SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐÀO NGỌC SỬ
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Ở TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐÀO NGỌC SỬ
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Ở TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hà Minh Hiển
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Minh Hiển đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lý-Dược lâm sàng cùng các bộ môn liên quan, trường Đại học Tây Đô đã
chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng,
tỉnh Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm
ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu,
giúp tôi có được số liệu cho luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Đào Ngọc Sử
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
và phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đang
điều trị tại tại Trung tâm y tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang từ ngày 01/6/2021
đến 31/12/2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên
210 đơn thuốc của bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp đang điều trị
ngoại trú. Kết quả nghiên cứu: Các thuốc điều trị tăng huyết áp gồm: Nhóm ức chế
men chuyển 70,0%, nhóm chẹn calci 34,9%, nhóm ức chế thụ thể 6,2%, nhóm lợi tiểu
14,3%, nhóm chẹn beta 27,7%, nhóm kết hợp 5,3%, nhóm chẹn alpha 11,9%. Tỷ lệ
phác đồ đơn trị liệu là 39,2%; phác đồ đa trị liệu là 61,3%. Nhóm thuốc được lựa chọn
cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Ức chế men chuyển chiếm 22,9%. Phối hợp hai
thuốc chiếm 52,0%, phối hợp 3 thuốc 9,3%. Tác dụng không mong muốn: tăng acid
uric máu 3,3%, đau đầu 15,2%, ho khan 4,8%. Có 11 kiểu tương tác thuốc ghi nhận
trong 47 trường hợp. Có một tương tác chống chỉ định khi phối hợp kali với
spironolacton 0,5%. Điều trị dùng thuốc có mức độ tuân thủ tốt 8,1%, trung bình
43,3% và kém chiếm 48,6%. Các yếu tố liên quan ghi nhận được có ý nghĩa thống kê
gồm: Nhóm tuổi với độ tuổi 18-50 (p=0,049 < 0,05; OR= 0,394; CL= 0,156-0,996),
71-80 (p= 0,011< 0,05; OR= 2,463; CL= 1,230-4,933), biến chứng tăng huyết áp có
biến chứng (p= 0,000 < 0,001; OR=0,333; CL=0,186-0,597), không biến chứng (p=
0,000 < 0,001; OR= 3,000; CL= 1,674-5,376), mức độ tăng huyết áp lúc điều trị tăng
huyết áp độ 1 (p= 0,023 < 0,05; OR= 0,510; CL= 0,286-0,909), tăng huyết áp độ 3 (p=
0,008 < 0,05; OR= 2,737; CL= 1,296-5,778). Sự tuân thủ tốt của bệnh nhân tăng huyết
áp cao nhất trong nhóm bệnh nhân 51-60 và 61-70 tuổi cùng chiếm tỷ lệ là 32,4%.
Điều trị không dùng thuốc có mức độ tuân thủ tốt chiếm 34,3%, không đạt là 65,7%.
Bệnh nhân nữ tuân thủ không dùng thuốc cao hơn gần 4 lần so với bệnh nhân nam, nữ
(p= 0,000 < 0,001; OR= 0,079; CL= 0,040-0,159), nam (p= 0,000 <0,001; OR=
12,587; CL= 6,297-25,163). Bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở và phổ
thông trung học trở lên có tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc cao chiếm tỷ lệ cao nhất lần
lượt là 30,4%, 31,2%, nhóm trình độ học vấn ghi nhận cao đẳng, đại học, sau đại học
(p= 0,032 < 0,05; OR= 3,018; CL= 1,097-8,304). Hoàn cảnh phát hiện bệnh ghi nhận
khám bệnh khác (p= 0,032 < 0,05; OR= 0,496; CL= 0,261- 0,943). Kết luận: Tuân thủ
điều trị dùng thuốc chiếm 51,4% với các yếu tố liên quan gồm: nhóm tuổi, biến chứng
iii
tăng huyết áp, mức độ tăng huyết áp lúc điều trị (p < 0,05), tuân thủ điều trị không
dùng thuốc chỉ chiếm 34,3% với các yếu tố liên quan gồm: giới tính (nữ cao hơn gấp 4
lần nam), trình độ học vấn (p < 0,05). Hoàn cảnh phát hiện bệnh ghi nhận khám bệnh
khác (p < 0,05).
Từ khóa: Tuân thủ, điều trị, tăng huyết áp, huyện Giồng riềng, tỉnh Kiên giang
iv
ABSTRACT
Aim: The study was carried out to evaluate the utilization of drug for
hypertention in outpatient prescriptions and determine the factors that related to drug
use compliance at Giong Rieng Medical Center, Kien Giang province in 2021.
Materials and method: A descriptive cross-sectional and retrospective study of
210 prescriptions of hypertensive outpatients age ≥ 18 y.o. at Giong Rieng Medical
Center, Kien Giang province from 01/6/2021 to 31/12/2021 was carried out.
Results: The most commonly prescribed class of drug for monotherapy regimen
was ACEIs (22.9%). Combination of two drugs accounted for the majority in multi-
drug therapy, accounting for 52.0% whereas a combination of three drugs was 9.3%.
Undesirable effects recorded in the study were hyperuricemia (3.3%), headache
(15.2%), dry cough (4.8%). There were 11 types of drug interactions recorded in 47
cases. In which, there is a contraindicated interaction when combining of potassium
with Spironolacton (0.5%). The remaining cases belong to the cautious interaction.
Regarding adherence to drug therapy: The level of patient adherence showed that the
rate of good compliance accounted for 8.1%, average compliance accounted for 43.3%
and poor compliance accounted for 48.6 %. The related factors were: Age group
recorded 18-50 (p= 0.049 < 0.05; OR= 0.394; CL= 0.156-0.996), 71-80
(p=0.011<0.05; OR= 2,463; CL= 1.230-4.933), complicated hypertension (p= 0.00 <
0.001; OR= 0.333; CL= 0.186 - 0.597), uncomplicated (p= 0.000 < 0.001; OR= 3.000;
CL= 1.674 -5.376), the degree of hypertension at treatment for grade 1 hypertension
(p= 0.023 < 0.05; OR= 0.510; CL= 0.286 - 0.909), grade 3 hypertension (p= 0.008 <
0.05; OR= 2.737; CL= 1.296-5.778). The good compliance of hypertensive patients
was highest in the group of patients 51-60 and 61-70 years old, accounting for 32.4%.
Female patients adhered to no medication therapy were nearly 4 times higher than
male with statistically significance, female (p= 0.000 < 0.001; OR= 0.079; CL= 0.040-
0.159) male (p= 0.000 < 0.001; OR= 12.587; CL= 6.297 - 25.163). Patients with
education level from junior high school and senior high school or higher had the
highest rate of non-drug adherence, accounting for the highest percentage of 30.4%,
31.2%, respectively, in the education level group. The dicrepancy between junior
college, university, and graduate school was statistically significant (p= 0.032 < 0.05;
v
OR= 3.018; CL= 1.097-8.304). The circumstances in which the hypertention was
detected due to other medical examinations and the non-drug adherence were related
with each other (p= 0.032 < 0.05; OR= 0.496; CL= 0.261 - 0.943).
Conclusion: The compliance with drug treatment was accounted for 51.4% with
related factors including: age group, complication, and grade of hypertention (p<0.05)
whereas that with non-drug treatment was only accounted for 34.3% with related
factors including: gender (female was 4 time higher than male) and education level
(p<0.05).
Keywords: Compliance, treatment, hypertention, Giong Rieng district, Kien
Giang province.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Đào Ngọc Sử
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN...........................................................................ii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................vi
MỤC LỤC ....................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU BẢNG................... xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................xiv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP ..............................................................3
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp...............................................................................3
1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp......................3
1.1.3 Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam......................................4
1.1.4 Các yếu tố nguy tố cơ tim mạch ....................................................................5
1.1.5 Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp ...................................................7
1.2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP...............................................8
1.2.1 Nguyên tắc chung ..........................................................................................8
1.2.2 Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc..................................................................9
1.2.3 Các biện pháp không dùng thuốc.................................................................10
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.....................................................................................12
1.3.1 Định nghĩa....................................................................................................12
1.3.2 Rào cản đối với việc tuân thủ thuốc ............................................................13
1.3.3 Thang đo tuân thủ điều trị............................................................................14
1.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT
ÁP..................................................................................................................................17
1.5 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ......................18
1.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................23
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................23
viii
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.....................................................................................23
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................23
2.2.2 Cỡ mẫu.........................................................................................................23
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................25
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................26
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................26
2.3.2 Thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu.....................................26
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân .......................................30
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh
nhân tăng huyết áp ................................................................................................30
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH.......30
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .............31
2.5.1 Công cụ thu thập..........................................................................................31
2.5.2 Kỹ thuật thu thập..........................................................................................31
2.5.3 Người thu thập .............................................................................................31
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số......................................................................31
2.5.5 Xử lý số liệu.................................................................................................32
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................33
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................33
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học..............................................................................33
3.1.2 Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu........................35
3.1.3 Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp....................................37
3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch ......................................................................37
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP......................................................................................................38
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu ..............38
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...........................40
3.2.3 Tác dụng không mong muốn của thuốc.......................................................42
3.2.4 Tỉ lệ tương tác thuốc....................................................................................42
ix
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................................44
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.................................................44
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ...........45
3.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ KHÔNG DÙNG THUỐC CỦA BỆNH
NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................45
3.4.1 Thông tin về tuân thủ chế độ ăn, hành vi lối sống.......................................45
3.4.2 Thông tin về tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi huyết áp .........47
3.5 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ..............................48
3.5.1 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc .........................................49
3.5.2 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ không dùng thuốc..................................53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................57
4.1 BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.57
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học.........................................................................57
4.1.2 Đặc điếm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu........................58
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP.............................................................................60
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc tăng huyết áp được điều trị trong nghiên cứu: ...................60
4.2.2 Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị ..............................................................62
4.2.3 Tác dụng không mong muốn của thuốc.......................................................62
4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ..........63
4.3.1 Tuân thủ điều trị thuốc..................................................................................63
4.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc.............................................................64
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT
CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................66
4.3.1 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc .........................................66
4.3.2 Các yếu tố tiên quan đến tuân thủ không dùng thuốc..................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................69
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................69
5.1.1 Đặc điểm tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu...........................69
5.1.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ...............................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
x
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................xvii
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................xx
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................xxi
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học VN 2018 & ESC/ESH 2018.3
Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp dựa mức huyết áp đo tại cơ sở y tế theo ISH 2020 ...4
Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Việt nam 2018..........8
Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát tăng huyết áp (ISH, 2020)...................10
Bảng 1.5 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky-8 mục (Morisky et al, 2008)16
Bảng 1.6 Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc ...........................................................17
Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF ............................................27
Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI..................................28
Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI....................28
Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI ...........................29
Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI.......................................................29
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ không dùng thuốc ...........................................31
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học (n=210)..................................................................33
Bảng 3.2 Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=210) ............35
Bảng 3.3 Tỷ lệ mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp (n = 210) .............37
Bảng 3.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (n=210)...........................................................37
Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng (n=210)....................................38
Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị tăng huyết áp áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n=210).40
Bảng 3.7 Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp (n=210)........42
Bảng 3.8 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu (n=210) ............................................42
Bảng 3.9 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi ......44
Bảng 3.10 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân (n=210)......................45
Bảng 3.11 Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn, hành vi lối sống (n=210) .....................................46
Bảng 3.12 Tỷ lệ tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi huyết áp (n= 210).......47
xii
Bảng 3.13 Lý do không đo huyết áp và ghi huyết áp thường xuyên (n=210)...............48
Bảng 3.14 Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân (n=210)..48
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ
trợ gia đình-xã hội .........................................................................................................49
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm bệnh tăng huyết áp.50
Bảng 3.17 Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ
trợ gia đình-xã hội .........................................................................................................53
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm bệnh tăng
huyết áp..........................................................................................................................54
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU BẢNG
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................25
Hình 3.1 Thông tin về trình độ học vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............34
Hình 3.2 Số lượng thuốc trung bình 1 ngày của bệnh nhân..........................................36
xiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ACEI
Angiotensin converting enzyme
inhibitor
Ức chế men chuyển
ARB Angiotensin receptor blocker Chẹn thụ thể angiontensin
AT1 Angiotensin 1 Thụ thể AT1 của Angiotensin II
BN Bệnh nhân
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
CCB Calcium channel blocker Chẹn kênh calci
CDC
Center for Disease Control and
Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh
CI Confidence Interval Khoảng tin cậy
CVD Bệnh tim mạch
