SlideShare a Scribd company logo
1 of 248
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
häc viÖn tµi chÝnh

LÊ THỊ HẠNH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Lê Văn Luyện
2. TS. Vũ Quốc Dũng
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực. Tất cả những nội dung tham khảo và kế
thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Lê Thị Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê
Văn Luyện và TS Vũ Quốc Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành
cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Học Viện Tài Chính đặc biệt là
các thầy cô giáo của Khoa Tài chính- ngân hàng, Khoa sau đại học đã hỗ trợ cho tác
giả trong việc tìm kiếm tài liệu, góp ý chỉnh sửa luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên
ngân hàng nhà nước, ngân hàng Vietcombank, đã có hỗ trợ hữu ích trong việc thu
thập dữ liệu, thông tin và hoàn thành bảng hỏi phục vụ Luận án.
Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ Tác giả để hoàn thành Luận
án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Lê Thị Hạnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..............................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨNBASEL II ..11
1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại................................11
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ..............11
1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM............................15
1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM....................................16
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM ........................................19
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM ...............................................22
1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .....23
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ....................................27
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ................27
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II...........................................................55
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trênthế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.........68
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trên thế giới .............................................................................................68
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam......................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................................74
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM...75
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam..........................75
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) ...................................................75
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .............78
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam ...........................................................................................80
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP
ngoại thương Việt Nam ..............................................................................................87
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .87
2.2.2. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.......................................................................................................89
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam .......................................................................................................91
2.2.4. Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói
chung theo tiêuchuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... 111
2.2.5. Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu
chuẩn Basel II ......................................................................................................... 124
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng
theo tiêu chuẩn BASEL II tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam........ 132
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 132
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 139
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II của Vietcombank.......................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 154
v
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................................... 155
3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020.................................................... 155
3.1.1. Định hướngvà nhiệm vụ trọngtâm của Vietcombankgiai đoạn2016-2020.... 155
3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank theo
Basel II trong giai đoạn 2016 - 2020................................................................... 158
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ....................................................... 162
3.2.1. Tăngcườnghệthốngkiểm tra, kiểmsoát nộibộtrongquảntrịrủirotín dụng ... 162
3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng........................................................ 165
3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định
của Hiệp ước Basel II ............................................................................................ 166
3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ........... 171
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của
Hiệp ước Basel II ................................................................................................... 171
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ 173
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 175
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 175
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng ............................................................ 180
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 183
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
AIRB Phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao
CBRC Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
EAD Rủi ro vỡ nợ
EL Tổn thất dự kiến
FIRB Phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản
FSA Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản
IRB Phương pháp đánh giá nội bộ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế
PD Xác suất vỡ nợ
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
UL Tổn thất ngoài dự kiến
vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
1. Bảng:
Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt ...............................12
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản ..........................................................................80
Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2012 - 2016......................84
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ các năm 2012 - 2016.......................................86
Bảng 2.4: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2012 -2016............................87
Bảng 2.5: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ ...............................................................88
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế ..................................................89
Bảng 2.7: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank ......................................................96
Bảng 2.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp của Vietcombank.......................................................................................97
Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank .......................................................................97
Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank ..........98
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của
Vietcombank tại VCI ..................................................................................................... 101
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá
nhân của Vietcombank................................................................................................... 102
Bảng 2.13: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân Vietcombank ..... 103
Bảng 2.14: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN............................ 104
Bảng 2.15: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN............................ 105
Bảng 2.16: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể ....................................................................... 108
Bảng 2.17: Nhận định về thời gian triển khai Basel II tại các NHTM Nhà nước .. 112
Bảng 2.18: Điểm trung bình về phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro
tín dụng ............................................................................................................................ 113
Bảng 2.19: Điểm trung bình về đánh giá về các trụ cột của Basel II....................... 114
viii
Bảng 2.20: Điểm trung bình về các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II ..... 116
Bảng 2.21: Điểm trung bình về các lợi ích NH nhận được khi thực hiện Basel II 116
Bảng 2.22: Điểm trung bình về các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II.......... 117
Bảng 2.23: Điểm trung bình về tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II... 118
Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II .................................................... 178
2. Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2012 - 2016.......................................81
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2012 - 2016..................................82
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2012 – 2016...................................82
Biểu đồ 2.4: Tình hÁình dư nợ tín dụng các năm 2012 – 2016 ..................................83
Biểu đồ 2.5. Diễn biến Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ trích lập dự phòng
RRTD các năm 2012 – 2016............................................................................................88
3. Hình:
Hình 1.1: Thành phần của rủi ro......................................................................................12
Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống.............................................13
Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng.................................................................................17
Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung ...................................................29
Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.....................................................31
Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng......................................................33
Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng............................................34
Hình 1.9. Các bước của quy trình quản trị RRTD.........................................................44
Hình 1.10. Nội dung Basel II ...........................................................................................58
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank...................................................................79
Hình 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank .........................90
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh
doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải
mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó,việc
các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng
cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những
khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ
thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội
nhập. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt
quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng –
còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20
năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực
để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước
này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord,
cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng
đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới
dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận
dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây
khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên
được NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam đã chủ động phân tích và xây dưng lộ trình tổng thể triển khai
Basel II. Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế
quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ước trong hoạt động của mình,
Vietcombank vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp ước Basel II trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
2
Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của
công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” làm đề
tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nước ngoài và trong
nước dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn, luận án... dưới những hướng
khác nhau như:
*Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng
(Das and Ghosh (2007), Zribi and Boujelbène (2011), Funda (2014), Trần Chí
Chinh (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)...). Các nghiên cứu này sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân
tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng tới RRTD (Das and
Ghosh, 2007; Funda , 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Ngoài ra nhân
tố quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng
(Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ 1 năm (Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100,
tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hưởng tới
RRTD của ngân hàng. Hay Zribi and Boujelbène (2011) nghiên cứu trường hợp
Tunisia, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng ngân
hàng và việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn về vốn làm giảm rủi ro tín dụng.
Một nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng sự tụt giảm mạnh của tài sản
không sinh lời có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ tới nợ xấu của ngân hàng
(Thiagarajan và cộng sự, 2011). Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)
xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt
Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có ảnh hưởng
3
nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu,
ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn.
Hướng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng
số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới
RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng. Các nhân tố ảnh hưởng
RRTD được chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế
còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới RRTD. Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có
đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng.
*Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng
với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014), Aduda and
Gitonga (2011), ...). Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng
dư nợ xấu có ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
khi dư nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dư nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt
động của ngân hàng và ngược lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra,
giám sát thu hồi nợ thì sẽ làm dư nợ xấu tăng. Aduda and Gitonga (2011) ở Kenya
chỉ ra tỷ lệ nợ xấu- NPLR có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng.
Hay Gizaw và cộng sự (2015) kết quả nghiên cứu chỉ ra nợ xấu (NPLR), tỷ lệ trích
lập dự phòng (LLPR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng tích cực tới
khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE, ROA). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu của Sabeza và cộng sự (2015) ở Rwanda khi cho rằng quản trị rủi ro tín
dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Có một sự khác
biệt so với nghiên cứu trước trong nghiên cứu của Li and Zou (2014) là quản trị rủi
ro tín dụng không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh
hưởng không đáng kể với ROE và ROA.
Hướng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân
tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời
của ngân hàng. Tuy nhiên các tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng, khả năng sinh
lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu. Mặt khác nữa
4
để quản trị rủi ro hạn chế được những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi
hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây
dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel
phù hợp.
*Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại (Wang (2013), Afande (2014), Jonathan (2012)...). Theo Wang (2013)
đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng
việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn
tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đưa ra chính sách
hạn chế rủi ro tín dụng. Bằng việc phân tích chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng ở NHTM Kenya, Afande (2014) đã chỉ ra rằng để hệ thống quản trị rủi ro của
ngân hàng có hiệu quả là việc ngân hàng phải thiết lập một chính sách tín dụng cụ
thể, rõ ràng, thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới tới các phòng giao dịch tới
từng cán bộ tín dụng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng được hướng
dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các khách hàng tiềm năng, sử dụng đội ngũ
nhân viên được đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của khách hàng vay
và sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và ngoài ra các ngân hàng
phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel II. Bekhet and Eletter (2014) chỉ ra rằng việc đo
lường lượng hóa rủi ro tín dụng là quan trọng với bất kể ngân hàng nào. Nghiên cứu
đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm
ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát như: chấm điểm tín dụng;
yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của người vay…để ước lượng rủi ro tín
dụng tránh tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Một nghiên cứu ở Trung Quốc
về quản trị rủi ro tín dụng của Li (2015) cho rằng ngân hàng có quy trình cho vay
thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín
dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị
Huyền Diệu (2010), Nguyễn Đức Tú (2012) đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín
dụng, từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam.
Dương Ngọc Hào (2015) dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập được từ ba nhóm
ngân hàng và đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chí như hoạch định, tổ chức thực
5
hiện, giám sát, điều chỉnh sau giám sát từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các NHTM. Từ việc phân tích
nợ xấu và đánh giá quản lý rủi ro ở ngân hàng ANZ và đưa ra khuyến nghị cho
NHTM Việt Nam về việc quản lý RRTD (Tô Minh Thông, 2013).
Theo hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các số
liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang
áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khuyến nghị cho các
ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đề cập tới việc các ngân
hàng có áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng không và việc áp
dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng như thế nào.
*Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:
Denis và cộng sự (2007) ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro tín
dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II sẽ hiệu
quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc
thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II rất
tốn kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất định và để hiệu quả quản
lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận là tối ưu. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và
hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là cần
thiết hữu hiệu đối với các ngân hàng (Vasile and Roxana, 2010). Quản trị rủi ro tín
dụng ứng dụng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) theo Basel II cho phép các ngân
hàng xác định các yêu cầu về vốn theo các mức độ rủi ro, quy định các thành phần
rủi ro: xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD) và kỳ
hạn hiệu lực (EM). Các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ
giảm thiểu được tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng để thực
hiện được điều này là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng. Jonathan (2012) với
nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trường hợp ngân hàng nông nghiệp ở Ghana, đã
chỉ ra rằng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là hiệu quả đối với ngân
hàng. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình điểm tín dụng có áp dụng Basel II trong
6
quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Ghana bằng việc sử dụng dữ liệu lịch sử thanh
toán, đặc điểm nhân khẩu học và kỹ thuật thống kê. Điều này lần nữa được khẳng
định trong nghiên cứu của Fadun (2013) về việc áp dụng Basel II trong việc quản trị
rủi ro ở ngân hàng Nigeria khi cho rằng Basel II là công cụ hữu ích cho các ngân
hàng nhằm tăng cường và thiết lập các quy chế quản lý vốn, rủi ro và giám sát ngân
hàng. Các ngân hàng Nigeria thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II có
những hạn chế nhất định, để tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
II thì các ngân hàng Nigeria cần phải tăng vốn, tăng cường mức độ cung cấp, dự trữ
và kiểm soát nội bộ. Để áp dụng Basel II thì các ngân hàng ở Nigeria cần phải nâng
cao hệ thống công nghệ thông tin, mô hình dữ liệu và mô hình kinh doanh nhưng
việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí lớn do đo các ngân hàng cần phải có sự chuẩn
bị, cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí.
