SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA
VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU THẢO
MÃ SINH VIÊN : A15673
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn DaBaCo Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi
thực tập tại Công ty. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ phòng Tài
chính –Kế toán của Công ty đã dành sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của Giáo viên
hướng dẫn - Thạc sĩ Phan Huệ Minh.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn kinh tế -
trường Đại học Thăng Long đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các thầy cô
cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thu Thảo
Thang Long University Library
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH..............................................1
1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong doanh nghiệp…………….1
1.1.1. Khái niệm..............................................................................................................1
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp....................................1
1.1.3. Mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ..................2
1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ..................................2
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp...............3
1.1.6. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính .........................................................4
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính..5
1.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính................................................................5
1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán ..........................................................................................5
1.2.1.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh .................................................................9
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển chuyển tiền tệ...................................................................10
1.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính..............................................................................11
1.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợi...............................................................................11
1.2.2.2. Khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn............................................................13
1.2.2.3. Các vòng quay nguồn vốn ................................................................................15
1.2.3. Phân tích rủi ro tài chính...................................................................................15
1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán..........................................................................15
1.2.3.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay.................................................................17
1.2.3.3. Phân tích đòn bẩy .............................................................................................18
1.2.3.4. Cân đối tài chính...............................................................................................19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM ....................21
2.1. Giới thiệu chung về CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam.............................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................21
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ......................................................22
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ....................................................................22
2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm và mô hình hoạt động .......................................................23
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .................................................26
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty...........................................................26
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận..............................................................26
2.1.4. Tình hình lao động của Công ty ........................................................................27
2.1.4.1. Lực lượng lao động ..........................................................................................27
2.1.4.2. Chính sách đối với người lao động...................................................................27
2.1.5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành.......................28
2.1.5.1. Triển vọng phát triển của ngành.......................................................................28
2.1.5.2. Vị thế của DABACO trong ngành ...................................................................28
2.1.6. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .......................................29
2.2. Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam ......31
2.2.1. Bảng cân đối kế toán..........................................................................................31
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản ...................................................31
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn.............................................34
2.2.2. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh....................................................................40
2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................................................45
2.3. Phân tích hiệu quả tài chính................................................................................46
2.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi...............................................................................46
2.3.1.1. Khả năng sinh lời của doanh thu (ROS)...........................................................46
2.3.1.2. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)................................................................48
2.3.1.3. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)..................................................49
2.3.2. Phân tích khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn ...........................................51
2.3.2.1.Các vòng quay tài sản........................................................................................51
2.3.2.2. Các vòng quay nguồn vốn................................................................................56
2.4. Phân tích rủi ro tài chính.....................................................................................57
2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán .........................................................................57
2.4.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành ........................................................................57
2.4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh ..............................................................................59
2.4.1.3.Khả năng thanh toán tức thời ............................................................................60
2.4.1.4. Khả năng thanh toán tổng quát.........................................................................61
2.4.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay .................................................................63
2.4.2.1. Chỉ số nợ...........................................................................................................63
2.4.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay.............................................................................65
2.5. Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro................................................................66
2.5.1. Phân tích Dupont................................................................................................66
2.5.2. Phân tích đòn bẩy...............................................................................................72
2.5.2.1. Đòn bẩy kinh doanh..........................................................................................72
2.5.2.2. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................72
Thang Long University Library
2.5.3. Phân tích cân đối tài chính ................................................................................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM...................76
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO trong giai
đoạn 2012-2014. ...........................................................................................................76
3.2. Đánh giá tình hình chung của Công ty...............................................................77
3.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty ..........................................................78
3.3.1. Ưu điểm...............................................................................................................78
3.3.2. Nhược điểm.........................................................................................................78
3.4. Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty...................................80
3.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn ..........................................................................................80
3.4.2. Về hiệu quả tài chính .........................................................................................81
3.3.3. Về rủi ro tài chính ..............................................................................................87
3.3.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh......................................................................88
3.3.5. Đối với hoạt động khác.......................................................................................89
KẾT LUẬN ..................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TNHH
UBND
HĐQT
TACN
LNST
DTT
VCSH
VNĐ
TSLĐ
TSCĐ
TS
NH
NPT
GVHB
TSDH
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Hội đồng quản trị
Thức ăn chăn nuôi
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
Việt Nam đồng
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Tài sản
Ngắn hạn
Nợ phải trả
Giá vốn hàng bán
Tài sản dài hạn
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty năm 2010 .............................................27
Bảng 2: Bảng tổng kết một số chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO
.......................................................................................................................................29
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến đông của tài sản....................................32
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn .............................35
Bảng 5: Bảng phân tích tỷ suất nợ.............................................................................38
Bảng 6 : Bảng phân tích tỷ suất Vốn chủ sở hữu .....................................................39
Bảng 7: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm ...........................................41
Bảng 8: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm .....44
Bảng 9: Bảng đánh giá khả năng tạo tiền của Công ty qua 2 năm.........................45
Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí trên doanh thu qua 3 năm ...................................47
Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ...................................................47
Bảng 12: Tỷ suất sinh lời của tài sản .........................................................................48
Bảng 13: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ..........................................................49
Bảng 14: So sánh một số chỉ tiêu khả năng sinh lợi giữa DABACO Và Việt Thắng
.......................................................................................................................................50
Bảng 15: Vòng quay tổng tài sản................................................................................52
Bảng 16: Bảng tính vòng quay tài sản cố định..........................................................53
Bảng 17: Bảng tính vòng quay tài sản lưu động.......................................................54
Bảng 18: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho .......................................56
Bảng 19: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .............................................................56
Bảng 20: Khả năng thanh toán hiện hành ................................................................58
Bảng 21: Khả năng thanh toán nhanh qua các năm................................................59
Bảng 22: Khả năng thanh toán tức thời qua các năm .............................................60
Bảng 23: Khả năng thanh toán tổng quát .................................................................61
Bảng 24: Bảng so sánh khả năng thanh toán............................................................62
Bảng 25: Tỷ số nợ qua các năm..................................................................................63
Bảng 26: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.............................................................65
Bảng 27: Bảng tính đòn bẩy kinh doanh...................................................................72
Bảng 28: Bảng tính đòn bẩy tài chính qua các năm.................................................73
Bảng 29: Phân tích quan hệ cân đối 1 .......................................................................74
Bảng 30: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng....................................74
Bảng 31: Phân tích quan hệ cân đối 2 .......................................................................75
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Biểu đồ 1: Biểu đồ vốn, doanh thu, lợi nhuận qua 3 năm (2009-2011)...................30
Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu năm 2011........................................................30
Biểu đồ 3: Tỷ suất nợ...................................................................................................38
Biểu đồ 4: Tỷ suất tự tài trợ .......................................................................................39
Biểu đồ 5: Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu .........................................................48
Biểu đồ 6: Tỷ suất sinh lời của tài sản .......................................................................49
Biểu đồ 7: Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu .............................................................50
Biểu 8: So sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lợi giữa DABACO và Việt Thắng năm
2010,2011 ......................................................................................................................51
Biểu đồ 9: Hiệu quả sử dụng TSCĐ...........................................................................53
Biểu đồ 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................................................54
Biểu đồ 11: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .........................................................57
Biểu đồ 12: Khả năng thanh toán hiện hành ............................................................58
Biểu đồ 13: Khả năng thanh toán nhanh ..................................................................59
Biểu đồ 14: Khả năng thanh toán tức thời................................................................61
Biểu đồ 15: So sánh khả năng thanh toán giữa DABACO và Việt Thắng.............62
năm 2010, 2011.............................................................................................................62
Biểu đồ 16: Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản ......................................................64
Hình 1: Cây phân tích vận dụng vào chỉ tiêu vòng quay TSLĐ 2010 ....................55
Hình 2: Cây phân tích vận dụng vào chỉ tiêu vòng quay TSLĐ 2011 ....................55
Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động khép kín của DABACO năm 2011 ............................25
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.....26
Sơ đồ 3: Phân tích ROA nâm 2010 ............................................................................67
Sơ đồ 4: Phân tích ROA năm 2011 ............................................................................68
Sơ đồ 5: Phân tích ROE năm 2010.............................................................................70
Sơ đồ 6: Phân tích Duppont năm 2011......................................................................71
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trên
một sân chơi chung. “ Mạnh thắng, yếu thua” – đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế
nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng
đến sức cạnh tranh của mình, trong đó có thể nói vấn đề “ Tài chính” là vấn đề là quan
trọng hàng đầu.
Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết
không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp.
Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết
định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn
lực; Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ
được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay;
Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam
kết đặt ra; các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện
thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời
kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật. Báo cáo tài chính kế toán
là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp
đều được thể hiện trên báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Chính vì
vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản
ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá
thực trạng tài chính của một doanh nghiệp thông qua “tấm gương phản ánh toàn diện”,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích
các báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận bao gồm ba nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích tình hình tài chính thông qua
các báo cáo tài chính.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của
CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô để khóa luận của tôi
được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả
những mặt bất ổn, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp
thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
- Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Phân tích các chỉ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của Công ty.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích nội dung chủ yếu về thực trạng tài chính, đó là:
- Hiệu quả tài chính
- Rủi ro tài chính
- Xét tới ảnh hưởng tổng hợp và riêng rẽ của các nhân tố khác nhau đến hiệu quả
và rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
3.2.2. Phạm vi không gian
Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của
Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam có trụ sở tại Đường Lý Thái Tổ - TP
Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đánh giá một cách chính xác và đầy đủ đòi hỏi
phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinh doanh của công ty. Nhưng
do thời gian có hạn ( từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2012) nên tôi chỉ có thể phản ánh
một cách khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua số liệu và tài liệu kế toán
tài chính 3 năm 2009-2010-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thang Long University Library
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập tại phòng kế toán, bao
gồm chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và một số tài liệu liên quan ở một số
phòng ban như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh…
4.2. Phương pháp phân tích
- Thống kế mô tả: Mô tả tình hình tài sản, nguồn vốn hiện có, sự biến động
tài sản, nguồn vốn qua các năm để đánh giá tiềm lực tài chính của Công ty.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này đơn giản và được
áp dụng phổ biến trong phân tích kinh tế - xã hội. Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu so
sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị
đo lường, phương pháp tính, quy mô và điều kiện kinh doanh. Phương pháp này dùng
để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh theo thời gian: So sánh kỳ này với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay
đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ So sánh theo không gian: So sánh với mức bình quân ngành để đánh giá vị thế
của doanh nghiệp trong ngành.
+ So sánh tương đối để thấy được tỷ trọng của từng loại tài sản,nguồn vốn…
trong tổng số vốn của doanh nghiệp qua từng niên độ kế toán.
+ So sánh tuyệt đối để thấy sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm.
- Phương pháp phân tích tỷ số: Sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh giá
tình hình và hoạt động tài chính của Công ty. Sự biến động các tỷ lệ chính là sự biến
động của các đại lượng tài chính. Phương pháp này yêu cầu phải xác định được các
ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên
cơ sở các tỷ lệ của doanh nghiệp so với giá trị, tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài
chính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng mang nội dung theo
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán,
các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số khả năng hoạt động, tỷ số hiệu
quả hoạt động, các tỷ số tăng trưởng. Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh
riêng lẻ, từng bộ phận hoạt động tài chính riêng, Vì vậy, người phân tích sẽ lựa chọn
các tỷ lệ theo mục tiêu phân tích của mình.
- Phân tích Dupont: Là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE
thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên
kết quả sau cùng. Qua phương pháp này cho thấy mối quan hệ và các nhân tố là chỉ
tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn), từ đó cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố
ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tài sản bằng phương pháp loại trừ. Từ
đây cho ra các quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính bằng cách nào.
4.3. Phương pháp kiểm chứng
Thông qua việc khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt
Nam để đánh giá thực trạng, rút ra bản chất và đưa ra các giải pháp để giải quyết.
4.4. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng
biểu đổ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích,
hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán
được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan,
thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình
hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý
chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ
đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài
chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với
bản thân công ty, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan tới công ty.
Phân tích tình hình tài chính thường xuyên sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty
và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài
chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tình hình tài chính của Công ty. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn
định và tăng cường tình hình tài chính của Công ty.
Phân tích tài chính của Công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty thấy được
những nét sinh động trên “ bức tranh tài chính” của công ty, thể hiện qua các khía cạnh
sau:
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ
Công ty và các nhà đầu tư, nhà cho vay, khách hàng, cổ đông.
- Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn,
khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu,
khả năng thanh toán các khoản lãi phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy
nhiên, mỗi đối tượng này đều quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới
những góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm tới khả năng tạo ra các
dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi
vậy, việc phân tích tình hình tài chính của các công ty Cổ phần phải đạt được mục tiêu
nhất định.
2
1.1.3. Mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà
đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho
họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay.
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầu tư,
các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng
và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn
kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của Công ty.
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở
hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và
các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty.
Các mục tiêu phân tích trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó góp phần
cung cấp những thông tin nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh nghiệp ở các
Công ty cổ phần.
1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình
hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động
nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định
chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh
về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có
những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ
mô của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình
đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách
hàng. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới
những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng
tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.
Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý
nghĩa cực kì quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa
đối với bản thân doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên
quan đến doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho
quản trị doanh nghiệp khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực
Thang Long University Library
3
và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đó,
quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định
phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Môi trường vĩ mô
+ Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ
bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm,
thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác
động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên
quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh
giá của các cơ quan chuyên môn.
+ Nền kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền
kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những
biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh
nghiệp.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận
đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của
kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...
+ Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh
nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ
thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng
dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành
tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh
nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới
công nghệ kịp thời.
+ Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của
một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm
nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng
văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành
kinh doanh.
+ Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng
chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của
các nhà đầu tư.
- Môi trường vi mô
4
+ Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những công ty kinh doanh hay những cá thể
cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản
xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Những người quản trị phải chú ý
theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể
buộc phải nâng giá sản phẩm. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó có thể làm rối
loạn về cung ứng và hẹn giao hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng
tiêu thụ vàtrong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đốivới công
ty.
+ Khách hàng: Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình, để
nắm rõ xu hướng ưa thích về mặt hàng sao cho có những thay đổi phù hợp với thị hiếu
khách hàng. Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng có thể dẫn theo việc rời bỏ sự trung
thành đối với mặt hàng mà công ty sản xuất.
+ Đối thủ cạnh tranh:Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng cần xác định cho mình đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có lợi
thế về những mặt gì, mặt gì còn thiếu sót. Bởi, chỉ có nắm vững về đối thủ của mình
doanh nghiệp mới tránh được tình trạng bị “hạ bệ” trong lĩnh vực kinh doanh mà mình
theo đuổi.
+ Thị trường lao động:Thị trường lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có một nguồn lực lao
động dồi dào, cũng như chuyên môn tốt giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản
phẩm tốt, dịch vụ có chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành và ngược
lại.
1.1.6. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính
Phân tích tài chính sử dụng mọi thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh
được thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các thông tin được thu thập bao
gồm cả những thông tin nội bộ và những thông tin bên ngoài. Khi phân tích tài chính,
người ta thường sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu vẫn là các báo
cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán
Cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành
tài sản của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, giúp cho việc đánh giá phân tích
thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: tình hình biến động về quy mô và cơ cấu
tài sản, nguồn hình thành tài sản, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình
hình phân phối lợi nhuận. Đồng thời, giúp cho việc đánh giá khả năng huy động nguồn
vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Các thành phần của Bảng cân đối kế toán bao gồm:
Thang Long University Library
5
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo, thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá
một cách tổng quát quy mô tài sản và các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn
tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng chỉ tiêu bên phần tài sản thể
hiện số vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
+ Phần nguồn vốn: Thể hiện nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng và quản
lý vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn, các nhà
quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, thể
hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh và trách nhiệm thanh toán
đối với các bên liên quan.
- Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Báo cáo này cho thấy kết
quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ và các chỉ tiêu khác giúp nhà quản trị ra các quyết
định trên cơ sở phân tích tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra,
nó cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh
nghiệp đặc biệt là khi xem xét khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh việc hình thành và sử dụng lượng tiền
phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo này cung cấp thông tin về luồng
tiền vào ra của doanh nghiệp. Thông tin lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp cho
các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các
khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời
của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân
tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông
tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh
báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu như doanh nghiệp xét
thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính
1.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính
1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán
- Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn
6
Phân tích sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá
kết quả và thực trạng tài chính.
Phân tích sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá
kết quả và thực trạng tài chính của doanh nghiệp: sự tăng trưởng hay suy thoái, từ đó
dự đoán trước được xu hướng và rủi ro trong tương lai.
Để phân tích sự biến động, ta lập biểu so sánh số tổng cộng giữa cuối năm với
đầu năm hoặc nhiều năm trước, kể cả số tuyết đối và số tương đối để nhằm xác định sự
biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh.
Qua kết quả tính toán và phân tích có thể rút ra những kết luận cần thiết về sự
biến động quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cũng như việc đưa ra các
quyết định cần thiết trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
+ Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cổ phần là một vấn đề có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thì không phải chỉ sử dụng
vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích cơ cấu tài sản là phân tích và đánh giá sự biến động của các bộ phận
cấu thành tổng số tài sản của doanh nghiệp. Ngoài việc so sánh tài sản giữa các năm,
cần xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản để đánh giá xem trình độ phân bổ và sử dụng
tài sản có hợp lý và hiệu quả hay không.
Để phân tích tình hình biến động cơ cấu về tài sản của doanh nghiệp, cần tính và
phân tích các chỉ tiêu sau:
 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
chiếm trong tổng tài sản
=
Trị giá tài sản ngắn hạn
x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ảnh, cứ 100 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản
ngắn hạn có bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp càng cao.
Cần đi sâu phân tích một số chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng tiền và các
khoản tương đương tiền
=
Tiền và khoản tương đương tiền
x 100%
Tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tiền của doanh nghiệp càng nhiều. Song chỉ tiêu
này chỉ nên đảm bảo ở mức độ vừa phải. Nếu quá cao thì biểu hiện vốn nhàn rỗi của
Thang Long University Library
7
doanh nghiệp càng nhiều. Vốn không được huy động vào quá trình sản xuất kinh
doanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng
gây khó khăn lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh, thậm chí không đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục.
Ngoài ra cần xem xét một số chỉ tiêu khác như: Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, tỷ trọng các khoản phải thu, tỷ trọng hàng tồn kho…
 Tỷ trọng tài sản dài hạn
Tỷ trọng tài sản dài hạn =
Trị giá các tài sản dài hạn
x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng
tốt, quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp càng lớn. Trong đó cần tính và phân
tích một số chỉ tiêu chi tiết sau: Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn, tỷ suất đầu tư tài
sản cố định, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn…
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ, chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan
tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về
mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh
hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Trong phân tích kết cấu nguồn vốn, người ta đặc biệt chú trọng đến hai chỉ tiêu:
 Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ =
Tổng nợ phải trả
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các
chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa
phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp
doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ
muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu
tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.
 Tỷ suất vốn chủ sở hữu
Tỷ suất vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho ta thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn. Tỷ suất này
càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có nên tính chủ động về vốn càng cao
8
và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ suất vốn CSH không bao giờ là thước đo
tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Chiến lược quản lý vốn trong doanh nghiệp
Nhìn chung không có một mô hình quản lý vốn cụ thể, vĩnh cửu cho một doanh
nghiệp trong việc lựa chọn nguồn vốn và quản lý vốn. Chiến lược quản lý vốn của
doanh nghiệp phụ thuộc rât nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của
nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp
trong các tình huống cụ thể.
Thông thường dù doanh nghiệp sử dụng chiến lược quản lý vốn nào đểu phải
tuân thủ nguyên tắc phù hợp hay nguyên tắc tương thích trong quản lý tài chính. Nghĩa
là đầu tư vốn vào những tài sản có đời sống phù hợp với thời gian đáo hạn của vốn.
Các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn
khác nhau có thời hạn tương tự nhau, các loại tài sản dài hạn phải đc tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn và vón chủ sở hữu). Mục đích của nguyên tắc này là
cân bằng luồng tiện tạo ra từ tài sản với kì hạn của nguồn tài trợ. Tăng tạm thời vào tài
sản ngắn hạn nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà có thể được thanh toàn khi
tài sản ngắn hạn giảm. Sở dĩ có điều này là vì tài sản ngắn hạn có khả năng quay vòng
nhanh, nên được tài trợ bằng vốn ngắn hạn để tiết kiệm chi phí lãi. Tăng tài sản ngắn
hạn thường xuyên hay tài sản dài hạn mà cần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền
thì nên được tài trợ bằng vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả năng
thanh toán.
Trong thực tiễn, có ba chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp có thể áo dung trong
quản lý vốn kinh doanh đó là chiến lược thận trọng, chiến lược dung hòa và chiến lược
cấp tiến (mạo hiểm), cụ thể:
+ Thứ nhất, chiến lược quản lý mạo hiểm: tức là dùng một phần nguồn vốn ngắn
hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
Khi doanh nghiệp sử dụng chính sách quản lý vốn này sẽ giảm thiểu được chi phí
sử dụng, nâng cao khả năng sinh lời cho chủ sở hữu tuy nhiên rủi ro tài chính cao,
người quản lý luôn phải chịu áp lực nặng nề về việc tìm nguồn để thanh toán cho các
chủ nợ.
+ Thứ hai, chiến lược quản lý thận trọng: Dùng một phần nguồn vốn dài hạn để
tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Với chiến lược quản lý vốn thận trọng doanh nghiệp luôn bảo đảm khả năng
thanh toán ở mức độ cao, nhất là trong những trường hợp mà tài sản ngắn hạn không
thường xuyên ở mức độ thấp nhất. Tiền thừa tạm thời có thể dùng để đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn thấp do mức sinh lời trong ngắn hạn thấp hơn lãi tiền
vay dài hạn.
Thang Long University Library
9
+ Thứ ba, chiến lược quản ký dung hòa: Dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài
sản ngắn hạn và dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.
Đây là chính sách dung hòa với hai chính sách thận trọng và mạo hiểm vì vậy nó
khắc phục được nhược điểm của cả hai chính sách trên.
1.2.1.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh được các nhà phân tích hết sức quan tâm.
Nó cung cấp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực
hiện được. Khi sử dụng số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích
tài chính, cần lưu ý:
- Giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ ràng buộc nhau. Điều này
thể hiện ở chỗ: Khi tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi
nhuận tăng. Khi tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận
giảm.
Để xem xét sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta lập bảng phân tích
kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm, sau đó so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh doanh. Ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ suất giá vốn/DTT =
Giá vốn hàng bán
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ
ra bao nhiêu đồng giá vốn.
Tỷ suất lãi gộp/DTT =
Lãi gộp
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi gộp
Tỷ suất
(CFBH&CFQL)/DTT
=
CFBH + CFQL
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ảnh để thu được một đồng doanh thu thuần thì phải mất bao
nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất LNTT/DTT =
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Doanh thu thuần
10
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế.
Tỷ suất LNST/DTT =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế.
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là phân tích ngân lưu là công việc
quan trọng, ngày càng chiếm nhiều công sức và thời gian của các nhà quản trị, các
giám đốc tài chính. Sự tồn vong của doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc rất nhiều vào
hoạt động tiền tệ, cụ thể là sự kiểm soát dòng ngân lưu tại doanh nghiệp.
Khi phân tích cần chú ý một số chỉ tiêu sau:
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào
Hệ số này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh có đủ khả năng tạo tiền cho đầu tư và
chi trả hay không? Tuy nhiên khi phân tích cần đặt chúng trong một bối cảnh cụ thể đó
là chiến lược và tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ.
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào
Dòng ngân lưu ra để gia tăng các khoản đầu tư, ngược lại một sự thu hồi các
khoản đầu tư sẽ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là các dòng ngân lưu
vào. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và các khoản đầu tư đến hạn thu hồi, hệ số
phân tích sẽ biến động.
Hệ số này càng cao tức dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao, nếu
chưa có kế hoạch tái đầu tư doanh nghiệp phải nghĩ đến việc điều phối nguồn tiền ưu
tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi
vay. Sau đó, điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay
ngắn hạn.
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào
Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp. Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư, buộc
doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản
vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi thậm chí ngưng trả
các khoản cổ tức.
Hệ số cho biết hoạt động này có tạo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và thực
hiện các nghĩa vụ chi trả không?
Thang Long University Library
11
Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta cũng biết được số dư của từng hoạt động là bao
nhiêu? Số dư trong kỳ và số dư cuối kỳ là bao nhiêu?
1.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính
1.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra
phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn
vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và
ngược lại; mức lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp,
kéo theo hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vì thế, có thể nói, khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, người ta thường
tính và so sánh tỷ số giữa lợi nhuận thuần với doanh thu thuần, tổng vốn sử dụng (tổng
tài sản hiện có) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Khả năng sinh lợi thể hiện qua khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh lời
của nguồn vốn. Các chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu - ROS
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại
bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lợi của
doanh thu thuần kinh doanh càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị
số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của doanh thu thuần kinh doanh càng thấp,
hiệu quả kinh doanh càng thấp.
ROS =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Doanh thu thuần
- Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROA
Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý
và hiệu quả.
ROA =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn sử dụng của doanh
nghiệp trong kỳ.
12
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Tổng vốn sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE
Chỉ tiêu này cho biết: 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại bao
nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lợi của vốn
chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu
càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng
thấp.
Có thể nói, biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả năng sinh lời của doanh nghiệp là
khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu; bởi vì, mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến
hành suy cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản (ROA). Ý
tưởng này được thể hiện qua phương trình Dupont:
ROE = ROA* Đòn bẩy tài chính
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính
của doanh nghiệp.
Phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau:
ROE =
Lợi nhuận thuần
x
Doanh thu
x
Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
=
Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu
x Số vòng quay tài sản x
Hệ số tài sản so với
vốn chủ sở hữu
= ROS x SOA x AOE
ROE =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính =
Tổng tài sản
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
13
Qua phương trình này cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các
chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn). Từ đó đề ra các quyết sách phù hợp căn cứ trên
mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.
1.2.2.2. Khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn
Khả năng quản lý tài sản – thường được gọi là vòng quay – là các chỉ tiêu đo
lường hiệu suất sử dụng, sức sản xuất của các loại tài sản của doanh nghiệp. Khả năng
quản lý nguồn vốn là các chỉ tiêu đo lường sức sản xuất và sức sinh lợi của các đồng
nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản bao gồm:
- Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
- Vòng quay TSCĐ
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
- Vòng quay TSLĐ
Vòng quay TSLĐ =
Doanh thu
Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu được tạo ra từ tài sản lưu động là bao nhiêu. Chỉ
tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp càng lớn.
- Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng hàng hóa
nhanh hay chậm. Ngoài ra, dựa vào chỉ tiêu này ta cũng biết được thời gian hàng nằm
trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng ngắn thì khả năng chuyển hóa thành
tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên, nếu số vòng quay hàng tồn kho quá cao
thì có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không có đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng, dẫn tới mất khách hàng. Nếu thời gian quay vòng hàng tồn kho quá dài
chứng tỏ tồn kho quá mức hàng hóa dẫn tới làm tăng chi phí, gây ứ đọng vốn.
14
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho bình quân tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi
chia cho 2.
Thời gian tồn kho bình quân =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho
- Kỳ thu nợ
Số vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu cho biết trong kỳ phân tích, các khoản
phải thu quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao ( tức số ngày thu tiền càng
ngắn) chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Đồng
thời phản ánh tình hình quản lý, thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc
ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện
phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh
và mở rộng thị trường, Tùy vào tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh, chỉ tiêu này
sẽ được vận dụng cho phù hợp.
Số ngày thu tiền =
360
Số vòng quay các khoản phải thu
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu số ngày thu tiền được sử dụng để đánh giá khả
năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết
bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các
khoản phải thu càng cao thì kì thu tiền càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân
phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh
nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn
các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh
hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán
chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình
Thang Long University Library
15
hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách
hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có
thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.
+ Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời
gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính.
Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước
của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Các vòng quay nguồn vốn
- Vòng quay tổng vốn
Vòng quay tổng vốn =
Doanh thu thuần
Tổng nguồn vốn sử dụng
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá công tác sản xuất
kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng
quay vốn càng lớn hay số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm
tương đối vốn cho sản xuất.
- Số ngày của một vòng quay
Số ngày của một vòng quay =
360
Số vòng quay tổng vốn
- Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Tổng doanh thu thuần
Tổng vốn chủ sở hữu
1.2.3. Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và là rủi ro chủ sở hữu
phải gánh chịu do việc sử dụng các khoản nợ mang lại. Bởi vậy, về thực chất, rủi ro tài
chính của một doanh nghiệp gắn liền với khả năng thanh toán của chính doanh nghiệp
đó.
1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán
Thực tế khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tổng số nợ
phải trả và tổng số tài sản có thể sử dụng để thanh toán, đặc biệt là những tài sản có
khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền. Cần thiết phải thường xuyên xem xét khả năng
16
thanh toán của doanh nghiệp, qua đó dự báo khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn
của doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị
thuần của tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu trị số chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán hiện hành”
<1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu trị
số chỉ tiêu  1, doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh
Trên thực tế, một doanh nghiệp có thể bảo đảm thừa khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn nhưng vẫn có thể lâm vào tình trạng phá sản. Bởi vậy, cần kết hợp các chỉ
tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
Sở dĩ chỉ tiêu trên gọi là “ Hệ số khả năng thanh toán nhanh” vì trong công thức
đã loại bỏ bộ phận hàng tồn kho – là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm
nhất. Với cách tính này, nếu trị số của chỉ tiêu  1, doanh nghiệp đảm bảo khả năng
thanh toán nhanh nợ ngắn hạn. Trị số chỉ tiêu càng lớn hơn 1 bao nhiêu, khả năng
thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu, nguy cơ xảy ra
phá sản càng bị đẩy lùi, khó có thể xảy ra.
- Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời
=
Tổng số tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược
lại, chỉ tiêu này nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.5 là hợp lý. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá
cao thì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới vòng quay vốn lưu động thấp, dẫn tới hiệu quả
sử dụng vốn không cao.
- Khả năng thanh toán tổng quát
Thang Long University Library
17
Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát
=
Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán chung
của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đảm bảo có thừa khả năng thanh toán.
Ngược lại, khi chỉ tiêu này có trị số <1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh
toán. Trị số của chỉ tiêu càng tiến dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng thanh
toán và dẫn đến tình trạng phá sản.
1.2.3.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay
- Chỉ số nợ
Chỉ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng số tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêu
đồng do vay nợ mà có. Nếu hệ số này càng cao thì rủi ro về tài chính của công ty ngày
càng lớn. Bởi vậy, để hạn chế rủi ro tài chính, công ty phải tăng nhanh quy mô vốn chủ
sở hữu, mặt khác là phải giảm các khoản vay nợ của công ty.
- Hệ số Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản ngắn hạn =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng số tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này chỉ rõ rằng: trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty đang sử dụng
vào quá trình sản xuất kinh doanh có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Nếu hệ số này
càng tăng thì rủi ro về tài chính của công ty ngày càng lớn.
- Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
EBIT
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu được bao
nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí lãi vay.
Tức là, ý nghĩa đơn giản của chỉ tiêu này là lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết
phải cao hơn số tiền lãi vay.
+ Nếu hệ số thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi
18
+ Nếu hệ số thanh toán lãi vay >1 và càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả bấy nhiêu, rủi ro về tài chính của
công ty càng giảm.
+ Nếu hệ số thanh toán lãi vay < 1 và càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì rủi ro về tài
chính của công ty càng lớn bấy nhiêu. Khi đó, công ty cần có biện pháp khắc phục
ngay, nếu không sẽ có nguy cơ phá sản.
1.2.3.3. Phân tích đòn bẩy
- Đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Độ lớn đòn bẩy hoạt động được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay khi có sự biến động nhất định của mức tiêu thụ.
Độ lớn đòn bẩy hoạt động có thể được xác định theo công thức sau:
DOL =
%∆ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=
%∆EBIT/EBIT
%∆Doanh thu
%∆S/S
Từ công thức trên, ta có thể xác định độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng các công
thức sau:
DOL =
S – TVC
EBIT
DOL =
S – TVC
S – TVC – FC
Trong đó: S: Doanh thu
TVC: Tổng chi phí hoạt động kinh doanh biến đổi
FC: Chi phí hoạt động kinh doanh cố định
Như vậy, tử số và mẫu số trong công thức trên chỉ khác nhau phần chi phí hoạt
động kinh doanh cố định. Chi phí hoạt động kinh doanh cố định là phần chi phí không
thay đổi khi mức tiêu thụ của doanh nghiệp thay đổi, thí dụ như lương quản lý, khấu
hao nhà cửa và thiết bị. Ngược lại, chi phí hoạt động kinh doanh biến đổi là chi phí
thay đổi khi mức tiêu thụ của doanh nghiệp thay đổi, thí dụ như nhân công trực tiếp,
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoa hồng bán hàng. Như vậy, với các yếu tố khác
không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy hoạt động thể hiện mức rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp: độ lớn đòn bẩy hoạt động càng cao thể hiện mức độ rủi ro kinh doanh
càng lớn.
- Đòn bẩy tài chính (DFL)
Thang Long University Library
19
DFL =
%∆EAT
=
%∆EPS
%∆EBIT %∆EBIT
=
EBIT
EBIT – I
( I là chi phí lãi vay)
Từ công thức trên, ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ bằng 1 nếu doanh nghiệp
không sử dụng các khoản vay nợ, khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%.
Như vậy, 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẩy tài chính và khi đó không có rủi ro tài
chính. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng
cao và có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn.
1.2.3.4. Cân đối tài chính
Thông qua các quan hệ cân đối có thể thấy được kết cấu của từng tài sản, từng
nguồn vốn, từ đó xác định được thực trạng tài chính của từng doanh nghiệp, đưa ra các
quyết định về đầu tư vốn hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong
từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.
Cân đối 1: B Nguồn vốn = A Tài sản (I+II+IV+V) + B Tài sản
Trong đó: B Nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu
B Tài sản : Tài sản dài hạn
A Tài sản : I – Tiền và các khoản tương đương tiền
II – Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
IV – Hàng tồn kho
V – Tài sản ngắn hạn khác
Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết, điều này có nghĩa là các nguồn vốn của chủ
sở hữu vừa đủ trang trải các tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay
hoặc chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải: Doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn
của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn, thể hiện trên mục III (Các khoản phải thu)
loại A – Tài sản (Các khoản phải thu ngắn hạn).
- Trường hợp 2: Vế phải > Vế trái: Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn trang trải cho
các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn, thể hiện trên loại B – phần Vốn chủ sở
hữu. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán
là điều bình thường, hay xảy ra.
Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác
nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính
chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
20
Cân đối 2: B Nguồn vốn + A (II) Nguồn vốn = B Tài sản
Trong đó: B Nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu
A (II) Nguồn vốn : Nợ dài hạn
B Tài sản : Tài sản dài hạn
Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn
định và an toàn về mặt tài chính. Trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải: Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn
là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này
doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu
động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
- Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải: Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản
cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ
cho các sử dụng dài hạn, Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa.
Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu
động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian
ngắn để đảm bảo việc trả nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương này, tôi đưa ra những cơ sở lý luận chung nhất của việc phân tích tình
hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính trong các công ty cổ phần. Cụ thể, tôi đã
trình bày những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính như: khái niệm, vai trò, mục tiêu
cũng như tài liệu sử dụng trong việc phân tích. Bên cạnh đó, tôi trình bày nội dung
phân tích tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các chỉ
tiêu liên quan một cách khái quát nhất. Có thể nói, chương 1 này là “ kim chỉ nam”
cho nội dung được triển khai trong chương 2 tới.
Thang Long University Library
21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam
- Tên giao dịch: DABACO Group
- Tên viết tắt: DABACO
- Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ - TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh
- Điện thoại: (0241) 3 820 712 – 3 826 077
- Fax: (0241) 3 821 377 – 3 826 095
- Tài khoản: 2600201001340 tại Ngân hàng NN và PTNT Bắc Ninh
- Mã số thuế: 2300105790
Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc
được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc thành Công ty Nông
sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công ty Nông sản Bắc Ninh.
Nhưng từ ngày 01/06/2008, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần
DABACO Việt Nam và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
21.03.000084 cấp lại lần 01 ngày 07/05/2008.
Trong suốt quá trình phát triển, DABACO đã không ngừng mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh bẳng việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như cơ cấu ngành nghề
góp phần củng cố vị thế của mình trong ngành. Điển hình là việc, công ty đã đầu tư và
đưa vào sử dụng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất lớn (nhà máy
TOPFEEDS; nhà máy tại Khắc Niệm, nhà máy tại KCN Đại Đồng – Tiên Du…).
Cùng với đó, Công ty đã thành lập các đơn vị trực thuộc như: Nhà máy chế biến thức
ăn thức ăn thủy sản Kinh Bắc, Trung tâm dịch vụ ăn uống, Công ty TNHH một thành
viên Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công; Xí nghiệp giống lợn Lạc Vệ…Ngoài ra,
DABACO cũng tham gia góp vốn để thành lập một số Công ty khác như: Công ty cổ
phần DABACO Sông Hậu; Công ty cổ phần DABACO Tiền Giang; Công ty cổ phần
đầu tư tài chính Ninh Bắc;…. Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thức ăn
chăn nuôi, DABACO đã mạnh dạn mở rộng cơ cấu ngành nghề sang các lĩnh vực khác
như kinh doanh xăng dầu, bất động sản…Ngày 28/02/2008, Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho DABACO niêm yết chứng khoán tại trung tâm
giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kể từ đó, Công ty đã phát hành ra công chúng một
lượng cổ phiếu khá lớn, góp phần nâng tổng vốn của công ty lên 484.099 triệu đồng
(tính đến thời điểm ngày 14/02/2012).
22
Như vậy, sau 15 năm hoạt động, đến nay, Công ty đã phát triển mạnh mẽ với gần
30 nhà máy, công ty TNHH 1 thành viên và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trong
nhiều lĩnh vực như: sản xuất, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, sản xuất tiêu thụ con giống
gia súc, gia cầm, thủy cầm, kinh doanh bất động sản...
Với sự phát triển liên tục về quy mô hoạt động của Công ty, những thành tích cao
mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như những đóng góp tích cực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong những năm qua,
Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ
và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: danh hiệu
“Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (năm 2004), Huân chương lao động hạng Ba
(Năm 2000), Huân chương lao động hạng Nhì (Năm 2007), Giải thưởng chất lượng
Việt Nam trong 7 năm liên tục (từ năm 2000 đến 2006)….
Ngoài các danh hiệu trên, Công ty cũng được trao tặng nhiều bằng khen, giấy
khen, danh hiệu thi đua xuất sắc. Đây là sự công nhận xứng đáng đối với những cố
gắng, nỗ lực to lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong suốt những
năm vừa qua.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300105790 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký lần đầu ngày 23/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ
07 ngày 06/02/2009), Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề như sau:
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh.
- Sản xuất và kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, giống thuỷ sản.
- Sản xuất tinh lợn, trâu, bò.
- Hoạt động thú y, chẩn đoán bệnh động vật đưa ra phác đồ điều trị, dịch vụ kiểm
tra, khám chữa bệnh động vật, tiêm chủng, dịch vụ thú y lưu động.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông - công nghiệp,
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, hàng
nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn
nuôi, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.
- Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hoá.
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu
công nghiệp vừa và nhỏ.
- Nuôi giữ, lai tạo đàn giống gốc: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm.
Thang Long University Library
23
- Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm.
- Sản xuất, chế biến thức ăn thuỷ sản.
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: gia súc,
gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản.
- Kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, đại
lý ôtô, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng.
2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm và mô hình hoạt động
a/ Đặc điểm sản phẩm
- Sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi: Đây là lĩnh vực hoạt động thế mạnh,
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận hàng năm của toàn Công ty. Sản
lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty năm 2010 đạt cao nhất từ trước đến nay
với 230.896 tấn, tăng 6,66% so với năm 2009. Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy chế
biến thức ăn chăn nuôi cùng với 6 thương hiệu: DABACO, Topfeeds, Nasaco,
Growfeeds, Khangty Vina và Kinh Bắc đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong
cả nước và được người chăn nuôi đánh giá cao bởi các đặc tính nổi trội như chất lượng
tốt, mẫu mã đẹp, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả kinh tế cao. Đây là lĩnh vực kinh
doanh cốt lõi đem đến từ 80-85% doanh thu hàng năm cho Công ty.
- Sản xuất và tiêu thụ con giống gia súc, gia cầm, thủy cầm: DABACO có các xí
nghiệp giống cung cấp các loại gia súc (lợn), gia cầm (gà, vịt), chỉ đem lại doanh thu
nhỏ, trên dưới 20 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, đây là hoạt động mang tính định hướng, tạo
giống để cung cấp cho các hộ chăn nuôi – nguồn tiêu thụ thức ăn chăn nuôi cho nhà
máy.
- Hoạt động chăn nuôi gia công: Với hai lĩnh vực chính là chăn nuôi gia công gà
và lợn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến thực phẩm và nguồn thực
phẩm sạch cho thị trường. Năm 2010, hoạt động chăn nuôi gia công có nhiều thuận lợi
nhờ nắm bắt tốt diễn biến giá cả thị trường, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của
Công ty.
- Giết mổ và chế biến thực phẩm: Năm 2010 là năm đầu tiên Công ty TNHH Chế
biến thực phẩm DABACO đi vào hoạt động. Trong năm, công ty cũng đưa ra nhiều
mặt hàng: thịt gà sạch, sản phẩm chế biến từ thịt gà như giò gà, ruốc gà,... bước đầu
được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
- Hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh BĐS: Năm 2010, Công ty đã triển
khai thực hiện một số dự án tiêu biểu: Khu nhà ở Huyển Quang 2, Trung tâm thương
mại DABACO (đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh), khai trương nhà hàng DABACO,
thực hiện dự án Khu công nghiệp Quế Võ III, triển khai thực hiện các dự án BT do
UBND tỉnh giao và các dự án đối ứng vốn tạo nguồn cho các dự án BT...
24
- Hoạt động kinh doanh khác: Ngoài các sản phẩm chính như thức ăn chăn nuôi,
con giống gia súc, gia cầm, thủy cầm, Công ty còn sản xuất, kinh doanh các mặt hàng
như bao bì PP, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, xăng dầu...là những sản phẩm
bổ trợ, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua
các năm.
b/ Mô hình hoạt động khép kín của tập đoàn DABACO năm 2011
Với mục tiêu và định hướng phát triển của công ty với slogan: “DABACO mang
lại giàu sang cho người chăn nuôi – sự phồn vinh cho đất nước”. Để đạt mục tiêu đề
ra Công ty thực hiện chiến dịch xây dựng và mở rộng sang lĩnh vực mới trong giai
đoạn 2010-2014 cụ thể như sau:
- Triển khai thành công mô hình sản xuất tiên tiến, khép kín từ: “ Sản xuất con
giống – Thức Ăn – Chăn nuôi gia công – Giết mổ và chế biến thực phẩm song song với
hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm DABACO.”
- Mở rộng hoạt động sang lĩnh vực có khả năng mang lại sự tăng trưởng mạnh
cho công ty như đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu nhà ở đô thị, khu đô
thị...
Thang Long University Library
25
Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động khép kín của DABACO năm 2011
Nhập khẩu trực tiếp và
thu mua trong dân
Mua nguyên liệu trong
nước và nước ngoài
Công ty bao bì
Bán ra cho các công ty
khác
Nhập khẩu con giống
Các công ty con giống
DABACO
Nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi
DABACO (4 nhà
máy thuộc công ty và
1 nhà máy công ty
con)
Công ty chăn nuôi
(Nhập nguyên liệu
của công ty mẹ để
chăn nuôi)
Hộ kinh doanh cá thể
Mua trong nước và nhập khẩu
Công tyTNHH DVTM Bắc Ninh
KD Nguyên liệu
ra thị trường
Công ty giết mổ và
chế biến thực phẩm
Hệ thống
nhà hàng và
cửa hàng
Hệ thống
siêu thị
của
DABACO
Người tiêu dùng cuối cùng
Bán cho đại lý cấp I
của DABACO
26
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam
( Nguồn: Phòng Hành chính)
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Hội đồng quản trị của Công ty gồm 9 thành viên, trong đó có 6 thành viên trong
Ban điều hành, và ba thành viên độc lập. Hội đồng quản trị họp thảo luận các vấn đề
liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi
trả cổ tức, và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác.
- Ban Tổng Giám đốc của Công ty có 6 thành viên gồm: Tổng Giám đốc và 05
Phó Tổng Giám đốc được phân công phụ trách các lĩnh vực hoạt động của Công ty:
Kỹ thuật, Vật tư – XNK, Thị trường, Công nghệ và Dự án. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
Giám đốc, định kỳ 1 tháng 1 lần trực tiếp chỉ đạo cuộc họp giao ban với Ban
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Các phòng.
Ban chuyên
môn nghiệp
vụ, Chi nhánh,
văn phòng đại
diện
Các Nhà máy,
Xí nghiệp, đơn
vị sản xuất trực
thuộc ( 12 đơn
vị)
Các công ty liên
kết ( 03 công ty)
Các Công ty
con, Các công
ty có vốn góp
chi phối (09
đơn vị)
Văn
phòng
HĐQT
Ban
Nhân
sự
Ban
Tài
chính
– Kế
toán
Ban kỹ
thuật –
chất
lượng
Ban kế
hoạch
phát
triển
Ban
quản
lý dự
án
Ban
vật tư
- XNK
Ban
quản
lý
KCN
Quế
Võ III
Ban
Hành
chính
Thang Long University Library
27
Tổng Giám đốc, các Trưởng phòng chức năng Công ty, Giám đốc các Công ty
TNHH một thành viên và đơn vị trực thuộc để nghe báo cáo tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh đồng thời có ý kiến chỉ đạo trực tiếp tại cuộc họp. Sau mỗi cuộc
họp, các thông báo kết luận giao ban được gửi trực tiếp đến các phòng ban, các đơn vị
trực thuộc để triển khai thực hiện.
- Ban kiểm soát gồm ba thành viên: Ông Nguyễn Văn Lĩnh (Trưởng Ban
kiểm soát), Ông Ngô Huy Tuệ (Thành viên Ban kiểm soát), Bà Nguyễn Thị Thuỳ
(Thành viên Ban kiểm soát). Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc trong việc thực hiện trong việc quản lý, điều hành công ty và các
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty
2.1.4. Tình hình lao động của Công ty
2.1.4.1. Lực lượng lao động
DABACO có đội ngũ cán bộ chủ chốt và kỹ thuật có năng lực, giàu kinh nghiệm,
tâm huyết, được đào tạo tại các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước.
Tổng số lao động trực tiếp: 1.510 người, tuổi đời trung bình: 31 tuổi.
100% cán bộ quản lý cấp trưởng, phó các phòng ban, Giám đốc, phó Giám đốc
các đơn vị trực thuộc có trình độ chuyên môn Đại học và trên Đại học.
100% người lao động được huấn luyện và đào tạo thành thạo các quy trình
chuyên môn kỹ thuật khi tham gia lao động.
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty năm 2010
ĐVT: Người
Trình độ học vấn
Gián tiếp
Lao động
trực tiếp
Tổng
cộng
Tỷ lệ
(%)
Lao động
gián tiếp
Trong đó
quản lý
Tiến sỹ 02 02 0 02 0.13
Thạc sỹ 32 30 0 32 2.1
Đại học 235 70 0 235 15.6
Cao đẳng, Trung cấp 115 05 193 308 20.4
Nghề 0 0 542 542 35.9
Khác 25 0 366 391 25.9
Tổng cộng 409 107 1101 1510 100
(Nguồn: Phòng nhân sự)
2.1.4.2. Chính sách đối với người lao động
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại nhất để thực hiện công
việc, tổ chức ăn ca cho toàn thể cán bộ công nhân viên; tạo điều kiện cho người lao
động tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam

More Related Content

What's hot

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...NOT
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quanghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCNgọc Hưng
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 

What's hot (20)

Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSCĐề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
 
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAOĐề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 

Viewers also liked

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dunghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mạiGiải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mạihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (20)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
 
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
 
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mạiGiải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
 
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
 

Similar to đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOTạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOhieu anh
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOTạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOhieu anh
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...NOT
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...NOT
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Thu Vien Luan Van
 

Similar to đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOTạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOLuận văn: Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty tàu thủy Đông Á
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty tàu thủy Đông ÁĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty tàu thủy Đông Á
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty tàu thủy Đông Á
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDOTạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
 
Đề tài hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực, HOT 2018
Đề tài hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực,  HOT 2018Đề tài hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực,  HOT 2018
Đề tài hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực, HOT 2018
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
 
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
Hoàn thiện các giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu ...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty Tài năng
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty Tài năngĐề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty Tài năng
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực của công ty Tài năng
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
Đề tài hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
Đề tài  hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOTĐề tài  hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
Đề tài hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU THẢO MÃ SINH VIÊN : A15673 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2012
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn DaBaCo Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công ty. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ phòng Tài chính –Kế toán của Công ty đã dành sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của Giáo viên hướng dẫn - Thạc sĩ Phan Huệ Minh. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn kinh tế - trường Đại học Thăng Long đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các thầy cô cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu. Hà Nội, tháng 11 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thu Thảo Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH..............................................1 1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong doanh nghiệp…………….1 1.1.1. Khái niệm..............................................................................................................1 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp....................................1 1.1.3. Mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ..................2 1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ..................................2 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp...............3 1.1.6. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính .........................................................4 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính..5 1.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính................................................................5 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán ..........................................................................................5 1.2.1.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh .................................................................9 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển chuyển tiền tệ...................................................................10 1.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính..............................................................................11 1.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợi...............................................................................11 1.2.2.2. Khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn............................................................13 1.2.2.3. Các vòng quay nguồn vốn ................................................................................15 1.2.3. Phân tích rủi ro tài chính...................................................................................15 1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán..........................................................................15 1.2.3.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay.................................................................17 1.2.3.3. Phân tích đòn bẩy .............................................................................................18 1.2.3.4. Cân đối tài chính...............................................................................................19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM ....................21 2.1. Giới thiệu chung về CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam.............................21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................21 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ......................................................22 2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ....................................................................22 2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm và mô hình hoạt động .......................................................23 2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .................................................26 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty...........................................................26
  • 4. 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận..............................................................26 2.1.4. Tình hình lao động của Công ty ........................................................................27 2.1.4.1. Lực lượng lao động ..........................................................................................27 2.1.4.2. Chính sách đối với người lao động...................................................................27 2.1.5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành.......................28 2.1.5.1. Triển vọng phát triển của ngành.......................................................................28 2.1.5.2. Vị thế của DABACO trong ngành ...................................................................28 2.1.6. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .......................................29 2.2. Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam ......31 2.2.1. Bảng cân đối kế toán..........................................................................................31 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản ...................................................31 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn.............................................34 2.2.2. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh....................................................................40 2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................................................45 2.3. Phân tích hiệu quả tài chính................................................................................46 2.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi...............................................................................46 2.3.1.1. Khả năng sinh lời của doanh thu (ROS)...........................................................46 2.3.1.2. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)................................................................48 2.3.1.3. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)..................................................49 2.3.2. Phân tích khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn ...........................................51 2.3.2.1.Các vòng quay tài sản........................................................................................51 2.3.2.2. Các vòng quay nguồn vốn................................................................................56 2.4. Phân tích rủi ro tài chính.....................................................................................57 2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán .........................................................................57 2.4.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành ........................................................................57 2.4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh ..............................................................................59 2.4.1.3.Khả năng thanh toán tức thời ............................................................................60 2.4.1.4. Khả năng thanh toán tổng quát.........................................................................61 2.4.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay .................................................................63 2.4.2.1. Chỉ số nợ...........................................................................................................63 2.4.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay.............................................................................65 2.5. Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro................................................................66 2.5.1. Phân tích Dupont................................................................................................66 2.5.2. Phân tích đòn bẩy...............................................................................................72 2.5.2.1. Đòn bẩy kinh doanh..........................................................................................72 2.5.2.2. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................72 Thang Long University Library
  • 5. 2.5.3. Phân tích cân đối tài chính ................................................................................73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM...................76 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO trong giai đoạn 2012-2014. ...........................................................................................................76 3.2. Đánh giá tình hình chung của Công ty...............................................................77 3.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty ..........................................................78 3.3.1. Ưu điểm...............................................................................................................78 3.3.2. Nhược điểm.........................................................................................................78 3.4. Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty...................................80 3.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn ..........................................................................................80 3.4.2. Về hiệu quả tài chính .........................................................................................81 3.3.3. Về rủi ro tài chính ..............................................................................................87 3.3.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh......................................................................88 3.3.5. Đối với hoạt động khác.......................................................................................89 KẾT LUẬN ..................................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ TNHH UBND HĐQT TACN LNST DTT VCSH VNĐ TSLĐ TSCĐ TS NH NPT GVHB TSDH Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban nhân dân Hội đồng quản trị Thức ăn chăn nuôi Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Việt Nam đồng Tài sản lưu động Tài sản cố định Tài sản Ngắn hạn Nợ phải trả Giá vốn hàng bán Tài sản dài hạn Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty năm 2010 .............................................27 Bảng 2: Bảng tổng kết một số chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO .......................................................................................................................................29 Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến đông của tài sản....................................32 Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn .............................35 Bảng 5: Bảng phân tích tỷ suất nợ.............................................................................38 Bảng 6 : Bảng phân tích tỷ suất Vốn chủ sở hữu .....................................................39 Bảng 7: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm ...........................................41 Bảng 8: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm .....44 Bảng 9: Bảng đánh giá khả năng tạo tiền của Công ty qua 2 năm.........................45 Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí trên doanh thu qua 3 năm ...................................47 Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ...................................................47 Bảng 12: Tỷ suất sinh lời của tài sản .........................................................................48 Bảng 13: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ..........................................................49 Bảng 14: So sánh một số chỉ tiêu khả năng sinh lợi giữa DABACO Và Việt Thắng .......................................................................................................................................50 Bảng 15: Vòng quay tổng tài sản................................................................................52 Bảng 16: Bảng tính vòng quay tài sản cố định..........................................................53 Bảng 17: Bảng tính vòng quay tài sản lưu động.......................................................54 Bảng 18: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho .......................................56 Bảng 19: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .............................................................56 Bảng 20: Khả năng thanh toán hiện hành ................................................................58 Bảng 21: Khả năng thanh toán nhanh qua các năm................................................59 Bảng 22: Khả năng thanh toán tức thời qua các năm .............................................60 Bảng 23: Khả năng thanh toán tổng quát .................................................................61 Bảng 24: Bảng so sánh khả năng thanh toán............................................................62 Bảng 25: Tỷ số nợ qua các năm..................................................................................63 Bảng 26: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.............................................................65 Bảng 27: Bảng tính đòn bẩy kinh doanh...................................................................72 Bảng 28: Bảng tính đòn bẩy tài chính qua các năm.................................................73 Bảng 29: Phân tích quan hệ cân đối 1 .......................................................................74 Bảng 30: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng....................................74 Bảng 31: Phân tích quan hệ cân đối 2 .......................................................................75
  • 8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Biểu đồ 1: Biểu đồ vốn, doanh thu, lợi nhuận qua 3 năm (2009-2011)...................30 Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu năm 2011........................................................30 Biểu đồ 3: Tỷ suất nợ...................................................................................................38 Biểu đồ 4: Tỷ suất tự tài trợ .......................................................................................39 Biểu đồ 5: Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu .........................................................48 Biểu đồ 6: Tỷ suất sinh lời của tài sản .......................................................................49 Biểu đồ 7: Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu .............................................................50 Biểu 8: So sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lợi giữa DABACO và Việt Thắng năm 2010,2011 ......................................................................................................................51 Biểu đồ 9: Hiệu quả sử dụng TSCĐ...........................................................................53 Biểu đồ 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................................................54 Biểu đồ 11: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .........................................................57 Biểu đồ 12: Khả năng thanh toán hiện hành ............................................................58 Biểu đồ 13: Khả năng thanh toán nhanh ..................................................................59 Biểu đồ 14: Khả năng thanh toán tức thời................................................................61 Biểu đồ 15: So sánh khả năng thanh toán giữa DABACO và Việt Thắng.............62 năm 2010, 2011.............................................................................................................62 Biểu đồ 16: Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản ......................................................64 Hình 1: Cây phân tích vận dụng vào chỉ tiêu vòng quay TSLĐ 2010 ....................55 Hình 2: Cây phân tích vận dụng vào chỉ tiêu vòng quay TSLĐ 2011 ....................55 Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động khép kín của DABACO năm 2011 ............................25 Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.....26 Sơ đồ 3: Phân tích ROA nâm 2010 ............................................................................67 Sơ đồ 4: Phân tích ROA năm 2011 ............................................................................68 Sơ đồ 5: Phân tích ROE năm 2010.............................................................................70 Sơ đồ 6: Phân tích Duppont năm 2011......................................................................71 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung. “ Mạnh thắng, yếu thua” – đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình, trong đó có thể nói vấn đề “ Tài chính” là vấn đề là quan trọng hàng đầu. Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực; Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay; Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật. Báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện trên báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp thông qua “tấm gương phản ánh toàn diện”, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận bao gồm ba nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam. Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
  • 10. Do kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả những mặt bất ổn, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát tình hình tài chính. - Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. - Phân tích các chỉ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của Công ty. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích nội dung chủ yếu về thực trạng tài chính, đó là: - Hiệu quả tài chính - Rủi ro tài chính - Xét tới ảnh hưởng tổng hợp và riêng rẽ của các nhân tố khác nhau đến hiệu quả và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 3.2.2. Phạm vi không gian Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam có trụ sở tại Đường Lý Thái Tổ - TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. 3.2.3. Phạm vi thời gian Tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đánh giá một cách chính xác và đầy đủ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinh doanh của công ty. Nhưng do thời gian có hạn ( từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2012) nên tôi chỉ có thể phản ánh một cách khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua số liệu và tài liệu kế toán tài chính 3 năm 2009-2010-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Thang Long University Library
  • 11. 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập tại phòng kế toán, bao gồm chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và một số tài liệu liên quan ở một số phòng ban như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh… 4.2. Phương pháp phân tích - Thống kế mô tả: Mô tả tình hình tài sản, nguồn vốn hiện có, sự biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm để đánh giá tiềm lực tài chính của Công ty. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này đơn giản và được áp dụng phổ biến trong phân tích kinh tế - xã hội. Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính, quy mô và điều kiện kinh doanh. Phương pháp này dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. + So sánh theo thời gian: So sánh kỳ này với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp. + So sánh theo không gian: So sánh với mức bình quân ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. + So sánh tương đối để thấy được tỷ trọng của từng loại tài sản,nguồn vốn… trong tổng số vốn của doanh nghiệp qua từng niên độ kế toán. + So sánh tuyệt đối để thấy sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. - Phương pháp phân tích tỷ số: Sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của Công ty. Sự biến động các tỷ lệ chính là sự biến động của các đại lượng tài chính. Phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở các tỷ lệ của doanh nghiệp so với giá trị, tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng mang nội dung theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số khả năng hoạt động, tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số tăng trưởng. Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận hoạt động tài chính riêng, Vì vậy, người phân tích sẽ lựa chọn các tỷ lệ theo mục tiêu phân tích của mình. - Phân tích Dupont: Là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Qua phương pháp này cho thấy mối quan hệ và các nhân tố là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn), từ đó cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố
  • 12. ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tài sản bằng phương pháp loại trừ. Từ đây cho ra các quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính bằng cách nào. 4.3. Phương pháp kiểm chứng Thông qua việc khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam để đánh giá thực trạng, rút ra bản chất và đưa ra các giải pháp để giải quyết. 4.4. Phương pháp đồ thị Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đổ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân công ty, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan tới công ty. Phân tích tình hình tài chính thường xuyên sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của Công ty. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của Công ty. Phân tích tài chính của Công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty thấy được những nét sinh động trên “ bức tranh tài chính” của công ty, thể hiện qua các khía cạnh sau: - Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ Công ty và các nhà đầu tư, nhà cho vay, khách hàng, cổ đông. - Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản lãi phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có rất nhiều đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, mỗi đối tượng này đều quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm tới khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính của các công ty Cổ phần phải đạt được mục tiêu nhất định.
  • 14. 2 1.1.3. Mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay. Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của Công ty. Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty. Các mục tiêu phân tích trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó góp phần cung cấp những thông tin nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh nghiệp ở các Công ty cổ phần. 1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan đến doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực Thang Long University Library
  • 15. 3 và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp - Môi trường vĩ mô + Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. + Nền kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn... + Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. + Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. + Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. - Môi trường vi mô
  • 16. 4 + Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những công ty kinh doanh hay những cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Những người quản trị phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá sản phẩm. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó có thể làm rối loạn về cung ứng và hẹn giao hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ vàtrong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đốivới công ty. + Khách hàng: Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình, để nắm rõ xu hướng ưa thích về mặt hàng sao cho có những thay đổi phù hợp với thị hiếu khách hàng. Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng có thể dẫn theo việc rời bỏ sự trung thành đối với mặt hàng mà công ty sản xuất. + Đối thủ cạnh tranh:Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần xác định cho mình đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có lợi thế về những mặt gì, mặt gì còn thiếu sót. Bởi, chỉ có nắm vững về đối thủ của mình doanh nghiệp mới tránh được tình trạng bị “hạ bệ” trong lĩnh vực kinh doanh mà mình theo đuổi. + Thị trường lao động:Thị trường lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có một nguồn lực lao động dồi dào, cũng như chuyên môn tốt giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tốt, dịch vụ có chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành và ngược lại. 1.1.6. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính Phân tích tài chính sử dụng mọi thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh được thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các thông tin được thu thập bao gồm cả những thông tin nội bộ và những thông tin bên ngoài. Khi phân tích tài chính, người ta thường sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu vẫn là các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán Cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, giúp cho việc đánh giá phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận. Đồng thời, giúp cho việc đánh giá khả năng huy động nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Các thành phần của Bảng cân đối kế toán bao gồm: Thang Long University Library
  • 17. 5 + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. + Phần nguồn vốn: Thể hiện nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng và quản lý vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn, các nhà quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh và trách nhiệm thanh toán đối với các bên liên quan. - Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Báo cáo này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ và các chỉ tiêu khác giúp nhà quản trị ra các quyết định trên cơ sở phân tích tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là khi xem xét khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo này cung cấp thông tin về luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Thông tin lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu như doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính. 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính 1.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán - Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn
  • 18. 6 Phân tích sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá kết quả và thực trạng tài chính. Phân tích sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá kết quả và thực trạng tài chính của doanh nghiệp: sự tăng trưởng hay suy thoái, từ đó dự đoán trước được xu hướng và rủi ro trong tương lai. Để phân tích sự biến động, ta lập biểu so sánh số tổng cộng giữa cuối năm với đầu năm hoặc nhiều năm trước, kể cả số tuyết đối và số tương đối để nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Qua kết quả tính toán và phân tích có thể rút ra những kết luận cần thiết về sự biến động quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cũng như việc đưa ra các quyết định cần thiết trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn + Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cổ phần là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thì không phải chỉ sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản là phân tích và đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng số tài sản của doanh nghiệp. Ngoài việc so sánh tài sản giữa các năm, cần xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản để đánh giá xem trình độ phân bổ và sử dụng tài sản có hợp lý và hiệu quả hay không. Để phân tích tình hình biến động cơ cấu về tài sản của doanh nghiệp, cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau:  Tỷ trọng tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản = Trị giá tài sản ngắn hạn x 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ảnh, cứ 100 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn có bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Cần đi sâu phân tích một số chỉ tiêu sau: Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền = Tiền và khoản tương đương tiền x 100% Tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tiền của doanh nghiệp càng nhiều. Song chỉ tiêu này chỉ nên đảm bảo ở mức độ vừa phải. Nếu quá cao thì biểu hiện vốn nhàn rỗi của Thang Long University Library
  • 19. 7 doanh nghiệp càng nhiều. Vốn không được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng gây khó khăn lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh, thậm chí không đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Ngoài ra cần xem xét một số chỉ tiêu khác như: Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ trọng các khoản phải thu, tỷ trọng hàng tồn kho…  Tỷ trọng tài sản dài hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn = Trị giá các tài sản dài hạn x 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng tốt, quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp càng lớn. Trong đó cần tính và phân tích một số chỉ tiêu chi tiết sau: Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn, tỷ suất đầu tư tài sản cố định, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn… + Phân tích cơ cấu nguồn vốn Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ, chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Trong phân tích kết cấu nguồn vốn, người ta đặc biệt chú trọng đến hai chỉ tiêu:  Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ = Tổng nợ phải trả x 100% Tổng nguồn vốn Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.  Tỷ suất vốn chủ sở hữu Tỷ suất vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho ta thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có nên tính chủ động về vốn càng cao
  • 20. 8 và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ suất vốn CSH không bao giờ là thước đo tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Chiến lược quản lý vốn trong doanh nghiệp Nhìn chung không có một mô hình quản lý vốn cụ thể, vĩnh cửu cho một doanh nghiệp trong việc lựa chọn nguồn vốn và quản lý vốn. Chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp phụ thuộc rât nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong các tình huống cụ thể. Thông thường dù doanh nghiệp sử dụng chiến lược quản lý vốn nào đểu phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp hay nguyên tắc tương thích trong quản lý tài chính. Nghĩa là đầu tư vốn vào những tài sản có đời sống phù hợp với thời gian đáo hạn của vốn. Các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn khác nhau có thời hạn tương tự nhau, các loại tài sản dài hạn phải đc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn và vón chủ sở hữu). Mục đích của nguyên tắc này là cân bằng luồng tiện tạo ra từ tài sản với kì hạn của nguồn tài trợ. Tăng tạm thời vào tài sản ngắn hạn nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà có thể được thanh toàn khi tài sản ngắn hạn giảm. Sở dĩ có điều này là vì tài sản ngắn hạn có khả năng quay vòng nhanh, nên được tài trợ bằng vốn ngắn hạn để tiết kiệm chi phí lãi. Tăng tài sản ngắn hạn thường xuyên hay tài sản dài hạn mà cần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền thì nên được tài trợ bằng vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán. Trong thực tiễn, có ba chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp có thể áo dung trong quản lý vốn kinh doanh đó là chiến lược thận trọng, chiến lược dung hòa và chiến lược cấp tiến (mạo hiểm), cụ thể: + Thứ nhất, chiến lược quản lý mạo hiểm: tức là dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi doanh nghiệp sử dụng chính sách quản lý vốn này sẽ giảm thiểu được chi phí sử dụng, nâng cao khả năng sinh lời cho chủ sở hữu tuy nhiên rủi ro tài chính cao, người quản lý luôn phải chịu áp lực nặng nề về việc tìm nguồn để thanh toán cho các chủ nợ. + Thứ hai, chiến lược quản lý thận trọng: Dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Với chiến lược quản lý vốn thận trọng doanh nghiệp luôn bảo đảm khả năng thanh toán ở mức độ cao, nhất là trong những trường hợp mà tài sản ngắn hạn không thường xuyên ở mức độ thấp nhất. Tiền thừa tạm thời có thể dùng để đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn thấp do mức sinh lời trong ngắn hạn thấp hơn lãi tiền vay dài hạn. Thang Long University Library
  • 21. 9 + Thứ ba, chiến lược quản ký dung hòa: Dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là chính sách dung hòa với hai chính sách thận trọng và mạo hiểm vì vậy nó khắc phục được nhược điểm của cả hai chính sách trên. 1.2.1.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh được các nhà phân tích hết sức quan tâm. Nó cung cấp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện được. Khi sử dụng số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích tài chính, cần lưu ý: - Giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ ràng buộc nhau. Điều này thể hiện ở chỗ: Khi tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng. Khi tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm. Để xem xét sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta lập bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm, sau đó so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Tỷ suất giá vốn/DTT = Giá vốn hàng bán x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn. Tỷ suất lãi gộp/DTT = Lãi gộp x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi gộp Tỷ suất (CFBH&CFQL)/DTT = CFBH + CFQL x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ảnh để thu được một đồng doanh thu thuần thì phải mất bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất LNTT/DTT = Lợi nhuận trước thuế x 100% Doanh thu thuần
  • 22. 10 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất LNST/DTT = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển chuyển tiền tệ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là phân tích ngân lưu là công việc quan trọng, ngày càng chiếm nhiều công sức và thời gian của các nhà quản trị, các giám đốc tài chính. Sự tồn vong của doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động tiền tệ, cụ thể là sự kiểm soát dòng ngân lưu tại doanh nghiệp. Khi phân tích cần chú ý một số chỉ tiêu sau: - Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào Hệ số này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh có đủ khả năng tạo tiền cho đầu tư và chi trả hay không? Tuy nhiên khi phân tích cần đặt chúng trong một bối cảnh cụ thể đó là chiến lược và tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. - Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào Dòng ngân lưu ra để gia tăng các khoản đầu tư, ngược lại một sự thu hồi các khoản đầu tư sẽ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là các dòng ngân lưu vào. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và các khoản đầu tư đến hạn thu hồi, hệ số phân tích sẽ biến động. Hệ số này càng cao tức dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao, nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư doanh nghiệp phải nghĩ đến việc điều phối nguồn tiền ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay. Sau đó, điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn. - Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư, buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức. Hệ số cho biết hoạt động này có tạo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ chi trả không? Thang Long University Library
  • 23. 11 Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta cũng biết được số dư của từng hoạt động là bao nhiêu? Số dư trong kỳ và số dư cuối kỳ là bao nhiêu? 1.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính 1.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vì thế, có thể nói, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, người ta thường tính và so sánh tỷ số giữa lợi nhuận thuần với doanh thu thuần, tổng vốn sử dụng (tổng tài sản hiện có) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi thể hiện qua khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh lời của nguồn vốn. Các chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu bao gồm: - Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu - ROS Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lợi của doanh thu thuần kinh doanh càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của doanh thu thuần kinh doanh càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. ROS = Lợi nhuận ròng x 100% Doanh thu thuần - Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROA Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. ROA = Lợi nhuận ròng x 100% Tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn sử dụng của doanh nghiệp trong kỳ.
  • 24. 12 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = Lợi nhuận ròng x 100% Tổng vốn sử dụng trong kỳ - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE Chỉ tiêu này cho biết: 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Có thể nói, biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu; bởi vì, mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suy cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản (ROA). Ý tưởng này được thể hiện qua phương trình Dupont: ROE = ROA* Đòn bẩy tài chính Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau: ROE = Lợi nhuận thuần x Doanh thu x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x Số vòng quay tài sản x Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = ROS x SOA x AOE ROE = Lợi nhuận ròng x 100% Vốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản x 100% Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 25. 13 Qua phương trình này cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn). Từ đó đề ra các quyết sách phù hợp căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. 1.2.2.2. Khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn Khả năng quản lý tài sản – thường được gọi là vòng quay – là các chỉ tiêu đo lường hiệu suất sử dụng, sức sản xuất của các loại tài sản của doanh nghiệp. Khả năng quản lý nguồn vốn là các chỉ tiêu đo lường sức sản xuất và sức sinh lợi của các đồng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của mình. Các chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản bao gồm: - Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. - Vòng quay TSCĐ Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. - Vòng quay TSLĐ Vòng quay TSLĐ = Doanh thu Tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu được tạo ra từ tài sản lưu động là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp càng lớn. - Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng hàng hóa nhanh hay chậm. Ngoài ra, dựa vào chỉ tiêu này ta cũng biết được thời gian hàng nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng ngắn thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên, nếu số vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không có đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, dẫn tới mất khách hàng. Nếu thời gian quay vòng hàng tồn kho quá dài chứng tỏ tồn kho quá mức hàng hóa dẫn tới làm tăng chi phí, gây ứ đọng vốn.
  • 26. 14 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Thời gian tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay hàng tồn kho - Kỳ thu nợ Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu cho biết trong kỳ phân tích, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao ( tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Đồng thời phản ánh tình hình quản lý, thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường, Tùy vào tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh, chỉ tiêu này sẽ được vận dụng cho phù hợp. Số ngày thu tiền = 360 Số vòng quay các khoản phải thu Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu số ngày thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kì thu tiền càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường. + Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình Thang Long University Library
  • 27. 15 hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu. + Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính. Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Các vòng quay nguồn vốn - Vòng quay tổng vốn Vòng quay tổng vốn = Doanh thu thuần Tổng nguồn vốn sử dụng Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn càng lớn hay số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất. - Số ngày của một vòng quay Số ngày của một vòng quay = 360 Số vòng quay tổng vốn - Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu = Tổng doanh thu thuần Tổng vốn chủ sở hữu 1.2.3. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và là rủi ro chủ sở hữu phải gánh chịu do việc sử dụng các khoản nợ mang lại. Bởi vậy, về thực chất, rủi ro tài chính của một doanh nghiệp gắn liền với khả năng thanh toán của chính doanh nghiệp đó. 1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán Thực tế khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tổng số nợ phải trả và tổng số tài sản có thể sử dụng để thanh toán, đặc biệt là những tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền. Cần thiết phải thường xuyên xem xét khả năng
  • 28. 16 thanh toán của doanh nghiệp, qua đó dự báo khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu trị số chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán hiện hành” <1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng trang trải nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu trị số chỉ tiêu  1, doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh Trên thực tế, một doanh nghiệp có thể bảo đảm thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng vẫn có thể lâm vào tình trạng phá sản. Bởi vậy, cần kết hợp các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn Sở dĩ chỉ tiêu trên gọi là “ Hệ số khả năng thanh toán nhanh” vì trong công thức đã loại bỏ bộ phận hàng tồn kho – là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất. Với cách tính này, nếu trị số của chỉ tiêu  1, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn. Trị số chỉ tiêu càng lớn hơn 1 bao nhiêu, khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu, nguy cơ xảy ra phá sản càng bị đẩy lùi, khó có thể xảy ra. - Khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng số tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.5 là hợp lý. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới vòng quay vốn lưu động thấp, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn không cao. - Khả năng thanh toán tổng quát Thang Long University Library
  • 29. 17 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đảm bảo có thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, khi chỉ tiêu này có trị số <1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán. Trị số của chỉ tiêu càng tiến dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán và dẫn đến tình trạng phá sản. 1.2.3.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay - Chỉ số nợ Chỉ số nợ = Tổng số nợ Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng số tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Nếu hệ số này càng cao thì rủi ro về tài chính của công ty ngày càng lớn. Bởi vậy, để hạn chế rủi ro tài chính, công ty phải tăng nhanh quy mô vốn chủ sở hữu, mặt khác là phải giảm các khoản vay nợ của công ty. - Hệ số Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn = Tổng số nợ ngắn hạn Tổng số tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này chỉ rõ rằng: trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty đang sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Nếu hệ số này càng tăng thì rủi ro về tài chính của công ty ngày càng lớn. - Khả năng thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí lãi vay. Tức là, ý nghĩa đơn giản của chỉ tiêu này là lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết phải cao hơn số tiền lãi vay. + Nếu hệ số thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi
  • 30. 18 + Nếu hệ số thanh toán lãi vay >1 và càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả bấy nhiêu, rủi ro về tài chính của công ty càng giảm. + Nếu hệ số thanh toán lãi vay < 1 và càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì rủi ro về tài chính của công ty càng lớn bấy nhiêu. Khi đó, công ty cần có biện pháp khắc phục ngay, nếu không sẽ có nguy cơ phá sản. 1.2.3.3. Phân tích đòn bẩy - Đòn bẩy kinh doanh (DOL) Độ lớn đòn bẩy hoạt động được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi có sự biến động nhất định của mức tiêu thụ. Độ lớn đòn bẩy hoạt động có thể được xác định theo công thức sau: DOL = %∆ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = %∆EBIT/EBIT %∆Doanh thu %∆S/S Từ công thức trên, ta có thể xác định độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng các công thức sau: DOL = S – TVC EBIT DOL = S – TVC S – TVC – FC Trong đó: S: Doanh thu TVC: Tổng chi phí hoạt động kinh doanh biến đổi FC: Chi phí hoạt động kinh doanh cố định Như vậy, tử số và mẫu số trong công thức trên chỉ khác nhau phần chi phí hoạt động kinh doanh cố định. Chi phí hoạt động kinh doanh cố định là phần chi phí không thay đổi khi mức tiêu thụ của doanh nghiệp thay đổi, thí dụ như lương quản lý, khấu hao nhà cửa và thiết bị. Ngược lại, chi phí hoạt động kinh doanh biến đổi là chi phí thay đổi khi mức tiêu thụ của doanh nghiệp thay đổi, thí dụ như nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoa hồng bán hàng. Như vậy, với các yếu tố khác không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy hoạt động thể hiện mức rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp: độ lớn đòn bẩy hoạt động càng cao thể hiện mức độ rủi ro kinh doanh càng lớn. - Đòn bẩy tài chính (DFL) Thang Long University Library
  • 31. 19 DFL = %∆EAT = %∆EPS %∆EBIT %∆EBIT = EBIT EBIT – I ( I là chi phí lãi vay) Từ công thức trên, ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ bằng 1 nếu doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ, khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%. Như vậy, 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẩy tài chính và khi đó không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao và có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn. 1.2.3.4. Cân đối tài chính Thông qua các quan hệ cân đối có thể thấy được kết cấu của từng tài sản, từng nguồn vốn, từ đó xác định được thực trạng tài chính của từng doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về đầu tư vốn hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị. Cân đối 1: B Nguồn vốn = A Tài sản (I+II+IV+V) + B Tài sản Trong đó: B Nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu B Tài sản : Tài sản dài hạn A Tài sản : I – Tiền và các khoản tương đương tiền II – Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn IV – Hàng tồn kho V – Tài sản ngắn hạn khác Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết, điều này có nghĩa là các nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp: - Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải: Doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn, thể hiện trên mục III (Các khoản phải thu) loại A – Tài sản (Các khoản phải thu ngắn hạn). - Trường hợp 2: Vế phải > Vế trái: Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn, thể hiện trên loại B – phần Vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra. Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
  • 32. 20 Cân đối 2: B Nguồn vốn + A (II) Nguồn vốn = B Tài sản Trong đó: B Nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu A (II) Nguồn vốn : Nợ dài hạn B Tài sản : Tài sản dài hạn Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: - Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải: Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt. - Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải: Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, tôi đưa ra những cơ sở lý luận chung nhất của việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính trong các công ty cổ phần. Cụ thể, tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính như: khái niệm, vai trò, mục tiêu cũng như tài liệu sử dụng trong việc phân tích. Bên cạnh đó, tôi trình bày nội dung phân tích tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các chỉ tiêu liên quan một cách khái quát nhất. Có thể nói, chương 1 này là “ kim chỉ nam” cho nội dung được triển khai trong chương 2 tới. Thang Long University Library
  • 33. 21 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về CTCP Tập Đoàn DABACO Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam - Tên giao dịch: DABACO Group - Tên viết tắt: DABACO - Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ - TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: (0241) 3 820 712 – 3 826 077 - Fax: (0241) 3 821 377 – 3 826 095 - Tài khoản: 2600201001340 tại Ngân hàng NN và PTNT Bắc Ninh - Mã số thuế: 2300105790 Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc thành Công ty Nông sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công ty Nông sản Bắc Ninh. Nhưng từ ngày 01/06/2008, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần DABACO Việt Nam và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.03.000084 cấp lại lần 01 ngày 07/05/2008. Trong suốt quá trình phát triển, DABACO đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bẳng việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như cơ cấu ngành nghề góp phần củng cố vị thế của mình trong ngành. Điển hình là việc, công ty đã đầu tư và đưa vào sử dụng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất lớn (nhà máy TOPFEEDS; nhà máy tại Khắc Niệm, nhà máy tại KCN Đại Đồng – Tiên Du…). Cùng với đó, Công ty đã thành lập các đơn vị trực thuộc như: Nhà máy chế biến thức ăn thức ăn thủy sản Kinh Bắc, Trung tâm dịch vụ ăn uống, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công; Xí nghiệp giống lợn Lạc Vệ…Ngoài ra, DABACO cũng tham gia góp vốn để thành lập một số Công ty khác như: Công ty cổ phần DABACO Sông Hậu; Công ty cổ phần DABACO Tiền Giang; Công ty cổ phần đầu tư tài chính Ninh Bắc;…. Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, DABACO đã mạnh dạn mở rộng cơ cấu ngành nghề sang các lĩnh vực khác như kinh doanh xăng dầu, bất động sản…Ngày 28/02/2008, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho DABACO niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kể từ đó, Công ty đã phát hành ra công chúng một lượng cổ phiếu khá lớn, góp phần nâng tổng vốn của công ty lên 484.099 triệu đồng (tính đến thời điểm ngày 14/02/2012).
  • 34. 22 Như vậy, sau 15 năm hoạt động, đến nay, Công ty đã phát triển mạnh mẽ với gần 30 nhà máy, công ty TNHH 1 thành viên và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, sản xuất tiêu thụ con giống gia súc, gia cầm, thủy cầm, kinh doanh bất động sản... Với sự phát triển liên tục về quy mô hoạt động của Công ty, những thành tích cao mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong những năm qua, Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (năm 2004), Huân chương lao động hạng Ba (Năm 2000), Huân chương lao động hạng Nhì (Năm 2007), Giải thưởng chất lượng Việt Nam trong 7 năm liên tục (từ năm 2000 đến 2006)…. Ngoài các danh hiệu trên, Công ty cũng được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua xuất sắc. Đây là sự công nhận xứng đáng đối với những cố gắng, nỗ lực to lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong suốt những năm vừa qua. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300105790 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký lần đầu ngày 23/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 07 ngày 06/02/2009), Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề như sau: - Sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y. - Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh. - Sản xuất và kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, giống thuỷ sản. - Sản xuất tinh lợn, trâu, bò. - Hoạt động thú y, chẩn đoán bệnh động vật đưa ra phác đồ điều trị, dịch vụ kiểm tra, khám chữa bệnh động vật, tiêm chủng, dịch vụ thú y lưu động. - Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông - công nghiệp, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y. - Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hoá. - Kinh doanh bất động sản, nhà ở và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ. - Nuôi giữ, lai tạo đàn giống gốc: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm. Thang Long University Library
  • 35. 23 - Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm. - Sản xuất, chế biến thức ăn thuỷ sản. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản. - Kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, đại lý ôtô, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồ dùng cá nhân và gia đình. - Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. 2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm và mô hình hoạt động a/ Đặc điểm sản phẩm - Sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi: Đây là lĩnh vực hoạt động thế mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận hàng năm của toàn Công ty. Sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty năm 2010 đạt cao nhất từ trước đến nay với 230.896 tấn, tăng 6,66% so với năm 2009. Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cùng với 6 thương hiệu: DABACO, Topfeeds, Nasaco, Growfeeds, Khangty Vina và Kinh Bắc đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được người chăn nuôi đánh giá cao bởi các đặc tính nổi trội như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả kinh tế cao. Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đem đến từ 80-85% doanh thu hàng năm cho Công ty. - Sản xuất và tiêu thụ con giống gia súc, gia cầm, thủy cầm: DABACO có các xí nghiệp giống cung cấp các loại gia súc (lợn), gia cầm (gà, vịt), chỉ đem lại doanh thu nhỏ, trên dưới 20 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, đây là hoạt động mang tính định hướng, tạo giống để cung cấp cho các hộ chăn nuôi – nguồn tiêu thụ thức ăn chăn nuôi cho nhà máy. - Hoạt động chăn nuôi gia công: Với hai lĩnh vực chính là chăn nuôi gia công gà và lợn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến thực phẩm và nguồn thực phẩm sạch cho thị trường. Năm 2010, hoạt động chăn nuôi gia công có nhiều thuận lợi nhờ nắm bắt tốt diễn biến giá cả thị trường, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Công ty. - Giết mổ và chế biến thực phẩm: Năm 2010 là năm đầu tiên Công ty TNHH Chế biến thực phẩm DABACO đi vào hoạt động. Trong năm, công ty cũng đưa ra nhiều mặt hàng: thịt gà sạch, sản phẩm chế biến từ thịt gà như giò gà, ruốc gà,... bước đầu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. - Hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh BĐS: Năm 2010, Công ty đã triển khai thực hiện một số dự án tiêu biểu: Khu nhà ở Huyển Quang 2, Trung tâm thương mại DABACO (đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh), khai trương nhà hàng DABACO, thực hiện dự án Khu công nghiệp Quế Võ III, triển khai thực hiện các dự án BT do UBND tỉnh giao và các dự án đối ứng vốn tạo nguồn cho các dự án BT...
  • 36. 24 - Hoạt động kinh doanh khác: Ngoài các sản phẩm chính như thức ăn chăn nuôi, con giống gia súc, gia cầm, thủy cầm, Công ty còn sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như bao bì PP, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, xăng dầu...là những sản phẩm bổ trợ, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm. b/ Mô hình hoạt động khép kín của tập đoàn DABACO năm 2011 Với mục tiêu và định hướng phát triển của công ty với slogan: “DABACO mang lại giàu sang cho người chăn nuôi – sự phồn vinh cho đất nước”. Để đạt mục tiêu đề ra Công ty thực hiện chiến dịch xây dựng và mở rộng sang lĩnh vực mới trong giai đoạn 2010-2014 cụ thể như sau: - Triển khai thành công mô hình sản xuất tiên tiến, khép kín từ: “ Sản xuất con giống – Thức Ăn – Chăn nuôi gia công – Giết mổ và chế biến thực phẩm song song với hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm DABACO.” - Mở rộng hoạt động sang lĩnh vực có khả năng mang lại sự tăng trưởng mạnh cho công ty như đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu nhà ở đô thị, khu đô thị... Thang Long University Library
  • 37. 25 Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động khép kín của DABACO năm 2011 Nhập khẩu trực tiếp và thu mua trong dân Mua nguyên liệu trong nước và nước ngoài Công ty bao bì Bán ra cho các công ty khác Nhập khẩu con giống Các công ty con giống DABACO Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi DABACO (4 nhà máy thuộc công ty và 1 nhà máy công ty con) Công ty chăn nuôi (Nhập nguyên liệu của công ty mẹ để chăn nuôi) Hộ kinh doanh cá thể Mua trong nước và nhập khẩu Công tyTNHH DVTM Bắc Ninh KD Nguyên liệu ra thị trường Công ty giết mổ và chế biến thực phẩm Hệ thống nhà hàng và cửa hàng Hệ thống siêu thị của DABACO Người tiêu dùng cuối cùng Bán cho đại lý cấp I của DABACO
  • 38. 26 2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam ( Nguồn: Phòng Hành chính) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Hội đồng quản trị của Công ty gồm 9 thành viên, trong đó có 6 thành viên trong Ban điều hành, và ba thành viên độc lập. Hội đồng quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức, và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác. - Ban Tổng Giám đốc của Công ty có 6 thành viên gồm: Tổng Giám đốc và 05 Phó Tổng Giám đốc được phân công phụ trách các lĩnh vực hoạt động của Công ty: Kỹ thuật, Vật tư – XNK, Thị trường, Công nghệ và Dự án. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, định kỳ 1 tháng 1 lần trực tiếp chỉ đạo cuộc họp giao ban với Ban Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Tổng Giám đốc Ban kiểm soát Các phòng. Ban chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh, văn phòng đại diện Các Nhà máy, Xí nghiệp, đơn vị sản xuất trực thuộc ( 12 đơn vị) Các công ty liên kết ( 03 công ty) Các Công ty con, Các công ty có vốn góp chi phối (09 đơn vị) Văn phòng HĐQT Ban Nhân sự Ban Tài chính – Kế toán Ban kỹ thuật – chất lượng Ban kế hoạch phát triển Ban quản lý dự án Ban vật tư - XNK Ban quản lý KCN Quế Võ III Ban Hành chính Thang Long University Library
  • 39. 27 Tổng Giám đốc, các Trưởng phòng chức năng Công ty, Giám đốc các Công ty TNHH một thành viên và đơn vị trực thuộc để nghe báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có ý kiến chỉ đạo trực tiếp tại cuộc họp. Sau mỗi cuộc họp, các thông báo kết luận giao ban được gửi trực tiếp đến các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện. - Ban kiểm soát gồm ba thành viên: Ông Nguyễn Văn Lĩnh (Trưởng Ban kiểm soát), Ông Ngô Huy Tuệ (Thành viên Ban kiểm soát), Bà Nguyễn Thị Thuỳ (Thành viên Ban kiểm soát). Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc thực hiện trong việc quản lý, điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty 2.1.4. Tình hình lao động của Công ty 2.1.4.1. Lực lượng lao động DABACO có đội ngũ cán bộ chủ chốt và kỹ thuật có năng lực, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, được đào tạo tại các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước. Tổng số lao động trực tiếp: 1.510 người, tuổi đời trung bình: 31 tuổi. 100% cán bộ quản lý cấp trưởng, phó các phòng ban, Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trình độ chuyên môn Đại học và trên Đại học. 100% người lao động được huấn luyện và đào tạo thành thạo các quy trình chuyên môn kỹ thuật khi tham gia lao động. Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty năm 2010 ĐVT: Người Trình độ học vấn Gián tiếp Lao động trực tiếp Tổng cộng Tỷ lệ (%) Lao động gián tiếp Trong đó quản lý Tiến sỹ 02 02 0 02 0.13 Thạc sỹ 32 30 0 32 2.1 Đại học 235 70 0 235 15.6 Cao đẳng, Trung cấp 115 05 193 308 20.4 Nghề 0 0 542 542 35.9 Khác 25 0 366 391 25.9 Tổng cộng 409 107 1101 1510 100 (Nguồn: Phòng nhân sự) 2.1.4.2. Chính sách đối với người lao động - Trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại nhất để thực hiện công việc, tổ chức ăn ca cho toàn thể cán bộ công nhân viên; tạo điều kiện cho người lao động tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…