SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN NGỌC HÀ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƯỜI NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN NGỌC HÀ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƯỜI NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Đình Luyến
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Tây Đô, khoa Dược Sau đại học đã
cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
PHẠM ĐÌNH LUYẾN người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Tây Đô, các
Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đồng thời bày tỏ sự biết ơn đến Đảng Ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa
khoa Khu vực Tháp Mười, Khoa Khám bệnh, Phòng Kế hoạch Tổng Hợp, Khoa
Dược đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị và bạn bè cùng lớp Thạc sĩ Dược lý
– Dược lâm sàng khóa 6A – Trường Đại học Tây Đô, các bạn bè thân thiết đã
cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và giành cho tôi những tình cảm,
sự động viên vững chắc.
Cần Thơ, Ngày….tháng….năm…..
Học viên
Nguyễn Ngọc Hà
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đặt vấn đề: Quá trình điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là một quá trình lâu
dài, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc.
Hiện nay, thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng phong phú, đa dạng về dược chất,
dạng bào chế. Lựa chọn sử dụng thuốc ĐTĐ một cách hợp lý và hiệu quả vẫn
còn là một thách thức trong điều trị.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ
typ 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười
năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 410 bệnh án của bệnh
nhân đái tháo đường bằng thiết kế nghiên cứu hồi cứu trong khoảng thời gian từ
ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019.
Kết quả: 61,2% bệnh án được đưa vào nghiên cứu là nữ. Có 06 phác đồ điều trị
với 03 hoạt chất gliclazid, metformin và insulin tương ứng 08 biệt dược. Các
thuốc sử dụng chủ yếu ở liều trung bình và thấp, ít có sự thay đổi liều. Tương tác
thường gặp nhất ở mức độ trung bình, giữa metformin với các thuốc điều trị tăng
huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị đối với chỉ số FPG tăng từ 12,7%
lên 26,3%; và HbA1c tăng từ 16,6% lên 37,8%. Quá trình điều trị cũng làm tăng
tỷ lệ BN đạt mục tiêu điều trị về các chỉ số HA (tăng từ 63,7% lên 78,0%) và
lipid máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL-C).
Kết luận: Phác đồ điều trị và liều sử dụng phù hợp với Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị đái tháo đường typ 2 – Bộ Y tế 2017. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều
trị đối với chỉ số glucose huyết lúc đói và HbA1c tăng so với thời điểm T0.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, sử dụng thuốc, hiệu quả, điều trị, ngoại trú,
Đồng Tháp.
iii
ABSTRACT
Background: The treatment of type 2 diabetes is a long-term process that
requires a combination of diet adjustment, physical activity and medication.
Currently, the treatment of diabetes is used richly and diverse in pharmaceutical
substance and dosage form. Choosing to use diabetes drugs appropriately and
effectively remains a challenge in treatment.
Objectives: Survey the situation of drug use and evaluate the effectiveness of
treatment of type 2 diabetes after 3 months of outpatient treatment at Thap Muoi
Regional General Hospital in 2019.
Methods: The study was conducted on 410 cases of diabetic patients by
retrospective study design from January 1, 2019 to December 31, 2019.
Results: 61.2% cases of diabetic patients included in the study was female.
There was 06 treatment regimens with 03 active ingredients such as gliclazid,
metformin and insulin, corresponding to 08 brand-name drugs. The drugs used
was mainly in medium and low doses, there were little change in dose. The most
common interaction were moderate, between metformin and medications for
hypertension. The proportion of patients achieving the treatment goal for FPG
increased from 12.7% to 26.3%; and HbA1c increased from 16.6% to 37.8%.
The course of treatment also increases the rate of patients meeting the treatment
target in terms of blood pressure (increased from 63.7% to 78.0%) and blood
lipids (Cholesterol, Triglyceride, LDL-C).
Conclusions: The treatment regimen and dosage are in line with the Guidelines
for diagnosis and treatment of type 2 diabetes - Vietnam Ministry of Health
2017. The percentage of patients reaching the treatment goal for fasting plasma
glucose and HbA1c increases compared to with the time T0.
Keywords: Type 2 diabetes, drug use, efficacy, treatment, outpatient, Dong
Thap.
iv
CAM KẾT CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ
một công trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, Ngày….tháng….năm…..
Học viên
Nguyễn Ngọc Hà
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ..............................................................ii
ABSTRACT.....................................................................................................iii
CAM KẾT CỦA TÁC GIẢ ............................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG......................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................xi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3
1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới................................................ 3
1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam ................................................ 5
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2........................ 7
1.2.1. Định nghĩa........................................................................................ 7
1.2.2. Phân loại........................................................................................... 7
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................. 9
1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán..................................................................... 10
1.2.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2....................................... 11
1.2.6. Biến chứng của đái tháo đường typ 2.............................................. 13
1.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2.............................................. 15
1.3.1. Mục tiêu điều trị ............................................................................. 15
1.3.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 ....... 17
1.4. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ.............................................................................. 18
1.4.1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc........................................ 18
1.4.2. Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 .......................................... 21
1.4.3. Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường type 2 ......................... 32
vi
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 34
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..................................... 34
2.1.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................... 34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 34
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................. 34
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 34
2.3.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú Bệnh viện đa khoa khu
vực Tháp Mười năm 2019.......................................................................... 34
2.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2
sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm
2019 ....................................................................................................... 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ................................................... 40
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 41
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU............... 41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới .............................. 41
3.1.2. BMI của bệnh nhân .......................................................................... 41
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0 .................... 42
3.1.4. Các bệnh lý mắc kèm ....................................................................... 43
3.2. KHẢO SÁT VIỆC DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.
............................................................................................................... 44
3.2.1. Các phác đồ được sử dụng................................................................ 44
3.2.2. Các thuốc được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................ 45
3.2.3. Liều lượng các thuốc được dùng....................................................... 46
3.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân...................... 47
3.2.5. Tương tác thuốc ............................................................................... 47
3.3. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................... 48
3.3.1. Sự thay đổi glucose huyết................................................................. 48
vii
3.3.2. Sự thay đổi chỉ số HbA1c sau điều trị .............................................. 50
3.3.3. Sự thay đổi BMI............................................................................... 51
3.3.4. Mức độ kiểm soát các bệnh mắc kèm ............................................... 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 54
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU............... 54
4.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới............................... 54
4.1.2. BMI của bệnh nhân .......................................................................... 55
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0 .................... 55
4.1.4. Các bệnh lý mắc kèm ....................................................................... 59
4.2. VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG............. 60
4.2.1. Các phác đồ được sử dụng................................................................ 60
4.2.2. Các thuốc được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................ 61
4.2.3. Liều lượng các thuốc được dùng....................................................... 63
4.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ..................... 64
4.2.5. Tương tác thuốc................................................................................ 65
4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................. 66
4.3.1. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết lúc đói (FPG)............................. 66
4.3.2. Sự thay đổi chỉ số HbA1c sau điều trị............................................... 67
4.3.3. Sự thay đổi BMI............................................................................... 68
4.3.4. Mức độ kiểm soát các bệnh mắc kèm ............................................... 68
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................ 72
KẾT LUẬN.................................................................................................. 72
KIẾN NGHỊ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................xii
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................xiii
PHỤ LỤC 3. ................................................................................................... xv
PHỤ LỤC 4.................................................................................................. xxiv
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 ............................................................ 8
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không
có thai .............................................................................................................. 15
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già .................................................. 16
Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức độ lao động nhẹ [16]
......................................................................................................................... 20
Bảng 1.5. Đặc điểm dược động học của các insulin ......................................... 30
Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm soát HbA1c, glucose huyết, lipid
huyết và huyết áp ............................................................................................. 38
Bảng 2. 2. Phân loại BMI theo WHO 2000 dành cho khu vực châu Á – Thái
Bình Dương ..................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xét nghiệm chức năng gan, thận .............. 39
Bảng 3.1. Phân bố số bệnh nhân đái tháo đường theo tuổi và giới ................... 41
Bảng 3.2. Phân bố BMI của bệnh nhân............................................................ 41
Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân tại thời điểm T0 ................. 42
Bảng 3.4. Phân loại các chỉ số glucose huyết, HbA1c và lipid huyết của bệnh
nhân ................................................................................................................. 43
Bảng 3.5. Phân loại các chỉ số chức năng gan, thận của bệnh nhân ................. 43
Bảng 3.6. Các bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân đái tháo đường ...................... 44
Bảng 3.7. Tỷ lệ các phác đồ được sử dụng trong nghiên cứu ........................... 45
Bảng 3.8. Các thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng trong nghiên cứu .. 45
Bảng 3.9. Liều dùng hàng ngày các thuốc điều trị đái tháo đường................... 46
Bảng 3.10. Sử dụng thuốc ở BN có chức năng gan/thận bất thường tại thời điểm
bắt đầu nghiên cứu ........................................................................................... 47
Bảng 3.11. Các tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu ............................. 48
Bảng 3.12. Phân loại chỉ số FPG của bệnh nhân trong thời gian điều trị.......... 49
ix
Bảng 3.13. Sự thay đổi chỉ số FPG của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị đối với
từng phác đồ .................................................................................................... 50
Bảng 3.14. Phân loại chỉ số HbA1c của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị........... 50
Bảng 3 15. Sự thay đổi chỉ số HbA1c của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị đối với
từng phác đồ .................................................................................................... 51
Bảng 3.16. Sự thay đổi BMI của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị...................... 51
Bảng 3.17. Đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp sau 3 tháng điều trị .............. 52
Bảng 3.18. Phân loại chỉ số lipid sau 3 tháng điều trị....................................... 53
Bảng 3.19. Phân loại chỉ số chức năng gan, thận sau 3 tháng điều trị .............. 53
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2. .............. 18
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes
Association)
ALAT Alanine Aminotransferase
ASAT Aspartate Aminotransferase
BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
BN Bệnh nhân
DPP-4 Dipeptidyl peptidase-4
ĐTĐ Đái tháo đường
EASD European Association for the Study of Diabetes
FPG Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (Fasting plasma glucose)
GLP-1 Glucagon-like peptide-1
HA Huyết áp
HbA1c Hemoglobin gắn glucose (Glycated hemoglobin)
HDL Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein)
IAA Insulin Autoantibodies
IA-2 Tyrosine phosphatase-like insulinoma associated protein 2
autoantibodies
ICA Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies
IDF Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes
Federation)
LDL Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein)
MODY Maturity onset diabetes of the young
PPAR Peroxisome- proliferator -activated receptor 
SGLT2 Sodium-glucose co-transporter-2
TZD Các thuốc nhóm thiazolidinedion
GLUT2 Protein vận chuyển glucose (Glucose-transporter-2)
TB Giá trị trung bình
xii
THA Tăng huyết áp
T0 Thời điểm bắt đầu nghiên cứu
T1 Thời điểm sau 1 tháng điều trị tính từ thời điểm T0
T2 Thời điểm sau 2 tháng điều trị tính từ thời điểm T0
T3 Thời điểm sau 3 tháng điều trị tính từ thời điểm T0
SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
1
MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng
glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrate, lipid và
protein. Năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 20-79)
tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường.
Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, hay nói
cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên,
gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không
được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%.
Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên
nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019 [7]. Một điều rất đáng lo
ngại là có rất nhiều người không biết bị mắc ĐTĐ cho đến khi bệnh đã xuất hiện
biến chứng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, chi phí rất tốn kém, gây
gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán bệnh ĐTĐ sẽ là một trong những
vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca bệnh mới sẽ là ở
những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [17], [18]. Theo thống kê của
liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) năm 2014, Việt Nam có khoảng 5,71 % dân số
mắc bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2 [30]. Ở Việt Nam, ĐTĐ đang có
chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như
đô thị hóa. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012, cho
thấy trên 11.000 người từ 30 đến 69 tuổi tại 6 vùng sinh thái (Miền núi phía Bắc,
Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ) phát hiện tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta đã tăng lên là 6%, trong đó tỷ
lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%)
[11]. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng mạnh từ 7,7% năm 2002 lên gần
13% năm 2012. Tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng không được phát hiện ở nước
ta là 63,6%, cao hơn so với thế giới [11]. Tỷ lệ ĐTĐ ở các thành phố lớn cao
hơn nông thôn [28].
Quá trình điều trị ĐTĐ typ 2 là một quá trình lâu dài, cần kết hợp nhiều
2
yếu tố bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc.
Cùng với sự phát triển của Y Dược học, ngày càng có nhiều thuốc điều trị ĐTĐ
được đưa vào sử dụng, phong phú và đa dạng về dược chất, dạng bào chế cũng
như giá cả, mang lại nhiều thuận lợi trong việc điều trị bệnh, song cũng là một
thách thức không hề nhỏ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một cách hợp lý
đảm bảo hiệu quả, an toàn và kinh tế.
Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười là bệnh viện tuyến huyện có quy
mô 250 giường bệnh, là bệnh viện tuyến 3 trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp. Theo
dõi qua các năm điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, Khoa khám
bệnh - Bệnh viện hiện đang quản lý và điều trị cho một số lượng bệnh ĐTĐ lớn,
chủ yếu là ĐTĐ typ 2 với khoảng 200-250 lượt khám bệnh trong 1 tháng. Tuy
nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống tình hình sử dụng thuốc
điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện vẫn chưa được thực
hiện.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài "Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá
hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019" được thực hiện với 2 mục
tiêu:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp
Mười năm 2019.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau 3
tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh
nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm
như: tim mạch, tâm thần, ung thư,… đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển
hoá ngày càng tăng [18].
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia
của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn
chuyển hoá, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất", bệnh
ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển.
Năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương
đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường. Dự
đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, hay nói cách
khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, gần một
nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được
chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Ước
tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên
quan đến đái tháo đường trong năm 2019 [7].
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo
những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người
mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu năm 2003, đã
tăng vọt lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng lên 380 - 399 triệu vào 2025.
Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng 42% và các nước đang
phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 85-95%
tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư
trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng
đầu gây mù loà và suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi
4
không do chấn thương. Cứ 10 giây lại có một người chết do nguyên nhân ĐTĐ và
các biến chứng, cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt
chi. Chi phí cho điều trị ĐTĐ của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đô
la Mỹ, dự báo tăng lên 302 ngàn tỷ vào năm 2025 [21], [80].
Bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn Độ,
Trung Quốc. Do sự tăng lên của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, của lối
sống ít vận động và quá trình đô thị hóa nên số người bị ĐTĐ càng gia tăng trong
khi tuổi chẩn đoán ĐTĐ giảm đi.
Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại
Philippin, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,2%, suy
giảm dung nạp glucose là 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói là 2,1%. Tỷ lệ
ĐTĐ khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8% [24]. Theo kết quả
điều tra năm 2008, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệ suy giảm dung nạp
glucose là 10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi.
Theo tác giả WildS và cộng sự [80] nghiên cứu đưa ra tỷ lệ ĐTĐ cho mọi độ
tuổi trên toàn thế giới năm 2000 là 2,8% và sẽ tăng vào năm 2030 là 4,4% (171
triệu người vào năm 2000 và 366 triệu người vào năm 2030) ngoài ra tác giả còn
đưa ra danh sách những quốc gia có tỷ lệ người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới. Đứng
đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ kết quả này tương tự kết quả của tác giả
King H và cộng sự năm 1995 [50].
Nghiên cứu của Shaw J.E và cộng sự thực hiện nghiên cứu từ 91 quốc gia để
xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn
của tổ chức Y tế thế giới và hội đái tháo đường Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79 [68]. Kết
quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4% (285
triệu người) và tăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030. Từ năm 2010 và 2030
có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước phát
triển.