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như Nguyễn Thị Kiều Minh
(2015), Phan Thị Linh (2016)... Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Minh (2015)
bằng việc phân tích các dữ liệu thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở
NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng
thương mại cần có áp dụng phương pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa
lợi nhuận và rủi ro để đạt được tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và
cần tăng cường vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm thì gặp
không ít những khó khăn và thách thức như chi phí triển khai thực hiện, thông tin
dữ liệu (Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015). Việc áp dụng chuẩn mực
vốn theo tiêu chuẩn vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao
năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Phan Thị
Linh (2016) nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các
ngân hàng thương mại nhà nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel
II là bước đi cần thiết và không thể không làm nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên các NHTM
Nhà nước triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II đang gặp những khó khăn nhất
7
định như chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân
hàng đang có xu hướng tăng cao. Khác với các nghiên cứu ở trên về phương pháp
nghiên cứu, nghiên cứu thực nghiệm về việc ứng dụng hiệp ước Basel II trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai của Nguyễn Quan Luật (2012)
đã sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel
II tại Sacombank Đồng Nai là thanh tra giám sát, nhân lực, thông tin, nội tại ngân
hàng, hệ thống và nội dung. Từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng của ngân hàng.
Hướng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết
cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho hệ thống ngân
hàng. Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II các ngân
hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng dụng Basel trong quản trị
rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần thiết nhất định. Các nghiên cứu
nhìn chung vẫn chưa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng việc ứng dụng Basel II,
tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện, mức độ ứng dụng basel II trong công tác
quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có nghiên cứu nhưng là ở nước ngoài hoặc ở một chi
nhánh ngân hàng Việt Nam.
Ngoài các nghiên cứu theo các hướng ở trên thì còn có một số nghiên cứu rủi
ro tín dụng theo các hướng khác như nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng
Vietcombank (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012), quản lý nợ xấu của NHTM Việt Nam
(Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012).
Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín
dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều hướng nghiên
cứu khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có ưu điểm và
hạn chế.
Luận án này của tôi nghiên cứu theo hướng quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II. Bởi theo như tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng
8
nhất, được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. (2) Các nghiên cứu đều khẳng định
quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng. (3) Việc
triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đang gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
Mặt khác nữa, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) Ngân hàng
Vietcombank là ngân hàng nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng
2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018. (2) Việc triển khai và thực hiện
quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có Vietcombank đang gặp
nhiều khó khăn và thách thức như chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử,
quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. (3) Chưa có công trình nghiên cứu nào
đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là Ngân
hàng Vietcombank, có thì mới chỉ dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí hoặc bài
luận văn. (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị rủi
ro tín dụng theo Basel II nhưng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng như ngân hàng
Vietcombank có điểm khác với ngân hàng trên thế giới như về quy mô vốn, về đặc
điểm khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin...do đó không thể áp kết quả
nghiên cứu vào Việt Nam.
Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam theo tiêu chuẩn Basel II” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai
đoạn 2011-2016, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để đánh giá
những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng này, tạo cơ sở
cho các đề xuất.
- Đưa ra đề xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Vietcombank trong chiến
lược quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng Vietcombank.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011-2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính với phương pháp định lượng, phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích. Cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp này được thực hiện trong
giai đoạn phát triển bảng hỏi và giai đoạn thảo luận kết quả nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu định tính là thiết kế được bảng hỏi khảo sát để sử
dụng cho nghiên cứu định lượng và giúp cho nghiên cứu giải thích kết quả khảo sát
sau này được sát thực hơn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng trong
giai đoạn điều tra và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng Basel II
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic: Phương pháp
này được sử dụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của ngân
hàng Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phân tích, đánh giá và đưa ra
các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II ở ngân hàng Vietcombank.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận
- Làm phong phú thêm sự hiểu biết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần thiết phải đáp
ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
10
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ các báo cáo của
ngân hàng Vietcombank với dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát các đối tượng
là nhà quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra được
những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở
Vietcombank là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chưa có nhận thức
đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc
thực hiện Basel II, Vietcombank chưa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel II
(hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, năng
lực giám sát). Các phát hiện của nghiên cứu đưa ra gợi ý cho ngân hàng
Vietcombank trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
7. Kết cấu của luận án
Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank
theo tiêu chuẩn Basel II.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Crouhyi (2001) chỉ ra rằng yếu tố cơ bản của rủi ro là có thể ảnh hưởng đến
hành vi tài chính. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến
sự không chắc chắn về hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư hàng ngày của
ngân hàng. Rose (2002), Kealhofer (2003) đều cho rằng rủi ro là một phần của ngân
hàng, và khó có thể tránh được, bởi vì ngân hàng không thể đoán trước được khả
năng trả nợ trong tương lai của các khách hàng một cách chính xác. Rủi ro được
định nghĩa là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận. Rủi
ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả
thực tế khác kết quả kì vọng theo kế hoạch (Bessis, 2002). Hay theo Bohn and Stein
(2009) chỉ ra rằng rủi ro là khả năng các giá trị tài sản có thể bị mất đi trong một
khoảng thời gian cụ thể.
Như vậy, có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước
được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.
1.1.1.2. Cácloại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản
thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đương đầu với rủi ro. Có
nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM.
12
Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính được
phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng.
Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi
mô phải đối mặt như sau:
Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt
Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động Rủi ro chiến lược
Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro quản trị
Rủi ro giao dịch Rủi ro nguồn nhân lực
Hiệu quả giám sát và cấu
trúc quản trị kém
Rủi ro danh mục Rủi ro thông tin và công nghệ
Rủi ro thanh khoản Rủi ro gian lận
Rủi ro thị trường
Rủi ro pháp lý và sự
tuân thủ
Rủi ro danh tiếng
Rủi ro lãi suất Rủi ro kinh doanh bên ngoài
Rủi ro tỷ giá Rủi ro sự kiện
Rủi ro danh mục đầu tư
Nguồn: Steinwand (2000)
Những loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phải đối mặt gồm có năm loại như
rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro hệ
thống (Altman, 1998)
Hình 1.1: Thành phần của rủi ro
Nguồn: Altman, 1998
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro
thị trường
Rủi ro
thanh khoản
Tổ chức tài
chính Rủi ro
hệ thốngRủi ro hoạt
động
13
Khác với cách phân loại ở trên, theo Angelopoulos and Mourdoukoutas
(2001) rủi ro có thể được phân loại thành hai nhóm: rủi ro truyền thống và phi
truyền thống rủi ro. Rủi ro truyền thống là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro
chính trị và pháp lý và rủi ro hoạt động. Rủi ro phi truyền thống là rủi ro thị trường,
rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro xử lý nợ (liquidation risk), rủi ro về giá, rủi ro
danh mục đầu tư và rủi ro tài chính phái sinh.
Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống
Nguồn: Angelopoulos and Mourdoukoutas, 2001
Rủi ro
Rủi ro truyền
thống
Rủi ro thanh
khoản
Rủi ro tín dụng
Rủi ro chính trị
và pháp lý
Rủi ro hoạt
động
Rủi ro phi
truyền thống
Rủi ro thị
trường
Rủi ro lãi suất
Rủi ro ngoại
hối
Rủi ro xử lý nợ
Rủi ro về giá
Rủi ro danh
mục đầu tư
Rủi ro tài chính
phái sinh
14
Có nhiều loại rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, theo Bessis (2002)
các ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro khác.
 Rủi ro hối đoái:
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi
tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính.
Tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái
hối đoái của ngân hàng tạo ra thi nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên,
những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính
của ngân hàng.
Lãi suất của ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) thường
xuyên biến động với mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất và
rủi ro tín dụng có liên quan chặt chẽ với nhau.
 Rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu
thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến.
Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như
phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
 Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.
 Các rủi ro khác:
Ngoài các loại rủi ro ở trên thì theo Bessis (2002) thì còn có các loại rủi ro
khác như rủi ro thị trường, rủi ro lệch hạn, rủi ro tính thanh khoản thị trường, rủi ro
hoạt động
15
Như vậy, trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và việc hiểu các thành phần rủi
ro cho phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Trong các loại rủi ro
các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây là loại
rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013).
1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM
Rủi ro tín dụng là rủi ro rõ ràng nhất mà các nhà quản lý ngân hàng cần phải
giải quyết vì nó được coi là nguyên nhân của phần lớn các thất bại của ngân hàng
(Fraser và cộng sự, 2001). Rủi ro tín dụng dẫn đến thất bại của nhiều ngân hàng trên
thế giới (Greuning and Bratanovic, 2003).
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín
dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ
khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và
thời hạn (Saunders, 1994).
Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (1999) thì rủi ro tín dụng được định
nghĩa là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các
nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. Theo như cách định nghĩa này
thì rủi ro tín dụng của ngân hàng là người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ
theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Theo Bessis (2002) khái niệm rủi ro tín dụng là rủi ro đối tác vi phạm nghĩa
vụ trả nợ.
Greuningand Bratanovic (2003) rủi rotíndụngđược địnhnghĩa là cơ hội mà một
con nợ hoặc một tổ chức phát hành công cụ tài chính sẽ không có khả năng trả lãi và
/hoặc trảnợ gốc theo các điềukhoảnđãcam kết khi phát hành. Nó có nghĩa là thanh toán
nợ có thể được trì hoãn hoặc cuối cùng không trả được, nó có thể gây ra vấn đề về dòng
tiền mặt và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khu
vực quan trọng nhất trong quản lý rủi ro.
16
Hay theo Duffie và Singleton (2003) định nghĩa rủi ro tín dụng là xác suất vỡ
nợ hoặc giảm giá trị trên thị trường gây ra bởi sự giảm chất lượng tín dụng của tổ
chức cho vay hoặc đối tác.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày
21/01/2013 “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy
ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết”
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng và theo tác giả
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khoản lỗ tiềm tàng xảy ra khi khách
hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ về số lượng và thời
gian theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM
Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác
sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo nhà kinh tế học Bessis (2002), rủi ro tín dụng
được cấu thành bởi các thành phần như thể hiện ở hình 1.3 dưới đây:
* Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro vỡ nợ là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. Vỡ
nợ gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đối với khoản tiền được cho vay. Vỡ nợ
có thể do chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy
tín đáng kể của người vay hay do phá sản.
* Rủi ro giảm uy tín
Rủi ro giảm uy tín là rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay là người phát
hành trái phiếu, hay cổ phiếu bị giảm uy tín. Điều này người đi vay chưa chắc đã vỡ
nợ nhưng nguy cơ cao vỡ nợ. Sự sụt giảm uy tín sẽ gây ra thay đổi giá trị thị trường
và có thể gây ra lỗ. Vì vậy, điều này là nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ
và tăng rủi ro vỡ nợ
17
Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng
Nguồn: Joel Bessis (2002)
* Rủi ro nguy cơ
Nguy cơ là độ lớn của lượng tiền có thể gặp rủi ro. Đối với khoản vay đó là số
tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro nguy cơ bắt nguồn từ những nguy cơ tương lai -
lượng tiền nợ - có nhiều bất trắc. Rủi ro này xảy ra khi người đi vay có sự thương
lượng với ngân hàng về số tiền vay, thời gian vay và ngân hàng chấp nhận cho vay
hết hạn mức trong một khoảng thời gian nhất định.
* Rủi ro đối tác
Rủi ro đối tác là loại hình rủi ro tín dụng liên quan tới công cụ phái sinh (hợp
đồng hoán đổi). Rủi ro phái sinh xảy ra khi lãi suất thị trường biến động, rủi ro thua
lỗ từ người này sang người kia tùy thuộc vào biến động thị trường. Hơn nữa, giá trị
NHỮNG CƠ SỞ ĐỘC LẬP
Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro giảm uy tín
Rủi ro nguy cơ
Rủi ro đối tác
Rủi ro hồi phục
Rủi ro tương quan hoặc tập trung
DANH MỤC ĐẦU TƯ
Rủi ro chênh lệch
Rủi ro quốc gia
Rủi ro tín dụng
Những cơ sở độc lập
Rủi ro tín dụng
Danh mục đầu tư
18
hợp đồng hoán đổi là không chắc chắn vì nó dao động theo thị trường. Rủi ro đối
tác là rủi ro hai chiều cộng với bất trắc nguy cơ do biến động thị trường.
* Rủi ro hồi phục
Rủi ro hồi phục là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Do đó rủi ro phục
hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của người đi vay. Về mặt kinh tế, sự
phục hồi không được biết trước nó phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh
tế của người đi vay, món nào ưu tiên được trả nợ trước.
* Rủi ro tương quan và tập trung
Rủi ro tương quan là rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho nhiều khách hàng vay vốn
với lượng vốn nhỏ nhưng nếu các khách hàng cùng vỡ nợ thì cũng gây ra thua lỗ lớn
cho ngân hàng. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung vốn lớn cho
một vài khách hàng có uy tín tốt nhưng nếu khách hàng không trả được nợ thì gây ra
thua lỗ lớn cho ngân hàng mặc dù xác suất là thập. Cả rủi ro tương quan và tập trung
thì đều tạo ra khoản thua lỗ lớn cho ngân hàng.
* Rủi ro chênh lệch:
Rủi ro chênh lệch là loại rủi ro tín dụng, áp dụng với các công cụ vốn thị
trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuận rủi ro
cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro. Chênh lệch tín dụng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, liên quan tới việc bất trắc trong trả nợ trái phiếu. Chênh lệch tín
dụng đền bù cho rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư gặp phải.
* Rủi ro quốc gia
Đây là rủi ro về cuộc khủng hoảng quốc gia, rủi ro quốc gia phát hành trái
phiếu vỡ nợ. Những khoản nợ này trở thành tái cấu trúc khoản nợ, gây ra những bất
trắc về thời gian trả nợ. Trong nhiều trường hợp rủi ro quốc gia còn có nghĩa là rủi
ro chuyển khoản- việc không chuyển tiền từ quốc gia đó nữa và điều này sẽ gây rủi
ro cho tất cả các doanh nghiệp của quốc gia đó bất kể xếp hạng tín dụng của doanh
nghiệp đó ra sao.
19
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM
Các nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng đã được một số nghiên cứu khẳng định
như chính sách kiểm soát, quản lý yếu kém, cho vay ồ ạt, năng lực thể chế hạn chế, chính
sách tín dụng không phù hợp, lãi suất biến động, tình trạng lỏng lẻo trong việc đánh giá tín
dụng, đánh giá nợ xấu, ngân hàng nhà nước giám sát không chặt chẽ...(Saunders and
Allen, 2002; Qian and Strahan, 2007; Nijskens and Wagner, 2011; Wang, 2013...). Tổng
quan cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
hàng bao gồm cả nguyên nhân thuộc về bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Nguyên nhân từ bên ngoài
Rủi ro tín dụng thường được cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn gốc từ
các góc độ vĩ mô. Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính lớn như sự thay
đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát.. nó gây ra sự bất lực của những
người tham gia thị trường tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nới rộng tín
dụng (Fukuda, 2012; Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011). Nguyên
nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt
hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay. Cụ thể:
Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Khi mà nền kinh tế biến động như
lạm phát, thất nghiệp...thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới
phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất
nước. Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp
thời như là chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển. Đây là những
chính sách chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng
thương mại. Các chính sách vĩ mô này có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân
hàng. Funda (2014) cho rằng các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, tốc độ
tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý: Wang (2013) cho rằng nguyên
nhân dẫn tới sự vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ sự chính sách pháp luật thiếu
đồng bộ, từ sự yếu kém trong kinh doanh từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng ngân hàng.
20
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh
thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược
lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây
ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, người phải trả tiền không trả được nó kéo theo những
người khác bị vỡ nợ không trả được ngân hàng.
Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn
ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách
hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh
doanh không có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải
cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình (Wang, 2013)
Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến
động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên
nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh
hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều
nguy cơ rủi ro lớn nhất. Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại
giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, gây rủi ro cho vay của ngân hàng (Wang, 2013)
Sự yếu kém của người vay trong hoạt động kinh doanh, hành vi đạo đức của
người vay (lừa đảo, vi phạm pháp luật, ..) cũng gây ra những tổn thất cho ngân hàng và
nếu ngân hàng phát hiện sớm thì rủi ro sẽ được ngăn chặn. Điều này được khẳng định
trong nghiên cứu của Wang (2013) khi cho rằng sự thất bại trong kinh doanh của khách
hàng (sự yếu kém về tổ chức hoạt động kinh doanh) dẫn đến việc khách hàng không trả
được nợ cho ngân hàng và ngân hàng bị rủi ro tín dụng.
Tất cả những nguyên nhân trên nếu không được dự báo và có biện pháp
phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều
21
kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn. Điều này được thể
hiện là khi mà một người phải trả tiền do ảnh hưởng bởi yếu tố trên không trả được
dẫn đến những người khác liên quan cũng không trả được. Điều này lan rộng ra
khắp thị trường, nó dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ
nợ (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011).
Nguyên nhân từ bên trong ngân hàng
Ngoài ra, rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ của
ngân hàng. Một trong những nguyên nhân nội bộ của ngân hàng là thuộc về đạo
đức, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng thiếu
trách nhiệm, có trình độ năng lực yếu, đạo đức yếu kém dẫn tới cho vay với những
doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn có hoạt động yếu kém với những
hồ sơ tín dụng có vấn đề (Wang, 2013). Điều này được khẳng định trong nghiên cứu
của Berger and DeYoung (1997) khi cho rằng nợ xấu gia tăng là do sự yếu kém trong
quy trình thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến việc ngân hàng
lựa chọn sai khách hàng cho vay (khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn).
Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn xảy ra do nhân viên ngân hàng năng lực chuyên môn,
hay do đạo đức yếu kém trong bảo đảm tiền vay không đánh giá đúng giá trị tài sản
đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như chính sách của ngân hàng cho vay
không phù hợp, các quy định trong cho vay, thẩm định kiểm tra tín dụng chưa phù
hợp thiếu chặt chẽ, sự kiểm soát trong các hoạt động cho vay, các khâu trong quá
trình cho vay chưa chặt chẽ, việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn vốn hoặc
đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Theo Berger and DeYoung (1997) còn cho rằng do
ngân hàng dành ít nguồn lực cho quá trình thẩm định và giám sát khoản vay điều đó
sẽ làm tăng hiệu quả chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đánh đổi mức rủi ro
nợ xấu cao trong tương lai. Ngân hàng có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo
đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín dụng, tăng khả năng sinh
lời cho ngân hàng (Li, 2015). Hay Das and Ghosh (2007) cho rằng nguyên nhân dẫn
tới rủi ro tín dụng là do các ngân hàng chưa tuân thủ quy định bảo đảm an toàn vốn.
22
Như vậy, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cho các ngân hàng gồm có nguyên
nhân từ phía bên ngoài và bên trong ngân hàng. Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây
nên rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được
những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của
mình tránh những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng.
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM
Rủi ro tíndụng được một số nghiêncứucho rằng nó là nguyên nhân chínhdẫn tới
sự phá sản của các ngân hàng (Altman and Sanders, 1998; Zribi and Boujelbène, 2011).
Rủi ro tín dụng là rủi ro tài chính lâu đời nhất và quan trọng nhất, là nguyên nhân dẫn
đếnkhủng hoảng tài chính (Altman and Sanders, 1998). Rủi ro tíndụng gây ra những tổn
thất cho ngân hàng như làm tăng chi phí giảm lợi nhuận, làm giảm uy tín của ngân hàng
(Berger and DeYoung, 1997); Aduda and Gitonga, 2011, Li and Zou, 2014; Gizaw và
cộng sự, 2015; Sabeza và cộng sự, 2015).
Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm khả năng
sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) cho rằng khi
ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu trước đó thì ngân hàng phải mất nhiều các
chi phí xử lý nợ có vấn đề như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ
để xử lý nợ và ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới,
giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân
hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của
Aduda and Gitonga (2011), Gizaw và cộng sự (2015), Li and Zou (2014) kết quả
đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROA, ROE) của
ngân hàng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của các ngân hàng. Các ngân hàng cho vay
khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là
sự thiệt hại vô hình mà không thể lường được giá trị. Điều này được khẳng định trong
nghiên cứu của Zribi and Boujelbène (2011), Li (2015).
Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân
hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó liên
23
quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền
kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều
tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở
một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản
ứng dây truyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây
hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Điều này được khẳng định trong
nghiên cứu của (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011).
Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng
và cho nền kinh tế. Các kiến thức và việc sử dụng các phương pháp thích hợp để
giám sát, đo lường, quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng là rất cần
thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại và đối với ngành ngân hàng nói chung.
