SlideShare a Scribd company logo
1 of 145
i
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THỦ ĐỨC
MÃ TÀI LIỆU: 80163
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
ii
LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức
rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn
sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh
học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những
kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học
- Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để
em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng
Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời
cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ Nguyệt
Ánh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anh
Huỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trình
Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em những
thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án.
Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người.
Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con
học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua.
iii
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong
học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai
lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011
Phan Thị Kim Phượng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
iv
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu ...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN .....................................................4
1.1 Khái niệm về chất thải rắn.........................................................................................4
1.1.1 Chất thải rắn là gì?..............................................................................................4
1.1.2 Các nguồn phát sinh ...........................................................................................4
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị............................................................................5
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành...................................................................................5
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý ............................................................5
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành..................................................................5
1.1.4 Thành phần của chất thải rắn............................................................................7
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn.................................................................................7
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn .............................................................................. 13
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn.............................. 12
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng .......................................................................... 12
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải................................................................................. 12
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất............................................................... 12
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn........................... 12
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn.... 12
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp .......................................................................... 13
1.2.2.3 Ý thức của người dân ................................................................................. 13
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa................................................................................. 13
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .................................................. 14
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước ............................................................................... 14
1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất................................................................................... 14
1.3.4 Ô nhiễm môi trường không khí ..................................................................... 14
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người .................................... 14
v
1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ................................................................. 15
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hyromex.............................. 15
1.4.2 Phương pháp đốt ............................................................................................... 16
1.4.3 Phương pháp sinh học ..................................................................................... 16
1.4.4 Phương pháp chôn lấp..................................................................................... 17
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân ................................................................................. 18
1.5 Tình hình quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh................................................... 18
1.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Tp. Hồ Chí Minh ......................................... 18
1.5.2 Hiện trạng quản lý CTR ở Tp. Hồ Chí Minh ............................................... 19
1.5.2.1 Lực lượng thu gom CTRSH tại Tp. Hồ Chí Minh................................... 19
1.5.2.2 Quy trình thu gom....................................................................................... 21
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn .......................................................... 22
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC................................................................................................................ 23
2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 23
2.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 23
2.1.2 Khí hậu ................................................................................................................ 24
2.1.3 Địa hình............................................................................................................... 24
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 25
2.2.1 Đặc điểm kinh tế ................................................................................................ 25
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp.................................................................... 26
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp..................................... 28
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ.............................................................................. 29
2.2.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................................ 29
2.2.2.1 Dân số........................................................................................................... 30
2.2.2.2 Y tế................................................................................................................. 31
2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo..................................................................................... 32
2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao.................................................................................... 33
vi
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC ........................... 35
3.1 Nguồn gốc phát sinh .............................................................................................. 35
3.2 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận............................. 35
3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức ................. 37
3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình.......................................................... 37
3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: ........................ 38
3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ ....................................................................... 38
3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại....................... 39
3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế............................... 39
3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp .... 40
3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức .................... 40
3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức ............. 40
3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý....................................... 43
3.5 Phương thức thu gom, quét dọn, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa
bàn Quận Thủ Đức ...................................................................................................... 44
3.5.1 Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển.................................................. 44
3.5.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận ....... 45
3.5.3 Phương thức quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Thủ Đức ..................................................................................................................... 47
3.5.4 Phương thức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Thủ Đức ..................................................................................................................... 47
3.6 Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức ............ 48
3.6.1 Vị trí các bô CTR ........................................................................................... 50
3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR ............................................................................ 51
3.7 Nhận xét chung về hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn
đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức ............................................................................ 52
3.7.1 Đối với hệ thống thu gom công lập............................................................ 53
3.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập ..................................................... 53
vii
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC................................. 55
4.1 Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND..................................................................... 55
4.1.1 Một số khái niệm................................................................................................ 55
4.1.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND.................................. 55
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ
– UBND .......................................................................................................................... 56
4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND......................................... 58
4.2 Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện ....... 60
4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện
QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ....................................................................................... 59
4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu
gom…… ......................................................................................................................... 60
4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn
thải:……......................................................................................................................... 61
4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải..... 62
4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom ................................. 62
4.3 Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ...................... 63
4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND .................................. 63
4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền....................................... 63
4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom .......................... 64
4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải ................................ 64
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC.................................................................................................. 67
5.1. Về hình thức tổ chức thu gom rác ........................................................................ 67
5.2. Về cơ chế quản lý ..................................................................................................... 67
5.3. Về công tác thu gom, vận chuyển rác .................................................................. 68
5.4. Các tổ chức hoạt động thu gom rác .................................................................... 71
5.5. Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND............................................ 72
viii
5.6. Biện pháp phân loại CTR tại nguồn................................................................... 72
5.6.1. Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030....................................................... 72
5.6.2. Dự báo số chợ, trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 .............. 74
5.6.3. Dự báo khối lượng CTR của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ................... 76
5.6.4. Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển ........................................... 78
5.6.5. Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm ...................................................................... 87
5.6.6. Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn......................................... 90
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................108
6.1. Kết luận...................................................................................................................108
6.2. Kiến nghị.................................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... I
PHỤ LỤC ................................................................................................................................II
Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 ...................................II
Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 ........................................VI
Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998................... XIII
DANH MỤC BẢNG
ix
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau ...................................4
Bảng 1.2: Thành CTR từ nhiều nguồn khác nhau .................................................................7
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR ........................................................................9
Bảng 1.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN đầu năm 2007.................................11
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 – 2007...............................19
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của
thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008)......................................................................................20
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức ......................................26
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức..................................................27
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009........................................29
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường .......................................................................30
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận.........................................................32
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức ........................................35
Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức các năm......................37
Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom rác dân lập..................46
Bảng 3.4 Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức .............................................................................50
Bảng 5.1 Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín......................................................70
Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ..............................73
Bảng 5.3: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030.....75
Bảng 5.4: Kết quả dự đoán khối lượng CTRRSH của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ....76
Bảng 5.5: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030...........81
Bảng 5.6: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 ...................85
Bảng 5.7: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm ..........................................................89
x
Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại quận Thủ
Đức dự đoán đến năm 2030 ...................................................................................................104
Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp
của Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030..........................................................................105
DANH MỤC HÌNH
xi
Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh............................... 22
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức .................................................................... 24
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức .......................................................... 25
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức ......... 26
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 ....................... 29
Hình 2.5: Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức.................................................. 32
Hình 2.6: Một số trường trên Quận Thủ Đức .................................................................... 33
Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức ...................................... 34
Hình 3.1: Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đinh................................................................... 38
Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp ....................................... 41
Hình 3.3: Phương tiện thu gom chất thải rắn của lực lượng dân lập .............................. 42
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng................................................................ 43
Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức ................... 44
Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển ......................................................... 46
Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức ...................................................................... 50
Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp
Bình Chánh, quận Thủ Đức.................................................................................................. 52
Hình 5.1: Mẫu thùng chứa CTR sử dụng cho chương trình PLCTRTN ........................ 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
xii
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
Phí MT Phí môi trường
Phí BVMT Phí bảo vệ môi trường
Phí VSMT Phí vệ sinh môi trường
CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
TM – DV Thương mại – Dịch vụ
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
MTĐT Môi trường đô thị
HĐND Hội đồng nhân dân
Phòng TC – KH Phòng Tài chính - Kế hoạch
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CSSX Cơ sở sản xuất
DVCI Dịch vụ công ích
Cty CTGTĐT & QLN
Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý
nhà
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
Mở đầu
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan
tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con
người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải
thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra
nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn
từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã
không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm
tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng
cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung
của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do
cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường
sa sút nghiêm trọng.
Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những
đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư
ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao
kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng.
Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất
bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng
ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có
khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới.
Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt
lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể
nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình
quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả.
Mở đầu
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 2
Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các
bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh
giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh
giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ
Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải
rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công
tác quản lý sắp tới.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Thủ Đức.
- Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định
88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến
năm 2030.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của
quận.
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận.
- Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận.
- Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin:
Mở đầu
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 3
- Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM;
- Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM;
- Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức;
- Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác);
- Ủy ban nhân dân 12 phường;
- Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet.
Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những
thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho
luận văn.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi
trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật
Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi
trường Thủ Đức.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Thủ Đức.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm về chất thải rắn:
1.1.1 Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
1.1.2 Các nguồn phát sinh:
Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt
trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau.
Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư Thực phẩm dư thừa, bao bì
hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải,
da, cao su, PE, PP, thiếc,
nhôm, thủy tinh…), tro, đồ
dùng điện tử, vật dụng hư hỏng
(đồ gia dụng, bóng đèn, đồ
nhựa, thủy tinh…), chất thải
độc hại như chất tẩy rửa (bột
giặt, chất tẩy trắng…), thuốc
diệt côn trùng, nước xịt phòng
bám trên rác thải.
Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa,
bảo hành và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 5
Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn
phòng cơ quan chính phủ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại
Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới, sửa
chữa nâng cấp mở rộng đường
phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa,
gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn.
Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh
đường phố, công viên, khu vui
chơi, giải trí, bùn cống rãnh.
Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực
phẩm thừa, lá cây, cành cây,
bùn cống rãnh.
Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế
tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc
dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình sản xuất
công nghiệp, phế liệu.
Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn
cây ăn quả, nông trại.
Lá cây, cành cây, xác gia súc,
thức ăn gia súc thừa hay hư
hỏng, rơm rạ, chất thải nguy
hại như thuốc sát trùng, phân
bón, thuốc trừ sâu được thải ra
cùng với bao bì đựng hoá chất
đó.
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị:
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên
đường phố, chợ….
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại….
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành:
 Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 6
- Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu
chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn….
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình
đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí
nghiệp.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật.
 Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các
nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm;
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
 Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và
cây cỏ.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 7
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp,
nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại
tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh
viện bao gồm:
 Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
 Các loại kim tiêm, ống tiêm;
 Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
 Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
 Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
arsen, xianua….
 Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
- Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc
bảo vệ thực vật.
1.1.4. Thành phần của CTR:
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các
dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối
lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học.
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau.
S
T
T
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 – 100
2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4
3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 8
S
T
T
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1
5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6
6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6
7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9
8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5
9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3
10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1
11 Tro 0 0 0 0 - 2,3
12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1
13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6
14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5
15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6
16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2
17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9
18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0
19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực
phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp
nhất.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 9
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR.
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro
Lưu
huỳnh
1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40
2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20
3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20
4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 -
5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15
6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 -
7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40
8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30
9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10
10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà
thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt
lượng của CTR.
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): bao gồm
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 10
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí
và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các
loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh
(pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt
cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật.
- Có độc tính (Đ): bao gồm
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc
có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
+ Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức
hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các
hệ sinh vật.
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 11
7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng
9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu
người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là
73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số
và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã
hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất
lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại
IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến
6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ
và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy
chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.
Bảng 1.4: Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007.
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH
bình quân trên
đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại I 0,96 1.885 688.025
3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại VI 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm2006,2007 và báo cáo của các địa phương.)
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR:
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 12
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những
điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối
lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế.
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR.
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được
dùng để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số
cao.
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng,
khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp
mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiết
trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường
thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất
thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời gian
dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn
vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên
cứu trên và các số liệu đã biết.
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồn
phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp.
Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR:
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn:
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất
nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do
chúng gây ra đối với môi trường.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 13
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như
thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng
nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài
nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu
thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những
sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện
nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và
đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn
tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được
nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp:
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban
hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải...
ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử
dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việc
mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
1.2.2.3 Ý thức người dân:
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn
sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyên
nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở
dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa:
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con
người gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo.
- Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước
ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây.
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường:
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước:
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 14
Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các
cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ
lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên
trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ
trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân
hủy bốc mùi hôi thối.
1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất:
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được
kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần
hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn,
plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất.
1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô
nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí
hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu
khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S,
CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ
nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người:
Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm,
khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị
du lịch. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán mùi
hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 15
Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá
nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến
sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước,
đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ
thấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng
được.
1.4 Các phương pháp xử lý CTR:
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex:
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996),
công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm
phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng
áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu gom (CTR hỗn
hợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loại
được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng
được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn.
Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết
dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột
được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn
về mặt môi trường và không độc hại.
- Ưu điểm:
+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích
làm bãi chôn lấp.
1.4.2 Phương pháp đốt:
- Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất
thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 16
nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải
phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxy
hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hại
được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc
không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn
lấp.
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như
chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.
- Nhược điểm:
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý
khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không
cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi.
1.4.3 Phương pháp sinh học:
- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng
phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau
khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau
đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên
men sinh học kỵ khí và hiếu khí.
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí
metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá
trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả
cho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300
kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử
dụng trong sản xuất.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 17
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết
sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính
tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều.
Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80%
đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống.
Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần
CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ
rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn
thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng
ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm
2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng
CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ
cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.4.4 Phương pháp chôn lấp:
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận
được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất
thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất
thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác
không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được;
+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau
như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt
động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác;
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
- Nhược điểm:
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 18
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm;
+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phải
quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân
với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than
tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy
nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên
tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
1.5 Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
1.5.1 Thực trạng phát thải chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 33% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến
hơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 18% tổng lượng chất thải của cả nước).
Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động
thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao.
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi
năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam. Trong các loại chất thải, chất
thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất
là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm).
Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả
nước.
Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh trong khoảng
thời gian 2000 - 2007.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 19
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng CTRSH tại quận Thủ Đức từ năm 2000 – 2007.
Năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ gia tăng chất thải
hàng năm (%)
(Tấn/năm) (Tấn/ngày)
2000 1.172.958 3.214 10,01
2001 1.369.358 3.752 16,74
2002 1.568.477 4.297 14,54
2003 1.662.849 4.556 6,02
2004 1.763.866 4.833 6,07
2005 1.744.976 4.781 -1,07
2006 1.888.199 5.173 8,21
2007 1.954.236 5.354 3,50
(Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường, 2008)
1.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Tp. Hồ Chí Minh:
1.5.2.1 Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM:
Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu
gom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân
lập.
- Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ Công ích của các Quận. Hệ thống
này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom CTR chợ, CTR cơ
quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom CTR sinh
hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc
đưa thẳng tới bãi CTR. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị
để vận chuyển CTR trên địa bàn.
- Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom chất thải rắn, các
Nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom
dân lập chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 20
dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty
gia đình
(Nguồn: Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008).
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện
của thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
STT Quận/Huyện
Lao động thu công (người)
Công lập Dân lập
1 Quận 1 270 73
2 Quận 2 30 50
3 Quận 3 131 370
4 Quận 4 68 130
5 Quận 5 140 200
6 Quận 6 158 185
7 Quận 7 86 120
8 Quận 8 150 125
9 Quận 9 33 160
10 Quận 10 136 140
11 Quận 11 100 250
12 Quận 12 32 110
13 Quận Phú Nhuận 96 288
14 Quận Bình Thạnh 236 220
15 Quận Tân Bình 325 464
16 Quận Tân Phú 96 130
17 Quận Thủ Đức 32 115
18 Quận Bình Tân 120 95
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 21
19 Quận Gò Vấp 74 165
20 Huyện Hóc Môn 23 40
21 Huyện Nhà Bè 30 85
22 Huyện Bình Chánh 96 215
23 Huyện Củ Chi 60 50
24 Huyện Cần Giờ 19 -
Tổng cộng 2.541 3.780
(Nguồn: Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2008)
1.5.2.2 Quy trình thu gom:
 Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập:
- Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng,
công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó
quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một
người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể
đẩy từ 2 - 3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom
rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn.
- Quy trình thu gom cơ giới: Xe chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến
được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy,
chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định.
 Quy trình thu gom của lực lượng dân lập:
Lực lượng CTR dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại các
nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo
giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn
có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, chất thải rắn sẽ được đưa về trạm trung
chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 22
nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7 - 10 tấn) tiếp nhận
chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp.
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn:
Phương tiện thu gom CTR hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng
phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại
phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại
phương tiện rất đa dạng là các loại xe ba gác, xe lam, xe máy dầu. Dung tích chứa
của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải
do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe
lam, xe ba gác (do lực lượng rác dân lập sử dụng) có khả năng thu gom rác với khối
lượng lớn gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng
nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo
quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này
thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom.
Thu gom bằng xe ba gác máy Thu gom bằng thùng 650L
Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 23
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý:
Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Bắc - Đông Bắc là một quận vành đai của
thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 47,76 km2 với 12 phường trực thuộc.
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền thành phố với
khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài
Gòn và xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (quốc lộ 52). Ranh giới địa giới của quận giáp
với:
 Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
 Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2.
 Phía Đông giáp quận 9, quận 2.
 Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận Gò Vấp.
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 24
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức).
2.1.2 Khí hậu:
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa khô và
mùa mưa với các đặc điểm là:
 Mùa mưa: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
trung bình năm từ 1300 – 1950 mm.
 Mùa khô: gió mùa Đông Bắc (biến tính) thổi từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả
năm.
 Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12 có
nhiệt độ thấp nhất 25.5oC. Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt
độ không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong
năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
2.1.3 Địa hình:
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 25
Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vực
Đông Nam Bộ.
Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận
An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, những
đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình
+1,4m nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sông
lớn, có độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng
thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức).
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyên
của thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
khá dày đặc.
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức).
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.2.1 Đặc điểm kinh tế:
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 26
Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tổng giá trị sản
xuất các ngành năm 2009 là 3760894 triệu đồng tăng 8% so với năm 2008.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 – 2009 của Quận Thủ Đức.
Ngành Đơn vị 2008 2009
Tốc độ tăng
(%)
CN – XD Tr.đồng 2703878 2901871 7
TM – DV Tr.đồng 699678 829579 15
Nông nghiệp Tr.đồng 27012 29444 8
(Nguồn: Niên giámthống kê năm2008 - 2009)
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
CN – XD TM – DV Nông nghiệp
Năm 2008
Năm 2009
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức.
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng
giảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa. Năm 2009, diện tích đất nông
nghiệp còn khoảng 72.4 ha giảm 30.91 ha so với năm 2008. Quận đã có chủ trương
và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
cây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn
Quận ngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định. Ngành
Triệu đồng
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 27
chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi
ngày càng cao, khó cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện
2008 2009
I/ Giá trị tổng sản lượng 1000đ 27011703 29443967
1/ Ngành trồng trọt
+ Giá trị TSL (giá CĐ 1994) “ 18346473 21059602
2/ Ngành chăn nuôi
+ Giá trị TSL (giá CĐ 1994) “ 8665230 8384365
II/ Các chỉ tiêu cụ thể
A/ TRỒNG TRỌT
Diện tích canh tác Ha 103.31 72.4
Diện tích gieo trồng Ha 269.64 209.01
1/ Diện tích cây lương thực Ha 6.5 5.4
Lúa Ha 5 3.9
Hoa màu Ha 1.5 1.5
Sản lượng lương thực quy thóc tấn 24 22
a/ Lúa - Diện tích Ha 5 3.9
- Năng suất t/ha 2.92 3.05
- Sản lượng tấn 14.61 11.88
b/ Màu - Diện tích Ha 1.4 1.5
Sản lượng hoa màu quy thóc tấn 9.18 10.5
2/ Diện tích cây thực phẩm Ha
Rau các loại - Diện tích Ha 217.68 166.19
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 28
- Năng suất t/ha 22.90 23.36
- Sản lượng tấn 4985 3882
Sêri - Diện tích Ha 8.95 7.2
- Năng suất t/ha 2 4
- Sản lượng tấn 17.9 28.8
3/ Diện tích cây lâu năm Ha 130 124
Cây trồng tập trung Ha 130 124
Cây cho sản phẩm Ha 114.15 119
B/ Chăn nuôi
1/ Heo
Tổng đàn Con 5469 7044
2/ Bò
Tổng đàn Con 1005 874
Trong đó: Bò sữa Con 666 587
3/ Thủy sản
Diện tích nuôi trồng Ha 31 26
Sản lượng cá + tôm tấn 179.8 142
(Nguồn: Niên giámthống kê năm2008 - 2009)
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 2901871 triệu đồng tăng 7% so với
cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào
ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, các ngành sản xuất như ngành công nghiệp
sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung. Riêng
ngành công nghiệp khai thác mõ chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, một số ngành
sản xuất như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 29
nguyên liệu, thị trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên
phải thu hẹp sản xuất.
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009.
Thành phần Đơn vị tính Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị công nghiệp Tr.đồng 2901871 7%
DN ngoài quốc doanh Tr.đồng 2701755 6%
Tiểu thủ công nghiệp Tr.đồng 200116 12%
(Nguồn: Niên giámthống kê 2008 - 2009)
91%
9%
DN ngoài quốc doanh Tiểu thủ công nghiệp
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:
TM - DV có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ chiếm 22% trong cơ cấu giá trị sản
xuất theo ngành kinh tế của Quận. Tổng doanh thu năm 2009 đạt giá trị 829579
triệu đồng tăng hơn 129901 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, doanh thu của
doanh nghiệp nhà nước là 20732 giảm 3497 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008.
Các hợp tác xã có doanh thu đạt được là 12159 triệu đồng tăng 4453 triệu đồng, về
doanh nghiệp tư nhân có doanh thu 170550 triệu đồng tăng 29045 triệu đồng so với
năm 2008. Các công ty TNHH có doanh thu đạt được là 416040 triệu đồng tăng hơn
30561 triệu đồng, về cá thể đạt doanh thu 239700 triệu đồng tăng 70200 triệu đồng
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 30
so với năm ngoái. Toàn quận có 21583 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với
các hình thức cho thuê biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống…. Các ngành
thương nghiệp bán lẻ, ăn uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận.
2.2.2 Đặc điểm xã hội:
2.2.2.1 Dân số:
Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 433170 người tăng 6% so với
năm 2009. Trong đó, nữ là 223492 người chiếm 51,6% tổng dân số.
Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm
2006 - 2009. Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ
tăng tự nhiên ở mức thấp đang có xu hướng giảm dần còn khoảng 0,76%; trong khi
đó, tỷ lệ tăng cơ học tăng nhanh lên 6,35% so với năm 2008 là 1,35%. Tỷ lệ tăng
dân số cơ học ở mức cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công
nghiệp, khu chế xuất, sự gia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội
thành ra các quận vùng ven trong những năm gần đây.
Việc gia tăng dân số làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải như giải quyết nhà ở,
việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự và điều cốt lõi là khối lượng rác ngày càng
tăng gây ảnh hưởng đến môi trường sống, nhất là các khu công nghiệp đã tạo áp lực
lớn cho Quận về vấn đề quản lý trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
Bảng 2.3: Dân số trung bình của các phường.
Phường Năm 2008 Năm 2009
Linh Đông 28164 29281
Hiệp Bình Chánh 61638 67650
Hiệp Bình Phước 36610 38905
Tam Phú 21361 22059
Linh Xuân 47990 52357
Linh Chiểu 27780 29360
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 31
Trường Thọ 30576 32339
Bình Chiểu 57081 62950
Linh Tây 18456 19108
Bình Thọ 15222 15866
Tam Bình 24154 25528
Linh Trung 48734 53168
Tổng cộng 405233 433170
(Nguồn: Niên giámthống kê 2008 - 2009)
2.2.2.2 Y tế:
Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1 - 2
bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung
thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch
bệnh, phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo.
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 2 bệnh
viện Đa Khoa, 12 trạm y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra còn có
các chi hội chữ thập đỏ cấp quận đến phường với tổng số hội viên là 5717 người và
33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận. Về hoạt động của các cơ sở y tế tư
nhân: có 5 phòng khám đa khoa tư nhân, 120 phòng mạch tư, 28 cơ sở khám chữa
bệnh Đông y và trên 200 nhà thuốc.
Trung tâm y tế quận Thủ Đức
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 32
Hình 2.5: Một số cở sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức.
2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo:
Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào
tạo chống tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích.
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận.
ĐVT 2008 2009
1/ Trường học Trường 128 133
- Mẫu giáo “ 95 100
- Phổ thông “ 33 33
+ Cấp I “ 21 21
+ Cấp II “ 12 12
2/ Lớp học Lớp 1340 1409
- Mẫu giáo “ 453 479
- Phổ thông “ 887 930
Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 33
+ Cấp I “ 542 574
+ Cấp II “ 345 356
3/ Phòng học Phòng 1316 1358
- Mẫu giáo “ 453 502
- Phổ thông “ 863 856
+ Cấp I “ 550 541
+ Cấp II “ 313 315
4/ Giáo viên Người 1904 2039
- Mẫu giáo “ 697 758
- Phổ thông “ 1207 1281
+ Cấp I “ 600 623
+ Cấp II “ 607 658
(Nguồn niên giámthống kê 2008 - 2009)
Hình 2.6: Một số trường trên địa bàn quận Thủ Đức.
2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao:
- Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Quận, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 34
khu dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2010, quyết tâm thực hiện nét đẹp văn
minh đô thị. Trong năm 2009, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hội diễn,
liên hoan văn nghệ thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia.
- Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động thể dục thể thao của Quận tiếp tục
phát huy. Năm 2009, Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố và cấp
toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận. Ngoài ra, Quận còn thường xuyên phát động
phong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm.
Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức.
Nhà thiếu nhi Quận Thủ Đức Trung tâm văn hoá Quận Thủ Đức
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 35
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
3.1 Nguồn gốc phát sinh:
Theo thống kê, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức phát sinh từ các
nguồn sau:
- Từ các hộ gia đình;
- Từ các công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học;
- Từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê;
- Từ bệnh viện;
- Từ siêu thị, chợ, cửa hàng bách hóa;
- Từ hoạt động vệ sinh đường phố;
- Từ các khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan;
- Từ các công trình xây dựng.
3.2 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận:
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức được trình bày trong bảng
3.1.
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức.
Phân loại
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Khối
lượng
(kg)
Tỷ lệ
(%)
Khối
lượng
(kg)
Tỷ lệ
(%)
Khối
lượng
(kg)
Tỷ lệ
(%)
Giấy 0.06 2.4 0.07 4.0 0.04 2.4
Thủy tinh 0.005 0.2 0.003 0.1 - -
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 36
Kim loại 0.035 1.4 0.02 1.1 0.03 1.8
Nhựa 0.3 12.2 0.2 11.4 0.2 11.9
Chất hữu cơ 2.01 81.4 1.38 78.8 1.3 77.4
Chất độc hại - - - - - -
Sành, sứ, vỏ sò ốc 0.01 0.4 0.01 0.6 0.02 1.2
Các hợp chất khó phân
hủy
0.01 0.4 0.01 0.6 - -
Chất có thể đốt cháy 0.04 1.6 0.06 3.4 0.09 5.3
Tổng cộng 2.47 100 1.75 100 1.68 100
(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005)
Trong đó:
- Nhóm 1: Nhóm hộ có thu nhập cao, tính bình quân trên đầu người >
1.200.000 đồng/ tháng
- Nhóm 2: Nhóm hộ có thu nhập trung bình, tính bình quân trên đầu người
từ 600.000 - 1.200.000 đồng/ tháng
- Nhóm 3: Nhóm hộ có thu nhập thấp, tính bình quân trên đầu người <
600.000 đồng/ tháng
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Thủ Đức cũng tương tự như thành phần CTRSH chung của thành phố là có chất hữu
cơ (thức ăn dư thừa, rau quả…) chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 77,4 - 81,4%. Thành
phần có thể tái sử dụng như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối
lớn từ 16,1 - 16,6%. Các thành phần khác như sành sứ, vỏ sò, ốc, chất hữu cơ khó
phân hủy, chất có thể đốt cháy chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức qua các năm.
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 37
Năm
Tháng
2006 2007 2008 2009 2010
1 7.349,37 6.410,58 6.489,08 6.659,90 6.576,68
2 6.333,45 6.002,00 5.927,27 6.160,63 6.138,22
3 6.773,31 6.467,99 6.541,05 7.118,27 6.770,35
4 6.746,37 6.212,48 6.592,03 7.183,55 6.801,29
5 7.019,24 6.699,90 7.206,65 7.512,10 7.119,86
6 6.489,93 6.620,14 6.579,28 7.372,12 7.789,31
7 6.604,85 7.071,32 6.758,26 7.653,76 7.814,14
8 6.524,06 6.543,08 6.607,21 6.989,00 7.582,59
9 6.181,62 6.364,72 6.332,77 6.624,18 7.403.30
10 6.176,54 6.592,88 6.388,12 6.928,94 7.431,48
11 5.586,41 6.193,10 6.064,29 6.583,17 7.116,07
12 5.644,26 6.432,83 6.740,67 6.649,67 7.092,43
Tổng cộng 77.429,41 77.611,02 78.226,68 83.435,29 85.635,72
(Nguồn: Đội Dịch vụ công ích Quận Thủ Đức)
Nhận xét:
Từ năm 2006 - 2010, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ
Đức có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, khối lượng CTR tăng 1.2 lần so với năm
2006 nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và quận Thủ Đức đang trong giai
đoạn phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa.
3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức:
3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình:
Hiện tại, các gia đình thường sử dụng những thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng
sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Các thiết bị lưu chứa này thường
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 38
được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa do đó thường phát sinh mùi
hôi.
Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ
biến. Do thói quen không muốn để CTRSH trong nhà nên CTRSH thường được cho
vào bịch nylon, đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất
mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh.
Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng CTR hay chứa CTR tại hộ gia
đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân
huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không được thu lại mà
thải ra bãi chôn lấp sẽ làm giảm nhanh diện tích của bãi chôn lấp do thời gian tồn tại
của chúng là rất lâu.
Hình 3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình
Phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch thường tự xử lý bằng cách đổ xuống
kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và
giao cho đơn vị thu gom. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh
rạch, tắc nghẽn dòng chảy.
3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học:
Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng
chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 39
thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 - 15 lít.
Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau
khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được
nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 - 660 lít) để cho đơn vị
thu gom đến nhận.
3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ:
Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ chất thải rắn. CTR thường được
lưu trữ trong bao nylon (thường là bằng chất liệu PVC) hoặc đổ thành đống trước
sạp. Môi trường tại khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá…) không đảm bảo vệ
sinh. CTR và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc
thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ.
Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có
đủ diện tích để làm nơi tập trung CTR, nên điểm tập trung CTR thường là đường
phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều
này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTR
lộ thiên, không được che chắn.
3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại:
Thiết bị tồn trữ thường là các thùng 20 lít có nắp đậy và có bịch nylon bên trong
(bịch PVC là phổ biến) đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ
CTR. CTR từ các thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị
hay khu thương mại đổ vào các thùng 660 lít. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập
trung này khá tốt ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Tuy nhiên các điểm
tập trung này thường nằm lộ thiên ngoài trời nên khi trời mưa dễ gây chảy tràn nước
rác trong thùng ra ngoài. Các loại chất thải rắn tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì
nylon, nhựa, thuỷ tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một
đội ngũ phế liệu đến thu mua thường xuyên.
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 40
3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế:
Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. CTR y tế và rác sinh
hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. CTR
tại các phòng khám bệnh được đưa vào hai loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi
chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 - 15 lít trong có các
bịch nylon bằng PVC.
CTR từ các phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện.
Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. CTR y tế được đưa vào các
thùng 240 lít màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu
chứa cách xa các thùng 240 lít màu xanh chứa rác sinh hoạt. Công tác vệ sinh sau
khi thu gom cũng được các bệnh viện chú ý và thực hiện khá tốt: thùng rác được
làm sạch sẽ, nơi tồn trữ được cọ rửa sau khi thu gom, nước từ khu chứa rác được
đưa đến hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp:
Tại các nhà máy lớn nằm trong khu công nghiệp - khu chế xuất thường có nơi
lưu chứa CTR riêng, thường quy định khu vực CTRSH riêng với chất thải nguy hại.
Thiết bị lưu chứa thường là thùng 240 lít. Công tác vệ sinh nơi lưu chứa trước và
sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi trường vì
ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy.
Đối với các các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ chưa được
quan tâm. Hầu hết không có nơi lưu chứa riêng chất thải nguy hại và CTRSH.
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 41
Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp
3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức:
3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức:
Trên địa bàn Quận Thủ Đức có 2 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận
chuyển chất thải rắn là Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ
Đức và đội thu gom CTR dân lập.
 Đội thu gom CTR dân lập
Xuất phát từ nếp sống đô thị và nhu cầu của đại bộ phận người dân, từ rất lâu
trên địa bàn các phường đô thị hóa của Quận đã tự phát hình thành một bộ phận lao
động tự do làm dịch vụ thu gom CTR tại từng hộ dân để được trả công theo thỏa
thuận. Đặc điểm của những người làm dịch vụ này là hoạt động phân tán, tùy tiện
không thống nhất giờ giấc, thậm chí tự tìm nơi đổ CTR, CTR thu gom được không
theo một quy trình, quy phạm nào. Do đó, trong một thời gian dài tình hình ô nhiễm
trên địa bàn dân cư vẫn chậm được cải thiện và không thể kiểm soát.
Đội thu gom CTR dân lập được thành lập riêng tại các phường do dân tự lập ra
không chịu sự quản lý của bất cứ công ty, cơ quan nào. Nhưng từ năm 1998, khi
nhà nước ban hành quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT thì các đường dây
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 42
CTR dân lập được đưa vào cho các UBND phường quản lý thông qua khung quy
định về mức lệ phí thu gom CTR, ngoài ra các khoảng lệ phí thu gom CTR Đội tự
hoạch toán lấy thu bù chi, không ảnh hưởng đến nguồn tài chính của phường.
Hiện nay, toàn Quận có tất cả 177 đường dây CTR trong đó có 152 đoàn viên
Nghiệp đoàn CTR dân lập. Nhiều người đã chuyển đổi phương tiện cơ giới và thi
lấy bằng xe tải cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của Quận. Họ rất tích cực
thu gom CTR khắp nơi trên địa bàn, đến những nơi mà phương tiện chuyên dùng
của Công ty CTGTĐT và QLN không thu gom được.
Hình 3.3: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập.
 Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý nhà Thủ Đức
 Chức năng
Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ Đức là đơn vị trực
thuộc Ủy ban Nhân dân Quận Thủ Đức. Công ty có chức năng sau:
- Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại các đường phố lớn;
- Thu gom và vận chuyển rác tại các chợ phường, chợ đầu mối rau quả;
- Xây dựng và sửa chữa công trình giao thông, công trình đô thị;
- Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước, quản lý và khai thác cho thuê kho bãi;
- Tư vấn xây dựng, thiết kế các công trình dân dụng;
Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 43
- Ngoài các chức năng trên Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức còn hợp đồng
với các cơ sở sản xuất công nghiệp để thu gom và vận chuyển CTR công
nghiệp.
Trong đó, đội Dịch vụ công cộng chịu trách nhiệm chính về vấn đề thu gom,
quét dọn và vận chuyển CTR của Quận Thủ Đức:
- Vận chuyển CTR từ các bô rác của 10 phường trên địa bàn Quận đến bãi
chôn lấp của Thành phố (trừ Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước do
Công ty MTĐT Thành phố vận chuyển).
- Quét dọn đường phố, vét hố ga, thu gom CTR tại các hộ nằm ở các tuyến
đường lớn như Quốc lộ 1A, Võ Văn Ngân….
- Quản lý hoạt động của các đội CTR dân lập đổ vào các bô.
- Định kỳ kiểm tra các bô CTR và tình trạng đổ CTR lậu.
 Sơ đồ tổ chức của đội dịch vụ công cộng
Đội trưởng
Đội phó vận
chuyển
Tổ sửa
chữa
Tổ vận
chuyển
Tổ tài xế
Tổ quản lý
bô rác
Đội phó vệ
sinh
Tổ quét rác,
thu gom
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng
 Nhân lực
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAYLuận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
Luận văn: Khai thác dịch vụ hệ sinh thái các vườn quốc gia, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
 

Similar to Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...anh hieu
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.ssuser499fca
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức (20)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.
 
Luận văn Đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và đại lý về sản...
Luận văn Đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và đại lý về sản...Luận văn Đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và đại lý về sản...
Luận văn Đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và đại lý về sản...
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

  • 1. i ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC MÃ TÀI LIỆU: 80163 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường. Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ Nguyệt Ánh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anh Huỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em những thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án. Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua.
  • 3. iii Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện đồ án này. Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Tp. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011 Phan Thị Kim Phượng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
  • 4. iv 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu ...........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN .....................................................4 1.1 Khái niệm về chất thải rắn.........................................................................................4 1.1.1 Chất thải rắn là gì?..............................................................................................4 1.1.2 Các nguồn phát sinh ...........................................................................................4 1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị............................................................................5 1.1.3.1 Theo vị trí hình thành...................................................................................5 1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý ............................................................5 1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành..................................................................5 1.1.4 Thành phần của chất thải rắn............................................................................7 1.1.5 Tính chất của chất thải rắn.................................................................................7 1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn .............................................................................. 13 1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn.............................. 12 1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng .......................................................................... 12 1.2.1.2 Phương pháp đếm tải................................................................................. 12 1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất............................................................... 12 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn........................... 12 1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn.... 12 1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp .......................................................................... 13 1.2.2.3 Ý thức của người dân ................................................................................. 13 1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa................................................................................. 13 1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .................................................. 14 1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước ............................................................................... 14 1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất................................................................................... 14 1.3.4 Ô nhiễm môi trường không khí ..................................................................... 14 1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người .................................... 14
  • 5. v 1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ................................................................. 15 1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hyromex.............................. 15 1.4.2 Phương pháp đốt ............................................................................................... 16 1.4.3 Phương pháp sinh học ..................................................................................... 16 1.4.4 Phương pháp chôn lấp..................................................................................... 17 1.4.5 Phương pháp nhiệt phân ................................................................................. 18 1.5 Tình hình quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh................................................... 18 1.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Tp. Hồ Chí Minh ......................................... 18 1.5.2 Hiện trạng quản lý CTR ở Tp. Hồ Chí Minh ............................................... 19 1.5.2.1 Lực lượng thu gom CTRSH tại Tp. Hồ Chí Minh................................... 19 1.5.2.2 Quy trình thu gom....................................................................................... 21 1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn .......................................................... 22 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC................................................................................................................ 23 2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 23 2.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 23 2.1.2 Khí hậu ................................................................................................................ 24 2.1.3 Địa hình............................................................................................................... 24 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 25 2.2.1 Đặc điểm kinh tế ................................................................................................ 25 2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp.................................................................... 26 2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp..................................... 28 2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ.............................................................................. 29 2.2.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................................ 29 2.2.2.1 Dân số........................................................................................................... 30 2.2.2.2 Y tế................................................................................................................. 31 2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo..................................................................................... 32 2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao.................................................................................... 33
  • 6. vi CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC ........................... 35 3.1 Nguồn gốc phát sinh .............................................................................................. 35 3.2 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận............................. 35 3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức ................. 37 3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình.......................................................... 37 3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: ........................ 38 3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ ....................................................................... 38 3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại....................... 39 3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế............................... 39 3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp .... 40 3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức .................... 40 3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức ............. 40 3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý....................................... 43 3.5 Phương thức thu gom, quét dọn, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức ...................................................................................................... 44 3.5.1 Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển.................................................. 44 3.5.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận ....... 45 3.5.3 Phương thức quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức ..................................................................................................................... 47 3.5.4 Phương thức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức ..................................................................................................................... 47 3.6 Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức ............ 48 3.6.1 Vị trí các bô CTR ........................................................................................... 50 3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR ............................................................................ 51 3.7 Nhận xét chung về hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức ............................................................................ 52 3.7.1 Đối với hệ thống thu gom công lập............................................................ 53 3.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập ..................................................... 53
  • 7. vii CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC................................. 55 4.1 Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND..................................................................... 55 4.1.1 Một số khái niệm................................................................................................ 55 4.1.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND.................................. 55 4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND .......................................................................................................................... 56 4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND......................................... 58 4.2 Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện ....... 60 4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ....................................................................................... 59 4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom…… ......................................................................................................................... 60 4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải:……......................................................................................................................... 61 4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải..... 62 4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom ................................. 62 4.3 Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ...................... 63 4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND .................................. 63 4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền....................................... 63 4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom .......................... 64 4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải ................................ 64 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC.................................................................................................. 67 5.1. Về hình thức tổ chức thu gom rác ........................................................................ 67 5.2. Về cơ chế quản lý ..................................................................................................... 67 5.3. Về công tác thu gom, vận chuyển rác .................................................................. 68 5.4. Các tổ chức hoạt động thu gom rác .................................................................... 71 5.5. Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND............................................ 72
  • 8. viii 5.6. Biện pháp phân loại CTR tại nguồn................................................................... 72 5.6.1. Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030....................................................... 72 5.6.2. Dự báo số chợ, trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 .............. 74 5.6.3. Dự báo khối lượng CTR của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ................... 76 5.6.4. Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển ........................................... 78 5.6.5. Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm ...................................................................... 87 5.6.6. Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn......................................... 90 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................108 6.1. Kết luận...................................................................................................................108 6.2. Kiến nghị.................................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... I PHỤ LỤC ................................................................................................................................II Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 ...................................II Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 ........................................VI Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998................... XIII DANH MỤC BẢNG
  • 9. ix Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau ...................................4 Bảng 1.2: Thành CTR từ nhiều nguồn khác nhau .................................................................7 Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR ........................................................................9 Bảng 1.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN đầu năm 2007.................................11 Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 – 2007...............................19 Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008)......................................................................................20 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức ......................................26 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức..................................................27 Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009........................................29 Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường .......................................................................30 Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận.........................................................32 Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức ........................................35 Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức các năm......................37 Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom rác dân lập..................46 Bảng 3.4 Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức .............................................................................50 Bảng 5.1 Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín......................................................70 Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ..............................73 Bảng 5.3: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030.....75 Bảng 5.4: Kết quả dự đoán khối lượng CTRRSH của Quận Thủ Đức đến năm 2030 ....76 Bảng 5.5: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030...........81 Bảng 5.6: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 ...................85 Bảng 5.7: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm ..........................................................89
  • 10. x Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 ...................................................................................................104 Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp của Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030..........................................................................105 DANH MỤC HÌNH
  • 11. xi Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh............................... 22 Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức .................................................................... 24 Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức .......................................................... 25 Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức ......... 26 Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 ....................... 29 Hình 2.5: Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức.................................................. 32 Hình 2.6: Một số trường trên Quận Thủ Đức .................................................................... 33 Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức ...................................... 34 Hình 3.1: Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đinh................................................................... 38 Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp ....................................... 41 Hình 3.3: Phương tiện thu gom chất thải rắn của lực lượng dân lập .............................. 42 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng................................................................ 43 Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức ................... 44 Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển ......................................................... 46 Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức ...................................................................... 50 Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.................................................................................................. 52 Hình 5.1: Mẫu thùng chứa CTR sử dụng cho chương trình PLCTRTN ........................ 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
  • 12. xii CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt Phí MT Phí môi trường Phí BVMT Phí bảo vệ môi trường Phí VSMT Phí vệ sinh môi trường CN – XD Công nghiệp – Xây dựng TM – DV Thương mại – Dịch vụ QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân MTĐT Môi trường đô thị HĐND Hội đồng nhân dân Phòng TC – KH Phòng Tài chính - Kế hoạch TNHH Trách nhiệm hữu hạn CSSX Cơ sở sản xuất DVCI Dịch vụ công ích Cty CTGTĐT & QLN Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà TCMT Tiêu chuẩn môi trường
  • 13. Mở đầu SVTH: Phan Thị Kim Phượng 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng. Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới. Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả.
  • 14. Mở đầu SVTH: Phan Thị Kim Phượng 2 Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức. - Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030. 3. Nội dung nghiên cứu: - Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của quận. - Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. - Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận. - Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin:
  • 15. Mở đầu SVTH: Phan Thị Kim Phượng 3 - Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM; - Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM; - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức; - Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác); - Ủy ban nhân dân 12 phường; - Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet. Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho luận văn. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011 - Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.
  • 16. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1 Khái niệm về chất thải rắn: 1.1.1 Chất thải rắn là gì? Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. 1.1.2 Các nguồn phát sinh: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau. Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải. Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
  • 17. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 5 Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn. Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh. Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm thừa, lá cây, cành cây, bùn cống rãnh. Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu. Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại. Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó. (Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993) 1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị: 1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…. 1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại…. 1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành:  Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
  • 18. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 6 - Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.  Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm; - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.  Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
  • 19. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 7 - Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:  Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;  Các loại kim tiêm, ống tiêm;  Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;  Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;  Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, arsen, xianua….  Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. - Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. 1.1.4. Thành phần của CTR: - Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học. Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau. S T T Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Hộ gia đình Nhà trường Nhà hàng Khách sạn Rác chợ 1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 – 100 2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4 3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9
  • 20. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 8 S T T Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Hộ gia đình Nhà trường Nhà hàng Khách sạn Rác chợ 4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1 5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6 6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6 7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9 8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5 9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3 10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1 11 Tro 0 0 0 0 - 2,3 12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1 13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6 14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5 15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6 16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2 17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9 18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0 19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3 (Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002) Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp nhất.
  • 21. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 9 Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR. S T T Thành phần Tính theo phần trăm trọng lượng khô Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro Lưu huỳnh 1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40 2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20 3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20 4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 - 5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15 6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 - 7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40 8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30 9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10 10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001) Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của CTR. 1.1.5 Tính chất của chất thải rắn: - Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. - Dễ cháy (C): bao gồm + Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC.
  • 22. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 10 + Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. + Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. - Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). - Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. - Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật. - Có độc tính (Đ): bao gồm + Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. + Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các hệ sinh vật. 1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn: Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên
  • 23. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 11 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là 73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Bảng 1.4: Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007. STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại VI 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 (Nguồn: Kết quả khảo sát năm2006,2007 và báo cáo của các địa phương.) 1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR:
  • 24. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 12 Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm: - Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế. - Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR. 1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng: - Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được dùng để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số cao. - Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng, khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiết trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích. 1.2.1.2 Phương pháp đếm tải: Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết. 1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất: Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR. 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR: 1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn: - Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do chúng gây ra đối với môi trường.
  • 25. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 13 - Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai. 1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải... ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việc mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa. 1.2.2.3 Ý thức người dân: Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyên nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng. 1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa: - Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con người gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo. - Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây. 1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường: 1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước:
  • 26. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 14 Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồn nước mặt. CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối. 1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất: Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn, plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất. 1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí: Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại. 1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người: Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị du lịch. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.
  • 27. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 15 Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp. Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước, đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. 1.4 Các phương pháp xử lý CTR: 1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex: - Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, …. - Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu gom (CTR hỗn hợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại. - Ưu điểm: + Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn; + Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm; + Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi chôn lấp. 1.4.2 Phương pháp đốt: - Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng
  • 28. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 16 nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxy hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hại được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn lấp. - Ưu điểm: + Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị; + Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng; + Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác. - Nhược điểm: + Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao; + Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi. 1.4.3 Phương pháp sinh học: - Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí. - Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử dụng trong sản xuất.
  • 29. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 17 - Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như: + Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai; + Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống. Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị. 1.4.4 Phương pháp chôn lấp: - Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR. - Ưu điểm: + Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng; + Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được; + Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác; + Thu hồi năng lượng từ khí gas. - Nhược điểm:
  • 30. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 18 + Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm; + Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác; + Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa. 1.4.5 Phương pháp nhiệt phân: So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao. 1.5 Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh: 1.5.1 Thực trạng phát thải chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh: Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 33% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 18% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao. Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam. Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh trong khoảng thời gian 2000 - 2007.
  • 31. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 19 Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng CTRSH tại quận Thủ Đức từ năm 2000 – 2007. Năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ gia tăng chất thải hàng năm (%) (Tấn/năm) (Tấn/ngày) 2000 1.172.958 3.214 10,01 2001 1.369.358 3.752 16,74 2002 1.568.477 4.297 14,54 2003 1.662.849 4.556 6,02 2004 1.763.866 4.833 6,07 2005 1.744.976 4.781 -1,07 2006 1.888.199 5.173 8,21 2007 1.954.236 5.354 3,50 (Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường, 2008) 1.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Tp. Hồ Chí Minh: 1.5.2.1 Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM: Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. - Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ Công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom CTR chợ, CTR cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi CTR. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển CTR trên địa bàn. - Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom chất thải rắn, các Nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng
  • 32. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 20 dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008). Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1 Quận 1 270 73 2 Quận 2 30 50 3 Quận 3 131 370 4 Quận 4 68 130 5 Quận 5 140 200 6 Quận 6 158 185 7 Quận 7 86 120 8 Quận 8 150 125 9 Quận 9 33 160 10 Quận 10 136 140 11 Quận 11 100 250 12 Quận 12 32 110 13 Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95
  • 33. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 21 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 (Nguồn: Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2008) 1.5.2.2 Quy trình thu gom:  Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập: - Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2 - 3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. - Quy trình thu gom cơ giới: Xe chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định.  Quy trình thu gom của lực lượng dân lập: Lực lượng CTR dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, chất thải rắn sẽ được đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần
  • 34. Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn SVTH: Phan Thị Kim Phượng 22 nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7 - 10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. 1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn: Phương tiện thu gom CTR hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện rất đa dạng là các loại xe ba gác, xe lam, xe máy dầu. Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe lam, xe ba gác (do lực lượng rác dân lập sử dụng) có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom. Thu gom bằng xe ba gác máy Thu gom bằng thùng 650L Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh
  • 35. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 23 CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC 2.1 Điều kiện tự nhiên: 2.1.1 Vị trí địa lý: Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Bắc - Đông Bắc là một quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 47,76 km2 với 12 phường trực thuộc. Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền thành phố với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (quốc lộ 52). Ranh giới địa giới của quận giáp với:  Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).  Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2.  Phía Đông giáp quận 9, quận 2.  Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận Gò Vấp.
  • 36. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 24 Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức). 2.1.2 Khí hậu: Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa với các đặc điểm là:  Mùa mưa: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm từ 1300 – 1950 mm.  Mùa khô: gió mùa Đông Bắc (biến tính) thổi từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm.  Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất 25.5oC. Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới. 2.1.3 Địa hình:
  • 37. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 25 Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vực Đông Nam Bộ. Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sông lớn, có độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức). Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc. Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức). 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 2.2.1 Đặc điểm kinh tế:
  • 38. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 26 Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2009 là 3760894 triệu đồng tăng 8% so với năm 2008. Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 – 2009 của Quận Thủ Đức. Ngành Đơn vị 2008 2009 Tốc độ tăng (%) CN – XD Tr.đồng 2703878 2901871 7 TM – DV Tr.đồng 699678 829579 15 Nông nghiệp Tr.đồng 27012 29444 8 (Nguồn: Niên giámthống kê năm2008 - 2009) 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 CN – XD TM – DV Nông nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức. 2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp: Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa. Năm 2009, diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 72.4 ha giảm 30.91 ha so với năm 2008. Quận đã có chủ trương và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn Quận ngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định. Ngành Triệu đồng
  • 39. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 27 chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, khó cạnh tranh trên thị trường. Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức. Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2008 2009 I/ Giá trị tổng sản lượng 1000đ 27011703 29443967 1/ Ngành trồng trọt + Giá trị TSL (giá CĐ 1994) “ 18346473 21059602 2/ Ngành chăn nuôi + Giá trị TSL (giá CĐ 1994) “ 8665230 8384365 II/ Các chỉ tiêu cụ thể A/ TRỒNG TRỌT Diện tích canh tác Ha 103.31 72.4 Diện tích gieo trồng Ha 269.64 209.01 1/ Diện tích cây lương thực Ha 6.5 5.4 Lúa Ha 5 3.9 Hoa màu Ha 1.5 1.5 Sản lượng lương thực quy thóc tấn 24 22 a/ Lúa - Diện tích Ha 5 3.9 - Năng suất t/ha 2.92 3.05 - Sản lượng tấn 14.61 11.88 b/ Màu - Diện tích Ha 1.4 1.5 Sản lượng hoa màu quy thóc tấn 9.18 10.5 2/ Diện tích cây thực phẩm Ha Rau các loại - Diện tích Ha 217.68 166.19
  • 40. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 28 - Năng suất t/ha 22.90 23.36 - Sản lượng tấn 4985 3882 Sêri - Diện tích Ha 8.95 7.2 - Năng suất t/ha 2 4 - Sản lượng tấn 17.9 28.8 3/ Diện tích cây lâu năm Ha 130 124 Cây trồng tập trung Ha 130 124 Cây cho sản phẩm Ha 114.15 119 B/ Chăn nuôi 1/ Heo Tổng đàn Con 5469 7044 2/ Bò Tổng đàn Con 1005 874 Trong đó: Bò sữa Con 666 587 3/ Thủy sản Diện tích nuôi trồng Ha 31 26 Sản lượng cá + tôm tấn 179.8 142 (Nguồn: Niên giámthống kê năm2008 - 2009) 2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 2901871 triệu đồng tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, các ngành sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung. Riêng ngành công nghiệp khai thác mõ chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn
  • 41. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 29 nguyên liệu, thị trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất. Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009. Thành phần Đơn vị tính Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị công nghiệp Tr.đồng 2901871 7% DN ngoài quốc doanh Tr.đồng 2701755 6% Tiểu thủ công nghiệp Tr.đồng 200116 12% (Nguồn: Niên giámthống kê 2008 - 2009) 91% 9% DN ngoài quốc doanh Tiểu thủ công nghiệp Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ: TM - DV có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ chiếm 22% trong cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của Quận. Tổng doanh thu năm 2009 đạt giá trị 829579 triệu đồng tăng hơn 129901 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, doanh thu của doanh nghiệp nhà nước là 20732 giảm 3497 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008. Các hợp tác xã có doanh thu đạt được là 12159 triệu đồng tăng 4453 triệu đồng, về doanh nghiệp tư nhân có doanh thu 170550 triệu đồng tăng 29045 triệu đồng so với năm 2008. Các công ty TNHH có doanh thu đạt được là 416040 triệu đồng tăng hơn 30561 triệu đồng, về cá thể đạt doanh thu 239700 triệu đồng tăng 70200 triệu đồng
  • 42. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 30 so với năm ngoái. Toàn quận có 21583 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức cho thuê biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống…. Các ngành thương nghiệp bán lẻ, ăn uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận. 2.2.2 Đặc điểm xã hội: 2.2.2.1 Dân số: Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 433170 người tăng 6% so với năm 2009. Trong đó, nữ là 223492 người chiếm 51,6% tổng dân số. Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm 2006 - 2009. Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức thấp đang có xu hướng giảm dần còn khoảng 0,76%; trong khi đó, tỷ lệ tăng cơ học tăng nhanh lên 6,35% so với năm 2008 là 1,35%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công nghiệp, khu chế xuất, sự gia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận vùng ven trong những năm gần đây. Việc gia tăng dân số làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải như giải quyết nhà ở, việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự và điều cốt lõi là khối lượng rác ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến môi trường sống, nhất là các khu công nghiệp đã tạo áp lực lớn cho Quận về vấn đề quản lý trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Bảng 2.3: Dân số trung bình của các phường. Phường Năm 2008 Năm 2009 Linh Đông 28164 29281 Hiệp Bình Chánh 61638 67650 Hiệp Bình Phước 36610 38905 Tam Phú 21361 22059 Linh Xuân 47990 52357 Linh Chiểu 27780 29360
  • 43. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 31 Trường Thọ 30576 32339 Bình Chiểu 57081 62950 Linh Tây 18456 19108 Bình Thọ 15222 15866 Tam Bình 24154 25528 Linh Trung 48734 53168 Tổng cộng 405233 433170 (Nguồn: Niên giámthống kê 2008 - 2009) 2.2.2.2 Y tế: Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1 - 2 bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo. Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 2 bệnh viện Đa Khoa, 12 trạm y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp quận đến phường với tổng số hội viên là 5717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận. Về hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân: có 5 phòng khám đa khoa tư nhân, 120 phòng mạch tư, 28 cơ sở khám chữa bệnh Đông y và trên 200 nhà thuốc. Trung tâm y tế quận Thủ Đức
  • 44. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 32 Hình 2.5: Một số cở sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức. 2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo: Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chống tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích. Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận. ĐVT 2008 2009 1/ Trường học Trường 128 133 - Mẫu giáo “ 95 100 - Phổ thông “ 33 33 + Cấp I “ 21 21 + Cấp II “ 12 12 2/ Lớp học Lớp 1340 1409 - Mẫu giáo “ 453 479 - Phổ thông “ 887 930 Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
  • 45. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 33 + Cấp I “ 542 574 + Cấp II “ 345 356 3/ Phòng học Phòng 1316 1358 - Mẫu giáo “ 453 502 - Phổ thông “ 863 856 + Cấp I “ 550 541 + Cấp II “ 313 315 4/ Giáo viên Người 1904 2039 - Mẫu giáo “ 697 758 - Phổ thông “ 1207 1281 + Cấp I “ 600 623 + Cấp II “ 607 658 (Nguồn niên giámthống kê 2008 - 2009) Hình 2.6: Một số trường trên địa bàn quận Thủ Đức. 2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao: - Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quận, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
  • 46. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 34 khu dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2010, quyết tâm thực hiện nét đẹp văn minh đô thị. Trong năm 2009, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia. - Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động thể dục thể thao của Quận tiếp tục phát huy. Năm 2009, Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố và cấp toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận. Ngoài ra, Quận còn thường xuyên phát động phong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm. Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức. Nhà thiếu nhi Quận Thủ Đức Trung tâm văn hoá Quận Thủ Đức
  • 47. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 35 CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 3.1 Nguồn gốc phát sinh: Theo thống kê, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức phát sinh từ các nguồn sau: - Từ các hộ gia đình; - Từ các công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học; - Từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê; - Từ bệnh viện; - Từ siêu thị, chợ, cửa hàng bách hóa; - Từ hoạt động vệ sinh đường phố; - Từ các khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan; - Từ các công trình xây dựng. 3.2 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức. Phân loại Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Giấy 0.06 2.4 0.07 4.0 0.04 2.4 Thủy tinh 0.005 0.2 0.003 0.1 - -
  • 48. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 36 Kim loại 0.035 1.4 0.02 1.1 0.03 1.8 Nhựa 0.3 12.2 0.2 11.4 0.2 11.9 Chất hữu cơ 2.01 81.4 1.38 78.8 1.3 77.4 Chất độc hại - - - - - - Sành, sứ, vỏ sò ốc 0.01 0.4 0.01 0.6 0.02 1.2 Các hợp chất khó phân hủy 0.01 0.4 0.01 0.6 - - Chất có thể đốt cháy 0.04 1.6 0.06 3.4 0.09 5.3 Tổng cộng 2.47 100 1.75 100 1.68 100 (Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005) Trong đó: - Nhóm 1: Nhóm hộ có thu nhập cao, tính bình quân trên đầu người > 1.200.000 đồng/ tháng - Nhóm 2: Nhóm hộ có thu nhập trung bình, tính bình quân trên đầu người từ 600.000 - 1.200.000 đồng/ tháng - Nhóm 3: Nhóm hộ có thu nhập thấp, tính bình quân trên đầu người < 600.000 đồng/ tháng Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức cũng tương tự như thành phần CTRSH chung của thành phố là có chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, rau quả…) chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 77,4 - 81,4%. Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 16,1 - 16,6%. Các thành phần khác như sành sứ, vỏ sò, ốc, chất hữu cơ khó phân hủy, chất có thể đốt cháy chiếm tỷ lệ không đáng kể. Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức qua các năm.
  • 49. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 37 Năm Tháng 2006 2007 2008 2009 2010 1 7.349,37 6.410,58 6.489,08 6.659,90 6.576,68 2 6.333,45 6.002,00 5.927,27 6.160,63 6.138,22 3 6.773,31 6.467,99 6.541,05 7.118,27 6.770,35 4 6.746,37 6.212,48 6.592,03 7.183,55 6.801,29 5 7.019,24 6.699,90 7.206,65 7.512,10 7.119,86 6 6.489,93 6.620,14 6.579,28 7.372,12 7.789,31 7 6.604,85 7.071,32 6.758,26 7.653,76 7.814,14 8 6.524,06 6.543,08 6.607,21 6.989,00 7.582,59 9 6.181,62 6.364,72 6.332,77 6.624,18 7.403.30 10 6.176,54 6.592,88 6.388,12 6.928,94 7.431,48 11 5.586,41 6.193,10 6.064,29 6.583,17 7.116,07 12 5.644,26 6.432,83 6.740,67 6.649,67 7.092,43 Tổng cộng 77.429,41 77.611,02 78.226,68 83.435,29 85.635,72 (Nguồn: Đội Dịch vụ công ích Quận Thủ Đức) Nhận xét: Từ năm 2006 - 2010, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, khối lượng CTR tăng 1.2 lần so với năm 2006 nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và quận Thủ Đức đang trong giai đoạn phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa. 3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức: 3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình: Hiện tại, các gia đình thường sử dụng những thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Các thiết bị lưu chứa này thường
  • 50. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 38 được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa do đó thường phát sinh mùi hôi. Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để CTRSH trong nhà nên CTRSH thường được cho vào bịch nylon, đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh. Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng CTR hay chứa CTR tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không được thu lại mà thải ra bãi chôn lấp sẽ làm giảm nhanh diện tích của bãi chôn lấp do thời gian tồn tại của chúng là rất lâu. Hình 3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình Phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch thường tự xử lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và giao cho đơn vị thu gom. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy. 3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các
  • 51. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 39 thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 - 15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 - 660 lít) để cho đơn vị thu gom đến nhận. 3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ: Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ chất thải rắn. CTR thường được lưu trữ trong bao nylon (thường là bằng chất liệu PVC) hoặc đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá…) không đảm bảo vệ sinh. CTR và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung CTR, nên điểm tập trung CTR thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTR lộ thiên, không được che chắn. 3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại: Thiết bị tồn trữ thường là các thùng 20 lít có nắp đậy và có bịch nylon bên trong (bịch PVC là phổ biến) đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ CTR. CTR từ các thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 660 lít. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Tuy nhiên các điểm tập trung này thường nằm lộ thiên ngoài trời nên khi trời mưa dễ gây chảy tràn nước rác trong thùng ra ngoài. Các loại chất thải rắn tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thuỷ tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ phế liệu đến thu mua thường xuyên.
  • 52. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 40 3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế: Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. CTR y tế và rác sinh hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. CTR tại các phòng khám bệnh được đưa vào hai loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 - 15 lít trong có các bịch nylon bằng PVC. CTR từ các phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. CTR y tế được đưa vào các thùng 240 lít màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240 lít màu xanh chứa rác sinh hoạt. Công tác vệ sinh sau khi thu gom cũng được các bệnh viện chú ý và thực hiện khá tốt: thùng rác được làm sạch sẽ, nơi tồn trữ được cọ rửa sau khi thu gom, nước từ khu chứa rác được đưa đến hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện. 3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp: Tại các nhà máy lớn nằm trong khu công nghiệp - khu chế xuất thường có nơi lưu chứa CTR riêng, thường quy định khu vực CTRSH riêng với chất thải nguy hại. Thiết bị lưu chứa thường là thùng 240 lít. Công tác vệ sinh nơi lưu chứa trước và sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi trường vì ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy. Đối với các các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ chưa được quan tâm. Hầu hết không có nơi lưu chứa riêng chất thải nguy hại và CTRSH.
  • 53. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 41 Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp 3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức: 3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức: Trên địa bàn Quận Thủ Đức có 2 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển chất thải rắn là Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ Đức và đội thu gom CTR dân lập.  Đội thu gom CTR dân lập Xuất phát từ nếp sống đô thị và nhu cầu của đại bộ phận người dân, từ rất lâu trên địa bàn các phường đô thị hóa của Quận đã tự phát hình thành một bộ phận lao động tự do làm dịch vụ thu gom CTR tại từng hộ dân để được trả công theo thỏa thuận. Đặc điểm của những người làm dịch vụ này là hoạt động phân tán, tùy tiện không thống nhất giờ giấc, thậm chí tự tìm nơi đổ CTR, CTR thu gom được không theo một quy trình, quy phạm nào. Do đó, trong một thời gian dài tình hình ô nhiễm trên địa bàn dân cư vẫn chậm được cải thiện và không thể kiểm soát. Đội thu gom CTR dân lập được thành lập riêng tại các phường do dân tự lập ra không chịu sự quản lý của bất cứ công ty, cơ quan nào. Nhưng từ năm 1998, khi nhà nước ban hành quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT thì các đường dây
  • 54. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 42 CTR dân lập được đưa vào cho các UBND phường quản lý thông qua khung quy định về mức lệ phí thu gom CTR, ngoài ra các khoảng lệ phí thu gom CTR Đội tự hoạch toán lấy thu bù chi, không ảnh hưởng đến nguồn tài chính của phường. Hiện nay, toàn Quận có tất cả 177 đường dây CTR trong đó có 152 đoàn viên Nghiệp đoàn CTR dân lập. Nhiều người đã chuyển đổi phương tiện cơ giới và thi lấy bằng xe tải cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của Quận. Họ rất tích cực thu gom CTR khắp nơi trên địa bàn, đến những nơi mà phương tiện chuyên dùng của Công ty CTGTĐT và QLN không thu gom được. Hình 3.3: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập.  Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý nhà Thủ Đức  Chức năng Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ Đức là đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân Quận Thủ Đức. Công ty có chức năng sau: - Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại các đường phố lớn; - Thu gom và vận chuyển rác tại các chợ phường, chợ đầu mối rau quả; - Xây dựng và sửa chữa công trình giao thông, công trình đô thị; - Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước, quản lý và khai thác cho thuê kho bãi; - Tư vấn xây dựng, thiết kế các công trình dân dụng;
  • 55. Chương 3: Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt SVTH: Phan Thị Kim Phượng 43 - Ngoài các chức năng trên Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức còn hợp đồng với các cơ sở sản xuất công nghiệp để thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp. Trong đó, đội Dịch vụ công cộng chịu trách nhiệm chính về vấn đề thu gom, quét dọn và vận chuyển CTR của Quận Thủ Đức: - Vận chuyển CTR từ các bô rác của 10 phường trên địa bàn Quận đến bãi chôn lấp của Thành phố (trừ Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước do Công ty MTĐT Thành phố vận chuyển). - Quét dọn đường phố, vét hố ga, thu gom CTR tại các hộ nằm ở các tuyến đường lớn như Quốc lộ 1A, Võ Văn Ngân…. - Quản lý hoạt động của các đội CTR dân lập đổ vào các bô. - Định kỳ kiểm tra các bô CTR và tình trạng đổ CTR lậu.  Sơ đồ tổ chức của đội dịch vụ công cộng Đội trưởng Đội phó vận chuyển Tổ sửa chữa Tổ vận chuyển Tổ tài xế Tổ quản lý bô rác Đội phó vệ sinh Tổ quét rác, thu gom Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng  Nhân lực