Nghiên cứu của tác giả David R và cộng sự 2011: Thu thập nguồn dữ liệu từ
năm 1980 đến tháng 4 năm 2011. Tổng cộng có 565 nguồn số liệu đã được xem xét
5
trong đó có 170 nguồn từ 110 quốc gia được lựa chọn. Trong năm 2011, có 366
triệu người ĐTĐ tuổi từ 20-79, dự kiến sẽ tăng đến 552 triệu vào năm 2030. Hầu
hết các bệnh nhân ĐTĐ sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [79].
1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức
độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa.
Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng trên
15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức
y tế thế giới (WHO năm 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63%, tỷ lệ giảm
dung nạp glucose máu là 1,6% [64].
Năm 1993, Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra trên 5416 người từ 15 tuổi trở
lên ở TP. HCM cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 2,52% [75].
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp
đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng chuông
cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt
Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng
và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,9%, rối loạn dung nạp glucose máu
là 5,9%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 2,8%, tỷ lệ đối tượng có yếu tố nguy
cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không
được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [18].
Năm 2001, nghiên cứu của Nguyễn Kim Hưng và cộng sự trên 2932 đối
tượng tại TPHCM kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 3,7%, rối loạn dung nạp glucose máu là
2,4%, rối loạn glucose máu lúc đói là 6,9% [43].
Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra toàn quốc về
ĐTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9122 người thuộc 90 phường xã, khu vực Tây nguyên
là 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng, thành phố là 2759 đối tượng, nam
6
chiếm 45%, nữ 55%. Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 tăng gần gấp ba lần so với 10
năm trước [18].
Năm 2008, kết quả của điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ typ 2
trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công
nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10% [21].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 trên đối tượng 30-69
tuổi trong 2 cuộc điều tra trên cùng một cộng đồng TP. HCM vào thời điểm khác
nhau là 2001 và 2008 cùng 1 phương pháp do trung tâm dinh dưỡng tiến hành [34].
Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ typ 2 năm 2008 là 7,04%, và tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo
nhóm tuổi. Điều đáng lo ngại hơn là bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên là mối lo ngại cho
bệnh ĐTĐ typ 2. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh
không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận
thức chung của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp.
Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường
Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11000 người
tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải
miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây
Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7%
năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên
45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45
tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác
hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy, tỷ lệ mắc
ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên
thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi
đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường
[11].
7
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
1.2.1. Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [9].
1.2.2. Phân loại
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế),
ĐTĐ chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa
Kỳ (ADA), cụ thể như sau [9], [4]:
- Đái tháo đường typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): do tế bào beta của tuyến
tụy bị phá hủy không thể sản xuất insulin, thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt
đối. Gồm ĐTĐ typ 1 qua trung gian miễn dịch và ĐTĐ typ 1 không qua trung
gian miễn dịch (ĐTĐ vô căn).
- Đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do quá trình giảm
tiết insulin của tế bào beta tụy trên nền tảng đề kháng insulin.
- Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc
3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước
đó.
- Các typ đặc hiệu khác: ĐTĐ do những nguyên nhân khác:
 Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào
beta. ĐTĐ đơn gen thể MODY.
 Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào
beta. Các thể bệnh này hiếm gặp và thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở
trẻ em.
 Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin.
 Bệnh tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy, viêm tụy)
8
 ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô, …
 Do các bệnh nội tiết khác.
Việc phân loại ĐTĐ typ 1 và typ 2 rất quan trọng để xác định trị liệu, tuy
nhiên có 1 số trường hợp không thể phân loại rõ ràng tại thời điểm chẩn đoán.
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” của Bộ Y tế ta có
thể phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 như sau [9]:
Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2
Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2
Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành
Khởi phát Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng - Sút cân nhanh chóng
- Đái nhiều
- Uống nhiều
- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
- Thể trạng béo, thừa cân
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
ĐTĐ typ 2
- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh
cao.
- Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Nhiễm ceton, tăng ceton
trong máu, nước tiểu
Dương tính Thường không có
C-peptid Thấp/ không đo được Bình thường hoặc tăng
Kháng thể:
Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid
decarboxylase 65 (GAD
65)
Kháng Insulin (IAA)
Kháng Tyrosine
phosphatase (IA-2)
Kháng Zinc Transporter
8 (ZnT8)
Dương tính Âm tính
Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc
insulin
Cùng hiện diện với
bệnh tự miễn khác
Có Hiếm
Các bệnh lý đi kèm lúc
mới chẩn đoán: tăng
huyết áp, rối loạn
chuyển hóa lipid, béo
phì
Không có
Nếu có, phải tìm các bệnh
lý khác đồng mắc
Thường gặp, nhất là hội chứng chuyển
hóa
9
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định
của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở
các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan [17]. Cơ chế
bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 chủ yếu do rối loạn bài tiết insulin và kháng insulin.
Hai quá trình này tương trợ lẫn nhau dẫn đến suy kiệt tế bào beta. Thêm vào đó
một khi đã tăng glucose huyết, độc tính glucose sẽ gây ra thêm sự bất thường về
tác động bài tiết insulin [61].
a) Rối loạn tiết insulin:
Nghĩa là tế bào beta đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình
thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa
glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là:
- Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin.
- Bất thường về số lượng tiết insulin.
- Bất thường về chất lượng của những peptid có liên quan đến insulin trong
máu.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiết insulin có thể do:
- Giảm sự xuất hiện protein vận chuyển glucose GLUT2 (Glucose-
transporter-2).
- Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến sự tích tụ
triglycerid trong tụy, là nguyên nhân gây ngộ độc lipid ở tụy.
- Sự tích lũy sợi fibrin giống amyloid trong tế bào beta dẫn đến tổn thương
và suy giảm chức năng tế bào beta.
- Tăng nhạy cảm tế bào beta với chất ức chế trương lực α-andrenaric.
b) Đề kháng insulin:
Là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin.
Insulin kiểm soát đường huyết thông qua ba cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có
thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đề kháng insulin:
- Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
10
- Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ.
- Insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan [74].
Hình thức đề kháng bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose, giảm
khả năng thu nạp glucose tại mô ngoại vi và giảm khả năng sử dụng glucose ở
các cơ quan [74].
Kháng insulin chủ yếu được nghiên cứu nhiều ở hai cơ quan là cơ và gan.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cách kháng insulin cũng liên quan đến yếu tố di
truyền và yếu tố môi trường [47]. Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan
giữa nồng độ insulin và một số rối loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose [41].
1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Trong hướng dẫn điều trị ĐTĐ, IDF đã đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán
ĐTĐ như sau [46]:
- HbA1c  6,5%. Test này nên được thực hiện trong phòng xét nghiệm sử
dụng phương pháp được chứng nhận bởi NGSP và tiêu chuẩn hóa theo xét
nghiệm DCCT. Hoặc
- Đường huyết lúc đói (FPG)  126 mg/dL (7,0 mmol/L), đường huyết lúc
đói được định nghĩa là đường huyết đo khi nhịn đói ít nhất 8 giờ. Hoặc
- Đường huyết sau 2 giờ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose  200
mg/dL (11,1 mmol/L). Test này được Tổ chức Y tế hướng dẫn: hòa tan 75 g
đường glucose khan vào trong nước, uống, sau 2 giờ đo đường trong huyết
thanh. Hoặc
- Bệnh nhân thuộc nhóm có triệu chứng rối loạn đường huyết hoặc tăng
đường huyết với xét nghiệm đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ  200 mg/dL
(11,1 mmol/L).
Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2020
và “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế), ĐTĐ
được chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [9], [3]:
11
- Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm
từ 8 -14 giờ).
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75 g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL
(hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi
làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose, hòa
tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh
nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 g carbohydrat mỗi ngày.
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp được chứng nhận bởi National
Glycohemoglobin Standardization Program (NGSP) và tiêu chuẩn hóa theo xét
nghiệm The Diabetes Control and Complications Trial (DCCT).
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), 3 tiêu chí xét
nghiệm đầu cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.
1.2.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2
- Yếu tố tuổi: nguy cơ ĐTĐ tăng dần theo quá trình lão hóa. Ở các nước
phát triển ĐTĐ thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. Những thay đổi cấu trúc cơ
thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và già làm
giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng
[49]. Khi cơ thể già đi, chức năng sản sinh insulin của tụy bị suy giảm, đồng
thời sự kém nhạy cảm với insulin của các tế bào đích cũng góp phần làm tăng
glucose máu [74].
12
- Yếu tố gia đình: đây là một yếu tố quan trọng liên quan tới bệnh ĐTĐ,
điều này một phần thể hiện vai trò của yếu tố di truyền đối với nguy cơ mắc
bệnh [6], [38]. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có ít nhất một
người trong gia đình (bố, mẹ, anh hoặc chị em ruột) bị bệnh [38]. Biết được
tiền sử gia đình có mắc bệnh ĐTĐ sẽ giúp ích cho việc phát hiện sớm và phòng
ngừa bệnh ĐTĐ [31].
- Yếu tố chủng tộc: mỗi chủng tộc người có tính nhạy cảm với ĐTĐ typ 2
khác nhau [26]. Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 gặp ở tất cả các dân tộc, những dân tộc có tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ typ 2 cao thì có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ cao [19].
- Yếu tố môi trường và lối sống: Khi ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự
mất cân bằng và dư thừa năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động
thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh, làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ typ 2 [19]. Ở Việt Nam, người sống ở đô thị có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2
cao hơn ở nông thôn. Như vậy, sự đô thị hoá là yếu tố nguy cơ quan trọng và
độc lập của ĐTĐ typ 2 [18].
- Thời kỳ mang thai: trong thời kỳ này một số nội tiết tố tăng bài tiết, các
chất này có tác dụng đề kháng với insulin nên dễ gây tăng đường huyết. Nhiều
nghiên cứu cho thấy người mẹ có tiền sử sinh con nặng trên 4 kg là yếu tố nguy
cơ mắc bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và con. Những trẻ cân nặng lúc sinh trên
4 kg thường mắc bệnh béo phì lúc nhỏ, giảm dung nạp glucose và đái tháo
đường khi trưởng thành [19].
- Tiền sử giảm dung nạp glucose: đối với những người đã có tiền sử rối
loạn glucose lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose thì có khả năng tiến triển thành
bệnh ĐTĐ typ 2 rất cao, những người này cần được phát hiện sớm và phải được
can thiệp sớm bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng nguy cơ tiến triển
của bệnh [19].
- Tăng huyết áp: tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ
gây bệnh ĐTĐ typ 2 [32]. Đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ
typ 2 ở người THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa
13
tuổi [76]. Cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
[32].
- Béo phì: sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có liên quan chặt chẽ với
sự gia tăng của bệnh béo phì. Khoảng 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là do vượt quá
trọng lượng [42]. Hơn 90% bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 có BMI ≥ 25,0 kg/ m2
.
Tăng cân và béo phì làm xấu đi tình trạng kháng insulin, giảm cân sẽ làm giảm
đi các biến chứng của bệnh ĐTĐ typ 2 [12]. Ảnh hưởng của béo phì đến ĐTĐ
typ 2 có thể điều chỉnh bằng thay đổi lối sống. Dung nạp glucose máu có thể
được cải thiện nếu gia tăng hoạt động thể lực và kiểm soát tốt trọng lượng, từ đó
giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh [19].
- Chế độ ăn và hoạt động thể lực: một lối sống lành mạnh bao gồm tuân
theo chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân nhẹ và hoạt động thể chất thường
xuyên có thể duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, giảm nguy cơ biến chứng
ĐTĐ typ 2 [27]. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện là chìa khóa để chống
lại béo phì và cao huyết áp, tăng hoạt động của insulin và giảm sự tạo glucose ở
gan [77]. Cả lượng calo hấp thụ và chất lượng dinh dưỡng đều ảnh hưởng tới
nguy cơ bệnh ĐTĐ typ 2. Thừa calo dẫn tới nguy cơ thừa cân và về lâu dài sẽ
làm giảm khả năng kiểm soát glucose ở gan và cân bằng trao đổi chất. Chế độ
dinh dưỡng kém chất lượng như ít chất xơ, ít carbohydrat làm tăng nguy cơ
ĐTĐ typ 2.
1.2.6. Biến chứng của đái tháo đường typ 2
a) Biến chứng cấp tính
- Nhiễm toan ceton – hôn mê do nhiễm toan ceton: là biểu hiện nặng của
rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng đường huyết, tăng phân
hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan tổ chức và hậu quả là mất nước và điện
giải trong và ngoài tế bào [62].
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: đây là hội chứng thường gặp ở người
mắc ĐTĐ typ 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam. Đặc điểm chính của
bệnh là tăng glucose máu, mất nước và điện giải. Hôn mê do tăng áp lực thẩm
14
thấu có đặc điểm lớn nhất là mất nước, đa phần là mất nước nặng, thường khi
đã có triệu chứng rối loạn ý thức trên lâm sàng, lượng nước mất có thể chiếm
tới 25% trọng lượng cơ thể. Đặc điểm quan trọng để phân biệt với hôn mê
nhiễm toan ceton là không có hoặc có rất ít thể ceton trong nước tiểu [62].
- Nhiễm toan acid lactic: nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa
nặng thường gặp khi có rối loạn cung cấp oxy cho tổ chức, acid lactic được sản
xuất tăng lên ở các tổ chức như cơ, xương và tất cả các tổ chức khi thiếu oxy
trầm trọng [62].
- Hạ đường huyết: đây là một biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh
nhân ĐTĐ. Phần lớn nguyên nhân là do điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ
đường huyết dạng uống. Khoảng 10% bệnh nhân bị xảy ra các cơn hạ đường
huyết nghiêm trọng phải điều trị cấp cứu. Thông thường khi mức đường huyết
giảm dưới 70 mg/dL được coi là hạ đường huyết, nhưng phần lớn các triệu
chứng lâm sàng chỉ xảy ra khi mức đường huyết từ 45-50 mg/dL [62].
b) Biến chứng mạn tính
Các biến chứng của bệnh ĐTĐ rất hay gặp, thậm chí các biến chứng này có
ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện. Bao gồm biến chứng mạch máu lớn và
biến chứng mạch máu nhỏ [19].
- Biến chứng mạch máu lớn:
 Bệnh tim mạch – ĐTĐ là một quá trình xảy ra lâu dài, liên tục giữa hai yếu
tố là xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là hậu
quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Biến chứng mạch máu lớn
được phân thành: Biến chứng mạch vành, biến chứng mạch não và biến
chứng mạch ngoại vi [20].
 Bệnh lý bàn chân là một biến chứng thường gặp, gây nên chủ yếu bởi hai
nguyên nhân có ảnh hưởng tương hỗ nhau: bệnh thần kinh và bệnh mạch
máu. Các chấn thương đóng vai trò như các yếu tố thuận lợi cho loét xuất
hiện, nhiễm trùng làm trầm trọng thêm loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho
cắt cụt chi dưới và thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết [63].
15
- Biến chứng mạch máu nhỏ:
 Biến chứng mắt: rất thường gặp, các hình thái có thể gặp là: xuất huyết
trong võng mạc, phù võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn ápBệnh
thường không có triệu chứng, khi phát hiện thị lực giảm thì bệnh đã nặng
[55].
 Biến chứng thận: biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những
biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do
đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu, sau đó khi chức năng thận
giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Bệnh thận do đái tháo
đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Người
mắc bệnh ĐTĐ typ 2 sau 20 năm có tỷ lệ mắc bệnh thận là 5 -10% [55].
 Biến chứng thần kinh: thường xuất hiện rất sớm, tổn thương thần kinh đặc
hiệu nhất là tổn thương ngoại vi, tỷ lệ tăng theo tuổi và thời gian bị bệnh.
Đó là các triệu chứng đau, nóng rát ở bàn chân, cẳng tay, cảm giác tê bì,
kiến bò, liệt dương [23].
1.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
1.3.1. Mục tiêu điều trị
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế) và
tham khảo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mục tiêu
điều trị cần đạt của ĐTĐ typ 2 như sau [9]:
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có
thai [9], [4]
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c <7%
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)
Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg
Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có
biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L), nếu đã có
bệnh tim mạch.
Triglycerid <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50
mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
16
Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân:
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol)
nếu có thể đạt được và không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những
tác dụng có hại của thuốc: Đối với người bị ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ
typ 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc
không có bệnh tim mạch quan trọng.
- Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn):
HbA1c < 8% (64 mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose
huyết trầm trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có
nhiều bệnh đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem
lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già [9], [4]
Tình trạng sức
khỏe
Cơ sở để lựa
chọn
HbA1c
(%)
Glucose huyết
lúc đói hoặc
trước ăn
(mg/dL)
Glucose lúc
đi ngủ
(mg/dL)
Huyết áp
(mmHg)
Mạnh khỏe Còn sống lâu < 7,5 90-130 90-150 < 140/90
Phức tạp/ sức
khỏe trung bình
Kỳ vọng sống
trung bình
< 8,0 90-150 100-180 < 140/90
Rất phức tạp/ sức
khỏe kém
Không còn
sống lâu
< 8,5 100-180 110-200 < 150/90
Đánh giá về kiểm soát đường huyết:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh
đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn
định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi
liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa
bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
17
1.3.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2
Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng
vận chuyển natri-glucose (SGLT2), sulfonylurea, glinide, pioglitazon, Ức chế
alphaglucosidase, Ức chế enzym DPP- 4, Đồng vận thụ thể GLP-1, insulin.
Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị:
- Nên chuyển bước điều trị mỗi 3 tháng nếu không đạt được mục tiêu HbA1c.
Cần theo dõi đường huyết đói, đường huyết sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều thuốc.
- Có thể kết hợp thay đổi lối sống và metformin ngay từ đầu. Thay đổi lối
sống đơn thuần chỉ thực hiện ở những bệnh nhân mới chẩn đoán, chưa có biến
chứng mạn và mức đường huyết gần bình thường.
- Khi phối hợp thuốc, chỉ phối hợp 2, 3, 4 loại thuốc và các loại thuốc có cơ
chế tác dụng khác nhau.
- Trường hợp bệnh nhân không dung nạp metformin, có thể dùng
sulfonylurea trong chọn lựa khởi đầu.
- Cần thận trọng tránh nguy cơ hạ glucose huyết khi khởi đầu điều trị bằng
sulfonylurea, insulin, đặc biệt khi glucose huyết ban đầu không cao và bệnh nhân
lớn tuổi.
- Giáo dục kỹ thuật tiêm và triệu chứng hạ đường huyết cho bệnh nhân.
Kiểm tra kỹ thuật tiêm của bệnh nhân khi tái khám, khám vùng da nơi tiêm
insulin xem có vết bầm, nhiễm trùng, loạn dưỡng mỡ [9].
18
Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 [9].
1.4. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Điều trị ĐTĐ typ 2 nhằm mục đích giảm hoặc mất các triệu chứng lâm
sàng của tăng glucose máu, duy trì glucose máu càng gần với trị số bình thường
càng tốt, nhưng không gây hạ glucose máu, ngăn ngừa biến chứng cấp tính và
mạn tính, duy trì cân nặng lý tưởng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
bệnh. Do đó điều trị ĐTĐ typ 2 là điều trị toàn diện.
Để đạt được mục tiêu này, phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 sẽ bao gồm
phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
1.4.1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
1.4.1.1. Chế độ ăn uống
- Điều chỉnh chế độ ăn là một nguyên tắc cơ bản trong điều trị. Chế độ ăn
phải đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, chế độ ăn này phải đáp
ứng phù hợp với những hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc thay đổi điều
kiện sống. Chế độ ăn không những hữu ích nhằm kiểm soát glucose máu mà còn
ngăn ngừa các biến chứng [53].
- Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh
nhân [9]:
Luyện
tập,
dinh
dưỡng
theo
khuyến
cáo
Giảm cân nếu thừa cân + dinh dưỡng + luyện tập +/- metformin
Metformin nếu chưa dùng, hoặc metformin+ thuốc nhóm khác (có thể là
thuốc viên hoặc insulin, đồng vận thụ thể GLP-1)
Metformin+ 2 thuốc nhóm khác
Thuốc viên+ insulin tiêm nhiều làn +/- thuốc không phải insulin
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
19
 Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7 % so với cân nặng
nền.
 Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà
xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…
 Đạm khoảng 1-1,5 g/ kg cân nặng/ ngày ở người không suy chức năng thận.
Nên ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ
các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).
 Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc
nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung
chuyển (mỡ trans) phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.
 Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
 Chất xơ ít nhất 15 g mỗi ngày.
 Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ
sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố
B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng
bệnh lý thần kinh ngoại vi.
 Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-
200 ml/ ngày.
 Ngưng hút thuốc.
 Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng
chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu.
- Theo khuyến cáo của WHO, bệnh nhân ĐTĐ cần [44]:
 Chọn thức ăn có chỉ số glucose huyết thấp
 Hạn chế muối, đường
 Tăng lượng rau, quả
 Sử dụng rượu, bia vừa phải
 Đảm bảo sự hằng định trong chế độ ăn
20
 Mục đích của việc thực hiện chế độ ăn: Không để tạo ra dư thừa
năng lượng, duy trì được lượng glucose huyết phù hợp, không gây
thừa, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ glucose huyết.
- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng:
 Protein: lý tưởng nhất là lượng protein 0,8g/kg/ngày.
 Lipid: thường chiếm tỷ lệ 15–20%, tuỳ theo tập quán ăn uống và
điều kiện địa lý. Nhưng lượng acid béo bão hoà luôn< 10%.
 Glucid: Tỷ lệ chung có thể từ 60–65%. Sử dụng tối đa đường đa hạn
chế đường đơn.
- Nhu cầu năng lượng:
Theo nhiều nghiên cứu nhu cầu năng lượng đảm bảo cho hoạt động của
một người bình thường là 30–35calo/kg/ngày đối với nữ và 35–40 calo/kg/ngày
đối với nam giới [18].
Trong một số trường hợp cần điều chỉnh mức năng lượng cho phù hợp với
đặc điểm nghề nghiệp.
Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức độ lao động nhẹ [18]
Mức lao động Nam Nữ
Tĩnh tại 30Kcal/kg 25Kcal/kg
Vừa 35Kcal/kg 30Kcal/kg
Nặng 45Kcal/kg 40Kcal/kg
Khi lập chế độ ăn cần lưu ý: Tuỳ theo tuổi, tuỳ theo công việc, tuỳ theo
thể trạng.
Phân bố bữa ăn trong ngày: Cần tuần thủ chế độ 3 bữa chính mỗi ngày.
Bổ sung bữa phụ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và trước khi đi ngủ. Bữa
ăn nhẹ trước khi đi ngủ giúp hạn chế tai biến hạ glucose huyết ban đêm và
hiệu ứng Somogyi vào buổi sáng hôm sau [19]
1.4.1.2. Luyện tập
Các nguyên tắc trong luyện tập thể lực trong bệnh lý đái tháo đường [17]:
21
- Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá
nhân.
- Nên tập trung những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn
cần sử dụng nhiều thể lực.
Việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose
huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid
máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, và cải thiện tích cực về mặt
tâm lý. Hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn là hai yếu tố
chính quyết định sự cân bằng năng lượng, nó có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ typ 2 một cách rất đáng kể [56].
1.4.1.3. Giáo dục bệnh nhân
Mỗi người bệnh phải được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng một phương
pháp điều trị phù hợp. Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh phải được tư
vấn đầy đủ các vấn đề về chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách
phòng, phát hiện sớm, điều trị biến chứng một cách chi tiết, cập nhật thường
xuyên, với mong muốn chính đáng là mỗi bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh
của mình như một người thầy thuốc cho chính bản thân mình [20].
1.4.2. Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
1.4.2.1. Các Sulfonylurea
- Phân loại [9]:
 Thế hệ thứ nhất gồm: acetohexamid, carbatamid, tolbutamid,
chlorpropamid, tolazamid. Hiện nay ít được sử dụng do nhiều tác dụng
phụ.
 Thế hệ thứ hai gồm: glyburid, glibenclamid, gliclazide, glimepirid,
glipizid, glibomurid.
- Cơ chế tác dụng: nhóm sulfonylurea có chứa nhân sulfonic acid urea, khi
thay đổi cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính.
Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc
ATP (KATP) nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân
22
cực màng tế bào. Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ
mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ.
Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5% [9].
- Dược động học: các sulfonylurea hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, tuy vậy
thức ăn và tình trạng tăng glucose máu có thể làm giảm hấp thu của sulfonylurea
vì nó làm suy yếu nhu động ruột. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao (90-
99%). Thể tích phân bố của các sulfonylurea là khoảng 0,2 L/ kg. Thuốc chuyển
hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu [2], [70].
- Chỉ định, cách dùng [61]:
 ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân tuổi trung bình từ 35 – 40 tuổi.
 ĐTĐ typ 2 khi chế độ ăn kiêng không ổn định được đường máu.
 Thuốc được hấp thu tốt và có hiệu quả hơn khi bệnh nhân uống trước bữa
ăn 30 phút, nếu thuốc chỉ uống 1 lần trong ngày sẽ uống vào trước bữa ăn
sáng hoặc bữa ăn chính. Đối với bệnh nhân > 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh
gan, thận, liều bắt đầu là liều thấp nhất, tăng liều dần và điều chỉnh để đạt
được mức kiểm soát đường huyết mà không gây nhiều tác dụng phụ.
- Chống chỉ định [61], [2]:
 ĐTĐ typ 1.
 Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Tuổi còn trẻ.
 Hôn mê hay tiền hôn mê do ĐTĐ.
 Suy gan, suy thận nặng.
 Hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu, thiếu máu.
 Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.
 Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Tác dụng phụ [70]:
 Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là người già và người suy giảm chức
năng gan.
 Tăng cân, tim mạch.
23
 Phản ứng da: như ban đỏ, viêm da vảy nến, hiếm gặp là nhạy cảm với ánh
sáng.
1.4.2.2. Glinide
- Phân loại: hiện có hai thuốc trong nhóm này là repaglinide, nateglinide.
- Cơ chế tác dụng: về lý thuyết nhóm này không thuộc nhóm sulfonylurea,
nhưng nó có khả năng kích thích tụy tiết insulin tương tự các sulfonylurea. Thuốc
làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5 %.
- Dược động học: thuốc được hấp thu nhanh ở ruột, chuyển hoá hoàn toàn
ở gan và thải qua mật, do đó thời gian bán hủy ngắn dưới 1 giờ.
- Chỉ định, cách dùng: bệnh nhân ĐTĐ typ 2 hay có nguy cơ tăng glucose
huyết sau bữa ăn. Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thường dùng là
0,5-1 mg uống trước các bữa ăn 15 phút để tránh tăng glucose huyết ngay sau
ăn. Liều tối đa 16 mg/ ngày.
- Chống chỉ định: nhiễm toan ceton, người suy gan nặng, phụ nữ có thai và
cho con bú.
- Tác dụng phụ: tăng cân và nguy cơ gây hạ glucose huyết khi đói [9].
1.4.2.3. Các biguanid (metformin)
- Phân loại: gồm 3 thuốc chính là phenformin, buformin, metformin. Hiện
nay, phenformin không được sử dụng vì tăng nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic
[9], [60]. Buformin được sử dụng hạn chế tại một số nước. Metformin là thuốc
duy nhất trong nhóm biguanid được sử dụng rộng rãi trên thế giới [52].
- Cơ chế tác dụng: một số cơ chế chính được ghi nhận [61]:
 Ức chế sự tân sinh glucose ở gan.
 Tăng nhạy cảm của insulin đối với tổ chức ngoại vi.
 Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ, giảm hấp thu glucose ở ruột non.
 Tăng tổng hợp glucogen, giảm tân tạo glucogen trong gan, ngoài ra
biguanid còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid cho nên nó làm giảm
cholesterol và triglycerid máu.
24
- Dược động học: sinh khả dụng của metformin khoảng 50-60%. Metformin
không gắn với huyết tương, không chuyển hóa, thải trừ nguyên vẹn qua thận.
90% thuốc được hấp thu sẽ đảo thải qua thận trong vòng 12 giờ. Thời gian bán
thải là 1,5- 4,5 giờ nhưng tác dụng hạ glucose huyết có thể kéo dài lên tới 24 giờ.
Độ thanh thải của metformin giảm ở bệnh nhân suy thận và người cao tuổi. Có
thể xảy ra nguy cơ tích lũy thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận [61],
[52].
- Chỉ định, cách dùng [8]:
 Hay sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không kiểm soát được đường
huyết bằng chế độ ăn đơn thuần, bệnh nhân bị béo phì.
 Liều khởi đầu thông thường ở người lớn là uống 1 viên 500 mg hoặc 850
mg, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối, trong hoặc sau khi ăn).
Mỗi tuần một lần, tăng thêm một viên mỗi ngày tới mức tối đa là 2500 mg/
ngày. Những liều tới 2000 mg/ ngày có thể uống làm hai lần trong ngày.
Nếu cần, dùng liều 2500 mg/ ngày chia làm 3 lần trong ngày vào bữa ăn để
dung nạp thuốc tốt hơn.
- Chống chỉ định [8]:
 Quá mẫn cảm với metformin hoặc bất cứ thành phần nào trong chế phẩm.
 Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng (phải được
điều trị đái tháo đường bằng insulin). Giảm chức năng thận do bệnh thận
hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL ở nam
giới hoặc ≥ 1,4 mg/dL ở nữ giới) hoặc Clcr < 60 ml/phút.
 Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như: suy tim
hoặc suy hô hấp, mới mắc nhồi máu cơ tim, sốc.
 Các bệnh lý cấp tính có khả năng ảnh hưởng có hại đến chức năng thận
như mất nước, nhiễm khuẩn nặng sốc, tiêm trong mạch máu các chất cản
quang có iod (chỉ dùng lại metformin khi chức năng thận trở về bình
thường).
 Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
25
 Gây mê: ngừng metformin vào buổi sáng trước khi mổ và dùng lại khi
chức năng thận trở về bình thường.
 Người mang thai: phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin.
 Người cho con bú.
 Đái tháo đường typ 1, đái tháo đường có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê đái
tháo đường.
- Tác dụng phụ [9]: thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, có
thể hạn chế bằng cách dùng liều thấp tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng
dạng phóng thích chậm.
1.4.2.4. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)
- Phân loại: thuốc hiện có: pioglitazone và rosiglitazone. Tuy nhiên hiện nay
tại một số nước trên thế giới không khuyến cáo sử dụng nhóm glitazone do tăng
nguy cơ biến cố tim mạch (rosiglitazone), hoặc ung thư nhất là ung thư bàng
quang (pioglitazone). Tại Việt Nam chỉ có pioglitazone còn được sử dụng.
