SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VĂN PHO
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTÍP 2
VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNHĐỒNG THÁP
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VĂN PHO
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTÍP 2 VÀ
SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNHĐỒNG THÁP
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊTHU HƯƠNG
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, các cơ sở y tế Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lý-Dược lâm sàng cùng các bộ môn liên quan, trường Đại học Tây Đô đã
chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chânthành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyệnChâu Thành, tỉnh
Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn,
bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu,
giúp tôi có được số liệu cho luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Pho
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá mức độ tuân thủ
điều trị của bệnhnhân đái tháo đường típ 2 tại tuyếncơ sở củaHuyện Châu Thành, Tỉnh
Đồng Tháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 200 đơn thuốc điều
trị ngoại trú và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 60-69 tuổi (38,5%)
trong mẫu nghiên cứu. Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 63%. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm
chiếm 53,5%. Tăng huyết áp là bệnh mắc kèm phổ biến (70,5%). Kết quả ghi nhận việc
chỉ định metformin là 94% và các sulfonylure là 41.5%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm
64,5% và phác đồ phối hợp chiếm 35,5%. Có 69% bệnh nhân không đạt mục tiêu điều
trị (glucose máu, HbA1c). Không gặp trường hợp nào có tương tác thuốc ở mức độ
chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Về khảo sát kiến thức về thuốc, kết quả ghi nhận
63,5% bệnh nhân biết tên loại thuốc đang dùng; 85% bệnh nhân biết tác dụng điều trị
và 59% biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. Tuy nhiên chỉ 17% bệnh nhân có kiến
thức về các tácdụng phụvà biếtcách xử trí. Về đánh giá mức độ tuân thủđiều trị, nghiên
cứu ghi nhận 29,5% bệnh nhân tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình chiếm 27,5% và tuân
thủ kém chiếm 43%. Có 53,5% bệnh nhân cho biết đã từng quên uống thuốc. Có mối
liên quan đạt ý nghĩa thốngkê giữa mức độ tuânthủ và HbAlc củabệnh nhân (p = 0,004)
và tương tự giữa việc tuân thủ điều trị và kết quả glucose máu lúc đói (p = 0,001). Về
tuân thủ không dùng thuốc; 44,5% bệnh nhân thường xuyên (>4 lần/tuần) ăn các thực
phẩm có chỉ số tăng đường huyết nhanh; 69,5% bệnh nhân không hút thuốc lá và uống
rượu bia; chỉ 7,5% bệnh nhân tập thể dục mỗi ngày.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những số liệu về thực trạng sử dụng
thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 tại các trạm y tế cơ sở. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều
trị còn khá thấp nên cần có các biện pháp quản lý cùng hoạt động tư vấn điều trị phù
hợp nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị.
Từ khóa: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, tuân thủ điều trị.
iii
ABSTRACT
Aim of study: Survey the situation of drug use and assess the treatment adherence of
patients with típ 2 diabetes at primary health care system of Chau Thanh District, Dong
Thap Province.
Study design: A cross-sectional and retrospective descriptive study on 200 outpatient
prescriptions and adherence survey forms of patients with típ 2 diabetes.
Research results: The age group with the disease accounted for the highest percentage
of 60-69 years old (38,5%) in the sample. Female patients accounted for 63%. Disease
duration over 5 years accounted for 53,5%. Hypertension is a common comorbidity
(70,5%). The results recorded that the appointment of metformin was 94% and the
sulfonylurea was 41,5%. Monotherapy regimen accounted for 64,5% and combined
therapy regimen accounted for 35,5%. 69% of patients did not meet the treatment goal
(blood glucose, HbA1c). There were no cases of drug interactions of contraindications
or seriousness. Surveying on medication knowledge recognized that 63.5% of diabetic
patientsknew the name of prescribeddrugs;85% of them got informationof therapeutic
effects, and 59% of patients remembered the medication guide. However, only 17% of
diabetic patients said how to resolve the side-effects of antidiabetic drugs. The
evaluation of medication adherence revealed that 29.5% of patients were good
compliance; 27.5% of average compliance and 43% of poor compliance. There were
53.5% of patients who forgot the time taken for prescribed drug. The study also
recognized a statistically significant relationship between medication adherence and
patient's HbAlc levels (p = 0.004) as well as fasting blood glucose (p= 0.001). The
results showed the rate of medication adherence in diabetic outpatients is quite low.
Regarding non-medication compliance, 44.5% of patients regularly(>4 times/week) ate
foods with rapid glycemic index; 69.5% of patients did not smoke and drink alcohol;
only 7.5% of patients daily made physical exercise.
Conclusion: The study revealed useful data about situation of oral anti-diabetic drugs
prescribed at the primary health care system. From these results, it is necessary to
improve the healthcare system policyand qualitypatient counselingin order to improve
adherence amounts strenuously in típ-2 diabetic outpatients.
Keywords: Use of drugs to treat típ 2 diabetes, adherence to treatment.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Pho
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................I
TÓM TẮT .............................................................................................................................. II
ABSTRACT..........................................................................................................................III
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................IV
MỤC LỤC...............................................................................................................................V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................IX
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................... XII
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ......................................... 3
1.1.1 Định nghĩa..............................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường................................................................................3
1.1.3 Bệnh đái tháo đường.............................................................................................5
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh...................................................................................................7
1.1.5 Biến chứng.............................................................................................................9
1.1.6 Điều trị đái tháo đường...................................................................................... 12
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN
NAY......................................................................................................... 15
1.2.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường tiêm ..................................... 15
1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống đang sử dụng tại tuyến
xã, thị trấn..................................................................................................................... 19
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG........................................ 28
1.3.1 Định nghĩa........................................................................................................... 28
1.3.2 Việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố................................... 29
vi
1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc..................................... 29
1.3.4 Các nghiên cứu về tuân thủ đái tháo đường................................................... 30
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 31
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 31
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................................... 31
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................. 31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 32
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 32
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 32
2.2.3 Cách chọn mẫu:.................................................................................................. 32
2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................................ 33
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 33
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................................................... 33
2.3.2 Phân tích thực trạngsử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo đườngtíp
2...................................................................................................................................... 35
2.3.3 Khảo sát kiến thức về thuốc và Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh
nhân ............................................................................................................................... 37
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh
nhân đái tháo đường.................................................................................................... 38
2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ.............................................................. 38
2.3.6 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................ 39
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........... 40
2.4.1 Công cụ thu thập................................................................................................ 40
2.4.2 Kỹ thuật thu thập................................................................................................ 40
2.4.3 Người thu thập.................................................................................................... 40
vii
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số.......................................................................... 40
2.4.5 Xử lý số liệu........................................................................................................ 40
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 42
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................ 42
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2............................................................................... 46
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU................................................................... 48
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.................................................... 48
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............ 50
3.3.3 Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với một số đặc điểm đái tháo đường53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................................... 57
4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................ 57
4.1.1 Đặc điểm chung.................................................................................................. 57
4.1.2 Chỉ số khối cơ thể (BMI) .................................................................................. 57
4.1.2 Đặc điểm điều trị của mẫu nghiên cứu............................................................ 57
4.1.3 Các bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân.............................................................. 58
4.2 VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2.................................................. 58
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc ĐTĐ típ 2 được điều trị trong nghiên cứu........................... 58
4.2.2 Phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong mẫu nghiên cứu59
4.2.4 Các tương tác gặp trong nghiên cứu................................................................ 59
4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ........ 60
4.3.1 Tuân thủ điều trị thuốc...................................................................................... 60
4.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc................................................................. 60
viii
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 64
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................... 64
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 66
PHỤ LỤC 1......................................................................................................................... XII
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................................XV
PHỤ LỤC 3...................................................................................................................... XVII
PHỤ LỤC 4........................................................................................................................XIX
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký Hiệu Chữ Viết Tiếng Anh Tiếng việt
ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ
ALT Aspartate Amino Transferase Men gan
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
BN Bệnh nhân
BYT Bộ Y tế
ĐTĐ Đái tháo đường
eGFR
estimated Glomerular Filtration
Rate
Độ lọc cầu thận ước tính
GLP-1 Glucagon like peptide Hoocmon peptide
HbA1c Glycosylated Haemoglobin Hemoglobin gắn glucose
HDL-C
High density lipoprotein
cholesterol
Cholesterol lipoprotein tỷ trọng
cao
LDL-cholesterol
Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng
thấp
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng
thấp
SGLT2 Sodium Glucose cotransporter 2
Kênh đồng vận chuyển Sodium –
Glucose 2
WHO World health organization Tổ chức Y tế thế giới
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu trong điều trị ĐTĐ. ......................................................................... 13
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi theo hướng dẫn BYT 2020..... 14
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2020. ................................. 14
Bảng 1.4 Đặc điểm các loại insulin..................................................................................... 16
Bảng 1.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc nhóm đồng vận thụ thể GLP-1.............................. 19
Bảng 1.6 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc hạ glucose máu đường uống và thuốc
tiêm không thuộc nhóm insulin........................................................................................... 22
Bảng 1.7 Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose máu uống.................................. 25
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG......................................... 36
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED ........................................... 37
Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân .................................... 38
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân...................................... 39
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học...................................................................................... 42
Bảng 3.2 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu....................................................... 44
Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.................................... 44
Bảng 3.4 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân................................................................ 45
Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng..................................................... 46
Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu..................... 47
Bảng 3.7 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu.............................................................. 47
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 .................................. 48
Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân............................................ 49
Bảng 3.10 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.......................................................... 51
Bảng 3.11 Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điêm nhân khẩu học, hỗ trợ gia
đình - xã hội........................................................................................................................... 51
xi
Bảng 3.12 Mối liên quantuân thủ điều trị dùng thuốcvới đặc điểm bệnh đái tháođường.
................................................................................................................................................. 53
Bảng 3.13 Thông tin về tuân thủ chế độ ăn....................................................................... 54
Bảng 3.14 Đặc điểm hút thuốc, rượu bia và luyện tập thể dục thể thao......................... 56
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Số người bị đái tháo đường toàn thế giới dựa theo vùng năm 2017 và 2045
(tuổi 20-79). ..............................................................................................................................5
Hình 1.2 Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường............................................................................7
Hình 1.3 Cơ chế tăng đường huyết........................................................................................9
Hình 1.4 Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường..................................................... 11
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................... 39
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường típ 2 là một bệnh lý không lây nhiễm nhưng có tốc độ phát
triển rất nhanh và đang trở thành căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến trên thế giới.
Gần một nữa số người ở độ tuổi 20-79 đang sống với bệnh đái tháo đường không được
chẩn đoán (46,5%) và tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52,1% (Bộ Y tế,
2020). Năm 2019, ước tính có hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì
các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường như bệnh tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu, béo phì, bệnh thận mãn tín, Việt Nam nằm trong10 quốc gia có số bệnh nhân
đái tháo đường tăng nhanh với tỷ lệ tăngthêm mỗi năm khoảng8-20% tùy theo khu vực
dân cư (American Diabetes Association, 2018; National Diabetes Statistics Report,
2017). Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò then chốt trong
việc phòng ngừa các biến chứng ngoại vi và sự tiến triển của bệnh mạch máu não, bệnh
thiếu máu cục bộ, bệnh võngmạc mắt, bệnh lý thần kinh. Các biến chứng muộn của đái
tháo đường như bệnh thận đái tháo đường, bệnh thiếu máu tim cục bộ có thể làm phức
tạp thêm tình trạng bệnh. Do đó, việc không kiểm soát đường huyết hoặc tuân thủ kém
điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể dẫn đến nguy cơ mắc các biến chứng
sớm, ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc nguy hiểm đến tính mạng (Oparil et at.,
2003).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc và thay đổi lối sống là hai yếu tố vô
cùng quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2. Trên thực tế việc tuân thủ điều
trị của người bệnh chưa cao, ghi nhận ở các nước đang phát triển chỉ khoảng dưới 50%
(WHO, 2013). Đái tháo đường gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Vì vậy, bệnh đái tháo đường cần
được theo dõi, điều trị đúng, đủ, thường xuyên và kéo dài đến hết cuộc đời.
Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có béo phì, và béo phì cũnglà yếu tố nguy cơ cao làm
nặng tình trạng bệnh. Các biến chứng muộn của ĐTĐ như bệnh thận ĐTĐ, bệnh tim
thiếu máu cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh, khiến BN yếu đi và tăng
thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID 19 (ví dụ như đòi hỏi lọc máu cấp tính).
Một số phát hiện chỉ ra rằng COVID 19 có thể gây tổn thương tim cấp tính hoặc suy
tim.
2
Để từng bước nângcao chất lượng khám chữa bệnhtại tuyến cơ sở, góp phần giảm
tải cho các bệnh viện tuyến trên thì việc tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng và đánh
giá tính hợp lý trong kê đơn thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo
đường là cần thiết nhằm nâng cao quản lý chất lượng khám chữa bệnh một cách hiệu
quả và mang tính khoa học. Vì vậy, đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là
đánh giá tình hình sử dụng thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại các trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y
tế huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị,
đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết, đánh giá được tuân thủ điều trị và đề ra các biện
pháp giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn.
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo
đường típ 2 và sự tuân thủ điềutrị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng
Tháp năm 2021” được tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân đang
điều trị ngoại trú tại tuyến cơ sở.
2. Khảo sát kiến thức về thuốcđiều trị đái tháo đường và đánhgiá mức độ tuânthủ điều
trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được quản lý tại tuyến cơ sở.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀILIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết
mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng
glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat,
protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu,
thận, mắt, thần kinh (Bộ Y tế, 2020).
1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường
Trên thế giới
Năm 2010, trên toàn thế giới có 7 tỷ người, dân số từ 20-79 tuổi 4,3 tỷ người. Tỷ
lệ đái tháo đường tại thời điểm này là 6,6% và rối loạn đường huyết đói là 7,9%. Như
vậy số đối người bị đái tháo đường là 285 triệu và rối loạn đường huyết đói 344 triệu
người. Năm 2030 dự đoán dân số chung toàn thế giới 8,4 tỷ người đối tượng từ 20-79
tuổi 5,6 tỷ người, trongsố nàycó 439 triệungười đái tháo đường tăng54% so năm 2010.
Tử vong liên quan đến đái tháo đường khoảng4 triệu người mỗi năm và chi phí y tế đến
376 tỷ USD.
Ở Việt Nam
Theo ước tính 80% các ca bệnh mới về đái tháo đường sẽ xuất hiện ở những quốc
gia đangphát triển, trongđó có Việt Nam (Tạ Văn Bình, 2006;Dương Thị Dung, 2013).
Năm 2002-2003 tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc là 2,7%. Hiện nay, Việt Nam nằm trongvị trí
10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ tăng
thêm mỗi năm là 5,5%. Một số thống kê gần đây cho thấy độ tuổi mắc bệnh ngày càng
trẻ (độ tuổi từ 20-79) có khoảng 3,53 triệu người và có tới 69,9% số người mắc bệnh
chưa được chuẩn đoán để điều trị, người bệnh chỉ phát hiện ra khi có các biến chứng
của bệnh có tỷ lệ lên tới 85%, theo đó tỷ lệ chết do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân
mắc bệnh ĐTĐ đến 80%, nhưng chỉ có 29% tham gia điều trị tại các cơ sở y tế.
4
Kết quả điều tra quốc gia 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng
5,7% dân số, nếu ở khu vực thành phố, khu công nghiệp có tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10%.
Nghiên cứu của Dương Thị Dung và cộng sự trên đối tượng 30 đến 69 tuổi trong hai
cuộc điều tra trên cùngmột cộng đồng Thái Nguyên vào thời điểm khác nhau năm 2008
và 2012 cùng một phương pháp do trung tâm dinh dưỡng tiến hành (Dương Thị Dung,
2013). Kết quả cho thấy tỷ lệ đái tháo đường típ 2 năm 2012 là 7,4% và tỷ lệ ĐTĐ tăng
dần theo nhóm tuổi. Xuất hiện ở lứa tuổi nay càng trẻ hóa và có thừa cân, béo phì tăng
nhanh ở lứa tuổi thiếu niên đây là mối nguy cơ cho bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường cũng là
nguyên nhân làm gia tăng sa sút trí tuệ lên 50%- 100% bao gồm cả Alzheimer và sa sút
trí tuệ mạch máu, với nhiều cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được biết rõ ràng và còn đang
tiếp tục nghiên cứu (ADA, 2019; Biessels et al., 2006; Biessels et al., 2013). Bởi các lý
do đó mà việc tầm soát sớm rối loạn thần kinh nhận thức cũng như các yếu tố nguy cơ
có thể can thiệp được nhằm chặn đứng biến chứng nặng của hai bệnh lý này.
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở các
khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận thức chung của công
đồng về bệnh đái tháo đường còn thấp. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam luôn tăng
qua từng năm nhưng trong khi đó 75,5% số người được hỏi điều có kiến thức rất thấp
về bệnh đái tháo đường (Bộ Y tế, 2015).
Theo liên đoàn đái tháo đường Quốc tế ước tính đến 2045 ở Việt Nam có khoảng
6,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tăng tương 79%. Hướng gia tăng theo thời gian và Theo
sự phát triển kinh tế của đất nước, nhiều khu công nghiệp được hình thành, mức đô thị
hóa ngày càng nhanh. Theo nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộngsự (1991)ở 4912 đối
tượng trên 15 tuổi ở tại quận nội, ngoại thành Hà Nội, qua đó kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành
0,63% và tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6%.
5
Hình 1.1 Số người bị đái tháo đường toàn thế giới dựa theo vùng năm 2017 và
2045 (tuổi 20-79) (Tạ Văn Bình, 2007).
1.1.3 Bệnh đái tháo đường
a. Phân loại theo ADA 2020
- Đái tháo đường típ 1: Do phản ứng tự miễn, thường đưa đến thiếu hụt insulin
tuyệt đối (American Diabetes Association, 2020).
- Đái tháo đường típ 2: Là do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chiếm 90% bệnh
nhân đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi
(Tạ Văn Bình, 2009).
- Đái tháo đường thai kỳ: Là ĐTĐ được chẩn đoántrong 3 thánggiữa hoặc3 tháng
cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó.
- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như do sử dụng thuốc và hóa
chất, ĐTĐ sơ sinh …
6
b. Chẩn đoán đái tháo đường
Kiểm soát vẫn là nền tảng trong quản lý ĐTĐ típ 2. Một trong những tiêu chí để
đánh giá về bệnh cũng rất quan trọng, góp phần tích cực cho công tác chăm sóc sức
khỏe, 2 tiêu chuẩn được lựa chọn gồm:
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2020
- Glucose huyếttương lúcđói ≥126 mg/dL (hay 7,0 mmol/L). Đói được định nghĩa
là không nạp calo ít nhất 8 giờ hoặc;
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dL
(11,1 mmol/L). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một
lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước hoặc;
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc;
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết, đường huyết tương
bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Trong trường hợp không có tăng đường huyết rõ ràng, chẩn đoán đòi hỏi hai kết
quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hay mẫu xét nghiệm riêng biệt
(Hoàng Thị Kim Huyền và cs., 2014).
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo hướng dẫn của BYT 2020 dựa vào 1
trong 4 tiêu chí sau đây:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g
glucose bằng đường uống ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng
phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng
glucose huyếtcấpkèm mức glucosehuyếttương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên nhưng chẩn đoán trongcùng 1 mẫu máu
xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d:
chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất (Bộ Y tế, 2020).
7
Hình 1.2 Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường (Bộ Y tế, 2020).
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh
Đái tháo đường típ 1: Là một thể bệnhnặng, gây nên tìnhtrạngthiếu insulintuyệt
đối, nguyên nhân do tế bào bêta đảo tụy. Bệnh nhân thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ.
Quá trình tổn thương tế bào bêta là quá trình tự miễn dịch, bệnh nhân có tính mẫn
cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường típ 1 sau một đợt tấn công của môi trường
bên ngoài như virút quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C.
Một số ít trường hợp ĐTĐ típ 1 không tìm thấy nguyên nhân, không có liên quan
với HLA (human leucocyte antigen) nhưng có yếu tố di truyền rất rõ.
Đái tháo đường típ 2: Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy
trì sự hằng định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp
insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan.
8
Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh nhân ĐTĐ típ 2
là rối loạn tiết insulin và sự đề khánginsulin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không thừa
cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại ĐTĐ típ 2 có béo phì thì tình trạng
kháng insulin lại là chính.
Rối loạntiết insulin:Khi mới bị ĐTĐ típ 2 thì insulincó thểbình thường hoặctăng
lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu.
Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose
sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc tăng glucose máu gây
độc đối với tế bào bêta.
Kháng insulin: Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ
quan đích với insulin.
Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy rằng: Khả
nănglà do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích. Giảm
số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể
insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể.
Insulin kiểm soát cânbằng đường huyếtqua 3 cơ chế phốihợp, mỗi cơ chếrối loạn
có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin: Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan,
insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ, insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ
quan.
9
Hình 1.3 Cơ chế tăng đường huyết (DeFronzo, 2009)
1.1.5 Biến chứng
Kiểm soát tốt glucose máu và các yếu tố nguy cơ có thể góp phần giảm tỷ lệ biến
chứng và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Những năm gần đây, Hội đái tháo đường
Hoa kỳ (ADA), Liên đoànĐTĐ Quốc tế hay tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhìnnhận
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong tim mạch hàng đầu so với
các nguyên nhân khác và nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát glucose máu an toàn có thể
ngăn ngừa tiến trình phát triển biến chứng (Nguyễn Văn Vy Hậu và cs., 2019; Nguyễn
Hải Thủy, 2009; Nguyễn Hải Thủy và cs., 2013; King et al., 1999). Theo Yaffle K và
cộng sự (2004) và một số nghiên cứu khác đã chứng minh rối loạn thần kinh nhận thức
đã diễn ra từ những giai đoạn rất sớm khi bị rối loạn glucose đói và ở giai đoạn hội
chứng chuyển hóa (Yaffe, 2013).
10
a. Biến chứng cấp tính
Hạ glucose huyết (hay hạ đường huyết) là biến chứng cấp tính, thường gặp ở BN
đái tháo đường, là rào cản lớn trongviệc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát
chặt cho cả BN đái tháo đường típ 1 và típ 2.
Đái tháo đường có nhiễm toan ketone, toan lactic và tăng đường huyết có tăng áp
lực thẩm thấu là những biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì nhiễm toan ketone cao hơn nhưng
tỷ lệ tử vong lại thấp hơn (bằng 1/10) so với bệnh nhân Đái tháo đường có tăng áp lực
thẩm thấu.
- Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường nhiễm toan ketone và đái tháo đường có
tăng áp lực thẩm thấu đều do hậu quả của thiếu. Các yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện đái
tháo đường có nhiễm toan ketone và/hoặc có tăng áp lực thẩm thấu phổ biến là không
tuân thủ điều trị insulin, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não hoặc do dùng
các thuốc như corticoid, lợi tiểu.
- Nhiễm toan lactic là tình trạng toan chuyển hóa với tăng khoảngtrống anion do
tăng lactate máu >5 mmol/L. Nhiễm toan lactic ở BN đái tháo đường chủ yếu có liên
quan với điều trị thuốc biaguanide. Tuy hiếm gặp nhưng toan lactic do metformin có tỷ
lệ tử vong rất cao, có thể đến 45-50%.
b. Biến chứng mạn tính
- Bàn chân: Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất
cảm giác, đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/ hoặc thiếu máu. Những ngón
chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùngvà dễ nứt nẻ,
loét và hoại tử.
- Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận giai đoạn cuối.
Qua các giai đoạn tổn thương như: Tăng độ lọc cầu thận, tiểu albumin không thường
xuyên, tiểu albumin liên tục do tổn thương cầu thận, tiểu đạm lượng nhiều và suy giảm
độ lọc cầu thận, tăng urê huyết.
- Biến chứng mắt bệnh võng mạc, phù võng mạc gây tổn thương các mạch máu
nhỏ ở mắt có thể dẫn đến mù lòa nếu không được tầm soát tốt. Thiếu máu hồng cầu
thường liên quan đến nguy cơ bị bệnh võng mạc đái tháo đường, đặc biệt là thể nặng.
11
Điều trị đồng thời thiếu máu có thể làm chậm tiến triển bệnh võng mạc đái tháo đường
(Klein et al., 1984).
Đái tháo đường típ 2 một yếu tố chính cho bệnh tim mạch, với 15 – 33% người
bệnh bị đột quỵ thiếu máu có ĐTĐ típ 2 (American Diabetes Association, 2018; Salah,
2003) Đây là yếu tố dự báo độc lập về đột quỵ tái phát ở BN đột quỵ thiếu máu não
(Shou et al., 2015).
Ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm ĐTĐ (huyết áp tâm thu <130 mmHg và huyết áp
tâm trương <80 mmHg) không những giảm các biến tim mạch mà còn giảm biến chứng
bệnh thận do ĐTĐ (Phùng Thị Tân Hương, 2010).
Hình 1.4 Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường (Phùng Thị Tân Hương, 2010).
12
1.1.6 Điều trị đái tháo đường
Mục tiêu điều trị ở người ĐTĐ có thể khác nhau, cần thiết phải cá thể hóa, phụ
thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi, biến chứng của bệnh, thời gian mắc bệnh.
Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cần phải được đảm bảo duy trì thường xuyên
và lâu dài.
Kiểm soát đường máu có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng như
đường máu lúc đói, sau ăn để đạt được mục tiêu điều trị là chỉ số HbA1c. Nếu HbA1c
≥7,5% thì kiểm soát đồng thời cả đường máu lúc đói và sau ăn, còn HbA1c <7,5% ưu
tiên kiểm soát đường máu sau ăn trước.
- Bất kể mức HbA1c ban đầu hoặc mục tiêu HbA1c khi cá thể hoá bệnh nhân, có
thể kê thêm thuốcGLP-1 RA hoặcSGLT2i để giảm nguy cơ trênthận ở bệnhnhânĐTĐ
típ II có nguy cơ tim mạch cao (≥55 tuổi kèm hẹp >50% động mạch vành, động mạch
cảnh, động mạch chi dưới hoặc phì đại thất trái).
- Thuốc SGLT2 là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu
giảm (HFrEF với LvEF <45%) hoặc bệnh thận mạn. Nhóm thuốc này giúp giảm nhập
việndo suy tim, ngăn chặntiến triểnbệnhthận mạn (dữ liệu về suytim của dapagliflozin
từ DAPA-HF, dữ liệu về thận của canagliflozin từ CREDENCE).
- Thuốc GLP1-RA là lựa chọntốt nhất để giảm các biến cố tim mạch nghiêm trọng
ở bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm bệnh tim mạch xơ vữa. Nhóm thuốc này có thể được cân
nhắc cho bệnh nhân khôngmắc kèm bệnh tim mạch nhưng nguy cơ cao.
- Thuốc SGLT2 có thể dùng cho bệnh nhân loét bàn chân và có nguy cơ đoạn chi,
nhưng chỉ sau khi đã tư vấn lợi ích-nguy cơ với bệnh nhân ( do canagliflozin có liên
quan đến tỷ lệ cắt cụt chi).
13
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu trong điều trị ĐTĐ (Quyết định số 5481/QĐ-BYT; Hoàng Thị
Kim Huyền, J.R.B.J. Brouwers, 2012).
Chỉ tiêu
Bộ Y tế
(Số 5481/QĐ-
BYT)
Hiệp hội ĐTĐ Hoa
Kỳ (2009)
Hướng dẫn Châu Á
Thái Bình Dương
2005
HbA1c
<7% (53
mmol/mol)
<7% <6,5%
Glucose mao mạch
lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL
(4,4-7,2
mmol/mol)
90-130 mg/dL(5,0-
7,2 mmol/mol)
80-110 mg/dL(4,4-6,1
mmol/mol)
Đỉnh glucose huyết
tương mao mạch sau
ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10
mmol/mol)
<180 mg/dL (10
mmol/mol)
80-145 mg/dL (4,4-8,0
mmol/mol)
Huyết áp <140/90 <130/80 <130/80
Lipid máu
-Cholesterol toàn
phần
-LDL cholesterol
<70 mg/dL
-Triglycerid <150
mg/dL
-HDL cholesterol
>40 mg/dL
-Không nêu
-LDL<2,6 mmol/L
- Triglycerid <1,7
mmol/mol
-HDL >1,0 mmol/L
-Cholesterol toàn phần
<4,5 mmol/mol
-LDL <2,5 mmol/L
-Triglycerid <1,5
mmol/L
-HDL>1,0 mmol/L
14
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi theo hướng dẫn BYT 2020.
Tình trạng
sức khỏe
Cơ sở để
lựa chọn
HbA1c
%
Glucose lúc
đói, trước
ăn (mg/dL)
Glucose lúc
đi ngủ
(mg/dL)
Huyết áp
mmHg
Mạnh khỏe Còn sống lâu <7,5% 90-130 90-150 <140/90
Nhiều bệnh,
sức khỏe
trung bình
Kỳ vọng
sống trung
bình
<8% 90-150 100-180 <140/90
Nhiều bệnh
phức tạp,
sức khỏe
kém
Không còn
sống lâu
<8,5% 100-180 110-200 <150/90
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2020.
Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (7,0 mmol/L). Đói được định nghĩa là không
có ăn/uống calorie từ ít nhất 8 giờ.*
HOẶC
Nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung
nạp glucose. Nghiệm pháp phải được thực hiện theo qui trình của WHO, dùng lượng glucose tải
tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.*
HOẶC
HbA1C ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện tại một labo dùng một phương
pháp được chứng nhận bởi Chương trình tiêu chuẩn hóa Glycohemoglobin quốc gia và được
chuẩn hóa theo xét nghiệm của thử nghiệm kiểm soát biến chứng và kiểm soát bệnh tiểu đường.
HOẶC
15
Bệnh nhân có những triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc cơn tăng đường huyết,
một kết quả glucose huyết tương lấy ngẫu nhiên ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L).
Ghi chú: *Nếu không có tăng đường huyết rõ ràng, nên lặp lại xét nghiệm để xác nhận kết quả.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN
NAY
1.2.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường tiêm
a. Insulin
Thuốc được chỉ định bắt buộc đối với trường hợp đái tháo đường típ 1, trong đái
tháođường típ 2 khi cácthuốcchốngđai tháo đường tổnghợp khôngcòn hiệuquả, ĐTĐ
típ 2 có chỉ số HbA1c >9%.
Sử dụng insulin:
Trong điều trị đái tháo đường cần kết hợp với nhiều biện pháp khác tùy theo từng
người bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu insulin như: Lối sống, sử dụng
thuốc khác (corticosteroid), nhiễm khuẩn, stress, chấn thương. Tăng nhu cầu insulin
trong suy gan, suy thận, bệnh Addison và bệnh giảm hấp thu ở ruột làm giản nhu cầu
insulin. Với phụ nữa mang thai cần phải theo dõi nhu cầu insulin thường xuyên.
Thuốc được hấp thu thẳngvào máu sau khi được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nơi
tiêm dưới da thường là ở cánhtay, đùi, mông hoặcbụng. Thuốc được hấp thunhanh hơn
nếu được tiêm ở chi hoạt động mạnh sau đó. Vì vậy phải dùng bơm tiêm chia vạch theo
đơn vị insulin.
16
Bảng 1.4 Đặc điểm các loại insulin
Tác
dụng
Hoạt
chất
Biệt dược Hàm
lượng
và dạng
bào chế
Thời
gian
khởi
phát
tác
dụng
Thời
gian đạt
tác
dụng tối
đa
Thời
gian
tác
dụng
Thời
điểm
dùng
thuốc-
tiêm
dưới da
Thời
gian
bảo
quản
sau
khi
mở
nắp
Tác
dụng
nhanh
(analog)
Lispro Humalog Lọ U-
100
0,25-
0,5
giờ
0,5-2,5
giờ
≤ 5
giờ
Dùng
trong
vòng 15
phút
trước
hoặc
ngay sau
bữa ăn
28
ngày
Junior
Kwikpen
Bút tiêm
U-
100;200
Aspart Novolog Lọ U-
100
0,2-
0,3
giờ
1-3 giờ 3-5
giờ
Dùng
ngay
(trong
vòng 5-
10 phút)
trước bữa
ăn
28
ngày
Flexpen
Novorapid
Bút tiêm
U-100
Glulisin Apidra Lọ U-
100
1,6-2,8
giờ
3-4
giờ
Dùng
trong
28
ngày
17
Solostar Bút tiêm
U-100
0,2-
0,5
giờ
vòng 15
phút
trước
hoặc
trong
vòng 20
phút sau
bữa ăn
Tác
dụng
ngắn
Human
Regular
Humulin
R
Actrapid
Lọ U-
100
0,25-
0,5
giờ
2,5-5
giờ
4-12
giờ
Dùng
khoảng
30 phút
trước bữa
ăn
31
ngày
Tác
dụng
trung
bình
Human
NPH
Humilin
N
Insulatard
Lọ U-
100
1-2
giờ
4-12 giờ 14-
24
giờ
Dùng 1-2
lần/ngày
31
ngày
Humilin
N
Kwikpen
Bút tiêm
U-100
14
ngày
Insulin
nền
Glargine Lantus Lọ U-
100
3-4
giờ
Gần như
không
có đỉnh
tác dụng
24
giờ
Dùng 1
lần/ngày,
dùng
cùng thời
điểm mỗi
ngày
28
ngày
Lantus
Solostar
Bút tiêm
U-300
6 giờ Tác
dụng
giảm
đường
huyết tối
đa mất 5
>24
giờ
Dùng 1
lần/ngày,
dùng
cùng thời
42
ngày
18
ngày với
liều lặp
lại, ở
trạng
thái ổn
định, tác
dụng
giảm
đường
điểm mỗi
ngày
Hạ đường huyết:
Nguy cơ hạ đường huyết đặc biệt cao ở người bệnh có mức glucose huyết được
kiểm soát chặt chẽ bằng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết liều khôngphù hợp. Tai
biến này hay gặp ở người bệnh điều trị bằng insulin, gây hậu quả nghiêm trọng lên não,
có thể mất tri giác, co giật, hôn mê và tắc mạch não (Nancy et al., 2014).
Lý tưởng nhất trong điều trị thường được khuyên: Đạt được và duy trì glucose
trongmáu ở mức bình thường mà đảm bảođược an toàn và kết hợp với thayđổi lối sống
(Hoàng Thị Kim Huyền và cs., 2014).
Nếu glucose máu <3,9 mmol/L (70 mg/dL), có triệu chứng đói lả, run, vã mồ hôi,
mạch nhanh cần nhanh xử trí cấp cứu (Bộ Y tế, 2019).
Do đó, cần phải lựa chọn loại insulin thích hợp, liều, số lần dùngthuốc kết hợp với
thời gian ăn, số bữa ăn phù hợp.
Bảo quản insulin:
- Khi chưa mở lọ/bút tiêm
+ Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
+ Có thể bảo quản cho đến hết hạn sử dụng
+ Không để insulin trong hay gần ngăn đá
- Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng): Có thể bảo quản nhiệt độ phòngtừ 4-6 tuần.
19
b. Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1
Lựa chọn đồng vận thụ thể GLP-1 là liệu pháp ưu tiên hơn so với insulin trongsử
dụng thuốc đường tiêm để kiểm soát glucose huyết HbA1c >10% và >2% so với mục
tiêu điều trị. Cân nhắc sử dụng insulin trước nếu HbA1c>11% hoặc có triệu chứng điển
hình hay ĐTĐ típ 1 (Bộ Y tế, 2019).
Ngoài ra cần kiểm soát toàn điện đa yếu tố: Huyết áp, lipid máu, cân nặng và các
bệnh lý khác kèm theo.
Bảng 1.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 (Bộ Y tế, 2019).
Tên thuốc Hàm lượng Cách dùng
Liraglutid
18mg/3mL:
bút tiêm
Tiêm dưới da: Phần trên cánh tay, đùi, bụng. Nếu dùng đồng
thời với insulin, không trộn, có thể tiêm nhưng không tiếp
giáp với nhau.
Dulaglutid
0,75 mg/0,5 mL
bút tiêm và
1,5 mg/0,5 mL
bút tiêm
Tiêm dưới da: Trên cánh tay, đùi, bụng. Thời điểm dùng
không liên quan đến bữa ăn hoặc thời gian trong ngày
Exenatid
ER
2mg bột pha tiêm;
kèm 0,65 mL
dung dịch pha
Tiên dưới da: Vị trí tiêm phần trên của cánh tay, đùi, bụng.
Nếu dùng đồng thời với insulin phải tiêm 2 lần riêng biệt.
1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống đang sử dụng tại
tuyến xã, thị trấn
a. Nhóm Biguanid
Metformin là thuốc duy nhất được sử dụng duy nhất hiện nay và là thuốc đầu tay
trong điều trị đái tháo đường típ 2, do thuốc có hiệu lực cao làm giảm HbA1c, có tính
an toàn, chi phí thấp, phổ biến rộng. Cơ chế tác dụng: Giảm sản xuất glucose ở gan. Có
tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1–1,5%
(Daviesat el., 2018;American Diabetes Association,2019;NationalInstitutefor Health
and Care Excellence, 2019; International Diabetes Federation, 2014).
20
b. Nhóm Sulfonylurease
- Cơ chế tác dụng: Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. Giúp giảm đường
huyết trong máu và làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5%. Các thuốc hiện nay như
glyburide/glibenclamide,gliclazide,glimepiride,glipizide) được ưa dùnghơn các thuốc
thế hệ 1.
Tác dụngphụ chínhcủa thuốc là hạ glucose máu và tăngcân. Cần chú ý khi dùng
cho BN lớn tuổi vì có nguy cơ hạ glucose máu cao hơn do BN dễ bỏ ăn, ăn kém và có
chức năng thận suy giảm.
Chống chỉ định: Suy thận, dị ứng thuốc.
Glimepiride: Thuốc có các hàm lượng 1 mg, 2 mg, 4 mg. Liều thường được
khuyến cáo 1 mg-8 mg /ngày. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do
đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng. Thuốc được chuyển hóa hoàn toàn ở gan thành
chất không còn nhiều hoạt tính.
Gliclazide: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu
40-80 mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóngthích chậm có hàm lượng 30-60
mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120 mg/ngày. Thuốc được
chuyển hóa hoàn toàn ở gan thành chất chuyển hóa khôngcòn tác dụng. Thuốc ít gây hạ
glucose máu hơn các loại sulfonylurea khác và được chọn vào danh sách các thuốc thiết
yếu để điều trị ĐTĐ của Tổ Chức Y tế Thế giới.
Glipizide: Thuốc có 2 hàm lượng 5-10 mg. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa sau
ăn, cần uống 30 phút trước khi ăn. Liều khởi đầu 2,5-5 mg, liều tối đa có thể dùng là 40
mg/ngày nhưng liều tối đa khuyên dùnglà 20 mg/ngày. Thuốc được chuyển hóa 90% ở
gan, phần còn lại thải qua thận. Chống chỉ định khi có suy gan. Do thời gian bán hủy
ngắn, có thể dùng ở người già, suy thận nhẹ. Thuốc cũng có dạng phóngthích chậm với
hàm lượng 2,5-5-10 mg.
c. Glinide
Hiện có tại Việt Nam: Repaglinide hàm lượng 0,5-1-2 mg. Cơ chế tác dụng tương
tự như sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5%. Thuốc được hấp thu nhanh ở
ruột, chuyển hoá hoàn toàn ở gan và thải qua mật, do đó thời gian bán hủy ngắn dưới 1
giờ. Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thườngdùng là 0,5-1 mg uống trước các
21
bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày. Tác dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose
huyếtsau ăn. Thuốc cũnglàm tăng cân và có nguy cơ hạ glucosemáu tuythấp hơn nhóm
sulfonylurea. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng ở người già, khi suy thận.
d. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)
Hiện naytại Việt Nam chỉ có pioglitazonecònđược sử dụng. Ngoài tác dụng giảm
glucose huyết,pioglitazonelàm giảm triglycerid 9% và tăngHDL 15%. Khi dùng chung
với insulin, liều insulin có thể giảm được khoảng 30-50%. Nhóm TZD không gây hạ
glucose máu nếu dùng đơn độc. Thuốc làm phù/tăng cân 3-4%, khi dùng cùng với
insulin, có thể tăng cân 10-15% so với mức nền và tăng nguy cơ suy tim. Thuốc cũng
làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu. Gần đây có mối lo ngại rằng
pioglitazone có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Hiện nay Bộ Tế Việt Nam
vẫn cho phép sử dụng pioglitazone, tuy nhiên khi sử dụng pioglitazone cần phải hỏi kỹ
BN về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu
trong nước tiểu, nên dùng liều thấp và khôngnên dùng kéo dài.
Thuốc được dùng 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khuyến cáo
pioglitazone 15-45 mg/ngày.
Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ sau đó. Chống chỉ định:
Suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York, bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan
ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bìnhthường.
e. Thuốc ức chế enzyme -glucosidase
Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân
đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm
HbA1c từ 0,5–0,8%.
Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ glucose
máu. Tác dụng phụ chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được
hấp thu ở ruột non đếnđại tràng, baogồm: Sình bụng, đầyhơi, đi ngoài phân lỏng. Uống
thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Bữa ăn phải có carbohydrat.
Thuốc hiện có tại Việt Nam: Acarbose, hàm lượng 50 mg. Liều đầu có thể từ 25
mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày.
22
Bảng 1.6 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc hạ glucose máu đường uống và thuốc
tiêm không thuộc nhóm insulin
Nhóm
thuốc
Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm
Sulfonylurea
Kích thích tiết
insulin
Được sử dụng lâu năm
 nguy cơ mạch máu nhỏ
 nguy cơ tim mạch và tử
vong
Hạ glucose máu
Tăng cân
Biguanid
Giảm sản xuất
glucose ở gan
Có tác dụng
incretin yếu
Được sử dụng lâu năm
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose máu
Không thay đổi cân nặng, có
thể
giảm cân
 LDL-cholesterol
 triglycerid
 nguy cơ tim mạch và tử
vong
Chống chỉ định ở
BN suy
thận (chống chỉ
định tuyệt
đối khi eGFR
<30 mL/phút)
Rối loạn tiêu
hóa: Đau
bụng, tiêu chảy
Nhiễm acid
lactic
Pioglitazone
(TZD)
Hoạt hóa thụ thể
PPAR
Tăng nhạy cảm
với insulin
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose máu
 triglycerid,
 HDL-cholesterol
Tăng cân
Phù/Suy tim
Gãy xương
K bàng quang
Ức chế
enzyme -
Làm chậm hấp thu
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose máu
Rối loạn tiêu
hóa: Sình
23
glucosidase carbohydrate ở
ruột
Tác dụng tại chỗ
 Glucose huyết sau ăn
bụng, đầy hơi,
tiêu phân
lỏng
Giảm HbA1c 0,5
– 0.8%
Ức chế
enzym DPP-
4
Ức chế DPP-4
Làm tăng GLP- 1
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose máu
Dung nạp tốt
Giảm HbA1c 0,5
– 1%
Có thể gây dị
ứng, ngứa,
nổi mề đay, phù,
viêm hầu họng,
nhiễm trùng hô
hấp trên, đau
khớp Chưa biết
tính an toàn lâu
dài
Nhóm ức
chế
kênh đồng
vận
chuyển
Natri-
glucose
SGLT2
Ức chế tác
dụng của kênh
đồng vận
chuyển SGLT2
tại ống lượn
gần ở thận,
giúp tăng thải
glucose qua
đường tiểu
Dùng đơn độc ít gây hạ
glucose
máu
Giảm cân, giảm huyết áp
Giảm biến cố tim mạch
chính ở BN ĐTĐ típ 2 có
nguy cơ tim
mạch cao, rất cao và tiền sử
bệnh
lý tim mạch do xơ vữa.
Giảm tỷ lệ nhập viện do suy
tim
và tử vong tim mạch đồng
thời dự
Giảm HbA1c
0,5-1%
Nhiễm nấm
đường niệu
dục, nhiễm trùng
tiết niệu,
nhiễm ceton acid
(hiếm
gặp), mất xương
(canagliflozin)
24
phòng xuất hiện suy tim bảo
vệ
thận (thoái triển giảm
albumin
niệu và giảm tiến triển bệnh
thận
mạn và bệnh thận giai đoạn
cuối)
Thuốc đồng
vận thụ thể
GLP-1
Kích thích sự
tiết insulin và
làm giảm sự tiết
glucagon không
thích hợp theo
cách phụ thuộc
glucose. Làm
chậm sự
làm rỗng dạ
dày, làm giảm
cân nặng và
khối lượng chất
béo trong cơ
thể qua cơ chế
bao gồm làm giảm
cảm giác
đói và giảm
năng lượng nạp
vào.
Ngăn ngừa tiến
triển và giảm
viêm mảng xơ
vữa động mạch
Đơn trị hoặc phối hợp với
các
thuốc hạ đường huyết uống
hoặc
phối hợp insulin
Giảm HbA1c, đường huyết
đói,
đường huyết sau ăn,
Tăng tí lệ BN đat được
HbA1c
mục tiêu <7% và <6,5%
Cải thiện chức năng tế bào
beta Giảm cân, giảm huyết
áp Dùng
đơn độc ít gây hạ glucose
máu
Giảm nhu cầu sử dụng
insulin
Giảm biến cố tim mạch
chính,
biến cố tim mạch mở rộng,
tử vong do mọi nguyên
nhân, nhập
Giảm HbA1c
0,6-1,5%
Buồn nôn, nôn,
viêm tụy
cấp.
Không dùng khi
có tiền
sử gia đình ung
thư giáp
dạng tủy, bệnh
đa u tuyến
nội tiết loại 2
25
chủ viên do suy tim và các kết
cục trên thận ở BN ĐTĐ típ
2 có bệnh tim
mạch do xơ vữa hoặc nguy
cơ tim
mạch cao/ rất cao
Dễ sử dụng, không cần
chỉnh liều
trên BN > 65 tuổi, hoặc suy
thận
nhẹ, trung bình, nặng hoặc
suy
gan nhẹ, trung bình
Bảng 1.7 Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose máu uống
Thuốc Hàm lượng Liều mỗi ngày Thời gian tác
dụng
Sulfonylurea
Glimepiride 1 -2 và 4 mg 1 -4 mg/ngày liều
thông thường. Liều
tối đa 8 mg/ngày
24 giờ
Gliclazide 80 mg 30-60 mg
dạng phóng thích
chậm
40 mg-320 mg viên
thường, chia uống
2-3 lần 30-120 mg
dạng phóng thích
chậm, uống 1
lần/ngày
12 giờ 24 giờ,
dạng phóng thích
chậm
26
Glipizide 5-10 mg 2,5-5-10
mg dạng
phóng thích chậm
Viên thường 2,5-40
mg uống 30 phút
trước khi ăn 1 hoặc
2 lần/ngày
Dạng phóng thích
chậm 2,5 -10
mg/ngày uống 1
lần. Liều tối đa 20
mg/ngày uống 1 lần
6-12 giờ
Dạng phóng thích
chậm 24 giờ
Repaglinide 0,5-1 -2 mg 0,5-4 mg/ngày chia
uống
trước các bữa ăn
3 giờ
Thuốc tăng nhạy cảm với insulin
Metformin 500-850-1000 mg
Dạng phóng thích
chậm: 500-750 mg
1 -2,5 gam, uống 1
viên sau ăn,
ngày 2-3 lần
Dạng phóng thích
chậm: 500-2000
mg/ngày uống 1
lần
7-12 giờ
Dạng phóng thích
chậm: Kéo dài 24
giờ
Pioglitazone 15-30-45 mg/ngày 15-45 mg/ngày 24 giờ
Thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase
Acarbose 50-100 mg 25-100 mg uống 3
lần/ngày ngay
trước bữa
ăn hoặc ngay sau
4 giờ
27
miếng
ăn đầu tiên
Nhóm ức chế enzyme DPP-4
Sitagliptin 50-100 mg Liều thường dùng
100 mg/ngày
Khi độ lọc cầu thận
còn 30-50 mL/1
phút: 50
mg/ngày
Khi độ lọc cầu thận
còn 30 mL/1 phút:
25 mg/ngày
24 giờ
Saxagliptin 2,5-5 mg 2,5- 5mg/ngày,
uống 1 lần
Giảm liều đến 2,5
mg/ngày khi độ lọc
cầu
thận ≤ 50 mL/1phút
hoặc
dùng cùng thuốc ức
chế
CYP3A4/5 mạnh
thí dụ ketoconazole
24 giờ
Vildagliptin 50 mg 50 mg uống 1 -2
lần/ngày.
Chống chỉ định khi
AST/ALT tăng gấp
2,5
giới hạn trên của
24 giờ
28
bình
thường
Linagliptin 5 mg 5 mg uống 1
lần/ngày
24 giờ
Thuốc ức chế kênh SGLT2
Dapagliflozin 5-10 mg 10 mg/ngày, uống 1
lần.
5 mg khi có suy
gan nặng,
nếu dung nạp có
thể tăng
liều lên 10 mg
24 giờ
Empagliflozin 10-25 mg Liều khởi đầu 10
mg/ngày, có thể
tăng lên
25 mg/ngày, uống 1
lần
Suy gan nặng:
Không
khuyến cáo
24 giờ
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.3.1 Định nghĩa
Tuân thủ điều trị là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân để cùng với bác sĩ đạt
được mục tiêu điều trị. Theo WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là mức độ hành vi
của người bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ
và nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống
(Burkhart et al., 2003).
29
Tuân thủ sử dụng thuốc là mối quan tâm ngày càng tăng đối với bác sĩ và các hệ
thống chăm sóc sức khỏe vì có bằng chứng cho rằng việc không tuân thủ sử dụng thuốc
ngày càng phổ biến (33%-69%) và gây kết cục xấu (tái phát, tử vong, tăng chi phí điều
trị) (Osterberg et al., 2005).
Việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường là không bắt đầu dùng thuốc,
bệnh nhân dùngthuốc khôngđúngcách và ngừng dùng thuốc khi chưa kết thúc phát đồ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo năm 2003 về tuân thủ sử dụngthuốc,
nói rằng "Tăng hiệu quả các biện pháp can thiệp về tuân thủ có thể có tác động lớn đến
sức khỏe của người dân hơn bất cứ cải tiến nào trong điều trị y tế chuyên biệt (Burkhart
et al., 2003). Ngược lại, không tuân thủ điều trị dẫn đến kết cục lâm sàng xấu, gia tăng
tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế không cần thiết (Brown et al.,
2011).
1.3.2 Việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố
- Đặc điểm của bệnh nhân
- Các yếu tố tâm lý, xã hội
- Loại hình điều trị, số thuốc dùng đồng thời và giá thuốc
- Liều dùng, tần suất dùng của thuốc.
1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện sự tuân thủ điều trị như mô
hình tuân thủ hành vi (adherence behavior model) hay mô hình niềm tin vào sức khỏe
(health belief model).
Mô hình miền tin vào sức khỏe giải thích nguyên nhân của các hành vi liên quan
đến sức khỏe. Dựa trên 5 yếu tố sau: Độ nhạy cảm của bệnh nhân/độ nghiêm trọng của
bệnh, những lợi ích thấy được khi thực hiện hànhvi được khuyếncáo, niềm tin củabệnh
nhân về khả năng có thể thực hiện hành vi được khuyến cáo, những khó khăn khi thực
hiện hành vi, những dấu hiệu nhắc nhở bệnh nhân thực hiện hành vi được khuyến cáo.
Nhận thức của bệnh nhân về độ nghiêm trọng của bệnh và lợi ích của điều trị có
ảnh hưởng lớn đến tuân thủ điều trị. Sự hiểu biết về tiến trình của bệnh chưa được đầy
đủ vì vậy tăng cường giáo dục bệnh nhân về bệnh, lợi ích của điều trị là có kết quả tốt,
30
một nghiên cứu về bệnh ngưng thở khi ngủ và máy thở áp lực dương những bệnh nhân
được cung cấp tài liệu, 1 đoạn hướng dẫn và 1 buổi học 4 giờ thì tuân thủ điều trị được
cải thiện so với ban đầu (Weihong at el., 2012).
Đơn giản hóa phác đồ điều trị là một nhiệm vụ khó đa số bệnh nhân ĐTĐ thường
có nhiều bệnh kèm theo và phải dùng nhiều loại thuốc, việc nhắc nhở bệnh nhân dùng
thuốc phải được thực hiện đa dạng: Điện thoại, tin nhắn, ứng dụng phần mềm, chi liều
sẵn hay để vị trí cố định dễ nhớ. Tin nhắn và cuộc gọi cho thấy có sự cải thiện sự có
mặt của bệnh nhân và tin nhắn dùng nhắc nhở dùng thuốc cho thấy hiệu quả tuân thủ
điều trị (Kalee at el., 2012; Nancy at el., 2014; Yentzer at el., 2011).
Tuy nhiên sự nhắc nhở hằng ngày cũng cho thấy sự phiền phức và làm giảm tuân
thủ điều trị. Từ đó đòi hỏi phải có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa cán bộ y tế và bệnh
nhân, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe một cách tối ưu nên việc giải quyết
cácvấn đề liênquanđếntuânthủ điềutrị là cầnthiết. Tạo niềm tin chobệnhnhânkhoảng
cách giữa các lần thăm khám được ghi nhận là tốt khi không quá 2 tuần. (Boeni at el.,
2014; Bộ Y tế, 2019).
1.3.4 Các nghiên cứu về tuân thủ đái tháo đường
Nghiên cứu của Ong Tú Mỹ và cộngsự (2022) khảo sát 408 bệnh nhân có 84,31%
bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc và 15,69% bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc
điều trị đái tháo đường típ 2. Trần Thị Thu Hiền và cộng sự (2019) có tỷ lệ tuân thủ tốt,
trung bình, kém lần lượt là 48,6%; 27,5%; 23,9%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phương Thuỳ và cộng sự (2021) khảo sát 584 bệnh nhân có đánh giá tuân thủ điều trị
thuốc theo Morisky thì tỷ lệ người bệnh cao tuổi tuân thủ và tuân thủ tốt là 77,2%, trong
đó tỷ lệ tuân thủ tốt điều trị là 32,7%, tuân thủ là 44,5%, tuân thủ kém hoặc khôngtuân
thủ chiếm 22,8%. Cũng dựa trên bộ câu hỏi Morisky nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh
Anh và cộng sự (2019) có 123 (46,1%) bệnh nhân tuân thủ điều trị mức tốt, còn lại là
bệnhnhân tuânthủ điều trị trungbình(108 BN, 40,4%) và kém (36BN, 13,5%). Nghiên
cứu của Dương Chí Hồng và cộng sự (2019) phỏng vấn trực tiếp 250 bệnh nhân trong
đó có 67,6% bệnhnhân tuânthủ dùngthuốc (19,6% tuân thủtốt và 48,0% tuân thủtrung
bình), tuân thủ dùng thuốc của nghiên cứu này được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi
MMAS-8.
