SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Tâm
ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Tâm
ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Hướng đào tạo: hướng ứng dụng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực tiễn.
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan và đúng với
nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................3
1.6 Kết cấu bài luận văn...........................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ
RỦI RO ..............................................................................................................................................5
2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu...............................................5
2.1.1 Thông tin khái quát......................................................................................5
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................5
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh...............................................................................6
2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối...........................................................................7
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh..................................................................7
2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu ....................................9
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển...............................................................9
2.2.2 Chức năng..................................................................................................10
2.2.3 Nhiệm vụ ...................................................................................................10
2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB.......................10
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 12
3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại......................12
3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại ........................12
3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ................................13
3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.........14
3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................14
3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại 15
3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel..........................................................................17
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban Basel và hiệp ước vốn Basel
............................................................................................................................17
3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II ................................................18
3.2.3 So sánh giữa Basel I và Basel II................................................................22
3.3 Lược khảo một số công trình nghiên cứu về hiệp ước Basel...........................23
3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoài
nước .......................................................................................................................24
3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc ............................................24
3.4.2 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Nhật Bản.................................................25
3.4.3 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Malaysia ............................................26
3.4.4 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Philippines.........................................27
3.4.5 Tình hình triển khai Basel của các ngân hàng Việt Nam..........................27
3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và
ngoài nước ..........................................................................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................30
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.............................................................................................31
4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu...........................................31
4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019.................31
4.1.2 Các chỉ tiêu an toàn hoạt động trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu....................................................................................................38
4.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu44
4.3 So sánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu với
các ngân hàng thương mại khác có áp dụng Basel II ............................................51
4.4 Đánh giá chung thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng
TMCP Á Châu .......................................................................................................53
4.4.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được ................................................53
4.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân.....................................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................56
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP
ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ................................................................58
5.1 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng
TMCP Á Châu .......................................................................................................58
5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại
ngân hàng TMCP Á Châu......................................................................................59
5.3 Điều kiện và lộ trình áp dụng Basel III tại ngân hàng TMCP Á Châu............60
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................62
KẾT LUẬN......................................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Việt
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
CBRC Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
CPPT cổ phần phổ thông
ĐVT Đơn vị tính
FSA Cơ quan dịch vụ tài chính
HDBank Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chính Minh
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
LDR Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
MB Ngân hàng Quân đội
MSB Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
OCB Ngân hàng Phương Đông
QĐ quyết định
QTRR quản trị rủi ro
QTRRTD quản trị rủi ro tín dụng
RRTD rủi ro tín dụng
RWA tài sản có trọng số rủi ro
TMCP thương mại cổ phần
TPBank Ngân hàng Tiên Phong
TT thông tư
VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
VCSH vốn chủ sở hữu
VIB Ngân hàng Quốc tế Việt Nam
VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
XHTD xếp hạng tín dụng
Ký hiệu Tiếng Anh
BCBS
Basel Committee on Banking Supervision - Ủy ban Basel về
giám sát ngân hàng
BOJ Bank of Japan – Ngân hàng trung ương Nhật Bản
BSP
Bangko Sentral ng Pilipinas – Ngân hàng trung ương
Philippines
CAR Capital adequacy ratio – Hệ số an toàn vốn
DMS Debt Management System – Hệ thống quản lý nợ
PBC Peple’s Bank of China - Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu
2013-2019
7
Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân
hàng trung ương
20
Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng 20
Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp 21
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình 31
Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình 32
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành 33
Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành 34
Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 35
Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 36
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay 37
Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay 38
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn 39
Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ 41
Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm nợ 42
Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu 43
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản 44
Bảng 4.14: Danh mục hệ số rủi ro ACB đang áp dụng đối với khách
hàng cá nhân
46
Bảng 4.15: Khoản cho vay thế chấp nhà và cho vay đảm bảo bằng
BDS
47
Bảng 4.16: Danh mục hệ số rủi ro ACB áp dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp
47
Bảng 5.1: Lộ trình đề xuất áp dụng Basel III cho ngân hàng ACB 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu 6
Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018 40
Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018 43
Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II
năm 2018
52
Hình 4.4: Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm
2018
52
TÓM TẮT
ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Hiện nay, Hiệp ước Basel là một trong những bộ nguyên tắc chuẩn mực về kiểm
soát rủi ro được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Nhận thức được điều đó, NHNN Việt Nam cũng đã có nhiều động thái tích cực để
hoàn thiện khung pháp lý, liên tục đưa ra các thông tư hướng dẫn giúp các NHTM
triển khai QTRR theo định hướng Basel. Năm 2014, NHNN đã lựa chọn 10 ngân
hàng thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II, và ngân hàng TMCP Á Châu là một
trong số đó. Xuất phát từ thực tiễn này, bài luận văn đi sâu nghiên cứu về các hoạt
động QTRRTD và áp dụng Basel II ở ngân hàng Á Châu, nêu lên thực trạng bao
gồm những thuận lợi và khó khăn gặp phải, các thành tựu đạt được và những điểm
hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số phương pháp để hoàn thiện triển khai
Basel II, và đề ra lộ trình nâng cao các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng, hướng
đến Basel III.
Từ khóa: Hiệp ước Basel II, Quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu
ABSTRACT
APPLY BASEL II IN CREDIT RISK MANAGEMENT AT ASIA
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Nowadays, the Basel Accord is one of the risk management standards applied by
most leading commercial banks in the world. In the context of integration into the
world economy, the application of Basel II standards has become an inevitable trend
of Vietnamese commercial banks. Recognizing that, the State Bank of Vietnam has
also made many positive actions to enhance the legal framework and issue many
documents to guide commercial banks to improve their risk management
capabilities following the Basel standard. In 2014, the State Bank of Vietnam
selected 10 pilot banks to apply Basel II standards, and Asia Commercial Joint
Stock Bank is one of them. Based on this practice, the thesis examines credit risk
management activities following the Basel II Accord standards at Asian
Commercial Joint Stock Bank, and focus on the situation including advantages and
disadvantages, the achievements as well as the remaining limitations. From there,
the author proposes a few solutions to better the implementation of Basel II, as well
as propose a roadmap to improve credit risk management standards, towards Basel
III.
Key words: Basel II, Credit risk management, Asia Commercial Joint Stock
Bank
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Đối với sự phát triển của một đất nước, hệ thống tài chính đóng vai trò huyết
mạch vô cùng quan trọng, mà các NHTM là những nhân tố then chốt. Những hoạt
động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động, cho vay và các dịch vụ trung
gian khác. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ẩn
chứa nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới một ngân hàng hay liên luỵ đến
cả hệ thống tài chính của quốc gia. Do đó các tổ chức đã được thành lập, các quy
định nhanh chóng được đưa ra nhằm hỗ trợ quản lý rủi ro, tránh gây ra những thiệt
hại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Vào cuối năm 1974, ngân hàng trung ương của 10 nước thuộc nhóm G-10 quyết
định thành lập uỷ ban Basel với chức năng giám sát an toàn hoạt động của ngân
hàng và xúc tiến các chính sách thống nhất về vốn ngân hàng. Ủy ban Basel đã đưa
ra hiệp ước Basel, để hỗ trợ cho công tác kiểm soát an toàn vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của Basel, Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên
cứu và áp dụng. Ngày 25/8/1999 Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số
297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, trong đó lần đầu tiên hệ số an toàn vốn (CAR) được quy định chính
thức. Tuy nhiên cách xác định tỷ lệ vốn tối thiểu còn đơn giản và chưa đầy đủ theo
Basel. Đến tháng 12/2016, thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành, quy định tỷ
lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2020. Thông tư này có nhiều điểm thay đổi so với trước và áp
dụng các tiêu chuẩn theo định hướng Basel II như: hệ số CAR được điều chỉnh
giảm từ 9% xuống còn 8%, tuy nhiên đã xem xét thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị
trường. Đầu năm 2019, mới có 2 đơn vị là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam và
2
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức trở thành hai ngân hàng
thương mại tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn của Basel II. Đến
thời điểm hiện tại, đã có thêm tám ngân hàng được phê chuẩn áp dụng Basel II
trong đó có ngân hàng TMCP Á Châu. Có thể thấy, triển khai Basel II là rất cần
thiết và quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, ngay từ khi thông tư 41 được
ban hành, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những động thái tích cực như đầu tư vào
hệ thống quản lý rủi ro, nghiên cứu thông tư với mục tiêu trong năm 2019 phải đạt
các tiêu chuẩn áp dụng Basel II. Nhờ sự nỗ lực hết mình, ngân hàng TMCP Á Châu
vinh dự được phê duyệt áp dụng Basel II thông qua quyết định 845 của NHNN ban
hành ngày 22/04/2019. Có thể thấy, áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng
sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP Á Châu nhưng đồng thời cũng là một
thách thức không hề nhỏ.
Từ những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn tại ngân hàng TMCP Á Châu nêu
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn phân tích và đánh giá tình hình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro
tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng Basel II hiệu
quả hơn trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Á Châu.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng triển khai hiệp ước Basel II trong QTRRTD tại ngân hàng TMCP
Á Châu như thế nào?
- Ngân hàng Á Châu gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình triển khai
quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II? Lợi ích của việc áp dụng Basel II là gì?
3
- Ngân hàng Á Châu cần làm gì để áp dụng Basel II hiệu quả hơn nữa trong
quản trị RRTD?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và việc triển
khai Hiệp ước Basel II.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là đánh giá quy trình
QTRRTD và việc áp dụng các nguyên tắc của Basel II tại ngân hàng TMCP Á
Châu.
Về thời gian: từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính,
căn cứ trên số liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP
Á Châu từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019, tác giả đưa ra những phân tích và xử lý
số liệu đã tổng hợp để giải thích tình trạng thực tế áp dụng Basel II trong quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện hiệu quả áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu và đạt được mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong quá trình triển khai Basel II, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp ban hành
các văn bản hướng dẫn cũng như lộ trình rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II
trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như
tình trạng hoạt động của mỗi ngân hàng. Do đó sẽ có những thuận lợi, khó khăn
riêng của mỗi ngân hàng trong quá trình triển khai. Vì những lý do trên, luận văn đã
góp phần hỗ trợ trong việc đề xuất những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II mà ngân hàng TMCP
Á Châu đề ra trong năm 2019.
4
1.6 Kết cấu bài luận văn
Nội dung luận văn bao gồm 5 Chương:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu và hệ thống quản trị rủi ro
- Chương 3: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng và hiệp ước Basel
- Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng Basel II tại Ngân
hàng TMCP Á Châu
- Chương 5: Giải pháp hoàn thiện QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân
hàng TMCP Á Châu
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu về vấn đề mà bài luận văn sẽ nghiên cứu, nêu lên các mục
tiêu, ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng.
Trong chương này tác giả cũng trình bày kết cấu của luận văn.
Những ý nghĩa thực tiễn, lý luận về vấn đề nghiên cứu ở chương này sẽ làm tiền
đề cho những phân tích sâu hơn ở các chương tiếp theo.
5
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO
2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Thông tin khái quát
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch tiếng Anh là Asia
Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là ACB) được chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 4 tháng 6 năm 1993. Trải qua nhiều lần tăng vốn, hiện nay theo báo cáo
thường niên năm 2018, ngân hàng ACB đang có vốn điều lệ là 12.885.877.380.000
đồng. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai,
Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên của ngân hàng
ACB hiện nay vào khoảng 10.000 người.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu gồm Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc cùng các ủy ban,
phòng ban và các khối trực thuộc.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại
hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị
cũng như Ban kiểm soát.
Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Quản lý rủi ro, Chiến lược,
Nhân sự, và Đầu tư.
Dưới sự quản lý của ban Tổng giám đốc là các phòng ban và các khối trực thuộc
Hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phân bố trên khắp cả
nước. Ngoài ra ngân hàng còn có các công ty con về quản lý nợ, quản lý quỹ, cho
thuê tài chính, chứng khoán.
6
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên ACB năm 2018)
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Á Châu bao gồm: huy
động vốn từ khách hàng bằng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Bên cạnh huy động
vốn, hoạt động kinh doanh chính là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Ngoài ra ngân hàng TMCP Á
Châu cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, cho thuê tài chính, đại
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM TOÁN
NỘI BỘ
CÁC ỦY BAN VĂN PHÒNG HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC CHI NHÁNH VÀ
PHÒNG GIAO DỊCH
VĂN PHÒNG DỰ ÁN
CHIẾN LƯỢC
PHÒNG PHÁP CHẾ CÁC HỘI ĐỒNG
PHÒNG ĐỐI NGOẠI
GĐTC VÀ CÁC
PHÒNG TRỰC THUỘC
PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG THẨM ĐỊNH
TÀI SẢN
BAN ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
PHÒNG QUẢN TRỊ
TRUYỀN THÔNG VÀ
THƯƠNG HIỆU
TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN
DỤNG TẬP TRUNG
PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI
NGHIỆM KHÁCH HÀNG
PHÒNG THANH TOÁN
NƯỚC NGOÀI
PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG NGÂN HÀNG SỐ
KHỐI THI TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
KHỐI QUẢN LÝ
RỦI RO
KHỐI VẬN HÀNH
KHỐI QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC
KHỐI QUẢN TRỊ KHỐI CÔNG NGHỆ
HÀNH CHÁNH THÔNG TIN
KHỐI TÀI CHÍNH
7
lý bảo hiểm, tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ khác.
Ngân hàng còn kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.
Công ty chứng khoán ACB cũng thực hiện kinh doanh và tư vấn đầu tư chứng
khoán, môi giới chứng khoán.
2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối
Trong năm 2018, ngân hàng TMCP Á Châu đã mở thêm 4 phòng giao dịch,
nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 358 đơn vị, hoạt động tại 47 tỉnh
thành.
Thị phần tín dụng của ACB trên toàn quốc tăng 3 điểm phần trăm so với cùng
kỳ, ước tính đạt trên 3% trong đó thị phần ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và
Bắc Trung Bộ cải thiện tích cực. Ngân hàng Á Châu tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho
các thị trường chiến lược là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long và khu vực Hà Nội.
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2013-
2019
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Doanh thu
thuần
4.386 4.765 5.884 6.892 8.458 10.363 8.783
Lợi nhuận
sau thuế
826 952 1.028 1.325 2.118 5.137 4.448
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính)
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2018 ngân hàng TMCP Á Châu cơ bản hoàn
thành lộ trình giai đoạn 5 năm hoàn thiện hoạt động kinh doanh và xử lý vấn đề tồn
đọng. Các chỉ tiêu kết quả trong năm 2018 đều vượt trên mức trung bình toàn
8
ngành, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội và toàn diện, và tạo một nền tảng vững
chắc cho các năm tiếp theo.
Kết quả đạt được năm 2018: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi đều tăng
23% góp phần khiến lợi nhuận trước thuế vượt 12% so với chỉ tiêu đề ra, đạt kết
quả 6.398 tỷ đồng. ACB cũng đã từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
chuyển dịch cơ cấu thu nhập, gia tăng doanh thu từ các dịch vụ để giảm bớt sự phụ
thuộc vào tín dụng. Trong năm 2018, ngân hàng Á Châu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư
ngân sách cho các công tác chiến lược như hạ tầng kỹ thuật công nghệ, thu hút đào
tạo nhân sự. Tuy nhiên tổng chi phí vẫn nằm trong sự kiểm soát. Quy mô tổng tài
sản được đẩy mạnh từ 284 nghìn tỷ đồng lên 329 nghìn tỷ đồng, tăng 16%. Dư nợ
đạt 231 nghìn tỷ đồng, tăng 32 nghìn tỷ, tương đương 16% so với đầu năm. Huy
động tăng 29 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 12%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh
mẽ, ngân hàng TMCP Á Châu vẫn luôn giữ vững khả năng thanh khoản với tỷ lệ dư
nợ cho vay trên huy động khoảng 77%, thấp hơn quy định của NHNN là 80%; và tỷ
lệ trái phiếu chính phủ luôn chiếm tỷ trọng trên 15% trong tổng tài sản. Dự phòng
RRTD đạt 932 tỷ đồng, giảm 64% so với năm trước do năm 2017 ACB đã trích lập
hết toàn bộ các tài sản tồn đọng của Nhóm 6 công ty. Dự phòng năm 2018 đã bám
sát theo kế hoạch đề ra, phù hợp với chính sách chung của tập đoàn cũng như của
NHNN. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,73% dưới mức 2% quy định.
Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 đã tạo ra nền tảng vững chắc cho
giai đoạn phát triển tiếp theo. Như vậy trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá ổn định,
ACB đã có một năm hoạt động tăng trưởng an toàn, hiệu quả và ở một số tiêu chí
thực hiện vượt kế hoạch.
Đến thời điểm hiện tại, ACB đã công bố báo cáo tài chính cho quý 3 năm 2019,
cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng có nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, thu
nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm đã tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 8.783 tỷ
đồng. Trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.410 tỷ, tăng 31%. Lợi nhuận sau thuế
đạt 4.448 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 30/9/2019 là 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3%, huy
động tiền gửi đạt 298.007 tỷ, tăng 10,4% so với đầu năm. Nợ xấu của ngân hàng ACB là
9
1.703 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ còn 0,67%. Như vậy ACB tiếp tục có 1
năm hoạt động hiệu quả và ổn định, các chỉ tiêu kinh doanh cũng như an toàn hoạt động đã
gần đạt được mục tiêu của cả năm.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo thường niên năm 2018, và quý 3
năm 2019)
2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 2012, ACB đã thành lập Khối quản trị rủi ro bao gồm bốn phòng: Phòng
QTRR thị trường; Phòng QTRR vận hành, Ban chính sách và quản lý tín dụng; Bộ
phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ và quản lý dự án. Đồng
thời tiến hành xây dựng chính sách QTRR và tiến hành hoàn chỉnh cấu trúc thanh
khoản vững chắc. Tuy nhiên, các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi ro về pháp lý
chưa được dự báo, đánh giá đúng mức để kiểm soát hữu hiệu. Kết cấu các phòng
ban của Khối QTRR vẫn được giữ nguyên trong năm tiếp theo là năm 2013 với
định hướng xây dựng danh mục tài sản an toàn, phù hợp với khẩu vị rủi ro của
ACB. Trong năm 2014, bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ
& quản lý dự án được đổi tên thành phòng pháp chế và tuân thủ với mục tiêu đặt ra
là kiểm soát hữu hiệu các rủi ro về thay đổi chính sách, pháp lý. Đến năm 2015, ban
chính sách và quản lý tín dụng được đổi tên thành phòng quản lý RRTD, đồng thời
phòng pháp chế và tuân thủ cũng được đổi tên thành bộ phận phòng chống rửa tiền.
Kết cấu này được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện tại. Các quy định về QTRR
liên tục được tăng cường nhất là khi ngân hàng Á Châu được chọn là một trong
mười ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II. Ngân hàng đã có những động thái hết
sức tích cực như chủ động cải thiện các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều
biện pháp như phát hành hơn ba nghìn tỷ trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2); chủ động
theo dõi, quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay
với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro; tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính
sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của Ngân
10
hàng Nhà Nước và tiếp cận thông lệ quốc tế tốt. Khung quản lý rủi ro hoạt động
được ban hành cùng với việc hình thành Hội đồng Quản lý rủi ro hoạt động nhằm
hỗ trợ công tác QTRR tại ACB hiệu quả hơn.
2.2.2 Chức năng
- Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro.
- Đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, kỹ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công
tác quản lý, kiểm soát toàn diện các loại rủi ro.
- Chịu trách nhiệm thông đạt, thực thi các nguyên tắc QTRR trên toàn hệ
thống.
2.2.3 Nhiệm vụ
- Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn QTRR.
- Nghiên cứu, hoàn thiện, triển khai hạ tầng ứng dụng, kỹ thuật phân tích rủi
ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục.
- Đảm bảo tính sáng suốt, minh bạch trong các quyết định cân nhắc giữa lợi
nhuận và rủi ro của ngân hàng.
- Hoạt động khách quan, đảm bảo các quyết định về cân nhắc giữa rủi ro và lợi
nhuận không bị tác động bởi các chỉ tiêu kinh doanh.
- Hỗ trợ Uỷ ban QTRR và các cấp lãnh đạo trong việc phát triển nhận thức về
rủi ro, góp phần truyền đạt văn hoá rủi ro và các giá trị trong chức năng rủi ro cho
toàn hệ thống.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quan đến công tác quản trị rủi ro.
2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB
Như vậy với việc ý thức được tầm quan trọng của công tác QTRR, ngân hàng
TMCP Á Châu đã có những biện pháp kiện toàn hệ thống QTRR, và đã đem lại kết
quả khả quan. Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu. Trong quá trình áp dụng,
sẽ bắt đầu xuất hiện những vấn đề, những khó khăn mà ACB cần vượt qua để hoàn
thiện hơn hệ thống quản trị rủi ro, tiến gần đến với những chuẩn mực của quốc tế.
11
Trên thực tế những thách thức ACB gặp phải đó là về mặt nhân sự, hạ tầng công
nghệ, cũng như chính sách, quy trình tín dụng để đáp ứng được tiêu chuẩn Basel mà
tác giả sẽ đi sâu phân tích ở những chương sau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu, cơ cấu tổ chức, ngành
nghề kinh doanh, mạng lưới phân phối cũng như tóm tắt tình hình kết quả kinh
doanh của ngân hàng trong thời gian vừa qua.
Nội dung chương nêu khái quát về hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP
Á Châu qua các thời kỳ, từ đó nêu bật tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại ngân hàng và là cơ sở cho những trình bày chi tiết hơn trong chương 4
về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Á Châu.
12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL
3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi
ro. Theo Allan H. Willett: rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện
một biến cố không mong đợi. Một quan điểm hiện đại về rủi ro khác là của Frank H.
Knight cho rằng: rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được. Cũng như một
doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi
ro từ vi mô đến vĩ mô như sự cạnh tranh từ đối thủ, các sự cố hệ thống kỹ thuật, hay
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, bên
cạnh đó còn có những rủi ro đặc thù riêng mà các ngân hàng còn phải đối mặt trong
lĩnh vực của mình. Những rủi ro này đang ngày càng đa dạng, phức tạp và ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và sự hội
nhập thị trường toàn cầu.
Những rủi ro một NHTM có thể gặp phải được Ủy ban Basel phân loại thành
các nhóm sau: rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi
ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, công
tác quản trị rủi ro ở ngân hàng yếu kém không những dẫn đến tổn thất cho chính
ngân hàng đó, mà còn ảnh hưởng hết sức tiêu cực đối với nền kinh tế. Ủy ban Basel
đã chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng được đánh giá là rủi ro
chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn là một phần tất yếu trong các hoạt động kinh doanh
cốt lõi. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả tập trung đi sâu phân
tích về rủi ro tín dụng và các hoạt động QTRRTD theo hiệp ước Basel II của ngân
hàng ACB.
13
3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Tháng 9/2000 Ủy ban Basel ban hành bộ “Những nguyên tắc cho quản trị rủi ro
tín dụng” (Principles for the Management of Credit Risk), trong đó có đề cập: “Rủi
ro tín dụng là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa
vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”
Theo Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, rủi ro tín dụng được hiểu
là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất
lượng tín dụng của những khoản vay.
Theo Tổ chức Moody’s Analytics, QTRRTD là một quá trình thực hiện các biện
pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD
trong một khoảng thời gian nhất định. Với quan điểm này thì quản trị RRTD thực
chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho
RRTD.
Ủy ban Basel cho rằng, quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa
hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong
phạm vi các tham số cho phép. Khái niệm về QTRRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ
được vấn đề đó là mục đích của QTRRTD là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở
đảm bảo tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nằm trong giới hạn kiểm soát được.
Theo khung QTRRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012), QTRRTD
là thiếp lập quy trình kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD. Trong khi đó, tài
liệu hướng dẫn quản trị RRTD của MAS (Singapore) cho biết, quản trị RRTD là
quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD.
Như vậy quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình đo lường và kiểm soát
các rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo tổn thất có thể xảy ra nằm trong giới
hạn chấp nhận được của ngân hàng.
14
3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Hiện nay, có 02 mô hình quản trị rủi ro tín dụng được phổ biến sử dụng đó là:
- Mô hình QTRRTD tập trung: tập trung quản lý rủi ro, thẩm định khách hàng
tại hội sở chính hoặc theo vùng miền. Mô hình này tách biệt giữa chức năng quản trị
rủi ro ở hội sở chính và chức năng kinh doanh ở các chi nhánh. Thông thường
những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn sẽ sử dụng mô hình này.
- Mô hình QTRRTD phân tán: mô hình này không tách biệt giữa chức năng
quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh, các chi nhánh sẽ thực hiện luôn công việc
thẩm định khách hàng, kiểm soát rủi ro trong hạn mức được phép. Hội sở chính chỉ
ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn chung và chịu trách nhiệm thẩm định
những khách hàng vượt quá hạn mức cho phép của chi nhánh. Những ngân hàng có
quy mô nhỏ thường sử dụng mô hình này.
3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 bước: Nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro;
ứng phó rủi ro; và kiểm soát rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quy trình
quản trị RRTD. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành
một quy trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình QTRRTD hoàn chỉnh và
hiệu quả.
Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thông
qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời
và có hiệu quả. Đo lường RRTD là việc lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết
được xác suất rủi ro, từ đó xác định tổn thất có thể gây ra và khả năng chịu đựng
của ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những biện pháp phù
hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD.
Ứng phó RRTD là việc sử dụng hệ thống công cụ, chính sách nhằm ngăn ngừa
và xử lý RRTD trong ngân hàng. Các chính sách đó có thể là: chính sách quy trình
15
tín dụng, quy định về chức năng nhiệm vụ bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín
dụng...
Bước cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát RRTD. Ở
bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để khắc phục và giảm
thiểu chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng ở mức thấp nhất
có thể.
Trong tình hình hiện nay, vấn đề kiểm soát được rủi ro tín dụng tại các NHTM là
điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp hoàn thiện và nâng cao chất
lượng của hệ thống quản trị RRTD luôn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều đó
đặt ra cho các nhà quản trị NHTM cần có kiến thức sâu rộng về hoạt động quản trị
RRTD, từ đó giúp hoạch định được chính sách và đưa ra những quyết sách hợp lý,
nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng cho
các NHTM.
Hiện tại hầu hết các quốc gia đều đánh giá Hiệp ước vốn Basel là công cụ hữu
ích nhất trong việc QTRRTD, và cung cấp những nguyên tắc thiết thực về giám sát
hoạt động của các ngân hàng. Do đó việc tuân thủ các quy định của Basel II trở
thành yêu cầu cấp thiết để mang lại sự an toàn trong hệ thống tài chính, và đã nhận
được sự ủng hộ và quyết tâm cao từ các nhà quản lý trên thế giới.
3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại
Hiệp ước Basel II đa đưa ra các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng
bao gồm:
- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
o Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ
(ít nhất là hằng năm), xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp
nhận được, mức độ khả năng sinh lời. Chiến lược sẽ phản ánh mức độ chấp
16
nhận rủi ro của ngân hàng và mức độ lợi nhuận mà ngân hàng dự kiến sẽ đạt
được khi phát sinh các rủi ro tín dụng khác nhau.
o Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các
chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng
lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm
soát rủi ro tín dụng.
o Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm
và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua
đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy
đủ.
- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:
o Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải thực hiện theo các tiêu chí cấp tín dụng
được xác định rõ ràng .Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu
biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.
o Nguyên tắc 5: Các ngân hàng thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng
khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau,
trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
o Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có các quy trình được thiết lập rõ ràng cho
việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
o Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương
mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp
và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên
quan.
- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:
o Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối
với các danh mục tín dụng.
o Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến
từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng
rủi ro tín dụng.
17
o Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ
thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.
o Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý
đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế
toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao
gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.
o Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của
danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.
o Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế
có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá
danh mục tín dụng.
- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
o Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập, liên tục và thực
hiện thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp
cao.
o Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ
thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập
và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và
hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.
o Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.
- Vai trò của người giám sát:
o Nguyên tắc 17: Giám sát viên cần dựa trên hệ thống của ngân hàng để xác
định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng . Các giám sát viên nên
tiến hành đánh giá độc lập chiến lược ngân hàng, chính sách, thủ tục và quy
trình liên quan đến việc cấp tín dụng cũng như quản lý danh mục đầu tư.
3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban Basel và hiệp ước vốn
Basel
18
Năm 1974, sau một loạt các cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, các cơ quan quản
lý ngân hàng của 10 nước thành viên thuộc nhóm G10 đã thành lập Ủy ban Basel về
giám sát nghiệp vụ ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision– BCBS)
tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. Tháng 2/1975 Ủy ban Basel tổ chức cuộc họp đầu tiên
và sau đó định kỳ nhóm họp bốn năm một lần nhằm trao đổi thông tin giữa các quốc
gia và thảo luận đề ra các biện pháp, tiêu chuẩn cải thiện hiệu quả giám sát hoạt
động ngân hàng.
Hiện nay 3 Hiệp ước về vốn đã được Ủy ban Basel ban hành là: Basel I, Basel II,
Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với những biến đổi
của thị trường và khắc phục những hạn chế của hiệp ước vốn trước đó.
3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II
Năm 1988, Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel đưa ra với mục đích tăng cường
sự ổn định, hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng quốc tế, và thiết lập một
cơ chế bình đẳng thống nhất giữa các ngân hàng. Basel I là một khung đo lường vốn
và rủi ro tín dụng trong đó các ngân hàng được yêu cầu phải duy trì một mức an
toàn vốn tối thiểu là 8% để dự phòng với những rủi ro có thể xảy ra. Từ năm 1992,
tiêu chuẩn này được các nước thành viên nhóm G10 áp dụng, và sau đó là nhiều
nước khác trên thế giới.
Vốn của các ngân hàng bao gồm 3 loại:
- Vốn cấp 1: chủ yếu là vốn chủ sở hữu và các nguồn dự phòng được công bố.
- Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) bao gồm: lợi nhuận giữ lại không công bố, vốn tăng
do đánh giá lại tài sản, vay với thời hạn ưu đãi, một phần tỷ lệ dự phòng chung.
- Vốn cấp 3: các khoản vay ngắn hạn.
Basel I quy định Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
Basel I cũng phân tài sản của ngân hàng thành các mức rủi ro mang trọng số từ
0%, 20%, 50% đến 100%.
Việc ra đời hiệp ước Basel I là một bước tiến lớn trong chiến lược QTRR, đảm
bảo an toàn hoạt động đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên Basel I vẫn còn có
19
mặt hạn chế khi chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng mà không đề cập đến rủi ro vận
hành. Ngoài ra các trọng số rủi ro được tính toán dựa trên loại khách hàng hoặc sản
phẩm thay vì phân biệt đúng theo bản chất của loại rủi ro.
Sau cuộc khủng khoảng ngân hàng những năm 1990, Hiệp ước Basel II được giới
thiệu ngày 26/6/2004 để khắc phục những mặt chưa hoàn thiện của Basel I.
Hiệp ước Basel II đã bao hàm đầy đủ hơn các loại rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng thương mại và đưa ra khái niệm 3 trụ cột cụ thể như sau:
Trụ cột I
Hiệp ước Basel II xác định các ngân hàng thương mại phải đối mặt với 3 loại rủi
ro cơ bản: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành. Do đó các ngân hàng
phải duy trì một tỷ lệ vốn pháp định trên cả ba khía cạnh rủi ro này. Với Trụ cột I,
tỷ lệ vốn vẫn duy trì tối thiểu bằng 8%.
Để tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel đề xuất các ngân
hàng có thể lựa chọn một trong hai phương phương pháp tiếp cận, một là phương
pháp tiêu chuẩn hóa, được hỗ trợ bởi các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập và hai là
phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ được sự phê chuẩn của các
cơ quan quản lý ngân hàng.
Phương pháp tiêu chuẩn:
Khác với Basel I, việc đo lường trọng số rủi ro được dựa trên đánh giá khách
quan của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc
lập được lựa chọn phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo 6
tiêu chí của Basel: khách quan, độc lập, minh bạch và hoạt động quốc tế, cung cấp
các thông tin cần thiết, đảm bảo nguồn lực, tín nhiệm cao. Các khoản vay được xem
là quá hạn nếu mức độ rủi ro của chúng là 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã trích
lập dự phòng cho khoản vay đó.
20
Các bảng 3.1, 3.2, 3.3 mô tả trọng số rủi ro được sử dụng tùy theo xếp hạng tín
dụng của các quốc gia, ngân hàng và doanh nghiệp.
Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân hàng trung
ương
Xếp hạng
tín dụng
AAA đến
A-
A+ đến
A-
BBB+
đến
BBB-
BB+ đến
B-
Dưới B- Không
xếp hạng
Trọng số
rủi ro
0% 20% 50% 100% 150% 100%
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng
Xếp hạng
tín dụng
AAA
đến A-
A+ đến
A-
BBB+
đến
BBB-
BB+ đến
B-
Dưới B- Không
xếp hạng
Trọng số
rủi ro theo
tùy chọn 1
20% 50% 100% 100% 150% 100%
Trọng số
rủi ro theo
tùy chọn 2
20% 50% 50% 100% 150% 50%
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
Trong bảng 3.2, Ủy ban Basel đã đưa ra 2 phương án tính trọng số rủi ro để quản
lý ngân hàng lựa chọn áp dụng.
21
Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp
Xếp hạng tín dụng AAA
đến AA-
A+ đến
A-
BBB+ đến
BBB-
Dưới BB- Không xếp
hạng
Trọng số rủi ro 20% 50% 100% 150% 100%
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ
Phương pháp này dựa trên ước tính các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối
thiểu. Đây là một điểm mới của Basel II bởi vì kết hợp giữa số liệu do các ngân
hàng cung cấp với công thức do Ủy ban Basel quy định. Đối với phương pháp đánh
giá dựa trên XHTD nội bộ, mỗi loại tài sản sẽ được đánh giá gồm 3 thành tố chính:
- Thành phần rủi ro: tham số rủi ro được các ngân hàng cung cấp, một số tham số
do cơ quan quản lý ước tính.
- Hàm trọng số rủi ro: dùng để chuyển hóa các thành phần rủi ro vào trong trọng
số rủi ro, từ đó xác định yêu cầu vốn.
- Yêu cầu tối thiểu: các tiêu chuẩn tối thiểu phải được đáp ứng đối với từng loại
tài sản theo phương pháp XHTD nội bộ
Trụ cột II
Trụ cột II đưa ra quy trình giám sát với mục đích không chỉ đảm bảo các ngân
hàng có đủ vốn để đối phó với tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh
doanh, mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật tốt
hơn trong quá trình QTRR.
Ủy ban Basel đề ra 4 nguyên tắc của quy trình giám sát như sau:
- Nguyên tắc 1: Ban quản trị ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc phát triển
quy trình đánh giá vốn nội bộ và đặt ra các mục tiêu về vốn tương ứng với mức độ
22
rủi ro và môi trường hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá mức độ an toàn vốn,
quản lý ngân hàng cần phải lưu ý đến các giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh tế,
thường xuyên cập nhật, kiểm tra những thay đổi của thị trường để nhận biết những
tác động tiêu cực đến ngân hàng. Năm yếu tố chính của một quy trình kiểm soát là:
Hội đồng quản trị và giám sát cấp cao, Đánh giá an toàn vốn, Đánh giá toàn diện
các rủi ro, Theo dõi và báo cáo, Đánh giá nội bộ.
- Nguyên tắc 2: Các cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra quy trình xác
định mức độ an toàn vốn, chất lượng vốn và định vị rủi ro của ngân hàng. Các hình
thức đánh giá định kỳ có thể được áp dụng là: kiểm tra tại ngân hàng, thảo luận với
quản lý ngân hàng, đánh giá dựa trên kết quả kiểm toán, và dựa trên báo cáo định
kỳ.
- Nguyên tắc 3: Các cơ quan giám sát nên khuyến khích các ngân hàng nắm giữ
mức vốn cao hơn quy định tối thiểu.
- Nguyên tắc 4: Các cơ quan giám sát nên có những biện pháp hỗ trợ cần thiết từ
sớm để tránh mức an toàn vốn của ngân hàng giảm xuống dưới mức quy định.
Trong trường hợp vốn đã giảm dưới mức tối thiểu thì cần phải yêu cầu ngân hàng
khắc phục nhanh chóng.
Trụ cột III
Hiệp ước Basel quy định các ngân hàng phải công bố chính xác một số thông tin
về mức độ an toàn vốn và quy trình, kết quả đánh giá rủi ro nhằm minh bạch hóa
hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng.
3.2.3 So sánh giữa Basel I và Basel II
Hiệp ước Basel I ban đầu chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng, sau đó Ủy ban Basel có
bổ sung thêm vốn cho rủi ro thị trường tuy nhiên phải đến Basel II thì rủi ro vận
hành mới được chú trọng. Như vậy, Basel II đã xem xét các loại rủi ro ở mức độ
đầy đủ hơn.
23
Trong khi Basel I chỉ đưa ra 1 giải pháp về an toàn vốn, thì Basel II còn chú
trọng đến các quy trình giám sát trong nội bộ ngân hàng cũng như của các cơ quan
quản lý nhà nước, bổ sung yêu cầu về công bố thông tin một cách minh bạch, chặt
chẽ. Bên cạnh đó Basel II cũng đề xuất nhiều phương pháp, kỹ thuật hơn để cho các
ngân hàng có thể chủ động lựa chọn áp dụng tùy theo từng điều kiện cụ thể.
Trọng số rủi ro ở Basel I được quy định từ 0 đến 100 và có sự ưu đãi nhất định
đối với một số nước, trong khi đó, Basel II quy định trọng số từ 0 đến 150 và áp
dụng bình đẳng, thống nhất cho tất cả các nước.
3.3 Lược khảo một số công trình nghiên cứu về hiệp ước Basel
Các tài liệu về Basel được ban hành trên website chính thức của Ngân hàng
Thanh toán Quốc tế đã trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng kế hoạch áp dụng
nguyên tắc Basel trên toàn thế giới. Văn bản về các tiêu chuẩn đo lường vốn do Ủy
ban Basel ban hành tháng 7 năm 1988 được biết đến với tên gọi Hiệp ước vốn Basel
I là “International convergence of capital measurement and capital standards”.
Tiếp theo đó là nhiều tài liệu bổ sung hoàn thiện cũng như những phiên bản mới
hơn được công bố như Hiệp ước Basel II: “International Convergence of Capital
Measurement and Capital Standards: A Revised Framework” cập nhật tháng 6/
2004, “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risk” (sửa đổi hiệp
định vốn để kết hợp với rủi ro thị trường) ban hành tháng 11/2005; “Revision to the
Basel II market risk framework” (sửa đổi khung rủi ro thị trường Basel II) ban hành
tháng 2/2011, “Minimum capital requirements for market risk” (yêu cầu về vốn tối
thiểu trong rủi ro thị trường) ban hành tháng 01/2016. “A brief history of the Basel
Committee” (tháng 10 năm 2015) là bản tóm tắt tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ về lịch
sử ra đời và các giai đoạn phát triển của hiệp ước Basel (từ Basel I đến Basel II và
hướng đến Basel III).
“Review of Basel II Implementation in Low-Income Countries” (tháng 12/2006)
của Ricardo Gottschalk và Stephany Griffith-Jones, Viện Nghiên cứu phát triển Đại
học Sussex, Brighton. Tài liệu này nghiên cứu về việc triển khai Basel II tại các
24
nước có thu nhập thấp, mức độ quan tâm của những quốc gia thuộc nhóm thu nhập
thấp đến Basel II; lịch trình, tiến độ và những thách thức mà những quốc gia đó có
thể sẽ gặp phải khi triển khai áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng.
Bài nghiên cứu “Khuôn khổ pháp lý triển khai áp dụng chuẩn mực vốn Basel II
trong ngành Ngân hàng Việt Nam” của Lê Trung Kiên, tạp chí ngân hàng số
2/2019. Bài viết nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai Basel từ kinh
nghiệm một số nước, và công tác chuẩn bị của NHTM để hỗ trợ việc áp dụng Basel
II ở Việt Nam thông qua việc ban hành các chính sách và hoàn thiện khung pháp lý.
Bài viết “Triển khai Hiệp ước Basel II tại Việt Nam và một số giải pháp” của Vũ
Thị Phương Thụy đăng trên tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 6/2019, đưa ra một số biện
pháp khắc phục khó khăn và đẩy nhanh Basel II tại Việt Nam.
3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong
và ngoài nước
3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc
Từ trước năm 1978, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) vừa thực hiện các
chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Sau khi chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, PBC bắt đầu ngừng các
hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay, chỉ thực hiện những chức năng của một
ngân hàng trung ương, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các ngân hàng của Trung
Quốc. Tháng 3/2003 Hội đồng Nhà nước quyết định thành lập Ủy ban Quản lý
Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt với chức
năng giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Trước cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008, CBRC tuyên bố tập trung vào yêu cầu của Basel I và chỉ áp dụng
một số khía cạnh trong quản trị rủi ro của Basel II. Tuy nhiên sau khủng hoàng,
trước tình hình nợ xấu gia tăng từ các gói kích thích kinh tế, trên thực tế Trung
Quốc đã áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn của Basel II.
25
CBRC đã lựa chọn 5 ngân hàng thí điểm tham gia vào nghiên cứu tác động của
Basel II bao gồm Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung
Quốc, Ngân hàng CITIC Trung Quốc, Ngân hàng Công thương.
Để đánh giá rủi ro tín dụng, CBRC áp dụng phương pháp XHTD nội bộ. Tuy
nhiên Trung Quốc gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này do các cơ quan quản
lý Trung Quốc không có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng nội bộ, còn các
công ty nợ ngân hàng lại hiếm khi được đánh giá xếp hạng. Các ngân hàng có thể sử
dụng phương pháp chuẩn hóa để đánh giá rủi ro hoạt động. Đây là phương pháp
đơn giản nhất của Basel II, nhưng vẫn gặp phải nhiều thách thức. Trong giai đoạn
đầu áp dụng Basel, bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa thể cung
cấp đủ dữ liệu cần thiết để tính toán mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp tiêu
chuẩn hóa. Những vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình sẽ kéo theo mức chi
phí cũng rất tốn kém.
Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc CBRC đã rất tích cực trong công tác
định hướng, hỗ trợ các ngân hàng triển khai Basel, ban hành nhiều chính sách thúc
đẩy đổi mới hệ thống tài chính. Ý thức được tầm quan trọng của Basel II, các
NHTM Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quản trị rủi ro, tăng vốn, trích
lập dự phòng, do đó Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng đều được duy trì vượt qua
mức tối thiểu 8%, hệ số trung bình toàn ngành đạt 13,3% năm 2012. Đến năm 2013,
Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng Basel III.
3.4.2 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Nhật Bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) là
cơ quan quản lý các ngân hàng ở Nhật Bản. Từ năm 2007, các nguyên tắc của Basel
II đã được áp dụng trong hệ thống ngân hàng của Nhật Bản. Các ngân hàng ở Nhật
Bản đã đầu tư rất nhiều đặc biệt là nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro và thu thập dữ
liệu để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Đối với hệ số CAR, ở Nhật Bản yêu cầu tối
thiểu là 8% cho các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và 4% cho các ngân hàng
theo tiêu chuẩn trong nước. Hệ số CAR được ổn định nhờ vào việc các ngân hàng
26
đã tích cực tăng vốn. Trước sức ép của thị trường và những kỳ vọng của Basel II,
các ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ yên Nhật trong năm 2009-2010.
Tổng số vốn, vốn cấp I và hệ số CAR ở các ngân hàng nhờ vậy được cải thiện. Sau
năm 2007, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng hạn chế còn các khoản tiền gửi có xu
hướng gia tăng các ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro thị trường ở mức cao.
RRTD cũng là vấn đề thách thức đối với các ngân hàng Nhật Bản. Chất lượng của
các khoản tín dụng đã gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng khu vực khi nền
kinh tế trì trệ và xu hướng phá sản của các doanh nghiệp tăng nhanh. Các ngân hàng
Nhật Bản đã phải nỗ lực kiểm soát rủi ro tín dụng để kiểm soát nợ xấu. Với khung
pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt động điều phối và
hợp tác chặt chẽ giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra và giám sát do FSA và BOJ
được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giám
sát các rủi ro được quy định trong Basel II như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và
rủi ro hoạt động. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hầu hết những NHTM Nhật Bản
mà IMF tiến hành kiểm tra đều có hệ thống quản trị rủi ro phù hợp. Trong quá trình
thực hiện trụ cột 2, các cơ quan giám sát vẫn còn bỏ sót nhiều rủi ro, FSA đã không
yêu cầu các ngân hàng phải tự động tăng thêm vốn trong trường hợp cần thiết. Tuy
nhiên, về cơ bản các cơ quan giám sát của Nhật Bản đáp ứng được hầu hết các
nguyên tắc về cơ quan giám sát do Ủy ban Basel đặt ra.
Việc áp dụng Basel II trong hệ thống các ngân hàng Nhật Bản diễn ra tương đối
thuận lợi do công tác chuẩn bị của FSA rất chu đáo, các cơ sở pháp lý được hoàn
thiện, đồng bộ với một nền tảng tài chính lành mạnh. Ngoài ra các ngân hàng
thương mại tại Nhật Bản rút kinh nghiệm từ áp dụng Basel I, nên đã xây dựng được
mô hình quản trị rủi ro và cơ sở dữ liệu phù hợp để tính toán các hệ số rủi ro theo
Basel II.
3.4.3 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Malaysia
Bank Negara Malaysia – NHTW của Malaysia định hướng và hỗ trợ cho các
ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các biện pháp cải cách nhằm tăng cường
27
vốn, thanh khoản để đáp ứng tiêu chuẩn của Basel III. NHTW đặt mục tiêu thực
hiện gói cải cách tại Malaysia phù hợp với tiêu chuẩn thế giới trong lộ trình thực
hiện bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2019.
Bên cạnh việc tăng cường chất lượng vốn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với các ngân
hàng của Malaysia cũng được đưa ra phù hợp với Basel III. Cụ thể tỷ lệ vốn chủ sở
hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1 tối thiểu là 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu
cầu tối thiểu là 8%. Ngoài ra các ngân hàng được yêu cầu giữ một bộ đệm bảo tồn
vốn là 2,5% so với mức tối thiểu quy định.
3.4.4 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Philippines
Vào ngày 15 tháng 1 năm 2013, ngân hàng trung ương Philippines- Bangko
Sentral ng Pilipinas (BSP) đã ban hành Thông tư số 781, cung cấp các hướng dẫn
thực hiện về khung an toàn vốn. Khung mới có hiệu lực vào năm 2014 được áp
dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại. Khung này cho phép một giai đoạn
chuyển tiếp hợp lý để các ngân hàng tuân thủ các yêu cầu tối thiểu mới.
Theo quy định của BSP, tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu mới là 6.0%.
Vốn cấp 1 tối thiểu 7,5% và 10,0% là Tổng tỷ lệ an toàn vốn (CAR). BSP cũng quy
định một bộ đệm bảo tồn vốn là 2,5%.
3.4.5 Tình hình triển khai Basel của các ngân hàng Việt Nam
Năm 2014, 10 ngân hàng thương mại lớn đã được NHNN lựa chọn để thí điểm
triển khai Basel II tại Việt Nam theo Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày
17/03/2014 bao gồm: BIDV, Sacombank, ACB, Techcombank, VPBank,
Vietcombank, VIB, Maritime Bank, MB và Vietinbank. Lộ trình thực hiện đến năm
2018 được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 đến cuối 2015, các ngân hàng được
chọn áp dụng ở mức độ tiêu chuẩn; Giai đoạn 2 đến cuối 2018, các ngân hàng áp
dụng theo mức độ nâng cao. Đây chính là bước đột phá, thể hiện sự quyết tâm của
Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các NHTM thực hiện quản trị rủi
ro theo các chuẩn mực Basel II. Ban chỉ đạo Basel II cũng đã được NHNN thành
28
lập nhằm tăng cường các hoạt động thanh tra giám sát để đánh giá khả năng áp
dụng Basel II ở các NHNN, từ đó ban hành nhiều thông tư định hướng cho các
NHTM trong quá trình triển khai. NHNN Việt Nam cũng đã kết hợp với nhiều tổ
chức tư vấn quốc tế uy tín để xây dựng khung pháp lý, đào tạo nâng cao năng lực
cho các cơ quan thanh tra giám sát và NHTM.
