SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức
thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống
trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn
diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian.
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện
phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội
để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm…) là rất
tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn
nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo môi trường thuận lợi cho việc
lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh
quốc gia.
Từ đó, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện
đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi…) và được gọi chung là phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đối với tình hình nước ta hiện nay,
việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự
phát triển của xã hội.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong
những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ là phát triển phương thức
TTKDTM thông qua việc triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và
định hướng đến năm 2020, đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp thúc đẩy hoạt động
này phát triển.
Trong đó, Ngân hàng đóng một vai trò chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt
chi phối tiến trình này. Mặt khác, TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp và đa
dạng, còn nhiều đòi hỏi cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện
thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 1-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Chính vì thế em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH
VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ”, để góp phần thúc đẩy hoạt động
TTKDTM của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để tìm ra giải pháp khắc
phục và phát triển hoạt động này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Dựa vào số liệu thu thập qua 3 năm 2007-2009 để phân tích kết quả hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ.
b) Phân tích những thuận lợi và thách thức Ngân hàng gặp phải khi áp dụng
các hình thức thanh toán này.
c) Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Mức độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ?
- Các yếu tố nào tác động đến công tác TTKDTM của Ngân hàng?
-Giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM nào là phù hợp với điều kiện hiện tại
của Ngân hàng?
- Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác TTKDTM của Ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt vào hoạt động thương mại trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển
TP Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 2-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Các số liệu về bảng kết quả hoạt động, các số liệu về thanh toán của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ qua các năm 2007, 2008, 2009.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
1.5.1. Đàm Thị Thanh Hương, “Một số vấn đề về thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng-Thực trạng và giải
pháp”-Luận văn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, 2006.
Tóm tắt nội dung: mô tả, khái quát về công tác TTKDTM cũng như tình
hình hoạt động, thực hiện công tác này tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao
Bằng và một số kiến nghị, giải pháp giúp phát triển công tác.
Kết quả: Đề tài đã làm rõ được thực trạng hoạt động TTKDTM diễn ra tại
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng, đồng thời nêu được một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả các phương thức TTKDTM.
1.5.2. Đinh Tuấn Kiên, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình”-Luận văn
tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.
Tóm tắt nội dung: khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Ngân hàng
Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình. Phân tích hoạt động TTKDTM và
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức TTKDTM.
Kết quả: Qua đề tài, hiệu quả công tác TTKDTM tại Ngân hàng Nông
nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình đã được làm rõ, cũng như nhiều biện
pháp đã được đề ra nhằm mục tiêu nâng cao và phát huy công tác TTKDTM.
1.5.3. Lê Thị Tuyết Mai, “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ”-Luận văn tốt nghiệp Khoa
Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, 2009.
Tóm tắt nội dung: phân tích hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đang
diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải
pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Kết quả: Qua những nghiên cứu được trình bày trong đề tài, tác giả đã khái
quát được hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 3-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Thơ từ năm 2006-2008. Trong 3 năm trên, hoạt động này không ngừng phát
triển, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 116 triệu USD với 3 phương thức giao
dịch chủ yếu là L/C, chuyển tiền và nhờ thu.
Trong đó, L/C chiếm giá trị giao dịch lớn nhất (87 triệu USD năm 2008),
theo sau là chuyển tiền (16 triệu USD) và nhờ thu (13 triệu USD). Trung bình 3
năm, giao dịch bằng L/C chiếm khoảng 72% trong cơ cấu thanh toán quốc tế,
chuyển tiền chiếm xấp xỉ 16%, cuối cùng là nhờ thu với khoảng 12%.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 4-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
2.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt:
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trong đó không
có sự xuất hiện của tiền mặt, mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách
trích từ tài khoản này chuyển vào tài khoản khác của các chủ thể liên quan, thông
qua vai trò trung gian của Ngân hàng.
2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt:
Thanh toán không dùng tiền mặt về bản chất chính là một hình thức vận
động khác của tiền tệ trong đó đồng tiền xuất hiện dưới dạng công cụ kế toán, và
cũng là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
Nó có các đặc điểm chính:
 Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời
gian lẫn không gian.
 Tiền chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế toán hay tiền ghi sổ (bút tệ) và
được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
 Ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa là người trung gian thực hiện các
khoản thanh toán theo các nguyên tắc chuyên môn khi có lệnh giao dịch.
Với các đặc điểm trên, TTKDTM có liên quan mật thiết đến sự phát triển
của hệ thống Ngân hàng. Trong tương lai, với đà phát triển của ngành Ngân hàng
và đòi hỏi của thương mại, vị trí của nó sẽ ngày càng được nâng cao.
2. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong lịch sử, quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa luôn
gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với hệ
thống thanh toán này là chi phí in, vận chuyển và bảo quản tiền tốn kém, dễ gây
sức ép lạm phát, chỉ áp dụng được ở phạm vi hẹp, không đáp ứng được đòi hỏi
của hoạt động thương mại ngày nay.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 5-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Chính từ đây, một bước tiến mới của việc thanh toán đã xuất hiện là thanh
toán không dùng tiền mặt. Hình thức này đang dần tỏ rõ những ưu việt của nó,
khắc phục khuyết điểm của các hình thức thanh toán cũ. Nhờ vai trò đắc lực của
Ngân hàng, việc thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trở nên dễ dàng, thời gian
luân chuyển vốn được rút ngắn, không gian giao dịch ngày càng mở rộng.
Tóm lại, sự ra đời của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu
khách quan. Nhờ đó, chi phí lao động xã hội được tiết kiệm trong khi tốc độ lưu
chuyển vốn trong nền kinh tế tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
@ Đối với cá nhân:
Thanh toán không dùng tiền mặt đem đến sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm,
thuận lợi cho việc trao đổi. Nhờ nó, bất cứ lúc nào khách hàng đều có thể rút tiền
hoặc thực hiện thanh toán thông qua Ngân hàng.
@ Đối với doanh nghiệp
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái
sản xuất trong kinh doanh.
- Đảm bảo được sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp.
@ Đối với Ngân hàng:
- Giúp thu về một khoản tiền không nhỏ qua phí dịch vụ thanh toán.
- Góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ
kinh doanh, tín dụng.
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa
hệ thống thanh toán, từ đó bắt kịp với trình độ phát triển toàn cầu.
- Là cầu nối giúp Ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các Ngân hàng
khác, giúp nâng cao vị thế, khẳng định uy tín với khách hàng cũng như đối tác.
@ Đối với xã hội:
 Phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá:
Nhờ TTKDTM, khâu thanh toán tại doanh nghiệp được rút ngắn và đảm
bảo, từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền sản xuất.
 Giảm chi phí lưu thông xã hội:
Giúp cắt giảm tối đa khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi
phí xã hội do cắt giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 6-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Ổn định lưu thông tiền tệ:
Khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, lượng tiền mặt trong lưu
thông giảm, tác động trực tiếp đến giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
 Phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia:
Tạo điều kiện cho NHTW dự đoán và kiểm soát nền kinh tế, sử dụng
và phát huy các đòn bẩy kinh tế (lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn, tỉ
giá...) mà không cần dùng tới các mệnh lệnh hành chính.
 Góp phần làm giảm hoạt động kinh tế ngầm:
Nhờ TTKDTM, các tệ nạn xã hội (buôn lậu, rửa tiền, hối lộ, tham nhũng,
trốn thuế...) trở nên khó thực hiện, vì mọi giao dịch kinh tế đều được lưu lại và
có thể kiểm tra, truy cứu dễ dàng qua hệ thống Ngân hàng.
2.1.3. Trách nhiệm các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, các bên tham gia gồm:
 Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: là Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.
 Người sử dụng dịch vụ thanh toán: là tổ chức, cá nhân thực hiện giao
dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Để tiêu chuẩn hóa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã
ban hành nhiều văn bản quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia,
cụ thể là:
 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001
 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002
 Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002
 Gần đây nhất là vào tháng 12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định
161/2006/NĐ-CP và Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, quy định rõ về hạn mức
thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch, việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng
Đồng Việt Nam và trách nhiệm trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam đối với
các tổ chức có liên quan. Trong đó, ngoài các quy định chung thì mỗi bên có
những trách nhiệm sau:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 7-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
2.1.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán
- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mở tài khoản, lập chứng
từ, quản lý chứng từ có liên quan đến tài khoản và hoạt động giao dịch của mình.
- Đảm bảo trách nhiệm chi trả cho bên mua, trả phí dịch vụ cho Ngân
hàng và duy trì số dư tài khoản tiền gửi theo các nguyên tắc của Nhà nước.
- Trong trường hợp xảy ra vi phạm các quy định về lập, quản lý tài khoản
cùng các giấy tờ có liên quan, phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại.
2.1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Là trung gian cung cấp và thực hiện các dịch vụ thanh toán, trách nhiệm
của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặc biệt quan trọng, cụ thể là:
- Giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày
làm việc khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng.
- Thực hiện trích chuyển tài khoản theo lệnh của khách hàng một cách
nhanh chóng, chính xác, an toàn.
Trong trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trả hay theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán, tổ chức
được quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện việc thanh toán.
- Kiểm soát giấy tờ thanh toán, cung cấp đầy đủ chứng từ thích hợp với
mỗi loại hình thanh toán đúng thủ tục, dấu và các chữ ký đúng với mẫu đã đăng
ký, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng còn đủ để thanh toán. Nếu chứng từ
thanh toán không hội đủ các điều kiện, tổ chức được quyền từ chối thanh toán.
- Thông báo kịp thời cho khách hàng thông tin về tài khoản của mình, cũng như đảm
bảo duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
- Nghiêm túc tuân theo các quy định về thu phí dịch vụ thanh toán.
2.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN
HÀNH
2.2.1. Thanh toán bằng séc (Check)
2.2.1.1. Khái niệm:
Séc (check, cheque) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho
người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 8-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Ở Việt Nam, những quy định về séc được ban hành trong các văn bản
như Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực ngày 01/07/2006 cùng Quyết
định số 30/2006 của NHNN và Quy chế cung ứng và sử dụng séc.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ
hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết. Theo Quyết định số
30/2006 của NHNN, tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký
phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan) hoặc séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa
quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán, nếu
người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc
đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán.
2.2.1.2. Phân loại và quy trình thanh toán:
Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:
 Tính chất chuyển nhượng: có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh
 Người phát hành séc: gồm séc cá nhân và séc Ngân hàng xác nhận
 Cách thanh toán séc: gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản
Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo,
séc tài khoản của người hưởng lợi.
Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại séc phổ biến nhất là:
a) Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee
cheque):
Là loại séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác
nhau, được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiền gửi của người ký phát
chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng một số tiền bằng với số tiền ghi trên
tờ séc. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng.
Quy trình thanh toán của séc chuyển khoản: phụ thuộc vào phạm vi
thanh toán của chúng. Cụ thể là:
 Trường hợp 1: Thanh toán cùng Ngân hàng (người chi trả và thụ hưởng
cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng)
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 9-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Trườnghợp2: Thanh toán khác Ngân hàng
Trong trường hợp này, điều kiện thực hiện là 2 Ngân hàng phải có tham
gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán bù trừ điện tử.
 Thanh toán bù trừ: là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng
khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ
này, các Ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho Ngân hàng khác và sẽ thanh
toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ.
Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991
về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và
Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định trên.
 Thanh toán bù trừ điện tử: là việc thực hiện chuyển khoản và thanh
toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ
thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn
nhất định.
Thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện theo Quyết định số
1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ
điện tử liên ngân hàng và Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về
ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
Hình 1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng
(1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
(2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
(3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NH.
(4) NH phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 10-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
và báo “Có” cho họ.
Trường hợp 2 cũng tương tự như trên nhưng khác là ở bước 4, Ngân
hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ thực hiện lập và gửi “Lệnh thanh
toán” cùng các văn bản có liên quan đến Ngân hàng chủ trì. Sau khi đối chiếu,
Ngân hàng chủ trì hạch toán kết quả thanh toán bù trừ rồi gửi tiền đi Ngân hàng
thành viên nhận lệnh.
b) Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque):
Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận
khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để
nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ
séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao
séc cho khách hàng.
Ngân hàng có trách nhiệm chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài
khoản chi trả séc và trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng
trong thời gian luật định tùy theo mỗi quốc gia.
Quy trình thanh toán của séc Bảo chi:
Cũng tương tự như séc chuyển khoản, quy trình thanh toán của séc bảo chi
gắn liền với phạm vi thanh toán.
 Trường hợp 1: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng Ngân hàng:
Hình 2. Quy trình thanh toán séc bảo chi tại cùng 1 Ngân hàng
(1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
(2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
(3) Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào Ngân hàng.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng đồng thời báo
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 11-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
“Có” cho họ.
 Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau
Tương tự như trên nhưng ở bước cuối, Ngân hàng còn phải lập bản kê
thanh toán bù trừ gửi cho NHNN, để từ đó gửi lệnh đến Ngân hàng nhận lệnh.
c) Sổ séc định mức:
Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc
phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định
của ngân hàng.
Phạm vi thanh toán: sổ séc định mức được dùng để thanh toán giữa các
khách hàng cùng chi nhánh; hay khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân
hàng; hoặc không cùng hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa
bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký
tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi.
Thời hạn thanh toán: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30
ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời
hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ
séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá
số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp
quá số dư của séc chuyển khoản.
Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, sẽ được
ghi có ngay cho người thụ hưởng sau đó ghi nợ tài khoản tiền lưu ký sổ séc
định mức.
Quy trình thanh toán: tương như như đối với mô hình của séc bảo chi.
2.2.2. Thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu (Collection of Payment)
2.2.2.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân
hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng cho
người mua.
Trong uỷ nhiệm thu, các bên tham gia tuân theo quy tắc thống nhất về uỷ
nhiệm thu (URC-Uniform Rule for Collection), mà hiện nay là URC 522. Căn
cứ vào những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 12-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán
như hóa đơn, vận đơn... bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm
hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thu hộ tiền.
