SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀNG TRUNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN BASEL II
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀNG TRUNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN BASEL II
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
MÃ SỐ: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUỐC ANH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án thạc sĩ kinh tế “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Phương Đông theo định hướng tiêu chuẩn Basel II” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện
Nguyễn Hoàng Trung
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1
1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu............................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3
1.6 Ý nghĩa đề tài.......................................................................................4
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................4
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ...............5
2.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................5
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .....................................5
2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần
đây 6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB.......................................................................7
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018
...................................................................................................................8
2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây..............................8
2.2.2 Tình hình huy động vốn..................................................................8
2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay..........................................................9
2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB............................10
2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018..................11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................15
3.1 Tổng quan về một số khái niệm liên quan.........................................15
3.1.1 Rủi ro tín dụng..............................................................................15
3.1.1.1 Khái niệm..............................................................................15
3.1.1.2 Một số nguyên nhân rủi ro tín dụng......................................15
3.1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng..............................................................16
3.1.2.1 Khái niệm..............................................................................16
3.1.2.2 Một số lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.................16
3.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ..............................................................17
3.2 Tổng quan hiệp ước vốn Basel II.......................................................17
3.2.1 Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước Basel (Basel capital accords).........17
3.2.2 Mục tiêu của Basel .......................................................................17
3.2.3 Những nội dung cơ bản của Basel II ............................................18
3.2.4 Tác động và lợi ích của Basel II trong việc kiểm soát rủi ro đến hệ
thống ngân hàng Việt Nam....................................................................20
3.2.4.1 Tác động tích cực..................................................................20
3.2.4.2 Tác động tiêu cực..................................................................21
3.2.4.3 Lợi ích của việc áp dụng Basel II..........................................21
3.3 Cách xác định các yêu cầu vốn tối thiểu và tầm quan trọng của tỷ lệ
an toàn vốn (CAR)...................................................................................21
3.3.1 Định nghĩa về các thành phần vốn................................................22
3.3.1.1 Vốn tự có...............................................................................22
3.3.1.2 Vốn cấp 1 ..............................................................................22
3.3.1.3 Vốn cấp 2 ..............................................................................23
3.3.1.4 Tài sản “Có” hệ số rủi ro.......................................................24
3.3.1.5 Những khoản cần loại trừ khỏi cơ sở vốn.............................25
3.3.2 Các giới hạn và hạn chế................................................................25
3.3.3 Cách xác định tỷ lệ vốn theo chuẩn Basel II ................................25
3.3.4 Tầm quan trọng của CAR.............................................................27
3.3.3.1 Đối với cơ quan quản lý........................................................27
3.3.3.2 Đối với ngân hàng.................................................................28
3.4 Các phương pháp xác định CAR theo chuẩn Basel II .......................28
3.4.1 Phương pháp tiêu chuẩn (SA).......................................................29
3.4.1.1 Hệ số rủi ro tín dụng (CRW).................................................29
3.4.1.2 Biện pháp giảm thiểu RRTD (CRM) ....................................36
3.4.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)............................................37
3.4.2.1 Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản ...................................38
3.4.2.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao ...............................39
3.4.3 So sánh giữa các phương pháp trong xác định vốn theo chuẩn
Basel ......................................................................................................42
3.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ an toàn vốn.............................44
3.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước ..........................................................44
3.5.2 Các nghiên cứu trong nước...........................................................45
3.6 Một số phương pháp áp dụng tại quốc gia trên thế giới, Việt Nam và
bài học kinh nghiệm cho ngân hàng OCB...............................................45
3.6.1 Phương pháp áp dụng của các ngân hàng tại Mỹ.........................45
3.6.2 Phương pháp áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc.....................47
3.6.3 Phương pháp áp dụng tại các ngân hàng ở Thái Lan ...................48
3.6.4 Bài học kinh nghiệm cho OCB.....................................................49
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VỐN TỐI THIỂU THEO PHƯƠNG
PHÁP TIÊU CHUẨN CỦA BASEL II TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI OCB ........................................................................................51
4.1 Cơ sở pháp lý trong quy định CAR và thực trạng của các NHTM Việt
Nam..........................................................................................................51
4.1.1 Cơ sở pháp lý trong quy định về CAR của các NHTM Việt Nam
...............................................................................................................51
4.1.2 Thực trạng hệ số CAR của các NHTM Việt Nam........................52
4.2 Đánh giá mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam theo quy định
NHNN và chuẩn mực Basel II.................................................................53
4.2.1 Mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam qua các giai đoạn ...........53
4.2.2Mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực Basel II 56
4.2.3 Sự khác biệt trong cách tính CAR Việt Nam và thế giới .............58
4.3 Thực trạng xác định vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn của
Basel II tại OCB.......................................................................................58
4.3.1 Xác định vốn tự có........................................................................58
4.3.2 Xác định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu..............................................59
4.3.2.1 Xác định về vốn kinh tế ........................................................60
4.3.2.2 Xác định về vốn vốn mục tiêu...............................................61
4.3.2.3 Xác định về vốn tự có dự kiến ..............................................61
4.4 Phân tích và đánh giá về kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB..............64
4.4.1Thực trạng về tăng trưởng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB 64
4.4.2 Thực trạng kiểm soát và xử lý nợ xấu tại OCB............................66
4.4.3 Đánh giá về kiểm soát RRTD tại OCB ........................................68
4.4.3.1 Những kết quả đạt được trong kiểm soát RRTD theo Basel II
...........................................................................................................69
4.4.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.................................71
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BASEL II TẠI OCB...............................................74
5.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin ............74
5.2 Nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng chiến lược và chính
sách kiểm soát rủi ro ................................................................................74
5.3 Thực hiện yêu cầu tính CAR theo tin thần thông tư 41/2016............75
KẾT LUẬN...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng anh
Danh mục tài liệu tham khảo trên Website
Phụ lục 1 - Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước
Phụ lục 2 - Sơ đồ hệ thống các loại rủi ro và phương pháp tương ứng theo Basel II
Phụ lục 3 - Một số tiêu chí chọn tổ chức xếp hạng độc lập
Phụ lục 4 - Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo ocb giai đoạn 2015 – 2018
Bảng 1. Tình hình huy động vốn OCB giai đoạn 2015 – 2018
Bảng 2. Tình hình dư nợ cho vay phân khúc khách hàng tại OCB giai
đoạn 2015 – 2018
Bảng 3. Tình hình dư nợ cho vay kỳ hạn và nợ xấu tại OCB giai đoạn
2015 – 2018
Bảng 4. Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng RRTD OCB giai đoạn
2015 – 2018
Bảng 5. Tổng hợp dư nợ cho vay khách hàng và tỷ lệ nợ xấu các NHTM
giai đoạn 2017 - 2018
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Giải thích từ ngữ
AIRB
Advanced internal ratings
based approach
Phương pháp xếp hạng nội bộ -
nâng cao
Basel The Basel capital accord Hiệp ước vốn Basel
CAR Capital adequacy ratio Tỷ lệ an toàn vốn
CRM Credit risk mitigation
Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín
dụng
CRW Credit risk weighted Hệ số rủi ro tín dụng
FIRB
Foundation internal ratings
based approach
Phương pháp xếp hạng nội bộ -
cơ bản
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
OCB
Orient Commercial Joint Stock
Bank
Ngân hàng TMCP Phương Đông
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
RRHĐ Rủi ro hoạt động
RRTD Rủi ro tín dụng
RRTT Rủi ro thị trường
RWA Risk weighted asset Tài sản rủi ro có điều chỉnh
SA The standardised approach Phương pháp tiêu chuẩn
TCTD Tổ chức tín dụng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
 SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB.........................................................................7
 BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB ........................................10
Bảng 3.1. Tổng quan về các trụ cột của hiệp ước Basel II........................................18
Bảng 3.2. Các xác định CAR trong các hiệp ước Basel I, II, III...............................26
Bảng 3.3. Tổng hợp các yêu cầu vốn tối thiểu trong các hiệp ước Basel I, II, III ....27
Bảng 3.4. So sánh giữa các phương pháp trong xác định vốn theo chuẩn Basel......42
Bảng 3.5. Tình hình áp dụng Basel ở một số nước Châu Á......................................43
Bảng 4.1. Cơ sở pháp lý trong quy định về CAR của các NHTM Việt Nam...........51
Bảng 4.2. Hệ số CAR của các NHTM giai đoạn 2014 – 2018 .................................52
Bảng 4.3. Vốn tự có và CAR của các NHTM Nhà nước tính đến 31/12/2005.........54
Bảng 4.4. Vốn tự có của hệ thống các NHTM tính đến 31/12/2005.........................54
Bảng 4.5. Tỷ lệ CAR của một số NHTM từ 2006 - 2009.........................................55
Bảng 4.6. Tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013..........56
Bảng 4.7. Xác định vốn tự có tại OCB .....................................................................59
Bảng 4.8. Xác định tỷ lệ an toàn vốn theo tài sản có điều chỉnh rủi ro.....................61
Bảng 4.9. Vốn yêu cầu có điều chỉnh rủi ro xác định theo ngành nghề cho vay......62
Bảng 4.10. Vốn yêu cầu có điều chỉnh rủi ro xác định theo đối tượng cho vay.......63
Bảng 4.11. Tốc độ tăng trưởng về vốn tự có OCB giai đoạn 2016 - 2018 ...............68
 BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng vốn OCB các năm gần đây.............................................8
Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn tại OCB giai đoạn 2015 - 2018.......................8
Biểu đồ 2.3. Tình hình cho vay tại OCB giai đoạn 2015 – 2018................................9
Biểu đồ 2.4. Doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018 ...............................................12
Biểu đồ 2.5. Chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018 ...................................13
Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận OCB giai đoạn 2015 – 2018................................................14
Biểu đồ 4.1. Hệ số CAR của các MHTM so với khung tiêu chuẩn Basel II.............52
Biểu đồ 4.2. CAR của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực ASEAN....53
Biểu đồ 4.3. Ước lượng CAR tại 10 ngân hàng thí điểm tính đến năm 2017...........57
Biểu đồ 4.4. Tình hình tăng trưởng tín dụng OCB so với ngành ngân hàng ............64
Biểu đồ 4.5. Dư nợ cho vay tại OCB theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2018...................65
Biểu đồ 4.6. Tình hình trích lập dự phòng RRTD ....................................................66
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ nợ xấu OCB so với các NHTM năm 2018 ..................................67
Biểu đồ 4.8. Tình hình nợ xấu tại OCB ....................................................................68
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1
1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu............................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3
1.6 Ý nghĩa đề tài.......................................................................................4
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................4
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ...............5
2.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................5
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .....................................5
2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần
đây 6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB.......................................................................7
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018
...................................................................................................................8
2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây..............................8
2.2.2 Tình hình huy động vốn..................................................................8
2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay..........................................................9
2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB............................10
2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018..................11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................15
TÓM TẮT
Đề tài: Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông theo định
hướng tiêu chuẩn Basel II
Trong phần luận văn này, tác giả đã khái quát tổng quan về cơ sở lý luận liên
quan đến rủi ro tín dụng, các phương pháp theo chuẩn mực Basel II, cũng như tầm
quan trọng khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn
Basel II, bao gồm: nhận biết, đo lường ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đồng
thời phân tích, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB trong giai đoạn
2014 - 2018. Qua kết quả nghiên cứu về các phương pháp theo chuẩn Basel II, đặc
biệt là phương pháp tiêu chuẩn, tác giả nhận thấy để xác định vốn yêu cầu tối thiểu
cho kiểm soát RRTD, cần quan tâm tới hai nhân tố chính đó là hệ số rủi ro và biện
pháp giảm thiểu RRTD. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng
các phương pháp theo chuẩn Basel II của một số ngân hàng trên thế giới (như: Mỹ,
Hàn Quốc và Thái Lan) từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các
phương pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng
tại OCB.
Từ khóa: Phương pháp tiêu chuẩn, Tỷ lệ an toàn vốn, Kiểm soát rủi ro tín dụng,
rủi ro tín dụng, Hệ số rủi ro, Biện pháp giảm thiểu rủi ro
ABSTRACT
Title: Controlling credit risk at Orient Commercial Joint Stock Bank under the
orientation of Basel II standards.
In this dissertation, the author studies an overview of the theoretical basis related
to credit risk, Basel II standard methods, as well as the importance in calculating the
capital adequacy ratio in the inspection. Credit risk control under Basel II standards,
including: identification, response measurement and credit risk control. At the same
time, analyzing and evaluating credit risk control at OCB in the period of 2014 -
2018. Through the results of research on Basel II standard methods, especially the
standardised approach (SA), the author found that In order to determine the
minimum required capital for credit risk control, two main factors need to be
considered: credit risk weighted (CRW) and credit risk mitigation (CRM). In
addition, the author also explored the experience of applying Basel II standard
methods of some banks in the world (such as the US, South Korea and Thailand),
thereby making some recommendations for OCB to advance. to Basel II-oriented
approaches to credit risk control at OCB.
Key: SA, CAR, Control Credit risk, Credit risk, CRW, CRM
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu
Trong hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay, hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng và chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều
rủi ro, vì vậy để hoạt động an toàn các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chú
trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần tiếp
cận tới các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động
quản trị rủi ro của mình và đảm bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khi
tổn thất xảy ra.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước Basel được ban hành từ tháng 6/2004 về
sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn. Basel
II được đánh giá là rất quan trọng và các ngân hàng vẫn kêu khó áp dụng dù rằng
thế giới đã áp dụng chuẩn này từ 13 năm về trước, nhưng ngoài bản thân hệ thống
tài chính và những nhà chuyên môn, người ngoài cuộc còn rất mơ hồ về thuật ngữ
này. Vậy Basel II gồm những nội dung gì, tầm quan trọng cụ thể ra sao, cơ quan
quản lý đã có hỗ trợ hay giám sát việc thực hiện ra sao, rồi các ngân hàng Việt khi
nào mới đáp ứng được… là những câu hỏi thường trực.
Một trong những yêu cầu khắt khe với các ngân hàng hiện nay là phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro và an toàn không chỉ theo chuẩn của Việt
Nam mà phải là chuẩn quốc tế, cụ thể là Basel II. Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà
nước đã lựa chọn ra 10 ngân hàng để cho áp dụng thí điểm chuẩn này bao gồm
Vietcombank, VietinBank, VPBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB
Maritime Bank và VIB tuy nhiên đến nay chỉ có 2 ngân hàng được ngân hàng nhà
nước công nhận áp dụng thành công là Vietcombank và VIB, ngoại trừ OCB không
nằm trong danh sách lại có thông báo nhưng là ngân hàng đầu tiên thành công với
Basel II.
Thực tế, Basel II không chỉ giúp ngân hàng giảm rủi ro, sử dụng tốt nhất nguồn
vốn, mà còn giảm đáng kể các thiệt hại do các biến động của nền kinh tế gây ra.
Đây cũng là bước đi quan trọng trong lộ trình hội nhập với thế giới và cũng là cách
2
để bảo vệ ngân hàng, khách hàng tốt nhất, đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho
OCB duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, đem
lại các giá trị gia tăng có lợi nhất cho khách hàng trong định hướng “Khách hàng là
trọng tâm” mà OCB đang theo đuổi”.
Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng để kiểm soát rủi ro theo Basel II là
việc các ngân hàng phải xây dựng các phương pháp xác định rủi ro theo các phương
pháp của Basel II là một xu thế tất yếu và cần thiết khi Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý luận thực tiễn đó, tôi quyết
định chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông theo
định hướng tiêu chuẩn Basel II” để nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả trình bày khái quát về phương pháp xác định vốn tối
thiểu nhằm hạn chế và kiểm soát các RRTD theo định hướng Basel II. Bên cạnh đó,
từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới áp dụng các phương pháp nâng
cao, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương pháp nâng
cao theo Basel II trong hoạt động kiểm soát RRTD tại ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Trong phần luận văn này, tác giả đã khái quát tổng quan về cơ sở lý luận liên
quan đến rủi ro tín dụng, các phương pháp theo chuẩn mực Basel II, cũng như tầm
quan trọng khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn
Basel II. Đồng thời phân tích, đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB trong giai
đoạn 2014 - 2018. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương
pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại
OCB.
- Mục tiêu cụ thể
 Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB giai đoạn
2015 - 2018.
 Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng
cường công tác kiểm soát RRTD theo chuẩn Basel tại OCB.
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Tầm quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp theo chuẩn
Basel trong việc kiểm soát RRTD trong hoạt động ngân hàng. Nhưng để làm được
việc này thì các ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu gì?
- Theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II thì OCB cần quan tâm tới những
yếu tố nào trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được thực
hiện thông qua phương pháp thống kê các số liệu trong giai đoạn 2014-2018, sau đó
tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của ngân
hàng nhà nước Việt Nam và tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II liên quan đến
kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng các
phương pháp theo chuẩn Basel II của một số ngân hàng trên thế giới (như: Mỹ, Hàn
Quốc và Thái Lan) từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương
pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại
OCB.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo
cáo thường niên của các NHTM, báo cáo ngành của NHNN do chính tác giả tổng
hợp và xử lý có chọn lọc và sử dụng nhằm giúp luận văn có thể phân tích, đánh giá
các vấn đề một cách khách quan nhất trong luận văn này. Ngoài ra, tác giả còn tổng
hợp nguồn số liệu từ các kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành,... và các Website
liên quan khác cũng được tác giả chọn lọc làm nguồn tham khảo cho luận văn này.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong phần bài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về việc kiểm
soát RRTD tại OCB theo định hướng Basel II.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu phương
pháp tiêu chuẩn trong việc kiểm soát RRTD tại OCB theo định hướng Basel
II.
4
 Phạm vi thời gian: Tác giả chọn giai đoạn 2015 – 2018 để nghiên cứu. Giai
đoạn này OCB chuẩn bị áp dụng Basel II, cũng như 10 NHTM được NHNN
lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích đánh giá thực trạng về việc xác định
vốn tối thiểu cho RRTD doanh nghiệp, khoản cho vay đảm bảo bất động sản, khoản
cho vay thế chấp nhà ở, khoản phải đòi bán lẻ và nợ xấu tại OCB theo phương pháp
tiêu chuẩn của Basel II và của NHNN trong từng thời kỳ. Hơn nữa, kết quả nghiên
cứu về vốn còn cho thấy việc sử dụng phương tiêu chuẩn của Basel II trong việc xác
định vốn còn phải phụ thuộc vào kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm độc lập và để áp dụng phương pháp này, ngân hàng phải có hệ thống quản lý
RRHĐ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel II, các ngân hàng
cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều
chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, các phần phụ lục kèm theo. Kết cấu của
luận văn này bao gồm 05 chương:
- Chương 1. Giới thiệu đề tài
- Chương 2. Giới thiệu về ngân hàng Phương Đông - OCB
- Chương 3. Cơ sở lý thuyết
- Chương 4. Thực trạng xác định vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn của
Basel II trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB
- Chương 5. Một số giải pháp trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo định
hướng Basel II tại OCB
5
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1996: Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập ngày 13/04/1996
theo Giấy phép số 0061/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và “Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300852005 ngày 10/05/1996 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP.HCM cấp và các giấy phép điều chỉnh khác”.
- Năm 2011 – 2015: OCB tiến hành “tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và tập
trung vào củng cố năng lực kinh doanh, nâng cấp hoạt động quản trị, quản lý rủi ro
theo chuẩn mực quốc tế” với sự hợp tác của KPMG và DBS Singapore.