Về phía các NHTM cũng đã có sự chuẩn bị ráo riết với các kế hoạch, mục tiêu cụ
thể. Các NHTM được lựa chọn thí điểm đã chủ động nghiên cứu, phân tích các
phương pháp của Basel để xây dựng lộ trình triển khai, thiết lập các chính sách nội
bộ về quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Mô hình 3 tuyến phòng ngự cũng được các
ngân hàng ứng dụng và hoàn thiện. Một số ngân hàng cũng có sự đầu tư lớn cho
công nghệ thông tin, triển khai một số phần mềm quản lý khoản vay, quản lý tài
sản.
Những phân tích trên cho thấy rằng các NHTM Việt Nam đã dần đi vào định
hướng, lộ trình thực hiện Basel II của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên để đạt được
và duy trì các yêu cầu quy định của Basel II thì đòi hỏi các NHTM cần nỗ lực nhiều
hơn. Đặc biệt cần lưu ý duy trì hệ số CAR tối thiểu 8% với công thức xác định theo
thông tư 36 sẽ thay đổi theo thông tư 41 và các quy định của Basel II. Theo đó việc
bổ sung vốn cho rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường vào công thức tính CAR sẽ gây
áp lực cho NHTM làm việc tăng vốn tại các ngân hàng là yêu cầu bức thiết. Về phía
các NHTM tùy theo khả năng tài chính và các nguồn lực hiện có để lựa chọn mục
tiêu tái cấu trúc NHTM theo Basel II ở mức độ phù hợp, theo định hướng của
NHNN.
Kết quả đến tháng 11 năm 2019, đã có 14 ngân hàng được NHNN công nhận đạt
chuẩn áp dụng Basel II bao gồm 13 ngân hàng Việt Nam là: Vietcombank,
MBBank, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank,
VietBank, Viet Capital Bank, SeABank và 1 ngân hàng nước ngoài là Shinhan
Bank. Các ngân hàng còn lại vẫn đang nỗ lực để sớm áp dụng Basel II, trong đó một
29
số ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tăng vốn như Vietinbank bởi giới hạn sở
hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 30% tại VietinBank đã được lấp đầy.
3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong
và ngoài nước
Khi các nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hơn thì rủi ro trong
hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường
hơn. Do vậy, áp dụng hiệp ước vốn Basel vào hệ thống ngân hàng là việc làm đúng
đắn và cần thiết. Thực tế đã chứng minh mặc dù Basel II được xây dựng bởi nhóm
10 nước phát triển và áp dụng đối với các ngân hàng có phạm vi quốc tế, nhưng các
ngân hàng với quy mô nhỏ hơn, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển
như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins, ... đều có khả năng áp dụng và
thậm chí đang hướng đến triển khai Basel III. Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Philippins đều là những quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần với Việt
Nam, có một vài nét tương đồng trong văn hóa kinh tế và chính trị. Quá trình triển
khai Basel II tại các quốc gia trên cần có sự xem xét điều chỉnh thì mới có thể đạt
được thành công. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần phải dựa trên nhu cầu
cần thiết và đặc điểm của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói
riêng, mỗi nước cần xây dựng cho mình những bước đi linh hoạt, phù hợp và cần có
kế hoạch triển khai Basel II cụ thể.
Những khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại các quốc gia bao gồm: chất
lượng nguồn dữ liệu; nguồn lực về nhân sự, công nghệ; cơ chế, chính sách khung
pháp lý của nhà nước. Để hạn chế những khó khăn của việc triển khai Basel II, các
quốc gia khác nhau có các cách thức triển khai khác nhau phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống ngân hàng - tài chính và năng lực của cơ quan
giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, đặc điểm chung dễ nhận thấy là các cơ quan giám
sát ngân hàng đều áp dụng các bước sau: Sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn
giản cho từng loại rủi ro; đặt khuôn khổ về thời gian hoàn thành việc triển khai
30
Basel II tính từ lúc bắt đầu là khoảng 4-5 năm và có lộ trình cụ thể để cơ quan quản
lý và các định chế tài chính thực hiện.
Ngoài ra, hầu hết các nước đều phải làm tốt các công tác nâng cấp hệ thống công
nghệ thông tin, đảm bảo dữ liệu cần thiết được cung cấp một cách đầy đủ và chính
xác. Cơ quan quản lý nhà nước phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, cũng như cần tăng
cường hoạt động giám sát, thanh tra trong suốt quá trình triển khai Basel.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày một số khái niệm về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM,
phân loại các mô hình quản trị RRTD, và nêu rõ các bước của quy trình quản trị
RRTD. Ngoài ra chương 3 cũng hệ thống lại các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước
Basel II, và tổng hợp kinh nghiệm triển khai Basel II, Basel III ở các quốc gia Châu
Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, cũng như tình hình triển khai
Basel ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến ở Châu Á, tác giả cũng
rút ra bài học khi áp dụng Basel cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.
31
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu
4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019
Từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ACB, luận văn đưa ra số liệu
tổng hợp về dư nợ tín dụng theo loại hình, dư nợ tín dụng theo ngành, dư nợ tín
dụng theo loại hình doanh nghiệp và dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay để cho
thấy được sự biến động của dư nợ tín dụng tại ACB trong giai đoạn từ năm 2013
đến hết quý 3 năm 2019.
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Cho vay các
tổ chức kinh
tế cá nhân
trong nước
105.952 114.964 132.840 160.923 195.357 227.652 253.382
Cho vay
chiết khấu
công cụ
chuyển
nhượng và
các giấy tờ
có giá
217 329 245 99 133 97 61
Cho thuê tài
chính
973 948 894 906 850 815 855
Các khoản
trả thay
0,3 0,398 0,3 0,3 0,499 0,199 0,199
32
khách hàng
Cho vay
bằng vốn tài
trợ ủy thác
đầu tư
49 83 52 28 17 10 5
Cho vay giao
dịch ký quỹ
805 1.099 1.316 1.445 2.157 1.953 1.749
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Cho vay
các tổ chức
kinh tế cá
nhân trong
nước
4,20 8,51 15,55 21,14 21,40 16,53 11.30
Cho vay
chiết khấu
công cụ
chuyển
nhượng và
các giấy tờ
có giá
18,80 51,40 -25,49 -59,69 34,09 -26,97 -37.11
Cho thuê
tài chính
3,69 -2,61 -5,62 1,30 -6,21 -4,08 4.91
Các khoản
trả thay
khách hàng
-94,30 32,67 -24,62 0,00 66,33 -60,12 0.00
33
Cho vay
bằng vốn
tài trợ ủy
thác đầu tư
895,02 70,09 -37,35 -45,46 -41,20 -41,82 -50.00
Cho vay
giao dịch
ký quỹ
121,98 36,66 19,74 9,77 49,28 -9,47 -10.45
Tổng tăng
trưởng
4,67 8,73 15,27 20,73 21,49 16,13 11.30
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Theo thống kê trong báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2013 đến 2018 và
quý 3 năm 2019, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng ACB là các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nước với tỷ trọng chiếm đến trên 98%. Trong vòng 5 năm tổng dư
nợ cho vay đã tăng lên đến hơn 2,2 lần (từ mức 107.994.569 tỷ đồng vào cuối năm
2013 lên đến 230.527.220 cuối năm 2018), với tốc độ tăng trưởng khá ổn định trung
bình 14,5%/năm, và đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng
đầu năm 2019, dư nợ tín dụng đạt 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay tổ chức cá nhân trong nước (tốc độ tăng
trưởng năm 2018 là 16,53%), công ty chứng khoán cũng tăng cho vay giao dịch ký
quỹ, đặc biệt là năm 2013 ( tăng trưởng 121,98%) và năm 2017 (tăng trưởng
49,28%), tuy nhiên đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng đã giảm 9,47%, và quý 3 năm
2019 là giảm 10,45%. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của các loại hình cho vay khác
đều giảm.
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thương mại 27.095 28.220 30.330 34.442 38.967 45.966
34
Nông, lâm
nghiệp
1.038 937 997 882 882 871
Sản xuất và gia
công chế biến
20.897 21.187 21.150 21.218 24.233 23.648
Xây dựng 3.806 4.279 5.475 6.923 8.516 10.911
Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng
1.002 1.211 1.874 2.584 3.456 4.555
Kho bãi, giao
thông vận tải và
thông tin liên lạc
3.151 2.791 2.467 3.072 2.593 2.718
Giáo dục và đào
tạo
117 146 141 242 375 546
Tư vấn và kinh
doanh bất động
sản
2.206 2.265 2.541 3.611 4.078 3.535
Nhà hàng và
khách sạn
1.708 1.935 2.370 2.470 2.507 2.703
Dịch vụ tài
chính
0,1 246 9 31 25 12
Các ngành nghề
khác và cho vay
cá nhân
46.975 54.205 67.995 87.928 112.882 135.063
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thương mại 25,09 24,03 22,41 21,08 19,63 19,94
Nông, lâm nghiệp 0,96 0,80 0,74 0,54 0,44 0,38
35
Sản xuất và gia
công chế biến
19,35 18,04 15,63 12,99 12,21 10,26
Xây dựng 3,52 3,64 4,05 4,24 4,29 4,73
Dịch vụ cá nhân và
cộng đồng
0,93 1,03 1,38 1,58 1,74 1,98
Kho bãi, giao thông
vận tải và thông tin
liên lạc
2,92 2,38 1,82 1,88 1,31 1,18
Giáo dục và đào
tạo
0,11 0,12 0,10 0,15 0,19 0,24
Tư vấn và kinh
doanh bất động sản
2,04 1,93 1,88 2,21 2,05 1,53
Nhà hàng và khách
sạn
1,58 1,65 1,75 1,51 1,26 1,17
Dịch vụ tài chính 0,0001 0,21 0,01 0,02 0,01 0,01
Các ngành nghề
khác và cho vay cá
nhân
43,50 46,16 50,24 53,81 56,86 58,59
Tổng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Qua số liệu cho thấy đối tượng cho vay của ACB khá đa dạng, nhiều lĩnh vực
ngành nghề khác nhau. Ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng là
thương mại, chiếm 19,94% năm 2018, với dư nợ đạt trên 45.966 tỷ đồng, và sản
xuất, gia công chế biến chiếm 10,26 % trong năm 2018, đạt dư nợ trên 23.647 tỷ
đồng.
Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
36
Doanh nghiệp
nhà nước
2.685 1.896 1.660 1.909 1.767 1.407
Công ty cổ
phần, công ty
trách nhiệm
hữu hạn,
doanh nghiệp
tư nhân
57.996 59.335 64.692 72.951 82.866 94.574
Công ty liên
doanh
537 1.199 796 1.157 1.404 788
Công ty
100% vốn
nước ngoài
389 1.446 1.591 872 1.233 612
Hợp tác xã 36 46 64 83 108 103
Cá nhân và
khách hàng
khác
46.352 53.500 66.545 86.428 111.135 133.043
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp
nhà nước
2,49 1,62 1,23 1,17 0,89 0,61
Công ty cổ
phần, công ty
TNHH, doanh
nghiệp tư nhân
53,70 50,53 47,80 44,65 41,74 41,03
Công ty liên 0,50 1,02 0,59 0,71 0,71 0,34
37
doanh
Công ty 100%
vốn nước
ngoài
0,36 1,23 1,18 0,53 0,62 0,27
Hợp tác xã 0,03 0,04 0,05 0,05 0,05 0,04
Cá nhân và
khách hàng
khác
42,92 45,56 49,17 52,89 55,98 57,71
Tổng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Phân tích cho thấy ngân hàng Á Châu tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, và cũng
đang là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam. Theo báo
cáo tài chính của ACB năm 2018 cho vay khách hàng cá nhân đạt trên 131 ngàn tỷ
đồng chiếm hơn một nửa tỷ trọng tín dụng, tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng tín
dụng toàn ngân hàng. Ngoài ra cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 94.574 tỷ đồng (chiếm 41,03% năm 2018), chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng danh mục cho vay khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90% số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Nợ ngắn hạn 57.643 59.668 63.928 76.447 98.989 122.529 139.408
Nợ trung hạn 17.209 19.048 21.343 21.320 19.235 17.746 16.402
Nợ dài hạn 33.143 38.708 50.078 65.634 80.290 90.253 100.242
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
38
Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Nợ ngắn hạn 53,38 50,81 47,23 46,78 49,87 53,15 54,45
Nợ trung hạn 15,94 16,22 15,77 13,05 9,69 7,70 6,40
Nợ dài hạn 30,69 32,96 37,00 40,17 40,45 39,15 39.15
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Đối với dư nợ tín dụng theo thời hạn, do đặc điểm ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn
nhanh, nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong năm 2018 nợ ngắn hạn đạt
trên 122.528 tỷ đồng, chiếm 53,15%, tiếp đến là nợ dài hạn, chiếm 39,15% và sau
cùng là nợ trung hạn, 7,7%. Quý 3 năm 2019, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 139.408
tỷ đồng chiếm 54,45%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ dài hạn đang có xu hướng tăng dần
do ngân hàng Á Châu tài trợ cho một số dự án lớn, điều này cũng sẽ làm gia tăng rủi
ro tín dụng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Sự biến động của dư nợ cho thấy ACB có chiều hướng muốn giảm rủi ro xuống
mức thấp nhất có thể. Đây chính là kết quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
thông qua việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.
4.1.2 Các chỉ tiêu an toàn hoạt động trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Á Châu
4.1.2.1 Hệ số an toàn vốn CAR
Theo thông tư số 41/2016/ TT-NHNN ban hành của NHNN, hệ số an toàn vốn
(CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức:
CAR = C
RWA+12,5(KOR+KMR)
x100%
Trong đó:
39
o C: Vốn tự có. Bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản
giảm trừ.
o RWA – Tài sản có rủi ro tín dụng: là giá trị Tài sản Có được điều chỉnh
theo mức độ rủi ro (thể hiện thông qua Hệ số rủi ro). (Tài sản Có của
ngân hàng bao gồm: Cho vay, Tiền gửi, Khoản phải thu,... )
o 𝐾𝑂𝑅: Vốn cho rủi ro hoạt động
o KMR: Vốn cho rủi ro thị trường
Thông tư 41 của NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn phải duy trì tối thiểu 8%.
Ngân hàng ACB đã có nhiều hoạt động để tăng vốn như trong năm 2018 ACB đã
phát hành 2 đợt, mỗi đợt 2200 tỷ đồng trái phiếu, bên cạnh đó ngân hàng cũng đẩy
mạnh huy động vốn, cũng như triển khai các biện pháp giảm tài sản có rủi ro tín
dụng để đảm bảo luôn giữ hệ số an toàn vốn CAR đáp ứng quy định. Trong năm
2019, đại hội cổ đông ngân hàng ACB đã thông qua phương án tăng vốn bằng cách
chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, tương đương phát hành thêm 374 triệu cổ
phiếu. NHNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ này của ACB.
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định tỷ lệ dư nợ cho vay so với
tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng thương mại cổ phần tối đa là 80%. Mặc dù
tăng trưởng tín dụng cao liên tục trong nhiều năm nhưng ACB vẫn duy trì được hệ
số LDR ở mức thấp hơn quy định của ngân hàng nhà nước trong hầu hết các năm
trừ năm 2017.
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Hệ số CAR 14,66 14,08 12,80 13,19 11,49 12,81 9,7
Cho vay/ Huy
động vốn
78,19 75,95 77,38 78,92 82,24 77 78,6
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
40
Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
Hình 4.1 hệ thống lại sự biến động của hệ số CAR qua 10 năm từ năm 2008 đến
2018 cho thấy kể từ năm 2012 hệ số CAR của ngân hàng ACB bắt đầu được giữ ở
mức cao (trong đó có 3 năm liền trên 14%), sau đó có sự điều chỉnh giảm, nhưng
vẫn cao hơn thời kỳ trước năm 2012.
4.1.2.2 Chất lượng tín dụng
Kể từ năm 2013 ACB kiên trì thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, duy trì
mức tăng trưởng tín dụng ổn định đi đôi với đảm bảo an toàn, cũng như hạn chế nợ
xấu phát sinh mới, và quyết liệt xử lý nợ xấu còn tồn đọng. Từ mức nợ xấu 3% ở
năm 2013, liên tục giảm tỷ trọng đến năm 2018 chỉ còn 0,73% tương đương 1675 tỷ
đồng, và đến quý 3 năm 2019 tỷ lệ này chỉ còn 0,67% và đang thấp nhất toàn ngành
thời điểm hiện tại.
Tỷ lệ phần trăm của dự phòng RRTD/ tổng nợ xấu cũng được nâng cao liên tục,
đến năm 2018 đã lên đến 152% và quý 3 năm 2019 được nâng lên 159%.
Bảng 4.10: Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
41
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Nhóm 1 –
Nợ đủ tiêu
chuẩn
100.980 110.797 129.923 158.512 194.517 226.516 252.001
Nhóm 2 –
Nợ cần chú
ý
2.967 2.994 2.338 2.023 450 383 598
Nhóm 3 –
Nợ dưới
tiêu chuẩn
657 293 174 194 326 173 288
Nhóm 4 –
Nợ nghi
ngờ
463 444 530 181 275 338 225
Nhóm 5 –
Nợ có khả
năng mất
vốn
2.123 1.796 1.066 1.046 788 1.164 1.190
Cho vay
giao dịch
ký quỹ
805 1.099 1.316 1.445 2.157 1.953 1.749
Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052
Nợ xấu
(nhóm
3,4,5)
3.243 2.533 1.771 1.421 1.390 1.675 1.703
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
42
Nhóm 1 –
Nợ đủ tiêu
chuẩn
93,50 94,36 95,99 97,01 97,99 98,26 98,42
Nhóm 2 –
Nợ cần chú
ý
2,75 2,55 1,73 1,24 0,23 0,17 0,23
Nhóm 3 –
Nợ dưới
tiêu chuẩn
0,61 0,25 0,13 0,12 0,16 0,07 0,11
Nhóm 4 –
Nợ nghi
ngờ
0,43 0,38 0,39 0,11 0,14 0,15 0,08
Nhóm 5 –
Nợ có khả
năng mất
vốn
1,97 1,53 0,79 0,64 0,40 0,50 0,46
Cho vay
giao dịch
ký quỹ
0,74 0,94 0,97 0,88 1,09 0,85 0,68
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Nợ xấu
(nhóm
3,4,5)
3,00 2,16 1,31 0,87 0,70 0,73 0,67
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018
43
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu
ĐVT: %
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
Dự phòng
rủi ro tín
dụng/ Tổng
nợ xấu
48 62 87 126 133 152 159
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
4.1.2.3 Khả năng thanh khoản
Theo thông tư 36/2014/ TT-NHNN của NHNN, các NHTM phải duy trì tỷ lệ dự
trữ thanh khoản là 10%. Theo số liệu từ các báo cáo của ngân hàng ACB cho thấy
tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng luôn ở mức cao hơn quy định, trong 3 năm
gần đây duy trì ổn định xấp xỉ hơn 2 lần quy định của NHNN. Ngoài ra các chỉ số
thanh khoản hiện hành và thanh khoản nhanh đều ở mức cao và có xu hướng tăng
44
qua các năm. Điều đó cho thấy khả năng thanh khoản của ACB tương đối tốt, đáp
ứng được các nhu cầu chi trả.
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 16,5 23,05 24,88 22,85
Tỷ số thanh khoản hiện
hành
82 86 86 90
Tỷ số thanh khoản nhanh 82 86 86 90
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
4.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP
Á Châu
Nhận thức được ý nghĩa của Basel II trong hoạt động QTRRTD, ACB đã nhanh
chóng tổ chức ban dự án triển khai Basel II và có những động thái hết sức tích cực.
Để có thể đáp ứng về tỷ lệ an toàn vốn (CAR ) ≥ 8%, cần chú ý tới Vốn tự có và hệ
số tài sản có rủi ro tín dụng (RWA).
Đối với hoạt động điều chỉnh vốn
Trong năm 2018, để đáp ứng tiêu chuẩn về vốn của Basel II, ngân hàng ACB đã
chủ động tăng vốn thông qua các hoạt động như phát hành thành công 4.400 tỷ
đồng trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2; đối với vốn cấp 1, ACB đã trả cổ tức năm
2018 bằng cổ phiếu cho cổ đông. Năm 2019, ACB tiếp tục phương án tăng vốn là
phát hành 5.500 tỷ đồng trái phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tương
đương phát hành thêm 374 triệu cổ phiếu. Ngoài ra ngân hàng cũng tích cực đẩy
mạnh hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức như tăng lãi suất gửi tiết
kiệm, đẩy mạnh các chương trình quà tặng; cung cấp các sản phẩm mới hấp dẫn
như sản phẩm tài khoản EBIZ, sản phẩm tích luỹ thành tài… nhằm cải thiện tỷ lệ
an toàn vốn. Thành quả đạt được là đến hết năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất là
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCPĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nướcHoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng (20)

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN THI CÔNG CÔNG TRÌ...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel IILuận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tâm ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tâm ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: hướng ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Tp Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực tiễn. Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan và đúng với nguồn trích dẫn. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................3 1.6 Kết cấu bài luận văn...........................................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................4 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO ..............................................................................................................................................5 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu...............................................5 2.1.1 Thông tin khái quát......................................................................................5 2.1.2 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................5 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh...............................................................................6 2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối...........................................................................7 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh..................................................................7 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu ....................................9
  • 5. 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển...............................................................9 2.2.2 Chức năng..................................................................................................10 2.2.3 Nhiệm vụ ...................................................................................................10 2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB.......................10 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................11 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 12 3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại......................12 3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại ........................12 3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ................................13 3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.........14 3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................14 3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 15 3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel..........................................................................17 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban Basel và hiệp ước vốn Basel ............................................................................................................................17 3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II ................................................18 3.2.3 So sánh giữa Basel I và Basel II................................................................22 3.3 Lược khảo một số công trình nghiên cứu về hiệp ước Basel...........................23 3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoài nước .......................................................................................................................24 3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc ............................................24 3.4.2 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Nhật Bản.................................................25 3.4.3 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Malaysia ............................................26 3.4.4 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Philippines.........................................27
  • 6. 3.4.5 Tình hình triển khai Basel của các ngân hàng Việt Nam..........................27 3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và ngoài nước ..........................................................................................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................30 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.............................................................................................31 4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu...........................................31 4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019.................31 4.1.2 Các chỉ tiêu an toàn hoạt động trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu....................................................................................................38 4.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu44 4.3 So sánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu với các ngân hàng thương mại khác có áp dụng Basel II ............................................51 4.4 Đánh giá chung thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................................................................53 4.4.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được ................................................53 4.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân.....................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ................................................................58 5.1 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................................................................58 5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu......................................................................................59 5.3 Điều kiện và lộ trình áp dụng Basel III tại ngân hàng TMCP Á Châu............60 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................62
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CBRC Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc CIC Trung tâm thông tin tín dụng CPPT cổ phần phổ thông ĐVT Đơn vị tính FSA Cơ quan dịch vụ tài chính HDBank Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chính Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế LDR Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động MB Ngân hàng Quân đội MSB Ngân hàng Hàng hải Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương OCB Ngân hàng Phương Đông QĐ quyết định
  • 9. QTRR quản trị rủi ro QTRRTD quản trị rủi ro tín dụng RRTD rủi ro tín dụng RWA tài sản có trọng số rủi ro TMCP thương mại cổ phần TPBank Ngân hàng Tiên Phong TT thông tư VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VCSH vốn chủ sở hữu VIB Ngân hàng Quốc tế Việt Nam VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng XHTD xếp hạng tín dụng Ký hiệu Tiếng Anh BCBS Basel Committee on Banking Supervision - Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BOJ Bank of Japan – Ngân hàng trung ương Nhật Bản BSP Bangko Sentral ng Pilipinas – Ngân hàng trung ương Philippines CAR Capital adequacy ratio – Hệ số an toàn vốn DMS Debt Management System – Hệ thống quản lý nợ PBC Peple’s Bank of China - Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2013-2019 7 Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân hàng trung ương 20 Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng 20 Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp 21 Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình 32 Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành 33 Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành 34 Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 35 Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 36 Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay 37 Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay 38 Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn 39 Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ 41 Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm nợ 42 Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu 43 Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản 44 Bảng 4.14: Danh mục hệ số rủi ro ACB đang áp dụng đối với khách hàng cá nhân 46 Bảng 4.15: Khoản cho vay thế chấp nhà và cho vay đảm bảo bằng BDS 47 Bảng 4.16: Danh mục hệ số rủi ro ACB áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 47 Bảng 5.1: Lộ trình đề xuất áp dụng Basel III cho ngân hàng ACB 61
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu 6 Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018 40 Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018 43 Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 2018 52 Hình 4.4: Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 2018 52
  • 12. TÓM TẮT ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Hiện nay, Hiệp ước Basel là một trong những bộ nguyên tắc chuẩn mực về kiểm soát rủi ro được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được điều đó, NHNN Việt Nam cũng đã có nhiều động thái tích cực để hoàn thiện khung pháp lý, liên tục đưa ra các thông tư hướng dẫn giúp các NHTM triển khai QTRR theo định hướng Basel. Năm 2014, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II, và ngân hàng TMCP Á Châu là một trong số đó. Xuất phát từ thực tiễn này, bài luận văn đi sâu nghiên cứu về các hoạt động QTRRTD và áp dụng Basel II ở ngân hàng Á Châu, nêu lên thực trạng bao gồm những thuận lợi và khó khăn gặp phải, các thành tựu đạt được và những điểm hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số phương pháp để hoàn thiện triển khai Basel II, và đề ra lộ trình nâng cao các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng, hướng đến Basel III. Từ khóa: Hiệp ước Basel II, Quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu
  • 13. ABSTRACT APPLY BASEL II IN CREDIT RISK MANAGEMENT AT ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Nowadays, the Basel Accord is one of the risk management standards applied by most leading commercial banks in the world. In the context of integration into the world economy, the application of Basel II standards has become an inevitable trend of Vietnamese commercial banks. Recognizing that, the State Bank of Vietnam has also made many positive actions to enhance the legal framework and issue many documents to guide commercial banks to improve their risk management capabilities following the Basel standard. In 2014, the State Bank of Vietnam selected 10 pilot banks to apply Basel II standards, and Asia Commercial Joint Stock Bank is one of them. Based on this practice, the thesis examines credit risk management activities following the Basel II Accord standards at Asian Commercial Joint Stock Bank, and focus on the situation including advantages and disadvantages, the achievements as well as the remaining limitations. From there, the author proposes a few solutions to better the implementation of Basel II, as well as propose a roadmap to improve credit risk management standards, towards Basel III. Key words: Basel II, Credit risk management, Asia Commercial Joint Stock Bank
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Đối với sự phát triển của một đất nước, hệ thống tài chính đóng vai trò huyết mạch vô cùng quan trọng, mà các NHTM là những nhân tố then chốt. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động, cho vay và các dịch vụ trung gian khác. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới một ngân hàng hay liên luỵ đến cả hệ thống tài chính của quốc gia. Do đó các tổ chức đã được thành lập, các quy định nhanh chóng được đưa ra nhằm hỗ trợ quản lý rủi ro, tránh gây ra những thiệt hại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vào cuối năm 1974, ngân hàng trung ương của 10 nước thuộc nhóm G-10 quyết định thành lập uỷ ban Basel với chức năng giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng và xúc tiến các chính sách thống nhất về vốn ngân hàng. Ủy ban Basel đã đưa ra hiệp ước Basel, để hỗ trợ cho công tác kiểm soát an toàn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của Basel, Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng. Ngày 25/8/1999 Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó lần đầu tiên hệ số an toàn vốn (CAR) được quy định chính thức. Tuy nhiên cách xác định tỷ lệ vốn tối thiểu còn đơn giản và chưa đầy đủ theo Basel. Đến tháng 12/2016, thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành, quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Thông tư này có nhiều điểm thay đổi so với trước và áp dụng các tiêu chuẩn theo định hướng Basel II như: hệ số CAR được điều chỉnh giảm từ 9% xuống còn 8%, tuy nhiên đã xem xét thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Đầu năm 2019, mới có 2 đơn vị là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam và
  • 15. 2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức trở thành hai ngân hàng thương mại tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn của Basel II. Đến thời điểm hiện tại, đã có thêm tám ngân hàng được phê chuẩn áp dụng Basel II trong đó có ngân hàng TMCP Á Châu. Có thể thấy, triển khai Basel II là rất cần thiết và quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, ngay từ khi thông tư 41 được ban hành, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những động thái tích cực như đầu tư vào hệ thống quản lý rủi ro, nghiên cứu thông tư với mục tiêu trong năm 2019 phải đạt các tiêu chuẩn áp dụng Basel II. Nhờ sự nỗ lực hết mình, ngân hàng TMCP Á Châu vinh dự được phê duyệt áp dụng Basel II thông qua quyết định 845 của NHNN ban hành ngày 22/04/2019. Có thể thấy, áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP Á Châu nhưng đồng thời cũng là một thách thức không hề nhỏ. Từ những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn tại ngân hàng TMCP Á Châu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn phân tích và đánh giá tình hình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng Basel II hiệu quả hơn trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Á Châu. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng triển khai hiệp ước Basel II trong QTRRTD tại ngân hàng TMCP Á Châu như thế nào? - Ngân hàng Á Châu gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình triển khai quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II? Lợi ích của việc áp dụng Basel II là gì?
  • 16. 3 - Ngân hàng Á Châu cần làm gì để áp dụng Basel II hiệu quả hơn nữa trong quản trị RRTD? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và việc triển khai Hiệp ước Basel II. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là đánh giá quy trình QTRRTD và việc áp dụng các nguyên tắc của Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu. Về thời gian: từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính, căn cứ trên số liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Á Châu từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019, tác giả đưa ra những phân tích và xử lý số liệu đã tổng hợp để giải thích tình trạng thực tế áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và đạt được mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong quá trình triển khai Basel II, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như lộ trình rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như tình trạng hoạt động của mỗi ngân hàng. Do đó sẽ có những thuận lợi, khó khăn riêng của mỗi ngân hàng trong quá trình triển khai. Vì những lý do trên, luận văn đã góp phần hỗ trợ trong việc đề xuất những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II mà ngân hàng TMCP Á Châu đề ra trong năm 2019.
  • 17. 4 1.6 Kết cấu bài luận văn Nội dung luận văn bao gồm 5 Chương: - Chương 1: Giới thiệu đề tài - Chương 2: Sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu và hệ thống quản trị rủi ro - Chương 3: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng và hiệp ước Basel - Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chương 5: Giải pháp hoàn thiện QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về vấn đề mà bài luận văn sẽ nghiên cứu, nêu lên các mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng. Trong chương này tác giả cũng trình bày kết cấu của luận văn. Những ý nghĩa thực tiễn, lý luận về vấn đề nghiên cứu ở chương này sẽ làm tiền đề cho những phân tích sâu hơn ở các chương tiếp theo.
  • 18. 5 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.1 Thông tin khái quát Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch tiếng Anh là Asia Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là ACB) được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993. Trải qua nhiều lần tăng vốn, hiện nay theo báo cáo thường niên năm 2018, ngân hàng ACB đang có vốn điều lệ là 12.885.877.380.000 đồng. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên của ngân hàng ACB hiện nay vào khoảng 10.000 người. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc cùng các ủy ban, phòng ban và các khối trực thuộc. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát. Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Quản lý rủi ro, Chiến lược, Nhân sự, và Đầu tư. Dưới sự quản lý của ban Tổng giám đốc là các phòng ban và các khối trực thuộc Hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phân bố trên khắp cả nước. Ngoài ra ngân hàng còn có các công ty con về quản lý nợ, quản lý quỹ, cho thuê tài chính, chứng khoán.
  • 19. 6 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu (Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên ACB năm 2018) 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Á Châu bao gồm: huy động vốn từ khách hàng bằng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Bên cạnh huy động vốn, hoạt động kinh doanh chính là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Ngoài ra ngân hàng TMCP Á Châu cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, cho thuê tài chính, đại ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ỦY BAN VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH VĂN PHÒNG DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÒNG PHÁP CHẾ CÁC HỘI ĐỒNG PHÒNG ĐỐI NGOẠI GĐTC VÀ CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BAN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG VÀ THƯƠNG HIỆU TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHÒNG THANH TOÁN NƯỚC NGOÀI PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG NGÂN HÀNG SỐ KHỐI THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI QUẢN TRỊ KHỐI CÔNG NGHỆ HÀNH CHÁNH THÔNG TIN KHỐI TÀI CHÍNH
  • 20. 7 lý bảo hiểm, tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ khác. Ngân hàng còn kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. Công ty chứng khoán ACB cũng thực hiện kinh doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán. 2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối Trong năm 2018, ngân hàng TMCP Á Châu đã mở thêm 4 phòng giao dịch, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 358 đơn vị, hoạt động tại 47 tỉnh thành. Thị phần tín dụng của ACB trên toàn quốc tăng 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ, ước tính đạt trên 3% trong đó thị phần ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Trung Bộ cải thiện tích cực. Ngân hàng Á Châu tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho các thị trường chiến lược là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Hà Nội. 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2013- 2019 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Doanh thu thuần 4.386 4.765 5.884 6.892 8.458 10.363 8.783 Lợi nhuận sau thuế 826 952 1.028 1.325 2.118 5.137 4.448 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính) Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2018 ngân hàng TMCP Á Châu cơ bản hoàn thành lộ trình giai đoạn 5 năm hoàn thiện hoạt động kinh doanh và xử lý vấn đề tồn đọng. Các chỉ tiêu kết quả trong năm 2018 đều vượt trên mức trung bình toàn
  • 21. 8 ngành, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội và toàn diện, và tạo một nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo. Kết quả đạt được năm 2018: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi đều tăng 23% góp phần khiến lợi nhuận trước thuế vượt 12% so với chỉ tiêu đề ra, đạt kết quả 6.398 tỷ đồng. ACB cũng đã từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu thu nhập, gia tăng doanh thu từ các dịch vụ để giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng. Trong năm 2018, ngân hàng Á Châu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ngân sách cho các công tác chiến lược như hạ tầng kỹ thuật công nghệ, thu hút đào tạo nhân sự. Tuy nhiên tổng chi phí vẫn nằm trong sự kiểm soát. Quy mô tổng tài sản được đẩy mạnh từ 284 nghìn tỷ đồng lên 329 nghìn tỷ đồng, tăng 16%. Dư nợ đạt 231 nghìn tỷ đồng, tăng 32 nghìn tỷ, tương đương 16% so với đầu năm. Huy động tăng 29 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 12%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngân hàng TMCP Á Châu vẫn luôn giữ vững khả năng thanh khoản với tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động khoảng 77%, thấp hơn quy định của NHNN là 80%; và tỷ lệ trái phiếu chính phủ luôn chiếm tỷ trọng trên 15% trong tổng tài sản. Dự phòng RRTD đạt 932 tỷ đồng, giảm 64% so với năm trước do năm 2017 ACB đã trích lập hết toàn bộ các tài sản tồn đọng của Nhóm 6 công ty. Dự phòng năm 2018 đã bám sát theo kế hoạch đề ra, phù hợp với chính sách chung của tập đoàn cũng như của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,73% dưới mức 2% quy định. Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 đã tạo ra nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Như vậy trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá ổn định, ACB đã có một năm hoạt động tăng trưởng an toàn, hiệu quả và ở một số tiêu chí thực hiện vượt kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, ACB đã công bố báo cáo tài chính cho quý 3 năm 2019, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng có nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm đã tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 8.783 tỷ đồng. Trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.410 tỷ, tăng 31%. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.448 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 30/9/2019 là 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3%, huy động tiền gửi đạt 298.007 tỷ, tăng 10,4% so với đầu năm. Nợ xấu của ngân hàng ACB là
  • 22. 9 1.703 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ còn 0,67%. Như vậy ACB tiếp tục có 1 năm hoạt động hiệu quả và ổn định, các chỉ tiêu kinh doanh cũng như an toàn hoạt động đã gần đạt được mục tiêu của cả năm. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo thường niên năm 2018, và quý 3 năm 2019) 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Từ năm 2012, ACB đã thành lập Khối quản trị rủi ro bao gồm bốn phòng: Phòng QTRR thị trường; Phòng QTRR vận hành, Ban chính sách và quản lý tín dụng; Bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ và quản lý dự án. Đồng thời tiến hành xây dựng chính sách QTRR và tiến hành hoàn chỉnh cấu trúc thanh khoản vững chắc. Tuy nhiên, các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi ro về pháp lý chưa được dự báo, đánh giá đúng mức để kiểm soát hữu hiệu. Kết cấu các phòng ban của Khối QTRR vẫn được giữ nguyên trong năm tiếp theo là năm 2013 với định hướng xây dựng danh mục tài sản an toàn, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ACB. Trong năm 2014, bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng công cụ & quản lý dự án được đổi tên thành phòng pháp chế và tuân thủ với mục tiêu đặt ra là kiểm soát hữu hiệu các rủi ro về thay đổi chính sách, pháp lý. Đến năm 2015, ban chính sách và quản lý tín dụng được đổi tên thành phòng quản lý RRTD, đồng thời phòng pháp chế và tuân thủ cũng được đổi tên thành bộ phận phòng chống rửa tiền. Kết cấu này được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện tại. Các quy định về QTRR liên tục được tăng cường nhất là khi ngân hàng Á Châu được chọn là một trong mười ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II. Ngân hàng đã có những động thái hết sức tích cực như chủ động cải thiện các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn ba nghìn tỷ trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2); chủ động theo dõi, quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro; tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của Ngân
  • 23. 10 hàng Nhà Nước và tiếp cận thông lệ quốc tế tốt. Khung quản lý rủi ro hoạt động được ban hành cùng với việc hình thành Hội đồng Quản lý rủi ro hoạt động nhằm hỗ trợ công tác QTRR tại ACB hiệu quả hơn. 2.2.2 Chức năng - Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro. - Đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, kỹ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công tác quản lý, kiểm soát toàn diện các loại rủi ro. - Chịu trách nhiệm thông đạt, thực thi các nguyên tắc QTRR trên toàn hệ thống. 2.2.3 Nhiệm vụ - Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn QTRR. - Nghiên cứu, hoàn thiện, triển khai hạ tầng ứng dụng, kỹ thuật phân tích rủi ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục. - Đảm bảo tính sáng suốt, minh bạch trong các quyết định cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. - Hoạt động khách quan, đảm bảo các quyết định về cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận không bị tác động bởi các chỉ tiêu kinh doanh. - Hỗ trợ Uỷ ban QTRR và các cấp lãnh đạo trong việc phát triển nhận thức về rủi ro, góp phần truyền đạt văn hoá rủi ro và các giá trị trong chức năng rủi ro cho toàn hệ thống. - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quan đến công tác quản trị rủi ro. 2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB Như vậy với việc ý thức được tầm quan trọng của công tác QTRR, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những biện pháp kiện toàn hệ thống QTRR, và đã đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu. Trong quá trình áp dụng, sẽ bắt đầu xuất hiện những vấn đề, những khó khăn mà ACB cần vượt qua để hoàn thiện hơn hệ thống quản trị rủi ro, tiến gần đến với những chuẩn mực của quốc tế.
  • 24. 11 Trên thực tế những thách thức ACB gặp phải đó là về mặt nhân sự, hạ tầng công nghệ, cũng như chính sách, quy trình tín dụng để đáp ứng được tiêu chuẩn Basel mà tác giả sẽ đi sâu phân tích ở những chương sau. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, mạng lưới phân phối cũng như tóm tắt tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Nội dung chương nêu khái quát về hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu qua các thời kỳ, từ đó nêu bật tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng và là cơ sở cho những trình bày chi tiết hơn trong chương 4 về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Á Châu.
  • 25. 12 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại Đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo Allan H. Willett: rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Một quan điểm hiện đại về rủi ro khác là của Frank H. Knight cho rằng: rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được. Cũng như một doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ vi mô đến vĩ mô như sự cạnh tranh từ đối thủ, các sự cố hệ thống kỹ thuật, hay ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những rủi ro đặc thù riêng mà các ngân hàng còn phải đối mặt trong lĩnh vực của mình. Những rủi ro này đang ngày càng đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và sự hội nhập thị trường toàn cầu. Những rủi ro một NHTM có thể gặp phải được Ủy ban Basel phân loại thành các nhóm sau: rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, công tác quản trị rủi ro ở ngân hàng yếu kém không những dẫn đến tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn ảnh hưởng hết sức tiêu cực đối với nền kinh tế. Ủy ban Basel đã chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng được đánh giá là rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn là một phần tất yếu trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả tập trung đi sâu phân tích về rủi ro tín dụng và các hoạt động QTRRTD theo hiệp ước Basel II của ngân hàng ACB.
  • 26. 13 3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Tháng 9/2000 Ủy ban Basel ban hành bộ “Những nguyên tắc cho quản trị rủi ro tín dụng” (Principles for the Management of Credit Risk), trong đó có đề cập: “Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận” Theo Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Theo Tổ chức Moody’s Analytics, QTRRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định. Với quan điểm này thì quản trị RRTD thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD. Ủy ban Basel cho rằng, quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép. Khái niệm về QTRRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ được vấn đề đó là mục đích của QTRRTD là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở đảm bảo tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nằm trong giới hạn kiểm soát được. Theo khung QTRRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012), QTRRTD là thiếp lập quy trình kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn quản trị RRTD của MAS (Singapore) cho biết, quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD. Như vậy quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình đo lường và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo tổn thất có thể xảy ra nằm trong giới hạn chấp nhận được của ngân hàng.
  • 27. 14 3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Hiện nay, có 02 mô hình quản trị rủi ro tín dụng được phổ biến sử dụng đó là: - Mô hình QTRRTD tập trung: tập trung quản lý rủi ro, thẩm định khách hàng tại hội sở chính hoặc theo vùng miền. Mô hình này tách biệt giữa chức năng quản trị rủi ro ở hội sở chính và chức năng kinh doanh ở các chi nhánh. Thông thường những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn sẽ sử dụng mô hình này. - Mô hình QTRRTD phân tán: mô hình này không tách biệt giữa chức năng quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh, các chi nhánh sẽ thực hiện luôn công việc thẩm định khách hàng, kiểm soát rủi ro trong hạn mức được phép. Hội sở chính chỉ ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn chung và chịu trách nhiệm thẩm định những khách hàng vượt quá hạn mức cho phép của chi nhánh. Những ngân hàng có quy mô nhỏ thường sử dụng mô hình này. 3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 bước: Nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro; và kiểm soát rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quy trình quản trị RRTD. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một quy trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình QTRRTD hoàn chỉnh và hiệu quả. Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Đo lường RRTD là việc lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất rủi ro, từ đó xác định tổn thất có thể gây ra và khả năng chịu đựng của ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những biện pháp phù hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD. Ứng phó RRTD là việc sử dụng hệ thống công cụ, chính sách nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong ngân hàng. Các chính sách đó có thể là: chính sách quy trình
  • 28. 15 tín dụng, quy định về chức năng nhiệm vụ bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng... Bước cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để khắc phục và giảm thiểu chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng ở mức thấp nhất có thể. Trong tình hình hiện nay, vấn đề kiểm soát được rủi ro tín dụng tại các NHTM là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị RRTD luôn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều đó đặt ra cho các nhà quản trị NHTM cần có kiến thức sâu rộng về hoạt động quản trị RRTD, từ đó giúp hoạch định được chính sách và đưa ra những quyết sách hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng cho các NHTM. Hiện tại hầu hết các quốc gia đều đánh giá Hiệp ước vốn Basel là công cụ hữu ích nhất trong việc QTRRTD, và cung cấp những nguyên tắc thiết thực về giám sát hoạt động của các ngân hàng. Do đó việc tuân thủ các quy định của Basel II trở thành yêu cầu cấp thiết để mang lại sự an toàn trong hệ thống tài chính, và đã nhận được sự ủng hộ và quyết tâm cao từ các nhà quản lý trên thế giới. 3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Hiệp ước Basel II đa đưa ra các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: - Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp: o Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ (ít nhất là hằng năm), xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời. Chiến lược sẽ phản ánh mức độ chấp
  • 29. 16 nhận rủi ro của ngân hàng và mức độ lợi nhuận mà ngân hàng dự kiến sẽ đạt được khi phát sinh các rủi ro tín dụng khác nhau. o Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. o Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ. - Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý: o Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải thực hiện theo các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng .Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán. o Nguyên tắc 5: Các ngân hàng thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán. o Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có các quy trình được thiết lập rõ ràng cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có. o Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan. - Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả: o Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng. o Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.
  • 30. 17 o Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng. o Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro. o Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng. o Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng. - Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng: o Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập, liên tục và thực hiện thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao. o Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời. o Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. - Vai trò của người giám sát: o Nguyên tắc 17: Giám sát viên cần dựa trên hệ thống của ngân hàng để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng . Các giám sát viên nên tiến hành đánh giá độc lập chiến lược ngân hàng, chính sách, thủ tục và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng cũng như quản lý danh mục đầu tư. 3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban Basel và hiệp ước vốn Basel
  • 31. 18 Năm 1974, sau một loạt các cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, các cơ quan quản lý ngân hàng của 10 nước thành viên thuộc nhóm G10 đã thành lập Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision– BCBS) tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. Tháng 2/1975 Ủy ban Basel tổ chức cuộc họp đầu tiên và sau đó định kỳ nhóm họp bốn năm một lần nhằm trao đổi thông tin giữa các quốc gia và thảo luận đề ra các biện pháp, tiêu chuẩn cải thiện hiệu quả giám sát hoạt động ngân hàng. Hiện nay 3 Hiệp ước về vốn đã được Ủy ban Basel ban hành là: Basel I, Basel II, Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với những biến đổi của thị trường và khắc phục những hạn chế của hiệp ước vốn trước đó. 3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II Năm 1988, Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel đưa ra với mục đích tăng cường sự ổn định, hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng quốc tế, và thiết lập một cơ chế bình đẳng thống nhất giữa các ngân hàng. Basel I là một khung đo lường vốn và rủi ro tín dụng trong đó các ngân hàng được yêu cầu phải duy trì một mức an toàn vốn tối thiểu là 8% để dự phòng với những rủi ro có thể xảy ra. Từ năm 1992, tiêu chuẩn này được các nước thành viên nhóm G10 áp dụng, và sau đó là nhiều nước khác trên thế giới. Vốn của các ngân hàng bao gồm 3 loại: - Vốn cấp 1: chủ yếu là vốn chủ sở hữu và các nguồn dự phòng được công bố. - Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) bao gồm: lợi nhuận giữ lại không công bố, vốn tăng do đánh giá lại tài sản, vay với thời hạn ưu đãi, một phần tỷ lệ dự phòng chung. - Vốn cấp 3: các khoản vay ngắn hạn. Basel I quy định Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Basel I cũng phân tài sản của ngân hàng thành các mức rủi ro mang trọng số từ 0%, 20%, 50% đến 100%. Việc ra đời hiệp ước Basel I là một bước tiến lớn trong chiến lược QTRR, đảm bảo an toàn hoạt động đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên Basel I vẫn còn có
  • 32. 19 mặt hạn chế khi chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng mà không đề cập đến rủi ro vận hành. Ngoài ra các trọng số rủi ro được tính toán dựa trên loại khách hàng hoặc sản phẩm thay vì phân biệt đúng theo bản chất của loại rủi ro. Sau cuộc khủng khoảng ngân hàng những năm 1990, Hiệp ước Basel II được giới thiệu ngày 26/6/2004 để khắc phục những mặt chưa hoàn thiện của Basel I. Hiệp ước Basel II đã bao hàm đầy đủ hơn các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại và đưa ra khái niệm 3 trụ cột cụ thể như sau: Trụ cột I Hiệp ước Basel II xác định các ngân hàng thương mại phải đối mặt với 3 loại rủi ro cơ bản: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành. Do đó các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ vốn pháp định trên cả ba khía cạnh rủi ro này. Với Trụ cột I, tỷ lệ vốn vẫn duy trì tối thiểu bằng 8%. Để tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai phương phương pháp tiếp cận, một là phương pháp tiêu chuẩn hóa, được hỗ trợ bởi các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập và hai là phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý ngân hàng. Phương pháp tiêu chuẩn: Khác với Basel I, việc đo lường trọng số rủi ro được dựa trên đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được lựa chọn phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo 6 tiêu chí của Basel: khách quan, độc lập, minh bạch và hoạt động quốc tế, cung cấp các thông tin cần thiết, đảm bảo nguồn lực, tín nhiệm cao. Các khoản vay được xem là quá hạn nếu mức độ rủi ro của chúng là 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã trích lập dự phòng cho khoản vay đó.
  • 33. 20 Các bảng 3.1, 3.2, 3.3 mô tả trọng số rủi ro được sử dụng tùy theo xếp hạng tín dụng của các quốc gia, ngân hàng và doanh nghiệp. Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân hàng trung ương Xếp hạng tín dụng AAA đến A- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến B- Dưới B- Không xếp hạng Trọng số rủi ro 0% 20% 50% 100% 150% 100% (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng Xếp hạng tín dụng AAA đến A- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến B- Dưới B- Không xếp hạng Trọng số rủi ro theo tùy chọn 1 20% 50% 100% 100% 150% 100% Trọng số rủi ro theo tùy chọn 2 20% 50% 50% 100% 150% 50% (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) Trong bảng 3.2, Ủy ban Basel đã đưa ra 2 phương án tính trọng số rủi ro để quản lý ngân hàng lựa chọn áp dụng.
  • 34. 21 Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp Xếp hạng tín dụng AAA đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- Dưới BB- Không xếp hạng Trọng số rủi ro 20% 50% 100% 150% 100% (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ Phương pháp này dựa trên ước tính các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu. Đây là một điểm mới của Basel II bởi vì kết hợp giữa số liệu do các ngân hàng cung cấp với công thức do Ủy ban Basel quy định. Đối với phương pháp đánh giá dựa trên XHTD nội bộ, mỗi loại tài sản sẽ được đánh giá gồm 3 thành tố chính: - Thành phần rủi ro: tham số rủi ro được các ngân hàng cung cấp, một số tham số do cơ quan quản lý ước tính. - Hàm trọng số rủi ro: dùng để chuyển hóa các thành phần rủi ro vào trong trọng số rủi ro, từ đó xác định yêu cầu vốn. - Yêu cầu tối thiểu: các tiêu chuẩn tối thiểu phải được đáp ứng đối với từng loại tài sản theo phương pháp XHTD nội bộ Trụ cột II Trụ cột II đưa ra quy trình giám sát với mục đích không chỉ đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn để đối phó với tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật tốt hơn trong quá trình QTRR. Ủy ban Basel đề ra 4 nguyên tắc của quy trình giám sát như sau: - Nguyên tắc 1: Ban quản trị ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ và đặt ra các mục tiêu về vốn tương ứng với mức độ
  • 35. 22 rủi ro và môi trường hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, quản lý ngân hàng cần phải lưu ý đến các giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh tế, thường xuyên cập nhật, kiểm tra những thay đổi của thị trường để nhận biết những tác động tiêu cực đến ngân hàng. Năm yếu tố chính của một quy trình kiểm soát là: Hội đồng quản trị và giám sát cấp cao, Đánh giá an toàn vốn, Đánh giá toàn diện các rủi ro, Theo dõi và báo cáo, Đánh giá nội bộ. - Nguyên tắc 2: Các cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra quy trình xác định mức độ an toàn vốn, chất lượng vốn và định vị rủi ro của ngân hàng. Các hình thức đánh giá định kỳ có thể được áp dụng là: kiểm tra tại ngân hàng, thảo luận với quản lý ngân hàng, đánh giá dựa trên kết quả kiểm toán, và dựa trên báo cáo định kỳ. - Nguyên tắc 3: Các cơ quan giám sát nên khuyến khích các ngân hàng nắm giữ mức vốn cao hơn quy định tối thiểu. - Nguyên tắc 4: Các cơ quan giám sát nên có những biện pháp hỗ trợ cần thiết từ sớm để tránh mức an toàn vốn của ngân hàng giảm xuống dưới mức quy định. Trong trường hợp vốn đã giảm dưới mức tối thiểu thì cần phải yêu cầu ngân hàng khắc phục nhanh chóng. Trụ cột III Hiệp ước Basel quy định các ngân hàng phải công bố chính xác một số thông tin về mức độ an toàn vốn và quy trình, kết quả đánh giá rủi ro nhằm minh bạch hóa hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng. 3.2.3 So sánh giữa Basel I và Basel II Hiệp ước Basel I ban đầu chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng, sau đó Ủy ban Basel có bổ sung thêm vốn cho rủi ro thị trường tuy nhiên phải đến Basel II thì rủi ro vận hành mới được chú trọng. Như vậy, Basel II đã xem xét các loại rủi ro ở mức độ đầy đủ hơn.
  • 36. 23 Trong khi Basel I chỉ đưa ra 1 giải pháp về an toàn vốn, thì Basel II còn chú trọng đến các quy trình giám sát trong nội bộ ngân hàng cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước, bổ sung yêu cầu về công bố thông tin một cách minh bạch, chặt chẽ. Bên cạnh đó Basel II cũng đề xuất nhiều phương pháp, kỹ thuật hơn để cho các ngân hàng có thể chủ động lựa chọn áp dụng tùy theo từng điều kiện cụ thể. Trọng số rủi ro ở Basel I được quy định từ 0 đến 100 và có sự ưu đãi nhất định đối với một số nước, trong khi đó, Basel II quy định trọng số từ 0 đến 150 và áp dụng bình đẳng, thống nhất cho tất cả các nước. 3.3 Lược khảo một số công trình nghiên cứu về hiệp ước Basel Các tài liệu về Basel được ban hành trên website chính thức của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng kế hoạch áp dụng nguyên tắc Basel trên toàn thế giới. Văn bản về các tiêu chuẩn đo lường vốn do Ủy ban Basel ban hành tháng 7 năm 1988 được biết đến với tên gọi Hiệp ước vốn Basel I là “International convergence of capital measurement and capital standards”. Tiếp theo đó là nhiều tài liệu bổ sung hoàn thiện cũng như những phiên bản mới hơn được công bố như Hiệp ước Basel II: “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework” cập nhật tháng 6/ 2004, “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risk” (sửa đổi hiệp định vốn để kết hợp với rủi ro thị trường) ban hành tháng 11/2005; “Revision to the Basel II market risk framework” (sửa đổi khung rủi ro thị trường Basel II) ban hành tháng 2/2011, “Minimum capital requirements for market risk” (yêu cầu về vốn tối thiểu trong rủi ro thị trường) ban hành tháng 01/2016. “A brief history of the Basel Committee” (tháng 10 năm 2015) là bản tóm tắt tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ về lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của hiệp ước Basel (từ Basel I đến Basel II và hướng đến Basel III). “Review of Basel II Implementation in Low-Income Countries” (tháng 12/2006) của Ricardo Gottschalk và Stephany Griffith-Jones, Viện Nghiên cứu phát triển Đại học Sussex, Brighton. Tài liệu này nghiên cứu về việc triển khai Basel II tại các
  • 37. 24 nước có thu nhập thấp, mức độ quan tâm của những quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp đến Basel II; lịch trình, tiến độ và những thách thức mà những quốc gia đó có thể sẽ gặp phải khi triển khai áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng. Bài nghiên cứu “Khuôn khổ pháp lý triển khai áp dụng chuẩn mực vốn Basel II trong ngành Ngân hàng Việt Nam” của Lê Trung Kiên, tạp chí ngân hàng số 2/2019. Bài viết nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai Basel từ kinh nghiệm một số nước, và công tác chuẩn bị của NHTM để hỗ trợ việc áp dụng Basel II ở Việt Nam thông qua việc ban hành các chính sách và hoàn thiện khung pháp lý. Bài viết “Triển khai Hiệp ước Basel II tại Việt Nam và một số giải pháp” của Vũ Thị Phương Thụy đăng trên tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 6/2019, đưa ra một số biện pháp khắc phục khó khăn và đẩy nhanh Basel II tại Việt Nam. 3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoài nước 3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc Từ trước năm 1978, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) vừa thực hiện các chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, PBC bắt đầu ngừng các hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay, chỉ thực hiện những chức năng của một ngân hàng trung ương, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các ngân hàng của Trung Quốc. Tháng 3/2003 Hội đồng Nhà nước quyết định thành lập Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt với chức năng giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CBRC tuyên bố tập trung vào yêu cầu của Basel I và chỉ áp dụng một số khía cạnh trong quản trị rủi ro của Basel II. Tuy nhiên sau khủng hoàng, trước tình hình nợ xấu gia tăng từ các gói kích thích kinh tế, trên thực tế Trung Quốc đã áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn của Basel II.
  • 38. 25 CBRC đã lựa chọn 5 ngân hàng thí điểm tham gia vào nghiên cứu tác động của Basel II bao gồm Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng CITIC Trung Quốc, Ngân hàng Công thương. Để đánh giá rủi ro tín dụng, CBRC áp dụng phương pháp XHTD nội bộ. Tuy nhiên Trung Quốc gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này do các cơ quan quản lý Trung Quốc không có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng nội bộ, còn các công ty nợ ngân hàng lại hiếm khi được đánh giá xếp hạng. Các ngân hàng có thể sử dụng phương pháp chuẩn hóa để đánh giá rủi ro hoạt động. Đây là phương pháp đơn giản nhất của Basel II, nhưng vẫn gặp phải nhiều thách thức. Trong giai đoạn đầu áp dụng Basel, bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa thể cung cấp đủ dữ liệu cần thiết để tính toán mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp tiêu chuẩn hóa. Những vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình sẽ kéo theo mức chi phí cũng rất tốn kém. Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc CBRC đã rất tích cực trong công tác định hướng, hỗ trợ các ngân hàng triển khai Basel, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới hệ thống tài chính. Ý thức được tầm quan trọng của Basel II, các NHTM Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quản trị rủi ro, tăng vốn, trích lập dự phòng, do đó Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng đều được duy trì vượt qua mức tối thiểu 8%, hệ số trung bình toàn ngành đạt 13,3% năm 2012. Đến năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng Basel III. 3.4.2 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Nhật Bản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) là cơ quan quản lý các ngân hàng ở Nhật Bản. Từ năm 2007, các nguyên tắc của Basel II đã được áp dụng trong hệ thống ngân hàng của Nhật Bản. Các ngân hàng ở Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều đặc biệt là nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro và thu thập dữ liệu để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Đối với hệ số CAR, ở Nhật Bản yêu cầu tối thiểu là 8% cho các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và 4% cho các ngân hàng theo tiêu chuẩn trong nước. Hệ số CAR được ổn định nhờ vào việc các ngân hàng
  • 39. 26 đã tích cực tăng vốn. Trước sức ép của thị trường và những kỳ vọng của Basel II, các ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ yên Nhật trong năm 2009-2010. Tổng số vốn, vốn cấp I và hệ số CAR ở các ngân hàng nhờ vậy được cải thiện. Sau năm 2007, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng hạn chế còn các khoản tiền gửi có xu hướng gia tăng các ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro thị trường ở mức cao. RRTD cũng là vấn đề thách thức đối với các ngân hàng Nhật Bản. Chất lượng của các khoản tín dụng đã gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng khu vực khi nền kinh tế trì trệ và xu hướng phá sản của các doanh nghiệp tăng nhanh. Các ngân hàng Nhật Bản đã phải nỗ lực kiểm soát rủi ro tín dụng để kiểm soát nợ xấu. Với khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt động điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra và giám sát do FSA và BOJ được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giám sát các rủi ro được quy định trong Basel II như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hầu hết những NHTM Nhật Bản mà IMF tiến hành kiểm tra đều có hệ thống quản trị rủi ro phù hợp. Trong quá trình thực hiện trụ cột 2, các cơ quan giám sát vẫn còn bỏ sót nhiều rủi ro, FSA đã không yêu cầu các ngân hàng phải tự động tăng thêm vốn trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, về cơ bản các cơ quan giám sát của Nhật Bản đáp ứng được hầu hết các nguyên tắc về cơ quan giám sát do Ủy ban Basel đặt ra. Việc áp dụng Basel II trong hệ thống các ngân hàng Nhật Bản diễn ra tương đối thuận lợi do công tác chuẩn bị của FSA rất chu đáo, các cơ sở pháp lý được hoàn thiện, đồng bộ với một nền tảng tài chính lành mạnh. Ngoài ra các ngân hàng thương mại tại Nhật Bản rút kinh nghiệm từ áp dụng Basel I, nên đã xây dựng được mô hình quản trị rủi ro và cơ sở dữ liệu phù hợp để tính toán các hệ số rủi ro theo Basel II. 3.4.3 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Malaysia Bank Negara Malaysia – NHTW của Malaysia định hướng và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các biện pháp cải cách nhằm tăng cường
  • 40. 27 vốn, thanh khoản để đáp ứng tiêu chuẩn của Basel III. NHTW đặt mục tiêu thực hiện gói cải cách tại Malaysia phù hợp với tiêu chuẩn thế giới trong lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2019. Bên cạnh việc tăng cường chất lượng vốn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với các ngân hàng của Malaysia cũng được đưa ra phù hợp với Basel III. Cụ thể tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1 tối thiểu là 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 8%. Ngoài ra các ngân hàng được yêu cầu giữ một bộ đệm bảo tồn vốn là 2,5% so với mức tối thiểu quy định. 3.4.4 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Philippines Vào ngày 15 tháng 1 năm 2013, ngân hàng trung ương Philippines- Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) đã ban hành Thông tư số 781, cung cấp các hướng dẫn thực hiện về khung an toàn vốn. Khung mới có hiệu lực vào năm 2014 được áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại. Khung này cho phép một giai đoạn chuyển tiếp hợp lý để các ngân hàng tuân thủ các yêu cầu tối thiểu mới. Theo quy định của BSP, tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu mới là 6.0%. Vốn cấp 1 tối thiểu 7,5% và 10,0% là Tổng tỷ lệ an toàn vốn (CAR). BSP cũng quy định một bộ đệm bảo tồn vốn là 2,5%. 3.4.5 Tình hình triển khai Basel của các ngân hàng Việt Nam Năm 2014, 10 ngân hàng thương mại lớn đã được NHNN lựa chọn để thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam theo Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 bao gồm: BIDV, Sacombank, ACB, Techcombank, VPBank, Vietcombank, VIB, Maritime Bank, MB và Vietinbank. Lộ trình thực hiện đến năm 2018 được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 đến cuối 2015, các ngân hàng được chọn áp dụng ở mức độ tiêu chuẩn; Giai đoạn 2 đến cuối 2018, các ngân hàng áp dụng theo mức độ nâng cao. Đây chính là bước đột phá, thể hiện sự quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các NHTM thực hiện quản trị rủi ro theo các chuẩn mực Basel II. Ban chỉ đạo Basel II cũng đã được NHNN thành
  • 41. 28 lập nhằm tăng cường các hoạt động thanh tra giám sát để đánh giá khả năng áp dụng Basel II ở các NHNN, từ đó ban hành nhiều thông tư định hướng cho các NHTM trong quá trình triển khai. NHNN Việt Nam cũng đã kết hợp với nhiều tổ chức tư vấn quốc tế uy tín để xây dựng khung pháp lý, đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan thanh tra giám sát và NHTM. Về phía các NHTM cũng đã có sự chuẩn bị ráo riết với các kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Các NHTM được lựa chọn thí điểm đã chủ động nghiên cứu, phân tích các phương pháp của Basel để xây dựng lộ trình triển khai, thiết lập các chính sách nội bộ về quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Mô hình 3 tuyến phòng ngự cũng được các ngân hàng ứng dụng và hoàn thiện. Một số ngân hàng cũng có sự đầu tư lớn cho công nghệ thông tin, triển khai một số phần mềm quản lý khoản vay, quản lý tài sản. Những phân tích trên cho thấy rằng các NHTM Việt Nam đã dần đi vào định hướng, lộ trình thực hiện Basel II của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên để đạt được và duy trì các yêu cầu quy định của Basel II thì đòi hỏi các NHTM cần nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt cần lưu ý duy trì hệ số CAR tối thiểu 8% với công thức xác định theo thông tư 36 sẽ thay đổi theo thông tư 41 và các quy định của Basel II. Theo đó việc bổ sung vốn cho rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường vào công thức tính CAR sẽ gây áp lực cho NHTM làm việc tăng vốn tại các ngân hàng là yêu cầu bức thiết. Về phía các NHTM tùy theo khả năng tài chính và các nguồn lực hiện có để lựa chọn mục tiêu tái cấu trúc NHTM theo Basel II ở mức độ phù hợp, theo định hướng của NHNN. Kết quả đến tháng 11 năm 2019, đã có 14 ngân hàng được NHNN công nhận đạt chuẩn áp dụng Basel II bao gồm 13 ngân hàng Việt Nam là: Vietcombank, MBBank, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, Viet Capital Bank, SeABank và 1 ngân hàng nước ngoài là Shinhan Bank. Các ngân hàng còn lại vẫn đang nỗ lực để sớm áp dụng Basel II, trong đó một
  • 42. 29 số ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tăng vốn như Vietinbank bởi giới hạn sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 30% tại VietinBank đã được lấp đầy. 3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và ngoài nước Khi các nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hơn thì rủi ro trong hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn. Do vậy, áp dụng hiệp ước vốn Basel vào hệ thống ngân hàng là việc làm đúng đắn và cần thiết. Thực tế đã chứng minh mặc dù Basel II được xây dựng bởi nhóm 10 nước phát triển và áp dụng đối với các ngân hàng có phạm vi quốc tế, nhưng các ngân hàng với quy mô nhỏ hơn, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins, ... đều có khả năng áp dụng và thậm chí đang hướng đến triển khai Basel III. Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins đều là những quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần với Việt Nam, có một vài nét tương đồng trong văn hóa kinh tế và chính trị. Quá trình triển khai Basel II tại các quốc gia trên cần có sự xem xét điều chỉnh thì mới có thể đạt được thành công. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần phải dựa trên nhu cầu cần thiết và đặc điểm của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, mỗi nước cần xây dựng cho mình những bước đi linh hoạt, phù hợp và cần có kế hoạch triển khai Basel II cụ thể. Những khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại các quốc gia bao gồm: chất lượng nguồn dữ liệu; nguồn lực về nhân sự, công nghệ; cơ chế, chính sách khung pháp lý của nhà nước. Để hạn chế những khó khăn của việc triển khai Basel II, các quốc gia khác nhau có các cách thức triển khai khác nhau phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống ngân hàng - tài chính và năng lực của cơ quan giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, đặc điểm chung dễ nhận thấy là các cơ quan giám sát ngân hàng đều áp dụng các bước sau: Sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản cho từng loại rủi ro; đặt khuôn khổ về thời gian hoàn thành việc triển khai
  • 43. 30 Basel II tính từ lúc bắt đầu là khoảng 4-5 năm và có lộ trình cụ thể để cơ quan quản lý và các định chế tài chính thực hiện. Ngoài ra, hầu hết các nước đều phải làm tốt các công tác nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo dữ liệu cần thiết được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác. Cơ quan quản lý nhà nước phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, cũng như cần tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra trong suốt quá trình triển khai Basel. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày một số khái niệm về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM, phân loại các mô hình quản trị RRTD, và nêu rõ các bước của quy trình quản trị RRTD. Ngoài ra chương 3 cũng hệ thống lại các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Basel II, và tổng hợp kinh nghiệm triển khai Basel II, Basel III ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, cũng như tình hình triển khai Basel ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến ở Châu Á, tác giả cũng rút ra bài học khi áp dụng Basel cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.
  • 44. 31 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu 4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019 Từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ACB, luận văn đưa ra số liệu tổng hợp về dư nợ tín dụng theo loại hình, dư nợ tín dụng theo ngành, dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp và dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay để cho thấy được sự biến động của dư nợ tín dụng tại ACB trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết quý 3 năm 2019. Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước 105.952 114.964 132.840 160.923 195.357 227.652 253.382 Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá 217 329 245 99 133 97 61 Cho thuê tài chính 973 948 894 906 850 815 855 Các khoản trả thay 0,3 0,398 0,3 0,3 0,499 0,199 0,199
  • 45. 32 khách hàng Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư 49 83 52 28 17 10 5 Cho vay giao dịch ký quỹ 805 1.099 1.316 1.445 2.157 1.953 1.749 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước 4,20 8,51 15,55 21,14 21,40 16,53 11.30 Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá 18,80 51,40 -25,49 -59,69 34,09 -26,97 -37.11 Cho thuê tài chính 3,69 -2,61 -5,62 1,30 -6,21 -4,08 4.91 Các khoản trả thay khách hàng -94,30 32,67 -24,62 0,00 66,33 -60,12 0.00
  • 46. 33 Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư 895,02 70,09 -37,35 -45,46 -41,20 -41,82 -50.00 Cho vay giao dịch ký quỹ 121,98 36,66 19,74 9,77 49,28 -9,47 -10.45 Tổng tăng trưởng 4,67 8,73 15,27 20,73 21,49 16,13 11.30 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Theo thống kê trong báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2013 đến 2018 và quý 3 năm 2019, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng ACB là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước với tỷ trọng chiếm đến trên 98%. Trong vòng 5 năm tổng dư nợ cho vay đã tăng lên đến hơn 2,2 lần (từ mức 107.994.569 tỷ đồng vào cuối năm 2013 lên đến 230.527.220 cuối năm 2018), với tốc độ tăng trưởng khá ổn định trung bình 14,5%/năm, và đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, dư nợ tín dụng đạt 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay tổ chức cá nhân trong nước (tốc độ tăng trưởng năm 2018 là 16,53%), công ty chứng khoán cũng tăng cho vay giao dịch ký quỹ, đặc biệt là năm 2013 ( tăng trưởng 121,98%) và năm 2017 (tăng trưởng 49,28%), tuy nhiên đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng đã giảm 9,47%, và quý 3 năm 2019 là giảm 10,45%. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của các loại hình cho vay khác đều giảm. Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thương mại 27.095 28.220 30.330 34.442 38.967 45.966
  • 47. 34 Nông, lâm nghiệp 1.038 937 997 882 882 871 Sản xuất và gia công chế biến 20.897 21.187 21.150 21.218 24.233 23.648 Xây dựng 3.806 4.279 5.475 6.923 8.516 10.911 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 1.002 1.211 1.874 2.584 3.456 4.555 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 3.151 2.791 2.467 3.072 2.593 2.718 Giáo dục và đào tạo 117 146 141 242 375 546 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 2.206 2.265 2.541 3.611 4.078 3.535 Nhà hàng và khách sạn 1.708 1.935 2.370 2.470 2.507 2.703 Dịch vụ tài chính 0,1 246 9 31 25 12 Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân 46.975 54.205 67.995 87.928 112.882 135.063 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thương mại 25,09 24,03 22,41 21,08 19,63 19,94 Nông, lâm nghiệp 0,96 0,80 0,74 0,54 0,44 0,38
  • 48. 35 Sản xuất và gia công chế biến 19,35 18,04 15,63 12,99 12,21 10,26 Xây dựng 3,52 3,64 4,05 4,24 4,29 4,73 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 0,93 1,03 1,38 1,58 1,74 1,98 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 2,92 2,38 1,82 1,88 1,31 1,18 Giáo dục và đào tạo 0,11 0,12 0,10 0,15 0,19 0,24 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 2,04 1,93 1,88 2,21 2,05 1,53 Nhà hàng và khách sạn 1,58 1,65 1,75 1,51 1,26 1,17 Dịch vụ tài chính 0,0001 0,21 0,01 0,02 0,01 0,01 Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân 43,50 46,16 50,24 53,81 56,86 58,59 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Qua số liệu cho thấy đối tượng cho vay của ACB khá đa dạng, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng là thương mại, chiếm 19,94% năm 2018, với dư nợ đạt trên 45.966 tỷ đồng, và sản xuất, gia công chế biến chiếm 10,26 % trong năm 2018, đạt dư nợ trên 23.647 tỷ đồng. Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018
  • 49. 36 Doanh nghiệp nhà nước 2.685 1.896 1.660 1.909 1.767 1.407 Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân 57.996 59.335 64.692 72.951 82.866 94.574 Công ty liên doanh 537 1.199 796 1.157 1.404 788 Công ty 100% vốn nước ngoài 389 1.446 1.591 872 1.233 612 Hợp tác xã 36 46 64 83 108 103 Cá nhân và khách hàng khác 46.352 53.500 66.545 86.428 111.135 133.043 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh nghiệp nhà nước 2,49 1,62 1,23 1,17 0,89 0,61 Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân 53,70 50,53 47,80 44,65 41,74 41,03 Công ty liên 0,50 1,02 0,59 0,71 0,71 0,34
  • 50. 37 doanh Công ty 100% vốn nước ngoài 0,36 1,23 1,18 0,53 0,62 0,27 Hợp tác xã 0,03 0,04 0,05 0,05 0,05 0,04 Cá nhân và khách hàng khác 42,92 45,56 49,17 52,89 55,98 57,71 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Phân tích cho thấy ngân hàng Á Châu tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, và cũng đang là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam. Theo báo cáo tài chính của ACB năm 2018 cho vay khách hàng cá nhân đạt trên 131 ngàn tỷ đồng chiếm hơn một nửa tỷ trọng tín dụng, tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng. Ngoài ra cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 94.574 tỷ đồng (chiếm 41,03% năm 2018), chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng danh mục cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90% số dư nợ cho vay toàn ngân hàng. Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Nợ ngắn hạn 57.643 59.668 63.928 76.447 98.989 122.529 139.408 Nợ trung hạn 17.209 19.048 21.343 21.320 19.235 17.746 16.402 Nợ dài hạn 33.143 38.708 50.078 65.634 80.290 90.253 100.242 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
  • 51. 38 Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Nợ ngắn hạn 53,38 50,81 47,23 46,78 49,87 53,15 54,45 Nợ trung hạn 15,94 16,22 15,77 13,05 9,69 7,70 6,40 Nợ dài hạn 30,69 32,96 37,00 40,17 40,45 39,15 39.15 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Đối với dư nợ tín dụng theo thời hạn, do đặc điểm ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong năm 2018 nợ ngắn hạn đạt trên 122.528 tỷ đồng, chiếm 53,15%, tiếp đến là nợ dài hạn, chiếm 39,15% và sau cùng là nợ trung hạn, 7,7%. Quý 3 năm 2019, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 139.408 tỷ đồng chiếm 54,45%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ dài hạn đang có xu hướng tăng dần do ngân hàng Á Châu tài trợ cho một số dự án lớn, điều này cũng sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng cần được kiểm soát chặt chẽ. Sự biến động của dư nợ cho thấy ACB có chiều hướng muốn giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Đây chính là kết quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc hoạch định kế hoạch kinh doanh. 4.1.2 Các chỉ tiêu an toàn hoạt động trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu 4.1.2.1 Hệ số an toàn vốn CAR Theo thông tư số 41/2016/ TT-NHNN ban hành của NHNN, hệ số an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức: CAR = C RWA+12,5(KOR+KMR) x100% Trong đó:
  • 52. 39 o C: Vốn tự có. Bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ. o RWA – Tài sản có rủi ro tín dụng: là giá trị Tài sản Có được điều chỉnh theo mức độ rủi ro (thể hiện thông qua Hệ số rủi ro). (Tài sản Có của ngân hàng bao gồm: Cho vay, Tiền gửi, Khoản phải thu,... ) o 𝐾𝑂𝑅: Vốn cho rủi ro hoạt động o KMR: Vốn cho rủi ro thị trường Thông tư 41 của NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn phải duy trì tối thiểu 8%. Ngân hàng ACB đã có nhiều hoạt động để tăng vốn như trong năm 2018 ACB đã phát hành 2 đợt, mỗi đợt 2200 tỷ đồng trái phiếu, bên cạnh đó ngân hàng cũng đẩy mạnh huy động vốn, cũng như triển khai các biện pháp giảm tài sản có rủi ro tín dụng để đảm bảo luôn giữ hệ số an toàn vốn CAR đáp ứng quy định. Trong năm 2019, đại hội cổ đông ngân hàng ACB đã thông qua phương án tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, tương đương phát hành thêm 374 triệu cổ phiếu. NHNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ này của ACB. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng thương mại cổ phần tối đa là 80%. Mặc dù tăng trưởng tín dụng cao liên tục trong nhiều năm nhưng ACB vẫn duy trì được hệ số LDR ở mức thấp hơn quy định của ngân hàng nhà nước trong hầu hết các năm trừ năm 2017. Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn ĐVT: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Hệ số CAR 14,66 14,08 12,80 13,19 11,49 12,81 9,7 Cho vay/ Huy động vốn 78,19 75,95 77,38 78,92 82,24 77 78,6 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB)
  • 53. 40 Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB) Hình 4.1 hệ thống lại sự biến động của hệ số CAR qua 10 năm từ năm 2008 đến 2018 cho thấy kể từ năm 2012 hệ số CAR của ngân hàng ACB bắt đầu được giữ ở mức cao (trong đó có 3 năm liền trên 14%), sau đó có sự điều chỉnh giảm, nhưng vẫn cao hơn thời kỳ trước năm 2012. 4.1.2.2 Chất lượng tín dụng Kể từ năm 2013 ACB kiên trì thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, duy trì mức tăng trưởng tín dụng ổn định đi đôi với đảm bảo an toàn, cũng như hạn chế nợ xấu phát sinh mới, và quyết liệt xử lý nợ xấu còn tồn đọng. Từ mức nợ xấu 3% ở năm 2013, liên tục giảm tỷ trọng đến năm 2018 chỉ còn 0,73% tương đương 1675 tỷ đồng, và đến quý 3 năm 2019 tỷ lệ này chỉ còn 0,67% và đang thấp nhất toàn ngành thời điểm hiện tại. Tỷ lệ phần trăm của dự phòng RRTD/ tổng nợ xấu cũng được nâng cao liên tục, đến năm 2018 đã lên đến 152% và quý 3 năm 2019 được nâng lên 159%. Bảng 4.10: Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
  • 54. 41 ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 100.980 110.797 129.923 158.512 194.517 226.516 252.001 Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 2.967 2.994 2.338 2.023 450 383 598 Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 657 293 174 194 326 173 288 Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 463 444 530 181 275 338 225 Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 2.123 1.796 1.066 1.046 788 1.164 1.190 Cho vay giao dịch ký quỹ 805 1.099 1.316 1.445 2.157 1.953 1.749 Tổng 107.995 117.424 135.348 163.401 198.513 230.527 256.052 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 3.243 2.533 1.771 1.421 1.390 1.675 1.703 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019
  • 55. 42 Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 93,50 94,36 95,99 97,01 97,99 98,26 98,42 Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 2,75 2,55 1,73 1,24 0,23 0,17 0,23 Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 0,61 0,25 0,13 0,12 0,16 0,07 0,11 Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 0,43 0,38 0,39 0,11 0,14 0,15 0,08 Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 1,97 1,53 0,79 0,64 0,40 0,50 0,46 Cho vay giao dịch ký quỹ 0,74 0,94 0,97 0,88 1,09 0,85 0,68 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 3,00 2,16 1,31 0,87 0,70 0,73 0,67 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018
  • 56. 43 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính) Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu ĐVT: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng nợ xấu 48 62 87 126 133 152 159 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB) 4.1.2.3 Khả năng thanh khoản Theo thông tư 36/2014/ TT-NHNN của NHNN, các NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10%. Theo số liệu từ các báo cáo của ngân hàng ACB cho thấy tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng luôn ở mức cao hơn quy định, trong 3 năm gần đây duy trì ổn định xấp xỉ hơn 2 lần quy định của NHNN. Ngoài ra các chỉ số thanh khoản hiện hành và thanh khoản nhanh đều ở mức cao và có xu hướng tăng
  • 57. 44 qua các năm. Điều đó cho thấy khả năng thanh khoản của ACB tương đối tốt, đáp ứng được các nhu cầu chi trả. Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản ĐVT: % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 16,5 23,05 24,88 22,85 Tỷ số thanh khoản hiện hành 82 86 86 90 Tỷ số thanh khoản nhanh 82 86 86 90 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng ACB) 4.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu Nhận thức được ý nghĩa của Basel II trong hoạt động QTRRTD, ACB đã nhanh chóng tổ chức ban dự án triển khai Basel II và có những động thái hết sức tích cực. Để có thể đáp ứng về tỷ lệ an toàn vốn (CAR ) ≥ 8%, cần chú ý tới Vốn tự có và hệ số tài sản có rủi ro tín dụng (RWA). Đối với hoạt động điều chỉnh vốn Trong năm 2018, để đáp ứng tiêu chuẩn về vốn của Basel II, ngân hàng ACB đã chủ động tăng vốn thông qua các hoạt động như phát hành thành công 4.400 tỷ đồng trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2; đối với vốn cấp 1, ACB đã trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu cho cổ đông. Năm 2019, ACB tiếp tục phương án tăng vốn là phát hành 5.500 tỷ đồng trái phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tương đương phát hành thêm 374 triệu cổ phiếu. Ngoài ra ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức như tăng lãi suất gửi tiết kiệm, đẩy mạnh các chương trình quà tặng; cung cấp các sản phẩm mới hấp dẫn như sản phẩm tài khoản EBIZ, sản phẩm tích luỹ thành tài… nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn. Thành quả đạt được là đến hết năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất là