SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trương Mạnh Linh
MÃ SINH VIÊN : A16051
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình
Sinh viên thực hiện : Trương Mạnh Linh
Mã sinh viên : A16051
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong bài luận văn này, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn
Thanh Bình, người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cô giáo trường ĐH Thăng Long, đặc
biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế - Quản lý những người đã truyền đạt, hướng dẫn
em trong những năm tháng học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các bác phòng Kế toán - Tài chính của Công
ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc
cung cấp những thông tin có liên quan đến tài chính của công ty, cũng như đóng góp ý
kiến, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn này.
Do kiến thức, khả năng lý luận và kinh nghiệm từ thực tiễn còn nhiều hạn chế
nên trong khóa luận này em có thể còn một vài điều thiếu sót, em rất mong nhận được
sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trương Mạnh Linh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................1
1.1. Khái niệm về bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .............1
1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................1
1.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................1
1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.....................................................................2
1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp .............................4
1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.............................................................4
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2.2. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp .........................7
1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh......................................8
1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu suất sinh lời ....................................................8
1.4. Nội dung phân tích hiệu quả SXKD....................................................................9
1.4.1. Điều kiện để tiến hành phân tích hiệu quả SXKD.............................................9
1.4.2. Phân tích tình hình Tài sản ..............................................................................10
1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất ..............................................................12
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp............................................................................................................................16
1.5.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................................16
1.5.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH............................................................................................................................20
2.1. Giới thiệu chung về công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh ................20
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty..............................................................................20
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng
Hồ Chí Minh.................................................................................................................20
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty..................................................................21
2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ..................................................................21
2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh…..........................................................................................................................22
2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013....................27
2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu .......................................................................27
2.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận ........................................................................28
2.2.1.3. Phân tích tình hình chi phí .............................................................................30
2.2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn.............................................................................32
2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản................................................................38
2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn....................................................................49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty..........................................................................................................................52
2.3.1. Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh .............................................52
2.3.2. Nhân tố tiêu dùng ..............................................................................................53
2.3.3. Các chính sách của nhà nước...........................................................................53
2.3.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.........................................................................53
2.3.5. Trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật...................................................................54
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................54
2.4.1. Những thành tựu đạt được của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh.. ............................................................................................................................54
2.4.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty ...................54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ..............57
3.1. Xu hướng phát triển của ngành xây dựng........................................................57
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiêu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.............................................................................................................................59
3.2.1. Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............................................59
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ....................................................61
3.2.3. Nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên......................................................62
3.2.4. Chú trọng công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty........63
3.2.5. Một số biện pháp khác........................................................................................63
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
GVHB Giá vốn hàng bán
QLDN Quản lý doanh nghiệp
HTK Hàng tồn kho
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...........................................23
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh........................................................................................................................27
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6..................27
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận .....................................................28
Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí................................................................30
Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán ..............................................................31
Bảng 2.7. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí QLDN so với doanh thu ....................32
Bảng 2.8. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản..................................................................33
Bảng 2.9. Cơ cấu tài sản của Công ty............................................................................35
Bảng 2.10. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty...................................................................37
Bảng 2.11. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng
Hồ Chí Minh..................................................................................................................38
Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty cổ phần Sông Đà 6 .............38
Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản trên ROA.........41
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán ................................................................46
Bảng 2.15. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh..........................................................................................................49
Bảng 2.16. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Sông Đà 6.......49
Bảng 2.17. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu .................................................................50
Biểu đồ 2.1. Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ..........................................................39
Biểu đồ 2.2. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ..................................................................40
Biểu đồ 2.3. Vòng quay tài sản dài hạn.........................................................................42
Biểu đồ 2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn..............................................43
Biểu đồ 2.5. Vòng quay tài sản ngắn hạn......................................................................44
Biểu đồ 2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...........................................................45
Biểu đồ 2.7. Tình hình hàng tồn kho.............................................................................47
Biểu đồ 2.8. Tình hình các khoản phải thu....................................................................48
Biểu đồ 2.9. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.............................................51
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty....................................................21
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện tại trong tình hình kinh tế thị trường ngày một suy thoái, đòi hỏi nhà quản
trị phải nắm bắt được tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình. Hiểu rõ khả năng tài
chính để đưa ra các giải pháp tài chính thích hợp nhằm đẩy mạnh quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp là
vô cùng quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy
các giải pháp tài chính được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro hay hậu quả
của rủi ro gây ra. Để khắc vụ được nhược điểm đó doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh
hoạt động sản suất kinh doanh để đạt được mục tiêu cao nhất là tối đa hóa doanh thu
và lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trong đó bao gồm cả rủi ro trong quá trình hoạt động
kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị
đánh giá đúng thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, xác định được những nguyên
nhân tác động đến quá trình sản xuất. Qua đó, các nhà quản trị có thể đưa ra giải pháp
tài chính thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng trên nên em đã chọn đề tài “Các giải pháp tài
chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh”.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu tình hình hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2011 – 2013 thông qua các chỉ
tiêu về đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất và đồng thời đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Ngoài ra sử dụng các bản báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí và tài sản
của công ty để phục vụ cho khóa luận này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo
chiều ngang, phân tích theo chiều dọc để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số
liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty.
4. Kết cấu khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ
luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản
phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được
như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh
“Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể
của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm
mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể
là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật
thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với
khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các
chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển
Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho
công việc kinh doanh không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể
kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động.....
Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận
1.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiêm cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý
kinh doanh quan tâm hàng đầu
Hiệu quả theo các duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít và kết quả
mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiểu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm ngặt chế
độ hạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và có lãi đòi hỏi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanh nghiệp có thể đứng
vững và phát triển trong nền kinh tế có nhiều thành phần, có cạnh tranh và quan hệ
quốc tế với nước ngoài ngày càng được mở rộng.
Hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù kinh tế biểu
hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các
2
nguồn lực(nhân tài, vật lực, nguồn vốn....) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay được đánh giá trên hai phương
diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Còn hiệu quả xã
hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động góp phần nâng cao trình độ
văn hóa xã hội và lĩnh vực thỏa mãn nhu cầu hàng hóa – dịch vụ, góp phần nâng cao
văn minh xã hội.... Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là sự thỏa mãn nhu cầu có tính chất
xã hội trong sự tương ứng với các nguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó.
Hiện nay hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các biện
pháp xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Hiêu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất với
nhau. Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng thời doanh
nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây dựng công trình
công cộng, xóa đói giảm nghèo..... Như vậy, doanh nghiệp vừa đạt được hiệu quả kinh
doanh vừa đạt được hiệu quả xã hội. Đối với doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm
vụ kinh doanh nhằm mục đich phục vụ hải đảo, miền núi thì chi phí rất cao làm cho
giá thành thanh toán trở nên đặc biệt, cao hơn giá trị thị trường chấp nhận, doanh
nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện được hiệu quả xã hội. Tuy
nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối vì có thể chỉ
tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu
quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một cách độc lập mà còn
xem xét cả hiệu quả xã hội.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh
phải đem lại hiệu quả. Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế
bởi vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.
1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho thấy bản chất của hiệu quả sản
xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh
vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần:
Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là
mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu
Thang Long University Library
3
vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là
so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
H = K – C
Còn về so sánh tương đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
H = K/C
Trong đó:
H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: Là kết quả đạt được
C: Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Thông qua các chỉ tiêu này thấy được một đồng vốn bỏ vào sản xuất tạo ra được
bao nhiêu đồng tổng thu nhập, thu nhập thuần. Nó cho ta thấy được hiệu quả kinh tế
không chỉ đối với lao động vật hóa mà còn cả lao động sống. Nó còn phản ánh trình độ
tổ chức sản xuất và quản lý của nghành cũng như của các doanh nghiệp. Mục tiêu sản
xuất của ngành cũng như của doanh nghiệp và toàn xã hội không phải chỉ quan tâm tạo
ra nhiều sản phẩm bằng mọi chi phí mà điều quan trọng hơn là sản phẩm được tạo ra
trên mỗi đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít.
Do đó để tính được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra. Như vậy ta có thể thấy được sự khác biệt giữa kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất ta hiểu hiệu quả kinh doanh là
hiệu quả của lao động xã hội nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động SXKD, phản
ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận. Còn kết quả là những gì doanh nghiệp đạt được sau quá trình
kinh doanh nhất định. Kết quả đạt được là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp, được
phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm như số sản phẩm
tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần......
Thứ hai là phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là:
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi từng khu vực, nâng cao
trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường..... Còn hiệu quả
kinh tế xã hội phản ánh lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh
tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng,
từng khu vực của nền kinh tế.
4
1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các
nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều
có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các
nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các
mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp , nhiều công cụ
khác nhau. Hiệu quả SXKD là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà các nhà
quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản
xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tình hiệu
quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp(các hoạt động có hiệu
quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị
phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai
phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như
là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Bởi vì, đối với các nhà quản trị khi nói đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do
vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị
kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.
1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các phạm trù hiệu
quả khác nhau như: hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong
kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hiệu quả trực tiếp của các
doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả của nghành hoặc hiệu quả của nền kinh
tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó ta có thể phân ra 2 loại: hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
Khi nói đến doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với
động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận
+ Hiệu quả kinh tế tổng hợp
Thang Long University Library
5
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện của sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng kinh
tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ
+ Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố
Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, từng là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng
các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo
quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm
cơ sở đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền
kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái
phân phối lợi tức xã hội.
Tóm lại trong quản lý, quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu
hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ
tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế.
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn đề bàn
cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất vô tận hàng hóa, sử
dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không khôn ngoan cũng
chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên
trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản, ... là một phạm trù hữu hạn và ngày
càng khan hiếm và cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó
một mặt, dân cử ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ
tăng dân số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật
phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn ở sự phát
triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không có giới hạn – càng nhiều, càng
phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng
khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó. Khan
hiếm đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm
tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay
gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con
6
người “phải” lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại rất
phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi đó, loài người chỉ chú ý phát
triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu
tố sản xuất: tư liệu sản xuất, đất đai,...
Điều kiện đủ cho sự lựa cho kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản
xuất thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản
phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất
định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các
doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm
(cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu
quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo
chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng
trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất
về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công
tác quản trị và cơ cấu kinh tế..., nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế. Nói một
cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn
lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan
hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt ra đối
với doanh nghiệp trong tiến trình tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế khác
nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn
kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều được giải quyết ở trung tâm duy nhất.
Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo sự chỉ đạo từ một
trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thành kế hoạch nhà
nước giao. Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung nên không những
các đơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều
trường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, mội trường cạnh tranh gay gắt,
nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Sản xuất cho ai? Được dựa trên cơ sở quan hệ giữa cung và cầu, giá cả thị
trường, cạnh tranh và hợp tác.... Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh
doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi
Thang Long University Library
7
sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những
mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại
và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những
doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp bị thua
lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý
tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín.... của doanh nghiệp
trên thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng
cao càng tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề
sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
1.2.2. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập
hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao
động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ
đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra
lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt
được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức
năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những
chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị
phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện
tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm
trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất: trình độ sử dụng các
nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong
cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc
sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục
tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu
quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích
kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để
đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế,
phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình
độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh
nghiệp, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở
phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ
phận cấu thành của doanh nghiệp. Và như đã lưu ý, do phạm trù hiệu quả có tầm quan
8
trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ như phương
tiện để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt.
1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Như chúng ta đã biết, mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi
nhuận hay nói rộng hơn là tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm
đạt hiệu quả cao nhất mà biểu hiện cụ thể của nó là lợi nhuận và chi phí thấp nhất. Lợi
nhuận là khoản còn lại sau khi doanh nghiệp đã trừ đi mọi khoản chi phí phát sinh
trong quá trình kinh doanh. Nhờ thu được lợi nhuận nên doanh nghiệp mới có điều
kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Từ đó không những tạo điều kiện nâng cao đời
sống của chính công nhân viên trong doanh nghiệp mà còn nâng cao điều kiện để phục
vụ khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Do vậy, một yêu cầu đặt ra đối với
bất kỳ doanh nghiệp và các nhà quản lý là cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, từ đó có các biện pháp thích hợp phát huy các nhân tố tich cực và hạn chế
các nhân tố tiêu cực.
1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu suất sinh lời
TSLN kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng
khoán đó, tức là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán có TSLN cao thì rủi ro của nó càng
cao và ngược lại. Để giải thích mối quan hệ này, ta phải xem xét quá trình sau:
Ta xét nhà đầu tư là những người ngại rủi ro, vì vậy khi đầu tư họ luôn cân nhắc
sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Với j là tài sản xem xét đầu tư, Rj là tỷ suất lợi
nhuận kỳ vọng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc các lựa chọn:
Đầu tư vào tài sản phi rủi ro, hay j là tín phiếu kho bạc khi đó nhà đầu tư kỳ vọng
lãi suất phi rui ro Rf, khi đó Rj = Rf
Nhưng nhà đầu tư luôn muốn nâng cao lợi nhuận kiếm được vì vậy xem xét đầu
tư vào tài sản có TSLN cao hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn. Nếu đầu tư vào danh
mục thị trường, họ kỳ vọng thu TSLN kỳ vọng bằng tỷ suất lợi nhuận đầu tư danh mục
thị trường Rm(tức là Rj = Rm). Rm > Rj vì danh mục đầu tư thị trường rủi ro hơn tín
phiếu kho bạc và chênh lệch(Rm - Rj) là phần bù rủi ro để nhà đầu tư chấp nhận đầu tư.
Vì vậy khi đầu tư vào danh mục thị trường tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là Rj = Rf + (Rm-
Rf)
Trên thực tế ta không thể đầu tư vào cả danh mục thị trường mà chỉ đầu tư vào
một tài sản hay một danh mục cụ thể. Tài sản đó có thể có rủi ro thấp hơn, bằng hoặc
cao hơn rủi ro danh mục thị trường. Mức độ rủi ro của tài sản đó với danh mục thị
Thang Long University Library
9
trường được đo lường bởi hệ số β. Khi đó phần bù rủi ro của tài sản (Rj - Rf) bằng βj
nhân với phần bù rủi ro thị trường (Rm - Rf)
Rj – Rf = (Rm - Rf)*βj
Vì vậy với tài sản cá biệt j được đầu tư tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được là:
Rj = Rf + (Rm - Rf)*βj
Trong đó: Rf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
Rm là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường
Βj là hệ số beta của tài sản j
Công thức trên là mô hình định giá tài sản vốn CAPM cho phép xác định tỷ suất
sinh lợi yêu cầu với một tài sản rủi ro bất kỳ khi biết hệ số beta của nó. Mô hình này
có dạng hàm bậc nhất y= ax + b trong đó beta là biến số x, TSLN kỳ vọng của chứng
khoán Rj là biến phụ thuộc y, với hệ số góc a= (Rm - Rf)
1.4. Nội dung phân tích hiệu quả SXKD
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động
kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả
đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế:
Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ
tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn,
vật tư, đất đai....
Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu
bán hàng, giá thành, lợi nhuận.....
Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh cần xác định các đặc trưng về
mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ
lệ....) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ
của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện (yếu tố) sản xuất kinh doanh
1.4.1. Điều kiện để tiến hành phân tích hiệu quả SXKD
Để phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một
cách cụ thể và có hiệu quả thì cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tính toán tổng hợp các chỉ tiêu, đánh giá chung và phân
tích tính hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu thập đầy đủ: chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi
phí trung gian, doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất
kinh doanh.......
10
Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải
pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.4.2. Phân tích tình hình Tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets)
Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh
nghiệp.
Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận
cao thì sẽ tốt hơn là so với doanh nghiệp đầu tư tài sản nhiều nhưng lợi nhuận thu lại
được lại thấp. Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của thu nhập trên tổng
tài sản là khả năng phối hợp của các chỉ số tài chính để tính toán ROA. Một ứng dụng
thường được nhắc tới nhiều nhất là mô hình phân tích Dupont dưới đây.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont
Phân tích dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ
phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối
cùng.
Bản chất của mô hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi như: thu
nhập trên tài sản ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với
nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp.
Như vậy, chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt,
xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình
bày như sau
ROA= Tỷ suất sinh lời trên doanh thu * Số quay vòng tài sản
Từ mô hình chi tiết ở trên ta có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của tài sản như sau:
Thứ nhất là số vòng quay của tổng tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản
xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản, cụ thể hơn
số vòng quay của tổng tài sản bình quân lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng doanh
thu thuần và tổng tài sản bình quân.
Thang Long University Library
11
Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì sức sinh lời của tài sản
càng tăng. Có thể thấy rằng sức sinh lời của doanh thu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là
doanh thu và chi phí, nếu doanh thu cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên doanh
du và ngược lại
Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu
vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh
nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư.
Vòng quay cang lớn thì hiệu quả càng cao
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Assets Turnover)
Chỉ tiêu cho biếtmột đơn vị tài sản được sử dụng tạo ra được bao nhiêu đơn vị
doanh thu thuần. Ví dụ hiệu xuất tài sản bằng 2 có nghĩ là một đồng tài sản được tạo ra
được 2 đồng doanh thu trong một năm. Đối với các Doanh nghiệp bị thâm dụng vốn
cao thường có chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản này thấp. Chính vì lẽ đó, chỉ tiêu này sẽ
đánh giá thực tế khả năng sử dụng tài sản trong một năm của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản dài hạn (Fix Asset Turnover)
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (TSDH) của doanh
nghiệp, cho thấy một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này biểu hiện càng cao càng cho
thấy hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng hiệu quả và ngược lại
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn
Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chú ý ở đây muốn đánh giá
chính xác hiệu quả sử dụng TSDH thì lợi nhuận ròng chỉ bao gồm phần lợi nhuận do
có sự tham gia trực tiếp của TSDH tạo ra. Vì vậy phải loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt
động khác.
12
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng. Giá trị này càng lớn càng thể hiện tài sản cố định trong doanh
nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả
Vòng quay tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của
doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình
quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này biểu hiện
càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả của tài
sản lưu động có trong doanh nghiệp
Kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn
Công thức kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn được tính bằng 360 là thời gian một
kỳ phân tích trên số lần luân chuyển (số vòng quay) của tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này
cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay của
vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động
càng được sử dụng có hiệu quả.
1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất
1.4.3.1. Phân tích tình hình doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return on Sales)
Phản ánh khoản thu nhập ròng của một doanh nghiệp so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây là tỷ số
so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán
Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ
tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Trên thực tế, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giữa các ngành là khác nhau, còn
trong bản thân một ngành thì Doanh nghiệp nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào
tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Doanh nghiệp có
Thang Long University Library
13
điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung
bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một Doanh nghiệp càng giảm chi phí
của mình một cách hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao.
Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu (Sales Growth Rate)
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính
theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng
âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý,
hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp).
Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn
phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc
lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ
lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được
đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có
mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan
tâm.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
Phân tích sự ảnh hưởng của lượng hàng hóa và đơn giá đến doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng = Số lượng bán hàng × Đơn giá bán
Khi lượng hàng hóa thay đổi, giá bán hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều
thay đổi sẽ làm cho doanh thu cũng thay đổi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai
nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau.
Ảnh hưởng của lượng hàng hóa đến doanh thu: Lượng hàng hóa tiêu thụ trong
kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hóa bán ra tăng. Doanh thu có thể kiếm
soát được vì vậy khi đánh giá về chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hóa
bán ra thích hợp trong kỳ
Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy
nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu trên thị trường, các chính sách của
Nhà nước... Ngoài ra, giá cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh. Biểu
14
hiện của sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã... giá cả là vũ khí cạnh
tranh hữu hiệu nhất.
1.4.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp
bỏ ra để thực hiện quá trình SXKD trong một kỳ nhất định. Tổng chi phí có liên quan
đến tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
thì tổng chi phí cũng thay đổi theo.Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí
sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ
thể. Việc đó phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi phí phát sinh trong
kỳ
F=Fđk + Pps – Fck
Trong đó:
F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Fđk: Số dư chi phi đầu kỳ (CPBH và CPQLDN còn tồn tại đầu kỳ)
Pps: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch
Fck: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (CPBH và CPQLDN)
Đối với DNCPSX có tính chất ổn định, chu kỳ kinh doanh dài. Trong năm
không có Doanh Thu hoặc Doanh Thu nhỏ thì tiến hành phân bổ CPBH và CPQLDN
cho hàng dự trữ tồn kho theo một tỷ lệ hợp lý
Tổng chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để tính các chỉ tiêu khác trong
kế hoạch CPSXKD của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần
phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất thì thu lại
được bao đồng doanh thu
Tỷ suất chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chi phí kinh doanh (bao gồm các
TK635, TK641, TK642) với doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Công thức trên phản ánh cứ một đồng lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp
đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy có thể sử dụng nó để phân
Thang Long University Library
15
tích so sánh trình độ quản lý chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc
giữa các doanh nghiệp cùng loại trong cùng thời kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá
được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua
so sánh với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá
được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.
1.4.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return on Equity)
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu
khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì
các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và
các tỷ suất lợi nhuận của Doanh nghiệp khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ
phần của các Doanh nghiệp khác. Để từ đó đánh giá được khả năng sinh lợi từ vốn đầu
tư lấy từ chủ sở hữu.
Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu của Doanh nghiệp mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi
tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số
biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí
hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu
hệ số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một Doanh nghiệp sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu
nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập
16
của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp
đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi
nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện và việc kinh doanh của doanh nghiệp
là có hiệu quả.
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Operating profit margin)
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Ngoài ra, hệ số biên lợi nhuận trước thuế và
lãi vay cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt
lõi của mình. Khi mà vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong phạm vi bài viết
này em chỉ xin đưa ra một số nhân tố cơ bản
1.5.1. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến HĐSXKD là những nhân tố bên
ngoài tác động đến HĐSXKD của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể điều
chỉnh được, nhưng doanh nghiệp cần hiểu rõ để có thể nắm bắt được cơ hội và lường
trước các nguy cơ. Môi trường vĩ mô và môi trường ngành bao gồm các nhân tố khách
quan có thể ảnh hưởng đến hiệu quả HĐSXKD của doanh nghiệp. Cụ thể là:
+ Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các
nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới.... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị
trường tiêu thị sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn
định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận
lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
Môi trường chính trị luật pháp: Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền
đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn
tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Thang Long University Library
17
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy
phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt
động của doanh nghiệp như sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu,
nguồn vào lấy ở đâu đều phải dựa vào quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa
vụ của mình với nhà nước, với xã hội và người lao động như thế nào là do luật pháp
quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường,đảm bảo đời
sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp....). Có thể nói luật pháp là nhân
tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa xã hội: Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong
cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai
chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao
động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của
doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh
nghiệp sẽ giảm và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng
tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng
an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp
Môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người.... là các yếu
tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh
tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát giữ được ở mức hợp
lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại
Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng: Các điều kiện tự
nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu.... ảnh hưởng
tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng
kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tình
chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tình trạng môi trường, các vấn đề xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc về xã
hội môi trường.... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất
18
lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí
kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng
như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thông ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia.... ảnh hưởng
tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn và sử dụng
vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Nhân tố môi trường ngành
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành: Mức độ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng
cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản
phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường ở nước
ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức
doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhòm ngó và sẵn sàng đầu tư
vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh
nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự
ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng sẵn có của doanh nghiệp,
bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm
mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.2. Các nhân tố chủ quan
Nhân tố về quản lý: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao sẽ cho
phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất của quá trình sản
xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định chỉ đạo kinh
doanh chính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ. Muốn đạt được hiệu quả sản xuất
kinh doanh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý tới nhiều nhân tố trong đó có vấn đề
quản lý. Quản lý tốt tức là đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban,
phân xưởng, khai thác tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi
khâu, mọi bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh
doanh. Để quản lý tốt, doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, nhiệt
tình và có kinh nghiệm.
Nhân tố về con người: Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất
Thang Long University Library
19
kinh doanh, trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhân tố con
người ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào có đội
ngũ cán bộ quản lý giỏi, thể hiện ở trình độ phân công lao động hợp lý thì hiệu quả của
lao động sẽ tăng, còn ngược lại, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng do xảy ra tình trạng nơi thiếu lao động nơi thừa lao động.... Bên cạnh đó, tay
nghề của mỗi người lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất của
doanh nghiệp, vì nếu lao động có tay nghề cao thì sản phẩm của họ làm ra sẽ đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng, giảm phế phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong trường hợp
ngược lại, lượng hao phí nguyên vật liệu sẽ lớn, phế phẩm nhiều.... làm tăng chi phí
sản xuất dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Do nhân tố con người có tầm quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế
hoạch đào tạo tay nghề lao động, đảm bảo quyền làm chủ của mỗi cá nhân, chăm lo tới
đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đồng thời có hình thức thưởng phạt
hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trách nhiệm, gắn bó, tâm huyết
với doanh nghiệp, và từ đó luôn sẵn sàng làm việc hết khả năng
Yếu tố về tài chính: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cũng cần quản lý tốt tình hình tài chính để đưa ra các quyết định tài
chính quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của DN như: quyết định đầu
tư, quyết định huy động vốn, quyết định phân phối, ngân quỹ....
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài
chính thông qua phương thức giải quyết 3 vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình
sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư
Thứ hai: nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?
Thứ ba: vấn đề quản lý hoạt động tài chính hằng ngày của doanh nghiệp sẽ
được quản lý như thế nào? Chằng hạn, việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà
cung cấp? Đây là quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản
lý tài sản lưu động của DN.
20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu chung về công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tên giao dịch quốc tế: HoChiMinh Museum Construction Joint Stock
Company
Tên viết tắt: HCMC.,JSC
Loại hình: Công ty cổ phần
Địa chỉ: 381 Đội cấn – Ba Đình – Hà Nội
Số điện thoại: +84 (4) 38327412/38327414
Số Fax: +84 (4) 38329026
Số đăng ký: 0103010768
Mã số thuế: 0100105077
Website: http://hcmcc.com.vn
Email: hcmcc@vnn.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh
Được thành lập năm 1975 sau khi khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiền thân của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là Công trường
xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng 75808.
Năm 1977 Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây
Dựng
Năm 1985 Công ty vinh dự được Nhà nước và Bộ xây dựng giao nhiệm vụ thi
công công trình viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên Công ty được đổi tên thành Công ty
xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Năm 1993 theo nghị định 388-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành
lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh
Năm 2005, theo Quyết định của Bộ xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thang Long University Library
21
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao dịch vận tải, thủy lợi, bưu
điện, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đường dây, trạm biến
áp
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện kim
loại cho xây dựng, gạch Ceramic, gạch xây
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà
- Lắp đặt thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất
- Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng
dụng
- Đầu tư kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái, khách sạn và lữ hành
2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Đại hộ đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ
Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm
của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
22
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát
Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do
luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ
quy định
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Giám đốc: Là người đứng đầu và quyết định mọi hoạt động trong toàn Công ty,
làm việc theo chế độ một thủ trưởng, nhằm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Giám đốc cũng là người xây dựng chiến lược
phát triển công ty, phương án tổ chức quản lý doanh nghiệp và điều hành hoạt động
của Công ty, chịu trách nhiệm phân công, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức
danh theo phân cấp và đầu kì tổ chức cuộc họp, xem xét của lãnh đạo và hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lượng.
Phó giám đốc: Các phó giám đốc công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành
mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền cùa
Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công và ủy quyền.
Phòng QLDA và hồ sơ thầu: Là phòng nằm dưới quyền điều hành của Giám
đốc công ty và có nhiệm vụ quản lý và lập dự án các công trình phù hợp với chức năng
hoạt động của Công ty bao gồm một số loại hình công việc như lập báo cáo đầu tư, lập
báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.... và thiết kế
quy hoạch chuyên nghành phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, thẩm tra dự
án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó mọi việc liên quan đến hồ sơ hay quá trình đầu thầu
các công trình phù hợp với khả năng và trình độ của công ty đều do phòng lên kế
hoạch và cách thức thực hiện để trình lên Ban giám đốc.
2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thang Long University Library
23
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100
4 Giá vốn hàng bán 532.097.296.199 86,9 679.106.880.838 90,5 475.288.083.786 91,7
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
80.147.638.844 13,09 71.057.805.131 9,5 43.146.318.298 8,3
6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.275.761.985 0,53 676.239.910 0,09 708.444.555 0,1
7 Chi phí tài chính 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5
Trong đó: Chi phí lãi vay 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5
8 Chi phí bán hàng 1.908.915.454 0,31 - - - -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.955.537.802 4,9 19.469.887.021 2,6 28.304.466.874 5,5
24
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
50.265.429.624 8,2 49.668.067.082 6,6 12.997.121.020 2,5
11 Thu nhập khác 1.585.582.106 0,25 402.134.345 0,05 9.026.069.024 1,7
12 Chi phí khác 776.038.476 0,12 913.421.021 0,12 255.497.204 0,05
13 Lợi nhuận khác 809.543.630 0,13 (511.286.676) (0,06) 8.770.571.820 1,7
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 51.074.973.254 8,34 49.156.780.406 6,6 21.767.692.840 4,2
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
12.817.405.207 2,09 13.124.515.607 1,7 5.473.918.854 1,05
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện tại
- - - - - -
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
38.257.568.047 6,2 36.032.264.799 4,8 16.293.773.986 3,1
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.782 4.504 2.037
Thang Long University Library
25
Qua bảng số liệu trên và các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể
nhận thấy rằng:
Xét giai đoạn năm 2011 – 2012: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 137.919.750.926 đồng tương ứng với mức
tăng 22,5% so với năm 2011) nguồn tăng này chủ yếu là từ hoạt động cho kinh doanh
bất động sản, cho thuê văn phòng từ các dự án nhà đất mà công ty đã đầu tư những
năm trước. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 tăng lên khá mạnh (tăng
147.009.584.639 đồng tương ứng với mức tăng 28%), mức tăng cao này của giá vốn
hàng bán chủ yếu là do trong năm 2012 công ty đã chủ động mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh cho nên chi phí để phục vụ công tác sản xuất như nguyên
vật liệu đầu vào, chi phí nhân công trực tiếp... vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên một
khoảng đáng kể. Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2012 có xu hướng giảm xuống
nhẹ (giảm 9.089.833.713 tương ứng mức giảm 11,3%). Sở dĩ lợi nhuận gộp có tỷ lệ
giảm xuống như vậy là do trong năm 2012 chỉ tiêu giá vốn hàng bán đang có tỷ lệ gia
tăng cao hơn một chút so với tỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu (giá vốn hàng bán tăng
28% trong khi đó thì tổng doanh thu chỉ có mức tăng 22,5%). Lợi nhuận thuần năm
2012 đạt mức 49.668.067.082 đồng (giảm 1,18% so với năm 2011), bởi trong năm này
doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn ở mức
676.106.880.838 đồng trong khi cũng chỉ tiêu này ở năm 2011 đạt mức 3.275.761.985
đồng (giảm 79% so với năm 2011), trong khi đó chi phí tài chính lại tăng gấp đôi so
với năm 2011. Năm 2012 công ty không phát sinh khoản chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp của công ty được cắt giảm xuống còn 19.469.887.021 đồng
(giảm 35% so với năm 2011). Gộp lại có thể thấy rằng trong năm 2012 một số khoản
chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đang cắt giảm một cách
đáng kể tuy nhiên với việc chi phí tài chính của công ty có tỷ lệ tăng rất cao so với
năm trước và đi cùng đó lại là sự giảm xuống của khoản doanh thu từ hoạt động tài
chính cho nên tất cả những yếu tố đó đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty có giảm
xuống đôi chút. Cuối cùng ta có thể thấy rằng cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi
nhuận sau thuế của công ty trong năm 2012 đều có xu hướng giảm so với năm 2011,
việc lợi nhuận khác trong năm 2012 ở mức (511.286.676 đồng) càng làm rõ hơn việc
lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2011 khi mà lợi
nhuận thuần đã kém hơn. Hơn nữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của
công ty trong năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011 (tăng 307.110.400 đồng) và rõ
ràng là với những khoản chi phí tăng lên như vậy thì lợi nhuận sau thuế của năm 2012
kém hơn năm 2011 là điều dễ hiểu.
Xét giai đoạn 2013 – 2012: Sang năm 2013 tổng doanh thu của công ty giảm
xuống còn 518.437.402.084 đồng (giảm 232.727.283.885 đồng tương ứng mức giảm
26
31%), giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm xuống còn 475.288.083.786 đồng
(tướng ứng mức giảm 203.818.797.052 đồng tương ứng mức giảm 30%) việc cả hai
chỉ tiêu này có tỷ lệ giảm xấp xỉ như nhau đã khiến cho lợi nhuận gộp cũng giảm
xuống theo và dừng lại ở mức 43.149.318.298. Việc giảm xuống mạnh của tổng doanh
thu bán hàng là do năm 2013 là một năm cả nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng
nói riêng đang trong giai đoạn rất khó khăn chính vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của
công ty cũng trở nên kém hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Lợi nhuận thuần
của công ty trong năm cũng giảm rất mạnh so với năm 2012 (giảm 36.670.946.062
tương ứng với mức giảm 73,8%), có thể thấy rằng việc giảm xuống của lợi nhuận
thuần chủ yếu là do kết quả yếu kém của lợi nhuận gộp của công ty trong năm và một
yếu tố nữa ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là do trong năm nay chi phí quản lý doanh
nghiệp bỗng tăng cao trở lại và đạt mức 28.304.466.874 đồng (tương ứng tăng 45,3%),
việc tăng mạnh của khoản chi phí này cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả của doanh
thu thuần trong khí đó thì những chỉ tiêu khác như doanh thu từ hoạt động tài chính,
chi phí tài chính, chi phí bán hàng thì không có những thay đổi đáng kể so với năm
2012. Vì năm 2013 là một năm khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh cho nên
việc cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều có xu hướng giảm so
với những năm trước, lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ là 21.767.692.840 đồng (giảm
tương ứng 66,8% so với năm 2012), chính vì này trong năm nay lợi nhuận kế toán
trước thuế của công ty sụt giảm mạnh cho nên phần chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp công ty phải chịu trong năm cũng được giảm bớt. Và cuối cùng yếu tố quan
trọng nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty dừng lại ở mức 16.293.773.986 đồng
(giảm tương ứng 54,8%), nó cho thấy rằng đây là năm mà công ty có kết quả hoạt
động rất khó khăn khi mà lợi nhuận sau thuế giảm hơn ½ so với cùng kỳ năm trước,
một kết quả kinh doanh không hề tốt một chút nào.
Qua phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua ta có thể
thấy rằng trong 2 năm 2011 và 2012 công ty có tình hình hoạt động sản xuất kinh khá
là ấn tượng khi mà trong cả 2 năm lợi nhuận sau cùng thu lại được cho công ty cũng ở
mức tương đối là tốt. Tuy vậy sang năm 2013, đây là một năm khó khăn chung của
toàn ngành xây dựng cho nên công ty cũng không phải là ngoại lệ khi mà những chỉ
tiêu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy rõ điều này khi mà lợi
nhuận sau thuế thi lại được trong năm 2013 là sụt giảm rõ rệt so với 2 năm trước, một
kết quả không hề ấn tượng so với quy mô hoạt động của công ty từ trước tới nay.
Thang Long University Library
27
2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale)
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng
Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần (VND) 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084
Chí phí BH và QLDN (VND) 31.864.453.256 19.469.887.021 28.304.466.874
Lợi nhuận sau thuế (VND) 38.257.568.047 36.032.264.799 16.293.773.986
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 6,25 4,8 3,14
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần (VND) 917.065.190.299 809.694.726.502 1.156.792.638.595
Chi phí BH và QLDN (VND) 77.054.242.244 72.399.279.687 81.685.719.840
Lợi nhuận sau thuế (VND) 39.151.670.334 41.312.207.375 44.332.076.787
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 4,3 5,1 3,83
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó
cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của
quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang có chiều
hướng đi xuống theo từng năm. Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy chi phí các
hoạt động đang tăng dân theo doanh thu. Cũng xét theo chỉ tiêu này thì công ty cổ
phần Sông Đà 6 cũng đang có xu hướng giảm nhưng tình hình của họ vẫn khả quan
hơn một chút đó là tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn tăng ở năm 2012.
Có thể thấy rằng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 3 năm của công ty cổ phần
xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh có giá trị trung bình là 4,73%, chỉ tiêu này luôn biến
động qua từng năm và không ổn định và những năm gần đây đang có xu hướng giảm
tương đối mạnh. Điều này là do sự biến thiên của doanh thu và của lợi nhuận sau thuế
có sự biến động khá là mạnh qua mỗi năm. Và cụ thể nhìn vào năm 2012 ta có thể
thấy, tốc độ tăng của doanh thu là 122,52% và bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm
một lượng là (0,94%) và điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời của công
28
ty và cụ thể là năm 2012 tỷ suất sinh lời của doanh thu đã giảm một khoảng 1,45%.
Trái ngược với tình hình đang đi xuống của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh thì trong năm 2012 công ty cổ phần Sông Đà lại có tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu tăng hơn so với năm 2011, cụ thể tỷ suất lợi nhuận của họ đã tằng từ 4,3%
của năm 2011 lên 5,1% của năm 2012. Điều này đã cho thấy rằng công ty cổ phần
Sông Đà 6 đã có một năm kinh doanh thành công hơn khá nhiều so với công ty cùng
ngành như công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và có thể nói rằng
nguyên nhân của kết quả kinh doanh đi xuống so với năm 2011 của công ty cổ phần
xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là do sự tác động của nền kinh tế thị trường làm tăng
các khoản chi phí của công ty điều đó kéo theo sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận sau thuế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công
ty. Có thể thấy trong những năm gần đây khi mà tình hình kinh tế của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, giá xăng dầu,
điện nước vẫn đang tăng điều này đã đẩy giá của các mặt hàng khác tăng theo. Doanh
nghiệp phải chịu giá mua nguyên liệu cao, đầu vào của các doanh nghiệp xây dựng
cũng chịu một mức giá khá cao cho các nguyên vật liệu chủ chốt của ngành xây dựng
nhứ sắt thép, bê tông..... Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn khí mà giá cả mọi mặt
hàng trong nền kinh tế đều có xu hướng tăng thì ít nhiều doanh nghiệp cũng phải trả
cho công nhân một mức lương cao hơn. Và tất cả những yếu tố đó đều tác động trực
tiếp vào các doanh nghiệp.
2.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 17,7 15,2 7,8
Hệ số biên lợi nhuận gộp 13 9,5 8,3
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi
vay
8,2 6,6 2,5
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return On Equity)
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) là một tổng những chỉ số giúp cho nhà
quản lý đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.4 trên ta có
thể thấy được hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty đang có xu hướng giảm
Thang Long University Library
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...Giang Coffee
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Tuyen Tap Giao An - Bai Tap - De Thi
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công ngh...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAYĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
 
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Đề tài: Hiệu quả quản lý lao động tại công ty May xuất khẩu, HAY
Đề tài: Hiệu quả quản lý lao động tại công ty May xuất khẩu, HAYĐề tài: Hiệu quả quản lý lao động tại công ty May xuất khẩu, HAY
Đề tài: Hiệu quả quản lý lao động tại công ty May xuất khẩu, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại, ĐIỂM CAO, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tảiĐề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
 
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đĐề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
 

Similar to Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Thu Vien Luan Van
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiNOT
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...NOT
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốngNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net ithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốngNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 

More from Thu Vien Luan Van

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...Thu Vien Luan Van
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiThu Vien Luan Van
 
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Thu Vien Luan Van
 
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...Thu Vien Luan Van
 
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5Thu Vien Luan Van
 
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Thu Vien Luan Van
 
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốThu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngThu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộBáo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộThu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duyBáo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duyThu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Thu Vien Luan Van
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...Thu Vien Luan Van
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Thu Vien Luan Van
 
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...Thu Vien Luan Van
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Thu Vien Luan Van
 

More from Thu Vien Luan Van (20)

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
 
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
 
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
 
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộBáo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
 
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duyBáo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
 
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trương Mạnh Linh MÃ SINH VIÊN : A16051 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình Sinh viên thực hiện : Trương Mạnh Linh Mã sinh viên : A16051 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong bài luận văn này, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Bình, người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cô giáo trường ĐH Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế - Quản lý những người đã truyền đạt, hướng dẫn em trong những năm tháng học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các bác phòng Kế toán - Tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp những thông tin có liên quan đến tài chính của công ty, cũng như đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn này. Do kiến thức, khả năng lý luận và kinh nghiệm từ thực tiễn còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận này em có thể còn một vài điều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trương Mạnh Linh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................1 1.1. Khái niệm về bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .............1 1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................1 1.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................1 1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.....................................................................2 1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp .............................4 1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.............................................................4 1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.2.2. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp .........................7 1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh......................................8 1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu suất sinh lời ....................................................8 1.4. Nội dung phân tích hiệu quả SXKD....................................................................9 1.4.1. Điều kiện để tiến hành phân tích hiệu quả SXKD.............................................9 1.4.2. Phân tích tình hình Tài sản ..............................................................................10 1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất ..............................................................12 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp............................................................................................................................16 1.5.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................................16 1.5.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH............................................................................................................................20 2.1. Giới thiệu chung về công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh ................20 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty..............................................................................20 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.................................................................................................................20 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty..................................................................21 2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ..................................................................21 2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh…..........................................................................................................................22 2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013....................27
  • 6. 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu .......................................................................27 2.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận ........................................................................28 2.2.1.3. Phân tích tình hình chi phí .............................................................................30 2.2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn.............................................................................32 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản................................................................38 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn....................................................................49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..........................................................................................................................52 2.3.1. Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh .............................................52 2.3.2. Nhân tố tiêu dùng ..............................................................................................53 2.3.3. Các chính sách của nhà nước...........................................................................53 2.3.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.........................................................................53 2.3.5. Trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật...................................................................54 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................54 2.4.1. Những thành tựu đạt được của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.. ............................................................................................................................54 2.4.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty ...................54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ..............57 3.1. Xu hướng phát triển của ngành xây dựng........................................................57 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.............................................................................................................................59 3.2.1. Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............................................59 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ....................................................61 3.2.3. Nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên......................................................62 3.2.4. Chú trọng công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty........63 3.2.5. Một số biện pháp khác........................................................................................63 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT SXKD Sản xuất kinh doanh TSLN Tỷ suất lợi nhuận TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GVHB Giá vốn hàng bán QLDN Quản lý doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...........................................23 Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh........................................................................................................................27 Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6..................27 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận .....................................................28 Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí................................................................30 Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán ..............................................................31 Bảng 2.7. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí QLDN so với doanh thu ....................32 Bảng 2.8. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản..................................................................33 Bảng 2.9. Cơ cấu tài sản của Công ty............................................................................35 Bảng 2.10. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty...................................................................37 Bảng 2.11. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh..................................................................................................................38 Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty cổ phần Sông Đà 6 .............38 Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản trên ROA.........41 Bảng 2.14. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán ................................................................46 Bảng 2.15. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh..........................................................................................................49 Bảng 2.16. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Sông Đà 6.......49 Bảng 2.17. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu .................................................................50 Biểu đồ 2.1. Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ..........................................................39 Biểu đồ 2.2. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ..................................................................40 Biểu đồ 2.3. Vòng quay tài sản dài hạn.........................................................................42 Biểu đồ 2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn..............................................43 Biểu đồ 2.5. Vòng quay tài sản ngắn hạn......................................................................44 Biểu đồ 2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...........................................................45 Biểu đồ 2.7. Tình hình hàng tồn kho.............................................................................47 Biểu đồ 2.8. Tình hình các khoản phải thu....................................................................48 Biểu đồ 2.9. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.............................................51 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty....................................................21 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU Hiện tại trong tình hình kinh tế thị trường ngày một suy thoái, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình. Hiểu rõ khả năng tài chính để đưa ra các giải pháp tài chính thích hợp nhằm đẩy mạnh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các giải pháp tài chính được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro hay hậu quả của rủi ro gây ra. Để khắc vụ được nhược điểm đó doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động sản suất kinh doanh để đạt được mục tiêu cao nhất là tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trong đó bao gồm cả rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình sản xuất. Qua đó, các nhà quản trị có thể đưa ra giải pháp tài chính thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng trên nên em đã chọn đề tài “Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh”. 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận đi sâu tìm hiểu tình hình hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2011 – 2013 thông qua các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất và đồng thời đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Phạm vi nghiên cứu Sử dụng bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngoài ra sử dụng các bản báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí và tài sản của công ty để phục vụ cho khóa luận này.
  • 10. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh “Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” Hoạt động kinh doanh có đặc điểm: Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động..... Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận 1.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiêm cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu Hiệu quả theo các duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít và kết quả mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiểu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và có lãi đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế có nhiều thành phần, có cạnh tranh và quan hệ quốc tế với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các
  • 12. 2 nguồn lực(nhân tài, vật lực, nguồn vốn....) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Còn hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động góp phần nâng cao trình độ văn hóa xã hội và lĩnh vực thỏa mãn nhu cầu hàng hóa – dịch vụ, góp phần nâng cao văn minh xã hội.... Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là sự thỏa mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với các nguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các biện pháp xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hiêu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất với nhau. Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng thời doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây dựng công trình công cộng, xóa đói giảm nghèo..... Như vậy, doanh nghiệp vừa đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt được hiệu quả xã hội. Đối với doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục đich phục vụ hải đảo, miền núi thì chi phí rất cao làm cho giá thành thanh toán trở nên đặc biệt, cao hơn giá trị thị trường chấp nhận, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện được hiệu quả xã hội. Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối vì có thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một cách độc lập mà còn xem xét cả hiệu quả xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh phải đem lại hiệu quả. Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế bởi vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. 1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần: Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu Thang Long University Library
  • 13. 3 vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H = K – C Còn về so sánh tương đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H = K/C Trong đó: H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Là kết quả đạt được C: Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào Thông qua các chỉ tiêu này thấy được một đồng vốn bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu nhập, thu nhập thuần. Nó cho ta thấy được hiệu quả kinh tế không chỉ đối với lao động vật hóa mà còn cả lao động sống. Nó còn phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của nghành cũng như của các doanh nghiệp. Mục tiêu sản xuất của ngành cũng như của doanh nghiệp và toàn xã hội không phải chỉ quan tâm tạo ra nhiều sản phẩm bằng mọi chi phí mà điều quan trọng hơn là sản phẩm được tạo ra trên mỗi đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít. Do đó để tính được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Như vậy ta có thể thấy được sự khác biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất ta hiểu hiệu quả kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Còn kết quả là những gì doanh nghiệp đạt được sau quá trình kinh doanh nhất định. Kết quả đạt được là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp, được phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần...... Thứ hai là phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường..... Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
  • 14. 4 1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp , nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả SXKD là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tình hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp(các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Bởi vì, đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các phạm trù hiệu quả khác nhau như: hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hiệu quả trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả của nghành hoặc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó ta có thể phân ra 2 loại: hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Khi nói đến doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận + Hiệu quả kinh tế tổng hợp Thang Long University Library
  • 15. 5 Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ + Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, từng là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội. Tóm lại trong quản lý, quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn đề bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không khôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản, ... là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó một mặt, dân cử ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn ở sự phát triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không có giới hạn – càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó. Khan hiếm đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con
  • 16. 6 người “phải” lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại rất phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi đó, loài người chỉ chú ý phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất, đất đai,... Điều kiện đủ cho sự lựa cho kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế..., nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt ra đối với doanh nghiệp trong tiến trình tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều được giải quyết ở trung tâm duy nhất. Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo sự chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung nên không những các đơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, mội trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Được dựa trên cơ sở quan hệ giữa cung và cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác.... Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi Thang Long University Library
  • 17. 7 sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín.... của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. 1.2.2. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất: trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Và như đã lưu ý, do phạm trù hiệu quả có tầm quan
  • 18. 8 trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ như phương tiện để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt. 1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Như chúng ta đã biết, mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận hay nói rộng hơn là tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất mà biểu hiện cụ thể của nó là lợi nhuận và chi phí thấp nhất. Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi doanh nghiệp đã trừ đi mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nhờ thu được lợi nhuận nên doanh nghiệp mới có điều kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Từ đó không những tạo điều kiện nâng cao đời sống của chính công nhân viên trong doanh nghiệp mà còn nâng cao điều kiện để phục vụ khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Do vậy, một yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ doanh nghiệp và các nhà quản lý là cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các biện pháp thích hợp phát huy các nhân tố tich cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực. 1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu suất sinh lời TSLN kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, tức là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán có TSLN cao thì rủi ro của nó càng cao và ngược lại. Để giải thích mối quan hệ này, ta phải xem xét quá trình sau: Ta xét nhà đầu tư là những người ngại rủi ro, vì vậy khi đầu tư họ luôn cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Với j là tài sản xem xét đầu tư, Rj là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc các lựa chọn: Đầu tư vào tài sản phi rủi ro, hay j là tín phiếu kho bạc khi đó nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất phi rui ro Rf, khi đó Rj = Rf Nhưng nhà đầu tư luôn muốn nâng cao lợi nhuận kiếm được vì vậy xem xét đầu tư vào tài sản có TSLN cao hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn. Nếu đầu tư vào danh mục thị trường, họ kỳ vọng thu TSLN kỳ vọng bằng tỷ suất lợi nhuận đầu tư danh mục thị trường Rm(tức là Rj = Rm). Rm > Rj vì danh mục đầu tư thị trường rủi ro hơn tín phiếu kho bạc và chênh lệch(Rm - Rj) là phần bù rủi ro để nhà đầu tư chấp nhận đầu tư. Vì vậy khi đầu tư vào danh mục thị trường tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là Rj = Rf + (Rm- Rf) Trên thực tế ta không thể đầu tư vào cả danh mục thị trường mà chỉ đầu tư vào một tài sản hay một danh mục cụ thể. Tài sản đó có thể có rủi ro thấp hơn, bằng hoặc cao hơn rủi ro danh mục thị trường. Mức độ rủi ro của tài sản đó với danh mục thị Thang Long University Library
  • 19. 9 trường được đo lường bởi hệ số β. Khi đó phần bù rủi ro của tài sản (Rj - Rf) bằng βj nhân với phần bù rủi ro thị trường (Rm - Rf) Rj – Rf = (Rm - Rf)*βj Vì vậy với tài sản cá biệt j được đầu tư tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được là: Rj = Rf + (Rm - Rf)*βj Trong đó: Rf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro Rm là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường Βj là hệ số beta của tài sản j Công thức trên là mô hình định giá tài sản vốn CAPM cho phép xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu với một tài sản rủi ro bất kỳ khi biết hệ số beta của nó. Mô hình này có dạng hàm bậc nhất y= ax + b trong đó beta là biến số x, TSLN kỳ vọng của chứng khoán Rj là biến phụ thuộc y, với hệ số góc a= (Rm - Rf) 1.4. Nội dung phân tích hiệu quả SXKD Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai.... Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, giá thành, lợi nhuận..... Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ....) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện (yếu tố) sản xuất kinh doanh 1.4.1. Điều kiện để tiến hành phân tích hiệu quả SXKD Để phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách cụ thể và có hiệu quả thì cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính toán tổng hợp các chỉ tiêu, đánh giá chung và phân tích tính hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu thập đầy đủ: chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh.......
  • 20. 10 Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.4.2. Phân tích tình hình Tài sản Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets) Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao thì sẽ tốt hơn là so với doanh nghiệp đầu tư tài sản nhiều nhưng lợi nhuận thu lại được lại thấp. Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của thu nhập trên tổng tài sản là khả năng phối hợp của các chỉ số tài chính để tính toán ROA. Một ứng dụng thường được nhắc tới nhiều nhất là mô hình phân tích Dupont dưới đây. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont Phân tích dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Bản chất của mô hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi như: thu nhập trên tài sản ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp. Như vậy, chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình bày như sau ROA= Tỷ suất sinh lời trên doanh thu * Số quay vòng tài sản Từ mô hình chi tiết ở trên ta có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản như sau: Thứ nhất là số vòng quay của tổng tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản, cụ thể hơn số vòng quay của tổng tài sản bình quân lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Thang Long University Library
  • 21. 11 Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì sức sinh lời của tài sản càng tăng. Có thể thấy rằng sức sinh lời của doanh thu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là doanh thu và chi phí, nếu doanh thu cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên doanh du và ngược lại Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay cang lớn thì hiệu quả càng cao Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Assets Turnover) Chỉ tiêu cho biếtmột đơn vị tài sản được sử dụng tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Ví dụ hiệu xuất tài sản bằng 2 có nghĩ là một đồng tài sản được tạo ra được 2 đồng doanh thu trong một năm. Đối với các Doanh nghiệp bị thâm dụng vốn cao thường có chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản này thấp. Chính vì lẽ đó, chỉ tiêu này sẽ đánh giá thực tế khả năng sử dụng tài sản trong một năm của doanh nghiệp. Vòng quay tài sản dài hạn (Fix Asset Turnover) Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (TSDH) của doanh nghiệp, cho thấy một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này biểu hiện càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng hiệu quả và ngược lại Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chú ý ở đây muốn đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSDH thì lợi nhuận ròng chỉ bao gồm phần lợi nhuận do có sự tham gia trực tiếp của TSDH tạo ra. Vì vậy phải loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động khác.
  • 22. 12 Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Giá trị này càng lớn càng thể hiện tài sản cố định trong doanh nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả Vòng quay tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này biểu hiện càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả của tài sản lưu động có trong doanh nghiệp Kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn Công thức kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn được tính bằng 360 là thời gian một kỳ phân tích trên số lần luân chuyển (số vòng quay) của tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. 1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất 1.4.3.1. Phân tích tình hình doanh thu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return on Sales) Phản ánh khoản thu nhập ròng của một doanh nghiệp so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trên thực tế, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì Doanh nghiệp nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Doanh nghiệp có Thang Long University Library
  • 23. 13 điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một Doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao. Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu (Sales Growth Rate) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp). Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao. Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng Phân tích sự ảnh hưởng của lượng hàng hóa và đơn giá đến doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng = Số lượng bán hàng × Đơn giá bán Khi lượng hàng hóa thay đổi, giá bán hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi sẽ làm cho doanh thu cũng thay đổi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau. Ảnh hưởng của lượng hàng hóa đến doanh thu: Lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hóa bán ra tăng. Doanh thu có thể kiếm soát được vì vậy khi đánh giá về chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hóa bán ra thích hợp trong kỳ Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu trên thị trường, các chính sách của Nhà nước... Ngoài ra, giá cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh. Biểu
  • 24. 14 hiện của sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã... giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất. 1.4.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình SXKD trong một kỳ nhất định. Tổng chi phí có liên quan đến tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi thì tổng chi phí cũng thay đổi theo.Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ thể. Việc đó phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ F=Fđk + Pps – Fck Trong đó: F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Fđk: Số dư chi phi đầu kỳ (CPBH và CPQLDN còn tồn tại đầu kỳ) Pps: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch Fck: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (CPBH và CPQLDN) Đối với DNCPSX có tính chất ổn định, chu kỳ kinh doanh dài. Trong năm không có Doanh Thu hoặc Doanh Thu nhỏ thì tiến hành phân bổ CPBH và CPQLDN cho hàng dự trữ tồn kho theo một tỷ lệ hợp lý Tổng chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để tính các chỉ tiêu khác trong kế hoạch CPSXKD của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất thì thu lại được bao đồng doanh thu Tỷ suất chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chi phí kinh doanh (bao gồm các TK635, TK641, TK642) với doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Công thức trên phản ánh cứ một đồng lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy có thể sử dụng nó để phân Thang Long University Library
  • 25. 15 tích so sánh trình độ quản lý chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong cùng thời kỳ. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua so sánh với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân. 1.4.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return on Equity) Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của Doanh nghiệp khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các Doanh nghiệp khác. Để từ đó đánh giá được khả năng sinh lợi từ vốn đầu tư lấy từ chủ sở hữu. Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu của Doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu hệ số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một Doanh nghiệp sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập
  • 26. 16 của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện và việc kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Operating profit margin) Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Ngoài ra, hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình. Khi mà vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong phạm vi bài viết này em chỉ xin đưa ra một số nhân tố cơ bản 1.5.1. Các nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến HĐSXKD là những nhân tố bên ngoài tác động đến HĐSXKD của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh được, nhưng doanh nghiệp cần hiểu rõ để có thể nắm bắt được cơ hội và lường trước các nguy cơ. Môi trường vĩ mô và môi trường ngành bao gồm các nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến hiệu quả HĐSXKD của doanh nghiệp. Cụ thể là: + Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh + Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân Môi trường chính trị luật pháp: Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 27. 17 Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn vào lấy ở đâu đều phải dựa vào quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường,đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp....). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường văn hóa xã hội: Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người.... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát giữ được ở mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng: Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu.... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tình chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh Tình trạng môi trường, các vấn đề xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc về xã hội môi trường.... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất
  • 28. 18 lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thông ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia.... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh + Nhân tố môi trường ngành Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành: Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhòm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng sẵn có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.2. Các nhân tố chủ quan Nhân tố về quản lý: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định chỉ đạo kinh doanh chính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ. Muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý tới nhiều nhân tố trong đó có vấn đề quản lý. Quản lý tốt tức là đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, phân xưởng, khai thác tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu, mọi bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt, doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, nhiệt tình và có kinh nghiệm. Nhân tố về con người: Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất Thang Long University Library
  • 29. 19 kinh doanh, trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhân tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thể hiện ở trình độ phân công lao động hợp lý thì hiệu quả của lao động sẽ tăng, còn ngược lại, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do xảy ra tình trạng nơi thiếu lao động nơi thừa lao động.... Bên cạnh đó, tay nghề của mỗi người lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp, vì nếu lao động có tay nghề cao thì sản phẩm của họ làm ra sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giảm phế phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong trường hợp ngược lại, lượng hao phí nguyên vật liệu sẽ lớn, phế phẩm nhiều.... làm tăng chi phí sản xuất dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Do nhân tố con người có tầm quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo tay nghề lao động, đảm bảo quyền làm chủ của mỗi cá nhân, chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đồng thời có hình thức thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trách nhiệm, gắn bó, tâm huyết với doanh nghiệp, và từ đó luôn sẵn sàng làm việc hết khả năng Yếu tố về tài chính: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng cần quản lý tốt tình hình tài chính để đưa ra các quyết định tài chính quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của DN như: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn, quyết định phân phối, ngân quỹ.... Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết 3 vấn đề quan trọng sau: Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư Thứ hai: nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Thứ ba: vấn đề quản lý hoạt động tài chính hằng ngày của doanh nghiệp sẽ được quản lý như thế nào? Chằng hạn, việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp? Đây là quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của DN.
  • 30. 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu chung về công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Tên giao dịch quốc tế: HoChiMinh Museum Construction Joint Stock Company Tên viết tắt: HCMC.,JSC Loại hình: Công ty cổ phần Địa chỉ: 381 Đội cấn – Ba Đình – Hà Nội Số điện thoại: +84 (4) 38327412/38327414 Số Fax: +84 (4) 38329026 Số đăng ký: 0103010768 Mã số thuế: 0100105077 Website: http://hcmcc.com.vn Email: hcmcc@vnn.vn 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Được thành lập năm 1975 sau khi khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiền thân của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng 75808. Năm 1977 Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây Dựng Năm 1985 Công ty vinh dự được Nhà nước và Bộ xây dựng giao nhiệm vụ thi công công trình viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội Năm 1993 theo nghị định 388-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Năm 2005, theo Quyết định của Bộ xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Thang Long University Library
  • 31. 21 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao dịch vận tải, thủy lợi, bưu điện, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đường dây, trạm biến áp - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng, gạch Ceramic, gạch xây - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà - Lắp đặt thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất - Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng dụng - Đầu tư kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái, khách sạn và lữ hành 2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Đại hộ đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
  • 32. 22 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Giám đốc: Là người đứng đầu và quyết định mọi hoạt động trong toàn Công ty, làm việc theo chế độ một thủ trưởng, nhằm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Giám đốc cũng là người xây dựng chiến lược phát triển công ty, phương án tổ chức quản lý doanh nghiệp và điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm phân công, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh theo phân cấp và đầu kì tổ chức cuộc họp, xem xét của lãnh đạo và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Phó giám đốc: Các phó giám đốc công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền cùa Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Phòng QLDA và hồ sơ thầu: Là phòng nằm dưới quyền điều hành của Giám đốc công ty và có nhiệm vụ quản lý và lập dự án các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty bao gồm một số loại hình công việc như lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.... và thiết kế quy hoạch chuyên nghành phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó mọi việc liên quan đến hồ sơ hay quá trình đầu thầu các công trình phù hợp với khả năng và trình độ của công ty đều do phòng lên kế hoạch và cách thức thực hiện để trình lên Ban giám đốc. 2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Thang Long University Library
  • 33. 23 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100 4 Giá vốn hàng bán 532.097.296.199 86,9 679.106.880.838 90,5 475.288.083.786 91,7 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 80.147.638.844 13,09 71.057.805.131 9,5 43.146.318.298 8,3 6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.275.761.985 0,53 676.239.910 0,09 708.444.555 0,1 7 Chi phí tài chính 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5 8 Chi phí bán hàng 1.908.915.454 0,31 - - - - 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.955.537.802 4,9 19.469.887.021 2,6 28.304.466.874 5,5
  • 34. 24 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.265.429.624 8,2 49.668.067.082 6,6 12.997.121.020 2,5 11 Thu nhập khác 1.585.582.106 0,25 402.134.345 0,05 9.026.069.024 1,7 12 Chi phí khác 776.038.476 0,12 913.421.021 0,12 255.497.204 0,05 13 Lợi nhuận khác 809.543.630 0,13 (511.286.676) (0,06) 8.770.571.820 1,7 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 51.074.973.254 8,34 49.156.780.406 6,6 21.767.692.840 4,2 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 12.817.405.207 2,09 13.124.515.607 1,7 5.473.918.854 1,05 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại - - - - - - 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 38.257.568.047 6,2 36.032.264.799 4,8 16.293.773.986 3,1 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.782 4.504 2.037 Thang Long University Library
  • 35. 25 Qua bảng số liệu trên và các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể nhận thấy rằng: Xét giai đoạn năm 2011 – 2012: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 137.919.750.926 đồng tương ứng với mức tăng 22,5% so với năm 2011) nguồn tăng này chủ yếu là từ hoạt động cho kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng từ các dự án nhà đất mà công ty đã đầu tư những năm trước. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 tăng lên khá mạnh (tăng 147.009.584.639 đồng tương ứng với mức tăng 28%), mức tăng cao này của giá vốn hàng bán chủ yếu là do trong năm 2012 công ty đã chủ động mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên chi phí để phục vụ công tác sản xuất như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công trực tiếp... vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên một khoảng đáng kể. Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2012 có xu hướng giảm xuống nhẹ (giảm 9.089.833.713 tương ứng mức giảm 11,3%). Sở dĩ lợi nhuận gộp có tỷ lệ giảm xuống như vậy là do trong năm 2012 chỉ tiêu giá vốn hàng bán đang có tỷ lệ gia tăng cao hơn một chút so với tỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu (giá vốn hàng bán tăng 28% trong khi đó thì tổng doanh thu chỉ có mức tăng 22,5%). Lợi nhuận thuần năm 2012 đạt mức 49.668.067.082 đồng (giảm 1,18% so với năm 2011), bởi trong năm này doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn ở mức 676.106.880.838 đồng trong khi cũng chỉ tiêu này ở năm 2011 đạt mức 3.275.761.985 đồng (giảm 79% so với năm 2011), trong khi đó chi phí tài chính lại tăng gấp đôi so với năm 2011. Năm 2012 công ty không phát sinh khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty được cắt giảm xuống còn 19.469.887.021 đồng (giảm 35% so với năm 2011). Gộp lại có thể thấy rằng trong năm 2012 một số khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đang cắt giảm một cách đáng kể tuy nhiên với việc chi phí tài chính của công ty có tỷ lệ tăng rất cao so với năm trước và đi cùng đó lại là sự giảm xuống của khoản doanh thu từ hoạt động tài chính cho nên tất cả những yếu tố đó đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty có giảm xuống đôi chút. Cuối cùng ta có thể thấy rằng cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2012 đều có xu hướng giảm so với năm 2011, việc lợi nhuận khác trong năm 2012 ở mức (511.286.676 đồng) càng làm rõ hơn việc lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2011 khi mà lợi nhuận thuần đã kém hơn. Hơn nữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của công ty trong năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011 (tăng 307.110.400 đồng) và rõ ràng là với những khoản chi phí tăng lên như vậy thì lợi nhuận sau thuế của năm 2012 kém hơn năm 2011 là điều dễ hiểu. Xét giai đoạn 2013 – 2012: Sang năm 2013 tổng doanh thu của công ty giảm xuống còn 518.437.402.084 đồng (giảm 232.727.283.885 đồng tương ứng mức giảm
  • 36. 26 31%), giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm xuống còn 475.288.083.786 đồng (tướng ứng mức giảm 203.818.797.052 đồng tương ứng mức giảm 30%) việc cả hai chỉ tiêu này có tỷ lệ giảm xấp xỉ như nhau đã khiến cho lợi nhuận gộp cũng giảm xuống theo và dừng lại ở mức 43.149.318.298. Việc giảm xuống mạnh của tổng doanh thu bán hàng là do năm 2013 là một năm cả nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng đang trong giai đoạn rất khó khăn chính vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty cũng trở nên kém hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Lợi nhuận thuần của công ty trong năm cũng giảm rất mạnh so với năm 2012 (giảm 36.670.946.062 tương ứng với mức giảm 73,8%), có thể thấy rằng việc giảm xuống của lợi nhuận thuần chủ yếu là do kết quả yếu kém của lợi nhuận gộp của công ty trong năm và một yếu tố nữa ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là do trong năm nay chi phí quản lý doanh nghiệp bỗng tăng cao trở lại và đạt mức 28.304.466.874 đồng (tương ứng tăng 45,3%), việc tăng mạnh của khoản chi phí này cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả của doanh thu thuần trong khí đó thì những chỉ tiêu khác như doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng thì không có những thay đổi đáng kể so với năm 2012. Vì năm 2013 là một năm khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh cho nên việc cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều có xu hướng giảm so với những năm trước, lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ là 21.767.692.840 đồng (giảm tương ứng 66,8% so với năm 2012), chính vì này trong năm nay lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty sụt giảm mạnh cho nên phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải chịu trong năm cũng được giảm bớt. Và cuối cùng yếu tố quan trọng nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty dừng lại ở mức 16.293.773.986 đồng (giảm tương ứng 54,8%), nó cho thấy rằng đây là năm mà công ty có kết quả hoạt động rất khó khăn khi mà lợi nhuận sau thuế giảm hơn ½ so với cùng kỳ năm trước, một kết quả kinh doanh không hề tốt một chút nào. Qua phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua ta có thể thấy rằng trong 2 năm 2011 và 2012 công ty có tình hình hoạt động sản xuất kinh khá là ấn tượng khi mà trong cả 2 năm lợi nhuận sau cùng thu lại được cho công ty cũng ở mức tương đối là tốt. Tuy vậy sang năm 2013, đây là một năm khó khăn chung của toàn ngành xây dựng cho nên công ty cũng không phải là ngoại lệ khi mà những chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy rõ điều này khi mà lợi nhuận sau thuế thi lại được trong năm 2013 là sụt giảm rõ rệt so với 2 năm trước, một kết quả không hề ấn tượng so với quy mô hoạt động của công ty từ trước tới nay. Thang Long University Library
  • 37. 27 2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale) Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần (VND) 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084 Chí phí BH và QLDN (VND) 31.864.453.256 19.469.887.021 28.304.466.874 Lợi nhuận sau thuế (VND) 38.257.568.047 36.032.264.799 16.293.773.986 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 6,25 4,8 3,14 Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần (VND) 917.065.190.299 809.694.726.502 1.156.792.638.595 Chi phí BH và QLDN (VND) 77.054.242.244 72.399.279.687 81.685.719.840 Lợi nhuận sau thuế (VND) 39.151.670.334 41.312.207.375 44.332.076.787 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 4,3 5,1 3,83 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang có chiều hướng đi xuống theo từng năm. Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy chi phí các hoạt động đang tăng dân theo doanh thu. Cũng xét theo chỉ tiêu này thì công ty cổ phần Sông Đà 6 cũng đang có xu hướng giảm nhưng tình hình của họ vẫn khả quan hơn một chút đó là tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn tăng ở năm 2012. Có thể thấy rằng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 3 năm của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh có giá trị trung bình là 4,73%, chỉ tiêu này luôn biến động qua từng năm và không ổn định và những năm gần đây đang có xu hướng giảm tương đối mạnh. Điều này là do sự biến thiên của doanh thu và của lợi nhuận sau thuế có sự biến động khá là mạnh qua mỗi năm. Và cụ thể nhìn vào năm 2012 ta có thể thấy, tốc độ tăng của doanh thu là 122,52% và bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm một lượng là (0,94%) và điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời của công
  • 38. 28 ty và cụ thể là năm 2012 tỷ suất sinh lời của doanh thu đã giảm một khoảng 1,45%. Trái ngược với tình hình đang đi xuống của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong năm 2012 công ty cổ phần Sông Đà lại có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hơn so với năm 2011, cụ thể tỷ suất lợi nhuận của họ đã tằng từ 4,3% của năm 2011 lên 5,1% của năm 2012. Điều này đã cho thấy rằng công ty cổ phần Sông Đà 6 đã có một năm kinh doanh thành công hơn khá nhiều so với công ty cùng ngành như công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và có thể nói rằng nguyên nhân của kết quả kinh doanh đi xuống so với năm 2011 của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là do sự tác động của nền kinh tế thị trường làm tăng các khoản chi phí của công ty điều đó kéo theo sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty. Có thể thấy trong những năm gần đây khi mà tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, giá xăng dầu, điện nước vẫn đang tăng điều này đã đẩy giá của các mặt hàng khác tăng theo. Doanh nghiệp phải chịu giá mua nguyên liệu cao, đầu vào của các doanh nghiệp xây dựng cũng chịu một mức giá khá cao cho các nguyên vật liệu chủ chốt của ngành xây dựng nhứ sắt thép, bê tông..... Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn khí mà giá cả mọi mặt hàng trong nền kinh tế đều có xu hướng tăng thì ít nhiều doanh nghiệp cũng phải trả cho công nhân một mức lương cao hơn. Và tất cả những yếu tố đó đều tác động trực tiếp vào các doanh nghiệp. 2.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 17,7 15,2 7,8 Hệ số biên lợi nhuận gộp 13 9,5 8,3 Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay 8,2 6,6 2,5 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return On Equity) Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) là một tổng những chỉ số giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.4 trên ta có thể thấy được hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty đang có xu hướng giảm Thang Long University Library