1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp và
nhóm chỉ tiêu gián tiếp:
Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp
Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín
dụng. Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được.
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản
nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ
này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là
chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này
được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng như
nghiên cứu Aduda and Gitonga (2011), Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Thị
Hoài Phương (2012)...
Tỷ lệ nợ quá hạn x 100
Tổng Dư Nợ quá hạn
Tổng Dư Nợ cho vay
=
24
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách
hàng có dư nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của
ngân hàng là không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của
ngân hàng càng lớn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng tới
rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng như Nguyễn Văn
Tiến (2015), Nguyễn Thị Thu Đông (2012)…
Chỉ tiêu nợ xấu
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ
thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn
của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn.
Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:
Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của
ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro
tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp
nhận được, từ 1-3% là tốt. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đã được một số các nghiên cứu
(Berger and DeYoung (1997), Aduda and Gitonga (2011), Li and Zou (2014)...) sử
dụng để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số
tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phòng
RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ nợ xấu x 100
Tổng Dư Nợ xấu
Tổng Dư Nợ cho vay
=
Tỷ lệ KH có nợ
quá hạn
x 100
Số khách hàng có dư
Nợ quá hạn
Tổng số khách hàng
=
25
Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so
sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5)
với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro
tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao
nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu sử dụng
để đo lường rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này là sự kết hợp của hai cách tính ở trên để tính
rủi ro tín dụng (Daniel và cộng sự (2010), Gizaw và cộng sự (2015)...)
Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ
tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng
tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp
tín dụng trước khi thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi
ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát
triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Tăng trưởng tín dụng “nóng” còn được thể hiện rõ qua chỉ tiêu như:
+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản
Nhiều nghiên cứu trước đây (Thiagarajan và cộng sự (2011), Laeven and
Giovanni (2002)...) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm
+ Tỷ lệ trích lập dự
phòng RRTD
Dự phòng RRTD được
trích lập
Dư Nợ cho vay bình quân
= x 100
+ Hệ số khả năng bù đắp
các khoản cho vay bị mất
Dự phòng RRTD được trích lập
Dư Nợ có khả năng mất vốn
= x 100
26
ẩn rủi ro tín dụng, chỉ có các ngân hàng có tăng trưởng vượt mức tăng trưởng tín
dụng trung bình của từng quốc gia mới có nguy cơ rủi ro tín dụng (Daniel và cộng
sự, 2010).
Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng)
Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức
danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở
các nước đang phát triển (Việt nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng
cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các
ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín
dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý (Nguyễn
Thị Thu Đông, 2012)
Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời
hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.
- Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của từng thành phần kinh tế. Phản
ánh tập trung đầu tư vào khách hàng của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu quá tập
trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng
thấp. Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một
nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có.
Tỷ trọng dư Nợ tín dụng =
Dư nợ tín dụng của từng thành
phần kinh tế
Tổng Dư nợ x 100
Tỷ trọng dư Nợ tín dụng =
Dư nợ tín dụng của từng lĩnh vực
Tổng Dư nợ
x 100
27
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực. Phản ánh danh mục đầu tư
của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực
nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Dư Nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không
quá vốn tự có. Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không
quá 30% vốn tự có. (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề,
lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực
mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.
Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay
của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính. Vì vậy, Chính phủ các nước
thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua
việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này. Để đạt được mục tiêu duy trì
các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập
một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Quan niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là việc chuyển nhượng rủi ro cho các bên khác, tránh
rủi ro, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro và chấp nhận một số hoặc tất cả
các hậu quả của rủi ro (Afriyie and Akotey, 2012). Quản trị rủi ro tín dụng là việc lựa
chọn phương pháp mô hình đánh giá rủi ro phù hợp (Gestel and Baesens, 2008).
Bagchi (2003) cho rằng quản trị rủi ro tín dụng gồm có việc đánh giá rủi ro, đo lường
rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro, kiểm toán rủi ro. Hay Danielsson và cộng sự
(2001) cho rằng kết quả của quản trị rủi ro phụ thuộc vào chính sách quản lý, khuôn
khổ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, giám sát và kiểm soát rủi ro.
Hay Muninarayanappa (2004) cho rằng là không những là sự kết hợp giữa chính sách
và chiến lược tín dụng mà còn phải duy trì mức rủi ro tín dụng phù hợp. Quản trị rủi
ro tín dụng là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát và báo cáo
RRTD nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ RRTD chấp nhận được
(Nguyễn Văn Tiến, 2015)
28
Theo Uỷ ban Basel thì quản trị RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo
lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động
tín dụng một cáchđầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điềuchỉnh theo yếu tố rủi ro
bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được.
Như vậy, theo tác giả Quản trị rủi ro tín dụng là quátrình xây dựng và thực thi
các chiến lược, chính sách quản lý rủiro về việcđánh giárủi ro, đo lườngrủi ro, kiểm
soát rủi ro để nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.1.2. Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là
mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng
thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực
tiếp đến hoạt động tín dụng. Hay Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống
các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và
mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và
liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Đức Tú, 2012).
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro mô hình quản trị rủi ro
tín dụng gồm có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình phân tán.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Điểm căn bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là sự tách sự
tách biệt một cách độc lập giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản
lý rủi ro và khối xử lý nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Sự tách biệt này nhằm mục
tiêu chính là tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín
dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu
rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng.
Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các
quyết định có rủi ro, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khối kinh doanh có trách
nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng.
29
Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận có chức năng quản lý rủi ro của ngân
hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, quy trình
nhận dạng, đo lường, theo dõi kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất mức rủi ro trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý
của khách hàng và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện tín dụng trước
khi giải ngân, thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín
dụng, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo.
Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
Giám đốc
Các phòng khách
hàng và phòng
giao dịch
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Phòng
KH
DN lớn
Phòng
KH DN
vừa và
nhỏ
Phòng
KH
cá nhân
Khối
quản lý
rủi ro
Khối
chính
sách
chế độ
Trụ
sở
chính
Cấp
chi
nhánh
Hầu hết phải trình TSC
Chức năng kinh doanh
30
Mô hình quản trị rủi ro này có ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính
minh bạch và hiệu quả. Bởi với mô hình này: Tránh được tình trạng “vừa đá bóng
vừa thổi còi” của hoạt động tín dụng; Giảm được rủi ro chủ quan từ phía đơn vị
kinh doanh quyết định mang tính cá nhân, cố tình làm sai.
Nâng cao được tính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Theo mô hình này bộ phận kinh doanh giảm công việc xử lý nghiệp vụ do đó họ
dồn thời gian sức lực vào hoạt động kinh doanh nên tăng hiệu quả kinh doanh. Đội
ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt được chuyên nghiệp nên công tác thẩm định,
phê duyệt sẽ trở nên hiệu quả, chính xác và khách quan. Việc đôn đốc thu hồi nợ
của bộ phận chuyên trách sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng.
Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản
lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực nhận diện, đo lường
và giám sát rủi ro tín dụng và là cơ sở thiết lập chính sách quản lý rủi ro toàn ngân hàng.
Mô hình quản lý rủi ro tập trung thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
Nhược điểm:
Thứ nhất, Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi
phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
Thứ hai, Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết
với thực tiễn.
Thứ ba, Với mô hình này quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, do phải qua
nhiều bộ phận, nhiều công đoạn dẫn đến tốn kém thời gian.
Thứ tư, đòi hỏi hệ thống tin phải hiện đại, phải đủ mạnh để xử lý tập trung
hoàn hảo mọi nghiệp vụ.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh
và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng
và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
31
Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có một vị
thế, có tính độc lập rất cao với hội sở như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ.
Ưu điểm của mô hình quản lý phân tán:
Gọn nhẹ nên có thể giảm thiểu được chi phí
Cơ cấu tổ chức đơn giản do đó có thể tinh giảm biên chế tiết kiệm chi phí
Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho
công nghệ
Giám đốc
Các phòng khách
hàng và phòng
giao dịch
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Phòng
KH
DN lớn
Phòng
KH DN
vừa và
nhỏ
Phòng
KH
cá nhân
Khối
quản lý
rủi ro tín
dụng
Trụ
sở
chính
Cấp
chi
nhánh
Vượt thẩm quyền trình TSC
Chức năng kinh doanh và tác nghiệp
Phòng quản lý
rủi ro tín dụng và
nợ có vấn đề
Chức năng QLRR
32
Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán:
Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, do đó chất lượng
thẩm định tín dụng yếu kém, không có đầy đủ thông tin.
Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi
nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
Cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định tín dụng nên không đánh giá
khách quan độc lập, độc lập về tình hình khách hàng.
Do cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian
để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay.
Rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng.
Như vậy, có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng mỗi mô hình có ưu điểm,
nhược điểm. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo
của ủy ban Basel cũng như tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung
về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, các ngân hàng lựa chọn mô hình quản
trị rủi ro cho phù hợp. Ở Việt Nam thì hầu hết các ngân hàng lựa chọn mô hình quản
lý rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này tách bạch hoạt động tín dụng ở chi nhánh và
hội sở. Ở chi nhánh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh/bán hàng/quan hệ khách
hàng còn ở hội sở thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng/thẩm định/phân tích tín
dụng và phê duyệt tín dụng và chức năng tác nghiệp hỗ trợ.
 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD
Trần Thị Việt Thạch (2016), “Tổ chức bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ
chức sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo
những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống
nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn”
Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải tuân
thủ một số điểm cơ bản sau: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp
thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm
rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín
33
dụng; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một
quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản
lý rủi ro tín dụng (Nguyễn Đào Tố, 2008)
Để đạt mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đã lựa chọn thì tổ chức bộ
máy các NHTM thường được thiết lập thành ba tuyến kiểm soát ở tất cả các cấp và
các tuyến kiểm soát này phải độc lập với nhau và được thể hiện dưới sơ đồ sau:
(Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng
Chức năng quản trị của từng tuyến kiểm soát:
Tuyến kiểm soát thứ nhất: Nhận biết RRTD thường xuyên trước, trong và
sau khi quyết định cấp tín dụng; Đánh giá để các RRTD nằm trong phạm vi chiến
lược, chính sách và khẩu vị RRTD.
Tuyến kiểm soát thứ hai: Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản
trị RRTD; Xây dựng khẩu vị RRTD cho cả hệ thống ngân hàng; Kiểm soát sự tuân
thủ các hạn mức RRTD của khối kinh doanh.
Tuyến kiểm soát thứ ba: Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách quy
trình RRTD và khẩu vị RRTD; Kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ
đối với ban điều hành và khối kinh doanh.
34
Theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản
trị rủi ro tín dụng được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
Theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
rủi ro tín dụng bao gồm hai cấp là cấp Hội đồng quản trị, cấp Ban điều hành và
được bảo vệ bởi 3 tuyến kiểm soát.
1.2.1.3. Nội dung chủ yếu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách nhằm giới hạn cấp tín dụng
Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày27/5/2016 quy định tại điều 11, 12,
13 về giới hạn cho vay, hạn chế cấp tín dụng:
Tuyến kiểm soát thứ nhất
Tuyến kiểm soát thứ hai Tuyến
KS
thứ ba
Khối
quản
lý rủi
ro tín
dụng
Khách
hàng
cá
nhân
Khách
hàng
DN
vừa và
nhỏ
Khách
hàng
DN
lớn
Kinh
doanh
vốn và
thị
trường
Các khối kinh doanh
P.đánh
giá xếp
hạng và
phê
duyệt
GHTD
P.kiểm
soát
giải
ngân
P.
đánh
giá xếp
hạng
và phê
duyệt
GHTD
P.
kiểm
soát
giải
ngân
P.
Quản
lý nợ
có
vấn
đề
P.
Kiểm
soát
tuân
thủ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát
Các ủy ban khác
P.TGĐ kinh
doanh
Giám đốc
khối QLRR
Ủy ban QLRR
Tổng giám đốc
Ủy ban ALCO
P.TGĐ thẩm
định và phê
duyệt tín dụng
35
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ
cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá
25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng
không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với đối tượng sau: Tổ chức
kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, thanh tra viên đang
thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng; Cổ đông lớn, cổ đông
sáng lập; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công ty con, công ty liên kết
của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho
khách khách hàng để đầu tư kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con,
công ty liên kết của tổ chức tín dụng để công ty con, công ty liên kết của ngân hàng
thương mại: Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; Cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín
dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất
kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc
trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác; không được cấp tín
dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không
được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng
chính cổ phiếu đó.
Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư,
kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối
36
với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành
lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại
cổ phần.
Như vậy, các ngân hàng luôn phải chủ động chấp nhận rủi ro ở mức nhất
định để đảm bảo mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn an toàn trong hoạt động tín dụng.
Để đạt được mục tiêu này thì các ngân hàng cần phải hướng tới đa dạng hóa tín
dụng nhằm phân tán rủi ro không tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một
nhóm khách hàng. Mức độ tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm
khách hàng thì phải căn cứ vào quy định của NHNN, căn cứ vào năng lực tài chính,
khả năng trả nợ, hiệu quả kinh doanh của từng nhóm khách hàng.
Chính sách thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cho vay, thẩm định tín dụng
tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng.
Khi thẩm định, đối với kết quả phân tích đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài thì
ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập với bên được cấp tín dụng. Đối với
khách hàng mới ngân hàng cần phải thẩm định uy tín của khách hàng, năng lực pháp
lý, khả năng trả nợ, người có liên quan của khách hàng vay. Thông qua việc phân tích
khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng, đảm bảo
mức rủi ro hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí. Đối với tín dụng có bảo đảm tài sản thì
ngân hàng phải đánh giá thẩm định khách hàng hay bên bảo lãnh thứ ba và tài sản bảo
đảm là nguồn trả nợ thứ hai.
Chính sách thẩm định được thực hiện tốt theo đúng quy định của ngân hàng
thì rủi to tín dụng của ngân hàng được giảm bớt.
Phê duyệt quyết định tín dụng
Ban lãnh đạo ngân hàng phải có quy định bằng văn bản cho các cấp từ cao
xuống thấp về quy trình phê duyệt quyết định tín dụng với các nội dung: Quy định
các nhân hay hội đồng có thẩm quyền phê duyệt quyết định tín dụng, mức phán
quyết tín dụng và trường hợp chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt;
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMAloneman Ho
 

What's hot (20)

153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT

Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongquan santos
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...NuioKila
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...NOT
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT (20)

Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
 
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAYLuận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
 
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
 
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...
Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam 675...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAYLuận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
 
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt NamLuận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH häc viÖn tµi chÝnh  LÊ THỊ HẠNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lê Văn Luyện 2. TS. Vũ Quốc Dũng HÀ NỘI - 2017
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực. Tất cả những nội dung tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Thị Hạnh
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Văn Luyện và TS Vũ Quốc Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Học Viện Tài Chính đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Tài chính- ngân hàng, Khoa sau đại học đã hỗ trợ cho tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu, góp ý chỉnh sửa luận án. Xin chân thành cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên ngân hàng nhà nước, ngân hàng Vietcombank, đã có hỗ trợ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu, thông tin và hoàn thành bảng hỏi phục vụ Luận án. Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ Tác giả để hoàn thành Luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Thị Hạnh
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..............................................................vii LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨNBASEL II ..11 1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại................................11 1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ..............11 1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM............................15 1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM....................................16 1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM ........................................19 1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM ...............................................22 1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .....23 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ....................................27 1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ................27 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II...........................................................55 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số ngân hàng trênthế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.........68 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số ngân hàng trên thế giới .............................................................................................68 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam......................................................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................................74
  • 5. iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM...75 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam..........................75 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) ...................................................75 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .............78 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ...........................................................................................80 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ..............................................................................................87 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .87 2.2.2. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.......................................................................................................89 2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .......................................................................................................91 2.2.4. Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói chung theo tiêuchuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... 111 2.2.5. Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II ......................................................................................................... 124 2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng theo tiêu chuẩn BASEL II tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam........ 132 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 132 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 139 2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của Vietcombank.......................................................................... 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 154
  • 6. v CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................................... 155 3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020.................................................... 155 3.1.1. Định hướngvà nhiệm vụ trọngtâm của Vietcombankgiai đoạn2016-2020.... 155 3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank theo Basel II trong giai đoạn 2016 - 2020................................................................... 158 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ....................................................... 162 3.2.1. Tăngcườnghệthốngkiểm tra, kiểmsoát nộibộtrongquảntrịrủirotín dụng ... 162 3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng........................................................ 165 3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định của Hiệp ước Basel II ............................................................................................ 166 3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ........... 171 3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II ................................................................................................... 171 3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ 173 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 175 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 175 3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng ............................................................ 180 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 183 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. vi DANH MỤC VIẾT TẮT AIRB Phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao CBRC Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc CIC Trung tâm thông tin tín dụng EAD Rủi ro vỡ nợ EL Tổn thất dự kiến FIRB Phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản FSA Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản IRB Phương pháp đánh giá nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế PD Xác suất vỡ nợ RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng UL Tổn thất ngoài dự kiến
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH 1. Bảng: Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt ...............................12 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản ..........................................................................80 Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2012 - 2016......................84 Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ các năm 2012 - 2016.......................................86 Bảng 2.4: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2012 -2016............................87 Bảng 2.5: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ ...............................................................88 Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế ..................................................89 Bảng 2.7: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank ......................................................96 Bảng 2.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank.......................................................................................97 Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank .......................................................................97 Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank ..........98 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank tại VCI ..................................................................................................... 101 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân của Vietcombank................................................................................................... 102 Bảng 2.13: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân Vietcombank ..... 103 Bảng 2.14: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN............................ 104 Bảng 2.15: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN............................ 105 Bảng 2.16: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể ....................................................................... 108 Bảng 2.17: Nhận định về thời gian triển khai Basel II tại các NHTM Nhà nước .. 112 Bảng 2.18: Điểm trung bình về phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng ............................................................................................................................ 113 Bảng 2.19: Điểm trung bình về đánh giá về các trụ cột của Basel II....................... 114
  • 9. viii Bảng 2.20: Điểm trung bình về các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II ..... 116 Bảng 2.21: Điểm trung bình về các lợi ích NH nhận được khi thực hiện Basel II 116 Bảng 2.22: Điểm trung bình về các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II.......... 117 Bảng 2.23: Điểm trung bình về tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II... 118 Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II .................................................... 178 2. Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2012 - 2016.......................................81 Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2012 - 2016..................................82 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2012 – 2016...................................82 Biểu đồ 2.4: Tình hÁình dư nợ tín dụng các năm 2012 – 2016 ..................................83 Biểu đồ 2.5. Diễn biến Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD các năm 2012 – 2016............................................................................................88 3. Hình: Hình 1.1: Thành phần của rủi ro......................................................................................12 Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống.............................................13 Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng.................................................................................17 Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung ...................................................29 Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.....................................................31 Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng......................................................33 Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng............................................34 Hình 1.9. Các bước của quy trình quản trị RRTD.........................................................44 Hình 1.10. Nội dung Basel II ...........................................................................................58 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank...................................................................79 Hình 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank .........................90
  • 10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó,việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chủ động phân tích và xây dưng lộ trình tổng thể triển khai Basel II. Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ước trong hoạt động của mình, Vietcombank vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
  • 11. 2 Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nước ngoài và trong nước dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn, luận án... dưới những hướng khác nhau như: *Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng (Das and Ghosh (2007), Zribi and Boujelbène (2011), Funda (2014), Trần Chí Chinh (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)...). Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng tới RRTD (Das and Ghosh, 2007; Funda , 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Ngoài ra nhân tố quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng (Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ 1 năm (Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100, tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng. Hay Zribi and Boujelbène (2011) nghiên cứu trường hợp Tunisia, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng ngân hàng và việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn về vốn làm giảm rủi ro tín dụng. Một nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng sự tụt giảm mạnh của tài sản không sinh lời có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ tới nợ xấu của ngân hàng (Thiagarajan và cộng sự, 2011). Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có ảnh hưởng
  • 12. 3 nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu, ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn. Hướng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng. Các nhân tố ảnh hưởng RRTD được chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới RRTD. Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng. *Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014), Aduda and Gitonga (2011), ...). Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng dư nợ xấu có ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi dư nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dư nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ngược lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra, giám sát thu hồi nợ thì sẽ làm dư nợ xấu tăng. Aduda and Gitonga (2011) ở Kenya chỉ ra tỷ lệ nợ xấu- NPLR có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng. Hay Gizaw và cộng sự (2015) kết quả nghiên cứu chỉ ra nợ xấu (NPLR), tỷ lệ trích lập dự phòng (LLPR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng tích cực tới khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE, ROA). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Sabeza và cộng sự (2015) ở Rwanda khi cho rằng quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Có một sự khác biệt so với nghiên cứu trước trong nghiên cứu của Li and Zou (2014) là quản trị rủi ro tín dụng không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh hưởng không đáng kể với ROE và ROA. Hướng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên các tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu. Mặt khác nữa
  • 13. 4 để quản trị rủi ro hạn chế được những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel phù hợp. *Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Wang (2013), Afande (2014), Jonathan (2012)...). Theo Wang (2013) đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đưa ra chính sách hạn chế rủi ro tín dụng. Bằng việc phân tích chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng ở NHTM Kenya, Afande (2014) đã chỉ ra rằng để hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng có hiệu quả là việc ngân hàng phải thiết lập một chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng, thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới tới các phòng giao dịch tới từng cán bộ tín dụng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng được hướng dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các khách hàng tiềm năng, sử dụng đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của khách hàng vay và sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và ngoài ra các ngân hàng phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel II. Bekhet and Eletter (2014) chỉ ra rằng việc đo lường lượng hóa rủi ro tín dụng là quan trọng với bất kể ngân hàng nào. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát như: chấm điểm tín dụng; yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của người vay…để ước lượng rủi ro tín dụng tránh tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Một nghiên cứu ở Trung Quốc về quản trị rủi ro tín dụng của Li (2015) cho rằng ngân hàng có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010), Nguyễn Đức Tú (2012) đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Dương Ngọc Hào (2015) dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập được từ ba nhóm ngân hàng và đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chí như hoạch định, tổ chức thực
  • 14. 5 hiện, giám sát, điều chỉnh sau giám sát từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các NHTM. Từ việc phân tích nợ xấu và đánh giá quản lý rủi ro ở ngân hàng ANZ và đưa ra khuyến nghị cho NHTM Việt Nam về việc quản lý RRTD (Tô Minh Thông, 2013). Theo hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các số liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khuyến nghị cho các ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đề cập tới việc các ngân hàng có áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng không và việc áp dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng như thế nào. *Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II: Denis và cộng sự (2007) ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II sẽ hiệu quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II rất tốn kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất định và để hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận là tối ưu. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là cần thiết hữu hiệu đối với các ngân hàng (Vasile and Roxana, 2010). Quản trị rủi ro tín dụng ứng dụng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) theo Basel II cho phép các ngân hàng xác định các yêu cầu về vốn theo các mức độ rủi ro, quy định các thành phần rủi ro: xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD) và kỳ hạn hiệu lực (EM). Các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ giảm thiểu được tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng để thực hiện được điều này là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng. Jonathan (2012) với nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trường hợp ngân hàng nông nghiệp ở Ghana, đã chỉ ra rằng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là hiệu quả đối với ngân hàng. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình điểm tín dụng có áp dụng Basel II trong
  • 15. 6 quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Ghana bằng việc sử dụng dữ liệu lịch sử thanh toán, đặc điểm nhân khẩu học và kỹ thuật thống kê. Điều này lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của Fadun (2013) về việc áp dụng Basel II trong việc quản trị rủi ro ở ngân hàng Nigeria khi cho rằng Basel II là công cụ hữu ích cho các ngân hàng nhằm tăng cường và thiết lập các quy chế quản lý vốn, rủi ro và giám sát ngân hàng. Các ngân hàng Nigeria thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II có những hạn chế nhất định, để tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II thì các ngân hàng Nigeria cần phải tăng vốn, tăng cường mức độ cung cấp, dự trữ và kiểm soát nội bộ. Để áp dụng Basel II thì các ngân hàng ở Nigeria cần phải nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, mô hình dữ liệu và mô hình kinh doanh nhưng việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí lớn do đo các ngân hàng cần phải có sự chuẩn bị, cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như Nguyễn Thị Kiều Minh (2015), Phan Thị Linh (2016)... Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Minh (2015) bằng việc phân tích các dữ liệu thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng thương mại cần có áp dụng phương pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro để đạt được tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và cần tăng cường vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm thì gặp không ít những khó khăn và thách thức như chi phí triển khai thực hiện, thông tin dữ liệu (Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015). Việc áp dụng chuẩn mực vốn theo tiêu chuẩn vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Phan Thị Linh (2016) nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các ngân hàng thương mại nhà nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II là bước đi cần thiết và không thể không làm nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên các NHTM Nhà nước triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II đang gặp những khó khăn nhất
  • 16. 7 định như chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng tăng cao. Khác với các nghiên cứu ở trên về phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu thực nghiệm về việc ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai của Nguyễn Quan Luật (2012) đã sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II tại Sacombank Đồng Nai là thanh tra giám sát, nhân lực, thông tin, nội tại ngân hàng, hệ thống và nội dung. Từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hướng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho hệ thống ngân hàng. Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II các ngân hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần thiết nhất định. Các nghiên cứu nhìn chung vẫn chưa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng việc ứng dụng Basel II, tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện, mức độ ứng dụng basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có nghiên cứu nhưng là ở nước ngoài hoặc ở một chi nhánh ngân hàng Việt Nam. Ngoài các nghiên cứu theo các hướng ở trên thì còn có một số nghiên cứu rủi ro tín dụng theo các hướng khác như nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng Vietcombank (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012), quản lý nợ xấu của NHTM Việt Nam (Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012). Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có ưu điểm và hạn chế. Luận án này của tôi nghiên cứu theo hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Bởi theo như tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng
  • 17. 8 nhất, được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. (2) Các nghiên cứu đều khẳng định quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng. (3) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặt khác nữa, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018. (2) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có Vietcombank đang gặp nhiều khó khăn và thách thức như chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử, quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. (3) Chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là Ngân hàng Vietcombank, có thì mới chỉ dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí hoặc bài luận văn. (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II nhưng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng như ngân hàng Vietcombank có điểm khác với ngân hàng trên thế giới như về quy mô vốn, về đặc điểm khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin...do đó không thể áp kết quả nghiên cứu vào Việt Nam. Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” được tác giả lựa chọn nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II. - Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2011-2016, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để đánh giá những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng này, tạo cơ sở cho các đề xuất. - Đưa ra đề xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Vietcombank trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
  • 18. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng Vietcombank. - Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011-2016 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp định lượng, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích. Cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp này được thực hiện trong giai đoạn phát triển bảng hỏi và giai đoạn thảo luận kết quả nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu định tính là thiết kế được bảng hỏi khảo sát để sử dụng cho nghiên cứu định lượng và giúp cho nghiên cứu giải thích kết quả khảo sát sau này được sát thực hơn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn điều tra và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic: Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở ngân hàng Vietcombank. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Làm phong phú thêm sự hiểu biết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần thiết phải đáp ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
  • 19. 10 6.2. Về mặt thực tiễn Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ các báo cáo của ngân hàng Vietcombank với dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát các đối tượng là nhà quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra được những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở Vietcombank là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Basel II, Vietcombank chưa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel II (hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, năng lực giám sát). Các phát hiện của nghiên cứu đưa ra gợi ý cho ngân hàng Vietcombank trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II. 7. Kết cấu của luận án Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được chia thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II
  • 20. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN BASEL II 1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Crouhyi (2001) chỉ ra rằng yếu tố cơ bản của rủi ro là có thể ảnh hưởng đến hành vi tài chính. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến sự không chắc chắn về hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư hàng ngày của ngân hàng. Rose (2002), Kealhofer (2003) đều cho rằng rủi ro là một phần của ngân hàng, và khó có thể tránh được, bởi vì ngân hàng không thể đoán trước được khả năng trả nợ trong tương lai của các khách hàng một cách chính xác. Rủi ro được định nghĩa là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận. Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả kì vọng theo kế hoạch (Bessis, 2002). Hay theo Bohn and Stein (2009) chỉ ra rằng rủi ro là khả năng các giá trị tài sản có thể bị mất đi trong một khoảng thời gian cụ thể. Như vậy, có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. 1.1.1.2. Cácloại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đương đầu với rủi ro. Có nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM.
  • 21. 12 Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính được phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng. Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt như sau: Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động Rủi ro chiến lược Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro quản trị Rủi ro giao dịch Rủi ro nguồn nhân lực Hiệu quả giám sát và cấu trúc quản trị kém Rủi ro danh mục Rủi ro thông tin và công nghệ Rủi ro thanh khoản Rủi ro gian lận Rủi ro thị trường Rủi ro pháp lý và sự tuân thủ Rủi ro danh tiếng Rủi ro lãi suất Rủi ro kinh doanh bên ngoài Rủi ro tỷ giá Rủi ro sự kiện Rủi ro danh mục đầu tư Nguồn: Steinwand (2000) Những loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phải đối mặt gồm có năm loại như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro hệ thống (Altman, 1998) Hình 1.1: Thành phần của rủi ro Nguồn: Altman, 1998 Rủi ro tín dụng Rủi ro thị trường Rủi ro thanh khoản Tổ chức tài chính Rủi ro hệ thốngRủi ro hoạt động
  • 22. 13 Khác với cách phân loại ở trên, theo Angelopoulos and Mourdoukoutas (2001) rủi ro có thể được phân loại thành hai nhóm: rủi ro truyền thống và phi truyền thống rủi ro. Rủi ro truyền thống là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị và pháp lý và rủi ro hoạt động. Rủi ro phi truyền thống là rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro xử lý nợ (liquidation risk), rủi ro về giá, rủi ro danh mục đầu tư và rủi ro tài chính phái sinh. Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống Nguồn: Angelopoulos and Mourdoukoutas, 2001 Rủi ro Rủi ro truyền thống Rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụng Rủi ro chính trị và pháp lý Rủi ro hoạt động Rủi ro phi truyền thống Rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất Rủi ro ngoại hối Rủi ro xử lý nợ Rủi ro về giá Rủi ro danh mục đầu tư Rủi ro tài chính phái sinh
  • 23. 14 Có nhiều loại rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, theo Bessis (2002) các ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro khác.  Rủi ro hối đoái: Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thi nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.  Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng. Lãi suất của ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) thường xuyên biến động với mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng có liên quan chặt chẽ với nhau.  Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.  Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.  Các rủi ro khác: Ngoài các loại rủi ro ở trên thì theo Bessis (2002) thì còn có các loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro lệch hạn, rủi ro tính thanh khoản thị trường, rủi ro hoạt động
  • 24. 15 Như vậy, trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và việc hiểu các thành phần rủi ro cho phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Trong các loại rủi ro các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây là loại rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013). 1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM Rủi ro tín dụng là rủi ro rõ ràng nhất mà các nhà quản lý ngân hàng cần phải giải quyết vì nó được coi là nguyên nhân của phần lớn các thất bại của ngân hàng (Fraser và cộng sự, 2001). Rủi ro tín dụng dẫn đến thất bại của nhiều ngân hàng trên thế giới (Greuning and Bratanovic, 2003). Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và thời hạn (Saunders, 1994). Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (1999) thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. Theo như cách định nghĩa này thì rủi ro tín dụng của ngân hàng là người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Theo Bessis (2002) khái niệm rủi ro tín dụng là rủi ro đối tác vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Greuningand Bratanovic (2003) rủi rotíndụngđược địnhnghĩa là cơ hội mà một con nợ hoặc một tổ chức phát hành công cụ tài chính sẽ không có khả năng trả lãi và /hoặc trảnợ gốc theo các điềukhoảnđãcam kết khi phát hành. Nó có nghĩa là thanh toán nợ có thể được trì hoãn hoặc cuối cùng không trả được, nó có thể gây ra vấn đề về dòng tiền mặt và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khu vực quan trọng nhất trong quản lý rủi ro.
  • 25. 16 Hay theo Duffie và Singleton (2003) định nghĩa rủi ro tín dụng là xác suất vỡ nợ hoặc giảm giá trị trên thị trường gây ra bởi sự giảm chất lượng tín dụng của tổ chức cho vay hoặc đối tác. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 21/01/2013 “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng và theo tác giả Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khoản lỗ tiềm tàng xảy ra khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ về số lượng và thời gian theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo nhà kinh tế học Bessis (2002), rủi ro tín dụng được cấu thành bởi các thành phần như thể hiện ở hình 1.3 dưới đây: * Rủi ro vỡ nợ Rủi ro vỡ nợ là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. Vỡ nợ gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đối với khoản tiền được cho vay. Vỡ nợ có thể do chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy tín đáng kể của người vay hay do phá sản. * Rủi ro giảm uy tín Rủi ro giảm uy tín là rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay là người phát hành trái phiếu, hay cổ phiếu bị giảm uy tín. Điều này người đi vay chưa chắc đã vỡ nợ nhưng nguy cơ cao vỡ nợ. Sự sụt giảm uy tín sẽ gây ra thay đổi giá trị thị trường và có thể gây ra lỗ. Vì vậy, điều này là nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ và tăng rủi ro vỡ nợ
  • 26. 17 Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng Nguồn: Joel Bessis (2002) * Rủi ro nguy cơ Nguy cơ là độ lớn của lượng tiền có thể gặp rủi ro. Đối với khoản vay đó là số tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro nguy cơ bắt nguồn từ những nguy cơ tương lai - lượng tiền nợ - có nhiều bất trắc. Rủi ro này xảy ra khi người đi vay có sự thương lượng với ngân hàng về số tiền vay, thời gian vay và ngân hàng chấp nhận cho vay hết hạn mức trong một khoảng thời gian nhất định. * Rủi ro đối tác Rủi ro đối tác là loại hình rủi ro tín dụng liên quan tới công cụ phái sinh (hợp đồng hoán đổi). Rủi ro phái sinh xảy ra khi lãi suất thị trường biến động, rủi ro thua lỗ từ người này sang người kia tùy thuộc vào biến động thị trường. Hơn nữa, giá trị NHỮNG CƠ SỞ ĐỘC LẬP Rủi ro vỡ nợ Rủi ro giảm uy tín Rủi ro nguy cơ Rủi ro đối tác Rủi ro hồi phục Rủi ro tương quan hoặc tập trung DANH MỤC ĐẦU TƯ Rủi ro chênh lệch Rủi ro quốc gia Rủi ro tín dụng Những cơ sở độc lập Rủi ro tín dụng Danh mục đầu tư
  • 27. 18 hợp đồng hoán đổi là không chắc chắn vì nó dao động theo thị trường. Rủi ro đối tác là rủi ro hai chiều cộng với bất trắc nguy cơ do biến động thị trường. * Rủi ro hồi phục Rủi ro hồi phục là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Do đó rủi ro phục hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của người đi vay. Về mặt kinh tế, sự phục hồi không được biết trước nó phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh tế của người đi vay, món nào ưu tiên được trả nợ trước. * Rủi ro tương quan và tập trung Rủi ro tương quan là rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho nhiều khách hàng vay vốn với lượng vốn nhỏ nhưng nếu các khách hàng cùng vỡ nợ thì cũng gây ra thua lỗ lớn cho ngân hàng. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung vốn lớn cho một vài khách hàng có uy tín tốt nhưng nếu khách hàng không trả được nợ thì gây ra thua lỗ lớn cho ngân hàng mặc dù xác suất là thập. Cả rủi ro tương quan và tập trung thì đều tạo ra khoản thua lỗ lớn cho ngân hàng. * Rủi ro chênh lệch: Rủi ro chênh lệch là loại rủi ro tín dụng, áp dụng với các công cụ vốn thị trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuận rủi ro cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro. Chênh lệch tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan tới việc bất trắc trong trả nợ trái phiếu. Chênh lệch tín dụng đền bù cho rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư gặp phải. * Rủi ro quốc gia Đây là rủi ro về cuộc khủng hoảng quốc gia, rủi ro quốc gia phát hành trái phiếu vỡ nợ. Những khoản nợ này trở thành tái cấu trúc khoản nợ, gây ra những bất trắc về thời gian trả nợ. Trong nhiều trường hợp rủi ro quốc gia còn có nghĩa là rủi ro chuyển khoản- việc không chuyển tiền từ quốc gia đó nữa và điều này sẽ gây rủi ro cho tất cả các doanh nghiệp của quốc gia đó bất kể xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp đó ra sao.
  • 28. 19 1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM Các nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng đã được một số nghiên cứu khẳng định như chính sách kiểm soát, quản lý yếu kém, cho vay ồ ạt, năng lực thể chế hạn chế, chính sách tín dụng không phù hợp, lãi suất biến động, tình trạng lỏng lẻo trong việc đánh giá tín dụng, đánh giá nợ xấu, ngân hàng nhà nước giám sát không chặt chẽ...(Saunders and Allen, 2002; Qian and Strahan, 2007; Nijskens and Wagner, 2011; Wang, 2013...). Tổng quan cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân thuộc về bên trong và bên ngoài ngân hàng. Nguyên nhân từ bên ngoài Rủi ro tín dụng thường được cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn gốc từ các góc độ vĩ mô. Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính lớn như sự thay đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát.. nó gây ra sự bất lực của những người tham gia thị trường tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nới rộng tín dụng (Fukuda, 2012; Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011). Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay. Cụ thể: Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Khi mà nền kinh tế biến động như lạm phát, thất nghiệp...thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời như là chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển. Đây là những chính sách chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại. Các chính sách vĩ mô này có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Funda (2014) cho rằng các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý: Wang (2013) cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ sự chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, từ sự yếu kém trong kinh doanh từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng ngân hàng.
  • 29. 20 Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, người phải trả tiền không trả được nó kéo theo những người khác bị vỡ nợ không trả được ngân hàng. Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình (Wang, 2013) Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất. Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro cho vay của ngân hàng (Wang, 2013) Sự yếu kém của người vay trong hoạt động kinh doanh, hành vi đạo đức của người vay (lừa đảo, vi phạm pháp luật, ..) cũng gây ra những tổn thất cho ngân hàng và nếu ngân hàng phát hiện sớm thì rủi ro sẽ được ngăn chặn. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Wang (2013) khi cho rằng sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng (sự yếu kém về tổ chức hoạt động kinh doanh) dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng và ngân hàng bị rủi ro tín dụng. Tất cả những nguyên nhân trên nếu không được dự báo và có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều
  • 30. 21 kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn. Điều này được thể hiện là khi mà một người phải trả tiền do ảnh hưởng bởi yếu tố trên không trả được dẫn đến những người khác liên quan cũng không trả được. Điều này lan rộng ra khắp thị trường, nó dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ nợ (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011). Nguyên nhân từ bên trong ngân hàng Ngoài ra, rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ của ngân hàng. Một trong những nguyên nhân nội bộ của ngân hàng là thuộc về đạo đức, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm, có trình độ năng lực yếu, đạo đức yếu kém dẫn tới cho vay với những doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn có hoạt động yếu kém với những hồ sơ tín dụng có vấn đề (Wang, 2013). Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) khi cho rằng nợ xấu gia tăng là do sự yếu kém trong quy trình thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến việc ngân hàng lựa chọn sai khách hàng cho vay (khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn). Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn xảy ra do nhân viên ngân hàng năng lực chuyên môn, hay do đạo đức yếu kém trong bảo đảm tiền vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, các quy định trong cho vay, thẩm định kiểm tra tín dụng chưa phù hợp thiếu chặt chẽ, sự kiểm soát trong các hoạt động cho vay, các khâu trong quá trình cho vay chưa chặt chẽ, việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn vốn hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Theo Berger and DeYoung (1997) còn cho rằng do ngân hàng dành ít nguồn lực cho quá trình thẩm định và giám sát khoản vay điều đó sẽ làm tăng hiệu quả chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đánh đổi mức rủi ro nợ xấu cao trong tương lai. Ngân hàng có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng (Li, 2015). Hay Das and Ghosh (2007) cho rằng nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng là do các ngân hàng chưa tuân thủ quy định bảo đảm an toàn vốn.
  • 31. 22 Như vậy, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cho các ngân hàng gồm có nguyên nhân từ phía bên ngoài và bên trong ngân hàng. Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của mình tránh những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng. 1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM Rủi ro tíndụng được một số nghiêncứucho rằng nó là nguyên nhân chínhdẫn tới sự phá sản của các ngân hàng (Altman and Sanders, 1998; Zribi and Boujelbène, 2011). Rủi ro tín dụng là rủi ro tài chính lâu đời nhất và quan trọng nhất, là nguyên nhân dẫn đếnkhủng hoảng tài chính (Altman and Sanders, 1998). Rủi ro tíndụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng như làm tăng chi phí giảm lợi nhuận, làm giảm uy tín của ngân hàng (Berger and DeYoung, 1997); Aduda and Gitonga, 2011, Li and Zou, 2014; Gizaw và cộng sự, 2015; Sabeza và cộng sự, 2015). Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) cho rằng khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu trước đó thì ngân hàng phải mất nhiều các chi phí xử lý nợ có vấn đề như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ để xử lý nợ và ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới, giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của Aduda and Gitonga (2011), Gizaw và cộng sự (2015), Li and Zou (2014) kết quả đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROA, ROE) của ngân hàng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của các ngân hàng. Các ngân hàng cho vay khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là sự thiệt hại vô hình mà không thể lường được giá trị. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Zribi and Boujelbène (2011), Li (2015). Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó liên
  • 32. 23 quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản ứng dây truyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011). Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế. Các kiến thức và việc sử dụng các phương pháp thích hợp để giám sát, đo lường, quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại và đối với ngành ngân hàng nói chung. 1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp và nhóm chỉ tiêu gián tiếp: Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng như nghiên cứu Aduda and Gitonga (2011), Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Thị Hoài Phương (2012)... Tỷ lệ nợ quá hạn x 100 Tổng Dư Nợ quá hạn Tổng Dư Nợ cho vay =
  • 33. 24 Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng có dư nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng như Nguyễn Văn Tiến (2015), Nguyễn Thị Thu Đông (2012)… Chỉ tiêu nợ xấu Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn. Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu: Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1-3% là tốt. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đã được một số các nghiên cứu (Berger and DeYoung (1997), Aduda and Gitonga (2011), Li and Zou (2014)...) sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ nợ xấu x 100 Tổng Dư Nợ xấu Tổng Dư Nợ cho vay = Tỷ lệ KH có nợ quá hạn x 100 Số khách hàng có dư Nợ quá hạn Tổng số khách hàng =
  • 34. 25 Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này là sự kết hợp của hai cách tính ở trên để tính rủi ro tín dụng (Daniel và cộng sự (2010), Gizaw và cộng sự (2015)...) Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp tín dụng trước khi thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Tăng trưởng tín dụng “nóng” còn được thể hiện rõ qua chỉ tiêu như: + Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản Nhiều nghiên cứu trước đây (Thiagarajan và cộng sự (2011), Laeven and Giovanni (2002)...) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm + Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Dự phòng RRTD được trích lập Dư Nợ cho vay bình quân = x 100 + Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất Dự phòng RRTD được trích lập Dư Nợ có khả năng mất vốn = x 100
  • 35. 26 ẩn rủi ro tín dụng, chỉ có các ngân hàng có tăng trưởng vượt mức tăng trưởng tín dụng trung bình của từng quốc gia mới có nguy cơ rủi ro tín dụng (Daniel và cộng sự, 2010). Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng) Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở các nước đang phát triển (Việt nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012) Cơ cấu tín dụng Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo. - Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của từng thành phần kinh tế. Phản ánh tập trung đầu tư vào khách hàng của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu quá tập trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp. Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có. Tỷ trọng dư Nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng của từng thành phần kinh tế Tổng Dư nợ x 100 Tỷ trọng dư Nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng của từng lĩnh vực Tổng Dư nợ x 100
  • 36. 27 Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực. Phản ánh danh mục đầu tư của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Dư Nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không quá vốn tự có. Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không quá 30% vốn tự có. (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính. Vì vậy, Chính phủ các nước thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này. Để đạt được mục tiêu duy trì các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Quan niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là việc chuyển nhượng rủi ro cho các bên khác, tránh rủi ro, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro và chấp nhận một số hoặc tất cả các hậu quả của rủi ro (Afriyie and Akotey, 2012). Quản trị rủi ro tín dụng là việc lựa chọn phương pháp mô hình đánh giá rủi ro phù hợp (Gestel and Baesens, 2008). Bagchi (2003) cho rằng quản trị rủi ro tín dụng gồm có việc đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro, kiểm toán rủi ro. Hay Danielsson và cộng sự (2001) cho rằng kết quả của quản trị rủi ro phụ thuộc vào chính sách quản lý, khuôn khổ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, giám sát và kiểm soát rủi ro. Hay Muninarayanappa (2004) cho rằng là không những là sự kết hợp giữa chính sách và chiến lược tín dụng mà còn phải duy trì mức rủi ro tín dụng phù hợp. Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát và báo cáo RRTD nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ RRTD chấp nhận được (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
  • 37. 28 Theo Uỷ ban Basel thì quản trị RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cáchđầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điềuchỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được. Như vậy, theo tác giả Quản trị rủi ro tín dụng là quátrình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý rủiro về việcđánh giárủi ro, đo lườngrủi ro, kiểm soát rủi ro để nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. 1.2.1.2. Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Hay Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Đức Tú, 2012). Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro mô hình quản trị rủi ro tín dụng gồm có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình phân tán. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Điểm căn bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là sự tách sự tách biệt một cách độc lập giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro và khối xử lý nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Sự tách biệt này nhằm mục tiêu chính là tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng. Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng.
  • 38. 29 Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận có chức năng quản lý rủi ro của ngân hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của khách hàng và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện tín dụng trước khi giải ngân, thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo. Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015 Giám đốc Các phòng khách hàng và phòng giao dịch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng KH DN lớn Phòng KH DN vừa và nhỏ Phòng KH cá nhân Khối quản lý rủi ro Khối chính sách chế độ Trụ sở chính Cấp chi nhánh Hầu hết phải trình TSC Chức năng kinh doanh
  • 39. 30 Mô hình quản trị rủi ro này có ưu điểm và hạn chế: Ưu điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung: Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Bởi với mô hình này: Tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” của hoạt động tín dụng; Giảm được rủi ro chủ quan từ phía đơn vị kinh doanh quyết định mang tính cá nhân, cố tình làm sai. Nâng cao được tính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Theo mô hình này bộ phận kinh doanh giảm công việc xử lý nghiệp vụ do đó họ dồn thời gian sức lực vào hoạt động kinh doanh nên tăng hiệu quả kinh doanh. Đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt được chuyên nghiệp nên công tác thẩm định, phê duyệt sẽ trở nên hiệu quả, chính xác và khách quan. Việc đôn đốc thu hồi nợ của bộ phận chuyên trách sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro tín dụng và là cơ sở thiết lập chính sách quản lý rủi ro toàn ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tập trung thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. Nhược điểm: Thứ nhất, Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thứ hai, Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. Thứ ba, Với mô hình này quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, do phải qua nhiều bộ phận, nhiều công đoạn dẫn đến tốn kém thời gian. Thứ tư, đòi hỏi hệ thống tin phải hiện đại, phải đủ mạnh để xử lý tập trung hoàn hảo mọi nghiệp vụ. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
  • 40. 31 Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015 Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có một vị thế, có tính độc lập rất cao với hội sở như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ. Ưu điểm của mô hình quản lý phân tán: Gọn nhẹ nên có thể giảm thiểu được chi phí Cơ cấu tổ chức đơn giản do đó có thể tinh giảm biên chế tiết kiệm chi phí Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho công nghệ Giám đốc Các phòng khách hàng và phòng giao dịch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng KH DN lớn Phòng KH DN vừa và nhỏ Phòng KH cá nhân Khối quản lý rủi ro tín dụng Trụ sở chính Cấp chi nhánh Vượt thẩm quyền trình TSC Chức năng kinh doanh và tác nghiệp Phòng quản lý rủi ro tín dụng và nợ có vấn đề Chức năng QLRR
  • 41. 32 Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, do đó chất lượng thẩm định tín dụng yếu kém, không có đầy đủ thông tin. Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định tín dụng nên không đánh giá khách quan độc lập, độc lập về tình hình khách hàng. Do cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng. Như vậy, có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng mỗi mô hình có ưu điểm, nhược điểm. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel cũng như tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, các ngân hàng lựa chọn mô hình quản trị rủi ro cho phù hợp. Ở Việt Nam thì hầu hết các ngân hàng lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này tách bạch hoạt động tín dụng ở chi nhánh và hội sở. Ở chi nhánh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh/bán hàng/quan hệ khách hàng còn ở hội sở thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng/thẩm định/phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng và chức năng tác nghiệp hỗ trợ.  Tổ chức bộ máy quản trị RRTD Trần Thị Việt Thạch (2016), “Tổ chức bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn” Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải tuân thủ một số điểm cơ bản sau: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín
  • 42. 33 dụng; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng (Nguyễn Đào Tố, 2008) Để đạt mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đã lựa chọn thì tổ chức bộ máy các NHTM thường được thiết lập thành ba tuyến kiểm soát ở tất cả các cấp và các tuyến kiểm soát này phải độc lập với nhau và được thể hiện dưới sơ đồ sau: (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng Chức năng quản trị của từng tuyến kiểm soát: Tuyến kiểm soát thứ nhất: Nhận biết RRTD thường xuyên trước, trong và sau khi quyết định cấp tín dụng; Đánh giá để các RRTD nằm trong phạm vi chiến lược, chính sách và khẩu vị RRTD. Tuyến kiểm soát thứ hai: Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản trị RRTD; Xây dựng khẩu vị RRTD cho cả hệ thống ngân hàng; Kiểm soát sự tuân thủ các hạn mức RRTD của khối kinh doanh. Tuyến kiểm soát thứ ba: Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách quy trình RRTD và khẩu vị RRTD; Kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ đối với ban điều hành và khối kinh doanh.
  • 43. 34 Theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện dưới sơ đồ sau: Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015 Theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng bao gồm hai cấp là cấp Hội đồng quản trị, cấp Ban điều hành và được bảo vệ bởi 3 tuyến kiểm soát. 1.2.1.3. Nội dung chủ yếu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng Chính sách nhằm giới hạn cấp tín dụng Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày27/5/2016 quy định tại điều 11, 12, 13 về giới hạn cho vay, hạn chế cấp tín dụng: Tuyến kiểm soát thứ nhất Tuyến kiểm soát thứ hai Tuyến KS thứ ba Khối quản lý rủi ro tín dụng Khách hàng cá nhân Khách hàng DN vừa và nhỏ Khách hàng DN lớn Kinh doanh vốn và thị trường Các khối kinh doanh P.đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD P.kiểm soát giải ngân P. đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD P. kiểm soát giải ngân P. Quản lý nợ có vấn đề P. Kiểm soát tuân thủ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Các ủy ban khác P.TGĐ kinh doanh Giám đốc khối QLRR Ủy ban QLRR Tổng giám đốc Ủy ban ALCO P.TGĐ thẩm định và phê duyệt tín dụng
  • 44. 35 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, thanh tra viên đang thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách khách hàng để đầu tư kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng để công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại: Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; Cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác; không được cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối
  • 45. 36 với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần. Như vậy, các ngân hàng luôn phải chủ động chấp nhận rủi ro ở mức nhất định để đảm bảo mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn an toàn trong hoạt động tín dụng. Để đạt được mục tiêu này thì các ngân hàng cần phải hướng tới đa dạng hóa tín dụng nhằm phân tán rủi ro không tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng. Mức độ tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng thì phải căn cứ vào quy định của NHNN, căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng trả nợ, hiệu quả kinh doanh của từng nhóm khách hàng. Chính sách thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cho vay, thẩm định tín dụng tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng. Khi thẩm định, đối với kết quả phân tích đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài thì ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập với bên được cấp tín dụng. Đối với khách hàng mới ngân hàng cần phải thẩm định uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý, khả năng trả nợ, người có liên quan của khách hàng vay. Thông qua việc phân tích khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng, đảm bảo mức rủi ro hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí. Đối với tín dụng có bảo đảm tài sản thì ngân hàng phải đánh giá thẩm định khách hàng hay bên bảo lãnh thứ ba và tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai. Chính sách thẩm định được thực hiện tốt theo đúng quy định của ngân hàng thì rủi to tín dụng của ngân hàng được giảm bớt. Phê duyệt quyết định tín dụng Ban lãnh đạo ngân hàng phải có quy định bằng văn bản cho các cấp từ cao xuống thấp về quy trình phê duyệt quyết định tín dụng với các nội dung: Quy định các nhân hay hội đồng có thẩm quyền phê duyệt quyết định tín dụng, mức phán quyết tín dụng và trường hợp chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt;