SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
VBBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THIỆN HÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THIỆN HÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố bất kỳ
nội dung ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Thiện Hùng
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào, là Thầy
hướng dẫn luận văn của tôi, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã thường
xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa
học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành
tựu và kinh nghiệm quý báu.
Xin cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế Huế; Sở Tài
nguyên và Môi trường Quảng Bình; UBND huyện Lệ Thủy, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Lệ Thủy, các phòng, ban và UBND các xã của huyện Lệ Thủy đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, cổ vũ
và động viên tôi những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TRẦN THIỆN HÙNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
a) Mục đích: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất của các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại huyện Lệ Thủy. Đề xuất được một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy.
b) Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan
đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu (Số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp)
- Phương pháp phân tích(Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp tổng hợp)
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Vùng đồng bằng: Các loại hình canh tác hiệu quả như chuyên lúa, lúa kết
hợp nuôi cá, nuôi trồng thủy sản… đã tận dụng được thế mạnh của vùng là có nền
đất màu mỡ, hệ thống sông ngòi nhiều, hệ thống thủy lợi được đầu tư.
- Vùng gò đồi: Các loại hình canh tác có thể tận dụng được thế mạnh của
vùng như lạc, khoai, sắn chưa phát huy được hiệu quả do chưa áp dụng được cơ giới
hóa vào sản xuất. Loại hình trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả lâu năm là loại hình
mang lại nhiều hiệu quả khi sử dụng đất tại vùng này.
- Vùng núi: Loại hình trồng cây lâm nghiệp và loại hình chủ đạo, mang lại
nhiều giá trị kinh tế, các loại hình khác chỉ nhằm đảm bảo cung cấp lương thực tại
vùng này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
3 DT Diện tích
4 DTĐT Diện tích điều tra
5 HQKT Hiệu quả kinh tế
6 HQMT Hiệu quả môi trường
7 HQXH Hiệu quả xã hội
8 HSSDV Hiệu suất sử dụng vốn
9 KCN Khu công nghiệp
10 KCX Khu chế xuất
11 KH - CN Khoa học - Công nghệ
12 KT - CN Kỹ thuật - Công nghệ
13 LN Lâm nghiệp
14 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
15 NN Nông nghiệp
16 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN..................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU........................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ...................................................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp...............................................................................6
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp................................................................6
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp .....................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp..................................................................10
1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp........................................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..............................................16
1.2.1. Khái quát về hiệu quả.............................................................................................16
1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế.......................................................................20
1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế..........................................................22
1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
...................................................................................................................................22
1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................23
1.3. Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu................................................................28
1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới................................................ 28
1.3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH...........................................................33
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
...................................................................................................................................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 42
2.2. Thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
...................................................................................................................................45
2.2.1. Tình hình biến động đất đai ............................................................................45
2.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy ................................................. 46
2.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp.................................................................. 47
2.2.4. Các cây trồng và vật nuôi chính........................................................................... 53
2.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu................................................ 56
2.2.6. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu.................................................................................................................. 59
2.2.7. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất.......................................................... 75
2.2.8. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất ................................................. 78
2.2.9. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................. 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY ..................................................................................84
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................................... 84
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ
Thủy ................................................................................................................................... 86
3.2.1. Bố trí lại cơ cấu cây trồng..................................................................................... 86
3.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực .... 88
3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản............................................................................................................ 90
3.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản..............92
3.2.5. Nâng cấp chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thị
trường tiêu thụ nông sản....................................................................................................92
3.2.6. Cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ và của vùng.......................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................95
I. Kết luận............................................................................................................................95
II. Kiến nghị........................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................97
PHỤ LỤC............................................................................................................................98
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy ..................................................................37
Bảng 2.2: Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2017................43
Bảng 2.3: Tình hình dân số huyện Lệ Thủy qua các năm .........................................44
Bảng 2.5: Tỷ lệ đất nông nghiệp ở các cấp độ dốc......................................................46
Bảng 2.6: Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu...................................47
Bảng 2.7: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017......................48
Bảng 2.8: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các xãđiều tra........................56
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng đồng bằng
........................................................................................................................61
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng gò đồi
........................................................................................................................63
Bảng 2.11: Hiệu quảsử dụng đất củamột số loại hình sử dụng đất tại vùng núi........65
Bảng 2.12: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng đồng bằng ..............67
Bảng 2.13: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng gò đồi.....................69
Bảng 2.14: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng gò đồi......................70
Bảng 2.15: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng núi .........................72
Bảng 2.16: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng núi..........................73
Bảng 2.17: Phân cấpchỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ................................................75
Bảng 2.18: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất..........................................76
Bảng 2.19: So sánh mức phân bón với quy trình kỹthuật...........................................79
Bảng 2.20: So sánh mức sử dụng thuốc BVTV với với quytrình kỹthuật..................80
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài nguyên đất huyện Lệ Thủy .....................................................37
Biểu đồ 2.2: Giá trị tổng sản phẩm xã hội theo các ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017
......................................................................................................................42
Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất..........................................................19
Hình 2.1: Bảnđồ hành chính huyện Lệ Thủy...........................................................33
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia
tăng dân số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn
đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển. Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là
một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam vẫn đóng
một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ
một nền kinh tế tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường, nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh
tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt
Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao
thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp
nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Con
người đã và đang khai thác quá mức sức sản xuất của đất đai nhưng chưa có biện
pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất
canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại
hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý,
hiệu quả là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như
của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững.
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, đất đai của huyện
Lệ Thủy đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới hơn 90% tổng diện tích
tự nhiên, tuy nhiên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông
nghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Sản xuất kém phát triển,
hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây
phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong huyện còn
gặp nhiều khó khăn, vất vả. Muốn nâng cao mức sống của người dân, cần thực thi
đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật
nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu
chống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triển
nông nghiệp bền vững.
Từ thực tế đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, đề tài: “Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa
chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu tại huyện Lệ Thủy.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Lệ Thủy.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các loại hình chính sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy là gì?
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất chính tại
huyện Lệ Thủy hiện nay ra sao?