- Cơ chế tác dụng: thiazolidinedion có tác dụng làm tăng nhạy cảm của cơ
và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPAR (peroxisome - proliferator -
activated receptor ) - một receptor thuộc hệ thống thụ thểhormon nằm trongnhân tếbào
của các yếu tố sao chép. Khi gắn với receptor này, thiazolidinedione hoạt hóa
nó và thúc đẩy sản xuất insulin. Vì vậy, thiazolidinedione có tác dụng kháng
insulin tại mô đích. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời
ngăn bài tiết glucose ở gan. Receptor PPAR được tìm thấy ở nhiều mô quan trọng
chịu tác dụng của insulin như cơ, gan và mô mỡ [39]. Giảm HbA1c từ 0,5 –
1,4%.
- Dược động học: sau khi uống thuốc được hấp thụ nhanh ở ống tiêu hóa,
nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 1 giờ đối với rosiglitazone và sau 2
giờ đối với pioglitazone. Thiazolidinedion gắn kết với protein khá cao (99%)
trước hết với albumin. Là loại thuốc được chuyển hóa mạnh và đào thải qua
thận với những sản phẩm đã chuyển hóa. Thời gian bán hủy từ 3-4 giờ đối với
26
rosiglitazone, 3-7 giờ đối với pioglitazone và từ 16-24 giờ đối với các chất
chuyển hóa của pioglitazone [61].
- Chỉ định, cách dùng:
 Dùng cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
 Liều khởi đầu thông thường của rosiglitazone là 4 mg, uống 1 lần hoặc
chia 2 lần trong ngày. Những bệnh nhân sau điều trị 12 tuần mà đáp ứng
kiểm soát đường huyết không đầy đủ có thể tăng liều 8 mg/ngày, chia 2
lần/ngày. Với pioglitazone liều khởi đầu từ 15-30 mg uống 1 lần trong
ngày, nếu không đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết tăng liều 45
mg/ngày, uống 1 lần [61].
- Chống chỉ định: suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York
(NYHA); bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn
trên của trị số bình thường; phụ nữ có thai và cho con bú; ĐTĐ typ 1 [9], [61].
- Tác dụng phụ: thuốc làm phù/ tăng cân 3 – 4 %, khi dùng cùng với
insulin, có thể tăng cân 10 – 15 % so với mức nền và tăng nguy cơ suy tim.
Thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu [9].
1.4.2.5.Các thuốc ức chế α-glucosidase:
- Phân loại: gồm các thuốc: acarbose, miglitol, voglibose, emiglitate,
nhưng chỉ có hai thuốc hay được sử dụng là acarbose và miglitol.
- Cơ chế tác dụng: những chất này ức chế hoạt động của α-glucosidase ở
ruột non làm giảm hấp thu tinh bột, dextrin và disacharid, do đó làm giảm sự
tăng glucose huyết sau bữa ăn ở các bệnh nhân ĐTĐ. Thuốc không có tác dụng
hạ glucose huyết lúc đói và có thể dùng trên cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1. Các chất
này được chứng minh là làm giảm rõ rệt tỷ lệ HbA1c trong hồng cầu ở những
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang ở trong tình trạng tăng glucose huyết nghiêm
trọng. Tuy nhiên ở những bệnh nhân tăng glucose huyết mức độ vừa và nhẹ, tỷ
lệ giảm HbA1c chỉ bằng khoảng 30-50% so với các thuốc ĐTĐ đường uống
khác [13].
27
- Dược động học: acarbose: sau khi uống phần lớn được lưu lại trong ống
tiêu hóa. Dưới 2% liều uống được hấp thu dưới dạng thuốc có hoạt tính, khoảng
35% liều uống được hấp thu chậm dưới dạng chất chuyển hóa được tạo thành
trong đường tiêu hóa. Chuyển hóa hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thời gian bán
thải khoảng 2 giờ. Khoảng 51% liều uống đào thải qua phân dưới dạng không
hấp thu, 34% đào thải qua thận dưới dạng chất chuyển hóa hấp thu [8].
- Chỉ định, cách dùng [61], [13]:
 Đến nay là thuốc uống duy nhất có thể dùng cho cả ĐTĐ typ 1 và typ 2.
Nhóm này rất phù hợp với những người hay có nguy cơ bị tăng cao
glucose huyết sau ăn.
 Dùng khởi đầu liều thấp, acarbose 50 mg/ ngày từ 1 – 2 tuần rồi tăng
dần sau mỗi 1 – 2 tuần. Uống ngay đầu bữa ăn và bữa ăn phải có
carbohydrat.
- Chống chỉ định: viêm ruột đặc biệt có loét, người suy gan, tăng enzym
gan, phụ nữ mang thai, cho con bú, người ĐTĐ typ 2 dưới 18 tuổi, hạ đường
máu, ĐTĐ nhiễm toan thể ceton [8], [61].
- Tác dụng phụ: chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat
không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm: sình bụng, đầy hơi, đi
ngoài phân lỏng [9].
1.4.2.6. Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)
Phân loại: hiện có trong điều trị tại Việt Nam là: sitagliptin, vildagliptin,
saxagliptin, linagliptin.
Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thoái giáng GLP-1,
do đó làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính. Thuốc ức
chế enzyme DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5 – 1,4%.
- Sitagliptin: viên uống 50-100 mg. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1
lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 30-50 ml/phút và 25
mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút. Tác dụng phụ có thể gặp là
28
viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, dị ứng ngứa ngoài da, đau khớp. Nguy
cơ viêm tụy cấp thay đổi theo nghiên cứu.
- Saxagliptin: viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/
ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/phút. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,5-
0,9 %. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, mẩn ngứa, dị
ứng, nhiễm trùng tiết niệu.
- Vildagliptin: viên 50 mg, uống 1-2 lần/ ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5-
1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt,
nhức đầu.
- Linagliptin: viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c
khoảng 0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazon. 90%
thuốc được thải không chuyển hóa qua đường gan mật, 1-6 % thải qua đường
thận vào nước tiểu. Thuốc không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận giảm đến 15
ml/phút. Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm
tụy cấp [9], [73].
1.4.2.7.Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2
(Sodium Glucose Transporter 2)
Dapagliflozin: là chất ức chế có hoạt tính ức chế mạnh và chọn lọc cao trên
chất vận chuyển Natri – glucose, là chất vận chuyển chính phụ trách việc tái hấp
thu glucose ở thận. Dapagliflozin làm giảm glucose huyết tương do ức chế tái hấp
thu glucose ở ống thận và tăng cường sự bài tiết glucose theo nước tiểu, có thể làm
hạ glucose trong huyết tương bất kể tình trạng nhạy cảm với insulin và chức năng
tiết của tế bào beta của bệnh nhân. Do cơ chế tác động không phụ thuộc vào sự bài
tiết và tác động của insulin, phương pháp điều trị này có nguy cơ hạ đường huyết
rất thấp và có thể được dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
Dapagliflozin: giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với
thuốc viên khác hoặc insulin. Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến
cáo khởi đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10
mg. Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm, thông tin kê toa cho biết
29
không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin cho bệnh nhân suy thận trung bình đến
suy thận nặng (độ thanh thải creatinin [CrCl] < 60 ml/ phút hoặc độ lọc cầu thận ước
tính [eGFR] < 60 ml/phút/1,73 m2
).
Tác dụng phụ: nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp
nhiễm ceton acid với mức glucose huyết bình thường (do đó không sử dụng thuốc
này ở ĐTĐ typ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thiếu insulin
trầm trọng) [9], [25].
1.4.2.8. Các loại viên phối hợp
Hiện nay tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp glyburide/ metformin
(glucovance), amaryl/ metformin (coAmaryl), sitagliptin/ metformin (janumet),
vildagliptin/ metformin (galvusmet), saxagliptin/ metformin (komboglyze) dạng
phóng thích chậm, pioglitazone/ metformin.
Do bản chất đa dạng của cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2, việc phối hợp thuốc
trong điều trị sẽ mang lại hiệu quả giảm glucose huyết tốt hơn, đồng thời giảm tác
dụng phụ khi tăng liều một loại thuốc đến tối đa. Nguyên tắc phối hợp là không
phối hợp 2 loại thuốc trong cùng 1 nhóm, thí dụ không phối hợp gliclazid với
glimepirid.
Ngoài ra viên thuốc phối hợp 2 nhóm thuốc sẽ giúp cho số viên thuốc cần sử
dụng ít hơn, làm tăng tính tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Bất lợi của viên
thuốc phối hợp là không thể chỉnh liều 1 loại thuốc [9].
1.4.2.9. Insulin
Phân loại: theo cơ chế tác dụng [9]:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn: insulin lispro, insulin aspart, insulin glulisin,
insulin regular.
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian: NPH (Neutral Protamine Hagedorn
hoặc Isophane Insulin).
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài: insulin glargin, insulin detemir, insulin
degludec.
30
- Insulin trộn, hỗn hợp: insulin mixtard 30, novomix 30, ryzodeg, humalog
mix 70/30, humalog mix 75/25, humalog 50/50.
Cơ chế tác dụng: insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo
Langerhans tuyến tụy tiết ra. Nồng độ glucose trong máu là yếu tố chính điều hòa
tiết insulin. Ở người bình thường, insulin tiết không đều, nhiều nhất sau bữa ăn. Tác
dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ glucose máu xảy ra sau khi insulin
đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm với insulin,
đặc biệt là gan, cơ vân và mô mỡ. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng
glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế
sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin còn có
tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin bị
phân hủy ở các mô gan, cơ và thận [8].
Dược động học: insulin do bản chất là một protein nên bị phá hủy ở đường
tiêu hóa và thường phải tiêm. Tuy vậy, insulin thường (regular) cũng đã được cho
qua đường hít, qua đường mũi, hoặc trong da ở một số người bệnh. Tốc độ hấp thu
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường dùng (tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm
dưới da), vị trí tiêm, thể tích và nồng độ thuốc và loại thuốc insulin. Hấp thu có thể
bị chậm và/ hoặc giảm do có kháng thể gắn vào insulin, kháng thể này phát triển ở
tất cả người bệnh sau 2 – 3 tuần điều trị insulin [8].
Bảng 1.5. Đặc điểm dược động học của các insulin [9]
Loại insulin
Thời gian bắt
đầu tác dụng
Thời gian đạt tác
dụng tối đa
Thời gian tác dụng
kéo dài
Lispro 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ
Aspart 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ
Gluisin 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ
Regular 30 – 60 phút 2 giờ 6 – 8 giờ
NPH 2 – 4 giờ 6 – 7 giờ 10 – 20 giờ
Glargin 30 – 60 phút Không đỉnh 24 giờ
Detemir 30 – 60 phút Không đỉnh 24 giờ
Degludec 30 – 90 phút Không đỉnh 42 giờ
Chỉ định [8], [63]:
- ĐTĐ typ 1 và typ 2.
31
- Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c > 9,0%
mà mức glucose lúc đói trên 15,0 mmol/L.
- Người bệnh ĐTĐ nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng
nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose
máu, người bệnh có tổn thương gan.
- Người ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ.
- Người điều trị thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả, người
bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu.
Cách dùng [9]:
- Insulin là thuốc có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất. Không có giới hạn
trong việc giảm HbA1c, không có giới hạn liều insulin. Insulin chỉ được tiêm
dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở bụng, phần trên cánh tay,
đùi. Insulin được hấp thu thay đổi tùy tình trạng BN, vị trí tiêm.
- Trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu
máu, lúc phẫu thuật, regular insulin (insulin thường) được sử dụng để truyền tĩnh
mạch.
- Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin
tác dụng trung bình hay tác dụng dài) là 0,1 – 0,2 đơn vị/ kg cân nặng, tiêm dưới
da vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày.
- Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ typ 1- ĐTĐ typ 2) có biểu hiện thiếu hụt
insulin nặng: liều khởi đầu insulin là: 0,25 – 0,5 đơn vị/ kg cân nặng/ ngày. Tổng
liều insulin chia thành 1/2 -1/3 dùng cho insulin nền (glargine, detemir hoặc
NPH), phần còn lại chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (regular insulin
hoặc aspart, lispro, glulisin).
- Có thể dùng insulin trộn sẵn, thường insulin trộn sẵn tiêm 2 lần/ ngày trước
khi ăn sáng và chiều. Insulin trộn sẵn loại analog có thể tiêm 3 lần/ ngày.
- Điều chỉnh liều insulin mỗi 3-4 ngày.
32
Chống chỉ định: dị ứng với hoạt chất insulin hoặc với một thành phần của
thuốc, hạ glucose huyết [8].
Tác dụng phụ [9], [63]:
- Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm
insulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp.
- Hạ đường huyết: thường gặp khi tiêm insulin quá liều, gây vã mồ hôi, hạ
thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê.
- Gây tăng cân
- Phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Để tránh tác
dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên.
1.4.3. Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường type 2
1.4.3.1. Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng
uống
Khi sử dụng các thuốc ĐTĐ typ 2 dạng uống mà không kiểm soát được
glucose máu thì việc bắt đầu điều trị bằng Insulin là cần thiết. Khoảng 30% bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 cần phải sử dụng insulin [35]. Theo Nghiên cứu tiến cứu về Đái
tháo đường của Anh (UKPDS) thì trong vòng 6 năm, có hơn 50% bệnh nhân
ban đầu được lựa chọn sử dụng Sulfonylure một cách ngẫu nhiên cần phải điều
trị thêm bằng insulin để đạt được mục tiêu điều trị [57]. Có thể có nhiều phương
pháp phối hợp insulin với các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống, sau đây là
một số phương pháp phối hợp thuốc:
- Insulin + Metformin: sự kết hợp giữa insulin và metformin giúp kiểm
soát glucose máu tốt hơn [36]. Sự giảm liều insulin có thể là cần thiết do dó sẽ
giúp hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của insulin [52], [72].
Thường phối hợp giữa insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi
ngủ hoặc insulin isophan 2 lần/ngày với metformin dùng vào bữa ăn [52] [67].
- Insulin + TZD: sự phối hợp này giúp làm giảm liều insulin và chỉ số
HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân [72]. Ở châu Âu, thiazolidindion kết hợp với
33
insulin là một chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim
[29], [14].
- Insulin + Acarbose: với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định
hoặc không dung nạp với metformin có thể điều trị phối hợp metformin và
acarbose [14]. Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của
những bệnh nhân có chế độ ăn giàu carbonhydrat [15].
1.4.3.2. Phối hợp các thuốc điều trị Đái tháo đường typ 2 dạng uống
Trong điều trị ĐTĐ typ 2, thường gặp sự phối hợp giữa các thuốc dạng
uống:
- Metformin + Sulfonylure: Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu
quả điều trị thì nên phối hợp với Sulfonylure [10], [45]. Đây là kiểu phối hợp
phổ biến nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu [16]. Nhiều
thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy khi phối hợp 2 thuốc này thì không có thêm
tác dụng phụ nào xuất hiện so với khi dùng từng thuốc đơn độc [65].
- Metformin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm
của phối hợp này là metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng
thời tác dụng hiệp đồng làm giảm Triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp
metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do metformin ức chế sự
tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của insulin ở cơ
[16].
- Metformin + Thuốc ức chế DPP - 4: thuốc dạng phối hợp giữa
vildagliptin và metformin được chỉ định dùng cho những bệnh nhân ĐTĐ typ 2
đã dùng liều tối đa của metformin nhưng vẫn không kiểm soát được glucose
máu. Sự phối hợp này góp phần cải thiện glucose máu và chức năng của tế bào β
[37].
- Metformin + Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với metformin
[36]. So với điều trị đơn độc bằng Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả
hạ glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 mà không gây hạ glucose máu [78].
34
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Khảo sát được tiến hành tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa khu vực
Tháp Mười.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh án bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh
–Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú Bệnh viện đa khoa
khu vực Tháp Mười năm 2019
2.3.1.1. Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm của bệnh nhân
 Tuổi/ giới.
 Thể trạng bệnh nhân (phân loại dựa vào chỉ số BMI).
 Bệnh lý mắc kèm và biến chứng.
 Các chỉ số liên quan tại thời điểm chẩn đoán.
- Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ typ 2 dạng uống
 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 có tại Bệnh viện.
 Các phác đồ điều trị.
 Liều dùng của các thuốc.
 Lựa chọn thuốc dựa trên chức năng gan thận của bệnh nhân.
 Tương tác thuốc.
35
2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu dữ liệu giai đoạn từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Dựa vào nội dung cần nghiên cứu, lập "Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân"
(Phụ lục) để thu thập các thông tin cần cho nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án ngoại trú
của bệnh nhân tại phòng khám Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười.
- Cập nhật thông tin của bệnh nhân vào "Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân".
Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
(TB ± SD). Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %.
- So sánh trước sau: kiểm định giả thuyết sự khác biệt giữa hai giá trị trung
bình (kiểm định t ghép cặp hoặc kiểm định dấu hạng Wilcoxon)
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.3.1.3. Mẫu nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn mẫu:
 Bệnh án bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 được bác sĩ chỉ
định điều trị ngoại trú bằng thuốc ĐTĐ.
 Bệnh nhân được điều trị liên tục tối thiểu 3 tháng trong thời gian nghiên
cứu.
 Bệnh nhân ở diện bảo hiểm y tế.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
 Bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng.
 Bệnh nhân vào điều trị nội trú.
 Bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ.
- Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ
36
Trong đó:
n là cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nhất cần có
α: mức ý nghĩa, chọn α=0,05
Z: hệ số tin cậy, với α=0,05 thì Z=1,96
d: sai số cho phép, chọn d=0,05
p là tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ typ 2, chọn p=0,5 để được cỡ mẫu tối
đa
Áp dụng vào công thức ta tính được n = 385, cộng thêm 5% mẫu dự phòng.
Tổng số mẫu là 404 bệnh án. Trong thực tế, số mẫu bệnh án được đưa vào tham gia
nghiên cứu là 410.
2.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2
sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm
2019
2.3.2.1.Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả điều trị một số tiêu chí:
- Kiểm soát glucose huyết:
 Đánh giá qua chỉ số glucose huyết lúc đói.
 Đánh giá qua chỉ số HbA1c.
- Đánh giá sự thay đổi BMI.
- Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lipid huyết.
- Đánh giá sự thay đổi chỉ số huyết áp.
- Đánh giá sự thay đổi các chỉ số hóa sinh chức năng gan thận.
2.3.2.2.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu giai đoạn từ 01/01/2019 đến
31/12/2019 để thu thập các thông tin:
Thời điểm T0 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu, ghi lại các thông tin về:
- Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, huyết áp, bệnh mắc
kèm.
- Các xét nghiệm sinh hóa máu:
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf

More Related Content

What's hot

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...nataliej4
 
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạnPhân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạnHA VO THI
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Man_Ebook
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Man_Ebook
 
Bài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốcBài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốcjackjohn45
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Man_Ebook
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔICẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔISoM
 

What's hot (20)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
 
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạnPhân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn
Phân tích CLS thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại bệnh viện đa khoa ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Bài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốcBài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốc
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Amikacin
AmikacinAmikacin
Amikacin
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔICẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI
CẬP NHẬT 2017 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf

Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Man_Ebook
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Man_Ebook
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf (20)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đPhân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đLuận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN NGỌC HÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƯỜI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN NGỌC HÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƯỜI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Đình Luyến CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Tây Đô, khoa Dược Sau đại học đã cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Tây Đô, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đồng thời bày tỏ sự biết ơn đến Đảng Ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười, Khoa Khám bệnh, Phòng Kế hoạch Tổng Hợp, Khoa Dược đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị và bạn bè cùng lớp Thạc sĩ Dược lý – Dược lâm sàng khóa 6A – Trường Đại học Tây Đô, các bạn bè thân thiết đã cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và giành cho tôi những tình cảm, sự động viên vững chắc. Cần Thơ, Ngày….tháng….năm….. Học viên Nguyễn Ngọc Hà
  • 4. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Đặt vấn đề: Quá trình điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là một quá trình lâu dài, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc. Hiện nay, thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng phong phú, đa dạng về dược chất, dạng bào chế. Lựa chọn sử dụng thuốc ĐTĐ một cách hợp lý và hiệu quả vẫn còn là một thách thức trong điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ typ 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 410 bệnh án của bệnh nhân đái tháo đường bằng thiết kế nghiên cứu hồi cứu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019. Kết quả: 61,2% bệnh án được đưa vào nghiên cứu là nữ. Có 06 phác đồ điều trị với 03 hoạt chất gliclazid, metformin và insulin tương ứng 08 biệt dược. Các thuốc sử dụng chủ yếu ở liều trung bình và thấp, ít có sự thay đổi liều. Tương tác thường gặp nhất ở mức độ trung bình, giữa metformin với các thuốc điều trị tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị đối với chỉ số FPG tăng từ 12,7% lên 26,3%; và HbA1c tăng từ 16,6% lên 37,8%. Quá trình điều trị cũng làm tăng tỷ lệ BN đạt mục tiêu điều trị về các chỉ số HA (tăng từ 63,7% lên 78,0%) và lipid máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL-C). Kết luận: Phác đồ điều trị và liều sử dụng phù hợp với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2 – Bộ Y tế 2017. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị đối với chỉ số glucose huyết lúc đói và HbA1c tăng so với thời điểm T0. Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, sử dụng thuốc, hiệu quả, điều trị, ngoại trú, Đồng Tháp.
  • 5. iii ABSTRACT Background: The treatment of type 2 diabetes is a long-term process that requires a combination of diet adjustment, physical activity and medication. Currently, the treatment of diabetes is used richly and diverse in pharmaceutical substance and dosage form. Choosing to use diabetes drugs appropriately and effectively remains a challenge in treatment. Objectives: Survey the situation of drug use and evaluate the effectiveness of treatment of type 2 diabetes after 3 months of outpatient treatment at Thap Muoi Regional General Hospital in 2019. Methods: The study was conducted on 410 cases of diabetic patients by retrospective study design from January 1, 2019 to December 31, 2019. Results: 61.2% cases of diabetic patients included in the study was female. There was 06 treatment regimens with 03 active ingredients such as gliclazid, metformin and insulin, corresponding to 08 brand-name drugs. The drugs used was mainly in medium and low doses, there were little change in dose. The most common interaction were moderate, between metformin and medications for hypertension. The proportion of patients achieving the treatment goal for FPG increased from 12.7% to 26.3%; and HbA1c increased from 16.6% to 37.8%. The course of treatment also increases the rate of patients meeting the treatment target in terms of blood pressure (increased from 63.7% to 78.0%) and blood lipids (Cholesterol, Triglyceride, LDL-C). Conclusions: The treatment regimen and dosage are in line with the Guidelines for diagnosis and treatment of type 2 diabetes - Vietnam Ministry of Health 2017. The percentage of patients reaching the treatment goal for fasting plasma glucose and HbA1c increases compared to with the time T0. Keywords: Type 2 diabetes, drug use, efficacy, treatment, outpatient, Dong Thap.
  • 6. iv CAM KẾT CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, Ngày….tháng….năm….. Học viên Nguyễn Ngọc Hà
  • 7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ..............................................................ii ABSTRACT.....................................................................................................iii CAM KẾT CỦA TÁC GIẢ ............................................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v DANH MỤC BẢNG......................................................................................viii DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................xi MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 1.1. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3 1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới................................................ 3 1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam ................................................ 5 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2........................ 7 1.2.1. Định nghĩa........................................................................................ 7 1.2.2. Phân loại........................................................................................... 7 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................. 9 1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán..................................................................... 10 1.2.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2....................................... 11 1.2.6. Biến chứng của đái tháo đường typ 2.............................................. 13 1.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2.............................................. 15 1.3.1. Mục tiêu điều trị ............................................................................. 15 1.3.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 ....... 17 1.4. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ.............................................................................. 18 1.4.1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc........................................ 18 1.4.2. Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 .......................................... 21 1.4.3. Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường type 2 ......................... 32
  • 8. vi CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 34 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..................................... 34 2.1.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................... 34 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 34 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................. 34 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 34 2.3.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.......................................................................... 34 2.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019 ....................................................................................................... 36 2.4. PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ................................................... 40 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................... 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 41 3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU............... 41 3.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới .............................. 41 3.1.2. BMI của bệnh nhân .......................................................................... 41 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0 .................... 42 3.1.4. Các bệnh lý mắc kèm ....................................................................... 43 3.2. KHẢO SÁT VIỆC DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. ............................................................................................................... 44 3.2.1. Các phác đồ được sử dụng................................................................ 44 3.2.2. Các thuốc được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................ 45 3.2.3. Liều lượng các thuốc được dùng....................................................... 46 3.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân...................... 47 3.2.5. Tương tác thuốc ............................................................................... 47 3.3. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................... 48 3.3.1. Sự thay đổi glucose huyết................................................................. 48
  • 9. vii 3.3.2. Sự thay đổi chỉ số HbA1c sau điều trị .............................................. 50 3.3.3. Sự thay đổi BMI............................................................................... 51 3.3.4. Mức độ kiểm soát các bệnh mắc kèm ............................................... 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 54 4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU............... 54 4.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới............................... 54 4.1.2. BMI của bệnh nhân .......................................................................... 55 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0 .................... 55 4.1.4. Các bệnh lý mắc kèm ....................................................................... 59 4.2. VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG............. 60 4.2.1. Các phác đồ được sử dụng................................................................ 60 4.2.2. Các thuốc được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................ 61 4.2.3. Liều lượng các thuốc được dùng....................................................... 63 4.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ..................... 64 4.2.5. Tương tác thuốc................................................................................ 65 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................. 66 4.3.1. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết lúc đói (FPG)............................. 66 4.3.2. Sự thay đổi chỉ số HbA1c sau điều trị............................................... 67 4.3.3. Sự thay đổi BMI............................................................................... 68 4.3.4. Mức độ kiểm soát các bệnh mắc kèm ............................................... 68 4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................... 71 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................ 72 KẾT LUẬN.................................................................................................. 72 KIẾN NGHỊ................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................xii PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................xiii PHỤ LỤC 3. ................................................................................................... xv PHỤ LỤC 4.................................................................................................. xxiv
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 ............................................................ 8 Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai .............................................................................................................. 15 Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già .................................................. 16 Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức độ lao động nhẹ [16] ......................................................................................................................... 20 Bảng 1.5. Đặc điểm dược động học của các insulin ......................................... 30 Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm soát HbA1c, glucose huyết, lipid huyết và huyết áp ............................................................................................. 38 Bảng 2. 2. Phân loại BMI theo WHO 2000 dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương ..................................................................................................... 38 Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xét nghiệm chức năng gan, thận .............. 39 Bảng 3.1. Phân bố số bệnh nhân đái tháo đường theo tuổi và giới ................... 41 Bảng 3.2. Phân bố BMI của bệnh nhân............................................................ 41 Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân tại thời điểm T0 ................. 42 Bảng 3.4. Phân loại các chỉ số glucose huyết, HbA1c và lipid huyết của bệnh nhân ................................................................................................................. 43 Bảng 3.5. Phân loại các chỉ số chức năng gan, thận của bệnh nhân ................. 43 Bảng 3.6. Các bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân đái tháo đường ...................... 44 Bảng 3.7. Tỷ lệ các phác đồ được sử dụng trong nghiên cứu ........................... 45 Bảng 3.8. Các thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng trong nghiên cứu .. 45 Bảng 3.9. Liều dùng hàng ngày các thuốc điều trị đái tháo đường................... 46 Bảng 3.10. Sử dụng thuốc ở BN có chức năng gan/thận bất thường tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ........................................................................................... 47 Bảng 3.11. Các tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu ............................. 48 Bảng 3.12. Phân loại chỉ số FPG của bệnh nhân trong thời gian điều trị.......... 49
  • 11. ix Bảng 3.13. Sự thay đổi chỉ số FPG của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị đối với từng phác đồ .................................................................................................... 50 Bảng 3.14. Phân loại chỉ số HbA1c của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị........... 50 Bảng 3 15. Sự thay đổi chỉ số HbA1c của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị đối với từng phác đồ .................................................................................................... 51 Bảng 3.16. Sự thay đổi BMI của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị...................... 51 Bảng 3.17. Đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp sau 3 tháng điều trị .............. 52 Bảng 3.18. Phân loại chỉ số lipid sau 3 tháng điều trị....................................... 53 Bảng 3.19. Phân loại chỉ số chức năng gan, thận sau 3 tháng điều trị .............. 53
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2. .............. 18
  • 13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADA Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) ALAT Alanine Aminotransferase ASAT Aspartate Aminotransferase BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) BN Bệnh nhân DPP-4 Dipeptidyl peptidase-4 ĐTĐ Đái tháo đường EASD European Association for the Study of Diabetes FPG Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (Fasting plasma glucose) GLP-1 Glucagon-like peptide-1 HA Huyết áp HbA1c Hemoglobin gắn glucose (Glycated hemoglobin) HDL Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein) IAA Insulin Autoantibodies IA-2 Tyrosine phosphatase-like insulinoma associated protein 2 autoantibodies ICA Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies IDF Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation) LDL Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein) MODY Maturity onset diabetes of the young PPAR Peroxisome- proliferator -activated receptor  SGLT2 Sodium-glucose co-transporter-2 TZD Các thuốc nhóm thiazolidinedion GLUT2 Protein vận chuyển glucose (Glucose-transporter-2) TB Giá trị trung bình
  • 14. xii THA Tăng huyết áp T0 Thời điểm bắt đầu nghiên cứu T1 Thời điểm sau 1 tháng điều trị tính từ thời điểm T0 T2 Thời điểm sau 2 tháng điều trị tính từ thời điểm T0 T3 Thời điểm sau 3 tháng điều trị tính từ thời điểm T0 SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  • 15. 1 MỞ ĐẦU Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein. Năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019 [7]. Một điều rất đáng lo ngại là có rất nhiều người không biết bị mắc ĐTĐ cho đến khi bệnh đã xuất hiện biến chứng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, chi phí rất tốn kém, gây gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán bệnh ĐTĐ sẽ là một trong những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [17], [18]. Theo thống kê của liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) năm 2014, Việt Nam có khoảng 5,71 % dân số mắc bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2 [30]. Ở Việt Nam, ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012, cho thấy trên 11.000 người từ 30 đến 69 tuổi tại 6 vùng sinh thái (Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) phát hiện tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta đã tăng lên là 6%, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%) [11]. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng mạnh từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012. Tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là 63,6%, cao hơn so với thế giới [11]. Tỷ lệ ĐTĐ ở các thành phố lớn cao hơn nông thôn [28]. Quá trình điều trị ĐTĐ typ 2 là một quá trình lâu dài, cần kết hợp nhiều
  • 16. 2 yếu tố bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc. Cùng với sự phát triển của Y Dược học, ngày càng có nhiều thuốc điều trị ĐTĐ được đưa vào sử dụng, phong phú và đa dạng về dược chất, dạng bào chế cũng như giá cả, mang lại nhiều thuận lợi trong việc điều trị bệnh, song cũng là một thách thức không hề nhỏ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một cách hợp lý đảm bảo hiệu quả, an toàn và kinh tế. Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười là bệnh viện tuyến huyện có quy mô 250 giường bệnh, là bệnh viện tuyến 3 trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp. Theo dõi qua các năm điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, Khoa khám bệnh - Bệnh viện hiện đang quản lý và điều trị cho một số lượng bệnh ĐTĐ lớn, chủ yếu là ĐTĐ typ 2 với khoảng 200-250 lượt khám bệnh trong 1 tháng. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện vẫn chưa được thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài "Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019" được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tâm thần, ung thư,… đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá ngày càng tăng [18]. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất", bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển. Năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019 [7]. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu năm 2003, đã tăng vọt lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng lên 380 - 399 triệu vào 2025. Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng 42% và các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà và suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi
  • 18. 4 không do chấn thương. Cứ 10 giây lại có một người chết do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng, cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí cho điều trị ĐTĐ của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đô la Mỹ, dự báo tăng lên 302 ngàn tỷ vào năm 2025 [21], [80]. Bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc. Do sự tăng lên của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, của lối sống ít vận động và quá trình đô thị hóa nên số người bị ĐTĐ càng gia tăng trong khi tuổi chẩn đoán ĐTĐ giảm đi. Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại Philippin, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,2%, suy giảm dung nạp glucose là 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói là 2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8% [24]. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose là 10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi. Theo tác giả WildS và cộng sự [80] nghiên cứu đưa ra tỷ lệ ĐTĐ cho mọi độ tuổi trên toàn thế giới năm 2000 là 2,8% và sẽ tăng vào năm 2030 là 4,4% (171 triệu người vào năm 2000 và 366 triệu người vào năm 2030) ngoài ra tác giả còn đưa ra danh sách những quốc gia có tỷ lệ người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới. Đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ kết quả này tương tự kết quả của tác giả King H và cộng sự năm 1995 [50]. Nghiên cứu của Shaw J.E và cộng sự thực hiện nghiên cứu từ 91 quốc gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới và hội đái tháo đường Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79 [68]. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4% (285 triệu người) và tăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030. Từ năm 2010 và 2030 có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước phát triển. Nghiên cứu của tác giả David R và cộng sự 2011: Thu thập nguồn dữ liệu từ năm 1980 đến tháng 4 năm 2011. Tổng cộng có 565 nguồn số liệu đã được xem xét
  • 19. 5 trong đó có 170 nguồn từ 110 quốc gia được lựa chọn. Trong năm 2011, có 366 triệu người ĐTĐ tuổi từ 20-79, dự kiến sẽ tăng đến 552 triệu vào năm 2030. Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [79]. 1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa. Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng trên 15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO năm 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6% [64]. Năm 1993, Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra trên 5416 người từ 15 tuổi trở lên ở TP. HCM cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 2,52% [75]. Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,9%, rối loạn dung nạp glucose máu là 5,9%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 2,8%, tỷ lệ đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [18]. Năm 2001, nghiên cứu của Nguyễn Kim Hưng và cộng sự trên 2932 đối tượng tại TPHCM kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 3,7%, rối loạn dung nạp glucose máu là 2,4%, rối loạn glucose máu lúc đói là 6,9% [43]. Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra toàn quốc về ĐTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9122 người thuộc 90 phường xã, khu vực Tây nguyên là 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng, thành phố là 2759 đối tượng, nam
  • 20. 6 chiếm 45%, nữ 55%. Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 tăng gần gấp ba lần so với 10 năm trước [18]. Năm 2008, kết quả của điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ typ 2 trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10% [21]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 trên đối tượng 30-69 tuổi trong 2 cuộc điều tra trên cùng một cộng đồng TP. HCM vào thời điểm khác nhau là 2001 và 2008 cùng 1 phương pháp do trung tâm dinh dưỡng tiến hành [34]. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ typ 2 năm 2008 là 7,04%, và tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi. Điều đáng lo ngại hơn là bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên là mối lo ngại cho bệnh ĐTĐ typ 2. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận thức chung của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp. Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường [11].
  • 21. 7 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 1.2.1. Định nghĩa Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [9]. 1.2.2. Phân loại Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế), ĐTĐ chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cụ thể như sau [9], [4]: - Đái tháo đường typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy không thể sản xuất insulin, thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối. Gồm ĐTĐ typ 1 qua trung gian miễn dịch và ĐTĐ typ 1 không qua trung gian miễn dịch (ĐTĐ vô căn). - Đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do quá trình giảm tiết insulin của tế bào beta tụy trên nền tảng đề kháng insulin. - Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó. - Các typ đặc hiệu khác: ĐTĐ do những nguyên nhân khác:  Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta. ĐTĐ đơn gen thể MODY.  Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào beta. Các thể bệnh này hiếm gặp và thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em.  Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin.  Bệnh tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy, viêm tụy)
  • 22. 8  ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô, …  Do các bệnh nội tiết khác. Việc phân loại ĐTĐ typ 1 và typ 2 rất quan trọng để xác định trị liệu, tuy nhiên có 1 số trường hợp không thể phân loại rõ ràng tại thời điểm chẩn đoán. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” của Bộ Y tế ta có thể phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 như sau [9]: Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 Đặc điểm Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 2 Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành Khởi phát Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ triệu chứng Biểu hiện lâm sàng - Sút cân nhanh chóng - Đái nhiều - Uống nhiều - Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng - Thể trạng béo, thừa cân - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 - Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh cao. - Dấu gai đen (Acanthosis nigricans) - Hội chứng buồng trứng đa nang Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu Dương tính Thường không có C-peptid Thấp/ không đo được Bình thường hoặc tăng Kháng thể: Kháng đảo tụy (ICA) Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Kháng Insulin (IAA) Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2) Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8) Dương tính Âm tính Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin Cùng hiện diện với bệnh tự miễn khác Có Hiếm Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì Không có Nếu có, phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc Thường gặp, nhất là hội chứng chuyển hóa
  • 23. 9 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan [17]. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 chủ yếu do rối loạn bài tiết insulin và kháng insulin. Hai quá trình này tương trợ lẫn nhau dẫn đến suy kiệt tế bào beta. Thêm vào đó một khi đã tăng glucose huyết, độc tính glucose sẽ gây ra thêm sự bất thường về tác động bài tiết insulin [61]. a) Rối loạn tiết insulin: Nghĩa là tế bào beta đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là: - Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin. - Bất thường về số lượng tiết insulin. - Bất thường về chất lượng của những peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiết insulin có thể do: - Giảm sự xuất hiện protein vận chuyển glucose GLUT2 (Glucose- transporter-2). - Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến sự tích tụ triglycerid trong tụy, là nguyên nhân gây ngộ độc lipid ở tụy. - Sự tích lũy sợi fibrin giống amyloid trong tế bào beta dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng tế bào beta. - Tăng nhạy cảm tế bào beta với chất ức chế trương lực α-andrenaric. b) Đề kháng insulin: Là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Insulin kiểm soát đường huyết thông qua ba cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đề kháng insulin: - Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
  • 24. 10 - Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ. - Insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan [74]. Hình thức đề kháng bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose, giảm khả năng thu nạp glucose tại mô ngoại vi và giảm khả năng sử dụng glucose ở các cơ quan [74]. Kháng insulin chủ yếu được nghiên cứu nhiều ở hai cơ quan là cơ và gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy cách kháng insulin cũng liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố môi trường [47]. Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose [41]. 1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Trong hướng dẫn điều trị ĐTĐ, IDF đã đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán ĐTĐ như sau [46]: - HbA1c  6,5%. Test này nên được thực hiện trong phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp được chứng nhận bởi NGSP và tiêu chuẩn hóa theo xét nghiệm DCCT. Hoặc - Đường huyết lúc đói (FPG)  126 mg/dL (7,0 mmol/L), đường huyết lúc đói được định nghĩa là đường huyết đo khi nhịn đói ít nhất 8 giờ. Hoặc - Đường huyết sau 2 giờ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose  200 mg/dL (11,1 mmol/L). Test này được Tổ chức Y tế hướng dẫn: hòa tan 75 g đường glucose khan vào trong nước, uống, sau 2 giờ đo đường trong huyết thanh. Hoặc - Bệnh nhân thuộc nhóm có triệu chứng rối loạn đường huyết hoặc tăng đường huyết với xét nghiệm đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ  200 mg/dL (11,1 mmol/L). Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2020 và “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế), ĐTĐ được chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [9], [3]:
  • 25. 11 - Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). - Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 g carbohydrat mỗi ngày. - HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp được chứng nhận bởi National Glycohemoglobin Standardization Program (NGSP) và tiêu chuẩn hóa theo xét nghiệm The Diabetes Control and Complications Trial (DCCT). - Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), 3 tiêu chí xét nghiệm đầu cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. 1.2.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 - Yếu tố tuổi: nguy cơ ĐTĐ tăng dần theo quá trình lão hóa. Ở các nước phát triển ĐTĐ thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và già làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng [49]. Khi cơ thể già đi, chức năng sản sinh insulin của tụy bị suy giảm, đồng thời sự kém nhạy cảm với insulin của các tế bào đích cũng góp phần làm tăng glucose máu [74].
  • 26. 12 - Yếu tố gia đình: đây là một yếu tố quan trọng liên quan tới bệnh ĐTĐ, điều này một phần thể hiện vai trò của yếu tố di truyền đối với nguy cơ mắc bệnh [6], [38]. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có ít nhất một người trong gia đình (bố, mẹ, anh hoặc chị em ruột) bị bệnh [38]. Biết được tiền sử gia đình có mắc bệnh ĐTĐ sẽ giúp ích cho việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh ĐTĐ [31]. - Yếu tố chủng tộc: mỗi chủng tộc người có tính nhạy cảm với ĐTĐ typ 2 khác nhau [26]. Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 gặp ở tất cả các dân tộc, những dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 cao thì có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ cao [19]. - Yếu tố môi trường và lối sống: Khi ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự mất cân bằng và dư thừa năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh, làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 [19]. Ở Việt Nam, người sống ở đô thị có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 cao hơn ở nông thôn. Như vậy, sự đô thị hoá là yếu tố nguy cơ quan trọng và độc lập của ĐTĐ typ 2 [18]. - Thời kỳ mang thai: trong thời kỳ này một số nội tiết tố tăng bài tiết, các chất này có tác dụng đề kháng với insulin nên dễ gây tăng đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ có tiền sử sinh con nặng trên 4 kg là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và con. Những trẻ cân nặng lúc sinh trên 4 kg thường mắc bệnh béo phì lúc nhỏ, giảm dung nạp glucose và đái tháo đường khi trưởng thành [19]. - Tiền sử giảm dung nạp glucose: đối với những người đã có tiền sử rối loạn glucose lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose thì có khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ typ 2 rất cao, những người này cần được phát hiện sớm và phải được can thiệp sớm bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng nguy cơ tiến triển của bệnh [19]. - Tăng huyết áp: tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ typ 2 [32]. Đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở người THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa
  • 27. 13 tuổi [76]. Cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim [32]. - Béo phì: sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng của bệnh béo phì. Khoảng 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là do vượt quá trọng lượng [42]. Hơn 90% bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 có BMI ≥ 25,0 kg/ m2 . Tăng cân và béo phì làm xấu đi tình trạng kháng insulin, giảm cân sẽ làm giảm đi các biến chứng của bệnh ĐTĐ typ 2 [12]. Ảnh hưởng của béo phì đến ĐTĐ typ 2 có thể điều chỉnh bằng thay đổi lối sống. Dung nạp glucose máu có thể được cải thiện nếu gia tăng hoạt động thể lực và kiểm soát tốt trọng lượng, từ đó giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh [19]. - Chế độ ăn và hoạt động thể lực: một lối sống lành mạnh bao gồm tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân nhẹ và hoạt động thể chất thường xuyên có thể duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, giảm nguy cơ biến chứng ĐTĐ typ 2 [27]. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện là chìa khóa để chống lại béo phì và cao huyết áp, tăng hoạt động của insulin và giảm sự tạo glucose ở gan [77]. Cả lượng calo hấp thụ và chất lượng dinh dưỡng đều ảnh hưởng tới nguy cơ bệnh ĐTĐ typ 2. Thừa calo dẫn tới nguy cơ thừa cân và về lâu dài sẽ làm giảm khả năng kiểm soát glucose ở gan và cân bằng trao đổi chất. Chế độ dinh dưỡng kém chất lượng như ít chất xơ, ít carbohydrat làm tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2. 1.2.6. Biến chứng của đái tháo đường typ 2 a) Biến chứng cấp tính - Nhiễm toan ceton – hôn mê do nhiễm toan ceton: là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng đường huyết, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan tổ chức và hậu quả là mất nước và điện giải trong và ngoài tế bào [62]. - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: đây là hội chứng thường gặp ở người mắc ĐTĐ typ 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam. Đặc điểm chính của bệnh là tăng glucose máu, mất nước và điện giải. Hôn mê do tăng áp lực thẩm
  • 28. 14 thấu có đặc điểm lớn nhất là mất nước, đa phần là mất nước nặng, thường khi đã có triệu chứng rối loạn ý thức trên lâm sàng, lượng nước mất có thể chiếm tới 25% trọng lượng cơ thể. Đặc điểm quan trọng để phân biệt với hôn mê nhiễm toan ceton là không có hoặc có rất ít thể ceton trong nước tiểu [62]. - Nhiễm toan acid lactic: nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa nặng thường gặp khi có rối loạn cung cấp oxy cho tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các tổ chức như cơ, xương và tất cả các tổ chức khi thiếu oxy trầm trọng [62]. - Hạ đường huyết: đây là một biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Phần lớn nguyên nhân là do điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dạng uống. Khoảng 10% bệnh nhân bị xảy ra các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng phải điều trị cấp cứu. Thông thường khi mức đường huyết giảm dưới 70 mg/dL được coi là hạ đường huyết, nhưng phần lớn các triệu chứng lâm sàng chỉ xảy ra khi mức đường huyết từ 45-50 mg/dL [62]. b) Biến chứng mạn tính Các biến chứng của bệnh ĐTĐ rất hay gặp, thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện. Bao gồm biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ [19]. - Biến chứng mạch máu lớn:  Bệnh tim mạch – ĐTĐ là một quá trình xảy ra lâu dài, liên tục giữa hai yếu tố là xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Biến chứng mạch máu lớn được phân thành: Biến chứng mạch vành, biến chứng mạch não và biến chứng mạch ngoại vi [20].  Bệnh lý bàn chân là một biến chứng thường gặp, gây nên chủ yếu bởi hai nguyên nhân có ảnh hưởng tương hỗ nhau: bệnh thần kinh và bệnh mạch máu. Các chấn thương đóng vai trò như các yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện, nhiễm trùng làm trầm trọng thêm loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết [63].