Uỷ nhiệm thu bao gồm 2 loại:
a) Uỷ nhiệm thu trơn (Clean Collection) hay còn gọi là nhờ thu hối phiếu trơn:
người thu ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền dựa trên hối phiếu mình đã lập,
còn bộ chứng từ thì gửi thẳng cho người mua, không gửi cho Ngân hàng. Hiện
nay, loại uỷ nhiệm thu này ít được sử dụng do quy trình của nó tiềm ẩn nhiều rủi
ro thanh toán.
b) Ủy nhiệm thu kèm chứng từ (Documentary Collection): người thu tiền uỷ
nhiệm cho Ngân hàng thu hộ mình, kèm theo bộ chứng từ với điều kiện nếu
người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao bộ
chứng từ cho người mua nhận hàng hóa.
Khi nhận được giấy Ủy nhiệm thu, trong vòng 1 ngày làm việc, ngân
hàng bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất
việc thanh toán. Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị
phạt chậm trả, số tiền bị phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ
quá hạn của loại cho vay ngắn hạn, nhân với số ngày chậm trả.
Điều kiện sử dụng: người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về
phương diện thanh toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh
toán, sự tin tưởng được thể hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán.
2.2.2.2. Quy trình thực hiện:
Tùy thuộc vào trường hợp xảy ra như sau:
 Trườnghợp1: Cáckháchhàngcótàikhoảntạicùngmộtngânhàng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 13-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Hình 3. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm thu tại cùng một Ngân hàng
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên bán lập 4 liên Uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn bán hàng nộp vào Ngân
hàng.
(3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản của bên mua và báo “Nợ”.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản của bên bán và báo “Có” cho
họ.
 Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau:
Tương tự như trên, nhưng ở đây Ngân hàng phục vụ bên bán phải lập
thêm bản kê thanh toán bù trừ. Quá trình thanh toán sẽ thực hiện thông qua tài
khoản tiền gửi tại NHNN.
2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi (Payment Order)
2.2.3.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng
ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình
để chi trả cho bên thụ hưởng.
Trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên mua phải hoàn tất
lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc
lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi “có” ngay
vào tài khoản và báo cho đơn vị biết khi đã nhận được chứng từ hợp lệ.
Hiện nay, ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được
sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, ủy
nhiệm chi chỉ sử dụng được trong điều kiện người bán tín nhiệm người mua.
2.2.3.2. Quy trình thực hiện:
 Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một Ngân hàng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 14-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Hình 4. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm chi tại cùng một Ngân hàng
(1) Bên bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên mua nộp 4 liên Uỷ nhiệm chi vào Ngân hàng.
(3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản bên mua và báo “Nợ” cho họ.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.
 Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau
Các bước giống như trên, nhưng phải thực hiện thêm việc thanh toàn bù
trừ thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit)
2.2.4.1. Khái niệm:
Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó một
ngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu
mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người
thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
 Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người mua(hay nhập
khẩu) hoặc người ủy thác cho một người khác.
 Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là Ngân hàng của người mua, nó
cấp tín dụng cho người mua.
 Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificically): là người bán hay bất cứ
người nào khác mà người mở L/C chỉ định.
 Ngân hàng thông báo(Advising bank): là Ngân hàng đại lý của Ngân
hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, làm nhiệm vụ thông báo nội dung L/C.
Ngoài ra, có thể còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như Ngân hàng
xác nhận (Confirming bank) hay Ngân hàng thanh toán (Negotiating bank).
2.2.4.2. Phân loại:
Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại sau:
1. Thư tín dụng xác nhận (Confirmed letter of credit)
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 15-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Là loại thư tín dụng được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán
theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.
2. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)
Là loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết
thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy cho đến khi
hoàn tất giá trị hợp đồng.
3. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)
Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất
khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác. L/C đầu gọi
là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
4 .Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit)
Là loại L/C trong đó qui định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một
phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu
tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí phát sinh trong quá
trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả.
5. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit)
Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng
với nó được mở ra, có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức
nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị.
6. Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit)
Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, trong đó
qui định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện được hợp đồng, ngân hàng mở
thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu.
7. Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment letter of credit)
Là loại thư tín dụng được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi
thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định.
8. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause letter of credit)
Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ.
Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức xuất
khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 16-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Trước đây, còn tồn tại hình thức thư tín dụng có thể huỷ ngang
(Revocable L/C), nhưng loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín
dụng hiện nay là không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).
2.2.4.3. Quy trình thực hiện:
Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau:
Hình 5. Quy trình thực hiện thư tín dụng
Đây là 7 bước thực hiện thanh toán, tùy trường hợp có thể tách riêng hay gộp
các bước lại với nhau nhưng yêu cầu người làm công việc này phải hiểu bản chất
nội dung cũng như các bước cụ thể.
(1) Mở thư tín dụng: Người mua căn cứ vào hợp đồng làm xin mở một thư
tín dụng (L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên mua bán đã thỏa thuận
trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 17-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
(2)+(3) Thông báo L/C: Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C, mở
một L/C và thông qua Ngân hàng thông báo ở nước người bán thông báo cho
người bán biết về L/C đó, đồng thời gửi bản chính nội dung L/C cho người bán.
(4) Sửa đổi bổ sung nội dung L/C: Người bán kiểm tra kỹ nội dung của L/C,
nếu chấp thuận thì tiến hành giao hàng hóa cho người mua theo L/C, nếu không
chấp thuận mà cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong L/C thì
người bán trao đổi để sửa lại với người mua. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác
nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ
phận cấu thành không thể tách rời L/C cũ và hủy bỏ nội dung cũ.
(5) Xuất trình bộ chứng từ: Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán
lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến Ngân hàng trong thời gian hiệu lực của L/C.
(6) Thực hiện chi trả: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán
cho Ngân hàng mở L/C để Ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu Ngân
hàng thông báo đồng thời là Ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người
bán và chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C. Ngân hàng này sẽ hoàn lại
số tiền đã trả cho Ngân hàng thông báo.
(7) Chuyển giao chứng từ và thanh toán: Ngân hàng mở L/C chuyển bộ
chứng từ hàng hóa cho người mua để người này đi lĩnh hàng, đồng thời thu hồi
lại người mua số tiền đã trả người bán.
2.2.5. Thanh toán bằng thẻ (Card Payment)
2.2.5.1. Khái niệm:
Thẻ thanh toán là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực
hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thẻ thanh toán là công cụ thanh toán hiện đại do
Ngân hàng phát hành và bán cho các tổ chức hoặc cá nhân để sử dụng thanh toán
hàng hóa, dịch vụ, hay rút tiền tại Ngân hàng đại lý hoặc máy rút tiền tự động
(ATM-Automatic Teller Machine).
Hiện nay, các quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ được quy định
trong Quyết định số 20/2007 ngày 15/05/2007 của NHNN.
2.2.5.2.Phân loại và quy trình thực hiện:
Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 18-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Theo công nghệ sản xuất: thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard), thẻ
băng từ (Magnetic stripe) và thẻ điện tử (Smart Card).
 Theo chủ thể phát hành: thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card) và
thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành (là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập
đoàn kinh doanh, các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn...)
 Theo phạm vi lãnh thổ: bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết chỉ xin được đề cập đến 2 loại thẻ
được phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ và rất thịnh hành trong thanh
toán không dùng tiền mặt sau:
1. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất,
theo đó chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không cần trả lãi để
chi trả hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, sân
bay…) chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước
một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ
hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi
nợ hoãn hiệu (Delayed debit Card) hay chậm trả.
Quy trình thanh toán thẻ tín dụng giữa các bên tham gia được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Hình 6. Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng
(1) Chủ thẻ đến mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh. Nhân viên bán
hàng sau khi kiểm tra thẻ tín dụng và chữ ký trên hóa đơn, nếu phù hợp với chữ
ký trên thẻ thì mới thực hiện yêu cầu thanh toán chủ thẻ. Sau đó tập hợp hóa đơn
xuất trình ngân hàng thanh toán.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 19-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
(2) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở
kinh doanh. Sau đó tiến hành đòi tiền ngân hàng phát hành.
(3) Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng thanh toán.
(4) Hàng tháng ngân hàng phát hành lập bảng kê về tình hình thanh toán tiền
hàng hóa đến cho chủ thẻ.
2. Thẻ ghi nợ (Debit Card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn
liền với tài khoản tiền gửi. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ
thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những
giao dịch sẽ được khấu trừ gần như ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông
qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở kinh doanh, đồng thời chuyển ngân vào
tài khoản của cơ sở kinh doanh đó.
2.2.6. Thanh toán điện tử
2.2.6.1. Khái niệm:
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Công
Thương, thanh toán điện tử cần hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp,
cụ thể là:
Nghĩa rộng: Thanh toán điện tử được hiểu theo là việc thanh toán tiền
thông qua các phương tiện điện tử thay vì trao tay tiền mặt. Trong đó, phương
tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật
số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hay công nghệ tương tự.
Nghĩa hẹp: Thanh toán điện tử theo là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho
các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
Hiện nay, các quy định về thanh toán điện tử ở Việt Nam được ban hành
trong Luật giao dịch điện tử số 51/2005, có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 và
Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về Quy chế thanh toán
bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày
12/5/2003 về Ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử
liên ngân hàng.
2.2.621. Phân loại:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 20-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Về thực chất, thanh toán điện tử không phải là một hình thức thanh toán
cụ thể, mà là một khái niệm chung để chỉ các hình thức thanh toán dựa trên các
công cụ điện tử. Thanh toán điện tử bao gồm các phương thức thanh toán sau:
 Thanh toán điện tử bằng tiền điện tử (E-money): là phương thức
chuyển khoản tiền điện tử, tương tự như đối với tài khoản tiền mặt thông thường,
chỉ khác là tiền được sử dụng trong giao dịch này này là tiền điện tử (tiền đã
được số hóa ở dạng các bit số, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát
hành (bên thứ 3), biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người
mua) mở tại tổ chức phát hành). Nếu giá trị của tiền mặt được bảo đảm bởi chính
phủ thì giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết
chuyển đổi tiền điện tử sang tiền mặt theo yêu cầu của người sở hữu.
 Thanh toán điện tử bằng ví điện tử (E-wallet): là một tài khoản điện
tử, có chức năng như một chiếc ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người
dùng mua – bán – giao dịch tại các trang web thương mại điện tử và tại các cộng
đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tổ chức như Viet Union (thuộc tập
đoàn đầu tư Sài Gòn-Saigon Invest Group) đầu tư vào hoạt động thanh toán dùng
ví điện tử, cụ thể là sản phẩm ví điện tử Payoo đang rất phát triển, đặc biệt là
trong cộng đồng game thủ Việt.
 Thanh toán điện tử bằng chuyển tiền điện tử (T/T-Telegraphic
Transfer) là phương thức chuyển tiền trong đó khách hàng (người có yêu cầu
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian
nhất định.
 Thanh toán điện tử bằng séc điện tử (E-check):
Séc điện tử là một phiên bản điện tử có giá trị pháp lý đại diện cho một
tấm séc giấy. Quy trình thanh toán séc điện tử cũng tương tự như đối với séc
thông thường, chỉ khác là hoạt động thanh toán được thực hiện trực tuyến. Các
thông tin lưu giữ trên séc điện tử thường bao gồm:
Số tài khoản của người mua hàng; Ký tự để phân biệt Ngân hàng ở cuối
tấm séc; Loại tài khoản (cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức); Tên chủ tài khoản; Số
tiền thanh toán.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 21-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Thanh toán điện tử bằng L/C điện tử:
Tín dụng thư điện tử thực chất cũng là một tín dụng thư và cũng tuân thủ
các bước như đối với thư tín dụng thường. Tuy nhiên, sự khác biệt là các bước
này được làm trực tuyến.
Để thực hiện, Ngân hàng phải cung cấp một hệ thống dịch vụ mạng cho
các nhà nhập khẩu soạn thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo
này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành trong vòng vài
giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất và kiểm tra chúng từ
máy tính của nhà xuất khẩu. Chứng từ xuất trình thường là chứng từ điện tử.
 Thanh toán điện tử bằng thẻ trực tuyến: đây là hình thức kết hợp
giữa thanh toán điện tử và thanh toán bằng thẻ. Quy trình giao dịch tương tự như
đối với thanh toán bằng thẻ.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc thanh toán thẻ trực tuyến, doanh nghiệp
cần đáp ứng các điều kiện sau:
 Có một website cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tuyến
 Có tài khoản thương mại (Merchant account) mở tại Ngân hàng hoặc tổ
chức tài chính
 Có cổng thanh toán (Payment gateway)
 Thanh toán điện tử bằng dịch vụ Ngân hàng điện tử: trong đó:
@ Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking):
Home-banking là hình thức thanh toán của ngân hàng điện tử, cho phép
khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng nơi họ
mở tài khoản tại nhà, hay văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng.
Homebanking được xây dựng trên 1 trong 2 nền tảng: hệ thống các phần
mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base) thông
qua hệ thống máy chủ, Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính
sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng.
Quy trình sử dụng Homebanking bao gồm các bước cơ bản:
 Bước 1: Thiết lập kết nối máy tính của khách hàng với hệ thống máy
tính của ngân hàng qua Internet.
 Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 22-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng
Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, những thông tin chứng từ cần thiết
sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua Home-
banking được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận
an toàn hơn thông qua các loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau được
phân quyền. Lệnh thanh toán qua Home-banking được ký 2 chữ ký điện tử theo
quy định chứng từ của NHNN và hầu hết được thực hiện ngay trong ngày.
@ Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking/Mobile
Banking)
Phone-banking: là hình thức thanh toán của Ngân hàng điện tử, cho phép
khách hàng thực hiện giao dịch thông qua điện thoại. Khi đăng ký sử dụng dịch
vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp mã khách hàng/mã tài khoản.
Ngoài ra, tuỳ theo đăng ký, khách hàng còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác.
Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking như sau:
 Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng cung cấp các thông tin
cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó,
khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã
khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài
khoản nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện trong giao dịch.
 Bước 2: Xử lý giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã
khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng
chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ cần thực hiện giao dịch. Khách hàng
có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ
giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Mobile-banking: là kênh thanh toán qua mạng điện thoại di động. Thực
chất, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa
trung tâm xử lý và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…).
Quy trình thực hiện:
Khách hàng gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán theo mẫu, ngân hàng sẽ gửi
tin nhắn xác nhận giao dịch và thực hiện việc trả tiền cho các đại lý. Bên cạnh
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 23-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
đó, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán hoá đơn (điện,
nước, điện thoại…) hay thậm chí là giao dịch chứng khoán.