ESC/ESH
European Society of Cardiology /
European Society of Hypertension
Hiệp hội Tim mạch Châu Âu/
Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu
ĐTĐ Đái tháo đường
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
THA Tăng huyết áp
TIA Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
TTCQĐ Tổn thương cơ quan đích
xv
ISH International society of
hypertension
Hội tăng huyết áp quốc tế
JNC Joint National Committee Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ
MMAS-8
Eight-Item Morisky Medication
Adherence Scale
Thang điểm đánh giá sự tuân thủ
của Morisky-8 mục
MAQ
Medication Adherence
Questionnaire
Bảng câu hỏi đánh giá về sự tuân
thủ thuốc
ƯCMC Ức chế men chuyển
ƯCTT Ức chế thụ thể
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu
hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và. Tăng huyết áp vẫn là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm 10,4 triệu ca tử vong mỗi năm (Global
Burden of Disease Risk Factor Collaborators, 2018). Khi xem xét các số liệu toàn cầu,
ước tính 1,39 tỷ người bị tăng huyết áp trong năm 2010. Tuy nhiên, xu hướng huyết áp
cho thấy sự thay đổi rõ rệt của các huyết áp cao nhất từ vùng thu nhập cao sang vùng
nhập thấp, với ước tính 349 triệu người bị tăng huyết áp ở vùng thu nhập cao và 1,04
tỷ người ở vùng thu nhập thấp và trung bình (Mill et al, 2016). Tại Việt Nam, theo báo
cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp là
47,3%, trong đó chỉ có 31,3% tăng huyết áp là kiểm soát được (Nguyễn Lân Việt,
2016).
Một trong các yếu tố đảm bảo hiệu quả điều trị trên các bệnh nhân mắc bệnh mạn
tính nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng chính là tuân thủ điều trị. Tăng huyết
áp đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và tuân thủ chế độ điều trị. Nếu không tuân
thủ chế độ điều trị người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng,
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì thế tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp
của người bệnh là vô cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công
trong điều trị. Tuân thủ điều trị là bệnh nhân phải thực hiện uống thuốc liên tục, đều
đặn và duy trì các biện pháp thay đổi lối sống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Việc bệnh
nhân tuân thủ điều trị kém vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Để bệnh nhân tuân
thủ điều trị tốt cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã
hội.
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Donald E. Morisky năm 2008 chỉ có 15,9%
người bệnh tuân thủ điều trị thuốc tốt (Morisky et al, 2008). Kết quả nghiên cứu của
Saleem tại Pakistan năm 2011, có 61,3% người bệnh có hiểu biết trung bình về tăng
huyết áp và không có người bệnh nào được coi là tuân thủ tốt trong nghiên cứu
(Saleem et al, 2011).
Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng là cơ sở khám chữa bệnh, thực hành lâm
sàng, phòng chống dịch và quản lý các trạm y tế xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trung tâm có khoa Khám bệnh với phòng khám
ngoại trú cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, việc khảo sát về tình hình sử dụng
2
thuốc điều trị tăng huyết áp trên những bệnh nhân này cũng như mức độ tuân thủ điều
trị từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên
cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y
tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021” được thực hiện với các mục
tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đang
điều trị tại tại Trung tâm y tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng
huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.
Trên các kết quả khảo sát thu thập được đó, đề xuất một số biện pháp nhằm góp
phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị tăng huyết
áp tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm
thu, bình thường từ 90 đến 139mmHg; Huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương), bình
thường từ 60 đến 89mmHg (Bộ Y Tế, 2017).
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, do đó để
chẩn đoán tăng huyết áp nhất thiết phải đo huyết áp định kỳ, thường xuyên. Theo
WHO (2021), và ISH (2020) thì tăng huyết áp là khi: Huyết áp đo tại cơ sở y tế
≥140/90mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ
≥15/85mmHg; hoặc huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như
đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến mạch máu não
do tăng huyết áp (WHO, 2021; ISH, 2020).
1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định tăng huyết áp: Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo
huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp thay đổi theo từng cách đo
huyết áp.
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học VN 2018 & ESC/ESH 2018
Phân loại
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Tối ưu <120 và <80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
THA giai đoạn 1 (Nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99
THA giai đoạn 2 (Trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109
THA giai đoạn 3 (Nặng) >180 và/hoặc >110
THA tâm thu đơn độc >140 Và <90
(Hội Tim mạch học VN 2018, ESC/ESH, 2018)
4
- Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nằm hai mức độ khác nhau, chọn mức
độ cao hơn đã phân loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1,
2 hay 3 theo giá trị của huyết áp tâm thu nếu huyết áp tâm trương <90 mmHg.
- Áp lực mạch đập (hiệu số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương): Tối ưu là
40 mmHg, nếu trên 61 mmHg có thể xem là một yếu tố tiên lượng nặng cho bệnh
nhân.
Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp dựa mức huyết áp đo tại cơ sở y tế theo ISH 2020
Phân loại
Huyết áp tâm
thu (mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Huyết áp bình thường <130 và <85
Huyết áp bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Tăng huyết áp độ 1 140-159 và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ 2 ≥160 và/hoặc ≥100
(ISH, 2020)
1.1.3 Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam
Trên Thế giới:
Trước sự gia tăng và tác động to lớn của tăng huyết áp, WHO (2013) đã có báo
cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ
cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng
toàn cầu. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 28,5% ở các nước
thu nhập cao và 31,5% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến
2010, tỷ lệ tăng huyết áp chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6% ở các nước có thu nhập
cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình (WHO, 2013).
Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), tăng huyết áp là yếu tố
nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra
khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2013. Cứ 10 người lớn
trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc tăng huyết áp, và ước tính 9 trong số 10 người
lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị tăng huyết áp. Hai phần ba số người bị tăng huyết áp là ở
các nước đang phát triển (Norm et al, 2016).
Các tác giả Tej K. Khalsa và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá nhu cầu các Tổ
chức tăng huyết áp Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng
ngừa và kiểm soát tăng huyết áp cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, tăng huyết áp là một
5
trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người lớn
trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu
Phi vùng hạ Sahara (Tej K.Khalsa et al, 2015)
Tại Việt Nam:
Theo một cuộc điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm
2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó
có 14,9% nữ giới và 23,1% nam giới. Còn nếu xét từ 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp
tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy, trung bình cứ 5 người trưởng
thành 25-64 tuổi thì sẽ có 1 người bị tăng huyết áp (Đỗ Thị Phương Hà, 2018).
Theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh không
lây nhiễm ở Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đã chiếm đến 66% tổng gánh nặng
bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60% người mắc tăng huyết áp
chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp, thông qua các cuộc
điều tra có một tỷ lệ lớn về tăng huyết áp được phát hiện tình cờ, tình trạng bỏ sót chẩn
đoán tăng huyết áp đã và đang xảy ra (Vũ Ngọc Trâm và Trần Thuý Loan, 2017; Bộ Y
tế, 2017). Với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng gia tăng
nhưng được phát hiện và quản lý tại cộng đồng lại rất thấp.
Như vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Tỷ lệ
người lớn mắc tăng huyết áp là khá cao, trong khi tỷ lệ nhận thức đúng, tham gia điều
trị và kiểm soát tăng huyết áp còn thấp. Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược quốc
gia để cải thiện các biện pháp phòng chống và kiểm soát tăng huyết áp (Bộ Y tế,
2017).
1.1.4 Các yếu tố nguy tố cơ tim mạch
Các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà
chỉ có các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển gọi là yếu tố liên quan (YTLQ). Theo
Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố liên quan là bất cứ thuộc tính, đặc điểm nào làm tăng khả
năng mắc bệnh không lây nhiễm. Các yếu tố liên quan của bệnh không lây nhiễm gồm:
Hành vi lối sống, môi trường và các yếu tố sinh học (WHO, 2013; Đào Thị Thùy,
2019).
Một số yếu tố hành vi lối sống
Hút thuốc (lá, lào): Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp
2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này. Hút thuốc nói chung làm tăng
6
gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim trong 10 năm, với xu hướng nổi bật ở những bệnh
nhân (<55 tuổi) hút thuốc có nguy cơ cao hơn ~7 lần so với những người không hút
thuốc (Wang et al, 2022; Piepoli et al, 2016). Tác giả Stallones Reuel (2015), nghiên
cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch vành, cho thấy hút thuốc là liên
quan đến nguyên nhân của bệnh tim mạch (Satllones, 2015).
Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung bình
trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị chuẩn đối với nam được
coi là lạm dụng rượu bia (WHO, 2013). Một nghiên cứu khác gần đây hơn phân tích
599.912 người uống rượu hiện tại từ 83 nghiên cứu tiền cứu đã chứng minh rõ ràng
rằng tử vong do mọi nguyên nhân bắt đầu tăng ở những người uống rượu tiêu thụ >100
g/tuần so với những người tiêu thụ 0-25 g/tuần, mặc dù họ thực sự có giảm nguy cơ
nhồi máu cơ tim (Wood et al, 2018; Collaborators GA, 2016; Đào Thị Thùy, 2019).
Ăn nhiều muối: Một khái niệm được chấp nhận chung rằng việc giảm lượng natri
sẽ làm giảm huyết áp. Việc giảm nhẹ lượng natri ăn vào 1g/ngày đã dẫn đến huyết áp
tâm thu giảm 3,1 mmHg ở người tăng huyết áp và 1,6 mmHg ở người không cao huyết
áp từ một phân tích tổng hợp ban đầu (Neal et al, 2021; Wang et al 2022). Nhiều
nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn
giảm muối và con số huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình
thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5 g muối/người/ngày (WHO, 2021). Tác giả Hồng Mùng
Hai (2014) khi nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho
thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần (Hồng Mùng Hai, 2014).
Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần
ăn có đủ rau xanh. Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh gây ra thì
bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn ít nhất 400 g rau,
quả/ngày, dung môi hòa tan vitamin (A, D, E, K). Sử dụng nhiều chất béo gây thừa
cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa. Tăng cholesterol máu ước tính
gây ra 56% bệnh mạch vành toàn cầu, tương đương 4,4 triệu tử vong (7,9%). Thay thế
việc sử dụng nhiều chất béo no nguồn gốc động vật bằng chất béo không no nguồn gốc
thực vật được chứng minh giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2 và bệnh mạch vành
(WHO, 2013; Hồ Minh Hoàng, 2021).
Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát triển,
cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ sa vào lối sống ít
7
vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều calo, nhiều
mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn căng thẳng nhất là ở các thành phố lớn
tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó tăng huyết áp chiếm một tỷ lệ
không nhỏ (WHO, 2013). Bệnh nhân tăng huyết áp nên tham gia ít nhất 30 phút tập
thể dục nhịp điệu cường độ trung bình (đi bộ nhanh, đạp xe chậm, chạy bộ hoặc bơi)
(Pelliccia et al, 2020; Liang et al, 2020). Đối với những người lớn tuổi hoặc suy nhược
không thể tập thể dục nhịp điệu, có thể đề xuất các bài tập thể dục hoặc rèn luyện thần
kinh vận động, chẳng hạn như thái cực quyền, yoga và thiền (Guan et al, 2020; Park et
al, 2017; Guo et al, 2020; Phan Hùng Duy Hậu, 2020).
Một số yếu tố sinh học
Tỷ lệ tăng huyết áp tăng theo tuổi, có hơn một nửa số người ở độ tuổi 60-90 và
ba phần tư số người 70 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Nghiên cứu của Élodie Giroux và
cộng sự sử dụng mô hình ramingham đã đưa ra nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời, tăng
huyết áp là gần 90% cho cả nam và nữ, những người chưa trị tăng huyết áp ở tuổi 55
hoặc 65 và sống tới độ tuổi 80-85. Kể cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân tử
vong, nguy cơ tăng huyết áp trong toàn bộ cuộc đời còn lại vẫn là 86-90% với nữ và
81-8 % đối với nam (Élodie et al, 2013; Đoàn Đỗ Trung Thành, 2021).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể
và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng,
huyết áp động mạch cũng giảm. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát ở những
bệnh nhân thừa cân và béo phì cao hơn rõ rệt so với nhóm không thừa cân. Chỉ số khối
cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam giới. Có một mối tương
quan đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm
trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những
người có chỉ số BMI bình thường (Borisenko et al, 2014; Sengul et al, 2012). Đỗ Thái
Hoà, Trương Việt Dũng và cộng sự (2013), xác định có mối liên quan giữa tỷ lệ tăng
huyết áp và nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, số đo vòng mông (Đỗ Thái Hoà và cs,
2014; Tôn Văn Giàu, 2021).
1.1.5 Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp
Tổn thương cơ quan qua trung gian tăng huyết áp được định nghĩa là sự thay đổi
cấu trúc hoặc chức năng gây ra bởi huyết áp cao, tác động lên động mạch và/hoặc các
8
cơ quan mà nó cung cấp máu. Các cơ quan cuối bao gồm não, tim, thận, động mạch
trung tâm và ngoại biên và mắt (ISH, 2020; Lin et al, 2020).
Mặc dù việc đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể là rất quan trọng đối với việc
điều trị tăng huyết áp, phát hiện thêm về tổn thương cơ quan đích khó có thể thay đổi
cách điều trị những bệnh nhân đã được xác định là có nguy cơ cao (Hung et al 2021;
Lonnebakken et al, 2017; Williams et al, 2018):
1.2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1 Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng
ngày, phải điều trị lâu dài.
Mục tiêu cần làm là xử lý tăng huyết áp và tất cả các yếu tố nguy cơ khác liên
quan đến biến cố tim mạch bao gồm rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose hoặc
đái tháo đường, béo phì và hút thuốc lá. Điều trị tăng huyết áp phải lâu dài và có thể
nguy hiểm cho bệnh nhân khi ngừng điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống mà
không thảo luận với bác sĩ (Hội Tim mạch học Việt nam, 2018).
Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Việt nam 2018
Nhóm
tuổi
Ranh giới đích điều trị HATTh (mmHg) Ranh giới
đích điều
trị HATTr
mmHg
THA
chung
THA, ĐTĐ THA Bệnh
thận mạn
THA BMV Đột quỵ,
TIA
18-64
tuổi
Đích trong
khoảng
130 đến
120 nếu
dung nạp
Đích trong
khoảng 130
đến 120 nếu
dung nạp
Đích < 140-
130 nếu
dung nạp
Đích trong
khoảng 130
đến 120 nếu
dung nạp
Đích trong
khoảng 130
đến 120 nếu
dung nạp
<80 đến 70
> 65
tuổi
Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp
Đích < 140
đến 130 nếu
dung nạp
Đích < 140
đến 130 nếu
dung nạp
Đích < 140
đến 130 nếu
dung nạp
Đích < 140
đến 130 nếu
dung nạp
<80 đến 70
Ranh
giới
điều trị
HATTr
< 80 đến
70
< 80 đến 70 < 80 đến 70 < 80 đến 70 < 80 đến 70
9
1.2.2 Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
Các đối tượng tăng huyết áp được chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp
sau (Bộ Y tế, 2010; Hoàng Thị Kim Huyền và cs, 2012):
- Người ≥ 60 tuổi có HA ≥ 150/90 mmHg, nếu có bệnh thận mạn hoặc đái tháo
đường, HA ≥ 140/90 mmHg.
- Người ≤ 60 tuổi bao gồm bệnh thận mạn và đái tháo đường điều trị khi HA ≥
140/90 mmHg.
- Bắt đầu 2 loại thuốc khi HA ≥ 160/100 mmHg.
- Liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng bệnh tim
mạch nguyên phát hoặc thứ phát.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ không dùng ƯCMC/ƯCTT AT1.
- Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường dùng bao gồm:
+ Nhóm thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến
giảm cung lượng tim và giảm huyết áp, làm tăng thải natri. Một số loại thuốc lợi tiểu còn
có tác dụng gây giãn mạch nhẹ (Indapamide) do ức chế dòng natri vào tế bào cơ trơn
thành mạch. Có bốn nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp là lợi
tiểu thiazid, lợi tiểu quai, lợi tiểu giữ kali và chẹn thụ thể aldosteron (Wang et al, 2022).
+ Thuốc chẹn beta: Thường được chọn là thuốc thứ hai sau lợi tiểu. Hầu hết các
thuốc chẹn beta làm giảm cung lượng tim bằng cách giảm co bóp và giảm nhịp tim.
Ban đầu thuốc làm giảm cung lượng tim song huyết áp không giảm do tăng đồng thời
sức cản ngoại vi, dùng thuốc tiếp tục thì sau vài ngày cung lượng tim trở lại mức cũ,
lúc này sức cản ngoại vi và huyết áp giảm thuốc chẹn beta có hiệu quả trong việc ngăn
ngừa các biến cố mạch vành tái phát ở những người có tiền sử bệnh tim mạch vành,
với mức giảm nguy cơ 29% so với 15% ở thử nghiệm các loại thuốc khác, mặc dù các
lợi ích bổ sung bị hạn chế trong vài năm đầu sau nhồi máu cơ tim (Law et al, 2009;
Wang et al, 2022).
+ Thuốc ức chế men chuyển: Có tác dụng làm giãn mạch và gây hạ huyết áp
thông qua bài tiết natri (Xie et al, 2016). Các tác dụng phụ chính của thuốc ức chế men
chuyển bao gồm ho và phù mạch. Tỷ lệ ho do ức chế men chuyển, do hoạt tính
bradykinin tăng cường, được báo cáo là 5-35%. Ho do thuốc ức chế men chuyển phổ
biến hơn ở người châu Á (McDowell et al, 2006).
+ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Ức chế sự gắn angiotensin II vào thụ thể ở
10
các mô như cơ trơn mạch và tuyến thượng thận làm giảm mạch máu và dẫn đến hạ
huyết áp. Khả năng dung nạp của thuốc là tuyệt vời, và tỷ lệ ngừng thuốc là thấp nhất
trong tất cả 5 nhóm thuốc hạ huyết áp đầu tay. Ho và phù mạch hiếm khi được báo cáo
ở bệnh nhân điều trị. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II không nên kết hợp với thuốc
ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế renin trực tiếp vì làm tăng nguy cơ tăng kali
máu, tiến triển đến thẩm phân và tử vong (Wang et al, 2022).
+ Các thuốc ức chế calci: Thuốc có tác dụng hạ huyết áp mạnh, và là thuốc hạ
huyết áp được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là ở châu Á. Một số thử nghiệm lâm
sàng lớn gần đây đã khẳng định hiệu quả của chúng không chỉ trong việc hạ huyết áp
mà còn trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tăng
huyết áp có nguy cơ tim mạch trung bình hoặc cao. Chẹn kênh calci có thể được phân
loại rộng rãi thành 2 nhóm: Nhóm dihydropyridine và nhóm không dihydropyridine
(Wang et al, 2022).
+ Các thuốc hạ huyết áp khác: Thuốc ức chế giao cảm trung ương không chọn lọc,
thuốc chẹn thụ thể alpha, các thuốc ức chế thần kinh ngoại vi.
1.2.3 Các biện pháp không dùng thuốc
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì cũng cần kết hợp việc điều trị bằng các biện
pháp thay đổi lối sống để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát tăng huyết áp (ISH, 2020)
Điều chỉnh Khuyến cáo
Giảm muối Có bằng chứng mạnh mẽ cho mối quan hệ giữa ăn vào lượng muối cao và
huyết áp tăng. Giảm lượng muối được thêm vào khi chuẩn bị thực phẩm, và tại
bàn ăn. Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối như nước tương,
thức ăn nhanh và thực phẩm đã chế biến bao gồm bánh mì và ngũ cốc chứa
nhiều muối.
11
Chế độ ăn
lành mạnh
Chế độ ăn giàu ngũ cốc toàn phần, trái cây, rau, chất béo không bão hòa đa và
các sản phẩm từ sữa và giảm thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và chất
béo trans, như chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension)
(http://www.dashforhealth.com). Tăng lượng rau có hàm lượng nitrat cao được
biết đến để giảm HA, chẳng hạn như rau sống (leafy vegetables) và củ cải
đường. Các thực phẩm và chất dinh dưỡng có lợi khác bao gồm những loại có
nhiều magiê, canxi và kali như bơ, các loại hạt, mầm, đậu và đậu phụ.
Thức uống
lành mạnh
Tiêu thụ vừa phải cà phê, trà xanh và đen. Đồ uống khác có thể có lợi bao gồm
trà, nước ép lựu, nước ép củ cải đường và ca cao.
Tiêu thụ bia
rượu mức độ
vừa
Mối liên hệ tuyến tính tích cực tồn tại giữa tiêu thụ rượu, huyết áp, tỷ lệ hiện
hành tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khuyến cáo giới hạn hàng
ngày cho các tiêu thụ rượu là 2 ly tiêu chuẩn cho nam và 1,5 cho nữ (10g
alcohol/ly tiêu chuẩn). Tránh uống rượu say sưa.
Giảm cân Kiểm soát trọng lượng cơ thể được đưa ra để tránh béo phì. Đặc biệt là béo
bụng nên được quản lý. Điểm cắt theo dân tộc cho BMI và chu vi vòng eo nên
sử dụng. Cách khác, tỷ lệ vòng eo/chiều cao < 0,5 được khuyến nghị cho tất cả
các dân tộc.
Ngưng thuốc
lá
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh lý tim mạch, COPD và
ung thư. Ngừng hút thuốc và giới thiệu đến các chương trình cai thuốc lá được
khuyến cáo
Hoạt động
thể lực đều
đặn
Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên tập thể dục aerobic và có sức đề kháng
có thể có lợi cho cả việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Tập thể dục
aerobic cường độ vừa phải (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội) trong 30
phút trong 5-7 ngày mỗi tuần hoặc cường độ cao HIIT (high intesity interval
training) bao gồm các đợt hoạt động cường độ nặng ngắn xen kẽ với thời gian
phục hồi tiếp hoạt động nhẹ hơn. Tập luyện sức mạnh (strength) cũng có thể
giúp giảm huyết áp. Thực hiện các bài tập sức đề kháng/sức mạnh khoảng 2-3
ngày một tuần.
12
Giảm căng
thẳng và tạo
ra chánh
niệm
(mindfulness)
Căng thẳng mãn tính có liên quan đến huyết áp cao sau này trong cuộc sống.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định ảnh hưởng của căng thẳng mãn
tính về huyết áp, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên kiểm tra tác động của
thiền siêu việt/chánh niệm (transcendental meditation/mindfulness) đối với
huyết áp cho thấy thực hành này làm giảm huyết áp. Căng thẳng nên giảm và
chánh niệm hoặc thiền định được đưa vào thói quen hàng ngày.
Thuốc bổ
sung, thay
thế hoặc
thuốc đông y
Tỷ lệ lớn bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng các loại thuốc bổ sung, thay thế
hoặc cổ truyền (tại các khu vực như Châu Phi và Trung Quốc) thử nghiệm lâm
sàng quy mô lớn và phù hợp được yêu cầu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn
của các loại thuốc này. Do đó, sử dụng điều trị như vậy chưa được hỗ trợ.
Giảm tiếp
xúc với ô
nhiễm môi
trường và
nhiệt độ lạnh
Bằng chứng từ các nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực của ô nhiễm
không khí đến huyết áp về lâu dài.
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
Việc tuân thủ sử dụng thuốc là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh
nhân và là điều không thể thiếu được để đạt được các mục tiêu lâm sàng. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo năm 2003 về tuân thủ sử dụng thuốc, nói rằng
“tăng hiệu quả các biện pháp can thiệp về tuân thủ có thể có tác động lớn đến sức khỏe
của người dân hơn bất cứ cải tiến nào trong điều trị y tế chuyên biệt” (WHO, 2003).
Ngược lại, không tuân thủ điều trị dẫn đến kết cục lâm sàng xấu, gia tăng tỉ lệ mắc
bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế không cần thiết.
1.3.1 Định nghĩa
WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là “mức độ hành vi của người bệnh trong
việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ và nhân viên y tế về
việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống” (WHO, 2003). Nó
bao gồm việc bắt đầu điều trị, thực hiện đầy đủ chế độ được kê toa và ngưng điều trị
bằng thuốc.
Theo Cea Calvo và cộng sự (2020) định nghĩa: Tuân thủ thuốc là mức độ bệnh
nhân dùng thuốc theo quy định và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
13
sức khỏe của họ, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự an toàn và hiệu quả của liệu
pháp điều trị của họ (Cea Clavo et al, 2020).
- Một số nghiên cứu phân loại không tuân thủ hoặc là nguyên phát hoặc là thứ
phát:
+ Không tuân thủ “nguyên phát”: Tần số mà bệnh nhân thất bại với việc uống hết
thuốc được kê toa khi các loại thuốc mới bắt đầu như vậy nó có liên quan đến việc
uống hết thuốc và sự bắt đầu điều trị bằng thuốc (Fischer et al, 2010).
+ Không tuân thủ “thứ phát”: Các thuốc uống đang được sử dụng không giống
như kê toa khi thuốc trong toa còn đầy đủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả
lâm sàng mà còn ảnh hưởng đến kết quả tài chính của hệ thống y tế (Solomon, 2010).
1.3.2 Rào cản đối với việc tuân thủ thuốc
Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuốc là rất quan trọng trong việc
đánh giá các chiến lược can thiệp. Các yếu tố này đã được Tổ chức Y tế Thế giới
nhóm thành 5 loại: yếu tố liên quan đến bệnh nhân, yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố hệ
thống và đội ngũ y tế, yếu tố điều trị và yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh (WHO,
2003).
Các yếu tố của bệnh nhân
Niềm tin cá nhân của bệnh nhân về bệnh của họ, chẳng hạn như tin rằng thuốc
không cần thiết để kiểm soát tình trạng của họ hoặc thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh
hưởng đến việc tuân thủ các kế hoạch điều trị theo quy định của họ (Rosenbaum et al,
2015; Steven et al, 2021). Sức khỏe của một cá nhân biết đọc biết viết, khả năng nhận
thức và mức độ hay quên có mối tương quan riêng biệt với việc tuân thủ thuốc, với
chứng hay quên trước đây được cho là do hơn một phần ba tổng số trường hợp không
tuân thủ (Zhang et al, 2014; Wallert et al, 2017; Lauffenbuger, 2020). Các yếu tố mức
độ bệnh nhân này chưa được công nhận về mặt lâm sàng nhưng lại là nguyên nhân
quan trọng của việc không tuân thủ điều trị.
Ảnh hưởng kinh tế xã hội
Các cá nhân được phân loại là có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn (SES) có liên
quan đến việc tuân thủ thuốc thấp hơn, như đã thấy trong một đánh giá có hệ thống
cho thấy mối quan hệ này giữa những bệnh nhân mắc AMI đầu tiên (Gaalema et al,
2017). Đây một phần là kết quả của chi phí thuốc men, cứ tám bệnh nhân CVD thì có
một người báo cáo việc không tuân thủ điều trị liên quan đến chi phí (Khera et al,
14
2019). Ngoài thu nhập, (SES) thấp có liên quan đến việc giảm khả năng tiếp cận với
các nhà cung cấp và nhà thuốc, cũng như ít bảo hiểm hơn cho các loại thuốc kê đơn
(Tajeu et al, 2016; Colantonio et al, 2017). Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng sâu
sắc đến kết quả sức khỏe, và việc tuân thủ thuốc kém là một cơ chế khác khiến (SES)
thấp hơn góp phần vào các kết quả bất lợi về sức khỏe (Doll et al, 2016).
Cấu trúc của hệ thống chăm sóc sức khỏe
Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân. Giao
tiếp kém giữa các nhóm chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, giữa các bác sĩ
chuyên khoa trong các hệ thống y tế khác nhau và giữa nhà cung cấp và dược sĩ,
thường dẫn đến giao tiếp kém với bệnh nhân, cuối cùng dẫn đến không kiên trì do
nhầm lẫn liệu pháp điều trị. Ở Mỹ, hầu hết bệnh nhân trưởng thành đều có bảo hiểm y
tế tư nhân và được yêu cầu thanh toán các khoản đồng thanh toán theo toa, chi phí đã
được chứng minh là góp phần vào việc không dùng thuốc (Dhaliwal et al, 2017;
Steven et al, 2021).
Các liệu pháp kê đơn và các điều kiện được kê đơn
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ không mong muốn, cần theo dõi thêm và dùng
như một lời nhắc nhở nhất quán về bệnh tình của bệnh nhân, tất cả các yếu tố có thể
làm giảm sự kiên trì của bệnh nhân (Arora et al, 2019). Hơn nữa, các chế độ dùng
thuốc phức tạp có thể dẫn đến thời gian dùng thuốc không thuận tiện và góp phần gây
quên uống thuốc. Những người mắc nhiều bệnh lý hoặc tình trạng bệnh đòi hỏi một
lượng lớn thuốc phải tuân thủ các chế độ điều trị phức tạp và có thể gặp tương tác
thuốc và đa thuốc dẫn đến không tuân thủ (Steven et al, 2021).
1.3.3 Thang đo tuân thủ điều trị
Việc đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân là rất quan trọng giúp cho
các bác sỹ có hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân đồng thời cũng đưa ra những
bằng chứng thiết thực về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân,
để các nhà quản lý chương trình tăng huyết áp có các biện pháp làm tăng cường sự
tuân thủ của bệnh nhân, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp.
Cho đến nay, không có “chuẩn vàng” nào để đo lường tuân thủ điều trị. Mỗi
phương pháp đo lường là đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định.
Phương pháp đo lường tuân thủ điều trị tốt đòi hỏi các tiêu chuẩn sau: Dễ sử dụng,
đáng tin cậy, hiệu quả và chi phí thấp. Tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng hai
15
phương pháp: Phương pháp đo chủ quan hoặc phương pháp đo khách quan (Nguyễn
Thị Xuân Hoàng, 2021; Nguyễn Hồng Ngân, 2021).
- Phương pháp đo chủ quan:
+ Liên quan đến việc đánh giá những yêu cầu của nhân viên y tế hoặc của bệnh
nhân về hành vi sử dụng thuốc của bệnh nhân.
+ Tự báo cáo và theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa là những công cụ phổ biến
được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc (Velligan et al, 2007).
+ Nhược điểm thường gặp nhất là bệnh nhân có xu hướng báo cáo thiếu sự không
tuân thủ để tránh sự phản đối từ nhân viên y tế.
- Phương pháp đo khách quan:
+ Bao gồm đếm số viên thuốc, theo dõi điện tử, phân tích cơ sở dữ liệu thứ yếu
và các biện pháp sinh hóa được cho là cải tiến hơn so với các biện pháp chủ quan. Như
vậy, các biện pháp đo khách quan nên được sử dụng để xác nhận và tương quan với
các biện pháp chủ quan (Velligan et al, 2007).
+ Một phân tích về kết quả tuân thủ nói rằng một phương pháp đo có nhiều yếu
tố chủ quan có thể có độ nhạy cao hơn, nhưng không chính xác so với việc sử dụng
một biện pháp đo khách quan đơn độc (Dew et al, 2009). Tóm lại, cả hai biện pháp đo
chủ quan và khách quan đều có ưu và khuyết điểm và chúng nên được sử dụng kết hợp
với nhau.
Một số thang điểm đánh giá
-Thang đánh giá niềm tin vào việc sử dụng thuốc hợp lý (SEAMS) dùng để đánh
giá mức độ tuân thủ dùng thuốc dựa vào niềm tin của bệnh nhân vào thuốc điều trị. Ưu
điểm là câu hỏi đơn giản áp dụng được cho bệnh nhân có trình độ thấp, nhưng lại có
hạn chế là khó chấm điểm, SEAMS áp dụng cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạn:
Tăng huyết áp, đái tháo đường…
-Thang đánh giá tuân thủ Hill-Bone là phương pháp giúp xác định mức độ tuân
thủ của bệnh nhân và những rào cản với việc tuân thủ. Thang đánh giá này có ưu điểm
là có thể áp dụng trên cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú nhưng các câu hỏi lại phức tạp
khó chấm điểm và chỉ áp dụng trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp.
-Bảng câu hỏi niềm tin thuốc điều trị (BMQ) để đánh giá thái độ, niềm tin của
bệnh nhân đối với thuốc điều trị. Nhược điểm của bộ câu hỏi này là câu hỏi phức tạp
16
gây khó tính điểm, tốn nhiều thời gian. BMQ được áp dụng cho bệnh nhân mắc các
bệnh mạn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm…
-Thang đánh giá tuân thủ (MARS) là thang điểm áp dụng trên bệnh nhân tâm
thần giúp đánh giá được những rào cản với tuân thủ thuốc và niềm tin với thuốc điều
trị. Ưu điểm của MARS là cách tính điểm đơn giản, nhưng câu hỏi lại phức tạp và đối
tượng áp dụng hạn chế.
-Thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky-8 mục (MMAS-Eight Item
Morisky Medication Adherence Scale): Dựa trên bảng câu hỏi đánh giá về sự tuân thủ
thuốc MAQ (Medication Adherence Questionnaire), Morisky và cộng sự phát triển
thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky-8 mục này vào năm 2008, thang điểm
Morisky-đã được xác nhận có giá trị vượt trội và độ tin cậy cao ở những bệnh nhân
mắc các bệnh mạn tính khác. Đây có lẽ là một phương pháp tự báo cáo được chấp
nhận nhiều nhất đối với tuân thủ sử dụng thuốc. Cùng với dữ liệu kiểm soát huyết áp,
thang điểm Morisky-8 mục có thể xác định sự không tuân thủ thuốc và giúp kiểm soát
huyết áp. Do đó, nó được khuyến khích sử dụng như một công cụ sàng lọc trong các
cơ sở khám bệnh (Morisky et al, 2008).
Bảng 1.5 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky-8 mục (Morisky et al, 2008)
Câu hỏi Không=1 Có=0
1. Thỉnh thoảng bạn có quên sử dụng thuốc hạ huyết áp hay không?
2. Trong suốt 2 tuần qua, có ngày nào bạn quên sử dụng thuốc
hay không?
3. Bạn có bao giờ giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc hạ áp mà
không báo với bác sĩ bởi vì bạn cảm thấy tệ hơn khi sử dụng
thuốc hạ áp?
4. Khi bạn đi du lịch hoặc rời khỏi nhà, thỉnh thoảng bạn có
quên mang theo thuốc hạ áp không?
5. Hôm qua bạn có sử dụng thuốc hạ áp hay không?
6. Khi bạn thấy huyết áp của bạn dưới mức kiểm soát, thỉnh thoảng
bạn có hay ngưng sử dụng thuốc hạ áp hay không?
7. Sử dụng thuốc hạ áp hàng ngày là một bất tiện thực sự đối
với vài người. Bạn có bao giờ cảm thấy phiền phức khi theo sát
kế hoạch điều trị huyết áp của bạn?
8. Bạn có thường thấy khó khăn trong việc nhớ sử dụng tất cả
17
các loại thuốc hạ áp của bạn?
+Chưa bao giờ/Hiếm
+ Một lần trong một khoảng thời gian
+ Thỉnh thoảng
+ Thường xuyên
+ Suốt thời gian
Đánh giá kết quả:
+ Tuân thủ cao: 8 điểm
+ Tuân thủ trung bình: 6-7 điểm
+ Tuân thủ thấp/không tuân thủ: <6 điểm
Sử dụng mức cắt 6, độ nhạy của nó trong việc xác định tuân thủ thấp so với cao
được ước tính là 93% và độ đặc hiệu là 53% (Morisky et al, 2008).
Bảng 1.6 Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc
Tổng điểm Mức độ tuân thủ Đánh giá tuân thủ
8 Tuân thủ cao Tuân thủ dùng thuốc
Tuân thủ dùng thuốc
6-7 Tuân thủ trung bình
< 6 Tuân thủ thấp Không tuân thủ dùng thuốc
(Nguồn: Abegaz et al, 2017; Morisky et al, 2008).
1.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Giới tính
Nhiều nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp cho thấy rằng giới tính là yếu
tố có ảnh hưởng sâu sắc đến việc bệnh nhân có tuân thủ điều trị.
Nghiên cứu ngang có phân tích về các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị trên
250 đối tượng đang điều trị tăng huyết áp trong thời gian 6 tháng tại 4 quận của thành
phố Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với giới,
bệnh nhân nữ có xu hướng tuân thủ điều trị gấp 3,8 lần bệnh nhân nam (Vũ Xuân Phú
và cs, 2012). Nghiên cứu của Ngô Vương Hoàng Giang (2020) cũng cho thấy bệnh
nhân nữ tuân thủ điều trị đạt cao gấp 4,8 lần so với bệnh nhân nam (Ngô Vương
Hoàng Giang và cs, 2020).
Tuổi
Nhiều tài liệu y văn ghi nhận được tuổi tác ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều
trị của bệnh nhân rất nhiều do các đặc tính trong giai đoạn từng nhóm lứa tuổi, xu
18
hướng người trung niên và lớn tuổi thường tuân thủ điều trị tăng huyết áp cao hơn so
với nhóm tuổi trước đó.
Khadoura K và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
việc không tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp ở Dải Gaza cho thấy độ tuổi già thì tỷ
lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp càng cao (Khalid et al, 2021).
Stress, lo lắng
Maria B. Afridi và cộng sự nghiên cứu năm 2007 trên 460 bệnh nhân được chọn
ngẫu nhiên tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Pakistan sử dụng thang đo tuân thủ điều
trị của Morisky trong đó phân định số điểm từ mức không tuân thủ tới tuân thủ. Bệnh
nhân lo lắng về tác dụng của thuốc cũng được cho là yếu tố làm kém tuân thủ và
ngược lại tin tưởng vào tác dụng của thuốc cũng làm tăng tuân thủ (Maria et al, 2007).
Kiến thức
Một số nghiên cứu cũng ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
bệnh nhân có kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp với thực hành tuân thủ điều
trị tăng huyết áp, bệnh nhân có kiến thức tốt về tuân thủ điều trị có xu hướng tuân thủ
điều trị gấp 13,5 lần bệnh nhân kiến thức chưa tốt về tuân thủ điều trị (Vũ Xuân Phú
và cs, 2012). Nghiên cứu không tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên
quan đến tăng huyết áp trong số 538 bệnh nhân tăng huyết áp tại Iran cũng cho thấy
người có trình độ học vấn và kiến thức càng cao thì tỷ lệ tuân thủ điều trị càng cao
(Khalid et al, 2021).
Số lượng thuốc
Việc bệnh nhân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau cũng là yếu tố nguy cơ
gây tình trạng kém tuân thủ điều trị (Morisky et al, 2008).
1.5 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Trên thế giới:
Nghiên cứu của Pauline E. Osamor ở một thành phố phía Nam Nigeria năm 2011
trên 440 bệnh nhân tuổi từ 25-90 được chọn ngẫu nhiên đơn cho thấy không có sự
khác biệt tuân thủ điều trị thuốc giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ nhưng tình trạng
hôn nhân lại có mối liên quan có ý nghĩa, 63,4% bệnh nhân dùng thuốc theo đơn của
bác sỹ trong bệnh viện và có 5% dùng thuốc tự mua tại nhà thuốc. Khoảng 10% bệnh
nhân đã đến khám ở bệnh viện từng dùng các bài thuốc dân gian và 7,5% bệnh nhân
19
đến nhà thuốc từng dùng thuốc dân gian và không có bệnh nhân nào chỉ dùng thuốc
dân gian (Pauline et al, 2011).
Nghiên cứu cắt ngang của Nandini Natarajan năm 2013 về tuân thủ các thuốc hạ
huyết áp và các yếu tố liên quan trên 527 bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường
tuýp II qua 6 tháng thăm khám. Với phương pháp tự khai báo dựa trên thang điểm
Morisky, kết quả cho thấy có 77% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc. Những bệnh nhân
tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm muối có ý nghĩa độc lập,
dự báo điểm tuân thủ điều trị cao (Nandini et al, 2013).
Haley và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 1479 người (38,6% nữ; tuổi trung
bình 69,8 tuổi) từ 132 trung tâm lâm sàng đăng ký tham gia thử nghiệm tính đến ngày
6 tháng 4 năm 2020, những người đang dùng ≥1 loại thuốc hạ huyết áp tại thời điểm
ban đầu. Trong số 1458 người tham gia với dữ liệu đầy đủ, 26% trên một, 31% trên 2
và 43% trên 3 loại thuốc hạ huyết áp khi bắt đầu thử nghiệm. 32% người tham gia đã
được kê đơn thiazide; 74% thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể
angiotensin; 38% thuốc chẹn kênh calci; 56% một chất chẹn beta; 11% lợi tiểu quai và
27% khác. Trong số những người được kê đơn một loại thuốc hạ huyết áp, tỷ lệ được
kê đơn thiazide là 5%; thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin
là 55% và chẹn kênh canxi là 11%. Tỷ lệ sử dụng phác đồ tuân thủ hướng dẫn là 34%
(Khoảng tin cậy 95%, 31-36%).
Năm 2019, Venkataraman và cộng sự thực hiện một nghiên cứu quan sát tiền cứu
được thực hiện giữa những người tham gia đến từ bốn khu điều trị nội trú khác nhau
có độ tuổi >18, không giới hạn giới tính. Mẫu đơn thuốc đã được xem xét và việc tuân
thủ các nguyên tắc JNC-8 cũng đã được đánh giá. Trong số 101 người tham gia nghiên
cứu, 62 (61,39%) là nữ, 23,76% ở độ tuổi <30và>60 tuổi, và 52,48% còn lại thuộc độ
tuổi 30-60. Theo hướng dẫn của JNC-8, lần lượt 4,95%, 17,82%, 44,55% và 32,67%
bệnh nhân được phân loại là bình thường, tiền tăng huyết áp, giai đoạn I và giai đoạn
II. Hầu hết trong số họ (31,68%) không mắc bệnh đi kèm. Thuốc được kê đơn nhiều
nhất (23,76%) là thuốc chẹn kênh calci, và 15,84% bệnh nhân được điều trị phối hợp
thuốc. Điều trị có hiệu quả ở 70 (30%) bệnh nhân thông qua phân tích huyết áp của họ
mặc dù việc tuân thủ các hướng dẫn JNC-8 chỉ ở 54,46%.
20
Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Vũ Xuân Phú năm 2011 cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc ở
bệnh nhân thành phố khoảng 44,8%. Đó là chưa kể đến việc những khảo sát này được
thực hiện trên bệnh nhân đến khám và theo dõi tại các phòng khám bệnh viện thành
phố và do đó, mức độ tuân thủ tìm thấy thường cao hơn thực tế và cao hơn khu vực
nông thôn rất nhiều (Vũ Xuân Phú, 2012).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2017) ghi nhận tỷ lệ tuân thủ
điều trị chung đạt 79,6%, chủ yếu người bệnh chưa chú trọng việc do huyết áp tại nhà,
theo dõi và kiềm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng
(Nguyễn Thị Thơm và cs, 2017).
Năm 2021 Trần Đức Sĩ và các cộng sự thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp
bằng thuốc trên 387 bệnh nhân tại khoa tim mạch phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài
Gòn có 355 (91,73%) bệnh nhân tự nhận định mình điều trị đều. Điểm trung bình mức
độ tuân thủ điều trị theo thang điểm MMAS-8 trong nghiên cứu là 5,77 (ĐLC:1,52).
Các lý do không dùng thuốc tăng huyết áp theo đúng chỉ định nổi bật là quên dùng
thuốc hàng ngày theo đúng chỉ định (39,28%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống
kê với điểm MMAS-8 gồm tuổi bệnh nhân (p<0,01), nhóm bệnh nhân có huyết áp đạt
mục tiêu điều trị thì tuân thủ dùng thuốc (điểm trung bình MMAS-8) cao hơn so với
nhóm chưa đạt mục tiêu điều trị (p=0,03). Bên cạnh đó, bệnh nhân được chẩn đoán
tăng huyết áp càng lâu thì điểm tuân thủ dùng thuốc càng cao, điểm số MMAS-8 còn
tương quan với tổng lượng thuốc bệnh nhân dùng (p<0,01) cũng như một số yếu tố
dịch tễ khác.
Huỳnh Thị Thuý Quyên năm 2020 thực hiện khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết
áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa
khoa huyện Tri Tôn. Phần lớn bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc (72,03%) nhưng vẫn
còn 66 bệnh nhân chưa tuân thủ tốt việc điều trị thuốc (27,97%). Đa số bệnh nhân tuân
thủ các chế độ điều trị không dùng thuốc: Tuân thủ chế độ ăn (86,02%), tuân thủ việc
hạn chế sử dụng rượu bia (81,36%), tuân thủ tốt chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực
(83,47%).
1.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Giồng Riềng được thành lập vào ngày 01/5/1975
tiếp quản cơ sở thời chế độ cũ đến ngày 01/11/2018 đổi thành Trung tâm Y tế huyện
21
Giồng Riềng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dân số-kế hoạch hóa gia đình, Trung
tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Giồng Riềng. Với quy mô bệnh viện
hạng II và 430 giường bệnh (thực kê 512 giường); gồm 06 phòng chức năng; 23 khoa;
19 trạm y tế xã/thị trấn; với 624 nhân sự.
Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng có 32 nhân viên, gồm
02 bác sỹ chuyên khoa II; 03 bác sỹ chuyên khoa I; 05 bác sỹ đa khoa; 04 điều dưỡng
đại học; 14 điều dưỡng trung học; 04 nữ hộ sinh trung học. Trung bình mỗi năm khoa
Khám bệnh điều trị ngoại trú cho 166.337 lượt người. Người bệnh tăng huyết áp thuộc
chương trình quản lý tăng huyết áp được quản lý và điều trị ngoại trú tại khoa khám
năm 2020 là 2.824 người, tăng so với năm 2019 (1.956 người).
Mô hình quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế
huyện Giồng Riềng được điều trị, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc đúng theo hướng
dẫn của Bộ Y tế quy định (Bộ Y tế, 2010). Quy trình quản lý và điều trị được thực hiện
như sau:
- Nhận bệnh nhân: Khám-chẩn đoán-xác định bệnh và làm hồ sơ bệnh án, phổ
biến các nội quy, quy định đối với bệnh nhân như:
+ Hàng ngày bệnh nhân đo huyết áp và ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi tại nhà
+ Hàng tháng bệnh nhân đến khám đúng hẹn theo hướng dẫn của cán bộ y tế
+ Hàng tháng khi đến lĩnh thuốc bệnh nhân phải đem theo toa thuốc cũ
+ Ba tháng bệnh nhân nhịn ăn một lần làm xét nghiệm
- Quản lý, theo dõi và điều trị bệnh nhân:
+ Phòng khám tăng huyết áp thuộc khoa Khám bệnh. Hàng ngày phòng khám có
một bác sỹ và hai điều dưỡng làm việc.
+ Bệnh viện quản lý hồ sơ bệnh nhân bằng hệ thống phần mềm máy tính, mỗi
bệnh nhân vào viện đều có một mã số riêng.
+ Mỗi bệnh nhân có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ khám
bệnh để bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy
đủ và các chỉ định, hướng dẫn vào cả hai sổ. Bệnh nhân tự đo và ghi số đo huyết áp,
những diễn biến bất thường vào sổ theo dõi theo thời gian để mỗi lần đến khám bác sỹ
có thể biết được diễn biến về bệnh của bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra: Các xét nghiệm máu,
nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh. Sau đó, cứ ba tháng
22
bệnh nhân nhịn ăn một lần kiểm tra lại các xét nghiệm trên để đánh giá diễn biến của
bệnh.
+ Hàng tháng bệnh nhân đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc
điều trị trong tháng tiếp theo.
+ Đánh giá hiệu quả điều trị: Đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ bệnh nhân bị
biến chứng phải tái nhập viện
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại
trú được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 01/06/2021 đến 31/12/2021.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn xác định là tăng huyết áp.
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp
bằng tiếng phổ thông.
- Bệnh nhân trên 18 tuổi có trong danh sách quản lý và đang được điều trị ngoại
trú tại trung tâm.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi phỏng vấn
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
- Tăng huyết áp thứ phát
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
- Bệnh nhân không thể tham gia nghiên cứu (bệnh tâm thần, suy tim nặng...).
- Bệnh nhân có đơn thuốc không đầy đủ thông tin khảo sát.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập kết quả dựa trên hồi
cứu đơn thuốc và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị.
2.2.2 Cỡ mẫu
24
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu (số bệnh nhân được phỏng vấn).
α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z=1,96.
p = Trị số mong muốn của tỉ lệ. Lấy p = 0,45 (là tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết
áp theo nghiên cứu của Trần Thị Loan, 2012)
d: Sai số tuyệt đối, chọn d = 0,07
Cỡ mẫu được tính:
Thay các giá trị vào công thức:
N = Z 1-α/2
p x (1-p)
=
1,962
x 0,45 x (1-0,45)
= 194,04
d2
0,072
Kết quả tính cỡ mẫu n = 194,04. Để tránh trường hợp các mẫu thu về sẽ có những
mẫu không sử dụng được do mắc các lỗi bỏ trống, trả lời sai … (dự trù khoảng 10%),
do vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu được làm tròn là 210.
Cỡ mẫu nghiên cứu là 210 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại phòng khám ngoại
trú khoa Khám bệnh Trung tâm y tế Giồng Riềng. Điều tra thực tế thu được 210 phiếu
đưa vào phân tích.
25
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc và phiếu
khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú được thu thập tại
Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang.
Phần mềm quản lý trung tâm
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn xác định là tăng huyết áp.
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng
giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng tiếng phổ
thông.
- Bệnh nhân trên 18 tuổi có trong danh sách quản lý
và đang được điều trị ngoại trú tại trung tâm.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không có khả năng hiểu và trả
lời câu hỏi phỏng vấn
- Bệnh nhân từ chối tham gia
nghiên cứu.
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị
tại thời điểm phỏng vấn.
- Người bệnh có biến chứng nặng
mà không thể tham gia nghiên
cứu được.
- Bệnh nhân không thể tham gia
nghiên cứu (bệnh tâm thần, suy
tim nặng...).
- Bệnh nhân có đơn thuốc không
đầy đủ thông tin khảo sát.
Nhập số liệu trên file Excel 365 và
phân tích trên phần mềm SPSS 26
Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu theo công thức là 210
Thu thập số đơn thuốc và Thu
thập số liệu theo phụ lục
26
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm điều
tra
- Giới tính: Nam hay nữ
- Trình độ học vấn: Bậc học cao nhất của bệnh nhân tại thời điểm phỏng vấn
- Nghề nghiệp hiện tại: Hiện tại bệnh nhân đã nghỉ hưu hoặc không đi làm, vẫn
còn đi làm
- Hoàn cảnh gia đình: Bệnh nhân sống 1 mình hay sống cùng với gia đình
- Thông tin bảo hiểm y tế: Có, không
- Số đo huyết áp của bệnh nhân: Là số đo huyết áp hiện tại của bệnh nhân
2.3.2 Thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu
- Hoàn cảnh phát hiện tăng huyết áp: Lý do bệnh nhân phát hiện bị bệnh tăng
huyết áp lần đầu tiên.
- Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp: Thời gian mà bệnh nhân được bác sỹ chẩn
đoán tăng huyết áp lần đầu tiên đến thời điểm điều tra.
- Tiền sử gia đình về bệnh tăng huyết áp: Trong gia đình đã có người bị bệnh
tăng huyết áp (Bố, mẹ, anh...).
- Số lượng thuốc/ đơn thuốc: Lớn hơn 5 năm, nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm.
- Số bệnh kèm: Lớn hơn 2, nhỏ hơn hoặc bằng 2.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Có, không.
- Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp: Một số yếu tố chính là nguyên
nhân gây nên tăng huyết áp của bệnh nhân.
- Các biến chứng của tăng huyết áp: Các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết
áp gây nên.
- Mức độ tăng huyết áp của bệnh nhân: Bệnh nhân bị tăng huyết áp ở mức độ nào
lúc bắt đầu điều trị.
- Thời gian điều trị tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện Giồng Riềng: Thời
gian mà bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng đến thời điểm
điều tra (tính theo tháng).
- Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị THA với
các thuốc điều trị bệnh mắc kèm. Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít
27
nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương
tác thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần mềm mới nhất sau:
Drug Interaction Facts 2014 (DF)
DF là cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc của tác giả David S. Tatro (David S.
Tatro et al, 2013) được phát hành bởi Wolters Kluwer Health®. Với trên 2.000 chuyên
luận bao gồm hơn 20.000 thuốc thông tin tương tác, cuốn sách này cung cấp thông tin
về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - dược liệu, thuốc - thức ăn. Mỗi chuyên luận bao
gồm: Tên thuốc (tên chung và tên thương mại), nhóm thuốc tương tác, mức độ nặng
của tương tác, thời gian tiềm tàng, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, hậu
quả, biện pháp xử trí, bàn luận và tài liệu tham khảo. DF đánh giá mức độ ý nghĩa của
tương tác dựa trên mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác và được trình
bày cụ thể trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF
Mức độ ý nghĩa
Mức độ nặng của
tương tác
Mức độ y văn ghi nhận về tương tác
1 Nặng Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
2 Trung bình Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
3 Nhẹ Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
4 Nặng/ trung bình Có thể
5
Nhẹ Có thể
Bất kỳ Không chắc chắn
Stockley’s Drug Interactions 2019 và Stockley’s Interaction Alerts (SDI)
Stockley’s Drug Interactions là một cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc mang tính
toàn diện và có trích dẫn các nguồn tài liệu bản quyền trên toàn thế giới. Cơ sở dữ liệu
này cung cấp tương tác của các loại thuốc điều trị, dược liệu, đồ uống, thực phẩm,
thuốc trừ sâu và một số thuốc bị lạm dụng. Stockley’s Interaction Alerts được xây
dựng từ bản Stockley’s Drug Interactions có thể kiểm tra nhanh các tương tác trong
thực hành lâm sàng giúp ích rất cho các chuyên gia y tế. Stockley’s Interaction Alerts
phân loại tương tác thành bốn mức độ khác nhau và ý nghĩa của nó được trình bày
trong bảng 2.4. Một tương tác thuốc của Stockley’s Interaction Alerts khi thực hiện tra
cứu bao gồm các phần sau: Tên thuốc, hậu quả của tương tác, mức độ ý nghĩa của
tương tác, biện pháp kiểm soát tương tác và mô tả ngắn gọn về tương tác qua các tiêu
chí sau: Mức độ can thiệp, mức độ y văn và mức độ nặng ghi nhận về tương tác. Ý
28
nghĩa của các mức độ này được trình bày cụ thể trong bảng 2.4, 2.5, 2.6, 2.7. Không
giống với DF, cơ sở dữ liệu này không có tiêu chí đánh giá mức độ chung của tương
tác dựa trên mức độ nặng, mức độ can thiệp và mức độ y văn ghi nhận về tương tác
(http://www. medicinescomplete.com).
Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI
Mức độ nặng của
tương tác
Ý nghĩa
Nặng Mất hoàn toàn khả năng hoạt động của bệnh nhân hoặc gây ra ảnh
hưởng bất lợi lâu dài hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Trung bình Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ trung bình
hoặc giảm một phần khả năng hoạt động của bệnh nhân. Những
tương tác này không gây đe dọa tính mạng hoặc gây ảnh hưởng lâu
dài.
Nhẹ Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ nhẹ và không
quá đáng lo ngại hoặc không làm giảm khả năng hoạt động ở đa số
bệnh nhân
Không có khả năng Tương tác không chắc chắn ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc đôi khi
không có tương tác.
Không rõ Chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng. Áp dụng cho những
tương tác được dự đoán có khả năng xảy ra nhưng không có đủ bằng
chứng.
Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI
Mức độ y văn ghi
nhận về tương tác
Ý nghĩa
Mở rộng Tương tác được ghi nhận dựa trên nhiều nghiên cứu quy mô vừa
và nhỏ hoặc một số nghiên cứu lớn, thường có các báo cáo ca lâm
sàng hỗ trợ.
Nghiên cứu Tương tác được ghi nhận dựa trên các nghiên cứu chính thống, có
thể là một nghiên cứu có quy mô vừa và nhỏ, hoặc một số nghiên
cứu nhỏ. Có thể có hoặc không báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ.
Ca lâm sàng Tương tác được ghi nhận dựa trên một hoặc một số ít báo cáo ca
lâm sàng. Không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện.
29
Lý thuyết Tương tác được ghi nhận dựa trên lý thuyết hoặc thiếu thông tin
về tương tác. Thông tin này bắt nguồn từ các nghiên cứu in vitro
liên quan đến thuốc đang được thử nghiệm hoặc dựa các thuốc
khác trong nhóm có cùng cơ chế tác dụng.
Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI
Mức độ can thiệp Ý nghĩa
Tránh dùng Tốt nhất tránh phối hợp thuốc, đa số các tương tác này là tương tác
chống chỉ định.
Hiệu chỉnh Có thể thay đổi một trong các thuốc hoặc hiệu chỉnh liều khi bắt
đầu dùng phối hợp để có thể kết hợp hai thuốc.
Giám sát Tương tác có thể không cần can thiệp nhưng bệnh nhân cần theo
dõi để đánh giá hậu quả. Hoặc tương tác cần giám sát chỉ số xét
nghiệm sinh hóa hoặc hiệu quả điều trị để đưa ra biện pháp can
thiệp dựa trên kết quả theo dõi.
Thông tin Việc theo dõi chặt chẽ hoặc giám sát có thể không được cảnh báo
do khả năng xảy ra tương tác thấp, nhưng cần cung cấp thông tin
thêm trong trường hợp có vấn đề.
Không can thiệp Không cần thiết có biện pháp can thiệp hoặc không xảy ra tương
tác khi phối hợp thuốc.
Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI
Ký hiệu Ý nghĩa
Tương tác đe dọa tính mạng hoặc bị chống chỉ định bởi nhà sản xuất.
Tương tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên bệnh nhân và cần thiết phải
hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi chặt chẽ.
Hậu quả của tương tác gây ra trên bệnh nhân chưa được khẳng định, vì thế nên
chỉ dẫn cho bệnh nhân về một số phản ứng có hại có thể xảy ra, và/ hoặc cân
nhắc các biện pháp theo dõi.
Tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc không chắc chắn về khả năng
xảy ra tương tác.
30
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
- Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi
câu hỏi trong MMAS - 8.
+ Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém
+ Khảo sát và phân tích sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân
qua bảng câu hỏi.
- Khảo sát sự tuân thủ không dùng thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/không
cho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi.
+ Phân tích tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc: Đạt/ không đạt
+ Khảo sát và phân tích sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân
qua bảng câu hỏi.
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của
bệnh nhân tăng huyết áp
+ Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điêm nhân khẩu học, hỗ trợ gia
đình-xã hội.
+ Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điếm bệnh tăng huyết áp.
+ Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ
gia đình-xã hội.
+ Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm bệnh tăng huyết áp.
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH
- Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp: Sử dụng thang đo của
Donald E. Morisky và cộng sự (2008) gồm 8 mục để đo lường tuân thủ điều trị với
thuốc hạ huyết áp. Với những bệnh nhân được coi là tuân thủ thuốc hạ huyết áp khi trả
lời được hơn 6 câu (tương đương hơn 6 điểm), không tuân thủ thuốc hạ huyết áp khi
trả lời dưới 6 câu (tương đương dưới 6 điểm). Với mỗi câu trả lời “không” sẽ được
tính là được 1 điểm (Morisky et al, 2008). Khi đánh giá lại ở luận văn này, tác giả chia
lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình), và tuân thủ kém
(không tuân thủ).
- Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ thay đối lối sống: Sau khi đã tham khảo từ các
nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị không
dùng thuốc của bệnh nhân chia thành 2 mức độ: Tuân thủ và không tuân thủ (Trần Thị
Loan, 2012).
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf

More Related Content

What's hot

Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương Sốt
Võ Tá Sơn
 
Thuốc tim mạch
Thuốc tim mạchThuốc tim mạch
Thuốc tim mạch
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
SoM
 
nghien cuu thuc nghiem
nghien cuu thuc nghiemnghien cuu thuc nghiem
nghien cuu thuc nghiem
Thanh Liem Vo
 
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
Yen Luong-Thanh
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bai 8 bien luan lam sang
Bai 8 bien luan lam sangBai 8 bien luan lam sang
Bai 8 bien luan lam sangThanh Liem Vo
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
clbsvduoclamsang
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
ebookedu
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Bác sĩ nhà quê
 
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đườngxây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
SauDaiHocYHGD
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
SoM
 
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phìChẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
SauDaiHocYHGD
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
Yhoccongdong.com
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triển
Yen Luong-Thanh
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤP
SoM
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đauĐánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đau
Thanh Liem Vo
 

What's hot (20)

Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương Sốt
 
Thuốc tim mạch
Thuốc tim mạchThuốc tim mạch
Thuốc tim mạch
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
 
nghien cuu thuc nghiem
nghien cuu thuc nghiemnghien cuu thuc nghiem
nghien cuu thuc nghiem
 
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
Bai 8 bien luan lam sang
Bai 8 bien luan lam sangBai 8 bien luan lam sang
Bai 8 bien luan lam sang
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đườngxây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
 
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phìChẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
Chẩn đoán điều trị thừa cân béo phì
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triển
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤP
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
TÓM TẮT DƯỢC LÝ HỌC (NGOC HA THI MINH - SINH VIÊN Y ĐA KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
 
Đánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đauĐánh giá điều trị đau
Đánh giá điều trị đau
 

Similar to Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
nataliej4
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 

Similar to Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf (20)

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 

More from Man_Ebook

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 

Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐÀO NGỌC SỬ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐÀO NGỌC SỬ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hà Minh Hiển CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Minh Hiển đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lý-Dược lâm sàng cùng các bộ môn liên quan, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu, giúp tôi có được số liệu cho luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Đào Ngọc Sử
  • 4. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đang điều trị tại tại Trung tâm y tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang từ ngày 01/6/2021 đến 31/12/2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 210 đơn thuốc của bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú. Kết quả nghiên cứu: Các thuốc điều trị tăng huyết áp gồm: Nhóm ức chế men chuyển 70,0%, nhóm chẹn calci 34,9%, nhóm ức chế thụ thể 6,2%, nhóm lợi tiểu 14,3%, nhóm chẹn beta 27,7%, nhóm kết hợp 5,3%, nhóm chẹn alpha 11,9%. Tỷ lệ phác đồ đơn trị liệu là 39,2%; phác đồ đa trị liệu là 61,3%. Nhóm thuốc được lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Ức chế men chuyển chiếm 22,9%. Phối hợp hai thuốc chiếm 52,0%, phối hợp 3 thuốc 9,3%. Tác dụng không mong muốn: tăng acid uric máu 3,3%, đau đầu 15,2%, ho khan 4,8%. Có 11 kiểu tương tác thuốc ghi nhận trong 47 trường hợp. Có một tương tác chống chỉ định khi phối hợp kali với spironolacton 0,5%. Điều trị dùng thuốc có mức độ tuân thủ tốt 8,1%, trung bình 43,3% và kém chiếm 48,6%. Các yếu tố liên quan ghi nhận được có ý nghĩa thống kê gồm: Nhóm tuổi với độ tuổi 18-50 (p=0,049 < 0,05; OR= 0,394; CL= 0,156-0,996), 71-80 (p= 0,011< 0,05; OR= 2,463; CL= 1,230-4,933), biến chứng tăng huyết áp có biến chứng (p= 0,000 < 0,001; OR=0,333; CL=0,186-0,597), không biến chứng (p= 0,000 < 0,001; OR= 3,000; CL= 1,674-5,376), mức độ tăng huyết áp lúc điều trị tăng huyết áp độ 1 (p= 0,023 < 0,05; OR= 0,510; CL= 0,286-0,909), tăng huyết áp độ 3 (p= 0,008 < 0,05; OR= 2,737; CL= 1,296-5,778). Sự tuân thủ tốt của bệnh nhân tăng huyết áp cao nhất trong nhóm bệnh nhân 51-60 và 61-70 tuổi cùng chiếm tỷ lệ là 32,4%. Điều trị không dùng thuốc có mức độ tuân thủ tốt chiếm 34,3%, không đạt là 65,7%. Bệnh nhân nữ tuân thủ không dùng thuốc cao hơn gần 4 lần so với bệnh nhân nam, nữ (p= 0,000 < 0,001; OR= 0,079; CL= 0,040-0,159), nam (p= 0,000 <0,001; OR= 12,587; CL= 6,297-25,163). Bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở và phổ thông trung học trở lên có tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc cao chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 30,4%, 31,2%, nhóm trình độ học vấn ghi nhận cao đẳng, đại học, sau đại học (p= 0,032 < 0,05; OR= 3,018; CL= 1,097-8,304). Hoàn cảnh phát hiện bệnh ghi nhận khám bệnh khác (p= 0,032 < 0,05; OR= 0,496; CL= 0,261- 0,943). Kết luận: Tuân thủ điều trị dùng thuốc chiếm 51,4% với các yếu tố liên quan gồm: nhóm tuổi, biến chứng
  • 5. iii tăng huyết áp, mức độ tăng huyết áp lúc điều trị (p < 0,05), tuân thủ điều trị không dùng thuốc chỉ chiếm 34,3% với các yếu tố liên quan gồm: giới tính (nữ cao hơn gấp 4 lần nam), trình độ học vấn (p < 0,05). Hoàn cảnh phát hiện bệnh ghi nhận khám bệnh khác (p < 0,05). Từ khóa: Tuân thủ, điều trị, tăng huyết áp, huyện Giồng riềng, tỉnh Kiên giang
  • 6. iv ABSTRACT Aim: The study was carried out to evaluate the utilization of drug for hypertention in outpatient prescriptions and determine the factors that related to drug use compliance at Giong Rieng Medical Center, Kien Giang province in 2021. Materials and method: A descriptive cross-sectional and retrospective study of 210 prescriptions of hypertensive outpatients age ≥ 18 y.o. at Giong Rieng Medical Center, Kien Giang province from 01/6/2021 to 31/12/2021 was carried out. Results: The most commonly prescribed class of drug for monotherapy regimen was ACEIs (22.9%). Combination of two drugs accounted for the majority in multi- drug therapy, accounting for 52.0% whereas a combination of three drugs was 9.3%. Undesirable effects recorded in the study were hyperuricemia (3.3%), headache (15.2%), dry cough (4.8%). There were 11 types of drug interactions recorded in 47 cases. In which, there is a contraindicated interaction when combining of potassium with Spironolacton (0.5%). The remaining cases belong to the cautious interaction. Regarding adherence to drug therapy: The level of patient adherence showed that the rate of good compliance accounted for 8.1%, average compliance accounted for 43.3% and poor compliance accounted for 48.6 %. The related factors were: Age group recorded 18-50 (p= 0.049 < 0.05; OR= 0.394; CL= 0.156-0.996), 71-80 (p=0.011<0.05; OR= 2,463; CL= 1.230-4.933), complicated hypertension (p= 0.00 < 0.001; OR= 0.333; CL= 0.186 - 0.597), uncomplicated (p= 0.000 < 0.001; OR= 3.000; CL= 1.674 -5.376), the degree of hypertension at treatment for grade 1 hypertension (p= 0.023 < 0.05; OR= 0.510; CL= 0.286 - 0.909), grade 3 hypertension (p= 0.008 < 0.05; OR= 2.737; CL= 1.296-5.778). The good compliance of hypertensive patients was highest in the group of patients 51-60 and 61-70 years old, accounting for 32.4%. Female patients adhered to no medication therapy were nearly 4 times higher than male with statistically significance, female (p= 0.000 < 0.001; OR= 0.079; CL= 0.040- 0.159) male (p= 0.000 < 0.001; OR= 12.587; CL= 6.297 - 25.163). Patients with education level from junior high school and senior high school or higher had the highest rate of non-drug adherence, accounting for the highest percentage of 30.4%, 31.2%, respectively, in the education level group. The dicrepancy between junior college, university, and graduate school was statistically significant (p= 0.032 < 0.05;
  • 7. v OR= 3.018; CL= 1.097-8.304). The circumstances in which the hypertention was detected due to other medical examinations and the non-drug adherence were related with each other (p= 0.032 < 0.05; OR= 0.496; CL= 0.261 - 0.943). Conclusion: The compliance with drug treatment was accounted for 51.4% with related factors including: age group, complication, and grade of hypertention (p<0.05) whereas that with non-drug treatment was only accounted for 34.3% with related factors including: gender (female was 4 time higher than male) and education level (p<0.05). Keywords: Compliance, treatment, hypertention, Giong Rieng district, Kien Giang province.
  • 8. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả Đào Ngọc Sử
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN...........................................................................ii ABSTRACT ..................................................................................................................iv LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................vi MỤC LỤC ....................................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................xi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU BẢNG................... xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................xiv MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP ..............................................................3 1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp...............................................................................3 1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp......................3 1.1.3 Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam......................................4 1.1.4 Các yếu tố nguy tố cơ tim mạch ....................................................................5 1.1.5 Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp ...................................................7 1.2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP...............................................8 1.2.1 Nguyên tắc chung ..........................................................................................8 1.2.2 Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc..................................................................9 1.2.3 Các biện pháp không dùng thuốc.................................................................10 1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.....................................................................................12 1.3.1 Định nghĩa....................................................................................................12 1.3.2 Rào cản đối với việc tuân thủ thuốc ............................................................13 1.3.3 Thang đo tuân thủ điều trị............................................................................14 1.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP..................................................................................................................................17 1.5 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ......................18 1.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................23 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................23 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................23
  • 10. viii 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.....................................................................................23 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................23 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................23 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................23 2.2.2 Cỡ mẫu.........................................................................................................23 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................25 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................26 2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................26 2.3.2 Thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu.....................................26 2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân .......................................30 2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh nhân tăng huyết áp ................................................................................................30 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH.......30 2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .............31 2.5.1 Công cụ thu thập..........................................................................................31 2.5.2 Kỹ thuật thu thập..........................................................................................31 2.5.3 Người thu thập .............................................................................................31 2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số......................................................................31 2.5.5 Xử lý số liệu.................................................................................................32 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................32 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................33 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................33 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học..............................................................................33 3.1.2 Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu........................35 3.1.3 Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp....................................37 3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch ......................................................................37 3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP......................................................................................................38 3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu ..............38 3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...........................40 3.2.3 Tác dụng không mong muốn của thuốc.......................................................42 3.2.4 Tỉ lệ tương tác thuốc....................................................................................42
  • 11. ix 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................................44 3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.................................................44 3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ...........45 3.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ KHÔNG DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................45 3.4.1 Thông tin về tuân thủ chế độ ăn, hành vi lối sống.......................................45 3.4.2 Thông tin về tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi huyết áp .........47 3.5 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ..............................48 3.5.1 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc .........................................49 3.5.2 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ không dùng thuốc..................................53 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................57 4.1 BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.57 4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học.........................................................................57 4.1.2 Đặc điếm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu........................58 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP.............................................................................60 4.2.1 Tỷ lệ các thuốc tăng huyết áp được điều trị trong nghiên cứu: ...................60 4.2.2 Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị ..............................................................62 4.2.3 Tác dụng không mong muốn của thuốc.......................................................62 4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ..........63 4.3.1 Tuân thủ điều trị thuốc..................................................................................63 4.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc.............................................................64 4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................66 4.3.1 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc .........................................66 4.3.2 Các yếu tố tiên quan đến tuân thủ không dùng thuốc..................................67 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................69 5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................69 5.1.1 Đặc điểm tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu...........................69 5.1.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ...............................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
  • 12. x PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................xvi PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................xvii PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................xx PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................xxi
  • 13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học VN 2018 & ESC/ESH 2018.3 Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp dựa mức huyết áp đo tại cơ sở y tế theo ISH 2020 ...4 Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Việt nam 2018..........8 Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát tăng huyết áp (ISH, 2020)...................10 Bảng 1.5 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky-8 mục (Morisky et al, 2008)16 Bảng 1.6 Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc ...........................................................17 Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF ............................................27 Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI..................................28 Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI....................28 Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI ...........................29 Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI.......................................................29 Bảng 2.6 Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ không dùng thuốc ...........................................31 Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học (n=210)..................................................................33 Bảng 3.2 Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=210) ............35 Bảng 3.3 Tỷ lệ mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp (n = 210) .............37 Bảng 3.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (n=210)...........................................................37 Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng (n=210)....................................38 Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị tăng huyết áp áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n=210).40 Bảng 3.7 Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp (n=210)........42 Bảng 3.8 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu (n=210) ............................................42 Bảng 3.9 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi ......44 Bảng 3.10 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân (n=210)......................45 Bảng 3.11 Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn, hành vi lối sống (n=210) .....................................46 Bảng 3.12 Tỷ lệ tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi huyết áp (n= 210).......47
  • 14. xii Bảng 3.13 Lý do không đo huyết áp và ghi huyết áp thường xuyên (n=210)...............48 Bảng 3.14 Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân (n=210)..48 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội .........................................................................................................49 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm bệnh tăng huyết áp.50 Bảng 3.17 Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội .........................................................................................................53 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm bệnh tăng huyết áp..........................................................................................................................54
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU BẢNG Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................25 Hình 3.1 Thông tin về trình độ học vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............34 Hình 3.2 Số lượng thuốc trung bình 1 ngày của bệnh nhân..........................................36
  • 16. xiv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ACEI Angiotensin converting enzyme inhibitor Ức chế men chuyển ARB Angiotensin receptor blocker Chẹn thụ thể angiontensin AT1 Angiotensin 1 Thụ thể AT1 của Angiotensin II BN Bệnh nhân BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CCB Calcium channel blocker Chẹn kênh calci CDC Center for Disease Control and Prevention Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CI Confidence Interval Khoảng tin cậy CVD Bệnh tim mạch ESC/ESH European Society of Cardiology / European Society of Hypertension Hiệp hội Tim mạch Châu Âu/ Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương THA Tăng huyết áp TIA Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua TTCQĐ Tổn thương cơ quan đích
  • 17. xv ISH International society of hypertension Hội tăng huyết áp quốc tế JNC Joint National Committee Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ MMAS-8 Eight-Item Morisky Medication Adherence Scale Thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky-8 mục MAQ Medication Adherence Questionnaire Bảng câu hỏi đánh giá về sự tuân thủ thuốc ƯCMC Ức chế men chuyển ƯCTT Ức chế thụ thể WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
  • 18.
  • 19. 1 MỞ ĐẦU Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và. Tăng huyết áp vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm 10,4 triệu ca tử vong mỗi năm (Global Burden of Disease Risk Factor Collaborators, 2018). Khi xem xét các số liệu toàn cầu, ước tính 1,39 tỷ người bị tăng huyết áp trong năm 2010. Tuy nhiên, xu hướng huyết áp cho thấy sự thay đổi rõ rệt của các huyết áp cao nhất từ vùng thu nhập cao sang vùng nhập thấp, với ước tính 349 triệu người bị tăng huyết áp ở vùng thu nhập cao và 1,04 tỷ người ở vùng thu nhập thấp và trung bình (Mill et al, 2016). Tại Việt Nam, theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% tăng huyết áp là kiểm soát được (Nguyễn Lân Việt, 2016). Một trong các yếu tố đảm bảo hiệu quả điều trị trên các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng chính là tuân thủ điều trị. Tăng huyết áp đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và tuân thủ chế độ điều trị. Nếu không tuân thủ chế độ điều trị người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì thế tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp của người bệnh là vô cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị. Tuân thủ điều trị là bệnh nhân phải thực hiện uống thuốc liên tục, đều đặn và duy trì các biện pháp thay đổi lối sống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Việc bệnh nhân tuân thủ điều trị kém vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Để bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã hội. Trên thế giới, theo nghiên cứu của Donald E. Morisky năm 2008 chỉ có 15,9% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc tốt (Morisky et al, 2008). Kết quả nghiên cứu của Saleem tại Pakistan năm 2011, có 61,3% người bệnh có hiểu biết trung bình về tăng huyết áp và không có người bệnh nào được coi là tuân thủ tốt trong nghiên cứu (Saleem et al, 2011). Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng là cơ sở khám chữa bệnh, thực hành lâm sàng, phòng chống dịch và quản lý các trạm y tế xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trung tâm có khoa Khám bệnh với phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, việc khảo sát về tình hình sử dụng
  • 20. 2 thuốc điều trị tăng huyết áp trên những bệnh nhân này cũng như mức độ tuân thủ điều trị từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021” được thực hiện với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đang điều trị tại tại Trung tâm y tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang năm 2021. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021. Trên các kết quả khảo sát thu thập được đó, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
  • 21. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP 1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu, bình thường từ 90 đến 139mmHg; Huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương), bình thường từ 60 đến 89mmHg (Bộ Y Tế, 2017). Tăng huyết áp: Tăng huyết áp thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, do đó để chẩn đoán tăng huyết áp nhất thiết phải đo huyết áp định kỳ, thường xuyên. Theo WHO (2021), và ISH (2020) thì tăng huyết áp là khi: Huyết áp đo tại cơ sở y tế ≥140/90mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ ≥15/85mmHg; hoặc huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến mạch máu não do tăng huyết áp (WHO, 2021; ISH, 2020). 1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp Chẩn đoán xác định tăng huyết áp: Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp thay đổi theo từng cách đo huyết áp. Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học VN 2018 & ESC/ESH 2018 Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Tối ưu <120 và <80 Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA giai đoạn 1 (Nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99 THA giai đoạn 2 (Trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109 THA giai đoạn 3 (Nặng) >180 và/hoặc >110 THA tâm thu đơn độc >140 Và <90 (Hội Tim mạch học VN 2018, ESC/ESH, 2018)
  • 22. 4 - Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nằm hai mức độ khác nhau, chọn mức độ cao hơn đã phân loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, 2 hay 3 theo giá trị của huyết áp tâm thu nếu huyết áp tâm trương <90 mmHg. - Áp lực mạch đập (hiệu số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương): Tối ưu là 40 mmHg, nếu trên 61 mmHg có thể xem là một yếu tố tiên lượng nặng cho bệnh nhân. Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp dựa mức huyết áp đo tại cơ sở y tế theo ISH 2020 Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Huyết áp bình thường <130 và <85 Huyết áp bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 Tăng huyết áp độ 1 140-159 và/hoặc 90-99 Tăng huyết áp độ 2 ≥160 và/hoặc ≥100 (ISH, 2020) 1.1.3 Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam Trên Thế giới: Trước sự gia tăng và tác động to lớn của tăng huyết áp, WHO (2013) đã có báo cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 28,5% ở các nước thu nhập cao và 31,5% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ tăng huyết áp chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6% ở các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình (WHO, 2013). Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2013. Cứ 10 người lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc tăng huyết áp, và ước tính 9 trong số 10 người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị tăng huyết áp. Hai phần ba số người bị tăng huyết áp là ở các nước đang phát triển (Norm et al, 2016). Các tác giả Tej K. Khalsa và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá nhu cầu các Tổ chức tăng huyết áp Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, tăng huyết áp là một
  • 23. 5 trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara (Tej K.Khalsa et al, 2015) Tại Việt Nam: Theo một cuộc điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 14,9% nữ giới và 23,1% nam giới. Còn nếu xét từ 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy, trung bình cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì sẽ có 1 người bị tăng huyết áp (Đỗ Thị Phương Hà, 2018). Theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đã chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp, thông qua các cuộc điều tra có một tỷ lệ lớn về tăng huyết áp được phát hiện tình cờ, tình trạng bỏ sót chẩn đoán tăng huyết áp đã và đang xảy ra (Vũ Ngọc Trâm và Trần Thuý Loan, 2017; Bộ Y tế, 2017). Với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng gia tăng nhưng được phát hiện và quản lý tại cộng đồng lại rất thấp. Như vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Tỷ lệ người lớn mắc tăng huyết áp là khá cao, trong khi tỷ lệ nhận thức đúng, tham gia điều trị và kiểm soát tăng huyết áp còn thấp. Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược quốc gia để cải thiện các biện pháp phòng chống và kiểm soát tăng huyết áp (Bộ Y tế, 2017). 1.1.4 Các yếu tố nguy tố cơ tim mạch Các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển gọi là yếu tố liên quan (YTLQ). Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố liên quan là bất cứ thuộc tính, đặc điểm nào làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm. Các yếu tố liên quan của bệnh không lây nhiễm gồm: Hành vi lối sống, môi trường và các yếu tố sinh học (WHO, 2013; Đào Thị Thùy, 2019). Một số yếu tố hành vi lối sống Hút thuốc (lá, lào): Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này. Hút thuốc nói chung làm tăng
  • 24. 6 gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim trong 10 năm, với xu hướng nổi bật ở những bệnh nhân (<55 tuổi) hút thuốc có nguy cơ cao hơn ~7 lần so với những người không hút thuốc (Wang et al, 2022; Piepoli et al, 2016). Tác giả Stallones Reuel (2015), nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch vành, cho thấy hút thuốc là liên quan đến nguyên nhân của bệnh tim mạch (Satllones, 2015). Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị chuẩn đối với nam được coi là lạm dụng rượu bia (WHO, 2013). Một nghiên cứu khác gần đây hơn phân tích 599.912 người uống rượu hiện tại từ 83 nghiên cứu tiền cứu đã chứng minh rõ ràng rằng tử vong do mọi nguyên nhân bắt đầu tăng ở những người uống rượu tiêu thụ >100 g/tuần so với những người tiêu thụ 0-25 g/tuần, mặc dù họ thực sự có giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim (Wood et al, 2018; Collaborators GA, 2016; Đào Thị Thùy, 2019). Ăn nhiều muối: Một khái niệm được chấp nhận chung rằng việc giảm lượng natri sẽ làm giảm huyết áp. Việc giảm nhẹ lượng natri ăn vào 1g/ngày đã dẫn đến huyết áp tâm thu giảm 3,1 mmHg ở người tăng huyết áp và 1,6 mmHg ở người không cao huyết áp từ một phân tích tổng hợp ban đầu (Neal et al, 2021; Wang et al 2022). Nhiều nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn giảm muối và con số huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5 g muối/người/ngày (WHO, 2021). Tác giả Hồng Mùng Hai (2014) khi nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần (Hồng Mùng Hai, 2014). Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần ăn có đủ rau xanh. Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn ít nhất 400 g rau, quả/ngày, dung môi hòa tan vitamin (A, D, E, K). Sử dụng nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa. Tăng cholesterol máu ước tính gây ra 56% bệnh mạch vành toàn cầu, tương đương 4,4 triệu tử vong (7,9%). Thay thế việc sử dụng nhiều chất béo no nguồn gốc động vật bằng chất béo không no nguồn gốc thực vật được chứng minh giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2 và bệnh mạch vành (WHO, 2013; Hồ Minh Hoàng, 2021). Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ sa vào lối sống ít
  • 25. 7 vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn căng thẳng nhất là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó tăng huyết áp chiếm một tỷ lệ không nhỏ (WHO, 2013). Bệnh nhân tăng huyết áp nên tham gia ít nhất 30 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình (đi bộ nhanh, đạp xe chậm, chạy bộ hoặc bơi) (Pelliccia et al, 2020; Liang et al, 2020). Đối với những người lớn tuổi hoặc suy nhược không thể tập thể dục nhịp điệu, có thể đề xuất các bài tập thể dục hoặc rèn luyện thần kinh vận động, chẳng hạn như thái cực quyền, yoga và thiền (Guan et al, 2020; Park et al, 2017; Guo et al, 2020; Phan Hùng Duy Hậu, 2020). Một số yếu tố sinh học Tỷ lệ tăng huyết áp tăng theo tuổi, có hơn một nửa số người ở độ tuổi 60-90 và ba phần tư số người 70 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Nghiên cứu của Élodie Giroux và cộng sự sử dụng mô hình ramingham đã đưa ra nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời, tăng huyết áp là gần 90% cho cả nam và nữ, những người chưa trị tăng huyết áp ở tuổi 55 hoặc 65 và sống tới độ tuổi 80-85. Kể cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân tử vong, nguy cơ tăng huyết áp trong toàn bộ cuộc đời còn lại vẫn là 86-90% với nữ và 81-8 % đối với nam (Élodie et al, 2013; Đoàn Đỗ Trung Thành, 2021). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát ở những bệnh nhân thừa cân và béo phì cao hơn rõ rệt so với nhóm không thừa cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam giới. Có một mối tương quan đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có chỉ số BMI bình thường (Borisenko et al, 2014; Sengul et al, 2012). Đỗ Thái Hoà, Trương Việt Dũng và cộng sự (2013), xác định có mối liên quan giữa tỷ lệ tăng huyết áp và nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, số đo vòng mông (Đỗ Thái Hoà và cs, 2014; Tôn Văn Giàu, 2021). 1.1.5 Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp Tổn thương cơ quan qua trung gian tăng huyết áp được định nghĩa là sự thay đổi cấu trúc hoặc chức năng gây ra bởi huyết áp cao, tác động lên động mạch và/hoặc các
  • 26. 8 cơ quan mà nó cung cấp máu. Các cơ quan cuối bao gồm não, tim, thận, động mạch trung tâm và ngoại biên và mắt (ISH, 2020; Lin et al, 2020). Mặc dù việc đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể là rất quan trọng đối với việc điều trị tăng huyết áp, phát hiện thêm về tổn thương cơ quan đích khó có thể thay đổi cách điều trị những bệnh nhân đã được xác định là có nguy cơ cao (Hung et al 2021; Lonnebakken et al, 2017; Williams et al, 2018): 1.2 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1.2.1 Nguyên tắc chung Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, phải điều trị lâu dài. Mục tiêu cần làm là xử lý tăng huyết áp và tất cả các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến biến cố tim mạch bao gồm rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường, béo phì và hút thuốc lá. Điều trị tăng huyết áp phải lâu dài và có thể nguy hiểm cho bệnh nhân khi ngừng điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống mà không thảo luận với bác sĩ (Hội Tim mạch học Việt nam, 2018). Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Việt nam 2018 Nhóm tuổi Ranh giới đích điều trị HATTh (mmHg) Ranh giới đích điều trị HATTr mmHg THA chung THA, ĐTĐ THA Bệnh thận mạn THA BMV Đột quỵ, TIA 18-64 tuổi Đích trong khoảng 130 đến 120 nếu dung nạp Đích trong khoảng 130 đến 120 nếu dung nạp Đích < 140- 130 nếu dung nạp Đích trong khoảng 130 đến 120 nếu dung nạp Đích trong khoảng 130 đến 120 nếu dung nạp <80 đến 70 > 65 tuổi Đích < 140 đến 130 nếu dung nạp Đích < 140 đến 130 nếu dung nạp Đích < 140 đến 130 nếu dung nạp Đích < 140 đến 130 nếu dung nạp Đích < 140 đến 130 nếu dung nạp <80 đến 70 Ranh giới điều trị HATTr < 80 đến 70 < 80 đến 70 < 80 đến 70 < 80 đến 70 < 80 đến 70
  • 27. 9 1.2.2 Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc Các đối tượng tăng huyết áp được chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau (Bộ Y tế, 2010; Hoàng Thị Kim Huyền và cs, 2012): - Người ≥ 60 tuổi có HA ≥ 150/90 mmHg, nếu có bệnh thận mạn hoặc đái tháo đường, HA ≥ 140/90 mmHg. - Người ≤ 60 tuổi bao gồm bệnh thận mạn và đái tháo đường điều trị khi HA ≥ 140/90 mmHg. - Bắt đầu 2 loại thuốc khi HA ≥ 160/100 mmHg. - Liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng bệnh tim mạch nguyên phát hoặc thứ phát. - Phụ nữ tuổi sinh đẻ không dùng ƯCMC/ƯCTT AT1. - Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường dùng bao gồm: + Nhóm thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp, làm tăng thải natri. Một số loại thuốc lợi tiểu còn có tác dụng gây giãn mạch nhẹ (Indapamide) do ức chế dòng natri vào tế bào cơ trơn thành mạch. Có bốn nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp là lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai, lợi tiểu giữ kali và chẹn thụ thể aldosteron (Wang et al, 2022). + Thuốc chẹn beta: Thường được chọn là thuốc thứ hai sau lợi tiểu. Hầu hết các thuốc chẹn beta làm giảm cung lượng tim bằng cách giảm co bóp và giảm nhịp tim. Ban đầu thuốc làm giảm cung lượng tim song huyết áp không giảm do tăng đồng thời sức cản ngoại vi, dùng thuốc tiếp tục thì sau vài ngày cung lượng tim trở lại mức cũ, lúc này sức cản ngoại vi và huyết áp giảm thuốc chẹn beta có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến cố mạch vành tái phát ở những người có tiền sử bệnh tim mạch vành, với mức giảm nguy cơ 29% so với 15% ở thử nghiệm các loại thuốc khác, mặc dù các lợi ích bổ sung bị hạn chế trong vài năm đầu sau nhồi máu cơ tim (Law et al, 2009; Wang et al, 2022). + Thuốc ức chế men chuyển: Có tác dụng làm giãn mạch và gây hạ huyết áp thông qua bài tiết natri (Xie et al, 2016). Các tác dụng phụ chính của thuốc ức chế men chuyển bao gồm ho và phù mạch. Tỷ lệ ho do ức chế men chuyển, do hoạt tính bradykinin tăng cường, được báo cáo là 5-35%. Ho do thuốc ức chế men chuyển phổ biến hơn ở người châu Á (McDowell et al, 2006). + Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Ức chế sự gắn angiotensin II vào thụ thể ở
  • 28. 10 các mô như cơ trơn mạch và tuyến thượng thận làm giảm mạch máu và dẫn đến hạ huyết áp. Khả năng dung nạp của thuốc là tuyệt vời, và tỷ lệ ngừng thuốc là thấp nhất trong tất cả 5 nhóm thuốc hạ huyết áp đầu tay. Ho và phù mạch hiếm khi được báo cáo ở bệnh nhân điều trị. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II không nên kết hợp với thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế renin trực tiếp vì làm tăng nguy cơ tăng kali máu, tiến triển đến thẩm phân và tử vong (Wang et al, 2022). + Các thuốc ức chế calci: Thuốc có tác dụng hạ huyết áp mạnh, và là thuốc hạ huyết áp được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là ở châu Á. Một số thử nghiệm lâm sàng lớn gần đây đã khẳng định hiệu quả của chúng không chỉ trong việc hạ huyết áp mà còn trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch trung bình hoặc cao. Chẹn kênh calci có thể được phân loại rộng rãi thành 2 nhóm: Nhóm dihydropyridine và nhóm không dihydropyridine (Wang et al, 2022). + Các thuốc hạ huyết áp khác: Thuốc ức chế giao cảm trung ương không chọn lọc, thuốc chẹn thụ thể alpha, các thuốc ức chế thần kinh ngoại vi. 1.2.3 Các biện pháp không dùng thuốc Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì cũng cần kết hợp việc điều trị bằng các biện pháp thay đổi lối sống để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bảng 1.4 Điều chỉnh các hành vi để kiểm soát tăng huyết áp (ISH, 2020) Điều chỉnh Khuyến cáo Giảm muối Có bằng chứng mạnh mẽ cho mối quan hệ giữa ăn vào lượng muối cao và huyết áp tăng. Giảm lượng muối được thêm vào khi chuẩn bị thực phẩm, và tại bàn ăn. Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối như nước tương, thức ăn nhanh và thực phẩm đã chế biến bao gồm bánh mì và ngũ cốc chứa nhiều muối.
  • 29. 11 Chế độ ăn lành mạnh Chế độ ăn giàu ngũ cốc toàn phần, trái cây, rau, chất béo không bão hòa đa và các sản phẩm từ sữa và giảm thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo trans, như chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) (http://www.dashforhealth.com). Tăng lượng rau có hàm lượng nitrat cao được biết đến để giảm HA, chẳng hạn như rau sống (leafy vegetables) và củ cải đường. Các thực phẩm và chất dinh dưỡng có lợi khác bao gồm những loại có nhiều magiê, canxi và kali như bơ, các loại hạt, mầm, đậu và đậu phụ. Thức uống lành mạnh Tiêu thụ vừa phải cà phê, trà xanh và đen. Đồ uống khác có thể có lợi bao gồm trà, nước ép lựu, nước ép củ cải đường và ca cao. Tiêu thụ bia rượu mức độ vừa Mối liên hệ tuyến tính tích cực tồn tại giữa tiêu thụ rượu, huyết áp, tỷ lệ hiện hành tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khuyến cáo giới hạn hàng ngày cho các tiêu thụ rượu là 2 ly tiêu chuẩn cho nam và 1,5 cho nữ (10g alcohol/ly tiêu chuẩn). Tránh uống rượu say sưa. Giảm cân Kiểm soát trọng lượng cơ thể được đưa ra để tránh béo phì. Đặc biệt là béo bụng nên được quản lý. Điểm cắt theo dân tộc cho BMI và chu vi vòng eo nên sử dụng. Cách khác, tỷ lệ vòng eo/chiều cao < 0,5 được khuyến nghị cho tất cả các dân tộc. Ngưng thuốc lá Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh lý tim mạch, COPD và ung thư. Ngừng hút thuốc và giới thiệu đến các chương trình cai thuốc lá được khuyến cáo Hoạt động thể lực đều đặn Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên tập thể dục aerobic và có sức đề kháng có thể có lợi cho cả việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Tập thể dục aerobic cường độ vừa phải (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội) trong 30 phút trong 5-7 ngày mỗi tuần hoặc cường độ cao HIIT (high intesity interval training) bao gồm các đợt hoạt động cường độ nặng ngắn xen kẽ với thời gian phục hồi tiếp hoạt động nhẹ hơn. Tập luyện sức mạnh (strength) cũng có thể giúp giảm huyết áp. Thực hiện các bài tập sức đề kháng/sức mạnh khoảng 2-3 ngày một tuần.
  • 30. 12 Giảm căng thẳng và tạo ra chánh niệm (mindfulness) Căng thẳng mãn tính có liên quan đến huyết áp cao sau này trong cuộc sống. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định ảnh hưởng của căng thẳng mãn tính về huyết áp, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên kiểm tra tác động của thiền siêu việt/chánh niệm (transcendental meditation/mindfulness) đối với huyết áp cho thấy thực hành này làm giảm huyết áp. Căng thẳng nên giảm và chánh niệm hoặc thiền định được đưa vào thói quen hàng ngày. Thuốc bổ sung, thay thế hoặc thuốc đông y Tỷ lệ lớn bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng các loại thuốc bổ sung, thay thế hoặc cổ truyền (tại các khu vực như Châu Phi và Trung Quốc) thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn và phù hợp được yêu cầu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các loại thuốc này. Do đó, sử dụng điều trị như vậy chưa được hỗ trợ. Giảm tiếp xúc với ô nhiễm môi trường và nhiệt độ lạnh Bằng chứng từ các nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến huyết áp về lâu dài. 1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Việc tuân thủ sử dụng thuốc là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân và là điều không thể thiếu được để đạt được các mục tiêu lâm sàng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo năm 2003 về tuân thủ sử dụng thuốc, nói rằng “tăng hiệu quả các biện pháp can thiệp về tuân thủ có thể có tác động lớn đến sức khỏe của người dân hơn bất cứ cải tiến nào trong điều trị y tế chuyên biệt” (WHO, 2003). Ngược lại, không tuân thủ điều trị dẫn đến kết cục lâm sàng xấu, gia tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế không cần thiết. 1.3.1 Định nghĩa WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là “mức độ hành vi của người bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ và nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống” (WHO, 2003). Nó bao gồm việc bắt đầu điều trị, thực hiện đầy đủ chế độ được kê toa và ngưng điều trị bằng thuốc. Theo Cea Calvo và cộng sự (2020) định nghĩa: Tuân thủ thuốc là mức độ bệnh nhân dùng thuốc theo quy định và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
  • 31. 13 sức khỏe của họ, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự an toàn và hiệu quả của liệu pháp điều trị của họ (Cea Clavo et al, 2020). - Một số nghiên cứu phân loại không tuân thủ hoặc là nguyên phát hoặc là thứ phát: + Không tuân thủ “nguyên phát”: Tần số mà bệnh nhân thất bại với việc uống hết thuốc được kê toa khi các loại thuốc mới bắt đầu như vậy nó có liên quan đến việc uống hết thuốc và sự bắt đầu điều trị bằng thuốc (Fischer et al, 2010). + Không tuân thủ “thứ phát”: Các thuốc uống đang được sử dụng không giống như kê toa khi thuốc trong toa còn đầy đủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng mà còn ảnh hưởng đến kết quả tài chính của hệ thống y tế (Solomon, 2010). 1.3.2 Rào cản đối với việc tuân thủ thuốc Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuốc là rất quan trọng trong việc đánh giá các chiến lược can thiệp. Các yếu tố này đã được Tổ chức Y tế Thế giới nhóm thành 5 loại: yếu tố liên quan đến bệnh nhân, yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố hệ thống và đội ngũ y tế, yếu tố điều trị và yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh (WHO, 2003). Các yếu tố của bệnh nhân Niềm tin cá nhân của bệnh nhân về bệnh của họ, chẳng hạn như tin rằng thuốc không cần thiết để kiểm soát tình trạng của họ hoặc thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc tuân thủ các kế hoạch điều trị theo quy định của họ (Rosenbaum et al, 2015; Steven et al, 2021). Sức khỏe của một cá nhân biết đọc biết viết, khả năng nhận thức và mức độ hay quên có mối tương quan riêng biệt với việc tuân thủ thuốc, với chứng hay quên trước đây được cho là do hơn một phần ba tổng số trường hợp không tuân thủ (Zhang et al, 2014; Wallert et al, 2017; Lauffenbuger, 2020). Các yếu tố mức độ bệnh nhân này chưa được công nhận về mặt lâm sàng nhưng lại là nguyên nhân quan trọng của việc không tuân thủ điều trị. Ảnh hưởng kinh tế xã hội Các cá nhân được phân loại là có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn (SES) có liên quan đến việc tuân thủ thuốc thấp hơn, như đã thấy trong một đánh giá có hệ thống cho thấy mối quan hệ này giữa những bệnh nhân mắc AMI đầu tiên (Gaalema et al, 2017). Đây một phần là kết quả của chi phí thuốc men, cứ tám bệnh nhân CVD thì có một người báo cáo việc không tuân thủ điều trị liên quan đến chi phí (Khera et al,
  • 32. 14 2019). Ngoài thu nhập, (SES) thấp có liên quan đến việc giảm khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp và nhà thuốc, cũng như ít bảo hiểm hơn cho các loại thuốc kê đơn (Tajeu et al, 2016; Colantonio et al, 2017). Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả sức khỏe, và việc tuân thủ thuốc kém là một cơ chế khác khiến (SES) thấp hơn góp phần vào các kết quả bất lợi về sức khỏe (Doll et al, 2016). Cấu trúc của hệ thống chăm sóc sức khỏe Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân. Giao tiếp kém giữa các nhóm chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, giữa các bác sĩ chuyên khoa trong các hệ thống y tế khác nhau và giữa nhà cung cấp và dược sĩ, thường dẫn đến giao tiếp kém với bệnh nhân, cuối cùng dẫn đến không kiên trì do nhầm lẫn liệu pháp điều trị. Ở Mỹ, hầu hết bệnh nhân trưởng thành đều có bảo hiểm y tế tư nhân và được yêu cầu thanh toán các khoản đồng thanh toán theo toa, chi phí đã được chứng minh là góp phần vào việc không dùng thuốc (Dhaliwal et al, 2017; Steven et al, 2021). Các liệu pháp kê đơn và các điều kiện được kê đơn Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ không mong muốn, cần theo dõi thêm và dùng như một lời nhắc nhở nhất quán về bệnh tình của bệnh nhân, tất cả các yếu tố có thể làm giảm sự kiên trì của bệnh nhân (Arora et al, 2019). Hơn nữa, các chế độ dùng thuốc phức tạp có thể dẫn đến thời gian dùng thuốc không thuận tiện và góp phần gây quên uống thuốc. Những người mắc nhiều bệnh lý hoặc tình trạng bệnh đòi hỏi một lượng lớn thuốc phải tuân thủ các chế độ điều trị phức tạp và có thể gặp tương tác thuốc và đa thuốc dẫn đến không tuân thủ (Steven et al, 2021). 1.3.3 Thang đo tuân thủ điều trị Việc đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân là rất quan trọng giúp cho các bác sỹ có hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân đồng thời cũng đưa ra những bằng chứng thiết thực về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, để các nhà quản lý chương trình tăng huyết áp có các biện pháp làm tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp. Cho đến nay, không có “chuẩn vàng” nào để đo lường tuân thủ điều trị. Mỗi phương pháp đo lường là đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Phương pháp đo lường tuân thủ điều trị tốt đòi hỏi các tiêu chuẩn sau: Dễ sử dụng, đáng tin cậy, hiệu quả và chi phí thấp. Tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng hai
  • 33. 15 phương pháp: Phương pháp đo chủ quan hoặc phương pháp đo khách quan (Nguyễn Thị Xuân Hoàng, 2021; Nguyễn Hồng Ngân, 2021). - Phương pháp đo chủ quan: + Liên quan đến việc đánh giá những yêu cầu của nhân viên y tế hoặc của bệnh nhân về hành vi sử dụng thuốc của bệnh nhân. + Tự báo cáo và theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa là những công cụ phổ biến được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc (Velligan et al, 2007). + Nhược điểm thường gặp nhất là bệnh nhân có xu hướng báo cáo thiếu sự không tuân thủ để tránh sự phản đối từ nhân viên y tế. - Phương pháp đo khách quan: + Bao gồm đếm số viên thuốc, theo dõi điện tử, phân tích cơ sở dữ liệu thứ yếu và các biện pháp sinh hóa được cho là cải tiến hơn so với các biện pháp chủ quan. Như vậy, các biện pháp đo khách quan nên được sử dụng để xác nhận và tương quan với các biện pháp chủ quan (Velligan et al, 2007). + Một phân tích về kết quả tuân thủ nói rằng một phương pháp đo có nhiều yếu tố chủ quan có thể có độ nhạy cao hơn, nhưng không chính xác so với việc sử dụng một biện pháp đo khách quan đơn độc (Dew et al, 2009). Tóm lại, cả hai biện pháp đo chủ quan và khách quan đều có ưu và khuyết điểm và chúng nên được sử dụng kết hợp với nhau. Một số thang điểm đánh giá -Thang đánh giá niềm tin vào việc sử dụng thuốc hợp lý (SEAMS) dùng để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc dựa vào niềm tin của bệnh nhân vào thuốc điều trị. Ưu điểm là câu hỏi đơn giản áp dụng được cho bệnh nhân có trình độ thấp, nhưng lại có hạn chế là khó chấm điểm, SEAMS áp dụng cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạn: Tăng huyết áp, đái tháo đường… -Thang đánh giá tuân thủ Hill-Bone là phương pháp giúp xác định mức độ tuân thủ của bệnh nhân và những rào cản với việc tuân thủ. Thang đánh giá này có ưu điểm là có thể áp dụng trên cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú nhưng các câu hỏi lại phức tạp khó chấm điểm và chỉ áp dụng trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp. -Bảng câu hỏi niềm tin thuốc điều trị (BMQ) để đánh giá thái độ, niềm tin của bệnh nhân đối với thuốc điều trị. Nhược điểm của bộ câu hỏi này là câu hỏi phức tạp
