SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ KIM NGÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ KIM NGÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN
TP.HCM, tháng 10 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp: trường hợp các công ty niêm yết tại Thành Phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Hồ Viết Tiến.
Các số liệu là kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận
văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
HỌC VIÊN
ĐỖ KIM NGÂN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............4
2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility-CSR).....4
2.2 Quản trị công ty (Corporate Governance-CG) .....................................................9
2.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp....18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................21
3.1 Dữ liệu .......................................................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................27
4.1 Thống kê mô tả.........................................................................................................27
4.2 Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................................31
4.2.1 Kết quả CG tổng tác động đến CSR tổng ..........................................................31
4.2.2 Kết quả các chỉ số CG thành phần tác động đến CSR tổng.............................33
4.2.3 Kết quả các CG tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần......................37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................44
5.1 Kết quả chính của luận văn.....................................................................................44
5.2 Hàm ý quản trị..........................................................................................................45
5.3 Hạn chế của luận văn...............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH 68 CÔNG TY
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CG : Quản trị công ty (QTCT) - Corporate Governance
CSR : Trách nhiệm xã hội công ty - Corporate Social Responsibility
ESG : Environment – Social – Governance
PRI : Principles for Responsible Investment
BCTN : Báo cáo thường niên
BCBV : Báo cáo bền vững
HĐQT : Hội đồng quản trị
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)
IFC : Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation)
CGI : Chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance Index)
CSRI : Chỉ số trách nhiệm xã hội
CFP : Hiệu quả tài chính
QTCT : Quản trị công ty
ROA : Suất sinh lời/ Tổng tài sản
TBQ : Tobin Q
RRTT : Rủi ro thị trường
Size : Quy mô công ty
Lev : Đòn bẩy
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến....................................................................................25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả............................................................................................27
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR cùng năm................................29
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR lệch năm.................................30
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cùng năm giữa CG tổng và CSR tổng............................32
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy lệch năm giữa CG tổng và CSR tổng...........................33
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR
tổng.................................................................................................................................34
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng
.............................................................................................................................. 35
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành
phần.................................................................................................................................38
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần
.............................................................................................................................. 41
Bảng 5.1: Kết quả chính của luận văn........................................................................44
TÓM TẮT
Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính
lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator
Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định
chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (CG) và trách nhiệm xã hội công
ty (CSR) đối với các đối tác tiềm năng trước khi nhận tiền gửi hoặc chấp nhận tín
dụng của họ. Các định chế tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các
nguyên tắc ESG của PRI (https://www.unpri.org). ESG là các nguyên tắc về “môi
trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp để có thể trở thành
khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ
nhất định. Nghiên cứu này nghiên cứu về CG và CSR của các doanh nghiệp với tư
cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định chế tài chính.
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và hiệu quả tài chính công ty
(CFP), cũng như mối quan hệ giữa CSR và CFP. Trong khi đó, CSR và CG đều là
trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan. Tuy nhiên, có tương đối ít
các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và CSR ở các nước phát triển, nhất là ở
các nước đang phát triển như ở Châu Á. Do đó, bài báo này dự định xem xét mối
quan hệ giữa CG và CSR đối với các công ty được niêm yết ở Việt Nam. Nghiên
cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Stuebs và Sun (2015), nghĩa là dựa trên
phân tích nội dung báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền
vững giai đoạn 2013-2015 để hình thành bộ chỉ số CG và CSR của các công ty.
Kết quả khảo sát và phân tích chỉ số CG và CSR của các công ty niêm yết trên
HOSE có công bố chính sách quản trị công ty và CSR trong các báo cáo của mình
giai đoạn 2013- 2015 cho thấy: (1) chỉ số CG tổng và các CG thành phần có tác
động tích cực đến chỉ số CSR tổng, (2) chỉ số CG tổng có tác động dương đến các
chỉ số CSR thành phần, (3) ảnh hưởng của CG đến CSR nói chung cùng năm rõ
ràng hơn so với lệch năm. Kết quả trên cho thấy công ty nào có hệ thống quản trị
công ty tốt thì đồng thời cũng có những chính sách CSR tích cực, có trách nhiệm
với các bên như người lao động, môi trường và sản phẩm.
Từ khóa: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), quản trị công ty (CG), lý
thuyết các bên liên quan, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE), công ty niêm yết, Việt Nam.
ABSTRACT
Towards sustainable economic development, banks and financial institutions are
the world's largest and pursue approval "Equator Principles" (Equator Principles)
(http://www.equator-principles.com), under which banks and financial institutions
need to assess the corporate governance (CG) and Corporate Social Responsibility
(CSR) for the potential partners before taking deposits or accept credit their. The
financial institutions also need to assess the investment projects according to the
principles of the PRI ESG (https://www.unpri.org). ESG is the principle of
"environment", "social" and "governance". In other words, businesses that can
become customers of the financial institutions need to practice CG and CSR as a
common practice.
There are many studies on the relationship between CG and company financial
performance (CFP), as well as the relationship between CSR and CFP. Meanwhile,
CSR and CG are the responsibilities of business to stakeholders. However, there
are relatively few studies on the relationship between CG and CSR in developing
countries, especially in Asia. Therefore, this paper intends to consider the
relationship between CG and CSR for listed companies in Vietnam. This uses the
approach of Stuebs and Sun (2015), that is based on content analysis of financial
research statements, annual report, sustainable development report for 2013-2015
period to form the CG and CSR indicators of companies. Survey results and
analysis of CG and CSR indicators of companies listed on HOSE for the period
2013- 2015 show that: (1) index CG total and CG elements have a positive impact
on the index CSR total, (2) index CG total impact positive to indicators CSR
component, (3) effects of CG - CSR in general the same year clearer than on the
next year. The above results show that companies get corporate governance system
better, it also has a positive CSR policies, responsibility to different stakeholders
such as employees, the environment and product.
Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), corporate governance (CG),
the theory of stakeholders, Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), listed
company, Vietnam.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính
lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator
Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định
chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (Corporate Governance - CG) và
trách nhiệm xã hội công ty (Corporate Social Responsibility - CSR) đối với các
đối tác tiềm năng trước khi nhận chấp nhận tài trợ tín dụng của họ. Các định chế
tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các nguyên tắc ESG
(Environment – Social – Governance – ESG) của PRI (Principles for Responsible
Investment – PRI) (https://www.unpri.org/). ESG là các nguyên tắc về “môi
trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp, để có thể trở thành
khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ
nhất định. Luận văn này nghiên cứu về chính sách và thực hành CG và CSR của
các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định
chế tài chính, trong đó xem xét ảnh hưởng của chính sách và thực hành CG đối với
chính sách và thực hành trách nhiệm xã hội.
Mặt khác, khái niệm các bên liên quan (stakeholder) được hình thành từ
năm 1992 (Hill và Jones, 1992) đã được sử dụng rộng rãi trong kinh tế và quản trị.
Trong CSR, doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau như
người lao động, cộng đồng, môi trường, nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp, các
nhóm lợi ích khác,… Trong Quản trị công ty (CG), bộ phận quản lý, bao gồm hội
đồng quản trị và ban giám đốc, có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu các bên liên quan
như cổ đông, chủ nợ, nhà nước,… CSR quan tâm đến trách nhiệm kinh tế, xã hội
và môi trường trong khi CG quan tâm đến trách nhiệm tài chính, trách nhiệm thông
tin và trách nhiệm giải trình của nhóm quản lý đối với chủ doanh nghiệp. Rõ ràng
giữa CSR và CG có một số nội dung giao thoa với nhau, có một số quan hệ đan
xen, giữa CSR và CG có tác dộng qua lại với nhau. Luận văn này chỉ xem xét quan
hệ tác động một chiều từ CG đến CSR.
Do vậy câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: CG và các thành phần của CG
có ảnh hưởng như thế nào đến CSR và các thành phần của CSR?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn này xác định mối quan hệ CG – CSR, nhất là ảnh hưởng của chính
sách và thực hành quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Quan hệ giữa CG và CSR có thể là quan hệ hai chiều, để trách tác động
ngược từ CSR – CG luận văn sẽ khảo sát thêm quan hệ CG – CSR lệch thời gian
một năm,nghĩa là xem xét CG của năm t-1 ảnh hưởng như thế nào đến CSR năm t
Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
 Quản trị công ty có mối quan hệ như thế nào với trách nhiệm xã hội trong
cùng thời điểm;
 Quản trị công ty hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm xã hội
trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến thực hành
trách nhiệm xã hội công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh
1.4. Phạm vi nghiên cứu
 Các công ty niêm yết tại HOSE có thực hành CSR và CG theo yêu cầu của
Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nhất là các công ty có xuất bản các báo cáo phát
triển bền vững, báo cáo quản trị công ty hoặc có những nội dung đó trong báo cáo
thường niên. Số lượng công ty thỏa mãn tiêu chí này là 68 công ty.
 Khoảng thời gian: 3 năm 2013-2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Vì các khái niệm quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
không phải là các các khái niệm có thể dễ dàng định lượng nên luận văn tìm kiếm
các chỉ số đại diện cho CG và CSR và gọi là chỉ số CG và chỉ số CSR. Đề tài dự
kiến sử dụng chỉ số quản trị công ty (Corporate governance Index - CGI) được
xây dựng bởi OECD (2004), còn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate
social responsibility - CSR) được đo lường theo phương pháp của Amran (2015)
và hướng dẫn của GRI phiên bản 4 - GRI4.
Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân tích các báo
cáo phát triển bền, báo cáo quản trị công ty,…website của các công ty, từ đó lượng
hoá thành các chỉ số CGI và CSRI. Các thông tin về CG và CSR trong các báo
cáo có thể là chính sách (sẽ thực thi trong năm) cũng có thể là thực hành (hoạt
động đã thực hiện nên các chỉ số) cũng phản ánh cả hai phương diện chính sách
và hực hành của các công ty liên quan
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR)
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức
chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc
vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa
ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp
với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công
nghệ”. Trong khi đó, Caroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất
cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông
đợi trong mỗi thời điểm nhất định”.
Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái
niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn
được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”.
Theo Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững: “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển
kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống
của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã
hội theo cách cólợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.
CSR được định nghĩa là "sự tích hợp tự nguyện các vấn đề xã hội và môi
trường vào hoạt động kinh doanh và sự tương tác của các công ty với các bên liên
quan" (Ủy ban Châu Âu, 2002).
Như vậy, CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra
nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan. Các doanh nghiệp đó phải quan tâm tới
việc các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung
quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ
môi trường… Tuy nhiên, sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì khái niệm của Ủy
ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy rõ hơn bản chất của CSR. Do
đó, nghiên cứu thống nhất với khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển
bền vững.
Mặc dù hiện nay CSR là một vấn đề tương đối phổ biến. Song, trên thực tế,
còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của CSR, dưới đây
là một số cách tiếp cận phổ biến:
Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999)
Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim
tự tháp” của A. Carroll thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của
CSR.
Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp TNXH (Nguồn: Carroll Archie, 1999)
Theo mô hình trên, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim
tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc
chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội
ngoài luật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ
thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội.
Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng: CSR của doanh nghiệp có thể tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau và bao trùm nhiều khía cạnh. Ngoài cách tiếp cận
theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo
các bên liên quan.
Tiếp cận theo các bên liên quan
Các bên liên quan, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi CSR doanh
nghiệp có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, đối
tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp
hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten và Moon, 2005).
Theo hình 2, CSR đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh
doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trường,
trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà
cung ứng.
Hình 2.2: Các đối tượng tác động của CSR
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các nội dung thực thi CSR và các mức độ quan tâm của các bên liên quan
khác nhau đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khác nhau. Có
thể thấy rằng tùy thuộc vào mục tiêu của từng đối tượng cụ thể mà các khía cạnh
CSR sẽ được nhận thức theo từng mức độ khác nhau. Đối với chủ sở hữu công ty,
họ luôn xem trách nhiệm kinh tế là mực tiêu quan tâm hàng đầu đối với họ vì lợi
ích của cổ đông và chính bản thân công ty. Trong khi khách hàng luôn đặt vấn đề
đạo đức của công ty vào sản phẩm họ sản xuất và cung cấp trên thị trường là mối
quan tâm chính, thì người lao động lại xem trách nhiệm thực thi pháp luật của công
ty đối với họ lại là vấn đề thiết yếu để bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân
cũng như gia đình của họ. Đối với cộng đồng, luôn đề cao các hoạt động tham gia
từ thiện của các công ty, doanh nghiệp thông qua các hoạt động như bảo vệ môi
trường, đóng góp, ủng hộ, tài trợ, quyên góp, giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn,
thiên tai.v.v… là vấn đề quan trọng bởi vì ngoài trách nhiệm với cơ quan chủ quản
thông qua việc đóng thuế thì các công ty, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm
với cộng đồng xung quanh nơi họ đặt cơ sở hạ tằng để thực hiện các hoat động sản
xuất kinh doanh. Cuối cùng, các cơ quan chủ quản, họ xem cả bốn trách nhiệm
trên đều quan trọng và thiết yếu mà bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp hay một
bên liên quan nào cũng cần có để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.
Theo Vilanova et al. (2009) CSR bao gồm năm khía cạnh như tầm nhìn,
quan hệ cộng đồng, nơi làm việc, trách nhiệm giải trình và thị trường. Tầm nhìn
bao gồm phát triển chiến lược CSR, tiêu chí đạo đức và giá trị trong tổ chức. Quan
hệ cộng đồng bao gồm quan hệ đối tác với các bên liên quan khác nhau như khách
hàng, nhà cung cấp, v.v. Nơi làm việc bao gồm các quyền con người và quy tắc
lao động trong tổ chức. Trách nhiệm giải trình bao gồm tính minh bạch trong công
bố thông tin và báo cáo tài chính. Thị trường là trách nhiệm trong quy trình kinh
doanh cốt lõi như trách nhiệm với nhà cung cấp và với khách hàng. Theo Amran
(2015) CSR gồm 4 phần chính: (i) trách nhiệm với môi trường; (ii) trách nhiệm
với người lao động; (iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản
phẩm. Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015).
CSR được xây dựng và phân tích trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan (Hill
và Jones, 1992). Một bên liên quan có thể được coi là một "nhóm hoặc cá nhân
những người mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành các mục
tiêu của tổ chức" Freeman (1984). Quan hệ với bên liên quan ảnh hưởng đến mục
tiêu của tổ chức. Doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau,
trong khi đó, trách nhiệm với nhà đầu tư cũng là một phương diện của CG. Do đó,
quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả
thực hành CSR, vì quản trị công ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm của các bên liên quan
đối với các hoạt động CSR của công ty.
Các tài liệu CSR cho thấy có nhiều thách thức trong việc đo lường hiệu quả
xã hội của công ty (Graves và Waddock, 1994). Trong thực tế, do các định nghĩa
khác nhau về CSR nên thiếu sự đồng thuận trong cách đo CSR. Abbott và Monsen
(1979) nói rằng có hai khó khăn cơ bản trong việc đo lường CSR liên quan đến
mục đích nghiên cứu. Việc đầu tiên trong số này là việc thiếu thông tin định lượng
về các hoạt động xã hội. Để khắc phục điều này, họ cho rằng đối với mục đích
nghiên cứu các hoạt động CSR phải được đo và được báo cáo thống nhất bởi một
số lượng lớn các công ty cho phép phân tích thống kê được thực hiện. Khó khăn
thứ hai là phát triển một phương pháp phù hợp để đo lường toàn bộ tác động của
các hoạt động xã hội của công ty lên phạm vi xã hội rộng lớn hơn.
Nhiều học giả đã đo CSR theo những cách khác nhau. Griffin và Mahon
(1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR - CFP khi sử dụng một thước đo duy
nhất của hiệu quả xã hội - ô nhiễm môi trường. Ví dụ khác về các thước đo khác
nhau bao gồm sử dụng xếp hạng tài chính và các chỉ số được phát triển như: KLD
Kinder, Lydenberg, Domini và Co (Waddock và Graves 1997), trong đó điều tra
một loạt các nguồn và sử dụng các tiêu chí định lượng để xác định các giá trị phù
hợp; Vigeo của Châu Âu (Vermeir và cộng sự, 2005); cơ sở dữ liệu đầu tư xã hội
Canada (Canadian Social Investment Database - CSID) (Mahoney và Roberts
2007); bộ dữ liệu doanh nghiệp Monitor CSP cho các công ty Úc (Kristoffersen và
cộng sự, 2005); Toxics Release Inventory (TRI), trong đó chỉ tập trung vào một
vài ngành công nghiệp; công dân doanh nghiệp tốt (Best Corporate Citizens).
Gần đây, STRING Consultants đã phát triển một chỉ số CSR cho các công ty Sri
Lanka (Anthonisz, 2011). Saleh và cộng sự (2008) giải thích rằng những đánh giá
được "dựa trên tỷ trọng bằng nhau của bảy tiêu chí. Bảy tiêu chí bao gồm lợi nhuận
trung bình của cổ đông trong ba năm và điểm trung bình trên sáu thước đo hiệu
quả xã hội được báo cáo bởi một công ty nghiên cứu đầu tư xã hội đáng tin cậy"
(Murphy và Poist 2002, trang 6).
Hiện nay, nhiều hệ thống đo lường CSR được sử dụng bởi các nhà nghiên
cứu. Các hệ thống đo lường được biết như là các chỉ số chủ quan. Các chỉ số đầu
tiên là khảo sát của sinh viên kinh doanh (Heinz, 1976), giảng viên kinh doanh
(Moskowitz, 1972) hoặc thậm chí các bảng xếp hạng tài sản (McGuire và cộng sự,
1988). Các nghiên cứu khác đã sử dụng công cụ điều tra buộc phải lựa chọn
(Aupperle và cộng sự, 1985; Aupperle, 1991), chỉ số uy tín của công ty (McGuire
và cộng sự, 1988.) và phân tích nội dung của văn bản (Wolfe, 1991) như các công
cụ đo lường trong nghiên cứu CSR. Ngoài ra, một số chỉ số CSR khác nhau củng
có sẵn (Hopkins 2005) chẳng hạn như các chỉ số cộng đồng doanh nghiệp
(Business in the Community - BITC), chỉ số FTSE4Good, chỉ số Bền vững Dow
Jones (Dow Jones Sustainability Index - DJSI), đạo đức kinh doanh 100, xếp hạng
trách nhiệm (AA), báo cáo Sáng kiến toàn cầu (GRI) và chỉ số KLD (Graves và
Waddock, 1994). Thật không may, các phép đo CSR sử dụng thông thường không
thể áp dụng trực tiếp vào các nghiên cứu của các nước đang phát triển (Hopkins,
2005) bởi vì các thước đo này dựa trên các công ty của các nước phát triển (Fortune
500 công ty) và các tiêu chuẩn CSR quốc tế (Pháp luật Lao động Quốc tế).
Do đó, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển thường sử dụng dữ
liệu thứ cấp để đo hiệu quả CSR từ các cuộc điều tra khác nhau. Theo Ghauri và
Gronhaug, (2005) - "Dữ liệu thứ cấp là hữu ích không chỉ để tìm thông tin để giải
quyết vấn đề nghiên cứu mà còn để hiểu rõ hơn và giải thích vấn đề nghiên cứu
của chúng tôi". Ngược lại với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một
cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế
của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác. Do đó, thước đo phổ
biến nhất đối với CSR sẽ là chỉ số CSR, được trích xuất từ các dữ liệu thứ cấp. Vì
vậy, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách
sử dụng BCTN và BCBV thông qua phương pháp phân tích nội dung.
2.2. Quản trị công ty (Corporate governance - CG)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT vừa trong thực tiễn lẫn trong
nghiên cứu học thuật (Bebchuk & Hamdani 2009; Shleifer & Vishny 1997). Đặc
biệt, các sự kiện về sự sụp đổ của nhiều công ty lớn trên thế giới, chẳng hạn như
WorldCom, Enrol và Arthur Andersen, được khẳng định có liên quan đến vấn đề
QTCT (Erkens et al. 2012). Vì vậy, nhiều học giả đã xem xét lại định nghĩa cũng
như các khía cạnh khác nhau của QUẢN TRỊ CÔNG TY và cho rằng sự khác biệt
về văn hóa, hệ thống pháp luật và diễn biến lịch sử từ nước này sang nước làm cho
khó xác định một định nghĩa thống nhất chung về quản trị công ty (Ararat et al.
2016; Black 2001; Claessens & Yurtoglu 2013).
Từ quan điểm hẹp, Shleifer & Vishny (1997) định nghĩa quản trị công ty là
cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho công ty đảm bảo bản thân họ nhận
được lợi nhuận tốt từ việc đầu tư. Định nghĩa này hẹp ở chỗ nó nhấn mạnh đến các
nhà cung cấp tài chính và không nhận ra mối quan hệ giữa các bên liên quan và
các nhà quản lý của công ty. Tương tự, Hội đồng Cadbury định nghĩa một hệ thống
quản trị là “hệ thống mà công ty được chỉ đạo và kiểm soát” (Cadbury 1992a).
Theo tiêu chuẩn của Úc (2003) định nghĩa quản trị công ty là quá trình mà các tổ
chức được chỉ đạo, kiểm soát và nắm giữ.
Sheikh & Chatterjee (1995) định nghĩa quản trị công ty là “một hệ thống
trong đó các thành viên HĐQT được giao phó trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan
đến sự chỉ đạo các công việc của công ty”.
Hội đồng Quản trị công ty ASX (Council 2014) định nghĩa quản trị công ty
như sau:
Khuôn khổ các quy tắc, các mối quan hệ, các hệ thống và các quy trình bên
trong và qua đó quyền lực được thực hiện và kiểm soát trong tập đoàn. Nó bao
gồm các cơ chế mà các công ty, và những người đang kiểm soát, được tổ chức để
thực hiện. Quản trị công ty có ảnh hưởng đến cách thức mà các mục tiêu của công
ty được đặt ra và đạt được, làm thế nào rủi ro được theo dõi và đánh giá, và làm
thế nào hiệu quả được tối ưu hóa.
Một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng nghĩa vụ chính của một công ty là
hướng tới việc tối đa hóa sự giàu có cho các cổ đông (Baker et al. 1988; Fama &
Jensen 1983; Jensen 1986; Jensen & Meckling 1976; Ross 1973; Scharfstein
1988). Góc nhìn hẹp của định nghĩa này phù hợp với mô hình tài chính thông
thường có thể được giải thích thông qua các lý thuyết đại diện. Các cổ đông đóng
vai trò của người chủ và người quản lý là người đại diện. Quan điểm này cũng
tương tự như một định nghĩa của Walker (2009), trong đó khẳng định rằng “vai trò
của quản trị công ty là để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của cổ đông bằng cách
thiết lập các định hướng chiến lược của công ty, bổ nhiệm và giám sát quản lý
nhằm để đạt được mục tiêu trên”.
OECD (2004) định nghĩa: “Quản trị công ty bao gồm một tập hợp các mối
quan hệ giữa nhà quản lý của công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên
liên quan khác. Cơ cấu quản trị công ty quy định cụ thể việc phân phối các quyền
và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty, chẳng hạn như hội
đồng quản trị, nhà quản lý, các cổ đông và các bên liên quan khác, và giải thích
rõ ràng các quy tắc và thủ tục ra quyết định về các công việc của công ty. Bằng
cách này, nó cũng cung cấp các cấu trúc thông qua đó các mục tiêu của công ty
được thiết lập và các phương tiện đạt được những mục tiêu này và giám sát hiệu
quả”.
Trong trường hợp này, công ty được coi là một thực thể xã hội có trách
nhiệm giải trình và trách nhiệm với các bên liên quan, bao gồm cổ đông, các chủ
nợ, các nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, quản lý, chính phủ và cộng đồng địa
phương (Freeman & Reed 1983). Rezaee (2009) mô tả quản trị công ty như một
quá trình liên tục quản lý, kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh để tạo ra
giá trị cho cổ đông và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan khác. Theo định nghĩa
này, có bảy chức năng quan trọng của quản trị công ty: kiểm tra, quản lý, tuân thủ,
kiểm toán nội bộ, tư vấn, kiểm toán độc lập và giám sát.
Những định nghĩa ủng hộ các trường phái khác cho rằng một công ty có
nghĩa vụ không chỉ cho các cổ đông của mình, mà còn cho tất cả các bên liên quan,
người có đóng góp rất cần thiết cho sự thành công của công ty (Chicago Press &
Freeman 1984; Donaldson & Preston 1995). Theo góc nhìn này, Solomon &
Solomon (2014) định nghĩa quản trị công ty là “hệ thống kiểm tra và cân bằng, cả
bên trong và bên ngoài cho các công ty, trong đó đảm bảo rằng các công ty hoàn
thành trách nhiệm giải trình của họ cho tất cả các bên liên quan và hành động có
trách nhiệm với xã hội trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ”.
Mục đích của quản trị công ty là để tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các
nguồn lực bằng cách giảm gian lận và quản lý kém với quan điểm không chỉ để
phát huy tối đa mà còn để gắn kết mâu thuẫn lợi ích thường xảy ra của tất cả các
bên liên quan (Cadbury 1999). Như vậy, quan điểm này cho rằng một công ty là
một phần mở rộng các chủ sở hữu của nó với mục tiêu cốt lõi là cung cấp hàng hóa
hoặc dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng, từ đó nhằm đạt được mục đích
cuối cùng là tối đa hóa tài sản của các chủ sở hữu (West 2006).
Bên cạnh đó, mối quan tâm chính và thường xuyên của quản trị công ty là
với các hệ thống quản trị khác nhau làm sao quản lý có hiệu quả các mối quan hệ
với các bên liên quan khác nhau (Maher & Andersson 2000). Aguilera & Jackson
(2003) nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan truyền thống của quản trị công ty,
và quan sát thấy rằng công ty là một “mối quan hệ của các hợp đồng” với các bên
liên quan khác nhau, họ nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của công ty nên là tối đa
hóa lợi ích của tất cả các bên liên quan. Kết quả cho thấy những người tham gia
nghiên cứu có một cái nhìn rộng hơn về khái niệm quản trị công ty với sự công
nhận của các bên liên quan rõ ràng (Wanyama et al. 2013). Hơn nữa, Allen et al.
(2005) tìm thấy rằng mô hình các bên liên quan của quản trị công ty là hữu ích đối
với các nước đang phát triển, như theo đuổi lợi ích của họ có thể giúp khắc phục
những thất bại của thị trường của các nước này ở các nền kinh tế mới nổi.
Các nghiên cứu đều thừa nhận định nghĩa được sử dụng bởi các nguyên tắc
của OECD (2004) vì định nghĩa này toàn diện và bao quát toàn bộ khuôn khổ quản
trị công ty. Theo các nguyên cứu cho rằng các công ty không chỉ kiểm soát và
hướng vào mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý và hội đồng quản trị, mà
còn có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan. Do đó, quan điểm các bên liên
quan được ủng hộ bởi các nguyên tắc của OECD về quản trị công ty cũng sẽ được
xem xét xuyên suốt trong nghiên cứu này.
Theo OECD (2004), “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều
hành và kiểm soát công ty, liên quan tới mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng
quản trị, các cổ đông cũng như các bên liên quan khác. Quản trị công ty tạo ra một
cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, xác định các phương tiện để đạt được
những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị
công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng
quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như
phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu
quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”.
Các nguyên tắc CG của OECD (2004) là cơ sở để đo lường và chấm điểm
chất lượng hoạt động của CG thông qua bảng câu hỏi thực hành CG, thường được
sử dụng ở các nước phát triển. Chỉ số thực hành CG gồm 5 thành phần chính: (i)
Quyền của cổ đông; (ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iii) Vai trò của các
bên liên quan; (iv) Công bố thông tin và minh bạch; (v) Trách nhiệm của hội đồng
quản trị.
Quản trị công ty bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa các bên tham gia
vào hệ thống quản trị. Ví dụ, cổ đông nắm quyền kiểm soát có thể là các cá nhân,
sở hữu gia đình, tổ chức, hay các công ty khác trong tập đoàn hoặc sở hữu cổ phần
chéo, …, tất cả đều có thể ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến hoạt động của
công ty. Với tư cách là người có sở hữu cổ phần lớn, các nhà đầu tư tổ chức ngày
càng đòi hỏi quyền giám sát trong quản trị công ty ở một số thị trường. Các cổ
đông cá nhân thường không cố gắng thực hiện quyền quản trị của họ vì do họ nắm
cổ phần ít, nhưng họ rất quan tâm đến việc đó là các cổ đông nắm quyền kiểm soát
và ban lãnh đạo công ty có đối xử công bằng đối với họ hay không. Chủ nợ có vai
trò rất quan trọng trong một số hệ thống quản trị và có thể giữ vai trò như người
giám sát thường xuyên từ bên ngoài đối với hiệu quả của công ty. Người lao động
và các bên liên quan khác có vai trò không kém quan trọng để đóng góp cho sự
thành công và hiệu quả lâu dài của công ty. Trong khi đó, chính phủ có trách nhiệm
cốt lõi là thiết lập khuôn khổ tổ chức và pháp lý chung cho quản trị công ty. Vai
trò của các bên liên quan và sự tương tác của họ có sự khác biệt rất lớn giữa các
quốc gia thuộc OECD so với các quốc gia không thuộc OECD. Các mối quan hệ
này phụ thuộc một phần vào luật lệ, một phần vào đặc điểm văn hóa và tập quán,
một phần vào sự điều chỉnh tự nguyện, và quan trọng nhất là vào tác động của thị
trường.
Do đó, về cơ bản, các vấn đề về quản trị công ty chỉ phát sinh khi các cổ
đông mong muốn kiểm soát công ty của họ theo cách khác với các nhà quản trị.
Vấn đề này sẽ càng trở nên phức tạp hơn bởi các mâu thuẫn giữa các cổ đông với
nhau vì sự đa dạng thành phần chủ sở hữu. Để giải quyết các mâu thuẫn này, khung
quy tắc quản trị công ty thích hợp được đặt ra. Có năm phương pháp quản trị công
ty được sử dụng để quản trị các mâu thuẫn liên quan đến các vấn đề sau: (i) sự thâu
tóm thù địch, (ii) quyền sở hữu tập trung một phần và kiểm soát của các cổ đông
lớn hay một nhóm các cổ đông, (iii) sự ủy quyền kiểm soát một phần của các chủ
nợ lớn (như các trung gian tài chính), (iv) kiểm soát CEO bởi hội đồng quản trị,
(v) quan hệ về lợi ích của nhà quản trị với cổ đông thông qua chính sách lương
thưởng. Trong số các nguyên tắc này, vai trò của hội đồng quản trị trong việc kiểm
soát các CEO được sử dụng rất rộng. Hầu hết các quy tắc quản trị đòi hỏi các cổ
đông bầu ra hội đồng quản trị để thay mặt họ giám sát các CEO.
Ở đây, không có mô hình quản trị công ty tốt duy nhất. Tuy nhiên, kinh
nghiệm ở các quốc gia thuộc và không thuộc OECD đã xác định một số yếu tố
chung làm nền tảng cho quản trị công ty tốt. Bộ Nguyên tắc dựa trên các yếu tố
chung này được phát triển để bao quát các mô hình khác nhau đang tồn tại.
Theo IFC, bộ Nguyên tắc này không mang tính bắt buộc và không nhằm
vào các quy định chi tiết của luật pháp quốc gia. Các nguyên tắc này về bản chất
luôn phát triển và cần được xem xét lại khi tình hình có sự thay đổi quan trọng. Để
duy trì cạnh tranh trong một thế giới biến động, các công ty phải cải cách và điều
chỉnh thông lệ quản trị công ty của họ để chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu
mới và giành được các cơ hội mới. Tương tự như vậy, chính phủ có trách nhiệm
quan trọng trong việc phát triển một khuôn khổ quản lý hiệu quả và linh hoạt cho
phép thị trường hoạt động hiệu quả, và đáp ứng được sự mong đợi của cổ đông và
các bên có quyền lợi liên quan. Quyết định áp dụng bộ Nguyên tắc này để phát
triển khuôn khổ quản trị công ty của chính mình như thế nào phụ thuộc vào chính
phủ và các bên tham gia thị trường, có cân nhắc đến chi phí và lợi ích (OECD
2004).
Bộ Nguyên tắc OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu
vào năm 1999, cập nhật lần thứ nhất vào năm 2004, và lần thứ hai vào 2015. Bộ
nguyên tắc này được các nước thành viên OECD đánh giá là chuẩn mực quốc tế
cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi
liên quan khác. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng bộ Nguyên tắc
OECD (2004) để xây dựng hệ thống quy định và nguyên tắc về quản trị công ty
của các quốc gia đó, đặc biệt bộ Nguyên tắc này không ủng hộ bất kỳ một cơ cấu
Hội đồng quản trị nhất định nào và thuật ngữ “Hội đồng quản trị” được sử dụng
trong bộ Nguyên tắc bao quát các mô hình Hội đồng quản trị khác nhau ở các quốc
gia thuộc và không thuộc OECD.
Bộ Nguyên tắc thông thường có thể được xây dựng theo một trong ba hình
thức sau: (1) bắt buộc; (2) tuân thủ hoặc giải trình; (3) tự nguyện. Hiện nay, đa số
các quốc gia trên thế giới đều xây dựng bộ Nguyên tắc theo hình thức (2).
Năm 2000, các nguyên tắc của OECD về quản trị công ty đã trở thành một
trong 12 tiêu chuẩn cốt lõi trong việc ổn định tài chính toàn cầu, và bây giờ nó
được sử dụng như một chuẩn mực của các tổ chức tài chính quốc tế (Cornford
2004). Các nguyên tắc của OECD về Quản trị công ty đã được sửa đổi vào năm
2004 để hỗ trợ các chính phủ trong nỗ lực để đánh giá và cải thiện khung pháp lý,
thể chế và pháp lý cho quản trị công ty trong nước của họ. Vì vậy, các nguyên tắc
cũng cung cấp hướng dẫn trong việc phát triển quản trị công ty tốt cho những người
quan tâm. Mặc dù sự khác biệt văn hóa và thể chế tồn tại giữa các nước, nhưng
các nguyên tắc cơ bản có thể cho phép một khả năng thích ứng đáng kể (Jesover
& Kirkpatrick 2005). Các nguyên tắc của OECD đã được thiết kế để thích ứng với
các hoàn cảnh khác nhau, các nền văn hóa và truyền thống ở các nước khác nhau
(Chowdary 2002).
Những nguyên tắc này bao gồm năm lĩnh vực: 1) các quyền của cổ đông và
các chức năng quyền sở hữu chủ yếu; 2) đối xử công bằng với các cổ đông; 3) vai
trò của các bên liên quan trong quản trị công ty; 4) công khai và minh bạch, và 5)
trách nhiệm của hội đồng quản trị. Các nguyên tắc OECD trở thành tiêu chuẩn cơ
bản được phát triển ở nhiều nước, cũng như của các ngành công nghiệp như Liên
đoàn Kế toán Quốc tế, Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán và các hoạt
động của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới trong hội nghị bàn
tròn ở châu Á.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD được xây dựng trên cơ sở các
giá trị cốt lõi như sau:
+ Sự công bằng: Khuôn khổ quản trị công ty của OECD hướng đến mục
tiêu bảo vệ quyền lợi các cổ đông, đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ
đông, kể cả các cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài.
+ Tính trách nhiệm: khuôn khổ quản trị công ty của OECD yêu cầu công ty
phải đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, khuyến khích sự hợp tác giữa công
ty và các bên liên quan trong việc đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính công ty.
+ Tính minh bạch: khuôn khổ quản trị công ty của OECD hướng đến việc
đảm bảo tính công khai thông tin về các vấn đề quan trọng của công ty như tình
hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Trách nhiệm giải trình: khuôn khổ quản trị công ty của OECD đảm bảo
việc giám sát có hiệu quả của hội đồng quản trị cũng như trách nhiệm giải trình
của hội đồng quản trị trước công ty và các cổ đông.
Vì quản trị công ty khó đo lường nên nhiều nghiên cứu trước đây như đã đề
cập trên đã sử dụng cách tiếp cận bằng cách thông qua các biến đại diện (proxy)
để xác định và đánh giá quản trị công ty như quy mô hội đồng quản trị, số thành
viên độc lập, số cuộc họp hội đồng quản trị,… Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu
gần đây (Schepker & Oh 2013; Yoshikawa et al. 2014) cho thấy rằng việc đo lường
quản trị công ty thông qua các proxy là không hợp lý vì một phương diện không
thể phản ánh đầy đủ quản trị công ty tổng thể, phức tạp. Mặt khác, các nghiên cứu
phải giả định rằng mỗi chức năng cơ chế quản trị là độc lập. Đặc biệt, không phải
tất cả các thông lệ quản trị là như nhau mặc dù nó có thể chia sẻ một mục tiêu
chung (tức là giảm thiểu chi phí đại diện); đúng hơn, mỗi thực hành quản trị có
những đặc điểm riêng biệt, vai trò và chức năng riêng. Xuất phát từ lập luận trên
kết hợp với sự quan tâm ngày càng tăng đến tác động của quản trị công ty lên hiệu
quả thông qua việc quan sát nhiều yếu tố, nên quản trị công ty cần một thước đo
tổng hợp và toàn diện để đánh giá tổng quát và chi tiết về chất lượng thực hành
quản trị công ty tại các công ty. Trong nỗ lực để nắm bắt những phát triển phức
tạp này, các nghiên cứu nổi tiếng tạo ra một số chỉ số để đánh giá chất lượng thực
hành quản trị công ty được kể đến như Bebchuk & Cohen (2005); Gompers et al.
(2003).
Có nhiều khái niệm về chỉ số quản trị công ty, trong đó Standard & Poor’s
(2002) định nghĩa Chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance Index, sau đây
gọi là CGI) là chỉ số cung cấp sự đánh giá toàn diện về điểm mạnh, thiếu sót và
chất lượng tổng thể của các thực hành quản trị công ty khác nhau được thực hiện
bởi các công ty trên toàn thế giới.
Cộng đồng đầu tư quốc tế phát triển nhiều chỉ số để đo lường tình trạng của
quản trị công ty. Ví dụ, chỉ số minh bạch và công khai của Standard and Poor's
(S&P’s Transparency and Disclosure Index) đánh giá các thực hành về tính minh
bạch và công khai của các công ty trên thế giới, trong khi CGI của Crédit Lyonnais
(the Crédit Lyonnais Corporate Governance Index) (Asia 2002) thì áp dụng một
vài yếu tố quản trị công ty chính – gồm kỷ luật, minh bạch, độc lập, giải trình,
trách nhiệm, công bằng, và nhận thức xã hội – để xếp hạng các công ty ở các thị
trường khác nhau.
Có hai loại chính của CGI được nghiên cứu và xây dựng bởi các nhà nghiên
cứu và các dự án: (i) CGI được xây dựng bởi từng quốc gia như là Anh, Nhật,
Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ; (ii) CGI của một nhóm các nước như CGI của Châu Âu,
CGI của các nước phát triển (ISS & FTSE, 2005).
Từ cách nhận thức về nội dung của chỉ số, nên xuất hiện các chỉ số liên
quan đến một lĩnh vực nào đó của QTCT như là chỉ số về sự bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư, chỉ số về công khai và minh bạch (Martynova & Renneboog 2010),
hay tồn tại chỉ số hỗn hợp tổng thể như GTI của Singapore (The business Times
and CGIO, 2011).
Về cơ bản, hầu hết CGI được đo lường dựa trên các nguyên tắc của quản trị
công ty khác nhau, ví dụ như của OECD. Tuy nhiên, phương pháp luận để xây
dựng CGI là khác nhau về cách thức đo lường, phương pháp tính toán và về số
lượng chỉ số thành phần sử dụng. Ví dụ, Singapore CGI (GTI) có 21 chỉ số, trong
khi CGI của một nhóm các nước sử dụng là 49 chỉ số. Điều này cho thấy rằng CGI
phụ thuộc vào các điều kiện của quốc gia. Mỗi nước có nghiên cứu riêng về CGI.
Tóm lại, mục đích chính của việc tạo ra chỉ số này là để đánh giá phạm vi
ảnh hưởng của quản trị công ty được gắn kết với cơ cấu tổ chức của công ty, từ đó
so sánh điểm quản trị của các công ty với nhau tương ứng về bộ nguyên tắc chuẩn
được thừa nhận. Luận văn này sử dụng các nguyên tắc OECD, trên cơ sở cách tiếp
cận nội dung (content analysis) để xây dựng chỉ số quản trị công ty cho toản bộ
hoạt động quản trị công ty cũng như những thành phần của quản trị công ty.
2.3. Ảnh hưởng của quản trị công tyđến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trong khi mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả tài chính hay hiệu
quả hoạt động đã nhận được sự chú ý, thì mối quan hệ giữa quản trị công ty (CG)
với CSR là một vấn đề được nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu quản trị quan tâm đến ảnh hưởng của cơ chế quản trị
công ty như cấu trúc sở hữu và hội đồng quản trị đến CSR (Johnson &Greening,
1999; Waddock & Graves, 1997). Một số tác giả nghiên cứu sở hữu lập luận rằng
sở hữu định chế, sở hữu kiểm soát thường chú trọng đến lợi luận ngắn hạn, lợi
nhuận quý chẳng hạn, do vậy có xu hướng cắt giảm chi phí cho các hoạt động CSR
(Coffey & Fryxell, 1991). Một số khác cho rằng các sở hữu định chế có xu hướng
gắn bó lâu dài với công ty do vậy chi nhiều hơn cho CSR (Neubaum & Zahra,
2006). Vì vậy Johnson & Greening (1999) lập luận rằng cổ đông định chế khác
nhau thì quan tâm đến những chỉ số hiệu quả khác nhau, có thể nhóm này hướng
đến lợi nhuận ngắn hạn, nhóm khá lại chú ý đến lợi nhuận dài hạn, chú ý đến CSR.
Liên quan đến thành viên hội đồng quản trị độc lập và chi phí cho CSR.
Nhiều tác giả cho rằng thành viên độc lập bên ngoài sẽ chú ý đến các tác nhân bên
ngoài, như môi trường tự nhiên và điều kiện thể chế, nghĩa là làm tăng các chi phí
CSR (Johnson & Greening (1999). Tuy nhiên Coffey & Wang (1998) lại cho rằng
thành viên bên ngoài quan tâm đến quyền của cổ đông nên có xu hướng cắt giảm
các khoản từ thiện.
Một nghiên cứu gần đây đã bắt đầu khám phá mối quan hệ giữa CG và các
khía cạnh cụ thể của CSR như hiệu quả môi trường. Stuebs và Sun (2010) phát
hiện, quản trị công ty có quan hệ tích cực với thế mạnh môi trường của công ty.
Stuebs và Sun (2015) tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Earnhart (2002),
quyền sở hữu tập trung giúp cải thiện hiệu quả môi trường, nghĩa là sở hữu tập
trung tạo ra cơ chế quản trị mạnh mẽ và cơ chế này giúp quản lý chi phí tốt hơn,
bao gồm cả chi phí quản lý môi trường.
Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu Stuebs và Sun (2015) để điều tra
mối quan hệ giữa CG và CSR trên nhiều phương diện cho các công ty niêm yết
Việt Nam thông qua hai giả thuyết sau đây:
H1: CG có tác động tích cực đến CSR.
H2: CG hiện tại có ảnh hưởng tích cực đến CSR trong tương lai.
Tóm tắt chương:
Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015). CSR gồm 4
phần chính: (i) trách nhiệm với môi trường; (ii) trách nhiệm với người lao động;
(iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản phẩm đồng thời sử
dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách sử dụng BCTN và BCBV
thông qua phương pháp phân tích nội dung, với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ
cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các
hoạt động thực tế của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác.
Nguyên tắc của OECD (2004) về CG sẽ được xem xét xuyên suốt trong
luận văn này vì định nghĩa được sử dụng bởi các nguyên tắc của OECD (2004)
toàn diện và bao quát toàn bộ khuôn khổ quản trị công ty. Theo đó, công ty không
chỉ kiểm soát và hướng vào mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý và hội đồng
quản trị, mà còn có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan. Các nguyên tắc
CG của OECD (2004) là cơ sở để đo lường và chấm điểm chất lượng hoạt động
của CG thông qua bảng câu hỏi thực hành CG, thường được sử dụng ở các nước
phát triển. Chỉ số thực hành CG gồm 5 thành phần chính: (i) Quyền của cổ đông;
(ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iii) Vai trò của các bên liên quan; (iv) Công
bố thông tin và minh bạch; (v) Trách nhiệm của hội đồng quản trị. Luận văn này
sử dụng các nguyên tắc OECD, trên cơ sở cách tiếp cận nội dung (content analysis)
để xây dựng chỉ số quản trị công ty cho toản bộ hoạt động quản trị công ty cũng
như những thành phần của quản trị công ty.
Các công ty không chỉ đặt vấn đề quyền lợi của các nhà đầu tư nói chung
lên trên hết, mà còn là việc hướng tới các dự án đầu tư với sự liên hệ tốt giữa lợi
nhuận và yếu tố CSR. Điều này đã được thực tế chứng minh, những công ty phát
triển thì càng phải chứng tỏ được họ có kế hoạch rõ ràng và đường lối chiến lược
trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tất cả tạo nên giá
trị của một chiến lược thực hiện CSR để tạo nên yếu tố cạnh tranh trên thị trường
của doanh nghiệp. Có thể thấy CG và CSR đã cùng nhau tạo thành các mục tiêu
hoạt động đồng thời cũng là các thách thức mà doanh nghiệp phải đối diện. Các
công ty có một hệ thống CG tốt thường có xu hướng bảo vệ tốt quyền lợi của nhà
đầu tư nói chung và thực tế cho thấy các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thường
cũng là các doanh nghiệp được tôn trọng và phát sinh lợi nhuận nhiều hơn. Từ đó
có thể thấy mối quan hệ tích cực giữa CG và CSR, sẽ tạo thành khả năng cạnh
tranh vượt trội của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Do đó, quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy hiệu quả thực hành CSR, vì quản trị công ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm
của các bên liên quan đối với các hoạt động CSR của công ty. Stuebs và Sun (2015)
tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu
Stuebs và Sun (2015) để điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1. Dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu sử dụng mẫu là các công ty niêm yết tại HOSE giai
đoạn từ năm 2013 đến 2015. Số liệu CSR từ năm 2013 đến 2015, trong khi số liệu
về CG từ 2013 đến 2014. Trên cơ sở báo cáo thường niên và các báo cáo khác của
các công ty, đề tài tiến hành thu thập và tính toán các chỉ số CG và CSR theo cách
tiếp cận của Singh và Kansal (2011), Gutherie và Petty (2001). Tổng số công ty
liên quan là 23 công ty năm 2013 và 45 công ty năm 2014. Tổng số sẽ là 68 công
ty/năm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các chỉ số tài chính được thu thập và tính toán từ các báo cáo thường niên
gồm ROA (Araset al, 2010; Crisóstomoet al, 2011), Tobin’q và rủi ro thị trường –
tức độ lệch chuẩn suất sinh lợi ngày được năm hóa (annualize) theo cách tiếp cận
của Cheung et al (2010), Dragomir (2010), Saleh và cộng sự (2011), Zhang và Gu
(2012), Ghelli (2013), Li và cộng sự (2013), Karagiorgos (2010), Hussainey và
Walker (2009).
Phân tích nội dung được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa CG và CSR
(Guthrie, 2004; Schneider, 2006; Marty Stuebs và Li Sun, 2015):
Chỉ số CSR: Trên cơ sở các báo cáo của công ty, sử dụng phân tích nội dung
để trích xuất thông tin về các sáng kiến CSR. Phù hợp với các nghiên cứu trước
đó, các công ty sẽ được 1 điểm khi có hiện diện của thông tin CSR và ngược lại là
0 điểm (Branco và Rodrigues, 2006; Haniffa và Cooke, 2005). CSR tổng gồm có
4 CSR thành phần: trách nhiệm đối với môi trường (csr_env), trách nhiệm đối với
người lao động (csr_employ), trách nhiệm đối với cộng đồng (csr_commu) và trách
nhiệm đối với sản phẩm (csr_prod), được tính theo công thức sau:
∑𝑛 𝑐𝑠𝑟𝑖𝑗
trong đó,
CSRj = 𝑡=1
𝑛𝑗
CSRj chỉ số CSR tổng của công ty thứ j,
nj số lượng các câu hỏi đo lường kỳ vọng đối với công ty thứ j, nj ≤ 23
csrij bằng 1 nếu thông tin về câu hỏi thứ i có thông tin công bố, ngược lại
bằng 0.
Vì vậy, 0≤ CSR ≤ 1
Chỉ số CGI (corporate governance index – chỉ số quản trị công ty): Việc
tính toán chỉ số quản trị công ty tổng (CGI) của các công ty có niêm yết trên HOSE
(2013-2014) dựa trên các báo cáo của công ty bao gồm báo cáo thường niên, báo
cáo quản trị, điều lệ công ty, quy chế quản trị, các thông báo của công ty, biên bản
họp Đại hội đồng cổ động (ĐHĐCĐ), nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT),
website công ty, và các nguồn dữ liệu khác. Bảng điểm CG được dựa trên các
nguyên tắc CG của OECD (2004) và được chia thành 5 CG thành phần gồm: quyền
của cổ đông – cg_rosh (có 5 tiêu chí đánh giá), đối xử công bằng với các cổ đông
– cg_etsh (5 tiêu chí), vai trò của các bên liên quan– cg_rost (4 tiêu chí), công khai
và minh bạch thông tin– cg_dat (9 tiêu chí), và trách nhiệm của HĐQT– cg_reob
(5 tiêu chí). Tổng cộng có 179 câu hỏi chia thành 5 thành phần kể trên. Nếu thông
tin về quản trị công ty có hiện diện và có thể chấp nhận ở mức tối thiểu công ty sẽ
được 1 điểm, hoặc nếu không có thông tin sẽ được 0 điểm. Giá trị CGI của từng
thành phần bằng điểm trung bình của tất cả các câu hỏi trong thành phần đó. Và,
chỉ số CGI tổng của từng công ty sẽ là trung bình cộng của 5 CG thành phần trên.
Công thức chúng tôi sử dụng để tính CGI như sau:
∑𝑛 𝑐𝑔𝑖𝑗
CGIj = 𝑡=1
𝑛𝑗
trong đó,
CGIj chỉ số CG tổng của công ty thứ j,
nj số lượng các câu hỏi đo lường kỳ vọng đối với công ty thứ j, nj ≤ 179
cgij bằng 1 nếu thông tin về câu hỏi thứ i của công ty thứ j có thông tin công
bố, ngược lại bằng 0.
Vì vậy, 0≤ CGI ≤ 1
Chỉ số CSR và CG được hai nhóm trợ lý độc lập của bên thứ 3 thực hiện.
Nhóm thứ 1 phân tích nội dung và chấm điểm CG và CSR, nhóm thứ 2 chấm lại
để kiểm tra chéo kết quả của nhóm thứ 1. Nếu kết quả của 2 nhóm khác biệt dưới
5% thì kết quả đó được chấp nhận là chỉ số CG và CSR của công ty liên quan.
Các biến đo lường khác: Để đo lường hiệu quả, đề tài sử dụng ba biến đại
diện cho hiệu quả tài chính gồm ROA, Tobin’s q (TBQ) và rủi ro thị trường
(RRTT). Cả 3 biến này được gọi chung là hiệu quả tài chính công ty (CFP). Bên
cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các biến kiểm soát trong mô hình hồi quy gồm:
 Để đo lường quy mô công ty - SIZE.
 Để đo lường mức độ rủi ro của công ty về việc sử dụng nợ để tài trợ
tài chính, đề tài sử dụng biến LEV (Waddock và Grave (1997),
Barbosa và Louri (2005), Kapopoulos và Lazaretou (2007), Stanny
và Ely (2008), Nelling và Webb (2009).
 Lĩnh vực hoạt động của công ty, đề tài sử dụng biến giả ngành công
nghiệp là INDUS.
Theo Marty Stuebs và Li Sun (2015), mô hình hồi quy đa biến được sử dụng
để kiểm tra tác động của CG lên CSR dự kiến sẽ có như sau:
𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 = 𝛽𝟎 + 𝛽𝟏𝐂𝐆𝐈𝐣𝐭 + 𝛽𝟐𝐂𝐅𝐏𝐣𝐭 + 𝛽𝟑𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛽𝟒𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛽𝟓𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝖼𝐣(1)
𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 = 𝛽𝟎 + 𝛽𝟏𝐂𝐆𝐈𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟐𝐂𝐅𝐏𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟑𝐋𝐄𝐕𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟒𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟓𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣,𝐭−𝟏 +
𝖼𝐣(2)
Trong đó:
β0: hệ số tung độ gốc
t: năm hiện tại
t-1: năm trước
CSRj: chỉ số trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của công ty thứ j
CGIj: chỉ số quản trị công ty của công ty thứ j
CFPj: hiệu quả tài chính của công ty thứ j (ROA, TBQ, rủi ro thị trường -
RRTT)
ROA = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Tobin’q (TBQ) = (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn hóa thị trường)/giá trị
sổ sách tổng tài sản
RRTT = độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi ngày *√250
SIZEj: quy mô công ty của công ty j (Log [tổng TS])
LEVj: đòn bẩy của công ty j (DTA = tổng nợ/tổng tài sản)
INDUj: ngành công nghiệp của công ty j. Nếu công ty thuộc ngành Tài
chính và Bất động sản thì nó mang giá trị là 1 và ngược lại là 0 (căn cứ theo sự
phân ngành trên HOSE)
ɛj: sai số.
Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến
Biến Tiếng Anh Tiếng Việt Định nghĩa, cách tính
ROA
Return on
Asset
Suất sinh lợi
trên tổng tài
sản
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài
sản
RRTT
Standard
deviation of
returns
Rủi ro thị
trường
Độ lệch chuẩn suất sinh lợi
được năm hóa
TBQ TobinQ TobinQ
(nợ ngắn hạn + nợ dài hạn +
vốn hóa thị trường)/(giá trị
sổ sách tổng tài sản)
Size Size
Quy mô công
ty
Logarit tự nhiên tổng tài sản
Lev Leverage Đòn bẩy Tỷ lệ nợ/tổng tài sản
csr_env
Responsibility
to environment
Trách nhiệm xã
hội đối với môi
trường
Tính toán theo công thức
trang 21
csr_employ
Responsibility
to employees
Trách nhiệm xã
hội đối với
người lao động
Tính toán theo công thức
trang 21
csr_commu
Responsibility
to community
Trách nhiệm xã
hội đối với
cộng đồng
Tính toán theo công thức
trang 21
csr_prod
Responsibility
to products
Trách nhiệm xã
hội đối với sản
phẩm
Tính toán theo công thức
trang 21
Totalcsr
Total CSR CSR tổng Tính toán theo công thức
trang 21
cg_rosh
Rights of
shareholders
Quyền của cổ
đông
Tính toán theo công thức
trang 22
cg_etsh
Equity to
shareholders
Đối xử công
bằng với cổ
đông
Tính toán theo công thức
trang 22
cg_rost
Role of
stakeholders
Vai trò của các
bên liên quan
Tính toán theo công thức
trang 22
cg_dat
Disclosure and
transparency
Công khai
minh bạch
thông tin
Tính toán theo công thức
trang 22
cg_reob
Responsibility
of directors’
board
Trách nhiệm
của hội đồng
quản trị
Tính toán theo công thức
trang 22
Totalcg
Total corporate
governance
CG tổng Tính toán theo công thức
trang 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.1: Thống kê mô tả
Chỉ tiêu
Số quan
sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tối thiểu Tối đa
ROA 68 0,0867 0,0715 -,019 0,307
RRTT 68 0,3526 0,0960 0,182 0,587
TBQ 68 1,136 0,713 0,44 4,93
Size 68 12,738 0,727 11,62 14,82
Lev 68 0,2399 0,2472 0 ,948
csr_env 68 0,3914 0,2415 0 1
csr_employ 68 0,6081 0,1628 0,167 0,833
csr_commu 68 0,6323 0,1848 0,2 1
csr_prod 68 0,5846 0,2852 0 1
Totalcsr 68 0,5555 0,1609 0,142 1
cg_rosh 68 0,661 0,1604 0,221 0,989
cg_etsh 68 0,5954 0,0556 0,476 0,721
cg_rost 68 0,6682 0,0923 0,458 0,8846
cg_dat 68 0,7985 0,0754 0,558 0,9784
cg_reob 68 0,5465 0,0761 0,3533 0,7527
Totalcg 68 0,6539 0,0653 0,4137 0,8031
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
Bảng 4.1 tóm tắt thống kê mô tả cơ bản về giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn của các chỉ số CSR, CG, ROA, TBQ, RRTT và các biến kiểm soát cho
khoảng thời gian 2 năm (2013 -2014). Chỉ số CSR tổng có khoảng điểm (0.14 –
1), với trung bình là 0.55 và độ lệch chuẩn là 0.16. Điều đó cho thấy các công ty
trong mẫu có mức thực thi CSR trên trung bình, trên mức yêu cầu của thị trường
chứng khoán. Trong khi đó, chỉ số CG tổng có khoảng điểm (0.41 - 0.80), với trung
bình là 0.65 và độ lệch chuẩn là 0.065. Các công ty này thực thi quản trị công ty ở
mức trên trung bình. Sở dĩ điểm CG có xu hướng tương đối cao hơn điểm CSR là
vì do yêu cầu của thị trường chứng khoán các công ty bắt buộc phải thực hành
quản trị công ty theo tiêu chuẩn OECD, trong khi đó thực hành CSR chỉ mang tính
chất tự nguyện.
Bảng 4.2 và 4.3 trình bày hệ số tương quan của các biến. Nhìn chung, các
kết quả cho thấy biến chỉ số CG tổng cũng như các biến CG thành phần, ROA,
TBQ đều có tương quan dương với biến chỉ số CSR tổng cho cả hai trường hợp
cùng năm và lệch năm. Tuy nhiên, biến RRTT, LEV và INDUS cùng năm và lệch
năm đều có mối quan hệ âm với biến CSR tổng. Hệ số tương quan giữa các biến
độc lập (CG tổng, ROA, TBQ, RRTT, SIZE, LEV và INDUS) và biến phụ thuộc
(CSR tổng) tương đối chặt chẽ khi so sánh cùng năm, nhưng mối quan hệ này giảm
đi khi so sánh lệch năm. Biến CG tổng có tương quan dương với biến CSR tổng ở
mức ý nghĩa 1%, có nghĩa quản trị công ty có tác động dương đối với hiệu quả
trách nhiệm xã hội trong hiện tại và trong tương lai.
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR cùng năm
totalcsr csr_env csr_em~y csr_co~u csr_prod totalcg cg_rosh cg_etsh cg_rost cg_dat cg_reob ROA RRTT TBQ size lev indus
totalcsr 1.0000
csr_env 0.7874 1.0000
csr_employ 0.6229 0.4135 1.0000
csr_commu 0.5521 0.1732 0.2494 1.0000
csr_prod 0.8171 0.5393 0.3136 0.2729 1.0000
Totalcg 0.5333 0.5522 0.3943 0.1190 0.4077 1.0000
cg_rosh 0.3548 0.3595 0.2619 0.1346 0.2389 0.8131 1.0000
cg_etsh 0.2811 0.3449 0.2215 0.0230 0.2080 0.5052 0.2111 1.0000
cg_rost 0.4192 0.4943 0.3875 -0.0440 0.3254 0.6681 0.3861 0.2114 1.0000
cg_dat 0.4152 0.3960 0.2412 0.0705 0.3978 0.6564 0.3497 0.3620 0.2408 1.0000
cg_reob 0.4129 0.3676 0.2681 0.1919 0.3023 0.7494 0.4121 0.3805 0.4491 0.5321 1.0000
ROA 0.5362 0.4641 0.3038 0.2421 0.4675 0.4735 0.4542 0.0858 0.3119 0.3243 0.3131 1.0000
RRTT -0.1842 -0.2258 -0.0576 -0.1459 -0.0646 -0.3967 -0.3800 -0.0739 -0.1772 -0.2856 -0.3505 -0.2112 1.0000
TBQ 0.4867 0.5214 0.2316 0.1036 0.4171 0.4818 0.2608 0.2369 0.2666 0.5035 0.5228 0.7541 -0.3328 1.0000
Size -0.1712 -0.1348 -0.1469 0.1328 -0.2690 0.1879 0.0664 -0.0385 0.1400 0.1958 0.3315 -0.2674 -0.1570 0.0481 1.0000
Lev -0.2231 -0.2706 -0.1205 0.0045 -0.1918 -0.2126 -0.4152 0.1235 -0.1862 0.0288 0.0706 -0.5842 -0.1483 -0.2240 0.5620 1.0000
Indus -0.3342 -0.3100 -0.1688 0.0620 -0.4208 -0.0928 -0.1194 -0.1556 -0.0417 -0.0905 0.1069 -0.4127 0.1930 -0.2472 0.5036 0.3119 1.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR lệch năm
totalcsr csr_env csr_em~y csr_co~u csr_prod totalcg cg_rosh cg_etsh cg_rost cg_dat cg_reob ROA RRTT TBQ size lev indus
totalcsr 1.0000
csr_env 0.7874 1.0000
csr_employ 0.6229 0.4135 1.0000
csr_commu 0.5521 0.1732 0.2494 1.0000
csr_prod 0.8171 0.5393 0.3136 0.2729 1.0000
Totalcgt-1 0.3751 0.3676 0.1910 0.1468 0.2626 1.0000
cg_rosht-1 0.2916 0.2122 0.0544 0.1912 0.2604 0.8131 1.0000
cg_etsht-1 0.2910 0.3387 0.1437 0.0330 0.1947 0.5052 0.2111 1.0000
cg_rostt-1 0.3169 0.4082 0.3156 -0.0642 0.1334 0.6681 0.3861 0.2114 1.0000
cg_datt-1 0.1107 0.1795 0.0183 0.0681 0.1201 0.6564 0.3497 0.3620 0.2408 1.0000
cg_reobt-1 0.2857 0.2100 0.1979 0.2100 0.1539 0.7494 0.4121 0.3805 0.4491 0.5321 1.0000
ROAt-1 0.3303 0.3572 0.0065 0.0019 0.4134 0.4735 0.4542 0.0858 0.3119 0.3243 0.3131 1.0000
RRTTt-1 -0.1746 -0.0559 -0.1245 -0.2224 -0.1134 -0.3967 -0.3800 -0.0739 -0.1772 -0.2856 -0.3505 -0.2112 1.0000
TBQt-1 0.3222 0.3348 0.0706 -0.0000 0.3859 0.4769 0.2614 0.2315 0.2613 0.4959 0.5184 0.7540 -0.3350 1.0000
Sizet-1 0.0299 0.1339 -0.1198 0.3748 -0.1313 0.1880 0.0667 -0.0385 0.1400 0.1960 0.3314 -0.2672 -0.4810 0.0495 1.0000
Levt-1 -0.0477 -0.1658 0.1246 0.1536 -0.1185 -0.2126 -0.4152 0.1235 -0.1862 0.0288 0.0706 -0.5842 -0.1290 -0.2250 0.5618 1.0000
Indust-1 -0.0809 -0.2851 -0.1539 0.2661 -0.1831 -0.0928 -0.1194 -0.1556 -0.0417 -0.0905 0.1069 -0.4127 0.0625 -0.2472 0.5033 0.3119 1.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.2 Kết quả phân tích hồi quy
Phân tích kết quả hồi quy được thực hiện theo 3 cách như sau:
1) CGI tổng tác động đến CSR tổng;
2) CGI thành phần tác động đến CSR tổng;
3) CGI tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần.
Phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) được sử dụng
để kiểm tra các giả thuyết. Các mô hình hồi quy đã được kiểm tra tính vững về
phương sai thay đổi, đa cộng tuyến và nội sinh. Kết quả sau khi kiểm tra không
phát hiện có các hiện tượng trên xảy ra đối với mô hình hồi quy.
4.2.1. Kết quả CG tổng tác động đến CSR tổng
Mô hình hồi quy ở phương trình (1) (chương 3) được dùng để kiểm tra giả
thuyết thứ nhất. Bảng 4.4 thể hiện tác động giữa CGI tổng và CSR tổng cùng năm,
trong khi bảng 4.5 thể hiện tác động giữa CGI tổng và CSR tổng lệch năm. Kết
quả CGI tổng tác động đến CSR tổng
Bảng 4.4 cho thấy chỉ số CG tổng của năm hiện tại có tương quan dương
với chỉ số CSR tổng ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự, bảng 4.5 cho thấy chỉ số CG
tổng cũng có tương quan dương với CSR tổng năm kế tiếp ở mức ý nghĩa 5% -
nghĩa là quản trị công ty tốt hôm nay dẫn đến trách nhiệm xã hội tốt trong tương
lai. Kết quả hồi quy cung cấp bằng chứng có ý nghĩa để ủng hộ hai giả thuyết của
đề tài. Quản trị công ty tốt có mối quan hệ tích cực với hiệu quả trách nhiệm xã
hội tốt trong hiện tại và trong tương lai.
Trong mô hình lấy ROA làm CFP, ROA có quan hệ cùng chiều với CSR
tương tự như kết quả nghiên cứu của Brown và Caylor (2009). CSR cũng có quan
hệ thuận chiều có ý nghĩa với LEV (Stuebs và Sun, 2015). Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ âm có ý nghĩa giữa CSR và quy mô công ty –
SIZE.
Với các mô hình CFP là rủi ro thị trường hay Tobin Q, cho thấy rủi ro thị
trường không tác động đến thực thi CSR trong khi đó Tobin Q có tác động tích
cực đến CSR. Điều đó cho thấy khi công ty làm ăn có lời, hiệu quả tài chính tích
cực thì công ty có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động CSR, có thể chi nhiều hơn
cho CSR.
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cùng năm giữa CG tổng và CSR tổng
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
totalcg Coef.
t-stat
(sig)
1.124***
3.94
(0.000)
totalcg
Coef.
t-stat
(sig)
1.387***
4.87
(0.000)
totalcg
Coef.
t-stat
(sig)
1.171***
4.11
(0.000)
Coef. .8245*** Coef. -.0126 Coef. .0618**
ROA t-stat 2.7 RRTT t-stat -0.58 TBQ t-stat 2.43
(sig) (0.009) (sig) (0.561) (sig) (0.018)
Coef. -.0577* Coef. -.0633* Coef. -.0649**
size t-stat -1.88 size t-stat -1.69 Size t-stat -2.07
(sig) (0.064) (sig) (0.096) (sig) (0.042)
Coef. .1712* Coef. .0643 Coef. .0919
lev t-stat 1.90 lev t-stat 0.76 Lev t-stat 1.12
(sig) (0.062) (sig) (0.451) (sig) (0.267)
Coef. -.0320 Coef. -.0574 Coef. -.0416
indus t-stat -0.78 indus t-stat -1.3 indus t-stat -1.02
(sig) (0.438) (sig) (0.197) (sig) (0.311)
F(5,62) 10.4 F(5,62) 8.12 F(5,62) 9.95
Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000
R-squared 0.456 R-squared 0.395 R-squared 0.445
Adj R-squared 0.412 Adj R-squared 0.347 Adj R-squared 0.400
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.5, chỉ số CG có ảnh hưởng tích cực đến CSR năm sau đó nhưng các biến
hiệu quả tài chính có ảnh hưởng không đủ lớn đến CSR năm sau đó. Điều đó cho
thấy hoạt động quản trị công ty tiến triển theo hướng tích cực sẽ ảnh hưởng đến
thực hành CSR không chỉ năm hiện tại mà cả năm sau
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy lệch năm giữa CG tổng và CSR tổng
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
totalcg
Coef.
t-stat
(sig)
.6438**
2.12
(0.038)
totalcg
Coef.
t-stat
(sig)
.8538***
2.88
(0.005)
totalcg
Coef.
t-stat
(sig)
.7191**
2.37
(0.021)
Coef. .6573** Coef. -.1001 Coef. .040
ROA t-stat 2.02 RRTT t-stat -0.44 TBQ t-stat 1.51
(sig) (0.048) (sig) (0.659) (sig) (0.136)
Coef. -.0212 Coef. -.0257 Coef. -.0254
size t-stat -0.65 size t-stat -0.66 size t-stat -0.76
(sig) (0.517) (sig) (0.512) (sig) (0.450)
Coef. .1443 Coef. .0591 Coef. .077
lev t-stat 1.50 lev t-stat 0.67 Lev t-stat 0.88
(sig) (0.138) (sig) (0.506) (sig) (0.381)
Coef. .0185 Coef. -.0017 Coef. .0073
indus t-stat 0.42 indus t-stat -0.04 indus t-stat 0.17
(sig) (0.673) (sig) (0.969) (sig) (0.867)
F(5,62) 3.12 F(5,62) 2.21 F(5,62) 2.70
Prob > F 0.014 Prob > F 0.064 Prob > F 0.028
R-squared 0.201 R-squared 0.151 R-squared 0.178
Adj R-squared 0.136 Adj R-squared 0.083 Adj R-squared 0.112
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
4.2.2. Kết quả CGI thành phần tác động đến CSR tổng
Để làm rõ tác động cụ thể của CG thành phần đến CSR tổng, đề tài tiến
hành phân tích hồi quy cùng năm (bảng 4.6) và lệch năm (bảng 4.7) giữa CG thành
phần và CSR tổng.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
cg_rosh Coef. .0817 cg_rosh Coef. .0627 Coef. .1586
t-stat 0.63 t-stat 0.45 cg_rosh t-stat 1.16
(sig) (0.534) (sig) (0.657) (sig) (0.249)
Coef. .0122 Coef. -.0472 Coef. -.0954
cg_etsh t-stat 0.04 cg_etsh t-stat -0.14 cg_etsh t-stat -0.28
(sig) (0.971) (sig) (0.891) (sig) (0.778)
Coef. .4313** Coef. .4696** Coef. .4759**
cg_rost t-stat 2.19 cg_rost t-stat 2.30 cg_rost t-stat 2.39
(sig) (0.032) (sig) (0.025) (sig) (0.020)
Coef. .3699 Coef. .4818* Coef. .3327
cg_dat t-stat 1.44 cg_dat t-stat 1.85 cg_dat t-stat 1.25
(sig) (0.155) (sig) (0.070) (sig) (0.218)
Coef. .3438 Coef. .5072* Coef. .2893
cg_reob t-stat 1.17 cg_reob t-stat 1.73 cg_reob t-stat 0.92
(sig) (0.247) (sig) (0.089) (sig) (0.359)
Coef. .7283** Coef. -.1897 Coef. .0572*
ROA t-stat 2.25 RRTT t-stat -0.86 TBQ t-stat 1.89
(sig) (0.028) (sig) (0.395) (sig) (0.064)
Coef. -.0624* Coef. -.0763* Coef. -.0754**
size t-stat -1.86 size t-stat -1.95 size t-stat -2.17
(sig) (0.068) (sig) (0.056) (sig) (0.034)
Coef. .1440 Coef. .0398 Coef. .1119
lev t-stat 1.33 lev t-stat 0.39 Lev t-stat 1.05
(sig) (0.189) (sig) (0.696) (sig) (0.296)
Coef. -.0381 Coef. -.0567 Coef. -.0451
indus t-stat -0.89 indus t-stat -1.27 indus t-stat -1.06
(sig) (0.375) (sig) (0.210) (sig) (0.296)
F(9,58) 5.99 F(9,58) 5.13 F(9,58) 5.69
Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000
R-squared 0.481 R-squared 0.443 R-squared 0.469
Adj R-squared 0.401 Adj R-squared 0.357 Adj R-squared 0.386
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
Biến
Total
CSR
cg_rosh Coef. .1642 cg_rosh Coef. .1574 Coef. .2571*
t-stat 1.21 t-stat 1.07 cg_rosh t-stat 1.83
(sig) (0.231) (sig) (0.291) (sig) (0.073)
Coef. .5702 Coef. .4940 Coef. .4446
cg_etsh t-stat 1.65 cg_etsh t-stat 1.36 cg_etsh t-stat 1.28
(sig) (0.105) (sig) (0.178) (sig) (0.206)
Coef. .2671 Coef. .3040 Coef. .3236
cg_rost t-stat 1.31 cg_rost t-stat 1.42 cg_rost t-stat 1.57
(sig) (0.196) (sig) (0.162) (sig) (0.121)
Coef. -.4054 Coef. -.2752 Coef. -.4575
cg_dat t-stat -1.52 cg_dat t-stat -1.00 cg_dat t-stat -1.66
(sig) (0.134) (sig) (0.320) (sig) (0.102)
Coef. .0276 Coef. .2291 Coef. -.0581
cg_reob t-stat 0.09 cg_reob t-stat 0.74 cg_reob t-stat -0.18
(sig) (0.928) (sig) (0.461) (sig) (0.858)
Coef. .8386** Coef. -.1302 Coef. .0710**
ROA t-stat 2.49 RRTT t-stat -0.56 TBQ t-stat 2.29
(sig) (0.016) (sig) (0.578) (sig) (0.025)
Coef. -.0090 Coef. -.0179 Coef. -.0256
size t-stat -0.26 size t-stat -0.44 size t-stat -0.71
(sig) (0.795) (sig) (0.663) (sig) (0.478)
Coef. .1669 Coef. .0469 Coef. .1372
lev t-stat 1.48 lev t-stat 0.44 lev t-stat 1.25
(sig) (0.143) (sig) (0.662) (sig) (0.216)
Coef. .0215 Coef. -.0064 Coef. .0154
indus t-stat 0.49 indus t-stat -0.14 indus t-stat 0.35
(sig) (0.629) (sig) (0.891) (sig) (0.727)
F(9,58)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
2.44
0.020
0.274
0.161
F(9,58)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
1.62
0.130
0.209
0.076
F(9,58)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
2.31
0.027
0.263
0.149
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
Kết quả ở bảng 4.6 xác định thành phần của CG là cg_rost (vai trò các bên
liên quan) có mối quan hệ dương và có ý nghĩa 5% với CSR trong các trường hợp
có các biến ROA, RRTT và TBQ, đại diện cho hiệu quả tài chính của công ty. Điều
này cho thấy các bên liên quan như người lao động, khách hàng, cộng đồng, nhà
đầu tư, môi trường,…, quan tâm đáng kể đến các chính sách về trách nhiệm xã hội
của công ty. Việc thực hiện tốt trách nhiệm thông tin, trách nhiệm giải trình và
trách nhiệm tài chính đối với các bên đã được phản ánh cụ thể trong các báo cáo
thường niên và báo cáo phát triển bền vững, do vậy trách nhiệm với các bên liên
quan sẽ tác động tích cực đến chỉ số CSR cùng năm.
Trong khi đó, kết quả ở bảng 4.7 cho thấy khi phân tích hồi quy lệch năm,
chỉ có biến cg_rosh (quyền của cổ đông) có mối quan hệ dương và có ý nghĩa mức
10% với CSR. Điều đó có nghĩa, một khi công ty thực hiện tốt trách nhiệm đối với
cổ đông - chủ sở hữu công ty, thì đồng thời cũng tạo ra hình ảnh tích cực về trách
nhiệm xã hội của công ty trong năm tiếp theo. Các chi phí thực hiện các quyền cổ
đông có ý nghĩa tích cực đối với chính sách và thực thi CSR của công ty.
Mô hình hồi quy lệch năm có R2 điều chỉnh từ 0,07 đến 0,16 cho thấy mối
quan hệ giữa các biến CG thành phần và CSR tổng không chặt chẽ bằng mô hình
hồi quy cùng năm có R2 điều chỉnh là từ 0,35 đến 0,40.
4.2.3 Kết quả CG tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần
Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa CG tổng ảnh hưởng đến phương diện nào
của CSR, đề tài tiến hành phân tích hồi quy cùng năm (bảng 4.8) và lệch năm (bảng
4.9) giữa biến CG tổng và các CSR thành phần.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.856*** 1.088*** -.2026 1.649***
totalcg t-stat 4.13 3.19 -0.49 3.12
(sig) (0.000) (0.002) (0.628) (0.003)
Coef. .5506 .379 1.153 1.221**
ROA t-stat 1.14 1.04 2.59 2.16
(sig) (0.258) (0.304) (0.012) (0.035)
Coef. -.0490 -.0769** .0298 -.1347**
size t-stat -1.02 -2.10 0.67 -2.38
(sig) (0.314) (0.040) (0.507) (0.021)
Coef. .0566 .1659 .1057 .3672**
lev t-stat 0.40 1.54 0.80 2.20
(sig) (0.692) (0.130) (0.424) (0.032)
Coef. -.0736 .0124 .0549 -.1153
indus t-stat -1.14 0.25 0.92 -1.52
(sig) (0.260) (0.802) (0.363) (0.134)
F(5,62) 8.28 3.85 1.76 8.50
Prob > F 0.000 0.004 0.134 0.000
R-squared 0.400 0.237 0.124 0.406
Adj R-squared 0.352 0.175 0.053 0.358
Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần (tt)
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.973*** 1.229*** .1653 2.116***
totalcg t-stat 4.61 3.76 0.40 4.08
(sig) (0.000) (0.000) (0.691) (0.000)
Coef. -.2650 .0033 -.1765 .0524
RRTT t-stat -0.81 0.01 -0.56 0.13
(sig) (0.419) (0.989) (0.577) (0.895)
Coef. -.0686 -.0744* .0219 -.1220*
size t-stat -1.22 -1.73 0.40 -1.79
(sig) (0.277) (0.089) (0.688) (0.078)
Coef. -.0084 .1146 -.0436 .2008
lev t-stat -0.07 1.18 -0.35 1.30
(sig) (0.947) (0.243) (0.742) (0.199)
Coef. -.0773 -.00379 .019 -.1705*
indus t-stat -1.17 -0.08 0.30 -2.12
(sig) (0.247) (0.940) (0.764) (0.038)
F(5,62) 8.07 3.58 0.44 7.05
Prob > F 0.000 0.006 0.816 0.000
R-squared 0.393 0.223 0.034 0.362
Adj R-squared 0.345 0.161 -0.043 0.310
Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần (tt)
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.638*** 1.165*** .1495 1.683***
totalcg t-stat 3.85 3.43 0.35 3.23
(sig) (0.000) (0.001) (0.730) (0.002)
Coef. .1013*** .0151 .0175 .0990**
TBQ t-stat 2.66 0.50 0.46 2.12
(sig) (0.010) (0.619) (0.650) (0.038)
Coef. -.0661 -.0775** .0338 -.1469**
size t-stat -1.41 -2.07 0.71 -2.56
(sig) (0.162) (0.042) (0.479) (0.013)
Coef. .0347 .1226 -.0406 .2539
lev t-stat 0.28 1.25 -0.33 1.69
(sig) (0.778) (0.216) (0.745) (0.097)
Coef. -.0556 .0026 .0135 -.1264*
indus t-stat -0.91 0.05 0.22 -1.69
(sig) (0.364) (0.957) (0.827) (0.096)
F(5,62) 10.18 3.64 0.42 8.45
Prob > F 0.000 0.005 0.832 0.000
R-squared 0.450 0.227 0.032 0.405
Adj R-squared 0.406 0. 164 -0.045 0.357
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.8 có 3 phần với các biến giống nhau ngoại trừ biến hiệu quả tài
chính khác nhau lần lượt là ROA (phần1) rủi ro thị trường (phần2) và Tobin Q
(phần3).
Ở kết quả bảng 4.8 cho thấy tồn tại mối quan hệ dương và có ý nghĩa 1%
giữa CG tổng và các biến CSR thành phần như csr_env (môi trường), csr_employ
(người lao động), và csr_prod (sản phẩm). Từ kết quả này có thể nhận xét ban quản
lý, hội đồng quản trị và ban giám đốc có sự quan tâm đáng kể đến trách nhiệm xã
hội đối với môi trường, người lao động và sản phẩm, và điều này cũng chính là
việc quan tâm đến các bên liên quan, thể hiện trong bảng 4.7. Bên cạnh đó, kết quả
phân tích hồi quy lệch năm ở bảng 4.9 cho thấy vẫn có mối quan hệ dương giữa
CG và csr_env, csr_employ ở mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10%, nhưng mối liên
hệ này tương đối không chặt chẽ.
Bảng 4.9 cũng gồm 3 phần với khác biệt là hiệu quả tai chính lần lượt là
ROA, rủi ro thị trường và Tobin Q.
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR
thành phần
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.044** .5856* .1140 .550
totalcg t-stat 2.35 1.70 0.27 1.06
(sig) (0.022) (0.093) (0.791) (0.294)
Coef. .5453 .1490 .4070 1.656***
ROA t-stat 1.14 0.40 0.89 2.97
(sig) (0.257) (0.687) (0.378) (0.004)
Coef. -.0438 -.0303 .0834* -.0763
size t-stat -0.92 -0.82 1.82 -1.37
(sig) (0.361) (0.414) (0.074) (0.176)
Coef. .1212 .1447 .0172 .3045*
lev t-stat 0.86 1.33 0.13 1.85
(sig) (0.391) (0.188) (0.899) (0.069)
Coef. -.0669 .0675 .0715 .0256
indus t-stat -1.05 1.36 1.16 0.34
(sig) (0.300) (0.177) (0.250) (0.733)
F(5,62) 3.58 1.27 2.55 3.55
Prob > F 0.006 0.282 0.036 0.006
R-squared 0.224 0.093 0.170 0.222
Adj R-squared 0.161 0.019 0.103 0.159
Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR thành phần (tt)
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.307*** .5818* .2106 1.063**
totalcg t-stat 3.08 1.79 0.52 2.03
(sig) (0.003) (0.078) (0.607) (0.047)
Coef. .1889 -.1812 -.1652 -.3005
RRTT t-stat 0.59 -0.73 -0.53 -0.75
(sig) (0.561) (0.466) (0.596) (0.454)
Coef. -.0236 -.0452 .0716 -.0918
size t-stat -0.42 -1.06 1.34 -1.33
(sig) (0.673) (0.293) (0.185) (0.187)
Coef. .0412 .1308 -.0319 .0915
lev t-stat 0.33 1.35 -0.26 0.59
(sig) (0.746) (0.181) (0.793) (0.560)
Coef. -.1036 .0745 .0664 -.0220
indus t-stat -1.58 1.48 1.06 -0.27
(sig) (0.119) (0.143) (0.295) (0.787)
F(5,62) 3.34 1.35 2.43 1.69
Prob > F 0.009 0.254 0.045 0.150
R-squared 0.212 0.098 0.163 0.120
Adj R-squared 0.148 0.025 0.096 0.049
Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR thành phần (tt)
Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod
Coef. 1.038** .5964* .3237 .6708
totalcg t-stat 2.38 1.76 0.76 1.29
(sig) (0.021) (0.083) (0.448) (0.203)
Coef. .0504 .0107 -.0145 .1193**
TBQ t-stat 1.30 0.36 -0.39 2.58
(sig) (0.199) (0.722) (0.701) (0.012)
Coef. -.0508 -.0315 .0891* -.0904
size t-stat -1.06 -0.85 1.91 -1.57
(sig) (0.295) (0.401) (0.061) (0.120)
Coef. .0747 .1303 -.0454 .1450
lev t-stat 0.59 1.33 -0.37 0.96
(sig) (0.556) (0.188) (0.712) (0.339)
Coef. -.0695 .0655 .0485 .0039
indus t-stat -1.11 1.35 0.80 0.05
(sig) (0.271) (0.182) (0.427) (0.958)
F(5,62)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
3.68
0.005
0.228
0.166
1.26
0.291
0.092
0. 013
2.39
0.045
0.161
0.094
3.06
0.01523230
0.197
0.133
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
Khi hiệu quả tài chính được đo bằng rủi ro thị trường, có xuất hiện tác động
của CGI đến trách nhiệm với sản phẩm (mức ý nghĩa 5%): điều đó có nghĩa công
ty có quản trị công ty tốt thì đôn thời cũng quan tâm tới sản phẩm, thể hiện trách
nhiệm với người tiêu dùng.
Trong các mô hình tác động của CG tổng và các thành phần của CSR không
thấy có mối quan hệ giữa CG và trách nhiệm với cộng đồng. Điều đó cho thấy hội
đồng quản trị ít quan tâm đến hoạt động từ thiện và hoạt động nhân viên tình
nguyện của công ty, hoặc các cổ đông chấp nhận dành ít nguồn lực cho hoạt động
từ thiện.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết quả chính của luận văn
Kết quả khảo sát và phân tích các công ty niêm yết trên HOSE có công bố
chính sách quản trị công ty và CSR trong các báo cáo của mình giai đoạn 2013-
2015 cho thấy: (1) chỉ số CG tổng và các CG thành phần có tác động tích cực đến
chỉ số CSR tổng; (2) chỉ số CG tổng có tác động dương đến các chỉ số CSR thành
phần; (3) ảnh hưởng của CG đến CSR nói chung cùng năm rõ ràng hơn so với lệch
năm. Kết quả trên cho thấy công ty nào có hệ thống quản trị công ty tốt thì đồng
thời cũng có những chính sách CSR tích cực, có trách nhiệm với các bên liên quan
như người lao động, môi trường và sản phẩm. Mặt khác, các công ty có hệ thống
quản trị công ty tốt cũng quan tâm đến việc truyền thông về CSR, đến xuất bản
báo cáo phát triển bền vững.
Bảng 5.1: Kết quả chính của luận văn
STT Quan hệ Kết quả tác động Mức ý nghĩa
1 CG tổng CSR tổng cùng năm Tích cực 1%
2 CG tổng CSR tổng lệch năm Tích cực 5% - 1%
3 CGI thành phần CSR tổng của năm
- Trách nhiệm với các bên liên quan Tích cực 5%
4 CG tổng CSRI thành phần cùng
năm
- CG môi trường
- CG người lao động
- CG sản phẩm
Tích cực
Tích cực
Tích cực
1%
1%
1%
5 CG tổng CSR thành phần lệch năm
- CG môi trường
- CG người lao động
- CG sản phẩm
Tích cực
Tích cực
Tích cực
5% - 1%
10%
5%
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

More Related Content

What's hot

Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Bee Bee
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
luanvantrust
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Share Tai Lieu
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
jackjohn45
 
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanhĐề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
luanvantrust
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
Vu Huy
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Bùi Quang Xuân
 
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
dulichsinhthai1
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
Dương Hà
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Quang Hoang
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
nataliej4
 
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAYLuận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Bai giang ton kho
Bai giang  ton khoBai giang  ton kho
Bai giang ton kho
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanhĐề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAYLuận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docxGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đườngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh NghiệpLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp (20)

Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docxGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Thúy Anh.docx
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đườngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh NghiệpLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Doanh Nghiệp Và Giá Trị Doanh Nghiệp
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ KIM NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ KIM NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN TP.HCM, tháng 10 năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trường hợp các công ty niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Viết Tiến. Các số liệu là kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN ĐỖ KIM NGÂN
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2 1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............4 2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility-CSR).....4 2.2 Quản trị công ty (Corporate Governance-CG) .....................................................9 2.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp....18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................21 3.1 Dữ liệu .......................................................................................................................21 3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................27 4.1 Thống kê mô tả.........................................................................................................27 4.2 Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................................31 4.2.1 Kết quả CG tổng tác động đến CSR tổng ..........................................................31 4.2.2 Kết quả các chỉ số CG thành phần tác động đến CSR tổng.............................33 4.2.3 Kết quả các CG tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần......................37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................44
  • 5. 5.1 Kết quả chính của luận văn.....................................................................................44 5.2 Hàm ý quản trị..........................................................................................................45 5.3 Hạn chế của luận văn...............................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH 68 CÔNG TY
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CG : Quản trị công ty (QTCT) - Corporate Governance CSR : Trách nhiệm xã hội công ty - Corporate Social Responsibility ESG : Environment – Social – Governance PRI : Principles for Responsible Investment BCTN : Báo cáo thường niên BCBV : Báo cáo bền vững HĐQT : Hội đồng quản trị OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) IFC : Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation) CGI : Chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance Index) CSRI : Chỉ số trách nhiệm xã hội CFP : Hiệu quả tài chính QTCT : Quản trị công ty ROA : Suất sinh lời/ Tổng tài sản TBQ : Tobin Q RRTT : Rủi ro thị trường Size : Quy mô công ty Lev : Đòn bẩy
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến....................................................................................25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả............................................................................................27 Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR cùng năm................................29 Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR lệch năm.................................30 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cùng năm giữa CG tổng và CSR tổng............................32 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy lệch năm giữa CG tổng và CSR tổng...........................33 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng.................................................................................................................................34 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng .............................................................................................................................. 35 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần.................................................................................................................................38 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần .............................................................................................................................. 41 Bảng 5.1: Kết quả chính của luận văn........................................................................44
  • 8. TÓM TẮT Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (CG) và trách nhiệm xã hội công ty (CSR) đối với các đối tác tiềm năng trước khi nhận tiền gửi hoặc chấp nhận tín dụng của họ. Các định chế tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các nguyên tắc ESG của PRI (https://www.unpri.org). ESG là các nguyên tắc về “môi trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp để có thể trở thành khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ nhất định. Nghiên cứu này nghiên cứu về CG và CSR của các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định chế tài chính. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và hiệu quả tài chính công ty (CFP), cũng như mối quan hệ giữa CSR và CFP. Trong khi đó, CSR và CG đều là trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan. Tuy nhiên, có tương đối ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và CSR ở các nước phát triển, nhất là ở các nước đang phát triển như ở Châu Á. Do đó, bài báo này dự định xem xét mối quan hệ giữa CG và CSR đối với các công ty được niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Stuebs và Sun (2015), nghĩa là dựa trên phân tích nội dung báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 để hình thành bộ chỉ số CG và CSR của các công ty. Kết quả khảo sát và phân tích chỉ số CG và CSR của các công ty niêm yết trên HOSE có công bố chính sách quản trị công ty và CSR trong các báo cáo của mình giai đoạn 2013- 2015 cho thấy: (1) chỉ số CG tổng và các CG thành phần có tác động tích cực đến chỉ số CSR tổng, (2) chỉ số CG tổng có tác động dương đến các chỉ số CSR thành phần, (3) ảnh hưởng của CG đến CSR nói chung cùng năm rõ ràng hơn so với lệch năm. Kết quả trên cho thấy công ty nào có hệ thống quản trị công ty tốt thì đồng thời cũng có những chính sách CSR tích cực, có trách nhiệm với các bên như người lao động, môi trường và sản phẩm.
  • 9. Từ khóa: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), quản trị công ty (CG), lý thuyết các bên liên quan, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), công ty niêm yết, Việt Nam.
  • 10. ABSTRACT Towards sustainable economic development, banks and financial institutions are the world's largest and pursue approval "Equator Principles" (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), under which banks and financial institutions need to assess the corporate governance (CG) and Corporate Social Responsibility (CSR) for the potential partners before taking deposits or accept credit their. The financial institutions also need to assess the investment projects according to the principles of the PRI ESG (https://www.unpri.org). ESG is the principle of "environment", "social" and "governance". In other words, businesses that can become customers of the financial institutions need to practice CG and CSR as a common practice. There are many studies on the relationship between CG and company financial performance (CFP), as well as the relationship between CSR and CFP. Meanwhile, CSR and CG are the responsibilities of business to stakeholders. However, there are relatively few studies on the relationship between CG and CSR in developing countries, especially in Asia. Therefore, this paper intends to consider the relationship between CG and CSR for listed companies in Vietnam. This uses the approach of Stuebs and Sun (2015), that is based on content analysis of financial research statements, annual report, sustainable development report for 2013-2015 period to form the CG and CSR indicators of companies. Survey results and analysis of CG and CSR indicators of companies listed on HOSE for the period 2013- 2015 show that: (1) index CG total and CG elements have a positive impact on the index CSR total, (2) index CG total impact positive to indicators CSR component, (3) effects of CG - CSR in general the same year clearer than on the next year. The above results show that companies get corporate governance system better, it also has a positive CSR policies, responsibility to different stakeholders such as employees, the environment and product. Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), corporate governance (CG), the theory of stakeholders, Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), listed company, Vietnam.
  • 11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (Corporate Governance - CG) và trách nhiệm xã hội công ty (Corporate Social Responsibility - CSR) đối với các đối tác tiềm năng trước khi nhận chấp nhận tài trợ tín dụng của họ. Các định chế tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các nguyên tắc ESG (Environment – Social – Governance – ESG) của PRI (Principles for Responsible Investment – PRI) (https://www.unpri.org/). ESG là các nguyên tắc về “môi trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp, để có thể trở thành khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ nhất định. Luận văn này nghiên cứu về chính sách và thực hành CG và CSR của các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định chế tài chính, trong đó xem xét ảnh hưởng của chính sách và thực hành CG đối với chính sách và thực hành trách nhiệm xã hội. Mặt khác, khái niệm các bên liên quan (stakeholder) được hình thành từ năm 1992 (Hill và Jones, 1992) đã được sử dụng rộng rãi trong kinh tế và quản trị. Trong CSR, doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau như người lao động, cộng đồng, môi trường, nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp, các nhóm lợi ích khác,… Trong Quản trị công ty (CG), bộ phận quản lý, bao gồm hội đồng quản trị và ban giám đốc, có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu các bên liên quan như cổ đông, chủ nợ, nhà nước,… CSR quan tâm đến trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường trong khi CG quan tâm đến trách nhiệm tài chính, trách nhiệm thông tin và trách nhiệm giải trình của nhóm quản lý đối với chủ doanh nghiệp. Rõ ràng giữa CSR và CG có một số nội dung giao thoa với nhau, có một số quan hệ đan
  • 12. xen, giữa CSR và CG có tác dộng qua lại với nhau. Luận văn này chỉ xem xét quan hệ tác động một chiều từ CG đến CSR. Do vậy câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: CG và các thành phần của CG có ảnh hưởng như thế nào đến CSR và các thành phần của CSR? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn này xác định mối quan hệ CG – CSR, nhất là ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Quan hệ giữa CG và CSR có thể là quan hệ hai chiều, để trách tác động ngược từ CSR – CG luận văn sẽ khảo sát thêm quan hệ CG – CSR lệch thời gian một năm,nghĩa là xem xét CG của năm t-1 ảnh hưởng như thế nào đến CSR năm t Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu của luận văn:  Quản trị công ty có mối quan hệ như thế nào với trách nhiệm xã hội trong cùng thời điểm;  Quản trị công ty hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm xã hội trong tương lai. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến thực hành trách nhiệm xã hội công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh 1.4. Phạm vi nghiên cứu  Các công ty niêm yết tại HOSE có thực hành CSR và CG theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nhất là các công ty có xuất bản các báo cáo phát triển bền vững, báo cáo quản trị công ty hoặc có những nội dung đó trong báo cáo thường niên. Số lượng công ty thỏa mãn tiêu chí này là 68 công ty.  Khoảng thời gian: 3 năm 2013-2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Vì các khái niệm quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là các các khái niệm có thể dễ dàng định lượng nên luận văn tìm kiếm các chỉ số đại diện cho CG và CSR và gọi là chỉ số CG và chỉ số CSR. Đề tài dự
  • 13. kiến sử dụng chỉ số quản trị công ty (Corporate governance Index - CGI) được xây dựng bởi OECD (2004), còn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) được đo lường theo phương pháp của Amran (2015) và hướng dẫn của GRI phiên bản 4 - GRI4. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân tích các báo cáo phát triển bền, báo cáo quản trị công ty,…website của các công ty, từ đó lượng hoá thành các chỉ số CGI và CSRI. Các thông tin về CG và CSR trong các báo cáo có thể là chính sách (sẽ thực thi trong năm) cũng có thể là thực hành (hoạt động đã thực hiện nên các chỉ số) cũng phản ánh cả hai phương diện chính sách và hực hành của các công ty liên quan
  • 14. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi đó, Caroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”. Theo Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách cólợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. CSR được định nghĩa là "sự tích hợp tự nguyện các vấn đề xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh và sự tương tác của các công ty với các bên liên quan" (Ủy ban Châu Âu, 2002). Như vậy, CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan. Các doanh nghiệp đó phải quan tâm tới việc các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy rõ hơn bản chất của CSR. Do đó, nghiên cứu thống nhất với khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững.
  • 15. Mặc dù hiện nay CSR là một vấn đề tương đối phổ biến. Song, trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của CSR, dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến: Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của CSR. Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp TNXH (Nguồn: Carroll Archie, 1999) Theo mô hình trên, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng: CSR của doanh nghiệp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và bao trùm nhiều khía cạnh. Ngoài cách tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo các bên liên quan. Tiếp cận theo các bên liên quan
  • 16. Các bên liên quan, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi CSR doanh nghiệp có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten và Moon, 2005). Theo hình 2, CSR đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung ứng. Hình 2.2: Các đối tượng tác động của CSR Nguồn: Tác giả tổng hợp Các nội dung thực thi CSR và các mức độ quan tâm của các bên liên quan khác nhau đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khác nhau. Có thể thấy rằng tùy thuộc vào mục tiêu của từng đối tượng cụ thể mà các khía cạnh CSR sẽ được nhận thức theo từng mức độ khác nhau. Đối với chủ sở hữu công ty, họ luôn xem trách nhiệm kinh tế là mực tiêu quan tâm hàng đầu đối với họ vì lợi ích của cổ đông và chính bản thân công ty. Trong khi khách hàng luôn đặt vấn đề đạo đức của công ty vào sản phẩm họ sản xuất và cung cấp trên thị trường là mối quan tâm chính, thì người lao động lại xem trách nhiệm thực thi pháp luật của công ty đối với họ lại là vấn đề thiết yếu để bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân cũng như gia đình của họ. Đối với cộng đồng, luôn đề cao các hoạt động tham gia từ thiện của các công ty, doanh nghiệp thông qua các hoạt động như bảo vệ môi trường, đóng góp, ủng hộ, tài trợ, quyên góp, giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn,
  • 17. thiên tai.v.v… là vấn đề quan trọng bởi vì ngoài trách nhiệm với cơ quan chủ quản thông qua việc đóng thuế thì các công ty, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh nơi họ đặt cơ sở hạ tằng để thực hiện các hoat động sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, các cơ quan chủ quản, họ xem cả bốn trách nhiệm trên đều quan trọng và thiết yếu mà bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp hay một bên liên quan nào cũng cần có để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Theo Vilanova et al. (2009) CSR bao gồm năm khía cạnh như tầm nhìn, quan hệ cộng đồng, nơi làm việc, trách nhiệm giải trình và thị trường. Tầm nhìn bao gồm phát triển chiến lược CSR, tiêu chí đạo đức và giá trị trong tổ chức. Quan hệ cộng đồng bao gồm quan hệ đối tác với các bên liên quan khác nhau như khách hàng, nhà cung cấp, v.v. Nơi làm việc bao gồm các quyền con người và quy tắc lao động trong tổ chức. Trách nhiệm giải trình bao gồm tính minh bạch trong công bố thông tin và báo cáo tài chính. Thị trường là trách nhiệm trong quy trình kinh doanh cốt lõi như trách nhiệm với nhà cung cấp và với khách hàng. Theo Amran (2015) CSR gồm 4 phần chính: (i) trách nhiệm với môi trường; (ii) trách nhiệm với người lao động; (iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản phẩm. Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015). CSR được xây dựng và phân tích trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan (Hill và Jones, 1992). Một bên liên quan có thể được coi là một "nhóm hoặc cá nhân những người mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức" Freeman (1984). Quan hệ với bên liên quan ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau, trong khi đó, trách nhiệm với nhà đầu tư cũng là một phương diện của CG. Do đó, quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả thực hành CSR, vì quản trị công ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm của các bên liên quan đối với các hoạt động CSR của công ty. Các tài liệu CSR cho thấy có nhiều thách thức trong việc đo lường hiệu quả xã hội của công ty (Graves và Waddock, 1994). Trong thực tế, do các định nghĩa khác nhau về CSR nên thiếu sự đồng thuận trong cách đo CSR. Abbott và Monsen (1979) nói rằng có hai khó khăn cơ bản trong việc đo lường CSR liên quan đến
  • 18. mục đích nghiên cứu. Việc đầu tiên trong số này là việc thiếu thông tin định lượng về các hoạt động xã hội. Để khắc phục điều này, họ cho rằng đối với mục đích nghiên cứu các hoạt động CSR phải được đo và được báo cáo thống nhất bởi một số lượng lớn các công ty cho phép phân tích thống kê được thực hiện. Khó khăn thứ hai là phát triển một phương pháp phù hợp để đo lường toàn bộ tác động của các hoạt động xã hội của công ty lên phạm vi xã hội rộng lớn hơn. Nhiều học giả đã đo CSR theo những cách khác nhau. Griffin và Mahon (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR - CFP khi sử dụng một thước đo duy nhất của hiệu quả xã hội - ô nhiễm môi trường. Ví dụ khác về các thước đo khác nhau bao gồm sử dụng xếp hạng tài chính và các chỉ số được phát triển như: KLD Kinder, Lydenberg, Domini và Co (Waddock và Graves 1997), trong đó điều tra một loạt các nguồn và sử dụng các tiêu chí định lượng để xác định các giá trị phù hợp; Vigeo của Châu Âu (Vermeir và cộng sự, 2005); cơ sở dữ liệu đầu tư xã hội Canada (Canadian Social Investment Database - CSID) (Mahoney và Roberts 2007); bộ dữ liệu doanh nghiệp Monitor CSP cho các công ty Úc (Kristoffersen và cộng sự, 2005); Toxics Release Inventory (TRI), trong đó chỉ tập trung vào một vài ngành công nghiệp; công dân doanh nghiệp tốt (Best Corporate Citizens). Gần đây, STRING Consultants đã phát triển một chỉ số CSR cho các công ty Sri Lanka (Anthonisz, 2011). Saleh và cộng sự (2008) giải thích rằng những đánh giá được "dựa trên tỷ trọng bằng nhau của bảy tiêu chí. Bảy tiêu chí bao gồm lợi nhuận trung bình của cổ đông trong ba năm và điểm trung bình trên sáu thước đo hiệu quả xã hội được báo cáo bởi một công ty nghiên cứu đầu tư xã hội đáng tin cậy" (Murphy và Poist 2002, trang 6). Hiện nay, nhiều hệ thống đo lường CSR được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu. Các hệ thống đo lường được biết như là các chỉ số chủ quan. Các chỉ số đầu tiên là khảo sát của sinh viên kinh doanh (Heinz, 1976), giảng viên kinh doanh (Moskowitz, 1972) hoặc thậm chí các bảng xếp hạng tài sản (McGuire và cộng sự, 1988). Các nghiên cứu khác đã sử dụng công cụ điều tra buộc phải lựa chọn (Aupperle và cộng sự, 1985; Aupperle, 1991), chỉ số uy tín của công ty (McGuire và cộng sự, 1988.) và phân tích nội dung của văn bản (Wolfe, 1991) như các công
  • 19. cụ đo lường trong nghiên cứu CSR. Ngoài ra, một số chỉ số CSR khác nhau củng có sẵn (Hopkins 2005) chẳng hạn như các chỉ số cộng đồng doanh nghiệp (Business in the Community - BITC), chỉ số FTSE4Good, chỉ số Bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Index - DJSI), đạo đức kinh doanh 100, xếp hạng trách nhiệm (AA), báo cáo Sáng kiến toàn cầu (GRI) và chỉ số KLD (Graves và Waddock, 1994). Thật không may, các phép đo CSR sử dụng thông thường không thể áp dụng trực tiếp vào các nghiên cứu của các nước đang phát triển (Hopkins, 2005) bởi vì các thước đo này dựa trên các công ty của các nước phát triển (Fortune 500 công ty) và các tiêu chuẩn CSR quốc tế (Pháp luật Lao động Quốc tế). Do đó, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển thường sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo hiệu quả CSR từ các cuộc điều tra khác nhau. Theo Ghauri và Gronhaug, (2005) - "Dữ liệu thứ cấp là hữu ích không chỉ để tìm thông tin để giải quyết vấn đề nghiên cứu mà còn để hiểu rõ hơn và giải thích vấn đề nghiên cứu của chúng tôi". Ngược lại với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác. Do đó, thước đo phổ biến nhất đối với CSR sẽ là chỉ số CSR, được trích xuất từ các dữ liệu thứ cấp. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách sử dụng BCTN và BCBV thông qua phương pháp phân tích nội dung. 2.2. Quản trị công ty (Corporate governance - CG) Có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT vừa trong thực tiễn lẫn trong nghiên cứu học thuật (Bebchuk & Hamdani 2009; Shleifer & Vishny 1997). Đặc biệt, các sự kiện về sự sụp đổ của nhiều công ty lớn trên thế giới, chẳng hạn như WorldCom, Enrol và Arthur Andersen, được khẳng định có liên quan đến vấn đề QTCT (Erkens et al. 2012). Vì vậy, nhiều học giả đã xem xét lại định nghĩa cũng như các khía cạnh khác nhau của QUẢN TRỊ CÔNG TY và cho rằng sự khác biệt về văn hóa, hệ thống pháp luật và diễn biến lịch sử từ nước này sang nước làm cho khó xác định một định nghĩa thống nhất chung về quản trị công ty (Ararat et al. 2016; Black 2001; Claessens & Yurtoglu 2013).
  • 20. Từ quan điểm hẹp, Shleifer & Vishny (1997) định nghĩa quản trị công ty là cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho công ty đảm bảo bản thân họ nhận được lợi nhuận tốt từ việc đầu tư. Định nghĩa này hẹp ở chỗ nó nhấn mạnh đến các nhà cung cấp tài chính và không nhận ra mối quan hệ giữa các bên liên quan và các nhà quản lý của công ty. Tương tự, Hội đồng Cadbury định nghĩa một hệ thống quản trị là “hệ thống mà công ty được chỉ đạo và kiểm soát” (Cadbury 1992a). Theo tiêu chuẩn của Úc (2003) định nghĩa quản trị công ty là quá trình mà các tổ chức được chỉ đạo, kiểm soát và nắm giữ. Sheikh & Chatterjee (1995) định nghĩa quản trị công ty là “một hệ thống trong đó các thành viên HĐQT được giao phó trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến sự chỉ đạo các công việc của công ty”. Hội đồng Quản trị công ty ASX (Council 2014) định nghĩa quản trị công ty như sau: Khuôn khổ các quy tắc, các mối quan hệ, các hệ thống và các quy trình bên trong và qua đó quyền lực được thực hiện và kiểm soát trong tập đoàn. Nó bao gồm các cơ chế mà các công ty, và những người đang kiểm soát, được tổ chức để thực hiện. Quản trị công ty có ảnh hưởng đến cách thức mà các mục tiêu của công ty được đặt ra và đạt được, làm thế nào rủi ro được theo dõi và đánh giá, và làm thế nào hiệu quả được tối ưu hóa. Một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng nghĩa vụ chính của một công ty là hướng tới việc tối đa hóa sự giàu có cho các cổ đông (Baker et al. 1988; Fama & Jensen 1983; Jensen 1986; Jensen & Meckling 1976; Ross 1973; Scharfstein 1988). Góc nhìn hẹp của định nghĩa này phù hợp với mô hình tài chính thông thường có thể được giải thích thông qua các lý thuyết đại diện. Các cổ đông đóng vai trò của người chủ và người quản lý là người đại diện. Quan điểm này cũng tương tự như một định nghĩa của Walker (2009), trong đó khẳng định rằng “vai trò của quản trị công ty là để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của cổ đông bằng cách thiết lập các định hướng chiến lược của công ty, bổ nhiệm và giám sát quản lý nhằm để đạt được mục tiêu trên”.
  • 21. OECD (2004) định nghĩa: “Quản trị công ty bao gồm một tập hợp các mối quan hệ giữa nhà quản lý của công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên quan khác. Cơ cấu quản trị công ty quy định cụ thể việc phân phối các quyền và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty, chẳng hạn như hội đồng quản trị, nhà quản lý, các cổ đông và các bên liên quan khác, và giải thích rõ ràng các quy tắc và thủ tục ra quyết định về các công việc của công ty. Bằng cách này, nó cũng cung cấp các cấu trúc thông qua đó các mục tiêu của công ty được thiết lập và các phương tiện đạt được những mục tiêu này và giám sát hiệu quả”. Trong trường hợp này, công ty được coi là một thực thể xã hội có trách nhiệm giải trình và trách nhiệm với các bên liên quan, bao gồm cổ đông, các chủ nợ, các nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, quản lý, chính phủ và cộng đồng địa phương (Freeman & Reed 1983). Rezaee (2009) mô tả quản trị công ty như một quá trình liên tục quản lý, kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị cho cổ đông và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan khác. Theo định nghĩa này, có bảy chức năng quan trọng của quản trị công ty: kiểm tra, quản lý, tuân thủ, kiểm toán nội bộ, tư vấn, kiểm toán độc lập và giám sát. Những định nghĩa ủng hộ các trường phái khác cho rằng một công ty có nghĩa vụ không chỉ cho các cổ đông của mình, mà còn cho tất cả các bên liên quan, người có đóng góp rất cần thiết cho sự thành công của công ty (Chicago Press & Freeman 1984; Donaldson & Preston 1995). Theo góc nhìn này, Solomon & Solomon (2014) định nghĩa quản trị công ty là “hệ thống kiểm tra và cân bằng, cả bên trong và bên ngoài cho các công ty, trong đó đảm bảo rằng các công ty hoàn thành trách nhiệm giải trình của họ cho tất cả các bên liên quan và hành động có trách nhiệm với xã hội trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ”. Mục đích của quản trị công ty là để tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực bằng cách giảm gian lận và quản lý kém với quan điểm không chỉ để phát huy tối đa mà còn để gắn kết mâu thuẫn lợi ích thường xảy ra của tất cả các bên liên quan (Cadbury 1999). Như vậy, quan điểm này cho rằng một công ty là một phần mở rộng các chủ sở hữu của nó với mục tiêu cốt lõi là cung cấp hàng hóa
  • 22. hoặc dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng, từ đó nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa tài sản của các chủ sở hữu (West 2006). Bên cạnh đó, mối quan tâm chính và thường xuyên của quản trị công ty là với các hệ thống quản trị khác nhau làm sao quản lý có hiệu quả các mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau (Maher & Andersson 2000). Aguilera & Jackson (2003) nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan truyền thống của quản trị công ty, và quan sát thấy rằng công ty là một “mối quan hệ của các hợp đồng” với các bên liên quan khác nhau, họ nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của công ty nên là tối đa hóa lợi ích của tất cả các bên liên quan. Kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu có một cái nhìn rộng hơn về khái niệm quản trị công ty với sự công nhận của các bên liên quan rõ ràng (Wanyama et al. 2013). Hơn nữa, Allen et al. (2005) tìm thấy rằng mô hình các bên liên quan của quản trị công ty là hữu ích đối với các nước đang phát triển, như theo đuổi lợi ích của họ có thể giúp khắc phục những thất bại của thị trường của các nước này ở các nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu đều thừa nhận định nghĩa được sử dụng bởi các nguyên tắc của OECD (2004) vì định nghĩa này toàn diện và bao quát toàn bộ khuôn khổ quản trị công ty. Theo các nguyên cứu cho rằng các công ty không chỉ kiểm soát và hướng vào mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý và hội đồng quản trị, mà còn có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan. Do đó, quan điểm các bên liên quan được ủng hộ bởi các nguyên tắc của OECD về quản trị công ty cũng sẽ được xem xét xuyên suốt trong nghiên cứu này. Theo OECD (2004), “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông cũng như các bên liên quan khác. Quản trị công ty tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”.
  • 23. Các nguyên tắc CG của OECD (2004) là cơ sở để đo lường và chấm điểm chất lượng hoạt động của CG thông qua bảng câu hỏi thực hành CG, thường được sử dụng ở các nước phát triển. Chỉ số thực hành CG gồm 5 thành phần chính: (i) Quyền của cổ đông; (ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iii) Vai trò của các bên liên quan; (iv) Công bố thông tin và minh bạch; (v) Trách nhiệm của hội đồng quản trị. Quản trị công ty bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hệ thống quản trị. Ví dụ, cổ đông nắm quyền kiểm soát có thể là các cá nhân, sở hữu gia đình, tổ chức, hay các công ty khác trong tập đoàn hoặc sở hữu cổ phần chéo, …, tất cả đều có thể ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến hoạt động của công ty. Với tư cách là người có sở hữu cổ phần lớn, các nhà đầu tư tổ chức ngày càng đòi hỏi quyền giám sát trong quản trị công ty ở một số thị trường. Các cổ đông cá nhân thường không cố gắng thực hiện quyền quản trị của họ vì do họ nắm cổ phần ít, nhưng họ rất quan tâm đến việc đó là các cổ đông nắm quyền kiểm soát và ban lãnh đạo công ty có đối xử công bằng đối với họ hay không. Chủ nợ có vai trò rất quan trọng trong một số hệ thống quản trị và có thể giữ vai trò như người giám sát thường xuyên từ bên ngoài đối với hiệu quả của công ty. Người lao động và các bên liên quan khác có vai trò không kém quan trọng để đóng góp cho sự thành công và hiệu quả lâu dài của công ty. Trong khi đó, chính phủ có trách nhiệm cốt lõi là thiết lập khuôn khổ tổ chức và pháp lý chung cho quản trị công ty. Vai trò của các bên liên quan và sự tương tác của họ có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia thuộc OECD so với các quốc gia không thuộc OECD. Các mối quan hệ này phụ thuộc một phần vào luật lệ, một phần vào đặc điểm văn hóa và tập quán, một phần vào sự điều chỉnh tự nguyện, và quan trọng nhất là vào tác động của thị trường. Do đó, về cơ bản, các vấn đề về quản trị công ty chỉ phát sinh khi các cổ đông mong muốn kiểm soát công ty của họ theo cách khác với các nhà quản trị. Vấn đề này sẽ càng trở nên phức tạp hơn bởi các mâu thuẫn giữa các cổ đông với nhau vì sự đa dạng thành phần chủ sở hữu. Để giải quyết các mâu thuẫn này, khung quy tắc quản trị công ty thích hợp được đặt ra. Có năm phương pháp quản trị công
  • 24. ty được sử dụng để quản trị các mâu thuẫn liên quan đến các vấn đề sau: (i) sự thâu tóm thù địch, (ii) quyền sở hữu tập trung một phần và kiểm soát của các cổ đông lớn hay một nhóm các cổ đông, (iii) sự ủy quyền kiểm soát một phần của các chủ nợ lớn (như các trung gian tài chính), (iv) kiểm soát CEO bởi hội đồng quản trị, (v) quan hệ về lợi ích của nhà quản trị với cổ đông thông qua chính sách lương thưởng. Trong số các nguyên tắc này, vai trò của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát các CEO được sử dụng rất rộng. Hầu hết các quy tắc quản trị đòi hỏi các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị để thay mặt họ giám sát các CEO. Ở đây, không có mô hình quản trị công ty tốt duy nhất. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở các quốc gia thuộc và không thuộc OECD đã xác định một số yếu tố chung làm nền tảng cho quản trị công ty tốt. Bộ Nguyên tắc dựa trên các yếu tố chung này được phát triển để bao quát các mô hình khác nhau đang tồn tại. Theo IFC, bộ Nguyên tắc này không mang tính bắt buộc và không nhằm vào các quy định chi tiết của luật pháp quốc gia. Các nguyên tắc này về bản chất luôn phát triển và cần được xem xét lại khi tình hình có sự thay đổi quan trọng. Để duy trì cạnh tranh trong một thế giới biến động, các công ty phải cải cách và điều chỉnh thông lệ quản trị công ty của họ để chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu mới và giành được các cơ hội mới. Tương tự như vậy, chính phủ có trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển một khuôn khổ quản lý hiệu quả và linh hoạt cho phép thị trường hoạt động hiệu quả, và đáp ứng được sự mong đợi của cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan. Quyết định áp dụng bộ Nguyên tắc này để phát triển khuôn khổ quản trị công ty của chính mình như thế nào phụ thuộc vào chính phủ và các bên tham gia thị trường, có cân nhắc đến chi phí và lợi ích (OECD 2004). Bộ Nguyên tắc OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999, cập nhật lần thứ nhất vào năm 2004, và lần thứ hai vào 2015. Bộ nguyên tắc này được các nước thành viên OECD đánh giá là chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng bộ Nguyên tắc OECD (2004) để xây dựng hệ thống quy định và nguyên tắc về quản trị công ty
  • 25. của các quốc gia đó, đặc biệt bộ Nguyên tắc này không ủng hộ bất kỳ một cơ cấu Hội đồng quản trị nhất định nào và thuật ngữ “Hội đồng quản trị” được sử dụng trong bộ Nguyên tắc bao quát các mô hình Hội đồng quản trị khác nhau ở các quốc gia thuộc và không thuộc OECD. Bộ Nguyên tắc thông thường có thể được xây dựng theo một trong ba hình thức sau: (1) bắt buộc; (2) tuân thủ hoặc giải trình; (3) tự nguyện. Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều xây dựng bộ Nguyên tắc theo hình thức (2). Năm 2000, các nguyên tắc của OECD về quản trị công ty đã trở thành một trong 12 tiêu chuẩn cốt lõi trong việc ổn định tài chính toàn cầu, và bây giờ nó được sử dụng như một chuẩn mực của các tổ chức tài chính quốc tế (Cornford 2004). Các nguyên tắc của OECD về Quản trị công ty đã được sửa đổi vào năm 2004 để hỗ trợ các chính phủ trong nỗ lực để đánh giá và cải thiện khung pháp lý, thể chế và pháp lý cho quản trị công ty trong nước của họ. Vì vậy, các nguyên tắc cũng cung cấp hướng dẫn trong việc phát triển quản trị công ty tốt cho những người quan tâm. Mặc dù sự khác biệt văn hóa và thể chế tồn tại giữa các nước, nhưng các nguyên tắc cơ bản có thể cho phép một khả năng thích ứng đáng kể (Jesover & Kirkpatrick 2005). Các nguyên tắc của OECD đã được thiết kế để thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau, các nền văn hóa và truyền thống ở các nước khác nhau (Chowdary 2002). Những nguyên tắc này bao gồm năm lĩnh vực: 1) các quyền của cổ đông và các chức năng quyền sở hữu chủ yếu; 2) đối xử công bằng với các cổ đông; 3) vai trò của các bên liên quan trong quản trị công ty; 4) công khai và minh bạch, và 5) trách nhiệm của hội đồng quản trị. Các nguyên tắc OECD trở thành tiêu chuẩn cơ bản được phát triển ở nhiều nước, cũng như của các ngành công nghiệp như Liên đoàn Kế toán Quốc tế, Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán và các hoạt động của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới trong hội nghị bàn tròn ở châu Á. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD được xây dựng trên cơ sở các giá trị cốt lõi như sau:
  • 26. + Sự công bằng: Khuôn khổ quản trị công ty của OECD hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi các cổ đông, đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông, kể cả các cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. + Tính trách nhiệm: khuôn khổ quản trị công ty của OECD yêu cầu công ty phải đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, khuyến khích sự hợp tác giữa công ty và các bên liên quan trong việc đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính công ty. + Tính minh bạch: khuôn khổ quản trị công ty của OECD hướng đến việc đảm bảo tính công khai thông tin về các vấn đề quan trọng của công ty như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh. + Trách nhiệm giải trình: khuôn khổ quản trị công ty của OECD đảm bảo việc giám sát có hiệu quả của hội đồng quản trị cũng như trách nhiệm giải trình của hội đồng quản trị trước công ty và các cổ đông. Vì quản trị công ty khó đo lường nên nhiều nghiên cứu trước đây như đã đề cập trên đã sử dụng cách tiếp cận bằng cách thông qua các biến đại diện (proxy) để xác định và đánh giá quản trị công ty như quy mô hội đồng quản trị, số thành viên độc lập, số cuộc họp hội đồng quản trị,… Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu gần đây (Schepker & Oh 2013; Yoshikawa et al. 2014) cho thấy rằng việc đo lường quản trị công ty thông qua các proxy là không hợp lý vì một phương diện không thể phản ánh đầy đủ quản trị công ty tổng thể, phức tạp. Mặt khác, các nghiên cứu phải giả định rằng mỗi chức năng cơ chế quản trị là độc lập. Đặc biệt, không phải tất cả các thông lệ quản trị là như nhau mặc dù nó có thể chia sẻ một mục tiêu chung (tức là giảm thiểu chi phí đại diện); đúng hơn, mỗi thực hành quản trị có những đặc điểm riêng biệt, vai trò và chức năng riêng. Xuất phát từ lập luận trên kết hợp với sự quan tâm ngày càng tăng đến tác động của quản trị công ty lên hiệu quả thông qua việc quan sát nhiều yếu tố, nên quản trị công ty cần một thước đo tổng hợp và toàn diện để đánh giá tổng quát và chi tiết về chất lượng thực hành quản trị công ty tại các công ty. Trong nỗ lực để nắm bắt những phát triển phức tạp này, các nghiên cứu nổi tiếng tạo ra một số chỉ số để đánh giá chất lượng thực hành quản trị công ty được kể đến như Bebchuk & Cohen (2005); Gompers et al. (2003).
  • 27. Có nhiều khái niệm về chỉ số quản trị công ty, trong đó Standard & Poor’s (2002) định nghĩa Chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance Index, sau đây gọi là CGI) là chỉ số cung cấp sự đánh giá toàn diện về điểm mạnh, thiếu sót và chất lượng tổng thể của các thực hành quản trị công ty khác nhau được thực hiện bởi các công ty trên toàn thế giới. Cộng đồng đầu tư quốc tế phát triển nhiều chỉ số để đo lường tình trạng của quản trị công ty. Ví dụ, chỉ số minh bạch và công khai của Standard and Poor's (S&P’s Transparency and Disclosure Index) đánh giá các thực hành về tính minh bạch và công khai của các công ty trên thế giới, trong khi CGI của Crédit Lyonnais (the Crédit Lyonnais Corporate Governance Index) (Asia 2002) thì áp dụng một vài yếu tố quản trị công ty chính – gồm kỷ luật, minh bạch, độc lập, giải trình, trách nhiệm, công bằng, và nhận thức xã hội – để xếp hạng các công ty ở các thị trường khác nhau. Có hai loại chính của CGI được nghiên cứu và xây dựng bởi các nhà nghiên cứu và các dự án: (i) CGI được xây dựng bởi từng quốc gia như là Anh, Nhật, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ; (ii) CGI của một nhóm các nước như CGI của Châu Âu, CGI của các nước phát triển (ISS & FTSE, 2005). Từ cách nhận thức về nội dung của chỉ số, nên xuất hiện các chỉ số liên quan đến một lĩnh vực nào đó của QTCT như là chỉ số về sự bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, chỉ số về công khai và minh bạch (Martynova & Renneboog 2010), hay tồn tại chỉ số hỗn hợp tổng thể như GTI của Singapore (The business Times and CGIO, 2011). Về cơ bản, hầu hết CGI được đo lường dựa trên các nguyên tắc của quản trị công ty khác nhau, ví dụ như của OECD. Tuy nhiên, phương pháp luận để xây dựng CGI là khác nhau về cách thức đo lường, phương pháp tính toán và về số lượng chỉ số thành phần sử dụng. Ví dụ, Singapore CGI (GTI) có 21 chỉ số, trong khi CGI của một nhóm các nước sử dụng là 49 chỉ số. Điều này cho thấy rằng CGI phụ thuộc vào các điều kiện của quốc gia. Mỗi nước có nghiên cứu riêng về CGI. Tóm lại, mục đích chính của việc tạo ra chỉ số này là để đánh giá phạm vi ảnh hưởng của quản trị công ty được gắn kết với cơ cấu tổ chức của công ty, từ đó
  • 28. so sánh điểm quản trị của các công ty với nhau tương ứng về bộ nguyên tắc chuẩn được thừa nhận. Luận văn này sử dụng các nguyên tắc OECD, trên cơ sở cách tiếp cận nội dung (content analysis) để xây dựng chỉ số quản trị công ty cho toản bộ hoạt động quản trị công ty cũng như những thành phần của quản trị công ty. 2.3. Ảnh hưởng của quản trị công tyđến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong khi mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả tài chính hay hiệu quả hoạt động đã nhận được sự chú ý, thì mối quan hệ giữa quản trị công ty (CG) với CSR là một vấn đề được nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu quản trị quan tâm đến ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty như cấu trúc sở hữu và hội đồng quản trị đến CSR (Johnson &Greening, 1999; Waddock & Graves, 1997). Một số tác giả nghiên cứu sở hữu lập luận rằng sở hữu định chế, sở hữu kiểm soát thường chú trọng đến lợi luận ngắn hạn, lợi nhuận quý chẳng hạn, do vậy có xu hướng cắt giảm chi phí cho các hoạt động CSR (Coffey & Fryxell, 1991). Một số khác cho rằng các sở hữu định chế có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty do vậy chi nhiều hơn cho CSR (Neubaum & Zahra, 2006). Vì vậy Johnson & Greening (1999) lập luận rằng cổ đông định chế khác nhau thì quan tâm đến những chỉ số hiệu quả khác nhau, có thể nhóm này hướng đến lợi nhuận ngắn hạn, nhóm khá lại chú ý đến lợi nhuận dài hạn, chú ý đến CSR. Liên quan đến thành viên hội đồng quản trị độc lập và chi phí cho CSR. Nhiều tác giả cho rằng thành viên độc lập bên ngoài sẽ chú ý đến các tác nhân bên ngoài, như môi trường tự nhiên và điều kiện thể chế, nghĩa là làm tăng các chi phí CSR (Johnson & Greening (1999). Tuy nhiên Coffey & Wang (1998) lại cho rằng thành viên bên ngoài quan tâm đến quyền của cổ đông nên có xu hướng cắt giảm các khoản từ thiện. Một nghiên cứu gần đây đã bắt đầu khám phá mối quan hệ giữa CG và các khía cạnh cụ thể của CSR như hiệu quả môi trường. Stuebs và Sun (2010) phát hiện, quản trị công ty có quan hệ tích cực với thế mạnh môi trường của công ty. Stuebs và Sun (2015) tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Earnhart (2002), quyền sở hữu tập trung giúp cải thiện hiệu quả môi trường, nghĩa là sở hữu tập
  • 29. trung tạo ra cơ chế quản trị mạnh mẽ và cơ chế này giúp quản lý chi phí tốt hơn, bao gồm cả chi phí quản lý môi trường. Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu Stuebs và Sun (2015) để điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR trên nhiều phương diện cho các công ty niêm yết Việt Nam thông qua hai giả thuyết sau đây: H1: CG có tác động tích cực đến CSR. H2: CG hiện tại có ảnh hưởng tích cực đến CSR trong tương lai. Tóm tắt chương: Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015). CSR gồm 4 phần chính: (i) trách nhiệm với môi trường; (ii) trách nhiệm với người lao động; (iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản phẩm đồng thời sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách sử dụng BCTN và BCBV thông qua phương pháp phân tích nội dung, với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác. Nguyên tắc của OECD (2004) về CG sẽ được xem xét xuyên suốt trong luận văn này vì định nghĩa được sử dụng bởi các nguyên tắc của OECD (2004) toàn diện và bao quát toàn bộ khuôn khổ quản trị công ty. Theo đó, công ty không chỉ kiểm soát và hướng vào mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý và hội đồng quản trị, mà còn có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan. Các nguyên tắc CG của OECD (2004) là cơ sở để đo lường và chấm điểm chất lượng hoạt động của CG thông qua bảng câu hỏi thực hành CG, thường được sử dụng ở các nước phát triển. Chỉ số thực hành CG gồm 5 thành phần chính: (i) Quyền của cổ đông; (ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iii) Vai trò của các bên liên quan; (iv) Công bố thông tin và minh bạch; (v) Trách nhiệm của hội đồng quản trị. Luận văn này sử dụng các nguyên tắc OECD, trên cơ sở cách tiếp cận nội dung (content analysis) để xây dựng chỉ số quản trị công ty cho toản bộ hoạt động quản trị công ty cũng như những thành phần của quản trị công ty.
  • 30. Các công ty không chỉ đặt vấn đề quyền lợi của các nhà đầu tư nói chung lên trên hết, mà còn là việc hướng tới các dự án đầu tư với sự liên hệ tốt giữa lợi nhuận và yếu tố CSR. Điều này đã được thực tế chứng minh, những công ty phát triển thì càng phải chứng tỏ được họ có kế hoạch rõ ràng và đường lối chiến lược trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tất cả tạo nên giá trị của một chiến lược thực hiện CSR để tạo nên yếu tố cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Có thể thấy CG và CSR đã cùng nhau tạo thành các mục tiêu hoạt động đồng thời cũng là các thách thức mà doanh nghiệp phải đối diện. Các công ty có một hệ thống CG tốt thường có xu hướng bảo vệ tốt quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và thực tế cho thấy các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thường cũng là các doanh nghiệp được tôn trọng và phát sinh lợi nhuận nhiều hơn. Từ đó có thể thấy mối quan hệ tích cực giữa CG và CSR, sẽ tạo thành khả năng cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp đó trên thị trường. Do đó, quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả thực hành CSR, vì quản trị công ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm của các bên liên quan đối với các hoạt động CSR của công ty. Stuebs và Sun (2015) tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu Stuebs và Sun (2015) để điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR.
  • 31. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1. Dữ liệu Đối tượng nghiên cứu sử dụng mẫu là các công ty niêm yết tại HOSE giai đoạn từ năm 2013 đến 2015. Số liệu CSR từ năm 2013 đến 2015, trong khi số liệu về CG từ 2013 đến 2014. Trên cơ sở báo cáo thường niên và các báo cáo khác của các công ty, đề tài tiến hành thu thập và tính toán các chỉ số CG và CSR theo cách tiếp cận của Singh và Kansal (2011), Gutherie và Petty (2001). Tổng số công ty liên quan là 23 công ty năm 2013 và 45 công ty năm 2014. Tổng số sẽ là 68 công ty/năm. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Các chỉ số tài chính được thu thập và tính toán từ các báo cáo thường niên gồm ROA (Araset al, 2010; Crisóstomoet al, 2011), Tobin’q và rủi ro thị trường – tức độ lệch chuẩn suất sinh lợi ngày được năm hóa (annualize) theo cách tiếp cận của Cheung et al (2010), Dragomir (2010), Saleh và cộng sự (2011), Zhang và Gu (2012), Ghelli (2013), Li và cộng sự (2013), Karagiorgos (2010), Hussainey và Walker (2009). Phân tích nội dung được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa CG và CSR (Guthrie, 2004; Schneider, 2006; Marty Stuebs và Li Sun, 2015): Chỉ số CSR: Trên cơ sở các báo cáo của công ty, sử dụng phân tích nội dung để trích xuất thông tin về các sáng kiến CSR. Phù hợp với các nghiên cứu trước đó, các công ty sẽ được 1 điểm khi có hiện diện của thông tin CSR và ngược lại là 0 điểm (Branco và Rodrigues, 2006; Haniffa và Cooke, 2005). CSR tổng gồm có 4 CSR thành phần: trách nhiệm đối với môi trường (csr_env), trách nhiệm đối với người lao động (csr_employ), trách nhiệm đối với cộng đồng (csr_commu) và trách nhiệm đối với sản phẩm (csr_prod), được tính theo công thức sau: ∑𝑛 𝑐𝑠𝑟𝑖𝑗 trong đó, CSRj = 𝑡=1 𝑛𝑗 CSRj chỉ số CSR tổng của công ty thứ j, nj số lượng các câu hỏi đo lường kỳ vọng đối với công ty thứ j, nj ≤ 23
  • 32. csrij bằng 1 nếu thông tin về câu hỏi thứ i có thông tin công bố, ngược lại bằng 0. Vì vậy, 0≤ CSR ≤ 1 Chỉ số CGI (corporate governance index – chỉ số quản trị công ty): Việc tính toán chỉ số quản trị công ty tổng (CGI) của các công ty có niêm yết trên HOSE (2013-2014) dựa trên các báo cáo của công ty bao gồm báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, điều lệ công ty, quy chế quản trị, các thông báo của công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ động (ĐHĐCĐ), nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT), website công ty, và các nguồn dữ liệu khác. Bảng điểm CG được dựa trên các nguyên tắc CG của OECD (2004) và được chia thành 5 CG thành phần gồm: quyền của cổ đông – cg_rosh (có 5 tiêu chí đánh giá), đối xử công bằng với các cổ đông – cg_etsh (5 tiêu chí), vai trò của các bên liên quan– cg_rost (4 tiêu chí), công khai và minh bạch thông tin– cg_dat (9 tiêu chí), và trách nhiệm của HĐQT– cg_reob (5 tiêu chí). Tổng cộng có 179 câu hỏi chia thành 5 thành phần kể trên. Nếu thông tin về quản trị công ty có hiện diện và có thể chấp nhận ở mức tối thiểu công ty sẽ được 1 điểm, hoặc nếu không có thông tin sẽ được 0 điểm. Giá trị CGI của từng thành phần bằng điểm trung bình của tất cả các câu hỏi trong thành phần đó. Và, chỉ số CGI tổng của từng công ty sẽ là trung bình cộng của 5 CG thành phần trên. Công thức chúng tôi sử dụng để tính CGI như sau: ∑𝑛 𝑐𝑔𝑖𝑗 CGIj = 𝑡=1 𝑛𝑗 trong đó, CGIj chỉ số CG tổng của công ty thứ j, nj số lượng các câu hỏi đo lường kỳ vọng đối với công ty thứ j, nj ≤ 179 cgij bằng 1 nếu thông tin về câu hỏi thứ i của công ty thứ j có thông tin công bố, ngược lại bằng 0. Vì vậy, 0≤ CGI ≤ 1 Chỉ số CSR và CG được hai nhóm trợ lý độc lập của bên thứ 3 thực hiện. Nhóm thứ 1 phân tích nội dung và chấm điểm CG và CSR, nhóm thứ 2 chấm lại
  • 33. để kiểm tra chéo kết quả của nhóm thứ 1. Nếu kết quả của 2 nhóm khác biệt dưới 5% thì kết quả đó được chấp nhận là chỉ số CG và CSR của công ty liên quan. Các biến đo lường khác: Để đo lường hiệu quả, đề tài sử dụng ba biến đại diện cho hiệu quả tài chính gồm ROA, Tobin’s q (TBQ) và rủi ro thị trường (RRTT). Cả 3 biến này được gọi chung là hiệu quả tài chính công ty (CFP). Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các biến kiểm soát trong mô hình hồi quy gồm:  Để đo lường quy mô công ty - SIZE.  Để đo lường mức độ rủi ro của công ty về việc sử dụng nợ để tài trợ tài chính, đề tài sử dụng biến LEV (Waddock và Grave (1997), Barbosa và Louri (2005), Kapopoulos và Lazaretou (2007), Stanny và Ely (2008), Nelling và Webb (2009).  Lĩnh vực hoạt động của công ty, đề tài sử dụng biến giả ngành công nghiệp là INDUS. Theo Marty Stuebs và Li Sun (2015), mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm tra tác động của CG lên CSR dự kiến sẽ có như sau: 𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 = 𝛽𝟎 + 𝛽𝟏𝐂𝐆𝐈𝐣𝐭 + 𝛽𝟐𝐂𝐅𝐏𝐣𝐭 + 𝛽𝟑𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛽𝟒𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛽𝟓𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝖼𝐣(1) 𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 = 𝛽𝟎 + 𝛽𝟏𝐂𝐆𝐈𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟐𝐂𝐅𝐏𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟑𝐋𝐄𝐕𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟒𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣,𝐭−𝟏 + 𝛽𝟓𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣,𝐭−𝟏 + 𝖼𝐣(2) Trong đó: β0: hệ số tung độ gốc t: năm hiện tại t-1: năm trước CSRj: chỉ số trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của công ty thứ j CGIj: chỉ số quản trị công ty của công ty thứ j CFPj: hiệu quả tài chính của công ty thứ j (ROA, TBQ, rủi ro thị trường - RRTT) ROA = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản Tobin’q (TBQ) = (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn hóa thị trường)/giá trị sổ sách tổng tài sản RRTT = độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi ngày *√250
  • 34. SIZEj: quy mô công ty của công ty j (Log [tổng TS]) LEVj: đòn bẩy của công ty j (DTA = tổng nợ/tổng tài sản) INDUj: ngành công nghiệp của công ty j. Nếu công ty thuộc ngành Tài chính và Bất động sản thì nó mang giá trị là 1 và ngược lại là 0 (căn cứ theo sự phân ngành trên HOSE) ɛj: sai số.
  • 35. Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến Biến Tiếng Anh Tiếng Việt Định nghĩa, cách tính ROA Return on Asset Suất sinh lợi trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản RRTT Standard deviation of returns Rủi ro thị trường Độ lệch chuẩn suất sinh lợi được năm hóa TBQ TobinQ TobinQ (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn hóa thị trường)/(giá trị sổ sách tổng tài sản) Size Size Quy mô công ty Logarit tự nhiên tổng tài sản Lev Leverage Đòn bẩy Tỷ lệ nợ/tổng tài sản csr_env Responsibility to environment Trách nhiệm xã hội đối với môi trường Tính toán theo công thức trang 21 csr_employ Responsibility to employees Trách nhiệm xã hội đối với người lao động Tính toán theo công thức trang 21 csr_commu Responsibility to community Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng Tính toán theo công thức trang 21 csr_prod Responsibility to products Trách nhiệm xã hội đối với sản phẩm Tính toán theo công thức trang 21 Totalcsr Total CSR CSR tổng Tính toán theo công thức trang 21
  • 36. cg_rosh Rights of shareholders Quyền của cổ đông Tính toán theo công thức trang 22 cg_etsh Equity to shareholders Đối xử công bằng với cổ đông Tính toán theo công thức trang 22 cg_rost Role of stakeholders Vai trò của các bên liên quan Tính toán theo công thức trang 22 cg_dat Disclosure and transparency Công khai minh bạch thông tin Tính toán theo công thức trang 22 cg_reob Responsibility of directors’ board Trách nhiệm của hội đồng quản trị Tính toán theo công thức trang 22 Totalcg Total corporate governance CG tổng Tính toán theo công thức trang 22
  • 37. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả Bảng 4.1: Thống kê mô tả Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa ROA 68 0,0867 0,0715 -,019 0,307 RRTT 68 0,3526 0,0960 0,182 0,587 TBQ 68 1,136 0,713 0,44 4,93 Size 68 12,738 0,727 11,62 14,82 Lev 68 0,2399 0,2472 0 ,948 csr_env 68 0,3914 0,2415 0 1 csr_employ 68 0,6081 0,1628 0,167 0,833 csr_commu 68 0,6323 0,1848 0,2 1 csr_prod 68 0,5846 0,2852 0 1 Totalcsr 68 0,5555 0,1609 0,142 1 cg_rosh 68 0,661 0,1604 0,221 0,989 cg_etsh 68 0,5954 0,0556 0,476 0,721 cg_rost 68 0,6682 0,0923 0,458 0,8846 cg_dat 68 0,7985 0,0754 0,558 0,9784 cg_reob 68 0,5465 0,0761 0,3533 0,7527 Totalcg 68 0,6539 0,0653 0,4137 0,8031 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) Bảng 4.1 tóm tắt thống kê mô tả cơ bản về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ số CSR, CG, ROA, TBQ, RRTT và các biến kiểm soát cho khoảng thời gian 2 năm (2013 -2014). Chỉ số CSR tổng có khoảng điểm (0.14 – 1), với trung bình là 0.55 và độ lệch chuẩn là 0.16. Điều đó cho thấy các công ty trong mẫu có mức thực thi CSR trên trung bình, trên mức yêu cầu của thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chỉ số CG tổng có khoảng điểm (0.41 - 0.80), với trung bình là 0.65 và độ lệch chuẩn là 0.065. Các công ty này thực thi quản trị công ty ở mức trên trung bình. Sở dĩ điểm CG có xu hướng tương đối cao hơn điểm CSR là vì do yêu cầu của thị trường chứng khoán các công ty bắt buộc phải thực hành
  • 38. quản trị công ty theo tiêu chuẩn OECD, trong khi đó thực hành CSR chỉ mang tính chất tự nguyện. Bảng 4.2 và 4.3 trình bày hệ số tương quan của các biến. Nhìn chung, các kết quả cho thấy biến chỉ số CG tổng cũng như các biến CG thành phần, ROA, TBQ đều có tương quan dương với biến chỉ số CSR tổng cho cả hai trường hợp cùng năm và lệch năm. Tuy nhiên, biến RRTT, LEV và INDUS cùng năm và lệch năm đều có mối quan hệ âm với biến CSR tổng. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập (CG tổng, ROA, TBQ, RRTT, SIZE, LEV và INDUS) và biến phụ thuộc (CSR tổng) tương đối chặt chẽ khi so sánh cùng năm, nhưng mối quan hệ này giảm đi khi so sánh lệch năm. Biến CG tổng có tương quan dương với biến CSR tổng ở mức ý nghĩa 1%, có nghĩa quản trị công ty có tác động dương đối với hiệu quả trách nhiệm xã hội trong hiện tại và trong tương lai.
  • 39. Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR cùng năm totalcsr csr_env csr_em~y csr_co~u csr_prod totalcg cg_rosh cg_etsh cg_rost cg_dat cg_reob ROA RRTT TBQ size lev indus totalcsr 1.0000 csr_env 0.7874 1.0000 csr_employ 0.6229 0.4135 1.0000 csr_commu 0.5521 0.1732 0.2494 1.0000 csr_prod 0.8171 0.5393 0.3136 0.2729 1.0000 Totalcg 0.5333 0.5522 0.3943 0.1190 0.4077 1.0000 cg_rosh 0.3548 0.3595 0.2619 0.1346 0.2389 0.8131 1.0000 cg_etsh 0.2811 0.3449 0.2215 0.0230 0.2080 0.5052 0.2111 1.0000 cg_rost 0.4192 0.4943 0.3875 -0.0440 0.3254 0.6681 0.3861 0.2114 1.0000 cg_dat 0.4152 0.3960 0.2412 0.0705 0.3978 0.6564 0.3497 0.3620 0.2408 1.0000 cg_reob 0.4129 0.3676 0.2681 0.1919 0.3023 0.7494 0.4121 0.3805 0.4491 0.5321 1.0000 ROA 0.5362 0.4641 0.3038 0.2421 0.4675 0.4735 0.4542 0.0858 0.3119 0.3243 0.3131 1.0000 RRTT -0.1842 -0.2258 -0.0576 -0.1459 -0.0646 -0.3967 -0.3800 -0.0739 -0.1772 -0.2856 -0.3505 -0.2112 1.0000 TBQ 0.4867 0.5214 0.2316 0.1036 0.4171 0.4818 0.2608 0.2369 0.2666 0.5035 0.5228 0.7541 -0.3328 1.0000 Size -0.1712 -0.1348 -0.1469 0.1328 -0.2690 0.1879 0.0664 -0.0385 0.1400 0.1958 0.3315 -0.2674 -0.1570 0.0481 1.0000 Lev -0.2231 -0.2706 -0.1205 0.0045 -0.1918 -0.2126 -0.4152 0.1235 -0.1862 0.0288 0.0706 -0.5842 -0.1483 -0.2240 0.5620 1.0000 Indus -0.3342 -0.3100 -0.1688 0.0620 -0.4208 -0.0928 -0.1194 -0.1556 -0.0417 -0.0905 0.1069 -0.4127 0.1930 -0.2472 0.5036 0.3119 1.0000 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
  • 40. Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR lệch năm totalcsr csr_env csr_em~y csr_co~u csr_prod totalcg cg_rosh cg_etsh cg_rost cg_dat cg_reob ROA RRTT TBQ size lev indus totalcsr 1.0000 csr_env 0.7874 1.0000 csr_employ 0.6229 0.4135 1.0000 csr_commu 0.5521 0.1732 0.2494 1.0000 csr_prod 0.8171 0.5393 0.3136 0.2729 1.0000 Totalcgt-1 0.3751 0.3676 0.1910 0.1468 0.2626 1.0000 cg_rosht-1 0.2916 0.2122 0.0544 0.1912 0.2604 0.8131 1.0000 cg_etsht-1 0.2910 0.3387 0.1437 0.0330 0.1947 0.5052 0.2111 1.0000 cg_rostt-1 0.3169 0.4082 0.3156 -0.0642 0.1334 0.6681 0.3861 0.2114 1.0000 cg_datt-1 0.1107 0.1795 0.0183 0.0681 0.1201 0.6564 0.3497 0.3620 0.2408 1.0000 cg_reobt-1 0.2857 0.2100 0.1979 0.2100 0.1539 0.7494 0.4121 0.3805 0.4491 0.5321 1.0000 ROAt-1 0.3303 0.3572 0.0065 0.0019 0.4134 0.4735 0.4542 0.0858 0.3119 0.3243 0.3131 1.0000 RRTTt-1 -0.1746 -0.0559 -0.1245 -0.2224 -0.1134 -0.3967 -0.3800 -0.0739 -0.1772 -0.2856 -0.3505 -0.2112 1.0000 TBQt-1 0.3222 0.3348 0.0706 -0.0000 0.3859 0.4769 0.2614 0.2315 0.2613 0.4959 0.5184 0.7540 -0.3350 1.0000 Sizet-1 0.0299 0.1339 -0.1198 0.3748 -0.1313 0.1880 0.0667 -0.0385 0.1400 0.1960 0.3314 -0.2672 -0.4810 0.0495 1.0000 Levt-1 -0.0477 -0.1658 0.1246 0.1536 -0.1185 -0.2126 -0.4152 0.1235 -0.1862 0.0288 0.0706 -0.5842 -0.1290 -0.2250 0.5618 1.0000 Indust-1 -0.0809 -0.2851 -0.1539 0.2661 -0.1831 -0.0928 -0.1194 -0.1556 -0.0417 -0.0905 0.1069 -0.4127 0.0625 -0.2472 0.5033 0.3119 1.0000 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
  • 41. 4.2 Kết quả phân tích hồi quy Phân tích kết quả hồi quy được thực hiện theo 3 cách như sau: 1) CGI tổng tác động đến CSR tổng; 2) CGI thành phần tác động đến CSR tổng; 3) CGI tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần. Phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết. Các mô hình hồi quy đã được kiểm tra tính vững về phương sai thay đổi, đa cộng tuyến và nội sinh. Kết quả sau khi kiểm tra không phát hiện có các hiện tượng trên xảy ra đối với mô hình hồi quy. 4.2.1. Kết quả CG tổng tác động đến CSR tổng Mô hình hồi quy ở phương trình (1) (chương 3) được dùng để kiểm tra giả thuyết thứ nhất. Bảng 4.4 thể hiện tác động giữa CGI tổng và CSR tổng cùng năm, trong khi bảng 4.5 thể hiện tác động giữa CGI tổng và CSR tổng lệch năm. Kết quả CGI tổng tác động đến CSR tổng Bảng 4.4 cho thấy chỉ số CG tổng của năm hiện tại có tương quan dương với chỉ số CSR tổng ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự, bảng 4.5 cho thấy chỉ số CG tổng cũng có tương quan dương với CSR tổng năm kế tiếp ở mức ý nghĩa 5% - nghĩa là quản trị công ty tốt hôm nay dẫn đến trách nhiệm xã hội tốt trong tương lai. Kết quả hồi quy cung cấp bằng chứng có ý nghĩa để ủng hộ hai giả thuyết của đề tài. Quản trị công ty tốt có mối quan hệ tích cực với hiệu quả trách nhiệm xã hội tốt trong hiện tại và trong tương lai. Trong mô hình lấy ROA làm CFP, ROA có quan hệ cùng chiều với CSR tương tự như kết quả nghiên cứu của Brown và Caylor (2009). CSR cũng có quan hệ thuận chiều có ý nghĩa với LEV (Stuebs và Sun, 2015). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ âm có ý nghĩa giữa CSR và quy mô công ty – SIZE. Với các mô hình CFP là rủi ro thị trường hay Tobin Q, cho thấy rủi ro thị trường không tác động đến thực thi CSR trong khi đó Tobin Q có tác động tích cực đến CSR. Điều đó cho thấy khi công ty làm ăn có lời, hiệu quả tài chính tích
  • 42. cực thì công ty có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động CSR, có thể chi nhiều hơn cho CSR. Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cùng năm giữa CG tổng và CSR tổng Biến Total CSR Biến Total CSR Biến Total CSR totalcg Coef. t-stat (sig) 1.124*** 3.94 (0.000) totalcg Coef. t-stat (sig) 1.387*** 4.87 (0.000) totalcg Coef. t-stat (sig) 1.171*** 4.11 (0.000) Coef. .8245*** Coef. -.0126 Coef. .0618** ROA t-stat 2.7 RRTT t-stat -0.58 TBQ t-stat 2.43 (sig) (0.009) (sig) (0.561) (sig) (0.018) Coef. -.0577* Coef. -.0633* Coef. -.0649** size t-stat -1.88 size t-stat -1.69 Size t-stat -2.07 (sig) (0.064) (sig) (0.096) (sig) (0.042) Coef. .1712* Coef. .0643 Coef. .0919 lev t-stat 1.90 lev t-stat 0.76 Lev t-stat 1.12 (sig) (0.062) (sig) (0.451) (sig) (0.267) Coef. -.0320 Coef. -.0574 Coef. -.0416 indus t-stat -0.78 indus t-stat -1.3 indus t-stat -1.02 (sig) (0.438) (sig) (0.197) (sig) (0.311) F(5,62) 10.4 F(5,62) 8.12 F(5,62) 9.95 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 R-squared 0.456 R-squared 0.395 R-squared 0.445 Adj R-squared 0.412 Adj R-squared 0.347 Adj R-squared 0.400 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% Bảng 4.5, chỉ số CG có ảnh hưởng tích cực đến CSR năm sau đó nhưng các biến hiệu quả tài chính có ảnh hưởng không đủ lớn đến CSR năm sau đó. Điều đó cho thấy hoạt động quản trị công ty tiến triển theo hướng tích cực sẽ ảnh hưởng đến thực hành CSR không chỉ năm hiện tại mà cả năm sau
  • 43. Bảng 4.5: Kết quả hồi quy lệch năm giữa CG tổng và CSR tổng Biến Total CSR Biến Total CSR Biến Total CSR totalcg Coef. t-stat (sig) .6438** 2.12 (0.038) totalcg Coef. t-stat (sig) .8538*** 2.88 (0.005) totalcg Coef. t-stat (sig) .7191** 2.37 (0.021) Coef. .6573** Coef. -.1001 Coef. .040 ROA t-stat 2.02 RRTT t-stat -0.44 TBQ t-stat 1.51 (sig) (0.048) (sig) (0.659) (sig) (0.136) Coef. -.0212 Coef. -.0257 Coef. -.0254 size t-stat -0.65 size t-stat -0.66 size t-stat -0.76 (sig) (0.517) (sig) (0.512) (sig) (0.450) Coef. .1443 Coef. .0591 Coef. .077 lev t-stat 1.50 lev t-stat 0.67 Lev t-stat 0.88 (sig) (0.138) (sig) (0.506) (sig) (0.381) Coef. .0185 Coef. -.0017 Coef. .0073 indus t-stat 0.42 indus t-stat -0.04 indus t-stat 0.17 (sig) (0.673) (sig) (0.969) (sig) (0.867) F(5,62) 3.12 F(5,62) 2.21 F(5,62) 2.70 Prob > F 0.014 Prob > F 0.064 Prob > F 0.028 R-squared 0.201 R-squared 0.151 R-squared 0.178 Adj R-squared 0.136 Adj R-squared 0.083 Adj R-squared 0.112 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% 4.2.2. Kết quả CGI thành phần tác động đến CSR tổng Để làm rõ tác động cụ thể của CG thành phần đến CSR tổng, đề tài tiến hành phân tích hồi quy cùng năm (bảng 4.6) và lệch năm (bảng 4.7) giữa CG thành phần và CSR tổng.
  • 44. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng Biến Total CSR Biến Total CSR Biến Total CSR cg_rosh Coef. .0817 cg_rosh Coef. .0627 Coef. .1586 t-stat 0.63 t-stat 0.45 cg_rosh t-stat 1.16 (sig) (0.534) (sig) (0.657) (sig) (0.249) Coef. .0122 Coef. -.0472 Coef. -.0954 cg_etsh t-stat 0.04 cg_etsh t-stat -0.14 cg_etsh t-stat -0.28 (sig) (0.971) (sig) (0.891) (sig) (0.778) Coef. .4313** Coef. .4696** Coef. .4759** cg_rost t-stat 2.19 cg_rost t-stat 2.30 cg_rost t-stat 2.39 (sig) (0.032) (sig) (0.025) (sig) (0.020) Coef. .3699 Coef. .4818* Coef. .3327 cg_dat t-stat 1.44 cg_dat t-stat 1.85 cg_dat t-stat 1.25 (sig) (0.155) (sig) (0.070) (sig) (0.218) Coef. .3438 Coef. .5072* Coef. .2893 cg_reob t-stat 1.17 cg_reob t-stat 1.73 cg_reob t-stat 0.92 (sig) (0.247) (sig) (0.089) (sig) (0.359) Coef. .7283** Coef. -.1897 Coef. .0572* ROA t-stat 2.25 RRTT t-stat -0.86 TBQ t-stat 1.89 (sig) (0.028) (sig) (0.395) (sig) (0.064) Coef. -.0624* Coef. -.0763* Coef. -.0754** size t-stat -1.86 size t-stat -1.95 size t-stat -2.17 (sig) (0.068) (sig) (0.056) (sig) (0.034) Coef. .1440 Coef. .0398 Coef. .1119 lev t-stat 1.33 lev t-stat 0.39 Lev t-stat 1.05 (sig) (0.189) (sig) (0.696) (sig) (0.296) Coef. -.0381 Coef. -.0567 Coef. -.0451 indus t-stat -0.89 indus t-stat -1.27 indus t-stat -1.06 (sig) (0.375) (sig) (0.210) (sig) (0.296) F(9,58) 5.99 F(9,58) 5.13 F(9,58) 5.69 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 Prob > F 0.000 R-squared 0.481 R-squared 0.443 R-squared 0.469 Adj R-squared 0.401 Adj R-squared 0.357 Adj R-squared 0.386 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
  • 45. (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% Bảng 4.7: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng Biến Total CSR Biến Total CSR Biến Total CSR cg_rosh Coef. .1642 cg_rosh Coef. .1574 Coef. .2571* t-stat 1.21 t-stat 1.07 cg_rosh t-stat 1.83 (sig) (0.231) (sig) (0.291) (sig) (0.073) Coef. .5702 Coef. .4940 Coef. .4446 cg_etsh t-stat 1.65 cg_etsh t-stat 1.36 cg_etsh t-stat 1.28 (sig) (0.105) (sig) (0.178) (sig) (0.206) Coef. .2671 Coef. .3040 Coef. .3236 cg_rost t-stat 1.31 cg_rost t-stat 1.42 cg_rost t-stat 1.57 (sig) (0.196) (sig) (0.162) (sig) (0.121) Coef. -.4054 Coef. -.2752 Coef. -.4575 cg_dat t-stat -1.52 cg_dat t-stat -1.00 cg_dat t-stat -1.66 (sig) (0.134) (sig) (0.320) (sig) (0.102) Coef. .0276 Coef. .2291 Coef. -.0581 cg_reob t-stat 0.09 cg_reob t-stat 0.74 cg_reob t-stat -0.18 (sig) (0.928) (sig) (0.461) (sig) (0.858) Coef. .8386** Coef. -.1302 Coef. .0710** ROA t-stat 2.49 RRTT t-stat -0.56 TBQ t-stat 2.29 (sig) (0.016) (sig) (0.578) (sig) (0.025) Coef. -.0090 Coef. -.0179 Coef. -.0256 size t-stat -0.26 size t-stat -0.44 size t-stat -0.71 (sig) (0.795) (sig) (0.663) (sig) (0.478) Coef. .1669 Coef. .0469 Coef. .1372 lev t-stat 1.48 lev t-stat 0.44 lev t-stat 1.25 (sig) (0.143) (sig) (0.662) (sig) (0.216) Coef. .0215 Coef. -.0064 Coef. .0154 indus t-stat 0.49 indus t-stat -0.14 indus t-stat 0.35 (sig) (0.629) (sig) (0.891) (sig) (0.727)
  • 46. F(9,58) Prob > F R-squared Adj R-squared 2.44 0.020 0.274 0.161 F(9,58) Prob > F R-squared Adj R-squared 1.62 0.130 0.209 0.076 F(9,58) Prob > F R-squared Adj R-squared 2.31 0.027 0.263 0.149 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% Kết quả ở bảng 4.6 xác định thành phần của CG là cg_rost (vai trò các bên liên quan) có mối quan hệ dương và có ý nghĩa 5% với CSR trong các trường hợp có các biến ROA, RRTT và TBQ, đại diện cho hiệu quả tài chính của công ty. Điều này cho thấy các bên liên quan như người lao động, khách hàng, cộng đồng, nhà đầu tư, môi trường,…, quan tâm đáng kể đến các chính sách về trách nhiệm xã hội của công ty. Việc thực hiện tốt trách nhiệm thông tin, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm tài chính đối với các bên đã được phản ánh cụ thể trong các báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững, do vậy trách nhiệm với các bên liên quan sẽ tác động tích cực đến chỉ số CSR cùng năm. Trong khi đó, kết quả ở bảng 4.7 cho thấy khi phân tích hồi quy lệch năm, chỉ có biến cg_rosh (quyền của cổ đông) có mối quan hệ dương và có ý nghĩa mức 10% với CSR. Điều đó có nghĩa, một khi công ty thực hiện tốt trách nhiệm đối với cổ đông - chủ sở hữu công ty, thì đồng thời cũng tạo ra hình ảnh tích cực về trách nhiệm xã hội của công ty trong năm tiếp theo. Các chi phí thực hiện các quyền cổ đông có ý nghĩa tích cực đối với chính sách và thực thi CSR của công ty. Mô hình hồi quy lệch năm có R2 điều chỉnh từ 0,07 đến 0,16 cho thấy mối quan hệ giữa các biến CG thành phần và CSR tổng không chặt chẽ bằng mô hình hồi quy cùng năm có R2 điều chỉnh là từ 0,35 đến 0,40. 4.2.3 Kết quả CG tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa CG tổng ảnh hưởng đến phương diện nào của CSR, đề tài tiến hành phân tích hồi quy cùng năm (bảng 4.8) và lệch năm (bảng 4.9) giữa biến CG tổng và các CSR thành phần.
  • 47. Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.856*** 1.088*** -.2026 1.649*** totalcg t-stat 4.13 3.19 -0.49 3.12 (sig) (0.000) (0.002) (0.628) (0.003) Coef. .5506 .379 1.153 1.221** ROA t-stat 1.14 1.04 2.59 2.16 (sig) (0.258) (0.304) (0.012) (0.035) Coef. -.0490 -.0769** .0298 -.1347** size t-stat -1.02 -2.10 0.67 -2.38 (sig) (0.314) (0.040) (0.507) (0.021) Coef. .0566 .1659 .1057 .3672** lev t-stat 0.40 1.54 0.80 2.20 (sig) (0.692) (0.130) (0.424) (0.032) Coef. -.0736 .0124 .0549 -.1153 indus t-stat -1.14 0.25 0.92 -1.52 (sig) (0.260) (0.802) (0.363) (0.134) F(5,62) 8.28 3.85 1.76 8.50 Prob > F 0.000 0.004 0.134 0.000 R-squared 0.400 0.237 0.124 0.406 Adj R-squared 0.352 0.175 0.053 0.358
  • 48. Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần (tt) Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.973*** 1.229*** .1653 2.116*** totalcg t-stat 4.61 3.76 0.40 4.08 (sig) (0.000) (0.000) (0.691) (0.000) Coef. -.2650 .0033 -.1765 .0524 RRTT t-stat -0.81 0.01 -0.56 0.13 (sig) (0.419) (0.989) (0.577) (0.895) Coef. -.0686 -.0744* .0219 -.1220* size t-stat -1.22 -1.73 0.40 -1.79 (sig) (0.277) (0.089) (0.688) (0.078) Coef. -.0084 .1146 -.0436 .2008 lev t-stat -0.07 1.18 -0.35 1.30 (sig) (0.947) (0.243) (0.742) (0.199) Coef. -.0773 -.00379 .019 -.1705* indus t-stat -1.17 -0.08 0.30 -2.12 (sig) (0.247) (0.940) (0.764) (0.038) F(5,62) 8.07 3.58 0.44 7.05 Prob > F 0.000 0.006 0.816 0.000 R-squared 0.393 0.223 0.034 0.362 Adj R-squared 0.345 0.161 -0.043 0.310
  • 49. Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần (tt) Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.638*** 1.165*** .1495 1.683*** totalcg t-stat 3.85 3.43 0.35 3.23 (sig) (0.000) (0.001) (0.730) (0.002) Coef. .1013*** .0151 .0175 .0990** TBQ t-stat 2.66 0.50 0.46 2.12 (sig) (0.010) (0.619) (0.650) (0.038) Coef. -.0661 -.0775** .0338 -.1469** size t-stat -1.41 -2.07 0.71 -2.56 (sig) (0.162) (0.042) (0.479) (0.013) Coef. .0347 .1226 -.0406 .2539 lev t-stat 0.28 1.25 -0.33 1.69 (sig) (0.778) (0.216) (0.745) (0.097) Coef. -.0556 .0026 .0135 -.1264* indus t-stat -0.91 0.05 0.22 -1.69 (sig) (0.364) (0.957) (0.827) (0.096) F(5,62) 10.18 3.64 0.42 8.45 Prob > F 0.000 0.005 0.832 0.000 R-squared 0.450 0.227 0.032 0.405 Adj R-squared 0.406 0. 164 -0.045 0.357 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% Bảng 4.8 có 3 phần với các biến giống nhau ngoại trừ biến hiệu quả tài chính khác nhau lần lượt là ROA (phần1) rủi ro thị trường (phần2) và Tobin Q (phần3). Ở kết quả bảng 4.8 cho thấy tồn tại mối quan hệ dương và có ý nghĩa 1% giữa CG tổng và các biến CSR thành phần như csr_env (môi trường), csr_employ (người lao động), và csr_prod (sản phẩm). Từ kết quả này có thể nhận xét ban quản lý, hội đồng quản trị và ban giám đốc có sự quan tâm đáng kể đến trách nhiệm xã hội đối với môi trường, người lao động và sản phẩm, và điều này cũng chính là việc quan tâm đến các bên liên quan, thể hiện trong bảng 4.7. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy lệch năm ở bảng 4.9 cho thấy vẫn có mối quan hệ dương giữa
  • 50. CG và csr_env, csr_employ ở mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10%, nhưng mối liên hệ này tương đối không chặt chẽ. Bảng 4.9 cũng gồm 3 phần với khác biệt là hiệu quả tai chính lần lượt là ROA, rủi ro thị trường và Tobin Q. Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR thành phần Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.044** .5856* .1140 .550 totalcg t-stat 2.35 1.70 0.27 1.06 (sig) (0.022) (0.093) (0.791) (0.294) Coef. .5453 .1490 .4070 1.656*** ROA t-stat 1.14 0.40 0.89 2.97 (sig) (0.257) (0.687) (0.378) (0.004) Coef. -.0438 -.0303 .0834* -.0763 size t-stat -0.92 -0.82 1.82 -1.37 (sig) (0.361) (0.414) (0.074) (0.176) Coef. .1212 .1447 .0172 .3045* lev t-stat 0.86 1.33 0.13 1.85 (sig) (0.391) (0.188) (0.899) (0.069) Coef. -.0669 .0675 .0715 .0256 indus t-stat -1.05 1.36 1.16 0.34 (sig) (0.300) (0.177) (0.250) (0.733) F(5,62) 3.58 1.27 2.55 3.55 Prob > F 0.006 0.282 0.036 0.006 R-squared 0.224 0.093 0.170 0.222 Adj R-squared 0.161 0.019 0.103 0.159
  • 51. Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR thành phần (tt) Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.307*** .5818* .2106 1.063** totalcg t-stat 3.08 1.79 0.52 2.03 (sig) (0.003) (0.078) (0.607) (0.047) Coef. .1889 -.1812 -.1652 -.3005 RRTT t-stat 0.59 -0.73 -0.53 -0.75 (sig) (0.561) (0.466) (0.596) (0.454) Coef. -.0236 -.0452 .0716 -.0918 size t-stat -0.42 -1.06 1.34 -1.33 (sig) (0.673) (0.293) (0.185) (0.187) Coef. .0412 .1308 -.0319 .0915 lev t-stat 0.33 1.35 -0.26 0.59 (sig) (0.746) (0.181) (0.793) (0.560) Coef. -.1036 .0745 .0664 -.0220 indus t-stat -1.58 1.48 1.06 -0.27 (sig) (0.119) (0.143) (0.295) (0.787) F(5,62) 3.34 1.35 2.43 1.69 Prob > F 0.009 0.254 0.045 0.150 R-squared 0.212 0.098 0.163 0.120 Adj R-squared 0.148 0.025 0.096 0.049
  • 52. Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa biến CG tổng và CSR thành phần (tt) Biến csr_env csr_employ csr_commu csr_prod Coef. 1.038** .5964* .3237 .6708 totalcg t-stat 2.38 1.76 0.76 1.29 (sig) (0.021) (0.083) (0.448) (0.203) Coef. .0504 .0107 -.0145 .1193** TBQ t-stat 1.30 0.36 -0.39 2.58 (sig) (0.199) (0.722) (0.701) (0.012) Coef. -.0508 -.0315 .0891* -.0904 size t-stat -1.06 -0.85 1.91 -1.57 (sig) (0.295) (0.401) (0.061) (0.120) Coef. .0747 .1303 -.0454 .1450 lev t-stat 0.59 1.33 -0.37 0.96 (sig) (0.556) (0.188) (0.712) (0.339) Coef. -.0695 .0655 .0485 .0039 indus t-stat -1.11 1.35 0.80 0.05 (sig) (0.271) (0.182) (0.427) (0.958) F(5,62) Prob > F R-squared Adj R-squared 3.68 0.005 0.228 0.166 1.26 0.291 0.092 0. 013 2.39 0.045 0.161 0.094 3.06 0.01523230 0.197 0.133 (Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata) (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% Khi hiệu quả tài chính được đo bằng rủi ro thị trường, có xuất hiện tác động của CGI đến trách nhiệm với sản phẩm (mức ý nghĩa 5%): điều đó có nghĩa công ty có quản trị công ty tốt thì đôn thời cũng quan tâm tới sản phẩm, thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng. Trong các mô hình tác động của CG tổng và các thành phần của CSR không thấy có mối quan hệ giữa CG và trách nhiệm với cộng đồng. Điều đó cho thấy hội đồng quản trị ít quan tâm đến hoạt động từ thiện và hoạt động nhân viên tình
  • 53. nguyện của công ty, hoặc các cổ đông chấp nhận dành ít nguồn lực cho hoạt động từ thiện.
  • 54. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết quả chính của luận văn Kết quả khảo sát và phân tích các công ty niêm yết trên HOSE có công bố chính sách quản trị công ty và CSR trong các báo cáo của mình giai đoạn 2013- 2015 cho thấy: (1) chỉ số CG tổng và các CG thành phần có tác động tích cực đến chỉ số CSR tổng; (2) chỉ số CG tổng có tác động dương đến các chỉ số CSR thành phần; (3) ảnh hưởng của CG đến CSR nói chung cùng năm rõ ràng hơn so với lệch năm. Kết quả trên cho thấy công ty nào có hệ thống quản trị công ty tốt thì đồng thời cũng có những chính sách CSR tích cực, có trách nhiệm với các bên liên quan như người lao động, môi trường và sản phẩm. Mặt khác, các công ty có hệ thống quản trị công ty tốt cũng quan tâm đến việc truyền thông về CSR, đến xuất bản báo cáo phát triển bền vững. Bảng 5.1: Kết quả chính của luận văn STT Quan hệ Kết quả tác động Mức ý nghĩa 1 CG tổng CSR tổng cùng năm Tích cực 1% 2 CG tổng CSR tổng lệch năm Tích cực 5% - 1% 3 CGI thành phần CSR tổng của năm - Trách nhiệm với các bên liên quan Tích cực 5% 4 CG tổng CSRI thành phần cùng năm - CG môi trường - CG người lao động - CG sản phẩm Tích cực Tích cực Tích cực 1% 1% 1% 5 CG tổng CSR thành phần lệch năm - CG môi trường - CG người lao động - CG sản phẩm Tích cực Tích cực Tích cực 5% - 1% 10% 5%