SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
TRẦN XUÂN GIAO
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
TRẦN XUÂN GIAO
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 60 34 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI
HÀ NỘI, NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn chu
đáo, nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai.
Các số liệu trong Luận Văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác trước đây.
Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016
Học viên
Trần Xuân Giao
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm đề tài này tác giả đã nhận được sự
quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các tổ chức
bên ngoài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Trường Đại học
Thương Mại, xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng kế toán, các anh
(chị) trong Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp cùng bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Đặc biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị
Hồng Mai - người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn và luôn giúp đỡ
tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
một cách tốt nhất nhưng do sự thiếu sót về kỹ năng và kiến thức nên Luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong sẽ nhận được ý kiến
đóng góp chân thành từ phía các thầy cô giáo và các bạn để Luận văn có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016
Học viên
Trần Xuân Giao
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.......................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam.....................3
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
7. Ý nghĩa của nghiên cứu...........................................................................................6
8. Kết cấu đề tài...........................................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................................................8
1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất ...................8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho ........................................8
1.1.2. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho...................................................................13
1.2. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán tài chính .14
1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho .............................................................14
1.2.2. Nội dung kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính..................22
1.3. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán quản trị 35
1.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................35
1.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho..........................................................41
1.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho..........42
1.4. Kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên
thế giới ..............................................................................................................44
iv
1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho............................................44
1.4.2. Kế toán hàng tồn kho của một số nước trên thế giới................................46
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................50
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP............................................................................52
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp .............................................52
2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp52
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp............59
2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp63
2.2. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán
tài chính.....................................................................................................................65
2.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho tại Công ty...........................................65
2.2.2. Chứng từ kế toán .....................................................................................72
2.2.3. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho ................................................................74
2.2.4. Kế toán chi tiết hàng tồn kho...................................................................78
2.2.5. Trình bày thông tin trên BCTC.................................................................80
2.3. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán
quản trị.......................................................................................................................81
2.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................81
2.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho..........................................................83
2.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho .......85
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty ......................................88
2.4.1. Những ưu điểm .........................................................................................88
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...............................................................90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................94
CHƢƠNG 3:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP .................95
3.1 Định hướng phát triển của Công ty và quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn
kho tại Công ty..........................................................................................................95
v
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty..........................................................95
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty .........................96
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa
Việt - Tiệp.................................................................................................................97
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ..........................................................97
3.2.2. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán tài chính.98
3.2.3. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán quản trị 105
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.......................................................................................109
3.4.1. Đối với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ............................................109
3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................111
3.5. Những hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .........113
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................115
KẾT LUẬN............................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CP Cổ phần
EOQ Economic Order Quantity
ERP Enterprise Resource Planning
FASB Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ
FIFO Phương pháp nhập trước - xuất trước
IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
JIT Just In Time
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
TK Tài khoản
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG Trang
Bảng tính giá thành sản phẩm khóa cầu ngang hợp kim...........................................71
Tháng 9/2015 ............................................................................................................71
Sổ theo dõi luân chuyển chứng từ...........................................................................100
Biên bản kiểm kê vật tư ..........................................................................................103
Ngày 31 tháng 12 năm 2015 ...................................................................................103
Báo cáo tồn kho.......................................................................................................109
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ....55
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. ..........56
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.........61
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý chứng từ và sổ kế toán ...................................................63
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của một xã hội. Bất kỳ một
xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tiến hành sản xuất thông qua những
phương thức sản xuất khác nhau. Bởi vì chỉ có sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu tiêu
dùng của xã hội.
Ngày nay khi toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế
chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện đại. Muốn phát triển kinh tế các quốc gia không thể
đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc
tế, như ASEM, APEC, ASEAN, WTO, TPP… điều này đã mang lại cho các doanh
nghiệp những cơ hội và thách thức. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh
doanh hiện đại ngày nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược trong sản xuất
kinh doanh, phải biết tận dụng tối đa ưu thế của mình để có thể đáp ứng tốt nhất mọi
nhu cầu của thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao và tạo dựng uy tín với khách hàng.
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
thì nền kinh tế đã có những thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý
một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sử dụng vốn một cách
tiết kiệm nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được những yêu cầu đó, doanh
nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để làm thế nào
giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho là bộ phận tài sản quan trọng nhất với
mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ
lớn trong tổng tài sản, bởi hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra
doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Thông thường,
tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất
tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng
tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh
nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và
2
thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một
rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng
hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu
của người mua.
Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì dự trữ hàng tồn
kho ở các mức khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
thương mại duy trì nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất, dự trữ thành
phẩm hàng hoá của mình nhằm đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Doanh
nghiệp dịch vụ lại có lượng dự trữ vật tư thấp hơn do quá trình sản xuất diễn ra
đồng thời với quá trình tiêu thụ. Thông tin về hàng tồn kho là loại thông tin quan
trọng mà người quản lý cần quan tâm. Căn cứ vào báo cáo kế toán hàng tồn kho
mà người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết
định về sản xuất, dự trữ và bán ra với số lượng là bao nhiêu… Đặc biệt số liệu
hàng tồn kho còn ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần khóa Việt - Tiệp tiền thân là Xí nghiệp khóa Hà Nội, được
thành lập từ năm 1974, chuyên sản xuất các loại khóa dùng cho tiêu dùng.Là một
trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất khóa, Công ty Cổ phẩn
Khóa Việt - Tiệp luôn luôn cố gắng để có thể giữ vững vị thế của mình, giữ vị trí
dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về khóa. Tuy nhiên, hiện nay trên thị
trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm
chất… Thêm nữa, thị trường khóa trong nước và quốc tế của Công ty đang phải
chịu sự cạnh tranh rất lớn. Chính vì vậy, việc thiết lập dự toán, kế hoạch và theo dõi
số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và tồn kho trong kỳ cũng như thực hiện kế
toán quản trị hàng tồn kho luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Công ty.
Như vậy, kế toán hàng tồn kho rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói
chung cũng như với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp nói riêng. Xuất phát từ
những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam
Nhận thấy rằng hàng tồn kho luôn gắn liền và đóng vai trò quan trọng không
thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất nên đã có nhiều nghiên cứu, bàn luận về
kế toán hàng tồn kho.Tuy nhiên, các nghiên cứu không hoàn toàn đề cập đến những
vấn đề giống nhau mà các tác giả đã có góc nhìn và nhận định nhiều vấn đề đa
dạng, trên những khía cạnh riêng.
Các đề tài nghiên cứu nổi bật được kể đến như:
Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn
xăng dầu Việt Nam – Petrolimex” của Trần Thị Hồng Vân (Đại học Thương mại,
2014) đã trình bày lý luận cơ bản về hàng tồn kho, kế toán hàng tồn kho trong các
doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành của chế độ kế toán
Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng nêu lý luận về kế toán hàng tồn kho theo chuẩn
mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới.
Luận văn “Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính của Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Phát”của Nguyễn Thị Hoàng Quý (Đại học
kinh tế Quốc dân, 2014). Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã đánh giá các mặt
thực hiện tốt và những tồn tại cần khắc phục của công tác tổ chức kế toán hàng tồn
kho tại đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nêu rõ sự cần thiết,
yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính
của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Phát cũng như các điều kiện chủ yếu
để thực hiện các nội dung hoàn thiện đó.
Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng” của
Lê Quỳnh Anh (Đại học Thương mại, 2015) đã phân tích thực trạng kế toán hàng
tồn kho trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó, tác giả đã đưa ra
một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty.
Ngoài các đề tài nêu trên còn có nhiều những công trìnhnghiên cứu khoa học,
bài báo liên quan đến kế toán hàng tồn kho. Có thể kể đến như:
Bài viết “Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập
hiệu quả”của Trần Thị Quỳnh Giang (Tạp chí Tài chính, số 5, 2014) đã nêu lên
4
thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất từ xây
dựng dự toán, xây dựng kế hoạch đặt hàng, kế hoạch dự trữ an toàn, thu thập thông
tin và phân tích thông tin phục vụ ra quyết định quản lý hàng tồn kho. Từ đó, tác giả
đã đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp
sản xuất…
Bài viết “Về kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200”của Vũ Thị Phương
Thảo và Vũ Thị Phước Như (Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 2015) đã hệ thống hóa
nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014. Từ đó, tác giả đưa ra một số
góp ý đối với chính sách kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014.
Có thể thấy, tất cả các công trình trước đây đã tập trung nghiên cứu kế toán
hàng tồn kho theo chế độ, chuẩn mực tại rất nhiều các doanh nghiệp. Nhưng chưa
có đề tài nào tập trung nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần khóa
Việt - Tiệp dưới 2 góc nhìn của kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về cơ sở lý luận của kế toán hàng
tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ
thể sau:
Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất.
Phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho hiện nay của Công ty.
Xác định các điểm bất cập và nguyên nhân trong kế toán hàng tồn kho tại
Công ty.
Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm
thực hiện mục tiêu quản trị tại Công ty.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đang thực hiện như thế nào?
- Kế toán hàng tồn kho của Công ty đang có những điểm bất cập nào, nguyên
nhân của những bất cập đó là gì? Những bất cập đó cản trở gì đến mục tiêu quản trị
tại Công ty?
5
- Công ty cần thay đổi những gì để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm mục
tiêu quản trị tại Công ty?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán tài chính và kế toán quản trị
hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian
Luận văn nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt -
Tiệp trong các năm 2014, 2015.
- Phạm vi về không gian
Luận văn tìm hiểu kế toán hàng tồn kho nói chung tại Công ty Cổ phần Khóa
Việt - Tiệp và khảo sát thực tế tại Công ty với các Xí nghiệp thành viên gồm:
Xí nghiệp Cơ khí 1: Chuyên gia công thân khóa, nhĩ khóa.
Xí nghiệp Cơ khí 2: Chuyên mạ, mài, phay, đột dập và gia công chìa
Xí nghiệp Cơ điện - Sản phẩm mới: Chuyên gia công khuôn gá, thiết kế sản
phẩm mới.
Xí nghiệp Việt Tiệp - Phúc Thịnh: Chuyên lắp ráp, mài và đột dập.
Xí nghiệp Lắp ráp: Chuyên lắp ráp và bao gói sản phẩm.
- Về nội dung: Nghiên cứu hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp qua
gặp mặt, gián tiếp qua điện thoại hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email cho các đối
tượng cần phỏng vấn. Các đối tượng có thể là: Kế toán trưởng, nhân viên kế toán…
và các nhà quản lý xoay quanh những vấn đề có liên quan đến kế toán hàng tồn kho.
Thông qua việc phỏng vấn, học viên sẽ có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chi
tiết hơn về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.
6
Phương pháp quan sát
Quan sát việc thực hiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.
Từ lập, hoàn chỉnh chứng từ kế toán, ghi chép trên các sổ kế toán cho đến lập và nộp báo
cáo kế toán. Mụcđích nhằmđáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và nhà quản trị.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Học viên nghiên cứu các quy định về kế toán như: Chuẩn mực kế toán, chế độ
kế toán, các giáo trình, sách về kế toán, các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp
chí và bài viết liên quan. Bên cạnh đó, học viên cũng thực hiện tìm hiểu tài liệu
củacông ty vàcác xí nghiệp thành viên thuộc Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp, đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, thông tin hoạt động, tài liệu
kế toán... Việc nghiên cứu tài liệu này đòi hỏi phải phân loại và chọn lọc thông tin
chính xác, phù hợp.
(2) Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, học viên tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa,
phân tích thông tin để đưa ra các kết luận tương ứng với dữ liệu thu thập được.
Mục đích của phương pháp là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để
đưa ra các kết luận phù hợp. Nội dung chủ yếu của phương pháp là xử lý các thông
tin thu thập được từ Công ty, sau đó thông qua quá trình phân tích dữ liệu, học viên
đánh giá được thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt -
Tiệp, chỉ ra được những mặt còn tồn tại để đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán
hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và quy
định hiện hành của kế toán.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại doanh
nghiệp sản xuất, góp phần hệ thống hóa lý luận về kế toán hàng tồn kho: Nguyên
vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa…theo chuẩn
mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, đề tài khảo sát thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công
ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể
7
nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, nâng cao hiệu quả kế toán hàng tồn kho
và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị, góp phần vào sự phát triển của
Công ty.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần
Khóa Việt - Tiệp
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho
1.1.1.1. Các khái niệm
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02):
“Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh
bình thường; đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán hoặc dưới hình
thức nguyên vật liệu hoặc vật dụng sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc
cung cấp dịch vụ.”
Như vậy, chuẩn mực này quy định tất cả hàng tồn kho là tài sản, gồm: Giữ để
bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường; trong quá trình sản xuất để
bán hoặc dưới dạng nguyên vật liệu hoặc hàng cung cấp được tiêu thụ trong quá
trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.IAS 02 cũng đã chỉ ra hàng tồn kho không bao
gồm những hàng hóa, thành phẩm, vật tư hỏng, lỗi thời, không thể dùng được cho
sản xuất kinh doanh.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 “Hàng tồn kho” đã đưa ra khái niệm
như sau: “Hàng tồn kho là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu,
vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ.”
Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, đóng
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khái
niệm “hàng tồn kho” theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối thống nhất với
chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn quy định
về điều kiện về xác định hàng tồn kho là quyền sở hữu tài sản.Theo đó, hàng mua
đang đi đường, hàng hóa đang gửi bán nếu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
thì được tính là hàng tồn kho của doanh nghiệp.
9
Theo kế toán Mỹ:
“Hàng tồn kho là những của cải mà doanh nghiệp nắm giữ vào một thời điểm
nhất định, bao gồm: Hàng tồn kho thương mại là những hàng mua vào để bán; hàng
tồn kho sản xuất, gồm hàng tồn kho bán thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang,
thành phẩm, vật dụng khác; hàng tồn kho là các vật phẩm khác: hàng tồn kho này
không trọng yếu nên thường được ghi nhận thẳng vào chi phí khi chúng được mua
về để sử dụng.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012).
Theo kế toán Pháp:
“Hàng tồn kho của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản
xuất và dự trữ cho lưu thông, hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp.Bao
gồm: Nguyên liệu (và vật tư), các loại dự trữ sản xuất khác (nhiên liệu, phụ tùng,
văn phòng phẩm, bao bì…), sản phẩm dở dang, dịch vụ dở dang, tồn kho sản phẩm,
tồn kho hàng hoá.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012).
Như vậy, hàng tồn kho trong doanh nghiệp là bộ phận tài sản ngắn hạn dự trữ
cho quá trình sản xuất, lưu thông hoặc những tài sản đang trong quá trình sản xuất
chế tạo ở doanh nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau, đặc
điểm, nguồn hình thành và tính chất thương phẩm cũng khác nhau. Để quản lý và sử
dụng tốt hàng tồn kho, phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định thì cần phải phân loại
và sắp xếp hàng tồn kho theo các phương thức nhất định:
Phân loại theomục đích sử dụng:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:
Hàng tồn kho mua về hoặc giữ để bán trong quá trình kinh doanh: Hàng hóa
tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công
chế biến.
Hàng tồn kho hoàn thành trong quá trình sản xuất bình thường: Thành phẩm
tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang: Sản phẩm dở
dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập
kho thành phẩm.
10
Hàng tồn kho dự trữ hoặc sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh: Nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi
trên đường.
Cách phân loại này giúp cho việc xác định những thành phần hàng tồn kho nào
sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối
kế toán. Từ đó giúp nhà quản trị ra quyết định kinh doanh dễ dàng hơn.
Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành:Hàng tồn kho của doanh
nghiệp gồm:
- Hàng tồn kho được mua vào gồm:
Hàng mua từ bên ngoài: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ
các nhà cung cấp bên ngoài (không thuộc cùng hệ thống tổ chức kinh doanh của
doanh nghiệp).
Hàng mua nội bộ: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà
cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa
các đơn vị trực thuộc trong cùng Công ty, tổng Công ty…
- Hàng tồn kho tự gia công, tự sản xuất: Là toàn bộ hàng tồn kho do doanh
nghiệp tự sản xuất, gia công tạo thành.
- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Hàng tồn kho được nhập từ liên
doanh, liên kết, được biếu tặng…
Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng
thời tại điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua,
bảo quản, dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo cung cấp kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng:Hàng tồn kho của doanh
nghiệp gồm:
Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Giá trị hàng tồn kho được dự
trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường.
Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho dự trữ cao hơn mức dự
trữ hợp lý.
11
Hàng tồn kho không cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm
chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.
Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định
mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi cần thiết.
Phân loại theo công dụng của hàng tồn kho:Hàng tồn kho của doanh
nghiệp gồm:
Nguyên vật liệu: Là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa.
Chúng được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
Công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về mặt giá
trị và thời gian quy định để trở thành tài sản cố định.
Hàng mua đang đi đường: Là các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận
chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm
nhận nhập kho.
Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn
đang nằm trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm: Sản phẩm trong các doanh nghiệp bao gồm thành phẩm và bán
thành phẩm, trong đó thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến
do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc
thuê ngoài gia công đã xong, được kiểm nghiệm, nhập kho, đảm bảo tiêu chuẩn, yêu
cầu, quy cách đặt ra. Bán thành phẩm là những sản phẩm chỉ mới kết thúc một hay
một số giai đoạn trong quy trình chế tạo thành phẩm.
Hàng hóa: Là các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có
hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.
Hàng gửi bán: Là các loại hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi
đi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch
vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt
hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán.
12
Có nhiều cách phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp nên tùy thuộc vào
thực tế hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn cách phân loại hàng tồn kho
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
1.1.1.3. Đặc điểm của hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công
dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác tổ chức, quản
lý và hạch toán hàng tồn kho cũng có những nét đặc thù riêng. Nhìn chung, hàng
tồn kho của doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong các doanh
nghiệp, có hình thái vật chất, có thể luân chuyển qua kho, được đo lường bằng đơn
vị vật lý trước khi đánh giá giá trị tiền tệ ghi sổ của hàng tồn kho và hàng tồn kho
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai, hàng tồn kho thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi hao
mòn vô hình, hao mòn hữu hình, dễ bị lỗi thời, lỗi mốt,...Do đó đòi hỏi phải có
sự hiểu biết về đặc điểm của từng loại hàng tồn kho, xu hướng biến động của nó
trên bình diện ngành để có thể xác định chính xác nhất tổn thất tiềm tàng của
hàng tồn kho.
Thứ ba, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là
công việc khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và
xác định giá trị như các loại linh kiện điện tử, các công trình xây dựng cơ bản, đồ
cổ, kim khí quý,…
Thứ tư, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm khác
nhau, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất, lại do nhiều người quản
lý. Do đó dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý và bảo quản sử dụng hàng
tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
Thứ năm, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có các
nghiệp vụ nhập xuất xảy ra thường xuyên với tần suất nhiều, luôn biến động về hình
thái hiện vật để chuyển hóa thành những tài sản khác nhau như tiền, các khoản nợ
phải thu. Vì vậy, đểđảm bảo an toàn cho hàng tồn kho, doanh nghiệp thường bố trí
người theo dõi, ghi chép thường xuyên và xácđịnh người chịu trách nhiệm vật chất.
13
1.1.2. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tuỳ theo điều kiện mỗi doanh
nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những điểm khác nhau. Song nhìn chung,
việc quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
Thứ nhất, hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo
quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân
viên bán hàng,...).
Ở khâu thu mua, một mặt phải phải tổ chức quản lý quá trình thu mua hàng
tồn kho sao cho đủ về số lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý,
quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua và chi phí mua hàng tồn kho đưa vào sản
xuất, góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.
Ở khâu bảo quản, phải bảo đảm theo đúng chế độ quy định tổ chức hệ thống
kho hợp lý, để hàng tồn kho không thất thoát, hư hỏng kém phẩm chất, ảnh hưởng
đến chất liệu sản phẩm.
Ở khâu dự trữ, phải tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên
tục, cần quan tâm quản lý tốt khâu dự trữ. Phải dự trữ nguyên vật liệu đúng mức tối
đa, tối thiểu để không gây ứ đọng hoặc gây gián đoạn trong sản xuất; xác định được
định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho đảm bảo an toàn, cung
ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Đồng thời, cần có
những cảnh báo kịp thời khi hàng tồn kho vượt qua định mức tối đa, tối thiểu để có
những điều chỉnh hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong khâu sử dụng, phải theo dõi, nắm bắt được hình thành sản xuất sản
phẩm, tiến độ thực hiện. Đồng thời, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ
sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai, việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ
đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa
các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế
toán với số liệu thực tế tồn kho.
14
Việc quản lý hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên vật
liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua, giảm chi phí
đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn. Vì vậy, thông tin về hàng tồn kho và tình
hình xuất nhập vật tư hàng hóa là thông tin quan trọng giúp người quản lý có thể
đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về mua vào, sản xuất, dự
trữ và bán ra.
1.2. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế
toán tài chính
1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 quy định những vấn đề cơ bản nhất cho
toàn bộ công tác kế toán, trong đó có các nguyên tắc chung mà kế toán phải tuân
thủ. Kế toán hàng tồn kho cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc này, mà ảnh
hưởng nhiều nhất bởi các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc giá gốc
Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản
được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo
giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản
không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Như vậy, đối với hàng hóa mua ngoài giá gốc bao gồm toàn bộ số tiền đơn vị
bỏ ra để có được hàng hóađó như trị giá mua, chi phí trong quá trình mua.
Đối với hàng tự sản xuất là toàn bộ số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
hình thành số hàngđó.
Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó.
15
Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị,
phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và
ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản
phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị
sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được
ghi nhận.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở
cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ
(-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không
phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ
hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo
nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Giá vốn của sản phẩm sản xuất ra,
hàng hóa mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ mà nó được bán. Khi
nguyên tắc phù hợp bị vi phạm sẽ làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai
lệch, có thể làm thay đổi xu hướng phát triển thực của lợi nhuận doanh nghiệp.
Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a, Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b, Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c, Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d, Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chi phí.
16
Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ
do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng
tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực
hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính
của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính
để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện
được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc này yêu cầu: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai
phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc
phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp
dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật
tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện
nhất quán trong niên độ kế toán.
Cách lựa chọn phương pháp định giá hàng tồn kho có thể làm ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Mục đích của các Công ty là làm sao lựa chọn
được phương pháp nào có thể lập được báo cáo tài chính có lợi nhất nên một số
doanh nghiệp có thể có khuynh hướng mỗi năm lựa chọn một phương pháp kế
toán.Tuy nhiên nếu điều này được phép, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ thấy
khó mà so sánh các báo cáo tài chính của một Công ty qua các năm. Theo nguyên
tắc nhất quán, các chính sách và phương pháp kế toán như: Phương pháp tính giá
hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho, hình thức ghi sổ kế toán… doanh
17
nghiệp đã lựa chọn phải áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Việc
áp dụng phương pháp kế toán thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác sẽ cho phép báo cáo
tài chính của doanh nghiệp mới có ý nghĩa thực chất mang tính so sánh.
Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là một doanh nghiệp không
bao giờ có thể đổi phương pháp kế toán.Đúng hơn, nếu doanh nghiệp kiểm nghiệm
một phương pháp tính giá hàng tồn kho đã được chấp nhận như là một cải tiến trong
lập báo cáo tài chính thì sự thay đổi có thể thực hiện được. Tuy vậy, khi có sự thay
đổi này, nguyên tắc công khai toàn bộ đòi hỏi bản chất của sự thay đổi, kiểm
nghiệm đối với sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến lãi ròng, tất cả phải
được công khai trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành theo
Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001. Mục đích của chuẩn mực là đưa
ra các quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho,
gồm: Xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, ghi giảm
giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương
pháp tính giá trị hàng tồn kho, là cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Xác định giá trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái hiện tại.
Chi phí mua
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi
phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu
thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất
được trừ (-) khỏi chi phí mua.
18
Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp
đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố
định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa
nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản
chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.Ví dụ, trong giá gốc
thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:
Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước, xuất trước; Phương
pháp tính theo giá đích danh.
Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được
tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị
từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể
được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình
hình của doanh nghiệp.
Công thức tính giá bình quân gia quyền:
Đơn giá bình quân
gia quyền
=
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần
vào cuối kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không
cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của
các phần hành khác.Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của
thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Áp dụng dựa trên giả định là
hàng tồn kho mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho
còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
19
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập
kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá
của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất
kho từng lần xuất hàng. Do vậy, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi
chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ
tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên
báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này
là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo
phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá
đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát
sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng
công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Phương pháp tính theo giá đích danh:
Theo phương pháp này, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn
giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Như vậy, trị giá thực tế của sản phẩm, vật tư,
hàng hóa xuất kho được tính theo số lượng xuất và đơn giá của những lần nhập
trước theo trình tự thời gian nhập kho. Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi
những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng,
hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được
thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.Còn đối với những doanh nghiệp có
nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất
định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu
quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương
tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo
quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở
doanh nghiệp.
20
Về giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời,
giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm
giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp
với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ
việc bán hay sử dụng chúng.
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
nhỏ hơn giá gốc thì kế toán doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt
hàng tồn kho, doanh nghiệp không lập chung cho mọi loại hànghóa. Đối với dịch vụ
cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại
dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của
việc dự trữ hàng tồn kho. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử
dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu
sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành
sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng
cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với
giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo kế toán doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá
mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường
hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập
thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước
thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn
kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá
gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).
21
Về ghi nhận chi phí
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được kế toán ghi nhận
là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng
được ghi nhận.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn
kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí sản
xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế
toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản
xuất, kinh doanh.
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo
nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
Về trình bày và khai báo hàng tồn kho
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho.
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho
được phân loại phù hợp với doanh nghiệp.
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn
kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh
được phân loại chi phí theo chức năng.
22
Phân loại chi phí theo chức năng:Hàng tồn kho được trình bày trong khoản
mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng
tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát
của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi
phí sản xuất chung không được phân bổ.
1.2.2. Nội dung kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính
1.2.2.1. Tính giá hàng tồn kho
(1) Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Trong đó:
+ Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua ngoài:
Bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu, công cụ
dụng cụ, hàng hóa từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ
thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực
tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa và số hao hụt tự
nhiên trong định mức (nếu có):
Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên
liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế
GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua
vào bao gồm cả thuế GTGT.
Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định
tại Điều 69 – Hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Phần giá
mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị
hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá
trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời
điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế
nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
23
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó
cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc
khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí gia công, sơ chế.
+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế biến: Bao gồm
giá thực tế của nguyên liệu, công cụ dụng cụ xuất chế biến và chi phí chế biến.
+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế
biến: Bao gồm giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thuê
ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu, công cụ dụng cụ đến nơi chế
biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
+ Giá gốc của nguyên liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần:
Là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
(2) Đối với sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối
cùng của quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp và đang trong quá trình gia
công chế biến.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp thường liên quan đến cả
sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác
tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra,
kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên
quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm
dở dang.
Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc là việc tính toán chi phí sản xuất
cho sản phẩm dở dang phải gánh chịu.
Sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn
và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm.Theo phương pháp này, chi phí cho sản
phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí
khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
24
Công thức:
Giá trị SP
dở dang
cuối kỳ

Giá trị SP dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí NVL trực tiếp
phát sinh trong kỳ

Số lượng SP
dở dang
cuối kỳ
Số lượng SP hoàn
thành trong kỳ
+
Số lượng SP dở dang
cuối kỳ
Phương pháp này cóưu điểm là: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm,
xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá
thành sản phẩm được nhanh chóng.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Độ chính xác không cao
vì không tính đến các chi phí chế biến khác.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương
Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không
lớn lắm, các chi phí khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối lượng sản phẩm
dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ.
Theo phương pháp này kế toán phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản
phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết căn cứ số
lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi ra số lượng thành phẩm
hoàn thành tương đương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: Nếu chi phí bỏ vào một
lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, nếu
chi phí bỏ nhiều lần, bỏ dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số lượng sản
phẩm tương đương.
Công thức:
Số lượng sản phẩm
tương đương

Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ

Tỷ lệ
hoàn thành
Đối với chi phí bỏ 1 lần (Chi phí vật liệu chính):
Giá trị SP dở
dang cuối kỳ
(từng k/m)

Chi phí sản phẩm
dở dang đầu kỳ
(từng k/m)
+
Chi phí phát
sinh trong kỳ
(từng k/m) 
Số lượng
SP dở
dang
cuối kỳ
Số lượng SP hoàn
thành
+
Số lượng SP dở
dang cuối kỳ
25
Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (Chi phí vật
liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung):
Giá trị SP
dở dang
cuối kỳ
(từng k/m)

Chi phí sản phẩm
dở dang đầu kỳ
(từng k/m)
+
Chi phí phát sinh
trong kỳ (từng k/m)

Số lượng SP
hoàn thành
tương đương
Số lượng
SP hoàn thành
+
Số lượng SP hoàn
thành tương đương
Trong đó: Từng khoản mục chi phí
Phương pháp này cóưu điểm là: Phương pháp này tính toán được chính xác và
khoa học hơn phương pháp trên.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Khối lượng tính toán nhiều,
việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và
mang tính chủ quan.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Áp dụng ở các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán
chi phí cho từng loại sản phẩm.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,
mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức
từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở
dang theo chi phí định mức.
Phương pháp này cóưu điểm là: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng
yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Độ chính xác của kết quả tính
toán không cao, khó áp dụng vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác.
(3) Đối với thành phẩm
+ Giá gốc của thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến: Là giá trị được đánh
giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu
trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá
trình gia công.
26
+ Giá gốc thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của
doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất, bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất sản phẩm.
Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị sản xuất.
Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các
điều kiện sản xuất bình thường.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường
thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi
phí thực tế phát sinh.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất
chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.
1.2.2.2. Chứng từ kế toán hàng tồn kho
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc
nhập xuất tồn hàng tồn kho phải được lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy
đủ, chính xác theo các quy định và các văn bản hiện hành của Bộ Tài chính.
Chứng từ dùng để hạch toán hàng tồn kho là cơ sở để ghi chép vào thẻ kho và
các sổ kế toán liên quan đồng thời là căn cứ để kiểm tra tình hình biến động của
hàng tồn kho.
Kế toán hàng tồn kho sử dụng các chứng từ sau:
Phiếu nhập kho được sử dụng nhằm xác định được số lượng HTK nhập kho từ
cơ sở nào, địa điểm nhập kho…nhằm quản lý HTK ở từng khâu thu mua, từng địa
điểm bảo quản đồng thời xác định được trách nhiệm đối với những người có liên
quan và làm căn cứ ghi sổ kế toán.
27
- Phiếu xuất kho được sử dụng nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng HTK xuất kho
cho các bộ phận sử dụng trong DN, làm căn cứ để hạch toán các chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm và kiểm tra được việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao
vật tư.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được sử dụng
nhằm xác định dược số lượng, quy cách, chất lượng của HTK trước khi nhập kho để
làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Từ đó đảm bảo việc quản
lý HTK theo từng khâu thu mua, từng người phụ trách.
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được sử dụngnhằm
xác định được số lượng, chất lượng và giá trị của HTK có ở kho tại thời điểm kiểm
kê để làm căn cứ xác định được trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý HTK và làm
căn cứ để ghi sổ kế toán. Đồng thời nó còn giúp cho kế toán có căn cứ để đối chiếu
giữa số liệu về HTK trên sổ sách và số liệu thực tế của HTK…
Ngoài ra, để hạch toán hàng tồn kho kế toán của doanh nghiệp còn căn cứ vào
1 số chứng từ khác như: “Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho”, “Hoá đơn GTGT”... Các
chứng từ phản ánh thanh toán: “Phiếu chi”, “Giấy báo nợ” … Chứng từ sau khi lập
cần được kiểm tra, hoàn chỉnh rồi mới sử dụng để ghi sổ kế toán.
1.2.2.3. Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoàn kế toán
Để đảm bảo việc theo dõi và quản lý HTK được chặt chẽ thì cần thiết hệ thống
tài khoản kế toán sử dụng phải bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.
Tài khoản tổng hợp là những tài khoản phản ánh một cách tổng quát về HTK của
doanh nghiệp.Tài khoản chi tiết là những tài khoản phản ánh chi tiết hơn, cụ thể hơn
những nội dung kinh tế đã được phản ánh trên tài khoản tổng hợp để phục vụ cho
những yêu cầu quản lý khác nhau. Tùy theo mức độ chi tiết mà các tài khoản chi tiết
có thể là tài khoản cấp 2, cấp 3 ... Cụ thể:
- Kế toán sử dụng những tài khoản tổng hợp sau để phản ánh một cách khái
quát tình hình và sự vận động của HTK trong DN:
+ Các tài khoản phản ánh giá gốc của HTK: TK 152 “Nguyên vật liệu”, TK
153 “Công cụ dụng cụ”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157
“Hàng gửi đi bán”…
28
+ Các tài khoản khác có liên quan: TK 331 phản ánh khoản phải trả cho người
bám, TK 133 phản ánh khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quá trình thu
mua HTK, TK 632 phản ánh giá vốn của số HTK đã xuất bán, các TK tiền…
- Bên cạnh đó, kế toán sử dụng kết hợp các TK chi tiết để phản ánh cụ thể hơn
những yếu tố cấu thành nên giá gốc của HTK, đảm bảo cho việc quản lý HTK được
chặt chẽ ở từng khâu thu mua, đồng thời có thể sử dụng các số liệu trên các TK để
phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng HTK của DN. Việc sử dụng kết hợp giữa tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết còn giúp cho DN có thể kiểm tra và đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết HTK. Kịp thời phát hiện những mất mát,
hao hụt, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý.
a) Kế toán tình hình biến động hàng tồn kho
Hàng tồn kho rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại mà có
các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác nhau. Có loại hàng tồn kho được theo
dõi, kê khai theo mỗi lần nhập, xuất. Có loại được theo dõi bởi cách kiểm kê một
cách định kỳ. Việc hạch toán theo phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh của doanh nghiệp, yêu cầu của công tác quản lý, trình độ của cán bộ kế toán
cũng như quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh
thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên
sổ kế toán. Với phương pháp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để
phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa.Vì vậy, giá
trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong
kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối
chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải
luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán.Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên
nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp kê khai thường xuyên có độ chính xác cao và cung cấp thông tin
về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tại thời điểm nào trong kỳ, kế toán
29
cũng có thể xác định được lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nói chung tồn kho.
Phương pháp này hiện được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.Nhưng nhược
điểm của phương pháp này là khối lượng ghi chép nhiều, không thích hợp với
những doanh nghiệp có hàng tồn kho có giá trị nhỏ, thường xuyên xuất kho.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, giá mua
hàng và các chi phíthu mua sẽ được định khoản vào bên Nợ của TK 152 và đốiứng
với bên Có TK 111, 112, 331. Khi xuất dùng hoặc đem bán sẽđịnh khoản vào bên
Có củaTK 152 theo giá xuất kho và đốiứng với bên Nợ TK 621, 632 hoặc 157.
Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa theo phương
pháp kê khai thường xuyên được thực hiện theo sơ đồ trongPhụ lục 1.2.
Kế toán sản phẩm dở dang, thành phẩm
Đối với sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp được thể
hiện trong số dư cuối kỳ của TK 154. Cuối kỳ kế toán, tất cả những sản phẩm chưa
hoàn thành khâu sản xuất cuối cùng đều là sản phẩm dở dang và toàn bộ chi phí liên
quan đến những sản phẩm này được kết chuyển vào bên Nợ của TK 154.
Đối với thành phẩm: Khi doanh nghiệp hoàn thànhsản xuất, thành phẩm được
ghi nhận vào bên Nợ TK 155 và đốiứng với bên có TK 154 theo giá thành thực tế.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 1.3A và Phụ lục 1.3B).
( 2) Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả
kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán
tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá Trị giá Tổng trị giá Trị giá
hàng xuất = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho
kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập
kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.
30
Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên
một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư,
hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn
kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc
xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”.
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều
chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng
hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương
pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng
công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất
bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa.Giá mua
hàng và các chi phíthu mua sẽ được định khoản vào bên Nợ của tài khoản 611.
Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, khi xuất dùng hoặc đem bán nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa sẽ không ghi nhận gì.Đến cuối kỳ kế toán,
doanh nghiệp tiến hành kiểm kê kho và có được số lượng tồn cuối kỳ.Từđó, xácđịnh
được số lượng và giá trị hàngđã xuất trong kỳ.
Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa (Phụ lục 1.5).
Kế toán sản phẩm dở dang, thành phẩm
Chi phí sản xuất được theo dõi trên tài khoản 631 cho đến hết kỳ kế toán. Khi
đó, kế toán tiến hành kết chuyển sang tài khoản 154 nếu chuyển sản xuất hoàn thành
hoặc 155 nếu đã sản xuất và hoàn thành.
Trình tự kế toán thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo
phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 1.4A và Phụ lục 1.4B)
b) Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực
hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho doanh nghiệp cần trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho .
31
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần
có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở
dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế
toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán
thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế
toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán
thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn
hàng bán.
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
nhỏ hơn giá gốc ghi trên sổ kế toán và đảm bảo điều kiện sau:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại
thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so
với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này
không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn
kho đó.
Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức dự
phòng giảm
giá vật tư,
hàng hoá
=
Lượng vật tư, hàng
hoá thực tế tồn kho
tại thời điểm lập
báo cáo tài chính
x
(Giá gốc
hàng tồn
kho theo
sổ kế toán
-
Giá trị thuần
có thể thực
hiện được của
hàng tồn kho)
Phương pháp kế toán:
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ
này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh
lệch, ghi vào bên Nợ TK 632 đốiứng bên Có TK 229.
32
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ
này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi
vào Nợ TK 229 đốiứng bên Nợ TK 632
Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị
hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi vào
bên Nợ TK 229 (số bù đắp dự phòng), Nợ TK 632 (nếu số tổn thất cao hơn mức đã lập
dự phòng) đốiứng với Có TK 152, 153, 155, 156.
1.2.2.4. Kế toán chi tiết hàng tồn kho
Kế toán chi tiết hàng tồn kho đòi hỏi phản ánh tình hình hàng tồn kho cả về
giá trị, số lượng, chất lượng của từng thứ (từng danh điểm) hàng tồn kho, cụ thể là
nguyên từng kho và từng người phụ trách vật chất.
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và
phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh
điểm hàn tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị.
Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng khác
nhau, do vậy mỗi DN có thể lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp, thuận
tiện cho quá trình hạch toán chi tiết, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh
của đơn vị mình.
Phƣơng pháp thẻ song song
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn về mặt
số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho.Thẻ được mở cho từng danh điểm
hàng tồn kho. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số
tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm hàng tồn kho. Sau đó thủ kho sắp xếp
phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển về phòng kế toán.
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết để ghi chép, phản ánh hằng
ngày tình hình nhập-xuất-tồn kho của từng danh điểm hàng tồn kho theo cả hai chỉ
tiêu số lượng và giá trị. Sổ chi tiết vật tư được mở tương ứng với từng thẻ kho.
Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết.Cuối tháng tính ra số
tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.
33
Phương pháp này cóưu điểm là: việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra
đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình
biến động và số hiện có của từng loại danh điểm theo số lượng và giá trị.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: việc ghi chép giữa kho và kế
toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn.
Công việc còn dồn vào cuối tháng nên hạn chế tính kịp thời của kế toán và gây lãng
phí về lao động.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít
danh điểm hàng tồn kho.
Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song(Phụ lục 1.1A).
Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song đã được trình bày ở trên.
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép,
phản ánh tổng hợp tổng nhập, tổng xuất và tồn kho cuối tháng của từng danh điểm
vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Sổ đối chiếu luân chuyển được mở cho cả năm, theo từng kho và từng danh
điểm vật tư. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ, sắp xếp
và phân loại chứng từ theo từng danh điểm hàng tồn kho (có thể lập bảng kê nhập,
bảng kê xuất). Cuối tháng tổng hợp số liệu đã ghi trong chứng từ (hoặc bảng kê) số
lượng và giá trị từng danh điểm hàng tồn kho nhập – xuất kho trong tháng.Số liệu
nhập – xuất – tồn kho của từng loại danh điểm trong sổ được đối chiếu với số liệu
trên thẻ kho và số liệu ở sổ kế toán tổng hợp.
Phương pháp này cóưu điểm là: giảm bớt được khối lượng ghi chép, chỉ tiến
hành ghi một lần vào cuối tháng.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: việc ghi chép còn trùng lặp về
số lượng. Công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việc kiểm tra đối chiếu trong tháng
giữa kho và phòng kế toán không được thực hiện do trong tháng kế toán không ghi
sổ, hạn chế công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm.
34
Phương pháp này không được phổ biến, chỉ có những DN có số lượng, chủng
loại lớn mới áp dụng.
Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển(Phụ lục 1.1B).
Phƣơng pháp sổ số dƣ
Tại kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn
kho cuối tháng của từng loại hàng tồn kho theo chỉ tiêu số lượng, cuối tháng sổ số dư
được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho.
Tại phòng kế toán: Hằng ngày hoặc định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực
tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của
chứng từ kế toán ký vào thẻ kho và phiếu giao nhận chứng từ tiến hành tổng hợp
số liệu theo chỉ tiêu giá trị của hàng tồn kho nhập xuất theo từng vật tư để ghi
vào bảng lũy kế nhập xuất tồn (được mở cho từng kho). Cuối tháng khi nhận sổ
số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị tồn kho để ghi vào sổ số dư, cột thành tiền
số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn
kho cuối kỳ, đồng thời lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu để đối chiếu với
sổ kế toán tổng hợp.
Phương pháp này cóưu điểm là: giảm bớt được khối lượng ghi chép, kiểm
tra đổi chiếu tiến hành định kỳ nên bảo đảm tính chính xác, công việc dàn đều
trong tháng.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ
tiêu giá trị. Nên khi nắm bắt tình hình nhập xuất tồn của thứ nguyên vật liệu nào thì
phải xem trên thẻ kho, khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng kê khá
phức tạp nếu xảy ra sự chênh lệch.
Phương pháp này thường sử dụng cho các DN có nhiều chủng loại hàng tồn
kho hay kinh doanh nhiều mặt hàng, tình hình nhập xuất xảy ra thường xuyên.
Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn khotheo phương pháp ghi sổ số dư(Phụ lục
1.1C).
35
1.3. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế
toán quản trị
Trong nền kinh tế hiện nay, nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên dựa
vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định nhằm đạt được kết quả tốt
nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Kế toán quản trị cung cấp rất
nhiều thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định trong kinh
doanh.Hàng tồn kho trong doanh nghiệp cũng là một mảng vô cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, quản trị hàng tồn kho không thể thiếu trong hệ
thống kế toán quản trị. Kế toán quản trị hàng tồn kho nhằm mục đích thu thập, xử
lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản trị dựa trên số liệu hàng tồn kho có
trong quá khứ, hiện tại và xây dựng dự toán trong tương lai. Kế toán quản trị hàng
tồn kho bao gồm các vấn đề sau:
1.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho
1.3.1.1. Dự toán dự trữ hàng tồn kho
Dự toán dự trữ hàng tồn kho là số lượng và giá trị tồn kho hợp lý (tối ưu) để
phù hợp với điều kiện sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.Có thể coi tồn kho là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ.Trong khi bộ phận bán hàng muốn nâng cao mức
tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; bộ phận sản xuất cũng
thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà lập kế hoạch sản xuất dễ dàng
hơn.Ngược lại, đối với bộ phận tài chính kế toán thì bao giờ cũng muốn hàng tồn
kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ bị lưu đọng và
không thể chi tiêu vào mục đích khác.
Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số
hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng… Điều này sẽ
gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đối với hàng
tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang
mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng.
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân ThuậnĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng AnhKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tảiKế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân ThuậnĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
 
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác về hàng tồn kho, HOT, 2019
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thiết bị điện, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty may Hưng Yên, HAY
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng AnhKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ tại Công ty gạch, HAY
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠ...
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
 
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tảiKế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 

Similar to KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP

Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
luanvantrust
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kt01015 vu thihoa_4c
Kt01015 vu thihoa_4cKt01015 vu thihoa_4c
Kt01015 vu thihoa_4c
langtucodon
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
Luong Nguyen
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
hththanhdhkt14a13hn
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP (20)

Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty dầu khí quốc tế - Gửi miễn ...
 
Kt01015 vu thihoa_4c
Kt01015 vu thihoa_4cKt01015 vu thihoa_4c
Kt01015 vu thihoa_4c
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRẦN XUÂN GIAO KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRẦN XUÂN GIAO KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai. Các số liệu trong Luận Văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Xuân Giao
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm đề tài này tác giả đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các tổ chức bên ngoài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại, xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng kế toán, các anh (chị) trong Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp cùng bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Đặc biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị Hồng Mai - người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn và luôn giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế một cách tốt nhất nhưng do sự thiếu sót về kỹ năng và kiến thức nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ phía các thầy cô giáo và các bạn để Luận văn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Xuân Giao
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.......................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam.....................3 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 7. Ý nghĩa của nghiên cứu...........................................................................................6 8. Kết cấu đề tài...........................................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................................................8 1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất ...................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho ........................................8 1.1.2. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho...................................................................13 1.2. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán tài chính .14 1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho .............................................................14 1.2.2. Nội dung kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính..................22 1.3. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán quản trị 35 1.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................35 1.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho..........................................................41 1.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho..........42 1.4. Kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới ..............................................................................................................44
  • 6. iv 1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho............................................44 1.4.2. Kế toán hàng tồn kho của một số nước trên thế giới................................46 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................50 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP............................................................................52 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp .............................................52 2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp52 2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp............59 2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp63 2.2. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán tài chính.....................................................................................................................65 2.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho tại Công ty...........................................65 2.2.2. Chứng từ kế toán .....................................................................................72 2.2.3. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho ................................................................74 2.2.4. Kế toán chi tiết hàng tồn kho...................................................................78 2.2.5. Trình bày thông tin trên BCTC.................................................................80 2.3. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán quản trị.......................................................................................................................81 2.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................81 2.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho..........................................................83 2.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho .......85 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty ......................................88 2.4.1. Những ưu điểm .........................................................................................88 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...............................................................90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................94 CHƢƠNG 3:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP .................95 3.1 Định hướng phát triển của Công ty và quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty..........................................................................................................95
  • 7. v 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty..........................................................95 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty .........................96 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.................................................................................................................97 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ..........................................................97 3.2.2. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán tài chính.98 3.2.3. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán quản trị 105 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.......................................................................................109 3.4.1. Đối với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ............................................109 3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................111 3.5. Những hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .........113 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................115 KẾT LUẬN............................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phần EOQ Economic Order Quantity ERP Enterprise Resource Planning FASB Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ FIFO Phương pháp nhập trước - xuất trước IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế JIT Just In Time KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính TK Tài khoản
  • 9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG Trang Bảng tính giá thành sản phẩm khóa cầu ngang hợp kim...........................................71 Tháng 9/2015 ............................................................................................................71 Sổ theo dõi luân chuyển chứng từ...........................................................................100 Biên bản kiểm kê vật tư ..........................................................................................103 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 ...................................................................................103 Báo cáo tồn kho.......................................................................................................109 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ....55 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. ..........56 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.........61 Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý chứng từ và sổ kế toán ...................................................63
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của một xã hội. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tiến hành sản xuất thông qua những phương thức sản xuất khác nhau. Bởi vì chỉ có sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngày nay khi toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện đại. Muốn phát triển kinh tế các quốc gia không thể đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, như ASEM, APEC, ASEAN, WTO, TPP… điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược trong sản xuất kinh doanh, phải biết tận dụng tối đa ưu thế của mình để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao và tạo dựng uy tín với khách hàng. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế đã có những thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sử dụng vốn một cách tiết kiệm nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được những yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để làm thế nào giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho là bộ phận tài sản quan trọng nhất với mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, bởi hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và
  • 11. 2 thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của người mua. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì dự trữ hàng tồn kho ở các mức khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại duy trì nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất, dự trữ thành phẩm hàng hoá của mình nhằm đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Doanh nghiệp dịch vụ lại có lượng dự trữ vật tư thấp hơn do quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. Thông tin về hàng tồn kho là loại thông tin quan trọng mà người quản lý cần quan tâm. Căn cứ vào báo cáo kế toán hàng tồn kho mà người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về sản xuất, dự trữ và bán ra với số lượng là bao nhiêu… Đặc biệt số liệu hàng tồn kho còn ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần khóa Việt - Tiệp tiền thân là Xí nghiệp khóa Hà Nội, được thành lập từ năm 1974, chuyên sản xuất các loại khóa dùng cho tiêu dùng.Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất khóa, Công ty Cổ phẩn Khóa Việt - Tiệp luôn luôn cố gắng để có thể giữ vững vị thế của mình, giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về khóa. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất… Thêm nữa, thị trường khóa trong nước và quốc tế của Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn. Chính vì vậy, việc thiết lập dự toán, kế hoạch và theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và tồn kho trong kỳ cũng như thực hiện kế toán quản trị hàng tồn kho luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Công ty. Như vậy, kế toán hàng tồn kho rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
  • 12. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam Nhận thấy rằng hàng tồn kho luôn gắn liền và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất nên đã có nhiều nghiên cứu, bàn luận về kế toán hàng tồn kho.Tuy nhiên, các nghiên cứu không hoàn toàn đề cập đến những vấn đề giống nhau mà các tác giả đã có góc nhìn và nhận định nhiều vấn đề đa dạng, trên những khía cạnh riêng. Các đề tài nghiên cứu nổi bật được kể đến như: Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Petrolimex” của Trần Thị Hồng Vân (Đại học Thương mại, 2014) đã trình bày lý luận cơ bản về hàng tồn kho, kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng nêu lý luận về kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới. Luận văn “Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Phát”của Nguyễn Thị Hoàng Quý (Đại học kinh tế Quốc dân, 2014). Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã đánh giá các mặt thực hiện tốt và những tồn tại cần khắc phục của công tác tổ chức kế toán hàng tồn kho tại đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Phát cũng như các điều kiện chủ yếu để thực hiện các nội dung hoàn thiện đó. Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng” của Lê Quỳnh Anh (Đại học Thương mại, 2015) đã phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Ngoài các đề tài nêu trên còn có nhiều những công trìnhnghiên cứu khoa học, bài báo liên quan đến kế toán hàng tồn kho. Có thể kể đến như: Bài viết “Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập hiệu quả”của Trần Thị Quỳnh Giang (Tạp chí Tài chính, số 5, 2014) đã nêu lên
  • 13. 4 thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất từ xây dựng dự toán, xây dựng kế hoạch đặt hàng, kế hoạch dự trữ an toàn, thu thập thông tin và phân tích thông tin phục vụ ra quyết định quản lý hàng tồn kho. Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất… Bài viết “Về kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200”của Vũ Thị Phương Thảo và Vũ Thị Phước Như (Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 2015) đã hệ thống hóa nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014. Từ đó, tác giả đưa ra một số góp ý đối với chính sách kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014. Có thể thấy, tất cả các công trình trước đây đã tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho theo chế độ, chuẩn mực tại rất nhiều các doanh nghiệp. Nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần khóa Việt - Tiệp dưới 2 góc nhìn của kế toán tài chính và kế toán quản trị. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về cơ sở lý luận của kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất. Phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho hiện nay của Công ty. Xác định các điểm bất cập và nguyên nhân trong kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm thực hiện mục tiêu quản trị tại Công ty. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đang thực hiện như thế nào? - Kế toán hàng tồn kho của Công ty đang có những điểm bất cập nào, nguyên nhân của những bất cập đó là gì? Những bất cập đó cản trở gì đến mục tiêu quản trị tại Công ty?
  • 14. 5 - Công ty cần thay đổi những gì để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm mục tiêu quản trị tại Công ty? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán tài chính và kế toán quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian Luận văn nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trong các năm 2014, 2015. - Phạm vi về không gian Luận văn tìm hiểu kế toán hàng tồn kho nói chung tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp và khảo sát thực tế tại Công ty với các Xí nghiệp thành viên gồm: Xí nghiệp Cơ khí 1: Chuyên gia công thân khóa, nhĩ khóa. Xí nghiệp Cơ khí 2: Chuyên mạ, mài, phay, đột dập và gia công chìa Xí nghiệp Cơ điện - Sản phẩm mới: Chuyên gia công khuôn gá, thiết kế sản phẩm mới. Xí nghiệp Việt Tiệp - Phúc Thịnh: Chuyên lắp ráp, mài và đột dập. Xí nghiệp Lắp ráp: Chuyên lắp ráp và bao gói sản phẩm. - Về nội dung: Nghiên cứu hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu (1) Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp qua gặp mặt, gián tiếp qua điện thoại hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email cho các đối tượng cần phỏng vấn. Các đối tượng có thể là: Kế toán trưởng, nhân viên kế toán… và các nhà quản lý xoay quanh những vấn đề có liên quan đến kế toán hàng tồn kho. Thông qua việc phỏng vấn, học viên sẽ có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.
  • 15. 6 Phương pháp quan sát Quan sát việc thực hiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Từ lập, hoàn chỉnh chứng từ kế toán, ghi chép trên các sổ kế toán cho đến lập và nộp báo cáo kế toán. Mụcđích nhằmđáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và nhà quản trị. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Học viên nghiên cứu các quy định về kế toán như: Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các giáo trình, sách về kế toán, các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí và bài viết liên quan. Bên cạnh đó, học viên cũng thực hiện tìm hiểu tài liệu củacông ty vàcác xí nghiệp thành viên thuộc Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, thông tin hoạt động, tài liệu kế toán... Việc nghiên cứu tài liệu này đòi hỏi phải phân loại và chọn lọc thông tin chính xác, phù hợp. (2) Phương pháp phân tích dữ liệu Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, học viên tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích thông tin để đưa ra các kết luận tương ứng với dữ liệu thu thập được. Mục đích của phương pháp là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để đưa ra các kết luận phù hợp. Nội dung chủ yếu của phương pháp là xử lý các thông tin thu thập được từ Công ty, sau đó thông qua quá trình phân tích dữ liệu, học viên đánh giá được thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp, chỉ ra được những mặt còn tồn tại để đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và quy định hiện hành của kế toán. 7. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất, góp phần hệ thống hóa lý luận về kế toán hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa…theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài khảo sát thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể
  • 16. 7 nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, nâng cao hiệu quả kế toán hàng tồn kho và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị, góp phần vào sự phát triển của Công ty. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp
  • 17. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho 1.1.1.1. Các khái niệm Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02): “Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán hoặc dưới hình thức nguyên vật liệu hoặc vật dụng sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.” Như vậy, chuẩn mực này quy định tất cả hàng tồn kho là tài sản, gồm: Giữ để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường; trong quá trình sản xuất để bán hoặc dưới dạng nguyên vật liệu hoặc hàng cung cấp được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.IAS 02 cũng đã chỉ ra hàng tồn kho không bao gồm những hàng hóa, thành phẩm, vật tư hỏng, lỗi thời, không thể dùng được cho sản xuất kinh doanh. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 “Hàng tồn kho” đã đưa ra khái niệm như sau: “Hàng tồn kho là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.” Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm “hàng tồn kho” theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn quy định về điều kiện về xác định hàng tồn kho là quyền sở hữu tài sản.Theo đó, hàng mua đang đi đường, hàng hóa đang gửi bán nếu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được tính là hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  • 18. 9 Theo kế toán Mỹ: “Hàng tồn kho là những của cải mà doanh nghiệp nắm giữ vào một thời điểm nhất định, bao gồm: Hàng tồn kho thương mại là những hàng mua vào để bán; hàng tồn kho sản xuất, gồm hàng tồn kho bán thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật dụng khác; hàng tồn kho là các vật phẩm khác: hàng tồn kho này không trọng yếu nên thường được ghi nhận thẳng vào chi phí khi chúng được mua về để sử dụng.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012). Theo kế toán Pháp: “Hàng tồn kho của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất và dự trữ cho lưu thông, hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp.Bao gồm: Nguyên liệu (và vật tư), các loại dự trữ sản xuất khác (nhiên liệu, phụ tùng, văn phòng phẩm, bao bì…), sản phẩm dở dang, dịch vụ dở dang, tồn kho sản phẩm, tồn kho hàng hoá.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012). Như vậy, hàng tồn kho trong doanh nghiệp là bộ phận tài sản ngắn hạn dự trữ cho quá trình sản xuất, lưu thông hoặc những tài sản đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại hàng tồn kho Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau, đặc điểm, nguồn hình thành và tính chất thương phẩm cũng khác nhau. Để quản lý và sử dụng tốt hàng tồn kho, phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định thì cần phải phân loại và sắp xếp hàng tồn kho theo các phương thức nhất định: Phân loại theomục đích sử dụng:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Hàng tồn kho mua về hoặc giữ để bán trong quá trình kinh doanh: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến. Hàng tồn kho hoàn thành trong quá trình sản xuất bình thường: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang: Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • 19. 10 Hàng tồn kho dự trữ hoặc sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường. Cách phân loại này giúp cho việc xác định những thành phần hàng tồn kho nào sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Từ đó giúp nhà quản trị ra quyết định kinh doanh dễ dàng hơn. Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: - Hàng tồn kho được mua vào gồm: Hàng mua từ bên ngoài: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp bên ngoài (không thuộc cùng hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp). Hàng mua nội bộ: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng Công ty, tổng Công ty… - Hàng tồn kho tự gia công, tự sản xuất: Là toàn bộ hàng tồn kho do doanh nghiệp tự sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Hàng tồn kho được nhập từ liên doanh, liên kết, được biếu tặng… Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tại điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản, dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo cung cấp kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường. Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý.
  • 20. 11 Hàng tồn kho không cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất. Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi cần thiết. Phân loại theo công dụng của hàng tồn kho:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Nguyên vật liệu: Là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa. Chúng được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian quy định để trở thành tài sản cố định. Hàng mua đang đi đường: Là các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Sản phẩm: Sản phẩm trong các doanh nghiệp bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm, trong đó thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công đã xong, được kiểm nghiệm, nhập kho, đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, quy cách đặt ra. Bán thành phẩm là những sản phẩm chỉ mới kết thúc một hay một số giai đoạn trong quy trình chế tạo thành phẩm. Hàng hóa: Là các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. Hàng gửi bán: Là các loại hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi đi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán.
  • 21. 12 Có nhiều cách phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp nên tùy thuộc vào thực tế hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn cách phân loại hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. 1.1.1.3. Đặc điểm của hàng tồn kho Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác tổ chức, quản lý và hạch toán hàng tồn kho cũng có những nét đặc thù riêng. Nhìn chung, hàng tồn kho của doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp, có hình thái vật chất, có thể luân chuyển qua kho, được đo lường bằng đơn vị vật lý trước khi đánh giá giá trị tiền tệ ghi sổ của hàng tồn kho và hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thứ hai, hàng tồn kho thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình, dễ bị lỗi thời, lỗi mốt,...Do đó đòi hỏi phải có sự hiểu biết về đặc điểm của từng loại hàng tồn kho, xu hướng biến động của nó trên bình diện ngành để có thể xác định chính xác nhất tổn thất tiềm tàng của hàng tồn kho. Thứ ba, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như các loại linh kiện điện tử, các công trình xây dựng cơ bản, đồ cổ, kim khí quý,… Thứ tư, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm khác nhau, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất, lại do nhiều người quản lý. Do đó dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý và bảo quản sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. Thứ năm, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có các nghiệp vụ nhập xuất xảy ra thường xuyên với tần suất nhiều, luôn biến động về hình thái hiện vật để chuyển hóa thành những tài sản khác nhau như tiền, các khoản nợ phải thu. Vì vậy, đểđảm bảo an toàn cho hàng tồn kho, doanh nghiệp thường bố trí người theo dõi, ghi chép thường xuyên và xácđịnh người chịu trách nhiệm vật chất.
  • 22. 13 1.1.2. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tuỳ theo điều kiện mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những điểm khác nhau. Song nhìn chung, việc quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau: Thứ nhất, hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng,...). Ở khâu thu mua, một mặt phải phải tổ chức quản lý quá trình thu mua hàng tồn kho sao cho đủ về số lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý, quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua và chi phí mua hàng tồn kho đưa vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. Ở khâu bảo quản, phải bảo đảm theo đúng chế độ quy định tổ chức hệ thống kho hợp lý, để hàng tồn kho không thất thoát, hư hỏng kém phẩm chất, ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm. Ở khâu dự trữ, phải tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, cần quan tâm quản lý tốt khâu dự trữ. Phải dự trữ nguyên vật liệu đúng mức tối đa, tối thiểu để không gây ứ đọng hoặc gây gián đoạn trong sản xuất; xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho đảm bảo an toàn, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Đồng thời, cần có những cảnh báo kịp thời khi hàng tồn kho vượt qua định mức tối đa, tối thiểu để có những điều chỉnh hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khâu sử dụng, phải theo dõi, nắm bắt được hình thành sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Đồng thời, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ hai, việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho.
  • 23. 14 Việc quản lý hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua, giảm chi phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn. Vì vậy, thông tin về hàng tồn kho và tình hình xuất nhập vật tư hàng hóa là thông tin quan trọng giúp người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về mua vào, sản xuất, dự trữ và bán ra. 1.2. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán tài chính 1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 quy định những vấn đề cơ bản nhất cho toàn bộ công tác kế toán, trong đó có các nguyên tắc chung mà kế toán phải tuân thủ. Kế toán hàng tồn kho cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc này, mà ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nguyên tắc sau: Nguyên tắc giá gốc Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Như vậy, đối với hàng hóa mua ngoài giá gốc bao gồm toàn bộ số tiền đơn vị bỏ ra để có được hàng hóađó như trị giá mua, chi phí trong quá trình mua. Đối với hàng tự sản xuất là toàn bộ số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hình thành số hàngđó. Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
  • 24. 15 Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Giá vốn của sản phẩm sản xuất ra, hàng hóa mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ mà nó được bán. Khi nguyên tắc phù hợp bị vi phạm sẽ làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch, có thể làm thay đổi xu hướng phát triển thực của lợi nhuận doanh nghiệp. Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: a, Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b, Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c, Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d, Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
  • 25. 16 Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Nguyên tắc nhất quán Nguyên tắc này yêu cầu: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Cách lựa chọn phương pháp định giá hàng tồn kho có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Mục đích của các Công ty là làm sao lựa chọn được phương pháp nào có thể lập được báo cáo tài chính có lợi nhất nên một số doanh nghiệp có thể có khuynh hướng mỗi năm lựa chọn một phương pháp kế toán.Tuy nhiên nếu điều này được phép, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ thấy khó mà so sánh các báo cáo tài chính của một Công ty qua các năm. Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách và phương pháp kế toán như: Phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho, hình thức ghi sổ kế toán… doanh
  • 26. 17 nghiệp đã lựa chọn phải áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Việc áp dụng phương pháp kế toán thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác sẽ cho phép báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới có ý nghĩa thực chất mang tính so sánh. Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là một doanh nghiệp không bao giờ có thể đổi phương pháp kế toán.Đúng hơn, nếu doanh nghiệp kiểm nghiệm một phương pháp tính giá hàng tồn kho đã được chấp nhận như là một cải tiến trong lập báo cáo tài chính thì sự thay đổi có thể thực hiện được. Tuy vậy, khi có sự thay đổi này, nguyên tắc công khai toàn bộ đòi hỏi bản chất của sự thay đổi, kiểm nghiệm đối với sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến lãi ròng, tất cả phải được công khai trong thuyết minh báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001. Mục đích của chuẩn mực là đưa ra các quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, là cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Xác định giá trị hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
  • 27. 18 Chi phí chế biến Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chi phí liên quan trực tiếp khác Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp: Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước, xuất trước; Phương pháp tính theo giá đích danh. Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Công thức tính giá bình quân gia quyền: Đơn giá bình quân gia quyền = Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác.Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
  • 28. 19 Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng. Do vậy, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Như vậy, trị giá thực tế của sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho được tính theo số lượng xuất và đơn giá của những lần nhập trước theo trình tự thời gian nhập kho. Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này. Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
  • 29. 20 Về giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì kế toán doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho, doanh nghiệp không lập chung cho mọi loại hànghóa. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo kế toán doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).
  • 30. 21 Về ghi nhận chi phí Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được kế toán ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Về trình bày và khai báo hàng tồn kho Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: (a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. (b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp. (c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng.
  • 31. 22 Phân loại chi phí theo chức năng:Hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ. 1.2.2. Nội dung kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính 1.2.2.1. Tính giá hàng tồn kho (1) Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa Trong đó: + Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua ngoài: Bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có): Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT. Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – Hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
  • 32. 23 Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí gia công, sơ chế. + Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế biến: Bao gồm giá thực tế của nguyên liệu, công cụ dụng cụ xuất chế biến và chi phí chế biến. + Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến: Bao gồm giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu, công cụ dụng cụ đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến. + Giá gốc của nguyên liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. (2) Đối với sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp và đang trong quá trình gia công chế biến. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp thường liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang. Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc là việc tính toán chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang phải gánh chịu. Sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm.Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
  • 33. 24 Công thức: Giá trị SP dở dang cuối kỳ  Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ  Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SP dở dang cuối kỳ Phương pháp này cóưu điểm là: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, các chi phí khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ. Theo phương pháp này kế toán phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết căn cứ số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi ra số lượng thành phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: Nếu chi phí bỏ vào một lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, nếu chi phí bỏ nhiều lần, bỏ dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số lượng sản phẩm tương đương. Công thức: Số lượng sản phẩm tương đương  Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ  Tỷ lệ hoàn thành Đối với chi phí bỏ 1 lần (Chi phí vật liệu chính): Giá trị SP dở dang cuối kỳ (từng k/m)  Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ (từng k/m) + Chi phí phát sinh trong kỳ (từng k/m)  Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dở dang cuối kỳ
  • 34. 25 Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (Chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung): Giá trị SP dở dang cuối kỳ (từng k/m)  Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ (từng k/m) + Chi phí phát sinh trong kỳ (từng k/m)  Số lượng SP hoàn thành tương đương Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP hoàn thành tương đương Trong đó: Từng khoản mục chi phí Phương pháp này cóưu điểm là: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Áp dụng ở các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này cóưu điểm là: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác. (3) Đối với thành phẩm + Giá gốc của thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến: Là giá trị được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
  • 35. 26 + Giá gốc thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất, bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất sản phẩm. Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ. 1.2.2.2. Chứng từ kế toán hàng tồn kho Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập xuất tồn hàng tồn kho phải được lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác theo các quy định và các văn bản hiện hành của Bộ Tài chính. Chứng từ dùng để hạch toán hàng tồn kho là cơ sở để ghi chép vào thẻ kho và các sổ kế toán liên quan đồng thời là căn cứ để kiểm tra tình hình biến động của hàng tồn kho. Kế toán hàng tồn kho sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho được sử dụng nhằm xác định được số lượng HTK nhập kho từ cơ sở nào, địa điểm nhập kho…nhằm quản lý HTK ở từng khâu thu mua, từng địa điểm bảo quản đồng thời xác định được trách nhiệm đối với những người có liên quan và làm căn cứ ghi sổ kế toán.
  • 36. 27 - Phiếu xuất kho được sử dụng nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng HTK xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong DN, làm căn cứ để hạch toán các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra được việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư. - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được sử dụng nhằm xác định dược số lượng, quy cách, chất lượng của HTK trước khi nhập kho để làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Từ đó đảm bảo việc quản lý HTK theo từng khâu thu mua, từng người phụ trách. - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được sử dụngnhằm xác định được số lượng, chất lượng và giá trị của HTK có ở kho tại thời điểm kiểm kê để làm căn cứ xác định được trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý HTK và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Đồng thời nó còn giúp cho kế toán có căn cứ để đối chiếu giữa số liệu về HTK trên sổ sách và số liệu thực tế của HTK… Ngoài ra, để hạch toán hàng tồn kho kế toán của doanh nghiệp còn căn cứ vào 1 số chứng từ khác như: “Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho”, “Hoá đơn GTGT”... Các chứng từ phản ánh thanh toán: “Phiếu chi”, “Giấy báo nợ” … Chứng từ sau khi lập cần được kiểm tra, hoàn chỉnh rồi mới sử dụng để ghi sổ kế toán. 1.2.2.3. Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoàn kế toán Để đảm bảo việc theo dõi và quản lý HTK được chặt chẽ thì cần thiết hệ thống tài khoản kế toán sử dụng phải bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Tài khoản tổng hợp là những tài khoản phản ánh một cách tổng quát về HTK của doanh nghiệp.Tài khoản chi tiết là những tài khoản phản ánh chi tiết hơn, cụ thể hơn những nội dung kinh tế đã được phản ánh trên tài khoản tổng hợp để phục vụ cho những yêu cầu quản lý khác nhau. Tùy theo mức độ chi tiết mà các tài khoản chi tiết có thể là tài khoản cấp 2, cấp 3 ... Cụ thể: - Kế toán sử dụng những tài khoản tổng hợp sau để phản ánh một cách khái quát tình hình và sự vận động của HTK trong DN: + Các tài khoản phản ánh giá gốc của HTK: TK 152 “Nguyên vật liệu”, TK 153 “Công cụ dụng cụ”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi đi bán”…
  • 37. 28 + Các tài khoản khác có liên quan: TK 331 phản ánh khoản phải trả cho người bám, TK 133 phản ánh khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quá trình thu mua HTK, TK 632 phản ánh giá vốn của số HTK đã xuất bán, các TK tiền… - Bên cạnh đó, kế toán sử dụng kết hợp các TK chi tiết để phản ánh cụ thể hơn những yếu tố cấu thành nên giá gốc của HTK, đảm bảo cho việc quản lý HTK được chặt chẽ ở từng khâu thu mua, đồng thời có thể sử dụng các số liệu trên các TK để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng HTK của DN. Việc sử dụng kết hợp giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết còn giúp cho DN có thể kiểm tra và đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết HTK. Kịp thời phát hiện những mất mát, hao hụt, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý. a) Kế toán tình hình biến động hàng tồn kho Hàng tồn kho rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại mà có các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác nhau. Có loại hàng tồn kho được theo dõi, kê khai theo mỗi lần nhập, xuất. Có loại được theo dõi bởi cách kiểm kê một cách định kỳ. Việc hạch toán theo phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu của công tác quản lý, trình độ của cán bộ kế toán cũng như quy định của chế độ kế toán hiện hành. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Với phương pháp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa.Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán.Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tại thời điểm nào trong kỳ, kế toán
  • 38. 29 cũng có thể xác định được lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nói chung tồn kho. Phương pháp này hiện được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.Nhưng nhược điểm của phương pháp này là khối lượng ghi chép nhiều, không thích hợp với những doanh nghiệp có hàng tồn kho có giá trị nhỏ, thường xuyên xuất kho. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, giá mua hàng và các chi phíthu mua sẽ được định khoản vào bên Nợ của TK 152 và đốiứng với bên Có TK 111, 112, 331. Khi xuất dùng hoặc đem bán sẽđịnh khoản vào bên Có củaTK 152 theo giá xuất kho và đốiứng với bên Nợ TK 621, 632 hoặc 157. Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên được thực hiện theo sơ đồ trongPhụ lục 1.2. Kế toán sản phẩm dở dang, thành phẩm Đối với sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp được thể hiện trong số dư cuối kỳ của TK 154. Cuối kỳ kế toán, tất cả những sản phẩm chưa hoàn thành khâu sản xuất cuối cùng đều là sản phẩm dở dang và toàn bộ chi phí liên quan đến những sản phẩm này được kết chuyển vào bên Nợ của TK 154. Đối với thành phẩm: Khi doanh nghiệp hoàn thànhsản xuất, thành phẩm được ghi nhận vào bên Nợ TK 155 và đốiứng với bên có TK 154 theo giá thành thực tế. Trình tự kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 1.3A và Phụ lục 1.3B). ( 2) Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá Trị giá Tổng trị giá Trị giá hàng xuất = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.
  • 39. 30 Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”. Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa.Giá mua hàng và các chi phíthu mua sẽ được định khoản vào bên Nợ của tài khoản 611. Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, khi xuất dùng hoặc đem bán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa sẽ không ghi nhận gì.Đến cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê kho và có được số lượng tồn cuối kỳ.Từđó, xácđịnh được số lượng và giá trị hàngđã xuất trong kỳ. Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa (Phụ lục 1.5). Kế toán sản phẩm dở dang, thành phẩm Chi phí sản xuất được theo dõi trên tài khoản 631 cho đến hết kỳ kế toán. Khi đó, kế toán tiến hành kết chuyển sang tài khoản 154 nếu chuyển sản xuất hoàn thành hoặc 155 nếu đã sản xuất và hoàn thành. Trình tự kế toán thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 1.4A và Phụ lục 1.4B) b) Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho doanh nghiệp cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
  • 40. 31 Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập: - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc ghi trên sổ kế toán và đảm bảo điều kiện sau: + Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. + Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá = Lượng vật tư, hàng hoá thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho) Phương pháp kế toán: Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi vào bên Nợ TK 632 đốiứng bên Có TK 229.
  • 41. 32 Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi vào Nợ TK 229 đốiứng bên Nợ TK 632 Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi vào bên Nợ TK 229 (số bù đắp dự phòng), Nợ TK 632 (nếu số tổn thất cao hơn mức đã lập dự phòng) đốiứng với Có TK 152, 153, 155, 156. 1.2.2.4. Kế toán chi tiết hàng tồn kho Kế toán chi tiết hàng tồn kho đòi hỏi phản ánh tình hình hàng tồn kho cả về giá trị, số lượng, chất lượng của từng thứ (từng danh điểm) hàng tồn kho, cụ thể là nguyên từng kho và từng người phụ trách vật chất. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm hàn tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau, do vậy mỗi DN có thể lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp, thuận tiện cho quá trình hạch toán chi tiết, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Phƣơng pháp thẻ song song Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho.Thẻ được mở cho từng danh điểm hàng tồn kho. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm hàng tồn kho. Sau đó thủ kho sắp xếp phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển về phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết để ghi chép, phản ánh hằng ngày tình hình nhập-xuất-tồn kho của từng danh điểm hàng tồn kho theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ chi tiết vật tư được mở tương ứng với từng thẻ kho. Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết.Cuối tháng tính ra số tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.
  • 42. 33 Phương pháp này cóưu điểm là: việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từng loại danh điểm theo số lượng và giá trị. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn. Công việc còn dồn vào cuối tháng nên hạn chế tính kịp thời của kế toán và gây lãng phí về lao động. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm hàng tồn kho. Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song(Phụ lục 1.1A). Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song đã được trình bày ở trên. Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, phản ánh tổng hợp tổng nhập, tổng xuất và tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở cho cả năm, theo từng kho và từng danh điểm vật tư. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ, sắp xếp và phân loại chứng từ theo từng danh điểm hàng tồn kho (có thể lập bảng kê nhập, bảng kê xuất). Cuối tháng tổng hợp số liệu đã ghi trong chứng từ (hoặc bảng kê) số lượng và giá trị từng danh điểm hàng tồn kho nhập – xuất kho trong tháng.Số liệu nhập – xuất – tồn kho của từng loại danh điểm trong sổ được đối chiếu với số liệu trên thẻ kho và số liệu ở sổ kế toán tổng hợp. Phương pháp này cóưu điểm là: giảm bớt được khối lượng ghi chép, chỉ tiến hành ghi một lần vào cuối tháng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: việc ghi chép còn trùng lặp về số lượng. Công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việc kiểm tra đối chiếu trong tháng giữa kho và phòng kế toán không được thực hiện do trong tháng kế toán không ghi sổ, hạn chế công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm.
  • 43. 34 Phương pháp này không được phổ biến, chỉ có những DN có số lượng, chủng loại lớn mới áp dụng. Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển(Phụ lục 1.1B). Phƣơng pháp sổ số dƣ Tại kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho cuối tháng của từng loại hàng tồn kho theo chỉ tiêu số lượng, cuối tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho. Tại phòng kế toán: Hằng ngày hoặc định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ kế toán ký vào thẻ kho và phiếu giao nhận chứng từ tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của hàng tồn kho nhập xuất theo từng vật tư để ghi vào bảng lũy kế nhập xuất tồn (được mở cho từng kho). Cuối tháng khi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị tồn kho để ghi vào sổ số dư, cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho cuối kỳ, đồng thời lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp. Phương pháp này cóưu điểm là: giảm bớt được khối lượng ghi chép, kiểm tra đổi chiếu tiến hành định kỳ nên bảo đảm tính chính xác, công việc dàn đều trong tháng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị. Nên khi nắm bắt tình hình nhập xuất tồn của thứ nguyên vật liệu nào thì phải xem trên thẻ kho, khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng kê khá phức tạp nếu xảy ra sự chênh lệch. Phương pháp này thường sử dụng cho các DN có nhiều chủng loại hàng tồn kho hay kinh doanh nhiều mặt hàng, tình hình nhập xuất xảy ra thường xuyên. Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn khotheo phương pháp ghi sổ số dư(Phụ lục 1.1C).
  • 44. 35 1.3. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán quản trị Trong nền kinh tế hiện nay, nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Kế toán quản trị cung cấp rất nhiều thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định trong kinh doanh.Hàng tồn kho trong doanh nghiệp cũng là một mảng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, quản trị hàng tồn kho không thể thiếu trong hệ thống kế toán quản trị. Kế toán quản trị hàng tồn kho nhằm mục đích thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản trị dựa trên số liệu hàng tồn kho có trong quá khứ, hiện tại và xây dựng dự toán trong tương lai. Kế toán quản trị hàng tồn kho bao gồm các vấn đề sau: 1.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho 1.3.1.1. Dự toán dự trữ hàng tồn kho Dự toán dự trữ hàng tồn kho là số lượng và giá trị tồn kho hợp lý (tối ưu) để phù hợp với điều kiện sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.Có thể coi tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ.Trong khi bộ phận bán hàng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; bộ phận sản xuất cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn.Ngược lại, đối với bộ phận tài chính kế toán thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ bị lưu đọng và không thể chi tiêu vào mục đích khác. Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng… Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đối với hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng.