế bào β của tụy làm chẹn kênh K+ nhạy cảm với ATP, gây khử cực màng tế bào làm mở kênh calci kích thích giải phóng insulun, thuốc có đặc điểm gắn nhanh và tách nhanh ra khỏi receptor đặc hiệu nên kích thích bài tiết insulin nhanh và rút ngắn thời gian kích thích bài tiết insulin, do đó làm giảm nguy cơ hạ glucose máu quá mức và sự suy kiệt tế bào β tụy [7]. * Chỉ định: Đái tháo đường typ 2, thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các thuốc Đái tháo đường uống khác không theo cơ chế kích thích bài tiết insulin như metformin. * Tác dụng không mong muốn: . Hạ glucose huyết (ít gặp hơn nhóm thuốc sulfonylurea). . Tăng cân. Các thuốc làm tăng tác dụng insulin tại cơ quan đích  Biguanid Hiện nay chỉ còn sử dụng 1 bigunid là Metformin, các thuốc khác bị đình chỉ lưu hành do gây nhiễm toan acid lactic máu [9], [28], [43]. * Cơ chế tác dụng: . Metformin làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin tại receptor và sau receptor, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột. . Metformin không kích thích giải phóng insulin từ tế bào β nên không gây hạ glucose huyết và không có tác dụng ở người không bị đái tháo đường. . Thuốc có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein nên có xu hướng ổn định hoặc giảm thể trọng người bệnh [19], [43]. * Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic, rối loạn tạo máu * Chỉ định: . Đái tháo đường typ2 khi không kiểm soát được glucose huyết bằng các điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện.
  • 33. 20 . Phối hợp với sulfonulurea và/hoặc thuốc ức chế α-glucosidese. . Phối hợp với insulin [7], [8] * Chống chỉ định: . Suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), bệnh thận... . Người có tiền sử nhiễm toan lactic và yếu tố nguy cơ gây nhiễm toan lactic (creatinin máu > 124 μmol/l) * Tương tác thuốc: . Các thuốc làm tăng tác dụng của bigunid: Thuốc lợi tiểu thiazid, corticoid, phnothiazin, chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, thuốc chẹn kênh calci, isoniazid. . Các thuốc làm tăng tác dụng của bigunid: Furosemid . Các thuốc làm tăng độc tính: Các thuốc cationic (amilorid, digoxin, morphin, quinine, ranitidin,vancomycin...), cimetidin [9].  Nhóm Thiazolidinedeon TZD (Glitazone) Nhóm thiazolidinedeon gồm có thuốc trosiglitazo, pioglitazon, rosiglitazon. Trosiglitazon bị cấm lưu hành từ năm 2000 do gây hủy hoại nghiêm trọng tế bào gan. * Cơ chế tác dụng: Các TZD làm tăng nhạy cảm của insulin với cơ và tổ chức mỡ bằng cách hoạt hóa PPARγ (Peroxisome -Prolifetator- Actavated- Receptor gama). Vì vậy nó làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc còn làm tăng nhận cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan. * Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi chỉ định thuốc cần làm xét nghiệm chức năng gan 2 tháng/lần. * Chỉ định: Dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc uống hạ glucose huyết khác trong điều trị đái tháo đường typ2. * Chống chỉ định: Bệnh nhân gan, thận. Nhóm ức chế enzym α-glucosidase - Nhóm này có 2 thế hệ: . Thế hệ 1: Nhóm Acarbose, nay ít được sử dụng vì gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi. . Thế hệ 2: Voglibose, penclibose, migliton... được dùng rộng rãi hơn vì
  • 34. 21 không có tác dụng phụ [43]. * Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế enzym α-glucosidase ở ruột, đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Kết quả làm giảm nguy cơ tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn [10], [28], [43]. *Tác dụng không mong muốn: Đầy bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban, vàng da.... Để hạn chế tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp nhất sau tăng dần đến hiệu quả mong muốn[19]. * Chỉ định: Đái tháo đường typ 1 và typ 2, thường được dùng phối hợp với các thuốc hạ glucose máu khác và/ hoặc insulin [9]. * Chống chỉ định: . Quá mẫn với thuốc. . Viêm nhiễm đường ruột, suy gan. . Hạ đường huyết và đái tháo đường nhiễm toan ceton. . Phụ nữ có thai và cho con bú [8], [9]. Nhóm có tác dụng Incretin Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc mức glucose và ít nguy cơ gây hạ glucose huyết. Ruột tiết ra nhiều loại incretin, hormon ở ruột có tác dụng tăng tiết insulin sau ăn bao gồm glucagon like peptide-1 (GLP-1) và glucose dependent insulinotropic polypeptide (GIP). Nhóm này gồm 2 loại: thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 dạng tiêm (glucagon like peptide 1 receptor analog-GLP-1RA) và thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4). Glucagon like peptide 1 là một hormon được tiết ra ở phần xa ruột non khi thức ăn xuống đến ruột. Thuốc làm tăng tiết insulin khi glucose tăng trong máu, và giảm tiết glucagon ở tế bào alpha tụy; ngoài ra thuốc cũng làm chậm nhu động dạ dày và phần nào gây chán ăn. GLP-1 bị thoái giáng nhanh chóng bởi enzyme dipeptidyl peptidase-4, do đó các thuốc ức chế enzye DPP-4 duy trì nồng độ GLP-1 nội sinh, không làm tăng cân và không gây hạ glucose huyết. a) Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4) Cơ chế tác dụng: Ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thoái giáng GLP-1, do đó làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính. Thuốc ức chế enzyme DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5-1,4%. Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, không làm thay đổi cân nặng. Thuốc được dung nạp tốt. Hiện tại ở Việt nam có các loại:
  • 35. 22 - Sitagliptin: viên uống 50-100 mg uống. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 50- 30ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút. - Saxagliptin: viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/1 phút. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,5-0,9%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, mẩn ngứa, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu. - Vildagliptin: viên 50 mg, uống 1-2 lần/ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5- 1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt, nhức đầu. Có 1 số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi dùng thuốc. - Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazone. 90% thuốc được thải không chuyển hóa qua đường gan mật, 1-6% thải qua đường thận vào nước tiểu. Thuốc không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận giảm đến 15 ml/phút. Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, viêm tụy cấp. b) Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Analog) Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành Liraglutide. - Liraglutide là chất đồng vận hòa tan có acid béo acyl hóa (ở vị trí 34 của phân tử, lysine được thay thế bằng arginine và gắn thêm 1 chuỗi C16 acyl vào lysine ở vị trí 26). Như vậy fatty- acyl GLP-1 còn giữ nguyên ái lực với thụ thể GLP-1 và việc gắn thêm chuỗi C16 acyl cho phép phân tử gắn với albumin, do vậy ngăn cản tác dụng của enzyme DPP-4 và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc. Thời gian bán hủy của Liraglutide khoảng 12 giờ. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,6-1,5%. Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường hợp, tiêu chảy. - Liều sử dụng 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến 1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày.  Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2) Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc Dapagliflozin. - Dapagliflozin: giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc viên khác hoặc insulin. Các nghiên cứu đối chứng giả được cho thấy điều trị với dapagliflozin 10 mg làm giảm 3,7 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 0,5 mmHg huyết áp tâm trương ở tuần 24 so với ban đầu. Sự giảm tương tự được
  • 36. 23 ghi nhận đến tuần 104. Dapagliflozin 10mg cho hiệu quả giảm cân từ 2 -4kg, do giảm lượng mỡ thay vì giảm mô nạc khi đo bằng DXA. Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10mg. Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm. Các tác dụng phụ có thể gặp: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Thuốc y học cổ truyền Y học cổ truyền quan niệm, đái tháo đường là do một số tạng phủ bị nhiệt gây ra: Tạng phế nhiệt, vị nhiệt và thận hư. Nên các vị thuốc hay bài thuốc cổ truyền sẽ nhăm vào cải thiện các tạng phủ trên[20]. Hiện nay, các phác đồ khuyến cáo điều trị đái tháo đường thì thuốc đông y mới chỉ là thuốc hỗ trợ, chưa thể thay thế thuốc tây y, Có thể kết hợp thuốc cổ truyền với các thuốc tân dược nhưng phải phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các vị thuốc: actiso, gấc, cỏ ngọt, cải xoong, cát căn, sinh địa, mướp đắng (khổ qua), tỏi, linh chi, huyền sâm, dây thìa canh... Các bài thuốc: Bổ am hoàn, Ngọc tuyền thang, Sinh địa ẩm, Thiên hoa phấn thang. Một số nhóm thuốc cổ truyền có tác dụng