SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN NGỌC GẤM
TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN NGỌC GẤM
TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN
LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP ” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ phía giảng viên hướng dẫn là
PGS.TS..Nguyễn Ngọc Định Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong
luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin
cậy. Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác.
TP.HCM, ngàytháng 12 năm 2019
Tác giả
PHAN NGỌC GẤM
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................vi
TÓM TẮT......................................................................................................................... vii
ABSTRACT......................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................1
2.3.1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................1
2.3.2 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................2
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
2.3.3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
2.3.4 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2
2.3.5 1.5. Kết cấu của đề tài................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN........................................................................................................................5
2.3.6 2.1. Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển.................................5
2.1.1. Vốn luân chuyển ......................................................................................5
2.1.2. Quản trị vốn luân chuyển .......................................................................6
2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển .............................6
2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển ................................................6
2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho ..........................................................................7
2.1 2.4 Quản trị tiền mặt...................................................................................7
2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu................................................................8
2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả ................................................................8
2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển ...............9
2.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp....................................................11
iii
2.2.1. Khái niệm.........................................................................................11
2.2.2. Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp 13
2.3.7 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây..............................................15
2.3.8 Nghiên cứu quốc tế...................................................................................15
2.3.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................26
3.1. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................26
3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu....................................................26
3.2.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................26
3.2.2. Biến nghiên cứu ........................................................................................31
3.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu............................................................32
3.3.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan...............................................32
3.3.2. Phân tích định lượng.................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................36
2.3.9 4.1 Thống kê mô tả...................................................................................36
2.3.10 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến .................................................37
2.3.11 4.3 Kết quả hồi quy...................................................................................40
2.3.12 4.4. Giải thích kết quả hồi quy..............................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................52
2.3.13 5.1 Kết luận chung....................................................................................52
2.3.14 5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng.............................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................55
PHỤ LỤC...........................................................................................................................57
Phụ lục 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ......................................................................57
Phụ lục 2. Phân tích tương quan......................................................................58
Phụ lục 3. Hồi quy ols......................................................................................59
Phụ lục 4. REM.................................................................................................62
Phụ lục 5: FEM .................................................................................................67
iv
Phụ lục 6: Hausman..........................................................................................72
Phụ lục 7. Kiểm định PSSS thay đổi .............................................................74
Phụ lục 8. Kiểm tra tự tương quan..................................................................75
Phụ lục 9. Khắc phục mô hình........................................................................76
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Giải thích
AP Kỳ phải trả
AR Kỳ phải tthu
CATA Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
CATURN Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu
CCC Kỳ luân chuyển tiền mặt
FATA Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
INV Kỳ tồn kho
INVCA
Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn
hạn
HSX Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM
LEV Đòn bẩy tài chính
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TALOG Quy mô doanh nghiệp
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................15
Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu .............................................................................34
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến................................................................................40
Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến..............................................................42
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo OLS .............................................................................43
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo REM............................................................................46
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM ............................................................................47
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman tương ứng với 4 mô hình.............................49
Bảng 4.7 Kết quả sử dụng phương pháp GLS khắc phục phương sai thay đổi ........50
vii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tác giả thực hiện cho các doanh nghiệp niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến
2018. Với mục tiêu ban đầu là xác định mức độ ảnh hưởng của quản trị vốn luân
chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TPHCM. Dựa trên những cơ sở lý thuyết về vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô
hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập: Kỳ tồn kho (INV), Kỳ
phải thu (AR); Kỳ phải trả (AP), Kỳ luận chuyển tiền mặt (CCC) và các biến kiểm
soát gồm: Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn
trên tổng tài sản (CATA); Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FATA); Tỷ lệ tài sản
ngắn hạn trên doanh thu (CATURN); Đòn bẩy tài chính (LEV) và quy mô doanh
nghiệp (TALOG) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (đo lường bằng
ROA).
Để xác định mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, tác giả thu thập dữ liệu thứ
cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và số liệu tài chính công bố với cổ đông
của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2018. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo
tài chính của 201 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2012– 2018 được
kiểm toán và công bố trên các website của các doanh nghiệp. Dữ liệu có dạng bảng
(Panel data) với 201 doanh nghiệp và 07 năm nên có 1407 quan sát. Số liệu được xử
lý với phần mềm Excel và STATA 13.
Kết quả cho thấy: Các biến có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE: Kỳ tồn kho (INV); Kỳ phải trả (AP);
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA); Quy mô doanh nghiệp (TALOG) và
Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC). Các biến có mối tương quan ngược chiều với hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, bao gồm: Kỳ phải thu (AR),
Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Đòn bẩy tài chính (LEV).
Từ khoá: Vốn luân chuyển, vốn lưu chuyển, hiệu quả hoạt động, ROA sàn giao
dich chứng khoán TP.HCM.
viii
ABSTRACT
This study was conducted by the author for companies listed in Ho Chi Minh
Stock Exchange. HCM in the study period from 2012 to 2018. The initial goal was
to determine the influence of circulating capital management on the performance of
companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange. Based on the theoretical basis
of working capital, the performance of enterprises, and previous studies at home and
abroad, the author built a research model to evaluate the impact of independent
variables: States inventory (INV), Receivables period (AR); Payables (AP), Cash
Transfer Essay (CCC) and control variables include: Inventory Percentage of Short-
term Assets (INVCA); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Ratio
of fixed assets to total assets (FATA); The ratio of short-term assets to turnover
(CATURN); Financial leverage (LEV) and firm size (TALOG) to firm performance
(measured by ROA).
To determine the impact of the independent variables on the dependent variable
is the performance of businesses listed on the HOSE, the author collects secondary
data from financial statements, annual reports and numbers. Disclosed financial
documents with corporate shareholders in the period 2012 - 2018. Data collected
from the financial statements of 201 enterprises listed on HOSE during 2012 2018
were audited and published on the websites of enterprises. The data is in the form of
tables (Panel data) with 200 enterprises and 07 years, so there are 1407
observations. Data were processed with Excel and STATA 13 software.
The results show that: The variables are positively correlated with the
performance of enterprises listed on HOSE: Inventory period (INV); Payables
(AP); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Firm size (TALOG) and
Cash circulation period (CCC). The variables are negatively correlated with the
performance of enterprises listed on HOSE, including: Receivables (AR), The ratio
of inventories to short-term assets (INVCA); Financial leverage (LEV).
Keywords: Working capital, workinh capital, profitability, ROA, companies listed
on the Ho Chi Minh Stock Exchange HCM.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn, đại diện nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Trên thế giới đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về quản trị vốn luân chuyển, về từng thành phần trong
nguồn vốn cũng như tác động của vốn luân chuyển đến doanh nghiệp.Kim và
Srinivasan (1988) lại nhấn mạnh đến giá trị các thành phần riêng lẻ của vốn luân
chuyểnđến hiệu quả hoạt động của công ty như việc giữ một lượng hàng tồn kho lớn
sẽ giúp công ty tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và chi phí cao để mua
hàng khi hết hàng tồn kho. Trong khi đó, việc cấp tín dụng cho khách hàng lại giúp
doanh nghiệp gia tăng doanh thu, vì thông qua chính sách nới lỏng chính sách bán
chịu sẽ cho phép khách hàng nhận được sản phẩm trước khi chi trả cũng như đại diện
cho nguồn tiền khách hàng có thể chiếm dụng (Long và cộng sự, 1993; Petersen và
Rajan, 1997). Vốn luân chuyển còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh
lợi của công ty (Shin, 1998; Deloof, 2003) và thường xuyên được sử dụng để đo
lường tính thanh khoản của công ty. Thiếu thanh khoản có thể dẫn đến phá sản (Dunn
và Cheatham, 1993). Tuy nhiên, dư thừa thanh khoản quá nhiều sẽ khiến công ty ứ
đọng vốn, từ đó tác động bất lợi đến mức sinh lợi của công ty. Quản trị vốn luân
chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt
động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn.Việc quản trị vốn luân chuyển tốt đòi hỏi
phải đạt được sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận để tối đa hóa giá trị của
công ty. Việc nắm giữ hàng tồn kho và nới lỏng tín dụng đem lại nhiều lợi thế cho
doanh nghiệp nhưngvới lượng hàng tồn kho và tín dụng cao hơn đồng nghĩa với việc
có ít tiền mặt để công ty đầu tư tạo lợi nhuận.
Các nghiên cứu cho thấy quản trị vốn luân chuyển hiệu quả đóng vai trò quan
trọng trong việc tối đa hóa mức sinh lợi cho doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan
trọng của việc quản trị vốn luân chuyển, bài nghiên cứu: “Tác động quản trị vốn
luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp” được tác giả chọn để nghiên
2
cứu làm Luận văn Thạc sỹ với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm
cơ sở trong việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển, nhằm gia tăng giá trị cho doanh
nghiệp.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động quản trị vốn luân chuyển đến
hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến
hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM,
bài nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 201 công ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: vận dụng các lý thuyết về vốn luân chuyển để phân tích tác
động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của công ty niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố
thành phần quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu gồm 201 doanh
nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX)
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. Các doanh nghiệp trong mẫu được lựa
chọn ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau, ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực Tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm và Chứng khoán.
Dữ liệu của bài nghiên cứu thu thập từ các báo cáo tài chính kiểm toán hàng
năm được công khai trên trang www.bvsc.com.vn. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu
tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết
3
trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, bài nghiên cứu nàykết hợp sử dụng phương
pháp định tính và phương pháp định lượng cho bài nghiên cứu.
Với phương pháp định tính, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, giải thích, phân
tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh và làm
sáng tỏ luận cứ nghiên cứu.
Với phương pháp định lượng, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
dựa trên cơ sở thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
1.5. Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu với bố cục gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này bài nghiên cứu trình bày lý do
thực hiện đề tài, nêu lên mục tiêu nghiên cứu, cũng như các vấn đề mà bài nghiên cứu
sẽ giải quyết. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đề cập đến phương pháp được sử dụng
trong bài nghiên cứu, nêu ra ý nghĩa cũng như bố cục của bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu trước đây, ở chương
này, tác giả trình bày khung lý thuyết, đưa ra bằng chứng thực nghiệm từ những
nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và các lập luận để đưa đến bài nghiên
cứu này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này, tác giả tiến hành mô tả
dữ liệu; trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, nguồn gốc
dữ liệu, mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát của mô hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày bằng chứng
thực nghiệm cho thấy có tồn tại tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả
hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, trong
chương này tác giả trình bày và thảo luận về kết quả của quá trình nghiên cứu, bao
gồm các phân tích về thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và
kiểm định.
4
Chương 5: Kết luận, chương này tác giả rút ra kết luận chung cho cả bài nghiên
cứu, đồng thời nêu ra những hạn chế khi thực hiện đề tài này tại Việt Nam và đề xuất
hướng phát triển cho đề tài.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển
2.1.1 Vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển tlà thước đo hiệu quả hoạt động của công ty. Trong mỗi chu
kỳ kinh doanh, các tài sản này chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến
hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản banđầu là tiền mặt. Với sự
chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyểnchiếm gần như
phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Nhiệm vụ đáp ứngđ ầy
đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hoá nhanh chóng
giữacác hình thái tồn tại cơ bản của tài sản ngắn hạn để liên tục sản sinh ra tiền mặt.
Vốn luân chuyển được Moyer, McGuigan và Kretlow (2004) gọi là những
khoản tiền cần thiết để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp. Tươngtự, Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2006); Brigham và Houston
(2007) định nghĩavốn luân chuyển hay tổng vốn luân chuyển (Grossworking capital)
là tổng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp, bao gồm: tiền mặt và cáckhoảntương đương
tiền, các khoản đầutư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thungắn hạn, hàng tồn kho,
các tài sản ngắnh ạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn) sửdụng để tài trợ cho các hoạt
động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và nợngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng,vốn luân chuyển là giá trị của
toànbộ tài sản ngắn hạn, những tài sảngắn liền với chu kỳ kinh doanh củacông ty.
Trong mỗi chu kỳ kinhdoanh, chúng chuyển hoá qua tấtcả các dạng - tồn tại từ tiền
mặt đếnhàng tồn kho, khoản phải thu vàtrở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt.
Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần
như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính.
Vốn luân chuyển bao gồm bốn thành phần chính là tiền mặt, chứng khoán khả
nhượng, hàng tồn kho và khoản phải thu. Chương này tập trung nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến chức năng quản trị từng yếu tố này. Đối với mỗi loại tài sản, công
6
ty đều phải nhận thức rằng, tài sản ngắn hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh
và tài sản ngắn hạn càng lớn thì rủi ro hoạt động càng thấp, tuy nhiên, công ty phải
chịu phí tổn cho việc duy trì vốn luân chuyển.
2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển
2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển
Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để
các công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu
rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu quả
của quản trị vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp (Faulender và Wang – 2006; Filbeck, Krueger và
Preece - 2007). Sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh
doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển thì
lại làm giảm rủi ro thanh khoản, sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi
doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển. Quản trị
vốn luân chuyển là quá trình xây dựng chính sách vốn luân chuyển và thực hiện chính
sách ấy trong hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo
doanh nghiệp có khả năng duy trì tính thanh khoản và đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ
ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển bao gồm việc quyết định mức
tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và cách thức tài trợ sao cho chi phí là
nhỏ nhất.
2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển
Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của vốn luân chuyển đòi hỏi phải luôn có
một lượng vốn luân chuyển để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.
Nhưng lượng vốn luân chuyển đó là bao nhiêu thì phù hợp bởi nếu vốn luân
chuyểnthừa quá hoặc thiếu quá đều không có lợi, vốn luân chuyển thừa quá sẽ gây ứ
đọng vốn và ngược lại nếu ít quá sẽ gây cho doanh nghiệp những khó khăn, tác động
xấu đến hoạt động kinh doanh. Những khía cạnh đó đòi hỏi phải xác định được lượng
vốn luân chuyển định mức cho kỳ kế hoạch. Vốn luân chuyển định mức được hiểu là
7
số vốn luân chuyển có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu
giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ
thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang
và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo nghành nghề kinh doanh
mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ có khác nhau. Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ
trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp dự
trữ tồn kho thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh
nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng
thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn luân chuyển.
Đối với mức dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu, nhiên liệu thườngphụ thuộc vào:
quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,
khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển
và giá cả của các loại nguyên vật liệu.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào:
đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ
dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh
nghiệp.
2.1 2.4 Quản trị tiền mặt
Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư
chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh
nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự
trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các doanh nghiệp
thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật
liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự
phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực
8
trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh
có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều
kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn,
làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Quy mô về lượng tiền
mặt nắm giữ là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước,
song việc quản trị tiền mặt không phải là một công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị
tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo chodoanh nghiệp có đủ lượngtiền mặt cần
thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa
lượng tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối
ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.
2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp
thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng
thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng như chi
phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...Đổi lại doanh nghiệp cũng
có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Quy mô
các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau:
Thứ nhất,khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng.
Thứ hai,sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản
xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu
tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
Thứ ba,thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với
các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm
sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn,
sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản.
2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả
Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản tiền mà doanh
nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải
nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc
9
quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy
trì một lượng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh toán
các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp
đối với khách hàng. Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường
xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Doanh nghiệp
còn phải lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với
doanh nghiệp.
2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển
Một doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi vẫn có thể gặp khó khăn tài chính nếu
không quản lý một cách hiệu quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Các doanh
nghiệp có lãi vẫn có thể mất khả năng thanh toán nếu phần lớn nguồn lực bị tồn đọng
dưới dạng hàng tồn kho hoặc không thu được tiền đúng hạn từ các khoản bán chịu.
Điều đó tuỳ thuộc vào chính sách tài trợ vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Nhìn
chung có 3 hướng chính sách: Thứ nhất, cân đối phù hợp thời gian chuyển thành tiền
của tài sản với thời hạn trả của nguồn tài trợ; Thứ hai, sử dụng nguồn ngắn hạn để tài
trợ cho tài sản thường xuyên; Thứ ba, sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho
tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời. Chính sách vốn luân chuyển được phản ảnh
trong tỷ số thanh toán hiện hành, vòng quay tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho và kỳ
thu tiền bình quân.
 Chỉ số nợ ngắn hạn/Tổng tài sản
Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này
thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ ngắn hạn. Ngược lại, chỉ số này cao chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tài
trợ từ nợ ngắn hạn để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn/Tổng
tài sản
=
Nợ ngắn hạn
(2.1)
Tổng tài sản
 Kỳ tồn kho (INV)
10
Tỷ số này cho biết số ngày nắm giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Kỳ tồn kho =
Hàng tồn kho x 365
(2.2)
Giávốn hàng bán
Một doanh nghiệp có kỳ tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tư
rất lớn vào hàng tồn kho và hy vọng nguồn cầu đối với hàng hóa của mình trong
tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hàng tồn kho mà
tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại quá chậm sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh
chịu rất nhiều rủi ro như sản phẩm hư hỏng, mất mát, lỗi thời và tốn kém thêm nhiều
chi phí như chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm…
 Kỳ phải thu (AR)
Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Kỳ phải thu =
Khoản phải thu x 365
(2.3)
Doanh thu
Kỳ phải thu ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu
của doanh nghiệp cũng như chỉ số tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Nếu khách hàng thanh toán trong thời gian ngắn thì nhu cầu về vốn luân chuyển của
doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán hàng thu tiền ngay,
không cho khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ khiến cho doanh nghiệp
không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.
 Kỳ phải trả (AP)
Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
Kỳ phải trả =
Khoản phải trả x 365
(2.4)
Giávốn hàng bán
Chỉ tiêu này là một thước đo chính xác để biết được doanh nghiệp mất bao lâu
mới thanh toán các khoản nợ mua hàng cho nhà cung cấp. Thời gian doanh nghiệp
trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của nhà cung
cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khi kỳ phải trả có giá trị càng lớn
nghĩa là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền nhằm có được lợi thế từ việc chiếm
dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên, khoản phải trả là một dạng của nợ, vì vậy mà
11
doanh nghiệp nên thanh toán các khoản nợ đúng hạn để đem lại lòng tin cho nhà cung
cấp.Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp có sự gia tăng số ngày thanh toán qua các năm có
thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản trị vốn luân
chuyển kém.
 Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC)
Kỳ luân chuyển tiền mặt là khoảng thời gian chênh lệch từ khi doanh nghiệp
thanh toán các khoản nợ cho đến lúc thu được tiền của khách hàng.
Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu
kỳ luân chuyển tiền mặt. Arnold (2008) đề cập rằng doanh nghiệp thực hiện một chu
kỳ luân chuyển tiền bắt đầu từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu,
sản xuất và bán chịu hàng hàng hóa đến khi được tiền từ khách hàng. Do đó, kỳ luân
chuyển tiền mặt được tính như sau:
Kỳ luân chuyển tiền mặt = Kỳ phải thu + Kỳ tồn kho – Kỳ phải trả (2.5)
Khi doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt tức là làm giảm thời
gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu
quả hơn vì giảm được chi phí vay mượn và sẵn sàng chi trả các khoản nợ của mình
khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì lượng tiền mặt của doanh
nghiệp càng khan hiếm, điều đó sẽ đặt doanh nghiệp vào những khó khăn trong việc
thanh toán các khoản phải trả và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường.
2.2 . Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm
Theo định nghĩa thông thường, hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong
hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không
còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với
kết quả kinh doanh. Theo đó, chi phí kinh doanh không được đề cập đến do vậy nếu
kết quả thu được trong hai kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt động kinh doanh ở hai
kỳ kinh doanh ấy cùng đạt được một mức hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy, doanh
thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tư các nguồn lực đưa vào
12
kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của
chi phí thì trong một số trường hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh
nghiệp bị thua lỗ (Nguyễn Năng Phúc, 2008).
Bên cạnh đó, đinh nghĩa khác về hiệu quả kinh doanh chính được thể hiện chính
là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết
quả đó. Quan điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu
quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy
nhiên, kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn
bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa
kết quả và chi phí (Nguyễn Năng Phúc, 2008).
Ở chiều hướng khác, hiệu quả kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số
giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan
điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông qua các chi tiêu tương đối. Khắc
phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quan điểm này đã phán ánh mối tương
quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh
doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh
doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của
định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ
thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh
doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng
của chi phí nhưng chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận (Nguyễn
Thu Thủy, 2014).
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm
và chưa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy
đủ về hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của
doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức
chi phí thấp nhất; và có thể được tóm gọn thành 2 loại:
13
- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết
quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và
khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ
yếu dựa vào chỉ số ROA. ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets trong tiếng
Anh được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của
một công ty so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công tysử
dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.
Công thức tính chỉ số ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (chính
là lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, tài sản của một công
ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của công ty đều
được lấy từ hai nguồn vốn này. ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa
số vốn đầu tư thành lợi nhuận.
Chỉ cần nhìn vào chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể biết được một doanh nghiệp
kiếm được bao nhiêu tiền, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA cung
cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Do
vậy, giới chuyên môn gọi ROA là những con số biết nói của doanh nghiệp. Một con
số có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của cả một công ty – doanh nghiệp.
Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu
quả. ROA càng cao cho biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu
tư ít hơn.
Trên sàn chứng khoán, con số ROA lại càng có ý nghĩa. Cổ phiếu của doanh
nghiệp nào có chỉ số ROA cao thì giá đắt hơn và cũng được ưa chuộng hơn. Chỉ số
ROA bao nhiêu được coi là tốt. So với chỉ số ROE thì ROA ít được quan tâm hơn
nhưng vẫn là một chỉ số quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Theo tiêu
chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính
khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%.
14
Thế nhưng nếu chỉ riêng con số ROA trong một năm thì nên không nói lên được
nhiều điều. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ít
nhất 3 năm liên tục. Nhiều gia nhận định, doanh nghiệp nào duy trì được con số ROA
>= 10%/năm trong 3 năm liên tục mới là doanh nghiệp tốt, tài chính ổn định. Những
doanh nghiệp như vậy thường được giới chuyên môn và giới đầu tư đánh giá cao.
Ngoài những con số ROA cụ thể, giới đầu tư cũng quan tâm nhiều đến xu hướng
biến động của ROA. Chỉ số ROA tịnh tiến đều đặn cho thấy tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp ổn định. Chỉ số ROA biến thiên, tăng giảm thất thường tức là doanh
nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa hiệu quả.
Bảng chỉ số ROA
Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trong nghiên cứu thực nghiệm khác
nhau, cho thấy một loạt các phương pháp tiếp cận. Combs và cộng sự (2005) xác định
238 nghiên cứu thực nghiệm sử dụng 56 các chỉ số khác nhau đo lường hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Trong hầu hết trường hợp đo lường hiệu quả hoạt động tài
chính được sử dụng (82%) với các chỉ tiêu kế toán của lợi nhuận (52%). Carton và
15
Hofer (2006) và Richard và cộng sự (2009) cho các kết luận tương tự sau khi phân
tích các tạp chí khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.
Có thể thấy không chỉ có một biện pháp duy nhất đo lường hiệu quả hoạt động,
mà nghiên cứu này cung các chỉ số đo lường dựa trên các nghiên cứu cùng chủ đề,
các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính (xem bảng 2.1). Lợi nhuận
ròng trên tài sản (ROA
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ
tiêu
Giải thích Nguồn
ROA Lợi nhuận ròng/tổng tài sản Klapper và Love (2002), Tattichi và
cộng sự (2008), Nuryanah và Islam
(2011)
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Nghiên cứu quốc tế
Trong những nghiên cứu liên quan đến đề tài này, phải kể đến nghiên cứu
củaDeloof (2003) Nghiên cứu đã nhận định, cách thức quản trị vốn luân chuyển có
một tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Với mẫu nghiên cứu
gồm 1.009 doanh nghiệp phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn từ năm 1992 – 1996
và sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất OLS, nhà khoa học đã tìm
ra mối tương quan âm và có ý nghĩa giữa khả năng sinh lợi và kỳ phải thu, kỳ phải
trả và kỳ tồn kho. Do đó, nhà quản lý doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi
bằng việc giảm kỳ phải thu và kỳ tồn kho, đồng thời những doanh nghiệp chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp càng lâu thì khả năng sinh lợi càng thấp.
Jose và cộng sự (2003) trong nghiên cứu của mình đã lựa chọn 2.178 doanh
nghiệp trong giai đoạn 1974 – 1993 để ước tính mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi
trên vốn đầu tư (ROI) và chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Jose và cộng sự (2003) đã sử
dụng phân tích hồi quy đa biến và đưa ra kết luận rằng có mối tương quan âm giữa
chu kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong các ngành
16
Sản xuất, Bán lẻ, Dịch vụ,…Hàm ý của nghiên cứu là với những doanh nghiệp trong
các ngành này, chu kỳ luân chuyển tiền mặt càng ngắn thì khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp sẽ càng cao.
Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã bổ sung về vấn đề này bằng nghiên cứu trên
mẫu dữ liệu gồm 131 doanh nghiệp trên sàn Athens trong giai đoạn 2001 – 2004.
Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã tìm ra mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê
của các thành phần vốn luân chuyển gồm kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ tồn kho và kỳ
phải thu với khả năng sinh lợi, riêng kỳ phải trả có tương quan dương với khả năng
sinh lợi. Đối với kỳ phải thu, Lazaridis và Tryfonidis (2006) cho rằng doanh nghiệp
bị khách hàng chiếm dụng vốn càng lâu thì khả năng sinh lợi càng thấp. Tương tự
như vậy, doanh nghiệp ứ đọng hàng tồn kho càng nhiều cũng sẽ làm giảm khả năng
sinh lợi nhưng khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng lâu thì khả
năng sinh lợi sẽ cao hơn. Cuối cùng, Lazaridis và Tryfonidis (2006) nhận định rằng
việc duy trì các thành phần vốn luân chuyển ở một mức tối ưu sẽ làm tăng khả năng
sinh lợi cho doanh nghiệp.
Padachi (2006), một nghiên cứu khác về quản trị vốn luân chuyển đã được thực
hiện bởi trên mẫu gồm 58 doanh nghiệp Sản xuất nhỏ ở Mauritius, sử dụng phân tích
dữ liệu bảng cho giai đoạn 1998 – 2003. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản được sử
dụng làm biến phụ thuộc, các biến độc lập trong phân tích bao gồm kỳ tồn kho, kỳ
phải thu, kỳ phải trả và chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng, kỳ tồn kho và kỳ phải thu càng dài thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng
giảm.
Raheman và Nasr (2007) đã chọn một mẫu gồm 94 doanh nghiệp Pakistan niêm
yết trên sàn chứng khoán Karachi trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 1999 – 2004
để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan âm giữa kỳ phải thu, kỳ lưu
hàng tồn kho, kỳ phải trả, kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lợi. Từ kết quả
của nghiên cứu cho thấy, thời gian luân chuyển tiền mặt, lưu trữ hàng tồn kho, thu
tiền khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp càng rút ngắn thì khả năng sinh lợi của
17
doanh nghiệp càng gia tăng. Bên cạnh đó, Raheman và Nasr (2007) cũng cho rằng
quy mô của doanh nghiệp và khả năng sinh lợi có tương quan dương, nghĩa là doanh
nghiệp có quy mô (Được đo bằng logarit của doanh thu) càng lớn thì khả năng sinh
lợi càng cao. Cùng trong năm 2007, nghiên cứu của Garcia và cộng sự sử dụng 8.872
doanh nghiệp Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996 – 2002 cũng được tiến hành. Garcia
và cộng sự (2007) đã có kết luận tương tự với Raheman và Nasr (2007), doanh nghiệp
tốn ít thời gian để thu hồi các khoản phải thu, trả nợ sớm hơn và luân chuyển hàng
tồn kho sang thành phẩm nhanh chóng thì khả năng sinh lợi sẽ gia tăng.
Bằng mô hình hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp Sản
xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul tại Turkey giai đoạn 1998 – 2007,
Samiloglu và Demirgunes (2008) đã tìm thấy mối tương quan âm giữa chu kỳ luân
chuyển tiền và khả năng sinh lợi. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp có thể gia
tăng khả năng sinh lợi bằng cách rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền.
Falope và Ajilore (2009) đã sử dụng một mẫu gồm 50 doanh nghiệp phi tài
chính ở Nigeria trong giai đoạn từ năm 1996 – 2005 và tìm thấy mối tương quan âm
giữa tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp và kỳ thu tiền bình quân, kỳ tồn kho bình quân, kỳ
trả tiền bình quân và kỳ luân chuyển tiền mặt ở các doanh nghiệp này. Điều này ngụ
ý rằng việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền, kỳ tồn
kho và kỳ phải trả sẽ làm cho khả năng sinh lợi tăng lên. Hơn nữa, nghiên cứu cũng
không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa tác động của việc quản trị vốn luân chuyển
ở các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ.
Nghiên cứu ở thị trường Mỹ, Gill và cộng sự (2010) đã tiến hành trên mẫu dữ
liệu gồm 88 doanh nghiệp sản xuất thuộc 5 lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp, Thiết
bị y tế, Hóa chất, Năng lượng và Lương thực. Các doanh nghiệp này đều được niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi tương quan dương với chu kỳ luân
chuyển tiền mặt và tương quan âm với kỳ phải thu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây
dựng chiến lược hiệu quả để thu các khoản phải thu đúng thời hạn và gia tăng vòng
quay tiền mặt nhằm tăng khả năng sinh lợi.
18
Mathuva (2010) đã kiểm tra tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng
sinh lợi trên mẫu gồm 30 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nairobi giai đoạn 1993 – 2008. Các điểm chính trong kết quả nghiên cứu bằng
phương pháp hồi quy OLS và Fixed Effects cho thấy có tồn tại mối tương quan âm
giữa kỳ thu tiền và khả năng sinh lợi, đồng thời tồn tại mối tương quan dương giữa
kỳ lưu kho, kỳ phải trả và khả năng sinh lợi. Do đó, các doanh nghiệp cần thắt chặt
tín dụng, gia tăng lượng hàng tồn kho và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhiều hơn
để làm cho khả năng sinh lợi tăng lên.
Neab và Noriza (2010) đã tiến hành trên mẫu gồm 172 doanh nghiệp trên sàn
chứng khoán Malaysia từ 2003 đến 2007.Neab và Noriza (2010) nghiên cứu tác động
của các thành phần vốn luân chuyển như chu kỳ luân chuyển tiền, khả năng thanh
toán hiện hành (CR), tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CARTAR), nợ ngắn hạn trên
tổng tài sản (CLTAR) và nợ trên tổng tài sản (DTAR) đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp được đo bằng Tobin Q (TQ), ROA và ROIC. Neab và Noriza (2010) đã áp
dụng hai kỹ thuật để phân tích dữ liệu là hồi quy đa biến và ma trận tương quan, và
đã tìm ra mối tương quan âm giữa các thành phần của vốn luân chuyển và khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy nếu doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ
luân chuyển tiền mặt thì khả năng sinh lợi sẽ tăng lên.
Sharma và Kumar (2011) đã nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển
đến khả năng sinh lợi ở Ấn Độ với dữ liệu nghiên cứu gồm 263 doanh nghiệp phi tài
chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay từ 2002 đến 2008. Nghiên cứu
đã phân tích dữ liệu bằng hồi quy đa biến OLS và tìm thấy mối tương quan dương
giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi. Điều này có nghĩa rằng khi các doanh
nghiệp Ấn Độ gia tăng vòng quay tiền mặt thì có thể gia tăng khả năng sinh lợi. Ấn
Độ là thị trường đang phát triển, các doanh nghiệp dường như sinh lợi nhiều hơn khi
mở rộng chính sách bán chịu, do đó có nhiều khách hàng hơn, nhiều doanh thu hơn
và dẫn đến khả năng sinh lợi cũng sẽ gia tăng.
Mustafa (2011) cho thấy việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển có tác động lớn
đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 40 doanh nghiệp
19
vừa và nhỏ ở Pakistan niêm yết trên sàn Karachi trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008.
Kết quả phân tích tương quan và hồi quy cho thấy có mối tương quan âm giữa kỳ lưu
hàng tồn kho và kỳ thu tiền với khả năng sinh lợi. Khi doanh nghiệp trữ hàng tồn kho
quá lâu và thu hồi các khoản nợ của khách hàng quá chậm thì sẽ làm giảm khả năng
sinh lợi. Tuy nhiên, không có tác động của kỳ luân chuyển tiền mặt và kỳ phải trả đến
khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Martins và Brandao (2011) đã nghiên cứu 2.974 doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên 11 thị trường chứng khoán châu Âu trong 12 năm từ năm 1998 đến
2009. Kết quả phân tích hồi quy GLS và OLS cho thấy rằng, các doanh nghiệp có thể
gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm khoảng thời gian các thành phần vốn luân
chuyển mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Arunkumar và Radharamanan (2012) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này của
các doanh nghiệp trong ngành Sản xuất tại Pakistan, gồm 1.198 doanh nghiệp trong
giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 – 2010. Kết quả cho thấy mối tương quan dương
giữa khả năng sinh lợi và kỳ phải trả, kỳ lưu hàng tồn kho. Đối với các doanh nghiệp
Pakistan, các doanh nghiệp này cần duy trì kỳ tồn kho và kỳ phải trả sao cho tương
đối dài, đầu tư cho tài sản ngắn hạn phải tương xứng với nợ để đảm bảo và nâng cao
kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng sinh
lợi sẽ cải thiện khi kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn.
Tương tự với Raheman và Nasr (2007), Khanqah (2012) nghiên cứu trên 50
doanh nghiệp Iran thuộc ngành Dược phẩm và Xi măng từ năm 2006 – 2009. Bằng
phương pháp hồi quy OLS và phân tích tương quan, Arunkumar và Radharamanan
(2012) đã tìm thấy mối tương quan âm và có ý nghĩa giữa các thành phần vốn luân
chuyển: kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền mặt với khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng càng giảm khoảng thời gian
của các thành phần vốn luân chuyển sẽ gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Cũng trong năm đó và tại quốc gia này, Abbasali và Milad nghiên cứu với mẫu gồm
400 quan sát của 80 doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 cũng tìm thấy tác động
của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả nghiên
20
cứu cũng cho thấy nhà quản trị có thể làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
thông qua việc giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ lệ nợ.
Iluta và cộng sự (2012) đã tiến hành trên 182 doanh nghiệp ở Latvian trong giai
đoạn 2004 – 2010.Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson,
hồi quy đa nhân tố và kết luận rằng có mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền và khả
năng sinh lợi, nghĩa là doanh nghiệp nên có chính sách thu hồi nợ đúng hạn, rút ngắn
kỳ thu tiền để gia tăng khả năng sinh lợi. Trong khi đó, nghiên cứu của Mathias
Bernard Bavel (2012) với mẫu dữ liệu gồm 37 doanh nghiệp Hà Lan đã chỉ ra mối
tương quan dương giữa khoản phải thu và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp. Vì vậy, các
doanh nghiệp lớn có thể gia tăng lợi ích lâu dài thông qua gia tăng khoản phải thu,
mở rộng chính sách bán chịu.
Zubair và Muhammad (2013) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân
chuyển và khả năng sinh lợi của ngành Xi măng tại Pakistan.Nghiên cứu sử dụng mẫu
gồm 21 doanh nghiệp xi măng được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong
giai đoạn từ năm 2004 – 2010. Theo mục tiêu yêu cầu, phân tích hồi quy được sử
dụng với mô hình gồm 5 biến độc lập: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh
toán nhanh, tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, kỳ luân chuyển tiền và kỳ tồn kho, biến
phụ thuộc là khả năng sinh lợi trên tổng tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có
mối tương quan âm giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp. Do đó, khi các doanh nghiệp rút ngắn kỳ luân chuyển tiền và kỳ tồn kho có
thể cải thiện khả năng sinh lợi của mình.
Daniel và Ambrose (2013) đã phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển
đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ở Kenya trong giai đoạn 2003 – 2012.Mẫu
nghiên cứu gồm 10 doanh nghiệp Sản xuất và Xây dựng được niêm yết trên Sở Giao
dịch chứng khoán Nairobi (NSE). Tương quan Pearson và mô hình hồi quy OLS được
sử dụng để thiết lập các mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa khả năng
sinh lợi và kỳ thu tiền, chu kỳ luân chuyển tiền mặt nhưng đồng thời có mối tương
quan dương với kỳ tồn kho, kỳ phải trả. Hơn nữa, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng
21
doanh thu, khả năng thanh toán hiện hành và quy mô doanh nghiệp cũng có những
ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả
chính của nghiên cứu này có thể kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển của doanh
nghiệp có thể tạo ra giá trị tài sản cho cổ đông bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền khách
hàng và kỳ luân chuyển tiền mặt hoặc tăng hàng tồn kho và chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp đến một mức độ hợp lý.
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi, được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động
gộp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006
– 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan âm giữa chu kỳ luân chuyển
tiền và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này hàm ý rằng, để gia tăng khả
năng sinh lợi, các doanh nghiệp cần phải giảm số ngày khách hàng chiếm dụng vốn
của doanh nghiệp và số ngày lưu kho hàng tồn kho xuống thấp nhất. Bên cạnh đó,
giữa kỳ phải trả bình quân và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng có mối tương
quan âm và kết quả có ý nghĩa thống kê mạnh. Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ
hưởng lợi từ việc nhận được các mức giá thấp hay nhận được khoản chiết khấu khi
trả tiền ngay từ việc thanh toán sớm cho các nhà cung cấp; hơn nữa lòng tin với nhà
cung cấp sẽ được củng cố, từ đó, doanh nghiệp sẽ thiết lập được mối quan hệ dài hạn
với các nhà cung cấp, giúp quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, lợi
thế thương mại tăng khi công ty có chính sách trả tiền sớm hoặc đúng hạn. Mặt khác,
doanh nghiệp không phải tốn nhiều chi phí để quản lý những khoản phải trả quá hạn.
Những yếu tố trên góp phần làm giảm chi phí, thiết lập lòng tin và mối quan hệ dài
hạn với nhà cung cấp, tránh được sự gián đoạn trong kinh doanh, từ đó làm gia tăng
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) đã sử dụng phân tích dữ
liệu bảng gồm 208 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai
đoạn từ năm 2006 đến 2012, bằng các phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu
22
(Pooled OLS), mô hình Hiệu ứng cố định (FE) và Bình phương tối thiểu tổng quát
(GLS) kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của
các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn luân
chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ tồn kho sẽ gia tăng khả năng
sinh lợi cho các doanh nghiệp.
Ngô Vi Trọng và Lê Thị Minh Nguyễn (2015) đánh giá kết quả của các nghiên
cứu trước về ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (cash
conversion cycle - CCC) và số ngày thu tiền bình quân (average receivable day -
ARD) có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi
đó, số ngày tồn kho bình quân (average inventory day - AID) và số ngày trả tiền bình
quân (average payable day - APD) tác động không đồng thuận lên hiệu quả hoạt động;
tùy thuộc vào ngành nghề, đặc điểm kinh doanh và điều kiện vĩ mô. Ngoài ra, nghiên
cứu tìm được nhiều bằng chứng cho thấy các chính sách quản trị vốn luân chuyểntheo
hướng mạo hiểm (aggressive approach) và theo hướng thận trọng (conservative
approach) có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Bùi Ngọc Toản (2016) kiểm định sự tác động của chính sách quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp ngành
bất động sản Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 35 doanh
nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các thành phần của vốn luân
chuyển gồm: kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt (CCC) có tương quan âm đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản
(ROA). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp
(SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến khả năng sinh lợi
trên tổng tài sản (ROA).
23
Thông qua thống kê mô tả, luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý cấu trúc
vốn, cách tiếp cận vốn, quản lý vốn luân chuyển của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa
cũng như năng lực chuyên môn của chủ doanh nghiệp còn nhiều vấn đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: vốn luân chuyển có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp SME trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Ba yếu tố tác động của CCC, ACR, APP đến hiệu quả quản trị tài chính ở
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng giống như kết
quả nghiên cứu Jose và cộng sự (1996); Teruel và Solano (2003); Lazaridis và
Tryfonidis (2006); Afeef (2010); Mathuva (2010); Abbasali và Milad (2012) và kết
quả này đang ủng hộ các lý thuyết quản trị tài chính. Tuy nhiên, số ngày tồn kho bình
quân (ICP) có mối quan hệ ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc nhƣng không có ý nghĩa
thống kê hàm ý rằng không có bằng chứng thống kê cho thấy ICP có tác động đến
hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp SME.
Bài viết “Vấn đề quản trị vốn luân chuyển đối với tính thanh khoản hoạt động”,
của phan Gia Quyền, Bùi Văn Huy, Hà Thị Mỹ Duyên đăng trên tạp chí Khoa học
Đại học Mở TP. Hồ CHí Minh – số 50 (5) 2016. Bài nghiên cứu thực hiện xem xét
mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tính thanh khoản hoạt động của các
doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014, rất ít công trình nghiên cứu
thực hiện xem xét sự tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tính thanh khoản hoạt
động ở các thị trường mới nổi (Zariyawati và ctg, 2009). Bằng việc sử dụng dữ liệu
báo cáo tài chính của 268 doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX) kết hợp với các phương pháp kinh tế lượng, nhóm tác giả phát
hiện bằng chứng cho thấy rằng sự quản trị vốn luân chuyển hiệu quả sẽ cải thiện được
tính thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, các đặc điểm của doanh
nghiệp như tài sản ngắn hạn, đòn bẩy ngắn hạn, vòng quay tài sản và dòng tiền ảnh
hưởng đáng kể đến tính thanh khoản hoạt động của các doanh nghiệp…
Bài viết “Tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, của Vương Đức
24
Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2015), VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF
SCIENCE. Bài viết đã chỉ rõ: Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, hầu hết, việc
quản lý vốn lưu động chưa có sự quan tâm đúng mức đến những đặc thù hoạt động
riêng của ngành. Nhận định trên góp phần lý giải cho thực trạng một số lượng lớn các
công ty cổ phần lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay thua lỗ nhiều vì hàng
tồn kho lớn trong những năm giai đoạn 2012 - 2014. Số liệu thống kê cho thấy, trong
các năm 2012, 2013, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG)
và Công ty Thép Dana Ý (Mã CK: DNY) cũng bị thua lỗ nhiều do hàng tồn kho quá
nhiều. Một bằng chứng khác thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp còn đầu tư dàn
trải, không tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, dẫn đến giảm
lợi nhuận rất nhiều do thua lỗ đầu tư ngoài ngành. Theo báo cáo hợp nhất vào quý
1/2014, Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) giảm lợi nhuận gần 66%, xuống còn gần
430 tỷ đồng lãi sau thuế và là doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi mạnh nhất. Nguyên
nhân chính nằm ở hoạt động ngân hàng, với khoản lỗ từ Công ty liên kết
Techcombank, hơn 194 tỷ đồng. Cũng thực trạng trên đối với Công ty cổ phần Đường
Biên Hòa (Mã CK: BHS) (quý 1/2014) chỉ thu lãi sau thuế cổ đông 38,8 tỷ đồng, thấp
hơn cùng kỳ năm trước gần 70%. Doanh thu giảm trong khi trị giá vốn tăng so với
một năm trước là yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp này co lại. Theo lý giải từ
Đường Biên Hòa, chi phí tài chính tăng gấp đôi cũng là nguyên nhân làm sụt lãi công
TÓM TẮT Quản lý vốn lưu động là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽ tác động tích cực
đến lợi nhuận, hạn chế rủi ro về vấn đề thanh khoản và làm tăng giá trị của doanh
nghiệp. Nghiên cứu phân tích và đánh giá mức độ tác động của vốn lưu động đến lợi
nhuận của 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành dược phẩm, ngành thép, ngành thực phẩm
và ngành thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
với giai đoạn tập trung là từ năm 2010 đến 2014. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua mô
hình hồi qui riêng của từng ngành và cho thấy mức độ tác động của vốn lưu động đến
lợi nhuận đối với 4 ngành nghiên cứu rất khác nhau. Nghiên cứu cũng đề cập đến các
biện pháp nhằm quản lý hiệu quả vốn lưu động của các doanh nghiệp theo từng ngành.
25
Việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam mặc dù còn
rất nhiều thiếu sót nhưng cũng đủ cho thấy tác động rõ ràng của quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Hơn nữa cũng chứng minh rằng quy
mô và tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.Các nghiên cứu đã được thực hiện cho các kích thước mẫu, khoảng thời
gian, quốc gia và các nhóm ngành khác nhau. Các nhóm ngành bao gồm Sản xuất,
Xây dựng… và nhanh chóng di chuyển sang các ngành Hàng tiêu dùng, Viễn thông…
Tất cả những nghiên cứu trên cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng các thành phần của
vốn luân chuyển ngày càng được ưu tiên quản trị trong thế giới doanh nghiệp. Trong
nghiên cứu dưới đây, tác giả sẽ đánh giá lại tác động của các thành phần vốn luân
chuyển gồm kỳ tồn kho, kỳ phải thu, kỳ phải trả và kỳ luân chuyển tiền mặt đến khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam với bộ dữ liệu được cập
nhật đến năm 2017.
26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của bài nghiên cứu này bao gồm 201 công ty đang hoạt động
trong các ngành được phân loại theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark)
trải đều ở 14 ngành, bao gồm ngành Cao su, Công nghệ viễn thông, Dược phẩm/ Y
tế/ Hóa chất, Năng lượng Điện/ Khí/ Gas, Ngành thép, Nhựa – Bao bì, Thực phẩm,
Thương mại, Thủy sản, Vận tải/ Cảng/ Taxi, Vật liệu xây dựng, Xây dựng. Nhiều
nghiên cứu trước đã chứng minh khoảng thời gian 5 năm là đủ để quan sát được tác
động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Deloof
– 2003; Shah và Sana – 2006; Neab và Noriza – 2010; Arunkumar và
T.Radharamanan – 2012; Abbasali và Milad - 2012,…), nên trong bài nghiên cứu
này, tác giả đã xây dựng mẫu dựa trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) từ năm 2012 đến năm 2018.
Dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm được tác giả rút trích từ bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thông tin về
cổ tức… của các công ty và được trích xuất từ cơ sở dữ liệu của StoxPro (Đây là phần
mềm phân tích cổ phiếu, truy xuất dữ liệu của Doanh nghiệp StoxPlus (doanh nghiệp
cung cấp các giải pháp thông tin tài chính thông minh, dữ liệu thị trường), sau đó
kiểm tra lại với các báo cáo tài chính được các doanh nghiệp công bố, không có bất
kỳ sai lệch đáng kể nào. Dữ liệu báo cáo tài chính được tác giả sử dụng để tính toán
các biến tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và các biến kiểm soát trong mô hình.
Như vậy, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 201 doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2012 – 2018 được
kiểm toán và công bố trên các website của các doanh nghiệp. Dữ liệu có dạng bảng
(Panel data) với 201 doanh nghiệp và 7 năm nên có 1407quan sát.
3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình (1):
27
Hàng tồn kho là một thành phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn kho quá nhiều mà không tiêu thụ được sẽ làm cho hàng
hóa bị ứ đọng và hư hại theo thời gian, tuy nhiên, tồn kho quá ít có thể khiến cho
doanh nghiệp không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Do đó, mô hình (1) được
thiết lập để kiểm định tác động của quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp là như thế nào và mức độ tác động ra sao.
ROAit = β0 + β1INVit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit +
β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (1)
Mô hình (2):
Khoản phải thu cũng là một thành phần trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Thông qua kỳ phải thu (AR) sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình quản trị các
khoản phải thu của doanh nghiệp mình. Kỳ phải thu dài có nghĩa là giá trị các khoản
phải thu lớn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cho khách hàng chiếm dụng vốn
nhiều, và ngược lại. Mô hình (2) sẽ cho biết mức độ tác động của quản trị khoản phải
thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có sự điều
chỉnh hợp lý.
ROAit = β0 + β1ARit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit +
β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (2)
Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm định tác động của quản trị khoản phải trả đến khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp qua mô hình (3).
Mô hình (3):
Khoản phải trả lại là một thành phần của nợ ngắn hạn, và quản trị vốn luân
chuyển cũng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố này. Khoản phải trả càng lớn đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng nhiều và ngược lại,
doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ của mình. Qua mô hình (3) sẽ
cho thấy tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp,
thông qua biến kỳ phải trả (AP).
ROAit = β0 + β1APit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit +
β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (3)
28
Mô hình (4):
Tiền mặt là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.Quản trị tiền mặt phải
đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định mà không mất
quá nhiều chi phí nắm giữ tiền tiền mặt.Vậy việc quản trị tiền mặt hiệu quả sẽ tác
động như thế nào đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Mô hình (4) sẽ giải quyết
vấn đề này.
ROAit = β0 + β1CCCit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit +
β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (4)
Cả 4 mô hình trên đều bao gồm 6 biến kiểm soát là tỷ lệ hàng tồn kho trên tài
sản ngắn hạn (INV/CA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CA/TA), tỷ lệ tài sản
cố định trên tổng tài sản (FA/TA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CA_TURN),
đòn bẩy (LEV) và quy mô doanh nghiệp (TALOG).
Trong đó chỉ số i biểu thị doanh nghiệp thứ n (i = 1… 201), chỉ số t biểu thị năm
(t = 1... 8) và εit là sai số.
3.2.2 Biến nghiên cứu
Biến phụ thuộc (ROA): Được đo bằng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản.
ROA =
Lãi sau thuế
((5)
Tổng tài sản
Mục tiêu chính của quá trình hoạt động kinh doanh là để làm tăng giá trị tài sản
cho cổ đông. Một doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không có thể được đo lường
thông qua khả năng sinh lợi. Có nhiều thước đo khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
như lãi ròng (Lyroudi, 1999; Raheman và Nasr, 2007), khả năng sinh lợi trên tài sản
- ROA (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Garcia-Teruel và Martinez-
Solano, 2007;Neab và Noriza, 2010; Mohammad, 2011; Zubair và Muhammad,
2013); khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần - ROE (Lyroudi, 1999) hay khả năng sinh
lợi trên vốn đầu tư - ROI (Jose và cộng sự, 2003). Trong bài nghiên cứu này, tác giả
sử dụng ROA làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lợi vì theo nghiên cứu
của Venancio Tauringana và Adjapong Afrifa (2013) thấy rằng, ROA là một thước
đo hoàn hảo cho khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp gắn liền với tài sản của
29
mình, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản sử dụng
trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.
Biến độc lập: Biến độc lập được sử dụng là các yếu tố cấu thành của vốn luân
chuyển.
Kỳ tồn kho (INV): Số ngày nắm giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Kỳ tồn kho =
Hàng tồn kho x 365
((6)
Giávốn hàng bán
Có nhiều cách để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp,
chẳng hạn như vòng quay hàng tồn kho hoặc kỳ tồn kho bình quân. Trong bài nghiên
cứu này, tác giả lựa chọn kỳ tồn kho làm thước đo bởi vì chỉ có kỳ tồn kho mới thể
hiện được rằng doanh nghiệp nắm giữ hàng tồn kho trong thời gian bao lâu.
Một doanh nghiệp có kỳ tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tư
rất lớn vào hàng tồn kho và hy vọng nguồn cầu đối với hàng hóa của mình trong
tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hàng tồn kho mà
tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại quá chậm sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh
chịu rất nhiều rủi ro như sản phẩm hư hỏng, mất mát, lỗi thời và tốn kém thêm nhiều
chi phí như chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm…
Kỳ phải thu (AR): Số ngày doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Kỳ phải thu =
Khoản phải thu x 365
(7)
Doanh thu
Tương tự như kỳ tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu có thể được
tính bằng vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ phải thu bình quân. Với vòng quay
khoản phải thu, chỉ thể hiện được hiệu suất sử dụng các khoản phải thu của doanh
nghiệp tính bằng số lần, còn chỉ tiêu kỳ phải thu cho biết cụ thể rằng doanh nghiệp
mất bao nhiêu ngày mới thu được các khoản nợ từ việc bán chịu cho khách hàng.
Thông thường, kỳ phải thu ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính
sách bán chịu của doanh nghiệp cũng như chỉ số tín nhiệm của khách hàng đối với
doanh nghiệp. Nếu khách hàng thanh toán trong thời gian ngắn thì nhu cầu về vốn
luân chuyển của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán
30
hàng thu tiền ngay, không cho khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ
khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.
Kỳ phải trả (AP): Số ngày doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
Kỳ phải trả =
Khoản phải trả x 365
(8)
Giávốn hàng bán
Chỉ tiêu này là một thước đo chính xác để biết được doanh nghiệp mất bao lâu
mới thanh toán các khoản nợ mua hàng cho nhà cung cấp. Thời gian doanh nghiệp
trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của nhà cung
cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khi kỳ phải trả có giá trị càng lớn
nghĩa là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền nhằm có được lợi thế từ việc chiếm
dụng vốn của nhà cung cấp.Tuy nhiên, khoản phải trả là một dạng của nợ, vì vậy mà
doanh nghiệp nên thanh toán các khoản nợ đúng hạn để đem lại lòng tin cho nhà cung
cấp.Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp có sự gia tăng số ngày thanh toán qua các năm có
thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản trị vốn luân
chuyển kém.
Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC): Khoảng thời gian chênh lệch từ khi doanh
nghiệp thanh toán các khoản nợ cho đến lúc thu được tiền của khách hàng.
Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu
kỳ luân chuyển tiền mặt. Arnold (2008) đề cập rằng doanh nghiệp thực hiện một chu
kỳ luân chuyển tiền bắt đầu từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu,
sản xuất và bán chịu hàng hàng hóa đến khi được tiền từ khách hàng. Do đó, kỳ luân
chuyển tiền mặt được tính như sau:
Kỳ luân chuyển tiền mặt = Kỳ phải thu + Kỳ tồn kho – Kỳ phải trả (9)
Khi doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt tức là làm giảm thời
gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu
quả hơn vì giảm được chi phí vay mượn và sẵn sàng chi trả các khoản nợ của mình
khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì lượng tiền mặt của doanh
nghiệp càng khan hiếm, điều đó sẽ đặt doanh nghiệp vào những khó khăn trong việc
31
thanh toán các khoản phải trả và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường.
Biến kiểm soát
Theo Bartov và cộng sự (2000), thất bại trong việc kiểm soát các biến số gây
nhiễu có thể dẫn đến bác bỏ một giả thuyết đúng trong khi thực tế sẽ được chấp nhận.
Tác giả rút ra từ những nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển trước đây và kiểm soát
một số yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Cụ thể, tác giả kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INV/CA), tỷ lệ tài
sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CA/TA), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FA/TA),
tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CA_TURN), đòn bẩy tài chính (LEV) và quy
mô doanh nghiệp đo bằng logarit của tổng tài sản (TALOG). Các biến kiểm soát được
xác định trên cơ sở các nghiên cứu của Abbasali và Milad, 2012; Zubair và
Muhammad, 2013.
Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu
Biến Viết tắt Công thức tính
Khả năng sinh lợi trên
tài sản
ROA
Lãi sau thuế
ROA =
Tổng tài sản
Kỳ tồn kho INV
Hàng tồn kho x 365
Kỳ tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Kỳ phải thu AR
Khoản phải thu x 365
Kỳ phải thu =
Doanh thu
Kỳ phải trả AP
Khoản phải trả x 365
Kỳ phải trả =
Giá vốn hàng bán
Kỳ luân chuyển tiền
mặt
CCC INV + AR – AP
Tỷ lệ hàng tồn kho
trên tài sản ngắn hạn
INV/CA
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
32
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn
trên tổng tài sản
CA/TA
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ lệ tài sản cố định
trên tổng tài sản
FA/TA
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn
trên doanh thu
CA_TURN
Tài sản ngắn hạn
Doanh thu
Đòn bẩy tài chính LEV
Tổng nợ
Tổng tài sản
Quy mô doanh nghiệp TALOG Logarit của tổng tài sản
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3 Phương pháp thực hiện nghiên cứu
3.3.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan
Trong bài nghiên cứu này, tác giả thực hiện thống kê mô tả để đưa ra thông tin
chi tiết về các biến sử dụng trong mô hình. Thông tin đó bao gồm giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến. Những giá trị này có
thể cho thấy tính chất của các biến trong mô hình.
Tiếp theo, tác giả sử dụng ma trận tương quan nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau trong mô hình.
Bước này sẽ cho thấy mối tương quan giữa các biến cần nghiên cứu về chiều, độ lớn
và ý nghĩa thống kê.
3.3.2 Phân tích định lượng
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 13 để hồi quy các mô hình nhằm kiểm định tác
động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt
Nam.Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng lần lượt theo OLS, FE và RE được sử dụng
để ước tính các hệ số trong các mô hình từ (1) – (4) đã nêu ở mục 3.2.1.
Việc sử dụng mô hình dữ liệu bảng là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ, bởi vì
có sự kết hợp các dữ liệu chéo với dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng cho kết quả
ước lượng của các hệ số trong mô hình hồi quy tin cậy hơn, cho phép xác định và đo
33
lường những tác động mà người ta không thể quan sát được khi sử dụng dữ liệu chéo
hoặc dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy.
Trong hồi quy dữ liệu bảng, thường sử dụng các mô hình như OLS, FE, RE,
GLS… Mô hình OLS ước lượng trên tập dữ liệu thu được và xem tất cả các hệ số đều
không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian
(Gujarati, 2004). Mô hình FE và RE sẽ khắc phục những ràng buộc quá chặt về các
đơn vị chéo khó xảy ra trong thực tế của mô hình OLS. Mô hình RE giả định một hệ
số chặn chung và các hệ số chặn cho mỗi doanh nghiệp từ hệ số chặn chung này là
ngẫu nhiên, trong khi đó mô hình FE giả định các hệ số chặn khác nhau cho từng
doanh nghiệp riêng lẻ. Để lựa chọn mô hình FE hay RE là tốt hơn cho nghiên cứu
phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa sai số εi và các biến độc lập.
Nếu giả định rằng không tương quan thì mô hình RE phù hợp hơn và ngược lại.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận hồi quy theo phương pháp hồi quy dữ
liệu bảng được thực hiện theo 3 cách: Pooled model, hồi quy với Hiệu ứng cố định
(Fixed Effect Model– FEM) và hồi quy với Hiệu ứng ngẫu nhiên (Random
EfffectModel- REM). Theo Gujarati (2004), việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua
bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị
thiên lệch. Vì thế hồi quy theo phương pháp ước lượng Hiệu ứng cố định (FEM) và
Hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua sự khác biệt trong các
yếu tố thời gian và yếu tố doanh nghiệp.Các kiểm định để lựa chọn mô hình hiệu quả
nhất giữa Hồi quy gộp (Pooled Model), hồi quy Hiệu ứng cố định (FEM) và hồi quy
Hiệu ứng cố định (FEM) được thực hiện như sau:
Tác giả sẽ thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra độ phù hợp giữa mô hình
Random Effect và Fixed Effect. Nội dung của kiểm định là kiểm định giả thuyết H0:
Mô hình hồi quy với Hiệu ứng ngẫu nhiên có hiệu quả hơn. Nếu nhận thấy Hausman
> Chi2
critical value, thì thực hiện bác bỏ H0, tức lúc này hồi quy với Hiệu ứng cố
định là hiệu quả hơn. Nếu kết quả kiểm định cho thấy P-value > 0.05 thì không bác
bỏ giả thuyếtH0 và lựa chọn mô hình RE là mô hình phù hợp nhất. Nếu P-value <
0.05 thì tác giảsẽ lựa chọn mô hình FE là mô hình cuối cùng để hồi quy.
34
Tác giả sẽ thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Đa
cộng tuyến là một hiện tượng trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với
nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những
thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng
đa cộng tuyếnkhi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 5 nghĩa là các biến độc lập không có tương
quan tuyến tính với nhau.
Tác giả cũng sẽ thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau.
Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quykhông
hiệu quả, các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn
hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán thì có khả năng giả thuyết phương sai không
đổi bị vi phạm.
Tác giả sẽ sử dụng mô hình GLS (General Least Square) để khắc phục các
khuyết tật. Phương pháp OLS cho mỗi quan sát các trọng số hay tầm quan trọng như
nhau. Nhưng một phương pháp ước lượng này đưa các thông tin này vào mô hình và
do vậy có khả năng đưa ra các ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất (BLUE).
Phép biến đổi các biến gốc để các biến đã biến đổi thỏa mãn các giả thuyết của mô
hình cổ điển và sau đó áp dụng phương pháp OLS đối với chúng được gọi là phương
pháp bình phương tối thiểu tổng quát.
Trong nghiên cứu dữ liệu mảng (panel data), với cách truyền thống các nhà khoa
học hay dùng fixed effect hoặc random effect trong việc ước lượng mô hình nghiên
cứu. Trong trường hợp phát hiện các hiện tượng không tốt dẫn tới việc ước lượng
không còn chính xác (khuyết tật của mô hình), nguyên nhân của các khuyết tật thường
là: Sai dạng hàm hay do bỏ sót các biến quan trọng. Trong trường hợp sai dạng hàm
thì tất nhiên chúng ta phải thay đổi dạng hàm để cho phù hợp. Trường hợp còn lại
nếu rơi vào tình trạng bỏ xót biến quan trọng (thiếu biến ngoại sinh hoặc biến nội
sinh), trong trường hợp biến độc lập trong mô hình cũ là biến nội sinh (được miêu tả
qua biến khác) mà biến chưa đưa vào này có quan hệ với phần dư dẫn tới khuyết tật.
Do vậy, để giải quyết các vấn đề gặp phải khi gặp khuyết tật này, Lars Peter Hansen
35
vào năm 1982 đã phát triển đưa thêm biến công cụ (có quan hệ chặt với biến độc lập,
phụ thuộc trong mô hình cũ nhưng không có quan hệ với phần dư.
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tác giả tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu
nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định mà tác
giả sử dụng là thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn
90%, 95% và 99%, giá trị p-value sẽ được so sánh để kết luận chấp thuận hay bác bỏ
giả thuyết nghiên cứu.Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình tác
giả sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giásự
quan trọng của các nhân tố tác giả xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình
hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

More Related Content

What's hot

Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiBUG Corporation
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
 

Similar to Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPLuong Nguyen
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công Chức
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công ChứcLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công Chức
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công ChứcViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công Chức
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công ChứcLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công Chức
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Công Chức
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ ĂnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 

Recently uploaded (20)

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC GẤM TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC GẤM TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ phía giảng viên hướng dẫn là PGS.TS..Nguyễn Ngọc Định Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngàytháng 12 năm 2019 Tác giả PHAN NGỌC GẤM
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................v DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................vi TÓM TẮT......................................................................................................................... vii ABSTRACT......................................................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................1 2.3.1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................1 2.3.2 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................2 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 2.3.3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2 2.3.4 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2 2.3.5 1.5. Kết cấu của đề tài................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN........................................................................................................................5 2.3.6 2.1. Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển.................................5 2.1.1. Vốn luân chuyển ......................................................................................5 2.1.2. Quản trị vốn luân chuyển .......................................................................6 2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển .............................6 2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển ................................................6 2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho ..........................................................................7 2.1 2.4 Quản trị tiền mặt...................................................................................7 2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu................................................................8 2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả ................................................................8 2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển ...............9 2.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp....................................................11
  • 5. iii 2.2.1. Khái niệm.........................................................................................11 2.2.2. Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13 2.3.7 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây..............................................15 2.3.8 Nghiên cứu quốc tế...................................................................................15 2.3.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................26 3.1. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................26 3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu....................................................26 3.2.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................26 3.2.2. Biến nghiên cứu ........................................................................................31 3.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu............................................................32 3.3.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan...............................................32 3.3.2. Phân tích định lượng.................................................................................32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................36 2.3.9 4.1 Thống kê mô tả...................................................................................36 2.3.10 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến .................................................37 2.3.11 4.3 Kết quả hồi quy...................................................................................40 2.3.12 4.4. Giải thích kết quả hồi quy..............................................................49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................52 2.3.13 5.1 Kết luận chung....................................................................................52 2.3.14 5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng.............................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................55 PHỤ LỤC...........................................................................................................................57 Phụ lục 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ......................................................................57 Phụ lục 2. Phân tích tương quan......................................................................58 Phụ lục 3. Hồi quy ols......................................................................................59 Phụ lục 4. REM.................................................................................................62 Phụ lục 5: FEM .................................................................................................67
  • 6. iv Phụ lục 6: Hausman..........................................................................................72 Phụ lục 7. Kiểm định PSSS thay đổi .............................................................74 Phụ lục 8. Kiểm tra tự tương quan..................................................................75 Phụ lục 9. Khắc phục mô hình........................................................................76
  • 7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích AP Kỳ phải trả AR Kỳ phải tthu CATA Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATURN Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu CCC Kỳ luân chuyển tiền mặt FATA Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản INV Kỳ tồn kho INVCA Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn HSX Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM LEV Đòn bẩy tài chính TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TALOG Quy mô doanh nghiệp
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................15 Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu .............................................................................34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến................................................................................40 Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến..............................................................42 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo OLS .............................................................................43 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo REM............................................................................46 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM ............................................................................47 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman tương ứng với 4 mô hình.............................49 Bảng 4.7 Kết quả sử dụng phương pháp GLS khắc phục phương sai thay đổi ........50
  • 9. vii TÓM TẮT Nghiên cứu này được tác giả thực hiện cho các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2018. Với mục tiêu ban đầu là xác định mức độ ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Dựa trên những cơ sở lý thuyết về vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập: Kỳ tồn kho (INV), Kỳ phải thu (AR); Kỳ phải trả (AP), Kỳ luận chuyển tiền mặt (CCC) và các biến kiểm soát gồm: Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA); Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FATA); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CATURN); Đòn bẩy tài chính (LEV) và quy mô doanh nghiệp (TALOG) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (đo lường bằng ROA). Để xác định mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và số liệu tài chính công bố với cổ đông của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2018. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 201 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2012– 2018 được kiểm toán và công bố trên các website của các doanh nghiệp. Dữ liệu có dạng bảng (Panel data) với 201 doanh nghiệp và 07 năm nên có 1407 quan sát. Số liệu được xử lý với phần mềm Excel và STATA 13. Kết quả cho thấy: Các biến có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE: Kỳ tồn kho (INV); Kỳ phải trả (AP); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA); Quy mô doanh nghiệp (TALOG) và Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC). Các biến có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, bao gồm: Kỳ phải thu (AR), Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Đòn bẩy tài chính (LEV). Từ khoá: Vốn luân chuyển, vốn lưu chuyển, hiệu quả hoạt động, ROA sàn giao dich chứng khoán TP.HCM.
  • 10. viii ABSTRACT This study was conducted by the author for companies listed in Ho Chi Minh Stock Exchange. HCM in the study period from 2012 to 2018. The initial goal was to determine the influence of circulating capital management on the performance of companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange. Based on the theoretical basis of working capital, the performance of enterprises, and previous studies at home and abroad, the author built a research model to evaluate the impact of independent variables: States inventory (INV), Receivables period (AR); Payables (AP), Cash Transfer Essay (CCC) and control variables include: Inventory Percentage of Short- term Assets (INVCA); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Ratio of fixed assets to total assets (FATA); The ratio of short-term assets to turnover (CATURN); Financial leverage (LEV) and firm size (TALOG) to firm performance (measured by ROA). To determine the impact of the independent variables on the dependent variable is the performance of businesses listed on the HOSE, the author collects secondary data from financial statements, annual reports and numbers. Disclosed financial documents with corporate shareholders in the period 2012 - 2018. Data collected from the financial statements of 201 enterprises listed on HOSE during 2012 2018 were audited and published on the websites of enterprises. The data is in the form of tables (Panel data) with 200 enterprises and 07 years, so there are 1407 observations. Data were processed with Excel and STATA 13 software. The results show that: The variables are positively correlated with the performance of enterprises listed on HOSE: Inventory period (INV); Payables (AP); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Firm size (TALOG) and Cash circulation period (CCC). The variables are negatively correlated with the performance of enterprises listed on HOSE, including: Receivables (AR), The ratio of inventories to short-term assets (INVCA); Financial leverage (LEV). Keywords: Working capital, workinh capital, profitability, ROA, companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange HCM.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, đại diện nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị vốn luân chuyển, về từng thành phần trong nguồn vốn cũng như tác động của vốn luân chuyển đến doanh nghiệp.Kim và Srinivasan (1988) lại nhấn mạnh đến giá trị các thành phần riêng lẻ của vốn luân chuyểnđến hiệu quả hoạt động của công ty như việc giữ một lượng hàng tồn kho lớn sẽ giúp công ty tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và chi phí cao để mua hàng khi hết hàng tồn kho. Trong khi đó, việc cấp tín dụng cho khách hàng lại giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, vì thông qua chính sách nới lỏng chính sách bán chịu sẽ cho phép khách hàng nhận được sản phẩm trước khi chi trả cũng như đại diện cho nguồn tiền khách hàng có thể chiếm dụng (Long và cộng sự, 1993; Petersen và Rajan, 1997). Vốn luân chuyển còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của công ty (Shin, 1998; Deloof, 2003) và thường xuyên được sử dụng để đo lường tính thanh khoản của công ty. Thiếu thanh khoản có thể dẫn đến phá sản (Dunn và Cheatham, 1993). Tuy nhiên, dư thừa thanh khoản quá nhiều sẽ khiến công ty ứ đọng vốn, từ đó tác động bất lợi đến mức sinh lợi của công ty. Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn.Việc quản trị vốn luân chuyển tốt đòi hỏi phải đạt được sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận để tối đa hóa giá trị của công ty. Việc nắm giữ hàng tồn kho và nới lỏng tín dụng đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp nhưngvới lượng hàng tồn kho và tín dụng cao hơn đồng nghĩa với việc có ít tiền mặt để công ty đầu tư tạo lợi nhuận. Các nghiên cứu cho thấy quản trị vốn luân chuyển hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa mức sinh lợi cho doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản trị vốn luân chuyển, bài nghiên cứu: “Tác động quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp” được tác giả chọn để nghiên
  • 12. 2 cứu làm Luận văn Thạc sỹ với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ sở trong việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển, nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, bài nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 201 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: vận dụng các lý thuyết về vốn luân chuyển để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố thành phần quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu gồm 201 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. Các doanh nghiệp trong mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau, ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm và Chứng khoán. Dữ liệu của bài nghiên cứu thu thập từ các báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm được công khai trên trang www.bvsc.com.vn. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết
  • 13. 3 trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, bài nghiên cứu nàykết hợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng cho bài nghiên cứu. Với phương pháp định tính, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, giải thích, phân tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh và làm sáng tỏ luận cứ nghiên cứu. Với phương pháp định lượng, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên cơ sở thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. 1.5. Kết cấu của đề tài Bài nghiên cứu với bố cục gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này bài nghiên cứu trình bày lý do thực hiện đề tài, nêu lên mục tiêu nghiên cứu, cũng như các vấn đề mà bài nghiên cứu sẽ giải quyết. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đề cập đến phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu, nêu ra ý nghĩa cũng như bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu trước đây, ở chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết, đưa ra bằng chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và các lập luận để đưa đến bài nghiên cứu này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này, tác giả tiến hành mô tả dữ liệu; trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, nguồn gốc dữ liệu, mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát của mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tồn tại tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, trong chương này tác giả trình bày và thảo luận về kết quả của quá trình nghiên cứu, bao gồm các phân tích về thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định.
  • 14. 4 Chương 5: Kết luận, chương này tác giả rút ra kết luận chung cho cả bài nghiên cứu, đồng thời nêu ra những hạn chế khi thực hiện đề tài này tại Việt Nam và đề xuất hướng phát triển cho đề tài.
  • 15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển 2.1.1 Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển tlà thước đo hiệu quả hoạt động của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, các tài sản này chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản banđầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyểnchiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Nhiệm vụ đáp ứngđ ầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hoá nhanh chóng giữacác hình thái tồn tại cơ bản của tài sản ngắn hạn để liên tục sản sinh ra tiền mặt. Vốn luân chuyển được Moyer, McGuigan và Kretlow (2004) gọi là những khoản tiền cần thiết để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tươngtự, Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2006); Brigham và Houston (2007) định nghĩavốn luân chuyển hay tổng vốn luân chuyển (Grossworking capital) là tổng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp, bao gồm: tiền mặt và cáckhoảntương đương tiền, các khoản đầutư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thungắn hạn, hàng tồn kho, các tài sản ngắnh ạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn) sửdụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng,vốn luân chuyển là giá trị của toànbộ tài sản ngắn hạn, những tài sảngắn liền với chu kỳ kinh doanh củacông ty. Trong mỗi chu kỳ kinhdoanh, chúng chuyển hoá qua tấtcả các dạng - tồn tại từ tiền mặt đếnhàng tồn kho, khoản phải thu vàtrở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Vốn luân chuyển bao gồm bốn thành phần chính là tiền mặt, chứng khoán khả nhượng, hàng tồn kho và khoản phải thu. Chương này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chức năng quản trị từng yếu tố này. Đối với mỗi loại tài sản, công
  • 16. 6 ty đều phải nhận thức rằng, tài sản ngắn hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh và tài sản ngắn hạn càng lớn thì rủi ro hoạt động càng thấp, tuy nhiên, công ty phải chịu phí tổn cho việc duy trì vốn luân chuyển. 2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển 2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Faulender và Wang – 2006; Filbeck, Krueger và Preece - 2007). Sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển thì lại làm giảm rủi ro thanh khoản, sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển. Quản trị vốn luân chuyển là quá trình xây dựng chính sách vốn luân chuyển và thực hiện chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có khả năng duy trì tính thanh khoản và đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và cách thức tài trợ sao cho chi phí là nhỏ nhất. 2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của vốn luân chuyển đòi hỏi phải luôn có một lượng vốn luân chuyển để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng lượng vốn luân chuyển đó là bao nhiêu thì phù hợp bởi nếu vốn luân chuyểnthừa quá hoặc thiếu quá đều không có lợi, vốn luân chuyển thừa quá sẽ gây ứ đọng vốn và ngược lại nếu ít quá sẽ gây cho doanh nghiệp những khó khăn, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh. Những khía cạnh đó đòi hỏi phải xác định được lượng vốn luân chuyển định mức cho kỳ kế hoạch. Vốn luân chuyển định mức được hiểu là
  • 17. 7 số vốn luân chuyển có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo nghành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ có khác nhau. Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp dự trữ tồn kho thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn luân chuyển. Đối với mức dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu, nhiên liệu thườngphụ thuộc vào: quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển và giá cả của các loại nguyên vật liệu. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào: đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 2.1 2.4 Quản trị tiền mặt Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực
  • 18. 8 trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Quy mô về lượng tiền mặt nắm giữ là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị tiền mặt không phải là một công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo chodoanh nghiệp có đủ lượngtiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa lượng tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. 2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: Thứ nhất,khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng. Thứ hai,sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn. Thứ ba,thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản. 2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc
  • 19. 9 quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Doanh nghiệp còn phải lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. 2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển Một doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi vẫn có thể gặp khó khăn tài chính nếu không quản lý một cách hiệu quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có lãi vẫn có thể mất khả năng thanh toán nếu phần lớn nguồn lực bị tồn đọng dưới dạng hàng tồn kho hoặc không thu được tiền đúng hạn từ các khoản bán chịu. Điều đó tuỳ thuộc vào chính sách tài trợ vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Nhìn chung có 3 hướng chính sách: Thứ nhất, cân đối phù hợp thời gian chuyển thành tiền của tài sản với thời hạn trả của nguồn tài trợ; Thứ hai, sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên; Thứ ba, sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời. Chính sách vốn luân chuyển được phản ảnh trong tỷ số thanh toán hiện hành, vòng quay tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.  Chỉ số nợ ngắn hạn/Tổng tài sản Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ ngắn hạn. Ngược lại, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản = Nợ ngắn hạn (2.1) Tổng tài sản  Kỳ tồn kho (INV)
  • 20. 10 Tỷ số này cho biết số ngày nắm giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Kỳ tồn kho = Hàng tồn kho x 365 (2.2) Giávốn hàng bán Một doanh nghiệp có kỳ tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tư rất lớn vào hàng tồn kho và hy vọng nguồn cầu đối với hàng hóa của mình trong tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hàng tồn kho mà tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại quá chậm sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh chịu rất nhiều rủi ro như sản phẩm hư hỏng, mất mát, lỗi thời và tốn kém thêm nhiều chi phí như chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm…  Kỳ phải thu (AR) Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kỳ phải thu = Khoản phải thu x 365 (2.3) Doanh thu Kỳ phải thu ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của doanh nghiệp cũng như chỉ số tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu khách hàng thanh toán trong thời gian ngắn thì nhu cầu về vốn luân chuyển của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán hàng thu tiền ngay, không cho khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.  Kỳ phải trả (AP) Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Kỳ phải trả = Khoản phải trả x 365 (2.4) Giávốn hàng bán Chỉ tiêu này là một thước đo chính xác để biết được doanh nghiệp mất bao lâu mới thanh toán các khoản nợ mua hàng cho nhà cung cấp. Thời gian doanh nghiệp trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của nhà cung cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khi kỳ phải trả có giá trị càng lớn nghĩa là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền nhằm có được lợi thế từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên, khoản phải trả là một dạng của nợ, vì vậy mà
  • 21. 11 doanh nghiệp nên thanh toán các khoản nợ đúng hạn để đem lại lòng tin cho nhà cung cấp.Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp có sự gia tăng số ngày thanh toán qua các năm có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản trị vốn luân chuyển kém.  Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) Kỳ luân chuyển tiền mặt là khoảng thời gian chênh lệch từ khi doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ cho đến lúc thu được tiền của khách hàng. Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Arnold (2008) đề cập rằng doanh nghiệp thực hiện một chu kỳ luân chuyển tiền bắt đầu từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, sản xuất và bán chịu hàng hàng hóa đến khi được tiền từ khách hàng. Do đó, kỳ luân chuyển tiền mặt được tính như sau: Kỳ luân chuyển tiền mặt = Kỳ phải thu + Kỳ tồn kho – Kỳ phải trả (2.5) Khi doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt tức là làm giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí vay mượn và sẵn sàng chi trả các khoản nợ của mình khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm, điều đó sẽ đặt doanh nghiệp vào những khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2 . Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm Theo định nghĩa thông thường, hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh. Theo đó, chi phí kinh doanh không được đề cập đến do vậy nếu kết quả thu được trong hai kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt được một mức hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tư các nguồn lực đưa vào
  • 22. 12 kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trường hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ (Nguyễn Năng Phúc, 2008). Bên cạnh đó, đinh nghĩa khác về hiệu quả kinh doanh chính được thể hiện chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí (Nguyễn Năng Phúc, 2008). Ở chiều hướng khác, hiệu quả kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông qua các chi tiêu tương đối. Khắc phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quan điểm này đã phán ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhưng chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận (Nguyễn Thu Thủy, 2014). Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm và chưa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về hiệu quả kinh doanh như sau: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất; và có thể được tóm gọn thành 2 loại:
  • 23. 13 - Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận doanh nghiệp. - Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chỉ số ROA. ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công tysử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào. Công thức tính chỉ số ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (chính là lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của công ty đều được lấy từ hai nguồn vốn này. ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ cần nhìn vào chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể biết được một doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Do vậy, giới chuyên môn gọi ROA là những con số biết nói của doanh nghiệp. Một con số có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của cả một công ty – doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. ROA càng cao cho biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn. Trên sàn chứng khoán, con số ROA lại càng có ý nghĩa. Cổ phiếu của doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao thì giá đắt hơn và cũng được ưa chuộng hơn. Chỉ số ROA bao nhiêu được coi là tốt. So với chỉ số ROE thì ROA ít được quan tâm hơn nhưng vẫn là một chỉ số quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%.
  • 24. 14 Thế nhưng nếu chỉ riêng con số ROA trong một năm thì nên không nói lên được nhiều điều. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm liên tục. Nhiều gia nhận định, doanh nghiệp nào duy trì được con số ROA >= 10%/năm trong 3 năm liên tục mới là doanh nghiệp tốt, tài chính ổn định. Những doanh nghiệp như vậy thường được giới chuyên môn và giới đầu tư đánh giá cao. Ngoài những con số ROA cụ thể, giới đầu tư cũng quan tâm nhiều đến xu hướng biến động của ROA. Chỉ số ROA tịnh tiến đều đặn cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định. Chỉ số ROA biến thiên, tăng giảm thất thường tức là doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa hiệu quả. Bảng chỉ số ROA Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trong nghiên cứu thực nghiệm khác nhau, cho thấy một loạt các phương pháp tiếp cận. Combs và cộng sự (2005) xác định 238 nghiên cứu thực nghiệm sử dụng 56 các chỉ số khác nhau đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong hầu hết trường hợp đo lường hiệu quả hoạt động tài chính được sử dụng (82%) với các chỉ tiêu kế toán của lợi nhuận (52%). Carton và
  • 25. 15 Hofer (2006) và Richard và cộng sự (2009) cho các kết luận tương tự sau khi phân tích các tạp chí khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau. Có thể thấy không chỉ có một biện pháp duy nhất đo lường hiệu quả hoạt động, mà nghiên cứu này cung các chỉ số đo lường dựa trên các nghiên cứu cùng chủ đề, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính (xem bảng 2.1). Lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu Giải thích Nguồn ROA Lợi nhuận ròng/tổng tài sản Klapper và Love (2002), Tattichi và cộng sự (2008), Nuryanah và Islam (2011) Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.3.1 Nghiên cứu quốc tế Trong những nghiên cứu liên quan đến đề tài này, phải kể đến nghiên cứu củaDeloof (2003) Nghiên cứu đã nhận định, cách thức quản trị vốn luân chuyển có một tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Với mẫu nghiên cứu gồm 1.009 doanh nghiệp phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn từ năm 1992 – 1996 và sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất OLS, nhà khoa học đã tìm ra mối tương quan âm và có ý nghĩa giữa khả năng sinh lợi và kỳ phải thu, kỳ phải trả và kỳ tồn kho. Do đó, nhà quản lý doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng việc giảm kỳ phải thu và kỳ tồn kho, đồng thời những doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng lâu thì khả năng sinh lợi càng thấp. Jose và cộng sự (2003) trong nghiên cứu của mình đã lựa chọn 2.178 doanh nghiệp trong giai đoạn 1974 – 1993 để ước tính mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) và chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Jose và cộng sự (2003) đã sử dụng phân tích hồi quy đa biến và đưa ra kết luận rằng có mối tương quan âm giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong các ngành
  • 26. 16 Sản xuất, Bán lẻ, Dịch vụ,…Hàm ý của nghiên cứu là với những doanh nghiệp trong các ngành này, chu kỳ luân chuyển tiền mặt càng ngắn thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp sẽ càng cao. Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã bổ sung về vấn đề này bằng nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 131 doanh nghiệp trên sàn Athens trong giai đoạn 2001 – 2004. Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã tìm ra mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê của các thành phần vốn luân chuyển gồm kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ tồn kho và kỳ phải thu với khả năng sinh lợi, riêng kỳ phải trả có tương quan dương với khả năng sinh lợi. Đối với kỳ phải thu, Lazaridis và Tryfonidis (2006) cho rằng doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn càng lâu thì khả năng sinh lợi càng thấp. Tương tự như vậy, doanh nghiệp ứ đọng hàng tồn kho càng nhiều cũng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi nhưng khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng lâu thì khả năng sinh lợi sẽ cao hơn. Cuối cùng, Lazaridis và Tryfonidis (2006) nhận định rằng việc duy trì các thành phần vốn luân chuyển ở một mức tối ưu sẽ làm tăng khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp. Padachi (2006), một nghiên cứu khác về quản trị vốn luân chuyển đã được thực hiện bởi trên mẫu gồm 58 doanh nghiệp Sản xuất nhỏ ở Mauritius, sử dụng phân tích dữ liệu bảng cho giai đoạn 1998 – 2003. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản được sử dụng làm biến phụ thuộc, các biến độc lập trong phân tích bao gồm kỳ tồn kho, kỳ phải thu, kỳ phải trả và chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, kỳ tồn kho và kỳ phải thu càng dài thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng giảm. Raheman và Nasr (2007) đã chọn một mẫu gồm 94 doanh nghiệp Pakistan niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 1999 – 2004 để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan âm giữa kỳ phải thu, kỳ lưu hàng tồn kho, kỳ phải trả, kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lợi. Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy, thời gian luân chuyển tiền mặt, lưu trữ hàng tồn kho, thu tiền khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp càng rút ngắn thì khả năng sinh lợi của
  • 27. 17 doanh nghiệp càng gia tăng. Bên cạnh đó, Raheman và Nasr (2007) cũng cho rằng quy mô của doanh nghiệp và khả năng sinh lợi có tương quan dương, nghĩa là doanh nghiệp có quy mô (Được đo bằng logarit của doanh thu) càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao. Cùng trong năm 2007, nghiên cứu của Garcia và cộng sự sử dụng 8.872 doanh nghiệp Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996 – 2002 cũng được tiến hành. Garcia và cộng sự (2007) đã có kết luận tương tự với Raheman và Nasr (2007), doanh nghiệp tốn ít thời gian để thu hồi các khoản phải thu, trả nợ sớm hơn và luân chuyển hàng tồn kho sang thành phẩm nhanh chóng thì khả năng sinh lợi sẽ gia tăng. Bằng mô hình hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp Sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul tại Turkey giai đoạn 1998 – 2007, Samiloglu và Demirgunes (2008) đã tìm thấy mối tương quan âm giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền. Falope và Ajilore (2009) đã sử dụng một mẫu gồm 50 doanh nghiệp phi tài chính ở Nigeria trong giai đoạn từ năm 1996 – 2005 và tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp và kỳ thu tiền bình quân, kỳ tồn kho bình quân, kỳ trả tiền bình quân và kỳ luân chuyển tiền mặt ở các doanh nghiệp này. Điều này ngụ ý rằng việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền, kỳ tồn kho và kỳ phải trả sẽ làm cho khả năng sinh lợi tăng lên. Hơn nữa, nghiên cứu cũng không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa tác động của việc quản trị vốn luân chuyển ở các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu ở thị trường Mỹ, Gill và cộng sự (2010) đã tiến hành trên mẫu dữ liệu gồm 88 doanh nghiệp sản xuất thuộc 5 lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp, Thiết bị y tế, Hóa chất, Năng lượng và Lương thực. Các doanh nghiệp này đều được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi tương quan dương với chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tương quan âm với kỳ phải thu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược hiệu quả để thu các khoản phải thu đúng thời hạn và gia tăng vòng quay tiền mặt nhằm tăng khả năng sinh lợi.
  • 28. 18 Mathuva (2010) đã kiểm tra tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi trên mẫu gồm 30 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nairobi giai đoạn 1993 – 2008. Các điểm chính trong kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy OLS và Fixed Effects cho thấy có tồn tại mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền và khả năng sinh lợi, đồng thời tồn tại mối tương quan dương giữa kỳ lưu kho, kỳ phải trả và khả năng sinh lợi. Do đó, các doanh nghiệp cần thắt chặt tín dụng, gia tăng lượng hàng tồn kho và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhiều hơn để làm cho khả năng sinh lợi tăng lên. Neab và Noriza (2010) đã tiến hành trên mẫu gồm 172 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Malaysia từ 2003 đến 2007.Neab và Noriza (2010) nghiên cứu tác động của các thành phần vốn luân chuyển như chu kỳ luân chuyển tiền, khả năng thanh toán hiện hành (CR), tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CARTAR), nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR) và nợ trên tổng tài sản (DTAR) đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được đo bằng Tobin Q (TQ), ROA và ROIC. Neab và Noriza (2010) đã áp dụng hai kỹ thuật để phân tích dữ liệu là hồi quy đa biến và ma trận tương quan, và đã tìm ra mối tương quan âm giữa các thành phần của vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy nếu doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt thì khả năng sinh lợi sẽ tăng lên. Sharma và Kumar (2011) đã nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi ở Ấn Độ với dữ liệu nghiên cứu gồm 263 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay từ 2002 đến 2008. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bằng hồi quy đa biến OLS và tìm thấy mối tương quan dương giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi. Điều này có nghĩa rằng khi các doanh nghiệp Ấn Độ gia tăng vòng quay tiền mặt thì có thể gia tăng khả năng sinh lợi. Ấn Độ là thị trường đang phát triển, các doanh nghiệp dường như sinh lợi nhiều hơn khi mở rộng chính sách bán chịu, do đó có nhiều khách hàng hơn, nhiều doanh thu hơn và dẫn đến khả năng sinh lợi cũng sẽ gia tăng. Mustafa (2011) cho thấy việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển có tác động lớn đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 40 doanh nghiệp
  • 29. 19 vừa và nhỏ ở Pakistan niêm yết trên sàn Karachi trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy cho thấy có mối tương quan âm giữa kỳ lưu hàng tồn kho và kỳ thu tiền với khả năng sinh lợi. Khi doanh nghiệp trữ hàng tồn kho quá lâu và thu hồi các khoản nợ của khách hàng quá chậm thì sẽ làm giảm khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, không có tác động của kỳ luân chuyển tiền mặt và kỳ phải trả đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Martins và Brandao (2011) đã nghiên cứu 2.974 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên 11 thị trường chứng khoán châu Âu trong 12 năm từ năm 1998 đến 2009. Kết quả phân tích hồi quy GLS và OLS cho thấy rằng, các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm khoảng thời gian các thành phần vốn luân chuyển mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Arunkumar và Radharamanan (2012) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này của các doanh nghiệp trong ngành Sản xuất tại Pakistan, gồm 1.198 doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 – 2010. Kết quả cho thấy mối tương quan dương giữa khả năng sinh lợi và kỳ phải trả, kỳ lưu hàng tồn kho. Đối với các doanh nghiệp Pakistan, các doanh nghiệp này cần duy trì kỳ tồn kho và kỳ phải trả sao cho tương đối dài, đầu tư cho tài sản ngắn hạn phải tương xứng với nợ để đảm bảo và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lợi sẽ cải thiện khi kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn. Tương tự với Raheman và Nasr (2007), Khanqah (2012) nghiên cứu trên 50 doanh nghiệp Iran thuộc ngành Dược phẩm và Xi măng từ năm 2006 – 2009. Bằng phương pháp hồi quy OLS và phân tích tương quan, Arunkumar và Radharamanan (2012) đã tìm thấy mối tương quan âm và có ý nghĩa giữa các thành phần vốn luân chuyển: kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền mặt với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng càng giảm khoảng thời gian của các thành phần vốn luân chuyển sẽ gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Cũng trong năm đó và tại quốc gia này, Abbasali và Milad nghiên cứu với mẫu gồm 400 quan sát của 80 doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 cũng tìm thấy tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả nghiên
  • 30. 20 cứu cũng cho thấy nhà quản trị có thể làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thông qua việc giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ lệ nợ. Iluta và cộng sự (2012) đã tiến hành trên 182 doanh nghiệp ở Latvian trong giai đoạn 2004 – 2010.Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson, hồi quy đa nhân tố và kết luận rằng có mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền và khả năng sinh lợi, nghĩa là doanh nghiệp nên có chính sách thu hồi nợ đúng hạn, rút ngắn kỳ thu tiền để gia tăng khả năng sinh lợi. Trong khi đó, nghiên cứu của Mathias Bernard Bavel (2012) với mẫu dữ liệu gồm 37 doanh nghiệp Hà Lan đã chỉ ra mối tương quan dương giữa khoản phải thu và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn có thể gia tăng lợi ích lâu dài thông qua gia tăng khoản phải thu, mở rộng chính sách bán chịu. Zubair và Muhammad (2013) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của ngành Xi măng tại Pakistan.Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 21 doanh nghiệp xi măng được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn từ năm 2004 – 2010. Theo mục tiêu yêu cầu, phân tích hồi quy được sử dụng với mô hình gồm 5 biến độc lập: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, kỳ luân chuyển tiền và kỳ tồn kho, biến phụ thuộc là khả năng sinh lợi trên tổng tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối tương quan âm giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó, khi các doanh nghiệp rút ngắn kỳ luân chuyển tiền và kỳ tồn kho có thể cải thiện khả năng sinh lợi của mình. Daniel và Ambrose (2013) đã phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ở Kenya trong giai đoạn 2003 – 2012.Mẫu nghiên cứu gồm 10 doanh nghiệp Sản xuất và Xây dựng được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE). Tương quan Pearson và mô hình hồi quy OLS được sử dụng để thiết lập các mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa khả năng sinh lợi và kỳ thu tiền, chu kỳ luân chuyển tiền mặt nhưng đồng thời có mối tương quan dương với kỳ tồn kho, kỳ phải trả. Hơn nữa, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng
  • 31. 21 doanh thu, khả năng thanh toán hiện hành và quy mô doanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả chính của nghiên cứu này có thể kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển của doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị tài sản cho cổ đông bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền khách hàng và kỳ luân chuyển tiền mặt hoặc tăng hàng tồn kho và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp đến một mức độ hợp lý. 2.3.2 Nghiên cứu trong nước Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi, được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan âm giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này hàm ý rằng, để gia tăng khả năng sinh lợi, các doanh nghiệp cần phải giảm số ngày khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và số ngày lưu kho hàng tồn kho xuống thấp nhất. Bên cạnh đó, giữa kỳ phải trả bình quân và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng có mối tương quan âm và kết quả có ý nghĩa thống kê mạnh. Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ việc nhận được các mức giá thấp hay nhận được khoản chiết khấu khi trả tiền ngay từ việc thanh toán sớm cho các nhà cung cấp; hơn nữa lòng tin với nhà cung cấp sẽ được củng cố, từ đó, doanh nghiệp sẽ thiết lập được mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp, giúp quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, lợi thế thương mại tăng khi công ty có chính sách trả tiền sớm hoặc đúng hạn. Mặt khác, doanh nghiệp không phải tốn nhiều chi phí để quản lý những khoản phải trả quá hạn. Những yếu tố trên góp phần làm giảm chi phí, thiết lập lòng tin và mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, tránh được sự gián đoạn trong kinh doanh, từ đó làm gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) đã sử dụng phân tích dữ liệu bảng gồm 208 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2012, bằng các phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu
  • 32. 22 (Pooled OLS), mô hình Hiệu ứng cố định (FE) và Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ tồn kho sẽ gia tăng khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp. Ngô Vi Trọng và Lê Thị Minh Nguyễn (2015) đánh giá kết quả của các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (cash conversion cycle - CCC) và số ngày thu tiền bình quân (average receivable day - ARD) có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, số ngày tồn kho bình quân (average inventory day - AID) và số ngày trả tiền bình quân (average payable day - APD) tác động không đồng thuận lên hiệu quả hoạt động; tùy thuộc vào ngành nghề, đặc điểm kinh doanh và điều kiện vĩ mô. Ngoài ra, nghiên cứu tìm được nhiều bằng chứng cho thấy các chính sách quản trị vốn luân chuyểntheo hướng mạo hiểm (aggressive approach) và theo hướng thận trọng (conservative approach) có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bùi Ngọc Toản (2016) kiểm định sự tác động của chính sách quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 35 doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các thành phần của vốn luân chuyển gồm: kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có tương quan âm đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
  • 33. 23 Thông qua thống kê mô tả, luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý cấu trúc vốn, cách tiếp cận vốn, quản lý vốn luân chuyển của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như năng lực chuyên môn của chủ doanh nghiệp còn nhiều vấn đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vốn luân chuyển có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp SME trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ba yếu tố tác động của CCC, ACR, APP đến hiệu quả quản trị tài chính ở Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng giống như kết quả nghiên cứu Jose và cộng sự (1996); Teruel và Solano (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Afeef (2010); Mathuva (2010); Abbasali và Milad (2012) và kết quả này đang ủng hộ các lý thuyết quản trị tài chính. Tuy nhiên, số ngày tồn kho bình quân (ICP) có mối quan hệ ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc nhƣng không có ý nghĩa thống kê hàm ý rằng không có bằng chứng thống kê cho thấy ICP có tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp SME. Bài viết “Vấn đề quản trị vốn luân chuyển đối với tính thanh khoản hoạt động”, của phan Gia Quyền, Bùi Văn Huy, Hà Thị Mỹ Duyên đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Mở TP. Hồ CHí Minh – số 50 (5) 2016. Bài nghiên cứu thực hiện xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tính thanh khoản hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014, rất ít công trình nghiên cứu thực hiện xem xét sự tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tính thanh khoản hoạt động ở các thị trường mới nổi (Zariyawati và ctg, 2009). Bằng việc sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 268 doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) kết hợp với các phương pháp kinh tế lượng, nhóm tác giả phát hiện bằng chứng cho thấy rằng sự quản trị vốn luân chuyển hiệu quả sẽ cải thiện được tính thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, các đặc điểm của doanh nghiệp như tài sản ngắn hạn, đòn bẩy ngắn hạn, vòng quay tài sản và dòng tiền ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản hoạt động của các doanh nghiệp… Bài viết “Tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, của Vương Đức
  • 34. 24 Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2015), VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE. Bài viết đã chỉ rõ: Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, hầu hết, việc quản lý vốn lưu động chưa có sự quan tâm đúng mức đến những đặc thù hoạt động riêng của ngành. Nhận định trên góp phần lý giải cho thực trạng một số lượng lớn các công ty cổ phần lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay thua lỗ nhiều vì hàng tồn kho lớn trong những năm giai đoạn 2012 - 2014. Số liệu thống kê cho thấy, trong các năm 2012, 2013, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) và Công ty Thép Dana Ý (Mã CK: DNY) cũng bị thua lỗ nhiều do hàng tồn kho quá nhiều. Một bằng chứng khác thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp còn đầu tư dàn trải, không tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận rất nhiều do thua lỗ đầu tư ngoài ngành. Theo báo cáo hợp nhất vào quý 1/2014, Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) giảm lợi nhuận gần 66%, xuống còn gần 430 tỷ đồng lãi sau thuế và là doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi mạnh nhất. Nguyên nhân chính nằm ở hoạt động ngân hàng, với khoản lỗ từ Công ty liên kết Techcombank, hơn 194 tỷ đồng. Cũng thực trạng trên đối với Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (Mã CK: BHS) (quý 1/2014) chỉ thu lãi sau thuế cổ đông 38,8 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 70%. Doanh thu giảm trong khi trị giá vốn tăng so với một năm trước là yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp này co lại. Theo lý giải từ Đường Biên Hòa, chi phí tài chính tăng gấp đôi cũng là nguyên nhân làm sụt lãi công TÓM TẮT Quản lý vốn lưu động là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận, hạn chế rủi ro về vấn đề thanh khoản và làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích và đánh giá mức độ tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận của 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành dược phẩm, ngành thép, ngành thực phẩm và ngành thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với giai đoạn tập trung là từ năm 2010 đến 2014. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua mô hình hồi qui riêng của từng ngành và cho thấy mức độ tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận đối với 4 ngành nghiên cứu rất khác nhau. Nghiên cứu cũng đề cập đến các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả vốn lưu động của các doanh nghiệp theo từng ngành.
  • 35. 25 Việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam mặc dù còn rất nhiều thiếu sót nhưng cũng đủ cho thấy tác động rõ ràng của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Hơn nữa cũng chứng minh rằng quy mô và tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Các nghiên cứu đã được thực hiện cho các kích thước mẫu, khoảng thời gian, quốc gia và các nhóm ngành khác nhau. Các nhóm ngành bao gồm Sản xuất, Xây dựng… và nhanh chóng di chuyển sang các ngành Hàng tiêu dùng, Viễn thông… Tất cả những nghiên cứu trên cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng các thành phần của vốn luân chuyển ngày càng được ưu tiên quản trị trong thế giới doanh nghiệp. Trong nghiên cứu dưới đây, tác giả sẽ đánh giá lại tác động của các thành phần vốn luân chuyển gồm kỳ tồn kho, kỳ phải thu, kỳ phải trả và kỳ luân chuyển tiền mặt đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam với bộ dữ liệu được cập nhật đến năm 2017.
  • 36. 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu của bài nghiên cứu này bao gồm 201 công ty đang hoạt động trong các ngành được phân loại theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) trải đều ở 14 ngành, bao gồm ngành Cao su, Công nghệ viễn thông, Dược phẩm/ Y tế/ Hóa chất, Năng lượng Điện/ Khí/ Gas, Ngành thép, Nhựa – Bao bì, Thực phẩm, Thương mại, Thủy sản, Vận tải/ Cảng/ Taxi, Vật liệu xây dựng, Xây dựng. Nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh khoảng thời gian 5 năm là đủ để quan sát được tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Deloof – 2003; Shah và Sana – 2006; Neab và Noriza – 2010; Arunkumar và T.Radharamanan – 2012; Abbasali và Milad - 2012,…), nên trong bài nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng mẫu dựa trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) từ năm 2012 đến năm 2018. Dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm được tác giả rút trích từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thông tin về cổ tức… của các công ty và được trích xuất từ cơ sở dữ liệu của StoxPro (Đây là phần mềm phân tích cổ phiếu, truy xuất dữ liệu của Doanh nghiệp StoxPlus (doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thông tin tài chính thông minh, dữ liệu thị trường), sau đó kiểm tra lại với các báo cáo tài chính được các doanh nghiệp công bố, không có bất kỳ sai lệch đáng kể nào. Dữ liệu báo cáo tài chính được tác giả sử dụng để tính toán các biến tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và các biến kiểm soát trong mô hình. Như vậy, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 201 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2012 – 2018 được kiểm toán và công bố trên các website của các doanh nghiệp. Dữ liệu có dạng bảng (Panel data) với 201 doanh nghiệp và 7 năm nên có 1407quan sát. 3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu Mô hình (1):
  • 37. 27 Hàng tồn kho là một thành phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn kho quá nhiều mà không tiêu thụ được sẽ làm cho hàng hóa bị ứ đọng và hư hại theo thời gian, tuy nhiên, tồn kho quá ít có thể khiến cho doanh nghiệp không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Do đó, mô hình (1) được thiết lập để kiểm định tác động của quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là như thế nào và mức độ tác động ra sao. ROAit = β0 + β1INVit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit + β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (1) Mô hình (2): Khoản phải thu cũng là một thành phần trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông qua kỳ phải thu (AR) sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp mình. Kỳ phải thu dài có nghĩa là giá trị các khoản phải thu lớn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, và ngược lại. Mô hình (2) sẽ cho biết mức độ tác động của quản trị khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có sự điều chỉnh hợp lý. ROAit = β0 + β1ARit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit + β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (2) Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm định tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp qua mô hình (3). Mô hình (3): Khoản phải trả lại là một thành phần của nợ ngắn hạn, và quản trị vốn luân chuyển cũng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố này. Khoản phải trả càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng nhiều và ngược lại, doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ của mình. Qua mô hình (3) sẽ cho thấy tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, thông qua biến kỳ phải trả (AP). ROAit = β0 + β1APit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit + β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (3)
  • 38. 28 Mô hình (4): Tiền mặt là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.Quản trị tiền mặt phải đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định mà không mất quá nhiều chi phí nắm giữ tiền tiền mặt.Vậy việc quản trị tiền mặt hiệu quả sẽ tác động như thế nào đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Mô hình (4) sẽ giải quyết vấn đề này. ROAit = β0 + β1CCCit + β2INV/CAit + β3CA/TAit + β4FA/TAit + β5CA_TURNit + β6LEVit + β7TALOGit + εit (4) Cả 4 mô hình trên đều bao gồm 6 biến kiểm soát là tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INV/CA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CA/TA), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FA/TA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CA_TURN), đòn bẩy (LEV) và quy mô doanh nghiệp (TALOG). Trong đó chỉ số i biểu thị doanh nghiệp thứ n (i = 1… 201), chỉ số t biểu thị năm (t = 1... 8) và εit là sai số. 3.2.2 Biến nghiên cứu Biến phụ thuộc (ROA): Được đo bằng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản. ROA = Lãi sau thuế ((5) Tổng tài sản Mục tiêu chính của quá trình hoạt động kinh doanh là để làm tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Một doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không có thể được đo lường thông qua khả năng sinh lợi. Có nhiều thước đo khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như lãi ròng (Lyroudi, 1999; Raheman và Nasr, 2007), khả năng sinh lợi trên tài sản - ROA (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Garcia-Teruel và Martinez- Solano, 2007;Neab và Noriza, 2010; Mohammad, 2011; Zubair và Muhammad, 2013); khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần - ROE (Lyroudi, 1999) hay khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư - ROI (Jose và cộng sự, 2003). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng ROA làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lợi vì theo nghiên cứu của Venancio Tauringana và Adjapong Afrifa (2013) thấy rằng, ROA là một thước đo hoàn hảo cho khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp gắn liền với tài sản của
  • 39. 29 mình, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Biến độc lập: Biến độc lập được sử dụng là các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển. Kỳ tồn kho (INV): Số ngày nắm giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Kỳ tồn kho = Hàng tồn kho x 365 ((6) Giávốn hàng bán Có nhiều cách để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp, chẳng hạn như vòng quay hàng tồn kho hoặc kỳ tồn kho bình quân. Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn kỳ tồn kho làm thước đo bởi vì chỉ có kỳ tồn kho mới thể hiện được rằng doanh nghiệp nắm giữ hàng tồn kho trong thời gian bao lâu. Một doanh nghiệp có kỳ tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tư rất lớn vào hàng tồn kho và hy vọng nguồn cầu đối với hàng hóa của mình trong tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hàng tồn kho mà tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại quá chậm sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh chịu rất nhiều rủi ro như sản phẩm hư hỏng, mất mát, lỗi thời và tốn kém thêm nhiều chi phí như chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm… Kỳ phải thu (AR): Số ngày doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kỳ phải thu = Khoản phải thu x 365 (7) Doanh thu Tương tự như kỳ tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu có thể được tính bằng vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ phải thu bình quân. Với vòng quay khoản phải thu, chỉ thể hiện được hiệu suất sử dụng các khoản phải thu của doanh nghiệp tính bằng số lần, còn chỉ tiêu kỳ phải thu cho biết cụ thể rằng doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày mới thu được các khoản nợ từ việc bán chịu cho khách hàng. Thông thường, kỳ phải thu ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của doanh nghiệp cũng như chỉ số tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu khách hàng thanh toán trong thời gian ngắn thì nhu cầu về vốn luân chuyển của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán
  • 40. 30 hàng thu tiền ngay, không cho khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành. Kỳ phải trả (AP): Số ngày doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Kỳ phải trả = Khoản phải trả x 365 (8) Giávốn hàng bán Chỉ tiêu này là một thước đo chính xác để biết được doanh nghiệp mất bao lâu mới thanh toán các khoản nợ mua hàng cho nhà cung cấp. Thời gian doanh nghiệp trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của nhà cung cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khi kỳ phải trả có giá trị càng lớn nghĩa là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền nhằm có được lợi thế từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.Tuy nhiên, khoản phải trả là một dạng của nợ, vì vậy mà doanh nghiệp nên thanh toán các khoản nợ đúng hạn để đem lại lòng tin cho nhà cung cấp.Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp có sự gia tăng số ngày thanh toán qua các năm có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản trị vốn luân chuyển kém. Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC): Khoảng thời gian chênh lệch từ khi doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ cho đến lúc thu được tiền của khách hàng. Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Arnold (2008) đề cập rằng doanh nghiệp thực hiện một chu kỳ luân chuyển tiền bắt đầu từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, sản xuất và bán chịu hàng hàng hóa đến khi được tiền từ khách hàng. Do đó, kỳ luân chuyển tiền mặt được tính như sau: Kỳ luân chuyển tiền mặt = Kỳ phải thu + Kỳ tồn kho – Kỳ phải trả (9) Khi doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt tức là làm giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí vay mượn và sẵn sàng chi trả các khoản nợ của mình khi đến hạn. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm, điều đó sẽ đặt doanh nghiệp vào những khó khăn trong việc
  • 41. 31 thanh toán các khoản phải trả và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Biến kiểm soát Theo Bartov và cộng sự (2000), thất bại trong việc kiểm soát các biến số gây nhiễu có thể dẫn đến bác bỏ một giả thuyết đúng trong khi thực tế sẽ được chấp nhận. Tác giả rút ra từ những nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển trước đây và kiểm soát một số yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Cụ thể, tác giả kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INV/CA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CA/TA), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FA/TA), tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CA_TURN), đòn bẩy tài chính (LEV) và quy mô doanh nghiệp đo bằng logarit của tổng tài sản (TALOG). Các biến kiểm soát được xác định trên cơ sở các nghiên cứu của Abbasali và Milad, 2012; Zubair và Muhammad, 2013. Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu Biến Viết tắt Công thức tính Khả năng sinh lợi trên tài sản ROA Lãi sau thuế ROA = Tổng tài sản Kỳ tồn kho INV Hàng tồn kho x 365 Kỳ tồn kho = Giá vốn hàng bán Kỳ phải thu AR Khoản phải thu x 365 Kỳ phải thu = Doanh thu Kỳ phải trả AP Khoản phải trả x 365 Kỳ phải trả = Giá vốn hàng bán Kỳ luân chuyển tiền mặt CCC INV + AR – AP Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn INV/CA Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn
  • 42. 32 Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CA/TA Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản FA/TA Tài sản cố định Tổng tài sản Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu CA_TURN Tài sản ngắn hạn Doanh thu Đòn bẩy tài chính LEV Tổng nợ Tổng tài sản Quy mô doanh nghiệp TALOG Logarit của tổng tài sản (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.3 Phương pháp thực hiện nghiên cứu 3.3.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan Trong bài nghiên cứu này, tác giả thực hiện thống kê mô tả để đưa ra thông tin chi tiết về các biến sử dụng trong mô hình. Thông tin đó bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến. Những giá trị này có thể cho thấy tính chất của các biến trong mô hình. Tiếp theo, tác giả sử dụng ma trận tương quan nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau trong mô hình. Bước này sẽ cho thấy mối tương quan giữa các biến cần nghiên cứu về chiều, độ lớn và ý nghĩa thống kê. 3.3.2 Phân tích định lượng Tác giả sử dụng phần mềm Stata 13 để hồi quy các mô hình nhằm kiểm định tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng lần lượt theo OLS, FE và RE được sử dụng để ước tính các hệ số trong các mô hình từ (1) – (4) đã nêu ở mục 3.2.1. Việc sử dụng mô hình dữ liệu bảng là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ, bởi vì có sự kết hợp các dữ liệu chéo với dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng cho kết quả ước lượng của các hệ số trong mô hình hồi quy tin cậy hơn, cho phép xác định và đo
  • 43. 33 lường những tác động mà người ta không thể quan sát được khi sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy. Trong hồi quy dữ liệu bảng, thường sử dụng các mô hình như OLS, FE, RE, GLS… Mô hình OLS ước lượng trên tập dữ liệu thu được và xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian (Gujarati, 2004). Mô hình FE và RE sẽ khắc phục những ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo khó xảy ra trong thực tế của mô hình OLS. Mô hình RE giả định một hệ số chặn chung và các hệ số chặn cho mỗi doanh nghiệp từ hệ số chặn chung này là ngẫu nhiên, trong khi đó mô hình FE giả định các hệ số chặn khác nhau cho từng doanh nghiệp riêng lẻ. Để lựa chọn mô hình FE hay RE là tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa sai số εi và các biến độc lập. Nếu giả định rằng không tương quan thì mô hình RE phù hợp hơn và ngược lại. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận hồi quy theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện theo 3 cách: Pooled model, hồi quy với Hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model– FEM) và hồi quy với Hiệu ứng ngẫu nhiên (Random EfffectModel- REM). Theo Gujarati (2004), việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế hồi quy theo phương pháp ước lượng Hiệu ứng cố định (FEM) và Hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua sự khác biệt trong các yếu tố thời gian và yếu tố doanh nghiệp.Các kiểm định để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất giữa Hồi quy gộp (Pooled Model), hồi quy Hiệu ứng cố định (FEM) và hồi quy Hiệu ứng cố định (FEM) được thực hiện như sau: Tác giả sẽ thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra độ phù hợp giữa mô hình Random Effect và Fixed Effect. Nội dung của kiểm định là kiểm định giả thuyết H0: Mô hình hồi quy với Hiệu ứng ngẫu nhiên có hiệu quả hơn. Nếu nhận thấy Hausman > Chi2 critical value, thì thực hiện bác bỏ H0, tức lúc này hồi quy với Hiệu ứng cố định là hiệu quả hơn. Nếu kết quả kiểm định cho thấy P-value > 0.05 thì không bác bỏ giả thuyếtH0 và lựa chọn mô hình RE là mô hình phù hợp nhất. Nếu P-value < 0.05 thì tác giảsẽ lựa chọn mô hình FE là mô hình cuối cùng để hồi quy.
  • 44. 34 Tác giả sẽ thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Đa cộng tuyến là một hiện tượng trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyếnkhi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 5 nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau. Tác giả cũng sẽ thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quykhông hiệu quả, các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm. Tác giả sẽ sử dụng mô hình GLS (General Least Square) để khắc phục các khuyết tật. Phương pháp OLS cho mỗi quan sát các trọng số hay tầm quan trọng như nhau. Nhưng một phương pháp ước lượng này đưa các thông tin này vào mô hình và do vậy có khả năng đưa ra các ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất (BLUE). Phép biến đổi các biến gốc để các biến đã biến đổi thỏa mãn các giả thuyết của mô hình cổ điển và sau đó áp dụng phương pháp OLS đối với chúng được gọi là phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát. Trong nghiên cứu dữ liệu mảng (panel data), với cách truyền thống các nhà khoa học hay dùng fixed effect hoặc random effect trong việc ước lượng mô hình nghiên cứu. Trong trường hợp phát hiện các hiện tượng không tốt dẫn tới việc ước lượng không còn chính xác (khuyết tật của mô hình), nguyên nhân của các khuyết tật thường là: Sai dạng hàm hay do bỏ sót các biến quan trọng. Trong trường hợp sai dạng hàm thì tất nhiên chúng ta phải thay đổi dạng hàm để cho phù hợp. Trường hợp còn lại nếu rơi vào tình trạng bỏ xót biến quan trọng (thiếu biến ngoại sinh hoặc biến nội sinh), trong trường hợp biến độc lập trong mô hình cũ là biến nội sinh (được miêu tả qua biến khác) mà biến chưa đưa vào này có quan hệ với phần dư dẫn tới khuyết tật. Do vậy, để giải quyết các vấn đề gặp phải khi gặp khuyết tật này, Lars Peter Hansen
  • 45. 35 vào năm 1982 đã phát triển đưa thêm biến công cụ (có quan hệ chặt với biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình cũ nhưng không có quan hệ với phần dư. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tác giả tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định mà tác giả sử dụng là thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 90%, 95% và 99%, giá trị p-value sẽ được so sánh để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình tác giả sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giásự quan trọng của các nhân tố tác giả xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.