SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN Y MINH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
1
TRẦN Y MINH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Hướng đào tạo: Hướng Ứng Dụng
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo
hoặc từ các tài liệu được nêu ở mục tài liệu tham khảo, các ý kiến và đề xuất của
các tác giả chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019
Tác giả
Trần Y Minh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT SUMMARY
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 5
1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng TMCP................. 5
1.1.1. Hoạt động tín dụng.................................................................................. 5
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong NHTM .................................................................. 6
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng thương
mại cổ phần ....................................................................................................... 9
1.2.1. Tổng quan về hiệp ước Basel II .............................................................. 9
1.2.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng
thương mại....................................................................................................... 11
1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương
mại 12
1.2.4. Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng ........................... 14
1.2.4.1. Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng .......................................... 14
1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận......................................................................... 15
1.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ .................................................................. 20
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II.... 21
1.2.5.1. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng.................................................... 21
1.2.5.2. Các nội dung thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II............22
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ............................... 24
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân................................ 27
1.3.1. Đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân ......................................... 27
1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân ............................ 29
1.3.2.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân............................. 29
1.3.2.2. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân.................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN
TP.HCM .......................................................................................................... 32
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
TP.HCM .......................................................................................................... 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ..................................................................... 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -
CN TP.HCM.................................................................................................... 34
2.1.3. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - CN TP.HCM giai đoạn 2016-2018 .............................................. 34
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh TP.HCM ........................... 45
2.2.1. Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM......................................................... 45
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh TP.HCM ............................................................................. 48
2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ..................................................................... 49
2.2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM................ 52
2.2.4.1. Khung quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM.52
2.2.4.2. Công tác chuẩn bị thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II ........ 53
2.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ .................................................................. 54
2.2.4.4. Tình hình thực hiện các phương pháp tiếp cận theo Basel II............. 58
2.3. Đánh giá công tác quản trị RRTD đối với KHCN tại Ngân hàng............ 60
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 61
2.4. Kết quả khảo sát công tác quản trị RRTD KHCN tại Vietcombank Chi
nhánh TP.HCM ............................................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD
KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CN TP.HCM........ 67
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với KHCN trong thời gian tới......... 67
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ............................................ 67
3.1.2. Định hướng công tác quản trị RRTD đối với KHCN theo Basell II..... 68
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD đối với KHCN tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương - CN TP.HCM ..................................................... 69
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng KHCN ................................................ 69
3.2.1.1. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cung ứng cả về chất lượng, số lượng .69
3.2.1.2. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt ................................................ 70
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy ................................................................................ 71
3.2.3. Về công cụ quản lý................................................................................ 71
3.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN................................................... 71
3.2.3.2. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ................................................................. 72
3.2.4. Thực hiện tốt quy trình quản lý............................................................. 73
3.2.5. Đào tạo và sử dụng cán bộ ....................................................................74
3.2.6. Công nghệ thông tin.............................................................................. 75
3.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng ............................................. 76
3.2.8. Áp dụng hiệp ước Basel II để quản trị rủi ro tín dụng .......................... 77
3.2.8.1. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định
của Hiệp ước Basel II...................................................................................... 77
3.2.8.2. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn
của Hiệp ước Basel II...................................................................................... 78
3.2.8.3. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng quỹ dự phòng để tài trợ rủi
ro 79
3.3. Kiến nghị.................................................................................................. 79
3.3.1. Kiến nghị với NHNN ............................................................................ 79
3.3.2. Kiến nghị với Vietcombank .................................................................. 81
3.3.3. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ................ 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 83
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBTD Cán bộ tín dụng
CN TP.HCM Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
HSC Hội sở chính
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
KHCN Khách hàng cá nhân
QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
TDN Tổng dư nợ
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
VNĐ Việt Nam Đồng
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu Tên sơ đồ, bảng biểu Trang
Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng 16
Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II 17
Bảng 2.1
Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
37
Bảng 2.2
Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
39
Bảng 2.3
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
41
Bảng 2.4
Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
44
Bảng 2.5
Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm
của Vietcombank
46
Bảng 2.6
Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại
Vietcombank - CN TP.HCM
48
Bảng 2.7
Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM
56
Bảng 2.8
Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank
chi nhánh TP.HCM
57
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM 34
Sơ đồ 2.2 Mô hình QTRRTD của Vietcombank 50
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
38
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh 40
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Biểu đồ 2.3
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2016-2019
40
Biểu đồ 2.4
Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lê nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự
phòng RRTD đối với KHCN giai đoạn 2016-2019
49
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vietcombank chi nhánh TP.HCM đang áp dụng chuẩn mực Basel II trong
quy trình quản trị rủi ro tín dụng và đang hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II
theo phương pháp nâng cao.
Tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM” để làm đề tài
nghiên cứu. Với mục tiêu là đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm quản trị rủi ro
tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu
thập thông tin, phân tích, phỏng vấn nhóm khách hàng cá nhân, phân tích được các
rủi ro từ hoạt động tín dụng cá nhân.
Kết quả đạt được tại Vietcombank chi nhánh TP.HCM như: Chính sách
QTRRTD tương đối hiệu quả; Quy trình tổ chức QTRRTD khoa học; Chất lượng
thẩm định được cải thiện; Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý
TSĐB nợ vay.
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD đối
với KHCN tại Vietcombank chi nhánh TP.HCM như: Hoàn thiện chính sách tín
dụng; Hoàn thiện bộ máy, công cụ quản lý; Thực hiện tốt quy trình quản lý tín
dụng; Đào tạo và sử dụng cán bộ tín dụng; Ứng dụng công nghệ thông tin; Xây
dựng hệ thống thông tin khách hàng.
Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng
ABSTRACT SUMMARY
Vietcombank Ho Chi Minh City branch is applying the Basel II standard in
the credit risk management process and is aiming to meet the Basel II standard by
an advanced method.
The author has chosen the topic "Credit risk management of individual
customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Ho Chi
Minh City branch" to be the research topic. The goal is to propose practical
solutions to manage credit risk for individual customers at Vietcombank Ho Chi
Minh City Branch.
The thesis uses qualitative and quantitative research methods to collect
information, analyze and interview individual customer groups, analyze risks from
personal credit activities.
The results achieved at Vietcombank Ho Chi Minh City Branch such as:
Credit risk management policy is relatively effective; The process of organizing and
managing scientific credit risks; Evaluation quality improved; Complete loan
security measures and handle loan security assets.
The dissertation has proposed a number of solutions to improve the credit
risk management for individual customers at Vietcombank branch in Ho Chi Minh
City such as: Completing the credit policy; Improve the management apparatus and
tools; Implementing the credit management process; Training and employing credit
officers; Information technology applications; Building customer information
system.
Key word: Credit risk management
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng khách hàng cá nhân luôn là hoạt động
phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn của ngân hàng luôn vận động, đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước nhiều
bất ổn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn,
việc hấp thụ vốn chậm thì tín dụng cá nhân được nhiều ngân hàng đẩy mạnh, thậm
chí được xem là mũi nhọn tăng trưởng. Với sản phẩm phong phú và chính sách phù
hợp, tín dụng cá nhân là một trong những tiêu chí đánh giá được chính xác nhất sự
thành công của mô hình ngân hàng bán lẻ.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều tổn thất và rủi ro
lớn nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn đi đôi với hoạt động
tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải biết cách
quản trị rủi ro tín dụng một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất tín dụng. Vì vậy, việc quản trị
rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN nói riêng là việc
làm hết sức cần thiết và liên tục đối với các ngân hàng thương mại.
Là chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Vietcombank chi nhánh TP.HCM trong những năm qua, vốn tín dụng cá nhân tại
chi nhánh ngân hàng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố,
nhưng quy mô tín dụng cá nhân còn hạn chế. Tín dụng cá nhân năm 2016 chỉ chiếm
25,3% so với tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên chiếm 32,7% so với tổng dư nợ, đến
năm 2018 tổng dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 37,3% so với tổng dư nợ của năm.
Đặc biệt là trong cơ cấu tín dụng cá nhân của chi nhánh thì phần lớn là tín dụng cá
nhân ngắn hạn, chất lượng tín dụng cá nhân của chi nhánh đạt được chưa tích cực so
với nguồn lực và vị thế của ngân hàng tại TP.HCM. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân
trên tổng nợ xấu năm 2016 là 5,9% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, năm 2017 đã giảm
2
xuống còn 3,5%, năm 2018 giảm xuống mức 2,6% so với tổng dư nợ tín dụng cá
nhân. Vietcombank chi nhánh TP.HCM thực hiện rất tốt quy trình QTRRTD theo
chuẩn mực Basel II và đang hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương
pháp nâng cao.
Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước được do các
rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố
Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a) Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu chính của luận văn là đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm
QTRR KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý thuyết về tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng khách
hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng QTRRTD đối với KHCN tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM thông qua dữ liệu thu thập tại
chi nhánh ngân hàng, từ đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt
động tín dụng cá nhân tại chi nhánh.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt tồn tại
trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -
CN thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD đối với KHCN tại
chi nhánh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu phân tích chất lượng tín dụng KHCN tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh trong giai
3
đoạn từ năm 2016-2018.
+ Về mặt không gian: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp định lượng
a) Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin
Là luồng thông tin được lấy từ các con số có sẵn được công bố trên các báo
cáo kết quả hàng năm tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM.
Số liệu về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng và công tác QTRRTD từ
năm 2016 đến năm 2018 làm nguồn tài liệu cho đề tài.
b) Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được thu thập, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
c) Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả nhằm thấy được đặc điểm chung của
Vietcombank CN TP.HCM về kết quả hoạt động kinh doanh và công tác QTRRTD.
- Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu giữa thực tế so với kế hoạch, so
sánh qua các năm theo tỷ lệ.
4.2. Phương pháp định tính
a) Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá kết quả đạt
được trong công tác QTRRTD dựa trên cơ sở lý luận của tác giá.
- Áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp, phân
tích và tổng hợp tư liệu theo trình tự thời gian và nhân quả.
- Kết quả điều tra công tác QTRRTD tại chi nhánh được xử lý dựa trên cơ sở
thống kê toán.
b) Phương pháp phỏng vấn nhóm
Là phương pháp phỏng vấn một nhóm các cá nhân và được tác giả tập hợp
lại để thảo luận về hoạt động tín dụng và công tác QTRRTD của chi nhánh.
- Giúp tạo ra các giả thuyết đưa ra được các giải pháp nhằm hạn chế RRTD.
4
- Kết quả phỏng vấn nhóm có thể giúp giải thích được các câu trả lời thu thập
được trong một cuộc khảo sát.
- Phỏng vấn nhóm có thể cung cấp cho tác giả có một cái nhìn sâu sắc và có
giá trị vào việc đánh giá xem công tác QTRRTD của chi nhánh đã đạt được mục
tiêu mong muốn chưa.
c) Phương pháp phân tích tình huống
- Bằng cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, sự việc cụ
thể xảy ra tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM.
- Từ đó có thể đánh giá được công tác QTRRTD và đưa ra được các biện
pháp nhằm hạn chế được rủi ro.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng QTRRTD đối với KHCN tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM và đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD KHCN tại chi nhánh, đề tài làm cơ sở ứng dụng
cho Ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp nhằm phát triển hoạt động tín dụng
cá nhân của chi nhánh trong thời gian tới, góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng
đến với chi nhánh và sử dụng các dịch vụ khác. Ngoài ra, kết quả của đề tài nghiên
cứu có thể ứng dụng trong thực tế để nâng cao hiệu quả QTRRTD đối với KHCN
của hệ thống ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các
khu vực phụ cận.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục các từ viết tắt,
Lời mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng thương mại cổ phần.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng TMCP
1.1.1. Hoạt động tín dụng
a) Khái niệm tín dụng
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan nhằm phản ánh mối quan hệ
giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên chủ thể sở hữu giao một lượng giá trị bằng
tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng và chủ thể sử dụng có nhiệm vụ hoàn trả với
một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu sau một thời gian xác định.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch vay mượn tài sản giữa ngân hàng (bên
cho vay) và khách hàng (bên đi vay), trong đó bên đi vay được sử dụng tài sản của
bên cho vay trong một khoảng thời gian được thoả thuận trước và phải hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nói một cách
khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân
hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.”
b) Chức năng của tín dụng:
- Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc có hoàn trả.
“Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối
lại vốn đó dưới hình thức cho vay nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến
nơi thiếu vốn. Sự điều hòa mang tính chất tạm thời và phải trả lãi.
Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai
cách là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm
phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và
nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Do đó, tín dụng còn được coi là một
trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực
hiện các chiến lược phát triển kinh tế.
