SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG
DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
1. DẪN NHẬP
Diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội, mà trong đó, quá trình
thực hiện các diễn ngôn xã hội này được đặt trong phạm trù phân biệt với lời nói cá nhân. Các
nhà ngôn ngữ học đã tiến hành định nghĩa khái niệm diễn ngôn theo nhiều cách khác nhau và
chúng ta có thể “nhận diện” quan niệm về diễn ngôn của họ thông qua cách họ định nghĩa như
lý thuyết diễn ngôn của P. Riceau, M. Foucault, Louis Maren hay Ju. Kristeva,…. Tiêu biểu,
nhà ngữ học N.Fairclough đã cho rằng: "Diễn ngôn về cơ bản là ứng dụng xã hội của ngôn
ngữ đặt trong bối cảnh xã hội. Nó thường mang ý nghĩa là (a) biểu hiện của quá trình xã hội;
(b) ngôn ngữ liên quan đến một lĩnh vực xã hội hoặc trong một thực tiễn xã hội cụ thể (ví dụ
như “diễn ngôn chính trị”), (c) một cách phân tích các khía cạnh của thế giới dựa trên một
quan điểm xã hội cụ thể (ví dụ như một “diễn ngôn tân tự do về toàn cầu hoá”). [28]. Tập hợp
đa dạng các định nghĩa về diễn ngôn này đã cho thấy việc nghiên cứu và phân tích diễn ngôn là
phạm trù nhận được sự quan tâm lớn từ phía bộ phận ngôn ngữ học cũng như là điều kiện cần
và đủ để cấu thành hình thức ngôn ngữ được thể hiện qua các hệ thống ngôn ngữ xã hội. Đồng
thời, diễn ngôn chính luận lại là một hình thức trung gian nằm giữa diễn ngôn báo chí và diễn
ngôn chính trị khá phổ biến trong đời sống xã hội và văn học. Vì thế , trong chuyên luận này,
chúng tôi tập trung đi sâu vào khảo sát vấn đề chủ đề và liên kết trong diễn ngôn chính luận
tiếng Việt từ đó khái quát nên những cái nhìn tổng quan về diễn ngôn chính luận nói chung và
cách thức xây dựng hệ thống chi tiết chủ đề và tính liên kết trong một số văn bản diễn ngôn
chính luận tiếng Việt nói riêng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT
Chúng tôi sẽ thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu chủ đề và liên kết trong diễn ngôn chính
luận tiếng Việt thông qua việc xác lập sự so sánh giữa diễn ngôn chính luận và các diễn ngôn
khác, cụ thể hơn cả đối tượng ở đây là diễn ngôn chính trị. Sở dĩ chúng tôi chọn diễn ngôn
chính trị để khảo sát thay cho diễn ngôn chính luận vì địa hạt diễn ngôn chính luận thực chất
đã được phân tích và nghiên cứu rất nhiều bởi các nhà ngữ học. Phong cách chính luận trong
diễn ngôn được miêu tả theo quan điểm của Trần Quang trong công trình “Các thể loại báo chí
chính luận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội”được chia thành ba nhóm chính: thể loại báo chí
thông tấn (tin bài phỏng vấn, tường thuật, điểm báo,…), thể loại báo chí chính luận nghệ thuật
(phóng sự, tiểu phẩm, ký sự,…) và thể loại báo chí chính luận (xã luận, phê bình, diễn văn
chính trị,…). Từ đó, phong cách chính luận đã định hình trong bản thân nó là vai trò chính trị
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2
xã hội và đứng trên vai của các nhà hoạt động chính trị để tác động tuyên truyền nhân dân.
Diễn ngôn chính luận, đặc biệt là thể loại báo chí thông tấn đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm tìm hiểu và nghiên cứu từ các nhà ngữ học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thể loại báo
chí chính luận hay diễn ngôn chính trị lại là lĩnh vực ít được giới ngôn ngữ học Việt Nam quan
tâm bởi tính khá khu biệt của loại diễn ngôn này. Vì thế, trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ
đứng ở góc độ phân tích diễn ngôn để bàn về đặc trưng của diễn ngôn chính trị.
Trong phạm vi chuyên luận này, chúng tôi giới hạn phạm vi tư liệu các diễn văn chính
trị của các nhà chính trị gia lớn như bài phát biểu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình,…cùng một số phát biểu của các đại biểu
Quốc hội cũng như Tổng bí thư qua nhiều nhiệm kì. Các bài diễn văn này đều được lấy nguồn
từ các trang thông tin chính thống của Chính phủ (http://www.chinhphu.vn – Cổng thông tin
điện tử nước CHXHCN Việt Nam và baochinhphu.vn – VGP News Báo điện tử chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam). Sở dĩ chuyên luận có sự khu biệt phạm vi tư liệu như trên là bởi
đây là kênh thông tin báo chí điện tử chính thống, đảm báo chất lượng và độ uy tín, chuẩn xác
cao cũng như các tư liệu bài diễn văn chính trị mang tính phổ biến chung trong cộng đồng.
Đồng thời, các tư liệu được sử dụng để khảo sát cũng mang tính học thuật phổ biến nhằm củng
cố thêm nền tảng vững chắc cho các khái niệm và phạm trù (chủ đề và tính liên kết) được khảo
sát, nghiên cứu.
3. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
3.1. Diễn ngôn và diễn ngôn chính trị
Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một
câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh
luận, truyện vui hoặc truyện kể [17]. Diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói,
viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là
một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc
thoại, một tờ áp – phích [17]. Diễn ngôn được phân chia thành nhiều loại dựa trên điểm nhìn
phân tách. Ví dụ, nếu dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia thành hai loại lớn: diễn
ngôn nói và diễn ngôn viết; dựa vào lĩnh vực tri thức ổn định có thể chia thành diễn ngôn văn
học, tôn giáo, kinh tế, báo chí, nghệ thuật, quân sự,…; dựa vào nội dung phát ngôn lại chia
thành: diễn ngôn về con người, về sức khỏe, về chiến tranh,…Từ đó, khi đã xác định được thể
loại diễn ngôn và đặc trưng khu biệt của từng loại diễn ngôn, chúng ta có thể nhân diện được
các vấn đề chi tiết bên trong như chủ đề và tính liên kết trong từng loại diễn ngôn. Trong phạm
vi đề tài đã vạch ra, chúng tôi phân chia diễn ngôn dựa trên điểm nhìn về lĩnh vực tri thức khoa
học và đời sống (diễn ngôn văn học, khoa học, triết học, chính trị,..) để phân tích và tìm hiểu
về diễn ngôn chính trị.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3
Diễn ngôn chính trị là các diễn ngôn có đối tượng liên quan đến toàn xã hội hoặc liên
quan đến cách thức quản lý Nhà nước, tổ chức hay cá nhân chính trị. Nó thể hiện vấn đề quản
lý xã hội và mối liên hệ mật thiết giữa Nhà nước và nhân dân. Cụ thể, diễn ngôn chính trị được
thể hiện thông qua các văn bản diễn thuyết. Văn bản diễn thuyết chính trị tiếng Việt là các văn
bản được chuẩn bị cho mục đích diễn thuyết hoặc phát biểu bằng tiếng Việt trước đông đảo
công chúng của các chính khách trong dịp quan trọng như tranh cử, vận động cử tri, đại hội
đảng, quốc hội… Các diễn giả chính trị thực hiện diễn thuyết qua nhiều kênh thông tin (thành
tựu khoa học kỹ thuật) như đài phát thanh, truyền hình, Internet,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả
hùng biện.Thông qua các bài diễn văn chính trị này, các diễn giả muốn nâng cao tinh thần giác
ngộ chính trị cho quần chúng; tổ chức quần chúng thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chính sách, pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng
thời, vì họ là các chính trị gia hoặc các nhà lãnh đạo cầm quyền tham gia vào hoạt động chính
trị (diễn giả chính trị) nên mỗi lời nói ra đều bắt buộc phải mang tính đại diện chuẩn xác và
mẫu mực. Đây cũng là đặc điểm nền tảng để chúng tôi lựa chọn các văn bản diễn văn chính trị
này trở thành đối tượng khảo sát chung với một số tư liệu báo chí khác.
Diễn ngôn nào cũng có những quy tắc dùng để hợp thức hóa phát ngôn, để dung nạp
phát ngôn nào đó thuộc vào nó. Sự thay đổi của một quy tắc cũng làm thay đổi đặc trưng diễn
ngôn nói chung và từng phát ngôn liên quan bên trong nói riêng. Diễn ngôn chính trị là sở
thuộc của các chính trị gia – những người hoạt động trong môi trường chính trị, bản chất nó
xuất phát từ chủ thể là các chính trị gia, nên ở nó có sự đòi hỏi cao về tính quyền lực, quy định,
thể chế và độ chuẩn xác, công bằng, dân chủ - những đặc trưng hiếm thấy ở các diễn ngôn
khác. Cụ thể hơn, trong địa hạt diễn ngôn văn học, người xác lập văn bản có thể biến chuyển
các phát ngôn, từ ngữ hay cách nói, cách viết dựa trên suy nghĩ của bản thân, nhằm thể hiện
tình cảm cá nhân bên trong. Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị lại đòi hỏi tính xã hội cao. Ở đây,
bản sắc chủ thể cá nhân bị hạn chế ở mức thấp nhất nhằm tạo nên tiếng nói phát ngôn có quyền
lực chi phối cao. Từ đó, diễn ngôn chính trị phải nhắm đến mục đích tạo nên hiệu lực xã hội,
tức chi phối cộng đồng bằng hệ thống tư tưởng cụ thể, được pháp luật quy định. Nếu so sánh
với các diễn ngôn thuộc lĩnh vực khác như diễn ngôn hành chính, khoa học, chúng ta có thể
thấy tính cá nhân và quyền bình đẳng không xuất hiện trong đặc trưng diễn ngôn chính trị. Cụ
thể, diễn ngôn khoa học có tính đối thoại khi một ý kiến được nêu ra sẽ nhận được các góp ý
và phản biện từ phía các nhà khoa học khác. Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị lại tạo ra quy định
và “có phần” áp đặt quy định thông qua đường truyền một chiều của nó. Người tiếp nhận diễn
ngôn chỉ dựa trên phát ngôn của người diễn giả và tự có những suy nghĩ riêng chứ khó lòng
được nêu ra ý kiến riêng một cách minh bạch. Vì thế, khi đặt trên bàn cân so sánh với các thể
loại diễn ngôn khác, diễn ngôn chính trị mang ba đặc trưng chính: tính công khai về quan điểm
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
4
chính trị tính chi phối chủ thể (bản sắc cá nhân không tồn tại) để diễn ngôn mang tính truyền
cảm, thuyết phục cao và tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận.
3.2. Chủ đề của diễn ngôn chính luận tiếng Việt
3.2.1.Khái niệm tiêu đề và chủ đề trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt
Mỗi một văn bản chính luận bao giờ cũng gồm nhiều đoạn văn nhỏ và có một chủ đề
nhất định được biểu đạt ở câu dẫn đề và ở các câu chủ đề của từng đoạn. Có nghĩa là mỗi đoạn
văn trong bài chính luận đều nhằm làm rõ nghĩa cho chủ đề chung của toàn bộ bài chính luận.
Điều đó có nghĩa giữa câu chủ đề của đoạn và đầu đề văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Chúng tôi quan niệm rằng tiêu đề văn bản là câu thể hiện nội dung chính của toàn
bộ văn bản. Câu tiêu đề thường có vị trí ở đầu bài chính luận và thường được thể hiện bằng
hình thức nổi bật. Một số tác giả khác gọi tiêu đề là đề dẫn và chúng tôi cũng thống nhất sử
dụng thuật ngữ tiêu đề trong chuyên luận này. Nói một cách khái quát “tiêu đề là phần cung
cấp thông tin chính yếu của văn bản, được trình bày bằng kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc nổi bật
nhằm thu hút sự chú ý của người đọc”[19]. Từ đó, đi sâu tìm hiểu trong phạm trù diễn ngôn
chính trị thì tiêu đề của diễn ngôn chính luận cũng là phương tiện hay cách diễn đạt chủ đề của
toàn bộ văn bản chính luận. Đầu đề đồng thời là câu chủ đề chung cho toàn bộ bài diễn thuyết
và được phát triển trên cơ sở các câu chủ đề con của các đoạn thành phần của các văn bản
chính luận, các bài bình luận chính trị, các phát biểu của các chính trị gia. Nội dung chủ đề
thường là các ý nghĩa trừu tượng và khái quát trên cơ sở một sự kiện quan trọng nào đó đã,
đang và sẽ diễn ra (tranh cử, vận động cử tri, đại hội đảng, quốc hội…).
Cụ thể hơn về khái niệm chủ đề, đây là những vấn đề chủ chốt, những ý kiến, cảm xúc
của người nói/ người viết được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản hay nói cách khác
đó là vấn đề chính được đặt ra trong văn bản. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa đã cho rằng: “Chủ
đề là thuật ngữ để chỉ đối tượng hay sự kiện mà văn bản nói hay đề cập đến. Chủ đề của văn
bản được phát triển trên cơ sở các chủ đề con. Có thể có chủ đề về chính trị, xã hội hay văn
hóa.” [2]. Diễn ngôn chính trị: gồm diễn ngôn của chính trị tư tưởng hệ, diễn ngôn thể chế
chính trị, diễn ngôn hành động chính trị. Có thể thấy rằng hầu hết các câu chủ đề đều có nội
dung chính như đã được nêu tại dẫn đề (headline), tất nhiên các câu chủ đề phát triển cụ thể
hơn nội dung đã được nêu như hoàn cảnh, lí do, thời gian sự kiện, ...Mối quan hệ giữa dẫn đề,
chủ đề và sự phát triển của chủ đề thường được thể hiện thông qua các phép liên kết. Theo
Trần Ngọc Thêm thì có hai phương thức thường được sử dụng phổ biến nhất là phép lặp từ
vựng và đôi khi bằng phép thay thế từ đồng nghĩa và chủ đề được diễn đạt tại đầu đề (đề dẫn),
được duy trì tại câu chủ đề [3].
Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tuy cùng hướng tới thể hiện nội dung chính
của văn bản diễn ngôn chính luận nhưng chức năng của tiêu đề và câu chủ đề không giống
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
5
nhau. Tiêu đề thướng hướng tới thông tin chính, cốt yếu nhất trong văn bản diễn ngôn, còn câu
chủ đề hướng tới việc phát triển, mở rộng và làm rõ nghĩa cho chủ đề chính. Tiêu đề vì cũng
còn có chức năng thu hút sự chú ý của người đọc nên thường được thể hiện bằng hình thức đặc
biệt hơn trong bài, cách thể hiện nội dung chính một cách vừa trọng tâm vừa ngắn gọn tạo hiệu
ứng thị giác và thể hiện thông tin.
Trong chuyên luận này, chúng ta tạm thời trừu xuất mối quan hệ cả hình thức cũng
như nội dung giữa tiêu đề với hệ thống câu chủ đề và tiêu đề với phần còn lại của văn bản, có
thể tiến hành mô hình hóa chúng dưới những dạng thức khác nhau. Nếu coi tiêu đề là một cấu
trúc nén kín thông tin thì cũng có những cách cấu trúc nhất định. Dựa vào bộ máy khái niệm
báo chí cổ điển, tác giả Trịnh Sâm trong “ Về một số mô hình của đề dẫn báo chí tiếng Việt”
đã lược quy chúng thành mô hình phân bố 5W+H.[4] Trong đó 5W là who, what, when, why,
where tức là ai, cái gì, ở đâu, khi nào, vì sao và H là how có nghĩa như thế nào.
Thực tế, đề dẫn có vai trò quan trọng nhất trong bài diễn ngôn chính trị vì nó không
những nêu lên nội dung chính yếu mà còn làm nổi bật hiệu ứng thị giác, kích thích trí tò mò
của người đọc. Christianen gọi tiêu đề là “ngôn ngữ mạnh mẽ, mang tính đặc ngữ và hội
thoại”[20]. Vì vậy mà tiêu đề diễn ngôn thường có nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, chơi chữ
hay là sử dụng các thành ngữ. Sở dĩ như thế là bởi vì tiêu đề thường được viết rất ngắn gọn và
cũng thường là câu khẳng định với dạng ngữ pháp trần thuật, câu đầy đủ thành phần hay là câu
tỉnh lược.Tiêu đề thường có xu hướng miêu tả các sự kiện, hành động chính hơn là miêu tả về
thời gian, địa điểm.
Tuy nhiên, tiêu đề trong văn bản chính luận tiếng Việt còn có vai trò tóm tắt sự kiện
và thu hút sự chú ý của độc giả, khán giả khi trực tiếp hoặc gián tiếp theo dõi sự kiện đó. Vì
thế, tiêu đề của diễn ngôn chính luận phải mang sắc thái trung hòa và trang trọng như: “Phát
biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai
công tác tư pháp năm 2017”, “Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017”, “Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị
Quân chính toàn quân năm 2016”,…Tuy phải đảm bảo tính trang trọng của diễn ngôn chính trị,
nhưng các tiêu đề thuộc thể loại này cũng phải đảm bảo đúng theo tiêu chí 5W+H như đã trình
bày trên. Cụ thể, ví dụ như tiêu đề “Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa
Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017” đã trả lời đầy đủ cho mô hình 5W+H: Who
(Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình), What (bài phát biểu), When (năm 2017), Why
(đề ra nhiện vụ năm 2017), Where (Hội nghị triển khai nhiệm vụ), How (bằng cách diễn
thuyết, phát biểu).
Có thể nói, tiêu đề của loại diễn ngôn chính trị lại có xu hướng định danh sự kiện và
miêu tả chúng một cách rõ ràng để người tiếp nhận hiểu được chi tiết sự kiện diễn ra như thế
nào. Về hình thức cấu tạo ngữ pháp của tiêu đề , câu trần thuật, động ngữ và danh ngữ chiếm
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
6
vị trí chủ đạo vì yếu tố hiệu quả truyền đạt thông tin của chúng. Có thể theo dõi sự khái quát
của chúng tôi về các dạng câu tiêu đề trong bảng sau:
Dạng đề dẫn Ví dụ
Danh ngữ “Chủ nghĩa toàn cầu ở ngã tư đường - bước đi tiếp theo của châu Á”
(bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tương lai
châu A lần thứ 23 tại Nhật Bản)
Động ngữ “Đưa tinh thần toàn quốc kháng chiến vào xây dựng chính quyền nhân
dân vững mạnh” (Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân
kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến)
“Tăng cường hợp tác vì tương lai của châu Á” (bài phát biểu của Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu
Á lần thứ 22 đang diễn ra tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản)
Câu trần thuật “Chính phủ sẽ làm hết sức mình để doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh.”
(bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát
động Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát
triển”)
Câu mệnh lệnh “Phó Thủ tướng: Lực lượng Quản lý thị trường phải duy trì liêm chính”
(Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà
Bình tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường
do Bộ Công Thương tổ chức)
Câu với kí tự đặc
biệt (dấu :, dấu “”,
‘’,…)
Phụ nữ phải là “người thắp lửa cho mỗi nhà” (Bài phát biểu chỉ đạo tại
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017-2022 của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)
Câu trích dẫn (trực
tiếp hoặc gián tiếp)
“Giải quyết việc dân thấu tình đạt lý, không tham nhũng, không ai kỷ
luật anh” (trích dẫn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội
nghị Toàn Quốc)
Như vậy, đầu đề nêu lên chủ đề chung và đã được nhấn mạnh, giải thích rõ hơn ở câu
chủ đề. Đầu đề của diễn ngôn chính trị có xu hướng định danh sự kiện, tên họ - chức danh của
người diễn thuyết. Về cấu tạo ngữ pháp thì đầu đề diễn ngôn chính trị có sự phân bố rộng rãi
trên hầu hết các dạng câu, nhưng trong đó, chiếm nhiều nhất (80%) là ba dạng tiêu đề : động
ngữ, danh ngữ và câu trần thuật.
3.2.2. Câu chủ đề
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
7
Câu chủ đề thường có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc chung của bài diễn ngôn
chính luận Câu chủ đề trong diễn ngôn chính luận có vai trò phát triển ý, làm rõ nghĩa cho chủ
đề chính của toàn văn bản được nêu ở đề dẫn.Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ
ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.Một đoạn văn
trong toàn thể bài diễn ngôn chính luận được tính từ chữ viết hoa ở đầu cho đến dấu chấm
xuống dòng. Về mặt biểu đạt, câu chủ đề cũng rất đa dạng về mặt ngữ pháp: gồm câu đơn, câu
phức, câu ghép, câu hỗn hợp. Tuy nhiên, các câu chủ đề trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt
thường là các câu đơn. Câu ghép hoặc câu hỗn hợp chiếm tỉ lệ ít hơn. Giải thích cho vấn đề
này, vì bản chất của diễn ngôn chính trị đòi hỏi tính chuẩn xác và cô đọng; nên câu chủ đề của
toàn văn bản cần có sự chau chuốt, chọn lựa từ ngữ rõ ràng và cẩn thận, nhằm thể hiện rõ mục
đích truyền tải thông tin vừa khiến người tiếp nhận tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ hiểu.
Bush đã đưa ra ba chức năng quan trọng của câu chủ đề [21]:
(1) Thông báo nội dung chính hoặc phần cốt lõi của sự kiện, do người viết quyết định.
Nói một cách khác là tùy thuộc vào ý định của người viết mà một khía cạnh này hay khác của
sự kiện được đưa vào phần chính. Đôi khi chức năng này còn gọi là làm nổi bật.
(2) Đưa người đọc nhập vào tin.
(3) Làm cho người đọc có thể hiểu được sự kiện, thông qua sự việc này sử dụng từ hay
dựng lại sự kiện.
Như vậy là Bush cũng quan tâm đến yếu tố chủ quan của người viết trong việc câu chủ
đề nổi bật vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của bài diễn ngôn chính luận. Tuy nhiên hầu
hết các diễn ngôn chính luận đều có câu chủ đề không chỉ nêu lên được nội dung chính mà còn
tóm tắt được sự kiện.
Về đặc điểm nội dung – ngữ nghĩa, câu chủ đề cũng đặt ra sáu yếu tố cấu thành cấu
trúc ngữ nghĩa của nó (5W-H): Ai/cái gì?, làm gì?, khi nào? (thời gian), ở đâu? (địa điểm), vì
sao? (lý do), như thế nào (hoàn cảnh). Hầu hết các câu chủ đề đều có nội dung chính như đã
được diễn đạt tại đầu đề. Sự khác biệt duy nhất là các câu chủ đề phát triển thêm các nội dung
bổ sung như hoàn cảnh, lí do, thời gian của các sự kiện chính. Mối quan hệ này được diễn đạt
chủ yếu qua phép lặp từ vựng và phép thay thế từ đồng nghĩa. Nói cách khác, chủ đề được diễn
đạt tại đầu đề và được duy trì tại câu chủ đề.
Ví dụ:
(1) Ngày 04-01, Hội nghị lần thứ sáu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam khóa VIII đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tới dự và phát biểu chỉ đạo.
(2) Phát biểu kết luận Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp diễn ra
ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ, làm
nức lòng cộng đồng doanh nghiệp.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
8
(3) Sáng 5/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát
biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2016 với chủ đề là “Nâng cao
vai trò khu vực kinh tế tư nhân: Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài vì sự phát triển hài hoà của kinh tế Việt Nam”.
Thông qua các ví dụ trên đã cho thấy phần trạng ngữ có vai trò quan trọng trong cấu
trúc của câu chủ đề (chiếm tỉ lệ 80% câu chủ đề). Từ đó, chúng tôi đã định hướng được mẫu
chung của phần trạng ngữ thường được sử dụng trong câu chủ đề của diễn ngôn chính trị như
sau:
 Phần trạng ngữ câu chủ đề thường bao gồm trạng ngữ chỉ thời gian và trạng
ngữ chỉ địa điểm. Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng trước trạng ngữ chỉ địa điểm. Ví
dụ: Chiều 20/5 (giờ địa phương), tại thành phố Sochi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 20 năm
thiết lập Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Nga.
 Khi chỉ có một trạng ngữ được lựa chọn đặt vào câu chủ đề thì chỉ có trạng
ngữ thời gian. Ví dụ: Ngày 23/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự
và phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017. Cổng TTĐT
Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị này.
3.2.3. Cách thức triển khai chủ đề
Diễn ngôn có thể triển khai dựa trên một câu, vài câu; một đoạn, nhiều đoạn, nhiều
chương,… tùy thuộc theo dụng ý và mục đích của đối tượng chủ động triển khai diễn ngôn.
Tuy nhiên, dù số lượng các đơn vị thuộc văn bản được kết cấu bao nhiêu tầng cấu trúc thì mỗi
phần khi tham gia vào cấu trúc văn bản đểu phải có cùng một chức năng liên kết, phục vụ
chung cho một chủ đề nhất định. Đồng thời, giữa các đơn vị trong diễn ngôn cũng phải có mối
quan hệ ràng buộc, “cộng sinh” với nhau.
Trong một diễn ngôn nói chung và diễn ngôn chính trị nói riêng, câu mở đầu của văn
bản có thể là câu nêu lên chủ đề của nó, gọi là câu chủ đề (tương đương với thuật ngữ tiếng
Anh: thesis sentence). Và câu cuối của văn bản có thể đúc kết, khẳng định lại chủ đề, gọi là
câu kết đề. Trong trường hợp chủ đề của văn bản không được nêu lên ở câu mở đầu mà được
nêu ở câu cuối, thì câu cuối chính là câu kết đề, đồng thời cũng là câu nêu lên chủ đề của văn
bản.
Khi chủ thể đối tượng xác định được chủ đích xây dựng vị trí câu chủ đề và sử dụng
đúng cấu trúc cụ thể để triển khai diễn ngôn thì chủ đề chung của toàn diễn ngôn sẽ được phân
tích, làm rõ. Quá trình tạo lập một diễn ngôn trải qua bốn giai đoạn chính theo sơ đồ cấu trúc
triển khai chủ đề như sau:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
9
Quá trình định hướng là giai đoạn chủ thể xác lập diễn ngôn phải xem xét, phân tích
mục đích diễn ngôn muốn hướng đến để làm rõ chủ đề toàn văn bản. Từ đó sẽ giúp chủ thể xác
lập rõ đối tượng và tài liệu tham khảo để phục vụ cho các thao tác sau. Đồng thời giai đoạn
định hướng này cũng giúp người viết xác định loại hình văn bản, mà trong phạm vi khảo sát
của chuyên đề đang là diễn ngôn chính trị. Sau khi định hướng chủ đề, người viết phải lập biểu
đồ tóm tắt nội dung cần trình bày trong diễn ngôn. Đây là thao tác để người viết cụ thể hóa chủ
đề lớn của toàn diễn ngôn thành các bộ phận chủ đề nhỏ hơn theo từng cấp độ để sắp xếp dàn ý
bài viết.
Giai đoạn tạo lập văn bản là giai đoạn chính yếu trong việc triển khai chủ đề diễn
ngôn. Trong giai đoạn này, chủ thể đối tượng cần phân chia rõ ràng diễn ngôn thành ba phần
mở - thân – kết. Trong phần mở đầu, chủ đề cần được xác định rõ ràng. Trong phần khai triển
thân bài, câu chủ đề của mỗi đoạn cần được viết ngắn gọn, súc tích. Các câu triển khai tiếp
theo phải bám sát được chủ đề đã nêu. Câu kết đoạn cũng cần nêu lại chủ đề diễn ngôn dựa
trên các số liệu cụ thể. Phần kết luận phải hàm chứa câu đúc kết chủ đề toàn diễn ngôn.
Ví dụ cách triển khai chủ đề - tạo lập văn bản ba phần trong một số diễn ngôn chính
trị:
Bài phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư tại Lễ trao giải "Búa liềm vàng"
Phần mở đầu:
Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các nhà báo
lão thành,
Thưa các đồng chí và đồng nghiệp, lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí,
Nhân đầu xuân mới và kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, các
vị đại biểu, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các nhà báo cùng toàn thể các đồng chí và đồng
nghiệp lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất.
Định hướng
Lập đề cương tóm tắt
Tạo văn bản
Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
10
Thưa các đồng chí và đồng nghiệp,
Sự nghiệp cách mạng của Đảng trong 87 năm qua đã đúc kết bài học quý giá: Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Trong tiến trình đổi mới đất nước,
vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Nhìn lại quá trình lịch sử, nhất là trong 30 năm đổi mới vừa qua, nền báo chí cách
mạng nước nhà đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, cả trên phương diện
tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, phát triển lý luận, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực
cầm quyền của Đảng. (câu chủ đề nói lên tầm quan trọng của báo chí trong việc phát triển
năng lực và vai trò của Đảng)
Phần thân bài chia làm các luận điểm sau:
Để báo chí góp phần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng, tôi hoan
nghênh Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Đài Truyền hình Việt Nam đồng chủ
trì và tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng được trao hằng năm, mang tên
"Búa liềm vàng”. (giới thiệu về giải Báo chí Búa liềm vàng)
Năm 2016 vừa qua là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng; cũng là năm nền báo chí nước nhà tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ
vang của mình là "người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể",
góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Lễ trao giải thưởng Giải Búa liềm vàng lần thứ nhất năm 2016, được tổ chức trang
trọng nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng (03-02-1930 - 03-02-2017). Tôi nhiệt liệt
hoan nghênh hơn 1.400 nhà báo dự giải, với 1.173 tác phẩm báo chí dự thi và 47 tác phẩm
được trao giải, 10 tập thể cơ quan báo chí trong cả nước được khen tặng. Đó là kết tinh tâm
huyết, trí tuệ và trách nhiệm của những người làm báo nước nhà đã viết nên những tác phẩm
báo chí chân thật với những thông tin sôi động mang hơi thở của cuộc sống, của sự nghiệp xây
dựng Đảng.
Tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng các tác giả và tác phẩm được trao giải Báo
chí “Búa Liềm vàng” hôm nay.
Thưa các đồng chí và đồng nghiệp,
Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh toàn diện và
đồng bộ sự nghiệp đổi mới. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta đang triển khai thực hiện, có 2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, nhằm không ngừng
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ta ngang tầm công cuộc đổi mới và sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế.
Đó cũng chính là yêu cầu nhiệm vụ của nền báo chí nước nhà đối với công tác xây
dựng Đảng. "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu,
tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
11
chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã
hội", đặc biệt là tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng. (bổ sung rõ ràng hai nhiệm vụ chính yếu của báo chí trong việc định hướng
và phát triển Đảng)
Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ đảng tại các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả
công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên
tập viên thực thi nghề nghiệp. Đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo chí, theo chức năng, nhiệm
vụ của mình, nghiên cứu xây dựng chương trình và tổ chức tuyên truyền về Đảng và công
tác xây dựng Đảng một cách đa dạng, sâu sắc, hiệu quả và sinh động. (đưa ra phương
hướng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí trong việc tổ chức tuyên truyền và xây
dựng Đảng)
Tôi đề nghị các cấp uỷ, các tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở, các cơ quan lãnh
đạo và cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức
kinh tế, xã hội trên mọi địa bàn và lĩnh vực hoạt động... chủ động và tích cực nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với báo chí, cung cấp thông tin và giúp đỡ các cơ quan báo chí
và đội ngũ những người làm báo thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền nói chung và
tuyên truyền về xây dựng Đảng nói riêng.
Phần kết luận:
Thưa các đồng chí và đồng nghiệp,
Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mang tên "Búa liềm vàng" lần thứ nhất đã
thành công. Với truyền thống, kinh nghiệm của nền báo chí cách mạng Việt Nam, với sự ủng
hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, của
các tầng lớp nhân dân, tôi tin tưởng rằng, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mang
tên "Búa liềm vàng" sẽ tiếp tục phát triển góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch,
vững mạnh.(Câu kết của diễn ngôn nêu lại lần nữa vai trò của báo chí đối với việc phát triển
Đảng ta)
Nhân dịp năm mới, một lần nữa, tôi xin chúc tất cả các vị đại biểu, các đồng chí và
đồng nghiệp mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.
3.3. Liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt
3.3.1. Khái niệm và vai trò của liên kết
Văn bản diễn ngôn nói chung và văn bản diễn ngôn chính luận nói riêng thường là tập
hợp của nhiều đơn vị câu. Vì thế, như quan điểm của Halliday & Hasan [22], yếu tố quan trọng
quyết định một tập hợp câu có tạo nên văn bản hay không đều phụ thuộc vào quan hệ liên kết
bên trong mỗi câu và giữa các câu với nhau. Chính tính liên kết trong văn bản này đã tạo nên
sự mạch lạc, rõ ràng và logic của toàn văn bản. Tác giả Diệp Quang Ban trong tác phẩm “Văn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
12
bản và liên kết trong tiếng Việt”[5] đã đưa ra định nghĩa “Liên kết, xét tổng thể, là một bộ (tập
hợp) các hệ thống ngữ pháp từ vựng phát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có
thể vượt qua các biên giới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thế. Liên kết, xét cụ
thể, là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ
thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề)
chứa chúng liên kết được với nhau. Các kiểu quan hệ nghĩa này làm thành những cấu hình
nghĩa của liên kết, hay những khuôn hình tạo sinh diễn ngôn”. Như vậy, điều tạo nên một
chỉnh thể văn bản và được xây dựng dựa trên khả năng vượt ra khỏi biên giới câu, đó chính là
tính liên kết trong văn bản diễn ngôn. Tính liên kết của văn bản có vai trò rất quan trọng. Nó
có thể làm một câu chuỗi câu hỗn độn trở thành các bộ phận của văn bản. Sự liền mạch giữa
các câu (đặc biệt là giữa hai câu nối tiếp nhau) đều dựa vào một số “dấu hiệu hình thức đặc
trưng” (phụ thuộc đó là phép liên kết gì thì sẽ có những dấu hiệu hình thức đặc trưng riêng của
phép liên kết đó) để tạo tính liên kết cho văn bản.
3.3.2. Các phép liên kết trong diễn ngôn
Tính liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt được thể hiện thông qua các
phương thức liên kết (phép liên kết). Đó là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết có đặc
tính chung trong việc liên kết câu và câu. Theo quan điểm phân chia của David Nunan có 4
phép liên kết [6]: Phép liên kết quy chiếu, phép nối, phép thế và tỉnh lược, phép liên kết từ
vựng:
PHÉP LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN
1. Phép liên kết quy chiếu
- Hồi chiếu
- Khứ chiếu
2. Phép nối
3. Phép thế và tỉnh lược
a. Phép thế
b. Phép tỉnh lược
4. Phép liên kết từ vựng
Lặp từ vựng
Nếu xét riêng trong địa hạt diễn ngôn chính trị, dù liên kết là một hiện tượng chung
cho tất cả ngôn ngữ trên thế giới, thế nhưng ở mỗi ngôn ngữ cụ thể lại thể hiện các phương tiện
ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Việt, hệ thống các phương tiện liên kết tiếng Việt cũng có sự
hạn chế khi chỉ được thể hiện thông qua một số hệ thống có chức năng hồi chỉ, khứ chỉ, quan
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
13
hệ từ, từ đồng nghĩa – trái nghĩa – gần nghĩa,.. cụ thể. Đồng thời, tính liên kết chỉ phát huy sức
mạnh của nó khi được khảo sát giữa các câu đứng gần kề nhau hoặc đứng trong những phần
văn bản chi tiết. Vì những đặc tính trên nên trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ khảo sát sự liên
kết trong diễn ngôn chính trị ở đơn vị liên kết giữa câu và câu thông qua một số phép liên kết
sau:
3.3.2.1. Phép liên kết quy chiếu
Phép liên kết quy chiếu là phương thức liên kết lấy những cái cá thể, riêng biệt để chỉ những
cái chung, cái khái quát. Hiểu nôm na về thuật ngữ quy chiếu, đây là khái niệm đại diện cho
mối quan hệ giữa một từ ngữ cụ thể, chi tiết để áp cái nhìn quy chiếu lên trên sự vật, hiện
tượng được nhắc đến. Bởi cội nguồn của phép quy chiếu là nghiên cứu vì sao sự vật, hiện
tượng cụ thể đó lại mang nghĩa (tên gọi, định danh, định nghĩa) như vậy. Nói cách khác, thuật
“quy chiếu” liên quan nhiều đến nghĩa của từ và nó đại diện cho quá trình quan sát ý nghĩa của
từ khi từ đó được dùng để gọi tên một sự vật, hiện tượng cụ thể trong thế giới khách quan.
Phép liên kết quy chiếu bao gồm tập hợp nhiều loại thể liên kết quy chiếu khác nhau (theo
quan điểm phân chia của David Nunan): hồi chiếu, khứ chiếu, quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu
chỉ định, quy chiếu so sánh. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi sẽ chủ yếu
phân tích và đi sâu tìm hiểu hai phép liên kết quy chiếu chính là hồi chiếu và khứ chiếu khi áp
dụng với ngữ liệu là các diễn ngôn chính trị tiếng Việt (theo quan điểm của Diệp Quang Ban
trong tác phẩm “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” [5] ).
Đầu tiên, mối quan hệ giữa phép liên kết hồi chiếu – khứ chiếu trong nội tại phép liên kết hồi
chiếu được thể hiện như sau:
3.3.2.1.1. Hồi chiếu
Hồi chiếu là phương thức liên kết quy chiếu mà “yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố được
giải thích xuất hiện sau trong văn bản” [5, tr.344]. Khác với các tác phẩm văn học và loại thể
QUY CHIẾU
Nội chiếu
Hồi chiếu Khứ chiếu
Ngoại chiếu
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
14
diễn ngôn khác, trong diễn ngôn chính trị ít xuất hiện các đại từ xưng hô đóng vai trò là ngôi
ba số ít như: hắn, y, nó vì đặc trưng khu biệt của thể loại diễn ngôn chính trị “không cho phép”
xuất hiện các đại từ xưng hô này. Lý giải cho vấn đề này, thứ nhất, ba từ xưng hô trên có ý
nghĩa tiêu cực, hàm ý không tôn trọng người được nhắc đến trong vai trò là hắn/y/nó (thể hiện
tình cảm “khinh ghét” của người đối thoại) nên chúng không thể xuất hiện trong địa hạt diễn
ngôn chính trị - nơi ít có không gian thể hiện tình cảm riêng tư. Thứ hai, vì diễn ngôn chính trị
dù sử dụng quy chiếu chỉ ngôi nhưng cũng đòi hỏi sự rõ ràng, quy củ và chuẩn xác nên ba đại
từ nhân xưng trên đều mang tính chất không xác định rõ yếu tố được nhắc đến trước đó nên
cũng không được sử dụng trong các diễn ngôn chính trị. ]. Vì thế, trong các diễn ngôn chính
trị, phương thức liên kết hồi chiếu thường chỉ xuất hiện thông qua các từ ngữ đại diện như:
điều đó, đấy (là),.. hoặc cụm danh từ + đại từ để chỉ (ấy, kia, này nọ, đó, đây,…).
Ví dụ: Bài phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí
thư tại Lễ trao giải "Búa liềm vàng":
“Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh toàn diện và đồng
bộ sự nghiệp đổi mới. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
đang triển khai thực hiện, có 2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, nhằm không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ta ngang tầm công cuộc đổi mới và sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế.
Đó cũng chính là yêu cầu nhiệm vụ của nền báo chí nước nhà đối với công tác xây dựng
Đảng. "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết
phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp
với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội", đặc biệt là tuyên
truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”
Ví dụ: Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam khóa VIII diễn ra tại thành phố Cần Thơ:
“Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân
đầu người đạt 2.215 USD. Tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn
hán, xâm nhập mặn; quyết liệt xử lý sự cố môi trường biển. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải
cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối
ngoại diễn ra nhộn nhịp và đạt nhiều kết quả tích cực.
Trong những thành tựu chung ấy của đất nước, có sự đóng góp to lớn của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Những kết quả đạt được của Mặt trận đã được nêu đầy đủ, toàn diện trong Báo cáo
trình Hội nghị.”
Quan hệ hồi chiếu được thể hiện trong các ví dụ trên được thể hiện như sau:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
15
Yếu tố giải thích (đứng trước) Yếu tố được giải
thích (đứng sau)
2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng yêu cầu nhiệm vụ của
nền báo chí nước nhà
“Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Văn hóa, xã hội có
nhiều tiến bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD.
Tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn
hán, xâm nhập mặn; quyết liệt xử lý sự cố môi trường biển. Chú trọng
hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương;
đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Quốc phòng, an ninh
được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối
ngoại diễn ra nhộn nhịp và đạt nhiều kết quả tích cực.
những thành tựu
chung ấy của đất
nước
3.3.2.1.2. Khứ chiếu
Khứ chiếu là trường hợp ngược lại với hồi chiếu khi yếu tố được giải thích xuất hiện
trước và yếu tố giải thích xuất hiện sau trong văn bản. Vì bộ phận yếu tố giải thích nằm ở phía
sau nên sẽ khiến người tiếp nhận khó nhận biết hơn khi so với phép liên kết hồi chiếu. Điều
này đòi hỏi người tiếp nhận phải cẩn trọng khi đọc/nghe (tiếp nhận) văn bản để nhìn nhận và
phân tích rõ đối tượng yếu tố giải thích có ý nghĩa cụ thể là gì.
Ví dụ: Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam khóa VIII diễn ra tại thành phố Cần Thơ:
“…Ba là, với vai trò là liên minh chính trị, là tổ chức rộng rãi của nhân dân, là cơ sở
chính trị của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cần tiếp tục vận động nhân dân tham gia xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.”
Ví dụ: Bài phát biểu của Đồng chí Nguyễn Văn An, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
tại Đại hội lần thứ X Hội Luật gia Việt Nam:
“…Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội cũng còn
một số yếu kém, khuyết điểm. Kinh tế tăng khá nhưng chưa đạt nhịp độ tăng trưởng mà Đại
hội đề ra, chưa tương xứng với mức tăng đầu tư và tiềm năng của nền kinh tế. Chất lượng, hiệu
quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế còn thấp. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh
tế đặc biệt trong quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà
nước và chi tiêu ngân sách nhà nước còn rất nghiêm trọng. Chúng ta chưa tận dụng được lợi
thế về ổn định chính trị - xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài.”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
16
Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển
khai nhiệm vụ năm 2017
“Là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh có sứ mệnh là củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng ta và giữ vững kim chỉ
nam cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế.”
Quan hệ khứ chiếu được thể hiện trong các ví dụ trên được thể hiện như sau:
Yếu tố được giải thích
(đứng trước)
Yếu tố giải thích (đứng sau)
liên minh chính trị/ tổ chức rộng rãi
của nhân dân/cơ sở chính trị của
chính quyền
Mặt trận Tổ quốc
một số yếu kém, khuyết điểm Kinh tế tăng khá nhưng chưa đạt nhịp độ tăng trưởng mà
Đại hội đề ra, chưa tương xứng với mức tăng đầu tư và
tiềm năng của nền kinh tế. Chất lượng, hiệu quả và tính
bền vững của sự phát triển kinh tế còn thấp. Thất thoát,
lãng phí trong quản lý kinh tế đặc biệt trong quản lý đất
đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh
nghiệp nhà nước và chi tiêu ngân sách nhà nước còn rất
nghiêm trọng. Chúng ta chưa tận dụng được lợi thế về ổn
định chính trị - xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư
nước ngoài
trung tâm quốc gia nghiên cứu
khoa học
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3.3.2.2. Phép nối
Phép nối là phương thức liên kết tạo nên mối quan hệ logic về nghĩa giữa các câu có mối quan
hệ nghĩa với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng nối như: và, tuy, nếu, vì, đồng thời, bên cạnh
đó,…Phép nối được sử dụng giữa các mệnh đề bên trong câu ghép, giữa hai câu với nhau và
giữa các đoạn văn trong văn bản. Các từ ngữ nối nằm trong một mệnh đề nhưng lại không phải
là bộ phận bắt buộc phải có trong câu (lược bỏ từ ngữ nối thì câu vẫn biểu đạt ý nghĩa rõ ràng,
chỉ mất đi tính liên kết với các mệnh đề trong câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn). Vì vậy,
phương tiện có chức năng nối thường đứng ở đầu câu hoặc đôi khi lại chen giữa các bộ phận
của câu (phải có dấu phẩy ngăn cách giữa chủ - vị ngữ của câu và phương tiện nối)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
17
 Nối bằng quan hệ từ (từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay
giữa câu với câu trong đoạn văn): và, của, như, bởi, vả lại, thành ra, vì, cho
nên, nếu, tuy, để,…
Ví dụ: Bài phát biểu của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây
dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ nhất và phát động Giải Búa liềm vàng lần thứ hai
(17/3/2017)
“Tuy là lần đầu tiên tổ chức giải, nhưng các tác phẩm dự thi đã phản ánh toàn cảnh, đa dạng và
có chiều sâu về công tác xây dựng Đảng ở khắp các vùng miền, lĩnh vực; phong phú về chủ đề,
đa dạng về loại hình, sâu sắc về nội dung, trau chuốt về hình thức. Tuy vẫn còn có vấn đề cần
hoàn thiện về tổ chức, nội dung và tính hiệu quả, nhưng có thể khẳng định, giải “Búa liềm
vàng” lần thứ Nhất đã thổi luồng sinh khí mới trong tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thắp lên cảm hứng, niềm say mê tìm tòi, sáng tạo trong đội
ngũ những người làm báo và những người viết báo không chuyên về một lĩnh vực lâu nay vẫn
được cho là khó, khô và khổ.”
Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016:
“Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đặc trưng bởi công nghệ thông
tin tiếp tục phát triển mạnh và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.
Thiết bị di động trở thành công cụ trung tâm; công nghệ mô phỏng sinh học, hóa học xanh,
sinh thái học công nghiệp, năng lượng tái sinh, công nghệ nano xanh sẽ phát triển mạnh và
thay đổi cuộc sống con người. Dự báo nhiều sản phẩm hoàn toàn mới lạ sẽ xuất hiện trong 10
năm tới.”
 Nối bằng đại từ thay thế (vậy, thế,..) hoặc tổ hợp có chứa đại từ thay thế (vì
vậy, tuy thế, tuy nhiên, nếu vậy, sau đó, trước đó,..)
Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai
nhiệm vụ năm 2017:
“Với những kết quả hoạt động nói trên, Hội luật gia Việt Nam đã góp phần với toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân thực hiện những nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và
thứ IX đề ra, nhất là nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.”
Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức của thực tế cuộc sống vẫn còn những thanh niên
thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, xa rời lý tưởng cách mạng, không có ý thức và chưa
quyết tâm phấn đấu vào Đảng; một bộ phận có lối sống ích kỷ, cá nhân, thờ ơ với những vấn
đề của đất nước, của dân tộc.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
18
 Nối bằng các tổ hợp từ khác có tác dụng liên kết: đồng thời, trong lúc đó, tiếp
theo, tóm lại, nói chung, nói cách khác, nghĩa là, ngoài ra, hơn nữa, thêm vào
đó,…
Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai
nhiệm vụ năm 2017:
“Bên cạnh đó, cần rà soát việc học tập bổ sung kiến thức cho các đối tượng học cử nhân chính
trị để cấp bằng cao cấp lý luận chính trị thay vì cấp chứng chỉ tương đương cao cấp lý luận
chính trị. Đồng thời, nghiên cứu, tạo điều kiện cho Học viện có cơ chế tự chủ trong đào tạo đại
học, sau đại học đối với những mã ngành lý luận đặc thù.”
Ví dụ: Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc
triển khai công tác tư pháp năm 2017
“Ngoài ra, một số mặt công tác khác vẫn còn nhiều bất cập. Đáng chú ý như thi hành án mặc
dù có tiến bộ nhưng dư luận về tiêu cực, nhũng nhiễu vẫn còn nhiều; một số thủ tục hành chính
thuộc các lĩnh vực Ngành Tư pháp phụ trách vẫn còn phức tạp; phản ứng chính sách về một số
vấn đề còn bị động, chưa kịp thời; phong cách, ứng xử của một bộ phận cán bộ Ngành Tư pháp
còn có hạn chế, một số cán bộ chưa làm gương trong tiếp xúc, xử lý công việc với nhân dân.”
Phân chia trên bình diện mục đích – chức năng – tác dụng của phép nối, chúng tôi đồng ý với
quan điểm phân chia của lý thuyết Halliday [22, tr.23] như sau:
Chức năng Quan hệ từ - từ ngữ
đại diện
Ví dụ diễn ngôn chính trị
Bổ trợ Và, vả lại, hơn nữa,
thêm vào đó,…
“Chúng ta sẽ phấn đấu đến năm 2020 cả nước có trên
1 triệu doanh nghiệp. Và không chỉ tăng nhanh về số
lượng mà chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
cũng phải được cải thiện mạnh mẽ.” (Phát biểu của
Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc tại Lễ phát động Phong trào thi đua
“Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”.)
Nghịch đối Thế nhưng, nhưng,
tuy thế, tuy, ngược
lại, mặc dù, trái lại,…
“Đây cũng là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng, thu được những kết quả bước đầu làm
tiền đề cho những năm tiếp theo; tuy nhiên, những
tác động tiêu cực, thiên tai, hạn hán, bão lũ đã ảnh
hưởng tới đời sống của một bộ phận nhân dân.”(Phát
biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị
Quân chính toàn quân năm 2016)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
19
Chuyển đổi Hay là, giả là, hay,.. « Tôi xin kể một câu chuyện cách đây 20 năm tại Úc,
anh Peter Hồng, người vừa phát biểu, đã lái xe đưa
tôi đi tìm một trường dạy nghề là Trường Mathew để
tìm đối tác về dạy nghề cho Việt Nam. Hay rất nhiều
năm trước, khi tôi đi Ba Lan và được một chị Việt
kiều đến tận nơi để tận tình giúp đỡ công việc rất
cảm động. » (Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài tổ
chức tại TPHCM)
Không gian –
thời gian
Trước đó, sau đó,
đồng thời, thứ
nhất/hai/ba,..
« Nhiều khảo sát cho thấy, yếu tố thúc đẩy xu hướng
tiêu dùng tại thị trường Việt Nam là do độ tin cậy đối
với thương hiệu hàng Việt Nam tăng lên theo từng
năm, đồng thời nhiều nhãn hàng Việt Nam đã có thể
cạnh tranh với nhãn hàng nước ngoài. » (Thủ tướng
phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Nguyên nhân –
kết quả
Vì, vì vậy, do, do đó,
tại vì, bởi, hóa ra, kết
quả là, hệ quả là,…
« Đây là điều cần được khuyến khích, nhân rộng
trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam bởi
nghiên cứu phải gắn liền với thực tế, phải đi vào đời
sống, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, từ đó,
đem lại nguồn lực và nâng cao thương hiệu cho
Trường của chúng ta. »( Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc phát biểu chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
tại ĐHQG TPHCM)
Điều kiện Giá mà, hễ mà, với
(trong) điều kiện/hoàn
cảnh/…
« Trong điều kiện KT-XH hiện nay, chúng ta đang
triển khai Đề án cải cách tiền lương, thực hiện Kết
luận 63-KL/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung
ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã
hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải
cách đến năm 2020, tôi đề nghị lãnh đạo các Bộ,
ngành, địa phương cả nước cần quan tâm hơn đến
cán bộ pháp chế, dù là vật chất hay tinh thần. » (Phát
biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư
pháp năm 2017)
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
20
Mục đích Để mà, để cho, nhằm,
khiến, khiến cho, với
mục đích
« Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trở thành mái nhà
chung để mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn
giáo, lứa tuổi và kiều bào ta ở nước ngoài phát huy
lòng yêu nước, ý chí, trí tuệ và khả năng của mình để
xây dựng, bảo vệ đất nước, chăm lo cho cuộc sống
của người dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
vững mạnh, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước. » (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam)
3.3.2.3. Phép thế và tỉnh lược
3.3.2.3.1. Phép thế
Phép thế là phương thức liên kết sử dụng các đại từ thay thế (ấy, đó, kia, này,…), danh từ (cụm
danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề… có trong câu hay đoạn văn
này để thế cho các đơn vị tương xứng trong câu hay đoạn văn khác. Phép thế gốm các loại thể
tiêu biểu sau:
 Thế đồng nghĩa
Thế đồng nghĩa cũng là một phương tiện phổ biến trong các diễn ngôn chính luận
nhằm tránh phải lặp lại quá nhiều một từ hay ngữ; là sự đồng nhất được thừa nhận mà không
cần tuyên bố. Sự đồng nhất đó người viết/ nói biết và giả định rằng người nghe/ đọc cũng biết.
Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm: “Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở
việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng
một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng) [3, tr.137].
Ngoài các từ đồng nghĩa từ điển; trong thực tế còn có nhiều trường hợp sử dụng thế
đồng nghĩa tình huống. Trong phần phép thế này, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khảo sát hơn
ở các diễn ngôn chính luận để có nhiều ví dụ cụ thể và khách quan hơn. Trong ví dụ sau, có thể
nhận thấy, khi cùng ý nghĩa nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người viết đã sử dụng hàng
loạt các từ đồng nghĩa như: “người chiến sĩ Cộng sản kiên trung mẫu mực, một thiên tài quân
sự, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người mẫu mực, một nhân cách
lớn, người con ưu tú của dân tộc …”
Ví dụ: Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, người cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài
quân sự 05/10/2013, Báo Nhân Dân:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
21
Ðúng 18 giờ 9 phút ngày 4-10-2013, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, nhẹ nhàng bước vào
cõi vĩnh hằng, hưởng thọ 103 tuổi. Ðảng, Nhà nước, nhân dân ta và bạn bè quốc tế mất đi một
chiến sĩ Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự, đã hiến trọn đời mình cho sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
[…]
Là người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng đầy nhiệt huyết, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều
công lao to lớn, được Ðảng, nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Ðại
tướng là một con người mẫu mực, một nhân cách lớn bởi tầm cao trí tuệ và đạo đức sáng
trong, nhân văn; là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của các thế hệ cán bộ,
chiến sĩ Quân đội nhân dân anh hùng.
Một người con ưu tú của dân tộc đã nằm xuống, để lại cho Ðảng ta, nhân dân ta
lòng biết ơn sâu sắc và niềm tiếc thương vô hạn. Ðất mẹ yêu thương sẽ dang rộng vòng tay đón
Ðại tướng về nơi yên nghỉ ngàn thu. […]
Ví dụ: “Đất nước hoa anh đào” thay thế cho Nhật Bản (Dấu mốc lịch sử trong quan hệ
hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân 01/3/2017)
Nhật Bản là quốc gia quần đảo nằm ở tây - bắc lòng chảo Thái Bình Dương, ngoài
khơi phía đông lục địa châu Á, có tổng diện tích 377.944 km2, với dân số 126,86 triệu người
(tháng 12-2016). “Đất nước hoa anh đào” có hơn 6.850 đảo lớn nhỏ, trong đó bốn đảo lớn
nhất chiếm 97% diện tích, gồm Hôn-xư, Hốc-cai-đô, Ki-ư-sư và Si-cô-cư. Theo Hiến pháp
năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà vua là biểu tượng của đất
nước và mối đoàn kết toàn dân. Kể từ khi lên ngôi năm 1989 đến nay, Nhà vua và Hoàng hậu
Nhật Bản đã thăm tất cả 47 tỉnh, thành phố và nhiều đảo xa của Nhật Bản; thăm 57 nước, trong
đó có 26 quốc gia thăm chính thức. (Dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt
Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân 01/3/2017).
Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai
nhiệm vụ năm 2017
“Là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh có sứ mệnh là củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng ta và giữ vững kim chỉ
nam cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế.”
Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016
“Tôi cũng chúc mừng các đồng chí đã trúng cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội chúng ta, do đồng chí Nguyễn Văn Thân,
một doanh nhân thành đạt, là đại biểu Quốc hội, làm Chủ tịch Hội khóa 14.”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
22
Các ví dụ trên được thể hiện cụ thể về nghĩa thông qua bảng sau:
Chủ thể đối tượng Yếu tố đồng nghĩa
Ðại tướng Võ Nguyên Giáp “Người chiến sĩ Cộng sản kiên trung mẫu mực, một thiên tài
quân sự, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một
con người mẫu mực, một nhân cách lớn, người con ưu tú của
dân tộc”
Nhật Bản “Đất nước hoa anh đào”
Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh
“Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học”
Đồng chí Nguyễn Văn Thân “một doanh nhân thành đạt, là đại biểu Quốc hội, làm Chủ tịch
Hội khóa 14”
 Thế đại từ
“Phép thế đại từ là một phương thức sử dụng trong kết ngôn một đại từ (hoặc từ đại từ
hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn” [3, tr.170]. Về mặt hình thức thì phép
thế đồng nghĩa và thế đại từ có những nét giống nhau vì nó đều có liên quan đến thế tố. Tuy
nhiên ở phép thế đại từ thế tố là các đại từ chứ không phải là các từ hay ngữ có ý nghĩa từ vựng
đầy đủ. Đại từ làm thế tố ở đây giữ chức năng liên kết văn bản, chức năng rút gọn văn bản và
đa dạng hóa văn bản.
Ví dụ: “Quan điểm "nam, nữ bình quyền" của Ðảng và Bác Hồ được xác định ngay trong
Cương lĩnh đầu tiên của Ðảng năm 1930. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò
to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng và nhân dân. Người luôn căn dặn mọi
cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị cần quan tâm chăm lo công tác vận động phụ nữ, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.” (Vì sự tiến bộ, hạnh phúc của phụ nữ ,
07/03/2017, báo Nhân dân)
Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại
ĐHQG TPHCM năm 2016:
“Cách đây tròn 1 năm, trong bài diễn văn chúc mừng Ngày 20/11 của Giám đốc Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó, đồng chí có nói: “Phải chăng mọi việc cuối
cùng lại là từ văn hóa, do văn hóa mà ra”.
3.3.2.3.2. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược là sự lược bỏ trong kết ngôn một số yếu tố đã có ở chủ ngôn, do
vậy tạo nên tính liên kết của văn bản. Trong các diễn ngôn chính luận tiếng Việt, việc sử
dụng phép tỉnh lược thường không phổ biến vì để thực hiện được chức năng liên kết của
mình phát ngôn đó phải thỏa mãn hai điều kiện:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
23
-“ Yếu tố tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát ngôn (Khi tách phát
ngôn đó ra khỏi văn bản ta sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của nó; muốn hiểu được ý nghĩa
của phát ngôn thì cần phải khôi phục yếu tố tỉnh lược)
- Việc khôi phục yếu tố tỉnh lược phải dựa vào một phát ngôn gần đó (vì yếu tố
đó có mặt trong phát ngôn đó).” [3, tr.191 - 192].
Ví dụ: “Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba diễn ra tháng 4-2011, được coi là sự kiện lịch
sử có ý nghĩa quan trọng, vạch ra đường hướng phát triển mới của cách mạng Cu-ba. Đại
hội đã thông qua Nghị quyết "Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Cách
mạng" theo lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cu-ba trong tương lai.” (Chặng
đường lịch sử vẻ vang của nhân dân Cu-ba anh hùng, báo Nhân Dân số 31/12/2014)
Trong ví dụ trên, phép tỉnh lược danh từ đã được sử dụng rất đúng lúc, đúng chỗ. Thể
hiện ở việc cả một cụm từ dài Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba đã được tỉnh lược còn
một danh từ Đại hội ở câu thứ 2 trong ví dụ. Cách làm này tạo nên sự liên kết chặt chẽ
trong một diễn ngôn chính luận. Phép tỉnh lược thường được sử dụng trong văn bản diễn
ngôn chính luận và chính trị thường nhằm mục đích thay thế cho tên gọi dài của một số tổ
chức, sự kiện nào đó được nhắc đến trong văn bản. Các ví dụ dưới đây cũng dựa trên
nguyên tắc tỉnh lược trên để áp dụng trong diễn ngôn chính trị:
Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016:
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với
vai trò đại diện, đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò
của mình trong việc tập hợp, kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các
doanh nghiệp và giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền. Hiệp hội đã
tham gia tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia
các phong trào mang nhiều ý nghĩa do Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát
động, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Ví dụ: Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam khóa VIII đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ:
“Năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lần thứ VIII của Mặt trận, góp phần mở rộng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
tạo nên sức mạnh to lớn cho sự phát triển của đất nước.”
Ví dụ:
“Trong những năm vừa qua, nhất là trong năm 2016, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh đã nỗ lực phấn đấu, tích cực đổi mới các mặt hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
24
giao. Tôi xin chia sẻ sự đồng tình với Ban Giám đốc Học viện về những đánh giá xung quanh
những ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, khó khăn hiện nay của Học viện.”
Chủ thể đối tượng Yếu tố tỉnh lược
Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba Đại hội
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Hiệp hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện
3.3.2.4. Phép lặp
 Phép lặp từ vựng
Lặp từ vựng là một phương tiện phổ biến có khả năng cho văn bản tính chính xác, rõ
ràng và chặt chẽ. Lặp từ vựng là phương thức liên kết sử dụng từ ngữ ở câu trước và để chúng
xuất hiện trở lại trong những câu sau. Nhờ vào sự lặp đi lặp lại các từ ngữ này sẽ giúp liên kết
các câu (chứa các từ ngữ đó) với nhau, từ đó tập trung phục vụ cho cùng một chủ đề chung
thống nhất.
Ví dụ: Phát biểu của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng Ban
Kinh tế Trung ương về năng lực cạnh tranh quốc gia:
“Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết
định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia. Một nền kinh tế có năng suất,
hiệu quả là nền kinh tế có năng lực sử dụng, khai thác tốt các nguồn lực có hạn.
Nói cách khác, bản chất của năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực vận hành nền
kinh tế có hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất mang lại kết quả thịnh vượng và bền vững tối
đa nhất. Năng lực cạnh tranh quốc gia có mối tương quan mật thiết với môi trường kinh
doanh. Hoàn thiện và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cũng
như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động kinh doanh không chỉ góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy phân bổ nguồn
lực một cách minh bạch, và do vậy, trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất của nền kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nền kinh tế có được phát triển bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh
tranh quốc gia cao hay thấp cũng như mức độ thuận lợi hay kém thuận lợi của môi
trường kinh doanh.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
25
Hiện nay trên thế giới, “Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Diễn đàn Kinh tế
thế giới được công nhận rộng rãi là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh
tranh của các nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu.”
Trong ví dụ trên, cụm danh từ “năng lực cạnh tranh quốc gia” được lặp lại 6 lần nhằm
mục đích xác định các luận điểm thiết yếu nhằm làm rõ chủ đề chính là “Năng lực cạnh
tranh quốc gia”, trong đó gồm các luận điểm sau: định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc
gia, bản chất, mối liên hệ và các yếu tố cụ thể tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn ASEM về “Giáo dục sáng
tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” tại TP. Huế
“Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các vị đại
biểu, các chuyên gia đến từ các nước thành viên ASEM, các tổ chức quốc tế có mặt ở đây
ngày hôm nay.
Dù cách nói rất khác nhau, nhưng ở tất cả các nước, các dân tộc đều coi sự học, đều coi
giáo dục và đào tạo là quan trọng, là rất quan trọng, và là quyết định cho tương lai của
dân tộc, của đất nước mình. Ở Việt Nam, người Việt Nam nào cũng biết câu nói “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”.Và chúng ta tất cả đều biết giáo dục là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc và điều đáng nói là trong 16 mục tiêu còn lại, dù ít hay nhiều, dù trực
tiếp hay gián tiếp chúng ta đều thấy có vai trò của giáo dục.Và đặc biệt trong thời đại
khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay thì giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực có tri thức, có trình độ, có công nghệ càng có tính quyết định.
Ai là người sẵn sàng cho sự thay đổi đó thì sẽ tận dụng được lợi thế. Ngược lại thì sẽ ở lại
phía sau. Và do vậy, đổi mới giáo dục đã luôn quan trọng, bây giờ lại càng quan trọng.
Không chỉ với các nước đang phát triển như Việt Nam, mà chúng tôi hiểu rằng ngay cả ở
những nước phát triển nhất, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thì sự đổi mới
này cũng rất quan trọng.
Và chúng ta cũng đều biết rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ
nhanh hơn rất nhiều so với các cuộc cách mạng trước đây. Và vì thế đổi mới giáo dục,
đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ quan trọng mà rất bức
thiết.
Giáo dục và đào tạo đương nhiên sẽ phải tiếp tục sứ mạng của mình. Đấy là khai mở trí
tuệ. Đấy là bồi dưỡng nhân văn. Để phát triển con người toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.
Để mỗi người, mọi người (đặc biệt là những người nằm trong nhóm yếu thế) đều bình
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
26
đẳng về cơ hội, được tiếp cận, được học tập suốt đời. Học để biết, để làm, để tồn tại, để
chung sống.
Và đặc biệt, giáo dục, đào tạo, hơn lúc nào hết, cần khơi dậy niềm hứng khởi để học
sinh, sinh viên, và kể cả các thầy cô giáo, cùng tất cả mọi người đều đam mê học hỏi, tìm
tòi cuộc sống, thế giới quanh mình. Đam mê để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức,
sáng tạo công nghệ mới, để lập thân, lập nghiệp, để cống hiến…”
Trong ví dụ trên, hai cụm từ “giáo dục” và “đào tạo” được lặp lại 10 lần không chỉ nhằm
mục đích liên kết các câu văn trong cùng văn bản mà còn lặp lại từ vựng nhằm nhấn
mạnh vấn đề chung muốn đề cập đến là gì và thống nhất chủ đề chung là phân tích vấn đề
“giáo dục và đào tạo”.
 Phép lặp ngữ pháp
Phép lặp ngữ pháp là “một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại
trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã
sử dụng” [3]. Phép lặp cú pháp được chia thành hai tiểu loại lớn: lặp hoàn toàn và lặp bộ
phận Phép lặp ngữ pháp được sử dụng trong các văn bản diễn ngôn chính trị nhầm nhấn
mạnh yếu tố đối tượng chủ thề được nhắc đến trong diễn ngôn. Tùy theo độ phức tạp của
mỗi diễn ngôn, phép lặp cú pháp được thể hiện trên cấu trúc của chủ ngôn và tạo nên sức
hấp dẫn cho văn bản. Xét về mặt thể loại, lặp ngữ pháp thường được dùng trong văn bản
chính luận, trong đó có diễn ngôn chính trị. Cũng chính vì các đặc trưng khu biệt của
mình mà diễn ngôn chính trị sẽ hiếm thấy (hoặc không có) trường hợp của phép lặp ngữ
âm (phép liên kết thường thấy trong thơ văn)
Các tiểu loại phép lặp ngữ pháp được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Phép lặp Định nghĩa Mô hình cấu
trúc
Ví dụ trong diễn ngôn chính trị
Lặp
hoàn
toàn
Toàn cấu trúc
của chủ ngôn
với toàn bộ
các thành
phần đều lặp
lại hoàn toàn
ở kết ngôn
A-B-C. A-B-C “Người Việt Nam không sản xuất ra chất
này. Người Việt Nam không đi mua, không
nhập khẩu chất này vào Việt Nam. Người
Việt Nam không rải chất này ở Việt Nam
nhưng người Việt Nam đang và tiếp tục là
nạn nhân của thứ chất độc chết người này..”
(Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
tại Hội thảo khoa học quốc tế về chất độc
hóa học da cam/dioxin)
Lặp bộ Chỉ có một bộ A-B-C.A-B-D “Chúng ta không thể tự hài lòng với những
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
27
phận phận của chủ
ngôn được
lặp lại ở kết
ngôn
A-B-C.A-D-E
….
kết quả đã đạt được. Để xóa bỏ đại dịch,
chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và phải cùng
nhau nỗ lực hơn nữa.” (Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam phát biểu tại Hội nghị của Liên
Hợp Quốc về HIV/AIDS)
3.3.2.5. Phép đối
Phép đối theo “là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ
đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn” [Trần Ngọc
Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, tr.126].
Việc sử dụng phép đối trong các diễn ngôn chính trị khá phổ biến vì đây là một
phương thức liên kết hình thức phù hợp với loại văn bản mang tính “gọt giũa”, đòi hỏi sự
truyền cảm , thuyết phục với người nghe, người đọc. có 4 loại đối như: đối trái nghĩa, đối phủ
định, đối miêu tả, đối lâm thời. [3, tr.126].
Các tiểu loại phép đối được thể hiện trong bảng sau
Phép đối Định nghĩa Ví dụ diễn ngôn chính trị
Đối trái nghĩa Chủ ngôn/ mệnh đề
trước và kết ngôn/
mệnh đề sau chứa
các từ trái nghĩa
với nhau
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan
nghênh và biểu dương những thành tích đạt được của
cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
viên chức quốc phòng toàn quân trong năm qua. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ
những khuyết điểm, yếu kém như đã nêu trong báo cáo
và các ý kiến của các đồng chí vừa phát biểu.” (Phát
biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị
Quân chính toàn quân năm 2016)
Đối phủ định Mệnh đề sau/ kết
ngôn sử dụng cấu
trúc “không/chưa”
để đối lại mệnh đề
trước/chủ ngôn.
“Cũng cần lưu ý thêm là giám sát và phản biện xã hội là
để làm tăng thêm sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận xã
hội chứ không phải là làm phân tán, phân tâm tư tưởng,
làm giảm sự đồng thuận xã hội; để khuyến khích sự
sáng tạo, tìm tòi cái mới chứ không phải là làm thui
chột sự sáng tạo.” (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
Đối miêu tả Thường được sử dụng trong diễn ngôn văn học nhằm đưa ra các hình ảnh đối
lập nhau dựa trên phương thức miêu tả hình tượng nhân vật/sự kiện, ví dụ:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
28
“Con chó của anh ta chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói
ngập phố phường” (truyện ngắn Đôi mắt – Nam Cao)
Đối lâm thời Sử dụng các hình
tượng ẩn dụ, hoán
dụ,.. từ một tình
huống cụ thể (có
thể thay đổi theo
thời gian) để tạo
nên thế đối giữa
chủ ngôn/mệnh đề
trước và kết
ngôn/mệnh đề sau.
“Hòa bình là gốc của âm nhạc, thanh ca thì là văn
của nhạc”. Bây giờ làm sao để ca múa nhạc , nhất là ca
múa nhạc dân tộc phát triển tiếp được thì đương nhiên
Đảng, CP và toàn xã hội phải lo cái gốc, phải làm sao
đất nước hòa bình, phát triển, mọi người đều thấy tự do,
đều thấy hạnh phúc và tất cả tràn trề lạc quan thì sẽ ra
những tác phẩm âm nhạc hay. Có tác phẩm hay thì sẽ có
biểu diễn hay và âm nhạc cũng như văn hóa sẽ phát
triển.” (Phát biểu của Phó Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 65
năm thành lập Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và đón
nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 24/11 tại
Hà Nội).
3.3.2.6. Phép liên tưởng
Cấu trúc phát triển nội dung của văn bản cũng có vai trò tạo nên quan hệ liên tưởng
cho văn bản. Khi văn bản chấp nhận sự hiện diện của các yếu tố như phản ứng, bối cảnh, kết
quả kép theo vào cấu trúc của nó thì các yếu tố này có thể ci như được liên kết theo quan hệ
liên tưởng hay nhìn từ góc độ từ vựng – ngữ nghĩa như quan điểm của Trần Ngọc Thêm:
“Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết
ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít
nét nghĩa và không chứa nét nghĩa đối lập (tức là thuộc về cùng một trường nghĩa) [3, tr.147].
Ví dụ phép liên tưởng trong văn bản diễn ngôn chính luận:
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam là năm đầu tiên triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, là năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội toàn
quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào về những
truyền thống vẻ vang của Hội và của tuổi trẻ Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước nồng
nàn, một lòng trung thành với Đảng, với lý tưởng của Bác Hồ kính yêu; gắn bó, đoàn kết,
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để vươn lên. Là truyền thống của lực lượng xung kích cách
mạng, tình nguyện, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn, sẵn sàng có mặt ở những nơi
gian khổ nhất. Đó còn là tinh thần hiếu học, cần cù, say mê sáng tạo, ham hiểu biết, có hoài
bão lớn vì tương lai đất nước. Hiện nay, các chương trình hoạt động của Hội LHTN với chủ
đề “Tự hào thanh niên Việt Nam” đã góp phần nâng cao chất lượng và nhận thức của hội viên,
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT

More Related Content

Similar to CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT

Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfLinhPhuong78
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...nataliej4
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...jackjohn45
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...NuioKila
 

Similar to CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT (20)

Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAYLuận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nguyên Lí Đối Thoại Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nguyên Lí Đối Thoại Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nguyên Lí Đối Thoại Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nguyên Lí Đối Thoại Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đ...
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
 
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
 
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàmlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (16)

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 

CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1 CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT 1. DẪN NHẬP Diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội, mà trong đó, quá trình thực hiện các diễn ngôn xã hội này được đặt trong phạm trù phân biệt với lời nói cá nhân. Các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành định nghĩa khái niệm diễn ngôn theo nhiều cách khác nhau và chúng ta có thể “nhận diện” quan niệm về diễn ngôn của họ thông qua cách họ định nghĩa như lý thuyết diễn ngôn của P. Riceau, M. Foucault, Louis Maren hay Ju. Kristeva,…. Tiêu biểu, nhà ngữ học N.Fairclough đã cho rằng: "Diễn ngôn về cơ bản là ứng dụng xã hội của ngôn ngữ đặt trong bối cảnh xã hội. Nó thường mang ý nghĩa là (a) biểu hiện của quá trình xã hội; (b) ngôn ngữ liên quan đến một lĩnh vực xã hội hoặc trong một thực tiễn xã hội cụ thể (ví dụ như “diễn ngôn chính trị”), (c) một cách phân tích các khía cạnh của thế giới dựa trên một quan điểm xã hội cụ thể (ví dụ như một “diễn ngôn tân tự do về toàn cầu hoá”). [28]. Tập hợp đa dạng các định nghĩa về diễn ngôn này đã cho thấy việc nghiên cứu và phân tích diễn ngôn là phạm trù nhận được sự quan tâm lớn từ phía bộ phận ngôn ngữ học cũng như là điều kiện cần và đủ để cấu thành hình thức ngôn ngữ được thể hiện qua các hệ thống ngôn ngữ xã hội. Đồng thời, diễn ngôn chính luận lại là một hình thức trung gian nằm giữa diễn ngôn báo chí và diễn ngôn chính trị khá phổ biến trong đời sống xã hội và văn học. Vì thế , trong chuyên luận này, chúng tôi tập trung đi sâu vào khảo sát vấn đề chủ đề và liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt từ đó khái quát nên những cái nhìn tổng quan về diễn ngôn chính luận nói chung và cách thức xây dựng hệ thống chi tiết chủ đề và tính liên kết trong một số văn bản diễn ngôn chính luận tiếng Việt nói riêng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT Chúng tôi sẽ thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu chủ đề và liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt thông qua việc xác lập sự so sánh giữa diễn ngôn chính luận và các diễn ngôn khác, cụ thể hơn cả đối tượng ở đây là diễn ngôn chính trị. Sở dĩ chúng tôi chọn diễn ngôn chính trị để khảo sát thay cho diễn ngôn chính luận vì địa hạt diễn ngôn chính luận thực chất đã được phân tích và nghiên cứu rất nhiều bởi các nhà ngữ học. Phong cách chính luận trong diễn ngôn được miêu tả theo quan điểm của Trần Quang trong công trình “Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội”được chia thành ba nhóm chính: thể loại báo chí thông tấn (tin bài phỏng vấn, tường thuật, điểm báo,…), thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (phóng sự, tiểu phẩm, ký sự,…) và thể loại báo chí chính luận (xã luận, phê bình, diễn văn chính trị,…). Từ đó, phong cách chính luận đã định hình trong bản thân nó là vai trò chính trị
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2 xã hội và đứng trên vai của các nhà hoạt động chính trị để tác động tuyên truyền nhân dân. Diễn ngôn chính luận, đặc biệt là thể loại báo chí thông tấn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu từ các nhà ngữ học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thể loại báo chí chính luận hay diễn ngôn chính trị lại là lĩnh vực ít được giới ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm bởi tính khá khu biệt của loại diễn ngôn này. Vì thế, trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ đứng ở góc độ phân tích diễn ngôn để bàn về đặc trưng của diễn ngôn chính trị. Trong phạm vi chuyên luận này, chúng tôi giới hạn phạm vi tư liệu các diễn văn chính trị của các nhà chính trị gia lớn như bài phát biểu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình,…cùng một số phát biểu của các đại biểu Quốc hội cũng như Tổng bí thư qua nhiều nhiệm kì. Các bài diễn văn này đều được lấy nguồn từ các trang thông tin chính thống của Chính phủ (http://www.chinhphu.vn – Cổng thông tin điện tử nước CHXHCN Việt Nam và baochinhphu.vn – VGP News Báo điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam). Sở dĩ chuyên luận có sự khu biệt phạm vi tư liệu như trên là bởi đây là kênh thông tin báo chí điện tử chính thống, đảm báo chất lượng và độ uy tín, chuẩn xác cao cũng như các tư liệu bài diễn văn chính trị mang tính phổ biến chung trong cộng đồng. Đồng thời, các tư liệu được sử dụng để khảo sát cũng mang tính học thuật phổ biến nhằm củng cố thêm nền tảng vững chắc cho các khái niệm và phạm trù (chủ đề và tính liên kết) được khảo sát, nghiên cứu. 3. NỘI DUNG TRIỂN KHAI 3.1. Diễn ngôn và diễn ngôn chính trị Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể [17]. Diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp – phích [17]. Diễn ngôn được phân chia thành nhiều loại dựa trên điểm nhìn phân tách. Ví dụ, nếu dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia thành hai loại lớn: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết; dựa vào lĩnh vực tri thức ổn định có thể chia thành diễn ngôn văn học, tôn giáo, kinh tế, báo chí, nghệ thuật, quân sự,…; dựa vào nội dung phát ngôn lại chia thành: diễn ngôn về con người, về sức khỏe, về chiến tranh,…Từ đó, khi đã xác định được thể loại diễn ngôn và đặc trưng khu biệt của từng loại diễn ngôn, chúng ta có thể nhân diện được các vấn đề chi tiết bên trong như chủ đề và tính liên kết trong từng loại diễn ngôn. Trong phạm vi đề tài đã vạch ra, chúng tôi phân chia diễn ngôn dựa trên điểm nhìn về lĩnh vực tri thức khoa học và đời sống (diễn ngôn văn học, khoa học, triết học, chính trị,..) để phân tích và tìm hiểu về diễn ngôn chính trị.
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3 Diễn ngôn chính trị là các diễn ngôn có đối tượng liên quan đến toàn xã hội hoặc liên quan đến cách thức quản lý Nhà nước, tổ chức hay cá nhân chính trị. Nó thể hiện vấn đề quản lý xã hội và mối liên hệ mật thiết giữa Nhà nước và nhân dân. Cụ thể, diễn ngôn chính trị được thể hiện thông qua các văn bản diễn thuyết. Văn bản diễn thuyết chính trị tiếng Việt là các văn bản được chuẩn bị cho mục đích diễn thuyết hoặc phát biểu bằng tiếng Việt trước đông đảo công chúng của các chính khách trong dịp quan trọng như tranh cử, vận động cử tri, đại hội đảng, quốc hội… Các diễn giả chính trị thực hiện diễn thuyết qua nhiều kênh thông tin (thành tựu khoa học kỹ thuật) như đài phát thanh, truyền hình, Internet,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả hùng biện.Thông qua các bài diễn văn chính trị này, các diễn giả muốn nâng cao tinh thần giác ngộ chính trị cho quần chúng; tổ chức quần chúng thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, vì họ là các chính trị gia hoặc các nhà lãnh đạo cầm quyền tham gia vào hoạt động chính trị (diễn giả chính trị) nên mỗi lời nói ra đều bắt buộc phải mang tính đại diện chuẩn xác và mẫu mực. Đây cũng là đặc điểm nền tảng để chúng tôi lựa chọn các văn bản diễn văn chính trị này trở thành đối tượng khảo sát chung với một số tư liệu báo chí khác. Diễn ngôn nào cũng có những quy tắc dùng để hợp thức hóa phát ngôn, để dung nạp phát ngôn nào đó thuộc vào nó. Sự thay đổi của một quy tắc cũng làm thay đổi đặc trưng diễn ngôn nói chung và từng phát ngôn liên quan bên trong nói riêng. Diễn ngôn chính trị là sở thuộc của các chính trị gia – những người hoạt động trong môi trường chính trị, bản chất nó xuất phát từ chủ thể là các chính trị gia, nên ở nó có sự đòi hỏi cao về tính quyền lực, quy định, thể chế và độ chuẩn xác, công bằng, dân chủ - những đặc trưng hiếm thấy ở các diễn ngôn khác. Cụ thể hơn, trong địa hạt diễn ngôn văn học, người xác lập văn bản có thể biến chuyển các phát ngôn, từ ngữ hay cách nói, cách viết dựa trên suy nghĩ của bản thân, nhằm thể hiện tình cảm cá nhân bên trong. Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị lại đòi hỏi tính xã hội cao. Ở đây, bản sắc chủ thể cá nhân bị hạn chế ở mức thấp nhất nhằm tạo nên tiếng nói phát ngôn có quyền lực chi phối cao. Từ đó, diễn ngôn chính trị phải nhắm đến mục đích tạo nên hiệu lực xã hội, tức chi phối cộng đồng bằng hệ thống tư tưởng cụ thể, được pháp luật quy định. Nếu so sánh với các diễn ngôn thuộc lĩnh vực khác như diễn ngôn hành chính, khoa học, chúng ta có thể thấy tính cá nhân và quyền bình đẳng không xuất hiện trong đặc trưng diễn ngôn chính trị. Cụ thể, diễn ngôn khoa học có tính đối thoại khi một ý kiến được nêu ra sẽ nhận được các góp ý và phản biện từ phía các nhà khoa học khác. Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị lại tạo ra quy định và “có phần” áp đặt quy định thông qua đường truyền một chiều của nó. Người tiếp nhận diễn ngôn chỉ dựa trên phát ngôn của người diễn giả và tự có những suy nghĩ riêng chứ khó lòng được nêu ra ý kiến riêng một cách minh bạch. Vì thế, khi đặt trên bàn cân so sánh với các thể loại diễn ngôn khác, diễn ngôn chính trị mang ba đặc trưng chính: tính công khai về quan điểm
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 4 chính trị tính chi phối chủ thể (bản sắc cá nhân không tồn tại) để diễn ngôn mang tính truyền cảm, thuyết phục cao và tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận. 3.2. Chủ đề của diễn ngôn chính luận tiếng Việt 3.2.1.Khái niệm tiêu đề và chủ đề trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt Mỗi một văn bản chính luận bao giờ cũng gồm nhiều đoạn văn nhỏ và có một chủ đề nhất định được biểu đạt ở câu dẫn đề và ở các câu chủ đề của từng đoạn. Có nghĩa là mỗi đoạn văn trong bài chính luận đều nhằm làm rõ nghĩa cho chủ đề chung của toàn bộ bài chính luận. Điều đó có nghĩa giữa câu chủ đề của đoạn và đầu đề văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng tôi quan niệm rằng tiêu đề văn bản là câu thể hiện nội dung chính của toàn bộ văn bản. Câu tiêu đề thường có vị trí ở đầu bài chính luận và thường được thể hiện bằng hình thức nổi bật. Một số tác giả khác gọi tiêu đề là đề dẫn và chúng tôi cũng thống nhất sử dụng thuật ngữ tiêu đề trong chuyên luận này. Nói một cách khái quát “tiêu đề là phần cung cấp thông tin chính yếu của văn bản, được trình bày bằng kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của người đọc”[19]. Từ đó, đi sâu tìm hiểu trong phạm trù diễn ngôn chính trị thì tiêu đề của diễn ngôn chính luận cũng là phương tiện hay cách diễn đạt chủ đề của toàn bộ văn bản chính luận. Đầu đề đồng thời là câu chủ đề chung cho toàn bộ bài diễn thuyết và được phát triển trên cơ sở các câu chủ đề con của các đoạn thành phần của các văn bản chính luận, các bài bình luận chính trị, các phát biểu của các chính trị gia. Nội dung chủ đề thường là các ý nghĩa trừu tượng và khái quát trên cơ sở một sự kiện quan trọng nào đó đã, đang và sẽ diễn ra (tranh cử, vận động cử tri, đại hội đảng, quốc hội…). Cụ thể hơn về khái niệm chủ đề, đây là những vấn đề chủ chốt, những ý kiến, cảm xúc của người nói/ người viết được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản hay nói cách khác đó là vấn đề chính được đặt ra trong văn bản. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa đã cho rằng: “Chủ đề là thuật ngữ để chỉ đối tượng hay sự kiện mà văn bản nói hay đề cập đến. Chủ đề của văn bản được phát triển trên cơ sở các chủ đề con. Có thể có chủ đề về chính trị, xã hội hay văn hóa.” [2]. Diễn ngôn chính trị: gồm diễn ngôn của chính trị tư tưởng hệ, diễn ngôn thể chế chính trị, diễn ngôn hành động chính trị. Có thể thấy rằng hầu hết các câu chủ đề đều có nội dung chính như đã được nêu tại dẫn đề (headline), tất nhiên các câu chủ đề phát triển cụ thể hơn nội dung đã được nêu như hoàn cảnh, lí do, thời gian sự kiện, ...Mối quan hệ giữa dẫn đề, chủ đề và sự phát triển của chủ đề thường được thể hiện thông qua các phép liên kết. Theo Trần Ngọc Thêm thì có hai phương thức thường được sử dụng phổ biến nhất là phép lặp từ vựng và đôi khi bằng phép thay thế từ đồng nghĩa và chủ đề được diễn đạt tại đầu đề (đề dẫn), được duy trì tại câu chủ đề [3]. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tuy cùng hướng tới thể hiện nội dung chính của văn bản diễn ngôn chính luận nhưng chức năng của tiêu đề và câu chủ đề không giống
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 5 nhau. Tiêu đề thướng hướng tới thông tin chính, cốt yếu nhất trong văn bản diễn ngôn, còn câu chủ đề hướng tới việc phát triển, mở rộng và làm rõ nghĩa cho chủ đề chính. Tiêu đề vì cũng còn có chức năng thu hút sự chú ý của người đọc nên thường được thể hiện bằng hình thức đặc biệt hơn trong bài, cách thể hiện nội dung chính một cách vừa trọng tâm vừa ngắn gọn tạo hiệu ứng thị giác và thể hiện thông tin. Trong chuyên luận này, chúng ta tạm thời trừu xuất mối quan hệ cả hình thức cũng như nội dung giữa tiêu đề với hệ thống câu chủ đề và tiêu đề với phần còn lại của văn bản, có thể tiến hành mô hình hóa chúng dưới những dạng thức khác nhau. Nếu coi tiêu đề là một cấu trúc nén kín thông tin thì cũng có những cách cấu trúc nhất định. Dựa vào bộ máy khái niệm báo chí cổ điển, tác giả Trịnh Sâm trong “ Về một số mô hình của đề dẫn báo chí tiếng Việt” đã lược quy chúng thành mô hình phân bố 5W+H.[4] Trong đó 5W là who, what, when, why, where tức là ai, cái gì, ở đâu, khi nào, vì sao và H là how có nghĩa như thế nào. Thực tế, đề dẫn có vai trò quan trọng nhất trong bài diễn ngôn chính trị vì nó không những nêu lên nội dung chính yếu mà còn làm nổi bật hiệu ứng thị giác, kích thích trí tò mò của người đọc. Christianen gọi tiêu đề là “ngôn ngữ mạnh mẽ, mang tính đặc ngữ và hội thoại”[20]. Vì vậy mà tiêu đề diễn ngôn thường có nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, chơi chữ hay là sử dụng các thành ngữ. Sở dĩ như thế là bởi vì tiêu đề thường được viết rất ngắn gọn và cũng thường là câu khẳng định với dạng ngữ pháp trần thuật, câu đầy đủ thành phần hay là câu tỉnh lược.Tiêu đề thường có xu hướng miêu tả các sự kiện, hành động chính hơn là miêu tả về thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, tiêu đề trong văn bản chính luận tiếng Việt còn có vai trò tóm tắt sự kiện và thu hút sự chú ý của độc giả, khán giả khi trực tiếp hoặc gián tiếp theo dõi sự kiện đó. Vì thế, tiêu đề của diễn ngôn chính luận phải mang sắc thái trung hòa và trang trọng như: “Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017”, “Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017”, “Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2016”,…Tuy phải đảm bảo tính trang trọng của diễn ngôn chính trị, nhưng các tiêu đề thuộc thể loại này cũng phải đảm bảo đúng theo tiêu chí 5W+H như đã trình bày trên. Cụ thể, ví dụ như tiêu đề “Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017” đã trả lời đầy đủ cho mô hình 5W+H: Who (Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình), What (bài phát biểu), When (năm 2017), Why (đề ra nhiện vụ năm 2017), Where (Hội nghị triển khai nhiệm vụ), How (bằng cách diễn thuyết, phát biểu). Có thể nói, tiêu đề của loại diễn ngôn chính trị lại có xu hướng định danh sự kiện và miêu tả chúng một cách rõ ràng để người tiếp nhận hiểu được chi tiết sự kiện diễn ra như thế nào. Về hình thức cấu tạo ngữ pháp của tiêu đề , câu trần thuật, động ngữ và danh ngữ chiếm
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 6 vị trí chủ đạo vì yếu tố hiệu quả truyền đạt thông tin của chúng. Có thể theo dõi sự khái quát của chúng tôi về các dạng câu tiêu đề trong bảng sau: Dạng đề dẫn Ví dụ Danh ngữ “Chủ nghĩa toàn cầu ở ngã tư đường - bước đi tiếp theo của châu Á” (bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tương lai châu A lần thứ 23 tại Nhật Bản) Động ngữ “Đưa tinh thần toàn quốc kháng chiến vào xây dựng chính quyền nhân dân vững mạnh” (Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến) “Tăng cường hợp tác vì tương lai của châu Á” (bài phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 22 đang diễn ra tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản) Câu trần thuật “Chính phủ sẽ làm hết sức mình để doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh.” (bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”) Câu mệnh lệnh “Phó Thủ tướng: Lực lượng Quản lý thị trường phải duy trì liêm chính” (Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường do Bộ Công Thương tổ chức) Câu với kí tự đặc biệt (dấu :, dấu “”, ‘’,…) Phụ nữ phải là “người thắp lửa cho mỗi nhà” (Bài phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017-2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) Câu trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp) “Giải quyết việc dân thấu tình đạt lý, không tham nhũng, không ai kỷ luật anh” (trích dẫn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị Toàn Quốc) Như vậy, đầu đề nêu lên chủ đề chung và đã được nhấn mạnh, giải thích rõ hơn ở câu chủ đề. Đầu đề của diễn ngôn chính trị có xu hướng định danh sự kiện, tên họ - chức danh của người diễn thuyết. Về cấu tạo ngữ pháp thì đầu đề diễn ngôn chính trị có sự phân bố rộng rãi trên hầu hết các dạng câu, nhưng trong đó, chiếm nhiều nhất (80%) là ba dạng tiêu đề : động ngữ, danh ngữ và câu trần thuật. 3.2.2. Câu chủ đề
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 7 Câu chủ đề thường có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc chung của bài diễn ngôn chính luận Câu chủ đề trong diễn ngôn chính luận có vai trò phát triển ý, làm rõ nghĩa cho chủ đề chính của toàn văn bản được nêu ở đề dẫn.Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.Một đoạn văn trong toàn thể bài diễn ngôn chính luận được tính từ chữ viết hoa ở đầu cho đến dấu chấm xuống dòng. Về mặt biểu đạt, câu chủ đề cũng rất đa dạng về mặt ngữ pháp: gồm câu đơn, câu phức, câu ghép, câu hỗn hợp. Tuy nhiên, các câu chủ đề trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt thường là các câu đơn. Câu ghép hoặc câu hỗn hợp chiếm tỉ lệ ít hơn. Giải thích cho vấn đề này, vì bản chất của diễn ngôn chính trị đòi hỏi tính chuẩn xác và cô đọng; nên câu chủ đề của toàn văn bản cần có sự chau chuốt, chọn lựa từ ngữ rõ ràng và cẩn thận, nhằm thể hiện rõ mục đích truyền tải thông tin vừa khiến người tiếp nhận tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ hiểu. Bush đã đưa ra ba chức năng quan trọng của câu chủ đề [21]: (1) Thông báo nội dung chính hoặc phần cốt lõi của sự kiện, do người viết quyết định. Nói một cách khác là tùy thuộc vào ý định của người viết mà một khía cạnh này hay khác của sự kiện được đưa vào phần chính. Đôi khi chức năng này còn gọi là làm nổi bật. (2) Đưa người đọc nhập vào tin. (3) Làm cho người đọc có thể hiểu được sự kiện, thông qua sự việc này sử dụng từ hay dựng lại sự kiện. Như vậy là Bush cũng quan tâm đến yếu tố chủ quan của người viết trong việc câu chủ đề nổi bật vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của bài diễn ngôn chính luận. Tuy nhiên hầu hết các diễn ngôn chính luận đều có câu chủ đề không chỉ nêu lên được nội dung chính mà còn tóm tắt được sự kiện. Về đặc điểm nội dung – ngữ nghĩa, câu chủ đề cũng đặt ra sáu yếu tố cấu thành cấu trúc ngữ nghĩa của nó (5W-H): Ai/cái gì?, làm gì?, khi nào? (thời gian), ở đâu? (địa điểm), vì sao? (lý do), như thế nào (hoàn cảnh). Hầu hết các câu chủ đề đều có nội dung chính như đã được diễn đạt tại đầu đề. Sự khác biệt duy nhất là các câu chủ đề phát triển thêm các nội dung bổ sung như hoàn cảnh, lí do, thời gian của các sự kiện chính. Mối quan hệ này được diễn đạt chủ yếu qua phép lặp từ vựng và phép thay thế từ đồng nghĩa. Nói cách khác, chủ đề được diễn đạt tại đầu đề và được duy trì tại câu chủ đề. Ví dụ: (1) Ngày 04-01, Hội nghị lần thứ sáu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo. (2) Phát biểu kết luận Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp diễn ra ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ, làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp.
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 8 (3) Sáng 5/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2016 với chủ đề là “Nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân: Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của kinh tế Việt Nam”. Thông qua các ví dụ trên đã cho thấy phần trạng ngữ có vai trò quan trọng trong cấu trúc của câu chủ đề (chiếm tỉ lệ 80% câu chủ đề). Từ đó, chúng tôi đã định hướng được mẫu chung của phần trạng ngữ thường được sử dụng trong câu chủ đề của diễn ngôn chính trị như sau:  Phần trạng ngữ câu chủ đề thường bao gồm trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ địa điểm. Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng trước trạng ngữ chỉ địa điểm. Ví dụ: Chiều 20/5 (giờ địa phương), tại thành phố Sochi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Nga.  Khi chỉ có một trạng ngữ được lựa chọn đặt vào câu chủ đề thì chỉ có trạng ngữ thời gian. Ví dụ: Ngày 23/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị này. 3.2.3. Cách thức triển khai chủ đề Diễn ngôn có thể triển khai dựa trên một câu, vài câu; một đoạn, nhiều đoạn, nhiều chương,… tùy thuộc theo dụng ý và mục đích của đối tượng chủ động triển khai diễn ngôn. Tuy nhiên, dù số lượng các đơn vị thuộc văn bản được kết cấu bao nhiêu tầng cấu trúc thì mỗi phần khi tham gia vào cấu trúc văn bản đểu phải có cùng một chức năng liên kết, phục vụ chung cho một chủ đề nhất định. Đồng thời, giữa các đơn vị trong diễn ngôn cũng phải có mối quan hệ ràng buộc, “cộng sinh” với nhau. Trong một diễn ngôn nói chung và diễn ngôn chính trị nói riêng, câu mở đầu của văn bản có thể là câu nêu lên chủ đề của nó, gọi là câu chủ đề (tương đương với thuật ngữ tiếng Anh: thesis sentence). Và câu cuối của văn bản có thể đúc kết, khẳng định lại chủ đề, gọi là câu kết đề. Trong trường hợp chủ đề của văn bản không được nêu lên ở câu mở đầu mà được nêu ở câu cuối, thì câu cuối chính là câu kết đề, đồng thời cũng là câu nêu lên chủ đề của văn bản. Khi chủ thể đối tượng xác định được chủ đích xây dựng vị trí câu chủ đề và sử dụng đúng cấu trúc cụ thể để triển khai diễn ngôn thì chủ đề chung của toàn diễn ngôn sẽ được phân tích, làm rõ. Quá trình tạo lập một diễn ngôn trải qua bốn giai đoạn chính theo sơ đồ cấu trúc triển khai chủ đề như sau:
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 9 Quá trình định hướng là giai đoạn chủ thể xác lập diễn ngôn phải xem xét, phân tích mục đích diễn ngôn muốn hướng đến để làm rõ chủ đề toàn văn bản. Từ đó sẽ giúp chủ thể xác lập rõ đối tượng và tài liệu tham khảo để phục vụ cho các thao tác sau. Đồng thời giai đoạn định hướng này cũng giúp người viết xác định loại hình văn bản, mà trong phạm vi khảo sát của chuyên đề đang là diễn ngôn chính trị. Sau khi định hướng chủ đề, người viết phải lập biểu đồ tóm tắt nội dung cần trình bày trong diễn ngôn. Đây là thao tác để người viết cụ thể hóa chủ đề lớn của toàn diễn ngôn thành các bộ phận chủ đề nhỏ hơn theo từng cấp độ để sắp xếp dàn ý bài viết. Giai đoạn tạo lập văn bản là giai đoạn chính yếu trong việc triển khai chủ đề diễn ngôn. Trong giai đoạn này, chủ thể đối tượng cần phân chia rõ ràng diễn ngôn thành ba phần mở - thân – kết. Trong phần mở đầu, chủ đề cần được xác định rõ ràng. Trong phần khai triển thân bài, câu chủ đề của mỗi đoạn cần được viết ngắn gọn, súc tích. Các câu triển khai tiếp theo phải bám sát được chủ đề đã nêu. Câu kết đoạn cũng cần nêu lại chủ đề diễn ngôn dựa trên các số liệu cụ thể. Phần kết luận phải hàm chứa câu đúc kết chủ đề toàn diễn ngôn. Ví dụ cách triển khai chủ đề - tạo lập văn bản ba phần trong một số diễn ngôn chính trị: Bài phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Lễ trao giải "Búa liềm vàng" Phần mở đầu: Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Kính thưa các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các nhà báo lão thành, Thưa các đồng chí và đồng nghiệp, lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí, Nhân đầu xuân mới và kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các nhà báo cùng toàn thể các đồng chí và đồng nghiệp lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất. Định hướng Lập đề cương tóm tắt Tạo văn bản Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 10 Thưa các đồng chí và đồng nghiệp, Sự nghiệp cách mạng của Đảng trong 87 năm qua đã đúc kết bài học quý giá: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Trong tiến trình đổi mới đất nước, vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định và nâng cao. Nhìn lại quá trình lịch sử, nhất là trong 30 năm đổi mới vừa qua, nền báo chí cách mạng nước nhà đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, cả trên phương diện tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, phát triển lý luận, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. (câu chủ đề nói lên tầm quan trọng của báo chí trong việc phát triển năng lực và vai trò của Đảng) Phần thân bài chia làm các luận điểm sau: Để báo chí góp phần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng, tôi hoan nghênh Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Đài Truyền hình Việt Nam đồng chủ trì và tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng được trao hằng năm, mang tên "Búa liềm vàng”. (giới thiệu về giải Báo chí Búa liềm vàng) Năm 2016 vừa qua là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; cũng là năm nền báo chí nước nhà tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của mình là "người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể", góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lễ trao giải thưởng Giải Búa liềm vàng lần thứ nhất năm 2016, được tổ chức trang trọng nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng (03-02-1930 - 03-02-2017). Tôi nhiệt liệt hoan nghênh hơn 1.400 nhà báo dự giải, với 1.173 tác phẩm báo chí dự thi và 47 tác phẩm được trao giải, 10 tập thể cơ quan báo chí trong cả nước được khen tặng. Đó là kết tinh tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của những người làm báo nước nhà đã viết nên những tác phẩm báo chí chân thật với những thông tin sôi động mang hơi thở của cuộc sống, của sự nghiệp xây dựng Đảng. Tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng các tác giả và tác phẩm được trao giải Báo chí “Búa Liềm vàng” hôm nay. Thưa các đồng chí và đồng nghiệp, Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện, có 2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ta ngang tầm công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế. Đó cũng chính là yêu cầu nhiệm vụ của nền báo chí nước nhà đối với công tác xây dựng Đảng. "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 11 chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội", đặc biệt là tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. (bổ sung rõ ràng hai nhiệm vụ chính yếu của báo chí trong việc định hướng và phát triển Đảng) Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ đảng tại các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên thực thi nghề nghiệp. Đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo chí, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiên cứu xây dựng chương trình và tổ chức tuyên truyền về Đảng và công tác xây dựng Đảng một cách đa dạng, sâu sắc, hiệu quả và sinh động. (đưa ra phương hướng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí trong việc tổ chức tuyên truyền và xây dựng Đảng) Tôi đề nghị các cấp uỷ, các tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở, các cơ quan lãnh đạo và cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội trên mọi địa bàn và lĩnh vực hoạt động... chủ động và tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với báo chí, cung cấp thông tin và giúp đỡ các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về xây dựng Đảng nói riêng. Phần kết luận: Thưa các đồng chí và đồng nghiệp, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mang tên "Búa liềm vàng" lần thứ nhất đã thành công. Với truyền thống, kinh nghiệm của nền báo chí cách mạng Việt Nam, với sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, của các tầng lớp nhân dân, tôi tin tưởng rằng, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mang tên "Búa liềm vàng" sẽ tiếp tục phát triển góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.(Câu kết của diễn ngôn nêu lại lần nữa vai trò của báo chí đối với việc phát triển Đảng ta) Nhân dịp năm mới, một lần nữa, tôi xin chúc tất cả các vị đại biểu, các đồng chí và đồng nghiệp mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công. 3.3. Liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt 3.3.1. Khái niệm và vai trò của liên kết Văn bản diễn ngôn nói chung và văn bản diễn ngôn chính luận nói riêng thường là tập hợp của nhiều đơn vị câu. Vì thế, như quan điểm của Halliday & Hasan [22], yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo nên văn bản hay không đều phụ thuộc vào quan hệ liên kết bên trong mỗi câu và giữa các câu với nhau. Chính tính liên kết trong văn bản này đã tạo nên sự mạch lạc, rõ ràng và logic của toàn văn bản. Tác giả Diệp Quang Ban trong tác phẩm “Văn
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 12 bản và liên kết trong tiếng Việt”[5] đã đưa ra định nghĩa “Liên kết, xét tổng thể, là một bộ (tập hợp) các hệ thống ngữ pháp từ vựng phát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên giới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thế. Liên kết, xét cụ thể, là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau. Các kiểu quan hệ nghĩa này làm thành những cấu hình nghĩa của liên kết, hay những khuôn hình tạo sinh diễn ngôn”. Như vậy, điều tạo nên một chỉnh thể văn bản và được xây dựng dựa trên khả năng vượt ra khỏi biên giới câu, đó chính là tính liên kết trong văn bản diễn ngôn. Tính liên kết của văn bản có vai trò rất quan trọng. Nó có thể làm một câu chuỗi câu hỗn độn trở thành các bộ phận của văn bản. Sự liền mạch giữa các câu (đặc biệt là giữa hai câu nối tiếp nhau) đều dựa vào một số “dấu hiệu hình thức đặc trưng” (phụ thuộc đó là phép liên kết gì thì sẽ có những dấu hiệu hình thức đặc trưng riêng của phép liên kết đó) để tạo tính liên kết cho văn bản. 3.3.2. Các phép liên kết trong diễn ngôn Tính liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt được thể hiện thông qua các phương thức liên kết (phép liên kết). Đó là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết có đặc tính chung trong việc liên kết câu và câu. Theo quan điểm phân chia của David Nunan có 4 phép liên kết [6]: Phép liên kết quy chiếu, phép nối, phép thế và tỉnh lược, phép liên kết từ vựng: PHÉP LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN 1. Phép liên kết quy chiếu - Hồi chiếu - Khứ chiếu 2. Phép nối 3. Phép thế và tỉnh lược a. Phép thế b. Phép tỉnh lược 4. Phép liên kết từ vựng Lặp từ vựng Nếu xét riêng trong địa hạt diễn ngôn chính trị, dù liên kết là một hiện tượng chung cho tất cả ngôn ngữ trên thế giới, thế nhưng ở mỗi ngôn ngữ cụ thể lại thể hiện các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Việt, hệ thống các phương tiện liên kết tiếng Việt cũng có sự hạn chế khi chỉ được thể hiện thông qua một số hệ thống có chức năng hồi chỉ, khứ chỉ, quan
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 13 hệ từ, từ đồng nghĩa – trái nghĩa – gần nghĩa,.. cụ thể. Đồng thời, tính liên kết chỉ phát huy sức mạnh của nó khi được khảo sát giữa các câu đứng gần kề nhau hoặc đứng trong những phần văn bản chi tiết. Vì những đặc tính trên nên trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ khảo sát sự liên kết trong diễn ngôn chính trị ở đơn vị liên kết giữa câu và câu thông qua một số phép liên kết sau: 3.3.2.1. Phép liên kết quy chiếu Phép liên kết quy chiếu là phương thức liên kết lấy những cái cá thể, riêng biệt để chỉ những cái chung, cái khái quát. Hiểu nôm na về thuật ngữ quy chiếu, đây là khái niệm đại diện cho mối quan hệ giữa một từ ngữ cụ thể, chi tiết để áp cái nhìn quy chiếu lên trên sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Bởi cội nguồn của phép quy chiếu là nghiên cứu vì sao sự vật, hiện tượng cụ thể đó lại mang nghĩa (tên gọi, định danh, định nghĩa) như vậy. Nói cách khác, thuật “quy chiếu” liên quan nhiều đến nghĩa của từ và nó đại diện cho quá trình quan sát ý nghĩa của từ khi từ đó được dùng để gọi tên một sự vật, hiện tượng cụ thể trong thế giới khách quan. Phép liên kết quy chiếu bao gồm tập hợp nhiều loại thể liên kết quy chiếu khác nhau (theo quan điểm phân chia của David Nunan): hồi chiếu, khứ chiếu, quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích và đi sâu tìm hiểu hai phép liên kết quy chiếu chính là hồi chiếu và khứ chiếu khi áp dụng với ngữ liệu là các diễn ngôn chính trị tiếng Việt (theo quan điểm của Diệp Quang Ban trong tác phẩm “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” [5] ). Đầu tiên, mối quan hệ giữa phép liên kết hồi chiếu – khứ chiếu trong nội tại phép liên kết hồi chiếu được thể hiện như sau: 3.3.2.1.1. Hồi chiếu Hồi chiếu là phương thức liên kết quy chiếu mà “yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau trong văn bản” [5, tr.344]. Khác với các tác phẩm văn học và loại thể QUY CHIẾU Nội chiếu Hồi chiếu Khứ chiếu Ngoại chiếu
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 14 diễn ngôn khác, trong diễn ngôn chính trị ít xuất hiện các đại từ xưng hô đóng vai trò là ngôi ba số ít như: hắn, y, nó vì đặc trưng khu biệt của thể loại diễn ngôn chính trị “không cho phép” xuất hiện các đại từ xưng hô này. Lý giải cho vấn đề này, thứ nhất, ba từ xưng hô trên có ý nghĩa tiêu cực, hàm ý không tôn trọng người được nhắc đến trong vai trò là hắn/y/nó (thể hiện tình cảm “khinh ghét” của người đối thoại) nên chúng không thể xuất hiện trong địa hạt diễn ngôn chính trị - nơi ít có không gian thể hiện tình cảm riêng tư. Thứ hai, vì diễn ngôn chính trị dù sử dụng quy chiếu chỉ ngôi nhưng cũng đòi hỏi sự rõ ràng, quy củ và chuẩn xác nên ba đại từ nhân xưng trên đều mang tính chất không xác định rõ yếu tố được nhắc đến trước đó nên cũng không được sử dụng trong các diễn ngôn chính trị. ]. Vì thế, trong các diễn ngôn chính trị, phương thức liên kết hồi chiếu thường chỉ xuất hiện thông qua các từ ngữ đại diện như: điều đó, đấy (là),.. hoặc cụm danh từ + đại từ để chỉ (ấy, kia, này nọ, đó, đây,…). Ví dụ: Bài phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Lễ trao giải "Búa liềm vàng": “Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện, có 2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ta ngang tầm công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế. Đó cũng chính là yêu cầu nhiệm vụ của nền báo chí nước nhà đối với công tác xây dựng Đảng. "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội", đặc biệt là tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.” Ví dụ: Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII diễn ra tại thành phố Cần Thơ: “Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD. Tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn; quyết liệt xử lý sự cố môi trường biển. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại diễn ra nhộn nhịp và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong những thành tựu chung ấy của đất nước, có sự đóng góp to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những kết quả đạt được của Mặt trận đã được nêu đầy đủ, toàn diện trong Báo cáo trình Hội nghị.” Quan hệ hồi chiếu được thể hiện trong các ví dụ trên được thể hiện như sau:
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 15 Yếu tố giải thích (đứng trước) Yếu tố được giải thích (đứng sau) 2 nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng yêu cầu nhiệm vụ của nền báo chí nước nhà “Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD. Tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn; quyết liệt xử lý sự cố môi trường biển. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại diễn ra nhộn nhịp và đạt nhiều kết quả tích cực. những thành tựu chung ấy của đất nước 3.3.2.1.2. Khứ chiếu Khứ chiếu là trường hợp ngược lại với hồi chiếu khi yếu tố được giải thích xuất hiện trước và yếu tố giải thích xuất hiện sau trong văn bản. Vì bộ phận yếu tố giải thích nằm ở phía sau nên sẽ khiến người tiếp nhận khó nhận biết hơn khi so với phép liên kết hồi chiếu. Điều này đòi hỏi người tiếp nhận phải cẩn trọng khi đọc/nghe (tiếp nhận) văn bản để nhìn nhận và phân tích rõ đối tượng yếu tố giải thích có ý nghĩa cụ thể là gì. Ví dụ: Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII diễn ra tại thành phố Cần Thơ: “…Ba là, với vai trò là liên minh chính trị, là tổ chức rộng rãi của nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cần tiếp tục vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.” Ví dụ: Bài phát biểu của Đồng chí Nguyễn Văn An, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội lần thứ X Hội Luật gia Việt Nam: “…Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội cũng còn một số yếu kém, khuyết điểm. Kinh tế tăng khá nhưng chưa đạt nhịp độ tăng trưởng mà Đại hội đề ra, chưa tương xứng với mức tăng đầu tư và tiềm năng của nền kinh tế. Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế còn thấp. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh tế đặc biệt trong quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu ngân sách nhà nước còn rất nghiêm trọng. Chúng ta chưa tận dụng được lợi thế về ổn định chính trị - xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài.”
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 16 Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 “Là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có sứ mệnh là củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng ta và giữ vững kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.” Quan hệ khứ chiếu được thể hiện trong các ví dụ trên được thể hiện như sau: Yếu tố được giải thích (đứng trước) Yếu tố giải thích (đứng sau) liên minh chính trị/ tổ chức rộng rãi của nhân dân/cơ sở chính trị của chính quyền Mặt trận Tổ quốc một số yếu kém, khuyết điểm Kinh tế tăng khá nhưng chưa đạt nhịp độ tăng trưởng mà Đại hội đề ra, chưa tương xứng với mức tăng đầu tư và tiềm năng của nền kinh tế. Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế còn thấp. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh tế đặc biệt trong quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu ngân sách nhà nước còn rất nghiêm trọng. Chúng ta chưa tận dụng được lợi thế về ổn định chính trị - xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 3.3.2.2. Phép nối Phép nối là phương thức liên kết tạo nên mối quan hệ logic về nghĩa giữa các câu có mối quan hệ nghĩa với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng nối như: và, tuy, nếu, vì, đồng thời, bên cạnh đó,…Phép nối được sử dụng giữa các mệnh đề bên trong câu ghép, giữa hai câu với nhau và giữa các đoạn văn trong văn bản. Các từ ngữ nối nằm trong một mệnh đề nhưng lại không phải là bộ phận bắt buộc phải có trong câu (lược bỏ từ ngữ nối thì câu vẫn biểu đạt ý nghĩa rõ ràng, chỉ mất đi tính liên kết với các mệnh đề trong câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn). Vì vậy, phương tiện có chức năng nối thường đứng ở đầu câu hoặc đôi khi lại chen giữa các bộ phận của câu (phải có dấu phẩy ngăn cách giữa chủ - vị ngữ của câu và phương tiện nối)
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 17  Nối bằng quan hệ từ (từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn): và, của, như, bởi, vả lại, thành ra, vì, cho nên, nếu, tuy, để,… Ví dụ: Bài phát biểu của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ nhất và phát động Giải Búa liềm vàng lần thứ hai (17/3/2017) “Tuy là lần đầu tiên tổ chức giải, nhưng các tác phẩm dự thi đã phản ánh toàn cảnh, đa dạng và có chiều sâu về công tác xây dựng Đảng ở khắp các vùng miền, lĩnh vực; phong phú về chủ đề, đa dạng về loại hình, sâu sắc về nội dung, trau chuốt về hình thức. Tuy vẫn còn có vấn đề cần hoàn thiện về tổ chức, nội dung và tính hiệu quả, nhưng có thể khẳng định, giải “Búa liềm vàng” lần thứ Nhất đã thổi luồng sinh khí mới trong tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thắp lên cảm hứng, niềm say mê tìm tòi, sáng tạo trong đội ngũ những người làm báo và những người viết báo không chuyên về một lĩnh vực lâu nay vẫn được cho là khó, khô và khổ.” Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016: “Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đặc trưng bởi công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Thiết bị di động trở thành công cụ trung tâm; công nghệ mô phỏng sinh học, hóa học xanh, sinh thái học công nghiệp, năng lượng tái sinh, công nghệ nano xanh sẽ phát triển mạnh và thay đổi cuộc sống con người. Dự báo nhiều sản phẩm hoàn toàn mới lạ sẽ xuất hiện trong 10 năm tới.”  Nối bằng đại từ thay thế (vậy, thế,..) hoặc tổ hợp có chứa đại từ thay thế (vì vậy, tuy thế, tuy nhiên, nếu vậy, sau đó, trước đó,..) Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017: “Với những kết quả hoạt động nói trên, Hội luật gia Việt Nam đã góp phần với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện những nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và thứ IX đề ra, nhất là nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.” Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức của thực tế cuộc sống vẫn còn những thanh niên thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, xa rời lý tưởng cách mạng, không có ý thức và chưa quyết tâm phấn đấu vào Đảng; một bộ phận có lối sống ích kỷ, cá nhân, thờ ơ với những vấn đề của đất nước, của dân tộc.
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 18  Nối bằng các tổ hợp từ khác có tác dụng liên kết: đồng thời, trong lúc đó, tiếp theo, tóm lại, nói chung, nói cách khác, nghĩa là, ngoài ra, hơn nữa, thêm vào đó,… Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017: “Bên cạnh đó, cần rà soát việc học tập bổ sung kiến thức cho các đối tượng học cử nhân chính trị để cấp bằng cao cấp lý luận chính trị thay vì cấp chứng chỉ tương đương cao cấp lý luận chính trị. Đồng thời, nghiên cứu, tạo điều kiện cho Học viện có cơ chế tự chủ trong đào tạo đại học, sau đại học đối với những mã ngành lý luận đặc thù.” Ví dụ: Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017 “Ngoài ra, một số mặt công tác khác vẫn còn nhiều bất cập. Đáng chú ý như thi hành án mặc dù có tiến bộ nhưng dư luận về tiêu cực, nhũng nhiễu vẫn còn nhiều; một số thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực Ngành Tư pháp phụ trách vẫn còn phức tạp; phản ứng chính sách về một số vấn đề còn bị động, chưa kịp thời; phong cách, ứng xử của một bộ phận cán bộ Ngành Tư pháp còn có hạn chế, một số cán bộ chưa làm gương trong tiếp xúc, xử lý công việc với nhân dân.” Phân chia trên bình diện mục đích – chức năng – tác dụng của phép nối, chúng tôi đồng ý với quan điểm phân chia của lý thuyết Halliday [22, tr.23] như sau: Chức năng Quan hệ từ - từ ngữ đại diện Ví dụ diễn ngôn chính trị Bổ trợ Và, vả lại, hơn nữa, thêm vào đó,… “Chúng ta sẽ phấn đấu đến năm 2020 cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp. Và không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cũng phải được cải thiện mạnh mẽ.” (Phát biểu của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”.) Nghịch đối Thế nhưng, nhưng, tuy thế, tuy, ngược lại, mặc dù, trái lại,… “Đây cũng là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thu được những kết quả bước đầu làm tiền đề cho những năm tiếp theo; tuy nhiên, những tác động tiêu cực, thiên tai, hạn hán, bão lũ đã ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận nhân dân.”(Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2016)
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 19 Chuyển đổi Hay là, giả là, hay,.. « Tôi xin kể một câu chuyện cách đây 20 năm tại Úc, anh Peter Hồng, người vừa phát biểu, đã lái xe đưa tôi đi tìm một trường dạy nghề là Trường Mathew để tìm đối tác về dạy nghề cho Việt Nam. Hay rất nhiều năm trước, khi tôi đi Ba Lan và được một chị Việt kiều đến tận nơi để tận tình giúp đỡ công việc rất cảm động. » (Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tại TPHCM) Không gian – thời gian Trước đó, sau đó, đồng thời, thứ nhất/hai/ba,.. « Nhiều khảo sát cho thấy, yếu tố thúc đẩy xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam là do độ tin cậy đối với thương hiệu hàng Việt Nam tăng lên theo từng năm, đồng thời nhiều nhãn hàng Việt Nam đã có thể cạnh tranh với nhãn hàng nước ngoài. » (Thủ tướng phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) Nguyên nhân – kết quả Vì, vì vậy, do, do đó, tại vì, bởi, hóa ra, kết quả là, hệ quả là,… « Đây là điều cần được khuyến khích, nhân rộng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam bởi nghiên cứu phải gắn liền với thực tế, phải đi vào đời sống, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, từ đó, đem lại nguồn lực và nâng cao thương hiệu cho Trường của chúng ta. »( Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại ĐHQG TPHCM) Điều kiện Giá mà, hễ mà, với (trong) điều kiện/hoàn cảnh/… « Trong điều kiện KT-XH hiện nay, chúng ta đang triển khai Đề án cải cách tiền lương, thực hiện Kết luận 63-KL/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, tôi đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cả nước cần quan tâm hơn đến cán bộ pháp chế, dù là vật chất hay tinh thần. » (Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017)
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 20 Mục đích Để mà, để cho, nhằm, khiến, khiến cho, với mục đích « Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trở thành mái nhà chung để mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi và kiều bào ta ở nước ngoài phát huy lòng yêu nước, ý chí, trí tuệ và khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ đất nước, chăm lo cho cuộc sống của người dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước. » (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) 3.3.2.3. Phép thế và tỉnh lược 3.3.2.3.1. Phép thế Phép thế là phương thức liên kết sử dụng các đại từ thay thế (ấy, đó, kia, này,…), danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề… có trong câu hay đoạn văn này để thế cho các đơn vị tương xứng trong câu hay đoạn văn khác. Phép thế gốm các loại thể tiêu biểu sau:  Thế đồng nghĩa Thế đồng nghĩa cũng là một phương tiện phổ biến trong các diễn ngôn chính luận nhằm tránh phải lặp lại quá nhiều một từ hay ngữ; là sự đồng nhất được thừa nhận mà không cần tuyên bố. Sự đồng nhất đó người viết/ nói biết và giả định rằng người nghe/ đọc cũng biết. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm: “Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng) [3, tr.137]. Ngoài các từ đồng nghĩa từ điển; trong thực tế còn có nhiều trường hợp sử dụng thế đồng nghĩa tình huống. Trong phần phép thế này, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khảo sát hơn ở các diễn ngôn chính luận để có nhiều ví dụ cụ thể và khách quan hơn. Trong ví dụ sau, có thể nhận thấy, khi cùng ý nghĩa nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người viết đã sử dụng hàng loạt các từ đồng nghĩa như: “người chiến sĩ Cộng sản kiên trung mẫu mực, một thiên tài quân sự, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người mẫu mực, một nhân cách lớn, người con ưu tú của dân tộc …” Ví dụ: Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, người cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự 05/10/2013, Báo Nhân Dân:
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 21 Ðúng 18 giờ 9 phút ngày 4-10-2013, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, nhẹ nhàng bước vào cõi vĩnh hằng, hưởng thọ 103 tuổi. Ðảng, Nhà nước, nhân dân ta và bạn bè quốc tế mất đi một chiến sĩ Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. […] Là người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều công lao to lớn, được Ðảng, nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Ðại tướng là một con người mẫu mực, một nhân cách lớn bởi tầm cao trí tuệ và đạo đức sáng trong, nhân văn; là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân anh hùng. Một người con ưu tú của dân tộc đã nằm xuống, để lại cho Ðảng ta, nhân dân ta lòng biết ơn sâu sắc và niềm tiếc thương vô hạn. Ðất mẹ yêu thương sẽ dang rộng vòng tay đón Ðại tướng về nơi yên nghỉ ngàn thu. […] Ví dụ: “Đất nước hoa anh đào” thay thế cho Nhật Bản (Dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân 01/3/2017) Nhật Bản là quốc gia quần đảo nằm ở tây - bắc lòng chảo Thái Bình Dương, ngoài khơi phía đông lục địa châu Á, có tổng diện tích 377.944 km2, với dân số 126,86 triệu người (tháng 12-2016). “Đất nước hoa anh đào” có hơn 6.850 đảo lớn nhỏ, trong đó bốn đảo lớn nhất chiếm 97% diện tích, gồm Hôn-xư, Hốc-cai-đô, Ki-ư-sư và Si-cô-cư. Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà vua là biểu tượng của đất nước và mối đoàn kết toàn dân. Kể từ khi lên ngôi năm 1989 đến nay, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã thăm tất cả 47 tỉnh, thành phố và nhiều đảo xa của Nhật Bản; thăm 57 nước, trong đó có 26 quốc gia thăm chính thức. (Dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân 01/3/2017). Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 “Là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có sứ mệnh là củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng ta và giữ vững kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.” Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016 “Tôi cũng chúc mừng các đồng chí đã trúng cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội chúng ta, do đồng chí Nguyễn Văn Thân, một doanh nhân thành đạt, là đại biểu Quốc hội, làm Chủ tịch Hội khóa 14.”
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 22 Các ví dụ trên được thể hiện cụ thể về nghĩa thông qua bảng sau: Chủ thể đối tượng Yếu tố đồng nghĩa Ðại tướng Võ Nguyên Giáp “Người chiến sĩ Cộng sản kiên trung mẫu mực, một thiên tài quân sự, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người mẫu mực, một nhân cách lớn, người con ưu tú của dân tộc” Nhật Bản “Đất nước hoa anh đào” Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học” Đồng chí Nguyễn Văn Thân “một doanh nhân thành đạt, là đại biểu Quốc hội, làm Chủ tịch Hội khóa 14”  Thế đại từ “Phép thế đại từ là một phương thức sử dụng trong kết ngôn một đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn” [3, tr.170]. Về mặt hình thức thì phép thế đồng nghĩa và thế đại từ có những nét giống nhau vì nó đều có liên quan đến thế tố. Tuy nhiên ở phép thế đại từ thế tố là các đại từ chứ không phải là các từ hay ngữ có ý nghĩa từ vựng đầy đủ. Đại từ làm thế tố ở đây giữ chức năng liên kết văn bản, chức năng rút gọn văn bản và đa dạng hóa văn bản. Ví dụ: “Quan điểm "nam, nữ bình quyền" của Ðảng và Bác Hồ được xác định ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Ðảng năm 1930. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng và nhân dân. Người luôn căn dặn mọi cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị cần quan tâm chăm lo công tác vận động phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.” (Vì sự tiến bộ, hạnh phúc của phụ nữ , 07/03/2017, báo Nhân dân) Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại ĐHQG TPHCM năm 2016: “Cách đây tròn 1 năm, trong bài diễn văn chúc mừng Ngày 20/11 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó, đồng chí có nói: “Phải chăng mọi việc cuối cùng lại là từ văn hóa, do văn hóa mà ra”. 3.3.2.3.2. Phép tỉnh lược Phép tỉnh lược là sự lược bỏ trong kết ngôn một số yếu tố đã có ở chủ ngôn, do vậy tạo nên tính liên kết của văn bản. Trong các diễn ngôn chính luận tiếng Việt, việc sử dụng phép tỉnh lược thường không phổ biến vì để thực hiện được chức năng liên kết của mình phát ngôn đó phải thỏa mãn hai điều kiện:
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 23 -“ Yếu tố tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát ngôn (Khi tách phát ngôn đó ra khỏi văn bản ta sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của nó; muốn hiểu được ý nghĩa của phát ngôn thì cần phải khôi phục yếu tố tỉnh lược) - Việc khôi phục yếu tố tỉnh lược phải dựa vào một phát ngôn gần đó (vì yếu tố đó có mặt trong phát ngôn đó).” [3, tr.191 - 192]. Ví dụ: “Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba diễn ra tháng 4-2011, được coi là sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, vạch ra đường hướng phát triển mới của cách mạng Cu-ba. Đại hội đã thông qua Nghị quyết "Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Cách mạng" theo lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cu-ba trong tương lai.” (Chặng đường lịch sử vẻ vang của nhân dân Cu-ba anh hùng, báo Nhân Dân số 31/12/2014) Trong ví dụ trên, phép tỉnh lược danh từ đã được sử dụng rất đúng lúc, đúng chỗ. Thể hiện ở việc cả một cụm từ dài Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba đã được tỉnh lược còn một danh từ Đại hội ở câu thứ 2 trong ví dụ. Cách làm này tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong một diễn ngôn chính luận. Phép tỉnh lược thường được sử dụng trong văn bản diễn ngôn chính luận và chính trị thường nhằm mục đích thay thế cho tên gọi dài của một số tổ chức, sự kiện nào đó được nhắc đến trong văn bản. Các ví dụ dưới đây cũng dựa trên nguyên tắc tỉnh lược trên để áp dụng trong diễn ngôn chính trị: Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 2016: Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với vai trò đại diện, đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong việc tập hợp, kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền. Hiệp hội đã tham gia tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia các phong trào mang nhiều ý nghĩa do Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Ví dụ: Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ: “Năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Mặt trận, góp phần mở rộng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho sự phát triển của đất nước.” Ví dụ: “Trong những năm vừa qua, nhất là trong năm 2016, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu, tích cực đổi mới các mặt hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 24 giao. Tôi xin chia sẻ sự đồng tình với Ban Giám đốc Học viện về những đánh giá xung quanh những ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, khó khăn hiện nay của Học viện.” Chủ thể đối tượng Yếu tố tỉnh lược Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Hiệp hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện 3.3.2.4. Phép lặp  Phép lặp từ vựng Lặp từ vựng là một phương tiện phổ biến có khả năng cho văn bản tính chính xác, rõ ràng và chặt chẽ. Lặp từ vựng là phương thức liên kết sử dụng từ ngữ ở câu trước và để chúng xuất hiện trở lại trong những câu sau. Nhờ vào sự lặp đi lặp lại các từ ngữ này sẽ giúp liên kết các câu (chứa các từ ngữ đó) với nhau, từ đó tập trung phục vụ cho cùng một chủ đề chung thống nhất. Ví dụ: Phát biểu của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về năng lực cạnh tranh quốc gia: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia. Một nền kinh tế có năng suất, hiệu quả là nền kinh tế có năng lực sử dụng, khai thác tốt các nguồn lực có hạn. Nói cách khác, bản chất của năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực vận hành nền kinh tế có hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất mang lại kết quả thịnh vượng và bền vững tối đa nhất. Năng lực cạnh tranh quốc gia có mối tương quan mật thiết với môi trường kinh doanh. Hoàn thiện và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động kinh doanh không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy phân bổ nguồn lực một cách minh bạch, và do vậy, trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nền kinh tế có được phát triển bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh tranh quốc gia cao hay thấp cũng như mức độ thuận lợi hay kém thuận lợi của môi trường kinh doanh.
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 25 Hiện nay trên thế giới, “Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới được công nhận rộng rãi là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu.” Trong ví dụ trên, cụm danh từ “năng lực cạnh tranh quốc gia” được lặp lại 6 lần nhằm mục đích xác định các luận điểm thiết yếu nhằm làm rõ chủ đề chính là “Năng lực cạnh tranh quốc gia”, trong đó gồm các luận điểm sau: định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc gia, bản chất, mối liên hệ và các yếu tố cụ thể tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Ví dụ: Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn ASEM về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” tại TP. Huế “Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các vị đại biểu, các chuyên gia đến từ các nước thành viên ASEM, các tổ chức quốc tế có mặt ở đây ngày hôm nay. Dù cách nói rất khác nhau, nhưng ở tất cả các nước, các dân tộc đều coi sự học, đều coi giáo dục và đào tạo là quan trọng, là rất quan trọng, và là quyết định cho tương lai của dân tộc, của đất nước mình. Ở Việt Nam, người Việt Nam nào cũng biết câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.Và chúng ta tất cả đều biết giáo dục là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và điều đáng nói là trong 16 mục tiêu còn lại, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp chúng ta đều thấy có vai trò của giáo dục.Và đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay thì giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có trình độ, có công nghệ càng có tính quyết định. Ai là người sẵn sàng cho sự thay đổi đó thì sẽ tận dụng được lợi thế. Ngược lại thì sẽ ở lại phía sau. Và do vậy, đổi mới giáo dục đã luôn quan trọng, bây giờ lại càng quan trọng. Không chỉ với các nước đang phát triển như Việt Nam, mà chúng tôi hiểu rằng ngay cả ở những nước phát triển nhất, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thì sự đổi mới này cũng rất quan trọng. Và chúng ta cũng đều biết rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các cuộc cách mạng trước đây. Và vì thế đổi mới giáo dục, đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ quan trọng mà rất bức thiết. Giáo dục và đào tạo đương nhiên sẽ phải tiếp tục sứ mạng của mình. Đấy là khai mở trí tuệ. Đấy là bồi dưỡng nhân văn. Để phát triển con người toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Để mỗi người, mọi người (đặc biệt là những người nằm trong nhóm yếu thế) đều bình
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 26 đẳng về cơ hội, được tiếp cận, được học tập suốt đời. Học để biết, để làm, để tồn tại, để chung sống. Và đặc biệt, giáo dục, đào tạo, hơn lúc nào hết, cần khơi dậy niềm hứng khởi để học sinh, sinh viên, và kể cả các thầy cô giáo, cùng tất cả mọi người đều đam mê học hỏi, tìm tòi cuộc sống, thế giới quanh mình. Đam mê để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức, sáng tạo công nghệ mới, để lập thân, lập nghiệp, để cống hiến…” Trong ví dụ trên, hai cụm từ “giáo dục” và “đào tạo” được lặp lại 10 lần không chỉ nhằm mục đích liên kết các câu văn trong cùng văn bản mà còn lặp lại từ vựng nhằm nhấn mạnh vấn đề chung muốn đề cập đến là gì và thống nhất chủ đề chung là phân tích vấn đề “giáo dục và đào tạo”.  Phép lặp ngữ pháp Phép lặp ngữ pháp là “một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng” [3]. Phép lặp cú pháp được chia thành hai tiểu loại lớn: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận Phép lặp ngữ pháp được sử dụng trong các văn bản diễn ngôn chính trị nhầm nhấn mạnh yếu tố đối tượng chủ thề được nhắc đến trong diễn ngôn. Tùy theo độ phức tạp của mỗi diễn ngôn, phép lặp cú pháp được thể hiện trên cấu trúc của chủ ngôn và tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản. Xét về mặt thể loại, lặp ngữ pháp thường được dùng trong văn bản chính luận, trong đó có diễn ngôn chính trị. Cũng chính vì các đặc trưng khu biệt của mình mà diễn ngôn chính trị sẽ hiếm thấy (hoặc không có) trường hợp của phép lặp ngữ âm (phép liên kết thường thấy trong thơ văn) Các tiểu loại phép lặp ngữ pháp được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Phép lặp Định nghĩa Mô hình cấu trúc Ví dụ trong diễn ngôn chính trị Lặp hoàn toàn Toàn cấu trúc của chủ ngôn với toàn bộ các thành phần đều lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn A-B-C. A-B-C “Người Việt Nam không sản xuất ra chất này. Người Việt Nam không đi mua, không nhập khẩu chất này vào Việt Nam. Người Việt Nam không rải chất này ở Việt Nam nhưng người Việt Nam đang và tiếp tục là nạn nhân của thứ chất độc chết người này..” (Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội thảo khoa học quốc tế về chất độc hóa học da cam/dioxin) Lặp bộ Chỉ có một bộ A-B-C.A-B-D “Chúng ta không thể tự hài lòng với những
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 27 phận phận của chủ ngôn được lặp lại ở kết ngôn A-B-C.A-D-E …. kết quả đã đạt được. Để xóa bỏ đại dịch, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và phải cùng nhau nỗ lực hơn nữa.” (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS) 3.3.2.5. Phép đối Phép đối theo “là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn” [Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, tr.126]. Việc sử dụng phép đối trong các diễn ngôn chính trị khá phổ biến vì đây là một phương thức liên kết hình thức phù hợp với loại văn bản mang tính “gọt giũa”, đòi hỏi sự truyền cảm , thuyết phục với người nghe, người đọc. có 4 loại đối như: đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu tả, đối lâm thời. [3, tr.126]. Các tiểu loại phép đối được thể hiện trong bảng sau Phép đối Định nghĩa Ví dụ diễn ngôn chính trị Đối trái nghĩa Chủ ngôn/ mệnh đề trước và kết ngôn/ mệnh đề sau chứa các từ trái nghĩa với nhau Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích đạt được của cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng toàn quân trong năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ những khuyết điểm, yếu kém như đã nêu trong báo cáo và các ý kiến của các đồng chí vừa phát biểu.” (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2016) Đối phủ định Mệnh đề sau/ kết ngôn sử dụng cấu trúc “không/chưa” để đối lại mệnh đề trước/chủ ngôn. “Cũng cần lưu ý thêm là giám sát và phản biện xã hội là để làm tăng thêm sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận xã hội chứ không phải là làm phân tán, phân tâm tư tưởng, làm giảm sự đồng thuận xã hội; để khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi cái mới chứ không phải là làm thui chột sự sáng tạo.” (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) Đối miêu tả Thường được sử dụng trong diễn ngôn văn học nhằm đưa ra các hình ảnh đối lập nhau dựa trên phương thức miêu tả hình tượng nhân vật/sự kiện, ví dụ:
  • 28. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 28 “Con chó của anh ta chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường” (truyện ngắn Đôi mắt – Nam Cao) Đối lâm thời Sử dụng các hình tượng ẩn dụ, hoán dụ,.. từ một tình huống cụ thể (có thể thay đổi theo thời gian) để tạo nên thế đối giữa chủ ngôn/mệnh đề trước và kết ngôn/mệnh đề sau. “Hòa bình là gốc của âm nhạc, thanh ca thì là văn của nhạc”. Bây giờ làm sao để ca múa nhạc , nhất là ca múa nhạc dân tộc phát triển tiếp được thì đương nhiên Đảng, CP và toàn xã hội phải lo cái gốc, phải làm sao đất nước hòa bình, phát triển, mọi người đều thấy tự do, đều thấy hạnh phúc và tất cả tràn trề lạc quan thì sẽ ra những tác phẩm âm nhạc hay. Có tác phẩm hay thì sẽ có biểu diễn hay và âm nhạc cũng như văn hóa sẽ phát triển.” (Phát biểu của Phó Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 24/11 tại Hà Nội). 3.3.2.6. Phép liên tưởng Cấu trúc phát triển nội dung của văn bản cũng có vai trò tạo nên quan hệ liên tưởng cho văn bản. Khi văn bản chấp nhận sự hiện diện của các yếu tố như phản ứng, bối cảnh, kết quả kép theo vào cấu trúc của nó thì các yếu tố này có thể ci như được liên kết theo quan hệ liên tưởng hay nhìn từ góc độ từ vựng – ngữ nghĩa như quan điểm của Trần Ngọc Thêm: “Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa và không chứa nét nghĩa đối lập (tức là thuộc về cùng một trường nghĩa) [3, tr.147]. Ví dụ phép liên tưởng trong văn bản diễn ngôn chính luận: Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, là năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào về những truyền thống vẻ vang của Hội và của tuổi trẻ Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, một lòng trung thành với Đảng, với lý tưởng của Bác Hồ kính yêu; gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để vươn lên. Là truyền thống của lực lượng xung kích cách mạng, tình nguyện, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn, sẵn sàng có mặt ở những nơi gian khổ nhất. Đó còn là tinh thần hiếu học, cần cù, say mê sáng tạo, ham hiểu biết, có hoài bão lớn vì tương lai đất nước. Hiện nay, các chương trình hoạt động của Hội LHTN với chủ đề “Tự hào thanh niên Việt Nam” đã góp phần nâng cao chất lượng và nhận thức của hội viên,