31
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát
trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Huyện Châu Thành,
Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu 1: Các đơn thuốc điều trị ngoại trú được quản lý trên phần mềm khám
chữa bệnh tại tuyến cơ sở huyện Châu Thành.
- Mục tiêu 2: Phiếu khảo sát bệnh nhân về tuân thủ và điều trị (PL2).
- Thời gian lấy mẫu của đơn thuốc: Từ tháng 01/2021 đến tháng06/2021.
- Thời gian thu thập phiếu khảo sát: Từ tháng10/2021 đến tháng01/2022 ở những
bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên.
- Theo danh sách bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
tại tuyến cơ sở thời gian từ tháng01-6/2021.
- Có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp và đồng ý tham gia trả lời đầy đủ các
câu hỏi trong bộ câu hỏi nghiên cứu.
- Bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và có thẻ BHYT, có đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia phỏng vấn.
- Bệnh nhân không tham gia điều trị liên tục trong thời gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân có được chỉ định Insulin.
- Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
32
- Các thể đái tháo đường khác hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến kết quả điều trị
ĐTĐ.
- Khám dịch vụ hoặc bệnh nhân có thẻ BHYT từ nơi khác đến.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 đối tượng là đơn thuốc
ngoại trú và phiếu khảo sát bằng cách phỏng vấn bệnh nhân về tuân thủ điều trị.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành.
- Trạm Y Tế Thị Trấn Cái Tàu Hạ.
- Trạm Y Tế An Hiệp.
- Trạm Y Tế An Nhơn.
- Trạm Y Tế Phú Thuận.
- Trạm Y Tế An Khánh.
- Trạm Y Tế Tân Phú.
- Trạm Y Tế Tân Bình.
- Trạm Y Tế Tân Nhuận Đông.
- Trạm Y Tế Tân Phú Trung.
- Trạm Y Tế Phú Long.
- Trạm Y Tế Phú Hựu.
- Trạm Y Tế Hoà Tân.
2.2.3 Cách chọn mẫu:
Mục tiêu nghiêncứu 1: Chọn mẫu ngẫu nhiên các đơn thuốcđiềutrị ngoại trú trong
khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021 ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực
thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành và thu nhận toàn bộ các mẫu thỏa mãn tiêu chí
lựa chọn và tiêu trí loại trừ.
33
Mục tiêu nghiên cứu 2: Phiếu khảo sát được thực hiện khi bệnh nhân đến khám
bệnh có trong danh sách quản lý của trạm, chọn ngẫu nhiên và hướng dẫn bệnh nhân
cách thực hiện các đề mục.
2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu
Tiến hành khảo sát trên 200 đơn thuốc điều trị ngoại trú trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 theo danh sách quản lý bệnh nhân và thu thập phiếu thông tin từ 200 bệnh
nhân đái tháo đường típ 2.
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin
Được tiến hành trên đơn thuốc, phiếu khảo sát và phụ lục 2, phụ lục 3.
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi: Được phân thành 4 nhóm tuổi, tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận
từ hồ sơ trừ năm sinh).
+ <50 tuổi.
+ 50-59 tuổi.
+ 60-79 tuổi.
+ ≥70 tuổi.
Giới tính: Được phân thành giới nam và nữ.
Địa chỉ: Được phân thành Đồng Tháp và khác.
Tình Trạng sinh sống: Được phân thành sống tự lập và sống cùng gia đình.
Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm.
+ Trung học trở xuống.
+ Trung học phổ thông.
+ Cao đẳng, đại học trở lên.
Tôn giáo: Được phân thành:
+ Thiên chúa.
34
+ Phật giáo.
+ Hoà hảo.
+ Khác.
+ Không.
Nghề nghiêp: Được phân thành:
+ Nông dân.
+ Cán bộ, viên chức.
+ Kinh doanh.
+ Già, hưu trí.
+ Khác.
Thể trạng bệnh nhân – BMI (kg/m2): Áp dụng cho người trưởng thành khu vực
Châu Á (Phân loại theo WHO 2000).
+ Gầy (<18,5).
+ Trung bình (18,5 – 22,9).
+ Thừa cân (23 – 25).
+ Béo phì độ I (> 25 – 29,9).
+ Béo phì độ II (≥ 30).
Thời gian mắc bệnh: Được phân thành 4 nhóm.
+ Dưới 1 năm.
+ 1 năm - 5 năm.
+ Trên 5 năm.
Số lượng thuốc được sử dụng trong một đơn thuốc: Được phân thành 2 nhóm.
+ ≤5 thuốc.
+ >5 thuốc.
HbAlC:
+ Đạt mục tiêu (<7%).
35
+ Không đạt mục tiêu (>7%).
Glucose máu lúc đói:
+ Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2 mmol/L).
+ Không đạt mục tiêu>7,2 mmol/L).
Mục tiêu điều trị
+ Đạt mục tiêu (EPG<7,2 mmol/L và HbAlc<7).
+ Không đạt mục tiêu (FPG>7,2 mmol/L và HbA1c>7).
Các bệnh lý kèm theo theo ICD-10
+ Tăng huyết áp.
+ Thiếu máu cục bộ cơ tim.
+ Bệnh lý thận.
+ Bệnh lý gan.
+ Bệnh lý về hệ tiêu hoá.
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2
- Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong nghiên cứu.
+ Nhóm thuốc.
+ Hoạt chất.
+ Liều lượng.
- Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu.
+ Đơn trị liệu là điều trị dùng 1 thuốc.
+ Đa trị liệu là dạng phối hợp >2 thuốc.
Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 với
các thuốc điều trị bệnh mắc kèm, Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít nhất
2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác
thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần mềm online. Ưu điểm của các phần mêrn
36
online là mức độ cập nhật rất cao, tất cả các thôngtin mới nhất từ nhà sản xuất ngay lập
tức được đưa đến ngưòi sử dụng.
Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker được cung cấp miễn phí
bởi Drugsite Trust/New Zealand. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác
thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn. Nguồn dữ liệu tra cứu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu
Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer. Công cụ Drug Interactions Checker
cung cấp hai lựa chọn kết quả tra cứu dành cho bệnh nhân hoặc dành cho cán bộ y tế.
Đối với phần dành cho cán bộ y tế, kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức
độ nặng của tương tác (nghiêm trọng, trung bình, nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử
trí và các tài liệu tham khảo (Drugsite Trust/ New Zealand Drug Interactions Checker,
2022). Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG được thể hiện cụ thể ở bảng
2.1.
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG
Mức độ nặng của
tương tác
Ý nghĩa
Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa rõ rệt trên thực hành lâm sàng/Tránh kết hợp,
nguy cơ tương tác thuốc cao hơn lợi ích.
Trung bình Tương tác có ý nghĩa trên thực hành lâm sàng/Thường tránh kết hợp,
chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Nhẹ Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể làm tăng tần
suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần
thay đổi thuốc điều trị.
Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) (MED)
Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker được cung cấp miễn
phí bởi Medscape LLC/Mỹ. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác thuốc -
thuốc, thuốc - thực phẩm chức năng. Kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về
mức độ nặng của tương tác (chốngchỉ định, nghiêm trọng, theo dõi chặt chẽ và nhẹ), cơ
chế tương tác, hướng dẫn xử trí (Medscape LLC/America Multi-drug Interaction
37
Checker, 2022). Phân loại mức độ nặng của tương tác được thể hiện cụ thể trong bảng
2.2.
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED
Mức độ nặng của
tương tác
Ý nghĩa
Chống chỉ định Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Nguy cơ thường lớn hơn lợi ích khi sử
dụng kết hợp. Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp.
Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cần đánh giá bệnh nhân để cân nhắc
giữa nguy cơ và lợi ích. Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa
độc tính do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: theo dõi chặt chẽ, điều
chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay thế.
Theo dõi chặt chẽ Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Lợi ích thường lớn hơn nguy cơ khi sử
dụng kết hợp. Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát
hiện các tác hại tiềm ẩn. Điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc có thể cần
thiết.
Nhẹ Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng.
2.3.3 Khảo sát kiến thức về thuốc và Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của
bệnh nhân
- Khảo sát kiến thức về thuốc:
Ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có hiểu biết về:
▪ Tên loại thuốc đang dùng.
▪ Biết tác dụng điều trị, biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc.
▪ Biết về các tác dụng phụ và cách xử trí.
Đánh giá sự tuân thủ dùngthuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/khôngcho mỗi câu
hỏi trong MMAS – 8 (Phụ lục 3).
Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém (Khi đánh giá lại ở luận
văn này, tác giả chia lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình),
và tuân thủ kém (khôngtuân thủ).
38
- Khảo sát sự tuân thủ điều trị khôngdùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi.
Tỷ lệ trả lời có/khôngcho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi.
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của
bệnh nhân đái tháo đường
- Mối liên quan tuân thủ điều trị với đặc điêm nhân khẩu học.
- Mối liên quan tuân thủ điều trị với đặc điểm bệnh lý.
- Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với mục tiêu điều trị HbAlc và glucose máu
lúc đói.
2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ
Thang điểm của bộ câu hỏi đánh giá mức độ tuân thủ dựa vào câu trả lời “Có/
Không” của bệnh nhân ở 7 câu hỏi đầu và chọn một trong năm đáp án ở câu hỏi cuối
cùng (bảng 2.3). Mức độ tuân thủ của bệnh nhân được đánh giá dựa trên tổng điểm của
bệnh nhân (bảng 2.4).
Nghiên cứu trong nước đã chuyển đổi và đánh giá các chỉ số và chứng minh bộ
câu hỏi tiếng Việt có tính hợp lý và tin cậy để sử dụng. (Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Quang Thắng, Phạm Thành Suôl).
Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân
Câu hỏi 0 điểm 1 điểm
1,2,3,4,6,7 Không Có
5 Có Không
8 A B, C, D, E
Dựa trên thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ, các tiêu chuẩn đánh giá được thể
hiện trong bảng sau:
39
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân
Mức độ tuân thủ Tổng điểm
Tốt 0–1
Trung bình 2 - 3
Kém 4- 8
2.4.5 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc (mục tiêu
nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân
ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại
Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
Phần mềm quản lý trung tâm
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên
- Theo danh sách bệnh nhân đến khám bệnh và điều
trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại tuyến cơ sở thời gian
từ tháng 01-6/2021.
- Có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp và đồng ý
tham gia trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bộ câu hỏi
nghiên cứu.
- Bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và
có thẻ BHYT, có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại
tuyến cơ sở.
- Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh mắc kèm (tăng huyết
áp hoặc rối loạn lipid máu, suy tim, bệnh động mạch
vành).
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham
gia phỏng vấn.
- Bệnh nhân không tham gia điều
trị liên tục trong thời gian nghiên
cứu.
- Bệnh nhân có được chỉ định
Insulin.
- Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị
tại thời điểm phỏng vấn.
- Các thể đái tháo đường khác
hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến
kết quả điều trị ĐTĐ.
- Khám dịch vụ hoặc bệnh nhân có
thẻ BHYTtừ nơi khác đến.
Nhập số liệu trên file Excel 365 và
phân tích trên phần mềm SPSS 26
Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu theo công thức là 200
Thu thập số đơn thuốc và Thu
thập số liệu theo phụ lục
40
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.
2.4.1 Công cụ thu thập
Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa vào bộ câu hỏi
soạn sẵn. Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
2.4.2 Kỹ thuật thu thập
Chọn lọc đơn thuốc phù hợp với tiêu chí chọn mẫu.
2.4.3 Người thu thập
Tác giả luận văn.
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số
Sai số do lỗi của người thu thập thông tin trong quá trình chọn mẫu và nhập
liệu hoặc mã hóa số liệu thu được. Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từ
bệnh án sẽ được nhập 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu để tránh sai sót trong quá
trình nhập số liệu. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vững kiến thức chuyên môn,
thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhầm lẫn.
2.4.5 Xử lý số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất, được
nhập bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2016 và xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0.
- Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ±
SD).
- Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %. Đánh giá mối tương quan
bằng hồi quy logostic.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được sự chấp thuậncủaBan lãnhđạo Châu Thành, tỉnhĐồng Tháp.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và
không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh
nhân.Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu. Các
41
đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai
đoạn nào. Mọi thôngtin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
42
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 200 đơn thuốc điềutrị ngoại trú (tương ứng với 200
bệnh nhân) được lấy mẫu từ tháng 01-06/2021 ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc
Trung tâm Y tế Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp, đề tài ghi nhận đặc điểm chung
của mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm Số BN Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
(Tuổi nhỏ nhất là
38, tuổi lớn nhất
là 89, 62,3 ±
10,0)
<50 19 9,5
50-59 59 29,5
60-69 77 38,5
≥70 45 22,5
Giới
Nam 74 37
Nữ 126 63
Địa chỉ Đồng Tháp 200 100
Khác 0 0
Tình trạng sinh
sống
Sống tự lập 10 5
Sống cùng gia đình 190 95
Tôn giáo
Thiên chúa 1 0,5
Phật giáo 55 27,5
Hoà hảo 4 2
Khác (*) 2 1
43
Không 138 69
Trình độ học
vấn
Trung học cơ sở trở xuống 184 92
Trung học phổ thông 8 4
Cao đẳng, đại học trở lên 8 4
Nghề nghiệp
Nông dân 149 74,5
Cán bộ, viên chức 7 3,5
Kinh doanh 4 2
Già, Hưu trí 21 10,5
Khác (**) 19 9,5
Bảo hiểm Y tế Có 200 100
Không 0 0
* Công giáo, Tin lành, Cao đài, Kito giáo…
** Thất nghiệp, nội trợ…
Nhận xét:
Kết quả các đặc điểm về nhân khẩu học: Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất
là 60-69 tuổi và 50-59 tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,5% và 29,5% và thấp nhất là trên
<50 chiếm 9,5%, tuổi lớn nhất 89, tuổi nhỏ nhất 38, tuổi trung bình 62,3±10,0. Bệnh
nhân tham gia vào nghiên cứu trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 37%, nữ giới
chiếm 63%. Tất cả bệnh nhân đều có địa chỉ ở Đồng Tháp. Đa phần các bệnh nhân sống
cùng gia đình chiếm tỷ lệ là 95%. Đối với tình trạng tôn giáo thì đa số mọi người không
tham gia tôn giáo chiếm 69%, còn phật giáo, hoà hảo, thiên chúa có tỷ lệ lần lượt là
27,5%, 4%, 0,5%. Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở trở xuống
với 92%, còn lại là trung học phổ thông và cao đẳng, đại học trở lên đều chiếm 4%.
Nghề nghiệp chiếm đa số là nông dân với 74,5%, tiếp đó là già, hưu trí chiếm 10,5%
còn cán bộ, viên chức và kinh doanh chiếm 3,5% và 2%, các nghề nghiệp khác chiếm
9,5%. Có 100% bệnh nhân có bảo hiểm Y tế.
44
Bảng 3.2 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu
Phân loại BMI Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Gầy (<18,5) 4 2%
Bình thường (18,5 – 22,9) 106 53%
Thừa cân (23 – 25) 60 30%
Béo phì độ 1(>25 – 29,9) 25 12,5%
Béo phì độ 2(>30) 5 2,5%
X ±SD 22,6±2,1
Nhận xét:`
Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 22,6 ± 2,1 kg/m2. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân loại theo
WHO đối với người châu Á, nhóm có thể trạng bình thường với tỷ lệ cao nhất là 53%;
nhóm có thể trạng thừa cân với tỷ lệ 30%; nhóm bệnh nhân béo phì độ 1 là 12,5%, còn
lại hai nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm béo phì độ 2 và nhóm gầy với tỷ lệ là 2,5% và
2%.
Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Đặc điểm BN Tỷ lệ %
Thời gian mắc bệnh <1 năm 8 4
1- 5 năm 85 42,5
> 5 năm 107 53,5
Số lượng thuốc được sử
dụng
≤5 Thuốc 147 73,5
>5 thuốc 53 26,5
Có 97 48,5
45
Tiền sử gia đình mắc đái
tháo đường
Không 103 51,5
HbAlC Đạt mục tiêu (<7%) 116 58,0
Không đạt mục tiêu (>7%) 84 42,0
Glucose máu lúc đói
Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2
mmol/L)
93 46,5
Không đạt mục tiêu (>7,2
mmol/L)
107 53,5
Mục tiêu điều trị
Đạt mục tiêu
(EPG<7,2 mmol/L và
HbAlc<7)
62 31,0
Không đạt mục tiêu
(FPG>7,2 mmol/L và
HbA1c>7)
138 69,0
Chú thích: Nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên (random plasma glucose: RPG); Nồng độ
glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG)
Nhận xét:
Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm tỷ lệ
cao nhất 53,5%. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khoảng từ 1 đến 5 năm là 42,5%. Số bệnh
nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường chiếm 48,5%. Có 58% bệnh nhân đạt
chỉ số mục tiêu HbAlc (< 7%) và có 46,5% bệnh nhân đạt glucose máu lúc đói (4,4 - 7,2
mmol/L). Khi xét mục tiêu điều trị trên bệnh nhân có đủ kết quả glucose máu lúc đói và
HbAlc, cho thấy có 69% bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị.
Bảng 3.4 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân
Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp 141 70,5
46
Thiếu máu cục bộ cơ tim 51 25,5
Bệnh lý thận 11 5,5
Bệnh lý gan 16 8,0
Bệnh lý về hệ tiêu hoá 35 17,5
Nhận xét:
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.4 cho thấy nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh lý kèm
theo bao gồm: Tăng huyết áp (70,5%); thiếu máu cục bộ cơ tim (25,5%); bệnh lý về hệ
tiêu hoá (17,5%); bệnh lý gan (8%) và bệnh lý thận (5,5%).
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng
Nhóm thuốc Hoạt chất Số BN Tỷ lệ (%)
Biaguanid Metformin 188 94,0
Sulfonylure Gliclazid 39 19,5
Glimepirid 44 22,0
Nhận xét:
Các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm Biguanid,
Sulfonylure. Trong đó, metformin là thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ chỉ định
rất cao là 94%. Các sulfonylure (gliclazid và glimepirid) cũng được chỉ định tương đối
nhiều trong khảo sát (41,5%) (Bảng 3.5).
47
Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu
Phác đồ Số Bn sử dụng Tỷ lệ (%)
Đơn trị liệu
Metformin 117 58,5
Sulfonylure 12 6,0
Phối hợp
Metformin + Sulfonyure 71 35,5
Tổng 550 100
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy phác đồ đơn trị liệu chỉ định metformin chiếm tỷ lệ cao
nhất 58,5%, tiếp đến là phác đồ phối hợp metformin + sulfonyure chiếm 35,5% và đơn
trị liệu sulfonylure là 6% (Bảng 3.6).
Bảng 3.7 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu
Các biến cố bất lợi Số BN (%) Hậu quả
Metformin + Enalapril 10 (5,0%) Tăng tác dụng hạ đường huyết
Metformin + Perindopril 15 (7,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết
Gliclazid + Enalapril 3 (1,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết
Glimepirid + Enalapril 1 (0,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết
Nhận xét:
Qua nghiên cứu về các cặp tương tác thuốc sử dụng ở đối tượng nghiên cứu, kết
quả cho thấy không gặp trường hợp nào có tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc
nghiêm trọng. Tất cả các hậu quả của tương tác thuốc đều làm tăng tác dụng hạ đường
huyết. Metformin + Perindopril có tỷ lệ tương tác cao nhất là 7,5%, Metformin +
48
Enalapril và Gliclazid + Enalapril lần lượt là 5% và 1,5%, thấp nhất là Glimepirid +
Enalapril với chỉ 0,5% (Bảng 3.7).
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ típ 2
Câu hỏi Điểm Số BN Tỷ lệ (%)
Câu 1: Tên loại thuốc đang dùng?
Không biết 0 73 36,5
Biết tên của loại thuốc đang dùng. 1 127 63,5
Câu 2: Tác dụng của thuốc?
Không biết 0 7 3,5
Để hạ đường huyết 1 170 85,0
Biết chính xác tác dụng của thuốc. 2 23 11,5
Câu 3: Cách dùng, thời điểm dùng?
Không biết. 0 23 11,5
Biết cách dùng nhưng không biết thời điểm dùng thuốc
hoặc ngược lại
1 59 29,5
Biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. 2 118 59,0
Câu 4: Tác dụng phụ và xử trí?
Không biết 0 116 58,0
Biết các tác dụng phụ nhưng không biết cách xử trí hoặc
biết cách xử trí nhưng không biết các tác dụng phụ.
1 50 25,0
49
Biết các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí khi chúng
xảy ra.
2 34 17,0
Câu 5: Nếu quên 1 liều thuốc bạn đang dùng, bạn phải
làm thế nào?
Không biết hoặc uống gấp đôi ở liều kế tiếp. 0 30 15
Chưa bao giờ quên 1 liều nào cả hoặc nói "tiếp tục uống
như bình thường" hoặc "hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để
được tư vấn".
1 170 85
Nhận xét:
Về kết quả khảo sát kiến thức (Bảng 3.8); 63,5% bệnh nhân biết tên loại thuốc
đang dùng; 85% bệnh nhân biết tác dụngcủa thuốc hạ đường huyết và 11,5% biết chính
xác tác dụng của thuốc. Số bệnh nhân biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc là 59%,
tuy nhiên biết rõ các tác dụng phụ và cách xử trí chỉ đạt 17%. Có 85% bệnh nhân trả lời
là “Chưa bao giờ quên 1 liều nào cả” hoặc nói "tiếp tục uống như bình thường" hoặc
"hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn".
Bảng 3.9 Kết quả phỏngvấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân
Nội dung
Tần số
(N = 200)
Tỷ lệ
(%)
1. Trong thời gian điều trị thỉnh thoảngcó quên
uống thuốc điều trị đái tháo đường
Có 93 46,5
Không 107 53,5
2. Quên uống thuốc điều trị đái tháo đường
trong 2 tuần qua
Có 57 28,5
Không 143 71,5
3. Giảm hoặc ngưng uống thuốc mà không nói
với bác sỹ
Có 45 22,5
Không 155 77,5
4. Quên mang theo thuốc điều trị đái tháo
đường khi xa nhà
Có 81 40,5
Không 119 59,5
5. Quên uống thuốc điều trị đái tháo đường Có 44 22,0
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

More Related Content

What's hot

Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
hieu anh
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
nataliej4
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy AnĐề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Man_Ebook
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy AnĐề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 

Similar to Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Man_Ebook
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Man_Ebook
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
NuioKila
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf (20)

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VĂN PHO KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTÍP 2 VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNHĐỒNG THÁP NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VĂN PHO KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTÍP 2 VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNHĐỒNG THÁP NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊTHU HƯƠNG CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, các cơ sở y tế Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lý-Dược lâm sàng cùng các bộ môn liên quan, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chânthành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyệnChâu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu, giúp tôi có được số liệu cho luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Pho
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnhnhân đái tháo đường típ 2 tại tuyếncơ sở củaHuyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 200 đơn thuốc điều trị ngoại trú và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 60-69 tuổi (38,5%) trong mẫu nghiên cứu. Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 63%. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm 53,5%. Tăng huyết áp là bệnh mắc kèm phổ biến (70,5%). Kết quả ghi nhận việc chỉ định metformin là 94% và các sulfonylure là 41.5%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 64,5% và phác đồ phối hợp chiếm 35,5%. Có 69% bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị (glucose máu, HbA1c). Không gặp trường hợp nào có tương tác thuốc ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Về khảo sát kiến thức về thuốc, kết quả ghi nhận 63,5% bệnh nhân biết tên loại thuốc đang dùng; 85% bệnh nhân biết tác dụng điều trị và 59% biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. Tuy nhiên chỉ 17% bệnh nhân có kiến thức về các tácdụng phụvà biếtcách xử trí. Về đánh giá mức độ tuân thủđiều trị, nghiên cứu ghi nhận 29,5% bệnh nhân tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình chiếm 27,5% và tuân thủ kém chiếm 43%. Có 53,5% bệnh nhân cho biết đã từng quên uống thuốc. Có mối liên quan đạt ý nghĩa thốngkê giữa mức độ tuânthủ và HbAlc củabệnh nhân (p = 0,004) và tương tự giữa việc tuân thủ điều trị và kết quả glucose máu lúc đói (p = 0,001). Về tuân thủ không dùng thuốc; 44,5% bệnh nhân thường xuyên (>4 lần/tuần) ăn các thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết nhanh; 69,5% bệnh nhân không hút thuốc lá và uống rượu bia; chỉ 7,5% bệnh nhân tập thể dục mỗi ngày. Kết luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những số liệu về thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 tại các trạm y tế cơ sở. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị còn khá thấp nên cần có các biện pháp quản lý cùng hoạt động tư vấn điều trị phù hợp nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị. Từ khóa: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, tuân thủ điều trị.
  • 5. iii ABSTRACT Aim of study: Survey the situation of drug use and assess the treatment adherence of patients with típ 2 diabetes at primary health care system of Chau Thanh District, Dong Thap Province. Study design: A cross-sectional and retrospective descriptive study on 200 outpatient prescriptions and adherence survey forms of patients with típ 2 diabetes. Research results: The age group with the disease accounted for the highest percentage of 60-69 years old (38,5%) in the sample. Female patients accounted for 63%. Disease duration over 5 years accounted for 53,5%. Hypertension is a common comorbidity (70,5%). The results recorded that the appointment of metformin was 94% and the sulfonylurea was 41,5%. Monotherapy regimen accounted for 64,5% and combined therapy regimen accounted for 35,5%. 69% of patients did not meet the treatment goal (blood glucose, HbA1c). There were no cases of drug interactions of contraindications or seriousness. Surveying on medication knowledge recognized that 63.5% of diabetic patientsknew the name of prescribeddrugs;85% of them got informationof therapeutic effects, and 59% of patients remembered the medication guide. However, only 17% of diabetic patients said how to resolve the side-effects of antidiabetic drugs. The evaluation of medication adherence revealed that 29.5% of patients were good compliance; 27.5% of average compliance and 43% of poor compliance. There were 53.5% of patients who forgot the time taken for prescribed drug. The study also recognized a statistically significant relationship between medication adherence and patient's HbAlc levels (p = 0.004) as well as fasting blood glucose (p= 0.001). The results showed the rate of medication adherence in diabetic outpatients is quite low. Regarding non-medication compliance, 44.5% of patients regularly(>4 times/week) ate foods with rapid glycemic index; 69.5% of patients did not smoke and drink alcohol; only 7.5% of patients daily made physical exercise. Conclusion: The study revealed useful data about situation of oral anti-diabetic drugs prescribed at the primary health care system. From these results, it is necessary to improve the healthcare system policyand qualitypatient counselingin order to improve adherence amounts strenuously in típ-2 diabetic outpatients. Keywords: Use of drugs to treat típ 2 diabetes, adherence to treatment.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Pho
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................I TÓM TẮT .............................................................................................................................. II ABSTRACT..........................................................................................................................III LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................IV MỤC LỤC...............................................................................................................................V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................IX DANH MỤC HÌNH........................................................................................................... XII ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ......................................... 3 1.1.1 Định nghĩa..............................................................................................................3 1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường................................................................................3 1.1.3 Bệnh đái tháo đường.............................................................................................5 1.1.4 Cơ chế bệnh sinh...................................................................................................7 1.1.5 Biến chứng.............................................................................................................9 1.1.6 Điều trị đái tháo đường...................................................................................... 12 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY......................................................................................................... 15 1.2.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường tiêm ..................................... 15 1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống đang sử dụng tại tuyến xã, thị trấn..................................................................................................................... 19 1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG........................................ 28 1.3.1 Định nghĩa........................................................................................................... 28 1.3.2 Việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố................................... 29
  • 8. vi 1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc..................................... 29 1.3.4 Các nghiên cứu về tuân thủ đái tháo đường................................................... 30 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 31 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................................... 31 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................. 31 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 32 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 32 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 32 2.2.3 Cách chọn mẫu:.................................................................................................. 32 2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................................ 33 2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 33 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 33 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................................................... 33 2.3.2 Phân tích thực trạngsử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo đườngtíp 2...................................................................................................................................... 35 2.3.3 Khảo sát kiến thức về thuốc và Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ............................................................................................................................... 37 2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường.................................................................................................... 38 2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ.............................................................. 38 2.3.6 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................ 39 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........... 40 2.4.1 Công cụ thu thập................................................................................................ 40 2.4.2 Kỹ thuật thu thập................................................................................................ 40 2.4.3 Người thu thập.................................................................................................... 40
  • 9. vii 2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số.......................................................................... 40 2.4.5 Xử lý số liệu........................................................................................................ 40 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 40 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 42 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................ 42 3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2............................................................................... 46 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU................................................................... 48 3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.................................................... 48 3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............ 50 3.3.3 Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với một số đặc điểm đái tháo đường53 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................................... 57 4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................ 57 4.1.1 Đặc điểm chung.................................................................................................. 57 4.1.2 Chỉ số khối cơ thể (BMI) .................................................................................. 57 4.1.2 Đặc điểm điều trị của mẫu nghiên cứu............................................................ 57 4.1.3 Các bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân.............................................................. 58 4.2 VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2.................................................. 58 4.2.1 Tỷ lệ các thuốc ĐTĐ típ 2 được điều trị trong nghiên cứu........................... 58 4.2.2 Phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong mẫu nghiên cứu59 4.2.4 Các tương tác gặp trong nghiên cứu................................................................ 59 4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ........ 60 4.3.1 Tuân thủ điều trị thuốc...................................................................................... 60 4.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc................................................................. 60
  • 10. viii CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 64 5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................... 64 5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 66 PHỤ LỤC 1......................................................................................................................... XII PHỤ LỤC 2..........................................................................................................................XV PHỤ LỤC 3...................................................................................................................... XVII PHỤ LỤC 4........................................................................................................................XIX
  • 11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký Hiệu Chữ Viết Tiếng Anh Tiếng việt ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ ALT Aspartate Amino Transferase Men gan BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể BN Bệnh nhân BYT Bộ Y tế ĐTĐ Đái tháo đường eGFR estimated Glomerular Filtration Rate Độ lọc cầu thận ước tính GLP-1 Glucagon like peptide Hoocmon peptide HbA1c Glycosylated Haemoglobin Hemoglobin gắn glucose HDL-C High density lipoprotein cholesterol Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao LDL-cholesterol Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp SGLT2 Sodium Glucose cotransporter 2 Kênh đồng vận chuyển Sodium – Glucose 2 WHO World health organization Tổ chức Y tế thế giới
  • 12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các chỉ tiêu trong điều trị ĐTĐ. ......................................................................... 13 Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi theo hướng dẫn BYT 2020..... 14 Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2020. ................................. 14 Bảng 1.4 Đặc điểm các loại insulin..................................................................................... 16 Bảng 1.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc nhóm đồng vận thụ thể GLP-1.............................. 19 Bảng 1.6 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc hạ glucose máu đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin........................................................................................... 22 Bảng 1.7 Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose máu uống.................................. 25 Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG......................................... 36 Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED ........................................... 37 Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân .................................... 38 Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân...................................... 39 Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học...................................................................................... 42 Bảng 3.2 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu....................................................... 44 Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.................................... 44 Bảng 3.4 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân................................................................ 45 Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng..................................................... 46 Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu..................... 47 Bảng 3.7 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu.............................................................. 47 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 .................................. 48 Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân............................................ 49 Bảng 3.10 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.......................................................... 51 Bảng 3.11 Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điêm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội........................................................................................................................... 51
  • 13. xi Bảng 3.12 Mối liên quantuân thủ điều trị dùng thuốcvới đặc điểm bệnh đái tháođường. ................................................................................................................................................. 53 Bảng 3.13 Thông tin về tuân thủ chế độ ăn....................................................................... 54 Bảng 3.14 Đặc điểm hút thuốc, rượu bia và luyện tập thể dục thể thao......................... 56
  • 14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Số người bị đái tháo đường toàn thế giới dựa theo vùng năm 2017 và 2045 (tuổi 20-79). ..............................................................................................................................5 Hình 1.2 Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường............................................................................7 Hình 1.3 Cơ chế tăng đường huyết........................................................................................9 Hình 1.4 Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường..................................................... 11 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................... 39
  • 15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường típ 2 là một bệnh lý không lây nhiễm nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và đang trở thành căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến trên thế giới. Gần một nữa số người ở độ tuổi 20-79 đang sống với bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán (46,5%) và tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52,1% (Bộ Y tế, 2020). Năm 2019, ước tính có hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường như bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, bệnh thận mãn tín, Việt Nam nằm trong10 quốc gia có số bệnh nhân đái tháo đường tăng nhanh với tỷ lệ tăngthêm mỗi năm khoảng8-20% tùy theo khu vực dân cư (American Diabetes Association, 2018; National Diabetes Statistics Report, 2017). Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các biến chứng ngoại vi và sự tiến triển của bệnh mạch máu não, bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh võngmạc mắt, bệnh lý thần kinh. Các biến chứng muộn của đái tháo đường như bệnh thận đái tháo đường, bệnh thiếu máu tim cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh. Do đó, việc không kiểm soát đường huyết hoặc tuân thủ kém điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể dẫn đến nguy cơ mắc các biến chứng sớm, ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc nguy hiểm đến tính mạng (Oparil et at., 2003). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc và thay đổi lối sống là hai yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2. Trên thực tế việc tuân thủ điều trị của người bệnh chưa cao, ghi nhận ở các nước đang phát triển chỉ khoảng dưới 50% (WHO, 2013). Đái tháo đường gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Vì vậy, bệnh đái tháo đường cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ, thường xuyên và kéo dài đến hết cuộc đời. Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có béo phì, và béo phì cũnglà yếu tố nguy cơ cao làm nặng tình trạng bệnh. Các biến chứng muộn của ĐTĐ như bệnh thận ĐTĐ, bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh, khiến BN yếu đi và tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID 19 (ví dụ như đòi hỏi lọc máu cấp tính). Một số phát hiện chỉ ra rằng COVID 19 có thể gây tổn thương tim cấp tính hoặc suy tim.
  • 16. 2 Để từng bước nângcao chất lượng khám chữa bệnhtại tuyến cơ sở, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên thì việc tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng và đánh giá tính hợp lý trong kê đơn thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết nhằm nâng cao quản lý chất lượng khám chữa bệnh một cách hiệu quả và mang tính khoa học. Vì vậy, đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là đánh giá tình hình sử dụng thuốc và khảo sát tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại các trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết, đánh giá được tuân thủ điều trị và đề ra các biện pháp giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn. Đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuân thủ điềutrị của bệnh nhân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021” được tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại tuyến cơ sở. 2. Khảo sát kiến thức về thuốcđiều trị đái tháo đường và đánhgiá mức độ tuânthủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được quản lý tại tuyến cơ sở.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀILIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 1.1.1 Định nghĩa Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh (Bộ Y tế, 2020). 1.1.2 Dịch tễ bệnh đái tháo đường Trên thế giới Năm 2010, trên toàn thế giới có 7 tỷ người, dân số từ 20-79 tuổi 4,3 tỷ người. Tỷ lệ đái tháo đường tại thời điểm này là 6,6% và rối loạn đường huyết đói là 7,9%. Như vậy số đối người bị đái tháo đường là 285 triệu và rối loạn đường huyết đói 344 triệu người. Năm 2030 dự đoán dân số chung toàn thế giới 8,4 tỷ người đối tượng từ 20-79 tuổi 5,6 tỷ người, trongsố nàycó 439 triệungười đái tháo đường tăng54% so năm 2010. Tử vong liên quan đến đái tháo đường khoảng4 triệu người mỗi năm và chi phí y tế đến 376 tỷ USD. Ở Việt Nam Theo ước tính 80% các ca bệnh mới về đái tháo đường sẽ xuất hiện ở những quốc gia đangphát triển, trongđó có Việt Nam (Tạ Văn Bình, 2006;Dương Thị Dung, 2013). Năm 2002-2003 tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc là 2,7%. Hiện nay, Việt Nam nằm trongvị trí 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ tăng thêm mỗi năm là 5,5%. Một số thống kê gần đây cho thấy độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ (độ tuổi từ 20-79) có khoảng 3,53 triệu người và có tới 69,9% số người mắc bệnh chưa được chuẩn đoán để điều trị, người bệnh chỉ phát hiện ra khi có các biến chứng của bệnh có tỷ lệ lên tới 85%, theo đó tỷ lệ chết do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đến 80%, nhưng chỉ có 29% tham gia điều trị tại các cơ sở y tế.