- Năm 2016: OCB đã đạt được những bước tiến vượt bậc, đây là kết quả của
“quá trình tái cơ cấu 5 năm (từ 2011 – 2015) và sự bắt nhịp kịp thời với những biến
động tích cực thị trường”. Trong năm, tốc độ tăng trưởng kinh doanh và hoạt động
của “OCB thuộc nhóm ngân hàng tốt nhất toàn ngành”. Hơn nữa, OCB mở rộng cơ
cấu tổ chức thành lập khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với sự ra
đời của 19 trung tâm SME.
- Năm 2017: Moody's (Hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới) đã công bố kết
quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu cho OCB ở mức B2 ngày 10/04/2017, “mức xếp
hạng cao trong các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam và dưới một bậc so với mức
xếp hạng tín nhiệm quốc gia B1 của Việt Nam”. Với kết quả này cho thấy, “OCB là
ngân hàng có sự cải thiện chất lượng tài sản tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả và
có xu hướng tăng trưởng tốt và an toàn hiệu quả về tính tuân thủ và hệ thống quản
trị rủi ro”. Đối với chỉ tiêu khả năng nguồn lực thanh khoản của OCB, Moody’s
cũng đánh giá mức tín nhiệm B1. Nhằm khẳng định “sự chuyên nghiệp trong hoạt
động và tạo tiền đề tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng, OCB
chính thức thành lập công ty chuyển tiền quốc tế trực thuộc ngân hàng” trong tháng
04/2017. Bên cạnh đó, OCB công bố đã hoàn thành dự án Basel II vào ngày
06/12/2017, OCB là ngân hàng đầu tiên công bố hoàn tất việc triển khai Basel II tại
Việt Nam.
6
- Năm 2018: OCB ra mắt ứng dụng ngân hàng hợp kênh OCB OMNI channel
ngày 19/03/2018, đánh dấu bước ngoặt mới trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên
tại Việt Nam áp dụng nền tảng Omni-Channel vào các hoạt động của OCB.
2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần đây
- Năm 2013: OCB được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế công nhận
trao tặng các giải thưởng, danh hiệu cao quý như: thương hiệu mạnh Việt Nam, Top
10 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, thương hiệu thân thiện với môi
trường, thương hiệu Xuất sắc – Excellent Brand, doanh nghiệp tiêu biểu TP.HCM,
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất Việt Nam và Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam,...
OCB triển khai mô hình kinh doanh mới và mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch,
xây dựng nền tảng quản lý sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu
cầu của khách hàng.
- Năm 2014: OCB triển khai dự án mô hình kinh doanh mới, dự án nhân sự “Về
Nguồn”, “Lãnh đạo tương lai OCB”,.. OCB chính thức công bố thành lập Khối
Khách hàng Đại Chúng (KHĐC), với chiến lược phát triển và mở rộng pham vi
kinh doanh, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm dịch vụ của OCB.
- Năm 2015: OCB là 1 trong 3 ngân hàng đạt đến ngưỡng về hiệu quả truyền
thông theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chiến lược CSR chủ đề cùng OCB hành
động “Vì một tương lai xanh” phát động từ năm 2013 và được triển khai liên tục,
đến năm 2016 tiếp tục hoạt động truyền thông trọng yếu: Fanpage OCB vào TOP 4
Ngân hàng có hiệu quả tốt nhất ngành ngân hàng Việt Nam (với trên 150.000 fans);
Website OCB từ vị trí số 29 lên 15 bậc, hiện đang ở vị trí thứ 14 trong bảng tổng
sắp các NHVN; Số lượng và giá trị tin bài của OCB trong TOP 10 của ngành
NHTM; Trên các trang mạng xã hội, OCB trở thành 1 trong 5 ngân hàng được cộng
đồng quan tâm, nhắc đến nhiều nhất ngành Ngân hàng.
- Năm 2016: Một trong những thành quả quan trọng nhất OCB thực hiện và
phát huy các CLB theo nhóm chủ đề, đối tượng và sinh hoạt định kỳ như: Câu lạc
bộ Hoa Hướng Dương; CLB Kỹ năng,... Bên cạnh các hoạt động phong trào và hỗ
trợ chỉ tiêu kinh doanh OCB đã triển khai chương trình “Chung sức cùng Đơn vị
kinh doanh” và thu về những kết quả ấn tượng. Tổng doanh số của chương trình đạt
7
trên 1,000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, OCB là một
trong những ngân hàng đầu tiên đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án quản trị rủi ro
và chủ động triển khai Basel II để hướng đến những chuẩn mực quốc tế.
- Năm 2017: OCB hoàn thiện chiến lược công nghệ thông tin giai đoạn 2017-
2020. Trong năm này, OCB tập trung thực hiện nâng cấp và bổ sung hàng loạt các
nền tảng công nghệ thông tin cơ bản, làm tiền đề quan trọng trong việc phát triển và
hoàn thiện chiến lược ngân hàng số đến 2020. OCB triển khai kế hoạch này để cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển theo định
hướng NHNN và Chính Phủ.
- Năm 2018: OCB đã hoàn thành triển khai Basel II và sau một năm triển khai
và áp dụng Basel II vào ngày 26/12/2018 và được NHNN chính thức chấp thuận áp
dụng thông tư 41 trước thời hạn vào ngày 01/01/2010.
Trong năm 2019, OCB sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển các sản phẩm công nghệ số,
gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên các nền tảng ứng dụng, tiếp tục
đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ, mô hình mới
vào hoạt động ngân hàng như Blockchains, DevOps… Việc nâng cấp hệ thống ứng
dụng, hạ tầng công nghệ và bảo mật cũng đã góp phần đưa OCB vào một trong ba
ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được công nhận hoàn tất triển khai thành công các
hạng mục kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB
Nguồn: OCB
8
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018
2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây
Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng vốn OCB các năm gần đây
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: OCB
Thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu, bên cạnh đó OCB còn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 5%, chào bán
riêng lẻ 80.512.050 cổ phiếu giá 10.000 đồng/ cổ phiếu đã được NHNN chấp thuận
đối với các đợt tăng vốn của ngân hàng được thể hiện qua từng năm theo biểu đồ
2.1 cho thấy quá trình tăng vốn OCB các năm.
2.2.2 Tình hình huy động vốn
Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn tại OCB giai đoạn 2015 - 2018
Nguồn: OCB
9
Việc huy động vốn là một trong các hoạt động cốt lõi của OCB nhằm đảm bảo
khả năng cấp tín dụng, tăng trưởng tổng tài sản và duy trì thanh khoản. Trong
những năm gần đây, tình hình huy động vốn của OCB luôn được củng cố và bồi đắp
vững chắc, thể hiện qua biểu đồ 2.2 như trên, cho thấy tình hình huy động OCB
tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Cơ cấu nguồn vốn của OCB được
duy trì theo hướng bền vững, phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư và đáp
ứng các tỷ lệ an toàn của NHNN. Cụ thể: Năm 2016 tổng huy động đạt 57.741 tỷ
đồng, tăng 16.713 tỷ đồng (tăng hơn 40%) so năm 2015 đây là mức tăng trưởng
thuộc nhóm cao nhất toàn thị trường và là mức tốt nhất của OCB trong giai đoạn
2011 – 2016. Năm 2017 tổng huy động đạt 76.511 tỷ đồng, tăng 18.810 tỷ đồng,
(tăng hơn 32%) so với cuối năm trước, gấp đôi trung bình ngành 14.5%. Năm 2018
đạt 87.890 tỷ đồng, tăng 11.339 tỷ đồng (tăng hơn 14%) so với cuối năm trước cao
hơn trung bình ngành 15%. Kết quả được thể hiện qua các chỉ số trọng yếu như: Tỷ
lệ LDR đạt ở mức 66,9% thấp hơn so với quy định NHNN 80%. OCB đẩy mạnh
huy động vốn trung dài hạn, đưa tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung
dài hạn về mức 37,6%.
2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay
Biểu đồ 2.3. Tình hình cho vay tại OCB giai đoạn 2015 – 2018
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: OCB
Theo như kết quả tổng hợp phân tích từ báo cáo của OCB tại bảng 2 phụ lục 4
kèm theo và qua biểu đồ 2.3 cho thấy, tổng dư nợ cho vay OCB tăng qua các năm,
cụ thể: Năm 2016 tổng dư nợ tín dụng TT1 đạt 38.506 tỷ đồng, tăng 10.812 tỷ đồng
10
so với năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 34,9% gấp đôi trung bình ngành và là
mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2016. Năm 2017 tổng dư nợ tín
dụng TT1 đạt 48.182 tỷ đồng, tăng 9.676 tỷ đồng (tăng hơn 25%) so với năm 2016,
gấp 1.4 lần trung bình ngành 18.1%. Năm 2018, tổng dư nợ tín dụng TT1 đạt
56.316 tỷ đồng, tăng 8.134 tỷ đồng (tăng 19,1%) so với năm 2017, cao hơn trung
bình ngành 14%. song song với tăng trưởng tín dụng, OCB chú trọng kiểm soát chất
lượng tín dụng, trích lập dự phòng, tích cực thu hồi nợ xấu do đó tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát tốt ở mức 1,87 dưới 3% so với quy định NHNN yêu cầu.
2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB
Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB
Nguồn: tác giả tổng hợp báo cáo tài chính OCB giai đoạn 2015 - 2018
Từ số liệu thống kê bảng 2.1 về tình hình an toàn vốn và kiểm soát tín dụng tại
OCB trong giai đoạn 2015 – 2018 cho thấy, chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu tăng đều qua
các năm lần lượt là: năm 2015 là 4,225 tỷ đồng, năm 2016 là 4,716 tỷ đồng (tăng
nhẹ 11.62%, tương đương 491 tỷ đồng), năm 2017 là 6,139 tỷ đồng (tăng 30.17%,
tương đương 1,423 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 là 8,797 tỷ đồng (tăng
43.3%, tương đương 2,658 tỷ đồng so với năm 2017). Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng tài
11
sản cũng tăng đều qua các năm lần lượt là: năm 2015 là 49,447 tỷ đồng, năm 2016
là 63,815 tỷ đồng (tăng 29.06%, tương đương tăng 14,368 tỷ đồng so với năm
2015), năm 2017 là 84,300 tỷ đồng (tăng 32.10%, tương đương là 20,485 tỷ đồng so
với năm 2016) và năm 2018 là 99,964 tỷ đồng (tăng 18.58%, tương đương tăng
15,664 tỷ đồng so với năm 2017) nguyên nhân xuất phát từ việc OCB trong lộ trình
áp dụng việc xác định tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II và theo thông tư 36 của
NHNN và hệ số số này giảm nhẹ và tăng giai đoạn 2016 – 2018, cụ thể: năm 2015
là 13.2%; năm 2016 là 11.06%; năm 2017 là 11.53%; năm 2018 là 11.42%. Hơn
nữa, việc xác định tỷ lệ an toàn vốn trong trong giai đoạn này cũng làm tốc độ cho
vay của OCB cũng tăng đều qua các năm được phân tích tại mục 2.2.3 phần này về
tình hình cho vay tại OCB trong đó, tổng dư nợ cho vay và nợ xấu qua các năm có
xu hướng tăng lần lượt là: năm 2015 là 27,694 tỷ đồng, trong đó: KHCN đạt 10,539
tỷ đồng (chiếm 38% trên tổng dư nợ), nợ xấu là 246 tỷ đồng, KHDN là 17,101 tỷ
đồng (chiếm 62% tổng dư nợ), nợ xấu 396 tỷ đồng; năm 2016 là 38,506 tỷ đồng,
trong đó: KHCN là 15.052 tỷ đồng (chiếm 39% tổng dư nợ), nợ xấu 264 tỷ đồng,
KHDN là 23,454 tỷ đồng (chiếm 61% tổng dư nợ), nợ xấu 411 tỷ đồng; năm 2017
là 48,182 tỷ đồng, trong đó: KHCN là 18,368 tỷ đồng (chiếm 38% tổng dư nợ), nợ
xấu 329 tỷ đồng, KHDN là 29,814 tỷ đồng (chiếm 62% tổng dư nợ), nợ xấu là 535
tỷ đồng; năm 2018 là 56,316 tỷ đồng, trong đó: KHCN 22,345 tỷ đồng (chiếm 40%
tổng dư nợ), nợ xấu là 511 tỷ đồng, KHDN là 33,971 tỷ đồng (chiếm 60% tổng dư
nợ), nợ xấu là 777 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu được OCB kiểm soát dưới mức
3% theo quy định của NHNN.
2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018
 Doanh thu
Tổng thu nhập hoạt động thuần tăng trưởng ấn tượng qua các năm 2015-2018.
Tổng thu nhập hoạt động năm 2018 của OCB đạt trên 5.016 tỷ đồng, tăng 84.07%
so với năm 2017, đưa tốc độ tăng trưởng kép OCB giai đoạn 2015–2018 đạt 43.1%.
Trong đó, thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lượt 43% và 388%. Thu
nhập ngoài lãi tăng trưởng nhanh nhờ việc đẩy mạnh mảng dịch vụ và đa dạng hóa
nguồn thu hiện chiếm 31,4% trong tổng doanh thu.
12
Biểu đồ 2.4. Doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: OCB
Theo như biểu đồ 2.4 về tình hình doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018 cho
thấy: tổng thu thuần ngoài lãi OCB năm 2016 đạt 199 tỷ tăng gấp đôi dẫn đến tỷ lệ
thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 11% tăng 4% so với năm 2015, khoản thu chủ
yếu trong tăng trưởng thu thuần ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ với thu thuần dịch vụ
đạt 98 tỷ tăng gấp 5,7 lần năm 2015 chủ yếu từ các dịch vụ như: tư vấn, kiều hối,
bảo hiểm, thẻ.... Năm 2017, tổng thu thuần ngoài lãi đạt 316 tỷ tăng gấp 1.6 so với
cùng kỳ, tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 12% tăng 1% so với năm 2016,
việc tăng này từ hoạt động dịch vụ chủ yếu là thu thuần ngoài lãi 60% với thu thuần
đạt 189 tỷ tăng gần gấp đôi năm 2016 chủ yếu đến từ tăng trưởng như: bảo hiểm,
thu phí và thanh toán,… Năm 2018, tổng thu thuần ngoài lãi đạt 1.580 tỷ đồng, gấp
5 lần so với năm 2017, tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 31,4% tăng 20% so
với năm 2017. OCB đã triển khai nhiều sản phẩm và các chương trình ưu đãi thu
hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của OCB. Nhờ đó, thu thuần từ dịch vụ
cải thiện đáng kể đạt 330 tỷ tăng 75% so với năm 2017. Tăng trưởng mạnh về
doanh thu và đặt trọng tâm kiểm soát chi phí hoạt động góp phần làm cho tỷ lệ chi
phí hoạt động trên tổng thu thuần năm 2018 đạt 37,2% cải thiện mạnh so với năm
2017 là 53,1%.
 Chi phí
13
Trong quá trình hoạt động, OCB luôn kiểm soát chi phí tối ưu nhất, nâng cao
hiệu quả và năng suất lao động. Năm 2018, OCB hoàn thiện cấu trúc tổ chức theo
hướng tinh gọn hiệu quả, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ. OCB dành lượng
ngân sách lớn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực bán hàng và các kênh bán hàng
hiệu quả.
Biểu đồ 2.5. Chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: OCB
Theo biểu đồ 2.5 về tình hình chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018 cho
ta thấy, mức tăng thấp so với sự tăng trưởng của doanh thu dẫn làm cho tỷ lệ chi phí
trong tổng thu nhập giảm xuống còn 37,28% trong năm 2018 từ mức 53,06% trong
năm 2017. Đầu tư vào con người luôn là mục tiêu quan trọng với những nỗ lực xây
dựng trở thành ngân hàng hàng đầu về môi trường làm việc và gắn kết nhân viên.
 Lợi nhuận
Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua các năm 2015 - 2018, tỷ suất
sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn đều tăng cao. Nhờ doanh thu tăng cộng với việc
quản lý chi phí hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng thể hiện tại biểu đồ 2.6 về tình
hình lợi nhuận OCB giai đoạn 2015-2018, cụ thể: lợi nhuận năm 2018 đạt 1.833 tỷ
đồng, tăng 31,57% so với năm 2017, tăng gần 1,8 lần so với năm 2015. Năm 2017
đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 40,6% so với năm 2016. Mức lợi nhuận này cũng tăng gấp
gần 3 lần trong giai đoạn 2015-2018. Nhờ vậy hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
bình quân (ROE) đạt 23,58%.
14
Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận OCB giai đoạn 2015 – 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: OCB
Đánh giá chung: Với kết quả đạt được trong quá trình hoạt động của OCB qua
các chỉ số quy mô tăng trưởng ổn định huy động gần 14%, dư nợ gần 17%, đặc biệt
là các chỉ số về hiệu quả có tốc độ tăng trưởng mạnh trong các năm 2015-2018 và
tiếp tục đạt kỷ lục mới tổng thu nhập hoạt động hơn 146%, lợi nhuận trước thuế trên
115%). Kết quả này khẳng định rằng, OCB phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững
với các chiến lược OCB đặt ra, giúp OCB thực hiện chuyển đổi thành công toàn
diện.
15
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Tổng quan về một số khái niệm liên quan
3.1.1 Rủi ro tín dụng
3.1.1.1 Khái niệm
Theo Timothy W.Koch (1995), định nghĩa về RRTD là sự rủi ro tiềm ẩn của thu
nhập thuần và giá trị của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh
toán hay thanh toán trễ.
Theo Thomas P.Fitch (1997), quan niệm RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người
vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong
nghĩa vụ trả nợ, cùng với rủi ro lãi suất. RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu
trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Theo Ủy ban giám sát Basel (BCBS75), RRTD là khả năng bên vay hoặc đối tác
của ngân hàng không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Theo quy định NHNN giải thích về RRTD trong hoạt động ngân hàng, RRTD là
tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản nợ của các ngân hàng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết (1)
.
Từ các những quan điểm trên tác giả cho rằng, RRTD là thuộc tính vốn có của
hoạt động cho vay và góp vốn, phát sinh trong trường hợp việc thanh toán bị trì
hoãn, hoặc tồi tệ hơn là mất khả năng thanh toán và nguy cơ bên đi vay không thể
thanh toán cả gốc lẫn lãi theo thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng luân chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả
năng thanh khoản cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
3.1.1.2 Một số nguyên nhân rủi ro tín dụng
Theo Ghosh (2012), có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD bao gồm nguyên nhân
bên trong và bên ngoài ngân hàng. Ngoài ra, các nguyên nhân như hiệu quả của hệ
thống pháp luật, môi trường kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng.
- Nguyên nhân từ khách hàng: cung cấp những thông tin không đầy đủ, chính
xác cho ngân hàng, cố tình lừa đảo để được vay vốn. Đến hạn trả nợ không có khả
(1) Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài
16
trả nợ hoặc không muốn trả hoặc không thể trả nợ do chết, mất tích hoặc các tài sản
bảo đảm khó thanh lý, phát mại.
- Nguyên nhân từ ngân hàng: không nắm được đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông
tin về khách hàng, không đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của khách hàng, chính
sách tín dụng không phù hợp, không rõ ràng và chưa thống nhất dẫn đến nhân viên
tín dụng lợi dụng những khe hở trong chính sách cấp những khoản tín dụng có tiềm
ẩn rủi ro. Không kiểm soát chặt trong việc thu hồi nợ khách hàng hoặc chưa có hệ
thống đo lường, phân tán rủi ro theo từng loại khách hàng, chưa có sự giám sát chặt
chẽ đối với các khoản đã cho vay dẫn đến việc thu hồi khoản vay khó.
- Nguyên nhân khác: chưa có hệ thống thông tin đối chiếu giữa các ngân hàng,
thông tin bất cân xứng cũng là nguyên nhân gây ta sự lựa chọn đối nghịch trước khi
cấp tín dụng cho khách hàng và rủi ro tiềm ẩn khi cấp tín dụng. Ngoài ra, hệ thống
pháp lý của cơ quan giám sát chưa đầy đủ, không rõ ràng dễ tạo khẽ hở để người
vay chiếm vốn và gây thiệt hại tới ngân hàng. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của các
doanh nghiệp và ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô của
Chính phủ với một thay đổi nhỏ từ chính sách đều có thể gây ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các bên.
3.1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng
3.1.2.1 Khái niệm
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến
lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một
ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro.
Tóm lại, Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các
rủi ro có thể phá sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và
cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến
lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
3.1.2.2 Một số lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng
- Thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mình, phương pháp và
mô hình đo lường tổn thất để kiểm soát RRTD.
- Phải theo dõi, kiểm soát RRTD đối với từng khoản danh mục cho vay và có
những biện pháp dự phòng nhằm xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm.
17
- Kiểm soát RRTD theo danh mục rủi ro đối với từng khoản vay của khách hàng
cho việc theo dõi RRTD;
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá, phương pháp xác định chất lượng tín dụng của
từng khoản cho vay, có cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng
của khách hàng bị suy giảm.
3.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn (còn được gọi là Hệ số an toàn vốn), được thể hiện bằng cụm
từ tiếng Anh “Capital Adequacy Ratio” – viết tắt là CAR, là một thước đo đánh giá
mức độ đầy đủ về vốn của ngân hàng trong mối tương quan với những rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3.2 Tổng quan hiệp ước vốn Basel II
3.2.1 Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước Basel (Basel capital accords)
Hiệp ước vốn Basel là hiệp ước về giám sát ngân hàng được ban hành bởi Ủy ban
Basel. Các hiệp ước vốn này là khuyến nghị hướng tới việc tạo ra hệ thống chuẩn
mực quốc tế cho các nhà điều hành ngân hàng kiểm soát mức vốn cần dự trữ để bảo
vệ ngân hàng khỏi các rủi ro mà ngân hàng đó và cả nền kinh tế phải đối mặt.
- Năm 1988, hiệp ước Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992.
- Năm 1996, Basel I bổ sung thêm RRTT và được thực thi chậm nhất vào
01/01/1998.
- Tháng 06/1999, chương trình tư vấn lần thứ nhất (CP1 – First Consultative
Package) đề xuất một khung hiệp ước vốn mới.
- Tháng 01/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2).
- Tháng 04/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3).
- Quý 04/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện.
- Tháng 01/2007, Basel II có hiệu lực. Sau khi Basel II không thể ngăn chặn
được cuộc khủng hoảng toàn cầu, Basel III ra đời năm 2010 chấm dứt quá trình
chuyển đổi.
3.2.2 Mục tiêu của Basel
- Tăng cường ổn định tài chính thông qua việc giám sát hoạt động ngân hàng
trên toàn cầu dựa trên những quy định liên quan đến an toàn vốn và giám sát hoạt
động của ngân hàng quốc tế.
18
- Nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động hợp pháp và an toàn. Ngân hàng duy trì
đủ vốn và dự trữ để phòng ngừa những rủi ro phát sinh trong hoạt động. Hơn nữa,
ngân hàng cũng có thể áp dụng những nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp.
- Ngoài ra, Ủy ban Basel cung cấp những hướng dẫn và quy định của ngân hàng
liên quan đến RRTD, RRTT và RRHĐ. Nhưng Basel chỉ đưa ra hướng dẫn, không
đóng vai trò giám sát và kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
3.2.3 Những nội dung cơ bản của Basel II
Basel II được ban hành vào tháng 06/2004 và có hiệu lực từ tháng 01/2007. Basel
II thực hiện phân loại rủi ro và xác định lượng vốn cần duy trì để đảm bảo ngân
hàng có đủ mức vốn dự phòng cho những loại rủi ro về tài chính và hoạt động mà
ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động cho vay và đầu tư. Đảm bảo khả năng
thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. So với Basel I thì Basel II đã
xem xét toàn diện hơn các loại rủi ro và được đánh giá là nhạy cảm hơn so với rủi
ro, bao gồm: phân loại các tài sản có thành các nhóm có hệ số rủi ro khác nhau, bổ
sung vốn yêu cầu cho RRHĐ và đi sâu hơn đối với RRTT. Mục tiêu chính của
Basel II bao gồm: (i) Đảm bảo việc phân bổ vốn được thực hiện trên cơ sở có xem
xét các yếu tố rủi ro. (ii) Thúc đẩy việc công bố thông tin cho phép các thành viên
tham gia thị trường đánh giá mức độ đủ vốn của một tổ chức. (iii) Đảm bảo các rủi
ro (RRTD, RRTT, RRHĐ) được đo lường dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật tiêu
chuẩn.
Bảng 3.1. Tổng quan về các trụ cột của hiệp ước Basel II
Basel II Các trụ cột của hiệp ước
Cung cấp
khung quản
trị vốn nhạy
cảm với rủi
ro và linh
hoạt
Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3
Yêu cầu về vốn tối
thiểu
Giám sát quá trình đánh
giá nội bộ và mức độ đủ
vốn
Công bố thông tin
để tăng cường kỷ
luật thị trường
Yêu cầu vốn đối với:
- RRTD
- RRTT
- Rủi ro họat động
- Quy định về đánh giá
nội bộ về mức đủ vốn
cho các ngân hàng.
- Khung khổ giám sát.
Yêu cầu công bố
thông tin cho các
ngân hàng.
Nguồn: tóm tắt của tác giả theo hiệp ước vốn Basel II
19
Các mục tiêu trên được thể hiện trong Basel thông qua khái niệm “Ba trụ cột”, cụ
thể như sau:
- Trong trụ cột 1, Basel II vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Basel I và
định nghĩa về vốn tự có. CAR được xác định trên cơ sở xác định vốn tự có và tổng
tài sản có rủi ro với mức tỷ lệ CAR là không thấp hơn 8% của tổng tài sản có rủi ro,
trong đó rủi ro được xác định theo 3 yếu tố mà ngân hàng phải đối mặt là RRTD,
RRTT, RRHĐ, cụ thể:
 RRTD: được xác định theo 3 phương pháp là: (1) Phương pháp chuẩn hóa: sử
dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác
định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau; (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ
- cơ bản (FIRB): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD
model) và các tham số tỷ lệ tổn thất (LGD), giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ
(EAD) do NHNN cung cấp để xác định vốn; (3) Phương pháp xếp hạng nội bộ -
nâng cao (AIRB): ngân hàng tự xây dựng mô hình PD, LGD, EAD để xác định vốn
cho RRTD.
 RRTT: có 2 phương pháp xác định là: (1) Phương pháp đo lường chuẩn hóa
(SMA) xác định vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủi ro nhất định cho các mảng kinh
doanh khác nhau; (2) Phương pháp mô hình nội bộ (IMA) sử dụng dữ liệu lịch sử
để xác định VaR (giá trị chịu rủi ro) làm cơ sở xác định vốn.
 RRHĐ: có 3 phương pháp xác định là: (1) Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA)
tính vốn trên cơ sở thu nhập ròng trung bình 3 năm, không phân biệt mảng hoạt
động kinh doanh; (2) Phương pháp chuẩn hoá (STA) xác định vốn trên cơ sở phân
chia các hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng có hệ số rủi ro khác nhau; (3)
Phương pháp đo lường tiên tiến (AMA) yêu cầu sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ để
xây dựng mô hình tính toán.
- Trụ cột 2, liên quan đến quá trình xem xét giám sát. Phần này bao gồm cả khía
cạnh định lượng và định tính về cách thức quản lý rủi ro trong ngân hàng. Yêu cầu
các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá và quản lý những rủi ro khác ngoài RRTD,
RRTT và RRHĐ mà ngân hàng phải đối mặt. Các cơ quan giám sát ở các quốc gia
khác nhau có thể lựa chọn áp dụng các quy tắc, nhưng cần có sự thống nhất chung
trong việc áp dụng các quy tắc đó. Trụ cột 2 chú trọng hơn vào can thiệp sớm khi có
20
vấn đề phát sinh, một phần vai trò của trụ cột này là khuyến khích các ngân hàng
phát triển và sử dụng các phương pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn và đánh giá các kỹ
thuật đó. Với quy trình rà soát kiểm tra giám sát, một số vấn đề sẽ được đề cập làm
tài liệu cho các ngân hàng là có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không
được đề cập trong Trụ cột 1 (ví dụ: rủi ro tập trung). Trụ cột 2 đòi hỏi các giám sát
viên lựa chọn áp dụng cẩn trọng hơn khi quyết định trong việc đánh giá về an toàn
vốn của các ngân hàng riêng lẻ.
- Trụ cột 3, với mục đích tăng cường kỷ luật thị trường, trụ cột này các ngân hàng
sẽ phải chịu thêm áp lực để đưa ra quyết định quản lý rủi ro hợp lý nếu các cổ đông
và cổ đông tiềm năng có thêm thông tin về các quyết định đó. Bên cạnh đó, việc
thiết lập khung yêu cầu về công bố thông tin cho phép các thành viên trên thị trường
bao gồm các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, khách hàng, tổ chức xếp hạng, các
ngân hàng khác có thể đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người
gửi tiền và các nhà đầu tư. Với trụ cột này, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công
khai tập trung vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi
ro và quản lý rủi ro. Những công khai như vậy được xem là một điều kiện tiên quyết
cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng.
3.2.4 Tác động và lợi ích của Basel II trong việc kiểm soát rủi ro đến hệ thống ngân
hàng Việt Nam
3.2.4.1 Tác động tích cực
- Từ góc nhìn của các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện Basel II tại thời điểm
này sẽ có những thuận lợi cho NHTM, đó là sự chuyển biến tích cực về nhận thức
của các NHTM đối với công tác quản lý và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn nguồn
vốn trong hoạt động của mình trước các nguy cơ không mong muốn xảy ra.
- Theo ông Loic Faussier lãnh đạo cấp cao của một NHTM tại Việt Nam nhận
định rằng: “Việc triển khai Basel II sẽ mang lại cho ngân hàng một khung quản trị
rủi ro tương đương với các ngân hàng quốc tế. Quan trọng hơn cả, việc áp dụng
Basel II sẽ đưa các ngân hàng trở thành ngân hàng lành mạnh và an toàn hơn”.
Vì vậy, khi chủ động áp dụng hiệp ước Basel II sẽ giúp các NHTM hoạt động an
toàn hơn, nâng cao trình độ quản lý và kiểm soát rủi ro, đặc biệt là mô hình kiểm
soát rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động lựa chọn áp dụng. Đồng thời, nguồn
21
vốn được giám sát một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, đối với lĩnh vực tín dụng các
NHTM sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng thay vì
dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo.
3.2.4.2 Tác động tiêu cực
Nhưng bên cạnh đó, việc yêu cầu về vốn và thanh khoản tăng lên sẽ tác động đến
chênh lệch lãi suất cho vay, cụ thể làm cho chi phí vốn tăng lên, lợi nhuận của ngân
hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Elliot (2009, 2010) cho rằng “nếu như các
NHTM không sử dụng các phương pháp bù đắp này thì lãi suất cho vay có thể tăng
lên 0,8% trong dài hạn. Các NHTM sẽ khó tìm được khách hàng vay khi đưa ra
mức lãi suất cao từ đó dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm đi. Trường hợp, các NHTM áp
dụng các phương pháp bù đắp này thì lãi suất cho vay chỉ tăng thêm 0,2%. Hoặc,
nếu các NHTM có thể kiểm soát hiệu quả kinh doanh tốt, chi phí hoạt động giảm
3,5% thì kể cả khi CAR tăng thêm 1%, lãi suất cho vay vẫn sẽ không thay đổi”.
3.2.4.3 Lợi ích của việc áp dụng Basel II
Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt
động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Việc lượng hóa được rủi ro sẽ giúp ngân
hàng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Với Basel II, việc kiểm soát
rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này xác định dựa yêu
cầu Basel II sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp và kiểm
soát rủi ro trong quá trình hoạt động. Việc kiểm soát rủi ro trong tương lai với nhận
thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm
hơn cho tính ổn định của thị trường.
3.3 Cách xác định các yêu cầu vốn tối thiểu và tầm quan trọng của tỷ lệ an toàn
vốn (CAR)
Theo Basel II về sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu
chuẩn về vốn để kiểm soát các RRTD. Được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa
Vốn tự có và các tài sản “Có” rủi ro hệ số. Tỷ lệ an toàn vốn tổng thể không thấp
hơn 8%. Vốn cấp 2 được giới hạn bằng 100% vốn cấp 1.
22
3.3.1 Định nghĩa về các thành phần vốn
3.3.1.1 Vốn tự có
Định nghĩa về vốn tự có đủ điệu kiện, như đã nêu trong Hiệp ước 1988 và được
là rõ về “Các công cụ đủ điều kiện đưa vào vốn cấp 1” vẫn tồn tại, ngoại trừ trường
hợp việc khấu trừ các khoản đầu tư được thực hiện và phần khấu trừ sẽ là 50% từ
vốn cấp 1 và 50% từ vốn cấp 2. Những giới hạn về vốn cấp 2, cấp 3 và các công cụ
tiên tiến của vốn cấp 1 sẽ dựa trên giá trị vốn cấp 1 sau khi trừ đi giá trị lợi thế
thương mại nhưng trước khi trừ đi các khoản đầu tư. Các công cụ có tính chất đổi
mới sẽ bị giới hạn tới 15% Vốn cấp 1, không bao gồm lợi thế thương mại. Để xác
định giá trị cho phép các công cụ có tính chất đổi mới, các ngân hàng và các cơ
quan giám sát sẽ nhân phần vốn cấp 1 không phải là công cụ có tính chất đổi mới
với 17,65% (nghĩa là tỷ lệ của 15% chia 85% = 17,65%).
Ví dụ: một ngân hàng với tổng giá trị cổ phiếu thường là $75,000, giá trị cổ phiếu
ưu đãi vô thời hạn không lũy kế là $15,000, vốn đầu tư thường mà ngân hàng là
thành viên là $5,000, giá trị lợi thế thương mại $10,000. Giá trị thực của vốn cấp 1
không phải là công cụ có tính chất đổi mới sẽ là $75,000 + $15,000 + $5,000 -
$10,000 = $85,000. Vậy, giá trị của các công cụ có tính chất đổi mới mà ngân hàng
có thể được phép đưa vào vốn cấp 1 là $85,000 x 17,65% = $15,000. Nếu ngân
hàng phát hành công cụ có tính chất đổi mới thuộc vốn cấp 1 đến giới hạn cho phép,
tổng số vốn cấp 1 sẽ là số lượng $85,000 + $15,000 = $100,000. Tỷ lệ phần trăm
của các công cụ có tính chất đổi mới so với tổng số vốn cấp 1 sẽ tương đương 15%.
3.3.1.2 Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 chỉ bao gồm vốn cổ phần ổn định (cổ phiếu thường được phát hành
và được thanh toán đầy đủ và cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn không tích lũy) và các
khoản dự trữ công khai (được tạo ra hoặc tăng thêm bởi lợi nhuận giữ lại hoặc các
khoản thặng dư khác, như thu nhập do phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, dự
phòng chung và dự phòng cụ thể). Các khoản dự trữ công khai cũng bao gồm các
quỹ chung có cùng đặc tính mà đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: (i) Phần phân bổ
vào các quỹ phải được lấy từ lợi nhuận giữ lại sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế
được điều chỉnh cho tất cả các khoản nợ thuế tiềm tàng; (ii) Các quỹ và những biến
động vào hoặc ra khỏi quỹ phải được công bố riêng rẽ trong các báo cáo kế toán
23
được phát hành của ngân hàng; (iii) Các quỹ phải sẵn sàng để một ngân hàng đáp
ứng được ngay lập tức không hạn chế các thiệt hại ngay khi có rủi ro xảy ra; (iv)
Các khoản lỗ không thể được tính trực tiếp cho các quỹ nhưng phải được thực hiện
thông qua tài khoản lãi hoặc lỗ.
Trong trường hợp các tài khoản được kết hợp, điều này cũng bao gồm các lợi ích
thiểu số trong vốn chủ sở hữu của các công ty con mà ít hơn so với được sở hữu
toàn bộ. Phần vốn cấp 1 không bao gồm dự phòng đánh giá lại và cổ phiếu ưu đãi
tích lũy.
3.3.1.3 Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm: các khoản dự trữ không công khai, dự phòng đánh giá lại,
các khoản dự phòng chung/các khoản dự phòng tổn thất tín dụng chung, các công
cụ vốn (nợ/vốn chủ sở hữu) kết hợp, nợ vay cụ thể:
- Các khoản dự trữ không công khai đủ điều kiện để tính vào vốn bổ sung với
điều kiện là các khoản dự trữ này được các cơ quan giám sát chấp nhận. Các khoản
dự trữ như vậy bao gồm phần thặng dư sau thuế của lợi nhuận giữ lại mà các ngân
hàng ở một số quốc gia được phép duy trì như một khoản dự trữ công khai. Ngoài
việc không được xác định trong bảng cân đối kế toán được báo cáo, các khoản dự
trữ này cũng có chất lượng và tính chất giống như khoản dự trữ công khai; Như vậy,
nó không bị ảnh hưởng bỏi bất kỳ khoản dự phòng hoặc tài sản nợ được biết nào
khác nhưng nó sẵn sàng sử dụng ngay lập tức và không bị ràng buộc để trang trải
những tổn thất không thể biết trước trong tương lai. Các khoản dự trữ không công
khai không bao gồm các giá trị ẩn phát sinh từ việc nắm giữ chứng khoán mà giá trị
trong bảng cân đối kế toán thấp hơn mức giá thị trường hiện tại.
- Dự phòng đánh giá lại phát sinh theo hai cách: Thứ nhất, ở một số nước, các
ngân hàng được phép đánh giá lại tài sản cố định, thường là cơ sở vật chất của họ,
theo thời gian để phù hợp với sự thay đổi giá trị thị trường. Những khoản đánh giá
lại này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán trong khoản dự phòng đánh giá lại
tài sản; Thứ hai, các giá trị ẩn của các khoản dự phòng đánh giá lại “tiềm tàng” có
thể tồn tại do việc nắm giữ dài hạn các cổ phần mà giá trị ghi nhận trong bảng cân
đối kế toán được tính theo chi phí mua trong quá khứ.
24
Cả hai loại dự phòng đánh giá lại đều có thể được đưa vào vốn cấp 2 với điều
kiện là các tài sản được đánh giá cẩn thận, phản ánh đầy đủ khả năng biến động giá
và bị bắt buộc bán. Trong trường hợp các khoản dự phòng đánh giá lại tiềm tàng,
chênh lệch giữa giá trị lịch sử trên sổ sách với giá trị thị trường phải bị chiết khấu
55% để phản ánh sự biến động có thể xảy ra đối với loại hình vốn chưa thực hiện
này và phần thuế danh nghĩa của nó.
