SlideShare a Scribd company logo
1 of 252
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------ϥ----------
CAO VĂN KẾ
N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh
cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------ϥ----------
CAO VĂN KẾ
N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh
cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ
2. PGS, TS. LÊ HOÀNG NGA
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên
cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học nêu trong Luận án chưa từng ai
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Cao Văn Kế
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, hình, hộp, phụ lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................6
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................6
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................12
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................14
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................16
1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ..................................................................17
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án......................................................................17
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án ......................................................................17
Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ......................................................19
2.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.................................................................19
2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng...............................................................19
2.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng................................................................20
2.1.3. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.............................22
2.1.4. Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng .............................23
2.1.5. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.........................25
2.1.6. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng ...........................26
2.1.7. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng...................................28
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG..........................................................................................................30
2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh..............................................30
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng ..........................................................................................33
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ...............36
2.3.1. Sử dụng các mô hình dự báo .......................................................................36
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp xây dựng..............................................................47
2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG............................61
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh..........61
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam............67
Kết luận chương 2 ..................................................................................................69
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.............................................70
3.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG THỜI
GIAN QUA ...........................................................................................................70
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, quy mô của doanh nghiệp
xây dựng......................................................................................................70
3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ......................77
3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG..........................................................................................................78
3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA).............................78
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)....................................................79
3.2.3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) ...................................................81
3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).......................................82
3.2.5. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .....................................................84
3.2.6. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn...........................................................85
3.2.7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh................................................................86
3.2.8. Vòng quay hàng tồn kho..............................................................................87
3.2.9. Kỳ thu tiền bình quân...................................................................................88
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ...............90
3.3.1. Phân tích theo thang đo Linkert để chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ...............................................................90
3.3.2. Phân tích theo phương trình Dupont để chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.............................................95
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG..........................................................................97
3.4.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................97
3.4.2. Một số hạn chế .............................................................................................98
3.4.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp xây dựng.......................................................................103
Kết luận chương 3 ................................................................................................109
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ..............110
4.1. BỐICẢNHKINHTẾVIỆTNAMVÀTHẾGIỚIGIAIĐOẠN2015-2025........110
4.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025.......................110
4.1.2. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2015 - 2025...........................112
4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG........................................................................................112
4.2.1. Quan điểm và phương hướng phát triển doanh nghiệp xây dựng ............112
4.2.2. Mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp xây dựng.......................................................................114
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG...............................................................120
4.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản..............................................................................120
4.3.2. Nhóm giải pháp bổ trợ ...............................................................................128
4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..........................................................................................142
4.4.1. Đối với Chính phủ......................................................................................142
4.4.2. Đối với các bộ, ngành ................................................................................148
4.4.3. Đối với Ngân hàng, Kho bạc, Thuế...........................................................150
Kết luận chương 4 ................................................................................................152
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................156
PHỤ LỤC ....................................................................................................................162
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt Chữ nguyên nghĩa
BCH Ban chấp hành
BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CB CNV Cán bộ công nhân viên
DA Dự án
DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNXD Doanh nghiệp xây dựng
DNXDGT Doanh nghiệp xây dựng giao thông
DNXDNN Doanh nghiệp xây dựng nhà nước
EPS Earning per share - Thu nhập mỗi cổ phần
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTV Hội đồng thành viên
IRR Intenal Rate of Return - Tỷ suất nội hoàn
KD Kinh doanh
MMTB Máy móc, thiết bị
NLSX Năng lực sản xuất
NSNN Ngân sách nhà nước
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
ROI Tỷ suất hòa vốn đầu tư
ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCT Tổng công ty
TCTXD Tổng công ty xây dựng
TCTXDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
TĐKTVN Tập đoàn kinh tế VN
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSTC Tài sản tài chính
TTCK Thị trường chứng khoán
VAMC Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
VN Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
XDCT Xây dựng công trình
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Bảng mô tả bảng hỏi và trả lời ........................................................38
Bảng 3.1: Vốn kinh doanh của DNXD giai đoạn 2008-2013..........................74
Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả dữ liệu............................................................91
Bảng 3.3: Bảng hệ số kiểm định tương quan các biến.....................................91
Bảng 3.4: Bảng hệ số hồi quy bội....................................................................92
Bảng 3.5: Bảng tính ROE của Tổng công ty XD Sông Đà..............................96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm
31/12/2008...................................................................................75
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm
31/12/2013...................................................................................75
Biểu đồ 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh................................79
Biểu đồ 3.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu................................80
Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản..............................................82
Biểu đồ 3.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu........................................83
Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...............................................85
Biểu đồ 3.8: Khả năng thanh toán ngắn hạn ....................................................86
Biểu đồ 3.9: Khả năng thanh toán nhanh.........................................................87
Biểu đồ 3.10: Vòng quay hàng tồn kho ...........................................................88
Biểu đồ 3.11: Kỳ thu tiền bình quân................................................................90
Biểu đồ 4.1: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản...................................115
Biểu đồ 4.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu....................115
Biểu đồ 4.3: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.........................................116
Biểu đồ 4.4: Hệ số khả năng thanh toán nhanh..............................................117
Biểu đồ 4.5: Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu........................................117
Biểu đồ 4.6: Tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản......................................118
Biểu đồ 4.7: Tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn CSH ..............................119
Biểu đồ 4.8: Vòng quay hàng tồn kho ...........................................................119
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Hình 2.1: Mô hình, câu hỏi xác định quan điểm trong quản trị tài chính........42
Hình 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont trong một DN xây dựng............................46
Hình 4.1: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng..........................135
Hình 4.2: Mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại........................................142
Hộp 4.1: Cơ cấu tài sản dài hạn trong DNXD ...............................................131
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Phụ lục 01: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CHƯƠNG 3.......................................163
Phụ lục 02: BẢNG TÍNH TOÁN SỐ LIỆU VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG 4.............................................................175
Phụ lục 03: BẢNGHỎIĐIỀUTRA KHOATÀICHÍNHDN-HỌC VIỆNTÀICHÍNH........182
Phụ lục 04: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ SƠ BỘ......................................................185
Phụ lục 05: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA...................................................191
Phụ lục 06: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ................................................................202
Phụ lục 07: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÉC TƠ TỰ HỒI QUY (VAR) ĐỂ CHỈ RA
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VỐN VÀ NHU CẦU
VỐN TRONG DNXD ...................................................................................207
Phụ lục 08: TÍNH TOÁN CÁC CHUỖI WACC CỦA CÔNG TY TỪ QUÝ
I/2008 ĐẾN QUÝ 4/2012..............................................................................215
Phụ lục 09: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG .............................................225
Phụ lục 10: DỰ BÁO CHI PHÍ VỐN TRUNG BÌNH CHO CÁC CÔNG TY
NĂM 2015.....................................................................................................229
Phụ lục 11: KẾT QUẢ TÍNH NHU CẦU VỐN CHO Ở CÁC BẢNG SAU.....................230
Phụ lục 12: BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG TRÌNH VAR ƯỚC LƯỢNG .......................236
Phụ lục 13: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG
NĂM 2015.....................................................................................................239
Phụ lục 14: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CP ĐẠI DIỆN TRONG NGÀNH
XÂY DỰNG..................................................................................................240
Phụ lục 15: BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ LÃI VAY .............................241
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) có vị
trí quan trọng trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội, là doanh nghiệp tham gia
vào khâu khởi đầu của quá trình tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có giá trị
cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Sự phát triển và
hoạt động kinh doanh hiệu quả của các DNXD không chỉ đem lại lợi ích cho các
chủ sở hữu doanh nghiệp, mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong
những năm vừa qua, dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu, môi trường kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, thị
trường bất động sản trầm lắng đã và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các DNXD nói riêng trước những thách thức to lớn, đặc biệt là áp lực
cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
thế và lực của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển
vững mạnh. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả là
đòi hỏi tất yếu khách quan, gắn liền với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là yêu cầu và nhiệm vụ được đặt
lên hàng đầu trước mỗi quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu để
đánh giá một cách khoa học và khách quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của DNXD, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại, từ đó có giải
pháp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững DN.
Những năm vừa qua, các DNXD có mức tăng trưởng thấp so với tốc độ
phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp, nhiều DN không đáp ứng đủ việc
làm cho người lao động, tỷ lệ nợ xấu, hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang tăng dần, việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn diễn ra phổ
biến, đầu tư tài sản cố định trong khi DN thiếu việc làm, dẫn đến rủi ro hoạt
động, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu huy
động từ các tổ chức tín dụng, lãi suất cao, chi phí lãi vay ngày càng gia tăng, quá
2
trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý vốn Nhà nước, công tác thanh
quyết toán và thu hồi vốn bị chậm trễ, giảm hiệu quả vòng quay của vốn. Mặt
khác, các tổng công ty xây dựng được thành lập theo Quyết định 90, 91 của
Chính phủ, mô hình tổ chức ngày càng lớn dần, kinh doanh đa ngành nghề, hình
thức công ty mẹ - công ty con dần bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp trong quản lý
và điều hành, làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm sút.
Từ năm 2008 là năm bắt đầu nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, các
DNXD có đặc thù vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, đã
bộc lộ rõ hơn các bất cập về công tác điều hành SXKD, mô hình tổ chức quản lý
và quản trị DN, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, hậu quả là các chỉ tiêu
tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN giảm sâu so với các năm trước đây.
Trước thực trạng đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là bài toán
khó đối với Nhà nước và các DNXD. Để DNXD từng bước khắc phục những
tồn tại, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho
DNXD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nhu cầu cấp thiết. Xuất phát từ
những lý do nêu trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sản xuất
kinh doanh (SXKD) của các DNXD, trong đó việc phân tích hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh là vấn đề mang tính thời sự lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Làm rõ về lý luận các nội dung nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng
vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp xây dựng.
- Luận án phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân
cơ bản dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong doanh nghiệp xây dựng ở
Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của 12 TCTXD giai đoạn 2008 - 2013 theo
3
các chỉ tiêu đánh giá đã xác lập ở chương 2 và phân tích nhóm các chỉ tiêu về:
khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời.
- Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
- Đối tượng nghiên cứu luận án:
Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013, đề xuất giải pháp
thực hiện từ năm 2015 đến năm 2025.
+ Trên cơ sở đặc điểm cơ bản của DNXD, phân loại DNXD, quy mô vốn;
tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất để tính toán và đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của 12 TCTXD do Nhà nước trước đây sở hữu 100% vốn
điều lệ, là những doanh nghiệp có quy mô về vốn, lao động, doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng ở Việt Nam.
Những doanh nghiệp này, được hình thành từ đội xây dựng, xí nghiệp xây
dựng… đến nay phát triển thành Tổng công ty. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao
hiệu quả SXKD, các TCT này đã tiến hành cổ phần hoá trong nhiều năm qua và
đang tiếp tục triển khai cổ phần hóa Tổng công ty mẹ kể từ năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó hệ thống và hoàn
thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD, đề
xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
- Tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 đến
năm 2013 của 12 tổng công ty xây dựng (TCTXD), tính toán hệ số, phân tích các
chỉ tiêu cơ bản về: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh khoản, cơ
cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số sinh lời.
4
- Tác giả sử dụng 150 phiếu câu hỏi điều tra gửi đến công ty cổ phần
trong ngành xây dựng, các DN này đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng. Sử dụng thang đo Linkert để
phân tích quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính thông qua các chỉ
tiêu cơ bản nói trên.
- Từ kết quả phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của DNXD.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của các DNXD như: phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của
DNXD trong nền kinh tế; khái niệm, đặc trưng, thành phần vốn kinh doanh
của DNXD; luận giải làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của DN, đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của DNXD; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
- Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của DNXD của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam. Những đúc kết về mặt lý luận và bài học
kinh nghiệm từ nước ngoài là những căn cứ khoa học quan trọng cho việc tiến
hành khảo sát thực tế ở chương 3 và đề xuất giải pháp trong chương 4.
- Trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã tổng kết được bức tranh
toàn cảnh về các DNXD ở Việt Nam nói chung và nhóm các DNXD nhà nước
nói riêng trên các khía cạnh: quy mô vốn/tài sản, lao động, kết quả kinh doanh
tổng quát của nhóm doanh nghiệp này. Luận án đã đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE) qua
phân tích ba nhóm nhân tố ảnh hưởng theo phương trình Dupont. Trên cơ sở
tổng kết, phân tích và khảo sát thực tiễn, luận án đã rút ra những kết quả đã đạt
được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn quan
trọng cho các giải pháp đề xuất ở chương bốn của luận án.
5
- Luận án sử dụng thang đo Linkert để đánh giá các chỉ tiêu về: khả năng
sinh lời, tính thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của DNđể làm rõ
hơn hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD.
- Trên cơ sở quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, kết
hợp với cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn, căn cứ vào các kết luận qua
khảo sát thực trạng, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD bao gồm: nhóm giải pháp cơ bản,
nhóm giải pháp bổ trợ, đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có
liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương (147 trang).
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (13 trang)
Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng (51 trang)
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam (40 trang)
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (43 trang)
6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN luôn là vấn đề được cả
thực tiễn các nhà quản trị DN và các nhà nghiên cứu lý luận quan tâm nên trong
thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn lĩnh vực sử
dụng vốn kinh doanh trong DNXD và những tác động của vốn kinh doanh đến
các lĩnh vực kinh tế - xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
như: luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước, các bài
báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể:
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các luận án tiến sĩ liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp xây dựng, bao gồm
- Trần Hồ Lan (2004), "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa ở Việt Nam" - Đại học Kinh tế
Quốc dân. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn, vai trò, các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN ngành nhựa, gồm: Hệ thống chỉ tiêu
đánh giá theo chế độ kế toán; hệ thống chỉ tiêu đánh giá của một số tác giả; hệ
thống chỉ tiêu đánh giá của bộ môn Thống kê - kinh tế thuộc trường Đại học
Kinh tế Quốc dân; hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo tác giả luận án.
+ Luận án phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các
DNNN ngành nhựa Việt Nam: Phân tích chỉ tiêu sức sản xuất của vốn; phân tích
hệ số doanh lợi doanh thu thuần; phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh
doanh; phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động.
+ Luận án khảo sát và nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các DN nhà
nước ngành nhựa từ năm 1996 đến năm 2001.
+ Luận án đưa ra các giải pháp về: Linh hoạt đòn cân nợ; đổi mới cách
xác định nhu cầu vốn lưu động gắn chặt với việc tính lượng hàng tồn kho an
7
toàn, lượng hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng để giảm vốn lưu động tồn kho
trong các DNNN.
- Nguyễn Quỳnh Sang (2008), "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông" - Trường
Đại học Giao thông vận tải. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
DNXDGT. Hệ thống số liệu nghiên cứu từ năm 1999 - 2005, hệ thống giải pháp
đưa ra cho giai đoạn 2009.
+ Luận án sử dụng hệ thống số liệu để phân tích các DNXDGT trong
giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, quan điểm về đổi mới cơ cấu vốn,
phân tích, đánh giá, xác định rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc sử
dụng vốn trong các DNXDGT hiện nay kém hiệu quả. Những tồn tại, hạn chế
trong đầu tư, huy động vốn, trong quản trị DN… làm ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn của DNXDGT. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn,
hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn
trong khâu thanh toán và các giải pháp về đầu tư, huy động vốn. Thiết lập quy
trình đầu tư; xây dựng hai chỉ tiêu có tính đặc thù (chi phí vốn trên tổng vốn và
chi phí vốn trên doanh thu) làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả huy động vốn
trong DNXDGT.
+ Luận án đi sâu phân tích những tồn tại chủ yếu của các DNXDGT, như
quy mô DN, qui mô vốn điều lệ thấp, chất lượng quản trị DN chưa được coi
trọng, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh thấp.
+ Luận án đưa ra các giải pháp về: Đổi mới và nâng cao về nhận thức
trong điều kiện hội nhập; đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lý của các DNXDGT;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
+ Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp, đó là: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu
vốn của các DNXDGT, các giải pháp để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm
các khoản nợ phải trả; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn
lưu động.
8
- Trần Thị Thanh Tú (2006), "Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp
nhà nước Việt Nam hiện nay" - Đại học kinh tế Quốc dân. Luận án đã nghiên
cứu các vấn đề:
+ Hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2000 - 2005.
+ Luận án luận giải những vấn đề cốt lõi nhất về cơ cấu vốn và các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mô hình cơ cấu vốn tối ưu. Luận
án hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế
lượng ứng dụng trong hoạch định cơ cấu vốn. Mô hình này có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đối với nhà nghiên cứu lý thuyết mà còn đối với nhà hoạch định
chính sách và các giám đốc doanh nghiệp. Các nhân tố: lãi vay, tỷ trọng đầu tư
tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, yếu tố ngành
nghề được xác định là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DNNN qua mô
hình kinh tế lượng do tác giả nghiên cứu đề xuất trong luận án.
+ Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt
Nam trên bộ số liệu điều tra 375 DN nhà nước của Cục tài chính DN.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các điều kiện xây dựng mô hình kinh
tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn của DNNN Việt Nam hiện nay. Hệ thống các
giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới cơ cấu vốn: đổi mới
nhận thức của giám đốc DNNN; xác định chính xác cơ sở thiết lập cơ cấu vốn
tối ưu; đa dạng hóa các kênh huy động nợ dài hạn; tăng cường huy động vốn chủ
sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu; cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
quản lý.
- Đoàn Hương Quỳnh (2010), "Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" - Học viện Tài chính.
Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận giải một cách hệ thống và chi tiết về các lý thuyết cơ cấu nguồn
vốn, ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính, tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ rõ các nguyên nhân
phải tái cơ cấu nguồn vốn và các nguyên tắc cần tuân thủ khi tái cơ cấu nguồn
9
vốn của DN, tạo cơ sở khoa học để các DN xem xét, lựa chọn và xây dựng chính
sách tái cơ cấu nguồn vốn phù hợp với DN mình.
+ Đánh giá thực trạng về cơ cấu nguồn vốn của các DNNN ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN còn thấp, những
bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn. Từ đó, tính tự chủ tài chính còn thấp, tính cân
bằng tài chính và quy mô kinh doanh còn chưa hợp lý, nhất là đối với DNNN có
qui mô vốn nhỏ và những ngành kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá làm rõ hơn các nhân tố
ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DNNN hiện nay.
+ Luận án đưa ra các giải pháp: việc tái cơ cấu nguồn vốn phải gắn với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng cạnh tranh của DNNN. Tái
cơ cấu nguồn vốn phải gắn liền với việc tổ chức sắp xếp lại khu vực DNNN, sử
dụng đồng bộ các chính sách, công cụ tài chính trong thực hiện tái cơ cấu nguồn
vốn. Tạo cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường kinh doanh
ổn định, minh bạch, bình đẳng giữa các DN trong mọi thành phần kinh tế.
- Phạm Thị Vân Anh (2012), "Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính
của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay" - Học viện Tài chính. Luận
án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án đã nghiên cứu tình hình và đánh giá năng lực tài chính của
DNNVV ở Việt Nam trong 5 năm từ 2007 - 2011 dưới góc độ của một nhà
nghiên cứu kinh tế.
+ Luận án đã đưa ra phạm trù năng lực tài chính tổng thể và năng lực tài
chính cho sự tăng trưởng của DNNVV, chỉ ra quan hệ hữu cơ giữa năng lực tài
chính nội sinh và sự tăng trưởng bền vững của DN.
+ Luận án đánh giá ưu điểm và hạn chế về năng lực tài chính của
DNNVV ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2007 -2011. Chỉ ra một số nguyên
nhân cơ bản bên trong và bên ngoài DN.
+ Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc minh chứng tác động
của năng lực tài chính tới sự tăng trưởng bền vững của các DNNVV ở Việt Nam.
10
+ Đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cơ bản nâng cao năng lực tài
chính của các DNNVV ở Việt Nam thời gian tới.
- Phan Hồng Mai (2012), "Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành
xây dựng niêm yết ở Việt Nam" - Trường Đại học kinh tế quốc dân. Luận án đã
nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án lựa chọn các công ty cổ phần xây dựng niêm yết, lấy doanh thu
của hoạt động xây lắp trong tổng doanh thu của DN, chiếm tỷ trọng doanh thu
cao hơn từ các hoạt động khác, trong phần lớn thời gian từ năm 2006 đến 2010.
+ Luận án nghiên cứu các nội dung quản lý tài sản tại DN ngành xây
dựng, gồm: quản lý dòng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định.
+ Luận án mô tả, đánh giá công tác quản lý tài sản tại các công ty cổ phần
ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài
sản tại DN ngành xây dựng.
+ Luận án đưa ra các giải pháp trực tiếp: đánh giá tác động của quản lý tài
sản tới ROA, ROE; ứng dụng mô hình Miller - Orr vào quản lý ngân quỹ; sử
dụng phần mềm kế toán quản lý công nợ, hàng tồn kho; các giải pháp về huy
động vốn, giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn.
Như vậy, các luận án kể trên chưa làm rõ được đặc trưng, vai trò phân loại
vốn kinh doanh trong DNXD, đặc điểm, phân loại DNXD; các luận án tiếp cận
vấn đề trên những khía cạnh khác nhau và chủ yếu dựa trên việc tổng hợp, phân
tích từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, chưa chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD. Thực tế chưa đánh giá được
hiệu quả sử dụng vốn, chưa sử dụng các mô hình phân tích để đo lường sự tương
quan giữa các quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính, nhất là các
DNXD có quy mô lớn chịu ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn trong và sau khủng
hoảng nền kinh tế, nhu cầu tái cấu trúc như hiện nay.
1.1.1.2. Các đề tài khoa học liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh
- Báo cáo tổng hợp của nhóm tác giả do PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Chủ
nhiệm đề tài, về đề tài "Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn
11
nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam" - năm 2012. Đề tài
đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Đề tài đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của mô hình tập đoàn kinh tế, cơ
chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại mô hình này. Đề tài đã nghiên cứu một số
nước có nền kinh tế phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm cần hoàn thiện cơ chế
quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN ở Việt Nam. Đề tài đã khảo sát, đánh giá
thực trạng quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế, tình
hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại TĐKTNN trong những năm
qua. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý sử dụng vốn Nhà nước, cơ chế phân phối
lợi nhuận đầu tư tại TĐKTNN.
+ Đề tài đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước: hoàn
thiện hình thức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại DN.
- Đề tài của nhóm tác giả do PGS.TS Vũ Công Ty - Chủ nhiệm đề tài, đề
tài "Tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm và
giải pháp" - năm 2011. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Đề tài đã làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu thực thi
các giải pháp tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng tại Việt Nam đó là đầu tư đa
ngành dàn trải sang những lĩnh vực không có thế mạnh dẫn đến khả năng sinh
lời suy giảm, hệ số nợ cao dẫn đến mất cân đối tài chính. Nhóm tác giả cũng đã
làm rõ cách tiếp cận chủ đạo được lựa chọn trong quá trình tái cấu trúc các tổng
công ty xây dựng tại Việt Nam: (1) tái cấu trúc tự nguyện và (2) tái cấu trúc
thông qua công ty quản lý tài sản. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà tiến trình
tái cấu trúc được thực hiện với tốc độ và kết quả khác nhau, tuy nhiên đều đưa
đến sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như an toàn
tài chính.
+ Đề tài nêu ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc các tổng
công ty xây dựng, những khảo sát thực nghiệm về kinh nghiệm quá trình tái cấu
trúc tại Châu Âu, trong đó đi sâu phân tích về tái cấu trúc vốn tại TCT. Đặc biệt
là tái cấu trúc tài chính thông qua công ty mua bán nợ. Bước đầu tiên của quá
12
trình này là cần thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính và thực hiện định
giá DN. Phương pháp định giá cơ bản là phương pháp tài sản với tiêu chuẩn định
giá là giá trị thanh lý. Việc định giá thường là do các công ty kiểm toán độc lập
hoặc công ty định giá độc lập thực hiện.
Các đề tài nghiên cứu kể trên, sử dụng bộ số liệu nghiên cứu đến hết năm
2010, mà ở giai đoạn này thì bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp xây
dựng chưa bộc lộ hết các khó khăn, tốc độ tăng GDP của ngành xây dựng và
công nghiệp tăng bình quân hàng năm như sau: năm 2008 tăng 5,98%; năm
2009 tăng 3,74%; năm 2010 tăng 6,78%. Sau năm 2010 tình hình lãi suất bắt đầu
nóng lên ngay từ đầu năm 2010 trước áp lực giá cả tăng lên. Lãi suất huy động ở
các ngân hàng thương mại đã lên đến 10 - 11% vào nửa đầu năm 2010. Càng về
cuối năm lãi suất tín dụng càng tăng cao với mức lãi suất huy động lên tới kịch
trần 14%. Đã xuất hiện xu hướng các ngân hàng thương mại thu hút vốn thông
qua các gói hỗ trợ và chiết khấu, và tìm nhiều cách vượt trần lãi suất.
Từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế đến nay, các nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn trong DNXD là chưa có, chưa tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn theo phương trình Dupont - phương trình cho
phép đánh giá các nhân tố ảnh hưởng một cách vừa bao quát hết các nhân tố thuộc
về cả nhóm quyết định đến cơ cấu nguồn tài trợ và cả nhóm quyết định đến việc
phân bổ và sử dụng vốn trong hoạt động SXKD. Do vậy, chưa chỉ ra nhược điểm
về hiệu quả sử dụng vốn khi DN rơi vào môi trường kinh doanh khó khăn.
Các giải pháp đưa ra của các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa trên việc
phân tích, đánh giá, tổng hợp từ số liệu thứ cấp, chưa sử dụng mô hình toán học
và tin học, hay phương pháp điều tra phỏng vấn để lượng hoá các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng vốn, làm căn cứ đưa ra nhóm giải pháp cơ bản, giải pháp
bổ trợ DN.
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vốn kinh doanh:
Năm 1984, Myers cho rằng, nếu một công ty có hệ số nợ (đòn bẩy tài
chính) cao trong cơ cấu nguồn vốn thì các cổ đông có khuynh hướng không đầu
13
tư nhiều vào cổ phiếu của công ty bởi vì lợi ích từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi
cho chủ nợ hơn là các cổ đông. Như vậy, các cổ đông quan tâm đầu tư vào công
ty có mức sinh lời cao, có hệ số vốn chủ sở hữu lớn và có hệ số nợ thấp.
Nghiên cứu của Titaman và Wessels (1988) ở các nước phát triển đã chỉ ra
rằng, những công ty có lợi nhuận cao thường duy trì tỷ lệ nợ vay thấp, hay nói
cách khác đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Tuy
nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty đang hoạt động có
lợi nhuận cao nên vay nhiều hơn, vì các chi phí đó sẽ làm giảm số thuế phải nộp.
Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) đã cho thấy, tỷ trọng TSCĐ hữu
hình trên tổng tài sản càng lớn thì các công ty càng sử dụng nhiều nợ trong cơ
cấu nguồn vốn của mình, kết luận này trùng với kết luận của Wiwattnakantang
(1999) và Chen (2004) ở tại Thái Lan và Trung Quốc. Mặt khác Rajan và
Zingales (1995) còn đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về cơ cấu vốn kinh
doanh của DN ở các nước OECD đó chính là mối quan hệ ngược chiều rất chặt
chẽ giữa giá trị sổ sách cổ phiếu với đòn bẩy tài chính. Giống như Rajan và
Zingales, Bacrxlay, Smith và Watts (1955) cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ có
quan hệ ngược chiều với tỷ lệ giá thị trường và giá sổ sách.
Nghiên cứu của Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang
phát triển cũng cùng quan điểm với Titman và Wessels (1988), Rajan và
Zingales (1995) là quy mô vốn kinh doanh của công ty có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với nợ vay. Bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí
phá sản thấp. Mặt khác, các công ty lớn có chi phí đại diện của nợ vay thấp, chi
phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ, dòng tiền
ít biến động dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng và như vậy các công ty này sử
dụng nhiều nợ vay để có lợi nhiều hơn từ tấm lá chắn thuế.
Năm 2002, nghiên cứu của Beven và Danbolt lại cho thấy rằng quy mô
vốn của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ
dài hạn.
Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) về vốn kinh doanh.
Bằng các kiểm định thực tế cho thấy các DNXD ở mức cao hơn so với các
14
DN khác trong cùng ngành sẽ tiến tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhanh hơn khi
họ ở dưới mức trung bình ngành. Điều đó cũng có nghĩa là, những DN ở dưới
mức trung bình ngành họ ít quan tâm hơn đến việc sử dụng nợ trong cơ cấu
vốn kinh doanh.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài có sự khác biệt rất lớn đối với công
trình nghiên cứu của Việt Nam đó là quy mô nghiên cứu lớn hơn, mẫu nghiên
cứu lớn hơn, các DN có tiềm lực tài chính mạnh, các DN được tiếp cận sớm với
môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối tượng nghiên cứu là các
công ty cổ phần tư nhân, không phải các DNNN hay DNNN chuyển đổi sang
công ty cổ phần nên đặc thù cũng khác. Thời gian nghiên cứu của các công trình
khá lâu, từ năm 2003 trở về trước.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước kể trên, chỉ nghiên cứu một lĩnh
vực tài chính nhất định, về quy mô vốn, hệ số nợ trên tổng nguồn vốn, đòn bẩy
tài chính, cơ cấu vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh.
Bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện nền kinh tế ổn định và phát triển, hoạt động
trong môi trường có tính cạnh tranh cao, nên các DN có kinh nghiệm để hoàn
thiện năng lực toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, chỉ
phù hợp với đặc thù môi trường kinh doanh nước đó.
Tóm lại: Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài chỉ đề cập đến hiệu
quả sử dụng vốn ở một số lĩnh vực nhất định như: Hiệu quả sử dụng vốn của
DNNN ngành nhựa; hiệu quả sử dụng vốn trong các DNXDGT; đổi mới cơ cấu
vốn của các doanh nghiệp Nhà nước; nâng cao năng lực tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa... Như vậy, chưa có luận án nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại để đánh giá, phân tích,
lượng hóa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD ở Việt Nam hiện nay.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, áp dụng các
công cụ toán học, tin học và phương pháp chuyên gia. Các phương pháp trên
giúp tác giả có luận cứ khoa học để cập nhật số liệu tài chính, so sánh, phân tích,
15
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó đánh giá
thực trạng, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
- Luận án chọn mẫu nghiên cứu của 12 DNXD, là những DNXD điển
hình, có mạng lưới công ty con trên khắp cả nước, có doanh thu, lợi nhuận, nộp
ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng. Tiếp cận số liệu
trên báo cáo tài chính hợp nhất, từ năm 2008 đến năm 2013, tác giả sử dụng các
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để tính toán, các chỉ tiêu cơ
bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD, đó là: tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu; tỷ suất
sinh lời kinh tế của tài sản; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; hệ số hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh; hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; hệ số khả
năng thanh toán nhanh; vòng quay hàng tồn kho; kỳ thu tiền bình quân. Các chỉ
tiêu này là công cụ, là minh chứng cho việc chỉ ra nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD từ đó định hướng công tác quản
lý, sử dụng vốn trong DNXD cho giai đoạn tiếp theo.
Song song với việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả sử dụng
vốn; luận án sử dụng kết quả phiếu điều tra của 126 công ty cổ phần điển hình
trong ngành xây dựng, sử dụng thang đo Linkert để phân tích quan điểm quản
trị vốn kinh doanh với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua nhóm các
chỉ tiêu: khả năng sinh lời; khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng
tài sản của DNXD; từ kết quả phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của DNXD.
- Luận án áp dụng thang đo Linkert để lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, sử dụng 04 biến trong thang đo: X1 - khả
năng thanh khoản; X2 - cơ cấu vốn; X3 - hiệu quả sử dụng tài sản; X4 - khả
năng sinh lời của DN. Một phần các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn trong DNXD ở Việt Nam là kết quả của việc đánh giá thực
trạng và các nhân tố ảnh hưởng theo kết quả định lượng này.
16
Kết quả sử dụng thang đo là để đánh giá sự ảnh hưởng của các biến X1
đến biến X4, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường công tác quản trị
tài chính DN.
- Tác giả sử dụng phiếu điều tra gửi theo đường bưu điện tới 150 công ty
cổ phần điển hình trong ngành xây dựng, thu về 126 phiếu. Bao gồm 05 nhóm
câu hỏi, mỗi nhóm có 05 mức trả lời. Những nội dung chính của phiếu điều tra
đó là: nhóm Q1 - hỏi về ROA, ROE; nhóm Q2 - hỏi về khả năng thanh khoản;
nhóm Q3 - hỏi về cơ cấu vốn; nhóm Q4 - hỏi về hiệu quả sử dụng tài sản;
nhóm Q5 - hỏi về khả năng sinh lời. Và cuối cùng có bảng thống kê mô tả kết
quả trả lời.
Kết quả của phiếu điều tra nhằm thu thập dữ liệu ở dạng định lượng để
hiện thực hóa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD; qua đó đo lường,
lượng hóa các biến phụ thuộc từ X1 - khả năng thanh khoản; X2 - cơ cấu vốn;
X3 - hiệu quả sử dụng tài sản; đến X4 - khả năng sinh lời; các biến này có tác
động và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của DN, làm cơ sở phân
tích trong chương 3, đề xuất giải pháp và kiến nghị trong chương 4.
- Đối tượng thu thập là các công ty điển hình trong ngành xây dựng, có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng.
- Tác giả áp dụng phương trình Dupont để phân tích chỉ tiêu ROA, ROE,
chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tổng kết, kế thừa các nghiên cứu trước đó, luận án tập trung
nghiên cứu các nội dung mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và lý luận đang đòi hỏi về
công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của DNXD nhằm trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD?
- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD ở Việt Nam
hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD ở Việt
Nam hiện nay?
17
1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, luận án củng cố và hoàn
thiện, tổng hợp cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của DNXD; luận án làm rõ đặc
trưng, vai trò, phân loại vốn kinh doanh, đặc điểm, phân loại DNXD, chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng,
phương hướng nâng cao hiệu quả, kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả,
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp
của các DNXD từ năm 2008 - 2013, đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng, đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; từ đó đưa ra
quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của DNXD giai đoạn 2015 - 2025.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
* Đối với chủ sở hữu
- Qua phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho chủ sở hữu sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý vốn và tài sản trong DN.
Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát; đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh; quản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.
- Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu về: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; về
tổ chức lao động; về cơ cấu tài chính; về quản lý nhà nước và pháp luật; về quản
trị doanh nghiệp. Xóa bỏ hình thức sở hữu chéo; hạn chế đầu tư ngoài ngành.
- Tiếp cận với mô hình quản lý, quản trị DN, công tác điều hành SXKD,
hình thức sở hữu vốn, đầu tư vốn cho SXKD ở các nước phát triển. Từ đó, điều
chỉnh chính sách quản lý, đánh giá giám sát DNXD, đảm bảo nâng cao hiệu quả
hoạt động, góp phần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực.
* Đối với doanh nghiệp xây dựng
- Trên cơ sở đặc trưng, nội dung, thành phần của vốn, xác định quy mô vốn
của DN, lựa chọn ngành nghề hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh,
phương án đầu tư dài hạn, giúp nhà quản trị DN xác định nhu cầu vốn, chi phí vốn
trong DN.
18
- Thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hệ số khả năng
thanh khoản, cơ cấu vốn, hệ số sử dụng tài sản, hệ số sinh lời, giúp cho các nhà
quản trị DN cần chú trọng hơn đến công tác điều hành sản xuất, quản lý chi phí,
hiệu quả kinh tế.
- Thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong DN;
đề ra giải pháp bên trong DN giải pháp bên ngoài DN, như: xây dựng phương
thức quản trị vốn kinh doanh; giải quyết nợ xấu trong XDCB; thành lập cơ quan
chuyên trách trong việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng vốn kinh
doanh trong DNXD; hoàn thiện hình thức đại diện chủ sở hữu; áp dụng phương
thức quản trị rủi ro trong DNXD. Từ đó, đề xuất kiến nghị với chủ sở hữu, trong
việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cho hiệu quả cao.
- Đề ra biện pháp quản lý các khoản nợ ngắn hạn, xử lý hàng tồn kho, sản
phẩm dở dang. Lựa chọn nguồn vốn đầu tư, không dùng vốn ngắn hạn để đầu tư
tài sản dài hạn. Tránh rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, không bỏ giá dự thầu quá
thấp, không ký hợp đồng khi chưa có nguồn vốn, đàm phán hợp đồng phải chặt
chẽ, quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải bình đẳng.
- Từ kinh nghiệm quản lý, sử dụng vốn của các DN có nền kinh tế phát
triển, vận dụng vào quản lý, sử dụng vốn đối với DNXD Việt Nam. Các DNXD
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường
ngoài nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp, tổ chức thi công.
19
Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng
- Hoạt động SXKD đa ngành nghề, tham gia nhiều lĩnh vực xây dựng: xây
dựng dân dụng; công nghiệp; xây dựng giao thông; thủy điện... Quản lý và sử
dụng vốn khó tách riêng cho từng công trình, vốn đầu tư dàn trải.
- Sản phẩm xây dựng có tính cố định tại một địa điểm xây dựng (không
thuộc đối tượng lưu thông - nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm), do
đó sẽ có nhiều khoản chi phí phát sinh đi kèm khó kiểm soát ảnh hưởng lớn
đến kết quả kinh doanh sản phẩm xây lắp, như: chi phí điều động công nhân,
điều động máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời (lán trại,
nhà tạm...).
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu). Giá đề xuất (trong chỉ định thầu) hoặc giá dự
thầu (trong đấu thầu) là giá quyết toán hay còn gọi là doanh thu hoạt động xây
lắp. Vì vậy, doanh thu sản phẩm xây lắp thường được xác định trước khi sản
xuất sản phẩm, còn đối với các hàng hóa khác thì doanh thu chỉ được xác định
sau khi bán được sản phẩm.
- Nguồn vốn do chủ đầu tư cấp phát cho nhà thầu theo kế hoạch năm,
nhưng tiến độ công trình lại tính theo mốc thời gian phải hoàn thành.
- Giai đoạn dự trữ phải nhập vật tư, nhiên liệu với khối lượng rất lớn nên
thể hiện giá trị hàng tồn kho, chi phí SXKD dở dang lớn.
- Các công trình trải dài khắp mọi miền, nên công tác di chuyển, kiểm tra,
kiểm soát, quản lý khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí.
- Công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng công tác thanh
quyết toán kéo dài sang nhiều năm, nợ đọng vốn, vòng quay vốn thấp. Ảnh
hưởng đến nhu cầu vốn và chi phí sử dụng vốn kinh doanh của DNXD.
20
2.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình DN cùng song
song tồn tại, vừa hợp tác phát triển và vừa cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, về
quản lý, hỗ trợ các DN phát triển, người ta thường phân loại các DNXD dựa vào
các tiêu thức nhất định.
2.1.2.1. Dựa vào hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi một DN đều tồn tại và hoạt động dưới một hình thức pháp lý nhất
định về tổ chức DN. Xét về hình thức pháp lý có các loại hình DN chủ yếu sau:
- DN tư nhân: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Công ty hợp danh: Là DN trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên
hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Thành
viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty.
- Công ty TNHH một thành viên: Là DN do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.
- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là DN mà các thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào DN. Mặt khác, phần vốn góp của các thành viên
chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Thành viên của công ty có
thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người.
- Công ty cổ phần: Là loại hình DN góp vốn, trong đó vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty. Mặt khác, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật.
21
Việc phân loại như trên giúp cho chủ sở hữu DN, những nhà đầu tư có
quyết định phù hợp với mục tiêu của mình đối với từng loại hình DN, mặt khác
giúp cho Nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích
phát triển đa dạng hóa các loại hình DN trong nền kinh tế thị trường.
2.1.2.2. Dựa vào quy mô kinh doanh
Theo cách phân loại này, trong ngành công nghiệp và xây dựng, bao gồm:
DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa, DN lớn. Các căn cứ để xem xét quy mô DN siêu
nhỏ, DN nhỏ, DN vừa đó là: tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác
định trong bảng cân đối kế toán của DN, hoặc số lao động bình quân năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể:
• DN siêu nhỏ: Là DN có số lao động bình quân 10 người trở xuống.
• DN nhỏ: Là DN có tổng nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống, có số lao
động bình quân từ trên 10 người đến 200 người.
• DN vừa: Là DN có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ
đồng, có số lao động bình quân từ trên 200 người đến 300 người.
• DN lớn: Là DN có tổng nguồn vốn từ 101 tỷ đồng trở lên, có số lao
động bình quân từ 301 người trở lên.
2.1.2.3. Dựa vào lĩnh vực xây dựng
• DN xây - lắp: Là DN chuyên nhận thầu xây dựng và nhận lắp đặt thiết
bị máy móc cho công trình đó. Việc xác định DN xây - lắp còn phụ
thuộc vào hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
• DNXD dân dụng: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát thiết kế và thi
công các công trình nhà cao tầng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống
phòng cháy chữa cháy
• DNXD công nghiệp: Là DN chuyên khảo sát thiết kế, thi công và quản
lý các công trình nhà máy, dây chuyền sản xuất, khu công nghiệp,
đường hầm, các công trình công cộng và công nghiệp.
• DNXD thủy điện: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát thiết kế, thi công,
quản lý các dự án thủy điện, đầm hồ, bến cảng, điện dân dụng, điện
công nghiệp.
• DNXD công trình giao thông: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát, thiết
kế, và thi công công trình đường giao thông, cầu cống, sân bay bến cảng.
22
2.1.3. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Hoạt động kinh doanh của DNXD là một quá trình gồm các khâu liên tục
từ việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất đến các yếu tố đầu ra
như: công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thu tiền... Chúng ta đều
biết rằng vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh
doanh và đồng thời nó cũng là điều kiện, là phương tiện để DNXD tồn tại và
phát triển. Vậy, vốn là gì?
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Theo quan điểm
của Mác: “Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá
trình sản xuất”. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, tuy nhiên, do bị
hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Mác quan niệm chỉ có khu vực
sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế [17, tr.85].
Theo Paul A.Samuelson - một nhà kinh tế học của trường phái tân cổ
điển, ông cho rằng: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được chia thành ba
bộ phận gồm đất đai, lao động và vốn. Trong đó, vốn là các hàng hoá được sản
xuất ra và được sử dụng hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó.
Theo David Begg, trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn được phân chia theo hai
hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính. Trong đó, vốn hiện vật là dự trữ các
hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác; vốn tài chính
là tiền và tài sản trên giấy của DN. Như vậy, nhìn chung cả Samuelson và David
Begg đều có chung một thống nhất cơ bản vốn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho
quá trình SXKD [17, tr.5].
Các nhà nghiên cứu nước ta gần đây cũng đã có những quan điểm mới
về vốn: “vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi
DN và mỗi quốc gia, còn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn
tài lực, chất xám, tiền bạc đã tích lũy của mỗi cá nhân, một DN hay một quốc
gia" [41, tr.12].
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các DNXD đều
phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Để có được các yếu tố đó các DNXD phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định,
23
phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh của DNXD. Số vốn tiền tệ ứng
trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của
DN được gọi là vốn kinh doanh của DN.
Có thể nói vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ
ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN. Nói
cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu
tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận [43, tr.449].
Đối với doanh nghiệp xây dựng (DNXD) nhu cầu cần rất nhiều vốn, vốn
không chỉ đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn gắn liền
với giá trị sản phẩm dở dang, công trình hoàn thành, nghĩa vụ, trách nhiệm của
nhà thầu trong thời gian bảo hành, bảo trì công trình, công trình đang trong thời
gian chờ quyết toán.
Như vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào (nhà xưởng,
máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa, nguồn nhân lực, tiền bạc, uy tín của DN trên
thị trường...) được huy động và sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN nhằm mục đích sinh lời.
2.1.4. Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Vốn kinh doanh được coi là quỹ tiền tệ đặc biệt của DNXD và mang các
đặc trưng sau:
- Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản dùng
để sản xuất ra một lượng giá trị của các sản phẩm. Vốn được biểu hiện bằng
những giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình như nhà xưởng, đất đai, máy móc
thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, chất xám, thông tin... Vốn hay tài sản của DN là
hai mặt, hai cách phản ánh khác nhau của cùng một vấn đề, đó là nguồn lực mà
DN huy động vào quá trình SXKD. Vốn phản ánh về mặt giá trị các nguồn lực,
còn tài sản phản ánh về mặt hiện vật các nguồn lực đó.
- Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát
huy tác dụng trong hoạt động SXKD. Vốn phải đạt được một lượng đủ lớn về
quy mô thì mới có thể hoạt động sinh lời. Đặc trưng này đòi hỏi DNXD cần xác
định rõ nhu cầu huy động vốn, lượng vốn huy động cần thiết, chi phí vốn tối ưu.
24
Để từ đó DN lên kế hoạch về nhu cầu vốn cần huy động trong từng công trình,
cũng như cơ cấu vốn tối ưu, nhằm mở rộng hoạt động SXKD, tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững trong DN.
- Vốn phải được vận động và sinh lời, có thể thấy vốn luôn gắn liền với
hoạt động SXKD. Mà quá trình hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục, không
ngừng. Do đó, vốn kinh doanh phải luôn vận động từ hình thái tiền sang hình
thái hiện vật và cuối cùng quay trở về hình thái ban đầu là tiền, quay vòng, diễn
ra liên tục để phục vụ cho quá trình SXKD. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của
hoạt động SXKD là lợi nhuận, gia tăng giá trị DN, tiêu chí của DN là phát triển,
bởi vậy đòi hỏi vốn kinh doanh không chỉ vận động mà còn phải sinh lời. Đây là
đặc trưng cơ bản quyết định đến quá trình tái sản xuất mở rộng của DN.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình mà còn biểu hiện
bằng tiền của tài sản vô hình, không có hình thái vật chất như: thương hiệu, bí
quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại,... Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và tiến độ không ngừng của khoa học công nghệ,
thì tài sản vô hình ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng sinh
lời của DN.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian. Nghĩa là đồng vốn ở các thời điểm khác
nhau có giá trị không giống nhau. Vì, tiền có giá trị về mặt thời gian, tiền là biểu
hiện của vốn, do vậy vốn cũng có giá trị thời gian. Ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: lạm phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật, giá cả thay đổi... nên đồng vốn ở từng
thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Nhận thức được đặc trưng này, để
tránh việc so sánh đơn thuần, khi tính toán các phương án bảo toàn vốn thì phải
đưa vốn về cùng một thời điểm để so sánh. Qua đặc trưng này có thể thấy việc
huy động, sử dụng vốn đúng mục đích là điều rất quan trọng.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định. Vốn được đem đi đầu tư, là
biểu hiện về mặt giá trị của tài sản được đầu tư cho hoạt động SXKD. Khi đồng
vốn gắn với chủ sở hữu nhất định thì mới hướng người quản trị DN quan tâm tới
hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, người sử dụng vốn chưa hẳn là chủ sở hữu của
25
đồng vốn đó, bởi vì vốn là một loại "hàng hóa đặc biệt", có sự tách bạch giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Hay cụ thể hơn, vốn là loại hàng hóa mà
người bán không bán quyền sở hữu mà chỉ nhượng quyền sử dụng.
2.1.5. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động
kinh doanh, DNXD cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định. Số vốn này thể
hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập,
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp XD. Cụ thể:
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng có vai trò quyết định trong
việc thành lập, hoạt động, phát triển của doanh nghiệp theo luật định. Là điều
kiện tiên quyết, quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tuỳ theo nguồn hình thành của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy
động vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh...
- Vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để phân loại qui mô của
doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một
trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn
lực về sức lao động, nguồn cung ứng hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường,
mở rộng lưu thông hàng hoá.
- Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ
sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch
kinh doanh.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát
huy được tác dụng khi bảo toàn, phát triển sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn
không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt
hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả
26
năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị
sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả.
2.1.6. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
* Dựa theo kết quả của hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức phân loại này vốn kinh doanh của DNXD được chia thành
vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ, TSCĐ và tài sản tài chính của DN.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các tài
sản lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD của DN, bao gồm: vốn bằng tiền,
vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của DN.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các
TSCĐ hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính (TSTC) là số vốn DNXD
đầu tư vào TSTC như cổ phiếu, trái phiếu DN, trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu
ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
* Dựa theo đặc điểm luân chuyển thì vốn kinh doanh của DN được
chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động
- Vốn cố định (VCĐ): Là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong DN. Vốn
cố định của DN chính là số tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ.
Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ trong quá trình
SXKD như sau:
+ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một
vòng chu chuyển.
+ Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu
chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi từng phần giá trị sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
+ Sau nhiều chu kỳ SXKD thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Để quản lý tốt TSCĐ cũng như quản lý tốt VCĐ, DN cần phải phân
loại TSCĐ:
27
Dựa vào hình thái biểu hiện, TCSĐ của DNXD được chia thành hai loại:
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
Dựa vào mục đích sử dụng, TSCĐ của DNXD được chia thành ba loại:
TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD; TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi, sự
nghiệp, quốc phòng an ninh; TSCĐ bảo quản, cất giữ hộ Nhà nước.
Dựa vào tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng; TSCĐ chưa cần dùng;
TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý.
Dựa vào công dụng kinh tế, TSCĐ được chia thành 6 loại: Nhà cửa, vật
kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng
cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các loại
TSCĐ khác.
- Vốn lưu động (VLĐ):Vốn lưu động của DNXD là một bộ phận của
VKD được ứng ra để hình thành nên TSLĐ của DNXD nhằm đảm bảo cho quá
trình SXKD được tiến hành thường xuyên liên tục. VLĐ được biểu hiện chủ yếu
là vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và
TSLĐ khác. VLĐ có những đặc trưng sau:
+ VLĐ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh, luôn thay đổi hình thái
biểu hiện.
+ Trong quá trình SXKD, VLĐ chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào
giá trị sản xuất mới.
+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi DN tiêu thụ sản phẩm và thu
được tiền bán hàng.
Các cách phân loại TSLĐ:
Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động
thành: Vốn bằng tiền và các khoản phải thu; vốn về hàng tồn kho: Là vốn vật
tư hàng hóa, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm, giá trị vật tư hàng hóa
dự trữ.
Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD: VLĐ trong
khâu dự trữ sản xuất: Vốn nguyên vật liệu, vốn nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
28
vật tư đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ. VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn
sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước. VLĐ trong khâu lưu thông:
vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư
ngắn hạn.
2.1.7. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
2.1.7.1. Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
* Nguồn vốn chủ sở hữu
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung.
Trong đó:
- Nguồn vốn điều lệ: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư ban đầu
do chủ sở hữu đầu tư. Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn đầu tư ban đầu do
Nhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ).
- Nguồn vốn tự bổ sung: Bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp
tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ
dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định
cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn
vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả
* Nợ phải trả:
Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm:
- Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: Trong quá trình SXKD phát sinh các
quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các tác nhân kinh tế, như: Nhà nước,
CBCNV, khách hàng, với người bán từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn
bị chiếm dụng. Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn sau:
29
+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả.
+ Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp.
+ Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán.
Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, DN được sử dụng
trong thời gian ngắn, vì đối với DNXD việc mua chịu vật tư, nhiên liệu, hàng
hóa là khá lớn và phổ biến, khi mua chịu DN không được hưởng chiết khấu,
nhưng về hình thức DN không phải trả chi phí sử dụng vốn; DN nên tận dụng
nguồn vốn này trong giới hạn cho phép mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
- Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn - trung - dài hạn ngân
hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác.
Thông thường, một DN phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Sự kết hợp giữa hai
nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành xây dựng mà DN đang hoạt
động cũng như quyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực
tế của DN. Làm thế nào để lựa chọn được một cơ cấu tài chính tối ưu? Đó là câu
hỏi luôn làm trăn trở các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp bởi sự thành công
hay thất bại của mỗi DN khi lựa chọn cơ cấu tài chính.
2.1.7.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn
vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn này thường được sử dụng để đầu tư
TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên, cần thiết.
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm
thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Cách phân
loại này giúp cho người quản lý DN xem xét huy động các nguồn vốn một cách
phù hợp với thời gian sử dụng, lập kế hoạch tài chính và hình thành những dự
định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai.
30
2.1.7.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn
bên ngoài DN.
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động
được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại,
các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà DN có thể huy
động từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn
liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ nhà cung cấp và
các khoản nợ khác.
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG
2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp
nhất [41, tr.50].
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu
về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu
vốn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân... Nó phản ánh quan hệ
giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo
tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với
chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó doanh nghiệp
muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần
phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu. Tuy nhiên, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, trước khi tìm
ra các giải pháp thực hiện doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề
cơ bản sau:
31
- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn
rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp
phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu
quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch
quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huy
động, đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động.
Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanh
nghiệp. Thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một
nửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn [41, tr.50].
Mục đích của hoạt động quản lý, sử dụng vốn của DNXD chính là hiệu
quả sử dụng vốn, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp sẽ quyết định sự tồn
tại và phát triển của DN trong điều kiện kinh tế thị trường.
Để hiểu rõ phạm trù hiệu quả sử dụng vốn cần phân biệt rõ ranh giới giữa
hai khái niệm: hiệu quả và kết quả kinh doanh.
Kết quả là những gì mà DN đã được sau một quá trình kinh doanh hay
một khoảng thời gian kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục
tiêu cần thiết của DN. Kết quả kinh doanh có thể là những đại lượng cân,
đong, đo, đếm được như số công trình hoàn thành sử dụng, doanh thu, lợi
nhuận, thị phần,...
Trong khi đó hiệu quả là một phạm trù được xác định bằng tỷ lệ giữa hai
chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) hay phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực không
thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà chỉ là một phạm trù tương đối, được
phản ánh bằng số tương đối là: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chúng ta
thường nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh
lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực, bởi vì chênh lệch giữa kết quả và chi phí
luôn là số tuyệt đối và chỉ phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực.
32
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm rộng bao hàm cả mặt
kinh tế, chính trị, xã hội, là thước đo tăng trưởng của mỗi DN, phản ánh trình độ
và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội
nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn thường được thể hiện thông qua quan hệ so
sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp thu được với các chi phí trực tiếp và
gián tiếp bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Nếu coi hiệu quả SXKD là mục tiêu
thì hiệu quả sử dụng vốn là một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó.
Nói đến sử dụng vốn có hiệu quả có nghĩa là trong quá trình hoạt động kinh
doanh phải thu được những lợi ích cao nhất đồng thời với chi phí thấp nhất. Từ
đó, có thể phát biểu rằng: hiệu quả sử dụng vốn phản ánh một mặt của hiệu quả
SXKD, là thước đo trình độ quản lý và sử dụng vốn của DN trong việc tối đa hóa
lợi ích thu được với tối tiểu hóa chi phí nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã
hội nhất định.
Để thực hiện quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, trong
đó cần chú trọng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, DN cần có giải pháp toàn
diện về hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, hiệu quả xã hội: DNXD cần tập trung trí tuệ, sử dụng các
nguồn lực sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu
như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao
động, cải thiện điều kiện lao động, góp phần xoá nghèo một cách bền vững...
Thứ hai, hiệu quả kinh tế: DNXD biết cách vận dụng những lợi thế của
chủ sở hữu, của nền kinh tế vào hoạt động của DN mình, sử dụng nguồn lực
trong xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế. Để có hiệu quả kinh tế cao, trước hết
hiệu quả SXKD trong DN phải cao, bởi vì kết quả của một nền kinh tế đạt được
trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là kết quả của từng DN.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất
định. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc
độ vĩ mô; đó là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý
của Nhà nước.
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT

Similar to Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT (20)

Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măngLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La HiênLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
 
Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty nạo vét đường biển, HOT
Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty nạo vét đường biển, HOTNâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty nạo vét đường biển, HOT
Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty nạo vét đường biển, HOT
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng ...
Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng ...Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng ...
Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng ...
 
Luận án: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do Kiểm t...
Luận án: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do Kiểm t...Luận án: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do Kiểm t...
Luận án: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do Kiểm t...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAYLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ•---------- CAO VĂN KẾ N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ•---------- CAO VĂN KẾ N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ 2. PGS, TS. LÊ HOÀNG NGA HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học nêu trong Luận án chưa từng ai được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cao Văn Kế
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, hình, hộp, phụ lục MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................6 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................6 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................12 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................14 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................16 1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ..................................................................17 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án......................................................................17 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án ......................................................................17 Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ......................................................19 2.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.................................................................19 2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng...............................................................19 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng................................................................20 2.1.3. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.............................22 2.1.4. Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng .............................23 2.1.5. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.........................25 2.1.6. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng ...........................26 2.1.7. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng...................................28 2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG..........................................................................................................30 2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh..............................................30 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ..........................................................................................33
  • 5. 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ...............36 2.3.1. Sử dụng các mô hình dự báo .......................................................................36 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng..............................................................47 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG............................61 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh..........61 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam............67 Kết luận chương 2 ..................................................................................................69 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.............................................70 3.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN QUA ...........................................................................................................70 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, quy mô của doanh nghiệp xây dựng......................................................................................................70 3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ......................77 3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG..........................................................................................................78 3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA).............................78 3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)....................................................79 3.2.3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) ...................................................81 3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).......................................82 3.2.5. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .....................................................84 3.2.6. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn...........................................................85 3.2.7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh................................................................86 3.2.8. Vòng quay hàng tồn kho..............................................................................87 3.2.9. Kỳ thu tiền bình quân...................................................................................88 3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ...............90 3.3.1. Phân tích theo thang đo Linkert để chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ...............................................................90 3.3.2. Phân tích theo phương trình Dupont để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.............................................95
  • 6. 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG..........................................................................97 3.4.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................97 3.4.2. Một số hạn chế .............................................................................................98 3.4.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.......................................................................103 Kết luận chương 3 ................................................................................................109 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ..............110 4.1. BỐICẢNHKINHTẾVIỆTNAMVÀTHẾGIỚIGIAIĐOẠN2015-2025........110 4.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025.......................110 4.1.2. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2015 - 2025...........................112 4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG........................................................................................112 4.2.1. Quan điểm và phương hướng phát triển doanh nghiệp xây dựng ............112 4.2.2. Mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.......................................................................114 4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG...............................................................120 4.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản..............................................................................120 4.3.2. Nhóm giải pháp bổ trợ ...............................................................................128 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..........................................................................................142 4.4.1. Đối với Chính phủ......................................................................................142 4.4.2. Đối với các bộ, ngành ................................................................................148 4.4.3. Đối với Ngân hàng, Kho bạc, Thuế...........................................................150 Kết luận chương 4 ................................................................................................152 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................156 PHỤ LỤC ....................................................................................................................162
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ nguyên nghĩa BCH Ban chấp hành BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CB CNV Cán bộ công nhân viên DA Dự án DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNXD Doanh nghiệp xây dựng DNXDGT Doanh nghiệp xây dựng giao thông DNXDNN Doanh nghiệp xây dựng nhà nước EPS Earning per share - Thu nhập mỗi cổ phần HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên IRR Intenal Rate of Return - Tỷ suất nội hoàn KD Kinh doanh MMTB Máy móc, thiết bị NLSX Năng lực sản xuất NSNN Ngân sách nhà nước ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất hòa vốn đầu tư ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TCTXD Tổng công ty xây dựng TCTXDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông TĐKTVN Tập đoàn kinh tế VN TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSTC Tài sản tài chính TTCK Thị trường chứng khoán VAMC Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động VN Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1: Bảng mô tả bảng hỏi và trả lời ........................................................38 Bảng 3.1: Vốn kinh doanh của DNXD giai đoạn 2008-2013..........................74 Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả dữ liệu............................................................91 Bảng 3.3: Bảng hệ số kiểm định tương quan các biến.....................................91 Bảng 3.4: Bảng hệ số hồi quy bội....................................................................92 Bảng 3.5: Bảng tính ROE của Tổng công ty XD Sông Đà..............................96
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm 31/12/2008...................................................................................75 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm 31/12/2013...................................................................................75 Biểu đồ 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh................................79 Biểu đồ 3.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu................................80 Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản..............................................82 Biểu đồ 3.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu........................................83 Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...............................................85 Biểu đồ 3.8: Khả năng thanh toán ngắn hạn ....................................................86 Biểu đồ 3.9: Khả năng thanh toán nhanh.........................................................87 Biểu đồ 3.10: Vòng quay hàng tồn kho ...........................................................88 Biểu đồ 3.11: Kỳ thu tiền bình quân................................................................90 Biểu đồ 4.1: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản...................................115 Biểu đồ 4.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu....................115 Biểu đồ 4.3: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.........................................116 Biểu đồ 4.4: Hệ số khả năng thanh toán nhanh..............................................117 Biểu đồ 4.5: Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu........................................117 Biểu đồ 4.6: Tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản......................................118 Biểu đồ 4.7: Tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn CSH ..............................119 Biểu đồ 4.8: Vòng quay hàng tồn kho ...........................................................119
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Hình 2.1: Mô hình, câu hỏi xác định quan điểm trong quản trị tài chính........42 Hình 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont trong một DN xây dựng............................46 Hình 4.1: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng..........................135 Hình 4.2: Mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại........................................142 Hộp 4.1: Cơ cấu tài sản dài hạn trong DNXD ...............................................131
  • 11. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Phụ lục 01: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CHƯƠNG 3.......................................163 Phụ lục 02: BẢNG TÍNH TOÁN SỐ LIỆU VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG 4.............................................................175 Phụ lục 03: BẢNGHỎIĐIỀUTRA KHOATÀICHÍNHDN-HỌC VIỆNTÀICHÍNH........182 Phụ lục 04: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ SƠ BỘ......................................................185 Phụ lục 05: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA...................................................191 Phụ lục 06: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ................................................................202 Phụ lục 07: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÉC TƠ TỰ HỒI QUY (VAR) ĐỂ CHỈ RA NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VỐN VÀ NHU CẦU VỐN TRONG DNXD ...................................................................................207 Phụ lục 08: TÍNH TOÁN CÁC CHUỖI WACC CỦA CÔNG TY TỪ QUÝ I/2008 ĐẾN QUÝ 4/2012..............................................................................215 Phụ lục 09: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG .............................................225 Phụ lục 10: DỰ BÁO CHI PHÍ VỐN TRUNG BÌNH CHO CÁC CÔNG TY NĂM 2015.....................................................................................................229 Phụ lục 11: KẾT QUẢ TÍNH NHU CẦU VỐN CHO Ở CÁC BẢNG SAU.....................230 Phụ lục 12: BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG TRÌNH VAR ƯỚC LƯỢNG .......................236 Phụ lục 13: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NĂM 2015.....................................................................................................239 Phụ lục 14: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CP ĐẠI DIỆN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG..................................................................................................240 Phụ lục 15: BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ LÃI VAY .............................241
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) có vị trí quan trọng trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội, là doanh nghiệp tham gia vào khâu khởi đầu của quá trình tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Sự phát triển và hoạt động kinh doanh hiệu quả của các DNXD không chỉ đem lại lợi ích cho các chủ sở hữu doanh nghiệp, mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm vừa qua, dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, môi trường kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, thị trường bất động sản trầm lắng đã và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNXD nói riêng trước những thách thức to lớn, đặc biệt là áp lực cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao thế và lực của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển vững mạnh. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả là đòi hỏi tất yếu khách quan, gắn liền với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là yêu cầu và nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trước mỗi quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu để đánh giá một cách khoa học và khách quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại, từ đó có giải pháp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững DN. Những năm vừa qua, các DNXD có mức tăng trưởng thấp so với tốc độ phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp, nhiều DN không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động, tỷ lệ nợ xấu, hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng dần, việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn diễn ra phổ biến, đầu tư tài sản cố định trong khi DN thiếu việc làm, dẫn đến rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu huy động từ các tổ chức tín dụng, lãi suất cao, chi phí lãi vay ngày càng gia tăng, quá
  • 13. 2 trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý vốn Nhà nước, công tác thanh quyết toán và thu hồi vốn bị chậm trễ, giảm hiệu quả vòng quay của vốn. Mặt khác, các tổng công ty xây dựng được thành lập theo Quyết định 90, 91 của Chính phủ, mô hình tổ chức ngày càng lớn dần, kinh doanh đa ngành nghề, hình thức công ty mẹ - công ty con dần bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp trong quản lý và điều hành, làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm sút. Từ năm 2008 là năm bắt đầu nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, các DNXD có đặc thù vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, đã bộc lộ rõ hơn các bất cập về công tác điều hành SXKD, mô hình tổ chức quản lý và quản trị DN, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, hậu quả là các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN giảm sâu so với các năm trước đây. Trước thực trạng đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là bài toán khó đối với Nhà nước và các DNXD. Để DNXD từng bước khắc phục những tồn tại, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho DNXD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nhu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DNXD, trong đó việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề mang tính thời sự lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Làm rõ về lý luận các nội dung nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng. - Luận án phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của 12 TCTXD giai đoạn 2008 - 2013 theo
  • 14. 3 các chỉ tiêu đánh giá đã xác lập ở chương 2 và phân tích nhóm các chỉ tiêu về: khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời. - Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án - Đối tượng nghiên cứu luận án: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013, đề xuất giải pháp thực hiện từ năm 2015 đến năm 2025. + Trên cơ sở đặc điểm cơ bản của DNXD, phân loại DNXD, quy mô vốn; tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất để tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của 12 TCTXD do Nhà nước trước đây sở hữu 100% vốn điều lệ, là những doanh nghiệp có quy mô về vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Những doanh nghiệp này, được hình thành từ đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng… đến nay phát triển thành Tổng công ty. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả SXKD, các TCT này đã tiến hành cổ phần hoá trong nhiều năm qua và đang tiếp tục triển khai cổ phần hóa Tổng công ty mẹ kể từ năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó hệ thống và hoàn thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 đến năm 2013 của 12 tổng công ty xây dựng (TCTXD), tính toán hệ số, phân tích các chỉ tiêu cơ bản về: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số sinh lời.
  • 15. 4 - Tác giả sử dụng 150 phiếu câu hỏi điều tra gửi đến công ty cổ phần trong ngành xây dựng, các DN này đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng. Sử dụng thang đo Linkert để phân tích quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu cơ bản nói trên. - Từ kết quả phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD như: phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của DNXD trong nền kinh tế; khái niệm, đặc trưng, thành phần vốn kinh doanh của DNXD; luận giải làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN, đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. - Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam. Những đúc kết về mặt lý luận và bài học kinh nghiệm từ nước ngoài là những căn cứ khoa học quan trọng cho việc tiến hành khảo sát thực tế ở chương 3 và đề xuất giải pháp trong chương 4. - Trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã tổng kết được bức tranh toàn cảnh về các DNXD ở Việt Nam nói chung và nhóm các DNXD nhà nước nói riêng trên các khía cạnh: quy mô vốn/tài sản, lao động, kết quả kinh doanh tổng quát của nhóm doanh nghiệp này. Luận án đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE) qua phân tích ba nhóm nhân tố ảnh hưởng theo phương trình Dupont. Trên cơ sở tổng kết, phân tích và khảo sát thực tiễn, luận án đã rút ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các giải pháp đề xuất ở chương bốn của luận án.
  • 16. 5 - Luận án sử dụng thang đo Linkert để đánh giá các chỉ tiêu về: khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của DNđể làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD. - Trên cơ sở quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, kết hợp với cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn, căn cứ vào các kết luận qua khảo sát thực trạng, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD bao gồm: nhóm giải pháp cơ bản, nhóm giải pháp bổ trợ, đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương (147 trang). Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (13 trang) Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng (51 trang) Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (40 trang) Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (43 trang)
  • 17. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN luôn là vấn đề được cả thực tiễn các nhà quản trị DN và các nhà nghiên cứu lý luận quan tâm nên trong thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn lĩnh vực sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD và những tác động của vốn kinh doanh đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước, các bài báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể: 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các luận án tiến sĩ liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng, bao gồm - Trần Hồ Lan (2004), "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa ở Việt Nam" - Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN ngành nhựa, gồm: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo chế độ kế toán; hệ thống chỉ tiêu đánh giá của một số tác giả; hệ thống chỉ tiêu đánh giá của bộ môn Thống kê - kinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân; hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo tác giả luận án. + Luận án phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa Việt Nam: Phân tích chỉ tiêu sức sản xuất của vốn; phân tích hệ số doanh lợi doanh thu thuần; phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh; phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động. + Luận án khảo sát và nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các DN nhà nước ngành nhựa từ năm 1996 đến năm 2001. + Luận án đưa ra các giải pháp về: Linh hoạt đòn cân nợ; đổi mới cách xác định nhu cầu vốn lưu động gắn chặt với việc tính lượng hàng tồn kho an
  • 18. 7 toàn, lượng hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng để giảm vốn lưu động tồn kho trong các DNNN. - Nguyễn Quỳnh Sang (2008), "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông" - Trường Đại học Giao thông vận tải. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Luận án nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNXDGT. Hệ thống số liệu nghiên cứu từ năm 1999 - 2005, hệ thống giải pháp đưa ra cho giai đoạn 2009. + Luận án sử dụng hệ thống số liệu để phân tích các DNXDGT trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, quan điểm về đổi mới cơ cấu vốn, phân tích, đánh giá, xác định rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc sử dụng vốn trong các DNXDGT hiện nay kém hiệu quả. Những tồn tại, hạn chế trong đầu tư, huy động vốn, trong quản trị DN… làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DNXDGT. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn trong khâu thanh toán và các giải pháp về đầu tư, huy động vốn. Thiết lập quy trình đầu tư; xây dựng hai chỉ tiêu có tính đặc thù (chi phí vốn trên tổng vốn và chi phí vốn trên doanh thu) làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả huy động vốn trong DNXDGT. + Luận án đi sâu phân tích những tồn tại chủ yếu của các DNXDGT, như quy mô DN, qui mô vốn điều lệ thấp, chất lượng quản trị DN chưa được coi trọng, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh thấp. + Luận án đưa ra các giải pháp về: Đổi mới và nâng cao về nhận thức trong điều kiện hội nhập; đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lý của các DNXDGT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá doanh nghiệp. + Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp, đó là: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn của các DNXDGT, các giải pháp để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm các khoản nợ phải trả; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
  • 19. 8 - Trần Thị Thanh Tú (2006), "Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay" - Đại học kinh tế Quốc dân. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2000 - 2005. + Luận án luận giải những vấn đề cốt lõi nhất về cơ cấu vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mô hình cơ cấu vốn tối ưu. Luận án hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong hoạch định cơ cấu vốn. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nhà nghiên cứu lý thuyết mà còn đối với nhà hoạch định chính sách và các giám đốc doanh nghiệp. Các nhân tố: lãi vay, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, yếu tố ngành nghề được xác định là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DNNN qua mô hình kinh tế lượng do tác giả nghiên cứu đề xuất trong luận án. + Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trên bộ số liệu điều tra 375 DN nhà nước của Cục tài chính DN. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các điều kiện xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn của DNNN Việt Nam hiện nay. Hệ thống các giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới cơ cấu vốn: đổi mới nhận thức của giám đốc DNNN; xác định chính xác cơ sở thiết lập cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các kênh huy động nợ dài hạn; tăng cường huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu; cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quản lý. - Đoàn Hương Quỳnh (2010), "Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" - Học viện Tài chính. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Luận giải một cách hệ thống và chi tiết về các lý thuyết cơ cấu nguồn vốn, ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ rõ các nguyên nhân phải tái cơ cấu nguồn vốn và các nguyên tắc cần tuân thủ khi tái cơ cấu nguồn
  • 20. 9 vốn của DN, tạo cơ sở khoa học để các DN xem xét, lựa chọn và xây dựng chính sách tái cơ cấu nguồn vốn phù hợp với DN mình. + Đánh giá thực trạng về cơ cấu nguồn vốn của các DNNN ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN còn thấp, những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn. Từ đó, tính tự chủ tài chính còn thấp, tính cân bằng tài chính và quy mô kinh doanh còn chưa hợp lý, nhất là đối với DNNN có qui mô vốn nhỏ và những ngành kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DNNN hiện nay. + Luận án đưa ra các giải pháp: việc tái cơ cấu nguồn vốn phải gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng cạnh tranh của DNNN. Tái cơ cấu nguồn vốn phải gắn liền với việc tổ chức sắp xếp lại khu vực DNNN, sử dụng đồng bộ các chính sách, công cụ tài chính trong thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn. Tạo cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, bình đẳng giữa các DN trong mọi thành phần kinh tế. - Phạm Thị Vân Anh (2012), "Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay" - Học viện Tài chính. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Luận án đã nghiên cứu tình hình và đánh giá năng lực tài chính của DNNVV ở Việt Nam trong 5 năm từ 2007 - 2011 dưới góc độ của một nhà nghiên cứu kinh tế. + Luận án đã đưa ra phạm trù năng lực tài chính tổng thể và năng lực tài chính cho sự tăng trưởng của DNNVV, chỉ ra quan hệ hữu cơ giữa năng lực tài chính nội sinh và sự tăng trưởng bền vững của DN. + Luận án đánh giá ưu điểm và hạn chế về năng lực tài chính của DNNVV ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2007 -2011. Chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản bên trong và bên ngoài DN. + Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc minh chứng tác động của năng lực tài chính tới sự tăng trưởng bền vững của các DNNVV ở Việt Nam.
  • 21. 10 + Đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cơ bản nâng cao năng lực tài chính của các DNNVV ở Việt Nam thời gian tới. - Phan Hồng Mai (2012), "Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam" - Trường Đại học kinh tế quốc dân. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề: + Luận án lựa chọn các công ty cổ phần xây dựng niêm yết, lấy doanh thu của hoạt động xây lắp trong tổng doanh thu của DN, chiếm tỷ trọng doanh thu cao hơn từ các hoạt động khác, trong phần lớn thời gian từ năm 2006 đến 2010. + Luận án nghiên cứu các nội dung quản lý tài sản tại DN ngành xây dựng, gồm: quản lý dòng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định. + Luận án mô tả, đánh giá công tác quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài sản tại DN ngành xây dựng. + Luận án đưa ra các giải pháp trực tiếp: đánh giá tác động của quản lý tài sản tới ROA, ROE; ứng dụng mô hình Miller - Orr vào quản lý ngân quỹ; sử dụng phần mềm kế toán quản lý công nợ, hàng tồn kho; các giải pháp về huy động vốn, giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn. Như vậy, các luận án kể trên chưa làm rõ được đặc trưng, vai trò phân loại vốn kinh doanh trong DNXD, đặc điểm, phân loại DNXD; các luận án tiếp cận vấn đề trên những khía cạnh khác nhau và chủ yếu dựa trên việc tổng hợp, phân tích từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, chưa chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD. Thực tế chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, chưa sử dụng các mô hình phân tích để đo lường sự tương quan giữa các quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính, nhất là các DNXD có quy mô lớn chịu ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn trong và sau khủng hoảng nền kinh tế, nhu cầu tái cấu trúc như hiện nay. 1.1.1.2. Các đề tài khoa học liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Báo cáo tổng hợp của nhóm tác giả do PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Chủ nhiệm đề tài, về đề tài "Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn
  • 22. 11 nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam" - năm 2012. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề: + Đề tài đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của mô hình tập đoàn kinh tế, cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại mô hình này. Đề tài đã nghiên cứu một số nước có nền kinh tế phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm cần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN ở Việt Nam. Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế, tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại TĐKTNN trong những năm qua. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý sử dụng vốn Nhà nước, cơ chế phân phối lợi nhuận đầu tư tại TĐKTNN. + Đề tài đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước: hoàn thiện hình thức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại DN. - Đề tài của nhóm tác giả do PGS.TS Vũ Công Ty - Chủ nhiệm đề tài, đề tài "Tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm và giải pháp" - năm 2011. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề: + Đề tài đã làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu thực thi các giải pháp tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng tại Việt Nam đó là đầu tư đa ngành dàn trải sang những lĩnh vực không có thế mạnh dẫn đến khả năng sinh lời suy giảm, hệ số nợ cao dẫn đến mất cân đối tài chính. Nhóm tác giả cũng đã làm rõ cách tiếp cận chủ đạo được lựa chọn trong quá trình tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng tại Việt Nam: (1) tái cấu trúc tự nguyện và (2) tái cấu trúc thông qua công ty quản lý tài sản. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà tiến trình tái cấu trúc được thực hiện với tốc độ và kết quả khác nhau, tuy nhiên đều đưa đến sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như an toàn tài chính. + Đề tài nêu ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng, những khảo sát thực nghiệm về kinh nghiệm quá trình tái cấu trúc tại Châu Âu, trong đó đi sâu phân tích về tái cấu trúc vốn tại TCT. Đặc biệt là tái cấu trúc tài chính thông qua công ty mua bán nợ. Bước đầu tiên của quá
  • 23. 12 trình này là cần thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính và thực hiện định giá DN. Phương pháp định giá cơ bản là phương pháp tài sản với tiêu chuẩn định giá là giá trị thanh lý. Việc định giá thường là do các công ty kiểm toán độc lập hoặc công ty định giá độc lập thực hiện. Các đề tài nghiên cứu kể trên, sử dụng bộ số liệu nghiên cứu đến hết năm 2010, mà ở giai đoạn này thì bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng chưa bộc lộ hết các khó khăn, tốc độ tăng GDP của ngành xây dựng và công nghiệp tăng bình quân hàng năm như sau: năm 2008 tăng 5,98%; năm 2009 tăng 3,74%; năm 2010 tăng 6,78%. Sau năm 2010 tình hình lãi suất bắt đầu nóng lên ngay từ đầu năm 2010 trước áp lực giá cả tăng lên. Lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại đã lên đến 10 - 11% vào nửa đầu năm 2010. Càng về cuối năm lãi suất tín dụng càng tăng cao với mức lãi suất huy động lên tới kịch trần 14%. Đã xuất hiện xu hướng các ngân hàng thương mại thu hút vốn thông qua các gói hỗ trợ và chiết khấu, và tìm nhiều cách vượt trần lãi suất. Từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế đến nay, các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD là chưa có, chưa tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn theo phương trình Dupont - phương trình cho phép đánh giá các nhân tố ảnh hưởng một cách vừa bao quát hết các nhân tố thuộc về cả nhóm quyết định đến cơ cấu nguồn tài trợ và cả nhóm quyết định đến việc phân bổ và sử dụng vốn trong hoạt động SXKD. Do vậy, chưa chỉ ra nhược điểm về hiệu quả sử dụng vốn khi DN rơi vào môi trường kinh doanh khó khăn. Các giải pháp đưa ra của các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa trên việc phân tích, đánh giá, tổng hợp từ số liệu thứ cấp, chưa sử dụng mô hình toán học và tin học, hay phương pháp điều tra phỏng vấn để lượng hoá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, làm căn cứ đưa ra nhóm giải pháp cơ bản, giải pháp bổ trợ DN. 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vốn kinh doanh: Năm 1984, Myers cho rằng, nếu một công ty có hệ số nợ (đòn bẩy tài chính) cao trong cơ cấu nguồn vốn thì các cổ đông có khuynh hướng không đầu
  • 24. 13 tư nhiều vào cổ phiếu của công ty bởi vì lợi ích từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho chủ nợ hơn là các cổ đông. Như vậy, các cổ đông quan tâm đầu tư vào công ty có mức sinh lời cao, có hệ số vốn chủ sở hữu lớn và có hệ số nợ thấp. Nghiên cứu của Titaman và Wessels (1988) ở các nước phát triển đã chỉ ra rằng, những công ty có lợi nhuận cao thường duy trì tỷ lệ nợ vay thấp, hay nói cách khác đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty đang hoạt động có lợi nhuận cao nên vay nhiều hơn, vì các chi phí đó sẽ làm giảm số thuế phải nộp. Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) đã cho thấy, tỷ trọng TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản càng lớn thì các công ty càng sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình, kết luận này trùng với kết luận của Wiwattnakantang (1999) và Chen (2004) ở tại Thái Lan và Trung Quốc. Mặt khác Rajan và Zingales (1995) còn đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về cơ cấu vốn kinh doanh của DN ở các nước OECD đó chính là mối quan hệ ngược chiều rất chặt chẽ giữa giá trị sổ sách cổ phiếu với đòn bẩy tài chính. Giống như Rajan và Zingales, Bacrxlay, Smith và Watts (1955) cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ giá thị trường và giá sổ sách. Nghiên cứu của Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển cũng cùng quan điểm với Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995) là quy mô vốn kinh doanh của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay. Bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản thấp. Mặt khác, các công ty lớn có chi phí đại diện của nợ vay thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ, dòng tiền ít biến động dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng và như vậy các công ty này sử dụng nhiều nợ vay để có lợi nhiều hơn từ tấm lá chắn thuế. Năm 2002, nghiên cứu của Beven và Danbolt lại cho thấy rằng quy mô vốn của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn. Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) về vốn kinh doanh. Bằng các kiểm định thực tế cho thấy các DNXD ở mức cao hơn so với các
  • 25. 14 DN khác trong cùng ngành sẽ tiến tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhanh hơn khi họ ở dưới mức trung bình ngành. Điều đó cũng có nghĩa là, những DN ở dưới mức trung bình ngành họ ít quan tâm hơn đến việc sử dụng nợ trong cơ cấu vốn kinh doanh. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có sự khác biệt rất lớn đối với công trình nghiên cứu của Việt Nam đó là quy mô nghiên cứu lớn hơn, mẫu nghiên cứu lớn hơn, các DN có tiềm lực tài chính mạnh, các DN được tiếp cận sớm với môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối tượng nghiên cứu là các công ty cổ phần tư nhân, không phải các DNNN hay DNNN chuyển đổi sang công ty cổ phần nên đặc thù cũng khác. Thời gian nghiên cứu của các công trình khá lâu, từ năm 2003 trở về trước. Các công trình nghiên cứu ngoài nước kể trên, chỉ nghiên cứu một lĩnh vực tài chính nhất định, về quy mô vốn, hệ số nợ trên tổng nguồn vốn, đòn bẩy tài chính, cơ cấu vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh. Bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện nền kinh tế ổn định và phát triển, hoạt động trong môi trường có tính cạnh tranh cao, nên các DN có kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, chỉ phù hợp với đặc thù môi trường kinh doanh nước đó. Tóm lại: Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài chỉ đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn ở một số lĩnh vực nhất định như: Hiệu quả sử dụng vốn của DNNN ngành nhựa; hiệu quả sử dụng vốn trong các DNXDGT; đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước; nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Như vậy, chưa có luận án nào nghiên cứu một cách có hệ thống và sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại để đánh giá, phân tích, lượng hóa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD ở Việt Nam hiện nay. 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, áp dụng các công cụ toán học, tin học và phương pháp chuyên gia. Các phương pháp trên giúp tác giả có luận cứ khoa học để cập nhật số liệu tài chính, so sánh, phân tích,
  • 26. 15 đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Luận án chọn mẫu nghiên cứu của 12 DNXD, là những DNXD điển hình, có mạng lưới công ty con trên khắp cả nước, có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng. Tiếp cận số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất, từ năm 2008 đến năm 2013, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để tính toán, các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD, đó là: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu; tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; hệ số khả năng thanh toán nhanh; vòng quay hàng tồn kho; kỳ thu tiền bình quân. Các chỉ tiêu này là công cụ, là minh chứng cho việc chỉ ra nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD từ đó định hướng công tác quản lý, sử dụng vốn trong DNXD cho giai đoạn tiếp theo. Song song với việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn; luận án sử dụng kết quả phiếu điều tra của 126 công ty cổ phần điển hình trong ngành xây dựng, sử dụng thang đo Linkert để phân tích quan điểm quản trị vốn kinh doanh với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua nhóm các chỉ tiêu: khả năng sinh lời; khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của DNXD; từ kết quả phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD. - Luận án áp dụng thang đo Linkert để lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, sử dụng 04 biến trong thang đo: X1 - khả năng thanh khoản; X2 - cơ cấu vốn; X3 - hiệu quả sử dụng tài sản; X4 - khả năng sinh lời của DN. Một phần các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD ở Việt Nam là kết quả của việc đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng theo kết quả định lượng này.
  • 27. 16 Kết quả sử dụng thang đo là để đánh giá sự ảnh hưởng của các biến X1 đến biến X4, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường công tác quản trị tài chính DN. - Tác giả sử dụng phiếu điều tra gửi theo đường bưu điện tới 150 công ty cổ phần điển hình trong ngành xây dựng, thu về 126 phiếu. Bao gồm 05 nhóm câu hỏi, mỗi nhóm có 05 mức trả lời. Những nội dung chính của phiếu điều tra đó là: nhóm Q1 - hỏi về ROA, ROE; nhóm Q2 - hỏi về khả năng thanh khoản; nhóm Q3 - hỏi về cơ cấu vốn; nhóm Q4 - hỏi về hiệu quả sử dụng tài sản; nhóm Q5 - hỏi về khả năng sinh lời. Và cuối cùng có bảng thống kê mô tả kết quả trả lời. Kết quả của phiếu điều tra nhằm thu thập dữ liệu ở dạng định lượng để hiện thực hóa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD; qua đó đo lường, lượng hóa các biến phụ thuộc từ X1 - khả năng thanh khoản; X2 - cơ cấu vốn; X3 - hiệu quả sử dụng tài sản; đến X4 - khả năng sinh lời; các biến này có tác động và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của DN, làm cơ sở phân tích trong chương 3, đề xuất giải pháp và kiến nghị trong chương 4. - Đối tượng thu thập là các công ty điển hình trong ngành xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng. - Tác giả áp dụng phương trình Dupont để phân tích chỉ tiêu ROA, ROE, chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tổng kết, kế thừa các nghiên cứu trước đó, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và lý luận đang đòi hỏi về công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của DNXD nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD? - Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD ở Việt Nam hiện nay?
  • 28. 17 1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, luận án củng cố và hoàn thiện, tổng hợp cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của DNXD; luận án làm rõ đặc trưng, vai trò, phân loại vốn kinh doanh, đặc điểm, phân loại DNXD, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, phương hướng nâng cao hiệu quả, kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp của các DNXD từ năm 2008 - 2013, đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; từ đó đưa ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNXD giai đoạn 2015 - 2025. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án * Đối với chủ sở hữu - Qua phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho chủ sở hữu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý vốn và tài sản trong DN. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát; đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng. - Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu về: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; về tổ chức lao động; về cơ cấu tài chính; về quản lý nhà nước và pháp luật; về quản trị doanh nghiệp. Xóa bỏ hình thức sở hữu chéo; hạn chế đầu tư ngoài ngành. - Tiếp cận với mô hình quản lý, quản trị DN, công tác điều hành SXKD, hình thức sở hữu vốn, đầu tư vốn cho SXKD ở các nước phát triển. Từ đó, điều chỉnh chính sách quản lý, đánh giá giám sát DNXD, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực. * Đối với doanh nghiệp xây dựng - Trên cơ sở đặc trưng, nội dung, thành phần của vốn, xác định quy mô vốn của DN, lựa chọn ngành nghề hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư dài hạn, giúp nhà quản trị DN xác định nhu cầu vốn, chi phí vốn trong DN.
  • 29. 18 - Thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hệ số khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hệ số sử dụng tài sản, hệ số sinh lời, giúp cho các nhà quản trị DN cần chú trọng hơn đến công tác điều hành sản xuất, quản lý chi phí, hiệu quả kinh tế. - Thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong DN; đề ra giải pháp bên trong DN giải pháp bên ngoài DN, như: xây dựng phương thức quản trị vốn kinh doanh; giải quyết nợ xấu trong XDCB; thành lập cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD; hoàn thiện hình thức đại diện chủ sở hữu; áp dụng phương thức quản trị rủi ro trong DNXD. Từ đó, đề xuất kiến nghị với chủ sở hữu, trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cho hiệu quả cao. - Đề ra biện pháp quản lý các khoản nợ ngắn hạn, xử lý hàng tồn kho, sản phẩm dở dang. Lựa chọn nguồn vốn đầu tư, không dùng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Tránh rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, không bỏ giá dự thầu quá thấp, không ký hợp đồng khi chưa có nguồn vốn, đàm phán hợp đồng phải chặt chẽ, quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải bình đẳng. - Từ kinh nghiệm quản lý, sử dụng vốn của các DN có nền kinh tế phát triển, vận dụng vào quản lý, sử dụng vốn đối với DNXD Việt Nam. Các DNXD tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường ngoài nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, tổ chức thi công.
  • 30. 19 Chương 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng - Hoạt động SXKD đa ngành nghề, tham gia nhiều lĩnh vực xây dựng: xây dựng dân dụng; công nghiệp; xây dựng giao thông; thủy điện... Quản lý và sử dụng vốn khó tách riêng cho từng công trình, vốn đầu tư dàn trải. - Sản phẩm xây dựng có tính cố định tại một địa điểm xây dựng (không thuộc đối tượng lưu thông - nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm), do đó sẽ có nhiều khoản chi phí phát sinh đi kèm khó kiểm soát ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh sản phẩm xây lắp, như: chi phí điều động công nhân, điều động máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời (lán trại, nhà tạm...). - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu). Giá đề xuất (trong chỉ định thầu) hoặc giá dự thầu (trong đấu thầu) là giá quyết toán hay còn gọi là doanh thu hoạt động xây lắp. Vì vậy, doanh thu sản phẩm xây lắp thường được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, còn đối với các hàng hóa khác thì doanh thu chỉ được xác định sau khi bán được sản phẩm. - Nguồn vốn do chủ đầu tư cấp phát cho nhà thầu theo kế hoạch năm, nhưng tiến độ công trình lại tính theo mốc thời gian phải hoàn thành. - Giai đoạn dự trữ phải nhập vật tư, nhiên liệu với khối lượng rất lớn nên thể hiện giá trị hàng tồn kho, chi phí SXKD dở dang lớn. - Các công trình trải dài khắp mọi miền, nên công tác di chuyển, kiểm tra, kiểm soát, quản lý khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí. - Công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng công tác thanh quyết toán kéo dài sang nhiều năm, nợ đọng vốn, vòng quay vốn thấp. Ảnh hưởng đến nhu cầu vốn và chi phí sử dụng vốn kinh doanh của DNXD.
  • 31. 20 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình DN cùng song song tồn tại, vừa hợp tác phát triển và vừa cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, về quản lý, hỗ trợ các DN phát triển, người ta thường phân loại các DNXD dựa vào các tiêu thức nhất định. 2.1.2.1. Dựa vào hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp Mỗi một DN đều tồn tại và hoạt động dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức DN. Xét về hình thức pháp lý có các loại hình DN chủ yếu sau: - DN tư nhân: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. - Công ty hợp danh: Là DN trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty TNHH một thành viên: Là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là DN mà các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN. Mặt khác, phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người. - Công ty cổ phần: Là loại hình DN góp vốn, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Mặt khác, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật.
  • 32. 21 Việc phân loại như trên giúp cho chủ sở hữu DN, những nhà đầu tư có quyết định phù hợp với mục tiêu của mình đối với từng loại hình DN, mặt khác giúp cho Nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích phát triển đa dạng hóa các loại hình DN trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2.2. Dựa vào quy mô kinh doanh Theo cách phân loại này, trong ngành công nghiệp và xây dựng, bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa, DN lớn. Các căn cứ để xem xét quy mô DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa đó là: tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN, hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể: • DN siêu nhỏ: Là DN có số lao động bình quân 10 người trở xuống. • DN nhỏ: Là DN có tổng nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống, có số lao động bình quân từ trên 10 người đến 200 người. • DN vừa: Là DN có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, có số lao động bình quân từ trên 200 người đến 300 người. • DN lớn: Là DN có tổng nguồn vốn từ 101 tỷ đồng trở lên, có số lao động bình quân từ 301 người trở lên. 2.1.2.3. Dựa vào lĩnh vực xây dựng • DN xây - lắp: Là DN chuyên nhận thầu xây dựng và nhận lắp đặt thiết bị máy móc cho công trình đó. Việc xác định DN xây - lắp còn phụ thuộc vào hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư với nhà thầu. • DNXD dân dụng: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát thiết kế và thi công các công trình nhà cao tầng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy • DNXD công nghiệp: Là DN chuyên khảo sát thiết kế, thi công và quản lý các công trình nhà máy, dây chuyền sản xuất, khu công nghiệp, đường hầm, các công trình công cộng và công nghiệp. • DNXD thủy điện: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát thiết kế, thi công, quản lý các dự án thủy điện, đầm hồ, bến cảng, điện dân dụng, điện công nghiệp. • DNXD công trình giao thông: Là DN chuyên nhận thầu khảo sát, thiết kế, và thi công công trình đường giao thông, cầu cống, sân bay bến cảng.
  • 33. 22 2.1.3. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Hoạt động kinh doanh của DNXD là một quá trình gồm các khâu liên tục từ việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất đến các yếu tố đầu ra như: công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thu tiền... Chúng ta đều biết rằng vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời nó cũng là điều kiện, là phương tiện để DNXD tồn tại và phát triển. Vậy, vốn là gì? Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Theo quan điểm của Mác: “Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, tuy nhiên, do bị hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế [17, tr.85]. Theo Paul A.Samuelson - một nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển, ông cho rằng: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được chia thành ba bộ phận gồm đất đai, lao động và vốn. Trong đó, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra và được sử dụng hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Theo David Begg, trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính. Trong đó, vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác; vốn tài chính là tiền và tài sản trên giấy của DN. Như vậy, nhìn chung cả Samuelson và David Begg đều có chung một thống nhất cơ bản vốn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình SXKD [17, tr.5]. Các nhà nghiên cứu nước ta gần đây cũng đã có những quan điểm mới về vốn: “vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi DN và mỗi quốc gia, còn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc đã tích lũy của mỗi cá nhân, một DN hay một quốc gia" [41, tr.12]. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các DNXD đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để có được các yếu tố đó các DNXD phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định,
  • 34. 23 phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh của DNXD. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN được gọi là vốn kinh doanh của DN. Có thể nói vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận [43, tr.449]. Đối với doanh nghiệp xây dựng (DNXD) nhu cầu cần rất nhiều vốn, vốn không chỉ đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn gắn liền với giá trị sản phẩm dở dang, công trình hoàn thành, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà thầu trong thời gian bảo hành, bảo trì công trình, công trình đang trong thời gian chờ quyết toán. Như vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa, nguồn nhân lực, tiền bạc, uy tín của DN trên thị trường...) được huy động và sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm mục đích sinh lời. 2.1.4. Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Vốn kinh doanh được coi là quỹ tiền tệ đặc biệt của DNXD và mang các đặc trưng sau: - Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản dùng để sản xuất ra một lượng giá trị của các sản phẩm. Vốn được biểu hiện bằng những giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, chất xám, thông tin... Vốn hay tài sản của DN là hai mặt, hai cách phản ánh khác nhau của cùng một vấn đề, đó là nguồn lực mà DN huy động vào quá trình SXKD. Vốn phản ánh về mặt giá trị các nguồn lực, còn tài sản phản ánh về mặt hiện vật các nguồn lực đó. - Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động SXKD. Vốn phải đạt được một lượng đủ lớn về quy mô thì mới có thể hoạt động sinh lời. Đặc trưng này đòi hỏi DNXD cần xác định rõ nhu cầu huy động vốn, lượng vốn huy động cần thiết, chi phí vốn tối ưu.
  • 35. 24 Để từ đó DN lên kế hoạch về nhu cầu vốn cần huy động trong từng công trình, cũng như cơ cấu vốn tối ưu, nhằm mở rộng hoạt động SXKD, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong DN. - Vốn phải được vận động và sinh lời, có thể thấy vốn luôn gắn liền với hoạt động SXKD. Mà quá trình hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục, không ngừng. Do đó, vốn kinh doanh phải luôn vận động từ hình thái tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng quay trở về hình thái ban đầu là tiền, quay vòng, diễn ra liên tục để phục vụ cho quá trình SXKD. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của hoạt động SXKD là lợi nhuận, gia tăng giá trị DN, tiêu chí của DN là phát triển, bởi vậy đòi hỏi vốn kinh doanh không chỉ vận động mà còn phải sinh lời. Đây là đặc trưng cơ bản quyết định đến quá trình tái sản xuất mở rộng của DN. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình mà còn biểu hiện bằng tiền của tài sản vô hình, không có hình thái vật chất như: thương hiệu, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại,... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến độ không ngừng của khoa học công nghệ, thì tài sản vô hình ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng sinh lời của DN. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. Nghĩa là đồng vốn ở các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau. Vì, tiền có giá trị về mặt thời gian, tiền là biểu hiện của vốn, do vậy vốn cũng có giá trị thời gian. Ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: lạm phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật, giá cả thay đổi... nên đồng vốn ở từng thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Nhận thức được đặc trưng này, để tránh việc so sánh đơn thuần, khi tính toán các phương án bảo toàn vốn thì phải đưa vốn về cùng một thời điểm để so sánh. Qua đặc trưng này có thể thấy việc huy động, sử dụng vốn đúng mục đích là điều rất quan trọng. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định. Vốn được đem đi đầu tư, là biểu hiện về mặt giá trị của tài sản được đầu tư cho hoạt động SXKD. Khi đồng vốn gắn với chủ sở hữu nhất định thì mới hướng người quản trị DN quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, người sử dụng vốn chưa hẳn là chủ sở hữu của
  • 36. 25 đồng vốn đó, bởi vì vốn là một loại "hàng hóa đặc biệt", có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Hay cụ thể hơn, vốn là loại hàng hóa mà người bán không bán quyền sở hữu mà chỉ nhượng quyền sử dụng. 2.1.5. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, DNXD cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp XD. Cụ thể: - Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của doanh nghiệp theo luật định. Là điều kiện tiên quyết, quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn hình thành của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh... - Vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để phân loại qui mô của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực về sức lao động, nguồn cung ứng hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá. - Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. - Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát huy được tác dụng khi bảo toàn, phát triển sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả
  • 37. 26 năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả. 2.1.6. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng * Dựa theo kết quả của hoạt động đầu tư Theo tiêu thức phân loại này vốn kinh doanh của DNXD được chia thành vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ, TSCĐ và tài sản tài chính của DN. - Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD của DN, bao gồm: vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của DN. - Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các TSCĐ hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý. - Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính (TSTC) là số vốn DNXD đầu tư vào TSTC như cổ phiếu, trái phiếu DN, trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác. * Dựa theo đặc điểm luân chuyển thì vốn kinh doanh của DN được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động - Vốn cố định (VCĐ): Là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong DN. Vốn cố định của DN chính là số tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ trong quá trình SXKD như sau: + VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. + Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi từng phần giá trị sau mỗi chu kỳ kinh doanh. + Sau nhiều chu kỳ SXKD thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Để quản lý tốt TSCĐ cũng như quản lý tốt VCĐ, DN cần phải phân loại TSCĐ:
  • 38. 27 Dựa vào hình thái biểu hiện, TCSĐ của DNXD được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. Dựa vào mục đích sử dụng, TSCĐ của DNXD được chia thành ba loại: TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD; TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi, sự nghiệp, quốc phòng an ninh; TSCĐ bảo quản, cất giữ hộ Nhà nước. Dựa vào tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng; TSCĐ chưa cần dùng; TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý. Dựa vào công dụng kinh tế, TSCĐ được chia thành 6 loại: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác. - Vốn lưu động (VLĐ):Vốn lưu động của DNXD là một bộ phận của VKD được ứng ra để hình thành nên TSLĐ của DNXD nhằm đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên liên tục. VLĐ được biểu hiện chủ yếu là vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và TSLĐ khác. VLĐ có những đặc trưng sau: + VLĐ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh, luôn thay đổi hình thái biểu hiện. + Trong quá trình SXKD, VLĐ chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản xuất mới. + VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi DN tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng. Các cách phân loại TSLĐ: Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và các khoản phải thu; vốn về hàng tồn kho: Là vốn vật tư hàng hóa, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm, giá trị vật tư hàng hóa dự trữ. Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD: VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn nguyên vật liệu, vốn nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
  • 39. 28 vật tư đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ. VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước. VLĐ trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn. 2.1.7. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 2.1.7.1. Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. * Nguồn vốn chủ sở hữu Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung. Trong đó: - Nguồn vốn điều lệ: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư ban đầu do chủ sở hữu đầu tư. Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn đầu tư ban đầu do Nhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ). - Nguồn vốn tự bổ sung: Bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả * Nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: - Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: Trong quá trình SXKD phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các tác nhân kinh tế, như: Nhà nước, CBCNV, khách hàng, với người bán từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn sau:
  • 40. 29 + Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả. + Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp. + Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán. Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, DN được sử dụng trong thời gian ngắn, vì đối với DNXD việc mua chịu vật tư, nhiên liệu, hàng hóa là khá lớn và phổ biến, khi mua chịu DN không được hưởng chiết khấu, nhưng về hình thức DN không phải trả chi phí sử dụng vốn; DN nên tận dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. - Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn - trung - dài hạn ngân hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác. Thông thường, một DN phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành xây dựng mà DN đang hoạt động cũng như quyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực tế của DN. Làm thế nào để lựa chọn được một cơ cấu tài chính tối ưu? Đó là câu hỏi luôn làm trăn trở các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp bởi sự thành công hay thất bại của mỗi DN khi lựa chọn cơ cấu tài chính. 2.1.7.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. - Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn này thường được sử dụng để đầu tư TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên, cần thiết. - Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho người quản lý DN xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, lập kế hoạch tài chính và hình thành những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai.
  • 41. 30 2.1.7.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Theo cách phân loại này, bao gồm: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài DN. - Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà DN có thể huy động từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ nhà cung cấp và các khoản nợ khác. 2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất [41, tr.50]. Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân... Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu. Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, trước khi tìm ra các giải pháp thực hiện doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
  • 42. 31 - Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. - Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huy động, đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một nửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn [41, tr.50]. Mục đích của hoạt động quản lý, sử dụng vốn của DNXD chính là hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của DN trong điều kiện kinh tế thị trường. Để hiểu rõ phạm trù hiệu quả sử dụng vốn cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai khái niệm: hiệu quả và kết quả kinh doanh. Kết quả là những gì mà DN đã được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của DN. Kết quả kinh doanh có thể là những đại lượng cân, đong, đo, đếm được như số công trình hoàn thành sử dụng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,... Trong khi đó hiệu quả là một phạm trù được xác định bằng tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) hay phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà chỉ là một phạm trù tương đối, được phản ánh bằng số tương đối là: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực, bởi vì chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối và chỉ phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực.
  • 43. 32 Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm rộng bao hàm cả mặt kinh tế, chính trị, xã hội, là thước đo tăng trưởng của mỗi DN, phản ánh trình độ và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn thường được thể hiện thông qua quan hệ so sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp thu được với các chi phí trực tiếp và gián tiếp bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Nếu coi hiệu quả SXKD là mục tiêu thì hiệu quả sử dụng vốn là một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó. Nói đến sử dụng vốn có hiệu quả có nghĩa là trong quá trình hoạt động kinh doanh phải thu được những lợi ích cao nhất đồng thời với chi phí thấp nhất. Từ đó, có thể phát biểu rằng: hiệu quả sử dụng vốn phản ánh một mặt của hiệu quả SXKD, là thước đo trình độ quản lý và sử dụng vốn của DN trong việc tối đa hóa lợi ích thu được với tối tiểu hóa chi phí nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Để thực hiện quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, trong đó cần chú trọng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, DN cần có giải pháp toàn diện về hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội. Thứ nhất, hiệu quả xã hội: DNXD cần tập trung trí tuệ, sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, góp phần xoá nghèo một cách bền vững... Thứ hai, hiệu quả kinh tế: DNXD biết cách vận dụng những lợi thế của chủ sở hữu, của nền kinh tế vào hoạt động của DN mình, sử dụng nguồn lực trong xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế. Để có hiệu quả kinh tế cao, trước hết hiệu quả SXKD trong DN phải cao, bởi vì kết quả của một nền kinh tế đạt được trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là kết quả của từng DN. Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ vĩ mô; đó là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.