6
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí trong lưu thông
Tín dụng cũng gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản
phẩm quốc dân trong nền kinh tế.”
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong NHTM
a) Khái niệm rủi ro tín dụng
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi
tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết - theo Quyết định số 22/VBHH-NHNN ngày 04/6/2014 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối
với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình theo cam kết - theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng
chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có
thể bị mất khả năng trả nợ một khoản vay, khi ngân hàng mới chỉ thực hiện nghiệp
vụ cấp tín dụng thì đó là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng được
xem là hoàn thành khi mà ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả
gốc và lãi.
Khi thực hiện giao dịch ngân hàng, từ lúc bắt đầu giải ngân và đến khi thu
hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn
thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành.
Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín
dụng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn,
cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá,
tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa
7
đựng rủi ro tín dụng. Khi quyết định cấp tín dụng ngân hàng không biết chắc được
khả năng có thu hồi được khoản tín dụng hay sẽ gặp phải rủi ro tín dụng.
Rủi ro trong ngân hàng thương mại có xu hướng tập trung chủ yếu vào hoạt
động tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra, có thể khiến ngân
hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn và nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng là loại
rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế
qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.”
b) Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, có thể
phân thành hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan. Rủi ro do nguyên nhân khách quan là rủi ro tín dụng xuất phát từ
môi trường kinh doanh. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan là rủi ro xuất phát từ người
vay và ngân hàng cho vay.
* Các nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
+ Do trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức cán bộ yếu kém. Trình độ
của cán bộ tín dụng kém hoặc cán bộ có trình độ nhưng cố tình làm sai sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của khoản vay, từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng.
+ Do chính sách tín dụng của ngân hàng chưa rõ ràng. Chính sách tín dụng
khoa học là chính sách được đề ra dựa trên mục tiêu, chiến lược của ngân hàng, quy
chế cho vay của NHNN. Chính sách tín dụng không rõ ràng cũng như không phù
hợp với mục tiêu, chiến lược của ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, chưa phát huy đúng tác dụng.
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một
ngân hàng, tuy nhiên công tác này lại chưa được coi trọng đúng mức, tại nhiều ngân
hàng việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hình thức.
+ Công tác quản lý sau khi cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chưa
được coi trọng. Điều đó dẫn đến nhiều trường hợp vốn vay bị sử dụng sai mục đích,
gây ra rủi ro cho khoản vay.”
8
+ “Ngân hàng buông lỏng quy trình quản trị rủi ro để chạy theo doanh thu. Để
mở rộng tín dụng, tăng doanh thu nhiều ngân hàng đã nới lỏng các quy định về cho
vay dẫn đến rủi ro tín dụng.
+ Các NHTM chưa có được sự hợp tác chặt chẽ, vai trò của CIC chưa phát
huy hiệu quả. Do thiếu sự trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng sử dụng
một tài sản làm tài sản đảm bảo để cho vay, cho khách hàng vay vượt quá giới hạn
cho phép.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
+ Do khả năng quản lý, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch. Do sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, nếu các doanh nghiệp không có khả
năng thích ứng kịp thời, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán trả nợ
sẽ dẫn đến nợ quá hạn đối với ngân hàng. Những doanh nghiệp năng lực tài chính
yếu kém, vốn tự có ít, nguồn vốn bên ngoài, vốn vay là chủ yếu sẽ phải chịu lãi suất
cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và dễ dẫn đến việc mất
khả năng thanh toán khi đến kỳ trả nợ.
+ Sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng sử dụng vốn khác với mục đích đã
đưa ra trong hợp đồng tín dụng, dẫn đến nguồn trả nợ không được đảm bảo, có khả
năng gây ra nợ quá hạn, lãi treo.
+ Khách hàng không chủ động trả nợ vay: Có trường hợp khách hàng cố tình
không thanh toán cho ngân hàng khi nguồn tiền để trả nợ về mà sử dụng vốn để quay
vòng vào mục đích khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến rủi ro tín dụng xuất hiện.
* Các nguyên nhân khách quan
- Do tác động của môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà
các mối quan hệ về nền kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh
nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất đình trệ
khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng trả
nợ ngân hàng khi đến hạn.
- Do môi trường pháp lý: Những sự thay đổi về cơ chế, chính sách có thể đặt
doanh nghiệp vào tình huống khó khăn trong hoạt động kinh doanh, kéo theo hoạt
9
động tín dụng của ngân hàng có nguy cơ thiệt hại.
- Do điều kiện tự nhiên: Khi gặp các biến cố bất thường của tự nhiên như
động đất, bão lũ,… sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng, ảnh
hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, vai trò quản lý của
NHNN còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động ngân
hàng còn thiếu kiên quyết, không phát huy được tác dụng trong quá trình kiểm soát
rủi ro.”
“Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan. Đối với các nguyên nhân từ phía ngân hàng thì cần tìm biện pháp khắc
phục để hạn chế rủi ro. Đồng thời ngân hàng cần phải nắm bắt sát sao tình hình hoạt
động của khách hàng để giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng. Đối với những
nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng cần dự phòng bù đắp rủi ro đầy đủ để
phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất do rủi ro mang lại. Các ngân hàng cần phải có biện
pháp để hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp có thể chấp nhận, kiểm soát được.”
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng
thương mại cổ phần
1.2.1. Tổng quan về hiệp ước Basel II
Để đối phó với các khủng hoảng và sự gián đoạn trong thị trường tài chính
quốc tế, các thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G10 đã thành lập một
Ủy ban về các quy định ngân hàng và thực tiễn kiểm soát vào cuối năm 1974. Sau
đó đổi tên thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Ủy ban như một diễn đàn cho
sự hợp tác thường xuyên giữa các nước thành viên về các vấn đề giám sát ngân
hàng. Mục đích của Ủy ban Basel để tăng cường sự ổn định tài chính bằng cách cải
thiện bí quyết giám sát và chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới.
“Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà
nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I.
Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu
8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được
10
phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm
1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Song, Hiệp ước vẫn có khá
nhiều điểm hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề
xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế
thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của
các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm
lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến
ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã chính thức được ban hành.
Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt
động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt
hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn
Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ
cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến
một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô
hình. Basel II bổ sung thêm hiểu biết về rủi ro liên quan đến quy mô vốn điều lệ;
xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn cho các tổ chức tài chính - một cái
nhìn mang tính doanh nghiệp hơn về rủi ro và tham gia nhiều hơn vào công tác đánh
giá và quản lý rủi ro; khuyến khích các ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro
khoa học hơn để có thể làm giảm chi phí vốn.”
Nội dụng của Basel II: Để đạt được những mục tiêu trên, Basel II gồm các
nội dung: yêu cầu vốn tối thiểu; quy trình giám sát; công bố cho thị trường và
những điều đó sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư và trên tất
cả là cho cơ quan quản lý.
- “Yêu cầu vốn tối thiểu: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ
lệ yêu cầu vốn bắt buộc tối thiểu là 8%. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu
tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt
11
động) và rủi ro thị trường. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-
150% hoặc hơn) và nhạy cảm hơn các tài sản có của ngân hàng.
- Quy trình giám sát: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng,
Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những nguyên tắc rà soát,
giám sát các ngân hàng.
Theo nội dung này các ngân hàng được yêu cầu phải nộp cho ngân hàng
trung ương một hồ sơ về quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP). Hồ sơ này
không chỉ xem xét tình trạng an toàn vốn trong tương lai trong điều kiện kinh doanh
bình thường mà còn trong kịch bản hoạt động khó khăn. Ban quản lý cấp cao của
ngân hàng cần đánh giá các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng, thị trường và rủi ro
hoạt động. Do đó, nó giúp các hoạt động ngân hàng trở nên an toàn hơn vì khung
quản lý không chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng mà còn được mở rộng ra rủi ro thị
trường, rủi ro hoạt động và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khác, không chỉ đối với hoàn
cảnh hiện tại mà còn cho tương lai.
- Yêu cầu công khai thông tin: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin
một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này
đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách
minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy
vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.”
1.2.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng
thương mại
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II là việc các ngân hàng thương mại sử
dụng các tiêu chuẩn, khung quản lý rủi ro tín dụng, các quy định khác được quy
định cụ thể trong Basel II để thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng của mình. Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II vừa là yêu cầu của NHNN vừa
là nhu cầu tự cân đối với các ngân hàng thương mại.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên
tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Ngoài
12
việc kế thừa một khung quản lý rủi ro tín dụng từ Basel I, hiệp ước về vốn Basel II
được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến
một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới về riêng lĩnh
vực quản lý rủi ro tín dụng.
Quản lý rủi to tín dụng theo Basel II giúp cho các ngân hàng thực hiện đánh
giá tài sản có trọng số rủi ro một cách cụ thể, chặt chẽ, đáp ứng vốn tự có theo rủi
ro của bản thân mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, Basel II cũng đưa ra mô hình tính
toán để ngân hàng tính toán mức độ rủi ro, xác suất vỡ nợ của mỗi ngân hàng.
Trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Basel II khuyến khích các ngân
hàng đánh giá rủi ro, sử dụng các biện pháp giảm nhẹ rủi ro tín dụng (CRM).
Ngoài việc quy định lớp vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Basel II còn hướng tới
ngân hàng sử dụng các đánh giá của tổ chức đánh giá bên ngoài hoặc đánh giá của
bản thân ngân hàng về rủi ro của các khách hàng, tổ chức đi vay từ đó có thể đánh
giá tài sản có rủi ro của ngân hàng một cách chính xác nhất. Điều này mang lại
cho ngân hàng các lợi ích, hiệu quả, an toàn trong hoạt động.
1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng
thương mại
Đối với các NHTM, việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II sẽ nâng cao sự an
toàn, ổn định, hạn chế nguy cơ nợ xấu, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh
tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
a) Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II thiết lập sự an toàn cho hệ thống
ngân hàng
Basel II làm tăng sự chú trọng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín
dụng nói riêng tại mỗi ngân hàng, nhờ đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các
ngân hàng này. Basel II đi sâu vào các khoản tài chính, các khoản cho vay, hay tài
sản của ngân hàng hiện tại một cách tiếp cận tổng thể. Basel II cũng đòi hỏi ngân
hàng có hệ thống đánh giá nội bộ hiệu quả, đánh giá rủi ro khác nhau mà ngân hàng
phải đối mặt. Áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II chắc chắn sẽ tạo ra sự an
13
toàn trong mảng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiếu nợ xấu từ đó gia tăng lợi
nhuận cho ngân hàng.
Việc áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II theo ba trụ cột thúc đẩy
các ngân hàng đầu tư và cải thiện năng lực quản lý rủi ro. Phương pháp tiếp cận
nâng cao đối với quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích rủi ro
một cách chính thức và có hệ thống, thông qua phân tích khả năng vỡ nợ và rủi ro
vỡ nợ.
Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ làm giảm thiểu rủi ro, tăng
cường an toàn trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Từ đó, tăng cường sự an toàn
trong hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng theo
Basel II sẽ giảm rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất có thể xảy ra, điều này làm giảm
thiệt hại cho nền kinh tế, các chuẩn mực cho vay chặt chẽ hơn sẽ làm cho hệ thống
tổ chức tín dụng ổn định, an toàn.
b) Basel II khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin
Basel II khuyến khích các ngân hàng nâng cao tính chủ động của mình,
giám sát và minh bạch thông tin. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng
mang tính chất thị trường, điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư, các nhà giám sát
ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng tự chọn cách thức tính toán, đo lường RRTD
cho mình, thiết lập hệ thống xếp hạng nội bộ, lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín
dụng riêng cho mình dựa trên khả năng ứng dụng và tài chính của mỗi ngân hàng.
Mặt khác, các ngân hàng thương mại muốn tham gia thực hiện hiệp ước
Basel II phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, trình
bày, giải thích rõ hơn về các khoản mục tài sản và nợ, những rủi ro mà ngân
hàng có thể chấp nhận, cách thức quản lý RRTD, mức độ dự phòng hay các biện
pháp giảm thiểu rủi ro. Chính điều này sẽ tạo ra một kỷ luật thị trường cho các
ngân hàng.
c) Quản lý RRTD theo Basel II làm tăng hiệu quả hệ thống ngân hàng
Sự bình đẳng trên phạm vi quốc gia và quốc tế là một tôn chỉ đề ra khi
thực hiện Basel II. Tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau, năng lực tài
14
chính khác nhau đều tiếp cận như nhau đối với các quy định về quản lý rủi ro tín
dụng, đều phải đáp ứng các chuẩn chung đã đề ra. Từ đó, quản lý rủi ro tín dụng
theo Basel II tạo nên sự sàng lọc tự nhiên tất yếu để cải tổ ngân hàng. Nếu ngân
hàng hoạt động quá rủi ro thì các nhà đầu tư sẽ ít tín nhiệm vào các chứng khoán
của ngân hàng, hạn mức tín nhiệm ngân hàng thấp và ngân hàng khác sẽ tìm cách
thâu tóm ngân hàng, hay các cơ quan giám sát sẽ tiến hành hợp nhất, sáp nhập
các ngân hàng này với các ngân hàng làm ăn hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng luôn
có mối quan hệ cộng tác tương hỗ, nên sự sụp đổ bất cứ ngân hàng nào cũng gây
ra phản ứng dây chuyền gây thiệt hại cho các ngân hàng khác. Cũng theo Cơ
quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc thực hiện
Basel II nói chung và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng là nội dung
quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chính
phủ phê duyệt và Thống đốc NHNN chỉ đạo lộ trình thực hiện cho toàn hệ thống
tổ chức tín dụng.
1.2.4. Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng
Sự ra đời của Basel II phản ánh sự phát triển của quản lý rủi ro tín dụng
trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, cụ thể trụ cột I cung cấp phương pháp tính
toán để xác định mức vốn tối thiểu mà ngân hàng nắm giữ để đối mặt với rủi ro.
“Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận một kích thước phù
hợp với tất cả của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn pháp
định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm 3 cột trụ để kết hợp các yêu cầu pháp định
với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro.
Trụ cột I của Basel II nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được
tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín
dụng và rủi ro vận hành. Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo
hai cách khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là phương pháp tiếp cận chuẩn
hóa, phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản.
Với trụ cột I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể
15
hiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản
được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro.
Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với trọng số
rủi ro - đại diện cho cho rủi ro tín dụng liên quan tới các tài sản này.”
1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận
“Trong lĩnh vực RRTD, có hai phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận
chuẩn hóa và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Phương pháp tiếp cận chuẩn
hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được
công nhận. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính
ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính
toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao.
a) Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa
- Đây là phương pháp tiếp cận để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng của
ngân hàng. Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận
chuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài (tổ chức xếp hạng độc lập).
- Một số các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài (ECAI)- các công ty cung
cấp đánh giá rủi ro công ty của bên vay thông qua xếp hạng sẽ được thừa nhận nếu
họ đáp ứng được tiêu chí chuẩn mực về tính khách quan, tính độc lập, nguồn lực,
tính minh bạch và độ tin cậy.
- Các nhà quản lý khi đó sẽ sắp xếp các xếp hạng bên ngoài đó theo tiêu
chuẩn xếp hạng quốc tế Standard & Poors (S&P). Xếp hạng S&P cuối cùng được
chuyển đổi thành các trọng số rủi ro.”
16
Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng
Thang
xếp hạng
Mô tả
AAA
Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp.
Ít có xác suất là khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ
bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đoán được
AA
Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực
đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này
ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dự báo trước
A
Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Khả năng trả nợ được
đánh giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng trên
trước những thay đổi trong nền kinh tế.
BBB
Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng trung
bình. Trong khi khả năng thanh toán các cam kết tài chính được đánh
giá là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi có thể
làm suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán. Đây là mức xếp
hạng thấp nhất trong nhóm xếp hạng đầu tư
BB
Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ gia
tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi. Các cam kết tài chính vẫn
có khả năng được đáp ứng, nhưng có những yếu tố mang tính đầu cơ và
những sự không chắc chắn thường xuyên. Đây là mức xếp hạng cao
nhất trong nhóm đầu cơ
B
Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao.
Một mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn còn một biên độ
an toàn nhất định. Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiện kinh
doanh bất lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ
Dưới B
Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có
khả năng xảy ra rất cao. Các đợt phát hành có mức xếp hạng này
thường có mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình
Nguồn : Hiệp ước Basel II - Bank For International Settlements
17
Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II
Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B
Không
được
XH
Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100%
Ngân hàng-
Lựa chọn 1
20% 50% 100% 100% 100% 150% 100%
Ngân hàng-
Lựa chọn 2
20% 50% 50% 100% 100% 150% 50%
Ngân hàng-
Ngắn hạn
20% 20% 20% 50% 50% 150% 20%
Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100%
Bán lẻ 75%
Dân cư 35%
Thương mại 100%
Các khoản cho
vay quá hạn
50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng
Nguồn : Hiệp ước Basel II - Bank For International Settlements
“Khi định tỷ lệ loại rủi ro trong phương pháp tiếp cận chuẩn hoá, các ngân
hàng có thể sử dụng các đánh giá của các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài với
những tiêu chí được định nghĩa cụ thể trong Basel II.
Tài sản có rủi ro được tính toán theo phương pháp chuẩn hóa:
RWA (Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa) = ∑(Tài sản được xếp hạng rủi ro *
Trọng số rủi ro)
b) Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)
Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàng
của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng.
Phương pháp xếp hạng nội bộ đối với rủi ro tín dụng bao gồm 2 dạng: dạng
cơ bản và dạng nâng cao. Phương pháp xếp hạng nội bộ khác về cơ bản so với
phương pháp chuẩn hoá ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về những
yếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính toán vốn. Vì
18
phương pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có những yêu
cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng nội
bộ không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết
để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và các số liệu
đầu vào định lượng do các ngân hàng cung cấp kết hợp với những công thức do
Basel II quy định để tính ra số vốn theo yêu cầu.”
“Những công thức hoặc những hàm số tỷ lệ rủi ro sẽ chuyển hoá các số liệu
đầu vào thành một yêu cầu về vốn cụ thể. Chúng dựa trên những kỹ thuật quản lý
rủi ro hiện đại gắn liền với đánh giá thống kê định lượng của rủi ro. Các bộ phận rủi
ro gồm xác suất không trả nợ (PD), tổn thất khi không trả nợ (LGD), khoản rủi ro
tiềm năng do không trả nợ (EAD), và thời hạn thực tế (M). Trong một số trường
hợp, các ngân hàng có thể phải sử dụng một giá trị giám sát thay cho các ước tính
nội bộ cho một hoặc nhiều bộ phận của rủi ro.
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong
những yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các
ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ.
Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên phân bố xác suất thua lỗ dựa
vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác.
Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục
giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các
tổn thất thực tế dự kiến sẽ vượt quá ước tính của mô hình.”
Nội dung:
- Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện:
+ Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ
(EAD), kỳ hạn (M). Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro được
thiết kế cho mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA).
+ Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổng
tài sản có rủi ro (RWA) theo Basel II.
- Để đo lường yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các khoản rủi ro của NH, cần 3
19
yếu tố chính:
+ Các tham số rủi ro: PD, EAD, LGD, M.
+ Các hàm theo trọng số rủi ro - Hàm được cung cấp bởi khung các quy tắc
theo hiệp ước Basel II, được liên kết với các tham số rủi ro đối với tài sản có rủi ro.
+ Yêu cầu thối thiểu - Tiêu chuẩn tối thiểu cốt lõi mà 1 ngân hàng phải đáp
ứng để sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.
- Có 2 phương pháp thực hiện: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản và
phương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao.
+ Trong các cách tiếp cận IRB, yêu cầu vốn không còn là các trọng số rủi ro
dựa trên các xếp hạng bên ngoài, mà được tính bằng cách sử dụng các công thức
xuất phát từ mô hình rủi ro tín dụng nâng cao sử dụng các tham số rủi ro được bản
thân ngân hàng ước tính.
+ Các phương pháp IRB cơ sở và nâng cao khác nhau trước hết bởi các điều
kiện của số liệu đầu vào do các ngân hàng cung cấp dựa trên những ước tính của
mình cùng những số liệu do các nhà kiểm tra xác định. Sự khác biệt qua bảng sau.
Số liệu đầu vào IRB cơ bản IRB nâng cao
Xác suất không trả
nợ (PD)
Do ngân hàng cung cấp dựa
trên ước tính của mình
Do ngân hàng cung cấp dựa
trên ước tính của mình
Không trả nợ do
tổn thất (LGD)
Các giá trị thuộc diện kiểm
tra, giám sát được ấn định bởi
Uỷ ban
Do ngân hàng cung cấp dựa
trên ước tính của mình
Rủi ro tiềm năng
do không trả nợ
(EAD)
Các giá trị thuộc diện kiểm
tra, giám sát được ấn định bởi
Uỷ ban
Do ngân hàng cung cấp dựa
trên ước tính của mình
Thời hạn (M) Các giá trị thuộc diện kiểm
tra, giám sát được ấn định bởi
Uỷ ban hoặc tuỳ theo quyết
định của quốc gia, số liệu do
NH cung cấp dựa trên ước
tính của mình (cho phép loại
trừ một số rủi ro nhất định)
Do ngân hàng cung cấp dựa
trên ước tính của mình (cho
phép loại trừ một số rủi ro
nhất định)
20
Bảng trên chỉ rõ rằng đối với các rủi ro công ty, rủi ro quốc gia và rủi ro giữa
các ngân hàng, tất cả các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB phải đưa ra số liệu
ước tính PD. Ngoài ra, các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB nâng cao phải
cung cấp số liệu ước tính của mình về LGD và EAD, trong khi các ngân hàng áp
dụng phương pháp IRB cơ sở có thể tận dụng các giá trị kiểm tra có trong Basel II
tuỳ theo bản chất của loại rủi ro.
1.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ
Hiệp ước Basel II có lẽ đã không đạt được sự công nhận và áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới nếu nó không đánh dấu sự ra đời của phương pháp dựa trên xếp
hạng nội bộ IRB, với linh hồn là việc giới thiệu 03 cấu phần rủi ro: xác suất không
trả được nợ (PD), tổn thất dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (LGD) và dư nợ
dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (EAD); và ứng dụng của các cấu phần này
vào công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Do đó, một trong những điều kiện căn bản để một ngân hàng được công nhận
tuân thủ Basel II theo IRB là ngân hàng phải chuẩn bị và tuân thủ các quy định hết
sức khắt khe về việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, tính toán các giá trị ước
lượng rủi ro tín dụng PD, LGD, EAD dựa trên chính thực trạng hoạt động của ngân
hàng, từ đó tính toán chuẩn xác khối lượng vốn tối thiểu bù đắp rủi ro cần nắm giữ.
Bên cạnh đó, việc ngân hàng ứng dụng kết quả các mô hình đo lường rủi ro
tín dụng từ hệ thống xếp hạng nội bộ vào phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro, phân bổ
vốn nội bộ và quản trị doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố mang tính chất
quyết định trong quá trình đánh giá của cơ quan quản lý và giám sát để cấp chứng
nhận tuân thủ phương pháp tiếp cận IRB cho một ngân hàng (Hiệp ước Basel II,
Đoạn 444).
Với quy định khắt khe về hệ thống xếp hạng nội bộ và việc ứng dụng các cấu
phần IRB (PD/LGD/EAD) vừa làm đầu vào tính toán yêu cầu vốn an toàn tối thiểu,
vừa phục vụ các quyết định quản lý nội bộ khác
21
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
1.2.5.1. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Số dư bình quân tín dụng 12 tháng năm
nay/ Số dư bình quân tín dụng 12 tháng năm sau
“Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để
đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế
hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NHTM càng ổn định và có hiệu
quả, ngược lại NHTM đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng
và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Tuy nhiên, tốc độ tín dụng càng cao thì đi kèm rủi ro càng lớn. NHTM cần
kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo
cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện cấp tín dụng; chấp hành các quy định của pháp
luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn, ngoại hối, quản lý rủi ro và giới hạn cấp tín dụng đối
với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín
dụng và hạn chế phát sinh nợ xấu.”
Tỷ lệ nợ quá hạn
“Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở một
thời điểm nhất định thường là cuối quý và cuối năm.
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng, qua đó phản ánh
hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân
hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho
vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tuy vậy, trên thực tế
để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng một cách chính xác hơn người ta thường đánh
giá trên tỷ lệ nợ quá hạn có thể thu hồi được.
Tỷ lệ nợ xấu
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu
để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu
22
càng thấp thì mức độ rủi ro tín dụng càng thấp
- Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
- Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5
- Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm
3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.”
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ
“Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và
trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này
càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và
khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải
thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ
theo quy định.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
theo quy định.”
Theo Basel quy định tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu >= 8%.
1.2.5.2. Các nội dung thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Hệ thống xếp hạng nội bộ
Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu
quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Xếp hạng
tín dụng cũng là căn cứ quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quy
định tại hiệp ước Basel II.