- Các khoản dự phòng chung/các khoản dự phòng tổn thất tín dụng chung: các
khoản dự phòng hoặc dự trữ tổn thất tín dụng đối với các rủi ro tương lai, các khoản
tổn thất chưa được xác định ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn sẵn sàng để trang trải
các tổn thất mà hiện thực hóa sau đó và vì vậy đủ điều kiện để đưa vào trong các
phần vốn bổ sung. Các khoản dự phòng cho sự suy giảm được xác định cho các tài
sản cụ thể hoặc các khoản nợ được biết, dù tách biệt hay gộp lại, cũng nên được loại
trừ. Hơn nữa, các khoản dự phòng chung, dự phòng tổn thất cho vay chung đủ điều
kiện để đưa vào vốn cấp 2 được giới hạn không vượt quá 1,25% các tài sản có rủi
ro.
- Các công cụ vốn lưỡng tính (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu): Loại này bao gồm
các công cụ mà kết hợp các đặc tính của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Các quy định cụ
thể về các công cụ vốn lưỡng tính này có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng
chúng đều phải theo các tiêu chí nhất định.
- Các khoản nợ thứ cấp có thời hạn: bao gồm các công cụ vốn nợ thứ cấp không
được đảm bảo theo thông lệ với thời hạn tối thiểu là 5 năm và cổ phiếu ưu đãi được
hoàn lại có thời hạn. Trong thời hạn 5 năm trước khi đáo hạn, một tỷ lệ chiết khấu
(hoặc khấu hao) là 20%/năm sẽ được áp dụng để phản ánh giá trị giảm dần của
những công cụ này. Không giống các công cụ được đưa và trong các công cụ lưỡng
tính, những công cụ này thường không sẵn sàng tham gia trang trải các tổn thất của
ngân hàng mà vẫn đảm bảo ngân hàng tiếp tục hoạt động. Vì nguyên nhân này mà
những công cụ này bị giới hạn tối đa là 50% Vốn cấp 1.
3.3.1.4 Tài sản “Có” hệ số rủi ro
Tổng tài sản “Có” hệ số rủi ro được xác định bằng cách nhân yêu cầu về vốn tối
thiểu để bù đắp RRTT và RRHĐ với 12,5% (tức là nghịch đảo của CAR là 8%) rồi
cộng với tổng tài sản “Có” có hệ số rủi ro đối với RRTD.
25
3.3.1.5 Những khoản cần loại trừ khỏi cơ sở vốn
- Khỏi vốn cấp 1: lợi thế thương mại và các khoản tăng thêm trong vốn chủ sở
hữu do một nguy cơ của chứng khoán hóa.
- 50% khỏi vốn cấp 1, 50% khỏi vốn cấp 2 bao gồm: Các khoản đầu tư vào các
ngân hàng và công ty tài chính phụ thuộc; các khoản đầu tư vào vốn của các ngân
hàng và tổ chức tài chính khác (tùy theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền
của quốc gia); các khoản đầu tư không đáng kể vào các tổ chức tài chính khác.
3.3.2 Các giới hạn và hạn chế
- Tổng vốn cấp 2 tối đa là 100% tổng vốn cấp 1
- Các khoản vay nợ có kỳ hạn tối đa bằng 50% vốn cấp 1
- Các khoản dự phòng chung/dự phòng cho vay chung bao gồm các con số phản
ánh sự đánh giá thấp về tài sản hoặc các khoản nợ tiềm tàng nhưng không nhận biết
được có mặt trong bảng cân đối kế toán, số dự phòng như vậy lớn nhất là 1,25%.
- Các khoản dự phòng đánh giá lại tài sản dưới dạng các khoản lãi ẩn hoặc
chứng khoán không bán được sẽ phải bị chiết khấu 55%.
3.3.3 Cách xác định tỷ lệ vốn theo chuẩn Basel II
Theo Basel II, khi xác định tỷ lệ vốn, mẫu số là tài sản được điều chỉnh theo rủi
ro sẽ được xác định bằng cách nhân mức vốn tối thiểu để bù đắp các RRTT và
RRHĐ với 12,5 (tương đương với mức vốn tối thiểu là 8%) rồi cộng với tổng tài
sản được điều chỉnh theo RRTD. Tỷ lệ vốn sẽ được tính bằng cách lấy vốn tự có
chia cho mẫu số nêu trên. Tỷ lệ vốn này không được nhỏ hơn 8% tổng tài sản. Vốn
cấp 2 không được vượt quá 100% vốn cấp 1. Việc xác định mức vốn yêu cầu tối
thiểu được tính theo công thức như sau:
 Tỷ lệ an toàn vốn (Hệ số CAR)
C
CAR (%) =
RWA + 12,5 (KOR + KMR)
x 100%
 Trong đó:
- CAR : Tỷ lệ an toàn vốn
- C : Vốn tự có
- RWA : Tổng tài sản tính theo RRTD
26
i
- KOR : Vốn yêu cầu cho RRHĐ
- KMR : Vốn yêu cầu cho RRTT
 Cách xác định tài sản tính theo RRTD như sau:
RWA = RWACR + RWACCR
 Trong đó: RWACCR là tổng tài sản xác định theo RRTD đối tác, RWACR là
tổng tài sản xác định theo RRTD, theo công thức sau:
RWACR = ∑Ej x CRWj + ∑Max{0,(E*
- SPi)} x CRWi
 Trong đó:
- Ej : Giá trị tài sản (không phải là khoản phải đòi) thứ j
- CRWj : Hệ số RRTD thứ j
- E*i : Giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei)
- SPi : Dự phòng cụ thể của khoản phải đòi thứ i
- CRWi : Hệ số RRTD thứ i
 Cách xác định giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei):
Ei = Eoni + Eoffi x CCFi
 Trong đó:
- Eoni : Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i
- Eoffi : Số dư phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i
- CCFi : Hệ số chuyển đổi của phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i
Bảng 3.2. Các xác định CAR trong các hiệp ước Basel I, II, III
Các
hiệp
ước
Thời
gian ban
hành
Thời
gian áp
dụng
Công thức xác định CAR
Basel I 1988 1992 CAR =
Vốn chủ sở hữu
RWA
Basel II 2004 2006 CAR =
C
RWA + 12,5 (KOR + KMR)
≥ 8%
Basel III 2010
01/2013 -
01/2019
CAR =
C
RWA + 12,5 (KOR + KMR)
≥ 8%
Nguồn: tổng hợp thông tin từ trang www.bis.org
Theo như bảng 3.2 Trong Basel I, tài sản có điều chỉnh rủi ro mới đề cập đến
RRTD, còn trong Basel II đã tính thêm RRHĐ và RRTT. Cụ thể, CAR xác định
theo Basel II so với Basel I vẫn giữ nguyên tử số, thay đổi mẫu số.
27
Bảng 3.3. Tổng hợp các yêu cầu vốn tối thiểu trong các hiệp ước Basel I, II, III
Tiêu chí
Yêu cầu vốn
Tấm đệm đảm
bảo an toàn vĩ mô
Vốn chủ sở hữu chung Vốn cấp 1
Tổng
vốn
Tấm đệm chống
rủi ro chu kỳ
Thấp
nhất
Tấm đệm
dự trữ
Yêu
cầu
Thấp
nhất
Yêu
cầu
Thấp
nhất
Khoảng
Basel I - - - 4 - 8 -
Basel II 2 - - 4 - 8 -
Basel
III
4.5 2.5 7 6 8.5 10.5 0 – 2.5
Các loại rủi ro được phản ánh
Basel 1 Basel II Basel III
RRTD
RRTT
RRTD
RRTT
RRHĐ
RRTD
RRTT
RRHĐ
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro chu kỳ hoạt động
Nguồn: tóm tắt của tác giả từ nghiên cứu của Casu và cộng sự (2015)
3.3.4 Tầm quan trọng của CAR
Việc duy trì CAR tối thiểu hướng tới nhiều mục đích khác nhau, tùy theo định
hướng của tổ chức tài chính hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại quốc gia đó, tuy
nhiên việc duy trì luôn hướng tới một mục đích chung là An toàn.
3.3.3.1 Đối với cơ quan quản lý
Tỷ lệ an toàn vốn là công cụ kiểm soát rủi ro của hệ thống các ngân hàng, giúp
NHNN nắm bắt, kiểm tra, giám sát năm lực tài chính của các ngân hàng thành viên.
Hệ số CAR đặt ra yêu cầu đối với các ngân hàng phải có một mức vốn tự có đủ bù
đắp các rủi ro trong quá trình kinh doanh (RRTD, RRHĐ, rủi ro lãi suất sổ ngân
hàng,...), phòng ngừa trước các kịch bản xấu có thể xảy ra cho hệ thống. Nếu cơ
quan quản lý không chặt chẽ hoặc yếu kém trong việc kiểm soát các quy định về
CAR, các ngân hàng sẽ có xu hướng chấp nhận đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao
và tận dụng tối đa các công cụ đòn bẩy tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận, do đó
gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng.
28
Bên cạnh đó, Basel II đã và đang được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới,
trong đó tiên phong trong việc áp dụng là các quốc gia có nền tài chính mạnh như:
Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sỹ,... Tại Châu Á, các nước áp dụng Basel II và dần tiếp cận
Basel III, IV lấy chuẩn mực về CAR làm thước đo tình hình tài chính của hệ thống
ngân hàng. Đứng trước các thách thức về hội nhập quốc tế khi Việt Nam hướng tới
gia nhập các tổ chức và Hiệp định quốc tế như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE),
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc quản lý và giám sát CAR
theo chuẩn mực quốc tế là bước đi cần thiết để chứng tỏ sự hội nhập về tài chính,
đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
3.3.3.2 Đối với ngân hàng
Bên cạnh việc bắt buộc phải tuân thủ theo quy định chung của NHNN, khi duy trì
hệ số CAR lớn hơn mức tối thiểu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng như:
(i) Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, quản lý vốn của các ngân hàng; (ii) Nâng cao
năng lực quản trị ngân hàng: vừa đảm bảo mục tiêu tín dụng, vừa đảm bảo an toàn
vốn (iii) Giúp ngân hàng có sự chuẩn bị để chống đỡ lại cú sốc tài chính có thể xảy
ra, các ngân hàng có thể tự đảm bảo an toàn cho chính mình bằng việc kiểm soát tốt
các loại rủi ro hoặc bổ sung vốn để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, tránh vấp phải
các kịch bản đã xảy ra trước đây đối với các ngân hàng trên thế giới như bong bóng
dot-com năm 2000-2001, bong bóng nhà đất Mỹ (2007-2008),... (iv) Tăng cường uy
tín, niềm tin của khách hàng gửi tiền, tín dụng, của đối tác đối với ngân hàng, cũng
như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng để thu hút đầu tư trong nước và
quốc tế.
3.4 Các phương pháp xác định CAR theo chuẩn Basel II
Theo Basel II về sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu
chuẩn về vốn. Hơn nữa, đối với từng loại rủi ro Basel II quy định các tính vốn cụ
thể dựa trên các phương pháp từ đơn giản đến nâng cao theo sơ đồ tại phụ lục 2 kèm
theo. Các phương pháp này khuyến khích ngân hàng áp dụng các phương pháp quản
lý rủi ro hiện đại. Theo đó, vốn yêu cầu sẽ giảm xuống khi các ngân hàng áp dụng
phương pháp nâng cao, nhưng để làm được việc này thì các ngân hàng phải đáp ứng
các yêu cầu về dữ liệu, mô hình,...theo phương pháp lựa chọn.
29
3.4.1 Phương pháp tiêu chuẩn (SA)
Phương pháp tiêu chuẩn cho phép các ngân hàng xác định vốn yêu cầu tối thiểu
cho RRTD dựa trên khung tiêu chuẩn do cơ quan giám sát ngân hàng quy định dựa
trên các kết quả xếp hạng độc lập. Để xác định các hệ số rủi ro theo phương pháp
này, các ngân hàng được sử dụng đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
độc lập được cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nước sở tại chấp thuận. Basel II
đưa ra các điều kiện (nêu phụ lục 3 đính kèm) mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
độc lập phải đáp ứng. Đồng thời, Basel II cho phép ngân hàng được điều chỉnh
giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu RRTD cho mục
đích tính vốn nhiều hơn so với Basel I.
Để tính vốn yêu cầu tối thiểu cho RRTD, cần quan tâm tới hai nhân tố chính đó
là hệ số rủi ro và biện pháp giảm thiểu RRTD.
3.4.1.1 Hệ số rủi ro tín dụng (CRW)
Hệ số RRTD là hệ số dưới dạng %, được dùng để xác định mức tỷ lệ phần trăm
vốn yêu cầu tối thiểu đối với giá trị khoản phải đòi.
 Khoản phải đòi các Chính phủ và NHTW:
Hệ số RRTD đối với các khoản phải đòi Chính phủ các nước được phân theo các
nhóm, dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc dựa trên điểm xếp hạng
quốc gia của các TCTD xuất khẩu:
- Dựa theo kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập:
Xếp hạng
tín nhiệm
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
Không định
hạng
CRW 0% 20% 50% 100% 150% 100%
- Dựa theo xếp hạng quốc gia của các TCTD xuất khẩu (ECAs):
ECAs 0-1 2 3 4-6 7
CRW 0% 20% 50% 100% 150%
- Đối với các tổ chức quốc tế gồm: BIS (Banks for International Settleements),
IMF (The International Monetary Fund), ECB (The European Central Bank), EU
30
(The European Union), EMS (The European Stability Mechanism) và EFSF (The
European Financial Stability Facility), CRW = 0%.(1)
 Khoản phải đòi đối với tổ chức công lập chính phủ (PSEs - Non central
government public sector entities):
Đối với các khoản phải đòi các tổ chức công lập có ba phương pháp xác định hệ
số RRTD(2)
:
- Phương pháp 1: Định hạng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm của quốc gia
nơi PSEs đó được thành lập:
Xếp hạng
tín nhiệm
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
Không định
hạng
CRW 20% 50% 100% 100% 150% 100%
- Phương pháp 2: Định hạng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm của chính
PSEs đó:
Xếp hạng
tín nhiệm
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
Không định
hạng
CRW 20% 50% 50% 100% 150% 50%
- Phương pháp 3: Định hạng tương tự như khoản phải đòi Chính phủ và các
NHTW tại mục trên phần này.
 Khoản phải đòi của các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs – Multilateral
development banks)
Ngân hàng phát triển đa phương là một tổ chức được thành lập bởi một nhóm các
quốc gia, với mục đích cung cấp giải pháp tài chính và khuyến nghị đối với các dự
án về kinh tế xã hội.
Xếp hạng
tín nhiệm
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
Không định
hạng
CRW 20% 50% 50% 100% 150% 50%
- Một số ngân hàng thế giới bao gồm: IBRD (The International Bank for
Reconstruction and Development), IFC (The International Finance Corporation) và
MIGA (Tshe Multilateral Investment Guarantee Agency); ADB (The Asian
(1)
Tham chiếu đoạn 7, phụ lục 1, d347
(2)
Tham chiếu đoạn 8-9, phụ lục 1, d347
31
Development bank); AfDB (The African Development bank); EBRD (The
European Bank of Reconstruction and Development);IADB (The Inter American
Development bank); EIB (The European Investment bank); EIF (The European
Investment Fund); NIB (The Nordic Investment bank); CDB (The Caribbean
Development bank); IDB (The Islamic Development bank); CEDB (The Council of
European Development bank); IFFIm (The International Finance Facility for
Immunization) được xem xét có CRW = 0% (3)
.
 Khoản phải đòi của các ngân hàng
Đối với các khoản phải đòi ngân hàng, có 2 phương pháp định hạng RRTD bao
gồm:
- External credit risk assessment approach (ECRA): áp dụng đối với các khoản
phải đòi được xếp hạng tại quốc gia cho phép sử dụng kết quả của tổ chức xếp hạng
tín nhiệm độc lập.
Xếp hạng tín nhiệm
của ngân hàng
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
CRW cơ bản (4)
20% 50% 50% 100% 150%
CRW các khoản phải
đòi có kỳ hạn gốc ban
đầu dưới 3 tháng
20% 20% 20% 50% 150%
- Standardised credit risk assessment approach (SCRA): áp dụng đối với các
khoản phải đòi chưa được xếp hạng tại quốc gia cho phép sử dụng kết quả của các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và tất cả các khoản phải đòi tại các quốc gia
không cho phép sử dụng kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Khi
đó, các khoản phải đòi sẽ được phân loại vào các tầng A,B,C theo quy định của ủy
ban Basel.
Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Tầng A Tầng B Tầng C
CRW cơ bản 50% 100% 150%
CRW các khoản phải đòi có kỳ hạn
gốc ban đầu dưới 3 tháng
20% 50% 150%
(3)
Tham chiếu footnote 32, phụ lục 1, d347
(4)
Tại phần này CRW căn bản được xác định là mức CRW tối thiểu theo quy định của Ủy ban Basel. Tại
mỗi quốc gia, nếu ngân hàng nhận thấy mức độ rủi ro tiềm ẩn của tài sản lớn hơn mức độ rủi ro ước tính
theo thang đo xếp hạng của ECAIs, ngân hàng có thể áp dụng CRW cao hơn mức tối thiểu quy định.
32
 Khoản phải đòi của các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khác
Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khác sẽ
được áp dụng tượng tự như khoản phải đòi của ngân hàng khi các công ty chứng
khoán và các tổ chức tài chính đó được giám sát dưới những tiêu chuẩn chặt chẽ mà
cơ quan giám sát áp dụng tương tự như ngân hàng (ví dụ như những yêu cầu về
thanh khoản hoặc những yêu cầu về vốn) và những nhân tố rủi ro dùng để xác định
rủi (hoặc các thông tin để xác định rủi ro) phải được nêu cụ thể.
Khoản phải đòi các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính không thỏa
mãn các điều kiện trên sẽ được áp dụng tương tự khoản phải đòi của các doanh
được nêu dưới đây.
 Khoản phải đòi doanh nghiệp
Khoản phải đòi doanh nghiệp thông thường
Xếp hạng tín
nhiệm của
doanh nghiệp
Từ AAA
đến AA-
Từ A+
đến A-
Từ BBB+
đến BBB-
Từ BB+
đến B-
Dưới B-
Không
định hạng
CRW cơ bản 20% 50% 100% 100% 150% 100%
Khoản phải đòi không được xếp hạng (CRW = 100%) không áp dụng đối với
khoản phải đòi không được xếp hạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoản nợ xấu
doanh nghiệp. Đối với khoản phải đòi không được xếp hạng của doanh nghiệp vừa
và nhỏ, CRW = 85%. Các khoản phải đòi doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu đáp ứng các
tiêu chuẩn của danh mục bán lẻ sẽ được áp dụng như là khoản phải đòi của danh
mục bán lẻ.
Khoản phải đòi đối với các cấp tín dụng chuyên biệt: áp dụng tương tự các khoản
phải đòi doanh nghiệp thông thường.
 Nợ thứ cấp, vốn chủ sở hữu và các công cụ vốn khác
- Cổ phần nắm giữ: CRW = 250%
- Nợ thứ cấp và các công cụ khác ngoài cổ phần: CRW = 150%
 Khoản phải đòi bán lẻ
Khoản phải đòi đối với danh mục bán lẻ phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
33
- Khoản phải đòi của một cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan hoặc doanh
nghiệp nhỏ.
- Tiêu chí về sản phẩm gồm: các loại tín dụng tuần hoàn, tín dụng hạn mức,
khoản vay cá nhân hoặc khoản cho thuê tài chính (cho vay trả góp, cho vay mua
oto,..) và những cam kết đối với doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay thế chấp, các sản
phẩm phái sinh, và chứng khoán khác (gồm trái phiếu và cổ phiếu) đều được loại
trừ.
- Tiêu chí về giá trị: tổng giá trị khoản phải đòi đối với một đối tác không được
vượt quá 1 triệu Euro.
- Tiêu chí về giới hạn: tổng giá trị khoản phải đòi đối với một đối tác không
được vượt quá 0,2% tổng giá trị danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng.
Khoản phải đòi bán lẻ là khoản phải đòi cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan,
doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngoại trừ các khoản phải đòi bán lẻ được bảo bằng bất
động sản được quy định tại mục khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản
bên dưới) thỏa mãn tất cả các tiêu chí trên thì CRW = 75%.
Khoản phải đòi bán lẻ khác của cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan, CRW =
100% hoặc khoản phải đòi doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng các tiêu chí
trên, CRW = 85% (ngoại trừ các khoản được bảo đảm bằng bất động sản tại mục
khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản bên dưới).
 Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản (BĐS)
Khoản phải đòi được bảo đảm bằng BĐS nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- BĐS đã hình thành: BĐS bảo đảm cho khoản vay phải là BĐS đã hoàn thiện.
- Có đủ căn cứ pháp lý thực thi: bất kỳ yêu cầu bồi hoàn dối với tài sản phải đủ
căn cứ pháp lý thực thi.
- Nhiều yêu cầu đòi bồi hoàn đối với trên cùng một tài sản: xảy ra khi ngân
hàng cho vay nắm giữ quyền xử lý ưu tiên của tài sản, hoặc một ngân hàng nắm giữ
quyền xử lý ưu tiên và các quyền xử lý tiếp theo đối với cùng một tài sản.
- Khả năng trả nợ của bên vay: bên vay phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
- Định giá tài sản thận trọng: giá trị tài sản phải được định giá theo phương pháp
thận trọng. Trong mọi trường hợp, nếu giá trị thị trường của tài sản có thể xác định
được thì giá trị định giá phải không được cao hơn giá trị thị trường của tài sản.
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II

More Related Content

Similar to Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II

Similar to Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II (20)

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG TRUNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN BASEL II Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG TRUNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN BASEL II CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (HƯỚNG ỨNG DỤNG) MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỐC ANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án thạc sĩ kinh tế “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông theo định hướng tiêu chuẩn Basel II” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Nguyễn Hoàng Trung
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1 1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu............................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3 1.6 Ý nghĩa đề tài.......................................................................................4 1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................4 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ...............5 2.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................5 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .....................................5 2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần đây 6 2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB.......................................................................7 2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018 ...................................................................................................................8 2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây..............................8 2.2.2 Tình hình huy động vốn..................................................................8 2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay..........................................................9 2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB............................10 2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018..................11 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................15
  • 5. 3.1 Tổng quan về một số khái niệm liên quan.........................................15 3.1.1 Rủi ro tín dụng..............................................................................15 3.1.1.1 Khái niệm..............................................................................15 3.1.1.2 Một số nguyên nhân rủi ro tín dụng......................................15 3.1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng..............................................................16 3.1.2.1 Khái niệm..............................................................................16 3.1.2.2 Một số lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.................16 3.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ..............................................................17 3.2 Tổng quan hiệp ước vốn Basel II.......................................................17 3.2.1 Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước Basel (Basel capital accords).........17 3.2.2 Mục tiêu của Basel .......................................................................17 3.2.3 Những nội dung cơ bản của Basel II ............................................18 3.2.4 Tác động và lợi ích của Basel II trong việc kiểm soát rủi ro đến hệ thống ngân hàng Việt Nam....................................................................20 3.2.4.1 Tác động tích cực..................................................................20 3.2.4.2 Tác động tiêu cực..................................................................21 3.2.4.3 Lợi ích của việc áp dụng Basel II..........................................21 3.3 Cách xác định các yêu cầu vốn tối thiểu và tầm quan trọng của tỷ lệ an toàn vốn (CAR)...................................................................................21 3.3.1 Định nghĩa về các thành phần vốn................................................22 3.3.1.1 Vốn tự có...............................................................................22 3.3.1.2 Vốn cấp 1 ..............................................................................22 3.3.1.3 Vốn cấp 2 ..............................................................................23 3.3.1.4 Tài sản “Có” hệ số rủi ro.......................................................24 3.3.1.5 Những khoản cần loại trừ khỏi cơ sở vốn.............................25 3.3.2 Các giới hạn và hạn chế................................................................25 3.3.3 Cách xác định tỷ lệ vốn theo chuẩn Basel II ................................25 3.3.4 Tầm quan trọng của CAR.............................................................27 3.3.3.1 Đối với cơ quan quản lý........................................................27 3.3.3.2 Đối với ngân hàng.................................................................28 3.4 Các phương pháp xác định CAR theo chuẩn Basel II .......................28
  • 6. 3.4.1 Phương pháp tiêu chuẩn (SA).......................................................29 3.4.1.1 Hệ số rủi ro tín dụng (CRW).................................................29 3.4.1.2 Biện pháp giảm thiểu RRTD (CRM) ....................................36 3.4.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)............................................37 3.4.2.1 Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản ...................................38 3.4.2.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao ...............................39 3.4.3 So sánh giữa các phương pháp trong xác định vốn theo chuẩn Basel ......................................................................................................42 3.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ an toàn vốn.............................44 3.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước ..........................................................44 3.5.2 Các nghiên cứu trong nước...........................................................45 3.6 Một số phương pháp áp dụng tại quốc gia trên thế giới, Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng OCB...............................................45 3.6.1 Phương pháp áp dụng của các ngân hàng tại Mỹ.........................45 3.6.2 Phương pháp áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc.....................47 3.6.3 Phương pháp áp dụng tại các ngân hàng ở Thái Lan ...................48 3.6.4 Bài học kinh nghiệm cho OCB.....................................................49 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VỐN TỐI THIỂU THEO PHƯƠNG PHÁP TIÊU CHUẨN CỦA BASEL II TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB ........................................................................................51 4.1 Cơ sở pháp lý trong quy định CAR và thực trạng của các NHTM Việt Nam..........................................................................................................51 4.1.1 Cơ sở pháp lý trong quy định về CAR của các NHTM Việt Nam ...............................................................................................................51 4.1.2 Thực trạng hệ số CAR của các NHTM Việt Nam........................52 4.2 Đánh giá mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam theo quy định NHNN và chuẩn mực Basel II.................................................................53 4.2.1 Mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam qua các giai đoạn ...........53 4.2.2Mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực Basel II 56 4.2.3 Sự khác biệt trong cách tính CAR Việt Nam và thế giới .............58 4.3 Thực trạng xác định vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn của
  • 7. Basel II tại OCB.......................................................................................58 4.3.1 Xác định vốn tự có........................................................................58 4.3.2 Xác định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu..............................................59 4.3.2.1 Xác định về vốn kinh tế ........................................................60 4.3.2.2 Xác định về vốn vốn mục tiêu...............................................61 4.3.2.3 Xác định về vốn tự có dự kiến ..............................................61 4.4 Phân tích và đánh giá về kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB..............64 4.4.1Thực trạng về tăng trưởng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB 64 4.4.2 Thực trạng kiểm soát và xử lý nợ xấu tại OCB............................66 4.4.3 Đánh giá về kiểm soát RRTD tại OCB ........................................68 4.4.3.1 Những kết quả đạt được trong kiểm soát RRTD theo Basel II ...........................................................................................................69 4.4.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.................................71 CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BASEL II TẠI OCB...............................................74 5.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin ............74 5.2 Nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng chiến lược và chính sách kiểm soát rủi ro ................................................................................74 5.3 Thực hiện yêu cầu tính CAR theo tin thần thông tư 41/2016............75 KẾT LUẬN...............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt Danh mục tài liệu tham khảo tiếng anh Danh mục tài liệu tham khảo trên Website Phụ lục 1 - Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước Phụ lục 2 - Sơ đồ hệ thống các loại rủi ro và phương pháp tương ứng theo Basel II Phụ lục 3 - Một số tiêu chí chọn tổ chức xếp hạng độc lập Phụ lục 4 - Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo ocb giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 1. Tình hình huy động vốn OCB giai đoạn 2015 – 2018
  • 8. Bảng 2. Tình hình dư nợ cho vay phân khúc khách hàng tại OCB giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 3. Tình hình dư nợ cho vay kỳ hạn và nợ xấu tại OCB giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 4. Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng RRTD OCB giai đoạn 2015 – 2018 Bảng 5. Tổng hợp dư nợ cho vay khách hàng và tỷ lệ nợ xấu các NHTM giai đoạn 2017 - 2018
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Giải thích từ ngữ AIRB Advanced internal ratings based approach Phương pháp xếp hạng nội bộ - nâng cao Basel The Basel capital accord Hiệp ước vốn Basel CAR Capital adequacy ratio Tỷ lệ an toàn vốn CRM Credit risk mitigation Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng CRW Credit risk weighted Hệ số rủi ro tín dụng FIRB Foundation internal ratings based approach Phương pháp xếp hạng nội bộ - cơ bản NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương OCB Orient Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Phương Đông OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế RRHĐ Rủi ro hoạt động RRTD Rủi ro tín dụng RRTT Rủi ro thị trường RWA Risk weighted asset Tài sản rủi ro có điều chỉnh SA The standardised approach Phương pháp tiêu chuẩn TCTD Tổ chức tín dụng
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ  SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB.........................................................................7  BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB ........................................10 Bảng 3.1. Tổng quan về các trụ cột của hiệp ước Basel II........................................18 Bảng 3.2. Các xác định CAR trong các hiệp ước Basel I, II, III...............................26 Bảng 3.3. Tổng hợp các yêu cầu vốn tối thiểu trong các hiệp ước Basel I, II, III ....27 Bảng 3.4. So sánh giữa các phương pháp trong xác định vốn theo chuẩn Basel......42 Bảng 3.5. Tình hình áp dụng Basel ở một số nước Châu Á......................................43 Bảng 4.1. Cơ sở pháp lý trong quy định về CAR của các NHTM Việt Nam...........51 Bảng 4.2. Hệ số CAR của các NHTM giai đoạn 2014 – 2018 .................................52 Bảng 4.3. Vốn tự có và CAR của các NHTM Nhà nước tính đến 31/12/2005.........54 Bảng 4.4. Vốn tự có của hệ thống các NHTM tính đến 31/12/2005.........................54 Bảng 4.5. Tỷ lệ CAR của một số NHTM từ 2006 - 2009.........................................55 Bảng 4.6. Tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013..........56 Bảng 4.7. Xác định vốn tự có tại OCB .....................................................................59 Bảng 4.8. Xác định tỷ lệ an toàn vốn theo tài sản có điều chỉnh rủi ro.....................61 Bảng 4.9. Vốn yêu cầu có điều chỉnh rủi ro xác định theo ngành nghề cho vay......62 Bảng 4.10. Vốn yêu cầu có điều chỉnh rủi ro xác định theo đối tượng cho vay.......63 Bảng 4.11. Tốc độ tăng trưởng về vốn tự có OCB giai đoạn 2016 - 2018 ...............68  BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng vốn OCB các năm gần đây.............................................8 Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn tại OCB giai đoạn 2015 - 2018.......................8 Biểu đồ 2.3. Tình hình cho vay tại OCB giai đoạn 2015 – 2018................................9 Biểu đồ 2.4. Doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018 ...............................................12 Biểu đồ 2.5. Chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018 ...................................13
  • 11. Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận OCB giai đoạn 2015 – 2018................................................14 Biểu đồ 4.1. Hệ số CAR của các MHTM so với khung tiêu chuẩn Basel II.............52 Biểu đồ 4.2. CAR của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực ASEAN....53 Biểu đồ 4.3. Ước lượng CAR tại 10 ngân hàng thí điểm tính đến năm 2017...........57 Biểu đồ 4.4. Tình hình tăng trưởng tín dụng OCB so với ngành ngân hàng ............64 Biểu đồ 4.5. Dư nợ cho vay tại OCB theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2018...................65 Biểu đồ 4.6. Tình hình trích lập dự phòng RRTD ....................................................66 Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ nợ xấu OCB so với các NHTM năm 2018 ..................................67 Biểu đồ 4.8. Tình hình nợ xấu tại OCB ....................................................................68
  • 12. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1 1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu............................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3 1.6 Ý nghĩa đề tài.......................................................................................4 1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................4 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ...............5 2.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................5 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .....................................5 2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần đây 6 2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB.......................................................................7 2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018 ...................................................................................................................8 2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây..............................8 2.2.2 Tình hình huy động vốn..................................................................8 2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay..........................................................9 2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB............................10 2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018..................11 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................15
  • 13. TÓM TẮT Đề tài: Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông theo định hướng tiêu chuẩn Basel II Trong phần luận văn này, tác giả đã khái quát tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng, các phương pháp theo chuẩn mực Basel II, cũng như tầm quan trọng khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II, bao gồm: nhận biết, đo lường ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đồng thời phân tích, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB trong giai đoạn 2014 - 2018. Qua kết quả nghiên cứu về các phương pháp theo chuẩn Basel II, đặc biệt là phương pháp tiêu chuẩn, tác giả nhận thấy để xác định vốn yêu cầu tối thiểu cho kiểm soát RRTD, cần quan tâm tới hai nhân tố chính đó là hệ số rủi ro và biện pháp giảm thiểu RRTD. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp theo chuẩn Basel II của một số ngân hàng trên thế giới (như: Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan) từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB. Từ khóa: Phương pháp tiêu chuẩn, Tỷ lệ an toàn vốn, Kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, Hệ số rủi ro, Biện pháp giảm thiểu rủi ro
  • 14. ABSTRACT Title: Controlling credit risk at Orient Commercial Joint Stock Bank under the orientation of Basel II standards. In this dissertation, the author studies an overview of the theoretical basis related to credit risk, Basel II standard methods, as well as the importance in calculating the capital adequacy ratio in the inspection. Credit risk control under Basel II standards, including: identification, response measurement and credit risk control. At the same time, analyzing and evaluating credit risk control at OCB in the period of 2014 - 2018. Through the results of research on Basel II standard methods, especially the standardised approach (SA), the author found that In order to determine the minimum required capital for credit risk control, two main factors need to be considered: credit risk weighted (CRW) and credit risk mitigation (CRM). In addition, the author also explored the experience of applying Basel II standard methods of some banks in the world (such as the US, South Korea and Thailand), thereby making some recommendations for OCB to advance. to Basel II-oriented approaches to credit risk control at OCB. Key: SA, CAR, Control Credit risk, Credit risk, CRW, CRM
  • 15. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu Trong hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay, hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng và chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy để hoạt động an toàn các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần tiếp cận tới các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình và đảm bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khi tổn thất xảy ra. Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước Basel được ban hành từ tháng 6/2004 về sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn. Basel II được đánh giá là rất quan trọng và các ngân hàng vẫn kêu khó áp dụng dù rằng thế giới đã áp dụng chuẩn này từ 13 năm về trước, nhưng ngoài bản thân hệ thống tài chính và những nhà chuyên môn, người ngoài cuộc còn rất mơ hồ về thuật ngữ này. Vậy Basel II gồm những nội dung gì, tầm quan trọng cụ thể ra sao, cơ quan quản lý đã có hỗ trợ hay giám sát việc thực hiện ra sao, rồi các ngân hàng Việt khi nào mới đáp ứng được… là những câu hỏi thường trực. Một trong những yêu cầu khắt khe với các ngân hàng hiện nay là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro và an toàn không chỉ theo chuẩn của Việt Nam mà phải là chuẩn quốc tế, cụ thể là Basel II. Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn ra 10 ngân hàng để cho áp dụng thí điểm chuẩn này bao gồm Vietcombank, VietinBank, VPBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB Maritime Bank và VIB tuy nhiên đến nay chỉ có 2 ngân hàng được ngân hàng nhà nước công nhận áp dụng thành công là Vietcombank và VIB, ngoại trừ OCB không nằm trong danh sách lại có thông báo nhưng là ngân hàng đầu tiên thành công với Basel II. Thực tế, Basel II không chỉ giúp ngân hàng giảm rủi ro, sử dụng tốt nhất nguồn vốn, mà còn giảm đáng kể các thiệt hại do các biến động của nền kinh tế gây ra. Đây cũng là bước đi quan trọng trong lộ trình hội nhập với thế giới và cũng là cách
  • 16. 2 để bảo vệ ngân hàng, khách hàng tốt nhất, đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho OCB duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, đem lại các giá trị gia tăng có lợi nhất cho khách hàng trong định hướng “Khách hàng là trọng tâm” mà OCB đang theo đuổi”. Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng để kiểm soát rủi ro theo Basel II là việc các ngân hàng phải xây dựng các phương pháp xác định rủi ro theo các phương pháp của Basel II là một xu thế tất yếu và cần thiết khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý luận thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông theo định hướng tiêu chuẩn Basel II” để nghiên cứu. Trong luận văn này tác giả trình bày khái quát về phương pháp xác định vốn tối thiểu nhằm hạn chế và kiểm soát các RRTD theo định hướng Basel II. Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới áp dụng các phương pháp nâng cao, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương pháp nâng cao theo Basel II trong hoạt động kiểm soát RRTD tại ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Trong phần luận văn này, tác giả đã khái quát tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng, các phương pháp theo chuẩn mực Basel II, cũng như tầm quan trọng khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II. Đồng thời phân tích, đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB trong giai đoạn 2014 - 2018. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB. - Mục tiêu cụ thể  Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB giai đoạn 2015 - 2018.  Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm soát RRTD theo chuẩn Basel tại OCB.
  • 17. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tầm quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp theo chuẩn Basel trong việc kiểm soát RRTD trong hoạt động ngân hàng. Nhưng để làm được việc này thì các ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu gì? - Theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II thì OCB cần quan tâm tới những yếu tố nào trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thống kê các số liệu trong giai đoạn 2014-2018, sau đó tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam và tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp theo chuẩn Basel II của một số ngân hàng trên thế giới (như: Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan) từ đó đưa ra một số khuyến nghị để OCB tiến tới các phương pháp nâng cao theo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên của các NHTM, báo cáo ngành của NHNN do chính tác giả tổng hợp và xử lý có chọn lọc và sử dụng nhằm giúp luận văn có thể phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách quan nhất trong luận văn này. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp nguồn số liệu từ các kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành,... và các Website liên quan khác cũng được tác giả chọn lọc làm nguồn tham khảo cho luận văn này. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trong phần bài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về việc kiểm soát RRTD tại OCB theo định hướng Basel II. - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: Trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu phương pháp tiêu chuẩn trong việc kiểm soát RRTD tại OCB theo định hướng Basel II.
