SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VIỆT THẮNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VIỆT THẮNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
(hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.Nguyễn Quốc Anh
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Việt Thắng – là học viên lớp Cao học Khóa K27, ngành Tài
chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn
NGUYỄN VIỆT THẮNG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .........................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................1
1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................3
1.2.1.1. Mục tiêu chung......................................................................3
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu khoa học ......................................................4
1.4.1. Thống kê mô tả.............................................................................4
1.4.2. Phương pháp tổng hợp .................................................................4
1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu..............................................4
1.4.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia ...................................................4
1.4.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích........................................5
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................5
1.4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp.....................................................5
1.4.3.2. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp...................................................5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................5
1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học..............................................................5
1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn..............................................................6
1.6. Kết Cấu Dự Kiến Của Luận Văn .........................................................6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN
MỰC BASEL II ..........................................................................................................7
2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM.7
2.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.........................8
2.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng .......................................................8
2.2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng.................................................8
2.2.1.2. Cấu thành rủi ro tín dụng......................................................9
2.2.1.3. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.............11
2.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM......................12
2.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng......................................12
2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .......................................13
2.2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng.........................................15
2.3.Tổng quan về Ủy ban Basel................................................................17
2.3.1. Hiệp ước Basel I ........................................................................18
2.3.2. Hiệp ước Basel II.......................................................................19
2.3.2.1. Yêu cầu về vốn tối thiểu.....................................................23
2.3.2.2. Yêu cầu về phương pháp tiếp cận ......................................24
2.3.2.3. Yêu cầu về xây dựng các hệ thống.....................................28
2.4. Công trình nghiên cứu khoa học.........................................................29
2.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước......................................29
2.4.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài......................................30
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB...32
3.1. Lộ trình áp dụng và triển khai Basel II tại Việt Nam..........................32
3.2. Tổng quan về NHTM Cổ phần Phương Đông (OCB).......................35
3.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).35
3.2.2. Lịch sử hình thành của OCB .....................................................35
3.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).....37
3.2.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh của OCB từ 2014 – 2018 ......38
3.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB...................................41
3.3.1. Lộ trình áp dụng Basel II tại OCB ............................................41
3.3.2. Phương pháp tiếp cận các chuẩn mực Basel II..........................43
3.3.3. Cơ cấu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại OCB...................43
3.3.3.1. Mô tả chức năng, nhiệm vụ Ủy ban trực thuộc HĐQT .....44
3.3.3.2. Mô tả chức năng, nhiệm vụ Ủy ban trực thuộc TGĐ...........45
3.3.3.3. Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tại OCB ............................46
3.3.4. Hệ thống xếp hạng nội bộ..........................................................48
3.3.5. Thực trạng tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại OCB ..............49
3.3.6. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại
OCB 53
3.3.6.1. Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)..........................53
3.3.6.2. Đáp ứng dữ liệu cho quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. 54
3.3.6.3. Đáp ứng về cơ chế quản trị điều hành, quản trị rủi ro tín dụng
theo Basel.........................................................................................56
3.3.6.4. Các văn bản, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
II tại OCB .........................................................................................57
3.4. Tham khảo chuyên gia về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại OCB
theo Basel II ..............................................................................................59
3.5. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB....61
3.5.1. Kết quả đạt được........................................................................61
3.5.2. Hạn chế và thách thức................................................................63
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾP CẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB........................................................................65
4.1. Định hướng Quản trị RRTD theo Basel II giai đoạn 2018 - 2021 ....65
4.1.1. Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của OCB trong giai đoạn
2018 – 2021 ..........................................................................................65
4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB giai
đoạn 2018 – 2021..................................................................................66
4.2. Giải pháp nâng cao Quản trị RRTD theo Basel II tại OCB.................67
4.3. Đề xuất và Kiến nghị..........................................................................71
4.3.1. Đề xuất và kiến nghị với Chính Phủ .........................................72
4.3.2. Đề xuất và kiến nghị với NHNN ...............................................72
4.4. Kết luận ............................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 - DÀN BÀI LẤY Ý KIẾN THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
BCBS
Basel Committee on Banking
supervision
Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng
CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn
CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng
CQ TTGSNH
Cơ quan Thanh tra, Giám sát
ngân hàng
EAD Exposure at Default Rủi ro vỡ nợ
EL Expected Loss Tổn thất dự kiến
FIRB
Foundation Internal Ratings
Based
Phương pháp đánh giá nội bộ
cơ bản
GDP Gross Domestic Product Tổng tài sản quốc nội
HĐQT Hội đồng quản trị
ICAAP
Internal Capital Adequacy
Assessment Process
Quy trình đánh giá mức an
toàn vốn nội bộ
IRB Internal Ratings Based Phương pháp xếp hạng nội bộ
KRI Key risk indicator Chỉ số rủi ro chính
KSRR Kiểm soát rủi ro
LGD Loss Given Default Tỷ trọng tổn thất ước tính
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM CP
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần
NPL Non Performing Loan Nợ xấu
OCB
Orient Commercial Joint
Stock Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Đông
PD Probability of Defaut Xác suất không trả được nợ
QTRR Quản trị rủi ro
RCSA Risk Control Self Assessment
Công cụ tự đánh giá kiểm soát
và rủi ro
ROA Return on Total Assets
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản
ROE Return on Equity
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ
sở hữu
RRHĐ Rủi ro hoạt động
RRTD Rủi ro tín dụng
RRTT Rủi ro thị trường
RWA Risk Weighted Asset Tài sản có trọng số rủi ro
TCTD Tổ chức tín dụng
VAMC
VietNam Asset Management
Company
Công ty Quản lý tài sản
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng...............................................................13
Hình 2. 2. Mô hình Basel II........................................................................................20
Hình 3. 1. Sơ đồ tổng thể cơ cấu tổ chức của OCB… ...............................................35
Hình 3. 2. Cơ cấu hệ thống quản trị rủi ro tại OCB...................................................44
Hình 3. 3. Lộ trình áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II tại OCB.............................42
Hình 3. 4. Hệ thống tính toán tỷ lệ an toàn vốn tự động của OCB............................55
Hình 3. 5. Mô hình 3 tuyến phòng thủ theo chuẩn Basel II......................................56
Bảng 2. 1. Thang xếp hạng các khoản tín dụng của Standard & Poor’s
(S&P)........255
Bảng 2. 2. Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II..................................................26
Bảng 3. 1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản.....................................................................38
Bảng 3. 2. Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng của OCB giai đoạn 2014 – 2018......49
Bảng 3. 3. Cho vay phân loại theo thành phần kinh tế ..............................................50
Bảng 3. 4. Cho vay phân loại theo kỳ hạn .................................................................51
Bảng 3. 5. Cho vay phân loại theo ngành nghề kinh doanh ......................................51
Bảng 3. 6. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất – thực hiện trụ cột 1......................................53
Bảng 3. 7. Các báo cáo về quản trị rủi ro tín dụng tại OCB theo Basel II ................57
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Tăng trưởng quy mô của OCB giai doạn 2014 – 2018….....................40
Biểu đồ 3. 2. Hiệu quả hoạt động của OCB giai doạn 2014 – 2018..........................40
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ an toàn vốn (Car) của OCB.........................................................53
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Phần Tiếng Việt
- Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng
TMCP Phương Đông.
- Tóm tắt:
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng
tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro. Trong đó, Ngân hàng TMCP
Phương Đông đã chủ động triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel II trong quản
trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng.
Mục tiêu nghiên cứu: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel
II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính, thống kê, tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là vô cùng quan
trọng, sau khi nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp để hoàn thiện rủi ro.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa với Ngân hàng TMCP
Phương Đông trong việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II.
- Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Basel II
2. English
- Title: Credit Risk Management at Orient Commercial Joint Stock Bank
based on Basel II
- Abstract:
Researching reason: Credit risk management not only provides protections to
credit actively but also enhances competitive ability of OCB. As the result, The Bank
has deployed and implemented the standard of Basel Accord proactively.
Objective: Credit risk management situation at Orient Commercial Joint Stock
Bank based on Basel II Accord.
The method of study: Quanliative, statistical and symthetic methods.
Results: Credit risk management plays a crucial part in banking system, after
studying the author raises solutions to improve credit risk management.
Conclusion: The research is meaningful to Orient Commercial Joint Stock
Bank in enhancing credit risk management under Basel II Accord.
- Key word: Credit risk management, Basel II
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Bất cứ một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng dẫn đến hậu quả nợ
xấu tăng cao, tạo thành gánh nặng, nhiều khi làm tan vỡ tất cả mọi biện pháp khôi
phục sự phát triển kinh tế. Từ những năm 1997 – 2007, thế giới đã chứng kiến hai
cuộc khủng hoảng tài chính lớn là khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và
khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ từ những năm 2000. Kết quả sau các
cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng những khoản vay có khả năng thanh toán thấp.
Khủng hoảng ngân hàng xảy ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thanh
toán, suy giảm mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hẹp sản
lượng đầu ra của khu vực sản xuất, tạo sức ép nặng nề về mặt chính trị. Ngoài ra, chi
phí ngân sách của các nước dành để giải quyết những cuộc khủng hoảng này khá cao
và trực tiếp gây tổn hại lớn đến GDP của nền kinh tế. Theo ước tính của Cục dữ trữ
liên bang Mỹ, tổn thất lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tại
Mỹ giảm từ 35,2 tỷ đô la xuống còn 5,8 tỷ đô la trong Quý 4/2017, tương đương giảm
83% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn lại sau các cuộc khủng hoảng tài chính, nếu nguyên nhân bên ngoài là
việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, việc cấp tín dụng dưới chuẩn tràn lan, việc đưa ra
quá nhiều công cụ tài chính rắc rối và gây ảo tưởng cho mọi người tạo nên các bong
bóng tài chính thì có thể nói: nguyên nhân thực sự bên trong chính là sự yếu kém về
cơ chế, bộ máy và công cụ quản lý rủi ro của các thành viên tham gia thị trường tài
chính toàn cầu.
Trên bình diện đó, chuẩn mực vốn Basel II – phiên bản mới của Basel I được
ban hành năm 06/2004 và chính thức có hiệu lực từ 01/2007. Mục tiêu của Basel II
là nâng cao chất lượng và sự ổn định hệ thống ngân hàng quốc tế, tạo lập và duy trì
sân chơi bình đẳng các ngân hàng và đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm
ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Thị trường tài chính tại Việt Nam hoạt động ngày càng phức tạp và có nhiều
biến đổi nhanh chóng làm cho các TCTD càng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khác
2
nhau, từ rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín
dụng. Vì vậy, việc tuân thủ Chuẩn mực Basel II sẽ giúp các TCTD đảm bảo chỉ số an
toàn vốn tối thiểu, các yêu cầu thanh khoản. Đó là các yêu cầu cấp thiết đối với tất cả
NHTM để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong môi trường nhiều biến
động.
Đối với nền kinh tế thị trường, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của quá
trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng. Đối với hoạt động các NHTM, hoạt
động tín dụng luôn đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất, chiếm từ 60% - 80% kết quả
kinh doanh, tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trọng yếu. Chỉ
cần hoạt động tín dụng của 1 trong số các NHTM không tốt sẽ vô hình chung ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến sự khủng hoảng và suy thoái. Chính vì vậy,
việc áp dụng chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng sẽ
giúp các ngân hàng chuyển hóa từ quản lý rủi ro riêng lẻ thành quản lý rủi ro tập trung
theo một chuẩn mực, lượng hóa được các rủi ro và vốn cần thiết trên mỗi giao dịch,
từ đó sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận tương ứng với
mức độ rủi ro phát sinh.
Hướng tới mục tiêu cao hơn về tăng trưởng và tiền đề là xây dựng, phát triển
và trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất thị trường, đủ sức cạnh tranh
với các ngân hàng quốc tế trong thời kỳ hội nhập, Ngân hàng TMCP Phương Đông
(OCB) đã chủ động xây dựng lộ trình chiến lược về quản trị rủi ro theo Basel nhằm
củng cố các hoạt động của ngân hàng an toàn hơn, lành mạnh hơn, nguồn vốn được
quản lý tốt hơn, qua đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh việc phát triển
nhanh chóng các mảng dịch vụ phi tín dụng, thì tín dụng vẫn là sản phẩm kinh doanh
chủ lực và mang đến nhiều lợi nhuận nhất OCB.
Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chủ động triển khai và
áp dụng các tiêu chuẩn chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi
ro tín dụng nhằm giúp ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro.
Trên cơ sở đó, học viên đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel
II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” làm đề tài nghiên cứu.
3
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Luận văn tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về Quản trị
rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Qua đó, làm rõ hơn những lợi ích khi OCB thực hiện Quản trị rủi ro tín dụng theo
chuẩn mực Basel II cũng như xác định mức độ đáp ứng theo các chuẩn mực Basel II
trong Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Kết hợp những kiến thức thu thập được từ các nghiên cứu trước đây cùng với
tính cấp thiết của đề tài, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu cho bài luận văn như sau:
- Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản về hiệp ước Basel II cung các chuẩn
mực cho quản trị rủi ro tín dụng.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông trước và sau khi tuân thủ theo các chuẩn mực Basel II.
- Thứ ba, đưa ra đề xuất, kiến nghị cùng các giải pháp nhằm nâng cao quản trị
rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn, thách thức nào trước và sau khi áp dụng quản trị rủi ro tín
dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông ?
- Cần thêm giải pháp gì để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông được thực hiện tốt hơn ?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông tuân
thủ theo chuẩn mực Basel II.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Ngân hàng TMCP Phương Đông.
4
- Phạm vi thời gian : Luận văn nghiên cứu tác động của Basel II trong quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, giai đoạn 2014 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.4.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 3. Các bảng số
liệu thống kê về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng, huy động, chất lượng tín
dụng, trích lập dự phòng RRTD của Ngân hàng TMCP Phương Đông qua các năm
đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội
dung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Các kỹ thuật phân tích như sau:
 Biểu diễn bằng đồ thị giúp tác giả so sánh được các dữ liệu.
 Biểu diễn các dữ liệu thành bảng tóm tắt các dữ liệu.
1.4.2. Phương pháp tổng hợp
1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ khung lý thuyết của
quản trị rủi ro tín dụng trong chuẩn mực Basel II. Thu thập các so sánh đánh giá từ
các chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của OCB từ phương
pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông.
1.4.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia
Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ tham khảo ý kiến của
các chuyện gia ngân hàng, cán bộ quản lý phòng/ban phụ trách về quản lý rủi ro thuộc
khối quản lý rủi ro tại OCB và/hoặc các cán bộ thẩm định có liên quan đến nghiệp vụ
tín dụng tại OCB để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà ngân hàng có thể gặp
phải trong việc ứng dụng chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng và những
kết quả tích cực mang lại sau khi áp dụng Basel II.
Tác giả là người trực tiếp tham khảo ý kiến với nội dung là các câu hỏi đã được
chuẩn bị sẵn đồng thời tự mình thu thập các ý kiến đóng góp trong quá trình trao đổi
này
5
Để tiến hành tham khảo ý kiến thành công và hiệu quả, tác giả xây dựng ra ba
tiêu chí áp dụng cho quá trình này. Những tiêu chí đặt ra như sau: Thứ nhất, người
tham gia lấy ý kiến đang làm việc OCB. Thứ hai, các thành viên tham gia độc lập về
ý kiến. Thứ ba, các thành viên chưa từng tham gia cuộc phỏng vấn nào với nội dung
tương tự trong vòng 6 tháng gần nhất. Các tiêu chí nhằm đảm bảo sự khách quan,
đồng nhất và tránh sự trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên tham gia.
1.4.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích
Từ kết quả thu thập được và nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân
tích, so sánh các nội dung thu thập được về quản trị rủi ro tín dụng tại OCB, qua đó
tổng hợp lại nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với
thực tế.
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu
1.4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp
Tác giả thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát thực nghiệm bằng hình
thức trực tiếp để có nguồn thông tin thực tế về nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng
TMCP Phương Đông.
1.4.3.2. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu dựa trên các báo cáo tài chính, các
báo cáo hoạt động thường niên từ năm 2014 đến 2018. Tất cả các bài báo cáo này đều
được Ban điều hành của ngân hàng thông qua. Ngoài ra thông tin thứ cấp khác được
tác giả thu thập từ các bài nghiên cứu, bài viết được đăng trên các tạp chí, trang báo
và website uy tín nhằm tìm kiếm ra mô hình tham chiếu đồng thời học hỏi kinh
nghiệm nghiên cứu từ các bài viết đó.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Nghiên cứu đã tổng hợp được các đánh giá, nhận định về quản trị rủi ro tín
dụng theo chuẩn mực Basel II từ rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Từ đó, làm nổi bật được tính hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của khung quản trị rủi
ro theo Basel II, đặc biệt là khung quản trị rủi ro tín dụng.
6
1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro trước và sau khi áp
dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong giai đoạn 2014 –
2018.
Nhận định được những hạn chế tồn tại cũng như khó khăn và thách thức, qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Phương Đông theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao tính ổn định và
bền vững trong hoạt động tín dụng.
1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở bài, kết cấu của luận văn này gồm 04 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài.
Chương 2. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II.
Chương 3. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB
Chương 4. Giải pháp nâng cao tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực
Basel II tại OCB
7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO CHUẨN MỰC BASEL II
2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM
Trong bất kỳ giai đoạn nào của phát triển kinh tế, hoạt động tín dụng luôn hiện
hữu là hoạt động cốt lõi nhất, ở đó, chủ thể ngân hàng là nơi cấp tín dụng, các khách
hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp luôn là đối tượng chính được các ngân hàng cấp
tín dụng do nhu cầu vốn ngày một tăng cao. Bên cạnh lợi nhuận mang lại, tín dụng
mang trong mình rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, mà khi xảy ra sẽ làm suy sụp nghiêm trọng
đến nền kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập cao như hiện nay, một trong những vấn
đề đặt ra cho sự tăng trưởng và hoạt động bền vững của nền kinh tế chính là khả năng
quản trị rủi ro mà đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Ngân hàng trong nền kinh tế vừa giữ vai trò là cơ quan tổ chức điều hoà lưu thông
tiền tệ, vừa là công cụ trực tiếp thực hiện, kiểm soát và điều hòa các chính sách tiền
tệ, tín dụng cũng như thanh toán của Nhà nước, do đó các ngân hàng thương mại có
mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, chỉ cần một ngân hàng thương mại gặp vấn đề thì
ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền toàn bộ hệ thống. Đã có rất nhiều các tác giả
nghiên cứu, đánh giá về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM,
như sau:
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học trong và ngoài nước
dưới dạng luận văn, luận văn, tạp chí, hội thảo nêu lên các vấn đề trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM, cụ thể:
(Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2017); (Bùi Diệu Anh, 2012); (Trần Chí Chinh,
2012), (Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn, 2014)...Các nghiên cứu này sử dụng phương
pháp định lượng kết hợp với định tính để phân tích dữ liệu, thu thập ý kiến khảo sát
nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng như nhân tố tỷ lệ lạm
phát, lãi suất, tỷ giá ngoại tế, cung tiền M2 hay các nhân tố rủi ro trong quá khứ có
độ trễ 1 năm. (Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, 2015) chỉ ra các yếu tố tác
động đến quản trị rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM trong giai
8
đoạn 2003 – 2015 và đánh giá ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ gặp nguy cơ rủi ro tín
dụng cao hơn. Trong nghiên cứu của (Dương Ngọc Hào, 2015) đã dựa vào việc phân
tích dữ liệu thu thập từ ba nhóm ngân hàng để đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu
chính như hoạch định, từ đó chỉ ra những thách thức, khó khăn trong quản trị rủi ro
tín dụng.
Bên cạnh đó với các công trình nước ngoài, (Pyle, 1997) đã giải thích cơ sở lý
thuyết và sự cần thiết của quản trị rủi ro cũng như nhấn mạnh đến tác động rủi ro thị
trường và rủi ro tín dụng. (Berger và Young, 1997) đã chỉ ra rằng nợ xấu có ảnh
hưởng lớn đến chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc giám sát, quản
trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp dư nợ xấu giảm dần. (Aduda và Gitonga, 2011) nhận
thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
(ROE) hay (Bekhet và Eletter, 2014) nhận định việc đo lường, lượng hóa, quản trị rủi
ro tín dụng là quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào. (Basis, 1998) đã nêu các khái
niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.
Từ những lý luận trên cho thấy: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các
NHTM có tốt thì mới giúp nền kinh tế lành mạnh và hiệu quả.
2.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
2.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng
2.2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng
các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả
nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây
ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Theo Brown và Moles (2016) thì rủi ro tín dụng là việc cá nhân và/hoặc ai đó
sau mượn một khoản tiền và cam kết hoàn trả đúng hạn. Kết quả mong muốn của
người cho vay là khoản vay được hoàn trả (có lãi). Nhưng trong một số trường hợp
kết quả không như mong muốn là khoản vay không được hoàn trả. Thì đó được gọi
là rủi ro tín dụng.
NHNN Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại
9
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Hà Nội, ngày 21/01/2013 có nêu “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo một khái niệm khác về rủi ro tín dụng, đó là khả năng mà khách hàng
vay và/hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình đã cam kết. Rủi
ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người được giao kết trong hợp
đồng mà trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đối với
mọi nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi (Ủy ban Basel, 2004).
2.2.1.2. Cấu thành rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ
vi phạm nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng được cấu thành bởi các thành phần như sau:
- Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro vỡ nợ là khi bên vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ như đã
cam kết với bên cho vay. Hậu quả của vỡ nợ là gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn
phần đối với khoản tiền được cho vay. Nguyên nhân do chậm trễ trong nghĩa vụ trả
nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy tín của bên vay hay do phá sản.
- Rủi ro giảm uy tín
Rủi ro giảm uy tín là rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay là người phát hành trái
phiếu, hay cổ phiếu bị giảm uy tín. Điều này bên vay chưa chắc đã vỡ nợ nhưng nguy
cơ cao vỡ nợ. Sự sụt giảm uy tín sẽ gây ra thay đổi giá trị thị trường và có thể gây ra
lỗ. Điều này là nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ và tăng rủi ro vỡ nợ
- Rủi ro nguy cơ
Nguy cơ là độ lớn của lượng tiền có thể gặp rủi ro. Đối với khoản vay đó là số
tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro nguy cơ bắt nguồn từ những nguyên cơ có thể
xảy ra trong tương lai. Rủi ro này xảy ra khi bên vay có sự thương lượng với ngân
hàng về số tiền hạn mức/vay, thời gian vay trong một khoảng thời gian nhất định.
10
- Rủi ro đối tác
Rủi ro đối tác là loại hình rủi ro tín dụng liên quan tới công cụ phái sinh. Rủi
ro phái sinh xảy ra khi lãi suất thị trường biến động, rủi ro thua lỗ từ người này sang
người kia tùy thuộc vào biến động thị trường. Rủi ro đối tác là rủi ro hai chiều cộng
với bất trắc nguy cơ do biến động thị trường.
- Rủi ro hồi phục
Rủi ro hồi phục là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Do đó rủi ro phục
hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của bên vay. Về mặt kinh tế, sự phục
hồi không được biết trước nó phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh tế của
người đi vay, món nào ưu tiên được trả nợ trước.
- Rủi ro tương quan và tập trung
Rủi ro tương quan là rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho nhiều khách hàng vay
vốn với lượng vốn nhỏ nhưng nếu đồng loạt khách hàng cùng vỡ nợ thì cũng gây ra
thua lỗ lớn cho ngân hàng. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung
tín dụng cho một vài khách hàng lớn có uy tín tốt nhưng nếu khách hàng không trả
được nợ thì gây ra thua lỗ lớn cho ngân hàng mặc dù xác suất là thấp.
- Rủi ro chênh lệch:
Rủi ro chênh lệch là loại rủi ro tín dụng, áp dụng với các công cụ vốn thị
trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuận rủi ro
cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro. Chênh lệch tín dụng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, liên quan tới việc bất trắc trong trả nợ trái phiếu. Chênh lệch tín
dụng đền bù cho rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư gặp phải.
- Rủi ro quốc gia
Đây là rủi ro về cuộc khủng hoảng quốc gia, rủi ro quốc gia phát hành trái
phiếu vỡ nợ. Những khoản nợ này trở thành tái cấu trúc khoản nợ, gây ra những bất
trắc về thời gian trả nợ. Trong nhiều trường hợp rủi ro quốc gia còn có nghĩa là rủi ro
chuyển khoản- việc không chuyển tiền từ quốc gia đó nữa và điều này sẽ gây rủi ro
cho tất cả các doanh nghiệp của quốc gia đó bất kể xếp hạng tín dụng của doanh
nghiệp đó ra sao.
11
2.2.1.3. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng (RRTD) khác nhau, để phân loại
chính xác cần căn cứ vào các vấn đề sau:
- Căn cứ vào mức độ tổn thất: rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.
- Căn cứ đối tượng sử dụng: Rủi ro khách hàng cá thể; Rủi ro các tổ chức/doanh
nghiệp; Rủi ro quốc gia/khu vực địa lý.
- Căn cứ phạm vi rủi ro: Rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
- Căn cứ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: tỷ lệ lạm phát/thất nghiệp, chỉ số
GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng, Chính trị và môi trường đầu tư cùng
các yếu tố bất khả kháng.
 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng thường do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan
gây ra.
- Các nguyên nhân khách quan:
Môi trường chính trị và pháp lý: Nếu tình hình chính trị xã hội không ổn định
thì không chỉ riêng các tổ chức, doanh nghiệp mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng
khó tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng. Bên cạnh
đó việc tạo lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động kinh tế
trong nền kinh tế thị trường được xem là điều kiện tiên quyết.
Môi trường kinh tế: Được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, xu thế và các chính
sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ.
Từ khách hàng vay vốn: Năng lực quản trị, tình hình tài chính doanh nghiệp
yếu kém, thiếu minh bạch, sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để
chiếm đoạt tài sản.
- Các nguyên nhân chủ quan:
Chính sách tín dụng của ngân hàng: có nhiều khe hở, thiếu minh bạch sẽ làm
cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, qua
12
đó xảy ra các hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nước.
Trình độ yếu kém của cán bộ tín dụng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp: Trình
độ yếu kém, lòng tham gây tác động đến khách quan trong việc thẩm định dẫn đến
việc đánh giá sai về khoản vay, về người vay, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài
chính, khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai, nguồn trả nợ.
Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có
thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng
quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay, qua đó dẫn đến việc nắm bắt
sai hoạt động kinh doanh và việc sử dụng mục đích vốn vay.
2.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
2.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động thông suốt và hoàn
chỉnh, qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín
dụng cũng như giá trị lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm
bảo đảm lợi ích tối đa cho hiệu quả hoạt động. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có
thể được quản lý, xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng hoặc một danh mục tín dụng.
Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng là hệ thống các hoạt động mà từ đó
ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi cấp tín dụng cho một
khách hàng, bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng,
giải ngân tín dụng, thu hồi vốn và báo cáo kết quả xử lý rủi ro (nếu xảy ra). Quản lý
rủi ro đối với một khoản cấp tín dụng là một bộ phận nằm trong khuôn khổ quản lý
rủi ro chung của ngân hàng.
Quản trị rủi ro đối với danh mục tín dụng là hệ thống các hoạt động hỗ trợ
ngân hàng nhằm nhận biết và đo lường được trước mức độ rủi ro cho cả danh mục tín
dụng, qua đó giúp ngân hàng dự đoán được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có
thể chấp nhận được ở mức tương xứng với lợi nhuận có thể thu được. Đồng thời giúp
ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
13
Xây dựng chiến lược
quản trị rủi ro
2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại, 2012
 Nội dung chi tiết quy trình rủi ro tín dụng tại NHTM
- Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho ngân hàng
Để xây dựng chiến lược về quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng, bản thân
các ngân hàng, đặc biệt là Hội đồng quản trị/Ban điều hành cần xác định được tầm
nhìn chiến lược, giá trị cốt lõi và khẩu vị rủi ro riêng cho ngân hàng. Qua đó xây dựng
chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng nhằm giải quyết được: (1) Mức độ khẩu vị
rủi ro tín dụng của ngân hàng; (2) Xác định và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng; (3) Phản ứng khi rủi ro xảy ra.
- Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng
Ngân hàng thường có tệp khách hàng rất da dạng dẫn đến mức độ rủi ro khác
nhau. Do vậy để nhận diện được rủi ro, ngân hàng cần xác định được những thông
tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được, tuy nhiên hầu hết các thông
tin đều do khách hàng của ngân hàng tự cung cấp. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tự
xác định, phân loại được các loại rủi ro có thể xảy ra và đo lường chúng để đảm bảo
giới hạn an toàn cho ngân hàng. Mặt khác sau khi cấp tín dụng, ngân hàng thường
xuyên phải giám sát các khoản cấp tín dụng để hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai
mục đích, kiểm tra đánh giá và dự báo những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình
Đo lường
rủi ro tín
dụng
Báo cáo
rủi ro
Nhận diện rủi
ro tín dụng
Xử lý rủi ro
14
vay vốn của khách hàng nhằm giảm thiếu tối đa mức độ rủi ro ngân hàng có thể gặp
phải.
Để làm được các việc trên, ngân hàng cần thực hiện xây dựng các chính sách,
quy trình bám sát đến chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm (1) Mức phán
quyết tín dụng; (2) Giới hạn rủi ro, (3) Xây dựng mô hình quản trị danh mục tín dụng
và đặc biệt là có cơ chế rà soát, đánh giá định kỳ đối với hệ thống quản trị rủi ro, (4)
Linh hoạt điều chỉnh các chính sách, sản phẩm của ngân hàng phù hợp hơn tình hình
thực tế.
- Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị rủi ro
tín dụng, vì từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, ngân
hàng sẽ xem xét và đo lường các loại rủi ro dựa trên phương pháp khác nhau nhằm
xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.
Một số mô hình đánh giá đã được áp dụng:
(1) Phương pháp định tính - Mô hình 6C:
Các yếu tố được xét đến trong mô hình 6C như: Tư cách người vay (Character)
- Năng lực của người vay (Capacity) - Thu nhập của người vay (Cash), Bảo đảm tiền
vay (Collateral) - các điều kiện cho vay (Conditions) và kiểm soát (Control).
Với phương pháp này, bộ phận quản lý rủi ro sẽ tiến hành thu thập, phân tích
và đánh giá rủi ro cho từng khoản cấp tín dụng dựa trên một số các chỉ tiêu đối với
đối tượng vay vốn như: sức khỏe tài chính, ngành nghề hoạt động kinh doanh, cơ hội
thị trường, lợi thế sản phẩm và điều cốt yếu là phân tích được năng lực, chiến lược
ban lãnh đạo.
(2) Phương pháp định lượng: Mô hình Z – score:
Theo Altman (1968), mô hình điểm số Z – score được sử dụng để xếp hạng tín
dụng với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để xác định xác suất vỡ nợ của khách
hàng thông qua các trọng số chính của khách hàng
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó: X1 là Tỷ số Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản
15
X2 là Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
X3 là Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản
X4 là Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn
X5 là Tỷ số Doanh Thu/ Tổng tài sản
Chỉ số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại.
Như vậy, khi chỉ số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ để xếp khách hàng vào
nhóm có xác xuất vỡ nợ cao. Theo (Altman, 1968) thì bất cứ công ty nào có điểm số
Z <1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp
tín dụng khi điểm số Z tốt hơn thế. Nếu Z> 2,99 Khách hàng nằm trong vùng an toàn.
- Bước 4: Báo cáo rủi ro
Báo cáo rủi ro cần phải được thực hiện xuyên suốt từ quá trình xem xét cấp tín
dụng đến thu hồi vốn. Dựa vào các báo cáo mà cấp điều hành của ngân hàng sẽ đưa
ra được nhưng quyết định nhằm giảm thiểu mức rủi ro tối đa cho ngân hàng.
- Bước 5: Xử lý rủi ro
Ngay khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp để hạn chế,
kiểm soát và xử lý rủi ro. Một số biện pháp ngân hàng thường áp dụng để xử lý rủi
ro như: cấp thêm vốn, gia hạn/cơ cấu nợ, phát mãi tài sản, xóa nợ và chuyển khoản
nợ thành vốn cổ phần.
Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, các bước đều là các mắt xích không
thể tách rời nhau.
2.2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm
soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo
nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của tổ chức tín dụng.
- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là công tác thẩm định khách hàng,
quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng/miền. Các
ĐVKD sẽ thẩm định bước đầu về hồ sơ sau đó chuyển về hội sở chính để ra quyết
định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng, bao gồm: (1) Chức năng kinh
16
doanh, (2) chức năng quản lý rủi ro và (3) chức năng tác nghiệp
 Ưu điểm
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính
cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp
với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng
lực đo lường giám sát rủi ro. Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác
nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.
 Nhược điểm
Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi
phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp,
phân loại số liệu từ các đơn vị lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định. Đội
ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng vào công việc.
Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn.
- Mô hình quản trị rủi ro phân tán.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định
khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các đơn vị kinh doanh
riêng biệt. Mô hình này chưa tách biệt được 3 tuyến bảo vệ;
 Ưu điểm
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian
cho khách hàng. Xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
không mất nhiều công sức và thời gian.
 Nhược điểm
Công việc tập trung một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Không có sự tách biệt hoàn
toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.Việc quản lý
hoạt động tín dụng đều từ xa dựa trên số liệu đơn vị báo cáo hoặc gián tiếp thông qua
chính sách tín dụng dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Phạm vi áp dụng
Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
17
2.3. Tổng quan về Ủy ban Basel
Uỷ ban Basel (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) về giám sát
ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương
và cơ quan giám sát thuộc 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. Cho
đến nay, các thành viên của Ủy ban Basel gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ
quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan,
Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý và được
nhóm họp 4 lần trong một năm. Việc thành lập ủy ban Basel nhằm tìm cách ngăn
chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80.
Bên cạnh đó, Hội đồng thư ký ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh
toán Quốc tế (Bank for International Settlements) ở Basel bao gồm 15 thành viên của
hội đồng thư ký là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt
phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên.
Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận
của ủy ban này không có tính pháp lý hay yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt
động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu
chuẩn cùng những hướng dẫn giám sát rộng rãi. Một mục tiêu quan trọng khác của
Ủy ban Basel chính là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ
bản: (1) Không có ngân hàng nước ngoài được thành lập mà vượt ra ngoài sự giám
sát; (2) Thực hiện giám sát các hoạt động ngân hàng phải tương xứng. Để đạt được
mục tiêu đề ra.
Cho đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành 03 chuẩn mực yêu cầu về mức an toàn
vốn tối thiểu, cụ thể:
 Năm 1998: Ban hành chuẩn mực Basel I
 Năm 1999: Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I, ủy ban đã đề xuất
khung đo lường mới với 3 trụ cột chính cũng như đề ra 25 nguyên tắc cơ
bản trong giám sát ngân hàng
 Năm 2004: Thông qua ban hành chuẩn mực Basel II
 Năm 2007: Chuẩn mực Basel II có hiệu lực
18
 Năm 2010: Chấm dứt quá trình chuyển đổi
2.3.1. Hiệp ước Basel I
Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn
mà nó được đề cập như là Chuẩn mực Basel I hay gọi là Chuẩn mực vốn Basel.
Mục đích của chuẩn mực này là củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân
hàng quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm
tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng quốc tế.
Tiêu chuẩn của chuẩn mực Basel I bao gồm:
 Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro hay gọi là “Tỷ lệ Cook”
Tỷ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng
quốc tế nói chung và đối tượng ban đầu là các ngân hàng hoạt động quốc tế nói riêng.
Tỷ lệ này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia.
Theo tiêu chuẩn này, lượng vốn tối thiểu ngân hàng phải giữ lại bằng ít nhất
8% trên Tài sản có rủi ro gia quyền, việc xác định ngân hàng có mức vốn tốt hay
không dựa trên tỷ lệ CAR như sau:
- CAR > 10%: ngân hàng có mức vốn tốt nhất
- CAR > 8%: ngân hàng có mức vốn phù hợp
- CAR < 8%: ngân hàng thiếu vốn
- CaR < 6%: ngân hàng thiếu vốn rõ rệt
- CAR < 2%: ngân hàng trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng
 Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3
Thành tựu cơ bản lớn nhất của Basel I là đưa ra được định nghĩa mang tính
quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng hay được gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân
hàng. Tiêu chuẩn này quy định:
Vốn cấp 1 (chủ yếu là vốn chủ sở hữu) bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và
các nguồn dự phòng được công bố, được xét đến như là khoản dự phòng cho các
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
19
RWA = ∑ (Tài sản x Hệ sổ rủi ro từng tài sản trong bảng cân đối kế toán)
+ ∑ (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
khoản vay như (i) vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, (ii) dự trữ công bố - lợi nhuận giữ lại,
(iii) lợi ích thiểu số tại các công ty con trên hợp nhất báo cáo tài chính, (iv) lợi thế
kinh doanh.
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn) bao gồm lợi nhuận giữ lại
không công bố, dự phòng đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng chung, công cụ
vốn hỗn hợp, vay với thời hạn ưu đãi, đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ
chức tài chính khác.
Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) bao gồm các khoản vay ngắn hạn
 Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel 1 đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản
tương đương 0% - 20% - 50% - 100%.
Sau khi hệ thống các chỉ số trong quản trị rủi ro tín dụng được thiết lập vào
năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản
ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng
thương mại và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả chi
phí vốn đối với rủi ro thị trường và cần được thực thi chậm nhất vào 01/01/1998.
Nhìn chung các quy định trong Basel I về đo lường là mang tính cào bằng vì
mức độ rủi ro của các tài sản chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm và nhóm khách hàng chứ
không hề căn cứ vào quy mô của khoản vay, thời hạn hay mức độ tín nhiệm của mỗi
khách hàng. Bên cạnh đó, Basel I mới chỉ thực sự chú tâm đến rủi ro tín dụng mà
chưa đề cập đến các yếu tố rủi ro khác như rủi ro thị trường và hoạt động.
2.3.2. Hiệp ước Basel II
Năm 2004, Ủy ban Basel đã giới thiệu phiên bản mới với tên gọi Basel II để
khắc phục những hạn chế từ Basel I và có hiệu lực từ năm 2007, kết thúc giai đoạn
chuyển đổi năm 2010.
Với Basel II, chuẩn mực đã đưa ra các nguyên tắc chung về giám sát hoạt động
ngân hàng. Chính vì vậy, Basel II được trình bày như một tập hợp bao gồm các quy
20
định đề xuất và mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên
toàn thế giới. Sự phức tạp của Basel II đi kèm với các chuẩn mức Báo cáo tài chính
quốc tế và các quy định nghiêm ngặt của từng nơi trên thế giới. Tất cả những điều
trên đã làm cho việc triển khai trong hoạt động các ngân hàng gặp những thách thức
rất lớn.
Để áp dụng được Basel II, các NHTM sẽ phải xác định lại từ chiến lược kinh
doanh và khẩu vị rủi ro phù hợp. Việc áp dụng Basel II trong hoạt động kinh doanh
sẽ giúp các NHTM có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh thông qua tương quan giữa rủi
ro và hiệu quả phân bổ vốn.
Nhìn chung, Basel II đã loại bỏ phương pháp luận trong Basel I, đó là “một
kích thước phù hợp với tất cả” trong tính toán yêu cầu vốn pháp định tối thiểu. Thay
vào đó, Basel II đã giới thiệu khái niệm 3 trụ cột bao gồm (1) Yêu cầu vốn tối thiểu,
(2) Hướng dẫn các nguyên tắc trong rà soát và giám sát hoạt động ngân hàng, (3) Yêu
cầu minh bạch dựa trên yêu cầu tối thiểu thông tin của thị trường.
Hình 2. 2. Mô hình Basel II
Nguồn: Moody’s Analytics Risk
21
 Trụ cột 1 – Yêu cầu vốn tối thiểu (8%)
Trụ cột 1 tập trung vào đo lường mức vốn bắt buộc các ngân hàng phải duy trì
cho ba loại rủi ro là rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường. Đối với từng loại rủi ro,
Basel II đưa ra các phương pháp khác nhau để tính mức vốn dự trữ tối thiểu. Cụ thể:
- Rủi ro tín dụng được tính toán theo 3 phương pháp:
(1) Phương pháp chuẩn hóa (SA – Standardized Approach): sử dụng kết quả
xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi
ro cho các nhóm tài sản khác nhau.
(2) Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based -
Foundation): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD model)
và các tham số LGD (tỷ lệ tổn thất), EAD (giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ) do
NHNN cung cấp để tính toán vốn.
(3) Phương pháp xếp hạng nội bộ – nâng cao (FIRB: Internal Rating based -
Advanced): ngân hàng tự xây dựng các mô hình PD, LGD, EAD để tính vốn tối thiểu.
- Rủi ro hoạt động được tính toán theo 3 phương pháp:
(1) Phương pháp chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA) tính vốn trên
cơ sở thu nhập ròng trung bình 3 năm, không phân biệt mảng hoạt động kinh doanh.
(2) Phương pháp chuẩn hóa (Standardied Approach – STA) tính vốn trên cơ
sở phân chia các hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng có hệ số rủi ro khác nhau.
(3) Phương pháp đo lường tiên tiến (Advanced Measurement Approach –
AMA) yêu cầu sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ để xây dựng mô hình tính toán vốn.
- Rủi ro thị trường được tính toán theo 2 phương pháp:
(1) Phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardied Measurement Approach) tính
vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủi ro nhất định cho các mảng kinh doanh khác nhau.
(2) Phương pháp mô hình nội bộ (Internal Model Approach) sử dụng dữ liệu lịch
sử để tính toán VaR (giá trị chịu rủi ro) làm cơ sở tính vốn.
 Trụ cột II – Rà soát giám sát
Trụ cột II định nghĩa quá trình giám sát khung quản lý rủi ro của tổ chức và an
toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm rà soát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý
22
cấp cao, tăng cường kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản
lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện. Trong trụ cột II, ngoài rủi ro tín
dụng, hoạt động và thị trường, Basel yêu cầu các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá
và quản lý những rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như: rủi ro hệ thống, rủi ro
chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi
ro tập trung,… Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần có quy trình đánh giá mức
an toàn vốn nội bộ (Internal Capital Adequacy Assessment Process – ICAAP).
Basel II nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng là
phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ và xây dựng mục tiêu cho vốn tương xứng
với hồ sơ tài sản rủi ro và môi trường kiểm soát của ngân hàng.
Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng xác định nhu
cầu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro phù hợp ra sao. Tiếp đến là các quy trình
nội bộ sẽ được rà soát, giám sát và can thiệp khi cần thiết. Đối với tình hình hiện nay,
Trụ cột II đòi hỏi các giám sát viên cần cẩn thận hơn trong các quyết định đánh giá
về an toàn vốn của các ngân hàng.
 Trụ cột III – Nguyên tắc thị trường
Trụ cột III cho phép các thành viên trên thị trường gồm khách hàng, các nhà
đầu tư, chuyên gia phân tích, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng khác có thể:
đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các rủi ro tiềm tàng, khả năng thực
hiện các nghĩa vụ tài chính đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư. Yêu cầu công
khai thông tin trong một số lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả cách tính toán an toàn vốn
lẫn phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường sự minh bạch và so sánh
giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số
quan trọng của hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro. Cả hai thông tin định tính và
định lượng phải được công khai. Các thông tin về cơ cấu và an toàn vốn, và thông tin
công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Đối với rủi ro tín dụng đó là quản trị
rủi ro tín dụng và các khoản chứng khoán phải được cung cấp. Bên cạnh đó, các ngân
23
hàng còn bị yêu cầu công khai thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành. Sau
cùng, Trụ cột 3 còn yêu cầu thông tin về cơ cấu vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi suất.
2.3.2.1. Yêu cầu về vốn tối thiểu
Vốn tối thiểu là chuẩn mực QTRR trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHTM phải duy trì là một lượng vốn đủ lớn
để đảm bảo cho hoạt động rủi ro của mình.
Basel II vẫn quy định mức an toàn vốn tối thiểu (CAR) ≥ 8%. Phương trình
tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II như sau:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑣ố𝑛 𝑡ối 𝑡ℎiể𝑢 =
Tổng vốn tự Có Của ngân hàng
≥8
𝑅W𝐴𝑟ủi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 + (𝐾𝑟ủi 𝑟𝑜 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔∗12,5) +(𝐾𝑟ủi 𝑟𝑜 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ∗12,5)
Trong đó:
 Tổng vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại:
- Vốn cấp 1: Vốn tự có cơ bản: gồm cổ phần thường; cổ phần ưu đãi dài hạn;
thặng dư vốn; lợi nhuận không chia; dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác; các
phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đó chính là vốn điều
lệ và các quỹ dự trữ được công bố.
- Vốn cấp 2: Vốn tự có bổ sung gồm dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản
đánh giá lại; dữ phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai
(nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm
không nằm trong định nghĩa về vốn này.
- Giới hạn về 02 loại vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ
thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi
ro (RWA); dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại
của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình.
 RWArủi ro tín dụng: Theo trụ cột 1 của Basel II, vốn kinh tế tối thiểu cần thiết để
bù đắp cho rủi ro tín dụng = RWArủi ro tín dụng x 8%. Trong đó công thức tính tài sản
điều chỉnh theo RRTD như sau:
𝑅W𝐴𝑟ủi 𝑟o 𝑡í𝑘 𝑑ụ𝑘𝑔 = ∑ Wi𝐴i
Trong đó:
24
- Wi: Trọng số rủi ro; Ai: Loại tài sản có
- RWArủi ro tín dụng: Tổng tài sản có theo rủi ro
- Hệ số rủi ro trong cách tiếp cận chuẩn hóa được xác định dựa trên 2 yếu tố là
nhóm khách hàng vay và hạng tín nhiệm của khách hàng (bên ngoài xếp hạng)
- Hệ số rủi ro nếu tiếp cận theo phương pháp IRB thì, RWArủi ro tín dụng được
tính trên cơ sở các yếu tố đầu vào là: PD, EAD, LGD, b – kỳ hạn điều chỉnh , CI, M
và ρ – trọng số tương quan.
2.3.2.2. Yêu cầu về phương pháp tiếp cận
 Phương pháp tiêu chuẩn
Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng được
cung cấp bởi các tổ chức xếp hạng bên ngoài được công nhận. Phương pháp xếp hạng
tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất
định, sự khác nhau giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao dựa trên các
yếu tố rủi ro được phép sử dụng tính toán.
Phương trình đo lường RRTD với tài sản có rủi ro theo phương pháp chuẩn:
RWA = Tài sản được xếp hạng rủi ro x Hệ số rủi ro
Một số điểm khác biệt so với chuẩn mực Basel I sau:
- Hệ số rủi ro: kết quả đánh giá của tổ chức XHTD độc lập được sử dụng khi
xếp hạng cho tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, không thực hiện việc áp đặt hệ số rủi ro rõ
ràng cho từng khoản mục mà chỉ quan tâm vào việc khoản mục đó được thực hiện
với chủ thể nào, uy tín và XHTD của chủ thể. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định
việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ (từ AAA đến
dưới B - và không xếp hạng). Một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ số rủi ro
100% trong trường hợp không có kết quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập.
- Tài sản được xếp hạng rủi ro: Tài sản được phân loại thành một tập hợp các
lớp tài sản và mỗi lớp có một trọng số rủi ro được áp dụng, phản ánh mức độ tương
quan của rủi ro tín dụng. So với Basel I, thì Basel II sử dụng xếp hạng tín dụng bên
ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro.
25
Bảng 2. 1. Thang xếp hạng các khoản tín dụng của Standard & Poor’s (S&P)
Thang Mô tả
AAA
Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp.
Xác suất khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ bị tác
động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đoán được là rất ít.
AA
Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực
đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này ít
có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dự báo trước.
A
Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Khả năng trả nợ được đánh
giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng cao hơn trước
những thay đổi trong nền kinh tế vi mô và vĩ mô.
BBB
Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng trung
bình. Trong khi khả năng thanh toán các cam kết tài chính được đánh giá
là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi có thể làm
suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán. Trong nhóm xếp hạng
đầu tư, đây là mức xếp hạng thấp nhất.
BB
Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ gia
tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi. Các cam kết tài chính vẫn có
khả năng được đáp ứng, nhưng có những yếu tố mang tính đầu cơ và
những sự không chắc chắn thường xuyên. Trong nhóm đầu cơ, đây là mức
xếp hạng cao nhất.
B
Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao. Một
mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn còn một biên độ an toàn
nhất định. Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiện kinh doanh bất
lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ.
Dưới B
Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có khả
năng xảy ra rất cao. Các đợt phát hành có mức xếp hạng này thường có
mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình.
Nguồn : Chuẩn mực Basel II – Bank For International Settlements
26
Bảng 2. 2. Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II
Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B
Không
được XH
Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100%
Ngân hàng-
Lựa chọn 1
20% 50% 100% 100% 100% 150% 100%
Ngân hàng-
Lựa chọn 2
20% 50% 50% 100% 100% 150% 50%
Ngân hàng-
Ngắn hạn
20% 20% 20% 50% 50% 150% 20%
Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100%
Bán lẻ 75%
Dân cư 35%
Thương mại 100%
Các khoản cho
vay quá hạn
50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng
Nguồn : Chuẩn mực Basel II – Bank For International Settlements
 Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Based - IRB)
Phương pháp này cho phép các ngân hàng lựa chọn phương pháp XHTD nội
bộ (IRB) của mình để xác định mức tín nhiệm của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn
hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có RRTD.
Khác biệt lớn nhất của phương pháp IRB và phương pháp chuẩn hóa chính là
việc ngân hàng được sử dụng kết quả đánh giá nội bộ về các yếu tố rủi ro chủ yếu
trong hoạt động để tính toán CAR. Ngân hàng muốn áp dụng phương pháp IRB cần
có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc
NHNN). Phương pháp này phù hợp với ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều
cấu trúc doanh nghiệp khác nhau và danh mục rủi ro khác nhau.
Phương trình đo lường RRTD của tài sản có rủi ro theo phương pháp IRB:
𝑅W𝐴 = 12,5 ∗ 𝐸𝐴𝐷 ∗ 𝐾
27
Trong đó:
EAD: Tổng dư nợ của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ;
K (Capital required): Tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp RRTD
không lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua: (1) Xác suất vỡ nợ -
PD: Probability of Defaut; (2) Tổn thất khi xảy ra vỡ nợ - LGD: Loss Given Defaut;
(3) Đáo hạn hiệu dụng - Maturity.
RWA: Được xác định cụ thể cho từng hình thức cho vay. RWA khác biệt đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như đối với các khoản cho vay đối với doanh
nghiệp lớn.
- Xác định IRB cơ bản và IRB nâng cao
Với IRB cơ bản: các ngân hàng phải tự ước tính PD và sử dụng các ước tính
của cơ quan giám sát về các thành tố rủi ro.
Với IRB nâng cao: ngân hàng sẽ tự đưa ra các ước tính cho tất cả các thành tố
rủi ro (gồm PD, LGD, EAD, M) nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu.
Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàng
của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng
bao gồm dạng cơ bản và dạng nâng cao. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng nội bộ
không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để
tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và các số liệu đầu
vào định lượng do ngân hàng cung cấp cần phù hợp với công thức do Basel II quy
định để tính ra số vốn theo yêu cầu.
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những
yêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng
quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp
cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc
định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về
đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức
độ 99.9% độ tin cậy.
 Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện:
28
Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ (EAD),
kỳ hạn (M). Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro được thiết kế cho
mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA)
Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổng tài
sản có rủi ro(RWA) theo Basel II.
Để đo lường yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các khoản rủi ro của NH, cần 3 yếu
tố chính: (1) Các tham số rủi ro LG, EAD, LGD, M; (2) Các hàm theo trọng số rủi
ro; (3) Yêu cầu thối thiểu mà 1 ngân hàng phải đáp ứng để sử dụng phương pháp
tiếp cận xếp hạng nội bộ
2.3.2.3. Yêu cầu về xây dựng các hệ thống
 Hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định trực tiếp được đối tượng cần
xếp hạng. Cụ thể xếp hạng: về khoản cấp tín dụng, đánh giá lịch sử tín dụng, sản
phẩm, đánh giá thực trạng các nhân tố liên quan đến phê duyệt tín dụng, về khách
hàng, về đối tác, và mức độ rủi ro quốc gia.
Hệ thống xếp hạng khách hàng chính là căn cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho
từng khoản vay hay sản phẩm.
 Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm
Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng giám sát, tra soát toàn bộ tài sản bảo
đảm. Mục tiêu của hệ thống nhằm đảm bảo không xảy ra rủi ro pháp lý đối với tất cả
hồ sơ tài sản cũng như đảm bảo linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời.
Hệ thống quản lý này sẽ là căn cứ để xác định xác suất mất vốn (LGD) do vỡ
nợ, đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay
nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm.
 Hệ thông kiểm soát giới hạn tín dụng
Hệ thống cần phải giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: (1) Về khoa học tính
toán và (2) vấn đề kiểm soát việc thực hiện.
Hệ thống cũng cần kiểm soát được các chỉ tiêu giới hạn thuộc quy định của
NHNN. Hệ thống có thể được gán theo từng tiêu chí khác nhau.
29
 Mô hình tính toán và kỹ thuận hạn chế rủi ro
Mô hình tính toán nhằm xác định kết quả cuối cùng trong việc tính toán các
chỉ tiêu định lượng nhằm ước tính tổn thất.
Có thể tính dự kiến xác suất rủi ro hoặc ước lượng tổn thất EL (Expected Loss)
dựa trên khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) cùng mức độ tổn thất khi vỡ nợ
LGD (Loss Given Default), cụ thể: 𝐸𝐿 = 𝐺iá 𝑡𝑟ị 𝑘ℎoả𝑘 𝑣𝑎𝑦 𝑥 𝑃𝐷 𝑥 𝐿𝐺𝐷
Một số kỹ thuật giúp hạn chế RRTD có thể nói đến như: bù trừ giá trị - điều
chỉnh nội bảng, bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phái sinh, chứng khoán hóa..
 Hoàn thiện khung quy trình chung cho quản trị rủi ro tín dụng
Basel II yêu cầu chuẩn hoá chung về kết cấu dữ liệu bao gồm: (1) Thông tin
sản phẩm, (2) Cơ sở dữ liệu đảm bảo đồng bộ giúp cho việc tính toán chính xác các
chỉ số, (3) Dữ liệu phải cung cấp được các quá trình lịch sử, dữ liệu liên quan đến
quản trị rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng xảy ra rủi ro dẫn đến mất
vốn và thu hồi nợ xấu theo dõi ngoại bảng.
2.4. Công trình nghiên cứu khoa học
2.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015. Thách thức với ngân hàng Việt
Nam khi triển khai Basel II. Tạp chí Ngân hàng. Số 18, trang 22 – 23. Triển khai
Basel II sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ
quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi
ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý
một cách hiệu quả hơn.
Nguyễn Quang Hiện, 2015. Chuẩn mực vốn theo Chuẩn mực Basel II – Áp
dụng trong quản trị rủi ro tín dụng. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán. Số 12, trang
28 – 29. Đối với mục tiêu thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD thì giải pháp
triển khai Basel II được coi là trọng tâm vì đây là giải pháp thay đổi về chất và có
tính chiến lược, tạo nền tảng phát triển bên vững cho hệ thống các TCTD.
Trần Thị Việt Thạch, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ.
30
Trường Học viện Tài chính. Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng Quản trị rủi
ro tại Agribank và đưa ra các giải pháp để tập trung xử lý các vấn đề tồn động trọng
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để hướng đến việc áp dụng Basel II.
Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, 2017. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc Gia
– Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ
hội – Thách thức và lộ trình thực hiện. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017. Trường
Đại học kinh tế Quốc Dân và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Hội thảo đã đưa một số nghiên cứu mới nhất liên quan đến mô hình quản trị rủi ro
theo Basel II và nêu bật thực trạng thể chế, chính sách, và những tồn tại, vướng mắc
của lộ trình áp dụng Basel II trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt,
nhìn nhận trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, hệ thống NHTM phải chủ động
nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập để có thể biến những thách
thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển bền
vững của các ngân hàng. Với việc tuân thủ theo các chuẩn mực của chuẩn mực Basel
II sẽ giúp các ngân hàng tối ưu hóa hoạt động phù hợp với quá trình hội nhập quốc
tế.
Trần Việt Dung, 2011. Áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc
tế và Hàm ý cho Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu và rút những bài học kinh nghiệm trong
việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia và
đề xuất giải pháp đối với việc áp dụng Basel II tại Việt Nam.
2.4.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Wahlstroms (2012) đã nhận định việc đánh giá tính hiệu quả của Basel II đối
với đo lường rủi ro và nhận định việc xây dựng và ban hành Basel II trên thực tế là
có cơ sở, phù hợp nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều e ngại đáng kể về những thách
thức trong đo lường rủi ro theo Basel II và có thể ảnh hướng xấu tới hoạt động ngân
hàng.
Nghiên cứu về phương pháp tiếp cận Basel II đối với rủi ro hoạt động của ngân
hàng dựa trên vốn kinh tế, lượng vốn cần thiết để đạt được một mức độ bảo vệ nhất
31
định chống lại sự suy thoái về tài chính. Trong Hiệp định vốn Basel, các cơ quan quản
lý đã đề xuất quy định về vốn để giảm rủi ro hoạt động (Herring, 2002).
Do sự gia tăng nợ xấu hiện nay, chuẩn mực Basel II đã nhấn mạnh vào quản
lý rủi ro tín dụng trong thực tiễn. Tuân thủ các yêu cầu và tiếp cận, đánh giá, dự đoán
được các rủi ro hợp lý sẽ giúp ngân hàng giải quyết triệt để các rủi ro từ tín dụng và
điều này cuối cùng cải thiện hiệu suất ngân hàng. Thông qua quản lý hiệu quả rủi ro
tín dụng, ngân hàng không chỉ hỗ trợ khả năng tồn tại và lợi nhuận của chính họ mà
họ cũng góp phần vào sự ổn định hệ thống và phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế
(Psillaki và cộng sự, 2010).
Tuân thủ theo Hiệp định Basel là các nguyên tắc và quy định được áp dụng
theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân
hàng. Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này có nghĩa là có thể xác định, theo dõi và
báo cáo thường xuyên về dữ liệu liên quan đến rủi ro, qua đó tạo cơ hội để cải thiện
quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng. Hiệp định vốn Basel mới đã nêu rõ ràng
trách nhiệm của các ngân hàng đối với áp dụng thực tiễn quản lý rủi ro tín dụng nội
bộ để đánh giá các yêu cầu về an toàn vốn của ngân hàng (Chen và Pan, 2012).
Một nghiên cứu khác đã điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động ngân
hàng và quản lý rủi ro tín dụng. Nghiên cứu nhận ra cả hai chỉ số ROE và ROA đều
đo lường khả năng sinh lời nhưng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của
các tổ chức tài chính do đó dẫn đến giảm lợi nhuận (Felix và Claudine, 2008).
32
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II
TẠI OCB
3.1. Lộ trình áp dụng và triển khai Basel II tại Việt Nam
Tại Việt Nam, triển khai theo hiệp ước Basel II được yêu cầu thực hiện lần
đầu tiên trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”
do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012
và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án tại Quyết
định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 do NHNN Việt Nam ban hành. Trong đó,
việc đảm bảo đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo quy định của chuẩn mực này, đồng
thời phát triển hệ thống quản trị rủi ro tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy
ban Basel vào cuối năm 2015 là những yêu cầu mà các NHTM cần thực hiện.
Để triển khai có hiệu quả việc KSRR trong hoạt động của các NHTM theo
Chuẩn mực Basel II, NHNN Việt Nam đã đề ra lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ
thống NHTM một cách cẩn trọng. Cụ thể, lộ trình triển khai thực hiện Basel II trong
toàn hệ thống TCTD được NHNN đưa ra theo 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank,
VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, OCB, VIB và Maritime
Bank) theo Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014. Chương trình thí
điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải
cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.
 Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn
mực Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II.
Dựa trên tính chất phức tạp của Basel II và trên cơ sở phối hợp với các ngân
hàng thương mại trong việc đánh giá chặt chẽ và cẩn trọng tác động của Basel II tới
hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN đã khái quát và xác định lại lộ trình áp dụng
phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ đó đến nay, NHNN và các ngân hàng thương
mại đã từng bước triển khai chuẩn mực vốn theo Basel II.
Cụ thể là:
33
 Về phía NHNN:
 NHNN đã phối hợp thực hiện với các tổ chức quốc tế như JICA (Cơ quan hợp
tác quốc tế Nhật Bản), dự án BRASS (Dự án tăng cường năng lực thanh tra, giám sát
ngân hàng do Chính phủ Canada tài trợ) để triển khai Basel II tại nước ta, bao gồm
xây dựng hành lang pháp lý và đào tạo nhân lực cho các cơ quan giám sát thanh tra
và các ngân hàng thương mại. Đặc biệt tích cực xây dựng các giải pháp phù hợp cho
việc triển khai Basel II trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ việc tham vấn các
chuyên gia từ các tổ chức tư vấn tài chính uy tín.
 Kết hợp với các ngân hàng thương mại đánh giá cơ cấu tổ chức, khung chính
sách, mô hình đo lường, công cụ quản trị, dữ liệu… và xây dựng lộ trình triển khai
Basel II phù hợp với đặc điểm, tính chất, năng lực của từng ngân hàng.
 Ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ
bảo đảm an toàn vốn và cùng với đó, NHNN đã xây dựng dự thảo Thông tư về hệ
thống kiểm soát nội bộ năm 2017 (thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN) hướng dẫn
về các nội dung cần thực hiện để đáp ứng Khung ICAAP quy định tại Trụ cột 2. Gần
đây nhất là thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Theo thông tư
41, ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải
thường xuyên duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 8%. So với quy định về an toàn
vốn hiện đang áp dụng ở Việt Nam ở thời điếm này, thông tư 41 tính toán CAR dựa
trên phiên bản mới về tài sản có rủi ro điều chỉnh theo trọng số nêu trên và rất gần
với tiêu chuẩn Basel II. Thông tư 41 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
 Về phía các ngân hàng thương mại:
 Một số ngân hàng trong nhóm 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai
Basel II đã có các hoạt động hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II từ khá sớm. Nhiều
ngân hàng đã thành lập Ban dự án chuyên trách triển khai Basel II do thành viên Hội
đồng quản trị hoặc Ban điều hành đứng đầu. Đến nay, 10 ngân hàng Basel II về cơ
bản đều đã hoàn thành phân tích GAP và đang trong quá trình triển khai các giải pháp
cụ thể. Trong khi đó, một số ngân hàng (không nằm trong nhóm 10 ngân hàng Basel
34
II) trước nhu cầu tăng cường năng lực quản trị nội bộ cũng đã chủ động ứng dụng
Basel II trong các hoạt động của mình.
 Về khung chính sách: Một số ngân hàng đã bước đầu thiết lập các chính sách
trọng yếu như khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị rủi ro tín
dụng….
 Về cơ cấu quản trị (Governance): Mô hình 3 tuyến phòng thủ đã từng bước
được các ngân hàng ứng dụng trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cá
nhân/đơn vị trong ngân hàng, xây dựng các quy trình nghiệp vụ.
 Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hoàn
thành việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào công tác
thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các công cụ rủi ro hoạt động như LDC (Loss
Data Collection – thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Risk Control Self Assessment –
Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro), KRIs (Key Risk Indicators – Các chỉ số rủi ro chính);
hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value
at-Risk: giá trị chịu rủi ro), các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark-to-market)
và định giá theo mô hình (mark-to-model),…
 Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Một số ngân hàng đã
đầu tư cho phát triển và mua các phần mềm thực hiện các chức năng khởi tạo khoản
vay (LOS – Loan Origination System), quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, tính toán
tài sản có rủi ro (RWA – Risk Weighted Asset), quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM-
Asset Liability Management), …
 Về dữ liệu: Một số ngân hàng thực hiện xây dựng Kho dữ liệu tập trung (data
arehouse) cùng với thiết lập Khung quản trị dữ liệu (Data governance) nhằm quản lý
dữ liệu, phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro, hỗ trợ quá trình ra
các quyết định kinh doanh.
Năm 2018, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thực hiện Basel II của hệ
thống ngân hàng khi Vietcombank và VIB được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho
cho phép áp dụng trước hạn TT41 (Basel II). Ngoài ra, còn có Ngân hàng Phương
Đông (OCB) cũng được NHNN chấp thuận áp dụng TT 41 trước hạnl
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...nataliej4
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxannguyennb
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
Luận văn: Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel IILuận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel II
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Theo Basel Ii Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Đầu Cơ Và Độ Biến Động Giá Bitcoin Giai Đoạn...
 
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng AgribankLuận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phương Đông

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT THẮNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT THẮNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Nguyễn Quốc Anh Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Việt Thắng – là học viên lớp Cao học Khóa K27, ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Tác giả luận văn NGUYỄN VIỆT THẮNG
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .........................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................1 1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................3 1.2.1.1. Mục tiêu chung......................................................................3 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu khoa học ......................................................4 1.4.1. Thống kê mô tả.............................................................................4 1.4.2. Phương pháp tổng hợp .................................................................4 1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu..............................................4 1.4.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia ...................................................4 1.4.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích........................................5 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................5 1.4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp.....................................................5 1.4.3.2. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp...................................................5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................5 1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học..............................................................5
  • 5. 1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn..............................................................6 1.6. Kết Cấu Dự Kiến Của Luận Văn .........................................................6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II ..........................................................................................................7 2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM.7 2.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.........................8 2.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng .......................................................8 2.2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng.................................................8 2.2.1.2. Cấu thành rủi ro tín dụng......................................................9 2.2.1.3. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.............11 2.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM......................12 2.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng......................................12 2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .......................................13 2.2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng.........................................15 2.3.Tổng quan về Ủy ban Basel................................................................17 2.3.1. Hiệp ước Basel I ........................................................................18 2.3.2. Hiệp ước Basel II.......................................................................19 2.3.2.1. Yêu cầu về vốn tối thiểu.....................................................23 2.3.2.2. Yêu cầu về phương pháp tiếp cận ......................................24 2.3.2.3. Yêu cầu về xây dựng các hệ thống.....................................28 2.4. Công trình nghiên cứu khoa học.........................................................29 2.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước......................................29 2.4.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài......................................30 CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB...32 3.1. Lộ trình áp dụng và triển khai Basel II tại Việt Nam..........................32 3.2. Tổng quan về NHTM Cổ phần Phương Đông (OCB).......................35 3.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).35 3.2.2. Lịch sử hình thành của OCB .....................................................35 3.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).....37
  • 6. 3.2.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh của OCB từ 2014 – 2018 ......38 3.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB...................................41 3.3.1. Lộ trình áp dụng Basel II tại OCB ............................................41 3.3.2. Phương pháp tiếp cận các chuẩn mực Basel II..........................43 3.3.3. Cơ cấu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại OCB...................43 3.3.3.1. Mô tả chức năng, nhiệm vụ Ủy ban trực thuộc HĐQT .....44 3.3.3.2. Mô tả chức năng, nhiệm vụ Ủy ban trực thuộc TGĐ...........45 3.3.3.3. Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tại OCB ............................46 3.3.4. Hệ thống xếp hạng nội bộ..........................................................48 3.3.5. Thực trạng tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại OCB ..............49 3.3.6. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB 53 3.3.6.1. Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)..........................53 3.3.6.2. Đáp ứng dữ liệu cho quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. 54 3.3.6.3. Đáp ứng về cơ chế quản trị điều hành, quản trị rủi ro tín dụng theo Basel.........................................................................................56 3.3.6.4. Các văn bản, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB .........................................................................................57 3.4. Tham khảo chuyên gia về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại OCB theo Basel II ..............................................................................................59 3.5. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB....61 3.5.1. Kết quả đạt được........................................................................61 3.5.2. Hạn chế và thách thức................................................................63 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾP CẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB........................................................................65 4.1. Định hướng Quản trị RRTD theo Basel II giai đoạn 2018 - 2021 ....65 4.1.1. Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của OCB trong giai đoạn 2018 – 2021 ..........................................................................................65 4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB giai
  • 7. đoạn 2018 – 2021..................................................................................66 4.2. Giải pháp nâng cao Quản trị RRTD theo Basel II tại OCB.................67 4.3. Đề xuất và Kiến nghị..........................................................................71 4.3.1. Đề xuất và kiến nghị với Chính Phủ .........................................72 4.3.2. Đề xuất và kiến nghị với NHNN ...............................................72 4.4. Kết luận ............................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 - DÀN BÀI LẤY Ý KIẾN THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt BCBS Basel Committee on Banking supervision Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng CQ TTGSNH Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng EAD Exposure at Default Rủi ro vỡ nợ EL Expected Loss Tổn thất dự kiến FIRB Foundation Internal Ratings Based Phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản GDP Gross Domestic Product Tổng tài sản quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị ICAAP Internal Capital Adequacy Assessment Process Quy trình đánh giá mức an toàn vốn nội bộ IRB Internal Ratings Based Phương pháp xếp hạng nội bộ KRI Key risk indicator Chỉ số rủi ro chính KSRR Kiểm soát rủi ro LGD Loss Given Default Tỷ trọng tổn thất ước tính NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NPL Non Performing Loan Nợ xấu OCB Orient Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông PD Probability of Defaut Xác suất không trả được nợ QTRR Quản trị rủi ro RCSA Risk Control Self Assessment Công cụ tự đánh giá kiểm soát và rủi ro ROA Return on Total Assets Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
  • 9. ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu RRHĐ Rủi ro hoạt động RRTD Rủi ro tín dụng RRTT Rủi ro thị trường RWA Risk Weighted Asset Tài sản có trọng số rủi ro TCTD Tổ chức tín dụng VAMC VietNam Asset Management Company Công ty Quản lý tài sản
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng...............................................................13 Hình 2. 2. Mô hình Basel II........................................................................................20 Hình 3. 1. Sơ đồ tổng thể cơ cấu tổ chức của OCB… ...............................................35 Hình 3. 2. Cơ cấu hệ thống quản trị rủi ro tại OCB...................................................44 Hình 3. 3. Lộ trình áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II tại OCB.............................42 Hình 3. 4. Hệ thống tính toán tỷ lệ an toàn vốn tự động của OCB............................55 Hình 3. 5. Mô hình 3 tuyến phòng thủ theo chuẩn Basel II......................................56 Bảng 2. 1. Thang xếp hạng các khoản tín dụng của Standard & Poor’s (S&P)........255 Bảng 2. 2. Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II..................................................26 Bảng 3. 1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản.....................................................................38 Bảng 3. 2. Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng của OCB giai đoạn 2014 – 2018......49 Bảng 3. 3. Cho vay phân loại theo thành phần kinh tế ..............................................50 Bảng 3. 4. Cho vay phân loại theo kỳ hạn .................................................................51 Bảng 3. 5. Cho vay phân loại theo ngành nghề kinh doanh ......................................51 Bảng 3. 6. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất – thực hiện trụ cột 1......................................53 Bảng 3. 7. Các báo cáo về quản trị rủi ro tín dụng tại OCB theo Basel II ................57
  • 11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Tăng trưởng quy mô của OCB giai doạn 2014 – 2018….....................40 Biểu đồ 3. 2. Hiệu quả hoạt động của OCB giai doạn 2014 – 2018..........................40 Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ an toàn vốn (Car) của OCB.........................................................53
  • 12. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Phần Tiếng Việt - Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. - Tóm tắt: Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro. Trong đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông đã chủ động triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu nghiên cứu: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính, thống kê, tổng hợp. Kết quả nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng, sau khi nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp để hoàn thiện rủi ro. Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa với Ngân hàng TMCP Phương Đông trong việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. - Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Basel II 2. English - Title: Credit Risk Management at Orient Commercial Joint Stock Bank based on Basel II - Abstract: Researching reason: Credit risk management not only provides protections to credit actively but also enhances competitive ability of OCB. As the result, The Bank has deployed and implemented the standard of Basel Accord proactively. Objective: Credit risk management situation at Orient Commercial Joint Stock Bank based on Basel II Accord. The method of study: Quanliative, statistical and symthetic methods. Results: Credit risk management plays a crucial part in banking system, after studying the author raises solutions to improve credit risk management.
  • 13. Conclusion: The research is meaningful to Orient Commercial Joint Stock Bank in enhancing credit risk management under Basel II Accord. - Key word: Credit risk management, Basel II
  • 14. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Bất cứ một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng dẫn đến hậu quả nợ xấu tăng cao, tạo thành gánh nặng, nhiều khi làm tan vỡ tất cả mọi biện pháp khôi phục sự phát triển kinh tế. Từ những năm 1997 – 2007, thế giới đã chứng kiến hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn là khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ từ những năm 2000. Kết quả sau các cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng những khoản vay có khả năng thanh toán thấp. Khủng hoảng ngân hàng xảy ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thanh toán, suy giảm mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hẹp sản lượng đầu ra của khu vực sản xuất, tạo sức ép nặng nề về mặt chính trị. Ngoài ra, chi phí ngân sách của các nước dành để giải quyết những cuộc khủng hoảng này khá cao và trực tiếp gây tổn hại lớn đến GDP của nền kinh tế. Theo ước tính của Cục dữ trữ liên bang Mỹ, tổn thất lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tại Mỹ giảm từ 35,2 tỷ đô la xuống còn 5,8 tỷ đô la trong Quý 4/2017, tương đương giảm 83% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn lại sau các cuộc khủng hoảng tài chính, nếu nguyên nhân bên ngoài là việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, việc cấp tín dụng dưới chuẩn tràn lan, việc đưa ra quá nhiều công cụ tài chính rắc rối và gây ảo tưởng cho mọi người tạo nên các bong bóng tài chính thì có thể nói: nguyên nhân thực sự bên trong chính là sự yếu kém về cơ chế, bộ máy và công cụ quản lý rủi ro của các thành viên tham gia thị trường tài chính toàn cầu. Trên bình diện đó, chuẩn mực vốn Basel II – phiên bản mới của Basel I được ban hành năm 06/2004 và chính thức có hiệu lực từ 01/2007. Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định hệ thống ngân hàng quốc tế, tạo lập và duy trì sân chơi bình đẳng các ngân hàng và đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Thị trường tài chính tại Việt Nam hoạt động ngày càng phức tạp và có nhiều biến đổi nhanh chóng làm cho các TCTD càng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khác
  • 15. 2 nhau, từ rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Vì vậy, việc tuân thủ Chuẩn mực Basel II sẽ giúp các TCTD đảm bảo chỉ số an toàn vốn tối thiểu, các yêu cầu thanh khoản. Đó là các yêu cầu cấp thiết đối với tất cả NHTM để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong môi trường nhiều biến động. Đối với nền kinh tế thị trường, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng. Đối với hoạt động các NHTM, hoạt động tín dụng luôn đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất, chiếm từ 60% - 80% kết quả kinh doanh, tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trọng yếu. Chỉ cần hoạt động tín dụng của 1 trong số các NHTM không tốt sẽ vô hình chung ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến sự khủng hoảng và suy thoái. Chính vì vậy, việc áp dụng chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng sẽ giúp các ngân hàng chuyển hóa từ quản lý rủi ro riêng lẻ thành quản lý rủi ro tập trung theo một chuẩn mực, lượng hóa được các rủi ro và vốn cần thiết trên mỗi giao dịch, từ đó sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro phát sinh. Hướng tới mục tiêu cao hơn về tăng trưởng và tiền đề là xây dựng, phát triển và trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất thị trường, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế trong thời kỳ hội nhập, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chủ động xây dựng lộ trình chiến lược về quản trị rủi ro theo Basel nhằm củng cố các hoạt động của ngân hàng an toàn hơn, lành mạnh hơn, nguồn vốn được quản lý tốt hơn, qua đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh việc phát triển nhanh chóng các mảng dịch vụ phi tín dụng, thì tín dụng vẫn là sản phẩm kinh doanh chủ lực và mang đến nhiều lợi nhuận nhất OCB. Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chủ động triển khai và áp dụng các tiêu chuẩn chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng nhằm giúp ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro. Trên cơ sở đó, học viên đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” làm đề tài nghiên cứu.
  • 16. 3 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu chung Luận văn tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Qua đó, làm rõ hơn những lợi ích khi OCB thực hiện Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II cũng như xác định mức độ đáp ứng theo các chuẩn mực Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể Kết hợp những kiến thức thu thập được từ các nghiên cứu trước đây cùng với tính cấp thiết của đề tài, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu cho bài luận văn như sau: - Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản về hiệp ước Basel II cung các chuẩn mực cho quản trị rủi ro tín dụng. - Thứ hai, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông trước và sau khi tuân thủ theo các chuẩn mực Basel II. - Thứ ba, đưa ra đề xuất, kiến nghị cùng các giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Những khó khăn, thách thức nào trước và sau khi áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông ? - Cần thêm giải pháp gì để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông được thực hiện tốt hơn ? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông tuân thủ theo chuẩn mực Basel II. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian : Ngân hàng TMCP Phương Đông.
  • 17. 4 - Phạm vi thời gian : Luận văn nghiên cứu tác động của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, giai đoạn 2014 – 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu khoa học 1.4.1. Thống kê mô tả Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 3. Các bảng số liệu thống kê về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng, huy động, chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng RRTD của Ngân hàng TMCP Phương Đông qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Các kỹ thuật phân tích như sau:  Biểu diễn bằng đồ thị giúp tác giả so sánh được các dữ liệu.  Biểu diễn các dữ liệu thành bảng tóm tắt các dữ liệu. 1.4.2. Phương pháp tổng hợp 1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ khung lý thuyết của quản trị rủi ro tín dụng trong chuẩn mực Basel II. Thu thập các so sánh đánh giá từ các chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của OCB từ phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. 1.4.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ tham khảo ý kiến của các chuyện gia ngân hàng, cán bộ quản lý phòng/ban phụ trách về quản lý rủi ro thuộc khối quản lý rủi ro tại OCB và/hoặc các cán bộ thẩm định có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại OCB để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà ngân hàng có thể gặp phải trong việc ứng dụng chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng và những kết quả tích cực mang lại sau khi áp dụng Basel II. Tác giả là người trực tiếp tham khảo ý kiến với nội dung là các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn đồng thời tự mình thu thập các ý kiến đóng góp trong quá trình trao đổi này
  • 18. 5 Để tiến hành tham khảo ý kiến thành công và hiệu quả, tác giả xây dựng ra ba tiêu chí áp dụng cho quá trình này. Những tiêu chí đặt ra như sau: Thứ nhất, người tham gia lấy ý kiến đang làm việc OCB. Thứ hai, các thành viên tham gia độc lập về ý kiến. Thứ ba, các thành viên chưa từng tham gia cuộc phỏng vấn nào với nội dung tương tự trong vòng 6 tháng gần nhất. Các tiêu chí nhằm đảm bảo sự khách quan, đồng nhất và tránh sự trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên tham gia. 1.4.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích Từ kết quả thu thập được và nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, so sánh các nội dung thu thập được về quản trị rủi ro tín dụng tại OCB, qua đó tổng hợp lại nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế. 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu 1.4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp Tác giả thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát thực nghiệm bằng hình thức trực tiếp để có nguồn thông tin thực tế về nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng TMCP Phương Đông. 1.4.3.2. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu dựa trên các báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt động thường niên từ năm 2014 đến 2018. Tất cả các bài báo cáo này đều được Ban điều hành của ngân hàng thông qua. Ngoài ra thông tin thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các bài nghiên cứu, bài viết được đăng trên các tạp chí, trang báo và website uy tín nhằm tìm kiếm ra mô hình tham chiếu đồng thời học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu từ các bài viết đó. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Nghiên cứu đã tổng hợp được các đánh giá, nhận định về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II từ rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, làm nổi bật được tính hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của khung quản trị rủi ro theo Basel II, đặc biệt là khung quản trị rủi ro tín dụng.
  • 19. 6 1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro trước và sau khi áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong giai đoạn 2014 – 2018. Nhận định được những hạn chế tồn tại cũng như khó khăn và thách thức, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao tính ổn định và bền vững trong hoạt động tín dụng. 1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn Ngoài phần mở bài, kết cấu của luận văn này gồm 04 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương 2. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Chương 3. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB Chương 4. Giải pháp nâng cao tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB
  • 20. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II 2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM Trong bất kỳ giai đoạn nào của phát triển kinh tế, hoạt động tín dụng luôn hiện hữu là hoạt động cốt lõi nhất, ở đó, chủ thể ngân hàng là nơi cấp tín dụng, các khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp luôn là đối tượng chính được các ngân hàng cấp tín dụng do nhu cầu vốn ngày một tăng cao. Bên cạnh lợi nhuận mang lại, tín dụng mang trong mình rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, mà khi xảy ra sẽ làm suy sụp nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập cao như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tăng trưởng và hoạt động bền vững của nền kinh tế chính là khả năng quản trị rủi ro mà đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Ngân hàng trong nền kinh tế vừa giữ vai trò là cơ quan tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ, vừa là công cụ trực tiếp thực hiện, kiểm soát và điều hòa các chính sách tiền tệ, tín dụng cũng như thanh toán của Nhà nước, do đó các ngân hàng thương mại có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, chỉ cần một ngân hàng thương mại gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền toàn bộ hệ thống. Đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu, đánh giá về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM, như sau: Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học trong và ngoài nước dưới dạng luận văn, luận văn, tạp chí, hội thảo nêu lên các vấn đề trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM, cụ thể: (Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2017); (Bùi Diệu Anh, 2012); (Trần Chí Chinh, 2012), (Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn, 2014)...Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính để phân tích dữ liệu, thu thập ý kiến khảo sát nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng như nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá ngoại tế, cung tiền M2 hay các nhân tố rủi ro trong quá khứ có độ trễ 1 năm. (Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, 2015) chỉ ra các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM trong giai
  • 21. 8 đoạn 2003 – 2015 và đánh giá ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ gặp nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn. Trong nghiên cứu của (Dương Ngọc Hào, 2015) đã dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập từ ba nhóm ngân hàng để đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chính như hoạch định, từ đó chỉ ra những thách thức, khó khăn trong quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó với các công trình nước ngoài, (Pyle, 1997) đã giải thích cơ sở lý thuyết và sự cần thiết của quản trị rủi ro cũng như nhấn mạnh đến tác động rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. (Berger và Young, 1997) đã chỉ ra rằng nợ xấu có ảnh hưởng lớn đến chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc giám sát, quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp dư nợ xấu giảm dần. (Aduda và Gitonga, 2011) nhận thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) hay (Bekhet và Eletter, 2014) nhận định việc đo lường, lượng hóa, quản trị rủi ro tín dụng là quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào. (Basis, 1998) đã nêu các khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Từ những lý luận trên cho thấy: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM có tốt thì mới giúp nền kinh tế lành mạnh và hiệu quả. 2.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM 2.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng 2.2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Theo Brown và Moles (2016) thì rủi ro tín dụng là việc cá nhân và/hoặc ai đó sau mượn một khoản tiền và cam kết hoàn trả đúng hạn. Kết quả mong muốn của người cho vay là khoản vay được hoàn trả (có lãi). Nhưng trong một số trường hợp kết quả không như mong muốn là khoản vay không được hoàn trả. Thì đó được gọi là rủi ro tín dụng. NHNN Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại
  • 22. 9 tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội, ngày 21/01/2013 có nêu “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo một khái niệm khác về rủi ro tín dụng, đó là khả năng mà khách hàng vay và/hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người được giao kết trong hợp đồng mà trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đối với mọi nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi (Ủy ban Basel, 2004). 2.2.1.2. Cấu thành rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng được cấu thành bởi các thành phần như sau: - Rủi ro vỡ nợ Rủi ro vỡ nợ là khi bên vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết với bên cho vay. Hậu quả của vỡ nợ là gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đối với khoản tiền được cho vay. Nguyên nhân do chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy tín của bên vay hay do phá sản. - Rủi ro giảm uy tín Rủi ro giảm uy tín là rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay là người phát hành trái phiếu, hay cổ phiếu bị giảm uy tín. Điều này bên vay chưa chắc đã vỡ nợ nhưng nguy cơ cao vỡ nợ. Sự sụt giảm uy tín sẽ gây ra thay đổi giá trị thị trường và có thể gây ra lỗ. Điều này là nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ và tăng rủi ro vỡ nợ - Rủi ro nguy cơ Nguy cơ là độ lớn của lượng tiền có thể gặp rủi ro. Đối với khoản vay đó là số tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro nguy cơ bắt nguồn từ những nguyên cơ có thể xảy ra trong tương lai. Rủi ro này xảy ra khi bên vay có sự thương lượng với ngân hàng về số tiền hạn mức/vay, thời gian vay trong một khoảng thời gian nhất định.
  • 23. 10 - Rủi ro đối tác Rủi ro đối tác là loại hình rủi ro tín dụng liên quan tới công cụ phái sinh. Rủi ro phái sinh xảy ra khi lãi suất thị trường biến động, rủi ro thua lỗ từ người này sang người kia tùy thuộc vào biến động thị trường. Rủi ro đối tác là rủi ro hai chiều cộng với bất trắc nguy cơ do biến động thị trường. - Rủi ro hồi phục Rủi ro hồi phục là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Do đó rủi ro phục hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của bên vay. Về mặt kinh tế, sự phục hồi không được biết trước nó phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh tế của người đi vay, món nào ưu tiên được trả nợ trước. - Rủi ro tương quan và tập trung Rủi ro tương quan là rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho nhiều khách hàng vay vốn với lượng vốn nhỏ nhưng nếu đồng loạt khách hàng cùng vỡ nợ thì cũng gây ra thua lỗ lớn cho ngân hàng. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung tín dụng cho một vài khách hàng lớn có uy tín tốt nhưng nếu khách hàng không trả được nợ thì gây ra thua lỗ lớn cho ngân hàng mặc dù xác suất là thấp. - Rủi ro chênh lệch: Rủi ro chênh lệch là loại rủi ro tín dụng, áp dụng với các công cụ vốn thị trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuận rủi ro cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro. Chênh lệch tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan tới việc bất trắc trong trả nợ trái phiếu. Chênh lệch tín dụng đền bù cho rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư gặp phải. - Rủi ro quốc gia Đây là rủi ro về cuộc khủng hoảng quốc gia, rủi ro quốc gia phát hành trái phiếu vỡ nợ. Những khoản nợ này trở thành tái cấu trúc khoản nợ, gây ra những bất trắc về thời gian trả nợ. Trong nhiều trường hợp rủi ro quốc gia còn có nghĩa là rủi ro chuyển khoản- việc không chuyển tiền từ quốc gia đó nữa và điều này sẽ gây rủi ro cho tất cả các doanh nghiệp của quốc gia đó bất kể xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp đó ra sao.
  • 24. 11 2.2.1.3. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.  Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng (RRTD) khác nhau, để phân loại chính xác cần căn cứ vào các vấn đề sau: - Căn cứ vào mức độ tổn thất: rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn. - Căn cứ đối tượng sử dụng: Rủi ro khách hàng cá thể; Rủi ro các tổ chức/doanh nghiệp; Rủi ro quốc gia/khu vực địa lý. - Căn cứ phạm vi rủi ro: Rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. - Căn cứ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: tỷ lệ lạm phát/thất nghiệp, chỉ số GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng, Chính trị và môi trường đầu tư cùng các yếu tố bất khả kháng.  Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng thường do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan gây ra. - Các nguyên nhân khách quan: Môi trường chính trị và pháp lý: Nếu tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các tổ chức, doanh nghiệp mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng khó tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó việc tạo lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem là điều kiện tiên quyết. Môi trường kinh tế: Được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, xu thế và các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ. Từ khách hàng vay vốn: Năng lực quản trị, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. - Các nguyên nhân chủ quan: Chính sách tín dụng của ngân hàng: có nhiều khe hở, thiếu minh bạch sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, qua
  • 25. 12 đó xảy ra các hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nước. Trình độ yếu kém của cán bộ tín dụng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp: Trình độ yếu kém, lòng tham gây tác động đến khách quan trong việc thẩm định dẫn đến việc đánh giá sai về khoản vay, về người vay, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai, nguồn trả nợ. Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay, qua đó dẫn đến việc nắm bắt sai hoạt động kinh doanh và việc sử dụng mục đích vốn vay. 2.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM 2.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động thông suốt và hoàn chỉnh, qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng cũng như giá trị lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho hiệu quả hoạt động. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể được quản lý, xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng hoặc một danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng là hệ thống các hoạt động mà từ đó ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi cấp tín dụng cho một khách hàng, bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng, giải ngân tín dụng, thu hồi vốn và báo cáo kết quả xử lý rủi ro (nếu xảy ra). Quản lý rủi ro đối với một khoản cấp tín dụng là một bộ phận nằm trong khuôn khổ quản lý rủi ro chung của ngân hàng. Quản trị rủi ro đối với danh mục tín dụng là hệ thống các hoạt động hỗ trợ ngân hàng nhằm nhận biết và đo lường được trước mức độ rủi ro cho cả danh mục tín dụng, qua đó giúp ngân hàng dự đoán được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được ở mức tương xứng với lợi nhuận có thể thu được. Đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
  • 26. 13 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro 2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại, 2012  Nội dung chi tiết quy trình rủi ro tín dụng tại NHTM - Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho ngân hàng Để xây dựng chiến lược về quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng, bản thân các ngân hàng, đặc biệt là Hội đồng quản trị/Ban điều hành cần xác định được tầm nhìn chiến lược, giá trị cốt lõi và khẩu vị rủi ro riêng cho ngân hàng. Qua đó xây dựng chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng nhằm giải quyết được: (1) Mức độ khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng; (2) Xác định và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng; (3) Phản ứng khi rủi ro xảy ra. - Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng Ngân hàng thường có tệp khách hàng rất da dạng dẫn đến mức độ rủi ro khác nhau. Do vậy để nhận diện được rủi ro, ngân hàng cần xác định được những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được, tuy nhiên hầu hết các thông tin đều do khách hàng của ngân hàng tự cung cấp. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tự xác định, phân loại được các loại rủi ro có thể xảy ra và đo lường chúng để đảm bảo giới hạn an toàn cho ngân hàng. Mặt khác sau khi cấp tín dụng, ngân hàng thường xuyên phải giám sát các khoản cấp tín dụng để hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra đánh giá và dự báo những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình Đo lường rủi ro tín dụng Báo cáo rủi ro Nhận diện rủi ro tín dụng Xử lý rủi ro
  • 27. 14 vay vốn của khách hàng nhằm giảm thiếu tối đa mức độ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải. Để làm được các việc trên, ngân hàng cần thực hiện xây dựng các chính sách, quy trình bám sát đến chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm (1) Mức phán quyết tín dụng; (2) Giới hạn rủi ro, (3) Xây dựng mô hình quản trị danh mục tín dụng và đặc biệt là có cơ chế rà soát, đánh giá định kỳ đối với hệ thống quản trị rủi ro, (4) Linh hoạt điều chỉnh các chính sách, sản phẩm của ngân hàng phù hợp hơn tình hình thực tế. - Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, vì từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, ngân hàng sẽ xem xét và đo lường các loại rủi ro dựa trên phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra. Một số mô hình đánh giá đã được áp dụng: (1) Phương pháp định tính - Mô hình 6C: Các yếu tố được xét đến trong mô hình 6C như: Tư cách người vay (Character) - Năng lực của người vay (Capacity) - Thu nhập của người vay (Cash), Bảo đảm tiền vay (Collateral) - các điều kiện cho vay (Conditions) và kiểm soát (Control). Với phương pháp này, bộ phận quản lý rủi ro sẽ tiến hành thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro cho từng khoản cấp tín dụng dựa trên một số các chỉ tiêu đối với đối tượng vay vốn như: sức khỏe tài chính, ngành nghề hoạt động kinh doanh, cơ hội thị trường, lợi thế sản phẩm và điều cốt yếu là phân tích được năng lực, chiến lược ban lãnh đạo. (2) Phương pháp định lượng: Mô hình Z – score: Theo Altman (1968), mô hình điểm số Z – score được sử dụng để xếp hạng tín dụng với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các trọng số chính của khách hàng Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 là Tỷ số Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản
  • 28. 15 X2 là Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản X3 là Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản X4 là Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 là Tỷ số Doanh Thu/ Tổng tài sản Chỉ số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Như vậy, khi chỉ số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có xác xuất vỡ nợ cao. Theo (Altman, 1968) thì bất cứ công ty nào có điểm số Z <1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z tốt hơn thế. Nếu Z> 2,99 Khách hàng nằm trong vùng an toàn. - Bước 4: Báo cáo rủi ro Báo cáo rủi ro cần phải được thực hiện xuyên suốt từ quá trình xem xét cấp tín dụng đến thu hồi vốn. Dựa vào các báo cáo mà cấp điều hành của ngân hàng sẽ đưa ra được nhưng quyết định nhằm giảm thiểu mức rủi ro tối đa cho ngân hàng. - Bước 5: Xử lý rủi ro Ngay khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp để hạn chế, kiểm soát và xử lý rủi ro. Một số biện pháp ngân hàng thường áp dụng để xử lý rủi ro như: cấp thêm vốn, gia hạn/cơ cấu nợ, phát mãi tài sản, xóa nợ và chuyển khoản nợ thành vốn cổ phần. Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, các bước đều là các mắt xích không thể tách rời nhau. 2.2.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của tổ chức tín dụng. - Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng/miền. Các ĐVKD sẽ thẩm định bước đầu về hồ sơ sau đó chuyển về hội sở chính để ra quyết định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng, bao gồm: (1) Chức năng kinh
  • 29. 16 doanh, (2) chức năng quản lý rủi ro và (3) chức năng tác nghiệp  Ưu điểm Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.  Nhược điểm Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ các đơn vị lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng vào công việc. Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn. - Mô hình quản trị rủi ro phân tán. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các đơn vị kinh doanh riêng biệt. Mô hình này chưa tách biệt được 3 tuyến bảo vệ;  Ưu điểm Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.  Nhược điểm Công việc tập trung một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.Việc quản lý hoạt động tín dụng đều từ xa dựa trên số liệu đơn vị báo cáo hoặc gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn. Phạm vi áp dụng Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
  • 30. 17 2.3. Tổng quan về Ủy ban Basel Uỷ ban Basel (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) về giám sát ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát thuộc 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. Cho đến nay, các thành viên của Ủy ban Basel gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý và được nhóm họp 4 lần trong một năm. Việc thành lập ủy ban Basel nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Bên cạnh đó, Hội đồng thư ký ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements) ở Basel bao gồm 15 thành viên của hội đồng thư ký là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của ủy ban này không có tính pháp lý hay yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn cùng những hướng dẫn giám sát rộng rãi. Một mục tiêu quan trọng khác của Ủy ban Basel chính là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản: (1) Không có ngân hàng nước ngoài được thành lập mà vượt ra ngoài sự giám sát; (2) Thực hiện giám sát các hoạt động ngân hàng phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra. Cho đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành 03 chuẩn mực yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu, cụ thể:  Năm 1998: Ban hành chuẩn mực Basel I  Năm 1999: Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I, ủy ban đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính cũng như đề ra 25 nguyên tắc cơ bản trong giám sát ngân hàng  Năm 2004: Thông qua ban hành chuẩn mực Basel II  Năm 2007: Chuẩn mực Basel II có hiệu lực
  • 31. 18  Năm 2010: Chấm dứt quá trình chuyển đổi 2.3.1. Hiệp ước Basel I Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Chuẩn mực Basel I hay gọi là Chuẩn mực vốn Basel. Mục đích của chuẩn mực này là củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng quốc tế. Tiêu chuẩn của chuẩn mực Basel I bao gồm:  Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro hay gọi là “Tỷ lệ Cook” Tỷ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và đối tượng ban đầu là các ngân hàng hoạt động quốc tế nói riêng. Tỷ lệ này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, lượng vốn tối thiểu ngân hàng phải giữ lại bằng ít nhất 8% trên Tài sản có rủi ro gia quyền, việc xác định ngân hàng có mức vốn tốt hay không dựa trên tỷ lệ CAR như sau: - CAR > 10%: ngân hàng có mức vốn tốt nhất - CAR > 8%: ngân hàng có mức vốn phù hợp - CAR < 8%: ngân hàng thiếu vốn - CaR < 6%: ngân hàng thiếu vốn rõ rệt - CAR < 2%: ngân hàng trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng  Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 Thành tựu cơ bản lớn nhất của Basel I là đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng hay được gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 (chủ yếu là vốn chủ sở hữu) bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, được xét đến như là khoản dự phòng cho các Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
  • 32. 19 RWA = ∑ (Tài sản x Hệ sổ rủi ro từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + ∑ (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) khoản vay như (i) vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, (ii) dự trữ công bố - lợi nhuận giữ lại, (iii) lợi ích thiểu số tại các công ty con trên hợp nhất báo cáo tài chính, (iv) lợi thế kinh doanh. Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn) bao gồm lợi nhuận giữ lại không công bố, dự phòng đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng chung, công cụ vốn hỗn hợp, vay với thời hạn ưu đãi, đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) bao gồm các khoản vay ngắn hạn  Vốn tính theo rủi ro gia quyền: Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel 1 đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản tương đương 0% - 20% - 50% - 100%. Sau khi hệ thống các chỉ số trong quản trị rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả chi phí vốn đối với rủi ro thị trường và cần được thực thi chậm nhất vào 01/01/1998. Nhìn chung các quy định trong Basel I về đo lường là mang tính cào bằng vì mức độ rủi ro của các tài sản chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm và nhóm khách hàng chứ không hề căn cứ vào quy mô của khoản vay, thời hạn hay mức độ tín nhiệm của mỗi khách hàng. Bên cạnh đó, Basel I mới chỉ thực sự chú tâm đến rủi ro tín dụng mà chưa đề cập đến các yếu tố rủi ro khác như rủi ro thị trường và hoạt động. 2.3.2. Hiệp ước Basel II Năm 2004, Ủy ban Basel đã giới thiệu phiên bản mới với tên gọi Basel II để khắc phục những hạn chế từ Basel I và có hiệu lực từ năm 2007, kết thúc giai đoạn chuyển đổi năm 2010. Với Basel II, chuẩn mực đã đưa ra các nguyên tắc chung về giám sát hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, Basel II được trình bày như một tập hợp bao gồm các quy
  • 33. 20 định đề xuất và mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên toàn thế giới. Sự phức tạp của Basel II đi kèm với các chuẩn mức Báo cáo tài chính quốc tế và các quy định nghiêm ngặt của từng nơi trên thế giới. Tất cả những điều trên đã làm cho việc triển khai trong hoạt động các ngân hàng gặp những thách thức rất lớn. Để áp dụng được Basel II, các NHTM sẽ phải xác định lại từ chiến lược kinh doanh và khẩu vị rủi ro phù hợp. Việc áp dụng Basel II trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp các NHTM có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh thông qua tương quan giữa rủi ro và hiệu quả phân bổ vốn. Nhìn chung, Basel II đã loại bỏ phương pháp luận trong Basel I, đó là “một kích thước phù hợp với tất cả” trong tính toán yêu cầu vốn pháp định tối thiểu. Thay vào đó, Basel II đã giới thiệu khái niệm 3 trụ cột bao gồm (1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) Hướng dẫn các nguyên tắc trong rà soát và giám sát hoạt động ngân hàng, (3) Yêu cầu minh bạch dựa trên yêu cầu tối thiểu thông tin của thị trường. Hình 2. 2. Mô hình Basel II Nguồn: Moody’s Analytics Risk
  • 34. 21  Trụ cột 1 – Yêu cầu vốn tối thiểu (8%) Trụ cột 1 tập trung vào đo lường mức vốn bắt buộc các ngân hàng phải duy trì cho ba loại rủi ro là rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường. Đối với từng loại rủi ro, Basel II đưa ra các phương pháp khác nhau để tính mức vốn dự trữ tối thiểu. Cụ thể: - Rủi ro tín dụng được tính toán theo 3 phương pháp: (1) Phương pháp chuẩn hóa (SA – Standardized Approach): sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau. (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based - Foundation): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD model) và các tham số LGD (tỷ lệ tổn thất), EAD (giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ) do NHNN cung cấp để tính toán vốn. (3) Phương pháp xếp hạng nội bộ – nâng cao (FIRB: Internal Rating based - Advanced): ngân hàng tự xây dựng các mô hình PD, LGD, EAD để tính vốn tối thiểu. - Rủi ro hoạt động được tính toán theo 3 phương pháp: (1) Phương pháp chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA) tính vốn trên cơ sở thu nhập ròng trung bình 3 năm, không phân biệt mảng hoạt động kinh doanh. (2) Phương pháp chuẩn hóa (Standardied Approach – STA) tính vốn trên cơ sở phân chia các hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng có hệ số rủi ro khác nhau. (3) Phương pháp đo lường tiên tiến (Advanced Measurement Approach – AMA) yêu cầu sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ để xây dựng mô hình tính toán vốn. - Rủi ro thị trường được tính toán theo 2 phương pháp: (1) Phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardied Measurement Approach) tính vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủi ro nhất định cho các mảng kinh doanh khác nhau. (2) Phương pháp mô hình nội bộ (Internal Model Approach) sử dụng dữ liệu lịch sử để tính toán VaR (giá trị chịu rủi ro) làm cơ sở tính vốn.  Trụ cột II – Rà soát giám sát Trụ cột II định nghĩa quá trình giám sát khung quản lý rủi ro của tổ chức và an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm rà soát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý
  • 35. 22 cấp cao, tăng cường kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện. Trong trụ cột II, ngoài rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường, Basel yêu cầu các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá và quản lý những rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như: rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro tập trung,… Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần có quy trình đánh giá mức an toàn vốn nội bộ (Internal Capital Adequacy Assessment Process – ICAAP). Basel II nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng là phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ và xây dựng mục tiêu cho vốn tương xứng với hồ sơ tài sản rủi ro và môi trường kiểm soát của ngân hàng. Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng xác định nhu cầu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro phù hợp ra sao. Tiếp đến là các quy trình nội bộ sẽ được rà soát, giám sát và can thiệp khi cần thiết. Đối với tình hình hiện nay, Trụ cột II đòi hỏi các giám sát viên cần cẩn thận hơn trong các quyết định đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng.  Trụ cột III – Nguyên tắc thị trường Trụ cột III cho phép các thành viên trên thị trường gồm khách hàng, các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng khác có thể: đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các rủi ro tiềm tàng, khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư. Yêu cầu công khai thông tin trong một số lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả cách tính toán an toàn vốn lẫn phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường sự minh bạch và so sánh giữa các ngân hàng. Các ngân hàng được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro. Cả hai thông tin định tính và định lượng phải được công khai. Các thông tin về cơ cấu và an toàn vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Đối với rủi ro tín dụng đó là quản trị rủi ro tín dụng và các khoản chứng khoán phải được cung cấp. Bên cạnh đó, các ngân
  • 36. 23 hàng còn bị yêu cầu công khai thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành. Sau cùng, Trụ cột 3 còn yêu cầu thông tin về cơ cấu vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi suất. 2.3.2.1. Yêu cầu về vốn tối thiểu Vốn tối thiểu là chuẩn mực QTRR trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHTM phải duy trì là một lượng vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động rủi ro của mình. Basel II vẫn quy định mức an toàn vốn tối thiểu (CAR) ≥ 8%. Phương trình tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II như sau: 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑣ố𝑛 𝑡ối 𝑡ℎiể𝑢 = Tổng vốn tự Có Của ngân hàng ≥8 𝑅W𝐴𝑟ủi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 + (𝐾𝑟ủi 𝑟𝑜 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔∗12,5) +(𝐾𝑟ủi 𝑟𝑜 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ∗12,5) Trong đó:  Tổng vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại: - Vốn cấp 1: Vốn tự có cơ bản: gồm cổ phần thường; cổ phần ưu đãi dài hạn; thặng dư vốn; lợi nhuận không chia; dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác; các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đó chính là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được công bố. - Vốn cấp 2: Vốn tự có bổ sung gồm dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dữ phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không nằm trong định nghĩa về vốn này. - Giới hạn về 02 loại vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro (RWA); dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình.  RWArủi ro tín dụng: Theo trụ cột 1 của Basel II, vốn kinh tế tối thiểu cần thiết để bù đắp cho rủi ro tín dụng = RWArủi ro tín dụng x 8%. Trong đó công thức tính tài sản điều chỉnh theo RRTD như sau: 𝑅W𝐴𝑟ủi 𝑟o 𝑡í𝑘 𝑑ụ𝑘𝑔 = ∑ Wi𝐴i Trong đó:
  • 37. 24 - Wi: Trọng số rủi ro; Ai: Loại tài sản có - RWArủi ro tín dụng: Tổng tài sản có theo rủi ro - Hệ số rủi ro trong cách tiếp cận chuẩn hóa được xác định dựa trên 2 yếu tố là nhóm khách hàng vay và hạng tín nhiệm của khách hàng (bên ngoài xếp hạng) - Hệ số rủi ro nếu tiếp cận theo phương pháp IRB thì, RWArủi ro tín dụng được tính trên cơ sở các yếu tố đầu vào là: PD, EAD, LGD, b – kỳ hạn điều chỉnh , CI, M và ρ – trọng số tương quan. 2.3.2.2. Yêu cầu về phương pháp tiếp cận  Phương pháp tiêu chuẩn Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng được cung cấp bởi các tổ chức xếp hạng bên ngoài được công nhận. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, sự khác nhau giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao dựa trên các yếu tố rủi ro được phép sử dụng tính toán. Phương trình đo lường RRTD với tài sản có rủi ro theo phương pháp chuẩn: RWA = Tài sản được xếp hạng rủi ro x Hệ số rủi ro Một số điểm khác biệt so với chuẩn mực Basel I sau: - Hệ số rủi ro: kết quả đánh giá của tổ chức XHTD độc lập được sử dụng khi xếp hạng cho tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, không thực hiện việc áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà chỉ quan tâm vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và XHTD của chủ thể. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ (từ AAA đến dưới B - và không xếp hạng). Một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ số rủi ro 100% trong trường hợp không có kết quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập. - Tài sản được xếp hạng rủi ro: Tài sản được phân loại thành một tập hợp các lớp tài sản và mỗi lớp có một trọng số rủi ro được áp dụng, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. So với Basel I, thì Basel II sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro.
  • 38. 25 Bảng 2. 1. Thang xếp hạng các khoản tín dụng của Standard & Poor’s (S&P) Thang Mô tả AAA Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp. Xác suất khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đoán được là rất ít. AA Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dự báo trước. A Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Khả năng trả nợ được đánh giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng cao hơn trước những thay đổi trong nền kinh tế vi mô và vĩ mô. BBB Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng trung bình. Trong khi khả năng thanh toán các cam kết tài chính được đánh giá là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi có thể làm suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán. Trong nhóm xếp hạng đầu tư, đây là mức xếp hạng thấp nhất. BB Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ gia tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi. Các cam kết tài chính vẫn có khả năng được đáp ứng, nhưng có những yếu tố mang tính đầu cơ và những sự không chắc chắn thường xuyên. Trong nhóm đầu cơ, đây là mức xếp hạng cao nhất. B Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao. Một mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn còn một biên độ an toàn nhất định. Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiện kinh doanh bất lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ. Dưới B Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có khả năng xảy ra rất cao. Các đợt phát hành có mức xếp hạng này thường có mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình. Nguồn : Chuẩn mực Basel II – Bank For International Settlements
  • 39. 26 Bảng 2. 2. Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B Không được XH Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 1 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 2 20% 50% 50% 100% 100% 150% 50% Ngân hàng- Ngắn hạn 20% 20% 20% 50% 50% 150% 20% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100% Bán lẻ 75% Dân cư 35% Thương mại 100% Các khoản cho vay quá hạn 50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng Nguồn : Chuẩn mực Basel II – Bank For International Settlements  Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Based - IRB) Phương pháp này cho phép các ngân hàng lựa chọn phương pháp XHTD nội bộ (IRB) của mình để xác định mức tín nhiệm của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có RRTD. Khác biệt lớn nhất của phương pháp IRB và phương pháp chuẩn hóa chính là việc ngân hàng được sử dụng kết quả đánh giá nội bộ về các yếu tố rủi ro chủ yếu trong hoạt động để tính toán CAR. Ngân hàng muốn áp dụng phương pháp IRB cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc NHNN). Phương pháp này phù hợp với ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc doanh nghiệp khác nhau và danh mục rủi ro khác nhau. Phương trình đo lường RRTD của tài sản có rủi ro theo phương pháp IRB: 𝑅W𝐴 = 12,5 ∗ 𝐸𝐴𝐷 ∗ 𝐾
  • 40. 27 Trong đó: EAD: Tổng dư nợ của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ; K (Capital required): Tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp RRTD không lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua: (1) Xác suất vỡ nợ - PD: Probability of Defaut; (2) Tổn thất khi xảy ra vỡ nợ - LGD: Loss Given Defaut; (3) Đáo hạn hiệu dụng - Maturity. RWA: Được xác định cụ thể cho từng hình thức cho vay. RWA khác biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như đối với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn. - Xác định IRB cơ bản và IRB nâng cao Với IRB cơ bản: các ngân hàng phải tự ước tính PD và sử dụng các ước tính của cơ quan giám sát về các thành tố rủi ro. Với IRB nâng cao: ngân hàng sẽ tự đưa ra các ước tính cho tất cả các thành tố rủi ro (gồm PD, LGD, EAD, M) nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu. Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàng của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng bao gồm dạng cơ bản và dạng nâng cao. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và các số liệu đầu vào định lượng do ngân hàng cung cấp cần phù hợp với công thức do Basel II quy định để tính ra số vốn theo yêu cầu. Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy.  Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện:
  • 41. 28 Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ (EAD), kỳ hạn (M). Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro được thiết kế cho mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA) Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổng tài sản có rủi ro(RWA) theo Basel II. Để đo lường yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các khoản rủi ro của NH, cần 3 yếu tố chính: (1) Các tham số rủi ro LG, EAD, LGD, M; (2) Các hàm theo trọng số rủi ro; (3) Yêu cầu thối thiểu mà 1 ngân hàng phải đáp ứng để sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ 2.3.2.3. Yêu cầu về xây dựng các hệ thống  Hệ thống xếp hạng tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định trực tiếp được đối tượng cần xếp hạng. Cụ thể xếp hạng: về khoản cấp tín dụng, đánh giá lịch sử tín dụng, sản phẩm, đánh giá thực trạng các nhân tố liên quan đến phê duyệt tín dụng, về khách hàng, về đối tác, và mức độ rủi ro quốc gia. Hệ thống xếp hạng khách hàng chính là căn cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm.  Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng giám sát, tra soát toàn bộ tài sản bảo đảm. Mục tiêu của hệ thống nhằm đảm bảo không xảy ra rủi ro pháp lý đối với tất cả hồ sơ tài sản cũng như đảm bảo linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời. Hệ thống quản lý này sẽ là căn cứ để xác định xác suất mất vốn (LGD) do vỡ nợ, đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm.  Hệ thông kiểm soát giới hạn tín dụng Hệ thống cần phải giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: (1) Về khoa học tính toán và (2) vấn đề kiểm soát việc thực hiện. Hệ thống cũng cần kiểm soát được các chỉ tiêu giới hạn thuộc quy định của NHNN. Hệ thống có thể được gán theo từng tiêu chí khác nhau.
  • 42. 29  Mô hình tính toán và kỹ thuận hạn chế rủi ro Mô hình tính toán nhằm xác định kết quả cuối cùng trong việc tính toán các chỉ tiêu định lượng nhằm ước tính tổn thất. Có thể tính dự kiến xác suất rủi ro hoặc ước lượng tổn thất EL (Expected Loss) dựa trên khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) cùng mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default), cụ thể: 𝐸𝐿 = 𝐺iá 𝑡𝑟ị 𝑘ℎoả𝑘 𝑣𝑎𝑦 𝑥 𝑃𝐷 𝑥 𝐿𝐺𝐷 Một số kỹ thuật giúp hạn chế RRTD có thể nói đến như: bù trừ giá trị - điều chỉnh nội bảng, bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phái sinh, chứng khoán hóa..  Hoàn thiện khung quy trình chung cho quản trị rủi ro tín dụng Basel II yêu cầu chuẩn hoá chung về kết cấu dữ liệu bao gồm: (1) Thông tin sản phẩm, (2) Cơ sở dữ liệu đảm bảo đồng bộ giúp cho việc tính toán chính xác các chỉ số, (3) Dữ liệu phải cung cấp được các quá trình lịch sử, dữ liệu liên quan đến quản trị rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng xảy ra rủi ro dẫn đến mất vốn và thu hồi nợ xấu theo dõi ngoại bảng. 2.4. Công trình nghiên cứu khoa học 2.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015. Thách thức với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II. Tạp chí Ngân hàng. Số 18, trang 22 – 23. Triển khai Basel II sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Nguyễn Quang Hiện, 2015. Chuẩn mực vốn theo Chuẩn mực Basel II – Áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán. Số 12, trang 28 – 29. Đối với mục tiêu thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD thì giải pháp triển khai Basel II được coi là trọng tâm vì đây là giải pháp thay đổi về chất và có tính chiến lược, tạo nền tảng phát triển bên vững cho hệ thống các TCTD. Trần Thị Việt Thạch, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ.
  • 43. 30 Trường Học viện Tài chính. Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tại Agribank và đưa ra các giải pháp để tập trung xử lý các vấn đề tồn động trọng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để hướng đến việc áp dụng Basel II. Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, 2017. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc Gia – Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội – Thách thức và lộ trình thực hiện. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017. Trường Đại học kinh tế Quốc Dân và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Hội thảo đã đưa một số nghiên cứu mới nhất liên quan đến mô hình quản trị rủi ro theo Basel II và nêu bật thực trạng thể chế, chính sách, và những tồn tại, vướng mắc của lộ trình áp dụng Basel II trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, nhìn nhận trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, hệ thống NHTM phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập để có thể biến những thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Với việc tuân thủ theo các chuẩn mực của chuẩn mực Basel II sẽ giúp các ngân hàng tối ưu hóa hoạt động phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Trần Việt Dung, 2011. Áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu và rút những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia và đề xuất giải pháp đối với việc áp dụng Basel II tại Việt Nam. 2.4.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Wahlstroms (2012) đã nhận định việc đánh giá tính hiệu quả của Basel II đối với đo lường rủi ro và nhận định việc xây dựng và ban hành Basel II trên thực tế là có cơ sở, phù hợp nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều e ngại đáng kể về những thách thức trong đo lường rủi ro theo Basel II và có thể ảnh hướng xấu tới hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu về phương pháp tiếp cận Basel II đối với rủi ro hoạt động của ngân hàng dựa trên vốn kinh tế, lượng vốn cần thiết để đạt được một mức độ bảo vệ nhất
  • 44. 31 định chống lại sự suy thoái về tài chính. Trong Hiệp định vốn Basel, các cơ quan quản lý đã đề xuất quy định về vốn để giảm rủi ro hoạt động (Herring, 2002). Do sự gia tăng nợ xấu hiện nay, chuẩn mực Basel II đã nhấn mạnh vào quản lý rủi ro tín dụng trong thực tiễn. Tuân thủ các yêu cầu và tiếp cận, đánh giá, dự đoán được các rủi ro hợp lý sẽ giúp ngân hàng giải quyết triệt để các rủi ro từ tín dụng và điều này cuối cùng cải thiện hiệu suất ngân hàng. Thông qua quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng, ngân hàng không chỉ hỗ trợ khả năng tồn tại và lợi nhuận của chính họ mà họ cũng góp phần vào sự ổn định hệ thống và phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế (Psillaki và cộng sự, 2010). Tuân thủ theo Hiệp định Basel là các nguyên tắc và quy định được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng. Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này có nghĩa là có thể xác định, theo dõi và báo cáo thường xuyên về dữ liệu liên quan đến rủi ro, qua đó tạo cơ hội để cải thiện quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng. Hiệp định vốn Basel mới đã nêu rõ ràng trách nhiệm của các ngân hàng đối với áp dụng thực tiễn quản lý rủi ro tín dụng nội bộ để đánh giá các yêu cầu về an toàn vốn của ngân hàng (Chen và Pan, 2012). Một nghiên cứu khác đã điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng. Nghiên cứu nhận ra cả hai chỉ số ROE và ROA đều đo lường khả năng sinh lời nhưng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tài chính do đó dẫn đến giảm lợi nhuận (Felix và Claudine, 2008).
  • 45. 32 CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI OCB 3.1. Lộ trình áp dụng và triển khai Basel II tại Việt Nam Tại Việt Nam, triển khai theo hiệp ước Basel II được yêu cầu thực hiện lần đầu tiên trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án tại Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 do NHNN Việt Nam ban hành. Trong đó, việc đảm bảo đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo quy định của chuẩn mực này, đồng thời phát triển hệ thống quản trị rủi ro tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel vào cuối năm 2015 là những yêu cầu mà các NHTM cần thực hiện. Để triển khai có hiệu quả việc KSRR trong hoạt động của các NHTM theo Chuẩn mực Basel II, NHNN Việt Nam đã đề ra lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM một cách cẩn trọng. Cụ thể, lộ trình triển khai thực hiện Basel II trong toàn hệ thống TCTD được NHNN đưa ra theo 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, OCB, VIB và Maritime Bank) theo Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014. Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.  Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Dựa trên tính chất phức tạp của Basel II và trên cơ sở phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc đánh giá chặt chẽ và cẩn trọng tác động của Basel II tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN đã khái quát và xác định lại lộ trình áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ đó đến nay, NHNN và các ngân hàng thương mại đã từng bước triển khai chuẩn mực vốn theo Basel II. Cụ thể là:
  • 46. 33  Về phía NHNN:  NHNN đã phối hợp thực hiện với các tổ chức quốc tế như JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), dự án BRASS (Dự án tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng do Chính phủ Canada tài trợ) để triển khai Basel II tại nước ta, bao gồm xây dựng hành lang pháp lý và đào tạo nhân lực cho các cơ quan giám sát thanh tra và các ngân hàng thương mại. Đặc biệt tích cực xây dựng các giải pháp phù hợp cho việc triển khai Basel II trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ việc tham vấn các chuyên gia từ các tổ chức tư vấn tài chính uy tín.  Kết hợp với các ngân hàng thương mại đánh giá cơ cấu tổ chức, khung chính sách, mô hình đo lường, công cụ quản trị, dữ liệu… và xây dựng lộ trình triển khai Basel II phù hợp với đặc điểm, tính chất, năng lực của từng ngân hàng.  Ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn và cùng với đó, NHNN đã xây dựng dự thảo Thông tư về hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2017 (thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN) hướng dẫn về các nội dung cần thực hiện để đáp ứng Khung ICAAP quy định tại Trụ cột 2. Gần đây nhất là thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Theo thông tư 41, ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thường xuyên duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 8%. So với quy định về an toàn vốn hiện đang áp dụng ở Việt Nam ở thời điếm này, thông tư 41 tính toán CAR dựa trên phiên bản mới về tài sản có rủi ro điều chỉnh theo trọng số nêu trên và rất gần với tiêu chuẩn Basel II. Thông tư 41 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.  Về phía các ngân hàng thương mại:  Một số ngân hàng trong nhóm 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai Basel II đã có các hoạt động hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II từ khá sớm. Nhiều ngân hàng đã thành lập Ban dự án chuyên trách triển khai Basel II do thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành đứng đầu. Đến nay, 10 ngân hàng Basel II về cơ bản đều đã hoàn thành phân tích GAP và đang trong quá trình triển khai các giải pháp cụ thể. Trong khi đó, một số ngân hàng (không nằm trong nhóm 10 ngân hàng Basel
  • 47. 34 II) trước nhu cầu tăng cường năng lực quản trị nội bộ cũng đã chủ động ứng dụng Basel II trong các hoạt động của mình.  Về khung chính sách: Một số ngân hàng đã bước đầu thiết lập các chính sách trọng yếu như khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng….  Về cơ cấu quản trị (Governance): Mô hình 3 tuyến phòng thủ đã từng bước được các ngân hàng ứng dụng trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân/đơn vị trong ngân hàng, xây dựng các quy trình nghiệp vụ.  Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hoàn thành việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các công cụ rủi ro hoạt động như LDC (Loss Data Collection – thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Risk Control Self Assessment – Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro), KRIs (Key Risk Indicators – Các chỉ số rủi ro chính); hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value at-Risk: giá trị chịu rủi ro), các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark-to-market) và định giá theo mô hình (mark-to-model),…  Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Một số ngân hàng đã đầu tư cho phát triển và mua các phần mềm thực hiện các chức năng khởi tạo khoản vay (LOS – Loan Origination System), quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, tính toán tài sản có rủi ro (RWA – Risk Weighted Asset), quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM- Asset Liability Management), …  Về dữ liệu: Một số ngân hàng thực hiện xây dựng Kho dữ liệu tập trung (data arehouse) cùng với thiết lập Khung quản trị dữ liệu (Data governance) nhằm quản lý dữ liệu, phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro, hỗ trợ quá trình ra các quyết định kinh doanh. Năm 2018, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thực hiện Basel II của hệ thống ngân hàng khi Vietcombank và VIB được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho cho phép áp dụng trước hạn TT41 (Basel II). Ngoài ra, còn có Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng được NHNN chấp thuận áp dụng TT 41 trước hạnl