  • 18. 4 Kết quả điều tra quốc gia 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,7% dân số, nếu ở khu vực thành phố, khu công nghiệp có tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10%. Nghiên cứu của Dương Thị Dung và cộng sự trên đối tượng 30 đến 69 tuổi trong hai cuộc điều tra trên cùngmột cộng đồng Thái Nguyên vào thời điểm khác nhau năm 2008 và 2012 cùng một phương pháp do trung tâm dinh dưỡng tiến hành (Dương Thị Dung, 2013). Kết quả cho thấy tỷ lệ đái tháo đường típ 2 năm 2012 là 7,4% và tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi. Xuất hiện ở lứa tuổi nay càng trẻ hóa và có thừa cân, béo phì tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên đây là mối nguy cơ cho bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường cũng là nguyên nhân làm gia tăng sa sút trí tuệ lên 50%- 100% bao gồm cả Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu, với nhiều cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được biết rõ ràng và còn đang tiếp tục nghiên cứu (ADA, 2019; Biessels et al., 2006; Biessels et al., 2013). Bởi các lý do đó mà việc tầm soát sớm rối loạn thần kinh nhận thức cũng như các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được nhằm chặn đứng biến chứng nặng của hai bệnh lý này. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận thức chung của công đồng về bệnh đái tháo đường còn thấp. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam luôn tăng qua từng năm nhưng trong khi đó 75,5% số người được hỏi điều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường (Bộ Y tế, 2015). Theo liên đoàn đái tháo đường Quốc tế ước tính đến 2045 ở Việt Nam có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tăng tương 79%. Hướng gia tăng theo thời gian và Theo sự phát triển kinh tế của đất nước, nhiều khu công nghiệp được hình thành, mức đô thị hóa ngày càng nhanh. Theo nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộngsự (1991)ở 4912 đối tượng trên 15 tuổi ở tại quận nội, ngoại thành Hà Nội, qua đó kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63% và tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6%.
  • 19. 5 Hình 1.1 Số người bị đái tháo đường toàn thế giới dựa theo vùng năm 2017 và 2045 (tuổi 20-79) (Tạ Văn Bình, 2007). 1.1.3 Bệnh đái tháo đường a. Phân loại theo ADA 2020 - Đái tháo đường típ 1: Do phản ứng tự miễn, thường đưa đến thiếu hụt insulin tuyệt đối (American Diabetes Association, 2020). - Đái tháo đường típ 2: Là do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chiếm 90% bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi (Tạ Văn Bình, 2009). - Đái tháo đường thai kỳ: Là ĐTĐ được chẩn đoántrong 3 thánggiữa hoặc3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó. - Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như do sử dụng thuốc và hóa chất, ĐTĐ sơ sinh …
  • 20. 6 b. Chẩn đoán đái tháo đường Kiểm soát vẫn là nền tảng trong quản lý ĐTĐ típ 2. Một trong những tiêu chí để đánh giá về bệnh cũng rất quan trọng, góp phần tích cực cho công tác chăm sóc sức khỏe, 2 tiêu chuẩn được lựa chọn gồm: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2020 - Glucose huyếttương lúcđói ≥126 mg/dL (hay 7,0 mmol/L). Đói được định nghĩa là không nạp calo ít nhất 8 giờ hoặc; - Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước hoặc; - HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc; - Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết, đường huyết tương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Trong trường hợp không có tăng đường huyết rõ ràng, chẩn đoán đòi hỏi hai kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hay mẫu xét nghiệm riêng biệt (Hoàng Thị Kim Huyền và cs., 2014). Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo hướng dẫn của BYT 2020 dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: - Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: - Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) - HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. - Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyếtcấpkèm mức glucosehuyếttương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên nhưng chẩn đoán trongcùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất (Bộ Y tế, 2020).
  • 21. 7 Hình 1.2 Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường (Bộ Y tế, 2020). 1.1.4 Cơ chế bệnh sinh Đái tháo đường típ 1: Là một thể bệnhnặng, gây nên tìnhtrạngthiếu insulintuyệt đối, nguyên nhân do tế bào bêta đảo tụy. Bệnh nhân thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ. Quá trình tổn thương tế bào bêta là quá trình tự miễn dịch, bệnh nhân có tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường típ 1 sau một đợt tấn công của môi trường bên ngoài như virút quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C. Một số ít trường hợp ĐTĐ típ 1 không tìm thấy nguyên nhân, không có liên quan với HLA (human leucocyte antigen) nhưng có yếu tố di truyền rất rõ. Đái tháo đường típ 2: Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan.
  • 22. 8 Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là rối loạn tiết insulin và sự đề khánginsulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại ĐTĐ típ 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính. Rối loạntiết insulin:Khi mới bị ĐTĐ típ 2 thì insulincó thểbình thường hoặctăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc tăng glucose máu gây độc đối với tế bào bêta. Kháng insulin: Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy rằng: Khả nănglà do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích. Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể. Insulin kiểm soát cânbằng đường huyếtqua 3 cơ chế phốihợp, mỗi cơ chếrối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin: Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan, insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ, insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.
  • 23. 9 Hình 1.3 Cơ chế tăng đường huyết (DeFronzo, 2009) 1.1.5 Biến chứng Kiểm soát tốt glucose máu và các yếu tố nguy cơ có thể góp phần giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Những năm gần đây, Hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA), Liên đoànĐTĐ Quốc tế hay tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhìnnhận ĐTĐ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong tim mạch hàng đầu so với các nguyên nhân khác và nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát glucose máu an toàn có thể ngăn ngừa tiến trình phát triển biến chứng (Nguyễn Văn Vy Hậu và cs., 2019; Nguyễn Hải Thủy, 2009; Nguyễn Hải Thủy và cs., 2013; King et al., 1999). Theo Yaffle K và cộng sự (2004) và một số nghiên cứu khác đã chứng minh rối loạn thần kinh nhận thức đã diễn ra từ những giai đoạn rất sớm khi bị rối loạn glucose đói và ở giai đoạn hội chứng chuyển hóa (Yaffe, 2013).
  • 24. 10 a. Biến chứng cấp tính Hạ glucose huyết (hay hạ đường huyết) là biến chứng cấp tính, thường gặp ở BN đái tháo đường, là rào cản lớn trongviệc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả BN đái tháo đường típ 1 và típ 2. Đái tháo đường có nhiễm toan ketone, toan lactic và tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu là những biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng bệnh nhân. - Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì nhiễm toan ketone cao hơn nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn (bằng 1/10) so với bệnh nhân Đái tháo đường có tăng áp lực thẩm thấu. - Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường nhiễm toan ketone và đái tháo đường có tăng áp lực thẩm thấu đều do hậu quả của thiếu. Các yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện đái tháo đường có nhiễm toan ketone và/hoặc có tăng áp lực thẩm thấu phổ biến là không tuân thủ điều trị insulin, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não hoặc do dùng các thuốc như corticoid, lợi tiểu. - Nhiễm toan lactic là tình trạng toan chuyển hóa với tăng khoảngtrống anion do tăng lactate máu >5 mmol/L. Nhiễm toan lactic ở BN đái tháo đường chủ yếu có liên quan với điều trị thuốc biaguanide. Tuy hiếm gặp nhưng toan lactic do metformin có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể đến 45-50%. b. Biến chứng mạn tính - Bàn chân: Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác, đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/ hoặc thiếu máu. Những ngón chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùngvà dễ nứt nẻ, loét và hoại tử. - Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận giai đoạn cuối. Qua các giai đoạn tổn thương như: Tăng độ lọc cầu thận, tiểu albumin không thường xuyên, tiểu albumin liên tục do tổn thương cầu thận, tiểu đạm lượng nhiều và suy giảm độ lọc cầu thận, tăng urê huyết. - Biến chứng mắt bệnh võng mạc, phù võng mạc gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt có thể dẫn đến mù lòa nếu không được tầm soát tốt. Thiếu máu hồng cầu thường liên quan đến nguy cơ bị bệnh võng mạc đái tháo đường, đặc biệt là thể nặng.
  • 25. 11 Điều trị đồng thời thiếu máu có thể làm chậm tiến triển bệnh võng mạc đái tháo đường (Klein et al., 1984). Đái tháo đường típ 2 một yếu tố chính cho bệnh tim mạch, với 15 – 33% người bệnh bị đột quỵ thiếu máu có ĐTĐ típ 2 (American Diabetes Association, 2018; Salah, 2003) Đây là yếu tố dự báo độc lập về đột quỵ tái phát ở BN đột quỵ thiếu máu não (Shou et al., 2015). Ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm ĐTĐ (huyết áp tâm thu <130 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg) không những giảm các biến tim mạch mà còn giảm biến chứng bệnh thận do ĐTĐ (Phùng Thị Tân Hương, 2010). Hình 1.4 Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường (Phùng Thị Tân Hương, 2010).
  • 26. 12 1.1.6 Điều trị đái tháo đường Mục tiêu điều trị ở người ĐTĐ có thể khác nhau, cần thiết phải cá thể hóa, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi, biến chứng của bệnh, thời gian mắc bệnh. Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cần phải được đảm bảo duy trì thường xuyên và lâu dài. Kiểm soát đường máu có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng như đường máu lúc đói, sau ăn để đạt được mục tiêu điều trị là chỉ số HbA1c. Nếu HbA1c ≥7,5% thì kiểm soát đồng thời cả đường máu lúc đói và sau ăn, còn HbA1c <7,5% ưu tiên kiểm soát đường máu sau ăn trước. - Bất kể mức HbA1c ban đầu hoặc mục tiêu HbA1c khi cá thể hoá bệnh nhân, có thể kê thêm thuốcGLP-1 RA hoặcSGLT2i để giảm nguy cơ trênthận ở bệnhnhânĐTĐ típ II có nguy cơ tim mạch cao (≥55 tuổi kèm hẹp >50% động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi dưới hoặc phì đại thất trái). - Thuốc SGLT2 là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF với LvEF <45%) hoặc bệnh thận mạn. Nhóm thuốc này giúp giảm nhập việndo suy tim, ngăn chặntiến triểnbệnhthận mạn (dữ liệu về suytim của dapagliflozin từ DAPA-HF, dữ liệu về thận của canagliflozin từ CREDENCE). - Thuốc GLP1-RA là lựa chọntốt nhất để giảm các biến cố tim mạch nghiêm trọng ở bệnh nhân ĐTĐ mắc kèm bệnh tim mạch xơ vữa. Nhóm thuốc này có thể được cân nhắc cho bệnh nhân khôngmắc kèm bệnh tim mạch nhưng nguy cơ cao. - Thuốc SGLT2 có thể dùng cho bệnh nhân loét bàn chân và có nguy cơ đoạn chi, nhưng chỉ sau khi đã tư vấn lợi ích-nguy cơ với bệnh nhân ( do canagliflozin có liên quan đến tỷ lệ cắt cụt chi).
  • 27. 13 Bảng 1.1 Các chỉ tiêu trong điều trị ĐTĐ (Quyết định số 5481/QĐ-BYT; Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J. Brouwers, 2012). Chỉ tiêu Bộ Y tế (Số 5481/QĐ- BYT) Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (2009) Hướng dẫn Châu Á Thái Bình Dương 2005 HbA1c <7% (53 mmol/mol) <7% <6,5% Glucose mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/mol) 90-130 mg/dL(5,0- 7,2 mmol/mol) 80-110 mg/dL(4,4-6,1 mmol/mol) Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10 mmol/mol) <180 mg/dL (10 mmol/mol) 80-145 mg/dL (4,4-8,0 mmol/mol) Huyết áp <140/90 <130/80 <130/80 Lipid máu -Cholesterol toàn phần -LDL cholesterol <70 mg/dL -Triglycerid <150 mg/dL -HDL cholesterol >40 mg/dL -Không nêu -LDL<2,6 mmol/L - Triglycerid <1,7 mmol/mol -HDL >1,0 mmol/L -Cholesterol toàn phần <4,5 mmol/mol -LDL <2,5 mmol/L -Triglycerid <1,5 mmol/L -HDL>1,0 mmol/L
  • 28. 14 Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi theo hướng dẫn BYT 2020. Tình trạng sức khỏe Cơ sở để lựa chọn HbA1c % Glucose lúc đói, trước ăn (mg/dL) Glucose lúc đi ngủ (mg/dL) Huyết áp mmHg Mạnh khỏe Còn sống lâu <7,5% 90-130 90-150 <140/90 Nhiều bệnh, sức khỏe trung bình Kỳ vọng sống trung bình <8% 90-150 100-180 <140/90 Nhiều bệnh phức tạp, sức khỏe kém Không còn sống lâu <8,5% 100-180 110-200 <150/90 Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2020. Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (7,0 mmol/L). Đói được định nghĩa là không có ăn/uống calorie từ ít nhất 8 giờ.* HOẶC Nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp phải được thực hiện theo qui trình của WHO, dùng lượng glucose tải tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.* HOẶC HbA1C ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm phải được thực hiện tại một labo dùng một phương pháp được chứng nhận bởi Chương trình tiêu chuẩn hóa Glycohemoglobin quốc gia và được chuẩn hóa theo xét nghiệm của thử nghiệm kiểm soát biến chứng và kiểm soát bệnh tiểu đường. HOẶC
  • 29. 15 Bệnh nhân có những triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc cơn tăng đường huyết, một kết quả glucose huyết tương lấy ngẫu nhiên ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L). Ghi chú: *Nếu không có tăng đường huyết rõ ràng, nên lặp lại xét nghiệm để xác nhận kết quả. 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY 1.2.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường tiêm a. Insulin Thuốc được chỉ định bắt buộc đối với trường hợp đái tháo đường típ 1, trong đái tháođường típ 2 khi cácthuốcchốngđai tháo đường tổnghợp khôngcòn hiệuquả, ĐTĐ típ 2 có chỉ số HbA1c >9%. Sử dụng insulin: Trong điều trị đái tháo đường cần kết hợp với nhiều biện pháp khác tùy theo từng người bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu insulin như: Lối sống, sử dụng thuốc khác (corticosteroid), nhiễm khuẩn, stress, chấn thương. Tăng nhu cầu insulin trong suy gan, suy thận, bệnh Addison và bệnh giảm hấp thu ở ruột làm giản nhu cầu insulin. Với phụ nữa mang thai cần phải theo dõi nhu cầu insulin thường xuyên. Thuốc được hấp thu thẳngvào máu sau khi được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nơi tiêm dưới da thường là ở cánhtay, đùi, mông hoặcbụng. Thuốc được hấp thunhanh hơn nếu được tiêm ở chi hoạt động mạnh sau đó. Vì vậy phải dùng bơm tiêm chia vạch theo đơn vị insulin.
  • 30. 16 Bảng 1.4 Đặc điểm các loại insulin Tác dụng Hoạt chất Biệt dược Hàm lượng và dạng bào chế Thời gian khởi phát tác dụng Thời gian đạt tác dụng tối đa Thời gian tác dụng Thời điểm dùng thuốc- tiêm dưới da Thời gian bảo quản sau khi mở nắp Tác dụng nhanh (analog) Lispro Humalog Lọ U- 100 0,25- 0,5 giờ 0,5-2,5 giờ ≤ 5 giờ Dùng trong vòng 15 phút trước hoặc ngay sau bữa ăn 28 ngày Junior Kwikpen Bút tiêm U- 100;200 Aspart Novolog Lọ U- 100 0,2- 0,3 giờ 1-3 giờ 3-5 giờ Dùng ngay (trong vòng 5- 10 phút) trước bữa ăn 28 ngày Flexpen Novorapid Bút tiêm U-100 Glulisin Apidra Lọ U- 100 1,6-2,8 giờ 3-4 giờ Dùng trong 28 ngày
  • 31. 17 Solostar Bút tiêm U-100 0,2- 0,5 giờ vòng 15 phút trước hoặc trong vòng 20 phút sau bữa ăn Tác dụng ngắn Human Regular Humulin R Actrapid Lọ U- 100 0,25- 0,5 giờ 2,5-5 giờ 4-12 giờ Dùng khoảng 30 phút trước bữa ăn 31 ngày Tác dụng trung bình Human NPH Humilin N Insulatard Lọ U- 100 1-2 giờ 4-12 giờ 14- 24 giờ Dùng 1-2 lần/ngày 31 ngày Humilin N Kwikpen Bút tiêm U-100 14 ngày Insulin nền Glargine Lantus Lọ U- 100 3-4 giờ Gần như không có đỉnh tác dụng 24 giờ Dùng 1 lần/ngày, dùng cùng thời điểm mỗi ngày 28 ngày Lantus Solostar Bút tiêm U-300 6 giờ Tác dụng giảm đường huyết tối đa mất 5 >24 giờ Dùng 1 lần/ngày, dùng cùng thời 42 ngày
  • 32. 18 ngày với liều lặp lại, ở trạng thái ổn định, tác dụng giảm đường điểm mỗi ngày Hạ đường huyết: Nguy cơ hạ đường huyết đặc biệt cao ở người bệnh có mức glucose huyết được kiểm soát chặt chẽ bằng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết liều khôngphù hợp. Tai biến này hay gặp ở người bệnh điều trị bằng insulin, gây hậu quả nghiêm trọng lên não, có thể mất tri giác, co giật, hôn mê và tắc mạch não (Nancy et al., 2014). Lý tưởng nhất trong điều trị thường được khuyên: Đạt được và duy trì glucose trongmáu ở mức bình thường mà đảm bảođược an toàn và kết hợp với thayđổi lối sống (Hoàng Thị Kim Huyền và cs., 2014). Nếu glucose máu <3,9 mmol/L (70 mg/dL), có triệu chứng đói lả, run, vã mồ hôi, mạch nhanh cần nhanh xử trí cấp cứu (Bộ Y tế, 2019). Do đó, cần phải lựa chọn loại insulin thích hợp, liều, số lần dùngthuốc kết hợp với thời gian ăn, số bữa ăn phù hợp. Bảo quản insulin: - Khi chưa mở lọ/bút tiêm + Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh + Có thể bảo quản cho đến hết hạn sử dụng + Không để insulin trong hay gần ngăn đá - Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng): Có thể bảo quản nhiệt độ phòngtừ 4-6 tuần.
  • 33. 19 b. Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 Lựa chọn đồng vận thụ thể GLP-1 là liệu pháp ưu tiên hơn so với insulin trongsử dụng thuốc đường tiêm để kiểm soát glucose huyết HbA1c >10% và >2% so với mục tiêu điều trị. Cân nhắc sử dụng insulin trước nếu HbA1c>11% hoặc có triệu chứng điển hình hay ĐTĐ típ 1 (Bộ Y tế, 2019). Ngoài ra cần kiểm soát toàn điện đa yếu tố: Huyết áp, lipid máu, cân nặng và các bệnh lý khác kèm theo. Bảng 1.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 (Bộ Y tế, 2019). Tên thuốc Hàm lượng Cách dùng Liraglutid 18mg/3mL: bút tiêm Tiêm dưới da: Phần trên cánh tay, đùi, bụng. Nếu dùng đồng thời với insulin, không trộn, có thể tiêm nhưng không tiếp giáp với nhau. Dulaglutid 0,75 mg/0,5 mL bút tiêm và 1,5 mg/0,5 mL bút tiêm Tiêm dưới da: Trên cánh tay, đùi, bụng. Thời điểm dùng không liên quan đến bữa ăn hoặc thời gian trong ngày Exenatid ER 2mg bột pha tiêm; kèm 0,65 mL dung dịch pha Tiên dưới da: Vị trí tiêm phần trên của cánh tay, đùi, bụng. Nếu dùng đồng thời với insulin phải tiêm 2 lần riêng biệt. 1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống đang sử dụng tại tuyến xã, thị trấn a. Nhóm Biguanid Metformin là thuốc duy nhất được sử dụng duy nhất hiện nay và là thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường típ 2, do thuốc có hiệu lực cao làm giảm HbA1c, có tính an toàn, chi phí thấp, phổ biến rộng. Cơ chế tác dụng: Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1–1,5% (Daviesat el., 2018;American Diabetes Association,2019;NationalInstitutefor Health and Care Excellence, 2019; International Diabetes Federation, 2014).
  • 34. 20 b. Nhóm Sulfonylurease - Cơ chế tác dụng: Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. Giúp giảm đường huyết trong máu và làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5%. Các thuốc hiện nay như glyburide/glibenclamide,gliclazide,glimepiride,glipizide) được ưa dùnghơn các thuốc thế hệ 1. Tác dụngphụ chínhcủa thuốc là hạ glucose máu và tăngcân. Cần chú ý khi dùng cho BN lớn tuổi vì có nguy cơ hạ glucose máu cao hơn do BN dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm. Chống chỉ định: Suy thận, dị ứng thuốc. Glimepiride: Thuốc có các hàm lượng 1 mg, 2 mg, 4 mg. Liều thường được khuyến cáo 1 mg-8 mg /ngày. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng. Thuốc được chuyển hóa hoàn toàn ở gan thành chất không còn nhiều hoạt tính. Gliclazide: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu 40-80 mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóngthích chậm có hàm lượng 30-60 mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120 mg/ngày. Thuốc được chuyển hóa hoàn toàn ở gan thành chất chuyển hóa khôngcòn tác dụng. Thuốc ít gây hạ glucose máu hơn các loại sulfonylurea khác và được chọn vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị ĐTĐ của Tổ Chức Y tế Thế giới. Glipizide: Thuốc có 2 hàm lượng 5-10 mg. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa sau ăn, cần uống 30 phút trước khi ăn. Liều khởi đầu 2,5-5 mg, liều tối đa có thể dùng là 40 mg/ngày nhưng liều tối đa khuyên dùnglà 20 mg/ngày. Thuốc được chuyển hóa 90% ở gan, phần còn lại thải qua thận. Chống chỉ định khi có suy gan. Do thời gian bán hủy ngắn, có thể dùng ở người già, suy thận nhẹ. Thuốc cũng có dạng phóngthích chậm với hàm lượng 2,5-5-10 mg. c. Glinide Hiện có tại Việt Nam: Repaglinide hàm lượng 0,5-1-2 mg. Cơ chế tác dụng tương tự như sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5%. Thuốc được hấp thu nhanh ở ruột, chuyển hoá hoàn toàn ở gan và thải qua mật, do đó thời gian bán hủy ngắn dưới 1 giờ. Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thườngdùng là 0,5-1 mg uống trước các
  • 35. 21 bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày. Tác dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose huyếtsau ăn. Thuốc cũnglàm tăng cân và có nguy cơ hạ glucosemáu tuythấp hơn nhóm sulfonylurea. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng ở người già, khi suy thận. d. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone) Hiện naytại Việt Nam chỉ có pioglitazonecònđược sử dụng. Ngoài tác dụng giảm glucose huyết,pioglitazonelàm giảm triglycerid 9% và tăngHDL 15%. Khi dùng chung với insulin, liều insulin có thể giảm được khoảng 30-50%. Nhóm TZD không gây hạ glucose máu nếu dùng đơn độc. Thuốc làm phù/tăng cân 3-4%, khi dùng cùng với insulin, có thể tăng cân 10-15% so với mức nền và tăng nguy cơ suy tim. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu. Gần đây có mối lo ngại rằng pioglitazone có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Hiện nay Bộ Tế Việt Nam vẫn cho phép sử dụng pioglitazone, tuy nhiên khi sử dụng pioglitazone cần phải hỏi kỹ BN về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu trong nước tiểu, nên dùng liều thấp và khôngnên dùng kéo dài. Thuốc được dùng 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khuyến cáo pioglitazone 15-45 mg/ngày. Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ sau đó. Chống chỉ định: Suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York, bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bìnhthường. e. Thuốc ức chế enzyme -glucosidase Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm HbA1c từ 0,5–0,8%. Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ glucose máu. Tác dụng phụ chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đếnđại tràng, baogồm: Sình bụng, đầyhơi, đi ngoài phân lỏng. Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Bữa ăn phải có carbohydrat. Thuốc hiện có tại Việt Nam: Acarbose, hàm lượng 50 mg. Liều đầu có thể từ 25 mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày.
  • 36. 22 Bảng 1.6 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc hạ glucose máu đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm Sulfonylurea Kích thích tiết insulin Được sử dụng lâu năm  nguy cơ mạch máu nhỏ  nguy cơ tim mạch và tử vong Hạ glucose máu Tăng cân Biguanid Giảm sản xuất glucose ở gan Có tác dụng incretin yếu Được sử dụng lâu năm Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân  LDL-cholesterol  triglycerid  nguy cơ tim mạch và tử vong Chống chỉ định ở BN suy thận (chống chỉ định tuyệt đối khi eGFR <30 mL/phút) Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy Nhiễm acid lactic Pioglitazone (TZD) Hoạt hóa thụ thể PPAR Tăng nhạy cảm với insulin Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu  triglycerid,  HDL-cholesterol Tăng cân Phù/Suy tim Gãy xương K bàng quang Ức chế enzyme - Làm chậm hấp thu Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu Rối loạn tiêu hóa: Sình
  • 37. 23 glucosidase carbohydrate ở ruột Tác dụng tại chỗ  Glucose huyết sau ăn bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng Giảm HbA1c 0,5 – 0.8% Ức chế enzym DPP- 4 Ức chế DPP-4 Làm tăng GLP- 1 Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu Dung nạp tốt Giảm HbA1c 0,5 – 1% Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp Chưa biết tính an toàn lâu dài Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri- glucose SGLT2 Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống lượn gần ở thận, giúp tăng thải glucose qua đường tiểu Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu Giảm cân, giảm huyết áp Giảm biến cố tim mạch chính ở BN ĐTĐ típ 2 có nguy cơ tim mạch cao, rất cao và tiền sử bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Giảm tỷ lệ nhập viện do suy tim và tử vong tim mạch đồng thời dự Giảm HbA1c 0,5-1% Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid (hiếm gặp), mất xương (canagliflozin)
  • 38. 24 phòng xuất hiện suy tim bảo vệ thận (thoái triển giảm albumin niệu và giảm tiến triển bệnh thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối) Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 Kích thích sự tiết insulin và làm giảm sự tiết glucagon không thích hợp theo cách phụ thuộc glucose. Làm chậm sự làm rỗng dạ dày, làm giảm cân nặng và khối lượng chất béo trong cơ thể qua cơ chế bao gồm làm giảm cảm giác đói và giảm năng lượng nạp vào. Ngăn ngừa tiến triển và giảm viêm mảng xơ vữa động mạch Đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết uống hoặc phối hợp insulin Giảm HbA1c, đường huyết đói, đường huyết sau ăn, Tăng tí lệ BN đat được HbA1c mục tiêu <7% và <6,5% Cải thiện chức năng tế bào beta Giảm cân, giảm huyết áp Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu Giảm nhu cầu sử dụng insulin Giảm biến cố tim mạch chính, biến cố tim mạch mở rộng, tử vong do mọi nguyên nhân, nhập Giảm HbA1c 0,6-1,5% Buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2
  • 39. 25 chủ viên do suy tim và các kết cục trên thận ở BN ĐTĐ típ 2 có bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc nguy cơ tim mạch cao/ rất cao Dễ sử dụng, không cần chỉnh liều trên BN > 65 tuổi, hoặc suy thận nhẹ, trung bình, nặng hoặc suy gan nhẹ, trung bình Bảng 1.7 Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose máu uống Thuốc Hàm lượng Liều mỗi ngày Thời gian tác dụng Sulfonylurea Glimepiride 1 -2 và 4 mg 1 -4 mg/ngày liều thông thường. Liều tối đa 8 mg/ngày 24 giờ Gliclazide 80 mg 30-60 mg dạng phóng thích chậm 40 mg-320 mg viên thường, chia uống 2-3 lần 30-120 mg dạng phóng thích chậm, uống 1 lần/ngày 12 giờ 24 giờ, dạng phóng thích chậm
  • 40. 26 Glipizide 5-10 mg 2,5-5-10 mg dạng phóng thích chậm Viên thường 2,5-40 mg uống 30 phút trước khi ăn 1 hoặc 2 lần/ngày Dạng phóng thích chậm 2,5 -10 mg/ngày uống 1 lần. Liều tối đa 20 mg/ngày uống 1 lần 6-12 giờ Dạng phóng thích chậm 24 giờ Repaglinide 0,5-1 -2 mg 0,5-4 mg/ngày chia uống trước các bữa ăn 3 giờ Thuốc tăng nhạy cảm với insulin Metformin 500-850-1000 mg Dạng phóng thích chậm: 500-750 mg 1 -2,5 gam, uống 1 viên sau ăn, ngày 2-3 lần Dạng phóng thích chậm: 500-2000 mg/ngày uống 1 lần 7-12 giờ Dạng phóng thích chậm: Kéo dài 24 giờ Pioglitazone 15-30-45 mg/ngày 15-45 mg/ngày 24 giờ Thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase Acarbose 50-100 mg 25-100 mg uống 3 lần/ngày ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau 4 giờ
  • 41. 27 miếng ăn đầu tiên Nhóm ức chế enzyme DPP-4 Sitagliptin 50-100 mg Liều thường dùng 100 mg/ngày Khi độ lọc cầu thận còn 30-50 mL/1 phút: 50 mg/ngày Khi độ lọc cầu thận còn 30 mL/1 phút: 25 mg/ngày 24 giờ Saxagliptin 2,5-5 mg 2,5- 5mg/ngày, uống 1 lần Giảm liều đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ≤ 50 mL/1phút hoặc dùng cùng thuốc ức chế CYP3A4/5 mạnh thí dụ ketoconazole 24 giờ Vildagliptin 50 mg 50 mg uống 1 -2 lần/ngày. Chống chỉ định khi AST/ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của 24 giờ
  • 42. 28 bình thường Linagliptin 5 mg 5 mg uống 1 lần/ngày 24 giờ Thuốc ức chế kênh SGLT2 Dapagliflozin 5-10 mg 10 mg/ngày, uống 1 lần. 5 mg khi có suy gan nặng, nếu dung nạp có thể tăng liều lên 10 mg 24 giờ Empagliflozin 10-25 mg Liều khởi đầu 10 mg/ngày, có thể tăng lên 25 mg/ngày, uống 1 lần Suy gan nặng: Không khuyến cáo 24 giờ 1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.3.1 Định nghĩa Tuân thủ điều trị là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân để cùng với bác sĩ đạt được mục tiêu điều trị. Theo WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là mức độ hành vi của người bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ và nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống (Burkhart et al., 2003).
  • 43. 29 Tuân thủ sử dụng thuốc là mối quan tâm ngày càng tăng đối với bác sĩ và các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì có bằng chứng cho rằng việc không tuân thủ sử dụng thuốc ngày càng phổ biến (33%-69%) và gây kết cục xấu (tái phát, tử vong, tăng chi phí điều trị) (Osterberg et al., 2005). Việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường là không bắt đầu dùng thuốc, bệnh nhân dùngthuốc khôngđúngcách và ngừng dùng thuốc khi chưa kết thúc phát đồ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo năm 2003 về tuân thủ sử dụngthuốc, nói rằng "Tăng hiệu quả các biện pháp can thiệp về tuân thủ có thể có tác động lớn đến sức khỏe của người dân hơn bất cứ cải tiến nào trong điều trị y tế chuyên biệt (Burkhart et al., 2003). Ngược lại, không tuân thủ điều trị dẫn đến kết cục lâm sàng xấu, gia tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế không cần thiết (Brown et al., 2011). 1.3.2 Việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố - Đặc điểm của bệnh nhân - Các yếu tố tâm lý, xã hội - Loại hình điều trị, số thuốc dùng đồng thời và giá thuốc - Liều dùng, tần suất dùng của thuốc. 1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện sự tuân thủ điều trị như mô hình tuân thủ hành vi (adherence behavior model) hay mô hình niềm tin vào sức khỏe (health belief model). Mô hình miền tin vào sức khỏe giải thích nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe. Dựa trên 5 yếu tố sau: Độ nhạy cảm của bệnh nhân/độ nghiêm trọng của bệnh, những lợi ích thấy được khi thực hiện hànhvi được khuyếncáo, niềm tin củabệnh nhân về khả năng có thể thực hiện hành vi được khuyến cáo, những khó khăn khi thực hiện hành vi, những dấu hiệu nhắc nhở bệnh nhân thực hiện hành vi được khuyến cáo. Nhận thức của bệnh nhân về độ nghiêm trọng của bệnh và lợi ích của điều trị có ảnh hưởng lớn đến tuân thủ điều trị. Sự hiểu biết về tiến trình của bệnh chưa được đầy đủ vì vậy tăng cường giáo dục bệnh nhân về bệnh, lợi ích của điều trị là có kết quả tốt,
  • 44. 30 một nghiên cứu về bệnh ngưng thở khi ngủ và máy thở áp lực dương những bệnh nhân được cung cấp tài liệu, 1 đoạn hướng dẫn và 1 buổi học 4 giờ thì tuân thủ điều trị được cải thiện so với ban đầu (Weihong at el., 2012). Đơn giản hóa phác đồ điều trị là một nhiệm vụ khó đa số bệnh nhân ĐTĐ thường có nhiều bệnh kèm theo và phải dùng nhiều loại thuốc, việc nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc phải được thực hiện đa dạng: Điện thoại, tin nhắn, ứng dụng phần mềm, chi liều sẵn hay để vị trí cố định dễ nhớ. Tin nhắn và cuộc gọi cho thấy có sự cải thiện sự có mặt của bệnh nhân và tin nhắn dùng nhắc nhở dùng thuốc cho thấy hiệu quả tuân thủ điều trị (Kalee at el., 2012; Nancy at el., 2014; Yentzer at el., 2011). Tuy nhiên sự nhắc nhở hằng ngày cũng cho thấy sự phiền phức và làm giảm tuân thủ điều trị. Từ đó đòi hỏi phải có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa cán bộ y tế và bệnh nhân, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe một cách tối ưu nên việc giải quyết cácvấn đề liênquanđếntuânthủ điềutrị là cầnthiết. Tạo niềm tin chobệnhnhânkhoảng cách giữa các lần thăm khám được ghi nhận là tốt khi không quá 2 tuần. (Boeni at el., 2014; Bộ Y tế, 2019). 1.3.4 Các nghiên cứu về tuân thủ đái tháo đường Nghiên cứu của Ong Tú Mỹ và cộngsự (2022) khảo sát 408 bệnh nhân có 84,31% bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc và 15,69% bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2. Trần Thị Thu Hiền và cộng sự (2019) có tỷ lệ tuân thủ tốt, trung bình, kém lần lượt là 48,6%; 27,5%; 23,9%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thuỳ và cộng sự (2021) khảo sát 584 bệnh nhân có đánh giá tuân thủ điều trị thuốc theo Morisky thì tỷ lệ người bệnh cao tuổi tuân thủ và tuân thủ tốt là 77,2%, trong đó tỷ lệ tuân thủ tốt điều trị là 32,7%, tuân thủ là 44,5%, tuân thủ kém hoặc khôngtuân thủ chiếm 22,8%. Cũng dựa trên bộ câu hỏi Morisky nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2019) có 123 (46,1%) bệnh nhân tuân thủ điều trị mức tốt, còn lại là bệnhnhân tuânthủ điều trị trungbình(108 BN, 40,4%) và kém (36BN, 13,5%). Nghiên cứu của Dương Chí Hồng và cộng sự (2019) phỏng vấn trực tiếp 250 bệnh nhân trong đó có 67,6% bệnhnhân tuânthủ dùngthuốc (19,6% tuân thủtốt và 48,0% tuân thủtrung bình), tuân thủ dùng thuốc của nghiên cứu này được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi MMAS-8.
  • 45. 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021. 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Mục tiêu 1: Các đơn thuốc điều trị ngoại trú được quản lý trên phần mềm khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở huyện Châu Thành. - Mục tiêu 2: Phiếu khảo sát bệnh nhân về tuân thủ và điều trị (PL2). - Thời gian lấy mẫu của đơn thuốc: Từ tháng 01/2021 đến tháng06/2021. - Thời gian thu thập phiếu khảo sát: Từ tháng10/2021 đến tháng01/2022 ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên. - Theo danh sách bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại tuyến cơ sở thời gian từ tháng01-6/2021. - Có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp và đồng ý tham gia trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bộ câu hỏi nghiên cứu. - Bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và có thẻ BHYT, có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia phỏng vấn. - Bệnh nhân không tham gia điều trị liên tục trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân có được chỉ định Insulin. - Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi. - Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
  • 46. 32 - Các thể đái tháo đường khác hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến kết quả điều trị ĐTĐ. - Khám dịch vụ hoặc bệnh nhân có thẻ BHYT từ nơi khác đến. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 đối tượng là đơn thuốc ngoại trú và phiếu khảo sát bằng cách phỏng vấn bệnh nhân về tuân thủ điều trị. 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu Ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành. - Trạm Y Tế Thị Trấn Cái Tàu Hạ. - Trạm Y Tế An Hiệp. - Trạm Y Tế An Nhơn. - Trạm Y Tế Phú Thuận. - Trạm Y Tế An Khánh. - Trạm Y Tế Tân Phú. - Trạm Y Tế Tân Bình. - Trạm Y Tế Tân Nhuận Đông. - Trạm Y Tế Tân Phú Trung. - Trạm Y Tế Phú Long. - Trạm Y Tế Phú Hựu. - Trạm Y Tế Hoà Tân. 2.2.3 Cách chọn mẫu: Mục tiêu nghiêncứu 1: Chọn mẫu ngẫu nhiên các đơn thuốcđiềutrị ngoại trú trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021 ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành và thu nhận toàn bộ các mẫu thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu trí loại trừ.
