SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HUỲNH TỐ QUYÊN
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ
SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU
GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HUỲNH TỐ QUYÊN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC
CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH
SÓC TRĂNG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HUỲNH TỐ QUYÊN
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ
SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU
GIANG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hà Minh Hiển
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HUỲNH TỐ QUYÊN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC
CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH
SÓC TRĂNG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ MINH HIỂN
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng.đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Minh Hiển Giảng viên, Đại Học Tây
Đô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi
trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn,
bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn
Huỳnh Tố Quyên
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặcđiểm bệnhnhân, tình hìnhsử dụng và đánhgiá hiệu
quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Thiết kế nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm
loét dạ dày – tá tràng, điều trị tại Trung tâm Y tế huyên Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng từ
ngày 01/01/2021–01/06/2021. Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận
tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin.
Kết quả nghiên cứu: Sau khi tiến hành khảo sát trên 430 bệnh án cho kết quả chỉ định
thuốcức chế bơm protonđa số phânbốtheo bệnhviêm loétdạ dàytá tràngchiếm 51,2%,
tiếp đến là theo chỉ định trào ngược dạ dày tá tràng 45,8%. Liều dùng thuốc ức chế bơm
proton được chỉ định trong01 ngày: Omeprazol: Có 2 liều dùngvà chủ yếu sử dụng liều
40 mg chiếm tỉ lệ 71,4%. Pantoprazol: Có 3 liều dùng và hầu hết là ở liều 40 mg chiếm
tỉ lệ 62,5%. Rabeprazol: Có 2 liều dùng, và chủ yếu sử dụng liều 10 mg chiếm tỉ lệ
63,6% Esomeprazol: Có 2 liều dùng, liều 40 mg chiếm tỉ cao hơn với 56,2% so với 20
mg chiếm 43,8%. Có 77 đơn thuốc chiếm 17,9% có tương tác với 77 cặp tương tác,
không có đơn thuốc nào có 2 cặp tương tác trở lên. Chiếm tỉ lệ cao là các cặp tương tác
clopidogrel-esomeprazol 19,5%, clopidogrel-pantoprazol 16,9%. Tỉ lệ bệnh nhân khỏi
bệnh, hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh là 26,3%, bệnh nhân đỡ là 66%. Về yếu tố
liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc ghi nhận ý nghĩa thống
kê ở số ngày sử dụng thuốc (p<0,001; OR=0,094; 95%CL=0,045-0,195).
Kết luận: Đặc biệt cần phải chú ý đến việc lựa chọn thuốc ức chế bơm proton phù hợp
đối với từng đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có độ tuổi cao và bệnh mắc
kèm theo. Bên cạnh đó cần tăngcường xét nghiệm vi khuẩnhọc giúp chẩn đoánvà nâng
cao chất lượng điều trị trên các bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Cù Lao Dung.
Từ khóa: Thuốc bơm proton, Tương tác thuốc bất lợi, Trung tâm Y tế huyện Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc Trăng
iii
ABSTRACT
Research objectives: To survey patient characteristics, use situation and evaluate the
effectiveness of proton pump inhibitors in peptic ulcer disease at Cu Lao Dung District
Medical Center, Soc Trang province.
Study design: Medicalrecordsof patientsover18 yearsold diagnosedwith pepticulcer
disease, treated at Cu Lao Dung District Medical Center, Soc Trang province from
January 1, 2021 to June 1, 2021. Using cross-sectional, retrospective, convenient
sampling methods to collect results based on information collection sheets.
Research results: After conducting drug interaction analysis over 430, the results
showed that proton pump inhibitors were mostly distributed accordingto peptic ulcer
disease, accountingfor 51.2%, followed by indications. gastroduodenal reflux. Dosage
of proton pump inhibitors is indicated in 01 day: Omeprazol: There are 2 doses and
mainly 40 mg dose is used, accountingfor 71.4%. Pantoprazol: There are 3 doses and
most of them are at the dose of 40 mg, accountingfor 62.5%. Rabeprazole: There are 2
doses, and mainly used 10 mg dose, accountingfor 63.6%. There were 77 prescriptions,
accountingfor 17.9%, interactingwith 77 pairs of interactions, no prescription had 2 or
more interaction pairs. The high proportion is the pair of clopidogrel-esomeprazole
interactions19.5%,clopidogrel-pantoprazol16.9%.Therate of patientsrecoveringfrom
the disease, having no clinical symptoms of the disease is 26.3%, the patients who get
better is 66% and still have no effect, 7.7%. Regarding the relevant factor between the
effectiveness of the drug and the drug use, the statistical significance is recorded in the
number of days of drug use (P <0.001; OR = 0.094; 95%Cl = 0.045-0,195).
Conclusion: Special attention should be paid to the selection of proton pump inhibitors
suitableforeachpatient,especiallythosewith advancedageand comorbidities.Besides,
it is necessary to strengthen bacteriological tests to help diagnose and improve the
quality of treatment on patients at Cu Lao Dung Medical Center.
Keywords: Proton pump drugs, Adverse drug interactions, Cu Lao Dung District
Medical Center, Soc Trang Province
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn
Huỳnh Tố Quyên
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................................... ii
ABSTRACT...........................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG DO NSAIDs 3
1.1.1 Lược sử bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng............................................................3
1.1.2 Lược sử phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày – tá
tràng....................................................................................................................................3
1.1.3 Khái niệm viêm loét dạ dày-tá tràng do NSAIDs ...............................................4
1.1.4 Dịch tễ học...............................................................................................................5
1.1.5 Cơ chế bệnh sinh .....................................................................................................5
1.1.6 Yếu tố nguy cơ.........................................................................................................6
1.1.7 Triệu chứng lâm sàng..............................................................................................7
1.1.8 Biến chứng...............................................................................................................8
1.1.9 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng..........................................................................9
1.2 GIẢI PHẪU HỌC DẠ DÀY TÁ TRÀNG.........................................10
1.2.1 Giải phẫu học dạ dày............................................................................................ 10
1.2.2 Giải phẫu học tá tràng.......................................................................................... 11
1.2.3 Chức năng sinh lý của dạ dày tá tràng............................................................... 11
1.3 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰPHÒNG
VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG ..............................13
1.3.1 Tổng quan về thuốc ức chế bơm proton............................................................ 13
1.3.2 Cơ chế tác dụng.................................................................................................... 17
vi
1.3.3 Thực trạng sử dụng .............................................................................................. 19
1.3.4 Những rủi ro khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài........................... 20
1.3.5 Sử dụng dự phòng ................................................................................................ 21
1.3.6 Điều trị................................................................................................................... 22
1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG..........25
1.4.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế Cù Lao Dung ...................................................... 25
1.4.2 Hướng dẫn điều trị tại trung tâm ........................................................................ 25
1.4.3 Sơ đồ tổ chức trung tâm....................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................27
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 27
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh.......................................................................................... 27
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................... 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................28
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 28
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu....................................................................................... 28
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................................. 28
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..................................................... 30
2.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc ức chế proton điều trị loét dạ dày-tá tràng............ 31
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........... 32
2.4.1 Phương pháp kiểm soát sai số............................................................................. 32
2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá....................................................................................... 33
2.4.3 Xỷ lý số liệu.......................................................................................................... 34
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU................................................................34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 35
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ
TRÀNG...................................................................................................35
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................... 35
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng........................................................................................... 37
vii
3.1.3 Phương pháp chẩn đoán....................................................................................... 37
3.1.4 Xét nghiệm Helicobacter Pylori ........................................................................ 38
3.1.5 Đánh giá nguyên nhân gây viêm loét dạ dày-tá tràng. .................................... 39
3.2 TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ PROTON ĐIỀU TRỊ
LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG..................................................................40
3.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT........................................... 40
3.2.2 Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày................ 42
3.2.3 Tương tác thuốc với PPI trong mẫu nghiên cứu............................................... 46
3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................................... 52
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ
TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ CÙ LAO DUNG..............................52
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học................................................................................ 52
4.1.2 Triệu chứng lâm sàng........................................................................................... 53
4.1.3 Tỉ lệ bệnh nhân được nội soi và được chẩn đoán Helicobacter Pylori ......... 54
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG
BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG................................................55
4.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT........................................... 55
4.2.2 Chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng nhóm bệnh................ 56
4.2.3 Chỉ định thuốc ức chế bơm proton đối với từng loại bệnh............................. 57
4.2.4 Liều dùng các thuốc ức chế bơm proton ........................................................... 57
4.3 TƯƠNG TÁC THUỐC PPI TRONG NGHIÊN CỨU......................58
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 61
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................61
5.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63
PHỤ LỤC............................................................................................................................... xi
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ đối với các biến chứng đường tiêu hóa liên quan đến
NSAIDs ..............................................................................................................................7
Bảng 1.2 Các thuốc ức chế bơm proton được FDA chấp thuận............................... 13
Bảng 1.4 Khuyến nghị điều trị bằng thuốc đối với viêm loét dạ dày-tá tràng ....... 23
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân ........................................................... 35
Bảng 3.2 Đặc điểm về thể trạng BMI.......................................................................... 36
Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng.................................................................................... 37
Bảng 3.4 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày-tá tràng ............................. 38
Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm tìm Helicobacter pylori...................... 38
Bảng 3.6 Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori................................. 39
Bảng 3.7 Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT....................................................... 39
Bảng 3.8 Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton....................................... 40
Bảng 3.9 Số ngày sử dụng thuốc.................................................................................. 40
Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo
từng chỉ định................................................................................................................... 41
Bảng 3.11 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ
định.................................................................................................................................. 41
Bảng 3.12 Tỉ lệ liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày42
Bảng 3.13 Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định............ 43
Bảng 3.14 Tỉ lệ chỉ định liều dùng pantoprazol phân bố theo từng chỉ định......... 44
Bảng 3.15 Tỉ lệ chỉ định liều dùng rabeprazol phân bố theo từng chỉ định............ 45
Bảng 3.16 Tỉ lệ chỉ định liều dùng esomeprazol phân bố theo từng nhóm bệnh... 45
Bảng 3.17 Tỉ lệ các đơn thuốc có tương tác thuốc với PPI ...................................... 46
Bảng 3.18 Các thuốc tương tác với PPI ...................................................................... 46
Bảng 3.19 Tỉ lệ các cặp tương tác thuốc..................................................................... 47
Bảng 3.20 Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng...................................... 48
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học 49
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc. 50
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hoạt hóa PPIs từ dạng tiền chất (Laurence et al., 2018).......................... 18
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế cù lao dung (trungtamyteculaodung.com).26
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 29
x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
COX Cyclooxygenase
COX-1 Cyclooxygenase-1
COX-2 Cyclooxygenase-2
DU Duodenal ulcer Loét tá tràng
FDA Food and Drug Administration
Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ
GU Gastric ulcer Loét dạ dày
H2RAs H2 receptor antagonists
Thuốc đối kháng thụ thể
H2
NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs
Thuốc chốngviêm không
steroid
PG Prostaglandin
PPIs Proton pump inhibitors Thuốc ức chế bơm proton
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng5 – 10% trên
tổng dân số thế giới và ở Việt Nam chiếm khoảng26% dân số cả nước. Bệnh viêm loét
dạ dày – tá tràng là bệnh cấp tính và mạn tính, thường hay tái phát, ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, có thể gây ra các biến chứng như: Xuất huyết
tiêu hóa, gây ra thủng ổ loét, hẹp môn vị hoặc có thể dẫn đến thoái hóa ác tính ở dạ dày
(Hoàng Trọng Thảng, 2014). Loét dạ dày – tá tràng là các tổn thương ở dạ dày và tá
tràng, đặc trưng bởi lớp niêm mạc bị bong tróc, với tổn thương kéo dài đến lớp dưới
niêm mạc hoặc lớp cơ trơn dạ dày. Mặc dù hình thái tổn thương thì giống nhau, nhưng
loét tá tràng thường gặp hơn, và cơ chế bệnh sinh cũng có một số điểm khác biệt (Lưu
Anh, 2017).
Bệnh loét dạ dày tá - tràng là một nguồn gây bệnh tật và tử vong đáng kể trên toàn
thế giới. Khoảng 2/3 số bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng không
có triệu chứng. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, triệu chứng phổ biến nhất là đau
vùng thượng vị, có thể kết hợp với khó tiêu, chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, cảm
giác no sớm. Hầu hết các trường hợp bệnh loét dạ dày - tá tràng có liên quan đến nhiễm
Helicobacter pylori và/hoặc sử dụng các thuốc NSAIDs (Robert et al., 2019). Theo đó
bệnh loét và biến chứng của loét dạ dày - tá tràng xảy ra khoảngtrên 25% bệnh nhân sử
dụngcác thuốcNSAIDs. Có hơn 30 triệu viênthuốc và 100triệu đơn thuốcđược kê mỗi
năm ở Mỹ với chi phí gần 4,8 tỉ đô la Mỹ. Các tác dụng phụ trên dạ dày ruột phụ thuộc
vào liều lượng điều trị. Trong số những bệnh nhân bị biến chứng chảy máu hoặc thủng
thường không có các triệu chứng chậm tiêu trước đó chiếm khoảng 50-60%, 15-45%
bệnh nhân có tổn thương loét khôngtriệu chứng. Từ 1-4% bệnh nhân phải vào viện cấp
cứu vì biếnchứng nghiêm trọngdo thuốckhángviêm mang lại. Mỗi năm có gần 200.000
người chết do uống các thuốc chống viêm không steroid.
Kể từ khi omeprazol lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1989, thuốc ức chế bơm
proton (PPIs) đã dần trở thành thuốc chính trongđiều trị các rối loạn liên quan đến acid.
Khi so sánh với các tác nhân trước đó như chất đối kháng thụ thể histamine2 (H2RAs),
chất tương tự prostaglandin tổng hợp và thuốc kháng cholinergic, PPIs đã chứng minh
khả năng dung nạp tốt trên bệnh nhân, tính an toàn và khả năng ức chế acid vượt trội
hơn so với các tác nhân trước đó. Mặc dù có tính an toàn trong suốt hai thập kỷ qua, sự
2
phổ biếncủa PPIs đã gây ra một số lo ngại về cả tácdụng ngắn hạn và dài hạn của chúng
(Daniel, 2017).
Để sử dụng PPIs hiệu quả, an toàn và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn
của thuốc, những tương tác có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc cho bệnh
nhân là một vấn đề bức thiết đặt ra cho người thầy thuốc. Bên cạnh đó, tương tác thuốc
cũng là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tương tác thuốc gây ra những phản
ứng có hại cho bệnh nhân, làm cản trở tới quá trình điều trị của bệnh nhân, ở mức độ
nặng có thể tử vong. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét
dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021”
được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụngthuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày tá tràng
tại Trung Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.
2. Đánh giá tương tác của các thuốc ức chế proton có trong đơn thuốc tại Trung
Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc ức chế proton và các yếu tố liên quan trong
điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng tại Trung Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc
Trăng năm 2021.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG DO NSAIDs
1.1.1 Lược sử bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng được biết đến từ hàng ngàn năm trước, bắt đầu từ
những phát hiện của Celse và Galien (thế kỷ I) qua các trường hợp tử vong do thủng dạ
dày – tá tràng.
− Vào cuối thế kỷ XV, Beniviene đã mô tả bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
− Đến năm 1586, ca mổ tử thi chứng minh loét môn vị dạ dày bởi Donatus.
− Năm 1665, một họasĩ ở Bolognese là ElisabettaSiranichết độtngột sau vàitháng
đau bụng. Kết quả mổ tử thi cho thấy một tình trạng thủng dạ dày do ổ loét.
− Năm 1793, Matthew Baillie – lần đầu tiên trên thế giới đã phân loại các bệnh dạ
dày như viêm cấp, loét, thủng, hẹp môn vị cả loét ung thư hóa (Hoàng Trọng Thảng,
2014).
− Năm 1892, Cruveilheir(Pháp)trongcôngtrìnhcủa mình về bệnhloét dạ dàymạn
tính đã mô tả ổ loét một cách khá chi tiết và cho rằng có lẽ loét dạ dày khởi đầu bằng
viêm. Từ đó bệnh loét được mang tên ông – loét Cruveilheir.
− Năm 1965, bằng sự phát minh ra ống soi mềm thì lịch sử bệnh loét đã có một
bước ngoặc một cách vĩ đại. Công tác khám bệnh, thăm dò chuẩn đoán, điều trị thuận
lợi và chính xác hơn, trên cơ sở người ta càng hiểu biết hơn về căn bệnh này.
Sau những phát hiện của Marshall và Warrent (1983) về vai trò quan trọng của
Helicobacter pylori trong các bệnh dạ dày – tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày – tá tràng
thì quan điểm về bệnh sinh của loét dạ dày – tá tràng đã có nhiều thay đổi (Phạm Thị
Thu Hồ, 2009).
1.1.2 Lược sử phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày
– tá tràng
Từ hơn 100 năm trước đây, Gulio Bizzozero lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện diện
của một loại vi khuẩn sống ở dạ dày chó.
4
− Năm 1875, các nhà khoa học Đức phát hiện một loại vi khuẩn hình dạngxoắn ốc
trong dạ dày nhưng không nuôi cấy được.
− Năm 1881, Klebs – nhà giải phẫu học người Đức phát hiện một loại vi sinh vật
giống một loại vi khuẩn trong tuyến dạ dày kèm theo thâm nhiễm viêm niêm mạc dạ
dày.
− Năm 1900, Salomon ở Đức là người đầu tiên tìm ra loại xoắn khuẩn ở người
trong dịch vị bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
− Năm 1924, các tác giả Luck và Seth thấy ở dạ dày người có men urease hoạt
động.
− Năm 1939, Doenges tìm thấy xoắn khuẩn này khi sinh thiết dạ dày tử thi.
− Năm 1970, nhà giải phẫu bệnh Robin Warren nhận xét có mối liên hệ giữa viêm
dạ dày mạn tính và một loại xoắn khuẩn trong niêm mạc dạ dày (Hoàng Trọng Thảng,
2014).
− Mãi đến năm 1982, Robin Warren và người học trò của mình là Barry Marshall
đã thành công nuôi cấy vi khuẩn từ 11 bệnh nhân bị viêm dạ dày và Marshall đã chứng
minh được những ảnh hưởng của vi khuẩn này đối với bệnh lý dạ dày. Họ đặt tên là
Campylobacter pylori do dựa theo hình dạng và đặc tính tăng trưởng.
− Năm 1984, sự phát hiện vi khuẩn Campylobacter pylori và mối liên quan của nó
với bệnh loét dạ dày tá tràng được công bố trên tạp chí Lancet (Bùi Hữu Hoàng, 2009).
Về sauGoodwin nghiên cứu tìm thấy16sribosomalRNA khôngcó ở họ Campylobacter
nên đổi thành Helicobacter.
− Năm 1989, vi khuẩn Helicobacter Pylori trở thành tên gọi chính thức và được
quốc tế công nhận (Hoàng Trọng Thảng, 2014).
1.1.3 Khái niệm viêm loét dạ dày-tá tràng do NSAIDs
Loét dạ dày - tá tràng là sự xói mòn lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, thường xảy
ra ở thực quản dưới, dạ dày và tá tràng. Các dạng chính là loét dạ dày và loét tá tràng,
gây ra bởi hoạtđộng của aciddạ dàyvà pepsindo sử dụngquá nhiều NSAIDs. Các triệu
chứng bao gồm đau vùng thượng vị khiến bệnh nhân thường xuyên tỉnh giấc vào ban
đêm, ợ chua, chán ăn, sụt cân và có thể dẫn đến các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày,
5
thủngvà chảy máu (Soni, 2019). Đau thượng vị thường xuất hiệntrong vòng15-30phút
sau bữa ăn ở bệnh nhân loét dạ dày. Mặt khác, cơn đau do loét tá tràng có xu hướng xảy
ra sau bữa ăn 2-3 giờ (Jaswanth et al., 2022).
1.1.4 Dịch tễ học
Bệnh loét dạ dày-tá trànglà một căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến dân số lớn tuổi,
với tỉ lệ mắc cao nhất xảy ra từ 55 đến 65 tuổi. Ở nam giới, loét tá tràng phổ biến hơn
loét dạ dày và ngược lại ở phụ nữ. Có 35% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm
loét dạ dày sẽ bị các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù tỉ lệ tử vong do bệnh loét dạ dày
tá tràng thấp, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao dẫn đến ảnh hưởnng đến chất lượng cuộc sống
và chi phí rất tốn kém (Jaswanth et al., 2022).
Loét dạ dày-tá tràng xảy ra ở 30% số người dùng NSAIDs (bao gồm cả aspirin)
mãn tính, với xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa xảy ra ở 1,5% bệnh nhân bị loét.
Bệnh loét dạ dày - tá tràng ảnh hưởng đến 1-2 trên 1000 người hàngnăm theo một đánh
giá có hệ thống với dữ liệu từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu (Emma et al.,
2019). Tỉ lệ mắc bệnh loét dạ - dày tá tràng ở Hoa Kỳ được ước tính là 8,4%. Các biến
chứng liên quan đến loét dẫn đến 100.000 ca nhập viện và hơn 20.000 ca tử vong mỗi
năm (Marie et al., 2016). Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe lên đến 3,3 tỉ đô la Mỹ
mỗi năm.
1.1.5 Cơ chế bệnh sinh
Gần một nửa dân số thế giới bị Helicobacter Pylori xâm chiếm, đây vẫn là một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng (Siddique et
al., 2018). Tỷ lệ Helicobacter Pylori cao hơn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở
Châu Phi, Trung Mỹ, Trung Á và Đông Âu (Hooi et al., 2017). Sinh vật này thường mắc
phải trong thời thơ ấu trong môi trường thiếu vệ sinh và đông đúc, chủ yếu ở các quốc
gia có tìnhtrạngkinhtế xã hộithấphơn. HelicobacterPylori gâythoáihóa vàtổn thương
tế bào biểu mô, thường nghiêm trọng hơn ở hang vị, do phản ứng viêm với bạch cầu
trung tính, tế bào lympho, tương bào và đại thực bào.
Cơ chế mà Helicobacter Pylori gây ra sự phát triển của các loại tổn thương khác
nhau ở niêm mạc dạ dày tá tràng vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Nhiễm Helicobacter
Pylori có thể dẫn đến giảm clohydria hoặc tăng clohydria, do đó xác định loại loét dạ
6
dày tá tràng. Các chất trung gian chính gây nhiễm Helicobacter Pylori là các cytokine
ức chế sự bài tiết của tế bào thành, nhưng Helicobacter Pylori có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến tiểu đơn vị α H+/K+ ATPase, kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác peptide
liên quanđến gen calcitoninliênkếtvới somatostatin,hoặcức chế sảnxuất gastrin. Mặc
dù sự hình thành các vết loét dạ dày có liên quan đến tình trạnggiảm bài tiết, nhưng 10–
15% bệnh nhân bị. Nhiễm H. pylori có tăng tiết dịch vị do tăng gastrin máu và giảm
hàm lượng somatostatin ở hangvị. Điều này dẫn đếntăng tiết histamin,và sau đó là tăng
tiết axidhoặcpepsintừ tế bào thànhvà tế bàodạ dày. Ngoài ra, việcloại bỏ Helicobacter
Pylori dẫn đến giảm biểu hiệnmRNA của gastrin và tăngbiểu hiện somatostatinmRNA
(Kuna et al., 2019).
NSAIDs có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày theo hai cơ chế: Kích thích trực
tiếp biểu mô dạ dày, và ức chế tổng hợp PG nội sinh ở niêm mạc. Kích ứng trực tiếp xảy
ra do NSAIDs là acid yếu. Các tác nhân ít acid hơn, chẳng hạn như các salicylat
nonacetyl hóa, có thể làm giảm độc tính trên đường tiêu hóa (DiPiro et al., 2014). Tác
dụng gây kích ứng trực tiếp góp phần gây ra viêm dạ dày do NSAIDs và đóng một vai
trò nhỏ trong sự phát triển của viêm loét dạ dày do NSAIDs.
NSAIDs ức chế COX, enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp prostaglandin
có nguồn gốc từ acid arachidonic. Cả COX-1 và COX-2 đều bị ức chế bởi NSAIDs
không chọn lọc, bao gồm acid acetylsalicylic ở liều trên 300mg. Ngược lại, NSAIDs
chọn lọc chỉ ức chế COX-2, và aspirin liều thấp chỉ ức chế COX-1 (Guilermo et al.,
2018). NSAIDs được dùng qua đường tiêm (ví dụ, ketorolac) và trực tràng (ví dụ,
indomethacin) có tỉ lệ mắc viêm loét dạ dày tương tự như NSAIDs đường uống. Các
NSAIDs tại chỗ (ví dụ, diclofenac) khôngcó khả nănggây viêm loét dạ dày vì đạt được
nồng độ rất thấp tronghuyết thanh. Tác dụng chốngkết tập tiểu cầu của NSAIDs có thể
làm trầm trọng thêm các biến chứng chảy máu liên quan đến viêm loét dạ dày (Marie et
al., 2016).
1.1.6 Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến chứng đường tiêu hóa do NSAIDs
gây ra (bảng 1.3), bao gồm tiền sử loét dạ dày tá tràng, tuổi >65, bệnh nặng, nhiễm
Helicobacter pylori và sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc dạ dày, bao gồm các
NSAIDs khác (Luigi et al., 2016). Một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát và cần
7
được tính đến trước khi bắt đầu điều trị bằng NSAIDs. Các NSAIDs khác nhau có nguy
cơ chảy máu đường tiêu hóa khác nhau. Một đánh giá có hệ thống năm 2012 và phân
tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát (dự án SOS) đã xác nhận sự khác nhau về nguy
cơ biến chứng đường tiêu hóa trên giữa các NSAIDs được sử dụng trongthực hành lâm
sàng. Các rủi ro tương đối là <2 đối với aceclofenac,celecoxibvàibuprofen,2-4đối với
rofecoxib, sulindac, diclofenac, meloxicam, nimesulid và ketoprofen, 4-5 đối với
tenoxicam, naproxen, indomethacin và diflunisal, và >5 đối với piroxicam, ketorolac và
azapropazon (Castellsague et al., 2012).
Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ đối với các biến chứng đường tiêu hóa liên quan đến
NSAIDs (Guillermo et al., 2018)
Yếu tố nguy cơ
Tuổi (>65, đặc biệt >70)
Tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng
Bệnh nặng
Nhiễm Helicobacter pylori
Điều trị đồng thời với thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế tái
hấp thu chọn lọc serotonin hoặc corticosteroid
Sử dụng hai hoặc nhiều NSAID cùng một lúc
Sử dụng các chất ăn mòn dạ dày khác
1.1.7 Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng của bệnh loét dạ dày-tá tràngcó giá trị dự đoán hạn chế vì chúng
không đặc hiệu. Bệnh nhân bị loét tá tràng thường cảm thấy đói hoặc đau bụng về đêm.
Ngược lại, bệnh nhân loét dạ dày bị đau bụng sau ăn, buồn nôn, nôn và sụt cân. Bệnh
nhân bị bệnh loét dạ dày-tá tràngkhông được điều trị thường có các triệu chứng tái phát
do quá trìnhlành tự phát và tái pháttrong khi yếutố nguyênnhân vẫn tồn tại. Bệnh nhân
cao tuổi mắc bệnh loét dạ dày-tá tràng thường không có triệu chứng hoặc chỉ có các
triệu chứng nhẹ (Lanas and Chan, 2017).
8
Trong số nhữngbệnhnhâncó triệuchứng củabệnhloét dạdày tá tràng, triệuchứng
phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, có thể liên quan đến chứng khó tiêu, chướng bụng,
đầy bụng, buồn nôn và no sớm. Ở nhiều bệnh nhân, các triệu chứng có thể không liên
tục.
Chảy máu, thủnghoặc tắc nghẽn lối ra dạ dày là những biến chứng chính của bệnh
loét dạ dày-tá tràng. Chảy máu, biểu hiện như melena hoặc nôn ra máu, có thể xảy ra
mà không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào ở gần một nửa số bệnh nhân. Thủng
thường có biểu hiện đột ngột với cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên. Phụ thuộc vào tuổi
và tỉ lệ mắc bệnh đi kèm, tỉ lệ tử vong có thể cao tới 20% (Lanas and Chan, 2017).
1.1.8 Biến chứng
Các biến chứng của loét dạ dày-tá tràng xảy ra cao hơn gấp 5 lần ở những người
có sử dụng NSAIDs (Foong and Mark, 2020). Chảy máu, thủng, loét sâu kèm viêm
quanh tạng, xơ teo gây hẹp (thường ở vùng môn vị) là những biến chứng quan trọng
(Emma et al., 2019).Đặc biệt loét dạ dày lâungày có thể gây ungthư hóa (Hoàng Trọng
Thảng, 2014).
Chảy máu
Theo một đánh giá có hệ thống(93 nghiên cứu), loét dạ dày-tá tràngchảy máu xảy
ra ở 19-57 trên 100.000 người mỗi năm (Emma et al., 2019). Chảy máu do loét dạ dày
- tá tràng xảy ra khi vết loét ăn mòn thành mạch máu dưới biểu mô. Biểu hiện bao gồm
rỉ máu từ các mao mạch niêm mạc có kích thước nhỏ đến chảy máu nhanh hơn từ các
nhánh động mạch có kích thước lớn hơn. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện rối
loạn sắc tố da, tan máu, nôn ra máu, giảm huyết sắc tố và tăng urê do máu được tiêu hóa
thành protein và chuyển hóa thành urê trong gan. Sốc giảm thể tích có thể xảy ra đặc
biệt trong những trường hợp có biểu hiện chậm trễ hoặc xói mòn đột ngột thành mạch
máu (Foong and Mark, 2020)
Thủng
Thủng tương đối ít phổ biến hơn, xảy ra ở 4-14 trên 100.000 người mỗi năm
(Emma et al., 2019). Loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thế gây thủng. Đây là
biến chứng đứng thứ nhì sau chảy máu (6%), gặp ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt
trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào xoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào
9
cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối. Thường khởi đâu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao
đâm sau đó là dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc (Hoàng Trọng Thảng,
2014).
Loét xuyên thâu dính vào cơ quan kế cận
Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại
tràng ngang thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường đau
dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện
viêm tụy cấp (Hoàng Trọng Thảng, 2014).
Hẹp môn vị
Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dày hoặc tá tràng
hoặc phản ứng co thắt môn vị trongloét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp có thể do viêm phù
nề môn vị. Cảm thấy nặng bụng sau ăn, nôn ra thức ăn cũ (>24 giờ) (Hoàng Trọng
Thảng, 2014).
Loét ung thư hóa
Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm. Hiện nay
người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa nhiều
hơn (30%), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.
Triệu chứng lâm sàng với đau ngày càng gia tăng liên tục, không đáp ứng với điều
trị khángloét. Toàn thân gầy sút mất ngon miệng và khẩu vị, phân máu đen kéo dài, sút
cân nhanh, phù, thiếu máu. Khám thượng vị có mảng hoặc có dấu hiệu di căn: Hạch
thượng đòn trái, di căn gan, tụy. Nội soi có hình ảnh u sùi hoặc loét nham nhở bờ không
đều, cứng, đụng vào dễ chảy máu. Sinh thiết có hình ảnh tế bào ác tính dạ dày (Hoàng
Trọng Thảng, 2014).
1.1.9 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm dạ dày
Giảm cơn đau dạ dày bằngcác thuốc antacid, thuốc ức chế tiết acid (khángthụ thể
H2), thuốc ức chế bơm proton. Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, duy trì sự
tái sinh của niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc. Điều trị các chức năng liên
quan tới vận động và bài tiết dịch dạ dày.
10
Trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, điều trị theo phác đồ phối hợp
với thuốc diệt Helicobacter Pylori.
Kết hợp tăng cường thể lực cho bệnh nhân bằng: Tư vấn chế độ ăn, hạn chế các
chất kích thích, bổ sung vitamin nhóm B, vitamin PP, acid folic (Dương Thị Mai Dung,
2017).
Điều trị loét dạ dày – tá tràng
Giảm yếu tố gây loét: Dùng các thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị (kháng H2, ức
chế bơm proton), thuốc trung hòa acid.
Tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc: Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ
loét, thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
Tiêu diệt Helicobacter Pylori: Phối hợp kháng sinh và các thuốc diệt khuẩn, kết
hợp với ức chế tiết acid theo phác đồ.
Cải thiện lối sống – chế độ ăn uống: Phòng ngừa stress, cải thiện lối sốngthư giãn,
tránhdùng các loại thức ăn, nước uống mang tính kích thích, chua, cay(Bệnh việnBạch
Mai, 2016).
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định trongcác trường hợp:
Biến chứng củaloét: Chảy máu tái phát nhiềulần, chảymáu nặng điềutrị nội khoa
không hiệu quả, thủngổ loét, hẹp môn vị, loét ác tính.
Loét đã được điều trịnội khoađúngphương pháptrongmột thời gian dàimà không
có kết quả (Lê Thị Luyến, 2017).
1.2 GIẢI PHẪU HỌC DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.2.1 Giải phẫu học dạ dày
Dạ dày là một đoạn ốngtiêu hóa phìnhdãn rộng, khirỗng hìnhchữ J, nốigiữa thực
quản và ruột non, có tuyến tiêu hóa và nội tiết, được chia làm 4 vùng giải phẫu.
Tâm vị là chỗ hẹp nhất của dạ dày, trực tiếp với hai đầu dạ dày thực quản.
Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, thường chứa không khí.
11
Thân vị nối tiếp phía dưới đáy vị, là phần chính của dạ dày.
Phần dạ dày còn lại dưới góc bờ cong nhỏ là hang vị. Dạ dày được phân cách với
tá tràng bởi cơ thắt môn vị (Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Xuân Trường, 2015).
Bề mặt niêm mạc dạ dày trông như một tấm thảm thớ. Các nếp niêm mạc chạy
theo chiều dọc, nổi cao nhất là phần trên của dạ dày và trải phẳng khi dạ dày căng ra.
Trên bề mặt niêm mạc còn có những nếp nhỏ hơn (Nguyễn Văn Hưng, 2016).
Hình thể của dạ dày thường thay đổi. Dung tích của dạ dày khoảng 30ml ở trẻ sơ
sinh và 1500ml ở người trưởng thành (Daniel K et al., 2015).
1.2.2 Giải phẫu học tá tràng
Tá tràng là đoạn đầu tiên và ngắn nhất của ruột non. Nó cũng là phần cố định (trừ
bóng tá tràng) vì nằm sau phúc mạc. Tá tràng dài khoảng 25 cm, bắt đầu từ môn vị ở
ngang sườn phải đốt sống thắt lưng I và tận cùng tại góc tá – hỗng tràng ở ngang sườn
trái đốt thắt lưng II. Tá trànguốn cong hìnhchữ C hướng sangtrái và ôm quanh đầu tụy.
Nó đi theo một con đường gấp khúc gồm bốn phần trên, xuống, ngang và lên (Đoàn
Dương Chí Thiện, 2016).
1.2.3 Chức năng sinh lý của dạ dày tá tràng
Hoạt động bài tiết của dịch dạ dày
Dịch vị là sản phẩm của bài tiết tuyến dạ dày, tuyến dạ dày gồm có tế bào chính
bài tiết men tiêu hóa, tế bào viền bài tiết HCl, tế bào nhầy bài tiết ra chất nhầy.
Dịch vị là một chất lỏng quánh không màu, pH xấp xỉ 1, gồm có nhóm men tiêu
hóa, nhóm chất vô cơ và nhóm chất nhầy.
Nhóm men tiêu hóa:
Pepsin được bài tiết từ tế bào chính ở dạng chưa hoạt động là pepsinogen, được
hoạt hóa bởi HCl của dịch vị tạo ra pepsin và bởi chính pepsin vừa tạo ra, hoạt động
trong môi trường acid. Tác dụng của pepsin là thủy phân liên kết peptid của protein cho
sản phẩm là polypeptid,cótênlà peptonvà proteose, tiêuhóađược 20% proteincótrong
thức ăn.
12
Lipase được bài tiết từ tế bào chính, có tác dụng thủy phân các lipid đã được nhũ
tương hóa cho sản phẩm là các monoglycerid, diglycerid và acid béo.
Nhóm chất vô cơ:
Chất vô cơ quan trọng nhất của dịch vị là HCl, được bài tiết từ tế bào viền, có tác
dụng: Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, tạo pH cho pepsin hoạt động, sát khuẩn, thủy
phân cellulose còn non, tham gia vào đóng mở môn vị.
Nhóm chất nhầy:
Chất nhầy được bài tiết bởi các tế bào tuyến nhày, tạo ra một màng dai kiềm phủ
toàn bộ niêm mạc dạ dày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng của HCl
và pepsin. Chính vì vậy dạ dày có thể tiêu hóa được protid. Bình thường bài tiết chất
nhầy, bài tiết pepsin và HCl là cân bằng nhau, khi mất cân bằng giữa hai nhóm này dễ
gây viêm loét dạ dày (Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Xuân Trường, 2015).
Điều hòa bài tiết dịch vị
Sự điều hòa bài tiết dịch vị dựa trên cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch:
Cơ chế thần kinh:
Phản xạ có điều kiện được phát động bởi các kích thích có liên quan đến ăn uống
như: Nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi thức ăn… và phản xạ khôngđiều kiện được phát
động khi thức ăn kích thích vào răng, niêm mạc miệng. Hai phản xạ này đều tiết dịch vị
thông qua dây X đến dạ dày theo kích thích thị giác, khứu giác và chất dẫn truyền
acetylcholin.
Cơ chế thể dịch:
Khi thức ăn xuống đến ruột dưới tác dụng cơ học, hóa học của thức ăn, kích thích
tá tràng bài tiết gastrin vào máu đến thân dạ dày, gây tiết dịch vị, nếu tiết ra quá nhiều
thì somatostatin sẽ kìm lại (Đoàn Dương Chí Thiện, 2016).
13
1.3 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU
TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
1.3.1 Tổng quan về thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) đã được giới thiệu trên lâm sàng cách đây hơn 25
năm và kể từ đó đã được chứng minh là tác nhân an toàn và hiệu quả để kiểm soát nhiều
loại rối loạnliên quanđến acid (Danielet al., 2017). Mặc dù tất cả các thuốctrong nhóm
này hoạt động theo cách giống nhau là ức chế hoạt động tiết acid của tế bào thành, tuy
nhiên vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa các PPIs liên quan đến các đặc tính dược động học,
chuyển hóa và các chỉ định lâm sàng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa
Kỳ (FDA) chấp thuận. Tính đến năm 2015, có 6 PPIs được FDA chấp thuận (bảng1.4).
Bảng 1.2 Các thuốc ức chế bơm proton được FDA chấp thuận (Daniel et al., 2017)
Thuốc Liều (mg) IV Dung dịch/hỗn dịch Generic Không kê đơn
Omeprazol 10, 20, 40 x x x
Esomeprazol 20, 40 x x x x
Lansoprazol 15, 30 x x x x
Dexlansoprazol 30, 60
Pantoprazol 20, 40 x x x
Rabeprazol 20 x
PPIs là bazơ yếu khôngthấm qua màng, không bền với acid (Daniel et al., 2017).
Để ngăn chặn sự phân hủy PPIs do acid trong lòng dạ dày và cải thiện sinh khả dụng
đường uống, các thuốc đường uống được bào chế thành các hệ thống phân phối thuốc
khác nhau (Laurence et al., 2018):
- Viên nang bao tan trong ruột (omeprazol, dexlansoprazol, esomeprazol,
lansoprazol, rabeprazol).
- Viên nén giải phóngchậm (omeprazol).
- Viên nang giải phóng chậm (dexlansoprazol, esomeprazol).
- Gói hỗn dịch uống giải phóng chậm (esomeprazol, omeprazol, pantoprazol).
14
- Các vi hạt bao tan trongruột ở dạng viên nén rã trong miệng (lansoprazol).
- Viên nén bao tan trong ruột (pantoprazol, rabeprazol và omeprazol).
- Omeprazol dạng bột kết hợp với natri bicarbonat (viên nangvà hỗn dịch uống).
Các thuốcức chế bơm protongồm: Omeprazol, lansoprazol(Prevacid),rabeprazol,
pantoprazol (Protonix) và esomeprazol (Nexium) (Bùi Tùng Hiệp và ctv., 2018).
Dược động học:
Bị biến đổi bởi pH acid nên phải được bào chế dưới dạng viên bao tan ở ruột (nếu
dùng đường uống). Nồng độ tối đa đạt sau 1 – 4 giờ.
Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương (>95%) và phân bố vào các mô, đặc biệt
ở tế bào thành dạ dày.
Thuốc chuyển hóa nhanh qua gan. Thời gian tác dụng không liên quan đến T1/2 vì
thuốc tích lũy trongtế bào viền, vì vậy thời gian bán thải thực tế tới 48 giờ. Do đó thuốc
chỉ cần dùng1 lần/ ngày, trừ trường hợp sử dụng với mục đích phối hợp với khángsinh
diệt Helicobacter Pylori.
Các PPI thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Cơ chế tác dụng
Thuốc ức chếtiết HCl bằngliên kếtkhôngthuận nghịchvới bơm proton.Nên ngăn
cản bài tiết acid dịch vị do mọi nguyên nhân. Tác dụng chốngtiết mạnh và kéo dài.
Các PPI là dẫn xuất benzimidazol, được sử dụng ở dạng tiền dược. Vì PPI không
bền trong môi trường acid và để tránh thuốc bị proton hóa sớm khi còn ở pH acid lòng
dạ dày nên được bào chế ở dạng viên tan ở ruột hoặc viên phóngthích tức thì: NaHCO3
hay Mg(OH)2 tác dụng như một antacid để ngăn PPI proton hóa sớm. Hoạt chất được
phóngthích ở ruột vào máu và được vận chuyển đến kênh thành tế bào. Tại đây vì kênh
có pH = 5 nên thuốc là base được proton hóa thành dạng có hoạt tính là omeprazol
sulfenamid hoặc lansoprazol sulfon và hydroxy lansoprazol tích tụ đến 1000 lần trong
tế bào thành so với huyết tương (Trần Thị Thu Hằng, 2017).
Chỉ định và liều dùng:
15
Trị loét dạ dày: PPI làm lành vết loét nhanh hơn kháng H2, 20 mg omeprazol hiệu
quả hơn ranitidin 300 mg hoặc cimetidin 800 mg. Thời gian điều trị của PPI là 4 tuần
với loét tá tràng và 8 tuần với loét dạ dày. PPI uống buổi sáng, kháng H2 uống buổi tối.
Trị trào ngược dạ dày: Là nhóm thuốc điều trị hiệu quả nhất nhưng hay gây tái
phát nếu không điều trị duy trì. Sau 4 – 8 tuần điều trị với PPI làm giảm mạnh triệu
chứng và làm lành vết viêm thực quản.
Phòng ngừa và chữa trị loét dạ dày do NSAID: PPI hiệu quả hơn thuốc kháng H2
nếu không thể ngừng NSAID.
Chữa trị loét dạ dày do Helicobacter Pylori: Làm lành vết loét và tiệt trừ vi khuẩn
bằng kháng sinh phối hợp với ức chế tiết acid như PPI hoặc kháng H2. (Trần Thị Thu
Hằng, 2017).
Chỉ định và liều dùng của một số thuốc PPI được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2.
Bảng 1.3. Chỉ định và liều dùng của các PPI (mg/ ngày)
Chỉ định Omeprazo
l
Lansoprazo
l
Pantoprazo
l
Rabeprazo
l
Esomeprazo
l
Loét dạ dày
Điều trị
ngắn hạn
20 – 40 mg 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg
Điều trị duy
trì
10 – 20 mg - - - -
Loét tá tràng
Điều trị
ngắn hạn
20 mg 15 – 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg
Điều trị duy
trì
10 – 20 mg 15 mg - - -
16
Phác đồ
điều trị
Helicobacte
r Pylori
20 – 40 mg 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg
Phòng loét
do NSAID
20 mg 15 – 30 mg 20 mg - 20 – 40 mg
(Nguồn: Dương Thị Mai Dung, 2017)
Liều dùngđường uống cho người lớn, uốnglúc đói hoặc trước bữa ăn ít nhất 1 giờ.
Liều phối hợp trong phác đồ diệt Helicobacter Pylori là liều dùngcho 1 lần, ngày dùng
2 lần cùng với các thuốc khác trong phác đồ. Pantoprazol và esomeprazol có thể dùng
đường tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng phụ:
− Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy.
− Rối loạn thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhứt đầu, ngủ gà (ít gặp).
− Do ức chế tiết acid, pH dạ dày có thể tăng lên, làm cho một số vi khuẩn phát triển
gây ung thư.
− Omeprazol ức chế cytocromP450. nên có thểảnh hưởng đến tác dụngcủa các thuốc
khác khi dùng đồng thời (Lê Diên Đức, 2016).
Tương tác thuốc
− Tương tác do tác dụng tăng pH dịch vị
Các PPI có thể làm thayđổi sự hấp thu của các thuốcdùng đường uống khác do làm
tăng đáng kể pH dịch vị (thường lớn >4). Mặt khác các thuốc PPI làm tăng pH dịch vị
>80% thời gian 24 giờ, do đó liệu pháp dùng các thuốc bị ảnh hưởng cách PPI 2 giờ
không tránh được tương tác này. Nên tránh dùng đồng thời PPI với các thuốc bị ảnh
hưởng nhiều bởi pH dịch vị (ketoconazol, muối sắt...) trừ khi kiểm soát được tác dụng
cũng như độc tính của thuốc.
− Tương tác thuốc qua hệ enzym cytocrom P450
17
Các PPI (ngoại trừ rabeprazol)chuyểnhóachủyếuqua enzymcytocromP450 2C19
nên bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzym này. Nhóm thuốc PPI là
nhóm chuyển hóa mạnh qua hệ cytocrom P450, và một số tương tác thuốc với omeprazol
có ý nghĩatrên lâm sàngđược báocáo (omeprazolvớidiazepam,phenytoinvàwarfarin).
Esomeprazol và lansoprazol có thể gây một số tương tác thuốc nhưng ít có ý nghĩa trên
lâm sàng. Rabeprazol và pantoprazol hầu như không gây tương tác thuốc qua hệ
cytocrom P450.
− Một vài tương tác khác:
Antacid và sucralfat có thể làm giảm hấp thu lansoprazol, nên tránh dùng đồng
thời các thuốc này. Omeprazol có thể làm giảm nồng độ thanh thải qua thận của
methotrexat, làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương (Trần Thị Bích Liên,
2013).
Thận trọng và chốngchỉ định
− Cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi diều trị cho bệnh nhân loét dạ dày
vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng chẩn đoán bệnh.
− Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết, đặc biệt là 3 tháng đầu thai
kỳ. Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú, nếu dùng phải ngừng cho trẻ bú (Bộ Y tế,
2018).
1.3.2 Cơ chế tác dụng
Sự sản xuất acid dạ dày xảy ra tronghai giai đoạn:
- Sản xuất acid cơ bản trong khi đói
- Sản xuất acid tối đa trong bữa ăn
Sự bài tiết acid - bazơ tuân theo một chu kỳ sinh học và được điều chỉnh bởi tác
động của acetylcholin và histamin lên tế bào thành. Thức ăn làm tăng tiết acid dạ dày
theo hai cách: Kích thích dây thần kinh phế vị để đáp ứng với thị giác, khứu giác hoặc
vị giác; và chướng bụng tronggiai đoạn dạ dày và ruột tiết acid. Sau khi được kích thích
bởi histamin, acetylcholin và gastrin trên bề mặt tế bào thành, acid được tiết ra bởi bơm
H+, K+, -ATPase, nằm ở phía bên của tế bào thành (Marie et al., 2016).
18
Thuốc ức chế bơm proton là những tiền chất, trong môi trường acid sẽ được hoạt
hóa. Sau khi hấp thụ vào hệ tuần hoàn, tiền chất sẽ xâm nhập vào các tế bào thành của
dạ dày và tích tụ trong các ống tiết acid. Tại đây, nó được hoạt hóa tạo thành một
sulfenamid tetracyclic được xúc tác bởi proton (hình 1.2), giữ thuốc để nó không thể
khuếch tán trở lại qua màng tiểu quản. Sau đó, dạng hoạt hóa liên kết cộng hóa trị với
các nhóm sulfhydryl của cystein trongH+, K+, -ATPase, làm bất bơm H+, K+, -ATPase
không thuận nghịch. Quá trình tiết acid chỉ tiếp tục sau khi các phân tử bơm mới được
tổnghợp vàđưa vàomàng tế bào, giúp ức chếbài tiết acidkéo dài (24-48giờ) (Laurence
et al., 2018).
Hình 1.1 Hoạt hóa PPIs từdạngtiền chất (Laurence et al., 2018)
Chú thích: Omeprazole được chuyển đổi thành sulfenamide trong ống tiết acid của tế bào thành. Các
sulfen-amide tương tác cộng hóa trị với các nhóm sulfhydryl trong bơm proton, do đó ức chế hoạt động của nó
một cách không thuận nghịch.Lansoprazole,rabeprazole và pantoprazole trải qua các chuyển đổi tương tự.
PPIs chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, ngăn chặn 70% đến 80%
bơm proton hoạt độngở tế bào thành của dạ dày. Mặc dù mỗi PPIs có khả năng liên kết
khác nhau, nhưng PPIs giải phóng chậm mang lại hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát
pH dạ dày (Felice et al, 2019).
19
1.3.3 Thực trạng sử dụng
Thuốc ức chế bơm proton là một trong những nhóm thuốc được kê đơn phổ biến
nhất và việc sử dụng chúng ngày càng tăng, đặc biệt là để điều trị lâu dài, thường được
kê đơn quá mức và được sử dụng cho các tình trạng không phù hợp (Leonardo et al.,
2017).
PPIs hiện đang được FDA chấp thuận để quản lý nhiều loại rối loạn tiêu hóa bao
gồm bệnh loét dạ dày-tá tràng có triệu chứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chứng
khó tiêu cũng như để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân đang điều trị
bằngthuốc khángtiểu cầu. Mặc dù PPIs có lợi ích an toàn rất lớn, nhưngcác nghiên cứu
gần đây về việc sử dụng thuốc PPIs trong thời gian dài đã ghi nhận các tác dụng phụ
tiềm ẩn, bao gồm nguy cơ gãy xương, viêm phổi, tiêu chảy do Clostridium difficile, hạ
huyết áp, thiếu hụt vitamin B12, bệnh thận mãn tính và sa sút trí tuệ (Avinash et al.,
2017).
Tại Việt Nam, hầu hết những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng sử dụng PPIs
(95,16% theo nghiên cứu của Bùi Đặng Minh Trí và cộng sự, 86,1% theo nghiên cứu
của Trịnh Thị Nhiên), do thuốc này ít gặp tương tác và tác dụng phụ (Bùi Đặng Minh
Trí và cs., 2020). Esomeprazol là chất mới đưa sử dụng vào năm 2000 ít tác dụng phụ,
có hiệuquảđiềutrị cao,có thời gian duytrì pH lớn hơn 4 lâunhất (ítnhấtlà pantoprazol).
Nghiên cứu của Kircheimer đã chứng tỏ esomeprazol và rabeprazol kiểm soát dịch vị
tốt nhưng esomeprazol là tốt nhất. Vì vậy, esomeprazol được sử dụng nhiều nhất hiện
nay. Omeprazol ức chế CYP P450 nên có thể ảnh hưởng đến tác dụng các thuốc khác
khi dùng đồng thời (Bùi Đặng Minh Trí và cs., 2020).
Nhóm omeprazol: Đa số là liều 40 mg/ngày chiếm 77,04%, sau đó là liều 20
mg/ngày và có số ít là dùng liều cao 60 mg/ngày. Nhìn chungvề liều dùng thì tương đối
hợp lý, chỉ trừ một số ít đơn thuốc dùng thuốc ức chế bơm proton liều cao. Nhóm
pantoprazol: Đa số liều dùng là 40 mg/ngày chiếm 78,54%, còn lại được dùng với liều
80 mg/ngày. Nhóm rabeprazol và esoprazol: Dùngvới tỉ lệ hai liều tương đương nhau.
Các thuốcức chếbơm protonđược chỉ địnhphòngngừa viêm loétdạ dàychiếm 29,81%,
do sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid, corticoid, clopidogel… (Nguyễn Hồng
Ngọc và cs., 2020).
20
Để sử dụng PPIs an toàn, hợp lý và hạn chế những rủi ro khi sử dụng lâu dài cần
tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong việc lựa chọn thuốc, công tác bình bệnh án
đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng
trong việc lựa chọn thuốc sử dụng, ưu tiên lựa chọn thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp
đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Chú trọng khai thác bệnh sử của bệnh nhân, tránh dùng
thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa đối với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày - tá
tràng. Chỉ sử dụng các thuốc PPIs dạng tiêm trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày
tá tràngcó biến chứnghoặc bệnh nhân khôngdùng đường uống được (Trịnh Thị Nhiên,
2016).
1.3.4 Những rủi ro khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài
Thiếu hụt Magie máu
Hạ Magie máu liên quan đến sử dụng PPIs lần đầu tiên được mô tả vào năm 2006
ở những bệnh nhân đã dùng PPIs hơn 1 năm và có biểu hiện co thắt cổ tay. Hơn nữa,
nồng độ magie huyếtthanh bìnhthường hóa khi ngừng điều trị PPIs. Một phântích tổng
hợp của 9 nghiên cứu quan sát và 109.798 bệnh nhân báo cáo nguy cơ hạ magie máu
tăng 43% ở những bệnh nhân dùng PPIs (Wisit et al., 2015).
Năm 2011, FDA đã đưa ra một cảnh báo an toàn liên quan đến mối liên quan giữa
việc sử dụng PPIs và tình trạnghạ magie và mức magiê được khuyếnnghị ở nhữngbệnh
nhân điều trị PPIs dài hạn. Một số hướng dẫn đề nghị theo dõi bệnh nhân, đặc biệt là
những bệnh nhân đang sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu hoặc những người bị rối loạn
hấp thu kém, vì PPIs có vẻ là nguyên nhân trong mối quan hệ này (Avinash et al, 2017).
Thiếu hụt Vitamin B12
Dữ liệu từ chương trìnhkhảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinhdưỡng quốcgia Hoa
Kỳ cho thấy nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh thấp ở 3,2% người trưởng thành
(Marian e al., 2010). Acid dạ dày là cần thiết để giải phóng vitamin B12 từ các protein
trong chế độ ăn uống để tạo điều kiện hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng. Trong một nghiên
cứu được thực hiện tại Kaiser Permanente, 25.956 bệnh nhân có bổ sung vitamin B12
được so sánh với 184.199 bệnh nhân không đủ vitamin B12 để đánh giá mối liên quan
với liệu pháp tăng cường acid. Những người đã được điều trị PPI trong hơn 2 năm có
21
nguy cơ giảm vitamin B12 tăng 65% so với những người không sử dụng (Jameson et
al., 2013).
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột
Giảm sản xuất acid dạ dày liên quan đến việc sử dụng PPI có thể dẫn đến sự phát
triển quá mức của vi khuẩn ruột non. Một phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu cho
thấy nguy cơ phát triển quá mức của vi khuẩn ở những người sử dụng PPIs tăng lên so
với những người không sử dụng (Lo and Chan, 2013).
Ngoài ra, việc sử dụng PPIs lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương, tiêu chảy
do Clostridium difficile, bệnh thận mãn tính, sa sút trí tuệ, viêm phổi mắc phải cộng
đồng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này khôngphổ biến, nên nguy cơ cho bệnh nhân vẫn
còn khá nhỏ. Nên bổ sung canxi, vitamin B12 và magie ở những bệnh nhân dùng PPIs
hàng ngày. Tốt nhất là kê đơn PPIs ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn khi được chỉ
định thích hợp để lợi ích vượt trội hơn bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến việc sử
dụng PPIs (Avinash et al., 2017).
1.3.5 Sử dụng dự phòng
PPIs là chất chống bài tiết làm giảm tiết acid trong 36 giờ. Chúng thường được sử
dụngđể ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng và tổn thương niêm mạc do NSAIDs gây ra (Kok
et al., 2018). Liều 20 mg omeprazol hàngngày có thể dùng để dự phòngcho bệnh nhân
có tiền sử thương tổn dạ dày - tá tràng mà vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc chống viêm
không steroid (Bộ Y tế, 2018).
PPIs kiểm soát cả bài tiết acid cơ bản và do thức ăn kích thích, tạo ra sự ngăn chặn
acid hoàn toàn và lâu dài hơn so với thuốc đối khángthụ thể H2 (H2RAs). Sử dụngđồng
thời NSAIDs - PPIs vẫn được coi là thực hành y tế tiêu chuẩn và an toàn. Sử dụng PPIs
để dự phòngloét ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp thường được các bác sĩ coi là một
phương thuốc vô hại và tương đối tiết kiệm chi phí (Vincenzo et al., 2017). Tuy nhiên,
việc kê đơn PPIs có thể quan trọng và có liên quan về mặt lâm sàng ở nhiều bệnh nhân
lớn tuổi đang sử dụng NSAIDs. Ví dụ, những bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau mãn
tính (≥65 tuổi) (Reid et al., 2015), do đó có nhiều khả năng mắc nhiều bệnh đi kèm.
Việc kê đơn NSAIDs-PPIs có thể sẽ góp phần gây ra nhiều bệnh và làm tăng rủi ro cùng
với các tác dụng phụ.
22
Các phác đồ dự phòng chống lại viêm loét dạ dày-tá tràng thường được dùng ở
những bệnh nhân đang điều trị NSAIDs hoặc aspirin dài hạn để điều trị viêm xương
khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc bảo vệ tim mạch (Marie et al., 2016).
1.3.6 Điều trị
a. Mục tiêu
Mục tiêuđiều trị loét dạ dày-tátràng do NSAIDs là giải quyết cáctriệu chứng, làm
lành ổ loét đangtiến triển và dự phòngtổn thương trongtương lai. Cần khuyếncáobệnh
nhân ngừng dùngcác thuốc NSAIDs và nên bắt đầu với thuốc khángtiết (ức chế thụ thể
H2, PPIs). Trường hợp bệnh nhân bị loét nhưng vẫn tiếp tục NSAIDs do yêu cầu của
bệnh, các PPIs chứng minh là hiệu quả hơn thuốc ức chế thụ thế H2 và misoprostol
(Hoàng Trọng Thảng, 2014).
b. Điều trị
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng được lựa chọn phụ thuộc vào căn
nguyên của vết loét, vết loét mới hay tái phát. Bệnh nhân không có nguy cơ biến chứng
tim mạch không sử dụng aspirin và không có nguy cơ biến chứng loét dạ dày - tá tràng
có thể tiếp nhận NSAIDs mà khôngkèm bảo vệ niêm mạc. Ngược lại những bệnh nhân
có nguy cơ tim mạch và loét dạ dày-tá tràng cần xem xét điều trị không có NSAIDs.
Tuy nhiên, nếu không có lựa chọn buộc phải sử dụng NSAIDs thì cần dùng thuốc bảo
vệ dạ dày như PPIs hoặc prostagladin E2 (Hoàng Trọng Thảng, 2014).
Các khuyến nghị điều trị để chữa lành vết loét do NSAIDs gây ra và liệu pháp duy
trì ở bệnh nhân dùng NSAIDs được trình bày trong bảng 1.5. Lựa chọn phác đồ phụ
thuộc vào việc có tiếp tục sử dụng NSAIDs hay không. NSAIDs nên được ngừng sử
dụng và thay thế bằng các chất thay thế (ví dụ, acetaminophen), khi có thể. Đối với
những bệnhnhân khôngthể ngừng điều trị NSAIDs, PPIs, H2RAs hoặc sucralfatcóhiệu
quả để chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. PPIs thường được ưa chuộng hơn vì
chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng, ức chế acid mạnh nhất và chữa lành vết loét
nhanhhơn hơn H2RAs hoặcsucralfat.Liều tiêuchuẩn củaH2RAs có hiệu quả chữa lành
vết loét tá tràng (DU) nhưng chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với loét dạ dày (GU). Ở những
vết loét lớn hơn 5 mm, tỉ lệ lành vết loét có thể thấp tới 25% sau 8 tuần điều trị với
H2RA. PPIs mang lại hiệu quả tương đương với thời gian điều trị chỉ 4 tuần. Liệu pháp
23
PPIs chỉ nên được tiếp tục trong hơn 4 tuần nếu vết loét được xác nhận là vẫn còn hoặc
nếu bệnh nhân phát triển các biến chứng nặngdo viêm loét dạ dày-tá tràng (Laurence et
al., 2016).
Bảng 1.4 Khuyến nghị điều trị bằng thuốc đối với viêm loét dạ dày-tá tràng (Laurence
et al., 2016)
Thuốc Điều trị DU/GU (mg/ngày)
Duy trì điều trị DU/GU
(mg/ngày)
Bảo vệ niêm mạc
Sucralfat 1 g, 4 lần/ngày
2 g, 2 lần/ngày
1 g, 4 lần/ngày
1-2 g, 2 lần/ngày
H2RAs
Cimetidin
Famotidin
Nizatidin
Ranitidin
300 mg, 4 lần/ngày
400 mg, 2 lần/ngày
800 mg, trước khi đi ngủ
20 mg, 2 lần/ngày
40 mg, trước khi đi ngủ
150 mg, 2 lần/ngày
300 mg, trước khi đi ngủ
150 mg, 2 lần/ngày
300 mg, trước khi đi ngủ
400-800 mg/ngày
20-40 mg/ngày
150-300 mg/ngày
150-300 mg/ngày
PPIs
Dexlansoprazol
Esomeprazol
Lansoprazol
Omeprazol
Pantoprazol
30-60 mg/ngày
20-40 mg/ngày
15-30 mg/ngày
20-40 mg/ngày
40 mg/ngày
30-60 mg/ngày
20-40 mg/ngày
15-30 mg/ngày
20-40 mg/ngày
40 mg/ngày
24
Rabeprazol 20 mg/ngày 20 mg/ngày
Thời điểm dùng thuốc là trước bữa ăn 30-60 phút. Tuy nhiên trong những trường
hợp đau cấp người ta cũng có thể sử dụng liều đơn vào bất kì lúc nào (Hoàng Trọng
Thảng, 2014).