  • 29. 15 - Biến chứng mạch máu nhỏ:  Biến chứng mắt: rất thường gặp, các hình thái có thể gặp là: xuất huyết trong võng mạc, phù võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn ápBệnh thường không có triệu chứng, khi phát hiện thị lực giảm thì bệnh đã nặng [55].  Biến chứng thận: biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu, sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 sau 20 năm có tỷ lệ mắc bệnh thận là 5 -10% [55].  Biến chứng thần kinh: thường xuất hiện rất sớm, tổn thương thần kinh đặc hiệu nhất là tổn thương ngoại vi, tỷ lệ tăng theo tuổi và thời gian bị bệnh. Đó là các triệu chứng đau, nóng rát ở bàn chân, cẳng tay, cảm giác tê bì, kiến bò, liệt dương [23]. 1.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 1.3.1. Mục tiêu điều trị Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2” (Bộ Y tế) và tham khảo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mục tiêu điều trị cần đạt của ĐTĐ typ 2 như sau [9]: Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai [9], [4] Mục tiêu Chỉ số HbA1c <7% Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L) Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10,0 mmol/L) Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L), nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerid <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
  • 30. 16 Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân: - Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol) nếu có thể đạt được và không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc: Đối với người bị ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ typ 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch quan trọng. - Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8% (64 mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị. - Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn. Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già [9], [4] Tình trạng sức khỏe Cơ sở để lựa chọn HbA1c (%) Glucose huyết lúc đói hoặc trước ăn (mg/dL) Glucose lúc đi ngủ (mg/dL) Huyết áp (mmHg) Mạnh khỏe Còn sống lâu < 7,5 90-130 90-150 < 140/90 Phức tạp/ sức khỏe trung bình Kỳ vọng sống trung bình < 8,0 90-150 100-180 < 140/90 Rất phức tạp/ sức khỏe kém Không còn sống lâu < 8,5 100-180 110-200 < 150/90 Đánh giá về kiểm soát đường huyết: - Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn định). - Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết. - Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
  • 31. 17 1.3.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose (SGLT2), sulfonylurea, glinide, pioglitazon, Ức chế alphaglucosidase, Ức chế enzym DPP- 4, Đồng vận thụ thể GLP-1, insulin. Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị: - Nên chuyển bước điều trị mỗi 3 tháng nếu không đạt được mục tiêu HbA1c. Cần theo dõi đường huyết đói, đường huyết sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều thuốc. - Có thể kết hợp thay đổi lối sống và metformin ngay từ đầu. Thay đổi lối sống đơn thuần chỉ thực hiện ở những bệnh nhân mới chẩn đoán, chưa có biến chứng mạn và mức đường huyết gần bình thường. - Khi phối hợp thuốc, chỉ phối hợp 2, 3, 4 loại thuốc và các loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau. - Trường hợp bệnh nhân không dung nạp metformin, có thể dùng sulfonylurea trong chọn lựa khởi đầu. - Cần thận trọng tránh nguy cơ hạ glucose huyết khi khởi đầu điều trị bằng sulfonylurea, insulin, đặc biệt khi glucose huyết ban đầu không cao và bệnh nhân lớn tuổi. - Giáo dục kỹ thuật tiêm và triệu chứng hạ đường huyết cho bệnh nhân. Kiểm tra kỹ thuật tiêm của bệnh nhân khi tái khám, khám vùng da nơi tiêm insulin xem có vết bầm, nhiễm trùng, loạn dưỡng mỡ [9].
  • 32. 18 Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 [9]. 1.4. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ Điều trị ĐTĐ typ 2 nhằm mục đích giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu, duy trì glucose máu càng gần với trị số bình thường càng tốt, nhưng không gây hạ glucose máu, ngăn ngừa biến chứng cấp tính và mạn tính, duy trì cân nặng lý tưởng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó điều trị ĐTĐ typ 2 là điều trị toàn diện. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 sẽ bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. 1.4.1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc 1.4.1.1. Chế độ ăn uống - Điều chỉnh chế độ ăn là một nguyên tắc cơ bản trong điều trị. Chế độ ăn phải đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, chế độ ăn này phải đáp ứng phù hợp với những hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc thay đổi điều kiện sống. Chế độ ăn không những hữu ích nhằm kiểm soát glucose máu mà còn ngăn ngừa các biến chứng [53]. - Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân [9]: Luyện tập, dinh dưỡng theo khuyến cáo Giảm cân nếu thừa cân + dinh dưỡng + luyện tập +/- metformin Metformin nếu chưa dùng, hoặc metformin+ thuốc nhóm khác (có thể là thuốc viên hoặc insulin, đồng vận thụ thể GLP-1) Metformin+ 2 thuốc nhóm khác Thuốc viên+ insulin tiêm nhiều làn +/- thuốc không phải insulin Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
  • 33. 19  Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7 % so với cân nặng nền.  Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…  Đạm khoảng 1-1,5 g/ kg cân nặng/ ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).  Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.  Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.  Chất xơ ít nhất 15 g mỗi ngày.  Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.  Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ ngày, rượu vang đỏ khoảng 150- 200 ml/ ngày.  Ngưng hút thuốc.  Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu. - Theo khuyến cáo của WHO, bệnh nhân ĐTĐ cần [44]:  Chọn thức ăn có chỉ số glucose huyết thấp  Hạn chế muối, đường  Tăng lượng rau, quả  Sử dụng rượu, bia vừa phải  Đảm bảo sự hằng định trong chế độ ăn
  • 34. 20  Mục đích của việc thực hiện chế độ ăn: Không để tạo ra dư thừa năng lượng, duy trì được lượng glucose huyết phù hợp, không gây thừa, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ glucose huyết. - Tỷ lệ các chất dinh dưỡng:  Protein: lý tưởng nhất là lượng protein 0,8g/kg/ngày.  Lipid: thường chiếm tỷ lệ 15–20%, tuỳ theo tập quán ăn uống và điều kiện địa lý. Nhưng lượng acid béo bão hoà luôn< 10%.  Glucid: Tỷ lệ chung có thể từ 60–65%. Sử dụng tối đa đường đa hạn chế đường đơn. - Nhu cầu năng lượng: Theo nhiều nghiên cứu nhu cầu năng lượng đảm bảo cho hoạt động của một người bình thường là 30–35calo/kg/ngày đối với nữ và 35–40 calo/kg/ngày đối với nam giới [18]. Trong một số trường hợp cần điều chỉnh mức năng lượng cho phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp. Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức độ lao động nhẹ [18] Mức lao động Nam Nữ Tĩnh tại 30Kcal/kg 25Kcal/kg Vừa 35Kcal/kg 30Kcal/kg Nặng 45Kcal/kg 40Kcal/kg Khi lập chế độ ăn cần lưu ý: Tuỳ theo tuổi, tuỳ theo công việc, tuỳ theo thể trạng. Phân bố bữa ăn trong ngày: Cần tuần thủ chế độ 3 bữa chính mỗi ngày. Bổ sung bữa phụ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và trước khi đi ngủ. Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ giúp hạn chế tai biến hạ glucose huyết ban đêm và hiệu ứng Somogyi vào buổi sáng hôm sau [19] 1.4.1.2. Luyện tập Các nguyên tắc trong luyện tập thể lực trong bệnh lý đái tháo đường [17]:
  • 35. 21 - Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân. - Nên tập trung những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn cần sử dụng nhiều thể lực. Việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, và cải thiện tích cực về mặt tâm lý. Hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn là hai yếu tố chính quyết định sự cân bằng năng lượng, nó có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 một cách rất đáng kể [56]. 1.4.1.3. Giáo dục bệnh nhân Mỗi người bệnh phải được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng một phương pháp điều trị phù hợp. Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh phải được tư vấn đầy đủ các vấn đề về chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách phòng, phát hiện sớm, điều trị biến chứng một cách chi tiết, cập nhật thường xuyên, với mong muốn chính đáng là mỗi bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh của mình như một người thầy thuốc cho chính bản thân mình [20]. 1.4.2. Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 1.4.2.1. Các Sulfonylurea - Phân loại [9]:  Thế hệ thứ nhất gồm: acetohexamid, carbatamid, tolbutamid, chlorpropamid, tolazamid. Hiện nay ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ.  Thế hệ thứ hai gồm: glyburid, glibenclamid, gliclazide, glimepirid, glipizid, glibomurid. - Cơ chế tác dụng: nhóm sulfonylurea có chứa nhân sulfonic acid urea, khi thay đổi cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính. Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân
  • 36. 22 cực màng tế bào. Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5% [9]. - Dược động học: các sulfonylurea hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, tuy vậy thức ăn và tình trạng tăng glucose máu có thể làm giảm hấp thu của sulfonylurea vì nó làm suy yếu nhu động ruột. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao (90- 99%). Thể tích phân bố của các sulfonylurea là khoảng 0,2 L/ kg. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu [2], [70]. - Chỉ định, cách dùng [61]:  ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân tuổi trung bình từ 35 – 40 tuổi.  ĐTĐ typ 2 khi chế độ ăn kiêng không ổn định được đường máu.  Thuốc được hấp thu tốt và có hiệu quả hơn khi bệnh nhân uống trước bữa ăn 30 phút, nếu thuốc chỉ uống 1 lần trong ngày sẽ uống vào trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính. Đối với bệnh nhân > 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh gan, thận, liều bắt đầu là liều thấp nhất, tăng liều dần và điều chỉnh để đạt được mức kiểm soát đường huyết mà không gây nhiều tác dụng phụ. - Chống chỉ định [61], [2]:  ĐTĐ typ 1.  Phụ nữ có thai và cho con bú.  Tuổi còn trẻ.  Hôn mê hay tiền hôn mê do ĐTĐ.  Suy gan, suy thận nặng.  Hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu, thiếu máu.  Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.  Dị ứng với các thành phần của thuốc. - Tác dụng phụ [70]:  Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là người già và người suy giảm chức năng gan.  Tăng cân, tim mạch.
  • 37. 23  Phản ứng da: như ban đỏ, viêm da vảy nến, hiếm gặp là nhạy cảm với ánh sáng. 1.4.2.2. Glinide - Phân loại: hiện có hai thuốc trong nhóm này là repaglinide, nateglinide. - Cơ chế tác dụng: về lý thuyết nhóm này không thuộc nhóm sulfonylurea, nhưng nó có khả năng kích thích tụy tiết insulin tương tự các sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1 – 1,5 %. - Dược động học: thuốc được hấp thu nhanh ở ruột, chuyển hoá hoàn toàn ở gan và thải qua mật, do đó thời gian bán hủy ngắn dưới 1 giờ. - Chỉ định, cách dùng: bệnh nhân ĐTĐ typ 2 hay có nguy cơ tăng glucose huyết sau bữa ăn. Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thường dùng là 0,5-1 mg uống trước các bữa ăn 15 phút để tránh tăng glucose huyết ngay sau ăn. Liều tối đa 16 mg/ ngày. - Chống chỉ định: nhiễm toan ceton, người suy gan nặng, phụ nữ có thai và cho con bú. - Tác dụng phụ: tăng cân và nguy cơ gây hạ glucose huyết khi đói [9]. 1.4.2.3. Các biguanid (metformin) - Phân loại: gồm 3 thuốc chính là phenformin, buformin, metformin. Hiện nay, phenformin không được sử dụng vì tăng nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic [9], [60]. Buformin được sử dụng hạn chế tại một số nước. Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm biguanid được sử dụng rộng rãi trên thế giới [52]. - Cơ chế tác dụng: một số cơ chế chính được ghi nhận [61]:  Ức chế sự tân sinh glucose ở gan.  Tăng nhạy cảm của insulin đối với tổ chức ngoại vi.  Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ, giảm hấp thu glucose ở ruột non.  Tăng tổng hợp glucogen, giảm tân tạo glucogen trong gan, ngoài ra biguanid còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid cho nên nó làm giảm cholesterol và triglycerid máu.
  • 38. 24 - Dược động học: sinh khả dụng của metformin khoảng 50-60%. Metformin không gắn với huyết tương, không chuyển hóa, thải trừ nguyên vẹn qua thận. 90% thuốc được hấp thu sẽ đảo thải qua thận trong vòng 12 giờ. Thời gian bán thải là 1,5- 4,5 giờ nhưng tác dụng hạ glucose huyết có thể kéo dài lên tới 24 giờ. Độ thanh thải của metformin giảm ở bệnh nhân suy thận và người cao tuổi. Có thể xảy ra nguy cơ tích lũy thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận [61], [52]. - Chỉ định, cách dùng [8]:  Hay sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn đơn thuần, bệnh nhân bị béo phì.  Liều khởi đầu thông thường ở người lớn là uống 1 viên 500 mg hoặc 850 mg, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối, trong hoặc sau khi ăn). Mỗi tuần một lần, tăng thêm một viên mỗi ngày tới mức tối đa là 2500 mg/ ngày. Những liều tới 2000 mg/ ngày có thể uống làm hai lần trong ngày. Nếu cần, dùng liều 2500 mg/ ngày chia làm 3 lần trong ngày vào bữa ăn để dung nạp thuốc tốt hơn. - Chống chỉ định [8]:  Quá mẫn cảm với metformin hoặc bất cứ thành phần nào trong chế phẩm.  Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin). Giảm chức năng thận do bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL ở nam giới hoặc ≥ 1,4 mg/dL ở nữ giới) hoặc Clcr < 60 ml/phút.  Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như: suy tim hoặc suy hô hấp, mới mắc nhồi máu cơ tim, sốc.  Các bệnh lý cấp tính có khả năng ảnh hưởng có hại đến chức năng thận như mất nước, nhiễm khuẩn nặng sốc, tiêm trong mạch máu các chất cản quang có iod (chỉ dùng lại metformin khi chức năng thận trở về bình thường).  Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
  • 39. 25  Gây mê: ngừng metformin vào buổi sáng trước khi mổ và dùng lại khi chức năng thận trở về bình thường.  Người mang thai: phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin.  Người cho con bú.  Đái tháo đường typ 1, đái tháo đường có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê đái tháo đường. - Tác dụng phụ [9]: thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể hạn chế bằng cách dùng liều thấp tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng thích chậm. 1.4.2.4. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone) - Phân loại: thuốc hiện có: pioglitazone và rosiglitazone. Tuy nhiên hiện nay tại một số nước trên thế giới không khuyến cáo sử dụng nhóm glitazone do tăng nguy cơ biến cố tim mạch (rosiglitazone), hoặc ung thư nhất là ung thư bàng quang (pioglitazone). Tại Việt Nam chỉ có pioglitazone còn được sử dụng. - Cơ chế tác dụng: thiazolidinedion có tác dụng làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPAR (peroxisome - proliferator - activated receptor ) - một receptor thuộc hệ thống thụ thểhormon nằm trongnhân tếbào của các yếu tố sao chép. Khi gắn với receptor này, thiazolidinedione hoạt hóa nó và thúc đẩy sản xuất insulin. Vì vậy, thiazolidinedione có tác dụng kháng insulin tại mô đích. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn bài tiết glucose ở gan. Receptor PPAR được tìm thấy ở nhiều mô quan trọng chịu tác dụng của insulin như cơ, gan và mô mỡ [39]. Giảm HbA1c từ 0,5 – 1,4%. - Dược động học: sau khi uống thuốc được hấp thụ nhanh ở ống tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 1 giờ đối với rosiglitazone và sau 2 giờ đối với pioglitazone. Thiazolidinedion gắn kết với protein khá cao (99%) trước hết với albumin. Là loại thuốc được chuyển hóa mạnh và đào thải qua thận với những sản phẩm đã chuyển hóa. Thời gian bán hủy từ 3-4 giờ đối với
  • 40. 26 rosiglitazone, 3-7 giờ đối với pioglitazone và từ 16-24 giờ đối với các chất chuyển hóa của pioglitazone [61]. - Chỉ định, cách dùng:  Dùng cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2.  Liều khởi đầu thông thường của rosiglitazone là 4 mg, uống 1 lần hoặc chia 2 lần trong ngày. Những bệnh nhân sau điều trị 12 tuần mà đáp ứng kiểm soát đường huyết không đầy đủ có thể tăng liều 8 mg/ngày, chia 2 lần/ngày. Với pioglitazone liều khởi đầu từ 15-30 mg uống 1 lần trong ngày, nếu không đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết tăng liều 45 mg/ngày, uống 1 lần [61]. - Chống chỉ định: suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York (NYHA); bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bình thường; phụ nữ có thai và cho con bú; ĐTĐ typ 1 [9], [61]. - Tác dụng phụ: thuốc làm phù/ tăng cân 3 – 4 %, khi dùng cùng với insulin, có thể tăng cân 10 – 15 % so với mức nền và tăng nguy cơ suy tim. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu [9]. 1.4.2.5.Các thuốc ức chế α-glucosidase: - Phân loại: gồm các thuốc: acarbose, miglitol, voglibose, emiglitate, nhưng chỉ có hai thuốc hay được sử dụng là acarbose và miglitol. - Cơ chế tác dụng: những chất này ức chế hoạt động của α-glucosidase ở ruột non làm giảm hấp thu tinh bột, dextrin và disacharid, do đó làm giảm sự tăng glucose huyết sau bữa ăn ở các bệnh nhân ĐTĐ. Thuốc không có tác dụng hạ glucose huyết lúc đói và có thể dùng trên cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1. Các chất này được chứng minh là làm giảm rõ rệt tỷ lệ HbA1c trong hồng cầu ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang ở trong tình trạng tăng glucose huyết nghiêm trọng. Tuy nhiên ở những bệnh nhân tăng glucose huyết mức độ vừa và nhẹ, tỷ lệ giảm HbA1c chỉ bằng khoảng 30-50% so với các thuốc ĐTĐ đường uống khác [13].
  • 41. 27 - Dược động học: acarbose: sau khi uống phần lớn được lưu lại trong ống tiêu hóa. Dưới 2% liều uống được hấp thu dưới dạng thuốc có hoạt tính, khoảng 35% liều uống được hấp thu chậm dưới dạng chất chuyển hóa được tạo thành trong đường tiêu hóa. Chuyển hóa hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Khoảng 51% liều uống đào thải qua phân dưới dạng không hấp thu, 34% đào thải qua thận dưới dạng chất chuyển hóa hấp thu [8]. - Chỉ định, cách dùng [61], [13]:  Đến nay là thuốc uống duy nhất có thể dùng cho cả ĐTĐ typ 1 và typ 2. Nhóm này rất phù hợp với những người hay có nguy cơ bị tăng cao glucose huyết sau ăn.  Dùng khởi đầu liều thấp, acarbose 50 mg/ ngày từ 1 – 2 tuần rồi tăng dần sau mỗi 1 – 2 tuần. Uống ngay đầu bữa ăn và bữa ăn phải có carbohydrat. - Chống chỉ định: viêm ruột đặc biệt có loét, người suy gan, tăng enzym gan, phụ nữ mang thai, cho con bú, người ĐTĐ typ 2 dưới 18 tuổi, hạ đường máu, ĐTĐ nhiễm toan thể ceton [8], [61]. - Tác dụng phụ: chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm: sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng [9]. 1.4.2.6. Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4) Phân loại: hiện có trong điều trị tại Việt Nam là: sitagliptin, vildagliptin, saxagliptin, linagliptin. Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thoái giáng GLP-1, do đó làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính. Thuốc ức chế enzyme DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5 – 1,4%. - Sitagliptin: viên uống 50-100 mg. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 30-50 ml/phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút. Tác dụng phụ có thể gặp là
  • 42. 28 viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, dị ứng ngứa ngoài da, đau khớp. Nguy cơ viêm tụy cấp thay đổi theo nghiên cứu. - Saxagliptin: viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/ ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/phút. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,5- 0,9 %. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, mẩn ngứa, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu. - Vildagliptin: viên 50 mg, uống 1-2 lần/ ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5- 1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt, nhức đầu. - Linagliptin: viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazon. 90% thuốc được thải không chuyển hóa qua đường gan mật, 1-6 % thải qua đường thận vào nước tiểu. Thuốc không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận giảm đến 15 ml/phút. Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm tụy cấp [9], [73]. 1.4.2.7.Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2) Dapagliflozin: là chất ức chế có hoạt tính ức chế mạnh và chọn lọc cao trên chất vận chuyển Natri – glucose, là chất vận chuyển chính phụ trách việc tái hấp thu glucose ở thận. Dapagliflozin làm giảm glucose huyết tương do ức chế tái hấp thu glucose ở ống thận và tăng cường sự bài tiết glucose theo nước tiểu, có thể làm hạ glucose trong huyết tương bất kể tình trạng nhạy cảm với insulin và chức năng tiết của tế bào beta của bệnh nhân. Do cơ chế tác động không phụ thuộc vào sự bài tiết và tác động của insulin, phương pháp điều trị này có nguy cơ hạ đường huyết rất thấp và có thể được dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Dapagliflozin: giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc viên khác hoặc insulin. Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg. Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm, thông tin kê toa cho biết
  • 43. 29 không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin cho bệnh nhân suy thận trung bình đến suy thận nặng (độ thanh thải creatinin [CrCl] < 60 ml/ phút hoặc độ lọc cầu thận ước tính [eGFR] < 60 ml/phút/1,73 m2 ). Tác dụng phụ: nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức glucose huyết bình thường (do đó không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ typ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thiếu insulin trầm trọng) [9], [25]. 1.4.2.8. Các loại viên phối hợp Hiện nay tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp glyburide/ metformin (glucovance), amaryl/ metformin (coAmaryl), sitagliptin/ metformin (janumet), vildagliptin/ metformin (galvusmet), saxagliptin/ metformin (komboglyze) dạng phóng thích chậm, pioglitazone/ metformin. Do bản chất đa dạng của cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2, việc phối hợp thuốc trong điều trị sẽ mang lại hiệu quả giảm glucose huyết tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ khi tăng liều một loại thuốc đến tối đa. Nguyên tắc phối hợp là không phối hợp 2 loại thuốc trong cùng 1 nhóm, thí dụ không phối hợp gliclazid với glimepirid. Ngoài ra viên thuốc phối hợp 2 nhóm thuốc sẽ giúp cho số viên thuốc cần sử dụng ít hơn, làm tăng tính tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Bất lợi của viên thuốc phối hợp là không thể chỉnh liều 1 loại thuốc [9]. 1.4.2.9. Insulin Phân loại: theo cơ chế tác dụng [9]: - Insulin tác dụng nhanh, ngắn: insulin lispro, insulin aspart, insulin glulisin, insulin regular. - Insulin tác dụng trung bình, trung gian: NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin). - Insulin tác dụng chậm, kéo dài: insulin glargin, insulin detemir, insulin degludec.
  • 44. 30 - Insulin trộn, hỗn hợp: insulin mixtard 30, novomix 30, ryzodeg, humalog mix 70/30, humalog mix 75/25, humalog 50/50. Cơ chế tác dụng: insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra. Nồng độ glucose trong máu là yếu tố chính điều hòa tiết insulin. Ở người bình thường, insulin tiết không đều, nhiều nhất sau bữa ăn. Tác dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ glucose máu xảy ra sau khi insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là gan, cơ vân và mô mỡ. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin bị phân hủy ở các mô gan, cơ và thận [8]. Dược động học: insulin do bản chất là một protein nên bị phá hủy ở đường tiêu hóa và thường phải tiêm. Tuy vậy, insulin thường (regular) cũng đã được cho qua đường hít, qua đường mũi, hoặc trong da ở một số người bệnh. Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường dùng (tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da), vị trí tiêm, thể tích và nồng độ thuốc và loại thuốc insulin. Hấp thu có thể bị chậm và/ hoặc giảm do có kháng thể gắn vào insulin, kháng thể này phát triển ở tất cả người bệnh sau 2 – 3 tuần điều trị insulin [8]. Bảng 1.5. Đặc điểm dược động học của các insulin [9] Loại insulin Thời gian bắt đầu tác dụng Thời gian đạt tác dụng tối đa Thời gian tác dụng kéo dài Lispro 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ Aspart 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ Gluisin 5 – 15 phút 30 – 90 phút 3 – 4 giờ Regular 30 – 60 phút 2 giờ 6 – 8 giờ NPH 2 – 4 giờ 6 – 7 giờ 10 – 20 giờ Glargin 30 – 60 phút Không đỉnh 24 giờ Detemir 30 – 60 phút Không đỉnh 24 giờ Degludec 30 – 90 phút Không đỉnh 42 giờ Chỉ định [8], [63]: - ĐTĐ typ 1 và typ 2.
  • 45. 31 - Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c > 9,0% mà mức glucose lúc đói trên 15,0 mmol/L. - Người bệnh ĐTĐ nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. - Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu, người bệnh có tổn thương gan. - Người ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ. - Người điều trị thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả, người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu. Cách dùng [9]: - Insulin là thuốc có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất. Không có giới hạn trong việc giảm HbA1c, không có giới hạn liều insulin. Insulin chỉ được tiêm dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở bụng, phần trên cánh tay, đùi. Insulin được hấp thu thay đổi tùy tình trạng BN, vị trí tiêm. - Trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, lúc phẫu thuật, regular insulin (insulin thường) được sử dụng để truyền tĩnh mạch. - Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin tác dụng trung bình hay tác dụng dài) là 0,1 – 0,2 đơn vị/ kg cân nặng, tiêm dưới da vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày. - Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ typ 1- ĐTĐ typ 2) có biểu hiện thiếu hụt insulin nặng: liều khởi đầu insulin là: 0,25 – 0,5 đơn vị/ kg cân nặng/ ngày. Tổng liều insulin chia thành 1/2 -1/3 dùng cho insulin nền (glargine, detemir hoặc NPH), phần còn lại chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (regular insulin hoặc aspart, lispro, glulisin). - Có thể dùng insulin trộn sẵn, thường insulin trộn sẵn tiêm 2 lần/ ngày trước khi ăn sáng và chiều. Insulin trộn sẵn loại analog có thể tiêm 3 lần/ ngày. - Điều chỉnh liều insulin mỗi 3-4 ngày.
  • 46. 32 Chống chỉ định: dị ứng với hoạt chất insulin hoặc với một thành phần của thuốc, hạ glucose huyết [8]. Tác dụng phụ [9], [63]: - Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp. - Hạ đường huyết: thường gặp khi tiêm insulin quá liều, gây vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê. - Gây tăng cân - Phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Để tránh tác dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. 1.4.3. Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường type 2 1.4.3.1. Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống Khi sử dụng các thuốc ĐTĐ typ 2 dạng uống mà không kiểm soát được glucose máu thì việc bắt đầu điều trị bằng Insulin là cần thiết. Khoảng 30% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cần phải sử dụng insulin [35]. Theo Nghiên cứu tiến cứu về Đái tháo đường của Anh (UKPDS) thì trong vòng 6 năm, có hơn 50% bệnh nhân ban đầu được lựa chọn sử dụng Sulfonylure một cách ngẫu nhiên cần phải điều trị thêm bằng insulin để đạt được mục tiêu điều trị [57]. Có thể có nhiều phương pháp phối hợp insulin với các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống, sau đây là một số phương pháp phối hợp thuốc: - Insulin + Metformin: sự kết hợp giữa insulin và metformin giúp kiểm soát glucose máu tốt hơn [36]. Sự giảm liều insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của insulin [52], [72]. Thường phối hợp giữa insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc insulin isophan 2 lần/ngày với metformin dùng vào bữa ăn [52] [67]. - Insulin + TZD: sự phối hợp này giúp làm giảm liều insulin và chỉ số HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân [72]. Ở châu Âu, thiazolidindion kết hợp với
  • 47. 33 insulin là một chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim [29], [14]. - Insulin + Acarbose: với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định hoặc không dung nạp với metformin có thể điều trị phối hợp metformin và acarbose [14]. Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những bệnh nhân có chế độ ăn giàu carbonhydrat [15]. 1.4.3.2. Phối hợp các thuốc điều trị Đái tháo đường typ 2 dạng uống Trong điều trị ĐTĐ typ 2, thường gặp sự phối hợp giữa các thuốc dạng uống: - Metformin + Sulfonylure: Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu quả điều trị thì nên phối hợp với Sulfonylure [10], [45]. Đây là kiểu phối hợp phổ biến nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu [16]. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy khi phối hợp 2 thuốc này thì không có thêm tác dụng phụ nào xuất hiện so với khi dùng từng thuốc đơn độc [65]. - Metformin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm của phối hợp này là metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng thời tác dụng hiệp đồng làm giảm Triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do metformin ức chế sự tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của insulin ở cơ [16]. - Metformin + Thuốc ức chế DPP - 4: thuốc dạng phối hợp giữa vildagliptin và metformin được chỉ định dùng cho những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đã dùng liều tối đa của metformin nhưng vẫn không kiểm soát được glucose máu. Sự phối hợp này góp phần cải thiện glucose máu và chức năng của tế bào β [37]. - Metformin + Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với metformin [36]. So với điều trị đơn độc bằng Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mà không gây hạ glucose máu [78].
  • 48. 34 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Khảo sát được tiến hành tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bệnh án bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh –Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019. 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị ngoại trú Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019 2.3.1.1. Nội dung nghiên cứu - Một số đặc điểm của bệnh nhân  Tuổi/ giới.  Thể trạng bệnh nhân (phân loại dựa vào chỉ số BMI).  Bệnh lý mắc kèm và biến chứng.  Các chỉ số liên quan tại thời điểm chẩn đoán. - Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ typ 2 dạng uống  Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 có tại Bệnh viện.  Các phác đồ điều trị.  Liều dùng của các thuốc.  Lựa chọn thuốc dựa trên chức năng gan thận của bệnh nhân.  Tương tác thuốc.
  • 49. 35 2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu dữ liệu giai đoạn từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. Phương pháp thu thập số liệu: - Dựa vào nội dung cần nghiên cứu, lập "Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân" (Phụ lục) để thu thập các thông tin cần cho nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân tại phòng khám Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười. - Cập nhật thông tin của bệnh nhân vào "Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân". Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. - Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD). Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %. - So sánh trước sau: kiểm định giả thuyết sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình (kiểm định t ghép cặp hoặc kiểm định dấu hạng Wilcoxon) - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.3.1.3. Mẫu nghiên cứu - Tiêu chuẩn chọn mẫu:  Bệnh án bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc ĐTĐ.  Bệnh nhân được điều trị liên tục tối thiểu 3 tháng trong thời gian nghiên cứu.  Bệnh nhân ở diện bảo hiểm y tế. - Tiêu chuẩn loại trừ:  Bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng.  Bệnh nhân vào điều trị nội trú.  Bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ. - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ
  • 50. 36 Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nhất cần có α: mức ý nghĩa, chọn α=0,05 Z: hệ số tin cậy, với α=0,05 thì Z=1,96 d: sai số cho phép, chọn d=0,05 p là tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ typ 2, chọn p=0,5 để được cỡ mẫu tối đa Áp dụng vào công thức ta tính được n = 385, cộng thêm 5% mẫu dự phòng. Tổng số mẫu là 404 bệnh án. Trong thực tế, số mẫu bệnh án được đưa vào tham gia nghiên cứu là 410. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019 2.3.2.1.Nội dung nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị một số tiêu chí: - Kiểm soát glucose huyết:  Đánh giá qua chỉ số glucose huyết lúc đói.  Đánh giá qua chỉ số HbA1c. - Đánh giá sự thay đổi BMI. - Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lipid huyết. - Đánh giá sự thay đổi chỉ số huyết áp. - Đánh giá sự thay đổi các chỉ số hóa sinh chức năng gan thận. 2.3.2.2.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu giai đoạn từ 01/01/2019 đến 31/12/2019 để thu thập các thông tin: Thời điểm T0 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu, ghi lại các thông tin về: - Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, huyết áp, bệnh mắc kèm. - Các xét nghiệm sinh hóa máu: