SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về khoa học nói chung và khoa học lâm
nghiệp nói riêng. Để hệ thống hóa lại kiến thức đã học, đồngthời bước đầu làm
quen với côngtác nghiên cứukhoa học và thực tế sản xuất, được sựđồng ý của
khoa Lâm học – trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện khóa luận
tốt nghiệp với chuyên đề: “Quyhoạch pháttriển sản xuất Nông Lâm nghiệp
xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025”.
Lời mở đầu cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô giáo
trong Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm học và các thầy cô trong bộ môn
điều tra quy hoạch rừng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, rèn luyện cho tôi cả
về đạo đức và kiến thức cần có của một người làm công tác khoa học trong
những năm tháng tôi là sinh viên dưới mái trường Đại học Lâm nghiệp.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn nhiệt tình
quý báu và đầy trách nhiệm của thầy giáo – người đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp: GS.TS. Trần Hữu Viên.
Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã
Yên Sở - huyện Hoài Đức - T.P Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
tốt cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, nhưng vì bị hạn chế bởi thời gian
cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên bài khóa luận này của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ phía các thầy cô, qua đó sẽ giúp tôi học hỏi thêm kinh
nghiệm và hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Giang
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 2
1.1. Trên thế giới........................................................................................ 2
1.2. Trong nước ........................................................................................... 5
1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy hoạch
phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp........................................................... 8
PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 10
2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu.......................................... 10
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 10
2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở............................ 10
2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ................................ 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 11
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 11
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 12
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 17
3.1. Điều kiện cơ bản của xã Yên Sở ......................................................... 17
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 17
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................... 22
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Yên Sở.................................................... 31
3.1.4. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở ................................................. 34
3.1.5. Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025............. 36
3.1.6. Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở................. 37
3.1.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội................................... 38
3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở .................. 40
3.2.1. Căn cứ, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế................................ 40
3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025.... 42
3.2.3. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp.......................... 46
3.2.4. Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện cho kỳ đầu 2015 – 2020.... 47
3.2.5. Ước tính đầu tư và hiệu quả cho phương án quy hoạch phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp................................................................................ 51
3.2.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp................................................................................ 55
PHẦN 4. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .............................. 58
4.1. Kết luận............................................................................................. 58
4.3. Khuyến nghị ...................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Giải nghĩa
1 FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 VSMT Vệ sinh môi trường
6 HTX Hợp tác xã
7 TTCN - XD Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạng
9 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
10 NLKH Nông lâm kết hợp
11 NXB Nhà xuất bản
12 LNXH Lâm nghiệp xã hội
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Yên Sở (2010 - 2014) ...... 23
Biểu 3.2: Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất năm 2014............... 31
Biểu 3.3: Quy hoạch sử dụng đất xã Yên Sở đến năm 2025 ........................ 43
Biểu 3.4: Phân bổ đất sản xuất nông nghiệp 2025....................................... 46
Biểu 3.5: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn khác nhau........... 47
Bảng 3.6: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây ăn quả.................. 53
Bảng 3.7: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây Keo lai và cây Bạch
đàn........................................................................................................... 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên của thế giới cũng như Việt Nam đã và
đang bịthu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Tìnhtrạng môi trường ngày
càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch
bệchxảy ra ngày một tăng cao. Nguyên nhân dẫnđến tìnhtrạng trên là do áp lực
về dân số, kéo theo nhiều hoạtđộngsảnxuất kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời
pháttriển các ngành côngnghiệp, sự đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Chính
vì vậy, việc quyhoạch, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên cũng
như xây dựng nền nông lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm riêng
của một quốc gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại.
Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên
cho phát triển nông thôn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng
như chương trình 135, chính sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón, dồn
điền đổi thửa, chương trình phát triển bền vững, cho người dân vay vốn phát
triển nông lâm nghiệp với lãi suất thấp… Sau thời gian những chính sách ấy
đi vào đời sống, đã cho thấy có sự chuyển mình mạnh mẽ, bước đầu đạt được
những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, những kết quả đó chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi thế
của nước ta, nông nghiệp đã phát triển nhưng vẫn còn manh mún thiếu quy
hoạch nên chưa phát huy được tiềm năng của một nước nông nghiệp, lâm
nghiệp. Dù bước đầu đáp ứng được cuộc sống của người dân, nhưng lợi
nhuận đem lại từ nghề rừng chưa cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi
mới cách thức sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ
tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao ảnh hưởng đến môi trường và phát sinh
nhiều bức xúc.
Yên Sở là xã thuộc huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội, là một xã nằm bên
sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Là huyện có thế mạnh
phát triển công nghiệp – đô thị, dịch vụ nhưng huyện vẫn còn trên 80% dân số
sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông lâm nghiệp khoảng 314,05 ha,
2
xã Yên Sở được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, không chỉ
phát triển nông lâm nghiệp truyền thống, thuần túy mà còn hướng tới công
nghệ cao; tiến hành tổ chức lại sản xuất, gắn nền nông lâm nghiệp với phát
triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị.
Nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư phát
triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống của bà con trong
toàn xã. Tuy nhiên, nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã còn tồn tại nhiều
khuyết điểm: Khai thác sử dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ khoa học còn
yếu kém, tư liệu sản xuất đơn giản, kỹ thuật canh tác truyền thống, một số
vùng vẫn còn độc canh cây lúa…
Vậy vấn đề đặt ra là cần khắc phục những khó khăn đó, để phát huy
được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của xã phát triển một cách bền
vững, ổn định, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Xuất phát từ
những thực trạng trên tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Quy
hoạch phát triển sản xuấtNông Lâm nghiệp xã Yên Sở- huyện Hoài Đức –
T.P Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025”.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản xuất nông lâm nghiệp có vai trò và tầm quan trọng rất lớn đối với đời
sống của con người. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp
đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên khắp các Châu lục, tại nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu về quy
hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất. Những
nghiên cứu này mặc dù đã được thực hiện trên nhiều khía cạnh, đối tượng khác
nhau song đến thời điểm này thì tất cả các công trình nghiên cứu đều hướng tới
mục đích chính là sử dụng đất đai, phát triển nông lâm nghiệp một cách hiệu
quả và bền vững.
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới quy hoạch phát triển nông thôn đã được đề cập và nhắc tới
từ rất sớm. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đó là những hệ thống nông
nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn
hơn thời gian bỏ hóa (Conklin 1957).
Mô hình SALT1 (Sloping Agriculture Land Technology) với cơ cấu 25%
cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
Mô hìnhSALT2(Sim pleagro – LivestochTechnology)vớicơ cấu40% nông
nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% công nghiệp + 20% làm nhà ở và chuồng trại.
Mô hình SALT3 (Sustainable agor – forest land Technology) với cơ cấu
40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp.
Mô hình SALT4 (Small Agro – Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu
60% lâm nghiệp + 15% nông nghiệp + 25% cây ăn quả.
Các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp
hài hòa giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ
sở có sự nghiên cứu phân bố các loại đất đai một cách hợp lý, khoa học nhằm
tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững nhất về mặt môi trường sinh thái.
3
Quy hoạch nông lâm nghiệp được xác định là một chuyên ngành bắt đầu
bằng việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII theo Orschowy vào thời gian này quy
hoạch quản lý rừng, nông nghiệp và lâm sinh ở Châu Âu phát triển ở mức cao
trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về
phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính, nông
nghiệp, nhằm đáp ứngcác nhucầuvề pháttriển tất cảcác ngành kinh tế trong vùng.
Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa
tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất theo lãnh thổ của các vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chuyên
môn hóa một cách hợp lý. Là biện pháp sử dụng đất đai, lợi dụng các yếu tố tự
nhiên, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật…
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế
Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nhu cầu về
gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ
phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản
xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần
phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu
dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm
nghiệp đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Đến đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở
giải quyết việc “Khoanhkhuchặtluân chuyển”, có ý nghĩa là đem trữ lượng hoặc
diện tíchtài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến hành
khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương pháp này
phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ XIX, phương thức kinh doanh
rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kì khai
thác dài, phương thức kinh doanh “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ
cho phương thức “chia đều” của Harting. Ông đã chia chu kì khai thác thành
4
nhiều thời kì lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến
năm 1816, xuất hiện phương pháp khai thác “phân kì lợi dụng” của H.cotta và
cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sauđó, phươngpháp“bìnhquânthuhoạch”rađời. Quanđiểmphương pháp
này là giữ đềumức thu hoạchtrongkì khaithác hiện tại, đồngthời vẫn đảm bảo thu
hoạchđượcliên tục trongchukì sau. Đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện phương pháp
“lâm phầnkinhtế”củaJudeich,phươngphápnàykhác vớiphươngpháp “bìnhquân
thu hoạch”vềcăn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch
được nhiềutiền nhất sẽđược đưavào diện khai thác. Hai phương pháp “lâm phần
kinh tế”và “bình quân thu hoạch” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức
rừng khác nhau và tổ chức kinhdoanh. TheoFAO đãđịnhnghĩavềđất đai như sau:
“Đấtđailà mộttổngthểvật chất bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không
gian tựnhiêncủatổngthểvậtchấtđó”.Vềmặt bảnchấtcầnđượcxác địnhdựa trên
quanđiểm nhận thức, đấtđailà đốitượngcủacác mốiquan hệ sản xuất trong tất cả
lĩnh vực. Việc sửdụngnguồnđấtđai được coi như là việc sử dụng tư liệu sản xuất
đặc biệt, nó gắn với sự phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch là sự phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức mộtcáchhợp lýcó khoahọc các
mục tiêu sử dụng đất và đề xuất sử dụng đất theo một trật tự nhất định trong một lãnh thổ,
khu vực hoặc mộtđịa phương đểđạtđược hiệu quả cao nhất về mặt sửdụng đất.
Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất
khác nhau. Theo Dent (1988 - 1993): “Quy hoạch sử dụng đất như là phương
tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc
đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự
lựa chọn này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên
chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai”.
Theo Mohammed (1999): “Những từ vựng kết hợp với những định nghĩa
về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán
những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó quy
5
hoạch sử dụng đất, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho
kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì”.
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trọng tâm thì
định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai được đổi lại như sau: “Quy hoạch sử
dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành
động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền
nhất” (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng
của quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để
làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng
đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên
quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn
tài nguyên và những tác độngđến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là
một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công.
1.2. Trong nước
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy
hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công
nghiệp chế biến, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự
án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc
thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát
triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu
đó theo hướng chuyên môn hóa tập trung kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực
hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu
cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.
- Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm
sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì
nhiêu của đất.
- Tạo điều kiện đểứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
6
Quyhoạchlâm nghiệp liên quanrấtnhiều đếncác hoạtđộngsảnxuấtcủacác
ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của vùng, khu
vực cũngnhư nhu cầucủatừng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem
xét mối quan hệ này, đặc biệt xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đã có nhiều
thay đổitrongcáchtiếp cậntrongxâydựng phương án quy hoạch, thay vì các quy
hoạchthườngdo mộtnhómchuyêngiaxây dựngtrên cơ sở các luậncứkhoahọc về
rừng, đất… thườngbỏ quênmốiquanhệvới dâncưtại chỗ, chúng ta đã từng bước
tổ chức quy hoạch ở cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Như
việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông
theo phương pháp điều chế hạt…
Đến năm 1955 - 1957 tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên
rừng.Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến
năm 1960 - 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được
tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực
lượng điều tra quy hoạch của các Sở lâm nghiệp (nay là Sở NN&PTNT) không
ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của nước ngoài cho
phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta.
Năm 1994, Tổng cục địa chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai công
tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 - 2000. Trong đó
việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho rừng để sử dụng vào
mục đích khác cũng như đề cập đến. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử
dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương,
các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.
Nguyễn Xuân Quát (1996), đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề
xuất mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi
rừng ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra những tập đoàn cây trồng thích hợp cho các
7
mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững trong công trình nghiên cứu “Sử dụng
đất tổng hợp và bền vững”.
Phương pháp tiếp cận nông thôn có người dân tham gia được đề cập trong
chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiêp của trường Đại học Lâm nghiệp:
Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình
(1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn.
Song song với việc tiến hành áp dụng các công tác quy hoạch lâm nghiệp
trong thực tiễn sản xuất, môn quy hoạch lâm nghiệp cũng đã được đưa vào
giảng dạy ở các trường Đại học. Nội dung của giáo trình chủ yếu phục vụ cho
việc tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức cho rừng đồng tuổi với ít loài cây
chưa phù hợp với điều kiện lập địa nước ta có một bộ phận rất lớn rừng tự nhiên
khác tuổi với nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh
mà chưa giải quyết sâu sắc về tổ chức và quản lý rừng.
Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân, GS.TS Trần Hữu Viên (1999) đã kết hợp phương pháp
quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại
một số vùng có dự án tại Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm
và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.
Theo chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020
một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch
nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với
quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả
thi. Chưa quy hoạch ba loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phận ổn
định trên thực địa”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành
lâm nghiệp của nước ta hiện nay.
Quyhoạchtổngthểpháttriển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìnđếnnăm 2030 đãđược chínhphủphêduyệtvớinộidung: Quy hoạch phát
triển sảnxuất nôngnghiệp (bao gồmnôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản)phảitheo
hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền
8
vững củanền nôngnghiệp, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ, gắn kết chặtchẽsảnxuất vớicôngnghiệp bảo quản, chế độ và thị trường tiêu
thụ; tíchtụruộngđất, hìnhthànhcác vùngsản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi
cơ cấulao độngtrongnôngnghiệp, nôngthôn,cóhệthốngchínhsáchđảm bảo huy
độngcao cácnguồnlực xãhội, trước hếtlà đấtđai, lao động, rừngvà biển, phát huy
sức mạnh hội nhập quốc tế và hỗ trợ của nhà nước.
Trên cơ sở xây dựng các phương pháp và nghiên cứu áp dụng những
thành tựu đạt được của thế giới vào thực tiễn ở nước ta trong lĩnh vực quy hoạch
sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp đã và đang có nhiều công
trình được tiến hành tại hầu hết các vùng miền, các địa phương trong cả nước
mang lại hiệu quả lớn cho người dân từ đó phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy
hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp
- Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
nêu: “Nhà nước thống nhất quyền quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho
các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn
điều chỉnh thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6thông qua Luật số:29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 13/8/2009 về quy định bổ
sung về quy hoạch sửdụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình mục tiệu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020.
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
9
- Nghị định 64/CP, nghị định 01/CP, nghị định 02/CP của Thủ tướng
Chính phủ về giao đất nông lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức
và hộ gia đình.
- Luật đất đai năm 2013.
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
16/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày
9/01/2012 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02 tháng 06 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
10
PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế cho xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội nói riêng và phát
triển kinh tế cho xã hội nói chung giai đoạn 2015 - 2025.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý
sử dụng đất đai tài nguyên của xã Yên Sở làm cơ sở cho công tác quy hoạch
phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp.
Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở -
huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương.
2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp của
xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Yên Sở - huyện Hoài
Đức – T.P Hà Nội.
- Giới hạn: Tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông
lâm nghiệp làm cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở
- Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở
- Điều kiện cơ bản của xã: tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên nông lâm nghiệp.
- Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025.
11
- Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở.
- Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
- Xác định căn cứ, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025.
- Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện.
- Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cho phương án quy hoạch phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan tới vấn
đề phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Yên Sở được cập nhập
qua các thời kỳ và trong năm, về các tài liệu có liên quan sau:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên của xã: Vị trí địa lý, đặc điểm về điều
kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, đất đai…
+ Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng cơ sở
hạ tầng, trồng trọt, chăn nuôi và xu hướng phát triển…
+ Tài liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã.
+ Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã
+ Các chương trình dự án đã, đang và sẽ đầu tư tại xã. Các số liệu thống
kê về đất đai và cơ sở hạ tầng.
+ Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy
2.3.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa chọn lọc các số liệu có
sẵn đồng thời thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất… bổ sung các tính
chất chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật.
Điều tra thực địa về các loại hình sử dụng đất trong địa bàn.
12
Điều tra hiệu quả các mô hình sản xuất, cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã
nghiên cứu…
2.3.1.3. Phương pháp PRA
Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông của xã và người dân xung quanh khu
vực nghiên cứu nhằm thu thập nguồn thông tin của cư dân địa phương trong
việc phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên:
+ Gặp gỡ trao đổi thông tin với cán bộ phòng ban của xã, huyện về tình
hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình kinh tế xã hội.
+ Kinh tế hộ, mức thu nhập bình quân của từng hộ trong xã Yên Sở…
+ Tập quán canh tác, mức độ ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng hiện nay.
Để xác định được những thuận lợi, khó khăn trong việc đề xuất các loài cây
trồng và mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở phân tích, tính toán, xử lý tổng hợp tài liệu sẵn có và thu thập
số liệu ngoài thực tế, chúng ta tiến hành tổng hợp và đánh giá cơ sở cho việc
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã:
2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó làm cơ sở đề
xuất các giải pháp.
S (Strength): Điểm mạnh
W (Weakness): Điểm yếu S W
O (Opprtunities): Cơ hội O T
T (Threats): Thách thức
2.3.2.2. Phươngpháptổng hợp phân tích thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh
tế xã hội
Sau khi thu thập được các số liệu từ UBND xã Yên Sở, các phòng ban có
liên quan và bổ sung bằng việc điều tra trực tiếp ngoài thực địa, các thông tin
được tổng hợp và phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện cơ bản của
13
xã đối với sản xuất nông – lâm nghiệp và các số liệu về hiện trạng sử dụng đất,
cơ cấu kinh tế xã qua các năm, thống kê về các loài cây trồng, vật nuôi được
tổng hợp, phân tích theo các nhóm và các biểu sau:
+ Về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn…
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình
sản xuất nông lâm nghiệp…
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được
xây dựng bằng phần mềm Mapinfo, Microstation.
Biểu 3.1: Biểu hiện trạng sử dụng đất
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD
Tổng diện tích đất tự nhiên
Biểu 3.2: Biến động cơ cấu kinh tế xã qua các năm
STT Chỉ tiêu Năm … Năm … Năm …
1 Nông nghiệp
2 Tiểu thủ công nghiệp
3 Dịch vụ
4 Thu nhập bình quân
Biểu 3.3: Biểu điều tra về trồng trọt
STT Loài cây Giống Diện tích Năng suất
1
2
…
Biểu 3.4: Biểu điều tra về chăn nuôi
STT Loài vật nuôi Số lượng Năng suất
1
2
…
14
2.3.2.3. Phương pháp phân tích hiệu kinh tế và môi trường
*) Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:
Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai,
tài nguyên và nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp để quy hoạch phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp cho xã. Xử lý bằng 2 phương pháp sau:
a. Phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác
động của các nhân tố thời gian.
Tổng lợi nhuận: P = Tn – (CP + T)
Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP*100
Hiệu quả vốn đầu tư: PV = P/Vdt*100
Trong đó: P là tổng lợi nhuận 1 năm.
Tn là tổng thu nhập 1 năm.
CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm nhất.
Vdt là tổng thuế phải đóng.
b. Phương pháp động
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất.Các số liệu được
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy
tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), tỷ xuất thu hồi nội
bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại thu nhập và chi phí (BCR).
+ Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (NPV) thực hiện các hoạt
động sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
Công thức: NPV=
 

n
t
t
t
t
r
C
B
1 )
1
(
(3.1)
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n là tổng số năm của chu kì đầu tư
r là tỷ lệ lãi suất (%)
15
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các
phương thức canh tác, NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
NPV = 0 Hòa vốn
NPV > 0 Có lãi
NPV < 0 Thua lỗ
+ Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí (BCR) là thương số của toàn bộ
thu nhập so với chi phí sau khi triết khấu đưa về hiện tại.
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
Công thức: BCR=






 n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
r
B
CPV
BPV
1
1
)
1
(
)
1
(
(3.2)
Trong đó: BCR: là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BPV: là giá trị hiện tại của thu nhập.
CPV: là giá trị hiện tại của chi phí.
n: giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng
cao, cụ thể:
BCR >1 Sản xuất có lãi
BCR = 1 Hoà vốn
BCR <1 Sản xuất lỗ
Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng phương thức trong các
năm được ghi vào mẫu biểu sau:
Năm Ct Bt Bt - Ct (1 + r)t CPV BPV NPV BCR
1
2
…
+ Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
16
IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu
tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà
vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này
gồm 2 bộ phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.
Công thức: NPV= 
 

n
t
T
t
t
IRR
C
B
1 )
1
(
(3.3)
Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
Bt: là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct: là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
n: là tổng số năm của chu kì đầu tư
IRR thểhiện mức lãi suấtvayvốn tốiđamà chươngtrìnhđầu tư có thể chấp
nhận được màkhôngbịlỗ vốn. IRR đượctínhtheo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá
khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh. Nếu:
IRR > r Có lãi
IRR < r Thua lỗ
IRR = r Hoà vốn
*) Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:
+ Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân, mức độ đầu tư, khả năng
ứng dụng các mô hình.
+ Đánh giá hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, khả năng xóa đói giảm
nghèo.
+ Đánh giá khả năng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho người dân.
*) Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả môi trường:
Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc phỏng vấn người dân trong
địa bàn xã đối với khả năng bảo vệ đất của một số mô hình và việc kế thừa một
số công trình nghiên cứu khoa học trong nước.
17
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện cơ bản của xã Yên Sở
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Yên Sở là xã ngoại thành Hà Nội, nằm cách trung tâm huyện Hoài Đức 5
km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Có ranh giới
địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức.
+ Phía Tây giáp xã Sài Sơn huyện Quốc Oai.
+ Phía Nam giáp xã Đắc Sở huyện Hoài Đức.
+ Phía Bắc giáp xã Cát Quế huyện Hoài Đức.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 493,90 ha. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp: 314,05 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 171,78 ha, diện tích đất chưa
sử dụng: 8,07 ha.
3.1.1.2. Địa hình, địa thế
Yên Sở là một xã có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc thấp rất thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp và chia thành hai vùng, vùng đồngvà vùng bãi ven sông
Đáy. Vùng bãi có thể phát triển trồng các loại rau màu nhiều vụ trong năm và có
thể phát triển trồng cây ăn quả, cây lâu năm, một số cây lâm nghiệp. Vùng đồng
chủ yếu trồng lúa hai vụ, vào vụ đông có thể trồng ngô, các loại rau, đậu.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
*) Khí hậu
Yên sở nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm hai
mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể tới 400C,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C.
Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng
ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%,
cao nhất 81 - 85,2%, thấp nhất 74,4 - 76%.
Hướng gió là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Hàng năm ít có hiện tượng sương muối, sương mù xảy ra trên địa bàn.
18
Nhìn chung đặc điểm khí hậu trên địa bàn xã Yên Sở có ảnh hưởng cả
mặt tích cực và tiêu cực tới việc sử dụng đất của xã.
+ Ảnh hưởng tích cực: Lượng mưa khá, nhiệt độ không quá cao vào mùa
hè cũng không quá thấp vào mùa đông đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
sản xuất nông – lâm nghiệp.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Sự biến động phức tạp của thời tiết như nắng
nóng, bão, mưa lớn, sương giá... cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông
– lâm nghiệp.
*) Thủy văn
Xã có sông Đáy chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ
sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ
thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và
đời sống.
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Trong đó:
+ Tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp ba nội đồng (vùng bãi) theo
đề án được phê duyệt xây dựng mới là 8,0 km.
+ Đối với vùng đồng: Do nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ
trương chung của toàn huyện không kiên cố hóa kênh mương, nhưng hàng năm
đều được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp áp trúc bờ do vậy cơ bản đáp ứng
nhu cầu tưới tiêu để phục vụ cho nhân dân trên địa bàn làm nông nghiệp.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
*) Tài nguyên đất
Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của xã được bồi lắng
phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCl
càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể
bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây
công nghiệp, cây ăn quả, một số cây lâm nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả của hệ
thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.
- Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp được phân
bố trên địa bàn xã.
Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống sông Hồng, phẫu
diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi
xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt
nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng mùn
ở mức trung bình đến giàu (< 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu;
19
hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N < 0,07%; P205); Kali ở mức độ
trung bình 1,23%.
Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau
đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm
vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh
dưỡng trong đất.
- Vùng trong đồng chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên
được bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm
lượng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có
hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác.
Đất Glây: Được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, do sản phẩm
bồitụ tạo thành. Đặc điểm củaloại đất này có địa hình vàn, cao, trungbình và thấp
trũng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tầng canh tác ≥ 20cm hai vụ lúa.
*) Tài nguyên nước
Nước mặt được cung cấp từ hai con sông: Vùng đồng được cấp từ sông
Hồng, vùng bãi được cấp nước từ nguồn nước sông Đáy qua trạm bơm tưới do
địa phương quản lý, nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm. Sông Đáy hiện đang phải
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp, làng nghề ở một số xã
trong huyện và một số xã thuộc huyện Phúc Thọ, Quốc Oai như: Tam Hiệp,
Hiệp Thuận, Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế.
Xã Yên Sở thuộc vùng có nước ngầm mạch nông, độ sâu 0,7 - 1,3 m vào
mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1-3,2
m, áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Nguồn nước ngầm
khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt,
thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước khá
cao cần phải xử lý khi sử dụng.
Yên Sở nằm bên cạnh sông Đáy, có đường đê chạy qua thuận lợi cho việc
lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong
xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng
suất cây trồng ổn định.
*)Tài nguyên rừng
Trên địa bàn xã Yên Sở hiện tại không có diện tích đất lâm nghiệp có
rừng, chỉ có cây lâm nghiệp phân tán trồng xen kẽ ở các khu dân cư, ven đường,
ven đê: keo, thông nhựa, xà cừ, xoan, bạch đàn, tre, luồng, bằng lăng… làm
nhiệm vụ chắn gió và bảo vệ môi trường.
*) Tài nguyên khoáng sản
20
Trên địa bàn Yên Sở đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên
khoáng sản quý hiếm nào, hiện chỉ có khai thác cát ven sông Đáy, song trữ
lượng không nhiều và chất lượng không cao. Tuy nhiên chưa có đánh giá cụ thể
về tiềm năng cũng như trữ lượng khai thác của loại khoáng sản này.
*)Tài nguyên nhân văn
Là một địa phương nhất làng, nhất xã, xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp
toàn xã. Dân số 10.394 nhân khẩu gồm 2.586 hộ sống tập trung tại ba khu vực
gồm một Làng và hai Trại được chia thành chín thôn. Yên Sở có nguồn nhân
lực lao động rất dồi dào, ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có điều kiện để
phát triển các ngành nghề phụ khác như ngành trồng hoa, trồng cây ăn quả tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như cải cách những tập quán sản xuất lạc hậu
trước đây. Bên cạnh đó người dân Yên Sở rất biết phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, giữ gìn bản sắc riêng của địa phương, đoàn kết gắn bó giúp đỡ nhau
trong cộng đồng.
Xã Yên Sở có quần thể di tích đình Quán Giá và rừng cấm đã được xếp
hạng di tích quốc gia năm 1991, ngôi đình này thờ tướng công Lý Phục Man
(thời tiền Lý). Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội
được tổ chức trong ba ngày, thu hút du khách từ các nơi khác vì đây là lễ hội
của cả vùng (có tới 72 nơi thờ vọng).
*)Thực trạng môi trường
Môi trường xã có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn do các cơ sở sản xuất công
nghiệp, làng nghề chế biến nông sản phát triển chưa có quy hoạch... Lượng rác
thải sinh hoạt bình quân 2,5 tấn/ngày đã được thu gom theo quy định. Khối
lượng nước thải khoảng 2.000 m3/ngày (trong đó có 1.000 m3 nước thải sinh
hoạt và 1.000 m3 nước thải sản xuất).
Tốc độ phát triển của các làng nghề luôn ở mức cao, các cơ sở sản xuất
kinh doanh phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đây là sức ép rất lớn đối
với môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Trước thực trạng đó, UBND xã đã
chỉ đạo bảo vệ môi trường và thành lập tổ vệ sinh môi trường để thu gom chất
thải trong khu dân cư. Đến nay xã đã ký hợp đồng thu gom rác thải với HTX
môi trường Thành Công thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày, do
vậy 100% lượng rác thải của xã được thu gom, xử lý đúng quy định, không có
rác thải tồn đọng sang ngày hôm sau.
Duy trì được quy định toàn dân nuôi chó không thả dông ra đường làng
ngõ xóm đảm bảo vệ sinh chung. Những năm qua, côngtác bảo vệ môi trường ở
Yên Sở có bước chuyển đáng kể, có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, xử lý
21
môi trường, các phong trào làm vệ sinh môi trường hưởng ứng các ngày lễ lớn,
giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, đổ rác thải đúng nơi quy định được nhân dân
hưởng ứng nhiệt tình.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quá nhiều
trong sản xuất nông nghiệp cũng làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường đất, môi
trường không khí.
3.1.1.5. Đánhgiá tiềm năng của xã
*) Thuận lợi
Yên Sở có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển
kinh tế - xã hội, là xã ngoại thành, ở gần các trung tâm đầu não của đất nước về
khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Yên Sở có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận
và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế.
Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát
triển, đây là một tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, mà cụ thể là
việc quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung
và cơ cấu cây trồng nói riêng của huyện trong những năm tới.
Xã Yên Sở có quần thể di tích Đình Quán Giá đã được xếp hạng. Hàng
năm đều tổ chức các lễ hội là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển mở rộng dịch
vụ du lịch sinh thái thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống đậm đà bản
sắc tinh hoa dân tộc.
Xã Yên Sở là địa phương có truyền thống cách mạng, hệ thống chính trị
vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, năng
lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương. Đây là yếu tố thuận
lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân dân tham gia xây dựng nông
thôn mới.
*) Khó khăn
Yên Sở là xã đất chật, người đông, bình quân ruộng đất trên đầu người
thấp và chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Đất nông nghiệp có xu
thế giảm nhanh trong giai đoạn tới sẽ tác động lớn đến sinh kế của một bộ phận
nông dân trong xã.
Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang ảnh hưởng xấu
đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước
thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô
nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hoá chất
không phù hợp, đòi hỏi phải đầu tư và quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường
sinh thái.
22
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số, lao động
Theo nguồn số liệu thống kê của xã, dân số xã Yên Sở cuối năm 2014 là
10.394 người, với 2.586 hộ gia đình. Bình quân một hộ gia đình có khoảng 2 - 4
người. Trong đó, nam là 5.017 người chiếm 48,27%; nữ là 5.377 người chiếm
51,73%. Tổnglao độngtrongđộ tuổitoàn xã có 5.750 người. Số lao động tham gia
trực tiếp lao động 5.288 người, tỷ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92%.
Trong đó: + Nông nghiệp: 930 lao động = 17,6 %.
+ Công nghiệp – TTCN – xây dựng: 1.820 lao động = 34,4 %.
+ Thương mại – dịch vụ: 2.538 lao động = 48 %.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân chuyển dịch
cơ cấu cây trồng từ trồng rau màu sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao nhằm tăng mức thu nhập cho nhân dân.
- Việc làm và thu nhập
Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã
thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn
thiện, xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2014 thu
nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng/người/năm, tổng giá trị sản xuất
năm 2014 ước đạt 319,6 tỷ đồng. Chính sách xã hội được quan tâm như gia đình
con thương binh liệt sĩ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, xóa đói giảm nghèo
đã được thực hiện tốt. Những chính sách đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo
được vay vốn phát triển sản xuất để vượt nghèo thông qua các đoàn thể nhân
dân như: hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ. Hiện toàn xã có 49 hộ
nghèo = 1,9% tổng số hộ trong xã, giảm 0,34% so với năm 2013.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, xã Yên Sở đã có những biện
pháp tíchcựcđểgiảiquyếtviệc làm cho ngườilao độngnhưhỗ trợ, đầutưxây dựng
các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho
người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới,
cùngvớisựpháttriển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn
nhân lực, đảmbảo việc làm và thu nhập ổnđịnh cho ngườilao động, nhằmnângcao
đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
23
3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của xã
3.1.2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền sản xuất của xã nhanh chóng phát
triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn nên đời sống của
nhân dân ngày càng được cảithiện, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh
được giữ vững, bộ mặt nông thôn xã Yên Sở thay đổinhanh chóng, cơ sở hạ tầng
được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện.
- Một số chỉ tiêu tổng hợp chính về sự phát triển kinh tế của xã Yên Sở
giai đoạn 2010 - 2014.
Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Yên Sở (2010 - 2014)
STT Hạng mục ĐVT
Năm
2010
Năm
2014
Biến động
2010-2014
I Tốc độ tăng trưởng % 22,40 24,5
II Giá trị sản xuất
Triệu
đồng
206.300 320.940
1 Nông lâm nghiệp 42.300 69.740 27.440
2 Công nghiệp-TTCN-XD 99.000 137.790 38.790
3 Thương mại, Dịch vụ, Du lịch 65.000 113.410 47.410
III Cơ cấu giá trị sản phẩm % 100,00 100,00
1 Nông lâm nghiệp 20,50 21,73 1,22
2 Công nghiệp-TTCN-XD 47,99 42,93 -5,05
3 Thương mại, Dịch vụ, Du lịch 31,51 35,34 3,82
IV Bình quân thu nhập đầu người
Triệu
đồng/năm
20,50 30,60 10,10
Trong giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế xã Yên Sở có bước phát triển nhanh,
tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn là 24,50 %/năm, cụ thể tổng
giá trị sản xuất năm 2010 đạt 206.300 triệu đồng đến năm 2014 là 320.940 triệu
đồng, gấp 1,56 lần.
Dựa vào bảng trên có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
qua từng năm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, năm 2010 đạt 42.300 triệu đồng,
chiếm 20,50% tổnggiá trị sản xuất. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 69.740 triệu
đồng, chiếm 21,73% tổng giá trị sản xuất (tăng 1,22% so với năm 2010).
+ Giá trị sảnxuất ngành côngnghiệp-TTCN-XD, năm 2010 đạt 99.000 triệu
đồng, chiếm47,99% tổnggiátrị sảnxuất. Đếnnăm 2014 giá trị sảnxuất đạt137.790
triệu đồng, chiếm 42,93% tổng giá trị sản xuất (giảm 5,05% so với năm 2010).
+ Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ, năm 2010 đạt 65.000 triệu
đồng, chiếm31,51% tổnggiátrị sảnxuất. Đếnnăm 2014 giá trị sảnxuất đạt113.410
triệu đồng, chiếm 35,34% tổng giá trị sản xuất (tăng 3,82% so với năm 2010).
24
3.1.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã Yên Sở
a. Sản xuất nông nghiệp
*) Về trồng trọt
Nền nông nghiệp của xã đã đạt được nhiều thành quả to lớn, từng bước
ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp từng bước tăng lên, đặc biệt là cây lúa, ngô, bưởi, phật
thủ, cam…
Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của xã được chuyển dịch theo hướng
giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các
cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Địa phương đã chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức
năng cung ứng đủ lượng giống cho diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân. Đồng thời
chủ động chuyển đổi một số diện tích cây trồng.
Trong xã có nhiều hộ dân đã và đang bắt đầu triển khai mô hình trồng cây
phật thủ và trồng cây bưởi trên diện tích rộng của xã, đem lại hiệu quả kinh tế
cao và bước đầu đã tạo được uy tín trên thị trường.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là: 218 ha
*) Chăn nuôi
Năm 2014 tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, giá thức ăn gia
súc gia cầm tăng trong khi điều kiện chăn thả ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay,
toàn xã có tổng số bò là 176 con, tổng số trâu là 4 con, tổng lợn là 3.369 con,
tổng gia cầm là 15.546 con.
Nhiều hộ gia đình đã tập trung đầu tư phát triển chuồng trại chăn nuôi
theo hướng quy mô trang trại, nuôi từ 1 - 2 con bò trở lên và từ 5 đến 150 con
lợn. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình có thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên việc đầu tư
chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn do giá cả thị trường không ổn định, rủi ro
còn lớn, dịch bệnh trên gia súc đã xuất hiện…
Khi dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 và dịch bệnh tai xanh xảy ra đã mau
chóng được khống chế, các bệnh thông thường như: tụ huyết trùng, tiêu chảy,
phó thương hàn… tuy có xảy ra trên địa bàn xã nhưng đã được điều trị kịp thời
do có đề phòng chuẩn bị trước, không để tình trạng lây lan trên diện rộng.
Chăn nuôi được xác định là nguồn thu nhập lớn của kinh tế hộ gia đình và
của địa phương. Vì vậy, ngay từ đầu năm UBND xã đã chủ động xây dựng kế
hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm và người dân thường xuyên được nghe đài
truyền thanh xã tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, thực
hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại khống chế ngăn chặn dịch bệnh.
25
*) Thủy sản
Trên địa bàn xã có rất nhiều ao hồ nhỏ phân tán rải rác gây ra nhiều bất
lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, không chủ động được nguồn nước.
Vào mùa mưa lượng nước rất lớn, không thoát kịp thời, ảnh hưởng rất lớn tới
việc nuôi trồng thủy sản.
Người dân chưa mạnh dạn để đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, mà chỉ nuôi
thả theo hình thức tận dụng mặt nước ao hồ, với mục đích phục vụ nhu cầu tại
chỗ nhằm cải thiện đời sống hàng ngày, chưa có sự đầu tư lớn để tạo thành sản
phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao.
b. Phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN – XD
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-TTCN-XD đạt 137,79 tỷ
đồng, chiếm 42,93%, giảm 5,05% so với năm 2010. Các ngành nghề: Xây dựng,
sản xuất đồ gỗ gia dụng, diệt may, chế biến nông sản, thực phẩm (tại Yên Sở có
nghề sản xuất bánh Gai đặc sản). Yên Sở hiện có một Công ty cổ phần xây
dựng, bảy công ty TNHH dịch vụ xây dựng, một HTX xây dựng và 550 hộ cá
thể tham gia các hoạt động công nghiệp-TTCN-XD. Làng nghề xây dựng và chế
biến nông sản thực phẩm ở Yên Sở đã được công nhận.
c. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ và du lịch đạt
113,41 tỷ đồng, chiếm 35,34% tổng giá trị sản xuất, tăng 3,82% so với năm
2010. Các hoạt động dịch vụ ở Yên Sở chủ yếu là dịch vụ xây dựng, dịch vụ vật
tư sản xuất, dịch vụ ăn uống, dịch vụ đời sống. Xã hiện có một HTX thương
mại, một HTX dịch vụ nông nghiệp…
Kinh tế du lịch ở Yên Sở phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của
xã. Yên Sở có quần thể di tích Quán Giá đã được công nhận là di tích cấp quốc
gia. Du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch làng nghề có tiềm năng nhưng chưa
phát triển.
3.1.2.3. Thựctrạng pháttriển cơ sở hạ tầng, không gian kiến trúc và cảnh quan
Khu dân cư nông thôn ở Yên Sở mang đặc trưng của làng xóm vùng đồng
bằng SôngHồng. Toàn xã có 9 thôn, sống tập trung tại ba khu vực gồm một làng
và hai trại. Trongđó, cóbảythôntronglàng, một thôn trại Đồng, một thôn trại Bãi
(bờ Tây sông Đáy giáp với xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai – T.P Hà Nội).
3.1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội
*) Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
- Hiện trạng trụ sở Đảng ủy, UBND và HĐND xã nằm chung khuôn viên
với diện tích đất 8.600 m2.
Hiện trạng xây dựng gồm:
Dãy 1: Nhà hội trường mới xây dựng diện tích 440 m2.
26
Dãy 2: Nhà làm việc bên trái cổng ra vào nhà cấp 4 diện tích 200 m2, đã
xuống cấp.
Dãy 3: Dãy nhà làm việc 3 tầng với các phòng ban chuyên môn nằm
chính diện cổng ra vào diện tích 140 m2.
Khuôn viên UBND xã đã được đầu tư xây dựng chỉnh trang sạch đẹp.
- Trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp hiện trạng đang sử dụng tạm nhà cấp
4 diện tích xây dựng 35m2, đã bị xuống cấp.
*) Cơ sở văn hóa của xã
- Khu thể thao của xã:
Hiện tại xã đãcó sânthểthao trungtâm với diện tích2.423m2, hiện trạng sân
đấtchưađược đầutư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các hoạt động thể thao, mặt
khác diện tíchnhỏ,khôngcó khảnăngmở rộngđịnhhướng quyhoạch ra vị trí mới.
Sân thể thao tại các thôn: Hiện tại các thôn chưa có sân thể thao riêng,
các hoạt động thể thao vẫn diễn ra trong khuôn viên nhà văn hóa tại các thôn.
- Trung tâm nhà văn hóa thôn:
Toàn xã có 9 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ văn hóa –
thể thao – du lịch, diện tích bình quân mỗi khuôn viên nhà văn hóa thôn là 800
m2, các nhà văn hóa đều có hội trường diện tích 120 m2, được trang bị âm thanh
loa đài, bàn ghế, có sân thể thao cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ của nhân dân trong thôn. Nhà văn hóa thôn là nơi tổ chức hội họp, học tập
cộng đồng và sinh hoạt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui
chơi giải trí góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Bưu điện:
Trên địa bàn xã có một bưu điện với tổng diện tích 100 m2, đang hoạt
động có hiệu quả, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Diện tích đất khuôn viên: 184 m2.
Toàn xã có 5 điểm Internet do các hộ gia đình kinh doanh, 100% số thôn
đã có Internet đến thôn. Trong các thôn có nhiều hộ mua sắm máy tính và có kết
nối Internet theo đường điện thoại cố định, cáp quang.
- Đài truyền thanh:
Là một công cụ tuyên truyền đắc lực và hiệu quả nhất trong việc đưa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chỉ đạo, quản lý điều hành
cấp ủy, chính quyền nhanh chóng, kịp thời sâu rộng đến với người dân, hệ thống
đài truyền thanh của xã được đặt tại từng thôn trong xã nên công tác truyền tin
đến tất cả các thôn cùng thời điểm và kịp thời.
Tuy nhiên, chất lượng truyền thanh của một số điểm dân cư có thời điểm
không nghe được thông tin tuyên truyền của đài xã. Việc phối hợp viết bài đưa
tin tuyên truyền của một số ngành, bộ phận chưa được thường xuyên.
27
*) Giáo dục
Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các phòng lớp học,
phòng chức năng và công trình phụ trợ của ba trường học. Các trường học được
bố trí đảm bảo đủ diện tích quy hoạch theo chuẩn quốc gia. Hiện nay đã và đang
thi công gói thiết bị của trường Mầm non và trường Tiểu học, như vậy trường
Mầm non và trường Tiểu học đã đạt chuẩn và đang hoàn thiện thủ tục công
nhận trường đạt chuẩn.
Ngoài nguồn vốn đầu tư của các cấp ngân sách nhà nước. Các doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong xã đã đóng góp ủng hộ kinh phí để mua sắm
trang thiết bị của trường Mầm non với số tiền là 365 triệu đồng.
Duy trì tốt nề nếp dạy và học của các nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm
vụ, kế hoạch năm học đã đề ra. Năm học 2013 - 2014 tỷ lệ học sinh lên lớp của
các nhà trường đạt 100%. Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập THCS.
- Trường Mầm non đạt “Đơn vị tiên tiến xuất sắc các huyện ngoại thành
của Thành phố Hà Nội”
- Trường Tiểu học đạt tiên tiến cấp thành phố
- Trường Trung học cơ sở đạt “Đơn vị tiên tiến cấp huyện”
Năm học 2014 - 2015 toàn xã có 88 thanh niên thi đỗ vào các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, trong đó có 59 thanh niên đỗ vào
Đại học.
Cả ba trường đều được UBND huyện đề nghị Thành phố công nhận đạt
trường chuẩn Quốc gia (Riêng trường Mầm non được đề nghị công nhận đạt
chuẩn mức độ II).
*) Trạm y tế
- Diện tích khuôn viên: 2.768 m2, diện tích vườn thuốc Nam 100m2.
- Tổng diện tích xây dựng 200 m2 gồm 2 dãy nhà:
+ Dãy 1 gồm 10 phòng diện tích 140m2, chất lượng các phòng tốt.
+ Dãy 2 gồm 3 phòng diện tích 60m2, chất lượng các phòng cơ bản tốt.
- Trạm y tế giữ vững trạm chuẩn quốc gia (theo chuẩn cũ), hiện trạm y tế
xã có 7 cán bộ gồm 1 bác sỹ, 5 y sỹ, 1 dược sỹ; ngoài ra còn có 9 nhân viên y tế
thôn và 18 cộng tác viên dân số - y tế.
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trạm y tế xã
có nhiều chuyển biến, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có
hiệu quả. Trong năm đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 10.558 lượt người.
- Toàn xã có 7.517 người tham gia bảo hiểm y tế dưới nhiều hình thức.
28
*) Chợ nông thôn
Chợ Giá (chợ vùng) có diện tích mặt bằng 6.180 m2, hiện trạng chợ có 10
dãy cầuchợ bán bàngnhà cấp 4 diện tíchkhoảng 110 m2/dãy hiện đã bịxuống cấp.
Chợ Lụa có diện tích mặt bằng 900 m2, là điểm chợ cóc các hoạt động
buôn bán. Chợ Lụa được thi công cải tạo nâng cấp và đưa vào sử dụng từ đầu
tháng 02 năm 2013. Kinh phí được duyệt là 1,323 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã
hội hóa và vốn ngân sách xã. Đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Chợ Giá và chợ Lụa là hai tụ điểm giao thương chính của xã. Tuy nhiên,
cả hai chợ đều chưa có ban quản lý, các công trình công cộng thiết yếu như nhà
vệ sinh công cộng đều chưa có.
3.1.2.3.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
*) Hệ thống giao thông
Đường tỉnh lộ 422 đoạn chạy qua địa bàn xã dài 3,82 km, hiện trạng
đường nhựa rộng mặt đường rộng trung bình 5 m chất lượng tốt.
Đường đê đáy đoạn chạy qua địa bàn xã dài 1,38 km hiện trạng đường bê
tông chất lượng mặt đường tốt.
- Đường giao thông do xã quản lý:
+ Đường trục liên xã và đường đến UBND xã: Theo đề án gồm 7 tuyến
với chiều dài là 5,58 km, đã bê tông hóa.
+ Trục thôn, liên thôn: Theo đề án được phê duyệt xây dựng mới gồm 3
tuyến với chiều dài là 1,53 km, đã bê tông hóa đạt 100% so với khi lập đề án.
+ Đường ngõ, xóm: Theo đề án được phêduyệt xây dựng mới và nâng cấp
đường nội bộ của 9 thôn, đã xây dựng mới 1,235 km
Năm 2013 và 2014 xã Yên Sở đã bê tông hóa để nâng cấp, chỉnh trang
được 9.280 m đường giao thông đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh.
+ Đường nội đồng: Theo đề án được phê duyệt đầu tư xây dựng mới là 4
tuyến với chiều dài là 3,47 km ở vùng bãi. Ngoài ra các tuyến đường còn lại
đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, vùng đồng nằm trong quy hoạch phát triển
đô thị nên chủ trương chung của toàn huyện không bê tông hóa, nhưng đã được
cứng hóa, đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện.
*) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Trong đó:
+ Tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp ba nội đồng (vùng bãi) theo đề án
được phê duyệt xây dựng mới là 8,0 km cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh.
+ Đối với vùng đồng: Do nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ
trương chung của toàn huyện không kiên cố hóa kênh mương, nhưng hàng năm
đều được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp áp trúc bờ do vậy cơ bản đáp ứng
nhu cầu tưới, tiêu.
29
*) Hệ thống điện
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, hiện tại trên địa
bàn xã có 11 trạm biến áp với công suất mỗi trạm từ 250 KVA đến 450 KVA
đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. 100% các hộ gia
đình sử dụng điện chiếu sáng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các trục đường ngõ,
xóm có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng.
*) Nghĩa trang, nghĩa địa
Toàn xã có 5 nghĩa trang nghĩa địa với tổng diện tích 3,0 ha, được quy
hoạch theo quy hoạch chung của thành phố, huyện; hiện xã đang thực hiện quy
chế quản lý nghĩa trang theo quy định.
Diện tích đất nghĩa trang hiện tại chỉ đảm bảo chôn trong thời gian ngắn
hạn, mặt khác nghĩa trang nhân dân khu Chéo Mũi Đao và khu Đình Sấu hiện
trạng nằm trong phần diện tích mở đường trục Hồ Tây - Ba Vì, cần phải di
chuyển khi xây dựng đường vì vậy x
ã cần quy hoạch mới nghĩa trang nhân dân để đảm bảo diện tích.
*) Môi trường
100% dân số trong xã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Duy trì
được quy định toàn dân nuôi chó không thả dông ra đường làng ngõ xóm đảm
bảo vệ sinh chung. Nhưng còn một số ít hộ dân chưa chấp hành tốt vẫn thả chó
dông ra đường, xả chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống rãnh làm ảnh hưởng vệ
sinh môi trường.
Hiện tại 100% các tuyến đường trong xã được các chi hội đảm nhiệm tự
quản, phong trào tổng dọn vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên.
Năm 2013 xã tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân
trong xã thực hiện việc tang văn minh, toàn xã có 33/47 trường hợp hỏa táng,
chiếm 70,2% số người chết.
Rác thải xây dựng: UBND xã đã bố trí địa điểm chôn lấp, nên trên địa
bàn xã không có tình trạng đổ rác thải xây dựng ra nơi công cộng đảm bảo vệ
sinh môi trường.
*) An ninh, trật tự xã hội
Hàng năm Đảng ủy ban hành nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công
tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thực hiện có
hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Liên tục nhiều năm trên địa bàn xã không xảy ra các hoạt động chống đối
Đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, không xảy ra các hoạt
động tuyên truyền trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự.
30
- Tình hình an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp, đặc biệt là tệ nạn
trộm cắp hoa quả đến thời điểm thu hoạch. Lực lượng công an xã có thời điểm
lơ là mất cảnh giác, không duy trì nghiêm chế độ trực để kẻ gian dùng phương
tiện cơ giới cắt trộm Sưa ở khu di tích Quán Giá, gây bức xúc, mất lòng tin
trong nhân dân.
3.1.2.3.3. Nhận xét chung
*) Thuận lợi
- Khu vực trung tâm xã đã có điều kiện mở rộng phát triển đồng bộ các
khu chức năng tạo dựng bộ mặt chính trị kinh tế, văn hóa – xã hội của địa
phương.
- Yên Sở có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối
khá, nhân dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
- Yên Sở có làng nghề truyền thống đã được công nhận, đây là yếu tố rất
thuận lợi cho địa phương trong đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng nâng cao tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ. Những năm gần đây, các
ngành CN-TTCN và xây dựng ở Yên Sở phát triển khá mạnh. Trên địa bàn xã
có làng nghề đã được công nhận là tiền đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội địa phương trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Yên Sở có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và xây
dựng xã theo định hướng phát triển nông lâm nghiệp. Xã cũng có nhiều lợi thế
trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
- Nhiều mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã
thành công và được mở rộng như: Mô hình sản xuất lúa, mô hình trồng cây ăn
quả (bưởi, cam, ổi, phật thủ…), mô hình trồng hoa trên diện tích rộng góp phần
tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất.
- Để ngành trồng trọt của xã phát triển toàn diện hơn trong những năm tới
cần huy động các nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây
ngắn ngày có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập
cho người dân.
*) Tồn tại và khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản nêu trên, đứng trước những yêu cầu
của sự nghiệp CNH-HĐH nông lâm nghiệp, phát triển giữ vững danh hiệu xã
tiên tiến đạt nông thôn mới, còn một số tồn tại khó khăn cần được giải quyết:
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sức cạnh tranh kinh tế yếu, chưa có
chiến lược thu hút thị trường.
31
- Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao trong khi đất đai dành cho
sản xuất nông nghiệp biến động theo xu thế giảm nhanh. Lao động trẻ có xu
hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn gây nên tình trạng “già hoá và nữ hoá”
lao động nông nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp
chưa cao là yếu tố cản trở đáng kể đến việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp.
- Kinh tế xã Yên Sở trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhưng còn mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững.
- Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa
được áp dụng triệt để.
- Tốc độ phát triển kinh tế của xã những năm gần đây là khá cao, tuy
nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững.
- Về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Chưa triển khai
được phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở vùng bãi.
- Công tác phối hợp quản lý về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa
chặt chẽ.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Yên Sở
Qua quá trình khảo sát và thu thập số liệu, thông tin về hiện trạng sử dụng
đất của xã Yên Sở được thể hiện tổng hợp trong biểu 3.2:
Biểu 3.2: Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất năm 2014
ĐVT:ha
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 2 3 4 5
Tổng diện tích tự nhiên 493,90 100
1 Đất nông nghiệp NNP 314,05 63,59
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 311,03 62,97
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 283,38 57,38
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 200,32 40,56
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - -
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 83,06 16,81
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,65 5,54
1.2 Đất lâm nghiệp LNP - -
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - -
32
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - -
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,99 0,61
1.4 Đất làm muối LMU - -
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,03 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 171,78 34,78
2.1 Đất ở OTC 58,95 11,94
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 58,95 11,94
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT - -
2.2 Đất chuyên dùng CDG 75,63 15,31
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
CTS 0,86 0,17
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,46 0,90
2.2.3 Đất an ninh CAN - -
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
CSK 1,54 0,31
2.2.5 Đất có mục đíchcông cộng CCC 68,77 13,92
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,86 0,17
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,00 0,61
2.5 Đất sông suốivà mặt nước
chuyên dùng
SMN 33,34 6,75
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -
3 Đất chưa sử dụng CSD 8,07 1,63
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 8,07 1,63
3.2 Đất đồinúi chưa sử dụng DCS - -
3.3 Núi đá chưa có rừng cây NCS - -
(Nguồn:Số liệu tổng hợp xã Yên Sở năm 2015)
33
+ Đất nông nghiệp: 314,05 ha, chiếm 63,59% diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 171,78 ha, chiếm 34,78% diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 8,07 ha, chiếm 1,63% diện tích tự nhiên.
Qua số liệu hiện trạng cho thấy cơ cấu đất đai xã Yên Sở được bố trí
tương đối hợp lý, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và các
ngành kinh tế - xã hội, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 314,05 ha, trong đó:
*) Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp hiện có 314,05 ha, chiếm 63,59% diện tích tự nhiên.
Trong đó:
- Đất trồng lúa nước là 200,32 ha chiếm 40,56% diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng cây hàng năm là 83,06 ha chiếm 16,81% diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng cây lâu năm là 27,65 ha chiếm 5,54 % diện tích đất tự nhiên.
- Đấtnuôitrồngthủy sảnlà 2,99 ha chiếm 0,61% diện tích đất tự nhiên, chủ
yếu là các ao, hồ nhỏ trong khu dân cư nuôi thả cá kết hợp với tích trữ nước.
- Đất nông nghiệp khác là 0,03 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên.
*) Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp có 171,78ha, chiếm 34,78% diện tích đất tự
nhiên. Gồm có:
- Đất ở tại nông thôn: có diện tích là 58,95 ha, chiếm 11,94% diện tích đất
tự nhiên, là địa bàn cư trú của 10.394 nhân khẩu. Đất ở được hình thành từ lâu
đời và được thừa kế từ đời này sang đời khác. Những năm gần đây, diện tích đất
ở có xu hướng phát triển ra theo các trục đường giao thông chính, các điểm đầu
mối kinh tế, khu vực trung tâm xã thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh.
Việc quản lý sử dụng đất ở nông thôn đã đi vào nề nếp khá chặt chẽ, tình
trạng tự ý xây dựng hoặc xây dựng trái phép đã được khắc phục.
- Đất chuyên dùng:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,86 ha, chiếm 0,17% diện
tích đất tự nhiên.
+ Đất quốc phòng có 4,46 ha, chiếm 0,90% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 1,54 ha chiếm 0,31% diện
tích đất tự nhiên.
+ Đất có mục đíchcông cộng là 68,77 ha, chiếm 13,92% diện tích đất tự nhiên.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng có 0,86 ha, chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 ha, chiếm 0,61% diện tích đất tự nhiên.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 33,34 ha, chiếm 6,75% diện
tích đất tự nhiên.
34
*) Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng có diện tích là 8,07 ha, chiếm 1,64% diện tích đất
tự nhiên.
3.1.4. Đánhgiá,phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở
3.1.4.1. Đánh giá tiềm năng các loại đất đai
*) Tiềm năng của loại đất phục vụ sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp xã Yên Sở là 314,05 ha, chiếm 63,59% diện
tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp xã Yên Sở phù hợp với một số loại cây
trồng hàng năm (hai vụ lúa, ngô, các loại hoa…), cây nông nghiệp lâu năm
(Bưởi, phật thủ, cam…). Có điều kiện khí hậu phù hợp cho sinh trưởng, phát
triển một số loại cây trồng vật nuôi.
*) Tiềm năng của loại đấtphụcvụ cho việc pháttriển công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ
Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí lại mùa vụ thì nguồn đất
nông nghiệp được sắp xếp phù hợp với lợi thế của xã, để chuyển đổi sang đất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Mặt khác, xã Yên Sở có hệ thống đường giao thông thuận lợi cho giao
lưu với các huyện, xã lân cận tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sự phát triển
dịch vụ - thương mại.
Diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư là
tiềm năng lớn để chuyển sang đất dân cư nông thôn. Như vậy, sản xuất nông
nghiệp chỉ sản xuất ở hai khu trồng màu, cây lâu năm và khu dân cư phát triển
chỉ bố trí rất ít diện tích đất nông nghiệp chính của xã.
*) Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 15/01/2015 ngoài diện tích đất
đang sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ đất còn lại dành cho
việc phát triển những công trình này thuận lợi và cũng rất lớn.
Trong những năm tới, với các chính sách đầu tư phát triển, khuyến khích
các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư và phát triển
các hoạt động thương mại và dịch vụ. Từng bước giảm tỷ trọng ngành sản xuất
nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp.
3.1.4.2. Nhận xét chung về tiềm năng đất đai của xã Yên Sở
Xã Yên Sở có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nên tiềm năng về phát
triển nông lâm nghiệp của xã cũng rất lớn, rất có lợi cho việc phát triển kinh tế
35
vườn kết hợp với trồng trọt chăn nuôi, trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm
như bưởi, phật thủ, cam…
Xã Yên Sở còn có điều kiện xây dựng và phát triển các mô hình loại cây
trồng, chăn nuôi. Khả năng phát triển nông nghiệp như cây lúa, cây hoa màu
được trồng có giá trị kinh tế bằng tiềm năng đất đai, khí hậu, phù hợp với các
loại cây nông nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản.
Nhìn chung, Yên Sở là một xã đang phát triển cần có các phương án, đề
án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhiều hơn nữa. Trong đó để phát triển
nông – lâm nghiệp thuận lợi, lâu dài, bền vững một mặt phải áp dụng khoa học
kĩ thuật tiên tiến, đào tạo đội ngũ thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm
một cách hiệu quả đưa các kỹ thuật tiên tiến và giống tốt nhất đến các hộ sản
xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.
3.1.4.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến sản xuất nông –
lâm nghiệp
Mỗi địa phương có những điều kiện và kinh tế, xã hội khác nhau, vì vậy
cần phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đối với sản xuất
nông lâm nghiệp làm cơ sở khoa học để xây dựng phương án quy hoạch thích
hợp nhất với địa phương đó.
Để đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với
sản xuất nông lâm nghiệp của xã Yên Sở, chúng tôi đã xây dựng bảng phân tích
SWOT sau:
Thuận lợi Khó khăn
- Vị trí địa lý thuận lợi, rất gần với
trung tâm thành phố, thuận lợi để phát
triển kinh tế, xã hội.
- Điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn
thuận lợi cho phát triển nông – lâm
nghiệp.
- Tài nguyên đất và nước dồi dào, đảm
bảo sản xuất cho nông nghiệp.
- Đối tượng trong độ tuổi lao động
chiếm đa số.
- Trình độ quản lý và công tác khuyến
nông của cán bộ xã còn chưa cao.
- Chưa áp dụng được khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi và trồng trọt nên
năng suất chưa cao.
- Trang thiết bị, vật tư chưa đồng bộ.
Chưa hình thành các vùng sản xuất tập
trung.
- Nông nghiệp sản xuất còn nhỏ lẻ,
chưa phát huy được hết tiềm năng.
Cơ hội Thách thức
- Có tiềm năng phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp có quy mô lớn phục
vụ nhu cầu xuất ra thị trường.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư trong dự
án phát triển Nông thôn mới.
- Thị trường mua bán, trao đổi hàng
hóa chưa có quy mô lớn, chủ yếu phục
vụ hộ gia đình.
- Giá cả vật tư phục vụ sản xuất ngày
càng tăng.
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở

More Related Content

Similar to Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở

Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.docsividocz
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.ssuser499fca
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 

Similar to Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở (20)

Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOTĐề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 
Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ..doc
Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ..docPhát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ..doc
Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ..doc
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
 
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAYLuận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở

  • 1. TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Trong bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về khoa học nói chung và khoa học lâm nghiệp nói riêng. Để hệ thống hóa lại kiến thức đã học, đồngthời bước đầu làm quen với côngtác nghiên cứukhoa học và thực tế sản xuất, được sựđồng ý của khoa Lâm học – trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chuyên đề: “Quyhoạch pháttriển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025”. Lời mở đầu cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm học và các thầy cô trong bộ môn điều tra quy hoạch rừng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, rèn luyện cho tôi cả về đạo đức và kiến thức cần có của một người làm công tác khoa học trong những năm tháng tôi là sinh viên dưới mái trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn nhiệt tình quý báu và đầy trách nhiệm của thầy giáo – người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp: GS.TS. Trần Hữu Viên. Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Yên Sở - huyện Hoài Đức - T.P Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi tốt cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, nhưng vì bị hạn chế bởi thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên bài khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, qua đó sẽ giúp tôi học hỏi thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Giang
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 2 1.1. Trên thế giới........................................................................................ 2 1.2. Trong nước ........................................................................................... 5 1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp........................................................... 8 PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 10 2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu.......................................... 10 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 10 2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở............................ 10 2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ................................ 11 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 11 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 11 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 12 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 17 3.1. Điều kiện cơ bản của xã Yên Sở ......................................................... 17 3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 17 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................... 22 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Yên Sở.................................................... 31
  • 4. 3.1.4. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở ................................................. 34 3.1.5. Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025............. 36 3.1.6. Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở................. 37 3.1.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội................................... 38 3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở .................. 40 3.2.1. Căn cứ, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế................................ 40 3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025.... 42 3.2.3. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp.......................... 46 3.2.4. Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện cho kỳ đầu 2015 – 2020.... 47 3.2.5. Ước tính đầu tư và hiệu quả cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp................................................................................ 51 3.2.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp................................................................................ 55 PHẦN 4. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .............................. 58 4.1. Kết luận............................................................................................. 58 4.3. Khuyến nghị ...................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Giải nghĩa 1 FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 VSMT Vệ sinh môi trường 6 HTX Hợp tác xã 7 TTCN - XD Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạng 9 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 10 NLKH Nông lâm kết hợp 11 NXB Nhà xuất bản 12 LNXH Lâm nghiệp xã hội
  • 6. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Yên Sở (2010 - 2014) ...... 23 Biểu 3.2: Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất năm 2014............... 31 Biểu 3.3: Quy hoạch sử dụng đất xã Yên Sở đến năm 2025 ........................ 43 Biểu 3.4: Phân bổ đất sản xuất nông nghiệp 2025....................................... 46 Biểu 3.5: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn khác nhau........... 47 Bảng 3.6: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây ăn quả.................. 53 Bảng 3.7: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây Keo lai và cây Bạch đàn........................................................................................................... 54
  • 7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên của thế giới cũng như Việt Nam đã và đang bịthu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Tìnhtrạng môi trường ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệchxảy ra ngày một tăng cao. Nguyên nhân dẫnđến tìnhtrạng trên là do áp lực về dân số, kéo theo nhiều hoạtđộngsảnxuất kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời pháttriển các ngành côngnghiệp, sự đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Chính vì vậy, việc quyhoạch, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên cũng như xây dựng nền nông lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông thôn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng như chương trình 135, chính sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón, dồn điền đổi thửa, chương trình phát triển bền vững, cho người dân vay vốn phát triển nông lâm nghiệp với lãi suất thấp… Sau thời gian những chính sách ấy đi vào đời sống, đã cho thấy có sự chuyển mình mạnh mẽ, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của nước ta, nông nghiệp đã phát triển nhưng vẫn còn manh mún thiếu quy hoạch nên chưa phát huy được tiềm năng của một nước nông nghiệp, lâm nghiệp. Dù bước đầu đáp ứng được cuộc sống của người dân, nhưng lợi nhuận đem lại từ nghề rừng chưa cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao ảnh hưởng đến môi trường và phát sinh nhiều bức xúc. Yên Sở là xã thuộc huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội, là một xã nằm bên sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Là huyện có thế mạnh phát triển công nghiệp – đô thị, dịch vụ nhưng huyện vẫn còn trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông lâm nghiệp khoảng 314,05 ha,
  • 8. 2 xã Yên Sở được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, không chỉ phát triển nông lâm nghiệp truyền thống, thuần túy mà còn hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ chức lại sản xuất, gắn nền nông lâm nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị. Nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư phát triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống của bà con trong toàn xã. Tuy nhiên, nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã còn tồn tại nhiều khuyết điểm: Khai thác sử dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ khoa học còn yếu kém, tư liệu sản xuất đơn giản, kỹ thuật canh tác truyền thống, một số vùng vẫn còn độc canh cây lúa… Vậy vấn đề đặt ra là cần khắc phục những khó khăn đó, để phát huy được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của xã phát triển một cách bền vững, ổn định, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Quy hoạch phát triển sản xuấtNông Lâm nghiệp xã Yên Sở- huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025”.
  • 9. 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sản xuất nông lâm nghiệp có vai trò và tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của con người. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên khắp các Châu lục, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu về quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất. Những nghiên cứu này mặc dù đã được thực hiện trên nhiều khía cạnh, đối tượng khác nhau song đến thời điểm này thì tất cả các công trình nghiên cứu đều hướng tới mục đích chính là sử dụng đất đai, phát triển nông lâm nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. 1.1. Trên thế giới Trên thế giới quy hoạch phát triển nông thôn đã được đề cập và nhắc tới từ rất sớm. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đó là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conklin 1957). Mô hình SALT1 (Sloping Agriculture Land Technology) với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm. Mô hìnhSALT2(Sim pleagro – LivestochTechnology)vớicơ cấu40% nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% công nghiệp + 20% làm nhà ở và chuồng trại. Mô hình SALT3 (Sustainable agor – forest land Technology) với cơ cấu 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp. Mô hình SALT4 (Small Agro – Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu 60% lâm nghiệp + 15% nông nghiệp + 25% cây ăn quả. Các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp hài hòa giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ sở có sự nghiên cứu phân bố các loại đất đai một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững nhất về mặt môi trường sinh thái.
  • 10. 3 Quy hoạch nông lâm nghiệp được xác định là một chuyên ngành bắt đầu bằng việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII theo Orschowy vào thời gian này quy hoạch quản lý rừng, nông nghiệp và lâm sinh ở Châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính, nông nghiệp, nhằm đáp ứngcác nhucầuvề pháttriển tất cảcác ngành kinh tế trong vùng. Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của các vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chuyên môn hóa một cách hợp lý. Là biện pháp sử dụng đất đai, lợi dụng các yếu tố tự nhiên, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật… Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nhu cầu về gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đến đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở giải quyết việc “Khoanhkhuchặtluân chuyển”, có ý nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tíchtài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương pháp này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác ngắn. Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ XIX, phương thức kinh doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kì khai thác dài, phương thức kinh doanh “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “chia đều” của Harting. Ông đã chia chu kì khai thác thành
  • 11. 4 nhiều thời kì lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phương pháp khai thác “phân kì lợi dụng” của H.cotta và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sauđó, phươngpháp“bìnhquânthuhoạch”rađời. Quanđiểmphương pháp này là giữ đềumức thu hoạchtrongkì khaithác hiện tại, đồngthời vẫn đảm bảo thu hoạchđượcliên tục trongchukì sau. Đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện phương pháp “lâm phầnkinhtế”củaJudeich,phươngphápnàykhác vớiphươngpháp “bìnhquân thu hoạch”vềcăn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiềutiền nhất sẽđược đưavào diện khai thác. Hai phương pháp “lâm phần kinh tế”và “bình quân thu hoạch” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức rừng khác nhau và tổ chức kinhdoanh. TheoFAO đãđịnhnghĩavềđất đai như sau: “Đấtđailà mộttổngthểvật chất bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tựnhiêncủatổngthểvậtchấtđó”.Vềmặt bảnchấtcầnđượcxác địnhdựa trên quanđiểm nhận thức, đấtđailà đốitượngcủacác mốiquan hệ sản xuất trong tất cả lĩnh vực. Việc sửdụngnguồnđấtđai được coi như là việc sử dụng tư liệu sản xuất đặc biệt, nó gắn với sự phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch là sự phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức mộtcáchhợp lýcó khoahọc các mục tiêu sử dụng đất và đề xuất sử dụng đất theo một trật tự nhất định trong một lãnh thổ, khu vực hoặc mộtđịa phương đểđạtđược hiệu quả cao nhất về mặt sửdụng đất. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Theo Dent (1988 - 1993): “Quy hoạch sử dụng đất như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai”. Theo Mohammed (1999): “Những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó quy
  • 12. 5 hoạch sử dụng đất, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì”. Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trọng tâm thì định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai được đổi lại như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền nhất” (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác độngđến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công. 1.2. Trong nước Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là: - Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hóa tập trung kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định. - Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất. - Tạo điều kiện đểứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
  • 13. 6 Quyhoạchlâm nghiệp liên quanrấtnhiều đếncác hoạtđộngsảnxuấtcủacác ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của vùng, khu vực cũngnhư nhu cầucủatừng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đã có nhiều thay đổitrongcáchtiếp cậntrongxâydựng phương án quy hoạch, thay vì các quy hoạchthườngdo mộtnhómchuyêngiaxây dựngtrên cơ sở các luậncứkhoahọc về rừng, đất… thườngbỏ quênmốiquanhệvới dâncưtại chỗ, chúng ta đã từng bước tổ chức quy hoạch ở cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông theo phương pháp điều chế hạt… Đến năm 1955 - 1957 tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên rừng.Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm 1960 - 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của các Sở lâm nghiệp (nay là Sở NN&PTNT) không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của nước ngoài cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Năm 1994, Tổng cục địa chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 - 2000. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng như đề cập đến. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Nguyễn Xuân Quát (1996), đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề xuất mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra những tập đoàn cây trồng thích hợp cho các
  • 14. 7 mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”. Phương pháp tiếp cận nông thôn có người dân tham gia được đề cập trong chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiêp của trường Đại học Lâm nghiệp: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn. Song song với việc tiến hành áp dụng các công tác quy hoạch lâm nghiệp trong thực tiễn sản xuất, môn quy hoạch lâm nghiệp cũng đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học. Nội dung của giáo trình chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức cho rừng đồng tuổi với ít loài cây chưa phù hợp với điều kiện lập địa nước ta có một bộ phận rất lớn rừng tự nhiên khác tuổi với nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh mà chưa giải quyết sâu sắc về tổ chức và quản lý rừng. Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, GS.TS Trần Hữu Viên (1999) đã kết hợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án tại Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia. Theo chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch ba loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phận ổn định trên thực địa”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay. Quyhoạchtổngthểpháttriển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìnđếnnăm 2030 đãđược chínhphủphêduyệtvớinộidung: Quy hoạch phát triển sảnxuất nôngnghiệp (bao gồmnôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản)phảitheo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền
  • 15. 8 vững củanền nôngnghiệp, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, gắn kết chặtchẽsảnxuất vớicôngnghiệp bảo quản, chế độ và thị trường tiêu thụ; tíchtụruộngđất, hìnhthànhcác vùngsản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấulao độngtrongnôngnghiệp, nôngthôn,cóhệthốngchínhsáchđảm bảo huy độngcao cácnguồnlực xãhội, trước hếtlà đấtđai, lao động, rừngvà biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và hỗ trợ của nhà nước. Trên cơ sở xây dựng các phương pháp và nghiên cứu áp dụng những thành tựu đạt được của thế giới vào thực tiễn ở nước ta trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp đã và đang có nhiều công trình được tiến hành tại hầu hết các vùng miền, các địa phương trong cả nước mang lại hiệu quả lớn cho người dân từ đó phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp - Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu: “Nhà nước thống nhất quyền quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn điều chỉnh thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6thông qua Luật số:29/2004/QH11 ngày 03/12/2004. - Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 13/8/2009 về quy định bổ sung về quy hoạch sửdụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ tái định cư. - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiệu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
  • 16. 9 - Nghị định 64/CP, nghị định 01/CP, nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ về giao đất nông lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức và hộ gia đình. - Luật đất đai năm 2013. - Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 06 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  • 17. 10 PHẦN 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội nói riêng và phát triển kinh tế cho xã hội nói chung giai đoạn 2015 - 2025. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất đai tài nguyên của xã Yên Sở làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương. 2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Đối tượng: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp của xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Yên Sở - huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội. - Giới hạn: Tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp làm cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở - Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở - Điều kiện cơ bản của xã: tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên nông lâm nghiệp. - Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. - Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025.
  • 18. 11 - Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở. - Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp - Xác định căn cứ, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. - Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025. - Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. - Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện. - Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. - Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1. Phương pháp kế thừa Phương pháp thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan tới vấn đề phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Yên Sở được cập nhập qua các thời kỳ và trong năm, về các tài liệu có liên quan sau: + Tài liệu về điều kiện tự nhiên của xã: Vị trí địa lý, đặc điểm về điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, đất đai… + Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng cơ sở hạ tầng, trồng trọt, chăn nuôi và xu hướng phát triển… + Tài liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã. + Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã + Các chương trình dự án đã, đang và sẽ đầu tư tại xã. Các số liệu thống kê về đất đai và cơ sở hạ tầng. + Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy 2.3.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa chọn lọc các số liệu có sẵn đồng thời thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất… bổ sung các tính chất chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật. Điều tra thực địa về các loại hình sử dụng đất trong địa bàn.
  • 19. 12 Điều tra hiệu quả các mô hình sản xuất, cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã nghiên cứu… 2.3.1.3. Phương pháp PRA Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông của xã và người dân xung quanh khu vực nghiên cứu nhằm thu thập nguồn thông tin của cư dân địa phương trong việc phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên: + Gặp gỡ trao đổi thông tin với cán bộ phòng ban của xã, huyện về tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình kinh tế xã hội. + Kinh tế hộ, mức thu nhập bình quân của từng hộ trong xã Yên Sở… + Tập quán canh tác, mức độ ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng hiện nay. Để xác định được những thuận lợi, khó khăn trong việc đề xuất các loài cây trồng và mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở phân tích, tính toán, xử lý tổng hợp tài liệu sẵn có và thu thập số liệu ngoài thực tế, chúng ta tiến hành tổng hợp và đánh giá cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã: 2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp. S (Strength): Điểm mạnh W (Weakness): Điểm yếu S W O (Opprtunities): Cơ hội O T T (Threats): Thách thức 2.3.2.2. Phươngpháptổng hợp phân tích thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Sau khi thu thập được các số liệu từ UBND xã Yên Sở, các phòng ban có liên quan và bổ sung bằng việc điều tra trực tiếp ngoài thực địa, các thông tin được tổng hợp và phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện cơ bản của
  • 20. 13 xã đối với sản xuất nông – lâm nghiệp và các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu kinh tế xã qua các năm, thống kê về các loài cây trồng, vật nuôi được tổng hợp, phân tích theo các nhóm và các biểu sau: + Về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn… + Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp… + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo, Microstation. Biểu 3.1: Biểu hiện trạng sử dụng đất STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD Tổng diện tích đất tự nhiên Biểu 3.2: Biến động cơ cấu kinh tế xã qua các năm STT Chỉ tiêu Năm … Năm … Năm … 1 Nông nghiệp 2 Tiểu thủ công nghiệp 3 Dịch vụ 4 Thu nhập bình quân Biểu 3.3: Biểu điều tra về trồng trọt STT Loài cây Giống Diện tích Năng suất 1 2 … Biểu 3.4: Biểu điều tra về chăn nuôi STT Loài vật nuôi Số lượng Năng suất 1 2 …
  • 21. 14 2.3.2.3. Phương pháp phân tích hiệu kinh tế và môi trường *) Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, tài nguyên và nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp để quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho xã. Xử lý bằng 2 phương pháp sau: a. Phương pháp tĩnh Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác động của các nhân tố thời gian. Tổng lợi nhuận: P = Tn – (CP + T) Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP*100 Hiệu quả vốn đầu tư: PV = P/Vdt*100 Trong đó: P là tổng lợi nhuận 1 năm. Tn là tổng thu nhập 1 năm. CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm nhất. Vdt là tổng thuế phải đóng. b. Phương pháp động Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit Analyis) để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất.Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), tỷ xuất thu hồi nội bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại thu nhập và chi phí (BCR). + Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (NPV) thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Công thức: NPV=    n t t t t r C B 1 ) 1 ( (3.1) Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng) Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng) t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n là tổng số năm của chu kì đầu tư r là tỷ lệ lãi suất (%)
  • 22. 15 NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác, NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao. NPV = 0 Hòa vốn NPV > 0 Có lãi NPV < 0 Thua lỗ + Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí (BCR) là thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi triết khấu đưa về hiện tại. BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Công thức: BCR=        n t t t n t t t r C r B CPV BPV 1 1 ) 1 ( ) 1 ( (3.2) Trong đó: BCR: là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí. BPV: là giá trị hiện tại của thu nhập. CPV: là giá trị hiện tại của chi phí. n: giá trị hiện tại của chi phí (đồng) Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng cao, cụ thể: BCR >1 Sản xuất có lãi BCR = 1 Hoà vốn BCR <1 Sản xuất lỗ Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng phương thức trong các năm được ghi vào mẫu biểu sau: Năm Ct Bt Bt - Ct (1 + r)t CPV BPV NPV BCR 1 2 … + Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
  • 23. 16 IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này gồm 2 bộ phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư. Công thức: NPV=     n t T t t IRR C B 1 ) 1 ( (3.3) Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng) Bt: là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng) Ct: là giá trị chi phí năm thứ t (đồng) t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm). n: là tổng số năm của chu kì đầu tư IRR thểhiện mức lãi suấtvayvốn tốiđamà chươngtrìnhđầu tư có thể chấp nhận được màkhôngbịlỗ vốn. IRR đượctínhtheo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh. Nếu: IRR > r Có lãi IRR < r Thua lỗ IRR = r Hoà vốn *) Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội: + Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân, mức độ đầu tư, khả năng ứng dụng các mô hình. + Đánh giá hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, khả năng xóa đói giảm nghèo. + Đánh giá khả năng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. *) Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc phỏng vấn người dân trong địa bàn xã đối với khả năng bảo vệ đất của một số mô hình và việc kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước.
  • 24. 17 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện cơ bản của xã Yên Sở 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vịtrí địa lý Yên Sở là xã ngoại thành Hà Nội, nằm cách trung tâm huyện Hoài Đức 5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Có ranh giới địa lý như sau: + Phía Đông giáp xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức. + Phía Tây giáp xã Sài Sơn huyện Quốc Oai. + Phía Nam giáp xã Đắc Sở huyện Hoài Đức. + Phía Bắc giáp xã Cát Quế huyện Hoài Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên: 493,90 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 314,05 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 171,78 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 8,07 ha. 3.1.1.2. Địa hình, địa thế Yên Sở là một xã có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc thấp rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chia thành hai vùng, vùng đồngvà vùng bãi ven sông Đáy. Vùng bãi có thể phát triển trồng các loại rau màu nhiều vụ trong năm và có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây lâu năm, một số cây lâm nghiệp. Vùng đồng chủ yếu trồng lúa hai vụ, vào vụ đông có thể trồng ngô, các loại rau, đậu. 3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn *) Khí hậu Yên sở nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: + Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể tới 400C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C. Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm. Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81 - 85,2%, thấp nhất 74,4 - 76%. Hướng gió là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm ít có hiện tượng sương muối, sương mù xảy ra trên địa bàn.
  • 25. 18 Nhìn chung đặc điểm khí hậu trên địa bàn xã Yên Sở có ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực tới việc sử dụng đất của xã. + Ảnh hưởng tích cực: Lượng mưa khá, nhiệt độ không quá cao vào mùa hè cũng không quá thấp vào mùa đông đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. + Ảnh hưởng tiêu cực: Sự biến động phức tạp của thời tiết như nắng nóng, bão, mưa lớn, sương giá... cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp. *) Thủy văn Xã có sông Đáy chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Trong đó: + Tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp ba nội đồng (vùng bãi) theo đề án được phê duyệt xây dựng mới là 8,0 km. + Đối với vùng đồng: Do nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ trương chung của toàn huyện không kiên cố hóa kênh mương, nhưng hàng năm đều được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp áp trúc bờ do vậy cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu để phục vụ cho nhân dân trên địa bàn làm nông nghiệp. 3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên *) Tài nguyên đất Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của xã được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCl càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, một số cây lâm nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ. - Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp được phân bố trên địa bàn xã. Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu (< 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu;
  • 26. 19 hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N < 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%. Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất. - Vùng trong đồng chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên được bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lượng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác. Đất Glây: Được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, do sản phẩm bồitụ tạo thành. Đặc điểm củaloại đất này có địa hình vàn, cao, trungbình và thấp trũng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tầng canh tác ≥ 20cm hai vụ lúa. *) Tài nguyên nước Nước mặt được cung cấp từ hai con sông: Vùng đồng được cấp từ sông Hồng, vùng bãi được cấp nước từ nguồn nước sông Đáy qua trạm bơm tưới do địa phương quản lý, nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm. Sông Đáy hiện đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp, làng nghề ở một số xã trong huyện và một số xã thuộc huyện Phúc Thọ, Quốc Oai như: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế. Xã Yên Sở thuộc vùng có nước ngầm mạch nông, độ sâu 0,7 - 1,3 m vào mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1-3,2 m, áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Nguồn nước ngầm khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao cần phải xử lý khi sử dụng. Yên Sở nằm bên cạnh sông Đáy, có đường đê chạy qua thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng suất cây trồng ổn định. *)Tài nguyên rừng Trên địa bàn xã Yên Sở hiện tại không có diện tích đất lâm nghiệp có rừng, chỉ có cây lâm nghiệp phân tán trồng xen kẽ ở các khu dân cư, ven đường, ven đê: keo, thông nhựa, xà cừ, xoan, bạch đàn, tre, luồng, bằng lăng… làm nhiệm vụ chắn gió và bảo vệ môi trường. *) Tài nguyên khoáng sản
  • 27. 20 Trên địa bàn Yên Sở đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoáng sản quý hiếm nào, hiện chỉ có khai thác cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao. Tuy nhiên chưa có đánh giá cụ thể về tiềm năng cũng như trữ lượng khai thác của loại khoáng sản này. *)Tài nguyên nhân văn Là một địa phương nhất làng, nhất xã, xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp toàn xã. Dân số 10.394 nhân khẩu gồm 2.586 hộ sống tập trung tại ba khu vực gồm một Làng và hai Trại được chia thành chín thôn. Yên Sở có nguồn nhân lực lao động rất dồi dào, ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có điều kiện để phát triển các ngành nghề phụ khác như ngành trồng hoa, trồng cây ăn quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như cải cách những tập quán sản xuất lạc hậu trước đây. Bên cạnh đó người dân Yên Sở rất biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn bản sắc riêng của địa phương, đoàn kết gắn bó giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Xã Yên Sở có quần thể di tích đình Quán Giá và rừng cấm đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991, ngôi đình này thờ tướng công Lý Phục Man (thời tiền Lý). Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức trong ba ngày, thu hút du khách từ các nơi khác vì đây là lễ hội của cả vùng (có tới 72 nơi thờ vọng). *)Thực trạng môi trường Môi trường xã có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn do các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề chế biến nông sản phát triển chưa có quy hoạch... Lượng rác thải sinh hoạt bình quân 2,5 tấn/ngày đã được thu gom theo quy định. Khối lượng nước thải khoảng 2.000 m3/ngày (trong đó có 1.000 m3 nước thải sinh hoạt và 1.000 m3 nước thải sản xuất). Tốc độ phát triển của các làng nghề luôn ở mức cao, các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đây là sức ép rất lớn đối với môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Trước thực trạng đó, UBND xã đã chỉ đạo bảo vệ môi trường và thành lập tổ vệ sinh môi trường để thu gom chất thải trong khu dân cư. Đến nay xã đã ký hợp đồng thu gom rác thải với HTX môi trường Thành Công thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày, do vậy 100% lượng rác thải của xã được thu gom, xử lý đúng quy định, không có rác thải tồn đọng sang ngày hôm sau. Duy trì được quy định toàn dân nuôi chó không thả dông ra đường làng ngõ xóm đảm bảo vệ sinh chung. Những năm qua, côngtác bảo vệ môi trường ở Yên Sở có bước chuyển đáng kể, có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, xử lý
  • 28. 21 môi trường, các phong trào làm vệ sinh môi trường hưởng ứng các ngày lễ lớn, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, đổ rác thải đúng nơi quy định được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quá nhiều trong sản xuất nông nghiệp cũng làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí. 3.1.1.5. Đánhgiá tiềm năng của xã *) Thuận lợi Yên Sở có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, là xã ngoại thành, ở gần các trung tâm đầu não của đất nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Yên Sở có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế. Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, đây là một tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, mà cụ thể là việc quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng của huyện trong những năm tới. Xã Yên Sở có quần thể di tích Đình Quán Giá đã được xếp hạng. Hàng năm đều tổ chức các lễ hội là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển mở rộng dịch vụ du lịch sinh thái thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc tinh hoa dân tộc. Xã Yên Sở là địa phương có truyền thống cách mạng, hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương. Đây là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. *) Khó khăn Yên Sở là xã đất chật, người đông, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp và chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh trong giai đoạn tới sẽ tác động lớn đến sinh kế của một bộ phận nông dân trong xã. Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang ảnh hưởng xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hoá chất không phù hợp, đòi hỏi phải đầu tư và quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường sinh thái.
  • 29. 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số, lao động Theo nguồn số liệu thống kê của xã, dân số xã Yên Sở cuối năm 2014 là 10.394 người, với 2.586 hộ gia đình. Bình quân một hộ gia đình có khoảng 2 - 4 người. Trong đó, nam là 5.017 người chiếm 48,27%; nữ là 5.377 người chiếm 51,73%. Tổnglao độngtrongđộ tuổitoàn xã có 5.750 người. Số lao động tham gia trực tiếp lao động 5.288 người, tỷ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92%. Trong đó: + Nông nghiệp: 930 lao động = 17,6 %. + Công nghiệp – TTCN – xây dựng: 1.820 lao động = 34,4 %. + Thương mại – dịch vụ: 2.538 lao động = 48 %. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ trồng rau màu sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhằm tăng mức thu nhập cho nhân dân. - Việc làm và thu nhập Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện, xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng/người/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2014 ước đạt 319,6 tỷ đồng. Chính sách xã hội được quan tâm như gia đình con thương binh liệt sĩ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện tốt. Những chính sách đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất để vượt nghèo thông qua các đoàn thể nhân dân như: hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ. Hiện toàn xã có 49 hộ nghèo = 1,9% tổng số hộ trong xã, giảm 0,34% so với năm 2013. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, xã Yên Sở đã có những biện pháp tíchcựcđểgiảiquyếtviệc làm cho ngườilao độngnhưhỗ trợ, đầutưxây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùngvớisựpháttriển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, đảmbảo việc làm và thu nhập ổnđịnh cho ngườilao động, nhằmnângcao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
  • 30. 23 3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của xã 3.1.2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền sản xuất của xã nhanh chóng phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn nên đời sống của nhân dân ngày càng được cảithiện, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững, bộ mặt nông thôn xã Yên Sở thay đổinhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. - Một số chỉ tiêu tổng hợp chính về sự phát triển kinh tế của xã Yên Sở giai đoạn 2010 - 2014. Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Yên Sở (2010 - 2014) STT Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2014 Biến động 2010-2014 I Tốc độ tăng trưởng % 22,40 24,5 II Giá trị sản xuất Triệu đồng 206.300 320.940 1 Nông lâm nghiệp 42.300 69.740 27.440 2 Công nghiệp-TTCN-XD 99.000 137.790 38.790 3 Thương mại, Dịch vụ, Du lịch 65.000 113.410 47.410 III Cơ cấu giá trị sản phẩm % 100,00 100,00 1 Nông lâm nghiệp 20,50 21,73 1,22 2 Công nghiệp-TTCN-XD 47,99 42,93 -5,05 3 Thương mại, Dịch vụ, Du lịch 31,51 35,34 3,82 IV Bình quân thu nhập đầu người Triệu đồng/năm 20,50 30,60 10,10 Trong giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế xã Yên Sở có bước phát triển nhanh, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn là 24,50 %/năm, cụ thể tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 206.300 triệu đồng đến năm 2014 là 320.940 triệu đồng, gấp 1,56 lần. Dựa vào bảng trên có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua từng năm: + Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, năm 2010 đạt 42.300 triệu đồng, chiếm 20,50% tổnggiá trị sản xuất. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 69.740 triệu đồng, chiếm 21,73% tổng giá trị sản xuất (tăng 1,22% so với năm 2010). + Giá trị sảnxuất ngành côngnghiệp-TTCN-XD, năm 2010 đạt 99.000 triệu đồng, chiếm47,99% tổnggiátrị sảnxuất. Đếnnăm 2014 giá trị sảnxuất đạt137.790 triệu đồng, chiếm 42,93% tổng giá trị sản xuất (giảm 5,05% so với năm 2010). + Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ, năm 2010 đạt 65.000 triệu đồng, chiếm31,51% tổnggiátrị sảnxuất. Đếnnăm 2014 giá trị sảnxuất đạt113.410 triệu đồng, chiếm 35,34% tổng giá trị sản xuất (tăng 3,82% so với năm 2010).
  • 31. 24 3.1.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã Yên Sở a. Sản xuất nông nghiệp *) Về trồng trọt Nền nông nghiệp của xã đã đạt được nhiều thành quả to lớn, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước tăng lên, đặc biệt là cây lúa, ngô, bưởi, phật thủ, cam… Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của xã được chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Địa phương đã chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng cung ứng đủ lượng giống cho diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân. Đồng thời chủ động chuyển đổi một số diện tích cây trồng. Trong xã có nhiều hộ dân đã và đang bắt đầu triển khai mô hình trồng cây phật thủ và trồng cây bưởi trên diện tích rộng của xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bước đầu đã tạo được uy tín trên thị trường. Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là: 218 ha *) Chăn nuôi Năm 2014 tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, giá thức ăn gia súc gia cầm tăng trong khi điều kiện chăn thả ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay, toàn xã có tổng số bò là 176 con, tổng số trâu là 4 con, tổng lợn là 3.369 con, tổng gia cầm là 15.546 con. Nhiều hộ gia đình đã tập trung đầu tư phát triển chuồng trại chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại, nuôi từ 1 - 2 con bò trở lên và từ 5 đến 150 con lợn. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình có thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên việc đầu tư chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn do giá cả thị trường không ổn định, rủi ro còn lớn, dịch bệnh trên gia súc đã xuất hiện… Khi dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 và dịch bệnh tai xanh xảy ra đã mau chóng được khống chế, các bệnh thông thường như: tụ huyết trùng, tiêu chảy, phó thương hàn… tuy có xảy ra trên địa bàn xã nhưng đã được điều trị kịp thời do có đề phòng chuẩn bị trước, không để tình trạng lây lan trên diện rộng. Chăn nuôi được xác định là nguồn thu nhập lớn của kinh tế hộ gia đình và của địa phương. Vì vậy, ngay từ đầu năm UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm và người dân thường xuyên được nghe đài truyền thanh xã tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại khống chế ngăn chặn dịch bệnh.
  • 32. 25 *) Thủy sản Trên địa bàn xã có rất nhiều ao hồ nhỏ phân tán rải rác gây ra nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, không chủ động được nguồn nước. Vào mùa mưa lượng nước rất lớn, không thoát kịp thời, ảnh hưởng rất lớn tới việc nuôi trồng thủy sản. Người dân chưa mạnh dạn để đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, mà chỉ nuôi thả theo hình thức tận dụng mặt nước ao hồ, với mục đích phục vụ nhu cầu tại chỗ nhằm cải thiện đời sống hàng ngày, chưa có sự đầu tư lớn để tạo thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. b. Phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN – XD Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-TTCN-XD đạt 137,79 tỷ đồng, chiếm 42,93%, giảm 5,05% so với năm 2010. Các ngành nghề: Xây dựng, sản xuất đồ gỗ gia dụng, diệt may, chế biến nông sản, thực phẩm (tại Yên Sở có nghề sản xuất bánh Gai đặc sản). Yên Sở hiện có một Công ty cổ phần xây dựng, bảy công ty TNHH dịch vụ xây dựng, một HTX xây dựng và 550 hộ cá thể tham gia các hoạt động công nghiệp-TTCN-XD. Làng nghề xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm ở Yên Sở đã được công nhận. c. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch Năm 2014, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ và du lịch đạt 113,41 tỷ đồng, chiếm 35,34% tổng giá trị sản xuất, tăng 3,82% so với năm 2010. Các hoạt động dịch vụ ở Yên Sở chủ yếu là dịch vụ xây dựng, dịch vụ vật tư sản xuất, dịch vụ ăn uống, dịch vụ đời sống. Xã hiện có một HTX thương mại, một HTX dịch vụ nông nghiệp… Kinh tế du lịch ở Yên Sở phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Yên Sở có quần thể di tích Quán Giá đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch làng nghề có tiềm năng nhưng chưa phát triển. 3.1.2.3. Thựctrạng pháttriển cơ sở hạ tầng, không gian kiến trúc và cảnh quan Khu dân cư nông thôn ở Yên Sở mang đặc trưng của làng xóm vùng đồng bằng SôngHồng. Toàn xã có 9 thôn, sống tập trung tại ba khu vực gồm một làng và hai trại. Trongđó, cóbảythôntronglàng, một thôn trại Đồng, một thôn trại Bãi (bờ Tây sông Đáy giáp với xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai – T.P Hà Nội). 3.1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội *) Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp - Hiện trạng trụ sở Đảng ủy, UBND và HĐND xã nằm chung khuôn viên với diện tích đất 8.600 m2. Hiện trạng xây dựng gồm: Dãy 1: Nhà hội trường mới xây dựng diện tích 440 m2.
  • 33. 26 Dãy 2: Nhà làm việc bên trái cổng ra vào nhà cấp 4 diện tích 200 m2, đã xuống cấp. Dãy 3: Dãy nhà làm việc 3 tầng với các phòng ban chuyên môn nằm chính diện cổng ra vào diện tích 140 m2. Khuôn viên UBND xã đã được đầu tư xây dựng chỉnh trang sạch đẹp. - Trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp hiện trạng đang sử dụng tạm nhà cấp 4 diện tích xây dựng 35m2, đã bị xuống cấp. *) Cơ sở văn hóa của xã - Khu thể thao của xã: Hiện tại xã đãcó sânthểthao trungtâm với diện tích2.423m2, hiện trạng sân đấtchưađược đầutư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các hoạt động thể thao, mặt khác diện tíchnhỏ,khôngcó khảnăngmở rộngđịnhhướng quyhoạch ra vị trí mới. Sân thể thao tại các thôn: Hiện tại các thôn chưa có sân thể thao riêng, các hoạt động thể thao vẫn diễn ra trong khuôn viên nhà văn hóa tại các thôn. - Trung tâm nhà văn hóa thôn: Toàn xã có 9 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ văn hóa – thể thao – du lịch, diện tích bình quân mỗi khuôn viên nhà văn hóa thôn là 800 m2, các nhà văn hóa đều có hội trường diện tích 120 m2, được trang bị âm thanh loa đài, bàn ghế, có sân thể thao cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của nhân dân trong thôn. Nhà văn hóa thôn là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và sinh hoạt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí góp phần xây dựng nông thôn mới. - Bưu điện: Trên địa bàn xã có một bưu điện với tổng diện tích 100 m2, đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Diện tích đất khuôn viên: 184 m2. Toàn xã có 5 điểm Internet do các hộ gia đình kinh doanh, 100% số thôn đã có Internet đến thôn. Trong các thôn có nhiều hộ mua sắm máy tính và có kết nối Internet theo đường điện thoại cố định, cáp quang. - Đài truyền thanh: Là một công cụ tuyên truyền đắc lực và hiệu quả nhất trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chỉ đạo, quản lý điều hành cấp ủy, chính quyền nhanh chóng, kịp thời sâu rộng đến với người dân, hệ thống đài truyền thanh của xã được đặt tại từng thôn trong xã nên công tác truyền tin đến tất cả các thôn cùng thời điểm và kịp thời. Tuy nhiên, chất lượng truyền thanh của một số điểm dân cư có thời điểm không nghe được thông tin tuyên truyền của đài xã. Việc phối hợp viết bài đưa tin tuyên truyền của một số ngành, bộ phận chưa được thường xuyên.
  • 34. 27 *) Giáo dục Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các phòng lớp học, phòng chức năng và công trình phụ trợ của ba trường học. Các trường học được bố trí đảm bảo đủ diện tích quy hoạch theo chuẩn quốc gia. Hiện nay đã và đang thi công gói thiết bị của trường Mầm non và trường Tiểu học, như vậy trường Mầm non và trường Tiểu học đã đạt chuẩn và đang hoàn thiện thủ tục công nhận trường đạt chuẩn. Ngoài nguồn vốn đầu tư của các cấp ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong xã đã đóng góp ủng hộ kinh phí để mua sắm trang thiết bị của trường Mầm non với số tiền là 365 triệu đồng. Duy trì tốt nề nếp dạy và học của các nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm học đã đề ra. Năm học 2013 - 2014 tỷ lệ học sinh lên lớp của các nhà trường đạt 100%. Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. - Trường Mầm non đạt “Đơn vị tiên tiến xuất sắc các huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội” - Trường Tiểu học đạt tiên tiến cấp thành phố - Trường Trung học cơ sở đạt “Đơn vị tiên tiến cấp huyện” Năm học 2014 - 2015 toàn xã có 88 thanh niên thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, trong đó có 59 thanh niên đỗ vào Đại học. Cả ba trường đều được UBND huyện đề nghị Thành phố công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia (Riêng trường Mầm non được đề nghị công nhận đạt chuẩn mức độ II). *) Trạm y tế - Diện tích khuôn viên: 2.768 m2, diện tích vườn thuốc Nam 100m2. - Tổng diện tích xây dựng 200 m2 gồm 2 dãy nhà: + Dãy 1 gồm 10 phòng diện tích 140m2, chất lượng các phòng tốt. + Dãy 2 gồm 3 phòng diện tích 60m2, chất lượng các phòng cơ bản tốt. - Trạm y tế giữ vững trạm chuẩn quốc gia (theo chuẩn cũ), hiện trạm y tế xã có 7 cán bộ gồm 1 bác sỹ, 5 y sỹ, 1 dược sỹ; ngoài ra còn có 9 nhân viên y tế thôn và 18 cộng tác viên dân số - y tế. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trạm y tế xã có nhiều chuyển biến, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả. Trong năm đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 10.558 lượt người. - Toàn xã có 7.517 người tham gia bảo hiểm y tế dưới nhiều hình thức.
  • 35. 28 *) Chợ nông thôn Chợ Giá (chợ vùng) có diện tích mặt bằng 6.180 m2, hiện trạng chợ có 10 dãy cầuchợ bán bàngnhà cấp 4 diện tíchkhoảng 110 m2/dãy hiện đã bịxuống cấp. Chợ Lụa có diện tích mặt bằng 900 m2, là điểm chợ cóc các hoạt động buôn bán. Chợ Lụa được thi công cải tạo nâng cấp và đưa vào sử dụng từ đầu tháng 02 năm 2013. Kinh phí được duyệt là 1,323 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa và vốn ngân sách xã. Đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Chợ Giá và chợ Lụa là hai tụ điểm giao thương chính của xã. Tuy nhiên, cả hai chợ đều chưa có ban quản lý, các công trình công cộng thiết yếu như nhà vệ sinh công cộng đều chưa có. 3.1.2.3.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật *) Hệ thống giao thông Đường tỉnh lộ 422 đoạn chạy qua địa bàn xã dài 3,82 km, hiện trạng đường nhựa rộng mặt đường rộng trung bình 5 m chất lượng tốt. Đường đê đáy đoạn chạy qua địa bàn xã dài 1,38 km hiện trạng đường bê tông chất lượng mặt đường tốt. - Đường giao thông do xã quản lý: + Đường trục liên xã và đường đến UBND xã: Theo đề án gồm 7 tuyến với chiều dài là 5,58 km, đã bê tông hóa. + Trục thôn, liên thôn: Theo đề án được phê duyệt xây dựng mới gồm 3 tuyến với chiều dài là 1,53 km, đã bê tông hóa đạt 100% so với khi lập đề án. + Đường ngõ, xóm: Theo đề án được phêduyệt xây dựng mới và nâng cấp đường nội bộ của 9 thôn, đã xây dựng mới 1,235 km Năm 2013 và 2014 xã Yên Sở đã bê tông hóa để nâng cấp, chỉnh trang được 9.280 m đường giao thông đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh. + Đường nội đồng: Theo đề án được phê duyệt đầu tư xây dựng mới là 4 tuyến với chiều dài là 3,47 km ở vùng bãi. Ngoài ra các tuyến đường còn lại đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, vùng đồng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ trương chung của toàn huyện không bê tông hóa, nhưng đã được cứng hóa, đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện. *) Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Trong đó: + Tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp ba nội đồng (vùng bãi) theo đề án được phê duyệt xây dựng mới là 8,0 km cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. + Đối với vùng đồng: Do nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ trương chung của toàn huyện không kiên cố hóa kênh mương, nhưng hàng năm đều được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp áp trúc bờ do vậy cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu.
  • 36. 29 *) Hệ thống điện Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, hiện tại trên địa bàn xã có 11 trạm biến áp với công suất mỗi trạm từ 250 KVA đến 450 KVA đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. 100% các hộ gia đình sử dụng điện chiếu sáng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các trục đường ngõ, xóm có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng. *) Nghĩa trang, nghĩa địa Toàn xã có 5 nghĩa trang nghĩa địa với tổng diện tích 3,0 ha, được quy hoạch theo quy hoạch chung của thành phố, huyện; hiện xã đang thực hiện quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định. Diện tích đất nghĩa trang hiện tại chỉ đảm bảo chôn trong thời gian ngắn hạn, mặt khác nghĩa trang nhân dân khu Chéo Mũi Đao và khu Đình Sấu hiện trạng nằm trong phần diện tích mở đường trục Hồ Tây - Ba Vì, cần phải di chuyển khi xây dựng đường vì vậy x ã cần quy hoạch mới nghĩa trang nhân dân để đảm bảo diện tích. *) Môi trường 100% dân số trong xã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Duy trì được quy định toàn dân nuôi chó không thả dông ra đường làng ngõ xóm đảm bảo vệ sinh chung. Nhưng còn một số ít hộ dân chưa chấp hành tốt vẫn thả chó dông ra đường, xả chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống rãnh làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Hiện tại 100% các tuyến đường trong xã được các chi hội đảm nhiệm tự quản, phong trào tổng dọn vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên. Năm 2013 xã tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trong xã thực hiện việc tang văn minh, toàn xã có 33/47 trường hợp hỏa táng, chiếm 70,2% số người chết. Rác thải xây dựng: UBND xã đã bố trí địa điểm chôn lấp, nên trên địa bàn xã không có tình trạng đổ rác thải xây dựng ra nơi công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường. *) An ninh, trật tự xã hội Hàng năm Đảng ủy ban hành nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Liên tục nhiều năm trên địa bàn xã không xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, không xảy ra các hoạt động tuyên truyền trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự.
  • 37. 30 - Tình hình an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp, đặc biệt là tệ nạn trộm cắp hoa quả đến thời điểm thu hoạch. Lực lượng công an xã có thời điểm lơ là mất cảnh giác, không duy trì nghiêm chế độ trực để kẻ gian dùng phương tiện cơ giới cắt trộm Sưa ở khu di tích Quán Giá, gây bức xúc, mất lòng tin trong nhân dân. 3.1.2.3.3. Nhận xét chung *) Thuận lợi - Khu vực trung tâm xã đã có điều kiện mở rộng phát triển đồng bộ các khu chức năng tạo dựng bộ mặt chính trị kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương. - Yên Sở có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá, nhân dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. - Yên Sở có làng nghề truyền thống đã được công nhận, đây là yếu tố rất thuận lợi cho địa phương trong đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ. Những năm gần đây, các ngành CN-TTCN và xây dựng ở Yên Sở phát triển khá mạnh. Trên địa bàn xã có làng nghề đã được công nhận là tiền đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời kỳ CNH, HĐH. - Yên Sở có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng xã theo định hướng phát triển nông lâm nghiệp. Xã cũng có nhiều lợi thế trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. - Nhiều mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thành công và được mở rộng như: Mô hình sản xuất lúa, mô hình trồng cây ăn quả (bưởi, cam, ổi, phật thủ…), mô hình trồng hoa trên diện tích rộng góp phần tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất. - Để ngành trồng trọt của xã phát triển toàn diện hơn trong những năm tới cần huy động các nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây ngắn ngày có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. *) Tồn tại và khó khăn Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản nêu trên, đứng trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông lâm nghiệp, phát triển giữ vững danh hiệu xã tiên tiến đạt nông thôn mới, còn một số tồn tại khó khăn cần được giải quyết: - Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sức cạnh tranh kinh tế yếu, chưa có chiến lược thu hút thị trường.
  • 38. 31 - Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao trong khi đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp biến động theo xu thế giảm nhanh. Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn gây nên tình trạng “già hoá và nữ hoá” lao động nông nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp chưa cao là yếu tố cản trở đáng kể đến việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp. - Kinh tế xã Yên Sở trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng còn mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững. - Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa được áp dụng triệt để. - Tốc độ phát triển kinh tế của xã những năm gần đây là khá cao, tuy nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững. - Về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Chưa triển khai được phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở vùng bãi. - Công tác phối hợp quản lý về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa chặt chẽ. 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Yên Sở Qua quá trình khảo sát và thu thập số liệu, thông tin về hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Sở được thể hiện tổng hợp trong biểu 3.2: Biểu 3.2: Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất năm 2014 ĐVT:ha STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 Tổng diện tích tự nhiên 493,90 100 1 Đất nông nghiệp NNP 314,05 63,59 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 311,03 62,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 283,38 57,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 200,32 40,56 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - - 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 83,06 16,81 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,65 5,54 1.2 Đất lâm nghiệp LNP - - 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - -
  • 39. 32 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,99 0,61 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,03 0,01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 171,78 34,78 2.1 Đất ở OTC 58,95 11,94 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 58,95 11,94 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT - - 2.2 Đất chuyên dùng CDG 75,63 15,31 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,86 0,17 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,46 0,90 2.2.3 Đất an ninh CAN - - 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,54 0,31 2.2.5 Đất có mục đíchcông cộng CCC 68,77 13,92 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,86 0,17 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,00 0,61 2.5 Đất sông suốivà mặt nước chuyên dùng SMN 33,34 6,75 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - 3 Đất chưa sử dụng CSD 8,07 1,63 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 8,07 1,63 3.2 Đất đồinúi chưa sử dụng DCS - - 3.3 Núi đá chưa có rừng cây NCS - - (Nguồn:Số liệu tổng hợp xã Yên Sở năm 2015)
  • 40. 33 + Đất nông nghiệp: 314,05 ha, chiếm 63,59% diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 171,78 ha, chiếm 34,78% diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 8,07 ha, chiếm 1,63% diện tích tự nhiên. Qua số liệu hiện trạng cho thấy cơ cấu đất đai xã Yên Sở được bố trí tương đối hợp lý, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 314,05 ha, trong đó: *) Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp hiện có 314,05 ha, chiếm 63,59% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất trồng lúa nước là 200,32 ha chiếm 40,56% diện tích đất tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm là 83,06 ha chiếm 16,81% diện tích đất tự nhiên. - Đất trồng cây lâu năm là 27,65 ha chiếm 5,54 % diện tích đất tự nhiên. - Đấtnuôitrồngthủy sảnlà 2,99 ha chiếm 0,61% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là các ao, hồ nhỏ trong khu dân cư nuôi thả cá kết hợp với tích trữ nước. - Đất nông nghiệp khác là 0,03 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên. *) Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp có 171,78ha, chiếm 34,78% diện tích đất tự nhiên. Gồm có: - Đất ở tại nông thôn: có diện tích là 58,95 ha, chiếm 11,94% diện tích đất tự nhiên, là địa bàn cư trú của 10.394 nhân khẩu. Đất ở được hình thành từ lâu đời và được thừa kế từ đời này sang đời khác. Những năm gần đây, diện tích đất ở có xu hướng phát triển ra theo các trục đường giao thông chính, các điểm đầu mối kinh tế, khu vực trung tâm xã thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh. Việc quản lý sử dụng đất ở nông thôn đã đi vào nề nếp khá chặt chẽ, tình trạng tự ý xây dựng hoặc xây dựng trái phép đã được khắc phục. - Đất chuyên dùng: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,86 ha, chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên. + Đất quốc phòng có 4,46 ha, chiếm 0,90% diện tích đất tự nhiên. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 1,54 ha chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên. + Đất có mục đíchcông cộng là 68,77 ha, chiếm 13,92% diện tích đất tự nhiên. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng có 0,86 ha, chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 ha, chiếm 0,61% diện tích đất tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 33,34 ha, chiếm 6,75% diện tích đất tự nhiên.
  • 41. 34 *) Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng có diện tích là 8,07 ha, chiếm 1,64% diện tích đất tự nhiên. 3.1.4. Đánhgiá,phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở 3.1.4.1. Đánh giá tiềm năng các loại đất đai *) Tiềm năng của loại đất phục vụ sản xuất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp xã Yên Sở là 314,05 ha, chiếm 63,59% diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp xã Yên Sở phù hợp với một số loại cây trồng hàng năm (hai vụ lúa, ngô, các loại hoa…), cây nông nghiệp lâu năm (Bưởi, phật thủ, cam…). Có điều kiện khí hậu phù hợp cho sinh trưởng, phát triển một số loại cây trồng vật nuôi. *) Tiềm năng của loại đấtphụcvụ cho việc pháttriển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí lại mùa vụ thì nguồn đất nông nghiệp được sắp xếp phù hợp với lợi thế của xã, để chuyển đổi sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, xã Yên Sở có hệ thống đường giao thông thuận lợi cho giao lưu với các huyện, xã lân cận tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sự phát triển dịch vụ - thương mại. Diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư là tiềm năng lớn để chuyển sang đất dân cư nông thôn. Như vậy, sản xuất nông nghiệp chỉ sản xuất ở hai khu trồng màu, cây lâu năm và khu dân cư phát triển chỉ bố trí rất ít diện tích đất nông nghiệp chính của xã. *) Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 15/01/2015 ngoài diện tích đất đang sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ đất còn lại dành cho việc phát triển những công trình này thuận lợi và cũng rất lớn. Trong những năm tới, với các chính sách đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư và phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ. Từng bước giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp. 3.1.4.2. Nhận xét chung về tiềm năng đất đai của xã Yên Sở Xã Yên Sở có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nên tiềm năng về phát triển nông lâm nghiệp của xã cũng rất lớn, rất có lợi cho việc phát triển kinh tế
  • 42. 35 vườn kết hợp với trồng trọt chăn nuôi, trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm như bưởi, phật thủ, cam… Xã Yên Sở còn có điều kiện xây dựng và phát triển các mô hình loại cây trồng, chăn nuôi. Khả năng phát triển nông nghiệp như cây lúa, cây hoa màu được trồng có giá trị kinh tế bằng tiềm năng đất đai, khí hậu, phù hợp với các loại cây nông nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản. Nhìn chung, Yên Sở là một xã đang phát triển cần có các phương án, đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhiều hơn nữa. Trong đó để phát triển nông – lâm nghiệp thuận lợi, lâu dài, bền vững một mặt phải áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, đào tạo đội ngũ thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm một cách hiệu quả đưa các kỹ thuật tiên tiến và giống tốt nhất đến các hộ sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã. 3.1.4.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến sản xuất nông – lâm nghiệp Mỗi địa phương có những điều kiện và kinh tế, xã hội khác nhau, vì vậy cần phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đối với sản xuất nông lâm nghiệp làm cơ sở khoa học để xây dựng phương án quy hoạch thích hợp nhất với địa phương đó. Để đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông lâm nghiệp của xã Yên Sở, chúng tôi đã xây dựng bảng phân tích SWOT sau: Thuận lợi Khó khăn - Vị trí địa lý thuận lợi, rất gần với trung tâm thành phố, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. - Điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp. - Tài nguyên đất và nước dồi dào, đảm bảo sản xuất cho nông nghiệp. - Đối tượng trong độ tuổi lao động chiếm đa số. - Trình độ quản lý và công tác khuyến nông của cán bộ xã còn chưa cao. - Chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt nên năng suất chưa cao. - Trang thiết bị, vật tư chưa đồng bộ. Chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung. - Nông nghiệp sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa phát huy được hết tiềm năng. Cơ hội Thách thức - Có tiềm năng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp có quy mô lớn phục vụ nhu cầu xuất ra thị trường. - Cơ sở hạ tầng được đầu tư trong dự án phát triển Nông thôn mới. - Thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa chưa có quy mô lớn, chủ yếu phục vụ hộ gia đình. - Giá cả vật tư phục vụ sản xuất ngày càng tăng.