SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BÙI NGỌC QUÝ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở
BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ
VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BÙI NGỌC QUÝ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở
BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ
VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý Và Dược Lâm Sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUANG ĐỆ
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ rất to lớn và tận tình của quý thầy cô, nhà trường,
cùng các bạn đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học
trường Đại học Tây Đô, giảng viên khoa Dược-Điều Dưỡng đã quan tâm chỉ
đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Quang
Đệ, người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho tôi kiến thức quý báu về nghiên
cứu khoa học.
Tôi vô cùng cảm ơn toàn thể lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng, cán bộ khoa Nội tổng hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng tôi trong những ngày tháng học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Bùi Ngọc Quý
ii
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 320.000-1,6 triệu người mắc bệnh suy tim.
Vấn đề quan trọng để thay đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim mạn tính đó là
phát hiện và điều trị hiệu quả tránh các biến chứng nặng nề của bệnh. Tương tác
thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Trong nhiều trường hợp
tương tác thuốc gây ra những biến cố bất lợi trong điều trị, có thể xuất hiện độc tính
với cơ thể, thay đổi tác dụng và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Những
tương tác thuốc bất lợi này có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng
hoặc tiến hành can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. Nghiên cứu này được thực hiện
với 2 mục tiêu: (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính,
(2) Xác định tỷ lệ tương tác thuốc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại
tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh nhân suy tim mạn tính.
Với phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang-hồi cứu. Chúng tôi thu mẫu
bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập 290 hồ sơ bệnh án điều
trị nội trú của bệnh nhân suy tim mạn tính tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ 01/10/2020 đến 31/06/2021.
Về điều trị suy tim mạn tính, ACEI là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất
cho 69,3% bệnh nhân, kế đến là các thuốc phối hợp sẵn với 49,3% và thuốc tăng co
bóp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,8%. Về phác đồ điều trị: chiếm đa số là phác đồ
phối hợp 3 thuốc với 33,1% (Kháng Aldosterone+UCMC+lợi tiểu chiếm tỷ lệ
nhiều nhất với 12,1%), kế đến là phát đồ phối hợp 4 thuốc với 24,5% (UCMC+Lợi
tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 5,9%), 2 thuốc
với 19,7% (UCMC+Lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,8%), 1 thuốc với 11,7%
(chiếm phần lớn là thuốc lợi tiểu với 3,1%), 5 thuốc với 9,7% (Chẹn beta+Glycosid
tim+Lợi tiểu+UCMC+Kháng Aldosterone hoặc Glycosid tim+UCMC+Lợi
tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 1,7%), 6 thuốc
với 1% và 7 thuốc với 0,3% bệnh nhân. Trong 290 đơn thuốc, có 247 đơn thuốc
(chiếm 85,2%) có tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Trung bình mỗi đơn thuốc trong
nghiên cứu của chúng tôi có 4,62±3,85 cặp tương tác, trong đó có 3,7±3,49 cặp
tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Bệnh nhân lớn tuổi, sử dụng nhiều thuốc, phác đồ
điều trị suy tim mạn tính càng phức tạp, thời gian nằm viện càng lâu thì tỷ lệ tương
tác thuốc càng cao, p<0,05.
Công tác dược lâm sàng tại bệnh viện cần đẩy mạnh hoạt động phân tích đơn
thuốc trước khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân, tích cực cập nhật các thông tin thuốc
để tránh tương tác thuốc bất lợi xảy ra.
Từ khóa: suy tim mạn tính, tương tác thuốc, nội trú, Sóc Trăng.
iii
ABSTRACT
Heart failure affected between 320,000 and 1.6 million people in Vietnam.
Detecting and treating the disease to avoid serious complications is a critical issue
in changing the prognosis for patients with chronic heart failure. In clinical practice,
drug interactions are a common issue. Adverse treatment events, toxicity, altered
effects, and potentially life-threatening consequences result from drug interactions.
These adverse drug interactions can be avoided with careful monitoring or risk-
reduction interventions. The following were the goals of this study: (1) surveying
drug use in chronic heart failure patients; (2) determining the rate of drug
interactions and factors related to drug interactions in chronic heart failure patients'
prescriptions.
The research was cross-sectional, retrospective, and descriptive. We used a
convenient sampling method to collect samples. From October 1, 2020, to June 31,
2021, we collected 290 medical records of chronic heart failure patients admitted to
Vinh Chau Town Medical Center in Soc Trang province.
In the treatment of chronic heart failure, ACEIs were used by 69.3% of
patients, followed by pre-mixed drugs with 49.3% and inotropic drugs with a low
percentage. the most, with 3.8%. The most common treatment regimen is a three-
drug combination regimen with 33.1% (Aldosterone resistance+ACEI+diuretics
account for the highest rate with 12.1%), followed by a four-drug combination
regimen. 1 drug had a rate of 24.5% (ACEI+Diuretic+Nitrate+Aldosterone
resistance accounted for the highest rate with 5.9%), 2 drugs had a rate of 19.7%
(ACEI+Diuretic accounted for the highest rate with 4.8%), 1 drug had a rate of
11.7% (mostly diuretics with 3.1%), and 5 drugs had a rate of 9.7% (Beta
Blocker+Cardiac Glycoside+Diuretic+Of the 290 prescriptions, accounting for
85.2%, had clinically significant. In our study, each prescription had an average of
4.62 3.85 pairs of interactions, with 3.7 3.49 pairs of interactions having clinical
significance. The higher the drug interaction rate, the older the patient, the more
drugs used, the more complicated the chronic heart failure regimen, the longer the
hospital stay.
Clinical pharmacy work in the hospital should encourage prescription analysis
before dispensing drugs to patients, as well as actively updating drug information to
avoid adverse drug interactions.
Key: Chronic heart failure, drug interactions, inpatient, Soc Trang province
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một
công trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Bùi Ngọc Quý
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
ABSTRACT ........................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT...................................................................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...........................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ SUY TIM MẠN TÍNH.............................. 3
1.1.1 Định nghĩa suy tim.............................................................................. 3
1.1.2 Chẩn đoán ........................................................................................... 3
1.1.3 Phân độ suy tim................................................................................... 7
1.1.4 Điều trị suy tim ................................................................................... 8
1.2 CÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH ............... 10
1.2.1 Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI) ...................... 10
1.2.2 Nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ARB)............. 10
1.2.3 Thuốc ức chế kép thụ thể Angiotensin Neprilysin (ARNI) ............. 11
1.2.4 Thuốc chẹn beta ................................................................................ 11
1.2.5 Nhóm lợi tiểu kháng aldosterone...................................................... 11
1.2.6 Thuốc ức chế đồng vận Natri-glucose 2 (SGLT2i) .......................... 12
1.2.7 Các nhóm thuốc khác, áp dụng trong các trường hợp cụ thể .......... 13
1.3 CÁC VẤN ĐỀ TƯƠNG TÁC THUỐC THƯỜNG GẶP TRONG
ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH................................................................... 14
1.3.1 Định nghĩa tương tác thuốc............................................................... 14
1.3.2 Cơ chế tương tác thuốc ..................................................................... 14
1.3.3 Phân độ tương tác thuốc.................................................................... 14
1.3.4 Các giai đoạn tương tác thuốc (U.S.Food and Drug (2013)), (Ingolf
Cascorbi (2012))2) .............................................................................................. 15
1.3.5 Biện pháp kiểm soát tương tác thuốc................................................ 16
1.3.6 Các tương tác thuốc thường gặp....................................................... 16
1.3.7 Phương pháp kiểm tra tương tác thuốc............................................. 19
1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH................................................... 19
vi
1.4.1 Yếu tố cá nhân .................................................................................. 19
1.4.2 Yếu tố thuộc về thuốc ....................................................................... 20
1.4.3 Yếu tố thuộc về cán bộ y tế............................................................... 20
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................. 20
1.5.1 Thế giới............................................................................................. 20
1.5.2 Việt Nam........................................................................................... 21
1.6 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN KHOA NỘI TỔNG HỢP CỦA
TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU .................................................. 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................ 23
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu........................................................................ 23
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................ 23
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu...................................................... 23
2.2.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................... 24
2.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu......................................... 26
2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai lệch........................................................ 26
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................ 26
2.3 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................... 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 28
2.4 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............. 28
2.4.1 Nhóm tuổi ......................................................................................... 28
2.4.2 Giới tính ............................................................................................ 28
2.4.3 Nơi ở ................................................................................................. 28
2.4.4 Thể trạng cơ thể ................................................................................ 29
2.4.5 Số lượng bệnh mắc ........................................................................... 29
2.4.6 Số thuốc trong đơn thuốc.................................................................. 30
2.4.7 Số ngày điều trị ................................................................................. 30
2.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN
TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH
CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................................ 31
2.5.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính31
2.5.2 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính................................ 31
2.5.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính ..................................................... 32
vii
2.6 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC CỦA BỆNH
NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ......................................................................... 36
2.6.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú ............... 36
2.6.2 Một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc.... 44
CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN.................................................................................. 47
3.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............. 47
3.1.1 Nhóm tuổi ......................................................................................... 47
3.1.2 Giới tính ............................................................................................ 48
3.1.3 Số lượng bệnh mắc ........................................................................... 48
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN
TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH
CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................................ 49
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị suy tim mạn tính được sử dụng .......... 49
3.2.2 Tỷ lệ các nhóm thuốc và các thuốc được sử dụng trong điều trị suy
tim mạn tính......................................................................................................... 49
3.2.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính ..................................................... 57
3.2.4 Các kiểu phối hợp thuốc trong mẫu nghiên cứu............................... 57
3.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC CỦA BỆNH
NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ......................................................................... 59
3.3.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú ............... 59
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc 61
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 63
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 63
4.1.1 Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạ tính điều trị nội trú
tại trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu..................................................................... 63
4.1.2 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú bệnh nhân
và một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc.................................................. 63
4.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................xviii
PHỤ LỤC 3........................................................................................................ xx
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.................................................. 7
Bảng 1.2 Phân loại suy tim theo ESC ................................................................... 7
Bảng 1.3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC................................................ 8
Bảng 1.4 Các thuốc thường dùng và liều lượng trong điều trị suy tim mạn tính.... 12
Bảng 1.5 Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions... 15
Bảng 1.6 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ........................................... 16
Bảng 1.7 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa, số lượt bệnh nhân tim mạch
điều trị nội trú qua các năm:................................................................................ 22
Bảng 2.1 Phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước Châu Á ..... 24
Bảng 3.1 Thông tin về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................. 28
Bảng 3.2 Thông tin về thể trạng cơ thể của đối tượng nghiên cứu..................... 29
Bảng 3.3 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính................................... 32
Bảng 3.4 Các phác đồ điều trị suy tim mạn tính trên bệnh nhân........................ 34
Bảng 3.5 Cơ chế tương tác.................................................................................. 36
Bảng 3.6 Mức độ tương tác................................................................................. 37
Bảng 3.7 Nhóm thuốc tương tác ......................................................................... 37
Bảng 3.8 Các cặp tương tác thuốc trong các thuốc điều trị suy tim ................... 37
Bảng 3.9 Các cặp tương tác thuốc trong các thuốc điều trị suy tim với thuốc
khác ..................................................................................................................... 39
Bảng 3.10 Các cặp tương tác thuốc khác............................................................ 42
Bảng 3.11 Số cặp tương tác và số cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn
thuốc.................................................................................................................... 44
Bảng 3.12 Liên quan giữa nhóm tuổi và tương tác thuốc................................... 44
Bảng 3.13 Liên quan giữa giới tính và tương tác thuốc...................................... 44
Bảng 3.14 Liên quan giữa thể trạng cơ thể và tương tác thuốc .......................... 45
Bảng 3.15 Liên quan giữa số lượng bệnh lý kèm theo và tương tác thuốc ........ 45
Bảng 3.16 Liên quan giữa số thuốc được sử dụng trong đơn thuốc và tương tác
thuốc.................................................................................................................... 45
Bảng 3.17 Liên quan giữa phác đồ điều trị suy tim mạn tính và tương tác thuốc... 46
Bảng 3.18 Liên quan giữa số ngày điều trị nội trú và tương tác thuốc............... 46
ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thông tin về giới tính của đối tượng nghiên cứu............................ 28
Biểu đồ 3.2 Thông tin về nơi ở của đối tượng nghiên cứu ................................. 29
Biểu đồ 3.3 Thông tin về số bệnh đồng mắc trên đối tượng nghiên cứu............ 29
Biểu đồ 3.4 Thông tin về số thuốc trên đối tượng nghiên cứu............................ 30
Biểu đồ 3.5 Thông tin về số ngày điều trị của đối tượng nghiên cứu................. 30
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính.. 31
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ các loại phác đồ điều trị ......................................................... 33
Biểu đồ 3.8 Đơn thuốc có tương tác ................................................................... 43
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
ACCF American College of Cardiology Foundation
Tổ chức cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ
ACEI Angiotensin Converting Enzyme Inhibitors
Ức chế men chuyển Angiotensin
AHA American Heart Association
Hội tim mạch Hoa Kỳ
ARB Angiotensin receptor blocker
Chẹn thụ thể angiotensin
AT1 Angiotensin receptor type 1
Thụ thể angiotensin II tuýp 1
BN Bệnh nhân
CMND Chứng minh nhân dân
COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
ĐTĐ Đái tháo đường
EF Ejection Fraction
Phân suất tống máu
ESC European Society of Cardiology
Hiệp hội Tim mạch Châu Âu
GLP-1 Glucagon-like peptide-1
HFpEF Heart failure with preserved ejection fraction
Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn
HFrEF Heart failure with reduced ejection fraction
Suy tim có phân suất tống máu giảm
MM Drug interactions-Micromedex Solutions
NSAID Non-steroidal anti-inflammatory drug
Thuốc chống viêm không steroid
SGLT2I Sodium Glucose cotransporter 2 inhibitor
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, bệnh tim mạch ngày càng phổ biến, cùng với sự tiến bộ của y
học, đã có nhiều thay đổi trong việc điều trị các bệnh nhân suy tim. Theo thống
kê hiện có 26 triệu người trên Thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Mỹ có
gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức
nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước
tính 1-1.5% dân số. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng và cũng là mấu chốt để thay
đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim mạn tính đó là phát hiện và điều trị
hiệu quả tránh các biến chứng nặng nề của bệnh. Từ nhiều năm nay các thuốc
dùng để điều trị bệnh nhân suy tim là ức chế beta, ức chế men chuyển/kháng thụ
thể, nitrate, digoxin và lợi tiểu. Tuy nhiên bệnh nhân suy tim vẫn tử vong đến
50% sau 5 năm, cao hơn cả ung thư. Năm 2016 và 2017, một thuốc điều trị mới
được Hiệp Hội Tim mạch Châu Âu và Hiệp Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo cho
sử dụng, nhằm làm giảm thêm đến 20% tử vong và nhập viện. Đây là niềm hy
vọng mới cho bệnh nhân suy tim. Muốn vậy, nhân viên y tế cần có sự hiểu biết
nhất định về các vấn đề tương tác thuốc trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
(Ngô Tuấn Anh (2017)), (Phạm Hiệp (2018)), (Bộ môn Dược lâm sàng4;
(2019)).
Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Trong
nhiều trường hợp tương tác thuốc gây ra những biến cố bất lợi trong điều trị, có
thể xuất hiện độc tính với cơ thể, thay đổi tác dụng và có thể đe dọa tính mạng
của bệnh nhân (Ingolf Cascorbi (2012)), (U.S.Food and Drug (2013)).
Để kiểm soát tương tác thuốc, các dược sĩ, bác sĩ có thể tra thông tin trong
các cơ sở dữ liệu khác nhau như trong các sách chuyên luận, sách điện tử và các
phần mềm tra cứu tương tác thuốc. Tuy nhiên, các tài liệu này phần lớn bằng
tiếng Anh và khó tiếp cận đối với cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là cán bộ y tế
tuyến huyện nói riêng.
Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng là một trung tâm y tế đa
chức năng, vừa có nhiệm vụ phòng phòng chống dịch bệnh và vừa có chức năng
khám, chữa bệnh cho nhân dân. Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến
khám và điều trị ngày càng tăng, trong đó số bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm
cũng tăng đáng kể. Lượng thuốc sử dụng trên từng bệnh nhân ngày càng nhiều
cùng với đó tương tác thuốc bất lợi xuất hiện với tần suất ngày càng tăng. Vì vậy
để tránh tối đa việc xảy ra các tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị suy
tim mạn để điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân.
2
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình
hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung
tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021” với các mục tiêu
như sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị
nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.
2. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú bệnh
nhân và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn
thuốc của bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ SUY TIM MẠN TÍNH
1.1.1 Định nghĩa suy tim
Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng
nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân (Bộ Y tế
(2020))
1.1.2 Chẩn đoán
1.1.2.1 Triệu chứng lâm sàng
Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu
chứng có thể khác nhau: (Bộ Y tế (2020))
 Suy tim trái
-Triệu chứng cơ năng:
+Khó thở khi gắng sức.
+Cơn hen tim và phù phổi cấp: gây ra bởi sự tăng đột ngột áp lực mao
mạch phổi bít (trên 25 mmHg) do suy tim trái cấp. Bệnh nhân khó thở dữ dội,
thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran ẩm dâng lên nhanh chóng từ hai đáy
phổi.
+Các triệu chứng khác: Mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực.
-Triệu chứng thực thể:
+Khám tim: Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái do giãn thất trái.
Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim (nếu có) đã
gây nên suy thất trái, các dấu hiệu thường gặp là: tần số tim nhanh, tiếng ngựa
phi trái, thổi tâm thu do hở hai lá cơ năng…
+Khám phổi: Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi do ứ máu. Trong
trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn
trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng
nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường như "thủy triều dâng".
+Huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình
thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.
 Suy tim phải
-Triệu chứng cơ năng:
+Khó thở: Khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các
cơn kịch phát như trong suy tim trái.
+Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to).
+Mệt mỏi, tiểu ít.
4
-Triệu chứng thực thể:
+Gan to, lúc đầu gan to căng do ứ nước, khi điều trị thuốc lợi tiểu thì gan
nhỏ đi (gan đàn xếp), về sau gan trở nên xơ cứng và không còn dấu hiệu “đàn
xếp” nữa.
+Tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính.
+Tím da và niêm mạc
+Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim
nặng thì có thể thấy phù toàn thân, tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi,
màng bụng...).
+Nghe tim: Ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn
có thể thấy: Tần số tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải, tiếng thổi
tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Tiếng
thổi này thường rõ hơn khi hít vào sâu (dấu hiệu Rivero-Carvalho).
+Dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải giãn nhìn thấy đập ở vùng mũi ức).
+Huyết áp tâm thu bình thường, nhưng huyết áp tâm trương thường tăng
lên.
 Suy tim toàn bộ
-Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng.
-Khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
-Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to.
-Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng.
-Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt.
1.1.2.2 Thăm dò cận lâm sàng (Bộ Y tế (2020))
 Định lượng peptide lợi niệu trong máu (NPs)
-Khi suy tim, tình trạng căng các thành tim dẫn đến tăng sản xuất peptide
lợi niệu.
-Định lượng Peptide lợi niệu được xem như thăm dò đầu tay trong tiếp cận
chẩn đoán suy tim, đặc biệt trong trong trường hợp siêu âm tim không thể thực
hiện được ngay. Định lượng peptide lợi niệu trong giá trị bình thường cho phép
loại trừ chẩn đoán suy tim (trừ trong một số trường hợp âm tính giả: Béo phì,
viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính...).
-Chẩn đoán suy tim giai đoạn ổn định được đặt ra khi: BNP>35 pg/ml hoặc
Pro-BNP>125 pg/ml. Chẩn đoán đợt cấp của suy tim mạn hoặc suy tim cấp khi:
BNP>100 pg/ml hoặc Pro-BNP>300 pg/ml.
-Lưu ý một số trường hợp dương tính giả: Suy thận, nhiễm trùng, tuổi cao...
5
 Điện tâm đồ
- Nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim.
- Triệu chứng trên ĐTĐ gợi ý nguyên nhân: Sóng Q hoại tử cơ tim, phì đại
thất trái (tăng HA hoặc hẹp chủ), rối loạn nhịp, bloc nhánh trái hoặc yếu tố khởi
phát đợt cấp mất bù của suy tim: Rung nhĩ, thiếu máu cơ tim...
- Triệu chứng của suy tim phải: Trục phải, tăng gánh thất phải.
- Triệu chứng suy tim toàn bộ: Tăng gánh cả hai buồng thất.
 Siêu âm tim
- Đánh giá hình thái giải phẫu của tim, mức độ giãn buồng tim, độ dày các
thành tim.
- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái thông qua phân suất tống máu thất
trái (EF).
- Đánh giá chức năng tâm trương thất trái và áp lực đổ đầy buồng tim trái.
- Đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi.
- Chẩn đoán một số nguyên nhân suy tim: Rối loạn vận động vùng (nhồi
máu cơ tim), bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh lí van tim, loạn sản
thất phải...
- Đánh giá huyết khối trong các buồng tim.
 Chẩn đoán hình ảnh tim mạch
- Chụp tim phổi thẳng: Bóng tim to, cung dưới trái giãn trong trường hợp
suy tim trái, hình ảnh ứ máu ở phổi…
- Chụp động mạch vành: Tìm tổn thương hẹp động mạch vành và xét tái
thông mạch
- Chụp MRI tim: Phát hiện các bệnh lý bất thường cấu trúc cơ tim
- Chụp xạ hình cơ tim (Scintigraphy: Đánh giá mức độ thiếu máu, mức độ
sống còn của cơ tim, thâm nhiễm cơ tim (amylose).
- Chụp buồng tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái (trong một số trường
hợp đặc biệt), sinh thiết cơ tim.
 Thăm dò huyết động
- Hiện nay, thăm dò huyết động xâm lấn (thông tim) thường chỉ còn được
chỉ định trong các trường hợp cần theo dõi điều trị tích cực các tình trạng suy
tim cấp và nặng (sốc tim) và điều trị các thuốc đường truyền liên tục. Thông
thường, ống thông loại Swan Ganz có bóng ở đầu được đưa lên động mạch phổi
đo áp lực mao mạch phổi bít. Thông tim còn thường được tiến hành khi bệnh
nhân được làm các thủ thuật tim mạch can thiệp (động mạch vành, van tim…)
hoặc để bổ sung thông tin khi các biện pháp chẩn đoán thông thường không
khẳng định được.
6
- Thăm dò huyết động cho phép đánh giá mức độ suy tim trái thông qua
việc đo cung lượng tim (CO) và chỉ số tim (CI: Bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2
da) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái (tăng trong suy tim trái, bình
thường <5 mmHg).
- Thăm dò huyết động cũng cho phép đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ
của một số bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh...
 Thăm dò khả năng gắng sức
Test đi bộ 6 phút, liệu pháp gắng sức kèm đo VO2 max
 Sắc kí giấc ngủ
Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ
 Xét nghiệm máu cơ bản khác
Công thức máu, sinh hóa máu.
1.1.2.3 Tiêu chuẩn Framingham
Chẩn đoán suy tim bao gồm 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và
2 tiêu chuẩn phụ (Bộ Y tế (2020))
 Tiêu chuẩn chính
- Cơn khó thở kịch phát về đêm
- Giảm 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim
- Tĩnh mạch cổ nổi
- Ran ở phổi
- Phù phổi cấp
- Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính
- Tiếng tim ngựa phi T3
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm lớn hơn 16 cm nước
- Thời gian tuần hoàn kéo dài trên 25 giây
- Bóng tim to trên Xquang ngực thẳng
- Bằng chứng phù phổi, ứ máu tạng hoặc tim to khi giải phẫu tử thi.
 Tiêu chuẩn phụ
- Ho về đêm
-Khó thở khi gắng sức vừa phải
-Giảm dung tích sống 1/3 so với dung tích sống tối đa của bệnh nhân
-Tràn dịch màng phổi
-Tần số tim nhanh (trên 120 ck/ph)
-Gan to
-Phù mắt cá chân hai bên
7
1.1.3 Phân độ suy tim
Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng,
có 2 cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New
York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt
động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và phân giai đoạn suy
tim của Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đã được
thừa nhận và ứng dụng rộng rãi (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM
(2020))
1.1.3.1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA
Bảng 1. 1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA
Độ Đặc điểm
I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và
hoạt động thể lực gần như bình thường.
II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ
các hoạt động về thể lực.
III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các
hoạt động thể lực.
IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ
ngơi không làm gì cả.
1.1.3.2 Phân loại suy tim theo ESC (2016) (Viện Tim Mạch TPHCM
(2020))
Bảng 1. 2 Phân loại suy tim theo ESC
Loại
suy tim
HFrEF HFmrEF HFpEF
Ti u
chuẩn
1
Triệu chứng±dấu
hiệu của suy tim
Triệu chứng±dấu
hiệu của suy tim
Triệu chứng±dấu hiệu của suy
tim
2 PSTM thất trái 40%
PSTM thất trái
40-49%
PSTM thất trái 50%
3 –
1. Tăng nồng độ
peptide bài Na
niệu
2. t nhất một tiêu
chuẩn phụ:
a. Bệnh tim thực
thể (phì đại thất
trái và/hoặc lớn
nhĩ trái)
b. Rối loạn chức
năng tâm trương
1. Tăng nồng độ peptide bài Na
niệu
2. t nhất một tiêu chuẩn phụ:
a. Bệnh tim thực thể (phì đại
thất trái và/hoặc lớn nhĩ trái)
b. Rối loạn chức năng tâm
trương
8
1.1.3.3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) (Viện Tim Mạch
TPHCM (2020))
Bảng 1. 3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC
Giai
đoạn
Đặc điểm
A Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các tổn thương cấu trúc
tim
B Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và
biểu hiện của suy tim
C Đã có tổn thương thực tổn ở tim, trong tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng
của suy tim, điều trị nội khoa có kết quả.
D Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt
1.1.4 Điều trị suy tim
1.1.4.1 Những biện pháp điều trị chung
 Chế độ nghỉ ngơi (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
- Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim.
Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có
chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.
- Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần
khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể
thao.
- Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim
rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên
khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các
chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn,
giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
 Chế độ ăn giảm muối (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
- Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng <3 g muối NaCl /ngày,
tức là <1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
- Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn <1,2 g muối
NaCl/ngày tức là <0,48 g (20 mmol) Na+/ngày.
 Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân (Bộ Y tế (2020)), (Viện
Tim Mạch TPHCM (2020))
- Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm
giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.
- Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500-1000 ml lượng dịch
đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ.
9
 Thở ôxy (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
Là biện pháp cần thiết trong trường hợp suy tim nặng, giúp tăng cung cấp
ôxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của bệnh nhân, đồng thời làm hạn chế
sự co mạch phổi thường gặp ở những bệnh nhân thiếu ôxy.
 Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác (Bộ Y tế (2020)),(Viện Tim Mạch
TPHCM (2020))
-Bỏ thuốc lá, cà phê.
-Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.
-Tránh các xúc cảm mạnh (stress).
-Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ:
các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide,
flecainide.
-Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID.
-Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu,
nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim.
1.1.4.2 Điều trị nguyên nhân (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM
(2020))
-Tăng huyết áp: kiểm soát tốt huyết áp bằng thay đổi lối sống kết hợp dùng
thuốc giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và làm chậm sự tiến triển của suy tim.
-Đái tháo đường:
+Bệnh nhân đái tháo đường/tiền đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao
hơn người có đường máu bình thường.
+Thuốc được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát đường máu trên bệnh nhân
suy tim bao gồm metformin và thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-
glucose 2 (SGLT2i).
+Các thuốc ức chế SGLT2 (dapagliflozin, empagliflozin…) làm tăng đào
thải đường và muối qua nước tiểu bằng cách ức chế tái hấp thu glucose và natri
ở ống thận nên có lợi cho điều trị suy tim.
+Các thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 cũng được chứng minh hiệu quả bảo
vệ tim mạch nhưng có tác động trung tính trên tiêu chí nhập viện do suy tim.
- Nhồi máu cơ tim và các bệnh mạch vành: có thể can thiệp trực tiếp vào
chỗ tắc của động mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết, nong và đặt Stent động
mạch vành hoặc mổ bắc cầu nối chủ-vành...
- Bệnh van tim hoặc dị tật bẩm sinh: Nếu có thể, cần xem xét sớm chỉ định
can thiệp qua da (nong van bằng bóng, đóng các lỗ thông bằng dù...) hoặc phẫu
thuật sửa chữa các dị tật, thay van tim.
10
- Suy tim do rối loạn nhịp tim kéo dài thì phải có biện pháp điều trị các rối
loạn nhịp tim một cách hợp lý: Dùng thuốc, sốc điện, đốt điện hay cấy máy tạo
nhịp.
-Cường giáp: Điều trị bằng kháng giáp trạng tổng hợp hoặc phương pháp
phóng xạ hay phẫu thuật.
-Thiếu máu-thiếu sắt: Cần tìm nguyên nhân, định lượng ferritin để điều trị
và bù đủ.
-Thiếu vitamin B1 (bệnh tê phù Beri-Beri): Cần dùng vitamin B1 liều cao
1.2 CÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
1.2.1Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI) (Bộ Y tế
(2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
- Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế loại men chuyển dạng xúc
tác chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II, từ đó giảm nồng độ Angiotensin
II, đồng thời làm tăng Bradykinin, là một chất tác dụng gần như ngược chiều với
Angiotensin II. Kết quả chung là các thuốc ACEI sẽ tác động điều chỉnh hệ thần
kinh thể dịch (hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone), làm giãn mạch (giãn cả tiểu
động mạch và tĩnh mạch), do vậy làm giảm cả hậu gánh và tiền gánh, từ đó làm
giảm gánh nặng cho tim và giảm suy tim. Bên cạnh đó thuốc còn được chứng
minh cải thiện chức năng nội mạc, cải thiện chức năng thất trái...
-Thuốc ACEI được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim.
Các nghiên cứu đã chứng minh rõ vai trò của thuốc ACEI trong điều trị suy
tim, không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn cải thiện được tiên lượng bệnh rất
đáng kể.
-Chống chỉ định: Hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai.
-Thận trọng khi dùng thuốc ACEI cùng với loại lợi tiểu giữ kali hoặc dùng
thuốc cho bệnh nhân có huyết áp thấp.
1.2.2 Nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ARB) (Bộ Y
tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
- Các thuốc nhóm này ức chế trực tiếp thụ thể AT1 nơi mà angiotensine II
gây ra các tác dụng trên các tổ chức đích (mạch, thận, tim…). Khác với thuốc
ACEI, các thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensine II không làm tăng
bradykinin nên có thể không gây ra các triệu chứng phụ như là ho khan (một tác
dụng phụ rất phổ biến khi dùng ACEI và là hạn chế đáng kể của ACEI).
- Cũng gần như thuốc ACEI, các thuốc ARB có tác dụng lên hệ RAA và do
vậy có thể làm giãn mạch, cải thiện chức năng thất...
- Được chỉ định khi bệnh nhân không dung nạp với thuốc ACEI hoặc có thể
lựa chọn từ đầu trong điều trị suy tim.
11
- Chống chỉ định và thận trọng: Tương tự như thuốc ACEI
1.2.3 Thuốc ức chế kép thụ thể Angiotensin Neprilysin (ARNI) (Bộ Y tế
(2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
- Phức hợp Sacubitril/Valsartan (Sacubitril là tiền chất, sau đó chuyển hóa
thành chất ức chế enzym Neprilysin, làm tăng nồng độ các peptid lợi niệu) được
khuyến cáo như điều trị thay thế cho nhóm ACEI hoặc ức chế thụ thể
angiotensin II.
- Thuốc chỉ định điều trị trong suy tim mạn tính có phân suất tống máu thất
trái giảm, đặc biệt khi bệnh nhân đã điều trị bằng các nhóm thuốc suy tim cơ bản
tối ưu nhưng không đáp ứng. Có thể cân nhắc Sacubitril/Valsartan cho bệnh
nhân suy tim mạn cũng như suy tim cấp đã ổn định huyết động mà không cần
phải sử dụng ACEI hoặc ức chế thụ thể trước đó (ACC 2017, ESC 2019).
-Chống chỉ định và thận trọng: Tiền sử phù mạch với thuốc ACEI, suy
thận, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai…
1.2.4 Thuốc chẹn beta (Bộ Y tế (2020)) (Viện Tim Mạch TPHCM
(2020))
- Thuốc chẹn beta đã trở thành một lựa chọn quan trọng, là một trong
những thuốc nền tảng trong điều trị suy tim mạn tính với phân suất tống máu
thất trái giảm.
- Cơ chế là ngăn chặn tác dụng kích thích thái quá của hệ thần kinh giao
cảm trong suy tim ứ huyết mạn tính.
- Các thuốc chẹn beta giúp cải thiện sống còn, giảm tái nhập viện do đợt
cấp và giảm đột tử do tim trên bệnh nhân suy tim.
- Hiện nay, chỉ có 4 loại thuốc chẹn beta có thể dùng trong điều trị suy tim:
carvedilol; metoprolol, bisoprolol và nevibolol.
- Chống chỉ định: Suy tim đang ở giai đoạn mất bù, nhịp chậm, hen phế
quản…
- Dùng thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim luôn phải xem xét kỹ các
chống chỉ định, nên bắt đầu bằng liều rất thấp, theo dõi chặt chẽ và tăng dần liều
chậm (sau mỗi 2-4 tuần). Lợi ích của chẹn beta xuất hiện chậm và lâu dài.
1.2.5 Nhóm lợi tiểu kháng aldosterone (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim
Mạch TPHCM (2020))
- Thuốc kháng aldosterone không chỉ có tác dụng lợi tiểu mà đặc biệt có lợi
ích làm giảm các quá trình bù trừ thái quá của sự tăng aldosterone trong suy tim
nặng, do đó làm giảm sự co mạch, giữ muối và nước, sự phì đại cơ tim, suy
thận, rối loạn chức năng nội mạch…
12
- Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone làm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện
ở những bệnh nhân suy tim nặng.
- Chống chỉ định và thận trọng: Suy thận nặng, tăng kali máu.
Bảng 1. 4 Các thuốc thường dùng và liều lượng trong điều trị suy tim mạn tính
Nhóm thuốc Liều bắt đầu (/ngày) Liều tối đa (/ngày)
Lợi tiểu
Furosemide
Torsemide
Bumetanide
Hydrochlorthiazide
Metolazone
20-40 mg
10-20 mg
0,5-1,0 mg
25 mg
2,5-5,0 mg
400 mg
200 mg
10 mg
100 mg
20 mg
Thuốc ức chế men chuyển
Captopril
Enalapril
Lisinopril
Ramipril
Trandolapril
Perindopril
6,25 mg x 3 lần
2,5 mg x 2 lần
2,5-5,0 mg
1,25-2,5 mg x 2 lần
0,5 mg
2-5 mg
50 mg x 3 lần
10 mg x 2 lần
20-30 mg
2,5-5 mg x 2 lần
4 mg
5-10 mg
Thuốc ức chế
thụ thể angiotensin
Valsartan
Candesartan
Losartan
40 mg x 2 lần
4 mg
12,5 mg
160 mg x 2 lần
32 mg
50 mg
Thuốc ức chế kép thụ thể
angiotensin neprilysin
Sacubitril/Valsartan
50 mg x 2 lần hoặc
100 mg x 2 lần
200 mg x 2 lần
Thuốc chẹn beta
Carvedilol
Bisoprolol
Metoprolol succinate CR
Nebivolol
3,125 mg x 2 lần
1,25 mg
12,5-25 mg
1,25 mg
25-50 mg x 2 lần
10 mg
100-200 mg
10 mg
Các thuốc khác
Spironolactone
Eplerenone
Viên kết hợp
hydralazine/isosorbide dinitrate
Digoxin
12,5-25 mg
25 mg
37,5 mg/20 mg x 3 lần
0,125 mg
25-50 mg
50 mg
75 mg/40 mg x 2 lần
<0,375 mg
1.2.6 Thuốc ức chế đồng vận Natri-glucose 2 (SGLT2i)
- Làm tăng đào thải đường và muối qua nước tiểu bằng cách ức chế tái hấp
thu glucose và natri ở ống thận.
- Hiện nay 2 thuốc là dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo
cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm bất kể có kèm theo đái tháo
đường hay không. Các thuốc được chứng minh giảm tử vong tim mạch và tái
nhập viện do suy tim. Thuốc còn được chứng minh có hiệu quả giảm các biến cố
thận cấp và ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thận về dài hạn.
13
- Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng.
Tình trạng giảm nhẹ mức lọc cầu thận ngay sau khi khởi trị có thể gặp và thường
phục hồi tốt, nhìn chung không dẫn tới ngừng thuốc.
1.2.7 Các nhóm thuốc khác, áp dụng trong các trường hợp cụ thể (Bộ
Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
1.2.7.1 Thuốc lợi tiểu
- Tăng thải muối nước, giúp giảm triệu chứng ứ huyết do suy tim, có thể
chỉ định cho tất cả các giai đoạn của suy tim nếu có ứ huyết.
- Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide: Chlorothiazide, Hydrochlothiazide,
Metolazone, Indapamide...
- Nhóm thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle (Furosemid, Bumetanide,
Acid Ethacrynic…): Furosemide đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân
suy tim nặng hoặc bị phù phổi cấp.
1.2.7.2 Glucosid trợ tim
- Liều thấp digoxin (khoảng 0,125 mg/ngày) có hiệu quả làm giảm triệu
chứng và tỷ lệ tái nhập viện trong suy tim mạn tính.
- Liều cao digoxin theo cách dùng cổ điển (liều tấn công và duy trì) có thể
làm tăng tử vong và không được khuyến cáo dùng hiện nay.
- Chỉ định: Suy tim với cung lượng tim thấp, bệnh cơ tim giãn, đặc biệt khi
có nhịp tim nhanh; suy tim có kèm các rối loạn nhịp trên thất, đặc biệt trong
rung nhĩ hay cuồng nhĩ.
- Chống chỉ định: Nhịp tim chậm; bloc nhĩ-thất cấp II, cấp III chưa được
đặt máy tạo nhịp; rối loạn nhịp thất; hội chứng Wolff-Parkinson-White; bệnh cơ
tim phì đại tắc nghẽn; hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch phổi
nặng.
- Cần thận trọng trong trường hợp: nhồi máu cơ tim cấp (vì Digoxin làm
tăng nhu cầu ôxy của cơ tim) và các rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ K+máu
và/hoặc hạ Mg++máu; thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc amiodarone;
quinidin; calci...
1.2.7.3 Nhóm chẹn kênh If (Ivabradine)
- Có tác dụng làm giảm tần số nhịp xoang.
- Khuyến cáo trên bệnh nhân suy tim có triệu chứng (NYHA II-IV), EF
<35%, nhịp xoang, tần số tim >70 ck/phút dù đã tối ưu hóa điều trị suy tim bằng
chẹn beta (liều tối đa điều trị suy tim hoặc liều cao nhất bệnh nhân có thể dung
nạp được), ACEI, kháng aldosterone.
-Thuốc được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch
và tái nhập viện do suy tim.
14
-Chống chỉ định: Nhịp tim chậm
1.2.7.4 Kết hợp Hydralazine và isosorbide dinitrate
- Chỉ định trên bệnh nhân suy tim (quần thể bệnh nhân da đen) EF <35%
hoặc EF 45% có kèm giãn buồng tim trái, triệu chứng NYHA III-IV dai dẳng
dù đã tối ưu hóa điều trị suy tim bằng UCMC, chẹn beta, kháng aldosterone
nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong và tái nhập viện do suy tim.
-Điều trị thay thế cho nhóm ACEI trong trường hợp không dung nạp hoặc
có chống chỉ định nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.
1.3 CÁC VẤN ĐỀ TƯƠNG TÁC THUỐC THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU
TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
1.3.1Định nghĩa tương tác thuốc
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của một số thuốc khi được sử dụng
đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác. Kết
quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai
gây nguy hiểm cho bệnh nhân, hoặc làm mất hiệu quả điều trị hoặc cũng có thể
làm thay đổi các kết quả xét nghiệm, đôi khi còn xuất hiện những tác dụng dược
lý mới không có khi sử dụng riêng từng thuốc (Ingolf Cascorbi (2012)), (Juan
Antonio Carrillo Norte (2012)), (U.S.Food and Drug (2013)).
1.3.2 Cơ chế tương tác thuốc
1.3.2.1 Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu,
phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi
nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc
tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong suốt quá
trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến
cơ chế tác dụng của thuốc.
1.3.2.2 Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa
vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra
khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại tương tự nhau
hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu
tương tác dược lực học.
1.3.3 Phân độ tương tác thuốc
Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions
(MM) (Tina Roblek và at el (2020)):
15
Bảng 1. 5 Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions
Mức độ nghiêm trọng của
tương tác
Ý nghĩa
Chống chỉ định Chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc
Nghiêm trọng
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/ hoặc cần can
thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm
trọng xảy ra.
Trung bình
Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của
bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị
Nhẹ
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể làm
tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng
thường không cần thay đổi thuốc điều trị.
Không rõ Không rõ
Phân loại mức độ tương tác theo “Bộ Y Tế, Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định, Nhà xuất bản y học, 2014”: Có 4 mức độ
Phối hợp nguy hiểm: Mức độ 4
Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3
Tương tác cần thận trọng: Mức độ 2
Tương tác cần theo dõi: Mức độ 1
Phân loại mức độ tương tác theo drugs.com có 3 mức độ (Trịnh Thị Vân
Anh (2016)):
Major: Tương tác lớn, nghiêm trọng
Moderate: Tương tác ở mức vừa phải, trung bình
Minor: Tương tác ở mức độ nhỏ hoặc không quan trọng.
Phân loại mức độ tương tác theo medscape.com có 03 mức độ [Tina Roblek
và at el (2020)):
Serious-Use Alternative: Nghiêm trọng-sử dụng thay thế
Significant-Monitor Closely: Đáng kể-giám sát chặt chẽ
Minor: Tương tác ở mức độ nhỏ hoặc không quan trọng.
1.3.4 Các giai đoạn tương tác thuốc (U.S.Food and Drug (2013)),
(Ingolf Cascorbi (2012))
Hấp thu: Một số loại thuốc có thể làm thay đổi sự hấp thu của một loại
thuốc khác vào máu.
Phân bố: Tương tác liên kết với protein có thể xảy ra khi hai hoặc nhiều
thuốc liên kết với protein cao cạnh tranh để giành một số vị trí liên kết hạn chế
trên protein huyết tương.
Chuyển hóa: Thuốc thường được thải trừ khỏi cơ thể dưới dạng thuốc
không thay đổi (mẹ) hoặc dưới dạng chất chuyển hóa đã được thay đổi theo một
cách nào đó. Các enzym trong gan, thường là enzym CYP450, thường chịu trách
16
nhiệm phân hủy thuốc để đào thải khỏi cơ thể. Tuy nhiên, mức độ enzym có thể
tăng hoặc giảm và ảnh hưởng đến cách thuốc được phân hủy.
Bài tiết: Một số thuốc chống viêm không steroid như indomethacin, có thể
làm giảm chức năng thận và ảnh hưởng đến sự bài tiết của lithi, một loại thuốc
được sử dụng cho rối loạn lưỡng cực.
1.3.5 Biện pháp kiểm soát tương tác thuốc
Nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển
trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong phát hiện và
xử trí tương tác. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng trên
thế giới và tại Việt Nam. (Đàm Văn Nồng (2019))
Bảng 1. 6 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc
STT T n cơ sở dữ liệu Loại cơ sở dữ
liệu
Ngôn ngữ Nhà xuất bản/
Quốc gia
1
Drug interactions-
Micromedex® Solutions
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh Truven Health
Analytics/ Mỹ
2
British National Formulary
(BNF)/ BNF Legacy (Phụ lục
1-Dược thư Quốc gia Anh)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh Hiệp hội Y
khoa Anh và
Hiệp hội Dược
sĩ Hoàng gia
Anh/ Anh
3
Drug Interaction Facts Sách/ phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Anh Wolters
Kluwer
Health®/ Mỹ
4
Stockley’s Drug Interactions
và Stockley’s Interactions
Alerts
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh Pharmaceutical
Press/ Anh
5
Thésaurus des interactions
médicamenteuses
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Pháp Afssaps/ Pháp
6
Afssaps/ Pháp Phần mềm tra
cứu trực tuyến
/ngoại tuyến
Tiếng Anh UBM Medica/
Úc
7
Drug Interactions Checker
(http://www.drugs.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh Drugsite Trust/
New Zealand
8
Multi-drug Interaction
Checker(http://www.meds
cape.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh Medscape
LLC/Mỹ
9
Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định
Sách Tiếng Việt Nhà xuất bản Y
học/ Việt Nam
1.3.6 Các tương tác thuốc thường gặp
1.3.6.1 Thuốc lợi tiểu
Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu ở người lớn tuổi là
phải điều chỉnh liều lợi tiểu dựa vào triệu chứng của suy tim, theo dõi cân nặng,
huyết áp tư thế đứng và điện giải đồ của người bệnh. Liều của các thuốc lợi tiểu
quai nên được giảm xuống thấp nhất ngay khi tình trạng ứ trệ nước và muối
được giải quyết. Một số trường hợp có thể gây khó khăn cho việc dùng lợi tiểu ở
17
người lớn tuổi là khi người bệnh có rối loạn thăng bằng nước điện giải hoặc có
phì đại tiền liệt tuyến gây khó đi tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Trong những
trường hợp này, nên phối hợp thêm các thuốc khác để có thể giảm được liều lợi
tiểu. Khi bệnh nhân lớn tuổi phải dùng lợi tiểu kéo dài, nên duy trì ở liều thấp
nhất có thể và ưu tiên dùng đường uống, đường tiêm chỉ sử dụng trong những
trường hợp có thừa dịch nhiều hoặc có doạ phù phổi. Những trường hợp phù kéo
dài không đáp ứng với lợi tiểu thông thường, nếu loại trừ được những nguyên
nhân khác gây phù (như giảm albumin máu), có thể sử dụng một đợt ngắn ngày
những thuốc lợi tiểu khác mạnh hơn như metolazone. Các thuốc lợi tiểu giữ kali
như spironolactone khi dùng phối hợp với điều trị chuẩn có thể giúp giảm tỷ lệ
tử vong và cải thiện triệu chứng của suy tim. Những bệnh nhân lớn tuổi dùng
spironolactone cần được theo dõi chặt chẽ chức năng thận và nồng độ kali trong
máu (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)).
Các thuốc phối hợp với lợi tiểu như: ACEI, dãn mạch. Lợi tiểu với liều
thấp quá sẽ gây giữ nước, làm giảm hiệu quả của ACEI và tăng nguy cơ khi
dùng thuốc chẹn bêta. Lợi tiểu với liều cao quá gây giảm thể tích làm tăng nguy
cơ tụt HA khi dùng ACEI và thuốc dãn mạch (Bệnh học tim mạch Việt Nam
(2009)).
Thuốc kháng aldosteron: Spironolacton phối hợp với lợi tiểu quai hoặc
thiazid giúp ngăn ngừa rối loạn điện giải ở đa số BN suy tim . Ngoài ra, còn có
tác dụng ức chế sự xơ hóa cơ tim và giảm nguy cơ tiến triển của suy tim. Nghiên
cứu RaleS trên 1663 BN suy tim nặng (độ IV) được điều trị bằng spironolacton
(đến 25 mg/ngày) phối hợp với thuốc cổ điển trong 24 tháng cho thấy
spironolacton làm giảm tử suất 27%, giảm nhập viện 36%. Dựa trên những kết
quả này, có thể sử dụng spironolacton liều thấp ở BN suy tim độ IV, nhưng hiệu
quả trên BN suy tim nhẹ và vừa chưa được rõ (Bệnh học tim mạch Việt Nam
(2009)).
Bổ sung kali khi dùng thuốc lợi tiểu: Nỗi lo ngại hạ kali huyết với các biến
chứng có thể xảy ra như ngoại tâm thu, ngộ độc digoxin đưa đến việc bổ sung
kali một cách thường quy mỗi khi dùng lợi tiểu nhất là với furosemid liều cao
tiêm mạch. Thật ra lượng kali mất trong nước tiểu khi dùng furosemid (10mM/l)
tương đối thấp (so với 25 mM/l khi dùng thiazid) và tác dụng ngắn của
furosemid cho phép cơ thể tự cân bằng lại kali và magnesium sau tác dụng lợi
tiểu. Nếu sử dụng lợi tiểu quai kết hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolacton thì
không cần thiết phải thêm kali mà chỉ cần kiểm tra kali huyết định kỳ. Cần lưu ý
đến hiện tượng tăng kali máu thường xảy ra nhiều hơn khi điều trị lợi tiểu phối
hợp với các thuốc ACEI (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)).
18
1.3.6.2 Thuốc ức chế men chuyển
Thận trọng khi dùng thuốc ACEI cùng với loại lợi tiểu giữ kali hoặc dùng
thuốc cho bệnh nhân có huyết áp thấp. Ở bệnh nhân lớn tuổi, cần lựa chọn liều
khởi đầu một cách thận trọng để tránh hiện tượng tụt huyết áp tư thế đứng chỉ
dùng ACEI sau khi tình trạng BN đã ổn định. Một tác dụng phụ cũng cần được
lưu ý của nhóm thuốc này là gây ho do tăng tổng hợp bradykinin, xảy ra ở
khoảng 1/3 số người dùng thuốc (Tạ Mạnh Cường (2020)).
Điều trị bằng ACEI làm tăng creatinin huyết thanh rõ rệt (>0,5mg%). Mức
độ tăng cao hơn ở BN có hẹp động mạch thận hoặc dùng thuốc kháng viêm
không steroid. Thường có thể cải thiện chức năng thận bằng cách giảm liều lợi
tiểu đang dùng phối hợp mà không cần ngưng ACEI. Tuy nhiên, nếu BN bị phù
và không thể giảm liều thuốc lợi tiểu được thì cũng phải chấp nhận nồng độ
creatinin hơi cao và tiếp tục dùng ACEI. (Tạ Mạnh Cường (2020))
Đối với BN đã suy thận với creatinin>3 mg/dl (300mmol/l) việc cân nhắc
giữa cái lợi của ACEI đối với suy tim và cái hại đối với thận không phải dễ. Tốt
nhất là cải thiện huyết động học càng nhiều càng tốt với lợi tiểu, digoxin, thuốc
giãn mạch, sau đó ngưng lợi tiểu và khởi đầu ACEI với liều thật thấp.(Tạ Mạnh
Cường (2020))
1.3.6.3 Nhóm chẹn bêta giao cảm
Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các thuốc chẹn bêta giao cảm có
thể hiệu quả cả trong các trường hợp suy tim nặng tiến triển, nhưng nhóm thuốc
này chỉ nên được sử dụng trong điều trị các trường hợp suy tim mạn tính ổn
định.
Thuốc chẹn ß giao cảm mới (Nebivolol) làm giảm có ý nghĩa (và phụ thuộc
liều) huyết áp tâm thu và tâm trương so với giả dược. Mức giảm huyết áp tâm
trương và huyết áp tâm thu ở nhóm bệnh nhân điều trị với nebivolol ở các mức
liều 2.5 mg, 5 mg, 10 mg vào thời điểm nồng độ đáy (trough) của thuốc trong
huyết thanh tương ứng là: -7,1 mmHg và -8,6 mmHg, -9.2 mmHg và -9.2
mmHg, -10.2 mmHg và -8.2 mmHg. Thuốc chẹn ß giao cảm mới với thuộc tính
giãn mạch có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị suy tim ở các bệnh nhân
cao tuổi. (Viện Tim Mạch TPHCM (2020))
Thuốc kháng angiotensin: Khi người bệnh có chống chỉ định với các thuốc
ACEI (như ho sau dùng thuốc, suy thận nặng), có thể cân nhắc điều trị thay thế
bằng các thuốc kháng angiotensin như candesartan. Một số nghiên cứu lớn đã
chứng minh được hiệu quả và tính an toàn của các nhóm thuốc này (đặc biệt là
candesartan) trong điều trị các trường hợp suy tim mạn tính không dung nạp với
thuốc ACEI.
19
Digoxin: Thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc amiodarone;
quinidine; calci...Do việc hạ kali máu làm tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin nên
khi dùng digoxin ở người lớn tuổi, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali máu và
chức năng thận, đặc biệt nếu bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu. Trong trường
hợp suy tim có kèm theo rung nhĩ, các thuốc chống đông nên được dùng phối
hợp với digoxin.
1.3.7 Phương pháp kiểm tra tương tác thuốc
Bệnh nhân giữ danh sách cập nhật về thuốc, sản phẩm không kê đơn,
vitamin, thảo mộc và tình trạng y tế. Chia sẻ danh sách này với bác sĩ, dược sĩ
và y tá tại mỗi lần khám để có thể sàng lọc các tương tác thuốc.
Xem lại hướng dẫn thuốc, thông tin kê đơn, nhãn cảnh báo và nhãn thông
tin về thuốc với mỗi sản phẩm theo toa hoặc thuốc không kê đơn mới. Việc ghi
nhãn có thể thay đổi khi có thông tin mới về thuốc, vì vậy điều quan trọng là
phải xem lại thông tin thường xuyên.
Sử dụng công cụ kiểm tra tương tác thuốc trực tuyến ông cụ này giải thích
tương tác là gì, nó xảy ra như thế nào, mức độ quan trọng (chính, trung bình
hoặc nhỏ) và thường là một hướng hành động được đề xuất. Nó cũng sẽ hiển thị
bất kỳ tương tác nào giữa (các) loại thuốc bạn đã chọn và thực phẩm, đồ uống
hoặc tình trạng sức khỏe.
1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
1.4.1 Yếu tố cá nhân
Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định tốc độ enzyme trong quá trình
chuyển hóa thuốc, trong đó hệ chuyển hóa quan trong nhất là cytocrom P450.
Bệnh nhân có enzyme chuyển hóa thuốc chậm thường ít có nguy cơ gặp tương
tác thuốc hơn bệnh nhân có enzyme chuyển hóa thuốc nhanh. (Pertti J Neuvonen
(2013))
Nhiều bệnh đòi hỏi bệnh nhân buôc phải sử dụng nhiều thuốc để đạt được
hiệu quả điều trị mong muốn. Trong đó nhiều thuốc lại có khả năng cảm ứng
hay ức chế enzyme chuyển hóa, dễ gây tương tác với thuốc khác. (Pertti J
Neuvonen (2013))
Những khác biệt về dược động học của thuốc ở những đối tượng đặc biệt
như trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú, dẫn đến
nguy cơ tương tác cao hơn bình thường. Người cao tuổi có những thay đổi nhiều
so với người trưởng thành do suy giảm chức năng các cơ quan gan, thận,…Bệnh
nhân béo phí hay suy dinh dưỡng thường có sự thay đổi mức độ chuyển hóa
enzyme vì thế đối tượng này nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốc.
20
Những đối tượng khác có nguy cơ cao là những bệnh nhân nặng, bệnh nhân mắc
bệnh tự miến hay đã trãi qua phẫu thuật ghép cơ quan. (Đàm Văn Nồng (2019)),
(Chen-Fang Lin, Chun-Yu Wang, Chyi-Huey Bai (2011)), (Pertti J Neuvonen
(2013))
1.4.2 Yếu tố thuộc về thuốc
Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy
cơ cao gặp phải tương tác thuốc bất lợi, tần suất tương tác thuốc 3-5% khi sử
dụng vài thuốc và tới 20% khi sử dụng từ 10-20 thuốc. Số tương tác thuốc tăng
theo số lượng thuốc phối hợp trong điều trị, số tương tác thuốc có ý nghĩa lâm
sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng từ 2 thuốc lên 82% khi dùng từ 7
thuốc.(Đàm Văn Nồng (2019)), (Carina Tukukino, Susanna M. Wallerstedt
(2020))
1.4.3 Yếu tố thuộc về cán bộ y tế
Nếu bệnh nhân được điều trị từ nhiều bác sĩ cùng lúc, mỗi bác sĩ có thể có
cách phối hợp điều trị khác nhau điều này dễ dẫn đến tương tác thuốc. (Đàm
Văn Nồng (2019)), (Carina Tukukino, Susanna M. Wallerstedt (2020))
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.5.1 Thế giới
Nghiên cứu Pamela L Smithburger và cộng sự 2010 ở Hoa Kỳ về tương tác
thuốc ở đơn vị chăm sóc đặc biệt về tim và lồng ngực có 5-9% các tương tác
tiềm ẩn chống chỉ định. Nhiều tương tác tiềm ẩn và thường xuyên liên quan đến
các chất điều chỉnh đông máu, các tương tác tiềm ẩn có thể dẫn đến kéo dài QTc
và ức chế cytochrom P450. Có 20,5% các tương tác tiềm năng. (Pamela L
Smithburge (2010))
Nghiên cứu của tác giả Hicham Fettah và cộng sự (2018) về tương tác
thuốc trên bệnh nhân suy tim ghi nhận 138 bệnh nhân được bao gồm: 360 tương
tác được phát hiện trong số 94 bệnh nhân với số lượng thuốc uống trung bình là
5,2. Tỷ lệ phổ biến của tương tác thuốc được ước tính là 68,11%, trong đó phổ
biến nhất liên quan đến Kardegic / Plavix (12,22%), Kardegic / Heparin (8,33%)
và Lasilix / Spironolactone (5,83%). Trong số 726 loại thuốc được kê đơn,
51,24% là thuốc cho hệ tim mạch, tiếp theo là máu và thuốc cơ quan tạo máu
39,67%. Tương tác với mức độ nghiêm trọng chính chiếm 11,11% trong tổng số
tương tác thuốc trong khi những tương tác với mức độ nghiêm trọng trung bình
và nhẹ lần lượt chiếm 37,22% và 51,66%. (Hicham Fettah, at el (2018))
Nghiên cứu của UV Mateti 2011 vấn đề tương tác thuốc ở bệnh nhân bệnh
tim ghi nhận kết quả trong thời gian nghiên cứu, tổng số 600 đơn thuốc đã được
phân tích và thấy rằng 88 bệnh nhân có ít nhất một tương tác thuốc. Tỷ lệ tương
21
tác thuốc ở nữ cao hơn so với nam (56,82% so với 43,18%). Tương tác thuốc
được quan sát nhiều hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên (57,96). Bệnh nhân dùng hơn
10 loại thuốc được kê đơn phát triển tương tác thuốc thường xuyên hơn
(65,91%). Heparin (62,25%) và aspirin (47,72%) là những loại thuốc phổ biến
nhất gây ra tương tác thuốc. Phần lớn các trường hợp được phân loại là mức độ
nghiêm trọng trung bình (61,36%). Lão hóa, giới tính nữ và gia tăng sử dụng
thuốc đồng thời có liên quan đến việc tăng tương tác thuốc.(UV Mateti, at el
(2011))
Theo nghiên cứu của Tina Roblek (2020) về tương tác thuốc ở bệnh nhân
suy tim mạn tính và COPD ghi nhận 6,5±5,7 tương tác thuốc tiềm năng trên mỗi
bệnh nhân khi nhập viện và 7,2±5,6 khi xuất viện (p = 0,2). Tương tác loại X
(tránh kết hợp) rất hiếm (<1%), với sự kết hợp của thuốc chẹn β và chất chủ vận
β2 là phổ biến nhất (64%). Có nhiều khả năng tương tác thuốc type-C và type-D
hơn ở bệnh nhân suy tim mạn tính so với bệnh nhân COPD ( p<0,001). Bệnh
nhân mắc đồng thời suy tim mạn tính và COPD tương tác thuốc tiềm năng loại
C (lợi ích kết hợp cao hơn nguy cơ) và loại X (tránh kết hợp) nhiều hơn so với
những người mắc bệnh riêng lẻ ( p <0,005).(Tina Roblek, at el (2020))
1.5.2 Việt Nam
Theo nghiên cứu tác giá Đàm Văn Nồng (2019) Xây dựng danh mục tương
tác thuốc cần chú ý dựa trên lý thuyết từ danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm
Y tế huyện Ba Chẽ năm 2019 ghi nhận từ danh mục thuốc bệnh viện, nhóm
nghiên cứu xây dựng được danh mục 43 cặp tương tác cần chú ý dựa trên lý
thuyết, bao gồm 12 cặp chống chỉ định có mức độ bằng chứng rất tốt/ tốt/ khá,
31 cặp nghiêm trọng có mức độ bằng chứng rất tốt. Kết quả thu được sau khi
khảo sát 289 bệnh án nội trú thu được 74 bệnh án có tương tác chiếm 23 % với
147 lượt tương tác, khảo sát 659 đơn thuốc ngoại trú thu được 66 đơn thuốc có
gặp tương tác chiếm 10% với 98 lượt tương tác. Phần lớn là tương tác nghiêm
trọng, tiếp đến là tương tác trung bình và nhẹ, có 1 cặp tương tác chống chỉ định
với 3 lượt tương tác trong bệnh án và 7 lượt tương tác trong đơn thuốc. (Đàm
Văn Nồng (2019))
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc ACEI có thể ngăn ngừa sự tiến
triển từ suy tim tiềm ẩn thành suy tim có triệu chứng, do đó sử dụng ACEI sớm
ở những bệnh nhân (BN) chưa cần đến lợi tiểu là hợp lý. Hơn 30 nghiên cứu có
đối chứng với giả dược thực hiện tổng cộng trên hơn 7.000 người bệnh suy tim
cho thấy ACEI giảm được triệu chứng suy tim ở các bệnh nhân suy tim từ nhẹ,
trung bình đến suy tim nặng...(Tạ Mạnh Cường (2020))
22
Nghiên cứu Cibis II thực hiện trên 2647 bệnh nhân suy tim độ III hoặc IV ;
nguyên nhân suy tim có thể là thiếu máu cục bộ hay không thiếu máu cục bộ.
Sau 18 tháng, nhóm Bisoprolol giảm tử vong do mọi nguyên nhân 32% (p
<0,001), giảm đột tử 44%.(Bộ môn Dược lâm sàng1; (2010))
1.6 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN KHOA NỘI TỔNG HỢP CỦA TRUNG
TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU
Nhân lực: tổng biên chế là 35, trong đó: Bác sĩ CK1: 01; Bác sĩ: 11, Điều
dưỡng 17; YSĐK: 06. Cận lâm sàng phục vụ cho chuyên khoa Nội tim mạch:
Điện tim, siêu âm, X quang. Danh mục các thuốc dùng cho nội tim mạch: Cơ
bản đảm bảo các thuốc thiết yếu dùng cho nội khoa. Các thuốc dùng trong nội
tim mạch: Amlodipin 5 mg, Atorvastatin 20 mg, Bisoprolol, Captopril 25 mg,
Clopidogrel 75 mg, Dexamethason 4 mg/ml, Furosemid 20 mg/2 ml, Nifedipin
20 mg, Propranolol (hydroclorid) 40 mg, Atropin (sulfat) 0,25 mg/ml. Tổng số
giường kế hoạch: 120, giường thực kê: 140. Danh mục kỹ thuật, thủ thuật thực
hiện tại khoa: Có 97 danh mục kỹ thuật BHYT thanh toán và 388 danh mục kỹ
thuật người bệnh chi trả.
Bảng 1. 7 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa, số lượt bệnh nhân tim
mạch điều trị nội trú qua các năm:
Năm
Số lượt bệnh nhân điều
trị tại khoa
Số lượt bệnh nhân điều trị tim
mạch
Năm 2016 6.813 4.105
Năm 2017 7.463 4.255
Năm 2018 6.679 3.780
Năm 2019 8.992 5.102
Năm 2020 8.867 5.239
Quý I 2021 1.778 899
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung
tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn m u
Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định là suy tim mạn tính
và chỉ định điều trị nội trú bằng thuốc suy tim.
Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh suy tim mạn tính tiếp tục đựợc
điều trị.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án sử dụng ít hơn 2 thuốc.
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu
Thời gian: Tháng 10 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang-Hồi cứu.
2.2.2 Cỡ m u, phương pháp chọn m u
2.2.2.1 m
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ:
n =
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
Z: Là ước lượng khoảng tin cậy.
α: Là mức ý nghĩa thống kê.
d: Độ chính xác (hay sai số cho phép).
p: Trị số mong muốn của tỷ lệ.
Chọn: α= 0,05 thì = 1,96 (với độ tin cậy 95%).
p=0,6136 theo nghiên cứu của tác giả UV Mateti 2011 về tương tác thuốc-
thuốc trên bệnh nhân bệnh tim. (UV Mateti, at el (2011))
d=0,03
n=264
Dự phòng 10% khả năng không hoàn thành phiếu, ta lấy mẫu là 290 mẫu.
24
2.2.2.2 hương pháp chọn m
Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.3 Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: Bệnh nhân dựa vào CMND hoặc hộ khẩu
Giới tính: Dựa vào CMND hoặc sổ hộ khẩu, gồm 2 giá trị nam và nữ.
Nơi ở thường trú: Biến nhị giá, khu vực thành thị gồm quận nội thành, các
phường nội thị và thị trấn; khu vực nông thôn bao gồm các đơn vị hành chính cơ
sở còn lại, gồm 2 giá trị: Thành thị và Nông thôn.
Thể trạng cơ thể (BMI): Dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI
được tính theo công thức: BMI = [cân nặng (kg)) / [chiều cao (m)2
)
Bảng 2. 1 Phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước Châu Á
Phân loại BMI (kg/m2)
Gầy <18,5
Bình thường 18,5-22,9
Thừa cân
Béo phì
23,0-24,9
25,0
Số lượng bệnh mắc: Dựa vào chẩn đoán theo ICD-10 của bác sĩ được ghi
trong hồ sơ bệnh án. Gồm 3 giá trị: 1-5 bệnh, 6-10 bệnh, >10 bệnh.
Số thuốc trong đơn: Gồm 4 giá trị: 1-5 thuốc, 6-10 thuốc, 11-15 thuốc,
>15 thuốc.
Số ngày điều trị nội trú: 1-5 ngày, 6-10 ngày, 11-15 ngày, >15 ngày.
2.2.3.2 Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân
Danh mục các thuốc điều trị suy tim mạn tính
 Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II
 Thuốc chẹn beta
 Thuốc chẹn kênh calci
 Glycosid tim
 Kháng Aldosterone
 Lợi tiểu
 Nhóm nitrat
 Thuốc tăng co bóp
 Ức chế men chuyể
 Phối hợp sẵn
Hoạt chất thuốc
Biệt dược
Dạng bào chế
Hàm lượng thuốc
25
Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng: Được tính bằng cách lấy tần số sử
dụng của nhóm thuốc đó chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
Tỷ lệ các thuốc được sử dụng: được tính bằng cách lấy tần số sử dụng của
hoạt chất đó chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
Phác đồ điều trị suy tim mạn tính: Tỷ lệ từng nhóm phác đồ được tính bằng
cách lấy tần số sử dụng nhóm phác đồ chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
 Đơn trị liệu
 2 nhóm thuốc
 3 nhóm thuốc
 4 nhóm thuốc
 5 nhóm thuốc
 6 nhóm thuốc
 7 nhóm thuốc
Các kiểu phối hợp thuốc: Được tính bằng cách lấy tần số của kiểu phối hợp
thuốc chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
Tỷ lệ tương tác thuốc và một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác
thuốc
Tỷ lệ tương tác thuốc
Số lượng tương tác thuốc
Tỷ lệ các loại tương tác thuốc theo cơ chế: Dược động học, dược lực học.
Tỷ lệ các mức độ tương tác thuốc: Nhẹ, theo dõi chặt chẽ, nghiêm trọng.
Nhóm thuốc tương tác: Gồm 3 giá trị: Tương tác trong phối hợp thuốc điều
trị suy tim, tương tác giữa thuốc điều trị suy tim với thuốc khác, tương tác giữa
các nhóm khác.
Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác
Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng: Tương tác có mức độ
giám sát, nghiêm trọng.
Số cặp tương tác thuốc trong đơn thuốc
Số cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc.
Cơ sở đánh giá tương tác thuốc
Từ danh mục thuốc trong hồ sơ bệnh án đã sử dụng kiểm tra tương tác
thuốc cần chú ý dựa trên lý thuyết thông qua 2 phần mềm tra cứu tương tác Drug
Interactons-Micromedex Solution và Drug Interaction Facts 2014 (Drug
interaction (2020)).
2.2.3.3 Một số yếu tố liên quan
Nhóm tuổi: 19-49 tuổi, 50-59 tuổi, 60-69 tuổi, 70-79 tuổi, 80-98 tuổi.
Giới tính: Nam, nữ.
26
Thể trạng cơ thể: Gầy, bình thường, thừa cân, béo phì
Số lượng bệnh lý kèm theo: 1-5 bệnh, 6-10 bệnh,>10 bệnh.
Số thuốc được sử dụng trong đơn: 1-5 thuốc, 6-10 thuốc,>10 thuốc.
Phác đồ điều trị: Đơn trị liệu, phác đồ đôi, phát đồ 3 thuốc.
Số ngày điều trị: 1-5 ngày, 6-10 ngày,>10 ngày.
2.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
2.2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu thu thập soạn sẵn.
- Hồ sơ bệnh án.
- Phần mềm kiểm tra tương tác thuốc.
2.2.4.2 hương pháp th thập số liệu
Ghi nhận thông tin trên hồ sơ quản lý bệnh nhân và phần mềm kiểm tra
tương tác thuốc.
2.2.4.3 ác bước thu thập số liệu
- Xem hồ sơ bệnh án điều trị nội trú của bệnh nhân.
- Sử dụng phần mềm kiểm tra tương tác thuốc.
2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai lệch
- Sai số ghi nhận: Ghi chép cẩn thận, mã hóa thông tin, kiểm tra kỹ càng.
- Sai số cung cấp thông tin: Đối chiếu giấy tờ, hồ sơ bệnh án.
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.6.1 Xử lý dữ kiện
Mỗi phiếu thu thập sau khi thu thập xong sẽ được kiểm tra ngay về tính
hoàn tất và tính phù hợp. Những phiếu không hoàn tất hoặc không phù hợp sẽ
được thu thập lại. Nếu cần thiết sẽ loại bỏ các phiếu có nhiều thông tin bị mất.
Mã hóa số liệu và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để nhập liệu và phân tích số
liệu.
2.2.6.2 Phân tích số liệu
- Xác định tần số, tỷ lệ các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên
cứu.
- Xác định tần số và tỷ lệ phần tương tác các thuốc điều trị suy tim mạn tính
trong điều trị nội trú.
- Xác định tần số và tỷ lệ phần trăm các yếu tố liên quan ảnh hưởg tương tác
thuốc.
- Xác định sự liên quan giữa các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến mức độ
tương tác thuốc, sử dụng kiểm định X2
(chi square test), α=0,05.
27
2.3 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Là nghiên cứu hồi cứu nhằm tìm hiểu về tình hình tương tác thuốc ở bệnh
nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, Sóc
Trăng. Nhóm nghiên cứu luôn mong muốn một kết quả khách quan, chính xác
và trung thực, làm cơ sở và kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo trong
tương lai. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ y tế,
những người làm trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh suy
tim mạn tính. Nghiên cứu trên cơ sở khoa học, những thông tin thu thập chỉ để
phục vụ mục đích nghiên cứu, không mang ý nghĩa về chính trị hay tôn giáo, tôn
trọng quyền lợi người tự nguyện tham gia, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu..
Với lương tâm và trách nhiệm của nhóm nghiên cứu, đảm bảo bí mật, các thông
tin không gây tổn hại gì cho người bệnh và người nhà của bệnh nhân.
Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ nghiên cứu
BỆNH ÁN NỘI TRÚ
LOẠI TRỪ BỆNH ÁN
KHÔNG THỎA
ĐIỀU KIỆN
SỐ BỆNH ÁN ĐƯA
VÀO NGHIÊN CỨU
(290 BỆNH ÁN)
Drug Interactions-Micromedex Solution
và Drug Interaction Facts 2014
SỐ CẶP TƯƠNG TÁC
THUỐC
XÁC ĐỊNH TẦN XUẤT CÁC CẶP TƯƠNG TÁC
TỪ ĐÓ ĐƯA RA DANH SÁCH CÁC CẶP TƯƠNG TÁC
THUỐC BẤT LỢI TẠI TTYT ĐỂ CẢNH BÁO TƯƠNG
28
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.4 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.4.1 Nhóm tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 290 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
suy tim mạn tính được điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh
Sóc Trăng từ tháng 10/2020 tháng 6 năm 2021. Tuổi trung bình của bệnh nhân
nghiên cứu là 70,11±13,60, bệnh nhân từ 19 đến 98 tuổi. Trong đó, nhóm bệnh
nhân 80-98 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,9%, kế đến là nhóm bệnh nhân 70-
79 tuổi (26,2%) và nhóm bệnh nhân 60-69 tuổi (25,9%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là
nhóm bệnh nhân 19-39 tuổi với 3,1%.
Bảng 3. 1 Thông tin về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
19-39 tuổi 9 3,1
40-49 tuổi 13 4,5
50-59 tuổi 36 12,4
60-69 tuổi 75 25,9
70-79 tuổi 76 26,2
80-98 tuổi 81 27,9
Trung bình±độ lệch chuẩn (tuổi): 70,114±13,60
2.4.2 Giới tính
Đa số hồ sơ bệnh án trong nghiên cứu của chúng tôi là nữ giới với 182
bệnh nhân (chiếm 62,8%), nam giới có 108 bệnh nhân (chiếm 37,2%).
Biểu đồ 3. 1 Thông tin về giới tính của đối tượng nghiên cứu
2.4.3 Nơi ở
Có 195 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sống ở nông thôn, chiếm
67,2%, còn lại 32,8% bệnh nhân sống ở thành thị.
108
(37,2)
182
(62,8%)
Nam giới
Nữ giới
29
Biểu đồ 3. 2 Thông tin về nơi ở của đối tượng nghiên cứu
2.4.4 Thể trạng cơ thể
Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là 22,48±4,62 kg/m2. Trong đó, đa
số bệnh nhân có thể trạng trung bình với 37,6%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm
bệnh nhân có thể trạng gầy với 13,4%.
Bảng 3. 2 Thông tin về thể trạng cơ thể của đối tượng nghiên cứu
BMI Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Gầy 39 13,4
Bình thường 109 37,6
Thừa cân 81 27,9
Béo phì 61 21,0
Tổng 290 100
Trung bình±độ lệch chuẩn (Kg/m2
): 22,48±4,62
2.4.5 Số lượng bệnh mắc
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 57,6% bệnh nhân hiện mắc từ 6-10
bệnh, 38,6% mắc từ 1-5 bệnh và 3,8% bệnh nhân mắc từ 11 bệnh trở lên theo
ICD-10.
Trong đó: Tỷ lệ số lượng bệnh đồng mắc khá cao (6-10 bệnh chiếm 57,6%). Các
bệnh đồng mắc trên bệnh nhân suy tim mạn tính chủ yếu bao gồm: Rối loạn mỡ máu
(14,02%), bệnh van tim (11,3%), bệnh mạch vành (9,8%), tăng huyết áp (10,5%), bệnh
suy thận mạn (2,2%), đái tháo đường (6,82%) và bệnh rung nhĩ (0,96%).
Biểu đồ 3. 3 Thông tin về số bệnh đồng mắc trên đối tượng nghiên cứu
195
(67,2%)
95
(32,8%)
Nông thôn
Thành thị
0
20
40
60
1 - 5 bệnh 6 - 10 bệnh > 10 bệnh
112
(38,6%)
167
(57,6%)
11
(3,8)
Tỷ
lệ
(%)
30
2.4.6 Số thuốc trong đơn thuốc
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng mỗi ngày từ 6-10 thuốc với
69,0%, kế đó là từ 1-5 thuốc với 19,0%, thấp nhất là bệnh nhân sử dụng >15
thuốc mỗi ngày với 1,0%.
Biểu đồ 3. 4 Thông tin về số thuốc trên đối tượng nghiên cứu
2.4.7 Số ngày điều trị
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nhập viện
từ 10 ngày trở xuống với 42,8% bệnh nhân nhập viện từ 1-5 ngày, 38,8% bệnh
nhân nhập viện từ 6-10 ngày.
Biểu đồ 3. 5 Thông tin về số ngày điều trị của đối tượng nghiên cứu
0
10
20
30
40
50
60
70
1 - 5 thuốc 6 - 10 thuốc 11 - 15 thuốc > 15 thuốc
56
(19,3%)
200
(69,0%)
31
(10,7%)
3
(1,0%)
Tỷ
lệ
(%)
0
10
20
30
40
50
1 - 5 ngày 6 - 10 ngày 11 - 15 ngày > 15 ngày
124
(42,8%) 111
(38,3%)
47
(16,2%)
8
(2,8%)
Tỷ
lệ
(%)
31
2.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN
TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH
CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
2.5.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn
tính
Trong 10 nhóm thuốc điều trị suy tim mạn tính theo phân loại của chúng
tôi, ACEI là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất cho 201 bệnh nhân (chiếm
69,3%), kế đến là các thuốc phối hợp sẵn với 49,3%, lợi tiểu 30,0%, nhóm nitrat
(23,8%), nhóm chẹn beta (20,7%), chẹn kênh calci (20,7%), glycosid tim
(19,7%), kháng Aldosterone (15,9%), chẹn thụ thể Angiotensinogen II (6,9%)
và thuốc tăng co bóp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,8%.
Biểu đồ 3. 6 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính
2.5.2 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính
Các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bao
gồm: Enalapril (49,4%), Furosemid (30,0%), Isosorbod 22,1%, thuốc phối hợp
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
20
(6,9%)
60
(20,7%)
60
(20,7%)
57
(19,7%) 46
(15,9%)
87
(30,0%)
69
(23,8%)
11
(3,8%)
201
(69,3%)
143
(49,3%)
Tỷ
lệ
(%)
32
sẵn Furosemid+Spironolacton 41,4%. Thông tin chi tiết về tỷ lệ sử dụng từng
loại hoạt chất được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3. 3 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính
Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chẹn thụ thể angiotensin II Losartan 20 6,9
Chẹn beta
Bisoprolol 56 19,3
Carvedilol 4 1,4
Chẹn kênh Calci
Amlodipin 48 16,6
Nifedipin 12 4,1
Glycosid tim Digoxin 57 19,7
Kháng Aldosterone Spironolacton 46 15,9
Lợi tiểu Furosemid 87 30,0
Nhóm Nitrat
Nitroglycerin 5 1,7
Isosorbid 64 22,1
Thuốc tăng co bóp
Dobutamin 5 1,7
Epinephrin 1 0,3
Nor-epinephrin 5 1,7
Ức chế men chuyển
Captopril 34 11,7
Enalapril 143 49,3
Lisinopril 8 2,8
Perindopril 12 4,1
Ramipril 4 1,4
Phối
hợp
sẵn
ARB+Lợi tiểu
Valsartan+hydroclorothiazid 2 0,7
Irbesartan+hydroclorothiazid 2 0,7
Telmisartan+hydroclorothiazid 7 2,4
Lợi tiểu+Kháng Aldosterone Furosemid+spironolacton 120 41,4
UCMC+Chẹn kênh Calci Perindopril+amlodipin 3 1,0
UCMC+Lợi tiểu Lisinopril+hydroclorothiazid 9 3,1
2.5.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được sử dụng từ 1 đến 7
nhóm thuốc mỗi ngày để điều trị suy tim mạn tính. Trong đó, chiếm đa số là
phác đồ phối hợp 3 thuốc với 33,1% (96 bệnh nhân), kế đến là phát đồ phối hợp
4 thuốc với 24,5% (71 bệnh nhân), 2 thuốc với 19,7% (57 bệnh nhân), 1 thuốc
với 11,7% (34 bệnh nhân), 5 thuốc với 9,7% (28 bệnh nhân), 6 thuốc với 1% và
7 thuốc với 0,3% bệnh nhân.
33
Biểu đồ 3. 7 Tỷ lệ các loại phác đồ điều trị
Trong phát đồ đơn trị liệu, chiếm phần lớn là thuốc lợi tiểu với 3,1% và
thuốc ACEI với 2,8%. Trong phát đồ điều trị 2 thuốc, phác đồ phối hợp giữa
UCMC+Lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,8%, kế đến là phác đồ phối hợp
giữa UCMC và chẹn beta (2,1%), chẹn kênh calci (2,1%), kháng aldosterone
(2,1%) hoặc Lợi tiểu+Kháng Aldosterone chiếm 2,4%. Trong phác đồ điều trị 3
thuốc, sự phối hợp giữa Kháng Aldosterone+UCMC+lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều
nhất với 12,1%. Trong phác đồ điều trị 4 thuốc, sự phối hợp giữa UCMC+Lợi
tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 5,9%. Trong
phác đồ điều trị 5 thuốc, sự phối hợp giữa Chẹn beta+Glycosid tim+Lợi
tiểu+UCMC+Kháng Aldosterone hoặc Glycosid tim+UCMC+Lợi tiểu+Nhóm
nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 1,7%. Các phác đồ điều trị
khác được thể hiện trong bảng 3.4.
0
5
10
15
20
25
30
35
1 thuốc 2 thuốc 3 thuốc 4 thuốc 5 thuốc 6 thuốc 7 thuốc
34
(11,7%)
57
(19,7%)
96
(33,1%)
71
(24,5%)
28
(9,7%)
3
(1,0%)
1
(0,3%)
Tỷ
lệ
(%)
34
Bảng 3. 4 Các phác đồ điều trị suy tim mạn tính trên bệnh nhân
Phác đồ Nhóm thuốc Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
1 nhóm
thuốc
ARB 2 0,7
Chẹn beta 1 0,3
Chẹn kênh Calci 2 0,7
Glycosid tim 2 0,7
Kháng Aldosterone 6 2,1
Lợi tiểu 9 3,1
Nhóm nitrat 1 0,3
Thuốc tăng co bóp 3 1,0
UCMC 8 2,8
Tổng 34 11,7
2 nhóm
thuốc
ARB+Lợi tiểu 3 1,0
Chẹn beta+ARB 1 0,3
Chẹn beta+Nhóm nitrat 1 0,3
Chẹn beta+UCMC 6 2,1
Chẹn kênh Calci+Glycosid tim 1 0,3
Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu 6 2,1
Chẹn kênh Calci+UCMC 5 1,7
Glycosid tim+Lợi tiểu 1 0,3
Glycosid tim+UCMC 1 0,3
Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 7 2,4
Nhóm nitrat+ARB 1 0,3
Nhóm nitrat+UCMC 1 0,3
Thuốc tăng co bóp+Kháng Aldosterone 1 0,3
UCMC+ARB 1 0,3
UCMC+Kháng Aldosterone 6 2,1
UCMC+Lợi tiểu 14 4,8
UCMC+Thuốc tăng co bóp 1 0,3
Tổng 57 19,7
3 nhóm
thuốc
ARB+Kháng Aldosterone+Lợi tiểu 1 0,3
Chẹn beta+ARB+Chẹn kênh Calci 1 0,3
Chẹn beta+Glycosid tim+UCMC 1 0,3
Chẹn beta+Lợi tiểu+Chẹn kênh Calci 2 0,7
Chẹn beta+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3
Chẹn beta+UCMC+Kháng Aldosterone 2 0,7
Chẹn beta+UCMC+Lợi tiểu 3 1,0
Chẹn beta+UCMC+Nhóm nitrat 1 0,3
Chẹn kênh Calci+ARB+Lợi tiểu 2 0,7
Chẹn kênh Calci+Chẹn beta+UCMC 1 0,3
Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 3 1,0
Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Nhóm nitrat 4 1,4
Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+UCMC 8 2,8
Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3
Chẹn kênh Calci+UCMC+Kháng Aldosterone 2 0,7
Glycosid tim+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

More Related Content

What's hot

Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giangThuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOGTĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
SoM
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢN
SoM
 
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNGDỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
SoM
 
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
SoM
 
ADR corticoid
ADR corticoidADR corticoid
ADR corticoid
Hùng Nguyễn
 
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạHiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
HA VO THI
 
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢIHỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
SoM
 
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCIBai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCIThanh Liem Vo
 
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ emĐiều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Bs. Nhữ Thu Hà
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
SoM
 
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
SoM
 
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩnvai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
SoM
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
SuperJudy1
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOAOXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
SoM
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giangThuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
Thuc trang benh dai thao duong tien dai thao duong o nguoi khmer tinh hau giang
 
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOGTĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ ACOG
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢN
 
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNGDỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
DỊCH TRUYỀN SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
 
Chuyên đề corticoid
Chuyên đề corticoidChuyên đề corticoid
Chuyên đề corticoid
 
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
ADR corticoid
ADR corticoidADR corticoid
ADR corticoid
 
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạHiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
Hiệu quả của buscopan và no-spa trong chuyển dạ
 
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢIHỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
HỘI CHỨNG THIỂU SẢN THẤT TRÁI VÀ THIỂU SẢN THẤT PHẢI
 
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCIBai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
 
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ emĐiều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
 
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH LÝ TUYẾN YÊN VÀ THƯỢNG THẬN THƯỜNG GẶP
 
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩnvai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
vai trờ của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOAOXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf (20)

Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ BÙI NGỌC QUÝ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ BÙI NGỌC QUÝ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược Lý Và Dược Lâm Sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG ĐỆ CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất to lớn và tận tình của quý thầy cô, nhà trường, cùng các bạn đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học trường Đại học Tây Đô, giảng viên khoa Dược-Điều Dưỡng đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Quang Đệ, người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho tôi kiến thức quý báu về nghiên cứu khoa học. Tôi vô cùng cảm ơn toàn thể lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cán bộ khoa Nội tổng hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng tôi trong những ngày tháng học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Trân trọng! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Quý
  • 4. ii TÓM TẮT Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 320.000-1,6 triệu người mắc bệnh suy tim. Vấn đề quan trọng để thay đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim mạn tính đó là phát hiện và điều trị hiệu quả tránh các biến chứng nặng nề của bệnh. Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Trong nhiều trường hợp tương tác thuốc gây ra những biến cố bất lợi trong điều trị, có thể xuất hiện độc tính với cơ thể, thay đổi tác dụng và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Những tương tác thuốc bất lợi này có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng hoặc tiến hành can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính, (2) Xác định tỷ lệ tương tác thuốc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh nhân suy tim mạn tính. Với phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang-hồi cứu. Chúng tôi thu mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập 290 hồ sơ bệnh án điều trị nội trú của bệnh nhân suy tim mạn tính tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ 01/10/2020 đến 31/06/2021. Về điều trị suy tim mạn tính, ACEI là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất cho 69,3% bệnh nhân, kế đến là các thuốc phối hợp sẵn với 49,3% và thuốc tăng co bóp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,8%. Về phác đồ điều trị: chiếm đa số là phác đồ phối hợp 3 thuốc với 33,1% (Kháng Aldosterone+UCMC+lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 12,1%), kế đến là phát đồ phối hợp 4 thuốc với 24,5% (UCMC+Lợi tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 5,9%), 2 thuốc với 19,7% (UCMC+Lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,8%), 1 thuốc với 11,7% (chiếm phần lớn là thuốc lợi tiểu với 3,1%), 5 thuốc với 9,7% (Chẹn beta+Glycosid tim+Lợi tiểu+UCMC+Kháng Aldosterone hoặc Glycosid tim+UCMC+Lợi tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 1,7%), 6 thuốc với 1% và 7 thuốc với 0,3% bệnh nhân. Trong 290 đơn thuốc, có 247 đơn thuốc (chiếm 85,2%) có tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Trung bình mỗi đơn thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi có 4,62±3,85 cặp tương tác, trong đó có 3,7±3,49 cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Bệnh nhân lớn tuổi, sử dụng nhiều thuốc, phác đồ điều trị suy tim mạn tính càng phức tạp, thời gian nằm viện càng lâu thì tỷ lệ tương tác thuốc càng cao, p<0,05. Công tác dược lâm sàng tại bệnh viện cần đẩy mạnh hoạt động phân tích đơn thuốc trước khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân, tích cực cập nhật các thông tin thuốc để tránh tương tác thuốc bất lợi xảy ra. Từ khóa: suy tim mạn tính, tương tác thuốc, nội trú, Sóc Trăng.
  • 5. iii ABSTRACT Heart failure affected between 320,000 and 1.6 million people in Vietnam. Detecting and treating the disease to avoid serious complications is a critical issue in changing the prognosis for patients with chronic heart failure. In clinical practice, drug interactions are a common issue. Adverse treatment events, toxicity, altered effects, and potentially life-threatening consequences result from drug interactions. These adverse drug interactions can be avoided with careful monitoring or risk- reduction interventions. The following were the goals of this study: (1) surveying drug use in chronic heart failure patients; (2) determining the rate of drug interactions and factors related to drug interactions in chronic heart failure patients' prescriptions. The research was cross-sectional, retrospective, and descriptive. We used a convenient sampling method to collect samples. From October 1, 2020, to June 31, 2021, we collected 290 medical records of chronic heart failure patients admitted to Vinh Chau Town Medical Center in Soc Trang province. In the treatment of chronic heart failure, ACEIs were used by 69.3% of patients, followed by pre-mixed drugs with 49.3% and inotropic drugs with a low percentage. the most, with 3.8%. The most common treatment regimen is a three- drug combination regimen with 33.1% (Aldosterone resistance+ACEI+diuretics account for the highest rate with 12.1%), followed by a four-drug combination regimen. 1 drug had a rate of 24.5% (ACEI+Diuretic+Nitrate+Aldosterone resistance accounted for the highest rate with 5.9%), 2 drugs had a rate of 19.7% (ACEI+Diuretic accounted for the highest rate with 4.8%), 1 drug had a rate of 11.7% (mostly diuretics with 3.1%), and 5 drugs had a rate of 9.7% (Beta Blocker+Cardiac Glycoside+Diuretic+Of the 290 prescriptions, accounting for 85.2%, had clinically significant. In our study, each prescription had an average of 4.62 3.85 pairs of interactions, with 3.7 3.49 pairs of interactions having clinical significance. The higher the drug interaction rate, the older the patient, the more drugs used, the more complicated the chronic heart failure regimen, the longer the hospital stay. Clinical pharmacy work in the hospital should encourage prescription analysis before dispensing drugs to patients, as well as actively updating drug information to avoid adverse drug interactions. Key: Chronic heart failure, drug interactions, inpatient, Soc Trang province
  • 6. iv LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Quý
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................ii ABSTRACT ........................................................................................................iii LỜI CAM KẾT...................................................................................................iv MỤC LỤC............................................................................................................ v DANH MỤC BẢNG.........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...........................................................ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. x MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ SUY TIM MẠN TÍNH.............................. 3 1.1.1 Định nghĩa suy tim.............................................................................. 3 1.1.2 Chẩn đoán ........................................................................................... 3 1.1.3 Phân độ suy tim................................................................................... 7 1.1.4 Điều trị suy tim ................................................................................... 8 1.2 CÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH ............... 10 1.2.1 Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI) ...................... 10 1.2.2 Nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ARB)............. 10 1.2.3 Thuốc ức chế kép thụ thể Angiotensin Neprilysin (ARNI) ............. 11 1.2.4 Thuốc chẹn beta ................................................................................ 11 1.2.5 Nhóm lợi tiểu kháng aldosterone...................................................... 11 1.2.6 Thuốc ức chế đồng vận Natri-glucose 2 (SGLT2i) .......................... 12 1.2.7 Các nhóm thuốc khác, áp dụng trong các trường hợp cụ thể .......... 13 1.3 CÁC VẤN ĐỀ TƯƠNG TÁC THUỐC THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH................................................................... 14 1.3.1 Định nghĩa tương tác thuốc............................................................... 14 1.3.2 Cơ chế tương tác thuốc ..................................................................... 14 1.3.3 Phân độ tương tác thuốc.................................................................... 14 1.3.4 Các giai đoạn tương tác thuốc (U.S.Food and Drug (2013)), (Ingolf Cascorbi (2012))2) .............................................................................................. 15 1.3.5 Biện pháp kiểm soát tương tác thuốc................................................ 16 1.3.6 Các tương tác thuốc thường gặp....................................................... 16 1.3.7 Phương pháp kiểm tra tương tác thuốc............................................. 19 1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH................................................... 19
  • 8. vi 1.4.1 Yếu tố cá nhân .................................................................................. 19 1.4.2 Yếu tố thuộc về thuốc ....................................................................... 20 1.4.3 Yếu tố thuộc về cán bộ y tế............................................................... 20 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................. 20 1.5.1 Thế giới............................................................................................. 20 1.5.2 Việt Nam........................................................................................... 21 1.6 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN KHOA NỘI TỔNG HỢP CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU .................................................. 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 23 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................ 23 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu........................................................................ 23 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................ 23 2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 23 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 23 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 23 2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu...................................................... 23 2.2.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................... 24 2.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu......................................... 26 2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai lệch........................................................ 26 2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................ 26 2.3 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................... 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 28 2.4 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............. 28 2.4.1 Nhóm tuổi ......................................................................................... 28 2.4.2 Giới tính ............................................................................................ 28 2.4.3 Nơi ở ................................................................................................. 28 2.4.4 Thể trạng cơ thể ................................................................................ 29 2.4.5 Số lượng bệnh mắc ........................................................................... 29 2.4.6 Số thuốc trong đơn thuốc.................................................................. 30 2.4.7 Số ngày điều trị ................................................................................. 30 2.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................................ 31 2.5.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính31 2.5.2 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính................................ 31 2.5.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính ..................................................... 32
  • 9. vii 2.6 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ......................................................................... 36 2.6.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú ............... 36 2.6.2 Một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc.... 44 CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN.................................................................................. 47 3.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............. 47 3.1.1 Nhóm tuổi ......................................................................................... 47 3.1.2 Giới tính ............................................................................................ 48 3.1.3 Số lượng bệnh mắc ........................................................................... 48 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................................ 49 3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị suy tim mạn tính được sử dụng .......... 49 3.2.2 Tỷ lệ các nhóm thuốc và các thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính......................................................................................................... 49 3.2.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính ..................................................... 57 3.2.4 Các kiểu phối hợp thuốc trong mẫu nghiên cứu............................... 57 3.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ......................................................................... 59 3.3.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú ............... 59 3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc 61 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 63 4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 63 4.1.1 Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạ tính điều trị nội trú tại trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu..................................................................... 63 4.1.2 Tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú bệnh nhân và một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc.................................................. 63 4.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii PHỤ LỤC 1.......................................................................................................xvi PHỤ LỤC 2.....................................................................................................xviii PHỤ LỤC 3........................................................................................................ xx
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.................................................. 7 Bảng 1.2 Phân loại suy tim theo ESC ................................................................... 7 Bảng 1.3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC................................................ 8 Bảng 1.4 Các thuốc thường dùng và liều lượng trong điều trị suy tim mạn tính.... 12 Bảng 1.5 Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions... 15 Bảng 1.6 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc ........................................... 16 Bảng 1.7 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa, số lượt bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú qua các năm:................................................................................ 22 Bảng 2.1 Phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước Châu Á ..... 24 Bảng 3.1 Thông tin về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................. 28 Bảng 3.2 Thông tin về thể trạng cơ thể của đối tượng nghiên cứu..................... 29 Bảng 3.3 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính................................... 32 Bảng 3.4 Các phác đồ điều trị suy tim mạn tính trên bệnh nhân........................ 34 Bảng 3.5 Cơ chế tương tác.................................................................................. 36 Bảng 3.6 Mức độ tương tác................................................................................. 37 Bảng 3.7 Nhóm thuốc tương tác ......................................................................... 37 Bảng 3.8 Các cặp tương tác thuốc trong các thuốc điều trị suy tim ................... 37 Bảng 3.9 Các cặp tương tác thuốc trong các thuốc điều trị suy tim với thuốc khác ..................................................................................................................... 39 Bảng 3.10 Các cặp tương tác thuốc khác............................................................ 42 Bảng 3.11 Số cặp tương tác và số cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc.................................................................................................................... 44 Bảng 3.12 Liên quan giữa nhóm tuổi và tương tác thuốc................................... 44 Bảng 3.13 Liên quan giữa giới tính và tương tác thuốc...................................... 44 Bảng 3.14 Liên quan giữa thể trạng cơ thể và tương tác thuốc .......................... 45 Bảng 3.15 Liên quan giữa số lượng bệnh lý kèm theo và tương tác thuốc ........ 45 Bảng 3.16 Liên quan giữa số thuốc được sử dụng trong đơn thuốc và tương tác thuốc.................................................................................................................... 45 Bảng 3.17 Liên quan giữa phác đồ điều trị suy tim mạn tính và tương tác thuốc... 46 Bảng 3.18 Liên quan giữa số ngày điều trị nội trú và tương tác thuốc............... 46
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1 Thông tin về giới tính của đối tượng nghiên cứu............................ 28 Biểu đồ 3.2 Thông tin về nơi ở của đối tượng nghiên cứu ................................. 29 Biểu đồ 3.3 Thông tin về số bệnh đồng mắc trên đối tượng nghiên cứu............ 29 Biểu đồ 3.4 Thông tin về số thuốc trên đối tượng nghiên cứu............................ 30 Biểu đồ 3.5 Thông tin về số ngày điều trị của đối tượng nghiên cứu................. 30 Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính.. 31 Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ các loại phác đồ điều trị ......................................................... 33 Biểu đồ 3.8 Đơn thuốc có tương tác ................................................................... 43
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ACCF American College of Cardiology Foundation Tổ chức cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ ACEI Angiotensin Converting Enzyme Inhibitors Ức chế men chuyển Angiotensin AHA American Heart Association Hội tim mạch Hoa Kỳ ARB Angiotensin receptor blocker Chẹn thụ thể angiotensin AT1 Angiotensin receptor type 1 Thụ thể angiotensin II tuýp 1 BN Bệnh nhân CMND Chứng minh nhân dân COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ĐTĐ Đái tháo đường EF Ejection Fraction Phân suất tống máu ESC European Society of Cardiology Hiệp hội Tim mạch Châu Âu GLP-1 Glucagon-like peptide-1 HFpEF Heart failure with preserved ejection fraction Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn HFrEF Heart failure with reduced ejection fraction Suy tim có phân suất tống máu giảm MM Drug interactions-Micromedex Solutions NSAID Non-steroidal anti-inflammatory drug Thuốc chống viêm không steroid SGLT2I Sodium Glucose cotransporter 2 inhibitor Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2 THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Ngày nay, bệnh tim mạch ngày càng phổ biến, cùng với sự tiến bộ của y học, đã có nhiều thay đổi trong việc điều trị các bệnh nhân suy tim. Theo thống kê hiện có 26 triệu người trên Thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng và cũng là mấu chốt để thay đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim mạn tính đó là phát hiện và điều trị hiệu quả tránh các biến chứng nặng nề của bệnh. Từ nhiều năm nay các thuốc dùng để điều trị bệnh nhân suy tim là ức chế beta, ức chế men chuyển/kháng thụ thể, nitrate, digoxin và lợi tiểu. Tuy nhiên bệnh nhân suy tim vẫn tử vong đến 50% sau 5 năm, cao hơn cả ung thư. Năm 2016 và 2017, một thuốc điều trị mới được Hiệp Hội Tim mạch Châu Âu và Hiệp Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo cho sử dụng, nhằm làm giảm thêm đến 20% tử vong và nhập viện. Đây là niềm hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim. Muốn vậy, nhân viên y tế cần có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề tương tác thuốc trong quá trình điều trị của bệnh nhân. (Ngô Tuấn Anh (2017)), (Phạm Hiệp (2018)), (Bộ môn Dược lâm sàng4; (2019)). Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Trong nhiều trường hợp tương tác thuốc gây ra những biến cố bất lợi trong điều trị, có thể xuất hiện độc tính với cơ thể, thay đổi tác dụng và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân (Ingolf Cascorbi (2012)), (U.S.Food and Drug (2013)). Để kiểm soát tương tác thuốc, các dược sĩ, bác sĩ có thể tra thông tin trong các cơ sở dữ liệu khác nhau như trong các sách chuyên luận, sách điện tử và các phần mềm tra cứu tương tác thuốc. Tuy nhiên, các tài liệu này phần lớn bằng tiếng Anh và khó tiếp cận đối với cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến huyện nói riêng. Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng là một trung tâm y tế đa chức năng, vừa có nhiệm vụ phòng phòng chống dịch bệnh và vừa có chức năng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, trong đó số bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm cũng tăng đáng kể. Lượng thuốc sử dụng trên từng bệnh nhân ngày càng nhiều cùng với đó tương tác thuốc bất lợi xuất hiện với tần suất ngày càng tăng. Vì vậy để tránh tối đa việc xảy ra các tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị suy tim mạn để điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân.
  • 14. 2 Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021” với các mục tiêu như sau: 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. 2. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú bệnh nhân và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ SUY TIM MẠN TÍNH 1.1.1 Định nghĩa suy tim Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân (Bộ Y tế (2020)) 1.1.2 Chẩn đoán 1.1.2.1 Triệu chứng lâm sàng Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau: (Bộ Y tế (2020))  Suy tim trái -Triệu chứng cơ năng: +Khó thở khi gắng sức. +Cơn hen tim và phù phổi cấp: gây ra bởi sự tăng đột ngột áp lực mao mạch phổi bít (trên 25 mmHg) do suy tim trái cấp. Bệnh nhân khó thở dữ dội, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran ẩm dâng lên nhanh chóng từ hai đáy phổi. +Các triệu chứng khác: Mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực. -Triệu chứng thực thể: +Khám tim: Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái do giãn thất trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim (nếu có) đã gây nên suy thất trái, các dấu hiệu thường gặp là: tần số tim nhanh, tiếng ngựa phi trái, thổi tâm thu do hở hai lá cơ năng… +Khám phổi: Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi do ứ máu. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường như "thủy triều dâng". +Huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.  Suy tim phải -Triệu chứng cơ năng: +Khó thở: Khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. +Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to). +Mệt mỏi, tiểu ít.
  • 16. 4 -Triệu chứng thực thể: +Gan to, lúc đầu gan to căng do ứ nước, khi điều trị thuốc lợi tiểu thì gan nhỏ đi (gan đàn xếp), về sau gan trở nên xơ cứng và không còn dấu hiệu “đàn xếp” nữa. +Tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. +Tím da và niêm mạc +Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, màng bụng...). +Nghe tim: Ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy: Tần số tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Tiếng thổi này thường rõ hơn khi hít vào sâu (dấu hiệu Rivero-Carvalho). +Dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải giãn nhìn thấy đập ở vùng mũi ức). +Huyết áp tâm thu bình thường, nhưng huyết áp tâm trương thường tăng lên.  Suy tim toàn bộ -Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng. -Khó thở thường xuyên, phù toàn thân. -Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to. -Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng. -Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt. 1.1.2.2 Thăm dò cận lâm sàng (Bộ Y tế (2020))  Định lượng peptide lợi niệu trong máu (NPs) -Khi suy tim, tình trạng căng các thành tim dẫn đến tăng sản xuất peptide lợi niệu. -Định lượng Peptide lợi niệu được xem như thăm dò đầu tay trong tiếp cận chẩn đoán suy tim, đặc biệt trong trong trường hợp siêu âm tim không thể thực hiện được ngay. Định lượng peptide lợi niệu trong giá trị bình thường cho phép loại trừ chẩn đoán suy tim (trừ trong một số trường hợp âm tính giả: Béo phì, viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính...). -Chẩn đoán suy tim giai đoạn ổn định được đặt ra khi: BNP>35 pg/ml hoặc Pro-BNP>125 pg/ml. Chẩn đoán đợt cấp của suy tim mạn hoặc suy tim cấp khi: BNP>100 pg/ml hoặc Pro-BNP>300 pg/ml. -Lưu ý một số trường hợp dương tính giả: Suy thận, nhiễm trùng, tuổi cao...
  • 17. 5  Điện tâm đồ - Nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim. - Triệu chứng trên ĐTĐ gợi ý nguyên nhân: Sóng Q hoại tử cơ tim, phì đại thất trái (tăng HA hoặc hẹp chủ), rối loạn nhịp, bloc nhánh trái hoặc yếu tố khởi phát đợt cấp mất bù của suy tim: Rung nhĩ, thiếu máu cơ tim... - Triệu chứng của suy tim phải: Trục phải, tăng gánh thất phải. - Triệu chứng suy tim toàn bộ: Tăng gánh cả hai buồng thất.  Siêu âm tim - Đánh giá hình thái giải phẫu của tim, mức độ giãn buồng tim, độ dày các thành tim. - Đánh giá chức năng tâm thu thất trái thông qua phân suất tống máu thất trái (EF). - Đánh giá chức năng tâm trương thất trái và áp lực đổ đầy buồng tim trái. - Đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi. - Chẩn đoán một số nguyên nhân suy tim: Rối loạn vận động vùng (nhồi máu cơ tim), bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh lí van tim, loạn sản thất phải... - Đánh giá huyết khối trong các buồng tim.  Chẩn đoán hình ảnh tim mạch - Chụp tim phổi thẳng: Bóng tim to, cung dưới trái giãn trong trường hợp suy tim trái, hình ảnh ứ máu ở phổi… - Chụp động mạch vành: Tìm tổn thương hẹp động mạch vành và xét tái thông mạch - Chụp MRI tim: Phát hiện các bệnh lý bất thường cấu trúc cơ tim - Chụp xạ hình cơ tim (Scintigraphy: Đánh giá mức độ thiếu máu, mức độ sống còn của cơ tim, thâm nhiễm cơ tim (amylose). - Chụp buồng tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái (trong một số trường hợp đặc biệt), sinh thiết cơ tim.  Thăm dò huyết động - Hiện nay, thăm dò huyết động xâm lấn (thông tim) thường chỉ còn được chỉ định trong các trường hợp cần theo dõi điều trị tích cực các tình trạng suy tim cấp và nặng (sốc tim) và điều trị các thuốc đường truyền liên tục. Thông thường, ống thông loại Swan Ganz có bóng ở đầu được đưa lên động mạch phổi đo áp lực mao mạch phổi bít. Thông tim còn thường được tiến hành khi bệnh nhân được làm các thủ thuật tim mạch can thiệp (động mạch vành, van tim…) hoặc để bổ sung thông tin khi các biện pháp chẩn đoán thông thường không khẳng định được.
  • 18. 6 - Thăm dò huyết động cho phép đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc đo cung lượng tim (CO) và chỉ số tim (CI: Bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2 da) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái (tăng trong suy tim trái, bình thường <5 mmHg). - Thăm dò huyết động cũng cho phép đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh...  Thăm dò khả năng gắng sức Test đi bộ 6 phút, liệu pháp gắng sức kèm đo VO2 max  Sắc kí giấc ngủ Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ  Xét nghiệm máu cơ bản khác Công thức máu, sinh hóa máu. 1.1.2.3 Tiêu chuẩn Framingham Chẩn đoán suy tim bao gồm 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ (Bộ Y tế (2020))  Tiêu chuẩn chính - Cơn khó thở kịch phát về đêm - Giảm 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim - Tĩnh mạch cổ nổi - Ran ở phổi - Phù phổi cấp - Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính - Tiếng tim ngựa phi T3 - Áp lực tĩnh mạch trung tâm lớn hơn 16 cm nước - Thời gian tuần hoàn kéo dài trên 25 giây - Bóng tim to trên Xquang ngực thẳng - Bằng chứng phù phổi, ứ máu tạng hoặc tim to khi giải phẫu tử thi.  Tiêu chuẩn phụ - Ho về đêm -Khó thở khi gắng sức vừa phải -Giảm dung tích sống 1/3 so với dung tích sống tối đa của bệnh nhân -Tràn dịch màng phổi -Tần số tim nhanh (trên 120 ck/ph) -Gan to -Phù mắt cá chân hai bên
  • 19. 7 1.1.3 Phân độ suy tim Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng, có 2 cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và phân giai đoạn suy tim của Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) 1.1.3.1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA Bảng 1. 1 Phân loại mức độ suy tim theo NYHA Độ Đặc điểm I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường. II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực. III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả. 1.1.3.2 Phân loại suy tim theo ESC (2016) (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) Bảng 1. 2 Phân loại suy tim theo ESC Loại suy tim HFrEF HFmrEF HFpEF Ti u chuẩn 1 Triệu chứng±dấu hiệu của suy tim Triệu chứng±dấu hiệu của suy tim Triệu chứng±dấu hiệu của suy tim 2 PSTM thất trái 40% PSTM thất trái 40-49% PSTM thất trái 50% 3 – 1. Tăng nồng độ peptide bài Na niệu 2. t nhất một tiêu chuẩn phụ: a. Bệnh tim thực thể (phì đại thất trái và/hoặc lớn nhĩ trái) b. Rối loạn chức năng tâm trương 1. Tăng nồng độ peptide bài Na niệu 2. t nhất một tiêu chuẩn phụ: a. Bệnh tim thực thể (phì đại thất trái và/hoặc lớn nhĩ trái) b. Rối loạn chức năng tâm trương
  • 20. 8 1.1.3.3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) Bảng 1. 3 Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC Giai đoạn Đặc điểm A Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các tổn thương cấu trúc tim B Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và biểu hiện của suy tim C Đã có tổn thương thực tổn ở tim, trong tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng của suy tim, điều trị nội khoa có kết quả. D Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt 1.1.4 Điều trị suy tim 1.1.4.1 Những biện pháp điều trị chung  Chế độ nghỉ ngơi (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau. - Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao. - Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. - Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.  Chế độ ăn giảm muối (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng <3 g muối NaCl /ngày, tức là <1,2g (50 mmol) Na+/ngày. - Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn <1,2 g muối NaCl/ngày tức là <0,48 g (20 mmol) Na+/ngày.  Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim. - Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500-1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ.
  • 21. 9  Thở ôxy (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) Là biện pháp cần thiết trong trường hợp suy tim nặng, giúp tăng cung cấp ôxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của bệnh nhân, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những bệnh nhân thiếu ôxy.  Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác (Bộ Y tế (2020)),(Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) -Bỏ thuốc lá, cà phê. -Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì. -Tránh các xúc cảm mạnh (stress). -Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide, flecainide. -Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID. -Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim. 1.1.4.2 Điều trị nguyên nhân (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) -Tăng huyết áp: kiểm soát tốt huyết áp bằng thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và làm chậm sự tiến triển của suy tim. -Đái tháo đường: +Bệnh nhân đái tháo đường/tiền đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao hơn người có đường máu bình thường. +Thuốc được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát đường máu trên bệnh nhân suy tim bao gồm metformin và thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri- glucose 2 (SGLT2i). +Các thuốc ức chế SGLT2 (dapagliflozin, empagliflozin…) làm tăng đào thải đường và muối qua nước tiểu bằng cách ức chế tái hấp thu glucose và natri ở ống thận nên có lợi cho điều trị suy tim. +Các thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 cũng được chứng minh hiệu quả bảo vệ tim mạch nhưng có tác động trung tính trên tiêu chí nhập viện do suy tim. - Nhồi máu cơ tim và các bệnh mạch vành: có thể can thiệp trực tiếp vào chỗ tắc của động mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết, nong và đặt Stent động mạch vành hoặc mổ bắc cầu nối chủ-vành... - Bệnh van tim hoặc dị tật bẩm sinh: Nếu có thể, cần xem xét sớm chỉ định can thiệp qua da (nong van bằng bóng, đóng các lỗ thông bằng dù...) hoặc phẫu thuật sửa chữa các dị tật, thay van tim.
  • 22. 10 - Suy tim do rối loạn nhịp tim kéo dài thì phải có biện pháp điều trị các rối loạn nhịp tim một cách hợp lý: Dùng thuốc, sốc điện, đốt điện hay cấy máy tạo nhịp. -Cường giáp: Điều trị bằng kháng giáp trạng tổng hợp hoặc phương pháp phóng xạ hay phẫu thuật. -Thiếu máu-thiếu sắt: Cần tìm nguyên nhân, định lượng ferritin để điều trị và bù đủ. -Thiếu vitamin B1 (bệnh tê phù Beri-Beri): Cần dùng vitamin B1 liều cao 1.2 CÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH 1.2.1Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI) (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế loại men chuyển dạng xúc tác chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II, từ đó giảm nồng độ Angiotensin II, đồng thời làm tăng Bradykinin, là một chất tác dụng gần như ngược chiều với Angiotensin II. Kết quả chung là các thuốc ACEI sẽ tác động điều chỉnh hệ thần kinh thể dịch (hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone), làm giãn mạch (giãn cả tiểu động mạch và tĩnh mạch), do vậy làm giảm cả hậu gánh và tiền gánh, từ đó làm giảm gánh nặng cho tim và giảm suy tim. Bên cạnh đó thuốc còn được chứng minh cải thiện chức năng nội mạc, cải thiện chức năng thất trái... -Thuốc ACEI được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim. Các nghiên cứu đã chứng minh rõ vai trò của thuốc ACEI trong điều trị suy tim, không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn cải thiện được tiên lượng bệnh rất đáng kể. -Chống chỉ định: Hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai. -Thận trọng khi dùng thuốc ACEI cùng với loại lợi tiểu giữ kali hoặc dùng thuốc cho bệnh nhân có huyết áp thấp. 1.2.2 Nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ARB) (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Các thuốc nhóm này ức chế trực tiếp thụ thể AT1 nơi mà angiotensine II gây ra các tác dụng trên các tổ chức đích (mạch, thận, tim…). Khác với thuốc ACEI, các thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensine II không làm tăng bradykinin nên có thể không gây ra các triệu chứng phụ như là ho khan (một tác dụng phụ rất phổ biến khi dùng ACEI và là hạn chế đáng kể của ACEI). - Cũng gần như thuốc ACEI, các thuốc ARB có tác dụng lên hệ RAA và do vậy có thể làm giãn mạch, cải thiện chức năng thất... - Được chỉ định khi bệnh nhân không dung nạp với thuốc ACEI hoặc có thể lựa chọn từ đầu trong điều trị suy tim.
  • 23. 11 - Chống chỉ định và thận trọng: Tương tự như thuốc ACEI 1.2.3 Thuốc ức chế kép thụ thể Angiotensin Neprilysin (ARNI) (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Phức hợp Sacubitril/Valsartan (Sacubitril là tiền chất, sau đó chuyển hóa thành chất ức chế enzym Neprilysin, làm tăng nồng độ các peptid lợi niệu) được khuyến cáo như điều trị thay thế cho nhóm ACEI hoặc ức chế thụ thể angiotensin II. - Thuốc chỉ định điều trị trong suy tim mạn tính có phân suất tống máu thất trái giảm, đặc biệt khi bệnh nhân đã điều trị bằng các nhóm thuốc suy tim cơ bản tối ưu nhưng không đáp ứng. Có thể cân nhắc Sacubitril/Valsartan cho bệnh nhân suy tim mạn cũng như suy tim cấp đã ổn định huyết động mà không cần phải sử dụng ACEI hoặc ức chế thụ thể trước đó (ACC 2017, ESC 2019). -Chống chỉ định và thận trọng: Tiền sử phù mạch với thuốc ACEI, suy thận, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai… 1.2.4 Thuốc chẹn beta (Bộ Y tế (2020)) (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Thuốc chẹn beta đã trở thành một lựa chọn quan trọng, là một trong những thuốc nền tảng trong điều trị suy tim mạn tính với phân suất tống máu thất trái giảm. - Cơ chế là ngăn chặn tác dụng kích thích thái quá của hệ thần kinh giao cảm trong suy tim ứ huyết mạn tính. - Các thuốc chẹn beta giúp cải thiện sống còn, giảm tái nhập viện do đợt cấp và giảm đột tử do tim trên bệnh nhân suy tim. - Hiện nay, chỉ có 4 loại thuốc chẹn beta có thể dùng trong điều trị suy tim: carvedilol; metoprolol, bisoprolol và nevibolol. - Chống chỉ định: Suy tim đang ở giai đoạn mất bù, nhịp chậm, hen phế quản… - Dùng thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim luôn phải xem xét kỹ các chống chỉ định, nên bắt đầu bằng liều rất thấp, theo dõi chặt chẽ và tăng dần liều chậm (sau mỗi 2-4 tuần). Lợi ích của chẹn beta xuất hiện chậm và lâu dài. 1.2.5 Nhóm lợi tiểu kháng aldosterone (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) - Thuốc kháng aldosterone không chỉ có tác dụng lợi tiểu mà đặc biệt có lợi ích làm giảm các quá trình bù trừ thái quá của sự tăng aldosterone trong suy tim nặng, do đó làm giảm sự co mạch, giữ muối và nước, sự phì đại cơ tim, suy thận, rối loạn chức năng nội mạch…
  • 24. 12 - Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone làm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện ở những bệnh nhân suy tim nặng. - Chống chỉ định và thận trọng: Suy thận nặng, tăng kali máu. Bảng 1. 4 Các thuốc thường dùng và liều lượng trong điều trị suy tim mạn tính Nhóm thuốc Liều bắt đầu (/ngày) Liều tối đa (/ngày) Lợi tiểu Furosemide Torsemide Bumetanide Hydrochlorthiazide Metolazone 20-40 mg 10-20 mg 0,5-1,0 mg 25 mg 2,5-5,0 mg 400 mg 200 mg 10 mg 100 mg 20 mg Thuốc ức chế men chuyển Captopril Enalapril Lisinopril Ramipril Trandolapril Perindopril 6,25 mg x 3 lần 2,5 mg x 2 lần 2,5-5,0 mg 1,25-2,5 mg x 2 lần 0,5 mg 2-5 mg 50 mg x 3 lần 10 mg x 2 lần 20-30 mg 2,5-5 mg x 2 lần 4 mg 5-10 mg Thuốc ức chế thụ thể angiotensin Valsartan Candesartan Losartan 40 mg x 2 lần 4 mg 12,5 mg 160 mg x 2 lần 32 mg 50 mg Thuốc ức chế kép thụ thể angiotensin neprilysin Sacubitril/Valsartan 50 mg x 2 lần hoặc 100 mg x 2 lần 200 mg x 2 lần Thuốc chẹn beta Carvedilol Bisoprolol Metoprolol succinate CR Nebivolol 3,125 mg x 2 lần 1,25 mg 12,5-25 mg 1,25 mg 25-50 mg x 2 lần 10 mg 100-200 mg 10 mg Các thuốc khác Spironolactone Eplerenone Viên kết hợp hydralazine/isosorbide dinitrate Digoxin 12,5-25 mg 25 mg 37,5 mg/20 mg x 3 lần 0,125 mg 25-50 mg 50 mg 75 mg/40 mg x 2 lần <0,375 mg 1.2.6 Thuốc ức chế đồng vận Natri-glucose 2 (SGLT2i) - Làm tăng đào thải đường và muối qua nước tiểu bằng cách ức chế tái hấp thu glucose và natri ở ống thận. - Hiện nay 2 thuốc là dapagliflozin hoặc empagliflozin được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm bất kể có kèm theo đái tháo đường hay không. Các thuốc được chứng minh giảm tử vong tim mạch và tái nhập viện do suy tim. Thuốc còn được chứng minh có hiệu quả giảm các biến cố thận cấp và ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thận về dài hạn.
  • 25. 13 - Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng. Tình trạng giảm nhẹ mức lọc cầu thận ngay sau khi khởi trị có thể gặp và thường phục hồi tốt, nhìn chung không dẫn tới ngừng thuốc. 1.2.7 Các nhóm thuốc khác, áp dụng trong các trường hợp cụ thể (Bộ Y tế (2020)), (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) 1.2.7.1 Thuốc lợi tiểu - Tăng thải muối nước, giúp giảm triệu chứng ứ huyết do suy tim, có thể chỉ định cho tất cả các giai đoạn của suy tim nếu có ứ huyết. - Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide: Chlorothiazide, Hydrochlothiazide, Metolazone, Indapamide... - Nhóm thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle (Furosemid, Bumetanide, Acid Ethacrynic…): Furosemide đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng hoặc bị phù phổi cấp. 1.2.7.2 Glucosid trợ tim - Liều thấp digoxin (khoảng 0,125 mg/ngày) có hiệu quả làm giảm triệu chứng và tỷ lệ tái nhập viện trong suy tim mạn tính. - Liều cao digoxin theo cách dùng cổ điển (liều tấn công và duy trì) có thể làm tăng tử vong và không được khuyến cáo dùng hiện nay. - Chỉ định: Suy tim với cung lượng tim thấp, bệnh cơ tim giãn, đặc biệt khi có nhịp tim nhanh; suy tim có kèm các rối loạn nhịp trên thất, đặc biệt trong rung nhĩ hay cuồng nhĩ. - Chống chỉ định: Nhịp tim chậm; bloc nhĩ-thất cấp II, cấp III chưa được đặt máy tạo nhịp; rối loạn nhịp thất; hội chứng Wolff-Parkinson-White; bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn; hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch phổi nặng. - Cần thận trọng trong trường hợp: nhồi máu cơ tim cấp (vì Digoxin làm tăng nhu cầu ôxy của cơ tim) và các rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ K+máu và/hoặc hạ Mg++máu; thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc amiodarone; quinidin; calci... 1.2.7.3 Nhóm chẹn kênh If (Ivabradine) - Có tác dụng làm giảm tần số nhịp xoang. - Khuyến cáo trên bệnh nhân suy tim có triệu chứng (NYHA II-IV), EF <35%, nhịp xoang, tần số tim >70 ck/phút dù đã tối ưu hóa điều trị suy tim bằng chẹn beta (liều tối đa điều trị suy tim hoặc liều cao nhất bệnh nhân có thể dung nạp được), ACEI, kháng aldosterone. -Thuốc được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch và tái nhập viện do suy tim.
  • 26. 14 -Chống chỉ định: Nhịp tim chậm 1.2.7.4 Kết hợp Hydralazine và isosorbide dinitrate - Chỉ định trên bệnh nhân suy tim (quần thể bệnh nhân da đen) EF <35% hoặc EF 45% có kèm giãn buồng tim trái, triệu chứng NYHA III-IV dai dẳng dù đã tối ưu hóa điều trị suy tim bằng UCMC, chẹn beta, kháng aldosterone nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong và tái nhập viện do suy tim. -Điều trị thay thế cho nhóm ACEI trong trường hợp không dung nạp hoặc có chống chỉ định nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong. 1.3 CÁC VẤN ĐỀ TƯƠNG TÁC THUỐC THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH 1.3.1Định nghĩa tương tác thuốc Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của một số thuốc khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác. Kết quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai gây nguy hiểm cho bệnh nhân, hoặc làm mất hiệu quả điều trị hoặc cũng có thể làm thay đổi các kết quả xét nghiệm, đôi khi còn xuất hiện những tác dụng dược lý mới không có khi sử dụng riêng từng thuốc (Ingolf Cascorbi (2012)), (Juan Antonio Carrillo Norte (2012)), (U.S.Food and Drug (2013)). 1.3.2 Cơ chế tương tác thuốc 1.3.2.1 Tương tác dược động học Tương tác dược động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc. 1.3.2.2 Tương tác dược lực học Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu tương tác dược lực học. 1.3.3 Phân độ tương tác thuốc Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions (MM) (Tina Roblek và at el (2020)):
  • 27. 15 Bảng 1. 5 Phân độ tương tác thuốc theo Drug interactions-Micromedex Solutions Mức độ nghiêm trọng của tương tác Ý nghĩa Chống chỉ định Chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc Nghiêm trọng Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/ hoặc cần can thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra. Trung bình Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị Nhẹ Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị. Không rõ Không rõ Phân loại mức độ tương tác theo “Bộ Y Tế, Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Nhà xuất bản y học, 2014”: Có 4 mức độ Phối hợp nguy hiểm: Mức độ 4 Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3 Tương tác cần thận trọng: Mức độ 2 Tương tác cần theo dõi: Mức độ 1 Phân loại mức độ tương tác theo drugs.com có 3 mức độ (Trịnh Thị Vân Anh (2016)): Major: Tương tác lớn, nghiêm trọng Moderate: Tương tác ở mức vừa phải, trung bình Minor: Tương tác ở mức độ nhỏ hoặc không quan trọng. Phân loại mức độ tương tác theo medscape.com có 03 mức độ [Tina Roblek và at el (2020)): Serious-Use Alternative: Nghiêm trọng-sử dụng thay thế Significant-Monitor Closely: Đáng kể-giám sát chặt chẽ Minor: Tương tác ở mức độ nhỏ hoặc không quan trọng. 1.3.4 Các giai đoạn tương tác thuốc (U.S.Food and Drug (2013)), (Ingolf Cascorbi (2012)) Hấp thu: Một số loại thuốc có thể làm thay đổi sự hấp thu của một loại thuốc khác vào máu. Phân bố: Tương tác liên kết với protein có thể xảy ra khi hai hoặc nhiều thuốc liên kết với protein cao cạnh tranh để giành một số vị trí liên kết hạn chế trên protein huyết tương. Chuyển hóa: Thuốc thường được thải trừ khỏi cơ thể dưới dạng thuốc không thay đổi (mẹ) hoặc dưới dạng chất chuyển hóa đã được thay đổi theo một cách nào đó. Các enzym trong gan, thường là enzym CYP450, thường chịu trách
  • 28. 16 nhiệm phân hủy thuốc để đào thải khỏi cơ thể. Tuy nhiên, mức độ enzym có thể tăng hoặc giảm và ảnh hưởng đến cách thuốc được phân hủy. Bài tiết: Một số thuốc chống viêm không steroid như indomethacin, có thể làm giảm chức năng thận và ảnh hưởng đến sự bài tiết của lithi, một loại thuốc được sử dụng cho rối loạn lưỡng cực. 1.3.5 Biện pháp kiểm soát tương tác thuốc Nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong phát hiện và xử trí tương tác. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng trên thế giới và tại Việt Nam. (Đàm Văn Nồng (2019)) Bảng 1. 6 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc STT T n cơ sở dữ liệu Loại cơ sở dữ liệu Ngôn ngữ Nhà xuất bản/ Quốc gia 1 Drug interactions- Micromedex® Solutions Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Truven Health Analytics/ Mỹ 2 British National Formulary (BNF)/ BNF Legacy (Phụ lục 1-Dược thư Quốc gia Anh) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng gia Anh/ Anh 3 Drug Interaction Facts Sách/ phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Wolters Kluwer Health®/ Mỹ 4 Stockley’s Drug Interactions và Stockley’s Interactions Alerts Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Pharmaceutical Press/ Anh 5 Thésaurus des interactions médicamenteuses Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Pháp Afssaps/ Pháp 6 Afssaps/ Pháp Phần mềm tra cứu trực tuyến /ngoại tuyến Tiếng Anh UBM Medica/ Úc 7 Drug Interactions Checker (http://www.drugs.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Drugsite Trust/ New Zealand 8 Multi-drug Interaction Checker(http://www.meds cape.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Medscape LLC/Mỹ 9 Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định Sách Tiếng Việt Nhà xuất bản Y học/ Việt Nam 1.3.6 Các tương tác thuốc thường gặp 1.3.6.1 Thuốc lợi tiểu Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu ở người lớn tuổi là phải điều chỉnh liều lợi tiểu dựa vào triệu chứng của suy tim, theo dõi cân nặng, huyết áp tư thế đứng và điện giải đồ của người bệnh. Liều của các thuốc lợi tiểu quai nên được giảm xuống thấp nhất ngay khi tình trạng ứ trệ nước và muối được giải quyết. Một số trường hợp có thể gây khó khăn cho việc dùng lợi tiểu ở
  • 29. 17 người lớn tuổi là khi người bệnh có rối loạn thăng bằng nước điện giải hoặc có phì đại tiền liệt tuyến gây khó đi tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Trong những trường hợp này, nên phối hợp thêm các thuốc khác để có thể giảm được liều lợi tiểu. Khi bệnh nhân lớn tuổi phải dùng lợi tiểu kéo dài, nên duy trì ở liều thấp nhất có thể và ưu tiên dùng đường uống, đường tiêm chỉ sử dụng trong những trường hợp có thừa dịch nhiều hoặc có doạ phù phổi. Những trường hợp phù kéo dài không đáp ứng với lợi tiểu thông thường, nếu loại trừ được những nguyên nhân khác gây phù (như giảm albumin máu), có thể sử dụng một đợt ngắn ngày những thuốc lợi tiểu khác mạnh hơn như metolazone. Các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolactone khi dùng phối hợp với điều trị chuẩn có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện triệu chứng của suy tim. Những bệnh nhân lớn tuổi dùng spironolactone cần được theo dõi chặt chẽ chức năng thận và nồng độ kali trong máu (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)). Các thuốc phối hợp với lợi tiểu như: ACEI, dãn mạch. Lợi tiểu với liều thấp quá sẽ gây giữ nước, làm giảm hiệu quả của ACEI và tăng nguy cơ khi dùng thuốc chẹn bêta. Lợi tiểu với liều cao quá gây giảm thể tích làm tăng nguy cơ tụt HA khi dùng ACEI và thuốc dãn mạch (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)). Thuốc kháng aldosteron: Spironolacton phối hợp với lợi tiểu quai hoặc thiazid giúp ngăn ngừa rối loạn điện giải ở đa số BN suy tim . Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế sự xơ hóa cơ tim và giảm nguy cơ tiến triển của suy tim. Nghiên cứu RaleS trên 1663 BN suy tim nặng (độ IV) được điều trị bằng spironolacton (đến 25 mg/ngày) phối hợp với thuốc cổ điển trong 24 tháng cho thấy spironolacton làm giảm tử suất 27%, giảm nhập viện 36%. Dựa trên những kết quả này, có thể sử dụng spironolacton liều thấp ở BN suy tim độ IV, nhưng hiệu quả trên BN suy tim nhẹ và vừa chưa được rõ (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)). Bổ sung kali khi dùng thuốc lợi tiểu: Nỗi lo ngại hạ kali huyết với các biến chứng có thể xảy ra như ngoại tâm thu, ngộ độc digoxin đưa đến việc bổ sung kali một cách thường quy mỗi khi dùng lợi tiểu nhất là với furosemid liều cao tiêm mạch. Thật ra lượng kali mất trong nước tiểu khi dùng furosemid (10mM/l) tương đối thấp (so với 25 mM/l khi dùng thiazid) và tác dụng ngắn của furosemid cho phép cơ thể tự cân bằng lại kali và magnesium sau tác dụng lợi tiểu. Nếu sử dụng lợi tiểu quai kết hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolacton thì không cần thiết phải thêm kali mà chỉ cần kiểm tra kali huyết định kỳ. Cần lưu ý đến hiện tượng tăng kali máu thường xảy ra nhiều hơn khi điều trị lợi tiểu phối hợp với các thuốc ACEI (Bệnh học tim mạch Việt Nam (2009)).
  • 30. 18 1.3.6.2 Thuốc ức chế men chuyển Thận trọng khi dùng thuốc ACEI cùng với loại lợi tiểu giữ kali hoặc dùng thuốc cho bệnh nhân có huyết áp thấp. Ở bệnh nhân lớn tuổi, cần lựa chọn liều khởi đầu một cách thận trọng để tránh hiện tượng tụt huyết áp tư thế đứng chỉ dùng ACEI sau khi tình trạng BN đã ổn định. Một tác dụng phụ cũng cần được lưu ý của nhóm thuốc này là gây ho do tăng tổng hợp bradykinin, xảy ra ở khoảng 1/3 số người dùng thuốc (Tạ Mạnh Cường (2020)). Điều trị bằng ACEI làm tăng creatinin huyết thanh rõ rệt (>0,5mg%). Mức độ tăng cao hơn ở BN có hẹp động mạch thận hoặc dùng thuốc kháng viêm không steroid. Thường có thể cải thiện chức năng thận bằng cách giảm liều lợi tiểu đang dùng phối hợp mà không cần ngưng ACEI. Tuy nhiên, nếu BN bị phù và không thể giảm liều thuốc lợi tiểu được thì cũng phải chấp nhận nồng độ creatinin hơi cao và tiếp tục dùng ACEI. (Tạ Mạnh Cường (2020)) Đối với BN đã suy thận với creatinin>3 mg/dl (300mmol/l) việc cân nhắc giữa cái lợi của ACEI đối với suy tim và cái hại đối với thận không phải dễ. Tốt nhất là cải thiện huyết động học càng nhiều càng tốt với lợi tiểu, digoxin, thuốc giãn mạch, sau đó ngưng lợi tiểu và khởi đầu ACEI với liều thật thấp.(Tạ Mạnh Cường (2020)) 1.3.6.3 Nhóm chẹn bêta giao cảm Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các thuốc chẹn bêta giao cảm có thể hiệu quả cả trong các trường hợp suy tim nặng tiến triển, nhưng nhóm thuốc này chỉ nên được sử dụng trong điều trị các trường hợp suy tim mạn tính ổn định. Thuốc chẹn ß giao cảm mới (Nebivolol) làm giảm có ý nghĩa (và phụ thuộc liều) huyết áp tâm thu và tâm trương so với giả dược. Mức giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu ở nhóm bệnh nhân điều trị với nebivolol ở các mức liều 2.5 mg, 5 mg, 10 mg vào thời điểm nồng độ đáy (trough) của thuốc trong huyết thanh tương ứng là: -7,1 mmHg và -8,6 mmHg, -9.2 mmHg và -9.2 mmHg, -10.2 mmHg và -8.2 mmHg. Thuốc chẹn ß giao cảm mới với thuộc tính giãn mạch có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị suy tim ở các bệnh nhân cao tuổi. (Viện Tim Mạch TPHCM (2020)) Thuốc kháng angiotensin: Khi người bệnh có chống chỉ định với các thuốc ACEI (như ho sau dùng thuốc, suy thận nặng), có thể cân nhắc điều trị thay thế bằng các thuốc kháng angiotensin như candesartan. Một số nghiên cứu lớn đã chứng minh được hiệu quả và tính an toàn của các nhóm thuốc này (đặc biệt là candesartan) trong điều trị các trường hợp suy tim mạn tính không dung nạp với thuốc ACEI.
  • 31. 19 Digoxin: Thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc amiodarone; quinidine; calci...Do việc hạ kali máu làm tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin nên khi dùng digoxin ở người lớn tuổi, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali máu và chức năng thận, đặc biệt nếu bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu. Trong trường hợp suy tim có kèm theo rung nhĩ, các thuốc chống đông nên được dùng phối hợp với digoxin. 1.3.7 Phương pháp kiểm tra tương tác thuốc Bệnh nhân giữ danh sách cập nhật về thuốc, sản phẩm không kê đơn, vitamin, thảo mộc và tình trạng y tế. Chia sẻ danh sách này với bác sĩ, dược sĩ và y tá tại mỗi lần khám để có thể sàng lọc các tương tác thuốc. Xem lại hướng dẫn thuốc, thông tin kê đơn, nhãn cảnh báo và nhãn thông tin về thuốc với mỗi sản phẩm theo toa hoặc thuốc không kê đơn mới. Việc ghi nhãn có thể thay đổi khi có thông tin mới về thuốc, vì vậy điều quan trọng là phải xem lại thông tin thường xuyên. Sử dụng công cụ kiểm tra tương tác thuốc trực tuyến ông cụ này giải thích tương tác là gì, nó xảy ra như thế nào, mức độ quan trọng (chính, trung bình hoặc nhỏ) và thường là một hướng hành động được đề xuất. Nó cũng sẽ hiển thị bất kỳ tương tác nào giữa (các) loại thuốc bạn đã chọn và thực phẩm, đồ uống hoặc tình trạng sức khỏe. 1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH 1.4.1 Yếu tố cá nhân Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định tốc độ enzyme trong quá trình chuyển hóa thuốc, trong đó hệ chuyển hóa quan trong nhất là cytocrom P450. Bệnh nhân có enzyme chuyển hóa thuốc chậm thường ít có nguy cơ gặp tương tác thuốc hơn bệnh nhân có enzyme chuyển hóa thuốc nhanh. (Pertti J Neuvonen (2013)) Nhiều bệnh đòi hỏi bệnh nhân buôc phải sử dụng nhiều thuốc để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Trong đó nhiều thuốc lại có khả năng cảm ứng hay ức chế enzyme chuyển hóa, dễ gây tương tác với thuốc khác. (Pertti J Neuvonen (2013)) Những khác biệt về dược động học của thuốc ở những đối tượng đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú, dẫn đến nguy cơ tương tác cao hơn bình thường. Người cao tuổi có những thay đổi nhiều so với người trưởng thành do suy giảm chức năng các cơ quan gan, thận,…Bệnh nhân béo phí hay suy dinh dưỡng thường có sự thay đổi mức độ chuyển hóa enzyme vì thế đối tượng này nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốc.
  • 32. 20 Những đối tượng khác có nguy cơ cao là những bệnh nhân nặng, bệnh nhân mắc bệnh tự miến hay đã trãi qua phẫu thuật ghép cơ quan. (Đàm Văn Nồng (2019)), (Chen-Fang Lin, Chun-Yu Wang, Chyi-Huey Bai (2011)), (Pertti J Neuvonen (2013)) 1.4.2 Yếu tố thuộc về thuốc Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy cơ cao gặp phải tương tác thuốc bất lợi, tần suất tương tác thuốc 3-5% khi sử dụng vài thuốc và tới 20% khi sử dụng từ 10-20 thuốc. Số tương tác thuốc tăng theo số lượng thuốc phối hợp trong điều trị, số tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng từ 2 thuốc lên 82% khi dùng từ 7 thuốc.(Đàm Văn Nồng (2019)), (Carina Tukukino, Susanna M. Wallerstedt (2020)) 1.4.3 Yếu tố thuộc về cán bộ y tế Nếu bệnh nhân được điều trị từ nhiều bác sĩ cùng lúc, mỗi bác sĩ có thể có cách phối hợp điều trị khác nhau điều này dễ dẫn đến tương tác thuốc. (Đàm Văn Nồng (2019)), (Carina Tukukino, Susanna M. Wallerstedt (2020)) 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.5.1 Thế giới Nghiên cứu Pamela L Smithburger và cộng sự 2010 ở Hoa Kỳ về tương tác thuốc ở đơn vị chăm sóc đặc biệt về tim và lồng ngực có 5-9% các tương tác tiềm ẩn chống chỉ định. Nhiều tương tác tiềm ẩn và thường xuyên liên quan đến các chất điều chỉnh đông máu, các tương tác tiềm ẩn có thể dẫn đến kéo dài QTc và ức chế cytochrom P450. Có 20,5% các tương tác tiềm năng. (Pamela L Smithburge (2010)) Nghiên cứu của tác giả Hicham Fettah và cộng sự (2018) về tương tác thuốc trên bệnh nhân suy tim ghi nhận 138 bệnh nhân được bao gồm: 360 tương tác được phát hiện trong số 94 bệnh nhân với số lượng thuốc uống trung bình là 5,2. Tỷ lệ phổ biến của tương tác thuốc được ước tính là 68,11%, trong đó phổ biến nhất liên quan đến Kardegic / Plavix (12,22%), Kardegic / Heparin (8,33%) và Lasilix / Spironolactone (5,83%). Trong số 726 loại thuốc được kê đơn, 51,24% là thuốc cho hệ tim mạch, tiếp theo là máu và thuốc cơ quan tạo máu 39,67%. Tương tác với mức độ nghiêm trọng chính chiếm 11,11% trong tổng số tương tác thuốc trong khi những tương tác với mức độ nghiêm trọng trung bình và nhẹ lần lượt chiếm 37,22% và 51,66%. (Hicham Fettah, at el (2018)) Nghiên cứu của UV Mateti 2011 vấn đề tương tác thuốc ở bệnh nhân bệnh tim ghi nhận kết quả trong thời gian nghiên cứu, tổng số 600 đơn thuốc đã được phân tích và thấy rằng 88 bệnh nhân có ít nhất một tương tác thuốc. Tỷ lệ tương
  • 33. 21 tác thuốc ở nữ cao hơn so với nam (56,82% so với 43,18%). Tương tác thuốc được quan sát nhiều hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên (57,96). Bệnh nhân dùng hơn 10 loại thuốc được kê đơn phát triển tương tác thuốc thường xuyên hơn (65,91%). Heparin (62,25%) và aspirin (47,72%) là những loại thuốc phổ biến nhất gây ra tương tác thuốc. Phần lớn các trường hợp được phân loại là mức độ nghiêm trọng trung bình (61,36%). Lão hóa, giới tính nữ và gia tăng sử dụng thuốc đồng thời có liên quan đến việc tăng tương tác thuốc.(UV Mateti, at el (2011)) Theo nghiên cứu của Tina Roblek (2020) về tương tác thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính và COPD ghi nhận 6,5±5,7 tương tác thuốc tiềm năng trên mỗi bệnh nhân khi nhập viện và 7,2±5,6 khi xuất viện (p = 0,2). Tương tác loại X (tránh kết hợp) rất hiếm (<1%), với sự kết hợp của thuốc chẹn β và chất chủ vận β2 là phổ biến nhất (64%). Có nhiều khả năng tương tác thuốc type-C và type-D hơn ở bệnh nhân suy tim mạn tính so với bệnh nhân COPD ( p<0,001). Bệnh nhân mắc đồng thời suy tim mạn tính và COPD tương tác thuốc tiềm năng loại C (lợi ích kết hợp cao hơn nguy cơ) và loại X (tránh kết hợp) nhiều hơn so với những người mắc bệnh riêng lẻ ( p <0,005).(Tina Roblek, at el (2020)) 1.5.2 Việt Nam Theo nghiên cứu tác giá Đàm Văn Nồng (2019) Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý dựa trên lý thuyết từ danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ năm 2019 ghi nhận từ danh mục thuốc bệnh viện, nhóm nghiên cứu xây dựng được danh mục 43 cặp tương tác cần chú ý dựa trên lý thuyết, bao gồm 12 cặp chống chỉ định có mức độ bằng chứng rất tốt/ tốt/ khá, 31 cặp nghiêm trọng có mức độ bằng chứng rất tốt. Kết quả thu được sau khi khảo sát 289 bệnh án nội trú thu được 74 bệnh án có tương tác chiếm 23 % với 147 lượt tương tác, khảo sát 659 đơn thuốc ngoại trú thu được 66 đơn thuốc có gặp tương tác chiếm 10% với 98 lượt tương tác. Phần lớn là tương tác nghiêm trọng, tiếp đến là tương tác trung bình và nhẹ, có 1 cặp tương tác chống chỉ định với 3 lượt tương tác trong bệnh án và 7 lượt tương tác trong đơn thuốc. (Đàm Văn Nồng (2019)) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc ACEI có thể ngăn ngừa sự tiến triển từ suy tim tiềm ẩn thành suy tim có triệu chứng, do đó sử dụng ACEI sớm ở những bệnh nhân (BN) chưa cần đến lợi tiểu là hợp lý. Hơn 30 nghiên cứu có đối chứng với giả dược thực hiện tổng cộng trên hơn 7.000 người bệnh suy tim cho thấy ACEI giảm được triệu chứng suy tim ở các bệnh nhân suy tim từ nhẹ, trung bình đến suy tim nặng...(Tạ Mạnh Cường (2020))
  • 34. 22 Nghiên cứu Cibis II thực hiện trên 2647 bệnh nhân suy tim độ III hoặc IV ; nguyên nhân suy tim có thể là thiếu máu cục bộ hay không thiếu máu cục bộ. Sau 18 tháng, nhóm Bisoprolol giảm tử vong do mọi nguyên nhân 32% (p <0,001), giảm đột tử 44%.(Bộ môn Dược lâm sàng1; (2010)) 1.6 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN KHOA NỘI TỔNG HỢP CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Nhân lực: tổng biên chế là 35, trong đó: Bác sĩ CK1: 01; Bác sĩ: 11, Điều dưỡng 17; YSĐK: 06. Cận lâm sàng phục vụ cho chuyên khoa Nội tim mạch: Điện tim, siêu âm, X quang. Danh mục các thuốc dùng cho nội tim mạch: Cơ bản đảm bảo các thuốc thiết yếu dùng cho nội khoa. Các thuốc dùng trong nội tim mạch: Amlodipin 5 mg, Atorvastatin 20 mg, Bisoprolol, Captopril 25 mg, Clopidogrel 75 mg, Dexamethason 4 mg/ml, Furosemid 20 mg/2 ml, Nifedipin 20 mg, Propranolol (hydroclorid) 40 mg, Atropin (sulfat) 0,25 mg/ml. Tổng số giường kế hoạch: 120, giường thực kê: 140. Danh mục kỹ thuật, thủ thuật thực hiện tại khoa: Có 97 danh mục kỹ thuật BHYT thanh toán và 388 danh mục kỹ thuật người bệnh chi trả. Bảng 1. 7 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa, số lượt bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú qua các năm: Năm Số lượt bệnh nhân điều trị tại khoa Số lượt bệnh nhân điều trị tim mạch Năm 2016 6.813 4.105 Năm 2017 7.463 4.255 Năm 2018 6.679 3.780 Năm 2019 8.992 5.102 Năm 2020 8.867 5.239 Quý I 2021 1.778 899
  • 35. 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn m u Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định là suy tim mạn tính và chỉ định điều trị nội trú bằng thuốc suy tim. Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh suy tim mạn tính tiếp tục đựợc điều trị. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh án sử dụng ít hơn 2 thuốc. 2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu Thời gian: Tháng 10 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang-Hồi cứu. 2.2.2 Cỡ m u, phương pháp chọn m u 2.2.2.1 m Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ: n = Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có. Z: Là ước lượng khoảng tin cậy. α: Là mức ý nghĩa thống kê. d: Độ chính xác (hay sai số cho phép). p: Trị số mong muốn của tỷ lệ. Chọn: α= 0,05 thì = 1,96 (với độ tin cậy 95%). p=0,6136 theo nghiên cứu của tác giả UV Mateti 2011 về tương tác thuốc- thuốc trên bệnh nhân bệnh tim. (UV Mateti, at el (2011)) d=0,03 n=264 Dự phòng 10% khả năng không hoàn thành phiếu, ta lấy mẫu là 290 mẫu.
  • 36. 24 2.2.2.2 hương pháp chọn m Chọn mẫu thuận tiện. 2.2.3 Nội dung nghiên cứu 2.2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi: Bệnh nhân dựa vào CMND hoặc hộ khẩu Giới tính: Dựa vào CMND hoặc sổ hộ khẩu, gồm 2 giá trị nam và nữ. Nơi ở thường trú: Biến nhị giá, khu vực thành thị gồm quận nội thành, các phường nội thị và thị trấn; khu vực nông thôn bao gồm các đơn vị hành chính cơ sở còn lại, gồm 2 giá trị: Thành thị và Nông thôn. Thể trạng cơ thể (BMI): Dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = [cân nặng (kg)) / [chiều cao (m)2 ) Bảng 2. 1 Phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước Châu Á Phân loại BMI (kg/m2) Gầy <18,5 Bình thường 18,5-22,9 Thừa cân Béo phì 23,0-24,9 25,0 Số lượng bệnh mắc: Dựa vào chẩn đoán theo ICD-10 của bác sĩ được ghi trong hồ sơ bệnh án. Gồm 3 giá trị: 1-5 bệnh, 6-10 bệnh, >10 bệnh. Số thuốc trong đơn: Gồm 4 giá trị: 1-5 thuốc, 6-10 thuốc, 11-15 thuốc, >15 thuốc. Số ngày điều trị nội trú: 1-5 ngày, 6-10 ngày, 11-15 ngày, >15 ngày. 2.2.3.2 Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân Danh mục các thuốc điều trị suy tim mạn tính  Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II  Thuốc chẹn beta  Thuốc chẹn kênh calci  Glycosid tim  Kháng Aldosterone  Lợi tiểu  Nhóm nitrat  Thuốc tăng co bóp  Ức chế men chuyể  Phối hợp sẵn Hoạt chất thuốc Biệt dược Dạng bào chế Hàm lượng thuốc
  • 37. 25 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng: Được tính bằng cách lấy tần số sử dụng của nhóm thuốc đó chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Tỷ lệ các thuốc được sử dụng: được tính bằng cách lấy tần số sử dụng của hoạt chất đó chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Phác đồ điều trị suy tim mạn tính: Tỷ lệ từng nhóm phác đồ được tính bằng cách lấy tần số sử dụng nhóm phác đồ chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu.  Đơn trị liệu  2 nhóm thuốc  3 nhóm thuốc  4 nhóm thuốc  5 nhóm thuốc  6 nhóm thuốc  7 nhóm thuốc Các kiểu phối hợp thuốc: Được tính bằng cách lấy tần số của kiểu phối hợp thuốc chia cho tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Tỷ lệ tương tác thuốc và một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc Tỷ lệ tương tác thuốc Số lượng tương tác thuốc Tỷ lệ các loại tương tác thuốc theo cơ chế: Dược động học, dược lực học. Tỷ lệ các mức độ tương tác thuốc: Nhẹ, theo dõi chặt chẽ, nghiêm trọng. Nhóm thuốc tương tác: Gồm 3 giá trị: Tương tác trong phối hợp thuốc điều trị suy tim, tương tác giữa thuốc điều trị suy tim với thuốc khác, tương tác giữa các nhóm khác. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng: Tương tác có mức độ giám sát, nghiêm trọng. Số cặp tương tác thuốc trong đơn thuốc Số cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc. Cơ sở đánh giá tương tác thuốc Từ danh mục thuốc trong hồ sơ bệnh án đã sử dụng kiểm tra tương tác thuốc cần chú ý dựa trên lý thuyết thông qua 2 phần mềm tra cứu tương tác Drug Interactons-Micromedex Solution và Drug Interaction Facts 2014 (Drug interaction (2020)). 2.2.3.3 Một số yếu tố liên quan Nhóm tuổi: 19-49 tuổi, 50-59 tuổi, 60-69 tuổi, 70-79 tuổi, 80-98 tuổi. Giới tính: Nam, nữ.
  • 38. 26 Thể trạng cơ thể: Gầy, bình thường, thừa cân, béo phì Số lượng bệnh lý kèm theo: 1-5 bệnh, 6-10 bệnh,>10 bệnh. Số thuốc được sử dụng trong đơn: 1-5 thuốc, 6-10 thuốc,>10 thuốc. Phác đồ điều trị: Đơn trị liệu, phác đồ đôi, phát đồ 3 thuốc. Số ngày điều trị: 1-5 ngày, 6-10 ngày,>10 ngày. 2.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 2.2.4.1 Công cụ thu thập số liệu - Phiếu thu thập soạn sẵn. - Hồ sơ bệnh án. - Phần mềm kiểm tra tương tác thuốc. 2.2.4.2 hương pháp th thập số liệu Ghi nhận thông tin trên hồ sơ quản lý bệnh nhân và phần mềm kiểm tra tương tác thuốc. 2.2.4.3 ác bước thu thập số liệu - Xem hồ sơ bệnh án điều trị nội trú của bệnh nhân. - Sử dụng phần mềm kiểm tra tương tác thuốc. 2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai lệch - Sai số ghi nhận: Ghi chép cẩn thận, mã hóa thông tin, kiểm tra kỹ càng. - Sai số cung cấp thông tin: Đối chiếu giấy tờ, hồ sơ bệnh án. 2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.6.1 Xử lý dữ kiện Mỗi phiếu thu thập sau khi thu thập xong sẽ được kiểm tra ngay về tính hoàn tất và tính phù hợp. Những phiếu không hoàn tất hoặc không phù hợp sẽ được thu thập lại. Nếu cần thiết sẽ loại bỏ các phiếu có nhiều thông tin bị mất. Mã hóa số liệu và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để nhập liệu và phân tích số liệu. 2.2.6.2 Phân tích số liệu - Xác định tần số, tỷ lệ các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. - Xác định tần số và tỷ lệ phần tương tác các thuốc điều trị suy tim mạn tính trong điều trị nội trú. - Xác định tần số và tỷ lệ phần trăm các yếu tố liên quan ảnh hưởg tương tác thuốc. - Xác định sự liên quan giữa các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến mức độ tương tác thuốc, sử dụng kiểm định X2 (chi square test), α=0,05.
  • 39. 27 2.3 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Là nghiên cứu hồi cứu nhằm tìm hiểu về tình hình tương tác thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội trú tại trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Nhóm nghiên cứu luôn mong muốn một kết quả khách quan, chính xác và trung thực, làm cơ sở và kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ y tế, những người làm trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh suy tim mạn tính. Nghiên cứu trên cơ sở khoa học, những thông tin thu thập chỉ để phục vụ mục đích nghiên cứu, không mang ý nghĩa về chính trị hay tôn giáo, tôn trọng quyền lợi người tự nguyện tham gia, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu.. Với lương tâm và trách nhiệm của nhóm nghiên cứu, đảm bảo bí mật, các thông tin không gây tổn hại gì cho người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ nghiên cứu BỆNH ÁN NỘI TRÚ LOẠI TRỪ BỆNH ÁN KHÔNG THỎA ĐIỀU KIỆN SỐ BỆNH ÁN ĐƯA VÀO NGHIÊN CỨU (290 BỆNH ÁN) Drug Interactions-Micromedex Solution và Drug Interaction Facts 2014 SỐ CẶP TƯƠNG TÁC THUỐC XÁC ĐỊNH TẦN XUẤT CÁC CẶP TƯƠNG TÁC TỪ ĐÓ ĐƯA RA DANH SÁCH CÁC CẶP TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI TẠI TTYT ĐỂ CẢNH BÁO TƯƠNG
  • 40. 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.4 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.4.1 Nhóm tuổi Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 290 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân suy tim mạn tính được điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10/2020 tháng 6 năm 2021. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 70,11±13,60, bệnh nhân từ 19 đến 98 tuổi. Trong đó, nhóm bệnh nhân 80-98 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,9%, kế đến là nhóm bệnh nhân 70- 79 tuổi (26,2%) và nhóm bệnh nhân 60-69 tuổi (25,9%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm bệnh nhân 19-39 tuổi với 3,1%. Bảng 3. 1 Thông tin về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) 19-39 tuổi 9 3,1 40-49 tuổi 13 4,5 50-59 tuổi 36 12,4 60-69 tuổi 75 25,9 70-79 tuổi 76 26,2 80-98 tuổi 81 27,9 Trung bình±độ lệch chuẩn (tuổi): 70,114±13,60 2.4.2 Giới tính Đa số hồ sơ bệnh án trong nghiên cứu của chúng tôi là nữ giới với 182 bệnh nhân (chiếm 62,8%), nam giới có 108 bệnh nhân (chiếm 37,2%). Biểu đồ 3. 1 Thông tin về giới tính của đối tượng nghiên cứu 2.4.3 Nơi ở Có 195 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sống ở nông thôn, chiếm 67,2%, còn lại 32,8% bệnh nhân sống ở thành thị. 108 (37,2) 182 (62,8%) Nam giới Nữ giới
  • 41. 29 Biểu đồ 3. 2 Thông tin về nơi ở của đối tượng nghiên cứu 2.4.4 Thể trạng cơ thể Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là 22,48±4,62 kg/m2. Trong đó, đa số bệnh nhân có thể trạng trung bình với 37,6%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy với 13,4%. Bảng 3. 2 Thông tin về thể trạng cơ thể của đối tượng nghiên cứu BMI Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Gầy 39 13,4 Bình thường 109 37,6 Thừa cân 81 27,9 Béo phì 61 21,0 Tổng 290 100 Trung bình±độ lệch chuẩn (Kg/m2 ): 22,48±4,62 2.4.5 Số lượng bệnh mắc Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 57,6% bệnh nhân hiện mắc từ 6-10 bệnh, 38,6% mắc từ 1-5 bệnh và 3,8% bệnh nhân mắc từ 11 bệnh trở lên theo ICD-10. Trong đó: Tỷ lệ số lượng bệnh đồng mắc khá cao (6-10 bệnh chiếm 57,6%). Các bệnh đồng mắc trên bệnh nhân suy tim mạn tính chủ yếu bao gồm: Rối loạn mỡ máu (14,02%), bệnh van tim (11,3%), bệnh mạch vành (9,8%), tăng huyết áp (10,5%), bệnh suy thận mạn (2,2%), đái tháo đường (6,82%) và bệnh rung nhĩ (0,96%). Biểu đồ 3. 3 Thông tin về số bệnh đồng mắc trên đối tượng nghiên cứu 195 (67,2%) 95 (32,8%) Nông thôn Thành thị 0 20 40 60 1 - 5 bệnh 6 - 10 bệnh > 10 bệnh 112 (38,6%) 167 (57,6%) 11 (3,8) Tỷ lệ (%)
  • 42. 30 2.4.6 Số thuốc trong đơn thuốc Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng mỗi ngày từ 6-10 thuốc với 69,0%, kế đó là từ 1-5 thuốc với 19,0%, thấp nhất là bệnh nhân sử dụng >15 thuốc mỗi ngày với 1,0%. Biểu đồ 3. 4 Thông tin về số thuốc trên đối tượng nghiên cứu 2.4.7 Số ngày điều trị Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nhập viện từ 10 ngày trở xuống với 42,8% bệnh nhân nhập viện từ 1-5 ngày, 38,8% bệnh nhân nhập viện từ 6-10 ngày. Biểu đồ 3. 5 Thông tin về số ngày điều trị của đối tượng nghiên cứu 0 10 20 30 40 50 60 70 1 - 5 thuốc 6 - 10 thuốc 11 - 15 thuốc > 15 thuốc 56 (19,3%) 200 (69,0%) 31 (10,7%) 3 (1,0%) Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 1 - 5 ngày 6 - 10 ngày 11 - 15 ngày > 15 ngày 124 (42,8%) 111 (38,3%) 47 (16,2%) 8 (2,8%) Tỷ lệ (%)
  • 43. 31 2.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 2.5.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính Trong 10 nhóm thuốc điều trị suy tim mạn tính theo phân loại của chúng tôi, ACEI là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất cho 201 bệnh nhân (chiếm 69,3%), kế đến là các thuốc phối hợp sẵn với 49,3%, lợi tiểu 30,0%, nhóm nitrat (23,8%), nhóm chẹn beta (20,7%), chẹn kênh calci (20,7%), glycosid tim (19,7%), kháng Aldosterone (15,9%), chẹn thụ thể Angiotensinogen II (6,9%) và thuốc tăng co bóp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,8%. Biểu đồ 3. 6 Tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim mạn tính 2.5.2 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính Các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bao gồm: Enalapril (49,4%), Furosemid (30,0%), Isosorbod 22,1%, thuốc phối hợp 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 20 (6,9%) 60 (20,7%) 60 (20,7%) 57 (19,7%) 46 (15,9%) 87 (30,0%) 69 (23,8%) 11 (3,8%) 201 (69,3%) 143 (49,3%) Tỷ lệ (%)
  • 44. 32 sẵn Furosemid+Spironolacton 41,4%. Thông tin chi tiết về tỷ lệ sử dụng từng loại hoạt chất được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3. 3 Tỷ lệ các thuốc trong điều trị suy tim mạn tính Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số (n) Tỷ lệ (%) Chẹn thụ thể angiotensin II Losartan 20 6,9 Chẹn beta Bisoprolol 56 19,3 Carvedilol 4 1,4 Chẹn kênh Calci Amlodipin 48 16,6 Nifedipin 12 4,1 Glycosid tim Digoxin 57 19,7 Kháng Aldosterone Spironolacton 46 15,9 Lợi tiểu Furosemid 87 30,0 Nhóm Nitrat Nitroglycerin 5 1,7 Isosorbid 64 22,1 Thuốc tăng co bóp Dobutamin 5 1,7 Epinephrin 1 0,3 Nor-epinephrin 5 1,7 Ức chế men chuyển Captopril 34 11,7 Enalapril 143 49,3 Lisinopril 8 2,8 Perindopril 12 4,1 Ramipril 4 1,4 Phối hợp sẵn ARB+Lợi tiểu Valsartan+hydroclorothiazid 2 0,7 Irbesartan+hydroclorothiazid 2 0,7 Telmisartan+hydroclorothiazid 7 2,4 Lợi tiểu+Kháng Aldosterone Furosemid+spironolacton 120 41,4 UCMC+Chẹn kênh Calci Perindopril+amlodipin 3 1,0 UCMC+Lợi tiểu Lisinopril+hydroclorothiazid 9 3,1 2.5.3 Phác đồ điều trị suy tim mạn tính Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được sử dụng từ 1 đến 7 nhóm thuốc mỗi ngày để điều trị suy tim mạn tính. Trong đó, chiếm đa số là phác đồ phối hợp 3 thuốc với 33,1% (96 bệnh nhân), kế đến là phát đồ phối hợp 4 thuốc với 24,5% (71 bệnh nhân), 2 thuốc với 19,7% (57 bệnh nhân), 1 thuốc với 11,7% (34 bệnh nhân), 5 thuốc với 9,7% (28 bệnh nhân), 6 thuốc với 1% và 7 thuốc với 0,3% bệnh nhân.
  • 45. 33 Biểu đồ 3. 7 Tỷ lệ các loại phác đồ điều trị Trong phát đồ đơn trị liệu, chiếm phần lớn là thuốc lợi tiểu với 3,1% và thuốc ACEI với 2,8%. Trong phát đồ điều trị 2 thuốc, phác đồ phối hợp giữa UCMC+Lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,8%, kế đến là phác đồ phối hợp giữa UCMC và chẹn beta (2,1%), chẹn kênh calci (2,1%), kháng aldosterone (2,1%) hoặc Lợi tiểu+Kháng Aldosterone chiếm 2,4%. Trong phác đồ điều trị 3 thuốc, sự phối hợp giữa Kháng Aldosterone+UCMC+lợi tiểu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 12,1%. Trong phác đồ điều trị 4 thuốc, sự phối hợp giữa UCMC+Lợi tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 5,9%. Trong phác đồ điều trị 5 thuốc, sự phối hợp giữa Chẹn beta+Glycosid tim+Lợi tiểu+UCMC+Kháng Aldosterone hoặc Glycosid tim+UCMC+Lợi tiểu+Nhóm nitrat+Kháng Aldosterone chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 1,7%. Các phác đồ điều trị khác được thể hiện trong bảng 3.4. 0 5 10 15 20 25 30 35 1 thuốc 2 thuốc 3 thuốc 4 thuốc 5 thuốc 6 thuốc 7 thuốc 34 (11,7%) 57 (19,7%) 96 (33,1%) 71 (24,5%) 28 (9,7%) 3 (1,0%) 1 (0,3%) Tỷ lệ (%)
  • 46. 34 Bảng 3. 4 Các phác đồ điều trị suy tim mạn tính trên bệnh nhân Phác đồ Nhóm thuốc Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1 nhóm thuốc ARB 2 0,7 Chẹn beta 1 0,3 Chẹn kênh Calci 2 0,7 Glycosid tim 2 0,7 Kháng Aldosterone 6 2,1 Lợi tiểu 9 3,1 Nhóm nitrat 1 0,3 Thuốc tăng co bóp 3 1,0 UCMC 8 2,8 Tổng 34 11,7 2 nhóm thuốc ARB+Lợi tiểu 3 1,0 Chẹn beta+ARB 1 0,3 Chẹn beta+Nhóm nitrat 1 0,3 Chẹn beta+UCMC 6 2,1 Chẹn kênh Calci+Glycosid tim 1 0,3 Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu 6 2,1 Chẹn kênh Calci+UCMC 5 1,7 Glycosid tim+Lợi tiểu 1 0,3 Glycosid tim+UCMC 1 0,3 Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 7 2,4 Nhóm nitrat+ARB 1 0,3 Nhóm nitrat+UCMC 1 0,3 Thuốc tăng co bóp+Kháng Aldosterone 1 0,3 UCMC+ARB 1 0,3 UCMC+Kháng Aldosterone 6 2,1 UCMC+Lợi tiểu 14 4,8 UCMC+Thuốc tăng co bóp 1 0,3 Tổng 57 19,7 3 nhóm thuốc ARB+Kháng Aldosterone+Lợi tiểu 1 0,3 Chẹn beta+ARB+Chẹn kênh Calci 1 0,3 Chẹn beta+Glycosid tim+UCMC 1 0,3 Chẹn beta+Lợi tiểu+Chẹn kênh Calci 2 0,7 Chẹn beta+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3 Chẹn beta+UCMC+Kháng Aldosterone 2 0,7 Chẹn beta+UCMC+Lợi tiểu 3 1,0 Chẹn beta+UCMC+Nhóm nitrat 1 0,3 Chẹn kênh Calci+ARB+Lợi tiểu 2 0,7 Chẹn kênh Calci+Chẹn beta+UCMC 1 0,3 Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 3 1,0 Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Nhóm nitrat 4 1,4 Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+UCMC 8 2,8 Chẹn kênh Calci+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3 Chẹn kênh Calci+UCMC+Kháng Aldosterone 2 0,7 Glycosid tim+Lợi tiểu+Kháng Aldosterone 1 0,3