SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Dũ
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Dũ
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. Trần Ngọc Thơ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.............................................................4
1.7. Kết cấu luận văn...........................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN CÓ LIÊN QUAN.................................................................................................6
2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................6
2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn..................................................6
2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm .......................................................6
2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu ............................................7
2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning...............................................8
2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.......................................................9
2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học cổ điển ............9
2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx...........................9
2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái
Tân cổ điển ........................................................................................10
2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes.......................11
2.2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại........................................14
2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan ....................................................16
2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam.............16
2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam........................18
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM .....................20
3.1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................20
3.2. Thương mại...................................................................................................21
3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................................22
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................25
4.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25
4.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................27
4.2.1. Mô tả dữ liệu......................................................................................27
4.2.2. Thống kê mô tả..................................................................................28
4.2.3. Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................28
4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết ..........................................30
4.2.5. Kiểm định chuẩn đoán các mô hình .............................................32
4.2.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error CorrectionModel –
ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là
biến phụ thuộc ..................................................................................36
4.2.7. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model –
ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là
biến phụ thuộc ..................................................................................38
4.2.8. Phân tích Granger Causality và hướng tác động
của các biến .......................................................................................39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................41
5.1. Kết luận..........................................................................................................41
5.2. Các hàm ý chính sách..................................................................................41
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...............................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ « Mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp
nước ngoài, và thương mại » là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu do chính tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi xin đảm bảo tính
chân thật của số liệu mà mình thu thập, đây là số liệu có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin
cậy.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 12 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Văn Dũ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AANZFTA Hiệp định Thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN –
AUSTRALIA – NEW ZEALAND.
AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
AHKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – HONG KONG.
AHKIA Hiệp định Đầu tư ASEAN – HONG KONG.
AIC Tiêu chí thông tin dùng để lựa chọn độ trễ tối ưu của các biến
trong mô hình.
AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản.
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.
ARDL Mô hình kinh tế lượng phân phối trễ tự hồi quy.
ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
CEE Khu vực Trung Âu và Đông Âu.
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương.
ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số.
EU Liên minh châu Âu.
EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
EVIPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch.
GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
MENA Trung Đông và Bắc Phi.
PECC Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương.
TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới.
Bảng 3.1 FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế - Luỹ kế các dự
án còn hiệu lực đến ngày 31-12-2017.
Bảng 4.1 Mô tả dữ liệu.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP
thông qua chuỗi gốc (at level).
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP
thông qua sai phân bậc 1.
Bảng 4.5 Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình.
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo
phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc.
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo
phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc.
Bảng 4.9 Kết quả phân tích Granger Causality.
Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018.
Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn
1994 – 2018.
Biểu đồ 4.1 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(Y).
Biểu đồ 4.2 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(K).
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực
tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018.
Dữ liệu được lấy theo năm từ nguồn World Bank, World Development Indicators.
Thông qua phương pháp nghiên cứu phân phối trễ tự hồi quy – ARDL được phát triển
bởi Pesaran and Shin (1999); Pesaran và cộng sự (2001). Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: trong dài hạn, (1) đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng
nguồn vốn đầu tư và (2) tổng nguồn vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng.
Trong ngắn hạn, (a) thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực qua
lại lẫn nhau; (b) tăng trưởng và thương mại có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư,
hướng tác động từ tăng trưởng và thương mại đến tổng vốn đầu tư; (c) lực lượng lao
động có tác động tích cực đến thương mại theo hướng từ lực lượng lao động đến
thương mai. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực
tiễn về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương
mại để các nhà quản lý có một cái nhìn khách quan hơn về chủ đề này.
Từ khóa chính: Thương mại, Tăng trưởng, Đồng liên kết ARDL, Việt Nam.
ABSTRACT
This paper aims to examine the relationship between growth, foreign direct investment,
and trade in Vietnam from 1994 to 2018. Data are taken yearly from World Bank,
World Development Indicators. Through the method of research Autoregressive
Distributed Lag - ARDL developed by Pesaran and Shin (1999); Pesaran et al. (2001).
The results of the study indicate that: in the long run, (1) foreign direct investment
effects on gross fixed capital formation and (2) gross fixed capital formation effects on
growth. In the short run, the Granger Causality analysis shows that (a) the relationship
between trade and foreign direct investment trade is two-way and that both directions
are positive; (b) growth and trade effect on gross fixed capital formation and the
direction is from growth and trade; (c) labour force effects on trade and its direction is
from labour force. The results of the study are intended to provide more empirical
evidence on the topic of the relationship between growth, foreign direct investment,
and trade to support authorities a more objective view of the this topic.
Key word: FDI, Trade, Economic growth, ARDL cointegration, Viet Nam.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia đo lường đồng thời cả hai chỉ tiêu đó
là tổng thu nhập quốc gia và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó
(Mankiw, 2012). Đồng thời, cũng theo lý thuyết này, mức sống tiêu chuẩn của người
dân được đo bằng năng suất của lực lượng lao động, mà năng suất lại được quyết định
bởi vốn vật chất, vốn con người, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học công nghệ. Do
vốn là một yếu tố sản suất, cho nên một cách để tăng năng suất trong tương lai thì ở
hiện tại phải đầu tư nhiều hơn các nguồn lực vào vốn vật chất và vốn con người cũng
như khoa học công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế do FDI làm tăng vốn vật chất, vốn con người, và mang lại cho
nền kinh tế những công nghệ tiên tiến. Bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì
thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy FDI và thương mại là hai yếu tố quan trọng trong
quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trước hết, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Thương mại đóng vai trò là
cầu nối giữa khu vực sản xuất với tiêu dùng, và cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết
đến khu vực sản xuất. Hoạt động thương mại kích thích các nhà sản xuất ứng dụng
khoa học kỹ thuật mới, đổi mới trang thiết bị và quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học
vào quản lý để nền sản xuất ngày một tiên tiến hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày
càng khắt khe của người tiêu dùng. Thứ hai, hoạt động thương mại thúc đẩy phát triển
các ngành khác của nền kinh tế, và đồng thời thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực.
Thứ ba, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đóng vai trò trực
tiếp mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với
các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tích lũy
vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ.
Bên cạnh yếu tố thương mại, FDI là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của
nền kinh tế. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15%
năm 2005 lên 23.7% năm 2017; riêng năm 2018 tỷ trọng này lên tới 30.8%. Thêm vào
đó, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng cao, nếu giai đoạn 1986
- 1996, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đóng góp 15.04% thì đến giai đoạn
2010 - 2017 đã đóng góp đến 27.7%. Đối với nguồn thu ngân sách, khu vực đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp
ngân sách tăng từ 1.8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14.2 tỷ USD (giai đoạn 2001
- 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23.7 tỷ USD, chiếm
gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách
gần 8 tỷ USD, chiếm 14.46% tổng thu ngân sách nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, 58.2%
vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị
sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền
kinh tế, như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin..., tạo nền tảng quan
trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa - công nghiệp
hóa của đất nước (30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Việt Nam).
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ đã nghiên cứu hoặc là sự tương
tác thương mại, FDI với tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và cộng sự, 1996;
Karbasi và cộng sự, 2005); hoặc mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Lipsey,
2000); hoặc mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại và kinh tế (Pahlavani và cộng
sự, 2005) trích trong Belloumi (2014). Tất cả các nghiên cứu này đã kết luận rằng cả
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đã không cung cấp một kết quả cuối cùng về mối quan hệ nói
chung và hướng của quan hệ nhân quả nói riêng ở nhiều nước đang phát triển. Các tác
động tăng trưởng từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại khác nhau giữa các
quốc gia theo thời gian. Đối với một số quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương
mại thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và
cộng sự, 1996; Borensztein và cộng sự, 1998; Lipsey, 2000; De Mello, 1999; Xu,
2000) trích trong Belloumi (2014).
Thêm vào đó, Odhiambo (2009) trích trong Belloumi (2014) chỉ ra rằng các nghiên cứu
trước đây về chủ đề này bị hạn chế bởi việc sử dụng kỹ thuật đồng liên kết dựa trên
kiểm định đồng liên kết hoặc là của Engle và Granger (1987) hoặc kiểm định khả năng
tối đa dựa trên Johansen (1988) hoặc Johansen và Juselius (1990). Hoặc, các kỹ thuật
đồng liên kết này có thể không phù hợp khi cỡ mẫu quá nhỏ. Sử dụng phương pháp
kiểm định giới hạn đồng liên kết được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001) mạnh
hơn đối với cỡ mẫu nhỏ. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “mối quan hệ giữa tăng
trưởng, đầu tư rực tiếp nước ngoài, và thương mại” nhằm mục đích xem xét mối quan
hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong
ngắn hạn cũng như trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động giữa các biến này ra
sao thông qua phương pháp ước lượng phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với bộ dữ liệu
được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Trong đó, các biến trong mô hình gồm có
thương mại (T), là độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất khẩu và nhập
khẩu chia cho GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (F) là tỷ lệ của tổng dòng vốn vào của
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực so với GDP. Biến tăng trưởng (Y) được đo lường bằng
GDP thực bình quân đầu người. Lực lượng lao động (L) là tổng lực lượng lao động.
Vốn đầu tư (K) được đo bằng giá trị thực của tổng chi phí đầu tư. Tất cả các biến được
chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng. Nguồn dữ liệu để thực hiện bài nghiên
cứu này được lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank, World Development Indicators,
trong giai đoạn 1994 – 2018.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, và thương mại. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu sự tác động qua lại giữa
tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại trong dài hạn cũng như trong
ngắn hạn và hướng tác động của chúng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại, trong dài hạn và trong ngắn
hạn có tác động qua lại như thế nào và hướng tác động của chúng?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ được thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu của các biến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; và thương mại
của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
kỹ thuật hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian. Mô hình kinh tế lượng được áp dụng cho bài
nghiên cứu này là mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag –
ARDL).
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi mối quan hệ giữa tăng trưởng,
đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động của chúng ra sao thông qua bộ dữ liệu
chuỗi thời gian được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Qua đó, tác giả mong muốn
rằng bài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn có giá trị
về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại.
Xa hơn nữa, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp thêm một
bằng chứng nghiên cứu thực tiễn để các nhà quản lý kinh tế có thêm một cái nhìn
khách quan về đề tài này từ đó có các chính sách quản lý kinh tế hiệu quả nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
1.7. Kết cấu luận văn
Bài luận văn được kết cấu như sau: chương 1 giới thiệu và chương 2 tổng quan lý
thuyết và nghiên cứu thực tiễn có liên quan. Tiếp đến, tổng quan tình hình kinh tế Việt
Nam; phương pháp và kết quả nghiên cứu; kết luận và hàm ý chính sách lần lượt được
thể hiện trong các chương 3, 4, và 5.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CÓ
LIÊN QUAN
2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn
Lý thuyết của MacDougall (1960) được coi là một trong những lý thuyết đầu tiên về
FDI. Lý thuyết này được đặt trên giả định là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và phát
triển từ lý thuyết của Hescher Ohlin và Samuaelson về sự vận động vốn – mô hình H-
O. Lý thuyết này sau đó lại được phát triển bởi Kemp (1964). Lý thuyết này đặt trên
một mô hình giải định rằng hai nước có chi phí vốn bằng với năng suất biên.
MacDougall và Kemp cùng phát biểu rằng khi dòng vốn di chuyển tự do từ nước đầu
tư sang nước nhận đầu tư, năng suất biên của vốn có xu hướng trở nên cân bằng giữa
hai nước. Các tác giả nhận thấy rằng sau đầu tư, sản lượng của nước đầu tư giảm đi
nhưng thu nhập quốc dân lại không giảm. Điều này là do về dài hạn nước đầu tư nhận
được thu nhập lớn hơn từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của nó. Lý thuyết này được
các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1960. Nhưng sau đó, lý thuyết này đã không lý
giải được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn
chảy ra, hay tỷ suất đầu tư trong nước cao nhưng tỷ suất đầu tư ra nước ngoài cũng
cao... Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu để
nghiên cứu FDI.
2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm được phát triển bởi Raymond Vernon (1966) lý thuyết
này cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh
doanh của họ từ việc xuất khẩu các sản phẩm sang thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Vernon cho rằng các sản phẩm phải trải qua một chu kỳ sống bao gồm bốn
giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy thoái. Trong giai đoạn giới thiệu, vì
sản phẩm là sản phẩm mới, còn sản xuất độc quyền nên giá cao, sản lượng tiêu thụ ít,
chủ yếu được tiêu thụ ở nước phát minh ra sản phẩm. Ở giai đoạn phát triển, sản lượng
sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, nhiều nhà sản xuất cùng tham giai sản xuất các sản
phẩm tương tự và dẫn đến cạnh tranh tăng, các nhà sản xuất bắt đầu xuất khẩu những
sản phẩm và đồng thời tìm cách di chuyển địa điểm sản xuất sang các quốc gia có
tương đồng về mức sống và văn hóa. Trong giai đoạn thứ 3, giai đoạn chín muồi, sự
cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ, giá sản phẩm giảm nhiều, thị phần cũng giảm. Sau khi cải
tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, nhà sản xuất tìm cách phát triển thị trường mới, di
chuyển địa điểm sản xuất sang các nước kém phát triển hơn. Trong giai đoạn sản phẩm
suy thoái, sản phẩm đã lão hóa, chủ yếu chỉ còn ở thị trường của những nước đang phát
triển. Trong giai đoạn này có hiện tượng xuất khẩu ngược sản phẩm về các nước công
nghiệp phát triển do một bộ phận dân cư vẫn còn có nhu cầu về sản phẩm. Lý thuyết
này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo
nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng
thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu
Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp của Akamatsu (1961). Akamatsu
chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài
để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho
nhập khẩu; (3) sản xuất để xuất khẩu. FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với
sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa
FDI và mô hình “đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát
triển có lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy
nhiên sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa
phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nước đầu tư
ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó
là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang
phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ
kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia
đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác
sẽ thay thế vị trí đó.
Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian
dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi:
vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh
tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI. Tuy nhiên, mô hình
“đàn nhạn” chưa thể trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại thích thực hiện FDI hơn là
xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và không dùng nó để giải thích vì sao FDI
lại diễn ra giữa các nước tương tự về các nhân tố và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại
diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác. Vấn đề quan trọng hơn là mô
hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh tế và thể chế.
2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning
Lý thuyết chiết trung hay còn gọi là mô hình OLI, được phát triển bởi Dunning (1977).
Theo Dunning, một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế:
(1) lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – O) bao gồm: lợi thế về tài sản, lợi thế về
tối thiểu hoá chi phí giao dịch; (2) lợi thế về khu vực (Locational advantages – L) bao
gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển
của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ và (3) lợi thế về nội hoá (Internalisation
advantages – I) bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh
được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực
hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Theo lý thuyết này thì cả 3 điều kiện kể trên
đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt
nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế
này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng
vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt
nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning
phát hiện vào năm 1979.
2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học cổ điển
Adam Smith (1776) cho rằng sự giàu có của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố
nhưng trong đó có hai nhân tố quan trọng là (1) số lượng lao động làm việc trong nền
sản xuất; (2) vật chất và trình độ của phân công lao động. “Con người kinh tế” dưới sự
dẫn dắt của “bàn tay vô hình” sẽ làm cho nền kinh tế phát triển, người lao động sẽ sản
xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho xã hội; lợi ích cá nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã
hội thông qua thị trường tự do. Thị trường sẽ giải quyết tất cả, Chính phủ không cần
can thiệp vào nền kinh tế. Nguyên tắc phân phối là “ai có gì được nấy”, tư bản có vốn
thì được lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận được địa tô, công nhân có sức lao động thì
nhận được tiền lương. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường tự do dưới sự
dẫn dắt của “bàn tay vô hình” làm cho lợi ích cá nhân gắn với lợi ích xã hội. Sự linh
hoạt của giá cả và cơ chế tiền lương có khả năng tự điều chỉnh sự mất cân đối của nền
kinh tế thị trường, xác lập cân đối mới. Khi tổng sản lượng quốc gia đạt mức tiềm năng
nó quyết định số lượng việc làm của nền kinh tế.
2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx
Quan niệm của Karl Marx, tăng trưởng là quá trình tái sản xuất xã hội, bao gồm tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Các yếu tố tác động: đất đai, vốn, lao động, và
tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi lao động sẽ tạo ra giá
trị bằng sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Theo Karl Marx, thặng dư là nguồn gốc
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kỹ thuật là phương tiện lâu dài để tăng giá trị thặng
dư. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng Ông chia hoạt động xã hội thành 2
lĩnh vực: (1) sản xuất vật chất và (2) sản xuất phi vật chất. Sản xuất vật chất tạo ra sản
phẩm xã hội.
Karl Marx bác bỏ lý thuyết cổ điển về “cung tạo nên cầu” cũng như sự hạn chế của đất
đai là giới hạn của sự tăng trưởng. Nền kinh tế chỉ thông suốt khi hàng hóa có sự đảm
bảo cân bằng giữa khối lượng và cơ cấu mua và bán. Nếu khoảng cách này lớn sẽ tạo
ra khủng hoảng. Khủng hoảng là giải pháp khôi phục thế cân bằng đã bị rối loạn. Chính
sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là chính sách nâng cao
mức cầu hiện có.
2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển
Nội dung cơ bản của lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển là (1)
giá cả và tiền công là hai nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế; (2) Vai trò của Chính
phủ trong sự phát triển nền kinh tế là mờ nhạt; (3) nền kinh tế đạt sự cân bằng ở sản
lượng tiềm năng. Những nội dung mới của mô hình tăng trưởng kinh tế của trường
phái Tân cổ điển: (1) yếu tố lao động và vốn có thể liên kết theo tỉ lệ khác nhau, vốn có
thể thay thế nhân công; (2) có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình
sản xuất; (3) yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố cơ bản thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas,
Y = F (K, L, R, T).
Trong đó:
Y: là tổng sản phẩm xã hội (sản lượng đầu ra).
K: là vốn.
L: là lao động.
R: là tài nguyên.
T: là khoa học công nghệ.
2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes
Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm
năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển.
Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào
đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Khi mô tả nền kinh tế, cũng
giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh
mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và
sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông
thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng,
nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.
Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế.
Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình
trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì
sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi
người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu
dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ
cộng đồng tiên tiến nào. Theo Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế
tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia
tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng
tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng
nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi
xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm
tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu
tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế.
Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về
tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công
nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền
đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng
thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới -
nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình này được tính toán như sau:
K = dR/dI.
Trong đó:
dR: là gia tăng thu nhập.
dI: là gia tăng đầu tư.
K: là số nhân.
vì dI = Ds nên K = dR/dI = dR/dS = dR/(dR-dC) = 1/(1-dC/dR).
dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm.
Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của tư bản,
tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư, sẽ giảm sút. Có hai
nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ
làm tăng thêm khối lượng hàng hoá cung ra thị trường. Điều đó làm giảm giá hàng hoá
và kéo theo làm giảm thu nhập tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ làm giá cung
của tài sản tư bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu nhập tương lai
giảm xuống. Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích
đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư, chừng nào hiệu quả
giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường.
Như vậy, đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ
làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng
chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu
dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn
cầu lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và đến tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự
thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song
khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn
của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có
xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu
tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ.
Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và
duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần
phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích
tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông,
chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các
hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình
thức khuyến khích tiêu dùng.
Về đầu tư nhà nước, Keynes cho rằng, ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu
trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của nhà nước. Ông chủ trương
thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài
chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Về hệ
thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng
có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của
các nhà kinh doanh. Theo ông, Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm
lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tư. Đồng thời, để
tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng
hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí
sản xuất chưa thay đổi). Có thể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà
sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Về các hình thức tạo việc làm,
ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư.
Bởi lẽ, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có đầu tư thì sẽ có nhiều việc làm và mang
lại thu nhập. Như vậy, thông qua đầu tư có thể tránh được khủng hoảng kinh tế và thất
nghiệp. Về khuyến khích tiêu dùng, để mở rộng tiêu dùng, Keynes khuyến khích tiêu
dùng cá nhân đối với các nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như đối với người nghèo.
2.2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó
thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham
gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền
kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết
kinh tế của Keynes. Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô
hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng,
trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp.
Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận
được. Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và
tổng cầu. Đồng thời, lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác
định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng
tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất:
lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học
công nghệ (A).
Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật
của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu
tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được
nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi
đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế
nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc
dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn
có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài
nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được
thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần
như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là
ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không
có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao
động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy
mô.
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao
động được sử dụng những máy móc, thiết bị…nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao
động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa
là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài
hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng
cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư
cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và
thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần
như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải
do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện
quốc gia…), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi….
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự
sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là
quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng
một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản
xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới … có những bước tiến như
vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất.
2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan
2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam
Trong quá khứ, đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn liên quan đến mối liên hệ giữa tăng
trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Trong số đó, Blomstrom và cộng
sự (1992) đã tập trung nghiên cứu của mình vào mức tăng trưởng thực của thu nhập
bình quân trên người của 78 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1960 – 1985 và
phát hiện ra rằng dòng vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước tiếp
nhận là phát triển. Trong khi đó, Boyd và Smith (1992) lại cho thấy dòng vốn FDI có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự phân bổ nguồn lực bị sai lệch khi
có một số biến dạng trong thương mại, giá cả và những thứ khác. Cũng liên quan đến
chủ đề này, Borensztein và cộng sự (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng
trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có thể là một
công cụ quan trọng và là kênh chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng hiệu quả của nó
lại phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực ở những nước tiếp nhận nguồn vốn FDI này.
Kết quả nghiên cứu mối liên hệ nhân quả giữa thương mại, tăng trưởng kinh tế, và
dòng vốn FDI của Liu, Burridge, Sinclair (2002) về nền kinh tế của Trung Quốc trong
thời kỳ 1981 – 1997 cho thấy có mối liên hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế, dòng
vốn FDI, và xuất khẩu, nhưng nghiên cứu của họ lại cho thấy bằng chứng rất yếu về
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, và nhập khẩu. Ngược lại với
nghiên cứu của Liu, Burridge, Sinclair (2002), nghiên cứu của Anthukorala (2003) lại
cho ra kết quả dòng vốn FDI có tác động tích cực đến GDP và quan hệ nhân quả một
chiều chạy từ GDP sang FDI ở Sri Lanka. Trong khi đó, nghiên cứu của Baliamoune-
Lutz (2004) tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có mối
quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và dòng vốn FDI ở Morocco. Kết quả này ngụ ý rằng
FDI cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Cùng cho ra kết quả nghiên cứu
giống như Baliamoune-Lutz (2004), nghiên cứu của Dritsaki, Dritsaki, Adamopoulos
(2004) ủng hộ mối liên hệ hai chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nghiên,
kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng cho thấy không có mối quan hệ giữa
dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo hướng từ dòng vốn FDI đến tăng trưởng
GDP và cũng không có mối quan hệ giữa dòng vốn FDI với xuất khẩu theo hướng từ
dòng vốn FDI đến xuất khẩu. Khác với các kết quả nghiên cứu trên, Mamun và Nath
(2005) đã tìm thấy mối quan hệ một chiều dài hạn từ xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế
ở Bangladesh.
Bài nghiên cứu thực nghiệm của Kohpaiboon (2003) về sự ảnh hưởng của chế độ chính
sách thương mại đối với đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của nền
kinh tế Thái Lan. Phân tích thực nghiệm được xây dựng dựa trên giả thuyết
‘Bhagwati’, cụ thể là chế độ thúc đẩy xuất khẩu có nhiều khả năng hơn chế độ thay thế
nhập khẩu để tạo ra hiệu ứng thuận lợi từ dòng vốn FDI cho các nước sở tại. Những
phát hiện của nghiên cứu này là phù hợp với giả thuyết ‘Bhagwati’. Một nghiên cứu
khác của Yao (2006), sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm 28 tỉnh của Trung Quốc trong
giai đoạn 1978 - 2000. Một kết luận chính của nghiên cứu này là xuất khẩu và dòng
vốn FDI là rất quan trọng đối với thành công kinh tế của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Makki, Somwaru (2004) thực hiện nghiên cứu trên mẫu của sáu mươi sáu
quốc gia đang phát triển trong thời kỳ 1971 – 2000 về sự tương tác giữa dòng vốn FDI,
thương mại, và tăng trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn FDI
và thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dòng vốn FDI
thường là kênh chính thông qua đó công nghệ tiên tiến được chuyển giao cho các nước
đang phát triển. Ngoài ra, một số tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập khu
vực và nguồn vốn FDI. Darrat và cộng sự (2005) trích trong Belloumi (2014) đã điều
tra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trung Âu và Đông Âu (CEE)
và Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Họ phát hiện ra rằng dòng vốn FDI kích thích
tăng trưởng kinh tế ở các nước gia nhập EU, trong khi tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế ở MENA và ở các nước không gia nhập EU là không tồn tại hoặc tiêu
cực.
2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa nguồn vốn
FDI, thương mại, và tăng trưởng kinh tế. trong số đó, Hoang, Wiboonchutikula,
Tubtimtong (2010) đã sử dụng dữ liệu bảng của 61 tỉnh thành của Việt Nam trong giai
đoạn 1995-2006 để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tác động tích cực và mạnh mẽ
của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu của
Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014) thực hiện phân tích mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý III năm 2012. Kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có tác động tích cực đến
tất cả các biến có mặt trong mô hình. Đặc biệt, nguồn vốn FDI tác động mạnh mẽ đến
tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Tương tự, Sử Đình Thành,
Nguyễn Minh Tiến (2014) sử dụng dữ liệu bảng với 43 tỉnh thành trong giai đoạn 1997
– 2012. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra: (i) Hiệu ứng lan toả của dòng vốn
FDI đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế; và (ii) Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh
tế địa phương trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu của họ khẳng định rằng nguồn vốn
FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. Tăng trưởng kinh tế
Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 với chính sách xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa hợp tác với đầu tư nước ngoài. Để đáp
ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, cuối năm 1987, luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam ra đời, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặc về nhận thức, quan điểm của
Đảng và Nhà nước đối với ĐTNN. Tiếp đến, năm 1990, luật Công ty và luật Doanh
nghiệp tư nhân được ban hành. Sau đó, luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban
hành vào năm 1994. Những luật này đã tạo tiền đề giúp nền kinh tế Việt Nam từng
bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Biểu đồ 3.1 cho thấy tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018 là rất ấn tượng. Trong giai
đoạn này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức thấp nhất là 4.77% vào năm 1999
và đạt mức tăng trưởng cao nhất (9.54%) vào năm 1995. Mức tăng trưởng của năm
1994 là 8.84% và con số này của năm 1996 và 1997 lần lượt là 9.34% và 8.15%. Giai
đoạn 10 năm tiếp theo, từ 1998 đến 2007, tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, trên 6%.
Riêng năm 1998 và 1999, tăng trưởng kinh tế lần lượt là 5.76% và 4.77%. Đây là thời
kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở
khu vực Châu Á. Sau đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần sụt giảm so với
trước đó, ở mức trên 5%, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức
tương đối cao, hơn 6%. Riêng năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt mức 7.08%.
