SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐẶNG THỊ THÙY GIANG
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐẶNG THỊ THÙY GIANG
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên Ngành : Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã
cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp, Giảng viên
Cao cấp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa
thành phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin
cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 1 năm 2021
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thùy Giang
ii
TÓM TẮT
Nhằm mục tiêu nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp
2 trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và đánh giá
mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường và khảo sát kiến thức về
thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều
trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ tác giả tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại
Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ” năm 2020.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu, không
can thiệp, thu thập kết quả dựa trên hồ sơ bệnh án nghiên cứu và các phiếu khảo sát
với cỡ mẫu là 300 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp 2 được xác định đến
khám và điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Số
liệu được xử lí bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2016 và SPSS 22.0. Kết quả
nghiên cứu thu được: Độ tuổi trung bình của cả hai giới là 63,89±13,38 tuổi; độ tuổi
>50 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 83%. Bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Chỉ
số BMI trung bình của bệnh nhân là 24,01±5,37 kg/m2
. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh
khoảng từ 1 đến 5 năm là cao nhất chiếm 44,3%. Chỉ số glucose máu lúc đói tại thời
điểm vào viện là khá cao, có trung bình (13,2±8,5), chỉ số HbA1c cũng ở mức cao,
trung bình (8,3±3,2%). Thời gian sử dụng thuốc trung bình của bệnh nhân nghiên cứu
là 2,89±2,12 năm. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa mắc kèm là lớn nhất chiếm 31%
tiếp theo là về bệnh lý tăng huyết áp chiếm 30,7%, bệnh gan (18%). Thuốc điều trị
ĐTĐ týp 2 trên BN nội trú: Insulin dạng tiêm và các thuốc dạng uống (metformin,
sulfonylure). Thuốc được sử dụng nhiều nhất là Insulin (84,7%). Có 07 phác đồ được
áp dụng, trong đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 4 kiểu đa trị liệu. Tại thời điểm ban đầu,
phác đồ đơn trị liệu được sử dụng chiếm 90% và phác đồ đa trị liệu chiếm 10%. Lúc
nhập viện điều trị, phác đồ đơn trị liệu được sử dụng phù hợp với 97%, phác đồ đa trị
liệu được sử dụng phù hợp với 96,7%. Các biến cố bất lợi (AE) ghi nhận được nhiều
nhất là mệt mỏi chiếm 31,7% và hoa mắt, chóng mặt chiếm 24,0%; Sau đó là trên hệ
tiêu hóa như nôn, buồn nôn chiếm 13,7%; chướng bụng, đầy hơi chiếm 10%; chán ăn,
đắng miệng chiếm 4,7% và tiêu chảy chiếm 7%. Chỉ có 5 trường hợp có dị ứng với các
biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngoài da.
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt là chủ yếu (48,7%), tiếp theo là mức tuân thủ trung
bình (34%), tuân thủ thuốc ở mức độ kém là 17,3%. Câu hỏi gây ảnh hưởng lớn nhất
đến kết quả tuân thủ dùng thuốc là tình trạng quên thuốc, chiếm 58,0%, và bệnh nhân
thấy phiền khi phải uống thuốc dài ngày chiếm 54,0%. Kiến thức của bệnh nhân về
thuốc ở mức rất thấp. Điểm trung bình đạt được là 2,20±1,91 điểm. Có 96% bệnh nhân
không biết tên và tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng.
Từ khóa: Bệnh nhân điều trị nội trú, mức độ tuân thủ, kiến thức sử dụng thuốc,
đái tháo đường týp 2.
iii
ABSTRACT
For studying the current situation of using týpe 2 diabetes drugs in in-patients at
Can Tho General Hospital; evaluating the drug compliance level of diabetic patients,
and surveying knowledge of drugs using in týpe 2 diabetic patients who are in-patient
at Can Tho General Hospital; we conducted the research topic "Survey and assessment
of treatment compliance for týpe 2 diabetes patients at Can Tho General Hospital” in
2020.
The study was conducted by the method of cross-sectional, progressive, non-
intervention descriptive methods, collecting results based on research records and
questionnaires with a sample size of 300 patients (patients) diagnosed with diabetes.
Type 2 is determined to be examined and treated inpatient at the Endocrinology
Department, Can Tho City General Hospital. Data were processed using Microsoft
Office Excel 2016 and SPSS 22.0 software. Research results obtained: The average
age of both sexes is 63.89 ± 13.38 years old; age> 50 years old accounts for the
highest proportion with 83%. Female patients are more than male patients. The
average patient BMI was 24.01 ± 5.37 kg / m2. The proportion of patients infected
from 1 to 5 years is the highest at 44.3%. The fasting blood glucose index at the time
of admission was quite high, with an average (13,2 ± 8,5), the HbA1c index was also
high and average (8.3 ± 3.2%). The average duration of drug use of study patients was
2.89 ± 2.12 years. The proportion of patients with associated gastrointestinal diseases
was the largest, accounting for 31%, followed by hypertension, 30.7%, and liver
disease (18%). Drugs to treat type 2 diabetes in inpatients: insulin injections and oral
drugs (metformin, sulfonylure). The drug used the most is insulin (84.7%). 07
regimens are used, including 3 types of monotherapy and 4 types of multi-therapy. At
baseline, monotherapy is used for 90% and multi-therapy 10%. At the time of
admission, the monotherapy regimen used to match 97%, the multi-treatment regimen
used to match 96.7%. The most recognized adverse events (AE) were fatigue,
accounting for 31.7%, and dizziness and dizziness accounted for 24.0%; After that, on
the digestive system such as vomiting, nausea accounted for 13.7%; bloating,
flatulence accounts for 10%; anorexia, mouth bitterness accounted for 4.7% and
diarrhea 7%. Only 5 cases had allergies with red, itchy skin.
The percentage of patients with good adherence was mainly (48.7%), followed
by moderate compliance (34%), and poor drug compliance was 17.3%. The question
that most influenced the results of drug compliance was forgetting to drugs,
accounting for 58.0%, and patients bothering to take long-term pills, accounting for
54.0%. The patient's knowledge about the drug is very low. The average score
achieved is 2.20 ± 1.91 points. 96% of patients do not know the names and side effects
of the drugs they are taking.
Keywords: Inpatient treatment, compliance, knowledge of drug use, týp 2
diabetes mellitus.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thùy Giang
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
TÓM TẮT ..........................................................................................................................ii
ABSTRACT ..................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................2
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ...................................................2
1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường.........................................................2
1.1.3. Phân loại đái tháo đường ....................................................................................6
1.1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biến chứng ..................................................7
1.1.5. Chẩn đoán xác định ............................................................................................9
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. ................................................................11
1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ .........................................................................................11
1.2.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ......................................................................11
1.2.2. Phương pháp điều trị.........................................................................................14
1.2.3. Thuốc tiêm đái tháo đường (insulin) ................................................................24
1.2.4. Phác đồ điều trị đái tháo đường týp 2 theo ADA .............................................28
1.3. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.........................................................................................32
1.3.1. Định nghĩa.........................................................................................................32
1.3.2. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân..........32
1.3.3. Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc ........................................32
1.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN.................................................34
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, KHẢO
SÁT KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.....34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................36
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................36
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................36
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................36
vi
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................36
2.2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................37
2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................38
2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.....................................................38
2.3.2. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân............................................38
2.3.3. Khảo sát kiến thức của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................................38
2.3.4. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh
nhân khám và điều trị .................................................................................................38
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU .............................39
2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp:..............39
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) ......................................................41
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận:..............................................................41
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ...............................................................41
2.4.5. Khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng của bệnh nhân........................................42
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .................42
2.5.1. Công cụ thu thập...............................................................................................42
2.5.2. Kỹ thuật thu thập ..............................................................................................42
2.5.3. Người thu thập..................................................................................................42
2.5.4. Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................................42
2.5.5. Xử lý số liệu......................................................................................................43
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...................................................................................43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................44
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU....................44
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân...........................................................44
3.1.2. Đặc điểm về BMI..............................................................................................45
3.1.3. Đặc điểm về dân tộc .........................................................................................46
3.1.4. Thời gian mắc bệnh ..........................................................................................46
3.1.5. Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc vào viện......................................................47
3.1.6. Đặc điểm về thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân.......................................48
3.1.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân................................................49
3.1.8. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu........................................49
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP
2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ.................................................................50
3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu........................50
3.2.2. Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu................................51
vii
3.2.3. Lý do đổi phác đồ điều trị.................................................................................52
3.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ....................................52
3.2.5. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu...........53
3.2.6. Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong quá trình nghiên cứu.................................54
3.2.7. Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu.....................................................55
3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................................55
3.3.1. Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân......................................................55
3.3.2. Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................56
3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ và mức độ kiểm soát đường huyết .........57
3.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU
TRỊ ĐTĐ TÝP 2 ...........................................................................................................57
3.4.1. Khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị ĐTĐ týp 2.................................57
3.4.2. Mối liên quan giữa điểm kiến thức đạt được và mức độ kiểm soát đường
huyết............................................................................................................................59
3.4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và mức độ tuân thủ dùng thuốc.........................59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...............................................................................................61
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.61
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của mẫu nghiên cứu .................................................61
4.1.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)..................................................................................61
4.1.3. Đặc điểm về dân tộc .........................................................................................62
4.1.4. Đặc điểm về thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân.......................................62
4.1.5. Thời gian mắc bệnh ..........................................................................................62
4.1.6. Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện....................................................63
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ ..............................................................64
4.2.1. Tỉ lệ các thuốc ĐTĐ týp 2 được điều trị trong nghiên cứu: .............................64
4.2.2. Phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong mẫu nghiên cứu ....64
4.2.3. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu theo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 .............................................................65
4.2.4. Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong nghiên cứu................................................66
4.2.5. Các tương tác gặp trong nghiên cứu.................................................................67
4.3. PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ..............67
4.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ THUỐC SỬ DỤNG CỦA BỆNH NHÂN .......69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................71
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................71
viii
5.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ týp 2 trên bệnh nhân điều trị
nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.......................................................71
5.1.2. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường và
khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ....72
5.2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................69
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................xv
PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................xvii
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................xxv
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................xxvi
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
không có thai. ....................................................................................................................12
Bảng 1.2. Mục tiêu HbA1c cho bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi theo ADA, 2020.....................13
Bảng 1.3. Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và
thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin. ..............................................................................22
Bảng 1.4. Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose huyết uống.................................23
Bảng 1.5. Các loại insulin..................................................................................................25
Bảng 1.6. Tổng hợp các so sánh toàn diện về tác động cần lưu ý của mỗi nhóm thuốc
ĐTĐ khác nhau theo ADA, 2018......................................................................................27
Bảng 2.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 ở người trưởng thành, không có thai ..................39
Bảng 2.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già ...................................................40
Bảng 2.3. Phân loại thể trạng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 2020 [10]. .............................41
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận...............................................................41
Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân .....................................42
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân.......................................42
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới.................................................................44
Bảng 3.2. Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu.......................................................45
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu................................................46
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ....................................................46
Bảng 3.5. Các chỉ số cơ bản của bệnh nhân lúc vào viện..................................................47
Bảng 3.6. Mức độ kiểm soát các chỉ số cơ bản của bệnh nhân.........................................47
Bảng 3.7. Đặc điểm thời gian sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân................................ 48
Bảng 3.8. Mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân ................................................49
Bảng 3.9. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ ở người cao tuổi gặp trong nghiên cứu..............49
Bảng 3.10. Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng...................................................50
Bảng 3.11. Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu....................51
Bảng 3.12. Lý do đổi phác đồ điều trị...............................................................................52
Bảng 3.13. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ..................................52
Bảng 3.14. Lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu ............................................53
Bảng 3.15. Lựa chọn phác đồ có chứa Insulin tại thời điểm ban đầu ...............................53
Bảng 3.16. Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu..........................................................54
Bảng 3.17. Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu ...........................................................55
Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân ..........................................55
Bảng 3.19. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân .........................................................56
x
Bảng 3.20. Liên quan giữa mức độ tuân thủ và mức độ kiểm soát đường huyết..............57
Bảng 3.21. Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 ................................57
Bảng 3.22. Tổng điểm kiến thức của bệnh nhân ...............................................................58
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa điểm kiến thức và mức độ kiểm soát đường huyết..........59
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và mức độ tuân thủ điều trị..............................59
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20–79
(triệu người).........................................................................................................................3
Hình 1.2. Dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20-79 (triệu
người) ..................................................................................................................................3
Hình 1.3. Ước tính và dự báo tỷ lệ gia tăng ĐTĐ tại Việt Nam so với các nước trong
khu vực/toàn cầu (giai đoạn 2017-2045).............................................................................4
Hình 1.4. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79. ...............4
Hình 1.5. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79 ................5
Hình 1.6. Tỷ lệ BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán và điều trị.................................................5
Hình 1.7. Quy trình chẩn đoán đái tháo đường týp 2........................................................10
Hình 1.8. Phác đồ điều trị đái tháo đường theo ADA 2017 ..........................................29
Hình 1.9. Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường theo ADA, 2018. ....................30
Hình 1.10. Cập nhật phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 với insulin theo ADA, 2018 ............31
Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính......................................................................44
Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...................................................................45
Hình 3.3. Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu.......................................................45
Hình 3.4. Đặc điểm về dân tộc ở đối tượng nghiên cứu....................................................46
Hình 3.5. Đặc điểm thời gian sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân ................................48
Hình 3.6. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ ở người cao tuổi gặp trong nghiên cứu...............49
Hình 3.7. Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng.....................................................50
Hình 3.8. Lý do đổi phác đồ điều trị..................................................................................52
Hình 3.9. Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu............................................................54
Hình 3.10. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.......................................................... 56
Hình 3.11. Tổng điểm kiến thức của bệnh nhân................................................................59
xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký Hiệu Chữ Viết Tiếng Anh Tiếng Việt
AACE
American Association of
Clinical
Endocrinologists
Hội các bác sĩ Nội tiết Hoa
Kỳ
ADA American Diabetes
Association
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa
Kỳ
ADR Adverse Drug Reaction -
ADR
Phản ứng có hại của thuốc
ALT (SGPT) Alanine amino transferase
ARROW
Asian-Pacific Resource &
Research Centre for women
Tổ chức phụ nữ phi lợi
nhuận trong khu vực Châu
Á
– Thái Bình Dương
AST (SGOT) Aspartate amino
transaminase
ATP (KATP) Adenosine Triphosphate
BN Bệnh nhân
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
BYT Bộ Y tế
CCĐ Chống chỉ đinh
Clcr Creatinine clearance Độ thanh thải creatinin
ĐH Đường huyết
DNA Deoxyribonucleic acid Acid Deoxyribonucleotic
DPP-4 Dipeptidyl peptidase-4
ĐKKV Đa khoa khu vực
ĐTĐ Đái tháo đường
eGFR Estimated glomerular
filtration rate
Độ lọc cầu thận ước tính
FPG Fasting plasma glucose Glucose huyết lúc đói
GLP-1 Glucagon like peptide-1
GLUT1,
GLUT2
GLUT4
Glucose transporter 1-2-4
xiii
HbA1c Glycosylated hemoglobin Hemoglobin gắn glucose
HDL - C High density lipoprotein
cholesterol
Cholesterol tỷ trọng cao
HIV
Human immunodeficiency
virus infection / acquired
immunodeficiency
syndrome
Hội chứng nhiễm virus làm
suy giảm miễn dịch ở
người
IDF International Diabete
Federation
Hiệp hội Đái tháo đường
Quốc tế
IFG Impaired fasting glucose
Giảm dung nạp glucose lúc
đói
IGT Impaired glucose tolerance Giảm dung nạp glucose
LDL - C Low density lipoprotein
cholesterol
Cholesterol tỷ trọng thấp
NXB Nhà xuất bản
NYHA New York Heart
Association
Hiệp hội Tim New York
OGTT Oral glucose tolerance test
Nghiệm pháp dung nạp
glucose
PO By mouth Đường uống
PPARγ
Peroxisome proliferator-
activated
receptors
RLCHLPM
Rối loạn chuyển hóa lipid
máu
SCN Sau công nguyên
SGLT-2 Sodium glucose
cotransporter 2
SC/SQ Subcutaneously Tiêm dưới da
SUR 1 Sulfonylurea receptor Thụ thể sulfonylure của tụy
MAQ Medication Adherence
Questionnaire
Bộ câu hỏi đánh giá mức độ
tuân thủ
MARS Medication Adherence
rating scale
Thang đánh giá mức độ tuân
thủ
xiv
MEMS Medical Event Monitoring
System
Thiết bị giám sát tuân thủ
MMAS Morisky Medication
adherence scale
Thang đánh giá mức độ tuân
thủ Morisky
TDKMM Tác dụng không mong muốn
THA Tăng huyết áp
TZD Thiazolidinedion TZD
TB ± SD Trung bình ± Độ lệch chuẩn
TCN Trước công nguyên
TĐP Tác động phụ
UKPDS
United Kingdom
Prospective Diabetes
Study
WDF The World Diabetes
Foundation
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
YTNC Yếu tố nguy cơ
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây đái tháo đường đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn
đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng [34]. Đái tháo đường là bệnh chuyển
hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng của bệnh là tăng đường huyết mạn
tính cùng rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protein do thiếu insulin có kèm hoặc không
kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau [60]. Hệ quả của tăng đường huyết mạn
tính là tổn thương nhiều cơ quan như: Thận, đáy mắt, thần kinh, tim mạch… [17],
[47], [57].
Tỉ lệ mắc đái tháo đường là khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ. Tại
Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỉ lệ đái tháo đường là 6,6%; Singapore
là 8,6%; tại Malaysia, tỉ lệ đái tháo đường là 8,6% [37]. Theo Phan Huy Anh Vũ, năm
2012, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc đái tháo đường týp 2 ở người 30 tuổi trở lên là 8,1% [29].
Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ
tăng gấp đôi vào năm 2030 [39].
Sự tuân thủ điều trị của các bệnh đái tháo đường trong quá trình điều trị vẫn đang
rất kém và hiện là vấn đề toàn cầu [34], [54]. Sự kém tuân thủ này có thể dẫn đến thất
bại trong trị liệu. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, nhân viên y tế cộng đồng cung cấp cho
bệnh nhân phương pháp tự quản lý chỉ số đường huyết kèm theo việc thăm và tư vấn
tại nhà trong vòng 6 tháng giúp làm giảm HbA1c từ 8,6% xuống còn 7,8% [56]. Chính
vì thế, việc thúc đẩy sự tuân thủ là cần thiết để đạt HbA1c mục tiêu và làm giảm tỉ lệ
biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường [41].
Hiện nay, khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đang quản lý
và theo dõi điều trị cho một lượng bệnh nhân mắc ĐTĐ, chủ yếu là ĐTĐ týp 2. Tuy
nhiên việc khảo sát về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trên những bệnh
nhân này từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Với mong muốn cải thiện sự tuân
thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, giúp việc điều trị căn bệnh này trở nên hiệu
quả hơn, nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ
điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ” được tiến hành với các mục tiêu:
1. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân đang
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
2. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc và khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng
điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính [2], có những thuộc tính sau:
- Tăng glucose máu.
- Kết hợp với những bất thường về những chuyển hóa glucid, lipid và protein do
giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin.
- Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển của thận, đáy mắt, thần kinh và các
bệnh tim mạch khác.
Theo liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2012, định nghĩa đái tháo
đường: “Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường
huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc
cả hai. Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin,
một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh
đái tháo đường” [36].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường
Trên Thế Giới: Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ
biến nhất trên toàn cầu với tỷ lệ mắc ĐTĐ là rất cao chiếm 1-2% dân số ở các nước
đang phát triển, 10% ở các nước phát triển. Trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm 85-95% [19].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu
người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), dự kiến sẽ đạt 578 triệu
người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người
trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm
2019 [10]. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít
hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ týp 2 đang có xu hướng tăng ở cả
trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều
biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận,
và cắt cụt chi. Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ týp 2 có thể dự phòng hoặc
làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện
tập thể dục…) [10].
Dự đoán đến năm 2045, sẽ có 629 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới. Ước
tính trên bao gồm cả bệnh ĐTĐ được chẩn đoán và chưa được chẩn đoán trong độ tuổi
từ 20–79 [31]. Phiên bản mới nhất theo bản đồ đái tháo đường của IDF cho thấy, có
463 triệu người trưởng thành hiện đang sống chung với bệnh ĐTĐ (IDF, 2019) [64].
3
Hình 1.1. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20–79 (triệu
người)
(Nguồn IDF Diabetes Atlas, 2019)
Hình 1.2. Dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20-79 (triệu
người)
(Nguồn: IDF Diabetes Atlas, 2019)
Ở Việt Nam: Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh ĐTĐ lớn nhất thế
giới, nhưngViệt Nam nằm trong số quốc gia có bệnh ĐTĐ đang phát triển nhanh nhất
[5], [6].
Theo thống kê của IDF, 2017 tại Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung
sống với bệnh ĐTĐ và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm
2040 [8]. Qua các công tác điều tra được thực hiện, số người mắc đái tháo đường khá
cao và gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, năm 1991, tỉ lệ
người mắc ĐTĐ trong dân số >15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỉ lệ này đã là 2,4%,
đặc biệt có nhiều vùng tỉ lệ mắc trên 3%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993, tỉ lệ
người mắc là 2,52% [4]. Ở Việt Nam, khoảng 6% dân số mắc ĐTĐ, số người mắc
bệnh trong độ tuổi từ 20-70 là 3,5 triệu ngừời, trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm đa số với tỷ
4
lệ 90%. Bệnh diễn biến phức tạp theo thời gian và có thể dẫn đến những biến chứng
nặng nề nếu không được kiểm soát tốt [64].
Hình 1.3. Ước tính và dự báo tỷ lệ gia tăng ĐTĐ tại Việt Nam so với các nước trong khu
vực/toàn cầu (giai đoạn 2017-2045)
(Nguồn: poster BYT, 2017 )
Hình 1.4. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79.
(Nguồn: Poster BYT, 2017)
3,53 triệu
người
6,3 triệu
người
Tăng
78,5%
2017 2045
5
Nhiều bệnh nhân ĐTĐ còn chưa được chẩn đoán
và điều trị
Chỉ có 28,8 BN được
điều trị
Chỉ có
31,1% được
chẩn đoán
Có tới
68,9%
chưa được
chẩn đoán
Hình 1.5. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79
(Nguồn: poster BYT, 2017)
ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh
tế cũng như đô thị hóa. Theo nghiên cứu của tác giả Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991
trên 4912 đối tượng >15 tuổi tại Hà Nội (xác định bệnh theo tiêu chuẩn của WHO,
1985). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó
nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63% [24]. Theo một nghiên cứu khác được tiến hành
vào năm 2011 ở huyện Hải Hậu, Nam Ðịnh, một huyện thuần nông thôn cho thấy tỷ lệ
ÐTÐ là 5,8% và tiền ÐTÐ là 16,3%. Trong đó chỉ có 30% số người dân hiểu biết được
tác hại và yếu tố nguy cơ của bệnh [64].
Hình 1.6. Tỷ lệ BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán và điều trị
(Nguồn: poster BYT, 2017)
USD
765,6
Triệu
2017
USD
1085,2
Triệu
2054
(ước
$US 216/ 1 người mắc ĐTĐ Ước tính
6
Những con số thống kê trên đây cho thấy ĐTĐ đã và đang trở thành một đại dịch,
một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Tất cả quốc gia dù nghèo hay giàu đều đang phải chịu
tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và Việt Nam cũng không ngoại lệ [4].
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
Theo ADA năm 2018 [32], BYT 2020 [10], ĐTĐ được chia thành 4 loại như sau:
- Đái tháo đường týp 1 (do phá hủy tế bào β tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường týp 2 (do giảm chức năng của tế bào β tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trướcđó).
- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái
tháo đường do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…
Đái tháo đường týp 1
Là một bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra các kháng thể phá
hủy tế bào β của tuỵ, làm cho thiếu hụt insulin dẫn đến đường huyết tăng. Bệnh hầu
hết gặp ở lứa tuổi trẻ (80% các trường hợp được phát hiện ở tuổi dưới 30), chiếm khoảng
5–15% tổng số các trường hợp ĐTĐ [18]. Người mắc ĐTĐ týp 1, cơ thể không thể sản
xuất insulin. Do đó, BN cần được tiêm insulin để duy trì cuộc sống [7].
Đái tháo đường týp 2
Là thể bệnh hay gặp nhất của đái tháo đường, chiếm khoảng 85–90% tổng số các
BN ĐTĐ. Bệnh là sự phối hợp giữa các yếu tố gen và yếu tố môi trường, với cơ chế gây
bệnh là sự giảm nhạy cảm đối với insulin (kháng insulin) ở gan, cơ vân, có thể kèm theo
sự suy chức năng của tế bào β làm giảm tiết insulin. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh
khởi đầu bằng kháng insulin (do béo phì, tuổi tác, lười vận động thể lực…) dẫn đến
insulin giảm hiệu quả trong việc chuyển đường từ máu vào gan, cơ vân. Do đó, tuỵ phải
tăng tiết thêm insulin dẫn đến tuỵ bị tổn thương, làm cho insulin bị giảm tiết. Cuối cùng
sự phối hợp của kháng insulin và giảm tiết insulin làm cho đường huyết tăng lên và
gây bệnh Khác với ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 không bắt buộc sử dụng insulin mỗi ngày
do đường huyết có thể được kiểm soát bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống [10].
Bệnh thường gặp ở BN >30 tuổi [28].
Đái tháo đường thai nghén
ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của
thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3
tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
7
đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai
[10].
Đa số bệnh này sẽ tự hết sau khi sinh. Tuy vậy, nếu mắc ĐTĐ thai kỳ có thể gây
ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng
phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 sau này [7].
Các thể đái tháo đường khác
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác như ĐTĐ sơ sinh hoặc
ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc
sau cấy ghép mô…[8].
1.1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biến chứng
Nguyên nhân
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác
giữa yếu gen và yếu tố môi trường [2], [12].
a) Yếu tố di truyền.
b) Yếu tố môi trường: Đây là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ
mắt bệnh. Các yếu tố đó là:
- Sự thay đổi lối sống: Như giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống
theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ làm dư thừa năng lượng.
- Chất lượng thực phẩm.
- Các stress.
c) Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao, đây là yếu tố không thể
can thiệp được.
Cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân giảm tiết insulin
- Tế bào β của tuyến tuỵ bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được.
- Nguyên nhân gây bệnh là do cơ chế tự miễn.
- Rối loạn tiết insulin. Tế bào β của tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin
bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa glucose
bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài
tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào
peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có
thể do một yếu tố sau: Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng
sự tích tụ triglyceride là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tuỵ, tăng nhạy cảm tế bào
β với chất ức chế trương lực α adrenergic.
8
- Kháng insulin: Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, insulin không có khả năng
thực hiện những tác động của mình như người bình thường, kháng insulin được nghiên
cứu ở gan và cơ. Kháng insulin ở cơ: Các nghiên cứu đã đề xuất nguyên nhân kháng
insulin là vai trò di truyền, hiện tượng giảm hoạt tính của enzym trong quá trình oxy
hóa glucose do tăng acid béo tự do sinh ra từ quá trình phân hủy lipid. Kháng insulin ở
gan là vai trò của tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP–CK (phosphoenolpyruvate
carboxykinase) [12].
- Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối
loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp
glucose [53]. Giai đoạn sớm, kháng insulin biểu hiện bởi sự gia tăng tiết insulin nhằm
hạ glucose máu, chức năng tế bào β còn đảm bảo nên glucose máu vẫn bình thường.
Vào giai đoạn muộn, theo thời gian bắt đầu có sự suy giảm về số lượng và chất lượng
của tế bào β, sự tiết insulin sẽ giảm xuống thì bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện.
Nghiên cứu của Erica Shreck và cộng sự năm 2014 tại Urban, Hoa Kỳ cho thấy đặc
điểm ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân tuổi cao là nồng độ insulin trung bình giảm, chỉ số kháng
insulin tăng cao, chỉ số chức năng tiết insulin của tế bào β giảm rõ [45].
Quá trình sinh bệnh đái tháo đường týp 2
- Giai đoạn sớm mức dung nạp glucose không thay đổi vì tuỵ tăng tiết insulin
giữ cho glucose huyết tương không tăng [47]. Giảm dung nạp glucose là một trong các
rối loạn sớm nhất của đái tháo đường týp 2 hay tiền đái tháo đường. Sự tiết insulin đạt
đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của tế bào β với glucose và sẽ giảm tiết insulin và đái tháo
đường týp 2 sẽ xuất hiện.
- Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường
thấy ở người đái tháo đường týp 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin
còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng
chuyển hóa [20].
- Người đái tháo đường týp 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin–đặc
biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L [2].
Biến chứng của bệnh
Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 là gắn liền với quá trình
phát sinh và phát triển của bệnh. Về phân loại biến chứng, có thể phân ra các biến
chứng cấp tính, mạn tính. Trong các biến chứng mạn tính lại chia ra các biến chứng
mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [2], [20].
9
1.1.5. Chẩn đoán xác định
a)Chẩn đoán đái tháo đường
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2017 và
BYT 2020, dựa vào một trong 4 tiêu chí [31], [10].
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0 mmol/l (≥126 mg/dl), bệnh nhân phải
nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
- Mức glucose huyết tương ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiện pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g.
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở
thời điểm bất kỳ ≥11,1 mmol/l (200 mg/d), ở bệnh nhân có triệu chứng của tăng
glucose huyết rõ rệt.
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol), trong 2 lần xét nghiệm khác nhau, với phòng
thí nghiệm dung phương pháp NGSP.
Những điểm cần lưu ý:
- Nếu 7,0 mmol/l ≤ mức glucose huyết tương lúc đói ≤11.1 mmol/l: Cần làm
nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán xác định.
- Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp
dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác
nhau.
- Có những trường hợp chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết
tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn
đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường týp 2 – phương pháp tăng glucose
máu bằng đường uống” [20].
b)Chẩn đoán tiền đái tháo đường
- Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg/dL
(5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L).
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi
làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 mg/dL (7,8
mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L).
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
- Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
ĐTĐ nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo
đường, được gọi là tiền ĐTĐ (pre-diabetes) (BYT, 2020) [10].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ có thể tóm tắt như sơ đồ sau:
10
Hình 1.7. Quy trình chẩn đoán đái tháo đường týp 2.
(Nguồn: BYT, 2020)
Bình thường
Kiểm tra lại sau mỗi 1-
3 năm
Giáo dục thực hiện lối
sống lành mạnh
Phát hiện và chẩn
đoán ĐTĐ týp 2
Tuổi ≥ 45 Không có triệu chứng ĐTĐ
Có triệu chứng ĐTĐ
BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng
120% cân nặng lý tưởng
và có thêm ≥ 1 YTNC của ĐTĐ typ 2
Xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ:
Đường huyết: lúc đói (FPG); Sau 2 giờ làm OGTT 75g;
Ở thời điểm bất kỳ và HbA1c.
Làm lại XN lần 2, cách lần 1 từ 1-7 ngày để chẩn đoán
xác định ở những BN không có triệu chứng kinh điển
của tăng đường huyết.
Chẩn đoán tiền ĐTĐ
1.Rối loạn đường lúc đói (IFG): FPG từ
100
- 125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L), hoặc
2. Rối loạn dung nạp đường huyết (IGT):
Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm
OGTT 75g từ 140-199 mg/dL (7,8-11
mmol/L), hoặc
3. HbA1c: Từ 5,7% - 6,4% (39-47
mmol/mol).
Rối loạn dung nạp đường huyết (IGT):
Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm
OGTT 75g từ 140-199 mg/dL (7,8-11
mmol/L), hoặc
Chẩn đoán ĐTĐ
1. FPG ≥126mg/dL (7 mmol/L), hoặc
2. Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ
làm OGTT 75g ≥200 mg/dL (11,1
mmol/L) hoặc
3. HbA1c ≥6,5% (hay 48 mmol/mol),
hoặc
4. BN có triệu chứng kinh điển của
tăng đường huyết hoặc đường huyết ở
thời điểm bất kỳ ≥200 mg/dL (hay
≥11,1 mmol/L).
Kiểm tra hàng năm Giáo
dục về điều chỉnh lối sống
Điều trị (quy
trình điều trị)
11
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
Đặc điểm lâm sàng
Các triệu chứng rầm rộ thường ít gặp, trừ giai đoạn mất bù, 4 triệu chứng chính
của bệnh là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh [27].
Ở BN ĐTĐ týp 2, các triệu chứng trên có thể không rõ ràng và trong một số trường
hợp, người bệnh có thể chỉ có một trong các triệu chứng (như gầy sút cân) và thường
đến khám bệnh vì biểu hiện của các biến chứng như hay có mụn nhọt, hay bị tê chân
tay, mờ mắt do đục thủy tinh thể…) [18].
ĐTĐ týp 2 có các triệu chứng lâm sàng mờ nhạt trong khi các triệu chứng của biến
chứng lại chiếm ưu thế. Điển hình là các triệu chứng của nhiễm trùng mạn tính hoặc cấp
tính, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới (thường được nghĩ đến các nguyên nhân do nấm,
do vi khuẩn), các tổn thương mắt hoặc răng, tổn thương thận [7].
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Đường huyết: Lúc đói, sau ăn 2h.
- HbA1c: Lần đầu phát hiện và cứ mỗi 3 tháng/1 lần
- Sinh hóa máu: Creatinin máu, cholesterol, tryglicerid, HDL-C, LDL-C (lúc
mới chẩn đoán và sau mỗi 3 tháng).
- Tổng phân tích nước tiểu làm thường quy. Microalbumin niệu (ngay tại thời
điểm chẩn đoán đối với ĐTĐ týp 2).
- Điện tâm đồ: Lần đầu phát hiện và mỗi 6 tháng
- Siêu âm Doppler mạch cảnh, mạch chân: Lúc mới chẩn đoán, khi nghi ngờ có
tổn thương.
- Chụp tim phổi: Lúc mới chẩn đoán và khi nghi ngờ có tổn thương phổi.
- Khám mắt: Lúc mới chẩn đoán và sau mỗi năm. Nếu có tổn thương mắt nên tái
khám mỗi 3 đến 6 tháng [2].
1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
1.2.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
Mục tiêu điều trị ĐTĐ là phòng ngừa, làm chậm xuất hiện các biến chứng mạch
máu lớn và mạch máu nhỏ, cải thiện sức khỏe toàn diện và điều trị các biến chứng
[37]. Việc ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn là mục tiêu tiên quyết để người bệnh
ĐTĐ thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm [7].
Theo GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp, 2018 [18] mục tiêu điều trị ĐTĐ cần phải:
- Làm hạn chế bớt các biến chứng, đưa glucose máu về giới hạn bình thường.
- Hạn chế mức thấp nhất các biến chứng.
- Đưa cân nặng về bình thường, nhất là BN béo phì.
- Giảm tỷ lệ HbA1c.
- Ngoài ra cần phải điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: THA,
12
RLCHLPM
- Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 được cụ thể hóa bằng các chỉ số trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
không có thai.
(Nguồn: BYT, 2020)
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6,5% (48 mmol/L) nếu có
thể đạt được mà không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có
hại của thuốc. Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ týp 2 được
điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh
tim mạch quan trọng [26].
- Mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt hơn (nới lỏng): HbA1c < 8% (64
mmol/L) phù hợp với những BN có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, các
biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị [18].
- Nếu đã đạt mục tiêu đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại
mục tiêu đường huyết sau ăn, đo vào lúc 1–2 giờ sau khi BN bắt đầu ăn (BYT, 2020)
[10].
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c
< 7
Glucose
huyết tương mao mạch
lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4,4–7,2 mmol/L)
Đỉnh glucose huyết
tương mao mạch sau ăn
1-2 giờ
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Huyết áp
Tâm thu <140 mmHg, tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-
80 mmHg
Lipid máu
LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L),
nếu chưa có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L), nếu
đã có bệnh tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L).
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L)
ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
13
- Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở mức 130/80 mmHg có thể áp dụng cho những
đối tượng BN có nguy cơ tim mạch cao nếu họ có thể đạt được mức này mà không có
gánh nặng điều trị quá mức [18].
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6,5% (48 mmol/L) nếu có
thể đạt được mà không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có
hại của thuốc. Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ týp 2 được
điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh
tim mạch quan trọng [18].
- Mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt hơn (nới lỏng): HbA1c <8% (64
mmol/L) phù hợp với những BN có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, các
biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị [18].
- Nếu đã đạt mục tiêu đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại
mục tiêu đường huyết sau ăn, đo vào lúc 1–2 giờ sau khi BN bắt đầu ăn [10].
- Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở mức 130/80 mmHg có thể áp dụng cho những
đối tượng BN có nguy cơ tim mạch cao nếu họ có thể đạt được mức này mà không có
gánh nặng điều trị quá mức [18].
- Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của BN (BYT,
2020) [10]. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi được cụ thể hóa trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Mục tiêu HbA1c cho bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi theo ADA, 2020.
(Nguồn: BYT, 2020)
Tình
trạng
sức khỏe
Cơ sở
để chọn
lựa
HbA1
c
Glucose
huyết lúc
đói hoặc
trước
ăn (mg/dL)
Glucose
lúc đi
ngủ
(mg/dL)
Huyết
áp
mmHg
Mạnh khỏe Còn sống
lâu
<7,5% 90–130 90–150 <140/90
Phức
tạp/sức
khỏe trung
bình
Kì vọng
sống
trung
bình
<8,0% 90–150 100–180 <140/90
Rất phức
tạp/kém
Không còn
sống lâu
<8,5% 100–180 110–200 <150/90
14
1.2.2. Phương pháp điều trị
a)Điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc bao gồm: Thay đổi lối sống, giảm cân, thay đổi chế độ
ăn phù hợp, hoạt động thể chất thường xuyên là bước đầu tiên để đạt được hiệu quả kiểm
soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng [18].
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh đái tháo đường [18].
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong chăm sóc BN ĐTĐ, đem lại những lợi ích
tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng, chuyển hóa trong cơ thể và thể trạng chung
của BN (Scottish Intercollegiate Guidelines Network, 2010).
Phải hạn chế glucid để tránh tăng glucose máu sau ăn, nên ăn nhiều bữa trong ngày
(3 bữa chính kèm 2–3 bữa phụ xen kẽ).
Glucid: 50–55% trong tổng số năng lượng nên sử dụng dưới dạng đường đa, hạn
chế sử dụng đường đơn.
Lipid: Không nên ăn quá 30% trong tổng số calo trong đó lipid béo bão hòa
không quá 10% (acid béo bão hòa dễ gây xơ vữa động mạch).
Protid: 15–20%. Đối với người lớn, lượng protid 7–8 g/kg/ngày. Nếu BN bị suy
thận thì lượng protein sẽ giảm đi 0,3–0,4 g/kg/ngày.
Nên ăn thức ăn nhiều chất xơ như rau tươi, vỏ các loại đậu, gạo lứt… Có tác
dụng giảm hấp thu đường, chống táo bón, chống tăng mỡ máu sau ăn và cung cấp các
loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Muối natri: Tránh dùng nhiều ở người có kèm bệnh THA (có thể ăn nhạt hoặc
không nên dùng quá 2 g/ngày).
Rượu, bia có thể gây ức chế tân tạo glucose và dễ dẫn đến hạ glucose máu nhất là
khi BN bỏ ăn và ăn kém, ngoài ra rượu gây nhứt đầu, nôn mửa hoặc gây giãn mạch…
[18].
Tuy nhiên theo hướng dẫn của ADA thừa nhận rằng: Không có chế độ ăn nàophù
hợp với tất cả mọi người và có nhiều chế độ ăn khác nhau có thể kiểm soát ĐTĐ. Khuyến
khích BN nên trao đổi với một chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng một kế hoạch
dinh dưỡng cho mình. Khuyến khích mới còn nhấn mạnh lợi ích của việc uống nhiều
nước và giảm thức uống có chứa chất làm ngọt có hoặc không có năng lượng (calories)
(ADA, 2019) [33].
Chế độ luyện tập thể lực cho bệnh nhân đái tháo đường
Ngay từ năm 1919, Allen đã cho thấy hoạt động thể lực là một trong những biện
pháp được đưa vào điều trị đái tháo đường, luyện tập thể lực một cách đều đặn, kéo
dài làm giảm đường huyết một cách rõ rệt, giảm đáng kể liều thuốc sử dụng hàng ngày.
Đối với BN ĐTĐ týp 2 luyện tập thể lực không những làm giảm glucose máu mà còn
điều chỉnh RLCHLPM, làm tăng nhạy cảm của insulin đối với các thụ thể [18]. BN
15
nên vận động thể lực 30–45 phút trong vòng 3–5 ngày/tuần hoặc 150 phút/tuần
(Scottish Intercollegiate Guidelines Network, 2010) với cường độ tập luyện nhẹ nhàng
như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tránh quá sức [18].
b) Điều trị bằng thuốc
Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 bằng đường uống.
Sulfonylure: Sulfonylure gồm 2 thế hệ:
Thế hệ 1: Chlorpropamid, tolbutamid, tolazamid, hiện nay ít được dùng.
Thế hệ 2: Glyburid/glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid được ưa dùng hơn
các thuốc thế hệ 1 (BYT, 2020) [10].
Cơ chế tác dụng: Nhóm sulfonylure có chứa nhân sulfonic acid ure, khi thay đổi
cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính. Thuốc kích thích
tế bào β tuỵ tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên
màng tế bào β tuỵ làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào. Khi màng tế
bào β phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào
làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1–1,5% (BYT,
2020) [10].
Chỉ định: BN ĐTĐ týp 2 chống chỉ định hoặc điều trị với metformin không hiệu
quả [40].
Sử dụng dưới dạng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các nhóm biguanid, TZD, ức chế
men α–glucosidase, ức chế men DPP-4 hoặc insulin [18].
Liều dùng
− Glyburid/glibenclamid: Viên 1,25–2,5–5 mg. Liều khởi đầu 2,5 mg/ngày, liều
trung bình thường dùng 5–10 mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Không khuyến cáo
dùng đến liều 20 mg/ngày vì tác dụng hạ glucose huyết không tăng hơn.
− Glimepirid: Liều khởi đầu nên là 1 mg/ngày. Sau đó, cứ mỗi 1 - 2 tuần, nếu chưa
kiểm soát được đường huyết thì tăng thêm 1 mg/ngày cho đến khi kiểm soát được đường
huyết. Liều tối đa của glimepirid là 6 mg/ngày. Thông thường, người bệnh đáp ứng với
liều 1–4 mg/ngày, ít khi dùng đến 6 mg/ngày (BYT, 2018) [9]. Thuốc có tác dụng kéo
dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng (BYT, 2017)
[8].
− Gliclazid: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu
40–80 mg/ngày uống một lần vào lúc ăn sáng. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóng
thích chậm có hàm lượng 30–60 mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm
là 120 mg/ngày. Lưu ý với liều vượt quá 160 mg/ngày, phải chia làm 2 lần (BYT, 2017;
BYT, 2018) [8], [9].
− Glipizid: Thuốc hiện không lưu hành tại Việt Nam (BYT, 2017) [8].
16
Tác dụng không mong muốn:
− Hạ đường huyết quá mức và tăng cân.
− Rối loạn tiêu hóa: Ăn không tiêu, đau vùng thượng vị, ăn không ngon.
− Phản ứng da: Ban đỏ, viêm da, ngứa, nổi mề đay.
− Bất thường về huyết học: Mất bạch cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tiêu
huyết [40], [18].
Chống chỉ định:
ĐTĐ týp 1 có biến chứng tiền hôn mê, hôn mê do nhiễm ceton, phụ nữ có thai và
cho con bú, dị ứng với sulfonylure, suy gan, suy thận.
Cần chú ý khi dùng cho BN lớn tuổi vì có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do
BN dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9].
Glinid
Cấu trúc phân tử có nhóm benzamid nên có khả năng kích thích tiết insulin sauăn
thích hợp cho BN bị tăng đường huyết sau ăn [18]. Tại Việt Nam hiện có: Repaglinid
hàm lượng 0,5–1–2 mg (BYT, 2017) [8].
Cơ chế tác dụng: Tương tự như sulfonylure nhưng so với sulfonylure, repaglinid
có khởi đầu tác dụng sớm hơn, thời gian tác dụng ngắn hơn, nên ít gây hạ đường huyết
kéo dài. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1–1,5% (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9].
Chỉ định: Điều trị cho BN ĐTĐ týp 2 khi chế độ ăn và luyện tập hợp lý không
kiểm soát được glucose huyết.
Repaglinid có thể được dùng phối hợp với metformin hoặc TZD, khi dùng đơn độc
không kiểm soát được đường huyết. Nếu dùng phối hợp vẫn không kiểm soát được
đường huyết, thì phải thay bằng insulin (BYT, 2018) [9].
Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng cho người già, khi suy thận ở BN
ĐTĐ (BYT, 2017) [8].
Liều dùng: BN ĐTĐ týp 2 chưa từng dùng thuốc hoặc nồng độ HbA1c dưới 8%,
nên khởi đầu với liều 0,5 mg/lần, BN đã được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết vàcó
HbA1c lớn hơn hoặc bằng 8%, thì liều khởi đầu là 1 mg hoặc 2 mg/lần. Uống 3 lần/ngày
trước mỗi bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9].
Tác dụng không mong muốn: Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ đường
huyết, tuy nhiên thấp hơn nhóm sulfonylure (BYT, 2017) [8]. Ngoài ra một số tác dụng
phụ rất thường gặp khác của repaglinid như: Đau đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên
(BYT, 2018) [9].
Chống chỉ định: Đối với BN ĐTĐ týp 1. BN ĐTĐ bị nhiễm acid-ceton hôn mê
hoặc không hôn mê, BN bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Ngoài ra, không sử dụng
repaglinid cho BN suy gan nặng, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho
17
con bú (BYT, 2018) [9].
Metformin
Là thuốc duy nhất trong nhóm biguanid còn được sử dụng hiện nay. Thuốc khác
trong nhóm là phenformin hiện tại đã bị cấm dùng vì tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
Metformin thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở BN ĐTĐ týp 2 (BYT,
2017) [8], được khuyến cáo sử dụng cho BN có thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm
giảm cân nặng. Ngoài ra, thuốc còn có tác động đến giảm lipid máu [41].
Cơ chế tác dụng: Metformin có thể tác động thông qua ba cơ chế:
- Ở gan: Làm giảm sản xuất glucose bằng cách ức chế tái tạo glucose và phân
giải glycogen.
- Ở cơ: Làm tăng sự nhạy cảm với insulin bằng cách tạo thuận lợi cho sự thu giữ
và sử dụng glucose ở ngoại vi
- Ở ruột: Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ làm chậm sự hấp thu glucose ở ruột
non.
Ngoài tác dụng trên đường huyết, metformin còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid
nên làm giảm cholesterol ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipid, phần nào làm giảm
cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và cả triglycerid máu. Gây chán ăn nên rất tốt
với BN ĐTĐ có béo phì [18], [9]. Thuốc còn làm giảm HbA1c trong khoảng 1–1,5%
(BYT, 2020) [10].
Chỉ định: Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2: Dùng metformin, đơn trị liệu kết hợp với chế
độ ăn và luyện tập, khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ănđơn
thuần (BYT, 2018) [28]. Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những BN có chỉ số
BMI>25 kg/m2
[18]. Có thể dùng metformin đồng thời với một hoặc nhiều thuốc uống
điều trị ĐTĐ khác (ví dụ: Sulfonylure, TZD, nhóm ức chế α- glucosidase) hoặc insulin
khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được
thỏa đáng (BYT, 2018) [9].
Liều dùng: Liều khởi đầu thông thường là uống 1 viên 500 mg hoặc 850 mg, ngày
2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối, trong hoặc sau khi ăn). Mỗi tuần một lần, tăng
thêm một viên mỗi ngày tới liều tối đa là 2500 mg/ngày. Những liều từ 2000 mg/ngày
trở lên có thể uống làm hai lần trong ngày. Nếu cần dùng liều tối đa nên chia làm 3 lần
trong ngày vào bữa ăn để dung nạp thuốc tốt hơn (BYT, 2018) [9]. Tuy nhiên, cần
thận trọng với liều tối đa, ở mức liều này tác dụng giảm đường huyết không tăng nhiều
nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều hơn (BYT, 2017) [8].
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp nhất là về tiêu hóa. Những tác dụng
phụ này do ảnh hưởng của liều và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường
là nhất thời. Ngoài ra, BN có thể bị nhiễm toan acid lactic khi sử dụng metformin ở liều
cao và kéo dài, tuy nhiên rất hiếm gặp [18], [9].
Chống chỉ định: BN có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng. Giảm chức
18
năng thận do bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL
ở nam giới hoặc ≥ 1,4 mg/dL ở nữ giới) hoặc Clcr < 60 ml/phút. Bệnh cấp tính hoặc
mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như: Suy tim hoặc suy hô hấp, đang có nhồi
máu cơ tim, sốc nhiễm trùng. BN suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu, có
tiền sử nhiễm toan lactic (tăng nguy cơ nhiễm acid lactic). Phụ nữ có thai phải điều trị
bằng insulin, không dùng metformin. Đối với BN ĐTĐ týp 1, ĐTĐ có nhiễm toan
ceton, tiền hôn mê do ĐTĐ, phụ nữ cho con bú cũng chống chỉ định với metformin [18]
[10].
Thiazolidinedion (TZD)
TZD có khả năng giảm tân tạo glucose tại gan, tăng nhạy cảm insulin tại mô, giảm
đề kháng insulin, giảm glucose huyết. Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết. Hiện
nay tại Việt Nam chỉ có pioglitazon còn được sử dụng [18].
Ngoài tác dụng giảm glucose huyết, pioglitazon làm giảm triglycerid 9% và tăng
HDL 15%. Khi dùng chung với insulin, liều insulin có thể giảm được khoảng 30–50%.
Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở glucose
loại 1–4 (GLUT1 và GLUT4) giảm nồng độ acid béo trong máu, giảm sản suất glucose
tại gan, tăng adiponectin và giảm sự phóng thích resistin từ tế bào mỡ, tăng chuyển
hóa tế bào mỡ kém biệt hóa (preadipocytes) thành tế bào mỡ trưởng thành. Tóm lại
thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan. Giảm HbA1c từ 0,5–
1,4% [8].
Chỉ định: ĐTĐ týp 2 chưa kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn và luyện
tập. Dùng đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc điều trị ĐTĐ khác [18], [9].
Liều dùng: Liều dùng thông thường là 15–30 mg/lần/24 giờ (dùng đơn độc hoặc
phối hợp), cũng có thể tăng dần liều nếu đáp ứng không đủ lên đến tối đa là 45 mg/lần/24
giờ tùy theo đáp ứng. Pioglitazon có thể dùng cùng hoặc dùng xa bữa ăn [9].
Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan
[18]. Khi dùng cùng với insulin, có thể tăng cân 10–15% so với mức nền và tăng nguy
cơ suy tim. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu. Ngoài ra,
pioglitazon có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam
vẫn cho phép sử dụng pioglitazon, tuy nhiên khi sử dụng pioglitazon cần phải hỏi kỹ
BN về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang [8].
Chống chỉ định: BN suy tim độ III–IV theo NYHA, bệnh gan đang hoạt động, có
enzym gan ALT tăng gấp 2,5 lần so với giới hạn trên của trị số bình thường [8].
Ức chế enzym α-glucosidase
Ức chế α-amylase và α glucosidase làm chậm biến đổi carbohydrat thành
glucose, từ đó làm chậm hấp thu glucose. Thuốc chủ yếu giảm đường huyết sau ăn, dùng
đơn độc không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, thường được dùng phối hợp với chế độ
19
ăn và các nhóm thuốc khác. Thuốc hiện có tại Việt Nam là Acarbos (Glucobay), hàm
lượng 50 mg [8], [18].
Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzym thủy phân
đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm
HbA1c từ 0,5–0,8% [8].
Chỉ định: Dùng đơn độc như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị
ĐTĐ týp 2 ở người tăng đường huyết, đặc biệt là tăng đường huyết sau khi ăn mà không
kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện. Thuốc có thể phối hợp với các nhóm
thuốc khác (sulfonylure hoặc biguanid hoặc insulin) với chế độ ăn và tập luyện để đạt
được mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 [8].
Liều dùng: Liều ban đầu thường dùng có thể từ 25 mg/lần, 3 lần/ngày. Uống thuốc
ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên, bữa ăn phải có carbohydrat [8], [9].
Tác dụng không mong muốn: Tác dụng phụ chủ yếu trên đường tiêu hóa do tăng
lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm sình bụng,
đầy hơi, đi ngoài phân lỏng [8]. Ngoài ra, thuốc còn gây độc cho gan làm tăng enzym
gan [18].
Chống chỉ định: Với những BN viêm–loét đường ruột . Do thuốc có khả năng tạo
hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng
(thoát vị). Những trường hợp suy gan, tăng enzym gan. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho
con bú. BN ĐTĐ týp 2 dưới 18 tuổi, BN bị hạ đường huyết và nhiễm toan thể ceton do
ĐTĐ [9].
Nhóm ức chế enzym DPP-4
Hiện tại ở Việt Nam có các loại thuốc hiện hành: Sitagliptin, saxagliptin,
vildagliptin, linagliptin [8].
Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym DDP-4, một enzym thoái giáng GLP-1, do đó
làm tăng nồng độ GLP-1 có hoạt tính. Thuốc ức chế enzym DPP-4 làm giảm HbA1c từ
0,5–1,4%. Khi dùng đơn độc không gây hạ đường huyết hay thay đổi cân nặng. Thuốc
được dung nạp tốt [8].
Chỉ định: ĐTĐ týp 2, đơn trị liệu hoặc điều trị phối hợp với metformin, TZD hoặc
insulin [8].
Liều dùng:
Sitagliptin: Viên uống 50–100 mg. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1 lần,
giảm đến 50 mg/ngày khi eGFR còn 50–30 ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu
thận giảm còn 30 ml/phút.
Saxagliptin: Viên 2,5–5mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/ngày
khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/ phút.
20
Vildagliptin: Viên 50 mg, uống 1–2 lần/ngày.
Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày [8], [9].
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu
họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau khớp. BN có nguy cơ viêm tuỵ cấp khi sử
dụng sitagliptin và linagliptin. Ngoài ra, có một số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi sử
dụng vildagliptin [8].
Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ nhiễm acid ceton [9].
Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1: Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành liraglutid
[8].
Cơ chế tác dụng: Các hormon dạ dày–ruột–1 loại glucagon–like peptid–1 (GLP-
1) có vai trò quan trọng trong hấp thu glucose, được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi
có thức ăn trong đường tiêu hóa. Chúng có thời gian bán hủy ngắn 1–2 phút và bị bất
hoạt bởi DPP-4. Chất chủ vận thụ thể GLP-1 là chất giống incretin với 50% chuổi
polypeptid giống GLP-1 nhưng không bị thủy phân bởi DPP-4 và nó gắn vào receptor
GLP-1 ở mô kể cả não và tuỵ giúp tăng tiết insulin phụ thuộc glucose và giảm bài tiết
glucagon, trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và tăng cảm giác no nên làm giảm cân, giảm
đường huyết sau ăn và giảm HbA1c khoảng 0,6–1,5% [18].
Chỉ định: Điều trị ĐTĐ týp 2.
Liều dùng: 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến 1,2
mg/ngày.
Liều tối đa 1,8 mg/ngày.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường hợp, tiêu
chảy. Có thể gặp viêm tuỵ cấp nhưng hiếm. Trên chuột thí nghiệm thuốc làm tăng nguy
cơ ung thư giáp dạng tủy, tuy nhiên tuyến giáp người ít thụ thể với GLP-1. Khả năng
hiện tượng này ở người rất thấp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn.
Thận trọng: Không có nhiều nghiên cứu về liraglutid ở người suy thận, tuy nhiên
khuyến cáo thận trọng khi độ lọc cầu thận giảm <30 ml/l phút. Ngoài ra, liraglutid nên
được sử dụng thận trọng ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng
tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2 [8].
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2
Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc dapagliflozin [8].
Cơ chế tác dụng: Glucose được lọc qua cầu thận sau đó được tái hấp thu chủ yếu
ở ống thận gần, dưới tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose. SGLT2 giúp
tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu thận, do đó ức chế tác dụng kênh này ở BN
ĐTĐ týp 2, sẽ làm tăng thải glucose qua đường tiểu và giúp giảm đường huyết.
Chỉ định: Điều trị ĐTĐ týp 2. Thuốc có hiệu quả đối với BN mất phần lớn tếbào
β, có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc viên khác hoặc insulin [8], [18].
21
Liều dùng: Thường dùng liều 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người
suy gan nặng, nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg [10].
Tác dụng không mong muốn: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu.
Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức đường huyết bình thường.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ týp 1 và thận trọng nếu nghi
ngờ BN ĐTĐ týp 2 thiếu insulin trầm trọng.
Không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin cho BN suy thận trung bình đến suy thận
nặng (CrCl <60 ml/phút hoặc eGFR <60 ml/phút/1,73 m2
) do thuốc sẽ giảm tác dụng
khi độ lọc cầu thận suy giảm (BYT, 2017) [8].
Các loại thuốc viên phối hợp
Do bản chất đa dạng của cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2, việc phối hợp thuốc trong
điều trị sẽ mang lại hiệu quả giảm đường huyết tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ
khi tăng liều một loại thuốc đến tối đa. Nguyên tắc phối hợp thuốc là không phối hợp 2
loại thuốc trong cùng 1 nhóm (ví dụ: Không phối hợp gliclazid với glimepirid).
Việc phối hợp 2 nhóm thuốc với nhau sẽ giúp cho số viên thuốc cần sử dụng ít
hơn, làm tăng tính tuân thủ dùng thuốc của BN. Bất lợi của viên thuốc phối hợp là không
thể chỉnh liều 1 loại thuốc.
Hiện nay, tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp:
− Glyburid/metformin (Glucovanc)
− Amaryl/metformin (coAmaryl)
− Sitagliptin/metformin (Janumet)
− Vildagliptin/metformin (Galvusmet)
− Saxagliptin/metformin (Komboglyz) dạng phóng thích chậm
− Pioglitazon/metformin (BYT, 2017) [8].
22
Bảng 1.3. Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và
thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin.
(Nguồn: BYT, 2020)
Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm
Sulfonylure Kích thích tiết insulin.
Được sử dụng lâu năm.
↓ Nguy cơ mạch máu nhỏ.
↓ Nguy cơ tim mạch và tử
vong.
Hạ glucose huyết.
Tăng cân.
Glinid Kích thích tiết insulin. ↓ Glucose huyết sau ăn.
Hạ glucose huyết.
Tăng cân.
Dùng nhiều lần.
Biguanid
Giảm sản xuất glucose
ở gan.
Có tác dụng incretin
yếu.
Được sử dụng lâu năm. Dùng
đơn độc không gây hạ glucose
huyết. Không thay đổi cân
nặng, có thể giảm cân.
↓ LDL-cholesterol.
↓ Triglycerid.
↓ Nguy cơ tim mạch và tử
vong.
Chống chỉ định ở BN suy thận
(chống chỉ định tuyệt đối khi
eGFR <30 ml/phút).
Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng,
tiêu chảy.
Nhiễm acid lactic.
Pioglitazon
(TZD)
Hoạt hóa thụ thể
PPARγ.
Tăng nhạy cảm với
insulin.
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết.
↓ Triglycerid.
↑ HDL cholesterol.
Tăng cân.
Phù/suy tim.
Gãy xương K bàng quang.
Ức chế enzym α-
glucosidas
Làm chậm hấp thu
carbohydrat ở ruột.
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết.
Tác dụng tại chỗ.
↓ Glucose huyết sau ăn.
Rối loạn tiêu hóa: Sình bụng,
đầy hơi, tiêu phân lỏng.
Giảm HbA1c 0,5–0.8%.
Ức chế enzym
DPP-4
Ức chế DPP-4 làm
tăng GLP-1.
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết, dung nạp tốt.
Giảm HbA1c 0,5–1%.
Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi
mề đay, phù, viêm hầu họng,
nhiễm trùng hô hấp trên, đau
khớp.
Chưa biết tính an toàn lâu dài.
Nhóm ức chế
kênh đồng vận
chuyển natri-
glucose SGLT2
Ức chế tác dụng của
kênh đồng vận chuyển
SGLT2 tại ống thận
gần, tăng thải glucose
qua đường tiểu.
Dùng đơn độc ít gây hạ
glucose huyết.
Giảm cân.
Giảm huyết áp.
Giảm tử vong liên quan đến
bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ týp
2 có nguy cơ tim mạch cao.
Giảm HbA1c 0,5–1%. Nhiễm
nấm đường niệu dục, nhiễm
trùng tiết niệu, nhiễm ceton
acid. Mất xương (với
canagliflozin).
Thuốc đồng vận
thụ thể GLP-1
Thuốc làm tăng tiết
insulin khi glucose
tăng cao trong máu
đồng thời ức chế sự
tiết glucagon, thuốc
cũng làm chậm nhu
động dạ dày và giảm
cảm giác thèm ăn
Giảm glucose huyết sau ăn,
giảm cân.
Dùng đơn độc ít gây hạ
glucose huyết.
Giảm tử vong liên quan đến
bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ týp
2 có nguy cơ tim mạch cao
Giảm HbA1c 0,6–1,5%. Buồn
nôn, nôn, viêm tuỵ cấp. Không
dùng khi có tiền sử gia đình
ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa
u tuyến nội tiết loại 2
23
Bảng 1.4. Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose huyết uống.
(Nguồn: BYT, 2020)
Thuốc Hàm lượng Liều mỗi ngày
Thời gian tác dụng
Sulfonylure
Tolbutamid 250-500 mg 0,5-2 g chia uống 2-3 lần. 6-12 giờ
Chlorpropamid 100-250 mg 0,1-0,5 g uống 1 lần duy nhất. 24-72 giờ
Glimepirid 1-2 và 4 mg
1-4 mg/ngày liều thông thường.
Liều tối đa 8 mg/ngày.
24 giờ
Gliclazid
80 mg, 30-60 mg dạng
phóng thích chậm.
40 mg - 320 mg viên thường, chia
uống 2-3 lần 30-20 mg. Dạng phóng
thích chậm, uống 1 lần/ngày.
12 giờ, 24 giờ dạng
phóng thích chậm.
Glipizid
5-10 mg, 2,5-5-10 mg
dạng phóng thích chậm.
Viên thường 2,5-40 mg uống 30 phút
trước khi ăn 1 hoặc 2lần/ngày. Dạng
phóng thích chậm 2,5-10 mg/ngày uống
1 lần.
Liều tối đa 20 mg/ngày uống 1 lần.
6-12 giờ. Dạng
phóng thích chậm
24 giờ.
Glinid
Repaglinid 0,5-1-2 mg
0,5 - 4 mg/ngày chia uống trước
các bữa ăn.
3 giờ
Thuốc tăng nhạy cảm với insulin
Metformin 500-850-1000 mg.
Dạng phóng thích chậm:
500-750 mg.
1-2,5 g, uống 1 viên sau ăn, ngày 2-3
lần.
Dạng phóng thích chậm: 500-
2000 mg/ngày uống 1 lần.
7-12 giờ. Dạng
phóng thích chậm
kéo dài 24 giờ
Pioglitazon 15-30-45 mg/ngày 15-45 mg/ngày 24 giờ
Thuốc ức chế enzym α glucosidas
Acarbos 50-100 mg
25-100 mg uống 3 lần/ngày ngay
trước bữa ăn hoặc ngay sau miếng
ăn đầu tiên.
4 giờ
Nhóm ức chế enzym DPP-4
Sitagliptin 50-100 mg
Liều thường dùng 100 mg/ngày.
Khi độ lọc cầu thận còn 30-50
ml/1 phút: 50 mg/ngày.
Khi độ lọc cầu thận còn 30 ml/1
phút: 25 mg/ngày.
24 giờ
Saxagliptin 2,5-5 mg
2,5-5 mg/ngày, uống 1 lần. Giảm liều
đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận
≤50 ml/1phút hoặc
dùng cùng thuốc ức chế CYP3A4/5
mạnh, thí dụ ketoconazol.
24 giờ
Vildagliptin 50 mg
50 mg uống 1-2 lần/ngày.
Chống chỉ định khi AST/ALT tăng
gấp 2,5 giới hạn trên của bình
thường.
24 giờ
Linagliptin 5 mg 5 mg uống 1 lần /ngày. 24 giờ
Thuốc ức chế kênh SGLT2
Dapagliflozin 5-10 mg
10 mg/ngày, uống 1 lần. 5 mg khi có
suy gan.
24 giờ
24
1.2.3. Thuốc tiêm đái tháo đường (insulin)
a)Định nghĩa
Insulin là một hormon peptid được tiết ra từ tế bào β của tiểu đảo tuyến tuỵ (đảo
Langerhans). Trong tiểu đảo Langerhans có 3 loại tế bào chính đảm nhiệm vai trò sản
xuất ra các hormon:
Tế bào α tiết ra hormon glucagon.
Tế bào β tiết ra hormon insulin.
Tế bào Δ tiết ra hormon samatostatin.
Tuyến tuỵ ở người chứa khoảng 8 mg insulin, trong đó 0,5–0,1 mg được tiết ra và
được tổng hợp lại mỗi ngày. Các phân tử glucose từ máu vào và trình diện tế bào β
tuyến tuỵ thông qua kênh GLUT2, kích hoạt một chuổi các phản ứng điện hóa và gây ra
sự tiết insulin.
Insulin được trích từ tuỵ tạng của động vật như bò, lợn hay tái tổ hợp theo cấu trúc
gen người nhờ vi khuẩn E.coli đang được dùng rộng rãi hiện nay [18].
b) Phân loại insulin
Theo cấu trúc phân tử:
- Insulin người (human insulin): Được tổng hợp bằng phương pháp tái tổ hợp
DNA, rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng do tự miễn và loạn dưỡng mô mỡ tại
chỗ tiêm. Thuốc cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng <30o
C và có thể mang theo
khi đi du lịch miễn là tránh nhiệt độ rất nóng hoặc rất lạnh. Human insulin hiện có tại
Việt Nam gồm insulin thường (regular insulin) và NPH (insulin tác dụng trung bình).
- Insulin analog được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, nhưng có thayđổi
cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptid để thay
đổi dược tính [8]
Theo cơ chế tác dụng:
Phân loại insulin theo BYT năm 2020 [10] thì cơ chế tác động bao gồm các loại
insulin như:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn.
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian.
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài.
- Insulin trộn, hỗn hợp.
25
Bảng 1.5. Các loại insulin
(Nguồn: Bùi Tùng Hiệp và ctv., 2018)
Loại insulin Dạng
Bắt đầu tác
dụng
Đỉnh (giờ)
Hiệu quả
(giờ)
Tác dụng nhanh
Lispro Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5
Aspart Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5
Glulisin Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5
Tác dụng ngắn
Regular (R) Trong 30 phút–1 giờ 2–3 5–8
Tác dụng trung bình
NPH (N) Đục 2–4 giờ 4–10 10–16
Lent Đục 3–4 giờ 4–12 12–18
Tác dụng chậm
Ultralent Đục 6–10 giờ 10–16 18–24
Glargin Trong 2–4 giờ Không
đỉnh
20–24
Detemir Đục 2–4 giờ 6–14 16–20
Hỗn hợp
70/30 NPH/Regular Đục 30–60 phút Biến đổi 10–16
50/50 NPH/Regular Đục 30–60 phút Biến đổi 10–16
75/25 hay 50/50
Lispro
protamin/Lispro
Đục 5–15 phút Biến đổi 10–16
70/30 Aspart
protamin/Aspart
Đục 5–15 phút Biến đổi 10–16
*Insulin hỗn hợp trộn sẵn là sự kết hợp các liều lượng đặc biệt của loại có tác
dụng
trung bình và tác dụng ngắn
26
Tác dụng của insulin:
Insulin là hormon “hạ đường huyết”. Ngay khi tiêu hóa các carbohydrat trong thức
ăn, insulin được phóng thích vào máu và có tác dụng ngăn nồng độ đường glucose trong
máu lên cao bằng cách đưa lượng đường glucose ăn vào đến các cơ quan đặc biệt đó là
tim, mỡ và cơ xương hoặc chuyển thành glycogen trong gan. Insulin cũng làm tăng ly
giải chất béo và tổng hợp protein, trong khi ly giải chất béo và phóng thích acid béo tự
do. Insulin được dùng làm liệu pháp thay thế trong bệnh ĐTĐ để cung cấp lượng hormon
nội sinh thiếu hụt [18].
c)Chỉ định của insulin đối với ĐTĐ týp 2
− Chỉ định bắt buộc đối với ĐTĐ týp 1.
− Dị ứng hay chống chỉ định với các thuốc hạ đường huyết uống.
− BN sụt cân, suy dinh dưỡng.
− ĐTĐ ở lần điều trị khởi đầu nếu mức HbA1c >9% và glucose máu lúc đói
>15,0 mmol/L.
− ĐTĐ týp 2 khi giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn + chế độ tập luyện + sử dụng
các thuốc hạ đường huyết đường uống nhưng không duy trì được nồng độ glucose thỏa
đáng trong máu lúc đói cũng như sau ăn.
− Cấp cứu tiền hôn mê, hôn mê, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, tình trạng
tăng glucose huyết do tăng áp lực thẩm thấu.
− Có nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng cơ quan đích (suy tim, suy thận,tai
biến mạch máu não).
− ĐTĐ týp 2 ổn định nhưng phải đại phẫu, sốt, chấn thương nặng, nhiễm khuẩn
(nhất là nhiễm khuẩn huyết), rối loạn chức năng thận hoặc gan, cường giáp, hoặc các rối
loạn nội tiết khác.
− Phụ nữ ĐTĐ mang thai hoặc phụ nữ mang thai mới phát hiện ĐTĐ [18].
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là hạ đường huyết [18].
Tăng glucose huyết phản ứng (tăng glucose huyết sau hạ glucose huyết, hiệu ứng
Somogyi), hiện tượng bình minh và các phản ứng tại chỗ như: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở
chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí) là
những tác dụng phụ ít gặp trong điều trị với insulin. Ngoài ra, các tác dụng phụ hiếm
gặp như: Kháng insulin, nổi mề đay, phản ứng phản vệ, phù mạch, hạ kali huyết, teo mô
mỡ ở chỗ tiêm thuốc dưới da (thường hay gặp hơn khi dùng thuốc insulin thông thường)
Chống chỉ định: Hạ glucose máu, dị ứng sau khi dùng thuốc: Nổi mề đay hoặc
phù Quinke [18].
27
Bảng 1.6. Tổng hợp các so sánh toàn diện về tác động cần lưu ý của mỗi nhóm thuốc
ĐTĐ khác nhau theo ADA, 2018.
Thuốc tác động Metformin Ức chế DPP4
Sulfonylure
(Thế hệ 2)
Insuli
n
Hiệu lực Cao Trung bình Cao Cao nhất
Nguy cơ hạ đường huyết Không Không Có Có
Cân nặng
Không ảnh hưởng
(có thể giảm nhẹ). Không ảnh
hưởng
Tăng Tăng
Tác
động
trên tim
mạch
Bệnh tim
mạch do xơ
vữa
Có thể có lợi Không ảnh
hưởng
Không ảnh
hưởng
Không ảnh hưởng
Có thể có nguy
cơ:
Alogliptin,
saxagliptin
Suy tim Không ảnh hưởng Không ảnh
hưởng
Không ảnh hưởng
Giá Thấp Cao Thấp
Human insulin:
Thấp
Insulin analog: Cao
PO/SQ PO PO PO SQ
Tiến triển
bênh thận do
ĐTĐ
Không ảnh hưởng Không ảnh
hưởng
Không ảnh
hưởng
Không ảnh hưởng
Tác
động
trên
thận
- Có thể sử dụng
khi suy giảm
chức năng thận,
cần điều chỉnh
liều theo chức
năng thận
- Glyburid không
khuyến cáo
- Glipizid và
glimepirid thận
trọng khi bắt
đầu để tránh hạ
đường huyết
Dùng liều
insulin thấp hơn
khi giảm eGFR
điều chỉnh theo
đáp ứng lâm
sàng.
Cân nhắc liều
sử dụng
CCĐ:
eGFR < 30
ml/phút
Các cân nhắc khác
- Thường gặp
TĐP trên đường
tiêu hóa (tiêu
chảy, buồn nôn)
- Có thể gây
thiếu hụt B12
- Nguy cơ có
thể viêm tuỵ
cấp
- Đau khóp
FDA cảnh báo
đặc biệt: Về
tăng nguy cơ tử
vong do tim
mạch dựa trên
nghiên cứu
thuốc
sulfonylure thế
hệ cũ
(tolbutamid)
- Phản ứng tại
vùng tiêm
- Tăng nguy cơ
hạ đường huyết
khi dùng human
insulin (NPH
hoặc dạng
premix) so với
insulin analog
(Nguồn: ADA, 2018)
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
nataliej4
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Man_Ebook
 
CLS đái tháo đường
CLS đái tháo đườngCLS đái tháo đường
CLS đái tháo đường
SoM
 
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁUTÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
Great Doctor
 
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp IIthuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
SoM
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTHCập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
TBFTTH
 
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đườngĐiều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Thanh Liem Vo
 
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdfBSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
SoM
 

What's hot (20)

đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
 
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
CLS đái tháo đường
CLS đái tháo đườngCLS đái tháo đường
CLS đái tháo đường
 
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁUTÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
TÂY Y - KHÁM CHẤN THƯƠNG VÀ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
 
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp IIthuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
thuốc viên hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp II
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTHCập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
Cập Nhật Hướng Dẫn Điều Trị Đái Tháo Đường ADA 2020 - TBFTTH
 
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đườngĐiều trị insulin ở người bị đái tháo đường
Điều trị insulin ở người bị đái tháo đường
 
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdfBSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
BSCKII. MAI - BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN DO ĐÁI THÁO.V2.pdf
 

Similar to Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid má...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐẶNG THỊ THÙY GIANG KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐẶNG THỊ THÙY GIANG KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên Ngành : Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp, Giảng viên Cao cấp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 12 tháng 1 năm 2021 Tác giả luận văn Đặng Thị Thùy Giang
  • 4. ii TÓM TẮT Nhằm mục tiêu nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường và khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ” năm 2020. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu, không can thiệp, thu thập kết quả dựa trên hồ sơ bệnh án nghiên cứu và các phiếu khảo sát với cỡ mẫu là 300 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp 2 được xác định đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Số liệu được xử lí bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2016 và SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu thu được: Độ tuổi trung bình của cả hai giới là 63,89±13,38 tuổi; độ tuổi >50 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 83%. Bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là 24,01±5,37 kg/m2 . Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khoảng từ 1 đến 5 năm là cao nhất chiếm 44,3%. Chỉ số glucose máu lúc đói tại thời điểm vào viện là khá cao, có trung bình (13,2±8,5), chỉ số HbA1c cũng ở mức cao, trung bình (8,3±3,2%). Thời gian sử dụng thuốc trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 2,89±2,12 năm. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa mắc kèm là lớn nhất chiếm 31% tiếp theo là về bệnh lý tăng huyết áp chiếm 30,7%, bệnh gan (18%). Thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trên BN nội trú: Insulin dạng tiêm và các thuốc dạng uống (metformin, sulfonylure). Thuốc được sử dụng nhiều nhất là Insulin (84,7%). Có 07 phác đồ được áp dụng, trong đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 4 kiểu đa trị liệu. Tại thời điểm ban đầu, phác đồ đơn trị liệu được sử dụng chiếm 90% và phác đồ đa trị liệu chiếm 10%. Lúc nhập viện điều trị, phác đồ đơn trị liệu được sử dụng phù hợp với 97%, phác đồ đa trị liệu được sử dụng phù hợp với 96,7%. Các biến cố bất lợi (AE) ghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi chiếm 31,7% và hoa mắt, chóng mặt chiếm 24,0%; Sau đó là trên hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn chiếm 13,7%; chướng bụng, đầy hơi chiếm 10%; chán ăn, đắng miệng chiếm 4,7% và tiêu chảy chiếm 7%. Chỉ có 5 trường hợp có dị ứng với các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngoài da. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt là chủ yếu (48,7%), tiếp theo là mức tuân thủ trung bình (34%), tuân thủ thuốc ở mức độ kém là 17,3%. Câu hỏi gây ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả tuân thủ dùng thuốc là tình trạng quên thuốc, chiếm 58,0%, và bệnh nhân thấy phiền khi phải uống thuốc dài ngày chiếm 54,0%. Kiến thức của bệnh nhân về thuốc ở mức rất thấp. Điểm trung bình đạt được là 2,20±1,91 điểm. Có 96% bệnh nhân không biết tên và tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng. Từ khóa: Bệnh nhân điều trị nội trú, mức độ tuân thủ, kiến thức sử dụng thuốc, đái tháo đường týp 2.
  • 5. iii ABSTRACT For studying the current situation of using týpe 2 diabetes drugs in in-patients at Can Tho General Hospital; evaluating the drug compliance level of diabetic patients, and surveying knowledge of drugs using in týpe 2 diabetic patients who are in-patient at Can Tho General Hospital; we conducted the research topic "Survey and assessment of treatment compliance for týpe 2 diabetes patients at Can Tho General Hospital” in 2020. The study was conducted by the method of cross-sectional, progressive, non- intervention descriptive methods, collecting results based on research records and questionnaires with a sample size of 300 patients (patients) diagnosed with diabetes. Type 2 is determined to be examined and treated inpatient at the Endocrinology Department, Can Tho City General Hospital. Data were processed using Microsoft Office Excel 2016 and SPSS 22.0 software. Research results obtained: The average age of both sexes is 63.89 ± 13.38 years old; age> 50 years old accounts for the highest proportion with 83%. Female patients are more than male patients. The average patient BMI was 24.01 ± 5.37 kg / m2. The proportion of patients infected from 1 to 5 years is the highest at 44.3%. The fasting blood glucose index at the time of admission was quite high, with an average (13,2 ± 8,5), the HbA1c index was also high and average (8.3 ± 3.2%). The average duration of drug use of study patients was 2.89 ± 2.12 years. The proportion of patients with associated gastrointestinal diseases was the largest, accounting for 31%, followed by hypertension, 30.7%, and liver disease (18%). Drugs to treat type 2 diabetes in inpatients: insulin injections and oral drugs (metformin, sulfonylure). The drug used the most is insulin (84.7%). 07 regimens are used, including 3 types of monotherapy and 4 types of multi-therapy. At baseline, monotherapy is used for 90% and multi-therapy 10%. At the time of admission, the monotherapy regimen used to match 97%, the multi-treatment regimen used to match 96.7%. The most recognized adverse events (AE) were fatigue, accounting for 31.7%, and dizziness and dizziness accounted for 24.0%; After that, on the digestive system such as vomiting, nausea accounted for 13.7%; bloating, flatulence accounts for 10%; anorexia, mouth bitterness accounted for 4.7% and diarrhea 7%. Only 5 cases had allergies with red, itchy skin. The percentage of patients with good adherence was mainly (48.7%), followed by moderate compliance (34%), and poor drug compliance was 17.3%. The question that most influenced the results of drug compliance was forgetting to drugs, accounting for 58.0%, and patients bothering to take long-term pills, accounting for 54.0%. The patient's knowledge about the drug is very low. The average score achieved is 2.20 ± 1.91 points. 96% of patients do not know the names and side effects of the drugs they are taking. Keywords: Inpatient treatment, compliance, knowledge of drug use, týp 2 diabetes mellitus.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Đặng Thị Thùy Giang
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i TÓM TẮT ..........................................................................................................................ii ABSTRACT ..................................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iv MỤC LỤC ..........................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................2 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ...................................................2 1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................................2 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường.........................................................2 1.1.3. Phân loại đái tháo đường ....................................................................................6 1.1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biến chứng ..................................................7 1.1.5. Chẩn đoán xác định ............................................................................................9 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. ................................................................11 1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ .........................................................................................11 1.2.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ......................................................................11 1.2.2. Phương pháp điều trị.........................................................................................14 1.2.3. Thuốc tiêm đái tháo đường (insulin) ................................................................24 1.2.4. Phác đồ điều trị đái tháo đường týp 2 theo ADA .............................................28 1.3. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.........................................................................................32 1.3.1. Định nghĩa.........................................................................................................32 1.3.2. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân..........32 1.3.3. Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc ........................................32 1.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN.................................................34 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.....34 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................36 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................36 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................36 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................36 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................36
  • 8. vi 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................36 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................36 2.2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................37 2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................38 2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.....................................................38 2.3.2. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân............................................38 2.3.3. Khảo sát kiến thức của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................................38 2.3.4. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân khám và điều trị .................................................................................................38 2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU .............................39 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp:..............39 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) ......................................................41 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận:..............................................................41 2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ...............................................................41 2.4.5. Khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng của bệnh nhân........................................42 2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .................42 2.5.1. Công cụ thu thập...............................................................................................42 2.5.2. Kỹ thuật thu thập ..............................................................................................42 2.5.3. Người thu thập..................................................................................................42 2.5.4. Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................................42 2.5.5. Xử lý số liệu......................................................................................................43 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...................................................................................43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................44 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU....................44 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân...........................................................44 3.1.2. Đặc điểm về BMI..............................................................................................45 3.1.3. Đặc điểm về dân tộc .........................................................................................46 3.1.4. Thời gian mắc bệnh ..........................................................................................46 3.1.5. Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc vào viện......................................................47 3.1.6. Đặc điểm về thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân.......................................48 3.1.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân................................................49 3.1.8. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu........................................49 3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ.................................................................50 3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu........................50 3.2.2. Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu................................51
  • 9. vii 3.2.3. Lý do đổi phác đồ điều trị.................................................................................52 3.2.4. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ....................................52 3.2.5. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu...........53 3.2.6. Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong quá trình nghiên cứu.................................54 3.2.7. Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu.....................................................55 3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................................55 3.3.1. Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân......................................................55 3.3.2. Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................56 3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ và mức độ kiểm soát đường huyết .........57 3.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TÝP 2 ...........................................................................................................57 3.4.1. Khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị ĐTĐ týp 2.................................57 3.4.2. Mối liên quan giữa điểm kiến thức đạt được và mức độ kiểm soát đường huyết............................................................................................................................59 3.4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và mức độ tuân thủ dùng thuốc.........................59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...............................................................................................61 4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.61 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của mẫu nghiên cứu .................................................61 4.1.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)..................................................................................61 4.1.3. Đặc điểm về dân tộc .........................................................................................62 4.1.4. Đặc điểm về thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân.......................................62 4.1.5. Thời gian mắc bệnh ..........................................................................................62 4.1.6. Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện....................................................63 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ ..............................................................64 4.2.1. Tỉ lệ các thuốc ĐTĐ týp 2 được điều trị trong nghiên cứu: .............................64 4.2.2. Phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong mẫu nghiên cứu ....64 4.2.3. Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 .............................................................65 4.2.4. Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong nghiên cứu................................................66 4.2.5. Các tương tác gặp trong nghiên cứu.................................................................67 4.3. PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ..............67 4.4. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ THUỐC SỬ DỤNG CỦA BỆNH NHÂN .......69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................71 5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................71
  • 10. viii 5.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ týp 2 trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.......................................................71 5.1.2. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường và khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ....72 5.2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................69 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................xv PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................................xvi PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................xvii PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................xxv PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................xxvi
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, không có thai. ....................................................................................................................12 Bảng 1.2. Mục tiêu HbA1c cho bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi theo ADA, 2020.....................13 Bảng 1.3. Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin. ..............................................................................22 Bảng 1.4. Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose huyết uống.................................23 Bảng 1.5. Các loại insulin..................................................................................................25 Bảng 1.6. Tổng hợp các so sánh toàn diện về tác động cần lưu ý của mỗi nhóm thuốc ĐTĐ khác nhau theo ADA, 2018......................................................................................27 Bảng 2.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 ở người trưởng thành, không có thai ..................39 Bảng 2.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già ...................................................40 Bảng 2.3. Phân loại thể trạng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 2020 [10]. .............................41 Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận...............................................................41 Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân .....................................42 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân.......................................42 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới.................................................................44 Bảng 3.2. Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu.......................................................45 Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu................................................46 Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ....................................................46 Bảng 3.5. Các chỉ số cơ bản của bệnh nhân lúc vào viện..................................................47 Bảng 3.6. Mức độ kiểm soát các chỉ số cơ bản của bệnh nhân.........................................47 Bảng 3.7. Đặc điểm thời gian sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân................................ 48 Bảng 3.8. Mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân ................................................49 Bảng 3.9. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ ở người cao tuổi gặp trong nghiên cứu..............49 Bảng 3.10. Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng...................................................50 Bảng 3.11. Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu....................51 Bảng 3.12. Lý do đổi phác đồ điều trị...............................................................................52 Bảng 3.13. Lựa chọn thuốc và chức năng gan thận của bệnh nhân ..................................52 Bảng 3.14. Lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu ............................................53 Bảng 3.15. Lựa chọn phác đồ có chứa Insulin tại thời điểm ban đầu ...............................53 Bảng 3.16. Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu..........................................................54 Bảng 3.17. Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu ...........................................................55 Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn tuân thủ thuốc của bệnh nhân ..........................................55 Bảng 3.19. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân .........................................................56
  • 12. x Bảng 3.20. Liên quan giữa mức độ tuân thủ và mức độ kiểm soát đường huyết..............57 Bảng 3.21. Kết quả khảo sát kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 ................................57 Bảng 3.22. Tổng điểm kiến thức của bệnh nhân ...............................................................58 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa điểm kiến thức và mức độ kiểm soát đường huyết..........59 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và mức độ tuân thủ điều trị..............................59
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20–79 (triệu người).........................................................................................................................3 Hình 1.2. Dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20-79 (triệu người) ..................................................................................................................................3 Hình 1.3. Ước tính và dự báo tỷ lệ gia tăng ĐTĐ tại Việt Nam so với các nước trong khu vực/toàn cầu (giai đoạn 2017-2045).............................................................................4 Hình 1.4. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79. ...............4 Hình 1.5. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79 ................5 Hình 1.6. Tỷ lệ BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán và điều trị.................................................5 Hình 1.7. Quy trình chẩn đoán đái tháo đường týp 2........................................................10 Hình 1.8. Phác đồ điều trị đái tháo đường theo ADA 2017 ..........................................29 Hình 1.9. Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường theo ADA, 2018. ....................30 Hình 1.10. Cập nhật phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 với insulin theo ADA, 2018 ............31 Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính......................................................................44 Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...................................................................45 Hình 3.3. Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu.......................................................45 Hình 3.4. Đặc điểm về dân tộc ở đối tượng nghiên cứu....................................................46 Hình 3.5. Đặc điểm thời gian sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân ................................48 Hình 3.6. Các bệnh mắc kèm với ĐTĐ ở người cao tuổi gặp trong nghiên cứu...............49 Hình 3.7. Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng.....................................................50 Hình 3.8. Lý do đổi phác đồ điều trị..................................................................................52 Hình 3.9. Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu............................................................54 Hình 3.10. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.......................................................... 56 Hình 3.11. Tổng điểm kiến thức của bệnh nhân................................................................59
  • 14. xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký Hiệu Chữ Viết Tiếng Anh Tiếng Việt AACE American Association of Clinical Endocrinologists Hội các bác sĩ Nội tiết Hoa Kỳ ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADR Adverse Drug Reaction - ADR Phản ứng có hại của thuốc ALT (SGPT) Alanine amino transferase ARROW Asian-Pacific Resource & Research Centre for women Tổ chức phụ nữ phi lợi nhuận trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương AST (SGOT) Aspartate amino transaminase ATP (KATP) Adenosine Triphosphate BN Bệnh nhân BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể BYT Bộ Y tế CCĐ Chống chỉ đinh Clcr Creatinine clearance Độ thanh thải creatinin ĐH Đường huyết DNA Deoxyribonucleic acid Acid Deoxyribonucleotic DPP-4 Dipeptidyl peptidase-4 ĐKKV Đa khoa khu vực ĐTĐ Đái tháo đường eGFR Estimated glomerular filtration rate Độ lọc cầu thận ước tính FPG Fasting plasma glucose Glucose huyết lúc đói GLP-1 Glucagon like peptide-1 GLUT1, GLUT2 GLUT4 Glucose transporter 1-2-4
  • 15. xiii HbA1c Glycosylated hemoglobin Hemoglobin gắn glucose HDL - C High density lipoprotein cholesterol Cholesterol tỷ trọng cao HIV Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome Hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người IDF International Diabete Federation Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế IFG Impaired fasting glucose Giảm dung nạp glucose lúc đói IGT Impaired glucose tolerance Giảm dung nạp glucose LDL - C Low density lipoprotein cholesterol Cholesterol tỷ trọng thấp NXB Nhà xuất bản NYHA New York Heart Association Hiệp hội Tim New York OGTT Oral glucose tolerance test Nghiệm pháp dung nạp glucose PO By mouth Đường uống PPARγ Peroxisome proliferator- activated receptors RLCHLPM Rối loạn chuyển hóa lipid máu SCN Sau công nguyên SGLT-2 Sodium glucose cotransporter 2 SC/SQ Subcutaneously Tiêm dưới da SUR 1 Sulfonylurea receptor Thụ thể sulfonylure của tụy MAQ Medication Adherence Questionnaire Bộ câu hỏi đánh giá mức độ tuân thủ MARS Medication Adherence rating scale Thang đánh giá mức độ tuân thủ
  • 16. xiv MEMS Medical Event Monitoring System Thiết bị giám sát tuân thủ MMAS Morisky Medication adherence scale Thang đánh giá mức độ tuân thủ Morisky TDKMM Tác dụng không mong muốn THA Tăng huyết áp TZD Thiazolidinedion TZD TB ± SD Trung bình ± Độ lệch chuẩn TCN Trước công nguyên TĐP Tác động phụ UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study WDF The World Diabetes Foundation WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây đái tháo đường đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng [34]. Đái tháo đường là bệnh chuyển hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng của bệnh là tăng đường huyết mạn tính cùng rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protein do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau [60]. Hệ quả của tăng đường huyết mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: Thận, đáy mắt, thần kinh, tim mạch… [17], [47], [57]. Tỉ lệ mắc đái tháo đường là khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ. Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỉ lệ đái tháo đường là 6,6%; Singapore là 8,6%; tại Malaysia, tỉ lệ đái tháo đường là 8,6% [37]. Theo Phan Huy Anh Vũ, năm 2012, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc đái tháo đường týp 2 ở người 30 tuổi trở lên là 8,1% [29]. Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 [39]. Sự tuân thủ điều trị của các bệnh đái tháo đường trong quá trình điều trị vẫn đang rất kém và hiện là vấn đề toàn cầu [34], [54]. Sự kém tuân thủ này có thể dẫn đến thất bại trong trị liệu. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, nhân viên y tế cộng đồng cung cấp cho bệnh nhân phương pháp tự quản lý chỉ số đường huyết kèm theo việc thăm và tư vấn tại nhà trong vòng 6 tháng giúp làm giảm HbA1c từ 8,6% xuống còn 7,8% [56]. Chính vì thế, việc thúc đẩy sự tuân thủ là cần thiết để đạt HbA1c mục tiêu và làm giảm tỉ lệ biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường [41]. Hiện nay, khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đang quản lý và theo dõi điều trị cho một lượng bệnh nhân mắc ĐTĐ, chủ yếu là ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên việc khảo sát về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trên những bệnh nhân này từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Với mong muốn cải thiện sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, giúp việc điều trị căn bệnh này trở nên hiệu quả hơn, nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ” được tiến hành với các mục tiêu: 1. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. 2. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc và khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
  • 18. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính [2], có những thuộc tính sau: - Tăng glucose máu. - Kết hợp với những bất thường về những chuyển hóa glucid, lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin. - Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển của thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác. Theo liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2012, định nghĩa đái tháo đường: “Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường” [36]. 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường Trên Thế Giới: Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu với tỷ lệ mắc ĐTĐ là rất cao chiếm 1-2% dân số ở các nước đang phát triển, 10% ở các nước phát triển. Trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm 85-95% [19]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019 [10]. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ týp 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ týp 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…) [10]. Dự đoán đến năm 2045, sẽ có 629 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới. Ước tính trên bao gồm cả bệnh ĐTĐ được chẩn đoán và chưa được chẩn đoán trong độ tuổi từ 20–79 [31]. Phiên bản mới nhất theo bản đồ đái tháo đường của IDF cho thấy, có 463 triệu người trưởng thành hiện đang sống chung với bệnh ĐTĐ (IDF, 2019) [64].
  • 19. 3 Hình 1.1. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20–79 (triệu người) (Nguồn IDF Diabetes Atlas, 2019) Hình 1.2. Dự báo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20-79 (triệu người) (Nguồn: IDF Diabetes Atlas, 2019) Ở Việt Nam: Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh ĐTĐ lớn nhất thế giới, nhưngViệt Nam nằm trong số quốc gia có bệnh ĐTĐ đang phát triển nhanh nhất [5], [6]. Theo thống kê của IDF, 2017 tại Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040 [8]. Qua các công tác điều tra được thực hiện, số người mắc đái tháo đường khá cao và gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, năm 1991, tỉ lệ người mắc ĐTĐ trong dân số >15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỉ lệ này đã là 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỉ lệ mắc trên 3%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993, tỉ lệ người mắc là 2,52% [4]. Ở Việt Nam, khoảng 6% dân số mắc ĐTĐ, số người mắc bệnh trong độ tuổi từ 20-70 là 3,5 triệu ngừời, trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm đa số với tỷ
  • 20. 4 lệ 90%. Bệnh diễn biến phức tạp theo thời gian và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt [64]. Hình 1.3. Ước tính và dự báo tỷ lệ gia tăng ĐTĐ tại Việt Nam so với các nước trong khu vực/toàn cầu (giai đoạn 2017-2045) (Nguồn: poster BYT, 2017 ) Hình 1.4. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79. (Nguồn: Poster BYT, 2017) 3,53 triệu người 6,3 triệu người Tăng 78,5% 2017 2045
  • 21. 5 Nhiều bệnh nhân ĐTĐ còn chưa được chẩn đoán và điều trị Chỉ có 28,8 BN được điều trị Chỉ có 31,1% được chẩn đoán Có tới 68,9% chưa được chẩn đoán Hình 1.5. Ước tính và dự báo tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ở nhóm tuổi 20–79 (Nguồn: poster BYT, 2017) ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa. Theo nghiên cứu của tác giả Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng >15 tuổi tại Hà Nội (xác định bệnh theo tiêu chuẩn của WHO, 1985). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63% [24]. Theo một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2011 ở huyện Hải Hậu, Nam Ðịnh, một huyện thuần nông thôn cho thấy tỷ lệ ÐTÐ là 5,8% và tiền ÐTÐ là 16,3%. Trong đó chỉ có 30% số người dân hiểu biết được tác hại và yếu tố nguy cơ của bệnh [64]. Hình 1.6. Tỷ lệ BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán và điều trị (Nguồn: poster BYT, 2017) USD 765,6 Triệu 2017 USD 1085,2 Triệu 2054 (ước $US 216/ 1 người mắc ĐTĐ Ước tính
  • 22. 6 Những con số thống kê trên đây cho thấy ĐTĐ đã và đang trở thành một đại dịch, một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Tất cả quốc gia dù nghèo hay giàu đều đang phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và Việt Nam cũng không ngoại lệ [4]. 1.1.3. Phân loại đái tháo đường Theo ADA năm 2018 [32], BYT 2020 [10], ĐTĐ được chia thành 4 loại như sau: - Đái tháo đường týp 1 (do phá hủy tế bào β tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối). - Đái tháo đường týp 2 (do giảm chức năng của tế bào β tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin). - Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trướcđó). - Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô… Đái tháo đường týp 1 Là một bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra các kháng thể phá hủy tế bào β của tuỵ, làm cho thiếu hụt insulin dẫn đến đường huyết tăng. Bệnh hầu hết gặp ở lứa tuổi trẻ (80% các trường hợp được phát hiện ở tuổi dưới 30), chiếm khoảng 5–15% tổng số các trường hợp ĐTĐ [18]. Người mắc ĐTĐ týp 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Do đó, BN cần được tiêm insulin để duy trì cuộc sống [7]. Đái tháo đường týp 2 Là thể bệnh hay gặp nhất của đái tháo đường, chiếm khoảng 85–90% tổng số các BN ĐTĐ. Bệnh là sự phối hợp giữa các yếu tố gen và yếu tố môi trường, với cơ chế gây bệnh là sự giảm nhạy cảm đối với insulin (kháng insulin) ở gan, cơ vân, có thể kèm theo sự suy chức năng của tế bào β làm giảm tiết insulin. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh khởi đầu bằng kháng insulin (do béo phì, tuổi tác, lười vận động thể lực…) dẫn đến insulin giảm hiệu quả trong việc chuyển đường từ máu vào gan, cơ vân. Do đó, tuỵ phải tăng tiết thêm insulin dẫn đến tuỵ bị tổn thương, làm cho insulin bị giảm tiết. Cuối cùng sự phối hợp của kháng insulin và giảm tiết insulin làm cho đường huyết tăng lên và gây bệnh Khác với ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 không bắt buộc sử dụng insulin mỗi ngày do đường huyết có thể được kiểm soát bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống [10]. Bệnh thường gặp ở BN >30 tuổi [28]. Đái tháo đường thai nghén ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
  • 23. 7 đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai [10]. Đa số bệnh này sẽ tự hết sau khi sinh. Tuy vậy, nếu mắc ĐTĐ thai kỳ có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 sau này [7]. Các thể đái tháo đường khác Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…[8]. 1.1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biến chứng Nguyên nhân Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu gen và yếu tố môi trường [2], [12]. a) Yếu tố di truyền. b) Yếu tố môi trường: Đây là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắt bệnh. Các yếu tố đó là: - Sự thay đổi lối sống: Như giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ làm dư thừa năng lượng. - Chất lượng thực phẩm. - Các stress. c) Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao, đây là yếu tố không thể can thiệp được. Cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân giảm tiết insulin - Tế bào β của tuyến tuỵ bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được. - Nguyên nhân gây bệnh là do cơ chế tự miễn. - Rối loạn tiết insulin. Tế bào β của tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có thể do một yếu tố sau: Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng sự tích tụ triglyceride là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tuỵ, tăng nhạy cảm tế bào β với chất ức chế trương lực α adrenergic.
  • 24. 8 - Kháng insulin: Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động của mình như người bình thường, kháng insulin được nghiên cứu ở gan và cơ. Kháng insulin ở cơ: Các nghiên cứu đã đề xuất nguyên nhân kháng insulin là vai trò di truyền, hiện tượng giảm hoạt tính của enzym trong quá trình oxy hóa glucose do tăng acid béo tự do sinh ra từ quá trình phân hủy lipid. Kháng insulin ở gan là vai trò của tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP–CK (phosphoenolpyruvate carboxykinase) [12]. - Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose [53]. Giai đoạn sớm, kháng insulin biểu hiện bởi sự gia tăng tiết insulin nhằm hạ glucose máu, chức năng tế bào β còn đảm bảo nên glucose máu vẫn bình thường. Vào giai đoạn muộn, theo thời gian bắt đầu có sự suy giảm về số lượng và chất lượng của tế bào β, sự tiết insulin sẽ giảm xuống thì bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. Nghiên cứu của Erica Shreck và cộng sự năm 2014 tại Urban, Hoa Kỳ cho thấy đặc điểm ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân tuổi cao là nồng độ insulin trung bình giảm, chỉ số kháng insulin tăng cao, chỉ số chức năng tiết insulin của tế bào β giảm rõ [45]. Quá trình sinh bệnh đái tháo đường týp 2 - Giai đoạn sớm mức dung nạp glucose không thay đổi vì tuỵ tăng tiết insulin giữ cho glucose huyết tương không tăng [47]. Giảm dung nạp glucose là một trong các rối loạn sớm nhất của đái tháo đường týp 2 hay tiền đái tháo đường. Sự tiết insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của tế bào β với glucose và sẽ giảm tiết insulin và đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. - Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường thấy ở người đái tháo đường týp 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa [20]. - Người đái tháo đường týp 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin–đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L [2]. Biến chứng của bệnh Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 là gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Về phân loại biến chứng, có thể phân ra các biến chứng cấp tính, mạn tính. Trong các biến chứng mạn tính lại chia ra các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [2], [20].
  • 25. 9 1.1.5. Chẩn đoán xác định a)Chẩn đoán đái tháo đường Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2017 và BYT 2020, dựa vào một trong 4 tiêu chí [31], [10]. - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0 mmol/l (≥126 mg/dl), bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ. - Mức glucose huyết tương ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiện pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g. - Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥11,1 mmol/l (200 mg/d), ở bệnh nhân có triệu chứng của tăng glucose huyết rõ rệt. - HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol), trong 2 lần xét nghiệm khác nhau, với phòng thí nghiệm dung phương pháp NGSP. Những điểm cần lưu ý: - Nếu 7,0 mmol/l ≤ mức glucose huyết tương lúc đói ≤11.1 mmol/l: Cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán xác định. - Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau. - Có những trường hợp chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường týp 2 – phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống” [20]. b)Chẩn đoán tiền đái tháo đường - Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây: - Rối loạn glucose huyết đói (IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L). - Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 mg/dL (7,8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L). - HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol). - Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ĐTĐ nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền ĐTĐ (pre-diabetes) (BYT, 2020) [10]. - Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ có thể tóm tắt như sơ đồ sau:
  • 26. 10 Hình 1.7. Quy trình chẩn đoán đái tháo đường týp 2. (Nguồn: BYT, 2020) Bình thường Kiểm tra lại sau mỗi 1- 3 năm Giáo dục thực hiện lối sống lành mạnh Phát hiện và chẩn đoán ĐTĐ týp 2 Tuổi ≥ 45 Không có triệu chứng ĐTĐ Có triệu chứng ĐTĐ BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng 120% cân nặng lý tưởng và có thêm ≥ 1 YTNC của ĐTĐ typ 2 Xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ: Đường huyết: lúc đói (FPG); Sau 2 giờ làm OGTT 75g; Ở thời điểm bất kỳ và HbA1c. Làm lại XN lần 2, cách lần 1 từ 1-7 ngày để chẩn đoán xác định ở những BN không có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết. Chẩn đoán tiền ĐTĐ 1.Rối loạn đường lúc đói (IFG): FPG từ 100 - 125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L), hoặc 2. Rối loạn dung nạp đường huyết (IGT): Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm OGTT 75g từ 140-199 mg/dL (7,8-11 mmol/L), hoặc 3. HbA1c: Từ 5,7% - 6,4% (39-47 mmol/mol). Rối loạn dung nạp đường huyết (IGT): Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm OGTT 75g từ 140-199 mg/dL (7,8-11 mmol/L), hoặc Chẩn đoán ĐTĐ 1. FPG ≥126mg/dL (7 mmol/L), hoặc 2. Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ làm OGTT 75g ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc 3. HbA1c ≥6,5% (hay 48 mmol/mol), hoặc 4. BN có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥200 mg/dL (hay ≥11,1 mmol/L). Kiểm tra hàng năm Giáo dục về điều chỉnh lối sống Điều trị (quy trình điều trị)
  • 27. 11 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Đặc điểm lâm sàng Các triệu chứng rầm rộ thường ít gặp, trừ giai đoạn mất bù, 4 triệu chứng chính của bệnh là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh [27]. Ở BN ĐTĐ týp 2, các triệu chứng trên có thể không rõ ràng và trong một số trường hợp, người bệnh có thể chỉ có một trong các triệu chứng (như gầy sút cân) và thường đến khám bệnh vì biểu hiện của các biến chứng như hay có mụn nhọt, hay bị tê chân tay, mờ mắt do đục thủy tinh thể…) [18]. ĐTĐ týp 2 có các triệu chứng lâm sàng mờ nhạt trong khi các triệu chứng của biến chứng lại chiếm ưu thế. Điển hình là các triệu chứng của nhiễm trùng mạn tính hoặc cấp tính, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới (thường được nghĩ đến các nguyên nhân do nấm, do vi khuẩn), các tổn thương mắt hoặc răng, tổn thương thận [7]. Xét nghiệm cận lâm sàng - Đường huyết: Lúc đói, sau ăn 2h. - HbA1c: Lần đầu phát hiện và cứ mỗi 3 tháng/1 lần - Sinh hóa máu: Creatinin máu, cholesterol, tryglicerid, HDL-C, LDL-C (lúc mới chẩn đoán và sau mỗi 3 tháng). - Tổng phân tích nước tiểu làm thường quy. Microalbumin niệu (ngay tại thời điểm chẩn đoán đối với ĐTĐ týp 2). - Điện tâm đồ: Lần đầu phát hiện và mỗi 6 tháng - Siêu âm Doppler mạch cảnh, mạch chân: Lúc mới chẩn đoán, khi nghi ngờ có tổn thương. - Chụp tim phổi: Lúc mới chẩn đoán và khi nghi ngờ có tổn thương phổi. - Khám mắt: Lúc mới chẩn đoán và sau mỗi năm. Nếu có tổn thương mắt nên tái khám mỗi 3 đến 6 tháng [2]. 1.2. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ 1.2.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường Mục tiêu điều trị ĐTĐ là phòng ngừa, làm chậm xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, cải thiện sức khỏe toàn diện và điều trị các biến chứng [37]. Việc ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn là mục tiêu tiên quyết để người bệnh ĐTĐ thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm [7]. Theo GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp, 2018 [18] mục tiêu điều trị ĐTĐ cần phải: - Làm hạn chế bớt các biến chứng, đưa glucose máu về giới hạn bình thường. - Hạn chế mức thấp nhất các biến chứng. - Đưa cân nặng về bình thường, nhất là BN béo phì. - Giảm tỷ lệ HbA1c. - Ngoài ra cần phải điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: THA,
  • 28. 12 RLCHLPM - Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 được cụ thể hóa bằng các chỉ số trong bảng 1.1 Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành, không có thai. (Nguồn: BYT, 2020) - Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6,5% (48 mmol/L) nếu có thể đạt được mà không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc. Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ týp 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch quan trọng [26]. - Mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt hơn (nới lỏng): HbA1c < 8% (64 mmol/L) phù hợp với những BN có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị [18]. - Nếu đã đạt mục tiêu đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu đường huyết sau ăn, đo vào lúc 1–2 giờ sau khi BN bắt đầu ăn (BYT, 2020) [10]. Mục tiêu Chỉ số HbA1c < 7 Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4,4–7,2 mmol/L) Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10,0 mmol/L) Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85- 80 mmHg Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L), nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L). HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
  • 29. 13 - Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở mức 130/80 mmHg có thể áp dụng cho những đối tượng BN có nguy cơ tim mạch cao nếu họ có thể đạt được mức này mà không có gánh nặng điều trị quá mức [18]. - Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6,5% (48 mmol/L) nếu có thể đạt được mà không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc. Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ týp 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch quan trọng [18]. - Mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt hơn (nới lỏng): HbA1c <8% (64 mmol/L) phù hợp với những BN có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị [18]. - Nếu đã đạt mục tiêu đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu đường huyết sau ăn, đo vào lúc 1–2 giờ sau khi BN bắt đầu ăn [10]. - Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở mức 130/80 mmHg có thể áp dụng cho những đối tượng BN có nguy cơ tim mạch cao nếu họ có thể đạt được mức này mà không có gánh nặng điều trị quá mức [18]. - Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của BN (BYT, 2020) [10]. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi được cụ thể hóa trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Mục tiêu HbA1c cho bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi theo ADA, 2020. (Nguồn: BYT, 2020) Tình trạng sức khỏe Cơ sở để chọn lựa HbA1 c Glucose huyết lúc đói hoặc trước ăn (mg/dL) Glucose lúc đi ngủ (mg/dL) Huyết áp mmHg Mạnh khỏe Còn sống lâu <7,5% 90–130 90–150 <140/90 Phức tạp/sức khỏe trung bình Kì vọng sống trung bình <8,0% 90–150 100–180 <140/90 Rất phức tạp/kém Không còn sống lâu <8,5% 100–180 110–200 <150/90
  • 30. 14 1.2.2. Phương pháp điều trị a)Điều trị không dùng thuốc Điều trị không dùng thuốc bao gồm: Thay đổi lối sống, giảm cân, thay đổi chế độ ăn phù hợp, hoạt động thể chất thường xuyên là bước đầu tiên để đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng [18]. Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh đái tháo đường [18]. Chế độ ăn là một phần quan trọng trong chăm sóc BN ĐTĐ, đem lại những lợi ích tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng, chuyển hóa trong cơ thể và thể trạng chung của BN (Scottish Intercollegiate Guidelines Network, 2010). Phải hạn chế glucid để tránh tăng glucose máu sau ăn, nên ăn nhiều bữa trong ngày (3 bữa chính kèm 2–3 bữa phụ xen kẽ). Glucid: 50–55% trong tổng số năng lượng nên sử dụng dưới dạng đường đa, hạn chế sử dụng đường đơn. Lipid: Không nên ăn quá 30% trong tổng số calo trong đó lipid béo bão hòa không quá 10% (acid béo bão hòa dễ gây xơ vữa động mạch). Protid: 15–20%. Đối với người lớn, lượng protid 7–8 g/kg/ngày. Nếu BN bị suy thận thì lượng protein sẽ giảm đi 0,3–0,4 g/kg/ngày. Nên ăn thức ăn nhiều chất xơ như rau tươi, vỏ các loại đậu, gạo lứt… Có tác dụng giảm hấp thu đường, chống táo bón, chống tăng mỡ máu sau ăn và cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Muối natri: Tránh dùng nhiều ở người có kèm bệnh THA (có thể ăn nhạt hoặc không nên dùng quá 2 g/ngày). Rượu, bia có thể gây ức chế tân tạo glucose và dễ dẫn đến hạ glucose máu nhất là khi BN bỏ ăn và ăn kém, ngoài ra rượu gây nhứt đầu, nôn mửa hoặc gây giãn mạch… [18]. Tuy nhiên theo hướng dẫn của ADA thừa nhận rằng: Không có chế độ ăn nàophù hợp với tất cả mọi người và có nhiều chế độ ăn khác nhau có thể kiểm soát ĐTĐ. Khuyến khích BN nên trao đổi với một chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng cho mình. Khuyến khích mới còn nhấn mạnh lợi ích của việc uống nhiều nước và giảm thức uống có chứa chất làm ngọt có hoặc không có năng lượng (calories) (ADA, 2019) [33]. Chế độ luyện tập thể lực cho bệnh nhân đái tháo đường Ngay từ năm 1919, Allen đã cho thấy hoạt động thể lực là một trong những biện pháp được đưa vào điều trị đái tháo đường, luyện tập thể lực một cách đều đặn, kéo dài làm giảm đường huyết một cách rõ rệt, giảm đáng kể liều thuốc sử dụng hàng ngày. Đối với BN ĐTĐ týp 2 luyện tập thể lực không những làm giảm glucose máu mà còn điều chỉnh RLCHLPM, làm tăng nhạy cảm của insulin đối với các thụ thể [18]. BN
  • 31. 15 nên vận động thể lực 30–45 phút trong vòng 3–5 ngày/tuần hoặc 150 phút/tuần (Scottish Intercollegiate Guidelines Network, 2010) với cường độ tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tránh quá sức [18]. b) Điều trị bằng thuốc Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 bằng đường uống. Sulfonylure: Sulfonylure gồm 2 thế hệ: Thế hệ 1: Chlorpropamid, tolbutamid, tolazamid, hiện nay ít được dùng. Thế hệ 2: Glyburid/glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid được ưa dùng hơn các thuốc thế hệ 1 (BYT, 2020) [10]. Cơ chế tác dụng: Nhóm sulfonylure có chứa nhân sulfonic acid ure, khi thay đổi cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính. Thuốc kích thích tế bào β tuỵ tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên màng tế bào β tuỵ làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào. Khi màng tế bào β phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1–1,5% (BYT, 2020) [10]. Chỉ định: BN ĐTĐ týp 2 chống chỉ định hoặc điều trị với metformin không hiệu quả [40]. Sử dụng dưới dạng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các nhóm biguanid, TZD, ức chế men α–glucosidase, ức chế men DPP-4 hoặc insulin [18]. Liều dùng − Glyburid/glibenclamid: Viên 1,25–2,5–5 mg. Liều khởi đầu 2,5 mg/ngày, liều trung bình thường dùng 5–10 mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Không khuyến cáo dùng đến liều 20 mg/ngày vì tác dụng hạ glucose huyết không tăng hơn. − Glimepirid: Liều khởi đầu nên là 1 mg/ngày. Sau đó, cứ mỗi 1 - 2 tuần, nếu chưa kiểm soát được đường huyết thì tăng thêm 1 mg/ngày cho đến khi kiểm soát được đường huyết. Liều tối đa của glimepirid là 6 mg/ngày. Thông thường, người bệnh đáp ứng với liều 1–4 mg/ngày, ít khi dùng đến 6 mg/ngày (BYT, 2018) [9]. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng (BYT, 2017) [8]. − Gliclazid: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu 40–80 mg/ngày uống một lần vào lúc ăn sáng. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóng thích chậm có hàm lượng 30–60 mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120 mg/ngày. Lưu ý với liều vượt quá 160 mg/ngày, phải chia làm 2 lần (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9]. − Glipizid: Thuốc hiện không lưu hành tại Việt Nam (BYT, 2017) [8].
  • 32. 16 Tác dụng không mong muốn: − Hạ đường huyết quá mức và tăng cân. − Rối loạn tiêu hóa: Ăn không tiêu, đau vùng thượng vị, ăn không ngon. − Phản ứng da: Ban đỏ, viêm da, ngứa, nổi mề đay. − Bất thường về huyết học: Mất bạch cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tiêu huyết [40], [18]. Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1 có biến chứng tiền hôn mê, hôn mê do nhiễm ceton, phụ nữ có thai và cho con bú, dị ứng với sulfonylure, suy gan, suy thận. Cần chú ý khi dùng cho BN lớn tuổi vì có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do BN dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9]. Glinid Cấu trúc phân tử có nhóm benzamid nên có khả năng kích thích tiết insulin sauăn thích hợp cho BN bị tăng đường huyết sau ăn [18]. Tại Việt Nam hiện có: Repaglinid hàm lượng 0,5–1–2 mg (BYT, 2017) [8]. Cơ chế tác dụng: Tương tự như sulfonylure nhưng so với sulfonylure, repaglinid có khởi đầu tác dụng sớm hơn, thời gian tác dụng ngắn hơn, nên ít gây hạ đường huyết kéo dài. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1–1,5% (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9]. Chỉ định: Điều trị cho BN ĐTĐ týp 2 khi chế độ ăn và luyện tập hợp lý không kiểm soát được glucose huyết. Repaglinid có thể được dùng phối hợp với metformin hoặc TZD, khi dùng đơn độc không kiểm soát được đường huyết. Nếu dùng phối hợp vẫn không kiểm soát được đường huyết, thì phải thay bằng insulin (BYT, 2018) [9]. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng cho người già, khi suy thận ở BN ĐTĐ (BYT, 2017) [8]. Liều dùng: BN ĐTĐ týp 2 chưa từng dùng thuốc hoặc nồng độ HbA1c dưới 8%, nên khởi đầu với liều 0,5 mg/lần, BN đã được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết vàcó HbA1c lớn hơn hoặc bằng 8%, thì liều khởi đầu là 1 mg hoặc 2 mg/lần. Uống 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày (BYT, 2017; BYT, 2018) [8], [9]. Tác dụng không mong muốn: Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ đường huyết, tuy nhiên thấp hơn nhóm sulfonylure (BYT, 2017) [8]. Ngoài ra một số tác dụng phụ rất thường gặp khác của repaglinid như: Đau đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên (BYT, 2018) [9]. Chống chỉ định: Đối với BN ĐTĐ týp 1. BN ĐTĐ bị nhiễm acid-ceton hôn mê hoặc không hôn mê, BN bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Ngoài ra, không sử dụng repaglinid cho BN suy gan nặng, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho
  • 33. 17 con bú (BYT, 2018) [9]. Metformin Là thuốc duy nhất trong nhóm biguanid còn được sử dụng hiện nay. Thuốc khác trong nhóm là phenformin hiện tại đã bị cấm dùng vì tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Metformin thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở BN ĐTĐ týp 2 (BYT, 2017) [8], được khuyến cáo sử dụng cho BN có thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng. Ngoài ra, thuốc còn có tác động đến giảm lipid máu [41]. Cơ chế tác dụng: Metformin có thể tác động thông qua ba cơ chế: - Ở gan: Làm giảm sản xuất glucose bằng cách ức chế tái tạo glucose và phân giải glycogen. - Ở cơ: Làm tăng sự nhạy cảm với insulin bằng cách tạo thuận lợi cho sự thu giữ và sử dụng glucose ở ngoại vi - Ở ruột: Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ làm chậm sự hấp thu glucose ở ruột non. Ngoài tác dụng trên đường huyết, metformin còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid nên làm giảm cholesterol ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipid, phần nào làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và cả triglycerid máu. Gây chán ăn nên rất tốt với BN ĐTĐ có béo phì [18], [9]. Thuốc còn làm giảm HbA1c trong khoảng 1–1,5% (BYT, 2020) [10]. Chỉ định: Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2: Dùng metformin, đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn và luyện tập, khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ănđơn thuần (BYT, 2018) [28]. Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những BN có chỉ số BMI>25 kg/m2 [18]. Có thể dùng metformin đồng thời với một hoặc nhiều thuốc uống điều trị ĐTĐ khác (ví dụ: Sulfonylure, TZD, nhóm ức chế α- glucosidase) hoặc insulin khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được thỏa đáng (BYT, 2018) [9]. Liều dùng: Liều khởi đầu thông thường là uống 1 viên 500 mg hoặc 850 mg, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối, trong hoặc sau khi ăn). Mỗi tuần một lần, tăng thêm một viên mỗi ngày tới liều tối đa là 2500 mg/ngày. Những liều từ 2000 mg/ngày trở lên có thể uống làm hai lần trong ngày. Nếu cần dùng liều tối đa nên chia làm 3 lần trong ngày vào bữa ăn để dung nạp thuốc tốt hơn (BYT, 2018) [9]. Tuy nhiên, cần thận trọng với liều tối đa, ở mức liều này tác dụng giảm đường huyết không tăng nhiều nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều hơn (BYT, 2017) [8]. Tác dụng không mong muốn: Thường gặp nhất là về tiêu hóa. Những tác dụng phụ này do ảnh hưởng của liều và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường là nhất thời. Ngoài ra, BN có thể bị nhiễm toan acid lactic khi sử dụng metformin ở liều cao và kéo dài, tuy nhiên rất hiếm gặp [18], [9]. Chống chỉ định: BN có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng. Giảm chức
  • 34. 18 năng thận do bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL ở nam giới hoặc ≥ 1,4 mg/dL ở nữ giới) hoặc Clcr < 60 ml/phút. Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như: Suy tim hoặc suy hô hấp, đang có nhồi máu cơ tim, sốc nhiễm trùng. BN suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu, có tiền sử nhiễm toan lactic (tăng nguy cơ nhiễm acid lactic). Phụ nữ có thai phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin. Đối với BN ĐTĐ týp 1, ĐTĐ có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê do ĐTĐ, phụ nữ cho con bú cũng chống chỉ định với metformin [18] [10]. Thiazolidinedion (TZD) TZD có khả năng giảm tân tạo glucose tại gan, tăng nhạy cảm insulin tại mô, giảm đề kháng insulin, giảm glucose huyết. Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có pioglitazon còn được sử dụng [18]. Ngoài tác dụng giảm glucose huyết, pioglitazon làm giảm triglycerid 9% và tăng HDL 15%. Khi dùng chung với insulin, liều insulin có thể giảm được khoảng 30–50%. Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở glucose loại 1–4 (GLUT1 và GLUT4) giảm nồng độ acid béo trong máu, giảm sản suất glucose tại gan, tăng adiponectin và giảm sự phóng thích resistin từ tế bào mỡ, tăng chuyển hóa tế bào mỡ kém biệt hóa (preadipocytes) thành tế bào mỡ trưởng thành. Tóm lại thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan. Giảm HbA1c từ 0,5– 1,4% [8]. Chỉ định: ĐTĐ týp 2 chưa kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn và luyện tập. Dùng đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc điều trị ĐTĐ khác [18], [9]. Liều dùng: Liều dùng thông thường là 15–30 mg/lần/24 giờ (dùng đơn độc hoặc phối hợp), cũng có thể tăng dần liều nếu đáp ứng không đủ lên đến tối đa là 45 mg/lần/24 giờ tùy theo đáp ứng. Pioglitazon có thể dùng cùng hoặc dùng xa bữa ăn [9]. Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan [18]. Khi dùng cùng với insulin, có thể tăng cân 10–15% so với mức nền và tăng nguy cơ suy tim. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu. Ngoài ra, pioglitazon có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam vẫn cho phép sử dụng pioglitazon, tuy nhiên khi sử dụng pioglitazon cần phải hỏi kỹ BN về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang [8]. Chống chỉ định: BN suy tim độ III–IV theo NYHA, bệnh gan đang hoạt động, có enzym gan ALT tăng gấp 2,5 lần so với giới hạn trên của trị số bình thường [8]. Ức chế enzym α-glucosidase Ức chế α-amylase và α glucosidase làm chậm biến đổi carbohydrat thành glucose, từ đó làm chậm hấp thu glucose. Thuốc chủ yếu giảm đường huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, thường được dùng phối hợp với chế độ
  • 35. 19 ăn và các nhóm thuốc khác. Thuốc hiện có tại Việt Nam là Acarbos (Glucobay), hàm lượng 50 mg [8], [18]. Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzym thủy phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm HbA1c từ 0,5–0,8% [8]. Chỉ định: Dùng đơn độc như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị ĐTĐ týp 2 ở người tăng đường huyết, đặc biệt là tăng đường huyết sau khi ăn mà không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện. Thuốc có thể phối hợp với các nhóm thuốc khác (sulfonylure hoặc biguanid hoặc insulin) với chế độ ăn và tập luyện để đạt được mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 [8]. Liều dùng: Liều ban đầu thường dùng có thể từ 25 mg/lần, 3 lần/ngày. Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên, bữa ăn phải có carbohydrat [8], [9]. Tác dụng không mong muốn: Tác dụng phụ chủ yếu trên đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng [8]. Ngoài ra, thuốc còn gây độc cho gan làm tăng enzym gan [18]. Chống chỉ định: Với những BN viêm–loét đường ruột . Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị). Những trường hợp suy gan, tăng enzym gan. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. BN ĐTĐ týp 2 dưới 18 tuổi, BN bị hạ đường huyết và nhiễm toan thể ceton do ĐTĐ [9]. Nhóm ức chế enzym DPP-4 Hiện tại ở Việt Nam có các loại thuốc hiện hành: Sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin, linagliptin [8]. Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym DDP-4, một enzym thoái giáng GLP-1, do đó làm tăng nồng độ GLP-1 có hoạt tính. Thuốc ức chế enzym DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5–1,4%. Khi dùng đơn độc không gây hạ đường huyết hay thay đổi cân nặng. Thuốc được dung nạp tốt [8]. Chỉ định: ĐTĐ týp 2, đơn trị liệu hoặc điều trị phối hợp với metformin, TZD hoặc insulin [8]. Liều dùng: Sitagliptin: Viên uống 50–100 mg. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi eGFR còn 50–30 ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/phút. Saxagliptin: Viên 2,5–5mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/ phút.
  • 36. 20 Vildagliptin: Viên 50 mg, uống 1–2 lần/ngày. Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày [8], [9]. Tác dụng không mong muốn: Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau khớp. BN có nguy cơ viêm tuỵ cấp khi sử dụng sitagliptin và linagliptin. Ngoài ra, có một số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi sử dụng vildagliptin [8]. Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ nhiễm acid ceton [9]. Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1: Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành liraglutid [8]. Cơ chế tác dụng: Các hormon dạ dày–ruột–1 loại glucagon–like peptid–1 (GLP- 1) có vai trò quan trọng trong hấp thu glucose, được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi có thức ăn trong đường tiêu hóa. Chúng có thời gian bán hủy ngắn 1–2 phút và bị bất hoạt bởi DPP-4. Chất chủ vận thụ thể GLP-1 là chất giống incretin với 50% chuổi polypeptid giống GLP-1 nhưng không bị thủy phân bởi DPP-4 và nó gắn vào receptor GLP-1 ở mô kể cả não và tuỵ giúp tăng tiết insulin phụ thuộc glucose và giảm bài tiết glucagon, trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và tăng cảm giác no nên làm giảm cân, giảm đường huyết sau ăn và giảm HbA1c khoảng 0,6–1,5% [18]. Chỉ định: Điều trị ĐTĐ týp 2. Liều dùng: 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến 1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường hợp, tiêu chảy. Có thể gặp viêm tuỵ cấp nhưng hiếm. Trên chuột thí nghiệm thuốc làm tăng nguy cơ ung thư giáp dạng tủy, tuy nhiên tuyến giáp người ít thụ thể với GLP-1. Khả năng hiện tượng này ở người rất thấp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn. Thận trọng: Không có nhiều nghiên cứu về liraglutid ở người suy thận, tuy nhiên khuyến cáo thận trọng khi độ lọc cầu thận giảm <30 ml/l phút. Ngoài ra, liraglutid nên được sử dụng thận trọng ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2 [8]. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc dapagliflozin [8]. Cơ chế tác dụng: Glucose được lọc qua cầu thận sau đó được tái hấp thu chủ yếu ở ống thận gần, dưới tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose. SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu thận, do đó ức chế tác dụng kênh này ở BN ĐTĐ týp 2, sẽ làm tăng thải glucose qua đường tiểu và giúp giảm đường huyết. Chỉ định: Điều trị ĐTĐ týp 2. Thuốc có hiệu quả đối với BN mất phần lớn tếbào β, có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc viên khác hoặc insulin [8], [18].
  • 37. 21 Liều dùng: Thường dùng liều 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người suy gan nặng, nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg [10]. Tác dụng không mong muốn: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức đường huyết bình thường. Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ týp 1 và thận trọng nếu nghi ngờ BN ĐTĐ týp 2 thiếu insulin trầm trọng. Không khuyến cáo sử dụng dapagliflozin cho BN suy thận trung bình đến suy thận nặng (CrCl <60 ml/phút hoặc eGFR <60 ml/phút/1,73 m2 ) do thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm (BYT, 2017) [8]. Các loại thuốc viên phối hợp Do bản chất đa dạng của cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2, việc phối hợp thuốc trong điều trị sẽ mang lại hiệu quả giảm đường huyết tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ khi tăng liều một loại thuốc đến tối đa. Nguyên tắc phối hợp thuốc là không phối hợp 2 loại thuốc trong cùng 1 nhóm (ví dụ: Không phối hợp gliclazid với glimepirid). Việc phối hợp 2 nhóm thuốc với nhau sẽ giúp cho số viên thuốc cần sử dụng ít hơn, làm tăng tính tuân thủ dùng thuốc của BN. Bất lợi của viên thuốc phối hợp là không thể chỉnh liều 1 loại thuốc. Hiện nay, tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp: − Glyburid/metformin (Glucovanc) − Amaryl/metformin (coAmaryl) − Sitagliptin/metformin (Janumet) − Vildagliptin/metformin (Galvusmet) − Saxagliptin/metformin (Komboglyz) dạng phóng thích chậm − Pioglitazon/metformin (BYT, 2017) [8].
  • 38. 22 Bảng 1.3. Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin. (Nguồn: BYT, 2020) Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm Sulfonylure Kích thích tiết insulin. Được sử dụng lâu năm. ↓ Nguy cơ mạch máu nhỏ. ↓ Nguy cơ tim mạch và tử vong. Hạ glucose huyết. Tăng cân. Glinid Kích thích tiết insulin. ↓ Glucose huyết sau ăn. Hạ glucose huyết. Tăng cân. Dùng nhiều lần. Biguanid Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng incretin yếu. Được sử dụng lâu năm. Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết. Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân. ↓ LDL-cholesterol. ↓ Triglycerid. ↓ Nguy cơ tim mạch và tử vong. Chống chỉ định ở BN suy thận (chống chỉ định tuyệt đối khi eGFR <30 ml/phút). Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy. Nhiễm acid lactic. Pioglitazon (TZD) Hoạt hóa thụ thể PPARγ. Tăng nhạy cảm với insulin. Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết. ↓ Triglycerid. ↑ HDL cholesterol. Tăng cân. Phù/suy tim. Gãy xương K bàng quang. Ức chế enzym α- glucosidas Làm chậm hấp thu carbohydrat ở ruột. Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết. Tác dụng tại chỗ. ↓ Glucose huyết sau ăn. Rối loạn tiêu hóa: Sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng. Giảm HbA1c 0,5–0.8%. Ức chế enzym DPP-4 Ức chế DPP-4 làm tăng GLP-1. Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, dung nạp tốt. Giảm HbA1c 0,5–1%. Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp. Chưa biết tính an toàn lâu dài. Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri- glucose SGLT2 Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống thận gần, tăng thải glucose qua đường tiểu. Dùng đơn độc ít gây hạ glucose huyết. Giảm cân. Giảm huyết áp. Giảm tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ týp 2 có nguy cơ tim mạch cao. Giảm HbA1c 0,5–1%. Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid. Mất xương (với canagliflozin). Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 Thuốc làm tăng tiết insulin khi glucose tăng cao trong máu đồng thời ức chế sự tiết glucagon, thuốc cũng làm chậm nhu động dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn Giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân. Dùng đơn độc ít gây hạ glucose huyết. Giảm tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ týp 2 có nguy cơ tim mạch cao Giảm HbA1c 0,6–1,5%. Buồn nôn, nôn, viêm tuỵ cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2
  • 39. 23 Bảng 1.4. Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose huyết uống. (Nguồn: BYT, 2020) Thuốc Hàm lượng Liều mỗi ngày Thời gian tác dụng Sulfonylure Tolbutamid 250-500 mg 0,5-2 g chia uống 2-3 lần. 6-12 giờ Chlorpropamid 100-250 mg 0,1-0,5 g uống 1 lần duy nhất. 24-72 giờ Glimepirid 1-2 và 4 mg 1-4 mg/ngày liều thông thường. Liều tối đa 8 mg/ngày. 24 giờ Gliclazid 80 mg, 30-60 mg dạng phóng thích chậm. 40 mg - 320 mg viên thường, chia uống 2-3 lần 30-20 mg. Dạng phóng thích chậm, uống 1 lần/ngày. 12 giờ, 24 giờ dạng phóng thích chậm. Glipizid 5-10 mg, 2,5-5-10 mg dạng phóng thích chậm. Viên thường 2,5-40 mg uống 30 phút trước khi ăn 1 hoặc 2lần/ngày. Dạng phóng thích chậm 2,5-10 mg/ngày uống 1 lần. Liều tối đa 20 mg/ngày uống 1 lần. 6-12 giờ. Dạng phóng thích chậm 24 giờ. Glinid Repaglinid 0,5-1-2 mg 0,5 - 4 mg/ngày chia uống trước các bữa ăn. 3 giờ Thuốc tăng nhạy cảm với insulin Metformin 500-850-1000 mg. Dạng phóng thích chậm: 500-750 mg. 1-2,5 g, uống 1 viên sau ăn, ngày 2-3 lần. Dạng phóng thích chậm: 500- 2000 mg/ngày uống 1 lần. 7-12 giờ. Dạng phóng thích chậm kéo dài 24 giờ Pioglitazon 15-30-45 mg/ngày 15-45 mg/ngày 24 giờ Thuốc ức chế enzym α glucosidas Acarbos 50-100 mg 25-100 mg uống 3 lần/ngày ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. 4 giờ Nhóm ức chế enzym DPP-4 Sitagliptin 50-100 mg Liều thường dùng 100 mg/ngày. Khi độ lọc cầu thận còn 30-50 ml/1 phút: 50 mg/ngày. Khi độ lọc cầu thận còn 30 ml/1 phút: 25 mg/ngày. 24 giờ Saxagliptin 2,5-5 mg 2,5-5 mg/ngày, uống 1 lần. Giảm liều đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ≤50 ml/1phút hoặc dùng cùng thuốc ức chế CYP3A4/5 mạnh, thí dụ ketoconazol. 24 giờ Vildagliptin 50 mg 50 mg uống 1-2 lần/ngày. Chống chỉ định khi AST/ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của bình thường. 24 giờ Linagliptin 5 mg 5 mg uống 1 lần /ngày. 24 giờ Thuốc ức chế kênh SGLT2 Dapagliflozin 5-10 mg 10 mg/ngày, uống 1 lần. 5 mg khi có suy gan. 24 giờ
  • 40. 24 1.2.3. Thuốc tiêm đái tháo đường (insulin) a)Định nghĩa Insulin là một hormon peptid được tiết ra từ tế bào β của tiểu đảo tuyến tuỵ (đảo Langerhans). Trong tiểu đảo Langerhans có 3 loại tế bào chính đảm nhiệm vai trò sản xuất ra các hormon: Tế bào α tiết ra hormon glucagon. Tế bào β tiết ra hormon insulin. Tế bào Δ tiết ra hormon samatostatin. Tuyến tuỵ ở người chứa khoảng 8 mg insulin, trong đó 0,5–0,1 mg được tiết ra và được tổng hợp lại mỗi ngày. Các phân tử glucose từ máu vào và trình diện tế bào β tuyến tuỵ thông qua kênh GLUT2, kích hoạt một chuổi các phản ứng điện hóa và gây ra sự tiết insulin. Insulin được trích từ tuỵ tạng của động vật như bò, lợn hay tái tổ hợp theo cấu trúc gen người nhờ vi khuẩn E.coli đang được dùng rộng rãi hiện nay [18]. b) Phân loại insulin Theo cấu trúc phân tử: - Insulin người (human insulin): Được tổng hợp bằng phương pháp tái tổ hợp DNA, rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng do tự miễn và loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm. Thuốc cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng <30o C và có thể mang theo khi đi du lịch miễn là tránh nhiệt độ rất nóng hoặc rất lạnh. Human insulin hiện có tại Việt Nam gồm insulin thường (regular insulin) và NPH (insulin tác dụng trung bình). - Insulin analog được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, nhưng có thayđổi cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptid để thay đổi dược tính [8] Theo cơ chế tác dụng: Phân loại insulin theo BYT năm 2020 [10] thì cơ chế tác động bao gồm các loại insulin như: - Insulin tác dụng nhanh, ngắn. - Insulin tác dụng trung bình, trung gian. - Insulin tác dụng chậm, kéo dài. - Insulin trộn, hỗn hợp.
  • 41. 25 Bảng 1.5. Các loại insulin (Nguồn: Bùi Tùng Hiệp và ctv., 2018) Loại insulin Dạng Bắt đầu tác dụng Đỉnh (giờ) Hiệu quả (giờ) Tác dụng nhanh Lispro Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5 Aspart Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5 Glulisin Trong 5–15 phút 0,5–0,75 3–5 Tác dụng ngắn Regular (R) Trong 30 phút–1 giờ 2–3 5–8 Tác dụng trung bình NPH (N) Đục 2–4 giờ 4–10 10–16 Lent Đục 3–4 giờ 4–12 12–18 Tác dụng chậm Ultralent Đục 6–10 giờ 10–16 18–24 Glargin Trong 2–4 giờ Không đỉnh 20–24 Detemir Đục 2–4 giờ 6–14 16–20 Hỗn hợp 70/30 NPH/Regular Đục 30–60 phút Biến đổi 10–16 50/50 NPH/Regular Đục 30–60 phút Biến đổi 10–16 75/25 hay 50/50 Lispro protamin/Lispro Đục 5–15 phút Biến đổi 10–16 70/30 Aspart protamin/Aspart Đục 5–15 phút Biến đổi 10–16 *Insulin hỗn hợp trộn sẵn là sự kết hợp các liều lượng đặc biệt của loại có tác dụng trung bình và tác dụng ngắn
  • 42. 26 Tác dụng của insulin: Insulin là hormon “hạ đường huyết”. Ngay khi tiêu hóa các carbohydrat trong thức ăn, insulin được phóng thích vào máu và có tác dụng ngăn nồng độ đường glucose trong máu lên cao bằng cách đưa lượng đường glucose ăn vào đến các cơ quan đặc biệt đó là tim, mỡ và cơ xương hoặc chuyển thành glycogen trong gan. Insulin cũng làm tăng ly giải chất béo và tổng hợp protein, trong khi ly giải chất béo và phóng thích acid béo tự do. Insulin được dùng làm liệu pháp thay thế trong bệnh ĐTĐ để cung cấp lượng hormon nội sinh thiếu hụt [18]. c)Chỉ định của insulin đối với ĐTĐ týp 2 − Chỉ định bắt buộc đối với ĐTĐ týp 1. − Dị ứng hay chống chỉ định với các thuốc hạ đường huyết uống. − BN sụt cân, suy dinh dưỡng. − ĐTĐ ở lần điều trị khởi đầu nếu mức HbA1c >9% và glucose máu lúc đói >15,0 mmol/L. − ĐTĐ týp 2 khi giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn + chế độ tập luyện + sử dụng các thuốc hạ đường huyết đường uống nhưng không duy trì được nồng độ glucose thỏa đáng trong máu lúc đói cũng như sau ăn. − Cấp cứu tiền hôn mê, hôn mê, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, tình trạng tăng glucose huyết do tăng áp lực thẩm thấu. − Có nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng cơ quan đích (suy tim, suy thận,tai biến mạch máu não). − ĐTĐ týp 2 ổn định nhưng phải đại phẫu, sốt, chấn thương nặng, nhiễm khuẩn (nhất là nhiễm khuẩn huyết), rối loạn chức năng thận hoặc gan, cường giáp, hoặc các rối loạn nội tiết khác. − Phụ nữ ĐTĐ mang thai hoặc phụ nữ mang thai mới phát hiện ĐTĐ [18]. Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là hạ đường huyết [18]. Tăng glucose huyết phản ứng (tăng glucose huyết sau hạ glucose huyết, hiệu ứng Somogyi), hiện tượng bình minh và các phản ứng tại chỗ như: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí) là những tác dụng phụ ít gặp trong điều trị với insulin. Ngoài ra, các tác dụng phụ hiếm gặp như: Kháng insulin, nổi mề đay, phản ứng phản vệ, phù mạch, hạ kali huyết, teo mô mỡ ở chỗ tiêm thuốc dưới da (thường hay gặp hơn khi dùng thuốc insulin thông thường) Chống chỉ định: Hạ glucose máu, dị ứng sau khi dùng thuốc: Nổi mề đay hoặc phù Quinke [18].
  • 43. 27 Bảng 1.6. Tổng hợp các so sánh toàn diện về tác động cần lưu ý của mỗi nhóm thuốc ĐTĐ khác nhau theo ADA, 2018. Thuốc tác động Metformin Ức chế DPP4 Sulfonylure (Thế hệ 2) Insuli n Hiệu lực Cao Trung bình Cao Cao nhất Nguy cơ hạ đường huyết Không Không Có Có Cân nặng Không ảnh hưởng (có thể giảm nhẹ). Không ảnh hưởng Tăng Tăng Tác động trên tim mạch Bệnh tim mạch do xơ vữa Có thể có lợi Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Có thể có nguy cơ: Alogliptin, saxagliptin Suy tim Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Giá Thấp Cao Thấp Human insulin: Thấp Insulin analog: Cao PO/SQ PO PO PO SQ Tiến triển bênh thận do ĐTĐ Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tác động trên thận - Có thể sử dụng khi suy giảm chức năng thận, cần điều chỉnh liều theo chức năng thận - Glyburid không khuyến cáo - Glipizid và glimepirid thận trọng khi bắt đầu để tránh hạ đường huyết Dùng liều insulin thấp hơn khi giảm eGFR điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng. Cân nhắc liều sử dụng CCĐ: eGFR < 30 ml/phút Các cân nhắc khác - Thường gặp TĐP trên đường tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn) - Có thể gây thiếu hụt B12 - Nguy cơ có thể viêm tuỵ cấp - Đau khóp FDA cảnh báo đặc biệt: Về tăng nguy cơ tử vong do tim mạch dựa trên nghiên cứu thuốc sulfonylure thế hệ cũ (tolbutamid) - Phản ứng tại vùng tiêm - Tăng nguy cơ hạ đường huyết khi dùng human insulin (NPH hoặc dạng premix) so với insulin analog (Nguồn: ADA, 2018)