- Những giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy trong thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn 03 xã đại diện cho 03
vùng sinh thái chính của huyện Lệ Thủy, bao gồm:
- Vùng đồng bằng: Nghiên cứu tại xã An Thủy;
- Vùng gò đồi: Nghiên cứu tại xã Thái Thủy;
- Vùng núi: Nghiên cứu tại xã Kim Thủy.
+ Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trong giai đoạn từ năm 2013-2017. Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến
năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
a) Thông tin, số liệu thứ cấp: Gồm điều tra, thu thập các báo cáo tổng kết
năm, các báo cáo về tình hình triển khai các dự án, các báo cáo chuyên đề về quản
lý đất đai, niên giám thống kê của huyện Lệ Thủy; các báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ qua các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy.
b) Số liệu sơ cấp:
- Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Trên cơ sở thông tin thứ cấp về các xã thuộc các vùng sinh thái của huyện
Lệ Thủy, để chọn các điểm nghiên cứu tôi đã có các cuộc họp với UBND huyện,
phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thảo
luận và thống nhất về các tiêu chí lựa chọn điểm nghiên cứu. Các tiêu chí được sử
dụng bao gồm:
Điểm nghiên cứu cần có tính đại diện cho các loại hình sử dụng đất, tính đại
diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng sinh thái.
Điểm nghiên cứu cần được phân bố có tính đại diện cho các xã thuộc các
vùng sinh thái về mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng khác nhau, như khoảng cách tiếp
cận đến các tuyến đường chính, trung tâm đô thị, trường học, chợ, trung tâm y tế...
Điểm nghiên cứu có tính đại diện cho các hoạt động kinh tế có tính chất phổ
biến trong vùng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề-
dịch vụ, đi làm ăn xa...
Điểm nghiên cứu có tính chất địa diện cho các mạng lưới tổ chức xã hội
trong vùng.
Dựa trên các tiêu chí này, trên cơ sở phân tích lựa chọn thực địa trên bản đồ
cùng với sự tư vấn và thống nhất của các bên, các xã được lựa chọn bao gồm: Xã An
Thủy (vùng đồng bằng), xã Thái Thủy (vùng gò đồi), xã Kim Thủy (vùng miền núi).
- Phương pháp chọn mẫu
Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có chủ
định, tổng số hộ điều tra là 120 hộ, mỗi xã điều tra 40 hộ.
Các tiêu chí được sử dụng bao gồm: Các hộ gia đình thuần nông, có nhiều
diện tích canh tác, nơi ở gần trung tâm xã để thuận lợi trong việc thu thập thông tin.
Nội dung khảo sát được thực hiện theo mẫu tại phần Phụ lục.
5.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu này, chẳng hạn
như: Phương pháp phân tổ theo các tiêu chí khác nhau, bao gồm: phân tổ theo các
loại hình sử dụng đất, phân tổ theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phân tổ theo
mức độ đầu tư, thu nhập của các loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp tổng hợp
Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài được tổng hợp bằng
phương pháp xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft Excel.
Tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu, số liệu đã điều tra tại các cơ quan
cấp huyện và các đơn vị hành chính trong huyện để phân tích, đánh giá các vấn đề
cần nghiên cứu và rút ra kết luận.
6. Cấu trúc luận văn
Đặt vấn đề
Chương 1:Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
a) Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác. [2]
Theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, nhóm
đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: i) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa
và đất trồng cây hàng năm khác; ii) Đất trồng cây lâu năm; iii) Đất rừng sản xuất;
iv) Đất rừng phòng hộ; v) Đất rừng đặc dụng; vi) Đất nuôi trồng thủy sản; vii) Đất
làm muối; viii) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh. [7]
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất
sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử
dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc
trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép
nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước
còn lại, đất trồng lúa nương.
+ Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ
lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó
khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm.
+ Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên
trồng lúa nước.
+ Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải
tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo.
- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải
đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây
thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng
cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng,
thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung
du và miền núi để trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long,
Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây
ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp
hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ
tiêu, Điều, Ca cao, Dừa, v.v.
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm
thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
- Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất
trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất
trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn
trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm.
Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai
thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới
(đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng
mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự
nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất,
đất trồng rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn
cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên
đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất
trồng rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ
sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.
+ Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi, trồng
thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt.
Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây
giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. [7]
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động -
thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào
tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị
trí khác nhau.
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt
vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao
động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa,
xới,...để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất
đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật,
đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện
tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu
sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói
chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp
phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vai
trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt
động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm. Ngoài ra, đất
nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng
chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển,
ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là
nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,…. Hướng sử dụng đất quy định
hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất,
các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn
làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt
cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo
vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách
đối với mỗi quốc gia.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp
Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
a) Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu
sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian
sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại
càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. Tùy theo mục
đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau. Cụ thể là:
+) Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì loại
này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh.
+) Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con
người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để
thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây
trồng và tưới tiêu).
+) Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một
thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp các
nhân tố tự nhiên và nhân tạo.
+) Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho
mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá
trình sản xuất.
Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt
chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản
xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng
suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
b) Diện tích đất là có hạn
Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân,
từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông
nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ
trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên
khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm
này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị
trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai trên thị
trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá đất và
lượng cung về đất.
Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời
quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảm
bảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH - HĐH.
c) Vị trí đất đai là cố định
Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị
trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể.
Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên
những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý -
sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất
định về sản xuất nông nghiệp.
Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng
vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy
hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử
dụng đất tốt hơn.
d) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông qua
lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ
phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con
người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng
định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền sử
dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất.
1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp
1.1.4.1. Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật
phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như
hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát
huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất.
Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi
phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời
sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản
của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở
các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
1.1.4.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần
được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp
với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm
trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó.
- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất
lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước
mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của
các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh
thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết
hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
1.1.4.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ
con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính
con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi
vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất
đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực,
thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm
đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo
chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa
nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán,
lũ lụt,…. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương
lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả
năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng
đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên.
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn
là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức
quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng
của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các
mục tiêu sau:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước
(bảo vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn
cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc
trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất
đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt
được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam,
việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện
trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên
mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản
phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,... và tàn dư để lại). Một hệ
thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không
sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là
điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi
trường,...). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng
ngày của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng đất
phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được
giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu
phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không
được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ
của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể
hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng
bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%).
+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc
canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...).
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình
sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp
cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái.
1.1.4.4. Loại hình sử dụng đất
Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng
đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và
coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất (land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong
điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định.
Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để
bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý,
chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường.
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:
- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động,
trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;
- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu
nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;
- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh
nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có thể nhằm
khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong
năm, nhất là mùa khô.
- Trồng cỏ chăn nuôi;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Trồng rừng.
Tại huyện Lệ Thủy, ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số
LUT khác như: Kết hợp giữa trồng lúa theo thời vụ với lúa tái sinh; kết hợp lúa với
NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá); Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) và
Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò).
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái quát về hiệu quả
a) Khái niệm: Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh
giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. [2]
b) Phân loại hiệu quả: Các nhà kinh tế thường phân loại hiệu quả theo các
tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh
tế - xã hội.
- Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả
gián tiếp.
- Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu
quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả sản xuất trong
nông nghiệp đã được nhiều học giả nghiên cứu, nổi bật nhất là Theodore W. Schultz
(1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các học giả này đều cho rằng cần phân biệt 3
khái niệm cơ bản về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả
phân bổ (allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (economic efficiency).
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ
biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả
này thường được phản ánh trong hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả này chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,
phụ thuộc vào kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội
khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp là số
lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong
những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông
nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp chỉ ra rằng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được
dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
- Hiệu quả phân bổ (AE): là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và đầu ra. Vì thế mà hiệu quả phân bổ
còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có
nghĩa là hiệu quả này đạt được khi giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên
của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế (EE): là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh
mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra
tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE =
TE*AE).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ
thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả
kinh tế. [5]
Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Như vậy, để đạt
được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người
sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần quan
tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất
Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối
với mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều trường
hợp, đặc biệt ở các nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, để đạt
được lợi ích kinh tế thì nhiều khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường không được
bàn đến. Hậu quả là cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên đất, đất lại cho năng suất thấp
hơn và thu nhập bị giảm, người nông dân ở những vùng đó lại tiếp tục bị rơi vào
vòng nghèo đói. Và cứ như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triển
không bền vững duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn
về mọi mặt giữa những bộ phận dân cư trong những vùng này với những vùng mà ở
đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi
ích về môi trường trong quá trình phát triển.
Song, để hiểu rõ về hiệu quả kinh tế, cần phải phân biệt kết quả với hiệu quả
kinh tế, phân biệt hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Bên
cạnh đó, cũng cần nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức đánh giá
hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.
Về sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ta thấy, hiệu quả kinh tế là
phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, còn
kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong được sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi.
Thực tế cho thấy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng
như của cả nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả được tính bằng khối lượng sản
phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng,… Nhưng kết quả
này chỉ phản ánh quy mô hoạt động kinh tế mà chưa phản ánh được trình độ tổ chức
sản xuất của một đơn vị hoặc một nền kinh tế, chưa trả lời được các câu hỏi như:
được tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí bằng bao nhiêu?
Để giải quyết được vấn đề này, kết quả của quá trình sản xuất phải được đặt
trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Trong điều kiện giới hạn
nguồn lực, phải tạo ra kết quả sản xuất cao, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá
cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà
theo C.Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so
với nền sản xuất khác. Hiệu quả kinh tế chính là yếu tố thể hiện được điều này.
1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, tôi nhận thấy đã có hai quan điểm khác nhau
về vấn đề này, cụ thể là:
a) Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả kinh tế
được đo bằng các chi phí và lãi. Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu
quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay
ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu
hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn được
tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả
kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh
trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả
kinh tế lại là một vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được
kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục
đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này,
quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu
và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán
hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai
phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn,
lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát
triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các
phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc những khoản chi
phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại đáng kể thì lại không
được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này.
b) Quan điểm hiện đại
Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắc
phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại, khi tính
hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn
lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một
đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm hay là tỷ số ∂O/∂I (sản phẩm biên/đầu tư biên).
Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí
đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào
và giá sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
Hiệu quả kinh tế đạt được khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực
là tối đa. [6]
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tố
trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng
doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểm
khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng
hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.
Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về hiệu quả
kinh tế, trong nghiên cứu này, cả hai quan điểm được xem xét và tính toán hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy.
1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn liên
quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung xác định
hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, ...
- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh tế
là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được
trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị
gia tăng/thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận, ...
Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu
được so với chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu
được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của
từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý
sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh
tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng
là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về “hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp”. Tác giả Bùi Thị Thùy Dung cho rằng: “Hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích
đất nông nghiệp được sử dụng trong một thời kỳ nhất định” [4]. Vậy, vì sao cần
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp?
Đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của một quốc gia. Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu
quả, cần phải đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế để tìm
lời giải cho các vấn đề như: Diện tích các loại đất nông nghiệp bằng bao nhiêu? Cơ
cấu mỗi loại đất như thế nào? Đất nông nghiệp đang được sử dụng ra sao? Hiệu quả
sử dụng cao hay thấp? Những nhân tố nào quyết định hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên đất nông nghiệp? Giải pháp nào cần thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn tài nguyên này nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia?
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu của sự
phát triển xã hội. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là cơ sở để họ tăng lợi
nhuận. Đối với người tiêu dùng, tăng hiệu quả chính là đảm bảo cho họ có mức thỏa
dụng cao hơn (được sử dụng hàng hoá với lượng nhiều hơn, giá thấp hơn và chất
lượng tốt hơn). Xã hội càng phát triển với công nghệ cao, kỹ thuật mới, việc nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng gặp nhiều thuận lợi hơn. Nâng cao hiệu
quả sẽ làm tăng lợi ích của cả xã hội bởi lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu
dùng đều được cải thiện. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ bền vững với hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường, cả trước mắt và lâu dài.
1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp
1 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã sử dụng cho nông, lâm và ngư nghiệp
trên tổng quỹ đất tự nhiên;
2 - Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bổ cho các lĩnh vực trong nội
bộ ngành nông, lâm và ngư nghiệp (đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy
sản, đất nông nghiệp khác);
3 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng phát triển nông, lâm và ngư
nghiệp chưa được sử dụng;
4 - Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng): Là hệ số giữa tổng diện tích gieo
trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm;
Tổng diện tích gieo trồng
R (lần) =
Tổng diện tích canh tác
Công thức này được sử dụng để tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng
đất càng lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao.