Internet banking:
Internet banking cũng là một trong những kênh thanh toán của ngân hàng,
mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ
lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn còn được cung cấp và được hướng
dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, với tính chất bảo mật
không cao bằng các dịch vụ trên, Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn
chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn.
2.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT
Ra đời trong những hoàn cảnh và điều kiện thanh toán khác nhau, do đó
mỗi phương thức thanh toán đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.
Chính vì thế, cần nắm rõ các ưu nhược điểm đặc trưng của từng hình thức thanh
toán, từ đó áp dụng hiệu quả vào những trường hợp cụ thể trong thực tế.
HÌNH
THỨC TT
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
1. SÉC
 Thủ tục phát hành tương
đối đơn giản, tiết kiệm thời
gian.
 Với séc chuyển khoản,
khách hàng không phải ký
gửi vào tài khoản nên sẽ
không bị mất một số tiền có
thể sinh lời.
 Khi thanh toán, quá trình
luân chuyển chứng từ liên Ngân
hàng có thể kéo dài.
 Mặt khác, với séc chuyển
khoản nếu tài khoản người mua
không đủ để thanh toán thì
người bán có thể bị chiếm dụng
vốn một thời gian.
 Hình thức tờ Séc do Ngân
hàng nhà nước thiết kế không
phù hợp với thực tế. Một tờ séc
phải ghi quá nhiều yếu tố không
cần thiết, dễ xảy ra sai sót.
 Phạm vi thanh toán rất hẹp
2. ỦY
NHIỆM
 Thuận tiện hơn cho người
mua vì NH đã đảm nhận
 Có thể xảy ra tình trạng chậm
trả khi UNT về đến Ngân hàng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 24-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
THU
trách nhiệm thu hộ tiền, nhất
là trong trường hợp giao
dịch giữa các đối tác khác
quốc gia.
phục vụ người trả tiền nhưng
TK của người trả tiền không có
hoặc không đủ số dư để thanh
toán.
3. ỦY
NHIỆM
CHI
 Thủ tục lập đơn giản, dễ
thực hiện.
 Tiện lợi và an toàn vì
công tác chuyển tiền được
Ngân hàng bảo đảm.
 Thời gian thanh toán
nhanh, ít khi xảy ra sai sót.
 Ủy nhiệm chi được lập sẵn
theo mẫu của Ngân hàng, phần
ghi nội dung chuyển tiền hẹp
nên không ghi được đủ nội dung
chuyển tiền.
 Dễ dẫn đến việc đơn vị mua
chiếm dụng vốn của đơn vị bán.
4. THƯ
TÍN
DỤNG
 Có tính an toàn và dễ áp
dụng trong trường hợp giao
dịch có giá trị lớn, các đối
tác thiếu am hiểu và tin
tưởng lẫn nhau.
 So với các hình thức
khác, các điều kiện ghi trên
thư tín dụng khá chặt chẽ,
phản ánh đủ các cam kết
thanh toán trong hợp đồng
hay đơn đặt hàng đã ký.
 Không phải lo ngại những
rủi ro như lãi suất, tỷ giá...vì
đã thỏa thuận trước trong
thư tín dụng.
 Quy trình thanh toán phức
tạp, phải trải qua nhiều bước
trung gian.
 Thời gian thực hiện thanh
toán lớn.
 Đòi hỏi chi phí thực hiện khá
cao.
 Người thực hiện công tác
thanh toán phải có trình độ
chuyên môn vững vàng.
5. THẺ
 Thuận tiện sử dụng vì có
phạm vi thanh toán tương
đối rộng.
 Có thể liên kết với hình
thức thanh toán điện tử để
thực hiện giao dịch qua
mạng.
 Chi phí đầu tư ban đầu để lắp
đặt thiết bị liên quan (máy quét
thẻ, máy ATM...) khá cao.
 Các sự cố kỹ thuật (máy nuốt
thẻ, máy bị rò điện, cháy nổ, bị
cài thiết bị gián điệp, bị lấy cắp
thông tin thẻ...) rất dễ xảy ra.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 25-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
6. THANH
TOÁN
ĐIỆN TỬ
 Ưu điểm lớn nhất là sự
tiện nghi, luôn sẵn sàng mọi
lúc, mọi nơi.
 Phạm vi thanh toán rất
rộng, đặc biệt phát huy tốt
trong môi trường thanh toán
quốc tế.
 Là hình thức thanh toán
tương đối phức tạp và mới mẻ
 Đòi hỏi trình độ ứng dụng tin
học cao của Ngân hàng
 Những trở ngại về phần mềm
cũng như việc bảo mật trước sự
tấn công của Hacker, Virus...
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu là từ
Phòng Kế toán tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2007-2009, bao gồm:
- Thông tin tổng hợp về BIDV
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ
- Bảng cân đối kế toán của BIDV Cần Thơ
- Các báo cáo tổng hợp và chi tiết về hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại BIDV Cần Thơ
- Cùng một số thông tin khác
Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập từ các nguồn khác như: sách, báo,
tạp chí kinh tế, Website...
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.4.2.1. Phương pháp so sánh
@ So sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc
của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được áp dụng nhằm xem xét sự biến
động của các số liệu kinh tế và tìm hiểu nguyên nhân tác động, nhằm đưa ra giải
pháp và biện pháp khắc phục.
Trong đó: T0 là số liệu năm trước
T1 là số liệu năm sau
T là chênh lệch (tăng, giảm) của các số liệu kinh tế
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 26-
T = T1 – T0
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
@ So sánh tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được dùng để xem xét mức biến
động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nhất định. So sánh tốc độ tăng
trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu
từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
T0 là số liệu năm trước
T1 là số liệu năm sau
t là tốc độ tăng trưởng của các số liệu kinh tế
2.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu tổng thể
cần nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các thông số của chỉ tiêu
khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính với trị số của
chỉ tiêu khi vừa có biến đổi của nhân tố cần xác định chúng ta xác định được
mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Phương pháp này dùng để tính mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
2.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào thông tin từ đồ thị, biểu bảng và các chỉ tiêu được biểu diễn để
phân tích các đối tượng cần nghiên cứu (giá trị, tỷ lệ v.v…) từ đó đưa ra nhận
xét, đánh giá.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 27-
t = (T1-T0)/T0*100%
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHƯƠNG 3:
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
TP CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
Được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng
chính phủ, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
Đầu tư & phát triển Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Nhiệm
vụ chủ yếu của của Ngân hàng là thực hiện cấp và quản lý
vốn kiến thiết cơ bản cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội
từ nguồn vốn ngân sách.
Tùy từng thời kỳ, nhiệm vụ cụ thể và tên gọi của Ngân hàng cũng khác nhau:
 Giai đoạn từ 1957-1981: mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đây
là thời kỳ khôi phục và xây dựng những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì thế, nhiệm vụ của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn
khi vừa phải tăng cường hoạt động, cung cấp vốn cho những công trình quan
trọng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, vừa phải góp phần vào công tác thăng bằng
thu chi, ổn định tiền tệ, quản lý thị trường và giá cả.
 Giai đoạn từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam. Trong thời kỳ này, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ,
Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 28-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định hình thành trong nền kinh tế, đồng
thời từng bước một trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
 Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
hay còn gọi là BIDV (Bank of Investment and Development of Viet Nam). Tên
giao dịch quốc tế của Ngân hàng là Vietindebank.
Từ đây, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản, thể hiện qua nhiều mặt,
cụ thể là: tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa-
hiện đại hóa; Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt (hợp tác thương mại, khắc phục
thiên tai, hỗ trợ mặt hàng nông sản...); Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức
năng của Ngân hàng thương mại; Nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống;
Phát triển cơ cấu phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn); Đổi
mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
Từ những hoạt động trên, BIDV đã đạt được nhiều thành công quan trọng,
trở thành một trong 4 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cùng với Agribank,
Vietcombank và Vietinbank.
Đến 31/12/2009, xét về tổng tài sản, BIDV là Ngân hàng lớn nhất Việt
Nam, đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế.
Hơn thế nữa, Ngân hàng đã xây dựng được một mạng lưới giao dịch rộng khắp
với 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63
tỉnh thành trên toàn quốc.
3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tọa lạc tại số 12 Hòa Bình quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ được thành lập vào năm
1977, theo quyết định 32/CP của Thủ
tướng chính phủ, với tên gọi ban đầu là
Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang.
Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư
& phát triển Cần Thơ có thể chia làm 3
giai đoạn, với những tên gọi khác nhau cùng nhiệm vụ khác nhau:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 29-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Giaiđoạntừ1977-1981: têngọilà Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Nhiệm
vụ chính của Ngân hàng là cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng cơ
bản theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự kết hợp giữa các nguồn:
 Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản
mang ý nghĩa chiến lược với tỉnh Hậu Giang nói riêng và quốc gia nói chung.
 Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các
công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu
tư của nhà nước.
 Giaiđoạntừ1981-1992: là Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Hậu Giang,
do việc tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trên cơ sở chi
nhánh Kiến Thiết và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Giai đoạn 1992 trở đi: Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. Sau khi
chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG ngày
01/01/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, nhiệm vụ chính của Ngân hàng thời kỳ
này là kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của NHNN.
Thời kì này, nhiệm vụ của Ngân hàng là huy động vốn và sử dụng vốn, gắn
chiến lược huy động và sử dụng vốn vào trong chiến lược tổng thể nhằm đa dạng
hóa, hữu hiệu hóa hoạt động, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển
các dự án theo mục tiêu kinh tế vĩ mô, vi mô do nhà nước đề ra.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 30-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 7. CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ
3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và phong
phú, bao trùm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể phân loại thành các
nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
 Huy động vốn: đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là
tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động
vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tíết kiệm, kỳ phiếu… bằng nội tệ hay
ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng
Trung Ương.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 31-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
 Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho
khách hàng trong tất cả hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh
doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án
kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo.
 Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết
khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… với mức
lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.
 Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối
tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối
tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu
rủi ro; Mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
 Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài
nước (uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán v.v… ) cho khách hàng
với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý.
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm gần đây
(2007-2009) không ngừng phát triển, với tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng,
tuy mức độ thay đổi khác nhau.
3.2.2.1. Về thu nhập
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BIDV CẦN THƠ
(2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
SO
SÁNH
08/07
SO
SÁNH
09/08
Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ lệ
%
I. Thu nhập
100.42
9
174.262 187.122 173,52 107,38
1. Thu nhập từ lãi 84.408 149.024 118.147 176,55 79,28
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 32-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
- Từ lãi cho vay 84.400 149.017 118.147 176,56 79,28
- Từ lãi tiền gửi 8 7 0 87,5 0
2. Thu nhập ngoài lãi 16.021 25.238 68.975 157,53 273,29
II. Chi phí 85.308 161.172 177.704 188,93 110,26
1. Chi phí lãi 57.550 126.338 134.896 219,53 106,77
- Chi phí trả lãi tiền gửi 25.751 28.375 43.659 110,19 153,86
- Chi phí trả lãi tiền vay 31.799 97.963 91.237 308,07 93,13
2. Chi phí ngoài lãi 27.758 34.834 42.808 125,49 122,89
Trong đó: Dự phòng rủi ro 14.222 8.000 9.000 56,25 112,5
III. Thu nhập trước thuế 15.121 13.090 9.418 86,57 71,95
IV. Thu nhập ròng 10.887 9.425 6.781 86,57 71,95
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Qua số liệu tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta nhận thấy
tổng doanh thu qua 3 năm 2007, 2008, 2009 đều tăng. Tuy vậy, mức tăng
không đồng đều và có sự biến động như sau:
 Từ 2007 đến 2008: doanh thu tăng 73.833 triệu đồng (tức tăng 73,52%).
 Từ 2008 đến 2009: doanh thu tăng nhẹ 12.860 triệu đồng, tức tăng
7,38%. So với mức tăng của năm 2007-2008 là 73,52% thì mức tăng này có thể
nói là khá thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế xã hội từ 2008-2009 biến động
xấu, là thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân đều
gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mức vốn huy động giảm, bên cạnh đó là hoạt
động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt
giảm sản xuất.
Trong các khoản thu nhập này, thu nhập từ lãi cho vay là chủ yếu, chiếm
84,04% năm 2007, 85,51% năm 2008 và giảm xuống 63,14% năm 2009. Nguyên
nhân chủ yếu của việc này là do trong năm 2009, việc cho vay với lãi suất giới
hạn trần do chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp trong khủng
hoảng kinh tế đã làm giảm nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.
Thu nhập ngoài lãi như lợi nhuận từ các khoản đầu tư, phí dịch vụ Ngân
hàng (chuyển tiền, uỷ nhiệm thu/chi, tư vấn v.v…) chỉ chiếm một khoản tương
đối nhỏ. Cụ thể, năm 2007 thu nhập ngoài lãi chiếm 15,95% và năm 2008 là
14,48%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đến năm 2009, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên
tổng thu nhập đã tăng lên khá đáng kể, chiếm 36,86% trong tổng doanh thu, tăng
43.737 triệu đồng, tức tăng 273,29%-gần gấp 3 lần so với năm 2008.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 33-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố chính vẫn là việc Ngân hàng
đã tăng cường các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng trong giai đoạn
2008-2009 để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Do khủng hoảng, phần lớn các
doanh nghiệp và cá nhân đều thu hẹp tiêu dùng, sản xuất nên việc lựa chọn thay
đổi chiến lược kinh doanh ngắn hạn là điều cần thiết.
Ngoài ra, thu nhập từ lãi tiền gửi ở Ngân hàng trung ương chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, hầu như không đáng kể do đây không phải là hoạt động quan trọng trong
công tác kinh doanh của Ngân hàng.
3.2.2.2. Về chi phí
Cùng với doanh thu, chi phí cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể là:
 Năm 2007 đến 2008: tăng 75.864 triệu đồng, tức tăng 88,93%. Trong đó
chi phí trả lãi, mà cụ thể là lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến
37,28% năm 2007 và 60,78% năm 2008.
 Năm 2008 đến 2009: về số tuyệt đối tăng 16.532 triệu đồng, tức tăng
10,26%. So với doanh thu chỉ tăng lên 7,38% thì mức tăng chi phí này có phần
tương đối lớn. Cũng như năm 2008, chi phí chủ yếu vẫn là từ hoạt động trả lãi
tiền vay.
Điều này được lý giải là do tình hình khan hiếm vốn thời điểm đó buộc
Ngân hàng phải đặt mức lãi suất huy động cao (cao nhất lên tới % vào tháng
12/2009 mới có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, do việc tăng cường hoạt động của Ngân hàng, các chi phí
ngoài lãi khác như chi cho dịch vụ, phí công tác, chi phí điện nước, điện thoại
v.v... và chi cho dự phòng cũng tăng đều qua các năm.
3.2.2.3. Về lợi nhuận
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 34-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
15.121
13.090
9.418
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
2007 2008 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình 8. BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
So với doanh thu, lợi nhuận thực tế đã giảm qua các năm, đặc biệt là năm
2009 với giá trị giảm từ 13.090 xuống chỉ còn 9.418 triệu đồng.
Dựa vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy từ năm 2007-2008 lợi nhuận giảm nhẹ,
nhưng sau đó đã giảm mạnh hơn vào năm 2009 do tình hình suy thoái kinh tế. Cụ
thể, năm 2008 lợi nhuận đạt 86,57% so với năm 2007; năm 2009 đạt 71,95%
nếu so với 2008 và chỉ đạt 62,28% nếu so với lợi nhuận của năm 2007.
Lợi nhuận suy giảm trong giai đoạn này do tác động của nhiều nguyên
nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất đó là do chi phí trong năm 2009
tăng nhanh trong khi doanh thu không cao hơn năm 2008 bao nhiêu. Mặt khác,
trong thời kỳ này, BIDV phải chịu nhiều sức ép từ khủng hoảng kinh tế và lạm
phát, cùng việc NHNN đưa ra mức dự trữ bắt buộc khá cao, trong khi mức lãi
suất cho vay đã được ấn định trần khiến lợi nhuận suy giảm nhiều.
Nếu so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thời kỳ này, mức giảm lợi
nhuận trên vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy
BIDV Cần Thơ cần có kế hoạch thích hợp để thay đổi, tận dụng cơ hội để tiếp
tục phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm sau khi kinh tế đã được khôi phục.
3.2.4. Công tác huy động vốn:
Huy động vốn luôn luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất và là chức năng
chính yếu của một Ngân hàng. Đặc biệt là với một Ngân hàng thương mại, nguồn
thu từ vốn huy động là tiền đề cơ bản cho hầu hết các hoạt động khác. Khả năng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 35-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
huy động vốn, do đó cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực hoạt
động của Ngân hàng.
Bảng 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn có chuyển
biến rõ rệt qua các năm, với mức tăng đều đặn từ 133.499 triệu đồng lên
148.370 triệu đồng lần lượt qua các năm 2007, 2008 đến 2009. Trong đó, tỷ
trọng của vốn huy động và vốn Trung ương điều chuyển là cao nhất, các quỹ và
vốn khác chiếm giá trị không đáng kể.
Mặt khác, cơ cấu của nguồn vốn có sự thay đổi vào năm 2009: lần đầu tiên
trong 3 năm tỷ trọng của vốn huy động cao hơn nguồn vốn do Trung Ương điều
chuyển. Thông thường vào các năm trước, vốn do Trung Ương điều chuyển
chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,05% năm 2007, và 52,30% năm 2008. Tuy nhiên, năm
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 36-
CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
SO
SÁNH
07/08
SO
SÁNH
08/09
Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh
lệch
Chênh
lệch
Tổng nguồn vốn 946.538 1.080.037 1.228.407 133.499 148.370
I. Vốn huy động 428.209 493.848 704.691 65.639 210.843
1. Tiền gửi của
TCTD
222 512 88 290 -424
2. Tiền gửi của
TCKT
215.663 225.124 304.766 9.461 79.642
- Không kỳ hạn 182.223 196.992 230.636 14.769 33.644
- Có kỳ hạn 33.440 28.132 74.130 -5.308 45.998
3. Tiền gửi tiết kiệm 201.888 235.305 332.647 33.417 97.342
- Không kỳ hạn 7.143 3.473 35.721 -3.670 32.248
- Có kỳ hạn 195.508 231.832 296.926 36.324 65.094
4. Phát hành
giấy tờ có giá
6.636 27.403 63.462 20.767 36.059
5. Vay của TCTD 3.800 5.504 3.728 1.704 -1.776
II. Vốn TƯ
điều chuyển
492.708 564.876 497.569 72.168 -67.307
III. Vốn và các quỹ 15.245 13.091 9.697 -2.154 -3.394
IV. Vốn khác 10.376 8.222 16.450 -2.154 8.228
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
2009 thì tỷ lệ này sụt giảm xuống còn 40,50%, trong khi tỷ lệ vốn huy động tăng
lên 57,37%.
45,73
57,37
45,24
52,352,05
40,5
0
10
20
30
40
50
60
70
2007 2008 2009
Vốn huy
động
Vốn TƯ
điều
chuyển
Đơn vị tính: %
Hình 9. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ VỐN HUY ĐỘNG VÀ VỐN TƯ ĐIỀU
CHUYỂN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân
hàng ngày càng phát triển, không còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung
Ương, mà phát huy đúng nguyên tắc hoạt động của một Ngân hàng thương mại
đó là "đi vay để cho vay". Nguyên nhân của việc vốn huy động trong năm 2009
tăng cao chính là từ việc Ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các tổ chức
kinh tế (tăng 79.642 triệu đồng) và tiền gửi tiết kiệm (tăng 97.342 triệu đồng),
song hành với công tác phát hành giấy tờ có giá (tăng 36.059 triệu đồng).
Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được, quan trọng nhất vẫn là từ
nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm 43,25% năm 2009) và tiền gửi tiết
kiệm của khách hàng (chiếm 47, 21% năm 2009). Do đó, Ngân hàng cần tập
trung vào công tác thu hút vốn từ các nguồn này, để đảm bảo tình hình huy động
vốn luôn hiệu quả.
3.2.5. Công tác sử dụng vốn:
Bảng 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 37-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
SO
SÁNH
07/08
SO
SÁNH
08/09
Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh
lệch
Chênh
lệch
I. Doanh số cho
vay
2.595.209 3.171.909
3.916.38
7
576.700 744.478
1. Ngắn hạn 2.504.377 3.033.510
3.578.28
7
529.133 544.777
2. Trung và dài hạn 90.832 138.399 338.100 47.567 199.701
II. Doanh số thu
nợ
2.480.426 3.025.555
3.771.42
9
545.129 745.874
1. Ngắn hạn 2.401.258 2.895.014
3.502.40
4
493.756 607.390
2. Trung và dài hạn 79.168 130.541 269.025 51.373 138.484
III. Tổng dư nợ 922.827 1.069.181
1.216.50
4
146.354 147.323
1. Theo nội tê,
ngoại tệ
922.827 1,069,181
1.216.50
4
146.354 147.323
- VNĐ 676.983 965.906
1.167.89
8
288.923 201.992
- Ngoại tệ 245.844 103.275 48.606 -142.569 -54.669
2. Theo thời hạn 922.827 1.069.181
1.216.50
4
146.354 147.323
- Ngắn hạn 806.680 945.176
1.021.06
0
138.496 75.884
- Trung, dài hạn 116.147 124.005 195.444 7.858 71.439
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng số liệu, có thể nhận thấy từ năm 2007-2009 doanh số cho
vay, thu nợ và tổng dư nợ của Ngân hàng tăng tương đối đều, chứng tỏ hoạt
động sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, cụ thể là:
 Công tác cho vay:
Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm như sau:
@ Năm 2008 so với năm 2007 tăng 576.700 triệu đồng (tức tăng 22,22%);
@ Năm 2009 so với năm 2008 tăng 744.478 triệu đồng (tức tăng 23,47%).
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm giá trị chủ yếu, tuy có sự giảm
nhẹ qua các năm từ 96,5% (2007) đến 95,63% (2008) và 91,36% (2009). Điều
này là do cho vay ngắn hạn vốn là một dịch vụ chủ yếu, được chú trọng của
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 38-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
Ngân hàng bởi tính chất thuận tiện, rủi ro thấp hơn nhiều so với cho vay trong
thời gian trung và dài hạn .
 Công tác thu nợ:
Công tác thu nợ cũng tăng đều qua các năm, với giá trị và tỷ lệ như sau:
@ Năm 2008 tăng 545.129 triệu đồng so với năm 2007, nghĩa là tăng
21,98%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,56%, trung và dài hạn tăng
64, 89%.
@ Năm 2009 tăng 745.874 triệu đồng so với năm 2008, ứng với mức tăng
24,65%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,98%, nhưng đặc biệt trong năm này,
doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng đến 106,08%.
Từ đó có thể thấy, mặc dù luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với doanh
số thu nợ ngắn hạn, cụ thể là chỉ chiếm 3,2% (năm 2007), 4,31% (năm 2008) và
7,13% vào năm 2009, nhưng hoạt động thu nợ trung và dài hạn đã có sự phát
triển tương đối mạnh vào thời gian gần đây.
 Dư nợ:
Tổng dư nợ tăng đều đặn qua các năm, với chênh lệch lần lượt là 146.354
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,86% (năm 2008 so với 2007) và 147.323 triệu đồng,
chiếm 13,78% (năm 2009 so với năm 2008).
Dư nợ được phân loại theo hai hình thức chủ yếu là dư nợ theo thời hạn và
dư nợ theo đồng nội tệ, ngoại tệ (chủ yếu là USD). Trong đó, dư nợ theo VND và
dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi công tác cho vay theo VND và cho
vay trong ngắn hạn là hoạt động chủ yếu, được chú trọng phát triển của Ngân
hàng từ trước đến nay.
Tỷ trọng của dư nợ theo thời hạn và theo ngoại tệ/nội tệ được thể hiện qua
các biểu đồ sau đây:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 39-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
90,34 96
9,66
73,36
4
26,64
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009
Ngoại tệ
VND
Hình 10. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO NỘI TỆ/NGOẠI TỆ CỦA
BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Dựa vào biểu đồ trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ theo VND qua 3 năm
ngày càng tăng lên. Đặc biệt, đến năm 2009, dư nợ này chiếm đến 96% tổng dư
nợ.
88.4 83.93
87.41
11.612.59
16.07
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009
Trung,
dài hạn
Ngắn
hạn
Hình 11. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Trong khi đó, cơ cấu dư nợ theo thời hạn lại có sự biến động qua 3 năm như
sau: năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao, chiếm 87,41% và tiếp tục tăng
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 40-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
nhẹ vào năm 2008, chiếm 88,4% trong cơ cấu. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn đã sụt giảm nhẹ xuống còn 83,93% trên tổng dư nợ.
Điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, và nó cũng phản ánh thực trạng của
hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng rằng xét về giá trị, doanh số cho vay
ngắn hạn qua 3 năm đều tăng nhưng mức tăng không cao bằng hoạt động cho
vay trung và dài hạn.
Nhìn chung, qua 3 năm gần đây, dư nợ liên tục tăng cho thấy một dấu hiệu
không tích cực về khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, do đó, cần có những
biện pháp để giải quyết tình hình này trong những năm sắp tới.
3.2.6. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Là một Ngân hàng lớn, có bề dày về lịch sử hình thành và phát triển,
phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian sắp tới là tập
trung vào các mặt sau đây:
 Tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong trong các hoạt động, dịch vụ truyền
thống của một Ngân hàng thương mại.
 Mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại. Đặc biệt
chú trọng vào việc mở rộng các hình thức thanh toán mới như thẻ, lắp đặt thêm
nhiều máy ATM v.v...
 Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch đi đôi với tuyển chọn cán bộ.
 Xúc tiến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đi đôi với việc tổ
chức các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn mua bán, chia tách hay sáp nhập doanh
nghiệp...
 Tăng cường các mối liên kết với các doanh nghiệp để vươn ra thị trường
quốc tế.
 Tranh thủ giao lưu, phối hợp với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài
để tranh thủ vốn đầu tư cũng như nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm phát triển.
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 41-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI BIDV CÂN THƠ
4.1. TÌNH TÌNH CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI BIDV CẦN THƠ
4.1.1. Tình hình hoạt động chung
Nhìn chung, công tác thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Cần Thơ
có sự tăng trưởng, phát triển tương đối qua các năm với tổng giá trị giao dịch và
tổng số món đều tăng, cụ thể như sau:
Bảng 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
Phương
thức
2007 2008 2009
SO SÁNH
08/07
SO SÁNH
09/08
Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch
1. Séc 2.822.801 4.971.795 4.434.132 2.148.994 -537.663
2. UNC 6.528.720 11.984.341 17.498.068 5.455.621 5.513.727
3. UNT 1.009.113 967.873 965.020 -41.241 -2.853
4. L/C 1.041.484 1.842.169 748.717 798.745 -1.093.451
5. Thẻ 120.450 192.832 415.616 72.382 222.784
6. TT điệntử 3.480.790 6.574.513 9.543.663 3.093.723 2.969.150
Tổng 15.003.396 26.531.639 33.605.302 11.528.243 7.073.663
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Dựa vào số liệu có thể thấy rằng, mặc dù tổng giá trị giao dịch thanh toán
không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ đều tăng qua các năm, kể cả thời điểm
xảy ra khủng hoảng kinh tế (năm 2008 tăng 76,83%, năm 2009 tăng 26,66%)
nhưng giá trị giao dịch của từng phương thức lại thay đổi không giống nhau. Cụ
thể là, có sự chuyển dịch hoạt động thanh toán từ phương thức này sang phương
thức khác.
Trong số đó, uỷ nhiệm chi là phương thức được sử dụng nhiều nhất, với tỷ
trọng chiếm đến 52,07% trong tổng giá trị giao dịch (năm 2009). Đứng thứ hai là
thanh toán điện tử (28,40%-2009), thứ ba là séc (13,19%-2009). Các phương
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 42-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
thức còn lại như uỷ nhiệm thu, L/C, thẻ lần lượt chiếm 2,87%, 2,23% và 1,24%
trong cơ cấu.
Trong giai đoạn năm 2007-2008, các phương thức thanh toán này đều
tăng về giá trị. Điều này một phần chứng tỏ năng lực của ngân hàng BIDV trong
việc đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, tình hình năm 2009 lại có
nhiều thay đổi. Mặc dù tính về tổng thể, giá trị giao dịch tăng nhưng một sô
phương thức thanh toán lại có sự suy giảm, điển hình của mức giảm tương đối
cao là L/C và séc.
 Về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước:
Tại BIDV Cần Thơ, các phương thức được sử dụng trong thanh toán trong
nước là uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ, séc và chuyển tiền điện tử do những đặc
tính tiện lợi và phù hợp của chúng. Trong đó, tỷ trọng của uỷ nhiệm chi là cao
nhất, kế đến chuyển tiền điện tử và séc. Đặc biệt, phương thức L/C hầu như
không được sử dụng trong các giao dịch trong nước.
Bảng 5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ
TIÊU
2007 2008 2009
SO SÁNH
08/07
SO SÁNH
09/08
Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch
1. Giá trị
giao dịch
13.240.156 23.868.435 32.224.803 10.628.279 8.356.368
2. Số món 1.492 2.019 2.177 527 158
3. Giá trị
GD bình
quân
8.874 11.821 14.802 2.947 2.981
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Có thể thấy, qua 3 năm 2007-2009, giá trị giao dịch tăng khá đều, với mức
chênh lệch là 10.628.279.000 đồng (năm 2008), tức tăng 80,27% và năm 2009
tăng 8.356.368.000 đồng, đồng nghĩa với việc tăng nhẹ 35,01%. Mức tăng mạnh
từ năm 2007-2008 và nhẹ hơn vào năm 2009 này phản ánh tình hình thực tế của
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 43-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
việc thanh toán năm 2009 của doanh nghiệp cũng như cá nhân đối với Ngân hàng
đã bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội năm 2009 vốn không mấy sáng sủa.
13,76
1,72
54,3
1,29
28,93
Séc
Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm chi
Thẻ
Chuyển tiền
x
Hình 12. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN
TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009
Trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm tỷ lệ nhiều
nhất vẫn là phương thức truyền thống uỷ nhiệm chi (54,3%), theo sau là các
phương thức như chuyển tiền (28,93%) và séc (13,76%). Tỷ trọng của thẻ và uỷ
nhiệm thu khá nhỏ, có thể xem là không đáng kể.
Điều này chứng tỏ công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần
Thơ vẫn thiên về các hình thức truyền thống, mặt khác cũng chứng tỏ thói quen
thanh toán của đa số người Việt Nam.
 Về thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế:
Khác với thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, các phương thức
thanh toán được áp dụng trong thanh toán quốc tế thường dùng là L/C, nhờ thu
và chuyển tiền do các đặc trưng riêng của các phương thức này phù hợp với hoạt
động thanh toán quốc tế.
Bảng 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: USD
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 44-
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ
CHỈ
TIÊU
2007 2008 2009
SO SÁNH
08/07
SO SÁNH
09/08
Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch
1. Giá
trị giao
dịch
109.422.88
0
156.871.310 76.946.590 47.448.430 -79.924.720
2. Số
món
731 740 852 9 112
3. Giá
trị GD
bình
quân
149.689 211.988 90.312 62.299 -121.676
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Ghi Chú: Giá trị giao dịch và số món ở đây đã bao gồm cả các khoản
thông báo (ILC, Inception) và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch.
Qua tình hình thanh toán thể hiện trong bảng, có thể thấy sự giảm sút
mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2009, khi doanh số
giao dịch giảm 79.924.720 USD, tức giảm đến 50,95% về tỷ lệ. Trong khi đó,
trên thực tế số món giao dịch lại tăng thêm 112 món, chiếm tỷ lệ 15,14%.
Điều này chứng tỏ, tuy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của
BIDV Cần Thơ năm 2009 có tăng lên, nhưng chưa thực sự có sự chuyển biến về
chất lượng bởi giá trị giao dịch đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, vì thời kỳ năm
2009 là thời điểm xảy ra khủng hoảng, các doanh nghiệp trên thế giới đồng loạt
giảm quy mô sản xuất, giao dịch nên vấn đề suy giảm doanh số thanh toán trên
không hoàn toàn do lỗi của BIDV, càng không phải là sự suy giảm chất lượng
dịch vụ mang tính hệ thống.
Về cơ cấu:
GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng
MSSV: 4061902
-Trang 45-
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAYĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HAY
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOTLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM, HOT
 
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9dLuận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 

Similar to Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...hieu anh
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecnnganvpt
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Dương Hà
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doccuong19011996
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetMrZan Nguyễn
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...hieu anh
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gònhieu anh
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngtrungan88
 

Similar to Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ (20)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
 
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đDịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
Khoá Luận Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Agribank.
 
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại BidvLuận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
 
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại th...
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại th...Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại th...
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại th...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển TP Cần Thơ

  • 1. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu: Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm…) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia. Từ đó, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi…) và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ là phát triển phương thức TTKDTM thông qua việc triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp thúc đẩy hoạt động này phát triển. Trong đó, Ngân hàng đóng một vai trò chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt chi phối tiến trình này. Mặt khác, TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp và đa dạng, còn nhiều đòi hỏi cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 1-
  • 2. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Chính vì thế em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ”, để góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để tìm ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: a) Dựa vào số liệu thu thập qua 3 năm 2007-2009 để phân tích kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. b) Phân tích những thuận lợi và thách thức Ngân hàng gặp phải khi áp dụng các hình thức thanh toán này. c) Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Mức độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ? - Các yếu tố nào tác động đến công tác TTKDTM của Ngân hàng? -Giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của Ngân hàng? - Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác TTKDTM của Ngân hàng? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động thương mại trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 2-
  • 3. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Các số liệu về bảng kết quả hoạt động, các số liệu về thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ qua các năm 2007, 2008, 2009. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 1.5.1. Đàm Thị Thanh Hương, “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng-Thực trạng và giải pháp”-Luận văn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, 2006. Tóm tắt nội dung: mô tả, khái quát về công tác TTKDTM cũng như tình hình hoạt động, thực hiện công tác này tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng và một số kiến nghị, giải pháp giúp phát triển công tác. Kết quả: Đề tài đã làm rõ được thực trạng hoạt động TTKDTM diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng, đồng thời nêu được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả các phương thức TTKDTM. 1.5.2. Đinh Tuấn Kiên, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình”-Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Tóm tắt nội dung: khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình. Phân tích hoạt động TTKDTM và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức TTKDTM. Kết quả: Qua đề tài, hiệu quả công tác TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình đã được làm rõ, cũng như nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm mục tiêu nâng cao và phát huy công tác TTKDTM. 1.5.3. Lê Thị Tuyết Mai, “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ”-Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, 2009. Tóm tắt nội dung: phân tích hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Kết quả: Qua những nghiên cứu được trình bày trong đề tài, tác giả đã khái quát được hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 3-
  • 4. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Thơ từ năm 2006-2008. Trong 3 năm trên, hoạt động này không ngừng phát triển, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 116 triệu USD với 3 phương thức giao dịch chủ yếu là L/C, chuyển tiền và nhờ thu. Trong đó, L/C chiếm giá trị giao dịch lớn nhất (87 triệu USD năm 2008), theo sau là chuyển tiền (16 triệu USD) và nhờ thu (13 triệu USD). Trung bình 3 năm, giao dịch bằng L/C chiếm khoảng 72% trong cơ cấu thanh toán quốc tế, chuyển tiền chiếm xấp xỉ 16%, cuối cùng là nhờ thu với khoảng 12%. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 4-
  • 5. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt, mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích từ tài khoản này chuyển vào tài khoản khác của các chủ thể liên quan, thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. 2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiền mặt về bản chất chính là một hình thức vận động khác của tiền tệ trong đó đồng tiền xuất hiện dưới dạng công cụ kế toán, và cũng là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có các đặc điểm chính:  Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian.  Tiền chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế toán hay tiền ghi sổ (bút tệ) và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.  Ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa là người trung gian thực hiện các khoản thanh toán theo các nguyên tắc chuyên môn khi có lệnh giao dịch. Với các đặc điểm trên, TTKDTM có liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Trong tương lai, với đà phát triển của ngành Ngân hàng và đòi hỏi của thương mại, vị trí của nó sẽ ngày càng được nâng cao. 2. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt Trong lịch sử, quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với hệ thống thanh toán này là chi phí in, vận chuyển và bảo quản tiền tốn kém, dễ gây sức ép lạm phát, chỉ áp dụng được ở phạm vi hẹp, không đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động thương mại ngày nay. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 5-
  • 6. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Chính từ đây, một bước tiến mới của việc thanh toán đã xuất hiện là thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức này đang dần tỏ rõ những ưu việt của nó, khắc phục khuyết điểm của các hình thức thanh toán cũ. Nhờ vai trò đắc lực của Ngân hàng, việc thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trở nên dễ dàng, thời gian luân chuyển vốn được rút ngắn, không gian giao dịch ngày càng mở rộng. Tóm lại, sự ra đời của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Nhờ đó, chi phí lao động xã hội được tiết kiệm trong khi tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. 2.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt @ Đối với cá nhân: Thanh toán không dùng tiền mặt đem đến sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho việc trao đổi. Nhờ nó, bất cứ lúc nào khách hàng đều có thể rút tiền hoặc thực hiện thanh toán thông qua Ngân hàng. @ Đối với doanh nghiệp - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái sản xuất trong kinh doanh. - Đảm bảo được sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp. @ Đối với Ngân hàng: - Giúp thu về một khoản tiền không nhỏ qua phí dịch vụ thanh toán. - Góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tín dụng. - Tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, từ đó bắt kịp với trình độ phát triển toàn cầu. - Là cầu nối giúp Ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các Ngân hàng khác, giúp nâng cao vị thế, khẳng định uy tín với khách hàng cũng như đối tác. @ Đối với xã hội:  Phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá: Nhờ TTKDTM, khâu thanh toán tại doanh nghiệp được rút ngắn và đảm bảo, từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền sản xuất.  Giảm chi phí lưu thông xã hội: Giúp cắt giảm tối đa khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí xã hội do cắt giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 6-
  • 7. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Ổn định lưu thông tiền tệ: Khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, lượng tiền mặt trong lưu thông giảm, tác động trực tiếp đến giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.  Phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia: Tạo điều kiện cho NHTW dự đoán và kiểm soát nền kinh tế, sử dụng và phát huy các đòn bẩy kinh tế (lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn, tỉ giá...) mà không cần dùng tới các mệnh lệnh hành chính.  Góp phần làm giảm hoạt động kinh tế ngầm: Nhờ TTKDTM, các tệ nạn xã hội (buôn lậu, rửa tiền, hối lộ, tham nhũng, trốn thuế...) trở nên khó thực hiện, vì mọi giao dịch kinh tế đều được lưu lại và có thể kiểm tra, truy cứu dễ dàng qua hệ thống Ngân hàng. 2.1.3. Trách nhiệm các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt Trong thanh toán không dùng tiền mặt, các bên tham gia gồm:  Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.  Người sử dụng dịch vụ thanh toán: là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Để tiêu chuẩn hóa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, cụ thể là:  Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001  Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002  Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002  Gần đây nhất là vào tháng 12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP và Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, quy định rõ về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch, việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam và trách nhiệm trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam đối với các tổ chức có liên quan. Trong đó, ngoài các quy định chung thì mỗi bên có những trách nhiệm sau: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 7-
  • 8. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 2.1.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán - Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mở tài khoản, lập chứng từ, quản lý chứng từ có liên quan đến tài khoản và hoạt động giao dịch của mình. - Đảm bảo trách nhiệm chi trả cho bên mua, trả phí dịch vụ cho Ngân hàng và duy trì số dư tài khoản tiền gửi theo các nguyên tắc của Nhà nước. - Trong trường hợp xảy ra vi phạm các quy định về lập, quản lý tài khoản cùng các giấy tờ có liên quan, phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại. 2.1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Là trung gian cung cấp và thực hiện các dịch vụ thanh toán, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặc biệt quan trọng, cụ thể là: - Giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng. - Thực hiện trích chuyển tài khoản theo lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn. Trong trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trả hay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán, tổ chức được quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện việc thanh toán. - Kiểm soát giấy tờ thanh toán, cung cấp đầy đủ chứng từ thích hợp với mỗi loại hình thanh toán đúng thủ tục, dấu và các chữ ký đúng với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng còn đủ để thanh toán. Nếu chứng từ thanh toán không hội đủ các điều kiện, tổ chức được quyền từ chối thanh toán. - Thông báo kịp thời cho khách hàng thông tin về tài khoản của mình, cũng như đảm bảo duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. - Nghiêm túc tuân theo các quy định về thu phí dịch vụ thanh toán. 2.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN HÀNH 2.2.1. Thanh toán bằng séc (Check) 2.2.1.1. Khái niệm: Séc (check, cheque) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 8-
  • 9. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Ở Việt Nam, những quy định về séc được ban hành trong các văn bản như Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực ngày 01/07/2006 cùng Quyết định số 30/2006 của NHNN và Quy chế cung ứng và sử dụng séc. Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết. Theo Quyết định số 30/2006 của NHNN, tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) hoặc séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán. 2.2.1.2. Phân loại và quy trình thanh toán: Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:  Tính chất chuyển nhượng: có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh  Người phát hành séc: gồm séc cá nhân và séc Ngân hàng xác nhận  Cách thanh toán séc: gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo, séc tài khoản của người hưởng lợi. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại séc phổ biến nhất là: a) Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque): Là loại séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác nhau, được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiền gửi của người ký phát chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng một số tiền bằng với số tiền ghi trên tờ séc. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng. Quy trình thanh toán của séc chuyển khoản: phụ thuộc vào phạm vi thanh toán của chúng. Cụ thể là:  Trường hợp 1: Thanh toán cùng Ngân hàng (người chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng) GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 9-
  • 10. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Trườnghợp2: Thanh toán khác Ngân hàng Trong trường hợp này, điều kiện thực hiện là 2 Ngân hàng phải có tham gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán bù trừ điện tử.  Thanh toán bù trừ: là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các Ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho Ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ. Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định trên.  Thanh toán bù trừ điện tử: là việc thực hiện chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện theo Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Hình 1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NH. (4) NH phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 10-
  • 11. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ và báo “Có” cho họ. Trường hợp 2 cũng tương tự như trên nhưng khác là ở bước 4, Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ thực hiện lập và gửi “Lệnh thanh toán” cùng các văn bản có liên quan đến Ngân hàng chủ trì. Sau khi đối chiếu, Ngân hàng chủ trì hạch toán kết quả thanh toán bù trừ rồi gửi tiền đi Ngân hàng thành viên nhận lệnh. b) Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque): Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng. Ngân hàng có trách nhiệm chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản chi trả séc và trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định tùy theo mỗi quốc gia. Quy trình thanh toán của séc Bảo chi: Cũng tương tự như séc chuyển khoản, quy trình thanh toán của séc bảo chi gắn liền với phạm vi thanh toán.  Trường hợp 1: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng Ngân hàng: Hình 2. Quy trình thanh toán séc bảo chi tại cùng 1 Ngân hàng (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào Ngân hàng. (4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng đồng thời báo GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 11-
  • 12. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ “Có” cho họ.  Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau Tương tự như trên nhưng ở bước cuối, Ngân hàng còn phải lập bản kê thanh toán bù trừ gửi cho NHNN, để từ đó gửi lệnh đến Ngân hàng nhận lệnh. c) Sổ séc định mức: Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng. Phạm vi thanh toán: sổ séc định mức được dùng để thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh; hay khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân hàng; hoặc không cùng hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi. Thời hạn thanh toán: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp quá số dư của séc chuyển khoản. Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, sẽ được ghi có ngay cho người thụ hưởng sau đó ghi nợ tài khoản tiền lưu ký sổ séc định mức. Quy trình thanh toán: tương như như đối với mô hình của séc bảo chi. 2.2.2. Thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu (Collection of Payment) 2.2.2.1. Khái niệm: Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. Trong uỷ nhiệm thu, các bên tham gia tuân theo quy tắc thống nhất về uỷ nhiệm thu (URC-Uniform Rule for Collection), mà hiện nay là URC 522. Căn cứ vào những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 12-
  • 13. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa đơn, vận đơn... bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thu hộ tiền. Uỷ nhiệm thu bao gồm 2 loại: a) Uỷ nhiệm thu trơn (Clean Collection) hay còn gọi là nhờ thu hối phiếu trơn: người thu ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền dựa trên hối phiếu mình đã lập, còn bộ chứng từ thì gửi thẳng cho người mua, không gửi cho Ngân hàng. Hiện nay, loại uỷ nhiệm thu này ít được sử dụng do quy trình của nó tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán. b) Ủy nhiệm thu kèm chứng từ (Documentary Collection): người thu tiền uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ mình, kèm theo bộ chứng từ với điều kiện nếu người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng hóa. Khi nhận được giấy Ủy nhiệm thu, trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả, số tiền bị phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn, nhân với số ngày chậm trả. Điều kiện sử dụng: người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về phương diện thanh toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh toán, sự tin tưởng được thể hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán. 2.2.2.2. Quy trình thực hiện: Tùy thuộc vào trường hợp xảy ra như sau:  Trườnghợp1: Cáckháchhàngcótàikhoảntạicùngmộtngânhàng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 13-
  • 14. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Hình 3. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm thu tại cùng một Ngân hàng (1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua. (2) Bên bán lập 4 liên Uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn bán hàng nộp vào Ngân hàng. (3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản của bên mua và báo “Nợ”. (4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản của bên bán và báo “Có” cho họ.  Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau: Tương tự như trên, nhưng ở đây Ngân hàng phục vụ bên bán phải lập thêm bản kê thanh toán bù trừ. Quá trình thanh toán sẽ thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. 2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi (Payment Order) 2.2.3.1. Khái niệm: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng. Trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên mua phải hoàn tất lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi “có” ngay vào tài khoản và báo cho đơn vị biết khi đã nhận được chứng từ hợp lệ. Hiện nay, ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, ủy nhiệm chi chỉ sử dụng được trong điều kiện người bán tín nhiệm người mua. 2.2.3.2. Quy trình thực hiện:  Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một Ngân hàng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 14-
  • 15. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Hình 4. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm chi tại cùng một Ngân hàng (1) Bên bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua. (2) Bên mua nộp 4 liên Uỷ nhiệm chi vào Ngân hàng. (3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản bên mua và báo “Nợ” cho họ. (4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.  Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau Các bước giống như trên, nhưng phải thực hiện thêm việc thanh toàn bù trừ thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. 2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit) 2.2.4.1. Khái niệm: Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:  Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người mua(hay nhập khẩu) hoặc người ủy thác cho một người khác.  Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là Ngân hàng của người mua, nó cấp tín dụng cho người mua.  Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificically): là người bán hay bất cứ người nào khác mà người mở L/C chỉ định.  Ngân hàng thông báo(Advising bank): là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, làm nhiệm vụ thông báo nội dung L/C. Ngoài ra, có thể còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) hay Ngân hàng thanh toán (Negotiating bank). 2.2.4.2. Phân loại: Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại sau: 1. Thư tín dụng xác nhận (Confirmed letter of credit) GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 15-
  • 16. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Là loại thư tín dụng được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. 2. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit) Là loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. 3. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit) Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác. L/C đầu gọi là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. 4 .Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit) Là loại L/C trong đó qui định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả. 5. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit) Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. 6. Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, trong đó qui định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện được hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu. 7. Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment letter of credit) Là loại thư tín dụng được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định. 8. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause letter of credit) Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 16-
  • 17. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Trước đây, còn tồn tại hình thức thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C), nhưng loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng hiện nay là không thể hủy ngang (Irrevocable L/C). 2.2.4.3. Quy trình thực hiện: Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau: Hình 5. Quy trình thực hiện thư tín dụng Đây là 7 bước thực hiện thanh toán, tùy trường hợp có thể tách riêng hay gộp các bước lại với nhau nhưng yêu cầu người làm công việc này phải hiểu bản chất nội dung cũng như các bước cụ thể. (1) Mở thư tín dụng: Người mua căn cứ vào hợp đồng làm xin mở một thư tín dụng (L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 17-
  • 18. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ (2)+(3) Thông báo L/C: Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C, mở một L/C và thông qua Ngân hàng thông báo ở nước người bán thông báo cho người bán biết về L/C đó, đồng thời gửi bản chính nội dung L/C cho người bán. (4) Sửa đổi bổ sung nội dung L/C: Người bán kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu chấp thuận thì tiến hành giao hàng hóa cho người mua theo L/C, nếu không chấp thuận mà cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong L/C thì người bán trao đổi để sửa lại với người mua. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời L/C cũ và hủy bỏ nội dung cũ. (5) Xuất trình bộ chứng từ: Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến Ngân hàng trong thời gian hiệu lực của L/C. (6) Thực hiện chi trả: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng mở L/C để Ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu Ngân hàng thông báo đồng thời là Ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho Ngân hàng thông báo. (7) Chuyển giao chứng từ và thanh toán: Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người này đi lĩnh hàng, đồng thời thu hồi lại người mua số tiền đã trả người bán. 2.2.5. Thanh toán bằng thẻ (Card Payment) 2.2.5.1. Khái niệm: Thẻ thanh toán là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thẻ thanh toán là công cụ thanh toán hiện đại do Ngân hàng phát hành và bán cho các tổ chức hoặc cá nhân để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hay rút tiền tại Ngân hàng đại lý hoặc máy rút tiền tự động (ATM-Automatic Teller Machine). Hiện nay, các quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ được quy định trong Quyết định số 20/2007 ngày 15/05/2007 của NHNN. 2.2.5.2.Phân loại và quy trình thực hiện: Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 18-
  • 19. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Theo công nghệ sản xuất: thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard), thẻ băng từ (Magnetic stripe) và thẻ điện tử (Smart Card).  Theo chủ thể phát hành: thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card) và thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành (là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh, các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn...)  Theo phạm vi lãnh thổ: bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết chỉ xin được đề cập đến 2 loại thẻ được phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ và rất thịnh hành trong thanh toán không dùng tiền mặt sau: 1. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không cần trả lãi để chi trả hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, sân bay…) chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (Delayed debit Card) hay chậm trả. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng giữa các bên tham gia được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 6. Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng (1) Chủ thẻ đến mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh. Nhân viên bán hàng sau khi kiểm tra thẻ tín dụng và chữ ký trên hóa đơn, nếu phù hợp với chữ ký trên thẻ thì mới thực hiện yêu cầu thanh toán chủ thẻ. Sau đó tập hợp hóa đơn xuất trình ngân hàng thanh toán. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 19-
  • 20. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ (2) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở kinh doanh. Sau đó tiến hành đòi tiền ngân hàng phát hành. (3) Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng thanh toán. (4) Hàng tháng ngân hàng phát hành lập bảng kê về tình hình thanh toán tiền hàng hóa đến cho chủ thẻ. 2. Thẻ ghi nợ (Debit Card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ gần như ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở kinh doanh, đồng thời chuyển ngân vào tài khoản của cơ sở kinh doanh đó. 2.2.6. Thanh toán điện tử 2.2.6.1. Khái niệm: Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Công Thương, thanh toán điện tử cần hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp, cụ thể là: Nghĩa rộng: Thanh toán điện tử được hiểu theo là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử thay vì trao tay tiền mặt. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hay công nghệ tương tự. Nghĩa hẹp: Thanh toán điện tử theo là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet. Hiện nay, các quy định về thanh toán điện tử ở Việt Nam được ban hành trong Luật giao dịch điện tử số 51/2005, có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 và Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về Ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. 2.2.621. Phân loại: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 20-
  • 21. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Về thực chất, thanh toán điện tử không phải là một hình thức thanh toán cụ thể, mà là một khái niệm chung để chỉ các hình thức thanh toán dựa trên các công cụ điện tử. Thanh toán điện tử bao gồm các phương thức thanh toán sau:  Thanh toán điện tử bằng tiền điện tử (E-money): là phương thức chuyển khoản tiền điện tử, tương tự như đối với tài khoản tiền mặt thông thường, chỉ khác là tiền được sử dụng trong giao dịch này này là tiền điện tử (tiền đã được số hóa ở dạng các bit số, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3), biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành). Nếu giá trị của tiền mặt được bảo đảm bởi chính phủ thì giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết chuyển đổi tiền điện tử sang tiền mặt theo yêu cầu của người sở hữu.  Thanh toán điện tử bằng ví điện tử (E-wallet): là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người dùng mua – bán – giao dịch tại các trang web thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tổ chức như Viet Union (thuộc tập đoàn đầu tư Sài Gòn-Saigon Invest Group) đầu tư vào hoạt động thanh toán dùng ví điện tử, cụ thể là sản phẩm ví điện tử Payoo đang rất phát triển, đặc biệt là trong cộng đồng game thủ Việt.  Thanh toán điện tử bằng chuyển tiền điện tử (T/T-Telegraphic Transfer) là phương thức chuyển tiền trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.  Thanh toán điện tử bằng séc điện tử (E-check): Séc điện tử là một phiên bản điện tử có giá trị pháp lý đại diện cho một tấm séc giấy. Quy trình thanh toán séc điện tử cũng tương tự như đối với séc thông thường, chỉ khác là hoạt động thanh toán được thực hiện trực tuyến. Các thông tin lưu giữ trên séc điện tử thường bao gồm: Số tài khoản của người mua hàng; Ký tự để phân biệt Ngân hàng ở cuối tấm séc; Loại tài khoản (cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức); Tên chủ tài khoản; Số tiền thanh toán. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 21-
  • 22. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Thanh toán điện tử bằng L/C điện tử: Tín dụng thư điện tử thực chất cũng là một tín dụng thư và cũng tuân thủ các bước như đối với thư tín dụng thường. Tuy nhiên, sự khác biệt là các bước này được làm trực tuyến. Để thực hiện, Ngân hàng phải cung cấp một hệ thống dịch vụ mạng cho các nhà nhập khẩu soạn thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành trong vòng vài giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu. Chứng từ xuất trình thường là chứng từ điện tử.  Thanh toán điện tử bằng thẻ trực tuyến: đây là hình thức kết hợp giữa thanh toán điện tử và thanh toán bằng thẻ. Quy trình giao dịch tương tự như đối với thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, để thực hiện được việc thanh toán thẻ trực tuyến, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:  Có một website cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tuyến  Có tài khoản thương mại (Merchant account) mở tại Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính  Có cổng thanh toán (Payment gateway)  Thanh toán điện tử bằng dịch vụ Ngân hàng điện tử: trong đó: @ Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking): Home-banking là hình thức thanh toán của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng nơi họ mở tài khoản tại nhà, hay văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. Homebanking được xây dựng trên 1 trong 2 nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base) thông qua hệ thống máy chủ, Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng. Quy trình sử dụng Homebanking bao gồm các bước cơ bản:  Bước 1: Thiết lập kết nối máy tính của khách hàng với hệ thống máy tính của ngân hàng qua Internet.  Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 22-
  • 23. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua Home- banking được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận an toàn hơn thông qua các loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền. Lệnh thanh toán qua Home-banking được ký 2 chữ ký điện tử theo quy định chứng từ của NHNN và hầu hết được thực hiện ngay trong ngày. @ Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking/Mobile Banking) Phone-banking: là hình thức thanh toán của Ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua điện thoại. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp mã khách hàng/mã tài khoản. Ngoài ra, tuỳ theo đăng ký, khách hàng còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác. Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking như sau:  Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện trong giao dịch.  Bước 2: Xử lý giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong. Mobile-banking: là kênh thanh toán qua mạng điện thoại di động. Thực chất, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…). Quy trình thực hiện: Khách hàng gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán theo mẫu, ngân hàng sẽ gửi tin nhắn xác nhận giao dịch và thực hiện việc trả tiền cho các đại lý. Bên cạnh GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 23-
  • 24. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ đó, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán hoá đơn (điện, nước, điện thoại…) hay thậm chí là giao dịch chứng khoán. Internet banking: Internet banking cũng là một trong những kênh thanh toán của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn còn được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng các dịch vụ trên, Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn. 2.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ra đời trong những hoàn cảnh và điều kiện thanh toán khác nhau, do đó mỗi phương thức thanh toán đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng. Chính vì thế, cần nắm rõ các ưu nhược điểm đặc trưng của từng hình thức thanh toán, từ đó áp dụng hiệu quả vào những trường hợp cụ thể trong thực tế. HÌNH THỨC TT ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM 1. SÉC  Thủ tục phát hành tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian.  Với séc chuyển khoản, khách hàng không phải ký gửi vào tài khoản nên sẽ không bị mất một số tiền có thể sinh lời.  Khi thanh toán, quá trình luân chuyển chứng từ liên Ngân hàng có thể kéo dài.  Mặt khác, với séc chuyển khoản nếu tài khoản người mua không đủ để thanh toán thì người bán có thể bị chiếm dụng vốn một thời gian.  Hình thức tờ Séc do Ngân hàng nhà nước thiết kế không phù hợp với thực tế. Một tờ séc phải ghi quá nhiều yếu tố không cần thiết, dễ xảy ra sai sót.  Phạm vi thanh toán rất hẹp 2. ỦY NHIỆM  Thuận tiện hơn cho người mua vì NH đã đảm nhận  Có thể xảy ra tình trạng chậm trả khi UNT về đến Ngân hàng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 24-
  • 25. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ THU trách nhiệm thu hộ tiền, nhất là trong trường hợp giao dịch giữa các đối tác khác quốc gia. phục vụ người trả tiền nhưng TK của người trả tiền không có hoặc không đủ số dư để thanh toán. 3. ỦY NHIỆM CHI  Thủ tục lập đơn giản, dễ thực hiện.  Tiện lợi và an toàn vì công tác chuyển tiền được Ngân hàng bảo đảm.  Thời gian thanh toán nhanh, ít khi xảy ra sai sót.  Ủy nhiệm chi được lập sẵn theo mẫu của Ngân hàng, phần ghi nội dung chuyển tiền hẹp nên không ghi được đủ nội dung chuyển tiền.  Dễ dẫn đến việc đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn vị bán. 4. THƯ TÍN DỤNG  Có tính an toàn và dễ áp dụng trong trường hợp giao dịch có giá trị lớn, các đối tác thiếu am hiểu và tin tưởng lẫn nhau.  So với các hình thức khác, các điều kiện ghi trên thư tín dụng khá chặt chẽ, phản ánh đủ các cam kết thanh toán trong hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký.  Không phải lo ngại những rủi ro như lãi suất, tỷ giá...vì đã thỏa thuận trước trong thư tín dụng.  Quy trình thanh toán phức tạp, phải trải qua nhiều bước trung gian.  Thời gian thực hiện thanh toán lớn.  Đòi hỏi chi phí thực hiện khá cao.  Người thực hiện công tác thanh toán phải có trình độ chuyên môn vững vàng. 5. THẺ  Thuận tiện sử dụng vì có phạm vi thanh toán tương đối rộng.  Có thể liên kết với hình thức thanh toán điện tử để thực hiện giao dịch qua mạng.  Chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt thiết bị liên quan (máy quét thẻ, máy ATM...) khá cao.  Các sự cố kỹ thuật (máy nuốt thẻ, máy bị rò điện, cháy nổ, bị cài thiết bị gián điệp, bị lấy cắp thông tin thẻ...) rất dễ xảy ra. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 25-
  • 26. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 6. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ  Ưu điểm lớn nhất là sự tiện nghi, luôn sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi.  Phạm vi thanh toán rất rộng, đặc biệt phát huy tốt trong môi trường thanh toán quốc tế.  Là hình thức thanh toán tương đối phức tạp và mới mẻ  Đòi hỏi trình độ ứng dụng tin học cao của Ngân hàng  Những trở ngại về phần mềm cũng như việc bảo mật trước sự tấn công của Hacker, Virus... 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu là từ Phòng Kế toán tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2007-2009, bao gồm: - Thông tin tổng hợp về BIDV - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ - Bảng cân đối kế toán của BIDV Cần Thơ - Các báo cáo tổng hợp và chi tiết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ - Cùng một số thông tin khác Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập từ các nguồn khác như: sách, báo, tạp chí kinh tế, Website... 2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.4.2.1. Phương pháp so sánh @ So sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được áp dụng nhằm xem xét sự biến động của các số liệu kinh tế và tìm hiểu nguyên nhân tác động, nhằm đưa ra giải pháp và biện pháp khắc phục. Trong đó: T0 là số liệu năm trước T1 là số liệu năm sau T là chênh lệch (tăng, giảm) của các số liệu kinh tế GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 26- T = T1 – T0
  • 27. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ @ So sánh tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được dùng để xem xét mức biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nhất định. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. T0 là số liệu năm trước T1 là số liệu năm sau t là tốc độ tăng trưởng của các số liệu kinh tế 2.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu tổng thể cần nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các thông số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính với trị số của chỉ tiêu khi vừa có biến đổi của nhân tố cần xác định chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Phương pháp này dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. 2.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Dựa vào thông tin từ đồ thị, biểu bảng và các chỉ tiêu được biểu diễn để phân tích các đối tượng cần nghiên cứu (giá trị, tỷ lệ v.v…) từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 27- t = (T1-T0)/T0*100%
  • 28. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam Được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng chính phủ, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu của của Ngân hàng là thực hiện cấp và quản lý vốn kiến thiết cơ bản cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội từ nguồn vốn ngân sách. Tùy từng thời kỳ, nhiệm vụ cụ thể và tên gọi của Ngân hàng cũng khác nhau:  Giai đoạn từ 1957-1981: mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, nhiệm vụ của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn khi vừa phải tăng cường hoạt động, cung cấp vốn cho những công trình quan trọng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, vừa phải góp phần vào công tác thăng bằng thu chi, ổn định tiền tệ, quản lý thị trường và giá cả.  Giai đoạn từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Trong thời kỳ này, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 28-
  • 29. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định hình thành trong nền kinh tế, đồng thời từng bước một trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam.  Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hay còn gọi là BIDV (Bank of Investment and Development of Viet Nam). Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là Vietindebank. Từ đây, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản, thể hiện qua nhiều mặt, cụ thể là: tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa; Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt (hợp tác thương mại, khắc phục thiên tai, hỗ trợ mặt hàng nông sản...); Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại; Nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống; Phát triển cơ cấu phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn); Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. Từ những hoạt động trên, BIDV đã đạt được nhiều thành công quan trọng, trở thành một trong 4 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cùng với Agribank, Vietcombank và Vietinbank. Đến 31/12/2009, xét về tổng tài sản, BIDV là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa, Ngân hàng đã xây dựng được một mạng lưới giao dịch rộng khắp với 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. 3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ 3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Tọa lạc tại số 12 Hòa Bình quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào năm 1977, theo quyết định 32/CP của Thủ tướng chính phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang. Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ có thể chia làm 3 giai đoạn, với những tên gọi khác nhau cùng nhiệm vụ khác nhau: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 29-
  • 30. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Giaiđoạntừ1977-1981: têngọilà Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng là cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự kết hợp giữa các nguồn:  Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược với tỉnh Hậu Giang nói riêng và quốc gia nói chung.  Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của nhà nước.  Giaiđoạntừ1981-1992: là Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Hậu Giang, do việc tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại. Giai đoạn 1992 trở đi: Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. Sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG ngày 01/01/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, nhiệm vụ chính của Ngân hàng thời kỳ này là kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của NHNN. Thời kì này, nhiệm vụ của Ngân hàng là huy động vốn và sử dụng vốn, gắn chiến lược huy động và sử dụng vốn vào trong chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa, hữu hiệu hóa hoạt động, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế vĩ mô, vi mô do nhà nước đề ra. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 30-
  • 31. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Hình 7. CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ 3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể phân loại thành các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:  Huy động vốn: đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tíết kiệm, kỳ phiếu… bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 31-
  • 32. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho khách hàng trong tất cả hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo.  Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.  Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.  Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài nước (uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán v.v… ) cho khách hàng với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý. 3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007-2009) không ngừng phát triển, với tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng, tuy mức độ thay đổi khác nhau. 3.2.2.1. Về thu nhập Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 08/07 SO SÁNH 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Tỷ lệ % I. Thu nhập 100.42 9 174.262 187.122 173,52 107,38 1. Thu nhập từ lãi 84.408 149.024 118.147 176,55 79,28 GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 32-
  • 33. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ - Từ lãi cho vay 84.400 149.017 118.147 176,56 79,28 - Từ lãi tiền gửi 8 7 0 87,5 0 2. Thu nhập ngoài lãi 16.021 25.238 68.975 157,53 273,29 II. Chi phí 85.308 161.172 177.704 188,93 110,26 1. Chi phí lãi 57.550 126.338 134.896 219,53 106,77 - Chi phí trả lãi tiền gửi 25.751 28.375 43.659 110,19 153,86 - Chi phí trả lãi tiền vay 31.799 97.963 91.237 308,07 93,13 2. Chi phí ngoài lãi 27.758 34.834 42.808 125,49 122,89 Trong đó: Dự phòng rủi ro 14.222 8.000 9.000 56,25 112,5 III. Thu nhập trước thuế 15.121 13.090 9.418 86,57 71,95 IV. Thu nhập ròng 10.887 9.425 6.781 86,57 71,95 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ) Qua số liệu tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta nhận thấy tổng doanh thu qua 3 năm 2007, 2008, 2009 đều tăng. Tuy vậy, mức tăng không đồng đều và có sự biến động như sau:  Từ 2007 đến 2008: doanh thu tăng 73.833 triệu đồng (tức tăng 73,52%).  Từ 2008 đến 2009: doanh thu tăng nhẹ 12.860 triệu đồng, tức tăng 7,38%. So với mức tăng của năm 2007-2008 là 73,52% thì mức tăng này có thể nói là khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế xã hội từ 2008-2009 biến động xấu, là thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân đều gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mức vốn huy động giảm, bên cạnh đó là hoạt động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm sản xuất. Trong các khoản thu nhập này, thu nhập từ lãi cho vay là chủ yếu, chiếm 84,04% năm 2007, 85,51% năm 2008 và giảm xuống 63,14% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do trong năm 2009, việc cho vay với lãi suất giới hạn trần do chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp trong khủng hoảng kinh tế đã làm giảm nguồn thu đáng kể từ hoạt động này. Thu nhập ngoài lãi như lợi nhuận từ các khoản đầu tư, phí dịch vụ Ngân hàng (chuyển tiền, uỷ nhiệm thu/chi, tư vấn v.v…) chỉ chiếm một khoản tương đối nhỏ. Cụ thể, năm 2007 thu nhập ngoài lãi chiếm 15,95% và năm 2008 là 14,48%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đến năm 2009, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đã tăng lên khá đáng kể, chiếm 36,86% trong tổng doanh thu, tăng 43.737 triệu đồng, tức tăng 273,29%-gần gấp 3 lần so với năm 2008. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 33-
  • 34. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố chính vẫn là việc Ngân hàng đã tăng cường các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng trong giai đoạn 2008-2009 để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Do khủng hoảng, phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân đều thu hẹp tiêu dùng, sản xuất nên việc lựa chọn thay đổi chiến lược kinh doanh ngắn hạn là điều cần thiết. Ngoài ra, thu nhập từ lãi tiền gửi ở Ngân hàng trung ương chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, hầu như không đáng kể do đây không phải là hoạt động quan trọng trong công tác kinh doanh của Ngân hàng. 3.2.2.2. Về chi phí Cùng với doanh thu, chi phí cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể là:  Năm 2007 đến 2008: tăng 75.864 triệu đồng, tức tăng 88,93%. Trong đó chi phí trả lãi, mà cụ thể là lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 37,28% năm 2007 và 60,78% năm 2008.  Năm 2008 đến 2009: về số tuyệt đối tăng 16.532 triệu đồng, tức tăng 10,26%. So với doanh thu chỉ tăng lên 7,38% thì mức tăng chi phí này có phần tương đối lớn. Cũng như năm 2008, chi phí chủ yếu vẫn là từ hoạt động trả lãi tiền vay. Điều này được lý giải là do tình hình khan hiếm vốn thời điểm đó buộc Ngân hàng phải đặt mức lãi suất huy động cao (cao nhất lên tới % vào tháng 12/2009 mới có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Bên cạnh đó, do việc tăng cường hoạt động của Ngân hàng, các chi phí ngoài lãi khác như chi cho dịch vụ, phí công tác, chi phí điện nước, điện thoại v.v... và chi cho dự phòng cũng tăng đều qua các năm. 3.2.2.3. Về lợi nhuận GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 34-
  • 35. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 15.121 13.090 9.418 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2007 2008 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Hình 8. BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) So với doanh thu, lợi nhuận thực tế đã giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2009 với giá trị giảm từ 13.090 xuống chỉ còn 9.418 triệu đồng. Dựa vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy từ năm 2007-2008 lợi nhuận giảm nhẹ, nhưng sau đó đã giảm mạnh hơn vào năm 2009 do tình hình suy thoái kinh tế. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận đạt 86,57% so với năm 2007; năm 2009 đạt 71,95% nếu so với 2008 và chỉ đạt 62,28% nếu so với lợi nhuận của năm 2007. Lợi nhuận suy giảm trong giai đoạn này do tác động của nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất đó là do chi phí trong năm 2009 tăng nhanh trong khi doanh thu không cao hơn năm 2008 bao nhiêu. Mặt khác, trong thời kỳ này, BIDV phải chịu nhiều sức ép từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát, cùng việc NHNN đưa ra mức dự trữ bắt buộc khá cao, trong khi mức lãi suất cho vay đã được ấn định trần khiến lợi nhuận suy giảm nhiều. Nếu so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thời kỳ này, mức giảm lợi nhuận trên vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy BIDV Cần Thơ cần có kế hoạch thích hợp để thay đổi, tận dụng cơ hội để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm sau khi kinh tế đã được khôi phục. 3.2.4. Công tác huy động vốn: Huy động vốn luôn luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất và là chức năng chính yếu của một Ngân hàng. Đặc biệt là với một Ngân hàng thương mại, nguồn thu từ vốn huy động là tiền đề cơ bản cho hầu hết các hoạt động khác. Khả năng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 35-
  • 36. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ huy động vốn, do đó cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của Ngân hàng. Bảng 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ) Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn có chuyển biến rõ rệt qua các năm, với mức tăng đều đặn từ 133.499 triệu đồng lên 148.370 triệu đồng lần lượt qua các năm 2007, 2008 đến 2009. Trong đó, tỷ trọng của vốn huy động và vốn Trung ương điều chuyển là cao nhất, các quỹ và vốn khác chiếm giá trị không đáng kể. Mặt khác, cơ cấu của nguồn vốn có sự thay đổi vào năm 2009: lần đầu tiên trong 3 năm tỷ trọng của vốn huy động cao hơn nguồn vốn do Trung Ương điều chuyển. Thông thường vào các năm trước, vốn do Trung Ương điều chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,05% năm 2007, và 52,30% năm 2008. Tuy nhiên, năm GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 36- CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 07/08 SO SÁNH 08/09 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch Tổng nguồn vốn 946.538 1.080.037 1.228.407 133.499 148.370 I. Vốn huy động 428.209 493.848 704.691 65.639 210.843 1. Tiền gửi của TCTD 222 512 88 290 -424 2. Tiền gửi của TCKT 215.663 225.124 304.766 9.461 79.642 - Không kỳ hạn 182.223 196.992 230.636 14.769 33.644 - Có kỳ hạn 33.440 28.132 74.130 -5.308 45.998 3. Tiền gửi tiết kiệm 201.888 235.305 332.647 33.417 97.342 - Không kỳ hạn 7.143 3.473 35.721 -3.670 32.248 - Có kỳ hạn 195.508 231.832 296.926 36.324 65.094 4. Phát hành giấy tờ có giá 6.636 27.403 63.462 20.767 36.059 5. Vay của TCTD 3.800 5.504 3.728 1.704 -1.776 II. Vốn TƯ điều chuyển 492.708 564.876 497.569 72.168 -67.307 III. Vốn và các quỹ 15.245 13.091 9.697 -2.154 -3.394 IV. Vốn khác 10.376 8.222 16.450 -2.154 8.228
  • 37. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 2009 thì tỷ lệ này sụt giảm xuống còn 40,50%, trong khi tỷ lệ vốn huy động tăng lên 57,37%. 45,73 57,37 45,24 52,352,05 40,5 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 Vốn huy động Vốn TƯ điều chuyển Đơn vị tính: % Hình 9. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ VỐN HUY ĐỘNG VÀ VỐN TƯ ĐIỀU CHUYỂN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, không còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung Ương, mà phát huy đúng nguyên tắc hoạt động của một Ngân hàng thương mại đó là "đi vay để cho vay". Nguyên nhân của việc vốn huy động trong năm 2009 tăng cao chính là từ việc Ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế (tăng 79.642 triệu đồng) và tiền gửi tiết kiệm (tăng 97.342 triệu đồng), song hành với công tác phát hành giấy tờ có giá (tăng 36.059 triệu đồng). Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được, quan trọng nhất vẫn là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm 43,25% năm 2009) và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng (chiếm 47, 21% năm 2009). Do đó, Ngân hàng cần tập trung vào công tác thu hút vốn từ các nguồn này, để đảm bảo tình hình huy động vốn luôn hiệu quả. 3.2.5. Công tác sử dụng vốn: Bảng 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: triệu đồng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 37-
  • 38. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 07/08 SO SÁNH 08/09 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch I. Doanh số cho vay 2.595.209 3.171.909 3.916.38 7 576.700 744.478 1. Ngắn hạn 2.504.377 3.033.510 3.578.28 7 529.133 544.777 2. Trung và dài hạn 90.832 138.399 338.100 47.567 199.701 II. Doanh số thu nợ 2.480.426 3.025.555 3.771.42 9 545.129 745.874 1. Ngắn hạn 2.401.258 2.895.014 3.502.40 4 493.756 607.390 2. Trung và dài hạn 79.168 130.541 269.025 51.373 138.484 III. Tổng dư nợ 922.827 1.069.181 1.216.50 4 146.354 147.323 1. Theo nội tê, ngoại tệ 922.827 1,069,181 1.216.50 4 146.354 147.323 - VNĐ 676.983 965.906 1.167.89 8 288.923 201.992 - Ngoại tệ 245.844 103.275 48.606 -142.569 -54.669 2. Theo thời hạn 922.827 1.069.181 1.216.50 4 146.354 147.323 - Ngắn hạn 806.680 945.176 1.021.06 0 138.496 75.884 - Trung, dài hạn 116.147 124.005 195.444 7.858 71.439 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ) Dựa vào bảng số liệu, có thể nhận thấy từ năm 2007-2009 doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ của Ngân hàng tăng tương đối đều, chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, cụ thể là:  Công tác cho vay: Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm như sau: @ Năm 2008 so với năm 2007 tăng 576.700 triệu đồng (tức tăng 22,22%); @ Năm 2009 so với năm 2008 tăng 744.478 triệu đồng (tức tăng 23,47%). Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm giá trị chủ yếu, tuy có sự giảm nhẹ qua các năm từ 96,5% (2007) đến 95,63% (2008) và 91,36% (2009). Điều này là do cho vay ngắn hạn vốn là một dịch vụ chủ yếu, được chú trọng của GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 38-
  • 39. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Ngân hàng bởi tính chất thuận tiện, rủi ro thấp hơn nhiều so với cho vay trong thời gian trung và dài hạn .  Công tác thu nợ: Công tác thu nợ cũng tăng đều qua các năm, với giá trị và tỷ lệ như sau: @ Năm 2008 tăng 545.129 triệu đồng so với năm 2007, nghĩa là tăng 21,98%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,56%, trung và dài hạn tăng 64, 89%. @ Năm 2009 tăng 745.874 triệu đồng so với năm 2008, ứng với mức tăng 24,65%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 20,98%, nhưng đặc biệt trong năm này, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng đến 106,08%. Từ đó có thể thấy, mặc dù luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn, cụ thể là chỉ chiếm 3,2% (năm 2007), 4,31% (năm 2008) và 7,13% vào năm 2009, nhưng hoạt động thu nợ trung và dài hạn đã có sự phát triển tương đối mạnh vào thời gian gần đây.  Dư nợ: Tổng dư nợ tăng đều đặn qua các năm, với chênh lệch lần lượt là 146.354 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,86% (năm 2008 so với 2007) và 147.323 triệu đồng, chiếm 13,78% (năm 2009 so với năm 2008). Dư nợ được phân loại theo hai hình thức chủ yếu là dư nợ theo thời hạn và dư nợ theo đồng nội tệ, ngoại tệ (chủ yếu là USD). Trong đó, dư nợ theo VND và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi công tác cho vay theo VND và cho vay trong ngắn hạn là hoạt động chủ yếu, được chú trọng phát triển của Ngân hàng từ trước đến nay. Tỷ trọng của dư nợ theo thời hạn và theo ngoại tệ/nội tệ được thể hiện qua các biểu đồ sau đây: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 39-
  • 40. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 90,34 96 9,66 73,36 4 26,64 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 Ngoại tệ VND Hình 10. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO NỘI TỆ/NGOẠI TỆ CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Dựa vào biểu đồ trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ theo VND qua 3 năm ngày càng tăng lên. Đặc biệt, đến năm 2009, dư nợ này chiếm đến 96% tổng dư nợ. 88.4 83.93 87.41 11.612.59 16.07 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 Trung, dài hạn Ngắn hạn Hình 11. BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Trong khi đó, cơ cấu dư nợ theo thời hạn lại có sự biến động qua 3 năm như sau: năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao, chiếm 87,41% và tiếp tục tăng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 40-
  • 41. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ nhẹ vào năm 2008, chiếm 88,4% trong cơ cấu. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã sụt giảm nhẹ xuống còn 83,93% trên tổng dư nợ. Điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, và nó cũng phản ánh thực trạng của hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng rằng xét về giá trị, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều tăng nhưng mức tăng không cao bằng hoạt động cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung, qua 3 năm gần đây, dư nợ liên tục tăng cho thấy một dấu hiệu không tích cực về khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, do đó, cần có những biện pháp để giải quyết tình hình này trong những năm sắp tới. 3.2.6. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh Là một Ngân hàng lớn, có bề dày về lịch sử hình thành và phát triển, phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian sắp tới là tập trung vào các mặt sau đây:  Tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong trong các hoạt động, dịch vụ truyền thống của một Ngân hàng thương mại.  Mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại. Đặc biệt chú trọng vào việc mở rộng các hình thức thanh toán mới như thẻ, lắp đặt thêm nhiều máy ATM v.v...  Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch đi đôi với tuyển chọn cán bộ.  Xúc tiến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đi đôi với việc tổ chức các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn mua bán, chia tách hay sáp nhập doanh nghiệp...  Tăng cường các mối liên kết với các doanh nghiệp để vươn ra thị trường quốc tế.  Tranh thủ giao lưu, phối hợp với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ vốn đầu tư cũng như nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm phát triển. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 41-
  • 42. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CÂN THƠ 4.1. TÌNH TÌNH CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ 4.1.1. Tình hình hoạt động chung Nhìn chung, công tác thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Cần Thơ có sự tăng trưởng, phát triển tương đối qua các năm với tổng giá trị giao dịch và tổng số món đều tăng, cụ thể như sau: Bảng 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: triệu đồng Phương thức 2007 2008 2009 SO SÁNH 08/07 SO SÁNH 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 1. Séc 2.822.801 4.971.795 4.434.132 2.148.994 -537.663 2. UNC 6.528.720 11.984.341 17.498.068 5.455.621 5.513.727 3. UNT 1.009.113 967.873 965.020 -41.241 -2.853 4. L/C 1.041.484 1.842.169 748.717 798.745 -1.093.451 5. Thẻ 120.450 192.832 415.616 72.382 222.784 6. TT điệntử 3.480.790 6.574.513 9.543.663 3.093.723 2.969.150 Tổng 15.003.396 26.531.639 33.605.302 11.528.243 7.073.663 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ) Dựa vào số liệu có thể thấy rằng, mặc dù tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ đều tăng qua các năm, kể cả thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế (năm 2008 tăng 76,83%, năm 2009 tăng 26,66%) nhưng giá trị giao dịch của từng phương thức lại thay đổi không giống nhau. Cụ thể là, có sự chuyển dịch hoạt động thanh toán từ phương thức này sang phương thức khác. Trong số đó, uỷ nhiệm chi là phương thức được sử dụng nhiều nhất, với tỷ trọng chiếm đến 52,07% trong tổng giá trị giao dịch (năm 2009). Đứng thứ hai là thanh toán điện tử (28,40%-2009), thứ ba là séc (13,19%-2009). Các phương GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 42-
  • 43. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ thức còn lại như uỷ nhiệm thu, L/C, thẻ lần lượt chiếm 2,87%, 2,23% và 1,24% trong cơ cấu. Trong giai đoạn năm 2007-2008, các phương thức thanh toán này đều tăng về giá trị. Điều này một phần chứng tỏ năng lực của ngân hàng BIDV trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, tình hình năm 2009 lại có nhiều thay đổi. Mặc dù tính về tổng thể, giá trị giao dịch tăng nhưng một sô phương thức thanh toán lại có sự suy giảm, điển hình của mức giảm tương đối cao là L/C và séc.  Về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước: Tại BIDV Cần Thơ, các phương thức được sử dụng trong thanh toán trong nước là uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ, séc và chuyển tiền điện tử do những đặc tính tiện lợi và phù hợp của chúng. Trong đó, tỷ trọng của uỷ nhiệm chi là cao nhất, kế đến chuyển tiền điện tử và séc. Đặc biệt, phương thức L/C hầu như không được sử dụng trong các giao dịch trong nước. Bảng 5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 08/07 SO SÁNH 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 1. Giá trị giao dịch 13.240.156 23.868.435 32.224.803 10.628.279 8.356.368 2. Số món 1.492 2.019 2.177 527 158 3. Giá trị GD bình quân 8.874 11.821 14.802 2.947 2.981 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ) Có thể thấy, qua 3 năm 2007-2009, giá trị giao dịch tăng khá đều, với mức chênh lệch là 10.628.279.000 đồng (năm 2008), tức tăng 80,27% và năm 2009 tăng 8.356.368.000 đồng, đồng nghĩa với việc tăng nhẹ 35,01%. Mức tăng mạnh từ năm 2007-2008 và nhẹ hơn vào năm 2009 này phản ánh tình hình thực tế của GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 43-
  • 44. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ việc thanh toán năm 2009 của doanh nghiệp cũng như cá nhân đối với Ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội năm 2009 vốn không mấy sáng sủa. 13,76 1,72 54,3 1,29 28,93 Séc Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm chi Thẻ Chuyển tiền x Hình 12. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009 Trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm tỷ lệ nhiều nhất vẫn là phương thức truyền thống uỷ nhiệm chi (54,3%), theo sau là các phương thức như chuyển tiền (28,93%) và séc (13,76%). Tỷ trọng của thẻ và uỷ nhiệm thu khá nhỏ, có thể xem là không đáng kể. Điều này chứng tỏ công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ vẫn thiên về các hình thức truyền thống, mặt khác cũng chứng tỏ thói quen thanh toán của đa số người Việt Nam.  Về thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế: Khác với thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, các phương thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán quốc tế thường dùng là L/C, nhờ thu và chuyển tiền do các đặc trưng riêng của các phương thức này phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế. Bảng 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Đvt: USD GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 44-
  • 45. Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 08/07 SO SÁNH 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 1. Giá trị giao dịch 109.422.88 0 156.871.310 76.946.590 47.448.430 -79.924.720 2. Số món 731 740 852 9 112 3. Giá trị GD bình quân 149.689 211.988 90.312 62.299 -121.676 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ) Ghi Chú: Giá trị giao dịch và số món ở đây đã bao gồm cả các khoản thông báo (ILC, Inception) và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch. Qua tình hình thanh toán thể hiện trong bảng, có thể thấy sự giảm sút mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2009, khi doanh số giao dịch giảm 79.924.720 USD, tức giảm đến 50,95% về tỷ lệ. Trong khi đó, trên thực tế số món giao dịch lại tăng thêm 112 món, chiếm tỷ lệ 15,14%. Điều này chứng tỏ, tuy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Cần Thơ năm 2009 có tăng lên, nhưng chưa thực sự có sự chuyển biến về chất lượng bởi giá trị giao dịch đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, vì thời kỳ năm 2009 là thời điểm xảy ra khủng hoảng, các doanh nghiệp trên thế giới đồng loạt giảm quy mô sản xuất, giao dịch nên vấn đề suy giảm doanh số thanh toán trên không hoàn toàn do lỗi của BIDV, càng không phải là sự suy giảm chất lượng dịch vụ mang tính hệ thống. Về cơ cấu: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 45-