SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
UYỄN HỮU DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN NHO QUAN
TỈNH NINH BÌNH
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HỮU DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN NHO QUAN
TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNGVĂN SƠN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
TháiNguyên ngày tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Dương
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp
phần táicơ cấu ngành nông nghiệp huyện NhoQuan tỉnh Ninh Bình” đãđược
hoàn thành với nỗ lực rất lớn của bản thân và sự giúp đỡ quý báu của các
thầy, cô ở Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng như sự hỗ trợ của các
cô chú, anh chị cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện Nho Quan.
Nhân dịp này, Em xin cảm ơn PGS.TS. Dương Văn Sơn đã trực tiếp
hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm,
Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Nhà trường cùng các
thầy, cô đã giảng dạy em trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin cám ơn các cơ quan: UBND Huyện Nho Quan; Phòng Tài
nguyên & Môi trường; Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã tạo
điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành được luận văn của mình.
Rất mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy, cô và các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TháiNguyên, ngày tháng 10 năm 2019
Học viên Cao học
Nguyễn Hữu Dương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................................viii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 2
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp........................................................ 4
1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững................................................... 11
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành
nông nghiệp................................................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................... 23
1.2.1. Kinh nghiệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của một số địa phương ..................................... 23
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong việc naag cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện
Nho Quan tỉnh Ninh Bình.............................................................. 31
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 33
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 37
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 37
iv
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 38
2.1.3. Những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình...................................................... 41
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 42
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 42
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................... 43
2.3.3. Phương pháp so sánh....................................................................... 44
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu ........................... 44
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 46
3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan
tỉnh Ninh Bình................................................................................ 46
3.1.1. Thực trạng sử dụng đất đai huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình............. 46
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 48
3.2. Hiện trạng cây trồng chính trên đất nông nghiệp của huyện Nho
Quan tỉnh Ninh Bình....................................................................... 49
3.2.1. Một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình..................................................................................... 49
3.2.2. Phân chia các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan
tỉnh Ninh Bình................................................................................ 51
3.3. Hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành
nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình .................................. 54
3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Nho
Quan tỉnh Ninh Bình....................................................................... 55
3.3.2. Hiệu quả xã hội của sử dụng đât nông nghiệp góp phần tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình...... 64
v
3.3.3. Hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần
tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình......... 72
3.3.4. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu
ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình ........................ 83
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên trên địa bàn huyện Nho
Quan đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Ninh Bình............ 86
3.4.1. Giải pháp về kỹ thuật canh tác ......................................................... 86
3.4.2. Giải pháp về khuyến nông................................................................ 87
3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ..................... 88
3.4.4. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật........................................................ 88
3.4.5. Giải pháp về môi trường sử dụng đất nông nghiệp............................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
ANLT
BC
CHXHCN
CP
CPTG
Đất
DVP
FAO
GTGT
GTNC
GTSX
HQĐV
HQKT
HQMT
HQXH
IPM
KHHGĐ
LHQ
QĐ
TNHH
UBND
VC
WB
An ninh lương thực
Kiểm soát sinh học
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chỉnh phủ
Chi phí trung gian
Loại sử dụng đất
Dịch vụ phí
Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc
Giá trị gia tăng
Giá trị ngày công
Giá trị sản xuất
Hiệu quả đồng vốn
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả môi trường
Hiệu quả xã hội
Kiểm soát dịch hại tổng hợp
Kế hoạch hóa gia đình
Liên Hiệp Quốc
Quyết định
Thu nhập hỗn hợp
Ủy ban Nhân dân
Chi phí vật chất
Ngân hàng Thế giới
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nho Quan giai đoạn 2016 - 2018...47
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2016 -2018 48
Bảng 3.3. Hiện trạng các cây trồng trên đất nông nghiệp huyện Nho Quan
tỉnh Ninh Bình năm 2018 52
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu
vùng 156
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồngtrê đất nông nghiệp tại tiểu
vùng 2 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 59
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu
vùng 3 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 62
Bảng 3.7. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 65
Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 2
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 68
Bảng 3.9. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 3
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 70
Bảng 3.10. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 1 ................73
Bảng 3.11. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 2 ................74
Bảng 3.12. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 3 ................75
Bảng 3.13. Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV của đất nông nghiệp .................79
Bảng 3.14. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Nho Quan tỉnh Ninh Bình 83
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp góp phần tái
cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Nnh Bình
Chuyên ngành/ngành: Kinh tế nông nghiệp
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Với mục đích thông qua ánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) để từ đó có thể đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên
địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Bằng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp như điều tra phỏng vấn
hộ nông dân đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của huyện Nho Quan, kết hợp
với quan sát trực tiếp và các phương pháp đặc thù của quy hoạch đất đai, đề
tài đã tổng hợp số liệu và phân tích số liệu theo các phương pháp thông dụng
như thống kê mô tả trên Excel, phương pháp so sánh,... để đánh giá thực trạng
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Với diện tích đất nông nghiệp chiếm
78,9%; Phần đa cư dân sống và sản xuất canh tác trên đất nông nghiệp. Hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá khá cao. Việc sử dụng đất nông
nghiệp đã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tiến bộ nhất định trong hệ thống phát triển và theo hướng sản xuất
hàng hóa, sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị. Mặt khác, Nho
Quan đã khai thác được thế mạnh của đất, trồng các loại cây về cơ bản phù
hợp với chất đất và mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân, gắn với
việc phát triển các nhóm cây trồng chủ lực theo lợi thế của từng địa phương,
từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đã dần tạo ra
được các vùng chuyên canh có quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế, hình
thành thương hiệu sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính
ix
truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự
phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có liên quan đến đất nông nghiệp. Hiệu
quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn ở mức độ vừa phải. Sản
xuất nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có
tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có
liên quan đến đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất nông nghiệp ở huyện về cơ
bản đảm bảo hiệu quả về môi trường, tuy nhiên, đã bắt đầu thấy những dấu
hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí,…
Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra mục tiêu và đề xuất 05
nhóm giải pháp: (1) Giải pháp về kỹ thuật canh tác, (2) Giải pháp về khuyến
nông, (3) Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, (4) Gải pháp
về khoa học kỹ thuật. (5) Giải pháp về môi trường sử dụng đất đai. Các giải
pháp này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ
cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
Tác giả
Nguyễn Hữu Dương
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng hàng đầu kiến tạo môi
trường sống. Qua các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử xã hội loài
người, con người đã không ngừng khai thác và sử dụng đất đai, từ đó làm nảy
sinh mối quan hệ mật thiết đối với đất đai, đất đai trở thành tư liệu sản xuất
đặc biệt của xã hội và không thể thay thế bởi bất kỳ một loại tư liệu sản xuất
nào khác, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu
quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy
trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều
cần được mở rộng và phát triển. Sự tăng nhanh về dân số kéo theo nhu cầu sử
dụng đất đai ngày càng lớn, trong khi đó đất đai lại không tăng lên về mặt số
lượng khiến cho áp lực về đất đai ngày càng nhiều. Con người đã tìm mọi cách
để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy
đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị
suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong
quá trình sản xuất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó
lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu
đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền
nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp càng trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nho Quan là huyện miền núi phía Tây bắc của tỉnh Ninh Bình, cách
thành phố Ninh Bình 35 km. Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 35563.5
ha, chiếm 78.9% diện tích toàn huyện (Niên giám thống kê huyện Nho Quan).
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu
tư phát triển. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời
2
sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong sản
xuất nông nghiệp còn tồn tại nhiều điểm yếu: Trình độ khoa học kỹ thuật còn
hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn; kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là
việc độc canh cây lúa, ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai
mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất bị thoái hoá. Trong khi đó,
dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo
sức ép với đất nông nghiệp.
Trong bối cảnh đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Nho Quan có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra những hạn chế trong sản
xuất nông nghiệp hiện nay, làm cơ sở đề xuất các giảm pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả
cao theo quan điểm bền vững, cũng là để góp phần vào sự thành công cho các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
(1) Hệ thống hóa các vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp
phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
(2) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018
(3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp
phần tái cớ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của các hộ nông dân và các chủ thể khác như doanh nghiệp, hợp tác xã
trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung xác định các hình thức sử dụng đất trên tại một số xã
đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện Nho Quan. Đồng thời đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tại các xã điểm này để từ đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
b. Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Một số thông tin được thu thập ở cấp vĩ mô
trên địa bàn toàn huyện. Đồng thời một số thông tin được thu thập ở các xã
đại diện cho huyện Nho Quan.
c. Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu
thống kê của các tổ chức từ năm 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp đến năm
2020 tầm nhìn 2030.
4. Những đóng gópmới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với những kết quả đạt được, luận văn đã có những đóng góp sau đây:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên các mặt về kinh tế,
hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở khoa học cho công
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho
Quan tỉnh Ninh Bình gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp Nho Quan tỉnh Ninh
Bình.
- Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các cách thức sử
dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người
dân trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
4
Chương 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơsở lý luận vềđất nông nghiệp
a. Kháiniệm đấtnông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định bao
gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây
hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ;
đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp
khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ
mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và đất nông nghiệp khác.
b. Phân loạiđất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có
thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01)
năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự
5
nhiêncó cải tạo sử dụng vào mục đíchchăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng
lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng lúa (LUA.: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho
phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng
lúa nước cònlại, đất trồng lúa nương.
+ Đất chuyên trồng lúa nước (LUC.: là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai
vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có
khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá
một năm.
+ Đất trồng lúa nước cònlại (LUK):là ruộng lúa nước không phải
chuyên trồng lúa nước.
+ Đất trồng lúa nương (LUN):là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ
lúa trở lên.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC.: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi
cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự
nhiên có cải tạo.
+ Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu
hoạch như các loại cây hàng năm.
+ Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được
cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.
- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không
phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu,
hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm
đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng
bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
6
+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở
trung duvà miền núi để trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời
gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như
Thanh long, Chuối, Dứa, Nho,... bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm,
đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm
có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất
công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè,
Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Điều, Ca cao, Dừa,...
+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
+ Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không
phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm
chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất
lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm
xen lẫn cây hàng năm.
* Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có
rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có
rừngbị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất
để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc
đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất
có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
7
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất (RSN): là đất rừng sản xuất có rừng tự
nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất có rừng trồng sản xuất (RST): là đất rừng sản xuất có rừng do con
người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất (RSK): là đất rừng sản xuất
đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
+ Đất trồng rừng sản xuất (RSM): là đất rừng sản xuất nay có cây rừng
mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ
đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn
gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng
phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ (RPN): là đất rừng phòng hộ có rừng
tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất có rừng trồng phòng hộ (RPT):là đất rừng phòng hộ có rừng do con
người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ (RPK): là đất rừng phòng hộ
đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
+ Đất trồng rừng phòng hộ (RPM): là đất rừng phòng hộ nay có cây
rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
- Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đíchnghiên
cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng
quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi
trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
8
+ Đất có rừng tự nhiên đặc dụng (RDN): là đất rừng đặc dụng có rừng
tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất có rừng trồng đặc dụng (RDT): là đất rừng đặc dụng có rừng do con
người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng (RDK): là đất rừng đặc dụng
đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
+ Đất trồng rừng đặc dụng (RDM): là đất rừng đặc dụng nay có cây
rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục
đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và
đấtchuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi,
trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.
+ Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi,
trồng thuỷ sảnsử dụng môi trường nước ngọt.
* Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đíchsản
xuất muối.
* Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây
dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc,gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng
trạm,trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy
sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ
gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy
móc, công cụ sản xuất nông nghiệp (theo Luật đất đai, 2013).
b. Vaitrò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là
điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản của sản
xuất vật chất.
9
Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng,
miền. Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí
hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động,
giao thông, thị trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác
định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện
của từng vùng lãnh thổ.
Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp
nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên. Tuy
nhiên, thực tế cũng cho thấy, diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nông
nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó, áp
lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp
như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho
đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế
khả năng sản xuất. Sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là
một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi
quốc gia (theo Đỗ Nguyên Hải, 2001).
c. Đặcđiểm kinh tế của đất nông nghiệp
Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản
sau:
* Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các
tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau
một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng
hợp lý, khoa học sẽ lại càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ
phì nhiêu. Tùy theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các
loại khác nhau. Cụ thể là:
+ Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì
loại này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh.
10
+ Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của
con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học
để thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh,
xen canh cây trồng và tưới tiêu).
+ Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở
một thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động
tổng hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo.
+ Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng
cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau
một quá trình sản xuất.
Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách
chặt chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác;
bố trí sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích
hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
* Diện tích đấtlà có hạn
Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông
dân, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện
tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai
hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là
có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai
của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi
dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và
mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên
thị trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai
trên thị trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều
giữa giá đất và lượng cung về đất.
11
Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời
quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảm
bảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH – HĐH (Phạm Thị Lan Anh, 2012)
* Vị trí đấtđai là cố định
Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng
từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là
không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có
thể canh tác trên những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy
định tính chất hóa - lý - sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành
nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp.
Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho
từng vùng đấtphù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực
hiện quy hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp;
xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng
để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn.
* Đất đailà sản phẩm của tự nhiên
Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông
qua lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá
trị và độ phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ
quan của con người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật
đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản
xuất. Nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê
mướn đất.
1.1.2. Sửdụng đấtnông nghiệp bền vững
a. Sử dụng đấtnông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi
trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
12
dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh
thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động
kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử
dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự
nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và
nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
b. Nguyên tắc sử dụng đấtnông nghiệp
* Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầyđủ và hợp lý
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp
cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử
dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng
cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
* Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm
trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó.
* Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và
chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục
đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày
càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp
13
gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương
thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu
dài (theo Lê Thái Bạt, 2008).
c. Quan điểm sử dụng đấtbền vững
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ
con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từchính
con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến
đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động
vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng
lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa
được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên
khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất
đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm
nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt,…. Vì vậy, để đảm bảo
cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những
chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của
đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền
vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên (Đỗ Thị Lan, 2007)
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền
vững luôn làmong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa
học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách
bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng
đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và
nước (bảo vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
14
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà
còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính
nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn,
việc sử dụng đất đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công,
nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có
điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những
nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học
cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học
bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,...và
tàn dư để lại). Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức
bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,
trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất
của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một
giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó
thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn
hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời
sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của
nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài
(bảo vệ đất, môi trường,...). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc,
và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng
đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất
đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng
đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương,
nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
15
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất
được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử
dụng bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%).
+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững
hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm...).
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại
hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu
trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái.
d. Loại hình sử dụng đất
Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng
đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất
và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất (land use type) là bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất
trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định (Nguyễn
Khang, 2000).
Yêu cầu của các Đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai
để bảo vệ mỗi Đất phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng,
quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường.
Có thể liệt kê một số Đất khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:
- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ
động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;
- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao
thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;
- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân
canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu
16
cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất.
Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ
động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô.
- Trồng cỏ chăn nuôi;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Trồng rừng
Tại Yên Bái,ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số
Đất khác như: Kết hợp giữa trồng lúa với NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá);
Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) và Kết hợp trồng rừng với chăn
nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò).
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp
a. Kháiniệm hiệu quả và phân loại hiệu quả
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con
người còn hạn chế người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau
này khi nhận thức con người phát triển cao hơn người ta thấy rõ sự khác nhau
giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất theo từ diển ngôn ngữ thì
hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong
lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian).
Kết quả được tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng
những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài
nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét đến
cách thức tạo ra kết quả đó. Chi phí cần thiết để tạo ra kết quả đó. Có đưa lại
kết quả hữu ích hay không. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản
17
xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá
chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả.
Hiệu quả có thể bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả được quan tâm hàng đầu, khâu trung
tâm để đạt các các loại hiệu quả khác, có khả năng lượng hóa bằng các chỉ
tiêu kinh tế, tài chính.
- Hiệu quả xã hội: Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con
người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, ở phương
diện này hiệu quả khó lượng hóa toàn bộ vấn đề, được thể hiện bằng các mục
tiêu định tính hoặc định lượng.
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho sản
xuất, xã hội. Là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng
các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm đến cả 3 loại hiệu quả, trong
đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều
kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có
hiệu quả xã hội và môi trường hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc (theo Vũ
Thị Bình, 2010).
b. Hiệu quả sử dụng đấtvà sử dụng đấtnông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất đai là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử
dụng đất đai trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá
trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội, là thể hiện hiệu
quả của lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế
cũng như hàng năm để khai thác đất.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị
qua giá trị sản lượng và hiệu quả về mặt sử dụng sức lao động của nông dân,
công nhân, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản
18
lượng nông sản thu được, nhất là các loại nông sản cơ bản, có ý nghĩa chiến
lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công
nghiệp chế biến…) để bảo đảm sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước.
Hiệu quả sử dụng đất đai là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ
chức sản xuất, khoa học - kĩ thuật, quản lí kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc
phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh
thực tế nhất định, còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền
kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc
tế,… Cùng với các biện pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng
việc vận dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố
trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về lương thực từ
lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa; chỉ
trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn
có về đất đai và lao động của Việt Nam.
Việc gia tăng hiệu quả sử dụng đất không chỉ là mối quan tâm của các
nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông
nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia
sản xuất nông nghiệp.
c. Đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp
Trong quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp, con người luôn
mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi
phí thấp nhất. Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trước hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị
diện tích cụ thể thường là 1 ha tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu
tư. Như vậy một trong những đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp là hiệu quả kinh tế.
Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân
canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức
luân canh.
19
Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác
động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần
phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên
cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.
Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp khi con người biết làm cho
môi trường cùng phát triển. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi
trường xung quanh.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy khi
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải quan tâm đến
những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như:
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…
Tóm lại đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về
mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn nền
kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường. Ba loại hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể
thống nhất và không thể tách rời (Vũ Thị Bình, 2010).
Hiệu quả môi trường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Loại hình sử dụng
đất phải hạn chế đến mức tối đa tình trạng xói mòn, bảo vệ được độ màu mỡ
của đất, ngăn chặn được sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che
phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu
hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001).
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi bố trí phù hợp
với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác
động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ
tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường
được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trường,
20
hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường. Trong sản xuất
nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ
hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt. Cho năng suất cao
và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể
hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các
loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng
hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý
môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu
như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản
lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền
vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
- Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
- Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
- Đánh giá quản lý đất đai;
- Đánh giá hệ thống cây trồng;
- Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
- Đánh giá về quản quản lý và bảo vệ tự nhiên;
- Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất (Đỗ
Nguyên Hải, 2001).
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất
nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên
cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ
dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá mức độ
duy trì độ phì của đất, thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón,
21
thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn nông hộ về nhận xét của họ đối
với các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của xâm
nhập mặn năm trước so với năm sau đó trên mỗi kiểu sử dụng đất.
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành
nông nghiệp
a. Táicơ cấu ngành nông nghiệp
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền
kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tái cơ cấu
là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá,
tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng
một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên
quan. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền
kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Tái cơ cấu nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, hiện đang được thúc đẩy mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn quốc.
Tái cơ cấu nông nghiệp, tất yếu sẽ gắn chặt với việc nâng cao hiệu quả
sử dụng đất đai. Vì dù chuyển đổi theo hướng nào thì cũng đều trên nền khai
thác tốt nhất nguồn lực đất đai để tạo ra giá trị cao hơn. Do vậy, điều quan
trong là phải tạo ra được đột phá trong việc sử dụng đất nông nghiệp, nâng
cao khả năng sản xuất của đất.
Trên thực tế, nếu sử dụng hiệu quả đất đai theo hướng hợp lý, phù hợp
với kinh tế thị trường lấy hiệu quả làm trọng thì nơi đó nhân dân yên tâm sản
xuất trên mảnh ruộng của mình, ngược lại nông dân bỏ ruộng, ruộng thành
hoang hóa thì sẽ rất lãng phí nguồn lực.
Tái cơ cấu nông nghiệp phát huy lợi thế tạo ra chuỗi giá trị lợi ích, đó là
quan điểm chỉ đạo của các địa phương cũng như khu vực trong việc xây dựng
22
ngành nông nghiệp phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng, phát huy những tiềm
năng, lợi thế của nông nghiệp từ chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây chè,
cam, dược liệu theo hướng hàng hóa. Các địa phương đã tập trung cho việc tái
cơ cấu để biến những lợi thế thành những sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thu hút
các nhà đầu tư trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là một trong những đòn
bẩy tạo đà cho tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp.
b. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp
Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, có nhiều việc phải làm tuy
nhiên, căn bản của việc này vẫn phải là có một chính sách tốt về đất đai, phát
huy nguồn lực đất đai, nâng cao khả năng sinh sản của đất đai hướng tới một
nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.
Tái cơ cấu nông nghiệp bao gồm ít nhất 6 nội dung sau đây:
a. Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy
mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên
cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ
chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh
nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân;
phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị; Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ
thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân,...
b. Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình
thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng
công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong
chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất,
cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng,...
c. Thủy sản: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực
(tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối
tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi
công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù
23
hợp quy chuẩn quốc tế; Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng
cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ
trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng
cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO,…);
nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để
giảm tỉ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao.
d. Lâm nghiệp: Phấn đấu năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25%
giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị
công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ
khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng
nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu,
giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
e. Sản xuất muối: Đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35
triệu tấn, trong đó muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.
g. Pháttriển công nghiệp chế biến và ngànhnghềnông thôn.
Qua đây ta thấy rõ ràng có sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng đất với
tái cơ cấu nông nghiệp.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của một số địa phương
1.2.1.1. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả,
thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
* Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam
nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp,
chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô
đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối
với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê
đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt
24
Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương
với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có
nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên
phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở
mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng
3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng.
* Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự
báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu
quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.
Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan
trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt
Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình
trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng
suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn
còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất.
Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất
các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà
hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất
lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô
các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng
một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.
Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ,
ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
25
sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa
quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất
cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn
lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy
hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch
ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên
không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắctrong quá trình thực hiện.
Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một
thực tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa
đảm bảo đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống
nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá,
môi trường”.
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy
hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu
quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa
nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các
loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt
84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.
* Lãng phíđấtnông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở
một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt
giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để
lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê
cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép.
Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Hùng Võ (2011), phần lớn diện tích
đất nông nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX,
26
các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa. Tính đến 6/2009, toàn
quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145
dự án đó được cấp đất, 84 dự án đó được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện
tích các sân golf là 52.700 hecta, bình quân hơn 300 hecta cho 1 sân; chiếm
dụng 10.500 hecta đất nông nghiệp; 2.900 hecta đất lúa. Đối với các KCN,
KCX... mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không
gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp
giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 hecta nhưng đến nay mới cho thuê
được 14,56% diện tích; KCN Đức Hòa (Long An) được cấp giấy phép từ năm
1997 nhưng mới cho thuê được 26,16%/ 274 hecta diện tích; KCN Tân
Hương (Tiền Giang) được cấp giấy phép từ năm 2004 mới cho thuê được
0,76%/197 hecta diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đó có 2.000 hecta đất
nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố
Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê
được 37,31% /95 hecta diện tích; KCN Hà Nội - Đài Từ được cấp giấy phép
năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 hecta diện tích,...
Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến
khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp
được thành lập, chiếm 71.394 hecta đất, trong đó 45.854 hecta có thể sử dụng
làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 hecta vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy
46%.Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất
nông nghiệp lại bị giảm.
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị
nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60%
song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹ đất phần
lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh
vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành
cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu,
27
nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa,
giáo dục - đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp
lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang.
1.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông
nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nơi
đầu nguồn sông Cửu Long chảy vào Việt Nam; có diện tích tự nhiên 3.374
km2 , số dân 1,67 triệu người. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là vùng đất
trũng của khu vực Đồng Tháp Mười nên hàng năm lũ thường về sớm hơn,
mức ngập cao hơn và thời gian ngập dài hơn so với các địa phương khác. Do
vậy, nơi đây vừa được “trời cho” lượng cá tôm và phù sa mỗi mùa nước lũ về
nhưng cũng là nơi gặp nhiều hệ lụy và khó khăn trong việc bố trí thời vụ sản
xuất cũng như phát sinh nhiều chi phí trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển ngành
nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp bởi đồng đất rộng, phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt thuận tiện, người
dân lại cần cù chịu khó, nhiều kinh nghiệm, đôn hậu, nghĩa tình và tỉnh xác
định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới.
Thời gian qua, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc trong quá trình phát triển vì cơ bản vẫn là tỉnh thuần nông, phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi thời tiết, khí hậu có nhiều biến đổi
phức tạp, khó lường. Chính vì thế ngành nông nghiệp của tỉnh thường gặp
những câu chuyện điển hình bấy nay là “chi phí cao, thu nhập thấp”, “được
mùa, mất giá”, “giải cứu nông sản”. Đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp bằng các mô hình như:
Tháng 7/2016 huyện Châu Thành có một sáng kiến mới là canh tân
“Hội quán” và Mô hình Hội quán đã ra mắt, đánh dấu sự chủ động có tính
28
sáng tạo của bà con nông dân. “Hội quán” là một không gian cộng đồng rộng
mở, tươi mới, không chỉ là nơi hội tụ, trao đổi tâm tư, chia sẻ vui buồn của
anh em, cô bác, bà con thôn xóm; mà còn là nơi “nói cho nhau nghe và nghe
nhau nói” về công ăn việc làm, cùng chung trách nhiệm, bàn chuyện sản xuất
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thông tin về hàng hóa nông sản, trao đổi kinh
nghiệm và hiến kế để vượt khó đi lên. Với mục đích rõ ràng, phương pháp cởi
mở, thông thoáng, cách thức thiết thực, “Hội quán” có sức hấp dẫn, ngày càng
thấy hữu ích và hiệu quả, hình thành phong cách cùng nghĩ, cùng làm, cùng
tháo gỡ khó khăn và phát huy sáng kiến, tạo động lực mới trong đời sống,
sinh hoạt của người nông dân.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đặc thù của của
huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là có tiềm năng lớn để phát triển nông
nghiệp nhưng cũng là nơi gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết
đồng bộ các nhiệm vụ của vấn đề “tam nông”. Nhận thức rõ điều đó, Tỉnh ủy và
HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đột phá, trong đó
có chủ trương hết sức cụ thể về việc phát triển công nghiệp, thương mại để hỗ trợ
cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành,
các cấp, kêu gọi các doanh nghiệp cùng vào cuộc, tăng cường các nguồn lực cho
lĩnh vực công nghiệp và thương mại gắn với phát triển nông nghiệp. Tỉnh chú
trọng xây dựng mối liên kết phát triển giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông
dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, đầu
tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp hỗ trợ, hướng tới nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước
xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, vệc tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp xưa nay chủ yếu dựa vào thương lái dẫn đến tình
trạng người dân làm nhưng chỉ dựa vào may rủi mùa vụ còn thương lái dựa vào
may rủi thị trường và không ít trường hợp thương lái ép giá nông dân. Vậy nên
việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất
29
và tiêu thụ nông sản là chủ trương lớn và nhiệm vụ quan trọng mà Đồng Tháp đã
đặt ra. Huyện Châu Thành đang đi đầu trong việc xây dựng mối liên kết đó.
Các cấp, các ngành của huyện Châu Thành chung tay thực hiện chủ
trương liên kết doanh nghiệp với nông dân bằng các biện pháp thiết thực để
tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển theo hướng “Hợp tác -
Liên kết - Thị trường” và “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh”.
Với cách làm thiết thực, được đông đảo nông dân và doanh nhân hưởng ứng
tích cực, đến nay, huyện Châu Thành đã đạt được một số kết quả khả quan.
Đối với lúa gạo, từ năm 2015 đến nay, nhiều hợp tác xã trong huyện đã liên
kết bao tiêu với nhiều doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho nông dân từ
300 - 700 đồng/kg. Các doanh nghiệp đưa ra quy trình sản xuất, tạm ứng một
phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cam kết mua toàn bộ sản lượng nông
sản đạt tiêu chuẩn. Đối với cá tra,phần lớn diện tích nuôi cá có sự liên kết
giữa hộ nuôi với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng với các hình thức
thiết thực nuôi gia công và nuôi có ký hợp đồng bao tiêu. Đối với cây ăn trái,
tập trung là nhãn, chanh và thanh long, nông dân liên kết tiêu thụ với công ty
VINA T&T xuất khẩu nhãn sang thị trường Mỹ và đạt mức giá bán của nông
dân từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Công ty VINECO và công ty Viet Dela
tiêu thụ chanh cho nông dân với giá bán ổn định. Công ty Thành Vũ và công
ty Vạn Phát liên kết tiêu thụ thanh long cho nông dân với giá cả ổn
định, hợp lý, tạo đầu ra luôn ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông
nghiệp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh có 38.505 ha đất nông
nghiệp, chiếm 46,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; đất phi nông
nghiệp là 43.766 ha, chiếm 53,2%. Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu
năm 2018 tổng sản phẩm GRDP toàn huyện (giá so sánh 2010) đạt 3.209,97
tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2017, trong đó, khu vực Nông, lâm
30
nghiệp, thuỷ sản 422,667 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ; Công nghiệp - xây
dựng 1.786,811 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ; Dịch vụ 1.000,496 tỷ đồng,
tăng 11,4% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, khu vực
Công nghiệp - Xây dựng chiếm 51,8%; Dịch vụ 34,8%; Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản chiếm 13,4%.
Để đạt được các thành công này thì trong quá trình chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ, các đồng chí Lãnh đạo huyện tăng cường làm việc với các ngành,
địa phương, tập trung chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn
tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật,
kỷ cương, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; nắm bắt tình
hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi nhất cho sự phát
triển. Quan tâm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để làm cho
hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp được nâng cao góp phần tái cơ cấu ngành
nông nghiệp; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tích cực thực
hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh, tổng số tiêu chí toàn huyện đạt tính đến hết tháng 6/2018 là 380 tiêu
chí, tương đương 19 tiêu chí/xã. Hiện đã chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có
thẩm quyền công nhận 6 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới; huyện cơ bản
đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Để đạt được các kết quả này là nhờ các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ
cấu ngành nông nghiệp để đạt được hiệu quả kinh tế cao như:
Quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp có 37.612 ha đất; khu lâm nghiệp
571 ha; khu phát triển công nghiệp 7.037 ha; khu đô thị 12.167 ha; khu
thương mại - dịch vụ có 429 ha; khu dân cư nông thôn có 13.448 ha,...
rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong
tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của Tỉnh; việc tổ
chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất
31
chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh trên địa bàn tỉnh để với diện tích đất nông nghiệp ít nhưng vẫn đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ
nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà
nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô
thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp
phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm
sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ giữa các khu vực. Với xác định ranh giới này đã quy hoạch để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trong diện tích đất hạn chế hiện nay.
Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo
đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để
tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát
triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá
quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất
tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê; tổ
chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất
cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...
1.2.3. Bài học kinhnghiệm trong việc naag caohiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp góp phần tái cơ cấu ngànhnông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình
Từ thực tiễn
địa phương. Trong
Nho Quan, mà còn
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và một số
điều kiện quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp không chỉ ở huyện
ở tất cả các địa phương khác, vì vậy việc sử dụng hiệu quả
32
đất, nhất là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, bảo vệ và bồi
dưỡng đất là con đường tất yếu phải đi, đó là đầu tư theo chiều sâu, mà trước
hết cần phải xác định đúng tiềm năng đất đai bằng các bài học như:
Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, quy hoạch đất nông nghiệp có
hiệu quả. Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân
và các tổ chức xã hội thực hiện; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh
tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Phát triển các hình
thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác
công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Nhà nước chịu trách
nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; thực
thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp
tác. các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp; chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các
hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo thị trường, tiêu chuẩn
chất lượng, xử lý tranh chấp...); đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa nhà
nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Thực hiện việc Nhà nước tham gia đầu tư cùng các doanh nghiệp trong:
(1) xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn, (2) sản xuất nông nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ công
(khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo nhân
lực, thú y, bảo vệ thực vật,...), chủ yếu liên quan đến phát triển “chuỗi giá trị
ngành hàng” theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ các phương pháp
thực hành an toàn và quản lý môi trường tốt hơn, áp dụng công nghệ mới; các
doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
33
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như các nghiên cứu
Theo Phạm Thị Lan Anh (2012), trong công trình “Nghiên cứu sử dụng
hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, tác giả cho biết: Cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý: Phần lớn diện tích đất của huyện là
đất dốc, nhưng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha. thì có tới
97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha., diện tích trồng cây
lâu năm không đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp. Hạ Lang có 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc
điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng. Trong 7 nhóm đất của huyện
Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất
phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa
dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt
quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng
nước hoặc theo phương thức đa canh. Toàn bộ đất đai huyện Hạ Lang được
xác định 21 kiểu thích nghi, mỗi kiểu thích nghi được xác định cho một hoặc
một số loại hình sử dụng đất. Trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên
địa bàn huyện được lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cach tác lúa nước mang tính
truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ được đất, giải
quyết được nhiều lao động. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội,
hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất
huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất được đề xuất phân bổ cho các mục đích
sử dụng như sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm 95,04% diện tích
đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21 %
diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)Takashi Akimoto
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...tcoco3199
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...Man_Ebook
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...
Đề tài Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại thành phố hồ chí minh phục vụ phát triể...
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở CampuchiaLuận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 

Similar to Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM

Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...luanvantrust
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...luanvantrust
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...nataliej4
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAYChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM UYỄN HỮU DƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU DƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNGVĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. TháiNguyên ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Dương
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần táicơ cấu ngành nông nghiệp huyện NhoQuan tỉnh Ninh Bình” đãđược hoàn thành với nỗ lực rất lớn của bản thân và sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô ở Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng như sự hỗ trợ của các cô chú, anh chị cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện Nho Quan. Nhân dịp này, Em xin cảm ơn PGS.TS. Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Nhà trường cùng các thầy, cô đã giảng dạy em trong quá trình học tập. Tôi cũng xin cám ơn các cơ quan: UBND Huyện Nho Quan; Phòng Tài nguyên & Môi trường; Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành được luận văn của mình. Rất mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô và các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TháiNguyên, ngày tháng 10 năm 2019 Học viên Cao học Nguyễn Hữu Dương
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................................viii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 2 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................. 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp........................................................ 4 1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững................................................... 11 1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp................................................................................... 21 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................... 23 1.2.1. Kinh nghiệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của một số địa phương ..................................... 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong việc naag cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.............................................................. 31 1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 33 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 37 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 37
  • 6. iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 38 2.1.3. Những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình...................................................... 41 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 42 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 42 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................... 43 2.3.3. Phương pháp so sánh....................................................................... 44 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu ........................... 44 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 44 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 46 3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình................................................................................ 46 3.1.1. Thực trạng sử dụng đất đai huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình............. 46 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 48 3.2. Hiện trạng cây trồng chính trên đất nông nghiệp của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình....................................................................... 49 3.2.1. Một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình..................................................................................... 49 3.2.2. Phân chia các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình................................................................................ 51 3.3. Hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình .................................. 54 3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình....................................................................... 55 3.3.2. Hiệu quả xã hội của sử dụng đât nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình...... 64
  • 7. v 3.3.3. Hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình......... 72 3.3.4. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình ........................ 83 3.4. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên trên địa bàn huyện Nho Quan đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Ninh Bình............ 86 3.4.1. Giải pháp về kỹ thuật canh tác ......................................................... 86 3.4.2. Giải pháp về khuyến nông................................................................ 87 3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ..................... 88 3.4.4. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật........................................................ 88 3.4.5. Giải pháp về môi trường sử dụng đất nông nghiệp............................. 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt ANLT BC CHXHCN CP CPTG Đất DVP FAO GTGT GTNC GTSX HQĐV HQKT HQMT HQXH IPM KHHGĐ LHQ QĐ TNHH UBND VC WB An ninh lương thực Kiểm soát sinh học Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chỉnh phủ Chi phí trung gian Loại sử dụng đất Dịch vụ phí Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc Giá trị gia tăng Giá trị ngày công Giá trị sản xuất Hiệu quả đồng vốn Hiệu quả kinh tế Hiệu quả môi trường Hiệu quả xã hội Kiểm soát dịch hại tổng hợp Kế hoạch hóa gia đình Liên Hiệp Quốc Quyết định Thu nhập hỗn hợp Ủy ban Nhân dân Chi phí vật chất Ngân hàng Thế giới
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nho Quan giai đoạn 2016 - 2018...47 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 -2018 48 Bảng 3.3. Hiện trạng các cây trồng trên đất nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình năm 2018 52 Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu vùng 156 Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồngtrê đất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 59 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu vùng 3 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 62 Bảng 3.7. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 1 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 65 Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 2 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 68 Bảng 3.9. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 3 huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 70 Bảng 3.10. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 1 ................73 Bảng 3.11. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 2 ................74 Bảng 3.12. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 3 ................75 Bảng 3.13. Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV của đất nông nghiệp .................79 Bảng 3.14. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 83
  • 10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Nnh Bình Chuyên ngành/ngành: Kinh tế nông nghiệp Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Với mục đích thông qua ánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) để từ đó có thể đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Bằng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp như điều tra phỏng vấn hộ nông dân đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của huyện Nho Quan, kết hợp với quan sát trực tiếp và các phương pháp đặc thù của quy hoạch đất đai, đề tài đã tổng hợp số liệu và phân tích số liệu theo các phương pháp thông dụng như thống kê mô tả trên Excel, phương pháp so sánh,... để đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,9%; Phần đa cư dân sống và sản xuất canh tác trên đất nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá khá cao. Việc sử dụng đất nông nghiệp đã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiến bộ nhất định trong hệ thống phát triển và theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị. Mặt khác, Nho Quan đã khai thác được thế mạnh của đất, trồng các loại cây về cơ bản phù hợp với chất đất và mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân, gắn với việc phát triển các nhóm cây trồng chủ lực theo lợi thế của từng địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đã dần tạo ra được các vùng chuyên canh có quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế, hình thành thương hiệu sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính
  • 11. ix truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có liên quan đến đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn ở mức độ vừa phải. Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có liên quan đến đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất nông nghiệp ở huyện về cơ bản đảm bảo hiệu quả về môi trường, tuy nhiên, đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,… Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra mục tiêu và đề xuất 05 nhóm giải pháp: (1) Giải pháp về kỹ thuật canh tác, (2) Giải pháp về khuyến nông, (3) Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, (4) Gải pháp về khoa học kỹ thuật. (5) Giải pháp về môi trường sử dụng đất đai. Các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Tác giả Nguyễn Hữu Dương
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng hàng đầu kiến tạo môi trường sống. Qua các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã không ngừng khai thác và sử dụng đất đai, từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết đối với đất đai, đất đai trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội và không thể thay thế bởi bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào khác, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần được mở rộng và phát triển. Sự tăng nhanh về dân số kéo theo nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn, trong khi đó đất đai lại không tăng lên về mặt số lượng khiến cho áp lực về đất đai ngày càng nhiều. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nho Quan là huyện miền núi phía Tây bắc của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 35 km. Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 35563.5 ha, chiếm 78.9% diện tích toàn huyện (Niên giám thống kê huyện Nho Quan). Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời
  • 13. 2 sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong sản xuất nông nghiệp còn tồn tại nhiều điểm yếu: Trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn; kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa, ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất bị thoái hoá. Trong khi đó, dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo sức ép với đất nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nho Quan có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, làm cơ sở đề xuất các giảm pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững, cũng là để góp phần vào sự thành công cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (1) Hệ thống hóa các vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp (2) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018 (3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cớ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân và các chủ thể khác như doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018.
  • 14. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung xác định các hình thức sử dụng đất trên tại một số xã đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện Nho Quan. Đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các xã điểm này để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan đến năm 2020 tầm nhìn 2030. b. Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Một số thông tin được thu thập ở cấp vĩ mô trên địa bàn toàn huyện. Đồng thời một số thông tin được thu thập ở các xã đại diện cho huyện Nho Quan. c. Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của các tổ chức từ năm 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030. 4. Những đóng gópmới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn Với những kết quả đạt được, luận văn đã có những đóng góp sau đây: - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên các mặt về kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp Nho Quan tỉnh Ninh Bình. - Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các cách thức sử dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
  • 15. 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơsở lý luận vềđất nông nghiệp a. Kháiniệm đấtnông nghiệp Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định bao gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. b. Phân loạiđất nông nghiệp * Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự
  • 16. 5 nhiêncó cải tạo sử dụng vào mục đíchchăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. + Đất trồng lúa (LUA.: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước cònlại, đất trồng lúa nương. + Đất chuyên trồng lúa nước (LUC.: là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm. + Đất trồng lúa nước cònlại (LUK):là ruộng lúa nước không phải chuyên trồng lúa nước. + Đất trồng lúa nương (LUN):là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC.: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo. + Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch như các loại cây hàng năm. + Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc. - Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. + Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
  • 17. 6 + Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung duvà miền núi để trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long, Chuối, Dứa, Nho,... bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Điều, Ca cao, Dừa,... + Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến. + Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm. * Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừngbị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
  • 18. 7 + Đất có rừng tự nhiên sản xuất (RSN): là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất có rừng trồng sản xuất (RST): là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất (RSK): là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. + Đất trồng rừng sản xuất (RSM): là đất rừng sản xuất nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. + Đất có rừng tự nhiên phòng hộ (RPN): là đất rừng phòng hộ có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất có rừng trồng phòng hộ (RPT):là đất rừng phòng hộ có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ (RPK): là đất rừng phòng hộ đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. + Đất trồng rừng phòng hộ (RPM): là đất rừng phòng hộ nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. - Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đíchnghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
  • 19. 8 + Đất có rừng tự nhiên đặc dụng (RDN): là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất có rừng trồng đặc dụng (RDT): là đất rừng đặc dụng có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng (RDK): là đất rừng đặc dụng đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. + Đất trồng rừng đặc dụng (RDM): là đất rừng đặc dụng nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. * Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đấtchuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn. + Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sảnsử dụng môi trường nước ngọt. * Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đíchsản xuất muối. * Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm,trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp (theo Luật đất đai, 2013). b. Vaitrò của đất đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất vật chất.
  • 20. 9 Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền. Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ. Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia (theo Đỗ Nguyên Hải, 2001). c. Đặcđiểm kinh tế của đất nông nghiệp Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau: * Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. Tùy theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau. Cụ thể là: + Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì loại này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh.
  • 21. 10 + Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây trồng và tưới tiêu). + Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo. + Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất. * Diện tích đấtlà có hạn Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai trên thị trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá đất và lượng cung về đất.
  • 22. 11 Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH – HĐH (Phạm Thị Lan Anh, 2012) * Vị trí đấtđai là cố định Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý - sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đấtphù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn. * Đất đailà sản phẩm của tự nhiên Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông qua lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất. 1.1.2. Sửdụng đấtnông nghiệp bền vững a. Sử dụng đấtnông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
  • 23. 12 dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. b. Nguyên tắc sử dụng đấtnông nghiệp * Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầyđủ và hợp lý Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất. * Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó. * Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp
  • 24. 13 gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài (theo Lê Thái Bạt, 2008). c. Quan điểm sử dụng đấtbền vững Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từchính con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt,…. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên (Đỗ Thị Lan, 2007) Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn làmong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
  • 25. 14 Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,...). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
  • 26. 15 - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. + Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). + Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm...). Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái. d. Loại hình sử dụng đất Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất. Loại hình sử dụng đất (land use type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định (Nguyễn Khang, 2000). Yêu cầu của các Đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo vệ mỗi Đất phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường. Có thể liệt kê một số Đất khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như: - Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm; - Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ; - Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu
  • 27. 16 cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô. - Trồng cỏ chăn nuôi; - Nuôi trồng thủy sản; - Trồng rừng Tại Yên Bái,ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số Đất khác như: Kết hợp giữa trồng lúa với NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá); Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) và Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò). 1.1.3. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp a. Kháiniệm hiệu quả và phân loại hiệu quả Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người còn hạn chế người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này khi nhận thức con người phát triển cao hơn người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất theo từ diển ngôn ngữ thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian). Kết quả được tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét đến cách thức tạo ra kết quả đó. Chi phí cần thiết để tạo ra kết quả đó. Có đưa lại kết quả hữu ích hay không. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản
  • 28. 17 xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả. Hiệu quả có thể bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các các loại hiệu quả khác, có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. - Hiệu quả xã hội: Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, ở phương diện này hiệu quả khó lượng hóa toàn bộ vấn đề, được thể hiện bằng các mục tiêu định tính hoặc định lượng. - Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho sản xuất, xã hội. Là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật. Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm đến cả 3 loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc (theo Vũ Thị Bình, 2010). b. Hiệu quả sử dụng đấtvà sử dụng đấtnông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất đai là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đai trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội, là thể hiện hiệu quả của lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị qua giá trị sản lượng và hiệu quả về mặt sử dụng sức lao động của nông dân, công nhân, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản
  • 29. 18 lượng nông sản thu được, nhất là các loại nông sản cơ bản, có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến…) để bảo đảm sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước. Hiệu quả sử dụng đất đai là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học - kĩ thuật, quản lí kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế,… Cùng với các biện pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về lương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa; chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động của Việt Nam. Việc gia tăng hiệu quả sử dụng đất không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. c. Đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp Trong quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp, con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1 ha tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư. Như vậy một trong những đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hiệu quả kinh tế. Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh.
  • 30. 19 Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất. Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn… Tóm lại đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Ba loại hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không thể tách rời (Vũ Thị Bình, 2010). Hiệu quả môi trường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Loại hình sử dụng đất phải hạn chế đến mức tối đa tình trạng xói mòn, bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn được sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001). Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi bố trí phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trường,
  • 31. 20 hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt. Cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào (Đỗ Nguyên Hải, 1999). Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: - Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; - Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; - Đánh giá quản lý đất đai; - Đánh giá hệ thống cây trồng; - Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; - Đánh giá về quản quản lý và bảo vệ tự nhiên; - Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất (Đỗ Nguyên Hải, 2001). Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá mức độ duy trì độ phì của đất, thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón,
  • 32. 21 thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn nông hộ về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn năm trước so với năm sau đó trên mỗi kiểu sử dụng đất. 1.1.4. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp a. Táicơ cấu ngành nông nghiệp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tái cơ cấu nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện đang được thúc đẩy mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn quốc. Tái cơ cấu nông nghiệp, tất yếu sẽ gắn chặt với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Vì dù chuyển đổi theo hướng nào thì cũng đều trên nền khai thác tốt nhất nguồn lực đất đai để tạo ra giá trị cao hơn. Do vậy, điều quan trong là phải tạo ra được đột phá trong việc sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao khả năng sản xuất của đất. Trên thực tế, nếu sử dụng hiệu quả đất đai theo hướng hợp lý, phù hợp với kinh tế thị trường lấy hiệu quả làm trọng thì nơi đó nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng của mình, ngược lại nông dân bỏ ruộng, ruộng thành hoang hóa thì sẽ rất lãng phí nguồn lực. Tái cơ cấu nông nghiệp phát huy lợi thế tạo ra chuỗi giá trị lợi ích, đó là quan điểm chỉ đạo của các địa phương cũng như khu vực trong việc xây dựng
  • 33. 22 ngành nông nghiệp phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng, phát huy những tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp từ chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây chè, cam, dược liệu theo hướng hàng hóa. Các địa phương đã tập trung cho việc tái cơ cấu để biến những lợi thế thành những sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thu hút các nhà đầu tư trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là một trong những đòn bẩy tạo đà cho tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp. b. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, có nhiều việc phải làm tuy nhiên, căn bản của việc này vẫn phải là có một chính sách tốt về đất đai, phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao khả năng sinh sản của đất đai hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững. Tái cơ cấu nông nghiệp bao gồm ít nhất 6 nội dung sau đây: a. Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân,... b. Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng,... c. Thủy sản: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù
  • 34. 23 hợp quy chuẩn quốc tế; Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO,…); nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao. d. Lâm nghiệp: Phấn đấu năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. e. Sản xuất muối: Đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35 triệu tấn, trong đó muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%. g. Pháttriển công nghiệp chế biến và ngànhnghềnông thôn. Qua đây ta thấy rõ ràng có sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng đất với tái cơ cấu nông nghiệp. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Kinh nghiệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của một số địa phương 1.2.1.1. Hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp ở Việt Nam Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau: * Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt
  • 35. 24 Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng. * Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ. Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp. Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
  • 36. 25 sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắctrong quá trình thực hiện. Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một thực tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”. Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. * Lãng phíđấtnông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép. Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Hùng Võ (2011), phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX,
  • 37. 26 các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa. Tính đến 6/2009, toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đó được cấp đất, 84 dự án đó được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 hecta, bình quân hơn 300 hecta cho 1 sân; chiếm dụng 10.500 hecta đất nông nghiệp; 2.900 hecta đất lúa. Đối với các KCN, KCX... mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 hecta nhưng đến nay mới cho thuê được 14,56% diện tích; KCN Đức Hòa (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 nhưng mới cho thuê được 26,16%/ 274 hecta diện tích; KCN Tân Hương (Tiền Giang) được cấp giấy phép từ năm 2004 mới cho thuê được 0,76%/197 hecta diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đó có 2.000 hecta đất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê được 37,31% /95 hecta diện tích; KCN Hà Nội - Đài Từ được cấp giấy phép năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 hecta diện tích,... Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 hecta đất, trong đó 45.854 hecta có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 hecta vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%.Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại bị giảm. Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu,
  • 38. 27 nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang. 1.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Cửu Long chảy vào Việt Nam; có diện tích tự nhiên 3.374 km2 , số dân 1,67 triệu người. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là vùng đất trũng của khu vực Đồng Tháp Mười nên hàng năm lũ thường về sớm hơn, mức ngập cao hơn và thời gian ngập dài hơn so với các địa phương khác. Do vậy, nơi đây vừa được “trời cho” lượng cá tôm và phù sa mỗi mùa nước lũ về nhưng cũng là nơi gặp nhiều hệ lụy và khó khăn trong việc bố trí thời vụ sản xuất cũng như phát sinh nhiều chi phí trong đời sống sinh hoạt của người dân. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi đồng đất rộng, phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt thuận tiện, người dân lại cần cù chịu khó, nhiều kinh nghiệm, đôn hậu, nghĩa tình và tỉnh xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới. Thời gian qua, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển vì cơ bản vẫn là tỉnh thuần nông, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi thời tiết, khí hậu có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường. Chính vì thế ngành nông nghiệp của tỉnh thường gặp những câu chuyện điển hình bấy nay là “chi phí cao, thu nhập thấp”, “được mùa, mất giá”, “giải cứu nông sản”. Đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp bằng các mô hình như: Tháng 7/2016 huyện Châu Thành có một sáng kiến mới là canh tân “Hội quán” và Mô hình Hội quán đã ra mắt, đánh dấu sự chủ động có tính
  • 39. 28 sáng tạo của bà con nông dân. “Hội quán” là một không gian cộng đồng rộng mở, tươi mới, không chỉ là nơi hội tụ, trao đổi tâm tư, chia sẻ vui buồn của anh em, cô bác, bà con thôn xóm; mà còn là nơi “nói cho nhau nghe và nghe nhau nói” về công ăn việc làm, cùng chung trách nhiệm, bàn chuyện sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thông tin về hàng hóa nông sản, trao đổi kinh nghiệm và hiến kế để vượt khó đi lên. Với mục đích rõ ràng, phương pháp cởi mở, thông thoáng, cách thức thiết thực, “Hội quán” có sức hấp dẫn, ngày càng thấy hữu ích và hiệu quả, hình thành phong cách cùng nghĩ, cùng làm, cùng tháo gỡ khó khăn và phát huy sáng kiến, tạo động lực mới trong đời sống, sinh hoạt của người nông dân. Phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đặc thù của của huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp nhưng cũng là nơi gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết đồng bộ các nhiệm vụ của vấn đề “tam nông”. Nhận thức rõ điều đó, Tỉnh ủy và HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đột phá, trong đó có chủ trương hết sức cụ thể về việc phát triển công nghiệp, thương mại để hỗ trợ cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, kêu gọi các doanh nghiệp cùng vào cuộc, tăng cường các nguồn lực cho lĩnh vực công nghiệp và thương mại gắn với phát triển nông nghiệp. Tỉnh chú trọng xây dựng mối liên kết phát triển giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp hỗ trợ, hướng tới nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. - Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, vệc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp xưa nay chủ yếu dựa vào thương lái dẫn đến tình trạng người dân làm nhưng chỉ dựa vào may rủi mùa vụ còn thương lái dựa vào may rủi thị trường và không ít trường hợp thương lái ép giá nông dân. Vậy nên việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất
  • 40. 29 và tiêu thụ nông sản là chủ trương lớn và nhiệm vụ quan trọng mà Đồng Tháp đã đặt ra. Huyện Châu Thành đang đi đầu trong việc xây dựng mối liên kết đó. Các cấp, các ngành của huyện Châu Thành chung tay thực hiện chủ trương liên kết doanh nghiệp với nông dân bằng các biện pháp thiết thực để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển theo hướng “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” và “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh”. Với cách làm thiết thực, được đông đảo nông dân và doanh nhân hưởng ứng tích cực, đến nay, huyện Châu Thành đã đạt được một số kết quả khả quan. Đối với lúa gạo, từ năm 2015 đến nay, nhiều hợp tác xã trong huyện đã liên kết bao tiêu với nhiều doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho nông dân từ 300 - 700 đồng/kg. Các doanh nghiệp đưa ra quy trình sản xuất, tạm ứng một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cam kết mua toàn bộ sản lượng nông sản đạt tiêu chuẩn. Đối với cá tra,phần lớn diện tích nuôi cá có sự liên kết giữa hộ nuôi với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng với các hình thức thiết thực nuôi gia công và nuôi có ký hợp đồng bao tiêu. Đối với cây ăn trái, tập trung là nhãn, chanh và thanh long, nông dân liên kết tiêu thụ với công ty VINA T&T xuất khẩu nhãn sang thị trường Mỹ và đạt mức giá bán của nông dân từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Công ty VINECO và công ty Viet Dela tiêu thụ chanh cho nông dân với giá bán ổn định. Công ty Thành Vũ và công ty Vạn Phát liên kết tiêu thụ thanh long cho nông dân với giá cả ổn định, hợp lý, tạo đầu ra luôn ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân. 1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh có 38.505 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 43.766 ha, chiếm 53,2%. Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2018 tổng sản phẩm GRDP toàn huyện (giá so sánh 2010) đạt 3.209,97 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2017, trong đó, khu vực Nông, lâm
  • 41. 30 nghiệp, thuỷ sản 422,667 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ; Công nghiệp - xây dựng 1.786,811 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ; Dịch vụ 1.000,496 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 51,8%; Dịch vụ 34,8%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,4%. Để đạt được các thành công này thì trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí Lãnh đạo huyện tăng cường làm việc với các ngành, địa phương, tập trung chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển. Quan tâm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để làm cho hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp được nâng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tổng số tiêu chí toàn huyện đạt tính đến hết tháng 6/2018 là 380 tiêu chí, tương đương 19 tiêu chí/xã. Hiện đã chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền công nhận 6 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới; huyện cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Để đạt được các kết quả này là nhờ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đạt được hiệu quả kinh tế cao như: Quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp có 37.612 ha đất; khu lâm nghiệp 571 ha; khu phát triển công nghiệp 7.037 ha; khu đô thị 12.167 ha; khu thương mại - dịch vụ có 429 ha; khu dân cư nông thôn có 13.448 ha,... rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của Tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất
  • 42. 31 chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh để với diện tích đất nông nghiệp ít nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực. Với xác định ranh giới này đã quy hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trong diện tích đất hạn chế hiện nay. Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường... 1.2.3. Bài học kinhnghiệm trong việc naag caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngànhnông nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình Từ thực tiễn địa phương. Trong Nho Quan, mà còn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và một số điều kiện quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp không chỉ ở huyện ở tất cả các địa phương khác, vì vậy việc sử dụng hiệu quả
  • 43. 32 đất, nhất là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, bảo vệ và bồi dưỡng đất là con đường tất yếu phải đi, đó là đầu tư theo chiều sâu, mà trước hết cần phải xác định đúng tiềm năng đất đai bằng các bài học như: Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, quy hoạch đất nông nghiệp có hiệu quả. Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Nhà nước chịu trách nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; thực thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác. các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp...); đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Thực hiện việc Nhà nước tham gia đầu tư cùng các doanh nghiệp trong: (1) xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, (2) sản xuất nông nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ công (khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực, thú y, bảo vệ thực vật,...), chủ yếu liên quan đến phát triển “chuỗi giá trị ngành hàng” theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ các phương pháp thực hành an toàn và quản lý môi trường tốt hơn, áp dụng công nghệ mới; các doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
  • 44. 33 1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như các nghiên cứu Theo Phạm Thị Lan Anh (2012), trong công trình “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, tác giả cho biết: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý: Phần lớn diện tích đất của huyện là đất dốc, nhưng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha. thì có tới 97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha., diện tích trồng cây lâu năm không đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hạ Lang có 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng. Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng nước hoặc theo phương thức đa canh. Toàn bộ đất đai huyện Hạ Lang được xác định 21 kiểu thích nghi, mỗi kiểu thích nghi được xác định cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất. Trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên địa bàn huyện được lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cach tác lúa nước mang tính truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ được đất, giải quyết được nhiều lao động. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất được đề xuất phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm 95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm