SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC
TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH THU THỦY
MÃ SINH VIÊN : A10900
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC
TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Phan Văn Tính
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trịnh Thu Thủy
MÃ SINH VIÊN : A10900
CHUYÊN NGÀNH : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2011
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thày Phan Văn Tính đã giúp đỡ em nghiên cứu, tìm
hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn cô Hà Thu đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp!
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế - trường
ĐH Thăng Long đã truyền cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành tốt bài
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trịnh Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM 1
1.1 Hoạt động tín dụng trong NHTM 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Nội dung nghiệp vụ tín dụng của NHTM. 2
1.1.2.1 Cho vay 2
1.1.2.2 Chiết khấu 5
1.1.2.4 Bao thanh toán 6
1.1.2.5 Bảo lãnh ngân hàng 6
1.2 An ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 8
1.2.1 Khái niệm về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 8
1.2.2 Cơ sở đánh giá và đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt
Nam. 9
1.2.2.1Hệ thống các chuẩn mực đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 9
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an ninh tín dụng NHTM. 11
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt động tín dụng 12
1.2.3.1 Nhân tố khách quan 12
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan 16
1.3 Khủng hoảng tài chính thế giới 18
1.3.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu. 18
1.3.2 Hậu quả của khủng hoảng. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NHTM VIỆT NAM 25
2.1. Tổng quan về NHTM. 25
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 25
2.1.2.Hệ thống NHTM Việt nam hiện nay. 26
2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng NHTM . 27
Thang Long University Library
2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM 27
2.2.2. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng trong NHTM Việt Nam 33
2.2.3.Quy trình cấp tín dụng. 35
2.2.4.Thực trạng về giám sát và tổ chức kiểm tra. 38
2.2.4.1.Giám sát của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng NHTM 38
2.2.4.2.Kiểm tra, kiếm toán nội bộ tại NHTM 39
2.2.5. Kết quả hoạt động tín dụng 42
2.2.5.1 Dư nợ / Tài sản có 43
2.2.5.2 Sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 45
2.2.5.3 Huy động vốn thị trường II /Tổng vốn huy động. 46
2.2.5.4 Tỷ trọng cho vay bất động sản /Tổng dư nợ 49
2.2.5.5 Nợ xấu, nợ quá hạn. 50
2.2.5.6 Thu nhập chi phí. 54
2.3 Đánh giá về an ninh trong hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam 55
2.3.1 Mặt được 54
2.3.2 Tồn tại. 56
2.4 Nguyên nhân tồn tại 57
2.4.1 Nguyên nhân khách quan 57
2.4.1.1 Hành lang pháp lý 57
2.4.1.2 Quản lý chiến lược phát triển của NHNN 58
2.4.1.3 Chính sách kinh tế của Chính phủ 59
2.4.1.4 Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước 60
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan 60
2.4.2.1.Quản trị của NHTM 60
2.4.2.2.Kiểm tra, kiểm toán nội bộ 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÍN DỤNG TRONG NHTM
VIỆT NAM 63
3.1 Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam. 63
3.1.1 Bài học từ cơ chế chính sách. 63
3.2.2 Bài học từ kiểm tra kiểm soát 64
3.1.3 Bài học từ nội bộ Ngân hàng 65
3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng 66
3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 66
3.2.2 Nhóm giải pháp nội bộ các Ngân hàng 67
3.2.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm soát nội bộ 72
3.2.4 Nhóm giải pháp bổ trợ 74
3.2.4.1 Điều hành kinh tế vĩ mô 74
3.2.4.2 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 75
KẾT LUẬN 78
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHTG Bảo hiểm tiền gửi
BL Bảo lãnh
CN Chi nhánh
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
L/C Letter of credit (Thư tín dụng chứng từ)
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng Trung ương
TCTD Tổ chức tín dụng
TP Trái phiếu
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hoạt động tín dụng của TCTD 2
Sơ đồ 1.2 Nghiệp vụ tín dụng của NHTM 2
Sơ đồ 1.3 Sự vận hành nguồn vốn 8
Đồ thị 1.1 Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2007 13
Bảng 1.1 Các mức lãi suất chủ yếu của NHNN 13
Bảng 1.2 Sự tăng trưởng tín dụng của một số nước Châu Á 17
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống trong các năm gần đây 26
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy cấp tín dụng 34
Bảng 2.2 So sánh ưu-khuyết điểm hai mô hình tổ chức bộ máy cấp tín dụng 35
Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Á Châu 36
Bảng 2.3 Tỷ trọng Dư nợ/Tổng tài sản Có của một số NHTM 43
Bảng 2.4 Vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung-dài hạn một số NH 45
Bảng 2.5 Tỷ lệ vốn huy động trên thị trường II/Tổng vốn huy động 47
Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay tại NH TMCP Techcombank 50
Bảng 2.7 Tình hình nợ quá hạn của một số NHTM 50
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 52
Bảng 2.9 Kết quả hoạt động tín dụng của một số NHTM 54
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống NHTM Việt Nam đã có một thời gian dài để trưởng thành và phát
triển cùng với những thăng trầm của kinh tế Việt Nam. Đến nay, tuy vẫn là một hệ
thống non trẻ so với thế giới nhưng các NH đã có cố gắng và đóng góp to lớn trong
công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước. Trong những nỗ lực không ngừng đó, càng
ngày các NHTM càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình khi là nơi dự trữ và cung cấp
vốn cho nền kinh tế. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu ở các
NHTM hiện nay.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở các NHTM cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc bảo
đảm an ninh tín dụng đối với các NHTM là rất cần thiết. Bởi lẽ, an ninh tín dụng gắn
liền với khả năng thanh toán của các NH. Nếu an ninh trong hoạt động tín dụng không
được đảm bảo, có sự cố xảy ra trong quá trình huy động và cấp vốn cho nền kinh tế,
lập tức sẽ tạo một phản ứng dây truyền trong toàn hệ thống NH, kéo theo sự sụp đổ
của hàng loạt các NH tiếp đến là các ngành khác trong nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế quốc gia, kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Trên hết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ là
một ví dụ cho sự mất an ninh trong hoạt động tín dụng. Cuộc khủng hoảng đã mang lại
hậu quả xấu cho hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ, kéo theo đó là khủng hoảng nền
kinh tế, lan ra toàn cầu. Những hậu quả to lớn của cuộc đại khủng hoảng này đang đòi
hỏi một nỗ lực để vực dậy nền kinh tế thế giới. Đây là bài học cho các NHTM Việt
Nam để tránh khỏi tình trạng tương tự Mỹ. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải
pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng này ở Việt Nam, bảo đảm an ninh tín dụng để
hoạt động này được thông suốt để phục vụ về nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Từ những hiểu biết nhất định trên đây, với mục tiêu nghiên cứu tình hình an
ninh tín dụng ở các NHTM Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ năm
2008 và nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng, em đã chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo
an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam - Bài học từ khủng hoảng tài chính
toàn cầu”. Trong khóa luận, em xin đưa ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam và
giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng cùng những kiến nghị về chính sách tiền tệ, tài
khóa và chính sách kinh tế vĩ mô đối với NHNN và Chính phủ để đảm bảo an ninh
trong hoạt động tín dụng.
Do thời gian nghiên cứu, học tập cùng vốn kiến thức có hạn nên luận văn của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, động viên, và sự
đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để luận văn của em thêm hoàn chỉnh và để bản
thân em nâng cao tầm hiểu biết về lý luận cũng như thực tiễn hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hiểu được một cách cơ bản về hoạt động tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, an ninh
trong hoạt động tín dụng cùng những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tín dụng. Tìm
hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nguyên nhân gây ra cuộc
khủng hoảng. Từ đó, thấy được sự cần thiết phải bảo đảm an ninh tín dụng đối với hệ
thống các NHTM.
- Nắm được thực trạng về vấn đề an ninh tín dụng của các NHTM qua những chỉ tiêu
cơ bản về cơ sở pháp lý, kiểm tra – kiểm soát và một số tỷ trọng như tỷ trọng dư
nợ/Tài sản Có, nợ quá hạn, nợ xấu, kết quả kinh doanh… trong những năm trước và
sau khủng hoảng. Từ đó, đưa ra những mặt được và những mặt còn tồn tại và nguyên
nhân gây ra tình trạng an ninh tín dụng chưa được đảm bảo.
- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam về cuộc khủng
hoảng và đề ra những giải pháp đảm bảo an ninh trong tín dụng NH.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: tình trạng an ninh tín dụng và tính thanh khoản trong các
NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng của một số
NHTM như Eximbank, Saigonbank, Vietcombank, Oceanbank, ACB… qua các năm
2007, 2008, 2009 và sáu tháng đầu năm 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận đề tài nghiên cứu thông qua một số NHTM ở Việt Nam. Khảo sát về
quy trình cấp tín dụng, quy trình kiểm tra – kiểm soát nội bộ, thực trạng hoạt động tín
dụng (các tỷ số Dư nợ/Tài sản Có; Vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung – dài
hạn; huy động vốn trên thị trường II/Tổng vốn huy động; tỷ trọng cho vay Bất động
sản/Tổng dư nợ; Nợ xấu, nợ quá hạn; thu nhập, chi phí – những biến động của các tỷ
số này) của các NH Eximbank, Saigonbank, Vietcombank, Oceanbank, ACB… qua
các năm 2007, 2008, 2009 và sáu tháng đầu năm 2010.
Thang Long University Library
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam
- Chương II: Thực trạng về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam
- Chương III: Giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng NHTM Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NHTM
1.1 Hoạt động tín dụng trong NHTM
1.1.1 Khái niệm
Khái niệm hoạt động tín dụng trong NHTM được hiểu theo nhiều góc độ khác
nhau. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tín dụng là dựa trên cơ sở lòng
tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả và
hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi .
Trong bách khoa toàn thư Việt Nam có định nghĩa: “Khái niệm tín dụng thể
hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay
có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay
trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng
hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.”
Ý kiến khách cho rằng: “Hoạt động tín dụng trong NHTM bao gồm hoạt động
huy động vốn và cấp tín dụng”.
Những khái niệm của các nhà khoa học trên đây đều bắt nguồn từ các mối quan
hệ như cho vay, đi vay do hiện nay trên thế giới cũng chưa có một khái niệm cụ thể về
hoạt động tín dụng.
Theo Luật các TCTD năm 2004 thì hoạt động “Hoạt động tín dụng là việc tổ
chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.
Luật các TCTD năm 2010 không đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng trong
NHTM. Theo Luật các TCTD sửa đổi năm 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi
b) Cấp tín dụng
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Như vậy, luật các TCTD có sửa đổi năm 2010 vẫn giữ nguyên sự phân định rõ
ràng cấp tín dụng và huy động vốn là hai mảng kinh doanh riêng biệt trong hoạt động
của các TCTD; trong đó:
Cấp tín dụng của các TCTD là việc các TCTD thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc
có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
Thang Long University Library
2
bảo lãnh ngân hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng của các TCTD có thể được khái quát
bằng sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hoạt động tín dụng của TCTD
.
Bên cạnh đó, cũng theo luật các TCTD năm 2010, lĩnh vực hoạt động của ngân
hàng thương mại bị hạn chế hơn so với các loại hình TCTD. Trong đó, ngân hàng
thương mại chỉ được cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, tái chiết
khấu công cụ chuyển nhượng; bảo lãnh ngân hàng; bao thanh toán; phát hành thẻ tín
dụng.
Tuy nhiên, ngân hàng thương mại có thể thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính
thông qua thành lập các công ty cho thuê tài chính độc lập – thuộc thể chế TCTD phi
ngân hàng.
1.1.2 Nội dung nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM.
Sơ đồ 1.2: Nghiệp vụ tín dụng của NHTM
1.1.2.1 Cho vay
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Các loại hình cho vay:
Hoạt động tín dụng của TCTD
Cấp tín dụng
Cho vay Chiết khấu Bao thanh toán Bảo lãnh
ngân hàng
Cho thuê
Tài chính
Hoạt động tín dụng của NHTM
Cho vay Chiết khấu Bao thanh toán Báo lãnh
ngân hàng
Cấp tín dụng
3
a) Ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng nhằm cung ứng vốn
cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Tùy theo mục đích sử
dụng vốn, cho vay ngắn hạn được chia thành hai loại: cho vay kinh doanh và cho vay
tiêu dùng.
Cho vay kinh doanh: Ngân hàng cho vay cung ứng vốn ngắn hạn cho khách
hàng để kinh doanh, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động bị thiếu của khách hàng như: cho
vay công nghiệp và thương mại; nông nghiệp; cho vay ngắn hạn các công trình xây
dựng; cho vay chứng khoán,...Cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu hai loại cho vay
bổ sung vốn lưu động và cho vay khác (Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất (L/C, bao
thanh toán), Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành
thẻ tín dụng, Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng và Cho vay kinh doanh chứng
khoán):
*Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất: Bộ chứng từ hàng xuất của khách hàng
gửi thanh toán theo phương thức thư tín dụng là giá trị các khoản nhờ thu, là tài sản
của khách hàng.
*Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Khái niệm: Là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được
sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một
số lượng và thời hạn nhất định.
- Đặc điểm:
+ Giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng để khách
hàng được sử dụng số dư Nợ trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn nhất định.
+ Khách hàng sử dụng vốn bằng cách phát hành séc mang số hiệu tài khoản
vãng lai hoặc bằng các công cụ thanh toán khác.
+ Doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức nếu trong quá trình sử dụng (có
xuất hiện dư Nợ của tài khoản vãng lai) mới được coi là ngân hàng cho vay và tính tiền
lãi trên số dư Nợ đó.
+ Vượt chi tài khoản là kỹ thuật cho vay mà số dư nợ thường xuyên biến động
vì thế khó thực hiện được bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo đảm tài sản.
*Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Ngân hàng chấp thuận cho
khách hàng được sử dụng số tiền vay trong phạm vi hạn mức tín dụng của thẻ để thực
Thang Long University Library
4
hiện thanh toán tiền mua hàng dịch vụ, rút tiền mặt khi cho vay để phát hành thẻ tín
dụng.
*Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là việc ngân hàng cam kết cho khách
hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng với một thời gian nhất định. Khách hàng
phải trả phí cho ngân hàng trên cơ sỏ hạn mức và thời gian được sử dụng.
* Cho vay tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tiêu dùng của
khách hàng như sửa chữa nhà, mua sắm tài sản...
- Đặc điểm: Nhu cầu cho vay phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục
đích sử dụng vốn rất linh hoạt. Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn các loại
cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì vậy lãi suất của cho vay tiêu dùng cũng
thường cao hơn lãi suất cho vay trong các lĩnh vực này.
- Phân loại cho vay tiêu dùng
Căn cứ vào mục đích hoàn trả, cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:
Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay trong đó người đi vay phải trả
cho ngân hàng (bao gồm cả tiền gốc và lãi) làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định
trong thời hạn cho vay. Loại cho vay này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn
và thời hạn dài. Ví dụ vay mua nhà, ô tô...
Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay mà trong đó khách hàng chỉ
thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Tiền gốc (C) và lãi (Cn) được thanh
toán một lần vào cuối hạn cho vay. Trong đó:
Cn=C*i*n
Với i: lãi suất; n:kỳ hạn thanh toán
Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ, cho vay tiêu dùng phân thành cho vay trực
tiếp và cho vay gián tiếp. Trong đó, cho vay tiêu dùng trức tiếp gồm: Cho vay trả theo
định kỳ, Thấu chi, Thẻ tín dụng.
Căn cứ vào tính chất đảm bảo, cho vay tiêu dùng gồm: Cho vay cầm đồ (hình
thức cho vay mà ngân hàng giữ tài sản của khách hàng), Cho vay đảm bảo bằng thu
nhập của người lao động, Cho vay có đảm bảo bằng hình thức khác (tài sản hình thành
từ vốn vay, thông qua việc chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tín dụng...)
b) Trung hạn
c) Dài hạn
5
- Khái niệm: Cho vay trung và dài hạn là hình thức cho vay của NHTM có thời hạn
trên 12 tháng.
- Các hình thức cho vay trung và dài hạn
+ Cho vay theo dự án đầu tư
* Tín dụng tuần hoàn
Tín dụng tuần hoàn là hính thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHTM trong
đó vốn vay sẽ được sử dụng cho nhiều chu kỳ kình hoanh khác nhau trên cơ sở thỏa
thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Về bản chất, tín dụng tuần hoàn nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng vốn vay của ngân hàng. Hình thức tín dụng
tuần hoàn phù hợp với những khách hàng có uy tín và có nhu cầu vốn thường xuyên,
*Cho vay hợp vốn
Tín dụng hợp vốn (cho vay, bảo lãnh hợp vốn hay cho vay, bảo lãnh đồng tài
trợ) là hình thức tài trợ, trong đó các tổ chức tín dụng cùng tài trợ cho một dự án. Việc
đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm tổ
chức tín dụng (từ 2 tổ chức trở lên) cho một dự án. Việc đồng tài trợ do một tổ chức tín
dụng (tổ chức tín dụng khởi xướng quan hệ, tổ chức tín dụng điều phối) làm đầu mối,
phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng.
Hoạt động tín dụng hợp vốn thường được áp dụng trong các trường hợp sau
đây: Nhu cầu vay vốn hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư vượt quá giới hạn tối đa cho phép
cho vay của một tổ chức tín dụng. Nhu cầu phần tán rủi ro trong kinh doanh của các tổ
chức tín dụng. Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu
cầu vốn của dự án.
Các bên trong quan hệ đồng tài trợ bao gồm từ hai thành viên trở lên, mỗi thành
viên là một tổ chức tín dụng) Một TCTD đứng ra điều phối các quan hệ giữa các bên
đồng tài trợ và quan hệ giữa các bên đồng tài trợ với bên nhận tài trợ. Bên nhận tài trợ
thường là nhà đầu tư, một pháp nhân, cá nhân có nhu cầu vay vốn, được các bên đồng
tài trợ chấp thuận cho vay vốn.
1.1.2.2 Chiết khấu
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
toán.
Thang Long University Library
6
Đối tượng và điều kiện chiết khấu:
- Các khách hàng sở hữu hợp pháp giấy tờ có giá
- Khách hàng được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng giấy tờ có giá để chiết khấu
- Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu ở NHTM:
+ Trái phiếu chính phủ: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công
trình Trung ương, Trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng Tổ quốc..
+ Các giấy tờ có giá do chính ngân hàng nhận chiết khấu phát hành; các NHTM
khác, các công ty tài chính của các tổng công ty nhà nước phát hành gồm: Trái phiếu,
Kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm, Chứng chỉ tiền gửi…
Điều kiện của các giấy tờ có giá: theo nguyên tắc, các giấy tờ có giá phải đảm
bảo được các điều kiện sau mới được Ngân hàng chấp thuận chiết khấu:
- Được phép giao dịch
- Còn thời hạn thanh toán.
1.1.2.4 Bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Dịch vụ bao thanh toán gồm ba chức năng: Quản lý
nợ (ngân hàng làm dịch vụ bao thanh toán quản lý sổ bán hàng, hóa đơn nợ, thu nợ
chưa đến hạn); Cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước khoản tiền khoảng 80-90% giá
trị hóa đơn, số còn lại được nhận khi tổ chức làm dịch vụ bao thanh toán thu được nợ;
Ngăn ngừa rủi ro.
1.1.2.5 Bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Cam kết bảo lãnh bao gồm:
- Thư bảo lãnh
- Hợp đồng bảo lãnh
- Hợp đồng cấp bảo lãnh
Các loại bảo lãnh chia theo mục đích của bảo lãnh:
7
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Gurantee). Loại bảo lãnh này nhằm chống
đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (bên đặt hàng) trong trường hợp người cung cấp không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng (giao hàng chậm chễ, không đúng quy cách số
lượng...). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà
người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp
đồng.
- Bảo lãnh vay vốn: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc trả nợ thay
cho khách hàng, nếu khách hành không trả được nợ vay.
- Bảo lãnh thanh toán hay được gọi là bảo lãnh trả chậm (Deferred Payment
Guarantee): cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thanh toán thay
cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Đây được coi là một trong những loại bảo lãnh
rất phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể sử dụng thay thế cho tín dụng chứng
từ.
- Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee): cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh,
để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải
nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho
bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện thay. Mục đích của loại bảo lãnh này là nhằm
bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi
phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu). Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động
mất hiệu lực khi người được bảo lãnh không trúng thầu.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về
việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước với khách hàng theo hợp đồng ký kết
với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp, khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả
tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ tiền ứng trước thì ngân
hàng sẽ thực hiện thay.
- Bảo lãnh đối ứng: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện bảo
lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhân bảo lãnh.
- Xác nhận bảo lãnh: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo
khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh với khách hàng.
Thang Long University Library
8
1.2 An ninh trong hoạt động tín dụng NHTM
1.2.1 Khái niệm về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM
Khái niệm “an ninh” hiện nay chưa có một giải thích cụ thể và thống nhất. Tuy
nhiên, trong từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: “(an: yên; ninh: không rối loạn) an
ninh nghĩa là được yên ổn, không có rối ren”. Mỗi khi nhắc đến “an ninh” thì luôn có
một sự hiểu ngầm là không có sự rối loạn, mất kiểm soát, mọi thứ trong trạng thái an
toàn. Tuy nhiên, an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải được đặt ra trong
điều kiện vận động - Có nghĩa là trong quá trình vận động của tín dụng ngân hàng, yêu
cầu và mục tiêu đặt ra là phải đảm bảo được an ninh.
NHTM là trung gian tài chính - huy động vốn nhàn rỗi từ một nơi và chuyển tải
nguồn vốn đó đến nơi mà ở đó có nhu cầu sử dụng. Theo nguyên tắc, quá trình vận
động này phải đảm bảo được sự ăn khớp về thời gian và số tiền - Số tiền huy động từ
nơi thừa phải được hoàn trả lại nơi đó đầy đủ cả gốc và lãi và đúng thời gian. Trách
nhiệm này thuộc về ngân hàng. Đến lượt mình - Số tiền ngân hàng chuyển tải đến nơi
có nhu cầu sử dụng cũng phải quay trở lại ngân hàng đúng thời gian và số lượng, cộng
cả lãi.
Sơ đồ 1.3 Sự vận hành nguồn vốn:
1-NHTM huy động vốn từ nơi thừa.
2-NHTM chuyển tải nguồn vốn huy động đến nơi cần.
3-Vốn từ nơi sử dụng phải được quay trở lại NH.
4-NH chuyển tải nguồn vốn từ nơi sử dụng đã quay về ngân hàng đến điểm ban
đầu.
Như vậy, bất cứ một khâu nào trong (3) và (4) bị “ đứt, gãy” đều phá hủy sự
thống nhất trong chu trình vận hành nói trên. Trong đó, sự “đảm bảo an toàn” của
khâu (4) trong quá trình vận hành nói trên có vai trò quyết định.Nếu khâu này bị đứt
gãy là nguyên nhân gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế xã hội, hậu quả là ngân hàng
sẽ phá sản.
Khu vực
vốn tạm
thời nhàn
rỗi
Khu vực
tạm thời
có nhu cầu
vốn
Ngân hàng-
trung gian
tài chính
1 2
34
9
Như vậy, an ninh trong hoạt động tín dụng của NHTM được hiểu là việc cấp tín
dụng của NHTM vận hành trong các điều kiện của nền kinh tế thị thường, đảm bảo
nguồn vốn tín dụng sau khi được sử dụng quay trở về điểm xuất phát đầy đủ giá trị bao
gồm cả gốc và lãi.
Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng, nội dung an ninh trong hoạt động tín
dụng gồm:
- An ninh trong trạng thái vận động.
- Kết quả cấp tín dụng, bao gồm cho vay, bao thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh, không
làm thất thoát nguồn vốn cho vay trong nền kinh tế.
- An ninh trong hoạt động tín dụng tồn tại trong hoạt động của các đối tác tham gia vào
quá trình quan hệ tín dụng.
1.2.2 Cơ sở đánh giá và đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM
Việt Nam
1.2.2.1Hệ thống các chuẩn mực đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM.
a/ Đặc điểm và yêu cầu các tiêu thức phân tích, đánh giá an ninh trong hoạt động tín
dụng NHTM.
- Hoạt động tín dụng NHTM bao trùm nhiều lĩnh vực trong nhiều mối quan hệ, vì vậy
trong từng lĩnh vực đều cần có tiêu chí đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng.
Thông thường, khi nghiên cứu hoặc đánh giá những vấn đề về an ninh, an toàn, hay
chất lượng, người ta thường sử dụng hai nhóm tiêu thức cơ bản – đó là nhóm chỉ tiêu
định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng. Nhưng ngày nay, với khoa học phát triển, các
nhà khoa học thiên về chỉ tiêu định lượng
- Các tiêu thức phụ thuộc vào mức độ minh bạch trong nền kinh tế thị trường; phụ
thuộc vào hệ thống thống kê, kế toán áp dụng trong nền kinh tế; ngoài ra, còn phụ
thuộc vào trình độ quản lý thông tin, kế toán của các cơ quan quản lý, cũng như đạo
đức trong kinh doanh và quản lý.
- Các tiêu thức đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải đảm bảo tính
liên kết, tính hệ thống, toàn diện…
b/ Hệ thống công cụ đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM.
An ninh trong hoạt động tín dụng phải được đánh giá một cách toàn diện và sâu
sắc trên nhiều lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực thuộc khách quan và lĩnh vực thuộc nội
Thang Long University Library
10
bộ các NHTM. Vì vậy, hệ thống công cụ đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng
NHTM bao gồm các biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp.
*Các biện pháp trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên ngành.
 Thiết lập cơ chế, chính sách.
Để đảm bảo hoạt động của NHTM trong lĩnh vực tín dụng được an toàn. Luật
pháp được cơ quan quản lý chuyên ngành thiết lập:
- Một hệ thống các cơ chế chính sách quy định các giới hạn cần được thiết lập làm
hành lang cho hoạt động cấp tín dụng. Nếu việc cấp tín dụng vượt ra ngoài hành lang
đó an ninh có thể bị đe dọa. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các đạo luật điều
chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng. Việt Nam có một hệ thống
văn bản luật pháp làm nền tảng cho hoạt động của NHTM, như: Luật các TCTD,
Thông tư 13, 19 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng thay cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19.4.2005.
- Hệ thống dự phòng để bù đắp thất thoát trong hoạt động tín dụng NHTM, tạo lập các
nguồn dự dữ để đối phó với nguy cơ mất an ninh. Việc trích lập dự trữ bù đắp thất
thoát vốn trong cho vay ở Việt Nam, hiện tại các NHTM thực hiện theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
TCTD.
 Thiết lập công cụ giám sát hoạt động và giám sát việc tuân thủ các quy
định.
Hoạt động giám sát là phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng của
NHTW đối với hoạt động của hệ thống NHTM. Ở Việt Nam, hoạt động thanh tra
giám sát do Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN đảm nhiệm.
*Các biện pháp trực tiếp trong quản trị của NHTM.
 Thiết lập các công cụ quản trị trong nội bộ NHTM
- Cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng của từng NHTM. Cơ chế này bao gồm
những quy định, yêu cầu, quy trình nghiệp vụ tín dụng… trong mảng hoạt động tín
dụng của các ngân hàng. Chiến lược, mục tiêu phát triển và hoạt động của các NHTM
cũng là phần quan trọng để đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng.
+ Các NHTM dù là ngân hàng bán buôn hay ngân hàng bán lẻ cũng luôn đề ra
kế hoạch, cụ thể hơn là các mục tiêu, chiến lược phát triển. Theo đó, mục tiêu được
11
đánh giá qua kết quả đạt được trong từng chu kỳ. Số lượng khách hàng cần đạt được,
dư nợ cho vay phải hoàn thành, tính thanh khoản trong kỳ…đều là những chỉ tiêu cần
thiết để đánh giá. Nhưng nếu chạy theo lợi nhuận, phải đạt được mục tiêu đã để ra mà
quên đi rủi ro, vô hình chung đã làm mất an ninh trong hoạt động tín dụng.
+ Ngoài quy trình chung, gồm những bước không thể thiếu trong quá trình
hoạt động tín dụng. Các ngân hàng cũng thực hiện quy trình ấy nhưng tùy tưng ngân
hàng mà có sự điều chỉnh mức độ nhanh hay chậm, kỹ lưỡng trong từng bước hay qua
loa, thậm chí bỏ qua một vài khâu nhỏ. Bởi thế cho nên cách thức tiến hành trong hoạt
động tín dụng cũng là cơ sở xác định tình trạng an toàn hay không trong hoạt động tín
dụng của mỗi ngân hàng.
+ Quy trình tín dụng. Hoạt động tín dụng phải được thực hiện theo các quy
trình thống nhất do HĐQT hay Ban điều hành của các ngân hàng ban hành. Tùy thuộc
vào từng ngân hàng mà quy trình có nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung, các
NHTM Việt nam có những điểm chung nhất trong một quy trình, như tiếp nhận hồ sơ,
xử lý, thẩm định, trình duyệt…tất toán hợp đồng.
 Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong NHTM.
Hệ thống này đảm đương việc kiểm tra các nghiệp vụ cấp tín dụng, kiểm tra
tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và các quy định nội bộ của HĐQT, Ban
điều hành. Một hệ thống kiểm soát được cài cắm trong các quy trình, quy định về hoạt
động tín dụng, một bộ máy kiểm tra được tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả sẽ là
yếu tố đảm bảo an ninh trong quá trình cấp tín dụng.
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an ninh tín dụng NHTM.
- Nghiệp vụ tín dụng. An ninh trong nghiệp vụ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về
quản lý nợ - dư nợ, cơ cấu nợ, cách sử dụng nguồn vốn để cho vay, lãi suất…
+ Cách sử dụng nguồn vốn để cho vay cũng đánh giá về an ninh tín dụng của
từng ngân hàng. Bởi, dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn rủi
ro về thời gian hay rủi ro kỳ hạn. Các nguồn vốn ngắn hạn luôn không ổn định,các
NHTM luôn phải thực hiện thanh toán bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu, khi sử
dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn, các NHTM có thể mất khả năng
thanh toán bất cứ lúc nào, nguy cơ mất an ninh trong hoạt động tín dụng có nguy cơ
xảy ra lúc các NHTM rơi vào tình trạng khủng hoảng về thanh toán nhất.
Thang Long University Library
12
+ Lãi suất là một phần không thể thiếu khi đánh giá về an ninh trong hoạt động
tín dụng. Lãi suất bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Cả hai loại lãi suất
này đều là thước đo độ ổn định của thị trường tài chính. Lãi suất ổn định thì góp phần
bình ổn thị trường tài chính, ngược lại, lãi suất không ổn định làm phá vỡ thế cân bằng,
ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tín dụng.
Khi huy động với lãi suất quá cao, nguồn vốn đổ về các NHTM nhiều, dẫn đến
nâng cao tính thanh khoản nhưng đòi hỏi các ngân hàng phải cho vay để đảm bảo tốc
độ quay vòng vốn. Lúc này các quy định về cho vay bị nới lỏng, khả năng thanh toán
của khách hàng trong tương lai không được đảm bảo, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao làm
mất an ninh trong lĩnh vực hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Ngược lại, khi lãi
suất huy động quá thấp, gửi tiết kiệm qua ngân hàng không còn là kênh đầu tư hàng
đầu của khách hàng. Các khách hàng ngay lập tức sẽ rút vốn, đầu tư ở những thị trường
khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Mà các nguồn vốn chảy vào rồi chảy ra khỏi ngân
hàng đòi hỏi phải theo chu kỳ thì mới đảm bảo được hoạt động của ngân hàng. Nếu
không đảm bảo được khả năng thanh toán, tình trạng mất an ninh trong hoạt động sẽ
lại xảy ra ở khâu này.
Lãi suất cho vay cũng là sự ưu tiên hàng đầu khi khách hàng đến với ngân hàng.
Lãi suất cho vay quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến an ninh tính dụng.
+ Nợ quá hạn được coi như thước đo tình trạng an ninh tín dụng của một NH.
Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ càng cao thì càng không tốt, chứng tỏ NH mất
kiểm soát đối với các khoản nợ của mình. Nợ quá hạn nhiều, nghĩa là các NH không
thu hồi được khoản vay đã cho vay, từ đó dẫn đến mất doanh thu, những khoản huy
động mới cũng khó khăn hơn khi trả nợ. Nợ quá hạn tồn đọng nhiều, các NH có nguy
cơ phá sản do mất khả năng thanh toán trầm trọng. Vì vậy, các NH luôn phải lập kế
hoạch để khống chế khoản nợ quá hạn này trong một chừng mực có thể chấp nhận
được đối với NH mình.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt động tín dụng
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
- An ninh trong nền kinh tế
An ninh kinh tế được hiểu như trạng thái nền kinh tế ổn định, lành mạnh, không
có nguy cơ xảy ra khủng hoàng. Hệ thống các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng
nói riêng đều nằm trong nền kinh tế, có vai trò quan trọng như là khâu thu nhận và
13
cung cấp vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, sức khỏe của nên kinh tế, độ ổn định và
vững mạnh của nền kinh tế là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt
động tín dụng ngân hàng thương mại. Nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu
và rộng ngày nay, an ninh của nền kinh tế bị chi phối rất nhiều từ kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.
Tính ổn định và bền vững của nền kinh tế biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng, lạm
phát, thu nhập bình quân đầu người…Những chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với thị
trường tài chính mà các NHTM với hoạt động tín dụng của mình là đại diện.
Đồ thị 1.1: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2007
Trên đây là lạm phát của Việt Nam thông qua các năm. Một ví dụ điển hình là
hai năm đầy biến động năm 2007 và 2008, năm của thị trường chứng khoán, của lạm
phát, của cuộc đua “siêu lãi suất” tại các NHTM.
Bảng 1.1: các mức lãi suất chủ yếu của NHNN
Ngày có hiệu lực Lãi suất cơ bản
(%)
Lãi suất tái cấp vốn
(%)
Lãi suất chiết khấu
(%)
01 tháng 2 năm 2008 8.75 7.5 6.0
19 tháng 5 năm 2008 12.0 13.0 11.0
11 tháng 6 năm 2008 14.0 15.0 13.0
21 tháng 10 năm 2008 13.0 14.0 12.0
05 tháng 11năm 2008 12.0 13.0 11.0
21 tháng 11 năm 2008 11.0 12.0 10.0
05 tháng 12 năm 2008 10.0 11.0 9.0
Nguồn : NHNN và WB
Cũng năm 2008 là năm bắt đầu nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu mà bắt
nguồn là từ Mỹ, những biến động trong nền kinh tế báo hiệu một tình trạng mất an
Thang Long University Library
14
ninh. Ngay ở Mỹ thời gian này, chính từ mất an ninh trong tín dụng tiến đến mất an
ninh trong nền kinh tế từ đó lan ra toàn cầu. Ngay từ nước Mỹ, một ví dụ điển hình cho
mối quan hệ giữa an ninh trong nền kinh tế và an ninh trong hoạt động tín dụng.
- Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh
vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ đảng cầm quyền, nhóm lợi ích có
quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Qũy tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới
hay tổ chức thương mại thế giới.
Do chính sách kinh tế điều chỉnh chung cho nền kinh tế, vô hình chung cũng tác
động đến an ninh trong hoạt động tín dụng. Có tác động lớn nhất tới hoạt động tín
dung là chính sách “nới lỏng” hay “thắt chặt” tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế
hay kiềm chế lạm phát. Khi có chính sách nới lỏng tiền tệ, tức là đối tượng là cá nhân
hay doanh nghiệp được “thoải mái” hơn khi xét cấp tín dụng, những khe hở được hình
thành để lọt qua những “hạt sạn”, tiền lúc này được “phát ra” dễ dàng nhưng không
được đảm bảo “thu lại” dễ dàng, có “nới lỏng” rồi cũng có những lúc “thắt chặt”, an
ninh trong hoạt động tín dụng bị đe dọa nếu như xảy ra tình trạng mất khả năng thanh
toán, hay khi các NHTM không đảm bảo được nguốn cung thanh khoản khi khách
hàng rút tiền với số lượng lớn. Chính sách “thắt chặt” cũng có tác động tương tự.
Trong thời kỳ năm 2007, có lúc các ngân hàng phải hạn chế cho vay trung và dài hạn,
đồng thời thu lại cac khoản vay và huy động với lãi suất rất cao để tính thanh khoản
được đảm bảo.
Ngoài ra, chính phủ còn sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính
sách thu nhập, kinh tế đối ngoại, cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác
động vào tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập, việc làm, lãi suất, lạm phát…Qua sự quan
sát cho thấy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay
đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Như đã chứng
minh ở trên, lãi suất hay lạm phát đều có ảnh hưởng tới an ninh tín dụng, kéo theo
những chính sách tác động đến những yếu tố của nên kinh tế nói trên cũng ảnh hưởng
tới an ninh tín dụng.
- Cơ chế chính sách của nhà nước. Cụ thể là những Thông tư, Quy định, Nghị định của
Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và Ngân hàng nhà nước ban hành. Ví dụ
như: Thông tư số 20/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành
15
công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư
13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về
các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng hay Quyết định
443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các
tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát
triển sản xuất - kinh doanh. Các văn bản quy phạm pháp luật trên đều là những văn
bản hướng dẫn hay điều chỉnh trực tiếp về hoạt động tín dụng ở NHTM. Chính vì vậy,
sự chi phối của cơ chế chính sách mà đại diện là các văn bản quy phạm pháp luật được
coi như ý chí của nhà nước với hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng luôn phải lấy
cơ chế chính sách của nhà nước làm “kim chỉ nam” để đảm bảo đi đúng hướng. Vì thế,
an ninh trong hoạt động tín dụng cũng được đảm bảo hơn hay ảnh hưởng hơn bởi cơ
chế chính sách của nhà nước.
- Hệ thống tín dụng các Ngân hàng.
Các ngân hàng luôn không hoạt động độc lập với nhau, luôn có một sự gắn kết
khăng khít giữa ngân hàng này và ngân hàng kia trong từng mảng nghiệp vụ. Điều đó
tạo nên hệ thống các NHTM. Điều tất nhiên, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng
cũng có một sợi dây xuyên suốt tạo thành một hệ thống. Bởi lẽ, ngoài các khách hàng
là doanh nghiệp, cá nhân, các NHTM còn cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác.
Nếu một mắt xích trong hệ thống rơi vào tình trạng mất an ninh trong hoạt động tín
dụng, lập tức “hiệu ứng Domino” sẽ tác động gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Tầm
ảnh hưởng của toàn bộ hệ thống tín dụng các Ngân hàng đến một ngân hàng bất kỳ và
ngược lại là rất lớn, tác động trực tiếp đến an ninh trong hoạt động tín dụng.
- Chất lượng đào tạo ngành ngân hàng ở các trường
Các trường đào tạo các cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng hầu như có kiến
thức về kinh tế. Các ngân hàng cũng chỉ tuyển các cán bộ tín dụng là các sinh viên
kinh tế phục vụ cho khâu thẩm định, các cán bộ tín dụng thiếu đi những kiến thức cần
có để thẩm định những hồ sơ, dự án đòi hỏi phải có tri thức về kỹ thuật như thẩm định
máy bay, ô tô, công trình… Sai sót trong khâu thẩm định là khó tránh khỏi, những hồ
sơ “có vấn đề” nhưng vẫn được thông qua sẽ thiếu tính minh bạch trong quá trình xử lý
nợ sau này. Điều này có tác động không nhỏ đến an ninh trong hoạt động tín dụng do
khâu xử lý nợ xấu sẽ gặp nhiều vướng mắc. Tình trạng thẩm định sai do thiếu kiến
Thang Long University Library
16
thức dẫn đến nợ xấu, nợ không thể thu hồi làm cho chính bản thân ngân hàng gặp
nhiều trở ngại và đẩy hệ thống tín dụng đến tình trạng mất an ninh. Sự tích tụ lâu dần
của tình trạng này khiến cho an ninh trong hoạt động tín dụng trong cả hệ thống ngân
hàng sẽ trở nên xấu đi.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
- Cách thức quản lý, điều hành của từng ngân hàng được coi là nhân tố thiết yếu ảnh
hưởng đến an ninh tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ, cán bộ quản lý luôn là người đề ra
mục tiêu, chiến lược, là người quyết định cuối cùng trong các công việc, là người chịu
trách nhiệm chính trong các vụ việc xảy ra. Cán bộ quản lý được coi là “người đứng
mũi chịu sào”, dù trực tiếp hay gián tiếp làm việc trong mảng tín dụng cũng phải biết
và nắm rõ tình hình hoạt động của ngân hàng mình. Vì lẽ đó, về mặt nhân sự không thể
không kể tới yếu tố cách thức quản lý của cán bộ quản lý ảnh hưởng tới an ninh tín
dụng. Một ngân hàng có an ninh tốt trong hoạt động tín dụng phải kể đến sự quản lý tốt
trong hoạt động tín dụng. Ngược lại an ninh trong hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng,
trước hết phải tính tới những đường lối phát triển hay cách thức điều hành, kiểm tra
của cán bộ quản lý chưa tốt, chưa sâu sát, dẫn đến bộ phân bên dưới hoạt động không
hiệu quả.
- Mạng lưới các ngân hàng. Cuộc chay đua để mở chi nhánh, phòng giao dịch khiến
cho nhu cầu về vốn của các ngân hàng trở nên bức thiết. Huy động vốn mà với sự quản
lý buông lỏng và phải dàn trải vốn giữa các chi nhánh tác động xấu đến an ninh tín
dụng.
- Cuộc chạy đua dành thị phần, thu hút khách hàng khiến cho các quy định về đảm bảo
cho vay bị buông lỏng như thẩm định khách hàng, tính hợp pháp trong hồ sơ khách
hàng, tài sản đảm bảo, và các quy định pháp lý. Những khách hàng không hội đủ điều
kiện để vay vốn được vay vốn làm lại tăng thị phần nhưng tăng nguy cơ về nợ xấu
trong tương lai.
Một ví dụ minh họa điển hình là sự tăng trưởng tín dụng của một số nước trong
đó có Việt Nam (Bảng 1.2). Việt Nam, Trung Quốc và Inđônêsia cùng nằm ở châu Á.
Tuy rằng các thời kỳ so sánh về sự tăng trưởng tín dụng có chênh lệch đôi chút, nhưng
không thể phủ nhận rằng Việt Nam có sự tăng trưởng tín dụng nóng nhất trong khu
vực, con số này là 20,8%/ năm. Trong khi đó, Trung Quốc là nước hiện đang vươn lên
là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới con số này chỉ ở mức 14,4% (1980-
17
2000) và 16% (1995-2002). Inđônêsia thì duy trì ở 18,6%/năm. Đây là một dấu hiệu
đáng mừng nhưng lại mang lại nhiều tiêu cực.
Bảng 1.2: Sự tăng trưởng tín dụng của một số nước Châu Á
Tăng trưởng GDP
(%)
(1)
Lạm phát (%)
(2)
Tăng trưởng tín
dụng cho nền kinh
tế % hàng năm (3)
Việt Nam
+1998 -2002 4,8 2,8 20,8
Trung Quốc:
+ 1980-2000 9,4 7,3 14,4
+ 1995-2002 8,4 3,3 16,0
In đônêsia
1975-1995 6,5 10,9 18,6
Nguồn: IMF (kiểm điểm Điều IV)
(1) và (2) dựa theo WOE ;(3) dựa theo IFS (IMF)
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ là rủi ro
và thách thức về ngăn chặn nợ xấu trong tương lai (đặc biệt khi năng lực lý rủi ro của
ngân hàng còn hạn chế). Nguyên nhân của sự rủi ro này được lý giải là nếu tăng trưởng
tín dụng quá mức sẽ vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, vượt quá năng lực
tài chính (vốn) của các NHTM, vượt quá năng lực quản lý rủi ro của các NHTM và của
nền kinh tế. Nếu theo dòng lịch sử, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng là khá
cao: giai đoạn 1998-2002, mức tăng tín dụng là 20,8% trong khi đó các nước khác đều
tăng mức thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Vấn đề đạo đức trong hoạt động tín dụng cũng tác động lớn đến an ninh tín dụng.
Mất an ninh tín dụng xảy ra khi cán bộ tín dụng cố ý làm trái với những quy định, thẩm
định hồ sơ khách hàng qua loa. Cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho
vay như không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay
không có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an
toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực. Bên cạnh đó, mất đạo đức của cán bộ
tín dụng còn biểu hiện qua sự cấu kết, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay
vốn rồi vay ké, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ nhằm trục lợi cá nhân. Nhận hối lộ từ
phía khách hàng để hồ sơ được thông qua… Đạo đức của nhân viên phải được coi
Thang Long University Library
18
trọng, đạo đức của người đi vay cũng như vậy, vì giữa cán bộ tín dụng với khách hàng
có mối quan hệ rất khăng khít. Khi người đi vay không có khả năng trả nợ trong tương
lai nhưng vẫn dùng mọi biện pháp để xin vay như giả mạo giấy tờ xin vay, chứng minh
tài chính, tài sản đảm bảo…
1.3 Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008
1.3.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã đi tìm nguyên nhân của khủng
hoảng. Kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã định xác định một số nguyên nhân và
có thể phân thành 4 nhóm như sau đây:
- Nguyên nhân có yếu tố pháp lí.
- Nguyên nhân từ chính sách kinh tế.
- Nguyên nhân có yếu tố của cơ quan quản lí và giám sát tiền tệ.
- Nguyên nhân chủ quan của các tổ chức tài chính - tín dụng.
 Yếu tố pháp lí.
Ở Mỹ, có nhiều bộ luật điều tiết và quản lí chặt chẽ hoạt động của ngân hàng;
trong đó có cần kể đến là một Bộ luật quan trọng đó là Luật ngân hàng Glass-Steagall,
ra đời dưới thời kì Tổng thống Franklin Roosevelt. Theo Luật này, các ngân hàng quốc
gia không được quyền tham gia vào các hoạt động ngân hàng đầu tư đối với hầu hết
các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới, cũng như kinh doanh bất động sản. Đạo luật này
quy định khắt khe và tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động
của ngân hàng đầu tư. Theo đó, NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay
những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể
một cách tương xứng. NHTM cho vay với lãi suất không vượt quá lãi suất huy động
tiết kiệm cộng với 2-3%. Trong đó, hoạt động ngân hàng đầu tư thuộc loại hoạt động
kinh doanh có rủi ro cao. Chính việc tách bạch này làm cho người dân không rơi vào
trạng thái mập mờ trong quan hệ gửi tiền vào ngân hàng. Đạo luật Glass-Steagal đã
góp phần làm nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh và duy trì được tốc độ phát triển ổn đinh
trong một thời gian khá dài. Nền tài chính Mỹ, nhờ vậy cũng được củng cố và trở
thành “tấm gương cho các nước trên thế giới”.
Vào thập niên 80, Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan chủ trương phát
triển kinh tế thị trường tối đa, thông qua việc cho phép các ngân hàng mở rộng hoạt
19
động cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản. Chỉ vài năm sau khi chính sách này
thực hiện, nước Mỹ đã xảy ra khủng hoảng ngân hàng đầu tiên và Chính phủ Mỹ đã
chi hơn 300 tỉ USD mới vãn hồi được tình thế.
Dưới triều đại của Tổng thống Bill Clinton kinh tế Mỹ phát triển mạnh, nhờ
vậy, những hệ lụy do chính sách kinh tế thời Reagan để lại đã được giải quyết ổn thỏa.
Nền kinh tế Mỹ đang ở vào giai đoạn hưng thịnh. Sự hưng thịnh này kéo dài suốt 2
nhiệm kì của Tổng thống Clinton. Do thành công trong phát triển, và do sự vận động
hành lang của các tập đoàn tài chính - ngân hàng, muốn tiếp tục chính sách của Reagan
- tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, vào cuối nhiệm kì Tổng thống - năm
1999, Bill Clinton đã kí ban hành đạo luật Gramm-Leach-Bliley. Theo Luật này Ngân
hàng Mỹ tham gia cho vay, tài trợ các loại tài sản rủi ro như chứng khoán, kể cả các
loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa. Luật Glass-Steagall
đã khai tử từ đó.
 Nguyên nhân nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tiếp theo việc nới lỏng về mặt pháp lí, Tổng thống Bush trong thời đại của
mình chủ trương tiếp tục đẩy mạnh kinh tế, vì vậy ông ta thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng; theo đó lãi suất cho vay được các ngân hàng áp dụng ở mức thấp.
Do đẩy mạnh các yếu tố khuyếch đại từ thị trường tài chính, thị trường bất
động sản của Mỹ phát triển mạnh. Đến lược mình, thị trường này lại kích hoạt thị
trường tài chính ngân hàng. Hai thị trường “cùng dắt tay đi lên”. Bằng chứng là năm
2006 giá bất động sản trên thị trường của Mỹ tăng rất cao. Tuy nhiên quy luật “ thăng
– trầm” diễn ra trong lịch sử kinh tế thế giới không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Chính
sách tiền tệ nới lỏng, về mặt ngắn hạn, có thể cho các nhà nghiên cứu phán đoán được
tình hình; nhưng trong trung và dài hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm là yếu tố
đẩy cung vượt cầu. Hậu quả là giá cả giảm mạnh sau thời kì tăng trưởng. Cùng với
những gì diễn ra trên thị trường tài chính khi thị trường bất động sản quay đầu đi
xuống, các khoản cho vay không thu hồi được cộng với chứng khoán bất động sản
xuống giá đưa các ngân hàng đến khả năng mất thanh khoản và lỗ lớn.
 Nguyên nhân từ cơ quan quản lí và giám sát tiền tệ.
Cũng phải thừa nhận rằng, Mỹ là một quốc gia có hệ thống giám sát tiền tệ và
ngân hàng được tổ chức chặt chẽ về mạng lưới và hệ thống pháp lí. Bộ luật Liên bang
quan trọng đầu tiên về ngân hàng ở Mỹ là "Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia"
Thang Long University Library
20
(National Currency and Bank Acts). Phù hợp với đạo luật này, Chính phủ Mỹ đã thành
lập các cơ quan giám sát, một trong những cơ quan đó là Cục kiểm soát tiền tệ
(Comptroller of the Curency) hay Cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia (Administrator
of National Banks).
Cục kiểm soát tiền tệ thường xuyên kiểm tra tất cả các ngân hàng đang hoạt
động. Tần suất và mức độ khắt khe của các cuộc kiểm tra thay đổi tùy theo toàn bộ tình
hình tài chính của ngân hàng. Trong vòng từ 12 đến 18 tháng, bất kỳ ngân hàng quốc
gia nào cũng bị đoàn thanh tra liên bang kiểm tra ít nhất 1 lần. Cục kiểm soát tiền tệ có
thể quyết định đóng cửa một ngân hàng quốc gia, nếu nó cho là ngân hàng đó mất khả
năng thanh toán hoặc gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng đối với người gửi
tiền.
Việc kiểm tra, giám sát như vậy quả là quá chặt chẽ. Ấy vậy mà khủng hoảng
lại xảy ra một cách thường xuyên ở đất nước, có “rừng” luật này.Vì lẽ đó, nhiều nhà
khoa học cho rằng, khủng hoảng tài chính- ngân hàng ở Mỹ là hệ quả của hoạt động
không hiệu quả của cơ quan giám sát tài chính Mỹ. Vấn đề cơ bản trong việc giám sát
không hiệu quả của cơ quan giám sát tiền tệ chính là hệ tống thông tin không hoàn hảo
do các lí do i/ các chuẩn mực kế toán không còn theo kịp sự phát triển của các công cụ
phái sinh nên các bảng báo cáo tài chính không còn hữu dụng. Và ;ii/ sự thiếu giám sát
của chính phủ đối với nhiều thị trường đã nảy sinh nhiều hành vi thao túng, làm giá,
gian lận…Chính điều này đã tạo nên một sự bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể
tham gia vào thị trường. Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 về khủng hoảng tài chính và
kinh tế thế giới diễn ra vào tháng 11/2008, các nhà lãnh đạo cấp cao cũng đã nhận thấy
những lỗ hổng của kế toán đối với các sản phẩm phái sinh.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cho rằng, bản thân Basel II đã còn những
vấn đề chưa hoàn chỉnh vì đã tạo ra những kẽ hở trong giám sát ngân hàng.
Khi phê phán cơ quan giám sát tiền tệ ở Mỹ về hiệu quả kiểm tra, các nhà
nghiên cứu cho rằng Basel II cũng là một trong những tác nhân làm phát sinh yếu kém
trong giám sát tiển tệ tại Mỹ.
Các nhà phê phán tập trung vào hai ý chính sau đây:
- Khi đánh giá về vốn của ngân hàng thương mại, các cơ quan giám sát không tính toán
độc lập mà lại dựa vào đánh giá của các cơ quan xếp hạng tài sản của ngân hàng.
21
- Theo Basel II thì việc đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng được dựa
vào nhiều cơ sở, tiêu chí khác nhau; nhưng mô hình đánh giá lại dựa vào các giả định
phi thực tiễn, trong đó không thể đo lường được các rủi ro phát sinh từ hành động quản
trị điều hành.
- Việc giám sát của các cơ quan tiền tệ dựa vào Basel II, thế những Basel II chỉ áp
dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, trong quá trình giám sát cơ quan
giám sát bỏ qua các tổ chức tài chính - tín dụng phi ngân hàng.
 Nguyên nhân chủ quan của các tổ chức tài chính-tín dụng.
Khi phân tích tình hình để tìm các nguyên nhân, các nhà phân tích đã nhìn thấy,
ngoài các nguyên nhân trên, cho rằng chính bản thân các tổ chức tài chính- tiền tệ hoạt
động trên thị trường Mỹ là một trong những nguyên nhân cơ bản. Các nhà khoa học đã
tập trung nghiên cứu nhiều yếu tố chủ quan như quản trị điều hành, vốn, đạo đức kinh
doanh…Kết quả nghiên cứu dừng lại ở một số vấn đề sau:
- Người ta đã xác định được rằng, để thay đổi đạo luật bức tường lửa Glass-Steagal,
các chuyên gia ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành lang để ngân
hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm bởi đạo
luật Glass-Steagal.
- Cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang
làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup - một trong những tập đoàn đã chủ động chiến dịch
lobby cho đạo luật ngân hàng mới, đã triển khai chương trình cho vay theo đạo luật
mới. Từ đó, Ngân hàng Mỹ tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần
lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa qua các thủ thuật “bốc giá”.
- Luật lệ và chính sách tín dụng được nới lỏng là một chuyện; thế nhưng nếu các định
chế tài chính kinh doanh thận trọng thì mọi việc đã không xảy ra. Nhiều nhà phân tích
cho rằng, mầm mống cho khủng hoảng chính là lòng tham của các ngân hàng. Vì mục
tiêu lợi nhuận các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn.
- Khủng hoảng tài chính đã làm cho nhiều định chế tài chính phá sản, hơn 1850 quan
chức ngân hàng bị truy tố vì các tội hành xử vô trách nhiệm, tham nhũng, đồng thời thu
hồi 4,5 tỷ USD tài sản tham nhũng, trong đó hơn 1000 quan chức trong số này đã phải
vào tù; số tiền tham những hoặc thu nhập bất chính của các nhân viên ngân hàng có thể
lên đến 2 tỷ USD (FDIC).
Thang Long University Library
22
1.3.2 Hậu quả của khủng hoảng.
Đối với Mỹ.
- Sự sụt giảm lòng tin cả về học thuyết và trong dân chúng
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã làm người ta nghi ngờ về học thuyết “thị
trường hiệu quả” – là cơ sở để xây dựng một kiến trúc tài chính tồn tại và phát triển lâu
dài. Tác giả của học thuyết này cho rằng thị trường sẽ tự sắp xếp mọi thứ để tìm chổ
đứng cân bằng nhờ sự hoàn hảo của thông tin. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Ronald
Reagan (Mỹ) và thủ tướng Margaret Thatcher (Anh) chủ nghĩa tự do hóa đã trở lại. Khi
hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, các nước phương Tây càng đặt niềm tin
vào “mô hình thị trường hiệu quả”. Dựa vào niềm tin đó, tư tưởng tự do hóa đã tồn tại
tại Mỹ trong thời gian khá dài và đã lan tỏa ra phần lớn lãnh thổ trên thế giới.
- Sự sụt giảm kinh tế trong lòng nước Mỹ.
Trước hết phải nói đến thiệt hại trong lòng nước Mỹ.
- Khủng hoảng tài chính xảy ra trong năm 2008 là cuộc Khủng hoảng tài chính lớn
nhất của Mỹ trong gần 80 năm qua, nó đã nhanh chóng lan tỏa ra các lĩnh vực khác
như sản xuất, công nghiệp. Mức thất nghiệp sẽ tăng, dịch vụ an sinh xã hội giảm.
Cán cân thương mại Mỹ trong những năm qua vẫn chưa hồi phục. Theo thông
tin từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 10 /2010 cán cân thương mại của Mỹ bị
thâm hụt 38,7 tỉ USD.
- Thất nghiệp gia tăng.
Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) dự báo: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn
cầu, khoảng 51 triệu lao động mất việc làm. Tại Mỹ, số người thất nghiệp tháng 3/2009
vượt qua 80 vạn; tính đến đầu tháng 5, nước này đã có 6,56 triệu người thất nghiệp.
- Đánh mất vai trò “bá chủ” của Mỹ trên trường quốc tế.
Khủng hoảng tài chính Mỹ làm cho đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới
này sẽ mất quyền lực và vai trò quyết định trên thương trường và chính trường thế giới
như trong hai thập niên qua.
-Thâm hụt ngân sách Mỹ càng trầm trọng.
Do ném ra thị trường hàng ngàn tỉ USD nhằm kích thích nền kinh tế, đồng thời
do sụt giảm trong sản xuất đã làm cho ngân sách Mỹ bội chi và chưa có dấu hiệu phục
hồi. Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách nước này trong tháng 11/2010 đã tăng
tới mức kỷ lục 150,4 tỷ USD. Nhằm tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển, Chính phú Mỹ
23
vẫn áp dụng các biện pháp kích cầu nền kinh tế, như tiếp tục hỗ trợ, giảm thuế…Các
nhà phân tích tính toán rằng, các biện pháp đó có thể đưa mức thâm hụt ngân sách tài
khóa 2010 lên đến 1.500 tỷ USD, cao hơn so với mức 1.416 tỷ USD (chiếm 10% GDP)
của năm tài khóa 2009.
Đối với phần còn lại của thế giới.
Suy giảm kinh tế. Khủng hoảng tài chính trong lòng nước Mỹ đã nhanh chóng
lan tỏa ra toàn thế giới, ít có một quốc gia nào đứng được ngoài cuộc. Khủng hoảng đã
làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại và sụt giảm. Khoảng 1/5 sản
lượng kinh tế toàn cầu đã biến mất.
Con số thống kê gần nhất trong báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế cho thấy GDP của thế giới sẽ giảm 1,3% trong năm 2009 và thời gian
phục hồi có thể kéo dài nhiều năm. Tác động của suy thoái kinh tế có tính dây chuyền,
đầu tiên là ở sản xuất và tiêu dùng, sau đó là các nhà đầu tư và niềm tin của dân chúng.
Bội chi ngân sách và lạm phát. Để cứu nguy nền kinh tế, các nước, kể cả giàu
hay nghèo đều phải chi ra các khoản tiền khổng lồ để cứu nguy nền kinh tế. Theo tính
toán của IMF trong báo cáo đưa ra trước dịp “kỷ niệm” hai năm bắt đầu khủng hoảng,
chi phí cứu nguy này vẫn đang tiếp tục tăng. Hầu hết số tiền chi ra là từ các nước phát
triển, với con số lên tới 10.200 tỉ USD. Trong khi đó, các nước đang phát triển chỉ chi
1.700 tỉ USD. Số liệu của IMF cho thấy Anh là nước chi mạnh tay nhất cho các giải
pháp khẩn cấp để hỗ trợ ngành tài chính khỏi sụp đổ, với số tiền lên tới 1.227 tỉ bảng
Anh (2.000 tỉ USD), tương đương 81,8% GDP. Theo Telegraph, 20 nền kinh tế phát
triển trên thế giới (G20) cũng đang đối mặt với tỉ lệ thâm hụt ngân sách trung bình là
10,2% GDP trong năm 2009, tỉ lệ lớn nhất kể từ Thế chiến 2. Bị thâm hụt lớn nhất là
Mỹ với 13,5% GDP, Anh 11,6% và Nhật 10,3%.(Đại sứ Anh tại Việt Nam - Diễn đàn
doanh nghiệp tại Hội nghị cấp cao Á-Âu ASEM-TP Hồ Chí Minh).
Thị trường lao động.
Khủng hoảng tài chính đã làm cho kinh doanh đình trệ và giảm đầu tư dẫn đến
hệ quả tất yếu là thất nghiệp gia tăng. Tỉ lệ thất nghiệp tại nhiều nước thuộc Châu Âu
được cho là vượt ngưỡng 10%, con số cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Theo Eurostat, cuối tháng 2/2009, EU có trên 13,3 triệu người thất nghiệp và
dự báo thất nghiệp còn tiếp tục gia tăng nếu đà suy thoái kinh tế không dừng. Tình
trạng sa thải lao động, ngay cả lao động trình độ cao cũng đứng trước nguy cơ mất việc
Thang Long University Library
24
gia tăng chưa từng có, đã đặt châu Âu ở tình trạng báo động nghiêm trọng nhất so với
những lần khủng hoảng trước đây. Tại châu Á, Ấn Độ, nước có tốc độ tăng trưởng
hàng đầu, quý IV năm 2008 đã mất đi trên 50 vạn việc làm. Với việc đóng cửa nhiều
nhà máy, đến tháng 3 năm 2009, số người thất nghiệp tại Trung Quốc đã vượt qua con
số 23 triệu. Tại châu Á, thành quả phát triển trong những thập kỷ gần đây có thể bị đe
doạ khi nhiều người dân bị đẩy trở lại tình trạng đói nghèo. Các thị trường xuất khẩu
truyền thống thu hẹp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc chuyển tiền trở nên khan
hiếm, du lịch giảm đáng kể.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NHTM VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về NHTM.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng quốc gia ở miền
Nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân
hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của Ngân hàng Nhà
nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi
nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi nhánh, điểm ngân hàng cơ sở tại
các huyện, quận trên phạm vi cả nước.
Cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trường đã thực hiện tách dần chức năng
quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động
ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân
hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5 năm 1990, hai pháp lệnh Ngân
hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp (hai hệ thống):
- Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân
hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; là ngân hàng của các
ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức
điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu
chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân
hàng kinh doanh (ngân hàng thương mại).
- Các ngân hàng chuyên doanh thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
Ngân hàng khác.
Sau khi Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các TCTD ra đời năm 1994 và Luật
các TCTD bổ sung sửa đổi Luật các TCTD năm 2004, 2010 hệ thống Ngân hàng 2 cấp
ở Việt nam đã được hình thành và rõ ràng hơn về nội dung và hình thức – một hệ
thống đảm bảo sự tương thích với cơ chế thị trường, đồng thời không bỏ qua tính đặc
thù của một quốc gia trung thành với định hướng xã hội chủ nghĩa. Một hệ thống ngân
Thang Long University Library
26
hàng hiện đại, mạng lưới rộng khắp đã đang và sẽ kích thích sự cạnh tranh trên thị
trường tài chính – tiền tệ, tạo ra sản phẩm đa dạng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu về
vốn cho nền kinh tế phát triển.
2.1.2.Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2010 mạng lưới NHTM trên lãnh thổ Việt
Nam có 47 đơn vị. Bao gồm:
- 5 NHTM Nhà nước trong đó có 2 ngân hàng đã cổ phần hóa nhưng hoạt động theo
thể chế NHTM Nhà nước là Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietin Bank), Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), và 3 NHTM Nhà nước là Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
- 37 NHTM cổ phần, trong đó phải kể đến một số Ngân hàng lớn như Ngân hàng Xuất
nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Hàng Hải (Maritime bank), Ngân hàng Sài Gòn
Công Thương (Sacombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng quốc
tế (VIB)…
- 5 Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài là: HSBC, Standard Chartered,
Shinhan, ANZ, Hong Leong.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của hệ thống trong các năm gần đây như sau:
2008 2009 Quý II.2010
1.Tổng nguồn vốn; trong đó: 2.109.000.000 2.778.000.000 3.100.000.000
-Vốn điều lệ (triệu đồng). 127.151.493 169.531.960 189.930.592
-Huy động, trong đó : 1680.000.000 2200.000.000 240.000.000
+Huy động từ thị trường I 1380.000.000 1780.000.000 2050.000.000
+Huy động/vay từ các TCTD và
NHNN
66.000.000 210.000.000 220.000.000
Khác 301.848.507 408.468.040 860.069.408
2.Tài sản ; trong đó: 2109.000.000 2778.000.000 3100.000.000
-Dư nợ cho vay , trong đó 1190.000.000 1600.000.000 180.0000.000
+Trung-dài hạn: 450.000.000 600.000.000 700.000.000
+Quá hạn, trong đó: 100.000.000 130.000.000 140.000.000
*Nợ xấu 25.000.000 28.000.000 43.000.000
27
-Đầu tư giấy tờ có giá 270.000.000 300.000.000 415.000.000
-Mua cổ phần. 28.000.000 30.000.000 33.000.000
-Tài sản cố định+ khác 46.000.000 90.000.000 1859.000.000
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các NH-Và tính toán theo quy luật. Cách tính dựa vào
Phương pháp của TS Phan Văn Tính-TC TCTT/12/2010
Phương pháp tính toán số liệu như sau: Từ những số liệu đã được báo cáo của
các NH về vốn điều lệ của các NH này, được tổng hợp lại thành tổng nguốn vốn điều
lệ của các NH. Thực tế theo quan sát của TS. Phan Văn Tính thì trong những năm
trước cứ 1 đồng vốn điều lệ thì huy động được 15-18 đồng vốn, những năm gần đây là
17 đồng vốn. Tức là cứ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ sẽ có 17.000 vốn huy động. Dư nợ
cho vay theo quan sát sẽ bằng 65% tổng nguồn huy động được, theo tỷ lệ được quan
sát nhiều năm mà phân thành tỷ lệ của quý 2 năm 2010.
2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng NHTM .
2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM
Hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính chất quyết định đến sự phát triển của
nền kinh tế. Nó bao gồm tất cả những luật, văn bản dưới luật điều chỉnh hay có liên
quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự. Hoạt động tín dụng ở
NHTM cũng nằm trong mối quan hệ này. Theo Luật này, thì quan hệ tín dụng giữa
Ngân hàng thương mại và khách hàng phải tuân thủ các quy định đối với pháp nhân và
thể nhân. Trong đó, các quy định không thể bỏ qua trong quá trình ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật và các quy trình nội bộ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.
Đó là những điều khoản về:
-Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
-Người đại diện trước pháp luật.
-Thời hiệu, thời hạn.
-Hợp tác xã, hộ gia đình …
Luật các Tổ chức tín dụng là luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động tín dụng ở các
NHTM. Luật này có đề cập đến cả những quy định nội bộ của các NHTM và các xét
duyệt cấp tín dụng cũng như kiểm tra, xử lý tiền vay. Trong đó có những điều khoản
khống chế động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong giới hạn nhất định. Ví dụ:
a/NHTM không được cấp tín dụng đối với các đối tượng sau:
Thang Long University Library
28
-Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm
soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh
tương đương của NHTM, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty
cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của NHTM là công ty trách
nhiệm hữu hạn;(*)
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó
giám đốc) và các chức danh tương đương.(**)
b/NHTM không được cấp tín dụng và bảo lãnh để cấp tín dụng trong các trường hợp:
-. Cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm; bảo đảm để các TCTD khác cấp
tín dụng đối với các đối tượng quy định trên đây.
- Cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà
NHTM nắm quyền kiểm soát.
- Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính NHTM
hoặc công ty con của NHTM.
- Không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài
sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.
c/ NHTM phải hạn chế cấp tín dụng theo điều kiện ưu đãi đối với các đối tượng (***).
-Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHTM; thanh tra viên đang
thanh tra tại NHTM.
- Kế toán trưởng, Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của NHTM; Người thẩm định, xét
duyệt cấp tín dụng;
-Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại (*;**) sở hữu trên 10% vốn
điều lệ của doanh nghiệp đó;Các công ty con, công ty liên kết của NHTM hoặc doanh
nghiệp mà NHTM nắm quyền kiểm soát.
d/Trường hợp cấp tín dụng, nhưng có bảo đảm đối với các đối tượng (***) thì tổng
mức dư nợ cấp tín dụng không được vượt quá 5% vốn tự có của NHTM. Bên cạnh đó,
việc cấp tín dụng cho họ phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của NH
thông qua và công khai trong phạm vi ngân hàng.
29
e/Về giới hạn cấp tín dụng- Đây là những quy định cực kỳ quan trọng đối với hoạt
động của NHTM nói riêng và quản lý về phương diện Nhà nước của NHNN nhằm đảm
bảo an toàn cho hệ thống.
-Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và đối với một khách hàng và
người có liên quan không được vượt quá tỷ lệ tương ứng là 15% và 25% trên vốn tự có
của ngân hàng thương mại. Mức dư nợ nói trên bao gồm số tiền đầu tư vào trái phiếu
do khách hàng phát hành.
f/Những trường hợp vượt giới hạn cấp tín dụng như mục e trên đây, NHTM có thể tổ
chức cấp tín dụng theo phương thức hợp vốn. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện
nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì
Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy
định.Nhưng tổng dư nợ không được vượt quá 4 lần vốn tự có của NHTM.
Luật doanh nghiệp. Đây không phải là luật chuyên ngành, không trực tiếp điều
chỉnh hoạt động tín dụng NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho
vay, NHTM phải tuân thủ các quy định của Luật. Trong đó:
- Phương án sản xuất kinh doanh, vay vốn ngân hàng vượt quá 50% giá trị sổ sách
của doanh nghiệp vào ngày vay vốn gần nhất phải được Hội đồng Quản trị, Hội đồng
thành viên thông qua.
- Đại diện trước pháp luật do Điều lệ hoặc Luật doanh nghiệp quy định là người có
thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh tế - dân sự.
Các Luật khác. Ngoài các luật nói trên, trong quá trình cấp tín dụng NHTM còn
phải thuân thủ các Luật khác, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật phá sản, Luật
thương phiếu, Luật thương mại,…
Các văn bản dưới luật.
a/ Quyết định 1627 và 127 bổ sung sửa đổi của NHNN.
Đây là văn bản thuộc quy phạm pháp luật, làm căn cứ để các NHTM ban hành
các quy chế cho vay đối với khách hàng.
Nội dung văn bản này điều chỉnh tất cả các vấn đề trong cho vay và quan hệ tín
dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn, như: nguyên tắc tín dụng, điều kiện vay vốn,
phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, trách nhiệm giữa các bên tham gia giao dịch tín
dụng…
Thang Long University Library
30
b/Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Ngày 20.5.2010 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định nói trên với những
quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thay cho
quyết định 457/2005/QD-NHNN, ngày 19.4.2005. Quy định này chi tiết hóa một số
điều khoản trong Luật các TCTD và các quy định liên quan.
Theo quy định này thì dư nợ cho vay của NHTM được hiểu là dư nợ cho vay
theo hợp đồng tín dụng; dư nợ NH ủy thác cho TCTD khác cho vay; số dư các khoản
NH đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
Quy định trên khống chế mức dư nợ cho vay như sau:
Về tỷ lệ dư nợ.
- DN1 = CV1<15% VTC.
- DN2 =CV1+BL1 < 25% VTC ;tron đó CV2<15% VTC.
- DN3 =CV3 < 50% VTC.
- DN4 = CV3+BL3 <60% VTC; trong đó CV4< 50% VTC.
*DN1 là dư nợ cho vay một khách hàng; BL1 = Số dư bảo lãnh đối với 1 khách hàng;
CV1 - dư nợ cho vay đối với một khách hàng.
*DN2 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng.
*DN3 là dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng.
*DN4 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với nhóm khách hàng; BL4 – dư nợ bảo lãnh
đối với một nhóm khách hàng.
-DNtd ≤ 80% VHD;
- DNtd = DNc + Dnbt + DNck;
Trong đó:
DNc – dư nợ cho vay;
DNbt – dư nợ bao thanh toán;
DNck – dư nợ chiết khấu giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng.
- VHD = TGcn + TGkh + 25% TGkkh + TVtn.3 + Hdcntc;
Trong đó:
VHD là tổng vốn huy động sử dụng tính tỷ lệ;
TGcn- tiền gửi cá nhân có kỳ hạn và không kỳ hạn;
31
TGkh – tiền gửi kỳ hạn của tổ chức, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của TCTD khác và
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
TGkkh – tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, trừ tiền gửi của TCTD;
TVtn.3 – tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của TCTD có kỳ hạn từ 3 tháng trở
lên, trừ số tiền vay của TCTD khác nhằm đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả trong của
NH trong ngày hôm sau.;
Hdcntc – vốn huy động của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ
có giá.
Về hạn chế cho vay.
- NHTM không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện có ưu
đãi cho các doanh nghiệp mà NH nắm quyền kiểm soát.
Trường hợp đủ điều kiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp đó, thì NH phải tuân
thủ sự hạn chế sau đây:
 DN1 = C1 + B1 <10% VTC
 DN2 = C2 + B2 <20% VTC
Trong đó:
- DN1 là số dư nợ cho vay đối với một doanh nghiệp; C1 là dư nợ cho vay, B1 là số dư
bảo lãnh đối với một doanh nghiệp.
- DN2 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với tất cả các doanh nghiệp; C2 là dư nợ cho
vay đối với tất cả doanh nghiệp.
-NHTM được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty cho thuê tài chính trực
thuộc, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ trên đây.
Cấm cho vay.
- NHTM không được cấp tín dụng cho công ty kinh doanh chứng khoán trực thuộc.
- NHTM không được cho khách hàng vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh
chứng khoán.
Trường hợp đủ điều kiện cho vay, thì tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ
có giá nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ
của NHTM
c/ Đối với bảo lãnh ngân hàng, ngày 26.6.2006 NHNN đã ban hành Quy chế bảo lãnh
ngân hàng ban hành theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN. Đây là văn bản trong khuôn
Thang Long University Library
32
khổ quản lý của NHNN, quy định và điều chỉnh quan hệ trong bảo lãnh ngân hàng.
Theo đó:
-Bảo lãnh không được sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh đối với các đối tượng như: thành
viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của chính ngân hàng.
-Tổng số dư bảo lãnh (MBL) của NHTM đối với một khách hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của NHTM.
MBL = trị giá các bảo lãnh + các cam kết phát hành theo LC – LC trả ngay được khách
hàng ký quỹ (hoặc được cho vay 100% trị giá thanh toán)
d/ Đối với hoạt động bao thanh toán, 06/9/2004 NHNN đã ban hành Quyết định
1096/2004/QĐ-NHNN điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bao thanh toán tại các
TCTD hoạt động trên lãnh thổ Việt nam; trong đó:
-Tổng số trị giá bao thanh toán của NHTM đối với một khách hàng không được vượt
quá 15% vốn tự có của NH thực hiện bao thanh toán.
Trị giá các khoản phải thu mà NH bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho
một bên nhập khẩu phải nằm trong tổng giới hạn bảo lãnh của NH đối với một khách
hàng theo quy chế bảo lãnh ngân hàng.
-Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của NH thực hiện bao
thanh toán.
e/ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005 của NHNN ban hành quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dung trong hoạt động
ngân hàng của TCTD, quy định cụ thể:
- Cơ cấu phân loại nợ:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có
đủ khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn;
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu
lại.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại.
33
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trêm 360 ngày;
Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ
quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ từ nhóm 1-5 như sau:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì tỷ lệ trích lập sự
phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD
2.2.2. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng trong NHTM Việt Nam
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt nam được
phát triển theo yêu cầu của hội nhập, đảm bảo tương thích với thực tiễn trên thế giới.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng ngân hàng, việc tổ chức quản trị
ngân hàng nói chung, và quản trị tín dúng nói riêng được thực hiện theo các nội dung
và hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn cho thấy rằng, hiện nay các ngân hàng tổ chức
mạng lưới, hệ thống theo hai mô hình cơ bản. Đó là mô hình phê duyệt tín dụng tập
trung và mô hình phê duyệt tín dụng phân tán.
Mô hình tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức
năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm
mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa
kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
Mô hình phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý
rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện
đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
Hiện nay, tổ chức bộ máy cấp tín dụng tồn tại song song hai mô hình tổ chức:
tập trung và phân tán. Dù ở mô hình nào cũng có đầy đủ từ hội sở chính, các phòng
ban, các chi nhánh trực thuộc hội sở chính. Tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản ở hai mô
hình này. Mô hình 1 (Mô hình tập trung) có sơ đổ tổ chức như sau:
Thang Long University Library
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu

More Related Content

What's hot

quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
ngocmylk
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
hoatram
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
gamaham3
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Ken Hero
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
vietlod.com
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
kongchavip
 

What's hot (19)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
 
Xep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logisticXep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logistic
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
 
Lv (20)
Lv (20)Lv (20)
Lv (20)
 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
 

Viewers also liked

Viewers also liked (20)

Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
 
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mạiGiải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng...
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính c...
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính c...đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính c...
đáNh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính c...
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
 
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
đáNh giá tác động của sở hữu nhà nước lên chi phí đại diện nghiên cứu tại sàn...
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
Xây dựng và phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty tnhh phươn...
 

Similar to Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu (20)

Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
 
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
 
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
 
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.docQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đô...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đô...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đô...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đô...
 
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
 
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền GửiHoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
 
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp á châ...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt nam bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH THU THỦY MÃ SINH VIÊN : A10900 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Phan Văn Tính SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trịnh Thu Thủy MÃ SINH VIÊN : A10900 CHUYÊN NGÀNH : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2011 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thày Phan Văn Tính đã giúp đỡ em nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn cô Hà Thu đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp! Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế - trường ĐH Thăng Long đã truyền cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành tốt bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trịnh Thu Thủy
  • 4. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM 1 1.1 Hoạt động tín dụng trong NHTM 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Nội dung nghiệp vụ tín dụng của NHTM. 2 1.1.2.1 Cho vay 2 1.1.2.2 Chiết khấu 5 1.1.2.4 Bao thanh toán 6 1.1.2.5 Bảo lãnh ngân hàng 6 1.2 An ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 8 1.2.1 Khái niệm về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 8 1.2.2 Cơ sở đánh giá và đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam. 9 1.2.2.1Hệ thống các chuẩn mực đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 9 1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an ninh tín dụng NHTM. 11 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt động tín dụng 12 1.2.3.1 Nhân tố khách quan 12 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan 16 1.3 Khủng hoảng tài chính thế giới 18 1.3.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu. 18 1.3.2 Hậu quả của khủng hoảng. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM VIỆT NAM 25 2.1. Tổng quan về NHTM. 25 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 25 2.1.2.Hệ thống NHTM Việt nam hiện nay. 26 2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng NHTM . 27 Thang Long University Library
  • 5. 2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM 27 2.2.2. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng trong NHTM Việt Nam 33 2.2.3.Quy trình cấp tín dụng. 35 2.2.4.Thực trạng về giám sát và tổ chức kiểm tra. 38 2.2.4.1.Giám sát của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng NHTM 38 2.2.4.2.Kiểm tra, kiếm toán nội bộ tại NHTM 39 2.2.5. Kết quả hoạt động tín dụng 42 2.2.5.1 Dư nợ / Tài sản có 43 2.2.5.2 Sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 45 2.2.5.3 Huy động vốn thị trường II /Tổng vốn huy động. 46 2.2.5.4 Tỷ trọng cho vay bất động sản /Tổng dư nợ 49 2.2.5.5 Nợ xấu, nợ quá hạn. 50 2.2.5.6 Thu nhập chi phí. 54 2.3 Đánh giá về an ninh trong hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam 55 2.3.1 Mặt được 54 2.3.2 Tồn tại. 56 2.4 Nguyên nhân tồn tại 57 2.4.1 Nguyên nhân khách quan 57 2.4.1.1 Hành lang pháp lý 57 2.4.1.2 Quản lý chiến lược phát triển của NHNN 58 2.4.1.3 Chính sách kinh tế của Chính phủ 59 2.4.1.4 Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước 60 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan 60 2.4.2.1.Quản trị của NHTM 60 2.4.2.2.Kiểm tra, kiểm toán nội bộ 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÍN DỤNG TRONG NHTM VIỆT NAM 63 3.1 Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam. 63 3.1.1 Bài học từ cơ chế chính sách. 63
  • 6. 3.2.2 Bài học từ kiểm tra kiểm soát 64 3.1.3 Bài học từ nội bộ Ngân hàng 65 3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng 66 3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 66 3.2.2 Nhóm giải pháp nội bộ các Ngân hàng 67 3.2.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm soát nội bộ 72 3.2.4 Nhóm giải pháp bổ trợ 74 3.2.4.1 Điều hành kinh tế vĩ mô 74 3.2.4.2 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 75 KẾT LUẬN 78 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BHTG Bảo hiểm tiền gửi BL Bảo lãnh CN Chi nhánh DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị L/C Letter of credit (Thư tín dụng chứng từ) NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TP Trái phiếu USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hoạt động tín dụng của TCTD 2 Sơ đồ 1.2 Nghiệp vụ tín dụng của NHTM 2 Sơ đồ 1.3 Sự vận hành nguồn vốn 8 Đồ thị 1.1 Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2007 13 Bảng 1.1 Các mức lãi suất chủ yếu của NHNN 13 Bảng 1.2 Sự tăng trưởng tín dụng của một số nước Châu Á 17 Bảng 2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống trong các năm gần đây 26 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy cấp tín dụng 34 Bảng 2.2 So sánh ưu-khuyết điểm hai mô hình tổ chức bộ máy cấp tín dụng 35 Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Á Châu 36 Bảng 2.3 Tỷ trọng Dư nợ/Tổng tài sản Có của một số NHTM 43 Bảng 2.4 Vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung-dài hạn một số NH 45 Bảng 2.5 Tỷ lệ vốn huy động trên thị trường II/Tổng vốn huy động 47 Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay tại NH TMCP Techcombank 50 Bảng 2.7 Tình hình nợ quá hạn của một số NHTM 50 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 52 Bảng 2.9 Kết quả hoạt động tín dụng của một số NHTM 54 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống NHTM Việt Nam đã có một thời gian dài để trưởng thành và phát triển cùng với những thăng trầm của kinh tế Việt Nam. Đến nay, tuy vẫn là một hệ thống non trẻ so với thế giới nhưng các NH đã có cố gắng và đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước. Trong những nỗ lực không ngừng đó, càng ngày các NHTM càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình khi là nơi dự trữ và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu ở các NHTM hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở các NHTM cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc bảo đảm an ninh tín dụng đối với các NHTM là rất cần thiết. Bởi lẽ, an ninh tín dụng gắn liền với khả năng thanh toán của các NH. Nếu an ninh trong hoạt động tín dụng không được đảm bảo, có sự cố xảy ra trong quá trình huy động và cấp vốn cho nền kinh tế, lập tức sẽ tạo một phản ứng dây truyền trong toàn hệ thống NH, kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các NH tiếp đến là các ngành khác trong nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia, kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trên hết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ là một ví dụ cho sự mất an ninh trong hoạt động tín dụng. Cuộc khủng hoảng đã mang lại hậu quả xấu cho hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ, kéo theo đó là khủng hoảng nền kinh tế, lan ra toàn cầu. Những hậu quả to lớn của cuộc đại khủng hoảng này đang đòi hỏi một nỗ lực để vực dậy nền kinh tế thế giới. Đây là bài học cho các NHTM Việt Nam để tránh khỏi tình trạng tương tự Mỹ. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng này ở Việt Nam, bảo đảm an ninh tín dụng để hoạt động này được thông suốt để phục vụ về nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Từ những hiểu biết nhất định trên đây, với mục tiêu nghiên cứu tình hình an ninh tín dụng ở các NHTM Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ năm 2008 và nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng, em đã chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam - Bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Trong khóa luận, em xin đưa ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam và giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng cùng những kiến nghị về chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô đối với NHNN và Chính phủ để đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng.
  • 10. Do thời gian nghiên cứu, học tập cùng vốn kiến thức có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, động viên, và sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để luận văn của em thêm hoàn chỉnh và để bản thân em nâng cao tầm hiểu biết về lý luận cũng như thực tiễn hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hiểu được một cách cơ bản về hoạt động tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, an ninh trong hoạt động tín dụng cùng những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tín dụng. Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng. Từ đó, thấy được sự cần thiết phải bảo đảm an ninh tín dụng đối với hệ thống các NHTM. - Nắm được thực trạng về vấn đề an ninh tín dụng của các NHTM qua những chỉ tiêu cơ bản về cơ sở pháp lý, kiểm tra – kiểm soát và một số tỷ trọng như tỷ trọng dư nợ/Tài sản Có, nợ quá hạn, nợ xấu, kết quả kinh doanh… trong những năm trước và sau khủng hoảng. Từ đó, đưa ra những mặt được và những mặt còn tồn tại và nguyên nhân gây ra tình trạng an ninh tín dụng chưa được đảm bảo. - Rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam về cuộc khủng hoảng và đề ra những giải pháp đảm bảo an ninh trong tín dụng NH. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tình trạng an ninh tín dụng và tính thanh khoản trong các NHTM - Phạm vi nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng của một số NHTM như Eximbank, Saigonbank, Vietcombank, Oceanbank, ACB… qua các năm 2007, 2008, 2009 và sáu tháng đầu năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiếp cận đề tài nghiên cứu thông qua một số NHTM ở Việt Nam. Khảo sát về quy trình cấp tín dụng, quy trình kiểm tra – kiểm soát nội bộ, thực trạng hoạt động tín dụng (các tỷ số Dư nợ/Tài sản Có; Vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung – dài hạn; huy động vốn trên thị trường II/Tổng vốn huy động; tỷ trọng cho vay Bất động sản/Tổng dư nợ; Nợ xấu, nợ quá hạn; thu nhập, chi phí – những biến động của các tỷ số này) của các NH Eximbank, Saigonbank, Vietcombank, Oceanbank, ACB… qua các năm 2007, 2008, 2009 và sáu tháng đầu năm 2010. Thang Long University Library
  • 11. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Nội dung chính của đề tài gồm ba chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam - Chương II: Thực trạng về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam - Chương III: Giải pháp đảm bảo an ninh tín dụng NHTM Việt Nam.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1 Hoạt động tín dụng trong NHTM 1.1.1 Khái niệm Khái niệm hoạt động tín dụng trong NHTM được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tín dụng là dựa trên cơ sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi . Trong bách khoa toàn thư Việt Nam có định nghĩa: “Khái niệm tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.” Ý kiến khách cho rằng: “Hoạt động tín dụng trong NHTM bao gồm hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng”. Những khái niệm của các nhà khoa học trên đây đều bắt nguồn từ các mối quan hệ như cho vay, đi vay do hiện nay trên thế giới cũng chưa có một khái niệm cụ thể về hoạt động tín dụng. Theo Luật các TCTD năm 2004 thì hoạt động “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”. Luật các TCTD năm 2010 không đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng trong NHTM. Theo Luật các TCTD sửa đổi năm 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi b) Cấp tín dụng c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Như vậy, luật các TCTD có sửa đổi năm 2010 vẫn giữ nguyên sự phân định rõ ràng cấp tín dụng và huy động vốn là hai mảng kinh doanh riêng biệt trong hoạt động của các TCTD; trong đó: Cấp tín dụng của các TCTD là việc các TCTD thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, Thang Long University Library
  • 13. 2 bảo lãnh ngân hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng của các TCTD có thể được khái quát bằng sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hoạt động tín dụng của TCTD . Bên cạnh đó, cũng theo luật các TCTD năm 2010, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại bị hạn chế hơn so với các loại hình TCTD. Trong đó, ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng; bảo lãnh ngân hàng; bao thanh toán; phát hành thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại có thể thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính thông qua thành lập các công ty cho thuê tài chính độc lập – thuộc thể chế TCTD phi ngân hàng. 1.1.2 Nội dung nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM. Sơ đồ 1.2: Nghiệp vụ tín dụng của NHTM 1.1.2.1 Cho vay Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Các loại hình cho vay: Hoạt động tín dụng của TCTD Cấp tín dụng Cho vay Chiết khấu Bao thanh toán Bảo lãnh ngân hàng Cho thuê Tài chính Hoạt động tín dụng của NHTM Cho vay Chiết khấu Bao thanh toán Báo lãnh ngân hàng Cấp tín dụng
  • 14. 3 a) Ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng nhằm cung ứng vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Tùy theo mục đích sử dụng vốn, cho vay ngắn hạn được chia thành hai loại: cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Cho vay kinh doanh: Ngân hàng cho vay cung ứng vốn ngắn hạn cho khách hàng để kinh doanh, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động bị thiếu của khách hàng như: cho vay công nghiệp và thương mại; nông nghiệp; cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng; cho vay chứng khoán,...Cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu hai loại cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay khác (Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất (L/C, bao thanh toán), Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng và Cho vay kinh doanh chứng khoán): *Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất: Bộ chứng từ hàng xuất của khách hàng gửi thanh toán theo phương thức thư tín dụng là giá trị các khoản nhờ thu, là tài sản của khách hàng. *Cho vay theo hạn mức thấu chi - Khái niệm: Là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. - Đặc điểm: + Giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng để khách hàng được sử dụng số dư Nợ trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn nhất định. + Khách hàng sử dụng vốn bằng cách phát hành séc mang số hiệu tài khoản vãng lai hoặc bằng các công cụ thanh toán khác. + Doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức nếu trong quá trình sử dụng (có xuất hiện dư Nợ của tài khoản vãng lai) mới được coi là ngân hàng cho vay và tính tiền lãi trên số dư Nợ đó. + Vượt chi tài khoản là kỹ thuật cho vay mà số dư nợ thường xuyên biến động vì thế khó thực hiện được bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo đảm tài sản. *Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số tiền vay trong phạm vi hạn mức tín dụng của thẻ để thực Thang Long University Library
  • 15. 4 hiện thanh toán tiền mua hàng dịch vụ, rút tiền mặt khi cho vay để phát hành thẻ tín dụng. *Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là việc ngân hàng cam kết cho khách hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng với một thời gian nhất định. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng trên cơ sỏ hạn mức và thời gian được sử dụng. * Cho vay tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tiêu dùng của khách hàng như sửa chữa nhà, mua sắm tài sản... - Đặc điểm: Nhu cầu cho vay phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục đích sử dụng vốn rất linh hoạt. Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn các loại cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì vậy lãi suất của cho vay tiêu dùng cũng thường cao hơn lãi suất cho vay trong các lĩnh vực này. - Phân loại cho vay tiêu dùng Căn cứ vào mục đích hoàn trả, cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại: Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay trong đó người đi vay phải trả cho ngân hàng (bao gồm cả tiền gốc và lãi) làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Loại cho vay này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn và thời hạn dài. Ví dụ vay mua nhà, ô tô... Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay mà trong đó khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Tiền gốc (C) và lãi (Cn) được thanh toán một lần vào cuối hạn cho vay. Trong đó: Cn=C*i*n Với i: lãi suất; n:kỳ hạn thanh toán Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ, cho vay tiêu dùng phân thành cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp. Trong đó, cho vay tiêu dùng trức tiếp gồm: Cho vay trả theo định kỳ, Thấu chi, Thẻ tín dụng. Căn cứ vào tính chất đảm bảo, cho vay tiêu dùng gồm: Cho vay cầm đồ (hình thức cho vay mà ngân hàng giữ tài sản của khách hàng), Cho vay đảm bảo bằng thu nhập của người lao động, Cho vay có đảm bảo bằng hình thức khác (tài sản hình thành từ vốn vay, thông qua việc chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tín dụng...) b) Trung hạn c) Dài hạn
  • 16. 5 - Khái niệm: Cho vay trung và dài hạn là hình thức cho vay của NHTM có thời hạn trên 12 tháng. - Các hình thức cho vay trung và dài hạn + Cho vay theo dự án đầu tư * Tín dụng tuần hoàn Tín dụng tuần hoàn là hính thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHTM trong đó vốn vay sẽ được sử dụng cho nhiều chu kỳ kình hoanh khác nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Về bản chất, tín dụng tuần hoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng vốn vay của ngân hàng. Hình thức tín dụng tuần hoàn phù hợp với những khách hàng có uy tín và có nhu cầu vốn thường xuyên, *Cho vay hợp vốn Tín dụng hợp vốn (cho vay, bảo lãnh hợp vốn hay cho vay, bảo lãnh đồng tài trợ) là hình thức tài trợ, trong đó các tổ chức tín dụng cùng tài trợ cho một dự án. Việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức trở lên) cho một dự án. Việc đồng tài trợ do một tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng khởi xướng quan hệ, tổ chức tín dụng điều phối) làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng. Hoạt động tín dụng hợp vốn thường được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Nhu cầu vay vốn hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư vượt quá giới hạn tối đa cho phép cho vay của một tổ chức tín dụng. Nhu cầu phần tán rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án. Các bên trong quan hệ đồng tài trợ bao gồm từ hai thành viên trở lên, mỗi thành viên là một tổ chức tín dụng) Một TCTD đứng ra điều phối các quan hệ giữa các bên đồng tài trợ và quan hệ giữa các bên đồng tài trợ với bên nhận tài trợ. Bên nhận tài trợ thường là nhà đầu tư, một pháp nhân, cá nhân có nhu cầu vay vốn, được các bên đồng tài trợ chấp thuận cho vay vốn. 1.1.2.2 Chiết khấu Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Thang Long University Library
  • 17. 6 Đối tượng và điều kiện chiết khấu: - Các khách hàng sở hữu hợp pháp giấy tờ có giá - Khách hàng được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng giấy tờ có giá để chiết khấu - Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu ở NHTM: + Trái phiếu chính phủ: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, Trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng Tổ quốc.. + Các giấy tờ có giá do chính ngân hàng nhận chiết khấu phát hành; các NHTM khác, các công ty tài chính của các tổng công ty nhà nước phát hành gồm: Trái phiếu, Kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm, Chứng chỉ tiền gửi… Điều kiện của các giấy tờ có giá: theo nguyên tắc, các giấy tờ có giá phải đảm bảo được các điều kiện sau mới được Ngân hàng chấp thuận chiết khấu: - Được phép giao dịch - Còn thời hạn thanh toán. 1.1.2.4 Bao thanh toán Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Dịch vụ bao thanh toán gồm ba chức năng: Quản lý nợ (ngân hàng làm dịch vụ bao thanh toán quản lý sổ bán hàng, hóa đơn nợ, thu nợ chưa đến hạn); Cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước khoản tiền khoảng 80-90% giá trị hóa đơn, số còn lại được nhận khi tổ chức làm dịch vụ bao thanh toán thu được nợ; Ngăn ngừa rủi ro. 1.1.2.5 Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Cam kết bảo lãnh bao gồm: - Thư bảo lãnh - Hợp đồng bảo lãnh - Hợp đồng cấp bảo lãnh Các loại bảo lãnh chia theo mục đích của bảo lãnh:
  • 18. 7 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Gurantee). Loại bảo lãnh này nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (bên đặt hàng) trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng (giao hàng chậm chễ, không đúng quy cách số lượng...). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. - Bảo lãnh vay vốn: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc trả nợ thay cho khách hàng, nếu khách hành không trả được nợ vay. - Bảo lãnh thanh toán hay được gọi là bảo lãnh trả chậm (Deferred Payment Guarantee): cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Đây được coi là một trong những loại bảo lãnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể sử dụng thay thế cho tín dụng chứng từ. - Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee): cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện thay. Mục đích của loại bảo lãnh này là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu). Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực khi người được bảo lãnh không trúng thầu. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước với khách hàng theo hợp đồng ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp, khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ tiền ứng trước thì ngân hàng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh đối ứng: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhân bảo lãnh. - Xác nhận bảo lãnh: cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh với khách hàng. Thang Long University Library
  • 19. 8 1.2 An ninh trong hoạt động tín dụng NHTM 1.2.1 Khái niệm về an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Khái niệm “an ninh” hiện nay chưa có một giải thích cụ thể và thống nhất. Tuy nhiên, trong từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: “(an: yên; ninh: không rối loạn) an ninh nghĩa là được yên ổn, không có rối ren”. Mỗi khi nhắc đến “an ninh” thì luôn có một sự hiểu ngầm là không có sự rối loạn, mất kiểm soát, mọi thứ trong trạng thái an toàn. Tuy nhiên, an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải được đặt ra trong điều kiện vận động - Có nghĩa là trong quá trình vận động của tín dụng ngân hàng, yêu cầu và mục tiêu đặt ra là phải đảm bảo được an ninh. NHTM là trung gian tài chính - huy động vốn nhàn rỗi từ một nơi và chuyển tải nguồn vốn đó đến nơi mà ở đó có nhu cầu sử dụng. Theo nguyên tắc, quá trình vận động này phải đảm bảo được sự ăn khớp về thời gian và số tiền - Số tiền huy động từ nơi thừa phải được hoàn trả lại nơi đó đầy đủ cả gốc và lãi và đúng thời gian. Trách nhiệm này thuộc về ngân hàng. Đến lượt mình - Số tiền ngân hàng chuyển tải đến nơi có nhu cầu sử dụng cũng phải quay trở lại ngân hàng đúng thời gian và số lượng, cộng cả lãi. Sơ đồ 1.3 Sự vận hành nguồn vốn: 1-NHTM huy động vốn từ nơi thừa. 2-NHTM chuyển tải nguồn vốn huy động đến nơi cần. 3-Vốn từ nơi sử dụng phải được quay trở lại NH. 4-NH chuyển tải nguồn vốn từ nơi sử dụng đã quay về ngân hàng đến điểm ban đầu. Như vậy, bất cứ một khâu nào trong (3) và (4) bị “ đứt, gãy” đều phá hủy sự thống nhất trong chu trình vận hành nói trên. Trong đó, sự “đảm bảo an toàn” của khâu (4) trong quá trình vận hành nói trên có vai trò quyết định.Nếu khâu này bị đứt gãy là nguyên nhân gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế xã hội, hậu quả là ngân hàng sẽ phá sản. Khu vực vốn tạm thời nhàn rỗi Khu vực tạm thời có nhu cầu vốn Ngân hàng- trung gian tài chính 1 2 34
  • 20. 9 Như vậy, an ninh trong hoạt động tín dụng của NHTM được hiểu là việc cấp tín dụng của NHTM vận hành trong các điều kiện của nền kinh tế thị thường, đảm bảo nguồn vốn tín dụng sau khi được sử dụng quay trở về điểm xuất phát đầy đủ giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng, nội dung an ninh trong hoạt động tín dụng gồm: - An ninh trong trạng thái vận động. - Kết quả cấp tín dụng, bao gồm cho vay, bao thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh, không làm thất thoát nguồn vốn cho vay trong nền kinh tế. - An ninh trong hoạt động tín dụng tồn tại trong hoạt động của các đối tác tham gia vào quá trình quan hệ tín dụng. 1.2.2 Cơ sở đánh giá và đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam 1.2.2.1Hệ thống các chuẩn mực đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM. a/ Đặc điểm và yêu cầu các tiêu thức phân tích, đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM. - Hoạt động tín dụng NHTM bao trùm nhiều lĩnh vực trong nhiều mối quan hệ, vì vậy trong từng lĩnh vực đều cần có tiêu chí đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng. Thông thường, khi nghiên cứu hoặc đánh giá những vấn đề về an ninh, an toàn, hay chất lượng, người ta thường sử dụng hai nhóm tiêu thức cơ bản – đó là nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng. Nhưng ngày nay, với khoa học phát triển, các nhà khoa học thiên về chỉ tiêu định lượng - Các tiêu thức phụ thuộc vào mức độ minh bạch trong nền kinh tế thị trường; phụ thuộc vào hệ thống thống kê, kế toán áp dụng trong nền kinh tế; ngoài ra, còn phụ thuộc vào trình độ quản lý thông tin, kế toán của các cơ quan quản lý, cũng như đạo đức trong kinh doanh và quản lý. - Các tiêu thức đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải đảm bảo tính liên kết, tính hệ thống, toàn diện… b/ Hệ thống công cụ đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM. An ninh trong hoạt động tín dụng phải được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực thuộc khách quan và lĩnh vực thuộc nội Thang Long University Library
  • 21. 10 bộ các NHTM. Vì vậy, hệ thống công cụ đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng NHTM bao gồm các biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp. *Các biện pháp trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên ngành.  Thiết lập cơ chế, chính sách. Để đảm bảo hoạt động của NHTM trong lĩnh vực tín dụng được an toàn. Luật pháp được cơ quan quản lý chuyên ngành thiết lập: - Một hệ thống các cơ chế chính sách quy định các giới hạn cần được thiết lập làm hành lang cho hoạt động cấp tín dụng. Nếu việc cấp tín dụng vượt ra ngoài hành lang đó an ninh có thể bị đe dọa. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các đạo luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng. Việt Nam có một hệ thống văn bản luật pháp làm nền tảng cho hoạt động của NHTM, như: Luật các TCTD, Thông tư 13, 19 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thay cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19.4.2005. - Hệ thống dự phòng để bù đắp thất thoát trong hoạt động tín dụng NHTM, tạo lập các nguồn dự dữ để đối phó với nguy cơ mất an ninh. Việc trích lập dự trữ bù đắp thất thoát vốn trong cho vay ở Việt Nam, hiện tại các NHTM thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.  Thiết lập công cụ giám sát hoạt động và giám sát việc tuân thủ các quy định. Hoạt động giám sát là phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng của NHTW đối với hoạt động của hệ thống NHTM. Ở Việt Nam, hoạt động thanh tra giám sát do Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN đảm nhiệm. *Các biện pháp trực tiếp trong quản trị của NHTM.  Thiết lập các công cụ quản trị trong nội bộ NHTM - Cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng của từng NHTM. Cơ chế này bao gồm những quy định, yêu cầu, quy trình nghiệp vụ tín dụng… trong mảng hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Chiến lược, mục tiêu phát triển và hoạt động của các NHTM cũng là phần quan trọng để đánh giá an ninh trong hoạt động tín dụng. + Các NHTM dù là ngân hàng bán buôn hay ngân hàng bán lẻ cũng luôn đề ra kế hoạch, cụ thể hơn là các mục tiêu, chiến lược phát triển. Theo đó, mục tiêu được
  • 22. 11 đánh giá qua kết quả đạt được trong từng chu kỳ. Số lượng khách hàng cần đạt được, dư nợ cho vay phải hoàn thành, tính thanh khoản trong kỳ…đều là những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá. Nhưng nếu chạy theo lợi nhuận, phải đạt được mục tiêu đã để ra mà quên đi rủi ro, vô hình chung đã làm mất an ninh trong hoạt động tín dụng. + Ngoài quy trình chung, gồm những bước không thể thiếu trong quá trình hoạt động tín dụng. Các ngân hàng cũng thực hiện quy trình ấy nhưng tùy tưng ngân hàng mà có sự điều chỉnh mức độ nhanh hay chậm, kỹ lưỡng trong từng bước hay qua loa, thậm chí bỏ qua một vài khâu nhỏ. Bởi thế cho nên cách thức tiến hành trong hoạt động tín dụng cũng là cơ sở xác định tình trạng an toàn hay không trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. + Quy trình tín dụng. Hoạt động tín dụng phải được thực hiện theo các quy trình thống nhất do HĐQT hay Ban điều hành của các ngân hàng ban hành. Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà quy trình có nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung, các NHTM Việt nam có những điểm chung nhất trong một quy trình, như tiếp nhận hồ sơ, xử lý, thẩm định, trình duyệt…tất toán hợp đồng.  Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong NHTM. Hệ thống này đảm đương việc kiểm tra các nghiệp vụ cấp tín dụng, kiểm tra tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và các quy định nội bộ của HĐQT, Ban điều hành. Một hệ thống kiểm soát được cài cắm trong các quy trình, quy định về hoạt động tín dụng, một bộ máy kiểm tra được tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả sẽ là yếu tố đảm bảo an ninh trong quá trình cấp tín dụng. 1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an ninh tín dụng NHTM. - Nghiệp vụ tín dụng. An ninh trong nghiệp vụ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về quản lý nợ - dư nợ, cơ cấu nợ, cách sử dụng nguồn vốn để cho vay, lãi suất… + Cách sử dụng nguồn vốn để cho vay cũng đánh giá về an ninh tín dụng của từng ngân hàng. Bởi, dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn rủi ro về thời gian hay rủi ro kỳ hạn. Các nguồn vốn ngắn hạn luôn không ổn định,các NHTM luôn phải thực hiện thanh toán bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu, khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn, các NHTM có thể mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào, nguy cơ mất an ninh trong hoạt động tín dụng có nguy cơ xảy ra lúc các NHTM rơi vào tình trạng khủng hoảng về thanh toán nhất. Thang Long University Library
  • 23. 12 + Lãi suất là một phần không thể thiếu khi đánh giá về an ninh trong hoạt động tín dụng. Lãi suất bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Cả hai loại lãi suất này đều là thước đo độ ổn định của thị trường tài chính. Lãi suất ổn định thì góp phần bình ổn thị trường tài chính, ngược lại, lãi suất không ổn định làm phá vỡ thế cân bằng, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tín dụng. Khi huy động với lãi suất quá cao, nguồn vốn đổ về các NHTM nhiều, dẫn đến nâng cao tính thanh khoản nhưng đòi hỏi các ngân hàng phải cho vay để đảm bảo tốc độ quay vòng vốn. Lúc này các quy định về cho vay bị nới lỏng, khả năng thanh toán của khách hàng trong tương lai không được đảm bảo, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao làm mất an ninh trong lĩnh vực hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất huy động quá thấp, gửi tiết kiệm qua ngân hàng không còn là kênh đầu tư hàng đầu của khách hàng. Các khách hàng ngay lập tức sẽ rút vốn, đầu tư ở những thị trường khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Mà các nguồn vốn chảy vào rồi chảy ra khỏi ngân hàng đòi hỏi phải theo chu kỳ thì mới đảm bảo được hoạt động của ngân hàng. Nếu không đảm bảo được khả năng thanh toán, tình trạng mất an ninh trong hoạt động sẽ lại xảy ra ở khâu này. Lãi suất cho vay cũng là sự ưu tiên hàng đầu khi khách hàng đến với ngân hàng. Lãi suất cho vay quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến an ninh tính dụng. + Nợ quá hạn được coi như thước đo tình trạng an ninh tín dụng của một NH. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ càng cao thì càng không tốt, chứng tỏ NH mất kiểm soát đối với các khoản nợ của mình. Nợ quá hạn nhiều, nghĩa là các NH không thu hồi được khoản vay đã cho vay, từ đó dẫn đến mất doanh thu, những khoản huy động mới cũng khó khăn hơn khi trả nợ. Nợ quá hạn tồn đọng nhiều, các NH có nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán trầm trọng. Vì vậy, các NH luôn phải lập kế hoạch để khống chế khoản nợ quá hạn này trong một chừng mực có thể chấp nhận được đối với NH mình. 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt động tín dụng 1.2.3.1 Nhân tố khách quan - An ninh trong nền kinh tế An ninh kinh tế được hiểu như trạng thái nền kinh tế ổn định, lành mạnh, không có nguy cơ xảy ra khủng hoàng. Hệ thống các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đều nằm trong nền kinh tế, có vai trò quan trọng như là khâu thu nhận và
  • 24. 13 cung cấp vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, sức khỏe của nên kinh tế, độ ổn định và vững mạnh của nền kinh tế là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. Nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng ngày nay, an ninh của nền kinh tế bị chi phối rất nhiều từ kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Tính ổn định và bền vững của nền kinh tế biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thu nhập bình quân đầu người…Những chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với thị trường tài chính mà các NHTM với hoạt động tín dụng của mình là đại diện. Đồ thị 1.1: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2007 Trên đây là lạm phát của Việt Nam thông qua các năm. Một ví dụ điển hình là hai năm đầy biến động năm 2007 và 2008, năm của thị trường chứng khoán, của lạm phát, của cuộc đua “siêu lãi suất” tại các NHTM. Bảng 1.1: các mức lãi suất chủ yếu của NHNN Ngày có hiệu lực Lãi suất cơ bản (%) Lãi suất tái cấp vốn (%) Lãi suất chiết khấu (%) 01 tháng 2 năm 2008 8.75 7.5 6.0 19 tháng 5 năm 2008 12.0 13.0 11.0 11 tháng 6 năm 2008 14.0 15.0 13.0 21 tháng 10 năm 2008 13.0 14.0 12.0 05 tháng 11năm 2008 12.0 13.0 11.0 21 tháng 11 năm 2008 11.0 12.0 10.0 05 tháng 12 năm 2008 10.0 11.0 9.0 Nguồn : NHNN và WB Cũng năm 2008 là năm bắt đầu nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu mà bắt nguồn là từ Mỹ, những biến động trong nền kinh tế báo hiệu một tình trạng mất an Thang Long University Library
  • 25. 14 ninh. Ngay ở Mỹ thời gian này, chính từ mất an ninh trong tín dụng tiến đến mất an ninh trong nền kinh tế từ đó lan ra toàn cầu. Ngay từ nước Mỹ, một ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa an ninh trong nền kinh tế và an ninh trong hoạt động tín dụng. - Chính sách kinh tế Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ đảng cầm quyền, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Qũy tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới. Do chính sách kinh tế điều chỉnh chung cho nền kinh tế, vô hình chung cũng tác động đến an ninh trong hoạt động tín dụng. Có tác động lớn nhất tới hoạt động tín dung là chính sách “nới lỏng” hay “thắt chặt” tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát. Khi có chính sách nới lỏng tiền tệ, tức là đối tượng là cá nhân hay doanh nghiệp được “thoải mái” hơn khi xét cấp tín dụng, những khe hở được hình thành để lọt qua những “hạt sạn”, tiền lúc này được “phát ra” dễ dàng nhưng không được đảm bảo “thu lại” dễ dàng, có “nới lỏng” rồi cũng có những lúc “thắt chặt”, an ninh trong hoạt động tín dụng bị đe dọa nếu như xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán, hay khi các NHTM không đảm bảo được nguốn cung thanh khoản khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn. Chính sách “thắt chặt” cũng có tác động tương tự. Trong thời kỳ năm 2007, có lúc các ngân hàng phải hạn chế cho vay trung và dài hạn, đồng thời thu lại cac khoản vay và huy động với lãi suất rất cao để tính thanh khoản được đảm bảo. Ngoài ra, chính phủ còn sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách thu nhập, kinh tế đối ngoại, cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác động vào tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập, việc làm, lãi suất, lạm phát…Qua sự quan sát cho thấy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Như đã chứng minh ở trên, lãi suất hay lạm phát đều có ảnh hưởng tới an ninh tín dụng, kéo theo những chính sách tác động đến những yếu tố của nên kinh tế nói trên cũng ảnh hưởng tới an ninh tín dụng. - Cơ chế chính sách của nhà nước. Cụ thể là những Thông tư, Quy định, Nghị định của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và Ngân hàng nhà nước ban hành. Ví dụ như: Thông tư số 20/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành
  • 26. 15 công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng hay Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh. Các văn bản quy phạm pháp luật trên đều là những văn bản hướng dẫn hay điều chỉnh trực tiếp về hoạt động tín dụng ở NHTM. Chính vì vậy, sự chi phối của cơ chế chính sách mà đại diện là các văn bản quy phạm pháp luật được coi như ý chí của nhà nước với hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng luôn phải lấy cơ chế chính sách của nhà nước làm “kim chỉ nam” để đảm bảo đi đúng hướng. Vì thế, an ninh trong hoạt động tín dụng cũng được đảm bảo hơn hay ảnh hưởng hơn bởi cơ chế chính sách của nhà nước. - Hệ thống tín dụng các Ngân hàng. Các ngân hàng luôn không hoạt động độc lập với nhau, luôn có một sự gắn kết khăng khít giữa ngân hàng này và ngân hàng kia trong từng mảng nghiệp vụ. Điều đó tạo nên hệ thống các NHTM. Điều tất nhiên, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng cũng có một sợi dây xuyên suốt tạo thành một hệ thống. Bởi lẽ, ngoài các khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, các NHTM còn cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác. Nếu một mắt xích trong hệ thống rơi vào tình trạng mất an ninh trong hoạt động tín dụng, lập tức “hiệu ứng Domino” sẽ tác động gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Tầm ảnh hưởng của toàn bộ hệ thống tín dụng các Ngân hàng đến một ngân hàng bất kỳ và ngược lại là rất lớn, tác động trực tiếp đến an ninh trong hoạt động tín dụng. - Chất lượng đào tạo ngành ngân hàng ở các trường Các trường đào tạo các cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng hầu như có kiến thức về kinh tế. Các ngân hàng cũng chỉ tuyển các cán bộ tín dụng là các sinh viên kinh tế phục vụ cho khâu thẩm định, các cán bộ tín dụng thiếu đi những kiến thức cần có để thẩm định những hồ sơ, dự án đòi hỏi phải có tri thức về kỹ thuật như thẩm định máy bay, ô tô, công trình… Sai sót trong khâu thẩm định là khó tránh khỏi, những hồ sơ “có vấn đề” nhưng vẫn được thông qua sẽ thiếu tính minh bạch trong quá trình xử lý nợ sau này. Điều này có tác động không nhỏ đến an ninh trong hoạt động tín dụng do khâu xử lý nợ xấu sẽ gặp nhiều vướng mắc. Tình trạng thẩm định sai do thiếu kiến Thang Long University Library
  • 27. 16 thức dẫn đến nợ xấu, nợ không thể thu hồi làm cho chính bản thân ngân hàng gặp nhiều trở ngại và đẩy hệ thống tín dụng đến tình trạng mất an ninh. Sự tích tụ lâu dần của tình trạng này khiến cho an ninh trong hoạt động tín dụng trong cả hệ thống ngân hàng sẽ trở nên xấu đi. 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan - Cách thức quản lý, điều hành của từng ngân hàng được coi là nhân tố thiết yếu ảnh hưởng đến an ninh tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ, cán bộ quản lý luôn là người đề ra mục tiêu, chiến lược, là người quyết định cuối cùng trong các công việc, là người chịu trách nhiệm chính trong các vụ việc xảy ra. Cán bộ quản lý được coi là “người đứng mũi chịu sào”, dù trực tiếp hay gián tiếp làm việc trong mảng tín dụng cũng phải biết và nắm rõ tình hình hoạt động của ngân hàng mình. Vì lẽ đó, về mặt nhân sự không thể không kể tới yếu tố cách thức quản lý của cán bộ quản lý ảnh hưởng tới an ninh tín dụng. Một ngân hàng có an ninh tốt trong hoạt động tín dụng phải kể đến sự quản lý tốt trong hoạt động tín dụng. Ngược lại an ninh trong hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng, trước hết phải tính tới những đường lối phát triển hay cách thức điều hành, kiểm tra của cán bộ quản lý chưa tốt, chưa sâu sát, dẫn đến bộ phân bên dưới hoạt động không hiệu quả. - Mạng lưới các ngân hàng. Cuộc chay đua để mở chi nhánh, phòng giao dịch khiến cho nhu cầu về vốn của các ngân hàng trở nên bức thiết. Huy động vốn mà với sự quản lý buông lỏng và phải dàn trải vốn giữa các chi nhánh tác động xấu đến an ninh tín dụng. - Cuộc chạy đua dành thị phần, thu hút khách hàng khiến cho các quy định về đảm bảo cho vay bị buông lỏng như thẩm định khách hàng, tính hợp pháp trong hồ sơ khách hàng, tài sản đảm bảo, và các quy định pháp lý. Những khách hàng không hội đủ điều kiện để vay vốn được vay vốn làm lại tăng thị phần nhưng tăng nguy cơ về nợ xấu trong tương lai. Một ví dụ minh họa điển hình là sự tăng trưởng tín dụng của một số nước trong đó có Việt Nam (Bảng 1.2). Việt Nam, Trung Quốc và Inđônêsia cùng nằm ở châu Á. Tuy rằng các thời kỳ so sánh về sự tăng trưởng tín dụng có chênh lệch đôi chút, nhưng không thể phủ nhận rằng Việt Nam có sự tăng trưởng tín dụng nóng nhất trong khu vực, con số này là 20,8%/ năm. Trong khi đó, Trung Quốc là nước hiện đang vươn lên là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới con số này chỉ ở mức 14,4% (1980-
  • 28. 17 2000) và 16% (1995-2002). Inđônêsia thì duy trì ở 18,6%/năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng nhưng lại mang lại nhiều tiêu cực. Bảng 1.2: Sự tăng trưởng tín dụng của một số nước Châu Á Tăng trưởng GDP (%) (1) Lạm phát (%) (2) Tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế % hàng năm (3) Việt Nam +1998 -2002 4,8 2,8 20,8 Trung Quốc: + 1980-2000 9,4 7,3 14,4 + 1995-2002 8,4 3,3 16,0 In đônêsia 1975-1995 6,5 10,9 18,6 Nguồn: IMF (kiểm điểm Điều IV) (1) và (2) dựa theo WOE ;(3) dựa theo IFS (IMF) Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ là rủi ro và thách thức về ngăn chặn nợ xấu trong tương lai (đặc biệt khi năng lực lý rủi ro của ngân hàng còn hạn chế). Nguyên nhân của sự rủi ro này được lý giải là nếu tăng trưởng tín dụng quá mức sẽ vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, vượt quá năng lực tài chính (vốn) của các NHTM, vượt quá năng lực quản lý rủi ro của các NHTM và của nền kinh tế. Nếu theo dòng lịch sử, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng là khá cao: giai đoạn 1998-2002, mức tăng tín dụng là 20,8% trong khi đó các nước khác đều tăng mức thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. - Vấn đề đạo đức trong hoạt động tín dụng cũng tác động lớn đến an ninh tín dụng. Mất an ninh tín dụng xảy ra khi cán bộ tín dụng cố ý làm trái với những quy định, thẩm định hồ sơ khách hàng qua loa. Cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay như không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay không có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực. Bên cạnh đó, mất đạo đức của cán bộ tín dụng còn biểu hiện qua sự cấu kết, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn rồi vay ké, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ nhằm trục lợi cá nhân. Nhận hối lộ từ phía khách hàng để hồ sơ được thông qua… Đạo đức của nhân viên phải được coi Thang Long University Library
  • 29. 18 trọng, đạo đức của người đi vay cũng như vậy, vì giữa cán bộ tín dụng với khách hàng có mối quan hệ rất khăng khít. Khi người đi vay không có khả năng trả nợ trong tương lai nhưng vẫn dùng mọi biện pháp để xin vay như giả mạo giấy tờ xin vay, chứng minh tài chính, tài sản đảm bảo… 1.3 Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 1.3.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã đi tìm nguyên nhân của khủng hoảng. Kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã định xác định một số nguyên nhân và có thể phân thành 4 nhóm như sau đây: - Nguyên nhân có yếu tố pháp lí. - Nguyên nhân từ chính sách kinh tế. - Nguyên nhân có yếu tố của cơ quan quản lí và giám sát tiền tệ. - Nguyên nhân chủ quan của các tổ chức tài chính - tín dụng.  Yếu tố pháp lí. Ở Mỹ, có nhiều bộ luật điều tiết và quản lí chặt chẽ hoạt động của ngân hàng; trong đó có cần kể đến là một Bộ luật quan trọng đó là Luật ngân hàng Glass-Steagall, ra đời dưới thời kì Tổng thống Franklin Roosevelt. Theo Luật này, các ngân hàng quốc gia không được quyền tham gia vào các hoạt động ngân hàng đầu tư đối với hầu hết các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới, cũng như kinh doanh bất động sản. Đạo luật này quy định khắt khe và tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư. Theo đó, NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. NHTM cho vay với lãi suất không vượt quá lãi suất huy động tiết kiệm cộng với 2-3%. Trong đó, hoạt động ngân hàng đầu tư thuộc loại hoạt động kinh doanh có rủi ro cao. Chính việc tách bạch này làm cho người dân không rơi vào trạng thái mập mờ trong quan hệ gửi tiền vào ngân hàng. Đạo luật Glass-Steagal đã góp phần làm nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh và duy trì được tốc độ phát triển ổn đinh trong một thời gian khá dài. Nền tài chính Mỹ, nhờ vậy cũng được củng cố và trở thành “tấm gương cho các nước trên thế giới”. Vào thập niên 80, Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, thông qua việc cho phép các ngân hàng mở rộng hoạt
  • 30. 19 động cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản. Chỉ vài năm sau khi chính sách này thực hiện, nước Mỹ đã xảy ra khủng hoảng ngân hàng đầu tiên và Chính phủ Mỹ đã chi hơn 300 tỉ USD mới vãn hồi được tình thế. Dưới triều đại của Tổng thống Bill Clinton kinh tế Mỹ phát triển mạnh, nhờ vậy, những hệ lụy do chính sách kinh tế thời Reagan để lại đã được giải quyết ổn thỏa. Nền kinh tế Mỹ đang ở vào giai đoạn hưng thịnh. Sự hưng thịnh này kéo dài suốt 2 nhiệm kì của Tổng thống Clinton. Do thành công trong phát triển, và do sự vận động hành lang của các tập đoàn tài chính - ngân hàng, muốn tiếp tục chính sách của Reagan - tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, vào cuối nhiệm kì Tổng thống - năm 1999, Bill Clinton đã kí ban hành đạo luật Gramm-Leach-Bliley. Theo Luật này Ngân hàng Mỹ tham gia cho vay, tài trợ các loại tài sản rủi ro như chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa. Luật Glass-Steagall đã khai tử từ đó.  Nguyên nhân nới lỏng chính sách tiền tệ. Tiếp theo việc nới lỏng về mặt pháp lí, Tổng thống Bush trong thời đại của mình chủ trương tiếp tục đẩy mạnh kinh tế, vì vậy ông ta thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng; theo đó lãi suất cho vay được các ngân hàng áp dụng ở mức thấp. Do đẩy mạnh các yếu tố khuyếch đại từ thị trường tài chính, thị trường bất động sản của Mỹ phát triển mạnh. Đến lược mình, thị trường này lại kích hoạt thị trường tài chính ngân hàng. Hai thị trường “cùng dắt tay đi lên”. Bằng chứng là năm 2006 giá bất động sản trên thị trường của Mỹ tăng rất cao. Tuy nhiên quy luật “ thăng – trầm” diễn ra trong lịch sử kinh tế thế giới không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Chính sách tiền tệ nới lỏng, về mặt ngắn hạn, có thể cho các nhà nghiên cứu phán đoán được tình hình; nhưng trong trung và dài hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm là yếu tố đẩy cung vượt cầu. Hậu quả là giá cả giảm mạnh sau thời kì tăng trưởng. Cùng với những gì diễn ra trên thị trường tài chính khi thị trường bất động sản quay đầu đi xuống, các khoản cho vay không thu hồi được cộng với chứng khoán bất động sản xuống giá đưa các ngân hàng đến khả năng mất thanh khoản và lỗ lớn.  Nguyên nhân từ cơ quan quản lí và giám sát tiền tệ. Cũng phải thừa nhận rằng, Mỹ là một quốc gia có hệ thống giám sát tiền tệ và ngân hàng được tổ chức chặt chẽ về mạng lưới và hệ thống pháp lí. Bộ luật Liên bang quan trọng đầu tiên về ngân hàng ở Mỹ là "Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia" Thang Long University Library
  • 31. 20 (National Currency and Bank Acts). Phù hợp với đạo luật này, Chính phủ Mỹ đã thành lập các cơ quan giám sát, một trong những cơ quan đó là Cục kiểm soát tiền tệ (Comptroller of the Curency) hay Cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia (Administrator of National Banks). Cục kiểm soát tiền tệ thường xuyên kiểm tra tất cả các ngân hàng đang hoạt động. Tần suất và mức độ khắt khe của các cuộc kiểm tra thay đổi tùy theo toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng. Trong vòng từ 12 đến 18 tháng, bất kỳ ngân hàng quốc gia nào cũng bị đoàn thanh tra liên bang kiểm tra ít nhất 1 lần. Cục kiểm soát tiền tệ có thể quyết định đóng cửa một ngân hàng quốc gia, nếu nó cho là ngân hàng đó mất khả năng thanh toán hoặc gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng đối với người gửi tiền. Việc kiểm tra, giám sát như vậy quả là quá chặt chẽ. Ấy vậy mà khủng hoảng lại xảy ra một cách thường xuyên ở đất nước, có “rừng” luật này.Vì lẽ đó, nhiều nhà khoa học cho rằng, khủng hoảng tài chính- ngân hàng ở Mỹ là hệ quả của hoạt động không hiệu quả của cơ quan giám sát tài chính Mỹ. Vấn đề cơ bản trong việc giám sát không hiệu quả của cơ quan giám sát tiền tệ chính là hệ tống thông tin không hoàn hảo do các lí do i/ các chuẩn mực kế toán không còn theo kịp sự phát triển của các công cụ phái sinh nên các bảng báo cáo tài chính không còn hữu dụng. Và ;ii/ sự thiếu giám sát của chính phủ đối với nhiều thị trường đã nảy sinh nhiều hành vi thao túng, làm giá, gian lận…Chính điều này đã tạo nên một sự bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia vào thị trường. Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 về khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới diễn ra vào tháng 11/2008, các nhà lãnh đạo cấp cao cũng đã nhận thấy những lỗ hổng của kế toán đối với các sản phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cho rằng, bản thân Basel II đã còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh vì đã tạo ra những kẽ hở trong giám sát ngân hàng. Khi phê phán cơ quan giám sát tiền tệ ở Mỹ về hiệu quả kiểm tra, các nhà nghiên cứu cho rằng Basel II cũng là một trong những tác nhân làm phát sinh yếu kém trong giám sát tiển tệ tại Mỹ. Các nhà phê phán tập trung vào hai ý chính sau đây: - Khi đánh giá về vốn của ngân hàng thương mại, các cơ quan giám sát không tính toán độc lập mà lại dựa vào đánh giá của các cơ quan xếp hạng tài sản của ngân hàng.
  • 32. 21 - Theo Basel II thì việc đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng được dựa vào nhiều cơ sở, tiêu chí khác nhau; nhưng mô hình đánh giá lại dựa vào các giả định phi thực tiễn, trong đó không thể đo lường được các rủi ro phát sinh từ hành động quản trị điều hành. - Việc giám sát của các cơ quan tiền tệ dựa vào Basel II, thế những Basel II chỉ áp dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, trong quá trình giám sát cơ quan giám sát bỏ qua các tổ chức tài chính - tín dụng phi ngân hàng.  Nguyên nhân chủ quan của các tổ chức tài chính-tín dụng. Khi phân tích tình hình để tìm các nguyên nhân, các nhà phân tích đã nhìn thấy, ngoài các nguyên nhân trên, cho rằng chính bản thân các tổ chức tài chính- tiền tệ hoạt động trên thị trường Mỹ là một trong những nguyên nhân cơ bản. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu nhiều yếu tố chủ quan như quản trị điều hành, vốn, đạo đức kinh doanh…Kết quả nghiên cứu dừng lại ở một số vấn đề sau: - Người ta đã xác định được rằng, để thay đổi đạo luật bức tường lửa Glass-Steagal, các chuyên gia ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagal. - Cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup - một trong những tập đoàn đã chủ động chiến dịch lobby cho đạo luật ngân hàng mới, đã triển khai chương trình cho vay theo đạo luật mới. Từ đó, Ngân hàng Mỹ tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa qua các thủ thuật “bốc giá”. - Luật lệ và chính sách tín dụng được nới lỏng là một chuyện; thế nhưng nếu các định chế tài chính kinh doanh thận trọng thì mọi việc đã không xảy ra. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mầm mống cho khủng hoảng chính là lòng tham của các ngân hàng. Vì mục tiêu lợi nhuận các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn. - Khủng hoảng tài chính đã làm cho nhiều định chế tài chính phá sản, hơn 1850 quan chức ngân hàng bị truy tố vì các tội hành xử vô trách nhiệm, tham nhũng, đồng thời thu hồi 4,5 tỷ USD tài sản tham nhũng, trong đó hơn 1000 quan chức trong số này đã phải vào tù; số tiền tham những hoặc thu nhập bất chính của các nhân viên ngân hàng có thể lên đến 2 tỷ USD (FDIC). Thang Long University Library
  • 33. 22 1.3.2 Hậu quả của khủng hoảng. Đối với Mỹ. - Sự sụt giảm lòng tin cả về học thuyết và trong dân chúng Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã làm người ta nghi ngờ về học thuyết “thị trường hiệu quả” – là cơ sở để xây dựng một kiến trúc tài chính tồn tại và phát triển lâu dài. Tác giả của học thuyết này cho rằng thị trường sẽ tự sắp xếp mọi thứ để tìm chổ đứng cân bằng nhờ sự hoàn hảo của thông tin. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Ronald Reagan (Mỹ) và thủ tướng Margaret Thatcher (Anh) chủ nghĩa tự do hóa đã trở lại. Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, các nước phương Tây càng đặt niềm tin vào “mô hình thị trường hiệu quả”. Dựa vào niềm tin đó, tư tưởng tự do hóa đã tồn tại tại Mỹ trong thời gian khá dài và đã lan tỏa ra phần lớn lãnh thổ trên thế giới. - Sự sụt giảm kinh tế trong lòng nước Mỹ. Trước hết phải nói đến thiệt hại trong lòng nước Mỹ. - Khủng hoảng tài chính xảy ra trong năm 2008 là cuộc Khủng hoảng tài chính lớn nhất của Mỹ trong gần 80 năm qua, nó đã nhanh chóng lan tỏa ra các lĩnh vực khác như sản xuất, công nghiệp. Mức thất nghiệp sẽ tăng, dịch vụ an sinh xã hội giảm. Cán cân thương mại Mỹ trong những năm qua vẫn chưa hồi phục. Theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 10 /2010 cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt 38,7 tỉ USD. - Thất nghiệp gia tăng. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) dự báo: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, khoảng 51 triệu lao động mất việc làm. Tại Mỹ, số người thất nghiệp tháng 3/2009 vượt qua 80 vạn; tính đến đầu tháng 5, nước này đã có 6,56 triệu người thất nghiệp. - Đánh mất vai trò “bá chủ” của Mỹ trên trường quốc tế. Khủng hoảng tài chính Mỹ làm cho đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ mất quyền lực và vai trò quyết định trên thương trường và chính trường thế giới như trong hai thập niên qua. -Thâm hụt ngân sách Mỹ càng trầm trọng. Do ném ra thị trường hàng ngàn tỉ USD nhằm kích thích nền kinh tế, đồng thời do sụt giảm trong sản xuất đã làm cho ngân sách Mỹ bội chi và chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách nước này trong tháng 11/2010 đã tăng tới mức kỷ lục 150,4 tỷ USD. Nhằm tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển, Chính phú Mỹ
  • 34. 23 vẫn áp dụng các biện pháp kích cầu nền kinh tế, như tiếp tục hỗ trợ, giảm thuế…Các nhà phân tích tính toán rằng, các biện pháp đó có thể đưa mức thâm hụt ngân sách tài khóa 2010 lên đến 1.500 tỷ USD, cao hơn so với mức 1.416 tỷ USD (chiếm 10% GDP) của năm tài khóa 2009. Đối với phần còn lại của thế giới. Suy giảm kinh tế. Khủng hoảng tài chính trong lòng nước Mỹ đã nhanh chóng lan tỏa ra toàn thế giới, ít có một quốc gia nào đứng được ngoài cuộc. Khủng hoảng đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại và sụt giảm. Khoảng 1/5 sản lượng kinh tế toàn cầu đã biến mất. Con số thống kê gần nhất trong báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy GDP của thế giới sẽ giảm 1,3% trong năm 2009 và thời gian phục hồi có thể kéo dài nhiều năm. Tác động của suy thoái kinh tế có tính dây chuyền, đầu tiên là ở sản xuất và tiêu dùng, sau đó là các nhà đầu tư và niềm tin của dân chúng. Bội chi ngân sách và lạm phát. Để cứu nguy nền kinh tế, các nước, kể cả giàu hay nghèo đều phải chi ra các khoản tiền khổng lồ để cứu nguy nền kinh tế. Theo tính toán của IMF trong báo cáo đưa ra trước dịp “kỷ niệm” hai năm bắt đầu khủng hoảng, chi phí cứu nguy này vẫn đang tiếp tục tăng. Hầu hết số tiền chi ra là từ các nước phát triển, với con số lên tới 10.200 tỉ USD. Trong khi đó, các nước đang phát triển chỉ chi 1.700 tỉ USD. Số liệu của IMF cho thấy Anh là nước chi mạnh tay nhất cho các giải pháp khẩn cấp để hỗ trợ ngành tài chính khỏi sụp đổ, với số tiền lên tới 1.227 tỉ bảng Anh (2.000 tỉ USD), tương đương 81,8% GDP. Theo Telegraph, 20 nền kinh tế phát triển trên thế giới (G20) cũng đang đối mặt với tỉ lệ thâm hụt ngân sách trung bình là 10,2% GDP trong năm 2009, tỉ lệ lớn nhất kể từ Thế chiến 2. Bị thâm hụt lớn nhất là Mỹ với 13,5% GDP, Anh 11,6% và Nhật 10,3%.(Đại sứ Anh tại Việt Nam - Diễn đàn doanh nghiệp tại Hội nghị cấp cao Á-Âu ASEM-TP Hồ Chí Minh). Thị trường lao động. Khủng hoảng tài chính đã làm cho kinh doanh đình trệ và giảm đầu tư dẫn đến hệ quả tất yếu là thất nghiệp gia tăng. Tỉ lệ thất nghiệp tại nhiều nước thuộc Châu Âu được cho là vượt ngưỡng 10%, con số cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo Eurostat, cuối tháng 2/2009, EU có trên 13,3 triệu người thất nghiệp và dự báo thất nghiệp còn tiếp tục gia tăng nếu đà suy thoái kinh tế không dừng. Tình trạng sa thải lao động, ngay cả lao động trình độ cao cũng đứng trước nguy cơ mất việc Thang Long University Library
  • 35. 24 gia tăng chưa từng có, đã đặt châu Âu ở tình trạng báo động nghiêm trọng nhất so với những lần khủng hoảng trước đây. Tại châu Á, Ấn Độ, nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu, quý IV năm 2008 đã mất đi trên 50 vạn việc làm. Với việc đóng cửa nhiều nhà máy, đến tháng 3 năm 2009, số người thất nghiệp tại Trung Quốc đã vượt qua con số 23 triệu. Tại châu Á, thành quả phát triển trong những thập kỷ gần đây có thể bị đe doạ khi nhiều người dân bị đẩy trở lại tình trạng đói nghèo. Các thị trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc chuyển tiền trở nên khan hiếm, du lịch giảm đáng kể.
  • 36. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về NHTM. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi nhánh, điểm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước. Cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trường đã thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5 năm 1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp (hai hệ thống): - Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng kinh doanh (ngân hàng thương mại). - Các ngân hàng chuyên doanh thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác. Sau khi Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các TCTD ra đời năm 1994 và Luật các TCTD bổ sung sửa đổi Luật các TCTD năm 2004, 2010 hệ thống Ngân hàng 2 cấp ở Việt nam đã được hình thành và rõ ràng hơn về nội dung và hình thức – một hệ thống đảm bảo sự tương thích với cơ chế thị trường, đồng thời không bỏ qua tính đặc thù của một quốc gia trung thành với định hướng xã hội chủ nghĩa. Một hệ thống ngân Thang Long University Library
  • 37. 26 hàng hiện đại, mạng lưới rộng khắp đã đang và sẽ kích thích sự cạnh tranh trên thị trường tài chính – tiền tệ, tạo ra sản phẩm đa dạng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế phát triển. 2.1.2.Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2010 mạng lưới NHTM trên lãnh thổ Việt Nam có 47 đơn vị. Bao gồm: - 5 NHTM Nhà nước trong đó có 2 ngân hàng đã cổ phần hóa nhưng hoạt động theo thể chế NHTM Nhà nước là Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietin Bank), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), và 3 NHTM Nhà nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. - 37 NHTM cổ phần, trong đó phải kể đến một số Ngân hàng lớn như Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Hàng Hải (Maritime bank), Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Sacombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng quốc tế (VIB)… - 5 Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài là: HSBC, Standard Chartered, Shinhan, ANZ, Hong Leong. Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của hệ thống trong các năm gần đây như sau: 2008 2009 Quý II.2010 1.Tổng nguồn vốn; trong đó: 2.109.000.000 2.778.000.000 3.100.000.000 -Vốn điều lệ (triệu đồng). 127.151.493 169.531.960 189.930.592 -Huy động, trong đó : 1680.000.000 2200.000.000 240.000.000 +Huy động từ thị trường I 1380.000.000 1780.000.000 2050.000.000 +Huy động/vay từ các TCTD và NHNN 66.000.000 210.000.000 220.000.000 Khác 301.848.507 408.468.040 860.069.408 2.Tài sản ; trong đó: 2109.000.000 2778.000.000 3100.000.000 -Dư nợ cho vay , trong đó 1190.000.000 1600.000.000 180.0000.000 +Trung-dài hạn: 450.000.000 600.000.000 700.000.000 +Quá hạn, trong đó: 100.000.000 130.000.000 140.000.000 *Nợ xấu 25.000.000 28.000.000 43.000.000
  • 38. 27 -Đầu tư giấy tờ có giá 270.000.000 300.000.000 415.000.000 -Mua cổ phần. 28.000.000 30.000.000 33.000.000 -Tài sản cố định+ khác 46.000.000 90.000.000 1859.000.000 Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các NH-Và tính toán theo quy luật. Cách tính dựa vào Phương pháp của TS Phan Văn Tính-TC TCTT/12/2010 Phương pháp tính toán số liệu như sau: Từ những số liệu đã được báo cáo của các NH về vốn điều lệ của các NH này, được tổng hợp lại thành tổng nguốn vốn điều lệ của các NH. Thực tế theo quan sát của TS. Phan Văn Tính thì trong những năm trước cứ 1 đồng vốn điều lệ thì huy động được 15-18 đồng vốn, những năm gần đây là 17 đồng vốn. Tức là cứ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ sẽ có 17.000 vốn huy động. Dư nợ cho vay theo quan sát sẽ bằng 65% tổng nguồn huy động được, theo tỷ lệ được quan sát nhiều năm mà phân thành tỷ lệ của quý 2 năm 2010. 2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng NHTM . 2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM Hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Nó bao gồm tất cả những luật, văn bản dưới luật điều chỉnh hay có liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam. Luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự. Hoạt động tín dụng ở NHTM cũng nằm trong mối quan hệ này. Theo Luật này, thì quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng thương mại và khách hàng phải tuân thủ các quy định đối với pháp nhân và thể nhân. Trong đó, các quy định không thể bỏ qua trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quy trình nội bộ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là những điều khoản về: -Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. -Người đại diện trước pháp luật. -Thời hiệu, thời hạn. -Hợp tác xã, hộ gia đình … Luật các Tổ chức tín dụng là luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động tín dụng ở các NHTM. Luật này có đề cập đến cả những quy định nội bộ của các NHTM và các xét duyệt cấp tín dụng cũng như kiểm tra, xử lý tiền vay. Trong đó có những điều khoản khống chế động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong giới hạn nhất định. Ví dụ: a/NHTM không được cấp tín dụng đối với các đối tượng sau: Thang Long University Library
  • 39. 28 -Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của NHTM, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của NHTM là công ty trách nhiệm hữu hạn;(*) - Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.(**) b/NHTM không được cấp tín dụng và bảo lãnh để cấp tín dụng trong các trường hợp: -. Cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm; bảo đảm để các TCTD khác cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định trên đây. - Cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà NHTM nắm quyền kiểm soát. - Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính NHTM hoặc công ty con của NHTM. - Không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp. c/ NHTM phải hạn chế cấp tín dụng theo điều kiện ưu đãi đối với các đối tượng (***). -Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHTM; thanh tra viên đang thanh tra tại NHTM. - Kế toán trưởng, Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của NHTM; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; -Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại (*;**) sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;Các công ty con, công ty liên kết của NHTM hoặc doanh nghiệp mà NHTM nắm quyền kiểm soát. d/Trường hợp cấp tín dụng, nhưng có bảo đảm đối với các đối tượng (***) thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng không được vượt quá 5% vốn tự có của NHTM. Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cho họ phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của NH thông qua và công khai trong phạm vi ngân hàng.
  • 40. 29 e/Về giới hạn cấp tín dụng- Đây là những quy định cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của NHTM nói riêng và quản lý về phương diện Nhà nước của NHNN nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống. -Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá tỷ lệ tương ứng là 15% và 25% trên vốn tự có của ngân hàng thương mại. Mức dư nợ nói trên bao gồm số tiền đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành. f/Những trường hợp vượt giới hạn cấp tín dụng như mục e trên đây, NHTM có thể tổ chức cấp tín dụng theo phương thức hợp vốn. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định.Nhưng tổng dư nợ không được vượt quá 4 lần vốn tự có của NHTM. Luật doanh nghiệp. Đây không phải là luật chuyên ngành, không trực tiếp điều chỉnh hoạt động tín dụng NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, NHTM phải tuân thủ các quy định của Luật. Trong đó: - Phương án sản xuất kinh doanh, vay vốn ngân hàng vượt quá 50% giá trị sổ sách của doanh nghiệp vào ngày vay vốn gần nhất phải được Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên thông qua. - Đại diện trước pháp luật do Điều lệ hoặc Luật doanh nghiệp quy định là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh tế - dân sự. Các Luật khác. Ngoài các luật nói trên, trong quá trình cấp tín dụng NHTM còn phải thuân thủ các Luật khác, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật phá sản, Luật thương phiếu, Luật thương mại,… Các văn bản dưới luật. a/ Quyết định 1627 và 127 bổ sung sửa đổi của NHNN. Đây là văn bản thuộc quy phạm pháp luật, làm căn cứ để các NHTM ban hành các quy chế cho vay đối với khách hàng. Nội dung văn bản này điều chỉnh tất cả các vấn đề trong cho vay và quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn, như: nguyên tắc tín dụng, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, trách nhiệm giữa các bên tham gia giao dịch tín dụng… Thang Long University Library
  • 41. 30 b/Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Ngày 20.5.2010 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định nói trên với những quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thay cho quyết định 457/2005/QD-NHNN, ngày 19.4.2005. Quy định này chi tiết hóa một số điều khoản trong Luật các TCTD và các quy định liên quan. Theo quy định này thì dư nợ cho vay của NHTM được hiểu là dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; dư nợ NH ủy thác cho TCTD khác cho vay; số dư các khoản NH đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Quy định trên khống chế mức dư nợ cho vay như sau: Về tỷ lệ dư nợ. - DN1 = CV1<15% VTC. - DN2 =CV1+BL1 < 25% VTC ;tron đó CV2<15% VTC. - DN3 =CV3 < 50% VTC. - DN4 = CV3+BL3 <60% VTC; trong đó CV4< 50% VTC. *DN1 là dư nợ cho vay một khách hàng; BL1 = Số dư bảo lãnh đối với 1 khách hàng; CV1 - dư nợ cho vay đối với một khách hàng. *DN2 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng. *DN3 là dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng. *DN4 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với nhóm khách hàng; BL4 – dư nợ bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng. -DNtd ≤ 80% VHD; - DNtd = DNc + Dnbt + DNck; Trong đó: DNc – dư nợ cho vay; DNbt – dư nợ bao thanh toán; DNck – dư nợ chiết khấu giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng. - VHD = TGcn + TGkh + 25% TGkkh + TVtn.3 + Hdcntc; Trong đó: VHD là tổng vốn huy động sử dụng tính tỷ lệ; TGcn- tiền gửi cá nhân có kỳ hạn và không kỳ hạn;
  • 42. 31 TGkh – tiền gửi kỳ hạn của tổ chức, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của TCTD khác và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; TGkkh – tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, trừ tiền gửi của TCTD; TVtn.3 – tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của TCTD có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, trừ số tiền vay của TCTD khác nhằm đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả trong của NH trong ngày hôm sau.; Hdcntc – vốn huy động của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Về hạn chế cho vay. - NHTM không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện có ưu đãi cho các doanh nghiệp mà NH nắm quyền kiểm soát. Trường hợp đủ điều kiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp đó, thì NH phải tuân thủ sự hạn chế sau đây:  DN1 = C1 + B1 <10% VTC  DN2 = C2 + B2 <20% VTC Trong đó: - DN1 là số dư nợ cho vay đối với một doanh nghiệp; C1 là dư nợ cho vay, B1 là số dư bảo lãnh đối với một doanh nghiệp. - DN2 là dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với tất cả các doanh nghiệp; C2 là dư nợ cho vay đối với tất cả doanh nghiệp. -NHTM được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty cho thuê tài chính trực thuộc, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ trên đây. Cấm cho vay. - NHTM không được cấp tín dụng cho công ty kinh doanh chứng khoán trực thuộc. - NHTM không được cho khách hàng vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Trường hợp đủ điều kiện cho vay, thì tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của NHTM c/ Đối với bảo lãnh ngân hàng, ngày 26.6.2006 NHNN đã ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN. Đây là văn bản trong khuôn Thang Long University Library
  • 43. 32 khổ quản lý của NHNN, quy định và điều chỉnh quan hệ trong bảo lãnh ngân hàng. Theo đó: -Bảo lãnh không được sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh đối với các đối tượng như: thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của chính ngân hàng. -Tổng số dư bảo lãnh (MBL) của NHTM đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. MBL = trị giá các bảo lãnh + các cam kết phát hành theo LC – LC trả ngay được khách hàng ký quỹ (hoặc được cho vay 100% trị giá thanh toán) d/ Đối với hoạt động bao thanh toán, 06/9/2004 NHNN đã ban hành Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bao thanh toán tại các TCTD hoạt động trên lãnh thổ Việt nam; trong đó: -Tổng số trị giá bao thanh toán của NHTM đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NH thực hiện bao thanh toán. Trị giá các khoản phải thu mà NH bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho một bên nhập khẩu phải nằm trong tổng giới hạn bảo lãnh của NH đối với một khách hàng theo quy chế bảo lãnh ngân hàng. -Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của NH thực hiện bao thanh toán. e/ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dung trong hoạt động ngân hàng của TCTD, quy định cụ thể: - Cơ cấu phân loại nợ: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
  • 44. 33 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trêm 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ từ nhóm 1-5 như sau: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì tỷ lệ trích lập sự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD 2.2.2. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng trong NHTM Việt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt nam được phát triển theo yêu cầu của hội nhập, đảm bảo tương thích với thực tiễn trên thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng ngân hàng, việc tổ chức quản trị ngân hàng nói chung, và quản trị tín dúng nói riêng được thực hiện theo các nội dung và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn cho thấy rằng, hiện nay các ngân hàng tổ chức mạng lưới, hệ thống theo hai mô hình cơ bản. Đó là mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và mô hình phê duyệt tín dụng phân tán. Mô hình tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Mô hình phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Hiện nay, tổ chức bộ máy cấp tín dụng tồn tại song song hai mô hình tổ chức: tập trung và phân tán. Dù ở mô hình nào cũng có đầy đủ từ hội sở chính, các phòng ban, các chi nhánh trực thuộc hội sở chính. Tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản ở hai mô hình này. Mô hình 1 (Mô hình tập trung) có sơ đổ tổ chức như sau: Thang Long University Library