25
1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG
1.4.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế Cù Lao Dung
Năm 2018, trungtâm Y tế huyệnCù Lao Dung được thànhlập dựa trên cơ sở Bệnh
viện đa khoahuyệnCù Lao Dung sáp nhập vàoTrung tâm y tế huyệnCù Lao Dung theo
quyết định 1917/QĐ-UBND ngày 08 tháng08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc
Trăng và quyết định số 100/QĐ-SYT ngày 28/11/2017 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế
huyện, thị xã, thành phố thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng là Trung tâm Y tế hạng III với
quy mô 200 giường.
Trung tâm Y tế gồm: Ban giám đốc; 04 phòng chức năng; 11 khoa và 08 trạm Y
tế xã, thị trấn trực thuộc với 247 cán bộ y tế: BsCK2: 01, BsCKI: 14, Bs: 22, DsCKI:
01, DSĐH: 04, CNĐD, HS, KTV: 08, CNKT: 11, CNCNTT: 03, Ys: 72, DSCĐ: 03,
DSTH: 13, CĐĐD: 05, ĐDTH: 63, KTVTH: 01, HSTH: 14, Khác: 12
(trungtamyteculaodung.com).
1.4.2 Hướng dẫn điều trị tại trung tâm
Hằng năm, thông tin từ thông tư/hướng dẫn điều trị của Bộ y tế đều được trung
tâm đều trao dồi một cách đầy đủ hoặc cải thiện thông tin từ các hướng dẫn điều trị của
các nước tiên tiến trên thế giới.
Trong hướng dẫn điều trị của trungtâm, khángsinh là nhóm thuốc đóngvai trò vô
cùng quan trọng trong hầu hết các bệnh lý có yếu tố nhiễm khuẩn. Vì vậy, nhằm đáp
ứng cập nhật thôngtin về thực trạngsử dụngthuốc tại trung tâm trong năm vừa qua, tác
giả hy vọng đề tài này sẽ giúp ích một phần nhỏ cho hội đồngthuốc và điều trị của trung
tâm trong việc nâng cao sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn
(trungtamyteculaodung.com).
26
1.4.3 Sơ đồ tổ chức trung tâm
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế cù lao dung (trungtamyteculaodung.com).
27
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá
tràng, điều trị tại Trungtâm Y tế huyênCù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng từ ngày 01/01/2021
– 01/06/2021.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/01/2021 đến 01/06/2021.
Thời gian thực hiện: Sau 6 tháng tính từ ngày bảo vệ đề cương.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyên Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Lâm sàng: Có triệu chứng của bệnh lý dạ dày tá tràng có chỉ định nội soi tiêu hóa
gồm: đau bụng tái diễn, nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu nóng rát vùng thượng vị
hoặc xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm:
+ Nội soi: Bệnh nhân được nội soi có tổn thương viêm hoặc loét dạ dày tá tràng.
+ Mô bệnh học: Bệnh nhân có tổn thương viêm.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư dạ dày, hoặc đang xuất huyết tiêu hóa (thuộc
nhóm đối tượng không được chỉ định điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori theo khuyến
cáo của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2012, bệnh nhiễm trùng, bệnhnặng kháckèm
theo.
- Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày và dị ứng kháng sinh
- Có tiềnsử dị ứng hoặccó chốngchỉđịnhvới cácthuốcđược sử dụngtrongnghiên
cứu hoặc đã nhận thuốc nhưng sau đó hoàn toàn khôngcó thông tin về việc dùng thuốc
vì mất liên lạc.
28
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa
trên phiếu thu thập thông tin.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ
n = Ζ2
p x (1 – p)
e2
n: Kích thước mẫu cần xác định
z: Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn. Hệ số tin cậy là trị số
tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95%,
Z=1,96.
p: Trị số mong muốn của tỉ lệ; để thu được cỡ mẫu tối đa cho mẫu n ước lượng;
trong nghiên cứu này, chọn p=0,5.
e: Sai số cho phép hay còn gọi là sai số mong muốn giữa tỉ lệ từ mẫu và tỉ lệ thật
của quần thể; trong nghiên cứu này, chọn mức sai số e=0,05.
Cỡ mẫu được tính:
Thay các giá trị vào công thức:
n = 1,962
0,5 x (1 – 0,5)
0,052
= 384,16
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 385 mẫu. Để tránh trường hợp mẫu
nghiên cứu khôngđạt yêu cầu, tác giả thu thập thêm ít nhất 10% cỡ mẫu. Do đó, cỡ mẫu
được làm tròn trong nghiên cứu là 430 mẫu.
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Phần mềm quản lý
Trung tâm
Đối tượng nghiên cứu là dựa trên bệnh án nội trú khoa nội tổng hợp
của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng từ ngày 01/01/2021–01/06/2021.
29
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Nhập số liệu trên file Excel
2016 và phân tích trên phần
mềm SPSS 26
Mẫu nghiên cứu
Mẫu cần thu thập là 430 mẫu.
Thu thập số hồ sơ bệnh án và
Thu thập số liệu theo phụ lục
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chẩn đoán ung
thư dạ dày, hoặc đang xuất
huyết tiêu hóa.
Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật
dạ dày và dị ứng kháng sinh
Có tiền sử dị ứng hoặc có chống
chỉ định với các thuốc được sử
dụng trong nghiên cứu hoặc đã
nhận thuốc nhưng sau đó hoàn
toàn không có thông tin về việc
dùng thuốc vì mất liên lạc.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng từ 18 tuổi trở lên
- Lâm sàng: Có triệu chứng của bệnh lý dạ dày tá tràng có chỉ định
nội soi tiêu hóa gồm: đau bụng tái diễn, nôn, buồn nôn,chướng
bụng, khó tiêu nóng rát vùng thượng vị hoặc xuất huyết tiêu hóa,
thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm:
+ Nội soi: Bệnh nhân được nội soi có tổn thương viêm hoặc loét
dạ dày tá tràng.
+ Mô bệnh học: Bệnh nhân có tổn thương viêm.
- Điều trị: Bệnh nhân được điều trị các thuốc ức chế bơm proton.
- Gia đình và bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu và tuân
thủ điều trị đầy đủ.Đến khám kiểm tra đúng thời hạn.
30
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi: Được phân thành 3 nhóm tuổi, Tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận
từ hồ sơ trừ năm sinh).
+<20 tuổi.
+21-60 tuổi.
+>60 tuổi.
Giới tính: Được phân thành giới nam và nữ.
Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm.
+ Từ trung học cơ sở trở xuống
+ Trung học phổ thông, sơ cấp hoặc trung cấp
+ Cao đẳng, đại học, sau đại học
Nghề nghiệp: Được phân thành 4 nhóm.
+ Cán bộ công chức
+ Nông dân
+ Công nhân
+ Khác
Bảo hiểm y tế: Được phân thành 2 nhóm.
+ Có
+ Không
Phân loại BMI: Được phân thành 5 nhóm.
+ Gầy (<18,5)
+ Bình thường (18,5-22,9)
+ Thừa cân (23-25)
+ Béo phì độ 1(>25-29,9)
+ Béo phì độ 2(>30)
31
Triệu chứng lâm sàng: Được phân thành 8 nhóm.
+ Đau thượng vị
+ Đau quanh rốn
+ Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu
+ Đi ngoài phân đen
+ Sốt
+ Nôn
+ Ợ chua, ợ hơi
+ Mệt mỏi, sụt cân
Xét nghiệm: Được phân thành 2 nhóm.
+ Có nội soi
+ Không có nội soi
Xét nghiệm Helicobacter Pylori: Được phân thành 2 nhóm.
+ Có xét nghiệm
+ Không xét nghiệm
Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori: Được phân thành 2 nhóm.
+ Helicobacter Pylori (+)
+ Helicobacter Pylori (-)
Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT: Được phân thành 3 nhóm.
+ Helicobacter pylori
+ Thuốc NSAID
+ Khác
2.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc ức chế proton điều trị loét dạ dày-tá tràng
- Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton: Được phân thành 4 nhóm.
+ Omeprazol
+ Pantoprazol
+ Rabeprazol
+ Esomeprazol
32
- Số ngày sử dụng thuốc: Được phân thành 3 nhóm.
+Dưới 7 ngày
+Từ 7 ngày tới 14 ngày
+Trên 15 ngày
Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng chỉ
định: Được phân thành 3 nhóm.
+ Viêm loét DD-TT
+ Helicobacter pylori
+ Trào ngược DD-TQ
Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định
- Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày
- Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định
- Tỉ lệ chỉ định liều dùng pantoprazol phân bố theo từng chỉ định
- Tỉ lệ chỉ định liều dùng rabeprazol phân bố theo từng chỉ định
- Tỉ lệ chỉ định liều dùng esomeprazol phân bố theo từng nhóm bệnh
- Tỉ lệ các đơn thuốc có tương tác thuốc với PPI
Các thuốc tương tác với PPI
Tỉ lệ các cặp tương tác thuốc
Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học
- Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.
2.4.1 Phương pháp kiểm soát sai số
Sai số của người thu thập thông tin trong quá trình lựa chọn mẫu và nhập số liệu
hoặc mã hóa số liệu thu được. Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từ phiếu
điều tra và bệnh án sẽ được nhập 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu để tránh sai sót
trong quá trình nhập số liệu. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vững kiến thức
chuyên môn, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhằm lẫn.
33
2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá
Tỷ lệ đơn thuốc ức chế bơm proton chỉ định từng loại bệnh
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton cho từng loại bệnh. Theo
“Dược thư quốc gia Việt Nam-2018”, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong các
chỉ định:
+ Viêm loét dạ dày tá tràng.
+ Nhiễm hay nghi ngờ Helicobacter pylori.
+ Trào ngược dạ dày thực quản
Tương tác thuốc
Tỉ lệ đơn thuốc có thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với thuốc khác: Là tỉ
lệ đơn thuốc có thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với thuốc khác trên tổng số
đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton.
- Tương tác thuốc dựa theo sách “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” của Bộ
Y tế và CSDL MICROMEDEX, Drugs.com.
+ Tương tác mức độ 1: Nhẹ
+ Tương tác mức độ 2: Trung bình
+ Tương tác mức độ 3: Nghiêm trọng
+ Tương tác mức độ 4: Chống chỉ định
Hiệu quả điều trị
Hiệu quả điều trị bệnh căn cứ vào các kết quả cận lâm sàng sau điều trị (nội soi)
và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi xuất viện (được các bác sĩ ghi trên bệnh
án) theo các mức độ:
+ Khỏi: Hết các triệu chứng bệnh
+ Đỡ, giảm: Vẫn còn một vài triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, đau tức thượng
vị, mệt mỏi
+ Không đỡ: Không đạt được mục đích điều trị.
34
2.4.3 Xỷ lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 365 và SPSS 26.0.
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng.
Kết quả được chia thành 2 phần:
+ Phần thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số của các biến số.
+ Phần thống kê phân tích: Xác định mối liên quan giữa hiệu quả điều trị với các
yếu tố: Đặc trưng nhân khẩu học và tình hình sử dụng thuốc bằng phương pháp hồi quy
logistic.
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo đúngcác nguyên tắc về đạo đức trongnghiên cứu
y học.
Đảm bảo bí mật và khách quan cho dữ liệu nghiên cứu, số liệu thu thập được chỉ
sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài, không ảnh hưởng đến lợi ích của người
bệnh, uy tín của đồng nghiệp hay đơn vị nghiên cứu.
Nghiên cứu được hội đồng nhà trường và hội đồng khoa học kỹ thuật Trung tâm
Y tế Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng đồng ý thông qua.
35
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Cù Lao Dung,
Tỉnh Sóc Trăng Năm 2021, nghiên cứu khảo sát 430 bệnh án. Kết quả như sau.
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Giới tính Nam 183 42,6
Nữ 247 57,4
Nhóm tuổi
(Tuổi lớn nhất 91,
tuổi nhỏ nhất 18,
55,6±15,9)
≤20 tuổi 10 2,3
21-60 tuổi 242 56,3
>60 tuổi 178 41,4
Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở xuống 59 13,7
Trung học phổ thông, sơ cấp hoặc
trung cấp
243 56,5
Cao đẳng, đại học, sau đại học 128 29,8
Nghề nghiệp Cán bộ công chức 46 10,7
Nông dân 116 27,0
Công nhân 146 34,0
Khác 122 28,4
Bảo hiểm y- tế
Có 430 100
Không 0 0
36
*Nghỉ hưu, nội trợ, học sinh, sinh viên, thất nghiệp…
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho các kết quả đặc điểm về nhân khẩu học: Tỉ lệ bệnh nhân nam
giới chiếm 42,6%, nữ giới chiếm 57,4%. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 21-60 tuổi
chiếm tỉ lệ 56,3%, kế tiếp là nhóm >60 tuổi 41,4% và thấp nhất là nhóm <20 tuổi 2,3%,
tuổi lớn nhất 91, tuổi nhỏ nhất 18, tuổi trung bình 55,6±15,9. Trình độ học vấn chiếm tỉ
lệ cao nhất là trung học phổ thông 56,5%, nhóm cao đẳng, đại học, sau đại học chiếm
29,8%, thấp nhất là trung học cơ sở trở xuống với 13,7%. Nghề nghiệp đươc chia làm
bốn nhóm công nhân, nông dân, cán bộ công chức và khác chiếm tỉ lệ lần lượt là 34%,
27%, 10,7% và 28,4%. Tỉ lệ ghi nhận số bệnh nhân có bảo hiểm y tế là 100%.
Bảng 3.2 Đặc điểm về thể trạng BMI
Phân loại BMI Tần số Tỉ lệ (%)
Gầy (<18,5) 89 20,7
Bình thường (18,5-22,9) 176 40,9
Thừa cân (23-25) 81 18,8
Béo phì độ 1(>25-29,9) 74 17,2
Béo phì độ 2(>30) 10 2,3
X ±SD 22,03±3,76
Nhận xét:
Bảng 3.2 ghi nhận: Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là
22,03±3,76 kg/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu được phân loại theo WHO đối với người châu Á, nhóm có thể trạng bình thường
với tỉ lệ cao nhất là 40,9%; nhóm có thể trạng gầy với tỉ lệ 20,7%; nhóm bệnh nhân thừa
cân và béo phì độ 1 là 18,8%, 17,2%; và thấp nhất là nhóm có thể trạngbéo phì độ 2 với
tỉ lệ 2,3%.
37
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%)
Đau thượng vị 242 56,3
Đau quanh rốn 22 5,1
Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu 206 47,9
Đi ngoài phân đen 13 3,0
Sốt 3 0,7
Nôn 57 13,3
Ợ chua, ợ hơi 96 22,3
Mệt mỏi, sụt cân 47 10,9
Nhận xét:
Bảng 3.3 ghi nhận:Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở loét dạ dày với tỉ lệ cao
nhất là đau thượng vị chiếm 56,3%, kế tiếp là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu với 47,9%, ợ
chua, ợ hơ 22,3%, nôn và mệt mỏi sụt cân chiếm 13,3% và 10,9%, các triệu chứng khác
xuất hiện rất ít chiếm tỉ lệ rất thấp.
3.1.3 Phương pháp chẩn đoán
Nội soi là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả cao trongviệc phát hiện bệnh, phân
loại bệnh viên loét dạ dày-tá tràng cũng như theo dõi tiến triển của ổ loét và hiệu quả
điều trị. Vì vậy chúng ta đã khảo sát tình hình nội soi tại bệnh viện. Kết quả được trình
bày trong bảng 3.4
38
Bảng 3.4 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày-tá tràng
Xét nghiệm Tần số Tỉ lệ (%)
Có nội soi 131 30,5
Không có nội soi 299 69,5
Tổng 430 100,0
Nhận xét:
Qua bảng3.4 ghi nhận:Số bệnhnhânthực hiệnnội soichẩn đoánchiếmtỉ lệ 30,5%
và số bệnh nhân không thực hiện nội soi chẩn đoán chiếm 69,5% do đa số bệnh nhân
đến khám là người cao tuổi nên hạn chế trong việc nội soi.
3.1.4 Xét nghiệm Helicobacter Pylori
Xét nghiệm HelicobacterPylori giúp bác sĩ chẩnđoán nguyênnhân gây viêm loét
và lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý, vì vậy rất nên được chỉ định ở bệnh nhân viêm loét
dạ dày-tá tràng.
Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm tìm Helicobacter pylori
Xét nghiệm Tần số Tỉ lệ (%)
Có xét nghiệm 120 27,9
Không xét nghiệm 310 72,1
Tổng 430 100,0
Nhận xét:
Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm xác định Helicobacter
Pylori trong nghiên cứu này là 120 người chiếm 27,9% và số bệnh nhân khôngđược chỉ
định xét nghiệm là 72,1%.
39
Bảng 3.6 Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori.
Kết quả Tần số Tỉ lệ (%)
HELICOBACTER PYLORI (+) 13 10,8
HELICOBACTER PYLORI (-) 107 89,2
Tổng 120 100
Nhận xét:
Kết quả cho thấy số bệnh nhân dương tính với Helicobacter Pylori có tỉ lệ là
10,8%, ít hơn số bệnh nhân không nhiễm, tỉ lệ bệnh nhân có Helicobacter Pylori âm
tính là 89,2%.
3.1.5 Đánh giá nguyên nhân gây viêm loét dạ dày-tá tràng.
Bảng 3.7 Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT.
Chỉ tiêu Tần số Tỉ lệ (%)
Helicobacter pylori 13 3,0
Thuốc NSAID 312 72,6
Khác 105 24,4
Tổng 430 100,0
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có nguyên nhân dùng thuốc NSAID chiếm tỉ lệ cao nhất 72,6% là
phù hợp vì người cao tuổi chủ yếu viêm khớp, nhức; tỉ lệ nguyên nhân do Helicobacter
Pylori rất ít 3% và còn lại do chế độ ăn uống, stress chiếm 24,4%.
40
3.2 TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ PROTON ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ
DÀY-TÁ TRÀNG
3.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT
Bảng 3.8 Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton
Thuốc Tần số Tỉ lệ %
Omeprazol 217 50,5
Pantoprazol 80 18,6
Rabeprazol 44 10,2
Esomeprazol 89 20,7
Tổng 430 100,0
Nhận xét:
Bảng 3.8 cho thấy: Trong nghiên cứu có 4 loại thuốc ức chế bơm proton được sử
dụng là omeprozol, esomeprazol, pantoprazol và rabeprazol chiếm tỉ lệ lần lượt là
50,5%, 20,7%,18,6% và 10,2%.
Bảng 3.9 Số ngày sử dụng thuốc
Thời gian điều trị Tần số Tỉ lệ (%)
Dưới 7 ngày 39 9,1
Từ 7 ngày tới 14 ngày 295 68,6
Trên 15 ngày 96 22,3
Tổng 430 100,0
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy 68,6 bệnh nhân được điều trị trong khoảng thời gian
khuyến cáo từ 7 ngày tới 14 ngày, có 9,1% điều trị ngắn hơn thời gian khuyến cáo là
dưới 7 ngày và 22,3% bệnh nhân điều trị kéo dài trên 15 ngày.
41
Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng
chỉ định
Thuốc Tần số Tỉ lệ %
Viêm loét DD-TT 220 51,2
Helicobacter pylori 13 3,0
Trào ngược DD-TQ 197 45,8
Tổng 430 100 %
Nhận xét:
Bảng 3.10 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton đa số
phân bố theo bệnh viêm loét DD-TT chiếm 51,2%, tiếp đến là theo chỉ định trào ngược
DD-TQ 45,8%, ở bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori chỉ có 3% được chỉ định.
Bảng 3.11 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định
Chỉ định
Omeprazol Pantoprazol Rabeprazol Esomeprazol
Tổng
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần số
Tỉ lệ
(%)
Viêm loét
DD-TT
110 50 45 20,5 13 5,9 52 23,6
220
(51,2%)
Helicobacter
pylori
3 23,1 3 23,1 2 15,4 5 38,5
13
(3%)
Trào ngược
DD-TQ
104 52,8 32 16,2 29 14,7 32 16,2
197
(45,8%)
Tổng 217 50,5 80 18,6 44 10,2 89 20,7 430 (100%)
42
Nhận xét:
Trong chỉ định điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng: Thuốc ức chế bơm proton được
sử dụng nhiều nhất là omeprazol với tỉ lệ 50%, tiếp theo là esomeprazol 23,6%,
pantoprazol20,5%,thuốcức chếbơm protonít sử dụngnhấtlà rabeprazolvới tỉ lệ 5,9%.
Trong chỉ định điều trị Helicobacter pylori: Thuốc ức chế bơm proton được sử
dụng nhiều nhất là esomeprazol với tỉ lệ 38,5%, tiếp theo là pantoprazol và omeprazol
có tỉ lệ bằng nhau là 23,1%, thuốc ức chế bơm proton ít sử dụng rabeprazol với tỉ lệ
15,4%
Trong chỉ định điều trị trào ngược dạ dày-thực quản: Thuốc ức chế bơm proton
được sử dụng nhiều nhất là omeprazol chiếm tỉ lệ 52,8%, tiếp đến là pantoprazol và
esomeprazol với cùng tỉ lệ 16,2%, thuốc ức chế bơm proton ít sử dụng là rabeprazol với
tỉ lệ 14,7%.
3.2.2 Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày
Bảng 3.12 Tỉ lệ liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong01 ngày
Liều dùng (mg)
Omeprazol Pantoprazol Rabeprazol Esomeprazol
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
10 28 63,6
20 62 28,6 4 5,0 16 36,4 39 43,8
40 155 71,4 50 62,5 50 56,2
80 26 32,5
Tổng 217 100 80 100 44 100 89 100
Nhận xét:
Omeprazol: Có 2 liều dùng và chủ yếu sử dụng liều 40 mg chiếm tỉ lệ 71,4%.
Pantoprazol: Có 3 liều dùng và hầu hết là ở liều 40 mg chiếm tỉ lệ 62,5%.
Rabeprazol: Có 2 liều dùng, và chủ yếu sử dụng liều 10 mg chiếm tỉ lệ 63,6%
43
Esomeprazol:Có 2 liều dùng, liều 40 mg chiếm tỉ cao hơn với 56,2% so với 20 mg
hiếm 43,8%.
Bảng 3.13 Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định
Liều dùng (mg)
Viêm loét
DD-TT
Helycobacter
Pylori
Trào ngược
DD-TQ
Tổng
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
20 24 21,8 0 0 38 28,6 62 28,6
40 86 78,2 3 100 66 71,4 155 71,4
Tổng 110 100 3 100 104 100 217 100
Nhận xét:
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Omeprazol liều 40 mg sử dụng điều trị chiếm tỉ lệ
khá cao với 78,2%, ở liều 20 mg là 21,8%
Bệnh nhiễm Helicobacter pylori: Omeprazol liều 40mg chiếm 100% với 3 bệnh
nhân được chỉ định.
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Omeprazol liều 40 mg được sử dụngnhiều với
tỉ lệ 71,4%.
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf

More Related Content

What's hot

Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Sven Warios
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốcSai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốcLy Quoc Trung
 
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhNhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhbanbientap
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Man_Ebook
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
 
Sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốcSai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc
 
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhNhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf (20)

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
 
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đHiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH TỐ QUYÊN KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH TỐ QUYÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH TỐ QUYÊN KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hà Minh Hiển BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH TỐ QUYÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành:Dượclý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ MINH HIỂN CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Minh Hiển Giảng viên, Đại Học Tây Đô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2022 Tác giả luận văn Huỳnh Tố Quyên
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặcđiểm bệnhnhân, tình hìnhsử dụng và đánhgiá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Thiết kế nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị tại Trung tâm Y tế huyên Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng từ ngày 01/01/2021–01/06/2021. Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin. Kết quả nghiên cứu: Sau khi tiến hành khảo sát trên 430 bệnh án cho kết quả chỉ định thuốcức chế bơm protonđa số phânbốtheo bệnhviêm loétdạ dàytá tràngchiếm 51,2%, tiếp đến là theo chỉ định trào ngược dạ dày tá tràng 45,8%. Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong01 ngày: Omeprazol: Có 2 liều dùngvà chủ yếu sử dụng liều 40 mg chiếm tỉ lệ 71,4%. Pantoprazol: Có 3 liều dùng và hầu hết là ở liều 40 mg chiếm tỉ lệ 62,5%. Rabeprazol: Có 2 liều dùng, và chủ yếu sử dụng liều 10 mg chiếm tỉ lệ 63,6% Esomeprazol: Có 2 liều dùng, liều 40 mg chiếm tỉ cao hơn với 56,2% so với 20 mg chiếm 43,8%. Có 77 đơn thuốc chiếm 17,9% có tương tác với 77 cặp tương tác, không có đơn thuốc nào có 2 cặp tương tác trở lên. Chiếm tỉ lệ cao là các cặp tương tác clopidogrel-esomeprazol 19,5%, clopidogrel-pantoprazol 16,9%. Tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh là 26,3%, bệnh nhân đỡ là 66%. Về yếu tố liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc ghi nhận ý nghĩa thống kê ở số ngày sử dụng thuốc (p<0,001; OR=0,094; 95%CL=0,045-0,195). Kết luận: Đặc biệt cần phải chú ý đến việc lựa chọn thuốc ức chế bơm proton phù hợp đối với từng đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có độ tuổi cao và bệnh mắc kèm theo. Bên cạnh đó cần tăngcường xét nghiệm vi khuẩnhọc giúp chẩn đoánvà nâng cao chất lượng điều trị trên các bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Cù Lao Dung. Từ khóa: Thuốc bơm proton, Tương tác thuốc bất lợi, Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
  • 5. iii ABSTRACT Research objectives: To survey patient characteristics, use situation and evaluate the effectiveness of proton pump inhibitors in peptic ulcer disease at Cu Lao Dung District Medical Center, Soc Trang province. Study design: Medicalrecordsof patientsover18 yearsold diagnosedwith pepticulcer disease, treated at Cu Lao Dung District Medical Center, Soc Trang province from January 1, 2021 to June 1, 2021. Using cross-sectional, retrospective, convenient sampling methods to collect results based on information collection sheets. Research results: After conducting drug interaction analysis over 430, the results showed that proton pump inhibitors were mostly distributed accordingto peptic ulcer disease, accountingfor 51.2%, followed by indications. gastroduodenal reflux. Dosage of proton pump inhibitors is indicated in 01 day: Omeprazol: There are 2 doses and mainly 40 mg dose is used, accountingfor 71.4%. Pantoprazol: There are 3 doses and most of them are at the dose of 40 mg, accountingfor 62.5%. Rabeprazole: There are 2 doses, and mainly used 10 mg dose, accountingfor 63.6%. There were 77 prescriptions, accountingfor 17.9%, interactingwith 77 pairs of interactions, no prescription had 2 or more interaction pairs. The high proportion is the pair of clopidogrel-esomeprazole interactions19.5%,clopidogrel-pantoprazol16.9%.Therate of patientsrecoveringfrom the disease, having no clinical symptoms of the disease is 26.3%, the patients who get better is 66% and still have no effect, 7.7%. Regarding the relevant factor between the effectiveness of the drug and the drug use, the statistical significance is recorded in the number of days of drug use (P <0.001; OR = 0.094; 95%Cl = 0.045-0,195). Conclusion: Special attention should be paid to the selection of proton pump inhibitors suitableforeachpatient,especiallythosewith advancedageand comorbidities.Besides, it is necessary to strengthen bacteriological tests to help diagnose and improve the quality of treatment on patients at Cu Lao Dung Medical Center. Keywords: Proton pump drugs, Adverse drug interactions, Cu Lao Dung District Medical Center, Soc Trang Province
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2022 Tác giả luận văn Huỳnh Tố Quyên
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................................... ii ABSTRACT...........................................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iv MỤC LỤC................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..................................................................................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG DO NSAIDs 3 1.1.1 Lược sử bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng............................................................3 1.1.2 Lược sử phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng....................................................................................................................................3 1.1.3 Khái niệm viêm loét dạ dày-tá tràng do NSAIDs ...............................................4 1.1.4 Dịch tễ học...............................................................................................................5 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh .....................................................................................................5 1.1.6 Yếu tố nguy cơ.........................................................................................................6 1.1.7 Triệu chứng lâm sàng..............................................................................................7 1.1.8 Biến chứng...............................................................................................................8 1.1.9 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng..........................................................................9 1.2 GIẢI PHẪU HỌC DẠ DÀY TÁ TRÀNG.........................................10 1.2.1 Giải phẫu học dạ dày............................................................................................ 10 1.2.2 Giải phẫu học tá tràng.......................................................................................... 11 1.2.3 Chức năng sinh lý của dạ dày tá tràng............................................................... 11 1.3 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰPHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG ..............................13 1.3.1 Tổng quan về thuốc ức chế bơm proton............................................................ 13 1.3.2 Cơ chế tác dụng.................................................................................................... 17
  • 8. vi 1.3.3 Thực trạng sử dụng .............................................................................................. 19 1.3.4 Những rủi ro khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài........................... 20 1.3.5 Sử dụng dự phòng ................................................................................................ 21 1.3.6 Điều trị................................................................................................................... 22 1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG..........25 1.4.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế Cù Lao Dung ...................................................... 25 1.4.2 Hướng dẫn điều trị tại trung tâm ........................................................................ 25 1.4.3 Sơ đồ tổ chức trung tâm....................................................................................... 26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................27 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 27 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh.......................................................................................... 27 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................... 27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................28 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 28 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu....................................................................................... 28 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................................. 28 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..................................................... 30 2.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc ức chế proton điều trị loét dạ dày-tá tràng............ 31 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........... 32 2.4.1 Phương pháp kiểm soát sai số............................................................................. 32 2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá....................................................................................... 33 2.4.3 Xỷ lý số liệu.......................................................................................................... 34 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU................................................................34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 35 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG...................................................................................................35 3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................... 35 3.1.2 Triệu chứng lâm sàng........................................................................................... 37
  • 9. vii 3.1.3 Phương pháp chẩn đoán....................................................................................... 37 3.1.4 Xét nghiệm Helicobacter Pylori ........................................................................ 38 3.1.5 Đánh giá nguyên nhân gây viêm loét dạ dày-tá tràng. .................................... 39 3.2 TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ PROTON ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG..................................................................40 3.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT........................................... 40 3.2.2 Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày................ 42 3.2.3 Tương tác thuốc với PPI trong mẫu nghiên cứu............................................... 46 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................48 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................................... 52 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ CÙ LAO DUNG..............................52 4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học................................................................................ 52 4.1.2 Triệu chứng lâm sàng........................................................................................... 53 4.1.3 Tỉ lệ bệnh nhân được nội soi và được chẩn đoán Helicobacter Pylori ......... 54 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG................................................55 4.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT........................................... 55 4.2.2 Chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng nhóm bệnh................ 56 4.2.3 Chỉ định thuốc ức chế bơm proton đối với từng loại bệnh............................. 57 4.2.4 Liều dùng các thuốc ức chế bơm proton ........................................................... 57 4.3 TƯƠNG TÁC THUỐC PPI TRONG NGHIÊN CỨU......................58 4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................60 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 61 5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................61 5.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63 PHỤ LỤC............................................................................................................................... xi
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ đối với các biến chứng đường tiêu hóa liên quan đến NSAIDs ..............................................................................................................................7 Bảng 1.2 Các thuốc ức chế bơm proton được FDA chấp thuận............................... 13 Bảng 1.4 Khuyến nghị điều trị bằng thuốc đối với viêm loét dạ dày-tá tràng ....... 23 Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân ........................................................... 35 Bảng 3.2 Đặc điểm về thể trạng BMI.......................................................................... 36 Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng.................................................................................... 37 Bảng 3.4 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày-tá tràng ............................. 38 Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm tìm Helicobacter pylori...................... 38 Bảng 3.6 Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori................................. 39 Bảng 3.7 Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT....................................................... 39 Bảng 3.8 Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton....................................... 40 Bảng 3.9 Số ngày sử dụng thuốc.................................................................................. 40 Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng chỉ định................................................................................................................... 41 Bảng 3.11 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định.................................................................................................................................. 41 Bảng 3.12 Tỉ lệ liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày42 Bảng 3.13 Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định............ 43 Bảng 3.14 Tỉ lệ chỉ định liều dùng pantoprazol phân bố theo từng chỉ định......... 44 Bảng 3.15 Tỉ lệ chỉ định liều dùng rabeprazol phân bố theo từng chỉ định............ 45 Bảng 3.16 Tỉ lệ chỉ định liều dùng esomeprazol phân bố theo từng nhóm bệnh... 45 Bảng 3.17 Tỉ lệ các đơn thuốc có tương tác thuốc với PPI ...................................... 46 Bảng 3.18 Các thuốc tương tác với PPI ...................................................................... 46 Bảng 3.19 Tỉ lệ các cặp tương tác thuốc..................................................................... 47 Bảng 3.20 Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng...................................... 48 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học 49 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc. 50
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Hoạt hóa PPIs từ dạng tiền chất (Laurence et al., 2018).......................... 18 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế cù lao dung (trungtamyteculaodung.com).26 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 29
  • 12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt COX Cyclooxygenase COX-1 Cyclooxygenase-1 COX-2 Cyclooxygenase-2 DU Duodenal ulcer Loét tá tràng FDA Food and Drug Administration Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ GU Gastric ulcer Loét dạ dày H2RAs H2 receptor antagonists Thuốc đối kháng thụ thể H2 NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs Thuốc chốngviêm không steroid PG Prostaglandin PPIs Proton pump inhibitors Thuốc ức chế bơm proton
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng5 – 10% trên tổng dân số thế giới và ở Việt Nam chiếm khoảng26% dân số cả nước. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh cấp tính và mạn tính, thường hay tái phát, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, có thể gây ra các biến chứng như: Xuất huyết tiêu hóa, gây ra thủng ổ loét, hẹp môn vị hoặc có thể dẫn đến thoái hóa ác tính ở dạ dày (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Loét dạ dày – tá tràng là các tổn thương ở dạ dày và tá tràng, đặc trưng bởi lớp niêm mạc bị bong tróc, với tổn thương kéo dài đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ trơn dạ dày. Mặc dù hình thái tổn thương thì giống nhau, nhưng loét tá tràng thường gặp hơn, và cơ chế bệnh sinh cũng có một số điểm khác biệt (Lưu Anh, 2017). Bệnh loét dạ dày tá - tràng là một nguồn gây bệnh tật và tử vong đáng kể trên toàn thế giới. Khoảng 2/3 số bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng không có triệu chứng. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, triệu chứng phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, có thể kết hợp với khó tiêu, chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, cảm giác no sớm. Hầu hết các trường hợp bệnh loét dạ dày - tá tràng có liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori và/hoặc sử dụng các thuốc NSAIDs (Robert et al., 2019). Theo đó bệnh loét và biến chứng của loét dạ dày - tá tràng xảy ra khoảngtrên 25% bệnh nhân sử dụngcác thuốcNSAIDs. Có hơn 30 triệu viênthuốc và 100triệu đơn thuốcđược kê mỗi năm ở Mỹ với chi phí gần 4,8 tỉ đô la Mỹ. Các tác dụng phụ trên dạ dày ruột phụ thuộc vào liều lượng điều trị. Trong số những bệnh nhân bị biến chứng chảy máu hoặc thủng thường không có các triệu chứng chậm tiêu trước đó chiếm khoảng 50-60%, 15-45% bệnh nhân có tổn thương loét khôngtriệu chứng. Từ 1-4% bệnh nhân phải vào viện cấp cứu vì biếnchứng nghiêm trọngdo thuốckhángviêm mang lại. Mỗi năm có gần 200.000 người chết do uống các thuốc chống viêm không steroid. Kể từ khi omeprazol lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1989, thuốc ức chế bơm proton (PPIs) đã dần trở thành thuốc chính trongđiều trị các rối loạn liên quan đến acid. Khi so sánh với các tác nhân trước đó như chất đối kháng thụ thể histamine2 (H2RAs), chất tương tự prostaglandin tổng hợp và thuốc kháng cholinergic, PPIs đã chứng minh khả năng dung nạp tốt trên bệnh nhân, tính an toàn và khả năng ức chế acid vượt trội hơn so với các tác nhân trước đó. Mặc dù có tính an toàn trong suốt hai thập kỷ qua, sự
  • 14. 2 phổ biếncủa PPIs đã gây ra một số lo ngại về cả tácdụng ngắn hạn và dài hạn của chúng (Daniel, 2017). Để sử dụng PPIs hiệu quả, an toàn và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của thuốc, những tương tác có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân là một vấn đề bức thiết đặt ra cho người thầy thuốc. Bên cạnh đó, tương tác thuốc cũng là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tương tác thuốc gây ra những phản ứng có hại cho bệnh nhân, làm cản trở tới quá trình điều trị của bệnh nhân, ở mức độ nặng có thể tử vong. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình sử dụngthuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày tá tràng tại Trung Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021. 2. Đánh giá tương tác của các thuốc ức chế proton có trong đơn thuốc tại Trung Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc ức chế proton và các yếu tố liên quan trong điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng tại Trung Tâm Y Tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG DO NSAIDs 1.1.1 Lược sử bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng được biết đến từ hàng ngàn năm trước, bắt đầu từ những phát hiện của Celse và Galien (thế kỷ I) qua các trường hợp tử vong do thủng dạ dày – tá tràng. − Vào cuối thế kỷ XV, Beniviene đã mô tả bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. − Đến năm 1586, ca mổ tử thi chứng minh loét môn vị dạ dày bởi Donatus. − Năm 1665, một họasĩ ở Bolognese là ElisabettaSiranichết độtngột sau vàitháng đau bụng. Kết quả mổ tử thi cho thấy một tình trạng thủng dạ dày do ổ loét. − Năm 1793, Matthew Baillie – lần đầu tiên trên thế giới đã phân loại các bệnh dạ dày như viêm cấp, loét, thủng, hẹp môn vị cả loét ung thư hóa (Hoàng Trọng Thảng, 2014). − Năm 1892, Cruveilheir(Pháp)trongcôngtrìnhcủa mình về bệnhloét dạ dàymạn tính đã mô tả ổ loét một cách khá chi tiết và cho rằng có lẽ loét dạ dày khởi đầu bằng viêm. Từ đó bệnh loét được mang tên ông – loét Cruveilheir. − Năm 1965, bằng sự phát minh ra ống soi mềm thì lịch sử bệnh loét đã có một bước ngoặc một cách vĩ đại. Công tác khám bệnh, thăm dò chuẩn đoán, điều trị thuận lợi và chính xác hơn, trên cơ sở người ta càng hiểu biết hơn về căn bệnh này. Sau những phát hiện của Marshall và Warrent (1983) về vai trò quan trọng của Helicobacter pylori trong các bệnh dạ dày – tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày – tá tràng thì quan điểm về bệnh sinh của loét dạ dày – tá tràng đã có nhiều thay đổi (Phạm Thị Thu Hồ, 2009). 1.1.2 Lược sử phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng Từ hơn 100 năm trước đây, Gulio Bizzozero lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện diện của một loại vi khuẩn sống ở dạ dày chó.
  • 16. 4 − Năm 1875, các nhà khoa học Đức phát hiện một loại vi khuẩn hình dạngxoắn ốc trong dạ dày nhưng không nuôi cấy được. − Năm 1881, Klebs – nhà giải phẫu học người Đức phát hiện một loại vi sinh vật giống một loại vi khuẩn trong tuyến dạ dày kèm theo thâm nhiễm viêm niêm mạc dạ dày. − Năm 1900, Salomon ở Đức là người đầu tiên tìm ra loại xoắn khuẩn ở người trong dịch vị bệnh nhân bị ung thư dạ dày. − Năm 1924, các tác giả Luck và Seth thấy ở dạ dày người có men urease hoạt động. − Năm 1939, Doenges tìm thấy xoắn khuẩn này khi sinh thiết dạ dày tử thi. − Năm 1970, nhà giải phẫu bệnh Robin Warren nhận xét có mối liên hệ giữa viêm dạ dày mạn tính và một loại xoắn khuẩn trong niêm mạc dạ dày (Hoàng Trọng Thảng, 2014). − Mãi đến năm 1982, Robin Warren và người học trò của mình là Barry Marshall đã thành công nuôi cấy vi khuẩn từ 11 bệnh nhân bị viêm dạ dày và Marshall đã chứng minh được những ảnh hưởng của vi khuẩn này đối với bệnh lý dạ dày. Họ đặt tên là Campylobacter pylori do dựa theo hình dạng và đặc tính tăng trưởng. − Năm 1984, sự phát hiện vi khuẩn Campylobacter pylori và mối liên quan của nó với bệnh loét dạ dày tá tràng được công bố trên tạp chí Lancet (Bùi Hữu Hoàng, 2009). Về sauGoodwin nghiên cứu tìm thấy16sribosomalRNA khôngcó ở họ Campylobacter nên đổi thành Helicobacter. − Năm 1989, vi khuẩn Helicobacter Pylori trở thành tên gọi chính thức và được quốc tế công nhận (Hoàng Trọng Thảng, 2014). 1.1.3 Khái niệm viêm loét dạ dày-tá tràng do NSAIDs Loét dạ dày - tá tràng là sự xói mòn lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, thường xảy ra ở thực quản dưới, dạ dày và tá tràng. Các dạng chính là loét dạ dày và loét tá tràng, gây ra bởi hoạtđộng của aciddạ dàyvà pepsindo sử dụngquá nhiều NSAIDs. Các triệu chứng bao gồm đau vùng thượng vị khiến bệnh nhân thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, ợ chua, chán ăn, sụt cân và có thể dẫn đến các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày,
  • 17. 5 thủngvà chảy máu (Soni, 2019). Đau thượng vị thường xuất hiệntrong vòng15-30phút sau bữa ăn ở bệnh nhân loét dạ dày. Mặt khác, cơn đau do loét tá tràng có xu hướng xảy ra sau bữa ăn 2-3 giờ (Jaswanth et al., 2022). 1.1.4 Dịch tễ học Bệnh loét dạ dày-tá trànglà một căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến dân số lớn tuổi, với tỉ lệ mắc cao nhất xảy ra từ 55 đến 65 tuổi. Ở nam giới, loét tá tràng phổ biến hơn loét dạ dày và ngược lại ở phụ nữ. Có 35% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ bị các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù tỉ lệ tử vong do bệnh loét dạ dày tá tràng thấp, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao dẫn đến ảnh hưởnng đến chất lượng cuộc sống và chi phí rất tốn kém (Jaswanth et al., 2022). Loét dạ dày-tá tràng xảy ra ở 30% số người dùng NSAIDs (bao gồm cả aspirin) mãn tính, với xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa xảy ra ở 1,5% bệnh nhân bị loét. Bệnh loét dạ dày - tá tràng ảnh hưởng đến 1-2 trên 1000 người hàngnăm theo một đánh giá có hệ thống với dữ liệu từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu (Emma et al., 2019). Tỉ lệ mắc bệnh loét dạ - dày tá tràng ở Hoa Kỳ được ước tính là 8,4%. Các biến chứng liên quan đến loét dẫn đến 100.000 ca nhập viện và hơn 20.000 ca tử vong mỗi năm (Marie et al., 2016). Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe lên đến 3,3 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh Gần một nửa dân số thế giới bị Helicobacter Pylori xâm chiếm, đây vẫn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng (Siddique et al., 2018). Tỷ lệ Helicobacter Pylori cao hơn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Phi, Trung Mỹ, Trung Á và Đông Âu (Hooi et al., 2017). Sinh vật này thường mắc phải trong thời thơ ấu trong môi trường thiếu vệ sinh và đông đúc, chủ yếu ở các quốc gia có tìnhtrạngkinhtế xã hộithấphơn. HelicobacterPylori gâythoáihóa vàtổn thương tế bào biểu mô, thường nghiêm trọng hơn ở hang vị, do phản ứng viêm với bạch cầu trung tính, tế bào lympho, tương bào và đại thực bào. Cơ chế mà Helicobacter Pylori gây ra sự phát triển của các loại tổn thương khác nhau ở niêm mạc dạ dày tá tràng vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Nhiễm Helicobacter Pylori có thể dẫn đến giảm clohydria hoặc tăng clohydria, do đó xác định loại loét dạ
  • 18. 6 dày tá tràng. Các chất trung gian chính gây nhiễm Helicobacter Pylori là các cytokine ức chế sự bài tiết của tế bào thành, nhưng Helicobacter Pylori có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu đơn vị α H+/K+ ATPase, kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác peptide liên quanđến gen calcitoninliênkếtvới somatostatin,hoặcức chế sảnxuất gastrin. Mặc dù sự hình thành các vết loét dạ dày có liên quan đến tình trạnggiảm bài tiết, nhưng 10– 15% bệnh nhân bị. Nhiễm H. pylori có tăng tiết dịch vị do tăng gastrin máu và giảm hàm lượng somatostatin ở hangvị. Điều này dẫn đếntăng tiết histamin,và sau đó là tăng tiết axidhoặcpepsintừ tế bào thànhvà tế bàodạ dày. Ngoài ra, việcloại bỏ Helicobacter Pylori dẫn đến giảm biểu hiệnmRNA của gastrin và tăngbiểu hiện somatostatinmRNA (Kuna et al., 2019). NSAIDs có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày theo hai cơ chế: Kích thích trực tiếp biểu mô dạ dày, và ức chế tổng hợp PG nội sinh ở niêm mạc. Kích ứng trực tiếp xảy ra do NSAIDs là acid yếu. Các tác nhân ít acid hơn, chẳng hạn như các salicylat nonacetyl hóa, có thể làm giảm độc tính trên đường tiêu hóa (DiPiro et al., 2014). Tác dụng gây kích ứng trực tiếp góp phần gây ra viêm dạ dày do NSAIDs và đóng một vai trò nhỏ trong sự phát triển của viêm loét dạ dày do NSAIDs. NSAIDs ức chế COX, enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp prostaglandin có nguồn gốc từ acid arachidonic. Cả COX-1 và COX-2 đều bị ức chế bởi NSAIDs không chọn lọc, bao gồm acid acetylsalicylic ở liều trên 300mg. Ngược lại, NSAIDs chọn lọc chỉ ức chế COX-2, và aspirin liều thấp chỉ ức chế COX-1 (Guilermo et al., 2018). NSAIDs được dùng qua đường tiêm (ví dụ, ketorolac) và trực tràng (ví dụ, indomethacin) có tỉ lệ mắc viêm loét dạ dày tương tự như NSAIDs đường uống. Các NSAIDs tại chỗ (ví dụ, diclofenac) khôngcó khả nănggây viêm loét dạ dày vì đạt được nồng độ rất thấp tronghuyết thanh. Tác dụng chốngkết tập tiểu cầu của NSAIDs có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng chảy máu liên quan đến viêm loét dạ dày (Marie et al., 2016). 1.1.6 Yếu tố nguy cơ Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến chứng đường tiêu hóa do NSAIDs gây ra (bảng 1.3), bao gồm tiền sử loét dạ dày tá tràng, tuổi >65, bệnh nặng, nhiễm Helicobacter pylori và sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc dạ dày, bao gồm các NSAIDs khác (Luigi et al., 2016). Một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát và cần
  • 19. 7 được tính đến trước khi bắt đầu điều trị bằng NSAIDs. Các NSAIDs khác nhau có nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa khác nhau. Một đánh giá có hệ thống năm 2012 và phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát (dự án SOS) đã xác nhận sự khác nhau về nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa trên giữa các NSAIDs được sử dụng trongthực hành lâm sàng. Các rủi ro tương đối là <2 đối với aceclofenac,celecoxibvàibuprofen,2-4đối với rofecoxib, sulindac, diclofenac, meloxicam, nimesulid và ketoprofen, 4-5 đối với tenoxicam, naproxen, indomethacin và diflunisal, và >5 đối với piroxicam, ketorolac và azapropazon (Castellsague et al., 2012). Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ đối với các biến chứng đường tiêu hóa liên quan đến NSAIDs (Guillermo et al., 2018) Yếu tố nguy cơ Tuổi (>65, đặc biệt >70) Tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng Bệnh nặng Nhiễm Helicobacter pylori Điều trị đồng thời với thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin hoặc corticosteroid Sử dụng hai hoặc nhiều NSAID cùng một lúc Sử dụng các chất ăn mòn dạ dày khác 1.1.7 Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng của bệnh loét dạ dày-tá tràngcó giá trị dự đoán hạn chế vì chúng không đặc hiệu. Bệnh nhân bị loét tá tràng thường cảm thấy đói hoặc đau bụng về đêm. Ngược lại, bệnh nhân loét dạ dày bị đau bụng sau ăn, buồn nôn, nôn và sụt cân. Bệnh nhân bị bệnh loét dạ dày-tá tràngkhông được điều trị thường có các triệu chứng tái phát do quá trìnhlành tự phát và tái pháttrong khi yếutố nguyênnhân vẫn tồn tại. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh loét dạ dày-tá tràng thường không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ (Lanas and Chan, 2017).
  • 20. 8 Trong số nhữngbệnhnhâncó triệuchứng củabệnhloét dạdày tá tràng, triệuchứng phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, có thể liên quan đến chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn và no sớm. Ở nhiều bệnh nhân, các triệu chứng có thể không liên tục. Chảy máu, thủnghoặc tắc nghẽn lối ra dạ dày là những biến chứng chính của bệnh loét dạ dày-tá tràng. Chảy máu, biểu hiện như melena hoặc nôn ra máu, có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào ở gần một nửa số bệnh nhân. Thủng thường có biểu hiện đột ngột với cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên. Phụ thuộc vào tuổi và tỉ lệ mắc bệnh đi kèm, tỉ lệ tử vong có thể cao tới 20% (Lanas and Chan, 2017). 1.1.8 Biến chứng Các biến chứng của loét dạ dày-tá tràng xảy ra cao hơn gấp 5 lần ở những người có sử dụng NSAIDs (Foong and Mark, 2020). Chảy máu, thủng, loét sâu kèm viêm quanh tạng, xơ teo gây hẹp (thường ở vùng môn vị) là những biến chứng quan trọng (Emma et al., 2019).Đặc biệt loét dạ dày lâungày có thể gây ungthư hóa (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Chảy máu Theo một đánh giá có hệ thống(93 nghiên cứu), loét dạ dày-tá tràngchảy máu xảy ra ở 19-57 trên 100.000 người mỗi năm (Emma et al., 2019). Chảy máu do loét dạ dày - tá tràng xảy ra khi vết loét ăn mòn thành mạch máu dưới biểu mô. Biểu hiện bao gồm rỉ máu từ các mao mạch niêm mạc có kích thước nhỏ đến chảy máu nhanh hơn từ các nhánh động mạch có kích thước lớn hơn. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn sắc tố da, tan máu, nôn ra máu, giảm huyết sắc tố và tăng urê do máu được tiêu hóa thành protein và chuyển hóa thành urê trong gan. Sốc giảm thể tích có thể xảy ra đặc biệt trong những trường hợp có biểu hiện chậm trễ hoặc xói mòn đột ngột thành mạch máu (Foong and Mark, 2020) Thủng Thủng tương đối ít phổ biến hơn, xảy ra ở 4-14 trên 100.000 người mỗi năm (Emma et al., 2019). Loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thế gây thủng. Đây là biến chứng đứng thứ nhì sau chảy máu (6%), gặp ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào xoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào
  • 21. 9 cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối. Thường khởi đâu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao đâm sau đó là dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Loét xuyên thâu dính vào cơ quan kế cận Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Hẹp môn vị Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dày hoặc tá tràng hoặc phản ứng co thắt môn vị trongloét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp có thể do viêm phù nề môn vị. Cảm thấy nặng bụng sau ăn, nôn ra thức ăn cũ (>24 giờ) (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Loét ung thư hóa Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa nhiều hơn (30%), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa. Triệu chứng lâm sàng với đau ngày càng gia tăng liên tục, không đáp ứng với điều trị khángloét. Toàn thân gầy sút mất ngon miệng và khẩu vị, phân máu đen kéo dài, sút cân nhanh, phù, thiếu máu. Khám thượng vị có mảng hoặc có dấu hiệu di căn: Hạch thượng đòn trái, di căn gan, tụy. Nội soi có hình ảnh u sùi hoặc loét nham nhở bờ không đều, cứng, đụng vào dễ chảy máu. Sinh thiết có hình ảnh tế bào ác tính dạ dày (Hoàng Trọng Thảng, 2014). 1.1.9 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Điều trị viêm dạ dày Giảm cơn đau dạ dày bằngcác thuốc antacid, thuốc ức chế tiết acid (khángthụ thể H2), thuốc ức chế bơm proton. Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, duy trì sự tái sinh của niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc. Điều trị các chức năng liên quan tới vận động và bài tiết dịch dạ dày.
  • 22. 10 Trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, điều trị theo phác đồ phối hợp với thuốc diệt Helicobacter Pylori. Kết hợp tăng cường thể lực cho bệnh nhân bằng: Tư vấn chế độ ăn, hạn chế các chất kích thích, bổ sung vitamin nhóm B, vitamin PP, acid folic (Dương Thị Mai Dung, 2017). Điều trị loét dạ dày – tá tràng Giảm yếu tố gây loét: Dùng các thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị (kháng H2, ức chế bơm proton), thuốc trung hòa acid. Tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc: Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét, thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Tiêu diệt Helicobacter Pylori: Phối hợp kháng sinh và các thuốc diệt khuẩn, kết hợp với ức chế tiết acid theo phác đồ. Cải thiện lối sống – chế độ ăn uống: Phòng ngừa stress, cải thiện lối sốngthư giãn, tránhdùng các loại thức ăn, nước uống mang tính kích thích, chua, cay(Bệnh việnBạch Mai, 2016). Điều trị ngoại khoa Chỉ định trongcác trường hợp: Biến chứng củaloét: Chảy máu tái phát nhiềulần, chảymáu nặng điềutrị nội khoa không hiệu quả, thủngổ loét, hẹp môn vị, loét ác tính. Loét đã được điều trịnội khoađúngphương pháptrongmột thời gian dàimà không có kết quả (Lê Thị Luyến, 2017). 1.2 GIẢI PHẪU HỌC DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1.2.1 Giải phẫu học dạ dày Dạ dày là một đoạn ốngtiêu hóa phìnhdãn rộng, khirỗng hìnhchữ J, nốigiữa thực quản và ruột non, có tuyến tiêu hóa và nội tiết, được chia làm 4 vùng giải phẫu. Tâm vị là chỗ hẹp nhất của dạ dày, trực tiếp với hai đầu dạ dày thực quản. Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, thường chứa không khí.
  • 23. 11 Thân vị nối tiếp phía dưới đáy vị, là phần chính của dạ dày. Phần dạ dày còn lại dưới góc bờ cong nhỏ là hang vị. Dạ dày được phân cách với tá tràng bởi cơ thắt môn vị (Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Xuân Trường, 2015). Bề mặt niêm mạc dạ dày trông như một tấm thảm thớ. Các nếp niêm mạc chạy theo chiều dọc, nổi cao nhất là phần trên của dạ dày và trải phẳng khi dạ dày căng ra. Trên bề mặt niêm mạc còn có những nếp nhỏ hơn (Nguyễn Văn Hưng, 2016). Hình thể của dạ dày thường thay đổi. Dung tích của dạ dày khoảng 30ml ở trẻ sơ sinh và 1500ml ở người trưởng thành (Daniel K et al., 2015). 1.2.2 Giải phẫu học tá tràng Tá tràng là đoạn đầu tiên và ngắn nhất của ruột non. Nó cũng là phần cố định (trừ bóng tá tràng) vì nằm sau phúc mạc. Tá tràng dài khoảng 25 cm, bắt đầu từ môn vị ở ngang sườn phải đốt sống thắt lưng I và tận cùng tại góc tá – hỗng tràng ở ngang sườn trái đốt thắt lưng II. Tá trànguốn cong hìnhchữ C hướng sangtrái và ôm quanh đầu tụy. Nó đi theo một con đường gấp khúc gồm bốn phần trên, xuống, ngang và lên (Đoàn Dương Chí Thiện, 2016). 1.2.3 Chức năng sinh lý của dạ dày tá tràng Hoạt động bài tiết của dịch dạ dày Dịch vị là sản phẩm của bài tiết tuyến dạ dày, tuyến dạ dày gồm có tế bào chính bài tiết men tiêu hóa, tế bào viền bài tiết HCl, tế bào nhầy bài tiết ra chất nhầy. Dịch vị là một chất lỏng quánh không màu, pH xấp xỉ 1, gồm có nhóm men tiêu hóa, nhóm chất vô cơ và nhóm chất nhầy. Nhóm men tiêu hóa: Pepsin được bài tiết từ tế bào chính ở dạng chưa hoạt động là pepsinogen, được hoạt hóa bởi HCl của dịch vị tạo ra pepsin và bởi chính pepsin vừa tạo ra, hoạt động trong môi trường acid. Tác dụng của pepsin là thủy phân liên kết peptid của protein cho sản phẩm là polypeptid,cótênlà peptonvà proteose, tiêuhóađược 20% proteincótrong thức ăn.
  • 24. 12 Lipase được bài tiết từ tế bào chính, có tác dụng thủy phân các lipid đã được nhũ tương hóa cho sản phẩm là các monoglycerid, diglycerid và acid béo. Nhóm chất vô cơ: Chất vô cơ quan trọng nhất của dịch vị là HCl, được bài tiết từ tế bào viền, có tác dụng: Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, tạo pH cho pepsin hoạt động, sát khuẩn, thủy phân cellulose còn non, tham gia vào đóng mở môn vị. Nhóm chất nhầy: Chất nhầy được bài tiết bởi các tế bào tuyến nhày, tạo ra một màng dai kiềm phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng của HCl và pepsin. Chính vì vậy dạ dày có thể tiêu hóa được protid. Bình thường bài tiết chất nhầy, bài tiết pepsin và HCl là cân bằng nhau, khi mất cân bằng giữa hai nhóm này dễ gây viêm loét dạ dày (Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Xuân Trường, 2015). Điều hòa bài tiết dịch vị Sự điều hòa bài tiết dịch vị dựa trên cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch: Cơ chế thần kinh: Phản xạ có điều kiện được phát động bởi các kích thích có liên quan đến ăn uống như: Nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi thức ăn… và phản xạ khôngđiều kiện được phát động khi thức ăn kích thích vào răng, niêm mạc miệng. Hai phản xạ này đều tiết dịch vị thông qua dây X đến dạ dày theo kích thích thị giác, khứu giác và chất dẫn truyền acetylcholin. Cơ chế thể dịch: Khi thức ăn xuống đến ruột dưới tác dụng cơ học, hóa học của thức ăn, kích thích tá tràng bài tiết gastrin vào máu đến thân dạ dày, gây tiết dịch vị, nếu tiết ra quá nhiều thì somatostatin sẽ kìm lại (Đoàn Dương Chí Thiện, 2016).
  • 25. 13 1.3 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG 1.3.1 Tổng quan về thuốc ức chế bơm proton Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) đã được giới thiệu trên lâm sàng cách đây hơn 25 năm và kể từ đó đã được chứng minh là tác nhân an toàn và hiệu quả để kiểm soát nhiều loại rối loạnliên quanđến acid (Danielet al., 2017). Mặc dù tất cả các thuốctrong nhóm này hoạt động theo cách giống nhau là ức chế hoạt động tiết acid của tế bào thành, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa các PPIs liên quan đến các đặc tính dược động học, chuyển hóa và các chỉ định lâm sàng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Tính đến năm 2015, có 6 PPIs được FDA chấp thuận (bảng1.4). Bảng 1.2 Các thuốc ức chế bơm proton được FDA chấp thuận (Daniel et al., 2017) Thuốc Liều (mg) IV Dung dịch/hỗn dịch Generic Không kê đơn Omeprazol 10, 20, 40 x x x Esomeprazol 20, 40 x x x x Lansoprazol 15, 30 x x x x Dexlansoprazol 30, 60 Pantoprazol 20, 40 x x x Rabeprazol 20 x PPIs là bazơ yếu khôngthấm qua màng, không bền với acid (Daniel et al., 2017). Để ngăn chặn sự phân hủy PPIs do acid trong lòng dạ dày và cải thiện sinh khả dụng đường uống, các thuốc đường uống được bào chế thành các hệ thống phân phối thuốc khác nhau (Laurence et al., 2018): - Viên nang bao tan trong ruột (omeprazol, dexlansoprazol, esomeprazol, lansoprazol, rabeprazol). - Viên nén giải phóngchậm (omeprazol). - Viên nang giải phóng chậm (dexlansoprazol, esomeprazol). - Gói hỗn dịch uống giải phóng chậm (esomeprazol, omeprazol, pantoprazol).
  • 26. 14 - Các vi hạt bao tan trongruột ở dạng viên nén rã trong miệng (lansoprazol). - Viên nén bao tan trong ruột (pantoprazol, rabeprazol và omeprazol). - Omeprazol dạng bột kết hợp với natri bicarbonat (viên nangvà hỗn dịch uống). Các thuốcức chế bơm protongồm: Omeprazol, lansoprazol(Prevacid),rabeprazol, pantoprazol (Protonix) và esomeprazol (Nexium) (Bùi Tùng Hiệp và ctv., 2018). Dược động học: Bị biến đổi bởi pH acid nên phải được bào chế dưới dạng viên bao tan ở ruột (nếu dùng đường uống). Nồng độ tối đa đạt sau 1 – 4 giờ. Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương (>95%) và phân bố vào các mô, đặc biệt ở tế bào thành dạ dày. Thuốc chuyển hóa nhanh qua gan. Thời gian tác dụng không liên quan đến T1/2 vì thuốc tích lũy trongtế bào viền, vì vậy thời gian bán thải thực tế tới 48 giờ. Do đó thuốc chỉ cần dùng1 lần/ ngày, trừ trường hợp sử dụng với mục đích phối hợp với khángsinh diệt Helicobacter Pylori. Các PPI thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Cơ chế tác dụng Thuốc ức chếtiết HCl bằngliên kếtkhôngthuận nghịchvới bơm proton.Nên ngăn cản bài tiết acid dịch vị do mọi nguyên nhân. Tác dụng chốngtiết mạnh và kéo dài. Các PPI là dẫn xuất benzimidazol, được sử dụng ở dạng tiền dược. Vì PPI không bền trong môi trường acid và để tránh thuốc bị proton hóa sớm khi còn ở pH acid lòng dạ dày nên được bào chế ở dạng viên tan ở ruột hoặc viên phóngthích tức thì: NaHCO3 hay Mg(OH)2 tác dụng như một antacid để ngăn PPI proton hóa sớm. Hoạt chất được phóngthích ở ruột vào máu và được vận chuyển đến kênh thành tế bào. Tại đây vì kênh có pH = 5 nên thuốc là base được proton hóa thành dạng có hoạt tính là omeprazol sulfenamid hoặc lansoprazol sulfon và hydroxy lansoprazol tích tụ đến 1000 lần trong tế bào thành so với huyết tương (Trần Thị Thu Hằng, 2017). Chỉ định và liều dùng:
  • 27. 15 Trị loét dạ dày: PPI làm lành vết loét nhanh hơn kháng H2, 20 mg omeprazol hiệu quả hơn ranitidin 300 mg hoặc cimetidin 800 mg. Thời gian điều trị của PPI là 4 tuần với loét tá tràng và 8 tuần với loét dạ dày. PPI uống buổi sáng, kháng H2 uống buổi tối. Trị trào ngược dạ dày: Là nhóm thuốc điều trị hiệu quả nhất nhưng hay gây tái phát nếu không điều trị duy trì. Sau 4 – 8 tuần điều trị với PPI làm giảm mạnh triệu chứng và làm lành vết viêm thực quản. Phòng ngừa và chữa trị loét dạ dày do NSAID: PPI hiệu quả hơn thuốc kháng H2 nếu không thể ngừng NSAID. Chữa trị loét dạ dày do Helicobacter Pylori: Làm lành vết loét và tiệt trừ vi khuẩn bằng kháng sinh phối hợp với ức chế tiết acid như PPI hoặc kháng H2. (Trần Thị Thu Hằng, 2017). Chỉ định và liều dùng của một số thuốc PPI được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2. Bảng 1.3. Chỉ định và liều dùng của các PPI (mg/ ngày) Chỉ định Omeprazo l Lansoprazo l Pantoprazo l Rabeprazo l Esomeprazo l Loét dạ dày Điều trị ngắn hạn 20 – 40 mg 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg Điều trị duy trì 10 – 20 mg - - - - Loét tá tràng Điều trị ngắn hạn 20 mg 15 – 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg Điều trị duy trì 10 – 20 mg 15 mg - - -
  • 28. 16 Phác đồ điều trị Helicobacte r Pylori 20 – 40 mg 30 mg 40 mg 20 mg 20 mg Phòng loét do NSAID 20 mg 15 – 30 mg 20 mg - 20 – 40 mg (Nguồn: Dương Thị Mai Dung, 2017) Liều dùngđường uống cho người lớn, uốnglúc đói hoặc trước bữa ăn ít nhất 1 giờ. Liều phối hợp trong phác đồ diệt Helicobacter Pylori là liều dùngcho 1 lần, ngày dùng 2 lần cùng với các thuốc khác trong phác đồ. Pantoprazol và esomeprazol có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch. Tác dụng phụ: − Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy. − Rối loạn thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhứt đầu, ngủ gà (ít gặp). − Do ức chế tiết acid, pH dạ dày có thể tăng lên, làm cho một số vi khuẩn phát triển gây ung thư. − Omeprazol ức chế cytocromP450. nên có thểảnh hưởng đến tác dụngcủa các thuốc khác khi dùng đồng thời (Lê Diên Đức, 2016). Tương tác thuốc − Tương tác do tác dụng tăng pH dịch vị Các PPI có thể làm thayđổi sự hấp thu của các thuốcdùng đường uống khác do làm tăng đáng kể pH dịch vị (thường lớn >4). Mặt khác các thuốc PPI làm tăng pH dịch vị >80% thời gian 24 giờ, do đó liệu pháp dùng các thuốc bị ảnh hưởng cách PPI 2 giờ không tránh được tương tác này. Nên tránh dùng đồng thời PPI với các thuốc bị ảnh hưởng nhiều bởi pH dịch vị (ketoconazol, muối sắt...) trừ khi kiểm soát được tác dụng cũng như độc tính của thuốc. − Tương tác thuốc qua hệ enzym cytocrom P450
  • 29. 17 Các PPI (ngoại trừ rabeprazol)chuyểnhóachủyếuqua enzymcytocromP450 2C19 nên bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzym này. Nhóm thuốc PPI là nhóm chuyển hóa mạnh qua hệ cytocrom P450, và một số tương tác thuốc với omeprazol có ý nghĩatrên lâm sàngđược báocáo (omeprazolvớidiazepam,phenytoinvàwarfarin). Esomeprazol và lansoprazol có thể gây một số tương tác thuốc nhưng ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Rabeprazol và pantoprazol hầu như không gây tương tác thuốc qua hệ cytocrom P450. − Một vài tương tác khác: Antacid và sucralfat có thể làm giảm hấp thu lansoprazol, nên tránh dùng đồng thời các thuốc này. Omeprazol có thể làm giảm nồng độ thanh thải qua thận của methotrexat, làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương (Trần Thị Bích Liên, 2013). Thận trọng và chốngchỉ định − Cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi diều trị cho bệnh nhân loét dạ dày vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng chẩn đoán bệnh. − Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú, nếu dùng phải ngừng cho trẻ bú (Bộ Y tế, 2018). 1.3.2 Cơ chế tác dụng Sự sản xuất acid dạ dày xảy ra tronghai giai đoạn: - Sản xuất acid cơ bản trong khi đói - Sản xuất acid tối đa trong bữa ăn Sự bài tiết acid - bazơ tuân theo một chu kỳ sinh học và được điều chỉnh bởi tác động của acetylcholin và histamin lên tế bào thành. Thức ăn làm tăng tiết acid dạ dày theo hai cách: Kích thích dây thần kinh phế vị để đáp ứng với thị giác, khứu giác hoặc vị giác; và chướng bụng tronggiai đoạn dạ dày và ruột tiết acid. Sau khi được kích thích bởi histamin, acetylcholin và gastrin trên bề mặt tế bào thành, acid được tiết ra bởi bơm H+, K+, -ATPase, nằm ở phía bên của tế bào thành (Marie et al., 2016).
  • 30. 18 Thuốc ức chế bơm proton là những tiền chất, trong môi trường acid sẽ được hoạt hóa. Sau khi hấp thụ vào hệ tuần hoàn, tiền chất sẽ xâm nhập vào các tế bào thành của dạ dày và tích tụ trong các ống tiết acid. Tại đây, nó được hoạt hóa tạo thành một sulfenamid tetracyclic được xúc tác bởi proton (hình 1.2), giữ thuốc để nó không thể khuếch tán trở lại qua màng tiểu quản. Sau đó, dạng hoạt hóa liên kết cộng hóa trị với các nhóm sulfhydryl của cystein trongH+, K+, -ATPase, làm bất bơm H+, K+, -ATPase không thuận nghịch. Quá trình tiết acid chỉ tiếp tục sau khi các phân tử bơm mới được tổnghợp vàđưa vàomàng tế bào, giúp ức chếbài tiết acidkéo dài (24-48giờ) (Laurence et al., 2018). Hình 1.1 Hoạt hóa PPIs từdạngtiền chất (Laurence et al., 2018) Chú thích: Omeprazole được chuyển đổi thành sulfenamide trong ống tiết acid của tế bào thành. Các sulfen-amide tương tác cộng hóa trị với các nhóm sulfhydryl trong bơm proton, do đó ức chế hoạt động của nó một cách không thuận nghịch.Lansoprazole,rabeprazole và pantoprazole trải qua các chuyển đổi tương tự. PPIs chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, ngăn chặn 70% đến 80% bơm proton hoạt độngở tế bào thành của dạ dày. Mặc dù mỗi PPIs có khả năng liên kết khác nhau, nhưng PPIs giải phóng chậm mang lại hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát pH dạ dày (Felice et al, 2019).
  • 31. 19 1.3.3 Thực trạng sử dụng Thuốc ức chế bơm proton là một trong những nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất và việc sử dụng chúng ngày càng tăng, đặc biệt là để điều trị lâu dài, thường được kê đơn quá mức và được sử dụng cho các tình trạng không phù hợp (Leonardo et al., 2017). PPIs hiện đang được FDA chấp thuận để quản lý nhiều loại rối loạn tiêu hóa bao gồm bệnh loét dạ dày-tá tràng có triệu chứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chứng khó tiêu cũng như để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân đang điều trị bằngthuốc khángtiểu cầu. Mặc dù PPIs có lợi ích an toàn rất lớn, nhưngcác nghiên cứu gần đây về việc sử dụng thuốc PPIs trong thời gian dài đã ghi nhận các tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm nguy cơ gãy xương, viêm phổi, tiêu chảy do Clostridium difficile, hạ huyết áp, thiếu hụt vitamin B12, bệnh thận mãn tính và sa sút trí tuệ (Avinash et al., 2017). Tại Việt Nam, hầu hết những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng sử dụng PPIs (95,16% theo nghiên cứu của Bùi Đặng Minh Trí và cộng sự, 86,1% theo nghiên cứu của Trịnh Thị Nhiên), do thuốc này ít gặp tương tác và tác dụng phụ (Bùi Đặng Minh Trí và cs., 2020). Esomeprazol là chất mới đưa sử dụng vào năm 2000 ít tác dụng phụ, có hiệuquảđiềutrị cao,có thời gian duytrì pH lớn hơn 4 lâunhất (ítnhấtlà pantoprazol). Nghiên cứu của Kircheimer đã chứng tỏ esomeprazol và rabeprazol kiểm soát dịch vị tốt nhưng esomeprazol là tốt nhất. Vì vậy, esomeprazol được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Omeprazol ức chế CYP P450 nên có thể ảnh hưởng đến tác dụng các thuốc khác khi dùng đồng thời (Bùi Đặng Minh Trí và cs., 2020). Nhóm omeprazol: Đa số là liều 40 mg/ngày chiếm 77,04%, sau đó là liều 20 mg/ngày và có số ít là dùng liều cao 60 mg/ngày. Nhìn chungvề liều dùng thì tương đối hợp lý, chỉ trừ một số ít đơn thuốc dùng thuốc ức chế bơm proton liều cao. Nhóm pantoprazol: Đa số liều dùng là 40 mg/ngày chiếm 78,54%, còn lại được dùng với liều 80 mg/ngày. Nhóm rabeprazol và esoprazol: Dùngvới tỉ lệ hai liều tương đương nhau. Các thuốcức chếbơm protonđược chỉ địnhphòngngừa viêm loétdạ dàychiếm 29,81%, do sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid, corticoid, clopidogel… (Nguyễn Hồng Ngọc và cs., 2020).
  • 32. 20 Để sử dụng PPIs an toàn, hợp lý và hạn chế những rủi ro khi sử dụng lâu dài cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong việc lựa chọn thuốc, công tác bình bệnh án đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc lựa chọn thuốc sử dụng, ưu tiên lựa chọn thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Chú trọng khai thác bệnh sử của bệnh nhân, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa đối với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày - tá tràng. Chỉ sử dụng các thuốc PPIs dạng tiêm trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràngcó biến chứnghoặc bệnh nhân khôngdùng đường uống được (Trịnh Thị Nhiên, 2016). 1.3.4 Những rủi ro khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài Thiếu hụt Magie máu Hạ Magie máu liên quan đến sử dụng PPIs lần đầu tiên được mô tả vào năm 2006 ở những bệnh nhân đã dùng PPIs hơn 1 năm và có biểu hiện co thắt cổ tay. Hơn nữa, nồng độ magie huyếtthanh bìnhthường hóa khi ngừng điều trị PPIs. Một phântích tổng hợp của 9 nghiên cứu quan sát và 109.798 bệnh nhân báo cáo nguy cơ hạ magie máu tăng 43% ở những bệnh nhân dùng PPIs (Wisit et al., 2015). Năm 2011, FDA đã đưa ra một cảnh báo an toàn liên quan đến mối liên quan giữa việc sử dụng PPIs và tình trạnghạ magie và mức magiê được khuyếnnghị ở nhữngbệnh nhân điều trị PPIs dài hạn. Một số hướng dẫn đề nghị theo dõi bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân đang sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu hoặc những người bị rối loạn hấp thu kém, vì PPIs có vẻ là nguyên nhân trong mối quan hệ này (Avinash et al, 2017). Thiếu hụt Vitamin B12 Dữ liệu từ chương trìnhkhảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinhdưỡng quốcgia Hoa Kỳ cho thấy nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh thấp ở 3,2% người trưởng thành (Marian e al., 2010). Acid dạ dày là cần thiết để giải phóng vitamin B12 từ các protein trong chế độ ăn uống để tạo điều kiện hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Kaiser Permanente, 25.956 bệnh nhân có bổ sung vitamin B12 được so sánh với 184.199 bệnh nhân không đủ vitamin B12 để đánh giá mối liên quan với liệu pháp tăng cường acid. Những người đã được điều trị PPI trong hơn 2 năm có
  • 33. 21 nguy cơ giảm vitamin B12 tăng 65% so với những người không sử dụng (Jameson et al., 2013). Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột Giảm sản xuất acid dạ dày liên quan đến việc sử dụng PPI có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non. Một phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển quá mức của vi khuẩn ở những người sử dụng PPIs tăng lên so với những người không sử dụng (Lo and Chan, 2013). Ngoài ra, việc sử dụng PPIs lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương, tiêu chảy do Clostridium difficile, bệnh thận mãn tính, sa sút trí tuệ, viêm phổi mắc phải cộng đồng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này khôngphổ biến, nên nguy cơ cho bệnh nhân vẫn còn khá nhỏ. Nên bổ sung canxi, vitamin B12 và magie ở những bệnh nhân dùng PPIs hàng ngày. Tốt nhất là kê đơn PPIs ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn khi được chỉ định thích hợp để lợi ích vượt trội hơn bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến việc sử dụng PPIs (Avinash et al., 2017). 1.3.5 Sử dụng dự phòng PPIs là chất chống bài tiết làm giảm tiết acid trong 36 giờ. Chúng thường được sử dụngđể ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng và tổn thương niêm mạc do NSAIDs gây ra (Kok et al., 2018). Liều 20 mg omeprazol hàngngày có thể dùng để dự phòngcho bệnh nhân có tiền sử thương tổn dạ dày - tá tràng mà vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc chống viêm không steroid (Bộ Y tế, 2018). PPIs kiểm soát cả bài tiết acid cơ bản và do thức ăn kích thích, tạo ra sự ngăn chặn acid hoàn toàn và lâu dài hơn so với thuốc đối khángthụ thể H2 (H2RAs). Sử dụngđồng thời NSAIDs - PPIs vẫn được coi là thực hành y tế tiêu chuẩn và an toàn. Sử dụng PPIs để dự phòngloét ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp thường được các bác sĩ coi là một phương thuốc vô hại và tương đối tiết kiệm chi phí (Vincenzo et al., 2017). Tuy nhiên, việc kê đơn PPIs có thể quan trọng và có liên quan về mặt lâm sàng ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi đang sử dụng NSAIDs. Ví dụ, những bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau mãn tính (≥65 tuổi) (Reid et al., 2015), do đó có nhiều khả năng mắc nhiều bệnh đi kèm. Việc kê đơn NSAIDs-PPIs có thể sẽ góp phần gây ra nhiều bệnh và làm tăng rủi ro cùng với các tác dụng phụ.
  • 34. 22 Các phác đồ dự phòng chống lại viêm loét dạ dày-tá tràng thường được dùng ở những bệnh nhân đang điều trị NSAIDs hoặc aspirin dài hạn để điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc bảo vệ tim mạch (Marie et al., 2016). 1.3.6 Điều trị a. Mục tiêu Mục tiêuđiều trị loét dạ dày-tátràng do NSAIDs là giải quyết cáctriệu chứng, làm lành ổ loét đangtiến triển và dự phòngtổn thương trongtương lai. Cần khuyếncáobệnh nhân ngừng dùngcác thuốc NSAIDs và nên bắt đầu với thuốc khángtiết (ức chế thụ thể H2, PPIs). Trường hợp bệnh nhân bị loét nhưng vẫn tiếp tục NSAIDs do yêu cầu của bệnh, các PPIs chứng minh là hiệu quả hơn thuốc ức chế thụ thế H2 và misoprostol (Hoàng Trọng Thảng, 2014). b. Điều trị Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng được lựa chọn phụ thuộc vào căn nguyên của vết loét, vết loét mới hay tái phát. Bệnh nhân không có nguy cơ biến chứng tim mạch không sử dụng aspirin và không có nguy cơ biến chứng loét dạ dày - tá tràng có thể tiếp nhận NSAIDs mà khôngkèm bảo vệ niêm mạc. Ngược lại những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch và loét dạ dày-tá tràng cần xem xét điều trị không có NSAIDs. Tuy nhiên, nếu không có lựa chọn buộc phải sử dụng NSAIDs thì cần dùng thuốc bảo vệ dạ dày như PPIs hoặc prostagladin E2 (Hoàng Trọng Thảng, 2014). Các khuyến nghị điều trị để chữa lành vết loét do NSAIDs gây ra và liệu pháp duy trì ở bệnh nhân dùng NSAIDs được trình bày trong bảng 1.5. Lựa chọn phác đồ phụ thuộc vào việc có tiếp tục sử dụng NSAIDs hay không. NSAIDs nên được ngừng sử dụng và thay thế bằng các chất thay thế (ví dụ, acetaminophen), khi có thể. Đối với những bệnhnhân khôngthể ngừng điều trị NSAIDs, PPIs, H2RAs hoặc sucralfatcóhiệu quả để chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. PPIs thường được ưa chuộng hơn vì chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng, ức chế acid mạnh nhất và chữa lành vết loét nhanhhơn hơn H2RAs hoặcsucralfat.Liều tiêuchuẩn củaH2RAs có hiệu quả chữa lành vết loét tá tràng (DU) nhưng chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với loét dạ dày (GU). Ở những vết loét lớn hơn 5 mm, tỉ lệ lành vết loét có thể thấp tới 25% sau 8 tuần điều trị với H2RA. PPIs mang lại hiệu quả tương đương với thời gian điều trị chỉ 4 tuần. Liệu pháp
  • 35. 23 PPIs chỉ nên được tiếp tục trong hơn 4 tuần nếu vết loét được xác nhận là vẫn còn hoặc nếu bệnh nhân phát triển các biến chứng nặngdo viêm loét dạ dày-tá tràng (Laurence et al., 2016). Bảng 1.4 Khuyến nghị điều trị bằng thuốc đối với viêm loét dạ dày-tá tràng (Laurence et al., 2016) Thuốc Điều trị DU/GU (mg/ngày) Duy trì điều trị DU/GU (mg/ngày) Bảo vệ niêm mạc Sucralfat 1 g, 4 lần/ngày 2 g, 2 lần/ngày 1 g, 4 lần/ngày 1-2 g, 2 lần/ngày H2RAs Cimetidin Famotidin Nizatidin Ranitidin 300 mg, 4 lần/ngày 400 mg, 2 lần/ngày 800 mg, trước khi đi ngủ 20 mg, 2 lần/ngày 40 mg, trước khi đi ngủ 150 mg, 2 lần/ngày 300 mg, trước khi đi ngủ 150 mg, 2 lần/ngày 300 mg, trước khi đi ngủ 400-800 mg/ngày 20-40 mg/ngày 150-300 mg/ngày 150-300 mg/ngày PPIs Dexlansoprazol Esomeprazol Lansoprazol Omeprazol Pantoprazol 30-60 mg/ngày 20-40 mg/ngày 15-30 mg/ngày 20-40 mg/ngày 40 mg/ngày 30-60 mg/ngày 20-40 mg/ngày 15-30 mg/ngày 20-40 mg/ngày 40 mg/ngày
  • 36. 24 Rabeprazol 20 mg/ngày 20 mg/ngày Thời điểm dùng thuốc là trước bữa ăn 30-60 phút. Tuy nhiên trong những trường hợp đau cấp người ta cũng có thể sử dụng liều đơn vào bất kì lúc nào (Hoàng Trọng Thảng, 2014).
  • 37. 25 1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG 1.4.1 Giới thiệu về Trung tâm y tế Cù Lao Dung Năm 2018, trungtâm Y tế huyệnCù Lao Dung được thànhlập dựa trên cơ sở Bệnh viện đa khoahuyệnCù Lao Dung sáp nhập vàoTrung tâm y tế huyệnCù Lao Dung theo quyết định 1917/QĐ-UBND ngày 08 tháng08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng và quyết định số 100/QĐ-SYT ngày 28/11/2017 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng là Trung tâm Y tế hạng III với quy mô 200 giường. Trung tâm Y tế gồm: Ban giám đốc; 04 phòng chức năng; 11 khoa và 08 trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc với 247 cán bộ y tế: BsCK2: 01, BsCKI: 14, Bs: 22, DsCKI: 01, DSĐH: 04, CNĐD, HS, KTV: 08, CNKT: 11, CNCNTT: 03, Ys: 72, DSCĐ: 03, DSTH: 13, CĐĐD: 05, ĐDTH: 63, KTVTH: 01, HSTH: 14, Khác: 12 (trungtamyteculaodung.com). 1.4.2 Hướng dẫn điều trị tại trung tâm Hằng năm, thông tin từ thông tư/hướng dẫn điều trị của Bộ y tế đều được trung tâm đều trao dồi một cách đầy đủ hoặc cải thiện thông tin từ các hướng dẫn điều trị của các nước tiên tiến trên thế giới. Trong hướng dẫn điều trị của trungtâm, khángsinh là nhóm thuốc đóngvai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các bệnh lý có yếu tố nhiễm khuẩn. Vì vậy, nhằm đáp ứng cập nhật thôngtin về thực trạngsử dụngthuốc tại trung tâm trong năm vừa qua, tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp ích một phần nhỏ cho hội đồngthuốc và điều trị của trung tâm trong việc nâng cao sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn (trungtamyteculaodung.com).
  • 38. 26 1.4.3 Sơ đồ tổ chức trung tâm Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế cù lao dung (trungtamyteculaodung.com).
  • 39. 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị tại Trungtâm Y tế huyênCù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng từ ngày 01/01/2021 – 01/06/2021. 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 01/01/2021 đến 01/06/2021. Thời gian thực hiện: Sau 6 tháng tính từ ngày bảo vệ đề cương. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyên Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng. 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: - Lâm sàng: Có triệu chứng của bệnh lý dạ dày tá tràng có chỉ định nội soi tiêu hóa gồm: đau bụng tái diễn, nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu nóng rát vùng thượng vị hoặc xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. - Xét nghiệm: + Nội soi: Bệnh nhân được nội soi có tổn thương viêm hoặc loét dạ dày tá tràng. + Mô bệnh học: Bệnh nhân có tổn thương viêm. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư dạ dày, hoặc đang xuất huyết tiêu hóa (thuộc nhóm đối tượng không được chỉ định điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori theo khuyến cáo của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2012, bệnh nhiễm trùng, bệnhnặng kháckèm theo. - Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày và dị ứng kháng sinh - Có tiềnsử dị ứng hoặccó chốngchỉđịnhvới cácthuốcđược sử dụngtrongnghiên cứu hoặc đã nhận thuốc nhưng sau đó hoàn toàn khôngcó thông tin về việc dùng thuốc vì mất liên lạc.
  • 40. 28 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin. 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ n = Ζ2 p x (1 – p) e2 n: Kích thước mẫu cần xác định z: Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn. Hệ số tin cậy là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95%, Z=1,96. p: Trị số mong muốn của tỉ lệ; để thu được cỡ mẫu tối đa cho mẫu n ước lượng; trong nghiên cứu này, chọn p=0,5. e: Sai số cho phép hay còn gọi là sai số mong muốn giữa tỉ lệ từ mẫu và tỉ lệ thật của quần thể; trong nghiên cứu này, chọn mức sai số e=0,05. Cỡ mẫu được tính: Thay các giá trị vào công thức: n = 1,962 0,5 x (1 – 0,5) 0,052 = 384,16 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 385 mẫu. Để tránh trường hợp mẫu nghiên cứu khôngđạt yêu cầu, tác giả thu thập thêm ít nhất 10% cỡ mẫu. Do đó, cỡ mẫu được làm tròn trong nghiên cứu là 430 mẫu. 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu Phần mềm quản lý Trung tâm Đối tượng nghiên cứu là dựa trên bệnh án nội trú khoa nội tổng hợp của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng từ ngày 01/01/2021–01/06/2021.
  • 41. 29 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu Nhập số liệu trên file Excel 2016 và phân tích trên phần mềm SPSS 26 Mẫu nghiên cứu Mẫu cần thu thập là 430 mẫu. Thu thập số hồ sơ bệnh án và Thu thập số liệu theo phụ lục Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư dạ dày, hoặc đang xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày và dị ứng kháng sinh Có tiền sử dị ứng hoặc có chống chỉ định với các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu hoặc đã nhận thuốc nhưng sau đó hoàn toàn không có thông tin về việc dùng thuốc vì mất liên lạc. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: - Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng từ 18 tuổi trở lên - Lâm sàng: Có triệu chứng của bệnh lý dạ dày tá tràng có chỉ định nội soi tiêu hóa gồm: đau bụng tái diễn, nôn, buồn nôn,chướng bụng, khó tiêu nóng rát vùng thượng vị hoặc xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. - Xét nghiệm: + Nội soi: Bệnh nhân được nội soi có tổn thương viêm hoặc loét dạ dày tá tràng. + Mô bệnh học: Bệnh nhân có tổn thương viêm. - Điều trị: Bệnh nhân được điều trị các thuốc ức chế bơm proton. - Gia đình và bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu và tuân thủ điều trị đầy đủ.Đến khám kiểm tra đúng thời hạn.
  • 42. 30 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Tuổi: Được phân thành 3 nhóm tuổi, Tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận từ hồ sơ trừ năm sinh). +<20 tuổi. +21-60 tuổi. +>60 tuổi. Giới tính: Được phân thành giới nam và nữ. Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm. + Từ trung học cơ sở trở xuống + Trung học phổ thông, sơ cấp hoặc trung cấp + Cao đẳng, đại học, sau đại học Nghề nghiệp: Được phân thành 4 nhóm. + Cán bộ công chức + Nông dân + Công nhân + Khác Bảo hiểm y tế: Được phân thành 2 nhóm. + Có + Không Phân loại BMI: Được phân thành 5 nhóm. + Gầy (<18,5) + Bình thường (18,5-22,9) + Thừa cân (23-25) + Béo phì độ 1(>25-29,9) + Béo phì độ 2(>30)
  • 43. 31 Triệu chứng lâm sàng: Được phân thành 8 nhóm. + Đau thượng vị + Đau quanh rốn + Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu + Đi ngoài phân đen + Sốt + Nôn + Ợ chua, ợ hơi + Mệt mỏi, sụt cân Xét nghiệm: Được phân thành 2 nhóm. + Có nội soi + Không có nội soi Xét nghiệm Helicobacter Pylori: Được phân thành 2 nhóm. + Có xét nghiệm + Không xét nghiệm Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori: Được phân thành 2 nhóm. + Helicobacter Pylori (+) + Helicobacter Pylori (-) Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT: Được phân thành 3 nhóm. + Helicobacter pylori + Thuốc NSAID + Khác 2.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc ức chế proton điều trị loét dạ dày-tá tràng - Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton: Được phân thành 4 nhóm. + Omeprazol + Pantoprazol + Rabeprazol + Esomeprazol
  • 44. 32 - Số ngày sử dụng thuốc: Được phân thành 3 nhóm. +Dưới 7 ngày +Từ 7 ngày tới 14 ngày +Trên 15 ngày Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng chỉ định: Được phân thành 3 nhóm. + Viêm loét DD-TT + Helicobacter pylori + Trào ngược DD-TQ Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định - Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày - Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định - Tỉ lệ chỉ định liều dùng pantoprazol phân bố theo từng chỉ định - Tỉ lệ chỉ định liều dùng rabeprazol phân bố theo từng chỉ định - Tỉ lệ chỉ định liều dùng esomeprazol phân bố theo từng nhóm bệnh - Tỉ lệ các đơn thuốc có tương tác thuốc với PPI Các thuốc tương tác với PPI Tỉ lệ các cặp tương tác thuốc Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng. - Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với đặc điểm nhân khẩu học - Mối liên quan giữa hiệu quả dùng thuốc với tình hình sử dụng thuốc 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. 2.4.1 Phương pháp kiểm soát sai số Sai số của người thu thập thông tin trong quá trình lựa chọn mẫu và nhập số liệu hoặc mã hóa số liệu thu được. Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từ phiếu điều tra và bệnh án sẽ được nhập 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu để tránh sai sót trong quá trình nhập số liệu. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vững kiến thức chuyên môn, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhằm lẫn.
  • 45. 33 2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá Tỷ lệ đơn thuốc ức chế bơm proton chỉ định từng loại bệnh Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton cho từng loại bệnh. Theo “Dược thư quốc gia Việt Nam-2018”, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong các chỉ định: + Viêm loét dạ dày tá tràng. + Nhiễm hay nghi ngờ Helicobacter pylori. + Trào ngược dạ dày thực quản Tương tác thuốc Tỉ lệ đơn thuốc có thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với thuốc khác: Là tỉ lệ đơn thuốc có thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với thuốc khác trên tổng số đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton. - Tương tác thuốc dựa theo sách “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” của Bộ Y tế và CSDL MICROMEDEX, Drugs.com. + Tương tác mức độ 1: Nhẹ + Tương tác mức độ 2: Trung bình + Tương tác mức độ 3: Nghiêm trọng + Tương tác mức độ 4: Chống chỉ định Hiệu quả điều trị Hiệu quả điều trị bệnh căn cứ vào các kết quả cận lâm sàng sau điều trị (nội soi) và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi xuất viện (được các bác sĩ ghi trên bệnh án) theo các mức độ: + Khỏi: Hết các triệu chứng bệnh + Đỡ, giảm: Vẫn còn một vài triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, đau tức thượng vị, mệt mỏi + Không đỡ: Không đạt được mục đích điều trị.
  • 46. 34 2.4.3 Xỷ lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 365 và SPSS 26.0. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng. Kết quả được chia thành 2 phần: + Phần thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số của các biến số. + Phần thống kê phân tích: Xác định mối liên quan giữa hiệu quả điều trị với các yếu tố: Đặc trưng nhân khẩu học và tình hình sử dụng thuốc bằng phương pháp hồi quy logistic. 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành theo đúngcác nguyên tắc về đạo đức trongnghiên cứu y học. Đảm bảo bí mật và khách quan cho dữ liệu nghiên cứu, số liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài, không ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh, uy tín của đồng nghiệp hay đơn vị nghiên cứu. Nghiên cứu được hội đồng nhà trường và hội đồng khoa học kỹ thuật Trung tâm Y tế Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng đồng ý thông qua.
  • 47. 35 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Năm 2021, nghiên cứu khảo sát 430 bệnh án. Kết quả như sau. 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 183 42,6 Nữ 247 57,4 Nhóm tuổi (Tuổi lớn nhất 91, tuổi nhỏ nhất 18, 55,6±15,9) ≤20 tuổi 10 2,3 21-60 tuổi 242 56,3 >60 tuổi 178 41,4 Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở xuống 59 13,7 Trung học phổ thông, sơ cấp hoặc trung cấp 243 56,5 Cao đẳng, đại học, sau đại học 128 29,8 Nghề nghiệp Cán bộ công chức 46 10,7 Nông dân 116 27,0 Công nhân 146 34,0 Khác 122 28,4 Bảo hiểm y- tế Có 430 100 Không 0 0
  • 48. 36 *Nghỉ hưu, nội trợ, học sinh, sinh viên, thất nghiệp… Nhận xét: Kết quả khảo sát cho các kết quả đặc điểm về nhân khẩu học: Tỉ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 42,6%, nữ giới chiếm 57,4%. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 21-60 tuổi chiếm tỉ lệ 56,3%, kế tiếp là nhóm >60 tuổi 41,4% và thấp nhất là nhóm <20 tuổi 2,3%, tuổi lớn nhất 91, tuổi nhỏ nhất 18, tuổi trung bình 55,6±15,9. Trình độ học vấn chiếm tỉ lệ cao nhất là trung học phổ thông 56,5%, nhóm cao đẳng, đại học, sau đại học chiếm 29,8%, thấp nhất là trung học cơ sở trở xuống với 13,7%. Nghề nghiệp đươc chia làm bốn nhóm công nhân, nông dân, cán bộ công chức và khác chiếm tỉ lệ lần lượt là 34%, 27%, 10,7% và 28,4%. Tỉ lệ ghi nhận số bệnh nhân có bảo hiểm y tế là 100%. Bảng 3.2 Đặc điểm về thể trạng BMI Phân loại BMI Tần số Tỉ lệ (%) Gầy (<18,5) 89 20,7 Bình thường (18,5-22,9) 176 40,9 Thừa cân (23-25) 81 18,8 Béo phì độ 1(>25-29,9) 74 17,2 Béo phì độ 2(>30) 10 2,3 X ±SD 22,03±3,76 Nhận xét: Bảng 3.2 ghi nhận: Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 22,03±3,76 kg/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân loại theo WHO đối với người châu Á, nhóm có thể trạng bình thường với tỉ lệ cao nhất là 40,9%; nhóm có thể trạng gầy với tỉ lệ 20,7%; nhóm bệnh nhân thừa cân và béo phì độ 1 là 18,8%, 17,2%; và thấp nhất là nhóm có thể trạngbéo phì độ 2 với tỉ lệ 2,3%.
  • 49. 37 3.1.2 Triệu chứng lâm sàng Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Đau thượng vị 242 56,3 Đau quanh rốn 22 5,1 Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu 206 47,9 Đi ngoài phân đen 13 3,0 Sốt 3 0,7 Nôn 57 13,3 Ợ chua, ợ hơi 96 22,3 Mệt mỏi, sụt cân 47 10,9 Nhận xét: Bảng 3.3 ghi nhận:Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở loét dạ dày với tỉ lệ cao nhất là đau thượng vị chiếm 56,3%, kế tiếp là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu với 47,9%, ợ chua, ợ hơ 22,3%, nôn và mệt mỏi sụt cân chiếm 13,3% và 10,9%, các triệu chứng khác xuất hiện rất ít chiếm tỉ lệ rất thấp. 3.1.3 Phương pháp chẩn đoán Nội soi là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả cao trongviệc phát hiện bệnh, phân loại bệnh viên loét dạ dày-tá tràng cũng như theo dõi tiến triển của ổ loét và hiệu quả điều trị. Vì vậy chúng ta đã khảo sát tình hình nội soi tại bệnh viện. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4
  • 50. 38 Bảng 3.4 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày-tá tràng Xét nghiệm Tần số Tỉ lệ (%) Có nội soi 131 30,5 Không có nội soi 299 69,5 Tổng 430 100,0 Nhận xét: Qua bảng3.4 ghi nhận:Số bệnhnhânthực hiệnnội soichẩn đoánchiếmtỉ lệ 30,5% và số bệnh nhân không thực hiện nội soi chẩn đoán chiếm 69,5% do đa số bệnh nhân đến khám là người cao tuổi nên hạn chế trong việc nội soi. 3.1.4 Xét nghiệm Helicobacter Pylori Xét nghiệm HelicobacterPylori giúp bác sĩ chẩnđoán nguyênnhân gây viêm loét và lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý, vì vậy rất nên được chỉ định ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng. Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm tìm Helicobacter pylori Xét nghiệm Tần số Tỉ lệ (%) Có xét nghiệm 120 27,9 Không xét nghiệm 310 72,1 Tổng 430 100,0 Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm xác định Helicobacter Pylori trong nghiên cứu này là 120 người chiếm 27,9% và số bệnh nhân khôngđược chỉ định xét nghiệm là 72,1%.
  • 51. 39 Bảng 3.6 Kết quả bệnh nhân xét nghiệm Helicobacter Pylori. Kết quả Tần số Tỉ lệ (%) HELICOBACTER PYLORI (+) 13 10,8 HELICOBACTER PYLORI (-) 107 89,2 Tổng 120 100 Nhận xét: Kết quả cho thấy số bệnh nhân dương tính với Helicobacter Pylori có tỉ lệ là 10,8%, ít hơn số bệnh nhân không nhiễm, tỉ lệ bệnh nhân có Helicobacter Pylori âm tính là 89,2%. 3.1.5 Đánh giá nguyên nhân gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Bảng 3.7 Đánh giá nguyên nhân gây VLDD-TT. Chỉ tiêu Tần số Tỉ lệ (%) Helicobacter pylori 13 3,0 Thuốc NSAID 312 72,6 Khác 105 24,4 Tổng 430 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có nguyên nhân dùng thuốc NSAID chiếm tỉ lệ cao nhất 72,6% là phù hợp vì người cao tuổi chủ yếu viêm khớp, nhức; tỉ lệ nguyên nhân do Helicobacter Pylori rất ít 3% và còn lại do chế độ ăn uống, stress chiếm 24,4%.
  • 52. 40 3.2 TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ PROTON ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG 3.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT Bảng 3.8 Tỉ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton Thuốc Tần số Tỉ lệ % Omeprazol 217 50,5 Pantoprazol 80 18,6 Rabeprazol 44 10,2 Esomeprazol 89 20,7 Tổng 430 100,0 Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy: Trong nghiên cứu có 4 loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng là omeprozol, esomeprazol, pantoprazol và rabeprazol chiếm tỉ lệ lần lượt là 50,5%, 20,7%,18,6% và 10,2%. Bảng 3.9 Số ngày sử dụng thuốc Thời gian điều trị Tần số Tỉ lệ (%) Dưới 7 ngày 39 9,1 Từ 7 ngày tới 14 ngày 295 68,6 Trên 15 ngày 96 22,3 Tổng 430 100,0 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy 68,6 bệnh nhân được điều trị trong khoảng thời gian khuyến cáo từ 7 ngày tới 14 ngày, có 9,1% điều trị ngắn hơn thời gian khuyến cáo là dưới 7 ngày và 22,3% bệnh nhân điều trị kéo dài trên 15 ngày.
  • 53. 41 Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng chỉ định Thuốc Tần số Tỉ lệ % Viêm loét DD-TT 220 51,2 Helicobacter pylori 13 3,0 Trào ngược DD-TQ 197 45,8 Tổng 430 100 % Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton đa số phân bố theo bệnh viêm loét DD-TT chiếm 51,2%, tiếp đến là theo chỉ định trào ngược DD-TQ 45,8%, ở bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori chỉ có 3% được chỉ định. Bảng 3.11 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định Chỉ định Omeprazol Pantoprazol Rabeprazol Esomeprazol Tổng Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Viêm loét DD-TT 110 50 45 20,5 13 5,9 52 23,6 220 (51,2%) Helicobacter pylori 3 23,1 3 23,1 2 15,4 5 38,5 13 (3%) Trào ngược DD-TQ 104 52,8 32 16,2 29 14,7 32 16,2 197 (45,8%) Tổng 217 50,5 80 18,6 44 10,2 89 20,7 430 (100%)
  • 54. 42 Nhận xét: Trong chỉ định điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng: Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là omeprazol với tỉ lệ 50%, tiếp theo là esomeprazol 23,6%, pantoprazol20,5%,thuốcức chếbơm protonít sử dụngnhấtlà rabeprazolvới tỉ lệ 5,9%. Trong chỉ định điều trị Helicobacter pylori: Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là esomeprazol với tỉ lệ 38,5%, tiếp theo là pantoprazol và omeprazol có tỉ lệ bằng nhau là 23,1%, thuốc ức chế bơm proton ít sử dụng rabeprazol với tỉ lệ 15,4% Trong chỉ định điều trị trào ngược dạ dày-thực quản: Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là omeprazol chiếm tỉ lệ 52,8%, tiếp đến là pantoprazol và esomeprazol với cùng tỉ lệ 16,2%, thuốc ức chế bơm proton ít sử dụng là rabeprazol với tỉ lệ 14,7%. 3.2.2 Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày Bảng 3.12 Tỉ lệ liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong01 ngày Liều dùng (mg) Omeprazol Pantoprazol Rabeprazol Esomeprazol Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 10 28 63,6 20 62 28,6 4 5,0 16 36,4 39 43,8 40 155 71,4 50 62,5 50 56,2 80 26 32,5 Tổng 217 100 80 100 44 100 89 100 Nhận xét: Omeprazol: Có 2 liều dùng và chủ yếu sử dụng liều 40 mg chiếm tỉ lệ 71,4%. Pantoprazol: Có 3 liều dùng và hầu hết là ở liều 40 mg chiếm tỉ lệ 62,5%. Rabeprazol: Có 2 liều dùng, và chủ yếu sử dụng liều 10 mg chiếm tỉ lệ 63,6%
  • 55. 43 Esomeprazol:Có 2 liều dùng, liều 40 mg chiếm tỉ cao hơn với 56,2% so với 20 mg hiếm 43,8%. Bảng 3.13 Tỉ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định Liều dùng (mg) Viêm loét DD-TT Helycobacter Pylori Trào ngược DD-TQ Tổng Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 20 24 21,8 0 0 38 28,6 62 28,6 40 86 78,2 3 100 66 71,4 155 71,4 Tổng 110 100 3 100 104 100 217 100 Nhận xét: Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Omeprazol liều 40 mg sử dụng điều trị chiếm tỉ lệ khá cao với 78,2%, ở liều 20 mg là 21,8% Bệnh nhiễm Helicobacter pylori: Omeprazol liều 40mg chiếm 100% với 3 bệnh nhân được chỉ định. Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Omeprazol liều 40 mg được sử dụngnhiều với tỉ lệ 71,4%.