SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
HOÀNG TƯ NGHĨA
KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
ơ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
HOÀNG TƯ NGHĨA
KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH
ơ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Hoàng Tư Nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, lãnh
đạo các phòng chức năng, bộ môn và toàn thể giảng viên Trường Đại học Y-
Dược, Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập khóa học Cao học, chuyên ngành Y học dự phòng
tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám hiệu trường
Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khích lệ
kịp thời để tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trung tâm y tế huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên - nơi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho
nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Quang Mạnh -
người thầy - nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng
khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Hoàng Tư Nghĩa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT Cán bộ y tế
CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân
KCB Khám chữa bệnh
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản
PN Phụ nữ
SDD Suy dinh dưỡng
SKSS Sức khỏe sinh sản
TCCB Tổ chức cán bộ
TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
UV Uốn ván
YTTB Y tế thôn bản
PNCT Phụ nữ có thai
TYT Trạm y tế
TTYT Trung tâm y tế
CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân
BVSKND Bảo vệ sức khỏe nhân dân
SKND Sức khỏe nhân dân
PVS Phỏng vấn sâu
TLN Thảo luận nhóm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................................................................................................3
1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay.....................................................................................................3
1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản...............................................................................................3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản..........................................................................7
1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay........................................8
1.2.1. Khái niệm xã hội hoá.................................................................................................................................................................................8
1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản.......................9
1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản....................................... 12
1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản........................................................ 15
1.4.1. Kiến thức....................................................................................................................................................................................................................... 15
1.4.2. Thái độ............................................................................................................................................................................................................................... 18
1.4.3. Kỹ năng............................................................................................................................................................................................................................ 19
1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế thôn bản.......... 21
1.5.1. Các yếu tố thuộc Y tế thôn bản........................................................................................................................................... 21
1.5.2. Các yếu tố thuộc đối tượng được tư vấn............................................................................................................ 28
1.5.3. Các yếu tố khác.................................................................................................................................................................................................28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHA
́ P NGHIÊN CƯ
́ U............................................................. 31
2.1. Đối tượng nghiên cứ u.................................................................................................................................................................................. 31
2.2. Đi ̣
a điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứ u..................................................................................... 31
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................................................................................................... 31
2.4.1. Cỡ mẫu.............................................................................................................................................................................................................................. 31
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................................................................................................... 33
2.5. Định nghĩa biến số............................................................................................................................................................................................. 33
2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá............................................................................................ 34
2.6.1. Công cụ............................................................................................................................................................................................................................ 34
2.6.2. Đo lường, đánh giá..................................................................................................................................................................................... 35
2.7. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................................................................................ 35
2.8. Cách khống chế sai số................................................................................................................................................................................. 36
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................................................................... 37
2.9.1. Xử lý số liệu............................................................................................................................................................................................................ 37
2.9.2. Phân tích số liệu............................................................................................................................................................................................... 37
2.10. Khía cạnh đa ̣o đứ c trong nghiên cứ u.......................................................................................................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................................................... 38
3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣n Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên năm 2016.......................................................................................................................................................... 38
3.2. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản tại huyê ̣n
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016..................................................................................................................... 40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên
Y tế thôn bản............................................................................................................................................................................................................... 50
Chương 4. BÀN LUẬN............................................................................................................................................................................................... 61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 61
4.2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế
thôn bản bản................................................................................................................................................................................................................. 63
4.2.1. Kiến thức....................................................................................................................................................................................................................... 63
4.2.2. Thái độ............................................................................................................................................................................................................................... 64
4.2.3. Kỹ năng............................................................................................................................................................................................................................ 65
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên
Y tế thôn bản............................................................................................................................................................................................................... 67
4.4. Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu............................................................................................ 71
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................................................................................... 72
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................................................................................................................
DANH SÁCH NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN .............................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330)................................................... 38
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng (n=330)............................................................................................. 39
Bảng 3.3. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về trình tự các bước tư
vấn sức khỏe (n=330)................................................................................................................................................................ 40
Bảng 3.4. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về mục đích của các
bước tư vấn sức khỏe (n=330)..................................................................................................................................41
Bảng 3.5. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em.................................................................................................................................................................... 44
Bảng 3.6. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới vệ sinh môi
trường và sử dụng nước........................................................................................................................................................... 45
Bảng 3.7. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới tư vấn sử dụng
thuốc nam, phòng chống HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình....................... 46
Bảng 3.8. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được mối quan hệ.................. 47
Bảng 3.9. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để thu thập được thông tin.................. 48
Bảng 3.10. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được thỏa thuận............. 49
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi, giới và trình độ học vấn với kỹ năng
tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản............................................................................... 50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thâm niên công tác, thời gian đào tạo và
công tác kiêm nhiệm với kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân
viên y tế thôn bản.............................................................................................................................................................................. 52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với kỹ năng tư vấn
sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản....................................................................................................... 54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP
Biều đồ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản............................................................................................. 43
Biểu đồ 3. 2: Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.3: Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản................................... 49
Hộp
Hộp 3.1. Các ý kiến liên quan đến tuổi, giới tính, trình độ học vấn ảnh
hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản.......... 51
Hộp 3.2. Các ý kiến liên quan đến thâm niên công tác, thời gian đào tạo và
công tác kiêm nhiệm ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn của Nhân
viên y tế thôn bản............................................................................................................................................................................... 53
Hộp 3.3. Các ý kiến liên quan đến kiến thức và thái độ ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 55
Hộp 3.4. Các ý kiến liên quan đến ngôn ngữ, giao tiếp ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 56
Hộp 3.5. Các ý kiến liên quan đến phong tục tập quán ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 57
Hộp 3.6. Các ý kiến liên quan đến phụ cấp ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn
sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản....................................................................................................... 58
Hộp 3.7. Các ý kiến liên quan đến phương tiện hỗ trợ ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 59
Hộp 3.8. Các ý kiến liên quan đến công tác giám sát ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 60
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò
quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). Nhân
viên y tế thôn bản là những người gần dân nhất. Họ sống ngay tại thôn,
nắm chắc được tình hình đời sống và bệnh tật ở mỗi gia đình. YTTB là tai
mắt, là cánh tay, là đôi chân của Trạm y tế (TYT) xã trong các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy YTTB có ý nghĩa quan
trọng và rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ (CSSK) tại cộng đồng,
nhất là khu vực nông thôn.
Thấy vai trò quan trọng của YTTB trong công tác CSSKBĐ tại cộng
đồng, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết
định về tăng cường và củng cố mạng lưới Y tế cơ sở trong đó có YTTB.
Một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với YTTB là Thông tư
số 39/ 2010/ TT- BYT ngày 10/ 9/ 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế qui định rõ
nhiệm vụ của Y tế thôn bản [34]. Thông tư đó đã giúp cho YTTB hiểu rõ
chức năng nhiệm vụ của họ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, là tiêu chí phấn đấu để họ hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
Tư vấn sức khỏe là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của
YTTB [8]. Tuy nhiên, kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB, đặc biệt là
YTTB ở vùng sâu vùng xa còn yếu kém. Kết quả nghiên cứu của La Đăng
Tái (2011) tại huyện Na Hang, Tuyên Quang cho thấy có trên 80% YTTB
thực hiện kỹ năng tư vấn sức khỏe chưa đạt [31]. Một nghiên cứu khác của
tác giả Giang Lộc Vinh (2011) tại huyện Yên Minh, Hà Giang cho thấy tất
cả (100%) YTTB hiểu biết về các vấn sức khỏe ở mức yếu kém [40]. Bên
cạnh đó, vấn đề khó khăn trong việc di chuyển, bất đồng ngôn ngữ, phong
tục tập quán lạc hậu, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế... Đây là
2
những yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của YTTB ở vùng sâu
vùng xa.
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên là huyện miền núi vùng sâu vùng xa, nơi
có 20 xã được Chính phủ phê duyệt xã đặc biệt khó khăn [28]. Nơi đây,
người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, giao thông đi
lại khó khăn, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập. Những
hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TT-GDSK cho người
dân nơi đây. Trong đó, có hoạt động tư vấn sức khỏe của YTTB.
 Để có cơ sở xây dựng giải pháp cải thiện năng lực cho YTTB ở 20
xã đặc biệt khó khăn nơi đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của
Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay
1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản
Hệ thống tổ chức y tế ở nước ta được chia thành 4 tuyến: Tuyến Trung
ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Mạng lưới y tế cơ sở được xác
định bao gồm y tế tuyến huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và y tế
tuyến xã (phường, thị trấn) trong đó có y tế thôn, bản [20].
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở đã được khôi phục và bước
đầu hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai
đoạn mới đã được thể hiện rõ trong nghị quyết số 35/2001/QĐ-TTg ngày
19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 “Phấn đấu để mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng
đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc, nâng
cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Củng cố và hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở” trong đó yếu tố nhân lực y tế có vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân [13].
Từ chỗ xác định sức khỏe là vốn quí của mỗi con người, mỗi dân tộc và
Quốc gia ở tất cả các nước trên thế giới có hệ thống chính trị khác nhau. Ở
nước ta từ khi Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, chất lượng cuộc sống và sự phát
4
triển của giống nòi. Không những Việt Nam mà các nước trên thế giới vấn đề
sức khỏe, chất lượng cuộc sống luôn được chú ý và quan tâm. Tuyên ngôn
Alma Ata 1978 của Tổ chức y tế thế giới [56] về Chăm sóc sức khỏe ban đầu
có nêu 8 nội dung chủ yếu được thông qua đó là: Giáo dục sức khỏe; Dinh
dưỡng và vệ sinh thực phẩm; Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình; Tiêm chủng phòng bệnh cho
trẻ em; Phòng chống các bệnh lưu hành ở địa phương; Chữa bệnh tại nhà và
xử trí các vết thương thông thường và Đảm bảo thuốc thiết yếu đặc biệt để
phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Nước ta bổ sung thêm 2 nội dung là: Quản
lý sức khỏe và củng cố mạng lưới y tế cơ sở [20], [6].
Mười nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu nêu trên đều thực hiện qua
mạng lưới y tế cơ sở mà Nhân viên y tế thôn bản đóng vai trò rất quan trọng.
Trải qua hơn nửa thế kỷ qua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
Đảng ta luôn lấy phòng bệnh là chủ động là trọng tâm chính phòng bệnh hơn
chữa bệnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chúng ta
xây dựng một mạng lưới y tế rộng khắp đi kèm một loạt chính sách lớn nhằm
thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như: Quyết định 15/CP
ngày 14/1/1975 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) và các
văn bản tiếp theo đã xác định, y tế cơ sở có một vị trí chiến lược trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vì y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất, giải
quyết gần 80% khối lượng công việc phục vụ y tế tại chỗ. Quyết định 58/TTg
ngày 3/2/1994 và quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
4/5/1995 quy định một số vấn đề về tổ chức y tế cơ sở. Quyết định 122/QĐ -
TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. Quyết
định 147/2000/QĐ - TTg và Chương trình hành động Quốc gia trẻ em Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2010 (QĐ 23/2001/ QĐ - TTg) đều là nội dung Chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở thực hiện các dịch vụ
5
chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng và thực hiện sức khỏe cho mọi
người, tiến tới thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh [6],[12], [7].
Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại cộng đồng có chất lượng hiệu quả, là hướng đi đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
làm cho mọi người dân đều có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ y tế,
nhất là vùng sâu vùng xa.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo ngày càng xa, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
cũng còn nhiều khác nhau. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối
với vùng sâu, vùng xa, trong ngành y tế có thuốc ở các xã có chương trình
135 đã giải quyết một phần khó khăn về thuốc chữa bệnh cho nhân dân tại địa
phương. Đất nước đang chuyển tiếp theo công nghiệp hoá và hiện đại hoá,
phương tiện giao thông hiện đại giao lưu quốc tế thuận lợi, tạo điều kiện
thuận lợi cho một số bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch bệnh lớn. Do vậy
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm dịch bệnh ở y tế cơ sở là
rất cần thiết, cho cả khu vực thành thị và nông thôn, tại thành thị nơi tập trung
đông người đi lại thuận tiện, việc phát hiện dịch bệnh sớm, dập tắt dịch bệnh
kịp thời là rất cần thiết, vì chi phí cho khám chữa bệnh thấp, mà người đầu
tiên phát hiện là y tế cơ sở, đặc biệt là y tế thôn bản.
Quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Y tế thôn bản cho ta
thấy: Trong thời kỳ bao cấp, đội ngũ "Vệ sinh viên thôn, đội" gắn liền với hợp
tác xã và đội sản xuất nông nghiệp. Chế độ đãi ngộ của người CBYT được đảm
bảo, cán bộ trạm y tế được hưởng sinh hoạt phí tính bằng thóc tương đương với
cán bộ chủ chốt của xã, hợp tác xã. Cán bộ y tế đội sản xuất cũng được hưởng
sinh hoạt phí tương đương với đội trưởng sản xuất. Giai đoạn này hoạt động
YTTB có nề nếp, góp phần CSSKND. Từ sau khoán 10, nhất là chuyển đổi cơ
chế quản lý trong nông nghiệp, ruộng đất khoán tới hộ gia đình và người nông
6
dân, ai cũng lo canh tác trên mảnh đất của mình, không còn ai chăm lo cho đội
ngũ YTTB. Vì thế, mạng lưới y tế cơ sở không đảm bảo về chế độ đãi ngộ đã
lần lượt tan rã. Trước tiên là đội ngũ y tế đội sản xuất, sau là đội ngũ cán bộ
trạm y tế, nhiều trạm chỉ còn làm cầm chừng. Việc xuống cấp của mạng lưới y
tế cơ sở làm cho sức khỏe của nhân dân bị đe doạ. Các chương trình y tế phải
triển khai tới tận người dân nhưng thường đến xã là bị dừng lại, chỉ có một số
chương trình có kinh phí thì mới được triển khai như tiêm chủng mở rộng sinh
đẻ kế hoạch...
Trong khi đó, số thôn bản ở nước ta rất lớn, hiện tại nước ta có gần
100.000 thôn, bản thuộc 10.365 xã, phường, thị trấn. Trong đó:
- Có 17.853 bản thuộc 1.870 xã vùng cao
- Có 19.061 thôn bản thuộc 2.032 xã miền núi
- Có 4.446 ấp thuộc 692 xã vùng sâu
-Có5.232thônbảnthuộc575xãvùngtrungdu
- Có 3.112 thôn bản thuộc 342 xã biên giới
- Có 170 thôn bản thuộc 31 xã hải đảo
Đặc biệt cả nước có 1.715 xã và 1.072 bản thuộc khu vực III là khu vực
đặc biệt khó khăn – khu vực rất cần có YTTB hoạt động.
Bình quân ở tuyến y tế xã số nhân viên trung bình là 5 người /trạm y tế.
Y tế của ta có diện bao phủ rộng, nhưng sự phân bố còn chưa đồng đều, nhiều
trạm y tế xã hoạt động còn yếu, chưa đi sâu, bám chắc được ở tuyến thôn bản
để đáp ứng kịp thời được các nhu cầu chăm sóc và BVSKND ở cộng đồng.
Theo Bộ y tế cần phải nâng cao 100% cán bộ truyền thông GDSK của
Trạm Y tế xã và 95% nhân viên y tế thôn/bản được tập huấn, bồi dưỡng về
kiến thức và kỹ năng truyền thông GDSK [35].
Cơ cấu và chất lượng của YTTB rất đa dạng trong đó phần lớn là cán
bộ quân dân y về nghỉ chế độ, đa số tuổi đã cao và chưa được bồi dưỡng về
kiến thức y tế cộng đồng, hoạt động của họ là KCB thông thường tại nhà. Số
7
YTTB đang hoạt động phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ
yếu ở đồng bằng, còn vùng cao, miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số là những vùng
khó khăn có rất ít và còn nhiều nơi chưa có [14].
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
Nhân viên y tế thôn, bản, buôn, ấp (gọi chung là y tế thôn bản) là nhân
viên y tế tại thôn bản, có chức năng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thôn
bản. Nhiệm vụ của YTTB được quy định theo thông tư số 07/2013/TTBYT
ngày 08/03/2013 của bộ trưởng Bộ Y tế [8], bao gồm:
1. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu [34]:
a) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng:
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh
môi trường và an toàn thực phẩm;
- Hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng,
chống dịch bệnh tại cộng đồng.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống HIV/AIDS.
- Vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - KHHGĐ.
b) Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng:
- Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền
nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại
thôn, bản.
- Tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; công
trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng tại thôn, bản.
- Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an
toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức khỏe.
c) Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:
8
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký
quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ
rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ.
- Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà
trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ.
- Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khỏe
trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi.
- Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn
sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường:
- Thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn.
- Chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng.
- Tham gia hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết
tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.
đ) Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
e) Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại
gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.
g) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về
chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.
h) Quản lý và sử dụng hiệu quả túi y tế thôn, bản.
i) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của
TYT xã.
1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay
1.2.1. Khái niệm xã hội hoá
Cần được hiểu là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi
lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia để giải quyết
9
một vấn đề của xã hội. Bản chất của quá trình xã hội hoá công tác CSSKND
là một quá trình gồm 2 mặt [32]:
- Mặt thứ nhất: Xác định đúng trách nhiệm của nhà nước bao gồm
nhiều cấp, nhiều ngành trong đó ngành y tế làm nòng cốt.
- Mặt thứ hai: Tăng cường trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và
mỗi người dân.
Với cách hiểu như vậy thì xã hội hoá CSSKND không có nghĩa là giảm
bớt trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế và các ngành có liên quan. Xã
hội hoá CSSKND cũng không có nghĩa là chỉ dựa vào sự bao cấp hoàn toàn
của Nhà nước.
Xã hội hoá CSSKND có nghĩa là sự phối hợp hành động của toàn xã
hội vì sức khỏe nhân dân trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà lãnh
đạo cộng đồng, còn sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, của mỗi
người dân là yếu tố quyết định bảo đảm tính bền vững và sự thành công của
quá trình này .
1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản
Để thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta
phải giải quyết được 3 nội dung chính sau [27]:
- Phải làm cho cộng đồng hiểu để cộng đồng tham gia CSSK.
- Cộng đồng phải được hưởng các quyền lợi về CSSK.
- Phải huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động CSSK.
Trong tuyên ngôn Alma Ata của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi rõ "Sức
khỏe được định nghĩa là một trạng thái thoải mái toàn diện của con người về
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là một trạng thái không
có bệnh tật". Sức khỏe là một sản phẩm được tạo ra trên một cơ thể không
bệnh tật, sống hài hoà với môi trường tự nhiên và xã hội quanh mình. Do vậy,
vấn đề sức khỏe của con người là một vấn đề xã hội nên cần phải được giải
10
quyết bằng các giải pháp xã hội, nói một cách khác cần phải xã hội hoá công
tác CSSKND.
- Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 [27] về phương
hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục - y tế - văn hoá cũng
nêu rõ: "Xã hội hoá các hoạt động giáo dục - y tế - văn hoá là cuộc vận động
và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội nhằm từng
bước nâng cao hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể
chất và tinh thần của nhân dân" .
- Trong điều 3 chương I của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 18/9/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, đã ghi:"Nhà nước
khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân
vào trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật".
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của mỗi người
dân và của cả cộng đồng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn
là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của các đoàn thể quần
chúng và tổ chức xã hội. Vì vậy thực hiện xã hội công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân là cần thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Nội dung xã hội
hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người là động viên và tổ chức
tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư
cách cá nhân, trên cả 2 mặt hoạt động và đóng góp
Các Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X khẳng định, các vấn đề chính
sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai
trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết
những vấn đề xã hội.
11
Cùng với sự phối hợp liên ngành, công tác CSBVSKND phải được hỗ
trợ bằng sự huy động các lực lượng của cộng đồng cùng tham gia.
Xã hội hoá công tác CSSKND cần phải được coi là một tư tưởng chiến
lược có tính lâu dài, toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao
nhằm huy động các lực lượng xã hội. Tham gia một cách tích cực để giải
quyết một vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược con người.
Trong Điều 1 của luật BVSKND đã chỉ ra "Bảo vệ sức khỏe là sự
nghiệp của toàn dân, tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh
những quy định của Pháp luật về BVSKND để giữ gìn SKND, để giữ gìn
sức khỏe cho mình và cho mọi người" .
Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xã hội hoá, tức là làm cho
toàn xã hội thông hiểu và tham gia thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Từng người dân, từng gia đình, từng đoàn thể, từng cộng đồng có trách
nhiệm đóng góp nhân, tài, vật lực cùng với nhà nước chăm lo sức khỏe cho
mỗi người và cho cả cộng đồng. Cần huy động xã hội để đa dạng hoá công tác
CSSK, phát huy tự lực trên cơ sở phát triển năng lực nội sinh .
Xã hội hoá công tác CSSKND là một yêu cầu bức thiết để thực hiện
chiến lược "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2020". Cuộc vận động xã hội
rộng lớn nay đòi hỏi sự nổ lực cộng tác và hợp tác của tất cả thành viên xã
hội, ở tất cả các cấp.
Thực hiện xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
là cần thiết không những đối với nước ta mà còn phù hợp với xu thế thời đại.
Chúng ta hiểu rằng, xã hội hoá không phải là ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp
của Nhà nước, song cũng cần nhận rõ trong quá trình xã hội hoá công tác
CSSKND thì trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế không phải là giảm
nhẹ mà trái lại càng to lớn hơn, nặng nề hơn rất nhiều
12
Vì thế, chúng ta phải giải quyết tốt cả hai mặt: Trách nhiệm của ngành
y tế đối với toàn xã hội và trách nhiệm của xã hội, của từng cộng đồng, của
từng gia đình và của từng người dân đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.
1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản
Giáo dục sức khỏe là một nội dung vô cùng quan trọng trong tuyên
ngôn Alma Ata [56]. Việc tăng cường kiến thức và hiểu biết của người dân về
tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe vẫn là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm
tạo cơ sở cho người dân tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Giáo dục loại bỏ dần
những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức khỏe, làm cho
mọi người thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, thấy rõ trách nhiệm của
họ trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng
đồng. Bộ y tế đã quy định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Y tế
thôn bản khi làm CSSKBĐ đó chính là tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại
cộng đồng [8]. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Viết Ngọc tại Võ Nhai
[21] hầu hết (98,9%) YTTB thực hiện TT-GDSK, 50% thực hiện TT-GDSK
1lần/3tháng, 35,3% thực hiện TT-GDSK 1 lần/ tháng; 84,7% người dân quan
tâm chú ý lắng nghe khi YTTB tiến hành TT-GDSK; mới có 34,9% YTTB
hoàn thành nhiệm vụ TT-GDSK; việc thực hiện nhiệm vụ CSSK BM&TE của
YTTB: 100% bà mẹ được YTTB vận động tiêm phòng uốn ván; 99,1% bà mẹ
được hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ; Các tỷ lệ tiêm phòng và uống Vitamin
A đều đạt trên 99%. 91,7% YTTB hoàn thành tốt nhiệm vụ CSSK BM&TE;
trong 5 nhiệm vụ, YTTB thực hiện tốt nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng (82,6%),
tiếp theo là hướng dẫn bà mẹ về chế độ dinh dưỡng là 81,7%, Truyền thông
CSSKBMTE/KHHGĐ (77,7%).
Đối với bà con vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở các xóm, bản có điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đội ngũ YTTB đóng vai trò như
những thầy thuốc thực sự, luôn hết lòng vì sức khỏe nhân dân. Tuy không làm
trong các bệnh viện, trạm y tế nhưng họ là người tuyên truyền, giáo dục sức
13
khoẻ, tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế, sơ cứu ban đầu,
tham gia thực hiện các chương trình y tế quốc gia... tại thôn, xóm, bản. Hiện
nay, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn là vừa thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, vừa thực hiện công tác dự phòng,
đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức về phòng
bệnh. Hiện, mỗi trạm y tế được giao thực hiện hơn 20 chương trình y tế quốc
gia, trong đó có nhiều chương trình quan trọng bắt buộc phải thực hiện đầy đủ
như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh
dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em... Với khối lượng công
việc nhiều như vậy, các trạm y tế luôn cần có đội ngũ nhân viên YTTB tích
cực, yêu nghề và gắn bó với địa bàn. Đây là lực lượng trực tiếp và gần dân
nhất làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến người dân kiến thức về bảo vệ
sức khoẻ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS;
vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký khám thai, chăm sóc thai
kỳ; hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng, chống
dịch bệnh tại cộng đồng; vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân
số - kế hoạch hóa gia đình; phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình
dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua
thực phẩm tại thôn, bản; tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn
uống, sinh hoạt; tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng
bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng... Không chỉ nhiệt
tình, tích cực, yếu tố cần phải có của một nhân viên YTTB là sự am tường địa
bàn, sự gắn bó với người dân trong xóm, bản, có kỹ năng truyền thông và
giao tiếp tốt với người dân. Trên thực tế, việc hạn chế lây lan dịch bệnh, thay
đổi hành vi của người dân trong phòng ngừa bệnh tật không đơn thuần chỉ do
tác động của các can thiệp chuyên môn y tế, mà cần có tác động can thiệp vào
các yếu tố khác: tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, thói quen lối sống, điều
kiện kinh tế... Những điều này, những nhân viên YTTB lại là người đóng vai
14
trò quan trọng nhất. Anh Triệu Thanh T - nhân viên YTTB xóm Keo En (xã
Thanh Định – huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên) cho biết: “ ...... Tôi làm
nhiệm vụ của một YTTB từ năm 2001 đến nay. Hiện cả xóm có 40 hộ với 153
nhân khẩu. Do đặc thù là xóm thuần nông, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu
số nên việc truyền thông về công tác phòng chống dịch, giữ gìn vệ sinh môi
trường, sử dụng nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng,
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, kế hoạch hóa gia
đình... cũng phải có những cách thức, nội dung phù hợp thì mới đem lại kết
quả. Để truyền thông những nội dung theo kế hoạch từng tháng, hầu hết tôi
và các YTTB khác đều phải tranh thủ thời gian buổi tối đến tận các hộ vì các
hộ đều lên rừng, ra đồng làm việc từ sáng sớm. Cũng có khi lại tận dụng thực
hiện hiện nhiệm vụ truyền thông tại các buổi họp xóm, thời điểm có đông đủ
bà con trong xóm nhất” [1].
Để hoạt động TT-GDSK của YTTB thực hiện được hiệu quả thì tần
suất, phương pháp thực hiện và việc lựa chọn nội dung để truyền thông là rất
quan trọng. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] đã chỉ ra rằng 100%
YTTB tham gia TT-GDSK với tần suất hàng tháng, phương pháp tư vấn cá
nhân và tư vấn hộ gia đình là chủ yếu, tờ rơi và loa truyền thanh là phương
tiện chủ yếu để truyền thông.
Một nghiên cứu khác của tác giả La Đăng Tái [31] cho thấy tần suất
thực hiện truyền thông hàng tháng là chủ yếu (47,3%); nội dung truyền thông
giáo dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm
phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD
trẻ em, tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các
nội dung truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu
đường cũng được YTTB tư vấn.
15
Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy hoạt động quản
lý địa bàn của YTTB được thực hiện khá tốt (79,3%), hầu hết YTTB đều thực
hiện nhiệm vụ TT-GDSK (98%).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Phi [26] cho thấy hoạt
động của YTTB chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ TT-GDSK và thực hiện
nhiệm vụ của các chương trình y tế.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên [18] cho thấy tất cả
các cán bộ làm y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK,
chiếm tỷ lệ 100%, trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm.
1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản
Kiến thứ c, thái độ và kỹ năng về TT-GDSK cho đối tượng đích chính
là năng lực TT-GDSK của nhân viên y tế thôn bản. Sự thay đổi hành vi của
các đối tượng đích trong thực hiê ̣n các hành vi có lợi cho sứ c khỏe là một
trong những chỉ số đánh giá hiê ̣u quả về năng lực TT GDSK của YTTB.
Theo kết quả nghiên cứ u của tác giả Nguyễn Thu Hiền năm 2007 về Công
tác truyền thông giáo dục sứ c khỏe tỉnh Lai Châu. Chuyên đề tốt nghiê ̣p
chuyên khoa cấp I Y tế công cộng, Trường Đa ̣i học Y - Dược Thái Nguyên
cho thấy “…có 50% YTTB có kiến thứ c, thái độvà kỹ năng ở mứ c độtrung
bình, có 40% ở mứ c độ yếu và có 10% YTTB có kiến thứ c, thái độ và kỹ
năng ở mứ c độtốt” [17].
1.4.1. Kiến thức
Kiến thứ c là những hiểu biết về cách phòng bê ̣
nh, chữa bê ̣
nh của YTTB
đã được học ở trường và các kinh nghiê ̣
m thực tế trong thực hiê ̣
n các nhiê ̣m
vụ được giao. Nhân viên y tế thôn bản là những người sống ở trong cộng
đồng dân cư ở thôn bản, được đào ta ̣o về kiến thứ c từ 03 tháng đến 09 tháng
theo chương trình quy đi ̣
nh của Bộy tế. Ngày 31 tháng 7 năm 1999 Bộy tế có
Công văn số 5080/YT – KHĐT về viê ̣c Ban hành chương trình đào ta ̣o nhân
viên y tế thôn bản [4]. Đây là tâ ̣p giáo trình đầu tiên được phát hành để đào
16
ta ̣o nhân viên y tế thôn bản. Sau một năm sử dụng, thu thâ ̣p ý kiến của các cơ
sở đào ta ̣o trong nước, các cơ quan chứ c năng của Bộ y tế và các tổ chứ c tài
trợ Quốc tế, Bộ y tế đã triển khai viê ̣c điều chỉnh, sử a chữa chương trình và
tài liê ̣
u đào ta ̣o nhân viên y tế thôn bản. Ngày 03 tháng 08 năm 2000 Bộ y tế
đã Ban hành Kế hoa ̣ch đào ta ̣o số 5710/YT - KHĐT về viê ̣c điều chỉnh
chương trình đào ta ̣o và tài liê ̣u đào ta ̣o nhân viên y tế thôn, bản [5]. Tài liệu
đào tạo đã dạy YTTB các kỹ năng liên quan đến tư vấn sức khỏe như: Kỹ
năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng thuyết phục… Kể từ đó cả nước
áp dụng thống nhất chương trình đào ta ̣o nhân viên y tế thôn, bản do Bộ y tế
đã ban hành. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của La Đăng Tái chỉ ra rằng có tới
73,6% YTTB có kiến thức kém về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
đặc biệt là các vấn đề về yếu tố môi trường [31]. Nội dung truyền thông giáo
dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm phòng
uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD trẻ em,
tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các nội dung
truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu đường
cũng được YTTB tư vấn.
Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên
cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong
huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn YTTB có kiến thức
kém liên quan đến TT-GDSK. Hầu hết YTTB hiểu biết rất kém về các nội
dung cần tư vấn cụ thể có tới 75,6% YTTB không biết khám thai lần thứ 2
vào tháng thứ mấy, có tới 99,2% YTTB không biết được tư vấn sau đẻ chỉ
trong tuần đầu tiên, 82,4% YTTB không biết để tư vấn cho PNCT uống bổ
sung viên sắt, hầu hết YTTB không biết nguồn nước ô nhiễm là nguy cơ
gây bệnh về da, mắt. Ngược lại tỷ lệ YTTB biết về thời gian cai sữa và ăn
bổ sung chiếm tỷ lệ cao (95,2%, 96,8% theo thứ tự). Nội dung truyền thông
chủ yếu là tiêm chủng, KHHGĐ, các nội dung khác như phòng chống SDD
17
trẻ em, vận động bà mẹ đi khám thai, tiêm phòng uốn ván, nuôi con bằng
sữa mẹ là không được triển khai.
Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy phần lớn
YTTB có hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS (79,3%). Nghiên cứu của
tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB thiếu sự hiểu biết
vì vậy ảnh hưởng đến kết quả điều trị, truyền thông, tư vấn về phòng chống
sốt rét.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] cho thấy phần lớn
YTTB nhận định không đúng về mục đích tư vấn sức khỏe (89,8%) và hành
vi sức khỏe (83,5%); khoảng một nửa (50,4%) YTTB lựa chọn sai hình thức
tư vấn.
Một nghiên cứu của Neupane D và cộng sự [44] cho thấy tỷ lệ nữ
YTTB có kiến thức về cao huyết áp với tỷ lệ thấp, trung bình và cao lần lượt
là 43%, 24% và 31%; hầu hết những người được hỏi cho rằng bệnh tăng
huyết áp là một vấn đề chính trong cộng đồng của họ và họ muốn được đào
tạo về kiểm tra huyết áp; không có sự khác biệt đáng kể được quan sát thấy
trong kiến thức liên quan đến cao huyết áp, liên quan đến đặc điểm nhân khẩu
học của nữ YTTB; phần lớn nữ YTTB đồng ý rằng hút thuốc lá (69,8%), rượu
(77,8%), hoạt động thể chất thấp (42,4%), ăn nhiều muối (65,4%), ăn nhiều
chất béo (78,7%), và di truyền học (53,9%) là các yếu tố có nguy cơ cao gây
cao huyết áp.
Một nghiên cứu của tác giả Amano S và cộng sự [50] cho thấy trong
205 nữ YTTB tham gia vào nghiên cứu, 70% nữ YTTB hiểu họ nên làm gì
khi họ xác định trẻ nhẹ cân và trẻ nhẹ cân.
Nghiên cứu của tác giả Rashid SF và cộng sự [52] cho thấy 22/23
YTTB có thể xác định đúng tỷ lệ hô hấp và liên quan đến viêm phổi; tất cả
đều có kiến thức về nhiễm trùng hô hấp cấp (ARI) và có thể liệt kê nhiều dấu
hiệu và triệu chứng.
18
1.4.2. Thái độ
Thái độ là sự quan tâm về những vấn đề mà nhân viên y tế thôn bản
hướng tới viê ̣c thực hiê ̣n các công viê ̣
c của mình, để TT-GDSK cho đối tượng
đích. Thái độcủa nhân viên y tế thôn bản hướng tới các hoa ̣t động TT-GDSK
cho đối tượng đích là cần thiết, chỉ khi YTTB có thái độ đúng thì họ sẽ tích
cực thực hiê ̣
n các công viê ̣c của mình. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả
Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của
YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy hầu hết
YTTB không nhận thức được vai trò quan trọng của chính quyền địa phương,
của người dân và của YTTB trong TT-GDSK. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng phần lớn YTTB không đồng ý với việc khám thai đầy đủ 3 lần, trẻ
em cần được tiêm chủng đầy đủ, trẻ em được ăn sam từ 6 tháng trở lên và cai
sữa khi đủ 18 tháng. Theo kết quả đánh giá của tác giả Vi Văn Cương, năm
2004 khi nghiên cứ u về hoa ̣t động y tế thôn, bản ở huyê ̣n Sìn Hồ tỉnh Lai
Châu, thực tra ̣ng và giải pháp cho thấy có 31,2% YTTB nhâ ̣n thứ c được TT-
GDSK là quan trọng [11].
Một nghiên cứu của tác giả La Đăng Tái [31] cho thấy hầu hết YTTB
có thái độ tích cực hướng đến TT-GDSK. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu
Thủy [33] cho thấy tất cả các ý kiến của cán bộ y tế xã đều cho rằng YTTB có
vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là
công tác truyền thông và quản lý đối tượng. Tuy nhiên vẫn có hơn một nửa
YTTB có thái độ chưa tốt với HIV/AIDS (55,7%). Nghiên cứu của tác giả
Chung MH và cộng sự [48] cho thấy 59% YTTB được hỏi đồng ý và hiểu rõ
vai trò của mình.
Thái độcủa YTTB ngày càng được nâng cao, do xuất phát từ nhiều vấn
đề về viê ̣c cải thiê ̣
n, nâng cao chất lượng cán bộ y tế cơ sở và viê ̣
c thay đổi
các chế độ ngày một tốt hơn cho YTTB. Thực hiê ̣
n Nghi ̣ đi ̣
nh số
204/2005/NĐ – CP về viê ̣
c nâng mứ c lương cơ bản từ 730.000 đ/tháng lên
19
830.000 đ/tháng. Ngày …tháng …năm 2009 Chính phủ có Quyết đi ̣
nh số
75/2009/QĐ – TTg về viê ̣c nâng mứ c sinh hoa ̣t phí của YTTB từ 80.000
đ/tháng lên hưởng theo hê ̣số 0,5 mứ c cơ bản/tháng cho YTTB các xã thuộc
vùng cao, vùng sâu, vùng xa [14]. Điều này cũng sẽ nâng cao thái độ của
YTTB khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
1.4.3. Kỹ năng
Kỹ năng TT-GDSK của YTTB là những hành động, việc làm cụ thể,
thông qua đó mà truyền thông cách phòng bệnh và chữa bê ̣
nh cho đối tượng
đích, nhằm thay đổi hành vi có ha ̣i cho sứ c khỏe sang hành vi có lợi cho sứ c
khỏe của cộng đồng. Hằng năm, YTTB được Trung tâm TT-GDSK tỉnh và
Phòng TT-GDSK thuộc TTYT huyê ̣n tổ chức các đợt đào ta ̣o kỹ năng TT-
GDSK như: Tâ ̣p huấn kỹ năng nói chuyê ̣n sứ c khỏe, kỹ năng thảo luâ ̣n nhóm,
kỹ năng tư vấn sức khỏe và kỹ năng thăm hộ gia đình. Các kỹ năng nói, kỹ
lắng năng nghe, kỹ năng đưa ra vấn đề thảo luâ ̣n, kỹ năng tóm tắt và kỹ năng
tư vấn sức khỏe, khuyến khích đối tượng đích tham gia, đây là những kỹ năng
đã được YTTB ở tuyến xã huyện Định Hóa đã được tâ ̣p huấn.
Tư vấn là một phương pháp GDSK trực tiếp ngày càng được sử dụng
nhiều, đặc biệt có kết quả tốt đối với các cá nhân và gia đình có những vấn đề
sức khỏe nhạy cảm. Tư vấn trở thành những hoạt động thông thường của
nhiều cán bộ y tế, cán bộ truyền thông GDSK và đặc biệt là các nhân viên y tế
thôn bản. Tư vấn có thể là những hoạt động hàng ngày liên quan đến công tác
chuyên môn, cũng có thể là những hoạt động mang tính chuyên sâu với những
tình huống phức tạp đòi hỏi phải có các chuyên gia. Trong khi tư vấn, người
tư vấn tìm hiểu vấn đề của đối tượng, cung cấp thông tin cho đối tượng, động
viên đối tượng suy nghĩ, hiểu vấn đề của họ. Từ đó giúp họ hiểu rõ được
nguyên nhân của vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư
vấn có vai trò quan trọng hỗ trợ tâm lí cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ
về vấn đề sức khỏe nghiệm trọng của mình khi chưa hiểu rõ cách giải quyết.
20
Theo kết quả nghiên cứu của Chongsuvivatwong và cộng sự cho thấy tư vấn
của YTTB đã làm giảm tỷ lệ bệnh viêm phổi cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại
khu vực miền Nam Thái Lan [57].
Điều quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối
tượng để họ có cơ sở cho sự thay đổi hành vi phù hợp. Tùy theo đối tượng,
phong tục tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc,
mà chọn phương pháp tư vấn cho thích hợp. Để tư vấn thu được kết quả tốt
người tư vấn cần có kiến thức khoa học và nghệ thuật giao tiếp trong tư vấn.
Những nguyên tắc sau đây cần được chú ý trong tư vấn sức khỏe:
- Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc tư vấn.
- Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng ngay từ khi
tiếp xúc ban đầu và tạo không khí thân mật tin cẩn trong suốt quá trình tư vấn,
qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối
tượng được tư vấn.
- Xác định rõ các nhu cầu của đối tượng. Thông qua tìm hiểu những
hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan.
- Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng không phải là sự
thương cảm, buồn bã, chán nản.
- Để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ
mong đợi. Biết chú ý lắng nghe đối tượng qua ánh mắt, cử chỉ của người tư
vấn. Thường đối tượng chỉ muốn nói hết vấn đề của họ đối với những
người họ tin tưởng.
- Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất liên quan, giúp đối tượng
tự hiểu biết rõ vấn đề của họ.
- Thảo luận đối với đối tượng về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong
đó có các biện pháp thiết thực hỗ trợ đối tượng. Các biện pháp này có thể liên
quan đến gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việc.
21
- Giữ bí mật, người tư vấn luôn luôn tôn trọng những điều riêng tư cuả
đối tượng được tư vấn. Nếu phát hiện những điều bí mật của đối tượng cần
phải giữ kín.
- Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng về các bước tiếp theo để
tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện.
- Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình,
cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ
cho đối tượng.
- Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của đối tượng sau khi tư vấn
để tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ đối tượng.
1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế
thôn bản
1.5.1. Các yếu tố thuộc Y tế thôn bản
* Kiến thức
Để tư vấn sức khỏe cho người dân thu được kết quả tốt thì YTTB cần
có kiến thức về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thế Phương tại Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên quan giữa
kiến thức với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB.
Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên và cộng sự [39] tại huyện
Lương Tài, Bắc Ninh chỉ ra rằng mối liên quan giữa kiến thức của YTTB và
hoạt động TT-GDSK có ý nghĩa thống kê (p<0,05). YTTB có kiến thức đạt về
TT - GDSK thì hoạt động TT- GDSK đạt gấp cao gấp 11,5 (OR = 11,5) so
với YTTB có kiến thức không đạt.
Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy kiến thức
của YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53].
Kết quả phỏng vấn sâu của Singh và cộng sự cho thấy YTTB thiếu
kiến thức liên quan đến các vấn đề cần tư vấn làm ảnh hưởng đến kết quả
tư vấn [43].
22
* Thái độ
Thái độ của YTTB hướng đến các hoạt động tư vấn cho đối tượng
đích là rất cần thiết, bởi khi YTTB có thái độ đúng thì họ sẽ tích cực thực
hiện công việc của mình, qua đó hoạt động TT-GDSK hay chính xác hơn là
tư vấn sức khỏe sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thế Phương tại Na Hang, Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên
quan giữa thái độ với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB.
Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy thái độ của
YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53].
Một nghiên cứu của Srisuwan và cộng sự chỉ ra rằng thái độ của YTTB
hướng đến sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất cao, tuy nhiên thái độ không liên
quan đến tỷ lệ sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung [49].
Một nghiên cứu của Neupane D và cộng sự [44] cho thấy thái độ liên
quan đến cao huyết áp liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của nữ YTTB.
* Tuổi
Giả thuyết rằng tuổi của YTTB có ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức
khỏe cũng như hiệu quả của hoạt động TT-GDSK do tuổi cao thì sẽ làm lâu
năm hơn nên sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
tác giả Bùi Đình Lĩnh [19] cho thấy không tìm thấy sự liên quan giữa tuổi của
YTTB với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ (p>0,05).
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Ngọc Phát [25] cũng cho thấy
không có mối liên quan giữa tuổi với kết quả hoạt động của YTTB (p>0,05).
Nghiên cứu của La Đăng Tái [31] cho thấy phần lớn YTTB là trên 30 tuổi.
Tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến kỹ
năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả
Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của
YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn
YTTB có tuổi dưới 30 tuổi.
23
Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không
tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của
YTTB. Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB
tại các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết
quả cho thấy hơn một nửa số YTTB có tuổi từ 30-39.
Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy
YTTB ở huyện Hòa Vang có độ tuổi từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%),
thấp nhất là nhóm tuổi <30 (chỉ có 4%).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy tỷ lệ YTTB
trên địa bàn huyện Lương Tài dưới 50 tuổi chiếm 68,75% và trên 50 tuổi
chiếm 31,25%.
* Giới
Giả thuyết rằng giới tính có mối liên quan tới kỹ năng tư vấn sức khỏe,
hiệu quả của hoạt động TT-GDSK. Theo kết quả các nghiên cứu thì YTTB
chủ yếu là nữ, do nữ YTTB sẽ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận hơn; một số công việc
liên quan đến phụ nữ thì nữ YTTB tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Giả thuyết này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] khi
chỉ ra rằng có mối liên quan giữa giới tính với kết quả hoạt động của YTTB.
Một nghiên cứu của tác giả Feldhaus và cộng sự [45] cho thấy trong số các
YTTB được đào tạo, 97% đã được phỏng vấn (n = 228) có 55% nam và 45%
nữ không có sự khác biệt đáng kể về kiến thức theo giới.
Tác giả Acharya và cộng sự đã chỉ ra rằng giới tính của YTTB có liên
quan đến kỹ năng tư vấn của họ [42]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và
cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với việc
thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB.
Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB tại
các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết quả
cho thấy phần lớn YTTB là nữ (73,9%).
24
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy YTTB là nữ
chiếm tỷ lệ 76,79% và tỷ lệ nam là YTTB chiếm 23,21%. Tỷ lệ về giới tính
của YTTB trong nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ về giới tính của YTTB
trên địa bàn tỉnh (nữ chiếm 81%, nam chiếm 19%).
Nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho thấy trong 389 YTTB
tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới là 49,9%, tỷ lệ nam giới là 50,1%.
Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy phần
lớn YTTB ở huyện Hòa Vang là nữ giới (chiếm 89,6%), nam giới chỉ bằng
1/9 so với nữ giới (10,4%).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác YTTB chủ yếu là nam như nghiên
cứu về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang
[40] YTTB là nam giới chiếm chủ yếu (88,8%). Điều này là do người
H’Mong có nhiều phong tục tập quán mà YTTB là nam giới sẽ làm việc có
hiệu quả tốt hơn.
* Trình độ học vấn
Trình độ học vấn quyết định khả năng tiếp thu kiến thức của YTTB.
Trình độ học vấn cao sẽ làm tăng khả năng tiếp thu của YTTB với các kiến
thức liên quan đến các vấn đề đối tượng đích cần tư vấn. Qua đó, sẽ làm cho
kỹ năng của YTTB được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc
Phát [25] đã cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kết quả hoạt
động của YTTB. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho
thấy không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc thực hiện
đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho
thấy trong 389 YTTB tham gia nghiên cứu, YTTB có trình độ tiểu học chiếm
tỷ lệ thấp nhất 1%; nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,1%; trung học
phổ thông 48,9%. YTTB có chuyên môn y tế chiếm tỷ lệ 77,1%, không có
chuyên môn y tế chiếm 22,9%.
25
Nghiên cứu của tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng trình độ
học vấn có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu của
tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có
trình độ học vấn tập trung nhiều ở cấp II (chiếm tỷ lệ cao nhất, 49,3%) và cấp
III (38,1%). Chỉ có duy nhất 1 YTTB (0,7%) có trình độ cấp I. Về trình độ
chuyên môn, 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y tế, tuy nhiên chỉ
có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu hết là qua lớp đào
tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh
trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học.
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy
YTTB văn hóa thấp 12,5% học trung học phổ thông, 87,5% học phổ thông cơ
sở; chỉ có 25% YTTB được học 3 tháng về chuyên môn. Một nghiên cứu của
tác giả Rahman MH và cộng sự [47] cho thấy các đại diện y tế có trình độ học
vấn tốt hơn với 98% có bằng cử nhân, trong khi các YTTB có trình độ học
vấn loại 12 hoặc thấp hơn là 84%.
* Thâm niên công tác
Thời gian công tác của YTTB càng lâu đồng nghĩa với việc họ có càng
nhiều kinh nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa kỹ năng của họ cũng có điều kiện
trau dồi nhiều hơn. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác
giả Lê Ngọc Phát [25] khi cho rằng thâm niên công tác có mối liên quan với
kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả
Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của
YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy thời gian
làm YTTB 3-5 năm là chủ yếu (61,6%).
Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] tại Hà Nội cho thấy có mối
liên quan giữa thâm niên công tác với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên
cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy thâm niên công tác
của YTTB ở huyện Hòa Vang chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 5 đến 10 năm
26
(38,1%), tiếp đến là từ 10 đến 15 năm (26,1%), trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp
nhất (14,9%).
Nghiên cứu của tác giả Gau YM và cộng sự [59]cho thấy đa số những
người tham gia là nữ từ 50 đến 59 tuổi, trung bình 4,5 năm kinh nghiệm làm
YTTB; các YTTB ở Đài Loan không phải lúc nào cũng có những kỹ năng cần
thiết để chăm sóc cho khách hàng của mình do chương trình đào tạo không
đầy đủ.
* Đào tạo
Theo quy định của Bộ Y tế [8] YTTB làm công tác CSSKBĐ phải có
trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có
thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo của Bộ Y tế.
Thời gian đào tạo càng lâu thì nội dung đào tạo được truyền tải càng nhiều và
càng sâu, qua đó kỹ năng của YTTB cũng được tôi luyện kỹ càng hơn.
Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] và tác giả Khánh Thị Nhi [23] đã
chứng minh được điều này khi cho thấy thời gian đào tạo có mối liên quan
với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và
cộng sự [41] cho thấy đào tạo trước tuổi 20 là một trong những yếu tố chính
giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn bản rời khỏi chức vụ.
Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Anh tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình [2] cho thấy có 97,9% YTTB được dự các lớp đào tạo, tập
huấn về y tế. Trong số các chủ đề, các chương trình y tế tại cộng đồng được tổ
chức nhiều nhất (83,4%), sau đó là CSSKSS (57,2%), TT-GDSK (43,1%), Sơ
cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường 30,4%, thống kê báo cáo 32,5% và
thấp nhất là nuôi trồng và sử dụng thuốc nam 14,1%.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Nhã Trúc và cộng sự [36] cho thấy có
rất ít YTTB không muốn tập huấn hay đào tạo lại (20,6%), phần lớn YTTB
đều muốn được đào tạo lại (79,4%). Có 14,4% YTTB có nguyện vọng muốn
27
được đào tào lại tất cả các nội dung đã được học để hiểu và tự tin hơn trong
công việc.
Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy
YTTB ở huyện Hòa Vang có 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y
tế, tuy nhiên chỉ có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu
hết là qua lớp đào tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ
bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học.
Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Công Tuyển và cộng sự [38] cho thấy
trong số 1993 (95,4%) YTTB đã được đào tạo thời gian từ 03 tháng đến 12
tháng thì số được đào tạo 12 tháng chỉ chiếm khoảng 10%, số đào tạo 9 tháng
được 29,2% còn lại được đào tạo 6 tháng là 33,7%, số được đào tạo 3 tháng
chiếm tỷ lệ không nhỏ 27,1%. Một số khác tuy không được đào tạo nhưng họ
là những bác sỹ/y sỹ quân đội về hưu và có tham gia hoạt động của YTTB.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương [30] về hoạt động của YTTB
tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La cho thấy vẫn còn khá nhiều YTTB chưa qua
đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (11,1%), 1/3 số YTTB chưa được đào tạo
lại. Nội dung đào tạo chủ yếu là về chức năng nhiệm vụ của YTTB, kỹ năng
TT-GDSK, vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cấp cứu
chấn thương. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh
nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người
H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy 20% YTTB chưa được
đào tạo.
* Công tác kiêm nhiệm
Kiêm nhiệm quá nhiều công tác có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức
năng và nhiệm vụ chính của YTTB. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả
Lê Ngọc Phát [25] cho thấy không có mối liên quan giữa công tác kiêm
nhiệm với kết quả hoạt động của YTTB.
28
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Linh Chi [10] cho thấy 99,1% YTTB
tham gia kiêm nhiệm công việc khác tại địa phương. Trong đó tỷ lệ tham gia
kiêm nhiệm nhiều nhất là làm cộng tác viên dân số (86,3%), tiếp theo là công
tác viên (CTV) dinh dưỡng (83,3%); tiếp đến là tham gia CTV An toàn vệ
sinh thực phẩm (73,5%), ngoài ra tỷ lệ YTTB tham gia hội phụ nữ, trưởng
thôn chiếm tỷ lệ thấp (5,4%), chỉ có (0,9%) là không tham gia các hoạt động
đoàn thể kiêm nhiệm nào tại địa phương.
Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] cho thấy những YTTB có
tham gia công tác kiêm nhiệm có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình
trở lên cao hơn số không kiêm nhiệm. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0, 05). Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên
cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong
huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy hầu hết YTTB làm nhiệm vụ kiêm
nhiệm các công tác khác chủ yếu là công tác dân số (68%).
1.5.2. Các yếu tố thuộc đối tượng được tư vấn
Kỹ năng tư vấn không chỉ phụ thuộc vào người tư vấn mà còn phụ
thuộc vào đặc điểm của đối tượng được tư vấn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng trình độ văn hóa, phong tục tập quán, nhận thức của đối tượng… cũng
ảnh hưởng đến kỹ năng của người làm tư vấn sức khỏe.
Một nghiên cứu của tác giả Kok MC và cộng sự [46] cho thấy các yếu
tố văn hóa xã hội, an toàn an ninh, giáo dục và kiến thức của đối tượng đích là
yếu tố cộng đồng ảnh hưởng đến hoạt động của các YTTB.
1.5.3. Các yếu tố khác
* Phụ cấp
Phụ cấp nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến YTTB do họ còn phải
lo lắng mưu sinh kiếm sống hằng ngày. Nếu phụ cấp quá thấp sẽ làm
YTTB không có hứng thú với công việc của mình, qua đó sẽ khiến kỹ năng
của họ không được trau dồi và sẽ không tốt.
29
Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và đồng nghiệp cho thấy
92,93% YTTB không hài lòng với mức phụ cấp hàng tháng và muốn được
tăng phụ cấp. Có mối liên quan giữa phụ cấp với thực hiện đạt chỉ tiêu đề
ra của YTTB [16].
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy
YTTB gặp một số khó khăn là: không có nhiều thời gian cho hoạt động y tế,
trợ cấp thấp.
Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] cho
thấy các yếu tố phụ cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian Trạm Y tế giám
sát, số ngày làm việc đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực
hiện hoạt động của nhân viên y tế thôn bản.
Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và cộng sự [41] cho thấy phụ
cấp không đều là những yếu tố chính giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn
bản rời khỏi chức vụ.
Nghiên cứu của tác giả Reis T và cộng sự [55] cho thấy tiền phụ cấp là
động lực cho các YTTB để hoàn thành nhiệm vụ.
* Phương tiện hỗ trợ
Các phương tiện hỗ trợ sẽ giúp ích cho YTTB có thể thực hiện các
nhiệm vụ TT-GDSK cho người dân đạt hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là phương
tiện TT-GDSK.
Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Cảm và cộng sự [9] cho thấy
không có trạm y tế xã nào có đủ 100% trang thiết bị, chưa đầy 1/3 xã, phường
có đủ trang thiết bị truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế thôn
bản, chỉ có 0,35% trạm y tế xã có đủ 100%, 1,39% trạm y tế xã có đủ 75%
trang thiết bị cho nhân viên y tế thôn bản.
Một nghiên cứu của tác giả Kok MC và cộng sự [46] cho thấy các yếu
tố liên quan đến chính sách, kinh tế, môi trường và y tế ảnh hưởng đến hiệu
suất của YTTB.
30
Nghiên cứu của tác giả Pongvongsa T và cộng sự [54] cho thấy mặc dù
hầu hết các YTTB đều có xe và được hỗ trợ tài chính cho đi lại, nhưng khó
khăn khi đi đến trung tâm chăm sóc sức khoẻ vẫn là nguyên nhân hàng đầu
cho việc không báo cáo hàng tháng tại nơi vùng sâu vùng xa của Lào.
Nghiên cứu của tác giả Rashid SF và cộng sự [52] cho thấy một số
YTTB phàn nàn về những khó khăn trong hoạt động với việc theo dõi và
trang thiết bị kỹ thuật.
Một nghiên cứu khác của tác giả Sato và cộng sự tiến hành ở 149
YTTB tại huyện Sepon Lào đã cho thấy các yếu tố thuộc về xã hội như cơ
chế chính sách, khoảng cách địa lý, phương tiện TT-GDSK có liên quan đến
hoạt động của YTTB [58].
* Giám sát
Việc theo dõi, kiểm tra giám sát của tuyến trên sẽ khiến việc thực hiện
nhiệm vụ của YTTB được tốt hơn. Đặc biệt, khi họ làm các kỹ năng như kỹ
năng tư vấn sức khỏe sẽ chú ý hơn, đầy đủ hơn. Theo nghiên cứu của tác giả
Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây
Ninh cho thấy việc giám sát của Trạm y tế có mối liên quan với việc thực
hiện hoạt động của YTTB.
Một nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Lĩnh tại Thái Bình [19] cho thấy có
mối liên quan giữa việc giám sát của Trạm y tế với hiệu quả hoạt động của
YTTB.
31
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHA
́ P NGHIÊN CƯ
́ U
2.1. Đối tượng nghiên cư
́ u
- Nhân viên Y tế thôn bản.
- Ban giám đốc TTYT huyện.
- Trạm trưởng trạm y tế xã.
- Phó chủ tịch xã.
- Hội phụ nữ.
- Trưởng thôn.
2.2. Đi ̣
a điểm và thời gian nghiên cư
́ u
- Thời gian: Từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017
- Đi ̣
a điểm: 20 xã đặc biệt khó khăn huyê ̣n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
[28] bao gồm: (Kim Phượng, Phú Tiến, Phúc Chu, Tân Dương, Trung Hội,
Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Kim
Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Thịnh, Thanh
Định và Trung Lương)
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cư
́ u
- Phương pháp nghiên cứu mô tả
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
- Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
2.4. Mẫu và phương pháp cho ̣n mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho ước tính 1 tỷ lệ quần thể [51]
2
2
/2
-
1
)
1
(
Z
=
n
d
p
p 

32
Trong đó:
n: số YTTB tối thiểu cần nghiên cứu
p: tỷ lệ phần trăm YTTB ở vùng đặc biệt khó khăn có kỹ năng tư vấn
sức khỏe chưa đạt yêu cầu. Theo nghiên cứu của La Đăng Tái năm 2012 tại
Na Hang, Tuyên Quang tỷ lệ này là 70% [31].
Z 1 - /2: hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-/2 = 1,96
d: sai số giữa ước lượng mẫu và quần thể, lấy d = 0,05
Thay vào công thức ta có:
2
2
05
.
0
3
.
0
7
.
0
1.96
=
n
x
= 323
*Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:
- Phỏng vấn sâu:
Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người)
Trạm trưởng TYT (05 người)
Phó chủ tịch xã (03 người)
Nhân viên Y tế thôn bản (05 người)
- Thảo luận nhóm: 02 cuộc thảo luận nhóm
 Cuộc thứ nhất, bao gồm:
Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người)
Phó chủ tịch xã (01 người)
Trạm trưởng trạm y tế xã (04 người)
Đại diện hội phụ nữ (02 người)
Trưởng thôn (02 người)
 Cuộc thứ hai, bao gồm:
Nhân viên y tế thôn bản (10 người)
33
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
* Đối với nghiên cứu định lượng:
- Cách chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ các YTTB đang làm việc tại các
thôn, bản thuộc 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
(354 người). Tuy nhiên, do yếu tố khách quan chúng tôi đã chọn 330 YTTB
(93%) tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Các YTTB được phỏng vấn phải đáp ứng 02 tiêu
chuẩn như sau: (i) Đang làm YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên, (ii) Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Đối với nghiên cứu định tính: Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn
các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận.
2.5. Định nghĩa biến số
TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến
Phương pháp
thu thập
1 Tuổi
Xác định từ lúc sinh đến
thời điểm nghiên cứu
theo năm dương lịch
Biến liên tục
Phỏng vấn
trực tiếp
2 Giới tính Nam hay nữ Biến định danh
Phỏng vấn
trực tiếp
3 Dân tộc
Đặc điểm dân tộc của
YTTB
Biến định danh
Phỏng vấn
trực tiếp
4
Trình độ học
vấn
Số năm đi học của
YTTB
Biến thứ bậc
Phỏng vấn
trực tiếp
5
Thời gian đào
tạo
Số tháng YTTB được
đào tạo
Biến thứ bậc
Phỏng vấn
trực tiếp
6
Thâm niên công
tác
Tính đến thời điểm điều
tra theo năm dương lịch
Biến liên tục
Phỏng vấn
trực tiếp
34
TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp
thu thập
7 Công tác kiêm
nhiệm
Nhữngcôngviệcxãhộimà
YTTBkiêmnhiệmthêm
Biến định danh Phỏng vấn trực
tiếp
8 Kiến thức Đề cập đến hiểu biết của
YTTB về (i) trình tự các
bước tư vấn sức khỏe,
(ii) mục đích của các
bước tư vấn sức khỏe
Biến thứ hạng Phỏng vấn trực
tiếp
Tự điền phiếu
9 Thái độ Đề cập đến thái độ của
YTTB hướng tới (i) tầm
quan trọng của tư vấn
sức khỏe cho người dân
tại thôn/bản, (ii) vệ sinh
môi trường, (iii) dinh
dưỡng hợp lý cho các
bà mẹ mang thai và
nuôi con nhỏ, (iv) kế
hoạch hóa gia đình, (v)
sử dụng thuốc nam điều
trị chứng bệnh thông
thường và (vi) phòng
chống HIV/AIDS
Biến thứ hạng
Phỏng vấn trực
tiếp
Tự điền phiếu
10 Kỹ năng Đề cập đến kỹ năng của
YTTB để tư vấn sức
khỏe cho người dân: (i)
kỹ năng nói, (ii) kỹ
năng nghe, (iii) kỹ năng
đặt câu hỏi, (iv) kỹ năng
thuyết phục, (v) kỹ năng
quan sát, (vi) kỹ năng
điền thông tin, (vii) kỹ
năng thuyết phục.
Biến thứ hạng Quan sát trực
tiếp
2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá
2.6.1. Công cụ
- Bảng hỏi (Phụ lục 1)
- Bảng kiểm (Phụ lục 2)
- Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 3)
- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 4)
35
2.6.2. Đo lường, đánh giá
Kiến thức
- 14 câu hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến kiến thức của YTTB.
Trong đó, 7 câu hỏi về trình tự thực hiện các bước tư vấn sức khỏe và 7 câu
hỏi về mục đích của các bước tư vấn.
- Với mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn (1điểm), đúng một phần (0,5 điểm),
không đúng (0 điểm).
- Tổng số điểm kiến thức được phân chia làm 3 mức: Tốt (11,5-14 điểm),
Trung bình (8,5-11 điểm) và Kém (0-8 điểm).
Thái độ
- 13 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồng ý; 2
không đồng ý; 3 chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồng ý) để thu thập thông tin
về thái độ của YTTB.
- Số liệu về thái độ của YTTB được mô tả tần suất và tỷ lệ %. Tổng số
điểm thái độ được xếp ở 3 mức: Tốt (10,5-13 điểm), Trung bình (8-10 điểm)
và Kém (0-7,5 điểm).
Kỹ năng
- Để đánh giá kỹ năng tư vấn, chúng tôi đã xây dựng kịch bản“ Tư vấn kế
hoạch hóa gia đình” thực hiện đóng vai và đề nghị YTTB thực hiện tư vấn sức
khỏe, đồng thời nghiên cứu viên sử dụng bảng kiểm để quan sát và đánh giá.
- Bảng kiểm kỹ năng tư vấn bao gồm 13 câu, đánh giá thang điểm 3 (0
không làm; 0,5 làm không đạt yêu cầu; 1 làm đạt yêu cầu).
- Tổng số điểm kiến thức được xếp 2 mức Đạt (6,5-13 điểm) – Không đạt
(0-6 điểm).
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
* Với số liệu định lượng:
02 phương pháp thu thập số liệu được sử dụng.
Thứ nhất, sử dụng bảng hỏi ( Phụ lục 1) để phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
36
Thứ hai, sử dụng bảng kiểm ( Phụ lục 2) để đánh giá kỹ năng tư vấn
sức khỏe của YTTB ( thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng sẵn về “
Tư vấn kế hoạch hóa gia đình”, nhóm điều tra viên được tập huấn sẽ đóng 4
vai: chị N, chồng chị N, bố và mẹ chồng chị N, sau đó đề nghị YTTB tư vấn,
đồng thời nghiên cứu viên quan sát và sử dụng bảng kiểm để đánh giá).
* Với số liệu định tính:
- Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Trung
tâm y tế, Trạm trưởng trạm y tế. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi chép
đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn.
- Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có
trọng tâm. Kết quả thảo luận được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi
âm ghi lại cuộc thảo luận nhóm.
2.8. Cách khống chế sai số
- Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với
ngôn ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau
đó chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức.
- Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước
khi tiến hành thực hiện. Điều tra viên có khả năng giao tiếp tốt, tạo sự tin
tưởng cho YTTB và giải thích rõ mục đích phỏng vấn phục vụ cho nghiên
cứu, không phục vụ cho các mục đích khác, cam đoan các thông tin được giữ
bí mật.
- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ
phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo
các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm
tra và xác nhận.
- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích
nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN
37
khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm
của mình.
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.9.1. Xử lý số liệu
- Số liệu định lượng: Phiếu điều tra được làm sạch, nhập liệu bằng phần
mềm SPSS 16.0.
- Số liệu định tính: Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm
và ghi chép theo chủ đề phân tích.
2.9.2. Phân tích số liệu
- Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần suất và tỷ lệ phần trăm của
biến số.
- Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan giữa 2 biến số.
- Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp
theo hộp.
2.10. Khía cạnh đa ̣o đư
́ c trong nghiên cư
́ u
Đây là một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá về kiến thức, thái độ và
kỹ năng tư vấn của YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên. Nghiên cứu sẽ phân tích đầy đủ về kết quả đạt được cũng như
những mặt còn tồn tại, khó khăn trong quá trình tư vấn sức khỏe của YTTB,
đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn kỹ năng tư vấn
sức khỏe nhằm cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy, không
làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của đối tượng.
38
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣
n Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330)
Biến số SL (%)
Tuổi
<30
30 – 40
>40
15 4,5
120 36,4
195 59,1
Giới
Nam
Nữ
67 20,3
263 79,7
Dân tộc
Kinh
Tày
Khác
92 27,9
196 59,4
42 12,7
Trình độ học vấn cao nhất
Tiểu học
THCS
Từ THPT trở lên
15 4,5
156 47,3
159 48,2
Nhận xét:
- Độ tuổi chủ yếu là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 59,1%
- Tỷ lệ nữ YTTB là 79,7%
- Đa số YTTB là dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 59,4%
- YTTB có trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ 47,3%; THPT trở lên
48,2%; thấp nhất là tiểu học 4,5%.
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đLuận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
 
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
 
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016
Thuc trang stress o sinh vien truong cao dang y te thai nguyen nam 2016
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 

Similar to Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...nataliej4
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (20)

Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứngGiảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ SỬ DỤNG BÀI THUỐC TK1 KẾT HỢ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
 
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAYPhẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
 
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấpỨng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
 
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
 
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giápLuận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 

Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HOÀNG TƯ NGHĨA KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ơ THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HOÀNG TƯ NGHĨA KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH ơ THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Hoàng Tư Nghĩa
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, bộ môn và toàn thể giảng viên Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập khóa học Cao học, chuyên ngành Y học dự phòng tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám hiệu trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khích lệ kịp thời để tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trung tâm y tế huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - nơi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Quang Mạnh - người thầy - nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Hoàng Tư Nghĩa
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ y tế CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân KCB Khám chữa bệnh KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản PN Phụ nữ SDD Suy dinh dưỡng SKSS Sức khỏe sinh sản TCCB Tổ chức cán bộ TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe UV Uốn ván YTTB Y tế thôn bản PNCT Phụ nữ có thai TYT Trạm y tế TTYT Trung tâm y tế CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân BVSKND Bảo vệ sức khỏe nhân dân SKND Sức khỏe nhân dân PVS Phỏng vấn sâu TLN Thảo luận nhóm
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................................................................................................3 1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay.....................................................................................................3 1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản...............................................................................................3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản..........................................................................7 1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay........................................8 1.2.1. Khái niệm xã hội hoá.................................................................................................................................................................................8 1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản.......................9 1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản....................................... 12 1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản........................................................ 15 1.4.1. Kiến thức....................................................................................................................................................................................................................... 15 1.4.2. Thái độ............................................................................................................................................................................................................................... 18 1.4.3. Kỹ năng............................................................................................................................................................................................................................ 19 1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế thôn bản.......... 21 1.5.1. Các yếu tố thuộc Y tế thôn bản........................................................................................................................................... 21 1.5.2. Các yếu tố thuộc đối tượng được tư vấn............................................................................................................ 28 1.5.3. Các yếu tố khác.................................................................................................................................................................................................28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHA ́ P NGHIÊN CƯ ́ U............................................................. 31 2.1. Đối tượng nghiên cứ u.................................................................................................................................................................................. 31 2.2. Đi ̣ a điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứ u..................................................................................... 31 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................................................................................................... 31 2.4.1. Cỡ mẫu.............................................................................................................................................................................................................................. 31 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................................................................................................... 33 2.5. Định nghĩa biến số............................................................................................................................................................................................. 33 2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá............................................................................................ 34 2.6.1. Công cụ............................................................................................................................................................................................................................ 34 2.6.2. Đo lường, đánh giá..................................................................................................................................................................................... 35
  • 7. 2.7. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................................................................................ 35 2.8. Cách khống chế sai số................................................................................................................................................................................. 36 2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................................................................... 37 2.9.1. Xử lý số liệu............................................................................................................................................................................................................ 37 2.9.2. Phân tích số liệu............................................................................................................................................................................................... 37 2.10. Khía cạnh đa ̣o đứ c trong nghiên cứ u.......................................................................................................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................................................... 38 3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016.......................................................................................................................................................... 38 3.2. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản tại huyê ̣n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016..................................................................................................................... 40 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên Y tế thôn bản............................................................................................................................................................................................................... 50 Chương 4. BÀN LUẬN............................................................................................................................................................................................... 61 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 61 4.2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản................................................................................................................................................................................................................. 63 4.2.1. Kiến thức....................................................................................................................................................................................................................... 63 4.2.2. Thái độ............................................................................................................................................................................................................................... 64 4.2.3. Kỹ năng............................................................................................................................................................................................................................ 65 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên Y tế thôn bản............................................................................................................................................................................................................... 67 4.4. Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu............................................................................................ 71 KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................................................................................... 72 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................................................................... PHỤ LỤC....................................................................................................................................................................................................................................................... DANH SÁCH NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN .............................................................................................................................
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330)................................................... 38 Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng (n=330)............................................................................................. 39 Bảng 3.3. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về trình tự các bước tư vấn sức khỏe (n=330)................................................................................................................................................................ 40 Bảng 3.4. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về mục đích của các bước tư vấn sức khỏe (n=330)..................................................................................................................................41 Bảng 3.5. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.................................................................................................................................................................... 44 Bảng 3.6. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới vệ sinh môi trường và sử dụng nước........................................................................................................................................................... 45 Bảng 3.7. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới tư vấn sử dụng thuốc nam, phòng chống HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình....................... 46 Bảng 3.8. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được mối quan hệ.................. 47 Bảng 3.9. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để thu thập được thông tin.................. 48 Bảng 3.10. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được thỏa thuận............. 49 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi, giới và trình độ học vấn với kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản............................................................................... 50 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thâm niên công tác, thời gian đào tạo và công tác kiêm nhiệm với kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản.............................................................................................................................................................................. 52 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản....................................................................................................... 54
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP Biều đồ Biểu đồ 3.1: Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản............................................................................................. 43 Biểu đồ 3. 2: Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản................................................................................................... 45 Biểu đồ 3.3: Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản................................... 49 Hộp Hộp 3.1. Các ý kiến liên quan đến tuổi, giới tính, trình độ học vấn ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản.......... 51 Hộp 3.2. Các ý kiến liên quan đến thâm niên công tác, thời gian đào tạo và công tác kiêm nhiệm ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn của Nhân viên y tế thôn bản............................................................................................................................................................................... 53 Hộp 3.3. Các ý kiến liên quan đến kiến thức và thái độ ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 55 Hộp 3.4. Các ý kiến liên quan đến ngôn ngữ, giao tiếp ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 56 Hộp 3.5. Các ý kiến liên quan đến phong tục tập quán ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 57 Hộp 3.6. Các ý kiến liên quan đến phụ cấp ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản....................................................................................................... 58 Hộp 3.7. Các ý kiến liên quan đến phương tiện hỗ trợ ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 59 Hộp 3.8. Các ý kiến liên quan đến công tác giám sát ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản........................................................... 60
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). Nhân viên y tế thôn bản là những người gần dân nhất. Họ sống ngay tại thôn, nắm chắc được tình hình đời sống và bệnh tật ở mỗi gia đình. YTTB là tai mắt, là cánh tay, là đôi chân của Trạm y tế (TYT) xã trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy YTTB có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ (CSSK) tại cộng đồng, nhất là khu vực nông thôn. Thấy vai trò quan trọng của YTTB trong công tác CSSKBĐ tại cộng đồng, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định về tăng cường và củng cố mạng lưới Y tế cơ sở trong đó có YTTB. Một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với YTTB là Thông tư số 39/ 2010/ TT- BYT ngày 10/ 9/ 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế qui định rõ nhiệm vụ của Y tế thôn bản [34]. Thông tư đó đã giúp cho YTTB hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của họ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là tiêu chí phấn đấu để họ hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Tư vấn sức khỏe là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của YTTB [8]. Tuy nhiên, kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB, đặc biệt là YTTB ở vùng sâu vùng xa còn yếu kém. Kết quả nghiên cứu của La Đăng Tái (2011) tại huyện Na Hang, Tuyên Quang cho thấy có trên 80% YTTB thực hiện kỹ năng tư vấn sức khỏe chưa đạt [31]. Một nghiên cứu khác của tác giả Giang Lộc Vinh (2011) tại huyện Yên Minh, Hà Giang cho thấy tất cả (100%) YTTB hiểu biết về các vấn sức khỏe ở mức yếu kém [40]. Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn trong việc di chuyển, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế... Đây là
  • 11. 2 những yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của YTTB ở vùng sâu vùng xa. Định Hóa tỉnh Thái Nguyên là huyện miền núi vùng sâu vùng xa, nơi có 20 xã được Chính phủ phê duyệt xã đặc biệt khó khăn [28]. Nơi đây, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TT-GDSK cho người dân nơi đây. Trong đó, có hoạt động tư vấn sức khỏe của YTTB.  Để có cơ sở xây dựng giải pháp cải thiện năng lực cho YTTB ở 20 xã đặc biệt khó khăn nơi đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”. Với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
  • 12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay 1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản Hệ thống tổ chức y tế ở nước ta được chia thành 4 tuyến: Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Mạng lưới y tế cơ sở được xác định bao gồm y tế tuyến huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và y tế tuyến xã (phường, thị trấn) trong đó có y tế thôn, bản [20]. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở đã được khôi phục và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới đã được thể hiện rõ trong nghị quyết số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở” trong đó yếu tố nhân lực y tế có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân [13]. Từ chỗ xác định sức khỏe là vốn quí của mỗi con người, mỗi dân tộc và Quốc gia ở tất cả các nước trên thế giới có hệ thống chính trị khác nhau. Ở nước ta từ khi Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, chất lượng cuộc sống và sự phát
  • 13. 4 triển của giống nòi. Không những Việt Nam mà các nước trên thế giới vấn đề sức khỏe, chất lượng cuộc sống luôn được chú ý và quan tâm. Tuyên ngôn Alma Ata 1978 của Tổ chức y tế thế giới [56] về Chăm sóc sức khỏe ban đầu có nêu 8 nội dung chủ yếu được thông qua đó là: Giáo dục sức khỏe; Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm; Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình; Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em; Phòng chống các bệnh lưu hành ở địa phương; Chữa bệnh tại nhà và xử trí các vết thương thông thường và Đảm bảo thuốc thiết yếu đặc biệt để phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Nước ta bổ sung thêm 2 nội dung là: Quản lý sức khỏe và củng cố mạng lưới y tế cơ sở [20], [6]. Mười nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu nêu trên đều thực hiện qua mạng lưới y tế cơ sở mà Nhân viên y tế thôn bản đóng vai trò rất quan trọng. Trải qua hơn nửa thế kỷ qua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Đảng ta luôn lấy phòng bệnh là chủ động là trọng tâm chính phòng bệnh hơn chữa bệnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chúng ta xây dựng một mạng lưới y tế rộng khắp đi kèm một loạt chính sách lớn nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như: Quyết định 15/CP ngày 14/1/1975 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) và các văn bản tiếp theo đã xác định, y tế cơ sở có một vị trí chiến lược trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vì y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất, giải quyết gần 80% khối lượng công việc phục vụ y tế tại chỗ. Quyết định 58/TTg ngày 3/2/1994 và quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/5/1995 quy định một số vấn đề về tổ chức y tế cơ sở. Quyết định 122/QĐ - TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. Quyết định 147/2000/QĐ - TTg và Chương trình hành động Quốc gia trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (QĐ 23/2001/ QĐ - TTg) đều là nội dung Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở thực hiện các dịch vụ
  • 14. 5 chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng và thực hiện sức khỏe cho mọi người, tiến tới thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh [6],[12], [7]. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng có chất lượng hiệu quả, là hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm cho mọi người dân đều có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là vùng sâu vùng xa. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng xa, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cũng còn nhiều khác nhau. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, trong ngành y tế có thuốc ở các xã có chương trình 135 đã giải quyết một phần khó khăn về thuốc chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương. Đất nước đang chuyển tiếp theo công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phương tiện giao thông hiện đại giao lưu quốc tế thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch bệnh lớn. Do vậy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm dịch bệnh ở y tế cơ sở là rất cần thiết, cho cả khu vực thành thị và nông thôn, tại thành thị nơi tập trung đông người đi lại thuận tiện, việc phát hiện dịch bệnh sớm, dập tắt dịch bệnh kịp thời là rất cần thiết, vì chi phí cho khám chữa bệnh thấp, mà người đầu tiên phát hiện là y tế cơ sở, đặc biệt là y tế thôn bản. Quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Y tế thôn bản cho ta thấy: Trong thời kỳ bao cấp, đội ngũ "Vệ sinh viên thôn, đội" gắn liền với hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp. Chế độ đãi ngộ của người CBYT được đảm bảo, cán bộ trạm y tế được hưởng sinh hoạt phí tính bằng thóc tương đương với cán bộ chủ chốt của xã, hợp tác xã. Cán bộ y tế đội sản xuất cũng được hưởng sinh hoạt phí tương đương với đội trưởng sản xuất. Giai đoạn này hoạt động YTTB có nề nếp, góp phần CSSKND. Từ sau khoán 10, nhất là chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp, ruộng đất khoán tới hộ gia đình và người nông
  • 15. 6 dân, ai cũng lo canh tác trên mảnh đất của mình, không còn ai chăm lo cho đội ngũ YTTB. Vì thế, mạng lưới y tế cơ sở không đảm bảo về chế độ đãi ngộ đã lần lượt tan rã. Trước tiên là đội ngũ y tế đội sản xuất, sau là đội ngũ cán bộ trạm y tế, nhiều trạm chỉ còn làm cầm chừng. Việc xuống cấp của mạng lưới y tế cơ sở làm cho sức khỏe của nhân dân bị đe doạ. Các chương trình y tế phải triển khai tới tận người dân nhưng thường đến xã là bị dừng lại, chỉ có một số chương trình có kinh phí thì mới được triển khai như tiêm chủng mở rộng sinh đẻ kế hoạch... Trong khi đó, số thôn bản ở nước ta rất lớn, hiện tại nước ta có gần 100.000 thôn, bản thuộc 10.365 xã, phường, thị trấn. Trong đó: - Có 17.853 bản thuộc 1.870 xã vùng cao - Có 19.061 thôn bản thuộc 2.032 xã miền núi - Có 4.446 ấp thuộc 692 xã vùng sâu -Có5.232thônbảnthuộc575xãvùngtrungdu - Có 3.112 thôn bản thuộc 342 xã biên giới - Có 170 thôn bản thuộc 31 xã hải đảo Đặc biệt cả nước có 1.715 xã và 1.072 bản thuộc khu vực III là khu vực đặc biệt khó khăn – khu vực rất cần có YTTB hoạt động. Bình quân ở tuyến y tế xã số nhân viên trung bình là 5 người /trạm y tế. Y tế của ta có diện bao phủ rộng, nhưng sự phân bố còn chưa đồng đều, nhiều trạm y tế xã hoạt động còn yếu, chưa đi sâu, bám chắc được ở tuyến thôn bản để đáp ứng kịp thời được các nhu cầu chăm sóc và BVSKND ở cộng đồng. Theo Bộ y tế cần phải nâng cao 100% cán bộ truyền thông GDSK của Trạm Y tế xã và 95% nhân viên y tế thôn/bản được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng truyền thông GDSK [35]. Cơ cấu và chất lượng của YTTB rất đa dạng trong đó phần lớn là cán bộ quân dân y về nghỉ chế độ, đa số tuổi đã cao và chưa được bồi dưỡng về kiến thức y tế cộng đồng, hoạt động của họ là KCB thông thường tại nhà. Số
  • 16. 7 YTTB đang hoạt động phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, còn vùng cao, miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số là những vùng khó khăn có rất ít và còn nhiều nơi chưa có [14]. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản Nhân viên y tế thôn, bản, buôn, ấp (gọi chung là y tế thôn bản) là nhân viên y tế tại thôn bản, có chức năng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thôn bản. Nhiệm vụ của YTTB được quy định theo thông tư số 07/2013/TTBYT ngày 08/03/2013 của bộ trưởng Bộ Y tế [8], bao gồm: 1. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu [34]: a) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng: - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; - Hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. - Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống HIV/AIDS. - Vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - KHHGĐ. b) Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng: - Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản. - Tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; công trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng tại thôn, bản. - Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức khỏe. c) Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:
  • 17. 8 - Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ. - Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ. - Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khỏe trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi. - Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế. d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường: - Thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn. - Chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng. - Tham gia hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình. đ) Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản. e) Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường. g) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ. h) Quản lý và sử dụng hiệu quả túi y tế thôn, bản. i) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của TYT xã. 1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay 1.2.1. Khái niệm xã hội hoá Cần được hiểu là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia để giải quyết
  • 18. 9 một vấn đề của xã hội. Bản chất của quá trình xã hội hoá công tác CSSKND là một quá trình gồm 2 mặt [32]: - Mặt thứ nhất: Xác định đúng trách nhiệm của nhà nước bao gồm nhiều cấp, nhiều ngành trong đó ngành y tế làm nòng cốt. - Mặt thứ hai: Tăng cường trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và mỗi người dân. Với cách hiểu như vậy thì xã hội hoá CSSKND không có nghĩa là giảm bớt trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế và các ngành có liên quan. Xã hội hoá CSSKND cũng không có nghĩa là chỉ dựa vào sự bao cấp hoàn toàn của Nhà nước. Xã hội hoá CSSKND có nghĩa là sự phối hợp hành động của toàn xã hội vì sức khỏe nhân dân trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà lãnh đạo cộng đồng, còn sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, của mỗi người dân là yếu tố quyết định bảo đảm tính bền vững và sự thành công của quá trình này . 1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản Để thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta phải giải quyết được 3 nội dung chính sau [27]: - Phải làm cho cộng đồng hiểu để cộng đồng tham gia CSSK. - Cộng đồng phải được hưởng các quyền lợi về CSSK. - Phải huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động CSSK. Trong tuyên ngôn Alma Ata của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi rõ "Sức khỏe được định nghĩa là một trạng thái thoải mái toàn diện của con người về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là một trạng thái không có bệnh tật". Sức khỏe là một sản phẩm được tạo ra trên một cơ thể không bệnh tật, sống hài hoà với môi trường tự nhiên và xã hội quanh mình. Do vậy, vấn đề sức khỏe của con người là một vấn đề xã hội nên cần phải được giải
  • 19. 10 quyết bằng các giải pháp xã hội, nói một cách khác cần phải xã hội hoá công tác CSSKND. - Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 [27] về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục - y tế - văn hoá cũng nêu rõ: "Xã hội hoá các hoạt động giáo dục - y tế - văn hoá là cuộc vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội nhằm từng bước nâng cao hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân" . - Trong điều 3 chương I của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, đã ghi:"Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân vào trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật". Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội. Vì vậy thực hiện xã hội công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là cần thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Nội dung xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người là động viên và tổ chức tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư cách cá nhân, trên cả 2 mặt hoạt động và đóng góp Các Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X khẳng định, các vấn đề chính sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.
  • 20. 11 Cùng với sự phối hợp liên ngành, công tác CSBVSKND phải được hỗ trợ bằng sự huy động các lực lượng của cộng đồng cùng tham gia. Xã hội hoá công tác CSSKND cần phải được coi là một tư tưởng chiến lược có tính lâu dài, toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huy động các lực lượng xã hội. Tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược con người. Trong Điều 1 của luật BVSKND đã chỉ ra "Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân, tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Pháp luật về BVSKND để giữ gìn SKND, để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người" . Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xã hội hoá, tức là làm cho toàn xã hội thông hiểu và tham gia thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từng người dân, từng gia đình, từng đoàn thể, từng cộng đồng có trách nhiệm đóng góp nhân, tài, vật lực cùng với nhà nước chăm lo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng. Cần huy động xã hội để đa dạng hoá công tác CSSK, phát huy tự lực trên cơ sở phát triển năng lực nội sinh . Xã hội hoá công tác CSSKND là một yêu cầu bức thiết để thực hiện chiến lược "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2020". Cuộc vận động xã hội rộng lớn nay đòi hỏi sự nổ lực cộng tác và hợp tác của tất cả thành viên xã hội, ở tất cả các cấp. Thực hiện xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là cần thiết không những đối với nước ta mà còn phù hợp với xu thế thời đại. Chúng ta hiểu rằng, xã hội hoá không phải là ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, song cũng cần nhận rõ trong quá trình xã hội hoá công tác CSSKND thì trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế không phải là giảm nhẹ mà trái lại càng to lớn hơn, nặng nề hơn rất nhiều
  • 21. 12 Vì thế, chúng ta phải giải quyết tốt cả hai mặt: Trách nhiệm của ngành y tế đối với toàn xã hội và trách nhiệm của xã hội, của từng cộng đồng, của từng gia đình và của từng người dân đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe. 1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản Giáo dục sức khỏe là một nội dung vô cùng quan trọng trong tuyên ngôn Alma Ata [56]. Việc tăng cường kiến thức và hiểu biết của người dân về tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe vẫn là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tạo cơ sở cho người dân tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Giáo dục loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức khỏe, làm cho mọi người thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Bộ y tế đã quy định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Y tế thôn bản khi làm CSSKBĐ đó chính là tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại cộng đồng [8]. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Viết Ngọc tại Võ Nhai [21] hầu hết (98,9%) YTTB thực hiện TT-GDSK, 50% thực hiện TT-GDSK 1lần/3tháng, 35,3% thực hiện TT-GDSK 1 lần/ tháng; 84,7% người dân quan tâm chú ý lắng nghe khi YTTB tiến hành TT-GDSK; mới có 34,9% YTTB hoàn thành nhiệm vụ TT-GDSK; việc thực hiện nhiệm vụ CSSK BM&TE của YTTB: 100% bà mẹ được YTTB vận động tiêm phòng uốn ván; 99,1% bà mẹ được hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ; Các tỷ lệ tiêm phòng và uống Vitamin A đều đạt trên 99%. 91,7% YTTB hoàn thành tốt nhiệm vụ CSSK BM&TE; trong 5 nhiệm vụ, YTTB thực hiện tốt nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng (82,6%), tiếp theo là hướng dẫn bà mẹ về chế độ dinh dưỡng là 81,7%, Truyền thông CSSKBMTE/KHHGĐ (77,7%). Đối với bà con vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở các xóm, bản có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đội ngũ YTTB đóng vai trò như những thầy thuốc thực sự, luôn hết lòng vì sức khỏe nhân dân. Tuy không làm trong các bệnh viện, trạm y tế nhưng họ là người tuyên truyền, giáo dục sức
  • 22. 13 khoẻ, tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế, sơ cứu ban đầu, tham gia thực hiện các chương trình y tế quốc gia... tại thôn, xóm, bản. Hiện nay, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn là vừa thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, vừa thực hiện công tác dự phòng, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức về phòng bệnh. Hiện, mỗi trạm y tế được giao thực hiện hơn 20 chương trình y tế quốc gia, trong đó có nhiều chương trình quan trọng bắt buộc phải thực hiện đầy đủ như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em... Với khối lượng công việc nhiều như vậy, các trạm y tế luôn cần có đội ngũ nhân viên YTTB tích cực, yêu nghề và gắn bó với địa bàn. Đây là lực lượng trực tiếp và gần dân nhất làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến người dân kiến thức về bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký khám thai, chăm sóc thai kỳ; hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản; tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng... Không chỉ nhiệt tình, tích cực, yếu tố cần phải có của một nhân viên YTTB là sự am tường địa bàn, sự gắn bó với người dân trong xóm, bản, có kỹ năng truyền thông và giao tiếp tốt với người dân. Trên thực tế, việc hạn chế lây lan dịch bệnh, thay đổi hành vi của người dân trong phòng ngừa bệnh tật không đơn thuần chỉ do tác động của các can thiệp chuyên môn y tế, mà cần có tác động can thiệp vào các yếu tố khác: tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, thói quen lối sống, điều kiện kinh tế... Những điều này, những nhân viên YTTB lại là người đóng vai
  • 23. 14 trò quan trọng nhất. Anh Triệu Thanh T - nhân viên YTTB xóm Keo En (xã Thanh Định – huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên) cho biết: “ ...... Tôi làm nhiệm vụ của một YTTB từ năm 2001 đến nay. Hiện cả xóm có 40 hộ với 153 nhân khẩu. Do đặc thù là xóm thuần nông, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc truyền thông về công tác phòng chống dịch, giữ gìn vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, kế hoạch hóa gia đình... cũng phải có những cách thức, nội dung phù hợp thì mới đem lại kết quả. Để truyền thông những nội dung theo kế hoạch từng tháng, hầu hết tôi và các YTTB khác đều phải tranh thủ thời gian buổi tối đến tận các hộ vì các hộ đều lên rừng, ra đồng làm việc từ sáng sớm. Cũng có khi lại tận dụng thực hiện hiện nhiệm vụ truyền thông tại các buổi họp xóm, thời điểm có đông đủ bà con trong xóm nhất” [1]. Để hoạt động TT-GDSK của YTTB thực hiện được hiệu quả thì tần suất, phương pháp thực hiện và việc lựa chọn nội dung để truyền thông là rất quan trọng. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] đã chỉ ra rằng 100% YTTB tham gia TT-GDSK với tần suất hàng tháng, phương pháp tư vấn cá nhân và tư vấn hộ gia đình là chủ yếu, tờ rơi và loa truyền thanh là phương tiện chủ yếu để truyền thông. Một nghiên cứu khác của tác giả La Đăng Tái [31] cho thấy tần suất thực hiện truyền thông hàng tháng là chủ yếu (47,3%); nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD trẻ em, tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các nội dung truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu đường cũng được YTTB tư vấn.
  • 24. 15 Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy hoạt động quản lý địa bàn của YTTB được thực hiện khá tốt (79,3%), hầu hết YTTB đều thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK (98%). Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Phi [26] cho thấy hoạt động của YTTB chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ TT-GDSK và thực hiện nhiệm vụ của các chương trình y tế. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên [18] cho thấy tất cả các cán bộ làm y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK, chiếm tỷ lệ 100%, trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm. 1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản Kiến thứ c, thái độ và kỹ năng về TT-GDSK cho đối tượng đích chính là năng lực TT-GDSK của nhân viên y tế thôn bản. Sự thay đổi hành vi của các đối tượng đích trong thực hiê ̣n các hành vi có lợi cho sứ c khỏe là một trong những chỉ số đánh giá hiê ̣u quả về năng lực TT GDSK của YTTB. Theo kết quả nghiên cứ u của tác giả Nguyễn Thu Hiền năm 2007 về Công tác truyền thông giáo dục sứ c khỏe tỉnh Lai Châu. Chuyên đề tốt nghiê ̣p chuyên khoa cấp I Y tế công cộng, Trường Đa ̣i học Y - Dược Thái Nguyên cho thấy “…có 50% YTTB có kiến thứ c, thái độvà kỹ năng ở mứ c độtrung bình, có 40% ở mứ c độ yếu và có 10% YTTB có kiến thứ c, thái độ và kỹ năng ở mứ c độtốt” [17]. 1.4.1. Kiến thức Kiến thứ c là những hiểu biết về cách phòng bê ̣ nh, chữa bê ̣ nh của YTTB đã được học ở trường và các kinh nghiê ̣ m thực tế trong thực hiê ̣ n các nhiê ̣m vụ được giao. Nhân viên y tế thôn bản là những người sống ở trong cộng đồng dân cư ở thôn bản, được đào ta ̣o về kiến thứ c từ 03 tháng đến 09 tháng theo chương trình quy đi ̣ nh của Bộy tế. Ngày 31 tháng 7 năm 1999 Bộy tế có Công văn số 5080/YT – KHĐT về viê ̣c Ban hành chương trình đào ta ̣o nhân viên y tế thôn bản [4]. Đây là tâ ̣p giáo trình đầu tiên được phát hành để đào
  • 25. 16 ta ̣o nhân viên y tế thôn bản. Sau một năm sử dụng, thu thâ ̣p ý kiến của các cơ sở đào ta ̣o trong nước, các cơ quan chứ c năng của Bộ y tế và các tổ chứ c tài trợ Quốc tế, Bộ y tế đã triển khai viê ̣c điều chỉnh, sử a chữa chương trình và tài liê ̣ u đào ta ̣o nhân viên y tế thôn bản. Ngày 03 tháng 08 năm 2000 Bộ y tế đã Ban hành Kế hoa ̣ch đào ta ̣o số 5710/YT - KHĐT về viê ̣c điều chỉnh chương trình đào ta ̣o và tài liê ̣u đào ta ̣o nhân viên y tế thôn, bản [5]. Tài liệu đào tạo đã dạy YTTB các kỹ năng liên quan đến tư vấn sức khỏe như: Kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng thuyết phục… Kể từ đó cả nước áp dụng thống nhất chương trình đào ta ̣o nhân viên y tế thôn, bản do Bộ y tế đã ban hành. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của La Đăng Tái chỉ ra rằng có tới 73,6% YTTB có kiến thức kém về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe đặc biệt là các vấn đề về yếu tố môi trường [31]. Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD trẻ em, tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các nội dung truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu đường cũng được YTTB tư vấn. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn YTTB có kiến thức kém liên quan đến TT-GDSK. Hầu hết YTTB hiểu biết rất kém về các nội dung cần tư vấn cụ thể có tới 75,6% YTTB không biết khám thai lần thứ 2 vào tháng thứ mấy, có tới 99,2% YTTB không biết được tư vấn sau đẻ chỉ trong tuần đầu tiên, 82,4% YTTB không biết để tư vấn cho PNCT uống bổ sung viên sắt, hầu hết YTTB không biết nguồn nước ô nhiễm là nguy cơ gây bệnh về da, mắt. Ngược lại tỷ lệ YTTB biết về thời gian cai sữa và ăn bổ sung chiếm tỷ lệ cao (95,2%, 96,8% theo thứ tự). Nội dung truyền thông chủ yếu là tiêm chủng, KHHGĐ, các nội dung khác như phòng chống SDD
  • 26. 17 trẻ em, vận động bà mẹ đi khám thai, tiêm phòng uốn ván, nuôi con bằng sữa mẹ là không được triển khai. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy phần lớn YTTB có hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS (79,3%). Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB thiếu sự hiểu biết vì vậy ảnh hưởng đến kết quả điều trị, truyền thông, tư vấn về phòng chống sốt rét. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] cho thấy phần lớn YTTB nhận định không đúng về mục đích tư vấn sức khỏe (89,8%) và hành vi sức khỏe (83,5%); khoảng một nửa (50,4%) YTTB lựa chọn sai hình thức tư vấn. Một nghiên cứu của Neupane D và cộng sự [44] cho thấy tỷ lệ nữ YTTB có kiến thức về cao huyết áp với tỷ lệ thấp, trung bình và cao lần lượt là 43%, 24% và 31%; hầu hết những người được hỏi cho rằng bệnh tăng huyết áp là một vấn đề chính trong cộng đồng của họ và họ muốn được đào tạo về kiểm tra huyết áp; không có sự khác biệt đáng kể được quan sát thấy trong kiến thức liên quan đến cao huyết áp, liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của nữ YTTB; phần lớn nữ YTTB đồng ý rằng hút thuốc lá (69,8%), rượu (77,8%), hoạt động thể chất thấp (42,4%), ăn nhiều muối (65,4%), ăn nhiều chất béo (78,7%), và di truyền học (53,9%) là các yếu tố có nguy cơ cao gây cao huyết áp. Một nghiên cứu của tác giả Amano S và cộng sự [50] cho thấy trong 205 nữ YTTB tham gia vào nghiên cứu, 70% nữ YTTB hiểu họ nên làm gì khi họ xác định trẻ nhẹ cân và trẻ nhẹ cân. Nghiên cứu của tác giả Rashid SF và cộng sự [52] cho thấy 22/23 YTTB có thể xác định đúng tỷ lệ hô hấp và liên quan đến viêm phổi; tất cả đều có kiến thức về nhiễm trùng hô hấp cấp (ARI) và có thể liệt kê nhiều dấu hiệu và triệu chứng.
  • 27. 18 1.4.2. Thái độ Thái độ là sự quan tâm về những vấn đề mà nhân viên y tế thôn bản hướng tới viê ̣c thực hiê ̣n các công viê ̣ c của mình, để TT-GDSK cho đối tượng đích. Thái độcủa nhân viên y tế thôn bản hướng tới các hoa ̣t động TT-GDSK cho đối tượng đích là cần thiết, chỉ khi YTTB có thái độ đúng thì họ sẽ tích cực thực hiê ̣ n các công viê ̣c của mình. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy hầu hết YTTB không nhận thức được vai trò quan trọng của chính quyền địa phương, của người dân và của YTTB trong TT-GDSK. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn YTTB không đồng ý với việc khám thai đầy đủ 3 lần, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ, trẻ em được ăn sam từ 6 tháng trở lên và cai sữa khi đủ 18 tháng. Theo kết quả đánh giá của tác giả Vi Văn Cương, năm 2004 khi nghiên cứ u về hoa ̣t động y tế thôn, bản ở huyê ̣n Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, thực tra ̣ng và giải pháp cho thấy có 31,2% YTTB nhâ ̣n thứ c được TT- GDSK là quan trọng [11]. Một nghiên cứu của tác giả La Đăng Tái [31] cho thấy hầu hết YTTB có thái độ tích cực hướng đến TT-GDSK. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy tất cả các ý kiến của cán bộ y tế xã đều cho rằng YTTB có vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là công tác truyền thông và quản lý đối tượng. Tuy nhiên vẫn có hơn một nửa YTTB có thái độ chưa tốt với HIV/AIDS (55,7%). Nghiên cứu của tác giả Chung MH và cộng sự [48] cho thấy 59% YTTB được hỏi đồng ý và hiểu rõ vai trò của mình. Thái độcủa YTTB ngày càng được nâng cao, do xuất phát từ nhiều vấn đề về viê ̣c cải thiê ̣ n, nâng cao chất lượng cán bộ y tế cơ sở và viê ̣ c thay đổi các chế độ ngày một tốt hơn cho YTTB. Thực hiê ̣ n Nghi ̣ đi ̣ nh số 204/2005/NĐ – CP về viê ̣ c nâng mứ c lương cơ bản từ 730.000 đ/tháng lên
  • 28. 19 830.000 đ/tháng. Ngày …tháng …năm 2009 Chính phủ có Quyết đi ̣ nh số 75/2009/QĐ – TTg về viê ̣c nâng mứ c sinh hoa ̣t phí của YTTB từ 80.000 đ/tháng lên hưởng theo hê ̣số 0,5 mứ c cơ bản/tháng cho YTTB các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa [14]. Điều này cũng sẽ nâng cao thái độ của YTTB khi thực hiện nhiệm vụ của mình. 1.4.3. Kỹ năng Kỹ năng TT-GDSK của YTTB là những hành động, việc làm cụ thể, thông qua đó mà truyền thông cách phòng bệnh và chữa bê ̣ nh cho đối tượng đích, nhằm thay đổi hành vi có ha ̣i cho sứ c khỏe sang hành vi có lợi cho sứ c khỏe của cộng đồng. Hằng năm, YTTB được Trung tâm TT-GDSK tỉnh và Phòng TT-GDSK thuộc TTYT huyê ̣n tổ chức các đợt đào ta ̣o kỹ năng TT- GDSK như: Tâ ̣p huấn kỹ năng nói chuyê ̣n sứ c khỏe, kỹ năng thảo luâ ̣n nhóm, kỹ năng tư vấn sức khỏe và kỹ năng thăm hộ gia đình. Các kỹ năng nói, kỹ lắng năng nghe, kỹ năng đưa ra vấn đề thảo luâ ̣n, kỹ năng tóm tắt và kỹ năng tư vấn sức khỏe, khuyến khích đối tượng đích tham gia, đây là những kỹ năng đã được YTTB ở tuyến xã huyện Định Hóa đã được tâ ̣p huấn. Tư vấn là một phương pháp GDSK trực tiếp ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt có kết quả tốt đối với các cá nhân và gia đình có những vấn đề sức khỏe nhạy cảm. Tư vấn trở thành những hoạt động thông thường của nhiều cán bộ y tế, cán bộ truyền thông GDSK và đặc biệt là các nhân viên y tế thôn bản. Tư vấn có thể là những hoạt động hàng ngày liên quan đến công tác chuyên môn, cũng có thể là những hoạt động mang tính chuyên sâu với những tình huống phức tạp đòi hỏi phải có các chuyên gia. Trong khi tư vấn, người tư vấn tìm hiểu vấn đề của đối tượng, cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ, hiểu vấn đề của họ. Từ đó giúp họ hiểu rõ được nguyên nhân của vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn có vai trò quan trọng hỗ trợ tâm lí cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiệm trọng của mình khi chưa hiểu rõ cách giải quyết.
  • 29. 20 Theo kết quả nghiên cứu của Chongsuvivatwong và cộng sự cho thấy tư vấn của YTTB đã làm giảm tỷ lệ bệnh viêm phổi cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực miền Nam Thái Lan [57]. Điều quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối tượng để họ có cơ sở cho sự thay đổi hành vi phù hợp. Tùy theo đối tượng, phong tục tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc, mà chọn phương pháp tư vấn cho thích hợp. Để tư vấn thu được kết quả tốt người tư vấn cần có kiến thức khoa học và nghệ thuật giao tiếp trong tư vấn. Những nguyên tắc sau đây cần được chú ý trong tư vấn sức khỏe: - Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc tư vấn. - Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng ngay từ khi tiếp xúc ban đầu và tạo không khí thân mật tin cẩn trong suốt quá trình tư vấn, qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng được tư vấn. - Xác định rõ các nhu cầu của đối tượng. Thông qua tìm hiểu những hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan. - Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng không phải là sự thương cảm, buồn bã, chán nản. - Để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi. Biết chú ý lắng nghe đối tượng qua ánh mắt, cử chỉ của người tư vấn. Thường đối tượng chỉ muốn nói hết vấn đề của họ đối với những người họ tin tưởng. - Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất liên quan, giúp đối tượng tự hiểu biết rõ vấn đề của họ. - Thảo luận đối với đối tượng về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong đó có các biện pháp thiết thực hỗ trợ đối tượng. Các biện pháp này có thể liên quan đến gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việc.
  • 30. 21 - Giữ bí mật, người tư vấn luôn luôn tôn trọng những điều riêng tư cuả đối tượng được tư vấn. Nếu phát hiện những điều bí mật của đối tượng cần phải giữ kín. - Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng về các bước tiếp theo để tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện. - Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho đối tượng. - Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của đối tượng sau khi tư vấn để tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ đối tượng. 1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế thôn bản 1.5.1. Các yếu tố thuộc Y tế thôn bản * Kiến thức Để tư vấn sức khỏe cho người dân thu được kết quả tốt thì YTTB cần có kiến thức về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương tại Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên và cộng sự [39] tại huyện Lương Tài, Bắc Ninh chỉ ra rằng mối liên quan giữa kiến thức của YTTB và hoạt động TT-GDSK có ý nghĩa thống kê (p<0,05). YTTB có kiến thức đạt về TT - GDSK thì hoạt động TT- GDSK đạt gấp cao gấp 11,5 (OR = 11,5) so với YTTB có kiến thức không đạt. Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy kiến thức của YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53]. Kết quả phỏng vấn sâu của Singh và cộng sự cho thấy YTTB thiếu kiến thức liên quan đến các vấn đề cần tư vấn làm ảnh hưởng đến kết quả tư vấn [43].
  • 31. 22 * Thái độ Thái độ của YTTB hướng đến các hoạt động tư vấn cho đối tượng đích là rất cần thiết, bởi khi YTTB có thái độ đúng thì họ sẽ tích cực thực hiện công việc của mình, qua đó hoạt động TT-GDSK hay chính xác hơn là tư vấn sức khỏe sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương tại Na Hang, Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên quan giữa thái độ với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB. Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy thái độ của YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53]. Một nghiên cứu của Srisuwan và cộng sự chỉ ra rằng thái độ của YTTB hướng đến sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất cao, tuy nhiên thái độ không liên quan đến tỷ lệ sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung [49]. Một nghiên cứu của Neupane D và cộng sự [44] cho thấy thái độ liên quan đến cao huyết áp liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của nữ YTTB. * Tuổi Giả thuyết rằng tuổi của YTTB có ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe cũng như hiệu quả của hoạt động TT-GDSK do tuổi cao thì sẽ làm lâu năm hơn nên sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Lĩnh [19] cho thấy không tìm thấy sự liên quan giữa tuổi của YTTB với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ (p>0,05). Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Ngọc Phát [25] cũng cho thấy không có mối liên quan giữa tuổi với kết quả hoạt động của YTTB (p>0,05). Nghiên cứu của La Đăng Tái [31] cho thấy phần lớn YTTB là trên 30 tuổi. Tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn YTTB có tuổi dưới 30 tuổi.
  • 32. 23 Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB tại các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết quả cho thấy hơn một nửa số YTTB có tuổi từ 30-39. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có độ tuổi từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%), thấp nhất là nhóm tuổi <30 (chỉ có 4%). Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy tỷ lệ YTTB trên địa bàn huyện Lương Tài dưới 50 tuổi chiếm 68,75% và trên 50 tuổi chiếm 31,25%. * Giới Giả thuyết rằng giới tính có mối liên quan tới kỹ năng tư vấn sức khỏe, hiệu quả của hoạt động TT-GDSK. Theo kết quả các nghiên cứu thì YTTB chủ yếu là nữ, do nữ YTTB sẽ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận hơn; một số công việc liên quan đến phụ nữ thì nữ YTTB tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Giả thuyết này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] khi chỉ ra rằng có mối liên quan giữa giới tính với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Feldhaus và cộng sự [45] cho thấy trong số các YTTB được đào tạo, 97% đã được phỏng vấn (n = 228) có 55% nam và 45% nữ không có sự khác biệt đáng kể về kiến thức theo giới. Tác giả Acharya và cộng sự đã chỉ ra rằng giới tính của YTTB có liên quan đến kỹ năng tư vấn của họ [42]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB tại các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết quả cho thấy phần lớn YTTB là nữ (73,9%).
  • 33. 24 Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy YTTB là nữ chiếm tỷ lệ 76,79% và tỷ lệ nam là YTTB chiếm 23,21%. Tỷ lệ về giới tính của YTTB trong nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ về giới tính của YTTB trên địa bàn tỉnh (nữ chiếm 81%, nam chiếm 19%). Nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho thấy trong 389 YTTB tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới là 49,9%, tỷ lệ nam giới là 50,1%. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy phần lớn YTTB ở huyện Hòa Vang là nữ giới (chiếm 89,6%), nam giới chỉ bằng 1/9 so với nữ giới (10,4%). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác YTTB chủ yếu là nam như nghiên cứu về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] YTTB là nam giới chiếm chủ yếu (88,8%). Điều này là do người H’Mong có nhiều phong tục tập quán mà YTTB là nam giới sẽ làm việc có hiệu quả tốt hơn. * Trình độ học vấn Trình độ học vấn quyết định khả năng tiếp thu kiến thức của YTTB. Trình độ học vấn cao sẽ làm tăng khả năng tiếp thu của YTTB với các kiến thức liên quan đến các vấn đề đối tượng đích cần tư vấn. Qua đó, sẽ làm cho kỹ năng của YTTB được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] đã cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kết quả hoạt động của YTTB. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho thấy trong 389 YTTB tham gia nghiên cứu, YTTB có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất 1%; nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,1%; trung học phổ thông 48,9%. YTTB có chuyên môn y tế chiếm tỷ lệ 77,1%, không có chuyên môn y tế chiếm 22,9%.
  • 34. 25 Nghiên cứu của tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có trình độ học vấn tập trung nhiều ở cấp II (chiếm tỷ lệ cao nhất, 49,3%) và cấp III (38,1%). Chỉ có duy nhất 1 YTTB (0,7%) có trình độ cấp I. Về trình độ chuyên môn, 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y tế, tuy nhiên chỉ có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu hết là qua lớp đào tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học. Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB văn hóa thấp 12,5% học trung học phổ thông, 87,5% học phổ thông cơ sở; chỉ có 25% YTTB được học 3 tháng về chuyên môn. Một nghiên cứu của tác giả Rahman MH và cộng sự [47] cho thấy các đại diện y tế có trình độ học vấn tốt hơn với 98% có bằng cử nhân, trong khi các YTTB có trình độ học vấn loại 12 hoặc thấp hơn là 84%. * Thâm niên công tác Thời gian công tác của YTTB càng lâu đồng nghĩa với việc họ có càng nhiều kinh nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa kỹ năng của họ cũng có điều kiện trau dồi nhiều hơn. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] khi cho rằng thâm niên công tác có mối liên quan với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy thời gian làm YTTB 3-5 năm là chủ yếu (61,6%). Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa thâm niên công tác với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy thâm niên công tác của YTTB ở huyện Hòa Vang chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 5 đến 10 năm
  • 35. 26 (38,1%), tiếp đến là từ 10 đến 15 năm (26,1%), trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,9%). Nghiên cứu của tác giả Gau YM và cộng sự [59]cho thấy đa số những người tham gia là nữ từ 50 đến 59 tuổi, trung bình 4,5 năm kinh nghiệm làm YTTB; các YTTB ở Đài Loan không phải lúc nào cũng có những kỹ năng cần thiết để chăm sóc cho khách hàng của mình do chương trình đào tạo không đầy đủ. * Đào tạo Theo quy định của Bộ Y tế [8] YTTB làm công tác CSSKBĐ phải có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo của Bộ Y tế. Thời gian đào tạo càng lâu thì nội dung đào tạo được truyền tải càng nhiều và càng sâu, qua đó kỹ năng của YTTB cũng được tôi luyện kỹ càng hơn. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] và tác giả Khánh Thị Nhi [23] đã chứng minh được điều này khi cho thấy thời gian đào tạo có mối liên quan với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và cộng sự [41] cho thấy đào tạo trước tuổi 20 là một trong những yếu tố chính giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn bản rời khỏi chức vụ. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Anh tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình [2] cho thấy có 97,9% YTTB được dự các lớp đào tạo, tập huấn về y tế. Trong số các chủ đề, các chương trình y tế tại cộng đồng được tổ chức nhiều nhất (83,4%), sau đó là CSSKSS (57,2%), TT-GDSK (43,1%), Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường 30,4%, thống kê báo cáo 32,5% và thấp nhất là nuôi trồng và sử dụng thuốc nam 14,1%. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Nhã Trúc và cộng sự [36] cho thấy có rất ít YTTB không muốn tập huấn hay đào tạo lại (20,6%), phần lớn YTTB đều muốn được đào tạo lại (79,4%). Có 14,4% YTTB có nguyện vọng muốn
  • 36. 27 được đào tào lại tất cả các nội dung đã được học để hiểu và tự tin hơn trong công việc. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y tế, tuy nhiên chỉ có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu hết là qua lớp đào tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Công Tuyển và cộng sự [38] cho thấy trong số 1993 (95,4%) YTTB đã được đào tạo thời gian từ 03 tháng đến 12 tháng thì số được đào tạo 12 tháng chỉ chiếm khoảng 10%, số đào tạo 9 tháng được 29,2% còn lại được đào tạo 6 tháng là 33,7%, số được đào tạo 3 tháng chiếm tỷ lệ không nhỏ 27,1%. Một số khác tuy không được đào tạo nhưng họ là những bác sỹ/y sỹ quân đội về hưu và có tham gia hoạt động của YTTB. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương [30] về hoạt động của YTTB tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La cho thấy vẫn còn khá nhiều YTTB chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (11,1%), 1/3 số YTTB chưa được đào tạo lại. Nội dung đào tạo chủ yếu là về chức năng nhiệm vụ của YTTB, kỹ năng TT-GDSK, vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cấp cứu chấn thương. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy 20% YTTB chưa được đào tạo. * Công tác kiêm nhiệm Kiêm nhiệm quá nhiều công tác có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng và nhiệm vụ chính của YTTB. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] cho thấy không có mối liên quan giữa công tác kiêm nhiệm với kết quả hoạt động của YTTB.
  • 37. 28 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Linh Chi [10] cho thấy 99,1% YTTB tham gia kiêm nhiệm công việc khác tại địa phương. Trong đó tỷ lệ tham gia kiêm nhiệm nhiều nhất là làm cộng tác viên dân số (86,3%), tiếp theo là công tác viên (CTV) dinh dưỡng (83,3%); tiếp đến là tham gia CTV An toàn vệ sinh thực phẩm (73,5%), ngoài ra tỷ lệ YTTB tham gia hội phụ nữ, trưởng thôn chiếm tỷ lệ thấp (5,4%), chỉ có (0,9%) là không tham gia các hoạt động đoàn thể kiêm nhiệm nào tại địa phương. Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] cho thấy những YTTB có tham gia công tác kiêm nhiệm có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình trở lên cao hơn số không kiêm nhiệm. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0, 05). Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy hầu hết YTTB làm nhiệm vụ kiêm nhiệm các công tác khác chủ yếu là công tác dân số (68%). 1.5.2. Các yếu tố thuộc đối tượng được tư vấn Kỹ năng tư vấn không chỉ phụ thuộc vào người tư vấn mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được tư vấn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ văn hóa, phong tục tập quán, nhận thức của đối tượng… cũng ảnh hưởng đến kỹ năng của người làm tư vấn sức khỏe. Một nghiên cứu của tác giả Kok MC và cộng sự [46] cho thấy các yếu tố văn hóa xã hội, an toàn an ninh, giáo dục và kiến thức của đối tượng đích là yếu tố cộng đồng ảnh hưởng đến hoạt động của các YTTB. 1.5.3. Các yếu tố khác * Phụ cấp Phụ cấp nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến YTTB do họ còn phải lo lắng mưu sinh kiếm sống hằng ngày. Nếu phụ cấp quá thấp sẽ làm YTTB không có hứng thú với công việc của mình, qua đó sẽ khiến kỹ năng của họ không được trau dồi và sẽ không tốt.
  • 38. 29 Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và đồng nghiệp cho thấy 92,93% YTTB không hài lòng với mức phụ cấp hàng tháng và muốn được tăng phụ cấp. Có mối liên quan giữa phụ cấp với thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB [16]. Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB gặp một số khó khăn là: không có nhiều thời gian cho hoạt động y tế, trợ cấp thấp. Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] cho thấy các yếu tố phụ cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian Trạm Y tế giám sát, số ngày làm việc đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hoạt động của nhân viên y tế thôn bản. Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và cộng sự [41] cho thấy phụ cấp không đều là những yếu tố chính giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn bản rời khỏi chức vụ. Nghiên cứu của tác giả Reis T và cộng sự [55] cho thấy tiền phụ cấp là động lực cho các YTTB để hoàn thành nhiệm vụ. * Phương tiện hỗ trợ Các phương tiện hỗ trợ sẽ giúp ích cho YTTB có thể thực hiện các nhiệm vụ TT-GDSK cho người dân đạt hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là phương tiện TT-GDSK. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Cảm và cộng sự [9] cho thấy không có trạm y tế xã nào có đủ 100% trang thiết bị, chưa đầy 1/3 xã, phường có đủ trang thiết bị truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế thôn bản, chỉ có 0,35% trạm y tế xã có đủ 100%, 1,39% trạm y tế xã có đủ 75% trang thiết bị cho nhân viên y tế thôn bản. Một nghiên cứu của tác giả Kok MC và cộng sự [46] cho thấy các yếu tố liên quan đến chính sách, kinh tế, môi trường và y tế ảnh hưởng đến hiệu suất của YTTB.
  • 39. 30 Nghiên cứu của tác giả Pongvongsa T và cộng sự [54] cho thấy mặc dù hầu hết các YTTB đều có xe và được hỗ trợ tài chính cho đi lại, nhưng khó khăn khi đi đến trung tâm chăm sóc sức khoẻ vẫn là nguyên nhân hàng đầu cho việc không báo cáo hàng tháng tại nơi vùng sâu vùng xa của Lào. Nghiên cứu của tác giả Rashid SF và cộng sự [52] cho thấy một số YTTB phàn nàn về những khó khăn trong hoạt động với việc theo dõi và trang thiết bị kỹ thuật. Một nghiên cứu khác của tác giả Sato và cộng sự tiến hành ở 149 YTTB tại huyện Sepon Lào đã cho thấy các yếu tố thuộc về xã hội như cơ chế chính sách, khoảng cách địa lý, phương tiện TT-GDSK có liên quan đến hoạt động của YTTB [58]. * Giám sát Việc theo dõi, kiểm tra giám sát của tuyến trên sẽ khiến việc thực hiện nhiệm vụ của YTTB được tốt hơn. Đặc biệt, khi họ làm các kỹ năng như kỹ năng tư vấn sức khỏe sẽ chú ý hơn, đầy đủ hơn. Theo nghiên cứu của tác giả Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho thấy việc giám sát của Trạm y tế có mối liên quan với việc thực hiện hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Lĩnh tại Thái Bình [19] cho thấy có mối liên quan giữa việc giám sát của Trạm y tế với hiệu quả hoạt động của YTTB.
  • 40. 31 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHA ́ P NGHIÊN CƯ ́ U 2.1. Đối tượng nghiên cư ́ u - Nhân viên Y tế thôn bản. - Ban giám đốc TTYT huyện. - Trạm trưởng trạm y tế xã. - Phó chủ tịch xã. - Hội phụ nữ. - Trưởng thôn. 2.2. Đi ̣ a điểm và thời gian nghiên cư ́ u - Thời gian: Từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017 - Đi ̣ a điểm: 20 xã đặc biệt khó khăn huyê ̣n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên [28] bao gồm: (Kim Phượng, Phú Tiến, Phúc Chu, Tân Dương, Trung Hội, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Thịnh, Thanh Định và Trung Lương) 2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cư ́ u - Phương pháp nghiên cứu mô tả - Thiết kế nghiên cứu cắt ngang - Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính 2.4. Mẫu và phương pháp cho ̣n mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu * Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho ước tính 1 tỷ lệ quần thể [51] 2 2 /2 - 1 ) 1 ( Z = n d p p  
  • 41. 32 Trong đó: n: số YTTB tối thiểu cần nghiên cứu p: tỷ lệ phần trăm YTTB ở vùng đặc biệt khó khăn có kỹ năng tư vấn sức khỏe chưa đạt yêu cầu. Theo nghiên cứu của La Đăng Tái năm 2012 tại Na Hang, Tuyên Quang tỷ lệ này là 70% [31]. Z 1 - /2: hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-/2 = 1,96 d: sai số giữa ước lượng mẫu và quần thể, lấy d = 0,05 Thay vào công thức ta có: 2 2 05 . 0 3 . 0 7 . 0 1.96 = n x = 323 *Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: - Phỏng vấn sâu: Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người) Trạm trưởng TYT (05 người) Phó chủ tịch xã (03 người) Nhân viên Y tế thôn bản (05 người) - Thảo luận nhóm: 02 cuộc thảo luận nhóm  Cuộc thứ nhất, bao gồm: Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người) Phó chủ tịch xã (01 người) Trạm trưởng trạm y tế xã (04 người) Đại diện hội phụ nữ (02 người) Trưởng thôn (02 người)  Cuộc thứ hai, bao gồm: Nhân viên y tế thôn bản (10 người)
  • 42. 33 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu * Đối với nghiên cứu định lượng: - Cách chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ các YTTB đang làm việc tại các thôn, bản thuộc 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (354 người). Tuy nhiên, do yếu tố khách quan chúng tôi đã chọn 330 YTTB (93%) tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn lựa chọn: Các YTTB được phỏng vấn phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn như sau: (i) Đang làm YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, (ii) Đồng ý tham gia nghiên cứu. * Đối với nghiên cứu định tính: Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận. 2.5. Định nghĩa biến số TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập 1 Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu theo năm dương lịch Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp 2 Giới tính Nam hay nữ Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 3 Dân tộc Đặc điểm dân tộc của YTTB Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 4 Trình độ học vấn Số năm đi học của YTTB Biến thứ bậc Phỏng vấn trực tiếp 5 Thời gian đào tạo Số tháng YTTB được đào tạo Biến thứ bậc Phỏng vấn trực tiếp 6 Thâm niên công tác Tính đến thời điểm điều tra theo năm dương lịch Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp
  • 43. 34 TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập 7 Công tác kiêm nhiệm Nhữngcôngviệcxãhộimà YTTBkiêmnhiệmthêm Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 8 Kiến thức Đề cập đến hiểu biết của YTTB về (i) trình tự các bước tư vấn sức khỏe, (ii) mục đích của các bước tư vấn sức khỏe Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp Tự điền phiếu 9 Thái độ Đề cập đến thái độ của YTTB hướng tới (i) tầm quan trọng của tư vấn sức khỏe cho người dân tại thôn/bản, (ii) vệ sinh môi trường, (iii) dinh dưỡng hợp lý cho các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ, (iv) kế hoạch hóa gia đình, (v) sử dụng thuốc nam điều trị chứng bệnh thông thường và (vi) phòng chống HIV/AIDS Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp Tự điền phiếu 10 Kỹ năng Đề cập đến kỹ năng của YTTB để tư vấn sức khỏe cho người dân: (i) kỹ năng nói, (ii) kỹ năng nghe, (iii) kỹ năng đặt câu hỏi, (iv) kỹ năng thuyết phục, (v) kỹ năng quan sát, (vi) kỹ năng điền thông tin, (vii) kỹ năng thuyết phục. Biến thứ hạng Quan sát trực tiếp 2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá 2.6.1. Công cụ - Bảng hỏi (Phụ lục 1) - Bảng kiểm (Phụ lục 2) - Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 3) - Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 4)
  • 44. 35 2.6.2. Đo lường, đánh giá Kiến thức - 14 câu hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến kiến thức của YTTB. Trong đó, 7 câu hỏi về trình tự thực hiện các bước tư vấn sức khỏe và 7 câu hỏi về mục đích của các bước tư vấn. - Với mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn (1điểm), đúng một phần (0,5 điểm), không đúng (0 điểm). - Tổng số điểm kiến thức được phân chia làm 3 mức: Tốt (11,5-14 điểm), Trung bình (8,5-11 điểm) và Kém (0-8 điểm). Thái độ - 13 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồng ý; 2 không đồng ý; 3 chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồng ý) để thu thập thông tin về thái độ của YTTB. - Số liệu về thái độ của YTTB được mô tả tần suất và tỷ lệ %. Tổng số điểm thái độ được xếp ở 3 mức: Tốt (10,5-13 điểm), Trung bình (8-10 điểm) và Kém (0-7,5 điểm). Kỹ năng - Để đánh giá kỹ năng tư vấn, chúng tôi đã xây dựng kịch bản“ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình” thực hiện đóng vai và đề nghị YTTB thực hiện tư vấn sức khỏe, đồng thời nghiên cứu viên sử dụng bảng kiểm để quan sát và đánh giá. - Bảng kiểm kỹ năng tư vấn bao gồm 13 câu, đánh giá thang điểm 3 (0 không làm; 0,5 làm không đạt yêu cầu; 1 làm đạt yêu cầu). - Tổng số điểm kiến thức được xếp 2 mức Đạt (6,5-13 điểm) – Không đạt (0-6 điểm). 2.7. Phương pháp thu thập số liệu * Với số liệu định lượng: 02 phương pháp thu thập số liệu được sử dụng. Thứ nhất, sử dụng bảng hỏi ( Phụ lục 1) để phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
  • 45. 36 Thứ hai, sử dụng bảng kiểm ( Phụ lục 2) để đánh giá kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB ( thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng sẵn về “ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình”, nhóm điều tra viên được tập huấn sẽ đóng 4 vai: chị N, chồng chị N, bố và mẹ chồng chị N, sau đó đề nghị YTTB tư vấn, đồng thời nghiên cứu viên quan sát và sử dụng bảng kiểm để đánh giá). * Với số liệu định tính: - Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm y tế, Trạm trưởng trạm y tế. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn. - Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có trọng tâm. Kết quả thảo luận được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc thảo luận nhóm. 2.8. Cách khống chế sai số - Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với ngôn ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau đó chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức. - Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước khi tiến hành thực hiện. Điều tra viên có khả năng giao tiếp tốt, tạo sự tin tưởng cho YTTB và giải thích rõ mục đích phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác, cam đoan các thông tin được giữ bí mật. - Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu. - Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm tra và xác nhận. - Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN
  • 46. 37 khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình. 2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.9.1. Xử lý số liệu - Số liệu định lượng: Phiếu điều tra được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. - Số liệu định tính: Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ đề phân tích. 2.9.2. Phân tích số liệu - Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần suất và tỷ lệ phần trăm của biến số. - Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan giữa 2 biến số. - Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp theo hộp. 2.10. Khía cạnh đa ̣o đư ́ c trong nghiên cư ́ u Đây là một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá về kiến thức, thái độ và kỹ năng tư vấn của YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sẽ phân tích đầy đủ về kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại, khó khăn trong quá trình tư vấn sức khỏe của YTTB, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn kỹ năng tư vấn sức khỏe nhằm cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy, không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của đối tượng.
  • 47. 38 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣ n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330) Biến số SL (%) Tuổi <30 30 – 40 >40 15 4,5 120 36,4 195 59,1 Giới Nam Nữ 67 20,3 263 79,7 Dân tộc Kinh Tày Khác 92 27,9 196 59,4 42 12,7 Trình độ học vấn cao nhất Tiểu học THCS Từ THPT trở lên 15 4,5 156 47,3 159 48,2 Nhận xét: - Độ tuổi chủ yếu là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 59,1% - Tỷ lệ nữ YTTB là 79,7% - Đa số YTTB là dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 59,4% - YTTB có trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ 47,3%; THPT trở lên 48,2%; thấp nhất là tiểu học 4,5%.