SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Với chiều dài của lịch sử 95 năm kể từ khi thành lập, Công đoàn luôn
có vị trí quan trọng. Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích
người lao động, tổ chức Công đoàn thực hiện nhiều chức năng của mình. Hệ
thống tổ chức công đoàn rộng lớn, từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN THỊ MAI
KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNHCÔNG ĐOÀN TẠI
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 834 03 01
HÀ NỘI, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán thu, chi tài chính công đoàn
tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả
nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Mai. Luận
văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu,
nội dung được trình bầy trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp. Với tấm
lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến
PGS. TS. Đinh Thị Mai đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương
pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Kế toán và Khoa Sau đại học, Trường Đại học Công đoàn đã tạo những điều
kiện tốt nhất để tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý
của quý thầy, cô giáo.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm,
chia sẻ và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trân trọng!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5
6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu......................................................... 5
7. Kết cấu luận văn.............................................................................................. 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG
ĐOÀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM ..................................................................7
1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam ............................................. 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam......... 7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.......................... 9
1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam............................................................... 13
1.2.1. Bản chất, chức năng tài chính công đoàn................................................ 13
1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn....................................................... 15
1.2.3. Chu trình quản lý tài chính công đoàn .................................................... 16
1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn .................................................... 20
1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam.......... 26
1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn....................................... 26
1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng .................. 27
1.3.3.Chứng từvà tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn.............. 28
1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn.............................................................. 30
1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn.............................................................. 36
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM...................................................... 41
2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam....................................... 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Viên chức Việt Nam................41
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Công đoàn Viên chức Việt
Nam 45
2.2. Thực trạng quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức
Việt Nam........................................................................................................... 56
2.2 1. Quản lý và phân cấp quản lý tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam56
2.2.2. Quản lý thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn tại Công đoàn
Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 58
2.2.3. Quản lý chi tại Công đoàn Viên chức Việt Nam .................................... 61
2.3. Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên
chức Việt Nam ................................................................................................. 64
2.3.1. Chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp dụng và tổ chức bộ máy kế
toán 64
2.3.2. Thực trạng kế toán thu tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức
Việt Nam ........................................................................................................... 65
2.3.3. Thực trạng kế toán chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức
Việt Nam ........................................................................................................... 68
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công
đoàn Viên chức Việt Nam............................................................................... 72
2.4.1. Những kết quả đã đạt được ..................................................................... 72
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................... 75
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 79
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH
CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM............................ 80
3.1. Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác tài
chính công đoàn trong tình hình mới............................................................ 80
3.2. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công
đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam...................................................... 81
3.2.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến kế toán thu, chi tài chính công
đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ......................................................... 81
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công
đoàn Viên chức Việt Nam................................................................................. 82
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn
Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 82
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính
công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam............................................. 83
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công
đoàn Viên chức Việt Nam................................................................................. 83
3.3.2. Hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên
chức Việt Nam .................................................................................................. 86
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................. 90
3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý.............................................. 90
3.4.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam......................................... 90
3.4.3. Đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam................................................ 91
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 95
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BTC Bộ Tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CĐCS Công đoàn cơ sở
CĐVCVN Công đoàn Viên chức Việt Nam
CĐVN Công đoàn Việt Nam
ĐPCĐ Đoàn phí công đoàn
ĐV Đơn vị
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LĐLĐ Liên đoàn Lao động
NLĐ Người lao động
NN Nhà nước
TCCĐ Tài chính công đoàn
TLĐLĐVN Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính công
đoàn................................................................................................... 28
Bảng 2.1: Quản lý, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.......................... 58
Bảng 2.2: Lập dự toán và chấp hành dự toán nguồn thu năm 2018, 2019, 202060
Bảng 2.3: Lập dự toán và chấp hành dự toán chi năm 2018, 2019, 2020)........ 63
Bảng 2.4. Tỷ trọng phân bổ chi của Công đoàn Viên chức Việt Nam qua các
năm 2018, 2019, 2020....................................................................... 64
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam .................................. 16
Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn .............................. 33
Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn .................................... 34
Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả................................................ 35
Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở.............. 36
Sơ đồ 1.6. Chi tài chính công đoàn cấp tổng dự toán ....................................... 38
Sơ đồ 1.7. Chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở ............... 39
Sơ đồ 2.1. Tổ chức Công đoàn viên chức Việt Nam ........................................ 47
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Công đoàn Viên chức Việt Nam.............. 65
Sơ đồ 2.3: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp tổng dự toán...................... 67
Sơ đồ 2.4: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp dự toán.............................. 68
Sơ đồ 2.5: Kế toán các khoản chi cấp tổng dự toán.......................................... 70
Sơ đồ 2.6: Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp ................................. 71
Sơ đồ 2.7: Nguồn kinh phí tài trợ..................................................................... 71
Sơ đồ 2.8: Kế toán các khoản chi tài chính công đoàn tại cơ sở....................... 72
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính
Phụ lục 2.1: Phiếu thu
Phụ lục 2.2: Thu TCCĐ qua kho bạc
Phụ lục 2.3: Thu TCCĐ qua ngân hàng
Phụ lục 2.4: Sổ chi tiết TK 51113 – Thu kinh phí công đoàn
Phụ lục 2.5: Sổ chi tiết TK 51118 – Thu khác
Phụ lục 2.6: Sổ chi tiết TK 354 – Thanh toán với cấp dưới về kinh phí phải thu
Phụ lục 2.7: Sổ chi tiết 4624 – Thu xã hội từ thiện
Phụ lục 2.8: Phiếu chi
Phụ lục 2.9: Chi TCCĐ qua ngân hàng
Phụ lục 2.10: Sổ chi tiết TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới
Phụ lục 2.11: Sổ chi tiết TK 353 – Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp
Phụ lục 2.12: Sổ chi tiết TK 6611 – Chi hoạt động của đơn vị
Phụ lục 2.13: Sổ chi tiết TK 6624 – Chi hoạt động xã hội từ thiện
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chiều dài lịch sử hơn 90 năm kể từ khi thành lập tổ chức, Công
đoàn Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Là tổ chức
chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động thông qua các chức năng của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ
chức rộng lớn của người lao động từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam. Tổ chức công đoàn có mặt tại tất cả các loại hình
đơn vị, từ cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh
nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiệp
đoàn... Để hệ thống tổ chức công đoàn tồn tại, hoạt động có hiệu quả, tài
chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu.
Là một công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Công đoàn Viên chức (CĐVC) Việt Nam là tổ chức chính trị
- xã hội được thành lập ngày 2/7/1994. Từ đó đến nay, trải qua 28 năm phát
triển, CĐVC Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều chức năng, đã hoàn thành nhiệm
vụ của mình, nhất là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) là đoàn viên công đoàn.
Hệ thống tổ chức CĐVC Việt Nam đã phát triển rộng lớn, bao gồm các cấp
công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc
đến cấp CĐVC tỉnh, thành phố với nhiều loại hình hoạt động phong phú trong
các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp
(DN) trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để hệ thống tổ chức CĐVC
tồn tại, hoạt động có hiệu quả, cần quản lý tài chính công đoàn lành mạnh.
Hơn nữa, để thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới được
đặt ra đòi hỏi CĐVC Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ, trong đó, đổi mới hệ
thống quản lý tài chính có ý nghĩa quan trọng. Công đoàn Viên chức Việt
Nam đang trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động 61 công đoàn bộ, ban,
ngành, đoàn thể Trung ương gồm: 25 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 36
2
công đoàn cơ sở với trên 82 ngàn đoàn viên công đoàn; phối hợp với Liên
đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hoạt động đối với 61 Công đoàn Viên
chức tỉnh, thành phố, với trên 20 vạn đoàn viên. Cán bộ, đoàn viên trong hệ
thống Công đoàn Viên chức Việt Nam là những cán bộ, công chức, viên chức,
lao động đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp từ Trung ương đến địa
phương. Là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu, tham mưu, đề xuất góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước; đồng thời cũng là những người hướng dẫn tổ chức
thực hiện các đường lối, chính sách, pháp luật trong đời sống xã hội.
Để duy trì hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam và thực hiện
tốt các chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đặc biệt trước yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, khi mà Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực ngày ngày 14 tháng
01 năm 2019 mở ra cơ hội cũng như thách thức đối với tổ chức Công đoàn
Việt Nam, thì việc quản lý tài chính công đoàn và hệ thống kế toán thu, chi tài
chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu.
Hệ thống kế toán tài chính công đoàn nói chung cũng như kế toán tài
chính Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng, các quy định cụ thể về kế toán
tài chính công đoàn còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Kế toán thu và phân
phối tài chính công đoàn có điểm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế. Chế độ kế
toán chậm thay đổi theo chế độ hạch toán mới của Nhà nước. Việc sử dụng tài
chính cho các nội dung chi còn những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với tình
hình mới. Việc phân cấp tài chính, nguồn nhân lực làm công tác kế toán tài chính
thu chi, áp dụng công nghệ thông tin,... cũng có những điểm cần hoàn thiện.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Kế toán thu, chi tài chính công
đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với
mong muốn làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi tài chính nhằm góp phần giải quyết
3
những vấn đề cấp bách nêu trên và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới - thời kỳ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết đối với hoạt động của tổ chức
công đoàn nói chung và hệ thống tài chính công đoàn nói riêng. Hiện nay, có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ đề
cập đến hệ thống tài chính nhà nước, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, có
thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học như sau:
- Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam”. Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý tài chính
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý tài chính tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Nguyễn Phương Nga (2013), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng
cao nguồn thu ngân sách công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hà
Nội”. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thu ngân sách của
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, đặc biệt là đã mô tả rõ nét điểm mạnh, điểm yếu
của chính sách, cơ cấu thu ngân sách của Liên đoàn Lao động thành phố Hà
Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp hữu ích.
- Nguyễn Thị Minh Trang (2019), “Kế toán hoạt động thu, chi tại
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu,
phân tích một cách cụ thể, toàn diện về công tác kế toán thu, chi tại trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính.
Tác giả mong muốn đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu,
chi mang tính khả thi.
- Lê Thị Thu Thủy (2016), “Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam”. Luận văn đã trình bày một cách toàn diện và
có hệ thống về kế toán hoạt động thu, chi trên hai góc độ kế toán tài chính và
kế toán quản trị. Qua đó, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện hệ thống kế
toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính
công đoàn kể cả cấp Tổng Liên đoàn và cấp liên đoàn lao động các tỉnh, công
đoàn ngành trung ương và Công đoàn Viên chức Việt Nam. Nhận thức được
điều đó việc nghiên cứu đề tài sẽ luận giải chuyên sâu đến kế toán thu, chi tài
chính công đoàn nhằm áp dụng trực tiếp với hoạt động của Công đoàn Viên
chức Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là thông qua nghiên cứu lý luận để phân tích
thực trạng công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên
chức Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính
Công đoàn Viên chức Việt Nam đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoạt động trong
tình hình mới của tổ chức công đoàn nói chung, Công đoàn Viên chức Việt
Nam nói riêng.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính công đoàn và
kế toán hoạt động thu, chi tài chính công đoàn.
- Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công
đoàn Viên chức Việt Nam trong thời gian qua, những điểm mạnh cần phát
huy, những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn của
Công đoàn Viên chức Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán thu, chi tài chính công đoàn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính công
đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, từ cấp Công đoàn Viên chức Việt
Nam (cấp công đoàn ngành) đến cấp công đoàn cơ sở.
+ Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát và thu thập số liệu minh
chứng về kế toán thu, chi tại đơn vị khảo sát năm 2020.
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử kết hợp với tư duy khoa học lô gic dựa trên cơ sở nền tảng nhận thức
các vấn đề về quản lý tài chính, kế toán tài chính công đoàn để giải quyết và
nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát hay cơ
quan thống kê thực hiện thu thập. Trong quá trình nghiên cứu đề tài nguồn dữ
liệu phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán thu, chi và
kết quả các hoạt động trong các đơn vị công đoàn nói chung và Công đoàn
Viên chức Việt Nam nói riêng.
5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
- Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp khoa học:
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, khái quát
hóa, quy nạp, chiếu giải để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Nguồn số liệu sử dụng gồm: số liệu từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo
tài chính, số liệu quyết toán tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn lý luận về tài chính công đoàn và kế
toán thu, chi tài chính công đoàn.
- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán thu, chi
tài chính công đoàn tại Công Viên chức Việt Nam. Từ đó đề ra quan điểm,
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài chính công đoàn trong thời
gian tới. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành trong công tác quản lý tài chính
công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng tổ chức công
đoàn vững mạnh theo đúng nghị quyết của Đảng, góp phần làm cho hoạt động
công đoàn ngày càng hiệu quả, thiết thực.
6
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu, chi tài chính công đoàn của
Công đoàn Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công
đoàn Viên chức Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn
tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành
lập ngày 28 tháng 7 năm 1929. Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai
cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục
đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn
mạnh về mọi mặt.
Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính
quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính
trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Việt Nam có thể tóm tắt
như sau:
Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát
triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra
liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động
giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một
địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết
hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu
thương, bãi khoá của học sinh.
Tháng 3 năm 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội.
Ngày17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công
nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân
làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy,
hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ
8
trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ
của công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự
thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW
lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu
Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại
trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự
Đại hội có các đại biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam
Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ
do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương cộng
sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của
Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày
14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách).
Ban chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các,
Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đoài...
Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng
thành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của
đường lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương,
đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công
nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công
nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào
công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được
công hội đỏ thiết lập.
Kể từ khi thành lập tới nay, tổ chức công đoàn luôn lớn mạnh và phát
triển không ngừng. Để phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng qua các thời
9
kỳ, phù hợp mới mục tiêu xây dựng phát triển đất nước và hoạt động công
đoàn, tổ chức công đoàn qua các lần đổi tên như sau:
Công hội Đỏ (1929 - 1935)
Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939)
Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941)
Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961)
Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam
1.1.2.1. Chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động;
tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; tuyên truyền, vận động
cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động học tập nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công
nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, tăng
cường và mở rộng quan hệ với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên
nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho
mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân
tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
1.1.2.2. Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Theo luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn Việt Nam có các quyền và
trách nhiệm sau [11]:
* Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động, được cụ thể hóa:
10
Công đoàn hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ
của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc với đơn vị sử dụng lao động.
Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát
việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực
hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế
thưởng, nội quy lao động; Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết
các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động.
Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải
quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động
hoặc của người lao động bị xâm phạm.
Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện
cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao
động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
* Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp
luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ
chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
11
Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ
sinh lao động.
Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo
quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
* Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh
ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ
chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
* Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các
cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội
nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
* Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp
Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về
lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
12
y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có
quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và
giải trình những vấn đề có liên quan;
- Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục
hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy
hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện
pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng
hoạt động.
* Công đoàn tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động mà cụ
thể là:
Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn.
Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình
độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành
pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
* Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và
công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công
đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
13
1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam
1.2.1. Bản chất, chức năng tài chính công đoàn
1.2.1.1. Khái niệm tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính Nhà nước, được tạo lập
bởi các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã
hội dưới hình thái giá trị, thông qua đó các quỹ tiền tệ được hình thành và sử
dụng nhằm xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh [22].
Tổ chức công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo
quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
(TLĐLĐVN). Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung,
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn trách
nhiệm của công đoàn các cấp.
* Bản chất tài chính công đoàn
Cũng giống như tài chính Nhà nước, bản chất của tài chính công đoàn
là các quan hệ kinh tế nhất định, tồn tại một cách khách quan trong quá trình
phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị thông qua đó các quỹ
tiền tệ được hình thành và sử dụng nhằm xâydựng, củng cố, phát triển tổ chức
công đoàn vững mạnh.
* Các quan hệ kinh tế thuộc tài chính công đoàn
- Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với đoàn viên;
- Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp;
- Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với Nhà nước;
- Quan hệ kinh tế giữa các cấp công đoàn;
- Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với các đơn vị kinh tế do công
đoàn tổ chức, quản lý.
Như vậy, có thể nói tài chính công đoàn được hình thành thông qua hệ
thống các quan hệ kinh tế phát sinh giữa tổ chức công đoàn với Nhà nước và
các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động công đoàn.
14
* Tính độc lập tương đối của tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính Nhà nước nhưng có
tính độc lập tương đối nhất định. Bởi lẽ, trên cơ sở các quy định của Luật
Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tài chính công đoàn có các nguồn
thu, khoản chi riêng biệt. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc
thống nhất, tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp
quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của các cấp công đoàn.
Căn cứ vào các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước nói chung,
tổ chức công đoàn thành lập bộ máy quản lý tài chính công đoàn từ cấp trung
ương đến cấp cơ sở, đề ra các chế độ, biện pháp quản lý, sử dụng tài chính
công đoàn thích hợp, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn.
* Chức năng tài chính công đoàn
Thứ nhất: Tạo lập và phân phối nguồn tài chính công đoàn
Tạo lập nguồn vốn là chức năng đầu tiên và vốn có của tài chính. Vốn
tiền tệ là tiền đề cho hoạt động kinh tế xã hội. Tạo lập vốn là khâu quan trọng
của quá trình hình thành nguồn tài chính tập trung. Tạo lập nguồn vốn hoạt
động của công đoàn là chức năng quan trọng của tài chính công đoàn, được cụ
thể hóa bằng huy động nguồn lực tài chính bằng các khoản thu đoàn phí công
đoàn, kinh phí công đoàn và các khoản thu khác của công đoàn.
Phân phối tài chính công đoàn là sự phân chia các nguồn lực tài chính
công đoàn cho các cấp công đoàn, phân bổ cho các nội dung chi hoạt động
công đoàn một cách phù hợp nhằm mục tiêu duy trì hệ thống tổ chức, hoạt
động, thực hiện các chức năng của tổ chức công đoàn. Phân phối tài chính
công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa nguồn thu và nhu cầu chi
trong từng giai đoạn cụ thể, cân đối giữa các cấp công đoàn.
Đặc trưng của hoạt động tài chính công đoàn là hiệu quả chính trị, xã
hội kết hợp với hiệu quả kinh tế. Phân phối của tài chính công đoàn phải
nhằm giải quyết các mối quan hệ cân đối sau:
- Cân đối giữa thu và chi
15
- Cân đối giữa các cấp tài chính công đoàn
- Cân đối giữa các mặt công tác công đoàn
Thứ hai: Chức năng kiểm tra, giám sát
Chức năng giám đốc, kiểm tra là một chức năng quan trọng của tài
chính công đoàn. Kiểm tra sự vận động các nguồn vốn tiền tệ và hiệu quả sử
dụng các vốn tiền tệ, phản ánh sự vận động của nguồn tài chính trong quá
trình hoạt động. Đó là kiểm tra bằng đồng tiền, thông qua đồng tiền mà kiểm
tra toàn bộ hoạt động, phân phối, chi tiêu của hệ thống công đoàn.
Quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính công đoàn là kiểm
tra sự vận động của nguồn tài chính công đoàn theo mục tiêu đề ra, là kiểm tra
sự tuân thủ pháp luật, tuân thủ chế độ chính sách của Nhà nước và của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam; kiểm tra an toàn vốn tài sản.
1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn
Quản lý tài chính công đoàn được thực hiện theo quy định của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc phân cấp quản lý gắn liền với cơ cấu tổ
chức bộ máy vừa theo vùng lãnh thổ, vừa theo ngành lĩnh vực, gắn liền chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cấp công đoàn. Hệ thống phân cấp được
cụ thể hóa bằng các quy định phù hợp với từng nguồn thu, phù hợp với các
nội dung chi của các cấp công đoàn từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp trung
ương phù hợp với cơ cấu tổ chức vừa theo ngành, lĩnh vực, vừa theo địa giới
hành chính của hệ thống công đoàn. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có 4
cấp cơ bản:
- Cấp Trung ương: Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp
tổng dự toán).
- Cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công
đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam (cấp tổng dự toán). Ban Tài chính Liên đoàn Lao động
cấp tỉnh, thành phố và tương đương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán
16
vừa làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động cấp tỉnh,
thành phố và tương đương.
- Cấp Liên đoàn Lao động huyện, thị xã và tương đương, công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở (cấp tổng dự toán): Ban Thường vụ phân công người làm
công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Cấp Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (đơn vị dự toán cấp cơ sở): Ban
Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn phân công người làm công tác kế
toán công đoàn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính và phân cấp tài chính của Công đoàn tương
đồng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn với 4 cấp cơ bản theo sơ đồ 1.1.
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2.3. Chu trình quản lý tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn được tiến hành hàng năm từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 31 tháng 12 dương lịch, bao gồm các bước công việc được lặp đi, lặp lại
theo một trình tự nhất định gọi là chu trình tài chính công đoàn.
17
Chu trình tài chính công đoàn gồm toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự
toán (kế hoạch), thực hiện dự toán và quyết toán tài chính công đoàn.
1.2.3.1. Lập dự toán tài chính công đoàn
Theo Luật Ngân sách Nhà nước: Lập dự toán tài chính là quá trình phân
tích đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu
thu, chi, cân đối tài chính cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kinh
tế tài chính, biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu, chi đã xây
dựng trong dự toán được thực hiện trên thực tế.
Lập dự toán tài chính là khâu đầu tiên, quan trọng trong chu trình tài
chính công đoàn. Đây là hoạt động kinh tế tổng hợp, xuất phát từ cơ sở đồng
thời là nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn.
Lập dự toán tài chính công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc: Lấy chủ
trương kế hoạch công tác làm cơ sở; Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung,
thống nhất và dân chủ; Phải đảm bảo tính cân đối tích cực toàn diện; Phải dựa
trên cơ sở khoa học; Phải đảm bảo tính pháp lệnh.
Lập dự toán tài chính công đoàn phải xây dựng từ cơ sở lên, phải lấy ý
kiến tham gia của quần chúng. Mỗi cấp công đoàn ứng với một cấp quản lý
tài chính, các cấp công đoàn tự lập dự toán tài chính của cấp mình. Dự toán
tài chính công đoàn phải được xây dựng hằng năm, căn cứ vào tình hình thực
hiện dự toán tài chính của năm trước, trên cơ sở nhiệm vụ công tác của năm
kế hoạch và đặc điểm, tình hình thực tế của cơ sở, địa phương, của ngành, các
cấp công đoàn lập dự toán tài chính của cấp mình gửi công đoàn cấp trên phê
duyệt. Đối với công đoàn ở cấp trung ương - cấp Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, sau khi tổng hợp dự toán tài chính của các Công đoàn cấp tỉnh,
thành phố và tương đương, lập bản dự toán tài chính chung (tổng dự toán) cho
cả hệ thống công đoàn và trình Bộ Tài chính (Nhà nước) phê duyệt. Khi dự
toán tài chính công đoàn đó được công đoàn cấp trên và Nhà nước phê duyệt,
các cấp công đoàn và các đơn vị phải tổ chức thực hiện.
18
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện (chấp hành) dự toán tài chính công đoàn
Theo Luật Ngân sách Nhà nước: Thực hiện dự toán tài chính (chấp hành
dự toán) là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổng hòa các biện pháp
kinh tế tài chính và các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi
trong dự toán tài chính trở thành hiện thực [10].
Thực hiện dự toán tài chính công đoàn là quá trình tổ chức các hoạt động
nghiệp vụ nhằm thực hiện kế hoạch thu đầy đủ các nguồn thu tài chính công
đoàn, đúng chính sách, thu kịp thời và triệt để. Tổ chức thực hiện chi tiêu
đúng chế độ chính sách, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm cho các mặt hoạt động
công đoàn thực hiện tốt, ngăn ngừa chi tiêu tuỳ tiện, thực hành tiết kiệm,
chống phô trương hình thức, lãng phí, tham ô.
Thực hiện dự toán tài chính công đoàn bao gồm: Thực hiện dự toán thu
và dự toán chi.
- Thực hiện dự toán thu: Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng,
thu đủ và kịp thời. Mọi khoản thu của tài chính công đoàn phải nộp vào quỹ
tài chính công đoàn và được quản lý tại kho bạc Nhà nước (hoặc ngân hàng).
Nguồn thu của tài chính công đoàn được quy định tại Điều 26 Luật Công
đoàn năm 2012, Nghị định 191/2013 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo
hướng dẫn cửa Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ LĐVN).
- Thực hiện dự toán chi: Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định chi tài
chính công đoàn đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và
Tổng Liên đoàn quy định. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra
các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và TLĐ. Mọi khoản chi
phải được thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do các văn bản Nhà
nước và TLĐLĐVN hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện mọi khoản chi tài
chính công đoàn các cấp phải căn cứ vào dự toán tài chính công đoàn đã được
duyệt và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp công đoàn.
Các cấp công đoàn phải lập dự phòng tài chính, dự phòng tài chính của
cấp công đoàn nào do cấp đó quyết định.
19
1.2.3.3. Quyết toán tài chính công đoàn
Đây là khâu cuối cùng, rất quan trọng trong chu trình tài chính công
đoàn. Hàng năm, vào thời điểm cuối năm tài chính, các cấp công đoàn tiến
hành lập báo cáo quyết toán tài chính của cấp mình gửi công đoàn cấp trên
phê duyệt. Đối với công đoàn ở cấp trung ương - TLĐ, sau khi tổng hợp báo
cáo quyết toán tài chính của các công đoàn cấp tỉnh, thành phố và tương
đương, lập bản báo cáo quyết toán tài chính chung cho cả hệ thống công đoàn
và trình Bộ Tài chính phê duyệt.
Quyết toán tài chính công đoàn là tài liệu phản ánh thực trạng tài chính
công đoàn trong một năm tài chính, thông qua quyết toán tài chính có thể nắm
được một cách khái quát các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn, thấy được
mối quan hệ giữa tài chính công đoàn và các mặt công tác của tổ chức công
đoàn. Thông qua quyết toán tài chính công đoàn vừa có thể đánh giá được
tình tình thực hiện kế hoạch tài chính trong năm, vừa khẳng định vai trò của
tài chính công đoàn là điều kiện vật chất cơ bản đảm bảo cho tổ chức công
đoàn hoạt động, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển
phong trào công nhân và tổ chức công đoàn.
Như vậy, giữa các khâu của chu trình tài chính công đoàn vừa có tính
độc lập tương đối vừa có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Khâu trước
là tiền đề cho khâu sau.
Lập dự toán tài chính tích cực, vững chắc, sát với thực tế tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện dự toán tài chính tốt.
Tổ chức thực hiện dự toán tài chính tốt, một mặt chứng minh bằng thực
tiễn cho việc lập dự toán đúng, mặt khác nói lên vai trò của tài chính công
đoàn trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn.
Quyết toán tài chính đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là tài liệu quan trọng
cho việc lập kế hoạch tài chính kỳ sau.
20
1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn
1.2.4.1. Nội dung thu tài chính công đoàn
Thu tài chính công đoàn là quá trình hình thành các quỹ tiền tệ trong tổ
chức công đoàn, giúp cho các cấp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
của mình. Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ
và kịp thời.
Thu tài chính công đoàn là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác quản
lý tài chính công đoàn, thu tài chính công đoàn là nguồn gốc của tài chính
công đoàn.
Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định: “Tài chính công đoàn gồm
các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của
Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2%
quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xó hội cho người lao động;
3. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của
Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài [11].
* Thu đoàn phí công đoàn
Đoàn phí công đoàn là khoản thu do các đoàn viên đóng góp cho tổ chức
công đoàn. Đây là khoản thu tương đối ổn định của ngân sách công đoàn.
Hiện nay theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: “Đoàn
phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng bằnng 1% tiền lương
hoặc tiền công” [4]. TLĐLĐVN có Quy định về đóng đoàn phí công đoàn tại
Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016. Khoản thu này được phân cấp
cho công đoàn cơ sở thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng góp. Công đoàn cơ
sở phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp đoàn phí
hàng tháng theo danh sách đoàn viên của đơn vị, bảo quản, lưu trữ sổ thu
21
đoàn phí theo đúng quy định của Luật Kế toán. Việc phân phối, sử dụng, quản
lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của TLĐLĐVN.
* Thu kinh phí công đoàn
Theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày
21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định thu kinh phí công đoàn bằng
2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội [11]. Khoản thu
này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh (đối với các doanh
nghiệp, các đơn vị không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt
động) và được ngân sách Nhà nước cấp (đối với các đơn vị hành chính sự
nghiệp). Đây là nguồn thu chủ yếu và là nguồn kinh phí cơ bản đảm bảo cho
hoạt động của tổ chức công đoàn. Thu kinh phí công đoàn được phân cấp cho
các cấp công đoàn theo quy định của TLĐLĐVN. Việc phân phối nguồn thu
tài chính công đoàn cho công đoàn cơ sở và điều hòa giữa các cấp Công đoàn,
thực hiện theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN là ưu tiên và tập trung
kinh phí để đẩy mạnh hoạt động công đoàn cơ sở, hướng hoạt động của công
đoàn về cơ sở theo tỷ lệ quy đinh của TLĐLĐVN.
Riêng đối với khối doanh nghiệp, thực hiện thu kinh phí công đoàn tập
trung theo hướng dẫn mới của TLĐLĐVN. Cụ thể, các chủ doanh nghiệp nộp
100% số thu kinh phí công đoàn (theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị
định 191/2013/NĐ-CP) vào tài khoản của TLĐLĐVN tại ngân hàng, sau đó
ngân hàng tự động chuyển trả vào tài khoản cho công đoàn cơ sở theo tỷ lệ
quy định.
* Thu ngân sách Nhà nước hỗ trợ
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ đơn vị thụ hưởng thu, sử dụng
quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ do không cân đối được thu - chi tài chính
công đoàn của toàn hệ thống;
- Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước qua TLĐ cho các hoạt động như:
đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, chi cho công tác đào tạo, nghiên cứu
22
khoa học, kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp của công đoàn, kinh
phí đào tạo nghề của các trường nghề công đoàn, kinh phí đối ứng thực hiện
các dự án có nguồn vốn nước ngoài, chi đầu tư phát triển của TLĐ…;
- Hỗ trợ của ngân sách địa phương cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố.
* Các khoản thu khác
Thu khác từ các hoạt động văn hóa, thể thao; thu từ các hoạt động kinh
tế của công đoàn; thu lãi tiền gửi; thu từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ
viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; thu từ nhượng
bán, thanh lý TSCĐ…. Các khoản thu này phát sinh ở cấp nào do cấp đó thu
và sử dụng 100%, quản lý theo quy định của pháp luật.
- Đặc điểm thu tài chính công đoàn:
+ Các khoản thu được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ
Công đoàn Việt Nam và các quy định của tổ chức công đoàn.
+ Đóng đoàn phí công đoàn là quyền và trách nhiệm của đoàn viên
công đoàn.
+ Trích, nộp kinh phí công đoàn là quyền, trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Các cấp công đoàn được phân cấp thu theo hệ thống dọc, từ cấp Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam đến cấp công đoàn cơ sở, phù hợp theo từng
nguồn cụ thể.
+ Có sự phối hợp giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan chức năng của
Nhà nước.
- Các nhân tố ảnh hưởng thu tài chính công đoàn:
Nguồn thu tài chính công đoàn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
+ Quy định của Nhà nước và của Công đoàn về tỷ lệ trích nộp kinh phí
công đoàn và đoàn phí công đoàn.
+ Số lượng lao động, số lượng đoàn viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp.
23
+ Thu nhập của người lao động, của đoàn viên công đoàn, hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức...
+ Tổ chức bộ máy thu tài chính của công đoàn.
+ Khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Việc tổ chức các hoạt động có thu, các hoạt động kinh tế của công đoàn,
sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
1.2.4.2. Nội dung chi tài chính công đoàn
Chi tài chính công đoàn là quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ trong hệ
thống tổ chức công đoàn. Chi tài chính công đoàn cần tuân thủ các nguyên tắc
và nội dung chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
* Nguyên tắc chi tài chính công đoàn
- Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do Nhà nước và TLĐ quy định; Thủ trưởng các đơn vị được phân
cấp quản lý tài chính công đoàn quyết định chi; Tập trung kinh phí cho những
nhiệm vụ trọng điểm của tổ chức công đoàn, đồng thời phân phối, điều hòa
kinh phí một cách toàn diện và hợp lý.
- Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn chịu
trách nhiệm tổ chức sử dụng và chi tiêu tài chính công đoàn đúng mục đích, thực
hành tiết kiệm, hiệu quả,chống tham ô, lãng phí tài chính công đoàn, các cấp
công đoàn phải xây dựng quy chế chi tiêu tài chính công đoàn của cấp mình.
* Nội dung chi tài chính công đoàn
- Theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn
được sử dụng cho các hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn
và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn [11]. Cụ thể chi tài chính công
đoàn phải nhằm đảm bảo cho tổ chức công đoàn thực hiện các nhiệm vụ theo
12 nội dung chi (K2, Đ27).
- Căn cứ vào quy định của mục lục chi ngân sách ngân sách Nhà nước,
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức công đoàn và căn cứ
24
vào nguyên tắc chi tiêu tài chính công đoàn, nội dung chi tiêu tài chính công
đoàn được chia thành 04 nhóm cơ bản sau đây:
+ Chi trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán
bộ công đoàn không chuyên trách.
+ Chi cho các hoạt động của công đoàn.
+ Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên, làm các công tác xã hội do công đoàn
tổ chức.
+ Chi khen thưởng, động viên cỏc tập thể, cán bộ, đoàn viên và những
người có công xây dựng tổ chức công đoàn.
- Căn cứ vào nội dung chi tài chính công đoàn theo các cấp công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân loại các khoản chi tài chính
công đoàn theo 02 nhóm: 1) chi cho CĐCS và 2) chi cho các cơ quan CĐ từ
cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (từ CĐ quận, huyện đến LĐLĐ tỉnh, thành phố,
công đoàn ngành trung ương, TLĐ).
+ Đối với công đoàn cơ sở: Thực hiện theo các quy định tại QĐ số
1910/QĐ-TLĐ/2014 ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về thu, chi,
quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Các khoản chi tại công đoàn cơ sở chia
thành 03 nội dung:
* Chi cho con người (chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên
trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách), không quá 30% số
thu KPCĐ, ĐPCĐ được sử dụng theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ
tịch TLĐ và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và
của TLĐ, nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác,
trong trường hợp thiếu, CĐCS phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp
cán bộ công đoàn cho phù với nguồn tài chính được phân bổ;
* Chi quản lý hành chính 10%
* Chi hoạt động phong trào 60%, việc chi cho hoạt động phong trào do
CĐCS quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, chi phát triển
25
đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán
bộ. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường
hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân
cấp quản lý tài chính công đoàn xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá
20% của chi hoạt động phong trào [17].
+ Đối với các cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên:
Thực hiện theo Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn
Chủ tịch TLĐ Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ
quan công đoàn, cụ thể:
* Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp: của cán bộ chuyên trách
công đoàn ở các cơ quan công đoàn thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Thanh toán tiền làm làm thêm: các cơ quan công đoàn thực hiện theo
TT số 08/2005/TTLB-BNV-BTC và công văn số 11345/BTC-PC ngày
12/09/2005 của BTC. Việc thanh toán làm thêm, làm đêm của từng cơ quan
phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc,
đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán…. Các cơ quan công đoàn đã
khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động hợp đồng) vượt chỉ
tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới
bất kỳ hình thức nào.
* Chi quản lý hành chính: Trang cấp thanh toán cước phí điện thoại (theo
các mức quy định cụ thể); Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. TLĐLĐVN hướng dẫn cụ thể với
từng đối tượng cán bộ lãnh đạo: Chủ tịch TLĐ được sử dụng một xe ô tô
thường xuyên trong thời gian công tác; các Phó Chủ tịch TLĐ được sử dụng
xe ô tô đề đưa đón từ nơi ở đến nơI làm việc và đi công tác; các cán bộ lãnh
đạo các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ, LĐLĐ… có phụ cấp chức vụ từ 0,7 -
1,05 được sử dụng xe ô tô khi cơ quan cử đi công tác. Xu hướng các khoản
chi này thực hiện theo hình thức khoán nếu thấy đủ điều kiện và các cá nhân
tự nguyện để thực hành tiết kiệm (cần phải được xây dựng mức khoán trong
26
quy chế chi tiêu nội bộ). Định mức sử dụng xe ô tô và giá mua xe ô tô theo
quy định của nhà nước.
* Chế độ chi phúc lợi: chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi; may trang phục;
khám sức khỏe định kỳ; công tác phí; chi tiếp khách, chi hội nghị, hội thảo.....
Các khoản chi này thực hiện theo quy định của Nhà nước, TLĐ và được xây
dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
* Chi hoạt động phong trào: Chi thành lập CĐCS và phát triển đoàn
viên; chi cho công tác giải quyết trang chấp lao động, bảo vệ người lao động,
xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ tại cơ sở, ký kết thỏa ước lao động
tập thể; chi khen thưởng; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (ngắn hạn, dài hạn);
chi cho giảng viên, báo cáo viên; chi nghiên cứu khoa học; chi tổ chức các
cuộc thi; chi hoạt động xã hội; chi tặng quà, thăm hỏi, động viên đoàn viên,
công nhân, viên chức, lao động.... Các khoản chi này cần thực hiện theo quy
định của NN, TLĐ nhằm phục vụ tốt các mặt hoạt động của công tác công
đoàn ở từng cấp, từng ngành [18].
- Đặc điểm chi tài chính công đoàn:
+ Theo đúng các nội dung chi, có định hướng, phù hợp với phân cấp
quản lý tài chính nhằm thực hiện các chức năng, quyền và nghĩa vụ của công
đoàn theo các quy định của pháp luật và của tổ chức công đoàn.
+ Cân đối trên cơ sở nguồn thu, theo kế hoạch, dự toán được duyệt, phù
hợp với đòi hỏi của thực tế phát sinh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tài chính công đoàn:
+ Hệ thống tổ chức bộ máy công đoàn.
+ Các quy định, chế độ, định mức chi của Công đoàn và của Nhà nước.
1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam
1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn
- Luật Công đoàn năm 2012;
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Luật kế toán năm 2015, Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của
27
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/16/2016 của Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết một số điều của Luật
kế toán;
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
- Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp;
- Quyết định số 2550/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn và Hướng dẫn số 22/HD-TLĐ
ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn;
1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng
- Bộ máy kế toán tài chính công đoàn chính là bộ máy quản lý tài chính
công đoàn theo 4 cấp tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn đã đề
cập ở trên (sơ đồ 1.1);
- Các cấp công đoàn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Các khoản thu, chi tài chính của công đoàn phải được ghi chép, phản
ảnh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán. Kế toán phải tuân thủ quy định của Luật
Kế toán, chế độ kế toán đơn vị HCSN về chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo
cáo tài chính, lưu trữ chứng từ kế toán, bàn giao kế toán, ...;
- Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị kế toán công đoàn là hình
thức chứng từ ghi sổ;
- Đơn vị tiền tế sử dụng là đồng Việt Nam (VND);
- Năm tài chính từ 01/01 - 31/12 hàng năm.
28
1.3.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn
1.3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Các đơn vị kế toán công đoàn sử dụng các chứng từ kế toán theo Thông
tư 107/2017 áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Riêng kế toán thu, chi tài chính công đoàn sử dụng chủ yếu các chứng
từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ đề nghị thanh toán, tạm ứng, biên
lai thu tiền;
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quy định
của TLĐLĐVN: ủy nhiệm thu, giấy báo ngân hàng.
Danh mục chứng từ kế toán sử dụng được hệ thống hóa tại bảng 1.1
Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính
công đoàn
TT Tên chứng từ Số hiệu
1 Bảng thanh toán tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách C02a-HD
2 Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn. C05-HD
3 Giấy đi đường C06-HD
4 Phiếu thu C30-BB
5 Phiếu chi C31-BB
6 Giấy đề nghị tạm ứng C32-HD
7 Giấy thanh toán tạm ứng C33-BB
8 Biên bản kiểm quỹ tiền mặt C34-HD
9 Giấy đề nghị thanh toán C37-HD
10 Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn C40a-HD
11 Phiếu thăm hỏi đoàn viên C11-TLĐ
12 Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn C12-TLĐ
13 Quyết định trợ cấp khó khăn C13-TLĐ
14 Thông báo đóng KPCĐ C14-TLĐ
15 Thông báo cấp KPCĐ C15-TLĐ
16 Đề nghị đóng kinh phí công đoàn C16-TLĐ
17 Bản xác nhận về việc đóng KPCĐ C17-TLĐ
18 Ủy nhiệm thu, Giấy báo ngân hàng, lệnh chuyển tiền
Nguồn: Hướng dẫn số 270 (11/3/2014) của TLĐLĐVN
29
1.3.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán tài chính công đoàn nói chung, kế toán thu, chi tài chính công
đoàn nói riêng sử dụng chủ yếu tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của
Bộ Tài chính (Phụ lục số 1.1).
Bên cạnh đó, do đặc thù của các khoản thu, chi tài chính công đoàn
TLĐLĐVN bổ sung một số tài khoản riêng trong hệ thống kế toán công đoàn
như sau:
*) Bổ sung 3 tài khoản cấp 1 (02 tài khoản trong bảng, 01 tài khoản
ngoài bảng)
 Tài khoản 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới
 Tài khoản 516 - Thu tài chính công đoàn
+ TK 5161 - Thu đoàn phí công đoàn
+ TK 5162 - Thu kinh phí công đoàn
+ TK 5168 - Thu khác
 Tài khoản 016 - Phải thu tài chính công đoàn
+ TK 0161- Đoàn phí công đoàn phải thu
+ TK 0162 - Kinh phí công đoàn phải thu
*) Bổ sung 03 tài khoản cấp 2
 Tài khoản 4216 - Thặng dư (thâm hụt) của hoạt động tài chính
công đoàn
 Tài khoản 4316- Quỹ thuộc hoạt động công đoàn Việt Nam, chi tiết:
- TK 43161- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất
+ TK 431611- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất bằng tiền
+ TK 431612- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất hình thành TSCĐ
- TK 43162- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn
+ TK 431621- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn bằng tiền
+ TK 431622- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn hình thành TSCĐ
- TK 43163- Quỹ hoạt động thường xuyên
- TK 43164- Quỹ bảo vệ người lao động
 Tài khoản 6113- Chi phí hoạt động công đoàn, chi tiết:
30
- TK 61131- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người
lao động
- TK 61132- Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động
- TK 61133- Chi phí quản lý hành chính
- TK 61134- Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương
- TK 61135- Chi của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở
- TK 61138- Chi khác
*) Chi tiết một số tài khoản cấp 3,4 phục vụ công tác kế toán công đoàn
 Tài khoản 1388- Phải thu khác, chi tiết:
- TK 13881- Phải thu cấp trên về TCCĐ
- TK 13882- Phải thu cấp dưới về TCCĐ
- TK 13888- Phải thu khác
 Tài khoản 3378 - Tạm thu khác, chi tiết:
- TK 33781- Tạm thu từ hoạt động đấu thầu
- TK 33782- Tạm thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn, chi tiết:
+ TK 337861- Tạm thu đoàn phí công đoàn
+ TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn
+ TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ
- TK 33788- Các khoản tạm thu khác
 Tài khoản 3388- Phải trả khác, chi tiết:
- TK 33881- Phải trả cấp trên về TCCĐ
- TK 33882- Phải trả cấp dưới về TCCĐ
- TK 33883- Phải trả nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- TK 33888- Phải trả khác
1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn theo các cấp dự toán: cấp
tổng dự toán (gồm các đơn vị kế toán cấp TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố,
công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp huyện, quận, thị xã) và đơn vị
dự toán cơ sở (đơn vị kế toán các cơ quan công đoàn và đơn vị công đoàn cơ
31
sở). Vì vậy kế toán thu tài chính công đoàn luận văn tiếp cận theo đơn vị kế
toán các cấp dự toán.
1.3.4.1. Kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị kế toán cấp tổng
dự toán (TLĐ, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở)
- Tại các đơn vị kế toán cấp tổng dự toán nguồn thu tài chính nguồn thu
tài chính công đoàn chủ yếu gồm:
+ Thu đoàn phí công đoàn
+ Thu kinh phí công đoàn
+ Thu khác
- Các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 516 – thu tài chính công đoàn.
Chi tiết với 3 tài khoản cấp 2 tương ứng với 3 khoản thu
+ TK 5161: Thu đoàn phí công đoàn
+ TK 5162: Thu kinh phí công đoàn
+ TK 5168: Thu khác
 Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản 516
+ Tài khoản này dùng cho các đơn vị kế toán công đoàn để phản ánh
các khoản thu tài chính công đoàn đơn vị được sử dụng bao gồm:
. Thu đoàn phí công đoàn;
. Thu kinh phí công đoàn;
. Thu khác của tổ chức công đoàn: Thu hoạt động kinh tế do công đoàn
tổ chức, thu từ các hoạt động văn hóa thể thao, thu các đơn vị sự nghiệp nộp
nghĩa vụ lên cấp trên,…
+ Khi phát sinh các khoản thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn,
các khoản thu luân chuyển nội bộ theo tỷ lệ phân phối đơn vị phản ánh vào
TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn. Định kỳ, đơn vị xác định số phân
phối cho cấp trên, cấp dưới; phần đơn vị được sử dụng là nguồn thu của đơn
vị và hạch toán vào TK 516- Thu tài chính công đoàn.
+ Cuối năm, kết chuyển toàn bộ số thu tài chính công đoàn vào TK
911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số
32
chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động công đoàn được thực hiện theo quy
định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
+ Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết theo các nội dung thu tài
chính công đoàn phát sinh tại đơn vị.
- Bên cạnh đó, các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 33786 – tạm thu tài
chính công đoàn.
 Nguyên tắc kế toán tài khoản 33786
+ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu tài chính công
đoàn phát sinh tại đơn vị nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu ngay.
Các khoản tạm thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Tạm thu đoàn phí
công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn và tạm thu tài chính công đoàn nội bộ.
+ Các khoản tạm thu đoàn phí công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn
chỉ được hạch toán tại đơn vị được phân cấp thu.
+ Đơn vị xác định số phải nộp cấp trên, số cấp cho cấp dưới, số phải trả
nơi chưa thành lập CĐCS và số được để lại đơn vị theo tỷ lệ phân phối trên cơ
sở số thực thu và số phải thu tài chính công đoàn nội bộ nếu xác định được
chắc chắn.
+ Trường hợp thu kinh phí công đoàn qua hệ thống tài khoản công đoàn
Việt Nam, đơn vị được phân cấp thu phải phản ánh toàn bộ số thu kinh phí
công đoàn vào TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn để theo dõi việc phân
bổ kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn.
+ Đối với đơn vị không được phân cấp thu khi nhận được kinh phí cấp
dưới nộp lên hoặc cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối thì đơn vị phản ánh
số kinh phí nhận được vào TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ
để theo dõi.
+ Khi đối chiếu hoặc quyết toán với đơn vị cấp trên, cấp dưới nếu phát
sinh số phải thu về tài chính công đoàn, đơn vị phản ánh vào TK 33786- Tạm
thu tài chính công đoàn để theo dõi.
+ Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tạm thu tài chính công đoàn,
khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu được chuyển sang tài khoản
33
TK 33786 TK 111,112
(1) Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ tại ĐV được phân cấp thu
(2) Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ do cấp dưới nộp lên,
Cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối
(3) 2% số KPCĐ phân phối cho TLĐ vào TK tiền gửi
TK 016 TK 1388
(4b)
TK 3388
(5) Tại ĐV được phân cấp thu, căn cứ số KP đã phân
phối tự động phản ánh số đã trả cho các ĐV theo tỷ lệ
(4b) Đồng
thời ghi 4b.
Nợ TK 016
(4a) Xác định số phải thu cấp trên, cấp dưới về tài
chính công đoàn khi quyết toán
doanh thu tương ứng.
Tk 33786 mở chi tiết 3 tài khoản cấp 2
+ TK 337861: Tạm thu đoàn phí công đoàn
+ TK 337862: Tạm thu kinh phí công đoàn
+ TK 337863: Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản 111, 112, 1388, 3388....
*) Nội dung phản ánh các nghiệp vụ kế toán thu tài chính công đoàn
1) - Căn cứ vào dự toán kế toán phản ánh số tạm thu về đoàn phí công
đoàn, kinh phí công đoàn vào TK 33786, khi có quyết toán được duyệt, kế
toán xác định số phải thu, phải trả cho các đơn vị cấp trên, cấp dưới.
- Hạch toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn được khái quát qua
sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
34
(1) Kết chuyển số ĐPCĐ, KPCĐ đơn vị được hưởng
TK 3388
(2b) Đồng thời kết chuyển doanh
thu tương ứng phần đã chi cho ĐV (2a) Phản ánh số phân phối cho cấp
chưa thành lập công đoàn cơ sở trên,cấp dưới, số phải trả chưa
thành lập công đoàn cơ sở
(4) Cấp trả KP cho đơn vị khi thành lập CĐCS và nộp ĐPCĐ,
KPCĐ lên cấp trên, cấp cho cấp dưới
TK 111,112
(3) Phản ánh các khoản thu khác
2) Khi xác định được số đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn đơn vị
được sử dụng, kế toán phản ánh số thu tài chính công đoàn về TK 516, đồng
thời phản ánh số phân phối cho cấp trên, cấp dưới, số phải trả nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở, phản ánh thu tài chính công đoàn khác được khái quát
theo sơ đồ 1.3
TK 516 TK 3378
Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
35
3) Kế toán các khoản phải thu, phải trả khác giữa các cơ quan công đoàn
khái quát qua sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
1.3.4.2. Kế toán thu tài chính công đoàn tại đơn vị dự toán cấp cơ sở
Các đơn vị dự toán cấp cơ sở (các công đoàn cơ sở) được phân cấp thu
đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn (đối với đơn vị hành chính sự
nghiệp), sau đó nộp công đoàn cấp trên theo tỷ lệ quy định. Riêng các doanh
nghiệp, toàn bộ số thu kinh phí công đoàn 2% do giám đốc doanh nghiệp nộp
thẳng về TLĐ và công đoàn cơ sở doanh nghiệp được cấp về phần kinh phí
công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Ngoài ra, tại các công đoàn cơ sở có thể phát sinh các khoản thu khác
(chuyên môn hỗ trợ ).
Nội dung kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ
sở có thể khái quát theo sơ đồ 1.5
TK 33886
TK 1388
TK 111,112
(1a) Xác định số phải thu cấp
trên, cấp dưới về TCCĐ
(2a) Thu được số phải thu
TK 3388 TK 016
(3) Bù trừ số phải thu, phải
trả của 1 đối tượng
(1b)
Đồng
thời ghi
tăng số
phải thu
(2b)
Đồng
thời ghi
giảm số
phải thu
36
TK 5161,5162 TK 33786 TK 111,112
Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán
cấp cơ sở
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn
1.3.5.1. Kế toán chi tài chính công đoàn tại các đơn vị cấp tổng dự toán
(TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở).
- Tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán, các khoản chi tài chính
công đoàn chủ yếu phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn, chia làm 3
nhóm (chi lương, các khoản tính theo lương; chi quản lý hành chính và chi
Phản ánh số được sử dụng
theo tỷ lệ quy định Thu ĐPCĐ, KPCĐ tại cơ sở
TK 5168
TK 3388 (1,2)
Xác định số phải nộp cấp
Số thu TCCĐ
khác tại đơn vị
trên về ĐPCĐ, KPCĐ
Khi nộp ĐPCĐ, KPCĐ về cấp trên
37
hoạt động phong trào). Kế toán sử dụng chủ yếu tài khoản 6113 – chi phí hoạt
động công đoàn, chi tiết theo 6 nội dung cơ bản:
+ TK 61131: Chi bảo vệ, chăm lo đoàn viên, người lao động
+ TK 61132: Chi tuyên truyền đào tạo đoàn viên, người lao động
+ TK 61133: Chi quản lý hành chính
+ TK 61134: Chi lương, tiền công khác cho người lao động
+ TK 61135: Chi của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở
+ TK 61138: Chi khác
- Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản 6113
+ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động công đoàn.
+ Đơn vị thực hiện chi theo đúng định mức và tiêu chuẩn của các khoản
chi, tuân thủ các quy định của cơ quan Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
+ Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc dự toán hàng năm
của đơn vị và những khoản chi phát sinh không có trong dự toán hằng năm
nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ngoài ra, tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán còn phát sinh các
khoản chi như: Cấp kinh phí công đoàn cho đơn vị cấp dưới, chi nộp bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho
đoàn viên và người lao động.... Kế toán sử dụng các tài khoản có liên quan
như 332, 346, 111, 112....
- Nội dung kế toán chi tài chính công đoàn tại các cơ quan công đoàn cấp
tổng dự toán có thể khái quát theo sơ đồ 1.6
38
N Đ
tiền công phải
(1a)Tiền lương
TK 334
L
h
6
4
2
tra c
t
s
rt
est
100 100
TK 6113 TK 111,112 TK 346
80 80
0 60 Eas East
0 40 We tW (6) Các khoản chi sai không (8) Cấp kinh phí cho
0 20
0 0 TK 332
oNo hNorth
được duyệt, phải thu hồi cấp dưới
1st Qt
1
rst2
Q
nt
d
rQ
2
tn
rd
3Q
rd
tr
Q3
trd4
Q
th
trQ4
tr
th Qtr
(2a)Trích BHXH, BHYT
BHTN, KPCĐ
TK 152,153
(3) Chi NVL, công cụ
dụng cụ cho hoạt động
công đoàn
TK 516 TK 33883
TK 331
(4) Phải trả dịch vụ mua
ngoài chưa thanh toán
TK 111,112
(5)Chi hđ CĐ bằng tiền
(7a) Chi cho cơ sở chưa
thành lập CĐ
Sơ đồ 1.6. Chi tài chính công đoàn cấp tổng dự toán
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
(7b) Đồng thời kết chuyển
doanh thu tương ứng với phần
đã chi
lư
(1b)
Thanh
toán
tiền
lương,
tiền
công
(2b)
Chi
nộp
các
khoản
tính
theo
lương
39
1.3.5.2. Kế toán chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở
(các công đoàn cơ sở)
- Tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở, các khoản chi tài chính công đoàn
được thực hiện theo Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguồn tài chính để chi gồm 60% đoàn phí
công đoàn, 70% kinh phí công đoàn được để lại cơ sở và 100% thu khác tại
cơ sở. Trường hợp đặc biệt có thể được công đoàn cấp trên hỗ trợ ngoài tỷ lệ
được sử dụng (theo dự toán đã được duyệt).
- Theo quy đinh của TLĐ, tài chính công đoàn tại cơ sở chủ yếu dùng để
chi cho hoạt động phong trào (60%), chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn
chuyên trách và không chuyên trách (30%), còn lại chi quản lý hành chính
(10%). Toàn bộ các khoản chi được tập hợp trên tài khoản 6113, theo sơ đồ
1.7 như sau:
TK 111,112 TK 6113
Các khoản chi phí hoạt động phát sinh bằng
TK 152,153
tiền tại đơn vị
NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt
TK 334,332
hoạt động công đoàn
Các khoản tiền lương phải trả và các khoản
TK 331
trích theo người phải nộp
Các khoản hàng hóa, dịch vụ mua ngoài phải
trả nhà cung cấp
Sơ đồ 1.7. Chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
40
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về kế toán thu, chi tài chính công đoàn: Khái quát về tài chính công đoàn,
quản lý tài chính công đoàn và kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công
đoàn Việt Nam.
Những nội dung về kế toán thu, chi tài chính công đoàn được trình bày
và phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để phân tích chi tiết
thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt
Nam được trình bày trong Chương 2.
41
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam
2.1.1. Quá trình hìnhthành và phát triển Công đoàn Viên chức Việt Nam
Cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt
Nam, Công đoàn Viên chức xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ
XX dưới hình thức các hội, đoàn (Hội Ái hữu Viên chức ngành lục lộ Bắc Kỳ,
Hội Trí tri của trí thức, Hội Quan nhạ của nghệ nhân, Hội Hợp thiện của Viên
chức nghèo, Hội Ái hữu thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, sau Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất,
năm 1950 có Ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công
đoàn các cơ quan Chính phủ. Sau hòa bình (1954) có liên hiệp Công đoàn các
cơ quan Trung ương (1957-1978).
Công đoàn Viên chức Việt Nam ra đời không chỉ trên cơ sở các tổ chức
tiền thân, trong xu thế chung của phong trào công nhân công đoàn quốc tế mà
còn dựa trên những cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng. Thực hiện Nghị quyết
của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa VII), ngày
02/10/1993, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ra Quyết
định số 1225/QĐ-TLĐ thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn Viên
chức Việt Nam. Kể từ khi chính thức hoạt động (tháng 12/1993), Ban vận
động đã tiến hành nhiều hoạt động khẩn trương, thiết thực và có hiệu quả,
trong đó có những đợt thăm dò ý kiến các nhà khoa học, các cán bộ lão thành
của Tổng Liên đoàn, các cán bộ công đoàn cơ sở, các công đoàn bộ, ban,
ngành Trung ương; tổ chức các cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội và nhiều
địa phương…nhằm xây dựng đề án thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam
có căn cứ khoa học và thực tiễn trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam.
42
Sau 6 tháng hoạt động tích cực, ngày 19/5/1994, Ban vận động thành lập
Công đoàn Viên chức Việt Nam đã có tờ trình và đề án về việc thành lập
Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tờ trình nêu rõ: “Đến nay, việc thành lập
Công đoàn Viên chức Việt Nam là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu, nguyện
vọng của công chức, viên chức nước ta, được các cấp công đoàn, các cơ quan
Đảng, Nhà nước đồng tình ủng hộ và đây cũng là việc làm để thực hiện Nghị
quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam là phải phát triển công đoàn ngành,
nghề theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam; đồng thời Công đoàn Viên
chức ở một số nước và Công đoàn quốc tế cũng tỏ thái độ sẵn sàng quan hệ
hợp tác”.
Ngày 02/7/1994, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã
có Quyết định số 739/QĐ-TLĐ thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam.
Theo Quyết định này, Công đoàn Viên chức Việt Nam trực thuộc Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo Điều lệ Công
đoàn Việt Nam. Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo trực tiếp công đoàn
các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể Trung ương đồng thời phối hợp với
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo Công đoàn Viên
chức tỉnh, thành phố. Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn Viên chức Việt
Nam gồm 17 thành viên.
Ngày 15/8/1994, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà
Nội), lễ ra mắt Công đoàn Viên chức Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Sự
ra đời của Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của công cuộc
đổi mới do Đảng khởi xướng, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức
tập hợp quần chúng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII đề ra; đồng thời thể
hiện ý nguyện của đông đảo công chức, viên chức trên cả nước, cũng như các
cấp công đoàn cơ sở, thể hiện sự lớn mạnh của phong trào cán bộ, công chức,
viên chức, lao động và Công đoàn Việt Nam. Đây cũng là một mốc son mới
đánh dấu sự phát triển của quá trình hòa nhập giữa Công đoàn Việt Nam với
các tổ chức công đoàn quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn đối với
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam

Similar to Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam (20)

Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Đào tạo cán bộ cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Đề tài: Đào tạo cán bộ cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt NamĐề tài: Đào tạo cán bộ cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Đề tài: Đào tạo cán bộ cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Hoạt Động Của Các Tổ Chức Đại Diện Tập Thể Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan Tại...
Hoạt Động Của Các Tổ Chức Đại Diện Tập Thể Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan Tại...Hoạt Động Của Các Tổ Chức Đại Diện Tập Thể Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan Tại...
Hoạt Động Của Các Tổ Chức Đại Diện Tập Thể Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan Tại...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động, HAY
Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động, HAYQuyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động, HAY
Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động, HAY
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docxHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng YênLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
 
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt NamLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam
 
Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Giáo Dục Đào Tạo Trên Địa Bàn...
Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Giáo Dục Đào Tạo Trên Địa Bàn...Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Giáo Dục Đào Tạo Trên Địa Bàn...
Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Giáo Dục Đào Tạo Trên Địa Bàn...
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam

  • 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Với chiều dài của lịch sử 95 năm kể từ khi thành lập, Công đoàn luôn có vị trí quan trọng. Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích người lao động, tổ chức Công đoàn thực hiện nhiều chức năng của mình. Hệ thống tổ chức công đoàn rộng lớn, từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ MAI KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNHCÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 HÀ NỘI, NĂM 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Mai. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bầy trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Đinh Thị Mai đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán và Khoa Sau đại học, Trường Đại học Công đoàn đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này. Trân trọng!
  • 4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu......................................................... 5 7. Kết cấu luận văn.............................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM ..................................................................7 1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam ............................................. 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam......... 7 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.......................... 9 1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam............................................................... 13 1.2.1. Bản chất, chức năng tài chính công đoàn................................................ 13 1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn....................................................... 15 1.2.3. Chu trình quản lý tài chính công đoàn .................................................... 16 1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn .................................................... 20 1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam.......... 26 1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn....................................... 26 1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng .................. 27 1.3.3.Chứng từvà tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn.............. 28 1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn.............................................................. 30
  • 5. 1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn.............................................................. 36 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM...................................................... 41 2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam....................................... 41 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Viên chức Việt Nam................41 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Công đoàn Viên chức Việt Nam 45 2.2. Thực trạng quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam........................................................................................................... 56 2.2 1. Quản lý và phân cấp quản lý tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam56 2.2.2. Quản lý thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 58 2.2.3. Quản lý chi tại Công đoàn Viên chức Việt Nam .................................... 61 2.3. Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................................................................. 64 2.3.1. Chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp dụng và tổ chức bộ máy kế toán 64 2.3.2. Thực trạng kế toán thu tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ........................................................................................................... 65 2.3.3. Thực trạng kế toán chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ........................................................................................................... 68 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam............................................................................... 72 2.4.1. Những kết quả đã đạt được ..................................................................... 72 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 79 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM............................ 80
  • 6. 3.1. Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới............................................................ 80 3.2. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam...................................................... 81 3.2.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ......................................................... 81 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam................................................................................. 82 3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 82 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam............................................. 83 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam................................................................................. 83 3.3.2. Hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam .................................................................................................. 86 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................. 90 3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý.............................................. 90 3.4.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam......................................... 90 3.4.3. Đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam................................................ 91 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 93 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 95
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CĐCS Công đoàn cơ sở CĐVCVN Công đoàn Viên chức Việt Nam CĐVN Công đoàn Việt Nam ĐPCĐ Đoàn phí công đoàn ĐV Đơn vị KPCĐ Kinh phí công đoàn LĐLĐ Liên đoàn Lao động NLĐ Người lao động NN Nhà nước TCCĐ Tài chính công đoàn TLĐLĐVN Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định
  • 8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn................................................................................................... 28 Bảng 2.1: Quản lý, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.......................... 58 Bảng 2.2: Lập dự toán và chấp hành dự toán nguồn thu năm 2018, 2019, 202060 Bảng 2.3: Lập dự toán và chấp hành dự toán chi năm 2018, 2019, 2020)........ 63 Bảng 2.4. Tỷ trọng phân bổ chi của Công đoàn Viên chức Việt Nam qua các năm 2018, 2019, 2020....................................................................... 64 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam .................................. 16 Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn .............................. 33 Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn .................................... 34 Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả................................................ 35 Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở.............. 36 Sơ đồ 1.6. Chi tài chính công đoàn cấp tổng dự toán ....................................... 38 Sơ đồ 1.7. Chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở ............... 39 Sơ đồ 2.1. Tổ chức Công đoàn viên chức Việt Nam ........................................ 47 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Công đoàn Viên chức Việt Nam.............. 65 Sơ đồ 2.3: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp tổng dự toán...................... 67 Sơ đồ 2.4: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp dự toán.............................. 68 Sơ đồ 2.5: Kế toán các khoản chi cấp tổng dự toán.......................................... 70 Sơ đồ 2.6: Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp ................................. 71 Sơ đồ 2.7: Nguồn kinh phí tài trợ..................................................................... 71 Sơ đồ 2.8: Kế toán các khoản chi tài chính công đoàn tại cơ sở....................... 72
  • 9. PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính Phụ lục 2.1: Phiếu thu Phụ lục 2.2: Thu TCCĐ qua kho bạc Phụ lục 2.3: Thu TCCĐ qua ngân hàng Phụ lục 2.4: Sổ chi tiết TK 51113 – Thu kinh phí công đoàn Phụ lục 2.5: Sổ chi tiết TK 51118 – Thu khác Phụ lục 2.6: Sổ chi tiết TK 354 – Thanh toán với cấp dưới về kinh phí phải thu Phụ lục 2.7: Sổ chi tiết 4624 – Thu xã hội từ thiện Phụ lục 2.8: Phiếu chi Phụ lục 2.9: Chi TCCĐ qua ngân hàng Phụ lục 2.10: Sổ chi tiết TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới Phụ lục 2.11: Sổ chi tiết TK 353 – Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp Phụ lục 2.12: Sổ chi tiết TK 6611 – Chi hoạt động của đơn vị Phụ lục 2.13: Sổ chi tiết TK 6624 – Chi hoạt động xã hội từ thiện
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với chiều dài lịch sử hơn 90 năm kể từ khi thành lập tổ chức, Công đoàn Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thông qua các chức năng của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ chức rộng lớn của người lao động từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tổ chức công đoàn có mặt tại tất cả các loại hình đơn vị, từ cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiệp đoàn... Để hệ thống tổ chức công đoàn tồn tại, hoạt động có hiệu quả, tài chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Là một công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức (CĐVC) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập ngày 2/7/1994. Từ đó đến nay, trải qua 28 năm phát triển, CĐVC Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều chức năng, đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhất là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) là đoàn viên công đoàn. Hệ thống tổ chức CĐVC Việt Nam đã phát triển rộng lớn, bao gồm các cấp công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc đến cấp CĐVC tỉnh, thành phố với nhiều loại hình hoạt động phong phú trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp (DN) trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để hệ thống tổ chức CĐVC tồn tại, hoạt động có hiệu quả, cần quản lý tài chính công đoàn lành mạnh. Hơn nữa, để thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới được đặt ra đòi hỏi CĐVC Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ, trong đó, đổi mới hệ thống quản lý tài chính có ý nghĩa quan trọng. Công đoàn Viên chức Việt Nam đang trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động 61 công đoàn bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương gồm: 25 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 36
  • 11. 2 công đoàn cơ sở với trên 82 ngàn đoàn viên công đoàn; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hoạt động đối với 61 Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố, với trên 20 vạn đoàn viên. Cán bộ, đoàn viên trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam là những cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời cũng là những người hướng dẫn tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách, pháp luật trong đời sống xã hội. Để duy trì hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đặc biệt trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, khi mà Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực ngày ngày 14 tháng 01 năm 2019 mở ra cơ hội cũng như thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, thì việc quản lý tài chính công đoàn và hệ thống kế toán thu, chi tài chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Hệ thống kế toán tài chính công đoàn nói chung cũng như kế toán tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng, các quy định cụ thể về kế toán tài chính công đoàn còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Kế toán thu và phân phối tài chính công đoàn có điểm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế. Chế độ kế toán chậm thay đổi theo chế độ hạch toán mới của Nhà nước. Việc sử dụng tài chính cho các nội dung chi còn những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình mới. Việc phân cấp tài chính, nguồn nhân lực làm công tác kế toán tài chính thu chi, áp dụng công nghệ thông tin,... cũng có những điểm cần hoàn thiện. Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi tài chính nhằm góp phần giải quyết
  • 12. 3 những vấn đề cấp bách nêu trên và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới - thời kỳ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết đối với hoạt động của tổ chức công đoàn nói chung và hệ thống tài chính công đoàn nói riêng. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ đề cập đến hệ thống tài chính nhà nước, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học như sau: - Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Nguyễn Phương Nga (2013), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội”. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thu ngân sách của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, đặc biệt là đã mô tả rõ nét điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, cơ cấu thu ngân sách của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp hữu ích. - Nguyễn Thị Minh Trang (2019), “Kế toán hoạt động thu, chi tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, toàn diện về công tác kế toán thu, chi tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính. Tác giả mong muốn đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi mang tính khả thi. - Lê Thị Thu Thủy (2016), “Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”. Luận văn đã trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về kế toán hoạt động thu, chi trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Qua đó, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện hệ thống kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  • 13. 4 Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính công đoàn kể cả cấp Tổng Liên đoàn và cấp liên đoàn lao động các tỉnh, công đoàn ngành trung ương và Công đoàn Viên chức Việt Nam. Nhận thức được điều đó việc nghiên cứu đề tài sẽ luận giải chuyên sâu đến kế toán thu, chi tài chính công đoàn nhằm áp dụng trực tiếp với hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn là thông qua nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoạt động trong tình hình mới của tổ chức công đoàn nói chung, Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính công đoàn và kế toán hoạt động thu, chi tài chính công đoàn. - Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam trong thời gian qua, những điểm mạnh cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán thu, chi tài chính công đoàn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, từ cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam (cấp công đoàn ngành) đến cấp công đoàn cơ sở. + Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát và thu thập số liệu minh chứng về kế toán thu, chi tại đơn vị khảo sát năm 2020.
  • 14. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học lô gic dựa trên cơ sở nền tảng nhận thức các vấn đề về quản lý tài chính, kế toán tài chính công đoàn để giải quyết và nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát hay cơ quan thống kê thực hiện thu thập. Trong quá trình nghiên cứu đề tài nguồn dữ liệu phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động trong các đơn vị công đoàn nói chung và Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng. 5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu - Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp khoa học: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, khái quát hóa, quy nạp, chiếu giải để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nguồn số liệu sử dụng gồm: số liệu từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, số liệu quyết toán tại Công đoàn Viên chức Việt Nam. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn lý luận về tài chính công đoàn và kế toán thu, chi tài chính công đoàn. - Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công Viên chức Việt Nam. Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài chính công đoàn trong thời gian tới. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành trong công tác quản lý tài chính công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh theo đúng nghị quyết của Đảng, góp phần làm cho hoạt động công đoàn ngày càng hiệu quả, thiết thực.
  • 15. 6 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.
  • 16. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929. Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt. Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Việt Nam có thể tóm tắt như sau: Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khoá của học sinh. Tháng 3 năm 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Ngày17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ
  • 17. 8 trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đoài... Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được công hội đỏ thiết lập. Kể từ khi thành lập tới nay, tổ chức công đoàn luôn lớn mạnh và phát triển không ngừng. Để phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng qua các thời
  • 18. 9 kỳ, phù hợp mới mục tiêu xây dựng phát triển đất nước và hoạt động công đoàn, tổ chức công đoàn qua các lần đổi tên như sau: Công hội Đỏ (1929 - 1935) Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939) Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941) Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961) Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay) 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam 1.1.2.1. Chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công đoàn Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng quan hệ với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. 1.1.2.2. Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam Theo luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn Việt Nam có các quyền và trách nhiệm sau [11]: * Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, được cụ thể hóa:
  • 19. 10 Công đoàn hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. * Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
  • 20. 11 Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. * Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động. * Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động. * Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
  • 21. 12 y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có quyền sau đây: - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan; - Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; - Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động. * Công đoàn tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động mà cụ thể là: Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng. * Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
  • 22. 13 1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam 1.2.1. Bản chất, chức năng tài chính công đoàn 1.2.1.1. Khái niệm tài chính công đoàn Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính Nhà nước, được tạo lập bởi các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, thông qua đó các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng nhằm xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh [22]. Tổ chức công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN). Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm của công đoàn các cấp. * Bản chất tài chính công đoàn Cũng giống như tài chính Nhà nước, bản chất của tài chính công đoàn là các quan hệ kinh tế nhất định, tồn tại một cách khách quan trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị thông qua đó các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng nhằm xâydựng, củng cố, phát triển tổ chức công đoàn vững mạnh. * Các quan hệ kinh tế thuộc tài chính công đoàn - Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với đoàn viên; - Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với Nhà nước; - Quan hệ kinh tế giữa các cấp công đoàn; - Quan hệ kinh tế giữa tổ chức công đoàn với các đơn vị kinh tế do công đoàn tổ chức, quản lý. Như vậy, có thể nói tài chính công đoàn được hình thành thông qua hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh giữa tổ chức công đoàn với Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động công đoàn.
  • 23. 14 * Tính độc lập tương đối của tài chính công đoàn Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính Nhà nước nhưng có tính độc lập tương đối nhất định. Bởi lẽ, trên cơ sở các quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tài chính công đoàn có các nguồn thu, khoản chi riêng biệt. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của các cấp công đoàn. Căn cứ vào các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước nói chung, tổ chức công đoàn thành lập bộ máy quản lý tài chính công đoàn từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, đề ra các chế độ, biện pháp quản lý, sử dụng tài chính công đoàn thích hợp, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn. * Chức năng tài chính công đoàn Thứ nhất: Tạo lập và phân phối nguồn tài chính công đoàn Tạo lập nguồn vốn là chức năng đầu tiên và vốn có của tài chính. Vốn tiền tệ là tiền đề cho hoạt động kinh tế xã hội. Tạo lập vốn là khâu quan trọng của quá trình hình thành nguồn tài chính tập trung. Tạo lập nguồn vốn hoạt động của công đoàn là chức năng quan trọng của tài chính công đoàn, được cụ thể hóa bằng huy động nguồn lực tài chính bằng các khoản thu đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn và các khoản thu khác của công đoàn. Phân phối tài chính công đoàn là sự phân chia các nguồn lực tài chính công đoàn cho các cấp công đoàn, phân bổ cho các nội dung chi hoạt động công đoàn một cách phù hợp nhằm mục tiêu duy trì hệ thống tổ chức, hoạt động, thực hiện các chức năng của tổ chức công đoàn. Phân phối tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa nguồn thu và nhu cầu chi trong từng giai đoạn cụ thể, cân đối giữa các cấp công đoàn. Đặc trưng của hoạt động tài chính công đoàn là hiệu quả chính trị, xã hội kết hợp với hiệu quả kinh tế. Phân phối của tài chính công đoàn phải nhằm giải quyết các mối quan hệ cân đối sau: - Cân đối giữa thu và chi
  • 24. 15 - Cân đối giữa các cấp tài chính công đoàn - Cân đối giữa các mặt công tác công đoàn Thứ hai: Chức năng kiểm tra, giám sát Chức năng giám đốc, kiểm tra là một chức năng quan trọng của tài chính công đoàn. Kiểm tra sự vận động các nguồn vốn tiền tệ và hiệu quả sử dụng các vốn tiền tệ, phản ánh sự vận động của nguồn tài chính trong quá trình hoạt động. Đó là kiểm tra bằng đồng tiền, thông qua đồng tiền mà kiểm tra toàn bộ hoạt động, phân phối, chi tiêu của hệ thống công đoàn. Quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính công đoàn là kiểm tra sự vận động của nguồn tài chính công đoàn theo mục tiêu đề ra, là kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, tuân thủ chế độ chính sách của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; kiểm tra an toàn vốn tài sản. 1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn Quản lý tài chính công đoàn được thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc phân cấp quản lý gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy vừa theo vùng lãnh thổ, vừa theo ngành lĩnh vực, gắn liền chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cấp công đoàn. Hệ thống phân cấp được cụ thể hóa bằng các quy định phù hợp với từng nguồn thu, phù hợp với các nội dung chi của các cấp công đoàn từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp trung ương phù hợp với cơ cấu tổ chức vừa theo ngành, lĩnh vực, vừa theo địa giới hành chính của hệ thống công đoàn. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có 4 cấp cơ bản: - Cấp Trung ương: Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp tổng dự toán). - Cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp tổng dự toán). Ban Tài chính Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán
  • 25. 16 vừa làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương. - Cấp Liên đoàn Lao động huyện, thị xã và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (cấp tổng dự toán): Ban Thường vụ phân công người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. - Cấp Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (đơn vị dự toán cấp cơ sở): Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn phân công người làm công tác kế toán công đoàn. Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính và phân cấp tài chính của Công đoàn tương đồng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn với 4 cấp cơ bản theo sơ đồ 1.1. Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.3. Chu trình quản lý tài chính công đoàn Tài chính công đoàn được tiến hành hàng năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 dương lịch, bao gồm các bước công việc được lặp đi, lặp lại theo một trình tự nhất định gọi là chu trình tài chính công đoàn.
  • 26. 17 Chu trình tài chính công đoàn gồm toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán (kế hoạch), thực hiện dự toán và quyết toán tài chính công đoàn. 1.2.3.1. Lập dự toán tài chính công đoàn Theo Luật Ngân sách Nhà nước: Lập dự toán tài chính là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu thu, chi, cân đối tài chính cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kinh tế tài chính, biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu, chi đã xây dựng trong dự toán được thực hiện trên thực tế. Lập dự toán tài chính là khâu đầu tiên, quan trọng trong chu trình tài chính công đoàn. Đây là hoạt động kinh tế tổng hợp, xuất phát từ cơ sở đồng thời là nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn. Lập dự toán tài chính công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc: Lấy chủ trương kế hoạch công tác làm cơ sở; Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất và dân chủ; Phải đảm bảo tính cân đối tích cực toàn diện; Phải dựa trên cơ sở khoa học; Phải đảm bảo tính pháp lệnh. Lập dự toán tài chính công đoàn phải xây dựng từ cơ sở lên, phải lấy ý kiến tham gia của quần chúng. Mỗi cấp công đoàn ứng với một cấp quản lý tài chính, các cấp công đoàn tự lập dự toán tài chính của cấp mình. Dự toán tài chính công đoàn phải được xây dựng hằng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán tài chính của năm trước, trên cơ sở nhiệm vụ công tác của năm kế hoạch và đặc điểm, tình hình thực tế của cơ sở, địa phương, của ngành, các cấp công đoàn lập dự toán tài chính của cấp mình gửi công đoàn cấp trên phê duyệt. Đối với công đoàn ở cấp trung ương - cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi tổng hợp dự toán tài chính của các Công đoàn cấp tỉnh, thành phố và tương đương, lập bản dự toán tài chính chung (tổng dự toán) cho cả hệ thống công đoàn và trình Bộ Tài chính (Nhà nước) phê duyệt. Khi dự toán tài chính công đoàn đó được công đoàn cấp trên và Nhà nước phê duyệt, các cấp công đoàn và các đơn vị phải tổ chức thực hiện.
  • 27. 18 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện (chấp hành) dự toán tài chính công đoàn Theo Luật Ngân sách Nhà nước: Thực hiện dự toán tài chính (chấp hành dự toán) là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổng hòa các biện pháp kinh tế tài chính và các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán tài chính trở thành hiện thực [10]. Thực hiện dự toán tài chính công đoàn là quá trình tổ chức các hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện kế hoạch thu đầy đủ các nguồn thu tài chính công đoàn, đúng chính sách, thu kịp thời và triệt để. Tổ chức thực hiện chi tiêu đúng chế độ chính sách, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm cho các mặt hoạt động công đoàn thực hiện tốt, ngăn ngừa chi tiêu tuỳ tiện, thực hành tiết kiệm, chống phô trương hình thức, lãng phí, tham ô. Thực hiện dự toán tài chính công đoàn bao gồm: Thực hiện dự toán thu và dự toán chi. - Thực hiện dự toán thu: Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Mọi khoản thu của tài chính công đoàn phải nộp vào quỹ tài chính công đoàn và được quản lý tại kho bạc Nhà nước (hoặc ngân hàng). Nguồn thu của tài chính công đoàn được quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định 191/2013 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cửa Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ LĐVN). - Thực hiện dự toán chi: Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định chi tài chính công đoàn đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và TLĐ. Mọi khoản chi phải được thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do các văn bản Nhà nước và TLĐLĐVN hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện mọi khoản chi tài chính công đoàn các cấp phải căn cứ vào dự toán tài chính công đoàn đã được duyệt và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp công đoàn. Các cấp công đoàn phải lập dự phòng tài chính, dự phòng tài chính của cấp công đoàn nào do cấp đó quyết định.
  • 28. 19 1.2.3.3. Quyết toán tài chính công đoàn Đây là khâu cuối cùng, rất quan trọng trong chu trình tài chính công đoàn. Hàng năm, vào thời điểm cuối năm tài chính, các cấp công đoàn tiến hành lập báo cáo quyết toán tài chính của cấp mình gửi công đoàn cấp trên phê duyệt. Đối với công đoàn ở cấp trung ương - TLĐ, sau khi tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các công đoàn cấp tỉnh, thành phố và tương đương, lập bản báo cáo quyết toán tài chính chung cho cả hệ thống công đoàn và trình Bộ Tài chính phê duyệt. Quyết toán tài chính công đoàn là tài liệu phản ánh thực trạng tài chính công đoàn trong một năm tài chính, thông qua quyết toán tài chính có thể nắm được một cách khái quát các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn, thấy được mối quan hệ giữa tài chính công đoàn và các mặt công tác của tổ chức công đoàn. Thông qua quyết toán tài chính công đoàn vừa có thể đánh giá được tình tình thực hiện kế hoạch tài chính trong năm, vừa khẳng định vai trò của tài chính công đoàn là điều kiện vật chất cơ bản đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển phong trào công nhân và tổ chức công đoàn. Như vậy, giữa các khâu của chu trình tài chính công đoàn vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Khâu trước là tiền đề cho khâu sau. Lập dự toán tài chính tích cực, vững chắc, sát với thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện dự toán tài chính tốt. Tổ chức thực hiện dự toán tài chính tốt, một mặt chứng minh bằng thực tiễn cho việc lập dự toán đúng, mặt khác nói lên vai trò của tài chính công đoàn trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn. Quyết toán tài chính đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là tài liệu quan trọng cho việc lập kế hoạch tài chính kỳ sau.
  • 29. 20 1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn 1.2.4.1. Nội dung thu tài chính công đoàn Thu tài chính công đoàn là quá trình hình thành các quỹ tiền tệ trong tổ chức công đoàn, giúp cho các cấp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ và kịp thời. Thu tài chính công đoàn là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý tài chính công đoàn, thu tài chính công đoàn là nguồn gốc của tài chính công đoàn. Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định: “Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: 1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; 2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xó hội cho người lao động; 3. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ; 4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài [11]. * Thu đoàn phí công đoàn Đoàn phí công đoàn là khoản thu do các đoàn viên đóng góp cho tổ chức công đoàn. Đây là khoản thu tương đối ổn định của ngân sách công đoàn. Hiện nay theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: “Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng bằnng 1% tiền lương hoặc tiền công” [4]. TLĐLĐVN có Quy định về đóng đoàn phí công đoàn tại Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016. Khoản thu này được phân cấp cho công đoàn cơ sở thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng góp. Công đoàn cơ sở phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp đoàn phí hàng tháng theo danh sách đoàn viên của đơn vị, bảo quản, lưu trữ sổ thu
  • 30. 21 đoàn phí theo đúng quy định của Luật Kế toán. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của TLĐLĐVN. * Thu kinh phí công đoàn Theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định thu kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội [11]. Khoản thu này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh (đối với các doanh nghiệp, các đơn vị không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động) và được ngân sách Nhà nước cấp (đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp). Đây là nguồn thu chủ yếu và là nguồn kinh phí cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tổ chức công đoàn. Thu kinh phí công đoàn được phân cấp cho các cấp công đoàn theo quy định của TLĐLĐVN. Việc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn cho công đoàn cơ sở và điều hòa giữa các cấp Công đoàn, thực hiện theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN là ưu tiên và tập trung kinh phí để đẩy mạnh hoạt động công đoàn cơ sở, hướng hoạt động của công đoàn về cơ sở theo tỷ lệ quy đinh của TLĐLĐVN. Riêng đối với khối doanh nghiệp, thực hiện thu kinh phí công đoàn tập trung theo hướng dẫn mới của TLĐLĐVN. Cụ thể, các chủ doanh nghiệp nộp 100% số thu kinh phí công đoàn (theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định 191/2013/NĐ-CP) vào tài khoản của TLĐLĐVN tại ngân hàng, sau đó ngân hàng tự động chuyển trả vào tài khoản cho công đoàn cơ sở theo tỷ lệ quy định. * Thu ngân sách Nhà nước hỗ trợ Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ đơn vị thụ hưởng thu, sử dụng quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bao gồm: - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ do không cân đối được thu - chi tài chính công đoàn của toàn hệ thống; - Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước qua TLĐ cho các hoạt động như: đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, chi cho công tác đào tạo, nghiên cứu
  • 31. 22 khoa học, kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp của công đoàn, kinh phí đào tạo nghề của các trường nghề công đoàn, kinh phí đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài, chi đầu tư phát triển của TLĐ…; - Hỗ trợ của ngân sách địa phương cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố. * Các khoản thu khác Thu khác từ các hoạt động văn hóa, thể thao; thu từ các hoạt động kinh tế của công đoàn; thu lãi tiền gửi; thu từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ…. Các khoản thu này phát sinh ở cấp nào do cấp đó thu và sử dụng 100%, quản lý theo quy định của pháp luật. - Đặc điểm thu tài chính công đoàn: + Các khoản thu được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của tổ chức công đoàn. + Đóng đoàn phí công đoàn là quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn. + Trích, nộp kinh phí công đoàn là quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. + Các cấp công đoàn được phân cấp thu theo hệ thống dọc, từ cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến cấp công đoàn cơ sở, phù hợp theo từng nguồn cụ thể. + Có sự phối hợp giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan chức năng của Nhà nước. - Các nhân tố ảnh hưởng thu tài chính công đoàn: Nguồn thu tài chính công đoàn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố + Quy định của Nhà nước và của Công đoàn về tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. + Số lượng lao động, số lượng đoàn viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
  • 32. 23 + Thu nhập của người lao động, của đoàn viên công đoàn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức... + Tổ chức bộ máy thu tài chính của công đoàn. + Khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. + Việc tổ chức các hoạt động có thu, các hoạt động kinh tế của công đoàn, sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. 1.2.4.2. Nội dung chi tài chính công đoàn Chi tài chính công đoàn là quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ trong hệ thống tổ chức công đoàn. Chi tài chính công đoàn cần tuân thủ các nguyên tắc và nội dung chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. * Nguyên tắc chi tài chính công đoàn - Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và TLĐ quy định; Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn quyết định chi; Tập trung kinh phí cho những nhiệm vụ trọng điểm của tổ chức công đoàn, đồng thời phân phối, điều hòa kinh phí một cách toàn diện và hợp lý. - Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức sử dụng và chi tiêu tài chính công đoàn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, hiệu quả,chống tham ô, lãng phí tài chính công đoàn, các cấp công đoàn phải xây dựng quy chế chi tiêu tài chính công đoàn của cấp mình. * Nội dung chi tài chính công đoàn - Theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho các hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn [11]. Cụ thể chi tài chính công đoàn phải nhằm đảm bảo cho tổ chức công đoàn thực hiện các nhiệm vụ theo 12 nội dung chi (K2, Đ27). - Căn cứ vào quy định của mục lục chi ngân sách ngân sách Nhà nước, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức công đoàn và căn cứ
  • 33. 24 vào nguyên tắc chi tiêu tài chính công đoàn, nội dung chi tiêu tài chính công đoàn được chia thành 04 nhóm cơ bản sau đây: + Chi trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách. + Chi cho các hoạt động của công đoàn. + Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên, làm các công tác xã hội do công đoàn tổ chức. + Chi khen thưởng, động viên cỏc tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức công đoàn. - Căn cứ vào nội dung chi tài chính công đoàn theo các cấp công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân loại các khoản chi tài chính công đoàn theo 02 nhóm: 1) chi cho CĐCS và 2) chi cho các cơ quan CĐ từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (từ CĐ quận, huyện đến LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, TLĐ). + Đối với công đoàn cơ sở: Thực hiện theo các quy định tại QĐ số 1910/QĐ-TLĐ/2014 ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Các khoản chi tại công đoàn cơ sở chia thành 03 nội dung: * Chi cho con người (chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách), không quá 30% số thu KPCĐ, ĐPCĐ được sử dụng theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch TLĐ và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và của TLĐ, nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác, trong trường hợp thiếu, CĐCS phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù với nguồn tài chính được phân bổ; * Chi quản lý hành chính 10% * Chi hoạt động phong trào 60%, việc chi cho hoạt động phong trào do CĐCS quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, chi phát triển
  • 34. 25 đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào [17]. + Đối với các cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên: Thực hiện theo Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn, cụ thể: * Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp: của cán bộ chuyên trách công đoàn ở các cơ quan công đoàn thực hiện theo quy định của Nhà nước. Thanh toán tiền làm làm thêm: các cơ quan công đoàn thực hiện theo TT số 08/2005/TTLB-BNV-BTC và công văn số 11345/BTC-PC ngày 12/09/2005 của BTC. Việc thanh toán làm thêm, làm đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán…. Các cơ quan công đoàn đã khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động hợp đồng) vượt chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào. * Chi quản lý hành chính: Trang cấp thanh toán cước phí điện thoại (theo các mức quy định cụ thể); Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. TLĐLĐVN hướng dẫn cụ thể với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo: Chủ tịch TLĐ được sử dụng một xe ô tô thường xuyên trong thời gian công tác; các Phó Chủ tịch TLĐ được sử dụng xe ô tô đề đưa đón từ nơi ở đến nơI làm việc và đi công tác; các cán bộ lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ, LĐLĐ… có phụ cấp chức vụ từ 0,7 - 1,05 được sử dụng xe ô tô khi cơ quan cử đi công tác. Xu hướng các khoản chi này thực hiện theo hình thức khoán nếu thấy đủ điều kiện và các cá nhân tự nguyện để thực hành tiết kiệm (cần phải được xây dựng mức khoán trong
  • 35. 26 quy chế chi tiêu nội bộ). Định mức sử dụng xe ô tô và giá mua xe ô tô theo quy định của nhà nước. * Chế độ chi phúc lợi: chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi; may trang phục; khám sức khỏe định kỳ; công tác phí; chi tiếp khách, chi hội nghị, hội thảo..... Các khoản chi này thực hiện theo quy định của Nhà nước, TLĐ và được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. * Chi hoạt động phong trào: Chi thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên; chi cho công tác giải quyết trang chấp lao động, bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ tại cơ sở, ký kết thỏa ước lao động tập thể; chi khen thưởng; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (ngắn hạn, dài hạn); chi cho giảng viên, báo cáo viên; chi nghiên cứu khoa học; chi tổ chức các cuộc thi; chi hoạt động xã hội; chi tặng quà, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.... Các khoản chi này cần thực hiện theo quy định của NN, TLĐ nhằm phục vụ tốt các mặt hoạt động của công tác công đoàn ở từng cấp, từng ngành [18]. - Đặc điểm chi tài chính công đoàn: + Theo đúng các nội dung chi, có định hướng, phù hợp với phân cấp quản lý tài chính nhằm thực hiện các chức năng, quyền và nghĩa vụ của công đoàn theo các quy định của pháp luật và của tổ chức công đoàn. + Cân đối trên cơ sở nguồn thu, theo kế hoạch, dự toán được duyệt, phù hợp với đòi hỏi của thực tế phát sinh. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tài chính công đoàn: + Hệ thống tổ chức bộ máy công đoàn. + Các quy định, chế độ, định mức chi của Công đoàn và của Nhà nước. 1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam 1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn - Luật Công đoàn năm 2012; - Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Luật kế toán năm 2015, Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của
  • 36. 27 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/16/2016 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán; - Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết về tài chính công đoàn; - Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; - Quyết định số 2550/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn và Hướng dẫn số 22/HD-TLĐ ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn; 1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng - Bộ máy kế toán tài chính công đoàn chính là bộ máy quản lý tài chính công đoàn theo 4 cấp tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn đã đề cập ở trên (sơ đồ 1.1); - Các cấp công đoàn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Các khoản thu, chi tài chính của công đoàn phải được ghi chép, phản ảnh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán. Kế toán phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán đơn vị HCSN về chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ kế toán, bàn giao kế toán, ...; - Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị kế toán công đoàn là hình thức chứng từ ghi sổ; - Đơn vị tiền tế sử dụng là đồng Việt Nam (VND); - Năm tài chính từ 01/01 - 31/12 hàng năm.
  • 37. 28 1.3.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn 1.3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng - Các đơn vị kế toán công đoàn sử dụng các chứng từ kế toán theo Thông tư 107/2017 áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; - Riêng kế toán thu, chi tài chính công đoàn sử dụng chủ yếu các chứng từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ đề nghị thanh toán, tạm ứng, biên lai thu tiền; - Ngoài ra kế toán còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quy định của TLĐLĐVN: ủy nhiệm thu, giấy báo ngân hàng. Danh mục chứng từ kế toán sử dụng được hệ thống hóa tại bảng 1.1 Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn TT Tên chứng từ Số hiệu 1 Bảng thanh toán tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách C02a-HD 2 Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn. C05-HD 3 Giấy đi đường C06-HD 4 Phiếu thu C30-BB 5 Phiếu chi C31-BB 6 Giấy đề nghị tạm ứng C32-HD 7 Giấy thanh toán tạm ứng C33-BB 8 Biên bản kiểm quỹ tiền mặt C34-HD 9 Giấy đề nghị thanh toán C37-HD 10 Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn C40a-HD 11 Phiếu thăm hỏi đoàn viên C11-TLĐ 12 Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn C12-TLĐ 13 Quyết định trợ cấp khó khăn C13-TLĐ 14 Thông báo đóng KPCĐ C14-TLĐ 15 Thông báo cấp KPCĐ C15-TLĐ 16 Đề nghị đóng kinh phí công đoàn C16-TLĐ 17 Bản xác nhận về việc đóng KPCĐ C17-TLĐ 18 Ủy nhiệm thu, Giấy báo ngân hàng, lệnh chuyển tiền Nguồn: Hướng dẫn số 270 (11/3/2014) của TLĐLĐVN
  • 38. 29 1.3.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán tài chính công đoàn nói chung, kế toán thu, chi tài chính công đoàn nói riêng sử dụng chủ yếu tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính (Phụ lục số 1.1). Bên cạnh đó, do đặc thù của các khoản thu, chi tài chính công đoàn TLĐLĐVN bổ sung một số tài khoản riêng trong hệ thống kế toán công đoàn như sau: *) Bổ sung 3 tài khoản cấp 1 (02 tài khoản trong bảng, 01 tài khoản ngoài bảng)  Tài khoản 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới  Tài khoản 516 - Thu tài chính công đoàn + TK 5161 - Thu đoàn phí công đoàn + TK 5162 - Thu kinh phí công đoàn + TK 5168 - Thu khác  Tài khoản 016 - Phải thu tài chính công đoàn + TK 0161- Đoàn phí công đoàn phải thu + TK 0162 - Kinh phí công đoàn phải thu *) Bổ sung 03 tài khoản cấp 2  Tài khoản 4216 - Thặng dư (thâm hụt) của hoạt động tài chính công đoàn  Tài khoản 4316- Quỹ thuộc hoạt động công đoàn Việt Nam, chi tiết: - TK 43161- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất + TK 431611- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất bằng tiền + TK 431612- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất hình thành TSCĐ - TK 43162- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn + TK 431621- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn bằng tiền + TK 431622- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn hình thành TSCĐ - TK 43163- Quỹ hoạt động thường xuyên - TK 43164- Quỹ bảo vệ người lao động  Tài khoản 6113- Chi phí hoạt động công đoàn, chi tiết:
  • 39. 30 - TK 61131- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động - TK 61132- Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động - TK 61133- Chi phí quản lý hành chính - TK 61134- Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương - TK 61135- Chi của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở - TK 61138- Chi khác *) Chi tiết một số tài khoản cấp 3,4 phục vụ công tác kế toán công đoàn  Tài khoản 1388- Phải thu khác, chi tiết: - TK 13881- Phải thu cấp trên về TCCĐ - TK 13882- Phải thu cấp dưới về TCCĐ - TK 13888- Phải thu khác  Tài khoản 3378 - Tạm thu khác, chi tiết: - TK 33781- Tạm thu từ hoạt động đấu thầu - TK 33782- Tạm thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ - TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn, chi tiết: + TK 337861- Tạm thu đoàn phí công đoàn + TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn + TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ - TK 33788- Các khoản tạm thu khác  Tài khoản 3388- Phải trả khác, chi tiết: - TK 33881- Phải trả cấp trên về TCCĐ - TK 33882- Phải trả cấp dưới về TCCĐ - TK 33883- Phải trả nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở - TK 33888- Phải trả khác 1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn theo các cấp dự toán: cấp tổng dự toán (gồm các đơn vị kế toán cấp TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp huyện, quận, thị xã) và đơn vị dự toán cơ sở (đơn vị kế toán các cơ quan công đoàn và đơn vị công đoàn cơ
  • 40. 31 sở). Vì vậy kế toán thu tài chính công đoàn luận văn tiếp cận theo đơn vị kế toán các cấp dự toán. 1.3.4.1. Kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị kế toán cấp tổng dự toán (TLĐ, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở) - Tại các đơn vị kế toán cấp tổng dự toán nguồn thu tài chính nguồn thu tài chính công đoàn chủ yếu gồm: + Thu đoàn phí công đoàn + Thu kinh phí công đoàn + Thu khác - Các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 516 – thu tài chính công đoàn. Chi tiết với 3 tài khoản cấp 2 tương ứng với 3 khoản thu + TK 5161: Thu đoàn phí công đoàn + TK 5162: Thu kinh phí công đoàn + TK 5168: Thu khác  Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản 516 + Tài khoản này dùng cho các đơn vị kế toán công đoàn để phản ánh các khoản thu tài chính công đoàn đơn vị được sử dụng bao gồm: . Thu đoàn phí công đoàn; . Thu kinh phí công đoàn; . Thu khác của tổ chức công đoàn: Thu hoạt động kinh tế do công đoàn tổ chức, thu từ các hoạt động văn hóa thể thao, thu các đơn vị sự nghiệp nộp nghĩa vụ lên cấp trên,… + Khi phát sinh các khoản thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, các khoản thu luân chuyển nội bộ theo tỷ lệ phân phối đơn vị phản ánh vào TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn. Định kỳ, đơn vị xác định số phân phối cho cấp trên, cấp dưới; phần đơn vị được sử dụng là nguồn thu của đơn vị và hạch toán vào TK 516- Thu tài chính công đoàn. + Cuối năm, kết chuyển toàn bộ số thu tài chính công đoàn vào TK 911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số
  • 41. 32 chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động công đoàn được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. + Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết theo các nội dung thu tài chính công đoàn phát sinh tại đơn vị. - Bên cạnh đó, các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 33786 – tạm thu tài chính công đoàn.  Nguyên tắc kế toán tài khoản 33786 + Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu tài chính công đoàn phát sinh tại đơn vị nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu ngay. Các khoản tạm thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Tạm thu đoàn phí công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn và tạm thu tài chính công đoàn nội bộ. + Các khoản tạm thu đoàn phí công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn chỉ được hạch toán tại đơn vị được phân cấp thu. + Đơn vị xác định số phải nộp cấp trên, số cấp cho cấp dưới, số phải trả nơi chưa thành lập CĐCS và số được để lại đơn vị theo tỷ lệ phân phối trên cơ sở số thực thu và số phải thu tài chính công đoàn nội bộ nếu xác định được chắc chắn. + Trường hợp thu kinh phí công đoàn qua hệ thống tài khoản công đoàn Việt Nam, đơn vị được phân cấp thu phải phản ánh toàn bộ số thu kinh phí công đoàn vào TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn để theo dõi việc phân bổ kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn. + Đối với đơn vị không được phân cấp thu khi nhận được kinh phí cấp dưới nộp lên hoặc cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối thì đơn vị phản ánh số kinh phí nhận được vào TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ để theo dõi. + Khi đối chiếu hoặc quyết toán với đơn vị cấp trên, cấp dưới nếu phát sinh số phải thu về tài chính công đoàn, đơn vị phản ánh vào TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn để theo dõi. + Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tạm thu tài chính công đoàn, khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu được chuyển sang tài khoản
  • 42. 33 TK 33786 TK 111,112 (1) Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ tại ĐV được phân cấp thu (2) Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ do cấp dưới nộp lên, Cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối (3) 2% số KPCĐ phân phối cho TLĐ vào TK tiền gửi TK 016 TK 1388 (4b) TK 3388 (5) Tại ĐV được phân cấp thu, căn cứ số KP đã phân phối tự động phản ánh số đã trả cho các ĐV theo tỷ lệ (4b) Đồng thời ghi 4b. Nợ TK 016 (4a) Xác định số phải thu cấp trên, cấp dưới về tài chính công đoàn khi quyết toán doanh thu tương ứng. Tk 33786 mở chi tiết 3 tài khoản cấp 2 + TK 337861: Tạm thu đoàn phí công đoàn + TK 337862: Tạm thu kinh phí công đoàn + TK 337863: Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ - Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản 111, 112, 1388, 3388.... *) Nội dung phản ánh các nghiệp vụ kế toán thu tài chính công đoàn 1) - Căn cứ vào dự toán kế toán phản ánh số tạm thu về đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn vào TK 33786, khi có quyết toán được duyệt, kế toán xác định số phải thu, phải trả cho các đơn vị cấp trên, cấp dưới. - Hạch toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn được khái quát qua sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
  • 43. 34 (1) Kết chuyển số ĐPCĐ, KPCĐ đơn vị được hưởng TK 3388 (2b) Đồng thời kết chuyển doanh thu tương ứng phần đã chi cho ĐV (2a) Phản ánh số phân phối cho cấp chưa thành lập công đoàn cơ sở trên,cấp dưới, số phải trả chưa thành lập công đoàn cơ sở (4) Cấp trả KP cho đơn vị khi thành lập CĐCS và nộp ĐPCĐ, KPCĐ lên cấp trên, cấp cho cấp dưới TK 111,112 (3) Phản ánh các khoản thu khác 2) Khi xác định được số đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn đơn vị được sử dụng, kế toán phản ánh số thu tài chính công đoàn về TK 516, đồng thời phản ánh số phân phối cho cấp trên, cấp dưới, số phải trả nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, phản ánh thu tài chính công đoàn khác được khái quát theo sơ đồ 1.3 TK 516 TK 3378 Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
  • 44. 35 3) Kế toán các khoản phải thu, phải trả khác giữa các cơ quan công đoàn khái quát qua sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN 1.3.4.2. Kế toán thu tài chính công đoàn tại đơn vị dự toán cấp cơ sở Các đơn vị dự toán cấp cơ sở (các công đoàn cơ sở) được phân cấp thu đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn (đối với đơn vị hành chính sự nghiệp), sau đó nộp công đoàn cấp trên theo tỷ lệ quy định. Riêng các doanh nghiệp, toàn bộ số thu kinh phí công đoàn 2% do giám đốc doanh nghiệp nộp thẳng về TLĐ và công đoàn cơ sở doanh nghiệp được cấp về phần kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, tại các công đoàn cơ sở có thể phát sinh các khoản thu khác (chuyên môn hỗ trợ ). Nội dung kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở có thể khái quát theo sơ đồ 1.5 TK 33886 TK 1388 TK 111,112 (1a) Xác định số phải thu cấp trên, cấp dưới về TCCĐ (2a) Thu được số phải thu TK 3388 TK 016 (3) Bù trừ số phải thu, phải trả của 1 đối tượng (1b) Đồng thời ghi tăng số phải thu (2b) Đồng thời ghi giảm số phải thu
  • 45. 36 TK 5161,5162 TK 33786 TK 111,112 Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN 1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn 1.3.5.1. Kế toán chi tài chính công đoàn tại các đơn vị cấp tổng dự toán (TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở). - Tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán, các khoản chi tài chính công đoàn chủ yếu phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn, chia làm 3 nhóm (chi lương, các khoản tính theo lương; chi quản lý hành chính và chi Phản ánh số được sử dụng theo tỷ lệ quy định Thu ĐPCĐ, KPCĐ tại cơ sở TK 5168 TK 3388 (1,2) Xác định số phải nộp cấp Số thu TCCĐ khác tại đơn vị trên về ĐPCĐ, KPCĐ Khi nộp ĐPCĐ, KPCĐ về cấp trên
  • 46. 37 hoạt động phong trào). Kế toán sử dụng chủ yếu tài khoản 6113 – chi phí hoạt động công đoàn, chi tiết theo 6 nội dung cơ bản: + TK 61131: Chi bảo vệ, chăm lo đoàn viên, người lao động + TK 61132: Chi tuyên truyền đào tạo đoàn viên, người lao động + TK 61133: Chi quản lý hành chính + TK 61134: Chi lương, tiền công khác cho người lao động + TK 61135: Chi của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở + TK 61138: Chi khác - Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản 6113 + Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động công đoàn. + Đơn vị thực hiện chi theo đúng định mức và tiêu chuẩn của các khoản chi, tuân thủ các quy định của cơ quan Nhà nước và Tổng Liên đoàn. + Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc dự toán hàng năm của đơn vị và những khoản chi phát sinh không có trong dự toán hằng năm nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Ngoài ra, tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán còn phát sinh các khoản chi như: Cấp kinh phí công đoàn cho đơn vị cấp dưới, chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho đoàn viên và người lao động.... Kế toán sử dụng các tài khoản có liên quan như 332, 346, 111, 112.... - Nội dung kế toán chi tài chính công đoàn tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán có thể khái quát theo sơ đồ 1.6
  • 47. 38 N Đ tiền công phải (1a)Tiền lương TK 334 L h 6 4 2 tra c t s rt est 100 100 TK 6113 TK 111,112 TK 346 80 80 0 60 Eas East 0 40 We tW (6) Các khoản chi sai không (8) Cấp kinh phí cho 0 20 0 0 TK 332 oNo hNorth được duyệt, phải thu hồi cấp dưới 1st Qt 1 rst2 Q nt d rQ 2 tn rd 3Q rd tr Q3 trd4 Q th trQ4 tr th Qtr (2a)Trích BHXH, BHYT BHTN, KPCĐ TK 152,153 (3) Chi NVL, công cụ dụng cụ cho hoạt động công đoàn TK 516 TK 33883 TK 331 (4) Phải trả dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán TK 111,112 (5)Chi hđ CĐ bằng tiền (7a) Chi cho cơ sở chưa thành lập CĐ Sơ đồ 1.6. Chi tài chính công đoàn cấp tổng dự toán Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN (7b) Đồng thời kết chuyển doanh thu tương ứng với phần đã chi lư (1b) Thanh toán tiền lương, tiền công (2b) Chi nộp các khoản tính theo lương
  • 48. 39 1.3.5.2. Kế toán chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở (các công đoàn cơ sở) - Tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở, các khoản chi tài chính công đoàn được thực hiện theo Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguồn tài chính để chi gồm 60% đoàn phí công đoàn, 70% kinh phí công đoàn được để lại cơ sở và 100% thu khác tại cơ sở. Trường hợp đặc biệt có thể được công đoàn cấp trên hỗ trợ ngoài tỷ lệ được sử dụng (theo dự toán đã được duyệt). - Theo quy đinh của TLĐ, tài chính công đoàn tại cơ sở chủ yếu dùng để chi cho hoạt động phong trào (60%), chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách (30%), còn lại chi quản lý hành chính (10%). Toàn bộ các khoản chi được tập hợp trên tài khoản 6113, theo sơ đồ 1.7 như sau: TK 111,112 TK 6113 Các khoản chi phí hoạt động phát sinh bằng TK 152,153 tiền tại đơn vị NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt TK 334,332 hoạt động công đoàn Các khoản tiền lương phải trả và các khoản TK 331 trích theo người phải nộp Các khoản hàng hóa, dịch vụ mua ngoài phải trả nhà cung cấp Sơ đồ 1.7. Chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
  • 49. 40 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thu, chi tài chính công đoàn: Khái quát về tài chính công đoàn, quản lý tài chính công đoàn và kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam. Những nội dung về kế toán thu, chi tài chính công đoàn được trình bày và phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để phân tích chi tiết thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam được trình bày trong Chương 2.
  • 50. 41 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam 2.1.1. Quá trình hìnhthành và phát triển Công đoàn Viên chức Việt Nam Cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Viên chức xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX dưới hình thức các hội, đoàn (Hội Ái hữu Viên chức ngành lục lộ Bắc Kỳ, Hội Trí tri của trí thức, Hội Quan nhạ của nghệ nhân, Hội Hợp thiện của Viên chức nghèo, Hội Ái hữu thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, sau Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất, năm 1950 có Ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn các cơ quan Chính phủ. Sau hòa bình (1954) có liên hiệp Công đoàn các cơ quan Trung ương (1957-1978). Công đoàn Viên chức Việt Nam ra đời không chỉ trên cơ sở các tổ chức tiền thân, trong xu thế chung của phong trào công nhân công đoàn quốc tế mà còn dựa trên những cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa VII), ngày 02/10/1993, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ra Quyết định số 1225/QĐ-TLĐ thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam. Kể từ khi chính thức hoạt động (tháng 12/1993), Ban vận động đã tiến hành nhiều hoạt động khẩn trương, thiết thực và có hiệu quả, trong đó có những đợt thăm dò ý kiến các nhà khoa học, các cán bộ lão thành của Tổng Liên đoàn, các cán bộ công đoàn cơ sở, các công đoàn bộ, ban, ngành Trung ương; tổ chức các cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội và nhiều địa phương…nhằm xây dựng đề án thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam có căn cứ khoa học và thực tiễn trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  • 51. 42 Sau 6 tháng hoạt động tích cực, ngày 19/5/1994, Ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam đã có tờ trình và đề án về việc thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tờ trình nêu rõ: “Đến nay, việc thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của công chức, viên chức nước ta, được các cấp công đoàn, các cơ quan Đảng, Nhà nước đồng tình ủng hộ và đây cũng là việc làm để thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam là phải phát triển công đoàn ngành, nghề theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam; đồng thời Công đoàn Viên chức ở một số nước và Công đoàn quốc tế cũng tỏ thái độ sẵn sàng quan hệ hợp tác”. Ngày 02/7/1994, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Quyết định số 739/QĐ-TLĐ thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam. Theo Quyết định này, Công đoàn Viên chức Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo trực tiếp công đoàn các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể Trung ương đồng thời phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố. Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn Viên chức Việt Nam gồm 17 thành viên. Ngày 15/8/1994, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), lễ ra mắt Công đoàn Viên chức Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Sự ra đời của Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII đề ra; đồng thời thể hiện ý nguyện của đông đảo công chức, viên chức trên cả nước, cũng như các cấp công đoàn cơ sở, thể hiện sự lớn mạnh của phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động và Công đoàn Việt Nam. Đây cũng là một mốc son mới đánh dấu sự phát triển của quá trình hòa nhập giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức công đoàn quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn đối với