SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ XUÂN HẠNH
TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI
CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ XUÂN HẠNH
TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI
CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THANH LOAN
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của hình ảnh điểm đến tại
Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa.” là kết
quả của quá trình nghiên cứu thực sự và nghiêm túc từ những kiến thức có được
trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả thu thập số liệu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau đó
được thực hiện nghiên cứu từng bước để hoàn chỉnh viết báo cáo dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Mai Thanh Loan.
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng những thông tin từ các tài liệu
trong và ngoài nước, các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong phần danh
mục tài liệu tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kính mong
quý Thầy/Cô và các bạn đọc bỏ qua cho những thiếu sót và xin chân thành nhận
những góp ý để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2019
Tác giả
Trần Thị Xuân Hạnh
TÓM TẮT (ABSTRACT)
1. Tiếng Việt
Du lịch được ví là ngành công nghiệp không khói. Đời sống của dân
cư càng cao lên thì nhu cầu du lịch của người dân càng tăng lên và udu
lịch sẽ đóng góp ngày càng tăng vào quá trình tăng trưởng kinh tế nói
chung. Đối với hoạt động du lịch của một địa phương hay một quốc gia
thì vấn đề là làm thế nào để thu hút được nhiều du khách, kéo dài thời
gian lưu trú của khách và làm thế nào để du khách quay trở lại là những
vấn đề luôn đặt ra và luôn có tính thời sự. Tác giả chọn đề tài “Tác
động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định
quay lại của du khách nội địa” làm đề tài luận văn thạc sỹ là phù hợp và
cần thiết.
Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động của hình ảnh
điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của du khách
nội địa bằng việc khảo sát 276 du khách trong nước. Thang đo điều
chỉnh từ thang đo sự quay lại của Hà Nam Khánh Giao (2017), cùng
với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả
cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa
tại TP.HCM: Dịch vụ hỗ trợ có tác động dương (+); Bầu không khí có
tác động dương (+); Dịch vụ ẩm thực có tác động dương (+); Nhận thức
khách hàng có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương
(+); Sự kiện hoạt động có tác động dương (+).
Từ khóa: hình ành điểm đến, sự quay lại, Thành phố Hồ Chí Minh,
du khách nội địa.
2. English
problem is how to attract more visitors, extend the length of stay of
guests and how to return visitors are problems. always set and always
topical. The author chooses the topic "The impact of destination image
in Ho Chi Minh City on the intention of returning to domestic tourists"
as the topic of the master thesis is appropriate and necessary.
The study aims to explore the impact factors of destination image
in Ho Chi Minh City on the intention of returning domestic tourists by
surveying 276 domestic visitors. Scale adjusted from the scale of return
of Ha Nam Khanh Giao (2017), along with methods of analyzing
Cronbach's Alpha reliability, discovery factor analysis (EFA),
correlation analysis and multivariate regression . The results show that
there are 6 factors affecting the intention of returning domestic tourists
in Ho Chi Minh City: Support services have a positive impact (+); The
atmosphere has a positive impact (+); Culinary services have a positive
impact (+); Customer awareness has a positive impact (+);
Infrastructure has a positive impact (+); The active event has a positive
effect (+).
Keywords: destination, return, Ho Chi Minh City, domestic
tourists.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ..............................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu...............................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................4
1.4.2 Nghiên cứu định lượng............................................................................4
1.5 Kết cấu luận văn.........................................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................6
2.1 Các khái niệm cơ sở...................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến.................................................................6
2.1.2 Khái niệm ý thức quay lại của khách du lịch .......................................8
2.2 Tổng quan nghiên cứu..............................................................................................10
2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan .................................................................10
2.2.2 Đánh giá tài liệu lược khảo....................................................................14
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................................15
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................15
2.3.2 Mô tả biến trong mô hình ......................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................17
3.1 Thiết nghiên cứu........................................................................................................17
3.1.1 Nghiên cứu định tính ..............................................................................17
3.1.2 Nghiên cứu định lượng...........................................................................18
3.2 Phân tích dữ liệu........................................................................................................20
3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo.......................................................20
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).......................................................20
3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình..............................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................24
4.1 Khái quát thực trạng hoạt động du lịch Tp.Hồ Chí Minh ....................................21
4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................................................27
4.3 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá.................................................30
4.3.1 Kiểm định thang đo ................................................................................30
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).......................................................33
4.4 Phân tích hồi quy.......................................................................................................37
4.4.1 Ma trận tương quan .................................................................................37
4.4.2 Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy...............38
4.4.3 Ước lượng các tham số của mô hình hồi quy tuyến tính bội.............41
4.5 Kiểm định sự khác biệt ý định quay lại giữa các nhóm khách hàng khác
nhau.............................................................................................................................42
4.5.1 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa 2 nhóm
du khách giới tính khác nhau.................................................................43
4.5.2 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm
tuổi khác nhau..........................................................................................44
4.5.3 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa nhóm
trình độ học vấn khác nhau.....................................................................44
4.5.4 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa nhóm du
khách thu nhập khác nhau......................................................................45
4.5.5 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm
số lần đến tham quan tại Tp. Hồ Chí Minh..........................................46
4.5.6 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm
du khách có mục đích khác nhau...........................................................47
4.6. Thảo luận kết quả nguyên cứu
4.6.1 Ý nghĩa độ lớn và dấu các tham số hồi quy........................................49
4.6.2 So với các nghiên cứu trước đây..........................................................50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................52
5.1 Kết luận và kết quả nghiên cứu...............................................................................52
5.2 Hàm ý và chính sách từ kết quả nghiên cứu..........................................................53
5.3 Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Tính cách và hình ảnh thành phố tác động đến ý định quay lại của
du khách............................................................................................................................10
Hình 2.2. Các yếu tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa................11
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Phương & An (2017).........................................12
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh (2015).............................13
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức......................................................15
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................17
Hình 4.1 Phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa.....................................................41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước ......................................................................13
Bảng 3.1. Nguồn tham khảo của thang đo cho nghiên cứu .......................................18
Bảng 4.1. Tình hình du lịch Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017.....................25
Bảng 4.2. Du lịch Tp.Hồ Chí Minh so với cả nước....................................................26
Bảng 4.3. Tình hình đóng góp GRDP Tp.Hồ Chí Minh so với cả nước..................27
Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu khảo sát.....................................................................................27
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo........................................................31
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả EFA các biến độc lập ....................................................33
Bảng 4.7. Ma trận xoay nhân tố lần đầu ......................................................................34
Bảng 4.8. Ma trận xoay nhân tố lần cuối.....................................................................35
Bảng 4.9. Ma trận phân tích EFA cho biến phụ thuộc...............................................36
Bảng 4.10. Ma trận tương quan.....................................................................................37
Bảng 4.11.Tham số.........................................................................................................38
Bảng 4.12.Anova ............................................................................................................39
Bảng 4.13.Kết quả hồi quy............................................................................................39
Bảng 4.14.Kiểm định các giải thuyết của mô hình hồi qui........................................40
Bảng 4.15.Kết quả kiểm định T-test về ý định quay lại giữa các nhóm giới
tính ....................................................................................................................................43
Bảng 4.16.Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm tuổi ...........................44
Bảng 4.17. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm trình độ học vấn.....44
Bảng 4.18. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm thu nhập ..................45
Bảng 4.19. Kết quả phân tích sâu Anova về ý định quay lại giữa các nhóm
thu nhập khác nhau .........................................................................................................46
Bảng 4.20. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm nghề nghiệp............47
Bảng 4.21. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm số lần đến................47
Bảng 4.22. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm mục đích .................48
1.1. Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những
năm gần đây có nhiều dấu hiệu khởi sắc và trên đà phát triển số lượng du khách quốc
tế và du khách trong nước ngày càng tăng. Từ những đánh giá của nhiều tạp chí nổi
tiếng trên thế giới và nhu cầu của các du khách đã từng tham gia du lịch trong nước,
những năm gần đây Tổng cục Du lịch tiến hành kết hợp nhiều địa phương, đơn vị kinh
doanh có liên quan đến du lịch thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm
đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch.
Trong bối cảnh hiện nay, mức độ đóng góp vào GDP và nguồn thu đến từ hoạt
động du lịch là không nhỏ. Mức độ đóng góp doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí
Minh so với cả nước năm 2016 chiếm 25,75% và năm 2017 chiếm 22,71%. Địa
phương đã khai thác, thực hiện và cung cấp các hoạt động dịch vụ du lịch khá tốt do
nắm bắt được lợi thế sẵn có của mình, tuy nhiên các địa điểm du lịch chưa tập trung
vào việc xem xét giữ chân du khách đã từng đến tham quan và sử dụng dịch vụ du lịch
của địa bàn thông qua việc xem xét xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến của
riêng mình.
Nguồn cung dịch vụ đối với du khách du lịch là tổ hợp từ nhiều dịch vụ có
được từ địa phương, nhằm cung cấp đến cho khách du lịch những dịch vụ tối ưu nhất,
để có thể làm được điều đó địa phương, hay địa điểm cung cấp dịch vụ phải xác định
được rõ ràng những điểm manh, điểm yếu để từ đó hình thành các dịch vụ chính yếu
và dịch vụ hỗ trợ phù hợp, thỏa mãn được du khách đến tham quan
Theo thống kê từ số liệu của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm
gần đây đến nay trung bình một năm có khoảng trên 15.000.000 lượt khách nội địa
đến tham quan tại thành phố thông qua các hoạt động như: đi tham quan du lịch thuần
túy, kết hợp các công việc với các chuyến du lịch, đi khám chữa bệnh, thương mại,
hội thảo, hội nghị …
Như chúng ta đã biết Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn
hóa, tài chính của đất nước chính vì đóng những vai trò quan trọng như thế nơi đây có
nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, công tác, nhận thức được
điều đó địa phương này cũng đã tập trung chiến lược xây dựng và phát triển hình ảnh
của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu hút du khách đến tham quan.
Du khách đến tham tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm du khách quốc tế và
du khách nội địa, trong phạm vi bài nghiên cứu xem xét khách du lịch trong nước, xác
định các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến (Thành phố Hồ Chí Minh) tác động đến ý
định quay lại của du khách nơi này, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước
cho thấy cũng ít nghiên cứu nói về mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và ý định
quay lại của du khách, nhận thấy chưa có nghiên cứu nào nói về mối quan hệ của hình
ảnh điểm đến và ý định quay lại của khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh, với
các lí do trên luận văn “Tác động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh
tới ý định quay lại của du khách nội địa” được thực hiện nhằm đo lường mức độ tác
động của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của du khách nội địa,
giúp cho cấp quản lý du lịch có được những bằng chứng thục nghiệm, tài liệu tham
khảo nhằm thu hút khách du lịch, đóng góp vào nguồn tài liệu cho các nghiên cứu liên
quan.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến tại
TP.Hồ Chí Minh và ý định quay lại của du khách nội địa. Từ đó, đề xuất các hàm ý
quản lý nhằm thúc đẩy ý định quay lại TP.Hồ Chí Minh của du khách nội địa
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố điểm đến tác động tới ý định quay lại của du khách nội địa
tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến tác động
đến ý định quay lại của du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các hàm ý chính sách giúp thu
hút khách du lịch trở lại điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những yếu tố nào thuộc hình ảnh điểm đến tác động đến ý định quay lại của du
khách nội địa tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ tác động của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến ảnh hưởng như thế
nào đến ý định quay lại du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất những giải pháp nào thích hợp nhằm có
thể thu hút du khách nội địa quay lại các điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh ?
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố hình ảnh điểm đến tại TP.Hồ
Chí Minh tác động tới ý định quay lại của du khách nội địa.
Đối tượng khảo sát là các du khách trong nước đang đến du lịch tại Thành phố
Hồ Chí Minh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện khảo sát trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, giới
hạn đối tượng khảo sát là các du khách trong nước đang đến du lịch và sử dụng dịch
vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian
Dữ liệu thứ cấp có liên quan trong giai đoạn từ 2013 đến 2017
Dữ liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 09/2018 -10/2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là bài nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính.
1.4.1 Nghiên cứu định tính
- Thiết kế bảng hỏi chính thức
Đầu tiên, tác giả thiết kế thang đo nháp.
Bước kế tiếp, tác giả phỏng vấn 9 chuyên gia để chỉnh sửa bảng hỏi, hình
thành thang đo sơ bộ.
1.4.2 Nghiên cứu định lượng
Thông qua bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát 276 du khách
nội địa, đươc lưa chon theo phương pháp chon mẫu thuân tiên. Sau khi thu thập dữ
liệu, tác giả tiến hành kiểm đinh thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và
kiểm đinh mô hình bằng phần mềm SPSS.
1.5. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn được kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài. Nội dung chương này giới thiệu về lí do chọn
đề tài; mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Tác giả trình bày các lý
thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. Sau đó đề xuất mô hình
nghiên cứu ban đầu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày khung thiết
kế nghiên cứu cho luận và các phương pháp nghiên cứu cần thiết cũng như các kỹ
thuật nghiên cứu định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Từ số mẫu quan sát là 276 mẫu
tiến hành phân tích. Đưa 28 biến quan sát vào phân tích EFA có 2 biến quan sát không
đạt. Tiếp tục phân tích 26 biến quan sát còn lại và đọc kết quả sau khi phân tích.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Tác giả đưa ra những kết luận thông
qua kết quả phân tích chương 4. Từ đó đề xuất những hàm ý chính sách liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thông qua thực trạng du lịch luận văn đã tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên
cứu liên quan để từ đó có thể xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
bên cạnh đó chương 1 trình bày một cách ngắn gọn về phương pháp, thiết kế nghiên
cứu để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu từ đó thể hiện được giá trị nội dung cũng
như ý nghĩa, đóng góp của luận văn.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơ sở
2.1.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến
2.1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch
Theo Arnould, E. J. (2006): điểm đến du lịch được định nghĩa dựa trên một
đánh giá lý thuyết rộng lớn ,không tính đến tính chất phân lớp của các sản phẩm du
lịch và thực tế là chúng bao gồm nhiều loại hấp dẫn, gồm các khía cạnh khác nhau của
sản phẩm du lịch theo quan điểm của khách hàng, khi giới hạn trải nghiệm của khách
hàng chỉ diễn ra trong thời gian dành cho điểm du lịch, không phải trước và sau
chuyến thăm. [8]
Theo Snepenger, D., M. Snepenger et al (2007): điểm đến du lịch được xem ít
nhất là một địa phương, một hệ thống sản xuất, một hệ thống thông tin hoặc một
thành phần dịch vụ [23]
Davidson và Maitland (1997) cho rằng : các điểm đến được coi là các khu vực
địa lý được xác định như quốc gia, đảo, hoặc thị trấn do nhấn mạnh vào nghiên cứu
định hướng địa lý trong các nghiên cứu du lịch, các điểm đến được coi là các khu vực
địa lý được xác định như quốc gia, đảo, hoặc thị trấn, điểm đến du lịch bao gồm năm
yếu tố: điểm đến hấp dẫn, cơ sở đích, khả năng truy cập, hình ảnh và giá cả. Mô hình
yếu tố này là cách phỗ biến nhất để xem các điểm đến du lịch [13]
Buhalis (2000) mô tả các điểm đến du lịch: như là một hỗn hợp của các sản
phẩm du lịch mang đến trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng. Ông lập luận rằng
một điểm đến cũng có thể là một khái niệm tri giác, có thể được người tiêu dùng hiểu
một cách chủ quan tùy thuộc vào hành trình du lịch, nền văn hóa và giáo dục, mục
đích thăm viếng và kinh nghiệm quá khứ của họ. Do đó, ông xác định điểm đến là khu
vực địa lý được khách du lịch xem xét, như một thực thể độc nhất. Điểm đến thường
được đưa ra bằng tên thương hiệu của nó, tạo ra một hình ảnh của nó trong tâm trí của
khách hàng [11]
Komppula (2005) cho rằng : điểm đến du lịch là một điểm đến toàn bộ như
một sản phẩm du lịch, các nguồn lực, cơ sở vật chất, dịch vụ và “đầu vào” khác từ
đích đến có thể tạo ra kết quả đầu ra trải nghiệm cho khách du lịch, nghĩa là, giá trị gia
tăng và lợi ích, du lịch không chỉ là một loạt các yếu tố đầu vào. Nó cũng đáng chú ý
là các sản phẩm du lịch mở rộng như thể hiện trải nghiệm tiêu hao phức tạp từ quá
trình mà khách du lịch sử dụng nhiều dịch vụ du lịch như thông tin, giao thông và chỗ
ở trong suốt chuyến thăm của họ, về điểm đến và điểm tham quan nhận bao gồm các
tuyến đường, nơi hoang dã và các di tích lịch sử trong quá trình trải nghiệm điểm đến
du lịch [18]
Tóm lại, có thể khái quát điểm đến du lịch là nơi, địa điểm mà khách du lịch sẽ
thực hiện chuyến du lịch đến để trải nghiệm các mong muốn của mình về du lịch, nơi
đó có nhiều yếu tố đặc trưng sẽ giúp khách du lịch so sánh với các điểm đến du lịch
khác
2.1.1.2 Khái niệm hình ảnh điểm đến du lịch
Theo Svetlana & Juline (2010) : hình ảnh điểm đến là một trong những lĩnh
vực nghiên cứu du lịch chính trong hơn bốn thập kỷ qua, hình ảnh điểm đến được định
nghĩa là cảm xúc của mọi người về bất cứ điều gì mà họ biết, là một cách tổ chức các
kích thích khác nhau nhận được trên cơ sở hàng ngày và giúp làm cho tinh thần của
người tham quan hình tượng hóa hơn về điểm đến du lịch [24]
Embacher & Buttle(1989) cho rằng : hình ảnh điểm đến du lịch được định
nghĩa là một biểu hiện của kiến thức, ấn tượng, thành kiến, trí tưởng tượng và suy
nghĩ tình cảm một cá nhân có một địa điểm cụ thể, bên cạnh đó là tổng số niềm tin,
hiện diện, ý tưởng và nhận thức mà mọi người nắm giữ về các đối tượng, hành vi và
sự kiện [14]
Theo Barich và Kotler (1991) : hình ảnh điểm đến được định nghĩa là một sự
hiểu biết nội tại, được khái niệm hóa và cá nhân hoá về những gì người ta biết, có thể
là nhận thức của các nhóm người, nhận thức hoặc ấn tượng của một điểm đến được tổ
chức bởi khách du lịch đối với lợi ích dự kiến hoặc giá trị tiêu thụ [10]
Theo Baloglu & Mangaloglu (2001) : hình ảnh điểm đến du lịch được tạo
thành từ hai thành phần của hình ảnh, các thành phần là hình ảnh hữu cơ và hình ảnh
gây ra. Hình ảnh hữu cơ được hình thành bởi chính các cá nhân thông qua trải nghiệm
quá khứ với các điểm đến và nguồn thông tin không thiên vị (tức là tin tức, báo cáo,
bài báo và phim). Các hình ảnh được tạo ra thông qua các thông tin nhận được từ các
nguồn bên ngoài, bao gồm quảng cáo đích và quảng bá [9]
Dann (1996) cho rằng : Hình ảnh điểm đến chỉ bao gồm các thành phần hình
ảnh nhận thức. Nhận thức hình ảnh đề cập đến niềm tin, hiện diện, ý tưởng, nhận thức
và kiến thức mà mọi người nắm giữ trên các đối tượng. Những hình ảnh này được
hình thành bởi những phán đoán nhận thức và cảm xúc, những đánh giá tình cảm dựa
trên cảm xúc và cảm xúc cá nhân đối với một đối tượng gợi ý hình ảnh đích được tạo
ra bởi nhận thức, tình cảm và conative. Thành phần nhận thức được tạo thành từ tổng
số niềm tin, hiển thị, ý tưởng và nhận thức mà mọi người nắm giữ của một đối tượng.