23
“Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM cần được xây dựng để
quản lý chất lượng tín dụng trong suốt quá trình từ khi thẩm định, xét duyệt, cấp tín
dụng đến khâu kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giải ngân, sau khi cấp tín dụng
cũng như việc quản lý tài sản bảo đảm; chính sách dự phòng rủi ro để quản lý quá
trình phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc phát mại tài
sản bảo đảm; việc phân cấp, ủy quyền và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng
bộ phận, cá nhân có liên quan trong suốt các quá trình này.
Đồng thời, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cần theo định hướng đảm
bảo ở mức tối đa khách hàng giống nhau phải được quản lý giống nhau (từ thẩm
định, xét duyệt, cấp tín dụng, hồ sơ tín dụng đến quy trình đánh giá, xếp hạng, phân
loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro); và giữa các NHTM
cần thống nhất việc đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích dự phòng, sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro.”
Theo nội dung quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, phương pháp tiếp cận xếp
hạng nội bộ thì các NHTM sẽ dùng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng từ hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ để tính toán, ước lượng xác suất vỡ nợ (Probability of Default
- PD) cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ
(Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD).
Một hệ thống xếp hạng nội bộ tin cậy phải phân biệt rõ khách hàng/khoản
vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi ro tín dụng của khách hàng/khoản
vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải sử dụng phương pháp xếp hạng hợp lý,
đánh giá được toàn diện đối tượng khách hàng được xếp hạng.
Kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo các phương pháp tiếp cận
Để đánh giá được mức độ hiệu quả trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng
theo Basel II, các NHTM cần đạt được những kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo
các quy định theo Basel II một các chính xác. Cụ thể:
- Tính toán tổng tài sản có rủi ro dựa theo Basel II (RWA)
+ Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa
RWA (Phương pháp chuẩn hóa của Basel II) = ∑ (Tài sản có rủi ro * trọng
số rủi ro)
24
NHTM cần sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của tổ chức
xếp hạng độc lập và bảng trọng số rủi ro quy định trong Basel II để tính toán ra
Tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng.
+ Phương pháp xếp hạng nội bộ
RWA (Phương pháp IRB của Basel II) = 12.5 * EAD * K
EAD: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
EAD = PD x LGD x M
K: Tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không
lường trước nhưng lại xảy ra.
NHTM sẽ sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng từ hệ thống xếp hạng nội
bộ của ngân hàng để tiến hành tính toán RWA.
Kết quả tính toán RWA tin cậy khi các kết quả xếp hạng tín dụng là đáng tin
cậy và dữ liệu tính toán phải từ 3-5 năm.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
a) Các nhân tố chủ quan
“Các nhân tố chủ quan là các nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng là
những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến mức độ quản trị rủi ro tín dụng. Các
nhân tố này bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học hợp
lý sẽ tạo ra cách thức quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao nhất. Cơ cấu tổ chức là yếu tố
quyết định sự thành công của hoạt động quản trị ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của
ngân hàng phải có sự phân tách chức năng phù hợp giữa chức năng kinh doanh;
quản lý rủi ro (thẩm định); tác nghiệp (quản lý nợ).
- Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng của ngân hàng: Chính sách
và quy trình cho vay lỏng lẻo, định hướng tín dụng chưa đạt được tầm chiến lược,
chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận
được, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển
kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành giật thị trường ở các ngành hàng, các nhóm
khách hàng mà không hề nhận thấy rằng ngân hàng mình không có sở trường trong
lĩnh vực này hoặc chưa chuẩn bị đủ tiềm lực đối với ngành hàng này. Kỹ thuật cấp
25
tín dụng còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như việc xác định hạn mức tín
dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp. Công tác QTRRTD
và kiểm soát sau cho vay chưa được chú trọng, chỉ mang tính hình thức.”
- “Đội ngũ cán bộ ngân hàng: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất
quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối
với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó
quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM.
Cán bộ tín dụng giỏi còn tư vấn cho khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả,
đem lại lợi nhuận cho cả khách hàng và ngân hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán
bộ, nhân viên có chất lượng tốt thì công tác quản trị rủi ro diễn ra hiệu quả hơn vì
họ nắm bắt được công việc, phân tích, đánh giá các sự vật, sự việc một cách toàn
diện, vận dụng linh hoạt trước những thay đổi của môi trường. Ngược lại, sẽ dẫn
đến việc đưa ra các quyết định cho vay không đúng, mang lại nhiều rủi ro cho cả
khách hàng và ngân hàng
- Hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng chưa giúp được các nhà quản trị
có thể theo dõi, phân tích, đánh giá được những giao dịch đáng ngờ, cập nhật được
tình hình nợ xấu, phân loại nợ hàng ngày, đánh giá và phân tích nguyên nhân nợ
xấu để có thể phát hiện và xử lý sớm các sai phạm xảy ra, giúp cho việc quản trị tín
dụng hiệu quả hơn. Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàng
một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc phân tích tín dụng
và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cung
cấp, các mối quan hệ cá nhân.”
- “Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm
soát nội bộ nghiêm túc, sát sao sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín
dụng, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng.
b) Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng có thể kể
đến là: nhân tố khách hàng, môi trường thông tin, môi trường pháp lý, môi trường
tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Nhân tố khách hàng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng đưa ra nhằm phục
26
vụ khách hàng, bởi vậy bản thân ngân hàng không thể tự hạn chế tín dụng được mà
cần có sự hợp tác từ phía khách hàng. Khách hàng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Các nhân tố chủ yếu thuộc về khách hàng có
thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như:
+ Năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo: Nếu người lãnh đạo
không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao
và không có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thua lỗ,
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi
và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.”
+ “Năng lực quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
khách hàng.
+ Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực: Thực tế hiện nay các khách
hàng vay vốn có tình trạng đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số
liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này được các cơ quan chức năng kiểm
duyệt.
+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng: Một số ngành kinh
doanh có thể ổn định trong một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trong tương
lai, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như nhu cầu thị trường thay đổi, các quy định
của nhà nước… doanh thu của ngành đó sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể.
+ Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc
trả nợ: Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh
hiệu quả, khả thi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khách hàng làm đẹp các
thông tin tài chính, thu nhập, các phương án, số liệu của công ty để cố ý chiếm dụng
vốn của ngân hàng dùng vào những việc khác. Nếu cán bộ ngân hàng không có đủ
trình độ chuyên môn để thẩm định thì khả năng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng
là rất cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.”
- “Môi trường thông tin: Do sự chính xác, minh bạch của các thông tin và độ
tin cậy của các cơ quan cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm thông
tin còn nhiều khó khăn gây ra cản trở đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của
các ngân hàng.
27
- Nhân tố từ phía môi trường pháp lý: Trước hết đó là các vấn đề về chính
sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế
quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương
mại nói riêng. Chính phủ đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực
hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân
hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy
động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng.
- Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội
+ Hoạt động ngân hàng chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về môi
trường kinh tế xã hội, pháp lý nói chung. Khi mà các quy định về quy trình trong
hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý, nó sẽ không chỉ gây
khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy
định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng
tín dụng.”
+ “Sự biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, tỷ giá, suy thoái,…
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài chính của khách hàng vay, từ đó
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, gây ra rủi ro tín dụng ở các
mức độ khác nhau.
+ Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên như: lũ lụt, hỏa hoạn, bệnh
dịch,… Đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được,
bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thể dự tính được.”
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
1.3.1. Đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân
a) Thông tin về khách hàng
“Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trong
những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính
hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.
Đối với khách hàng tổ chức thì việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương
đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như báo cáo tài chính,
thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác,…
28
Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả
nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông
tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu tính chính xác. Nguồn
trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do
vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất
ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.
b) Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng lớn
Do đặc điểm của cho vay KHCN là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số
lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm
nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng từ CBTD của ngân
hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các CBTD thường hay chủ
quan, thẩm định dễ để cho vay nhằm vòi tiền khách hàng, thậm chí lợi dụng sự lỏng
lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.
Hay khi định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng định giá theo nhu cầu vay vốn
của khách hàng chứ không phải theo giá trị thực tế của tài sản đảm bảo.
Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng
trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp bảo
đảm của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp đó, nếu thật sự khách hàng không có
khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi
việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một
điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu
hồi nợ.”
c) Tài sản đảm bảo
Khách hàng cá nhân khi đi vay, nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm
trả nợ cho ngân hàng thì biện pháp tài sản bảo đảm luôn luôn được các ngân hàng
chọn lựa hàng đầu. Các cá nhân, họ sẽ dùng tài sản bảo đảm của cá nhân, vợ chồng
hay của người thân trong gia đình để làm tài sản đảm bảo. Rủi ro phát sinh khi:
- Định giá tài sản đảm bảo: không đúng giá trị thực tế của tài sản bảo đảm
dẫn đến cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến công tác xử
29
lý tài sản để thu hồi nợ khi giá trị tài sản bán ra không đủ để trả nợ (trong trường
hợp ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ) hay thời
điểm định giá và thời điểm bán tài sản có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của tài sản
bảo đảm, dẫn đến khi thanh lý không đủ trả nợ vay cho ngân hàng.
- Đối với tài sản bảo đảm cấp cho cá nhân: xác định tình trạng hôn nhân của
chủ tài sản bảo đảm không chính xác, hay người liên đới mua tài sản tại thời điểm
mua tài sản không đầy đủ gây ảnh hưởng đến tính pháp lý của Hợp đồng thế
chấp/cầm cố, dẫn đến Hợp đồng bị vô hiệu.
- Tài sản bảo đảm cấp cho hộ gia đình, khi cho vay không nhận được sự
đồng ý đầy đủ của tất cả các thành viên trong hộ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận
từ đủ 15 tuổi trở lên, dẫn đến Hợp đồng thế chấp/cầm cố bị vô hiệu.
1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
1.3.2.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
“Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được
coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác: Các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân rất đa dạng, có khi xuất phát từ
bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến
mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến
động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Trước những biến động lớn về tình hình
kinh tế, việc làm khách hàng cá nhân cũng có khả năng chống đỡ kém hơn so với
doanh nghiệp. Đặc biệt việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia
đình cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng
giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên
các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản cho vay khách
hàng cá nhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản
đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua.
Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn hơn: Trước những biến động bất lợi của điều kiện
kinh tế, môi trường kinh doanh khả năng chống đỡ và vượt qua khó khăn của cá
30
nhân và hộ gia đình là yếu hơn so với các doanh nghiệp, các tổ chức. Vì tiềm lực tài
chính của một cá nhân, một gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổ chức cũng
như mối quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động
bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì những lý do này,
các khoản tín dụng khách hàng cá nhân có khả năng gặp rủi ro nhiều hơn so với các
loại hình tín dụng khác.
Khả năng nhận biết rủi ro khó hơn: So với doanh nghiệp và tổ chức việc thu
thập thông tin về cá nhân khó hơn rất nhiều. Các thông tin của doanh nghiệp được
kiểm toán, được cơ quan thuế kiểm tra... trong khi đó các thông tin về cá nhân
không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu vì vậy gây khó khăn trong công tác thu thập
thông tin dẫn đến thiếu cơ sở cho việc xác định rủi ro.”
1.3.2.2. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân
Như đã trình bày ở trên, tín dụng cá nhân có những đặc điểm khác biệt với
những loại hình tín dụng khác và rủi ro đối với loại hình tín dụng này cũng có
những điểm khác so với các loại hình tín dụng khác từ đó đòi hỏi công tác quản trị
rủi ro đối với khách hàng cá nhân cũng có những nét riêng biệt.
Các nội dung QTRRTD phải tập trung chính vào chủ thể của khoản vay.
RRTD cá nhân phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan hơn so với các loại hình rủi ro
khác. Vì đối tượng của hoạt động tín dụng này là thể nhân nên chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố liên quan đến thể nhân nhiều hơn. Tư cách đạo đức và đặc biệt là tình
trạng sức khỏe của người vay là yếu tố quyết định đến mức độ rủi ro của khoản vay.
Chính vì vậy trong quá trình QTRR tín dụng khách hàng cá nhân yếu tố được quan
tâm hàng đầu là chủ thể của khoản tín dụng đó. Xuất phát từ đặc điểm trên đòi hỏi
quá trình nhận biết rủi ro phải kịp thời công tác kiểm soát rủi ro phải tiến hành
thường xuyên hơn, chú trọng đến các dấu hiệu liên quan đến yếu tố cá nhân của
người vay. Từ đó phải xây dựng những chính sách, những biện pháp để có thể kiểm
soát và nhận biết một cách tốt nhất những rủi ro liên quan đến yếu tố cá nhân.
Quy trình quản trị rủi ro: Vì số lượng khoản vay đối với tín dụng cá nhân là
rất lớn trong khi giá trị của các khoản vay lại nhỏ dẫn đến một số lượng khách hàng
lớn cần phải quản lý. Do đó để có thể QTRR KHCN tốt đòi hỏi một quy trình chặt
31
chẽ hơn cũng như lượng thời gian lớn hơn so với các loại hình tín dụng khác. Công
tác kiểm tra sau cho vay phải được tiến hành thường xuyên hơn.
Tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng rủi ro nhất nhưng là loại hình tín dụng
có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Theo mô hình phát triển của các ngân
hàng trên thế giới khoản mục này sẽ chiếm tới 70% TDN của các Ngân hàng. Vì
vậy phát triển tín dụng KHCN là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam và
để phát triển được một cách vững chắc thì công tác QTRR phải được chú trọng
hàng đầu .
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về rủi ro, rủi ro tín
dụng, quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Tác giả đã phân tích làm rõ
những hậu quả, nguyên nhân của RRTD, sự cần thiết phải quản trị RRTD trong
ngân hàng và hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đo lường RRTD theo Basel II. Trong
chương 1 tổng quan được mô hình đo lường rủi ro tín dụng cũng như các phương
pháp tiếp cận để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó, luận
văn cũng tổng quát các nội dung của Hiệp ước Basel II, các nguyên tắc trong quản
trị RRTD được Ngân hàng Vietcombank áp dụng để quản trị RRTD nói chung và
để quản trị RRTD đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Các vấn đề lý luận được
trình bày ở chương này là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản trị
RRTD theo Basel II ở ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM sẽ được trình
bày ở chương 2.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN TP.HCM
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh TP.HCM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tòa nhà Vietcombank, số 5 Công trường Mê Linh, Phường Bến
Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3829 7245; Số fax: 028 3829 7228
Người đại diện: Nguyễn Văn Lập - Chức vụ: Giám đốc
Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hồ Chí Minh được thành lập ngày
01/11/1976 theo quyết định số 951/QĐ-NH của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Vietcombank - CN TP.HCM được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt -
tiếp quản hoạt động Ngân hàng Việt Nam Thương tín (ngân hàng có quy mô hoạt
động ngoại thương lớn thuộc chính quyền Sài Gòn) sau ngày đất nước thống nhất.
Ngày 02/6/2008, Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM chính thức hoạt động
theo mô hình cổ phần hóa với tên gọi “Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại
thương Chi nhánh Hồ Chí Minh”, tên giao dịch là Vietcombank Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn kinh tế đổi mới và hội nhập, Vietcombank - Chi nhánh
TP.HCM cũng đã có những điều chỉnh căn bản hợp lý để thích ứng nhanh với cơ
chế thị trường, tạo nên nhiều đột phá, đưa kết quả kinh doanh của chi nhánh nhiều
năm liền đạt những con số ấn tượng: các lĩnh vực Huy động vốn; Tín dụng, Kinh
doanh ngoại tệ; Dịch vụ thẻ; Khách hàng đều phát triển vượt bậc.
Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM được Chase mahattan Bank, New York
công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT theo tiêu chuẩn quốc tế
sáu năm liên tiếp (1996-2000). Là một chi nhánh có thể xem là lớn nhất trong toàn
33
hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đã đóng góp
không nhỏ cho thành công chung của Vietcombank. Với những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời
gian qua, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập (01/11/1976 - 01/11/2011), Vietcombank
- Chi nhánh TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất do Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank - Chi nhánh
TP.HCM đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Trong
xu thế hội nhập kinh tế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong
một môi trường cạnh tranh gay gắt, chắc chắn Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM
cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mình để có thể phù hợp với xu thế chung.
Vietcombank chi nhánh TP.HCM có trụ sở chính tại Quận 1 và 11 phòng
giao dịch. Các phòng giao dịch tập trung ở Quận 1 có 7 địa điểm, Quận 3 có 1 địa
điểm, Quận 10 có 1 địa điểm, Quận Phú Nhuận có 1 địa điểm, và Quận Tân Bình có
1 địa điểm.
* “Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Vietcombank
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc
tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,
tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và
các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch
vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…
đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an
toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.”
34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -
CN TP.HCM
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietcombank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được
sắp xếp như sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh TP. HCM
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của Vietcombank TP. HCM)
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
 

Similar to Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...NOT
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920nataliej4
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxannguyennb
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (20)

Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAYĐề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel IILuận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN Y MINH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. 1 TRẦN Y MINH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Hướng đào tạo: Hướng Ứng Dụng Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ QUANG HUÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
  • 4. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo hoặc từ các tài liệu được nêu ở mục tài liệu tham khảo, các ý kiến và đề xuất của các tác giả chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019 Tác giả Trần Y Minh
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT SUMMARY PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 5 1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng TMCP................. 5 1.1.1. Hoạt động tín dụng.................................................................................. 5 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong NHTM .................................................................. 6 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng thương mại cổ phần ....................................................................................................... 9 1.2.1. Tổng quan về hiệp ước Basel II .............................................................. 9 1.2.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại....................................................................................................... 11 1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại 12 1.2.4. Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng ........................... 14 1.2.4.1. Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng .......................................... 14 1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận......................................................................... 15 1.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ .................................................................. 20 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II.... 21 1.2.5.1. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng.................................................... 21
  • 6. 1.2.5.2. Các nội dung thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II............22 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ............................... 24 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân................................ 27 1.3.1. Đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân ......................................... 27 1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân ............................ 29 1.3.2.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân............................. 29 1.3.2.2. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân.................................................... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN TP.HCM .......................................................................................................... 32 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM .......................................................................................................... 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ..................................................................... 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM.................................................................................................... 34 2.1.3. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM giai đoạn 2016-2018 .............................................. 34 2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh TP.HCM ........................... 45 2.2.1. Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM......................................................... 45 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ............................................................................. 48 2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ..................................................................... 49
  • 7. 2.2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM................ 52 2.2.4.1. Khung quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM.52 2.2.4.2. Công tác chuẩn bị thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II ........ 53 2.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ .................................................................. 54 2.2.4.4. Tình hình thực hiện các phương pháp tiếp cận theo Basel II............. 58 2.3. Đánh giá công tác quản trị RRTD đối với KHCN tại Ngân hàng............ 60 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 60 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 61 2.4. Kết quả khảo sát công tác quản trị RRTD KHCN tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM ............................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 66 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CN TP.HCM........ 67 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với KHCN trong thời gian tới......... 67 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ............................................ 67 3.1.2. Định hướng công tác quản trị RRTD đối với KHCN theo Basell II..... 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - CN TP.HCM ..................................................... 69 3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng KHCN ................................................ 69 3.2.1.1. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cung ứng cả về chất lượng, số lượng .69 3.2.1.2. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt ................................................ 70 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy ................................................................................ 71 3.2.3. Về công cụ quản lý................................................................................ 71 3.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN................................................... 71 3.2.3.2. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ................................................................. 72 3.2.4. Thực hiện tốt quy trình quản lý............................................................. 73
  • 8. 3.2.5. Đào tạo và sử dụng cán bộ ....................................................................74 3.2.6. Công nghệ thông tin.............................................................................. 75 3.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng ............................................. 76 3.2.8. Áp dụng hiệp ước Basel II để quản trị rủi ro tín dụng .......................... 77 3.2.8.1. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định của Hiệp ước Basel II...................................................................................... 77 3.2.8.2. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II...................................................................................... 78 3.2.8.3. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng quỹ dự phòng để tài trợ rủi ro 79 3.3. Kiến nghị.................................................................................................. 79 3.3.1. Kiến nghị với NHNN ............................................................................ 79 3.3.2. Kiến nghị với Vietcombank .................................................................. 81 3.3.3. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ................ 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 83 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng CN TP.HCM Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh HSC Hội sở chính NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại KHCN Khách hàng cá nhân QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TDN Tổng dư nợ TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo VNĐ Việt Nam Đồng Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng biểu Tên sơ đồ, bảng biểu Trang Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng 16 Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II 17 Bảng 2.1 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 37 Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 39 Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 41 Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 44 Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Vietcombank 46 Bảng 2.6 Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank - CN TP.HCM 48 Bảng 2.7 Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank - chi nhánh TP.HCM 56 Bảng 2.8 Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh TP.HCM 57 Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM 34 Sơ đồ 2.2 Mô hình QTRRTD của Vietcombank 50 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 38 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh 40
  • 11. TP.HCM giai đoạn 2016-2019 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019 40 Biểu đồ 2.4 Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lê nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN giai đoạn 2016-2019 49
  • 12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Vietcombank chi nhánh TP.HCM đang áp dụng chuẩn mực Basel II trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng và đang hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương pháp nâng cao. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu. Với mục tiêu là đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập thông tin, phân tích, phỏng vấn nhóm khách hàng cá nhân, phân tích được các rủi ro từ hoạt động tín dụng cá nhân. Kết quả đạt được tại Vietcombank chi nhánh TP.HCM như: Chính sách QTRRTD tương đối hiệu quả; Quy trình tổ chức QTRRTD khoa học; Chất lượng thẩm định được cải thiện; Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý TSĐB nợ vay. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD đối với KHCN tại Vietcombank chi nhánh TP.HCM như: Hoàn thiện chính sách tín dụng; Hoàn thiện bộ máy, công cụ quản lý; Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng; Đào tạo và sử dụng cán bộ tín dụng; Ứng dụng công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng
  • 13. ABSTRACT SUMMARY Vietcombank Ho Chi Minh City branch is applying the Basel II standard in the credit risk management process and is aiming to meet the Basel II standard by an advanced method. The author has chosen the topic "Credit risk management of individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Ho Chi Minh City branch" to be the research topic. The goal is to propose practical solutions to manage credit risk for individual customers at Vietcombank Ho Chi Minh City Branch. The thesis uses qualitative and quantitative research methods to collect information, analyze and interview individual customer groups, analyze risks from personal credit activities. The results achieved at Vietcombank Ho Chi Minh City Branch such as: Credit risk management policy is relatively effective; The process of organizing and managing scientific credit risks; Evaluation quality improved; Complete loan security measures and handle loan security assets. The dissertation has proposed a number of solutions to improve the credit risk management for individual customers at Vietcombank branch in Ho Chi Minh City such as: Completing the credit policy; Improve the management apparatus and tools; Implementing the credit management process; Training and employing credit officers; Information technology applications; Building customer information system. Key word: Credit risk management
  • 14.
  • 15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng khách hàng cá nhân luôn là hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn của ngân hàng luôn vận động, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước nhiều bất ổn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, việc hấp thụ vốn chậm thì tín dụng cá nhân được nhiều ngân hàng đẩy mạnh, thậm chí được xem là mũi nhọn tăng trưởng. Với sản phẩm phong phú và chính sách phù hợp, tín dụng cá nhân là một trong những tiêu chí đánh giá được chính xác nhất sự thành công của mô hình ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều tổn thất và rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn đi đôi với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải biết cách quản trị rủi ro tín dụng một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất tín dụng. Vì vậy, việc quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và liên tục đối với các ngân hàng thương mại. Là chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank chi nhánh TP.HCM trong những năm qua, vốn tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, nhưng quy mô tín dụng cá nhân còn hạn chế. Tín dụng cá nhân năm 2016 chỉ chiếm 25,3% so với tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên chiếm 32,7% so với tổng dư nợ, đến năm 2018 tổng dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 37,3% so với tổng dư nợ của năm. Đặc biệt là trong cơ cấu tín dụng cá nhân của chi nhánh thì phần lớn là tín dụng cá nhân ngắn hạn, chất lượng tín dụng cá nhân của chi nhánh đạt được chưa tích cực so với nguồn lực và vị thế của ngân hàng tại TP.HCM. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân trên tổng nợ xấu năm 2016 là 5,9% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, năm 2017 đã giảm
  • 16. 2 xuống còn 3,5%, năm 2018 giảm xuống mức 2,6% so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Vietcombank chi nhánh TP.HCM thực hiện rất tốt quy trình QTRRTD theo chuẩn mực Basel II và đang hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương pháp nâng cao. Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước được do các rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài a) Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chính của luận văn là đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm QTRR KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM. b) Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý thuyết về tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng QTRRTD đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM thông qua dữ liệu thu thập tại chi nhánh ngân hàng, từ đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD đối với KHCN tại chi nhánh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt thời gian: Nghiên cứu phân tích chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh trong giai
  • 17. 3 đoạn từ năm 2016-2018. + Về mặt không gian: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp định lượng a) Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin Là luồng thông tin được lấy từ các con số có sẵn được công bố trên các báo cáo kết quả hàng năm tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM. Số liệu về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng và công tác QTRRTD từ năm 2016 đến năm 2018 làm nguồn tài liệu cho đề tài. b) Phương pháp xử lý thông tin Thông tin được thu thập, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. c) Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả nhằm thấy được đặc điểm chung của Vietcombank CN TP.HCM về kết quả hoạt động kinh doanh và công tác QTRRTD. - Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu giữa thực tế so với kế hoạch, so sánh qua các năm theo tỷ lệ. 4.2. Phương pháp định tính a) Phương pháp chuyên gia Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá kết quả đạt được trong công tác QTRRTD dựa trên cơ sở lý luận của tác giá. - Áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp, phân tích và tổng hợp tư liệu theo trình tự thời gian và nhân quả. - Kết quả điều tra công tác QTRRTD tại chi nhánh được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán. b) Phương pháp phỏng vấn nhóm Là phương pháp phỏng vấn một nhóm các cá nhân và được tác giả tập hợp lại để thảo luận về hoạt động tín dụng và công tác QTRRTD của chi nhánh. - Giúp tạo ra các giả thuyết đưa ra được các giải pháp nhằm hạn chế RRTD.
  • 18. 4 - Kết quả phỏng vấn nhóm có thể giúp giải thích được các câu trả lời thu thập được trong một cuộc khảo sát. - Phỏng vấn nhóm có thể cung cấp cho tác giả có một cái nhìn sâu sắc và có giá trị vào việc đánh giá xem công tác QTRRTD của chi nhánh đã đạt được mục tiêu mong muốn chưa. c) Phương pháp phân tích tình huống - Bằng cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, sự việc cụ thể xảy ra tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM. - Từ đó có thể đánh giá được công tác QTRRTD và đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế được rủi ro. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng QTRRTD đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD KHCN tại chi nhánh, đề tài làm cơ sở ứng dụng cho Ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh trong thời gian tới, góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng đến với chi nhánh và sử dụng các dịch vụ khác. Ngoài ra, kết quả của đề tài nghiên cứu có thể ứng dụng trong thực tế để nâng cao hiệu quả QTRRTD đối với KHCN của hệ thống ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phụ cận. 6. Bố cục của luận văn Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục các từ viết tắt, Lời mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.
  • 19. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng TMCP 1.1.1. Hoạt động tín dụng a) Khái niệm tín dụng “Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan nhằm phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên chủ thể sở hữu giao một lượng giá trị bằng tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng và chủ thể sử dụng có nhiệm vụ hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu sau một thời gian xác định. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch vay mượn tài sản giữa ngân hàng (bên cho vay) và khách hàng (bên đi vay), trong đó bên đi vay được sử dụng tài sản của bên cho vay trong một khoảng thời gian được thoả thuận trước và phải hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nói một cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.” b) Chức năng của tín dụng: - Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc có hoàn trả. “Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Sự điều hòa mang tính chất tạm thời và phải trả lãi. Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. - Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế.
  • 20. 6 - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí trong lưu thông Tín dụng cũng gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.” 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong NHTM a) Khái niệm rủi ro tín dụng “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết - theo Quyết định số 22/VBHH-NHNN ngày 04/6/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết - theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể bị mất khả năng trả nợ một khoản vay, khi ngân hàng mới chỉ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng được xem là hoàn thành khi mà ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi. Khi thực hiện giao dịch ngân hàng, từ lúc bắt đầu giải ngân và đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa
  • 21. 7 đựng rủi ro tín dụng. Khi quyết định cấp tín dụng ngân hàng không biết chắc được khả năng có thu hồi được khoản tín dụng hay sẽ gặp phải rủi ro tín dụng. Rủi ro trong ngân hàng thương mại có xu hướng tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra, có thể khiến ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn và nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.” b) Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, có thể phân thành hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Rủi ro do nguyên nhân khách quan là rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan là rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay. * Các nguyên nhân chủ quan - Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Do trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức cán bộ yếu kém. Trình độ của cán bộ tín dụng kém hoặc cán bộ có trình độ nhưng cố tình làm sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của khoản vay, từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng. + Do chính sách tín dụng của ngân hàng chưa rõ ràng. Chính sách tín dụng khoa học là chính sách được đề ra dựa trên mục tiêu, chiến lược của ngân hàng, quy chế cho vay của NHNN. Chính sách tín dụng không rõ ràng cũng như không phù hợp với mục tiêu, chiến lược của ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. + Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, chưa phát huy đúng tác dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một ngân hàng, tuy nhiên công tác này lại chưa được coi trọng đúng mức, tại nhiều ngân hàng việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hình thức. + Công tác quản lý sau khi cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chưa được coi trọng. Điều đó dẫn đến nhiều trường hợp vốn vay bị sử dụng sai mục đích, gây ra rủi ro cho khoản vay.”
  • 22. 8 + “Ngân hàng buông lỏng quy trình quản trị rủi ro để chạy theo doanh thu. Để mở rộng tín dụng, tăng doanh thu nhiều ngân hàng đã nới lỏng các quy định về cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng. + Các NHTM chưa có được sự hợp tác chặt chẽ, vai trò của CIC chưa phát huy hiệu quả. Do thiếu sự trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng sử dụng một tài sản làm tài sản đảm bảo để cho vay, cho khách hàng vay vượt quá giới hạn cho phép. - Nguyên nhân từ phía khách hàng vay + Do khả năng quản lý, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch. Do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, nếu các doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán trả nợ sẽ dẫn đến nợ quá hạn đối với ngân hàng. Những doanh nghiệp năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có ít, nguồn vốn bên ngoài, vốn vay là chủ yếu sẽ phải chịu lãi suất cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán khi đến kỳ trả nợ. + Sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng sử dụng vốn khác với mục đích đã đưa ra trong hợp đồng tín dụng, dẫn đến nguồn trả nợ không được đảm bảo, có khả năng gây ra nợ quá hạn, lãi treo. + Khách hàng không chủ động trả nợ vay: Có trường hợp khách hàng cố tình không thanh toán cho ngân hàng khi nguồn tiền để trả nợ về mà sử dụng vốn để quay vòng vào mục đích khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến rủi ro tín dụng xuất hiện. * Các nguyên nhân khách quan - Do tác động của môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về nền kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất đình trệ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn. - Do môi trường pháp lý: Những sự thay đổi về cơ chế, chính sách có thể đặt doanh nghiệp vào tình huống khó khăn trong hoạt động kinh doanh, kéo theo hoạt
  • 23. 9 động tín dụng của ngân hàng có nguy cơ thiệt hại. - Do điều kiện tự nhiên: Khi gặp các biến cố bất thường của tự nhiên như động đất, bão lũ,… sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, vai trò quản lý của NHNN còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động ngân hàng còn thiếu kiên quyết, không phát huy được tác dụng trong quá trình kiểm soát rủi ro.” “Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đối với các nguyên nhân từ phía ngân hàng thì cần tìm biện pháp khắc phục để hạn chế rủi ro. Đồng thời ngân hàng cần phải nắm bắt sát sao tình hình hoạt động của khách hàng để giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng. Đối với những nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng cần dự phòng bù đắp rủi ro đầy đủ để phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất do rủi ro mang lại. Các ngân hàng cần phải có biện pháp để hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp có thể chấp nhận, kiểm soát được.” 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.1. Tổng quan về hiệp ước Basel II Để đối phó với các khủng hoảng và sự gián đoạn trong thị trường tài chính quốc tế, các thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G10 đã thành lập một Ủy ban về các quy định ngân hàng và thực tiễn kiểm soát vào cuối năm 1974. Sau đó đổi tên thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Ủy ban như một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên giữa các nước thành viên về các vấn đề giám sát ngân hàng. Mục đích của Ủy ban Basel để tăng cường sự ổn định tài chính bằng cách cải thiện bí quyết giám sát và chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới. “Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được
  • 24. 10 phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Song, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã chính thức được ban hành. Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. Basel II bổ sung thêm hiểu biết về rủi ro liên quan đến quy mô vốn điều lệ; xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn cho các tổ chức tài chính - một cái nhìn mang tính doanh nghiệp hơn về rủi ro và tham gia nhiều hơn vào công tác đánh giá và quản lý rủi ro; khuyến khích các ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro khoa học hơn để có thể làm giảm chi phí vốn.” Nội dụng của Basel II: Để đạt được những mục tiêu trên, Basel II gồm các nội dung: yêu cầu vốn tối thiểu; quy trình giám sát; công bố cho thị trường và những điều đó sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư và trên tất cả là cho cơ quan quản lý. - “Yêu cầu vốn tối thiểu: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ yêu cầu vốn bắt buộc tối thiểu là 8%. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt
  • 25. 11 động) và rủi ro thị trường. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%- 150% hoặc hơn) và nhạy cảm hơn các tài sản có của ngân hàng. - Quy trình giám sát: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những nguyên tắc rà soát, giám sát các ngân hàng. Theo nội dung này các ngân hàng được yêu cầu phải nộp cho ngân hàng trung ương một hồ sơ về quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP). Hồ sơ này không chỉ xem xét tình trạng an toàn vốn trong tương lai trong điều kiện kinh doanh bình thường mà còn trong kịch bản hoạt động khó khăn. Ban quản lý cấp cao của ngân hàng cần đánh giá các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động. Do đó, nó giúp các hoạt động ngân hàng trở nên an toàn hơn vì khung quản lý không chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng mà còn được mở rộng ra rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khác, không chỉ đối với hoàn cảnh hiện tại mà còn cho tương lai. - Yêu cầu công khai thông tin: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.” 1.2.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II là việc các ngân hàng thương mại sử dụng các tiêu chuẩn, khung quản lý rủi ro tín dụng, các quy định khác được quy định cụ thể trong Basel II để thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng của mình. Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II vừa là yêu cầu của NHNN vừa là nhu cầu tự cân đối với các ngân hàng thương mại. Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Ngoài
  • 26. 12 việc kế thừa một khung quản lý rủi ro tín dụng từ Basel I, hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới về riêng lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý rủi to tín dụng theo Basel II giúp cho các ngân hàng thực hiện đánh giá tài sản có trọng số rủi ro một cách cụ thể, chặt chẽ, đáp ứng vốn tự có theo rủi ro của bản thân mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, Basel II cũng đưa ra mô hình tính toán để ngân hàng tính toán mức độ rủi ro, xác suất vỡ nợ của mỗi ngân hàng. Trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Basel II khuyến khích các ngân hàng đánh giá rủi ro, sử dụng các biện pháp giảm nhẹ rủi ro tín dụng (CRM). Ngoài việc quy định lớp vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Basel II còn hướng tới ngân hàng sử dụng các đánh giá của tổ chức đánh giá bên ngoài hoặc đánh giá của bản thân ngân hàng về rủi ro của các khách hàng, tổ chức đi vay từ đó có thể đánh giá tài sản có rủi ro của ngân hàng một cách chính xác nhất. Điều này mang lại cho ngân hàng các lợi ích, hiệu quả, an toàn trong hoạt động. 1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại Đối với các NHTM, việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II sẽ nâng cao sự an toàn, ổn định, hạn chế nguy cơ nợ xấu, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. a) Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II thiết lập sự an toàn cho hệ thống ngân hàng Basel II làm tăng sự chú trọng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng tại mỗi ngân hàng, nhờ đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng này. Basel II đi sâu vào các khoản tài chính, các khoản cho vay, hay tài sản của ngân hàng hiện tại một cách tiếp cận tổng thể. Basel II cũng đòi hỏi ngân hàng có hệ thống đánh giá nội bộ hiệu quả, đánh giá rủi ro khác nhau mà ngân hàng phải đối mặt. Áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II chắc chắn sẽ tạo ra sự an
  • 27. 13 toàn trong mảng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiếu nợ xấu từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Việc áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II theo ba trụ cột thúc đẩy các ngân hàng đầu tư và cải thiện năng lực quản lý rủi ro. Phương pháp tiếp cận nâng cao đối với quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích rủi ro một cách chính thức và có hệ thống, thông qua phân tích khả năng vỡ nợ và rủi ro vỡ nợ. Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ làm giảm thiểu rủi ro, tăng cường an toàn trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Từ đó, tăng cường sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ giảm rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất có thể xảy ra, điều này làm giảm thiệt hại cho nền kinh tế, các chuẩn mực cho vay chặt chẽ hơn sẽ làm cho hệ thống tổ chức tín dụng ổn định, an toàn. b) Basel II khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin Basel II khuyến khích các ngân hàng nâng cao tính chủ động của mình, giám sát và minh bạch thông tin. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng mang tính chất thị trường, điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư, các nhà giám sát ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng tự chọn cách thức tính toán, đo lường RRTD cho mình, thiết lập hệ thống xếp hạng nội bộ, lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng riêng cho mình dựa trên khả năng ứng dụng và tài chính của mỗi ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng thương mại muốn tham gia thực hiện hiệp ước Basel II phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, trình bày, giải thích rõ hơn về các khoản mục tài sản và nợ, những rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận, cách thức quản lý RRTD, mức độ dự phòng hay các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Chính điều này sẽ tạo ra một kỷ luật thị trường cho các ngân hàng. c) Quản lý RRTD theo Basel II làm tăng hiệu quả hệ thống ngân hàng Sự bình đẳng trên phạm vi quốc gia và quốc tế là một tôn chỉ đề ra khi thực hiện Basel II. Tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau, năng lực tài
  • 28. 14 chính khác nhau đều tiếp cận như nhau đối với các quy định về quản lý rủi ro tín dụng, đều phải đáp ứng các chuẩn chung đã đề ra. Từ đó, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tạo nên sự sàng lọc tự nhiên tất yếu để cải tổ ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động quá rủi ro thì các nhà đầu tư sẽ ít tín nhiệm vào các chứng khoán của ngân hàng, hạn mức tín nhiệm ngân hàng thấp và ngân hàng khác sẽ tìm cách thâu tóm ngân hàng, hay các cơ quan giám sát sẽ tiến hành hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng này với các ngân hàng làm ăn hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng luôn có mối quan hệ cộng tác tương hỗ, nên sự sụp đổ bất cứ ngân hàng nào cũng gây ra phản ứng dây chuyền gây thiệt hại cho các ngân hàng khác. Cũng theo Cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc thực hiện Basel II nói chung và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng là nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt và Thống đốc NHNN chỉ đạo lộ trình thực hiện cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng. 1.2.4. Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng Sự ra đời của Basel II phản ánh sự phát triển của quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, cụ thể trụ cột I cung cấp phương pháp tính toán để xác định mức vốn tối thiểu mà ngân hàng nắm giữ để đối mặt với rủi ro. “Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận một kích thước phù hợp với tất cả của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm 3 cột trụ để kết hợp các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro. Trụ cột I của Basel II nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo hai cách khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là phương pháp tiếp cận chuẩn hóa, phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản. Với trụ cột I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể
  • 29. 15 hiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro. Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với trọng số rủi ro - đại diện cho cho rủi ro tín dụng liên quan tới các tài sản này.” 1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận “Trong lĩnh vực RRTD, có hai phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận chuẩn hóa và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được công nhận. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. a) Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa - Đây là phương pháp tiếp cận để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng của ngân hàng. Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận chuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài (tổ chức xếp hạng độc lập). - Một số các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài (ECAI)- các công ty cung cấp đánh giá rủi ro công ty của bên vay thông qua xếp hạng sẽ được thừa nhận nếu họ đáp ứng được tiêu chí chuẩn mực về tính khách quan, tính độc lập, nguồn lực, tính minh bạch và độ tin cậy. - Các nhà quản lý khi đó sẽ sắp xếp các xếp hạng bên ngoài đó theo tiêu chuẩn xếp hạng quốc tế Standard & Poors (S&P). Xếp hạng S&P cuối cùng được chuyển đổi thành các trọng số rủi ro.”
  • 30. 16 Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng Thang xếp hạng Mô tả AAA Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp. Ít có xác suất là khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đoán được AA Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dự báo trước A Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Khả năng trả nợ được đánh giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng trên trước những thay đổi trong nền kinh tế. BBB Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng trung bình. Trong khi khả năng thanh toán các cam kết tài chính được đánh giá là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi có thể làm suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán. Đây là mức xếp hạng thấp nhất trong nhóm xếp hạng đầu tư BB Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ gia tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi. Các cam kết tài chính vẫn có khả năng được đáp ứng, nhưng có những yếu tố mang tính đầu cơ và những sự không chắc chắn thường xuyên. Đây là mức xếp hạng cao nhất trong nhóm đầu cơ B Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao. Một mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn còn một biên độ an toàn nhất định. Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiện kinh doanh bất lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ Dưới B Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có khả năng xảy ra rất cao. Các đợt phát hành có mức xếp hạng này thường có mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình Nguồn : Hiệp ước Basel II - Bank For International Settlements
  • 31. 17 Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B Không được XH Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 1 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 2 20% 50% 50% 100% 100% 150% 50% Ngân hàng- Ngắn hạn 20% 20% 20% 50% 50% 150% 20% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100% Bán lẻ 75% Dân cư 35% Thương mại 100% Các khoản cho vay quá hạn 50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng Nguồn : Hiệp ước Basel II - Bank For International Settlements “Khi định tỷ lệ loại rủi ro trong phương pháp tiếp cận chuẩn hoá, các ngân hàng có thể sử dụng các đánh giá của các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài với những tiêu chí được định nghĩa cụ thể trong Basel II. Tài sản có rủi ro được tính toán theo phương pháp chuẩn hóa: RWA (Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa) = ∑(Tài sản được xếp hạng rủi ro * Trọng số rủi ro) b) Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàng của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng. Phương pháp xếp hạng nội bộ đối với rủi ro tín dụng bao gồm 2 dạng: dạng cơ bản và dạng nâng cao. Phương pháp xếp hạng nội bộ khác về cơ bản so với phương pháp chuẩn hoá ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về những yếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính toán vốn. Vì
  • 32. 18 phương pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có những yêu cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và các số liệu đầu vào định lượng do các ngân hàng cung cấp kết hợp với những công thức do Basel II quy định để tính ra số vốn theo yêu cầu.” “Những công thức hoặc những hàm số tỷ lệ rủi ro sẽ chuyển hoá các số liệu đầu vào thành một yêu cầu về vốn cụ thể. Chúng dựa trên những kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại gắn liền với đánh giá thống kê định lượng của rủi ro. Các bộ phận rủi ro gồm xác suất không trả nợ (PD), tổn thất khi không trả nợ (LGD), khoản rủi ro tiềm năng do không trả nợ (EAD), và thời hạn thực tế (M). Trong một số trường hợp, các ngân hàng có thể phải sử dụng một giá trị giám sát thay cho các ước tính nội bộ cho một hoặc nhiều bộ phận của rủi ro. Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên phân bố xác suất thua lỗ dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vượt quá ước tính của mô hình.” Nội dung: - Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện: + Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ (EAD), kỳ hạn (M). Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro được thiết kế cho mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA). + Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổng tài sản có rủi ro (RWA) theo Basel II. - Để đo lường yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các khoản rủi ro của NH, cần 3
  • 33. 19 yếu tố chính: + Các tham số rủi ro: PD, EAD, LGD, M. + Các hàm theo trọng số rủi ro - Hàm được cung cấp bởi khung các quy tắc theo hiệp ước Basel II, được liên kết với các tham số rủi ro đối với tài sản có rủi ro. + Yêu cầu thối thiểu - Tiêu chuẩn tối thiểu cốt lõi mà 1 ngân hàng phải đáp ứng để sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ. - Có 2 phương pháp thực hiện: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản và phương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao. + Trong các cách tiếp cận IRB, yêu cầu vốn không còn là các trọng số rủi ro dựa trên các xếp hạng bên ngoài, mà được tính bằng cách sử dụng các công thức xuất phát từ mô hình rủi ro tín dụng nâng cao sử dụng các tham số rủi ro được bản thân ngân hàng ước tính. + Các phương pháp IRB cơ sở và nâng cao khác nhau trước hết bởi các điều kiện của số liệu đầu vào do các ngân hàng cung cấp dựa trên những ước tính của mình cùng những số liệu do các nhà kiểm tra xác định. Sự khác biệt qua bảng sau. Số liệu đầu vào IRB cơ bản IRB nâng cao Xác suất không trả nợ (PD) Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình Không trả nợ do tổn thất (LGD) Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình Rủi ro tiềm năng do không trả nợ (EAD) Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình Thời hạn (M) Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban hoặc tuỳ theo quyết định của quốc gia, số liệu do NH cung cấp dựa trên ước tính của mình (cho phép loại trừ một số rủi ro nhất định) Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình (cho phép loại trừ một số rủi ro nhất định)
  • 34. 20 Bảng trên chỉ rõ rằng đối với các rủi ro công ty, rủi ro quốc gia và rủi ro giữa các ngân hàng, tất cả các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB phải đưa ra số liệu ước tính PD. Ngoài ra, các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB nâng cao phải cung cấp số liệu ước tính của mình về LGD và EAD, trong khi các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB cơ sở có thể tận dụng các giá trị kiểm tra có trong Basel II tuỳ theo bản chất của loại rủi ro. 1.2.4.3. Hệ thống xếp hạng nội bộ Hiệp ước Basel II có lẽ đã không đạt được sự công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nếu nó không đánh dấu sự ra đời của phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ IRB, với linh hồn là việc giới thiệu 03 cấu phần rủi ro: xác suất không trả được nợ (PD), tổn thất dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (LGD) và dư nợ dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (EAD); và ứng dụng của các cấu phần này vào công tác quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, một trong những điều kiện căn bản để một ngân hàng được công nhận tuân thủ Basel II theo IRB là ngân hàng phải chuẩn bị và tuân thủ các quy định hết sức khắt khe về việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, tính toán các giá trị ước lượng rủi ro tín dụng PD, LGD, EAD dựa trên chính thực trạng hoạt động của ngân hàng, từ đó tính toán chuẩn xác khối lượng vốn tối thiểu bù đắp rủi ro cần nắm giữ. Bên cạnh đó, việc ngân hàng ứng dụng kết quả các mô hình đo lường rủi ro tín dụng từ hệ thống xếp hạng nội bộ vào phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro, phân bổ vốn nội bộ và quản trị doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định trong quá trình đánh giá của cơ quan quản lý và giám sát để cấp chứng nhận tuân thủ phương pháp tiếp cận IRB cho một ngân hàng (Hiệp ước Basel II, Đoạn 444). Với quy định khắt khe về hệ thống xếp hạng nội bộ và việc ứng dụng các cấu phần IRB (PD/LGD/EAD) vừa làm đầu vào tính toán yêu cầu vốn an toàn tối thiểu, vừa phục vụ các quyết định quản lý nội bộ khác
  • 35. 21 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 1.2.5.1. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Số dư bình quân tín dụng 12 tháng năm nay/ Số dư bình quân tín dụng 12 tháng năm sau “Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NHTM càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NHTM đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tín dụng càng cao thì đi kèm rủi ro càng lớn. NHTM cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện cấp tín dụng; chấp hành các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn, ngoại hối, quản lý rủi ro và giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế phát sinh nợ xấu.” Tỷ lệ nợ quá hạn “Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định thường là cuối quý và cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng, qua đó phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng một cách chính xác hơn người ta thường đánh giá trên tỷ lệ nợ quá hạn có thể thu hồi được. Tỷ lệ nợ xấu Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu
  • 36. 22 càng thấp thì mức độ rủi ro tín dụng càng thấp - Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. - Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 - Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.” Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ “Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.” Theo Basel quy định tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu >= 8%. 1.2.5.2. Các nội dung thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II Hệ thống xếp hạng nội bộ Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Xếp hạng tín dụng cũng là căn cứ quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quy định tại hiệp ước Basel II.
  • 37. 23 “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM cần được xây dựng để quản lý chất lượng tín dụng trong suốt quá trình từ khi thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng đến khâu kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giải ngân, sau khi cấp tín dụng cũng như việc quản lý tài sản bảo đảm; chính sách dự phòng rủi ro để quản lý quá trình phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc phát mại tài sản bảo đảm; việc phân cấp, ủy quyền và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong suốt các quá trình này. Đồng thời, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cần theo định hướng đảm bảo ở mức tối đa khách hàng giống nhau phải được quản lý giống nhau (từ thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng, hồ sơ tín dụng đến quy trình đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro); và giữa các NHTM cần thống nhất việc đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.” Theo nội dung quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ thì các NHTM sẽ dùng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tính toán, ước lượng xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD) cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD). Một hệ thống xếp hạng nội bộ tin cậy phải phân biệt rõ khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi ro tín dụng của khách hàng/khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải sử dụng phương pháp xếp hạng hợp lý, đánh giá được toàn diện đối tượng khách hàng được xếp hạng. Kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo các phương pháp tiếp cận Để đánh giá được mức độ hiệu quả trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, các NHTM cần đạt được những kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo các quy định theo Basel II một các chính xác. Cụ thể: - Tính toán tổng tài sản có rủi ro dựa theo Basel II (RWA) + Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa RWA (Phương pháp chuẩn hóa của Basel II) = ∑ (Tài sản có rủi ro * trọng số rủi ro)
  • 38. 24 NHTM cần sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của tổ chức xếp hạng độc lập và bảng trọng số rủi ro quy định trong Basel II để tính toán ra Tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng. + Phương pháp xếp hạng nội bộ RWA (Phương pháp IRB của Basel II) = 12.5 * EAD * K EAD: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD = PD x LGD x M K: Tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước nhưng lại xảy ra. NHTM sẽ sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng từ hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng để tiến hành tính toán RWA. Kết quả tính toán RWA tin cậy khi các kết quả xếp hạng tín dụng là đáng tin cậy và dữ liệu tính toán phải từ 3-5 năm. 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng a) Các nhân tố chủ quan “Các nhân tố chủ quan là các nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến mức độ quản trị rủi ro tín dụng. Các nhân tố này bao gồm: - Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học hợp lý sẽ tạo ra cách thức quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao nhất. Cơ cấu tổ chức là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản trị ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải có sự phân tách chức năng phù hợp giữa chức năng kinh doanh; quản lý rủi ro (thẩm định); tác nghiệp (quản lý nợ). - Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng của ngân hàng: Chính sách và quy trình cho vay lỏng lẻo, định hướng tín dụng chưa đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận được, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành giật thị trường ở các ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề nhận thấy rằng ngân hàng mình không có sở trường trong lĩnh vực này hoặc chưa chuẩn bị đủ tiềm lực đối với ngành hàng này. Kỹ thuật cấp
  • 39. 25 tín dụng còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp. Công tác QTRRTD và kiểm soát sau cho vay chưa được chú trọng, chỉ mang tính hình thức.” - “Đội ngũ cán bộ ngân hàng: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM. Cán bộ tín dụng giỏi còn tư vấn cho khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho cả khách hàng và ngân hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ, nhân viên có chất lượng tốt thì công tác quản trị rủi ro diễn ra hiệu quả hơn vì họ nắm bắt được công việc, phân tích, đánh giá các sự vật, sự việc một cách toàn diện, vận dụng linh hoạt trước những thay đổi của môi trường. Ngược lại, sẽ dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay không đúng, mang lại nhiều rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng - Hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng chưa giúp được các nhà quản trị có thể theo dõi, phân tích, đánh giá được những giao dịch đáng ngờ, cập nhật được tình hình nợ xấu, phân loại nợ hàng ngày, đánh giá và phân tích nguyên nhân nợ xấu để có thể phát hiện và xử lý sớm các sai phạm xảy ra, giúp cho việc quản trị tín dụng hiệu quả hơn. Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cung cấp, các mối quan hệ cá nhân.” - “Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nghiêm túc, sát sao sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng. b) Nhân tố khách quan Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng có thể kể đến là: nhân tố khách hàng, môi trường thông tin, môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. - Nhân tố khách hàng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng đưa ra nhằm phục
  • 40. 26 vụ khách hàng, bởi vậy bản thân ngân hàng không thể tự hạn chế tín dụng được mà cần có sự hợp tác từ phía khách hàng. Khách hàng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Các nhân tố chủ yếu thuộc về khách hàng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như: + Năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo: Nếu người lãnh đạo không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao và không có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.” + “Năng lực quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. + Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực: Thực tế hiện nay các khách hàng vay vốn có tình trạng đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này được các cơ quan chức năng kiểm duyệt. + Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng: Một số ngành kinh doanh có thể ổn định trong một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trong tương lai, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như nhu cầu thị trường thay đổi, các quy định của nhà nước… doanh thu của ngành đó sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể. + Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khách hàng làm đẹp các thông tin tài chính, thu nhập, các phương án, số liệu của công ty để cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng dùng vào những việc khác. Nếu cán bộ ngân hàng không có đủ trình độ chuyên môn để thẩm định thì khả năng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.” - “Môi trường thông tin: Do sự chính xác, minh bạch của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm thông tin còn nhiều khó khăn gây ra cản trở đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
  • 41. 27 - Nhân tố từ phía môi trường pháp lý: Trước hết đó là các vấn đề về chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng. Chính phủ đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. - Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội + Hoạt động ngân hàng chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội, pháp lý nói chung. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý, nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.” + “Sự biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, tỷ giá, suy thoái,… ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài chính của khách hàng vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, gây ra rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau. + Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên như: lũ lụt, hỏa hoạn, bệnh dịch,… Đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được, bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thể dự tính được.” 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 1.3.1. Đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân a) Thông tin về khách hàng “Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng tổ chức thì việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như báo cáo tài chính, thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác,…
  • 42. 28 Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu tính chính xác. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng. b) Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng lớn Do đặc điểm của cho vay KHCN là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng từ CBTD của ngân hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các CBTD thường hay chủ quan, thẩm định dễ để cho vay nhằm vòi tiền khách hàng, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Hay khi định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng định giá theo nhu cầu vay vốn của khách hàng chứ không phải theo giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp bảo đảm của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp đó, nếu thật sự khách hàng không có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.” c) Tài sản đảm bảo Khách hàng cá nhân khi đi vay, nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng thì biện pháp tài sản bảo đảm luôn luôn được các ngân hàng chọn lựa hàng đầu. Các cá nhân, họ sẽ dùng tài sản bảo đảm của cá nhân, vợ chồng hay của người thân trong gia đình để làm tài sản đảm bảo. Rủi ro phát sinh khi: - Định giá tài sản đảm bảo: không đúng giá trị thực tế của tài sản bảo đảm dẫn đến cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến công tác xử
  • 43. 29 lý tài sản để thu hồi nợ khi giá trị tài sản bán ra không đủ để trả nợ (trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ) hay thời điểm định giá và thời điểm bán tài sản có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của tài sản bảo đảm, dẫn đến khi thanh lý không đủ trả nợ vay cho ngân hàng. - Đối với tài sản bảo đảm cấp cho cá nhân: xác định tình trạng hôn nhân của chủ tài sản bảo đảm không chính xác, hay người liên đới mua tài sản tại thời điểm mua tài sản không đầy đủ gây ảnh hưởng đến tính pháp lý của Hợp đồng thế chấp/cầm cố, dẫn đến Hợp đồng bị vô hiệu. - Tài sản bảo đảm cấp cho hộ gia đình, khi cho vay không nhận được sự đồng ý đầy đủ của tất cả các thành viên trong hộ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận từ đủ 15 tuổi trở lên, dẫn đến Hợp đồng thế chấp/cầm cố bị vô hiệu. 1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 1.3.2.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân “Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân rất đa dạng, có khi xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Trước những biến động lớn về tình hình kinh tế, việc làm khách hàng cá nhân cũng có khả năng chống đỡ kém hơn so với doanh nghiệp. Đặc biệt việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản cho vay khách hàng cá nhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua. Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn hơn: Trước những biến động bất lợi của điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh khả năng chống đỡ và vượt qua khó khăn của cá
  • 44. 30 nhân và hộ gia đình là yếu hơn so với các doanh nghiệp, các tổ chức. Vì tiềm lực tài chính của một cá nhân, một gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổ chức cũng như mối quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì những lý do này, các khoản tín dụng khách hàng cá nhân có khả năng gặp rủi ro nhiều hơn so với các loại hình tín dụng khác. Khả năng nhận biết rủi ro khó hơn: So với doanh nghiệp và tổ chức việc thu thập thông tin về cá nhân khó hơn rất nhiều. Các thông tin của doanh nghiệp được kiểm toán, được cơ quan thuế kiểm tra... trong khi đó các thông tin về cá nhân không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu vì vậy gây khó khăn trong công tác thu thập thông tin dẫn đến thiếu cơ sở cho việc xác định rủi ro.” 1.3.2.2. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân Như đã trình bày ở trên, tín dụng cá nhân có những đặc điểm khác biệt với những loại hình tín dụng khác và rủi ro đối với loại hình tín dụng này cũng có những điểm khác so với các loại hình tín dụng khác từ đó đòi hỏi công tác quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân cũng có những nét riêng biệt. Các nội dung QTRRTD phải tập trung chính vào chủ thể của khoản vay. RRTD cá nhân phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan hơn so với các loại hình rủi ro khác. Vì đối tượng của hoạt động tín dụng này là thể nhân nên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thể nhân nhiều hơn. Tư cách đạo đức và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của người vay là yếu tố quyết định đến mức độ rủi ro của khoản vay. Chính vì vậy trong quá trình QTRR tín dụng khách hàng cá nhân yếu tố được quan tâm hàng đầu là chủ thể của khoản tín dụng đó. Xuất phát từ đặc điểm trên đòi hỏi quá trình nhận biết rủi ro phải kịp thời công tác kiểm soát rủi ro phải tiến hành thường xuyên hơn, chú trọng đến các dấu hiệu liên quan đến yếu tố cá nhân của người vay. Từ đó phải xây dựng những chính sách, những biện pháp để có thể kiểm soát và nhận biết một cách tốt nhất những rủi ro liên quan đến yếu tố cá nhân. Quy trình quản trị rủi ro: Vì số lượng khoản vay đối với tín dụng cá nhân là rất lớn trong khi giá trị của các khoản vay lại nhỏ dẫn đến một số lượng khách hàng lớn cần phải quản lý. Do đó để có thể QTRR KHCN tốt đòi hỏi một quy trình chặt
  • 45. 31 chẽ hơn cũng như lượng thời gian lớn hơn so với các loại hình tín dụng khác. Công tác kiểm tra sau cho vay phải được tiến hành thường xuyên hơn. Tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng rủi ro nhất nhưng là loại hình tín dụng có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Theo mô hình phát triển của các ngân hàng trên thế giới khoản mục này sẽ chiếm tới 70% TDN của các Ngân hàng. Vì vậy phát triển tín dụng KHCN là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam và để phát triển được một cách vững chắc thì công tác QTRR phải được chú trọng hàng đầu . KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về rủi ro, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Tác giả đã phân tích làm rõ những hậu quả, nguyên nhân của RRTD, sự cần thiết phải quản trị RRTD trong ngân hàng và hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đo lường RRTD theo Basel II. Trong chương 1 tổng quan được mô hình đo lường rủi ro tín dụng cũng như các phương pháp tiếp cận để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng quát các nội dung của Hiệp ước Basel II, các nguyên tắc trong quản trị RRTD được Ngân hàng Vietcombank áp dụng để quản trị RRTD nói chung và để quản trị RRTD đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Các vấn đề lý luận được trình bày ở chương này là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo Basel II ở ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM sẽ được trình bày ở chương 2.
  • 46. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN TP.HCM 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: Tòa nhà Vietcombank, số 5 Công trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3829 7245; Số fax: 028 3829 7228 Người đại diện: Nguyễn Văn Lập - Chức vụ: Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hồ Chí Minh được thành lập ngày 01/11/1976 theo quyết định số 951/QĐ-NH của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietcombank - CN TP.HCM được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt - tiếp quản hoạt động Ngân hàng Việt Nam Thương tín (ngân hàng có quy mô hoạt động ngoại thương lớn thuộc chính quyền Sài Gòn) sau ngày đất nước thống nhất. Ngày 02/6/2008, Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với tên gọi “Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Chi nhánh Hồ Chí Minh”, tên giao dịch là Vietcombank Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn kinh tế đổi mới và hội nhập, Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM cũng đã có những điều chỉnh căn bản hợp lý để thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tạo nên nhiều đột phá, đưa kết quả kinh doanh của chi nhánh nhiều năm liền đạt những con số ấn tượng: các lĩnh vực Huy động vốn; Tín dụng, Kinh doanh ngoại tệ; Dịch vụ thẻ; Khách hàng đều phát triển vượt bậc. Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM được Chase mahattan Bank, New York công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT theo tiêu chuẩn quốc tế sáu năm liên tiếp (1996-2000). Là một chi nhánh có thể xem là lớn nhất trong toàn
  • 47. 33 hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đã đóng góp không nhỏ cho thành công chung của Vietcombank. Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập (01/11/1976 - 01/11/2011), Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Trong xu thế hội nhập kinh tế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, chắc chắn Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mình để có thể phù hợp với xu thế chung. Vietcombank chi nhánh TP.HCM có trụ sở chính tại Quận 1 và 11 phòng giao dịch. Các phòng giao dịch tập trung ở Quận 1 có 7 địa điểm, Quận 3 có 1 địa điểm, Quận 10 có 1 địa điểm, Quận Phú Nhuận có 1 địa điểm, và Quận Tân Bình có 1 địa điểm. * “Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Vietcombank Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.”
  • 48. 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietcombank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được sắp xếp như sau: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh TP. HCM (Nguồn: Tài liệu nội bộ của Vietcombank TP. HCM)