  • 18. 4  Phạm vi thời gian: Tác giả chọn giai đoạn 2015 – 2018 để nghiên cứu. Giai đoạn này OCB chuẩn bị áp dụng Basel II, cũng như 10 NHTM được NHNN lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II. 1.6 Ý nghĩa đề tài Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích đánh giá thực trạng về việc xác định vốn tối thiểu cho RRTD doanh nghiệp, khoản cho vay đảm bảo bất động sản, khoản cho vay thế chấp nhà ở, khoản phải đòi bán lẻ và nợ xấu tại OCB theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II và của NHNN trong từng thời kỳ. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu về vốn còn cho thấy việc sử dụng phương tiêu chuẩn của Basel II trong việc xác định vốn còn phải phụ thuộc vào kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và để áp dụng phương pháp này, ngân hàng phải có hệ thống quản lý RRHĐ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel II, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. 1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, các phần phụ lục kèm theo. Kết cấu của luận văn này bao gồm 05 chương: - Chương 1. Giới thiệu đề tài - Chương 2. Giới thiệu về ngân hàng Phương Đông - OCB - Chương 3. Cơ sở lý thuyết - Chương 4. Thực trạng xác định vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB - Chương 5. Một số giải pháp trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo định hướng Basel II tại OCB
  • 19. 5 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG 2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển - Năm 1996: Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập ngày 13/04/1996 theo Giấy phép số 0061/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300852005 ngày 10/05/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp và các giấy phép điều chỉnh khác”. - Năm 2011 – 2015: OCB tiến hành “tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và tập trung vào củng cố năng lực kinh doanh, nâng cấp hoạt động quản trị, quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế” với sự hợp tác của KPMG và DBS Singapore. - Năm 2016: OCB đã đạt được những bước tiến vượt bậc, đây là kết quả của “quá trình tái cơ cấu 5 năm (từ 2011 – 2015) và sự bắt nhịp kịp thời với những biến động tích cực thị trường”. Trong năm, tốc độ tăng trưởng kinh doanh và hoạt động của “OCB thuộc nhóm ngân hàng tốt nhất toàn ngành”. Hơn nữa, OCB mở rộng cơ cấu tổ chức thành lập khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với sự ra đời của 19 trung tâm SME. - Năm 2017: Moody's (Hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới) đã công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu cho OCB ở mức B2 ngày 10/04/2017, “mức xếp hạng cao trong các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam và dưới một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia B1 của Việt Nam”. Với kết quả này cho thấy, “OCB là ngân hàng có sự cải thiện chất lượng tài sản tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có xu hướng tăng trưởng tốt và an toàn hiệu quả về tính tuân thủ và hệ thống quản trị rủi ro”. Đối với chỉ tiêu khả năng nguồn lực thanh khoản của OCB, Moody’s cũng đánh giá mức tín nhiệm B1. Nhằm khẳng định “sự chuyên nghiệp trong hoạt động và tạo tiền đề tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng, OCB chính thức thành lập công ty chuyển tiền quốc tế trực thuộc ngân hàng” trong tháng 04/2017. Bên cạnh đó, OCB công bố đã hoàn thành dự án Basel II vào ngày 06/12/2017, OCB là ngân hàng đầu tiên công bố hoàn tất việc triển khai Basel II tại Việt Nam.
  • 20. 6 - Năm 2018: OCB ra mắt ứng dụng ngân hàng hợp kênh OCB OMNI channel ngày 19/03/2018, đánh dấu bước ngoặt mới trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam áp dụng nền tảng Omni-Channel vào các hoạt động của OCB. 2.1.2 Một số hoạt động và thành tựu của OCB trong những năm gần đây - Năm 2013: OCB được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế công nhận trao tặng các giải thưởng, danh hiệu cao quý như: thương hiệu mạnh Việt Nam, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, thương hiệu thân thiện với môi trường, thương hiệu Xuất sắc – Excellent Brand, doanh nghiệp tiêu biểu TP.HCM, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam và Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam,... OCB triển khai mô hình kinh doanh mới và mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, xây dựng nền tảng quản lý sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. - Năm 2014: OCB triển khai dự án mô hình kinh doanh mới, dự án nhân sự “Về Nguồn”, “Lãnh đạo tương lai OCB”,.. OCB chính thức công bố thành lập Khối Khách hàng Đại Chúng (KHĐC), với chiến lược phát triển và mở rộng pham vi kinh doanh, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm dịch vụ của OCB. - Năm 2015: OCB là 1 trong 3 ngân hàng đạt đến ngưỡng về hiệu quả truyền thông theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chiến lược CSR chủ đề cùng OCB hành động “Vì một tương lai xanh” phát động từ năm 2013 và được triển khai liên tục, đến năm 2016 tiếp tục hoạt động truyền thông trọng yếu: Fanpage OCB vào TOP 4 Ngân hàng có hiệu quả tốt nhất ngành ngân hàng Việt Nam (với trên 150.000 fans); Website OCB từ vị trí số 29 lên 15 bậc, hiện đang ở vị trí thứ 14 trong bảng tổng sắp các NHVN; Số lượng và giá trị tin bài của OCB trong TOP 10 của ngành NHTM; Trên các trang mạng xã hội, OCB trở thành 1 trong 5 ngân hàng được cộng đồng quan tâm, nhắc đến nhiều nhất ngành Ngân hàng. - Năm 2016: Một trong những thành quả quan trọng nhất OCB thực hiện và phát huy các CLB theo nhóm chủ đề, đối tượng và sinh hoạt định kỳ như: Câu lạc bộ Hoa Hướng Dương; CLB Kỹ năng,... Bên cạnh các hoạt động phong trào và hỗ trợ chỉ tiêu kinh doanh OCB đã triển khai chương trình “Chung sức cùng Đơn vị kinh doanh” và thu về những kết quả ấn tượng. Tổng doanh số của chương trình đạt
  • 21. 7 trên 1,000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, OCB là một trong những ngân hàng đầu tiên đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án quản trị rủi ro và chủ động triển khai Basel II để hướng đến những chuẩn mực quốc tế. - Năm 2017: OCB hoàn thiện chiến lược công nghệ thông tin giai đoạn 2017- 2020. Trong năm này, OCB tập trung thực hiện nâng cấp và bổ sung hàng loạt các nền tảng công nghệ thông tin cơ bản, làm tiền đề quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện chiến lược ngân hàng số đến 2020. OCB triển khai kế hoạch này để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển theo định hướng NHNN và Chính Phủ. - Năm 2018: OCB đã hoàn thành triển khai Basel II và sau một năm triển khai và áp dụng Basel II vào ngày 26/12/2018 và được NHNN chính thức chấp thuận áp dụng thông tư 41 trước thời hạn vào ngày 01/01/2010. Trong năm 2019, OCB sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển các sản phẩm công nghệ số, gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên các nền tảng ứng dụng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ, mô hình mới vào hoạt động ngân hàng như Blockchains, DevOps… Việc nâng cấp hệ thống ứng dụng, hạ tầng công nghệ và bảo mật cũng đã góp phần đưa OCB vào một trong ba ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được công nhận hoàn tất triển khai thành công các hạng mục kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức OCB Nguồn: OCB
  • 22. 8 2.2 Tình hình và kết quả hoạt động tại OCB trong giai đoạn 2015 - 2018 2.2.1 Tình hình tăng vốn OCB qua các năm gần đây Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng vốn OCB các năm gần đây ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: OCB Thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, bên cạnh đó OCB còn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 5%, chào bán riêng lẻ 80.512.050 cổ phiếu giá 10.000 đồng/ cổ phiếu đã được NHNN chấp thuận đối với các đợt tăng vốn của ngân hàng được thể hiện qua từng năm theo biểu đồ 2.1 cho thấy quá trình tăng vốn OCB các năm. 2.2.2 Tình hình huy động vốn Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn tại OCB giai đoạn 2015 - 2018 Nguồn: OCB
  • 23. 9 Việc huy động vốn là một trong các hoạt động cốt lõi của OCB nhằm đảm bảo khả năng cấp tín dụng, tăng trưởng tổng tài sản và duy trì thanh khoản. Trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn của OCB luôn được củng cố và bồi đắp vững chắc, thể hiện qua biểu đồ 2.2 như trên, cho thấy tình hình huy động OCB tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Cơ cấu nguồn vốn của OCB được duy trì theo hướng bền vững, phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư và đáp ứng các tỷ lệ an toàn của NHNN. Cụ thể: Năm 2016 tổng huy động đạt 57.741 tỷ đồng, tăng 16.713 tỷ đồng (tăng hơn 40%) so năm 2015 đây là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất toàn thị trường và là mức tốt nhất của OCB trong giai đoạn 2011 – 2016. Năm 2017 tổng huy động đạt 76.511 tỷ đồng, tăng 18.810 tỷ đồng, (tăng hơn 32%) so với cuối năm trước, gấp đôi trung bình ngành 14.5%. Năm 2018 đạt 87.890 tỷ đồng, tăng 11.339 tỷ đồng (tăng hơn 14%) so với cuối năm trước cao hơn trung bình ngành 15%. Kết quả được thể hiện qua các chỉ số trọng yếu như: Tỷ lệ LDR đạt ở mức 66,9% thấp hơn so với quy định NHNN 80%. OCB đẩy mạnh huy động vốn trung dài hạn, đưa tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn về mức 37,6%. 2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay Biểu đồ 2.3. Tình hình cho vay tại OCB giai đoạn 2015 – 2018 Đvt: Tỷ đồng Nguồn: OCB Theo như kết quả tổng hợp phân tích từ báo cáo của OCB tại bảng 2 phụ lục 4 kèm theo và qua biểu đồ 2.3 cho thấy, tổng dư nợ cho vay OCB tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 tổng dư nợ tín dụng TT1 đạt 38.506 tỷ đồng, tăng 10.812 tỷ đồng
  • 24. 10 so với năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 34,9% gấp đôi trung bình ngành và là mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2016. Năm 2017 tổng dư nợ tín dụng TT1 đạt 48.182 tỷ đồng, tăng 9.676 tỷ đồng (tăng hơn 25%) so với năm 2016, gấp 1.4 lần trung bình ngành 18.1%. Năm 2018, tổng dư nợ tín dụng TT1 đạt 56.316 tỷ đồng, tăng 8.134 tỷ đồng (tăng 19,1%) so với năm 2017, cao hơn trung bình ngành 14%. song song với tăng trưởng tín dụng, OCB chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng, tích cực thu hồi nợ xấu do đó tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,87 dưới 3% so với quy định NHNN yêu cầu. 2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn và tình hình nợ xấu tại OCB Nguồn: tác giả tổng hợp báo cáo tài chính OCB giai đoạn 2015 - 2018 Từ số liệu thống kê bảng 2.1 về tình hình an toàn vốn và kiểm soát tín dụng tại OCB trong giai đoạn 2015 – 2018 cho thấy, chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm lần lượt là: năm 2015 là 4,225 tỷ đồng, năm 2016 là 4,716 tỷ đồng (tăng nhẹ 11.62%, tương đương 491 tỷ đồng), năm 2017 là 6,139 tỷ đồng (tăng 30.17%, tương đương 1,423 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 là 8,797 tỷ đồng (tăng 43.3%, tương đương 2,658 tỷ đồng so với năm 2017). Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng tài
  • 25. 11 sản cũng tăng đều qua các năm lần lượt là: năm 2015 là 49,447 tỷ đồng, năm 2016 là 63,815 tỷ đồng (tăng 29.06%, tương đương tăng 14,368 tỷ đồng so với năm 2015), năm 2017 là 84,300 tỷ đồng (tăng 32.10%, tương đương là 20,485 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 là 99,964 tỷ đồng (tăng 18.58%, tương đương tăng 15,664 tỷ đồng so với năm 2017) nguyên nhân xuất phát từ việc OCB trong lộ trình áp dụng việc xác định tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II và theo thông tư 36 của NHNN và hệ số số này giảm nhẹ và tăng giai đoạn 2016 – 2018, cụ thể: năm 2015 là 13.2%; năm 2016 là 11.06%; năm 2017 là 11.53%; năm 2018 là 11.42%. Hơn nữa, việc xác định tỷ lệ an toàn vốn trong trong giai đoạn này cũng làm tốc độ cho vay của OCB cũng tăng đều qua các năm được phân tích tại mục 2.2.3 phần này về tình hình cho vay tại OCB trong đó, tổng dư nợ cho vay và nợ xấu qua các năm có xu hướng tăng lần lượt là: năm 2015 là 27,694 tỷ đồng, trong đó: KHCN đạt 10,539 tỷ đồng (chiếm 38% trên tổng dư nợ), nợ xấu là 246 tỷ đồng, KHDN là 17,101 tỷ đồng (chiếm 62% tổng dư nợ), nợ xấu 396 tỷ đồng; năm 2016 là 38,506 tỷ đồng, trong đó: KHCN là 15.052 tỷ đồng (chiếm 39% tổng dư nợ), nợ xấu 264 tỷ đồng, KHDN là 23,454 tỷ đồng (chiếm 61% tổng dư nợ), nợ xấu 411 tỷ đồng; năm 2017 là 48,182 tỷ đồng, trong đó: KHCN là 18,368 tỷ đồng (chiếm 38% tổng dư nợ), nợ xấu 329 tỷ đồng, KHDN là 29,814 tỷ đồng (chiếm 62% tổng dư nợ), nợ xấu là 535 tỷ đồng; năm 2018 là 56,316 tỷ đồng, trong đó: KHCN 22,345 tỷ đồng (chiếm 40% tổng dư nợ), nợ xấu là 511 tỷ đồng, KHDN là 33,971 tỷ đồng (chiếm 60% tổng dư nợ), nợ xấu là 777 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu được OCB kiểm soát dưới mức 3% theo quy định của NHNN. 2.2.5 Kết quả kinh doanh của OCB giai đoạn 2015 – 2018  Doanh thu Tổng thu nhập hoạt động thuần tăng trưởng ấn tượng qua các năm 2015-2018. Tổng thu nhập hoạt động năm 2018 của OCB đạt trên 5.016 tỷ đồng, tăng 84.07% so với năm 2017, đưa tốc độ tăng trưởng kép OCB giai đoạn 2015–2018 đạt 43.1%. Trong đó, thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lượt 43% và 388%. Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng nhanh nhờ việc đẩy mạnh mảng dịch vụ và đa dạng hóa nguồn thu hiện chiếm 31,4% trong tổng doanh thu.
  • 26. 12 Biểu đồ 2.4. Doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: OCB Theo như biểu đồ 2.4 về tình hình doanh thu OCB giai đoạn 2015 – 2018 cho thấy: tổng thu thuần ngoài lãi OCB năm 2016 đạt 199 tỷ tăng gấp đôi dẫn đến tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 11% tăng 4% so với năm 2015, khoản thu chủ yếu trong tăng trưởng thu thuần ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ với thu thuần dịch vụ đạt 98 tỷ tăng gấp 5,7 lần năm 2015 chủ yếu từ các dịch vụ như: tư vấn, kiều hối, bảo hiểm, thẻ.... Năm 2017, tổng thu thuần ngoài lãi đạt 316 tỷ tăng gấp 1.6 so với cùng kỳ, tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 12% tăng 1% so với năm 2016, việc tăng này từ hoạt động dịch vụ chủ yếu là thu thuần ngoài lãi 60% với thu thuần đạt 189 tỷ tăng gần gấp đôi năm 2016 chủ yếu đến từ tăng trưởng như: bảo hiểm, thu phí và thanh toán,… Năm 2018, tổng thu thuần ngoài lãi đạt 1.580 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2017, tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đạt 31,4% tăng 20% so với năm 2017. OCB đã triển khai nhiều sản phẩm và các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của OCB. Nhờ đó, thu thuần từ dịch vụ cải thiện đáng kể đạt 330 tỷ tăng 75% so với năm 2017. Tăng trưởng mạnh về doanh thu và đặt trọng tâm kiểm soát chi phí hoạt động góp phần làm cho tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu thuần năm 2018 đạt 37,2% cải thiện mạnh so với năm 2017 là 53,1%.  Chi phí
  • 27. 13 Trong quá trình hoạt động, OCB luôn kiểm soát chi phí tối ưu nhất, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Năm 2018, OCB hoàn thiện cấu trúc tổ chức theo hướng tinh gọn hiệu quả, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ. OCB dành lượng ngân sách lớn để đầu tư phát triển nguồn nhân lực bán hàng và các kênh bán hàng hiệu quả. Biểu đồ 2.5. Chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: OCB Theo biểu đồ 2.5 về tình hình chi phí hoạt động OCB giai đoạn 2015 – 2018 cho ta thấy, mức tăng thấp so với sự tăng trưởng của doanh thu dẫn làm cho tỷ lệ chi phí trong tổng thu nhập giảm xuống còn 37,28% trong năm 2018 từ mức 53,06% trong năm 2017. Đầu tư vào con người luôn là mục tiêu quan trọng với những nỗ lực xây dựng trở thành ngân hàng hàng đầu về môi trường làm việc và gắn kết nhân viên.  Lợi nhuận Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua các năm 2015 - 2018, tỷ suất sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn đều tăng cao. Nhờ doanh thu tăng cộng với việc quản lý chi phí hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng thể hiện tại biểu đồ 2.6 về tình hình lợi nhuận OCB giai đoạn 2015-2018, cụ thể: lợi nhuận năm 2018 đạt 1.833 tỷ đồng, tăng 31,57% so với năm 2017, tăng gần 1,8 lần so với năm 2015. Năm 2017 đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 40,6% so với năm 2016. Mức lợi nhuận này cũng tăng gấp gần 3 lần trong giai đoạn 2015-2018. Nhờ vậy hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 23,58%.
  • 28. 14 Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận OCB giai đoạn 2015 – 2018 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: OCB Đánh giá chung: Với kết quả đạt được trong quá trình hoạt động của OCB qua các chỉ số quy mô tăng trưởng ổn định huy động gần 14%, dư nợ gần 17%, đặc biệt là các chỉ số về hiệu quả có tốc độ tăng trưởng mạnh trong các năm 2015-2018 và tiếp tục đạt kỷ lục mới tổng thu nhập hoạt động hơn 146%, lợi nhuận trước thuế trên 115%). Kết quả này khẳng định rằng, OCB phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững với các chiến lược OCB đặt ra, giúp OCB thực hiện chuyển đổi thành công toàn diện.