trị bệnh tiểu đường : - Nhóm bổ âm: Là nhóm có tác dụng tư bổ phần âm, bổ ngũ tạng : can, tâm, tỳ, phế, thận, tâm bào, bổ huyết, bổ tân dịch trong cơ thể, với các vị thuốc như mạch môn, thiên môn, ngọc trúc, sa sâm, quy bản, miết giáp…do đó có thể sinh tân dịch, hết háo khát, giúp giải quyết triệu chứng khát của bệnh tiểu đường. - Nhóm kiện tỳ: Bạch truật, nam truật, thương truật, hoài sơn… - Nhóm thanh nhiệt: Bệnh tiểu đường thuộc chứng nhiệt, trong đó biểu hiện rõ nhất là phế nhiệt, tỳ nhiệt và thận nhiệt, do phế nhiệt mà sih ra khát nhiều, do tỳ nhiệt mà sinh đói nhiều, ăn nhiều, song vẫn gầy và thận nhiệt nên tiểu nhiều. Dùng nhóm thanh nhiệt với các vị thuốc : Hoàng cầm, huyền sâm, hoàng liên, vàng đắng, tri mẫu, thạch cao…đối với bệnh tiểu đường đẻ khử đi cái nhiệt của phế hoặc dùng hoàng liên, chi tử…để trừ đi cái nhiệt của tỳ, dùng hoàng bá, bạch mao căn để trừ đi cái nhiệt của thận. - Nhóm tân lương giải biểu: Với các vị thuốc tang diệp, ngưu bằng, cát căn.. - Nhóm hoá đờm, chỉ ho: Tang bạch bì, cam thảo đất, cát cánh… - Nhóm trừ thấp, lợi niệu: Thổ phục linh, bạch phục linh, ý dĩ, cơm cháy…
  • 37. 24 - Các nhóm khác: Gồm các vị thuốc năm rải rác ở các nhóm thuốc khác nhau : mướp đắng, trường sinh, cỏ ngọt, cỏ nhọ nồi, sơn thù du, hậu phác, thiên hoa phấn… 1.2.2.3 Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 Tham khảo hướng dẫn lựa chọn, phối hợp thuốc: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế năm 2017: Hình 1.3 Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 - Lựa chọn ban đầu với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin với những người có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trên 23,0 và/hoặc vòng eo lớn-xem tiêu chuẩn IDF cho người châu Á, người có BMI dưới 23 nên chọn nhóm sulfonylurea [21] - Lưu ý những quy định của Bộ Y tế Việt Nam về sử dụng nhóm thuốc Thiazolidinedion [21] - Với những người có mức glucose máu cao (glucose lúc đói trên 13,0 mmol/l; HbA1c trên 9,0 % phải theo hướng dẫn trên) [21] - Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc [21]: - Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 theo quy định của hướng dẫn và điều trị của Bộ Y tế. - Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi
  • 38. 25 sát trong 3 tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc. 1.2.2.4 Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống Chỉ định sử dụng insulin [21]: - Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu HbA1c > 9,0 % và glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l (270 mg/dL). - Người bệnh đái tháo đường typ 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… - Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh có tổn thương gan… - Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ. - Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu… Các phương pháp phối hợp Insulin với thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 uống (Association American Diabetes, 2016): - Insulin + Metformin: Sự kết hợp giữa insulin và metformin giúp kiểm soát glucose máu tốt hơn. Sự giảm liều insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của insulin. Thường phối hợp giữa insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc insulin isophan 2 lần/ngày với metformin dùng vào bữa ăn. - Insulin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin và chỉ số HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân. Ở châu Âu, thiazolidindion kết hợp với insulin là một chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim. - Insulin + Acarbose: Với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định hoặc không dung nạp với metformin có thể điều trị phối hợp metformin và acarbose. Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những bệnh nhân có chế độ ăn giàu carbonhydrat. - Insulin + Sulfonylure: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin. Sulfonylurea tỏ ra đã cải thiện tính nhạy cảm với insulin ngoại sinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kiểm soát đường huyết kém. Hơn nữa, glimepiride làm giảm nhu cầu insulin lớn hơn so với các sulfonylurea khác. - Insulin + DPP-4: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin. Các thuốc ức chế enzym DPP-4 được chỉ định hỗ trợ khi điều trị bằng insulin trong trường hợp chế độ luyện tập và ăn kiêng cùng chế độ liều ổn định insulin vẫn không kiểm soát được đường huyết.
  • 39. 26 - Metformin + Sulfonylure: Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu quả điều trị thì nên phối hợp với sulfonylure .Đây là kiểu phối hợp phổ biến nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu. - Metformin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm của phối hợp này là metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng thời tác dụng hiệp đồng làm giảm triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do metformin ức chế sự tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của Insulin ở cơ [39] - Metformin + Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với Metformin. So với điều trị đơn độc bằng acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mà không gây hạ glucose máu [39]. - Metformin + các chất tương tự incretin: Các chất tương tự GLP-1 có tính ổn định cao và các chất ức chế DPP-4 là các thuốc mới được đưa vào sử dụng trong điều trị có thể có tác dụng hiệp đồng khi kết hợp với metformin. - Metformin + nhóm ức chế SGLT 2: Sự phối hợp này không những cải thiện việc kiểm soát đường huyết mà còn có lợi trong việc giảm cân và giảm huyết áp động mạch. - Sulfonylure + Acarbose hoặc TZD: Sự phối hợp này làm tăng tiết insulin và cải thiện mức độ nhạy cảm với insulin của tổ chức ngoại vi.
  • 40. 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực hiện nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có thẻ Bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt. Bệnh án được thu thập kể từ 03/01/2020 đến 30/07/2020 dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2 được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. - Bệnh nhân đã được điều trị ngoại trú ít nhất 3 tháng trước thời điểm lấy vào nghiên cứu. - Bệnh nhân điều trị liên tục ba tháng trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả chi phí. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có biến chứng phải vào điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị: Bỏ điều trị giữa chừng, không dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. 2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 03/01/2020 đến tháng 30/7/2020. - Địa điểm: Khoa khám bệnh, Khoa Nội BVĐK quận Thốt Nốt. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu dọc thời gian, sử dụng bằng phương pháp mô tả tiến cứu không can thiệp. 2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất, thu nhận toàn bộ các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp - Tiến cứu bệnh án của bệnh nhân 3 tháng trước ngày bắt đầu nghiên cứu (bệnh án được lập từ trước ngày 03/01/2020-30/03/2020).