  • 34. 16 gây khó tính điểm, tốn nhiều thời gian. BMQ được áp dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm… -Thang đánh giá tuân thủ (MARS) là thang điểm áp dụng trên bệnh nhân tâm thần giúp đánh giá được những rào cản với tuân thủ thuốc và niềm tin với thuốc điều trị. Ưu điểm của MARS là cách tính điểm đơn giản, nhưng câu hỏi lại phức tạp và đối tượng áp dụng hạn chế. -Thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky-8 mục (MMAS-Eight Item Morisky Medication Adherence Scale): Dựa trên bảng câu hỏi đánh giá về sự tuân thủ thuốc MAQ (Medication Adherence Questionnaire), Morisky và cộng sự phát triển thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky-8 mục này vào năm 2008, thang điểm Morisky-đã được xác nhận có giá trị vượt trội và độ tin cậy cao ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác. Đây có lẽ là một phương pháp tự báo cáo được chấp nhận nhiều nhất đối với tuân thủ sử dụng thuốc. Cùng với dữ liệu kiểm soát huyết áp, thang điểm Morisky-8 mục có thể xác định sự không tuân thủ thuốc và giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó được khuyến khích sử dụng như một công cụ sàng lọc trong các cơ sở khám bệnh (Morisky et al, 2008). Bảng 1.5 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky-8 mục (Morisky et al, 2008) Câu hỏi Không=1 Có=0 1. Thỉnh thoảng bạn có quên sử dụng thuốc hạ huyết áp hay không? 2. Trong suốt 2 tuần qua, có ngày nào bạn quên sử dụng thuốc hay không? 3. Bạn có bao giờ giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc hạ áp mà không báo với bác sĩ bởi vì bạn cảm thấy tệ hơn khi sử dụng thuốc hạ áp? 4. Khi bạn đi du lịch hoặc rời khỏi nhà, thỉnh thoảng bạn có quên mang theo thuốc hạ áp không? 5. Hôm qua bạn có sử dụng thuốc hạ áp hay không? 6. Khi bạn thấy huyết áp của bạn dưới mức kiểm soát, thỉnh thoảng bạn có hay ngưng sử dụng thuốc hạ áp hay không? 7. Sử dụng thuốc hạ áp hàng ngày là một bất tiện thực sự đối với vài người. Bạn có bao giờ cảm thấy phiền phức khi theo sát kế hoạch điều trị huyết áp của bạn? 8. Bạn có thường thấy khó khăn trong việc nhớ sử dụng tất cả
  • 35. 17 các loại thuốc hạ áp của bạn? +Chưa bao giờ/Hiếm + Một lần trong một khoảng thời gian + Thỉnh thoảng + Thường xuyên + Suốt thời gian Đánh giá kết quả: + Tuân thủ cao: 8 điểm + Tuân thủ trung bình: 6-7 điểm + Tuân thủ thấp/không tuân thủ: <6 điểm Sử dụng mức cắt 6, độ nhạy của nó trong việc xác định tuân thủ thấp so với cao được ước tính là 93% và độ đặc hiệu là 53% (Morisky et al, 2008). Bảng 1.6 Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc Tổng điểm Mức độ tuân thủ Đánh giá tuân thủ 8 Tuân thủ cao Tuân thủ dùng thuốc Tuân thủ dùng thuốc 6-7 Tuân thủ trung bình < 6 Tuân thủ thấp Không tuân thủ dùng thuốc (Nguồn: Abegaz et al, 2017; Morisky et al, 2008). 1.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Giới tính Nhiều nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp cho thấy rằng giới tính là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến việc bệnh nhân có tuân thủ điều trị. Nghiên cứu ngang có phân tích về các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị trên 250 đối tượng đang điều trị tăng huyết áp trong thời gian 6 tháng tại 4 quận của thành phố Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với giới, bệnh nhân nữ có xu hướng tuân thủ điều trị gấp 3,8 lần bệnh nhân nam (Vũ Xuân Phú và cs, 2012). Nghiên cứu của Ngô Vương Hoàng Giang (2020) cũng cho thấy bệnh nhân nữ tuân thủ điều trị đạt cao gấp 4,8 lần so với bệnh nhân nam (Ngô Vương Hoàng Giang và cs, 2020). Tuổi Nhiều tài liệu y văn ghi nhận được tuổi tác ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị của bệnh nhân rất nhiều do các đặc tính trong giai đoạn từng nhóm lứa tuổi, xu
  • 36. 18 hướng người trung niên và lớn tuổi thường tuân thủ điều trị tăng huyết áp cao hơn so với nhóm tuổi trước đó. Khadoura K và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp ở Dải Gaza cho thấy độ tuổi già thì tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp càng cao (Khalid et al, 2021). Stress, lo lắng Maria B. Afridi và cộng sự nghiên cứu năm 2007 trên 460 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Pakistan sử dụng thang đo tuân thủ điều trị của Morisky trong đó phân định số điểm từ mức không tuân thủ tới tuân thủ. Bệnh nhân lo lắng về tác dụng của thuốc cũng được cho là yếu tố làm kém tuân thủ và ngược lại tin tưởng vào tác dụng của thuốc cũng làm tăng tuân thủ (Maria et al, 2007). Kiến thức Một số nghiên cứu cũng ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân có kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp với thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân có kiến thức tốt về tuân thủ điều trị có xu hướng tuân thủ điều trị gấp 13,5 lần bệnh nhân kiến thức chưa tốt về tuân thủ điều trị (Vũ Xuân Phú và cs, 2012). Nghiên cứu không tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp trong số 538 bệnh nhân tăng huyết áp tại Iran cũng cho thấy người có trình độ học vấn và kiến thức càng cao thì tỷ lệ tuân thủ điều trị càng cao (Khalid et al, 2021). Số lượng thuốc Việc bệnh nhân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau cũng là yếu tố nguy cơ gây tình trạng kém tuân thủ điều trị (Morisky et al, 2008). 1.5 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Trên thế giới: Nghiên cứu của Pauline E. Osamor ở một thành phố phía Nam Nigeria năm 2011 trên 440 bệnh nhân tuổi từ 25-90 được chọn ngẫu nhiên đơn cho thấy không có sự khác biệt tuân thủ điều trị thuốc giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ nhưng tình trạng hôn nhân lại có mối liên quan có ý nghĩa, 63,4% bệnh nhân dùng thuốc theo đơn của bác sỹ trong bệnh viện và có 5% dùng thuốc tự mua tại nhà thuốc. Khoảng 10% bệnh nhân đã đến khám ở bệnh viện từng dùng các bài thuốc dân gian và 7,5% bệnh nhân
  • 37. 19 đến nhà thuốc từng dùng thuốc dân gian và không có bệnh nhân nào chỉ dùng thuốc dân gian (Pauline et al, 2011). Nghiên cứu cắt ngang của Nandini Natarajan năm 2013 về tuân thủ các thuốc hạ huyết áp và các yếu tố liên quan trên 527 bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II qua 6 tháng thăm khám. Với phương pháp tự khai báo dựa trên thang điểm Morisky, kết quả cho thấy có 77% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc. Những bệnh nhân tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm muối có ý nghĩa độc lập, dự báo điểm tuân thủ điều trị cao (Nandini et al, 2013). Haley và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 1479 người (38,6% nữ; tuổi trung bình 69,8 tuổi) từ 132 trung tâm lâm sàng đăng ký tham gia thử nghiệm tính đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, những người đang dùng ≥1 loại thuốc hạ huyết áp tại thời điểm ban đầu. Trong số 1458 người tham gia với dữ liệu đầy đủ, 26% trên một, 31% trên 2 và 43% trên 3 loại thuốc hạ huyết áp khi bắt đầu thử nghiệm. 32% người tham gia đã được kê đơn thiazide; 74% thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin; 38% thuốc chẹn kênh calci; 56% một chất chẹn beta; 11% lợi tiểu quai và 27% khác. Trong số những người được kê đơn một loại thuốc hạ huyết áp, tỷ lệ được kê đơn thiazide là 5%; thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin là 55% và chẹn kênh canxi là 11%. Tỷ lệ sử dụng phác đồ tuân thủ hướng dẫn là 34% (Khoảng tin cậy 95%, 31-36%). Năm 2019, Venkataraman và cộng sự thực hiện một nghiên cứu quan sát tiền cứu được thực hiện giữa những người tham gia đến từ bốn khu điều trị nội trú khác nhau có độ tuổi >18, không giới hạn giới tính. Mẫu đơn thuốc đã được xem xét và việc tuân thủ các nguyên tắc JNC-8 cũng đã được đánh giá. Trong số 101 người tham gia nghiên cứu, 62 (61,39%) là nữ, 23,76% ở độ tuổi <30và>60 tuổi, và 52,48% còn lại thuộc độ tuổi 30-60. Theo hướng dẫn của JNC-8, lần lượt 4,95%, 17,82%, 44,55% và 32,67% bệnh nhân được phân loại là bình thường, tiền tăng huyết áp, giai đoạn I và giai đoạn II. Hầu hết trong số họ (31,68%) không mắc bệnh đi kèm. Thuốc được kê đơn nhiều nhất (23,76%) là thuốc chẹn kênh calci, và 15,84% bệnh nhân được điều trị phối hợp thuốc. Điều trị có hiệu quả ở 70 (30%) bệnh nhân thông qua phân tích huyết áp của họ mặc dù việc tuân thủ các hướng dẫn JNC-8 chỉ ở 54,46%.
  • 38. 20 Tại Việt Nam Nghiên cứu của Vũ Xuân Phú năm 2011 cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân thành phố khoảng 44,8%. Đó là chưa kể đến việc những khảo sát này được thực hiện trên bệnh nhân đến khám và theo dõi tại các phòng khám bệnh viện thành phố và do đó, mức độ tuân thủ tìm thấy thường cao hơn thực tế và cao hơn khu vực nông thôn rất nhiều (Vũ Xuân Phú, 2012). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2017) ghi nhận tỷ lệ tuân thủ điều trị chung đạt 79,6%, chủ yếu người bệnh chưa chú trọng việc do huyết áp tại nhà, theo dõi và kiềm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng (Nguyễn Thị Thơm và cs, 2017). Năm 2021 Trần Đức Sĩ và các cộng sự thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp bằng thuốc trên 387 bệnh nhân tại khoa tim mạch phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn có 355 (91,73%) bệnh nhân tự nhận định mình điều trị đều. Điểm trung bình mức độ tuân thủ điều trị theo thang điểm MMAS-8 trong nghiên cứu là 5,77 (ĐLC:1,52). Các lý do không dùng thuốc tăng huyết áp theo đúng chỉ định nổi bật là quên dùng thuốc hàng ngày theo đúng chỉ định (39,28%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với điểm MMAS-8 gồm tuổi bệnh nhân (p<0,01), nhóm bệnh nhân có huyết áp đạt mục tiêu điều trị thì tuân thủ dùng thuốc (điểm trung bình MMAS-8) cao hơn so với nhóm chưa đạt mục tiêu điều trị (p=0,03). Bên cạnh đó, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp càng lâu thì điểm tuân thủ dùng thuốc càng cao, điểm số MMAS-8 còn tương quan với tổng lượng thuốc bệnh nhân dùng (p<0,01) cũng như một số yếu tố dịch tễ khác. Huỳnh Thị Thuý Quyên năm 2020 thực hiện khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Tri Tôn. Phần lớn bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc (72,03%) nhưng vẫn còn 66 bệnh nhân chưa tuân thủ tốt việc điều trị thuốc (27,97%). Đa số bệnh nhân tuân thủ các chế độ điều trị không dùng thuốc: Tuân thủ chế độ ăn (86,02%), tuân thủ việc hạn chế sử dụng rượu bia (81,36%), tuân thủ tốt chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực (83,47%). 1.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Bệnh viện Đa khoa Khu vực Giồng Riềng được thành lập vào ngày 01/5/1975 tiếp quản cơ sở thời chế độ cũ đến ngày 01/11/2018 đổi thành Trung tâm Y tế huyện
  • 39. 21 Giồng Riềng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dân số-kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Giồng Riềng. Với quy mô bệnh viện hạng II và 430 giường bệnh (thực kê 512 giường); gồm 06 phòng chức năng; 23 khoa; 19 trạm y tế xã/thị trấn; với 624 nhân sự. Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng có 32 nhân viên, gồm 02 bác sỹ chuyên khoa II; 03 bác sỹ chuyên khoa I; 05 bác sỹ đa khoa; 04 điều dưỡng đại học; 14 điều dưỡng trung học; 04 nữ hộ sinh trung học. Trung bình mỗi năm khoa Khám bệnh điều trị ngoại trú cho 166.337 lượt người. Người bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý tăng huyết áp được quản lý và điều trị ngoại trú tại khoa khám năm 2020 là 2.824 người, tăng so với năm 2019 (1.956 người). Mô hình quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng được điều trị, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế quy định (Bộ Y tế, 2010). Quy trình quản lý và điều trị được thực hiện như sau: - Nhận bệnh nhân: Khám-chẩn đoán-xác định bệnh và làm hồ sơ bệnh án, phổ biến các nội quy, quy định đối với bệnh nhân như: + Hàng ngày bệnh nhân đo huyết áp và ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi tại nhà + Hàng tháng bệnh nhân đến khám đúng hẹn theo hướng dẫn của cán bộ y tế + Hàng tháng khi đến lĩnh thuốc bệnh nhân phải đem theo toa thuốc cũ + Ba tháng bệnh nhân nhịn ăn một lần làm xét nghiệm - Quản lý, theo dõi và điều trị bệnh nhân: + Phòng khám tăng huyết áp thuộc khoa Khám bệnh. Hàng ngày phòng khám có một bác sỹ và hai điều dưỡng làm việc. + Bệnh viện quản lý hồ sơ bệnh nhân bằng hệ thống phần mềm máy tính, mỗi bệnh nhân vào viện đều có một mã số riêng. + Mỗi bệnh nhân có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ khám bệnh để bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định, hướng dẫn vào cả hai sổ. Bệnh nhân tự đo và ghi số đo huyết áp, những diễn biến bất thường vào sổ theo dõi theo thời gian để mỗi lần đến khám bác sỹ có thể biết được diễn biến về bệnh của bệnh nhân. + Bệnh nhân đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra: Các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh. Sau đó, cứ ba tháng
  • 40. 22 bệnh nhân nhịn ăn một lần kiểm tra lại các xét nghiệm trên để đánh giá diễn biến của bệnh. + Hàng tháng bệnh nhân đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị trong tháng tiếp theo. + Đánh giá hiệu quả điều trị: Đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng phải tái nhập viện
  • 41. 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 01/06/2021 đến 31/12/2021. - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được chẩn xác định là tăng huyết áp. - Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng tiếng phổ thông. - Bệnh nhân trên 18 tuổi có trong danh sách quản lý và đang được điều trị ngoại trú tại trung tâm. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi phỏng vấn - Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. - Tăng huyết áp thứ phát - Bệnh nhân dưới 18 tuổi. - Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn. - Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được. - Bệnh nhân không thể tham gia nghiên cứu (bệnh tâm thần, suy tim nặng...). - Bệnh nhân có đơn thuốc không đầy đủ thông tin khảo sát. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập kết quả dựa trên hồi cứu đơn thuốc và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị. 2.2.2 Cỡ mẫu
  • 42. 24 Trong đó: n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu (số bệnh nhân được phỏng vấn). α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z=1,96. p = Trị số mong muốn của tỉ lệ. Lấy p = 0,45 (là tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp theo nghiên cứu của Trần Thị Loan, 2012) d: Sai số tuyệt đối, chọn d = 0,07 Cỡ mẫu được tính: Thay các giá trị vào công thức: N = Z 1-α/2 p x (1-p) = 1,962 x 0,45 x (1-0,45) = 194,04 d2 0,072 Kết quả tính cỡ mẫu n = 194,04. Để tránh trường hợp các mẫu thu về sẽ có những mẫu không sử dụng được do mắc các lỗi bỏ trống, trả lời sai … (dự trù khoảng 10%), do vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu được làm tròn là 210. Cỡ mẫu nghiên cứu là 210 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại phòng khám ngoại trú khoa Khám bệnh Trung tâm y tế Giồng Riềng. Điều tra thực tế thu được 210 phiếu đưa vào phân tích.
  • 43. 25 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Phần mềm quản lý trung tâm Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được chẩn xác định là tăng huyết áp. - Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng tiếng phổ thông. - Bệnh nhân trên 18 tuổi có trong danh sách quản lý và đang được điều trị ngoại trú tại trung tâm. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi phỏng vấn - Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân dưới 18 tuổi. - Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn. - Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được. - Bệnh nhân không thể tham gia nghiên cứu (bệnh tâm thần, suy tim nặng...). - Bệnh nhân có đơn thuốc không đầy đủ thông tin khảo sát. Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm SPSS 26 Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu theo công thức là 210 Thu thập số đơn thuốc và Thu thập số liệu theo phụ lục
  • 44. 26 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm điều tra - Giới tính: Nam hay nữ - Trình độ học vấn: Bậc học cao nhất của bệnh nhân tại thời điểm phỏng vấn - Nghề nghiệp hiện tại: Hiện tại bệnh nhân đã nghỉ hưu hoặc không đi làm, vẫn còn đi làm - Hoàn cảnh gia đình: Bệnh nhân sống 1 mình hay sống cùng với gia đình - Thông tin bảo hiểm y tế: Có, không - Số đo huyết áp của bệnh nhân: Là số đo huyết áp hiện tại của bệnh nhân 2.3.2 Thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu - Hoàn cảnh phát hiện tăng huyết áp: Lý do bệnh nhân phát hiện bị bệnh tăng huyết áp lần đầu tiên. - Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp: Thời gian mà bệnh nhân được bác sỹ chẩn đoán tăng huyết áp lần đầu tiên đến thời điểm điều tra. - Tiền sử gia đình về bệnh tăng huyết áp: Trong gia đình đã có người bị bệnh tăng huyết áp (Bố, mẹ, anh...). - Số lượng thuốc/ đơn thuốc: Lớn hơn 5 năm, nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm. - Số bệnh kèm: Lớn hơn 2, nhỏ hơn hoặc bằng 2. - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Có, không. - Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp: Một số yếu tố chính là nguyên nhân gây nên tăng huyết áp của bệnh nhân. - Các biến chứng của tăng huyết áp: Các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp gây nên. - Mức độ tăng huyết áp của bệnh nhân: Bệnh nhân bị tăng huyết áp ở mức độ nào lúc bắt đầu điều trị. - Thời gian điều trị tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện Giồng Riềng: Thời gian mà bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng đến thời điểm điều tra (tính theo tháng). - Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị THA với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm. Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít
  • 45. 27 nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần mềm mới nhất sau: Drug Interaction Facts 2014 (DF) DF là cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc của tác giả David S. Tatro (David S. Tatro et al, 2013) được phát hành bởi Wolters Kluwer Health®. Với trên 2.000 chuyên luận bao gồm hơn 20.000 thuốc thông tin tương tác, cuốn sách này cung cấp thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - dược liệu, thuốc - thức ăn. Mỗi chuyên luận bao gồm: Tên thuốc (tên chung và tên thương mại), nhóm thuốc tương tác, mức độ nặng của tương tác, thời gian tiềm tàng, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí, bàn luận và tài liệu tham khảo. DF đánh giá mức độ ý nghĩa của tương tác dựa trên mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác và được trình bày cụ thể trong bảng 2.1. Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF Mức độ ý nghĩa Mức độ nặng của tương tác Mức độ y văn ghi nhận về tương tác 1 Nặng Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 2 Trung bình Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 3 Nhẹ Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 4 Nặng/ trung bình Có thể 5 Nhẹ Có thể Bất kỳ Không chắc chắn Stockley’s Drug Interactions 2019 và Stockley’s Interaction Alerts (SDI) Stockley’s Drug Interactions là một cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc mang tính toàn diện và có trích dẫn các nguồn tài liệu bản quyền trên toàn thế giới. Cơ sở dữ liệu này cung cấp tương tác của các loại thuốc điều trị, dược liệu, đồ uống, thực phẩm, thuốc trừ sâu và một số thuốc bị lạm dụng. Stockley’s Interaction Alerts được xây dựng từ bản Stockley’s Drug Interactions có thể kiểm tra nhanh các tương tác trong thực hành lâm sàng giúp ích rất cho các chuyên gia y tế. Stockley’s Interaction Alerts phân loại tương tác thành bốn mức độ khác nhau và ý nghĩa của nó được trình bày trong bảng 2.4. Một tương tác thuốc của Stockley’s Interaction Alerts khi thực hiện tra cứu bao gồm các phần sau: Tên thuốc, hậu quả của tương tác, mức độ ý nghĩa của tương tác, biện pháp kiểm soát tương tác và mô tả ngắn gọn về tương tác qua các tiêu chí sau: Mức độ can thiệp, mức độ y văn và mức độ nặng ghi nhận về tương tác. Ý
  • 46. 28 nghĩa của các mức độ này được trình bày cụ thể trong bảng 2.4, 2.5, 2.6, 2.7. Không giống với DF, cơ sở dữ liệu này không có tiêu chí đánh giá mức độ chung của tương tác dựa trên mức độ nặng, mức độ can thiệp và mức độ y văn ghi nhận về tương tác (http://www. medicinescomplete.com). Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa Nặng Mất hoàn toàn khả năng hoạt động của bệnh nhân hoặc gây ra ảnh hưởng bất lợi lâu dài hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trung bình Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc giảm một phần khả năng hoạt động của bệnh nhân. Những tương tác này không gây đe dọa tính mạng hoặc gây ảnh hưởng lâu dài. Nhẹ Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ nhẹ và không quá đáng lo ngại hoặc không làm giảm khả năng hoạt động ở đa số bệnh nhân Không có khả năng Tương tác không chắc chắn ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc đôi khi không có tương tác. Không rõ Chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng. Áp dụng cho những tương tác được dự đoán có khả năng xảy ra nhưng không có đủ bằng chứng. Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI Mức độ y văn ghi nhận về tương tác Ý nghĩa Mở rộng Tương tác được ghi nhận dựa trên nhiều nghiên cứu quy mô vừa và nhỏ hoặc một số nghiên cứu lớn, thường có các báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ. Nghiên cứu Tương tác được ghi nhận dựa trên các nghiên cứu chính thống, có thể là một nghiên cứu có quy mô vừa và nhỏ, hoặc một số nghiên cứu nhỏ. Có thể có hoặc không báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ. Ca lâm sàng Tương tác được ghi nhận dựa trên một hoặc một số ít báo cáo ca lâm sàng. Không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện.
  • 47. 29 Lý thuyết Tương tác được ghi nhận dựa trên lý thuyết hoặc thiếu thông tin về tương tác. Thông tin này bắt nguồn từ các nghiên cứu in vitro liên quan đến thuốc đang được thử nghiệm hoặc dựa các thuốc khác trong nhóm có cùng cơ chế tác dụng. Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI Mức độ can thiệp Ý nghĩa Tránh dùng Tốt nhất tránh phối hợp thuốc, đa số các tương tác này là tương tác chống chỉ định. Hiệu chỉnh Có thể thay đổi một trong các thuốc hoặc hiệu chỉnh liều khi bắt đầu dùng phối hợp để có thể kết hợp hai thuốc. Giám sát Tương tác có thể không cần can thiệp nhưng bệnh nhân cần theo dõi để đánh giá hậu quả. Hoặc tương tác cần giám sát chỉ số xét nghiệm sinh hóa hoặc hiệu quả điều trị để đưa ra biện pháp can thiệp dựa trên kết quả theo dõi. Thông tin Việc theo dõi chặt chẽ hoặc giám sát có thể không được cảnh báo do khả năng xảy ra tương tác thấp, nhưng cần cung cấp thông tin thêm trong trường hợp có vấn đề. Không can thiệp Không cần thiết có biện pháp can thiệp hoặc không xảy ra tương tác khi phối hợp thuốc. Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI Ký hiệu Ý nghĩa Tương tác đe dọa tính mạng hoặc bị chống chỉ định bởi nhà sản xuất. Tương tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên bệnh nhân và cần thiết phải hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi chặt chẽ. Hậu quả của tương tác gây ra trên bệnh nhân chưa được khẳng định, vì thế nên chỉ dẫn cho bệnh nhân về một số phản ứng có hại có thể xảy ra, và/ hoặc cân nhắc các biện pháp theo dõi. Tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc không chắc chắn về khả năng xảy ra tương tác.
  • 48. 30 2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân - Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi trong MMAS - 8. + Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém + Khảo sát và phân tích sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi. - Khảo sát sự tuân thủ không dùng thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi. + Phân tích tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc: Đạt/ không đạt + Khảo sát và phân tích sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi. 2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh nhân tăng huyết áp + Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điêm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội. + Mối liên quan tuân thủ điều trị thuốc với đặc điếm bệnh tăng huyết áp. + Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình-xã hội. + Mối liên quan tuân thủ không dùng thuốc với đặc điểm bệnh tăng huyết áp. 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH - Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp: Sử dụng thang đo của Donald E. Morisky và cộng sự (2008) gồm 8 mục để đo lường tuân thủ điều trị với thuốc hạ huyết áp. Với những bệnh nhân được coi là tuân thủ thuốc hạ huyết áp khi trả lời được hơn 6 câu (tương đương hơn 6 điểm), không tuân thủ thuốc hạ huyết áp khi trả lời dưới 6 câu (tương đương dưới 6 điểm). Với mỗi câu trả lời “không” sẽ được tính là được 1 điểm (Morisky et al, 2008). Khi đánh giá lại ở luận văn này, tác giả chia lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình), và tuân thủ kém (không tuân thủ). - Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ thay đối lối sống: Sau khi đã tham khảo từ các nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân chia thành 2 mức độ: Tuân thủ và không tuân thủ (Trần Thị Loan, 2012).