  • 47. 33 Mục tiêu nghiên cứu 2: Phiếu khảo sát được thực hiện khi bệnh nhân đến khám bệnh có trong danh sách quản lý của trạm, chọn ngẫu nhiên và hướng dẫn bệnh nhân cách thực hiện các đề mục. 2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu Tiến hành khảo sát trên 200 đơn thuốc điều trị ngoại trú trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo danh sách quản lý bệnh nhân và thu thập phiếu thông tin từ 200 bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin Được tiến hành trên đơn thuốc, phiếu khảo sát và phụ lục 2, phụ lục 3. 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Tuổi: Được phân thành 4 nhóm tuổi, tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận từ hồ sơ trừ năm sinh). + <50 tuổi. + 50-59 tuổi. + 60-79 tuổi. + ≥70 tuổi. Giới tính: Được phân thành giới nam và nữ. Địa chỉ: Được phân thành Đồng Tháp và khác. Tình Trạng sinh sống: Được phân thành sống tự lập và sống cùng gia đình. Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm. + Trung học trở xuống. + Trung học phổ thông. + Cao đẳng, đại học trở lên. Tôn giáo: Được phân thành: + Thiên chúa.
  • 48. 34 + Phật giáo. + Hoà hảo. + Khác. + Không. Nghề nghiêp: Được phân thành: + Nông dân. + Cán bộ, viên chức. + Kinh doanh. + Già, hưu trí. + Khác. Thể trạng bệnh nhân – BMI (kg/m2): Áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á (Phân loại theo WHO 2000). + Gầy (<18,5). + Trung bình (18,5 – 22,9). + Thừa cân (23 – 25). + Béo phì độ I (> 25 – 29,9). + Béo phì độ II (≥ 30). Thời gian mắc bệnh: Được phân thành 4 nhóm. + Dưới 1 năm. + 1 năm - 5 năm. + Trên 5 năm. Số lượng thuốc được sử dụng trong một đơn thuốc: Được phân thành 2 nhóm. + ≤5 thuốc. + >5 thuốc. HbAlC: + Đạt mục tiêu (<7%).
  • 49. 35 + Không đạt mục tiêu (>7%). Glucose máu lúc đói: + Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2 mmol/L). + Không đạt mục tiêu>7,2 mmol/L). Mục tiêu điều trị + Đạt mục tiêu (EPG<7,2 mmol/L và HbAlc<7). + Không đạt mục tiêu (FPG>7,2 mmol/L và HbA1c>7). Các bệnh lý kèm theo theo ICD-10 + Tăng huyết áp. + Thiếu máu cục bộ cơ tim. + Bệnh lý thận. + Bệnh lý gan. + Bệnh lý về hệ tiêu hoá. 2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 - Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong nghiên cứu. + Nhóm thuốc. + Hoạt chất. + Liều lượng. - Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu. + Đơn trị liệu là điều trị dùng 1 thuốc. + Đa trị liệu là dạng phối hợp >2 thuốc. Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm, Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần mềm online. Ưu điểm của các phần mêrn
  • 50. 36 online là mức độ cập nhật rất cao, tất cả các thôngtin mới nhất từ nhà sản xuất ngay lập tức được đưa đến ngưòi sử dụng. Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker được cung cấp miễn phí bởi Drugsite Trust/New Zealand. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn. Nguồn dữ liệu tra cứu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer. Công cụ Drug Interactions Checker cung cấp hai lựa chọn kết quả tra cứu dành cho bệnh nhân hoặc dành cho cán bộ y tế. Đối với phần dành cho cán bộ y tế, kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (nghiêm trọng, trung bình, nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài liệu tham khảo (Drugsite Trust/ New Zealand Drug Interactions Checker, 2022). Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1. Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa rõ rệt trên thực hành lâm sàng/Tránh kết hợp, nguy cơ tương tác thuốc cao hơn lợi ích. Trung bình Tương tác có ý nghĩa trên thực hành lâm sàng/Thường tránh kết hợp, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Nhẹ Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị. Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) (MED) Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker được cung cấp miễn phí bởi Medscape LLC/Mỹ. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm chức năng. Kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (chốngchỉ định, nghiêm trọng, theo dõi chặt chẽ và nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí (Medscape LLC/America Multi-drug Interaction
  • 51. 37 Checker, 2022). Phân loại mức độ nặng của tương tác được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2. Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa Chống chỉ định Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Nguy cơ thường lớn hơn lợi ích khi sử dụng kết hợp. Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp. Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cần đánh giá bệnh nhân để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa độc tính do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay thế. Theo dõi chặt chẽ Tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Lợi ích thường lớn hơn nguy cơ khi sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát hiện các tác hại tiềm ẩn. Điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc có thể cần thiết. Nhẹ Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng. 2.3.3 Khảo sát kiến thức về thuốc và Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân - Khảo sát kiến thức về thuốc: Ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có hiểu biết về: ▪ Tên loại thuốc đang dùng. ▪ Biết tác dụng điều trị, biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. ▪ Biết về các tác dụng phụ và cách xử trí. Đánh giá sự tuân thủ dùngthuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/khôngcho mỗi câu hỏi trong MMAS – 8 (Phụ lục 3). Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém (Khi đánh giá lại ở luận văn này, tác giả chia lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình), và tuân thủ kém (khôngtuân thủ).
  • 52. 38 - Khảo sát sự tuân thủ điều trị khôngdùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi. Tỷ lệ trả lời có/khôngcho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi. 2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường - Mối liên quan tuân thủ điều trị với đặc điêm nhân khẩu học. - Mối liên quan tuân thủ điều trị với đặc điểm bệnh lý. - Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với mục tiêu điều trị HbAlc và glucose máu lúc đói. 2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ Thang điểm của bộ câu hỏi đánh giá mức độ tuân thủ dựa vào câu trả lời “Có/ Không” của bệnh nhân ở 7 câu hỏi đầu và chọn một trong năm đáp án ở câu hỏi cuối cùng (bảng 2.3). Mức độ tuân thủ của bệnh nhân được đánh giá dựa trên tổng điểm của bệnh nhân (bảng 2.4). Nghiên cứu trong nước đã chuyển đổi và đánh giá các chỉ số và chứng minh bộ câu hỏi tiếng Việt có tính hợp lý và tin cậy để sử dụng. (Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Thắng, Phạm Thành Suôl). Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân Câu hỏi 0 điểm 1 điểm 1,2,3,4,6,7 Không Có 5 Có Không 8 A B, C, D, E Dựa trên thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ, các tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện trong bảng sau:
  • 53. 39 Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân Mức độ tuân thủ Tổng điểm Tốt 0–1 Trung bình 2 - 3 Kém 4- 8 2.4.5 Sơ đồ nghiên cứu Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Phần mềm quản lý trung tâm Tiêu chuẩn lựa chọn - Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên - Theo danh sách bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại tuyến cơ sở thời gian từ tháng 01-6/2021. - Có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp và đồng ý tham gia trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bộ câu hỏi nghiên cứu. - Bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và có thẻ BHYT, có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở. - Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh mắc kèm (tăng huyết áp hoặc rối loạn lipid máu, suy tim, bệnh động mạch vành). Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia phỏng vấn. - Bệnh nhân không tham gia điều trị liên tục trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân có được chỉ định Insulin. - Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi. - Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn. - Các thể đái tháo đường khác hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến kết quả điều trị ĐTĐ. - Khám dịch vụ hoặc bệnh nhân có thẻ BHYTtừ nơi khác đến. Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm SPSS 26 Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu theo công thức là 200 Thu thập số đơn thuốc và Thu thập số liệu theo phụ lục
  • 54. 40 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. 2.4.1 Công cụ thu thập Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn. Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. 2.4.2 Kỹ thuật thu thập Chọn lọc đơn thuốc phù hợp với tiêu chí chọn mẫu. 2.4.3 Người thu thập Tác giả luận văn. 2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số Sai số do lỗi của người thu thập thông tin trong quá trình chọn mẫu và nhập liệu hoặc mã hóa số liệu thu được. Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từ bệnh án sẽ được nhập 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu để tránh sai sót trong quá trình nhập số liệu. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vững kiến thức chuyên môn, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhầm lẫn. 2.4.5 Xử lý số liệu Các số liệu sau khi được thu thập theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất, được nhập bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2016 và xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0. - Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD). - Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %. Đánh giá mối tương quan bằng hồi quy logostic. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đã được sự chấp thuậncủaBan lãnhđạo Châu Thành, tỉnhĐồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu. Các
  • 55. 41 đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào. Mọi thôngtin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
  • 56. 42 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 200 đơn thuốc điềutrị ngoại trú (tương ứng với 200 bệnh nhân) được lấy mẫu từ tháng 01-06/2021 ở 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp, đề tài ghi nhận đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Số BN Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi (Tuổi nhỏ nhất là 38, tuổi lớn nhất là 89, 62,3 ± 10,0) <50 19 9,5 50-59 59 29,5 60-69 77 38,5 ≥70 45 22,5 Giới Nam 74 37 Nữ 126 63 Địa chỉ Đồng Tháp 200 100 Khác 0 0 Tình trạng sinh sống Sống tự lập 10 5 Sống cùng gia đình 190 95 Tôn giáo Thiên chúa 1 0,5 Phật giáo 55 27,5 Hoà hảo 4 2 Khác (*) 2 1
  • 57. 43 Không 138 69 Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở xuống 184 92 Trung học phổ thông 8 4 Cao đẳng, đại học trở lên 8 4 Nghề nghiệp Nông dân 149 74,5 Cán bộ, viên chức 7 3,5 Kinh doanh 4 2 Già, Hưu trí 21 10,5 Khác (**) 19 9,5 Bảo hiểm Y tế Có 200 100 Không 0 0 * Công giáo, Tin lành, Cao đài, Kito giáo… ** Thất nghiệp, nội trợ… Nhận xét: Kết quả các đặc điểm về nhân khẩu học: Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 60-69 tuổi và 50-59 tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,5% và 29,5% và thấp nhất là trên <50 chiếm 9,5%, tuổi lớn nhất 89, tuổi nhỏ nhất 38, tuổi trung bình 62,3±10,0. Bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 37%, nữ giới chiếm 63%. Tất cả bệnh nhân đều có địa chỉ ở Đồng Tháp. Đa phần các bệnh nhân sống cùng gia đình chiếm tỷ lệ là 95%. Đối với tình trạng tôn giáo thì đa số mọi người không tham gia tôn giáo chiếm 69%, còn phật giáo, hoà hảo, thiên chúa có tỷ lệ lần lượt là 27,5%, 4%, 0,5%. Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở trở xuống với 92%, còn lại là trung học phổ thông và cao đẳng, đại học trở lên đều chiếm 4%. Nghề nghiệp chiếm đa số là nông dân với 74,5%, tiếp đó là già, hưu trí chiếm 10,5% còn cán bộ, viên chức và kinh doanh chiếm 3,5% và 2%, các nghề nghiệp khác chiếm 9,5%. Có 100% bệnh nhân có bảo hiểm Y tế.
  • 58. 44 Bảng 3.2 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu Phân loại BMI Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Gầy (<18,5) 4 2% Bình thường (18,5 – 22,9) 106 53% Thừa cân (23 – 25) 60 30% Béo phì độ 1(>25 – 29,9) 25 12,5% Béo phì độ 2(>30) 5 2,5% X ±SD 22,6±2,1 Nhận xét:` Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 22,6 ± 2,1 kg/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân loại theo WHO đối với người châu Á, nhóm có thể trạng bình thường với tỷ lệ cao nhất là 53%; nhóm có thể trạng thừa cân với tỷ lệ 30%; nhóm bệnh nhân béo phì độ 1 là 12,5%, còn lại hai nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm béo phì độ 2 và nhóm gầy với tỷ lệ là 2,5% và 2%. Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm BN Tỷ lệ % Thời gian mắc bệnh <1 năm 8 4 1- 5 năm 85 42,5 > 5 năm 107 53,5 Số lượng thuốc được sử dụng ≤5 Thuốc 147 73,5 >5 thuốc 53 26,5 Có 97 48,5
  • 59. 45 Tiền sử gia đình mắc đái tháo đường Không 103 51,5 HbAlC Đạt mục tiêu (<7%) 116 58,0 Không đạt mục tiêu (>7%) 84 42,0 Glucose máu lúc đói Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2 mmol/L) 93 46,5 Không đạt mục tiêu (>7,2 mmol/L) 107 53,5 Mục tiêu điều trị Đạt mục tiêu (EPG<7,2 mmol/L và HbAlc<7) 62 31,0 Không đạt mục tiêu (FPG>7,2 mmol/L và HbA1c>7) 138 69,0 Chú thích: Nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên (random plasma glucose: RPG); Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) Nhận xét: Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khoảng từ 1 đến 5 năm là 42,5%. Số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường chiếm 48,5%. Có 58% bệnh nhân đạt chỉ số mục tiêu HbAlc (< 7%) và có 46,5% bệnh nhân đạt glucose máu lúc đói (4,4 - 7,2 mmol/L). Khi xét mục tiêu điều trị trên bệnh nhân có đủ kết quả glucose máu lúc đói và HbAlc, cho thấy có 69% bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị. Bảng 3.4 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 141 70,5
  • 60. 46 Thiếu máu cục bộ cơ tim 51 25,5 Bệnh lý thận 11 5,5 Bệnh lý gan 16 8,0 Bệnh lý về hệ tiêu hoá 35 17,5 Nhận xét: Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.4 cho thấy nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh lý kèm theo bao gồm: Tăng huyết áp (70,5%); thiếu máu cục bộ cơ tim (25,5%); bệnh lý về hệ tiêu hoá (17,5%); bệnh lý gan (8%) và bệnh lý thận (5,5%). 3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng Nhóm thuốc Hoạt chất Số BN Tỷ lệ (%) Biaguanid Metformin 188 94,0 Sulfonylure Gliclazid 39 19,5 Glimepirid 44 22,0 Nhận xét: Các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm Biguanid, Sulfonylure. Trong đó, metformin là thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ chỉ định rất cao là 94%. Các sulfonylure (gliclazid và glimepirid) cũng được chỉ định tương đối nhiều trong khảo sát (41,5%) (Bảng 3.5).
  • 61. 47 Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu Phác đồ Số Bn sử dụng Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu Metformin 117 58,5 Sulfonylure 12 6,0 Phối hợp Metformin + Sulfonyure 71 35,5 Tổng 550 100 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy phác đồ đơn trị liệu chỉ định metformin chiếm tỷ lệ cao nhất 58,5%, tiếp đến là phác đồ phối hợp metformin + sulfonyure chiếm 35,5% và đơn trị liệu sulfonylure là 6% (Bảng 3.6). Bảng 3.7 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu Các biến cố bất lợi Số BN (%) Hậu quả Metformin + Enalapril 10 (5,0%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Metformin + Perindopril 15 (7,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Gliclazid + Enalapril 3 (1,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Glimepirid + Enalapril 1 (0,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Nhận xét: Qua nghiên cứu về các cặp tương tác thuốc sử dụng ở đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy không gặp trường hợp nào có tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Tất cả các hậu quả của tương tác thuốc đều làm tăng tác dụng hạ đường huyết. Metformin + Perindopril có tỷ lệ tương tác cao nhất là 7,5%, Metformin +
  • 62. 48 Enalapril và Gliclazid + Enalapril lần lượt là 5% và 1,5%, thấp nhất là Glimepirid + Enalapril với chỉ 0,5% (Bảng 3.7). 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 Câu hỏi Điểm Số BN Tỷ lệ (%) Câu 1: Tên loại thuốc đang dùng? Không biết 0 73 36,5 Biết tên của loại thuốc đang dùng. 1 127 63,5 Câu 2: Tác dụng của thuốc? Không biết 0 7 3,5 Để hạ đường huyết 1 170 85,0 Biết chính xác tác dụng của thuốc. 2 23 11,5 Câu 3: Cách dùng, thời điểm dùng? Không biết. 0 23 11,5 Biết cách dùng nhưng không biết thời điểm dùng thuốc hoặc ngược lại 1 59 29,5 Biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc. 2 118 59,0 Câu 4: Tác dụng phụ và xử trí? Không biết 0 116 58,0 Biết các tác dụng phụ nhưng không biết cách xử trí hoặc biết cách xử trí nhưng không biết các tác dụng phụ. 1 50 25,0
  • 63. 49 Biết các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí khi chúng xảy ra. 2 34 17,0 Câu 5: Nếu quên 1 liều thuốc bạn đang dùng, bạn phải làm thế nào? Không biết hoặc uống gấp đôi ở liều kế tiếp. 0 30 15 Chưa bao giờ quên 1 liều nào cả hoặc nói "tiếp tục uống như bình thường" hoặc "hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn". 1 170 85 Nhận xét: Về kết quả khảo sát kiến thức (Bảng 3.8); 63,5% bệnh nhân biết tên loại thuốc đang dùng; 85% bệnh nhân biết tác dụngcủa thuốc hạ đường huyết và 11,5% biết chính xác tác dụng của thuốc. Số bệnh nhân biết cách dùng và thời điểm dùng thuốc là 59%, tuy nhiên biết rõ các tác dụng phụ và cách xử trí chỉ đạt 17%. Có 85% bệnh nhân trả lời là “Chưa bao giờ quên 1 liều nào cả” hoặc nói "tiếp tục uống như bình thường" hoặc "hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn". Bảng 3.9 Kết quả phỏngvấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân Nội dung Tần số (N = 200) Tỷ lệ (%) 1. Trong thời gian điều trị thỉnh thoảngcó quên uống thuốc điều trị đái tháo đường Có 93 46,5 Không 107 53,5 2. Quên uống thuốc điều trị đái tháo đường trong 2 tuần qua Có 57 28,5 Không 143 71,5 3. Giảm hoặc ngưng uống thuốc mà không nói với bác sỹ Có 45 22,5 Không 155 77,5 4. Quên mang theo thuốc điều trị đái tháo đường khi xa nhà Có 81 40,5 Không 119 59,5 5. Quên uống thuốc điều trị đái tháo đường Có 44 22,0