  • 41. 28 - Theo dõi bệnh nhân 3 tháng liên tục từ ngày 01/04/2020 đến ngày 30/07/2020. Bệnh nhân được đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và đánh giá lại hàng tháng. 2.2.3 Cỡ mẫu Lấy tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu thu thập được tổng cộng 137 BN. Trong thời gian nghiên cứu từ 03/01/2020 đến tháng 30/7/2020, chúng tôi đã thu thập được tổng cộng 128 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐTĐ týp 2 mới đến khám lần đầu được bác sỹ chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc tại Khoa khám bệnh-Bệnh viên đa khoa quận Thốt Nốt, thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Các bước tiến hành thu thập số liệu: Trong thời gian nghiên cứu, các bệnh nhân được Bác sỹ khám lâm sàng tại phòng khám, sau đó cho đi làm xét nghiệm sinh hóa tại khoa xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sỹ sẽ cho đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân, hẹn tái khám sau 1 tháng. Thông tin bệnh nhân và các kết quả xét nghiệm được thu thập theo mẫu phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1) tại các thời điểm khác nhau theo quy ước; Tại thời điểm T0 (thời điểm bắt đầu nghiên cứu) Thu thập thông tin bệnh nhân về: - Đặc điểm BN: Tuổi, giới, nghề nghiệp, địc chỉ, cân nặng, chiều cao, bệnh mắc kèm, biến chứng, chỉ số huyết áp. - Các xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu lúc đói, HbA1c, triglycerid, HDL-C,LDL-C, ure, creatinin, ASAT, ALT. -Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng. Thời điểm T1 (Sau 1 tháng điều trị) Thu thập thông tin bệnh nhân về: - Chỉ số glucose máu lúc đói. - Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng. Thời điểmT2 (sau 2 tháng điều trị) Thu thập thông tin bệnh nhân về: - Chỉ số glucose máu lúc đói. - Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng. Thời điểm T3 (sau 3 tháng điều trị ) Thu thập thông tin bệnh nhân về:
  • 42. 29 - Các xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu lúc đói, HbA1c, triglycerid, HDL-C,LDL-C, ure, creatinin, ASAT, ALT. -Đơn thuốc: Tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng. 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu. Bảng 2.1 Khái niệm, phân loại và phương pháp thu thập các biến số trong mẫu nghiên cứu Biến số Khái niệm, quy ước biến số [68] Phân loại các biến số Phương pháp và công cụ thu thập các biến số Tuổi Được tính theo năm dương lịch, những người ở độ tuổi từ 45-75 (năm sinh từ 1944 đến 1971) mới được chọn vào nghiên cứu. Rời rạc Phỏng vấn Giới Giới tính đối tượng được chọn vào nghiên cứu Danh mục Quan sát Thời gian mắc bệnh Số năm đối tượng được chọn vào nghiên cứu mắc bệnh được tính từ ngày phát hiện bệnh đến nay Rời rạc Phỏng vấn Chỉ số BMI Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) được tính bằng Liên tục Thống kê từ phiếu khám sàng lọc Chiều cao Chiều cao đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng centimet, làm tròn 1 số thập phân. Liên tục Thực hiện đo 2 lần bằng thước đo chiều cao y tế Cân nặng Trọng lượng đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng kilogam, làm tròn 1 số thập phân Liên tục Thực hiện cân 2 lần bằng cân y tế Huyết áp tâm thu Huyết áp tối đa động mạch cánh tay tính bằng mmHg, làm tròn 1 số thập phân (đến Liên tục Thực hiện đo 2 lần bằng huyết
  • 43. 30 5 hoặc 10) áp thủy ngân Huyết áp tâm trương Huyết áp tối thiểu động mạch cánh tay tính bằng mmHg, làm tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc 10) Liên tục Thực hiện đo 2 lần bằng huyết áp thủy ngân Chỉ số Glucose máu lúc đói Là chỉ số kết quả xét nghiệm glucosse máu lúc đói(lần 1) hiển thị trên máy xét nghiệm, tính bằng milimol/lít, làm tròn 1 chữ số thập phân Liên tục Xét nghiệm máu mao mạch đầu ngón tay bằng máy...... Chỉ số HbA1C Là tình trạng kiểm soát đường của đối tượng liên tục trong 3 tháng của đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu. Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 Chỉ số Cholesterol toàn phần Là chỉ số xác định tình trạng máu nhiễm mỡ, tính bằng mg/dL (hay mmol/L). Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 HDL- cholesterol Là xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá các rối loạn lipid, dùng để đo nồng độ chất béo có lợi trong máu của của đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng mg/dL (hay mmol/L). Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 LDL- cholesterol Xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành……Là xét nghiệm đo nồng độ chất béo có hại trong máu của đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng mg/dL (hay mmol/L). Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 Triglycerid Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của
  • 44. 31 đối tượng vào máy AU-480 Creatinin Là chỉ số đánh giá chức năng thận của đối tượng được chọn vào nghiên cứu, tính bằng mg/dL (hay mmol/L). Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 Ure máu Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh lý về thận, tính bằng mmol/L và mmol/24h. Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 ASAT (phosphatase kiềm) Là một enzymc có trong tế bào gan , được tính bằng U/L Liên tục Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của đối tượng vào máy AU-480 ALAT 2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú. 2.3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu. 2.3.2.2 Các phác đồ sử dụng trên bệnh nhân tại thời điểm T0 - Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T0. - Ngưỡng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 2 thuốc hoặc insulin - Sử dụng metformin trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận - Sử dụng thuốc theo BMI bệnh nhân. - Các thuốc khác sử dụng trên bệnh nhân: thuốc điều trị đái tháo đường và statin 2.3.2.3 Các dạng phác đồ tại thời điểm T1, T2 - Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T1 và T2. 2.3.2.4 Các phác đồ sử dụng trên bệnh nhân tại thời điểm T3 - Phác đồ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tại thời điểm T3.
  • 45. 32 - Các dạng thay đổi phác đồ giữa T0 và T3 - Các dạng thay đổi phác đồ giữa T2 và T3 trên các bệnh nhân không đạt HbA1c tại thời điểm T3. 2.2.3 Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại phòng khám ngoại trú. - Kiểm soát FPG tại các thời điểm trong 3 tháng điều trị - Kiểm soát HbA1c trước và sau 3 tháng điều trị - Kiểm soát HA trước và sau 3 tháng điều trị - Kiểm soát lipid máu trước và sau 3 tháng 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 2.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào mục tiêu điều trị trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 của Bộ Y tế năm 2014 và hướng dẫn điều trị của ADA 2017 để đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị. Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của BYT 2014 Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu -Lúc đói -Sau ăn mmol/L 4,4–6,1 4,4–7,8 6,2 – 7,0 >7.8-≤ 9,0 >7,0 >9,0 HbA1c % ≤7.0 > 7,0-≤ 7,5 >7,5 Huyết áp mmHg ≤130/80 130/80– 140/90 >140/90 CholesterolTP mmol/L <4,5 4,5-5,2 ≥5,3 HDL–C mmol/L >1,1 0,9 – 1,1 <0,9 Triglycerid mmol/L 1,5 1,5-≤2,2 >2,2 LDL–C mmol/L <2,5 2,5–3,4 ≥3,4
  • 46. 33 Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của BYT 2017 Mục tiêu Chỉ số HbA1c < 7% Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L) Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10.0 mmol/L) Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ. 2.4.2 Cơ sở để phân tích việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân mới chấn đoán Dựa trên Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 được ban hành kèm theo quyết định số 3879/ QĐ – BYT của Bộ Y tế năm 2014 [21], và ADA 2016 [42]: - Thuốc ưu tiên sử dụng là Metformin trong tất cả các trường hợp - Nếu bệnh nhân có CCĐ hoặc không dung nạp metformin thì chuyển sang dùng thuốc đường uống khác. - Nếu HbA1c > 9,0% và FPG >13,0 mmol/L có thể chỉ định 2 loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp. Nếu HbA1c > 9,0% và FPG > 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay insulin.
  • 47. 34 2.4.3 Cơ sở để phân tích sử dụng Insulin trên bệnh nhân mới chẩn đoán - Nếu HbA1c > 9,0% và FPG > 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay insulin. - Bệnh nhân ĐTĐ suy thận có CCĐ dùng thuốc hạ glucose máu đường uống, bệnh nhân có tổn thương gan... - Bệnh nhân ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ. - Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... 2.4.4 Thể trạng trên chỉ số khối cơ thể BMI Thể trạng của bệnh nhân được đánh giá căn cứ vào chỉ số khối cơ thể BMI tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)]2 Bảng 2.4 Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Á Chỉ số BMI Thể trạng < 18,5 Gầy 18,5-24,9 Bình thường ≥25 Thừa cân 25- 29.9 Tiền béo phì 30-34.9 Béo phì độ I 35-39.9 Béo phì độ II ≥40 Béo phì độ III
  • 48. 35 2.4.4 Đánh giá chức năng gan thận - Chức năng thận được đánh giá thông qua độ thanh thải Creatinin, được tính theo công thức Corkroft và Gault: Cl-Cr (ml/phút)=[(140-tuổi)* cân nặng (kg)]/[72* Creatinin máu (mg/dl)]*0,85 với BN nữ (Đổi đơn vị Creatinin máu từ Mmol/L sang mg/dl :1 mmol/L = 0,0113 mg/dL) Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận Mức độ Đối với thận Đối với gan Creatinin (μmol/l) Ure (mmol/l) ASAT (U/L) ALAT (U/L) Nam Nữ Bình thường 62-120 53-110 2,5-7,5 ≤ 37 ≤ 40 Cao > 120 > 110 > 7,5 > 37 > 40 2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU - Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS 22.0. - Các số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn đối với biến số phân bố chuẩn và trung vị, khoảng tứ phân vị đối với biến không tuân theo phân bố chuẩn. Các biến số phân hạng được biểu diễn dưới dạng tần suất và tỷ lệ %. - So sánh trước sau: Kiểm định test t ghép cặp. - Sự khác biệt được coi ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
  • 49. 36 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU. 3.1.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân Đặc điểm Số bệnh nhân (n=128) Tỷ lệ (%) Tuổi < 40 40 – 75 > 75 Trung bình 3 105 20 2,34 82,03 15,63 61,4±10,6 Giới Nam Nữ 50 78 39,06 60,94 Số bệnh mắc kèm 0 1 2 57 67 4 44,53 52,34 3,13 Bệnh mắc kèm thường gặp Tăng huyết áp Rối loạn lipid máu Khác 62 10 3 48,44 7,81 2,34 Mức lọc cầu thận (ml/phút) > 90 60 – 90 45 – 60 30 – 45 < 30 18 64 34 9 3 14,06 50,00 26,56 7,03 2,34 Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 61,4±10,6, thấp nhất là 37 tuổi, cao nhất là 90 tuổi. Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều từ 40 tuổi trở lên, chỉ có 3 bệnh nhân dưới 40 tuổi. Số lượng bệnh nhân từ 40-75
  • 50. 37 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (82,03%). Bệnh nhân nữ chiếm 60,94%, còn bệnh nhân nam chiếm 39,06%. Tỷ lệ bệnh nhân không có bệnh mắc kèm là 44,53%, có 1 bệnh mắc kèm là 52,34%, có 2 bệnh mắc kèm là 3,13%. Trong đó bệnh nhân mắc kèm bệnh THA là 48,44%, bệnh nhân mắc kèm rối loạn lipid máu là 8,03%. Trong đó có 03 bệnh nhân mắc tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu chiếm 7,81%. Đây là 2 bệnh thường mắc kèm với bệnh ĐTĐ. Mức lọc cầu thận (ml/phút): Cao nhất là từ 60-90 (ml/phút) chiếm 50,00%, từ 45-60 (ml/phút) chiếm 26,56%, trên 90 ml/phút là 14,06%, từ 30-45 (ml/phút) là 7,03%, có 03 bệnh nhân có mức độ lọc cầu thận < 30 ml/phút chiếm 2,34%. 3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0) 3.1.2.1 Đặc điểm HbA1c và FPG của bệnh nhân tại thời điểm T0 Bảng 3.2 Chỉ số HbA1c và FPG của bệnh nhân tại T0 Chỉ số xét nghiệm HbA1c (%) Số bệnh nhân (n=128) Tỷ lệ (%) HbA1c < 7 7 5,47 HbA1c 7 – 9 74 57,81 HbA1c > 9 47 36,72 FPG ≤ 13 mmol/L 19 14,84 FPG: 13 – 15 mmol/L 9 7,03 FPG > 15 mmol/L 19 14,84 Nhận xét: Chỉ số HbA1c tại thời điểm T0 từ 7%-9% khá cao chiếm 57,81%, chỉ số HbA1c <7% là 5,47%. (Chỉ số HbA1c >9% của bệnh nhân chiếm 36,72%. Trong đó kèm theo FPG > 15 mmol/L của bệnh nhân là 14,84%, FPG ≤ 13 mmol/L là 14,84%, FPG từ 13-15 mmol/L là 7,03%. 3.1.2.2 Phân loại tăng huyết áp bệnh nhân tại thời điểm T0 Bảng 3.3 Phân loại huyết áp bệnh nhân tại T0 Phân loại huyết áp Số bệnh nhân (n=128) Tỷ lệ (%) Bình thường 21 16,41 Tiền THA 33 25,78 THA độ 1 49 38,28 THA độ 2 19 14,84 THA độ 3 6 4,69
  • 51. 38 Nhận xét: Số bệnh nhân mắc tăng huyết áp trong nghiên cứu là 74 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 57,81%. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là THA độ 1 với 38,28%, tỷ lệ THA độ 2 và độ 3 lần lượt là 14,84% và 4,69%. Trong số 54 bệnh nhân (42,19%) không mắc THA, tỷ lệ bệnh nhân phân loại tiền THA chiếm tỷ lệ cao với 25,78%. 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ. 3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu Bảng 3.4 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong nghiên cứu Tên hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng Dạng bào chế Hãng sản xuất Nước sản xuất Metformin Diaberim 500 mg Viên nén Remedica Rumani Panfor SR 850 mg Viên nén Inventia healthcare Ấn độ Metformin + Glimepirid Perglim M-2 500 mg + 2 mg Viên nén Inventia healthcare Ấn độ Acarbose Savi Acarbose 50 mg Viên nén Công ty CPDP SaVi Việt Nam Gliclazid Gluzitop mr 60 mg Viên nén Công ty TNHH Hasan- Dermapharm Việt Nam Golddicron 30 mg Viên nén Valpharma International S.p.a Italy Glimepirid Diaprid 4 mg Viên nén CTCP Pymepharco Việt Nam Limper 2 2 mg viên nén Sai Mirra Innopharm Pvt. Ltd-India Ấn Độ Sitagliptin Zlatko100 100 mg Viên nén Cty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú Việt Nam Zlatko 50 50 mg Viên nén Cty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú Việt Nam
  • 52. 39 Nhận xét: Có 4 nhóm thuốc uống được sử dụng là biguanid, sulfonylure, ức chế α- glucosidase và ức chế DPP-4. Trong đó nhóm sulfonylurea có 2 thuốc là gliclazid và glimepirid. Ngoài các thuốc 1 thành phần còn có thuốc phối hợp 2 thành phần (metformin + glimepirid). Các loại thuốc chủ yếu là sản xuất tại Việt nam, phong phú về hàm lượng, ngoài ra còn một số sản phẩm thuộc công ty nước ngoài. Bảng 3.5 Danh mục Insulin dùng trong nghiên cứu Tên hoạt chất Tên thuốc Nồng độ-Hàm lượng Dạng bào chế Đặc điểm Hãng sản xuất Nước sản xuất Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard- acting, Dual- acting) (20/80) Polhumin mix-2 100IU/m l; Ống 3ml Hỗn dịch tiêm Tác dụng trung bình Tarchomin Pharmaceutica l Works "Polfa" S.A Ba Lan Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard- acting, Dual- acting) (30/70) Polhumin mix-3 100IU/m l; Ống 3ml Hỗn dịch tiêm Tác dụng trung bình Tarchomin Pharmaceutica l Works "Polfa" S.A Ba Lan Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard- acting, Dual- acting) (30/70) Scilin M30 (30/70) 100IU/m l; Lọ 10ml Hỗn dịch tiêm Tác dụng trung bình Bioton S.A Ba Lan Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard- acting, Dual- acting) (30/70) Scilin M30 (30/70) 40IU/ml; Lọ 10ml Hỗn dịch tiêm Tác dụng trung bình Bioton S.A Ba Lan Nhận xét: Các loại insulin trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là insulin hỗn hợp ( 20/80 hay 30/70), có tác dụng trung bình, sản xuất chủ yếu bởi công ty Bioton S.A-Ba Lan, các thuốc được bào chế dưới dạng Hỗn dịch tiêm, sử dụng bằng bơm tiêm insulin, đóng gói 100IU/ml; Lọ 10 ml hoặc 40 IU/ml; Lọ 10 ml