1.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánhkết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
1 - Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lượng thu được trong quá trình
điều tra đối với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích.
Sản lượng
Năng suất bình quân =
Diện tích gieo trồng
2 - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm).
Công thức tính: GO =
n
i=1
Qi* Pi
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm loại i
3 - Năng suất đất đai: Được đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn
vị diện tích đất canh tác. Trong nghiên cứu này, GO là toàn bộ sản phẩm thu được
quy ra tiền theo giá thị trường trên một hecta đất canh tác.
Giátrị sản xuất
Năng suất đất đai =
Diện tích canh tác
4 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ). Trong nông nghiệp, chi phí
trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu, ...
m
Công thức tính: C = Cj
j=1
Trong đó: IC là chi phí trung gian
Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất
5 - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong một năm
hay một chu kỳ sản xuất. VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian.
Công thức tính: VA = GO - IC
6 - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính
theo chu kỳ của GO).
Công thức tính: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê)
Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp.
GO: Tổng giá trị sản xuất.
IC: Chi phí trung gian.
A: Khấu hao tài sản cố định.
T: Các khoản thuế, phí phải nộp.
7 - Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong
một ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh,
xen canh.
Giátrị của ngày công lao động =
Thu nhập hỗn hợp
Số công lao động
1.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính
bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: T = GO
(lần)
IC
2 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính
bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: T = VA
(lần)
IC
3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập
hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một
chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: T = MI
(lần)
IC
1.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các loại hình trồng cây
lâu năm (theo chu kỳ sản xuất)
1 - Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV): Giá trị hiện tại thuần hay
giá trị hiện tại của thu nhập thuần là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng
các khoản chi phí của cả vòng đời cây trồng đã được đưa về cùng thời điểm hiện tại.
Công thức tính: NPV =
n
Bi
-
i=0 (1+r)i
Trong đó: NPV: giá trị hiện tại của thu nhập thuần
Bi: Khoản thu của năm thứ i
Ci: Khoản chi phí của năm thứ i
n: số năm (vòng đời) của cây trồng (từ năm 0 đến năm n)
r: tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng)
Đối với cây ăn quả và cây lâm nghiệp là những cây trồng một lần nhưng thu
nhiều lần nên để tính toán được chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể
qua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
NPV > 0: Quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại
cây trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Nên tiếp tục mở
rộng sản xuất.
NPV < 0: Quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu
từ loại cây trồng đó không bù đắp được chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại).
Không nên tiếp tục mở rộng sản xuất.
NPV = 0: Quá trình sản xuất không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ.
Tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thị trường cụ thể của địa phương mà đưa ra
quyết định có tiếp tục sản xuất hay không.
2 - Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return - IRR): là tỉ lệ khấu trừ
được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại
của một dự án cụ thể về 0. Có thể xem tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất được sử
dụng làm ỷ lệ chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi trong vòng đời của một
loại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời gian hiện tại.
Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao.
Trong nghiên cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu
tư vào sản xuất cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của các cây trồng đó.
Công thức tính: IRR r1
Trong đó:
+ (r2 - r1 )
NPVr1
NPVr1- NPVr2
r1 và r2 là hai mức lãi suất chọn tùy ý sao cho r1 > r2 và r1 - r2 ≤ 5%
r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi
suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất)
r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi
suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai)
NPVr1: Giá trị hiện tại ròng tính theo r1
NPVr2: Giá trị hiện tại ròng tính theo r2
IRR > r: nên duy trì LUT với các loại cây trồng này
IRR < r: không nên duy trì LUT với các loại cây trồng này
IRR = r: LUT trồng các loại cây này không có tác dụng gì dù chấp nhận
hay không.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng giá thị trường của các sản phẩm
cùng loại tại địa phương và trong tỉnh cùng thời điểm nghiên cứu để làm giá tham
chiếu khi phân tích cũng như đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
tại 3 vùng nghiên cứu.
1.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị sản
xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một
chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: T GOLĐ = GO
Công lao động
2 - Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng
tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ
sản xuất.
Công thức tính: T VALĐ = VA
Công lao động
3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập
hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho
một chu kỳ sản xuất
Công thức tính: T MILĐ = Công lao động
1.2.5.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
Trong trường hợp nghiên cứu này chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường
của từng loại hình sử dụng đất dựa trên việc cho điểm của 2 tiêu chí, đó là: Mức độ
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác. Các tiêu chí đưa ra được
dựa trên khả năng ảnh hưởng hiện tại và lâu dài đối với môi trường trong quá trình
sử dụng đất.
Mức độ phân cấp chỉ tiêu đánh giá căn cứ vào kết quả thực tế của các hộ sử
dụng đất nông nghiệp với 3 cấp: Cao, thấp và trung bình, tương ứng với mức điểm
3, 2 và 1.
1.3. Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu
1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là
3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.
Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới
mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong
đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản
xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho
thấy: Chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có
tới 58% đất có năng suất thấp.
Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả thế
giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp
của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô
nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày
càng được sử dụng nhiều. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các
nước như: Indonexia, Pakistan, Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc
BVTV gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước
lượng của Tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước
đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu
Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc
hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng mất rừng cũng gây
ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp.
Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15
triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất nhiều
nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Brazil hàng năm mất 1,7 triệu hecta
rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và Lào,
nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ
gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn
phong phú.
Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm
rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế
giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn
hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn
lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy
cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học,
mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác.
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói
mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững
sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong
vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả
sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân
số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp
thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại.
Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích
tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ lụy xấu
cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn
là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng
cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực
tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói
chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt
1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và
vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại
cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta
còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ
chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích
này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết
thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích
khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, năm
2017 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm
tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng.
Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được
tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu
của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa
quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa,
trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.
Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng
đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực
tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục
vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên
đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác.
Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm
đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây
nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà
hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa
bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành
phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục
đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp
sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.
Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành,
các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử
dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ
sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn
kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch điểm dân cư nông thôn.
Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được
xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình
thực hiện.
Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một thực
tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo
đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn
thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”.
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch
sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch
sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt
10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không
đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp
96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.
Tóm lại, đất nông nghiệp của Việt Nam đến nay vẫn chưa được sử dụng
một cách thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này không ít, bên cạnh
nguyên nhân trình độ nhận thức của người nông dân còn nhiều hạn chế thì chính
sách đất đai nói chung và chính sách đất nông nghiệp nói riêng cũng được xem là
một nguyên nhân cơ bản.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình, địa mạo
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị)
-
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình
Huyện Lệ Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 140.180,45 ha (theo số liệu
thống kê đất đai 2017), với 28 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn (Kiến Giang và
Nông trường Lệ Ninh) và 26 xã (An Thủy, Dương Thủy, Cam Thủy, Hoa Thủy,
Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy,
Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Phong
Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường
Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy).
Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái địa
hình, huyện Lệ Thủy được chia làm ba lớp: núi thấp, gò đồi và đồng bằng. Địa hình
nghiêng trung bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam, đồi núi chiếm 77% diện
tích tự nhiên .
- Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện,
có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình thành sau vận động
Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, tập trung ở phía Tây đường Hồ
Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy,
Ngân Thủy và Kim Thủy.
- Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi thấp ở
phía Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, độ cao
trung bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống
Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các xã: Thái Thủy, Sơn Thuỷ,
Phú Thuỷ...
- Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội đồng và đồng bằng cát
ven biển.
+ Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng phẳng, chiều
rộng (Đông - Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến (+2,50 m). Giữa đồng
bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ
Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn,...
+ Đồng bằng cát ven biển chủ yếu gồm các đồn cát, đụn cát, đồi cát có độ
cao dưới 10m, tuy nhiên cũng có những cồn cát cao đến 30 m. Diện tích vùng cát
chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. [14]
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn
Huyện Lệ Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của
khí hậu vùng Bắc Trung Bộ: có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi
dào... Tuy nhiên, Lệ Thủy cũng nằm trong vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt,
mỗi năm hình thành 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh thường gây nên hạn hán; mùa
mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
thường xảy ra mưa lớn gây ra lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm của huyện 24,200C. Mùa lạnh có 3 tháng
(tháng 12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 17,300C
(tháng 12). Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ cao (trung bình 28 - 300C),
tháng nóng nhất là tháng 5, 6, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 370C. Biên độ nhiệt
trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C. Tổng tích ôn trong năm
trong khoảng 86000C - 90000C. Biên độ ngày và đêm trung bình 50C - 80C.
- Chế độ mưa: Huyện Lệ Thủy có lượng mưa bình quân hàng năm tương đối
cao khoảng từ 1.900- 2.100 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9,
10 (chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 1 đến tháng 5 lượng mưa chỉ
chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời
gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên
thiếu nước, khô hạn. Tổng số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Lệ Thủy vào khoảng
84,90%. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với độ ẩm
trung bình từ 70 - 80% và đạt cực đại vào tháng 7 (xuống 65 - 70%). Trong những
tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình thường cao, trên 85% có khi lên đến 90%.
- Nắng: Huyện Lệ Thủy có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày.
Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, đạt trên 150 giờ và tháng 1,
tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình
khoảng 1400 giờ/năm.
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy

More Related Content

What's hot

đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An VĩnhBáo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An VĩnhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...hieu anh
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái NguyênLuận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An VĩnhBáo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 

Similar to Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy

đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền GiangNâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy (20)

đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên SởKhóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền GiangNâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy

  • 1. VBBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THIỆN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THIỆN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN
  • 3. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố bất kỳ nội dung ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thiện Hùng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào, là Thầy hướng dẫn luận văn của tôi, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Xin cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế Huế; Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình; UBND huyện Lệ Thủy, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy, các phòng, ban và UBND các xã của huyện Lệ Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TRẦN THIỆN HÙNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu a) Mục đích: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại huyện Lệ Thủy. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy. b) Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Phương pháp thu thập thông tin số liệu (Số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp) - Phương pháp phân tích(Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp tổng hợp) 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận - Vùng đồng bằng: Các loại hình canh tác hiệu quả như chuyên lúa, lúa kết hợp nuôi cá, nuôi trồng thủy sản… đã tận dụng được thế mạnh của vùng là có nền đất màu mỡ, hệ thống sông ngòi nhiều, hệ thống thủy lợi được đầu tư. - Vùng gò đồi: Các loại hình canh tác có thể tận dụng được thế mạnh của vùng như lạc, khoai, sắn chưa phát huy được hiệu quả do chưa áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất. Loại hình trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả lâu năm là loại hình mang lại nhiều hiệu quả khi sử dụng đất tại vùng này. - Vùng núi: Loại hình trồng cây lâm nghiệp và loại hình chủ đạo, mang lại nhiều giá trị kinh tế, các loại hình khác chỉ nhằm đảm bảo cung cấp lương thực tại vùng này.
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 3 DT Diện tích 4 DTĐT Diện tích điều tra 5 HQKT Hiệu quả kinh tế 6 HQMT Hiệu quả môi trường 7 HQXH Hiệu quả xã hội 8 HSSDV Hiệu suất sử dụng vốn 9 KCN Khu công nghiệp 10 KCX Khu chế xuất 11 KH - CN Khoa học - Công nghệ 12 KT - CN Kỹ thuật - Công nghệ 13 LN Lâm nghiệp 14 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 15 NN Nông nghiệp 16 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................iii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN..................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU........................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ...................................................................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp...............................................................................6 1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp................................................................6 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp .....................................................................................9 1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp..................................................................10 1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp........................................................................................12 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..............................................16 1.2.1. Khái quát về hiệu quả.............................................................................................16 1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế.......................................................................20 1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế..........................................................22 1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................................................................22 1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................23 1.3. Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu................................................................28
  • 8. 1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới................................................ 28 1.3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................................. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH...........................................................33 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................................................33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 33 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 42 2.2. Thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy ...................................................................................................................................45 2.2.1. Tình hình biến động đất đai ............................................................................45 2.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy ................................................. 46 2.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp.................................................................. 47 2.2.4. Các cây trồng và vật nuôi chính........................................................................... 53 2.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu................................................ 56 2.2.6. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu.................................................................................................................. 59 2.2.7. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất.......................................................... 75 2.2.8. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất ................................................. 78 2.2.9. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................. 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY ..................................................................................84 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................................... 84 3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy ................................................................................................................................... 86 3.2.1. Bố trí lại cơ cấu cây trồng..................................................................................... 86 3.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực .... 88 3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản............................................................................................................ 90
  • 9. 3.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản..............92 3.2.5. Nâng cấp chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ nông sản....................................................................................................92 3.2.6. Cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ và của vùng.......................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................95 I. Kết luận............................................................................................................................95 II. Kiến nghị........................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................97 PHỤ LỤC............................................................................................................................98 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy ..................................................................37 Bảng 2.2: Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2017................43 Bảng 2.3: Tình hình dân số huyện Lệ Thủy qua các năm .........................................44 Bảng 2.5: Tỷ lệ đất nông nghiệp ở các cấp độ dốc......................................................46 Bảng 2.6: Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu...................................47 Bảng 2.7: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017......................48 Bảng 2.8: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các xãđiều tra........................56 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng đồng bằng ........................................................................................................................61 Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng gò đồi ........................................................................................................................63 Bảng 2.11: Hiệu quảsử dụng đất củamột số loại hình sử dụng đất tại vùng núi........65 Bảng 2.12: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng đồng bằng ..............67 Bảng 2.13: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng gò đồi.....................69 Bảng 2.14: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng gò đồi......................70 Bảng 2.15: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh câycam tại vùng núi .........................72 Bảng 2.16: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng núi..........................73 Bảng 2.17: Phân cấpchỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ................................................75 Bảng 2.18: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất..........................................76 Bảng 2.19: So sánh mức phân bón với quy trình kỹthuật...........................................79 Bảng 2.20: So sánh mức sử dụng thuốc BVTV với với quytrình kỹthuật..................80
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài nguyên đất huyện Lệ Thủy .....................................................37 Biểu đồ 2.2: Giá trị tổng sản phẩm xã hội theo các ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017 ......................................................................................................................42 Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất..........................................................19 Hình 2.1: Bảnđồ hành chính huyện Lệ Thủy...........................................................33
  • 12. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển. Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam vẫn đóng một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ một nền kinh tế tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức sức sản xuất của đất đai nhưng chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, đất đai của huyện Lệ Thủy đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới hơn 90% tổng diện tích tự nhiên, tuy nhiên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong huyện còn
  • 13. gặp nhiều khó khăn, vất vả. Muốn nâng cao mức sống của người dân, cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu chống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Từ thực tế đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại huyện Lệ Thủy. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các loại hình chính sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy là gì? - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện Lệ Thủy hiện nay ra sao? - Những giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy trong thời gian tới?
  • 14. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn 03 xã đại diện cho 03 vùng sinh thái chính của huyện Lệ Thủy, bao gồm: - Vùng đồng bằng: Nghiên cứu tại xã An Thủy; - Vùng gò đồi: Nghiên cứu tại xã Thái Thủy; - Vùng núi: Nghiên cứu tại xã Kim Thủy. + Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2013-2017. Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu a) Thông tin, số liệu thứ cấp: Gồm điều tra, thu thập các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo về tình hình triển khai các dự án, các báo cáo chuyên đề về quản lý đất đai, niên giám thống kê của huyện Lệ Thủy; các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ qua các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy. b) Số liệu sơ cấp: - Lựa chọn địa điểm nghiên cứu Trên cơ sở thông tin thứ cấp về các xã thuộc các vùng sinh thái của huyện Lệ Thủy, để chọn các điểm nghiên cứu tôi đã có các cuộc họp với UBND huyện, phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thảo luận và thống nhất về các tiêu chí lựa chọn điểm nghiên cứu. Các tiêu chí được sử dụng bao gồm: Điểm nghiên cứu cần có tính đại diện cho các loại hình sử dụng đất, tính đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng sinh thái.
  • 15. Điểm nghiên cứu cần được phân bố có tính đại diện cho các xã thuộc các vùng sinh thái về mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng khác nhau, như khoảng cách tiếp cận đến các tuyến đường chính, trung tâm đô thị, trường học, chợ, trung tâm y tế... Điểm nghiên cứu có tính đại diện cho các hoạt động kinh tế có tính chất phổ biến trong vùng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề- dịch vụ, đi làm ăn xa... Điểm nghiên cứu có tính chất địa diện cho các mạng lưới tổ chức xã hội trong vùng. Dựa trên các tiêu chí này, trên cơ sở phân tích lựa chọn thực địa trên bản đồ cùng với sự tư vấn và thống nhất của các bên, các xã được lựa chọn bao gồm: Xã An Thủy (vùng đồng bằng), xã Thái Thủy (vùng gò đồi), xã Kim Thủy (vùng miền núi). - Phương pháp chọn mẫu Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có chủ định, tổng số hộ điều tra là 120 hộ, mỗi xã điều tra 40 hộ. Các tiêu chí được sử dụng bao gồm: Các hộ gia đình thuần nông, có nhiều diện tích canh tác, nơi ở gần trung tâm xã để thuận lợi trong việc thu thập thông tin. Nội dung khảo sát được thực hiện theo mẫu tại phần Phụ lục. 5.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu này, chẳng hạn như: Phương pháp phân tổ theo các tiêu chí khác nhau, bao gồm: phân tổ theo các loại hình sử dụng đất, phân tổ theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phân tổ theo mức độ đầu tư, thu nhập của các loại hình sử dụng đất. - Phương pháp tổng hợp Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài được tổng hợp bằng phương pháp xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft Excel. Tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu, số liệu đã điều tra tại các cơ quan cấp huyện và các đơn vị hành chính trong huyện để phân tích, đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu và rút ra kết luận.
  • 16. 6. Cấu trúc luận văn Đặt vấn đề Chương 1:Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Kết luận và kiến nghị
  • 17. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp a) Khái niệm đất nông nghiệp Theo Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. [2] Theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: i) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; ii) Đất trồng cây lâu năm; iii) Đất rừng sản xuất; iv) Đất rừng phòng hộ; v) Đất rừng đặc dụng; vi) Đất nuôi trồng thủy sản; vii) Đất làm muối; viii) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. [7] Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau: Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép
  • 18. nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. + Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm. + Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên trồng lúa nước. + Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên. - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo. - Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. + Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác. + Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung du và miền núi để trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long, Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. - Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Điều, Ca cao, Dừa, v.v. - Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
  • 19. - Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm. Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. - Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. - Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. - Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.
  • 20. + Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt. Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. [7] 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới,...để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
  • 21. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vai trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm. Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,…. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. 1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau: a) Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. Tùy theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau. Cụ thể là: +) Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì loại này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh. +) Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây trồng và tưới tiêu).
  • 22. +) Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo. +) Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất. b) Diện tích đất là có hạn Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai trên thị trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá đất và lượng cung về đất. Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH - HĐH. c) Vị trí đất đai là cố định Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên
  • 23. những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý - sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn. d) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông qua lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất. 1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp 1.1.4.1. Sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất.
  • 24. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 1.1.4.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất. - Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó. - Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. 1.1.4.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực,
  • 25. thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt,…. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên. Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản
  • 26. phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,... và tàn dư để lại). Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,...). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. + Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). + Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...). Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái. 1.1.4.4. Loại hình sử dụng đất Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất.
  • 27. Loại hình sử dụng đất (land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định. Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường. Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như: - Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm; - Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ; - Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô. - Trồng cỏ chăn nuôi; - Nuôi trồng thủy sản; - Trồng rừng. Tại huyện Lệ Thủy, ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số LUT khác như: Kết hợp giữa trồng lúa theo thời vụ với lúa tái sinh; kết hợp lúa với NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá); Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) và Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò). 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Khái quát về hiệu quả a) Khái niệm: Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. [2] b) Phân loại hiệu quả: Các nhà kinh tế thường phân loại hiệu quả theo các tiêu thức sau đây:
  • 28. - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. - Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều học giả nghiên cứu, nổi bật nhất là Theodore W. Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các học giả này đều cho rằng cần phân biệt 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (economic efficiency). - Hiệu quả kỹ thuật (TE): là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả này chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chỉ ra rằng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
  • 29. - Hiệu quả phân bổ (AE): là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và đầu ra. Vì thế mà hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là hiệu quả này đạt được khi giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. - Hiệu quả kinh tế (EE): là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE). Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. [5] Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Như vậy, để đạt được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
  • 30. Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở các nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, để đạt được lợi ích kinh tế thì nhiều khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường không được bàn đến. Hậu quả là cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên đất, đất lại cho năng suất thấp hơn và thu nhập bị giảm, người nông dân ở những vùng đó lại tiếp tục bị rơi vào vòng nghèo đói. Và cứ như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triển không bền vững duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về mọi mặt giữa những bộ phận dân cư trong những vùng này với những vùng mà ở đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường trong quá trình phát triển. Song, để hiểu rõ về hiệu quả kinh tế, cần phải phân biệt kết quả với hiệu quả kinh tế, phân biệt hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại. Về sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ta thấy, hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong được sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi. Thực tế cho thấy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của cả nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả được tính bằng khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng,… Nhưng kết quả
  • 31. này chỉ phản ánh quy mô hoạt động kinh tế mà chưa phản ánh được trình độ tổ chức sản xuất của một đơn vị hoặc một nền kinh tế, chưa trả lời được các câu hỏi như: được tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí bằng bao nhiêu? Để giải quyết được vấn đề này, kết quả của quá trình sản xuất phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Trong điều kiện giới hạn nguồn lực, phải tạo ra kết quả sản xuất cao, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo C.Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác. Hiệu quả kinh tế chính là yếu tố thể hiện được điều này. 1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, tôi nhận thấy đã có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là: a) Quan điểm truyền thống Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả kinh tế được đo bằng các chi phí và lãi. Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế lại là một vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
  • 32. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại đáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này. b) Quan điểm hiện đại Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại, khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm hay là tỷ số ∂O/∂I (sản phẩm biên/đầu tư biên). Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào và giá sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế đạt được khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. [6] - Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểm khác nhau.
  • 33. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay. Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong nghiên cứu này, cả hai quan điểm được xem xét và tính toán hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy. 1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: - Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, ... - Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng/thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận, ... Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. 1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về “hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp”. Tác giả Bùi Thị Thùy Dung cho rằng: “Hiệu quả sử dụng
  • 34. đất nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được sử dụng trong một thời kỳ nhất định” [4]. Vậy, vì sao cần đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp? Đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả, cần phải đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế để tìm lời giải cho các vấn đề như: Diện tích các loại đất nông nghiệp bằng bao nhiêu? Cơ cấu mỗi loại đất như thế nào? Đất nông nghiệp đang được sử dụng ra sao? Hiệu quả sử dụng cao hay thấp? Những nhân tố nào quyết định hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp? Giải pháp nào cần thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia? Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là cơ sở để họ tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng, tăng hiệu quả chính là đảm bảo cho họ có mức thỏa dụng cao hơn (được sử dụng hàng hoá với lượng nhiều hơn, giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn). Xã hội càng phát triển với công nghệ cao, kỹ thuật mới, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng gặp nhiều thuận lợi hơn. Nâng cao hiệu quả sẽ làm tăng lợi ích của cả xã hội bởi lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng đều được cải thiện. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ bền vững với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, cả trước mắt và lâu dài. 1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp 1 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã sử dụng cho nông, lâm và ngư nghiệp trên tổng quỹ đất tự nhiên; 2 - Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bổ cho các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông, lâm và ngư nghiệp (đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác);
  • 35. 3 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng phát triển nông, lâm và ngư nghiệp chưa được sử dụng; 4 - Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng): Là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm; Tổng diện tích gieo trồng R (lần) = Tổng diện tích canh tác Công thức này được sử dụng để tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng đất càng lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao. 1.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánhkết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 1 - Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích. Sản lượng Năng suất bình quân = Diện tích gieo trồng 2 - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Công thức tính: GO = n i=1 Qi* Pi Trong đó: GO là giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i 3 - Năng suất đất đai: Được đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong nghiên cứu này, GO là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền theo giá thị trường trên một hecta đất canh tác. Giátrị sản xuất Năng suất đất đai = Diện tích canh tác 4 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu, ... m Công thức tính: C = Cj j=1 Trong đó: IC là chi phí trung gian Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất
  • 36. 5 - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Công thức tính: VA = GO - IC 6 - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính theo chu kỳ của GO). Công thức tính: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê) Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp. GO: Tổng giá trị sản xuất. IC: Chi phí trung gian. A: Khấu hao tài sản cố định. T: Các khoản thuế, phí phải nộp. 7 - Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh, xen canh. Giátrị của ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp Số công lao động 1.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất. Công thức tính: T = GO (lần) IC 2 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: T = VA (lần) IC 3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
  • 37. Công thức tính: T = MI (lần) IC 1.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các loại hình trồng cây lâu năm (theo chu kỳ sản xuất) 1 - Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV): Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại của thu nhập thuần là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả vòng đời cây trồng đã được đưa về cùng thời điểm hiện tại. Công thức tính: NPV = n Bi - i=0 (1+r)i Trong đó: NPV: giá trị hiện tại của thu nhập thuần Bi: Khoản thu của năm thứ i Ci: Khoản chi phí của năm thứ i n: số năm (vòng đời) của cây trồng (từ năm 0 đến năm n) r: tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng) Đối với cây ăn quả và cây lâm nghiệp là những cây trồng một lần nhưng thu nhiều lần nên để tính toán được chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể qua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. NPV > 0: Quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Nên tiếp tục mở rộng sản xuất. NPV < 0: Quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây trồng đó không bù đắp được chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Không nên tiếp tục mở rộng sản xuất. NPV = 0: Quá trình sản xuất không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thị trường cụ thể của địa phương mà đưa ra quyết định có tiếp tục sản xuất hay không. 2 - Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return - IRR): là tỉ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Có thể xem tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất được sử
  • 38. dụng làm ỷ lệ chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi trong vòng đời của một loại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời gian hiện tại. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. Trong nghiên cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu tư vào sản xuất cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của các cây trồng đó. Công thức tính: IRR r1 Trong đó: + (r2 - r1 ) NPVr1 NPVr1- NPVr2 r1 và r2 là hai mức lãi suất chọn tùy ý sao cho r1 > r2 và r1 - r2 ≤ 5% r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất) r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai) NPVr1: Giá trị hiện tại ròng tính theo r1 NPVr2: Giá trị hiện tại ròng tính theo r2 IRR > r: nên duy trì LUT với các loại cây trồng này IRR < r: không nên duy trì LUT với các loại cây trồng này IRR = r: LUT trồng các loại cây này không có tác dụng gì dù chấp nhận hay không. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng giá thị trường của các sản phẩm cùng loại tại địa phương và trong tỉnh cùng thời điểm nghiên cứu để làm giá tham chiếu khi phân tích cũng như đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại 3 vùng nghiên cứu. 1.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: T GOLĐ = GO Công lao động
  • 39. 2 - Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: T VALĐ = VA Công lao động 3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất Công thức tính: T MILĐ = Công lao động 1.2.5.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường Trong trường hợp nghiên cứu này chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường của từng loại hình sử dụng đất dựa trên việc cho điểm của 2 tiêu chí, đó là: Mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác. Các tiêu chí đưa ra được dựa trên khả năng ảnh hưởng hiện tại và lâu dài đối với môi trường trong quá trình sử dụng đất. Mức độ phân cấp chỉ tiêu đánh giá căn cứ vào kết quả thực tế của các hộ sử dụng đất nông nghiệp với 3 cấp: Cao, thấp và trung bình, tương ứng với mức điểm 3, 2 và 1. 1.3. Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu 1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: Chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp.
  • 40. Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan, Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của Tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Brazil hàng năm mất 1,7 triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú. Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác.
  • 41. Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại. Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 1.3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau: Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, năm 2017 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng.
  • 42. Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ. Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp. Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
  • 43. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một thực tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”. Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. Tóm lại, đất nông nghiệp của Việt Nam đến nay vẫn chưa được sử dụng một cách thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này không ít, bên cạnh nguyên nhân trình độ nhận thức của người nông dân còn nhiều hạn chế thì chính sách đất đai nói chung và chính sách đất nông nghiệp nói riêng cũng được xem là một nguyên nhân cơ bản.
  • 44. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình, địa mạo - Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) - - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình
  • 45. Huyện Lệ Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 140.180,45 ha (theo số liệu thống kê đất đai 2017), với 28 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn (Kiến Giang và Nông trường Lệ Ninh) và 26 xã (An Thủy, Dương Thủy, Cam Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy). Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái địa hình, huyện Lệ Thủy được chia làm ba lớp: núi thấp, gò đồi và đồng bằng. Địa hình nghiêng trung bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam, đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên . - Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện, có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình thành sau vận động Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, tập trung ở phía Tây đường Hồ Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy. - Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi thấp ở phía Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, độ cao trung bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các xã: Thái Thủy, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ... - Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội đồng và đồng bằng cát ven biển. + Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông - Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến (+2,50 m). Giữa đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn,... + Đồng bằng cát ven biển chủ yếu gồm các đồn cát, đụn cát, đồi cát có độ cao dưới 10m, tuy nhiên cũng có những cồn cát cao đến 30 m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. [14]
  • 46. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn Huyện Lệ Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ: có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào... Tuy nhiên, Lệ Thủy cũng nằm trong vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, mỗi năm hình thành 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh thường gây nên hạn hán; mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thường xảy ra mưa lớn gây ra lũ lụt. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm của huyện 24,200C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 17,300C (tháng 12). Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ cao (trung bình 28 - 300C), tháng nóng nhất là tháng 5, 6, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 370C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C. Tổng tích ôn trong năm trong khoảng 86000C - 90000C. Biên độ ngày và đêm trung bình 50C - 80C. - Chế độ mưa: Huyện Lệ Thủy có lượng mưa bình quân hàng năm tương đối cao khoảng từ 1.900- 2.100 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10 (chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 1 đến tháng 5 lượng mưa chỉ chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn. Tổng số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Lệ Thủy vào khoảng 84,90%. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực đại vào tháng 7 (xuống 65 - 70%). Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình thường cao, trên 85% có khi lên đến 90%. - Nắng: Huyện Lệ Thủy có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, đạt trên 150 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình khoảng 1400 giờ/năm.