3.2. Thương mại
Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1994 –
2018 là rất cao, tổng giá trị xuất nhập khẩu của năm sau luôn cao hơn năm trước (Biểu
đồ 3.2). Ngoại trừ năm 2009, tốc độ tăng trưởng là âm. Như đã giải thích ở phần trên,
tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất (47.53%) vào năm
1996. Tốc độ tăng trưởng thương mại của năm 1994, 1995 lần lượt là 44.57% và
22.80%. Trong các năm, từ năm 1997 đến năm 2000, tình hình tăng trưởng thương mại
của Việt Nam có phần chậm lại do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra
ở khu vực Châu Á. Từ năm 2001 đến năm 2008, tăng trưởng thương mại của Việt Nam
tăng trưởng đều đặn qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tốc độ tăng
trưởng là 30.38%. Một lần nữa, tình hình thương mại của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng
rất nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, dẫn đến tình hình
tăng trưởng thương mại bị âm và đây cũng là năm duy nhất mà tình hình tăng trưởng
thương mại của Việt Nam bị âm trong cả giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2018. Nhưng
ngay sau đó, tăng trưởng thương mại của Việt Nam đã tăng trở lại trong năm 2010 và
2011 với mức tăng trưởng trên 20%. Từ năm 2012 đến năm 2017, tình hình thương
mại có phần chậm lại và đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian này là 18.28% vào
năm 2017. Riêng năm 2018, số liệu về tình hình thương mại chỉ là sơ bộ nên chưa phản
ánh được cụ thể về thương mại của Việt Nam trong năm này.
3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn vốn FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế, lũy kế các dự án còn hiệu
lực đến ngày 31/12/2017 (Bảng 3.1) như sau: tổng số dự án được cấp phép là 24,803
dự án với tổng vốn đăng ký là 319,613.20 triệu USD. Trong đó số dự án được cấp phép
nhiều nhất rơi vào khu vực công nghiệp chế biến chế tạo với 12,460 dự án, chiếm
50.24% trong tổng số dự án được cấp phép trong giai đoạn này. Đồng thời, tổng nguồn
vốn đăng ký của khu vực này là 186,514.20 triệu USD, chiếm 58.36% tổng nguồn vốn
đăng ký. Kế đến, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác với số dự án được cấp phép là 2,805 dự án, chiếm 11.31% tổng số dự án
được cấp phép nhưng chỉ chiếm 1.94% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba về số lượng dự
án được cấp phép là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Tổng số
dự án được cấp phép là 2,478, chiếm 9.99%, nhưng số vốn đăng ký thì khá nhỏ,
3,096.30 triệu USD tương đương 0.97% tổng vốn đăng ký. Hai lĩnh vực có cả số lượng
dự án được cấp phép thấp và số vốn đăng ký cũng thấp là cung cấp nước, hoạt động
quản lý và xử lý rác thải, nước thải và lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm. Số lượng dự án được cấp phép của hai lĩnh vực này lần lượt là 68 và 81, chiếm tỷ
lệ lần lượt là 0.27% và 0.33% trong tổng số dự án được cấp phép. Đồng thời, tỷ lệ vốn
đăng ký của hai lĩnh vực này lần lượt là 0.73% và 0.47% trong tổng vốn đăng ký.
Bảng 3.1 – Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế
các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017).
Ngành kinh tế Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD), (*)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 511 3,521.2
Khai khoáng. 105 4,876
Công nghiệp chế biến, chế tạo. 12,460 186,514.2
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí.
115 20,820.9
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải.
68 2,338.5
Xây dựng. 1,481 10,846.5
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ khác.
2,805 6,200
Vận tải, kho bãi. 666 4,646.7
Dịch vụ lưu trú và ăn uống. 644 12,004.2
Thông tin và truyền thông 1,653 3,336.5
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 81 1,487.8
Hoạt động kinh doanh bất động sản 639 53,226
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ
2,478 3,096.3
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 298 527.1
Giáo dục và đào tạo 376 759.9
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 134 1,867
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 2,781.6
Hoạt động dịch vụ khác 156 762.8
Tổng 24,803 319,613.2
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
(*) Bao gồm vốn cấp mới và vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các
năm trước. Từ năm 2016 bao gồm cả vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ được phân tích theo mô hình phân phối trễ tự hồi quy
(Autoregressive Distributed Lag – ARDL) được phát triển bởi Pesaran and Shin
(1999); Pesaran và cộng sự (2001). Tính ưu việt của mô hình ARDL ở chỗ mô hình
ARDL rất phù hợp để phân tích mối quan hệ đồng liên kết trong trường hợp mẫu
nghiên cứu có số lượng quan sát hạn chế. Hơn nữa, mô hình ARDL sử dụng được ngay
cả trong trường hợp các biến không cùng mức liên kết bậc 1, I(1) hoặc I(0). Một ưu
điểm khác là bằng cách áp dụng kỹ thuật ARDL, chúng ta có được các ước lượng
không chệch của mô hình dài hạn. Do đó, ARDL được coi là một phương pháp mạnh
trong nghiên cứu mối quan hệ đồng liên kết của các chuỗi thời gian (Harris and Sollis,
2003) được trích trong Belloumi (2014).
Quy trình phân tích số liệu theo mô hình ARDL được thực hiện qua các bước sau:
Trước tiên, do kiểm định mối quan hệ đồng liên kết dựa trên giả định rằng các biến
trong mô hình có mối liên kết I(0) hoặc I(1). Cho nên điều cần thiết là phải thực hiện
kiểm tra nghiệm đơn vị (kiểm tra tính dừng) của các biến trong mô hình để đảm bảo
rằng các biến trong mô hình không liên kết ở bậc 2, I(2). Bài nghiên cứu này sẽ sử
dụng phương pháp kiểm định Augmented Dickey–Fuller (ADF) và phương pháp
Phillips-Perron (PP) để thực hiện việc kiểm tra nghiệm đơn vị đối với các biến trong
mô hình. Sau đó, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các chỉ tiêu Akaike Information Criterion –
AIC, để lựa chọn bậc trễ tối ưu của các biến cho mô hình ARDL. Tiếp đến là việc thực
hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết theo cách tiếp cận của mô hình ARDL. Kết
quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết chỉ ra rằng các biến có mối quan hệ đồng
liên kết thì thực hiện việc ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction
Model-ECM) dài hạn. Nêu kết quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết chỉ ra rằng
các biến không có mối quan hệ đồng liên kết thì sẽ thực hiện ước lượng mô hình
ARDL ngắn hạn. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng thực hiện các kiểm tra chuẩn đoán
mô hình như kiểm tra phương sai thay đổi, kiểm tra tự tương quan, kiểm tra xem mô
hình có bỏ xót biến không, và kiểm tra độ ổn định của mô hình. Cuối cùng, bài nghiên
cứu sẽ thực hiện việc kiểm định Granger Causality và hướng tác động của các biến
trong ngắn hạn.
Mô hình ARDL được sử dụng trong nghiên cứu này được thể hiện như sau:
Trong đó tất cả các biến được xác định trước đó trong Bảng 4.1 – mô tả dữ liệu, ln (.)
Là toán tử logarit, D là sai phân bậc 1 và εt là các sai số của mô hình ước lượng.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Mô tả dữ liệu
Bảng 4.1 – Mô tả dữ liệu.
Biến Cách đo lường Nguồn
Y
Tăng trưởng kinh tế được đo
lường bằng GDP thực bình
quân đầu người (VND theo
giá cố định).
World Bank – World
Development Indicators.
(https://databank.worldbank.org/so
urce/world-development-indicators)
K
Vốn đầu tư (capital stock)
được đo bằng giá trị thực của
tổng chi phí đầu tư (gross
fixed capital formation-
GFCF) (VND theo giá cố
định).
World Bank – World
Development Indicators.
L
Được đo bằng tổng lực lượng
lao đông.
World Bank – World
Development Indicators.
F
Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực (inflow) so
với GDP.
World Bank – World
Development Indicators.
T
Độ mở thương mại được
lường bằng tổng xuất khẩu
và nhập khẩu chia cho GDP
(VND theo giá cố định).
World Bank – World
Development Indicators.
Nguồn: World Bank – World Development Indicators.
Tất cả các biến trong Bảng 4.1 đều được lấy theo năm, từ năm 1994 đến 2018 và đều
được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng.
4.2.2. Thống kê mô tả
Bảng 4.2 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình.
Biến
Số lượng
quan sát
Giá trị trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
LnY 25 16.79258 .3861258 16.12617 17.41459
LnK 25 33.67783 .6316342 32.53016 34.6388
LnL 25 17.66132 .1426711 17.40756 17.85559
LnF 25 1.758102 .3545062 1.220949 2.479851
LnT 25 .1797471 .5211891 -.7787978 .9637524
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Bảng 4.2 thể hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Tất cả gồm có 5
biến và mỗi biến đều có 25 quan sát. Các biến được mô tả về giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa. Cụ thể, biến tăng trưởng được đại diện bởi GDP
thực bình quân đầu người và được biểu thị bằng LnY có giá trị trung bình 16.79258 với
độ lệch chuẩn là 0.3861285. Đồng thời thống kê mô tả cũng cho biết giá trị nhỏ nhất
của biến tăng trưởng là 16.12617, và giá trị lớn nhất là 17.41459. Tương tự, các giá trị
thông kê mổ tả cho các biến còn lại được thể hiện trong Bảng 4.2.
4.2.3. Kiểm định nghiệm đơn vị
Bảng 4.3 - Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua
chuỗi gốc (at level).
ADF test PP test
Các biến SIC lag t-Stat Critical
value at 5%
t-Stat Critical value
at 5%
Ln(Y) 0 -1.838 -3.000 -1.838 -3.000
Ln(K) 0 -1.551 -3.000 -1.551 -3.000
Ln(L) 0 -6.207 -3.000 -6.207 -3.000
Ln(F) 0 -2.447 -3.000 -2.447 -3.000
Ln(T) 0 -1.547 -3.000 -1.547 -3.000
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Bảng 4.4 - Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua sai
phân bậc 1.
ADF test PP test
Các biến SIC lag t-Stat Critical
value at 5%
t-Stat Critical value
at 5%
Ln(Y) 0 -2.908 -2.630* -2.908 -2.630*
Ln(K) 0 -4.145 -3.000 -4.145 -3.000
Ln(F) 0 -3.985 -3.000 -3.985 -3.000
Ln(T) 0 -3.566 -3.000 -3.566 -3.000
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
(*): Giá trị tới hạn tại mức ý nghĩa 10%.
Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp kiểm định ADF và PP được thể hiện
trong Bảng 4.3 và Bảng 4.4. Bảng 4.3 chỉ ra rằng chỉ có biến Ln(L) là dừng ở chuỗi
gốc (at level) do giá trị tới hạn ở mức 5% nhỏ hơn giá trị thống kê t. Trong khi đó,
Bảng 4.4 ghi nhận các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) dừng ở sai phân bậc 1.
Trong đó biến Ln(K), Ln(F), và Ln(T) có giá trị tới hạn nhỏ hơn giá trị thống kê t ở
mức 5%. Riêng biến Ln(Y) có giá trị tới hạn nhỏ hơn giá trị thống kê t ở mức ý nghĩa
10%. Kết quả kiểm định tính dừng này là phù hợp với giả thiết của kiểm định mối quan
hệ đồng liên kết rằng các biến trong mô hình có mối liên kết I(1) hoặc I(0).
4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết
Bước đầu tiên của phương pháp kiểm định mối quan hệ đồng liên kết là ước lượng 5
phương trình trên (1, 2, 3, 4 và 5) theo bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Ước
lượng của 5 phương trình trên nhằm kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa
các biến bằng cách tiến hành kiểm định F của các hệ số với các mức độ trễ của các
biến, nghĩa là: H0: b1i = b2i = b3i = b4i = b5i = 0 so với giả thuyết đối: H1: b1i b2i b3i
≠ b4i ≠ b5i ≠ 0 với i = 1, 2, 3, 4, 5. Chúng tôi biểu thị thống kê F của kiểm định thông
thường trên Y theo FY (Y  K, L, F, T). Hai giá trị tới hạn cho một mức ý nghĩa nhất
định có thể được xác định (Pesaran và cộng sự, 2001). Mức thứ nhất được tính dựa trên
giả định rằng tất cả các biến có trong mô hình ARDL được liên kết theo I(0), trong khi
mức thứ hai được tính dựa trên giả định rằng các biến được liên kết theo bậc I(1). Giả
thuyết không về không đồng liên kết bị bác bỏ khi giá trị kiểm định thống kê F vượt
quá giá trị tới hạn cận trên, trong khi nó được chấp nhận nếu thống kê F thấp hơn giá
trị tới hạn cận dưới. Những kết quả khác, kiểm định đồng liên kết không có kết luận.
Việc thực hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được thực hiện trên phần mềm
STATA đối với các biến Dln(Y), DLn(K), DLn(L), DLn(F), DLn(T). Các biến này lần
lượt là biến phụ thuộc trong mô hình. Để xác định kết quả của kiểm định mối quan hệ
đồng liên kết giữa các biến, chúng ta dựa vào thống kê F. Nếu giá trị của thống kê F
nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến không
có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị của thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên
I(1) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị
thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) nhưng nhỏ hơn giá trị tới hạn cận trên
I(1) thì ta không thể kết luận về mối quan hệ của các biến.
Bảng 4.5 - Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết.
Biến phụ thuộc AIC lags F-Statistic Kết quả kiểm định
FY (Y  K, L, F, T) (2 2 1 2 0) 4.705 Đồng liên kết
FK (K  Y, L, F, T) (1 0 0 0 2) 17.034 Đồng liên kết
FL (L  Y, K, F, T) (2 2 2 0 0) 0.061 Không đồng liên
kết
FF (F  Y, K, L, T) (1 0 0 0 2) 4.749 Đồng liên kết
FT (T  Y, K, L, F) (1 0 1 1 2) 3.654* Đồng liên kết
Giá trị tới hạn cận
dưới tại mức 5%
2.86
Giá trị tới hạn cận
trên tại mức 5%
4.01
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
(*): Giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 10%.
Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được báo cáo trong Bảng 4.5. Từ kết quả
này cho thấy rằng các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) khi chúng lần lượt là biến
phụ thuộc trong mô hình thì giá trị thống kê F của chúng lớn hơn giá trị tới hạn cận trên
ở mức ý nghĩa 5%, riêng biến Ln(T) có giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận
trên ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) đều có mối
quan hệ đồng liên kết trong dài hạn với các biến còn lại trong mô hình. Tuy nhiên, kết
quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết đối với biến DLn(L) khi biến này là biến phụ
thuộc thì kết quả cho ra giá trị thống kê F nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới ở các mức ý
nghĩa 1%, 5%, và 10% và có thể kết luận không có mối quan hệ đồng liên kết giữa biến
Ln(L) với các biến khác trong dài hạn.
4.2.5. Kiểm định chuẩn đoán các mô hình
Việc kiểm định chuẩn đoán các mô hình được tiến hành thông qua các kiểm như kiểm
định White và kiểm định Breusch-Pagan để kiểm tra phương sai thay đổi. Giả thiết H0
của các kiểm định này phát biểu rằng “phương sai không thay đổi” và giả thiết đối H1là
“phương sai thay đổi”. Nếu giá trị P. value của kiểm định White lớn 5% và giá trị
Prob>chi2 của kiểm định Breusch-Pagan lớn 5% thì không có cơ sở để bác bỏ giải thiết
H0 và có thể kết luận rằng phương sai không thay đổi (phương sai đồng nhất). Tiếp
đến, là dùng kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-Godfrey để kiểm tra tự
tương quan của dữ liệu chuỗi thời gian. Trong đó, chúng tôi sử dụng kiểm định
Durbin's alternative, thay thế cho kiểm định Durbin-Watson, để tính toán trực tiếp ra
mức ý nghĩa thống kê của kiểm định Durbin-Watson, bằng cách dùng lệnh durbinalt.
Nếu giá trị Prob>chi2 của hai kiểm định này đều lớn hơn 5%, thì có thể kết luận rằng
không có tự tương quan của dữ liệu chuỗi thời gian. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến
hành kiểm tra xem mô hình có bỏ qua biến nghiên cứu nào không bằng cách sử dụng
kiểm định Ramsey RESET, nếu giá trị Prob>F lớn hơn 5%, thì có thể kết luận mô hình
không có bỏ xót biến nghiên cứu. Cuối cùng là việc thực hiện kiểm tra tính ổn định của
mô hình thông qua kiểm tra tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư (CUSUMSQ). Nếu
tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5%
thì có thể kết luận phần dư của mô hình có tính ổn định và vì thế mô hình là ổn định.
Tiếp đến, các kiểm định chuẩn đoán mô hình sẽ được thực hiện và kết quả kiểm định
chuẩn đoán các mô hình được báo cáo trong Bảng 4.6. Kết quả kiểm định chuẩn đoán
dành cho biến DLn(Y) và biến DLn(K) về phương sai thay đổi thông qua kiểm định
White và kiểm định Breusch-Pagan như sau: giá trị p.value của kiểm định White đối
với biến DLn(Y) và DLn(K) lần lượt là 0.3405 và 0.4186 và giá trị Prob>chi2 của kiểm
định Breusch-Pagan cho biến DLn(Y) là 0.8771 và biến DLn(K) là 0.3755. Tất cả các
giá trị này đều lớn hơn 0.05. Do đó, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, phương sai
đồng nhất (phương sai thay đổi). Tiếp theo, các kiểm định Durbin's alternative và kiểm
định Breusch-Godfrey, dùng để kiểm tra tự tương quan của các biến dành cho DLn(Y)
và DLn(K). Giá trị Prob>chi2 của hai kiểm định này lần lượt dành DLn(Y) là 0.1826,
0.0569 và giá trị này dành cho biến DLn(K) là 0.1258, 0.0668. Tất cả các kết quả này
đều lớn hơn 0.05 và không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, không có sự tương quan.
Để kiểm tra xem mô hình có bị bỏ xót biến quan trong nào không, kiểm định Ramsey
RESET được thực hiện. Giá trị Prob>F của kiểm định Ramsey RESET cho biến
DLn(Y) và DLn(K) lần lượt là 0.0569 và 0.0668. Với kết quả này, có thể kết luận rằng
mô hình đã không bỏ xót biến quan trọng nào. Cuối cùng là việc thực hiện kiểm tra
tính ổn định của mô hình thông qua kiểm tra tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư
Cusumsq cho hai biến DLn(Y) và DLn(K). Kết quả kiểm tra cho thấy tổng tích lũy
hiệu chỉnh của phần dư nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5%. Do đó có
thể kết luận phần dư của mô hình có tính ổn định và vì thế mô hình là ổn định (xem
Biểu đồ 4.1 cho biến DLn(Y) và Biểu đồ 4.2 cho biến DLn(K).
Các biến DLn(L), DLn(F), và DLn(T) cũng lần lượt được thực hiện các kiểm định
chuẩn đoán mô hình tương tự như hai biến DLn(Y) và DLn(K) và kết quả các kiểm
định của các biến này cũng được báo cáo trong Bảng 4.6. Khi thực hiện kiểm định đối
với biến DLn(L) thì hầu hết các kết quả kiểm định đều tốt, ngoại trừ kiểm định
Breusch-Godfrey cho ra kết quả các biến bị tự tương quan và kết quả kiểm tra tính ổn
định của mô hình cũng cho kết quả là mô hình không ổn định. Trong khi đó, các kiểm
định đều cho ra kết quả tốt đối với DLn(F) và DLn(T). Tuy nhiên, kết quả kiểm định
xem mô hình của hai biến này có bỏ xót biến quan trọng trong mô hình không và kết
quả cho cả hai biến này là có sự bỏ xót biến quan trọng trong mô hình.
Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình.
Kiểm định DLn(Y) DLn(K) DLn(L) DLn(F) DLn(T)
White
(P.value)
0.3405 0.4186 0.3517 0.1086 0.4544
Breusch-
Pagan
(Prob>chi2)
0.8771 0.3755 0.7418 0.0873 0.1544
Durbin's
alternative
(Prob>chi2)
0.1826 0.1258 0.0863 0.3524 0.6592
Breusch-
Godfrey
(Prob>chi2)
0.0569 0.0668 0.0253 0.2414 0.5365
Ramsey
RESET
(Prob>F)
0.2971 0.1255 0.1173 0.0011 0.0312
CUSUMSQ Ổn định Ổn định Không ổn
định
Ổn định Ổn định
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Biểu đồ 4.1 – Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(Y)
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Biểu đồ 4.2 – Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(K)
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
4.2.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài
hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc
Bảng 4.7 – Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp
ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc.
D.DLnY Coef. Std. Err. t p>t
95%
Conf.
Interval
Tốc độ
điều chỉnh
biến
DLnY
(L1)
-1.054843 .2312237 -4.56 0.001 -1.570042 -.5396445
DLnK .1763725 .0469242 3.76 0.004 .0718189 .2809261
Độ trễ tối ưu các biến trong mô hình theo tiêu chí AIC 2 2 1 2 0
R bình phương 76.47%
R bình phương hiệu chỉnh 50.58%
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với
biến DLn(Y) là biến phụ thuộc với độ trễ của các biến trong mô hình là (2 2 1 2 0) theo
tiêu chí thông tin AIC được thể hiện trong Bảng 4.7. Kết quả ước lượng cho thấy các
biến độc lập trong mô hình giải thích được 50.58% sự biến thiên của biến phụ thuộc,
chuẩn của tỷ lệ này là phải lớn hơn 50%. Hệ số hiệu chỉnh sai số bị trễ có ý nghĩa
thống kê ở mức 1% và mang dấu âm như dự kiến, xác nhận kết quả của kiểm định giới
hạn cho đồng liên kết. Giá trị của nó được ước lượng là -1.05, ngụ ý rằng tốc độ điều
chỉnh về trạng thái cân bằng sau một cú sốc là rất cao. Khoảng 105% sự mất cân bằng
từ năm trước cú sốc hội tụ trở lại trạng thái cân bằng dài hạn trong năm hiện tại. Trong
dài hạn, tổng vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng ở mức ý nghĩa thống kê
1%. Hệ số ước lượng 0.1763725 cho thấy khi tất cả các yếu tố khác không thay đổi,
1% thay đổi trong đơn vị tính của tổng vốn đầu tư sẽ làm tăng 0.1763725 đơn vị tín của
tăng trưởng.
4.2.7. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài
hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc
Bảng 4.8 - Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp
ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc.
D.DLnK Coef. Std. Err. t p>t
95%
Conf.
Interval
Tốc độ
điều chỉnh
biến
DLnK
(L1)
-1.033939 .1251205 -8.26 0.000 -1.302296 -.7655826
DLnF .0949381 .0316689 3.00 0.010 .0270151 .1628611
Độ trễ tối ưu các biến trong mô hình theo tiêu chí AIC 1 0 0 0 2
R bình phương 89.84%
R bình phương hiệu chỉnh 84.76%
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với
biến DLn(K) là biến phụ thuộc với độ trễ của các biến trong mô hình là (1 0 0 0 2) theo
tiêu chí thông tin AIC được thể hiện trong Bảng 4.8. Kết quả ước lượng từ Bảng 4.8
cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 84.76% sự biến thiên của biến
phụ thuộc, chuẩn của tỷ lệ này là phải lớn hơn 50%. Hệ số hiệu chỉnh sai số bị trễ có ý
nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm như dự kiến, xác nhận kết quả của kiểm
định giới hạn cho đồng liên kết. Giá trị của nó được ước lượng là -1.03, ngụ ý rằng tốc
độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng sau một cú sốc là cao. Khoảng 103% sự mất cân
bằng từ năm trước cú sốc hội tụ trở lại trạng thái cân bằng dài hạn trong năm hiện tại.
Trong dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư ở
mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số ước lượng 0.0949381 cho thấy khi tất cả các yếu tố
khác không thay đổi, 1% thay đổi trong đơn vị tính của đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ
làm tăng 0.0949381 đơn vị tín của tổng vốn đầu tư.
4.2.8. Phân tích Granger Causality và hướng tác động của các biến
Bảng 4.9 - Kết quả phân tích Granger Causality.
Granger causality Wald tests
Biến phụ
thuộc
Biến độc lập Chi2 df Prob>chi2
LnK
LnY 10.52 2 0.005
LnT 84.146 2 0.000
LnF LnT 7.3943 2 0.025
LnT
LnL 7.7417 2 0.021
LnF 29.127 2 0.000
Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
Từ kết quả phân tích Granger Causality ở Bảng 4.9 cho thấy rằng khi tổng vốn đầu tư
là biến phụ thuộc thì tăng trưởng và thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều
này có nghĩa là cả tăng trưởng và thương mại đều có tác động tích cực đến tổng vốn
đầu tư. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài là biến phụ thuộc, thì thương mại có ý nghĩa
thống kê ở mức 1% và có tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tương tự,
kết quả kiểm định Granger Causality đối với thương mại khi thương mại là biến phụ
thuộc, thì biến tổng lực lượng lao động có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và đầu tư trực
tiếp nước ngoài có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy cả tổng lực lượng
lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có tác động tích cực đến thương mại.
Thông qua phân tích Granger Causality, hướng tác động của các biến trong mô hình
được thể hiện như sau: (1) thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích
cực qua lại lẫn nhau; (2) tăng trưởng và thương mại có tác động tích cực đến tổng vốn
đầu tư, hướng tác động từ tăng trưởng và thương mại; (3) lực lượng lao động có tác
động tích cực đến thương mại.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực
tiếp nước ngoài, và thương mại trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. Các biến trong
mô hình được lấy theo năm và mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu
này là mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL). Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài
có tác động tích cực lẫn nhau. Các yếu tố làm tăng thương mại sẽ làm tăng đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Ngược lại, các yếu tố làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ
làm tăng thương mại. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy khi tăng trưởng
và thương mại tăng sẽ làm tăng tổng vốn đầu tư. Cuối cùng, khi các yếu tố làm tăng
tổng lực lượng lao động sẽ làm tăng thương mại. Trong dài hạn: (1) đầu tư trực tiếp
nước ngoài có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư; (2) tổng vốn đầu tư có tác động
tích cực đến tăng trưởng.
5.2. Các hàm ý chính sách
Trong ngắn hạn
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong ngắn hạn, thương mại và đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tác động tích cực lẫn nhau. Các yếu tố làm tăng thương mại sẽ làm tăng đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Ngược lại, các yếu tố làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng sẽ làm tăng thương mại. Do đó, để thúc đẩy cả đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn
thương mại, các nhà quản lý nhà nước cần quan tâm đến các chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt, là các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm
lượng công nghệ cao cũng như tính lan tỏa cao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài qua đó làm gia tăng khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế và đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Đồng thời, sự gia tăng thương mại cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của tổng vốn đầu tư,
một yếu tố có tác động tích cực đến tăng trưởng trong dài hạn. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cũng tìm thấy khi các yếu tố làm tăng tổng lực lượng lao động sẽ làm tăng
thương mại. Cho nên, về vĩ mô, các chính sách cần hướng đến tỷ lệ sinh sao cho dy trì
lực lượng lao động vàng và tránh lực lượng lao động bì già hóa một cách nhanh chóng.
Về vi mô, chúng ta cần có các chính sách và chương trình đạo tạo nghề cho lực lượng
lao động phù hợp với nhu cầu của nền sản xuất trong nước. Đặc biệt là lực lượng lao
động có tay nghề cao, có thể bắt kịp và đáp ứng tốt một nền sản xuất với công nghệ
tiên tiến trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu và cuộc cách mạng 4.0.
Trong dài hạn
Để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn các chính sách cần tập trung vào việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ làm tăng tổng vốn
đầu tư. Đồng thời các chính sách cũng cần tập trung vào việc thu hút các nguồn vốn
khác ngoài vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như vốn đầu tư của khu vực tư nhân, cũng
như đầu tư của chính phủ.
Đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cần quan tâm đến một số yếu tố
sau: (1) các dự án đầu tư nước ngoài phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi
trường khi đầu tư vào Việt Nam; (2) đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thực sự có
tác động rõ nét đối với chất lượng nguồn nhân lực. Phần lớn nguồn nhân lực làm việc
trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung ở nhóm công việc lao động
phổ thông trong khi những công việc quản lý điều hành là do người nước ngoài đảm
nhận; (3) nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm triển khai, đặc biệt là các dự
án có sử dụng đất gây nên lãng phí tài nguyên đất; (4) các địa phương thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài chưa xét đến mối liên kết vùng và chưa đảm bảo hiệu quả tổng thể
kinh tế - xã hội - môi trường; (5) tính lan tỏa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chưa cao. Việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài vẫn chưa
đạt hiệu quả như kỳ vọng.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Một hạn chế của bài nghiên cứu này là quy mô mẫu nghiên cứu nhỏ của bộ dữ liệu
chuỗi thời gian. Do hạn chế của dữ liệu nên tác giả chỉ có được bộ dữ liệu với 25 quan
sát mỗi biến, dữ liệu theo năm từ năm 1994 đến 2018. Một hạn chế khác của bài nghiên
cứu là phương pháp nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu này theo phương pháp
phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL), một phương pháp
được sử dụng nhiều trên thế giới trong thời gian gần đây cho ước lượng dữ liệu chuỗi
thời gian với quy mô mẫu bị hạn chế. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này chưa
được thực hiện nhiều ở Việt Nam và chưa có tài liệu hướng dẫn rõ ràng về việc thực
hiện phân tích hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian theo phương pháp ARDL. Do đó, tác giả
gặp nhiều khó khăn trong phân tích và điều sai xót là không thể thiếu. Do kết quả
nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu với quy mô mẫu bị hạn chế nên có thể kết quả này chưa
phản ánh đầy đủ và đáng tin cậy nhất về mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp
nước ngoài, và thương mại. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo về đề tài này khi quy mô
mẫu càng ngày càng lớn hơn theo thời gian là điều cần thiết để chúng ta có cái nhìn
khách quan và đáng tin cậy hơn về chủ đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.<
http://www.trungtamwto.vn/download/16865/K%E1%BB%B7%20yeu%20Hoi%
20nghi%2030%20nam%20-%20Vietnamese.pdf> [Ngày truy cập: 4/10/2019].
Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu, 2014. Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 281,
trang 37-56.
Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 283, trang 21-41.
Tổng cục Thống kê, 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo
ngành kinh tế. (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017). <
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716> [Ngày truy cập: 4/10/2019].
Tài liệu tiếng Anh
Akamatsu, K., 1961. A theory of unbalanced growth in the world economy.
Weltwirtschaftliches Archi, Bd. 86: 196-217.
Al Mamuna, K., A., and Nath, H., K., 2005. Export-led Growth in Bangladesh - A
Time Series Analysis. Applied Economics Letters, 12: 361–364.
Athukorala, P.P.A.W. 2003. The Impact of Foreign Direct Investment for Economic
Growth: A Case Study in Sri Lanka. 9th International Conference on Sri Lanka
Studies, Matara, Sri Lanka 28-30 November 2003: University of Peradeniya, Sri
Lanka.
Baliamoune-Lutz, M., 2004. Does FDI Contribute to Economic Growth? Knowledge
about the Effects FDI Improves Negotiating Positions and Reduce Risk for Firms
Investing in Developing Countries. Business Economics, Vol. 39, Issue 2: 49-55.
Belloumi, M., 2014. The relationship between trade, FDI and economic growth
in Tunisia: An application of the autoregressive distributed lag model.
Economic Systems, 2: 269-287.
Blomstrom, M., Lipsey, R., and Zejan, M., 1992. What explains Developing Country
Growth?, NBER Working Paper Series, No. 4132.
Borensztein, E., Gregorio, J.D., and Lee, J.W., 1998. How does foreign direct
investment affect economic growth? Journal of International Economics, 45:
115-135.
Boyd, J.H., and Smith, B.D., 1992. Intermediation and the Equilibrium Allocation of
Investment Capital: Implications for Economics Development, Journal of
Monetary Economics, Vol. 30: 409-432.
Dritsaki, M., Dritsaki, C., and Adamopoulos, A., 2004. A Causal Relationship between
Trade, Foreign Direct Investment and Economic Growth for Greece. American
Journal of Applied Science, 1: 230-235.
Dunning, J. H., 1977. The eclectic (OLI) paradigm of international production: past,
present and future. International journal of the economics of business.
Hoang, T., T., Wiboonchutikula, P., Tubtimtong, B., 2010. Does Foreign Direct
Investment Promote Economic Growth in Vietnam. ASEAN Economic Bulletin
Vol.27, No.3: 295-311.
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài

More Related Content

Similar to Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài

Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânLuận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt NamPhân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến naylamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...NuioKila
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (20)

Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânLuận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
 
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt NamPhân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận án: Hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
Luận án: Hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của CampuchiaLuận án: Hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
Luận án: Hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
 
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAYLuận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Dũ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Dũ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Trần Ngọc Thơ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU.........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.............................................................4 1.7. Kết cấu luận văn...........................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN.................................................................................................6 2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................6 2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn..................................................6 2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm .......................................................6 2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu ............................................7
  • 4. 2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning...............................................8 2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.......................................................9 2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học cổ điển ............9 2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx...........................9 2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển ........................................................................................10 2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes.......................11 2.2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại........................................14 2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan ....................................................16 2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam.............16 2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam........................18 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM .....................20 3.1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................20 3.2. Thương mại...................................................................................................21 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................................22 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................25 4.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25 4.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................27 4.2.1. Mô tả dữ liệu......................................................................................27 4.2.2. Thống kê mô tả..................................................................................28
  • 5. 4.2.3. Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................28 4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết ..........................................30 4.2.5. Kiểm định chuẩn đoán các mô hình .............................................32 4.2.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error CorrectionModel – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc ..................................................................................36 4.2.7. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc ..................................................................................38 4.2.8. Phân tích Granger Causality và hướng tác động của các biến .......................................................................................39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................41 5.1. Kết luận..........................................................................................................41 5.2. Các hàm ý chính sách..................................................................................41 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...............................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ « Mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại » là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi xin đảm bảo tính chân thật của số liệu mà mình thu thập, đây là số liệu có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Dũ
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AANZFTA Hiệp định Thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – AUSTRALIA – NEW ZEALAND. AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN. AHKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – HONG KONG. AHKIA Hiệp định Đầu tư ASEAN – HONG KONG. AIC Tiêu chí thông tin dùng để lựa chọn độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình. AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản. APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. ARDL Mô hình kinh tế lượng phân phối trễ tự hồi quy. ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. CEE Khu vực Trung Âu và Đông Âu. CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương. ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số. EU Liên minh châu Âu. EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
  • 8. EVIPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Liên minh Châu Âu. FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch. GDP Tổng sản phẩm quốc nội. MENA Trung Đông và Bắc Phi. PECC Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương. TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới.
  • 9. Bảng 3.1 FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế - Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31-12-2017. Bảng 4.1 Mô tả dữ liệu. Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình. Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua chuỗi gốc (at level). Bảng 4.4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua sai phân bậc 1. Bảng 4.5 Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết. Bảng 4.6 Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình. Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc. Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc. Bảng 4.9 Kết quả phân tích Granger Causality.
  • 10. Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. Biểu đồ 4.1 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(Y). Biểu đồ 4.2 Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(K).
  • 11. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. Dữ liệu được lấy theo năm từ nguồn World Bank, World Development Indicators. Thông qua phương pháp nghiên cứu phân phối trễ tự hồi quy – ARDL được phát triển bởi Pesaran and Shin (1999); Pesaran và cộng sự (2001). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: trong dài hạn, (1) đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng nguồn vốn đầu tư và (2) tổng nguồn vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng. Trong ngắn hạn, (a) thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực qua lại lẫn nhau; (b) tăng trưởng và thương mại có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư, hướng tác động từ tăng trưởng và thương mại đến tổng vốn đầu tư; (c) lực lượng lao động có tác động tích cực đến thương mại theo hướng từ lực lượng lao động đến thương mai. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại để các nhà quản lý có một cái nhìn khách quan hơn về chủ đề này. Từ khóa chính: Thương mại, Tăng trưởng, Đồng liên kết ARDL, Việt Nam.
  • 12. ABSTRACT This paper aims to examine the relationship between growth, foreign direct investment, and trade in Vietnam from 1994 to 2018. Data are taken yearly from World Bank, World Development Indicators. Through the method of research Autoregressive Distributed Lag - ARDL developed by Pesaran and Shin (1999); Pesaran et al. (2001). The results of the study indicate that: in the long run, (1) foreign direct investment effects on gross fixed capital formation and (2) gross fixed capital formation effects on growth. In the short run, the Granger Causality analysis shows that (a) the relationship between trade and foreign direct investment trade is two-way and that both directions are positive; (b) growth and trade effect on gross fixed capital formation and the direction is from growth and trade; (c) labour force effects on trade and its direction is from labour force. The results of the study are intended to provide more empirical evidence on the topic of the relationship between growth, foreign direct investment, and trade to support authorities a more objective view of the this topic. Key word: FDI, Trade, Economic growth, ARDL cointegration, Viet Nam.
  • 13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia đo lường đồng thời cả hai chỉ tiêu đó là tổng thu nhập quốc gia và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó (Mankiw, 2012). Đồng thời, cũng theo lý thuyết này, mức sống tiêu chuẩn của người dân được đo bằng năng suất của lực lượng lao động, mà năng suất lại được quyết định bởi vốn vật chất, vốn con người, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học công nghệ. Do vốn là một yếu tố sản suất, cho nên một cách để tăng năng suất trong tương lai thì ở hiện tại phải đầu tư nhiều hơn các nguồn lực vào vốn vật chất và vốn con người cũng như khoa học công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do FDI làm tăng vốn vật chất, vốn con người, và mang lại cho nền kinh tế những công nghệ tiên tiến. Bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy FDI và thương mại là hai yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trước hết, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa khu vực sản xuất với tiêu dùng, và cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết đến khu vực sản xuất. Hoạt động thương mại kích thích các nhà sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, đổi mới trang thiết bị và quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày một tiên tiến hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Thứ hai, hoạt động thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế, và đồng thời thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực. Thứ ba, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ.
  • 14. Bên cạnh yếu tố thương mại, FDI là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15% năm 2005 lên 23.7% năm 2017; riêng năm 2018 tỷ trọng này lên tới 30.8%. Thêm vào đó, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng cao, nếu giai đoạn 1986 - 1996, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đóng góp 15.04% thì đến giai đoạn 2010 - 2017 đã đóng góp đến 27.7%. Đối với nguồn thu ngân sách, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1.8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14.2 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23.7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14.46% tổng thu ngân sách nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, 58.2% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin..., tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa của đất nước (30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam). Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ đã nghiên cứu hoặc là sự tương tác thương mại, FDI với tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và cộng sự, 1996; Karbasi và cộng sự, 2005); hoặc mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Lipsey, 2000); hoặc mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại và kinh tế (Pahlavani và cộng sự, 2005) trích trong Belloumi (2014). Tất cả các nghiên cứu này đã kết luận rằng cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cung cấp một kết quả cuối cùng về mối quan hệ nói
  • 15. chung và hướng của quan hệ nhân quả nói riêng ở nhiều nước đang phát triển. Các tác động tăng trưởng từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại khác nhau giữa các quốc gia theo thời gian. Đối với một số quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Balasubramanyam và cộng sự, 1996; Borensztein và cộng sự, 1998; Lipsey, 2000; De Mello, 1999; Xu, 2000) trích trong Belloumi (2014). Thêm vào đó, Odhiambo (2009) trích trong Belloumi (2014) chỉ ra rằng các nghiên cứu trước đây về chủ đề này bị hạn chế bởi việc sử dụng kỹ thuật đồng liên kết dựa trên kiểm định đồng liên kết hoặc là của Engle và Granger (1987) hoặc kiểm định khả năng tối đa dựa trên Johansen (1988) hoặc Johansen và Juselius (1990). Hoặc, các kỹ thuật đồng liên kết này có thể không phù hợp khi cỡ mẫu quá nhỏ. Sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn đồng liên kết được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001) mạnh hơn đối với cỡ mẫu nhỏ. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư rực tiếp nước ngoài, và thương mại” nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động giữa các biến này ra sao thông qua phương pháp ước lượng phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với bộ dữ liệu được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Trong đó, các biến trong mô hình gồm có thương mại (T), là độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (F) là tỷ lệ của tổng dòng vốn vào của đầu tư trực tiếp nước ngoài thực so với GDP. Biến tăng trưởng (Y) được đo lường bằng GDP thực bình quân đầu người. Lực lượng lao động (L) là tổng lực lượng lao động. Vốn đầu tư (K) được đo bằng giá trị thực của tổng chi phí đầu tư. Tất cả các biến được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng. Nguồn dữ liệu để thực hiện bài nghiên cứu này được lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank, World Development Indicators, trong giai đoạn 1994 – 2018.
  • 16. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn và hướng tác động của chúng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại, trong dài hạn và trong ngắn hạn có tác động qua lại như thế nào và hướng tác động của chúng? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ được thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu của các biến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian. Mô hình kinh tế lượng được áp dụng cho bài nghiên cứu này là mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL). 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Bài nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn là như thế nào và hướng tác động của chúng ra sao thông qua bộ dữ liệu chuỗi thời gian được cập nhật mới nhất, đến năm 2018. Qua đó, tác giả mong muốn rằng bài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn có giá trị
  • 17. về chủ đề mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Xa hơn nữa, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực tiễn để các nhà quản lý kinh tế có thêm một cái nhìn khách quan về đề tài này từ đó có các chính sách quản lý kinh tế hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. 1.7. Kết cấu luận văn Bài luận văn được kết cấu như sau: chương 1 giới thiệu và chương 2 tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn có liên quan. Tiếp đến, tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam; phương pháp và kết quả nghiên cứu; kết luận và hàm ý chính sách lần lượt được thể hiện trong các chương 3, 4, và 5.
  • 18. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN 2.1. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn Lý thuyết của MacDougall (1960) được coi là một trong những lý thuyết đầu tiên về FDI. Lý thuyết này được đặt trên giả định là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và phát triển từ lý thuyết của Hescher Ohlin và Samuaelson về sự vận động vốn – mô hình H- O. Lý thuyết này sau đó lại được phát triển bởi Kemp (1964). Lý thuyết này đặt trên một mô hình giải định rằng hai nước có chi phí vốn bằng với năng suất biên. MacDougall và Kemp cùng phát biểu rằng khi dòng vốn di chuyển tự do từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, năng suất biên của vốn có xu hướng trở nên cân bằng giữa hai nước. Các tác giả nhận thấy rằng sau đầu tư, sản lượng của nước đầu tư giảm đi nhưng thu nhập quốc dân lại không giảm. Điều này là do về dài hạn nước đầu tư nhận được thu nhập lớn hơn từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của nó. Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1960. Nhưng sau đó, lý thuyết này đã không lý giải được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra, hay tỷ suất đầu tư trong nước cao nhưng tỷ suất đầu tư ra nước ngoài cũng cao... Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu để nghiên cứu FDI. 2.1.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm được phát triển bởi Raymond Vernon (1966) lý thuyết này cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ việc xuất khẩu các sản phẩm sang thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vernon cho rằng các sản phẩm phải trải qua một chu kỳ sống bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy thoái. Trong giai đoạn giới thiệu, vì
  • 19. sản phẩm là sản phẩm mới, còn sản xuất độc quyền nên giá cao, sản lượng tiêu thụ ít, chủ yếu được tiêu thụ ở nước phát minh ra sản phẩm. Ở giai đoạn phát triển, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, nhiều nhà sản xuất cùng tham giai sản xuất các sản phẩm tương tự và dẫn đến cạnh tranh tăng, các nhà sản xuất bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm và đồng thời tìm cách di chuyển địa điểm sản xuất sang các quốc gia có tương đồng về mức sống và văn hóa. Trong giai đoạn thứ 3, giai đoạn chín muồi, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ, giá sản phẩm giảm nhiều, thị phần cũng giảm. Sau khi cải tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, nhà sản xuất tìm cách phát triển thị trường mới, di chuyển địa điểm sản xuất sang các nước kém phát triển hơn. Trong giai đoạn sản phẩm suy thoái, sản phẩm đã lão hóa, chủ yếu chỉ còn ở thị trường của những nước đang phát triển. Trong giai đoạn này có hiện tượng xuất khẩu ngược sản phẩm về các nước công nghiệp phát triển do một bộ phận dân cư vẫn còn có nhu cầu về sản phẩm. Lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả. 2.1.3. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp của Akamatsu (1961). Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; (3) sản xuất để xuất khẩu. FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình “đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó
  • 20. là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác sẽ thay thế vị trí đó. Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI. Tuy nhiên, mô hình “đàn nhạn” chưa thể trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và không dùng nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương tự về các nhân tố và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác. Vấn đề quan trọng hơn là mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh tế và thể chế. 2.1.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning Lý thuyết chiết trung hay còn gọi là mô hình OLI, được phát triển bởi Dunning (1977). Theo Dunning, một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – O) bao gồm: lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch; (2) lợi thế về khu vực (Locational advantages – L) bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ và (3) lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages – I) bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Theo lý thuyết này thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế
  • 21. này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979. 2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học cổ điển Adam Smith (1776) cho rằng sự giàu có của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng trong đó có hai nhân tố quan trọng là (1) số lượng lao động làm việc trong nền sản xuất; (2) vật chất và trình độ của phân công lao động. “Con người kinh tế” dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” sẽ làm cho nền kinh tế phát triển, người lao động sẽ sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho xã hội; lợi ích cá nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã hội thông qua thị trường tự do. Thị trường sẽ giải quyết tất cả, Chính phủ không cần can thiệp vào nền kinh tế. Nguyên tắc phân phối là “ai có gì được nấy”, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền lương. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường tự do dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” làm cho lợi ích cá nhân gắn với lợi ích xã hội. Sự linh hoạt của giá cả và cơ chế tiền lương có khả năng tự điều chỉnh sự mất cân đối của nền kinh tế thị trường, xác lập cân đối mới. Khi tổng sản lượng quốc gia đạt mức tiềm năng nó quyết định số lượng việc làm của nền kinh tế. 2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx Quan niệm của Karl Marx, tăng trưởng là quá trình tái sản xuất xã hội, bao gồm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Các yếu tố tác động: đất đai, vốn, lao động, và tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi lao động sẽ tạo ra giá trị bằng sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Theo Karl Marx, thặng dư là nguồn gốc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kỹ thuật là phương tiện lâu dài để tăng giá trị thặng
  • 22. dư. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng Ông chia hoạt động xã hội thành 2 lĩnh vực: (1) sản xuất vật chất và (2) sản xuất phi vật chất. Sản xuất vật chất tạo ra sản phẩm xã hội. Karl Marx bác bỏ lý thuyết cổ điển về “cung tạo nên cầu” cũng như sự hạn chế của đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng. Nền kinh tế chỉ thông suốt khi hàng hóa có sự đảm bảo cân bằng giữa khối lượng và cơ cấu mua và bán. Nếu khoảng cách này lớn sẽ tạo ra khủng hoảng. Khủng hoảng là giải pháp khôi phục thế cân bằng đã bị rối loạn. Chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là chính sách nâng cao mức cầu hiện có. 2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển Nội dung cơ bản của lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển là (1) giá cả và tiền công là hai nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế; (2) Vai trò của Chính phủ trong sự phát triển nền kinh tế là mờ nhạt; (3) nền kinh tế đạt sự cân bằng ở sản lượng tiềm năng. Những nội dung mới của mô hình tăng trưởng kinh tế của trường phái Tân cổ điển: (1) yếu tố lao động và vốn có thể liên kết theo tỉ lệ khác nhau, vốn có thể thay thế nhân công; (2) có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất; (3) yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàm sản xuất Cobb – Douglas, Y = F (K, L, R, T). Trong đó: Y: là tổng sản phẩm xã hội (sản lượng đầu ra). K: là vốn.
  • 23. L: là lao động. R: là tài nguyên. T: là khoa học công nghệ. 2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế. Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi
  • 24. xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình này được tính toán như sau: K = dR/dI. Trong đó: dR: là gia tăng thu nhập. dI: là gia tăng đầu tư. K: là số nhân. vì dI = Ds nên K = dR/dI = dR/dS = dR/(dR-dC) = 1/(1-dC/dR). dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm. Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của tư bản, tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư, sẽ giảm sút. Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hoá cung ra thị trường. Điều đó làm giảm giá hàng hoá và kéo theo làm giảm thu nhập tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu nhập tương lai
  • 25. giảm xuống. Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư, chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường. Như vậy, đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và đến tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ. Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng. Về đầu tư nhà nước, Keynes cho rằng, ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của nhà nước. Ông chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Về hệ
  • 26. thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Theo ông, Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tư. Đồng thời, để tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí sản xuất chưa thay đổi). Có thể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Về các hình thức tạo việc làm, ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư. Bởi lẽ, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có đầu tư thì sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập. Như vậy, thông qua đầu tư có thể tránh được khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Về khuyến khích tiêu dùng, để mở rộng tiêu dùng, Keynes khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như đối với người nghèo. 2.2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được. Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu. Đồng thời, lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất:
  • 27. lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A). Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị…nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa
  • 28. là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia…), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi…. Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới … có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. 2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan 2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam Trong quá khứ, đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn liên quan đến mối liên hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Trong số đó, Blomstrom và cộng sự (1992) đã tập trung nghiên cứu của mình vào mức tăng trưởng thực của thu nhập bình quân trên người của 78 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1960 – 1985 và phát hiện ra rằng dòng vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước tiếp nhận là phát triển. Trong khi đó, Boyd và Smith (1992) lại cho thấy dòng vốn FDI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự phân bổ nguồn lực bị sai lệch khi có một số biến dạng trong thương mại, giá cả và những thứ khác. Cũng liên quan đến
  • 29. chủ đề này, Borensztein và cộng sự (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có thể là một công cụ quan trọng và là kênh chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực ở những nước tiếp nhận nguồn vốn FDI này. Kết quả nghiên cứu mối liên hệ nhân quả giữa thương mại, tăng trưởng kinh tế, và dòng vốn FDI của Liu, Burridge, Sinclair (2002) về nền kinh tế của Trung Quốc trong thời kỳ 1981 – 1997 cho thấy có mối liên hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, và xuất khẩu, nhưng nghiên cứu của họ lại cho thấy bằng chứng rất yếu về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, và nhập khẩu. Ngược lại với nghiên cứu của Liu, Burridge, Sinclair (2002), nghiên cứu của Anthukorala (2003) lại cho ra kết quả dòng vốn FDI có tác động tích cực đến GDP và quan hệ nhân quả một chiều chạy từ GDP sang FDI ở Sri Lanka. Trong khi đó, nghiên cứu của Baliamoune- Lutz (2004) tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và dòng vốn FDI ở Morocco. Kết quả này ngụ ý rằng FDI cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Cùng cho ra kết quả nghiên cứu giống như Baliamoune-Lutz (2004), nghiên cứu của Dritsaki, Dritsaki, Adamopoulos (2004) ủng hộ mối liên hệ hai chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nghiên, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng cho thấy không có mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo hướng từ dòng vốn FDI đến tăng trưởng GDP và cũng không có mối quan hệ giữa dòng vốn FDI với xuất khẩu theo hướng từ dòng vốn FDI đến xuất khẩu. Khác với các kết quả nghiên cứu trên, Mamun và Nath (2005) đã tìm thấy mối quan hệ một chiều dài hạn từ xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh. Bài nghiên cứu thực nghiệm của Kohpaiboon (2003) về sự ảnh hưởng của chế độ chính sách thương mại đối với đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế Thái Lan. Phân tích thực nghiệm được xây dựng dựa trên giả thuyết
  • 30. ‘Bhagwati’, cụ thể là chế độ thúc đẩy xuất khẩu có nhiều khả năng hơn chế độ thay thế nhập khẩu để tạo ra hiệu ứng thuận lợi từ dòng vốn FDI cho các nước sở tại. Những phát hiện của nghiên cứu này là phù hợp với giả thuyết ‘Bhagwati’. Một nghiên cứu khác của Yao (2006), sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm 28 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 1978 - 2000. Một kết luận chính của nghiên cứu này là xuất khẩu và dòng vốn FDI là rất quan trọng đối với thành công kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Makki, Somwaru (2004) thực hiện nghiên cứu trên mẫu của sáu mươi sáu quốc gia đang phát triển trong thời kỳ 1971 – 2000 về sự tương tác giữa dòng vốn FDI, thương mại, và tăng trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn FDI và thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dòng vốn FDI thường là kênh chính thông qua đó công nghệ tiên tiến được chuyển giao cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, một số tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập khu vực và nguồn vốn FDI. Darrat và cộng sự (2005) trích trong Belloumi (2014) đã điều tra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trung Âu và Đông Âu (CEE) và Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Họ phát hiện ra rằng dòng vốn FDI kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước gia nhập EU, trong khi tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở MENA và ở các nước không gia nhập EU là không tồn tại hoặc tiêu cực. 2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI, thương mại, và tăng trưởng kinh tế. trong số đó, Hoang, Wiboonchutikula, Tubtimtong (2010) đã sử dụng dữ liệu bảng của 61 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2006 để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tác động tích cực và mạnh mẽ của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014) thực hiện phân tích mối quan hệ giữa FDI và
  • 31. tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý III năm 2012. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có tác động tích cực đến tất cả các biến có mặt trong mô hình. Đặc biệt, nguồn vốn FDI tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Tương tự, Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014) sử dụng dữ liệu bảng với 43 tỉnh thành trong giai đoạn 1997 – 2012. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra: (i) Hiệu ứng lan toả của dòng vốn FDI đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế; và (ii) Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu của họ khẳng định rằng nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam.
  • 32. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 3.1. Tăng trưởng kinh tế Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa hợp tác với đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, cuối năm 1987, luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặc về nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với ĐTNN. Tiếp đến, năm 1990, luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành. Sau đó, luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành vào năm 1994. Những luật này đã tạo tiền đề giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Biểu đồ 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018 là rất ấn tượng. Trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức thấp nhất là 4.77% vào năm 1999 và đạt mức tăng trưởng cao nhất (9.54%) vào năm 1995. Mức tăng trưởng của năm 1994 là 8.84% và con số này của năm 1996 và 1997 lần lượt là 9.34% và 8.15%. Giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 1998 đến 2007, tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, trên 6%. Riêng năm 1998 và 1999, tăng trưởng kinh tế lần lượt là 5.76% và 4.77%. Đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở khu vực Châu Á. Sau đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần sụt giảm so với trước đó, ở mức trên 5%, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức tương đối cao, hơn 6%. Riêng năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt mức 7.08%.
  • 33. 3.2. Thương mại Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018 là rất cao, tổng giá trị xuất nhập khẩu của năm sau luôn cao hơn năm trước (Biểu đồ 3.2). Ngoại trừ năm 2009, tốc độ tăng trưởng là âm. Như đã giải thích ở phần trên, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất (47.53%) vào năm 1996. Tốc độ tăng trưởng thương mại của năm 1994, 1995 lần lượt là 44.57% và 22.80%. Trong các năm, từ năm 1997 đến năm 2000, tình hình tăng trưởng thương mại của Việt Nam có phần chậm lại do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở khu vực Châu Á. Từ năm 2001 đến năm 2008, tăng trưởng thương mại của Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 30.38%. Một lần nữa, tình hình thương mại của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, dẫn đến tình hình tăng trưởng thương mại bị âm và đây cũng là năm duy nhất mà tình hình tăng trưởng thương mại của Việt Nam bị âm trong cả giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2018. Nhưng ngay sau đó, tăng trưởng thương mại của Việt Nam đã tăng trở lại trong năm 2010 và 2011 với mức tăng trưởng trên 20%. Từ năm 2012 đến năm 2017, tình hình thương
  • 34. mại có phần chậm lại và đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian này là 18.28% vào năm 2017. Riêng năm 2018, số liệu về tình hình thương mại chỉ là sơ bộ nên chưa phản ánh được cụ thể về thương mại của Việt Nam trong năm này. 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguồn vốn FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017 (Bảng 3.1) như sau: tổng số dự án được cấp phép là 24,803 dự án với tổng vốn đăng ký là 319,613.20 triệu USD. Trong đó số dự án được cấp phép nhiều nhất rơi vào khu vực công nghiệp chế biến chế tạo với 12,460 dự án, chiếm 50.24% trong tổng số dự án được cấp phép trong giai đoạn này. Đồng thời, tổng nguồn vốn đăng ký của khu vực này là 186,514.20 triệu USD, chiếm 58.36% tổng nguồn vốn đăng ký. Kế đến, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với số dự án được cấp phép là 2,805 dự án, chiếm 11.31% tổng số dự án được cấp phép nhưng chỉ chiếm 1.94% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba về số lượng dự án được cấp phép là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Tổng số dự án được cấp phép là 2,478, chiếm 9.99%, nhưng số vốn đăng ký thì khá nhỏ, 3,096.30 triệu USD tương đương 0.97% tổng vốn đăng ký. Hai lĩnh vực có cả số lượng dự án được cấp phép thấp và số vốn đăng ký cũng thấp là cung cấp nước, hoạt động
  • 35. quản lý và xử lý rác thải, nước thải và lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Số lượng dự án được cấp phép của hai lĩnh vực này lần lượt là 68 và 81, chiếm tỷ lệ lần lượt là 0.27% và 0.33% trong tổng số dự án được cấp phép. Đồng thời, tỷ lệ vốn đăng ký của hai lĩnh vực này lần lượt là 0.73% và 0.47% trong tổng vốn đăng ký. Bảng 3.1 – Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017). Ngành kinh tế Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD), (*) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 511 3,521.2 Khai khoáng. 105 4,876 Công nghiệp chế biến, chế tạo. 12,460 186,514.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí. 115 20,820.9 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. 68 2,338.5 Xây dựng. 1,481 10,846.5 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. 2,805 6,200 Vận tải, kho bãi. 666 4,646.7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống. 644 12,004.2 Thông tin và truyền thông 1,653 3,336.5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 81 1,487.8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 639 53,226 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 2,478 3,096.3
  • 36. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 298 527.1 Giáo dục và đào tạo 376 759.9 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 134 1,867 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 2,781.6 Hoạt động dịch vụ khác 156 762.8 Tổng 24,803 319,613.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê. (*) Bao gồm vốn cấp mới và vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Từ năm 2016 bao gồm cả vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
  • 37. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ được phân tích theo mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL) được phát triển bởi Pesaran and Shin (1999); Pesaran và cộng sự (2001). Tính ưu việt của mô hình ARDL ở chỗ mô hình ARDL rất phù hợp để phân tích mối quan hệ đồng liên kết trong trường hợp mẫu nghiên cứu có số lượng quan sát hạn chế. Hơn nữa, mô hình ARDL sử dụng được ngay cả trong trường hợp các biến không cùng mức liên kết bậc 1, I(1) hoặc I(0). Một ưu điểm khác là bằng cách áp dụng kỹ thuật ARDL, chúng ta có được các ước lượng không chệch của mô hình dài hạn. Do đó, ARDL được coi là một phương pháp mạnh trong nghiên cứu mối quan hệ đồng liên kết của các chuỗi thời gian (Harris and Sollis, 2003) được trích trong Belloumi (2014). Quy trình phân tích số liệu theo mô hình ARDL được thực hiện qua các bước sau: Trước tiên, do kiểm định mối quan hệ đồng liên kết dựa trên giả định rằng các biến trong mô hình có mối liên kết I(0) hoặc I(1). Cho nên điều cần thiết là phải thực hiện kiểm tra nghiệm đơn vị (kiểm tra tính dừng) của các biến trong mô hình để đảm bảo rằng các biến trong mô hình không liên kết ở bậc 2, I(2). Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp kiểm định Augmented Dickey–Fuller (ADF) và phương pháp Phillips-Perron (PP) để thực hiện việc kiểm tra nghiệm đơn vị đối với các biến trong mô hình. Sau đó, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các chỉ tiêu Akaike Information Criterion – AIC, để lựa chọn bậc trễ tối ưu của các biến cho mô hình ARDL. Tiếp đến là việc thực hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết theo cách tiếp cận của mô hình ARDL. Kết quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết chỉ ra rằng các biến có mối quan hệ đồng liên kết thì thực hiện việc ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model-ECM) dài hạn. Nêu kết quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết chỉ ra rằng các biến không có mối quan hệ đồng liên kết thì sẽ thực hiện ước lượng mô hình
  • 38. ARDL ngắn hạn. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng thực hiện các kiểm tra chuẩn đoán mô hình như kiểm tra phương sai thay đổi, kiểm tra tự tương quan, kiểm tra xem mô hình có bỏ xót biến không, và kiểm tra độ ổn định của mô hình. Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ thực hiện việc kiểm định Granger Causality và hướng tác động của các biến trong ngắn hạn. Mô hình ARDL được sử dụng trong nghiên cứu này được thể hiện như sau:
  • 39. Trong đó tất cả các biến được xác định trước đó trong Bảng 4.1 – mô tả dữ liệu, ln (.) Là toán tử logarit, D là sai phân bậc 1 và εt là các sai số của mô hình ước lượng. 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Mô tả dữ liệu Bảng 4.1 – Mô tả dữ liệu. Biến Cách đo lường Nguồn Y Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng GDP thực bình quân đầu người (VND theo giá cố định). World Bank – World Development Indicators. (https://databank.worldbank.org/so urce/world-development-indicators) K Vốn đầu tư (capital stock) được đo bằng giá trị thực của tổng chi phí đầu tư (gross fixed capital formation- GFCF) (VND theo giá cố định). World Bank – World Development Indicators. L Được đo bằng tổng lực lượng lao đông. World Bank – World Development Indicators. F Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực (inflow) so với GDP. World Bank – World Development Indicators. T Độ mở thương mại được lường bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP (VND theo giá cố định). World Bank – World Development Indicators.
  • 40. Nguồn: World Bank – World Development Indicators. Tất cả các biến trong Bảng 4.1 đều được lấy theo năm, từ năm 1994 đến 2018 và đều được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng. 4.2.2. Thống kê mô tả Bảng 4.2 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình. Biến Số lượng quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LnY 25 16.79258 .3861258 16.12617 17.41459 LnK 25 33.67783 .6316342 32.53016 34.6388 LnL 25 17.66132 .1426711 17.40756 17.85559 LnF 25 1.758102 .3545062 1.220949 2.479851 LnT 25 .1797471 .5211891 -.7787978 .9637524 Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. Bảng 4.2 thể hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Tất cả gồm có 5 biến và mỗi biến đều có 25 quan sát. Các biến được mô tả về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa. Cụ thể, biến tăng trưởng được đại diện bởi GDP thực bình quân đầu người và được biểu thị bằng LnY có giá trị trung bình 16.79258 với độ lệch chuẩn là 0.3861285. Đồng thời thống kê mô tả cũng cho biết giá trị nhỏ nhất của biến tăng trưởng là 16.12617, và giá trị lớn nhất là 17.41459. Tương tự, các giá trị thông kê mổ tả cho các biến còn lại được thể hiện trong Bảng 4.2. 4.2.3. Kiểm định nghiệm đơn vị
  • 41. Bảng 4.3 - Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua chuỗi gốc (at level). ADF test PP test Các biến SIC lag t-Stat Critical value at 5% t-Stat Critical value at 5% Ln(Y) 0 -1.838 -3.000 -1.838 -3.000 Ln(K) 0 -1.551 -3.000 -1.551 -3.000 Ln(L) 0 -6.207 -3.000 -6.207 -3.000 Ln(F) 0 -2.447 -3.000 -2.447 -3.000 Ln(T) 0 -1.547 -3.000 -1.547 -3.000 Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. Bảng 4.4 - Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF, PP thông qua sai phân bậc 1. ADF test PP test Các biến SIC lag t-Stat Critical value at 5% t-Stat Critical value at 5% Ln(Y) 0 -2.908 -2.630* -2.908 -2.630* Ln(K) 0 -4.145 -3.000 -4.145 -3.000 Ln(F) 0 -3.985 -3.000 -3.985 -3.000 Ln(T) 0 -3.566 -3.000 -3.566 -3.000 Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. (*): Giá trị tới hạn tại mức ý nghĩa 10%. Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp kiểm định ADF và PP được thể hiện trong Bảng 4.3 và Bảng 4.4. Bảng 4.3 chỉ ra rằng chỉ có biến Ln(L) là dừng ở chuỗi
  • 42. gốc (at level) do giá trị tới hạn ở mức 5% nhỏ hơn giá trị thống kê t. Trong khi đó, Bảng 4.4 ghi nhận các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) dừng ở sai phân bậc 1. Trong đó biến Ln(K), Ln(F), và Ln(T) có giá trị tới hạn nhỏ hơn giá trị thống kê t ở mức 5%. Riêng biến Ln(Y) có giá trị tới hạn nhỏ hơn giá trị thống kê t ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả kiểm định tính dừng này là phù hợp với giả thiết của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết rằng các biến trong mô hình có mối liên kết I(1) hoặc I(0). 4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết Bước đầu tiên của phương pháp kiểm định mối quan hệ đồng liên kết là ước lượng 5 phương trình trên (1, 2, 3, 4 và 5) theo bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Ước lượng của 5 phương trình trên nhằm kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa các biến bằng cách tiến hành kiểm định F của các hệ số với các mức độ trễ của các biến, nghĩa là: H0: b1i = b2i = b3i = b4i = b5i = 0 so với giả thuyết đối: H1: b1i b2i b3i ≠ b4i ≠ b5i ≠ 0 với i = 1, 2, 3, 4, 5. Chúng tôi biểu thị thống kê F của kiểm định thông thường trên Y theo FY (Y K, L, F, T). Hai giá trị tới hạn cho một mức ý nghĩa nhất định có thể được xác định (Pesaran và cộng sự, 2001). Mức thứ nhất được tính dựa trên giả định rằng tất cả các biến có trong mô hình ARDL được liên kết theo I(0), trong khi mức thứ hai được tính dựa trên giả định rằng các biến được liên kết theo bậc I(1). Giả thuyết không về không đồng liên kết bị bác bỏ khi giá trị kiểm định thống kê F vượt quá giá trị tới hạn cận trên, trong khi nó được chấp nhận nếu thống kê F thấp hơn giá trị tới hạn cận dưới. Những kết quả khác, kiểm định đồng liên kết không có kết luận. Việc thực hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được thực hiện trên phần mềm STATA đối với các biến Dln(Y), DLn(K), DLn(L), DLn(F), DLn(T). Các biến này lần lượt là biến phụ thuộc trong mô hình. Để xác định kết quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, chúng ta dựa vào thống kê F. Nếu giá trị của thống kê F nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến không có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị của thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên
  • 43. I(1) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) nhưng nhỏ hơn giá trị tới hạn cận trên I(1) thì ta không thể kết luận về mối quan hệ của các biến. Bảng 4.5 - Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết. Biến phụ thuộc AIC lags F-Statistic Kết quả kiểm định FY (Y K, L, F, T) (2 2 1 2 0) 4.705 Đồng liên kết FK (K Y, L, F, T) (1 0 0 0 2) 17.034 Đồng liên kết FL (L Y, K, F, T) (2 2 2 0 0) 0.061 Không đồng liên kết FF (F Y, K, L, T) (1 0 0 0 2) 4.749 Đồng liên kết FT (T Y, K, L, F) (1 0 1 1 2) 3.654* Đồng liên kết Giá trị tới hạn cận dưới tại mức 5% 2.86 Giá trị tới hạn cận trên tại mức 5% 4.01 Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. (*): Giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được báo cáo trong Bảng 4.5. Từ kết quả này cho thấy rằng các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) khi chúng lần lượt là biến phụ thuộc trong mô hình thì giá trị thống kê F của chúng lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 5%, riêng biến Ln(T) có giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) đều có mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn với các biến còn lại trong mô hình. Tuy nhiên, kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết đối với biến DLn(L) khi biến này là biến phụ thuộc thì kết quả cho ra giá trị thống kê F nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới ở các mức ý
  • 44. nghĩa 1%, 5%, và 10% và có thể kết luận không có mối quan hệ đồng liên kết giữa biến Ln(L) với các biến khác trong dài hạn. 4.2.5. Kiểm định chuẩn đoán các mô hình Việc kiểm định chuẩn đoán các mô hình được tiến hành thông qua các kiểm như kiểm định White và kiểm định Breusch-Pagan để kiểm tra phương sai thay đổi. Giả thiết H0 của các kiểm định này phát biểu rằng “phương sai không thay đổi” và giả thiết đối H1là “phương sai thay đổi”. Nếu giá trị P. value của kiểm định White lớn 5% và giá trị Prob>chi2 của kiểm định Breusch-Pagan lớn 5% thì không có cơ sở để bác bỏ giải thiết H0 và có thể kết luận rằng phương sai không thay đổi (phương sai đồng nhất). Tiếp đến, là dùng kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-Godfrey để kiểm tra tự tương quan của dữ liệu chuỗi thời gian. Trong đó, chúng tôi sử dụng kiểm định Durbin's alternative, thay thế cho kiểm định Durbin-Watson, để tính toán trực tiếp ra mức ý nghĩa thống kê của kiểm định Durbin-Watson, bằng cách dùng lệnh durbinalt. Nếu giá trị Prob>chi2 của hai kiểm định này đều lớn hơn 5%, thì có thể kết luận rằng không có tự tương quan của dữ liệu chuỗi thời gian. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra xem mô hình có bỏ qua biến nghiên cứu nào không bằng cách sử dụng kiểm định Ramsey RESET, nếu giá trị Prob>F lớn hơn 5%, thì có thể kết luận mô hình không có bỏ xót biến nghiên cứu. Cuối cùng là việc thực hiện kiểm tra tính ổn định của mô hình thông qua kiểm tra tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư (CUSUMSQ). Nếu tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5% thì có thể kết luận phần dư của mô hình có tính ổn định và vì thế mô hình là ổn định. Tiếp đến, các kiểm định chuẩn đoán mô hình sẽ được thực hiện và kết quả kiểm định chuẩn đoán các mô hình được báo cáo trong Bảng 4.6. Kết quả kiểm định chuẩn đoán dành cho biến DLn(Y) và biến DLn(K) về phương sai thay đổi thông qua kiểm định White và kiểm định Breusch-Pagan như sau: giá trị p.value của kiểm định White đối với biến DLn(Y) và DLn(K) lần lượt là 0.3405 và 0.4186 và giá trị Prob>chi2 của kiểm
  • 45. định Breusch-Pagan cho biến DLn(Y) là 0.8771 và biến DLn(K) là 0.3755. Tất cả các giá trị này đều lớn hơn 0.05. Do đó, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, phương sai đồng nhất (phương sai thay đổi). Tiếp theo, các kiểm định Durbin's alternative và kiểm định Breusch-Godfrey, dùng để kiểm tra tự tương quan của các biến dành cho DLn(Y) và DLn(K). Giá trị Prob>chi2 của hai kiểm định này lần lượt dành DLn(Y) là 0.1826, 0.0569 và giá trị này dành cho biến DLn(K) là 0.1258, 0.0668. Tất cả các kết quả này đều lớn hơn 0.05 và không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, không có sự tương quan. Để kiểm tra xem mô hình có bị bỏ xót biến quan trong nào không, kiểm định Ramsey RESET được thực hiện. Giá trị Prob>F của kiểm định Ramsey RESET cho biến DLn(Y) và DLn(K) lần lượt là 0.0569 và 0.0668. Với kết quả này, có thể kết luận rằng mô hình đã không bỏ xót biến quan trọng nào. Cuối cùng là việc thực hiện kiểm tra tính ổn định của mô hình thông qua kiểm tra tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư Cusumsq cho hai biến DLn(Y) và DLn(K). Kết quả kiểm tra cho thấy tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5%. Do đó có thể kết luận phần dư của mô hình có tính ổn định và vì thế mô hình là ổn định (xem Biểu đồ 4.1 cho biến DLn(Y) và Biểu đồ 4.2 cho biến DLn(K). Các biến DLn(L), DLn(F), và DLn(T) cũng lần lượt được thực hiện các kiểm định chuẩn đoán mô hình tương tự như hai biến DLn(Y) và DLn(K) và kết quả các kiểm định của các biến này cũng được báo cáo trong Bảng 4.6. Khi thực hiện kiểm định đối với biến DLn(L) thì hầu hết các kết quả kiểm định đều tốt, ngoại trừ kiểm định Breusch-Godfrey cho ra kết quả các biến bị tự tương quan và kết quả kiểm tra tính ổn định của mô hình cũng cho kết quả là mô hình không ổn định. Trong khi đó, các kiểm định đều cho ra kết quả tốt đối với DLn(F) và DLn(T). Tuy nhiên, kết quả kiểm định xem mô hình của hai biến này có bỏ xót biến quan trọng trong mô hình không và kết quả cho cả hai biến này là có sự bỏ xót biến quan trọng trong mô hình.
  • 46. Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định chuẩn đoán mô hình. Kiểm định DLn(Y) DLn(K) DLn(L) DLn(F) DLn(T) White (P.value) 0.3405 0.4186 0.3517 0.1086 0.4544 Breusch- Pagan (Prob>chi2) 0.8771 0.3755 0.7418 0.0873 0.1544 Durbin's alternative (Prob>chi2) 0.1826 0.1258 0.0863 0.3524 0.6592 Breusch- Godfrey (Prob>chi2) 0.0569 0.0668 0.0253 0.2414 0.5365 Ramsey RESET (Prob>F) 0.2971 0.1255 0.1173 0.0011 0.0312 CUSUMSQ Ổn định Ổn định Không ổn định Ổn định Ổn định Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
  • 47. Biểu đồ 4.1 – Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(Y) Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata.
  • 48. Biểu đồ 4.2 – Kết quả kiểm định Cusumsq cho biến DLn(K) Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. 4.2.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc
  • 49. Bảng 4.7 – Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc. D.DLnY Coef. Std. Err. t p>t 95% Conf. Interval Tốc độ điều chỉnh biến DLnY (L1) -1.054843 .2312237 -4.56 0.001 -1.570042 -.5396445 DLnK .1763725 .0469242 3.76 0.004 .0718189 .2809261 Độ trễ tối ưu các biến trong mô hình theo tiêu chí AIC 2 2 1 2 0 R bình phương 76.47% R bình phương hiệu chỉnh 50.58% Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(Y) là biến phụ thuộc với độ trễ của các biến trong mô hình là (2 2 1 2 0) theo tiêu chí thông tin AIC được thể hiện trong Bảng 4.7. Kết quả ước lượng cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 50.58% sự biến thiên của biến phụ thuộc, chuẩn của tỷ lệ này là phải lớn hơn 50%. Hệ số hiệu chỉnh sai số bị trễ có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm như dự kiến, xác nhận kết quả của kiểm định giới hạn cho đồng liên kết. Giá trị của nó được ước lượng là -1.05, ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng sau một cú sốc là rất cao. Khoảng 105% sự mất cân bằng từ năm trước cú sốc hội tụ trở lại trạng thái cân bằng dài hạn trong năm hiện tại. Trong dài hạn, tổng vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số ước lượng 0.1763725 cho thấy khi tất cả các yếu tố khác không thay đổi,
  • 50. 1% thay đổi trong đơn vị tính của tổng vốn đầu tư sẽ làm tăng 0.1763725 đơn vị tín của tăng trưởng. 4.2.7. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc Bảng 4.8 - Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc. D.DLnK Coef. Std. Err. t p>t 95% Conf. Interval Tốc độ điều chỉnh biến DLnK (L1) -1.033939 .1251205 -8.26 0.000 -1.302296 -.7655826 DLnF .0949381 .0316689 3.00 0.010 .0270151 .1628611 Độ trễ tối ưu các biến trong mô hình theo tiêu chí AIC 1 0 0 0 2 R bình phương 89.84% R bình phương hiệu chỉnh 84.76% Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số dài hạn theo phương pháp ARDL đối với biến DLn(K) là biến phụ thuộc với độ trễ của các biến trong mô hình là (1 0 0 0 2) theo tiêu chí thông tin AIC được thể hiện trong Bảng 4.8. Kết quả ước lượng từ Bảng 4.8 cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 84.76% sự biến thiên của biến phụ thuộc, chuẩn của tỷ lệ này là phải lớn hơn 50%. Hệ số hiệu chỉnh sai số bị trễ có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm như dự kiến, xác nhận kết quả của kiểm định giới hạn cho đồng liên kết. Giá trị của nó được ước lượng là -1.03, ngụ ý rằng tốc
  • 51. độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng sau một cú sốc là cao. Khoảng 103% sự mất cân bằng từ năm trước cú sốc hội tụ trở lại trạng thái cân bằng dài hạn trong năm hiện tại. Trong dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số ước lượng 0.0949381 cho thấy khi tất cả các yếu tố khác không thay đổi, 1% thay đổi trong đơn vị tính của đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng 0.0949381 đơn vị tín của tổng vốn đầu tư. 4.2.8. Phân tích Granger Causality và hướng tác động của các biến Bảng 4.9 - Kết quả phân tích Granger Causality. Granger causality Wald tests Biến phụ thuộc Biến độc lập Chi2 df Prob>chi2 LnK LnY 10.52 2 0.005 LnT 84.146 2 0.000 LnF LnT 7.3943 2 0.025 LnT LnL 7.7417 2 0.021 LnF 29.127 2 0.000 Nguồn: Tác giả tự tính toán thông qua phần mềm Stata. Từ kết quả phân tích Granger Causality ở Bảng 4.9 cho thấy rằng khi tổng vốn đầu tư là biến phụ thuộc thì tăng trưởng và thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là cả tăng trưởng và thương mại đều có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài là biến phụ thuộc, thì thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tương tự, kết quả kiểm định Granger Causality đối với thương mại khi thương mại là biến phụ thuộc, thì biến tổng lực lượng lao động có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và đầu tư trực
  • 52. tiếp nước ngoài có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy cả tổng lực lượng lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có tác động tích cực đến thương mại. Thông qua phân tích Granger Causality, hướng tác động của các biến trong mô hình được thể hiện như sau: (1) thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực qua lại lẫn nhau; (2) tăng trưởng và thương mại có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư, hướng tác động từ tăng trưởng và thương mại; (3) lực lượng lao động có tác động tích cực đến thương mại.
  • 53. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2018. Các biến trong mô hình được lấy theo năm và mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực lẫn nhau. Các yếu tố làm tăng thương mại sẽ làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngược lại, các yếu tố làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ làm tăng thương mại. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy khi tăng trưởng và thương mại tăng sẽ làm tăng tổng vốn đầu tư. Cuối cùng, khi các yếu tố làm tăng tổng lực lượng lao động sẽ làm tăng thương mại. Trong dài hạn: (1) đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư; (2) tổng vốn đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng. 5.2. Các hàm ý chính sách Trong ngắn hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong ngắn hạn, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực lẫn nhau. Các yếu tố làm tăng thương mại sẽ làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngược lại, các yếu tố làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ làm tăng thương mại. Do đó, để thúc đẩy cả đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn thương mại, các nhà quản lý nhà nước cần quan tâm đến các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, là các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao cũng như tính lan tỏa cao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua đó làm gia tăng khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh
  • 54. tế và đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, sự gia tăng thương mại cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của tổng vốn đầu tư, một yếu tố có tác động tích cực đến tăng trưởng trong dài hạn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy khi các yếu tố làm tăng tổng lực lượng lao động sẽ làm tăng thương mại. Cho nên, về vĩ mô, các chính sách cần hướng đến tỷ lệ sinh sao cho dy trì lực lượng lao động vàng và tránh lực lượng lao động bì già hóa một cách nhanh chóng. Về vi mô, chúng ta cần có các chính sách và chương trình đạo tạo nghề cho lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu của nền sản xuất trong nước. Đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề cao, có thể bắt kịp và đáp ứng tốt một nền sản xuất với công nghệ tiên tiến trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu và cuộc cách mạng 4.0. Trong dài hạn Để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn các chính sách cần tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ làm tăng tổng vốn đầu tư. Đồng thời các chính sách cũng cần tập trung vào việc thu hút các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như vốn đầu tư của khu vực tư nhân, cũng như đầu tư của chính phủ. Đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cần quan tâm đến một số yếu tố sau: (1) các dự án đầu tư nước ngoài phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khi đầu tư vào Việt Nam; (2) đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thực sự có tác động rõ nét đối với chất lượng nguồn nhân lực. Phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung ở nhóm công việc lao động phổ thông trong khi những công việc quản lý điều hành là do người nước ngoài đảm nhận; (3) nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm triển khai, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất gây nên lãng phí tài nguyên đất; (4) các địa phương thu hút đầu tư
  • 55. trực tiếp nước ngoài chưa xét đến mối liên kết vùng và chưa đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường; (5) tính lan tỏa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Một hạn chế của bài nghiên cứu này là quy mô mẫu nghiên cứu nhỏ của bộ dữ liệu chuỗi thời gian. Do hạn chế của dữ liệu nên tác giả chỉ có được bộ dữ liệu với 25 quan sát mỗi biến, dữ liệu theo năm từ năm 1994 đến 2018. Một hạn chế khác của bài nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu này theo phương pháp phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL), một phương pháp được sử dụng nhiều trên thế giới trong thời gian gần đây cho ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian với quy mô mẫu bị hạn chế. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam và chưa có tài liệu hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian theo phương pháp ARDL. Do đó, tác giả gặp nhiều khó khăn trong phân tích và điều sai xót là không thể thiếu. Do kết quả nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu với quy mô mẫu bị hạn chế nên có thể kết quả này chưa phản ánh đầy đủ và đáng tin cậy nhất về mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo về đề tài này khi quy mô mẫu càng ngày càng lớn hơn theo thời gian là điều cần thiết để chúng ta có cái nhìn khách quan và đáng tin cậy hơn về chủ đề này.
  • 56. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.< http://www.trungtamwto.vn/download/16865/K%E1%BB%B7%20yeu%20Hoi% 20nghi%2030%20nam%20-%20Vietnamese.pdf> [Ngày truy cập: 4/10/2019]. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu, 2014. Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 281, trang 37-56. Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 283, trang 21-41. Tổng cục Thống kê, 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế. (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017). < https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716> [Ngày truy cập: 4/10/2019]. Tài liệu tiếng Anh Akamatsu, K., 1961. A theory of unbalanced growth in the world economy. Weltwirtschaftliches Archi, Bd. 86: 196-217. Al Mamuna, K., A., and Nath, H., K., 2005. Export-led Growth in Bangladesh - A Time Series Analysis. Applied Economics Letters, 12: 361–364. Athukorala, P.P.A.W. 2003. The Impact of Foreign Direct Investment for Economic Growth: A Case Study in Sri Lanka. 9th International Conference on Sri Lanka Studies, Matara, Sri Lanka 28-30 November 2003: University of Peradeniya, Sri Lanka.
  • 57. Baliamoune-Lutz, M., 2004. Does FDI Contribute to Economic Growth? Knowledge about the Effects FDI Improves Negotiating Positions and Reduce Risk for Firms Investing in Developing Countries. Business Economics, Vol. 39, Issue 2: 49-55. Belloumi, M., 2014. The relationship between trade, FDI and economic growth in Tunisia: An application of the autoregressive distributed lag model. Economic Systems, 2: 269-287. Blomstrom, M., Lipsey, R., and Zejan, M., 1992. What explains Developing Country Growth?, NBER Working Paper Series, No. 4132. Borensztein, E., Gregorio, J.D., and Lee, J.W., 1998. How does foreign direct investment affect economic growth? Journal of International Economics, 45: 115-135. Boyd, J.H., and Smith, B.D., 1992. Intermediation and the Equilibrium Allocation of Investment Capital: Implications for Economics Development, Journal of Monetary Economics, Vol. 30: 409-432. Dritsaki, M., Dritsaki, C., and Adamopoulos, A., 2004. A Causal Relationship between Trade, Foreign Direct Investment and Economic Growth for Greece. American Journal of Applied Science, 1: 230-235. Dunning, J. H., 1977. The eclectic (OLI) paradigm of international production: past, present and future. International journal of the economics of business. Hoang, T., T., Wiboonchutikula, P., Tubtimtong, B., 2010. Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam. ASEAN Economic Bulletin Vol.27, No.3: 295-311.