  • 29. 15 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Tổng quan về một số khái niệm liên quan 3.1.1 Rủi ro tín dụng 3.1.1.1 Khái niệm Theo Timothy W.Koch (1995), định nghĩa về RRTD là sự rủi ro tiềm ẩn của thu nhập thuần và giá trị của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ. Theo Thomas P.Fitch (1997), quan niệm RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, cùng với rủi ro lãi suất. RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo Ủy ban giám sát Basel (BCBS75), RRTD là khả năng bên vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Theo quy định NHNN giải thích về RRTD trong hoạt động ngân hàng, RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản nợ của các ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (1) . Từ các những quan điểm trên tác giả cho rằng, RRTD là thuộc tính vốn có của hoạt động cho vay và góp vốn, phát sinh trong trường hợp việc thanh toán bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là mất khả năng thanh toán và nguy cơ bên đi vay không thể thanh toán cả gốc lẫn lãi theo thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng luân chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản cũng như lợi nhuận của ngân hàng. 3.1.1.2 Một số nguyên nhân rủi ro tín dụng Theo Ghosh (2012), có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD bao gồm nguyên nhân bên trong và bên ngoài ngân hàng. Ngoài ra, các nguyên nhân như hiệu quả của hệ thống pháp luật, môi trường kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng. - Nguyên nhân từ khách hàng: cung cấp những thông tin không đầy đủ, chính xác cho ngân hàng, cố tình lừa đảo để được vay vốn. Đến hạn trả nợ không có khả (1) Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • 30. 16 trả nợ hoặc không muốn trả hoặc không thể trả nợ do chết, mất tích hoặc các tài sản bảo đảm khó thanh lý, phát mại. - Nguyên nhân từ ngân hàng: không nắm được đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông tin về khách hàng, không đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của khách hàng, chính sách tín dụng không phù hợp, không rõ ràng và chưa thống nhất dẫn đến nhân viên tín dụng lợi dụng những khe hở trong chính sách cấp những khoản tín dụng có tiềm ẩn rủi ro. Không kiểm soát chặt trong việc thu hồi nợ khách hàng hoặc chưa có hệ thống đo lường, phân tán rủi ro theo từng loại khách hàng, chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản đã cho vay dẫn đến việc thu hồi khoản vay khó. - Nguyên nhân khác: chưa có hệ thống thông tin đối chiếu giữa các ngân hàng, thông tin bất cân xứng cũng là nguyên nhân gây ta sự lựa chọn đối nghịch trước khi cấp tín dụng cho khách hàng và rủi ro tiềm ẩn khi cấp tín dụng. Ngoài ra, hệ thống pháp lý của cơ quan giám sát chưa đầy đủ, không rõ ràng dễ tạo khẽ hở để người vay chiếm vốn và gây thiệt hại tới ngân hàng. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ với một thay đổi nhỏ từ chính sách đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các bên. 3.1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng 3.1.2.1 Khái niệm Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro. Tóm lại, Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phá sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. 3.1.2.2 Một số lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng - Thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mình, phương pháp và mô hình đo lường tổn thất để kiểm soát RRTD. - Phải theo dõi, kiểm soát RRTD đối với từng khoản danh mục cho vay và có những biện pháp dự phòng nhằm xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm.
  • 31. 17 - Kiểm soát RRTD theo danh mục rủi ro đối với từng khoản vay của khách hàng cho việc theo dõi RRTD; - Đưa ra các tiêu chí đánh giá, phương pháp xác định chất lượng tín dụng của từng khoản cho vay, có cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm. 3.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Tỷ lệ an toàn vốn (còn được gọi là Hệ số an toàn vốn), được thể hiện bằng cụm từ tiếng Anh “Capital Adequacy Ratio” – viết tắt là CAR, là một thước đo đánh giá mức độ đầy đủ về vốn của ngân hàng trong mối tương quan với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3.2 Tổng quan hiệp ước vốn Basel II 3.2.1 Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước Basel (Basel capital accords) Hiệp ước vốn Basel là hiệp ước về giám sát ngân hàng được ban hành bởi Ủy ban Basel. Các hiệp ước vốn này là khuyến nghị hướng tới việc tạo ra hệ thống chuẩn mực quốc tế cho các nhà điều hành ngân hàng kiểm soát mức vốn cần dự trữ để bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro mà ngân hàng đó và cả nền kinh tế phải đối mặt. - Năm 1988, hiệp ước Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. - Năm 1996, Basel I bổ sung thêm RRTT và được thực thi chậm nhất vào 01/01/1998. - Tháng 06/1999, chương trình tư vấn lần thứ nhất (CP1 – First Consultative Package) đề xuất một khung hiệp ước vốn mới. - Tháng 01/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). - Tháng 04/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). - Quý 04/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. - Tháng 01/2007, Basel II có hiệu lực. Sau khi Basel II không thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng toàn cầu, Basel III ra đời năm 2010 chấm dứt quá trình chuyển đổi. 3.2.2 Mục tiêu của Basel - Tăng cường ổn định tài chính thông qua việc giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu dựa trên những quy định liên quan đến an toàn vốn và giám sát hoạt động của ngân hàng quốc tế.
  • 32. 18 - Nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động hợp pháp và an toàn. Ngân hàng duy trì đủ vốn và dự trữ để phòng ngừa những rủi ro phát sinh trong hoạt động. Hơn nữa, ngân hàng cũng có thể áp dụng những nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp. - Ngoài ra, Ủy ban Basel cung cấp những hướng dẫn và quy định của ngân hàng liên quan đến RRTD, RRTT và RRHĐ. Nhưng Basel chỉ đưa ra hướng dẫn, không đóng vai trò giám sát và kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng. 3.2.3 Những nội dung cơ bản của Basel II Basel II được ban hành vào tháng 06/2004 và có hiệu lực từ tháng 01/2007. Basel II thực hiện phân loại rủi ro và xác định lượng vốn cần duy trì để đảm bảo ngân hàng có đủ mức vốn dự phòng cho những loại rủi ro về tài chính và hoạt động mà ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động cho vay và đầu tư. Đảm bảo khả năng thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. So với Basel I thì Basel II đã xem xét toàn diện hơn các loại rủi ro và được đánh giá là nhạy cảm hơn so với rủi ro, bao gồm: phân loại các tài sản có thành các nhóm có hệ số rủi ro khác nhau, bổ sung vốn yêu cầu cho RRHĐ và đi sâu hơn đối với RRTT. Mục tiêu chính của Basel II bao gồm: (i) Đảm bảo việc phân bổ vốn được thực hiện trên cơ sở có xem xét các yếu tố rủi ro. (ii) Thúc đẩy việc công bố thông tin cho phép các thành viên tham gia thị trường đánh giá mức độ đủ vốn của một tổ chức. (iii) Đảm bảo các rủi ro (RRTD, RRTT, RRHĐ) được đo lường dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật tiêu chuẩn. Bảng 3.1. Tổng quan về các trụ cột của hiệp ước Basel II Basel II Các trụ cột của hiệp ước Cung cấp khung quản trị vốn nhạy cảm với rủi ro và linh hoạt Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3 Yêu cầu về vốn tối thiểu Giám sát quá trình đánh giá nội bộ và mức độ đủ vốn Công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường Yêu cầu vốn đối với: - RRTD - RRTT - Rủi ro họat động - Quy định về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn cho các ngân hàng. - Khung khổ giám sát. Yêu cầu công bố thông tin cho các ngân hàng. Nguồn: tóm tắt của tác giả theo hiệp ước vốn Basel II
  • 33. 19 Các mục tiêu trên được thể hiện trong Basel thông qua khái niệm “Ba trụ cột”, cụ thể như sau: - Trong trụ cột 1, Basel II vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Basel I và định nghĩa về vốn tự có. CAR được xác định trên cơ sở xác định vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro với mức tỷ lệ CAR là không thấp hơn 8% của tổng tài sản có rủi ro, trong đó rủi ro được xác định theo 3 yếu tố mà ngân hàng phải đối mặt là RRTD, RRTT, RRHĐ, cụ thể:  RRTD: được xác định theo 3 phương pháp là: (1) Phương pháp chuẩn hóa: sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau; (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ - cơ bản (FIRB): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD model) và các tham số tỷ lệ tổn thất (LGD), giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ (EAD) do NHNN cung cấp để xác định vốn; (3) Phương pháp xếp hạng nội bộ - nâng cao (AIRB): ngân hàng tự xây dựng mô hình PD, LGD, EAD để xác định vốn cho RRTD.  RRTT: có 2 phương pháp xác định là: (1) Phương pháp đo lường chuẩn hóa (SMA) xác định vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủi ro nhất định cho các mảng kinh doanh khác nhau; (2) Phương pháp mô hình nội bộ (IMA) sử dụng dữ liệu lịch sử để xác định VaR (giá trị chịu rủi ro) làm cơ sở xác định vốn.  RRHĐ: có 3 phương pháp xác định là: (1) Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA) tính vốn trên cơ sở thu nhập ròng trung bình 3 năm, không phân biệt mảng hoạt động kinh doanh; (2) Phương pháp chuẩn hoá (STA) xác định vốn trên cơ sở phân chia các hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng có hệ số rủi ro khác nhau; (3) Phương pháp đo lường tiên tiến (AMA) yêu cầu sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ để xây dựng mô hình tính toán. - Trụ cột 2, liên quan đến quá trình xem xét giám sát. Phần này bao gồm cả khía cạnh định lượng và định tính về cách thức quản lý rủi ro trong ngân hàng. Yêu cầu các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá và quản lý những rủi ro khác ngoài RRTD, RRTT và RRHĐ mà ngân hàng phải đối mặt. Các cơ quan giám sát ở các quốc gia khác nhau có thể lựa chọn áp dụng các quy tắc, nhưng cần có sự thống nhất chung trong việc áp dụng các quy tắc đó. Trụ cột 2 chú trọng hơn vào can thiệp sớm khi có
  • 34. 20 vấn đề phát sinh, một phần vai trò của trụ cột này là khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các phương pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn và đánh giá các kỹ thuật đó. Với quy trình rà soát kiểm tra giám sát, một số vấn đề sẽ được đề cập làm tài liệu cho các ngân hàng là có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không được đề cập trong Trụ cột 1 (ví dụ: rủi ro tập trung). Trụ cột 2 đòi hỏi các giám sát viên lựa chọn áp dụng cẩn trọng hơn khi quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ. - Trụ cột 3, với mục đích tăng cường kỷ luật thị trường, trụ cột này các ngân hàng sẽ phải chịu thêm áp lực để đưa ra quyết định quản lý rủi ro hợp lý nếu các cổ đông và cổ đông tiềm năng có thêm thông tin về các quyết định đó. Bên cạnh đó, việc thiết lập khung yêu cầu về công bố thông tin cho phép các thành viên trên thị trường bao gồm các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, khách hàng, tổ chức xếp hạng, các ngân hàng khác có thể đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư. Với trụ cột này, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai tập trung vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro. Những công khai như vậy được xem là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng. 3.2.4 Tác động và lợi ích của Basel II trong việc kiểm soát rủi ro đến hệ thống ngân hàng Việt Nam 3.2.4.1 Tác động tích cực - Từ góc nhìn của các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện Basel II tại thời điểm này sẽ có những thuận lợi cho NHTM, đó là sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các NHTM đối với công tác quản lý và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn nguồn vốn trong hoạt động của mình trước các nguy cơ không mong muốn xảy ra. - Theo ông Loic Faussier lãnh đạo cấp cao của một NHTM tại Việt Nam nhận định rằng: “Việc triển khai Basel II sẽ mang lại cho ngân hàng một khung quản trị rủi ro tương đương với các ngân hàng quốc tế. Quan trọng hơn cả, việc áp dụng Basel II sẽ đưa các ngân hàng trở thành ngân hàng lành mạnh và an toàn hơn”. Vì vậy, khi chủ động áp dụng hiệp ước Basel II sẽ giúp các NHTM hoạt động an toàn hơn, nâng cao trình độ quản lý và kiểm soát rủi ro, đặc biệt là mô hình kiểm soát rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động lựa chọn áp dụng. Đồng thời, nguồn
  • 35. 21 vốn được giám sát một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, đối với lĩnh vực tín dụng các NHTM sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng thay vì dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo. 3.2.4.2 Tác động tiêu cực Nhưng bên cạnh đó, việc yêu cầu về vốn và thanh khoản tăng lên sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, cụ thể làm cho chi phí vốn tăng lên, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Elliot (2009, 2010) cho rằng “nếu như các NHTM không sử dụng các phương pháp bù đắp này thì lãi suất cho vay có thể tăng lên 0,8% trong dài hạn. Các NHTM sẽ khó tìm được khách hàng vay khi đưa ra mức lãi suất cao từ đó dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm đi. Trường hợp, các NHTM áp dụng các phương pháp bù đắp này thì lãi suất cho vay chỉ tăng thêm 0,2%. Hoặc, nếu các NHTM có thể kiểm soát hiệu quả kinh doanh tốt, chi phí hoạt động giảm 3,5% thì kể cả khi CAR tăng thêm 1%, lãi suất cho vay vẫn sẽ không thay đổi”. 3.2.4.3 Lợi ích của việc áp dụng Basel II Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Việc lượng hóa được rủi ro sẽ giúp ngân hàng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Với Basel II, việc kiểm soát rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này xác định dựa yêu cầu Basel II sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp và kiểm soát rủi ro trong quá trình hoạt động. Việc kiểm soát rủi ro trong tương lai với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường. 3.3 Cách xác định các yêu cầu vốn tối thiểu và tầm quan trọng của tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Theo Basel II về sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn để kiểm soát các RRTD. Được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa Vốn tự có và các tài sản “Có” rủi ro hệ số. Tỷ lệ an toàn vốn tổng thể không thấp hơn 8%. Vốn cấp 2 được giới hạn bằng 100% vốn cấp 1.
  • 36. 22 3.3.1 Định nghĩa về các thành phần vốn 3.3.1.1 Vốn tự có Định nghĩa về vốn tự có đủ điệu kiện, như đã nêu trong Hiệp ước 1988 và được là rõ về “Các công cụ đủ điều kiện đưa vào vốn cấp 1” vẫn tồn tại, ngoại trừ trường hợp việc khấu trừ các khoản đầu tư được thực hiện và phần khấu trừ sẽ là 50% từ vốn cấp 1 và 50% từ vốn cấp 2. Những giới hạn về vốn cấp 2, cấp 3 và các công cụ tiên tiến của vốn cấp 1 sẽ dựa trên giá trị vốn cấp 1 sau khi trừ đi giá trị lợi thế thương mại nhưng trước khi trừ đi các khoản đầu tư. Các công cụ có tính chất đổi mới sẽ bị giới hạn tới 15% Vốn cấp 1, không bao gồm lợi thế thương mại. Để xác định giá trị cho phép các công cụ có tính chất đổi mới, các ngân hàng và các cơ quan giám sát sẽ nhân phần vốn cấp 1 không phải là công cụ có tính chất đổi mới với 17,65% (nghĩa là tỷ lệ của 15% chia 85% = 17,65%). Ví dụ: một ngân hàng với tổng giá trị cổ phiếu thường là $75,000, giá trị cổ phiếu ưu đãi vô thời hạn không lũy kế là $15,000, vốn đầu tư thường mà ngân hàng là thành viên là $5,000, giá trị lợi thế thương mại $10,000. Giá trị thực của vốn cấp 1 không phải là công cụ có tính chất đổi mới sẽ là $75,000 + $15,000 + $5,000 - $10,000 = $85,000. Vậy, giá trị của các công cụ có tính chất đổi mới mà ngân hàng có thể được phép đưa vào vốn cấp 1 là $85,000 x 17,65% = $15,000. Nếu ngân hàng phát hành công cụ có tính chất đổi mới thuộc vốn cấp 1 đến giới hạn cho phép, tổng số vốn cấp 1 sẽ là số lượng $85,000 + $15,000 = $100,000. Tỷ lệ phần trăm của các công cụ có tính chất đổi mới so với tổng số vốn cấp 1 sẽ tương đương 15%. 3.3.1.2 Vốn cấp 1 Vốn cấp 1 chỉ bao gồm vốn cổ phần ổn định (cổ phiếu thường được phát hành và được thanh toán đầy đủ và cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn không tích lũy) và các khoản dự trữ công khai (được tạo ra hoặc tăng thêm bởi lợi nhuận giữ lại hoặc các khoản thặng dư khác, như thu nhập do phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, dự phòng chung và dự phòng cụ thể). Các khoản dự trữ công khai cũng bao gồm các quỹ chung có cùng đặc tính mà đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: (i) Phần phân bổ vào các quỹ phải được lấy từ lợi nhuận giữ lại sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh cho tất cả các khoản nợ thuế tiềm tàng; (ii) Các quỹ và những biến động vào hoặc ra khỏi quỹ phải được công bố riêng rẽ trong các báo cáo kế toán
  • 37. 23 được phát hành của ngân hàng; (iii) Các quỹ phải sẵn sàng để một ngân hàng đáp ứng được ngay lập tức không hạn chế các thiệt hại ngay khi có rủi ro xảy ra; (iv) Các khoản lỗ không thể được tính trực tiếp cho các quỹ nhưng phải được thực hiện thông qua tài khoản lãi hoặc lỗ. Trong trường hợp các tài khoản được kết hợp, điều này cũng bao gồm các lợi ích thiểu số trong vốn chủ sở hữu của các công ty con mà ít hơn so với được sở hữu toàn bộ. Phần vốn cấp 1 không bao gồm dự phòng đánh giá lại và cổ phiếu ưu đãi tích lũy. 3.3.1.3 Vốn cấp 2 Vốn cấp 2 bao gồm: các khoản dự trữ không công khai, dự phòng đánh giá lại, các khoản dự phòng chung/các khoản dự phòng tổn thất tín dụng chung, các công cụ vốn (nợ/vốn chủ sở hữu) kết hợp, nợ vay cụ thể: - Các khoản dự trữ không công khai đủ điều kiện để tính vào vốn bổ sung với điều kiện là các khoản dự trữ này được các cơ quan giám sát chấp nhận. Các khoản dự trữ như vậy bao gồm phần thặng dư sau thuế của lợi nhuận giữ lại mà các ngân hàng ở một số quốc gia được phép duy trì như một khoản dự trữ công khai. Ngoài việc không được xác định trong bảng cân đối kế toán được báo cáo, các khoản dự trữ này cũng có chất lượng và tính chất giống như khoản dự trữ công khai; Như vậy, nó không bị ảnh hưởng bỏi bất kỳ khoản dự phòng hoặc tài sản nợ được biết nào khác nhưng nó sẵn sàng sử dụng ngay lập tức và không bị ràng buộc để trang trải những tổn thất không thể biết trước trong tương lai. Các khoản dự trữ không công khai không bao gồm các giá trị ẩn phát sinh từ việc nắm giữ chứng khoán mà giá trị trong bảng cân đối kế toán thấp hơn mức giá thị trường hiện tại. - Dự phòng đánh giá lại phát sinh theo hai cách: Thứ nhất, ở một số nước, các ngân hàng được phép đánh giá lại tài sản cố định, thường là cơ sở vật chất của họ, theo thời gian để phù hợp với sự thay đổi giá trị thị trường. Những khoản đánh giá lại này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán trong khoản dự phòng đánh giá lại tài sản; Thứ hai, các giá trị ẩn của các khoản dự phòng đánh giá lại “tiềm tàng” có thể tồn tại do việc nắm giữ dài hạn các cổ phần mà giá trị ghi nhận trong bảng cân đối kế toán được tính theo chi phí mua trong quá khứ.
  • 38. 24 Cả hai loại dự phòng đánh giá lại đều có thể được đưa vào vốn cấp 2 với điều kiện là các tài sản được đánh giá cẩn thận, phản ánh đầy đủ khả năng biến động giá và bị bắt buộc bán. Trong trường hợp các khoản dự phòng đánh giá lại tiềm tàng, chênh lệch giữa giá trị lịch sử trên sổ sách với giá trị thị trường phải bị chiết khấu 55% để phản ánh sự biến động có thể xảy ra đối với loại hình vốn chưa thực hiện này và phần thuế danh nghĩa của nó. - Các khoản dự phòng chung/các khoản dự phòng tổn thất tín dụng chung: các khoản dự phòng hoặc dự trữ tổn thất tín dụng đối với các rủi ro tương lai, các khoản tổn thất chưa được xác định ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn sẵn sàng để trang trải các tổn thất mà hiện thực hóa sau đó và vì vậy đủ điều kiện để đưa vào trong các phần vốn bổ sung. Các khoản dự phòng cho sự suy giảm được xác định cho các tài sản cụ thể hoặc các khoản nợ được biết, dù tách biệt hay gộp lại, cũng nên được loại trừ. Hơn nữa, các khoản dự phòng chung, dự phòng tổn thất cho vay chung đủ điều kiện để đưa vào vốn cấp 2 được giới hạn không vượt quá 1,25% các tài sản có rủi ro. - Các công cụ vốn lưỡng tính (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu): Loại này bao gồm các công cụ mà kết hợp các đặc tính của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Các quy định cụ thể về các công cụ vốn lưỡng tính này có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng chúng đều phải theo các tiêu chí nhất định. - Các khoản nợ thứ cấp có thời hạn: bao gồm các công cụ vốn nợ thứ cấp không được đảm bảo theo thông lệ với thời hạn tối thiểu là 5 năm và cổ phiếu ưu đãi được hoàn lại có thời hạn. Trong thời hạn 5 năm trước khi đáo hạn, một tỷ lệ chiết khấu (hoặc khấu hao) là 20%/năm sẽ được áp dụng để phản ánh giá trị giảm dần của những công cụ này. Không giống các công cụ được đưa và trong các công cụ lưỡng tính, những công cụ này thường không sẵn sàng tham gia trang trải các tổn thất của ngân hàng mà vẫn đảm bảo ngân hàng tiếp tục hoạt động. Vì nguyên nhân này mà những công cụ này bị giới hạn tối đa là 50% Vốn cấp 1. 3.3.1.4 Tài sản “Có” hệ số rủi ro Tổng tài sản “Có” hệ số rủi ro được xác định bằng cách nhân yêu cầu về vốn tối thiểu để bù đắp RRTT và RRHĐ với 12,5% (tức là nghịch đảo của CAR là 8%) rồi cộng với tổng tài sản “Có” có hệ số rủi ro đối với RRTD.
  • 39. 25 3.3.1.5 Những khoản cần loại trừ khỏi cơ sở vốn - Khỏi vốn cấp 1: lợi thế thương mại và các khoản tăng thêm trong vốn chủ sở hữu do một nguy cơ của chứng khoán hóa. - 50% khỏi vốn cấp 1, 50% khỏi vốn cấp 2 bao gồm: Các khoản đầu tư vào các ngân hàng và công ty tài chính phụ thuộc; các khoản đầu tư vào vốn của các ngân hàng và tổ chức tài chính khác (tùy theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia); các khoản đầu tư không đáng kể vào các tổ chức tài chính khác. 3.3.2 Các giới hạn và hạn chế - Tổng vốn cấp 2 tối đa là 100% tổng vốn cấp 1 - Các khoản vay nợ có kỳ hạn tối đa bằng 50% vốn cấp 1 - Các khoản dự phòng chung/dự phòng cho vay chung bao gồm các con số phản ánh sự đánh giá thấp về tài sản hoặc các khoản nợ tiềm tàng nhưng không nhận biết được có mặt trong bảng cân đối kế toán, số dự phòng như vậy lớn nhất là 1,25%. - Các khoản dự phòng đánh giá lại tài sản dưới dạng các khoản lãi ẩn hoặc chứng khoán không bán được sẽ phải bị chiết khấu 55%. 3.3.3 Cách xác định tỷ lệ vốn theo chuẩn Basel II Theo Basel II, khi xác định tỷ lệ vốn, mẫu số là tài sản được điều chỉnh theo rủi ro sẽ được xác định bằng cách nhân mức vốn tối thiểu để bù đắp các RRTT và RRHĐ với 12,5 (tương đương với mức vốn tối thiểu là 8%) rồi cộng với tổng tài sản được điều chỉnh theo RRTD. Tỷ lệ vốn sẽ được tính bằng cách lấy vốn tự có chia cho mẫu số nêu trên. Tỷ lệ vốn này không được nhỏ hơn 8% tổng tài sản. Vốn cấp 2 không được vượt quá 100% vốn cấp 1. Việc xác định mức vốn yêu cầu tối thiểu được tính theo công thức như sau:  Tỷ lệ an toàn vốn (Hệ số CAR) C CAR (%) = RWA + 12,5 (KOR + KMR) x 100%  Trong đó: - CAR : Tỷ lệ an toàn vốn - C : Vốn tự có - RWA : Tổng tài sản tính theo RRTD
  • 40. 26 i - KOR : Vốn yêu cầu cho RRHĐ - KMR : Vốn yêu cầu cho RRTT  Cách xác định tài sản tính theo RRTD như sau: RWA = RWACR + RWACCR  Trong đó: RWACCR là tổng tài sản xác định theo RRTD đối tác, RWACR là tổng tài sản xác định theo RRTD, theo công thức sau: RWACR = ∑Ej x CRWj + ∑Max{0,(E* - SPi)} x CRWi  Trong đó: - Ej : Giá trị tài sản (không phải là khoản phải đòi) thứ j - CRWj : Hệ số RRTD thứ j - E*i : Giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei) - SPi : Dự phòng cụ thể của khoản phải đòi thứ i - CRWi : Hệ số RRTD thứ i  Cách xác định giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei): Ei = Eoni + Eoffi x CCFi  Trong đó: - Eoni : Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i - Eoffi : Số dư phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i - CCFi : Hệ số chuyển đổi của phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i Bảng 3.2. Các xác định CAR trong các hiệp ước Basel I, II, III Các hiệp ước Thời gian ban hành Thời gian áp dụng Công thức xác định CAR Basel I 1988 1992 CAR = Vốn chủ sở hữu RWA Basel II 2004 2006 CAR = C RWA + 12,5 (KOR + KMR) ≥ 8% Basel III 2010 01/2013 - 01/2019 CAR = C RWA + 12,5 (KOR + KMR) ≥ 8% Nguồn: tổng hợp thông tin từ trang www.bis.org Theo như bảng 3.2 Trong Basel I, tài sản có điều chỉnh rủi ro mới đề cập đến RRTD, còn trong Basel II đã tính thêm RRHĐ và RRTT. Cụ thể, CAR xác định theo Basel II so với Basel I vẫn giữ nguyên tử số, thay đổi mẫu số.
  • 41. 27 Bảng 3.3. Tổng hợp các yêu cầu vốn tối thiểu trong các hiệp ước Basel I, II, III Tiêu chí Yêu cầu vốn Tấm đệm đảm bảo an toàn vĩ mô Vốn chủ sở hữu chung Vốn cấp 1 Tổng vốn Tấm đệm chống rủi ro chu kỳ Thấp nhất Tấm đệm dự trữ Yêu cầu Thấp nhất Yêu cầu Thấp nhất Khoảng Basel I - - - 4 - 8 - Basel II 2 - - 4 - 8 - Basel III 4.5 2.5 7 6 8.5 10.5 0 – 2.5 Các loại rủi ro được phản ánh Basel 1 Basel II Basel III RRTD RRTT RRTD RRTT RRHĐ RRTD RRTT RRHĐ Rủi ro thanh khoản Rủi ro chu kỳ hoạt động Nguồn: tóm tắt của tác giả từ nghiên cứu của Casu và cộng sự (2015) 3.3.4 Tầm quan trọng của CAR Việc duy trì CAR tối thiểu hướng tới nhiều mục đích khác nhau, tùy theo định hướng của tổ chức tài chính hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại quốc gia đó, tuy nhiên việc duy trì luôn hướng tới một mục đích chung là An toàn. 3.3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Tỷ lệ an toàn vốn là công cụ kiểm soát rủi ro của hệ thống các ngân hàng, giúp NHNN nắm bắt, kiểm tra, giám sát năm lực tài chính của các ngân hàng thành viên. Hệ số CAR đặt ra yêu cầu đối với các ngân hàng phải có một mức vốn tự có đủ bù đắp các rủi ro trong quá trình kinh doanh (RRTD, RRHĐ, rủi ro lãi suất sổ ngân hàng,...), phòng ngừa trước các kịch bản xấu có thể xảy ra cho hệ thống. Nếu cơ quan quản lý không chặt chẽ hoặc yếu kém trong việc kiểm soát các quy định về CAR, các ngân hàng sẽ có xu hướng chấp nhận đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao và tận dụng tối đa các công cụ đòn bẩy tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận, do đó gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng.
  • 42. 28 Bên cạnh đó, Basel II đã và đang được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới, trong đó tiên phong trong việc áp dụng là các quốc gia có nền tài chính mạnh như: Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sỹ,... Tại Châu Á, các nước áp dụng Basel II và dần tiếp cận Basel III, IV lấy chuẩn mực về CAR làm thước đo tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng. Đứng trước các thách thức về hội nhập quốc tế khi Việt Nam hướng tới gia nhập các tổ chức và Hiệp định quốc tế như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc quản lý và giám sát CAR theo chuẩn mực quốc tế là bước đi cần thiết để chứng tỏ sự hội nhập về tài chính, đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. 3.3.3.2 Đối với ngân hàng Bên cạnh việc bắt buộc phải tuân thủ theo quy định chung của NHNN, khi duy trì hệ số CAR lớn hơn mức tối thiểu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng như: (i) Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, quản lý vốn của các ngân hàng; (ii) Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng: vừa đảm bảo mục tiêu tín dụng, vừa đảm bảo an toàn vốn (iii) Giúp ngân hàng có sự chuẩn bị để chống đỡ lại cú sốc tài chính có thể xảy ra, các ngân hàng có thể tự đảm bảo an toàn cho chính mình bằng việc kiểm soát tốt các loại rủi ro hoặc bổ sung vốn để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, tránh vấp phải các kịch bản đã xảy ra trước đây đối với các ngân hàng trên thế giới như bong bóng dot-com năm 2000-2001, bong bóng nhà đất Mỹ (2007-2008),... (iv) Tăng cường uy tín, niềm tin của khách hàng gửi tiền, tín dụng, của đối tác đối với ngân hàng, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. 3.4 Các phương pháp xác định CAR theo chuẩn Basel II Theo Basel II về sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn. Hơn nữa, đối với từng loại rủi ro Basel II quy định các tính vốn cụ thể dựa trên các phương pháp từ đơn giản đến nâng cao theo sơ đồ tại phụ lục 2 kèm theo. Các phương pháp này khuyến khích ngân hàng áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro hiện đại. Theo đó, vốn yêu cầu sẽ giảm xuống khi các ngân hàng áp dụng phương pháp nâng cao, nhưng để làm được việc này thì các ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu, mô hình,...theo phương pháp lựa chọn.
  • 43. 29 3.4.1 Phương pháp tiêu chuẩn (SA) Phương pháp tiêu chuẩn cho phép các ngân hàng xác định vốn yêu cầu tối thiểu cho RRTD dựa trên khung tiêu chuẩn do cơ quan giám sát ngân hàng quy định dựa trên các kết quả xếp hạng độc lập. Để xác định các hệ số rủi ro theo phương pháp này, các ngân hàng được sử dụng đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nước sở tại chấp thuận. Basel II đưa ra các điều kiện (nêu phụ lục 3 đính kèm) mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập phải đáp ứng. Đồng thời, Basel II cho phép ngân hàng được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu RRTD cho mục đích tính vốn nhiều hơn so với Basel I. Để tính vốn yêu cầu tối thiểu cho RRTD, cần quan tâm tới hai nhân tố chính đó là hệ số rủi ro và biện pháp giảm thiểu RRTD. 3.4.1.1 Hệ số rủi ro tín dụng (CRW) Hệ số RRTD là hệ số dưới dạng %, được dùng để xác định mức tỷ lệ phần trăm vốn yêu cầu tối thiểu đối với giá trị khoản phải đòi.  Khoản phải đòi các Chính phủ và NHTW: Hệ số RRTD đối với các khoản phải đòi Chính phủ các nước được phân theo các nhóm, dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc dựa trên điểm xếp hạng quốc gia của các TCTD xuất khẩu: - Dựa theo kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập: Xếp hạng tín nhiệm Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- Không định hạng CRW 0% 20% 50% 100% 150% 100% - Dựa theo xếp hạng quốc gia của các TCTD xuất khẩu (ECAs): ECAs 0-1 2 3 4-6 7 CRW 0% 20% 50% 100% 150% - Đối với các tổ chức quốc tế gồm: BIS (Banks for International Settleements), IMF (The International Monetary Fund), ECB (The European Central Bank), EU
  • 44. 30 (The European Union), EMS (The European Stability Mechanism) và EFSF (The European Financial Stability Facility), CRW = 0%.(1)  Khoản phải đòi đối với tổ chức công lập chính phủ (PSEs - Non central government public sector entities): Đối với các khoản phải đòi các tổ chức công lập có ba phương pháp xác định hệ số RRTD(2) : - Phương pháp 1: Định hạng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm của quốc gia nơi PSEs đó được thành lập: Xếp hạng tín nhiệm Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- Không định hạng CRW 20% 50% 100% 100% 150% 100% - Phương pháp 2: Định hạng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm của chính PSEs đó: Xếp hạng tín nhiệm Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- Không định hạng CRW 20% 50% 50% 100% 150% 50% - Phương pháp 3: Định hạng tương tự như khoản phải đòi Chính phủ và các NHTW tại mục trên phần này.  Khoản phải đòi của các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs – Multilateral development banks) Ngân hàng phát triển đa phương là một tổ chức được thành lập bởi một nhóm các quốc gia, với mục đích cung cấp giải pháp tài chính và khuyến nghị đối với các dự án về kinh tế xã hội. Xếp hạng tín nhiệm Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- Không định hạng CRW 20% 50% 50% 100% 150% 50% - Một số ngân hàng thế giới bao gồm: IBRD (The International Bank for Reconstruction and Development), IFC (The International Finance Corporation) và MIGA (Tshe Multilateral Investment Guarantee Agency); ADB (The Asian (1) Tham chiếu đoạn 7, phụ lục 1, d347 (2) Tham chiếu đoạn 8-9, phụ lục 1, d347
  • 45. 31 Development bank); AfDB (The African Development bank); EBRD (The European Bank of Reconstruction and Development);IADB (The Inter American Development bank); EIB (The European Investment bank); EIF (The European Investment Fund); NIB (The Nordic Investment bank); CDB (The Caribbean Development bank); IDB (The Islamic Development bank); CEDB (The Council of European Development bank); IFFIm (The International Finance Facility for Immunization) được xem xét có CRW = 0% (3) .  Khoản phải đòi của các ngân hàng Đối với các khoản phải đòi ngân hàng, có 2 phương pháp định hạng RRTD bao gồm: - External credit risk assessment approach (ECRA): áp dụng đối với các khoản phải đòi được xếp hạng tại quốc gia cho phép sử dụng kết quả của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- CRW cơ bản (4) 20% 50% 50% 100% 150% CRW các khoản phải đòi có kỳ hạn gốc ban đầu dưới 3 tháng 20% 20% 20% 50% 150% - Standardised credit risk assessment approach (SCRA): áp dụng đối với các khoản phải đòi chưa được xếp hạng tại quốc gia cho phép sử dụng kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và tất cả các khoản phải đòi tại các quốc gia không cho phép sử dụng kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Khi đó, các khoản phải đòi sẽ được phân loại vào các tầng A,B,C theo quy định của ủy ban Basel. Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Tầng A Tầng B Tầng C CRW cơ bản 50% 100% 150% CRW các khoản phải đòi có kỳ hạn gốc ban đầu dưới 3 tháng 20% 50% 150% (3) Tham chiếu footnote 32, phụ lục 1, d347 (4) Tại phần này CRW căn bản được xác định là mức CRW tối thiểu theo quy định của Ủy ban Basel. Tại mỗi quốc gia, nếu ngân hàng nhận thấy mức độ rủi ro tiềm ẩn của tài sản lớn hơn mức độ rủi ro ước tính theo thang đo xếp hạng của ECAIs, ngân hàng có thể áp dụng CRW cao hơn mức tối thiểu quy định.
  • 46. 32  Khoản phải đòi của các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khác Khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khác sẽ được áp dụng tượng tự như khoản phải đòi của ngân hàng khi các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính đó được giám sát dưới những tiêu chuẩn chặt chẽ mà cơ quan giám sát áp dụng tương tự như ngân hàng (ví dụ như những yêu cầu về thanh khoản hoặc những yêu cầu về vốn) và những nhân tố rủi ro dùng để xác định rủi (hoặc các thông tin để xác định rủi ro) phải được nêu cụ thể. Khoản phải đòi các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ được áp dụng tương tự khoản phải đòi của các doanh được nêu dưới đây.  Khoản phải đòi doanh nghiệp Khoản phải đòi doanh nghiệp thông thường Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B- Dưới B- Không định hạng CRW cơ bản 20% 50% 100% 100% 150% 100% Khoản phải đòi không được xếp hạng (CRW = 100%) không áp dụng đối với khoản phải đòi không được xếp hạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoản nợ xấu doanh nghiệp. Đối với khoản phải đòi không được xếp hạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, CRW = 85%. Các khoản phải đòi doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của danh mục bán lẻ sẽ được áp dụng như là khoản phải đòi của danh mục bán lẻ. Khoản phải đòi đối với các cấp tín dụng chuyên biệt: áp dụng tương tự các khoản phải đòi doanh nghiệp thông thường.  Nợ thứ cấp, vốn chủ sở hữu và các công cụ vốn khác - Cổ phần nắm giữ: CRW = 250% - Nợ thứ cấp và các công cụ khác ngoài cổ phần: CRW = 150%  Khoản phải đòi bán lẻ Khoản phải đòi đối với danh mục bán lẻ phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
  • 47. 33 - Khoản phải đòi của một cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan hoặc doanh nghiệp nhỏ. - Tiêu chí về sản phẩm gồm: các loại tín dụng tuần hoàn, tín dụng hạn mức, khoản vay cá nhân hoặc khoản cho thuê tài chính (cho vay trả góp, cho vay mua oto,..) và những cam kết đối với doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay thế chấp, các sản phẩm phái sinh, và chứng khoán khác (gồm trái phiếu và cổ phiếu) đều được loại trừ. - Tiêu chí về giá trị: tổng giá trị khoản phải đòi đối với một đối tác không được vượt quá 1 triệu Euro. - Tiêu chí về giới hạn: tổng giá trị khoản phải đòi đối với một đối tác không được vượt quá 0,2% tổng giá trị danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng. Khoản phải đòi bán lẻ là khoản phải đòi cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngoại trừ các khoản phải đòi bán lẻ được bảo bằng bất động sản được quy định tại mục khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản bên dưới) thỏa mãn tất cả các tiêu chí trên thì CRW = 75%. Khoản phải đòi bán lẻ khác của cá nhân, nhóm các cá nhân có liên quan, CRW = 100% hoặc khoản phải đòi doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng các tiêu chí trên, CRW = 85% (ngoại trừ các khoản được bảo đảm bằng bất động sản tại mục khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản bên dưới).  Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản (BĐS) Khoản phải đòi được bảo đảm bằng BĐS nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - BĐS đã hình thành: BĐS bảo đảm cho khoản vay phải là BĐS đã hoàn thiện. - Có đủ căn cứ pháp lý thực thi: bất kỳ yêu cầu bồi hoàn dối với tài sản phải đủ căn cứ pháp lý thực thi. - Nhiều yêu cầu đòi bồi hoàn đối với trên cùng một tài sản: xảy ra khi ngân hàng cho vay nắm giữ quyền xử lý ưu tiên của tài sản, hoặc một ngân hàng nắm giữ quyền xử lý ưu tiên và các quyền xử lý tiếp theo đối với cùng một tài sản. - Khả năng trả nợ của bên vay: bên vay phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định. - Định giá tài sản thận trọng: giá trị tài sản phải được định giá theo phương pháp thận trọng. Trong mọi trường hợp, nếu giá trị thị trường của tài sản có thể xác định được thì giá trị định giá phải không được cao hơn giá trị thị trường của tài sản.