Các thành phần tình cảm đối phó với cách một người cảm thấy về các đối tượng [12]
Tóm lại , hình ảnh điểm đến du lịch chính là các thuộc tính về việc gắn liền
thương hiệu của điểm đến du lịch, với những đặc điểm nhận dạng mà đặc điểm đó
giúp cho khách du lịch có những trải nghiệm về điểm đến du lịch tại nơi đến tham
quan
2.1.2 Khái niệm ý định quay lại của khách du lịch
2.1.2.1 Khái niệm ý định
Assagioli (1973) cho rằng : ý định được hiểu như là sự sẵn lòng của cá nhân
hoặc có kế hoạch tham gia vào một hành vi cụ thể, ý định được dùng để dự đoán cho
một hành vi trong tương lai.
Theo Ajzen (1991) : ý định được hiểu là trạng thái của tâm trí nó hướng sự chú
ý của cá nhân, những kinh nghiệm, hành động hướng đến những việc cụ thể tức là
mục tiêu hay cách thức đạt được một điều gì đó, nó như là một yếu tố tâm lý độc lập
hoạt động thông qua sự quan tâm, chú ý của cá nhân, giữ những ý tưởng dự định và sự
ưng thuận ban đầu về hành vi dự định.
Krueger và cộng sự (2000) cho rằng : những ý định được cho là điều quan
trọng để hiểu rõ những hành vi mà một cá nhân sẽ thực hiện, có thể sẽ có sự khác biệt
giữa hành vi dự định và hành vi thực tế, tuy nhiên nó được xác định là một trong
những xu hướng của hành động để hướng tới một cái gì đó theo một cách nhất định và
nó là dự báo nhất quán của hành vi thực tế.
Tóm lại, ý định là một dấu hiệu cho hành vi, ý định sẽ giúp định hình hành vi
xảy ra trong tương lai và là một trạng thái tâm lý sẽ hướng hành vi đến những gì được
xem là ý định hay dự định từ trước.
2.1.2.2 Khái niệm ý định quay lại của khách du lịch
Miragaia & Martins (2015) : ý định quay lại là người tiêu dùng trở lại và mua
lại là điều cần thiết cho một hoạt động lâu dài . Chuyến thăm lặp lại là điều mong
muốn đối với các công ty du lịch vì nhiều lý do, nó cũng giả định rằng chi phí tiếp thị
có thể được đưa ra bằng cách không chi tiền cho những người chắc chắn sẽ hoặc sẽ
không đến [20]
Theo Alegre & Juaneda(2006) : ý định quay lại của khách du lịch cũng có khả
năng làm tăng mức độ trung thành của thương hiệu và được xem là dấu hiệu của ý
định quay lại của du khách. Một mức độ hài lòng cao có thể dẫn đến một thái độ tích
cực mà lần lượt tạo ra, các hiệu ứng miệng và tiếp thị miễn phí. Không nên đánh giá
thấp tác dụng của các hiệu ứng miệng và âm tính. Đây là một nguồn mà nhiều người
tìm thấy đáng tin cậy vì nó đến từ bạn bè hoặc gia đình và không phải là người bán có
chương trình làm việc [7]
Hauge và Svarstad (2012) cho rằng : những người lặp lại sự tham quan tại
một địa điểm dự kiến sẽ có nhiều khả năng hơn những người lần đầu tiên chọn điểm
đến tương tự có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các hành động trong quá khứ và hiện
tại ,số lượt tham quan trước đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xem xét
lại. [15]
Tóm lại, ý định quay lại của khách du lịch là việc khách du lịch xem xét thực
hiện hành vi du lịch lặp lại tại một địa điểm du lịch nào đó trong quá khứ, các kinh
nghiệm, kiến thức du lịch hiện tại sẽ giúp cho khách du lịch quyết định hình vi tham
quan lặp lại của mình trong tương lại
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất chính là các nghiên
cứu trước có liên quan sau đây:
2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan
(1) Hong-bumm Kim Sanggun Lee (2015), Impacts of city personality and
image on revisit intention, International Journal of Tourism Cities, Vol. 1 Iss 1 pp. 50
- 69 (Tác động của tính cách và hình ảnh thành phố đến với ý định quay lại của du
khách)
Qui mô mẫu của bài nghiên cứu là 302 đáp viên ở Hàn Quốc, phương pháp
khảo sát trực tuyến . Các nhân tố có ý nghĩa thống kê theo mô hình sau:
(Nguồn : Hong-bumm Kim Sanggun Lee, (2015))
Hình 2.1.Tính cáchvà hình ảnhThành phố tác độngđếnýđịnh quay lại
của dukhách
(2) Hà Nam Khánh Giao (2017), Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định
quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
Nghiên cứu cho thấy 8 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách
nội địa như sau:
(Nguồn : Hà Nam Khánh Giao, 2017)
Hình 2.2. Các yếu tố tác động đến ý địnhquaylại của du kháchnội địa
(3) Huỳnh Nhật Phương, Nguyễn Thúy An (2017), Phân tích các yếu tố của
điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách – Trường hợp du khách đến
thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ.
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu qua phỏng vấn trực tiếp 150 du khách nội địa và
quốc tế đến du lịch tại TP Cần Thơ. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê theo mô hình sau:
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Phương & An (2017)
(4) Nguyễn Xuân Thanh (2015), Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung
thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An, luận án tiến sĩ , Đại
học Bách Khoa Hà Nội
Trong đó, hình ảnh điểm đến được thể hiện ở 4 nhân tố gồm: (1) Sức hấp dẫn
điểm đến; (2) Cơ sở hạ tầng du lịch; (3) Bầu không khí du lịch; (4) Hợp túi tiền. Lòng
trung thành điểm đến được thể hiện từ hai thành phần gồm: (1) Thái độ lòng trung
thành và (2) Hành vi lòng trung thành. Qui mô mẫu là 396 , xuất phát từ 500 phiếu
phỏng vấn trực tiếp du khách và trong đó có 104 phiếu bị loại, không phù hợp.
Hình 2.4. Mô hìnhnghiên cứucủa Nguyễn Xuân Thanh (2015)
2.2.2. Đánh giátài liệulược khảo
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước
STT Tác giả Bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng
1 Hong-
bumm Kim
Sanggun
Lee (2015)
Impacts of city
personality and image
on revisit intention
-Sự chân thành
-Sự năng động
-Sự tinh tế
-Tính chi tiết điểm đến
-Hình ảnh bền vững
2 Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
Tác động của hình ảnh
điểm đến tới ý định quay
lại của khách du lịch nội
địa tại Bà Rịa – Vũng
-Sự khác biệt
-Môi trường
-Cơ sở hạ tầng
-Hoạt động vui chơi giải trí
Tàu -Ẩm thực
-Khả năng tiếp cận
-Bầu không khí du lịch
-Hợp túi tiền
3 Huỳnh Nhựt
Phương,
Nguyễn
Thúy An
(2017)
Phân tích các yếu tố của
điểm đến du lịch tácđộng
đến ý định trở lại của du
khách – Trường hợp du
khách đến thành phố Cần
Thơ
-Tệ nạn liên quan đến giá cả
-Tệ nạn an toàn an ninh
-Môi trường
-Cơ sở vật chất
-Vui chơi giải trí
-Kinh nghiệm du lịch
-Thái độ đối với điểm đến
4 Nguyễn
Xuân
Thanh
(2015)
Tác động hình ảnh điểm
đến tới lòng trung thành
của khách hàng: Trường
hợp điểm đến du lịch
Nghệ An
-Sức hấp dẫn điểm đến
-Cơ sở hạ tầng du lịch
-Bầu không khí du lịch
-Hợp túi tiền
-Thái độ lòng trung thành
-Hành vi lòng trung thành
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Các nghiên cứu trên dù được thực hiện ở không gian và thời gian khác nhau,
song phổ biến có những nhân tố ảnh hưởng sau:
- Cơ sở hạ tầng
- Bầu không khí du lịch
- Hợp túi tiền
- Ẩm thực
- Vui chôi giải trí
Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở lý thuyết , các nghiên cứu có liên quan và đặc thù của địa bàn TP.Hồ
Chí Minh, tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu và có thay đổi biến cho phù hợp với
06 biến độc lập trong đó 5 biến kế thừa và 1 biến đề xuất. Từ đó, tác giả tham khảo ý
kiến của 08 chuyên gia (thảo luận nhóm) và mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức
với 6 nhân tố của điểm đến tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa như sau:
(chi tiết: Phụ lục 1)
(Nguồn : đề xuất của tác giả sau tham khảo ý kiến chuyên gia)
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức
Trong quá trình tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia và tham khảo nghiên cứu trước
của Hà Nam Khánh Giao (2017), tác giả nhận thấy có tương đồng về yếu tố sự khác biệt của
điểm đến tác động đến nhận thức của khách hành nên tác giả có bổ sung thêm biến“Nhận thức
khách hàng” trong mô hình nghiên cứu của mình.
Các giả thuyết của mô hình:
- H1: Bầu không khí điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du
khách nội địa
- H2: Cơ sở hạ tầng điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du
khách nội địa
- H3: Nhận thức khách hàng về điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay
lại của du khách nội địa
- H4: Dịch vụ hỗ trợ điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du
khách nội địa
- H5: Dịch vụ ẩm thực điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của
du khách nội địa
- H6: Sự kiện hoạt động điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của
du khách nội địa
2.3.2. Mô tả biến trong mô hình
Mô tả biến là cơ sở lý thuyết để thiết kế các biến quan sát kết hợp với tham khảo
thang đo từ các nghiên cứu trước.
Biến phụ thuộc: Ý định quay trở lại của du khách
Biến độc lập: 6 biến độc lập
(1) Bầu không khí điểm đến: gồm 5 quan sát.
(2) Cơ sở hạ tầng:gồm 4 quan sát
(3) Nhận thức khách hàng: gồm 3 quan sát
(4) Dịch vụ hỗ trợ:gồm 4 quan sát
(5) Dịch vụ ẩm thực:gồm 4 quan sát
(6) Sự kiện hoạt động:gồm 3 quan sát
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết liên quan và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài
nước, luận văn đã đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 6 nhân tố tác động
đến ý định quay lại của du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là : bầu
không khí điểm đến, cơ sở hạ tầng, nhận thức khách hàng, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ ẩm
thực, sự kiện hoạt động thang đo cho bảng hỏi này bao gồm 28 biến quan sát được
đưa vào bảng câu hỏi chính thức.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 này trình bày khung thiết kế nghiên cứu cho luận văn, với các
phương pháp nghiên cứu cần thiết cũng như các kỹ thuật nghiên cứu định lượng,
thống kê cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, kỹ thuật thống kê mô tả, kiểm định độ tin
cậy thang đo bằng cronbach alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, thực
hiện tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm định T-Test, ANOVA, để có
thể trả lời các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu định tính nhằm đề xuất mô hình, xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát , kiến nghị các hàm ý quản lý.
 Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát , ước
lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn tác giả tự tổng hợp)
3.1.1. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hiệu chỉnh các thang đo
của nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu. Cuộc thảo luận nhóm diễn ra nhằm thăm dò ý kiến về các biến quan
sát dùng để đo lường các thành phần của hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của
khách du lịch nội địa
Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các yếu tố
thuộc hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của du khách, sắp xếp từ nhỏ đến lớn với
số càng lớn là càng đồng ý: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình
thường (Không ý kiến), 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 3.1. Thang đo cho nghiên cứu sơ bộ
Mã hóa Nội dung Nguồn
BẦU KHÔNG KHÍ
1.BKK1 Thành phố là một địa điểm thích hợp để thư giãn
Rajesh (2013)
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
2.BKK2 Thành phố có quan cảnh rất tốt
3.BKK3 Người dân thành phố thân thiện
4.BKK4 Thành phố có không khí trong lành
5.BKK5 Các dịch vụ tại thành phố rất tốt
CƠ SỞ HẠ TẦNG
6.CSHT1 Thành phố có cơ sở hạ tầng chất lượng Rajesh (2013)
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
7.CSHT2 Thành phố có chỗ ở thích hợp
8.CSHT3 Thành phố có mạng lưới thông tin hấp dẫn
9.CSHT4 Đường phố thuận tiện để di chuyển xung quanh
NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG
10.NTKH1 Tôi cảm thấy thành phố là điểm đến lý tưởng Rajesh (2013)
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
11.NTKH2
Đối với tôi thành phố là nơi xứng đáng để dành thời gian đi du
lịch
12.NTKH3 Thành phố là một trong những điểm đến ưu tiên của tôi
DỊCH VỤ HỖ TRỢ
13.DVHT1 Thành phố có hệ thống phục vụ mua sắm rất tốt Rajesh (2013)
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
14.DVHT2 Các điểm tham quan tự nhiên rất đẹp
15.DVHT3 Thành phố cung cấp các thông tin sự kiện văn hóa thú vị
16.DVHT4 Thành phố có các quan điểm tham quan du lịch, lịch sử thú vị
DỊCH VỤ ẨM THỰC
17.DVAT1 Thành phố có nhiều thực phẩm đường phố ngon miệng Rajesh (2013)
18.DVAT2
Thành phố có nhiều thực phẩm mang tính vùng miền đặc
trưng
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
19.DVAT3 Chất lượng thức ăn tại nhà hàng rất tốt
20.DVAT4 Tiêu chuẩn phục vụ nhà hàng tốt và an toàn
SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
21.SKHĐ1 Thành phố có nhiều hoạt động vui nhộn, năng động Rajesh (2013)
Hà Nam
Khánh Giao
(2017)
22.SKHĐ2 Thành phố có nhiều lễ hội sự kiện thú vị
23.SKHĐ3
Thành phố có nhiều hoạt động xã hội mang tính chất lịch sử
và nhan văn
(Nguồn kết quả nghiên cứu định tính)
3.1.2. Nghiên cứu định lượng:
3.1.2.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu:
Xác định tổng thể mẫu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu càng lớn
càng tốt. Theo Hairetal (1998), để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 lần trên một
biến quan sát. Như vậy bài nghiên cứu với số biến quan sát chính thức là 28 biến quan
sát cỡ mẫu tối thiểu n ≥ 5*28 = 140
Bên cạnh đó, theo Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt
nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức:
n ≥ 5m + 50
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
m: Số biến độc lập của mô hình ( hồi quy tuyến tính bội)
Theo công thức hồi quy thì cỡ mẫu này n ≥ 5*6 + 50 = 80
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy là 80, cỡ mẫu tối thiểu để phân
tích EFA là 140, để đảm bảo phục vụ các vấn đề phân tích định lượng được tốt hơn,
luận văn tiến hành thực hiện với cỡ mẫu là 300 bảng hỏi khảo sát.
Thu thập dữ liệu
- Địa điểm phát phiếu: các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ, phòng nghỉ,
homestay) và những công ty du lịch lữ hành. Danh sách những cơ sở này được
trình bày cụ thể trong phần phụ lục (phụ lục 7).
- Đối tượng khảo sát: những du khách nội địa trên 15 tuổi và có thời gian tham
gia trên 1/3 thời gian của chuyến đi.
- Thời gian tiến hành khảo sát; từ 01/9/2018 đến 30/10/2018.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: phát phiếu khảo sát đến các cơ sở lưu trú và
công ty lữ hành và du khách nội địa tự trả lời phiếu.
- Thang đo: Phần trả lời trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5
mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
3.2. Phân tích dữ liệu:
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo:
Dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra trên phần mềm SPSS 20.0 bằng phương pháp
phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này dùng để đánh giá độ tin cậy của
thang đo hay mức độ chặt chẽ giữa các biến trong bảng câu hỏi.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3
sẽ bị loại.
Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp thang đo lường là mới hoặc mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên
cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có
Cronbach Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi
thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi
các biến không đảm bảo độ tin cậy. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) được dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên
cứu, thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên gom chúng
thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ
bản có ảnh hưởng đến Ý định quay lại của du khách của khách hàng. Phương pháp
trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và
điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát hệ số tải (factor
loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích
bằng hoặc lớn hơn 50%.
Phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer - Olkin) là chỉ số dùng
để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong
khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố:
- Thứ nhất: Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của
kiểm định Bartlett ≤ 0.05
- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5.
- Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và
Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1.
3.2.3 Phân tíchhồi quy và kiểm định mô hình:
3.2.3.1. Mô hình hồi quy:
- Phân tíchhồi quy đượcthực hiện bằng phương pháp Enter với phần mềm SPSS.
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i
Trong đó:
Yi : Biến phụ thuộc: ý định quay lại của du khách nội địa
thống kê.
0 : Hệ số chặn.
i : Hệ số hồi quy thứ i (i = 1, n ).
i : Sai số biến độc lập thứ i.
Xi: Biến độc lập ngẫu nhiên.
3.2.3.2. Kiểm định mô hình.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp
của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính
với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Giả thiết : Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Nguyên tắc chấp nhận giả thiết:
Với mức ý nghĩa kiểm định là 5% : - Sig ≤ 0,05: bác bỏ Ho
- Sig > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ Ho.
Kiểm định đa cộng tuyến
Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với
nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông
tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ
thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng
độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa
của chúng.
Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến:
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10.
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, nếu > 0,8 thì chắc chắn có đa cộng
tuyến.
- Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng.
- Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion.
Sau khi thu thập dữ liệu tác giả tiến hành mã hóa, làm sạch và cuối cùng xử lý
bằng phần mềm SPSS để sẵn sàng cho việc phân tích.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đưa ra thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật
có liên quan đến vấn đề chọn mẫu, phân tích và giới thiệu các thành phần trong thang
đo “hình ảnh điểm đến” và thang đo “ý định quay lại”. Chương này đã chỉ ra đối
tượng khảo sát là du khách nội địa đang du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát thực trạng hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10'— 10938' Bắc và 106°22'— 106°54'
Đông. phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiên Giang. Về mặt vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh là đầu
mối giao lưu giữa Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Bà Rịa Vũng tàu và
Duyên hải Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho phát triển du lịch.
Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố trẻ nhưng là một thành phố
chiếm nhiều ưu thế về du lịch nhân văn. Thành phố là nơi tập trung của nhiều thành
phần tộc người cư trú, với sự đa dạng của văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối
sống. Nơi đây cũng là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố
văn hóa dân gian. Nói cách khác sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn cho phép
thành phố phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo ra khả năng thu hút đông đảo
các đối tượng du lịch khác nhau.
Di tích văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong
phú, bao gồm nhiều dạng: chùa đình, đền, miễu, nhà thờ, nhà cổ, lăng mộ. Các tòa
thánh.Tính đến hết tháng 12 năm 2012 đã có 80 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được
quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp TP. Tiêu biểu như: UBND Thành phố Hồ
Chí Minh (Dinh Xã Tây), Bưu Điện Thành phố, Thảo Cầm Viên, Chợ Bến Thành.
Nhà thờ Đức Bà, Lăng tả Lê Văn Duyệt, Chùa Bà Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội Quán),
Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Ông (Nghĩa An Hội Quán)...
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị: có ý nghĩa quyết định đến định hướng phát
triển của đất nước, thành phố là Dinh độc lập.
Di tích ghi đán chiến công chống xâm lược: Khu căn cứ Rừng Sác, Địa đạo Củ
Chi, khu dân công hóa tuyến Mậu Thân 1968 (Bình Chánh), Địa đạo Phú Thọ Hòa
(Bình Tân), Mười Tám thôn Vườn Trầu (Hóc Môn)...
Di tích ghi dấu những kỷ niệm: Bến Nhà Rồng, Nghĩa trang Liệt Sỹ TP.HCM,
đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chỉ, lãng Lê Văn Duyệt, đền thờ vua Hùng, đền thờ
Trần Hưng Đạo...
Những năm gần đây, tình hình du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà
phát triển, tỷ lệ đóng góp vào GDP của địa phương cao hơn những năm trước, mức độ
quan tâm của người dân ngày càng tăng. Cụ thể được thể hiện qua doanh thu hoạt
động du lịch, số lượt khách du lịch và mức độ đóng góp vào GDP của Thành phố Hồ
Chí Minh như sau:
Bảng 4.1: Tăng trưởng doanh thu và khách du lịch TP Hồ Chí Minh
giai đoạn 2013 – 2017
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Doanh thu du lịch Nghìn tỷ đồng 83,1 85 94,6 103 116
Tốc độ tăng (%) 17 2,17 11,3 9 11
Lượt khách nội địa Nghìn lượt khách 15.600 17.600 19.300 21.800 24.900
Lượt khách quốc tế Nghìn lượt khách 4.109 4.400 4.600 5.200 6.400
(Nguồn : Sở Du Lịch TP.Hồ Chí Minh)
Trong 5 năm từ 2013 đến 2017 doanh thu tăng đều qua các năm, đây là một
dấu hiệu vui cho ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, điều này cho thấy hoạt động
này đang trên đà phát triển, số lượng du khách trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng lượng khách du lịch trong đó có sự tác
động của việc lựa chọn điểm đến du lịch là do môi trường du lịch vì vậy theo số liệu
điều tra của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc điều tra Chi tiêu khách
du lịch thì yếu tố địa điểm du lịch hấp dẫn tác động đến việc lựa chọn điểm đến du
lịch có tỷ lệ cao nhất 38%. Ngoài ra, du khách đã đến thành phố chiếm tỷ lệ cao trên
70%, đây là một số liệu khá hợp lý do Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn
hóa, kinh tế và y tế hiện đại nhất cả nước là điểm trung chuyển của các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long nên thu hút lượng du khách tham quan
cao. Bên cạnh đó, sự nổ lực của các sở ngành và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện các chương trình độc đáo và cạnh
tranh.
Bảng 4.2: Du lịch TP. Hồ Chí Minh so với cả nước
Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
Bình quân
(2013-2017)
Doanh thu TP.HCM
nghìn tỷ
đồng
83 85 94,6 103 116 96,34
Tốc độ tăng TPHCM % 17 2,2 11,3 9 11 0,896
Doanh thu du lịch Việt Nam
nghìn tỷ
đồng
200 230
337,8
3
400 510,90 335,75
Tốc độ tăng % 25 15 * 18,4 27,5 …
Cơ cấu doanh thu
Tp.Hồ Chí Minh/cả nước
% 41,6 37,0 28,0 25,8 22,7 …
*Tính tốc độ tăng trưởng theo phương pháp thống kê mới
(Nguồn : Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh)
Doanh thu du lịch và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 – 2017 đều tăng không
có năm nào giảm 2 chỉ tiêu này, doanh thu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tăng bình
quân 5%. Bên cạnh đó, mức độ đóng góp doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí
Minh so với cả nước trên 20% gần bằng ¼ doanh thu du lịch của Việt Nam, nhiều
nhất là năm 2013 ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh doanh thu chiếm 41,6% so
với cả nước; năm 2017 doanh thu du lịch thành phố chiếm thấp nhất 22,7%. Điều này
cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổn định, cụ thể năm 2013 tốc độ tăng
trưởng là 25% , sang năm 2014 tốc độ tăng trưởng chỉ 15% nhưng đến năm 2017 tốc
độ này tăng 27,5%. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh xảy ra
trong nước Việt Nam nên gây hoang man cho khách du lịch nội địa dẫn đến tình trạng
hủy tour hay hạn chế du lịch trong nước. Mặc dù ngành du lịch tăng trưởng không ổn
định nhưng theo số liệu do Sở Du lịch Thành phố cung cấp ngành du lịch đóng góp
11% trong cơ cấu GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh góp phần xứng đáng, quan
trọng vào kinh tế thành phố góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
ngày càng tích cực.
Bảng 4.3 Tình hình đóng góp GRDP du lịch TP.Hồ Chí Minh so với cả nước
Năm
Doanh thu
Du lịch
Tp.HCM
(nghìn tỷ)
GTSX
ngành du
lịch
TPHCM
(nghìn tỷ)
GRDP TP.HCM
Tỷ lệ
đóng góp
ngành du lịch
so với GRDP
của TP.HCM
Tổng số
(nghìn tỷ)
Tăng
trưởng
(%)
2013 83,1 48,8 783,8 … 6,23
2014 85 49.9 876,6 11,84 5,70
2015 94,6 55,6 955,4 8,99 5,82
2016 103 60,5 1.055,9 10,52 5,73
2017 116 68,2 1.171,8 10,98 5,82
(Nguồn Sở Du lịch & Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh)
4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đề tài tiến hành thực hiện khảo sát để đảm bảo số mẫu nghiên cứu phục vụ tốt
cho số mẫu yêu cầu phân tích định lượng, bài nghiên cứu đã thực hiện gửi bản khảo
sát 300 bản hỏi, kết quả thu về 287 phiếu trong đó có 12 phiếu không đạt yêu cầu và
kết quả còn lại 276 phiếu hoàn chỉnh được đưa vào để phân tích chính thức, định
lượng.
Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu khảo sát
Tiêu chí
Số lượng
(đáp viên)
Tỷ lệ
(%)
Giới tính
Nam 114 41.3
Nữ 162 58.7
Tổng 276 100.0
Trình
độ học
vấn
Trung cấp 73 26.4
Cao đẳng 84 30.4
Đại học 95 34.4
Trên Đại học 24 8.7
Tổng 276 100.0
5 – 7 triệu 30 10.9
Thu nhập Trên 7 đến 15 triệu 83 30.1
Trên 15 đến 25 triệu 78 28.3
Trên 25 triệu 85 30.8
Tổng 276 100.0
Nghề nghiệp
Hoc ̣ sinh, sinh viên 35 12.7
Công, viên chức 49 17.8
Thương gia 56 20.3
Báo chí, truyền thông 41 14.9
Hưu trí 59 21.4
Nghề nghiêp̣ khác. 36 13.0
Tổng 276 100.0
Số lần đến tham quan
Lần đầu 32 11.6
Lần thứ 2 98 35.5
Lần thứ 3 75 27.2
Trên 3 lần 71 25.7
Tổng 276 100.0
Mục đích
Tham quan, vui chơi, giải trí 122 44.2
Khám chữa bênh 33 12.0
Hôị nghi,̣ hôị thảo, công tác 74 26.8
Muc ̣ đíchkhác 47 17.0
Tổng 276 100.0
Tuổi
18- 25 53 19.2
26- 35 77 27.9
36- 50 63 22.8
51 trở lên 83 30.1
Tổng 276 100.0
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu)
Thông qua các thông tin về nhân khẩu học của các đối tượng được phỏng vấn,
cho thấy số lượng mẫu nam giới chiếm 41.3% (114/276) số lượng đáp viên trả lời, số
lượng nữ chiếm nhiều hơn nam với tỷ lệ mẫu 58.7 % (162/276) mẫu, như vậy số mẫu
nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam, tuy nhiên 2 nhóm đối tượng
này cũng có khoảng cách tỷ lệ không khác biệt lớn
Về trình độ học vấn trong số mẫu 276 đối tượng cho thấy số đối tượng có trình
độ đại học chiếm nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ 34.4% (95/341), tiếp đến
là nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng chiếm 30.4% ( 84/ 341), nhóm có trình độ
trung cấp chiếm tỷ lệ 23.2% trong số lượng mẫu nghiên cứu, nhóm đối tượng có trình
độ từ đại học trở lên chiếm 21.7% như vậy về trình độ học vấn các đối tượng khảo sát
chiếm tỷ trọng tương đối bằng nhau trong số mẫu thực hiện nghiên cứu.
Về thu nhập của các đối tượng khảo sát cho thấy phần lớn đối tượng tập trung ở
nhóm có thu nhập trên 25 triệu/tháng trở lên chiếm nhiều nhất (chiếm 30.8%) trong số
mẫu nghiên cứu của luận văn, trong đó nhóm có thu nhập trên 7 đến 15 triệu/tháng
chiếm nhiều nhất 30.1%, nhóm đối tượng có thu nhập trên 15 đến 25 triệu/ tháng
chiếm 28.3% trong tổng số mẫu nghiên cứu và nhóm có thu nhập từ 5 đến 7
triệu/tháng chiếm thấp nhất 10.9% trong số lượng mẫu nghiên cứu điều này cũng dễ
hiểu vì phần lớn các cá nhân có thu nhập ở mức này thì thường quyết định đi du lịch
tương đối khó đối với họ.
Về độ tuổi của mẫu nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong
mẫu nghiên cứu từ 51 tuổi trở lên chiếm 30.1 % vì độ tuổi này thời gian rảnh rỗi nhiều
hơn so với những nhóm độ tuổi khác, kế tiếp là nhóm tuổi từ 26 đến 35 chiếm tỷ trọng
27.9% trong mẫu nghiên cứu, nhóm chiếm tỷ lệ thứ 3 trong mẫu nghiên cứu về độ tuổi
từ 36 đến 50 tuổi chiếm 22.8%, nhóm tuổi từ 18 đến 25 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 19.2%
trong mẫu nghiên cứu do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là thường những
người ở nhóm tuổi này thường là học sinh, sinh viên nên khả năng tạo ra thu nhập
không cao và không thể có nhiều cơ hội để đi du lịch.
Về nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu, nhóm khách du lịch là hưu trí chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các mẫu quan sát chiếm tỷ lệ cao nhất 21.4%, nhóm khách là nhà
thương gia tỷ lệ cao thứ 2 chiếm 20.3% vì nhóm khách này là những người có nhiều
điều kiện về kinh tế để đi du lịch bên cạnh đó đối tượng này kết hợp với việc kinh
doanh của họ với hội nghị, hội thảo hay thương mại để tìm kiếm khách hàng, mở rộng
thị trường nên cơ cấu nghề nghiệp là thương gia thứ 2 và có khả năng sẽ tăng trong
những năm tới vì Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi có nhiều địa điểm du lịch
và môi trường kinh doanh tốt để đầu tư. Bên cạnh khách du lịch là thương gia thì
khách du lịch có nghề nghiệp là công chức, viên chức chiếm 17.8% trong các mẫu
nguyên cứu; nhóm nghề nghiệp chiếm vị trí thứ 4 là nhóm ngành báo chí, thuyền
thông chiếm tỷ lệ 14.9% trong mẫu quan sát; nhóm nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 13%
vì nhóm này bao gồm nhiều nghề khác nhau như bác sĩ, luật sư, ca sĩ, diễn viên,người
mẫu, đầu bếp, nhân viên văn phòng …. Nhóm du khách là học sinh, sinh viên nhóm
này độ tuổi trẻ ham thích di du lịch nhưng tỷ lệ không cao chỉ 12.7% vì thu nhập của
họ không cao như những khách du lịch có nghề nghiệp khác.
Trong các mục đích của chuyến đi thì số du khách với mục đích du lịch nghỉ
ngơi, tham quan, vui chơi giải trí chiếm cơ cấu cao nhất chiếm 44.2% ; các mục đích
còn lại chỉ có cơ cấu dưới 30% như mục đích hội nghị, hội thảo chiếm 26.8%; mục
đích khác chiếm 17%; mục đích chữa bệnh có cơ cấu thấp nhất chiếm 12%. Từ đó cho
thấy hầu như khách nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích chính là tham
quan du lịch có thể vì ở đây có những điểm vui chơi giải trí, các địa điểm như nhà bảo
tàng nghệ thuật 3D, nhà cao tầng nhất Việt Nam hay các chương trình đặc biệt do Sở
Du Lịch và các sở ngành thực hiện … nên mục đích khách đến tham quan chiếm tỷ lệ
cao nhất vì vậy các cơ quan quản lý cần có những chính sách phát triển, đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn dịch vụ du
lịch nội địa, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có
chiều sâu và tầm cao.
Tỷ lệ du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên chiếm tỷ lệ 11.6%; tỷ
lệ du khách quay lại lần thứ 2 chiếm tỷ lệ 35.5%; tỷ lệ du khách quay lại lần thứ 3
chiếm tỷ lệ 27.2%; tỷ lệ du khách quay lại từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ 25.7% trong
tổng số khách được phỏng vấn.
4.3. Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá
4.3.1. Kiểm định thang đo
Sau khi các bảng câu hỏi được thu thập, dữ liệu thu về được mã hóa, xử lý
thông qua phần mềm SPSS, dữ liệu đưa vào để kiểm tra và làm sạch dữ liệu trước khi
đưa vào phục vụ cho các công cụ phân tích định lượng, tổng cộng có 300 bảng câu hỏi
được phát khảo sát, kết quả thu về được 289 bảng hỏi, trong đó có 13 bảng hỏi không
đạt yêu cầu vầ còn lại 276 bảng hỏi hoàn chỉnh được đưa vào để phân tích định lượng
chính thức,
Kiểm định độ tin cậy thang đo được thực hiện cho từng khái niệm nghiên cứu
một, các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận văn đều là các khái niệm bậc nhất,
mô hình nghiên cứu của luận văn có 7 khái niệm tất cả (6 khái niệm thuộc biến độc
lập, 1 khái niệm biến phụ thuộc)
Theo Nguyễn Đình Thọ (2014) thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo cho
một khái niệm cần chú ý vào hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát, nếu
các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 thì các biến quan sát đó đạt yêu
cầu, giá trị Cronbach Alpha của khái niệm thông thường trong nghiên cứu lĩnh vực
khoa học xã hội > 0.6 thì được xem là đạt yêu cầu
Theo Hair and ctg (2014) trong nghiên cứu khoa học xã hội các khái niệm có
giá trị Cronbach Alpha > 0.6, một số trường hợp > 0.7 thì xem như các khái niệm đã
được được sự nhất quán và giá trị tin cậy nhất định, bên cạnh đó hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát thuộc các khái niệm có giá trị thường > 0.3 thì biến
quan sát đó đo lường tốt cho khái niệm mà nó thuộc về
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có 28 biến quan sát thuộc 7 khái niệm
bậc nhất được đưa vào thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo, với số mẫu chính thức
là 276 mẫu kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số Cronbach Alpha của
từng khái niệm và các giá trị hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát tương
ứng từng khái niệm
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo
Biến quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Hệ số
Cronbach
Alpha nếu
loại biến
CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT): CRONBACH ALPHA = 0.832
CSHT1 9.80 8.543 .764 .737
CSHT2 9.87 9.840 .574 .826
CSHT3 9.28 10.331 .634 .800
CSHT4 9.64 9.227 .679 .778
DỊCH VỤ HỔ TRỢ (DVHT), CRONBACH ALPHA = 0.830
DVHT1 10.00 8.418 .590 .725
DVHT2 9.73 7.239 .799 .612
DVHT3 9.89 9.014 .344 .861
DVHT4 9.54 8.111 .679 .683
BẦU KHÔNG KHÍ (BKK), CRONBACH ALPHA = 0.824
BKK1 14.03 10.978 .756 .748
BKK2 13.96 11.228 .764 .749
BKK3 13.96 10.951 .781 .742
BKK4 14.15 13.111 .309 .886
BKK5 14.22 12.042 .576 .800
DỊCH VỤ ẨM THỰC (DVAT), CRONBACH ALPHA = 0.909
DVAT1 10.68 10.314 .743 .900
DVAT2 10.72 9.213 .835 .867
DVAT3 10.63 9.252 .885 .850
DVAT4 10.85 9.691 .723 .909
SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG (SKHĐ), CRONBACH ALPHA = 0.911
SKHĐ1 7.14 3.617 .873 .827
SKHĐ2 7.12 3.672 .840 .855
SKHĐ3 7.13 3.997 .752 .927
NHẬN THỨC KHÁCH HÀNG (NTKH), CRONBACH ALPHA = 0.891
NTKH1 7.53 3.856 .810 .823
NTKH2 7.65 3.644 .774 .862
NTKH3 7.34 4.299 .787 .850
Ý ĐỊNH QUAY LẠI (YDQL), CRONBACH ALPHA = 0.807
YDQL1 14.32 11.470 .480 .807
YDQL2 14.09 10.785 .689 .740
YDQL3 14.17 10.522 .614 .764
YDQL4 14.00 11.611 .615 .765
YDQL5 13.96 11.402 .589 .771
(Nguồn : kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết luận:
Thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, tất cả
có 28 biến quan sát thuộc 7 nhân tố của mô hình nghiên cứu cho thấy thang đo của 7
nhân tố và biến phụ thuộc đều đạt yêu cầu, với giá trị thấp nhất là khái niệm ý định
quay lại, hệ số Cronbach Alpha 0.807 cao nhất là khái niệm sự kiện hoạt động với hệ
số Cronbach Alpha là 0.911, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc
các khái niệm đều đạt yêu cầu ( >0.3).
Như vậy 28 biến quan sát đều được đưa vào phân tích EFA .
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.3.2.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập
Như vậy 28 biến quan sát sau khi được phân tích Cronbach Alpha được đưa
vào để tiến hành phân tích EFA, trong đó 23 biến quan sát thuộc các biến độc lập sẽ
được đưa vào phân tích EFA riêng và 5 biến quan sát thuộc biến phụ thuộc được đưa
vào phần tích EFA riêng
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả EFA các biến độc lập
Các thông số EFA lần đầu EFA lần cuối
Chỉ số KMO 0.832 0.827
Hệ số Eigenvalues 1.266 1.260
Giá trị sig kiểm định Bartlett 0.00 0.00
Tổng phương sai trích (%) 73.264 78.205
Số nhân tố rút trích 6 nhân tố 6 nhân tố
Số biến loại 2 biến 0 biến
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Ở lần phân tích EFA đầu tiên : kết quả cho thấy giá trị KMO là 0.832 khá tốt
(>0.5) và giá trị kiểm định Barlert Test có sig = 0.00 < 0.05 ,ở độ tin cậy 95% ta nói
rằng có sự tương quan giữa các biến quan sát. Điều này thích hợp để phân tích EFA
và tiến hành xem xét các thông số của phân tích EFA, tại điểm dừng với hệ số
Eigenvalue 1.266 (>1) dữ liệu rút trích được 6 nhân tố tương ứng với 6 biến độc lập
trong mô hình nghiên cứu của luận văn, tổng phương sai trích là 73.264 % (>50%)
cho thấy mức độ giải thích biến thiên của 6 nhân tố được giải thích tốt bởi các biến
quan sát mà nó rút trích ra.
Dựa vào kết quả bảng ma trận xoay nhân tố lần đầu ta thấy hệ số tải nhân tố
của các biến quan sát lên nhân tố mà nó hội tụ, có 2 biến quan sát thuộc 2 khái niệm
có hệ số tải nhân tố không đạt nên sẽ lần lượt bị loại khỏi thang đo trong lần phân tích
EFA này, biến quan sát DVHT3 thuộc khái niệm dịch vụ hỗ trợ có hệ số tải nhân tố
lên nhân tố mà nó hội tụ không đạt yêu cầu, giá trị hệ số tải nhân tố là 0.474 (<0.5) ,
biến BKK4 thuộc khái niệm bầu không khí có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó hội
tụ không đạt yêu cầu, giá trị hệ số tải nhân tố là 0.387 (<0.5), như vậy tiến hành lần
lượt loại bỏ 2 biến quan sát không đạt yêu cầu ta tiến hành phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố lần đầu
Các nhân tố
1 2 3 4 5 6
CSHT1 .880
CSHT2 .717
CSHT3 .760
CSHT4 .837
DVHT1 .795
DVHT2 .870
DVHT3 .474
DVHT4 .765
BKK1 .840
BKK2 .811
BKK3 .874
BKK4 .387
BKK5 .767
DVAT1 .764
DVAT2 .830
DVAT3 .896
DVAT4 .843
SKHĐ1 .898
SKHĐ2 .875
SKHĐ3 .855
NTKH1 .856
NTKH2 .799
NTKH3 .828
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả phân tích EFA tiếp theo sau khi loại 2 biến quan sát không đạt yêu cầu,
ở lần phân tích EFA này kết quả kiểm định Barlert Test với giá trị KMO = 0.827
(>0.5) giá trị này khá tốt, bên cạnh giá trị kiểm định sig là 0.00 < 0.05 nên ở độ tin cậy
95% ta kết luận rằng dữ liệu thích hợp để phân tích EFA, tại điểm dừng với giá trị
Eigenvalue = 1.260 (>1) dữ liệu rút trích được 6 nhân tố tương ứng với 6 khái niệm
của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu với tổng phương sai trích là 78.205 %
(>50%) hệ số này có nghĩa là 78.205 % biến thiên của 6 nhân tố được giải thích tốt
bởi các biến quan sát, như vậy kết quả phân tích EFA cho thấy được sự phù hợp của
thang đo và dữ liệu nghiên cứu. tiến hành phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.8 ma trận xoay nhân tố lần cuối
Các biến
quan sát
Các nhân tố
1 2 3 4 5 6
CSHT1 .886
CSHT2 .736
CSHT3 .771
CSHT4 .831
DVHT1 .837
DVHT2 .853
DVHT4 .769
BKK1 .836
BKK2 .803
BKK3 .887
BKK5 .785
DVAT1 .766
DVAT2 .832
DVAT3 .898
DVAT4 .843
SKHĐ1 .902
SKHĐ2 .880
SKHĐ3 .858
NTKH1 .862
NTKH2 .807
NTKH3 .838
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Như vậy thông qua phân tích EFA lần cuối cho các biến độc lập, ta thấy các
biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lên duy nhất nhân tố mà nó hội tụ > 0.5, không
có biến quan sát nào vi phạm hệ số tải nhân tố kết quả rút trích nhân tố được thể hiện
như sau :
 Nhân tố 1: bao gồm các biến quan sát DVAT1, DVAT2, DVAT3, DVAT4
tương ứng với khái niệm dịch vụ ẩm thực trong mô hình nghiên cứu.
 Nhân tố 2: nhân tố này bao gồm các biến quan sát BKK1, BKK2, BKK3,
BKK5 nhân tố này tương ứng với khái niệm bầu không khí điểm đến
 Nhân tố 3: dữ liệu rút trích nhân tố này bao gồm các biến quan sát
CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4 nhân tố này tương ứng với khái niệm
cơ sở hạ tầng
 Nhân tố 4: bao gồm các biến quan sát SKHĐ1, SKHĐ2, SKHĐ3 tương
ứng với khái niệm sự kiện hoạt động
 Nhân tố 5: bao gồm các biến quan sát NTKH1, NTKH2, NTKH3 tương
ứng với khái niệm nhận thức khách hàng
 Nhân tố 6: dữ liệu rút trích được các biến quan sát DVHT1, DVHT2,
DVHT4 nhân tố này tương ứng với khái niệm dịch vụ hỗ trợ
Như vậy, kết quả còn lại 26 biến quan sát thuộc 6 biến độc lập được đưa vào
phân tích tiếp theo.
4.3.2.2 Phân tíchEFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.9. Ma trận phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Nhân tố
1
YDQL1 .646
YDQL2 .823
YDQL3 .773
YDQL4 .776
YDQL5 .753
(Nguồn : kết quả nghiên cứu)
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả EFA cho biến phụ thuộc
Các thông số Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
KMO 0.822
Giá trị Sig Bartlett’s Test 0.000
Tổng phương sai trích 57.211
Eigenvalues 2.861
Số biến bị loại 0 biến
Số nhân tố rút trích 1 nhân tố
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu)
Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho khái niệm ý định quay lại của
khách du lịch, đầu tiên kiểm định Barlert Test với giá trị KMO 0.822 rất tốt (>0.5) và
giá trị kiểm định Bartlett’s Test 0.00 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% ta có thể nói rằng
dữ liệu rất thích hợp để phân tích EFA, tại điểm dừng với hệ số Eigenvalue 2.861 (
>1) dữ liệu rút trích được 1 nhân tố với tổng phương sai trích là 57.211% (>50%) như
vậy việc phân tích EFA cho biến phụ thuộc đảm bảo các biến quan sát đo lường tốt
cho nội dung mà nó đo lường với 1 nhân tố được rút trích tương ứng với khái niệm ý
định quay lại của khách du lịch
Kết luận:
Sau khi tiến hành phân tích EFA cho biến phụ thuộc và biến độc lập, kết quả có
2 biến quan sát thuộc khái niệm dịch vụ hỗ trợ và bầu không khí có hệ số tải nhân tố
không đảm bảo và bị loại khỏi quá trình phân tích EFA. Và 26 biến quan sát còn lại
sau khi phân tích EFA gom về 6 biến độc lập và phụ thuộc.
4.4 Phân tích hồi qui
4.4.1 Ma trận tương quan
Bảng 4.11. Ma trận tương quan
Cơ sở
hạ tầng
Dịch vụ
hỗ trợ
Bầu không
khí
Dịch vụ ẩm
thực
Sự kiện
hoạt động
Nhận thức
khách hàng
Ý định
quay lại
Cơ sở
hạ
tầng
Pearson
Correlation
1
Sig. (2-tailed)
N 276
Dịch
vụ hỗ
trợ
Pearson
Correlation
.204** 1
Sig. (2-tailed) .001
N 276 276
Bầu
không
khí
Pearson
Correlation
.101 .369** 1
Sig. (2-tailed) .095 .000
N 276 276 276
Dịch
vụ ẩm
thực
Pearson
Correlation
.226** .402** .359** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 276 276 276 276
Sự
kiện
hoạt
động
Pearson
Correlation
.119* .366** .321** .371** 1
Sig. (2-tailed) .049 .000 .000 .000
N 276 276 276 276 276
Nhận
thức
khách
hàng
Pearson
Correlation
.140* .464** .403** .471** .320** 1
Sig. (2-tailed) .020 .000 .000 .000 .000
N 276 276 276 276 276 276
Ý định
quay
lại
Pearson
Correlation
.258** .622** .554** .583** .448** .543** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 276 276 276 276 276 276 276
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả ma trận tương quan giữa các biến cho thấy:
Tương quan giữa biến phụ thuộc Ý định quay lại với các biến nhân tố:
Nhìn chung hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Ý định quay lại và biến độc
lập có mối tương quan với nhau. Trong đó nhân tố dịch vụ hỗ trợ có hệ số tương quan
cao nhất là 62,2% và thấp nhất là hệ số tương quan của nhân tố cơ sở hạ tầng là
25,8%.
Qua đó ta thấy cả 4 biến có hệ số tương quan tương đối dao động từ 44% đến
58%, toàn bộ 4 hệ số đều có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05), tiếp tục chạy mô hình hồi
quy để nghiên cứu cụ thể hơn các mối tương quan này.
Tương quan giữa các biến độc lập:
Dựa trên bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều thấp, cho
thấy chưa có dấu hiệu đa cộng tuyến.
4.4.2. Ước lượng các tham số của mô hình hồi quy tuyến tính bội
Bảng 4.12 Tham số
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn
hóa
Hệ số
chuẩn
hóa
Trị t
Trị
Sig.
Collinearity
Statistics
B
Std.
Error
Beta Tolerance VIF
Hằng số .193 .177 1.094 .275
Cơ sở hạ tầng .074 .032 .091 2.344 .020 .933 1.072
Dịch vụ hỗ trợ .255 .037 .314 6.912 .000 .682 1.466
Bầu không khí .228 .039 .254 5.901 .000 .758 1.320
Dịch vụ ẩm thực .194 .036 .243 5.317 .000 .673 1.486
Sự kiện hoạt động .092 .036 .107 2.530 .012 .782 1.280
Nhận thức khách
hàng
.112 .039 .133 2.875 .004 .654 1.530
Bảng 4.13 ANOVA
Mô hình
Tổng phương
sai
df
Phương sai
trung bình
Giá trị F
Giá trị
Sig.
Hồi quy 113.369 6 18.895 74.002 .000b
Phần dư 68.428 268 .255
Tổng 181.796 274
Bảng 4.14. Kết quả hồi qui
Mô hình Hệ số R Hệ số R2
Hệ số R2 hiệu
chỉnh
Độ lệch chuẩn
ước lượng
Đại lượng
Durbin-Watson
.790a .624 .615 .50530 1.680
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu)
Kết luận:
1. Kiểm định t: Giá trị b1 = 0,074 > 0 và sig = 0,020 < 0,05 mô hình có ý nghĩa
thống kê.
2. Về kiểm định sự phù hợp của mô hình : ở bảng ANOVA trong phân tích hồi
quy, giá trị kiểm định Sig = 0.00 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% ta có thể nói
giả thuyết các hệ số b1=b2=b3=b4=b5=b6=0 bị bác bỏ, hay nói cách khác giá
trị kiểm định cho thấy có ít nhất có một hệ số Beta tồn tại, điều này cũng
đồng nghĩa nói lên mô hình nghiên cứu này là phù hợp như vậy mô hình có
ý nghĩa thống kê, các kết quả ước lượng có thể sử dụng để giải thích một
cách chính xác và đáng tin cậy hơn.
Bảng 4.15. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi qui
Các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định
H1 :
Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều lên ý định quay
lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x1
H2 :
Dịch vụ hỗ trợ có tác động cùng chiều đến ý định quay
lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x2
H3:
Bầu không khí có tác động cùng chiều lên ý định quay
lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x3
H4:
Dịch vụ hỗ trợ có tác động cùng chiều lên ý định quay
lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x4
H5:
Sự kiện hoạt động có tác động cùng chiều đến ý định
quay lại của khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x5
H6:
Nhận thức khách hàng có tác động cùng chiều đến ý
định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bác bỏ H0:
tồn tại mối tương quan
tuyến tính giữa Y và x6
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
3. Về hệ số R2 = 0.624 và hệ số R2 hiệu chỉnh 0.615 : phản ảnh khoảng
61.5% biến thiên của biến phụ thuộc (ý định quay lại của khách du lịch)
được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, phần còn lại
do các yếu tố ngoài mô hình giải thích
4.4.3. Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy
Trước khi tiến hành giải thích các kết quả hồi quy thực hiện kiểm định các giả
định hồi quy, xem xét các giả định hồi quy có bị vi phạm hay không,
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng hệ số hồi quy cho thấy các giá trị VIF dao động trong khoảng 1.072-
1.530 với kết quả kiểm định các hệ số phóng đại VIF như vậy cho thấy không có hiện
tượng đa cộng tuyến xảy ra, việc giải thích các kết quả ước lượng của mô hình hồi quy
sẽ chính xác hơn, các hệ số Beta ước lượng đạt được sự chính xác hơn cho các ước
lượng cũng như các thống kê suy diễn từ mẫu cho đám đông. Như vậy giả định về
không có hiện tượng đa cộng tuyến được chấp nhận.
Kiểm định vi phạm giả thuyết phương sai độc lập
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) giá trị Durbin Waston sẽ được dùng để kiểm tra
về giả định cho rằng phương sai sẽ có tính độc lập, thông thường hệ số Durbin Waston
thường nằm trong khoản 1-3 hoặc lân cận giá trị 2 thì xem như giá trị của phương sai
được thỏa mãn hay nói cách khác giả thuyết H0 : hệ số tương quan tổng thể các phần
dư = 0 bị bác bỏ.
Dựa vào mô hình nghiên cứu của luận văn ta có thể thấy giá trị Durbin waston
có giá trị là 1.621, giá trị này nằm trong khoản 1-3, bên cạnh đó điều này cho thấy giả
định về tính độc lập của phương sai là không vi phạm, như vậy việc giải thích kết quả
hồi quy có thể được giải thích một cách đúng đắn và chính xác hơn.
Kiểm định vi phạm về phần dư chuẩn hóa phân phối chuẩn
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Hình 4.2 phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa
Dựa vào biều đồ thể hiện phân phối của phần dư chuẩn hóa, ta thấy phần dư
chuẩn hóa có dạng phân phối chuẩn hình chuông, như vậy giả định về phân phối
chuẩn của phần dư chuẩn hóa được đáp ứng
Các giả định về phân tích hồi quy cũng cho thấy được phương trình hồi quy
tuyến tính ước lượng là đáng tin cậy và các kết quả giải thích là phù hợp với việc ược
lượng mô hình
4.5 Kiểm định sự khác biệt ý định quay lại giữa các nhóm khách hàng khác
nhau
Theo lý thuyêt kiểm định , phân biệt:
- Sự khác nhau giữa 2 nhóm : Kiểm định t
Sự khác nhau giữa 3 nhóm trở lên : Kiểm định ANOVA
- Kiểm định giả định phương sai của các nhóm bằng nhau : Kiểm định Leven
Trong đó:
+ Nếu Sig. của kiểm định Levene < 0.05 : phương sai không bằng nhau
+ Nếu Sig. của kiểm định Levene > 0.05 : phương sai bằng nhau.
4.5.1 Kiểm định T về sự khác biệt Ý định quay lại giữa 2 nhóm du khách giới
tính khác nhau
Du khách được phân biệt gồm 2 nhóm giới tính. Do vậy, để kiểm định sự
khác biệt về ý định quay lại, dùng kiểm định t.
Bảng kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 4.16 kết quẩ kiểm định t-test về ý định quay lại giữa các nhóm giới tính
Kiểm định
phương sai
đồng nhất
Kết quả Kiểm định T-test
F Sig. t df
Sig.
(2-tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
YDQL
Giả định
phương
sai bằng
nhau
.755 .386 -.320 274 .749 -.03197 .09987 -.22859 .16465
Phương
sai không
bằng
nhau
-.319 240.050 .750 -.03197 .10026 -.22947 .16553
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ bảng trên cho thấy:
+ Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,386 > 0.05: dùng kết quả kiểm định T
với phương sai bằng nhau
+ Kết quả kiểm định t: sig = 0,749 > 0.05: Chấp nhận H0 : chưa đủ cơ sở kết
luận du khách có giới tính khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về Ý định
quay lại giữa 2 nhóm du khách theo giới tính.
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo tuổi
Bảng 4.17. Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữa nhóm tuổi
Sum of
Squares
df Mean Square F Giá trị
Sig.
Between Groups 3.141 3 1.047 1.584 .194
Within Groups 179.809 272 .661
Total 182.951 276
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ bảng trên cho thấy:
+ Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,597 > 0.05: dùng kết quả kiểm định
ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau
+ Kết quả kiểm định F: sig = 0,194 > 0.05: Chấp nhận H0 : chưa đủ cơ sở kết
luận du khách có độ tuổi khác nhau sẽ có Ý định quay lại khác nhau.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về Ý định
quay lại giữa các nhóm du khách theo độ tuổi
4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm trình độ học vấn
khác nhau
Bảng 4.18 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác nhóm du khách trình độ
học vấn khác nhau
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.848 3 272 .469
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .291 3 .097 .144 .933
Within Groups 182.660 273 .672
Total 182.951 276
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ bảng trên cho thấy:
+ Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,496 > 0.05: dùng kết quả kiểm định
ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau
+ Kết quả kiểm định F: sig = 0,144 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận
du khách có trình độ học vấn khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định
quay lại giữa các nhóm du khách theo trình độ học vấn.
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm du khách thu
nhập khác nhau
Bảng 4.19 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác
Nhóm du khách thu nhập khác nhau
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.382 3 272 .070
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 4.772 3 1.591 2.428 .066
Within Groups 178.179 273 .655
Total 182.951 276
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ bảng trên cho thấy:
+ Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,070 > 0.05: dùng kết quả kiểm định
ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau
+ Kết quả kiểm định F: sig = 0,066 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận
du khách có thu nhập khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định
quay lại giữa các nhóm du khách theo thu nhập.
Từ đó, sử dụng kiểm định Tukey tương ứng với giả định phương sai đồng nhất
để phân tích sâu ANOVA cho các nhóm thu nhập:
Bảng 4.20 kết quả phân tích sâu ANOVA về ý định quay lại của các nhóm du
khách thu nhập khác nhau
(I) thu_nhap
(Triệu đồng)
(J) thu_nhap
(Triệu đồng)
Mean
Difference
(I-J)
Std.
Error
Sig.
95% Confidence
Interval
Lower
Bound
Upper
Bound
5 – 7
Trên 7 - 15 .04787 .17242 .993 -.3978 .4936
Trên 15 - 25 -.16872 .17388 .766 -.6182 .2808
Trên 25 .17020 .17188 .755 -.2741 .6145
Trên 7 đến 15
5 – 7 -.04787 .17242 .993 -.4936 .3978
Trên 15 - 25 -.21659 .12764 .327 -.5465 .1133
Trên 25 .12232 .12490 .761 -.2005 .4452
Trên 15 đến 25
5 – 7 .16872 .17388 .766 -.2808 .6182
Trên 7 - 15 .21659 .12764 .327 -.1133 .5465
Trên 25 .33891* .12691 .040 .0109 .6670
Trên 25
5 – 7 -.17020 .17188 .755 -.6145 .2741
Trên 7 - 15 -.12232 .12490 .761 -.4452 .2005
Trên 15 - 25 -.33891* .12691 .040 -.6670 -.0109
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết luận :
Kết quả phân tích sâu ANOVA cho thấy: với độ tin cậy 95% , có cơ sở để kết
luận có sự khác biệt về Ý định quay lại giữa 2 nhóm thu nhập 15 đến 25 triệu đồng với
nhóm thu nhập trên 25 triệu đồng.
4.6.5 Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm du khách
nghề nghiệp khác nhau
Bảng 4.21 kết quả ANOVA về ý định quay lại giữa các nhóm du khách nghề
nghiệp khác nhau
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.096 5 270 .363
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.128 5 .226 .335 .892
Within Groups 181.823 271 .673
Total 182.951 276
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ bảng trên cho thấy:
+ Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,363 > 0.05: dùng kết quả kiểm định
ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau
+ Kết quả kiểm định F: sig = 0,892 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận
du khách có nghề nghiệp khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định
quay lại giữa các nhóm du khách theo nghề nghiệp.
4.5.6. Kiểm định sự khác biệt về ý định quay lại của các nhóm du khách có số lần
đến tham quan Thành phố Hồ Chí Minh khác nhau
Bảng 4.22 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác nhóm du khách có số lần
đến khác nhau
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.938 3 272 .124
Sum of
Squares
df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.827 3 .942 1.423 .236
Within Groups 180.124 273 .662
Total 182.951 276
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch

More Related Content

What's hot

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại HuếLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
PinkHandmade
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
luanvantrust
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại HuếLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
jackjohn45
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
luanvantrust
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
luanvantrust
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết KiệmSự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.docLuận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
sividocz
 
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cưLuận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng KhôngLuận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
OnTimeVitThu
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch (20)

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
 
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
 
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết KiệmSự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.docLuận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
Luận Văn Đo lường hình ảnh điểm đén Hội An đối với du khách nội địa.doc
 
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cưLuận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng KhôngLuận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Các Hãng Hàng Không Đối Với Dịch Vụ Suất Ăn Hàng Không
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ truyền thông thương hiệu, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ XUÂN HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ XUÂN HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa.” là kết quả của quá trình nghiên cứu thực sự và nghiêm túc từ những kiến thức có được trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu thập số liệu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau đó được thực hiện nghiên cứu từng bước để hoàn chỉnh viết báo cáo dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Mai Thanh Loan. Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng những thông tin từ các tài liệu trong và ngoài nước, các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kính mong quý Thầy/Cô và các bạn đọc bỏ qua cho những thiếu sót và xin chân thành nhận những góp ý để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn. Thành phố Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2019 Tác giả Trần Thị Xuân Hạnh
  • 4. TÓM TẮT (ABSTRACT) 1. Tiếng Việt Du lịch được ví là ngành công nghiệp không khói. Đời sống của dân cư càng cao lên thì nhu cầu du lịch của người dân càng tăng lên và udu lịch sẽ đóng góp ngày càng tăng vào quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung. Đối với hoạt động du lịch của một địa phương hay một quốc gia thì vấn đề là làm thế nào để thu hút được nhiều du khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách và làm thế nào để du khách quay trở lại là những vấn đề luôn đặt ra và luôn có tính thời sự. Tác giả chọn đề tài “Tác động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của du khách nội địa” làm đề tài luận văn thạc sỹ là phù hợp và cần thiết. Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của du khách nội địa bằng việc khảo sát 276 du khách trong nước. Thang đo điều chỉnh từ thang đo sự quay lại của Hà Nam Khánh Giao (2017), cùng với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa tại TP.HCM: Dịch vụ hỗ trợ có tác động dương (+); Bầu không khí có tác động dương (+); Dịch vụ ẩm thực có tác động dương (+); Nhận thức khách hàng có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương (+); Sự kiện hoạt động có tác động dương (+). Từ khóa: hình ành điểm đến, sự quay lại, Thành phố Hồ Chí Minh, du khách nội địa. 2. English
  • 5. problem is how to attract more visitors, extend the length of stay of guests and how to return visitors are problems. always set and always topical. The author chooses the topic "The impact of destination image in Ho Chi Minh City on the intention of returning to domestic tourists" as the topic of the master thesis is appropriate and necessary. The study aims to explore the impact factors of destination image in Ho Chi Minh City on the intention of returning domestic tourists by surveying 276 domestic visitors. Scale adjusted from the scale of return of Ha Nam Khanh Giao (2017), along with methods of analyzing Cronbach's Alpha reliability, discovery factor analysis (EFA), correlation analysis and multivariate regression . The results show that there are 6 factors affecting the intention of returning domestic tourists in Ho Chi Minh City: Support services have a positive impact (+); The atmosphere has a positive impact (+); Culinary services have a positive impact (+); Customer awareness has a positive impact (+); Infrastructure has a positive impact (+); The active event has a positive effect (+). Keywords: destination, return, Ho Chi Minh City, domestic tourists.
  • 6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ..............................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu...............................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................3 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................4 1.4.2 Nghiên cứu định lượng............................................................................4 1.5 Kết cấu luận văn.........................................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................6 2.1 Các khái niệm cơ sở...................................................................................................6 2.1.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến.................................................................6 2.1.2 Khái niệm ý thức quay lại của khách du lịch .......................................8 2.2 Tổng quan nghiên cứu..............................................................................................10 2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan .................................................................10 2.2.2 Đánh giá tài liệu lược khảo....................................................................14 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................................15 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................15 2.3.2 Mô tả biến trong mô hình ......................................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................17
  • 7. 3.1 Thiết nghiên cứu........................................................................................................17 3.1.1 Nghiên cứu định tính ..............................................................................17 3.1.2 Nghiên cứu định lượng...........................................................................18 3.2 Phân tích dữ liệu........................................................................................................20 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo.......................................................20 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).......................................................20 3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình..............................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................................23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................24 4.1 Khái quát thực trạng hoạt động du lịch Tp.Hồ Chí Minh ....................................21 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................................................27 4.3 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá.................................................30 4.3.1 Kiểm định thang đo ................................................................................30 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).......................................................33 4.4 Phân tích hồi quy.......................................................................................................37 4.4.1 Ma trận tương quan .................................................................................37 4.4.2 Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy...............38 4.4.3 Ước lượng các tham số của mô hình hồi quy tuyến tính bội.............41 4.5 Kiểm định sự khác biệt ý định quay lại giữa các nhóm khách hàng khác nhau.............................................................................................................................42 4.5.1 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa 2 nhóm du khách giới tính khác nhau.................................................................43 4.5.2 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm tuổi khác nhau..........................................................................................44 4.5.3 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa nhóm trình độ học vấn khác nhau.....................................................................44 4.5.4 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa nhóm du khách thu nhập khác nhau......................................................................45 4.5.5 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm số lần đến tham quan tại Tp. Hồ Chí Minh..........................................46 4.5.6 Kiểm định T về sự khác biệt của ý định quay lại giữa các nhóm du khách có mục đích khác nhau...........................................................47 4.6. Thảo luận kết quả nguyên cứu
  • 8. 4.6.1 Ý nghĩa độ lớn và dấu các tham số hồi quy........................................49 4.6.2 So với các nghiên cứu trước đây..........................................................50 TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................52 5.1 Kết luận và kết quả nghiên cứu...............................................................................52 5.2 Hàm ý và chính sách từ kết quả nghiên cứu..........................................................53 5.3 Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH Hình 2.1. Tính cách và hình ảnh thành phố tác động đến ý định quay lại của du khách............................................................................................................................10 Hình 2.2. Các yếu tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa................11 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Phương & An (2017).........................................12 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh (2015).............................13 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức......................................................15 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................17 Hình 4.1 Phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa.....................................................41
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước ......................................................................13 Bảng 3.1. Nguồn tham khảo của thang đo cho nghiên cứu .......................................18 Bảng 4.1. Tình hình du lịch Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017.....................25 Bảng 4.2. Du lịch Tp.Hồ Chí Minh so với cả nước....................................................26 Bảng 4.3. Tình hình đóng góp GRDP Tp.Hồ Chí Minh so với cả nước..................27 Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu khảo sát.....................................................................................27 Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo........................................................31 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả EFA các biến độc lập ....................................................33 Bảng 4.7. Ma trận xoay nhân tố lần đầu ......................................................................34 Bảng 4.8. Ma trận xoay nhân tố lần cuối.....................................................................35 Bảng 4.9. Ma trận phân tích EFA cho biến phụ thuộc...............................................36 Bảng 4.10. Ma trận tương quan.....................................................................................37 Bảng 4.11.Tham số.........................................................................................................38 Bảng 4.12.Anova ............................................................................................................39 Bảng 4.13.Kết quả hồi quy............................................................................................39 Bảng 4.14.Kiểm định các giải thuyết của mô hình hồi qui........................................40 Bảng 4.15.Kết quả kiểm định T-test về ý định quay lại giữa các nhóm giới tính ....................................................................................................................................43 Bảng 4.16.Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm tuổi ...........................44 Bảng 4.17. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm trình độ học vấn.....44 Bảng 4.18. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm thu nhập ..................45 Bảng 4.19. Kết quả phân tích sâu Anova về ý định quay lại giữa các nhóm thu nhập khác nhau .........................................................................................................46 Bảng 4.20. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm nghề nghiệp............47 Bảng 4.21. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm số lần đến................47 Bảng 4.22. Kết quả Anova về ý định quay lại giữa các nhóm mục đích .................48
  • 11. 1.1. Lý do chọn đề tài CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm gần đây có nhiều dấu hiệu khởi sắc và trên đà phát triển số lượng du khách quốc tế và du khách trong nước ngày càng tăng. Từ những đánh giá của nhiều tạp chí nổi tiếng trên thế giới và nhu cầu của các du khách đã từng tham gia du lịch trong nước, những năm gần đây Tổng cục Du lịch tiến hành kết hợp nhiều địa phương, đơn vị kinh doanh có liên quan đến du lịch thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch. Trong bối cảnh hiện nay, mức độ đóng góp vào GDP và nguồn thu đến từ hoạt động du lịch là không nhỏ. Mức độ đóng góp doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước năm 2016 chiếm 25,75% và năm 2017 chiếm 22,71%. Địa phương đã khai thác, thực hiện và cung cấp các hoạt động dịch vụ du lịch khá tốt do nắm bắt được lợi thế sẵn có của mình, tuy nhiên các địa điểm du lịch chưa tập trung vào việc xem xét giữ chân du khách đã từng đến tham quan và sử dụng dịch vụ du lịch của địa bàn thông qua việc xem xét xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến của riêng mình. Nguồn cung dịch vụ đối với du khách du lịch là tổ hợp từ nhiều dịch vụ có được từ địa phương, nhằm cung cấp đến cho khách du lịch những dịch vụ tối ưu nhất, để có thể làm được điều đó địa phương, hay địa điểm cung cấp dịch vụ phải xác định được rõ ràng những điểm manh, điểm yếu để từ đó hình thành các dịch vụ chính yếu và dịch vụ hỗ trợ phù hợp, thỏa mãn được du khách đến tham quan Theo thống kê từ số liệu của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây đến nay trung bình một năm có khoảng trên 15.000.000 lượt khách nội địa đến tham quan tại thành phố thông qua các hoạt động như: đi tham quan du lịch thuần túy, kết hợp các công việc với các chuyến du lịch, đi khám chữa bệnh, thương mại, hội thảo, hội nghị …
  • 12. Như chúng ta đã biết Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính của đất nước chính vì đóng những vai trò quan trọng như thế nơi đây có nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, công tác, nhận thức được điều đó địa phương này cũng đã tập trung chiến lược xây dựng và phát triển hình ảnh của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu hút du khách đến tham quan. Du khách đến tham tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm du khách quốc tế và du khách nội địa, trong phạm vi bài nghiên cứu xem xét khách du lịch trong nước, xác định các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến (Thành phố Hồ Chí Minh) tác động đến ý định quay lại của du khách nơi này, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy cũng ít nghiên cứu nói về mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của du khách, nhận thấy chưa có nghiên cứu nào nói về mối quan hệ của hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh, với các lí do trên luận văn “Tác động của hình ảnh điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh tới ý định quay lại của du khách nội địa” được thực hiện nhằm đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của du khách nội địa, giúp cho cấp quản lý du lịch có được những bằng chứng thục nghiệm, tài liệu tham khảo nhằm thu hút khách du lịch, đóng góp vào nguồn tài liệu cho các nghiên cứu liên quan. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh và ý định quay lại của du khách nội địa. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản lý nhằm thúc đẩy ý định quay lại TP.Hồ Chí Minh của du khách nội địa 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố điểm đến tác động tới ý định quay lại của du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • 13. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các hàm ý chính sách giúp thu hút khách du lịch trở lại điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Những yếu tố nào thuộc hình ảnh điểm đến tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh? - Mức độ tác động của các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến ảnh hưởng như thế nào đến ý định quay lại du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh? - Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất những giải pháp nào thích hợp nhằm có thể thu hút du khách nội địa quay lại các điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh ? 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố hình ảnh điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh tác động tới ý định quay lại của du khách nội địa. Đối tượng khảo sát là các du khách trong nước đang đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện khảo sát trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, giới hạn đối tượng khảo sát là các du khách trong nước đang đến du lịch và sử dụng dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp có liên quan trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 Dữ liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 09/2018 -10/2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là bài nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính.
  • 14. 1.4.1 Nghiên cứu định tính - Thiết kế bảng hỏi chính thức Đầu tiên, tác giả thiết kế thang đo nháp. Bước kế tiếp, tác giả phỏng vấn 9 chuyên gia để chỉnh sửa bảng hỏi, hình thành thang đo sơ bộ. 1.4.2 Nghiên cứu định lượng Thông qua bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát 276 du khách nội địa, đươc lưa chon theo phương pháp chon mẫu thuân tiên. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm đinh thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và kiểm đinh mô hình bằng phần mềm SPSS. 1.5. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn được kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài. Nội dung chương này giới thiệu về lí do chọn đề tài; mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Tác giả trình bày các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. Sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày khung thiết kế nghiên cứu cho luận và các phương pháp nghiên cứu cần thiết cũng như các kỹ thuật nghiên cứu định lượng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Từ số mẫu quan sát là 276 mẫu tiến hành phân tích. Đưa 28 biến quan sát vào phân tích EFA có 2 biến quan sát không đạt. Tiếp tục phân tích 26 biến quan sát còn lại và đọc kết quả sau khi phân tích. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Tác giả đưa ra những kết luận thông qua kết quả phân tích chương 4. Từ đó đề xuất những hàm ý chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • 15. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thông qua thực trạng du lịch luận văn đã tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan để từ đó có thể xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, bên cạnh đó chương 1 trình bày một cách ngắn gọn về phương pháp, thiết kế nghiên cứu để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu từ đó thể hiện được giá trị nội dung cũng như ý nghĩa, đóng góp của luận văn.
  • 16. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ sở 2.1.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến 2.1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch Theo Arnould, E. J. (2006): điểm đến du lịch được định nghĩa dựa trên một đánh giá lý thuyết rộng lớn ,không tính đến tính chất phân lớp của các sản phẩm du lịch và thực tế là chúng bao gồm nhiều loại hấp dẫn, gồm các khía cạnh khác nhau của sản phẩm du lịch theo quan điểm của khách hàng, khi giới hạn trải nghiệm của khách hàng chỉ diễn ra trong thời gian dành cho điểm du lịch, không phải trước và sau chuyến thăm. [8] Theo Snepenger, D., M. Snepenger et al (2007): điểm đến du lịch được xem ít nhất là một địa phương, một hệ thống sản xuất, một hệ thống thông tin hoặc một thành phần dịch vụ [23] Davidson và Maitland (1997) cho rằng : các điểm đến được coi là các khu vực địa lý được xác định như quốc gia, đảo, hoặc thị trấn do nhấn mạnh vào nghiên cứu định hướng địa lý trong các nghiên cứu du lịch, các điểm đến được coi là các khu vực địa lý được xác định như quốc gia, đảo, hoặc thị trấn, điểm đến du lịch bao gồm năm yếu tố: điểm đến hấp dẫn, cơ sở đích, khả năng truy cập, hình ảnh và giá cả. Mô hình yếu tố này là cách phỗ biến nhất để xem các điểm đến du lịch [13] Buhalis (2000) mô tả các điểm đến du lịch: như là một hỗn hợp của các sản phẩm du lịch mang đến trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng. Ông lập luận rằng một điểm đến cũng có thể là một khái niệm tri giác, có thể được người tiêu dùng hiểu một cách chủ quan tùy thuộc vào hành trình du lịch, nền văn hóa và giáo dục, mục đích thăm viếng và kinh nghiệm quá khứ của họ. Do đó, ông xác định điểm đến là khu vực địa lý được khách du lịch xem xét, như một thực thể độc nhất. Điểm đến thường được đưa ra bằng tên thương hiệu của nó, tạo ra một hình ảnh của nó trong tâm trí của khách hàng [11]
  • 17. Komppula (2005) cho rằng : điểm đến du lịch là một điểm đến toàn bộ như một sản phẩm du lịch, các nguồn lực, cơ sở vật chất, dịch vụ và “đầu vào” khác từ đích đến có thể tạo ra kết quả đầu ra trải nghiệm cho khách du lịch, nghĩa là, giá trị gia tăng và lợi ích, du lịch không chỉ là một loạt các yếu tố đầu vào. Nó cũng đáng chú ý là các sản phẩm du lịch mở rộng như thể hiện trải nghiệm tiêu hao phức tạp từ quá trình mà khách du lịch sử dụng nhiều dịch vụ du lịch như thông tin, giao thông và chỗ ở trong suốt chuyến thăm của họ, về điểm đến và điểm tham quan nhận bao gồm các tuyến đường, nơi hoang dã và các di tích lịch sử trong quá trình trải nghiệm điểm đến du lịch [18] Tóm lại, có thể khái quát điểm đến du lịch là nơi, địa điểm mà khách du lịch sẽ thực hiện chuyến du lịch đến để trải nghiệm các mong muốn của mình về du lịch, nơi đó có nhiều yếu tố đặc trưng sẽ giúp khách du lịch so sánh với các điểm đến du lịch khác 2.1.1.2 Khái niệm hình ảnh điểm đến du lịch Theo Svetlana & Juline (2010) : hình ảnh điểm đến là một trong những lĩnh vực nghiên cứu du lịch chính trong hơn bốn thập kỷ qua, hình ảnh điểm đến được định nghĩa là cảm xúc của mọi người về bất cứ điều gì mà họ biết, là một cách tổ chức các kích thích khác nhau nhận được trên cơ sở hàng ngày và giúp làm cho tinh thần của người tham quan hình tượng hóa hơn về điểm đến du lịch [24] Embacher & Buttle(1989) cho rằng : hình ảnh điểm đến du lịch được định nghĩa là một biểu hiện của kiến thức, ấn tượng, thành kiến, trí tưởng tượng và suy nghĩ tình cảm một cá nhân có một địa điểm cụ thể, bên cạnh đó là tổng số niềm tin, hiện diện, ý tưởng và nhận thức mà mọi người nắm giữ về các đối tượng, hành vi và sự kiện [14] Theo Barich và Kotler (1991) : hình ảnh điểm đến được định nghĩa là một sự hiểu biết nội tại, được khái niệm hóa và cá nhân hoá về những gì người ta biết, có thể là nhận thức của các nhóm người, nhận thức hoặc ấn tượng của một điểm đến được tổ chức bởi khách du lịch đối với lợi ích dự kiến hoặc giá trị tiêu thụ [10]
  • 18. Theo Baloglu & Mangaloglu (2001) : hình ảnh điểm đến du lịch được tạo thành từ hai thành phần của hình ảnh, các thành phần là hình ảnh hữu cơ và hình ảnh gây ra. Hình ảnh hữu cơ được hình thành bởi chính các cá nhân thông qua trải nghiệm quá khứ với các điểm đến và nguồn thông tin không thiên vị (tức là tin tức, báo cáo, bài báo và phim). Các hình ảnh được tạo ra thông qua các thông tin nhận được từ các nguồn bên ngoài, bao gồm quảng cáo đích và quảng bá [9] Dann (1996) cho rằng : Hình ảnh điểm đến chỉ bao gồm các thành phần hình ảnh nhận thức. Nhận thức hình ảnh đề cập đến niềm tin, hiện diện, ý tưởng, nhận thức và kiến thức mà mọi người nắm giữ trên các đối tượng. Những hình ảnh này được hình thành bởi những phán đoán nhận thức và cảm xúc, những đánh giá tình cảm dựa trên cảm xúc và cảm xúc cá nhân đối với một đối tượng gợi ý hình ảnh đích được tạo ra bởi nhận thức, tình cảm và conative. Thành phần nhận thức được tạo thành từ tổng số niềm tin, hiển thị, ý tưởng và nhận thức mà mọi người nắm giữ của một đối tượng. Các thành phần tình cảm đối phó với cách một người cảm thấy về các đối tượng [12] Tóm lại , hình ảnh điểm đến du lịch chính là các thuộc tính về việc gắn liền thương hiệu của điểm đến du lịch, với những đặc điểm nhận dạng mà đặc điểm đó giúp cho khách du lịch có những trải nghiệm về điểm đến du lịch tại nơi đến tham quan 2.1.2 Khái niệm ý định quay lại của khách du lịch 2.1.2.1 Khái niệm ý định Assagioli (1973) cho rằng : ý định được hiểu như là sự sẵn lòng của cá nhân hoặc có kế hoạch tham gia vào một hành vi cụ thể, ý định được dùng để dự đoán cho một hành vi trong tương lai. Theo Ajzen (1991) : ý định được hiểu là trạng thái của tâm trí nó hướng sự chú ý của cá nhân, những kinh nghiệm, hành động hướng đến những việc cụ thể tức là mục tiêu hay cách thức đạt được một điều gì đó, nó như là một yếu tố tâm lý độc lập hoạt động thông qua sự quan tâm, chú ý của cá nhân, giữ những ý tưởng dự định và sự ưng thuận ban đầu về hành vi dự định.
  • 19. Krueger và cộng sự (2000) cho rằng : những ý định được cho là điều quan trọng để hiểu rõ những hành vi mà một cá nhân sẽ thực hiện, có thể sẽ có sự khác biệt giữa hành vi dự định và hành vi thực tế, tuy nhiên nó được xác định là một trong những xu hướng của hành động để hướng tới một cái gì đó theo một cách nhất định và nó là dự báo nhất quán của hành vi thực tế. Tóm lại, ý định là một dấu hiệu cho hành vi, ý định sẽ giúp định hình hành vi xảy ra trong tương lai và là một trạng thái tâm lý sẽ hướng hành vi đến những gì được xem là ý định hay dự định từ trước. 2.1.2.2 Khái niệm ý định quay lại của khách du lịch Miragaia & Martins (2015) : ý định quay lại là người tiêu dùng trở lại và mua lại là điều cần thiết cho một hoạt động lâu dài . Chuyến thăm lặp lại là điều mong muốn đối với các công ty du lịch vì nhiều lý do, nó cũng giả định rằng chi phí tiếp thị có thể được đưa ra bằng cách không chi tiền cho những người chắc chắn sẽ hoặc sẽ không đến [20] Theo Alegre & Juaneda(2006) : ý định quay lại của khách du lịch cũng có khả năng làm tăng mức độ trung thành của thương hiệu và được xem là dấu hiệu của ý định quay lại của du khách. Một mức độ hài lòng cao có thể dẫn đến một thái độ tích cực mà lần lượt tạo ra, các hiệu ứng miệng và tiếp thị miễn phí. Không nên đánh giá thấp tác dụng của các hiệu ứng miệng và âm tính. Đây là một nguồn mà nhiều người tìm thấy đáng tin cậy vì nó đến từ bạn bè hoặc gia đình và không phải là người bán có chương trình làm việc [7] Hauge và Svarstad (2012) cho rằng : những người lặp lại sự tham quan tại một địa điểm dự kiến sẽ có nhiều khả năng hơn những người lần đầu tiên chọn điểm đến tương tự có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các hành động trong quá khứ và hiện tại ,số lượt tham quan trước đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xem xét lại. [15] Tóm lại, ý định quay lại của khách du lịch là việc khách du lịch xem xét thực hiện hành vi du lịch lặp lại tại một địa điểm du lịch nào đó trong quá khứ, các kinh
  • 20. nghiệm, kiến thức du lịch hiện tại sẽ giúp cho khách du lịch quyết định hình vi tham quan lặp lại của mình trong tương lại 2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất chính là các nghiên cứu trước có liên quan sau đây: 2.2.1 Các nghiên cứu có liên quan (1) Hong-bumm Kim Sanggun Lee (2015), Impacts of city personality and image on revisit intention, International Journal of Tourism Cities, Vol. 1 Iss 1 pp. 50 - 69 (Tác động của tính cách và hình ảnh thành phố đến với ý định quay lại của du khách) Qui mô mẫu của bài nghiên cứu là 302 đáp viên ở Hàn Quốc, phương pháp khảo sát trực tuyến . Các nhân tố có ý nghĩa thống kê theo mô hình sau: (Nguồn : Hong-bumm Kim Sanggun Lee, (2015)) Hình 2.1.Tính cáchvà hình ảnhThành phố tác độngđếnýđịnh quay lại của dukhách (2) Hà Nam Khánh Giao (2017), Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
  • 21. Nghiên cứu cho thấy 8 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách nội địa như sau: (Nguồn : Hà Nam Khánh Giao, 2017) Hình 2.2. Các yếu tố tác động đến ý địnhquaylại của du kháchnội địa (3) Huỳnh Nhật Phương, Nguyễn Thúy An (2017), Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách – Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu qua phỏng vấn trực tiếp 150 du khách nội địa và quốc tế đến du lịch tại TP Cần Thơ. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê theo mô hình sau:
  • 22. Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Phương & An (2017) (4) Nguyễn Xuân Thanh (2015), Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An, luận án tiến sĩ , Đại học Bách Khoa Hà Nội Trong đó, hình ảnh điểm đến được thể hiện ở 4 nhân tố gồm: (1) Sức hấp dẫn điểm đến; (2) Cơ sở hạ tầng du lịch; (3) Bầu không khí du lịch; (4) Hợp túi tiền. Lòng trung thành điểm đến được thể hiện từ hai thành phần gồm: (1) Thái độ lòng trung thành và (2) Hành vi lòng trung thành. Qui mô mẫu là 396 , xuất phát từ 500 phiếu phỏng vấn trực tiếp du khách và trong đó có 104 phiếu bị loại, không phù hợp.
  • 23. Hình 2.4. Mô hìnhnghiên cứucủa Nguyễn Xuân Thanh (2015) 2.2.2. Đánh giátài liệulược khảo Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước STT Tác giả Bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng 1 Hong- bumm Kim Sanggun Lee (2015) Impacts of city personality and image on revisit intention -Sự chân thành -Sự năng động -Sự tinh tế -Tính chi tiết điểm đến -Hình ảnh bền vững 2 Hà Nam Khánh Giao (2017) Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng -Sự khác biệt -Môi trường -Cơ sở hạ tầng -Hoạt động vui chơi giải trí
  • 24. Tàu -Ẩm thực -Khả năng tiếp cận -Bầu không khí du lịch -Hợp túi tiền 3 Huỳnh Nhựt Phương, Nguyễn Thúy An (2017) Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tácđộng đến ý định trở lại của du khách – Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ -Tệ nạn liên quan đến giá cả -Tệ nạn an toàn an ninh -Môi trường -Cơ sở vật chất -Vui chơi giải trí -Kinh nghiệm du lịch -Thái độ đối với điểm đến 4 Nguyễn Xuân Thanh (2015) Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An -Sức hấp dẫn điểm đến -Cơ sở hạ tầng du lịch -Bầu không khí du lịch -Hợp túi tiền -Thái độ lòng trung thành -Hành vi lòng trung thành (Nguồn: tác giả tổng hợp) Các nghiên cứu trên dù được thực hiện ở không gian và thời gian khác nhau, song phổ biến có những nhân tố ảnh hưởng sau: - Cơ sở hạ tầng - Bầu không khí du lịch - Hợp túi tiền - Ẩm thực - Vui chôi giải trí Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở lý thuyết , các nghiên cứu có liên quan và đặc thù của địa bàn TP.Hồ Chí Minh, tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu và có thay đổi biến cho phù hợp với
  • 25. 06 biến độc lập trong đó 5 biến kế thừa và 1 biến đề xuất. Từ đó, tác giả tham khảo ý kiến của 08 chuyên gia (thảo luận nhóm) và mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức với 6 nhân tố của điểm đến tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa như sau: (chi tiết: Phụ lục 1) (Nguồn : đề xuất của tác giả sau tham khảo ý kiến chuyên gia) Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức Trong quá trình tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia và tham khảo nghiên cứu trước của Hà Nam Khánh Giao (2017), tác giả nhận thấy có tương đồng về yếu tố sự khác biệt của điểm đến tác động đến nhận thức của khách hành nên tác giả có bổ sung thêm biến“Nhận thức khách hàng” trong mô hình nghiên cứu của mình. Các giả thuyết của mô hình: - H1: Bầu không khí điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa - H2: Cơ sở hạ tầng điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa - H3: Nhận thức khách hàng về điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa - H4: Dịch vụ hỗ trợ điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa
  • 26. - H5: Dịch vụ ẩm thực điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa - H6: Sự kiện hoạt động điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách nội địa 2.3.2. Mô tả biến trong mô hình Mô tả biến là cơ sở lý thuyết để thiết kế các biến quan sát kết hợp với tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trước. Biến phụ thuộc: Ý định quay trở lại của du khách Biến độc lập: 6 biến độc lập (1) Bầu không khí điểm đến: gồm 5 quan sát. (2) Cơ sở hạ tầng:gồm 4 quan sát (3) Nhận thức khách hàng: gồm 3 quan sát (4) Dịch vụ hỗ trợ:gồm 4 quan sát (5) Dịch vụ ẩm thực:gồm 4 quan sát (6) Sự kiện hoạt động:gồm 3 quan sát TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trên cơ sở lý thuyết liên quan và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, luận văn đã đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 6 nhân tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là : bầu không khí điểm đến, cơ sở hạ tầng, nhận thức khách hàng, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ ẩm thực, sự kiện hoạt động thang đo cho bảng hỏi này bao gồm 28 biến quan sát được đưa vào bảng câu hỏi chính thức.
  • 27. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 này trình bày khung thiết kế nghiên cứu cho luận văn, với các phương pháp nghiên cứu cần thiết cũng như các kỹ thuật nghiên cứu định lượng, thống kê cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, kỹ thuật thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng cronbach alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, thực hiện tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm định T-Test, ANOVA, để có thể trả lời các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu định tính nhằm đề xuất mô hình, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát , kiến nghị các hàm ý quản lý.  Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát , ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Nguồn tác giả tự tổng hợp) 3.1.1. Nghiên cứu định tính Mục tiêu của nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hiệu chỉnh các thang đo của nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục
  • 28. tiêu nghiên cứu. Cuộc thảo luận nhóm diễn ra nhằm thăm dò ý kiến về các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của khách du lịch nội địa Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của du khách, sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường (Không ý kiến), 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý. Bảng 3.1. Thang đo cho nghiên cứu sơ bộ Mã hóa Nội dung Nguồn BẦU KHÔNG KHÍ 1.BKK1 Thành phố là một địa điểm thích hợp để thư giãn Rajesh (2013) Hà Nam Khánh Giao (2017) 2.BKK2 Thành phố có quan cảnh rất tốt 3.BKK3 Người dân thành phố thân thiện 4.BKK4 Thành phố có không khí trong lành 5.BKK5 Các dịch vụ tại thành phố rất tốt CƠ SỞ HẠ TẦNG 6.CSHT1 Thành phố có cơ sở hạ tầng chất lượng Rajesh (2013) Hà Nam Khánh Giao (2017) 7.CSHT2 Thành phố có chỗ ở thích hợp 8.CSHT3 Thành phố có mạng lưới thông tin hấp dẫn 9.CSHT4 Đường phố thuận tiện để di chuyển xung quanh NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG 10.NTKH1 Tôi cảm thấy thành phố là điểm đến lý tưởng Rajesh (2013) Hà Nam Khánh Giao (2017) 11.NTKH2 Đối với tôi thành phố là nơi xứng đáng để dành thời gian đi du lịch 12.NTKH3 Thành phố là một trong những điểm đến ưu tiên của tôi DỊCH VỤ HỖ TRỢ 13.DVHT1 Thành phố có hệ thống phục vụ mua sắm rất tốt Rajesh (2013) Hà Nam Khánh Giao (2017) 14.DVHT2 Các điểm tham quan tự nhiên rất đẹp 15.DVHT3 Thành phố cung cấp các thông tin sự kiện văn hóa thú vị 16.DVHT4 Thành phố có các quan điểm tham quan du lịch, lịch sử thú vị DỊCH VỤ ẨM THỰC 17.DVAT1 Thành phố có nhiều thực phẩm đường phố ngon miệng Rajesh (2013)
  • 29. 18.DVAT2 Thành phố có nhiều thực phẩm mang tính vùng miền đặc trưng Hà Nam Khánh Giao (2017) 19.DVAT3 Chất lượng thức ăn tại nhà hàng rất tốt 20.DVAT4 Tiêu chuẩn phục vụ nhà hàng tốt và an toàn SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG 21.SKHĐ1 Thành phố có nhiều hoạt động vui nhộn, năng động Rajesh (2013) Hà Nam Khánh Giao (2017) 22.SKHĐ2 Thành phố có nhiều lễ hội sự kiện thú vị 23.SKHĐ3 Thành phố có nhiều hoạt động xã hội mang tính chất lịch sử và nhan văn (Nguồn kết quả nghiên cứu định tính) 3.1.2. Nghiên cứu định lượng: 3.1.2.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu: Xác định tổng thể mẫu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu càng lớn càng tốt. Theo Hairetal (1998), để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 lần trên một biến quan sát. Như vậy bài nghiên cứu với số biến quan sát chính thức là 28 biến quan sát cỡ mẫu tối thiểu n ≥ 5*28 = 140 Bên cạnh đó, theo Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 5m + 50 Trong đó: n: Cỡ mẫu m: Số biến độc lập của mô hình ( hồi quy tuyến tính bội) Theo công thức hồi quy thì cỡ mẫu này n ≥ 5*6 + 50 = 80 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy là 80, cỡ mẫu tối thiểu để phân tích EFA là 140, để đảm bảo phục vụ các vấn đề phân tích định lượng được tốt hơn, luận văn tiến hành thực hiện với cỡ mẫu là 300 bảng hỏi khảo sát.
  • 30. Thu thập dữ liệu - Địa điểm phát phiếu: các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ, phòng nghỉ, homestay) và những công ty du lịch lữ hành. Danh sách những cơ sở này được trình bày cụ thể trong phần phụ lục (phụ lục 7). - Đối tượng khảo sát: những du khách nội địa trên 15 tuổi và có thời gian tham gia trên 1/3 thời gian của chuyến đi. - Thời gian tiến hành khảo sát; từ 01/9/2018 đến 30/10/2018. - Phương pháp thu thập dữ liệu: phát phiếu khảo sát đến các cơ sở lưu trú và công ty lữ hành và du khách nội địa tự trả lời phiếu. - Thang đo: Phần trả lời trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn. 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 3.2. Phân tích dữ liệu: 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra trên phần mềm SPSS 20.0 bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo hay mức độ chặt chẽ giữa các biến trong bảng câu hỏi. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp thang đo lường là mới hoặc mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
  • 31. 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến Ý định quay lại của du khách của khách hàng. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố: - Thứ nhất: Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 - Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5. - Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1. 3.2.3 Phân tíchhồi quy và kiểm định mô hình: 3.2.3.1. Mô hình hồi quy: - Phân tíchhồi quy đượcthực hiện bằng phương pháp Enter với phần mềm SPSS. Mô hình hồi quy có dạng như sau: Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i Trong đó: Yi : Biến phụ thuộc: ý định quay lại của du khách nội địa thống kê.
  • 32. 0 : Hệ số chặn. i : Hệ số hồi quy thứ i (i = 1, n ). i : Sai số biến độc lập thứ i. Xi: Biến độc lập ngẫu nhiên. 3.2.3.2. Kiểm định mô hình. Kiểm định độ phù hợp của mô hình Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thiết : Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: Với mức ý nghĩa kiểm định là 5% : - Sig ≤ 0,05: bác bỏ Ho - Sig > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ Ho. Kiểm định đa cộng tuyến Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng. Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến: - Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10. - Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, nếu > 0,8 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. - Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng.
  • 33. - Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion. Sau khi thu thập dữ liệu tác giả tiến hành mã hóa, làm sạch và cuối cùng xử lý bằng phần mềm SPSS để sẵn sàng cho việc phân tích. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 đưa ra thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật có liên quan đến vấn đề chọn mẫu, phân tích và giới thiệu các thành phần trong thang đo “hình ảnh điểm đến” và thang đo “ý định quay lại”. Chương này đã chỉ ra đối tượng khảo sát là du khách nội địa đang du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 34. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát thực trạng hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10'— 10938' Bắc và 106°22'— 106°54' Đông. phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiên Giang. Về mặt vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao lưu giữa Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Bà Rịa Vũng tàu và Duyên hải Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố trẻ nhưng là một thành phố chiếm nhiều ưu thế về du lịch nhân văn. Thành phố là nơi tập trung của nhiều thành phần tộc người cư trú, với sự đa dạng của văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối sống. Nơi đây cũng là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố văn hóa dân gian. Nói cách khác sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn cho phép thành phố phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo ra khả năng thu hút đông đảo các đối tượng du lịch khác nhau. Di tích văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều dạng: chùa đình, đền, miễu, nhà thờ, nhà cổ, lăng mộ. Các tòa thánh.Tính đến hết tháng 12 năm 2012 đã có 80 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp TP. Tiêu biểu như: UBND Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Xã Tây), Bưu Điện Thành phố, Thảo Cầm Viên, Chợ Bến Thành. Nhà thờ Đức Bà, Lăng tả Lê Văn Duyệt, Chùa Bà Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội Quán), Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Ông (Nghĩa An Hội Quán)... Di tích ghi dấu sự kiện chính trị: có ý nghĩa quyết định đến định hướng phát triển của đất nước, thành phố là Dinh độc lập. Di tích ghi đán chiến công chống xâm lược: Khu căn cứ Rừng Sác, Địa đạo Củ Chi, khu dân công hóa tuyến Mậu Thân 1968 (Bình Chánh), Địa đạo Phú Thọ Hòa (Bình Tân), Mười Tám thôn Vườn Trầu (Hóc Môn)...
  • 35. Di tích ghi dấu những kỷ niệm: Bến Nhà Rồng, Nghĩa trang Liệt Sỹ TP.HCM, đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chỉ, lãng Lê Văn Duyệt, đền thờ vua Hùng, đền thờ Trần Hưng Đạo... Những năm gần đây, tình hình du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển, tỷ lệ đóng góp vào GDP của địa phương cao hơn những năm trước, mức độ quan tâm của người dân ngày càng tăng. Cụ thể được thể hiện qua doanh thu hoạt động du lịch, số lượt khách du lịch và mức độ đóng góp vào GDP của Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Bảng 4.1: Tăng trưởng doanh thu và khách du lịch TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu du lịch Nghìn tỷ đồng 83,1 85 94,6 103 116 Tốc độ tăng (%) 17 2,17 11,3 9 11 Lượt khách nội địa Nghìn lượt khách 15.600 17.600 19.300 21.800 24.900 Lượt khách quốc tế Nghìn lượt khách 4.109 4.400 4.600 5.200 6.400 (Nguồn : Sở Du Lịch TP.Hồ Chí Minh) Trong 5 năm từ 2013 đến 2017 doanh thu tăng đều qua các năm, đây là một dấu hiệu vui cho ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, điều này cho thấy hoạt động này đang trên đà phát triển, số lượng du khách trong và ngoài nước ngày càng tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng lượng khách du lịch trong đó có sự tác động của việc lựa chọn điểm đến du lịch là do môi trường du lịch vì vậy theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc điều tra Chi tiêu khách du lịch thì yếu tố địa điểm du lịch hấp dẫn tác động đến việc lựa chọn điểm đến du lịch có tỷ lệ cao nhất 38%. Ngoài ra, du khách đã đến thành phố chiếm tỷ lệ cao trên 70%, đây là một số liệu khá hợp lý do Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa, kinh tế và y tế hiện đại nhất cả nước là điểm trung chuyển của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long nên thu hút lượng du khách tham quan cao. Bên cạnh đó, sự nổ lực của các sở ngành và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện các chương trình độc đáo và cạnh tranh.
  • 36. Bảng 4.2: Du lịch TP. Hồ Chí Minh so với cả nước Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Bình quân (2013-2017) Doanh thu TP.HCM nghìn tỷ đồng 83 85 94,6 103 116 96,34 Tốc độ tăng TPHCM % 17 2,2 11,3 9 11 0,896 Doanh thu du lịch Việt Nam nghìn tỷ đồng 200 230 337,8 3 400 510,90 335,75 Tốc độ tăng % 25 15 * 18,4 27,5 … Cơ cấu doanh thu Tp.Hồ Chí Minh/cả nước % 41,6 37,0 28,0 25,8 22,7 … *Tính tốc độ tăng trưởng theo phương pháp thống kê mới (Nguồn : Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh) Doanh thu du lịch và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 – 2017 đều tăng không có năm nào giảm 2 chỉ tiêu này, doanh thu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân 5%. Bên cạnh đó, mức độ đóng góp doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước trên 20% gần bằng ¼ doanh thu du lịch của Việt Nam, nhiều nhất là năm 2013 ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh doanh thu chiếm 41,6% so với cả nước; năm 2017 doanh thu du lịch thành phố chiếm thấp nhất 22,7%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổn định, cụ thể năm 2013 tốc độ tăng trưởng là 25% , sang năm 2014 tốc độ tăng trưởng chỉ 15% nhưng đến năm 2017 tốc độ này tăng 27,5%. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong nước Việt Nam nên gây hoang man cho khách du lịch nội địa dẫn đến tình trạng hủy tour hay hạn chế du lịch trong nước. Mặc dù ngành du lịch tăng trưởng không ổn định nhưng theo số liệu do Sở Du lịch Thành phố cung cấp ngành du lịch đóng góp 11% trong cơ cấu GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh góp phần xứng đáng, quan trọng vào kinh tế thành phố góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố ngày càng tích cực.
  • 37. Bảng 4.3 Tình hình đóng góp GRDP du lịch TP.Hồ Chí Minh so với cả nước Năm Doanh thu Du lịch Tp.HCM (nghìn tỷ) GTSX ngành du lịch TPHCM (nghìn tỷ) GRDP TP.HCM Tỷ lệ đóng góp ngành du lịch so với GRDP của TP.HCM Tổng số (nghìn tỷ) Tăng trưởng (%) 2013 83,1 48,8 783,8 … 6,23 2014 85 49.9 876,6 11,84 5,70 2015 94,6 55,6 955,4 8,99 5,82 2016 103 60,5 1.055,9 10,52 5,73 2017 116 68,2 1.171,8 10,98 5,82 (Nguồn Sở Du lịch & Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh) 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Đề tài tiến hành thực hiện khảo sát để đảm bảo số mẫu nghiên cứu phục vụ tốt cho số mẫu yêu cầu phân tích định lượng, bài nghiên cứu đã thực hiện gửi bản khảo sát 300 bản hỏi, kết quả thu về 287 phiếu trong đó có 12 phiếu không đạt yêu cầu và kết quả còn lại 276 phiếu hoàn chỉnh được đưa vào để phân tích chính thức, định lượng. Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu khảo sát Tiêu chí Số lượng (đáp viên) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 114 41.3 Nữ 162 58.7 Tổng 276 100.0 Trình độ học vấn Trung cấp 73 26.4 Cao đẳng 84 30.4 Đại học 95 34.4 Trên Đại học 24 8.7 Tổng 276 100.0 5 – 7 triệu 30 10.9
  • 38. Thu nhập Trên 7 đến 15 triệu 83 30.1 Trên 15 đến 25 triệu 78 28.3 Trên 25 triệu 85 30.8 Tổng 276 100.0 Nghề nghiệp Hoc ̣ sinh, sinh viên 35 12.7 Công, viên chức 49 17.8 Thương gia 56 20.3 Báo chí, truyền thông 41 14.9 Hưu trí 59 21.4 Nghề nghiêp̣ khác. 36 13.0 Tổng 276 100.0 Số lần đến tham quan Lần đầu 32 11.6 Lần thứ 2 98 35.5 Lần thứ 3 75 27.2 Trên 3 lần 71 25.7 Tổng 276 100.0 Mục đích Tham quan, vui chơi, giải trí 122 44.2 Khám chữa bênh 33 12.0 Hôị nghi,̣ hôị thảo, công tác 74 26.8 Muc ̣ đíchkhác 47 17.0 Tổng 276 100.0 Tuổi 18- 25 53 19.2 26- 35 77 27.9 36- 50 63 22.8 51 trở lên 83 30.1 Tổng 276 100.0 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu) Thông qua các thông tin về nhân khẩu học của các đối tượng được phỏng vấn, cho thấy số lượng mẫu nam giới chiếm 41.3% (114/276) số lượng đáp viên trả lời, số lượng nữ chiếm nhiều hơn nam với tỷ lệ mẫu 58.7 % (162/276) mẫu, như vậy số mẫu nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam, tuy nhiên 2 nhóm đối tượng này cũng có khoảng cách tỷ lệ không khác biệt lớn Về trình độ học vấn trong số mẫu 276 đối tượng cho thấy số đối tượng có trình độ đại học chiếm nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ 34.4% (95/341), tiếp đến là nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng chiếm 30.4% ( 84/ 341), nhóm có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 23.2% trong số lượng mẫu nghiên cứu, nhóm đối tượng có trình
  • 39. độ từ đại học trở lên chiếm 21.7% như vậy về trình độ học vấn các đối tượng khảo sát chiếm tỷ trọng tương đối bằng nhau trong số mẫu thực hiện nghiên cứu. Về thu nhập của các đối tượng khảo sát cho thấy phần lớn đối tượng tập trung ở nhóm có thu nhập trên 25 triệu/tháng trở lên chiếm nhiều nhất (chiếm 30.8%) trong số mẫu nghiên cứu của luận văn, trong đó nhóm có thu nhập trên 7 đến 15 triệu/tháng chiếm nhiều nhất 30.1%, nhóm đối tượng có thu nhập trên 15 đến 25 triệu/ tháng chiếm 28.3% trong tổng số mẫu nghiên cứu và nhóm có thu nhập từ 5 đến 7 triệu/tháng chiếm thấp nhất 10.9% trong số lượng mẫu nghiên cứu điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn các cá nhân có thu nhập ở mức này thì thường quyết định đi du lịch tương đối khó đối với họ. Về độ tuổi của mẫu nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu từ 51 tuổi trở lên chiếm 30.1 % vì độ tuổi này thời gian rảnh rỗi nhiều hơn so với những nhóm độ tuổi khác, kế tiếp là nhóm tuổi từ 26 đến 35 chiếm tỷ trọng 27.9% trong mẫu nghiên cứu, nhóm chiếm tỷ lệ thứ 3 trong mẫu nghiên cứu về độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi chiếm 22.8%, nhóm tuổi từ 18 đến 25 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 19.2% trong mẫu nghiên cứu do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là thường những người ở nhóm tuổi này thường là học sinh, sinh viên nên khả năng tạo ra thu nhập không cao và không thể có nhiều cơ hội để đi du lịch. Về nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu, nhóm khách du lịch là hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mẫu quan sát chiếm tỷ lệ cao nhất 21.4%, nhóm khách là nhà thương gia tỷ lệ cao thứ 2 chiếm 20.3% vì nhóm khách này là những người có nhiều điều kiện về kinh tế để đi du lịch bên cạnh đó đối tượng này kết hợp với việc kinh doanh của họ với hội nghị, hội thảo hay thương mại để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường nên cơ cấu nghề nghiệp là thương gia thứ 2 và có khả năng sẽ tăng trong những năm tới vì Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi có nhiều địa điểm du lịch và môi trường kinh doanh tốt để đầu tư. Bên cạnh khách du lịch là thương gia thì khách du lịch có nghề nghiệp là công chức, viên chức chiếm 17.8% trong các mẫu nguyên cứu; nhóm nghề nghiệp chiếm vị trí thứ 4 là nhóm ngành báo chí, thuyền thông chiếm tỷ lệ 14.9% trong mẫu quan sát; nhóm nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 13% vì nhóm này bao gồm nhiều nghề khác nhau như bác sĩ, luật sư, ca sĩ, diễn viên,người
  • 40. mẫu, đầu bếp, nhân viên văn phòng …. Nhóm du khách là học sinh, sinh viên nhóm này độ tuổi trẻ ham thích di du lịch nhưng tỷ lệ không cao chỉ 12.7% vì thu nhập của họ không cao như những khách du lịch có nghề nghiệp khác. Trong các mục đích của chuyến đi thì số du khách với mục đích du lịch nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí chiếm cơ cấu cao nhất chiếm 44.2% ; các mục đích còn lại chỉ có cơ cấu dưới 30% như mục đích hội nghị, hội thảo chiếm 26.8%; mục đích khác chiếm 17%; mục đích chữa bệnh có cơ cấu thấp nhất chiếm 12%. Từ đó cho thấy hầu như khách nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích chính là tham quan du lịch có thể vì ở đây có những điểm vui chơi giải trí, các địa điểm như nhà bảo tàng nghệ thuật 3D, nhà cao tầng nhất Việt Nam hay các chương trình đặc biệt do Sở Du Lịch và các sở ngành thực hiện … nên mục đích khách đến tham quan chiếm tỷ lệ cao nhất vì vậy các cơ quan quản lý cần có những chính sách phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn dịch vụ du lịch nội địa, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có chiều sâu và tầm cao. Tỷ lệ du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên chiếm tỷ lệ 11.6%; tỷ lệ du khách quay lại lần thứ 2 chiếm tỷ lệ 35.5%; tỷ lệ du khách quay lại lần thứ 3 chiếm tỷ lệ 27.2%; tỷ lệ du khách quay lại từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ 25.7% trong tổng số khách được phỏng vấn. 4.3. Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá 4.3.1. Kiểm định thang đo Sau khi các bảng câu hỏi được thu thập, dữ liệu thu về được mã hóa, xử lý thông qua phần mềm SPSS, dữ liệu đưa vào để kiểm tra và làm sạch dữ liệu trước khi đưa vào phục vụ cho các công cụ phân tích định lượng, tổng cộng có 300 bảng câu hỏi được phát khảo sát, kết quả thu về được 289 bảng hỏi, trong đó có 13 bảng hỏi không đạt yêu cầu vầ còn lại 276 bảng hỏi hoàn chỉnh được đưa vào để phân tích định lượng chính thức, Kiểm định độ tin cậy thang đo được thực hiện cho từng khái niệm nghiên cứu một, các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận văn đều là các khái niệm bậc nhất,
  • 41. mô hình nghiên cứu của luận văn có 7 khái niệm tất cả (6 khái niệm thuộc biến độc lập, 1 khái niệm biến phụ thuộc) Theo Nguyễn Đình Thọ (2014) thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo cho một khái niệm cần chú ý vào hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát, nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 thì các biến quan sát đó đạt yêu cầu, giá trị Cronbach Alpha của khái niệm thông thường trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội > 0.6 thì được xem là đạt yêu cầu Theo Hair and ctg (2014) trong nghiên cứu khoa học xã hội các khái niệm có giá trị Cronbach Alpha > 0.6, một số trường hợp > 0.7 thì xem như các khái niệm đã được được sự nhất quán và giá trị tin cậy nhất định, bên cạnh đó hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc các khái niệm có giá trị thường > 0.3 thì biến quan sát đó đo lường tốt cho khái niệm mà nó thuộc về Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có 28 biến quan sát thuộc 7 khái niệm bậc nhất được đưa vào thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo, với số mẫu chính thức là 276 mẫu kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số Cronbach Alpha của từng khái niệm và các giá trị hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát tương ứng từng khái niệm Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT): CRONBACH ALPHA = 0.832 CSHT1 9.80 8.543 .764 .737 CSHT2 9.87 9.840 .574 .826 CSHT3 9.28 10.331 .634 .800 CSHT4 9.64 9.227 .679 .778 DỊCH VỤ HỔ TRỢ (DVHT), CRONBACH ALPHA = 0.830 DVHT1 10.00 8.418 .590 .725 DVHT2 9.73 7.239 .799 .612 DVHT3 9.89 9.014 .344 .861 DVHT4 9.54 8.111 .679 .683 BẦU KHÔNG KHÍ (BKK), CRONBACH ALPHA = 0.824
  • 42. BKK1 14.03 10.978 .756 .748 BKK2 13.96 11.228 .764 .749 BKK3 13.96 10.951 .781 .742 BKK4 14.15 13.111 .309 .886 BKK5 14.22 12.042 .576 .800 DỊCH VỤ ẨM THỰC (DVAT), CRONBACH ALPHA = 0.909 DVAT1 10.68 10.314 .743 .900 DVAT2 10.72 9.213 .835 .867 DVAT3 10.63 9.252 .885 .850 DVAT4 10.85 9.691 .723 .909 SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG (SKHĐ), CRONBACH ALPHA = 0.911 SKHĐ1 7.14 3.617 .873 .827 SKHĐ2 7.12 3.672 .840 .855 SKHĐ3 7.13 3.997 .752 .927 NHẬN THỨC KHÁCH HÀNG (NTKH), CRONBACH ALPHA = 0.891 NTKH1 7.53 3.856 .810 .823 NTKH2 7.65 3.644 .774 .862 NTKH3 7.34 4.299 .787 .850 Ý ĐỊNH QUAY LẠI (YDQL), CRONBACH ALPHA = 0.807 YDQL1 14.32 11.470 .480 .807 YDQL2 14.09 10.785 .689 .740 YDQL3 14.17 10.522 .614 .764 YDQL4 14.00 11.611 .615 .765 YDQL5 13.96 11.402 .589 .771 (Nguồn : kết quả nghiên cứu định lượng) Kết luận: Thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, tất cả có 28 biến quan sát thuộc 7 nhân tố của mô hình nghiên cứu cho thấy thang đo của 7 nhân tố và biến phụ thuộc đều đạt yêu cầu, với giá trị thấp nhất là khái niệm ý định quay lại, hệ số Cronbach Alpha 0.807 cao nhất là khái niệm sự kiện hoạt động với hệ số Cronbach Alpha là 0.911, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc các khái niệm đều đạt yêu cầu ( >0.3). Như vậy 28 biến quan sát đều được đưa vào phân tích EFA .
  • 43. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4.3.2.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập Như vậy 28 biến quan sát sau khi được phân tích Cronbach Alpha được đưa vào để tiến hành phân tích EFA, trong đó 23 biến quan sát thuộc các biến độc lập sẽ được đưa vào phân tích EFA riêng và 5 biến quan sát thuộc biến phụ thuộc được đưa vào phần tích EFA riêng Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả EFA các biến độc lập Các thông số EFA lần đầu EFA lần cuối Chỉ số KMO 0.832 0.827 Hệ số Eigenvalues 1.266 1.260 Giá trị sig kiểm định Bartlett 0.00 0.00 Tổng phương sai trích (%) 73.264 78.205 Số nhân tố rút trích 6 nhân tố 6 nhân tố Số biến loại 2 biến 0 biến (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng) Ở lần phân tích EFA đầu tiên : kết quả cho thấy giá trị KMO là 0.832 khá tốt (>0.5) và giá trị kiểm định Barlert Test có sig = 0.00 < 0.05 ,ở độ tin cậy 95% ta nói rằng có sự tương quan giữa các biến quan sát. Điều này thích hợp để phân tích EFA và tiến hành xem xét các thông số của phân tích EFA, tại điểm dừng với hệ số Eigenvalue 1.266 (>1) dữ liệu rút trích được 6 nhân tố tương ứng với 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu của luận văn, tổng phương sai trích là 73.264 % (>50%) cho thấy mức độ giải thích biến thiên của 6 nhân tố được giải thích tốt bởi các biến quan sát mà nó rút trích ra. Dựa vào kết quả bảng ma trận xoay nhân tố lần đầu ta thấy hệ số tải nhân tố của các biến quan sát lên nhân tố mà nó hội tụ, có 2 biến quan sát thuộc 2 khái niệm có hệ số tải nhân tố không đạt nên sẽ lần lượt bị loại khỏi thang đo trong lần phân tích EFA này, biến quan sát DVHT3 thuộc khái niệm dịch vụ hỗ trợ có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó hội tụ không đạt yêu cầu, giá trị hệ số tải nhân tố là 0.474 (<0.5) , biến BKK4 thuộc khái niệm bầu không khí có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó hội tụ không đạt yêu cầu, giá trị hệ số tải nhân tố là 0.387 (<0.5), như vậy tiến hành lần lượt loại bỏ 2 biến quan sát không đạt yêu cầu ta tiến hành phân tích EFA tiếp theo.
  • 44. Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố lần đầu Các nhân tố 1 2 3 4 5 6 CSHT1 .880 CSHT2 .717 CSHT3 .760 CSHT4 .837 DVHT1 .795 DVHT2 .870 DVHT3 .474 DVHT4 .765 BKK1 .840 BKK2 .811 BKK3 .874 BKK4 .387 BKK5 .767 DVAT1 .764 DVAT2 .830 DVAT3 .896 DVAT4 .843 SKHĐ1 .898 SKHĐ2 .875 SKHĐ3 .855 NTKH1 .856 NTKH2 .799 NTKH3 .828 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Kết quả phân tích EFA tiếp theo sau khi loại 2 biến quan sát không đạt yêu cầu, ở lần phân tích EFA này kết quả kiểm định Barlert Test với giá trị KMO = 0.827 (>0.5) giá trị này khá tốt, bên cạnh giá trị kiểm định sig là 0.00 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng dữ liệu thích hợp để phân tích EFA, tại điểm dừng với giá trị Eigenvalue = 1.260 (>1) dữ liệu rút trích được 6 nhân tố tương ứng với 6 khái niệm của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu với tổng phương sai trích là 78.205 % (>50%) hệ số này có nghĩa là 78.205 % biến thiên của 6 nhân tố được giải thích tốt bởi các biến quan sát, như vậy kết quả phân tích EFA cho thấy được sự phù hợp của thang đo và dữ liệu nghiên cứu. tiến hành phân tích EFA cho biến phụ thuộc
  • 45. Bảng 4.8 ma trận xoay nhân tố lần cuối Các biến quan sát Các nhân tố 1 2 3 4 5 6 CSHT1 .886 CSHT2 .736 CSHT3 .771 CSHT4 .831 DVHT1 .837 DVHT2 .853 DVHT4 .769 BKK1 .836 BKK2 .803 BKK3 .887 BKK5 .785 DVAT1 .766 DVAT2 .832 DVAT3 .898 DVAT4 .843 SKHĐ1 .902 SKHĐ2 .880 SKHĐ3 .858 NTKH1 .862 NTKH2 .807 NTKH3 .838 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Như vậy thông qua phân tích EFA lần cuối cho các biến độc lập, ta thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lên duy nhất nhân tố mà nó hội tụ > 0.5, không có biến quan sát nào vi phạm hệ số tải nhân tố kết quả rút trích nhân tố được thể hiện như sau :  Nhân tố 1: bao gồm các biến quan sát DVAT1, DVAT2, DVAT3, DVAT4 tương ứng với khái niệm dịch vụ ẩm thực trong mô hình nghiên cứu.  Nhân tố 2: nhân tố này bao gồm các biến quan sát BKK1, BKK2, BKK3, BKK5 nhân tố này tương ứng với khái niệm bầu không khí điểm đến  Nhân tố 3: dữ liệu rút trích nhân tố này bao gồm các biến quan sát CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4 nhân tố này tương ứng với khái niệm cơ sở hạ tầng
  • 46.  Nhân tố 4: bao gồm các biến quan sát SKHĐ1, SKHĐ2, SKHĐ3 tương ứng với khái niệm sự kiện hoạt động  Nhân tố 5: bao gồm các biến quan sát NTKH1, NTKH2, NTKH3 tương ứng với khái niệm nhận thức khách hàng  Nhân tố 6: dữ liệu rút trích được các biến quan sát DVHT1, DVHT2, DVHT4 nhân tố này tương ứng với khái niệm dịch vụ hỗ trợ Như vậy, kết quả còn lại 26 biến quan sát thuộc 6 biến độc lập được đưa vào phân tích tiếp theo. 4.3.2.2 Phân tíchEFA cho biến phụ thuộc Bảng 4.9. Ma trận phân tích EFA cho biến phụ thuộc Nhân tố 1 YDQL1 .646 YDQL2 .823 YDQL3 .773 YDQL4 .776 YDQL5 .753 (Nguồn : kết quả nghiên cứu) Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả EFA cho biến phụ thuộc Các thông số Phân tích EFA cho biến phụ thuộc KMO 0.822 Giá trị Sig Bartlett’s Test 0.000 Tổng phương sai trích 57.211 Eigenvalues 2.861 Số biến bị loại 0 biến Số nhân tố rút trích 1 nhân tố (Nguồn : Kết quả nghiên cứu) Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho khái niệm ý định quay lại của khách du lịch, đầu tiên kiểm định Barlert Test với giá trị KMO 0.822 rất tốt (>0.5) và giá trị kiểm định Bartlett’s Test 0.00 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% ta có thể nói rằng dữ liệu rất thích hợp để phân tích EFA, tại điểm dừng với hệ số Eigenvalue 2.861 ( >1) dữ liệu rút trích được 1 nhân tố với tổng phương sai trích là 57.211% (>50%) như vậy việc phân tích EFA cho biến phụ thuộc đảm bảo các biến quan sát đo lường tốt
  • 47. cho nội dung mà nó đo lường với 1 nhân tố được rút trích tương ứng với khái niệm ý định quay lại của khách du lịch Kết luận: Sau khi tiến hành phân tích EFA cho biến phụ thuộc và biến độc lập, kết quả có 2 biến quan sát thuộc khái niệm dịch vụ hỗ trợ và bầu không khí có hệ số tải nhân tố không đảm bảo và bị loại khỏi quá trình phân tích EFA. Và 26 biến quan sát còn lại sau khi phân tích EFA gom về 6 biến độc lập và phụ thuộc. 4.4 Phân tích hồi qui 4.4.1 Ma trận tương quan Bảng 4.11. Ma trận tương quan Cơ sở hạ tầng Dịch vụ hỗ trợ Bầu không khí Dịch vụ ẩm thực Sự kiện hoạt động Nhận thức khách hàng Ý định quay lại Cơ sở hạ tầng Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) N 276 Dịch vụ hỗ trợ Pearson Correlation .204** 1 Sig. (2-tailed) .001 N 276 276 Bầu không khí Pearson Correlation .101 .369** 1 Sig. (2-tailed) .095 .000 N 276 276 276 Dịch vụ ẩm thực Pearson Correlation .226** .402** .359** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 276 276 276 276 Sự kiện hoạt động Pearson Correlation .119* .366** .321** .371** 1 Sig. (2-tailed) .049 .000 .000 .000 N 276 276 276 276 276 Nhận thức khách hàng Pearson Correlation .140* .464** .403** .471** .320** 1 Sig. (2-tailed) .020 .000 .000 .000 .000 N 276 276 276 276 276 276
  • 48. Ý định quay lại Pearson Correlation .258** .622** .554** .583** .448** .543** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 276 276 276 276 276 276 276 (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng) Kết quả ma trận tương quan giữa các biến cho thấy: Tương quan giữa biến phụ thuộc Ý định quay lại với các biến nhân tố: Nhìn chung hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Ý định quay lại và biến độc lập có mối tương quan với nhau. Trong đó nhân tố dịch vụ hỗ trợ có hệ số tương quan cao nhất là 62,2% và thấp nhất là hệ số tương quan của nhân tố cơ sở hạ tầng là 25,8%. Qua đó ta thấy cả 4 biến có hệ số tương quan tương đối dao động từ 44% đến 58%, toàn bộ 4 hệ số đều có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05), tiếp tục chạy mô hình hồi quy để nghiên cứu cụ thể hơn các mối tương quan này. Tương quan giữa các biến độc lập: Dựa trên bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều thấp, cho thấy chưa có dấu hiệu đa cộng tuyến. 4.4.2. Ước lượng các tham số của mô hình hồi quy tuyến tính bội Bảng 4.12 Tham số Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Trị t Trị Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF Hằng số .193 .177 1.094 .275 Cơ sở hạ tầng .074 .032 .091 2.344 .020 .933 1.072 Dịch vụ hỗ trợ .255 .037 .314 6.912 .000 .682 1.466 Bầu không khí .228 .039 .254 5.901 .000 .758 1.320 Dịch vụ ẩm thực .194 .036 .243 5.317 .000 .673 1.486 Sự kiện hoạt động .092 .036 .107 2.530 .012 .782 1.280 Nhận thức khách hàng .112 .039 .133 2.875 .004 .654 1.530
  • 49. Bảng 4.13 ANOVA Mô hình Tổng phương sai df Phương sai trung bình Giá trị F Giá trị Sig. Hồi quy 113.369 6 18.895 74.002 .000b Phần dư 68.428 268 .255 Tổng 181.796 274 Bảng 4.14. Kết quả hồi qui Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn ước lượng Đại lượng Durbin-Watson .790a .624 .615 .50530 1.680 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu) Kết luận: 1. Kiểm định t: Giá trị b1 = 0,074 > 0 và sig = 0,020 < 0,05 mô hình có ý nghĩa thống kê. 2. Về kiểm định sự phù hợp của mô hình : ở bảng ANOVA trong phân tích hồi quy, giá trị kiểm định Sig = 0.00 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% ta có thể nói giả thuyết các hệ số b1=b2=b3=b4=b5=b6=0 bị bác bỏ, hay nói cách khác giá trị kiểm định cho thấy có ít nhất có một hệ số Beta tồn tại, điều này cũng đồng nghĩa nói lên mô hình nghiên cứu này là phù hợp như vậy mô hình có ý nghĩa thống kê, các kết quả ước lượng có thể sử dụng để giải thích một cách chính xác và đáng tin cậy hơn.
  • 50. Bảng 4.15. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi qui Các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định H1 : Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều lên ý định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x1 H2 : Dịch vụ hỗ trợ có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x2 H3: Bầu không khí có tác động cùng chiều lên ý định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x3 H4: Dịch vụ hỗ trợ có tác động cùng chiều lên ý định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x4 H5: Sự kiện hoạt động có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x5 H6: Nhận thức khách hàng có tác động cùng chiều đến ý định quay lại của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh Bác bỏ H0: tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa Y và x6 (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng) 3. Về hệ số R2 = 0.624 và hệ số R2 hiệu chỉnh 0.615 : phản ảnh khoảng 61.5% biến thiên của biến phụ thuộc (ý định quay lại của khách du lịch) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, phần còn lại do các yếu tố ngoài mô hình giải thích
  • 51. 4.4.3. Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy Trước khi tiến hành giải thích các kết quả hồi quy thực hiện kiểm định các giả định hồi quy, xem xét các giả định hồi quy có bị vi phạm hay không, Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Bảng hệ số hồi quy cho thấy các giá trị VIF dao động trong khoảng 1.072- 1.530 với kết quả kiểm định các hệ số phóng đại VIF như vậy cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, việc giải thích các kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sẽ chính xác hơn, các hệ số Beta ước lượng đạt được sự chính xác hơn cho các ước lượng cũng như các thống kê suy diễn từ mẫu cho đám đông. Như vậy giả định về không có hiện tượng đa cộng tuyến được chấp nhận. Kiểm định vi phạm giả thuyết phương sai độc lập Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) giá trị Durbin Waston sẽ được dùng để kiểm tra về giả định cho rằng phương sai sẽ có tính độc lập, thông thường hệ số Durbin Waston thường nằm trong khoản 1-3 hoặc lân cận giá trị 2 thì xem như giá trị của phương sai được thỏa mãn hay nói cách khác giả thuyết H0 : hệ số tương quan tổng thể các phần dư = 0 bị bác bỏ. Dựa vào mô hình nghiên cứu của luận văn ta có thể thấy giá trị Durbin waston có giá trị là 1.621, giá trị này nằm trong khoản 1-3, bên cạnh đó điều này cho thấy giả định về tính độc lập của phương sai là không vi phạm, như vậy việc giải thích kết quả hồi quy có thể được giải thích một cách đúng đắn và chính xác hơn.
  • 52. Kiểm định vi phạm về phần dư chuẩn hóa phân phối chuẩn (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng) Hình 4.2 phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa Dựa vào biều đồ thể hiện phân phối của phần dư chuẩn hóa, ta thấy phần dư chuẩn hóa có dạng phân phối chuẩn hình chuông, như vậy giả định về phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa được đáp ứng Các giả định về phân tích hồi quy cũng cho thấy được phương trình hồi quy tuyến tính ước lượng là đáng tin cậy và các kết quả giải thích là phù hợp với việc ược lượng mô hình 4.5 Kiểm định sự khác biệt ý định quay lại giữa các nhóm khách hàng khác nhau Theo lý thuyêt kiểm định , phân biệt: - Sự khác nhau giữa 2 nhóm : Kiểm định t Sự khác nhau giữa 3 nhóm trở lên : Kiểm định ANOVA - Kiểm định giả định phương sai của các nhóm bằng nhau : Kiểm định Leven Trong đó:
  • 53. + Nếu Sig. của kiểm định Levene < 0.05 : phương sai không bằng nhau + Nếu Sig. của kiểm định Levene > 0.05 : phương sai bằng nhau. 4.5.1 Kiểm định T về sự khác biệt Ý định quay lại giữa 2 nhóm du khách giới tính khác nhau Du khách được phân biệt gồm 2 nhóm giới tính. Do vậy, để kiểm định sự khác biệt về ý định quay lại, dùng kiểm định t. Bảng kết quả tổng hợp như sau: Bảng 4.16 kết quẩ kiểm định t-test về ý định quay lại giữa các nhóm giới tính Kiểm định phương sai đồng nhất Kết quả Kiểm định T-test F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper YDQL Giả định phương sai bằng nhau .755 .386 -.320 274 .749 -.03197 .09987 -.22859 .16465 Phương sai không bằng nhau -.319 240.050 .750 -.03197 .10026 -.22947 .16553 (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng) Từ bảng trên cho thấy: + Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,386 > 0.05: dùng kết quả kiểm định T với phương sai bằng nhau + Kết quả kiểm định t: sig = 0,749 > 0.05: Chấp nhận H0 : chưa đủ cơ sở kết luận du khách có giới tính khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau. Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về Ý định quay lại giữa 2 nhóm du khách theo giới tính.
  • 54. 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo tuổi Bảng 4.17. Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữa nhóm tuổi Sum of Squares df Mean Square F Giá trị Sig. Between Groups 3.141 3 1.047 1.584 .194 Within Groups 179.809 272 .661 Total 182.951 276 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Từ bảng trên cho thấy: + Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,597 > 0.05: dùng kết quả kiểm định ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau + Kết quả kiểm định F: sig = 0,194 > 0.05: Chấp nhận H0 : chưa đủ cơ sở kết luận du khách có độ tuổi khác nhau sẽ có Ý định quay lại khác nhau. Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo độ tuổi 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau Bảng 4.18 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác nhóm du khách trình độ học vấn khác nhau Levene Statistic df1 df2 Sig. .848 3 272 .469 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .291 3 .097 .144 .933 Within Groups 182.660 273 .672 Total 182.951 276 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Từ bảng trên cho thấy: + Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,496 > 0.05: dùng kết quả kiểm định ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau
  • 55. + Kết quả kiểm định F: sig = 0,144 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận du khách có trình độ học vấn khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau. Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo trình độ học vấn. 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm du khách thu nhập khác nhau Bảng 4.19 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác Nhóm du khách thu nhập khác nhau Levene Statistic df1 df2 Sig. 2.382 3 272 .070 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 4.772 3 1.591 2.428 .066 Within Groups 178.179 273 .655 Total 182.951 276 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Từ bảng trên cho thấy: + Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,070 > 0.05: dùng kết quả kiểm định ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau + Kết quả kiểm định F: sig = 0,066 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận du khách có thu nhập khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau. Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo thu nhập. Từ đó, sử dụng kiểm định Tukey tương ứng với giả định phương sai đồng nhất để phân tích sâu ANOVA cho các nhóm thu nhập:
  • 56. Bảng 4.20 kết quả phân tích sâu ANOVA về ý định quay lại của các nhóm du khách thu nhập khác nhau (I) thu_nhap (Triệu đồng) (J) thu_nhap (Triệu đồng) Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound 5 – 7 Trên 7 - 15 .04787 .17242 .993 -.3978 .4936 Trên 15 - 25 -.16872 .17388 .766 -.6182 .2808 Trên 25 .17020 .17188 .755 -.2741 .6145 Trên 7 đến 15 5 – 7 -.04787 .17242 .993 -.4936 .3978 Trên 15 - 25 -.21659 .12764 .327 -.5465 .1133 Trên 25 .12232 .12490 .761 -.2005 .4452 Trên 15 đến 25 5 – 7 .16872 .17388 .766 -.2808 .6182 Trên 7 - 15 .21659 .12764 .327 -.1133 .5465 Trên 25 .33891* .12691 .040 .0109 .6670 Trên 25 5 – 7 -.17020 .17188 .755 -.6145 .2741 Trên 7 - 15 -.12232 .12490 .761 -.4452 .2005 Trên 15 - 25 -.33891* .12691 .040 -.6670 -.0109 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng) Kết luận : Kết quả phân tích sâu ANOVA cho thấy: với độ tin cậy 95% , có cơ sở để kết luận có sự khác biệt về Ý định quay lại giữa 2 nhóm thu nhập 15 đến 25 triệu đồng với nhóm thu nhập trên 25 triệu đồng. 4.6.5 Kiểm định sự khác biệt về Ý định quay lại giữa các nhóm du khách nghề nghiệp khác nhau
  • 57. Bảng 4.21 kết quả ANOVA về ý định quay lại giữa các nhóm du khách nghề nghiệp khác nhau Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.096 5 270 .363 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1.128 5 .226 .335 .892 Within Groups 181.823 271 .673 Total 182.951 276 (Nguồn : Kết quả nghiên cứu định lượng) Từ bảng trên cho thấy: + Kết quả kiểm định Levene: sig = 0,363 > 0.05: dùng kết quả kiểm định ANOVA thỏa giả định phương sai bằng nhau + Kết quả kiểm định F: sig = 0,892 > 0.05: Bác bỏ H0 : chưa đủ cơ sở kết luận du khách có nghề nghiệp khác nhau sẽ có ý định quay lại khác nhau. Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, chưa đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt về ý định quay lại giữa các nhóm du khách theo nghề nghiệp. 4.5.6. Kiểm định sự khác biệt về ý định quay lại của các nhóm du khách có số lần đến tham quan Thành phố Hồ Chí Minh khác nhau Bảng 4.22 Kết quả ANOVA về ý định quay lại giữacác nhóm du khách có số lần đến khác nhau Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.938 3 272 .124 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 2.827 3 .942 1.423 .236 Within Groups 180.124 273 .662 Total 182.951 276 (Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)