SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN QUỐC THANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU,
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN QUỐC THANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU,
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Số liệu và các
thông tin tham khảo được sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn, dẫn nguồn
chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Quốc Thanh
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi
tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông
ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển
Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt
đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Từ lâu, tôm sú là mặt hàng chủ lực xuất
khẩu của tỉnh.
Trước sức cạnh tranh của sản phẩm tôm trên thế giới ngày càng gay gắt và
nguồn tôm nguyên liệu đôi lúc thiếu hụt, làm cho cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau
nói riêng và nguồn tôm Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, tác động rất
lớn đến đầu vào và đầu ra trên thị trường tôm thế giới. Chính vì vậy, cụm ngành
tôm trong tỉnh phải có khả năng đáp ứng và thích nghi nhanh chóng với yêu cầu
người tiêu dùng và rào cản thị trường nhập khẩu ngày càng cao. Hiện nay, cụm
ngành tuy có phát triển những vẫn bộc lộ hạn chế, có dấu hiệu tụt dốc khi nhiều
công ty chế biến trong tỉnh đôi lúc ngưng hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu cụm
ngành tôm sú xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết để tìm ra nguyên
nhân và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành.
Với mục đích nghiên cứu như trên, tác giả đã dùng lý thuyết kết hợp cụm
ngành của Michael Porter và chuỗi giá trị của Kaplinsky được soạn thảo bởi Vũ
Thành Tự Anh để xét cụm ngành theo chiều ngang và chuỗi theo chiều dọc. Qua
khảo sát, nghiên cứu, cho thấy cụm ngành còn kém do các thành phần chưa phát
triển đồng bộ, một số ngành hỗ trợ mới xuất hiện nên vai trò tương tác chưa cao.
Khi xem xét chuỗi giá trị, cho thấy ngành chế biến của tỉnh chỉ mới hoạt động và
giữ vị trí chủ đạo ở bốn hoạt động chính trong chuỗi là: cung cấp nguyên liệu, chế
biến, hậu cần xuất khẩu và marketing - quảng bá thương hiệu. Vì vậy, các doanh
nghiệp chưa thể khai thác các hoạt động có giá trị gia tăng cao của chuỗi như cung
cấp con giống, thức ăn tôm và hệ thống bán buôn, bán lẻ.
Bên cạnh đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, người nuôi và nhà
khoa học chưa chặt chẽ; trở thành nguyên nhân cốt yếu cản trở cụm ngành phát
triển vì thiếu sự tương hỗ chặt chẽ giữa các thành phần. Các giao dịch thương mại
đều do cơ chế kinh tế thị trường quyết định, nên khi có khó khăn, các thành phần
riêng lẻ tự bảo vệ quyền lợi riêng của mình và bỏ mặc các thành phần còn lại. Hậu
quả là hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền, thành phần này suy yếu nên chính nó đánh mất
vai trò tương tác và hỗ trợ các thành phần khác, các thành phần khác cũng rơi vào
khủng hoảng và suy yếu lan dần trong cụm ngành.
Chính quyền địa phương đóng vai trò khá tích cực trong việc tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khuyến nông khuyến ngư. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở
kết cấu hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn kém do thiếu vốn đầu tư, tính liên kết giữa ba
thành phần nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học còn lỏng lẻo. Hiện nay, tỉnh có
một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi trồng được qui hoạch. Vì vậy,
chính sách của tỉnh cần ưu tiên khắc phục các nhược điểm để thúc đẩy cụm ngành
phát triển tốt.
Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách và biện pháp khắc phục các mặt hạn
chế của cụm ngành, xoay quanh vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng cho vùng nuôi, hệ thống kênh thủy lợi để cung cấp nước tốt cho mùa vụ.
Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, giao thông. Tỉnh cần thúc
đẩy công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu
chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến; hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, an
toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường; phối hợp
với các đơn vị, tổ chức có liên quan hỗ trợ tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi liên
kết theo hướng ổn định bền vững. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường là quản
lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất.
Bản thân cũng quan tâm đặc biệt đến mối liên kết rời rạc trong cụm ngành và
đề xuất lãnh đạo tỉnh tìm cách tuyên truyền cho các tác nhân nhận thức đúng vai trò
và ảnh hưởng tích cực giữa các thành phần trong cụm ngành. Từ đó, đưa ra chính
sách phù hợp để khắc phục nhược điểm.
ABSTRACT RESEARCH
Ca Mau has potential, great advantages for aquaculture development,
especially shrimp, with three sides facing the sea and coastline over 254 km, over
80 river estuary to the sea suffered hit by two tidal regime characteristic of the
South China Sea and the West Sea. Much of the land area of Ca Mau province has
water with good quality to meet the development needs of shrimp. Long, black tiger
shrimp is the major export commodities of the province.
Before the competitiveness of shrimp products in the world is getting fiercer
and sources of raw shrimp is sometimes deficient, making clusters shrimp industry
of Ca Mau province in particular and the source of shrimp Vietnam faces many
difficult problems, impact significantly on the input and output on the world shrimp
market. Therefore, the shrimp industry clusters in the province must be able to
respond and adapt quickly to the requirements of consumers and market barriers to
increasing imports. Currently, the industry cluster development but have limited but
still revealing, signs of slowdown when many processing firms in the province
sometimes stop working. Therefore, the research cluster prawn export sector in the
current context is very necessary to find the causes and effective solutions to
enhance the competitiveness of the industry cluster.
For research purposes as above, the authors used the combined cluster theory
of Michael Porter and the industry's value chain Kaplinsky was drafted by Vu
Thanh Tu Anh to consider cluster horizontally and industry vertical chain. Through
surveys and research, shows an industry still low due to components not developed
synchronously, some emerging industries should support interactive role is not
high. When considering the value chain, shows the processing industry of the
province just operate and hold leadership positions, in four main activities in the
series are: supply of raw materials, processing, export logistics and marketing -
promotion trademark. Therefore, enterprises can not exploit the activities of high
value-added supply chain as seed, feed and system shrimp wholesale and retail.
Besides, the link between the processing enterprises, farmers and scientists
are not tight; become essential causes hinder cluster development sector because of
lack of strict reciprocity between components. Transactions by commercial market
mechanisms and economic decisions, so when there are difficulties, the individual
components protect its own interests and neglect the rest. Consequently, the effect
broken lines, components weakened should itself lose roles interact and support
other components, other components also fell into crisis and weakening gradually
spread in the cluster industry.
Local government plays a positive role in creating conditions to promote
development of aquaculture, agricultural extension. However, the base system
infrastructure, irrigation systems is poor due to lack of investment capital and
cohesion between the three components of farmers, businesses and scientists still
loose. Currently, the province has a number of investment projects in infrastructure
in some farming areas is planned. So provincial policy priorities to overcome the
disadvantages to promote cluster development industry well.
Since then, the authors propose policies and measures to overcome the
drawbacks of industries, and revolves around the supporting role of the state in
upgrading infrastructure for farming, system irrigation canals to good water supply
for the season. In addition, the province should focus on export infrastructure,
traffic. The province should promote the work of the Department of Agriculture and
Rural Development and research organizations transfer and application of advanced
technologies; guide technical procedures, safety, efficiency, limit risks, disease
prevention, environmental protection; coordination with other units and
organizations concerned to support the reorganization of production, build link
chain towards sustainable stability. The role of the Department of Natural
Resources and Environment is to manage and control water pollution, soil.
Themselves also special attention to linkages in terms of discrete sectors and
provincial leaders proposed seeks to promote the right perception agent role and
positive influence between components in the industry cluster. From that, given
appropriate policies to overcome the drawbacks.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu .........................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
1.3. Khung phân tích................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..........................................................................4
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ..................5
2.1.1. Khái niệm về cụm ngành ...............................................................................5
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu....................................................................5
2.1.3. Đường cong nụ cười ......................................................................................6
2.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị.........................................7
2.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter...............................8
2.3. Phương pháp CCED .........................................................................................9
CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH
TÔM SÚ TỈNH CÀ MAU ..........................................................................................9
3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành .............................11
3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh cụm ngành tôm theo mô hình kim cương ...14
3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào ........................................................14
3.2.2. Điều kiện cầu ...............................................................................................19
3.2.3. Trình độ phát triển của cụm ngành..............................................................23
3.2.3.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu........................................................23
3.2.3.2. Các doanh nghiệp chế biến ................................................................26
3.2.3.3. Mạng lưới hậu cần xuất khẩu.............................................................27
3.2.3.4. Marketing và thương hiệu..................................................................28
3.2.3.5. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................23
3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm ........................................................28
3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm....................................................................32
3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất ...........................32
3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần..................................................32
3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu ...............................................33
3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức hỗ trợ đối với ngành tôm.................36
3.2.4.1. Chi cục Thủy lợi ................................................................................36
3.2.4.2. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau........................36
3.2.4.3. Công ty bảo hiểm...............................................................................37
3.2.4.4. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng........................................................38
3.2.4.5. Hiệp hội thủy sản ...............................................................................39
3.2.4.6. Trường Cao Đẳng Cộng đồng và Trường Đại học Bình Dương .......40
3.2.5. Bối cảnh cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ............40
3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nước.........................................................40
3.2.5.2. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................41
3.2.5.3. Bối cảnh cạnh tranh thị trường toàn cầu............................................42
3.3. Mối liên kết giữa cụm ngành và chuỗi giá trị.................................................48
3.4. Đo lường các nhân tố cạnh tranh của cụm ngành tôm Cà Mau so với cụm
ngành tôm Thái Lan...............................................................................................51
CHƯƠNG 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH...................................54
4.1. Kết luận...........................................................................................................54
4.2. Kiến nghị chính sách.......................................................................................52
4.2.1. Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh..........................................................54
4.2.2. Các thảo luận và chính sách đối với cụm ngành..........................................56
4.2.2.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu........................................................56
4.2.2.2. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................57
4.2.2.3. Bảo hiểm tôm.....................................................................................57
4.2.2.4. Hệ thống thủy lợi ...............................................................................58
4.2.2.5. Thức ăn và thuốc cho tôm..................................................................58
4.2.2.6. Cụm ngành và chuỗi giá trị................................................................58
4.2.3. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ......................................................................58
4.2.4. Điều kiện đầu vào ........................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải
Châu Âu Europe EU
CN-BCN Công nghiệp - bán công nghiệp
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GVC Global value
chain
Chuỗi giá trị toàn cầu
Ha Hecta
HOSO Head on shell on Đầu và đuôi nguyên vẹn
HLSO Headless shell on Phần đầu đã mất và phần thân (vỏ)
còn nguyên vẹn
ISO International
Organization for
Standardization
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
NGTK Niên giám Thống kê
Raw - PTO Raw – Peel tail
on
Tươi - Lột vỏ để lại phần đuôi
(qui cách chế biến)
Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Sở KHCN Sở Khoa học và Công nghệ
TMTS Thương mại thủy sản
TTKNKN Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH
1. HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn an toàn thực
phẩm, đây là một hệ thống phân tích các mối nguy về an toàn thực phẩm và từ đó
đưa ra các điểm kiểm soát tới hạn (giới hạn an toàn ở mức thấp nhất của các mối
nguy để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng).
2. Nhờ thu và LC: Hai hình thức thanh toán tiền tệ quốc tế cho hai bên giao
dịch giữa hai ngân hàng ở hai nước khác nhau.
3. Post: Tôm con (giống).
4. 1 pound (viết tắt là: 1bl, 1bl= 453,6g): là đơn vị khối lượng theo hệ thống
đo lường của Mỹ.
5. Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS): Là một dạng
bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh xuất
hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống và gây ra các triệu chứng lờ đờ, vỏ mềm
sậm lại và phần đầu, ngực của tôm bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh
EMS xuất hiện ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối, bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn phái
sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy.
DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Đường cong nụ cười ..............................................................................................6
Hình 2-2. Mô hình kim cương của Michael Porter................................................................8
Hình 2-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú...............................10
Hình 3-1. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Cà Mau so với các vùng trong nước.......11
Hình 3-2. Giá trị xuất khẩu thủy sản Cà Mau......................................................................12
Hình 3-3. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh .............................................................12
Hình 3-4. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng......................................12
Hình 3-5. Sản lượng thủy sản các tỉnh ĐBSCL...................................................................13
Hình 3-6. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Cà Mau ................................47
Hình 3-7. Bản đồ tỉnh Cà Mau ............................................................................................14
Hình 3-8. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau......................................................17
Hình 3-9. Thị trường nhập khẩu tôm tháng 4 năm 2017.....................................................19
Hình 3-10. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm khách hàng Mỹ ...........................................20
Hình 3-11. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ................................................................22
Hình 3-12. Một số chứng nhận chất lượng được yêu cầu....................................................28
Hình 3-13. Diễn biến giá tôm sú nguyên liệu năm 2017.....................................................38
Hình 3-14. Phân tích chi phí từng công đoạn của qui trình chế biến tôm Raw – PTO........42
Hình 3-15. Các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ..........................43
Hình 3-16. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 - 2017.........................................44
Hình 3-17. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Úc năm 2016 – 2017.........................................46
Hình 3-18. Môi trường kinh doanh ở tỉnh Cà Mau theo mô hình kim cương của Porter ....45
Hình 3-19. Chuỗi giá trị tôm sú Raw PD-IQF xuất khẩu ....................................................45
Hình 3-20. Các nhân tố điều kiện đầu vào...........................................................................51
Hình 3-21. Các nhân tố điều kiện cầu..................................................................................51
Hình 3-22. Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp...........................52
Hình 3-23. Các ngành hỗ trợ và vai trò của chính phủ........................................................52
DANH MỤC HÌNH
Bảng 3.1. Tổng hợp giá thuốc chuyên dùng cho tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.......30
Bảng 3.2. Tổng hợp giá thức ăn nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...................31
Bảng 3.3. Các trạm biến áp thuộc đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Cà Mau ... 314
Bảng 3.4. Các nước cung cấp tôm hàng đầu cho EU năm 2013-2017......................45
Bảng 3.5. Quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu.......................49
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Diện tích mặt nước nuôi trồng so với cả nước ..................................................62
Phụ lục 2 - Sản lượng tôm nuôi của ba tỉnh qua các năm....................................................62
Phụ lục 3 - Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm .........................................63
Phụ lục 4 - Lượng mưa các tháng trong năm.......................................................................63
Phụ lục 5 - GDP của thủy sản so với tổng GDP của tỉnh Cà Mau.......................................62
Phụ lục 6 - Lao động ngành thủy sản trong tổng số lao động của tỉnh................................62
Phụ lục 7- Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm khách hàng Mỹ...........................................63
Phụ lục 8 - Danh mục chỉ tiêu hóa học (kháng sinh) chỉ định kiểm nghiệm đối với lô
hàng thủy sản.......................................................................................................65
Phụ lục 9- Danh mục chỉ tiêu vi sinh chỉ định kiểm tra đối với lô hàng thủy sản ...............68
Phụ lục 10- Phiếu phân tích kháng sinh...............................................................................71
Phụ lục 11- Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ...............................................................72
Phụ lục 12- Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Cà Mau..............................72
Phụ lục 13- Sản phẩm phục vụ nuôi tôm công nghiệp chủ yếu của Cà Mau.......................72
Phụ lục 14- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân ..............................................................73
Phụ lục 15- Bảng câu hỏi phỏng vấn thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu ........76
Phụ lục 16- Bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu .............................78
Phụ lục 17- Danh sách nông dân được phỏng vấn...............................................................80
Phụ lục 18- Danh sách thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu được phỏng vấn....80
Phụ lục 19- Danh sách doanh nghiệp chế biến được phỏng vấn .........................................80
Phụ lục 20- Danh sách chính quyền tỉnh, Sở ban ngành được phỏng vấn...........................81
Phụ lục 21- Bảng đo lường nhân tố cạnh tranh trong mô hình kim cương của Porter ........81
Phụ lục 22- Bảng câu hỏi đánh giá các nhân tố ...................................................................83
Phụ lục 23- Danh sách chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn......................85
Phụ lục 24- Bảng kết quả đánh giá các nhân tố cạnh tranh .................................................86
1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi
tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông
ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển
Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt,
đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Theo số liệu điều tra, tính đến đầu năm
2017, tỉnh Cà Mau có trên 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi
tôm nước lợ trên 278.000 ha với nhiều loại hình nuôi như: siêu thâm canh, thâm
canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp. Cà Mau hiện có 24
doanh nghiệp, 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất trên 200.000 tấn
thành phẩm/năm và hệ thống dịch vụ phục vụ nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh;
lực lượng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá đông đảo; nguồn
lao động trong ngành tôm hiện chiếm tỷ lệ khá cao (trên 300.000 lao động).
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cụm ngành tôm Cà Mau phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất; dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại
không nhỏ cho người nuôi; môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm; đất đai bị bạc
màu; tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn
định, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; nguồn
nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; việc tiếp nhận, ứng dụng các
quy trình kỹ thuật nuôi tôm còn hạn chế. Quan trọng là việc xuất khẩu mặt hàng
tôm Cà Mau còn nhiều thách thức như: sự gia tăng các rào cản kỹ thuật, thương mại
và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các nhà nhập khẩu ngày càng cao;
sự cạnh tranh gay gắt của các nước đối thủ.
2
Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam năm 2017, đã xác định rõ mục
tiêu “Phát triển ngành tôm Việt Nam tiến lên thành ngành công nghiệp sản xuất quy
mô lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”, nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh về sản phẩm tôm Việt
Nam; trong đó, tỉnh Cà Mau với định hướng xây dựng quy hoạch phát triển thành
một trong những vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;
phấn đấu đến năm 2021 xuất khẩu tôm đạt 02 tỷ USD. Vì thế, việc nghiên cứu đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn
2019 - 2025” là cần thiết và cấp bách. Qua đó, xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng
năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh và đề xuất, khuyến nghị những chính sách,
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau; góp phần vào
sự phát triển bền vững của cụm ngành tôm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh
nghiệp và kinh tế của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu nguyên nhân khiến cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau,
dù hội tụ các điều kiện về tự nhiên, địa hình, khí hậu cùng với định hướng, chủ
trương của Tỉnh nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực
cạnh tranh (NLCT) của Michael E. Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm
ngành tôm của Tỉnh, từ đó xác định những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất
định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh cụm
ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà
Mau?
Những chính sách và giải pháp nào cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh
cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau?
1.4. Khung phân tích
3
Khung phân tích được sử dụng là mô hình kim cương của Michael Porter là
chủ yếu. Tác giả đặt cụm ngành vào vị trí trung tâm và xem xét bốn yếu tố của mô
hình tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành như thế nào.
Dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành với chuỗi giá trị để đánh giá năng lực cạnh
tranh của cụm ngành trong thị trường sản xuất trong nước và thế giới.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim
cương của Michael E.Porter. Phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn
từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến;
các cơ quan chuyên môn và những nhà làm chính sách cấp Tỉnh để tìm ra nguyên
nhân khiến cho cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Từ đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025.
Phương pháp phân tích mô tả, tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu thu thập
được. Phân tích dữ liệu thứ cấp của đề tài được tổng hợp số liệu từ Niên giám
Thống kê của tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau,
Chi cục Thủy lợi, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau, các cơ quan liên quan và sách báo, tạp
chí.
Phân tích dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ
sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến; các cơ quan chuyên môn và những nhà làm
chính sách cấp Tỉnh.
Bước 1: Phỏng vấn doanh nghiệp chế biến trong tỉnh quanh những vấn đề khó
khăn hiện nay về khả năng sản xuất, tình hình biến động của thị trường cùng chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp và chính quyền địa phương có chính sách tác
động gì?
Bước 2: Phỏng vấn hộ nông dân nuôi tôm về các khó khăn liên quan quy trình
kĩ thuật nuôi, tình hình biến động giá cả. Tình hình tiếp cận chính sách hỗ trợ vay
vốn của chính quyền địa phương và tính liên kết giữa “3 nhà” nhà nuôi tôm, nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp.
4
Bước 3: Phỏng vấn chính quyền tỉnh và cấp xã của tỉnh Cà Mau. Sở, ban,
ngành và chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ gì để thúc đẩy cụm ngành
tôm phát triển.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cụm ngành tôm sú xuất khẩu, phạm vi nghiên cứu là địa bàn
tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 2.002 đến nay.
1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Luận văn gồm 4 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài; Chương 2
sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài; Chương 3 tập trung phân tích môi trường
kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành.
Chương cuối cùng nêu đề xuất kiến nghị chính sách và kết luận các vấn đề của luận
văn.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
1.1.1. Khái niệm về cụm ngành
Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của một nhóm công ty và các thể
chế liên quan, được nối kết với nhau bởi sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý
của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay có thể là
một nhóm các quốc gia1
. Cấu trúc của cụm ngành rất đa dạng gồm: Các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ
nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các
ngành liên quan về sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng, các thể chế hỗ trợ (tài
chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng)2
.
Cụm ngành ra đời và phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng ưu
thế cạnh tranh nhờ vào khả năng thúc đẩy đổi mới, gia tăng năng suất và thúc đẩy
thương mại hóa cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới ra đời3
. Cụm ngành gia
tăng năng suất bằng cách tăng tiếp cận với các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, dịch
vụ, thông tin, kĩ năng, lao động …), giảm chi phí giao dịch, tăng động cơ và năng
lực cạnh tranh, tăng sức ép đổi mới và nhu cầu chiến lược phân biệt hóa sản phẩm.
Cụm ngành tăng cường khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng,
các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ. Ngoài ra, cụm ngành phát triển thúc
đẩy cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. Cụm ngành khuyến khích các
doanh nghiệp mới ra đời trong hệ thống cụm ngành nhờ các nguồn lực về tài chính
và kĩ năng, các mối quan hệ thương mại và sự gia tăng nhu cầu.
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ các hoạt động cần thiết của một chu trình sản
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ từ các giai đoạn nghiên cứu đến các giai đoạn trong quá
1
Vũ Thành Tự Anh (2012, tr.11).
2
Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
3
Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
6
trình sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối, sau cùng là xử lý rác
thải sau sử dụng4
. Nếu một chuỗi giá trị sản phẩm có hoạt động diễn ra qua nhiều
nước trên phạm vi toàn cầu thì được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu, là chuỗi cho phép
các công đoạn của nó được thực hiện tại các địa điểm, quốc gia khác nhau với hiệu
quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Cấu trúc của một chuỗi giá trị điển hình rất phức
tạp, thường có bốn phân khúc: Thiết kế, sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng và tái chế.
1.1.3. Đường cong nụ cười
Mức độ phân bố giá trị các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của một
số mặt hàng được các nhà nghiên cứu mô phỏng qua dạng Parabol ngửa (còn gọi là
đường cong nụ cười) như mô hình bên dưới:
Hình 0-1. Đường cong nụ cười
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Lý thuyết kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
(2012, tr.30)
4
Kaplinsky, 2000, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
7
Theo mô hình trên, các khâu trong chuỗi có giá trị cao là các khâu thiết kế và
khâu tiêu thụ. Mục tiêu của các doanh nghiệp và các quốc gia là dịch chuyển sản
xuất từ các khâu có giá trị thấp (ở giữa đường cong) sang các khâu có giá trị cao
(hai bên của đường cong). Đây là một mục tiêu khó đạt được trong thời gian ngắn vì
khâu thiết kế đòi hỏi nhiều kiến thức và thông tin, trong khi khâu tiêu thụ khá phức
tạp gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Thiết kế kênh tiêu thụ, chiến lược giá cả,
quảng bá…
Các quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị cần định hướng nâng cao năng
lực cạnh tranh để dịch chuyển lên các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn hoặc
phòng bị để không bị loại ra khỏi chuỗi mà họ tham gia.
1.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
Hai cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị dường như mâu thuẫn nhau nếu
ta xét riêng lẻ chúng. Vì cụm ngành nhấn mạnh đến vai trò tương tác giữa các công
ty và thể chế ở địa phương, trong khi chuỗi giá trị lại xem xét tương tác giữa các
thành viên trong chuỗi trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, nếu kết hợp hai cách tiếp cận này thì chúng có thể bổ sung ưu
điểm và bổ khuyết cho nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp trong cụm ngành phải tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhập khẩu và người mua
toàn cầu trong khi các lý thuyết về cụm ngành không đề cập đến sự tương tác với
môi trường bên ngoài. Ngược lại, các thành viên trong chuỗi giá trị đều chịu tác
động trực tiếp của các nhân tố địa phương như môi trường cạnh tranh, thị trường lao
động, cơ sở hạ tầng sản xuất và giao thông công cộng nhưng lý thuyết chuỗi bỏ qua
những tương tác này.
Cách kết hợp trên giúp cho các nhà nghiên cứu có tầm nhìn tổng quan, xem
xét sự hỗ trợ giữa các thành phần trong cụm ngành, định hướng doanh nghiệp tiến
xa hơn về hai đầu của đường cong nụ cười, tiếp cận các hoạt động trong chuỗi có
giá trị gia tăng cao. Đây là một công cụ hiệu quả để nâng cấp hoạt động và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
8
1.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter
Hình 0-2. Mô hình kim cương của Michael Porter
Nguồn: Porter (2008, tr.227)
Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường kinh doanh và tạo
thành liên kết “hình thoi” là: Điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, các
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh
nội địa (Hình 2-2).
Các điều kiện về yếu tố sản xuất gồm: Vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn
tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp một
nước được lợi thế cạnh tranh khi các yếu tố sản xuất tạo điều kiện thuận lợi với chi
phí thấp và chất lượng cao5
.
Các điều kiện cầu gồm: Kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu
trong nước, mức độ đòi hỏi của khách hàng, cầu trong nước dự báo cầu ở các thị
trường tiêu thụ... Nếu cầu trong nước chậm phản ứng với những nhu cầu mới ở
5
Porter (2008)
9
nước khác thì các công ty nội địa sẽ bất lợi vì các quốc gia khác thích nghi sớm hơn
và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường với ưu thế thay đổi và hoàn thiện chất lượng sản
phẩm trước.
Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo nên khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia6
. Điển hình như Thụy
Điển lớn mạnh về sản phẩm thép chế tạo (vòng bi và máy cắt) nhờ vào sự phát triển
của các ngành thép đặc biệt. Porter cũng nêu trong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
rằng lợi ích của các ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Mối
quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp cho các công ty áp dụng các
phương pháp và công nghệ mới từ nhà cung cấp địa phương. Ngược lại, các công ty
ảnh hưởng đến nỗ lực cải tiến kĩ thuật công nghệ của nhà cung cấp và trở thành
người kiểm tra đầu ra sản phẩm.
Nhân tố có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là
chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Cụ thể, đó là hoàn cảnh mà các
công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất cạnh tranh trong
nước7
. Ví dụ các công ty Ý đứng hàng đầu thế giới trong nhiều ngành bị phân đoạn,
như: Đèn chiếu sáng, đồ nội thất, giày... Công ty Ý cạnh tranh với chiến lược phân
biệt hóa sản phẩm và chọn thị trường chuyên biệt, nhỏ với phong cách riêng của
mình. Cạnh tranh nội địa buộc công ty giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và sáng tạo quá trình sản xuất mới với công nghệ cải tiến.
1.3. Phương pháp CCED
Tác giả sử dụng phương pháp CCED trong nghiên cứu về Phát triển kinh tế
thành phố dựa vào cụm ngành (Cluster –based City Economic Development), một
hệ thống gồm 39 nhân tố để đo lường năng lực cạnh tranh của cụm ngành ở Châu
Á8
. Các nhân tố được chia thành 5 nhóm theo mô hình kim cương của Porter: Các
điều kiện về nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ có
6
Porter (2008)
7
Porter (2008)
8
Choe, Roberts và các cộng sự, 2011, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
10
liên quan, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh, vai trò của chính quyền9
. Tác
giả lấy ý kiến đánh giá mức độ cạnh tranh của 39 nhân tố theo thang điểm từ 1 đến
5 (thang đo Likert) từ một số chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu điểm trung
bình tổng lớn hơn 3,75 thể hiện cụm ngành rất mạnh và có sức cạnh tranh quốc tế;
điểm 3,0 cho thấy cụm ngành có sức cạnh tranh trong nước; điểm 2,5 chứng tỏ cụm
ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong một vùng; điểm 2,0 trở xuống thể hiện cụm
ngành yếu và mới được hình thành.
Tốt Khá Trung bình Kém
Hình 0-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Chú thích:
Cụm ngành tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu đỏ.
Chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu xanh.
9
Phụ lục 21.
11
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CỤM NGÀNH TÔM SÚ TỈNH CÀ MAU
3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành
Hình 3-1. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Cà Mau
so với các vùng trong nước
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau
Cụm ngành ban đầu hình thành từ điều kiện đất đai và khí hậu rất thích hợp
với tôm sú (tên khoa học là: Penaeus monodon). Diện tích mặt nước nuôi Cà Mau
và Bạc Liêu cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Diện tích nuôi của Cà
Mau là 300,5 nghìn hecta (ha); Bạc Liêu có 126,9 nghìn ha và Sóc Trăng là 68,4
nghìn ha. Diện tích mặt nước ưu ái cho nuôi trồng thủy sản nên vùng có nguồn thủy
sản dồi dào cung cấp cho việc chế biến xuất khẩu. Thiên nhiên ưu ái ngành tôm sú
xuất khẩu và cụm ngành đã phát triển công nghệ ở trình độ cao tại ba tỉnh này. Ban
đầu, ngành thủy sản chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất
ít. Cụm ngành tôm Cà Mau cũng như ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu phát triển khi nhu cầu tiêu thụ tăng
mạnh ở các thị trường như: Nhật, Mỹ, Châu Âu…
12
Hình 3-2. Giá trị xuất khẩu thủy sản Cà Mau
Nguồn: NGTK Cà Mau từ năm 2002 đến năm 2017.
Theo nội dung thống kê cho thấy, từ năm 2002 - 2017, giá trị xuất khẩu tôm
của tỉnh tăng dần từ hơn 60 triệu USD đến năm 2017 tăng lên đến 237 triệu USD.
Hình 3-3. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau từ năm 2002 đến năm 2017
Sau 10 năm (2007 - 2017), GDP thủy sản tăng đáng kể và dao động từ 28%
đến 35% GDP. Điều này chứng tỏ ngành thủy sản đã góp phần đáng kể vào việc
nâng cao GDP của tỉnh và cải thiện thu nhập cho người dân.
13
Hình 3-4. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng từ năm 2006 đến 2017
Năm 2017, sản lượng tôm nuôi của tỉnh Cà Mau là 170.302 tấn, điều này cho
thấy Cà Mau có điều kiện thuận lợi về phát triển tôm hơn các tỉnh lân cận (Bạc Liêu
là 114.865 tấn, Sóc Trăng là 127.882 tấn). Các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất
khẩu có điều kiện sản xuất với nguồn tôm dồi dào, để tăng doanh thu. Ngoài thuận
lợi trên, bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường có lúc làm nguồn tôm
bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây khó khăn cho đầu ra xuất khẩu.
Hình 3-5. Sản lượng thủy sản các tỉnh ĐBSCL
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau 2015, 2016, 2017.
Giai đoạn 2015 - 2017, sản lượng thuỷ sản của tỉnh Cà Mau dao động trong
khoảng 500.000 - 550.000 tấn/năm trong khi Kiên Giang đạt sản lượng cao nhất, từ
14
570.000 - 600.000 tấn/năm. Điều này cho thấy, tuy sản lượng thủy sản của tỉnh Cà
Mau vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của vùng ĐBSCL (Hình 3.6). Nhìn
chung, ngành chế biến thủy sản và tôm xuất khẩu của Cà Mau có tăng, nhưng vẫn
chưa phát huy tối đa tiềm năng vốn có của tỉnh.
3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành tôm theo mô hình kim
cương của Porter
3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào
Hình 3-6. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Cà Mau
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau (2017).
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Phần đất liền có diện tích 5.211 km2
,
bằng 1,58% diện tích cả nước và bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Điểm cực Nam nằm ở 80
33’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc nằm ở 90
33’ vĩ độ Bắc.
Khoảng cách từ cực Bắc tới cực Nam khoảng 100 km. Điểm cực Đông nằm ở
1050
24’ kinh độ Đông, điểm cực Tây nằm ở 1040
43’ kinh độ Đông. Khoảng cách từ
cực Tây sang cực Đông khoảng 68 km.
Là tỉnh duy nhất trong cả nước có cả bờ biển Đông (107 km) và bờ biển
Tây (147 km) với tổng chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả
nước, rộng trên 71.000 km2
, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan,
Malaysia và Indonesia. Vùng biển chủ quyền của tỉnh Cà Mau có nhiều cụm đảo:
15
Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông thuộc biển Tây, Hòn Khoai thuộc biển Đông.
Cụm đảo Hòn Khoai gồm 4 đảo: Đảo Đồi Mồi, Hòn Sao, Hòn Gò và lớn nhất là
Hòn Khoai, cách đất liền khoảng 18 km, với diện tích xấp xỉ 5 km2
. Cà Mau tiếp
giáp với tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc, Bạc Liêu ở phía Đông, phía Tây giáp Biển
Tây, phía Đông Nam và Nam giáp biển Đông. Với 3 mặt giáp biển, tạo thành Cà
Mau như một bán đảo. Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 300,9 km
về phía Bắc, cách Bạc Liêu 74 km, Sóc Trăng 120 km và Cần Thơ 151 km. Với vị
trí địa lý thuận lợi cho phát triển ngành tôm, Cà Mau có điều kiện tương tác với các
vùng kinh tế phát triển trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có cơ
hội tận dụng lợi thế cạnh tranh theo qui mô vùng để phát triển thuận lợi cụm ngành
chế biến tôm sú xuất khẩu.
Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật
triều không đều) và biển Tây (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tương
đối lớn, từ 3,0 – 3,5 m vào ngày triều cường và từ 1,8 – 2,2 m vào các ngày triều
kém. Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển
nên phần lớn diện tích đất liền của tỉnh đã bị nhiễm mặn và chế độ thủy triều rất
phức tạp. Chế độ thủy triều đã được người dân tận dụng trong đời sống, sản xuất
như giao thông đi lại theo con nước, lấy nước và thoát nước cho các vùng đầm nuôi
tôm… Tuy nhiên, do chế độ truyền triều không đều của biển Đông và vịnh Thái Lan
đã hình thành một số vùng giáp nước, là những khó khăn cho giải pháp thủy lợi
phục vụ sản xuất. Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một
lượng phù sa lớn làm bồi lắng nhanh ở các sông, kênh thủy lợi. Ngoài ra, trong mùa
khô (mùa gió chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống, vì vậy công tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng
năm của địa phương. Thời tiết chia thành hai mùa: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 4 (dương lịch), thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản; mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.800 mm thích hợp cho sản xuất
16
nông nghiệp10
. Nhiệt độ trung bình năm là 28,50
C, nhiệt độ thấp nhất là 210
C (vào
mùa mưa), nhiệt độ cao nhất là 360
C (vào mùa nắng).
Đặc điểm địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch. Địa hình
tương đối bằng phẳng và thấp, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống
Tây Nam, độ cao bình quân từ 0,5 m đến 1,5 m so với mực nước biển. Những vùng
trũng cục bộ của Thới Bình, Cà Mau nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc
Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông
cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được
giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm
và gờ đất cao ven biển Tây. Địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống
sông rạch chằng chịt đây là điều kiện cho nuôi trồng các loài thủy sản như: tôm, cá,
ốc, sò huyết.
Quốc lộ 1A chạy thông suốt từ Cà Mau đến TP.HCM nên việc vận chuyển
sản phẩm từ Cà Mau đến cảng ở TP.HCM khá thuận lợi. Đặc biệt khi Tổ hợp Cảng
biển nước sâu Trần Đề ở tỉnh Sóc Trăng được đầu tư đưa vào sử dụng thì việc vận
chuyển sản phẩm sẽ rút ngắn đáng kể về cự ly và giảm chi phí vận tải. Toàn tỉnh Cà
Mau có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 119,3 km, tỷ lệ nhựa
hóa đạt 100%; 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 267,9 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt
98,1%; 97 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 976,4 km, tỷ lệ nhựa cứng hóa
đạt 64,8%; 287 tuyến đường đô thị dài 228,9 km bao gồm các tuyến đường nội ô
thành phố Cà Mau và đường thị trấn đã được nhựa (cứng) hóa đạt 99,8%; đường
giao thông nông thôn có 1.962 tuyến với tổng chiều dài 10.844,5 km, tỷ lệ cứng hóa
đạt 35%.
10
Phụ lục 4
17
Hình 3-7. Bản đồ tỉnh Cà Mau
Về đường thủy, Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên hệ thống giao
thông đường thủy khá phát triển. Vận tải bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn hơn
18
so với đường bộ. Theo số liệu thống kê, hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh có 57
tuyến với tổng chiều dài 1.161,8 km, trong đó: 12 tuyến do trung ương quản lý với
tổng chiều dài 261,7 km; 12 tuyến do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 349,0 km; 33
tuyến do huyện quản lý với tổng chiều dài 559,5 km. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km
sông kênh có khả năng khai thác vận tải thủy, chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản
hoặc hàng hóa nhỏ lẻ của người dân.
Cà Mau được quy hoạch thành hai vùng sản xuất có hệ sinh thái đặc trưng,
đó là: Vùng Nam Cà Mau, nuôi tôm – lúa, được chia thành 18 tiểu vùng với diện
tích 323.786 ha. Vùng Bắc Cà Mau, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, được chia làm
05 tiểu vùng với diện tích 206.214 ha (trong đó có 51.800 ha của dự án Quản lộ
Phụng Hiệp). Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tỉnh Cà Mau đã tập trung đầu tư
nhiều dự án. Từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hạ tầng thủy sản, vốn
ODA,… tỉnh đã bố trí thực hiện các dự án thuộc các Tiểu vùng Bắc Cà Mau và
Nam Cà Mau để khép kín các tiểu vùng. Thực tế, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi
trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn tồn tại như: Hệ thống thủy lợi không có hệ thống
cấp nước, thoát nước riêng biệt; năng lực cấp thoát nước còn rất hạn chế nên vấn đề
ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh từ nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Các công
trình thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm chưa đồng bộ nên chưa thể đảm bảo chủ động
lấy nguồn nước để phục vụ nuôi tôm và thiếu nguồn nước ngọt bổ sung cần thiết;
trong quá trình cải tạo, một số hộ đã bơm bùn trực tiếp ra sông rạch cũng là nguyên
nhân gây bồi lắng nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm.
Lực lượng trong độ tuổi lao động ở tỉnh Cà Mau khá dồi dào là điều kiện rất
thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở nơi đây. Dân số
tỉnh Cà Mau có trên 1.218.000 người, trong đó nam có 615.846 người và nữ có
612.975 người. Nguồn nhân lực: hiện có 921.955 lao động, trong đó, tốt nghiệp cao
đẳng trở lên: 17.198 người, tốt nghiệp trung cấp, dạy nghề: 42.802 người, đào tạo
nghề: 133.965 người, còn lại là lao động phổ thông. Hiện nay, tổng số cơ sở đào
tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 22 cơ sở. Trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường
trung cấp kinh tế kỹ thuật, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 2 trung tâm giới
19
thiệu việc làm và 9 cơ sở dạy nghề thuộc các huyện và 4 cở sở dạy nghề ngoài công
lập. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 2 chi nhánh của trường Đại học Bình Dương và
Tôn Đức Thắng. Đây là điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lực
lượng lao động trên địa bàn.
Hình 3-8. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau từ năm 2007 đến năm 2017
3.2.2. Điều kiện cầu
Trên cơ sở số liệu nhập khẩu của tháng 4 năm 2017, các thị trường nhập
khẩu tôm của Việt Nam bao gồm: Mỹ chiếm 16,8% tổng giá trị nhập khẩu, Nhật
chiếm 16,7%, Hàn Quốc 9,3%, Trung Quốc 10,7%... Tuy nhiên, hiện nay số liệu
này có sự thay đổi đáng kể, ở thị trường lớn EU, con tôm Việt Nam được hầu hết
các nước trong khối này ưa chuộng và nhập khẩu với sản lượng lớn. Trong đó, 3 thị
trường chính tại khối EU là Hà Lan, Anh, Đức luôn tăng mạnh kim ngạch nhập
khẩu tôm Việt Nam. Hà Lan là nước nhập khẩu với số lượng lớn nhất, chiếm 6,6%
tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quốc gia này nhập khẩu tôm không chỉ để
tiêu thụ trong nước mà còn chế biến và xuất khẩu sang các nước trong khối EU.
20
Hình 3-9. Thị trường nhập khẩu tôm tháng 4 năm 2017
Nguồn: Vasep, xuất khẩu tôm tháng 4 năm 2017.
Vì vậy, nhập khẩu tôm vào Hà Lan đang ngày một tăng. Cơ cấu sản phẩm tôm
Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan là tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ 86%, tôm sú
chiếm 10% và tôm loại khác chiếm 4%. Đứng thứ hai trong khối EU là thị trường
Anh và 3 năm trở lại đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh tăng gần 84%, do
nước này đẩy mạnh nhập khẩu tôm nước ấm, vì giá rẻ hơn để thay thế cho tôm nước
lạnh (nhập khẩu từ Bỉ, Đức và Đan Mạch). Giá tôm nước lạnh tăng nhanh do các
nước khai thác cắt giảm hạn ngạch. EU có lợi thế đối với nhiều ngành hàng xuất
khẩu của Việt Nam về ưu đãi thuế, nhấ́t là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, trong khi nhu cầu nhập khẩu tôm vào EU về cuối
năm càng tăng, nước xuất khẩu tôm lớn khác tại Châu Á là Ấn Độ có xu hướng
giảm lượng tôm xuất sang EU. Điều này là lợi thế lớn cho con tôm Việt Nam tại thị
trường EU. Những thị trường khác là Mỹ lại rất ưa chuộng tôm thẻ chân trắng, với
lượng nhập khẩu lên đến 69% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của quốc gia này. Thị
trường Nhật chuộng tôm sú và giá mua tôm sú của doanh nghiệp nhập khẩu Nhật
cao. Đây chính là lợi thế, bởi chất lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam cao, sản
21
lượng lớn với 350.000 tấn/năm. Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát
triển nuôi tôm sú, nên dư địa để xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ và Nhật còn rất
lớn. Đặc biệt là Chính phủ đang hành động quyết liệt để phát triển ngành tôm Việt
Nam thông qua Quyết định 79/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia
phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; xem đây là ngành công nghiệp sản
xuất lớn, bền vững, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế đất
nước. Hiện nay, khu vực nuôi tôm lớn nhất cả nước là ĐBSCL đang đẩy mạnh
khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành tôm của địa phương, nhằm
triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản
xuất, mô hình hợp tác xã hiệu quả trong sản xuất nuôi tôm địa phương, để đạt các
mục tiêu mà Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm
2025 đã đề ra như, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ
USD; Tổng diện tích tôm nước lợ đạt 750.000 ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập
trung đạt 50.000 ha. Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1,153 triệu tấn...
Tuy nhiên, tại các thị trường nhập khẩu lớn đặt ra yêu cầu rất cao đối với mặt
hàng tôm sú. Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và tỉ mỉ từ chất lượng cảm quan bên
ngoài đến cấu trúc, mùi vị sản phẩm trong và sau quá trình chế biến. Các tiêu chuẩn
thành phẩm bao gồm: Kích cỡ, số con trong 1 pound, độ đồng đều giữa các thân
tôm, tỉ lệ áo băng bề mặt để bảo quản tôm khỏi hư hỏng11
. Khách hàng thường quan
tâm đến tiêu chuẩn cảm quan như: Màu sắc tôm, độ tươi, vỏ bị biến đen, mùi vị, cấu
trúc sản phẩm khi nếm hay cắn thử (Hình 3-12).
Tiêu chuẩn về kháng sinh và vi sinh trong an toàn thực phẩm khá chặt chẽ và
phụ thuộc vào yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu12
. Chất kháng sinh bị hạn chế
sử dụng như: Chloramphenicol là 50 ppt/1g sản phẩm (ppt/1g: phần nghìn tỷ/1g sản
phẩm); Trifluralin: 300 ppt/1g sản phẩm; Enpro hoặc Cipro: 1000 ppt/1g sản
phẩm13
.
11
Phụ lục 7
12
Phụ lục 8 và Phụ lục 9
13
Phụ lục 10
22
Hình 3-10. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm của khách hàng Mỹ
Nguồn: Lấy từ biểu mẫu kiểm tra chất lượng cảm quan của Công ty CP Chế biến
Thủy sản XNK Hòa Trung (theo yêu cầu của khách hàng Mỹ)
Các nhà máy luôn kiểm tra kháng sinh và vi sinh mỗi ngày trước khi chế
biến để loại ra các lô tôm nguyên liệu không đạt yêu cầu. Sau đó, nhà máy kiểm tra
chất lượng thành phẩm được nhà máy kiểm tra trước khi xuất xưởng và được sự
kiểm tra mẫu cuối cùng của tổ chức kiểm tra chất lượng thủy sản Vùng 5
(Nafivaqed) để đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu. Chi phí sản xuất tăng do việc kiểm
tra chất lượng từng lô hàng trước khi xuất khẩu làm giá tôm thành phẩm tăng cao
hơn các nước khác.
Nhật Bản là quốc gia kiểm tra chất lượng nhập khẩu thực phẩm rất nghiêm
ngặt. Đặc biệt, kháng sinh cấm Ethoxyquin đã làm cho việc xuất khẩu đến Nhật có
lúc giảm mạnh. Các công ty của Nhật kiểm tra Ethoxyquin trên 30% lô tôm từ Việt
Nam với giới hạn cho phép là 0,01 ppm = 10 ppb (1 phần tỷ/1g tôm). Ý thức được
vấn đề trên, Việt Nam không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn thị
trường Nhật và những thị trường khó tính khác. Theo thống kê, trong Quý I năm
23
2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng 29.6% đạt 135.4 triệu USD. Với
mức tăng trưởng mạnh như trên đã đưa thị trường Nhật Bản trở thành thị trường
nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Trước đó, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu
tôm lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân đưa Nhật Bản trở thành thị trường nhập
khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, là do đồng Yên tăng đã khuyến khích các doanh
nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu tôm. Một nguyên nhân khác là do người tiêu dùng Nhật
Bản hiện chuyển sang lựa chọn các sản phẩm thủy hải sản giá rẻ, khiến nhu cầu tôm
tăng lên so với các loại hải sản khác như cá ngừ, cá hồi và mực ống. Nhật Bản đang
là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam; giá tôm xuất khẩu trung bình
của Việt Nam sang Nhật là 12 USD/kg, trong khi giá của Indonesia là 11 USD/kg
và Thái Lan là 10 USD/kg.
Việt Nam xuất khẩu tôm tới 68 thị trường, 10 thị trường lớn nhất gồm: Nhật,
EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan, Thụy
Điển. Các thị trường này chiếm tới 95.4% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Mặc dù ngành sản xuất tôm có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam, nhưng lĩnh vực này đối mặt với thách thức về sản xuất quy mô nhỏ và hạn chế
về giống tôm; có khoảng 1.800 cơ sở nuôi tôm trên cả nước nhưng rất ít trong số đó
đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn sinh học. Hơn 90% các giống
tôm nuôi chân trắng Việt Nam phải nhập khẩu, trong khi giống tôm lớn phụ thuộc
vào đánh bắt tự nhiên.
3.2.3. Trình độ phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan
3.2.3.1. Ngành sản xuất tôm giống
Toàn tỉnh hiện có hơn 800 cơ sở sản xuất tôm giống. Về trình độ, kỹ thuật
viên có chuyên môn cao không nhiều (khoảng 20%), số còn lại chỉ được tập huấn
ngắn hạn. Việc hạn chế về trình độ kỹ thuật đã ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng tôm giống trong tỉnh. Về quy mô sản xuất, đến nay vẫn còn có hơn 80% là
các cơ sở nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất chưa đảm bảo. Tỉnh đã khuyến khích các cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ liên kết thành hợp tác xã hoặc có điều kiện mở rộng kinh doanh,
hình thành các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, áp dụng quy trình công nghệ
24
hiện đại, tuy nhiên đến nay số lượng cơ sở sản xuất lớn không nhiều. Hiện tại, tỉnh
Cà Mau đã cấp phép cho Tập đoàn Việt Úc xây dựng khu sản xuất giống với quy
mô hơn 120 ha, công suất thiết kế hơn 14 tỷ con giống/năm, góp phần giải quyết
nhu cầu về giống trong tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 220 cơ sở kinh doanh giống thủy sản đang hoạt động.
Hàng năm các cơ sở kinh doanh được kiểm tra điều kiện kinh doanh. Nguồn giống
được nhập về từ các tỉnh Miền Trung. Để quản lý nguồn giống nhập tỉnh có chất
lượng tốt, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ký kết phối
hợp với các tỉnh về quản lý chất lượng giống, qua đó chất lượng giống cũng được
đảm bảo. Công tác kiểm dịch giống thủy sản tại các huyện luôn được quan tâm chỉ
đạo, cơ quan chuyên môn, quản lý thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trên khâu lưu
thông, tập trung xử lý các phương tiện vận chuyển giống thủy sản không có giấy
chứng nhận kiểm dịch và nhắc nhở cơ sở sản xuất phải chấp hành việc khai báo
kiểm dịch trước khi xuất bán, nhằm tuyên truyền để người sản xuất tôm giống ý
thức hơn nữa việc chấp hành các quy định về kiểm dịch giống thủy sản.
Tuy nhiên, qua kết quả lấy ý kiến phỏng vấn của các chuyên gia hầu hết đều
có nhận định: tình trạng thất mùa do giống chưa kiểm dịch lẫn với giống đã kiểm
dịch; Chi cục Thú y khó khăn kiểm dịch số lượng tôm giống ngoại tỉnh tràn vào
tỉnh. Do sợ bị tịch thu và tiêu hủy giống một số cơ sở kinh doanh giống trốn tránh
kiểm dịch; vì không có cơ sở để nhận biết nên dẫn đến người nuôi phải chịu thiệt.
Trong khi trình độ và kĩ thuật của nông dân xử lý và chữa trị tôm giống hạn chế đã
làm cho tôm khả năng chịu đựng rất kém. Ngành nuôi và chế biến tôm xuất khẩu
suy yếu, làm thất thoát GDP và ngân sách thu từ thuế do mùa vụ thất bát dẫn đến
hoạt động của cụm ngành tôm giảm.
3.2.3.2. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu cho các công ty chế biến tôm
Cà Mau là một trong các vùng tôm sú rất dồi dào từ hai nguồn: tôm công
nghiệp và quảng canh. Do đặc thù địa bàn nuôi rộng lớn khắp tỉnh nên có hàng ngàn
thương lái gom thu mua (không đăng ký) để giao lại cho các đại lý lớn, hiện có 353
đại lý đăng ký hoạt động cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất
25
khẩu. Đây là khâu trung gian nhưng thời gian qua không kiểm soát được nên gây
mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giải quyết tình trạng này, xây dựng mối liên kết
giữa người nuôi với nhà máy chế biến là rất quan trọng. Với bề dày kinh nghiệm
trong ngành và sự nỗ lực mở rộng thị trường không ngừng của các doanh nghiệp,
đồng thời việc áp dụng những chính sách xúc tiến thương mại theo hướng ngày
càng chuyên nghiệp đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia cung
cấp tôm hàng đầu khu vực (trong đó có tỉnh Cà Mau). Đến nay thị trường xuất khẩu
tôm Cà Mau đã có mặt trên hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 05 thị trường chủ lực
xuất khẩu tôm Cà Mau chiếm trên 65% là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc.
Hình 3-11. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp/vẽ từ bảng báo giá của doanh nghiệp
Theo kết quả phỏng vấn Doanh nghiệp Thành Đạt cho rằng các thương lái
hợp đồng thu trong dân với giá từ bằng đến cao hơn giá do công ty đưa ra là do
nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, họ biết được hộ nuôi có ký hợp đồng với công ty là
tôm sạch nên sẵn sàng trả giá ngang với mức giá do công ty đưa ra và không cần
phải lấy mẫu kiểm nghiệm. Từ đây, người nuôi cho rằng giá của công ty không cao.
Thứ hai là có trường hợp doanh nghiệp cần gấp một số lượng tôm nhất định để đủ
hàng giao cho đối tác, nên sẵn sàng ra giá cao cho thương lái đi thu gom. Người
nuôi không nên lấy mức giá thu mua trước mắt do thương lái đưa ra, mà cần đo
lường hết giá trị thực cũng như tính bền vững lâu dài giữa công ty so với thương lái.
Cụ thể đối với thương lái, chỉ cần cỡ tôm rớt 1 con, người nuôi đã bị trừ 2.000
đồng/kg, còn dưới 1 con chỉ được cộng thêm 1.000 đồng/kg, mà chuyện lên xuống
26
1 con/kg đối với thương lái là không khó, nên phần thiệt lúc nào cũng thuộc về
người nuôi. Bên cạnh đó, các đại lý cung cấp tôm sẽ bán cho doanh nghiệp trả giá
cao nhất. Ngược lại, nhà máy sẽ mua tôm của đại lý bán giá thấp nhất. Hiện nay, giá
tôm sú (cỡ 16/20 - 4/6) trên thị trường so với vụ trước chênh lệch hơn 60 nghìn
đồng/kg, tương đương 60 triệu/tấn. Đây là lý do khiến cho các nhà máy ở Cà Mau
vẫn còn tình trạng thiếu tôm để sản xuất. Ngoài ra, dịch bệnh cũng gây thiệt hại lớn
về sản lượng thu hoạch, có lúc doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu tôm từ các
nước khác để duy trì sản xuất.
Theo số liệu của Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản xuất nhập khẩu Hòa
Trung, thì trung bình một ngày nhà máy thu mua khoảng 10 tấn - 13 tấn. Tuy nhiên,
vào tháng 11 năm 2017, nhà máy mua sản lượng thấp nhất, chỉ hơn 2 tấn/ngày. Điều
này, làm cho nguyên liệu vào nhà máy khá thất thường. Để thu hút nguyên liệu, các
doanh nghiệp nâng giá cao để thu mua. Nhà máy phải bồi thường hợp đồng đã kí
kết và mất uy tín với khách hàng nếu thiếu hụt tôm sản xuất. Hơn nữa, lãi suất vay
ngân hàng cùng với khó khăn với chi phí lưu kho tăng, hàng không có đủ xuất khẩu
theo hợp đồng, doanh nghiệp chỉ mua số lượng ít để dự trữ dần nên tôm bị rớt giá14
.
Doanh nghiệp không thể chủ động sản xuất do phụ thuộc vào sản lượng theo mùa
vụ, tỷ giá tiền tệ và lãi suất kém ổn định của ngân hàng. Nếu kinh tế vĩ mô của Việt
Nam ổn định thì vấn đề trên sẽ được cải thiện, làm năng suất nuôi đạt để doanh
nghiệp chủ động hơn trong việc kí hợp đồng và sản xuất.
3.2.3.3. Các doanh nghiệp chế biến
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính trên cơ sở lấy ý kiến phỏng vấn
đối với 06 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kết quả các
doanh nghiệp đều có chung nhận xét sau: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
Cà Mau phát triển khá mạnh và toàn diện với các dây chuyền hiện đại bậc nhất so
với khu vực và cả các nước trên thế giới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến
để nâng cao tỷ lệ hàng giá trị gia tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng hệ
14
Nội dung phỏng vấn Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Hòa Trung, tỉnh Cà Mau.
27
thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP,
SSOP… và được cấp code vào thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… Các
doanh nghiệp luôn quan tâm đến đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ để
đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe…. Tỷ lệ các sản phẩm giá trị gia
tăng hàng năm đều tăng, từ 45% năm 2010 đến năm 2018 đạt 60%. Hiện tại toàn
tỉnh có 18 công ty, giảm so với năm 2013 (do có 10 công ty đã ngừng hoạt động)
với tổng công suất thiết kế chế biến tôm đông trên 250.000 tấn/năm, với công suất
này nếu đủ nguồn tôm nguyên liệu sẽ xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD/năm. Tất cả
doanh nghiệp đã được công nhận sản xuất đạt chuẩn và được phép xuất khẩu đến
nhiều thị trường nhập khẩu lớn như Châu Âu, Nhật, Mỹ…
3.2.3.4. Mạng lưới hậu cần xuất khẩu
Qua thu thập thông tin từ phỏng vấn đối với các chuyên gia và các doanh
nghiệp, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp trong thời gian qua đã mạnh dạn tập trung
đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến để
nâng cao giá trị sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, chú trọng đến
mặt hàng giá trị gia tăng. Đồng thời quan tâm áp dụng công nghệ chế biến phụ phẩm
từ tôm để nâng cao giá trị ngành tôm, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Duy trì
và phát triển các thị trường truyền thống có tỷ trọng xuất khẩu lớn, tiếp tục nghiên
cứu đánh giá thị trường, thị hiếu tiêu dùng để chủ động sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Đặc biệt, các doanh nghiệp bên cạnh việc chú trọng khai thác 2 thị trường tiềm năng
là Mỹ và Trung Quốc thì cũng luôn coi trọng thị trường nội địa, xây dựng chuỗi tiêu
thụ sản phẩm thông qua hệ thống các siêu thị, nhà hàng ở các thành phố lớn trên cả
nước. Song song với đó, nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đẩy mạnh các hoạt động
xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ thương mại thủy sản; hỗ trợ xây dựng
thương hiệu và quảng bá sản phẩm nhãn hiệu, có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ;
tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng, liên kết với trang thông tin điện tử
có liên quan để tiếp cận thông tin. Cập nhật và thông tin về tình hình nuôi tôm và thị
trường đầu ra các sản phẩm ngành tôm trong nước và quốc tế. Gắn kết khuyến nông
28
với thị trường, nhằm định hướng phát triển đối tượng, chủng loại nuôi phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng.
3.2.3.5. Marketing và thương hiệu
Hệ thống marketing đều được thiết lập ở các doanh nghiệp để quảng bá
thương hiệu và tìm kiếm khách hàng, nhằm phát triển "Tôm Cà Mau" trở thành
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, thương hiệu "Tôm Cà Mau", góp phần gia tăng
giá trị, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm, hiệu quả chuỗi giá trị tôm, phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Tại hội chợ thủy sản quốc tế Vietfish ở TP.HCM, các doanh nghiệp thủy sản trưng
bày hàng mẫu và quảng bá thương hiệu tại đây. Qua nghiên cứu định tính bằng cách
khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp tác giả nhận thấy một số chứng nhận thường
được yêu cầu như: ISO, HACCP, BRC, BAP; do vậy, các doanh nghiệp phải thuê
các tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng, trách nhiệm xã hội theo
yêu cầu của một số khách hàng lớn như các tập đoàn hay hệ thống siêu thị đa quốc
gia.
ISO 9001-2008
Chứng nhận đạt
chuẩn An toàn vệ
sinh thực phẩm
(ATVSTP)
HACCP
Đủ điều kiện đảm bảo
an toàn thực phẩm
trong chế biến thuỷ
sản
HALAL
FROZEN
PRODUCTS
Chứng nhận đạt
chuẩn ATVSTP
BRC
(British Retail
Consortium)
Tiêu chuẩn của
Hiệp hội bán lẻ
Anh
BAP
(Best Aquaculture
Practice)
Thực hành nuôi
trồng tốt nhất
Hình 3-12. Một số chứng nhận chất lượng được yêu cầu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Website doanh nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất nhập
khẩu Việt Cường.
3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm
Qua kết quả phỏng vấn đối với các chuyên gia và 31 nông dân trực tiếp
nuôi tôm, hầu hết họ có chung nhận định như sau: Hiện tại tỉnh Cà Mau vẫn chưa có
29
nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm, hóa chất, thuốc thú y, vật tư thủy sản phục vụ
cho người nuôi tôm nên hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài. Hiện thị phần thức ăn
thủy sản chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài như CP (Thái Lan);
Grobest, Uni President (Đài Loan); Tongwei, Việt Hoa (Trung Quốc), Tomboy
(Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được. Trong
khi đó thì các loại vật tư hầu như được nhập từ các tỉnh khác.
Toàn tỉnh Cà Mau đã có gần 200 cơ sở dịch vụ thú y thủy sản vừa cung cấp
các sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong
việc sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường, phòng ngừa
dịch bệnh,… Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy sản xuất thức ăn, vật
tư phục vụ cho người nuôi tôm nhằm giảm giá thành sản phẩm; mà chủ yếu thức ăn,
vật tư phục vụ nuôi tôm được vận chuyển bằng đường bộ từ các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long (nơi có nhà máy sản xuất) về Cà Mau. Trong công tác quản lý, mặc dù đã
có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng các sản phẩm lưu thông trên thị trường chưa
được cải thiện, còn nhiều sản phẩm trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng,
không nằm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu
hành. Qua thống kê sản phẩm vật tư thủy sản hiện có trên địa bàn tỉnh Cà Mau
khoảng 1.262 sản phẩm, trong đó 597 sản phẩm nằm ngoài danh mục cho phép lưu
hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiếm tỷ lệ 47%, đồng nghĩa với
chưa được công nhận chất lượng theo quy định15
.
Các hộ nông dân trực tiếp nuôi tôm cho rằng: các đại lý cung cấp thuốc và
thức ăn đến tận nhà. Việc giao thức ăn kịp thời, khá thuận lợi cho hoạt động sản
xuất của hộ nuôi do số lượng cơ sở cung cấp khá dày. Các công ty có đội ngũ kĩ sư
đảm trách hai nhiệm vụ giao hàng và tư vấn kĩ thuật cho khách hàng nên người nuôi
nắm bắt kĩ thuật khá nhanh chóng.
15
Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2017 của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
30
Bảng 3.1. Tổng hợp thuốc chuyên dùng cho tôm tại thị trường Cà Mau
Số thứ tự Tên sản phẩm Quy cách Giá bán (đồng)
Nhóm sản phầm gia tăng miễn dịch và chống sốc
1 Herbal one (Thảo dược đặc trị bệnh
gan tụy)
1 kg/gói 590.000
2 Gold 69 (Phòng bệnh đốm trắng, đầu
vàng, phát sáng) 1 kg/gói 520.000
3 Enro 40% (Đặc trị gan. phân trắng,
đầu vàng) 500gr/gói 250.000
4 Trifasul (Đặc trị gan. phân trắng, đầu
vàng) 500gr/gói 295.000
Nhóm vi sinh và xử lý môi trường
1 Cleam one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi
trường và đáy ao) 454gr/gói 465.000
2 Bzt one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi
trường và đáy ao) 454gr/gói 285.000
3 YUCCA 100 (Cấp cứu tồm nồi đầu.
hấp thu các khí độc) 1 lít/chai 325.000
4 YUCCA - c (Cấp cứu tôm nồi đầu.
hấp thu các khí độc)
3 kg/gói 190.000
5 Cleam one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi
trường và đáy ao) 454gr/gói 465.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng báo giá của các doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc hỗ trợ không có tính đồng bộ và cộng đồng cao, do vai trò
của kĩ sư lúc này chỉ là đại diện cho đơn vị kinh doanh. Thuốc công ty quá đắt tiền
và tốn kém để trị bệnh tôm, dẫn đến một số nông dân tỏ ra nghi ngờ khi kĩ sư tư
vấn. Theo Bảng 3.1, mặc dù cùng chức năng là xử lý môi trường và đáy ao nhưng vi
sinh Clean One có giá gấp 1,63 lần vi sinh Bzt One. Người dân bối rối và không đủ
khả năng để chọn lựa loại thuốc phù hợp do tình trạng có quá nhiều loại thuốc với
chức năng và giá cả chênh lệch trên thị trường. Nhiều nông dân cho biết thường
mua thuốc với giá đắt nhưng hiệu quả sử dụng không tốt, chất lượng các loại thuốc
không được giám định chặt chẽ.
31
Bảng 3.2. Tổng hợp giá thức ăn nuôi tôm sú tại thị trường Cà Mau
Mã số sản
phẩm
Thức ăn Dạng Đóng gói
Giá bán (đồng)
Đồng/kg Đồng/túi
TFS1S Giai đoạn
P12-P18 Bột 20kg/túi 34.700 694.000
TFS1
Giai đoạn p15
- 0.3gr Mảnh 20kg/túi 34.600 692.000
TFS2
Giai đoạn 0.3
- 1.0 gr
Mảnh 20kg/túi 34.500 690.000
TFS3 Giai đoạn
1.0gr - 3.0 gr Viên 20kg/túi 34.400 688.000
TFS3P Giai đoạn 3.0
gr - 5.0 gr Viên 20kg/túi 34.400 688.000
TFS4S Giai đoạn
5.0gr - 12 gr Viên 20kg/túi 34.300 686.000
TFS4 Giai đoạn
12gr - 20 gr Viên 20kg/túi 34.200 684.000
TFS5
Giai đoạn
>20gr Viên 20kg/túi 34.000 680.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng báo giá của các doanh nghiệp
Qua theo dõi nhật ký ghi chép mùa vụ của các hộ nuôi tôm và qua trao đổi
trực tiếp với các hộ nuôi tôm tác giả nhận thấy: Giá của thuốc và thức ăn liên tục
tăng nhiều năm qua. Bình quân giá của thức ăn là 35.000 - 40.000 đồng/kg làm chi
phí cho mùa vụ rất cao (Bảng 3.2), khoảng 120 triệu đồng/100.000 con/vụ. Khả
năng ổn định canh tác của nông dân kém do chi phí cao cộng với dịch bệnh; nhiều
nông dân không còn vốn đầu tư thức ăn, do thất mùa liên tục. Họ chấp nhận mua
trước trả sau với bất kì đại lý cung cấp nào và không còn quan trọng chất lượng
thức ăn16
. Vì vậy, hiệu quả canh tác nuôi tôm càng kém.
Hầu hết các hộ nuôi tôm cho rằng: Việc hướng dẫn của kĩ sư Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong sử dụng thuốc và thức ăn, kĩ thuật nuôi
ở một số xã, ấp khá mờ nhạt. Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa tạo điều kiện tốt
cho họ, nên nông dân tự xoay sở, loay hoay với rất nhiều khó khăn trong nuôi tôm.
16
Nội dung phỏng vấn người nuôi tôm tại Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
32
Tư duy của người nuôi đã thay đổi từ việc mơ ước mùa vụ bội thu đến mong giảm
thiểu rủi ro, có lợi nhuận trang trải chi phí đầu tư và nợ vay quá hạn ở ngân hàng.
3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm
Từ kết quả phỏng vấn hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều có nhận định:
Ngành bao bì thực phẩm của tỉnh có khả năng cung cấp số lượng lớn thị trường và
chất lượng bao bì đạt chuẩn theo quy định, do các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì
ở tỉnh Cà Mau không ngừng phát triển. Các nhà máy sản xuất tại Cà Mau cung cấp
tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nên các nhà máy chế biến có lợi thế mua giá bao
bì rẻ hơn. Các công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: Công ty cổ phần vật tư
bao bì Tiến Hải; Công ty TNHH bao bì Dầu Khí,...
3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất
Thị trường Cà Mau cung cấp phụ gia, công nghiệp máy móc chế biến và
hóa chất sản xuất phục vụ nhu cầu cho các cơ sở sản xuất, bảo quản chế biến tôm đủ
khả năng tại chỗ. Ngoài sản xuất, các cơ sở này còn sẵn sàng nhận các hợp đồng
cung cấp cho các công ty doanh nghiệp trên địa bàn, do liên kết với các công ty lớn
ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần
Toàn tỉnh Cà Mau có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là
119,3 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 267,9 km,
tỷ lệ nhựa hóa đạt 98,1%; 97 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 976,4 km, tỷ
lệ nhựa cứng hóa đạt 64,8%; 287 tuyến đường đô thị dài 228,9 km bao gồm các
tuyến đường nội ô thành phố Cà Mau và đường thị trấn đã được nhựa (cứng) hóa
đạt 99,8%; đường giao thông nông thôn có 1.962 tuyến với tổng chiều dài 10.844,5
km, tỷ lệ cứng hóa đạt 35%. Về đường thủy, Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng
chịt nên hệ thống giao thông đường thủy khá phát triển. Vận tải bằng đường thủy
chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đường bộ. Theo số liệu thống kê, hệ thống đường
thủy trên địa bàn tỉnh có 57 tuyến với tổng chiều dài 1.161,8 km. Trong đó: 12
tuyến do trung ương quản lý với tổng chiều dài 261,7 km; 12 tuyến do tỉnh quản lý
với tổng chiều dài 349,0 km; 33 tuyến do huyện quản lý với tổng chiều dài 559,5
33
km. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km sông kênh có khả năng khai thác vận tải thủy,
chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản hoặc hàng hóa nhỏ lẻ của người dân. Với hạ
tầng giao thông, vận tải, hậu cần nêu trên giúp cho việc sản xuất, kinh doanh và
xuất khẩu tôm Cà Mau sang các thị trường khác được thuận lợi, dễ dàng hơn, tiết
kiệm, rút ngắn thời gian cũng như chi phí vận chuyển, giữ được sự tươi ngon của
sản phẩm xuất khẩu, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cụm ngành tôm Cà Mau.
3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu
Hệ thống hạ tầng thương mại gồm điện, nước được cung cấp và kéo đến tận
nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Hiện tại toàn
tỉnh Cà Mau có 101/101 phường, thị trấn và xã đã có lưới điện quốc gia, tổng số hộ
có điện toàn tỉnh đạt tỷ lệ 97,5%, trong đó các hộ thành thị đã được cấp điện 100%
còn lại là các hộ dân nông thôn, được cấp điện từ 07 trạm/09 máy biến áp 110kV
với tổng dung lượng đặt là 330MVA17
, gồm: Trạm 110kV Cà Mau công suất
2x40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 08 tuyến 22kV, trạm cấp điện cho thành phố
Cà Mau. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 66,41MW, mang tải 90,23%.
Trạm 110kV Trần Văn Thời công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04 tuyến
22kV, trạm cấp điện cho huyện Trần Văn Thời. Hiện tại công suất max của trạm là
Pmax = 30,9MW, mang tải 84%. Trạm 110kV Cái Nước công suất 40MVA-
110/22kV, trạm hiện tại có 05 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Cái Nước,
huyện Phú Tân. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 32,8MW, mang tải
89%. Trạm 110kV Đầm Dơi công suất 2x25MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04
xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Đầm Dơi. Hiện tại công suất max của
trạm là Pmax = 22,8MW, mang tải 49,5%. Trạm 110kV An Xuyên công suất
40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện
U Minh, huyện Thới Bình. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 34,2MW,
mang tải 92%. Trạm 110kV Năm Căn công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện tại
có 05 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.
17
Báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035
34
Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 24,3MW, mang tải 66%. Trạm 110kV
Phú Tân công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện có 04 xuất tuyến 22kV cấp cho
huyện Phú Tân, hiện tại vận hành năm 31/01/2016 công suất max của trạm là Pmax
= 16MW, mang tải 42,3%.
Ngành điện tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp và
phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm thâm canh tỉnh Cà Mau thuộc Chương trình
hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3 (DPL3) vay vốn Ngân
hàng Thế giới (WB). Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được triển khai từ nhiều nguồn
vốn khác. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện cho nuôi tôm thâm canh vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu sử dụng để vận hành máy móc thiết bị. Một số vùng có diện tích nuôi tôm
thâm canh phân tán thì chưa được đầu tư, vì vậy chi phí sản xuất tăng cao do phải
sử dụng nhiên liệu để vận hành máy móc thiết bị. Thực tế hiện nay, điện phục vụ
cho nuôi tôm thâm canh đáp ứng chưa được 50% nhu cầu. Lưới điện trung thế trên
địa bàn Công ty Điện lực Cà Mau đang vận hành cấp điện áp 22kV, được thiết kế
chủ yếu là 3 pha 4 dây và còn lại một phần dây nhánh 1 pha. Tổng các phát tuyến
trung thế đang vận hành là 43 phát tuyến với tổng chiều dài đường dây trung thế
22kV/12.7kV là 4.988 km, đường dây hạ thế 0.4kV/0.23kV là 6.980 km; có 7.321
trạm biến áp với số lượng máy biến áp là 8.955 máy biến áp, tổng dung lượng lắp
đặt 601.007,5 KVA. Phát tuyến cấp điện xa như tuyến 477 Khánh An cấp điện cho
huyện U Minh với chiều dài đường dây khoảng 55 km; tuyến 474 Ngọc Hiển trạm
Ngọc Hiển cấp điện cho huyện Ngọc Hiển với chiều dài khoảng 57 km; tuyến 476
Ngọc Hiển cấp điện đến Mũi Cà Mau. Qui mô lưới điện 110kV: Tổng chiều dài
đường dây 110kV là 223,8km (10 tuyến đường dây); tổng số trạm biến áp: 09 trạm;
tổng số máy biến áp là 12 máy; tổng dung lượng máy biến áp là 534 MVA. Qui mô
lưới điện 22kV: Tổng chiều dài đường dây 22kV là 4988 km; tổng số phát tuyến: 43
tuyến đường dây.
35
Bảng 3.3. Các trạm biến áp thuộc đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh
STT Trạm MBA Công suất
Thông số
dây dẫn
Dòng
định mức
1 Cà Mau
T1 63 3x300mm2 510
T2 63 3x300mm2 510
2 An Xuyên
T1 40 3x240mm2 530
T2 40 1x300mm2 630
3 Cái Nước T2 40 3x240mm2 530
4 Đầm Dơi
T1 25 3x240mm2 530
T2 40 3x240mm2 530
5 Khánh An T1 63 1x240mm2 560
6 Ngọc Hiển T2 40 3x240mm2 530
7 Tân Hưng Tây T1 40 3x240mm2 530
8 Trần Văn Thời T1 40 3x240mm2 530
9 Sông Đốc T1 40 1x240mm2 560
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo ngành điện tỉnh Cà Mau
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chủ động tập trung sản phẩm tại các kho
đông lại Thành phố Hồ Chí Minh, như hệ thống kho lạnh Sóng Thần ở Bình Dương
để bảo quản và đóng gói vào container trước khi xuất khẩu18
.
Trên cơ sở hợp đồng với khách hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt
đầu sản xuất và đảm bảo điều kiện quy định theo hợp đồng về loại tôm, kích cỡ
tôm, màu sắc, sản lượng, qui cách đóng gói và thời gian giao hàng… Đồng thời,
quy định cụ thể các hình thức thanh toán. Nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng
đồng thời cả hai hình thức thanh toán là nhờ thu và LC. Đối với khách hàng mới,
doanh nghiệp dùng LC để đảm bảo thanh toán đúng thời hạn. Đối với các khách
hàng quen thuộc và có uy tín, doanh nghiệp thanh toán bằng hình thức nhờ thu.
18
Công ty Sóng Thần (Swire Cold Storage), doanh nghiệp 100% vốn của Anh Quốc với tổng vốn đầu tư
25,66 triệu đôla Mỹ, được xem là kho lạnh hiện đại nhất Việt Nam với sức chứa 20.000 ngàn tấn.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau

More Related Content

Similar to Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau

Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)Bảo Mơ
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...Lap Dinh
 
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY Bùi Quang Xuân
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...Lap Dinh
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfNâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfHanaTiti
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docsividocz
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau (20)

Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộPhát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
 
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..docPhát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
 
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfNâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN QUỐC THANH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN QUỐC THANH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Số liệu và các thông tin tham khảo được sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn, dẫn nguồn chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20 tháng 02 năm 2019 Tác giả Nguyễn Quốc Thanh
  • 4. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Từ lâu, tôm sú là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh. Trước sức cạnh tranh của sản phẩm tôm trên thế giới ngày càng gay gắt và nguồn tôm nguyên liệu đôi lúc thiếu hụt, làm cho cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và nguồn tôm Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, tác động rất lớn đến đầu vào và đầu ra trên thị trường tôm thế giới. Chính vì vậy, cụm ngành tôm trong tỉnh phải có khả năng đáp ứng và thích nghi nhanh chóng với yêu cầu người tiêu dùng và rào cản thị trường nhập khẩu ngày càng cao. Hiện nay, cụm ngành tuy có phát triển những vẫn bộc lộ hạn chế, có dấu hiệu tụt dốc khi nhiều công ty chế biến trong tỉnh đôi lúc ngưng hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu cụm ngành tôm sú xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Với mục đích nghiên cứu như trên, tác giả đã dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành của Michael Porter và chuỗi giá trị của Kaplinsky được soạn thảo bởi Vũ Thành Tự Anh để xét cụm ngành theo chiều ngang và chuỗi theo chiều dọc. Qua khảo sát, nghiên cứu, cho thấy cụm ngành còn kém do các thành phần chưa phát triển đồng bộ, một số ngành hỗ trợ mới xuất hiện nên vai trò tương tác chưa cao. Khi xem xét chuỗi giá trị, cho thấy ngành chế biến của tỉnh chỉ mới hoạt động và giữ vị trí chủ đạo ở bốn hoạt động chính trong chuỗi là: cung cấp nguyên liệu, chế biến, hậu cần xuất khẩu và marketing - quảng bá thương hiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa thể khai thác các hoạt động có giá trị gia tăng cao của chuỗi như cung cấp con giống, thức ăn tôm và hệ thống bán buôn, bán lẻ. Bên cạnh đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, người nuôi và nhà khoa học chưa chặt chẽ; trở thành nguyên nhân cốt yếu cản trở cụm ngành phát
  • 5. triển vì thiếu sự tương hỗ chặt chẽ giữa các thành phần. Các giao dịch thương mại đều do cơ chế kinh tế thị trường quyết định, nên khi có khó khăn, các thành phần riêng lẻ tự bảo vệ quyền lợi riêng của mình và bỏ mặc các thành phần còn lại. Hậu quả là hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền, thành phần này suy yếu nên chính nó đánh mất vai trò tương tác và hỗ trợ các thành phần khác, các thành phần khác cũng rơi vào khủng hoảng và suy yếu lan dần trong cụm ngành. Chính quyền địa phương đóng vai trò khá tích cực trong việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khuyến nông khuyến ngư. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn kém do thiếu vốn đầu tư, tính liên kết giữa ba thành phần nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học còn lỏng lẻo. Hiện nay, tỉnh có một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi trồng được qui hoạch. Vì vậy, chính sách của tỉnh cần ưu tiên khắc phục các nhược điểm để thúc đẩy cụm ngành phát triển tốt. Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách và biện pháp khắc phục các mặt hạn chế của cụm ngành, xoay quanh vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi, hệ thống kênh thủy lợi để cung cấp nước tốt cho mùa vụ. Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, giao thông. Tỉnh cần thúc đẩy công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến; hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường; phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan hỗ trợ tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết theo hướng ổn định bền vững. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường là quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất. Bản thân cũng quan tâm đặc biệt đến mối liên kết rời rạc trong cụm ngành và đề xuất lãnh đạo tỉnh tìm cách tuyên truyền cho các tác nhân nhận thức đúng vai trò và ảnh hưởng tích cực giữa các thành phần trong cụm ngành. Từ đó, đưa ra chính sách phù hợp để khắc phục nhược điểm.
  • 6. ABSTRACT RESEARCH Ca Mau has potential, great advantages for aquaculture development, especially shrimp, with three sides facing the sea and coastline over 254 km, over 80 river estuary to the sea suffered hit by two tidal regime characteristic of the South China Sea and the West Sea. Much of the land area of Ca Mau province has water with good quality to meet the development needs of shrimp. Long, black tiger shrimp is the major export commodities of the province. Before the competitiveness of shrimp products in the world is getting fiercer and sources of raw shrimp is sometimes deficient, making clusters shrimp industry of Ca Mau province in particular and the source of shrimp Vietnam faces many difficult problems, impact significantly on the input and output on the world shrimp market. Therefore, the shrimp industry clusters in the province must be able to respond and adapt quickly to the requirements of consumers and market barriers to increasing imports. Currently, the industry cluster development but have limited but still revealing, signs of slowdown when many processing firms in the province sometimes stop working. Therefore, the research cluster prawn export sector in the current context is very necessary to find the causes and effective solutions to enhance the competitiveness of the industry cluster. For research purposes as above, the authors used the combined cluster theory of Michael Porter and the industry's value chain Kaplinsky was drafted by Vu Thanh Tu Anh to consider cluster horizontally and industry vertical chain. Through surveys and research, shows an industry still low due to components not developed synchronously, some emerging industries should support interactive role is not high. When considering the value chain, shows the processing industry of the province just operate and hold leadership positions, in four main activities in the series are: supply of raw materials, processing, export logistics and marketing - promotion trademark. Therefore, enterprises can not exploit the activities of high value-added supply chain as seed, feed and system shrimp wholesale and retail. Besides, the link between the processing enterprises, farmers and scientists are not tight; become essential causes hinder cluster development sector because of
  • 7. lack of strict reciprocity between components. Transactions by commercial market mechanisms and economic decisions, so when there are difficulties, the individual components protect its own interests and neglect the rest. Consequently, the effect broken lines, components weakened should itself lose roles interact and support other components, other components also fell into crisis and weakening gradually spread in the cluster industry. Local government plays a positive role in creating conditions to promote development of aquaculture, agricultural extension. However, the base system infrastructure, irrigation systems is poor due to lack of investment capital and cohesion between the three components of farmers, businesses and scientists still loose. Currently, the province has a number of investment projects in infrastructure in some farming areas is planned. So provincial policy priorities to overcome the disadvantages to promote cluster development industry well. Since then, the authors propose policies and measures to overcome the drawbacks of industries, and revolves around the supporting role of the state in upgrading infrastructure for farming, system irrigation canals to good water supply for the season. In addition, the province should focus on export infrastructure, traffic. The province should promote the work of the Department of Agriculture and Rural Development and research organizations transfer and application of advanced technologies; guide technical procedures, safety, efficiency, limit risks, disease prevention, environmental protection; coordination with other units and organizations concerned to support the reorganization of production, build link chain towards sustainable stability. The role of the Department of Natural Resources and Environment is to manage and control water pollution, soil. Themselves also special attention to linkages in terms of discrete sectors and provincial leaders proposed seeks to promote the right perception agent role and positive influence between components in the industry cluster. From that, given appropriate policies to overcome the drawbacks.
  • 8. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU.........................................................................................1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .........................................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2 1.3. Khung phân tích................................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..........................................................................4 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ...................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ..................5 2.1.1. Khái niệm về cụm ngành ...............................................................................5 2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu....................................................................5 2.1.3. Đường cong nụ cười ......................................................................................6 2.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị.........................................7 2.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter...............................8 2.3. Phương pháp CCED .........................................................................................9 CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH TÔM SÚ TỈNH CÀ MAU ..........................................................................................9 3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành .............................11 3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh cụm ngành tôm theo mô hình kim cương ...14
  • 9. 3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào ........................................................14 3.2.2. Điều kiện cầu ...............................................................................................19 3.2.3. Trình độ phát triển của cụm ngành..............................................................23 3.2.3.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu........................................................23 3.2.3.2. Các doanh nghiệp chế biến ................................................................26 3.2.3.3. Mạng lưới hậu cần xuất khẩu.............................................................27 3.2.3.4. Marketing và thương hiệu..................................................................28 3.2.3.5. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................23 3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm ........................................................28 3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm....................................................................32 3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất ...........................32 3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần..................................................32 3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu ...............................................33 3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức hỗ trợ đối với ngành tôm.................36 3.2.4.1. Chi cục Thủy lợi ................................................................................36 3.2.4.2. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau........................36 3.2.4.3. Công ty bảo hiểm...............................................................................37 3.2.4.4. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng........................................................38 3.2.4.5. Hiệp hội thủy sản ...............................................................................39 3.2.4.6. Trường Cao Đẳng Cộng đồng và Trường Đại học Bình Dương .......40 3.2.5. Bối cảnh cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ............40 3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nước.........................................................40 3.2.5.2. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................41 3.2.5.3. Bối cảnh cạnh tranh thị trường toàn cầu............................................42 3.3. Mối liên kết giữa cụm ngành và chuỗi giá trị.................................................48 3.4. Đo lường các nhân tố cạnh tranh của cụm ngành tôm Cà Mau so với cụm ngành tôm Thái Lan...............................................................................................51 CHƯƠNG 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH...................................54 4.1. Kết luận...........................................................................................................54 4.2. Kiến nghị chính sách.......................................................................................52
  • 10. 4.2.1. Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh..........................................................54 4.2.2. Các thảo luận và chính sách đối với cụm ngành..........................................56 4.2.2.1. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu........................................................56 4.2.2.2. Ngành sản xuất tôm giống .................................................................57 4.2.2.3. Bảo hiểm tôm.....................................................................................57 4.2.2.4. Hệ thống thủy lợi ...............................................................................58 4.2.2.5. Thức ăn và thuốc cho tôm..................................................................58 4.2.2.6. Cụm ngành và chuỗi giá trị................................................................58 4.2.3. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ......................................................................58 4.2.4. Điều kiện đầu vào ........................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải Châu Âu Europe EU CN-BCN Công nghiệp - bán công nghiệp Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GVC Global value chain Chuỗi giá trị toàn cầu Ha Hecta HOSO Head on shell on Đầu và đuôi nguyên vẹn HLSO Headless shell on Phần đầu đã mất và phần thân (vỏ) còn nguyên vẹn ISO International Organization for Standardization Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá NGTK Niên giám Thống kê Raw - PTO Raw – Peel tail on Tươi - Lột vỏ để lại phần đuôi (qui cách chế biến) Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở KHCN Sở Khoa học và Công nghệ TMTS Thương mại thủy sản TTKNKN Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 12. DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH 1. HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn an toàn thực phẩm, đây là một hệ thống phân tích các mối nguy về an toàn thực phẩm và từ đó đưa ra các điểm kiểm soát tới hạn (giới hạn an toàn ở mức thấp nhất của các mối nguy để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng). 2. Nhờ thu và LC: Hai hình thức thanh toán tiền tệ quốc tế cho hai bên giao dịch giữa hai ngân hàng ở hai nước khác nhau. 3. Post: Tôm con (giống). 4. 1 pound (viết tắt là: 1bl, 1bl= 453,6g): là đơn vị khối lượng theo hệ thống đo lường của Mỹ. 5. Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS): Là một dạng bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống và gây ra các triệu chứng lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và phần đầu, ngực của tôm bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh EMS xuất hiện ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối, bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn phái sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy.
  • 13. DANH MỤC HÌNH Hình 2-1. Đường cong nụ cười ..............................................................................................6 Hình 2-2. Mô hình kim cương của Michael Porter................................................................8 Hình 2-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú...............................10 Hình 3-1. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Cà Mau so với các vùng trong nước.......11 Hình 3-2. Giá trị xuất khẩu thủy sản Cà Mau......................................................................12 Hình 3-3. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh .............................................................12 Hình 3-4. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng......................................12 Hình 3-5. Sản lượng thủy sản các tỉnh ĐBSCL...................................................................13 Hình 3-6. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Cà Mau ................................47 Hình 3-7. Bản đồ tỉnh Cà Mau ............................................................................................14 Hình 3-8. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau......................................................17 Hình 3-9. Thị trường nhập khẩu tôm tháng 4 năm 2017.....................................................19 Hình 3-10. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm khách hàng Mỹ ...........................................20 Hình 3-11. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ................................................................22 Hình 3-12. Một số chứng nhận chất lượng được yêu cầu....................................................28 Hình 3-13. Diễn biến giá tôm sú nguyên liệu năm 2017.....................................................38 Hình 3-14. Phân tích chi phí từng công đoạn của qui trình chế biến tôm Raw – PTO........42 Hình 3-15. Các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ..........................43 Hình 3-16. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 - 2017.........................................44 Hình 3-17. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Úc năm 2016 – 2017.........................................46 Hình 3-18. Môi trường kinh doanh ở tỉnh Cà Mau theo mô hình kim cương của Porter ....45 Hình 3-19. Chuỗi giá trị tôm sú Raw PD-IQF xuất khẩu ....................................................45 Hình 3-20. Các nhân tố điều kiện đầu vào...........................................................................51 Hình 3-21. Các nhân tố điều kiện cầu..................................................................................51 Hình 3-22. Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp...........................52 Hình 3-23. Các ngành hỗ trợ và vai trò của chính phủ........................................................52
  • 14. DANH MỤC HÌNH Bảng 3.1. Tổng hợp giá thuốc chuyên dùng cho tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.......30 Bảng 3.2. Tổng hợp giá thức ăn nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...................31 Bảng 3.3. Các trạm biến áp thuộc đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Cà Mau ... 314 Bảng 3.4. Các nước cung cấp tôm hàng đầu cho EU năm 2013-2017......................45 Bảng 3.5. Quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu.......................49
  • 15. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Diện tích mặt nước nuôi trồng so với cả nước ..................................................62 Phụ lục 2 - Sản lượng tôm nuôi của ba tỉnh qua các năm....................................................62 Phụ lục 3 - Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm .........................................63 Phụ lục 4 - Lượng mưa các tháng trong năm.......................................................................63 Phụ lục 5 - GDP của thủy sản so với tổng GDP của tỉnh Cà Mau.......................................62 Phụ lục 6 - Lao động ngành thủy sản trong tổng số lao động của tỉnh................................62 Phụ lục 7- Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm khách hàng Mỹ...........................................63 Phụ lục 8 - Danh mục chỉ tiêu hóa học (kháng sinh) chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản.......................................................................................................65 Phụ lục 9- Danh mục chỉ tiêu vi sinh chỉ định kiểm tra đối với lô hàng thủy sản ...............68 Phụ lục 10- Phiếu phân tích kháng sinh...............................................................................71 Phụ lục 11- Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ...............................................................72 Phụ lục 12- Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Cà Mau..............................72 Phụ lục 13- Sản phẩm phục vụ nuôi tôm công nghiệp chủ yếu của Cà Mau.......................72 Phụ lục 14- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân ..............................................................73 Phụ lục 15- Bảng câu hỏi phỏng vấn thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu ........76 Phụ lục 16- Bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu .............................78 Phụ lục 17- Danh sách nông dân được phỏng vấn...............................................................80 Phụ lục 18- Danh sách thương lái/doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu được phỏng vấn....80 Phụ lục 19- Danh sách doanh nghiệp chế biến được phỏng vấn .........................................80 Phụ lục 20- Danh sách chính quyền tỉnh, Sở ban ngành được phỏng vấn...........................81 Phụ lục 21- Bảng đo lường nhân tố cạnh tranh trong mô hình kim cương của Porter ........81 Phụ lục 22- Bảng câu hỏi đánh giá các nhân tố ...................................................................83 Phụ lục 23- Danh sách chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn......................85 Phụ lục 24- Bảng kết quả đánh giá các nhân tố cạnh tranh .................................................86
  • 16. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km, có trên 80 cửa sông thông ra biển chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều đặc trưng của vùng Biển Đông và Biển Tây. Phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt, đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Theo số liệu điều tra, tính đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có trên 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ trên 278.000 ha với nhiều loại hình nuôi như: siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp. Cà Mau hiện có 24 doanh nghiệp, 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất trên 200.000 tấn thành phẩm/năm và hệ thống dịch vụ phục vụ nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh; lực lượng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá đông đảo; nguồn lao động trong ngành tôm hiện chiếm tỷ lệ khá cao (trên 300.000 lao động). Tuy nhiên, trong thời gian qua, cụm ngành tôm Cà Mau phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi; môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm; đất đai bị bạc màu; tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; việc tiếp nhận, ứng dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tôm còn hạn chế. Quan trọng là việc xuất khẩu mặt hàng tôm Cà Mau còn nhiều thách thức như: sự gia tăng các rào cản kỹ thuật, thương mại và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các nhà nhập khẩu ngày càng cao; sự cạnh tranh gay gắt của các nước đối thủ.
  • 17. 2 Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam năm 2017, đã xác định rõ mục tiêu “Phát triển ngành tôm Việt Nam tiến lên thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh về sản phẩm tôm Việt Nam; trong đó, tỉnh Cà Mau với định hướng xây dựng quy hoạch phát triển thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; phấn đấu đến năm 2021 xuất khẩu tôm đạt 02 tỷ USD. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025” là cần thiết và cấp bách. Qua đó, xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh và đề xuất, khuyến nghị những chính sách, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau; góp phần vào sự phát triển bền vững của cụm ngành tôm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế của tỉnh nhà. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu nguyên nhân khiến cụm ngành tôm của tỉnh Cà Mau, dù hội tụ các điều kiện về tự nhiên, địa hình, khí hậu cùng với định hướng, chủ trương của Tỉnh nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của Michael E. Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành tôm của Tỉnh, từ đó xác định những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau? Những chính sách và giải pháp nào cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau? 1.4. Khung phân tích
  • 18. 3 Khung phân tích được sử dụng là mô hình kim cương của Michael Porter là chủ yếu. Tác giả đặt cụm ngành vào vị trí trung tâm và xem xét bốn yếu tố của mô hình tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành như thế nào. Dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành với chuỗi giá trị để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành trong thị trường sản xuất trong nước và thế giới. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter. Phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến; các cơ quan chuyên môn và những nhà làm chính sách cấp Tỉnh để tìm ra nguyên nhân khiến cho cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Từ đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 - 2025. Phương pháp phân tích mô tả, tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu thu thập được. Phân tích dữ liệu thứ cấp của đề tài được tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê của tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, Chi cục Thủy lợi, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau, các cơ quan liên quan và sách báo, tạp chí. Phân tích dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn từ hộ dân nuôi tôm; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua; các doanh nghiệp chế biến; các cơ quan chuyên môn và những nhà làm chính sách cấp Tỉnh. Bước 1: Phỏng vấn doanh nghiệp chế biến trong tỉnh quanh những vấn đề khó khăn hiện nay về khả năng sản xuất, tình hình biến động của thị trường cùng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và chính quyền địa phương có chính sách tác động gì? Bước 2: Phỏng vấn hộ nông dân nuôi tôm về các khó khăn liên quan quy trình kĩ thuật nuôi, tình hình biến động giá cả. Tình hình tiếp cận chính sách hỗ trợ vay vốn của chính quyền địa phương và tính liên kết giữa “3 nhà” nhà nuôi tôm, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.
  • 19. 4 Bước 3: Phỏng vấn chính quyền tỉnh và cấp xã của tỉnh Cà Mau. Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ gì để thúc đẩy cụm ngành tôm phát triển. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cụm ngành tôm sú xuất khẩu, phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 2.002 đến nay. 1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn Luận văn gồm 4 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài; Chương 2 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài; Chương 3 tập trung phân tích môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Chương cuối cùng nêu đề xuất kiến nghị chính sách và kết luận các vấn đề của luận văn.
  • 20. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị 1.1.1. Khái niệm về cụm ngành Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của một nhóm công ty và các thể chế liên quan, được nối kết với nhau bởi sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay có thể là một nhóm các quốc gia1 . Cấu trúc của cụm ngành rất đa dạng gồm: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các ngành liên quan về sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng, các thể chế hỗ trợ (tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng)2 . Cụm ngành ra đời và phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng ưu thế cạnh tranh nhờ vào khả năng thúc đẩy đổi mới, gia tăng năng suất và thúc đẩy thương mại hóa cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới ra đời3 . Cụm ngành gia tăng năng suất bằng cách tăng tiếp cận với các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin, kĩ năng, lao động …), giảm chi phí giao dịch, tăng động cơ và năng lực cạnh tranh, tăng sức ép đổi mới và nhu cầu chiến lược phân biệt hóa sản phẩm. Cụm ngành tăng cường khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng, các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ. Ngoài ra, cụm ngành phát triển thúc đẩy cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. Cụm ngành khuyến khích các doanh nghiệp mới ra đời trong hệ thống cụm ngành nhờ các nguồn lực về tài chính và kĩ năng, các mối quan hệ thương mại và sự gia tăng nhu cầu. 1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ từ các giai đoạn nghiên cứu đến các giai đoạn trong quá 1 Vũ Thành Tự Anh (2012, tr.11). 2 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012. 3 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
  • 21. 6 trình sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối, sau cùng là xử lý rác thải sau sử dụng4 . Nếu một chuỗi giá trị sản phẩm có hoạt động diễn ra qua nhiều nước trên phạm vi toàn cầu thì được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu, là chuỗi cho phép các công đoạn của nó được thực hiện tại các địa điểm, quốc gia khác nhau với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Cấu trúc của một chuỗi giá trị điển hình rất phức tạp, thường có bốn phân khúc: Thiết kế, sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng và tái chế. 1.1.3. Đường cong nụ cười Mức độ phân bố giá trị các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của một số mặt hàng được các nhà nghiên cứu mô phỏng qua dạng Parabol ngửa (còn gọi là đường cong nụ cười) như mô hình bên dưới: Hình 0-1. Đường cong nụ cười Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Lý thuyết kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị (2012, tr.30) 4 Kaplinsky, 2000, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
  • 22. 7 Theo mô hình trên, các khâu trong chuỗi có giá trị cao là các khâu thiết kế và khâu tiêu thụ. Mục tiêu của các doanh nghiệp và các quốc gia là dịch chuyển sản xuất từ các khâu có giá trị thấp (ở giữa đường cong) sang các khâu có giá trị cao (hai bên của đường cong). Đây là một mục tiêu khó đạt được trong thời gian ngắn vì khâu thiết kế đòi hỏi nhiều kiến thức và thông tin, trong khi khâu tiêu thụ khá phức tạp gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Thiết kế kênh tiêu thụ, chiến lược giá cả, quảng bá… Các quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị cần định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh để dịch chuyển lên các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn hoặc phòng bị để không bị loại ra khỏi chuỗi mà họ tham gia. 1.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị Hai cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị dường như mâu thuẫn nhau nếu ta xét riêng lẻ chúng. Vì cụm ngành nhấn mạnh đến vai trò tương tác giữa các công ty và thể chế ở địa phương, trong khi chuỗi giá trị lại xem xét tương tác giữa các thành viên trong chuỗi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu kết hợp hai cách tiếp cận này thì chúng có thể bổ sung ưu điểm và bổ khuyết cho nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp trong cụm ngành phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhập khẩu và người mua toàn cầu trong khi các lý thuyết về cụm ngành không đề cập đến sự tương tác với môi trường bên ngoài. Ngược lại, các thành viên trong chuỗi giá trị đều chịu tác động trực tiếp của các nhân tố địa phương như môi trường cạnh tranh, thị trường lao động, cơ sở hạ tầng sản xuất và giao thông công cộng nhưng lý thuyết chuỗi bỏ qua những tương tác này. Cách kết hợp trên giúp cho các nhà nghiên cứu có tầm nhìn tổng quan, xem xét sự hỗ trợ giữa các thành phần trong cụm ngành, định hướng doanh nghiệp tiến xa hơn về hai đầu của đường cong nụ cười, tiếp cận các hoạt động trong chuỗi có giá trị gia tăng cao. Đây là một công cụ hiệu quả để nâng cấp hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
  • 23. 8 1.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter Hình 0-2. Mô hình kim cương của Michael Porter Nguồn: Porter (2008, tr.227) Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường kinh doanh và tạo thành liên kết “hình thoi” là: Điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa (Hình 2-2). Các điều kiện về yếu tố sản xuất gồm: Vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp một nước được lợi thế cạnh tranh khi các yếu tố sản xuất tạo điều kiện thuận lợi với chi phí thấp và chất lượng cao5 . Các điều kiện cầu gồm: Kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu trong nước, mức độ đòi hỏi của khách hàng, cầu trong nước dự báo cầu ở các thị trường tiêu thụ... Nếu cầu trong nước chậm phản ứng với những nhu cầu mới ở 5 Porter (2008)
  • 24. 9 nước khác thì các công ty nội địa sẽ bất lợi vì các quốc gia khác thích nghi sớm hơn và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường với ưu thế thay đổi và hoàn thiện chất lượng sản phẩm trước. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia6 . Điển hình như Thụy Điển lớn mạnh về sản phẩm thép chế tạo (vòng bi và máy cắt) nhờ vào sự phát triển của các ngành thép đặc biệt. Porter cũng nêu trong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” rằng lợi ích của các ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp cho các công ty áp dụng các phương pháp và công nghệ mới từ nhà cung cấp địa phương. Ngược lại, các công ty ảnh hưởng đến nỗ lực cải tiến kĩ thuật công nghệ của nhà cung cấp và trở thành người kiểm tra đầu ra sản phẩm. Nhân tố có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Cụ thể, đó là hoàn cảnh mà các công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất cạnh tranh trong nước7 . Ví dụ các công ty Ý đứng hàng đầu thế giới trong nhiều ngành bị phân đoạn, như: Đèn chiếu sáng, đồ nội thất, giày... Công ty Ý cạnh tranh với chiến lược phân biệt hóa sản phẩm và chọn thị trường chuyên biệt, nhỏ với phong cách riêng của mình. Cạnh tranh nội địa buộc công ty giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sáng tạo quá trình sản xuất mới với công nghệ cải tiến. 1.3. Phương pháp CCED Tác giả sử dụng phương pháp CCED trong nghiên cứu về Phát triển kinh tế thành phố dựa vào cụm ngành (Cluster –based City Economic Development), một hệ thống gồm 39 nhân tố để đo lường năng lực cạnh tranh của cụm ngành ở Châu Á8 . Các nhân tố được chia thành 5 nhóm theo mô hình kim cương của Porter: Các điều kiện về nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ có 6 Porter (2008) 7 Porter (2008) 8 Choe, Roberts và các cộng sự, 2011, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
  • 25. 10 liên quan, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh, vai trò của chính quyền9 . Tác giả lấy ý kiến đánh giá mức độ cạnh tranh của 39 nhân tố theo thang điểm từ 1 đến 5 (thang đo Likert) từ một số chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu điểm trung bình tổng lớn hơn 3,75 thể hiện cụm ngành rất mạnh và có sức cạnh tranh quốc tế; điểm 3,0 cho thấy cụm ngành có sức cạnh tranh trong nước; điểm 2,5 chứng tỏ cụm ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong một vùng; điểm 2,0 trở xuống thể hiện cụm ngành yếu và mới được hình thành. Tốt Khá Trung bình Kém Hình 0-3. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú Nguồn: Tác giả tự vẽ Chú thích: Cụm ngành tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu đỏ. Chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu: Các thành phần trong khung gạch nối màu xanh. 9 Phụ lục 21.
  • 26. 11 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH TÔM SÚ TỈNH CÀ MAU 3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành Hình 3-1. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Cà Mau so với các vùng trong nước Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau Cụm ngành ban đầu hình thành từ điều kiện đất đai và khí hậu rất thích hợp với tôm sú (tên khoa học là: Penaeus monodon). Diện tích mặt nước nuôi Cà Mau và Bạc Liêu cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Diện tích nuôi của Cà Mau là 300,5 nghìn hecta (ha); Bạc Liêu có 126,9 nghìn ha và Sóc Trăng là 68,4 nghìn ha. Diện tích mặt nước ưu ái cho nuôi trồng thủy sản nên vùng có nguồn thủy sản dồi dào cung cấp cho việc chế biến xuất khẩu. Thiên nhiên ưu ái ngành tôm sú xuất khẩu và cụm ngành đã phát triển công nghệ ở trình độ cao tại ba tỉnh này. Ban đầu, ngành thủy sản chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất ít. Cụm ngành tôm Cà Mau cũng như ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu phát triển khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở các thị trường như: Nhật, Mỹ, Châu Âu…
  • 27. 12 Hình 3-2. Giá trị xuất khẩu thủy sản Cà Mau Nguồn: NGTK Cà Mau từ năm 2002 đến năm 2017. Theo nội dung thống kê cho thấy, từ năm 2002 - 2017, giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh tăng dần từ hơn 60 triệu USD đến năm 2017 tăng lên đến 237 triệu USD. Hình 3-3. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau từ năm 2002 đến năm 2017 Sau 10 năm (2007 - 2017), GDP thủy sản tăng đáng kể và dao động từ 28% đến 35% GDP. Điều này chứng tỏ ngành thủy sản đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao GDP của tỉnh và cải thiện thu nhập cho người dân.
  • 28. 13 Hình 3-4. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng từ năm 2006 đến 2017 Năm 2017, sản lượng tôm nuôi của tỉnh Cà Mau là 170.302 tấn, điều này cho thấy Cà Mau có điều kiện thuận lợi về phát triển tôm hơn các tỉnh lân cận (Bạc Liêu là 114.865 tấn, Sóc Trăng là 127.882 tấn). Các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất khẩu có điều kiện sản xuất với nguồn tôm dồi dào, để tăng doanh thu. Ngoài thuận lợi trên, bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường có lúc làm nguồn tôm bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây khó khăn cho đầu ra xuất khẩu. Hình 3-5. Sản lượng thủy sản các tỉnh ĐBSCL Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau 2015, 2016, 2017. Giai đoạn 2015 - 2017, sản lượng thuỷ sản của tỉnh Cà Mau dao động trong khoảng 500.000 - 550.000 tấn/năm trong khi Kiên Giang đạt sản lượng cao nhất, từ
  • 29. 14 570.000 - 600.000 tấn/năm. Điều này cho thấy, tuy sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của vùng ĐBSCL (Hình 3.6). Nhìn chung, ngành chế biến thủy sản và tôm xuất khẩu của Cà Mau có tăng, nhưng vẫn chưa phát huy tối đa tiềm năng vốn có của tỉnh. 3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành tôm theo mô hình kim cương của Porter 3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào Hình 3-6. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Cà Mau Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau (2017). Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Phần đất liền có diện tích 5.211 km2 , bằng 1,58% diện tích cả nước và bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điểm cực Nam nằm ở 80 33’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc nằm ở 90 33’ vĩ độ Bắc. Khoảng cách từ cực Bắc tới cực Nam khoảng 100 km. Điểm cực Đông nằm ở 1050 24’ kinh độ Đông, điểm cực Tây nằm ở 1040 43’ kinh độ Đông. Khoảng cách từ cực Tây sang cực Đông khoảng 68 km. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có cả bờ biển Đông (107 km) và bờ biển Tây (147 km) với tổng chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, rộng trên 71.000 km2 , tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Vùng biển chủ quyền của tỉnh Cà Mau có nhiều cụm đảo:
  • 30. 15 Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông thuộc biển Tây, Hòn Khoai thuộc biển Đông. Cụm đảo Hòn Khoai gồm 4 đảo: Đảo Đồi Mồi, Hòn Sao, Hòn Gò và lớn nhất là Hòn Khoai, cách đất liền khoảng 18 km, với diện tích xấp xỉ 5 km2 . Cà Mau tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc, Bạc Liêu ở phía Đông, phía Tây giáp Biển Tây, phía Đông Nam và Nam giáp biển Đông. Với 3 mặt giáp biển, tạo thành Cà Mau như một bán đảo. Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 300,9 km về phía Bắc, cách Bạc Liêu 74 km, Sóc Trăng 120 km và Cần Thơ 151 km. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển ngành tôm, Cà Mau có điều kiện tương tác với các vùng kinh tế phát triển trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có cơ hội tận dụng lợi thế cạnh tranh theo qui mô vùng để phát triển thuận lợi cụm ngành chế biến tôm sú xuất khẩu. Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và biển Tây (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3,0 – 3,5 m vào ngày triều cường và từ 1,8 – 2,2 m vào các ngày triều kém. Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nên phần lớn diện tích đất liền của tỉnh đã bị nhiễm mặn và chế độ thủy triều rất phức tạp. Chế độ thủy triều đã được người dân tận dụng trong đời sống, sản xuất như giao thông đi lại theo con nước, lấy nước và thoát nước cho các vùng đầm nuôi tôm… Tuy nhiên, do chế độ truyền triều không đều của biển Đông và vịnh Thái Lan đã hình thành một số vùng giáp nước, là những khó khăn cho giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất. Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một lượng phù sa lớn làm bồi lắng nhanh ở các sông, kênh thủy lợi. Ngoài ra, trong mùa khô (mùa gió chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, vì vậy công tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng năm của địa phương. Thời tiết chia thành hai mùa: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 (dương lịch), thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.800 mm thích hợp cho sản xuất
  • 31. 16 nông nghiệp10 . Nhiệt độ trung bình năm là 28,50 C, nhiệt độ thấp nhất là 210 C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất là 360 C (vào mùa nắng). Đặc điểm địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch. Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao bình quân từ 0,5 m đến 1,5 m so với mực nước biển. Những vùng trũng cục bộ của Thới Bình, Cà Mau nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt đây là điều kiện cho nuôi trồng các loài thủy sản như: tôm, cá, ốc, sò huyết. Quốc lộ 1A chạy thông suốt từ Cà Mau đến TP.HCM nên việc vận chuyển sản phẩm từ Cà Mau đến cảng ở TP.HCM khá thuận lợi. Đặc biệt khi Tổ hợp Cảng biển nước sâu Trần Đề ở tỉnh Sóc Trăng được đầu tư đưa vào sử dụng thì việc vận chuyển sản phẩm sẽ rút ngắn đáng kể về cự ly và giảm chi phí vận tải. Toàn tỉnh Cà Mau có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 119,3 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 267,9 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 98,1%; 97 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 976,4 km, tỷ lệ nhựa cứng hóa đạt 64,8%; 287 tuyến đường đô thị dài 228,9 km bao gồm các tuyến đường nội ô thành phố Cà Mau và đường thị trấn đã được nhựa (cứng) hóa đạt 99,8%; đường giao thông nông thôn có 1.962 tuyến với tổng chiều dài 10.844,5 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 35%. 10 Phụ lục 4
  • 32. 17 Hình 3-7. Bản đồ tỉnh Cà Mau Về đường thủy, Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên hệ thống giao thông đường thủy khá phát triển. Vận tải bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn hơn
  • 33. 18 so với đường bộ. Theo số liệu thống kê, hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh có 57 tuyến với tổng chiều dài 1.161,8 km, trong đó: 12 tuyến do trung ương quản lý với tổng chiều dài 261,7 km; 12 tuyến do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 349,0 km; 33 tuyến do huyện quản lý với tổng chiều dài 559,5 km. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km sông kênh có khả năng khai thác vận tải thủy, chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản hoặc hàng hóa nhỏ lẻ của người dân. Cà Mau được quy hoạch thành hai vùng sản xuất có hệ sinh thái đặc trưng, đó là: Vùng Nam Cà Mau, nuôi tôm – lúa, được chia thành 18 tiểu vùng với diện tích 323.786 ha. Vùng Bắc Cà Mau, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, được chia làm 05 tiểu vùng với diện tích 206.214 ha (trong đó có 51.800 ha của dự án Quản lộ Phụng Hiệp). Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tỉnh Cà Mau đã tập trung đầu tư nhiều dự án. Từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hạ tầng thủy sản, vốn ODA,… tỉnh đã bố trí thực hiện các dự án thuộc các Tiểu vùng Bắc Cà Mau và Nam Cà Mau để khép kín các tiểu vùng. Thực tế, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn tồn tại như: Hệ thống thủy lợi không có hệ thống cấp nước, thoát nước riêng biệt; năng lực cấp thoát nước còn rất hạn chế nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh từ nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Các công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm chưa đồng bộ nên chưa thể đảm bảo chủ động lấy nguồn nước để phục vụ nuôi tôm và thiếu nguồn nước ngọt bổ sung cần thiết; trong quá trình cải tạo, một số hộ đã bơm bùn trực tiếp ra sông rạch cũng là nguyên nhân gây bồi lắng nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm. Lực lượng trong độ tuổi lao động ở tỉnh Cà Mau khá dồi dào là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở nơi đây. Dân số tỉnh Cà Mau có trên 1.218.000 người, trong đó nam có 615.846 người và nữ có 612.975 người. Nguồn nhân lực: hiện có 921.955 lao động, trong đó, tốt nghiệp cao đẳng trở lên: 17.198 người, tốt nghiệp trung cấp, dạy nghề: 42.802 người, đào tạo nghề: 133.965 người, còn lại là lao động phổ thông. Hiện nay, tổng số cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 22 cơ sở. Trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp kinh tế kỹ thuật, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 2 trung tâm giới
  • 34. 19 thiệu việc làm và 9 cơ sở dạy nghề thuộc các huyện và 4 cở sở dạy nghề ngoài công lập. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 2 chi nhánh của trường Đại học Bình Dương và Tôn Đức Thắng. Đây là điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lực lượng lao động trên địa bàn. Hình 3-8. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau từ năm 2007 đến năm 2017 3.2.2. Điều kiện cầu Trên cơ sở số liệu nhập khẩu của tháng 4 năm 2017, các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam bao gồm: Mỹ chiếm 16,8% tổng giá trị nhập khẩu, Nhật chiếm 16,7%, Hàn Quốc 9,3%, Trung Quốc 10,7%... Tuy nhiên, hiện nay số liệu này có sự thay đổi đáng kể, ở thị trường lớn EU, con tôm Việt Nam được hầu hết các nước trong khối này ưa chuộng và nhập khẩu với sản lượng lớn. Trong đó, 3 thị trường chính tại khối EU là Hà Lan, Anh, Đức luôn tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu tôm Việt Nam. Hà Lan là nước nhập khẩu với số lượng lớn nhất, chiếm 6,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quốc gia này nhập khẩu tôm không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn chế biến và xuất khẩu sang các nước trong khối EU.
  • 35. 20 Hình 3-9. Thị trường nhập khẩu tôm tháng 4 năm 2017 Nguồn: Vasep, xuất khẩu tôm tháng 4 năm 2017. Vì vậy, nhập khẩu tôm vào Hà Lan đang ngày một tăng. Cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan là tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ 86%, tôm sú chiếm 10% và tôm loại khác chiếm 4%. Đứng thứ hai trong khối EU là thị trường Anh và 3 năm trở lại đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh tăng gần 84%, do nước này đẩy mạnh nhập khẩu tôm nước ấm, vì giá rẻ hơn để thay thế cho tôm nước lạnh (nhập khẩu từ Bỉ, Đức và Đan Mạch). Giá tôm nước lạnh tăng nhanh do các nước khai thác cắt giảm hạn ngạch. EU có lợi thế đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam về ưu đãi thuế, nhấ́t là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, trong khi nhu cầu nhập khẩu tôm vào EU về cuối năm càng tăng, nước xuất khẩu tôm lớn khác tại Châu Á là Ấn Độ có xu hướng giảm lượng tôm xuất sang EU. Điều này là lợi thế lớn cho con tôm Việt Nam tại thị trường EU. Những thị trường khác là Mỹ lại rất ưa chuộng tôm thẻ chân trắng, với lượng nhập khẩu lên đến 69% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của quốc gia này. Thị trường Nhật chuộng tôm sú và giá mua tôm sú của doanh nghiệp nhập khẩu Nhật cao. Đây chính là lợi thế, bởi chất lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam cao, sản
  • 36. 21 lượng lớn với 350.000 tấn/năm. Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển nuôi tôm sú, nên dư địa để xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ và Nhật còn rất lớn. Đặc biệt là Chính phủ đang hành động quyết liệt để phát triển ngành tôm Việt Nam thông qua Quyết định 79/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; xem đây là ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Hiện nay, khu vực nuôi tôm lớn nhất cả nước là ĐBSCL đang đẩy mạnh khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành tôm của địa phương, nhằm triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản xuất, mô hình hợp tác xã hiệu quả trong sản xuất nuôi tôm địa phương, để đạt các mục tiêu mà Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã đề ra như, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD; Tổng diện tích tôm nước lợ đạt 750.000 ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000 ha. Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1,153 triệu tấn... Tuy nhiên, tại các thị trường nhập khẩu lớn đặt ra yêu cầu rất cao đối với mặt hàng tôm sú. Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và tỉ mỉ từ chất lượng cảm quan bên ngoài đến cấu trúc, mùi vị sản phẩm trong và sau quá trình chế biến. Các tiêu chuẩn thành phẩm bao gồm: Kích cỡ, số con trong 1 pound, độ đồng đều giữa các thân tôm, tỉ lệ áo băng bề mặt để bảo quản tôm khỏi hư hỏng11 . Khách hàng thường quan tâm đến tiêu chuẩn cảm quan như: Màu sắc tôm, độ tươi, vỏ bị biến đen, mùi vị, cấu trúc sản phẩm khi nếm hay cắn thử (Hình 3-12). Tiêu chuẩn về kháng sinh và vi sinh trong an toàn thực phẩm khá chặt chẽ và phụ thuộc vào yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu12 . Chất kháng sinh bị hạn chế sử dụng như: Chloramphenicol là 50 ppt/1g sản phẩm (ppt/1g: phần nghìn tỷ/1g sản phẩm); Trifluralin: 300 ppt/1g sản phẩm; Enpro hoặc Cipro: 1000 ppt/1g sản phẩm13 . 11 Phụ lục 7 12 Phụ lục 8 và Phụ lục 9 13 Phụ lục 10
  • 37. 22 Hình 3-10. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm của khách hàng Mỹ Nguồn: Lấy từ biểu mẫu kiểm tra chất lượng cảm quan của Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Hòa Trung (theo yêu cầu của khách hàng Mỹ) Các nhà máy luôn kiểm tra kháng sinh và vi sinh mỗi ngày trước khi chế biến để loại ra các lô tôm nguyên liệu không đạt yêu cầu. Sau đó, nhà máy kiểm tra chất lượng thành phẩm được nhà máy kiểm tra trước khi xuất xưởng và được sự kiểm tra mẫu cuối cùng của tổ chức kiểm tra chất lượng thủy sản Vùng 5 (Nafivaqed) để đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu. Chi phí sản xuất tăng do việc kiểm tra chất lượng từng lô hàng trước khi xuất khẩu làm giá tôm thành phẩm tăng cao hơn các nước khác. Nhật Bản là quốc gia kiểm tra chất lượng nhập khẩu thực phẩm rất nghiêm ngặt. Đặc biệt, kháng sinh cấm Ethoxyquin đã làm cho việc xuất khẩu đến Nhật có lúc giảm mạnh. Các công ty của Nhật kiểm tra Ethoxyquin trên 30% lô tôm từ Việt Nam với giới hạn cho phép là 0,01 ppm = 10 ppb (1 phần tỷ/1g tôm). Ý thức được vấn đề trên, Việt Nam không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn thị trường Nhật và những thị trường khó tính khác. Theo thống kê, trong Quý I năm
  • 38. 23 2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng 29.6% đạt 135.4 triệu USD. Với mức tăng trưởng mạnh như trên đã đưa thị trường Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Trước đó, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân đưa Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, là do đồng Yên tăng đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu tôm. Một nguyên nhân khác là do người tiêu dùng Nhật Bản hiện chuyển sang lựa chọn các sản phẩm thủy hải sản giá rẻ, khiến nhu cầu tôm tăng lên so với các loại hải sản khác như cá ngừ, cá hồi và mực ống. Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam; giá tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Nhật là 12 USD/kg, trong khi giá của Indonesia là 11 USD/kg và Thái Lan là 10 USD/kg. Việt Nam xuất khẩu tôm tới 68 thị trường, 10 thị trường lớn nhất gồm: Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan, Thụy Điển. Các thị trường này chiếm tới 95.4% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mặc dù ngành sản xuất tôm có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhưng lĩnh vực này đối mặt với thách thức về sản xuất quy mô nhỏ và hạn chế về giống tôm; có khoảng 1.800 cơ sở nuôi tôm trên cả nước nhưng rất ít trong số đó đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn sinh học. Hơn 90% các giống tôm nuôi chân trắng Việt Nam phải nhập khẩu, trong khi giống tôm lớn phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên. 3.2.3. Trình độ phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan 3.2.3.1. Ngành sản xuất tôm giống Toàn tỉnh hiện có hơn 800 cơ sở sản xuất tôm giống. Về trình độ, kỹ thuật viên có chuyên môn cao không nhiều (khoảng 20%), số còn lại chỉ được tập huấn ngắn hạn. Việc hạn chế về trình độ kỹ thuật đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tôm giống trong tỉnh. Về quy mô sản xuất, đến nay vẫn còn có hơn 80% là các cơ sở nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất chưa đảm bảo. Tỉnh đã khuyến khích các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết thành hợp tác xã hoặc có điều kiện mở rộng kinh doanh, hình thành các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, áp dụng quy trình công nghệ
  • 39. 24 hiện đại, tuy nhiên đến nay số lượng cơ sở sản xuất lớn không nhiều. Hiện tại, tỉnh Cà Mau đã cấp phép cho Tập đoàn Việt Úc xây dựng khu sản xuất giống với quy mô hơn 120 ha, công suất thiết kế hơn 14 tỷ con giống/năm, góp phần giải quyết nhu cầu về giống trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 220 cơ sở kinh doanh giống thủy sản đang hoạt động. Hàng năm các cơ sở kinh doanh được kiểm tra điều kiện kinh doanh. Nguồn giống được nhập về từ các tỉnh Miền Trung. Để quản lý nguồn giống nhập tỉnh có chất lượng tốt, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ký kết phối hợp với các tỉnh về quản lý chất lượng giống, qua đó chất lượng giống cũng được đảm bảo. Công tác kiểm dịch giống thủy sản tại các huyện luôn được quan tâm chỉ đạo, cơ quan chuyên môn, quản lý thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trên khâu lưu thông, tập trung xử lý các phương tiện vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch và nhắc nhở cơ sở sản xuất phải chấp hành việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán, nhằm tuyên truyền để người sản xuất tôm giống ý thức hơn nữa việc chấp hành các quy định về kiểm dịch giống thủy sản. Tuy nhiên, qua kết quả lấy ý kiến phỏng vấn của các chuyên gia hầu hết đều có nhận định: tình trạng thất mùa do giống chưa kiểm dịch lẫn với giống đã kiểm dịch; Chi cục Thú y khó khăn kiểm dịch số lượng tôm giống ngoại tỉnh tràn vào tỉnh. Do sợ bị tịch thu và tiêu hủy giống một số cơ sở kinh doanh giống trốn tránh kiểm dịch; vì không có cơ sở để nhận biết nên dẫn đến người nuôi phải chịu thiệt. Trong khi trình độ và kĩ thuật của nông dân xử lý và chữa trị tôm giống hạn chế đã làm cho tôm khả năng chịu đựng rất kém. Ngành nuôi và chế biến tôm xuất khẩu suy yếu, làm thất thoát GDP và ngân sách thu từ thuế do mùa vụ thất bát dẫn đến hoạt động của cụm ngành tôm giảm. 3.2.3.2. Mạng lưới cung cấp nguyên liệu cho các công ty chế biến tôm Cà Mau là một trong các vùng tôm sú rất dồi dào từ hai nguồn: tôm công nghiệp và quảng canh. Do đặc thù địa bàn nuôi rộng lớn khắp tỉnh nên có hàng ngàn thương lái gom thu mua (không đăng ký) để giao lại cho các đại lý lớn, hiện có 353 đại lý đăng ký hoạt động cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất
  • 40. 25 khẩu. Đây là khâu trung gian nhưng thời gian qua không kiểm soát được nên gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giải quyết tình trạng này, xây dựng mối liên kết giữa người nuôi với nhà máy chế biến là rất quan trọng. Với bề dày kinh nghiệm trong ngành và sự nỗ lực mở rộng thị trường không ngừng của các doanh nghiệp, đồng thời việc áp dụng những chính sách xúc tiến thương mại theo hướng ngày càng chuyên nghiệp đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia cung cấp tôm hàng đầu khu vực (trong đó có tỉnh Cà Mau). Đến nay thị trường xuất khẩu tôm Cà Mau đã có mặt trên hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 05 thị trường chủ lực xuất khẩu tôm Cà Mau chiếm trên 65% là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc. Hình 3-11. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp/vẽ từ bảng báo giá của doanh nghiệp Theo kết quả phỏng vấn Doanh nghiệp Thành Đạt cho rằng các thương lái hợp đồng thu trong dân với giá từ bằng đến cao hơn giá do công ty đưa ra là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, họ biết được hộ nuôi có ký hợp đồng với công ty là tôm sạch nên sẵn sàng trả giá ngang với mức giá do công ty đưa ra và không cần phải lấy mẫu kiểm nghiệm. Từ đây, người nuôi cho rằng giá của công ty không cao. Thứ hai là có trường hợp doanh nghiệp cần gấp một số lượng tôm nhất định để đủ hàng giao cho đối tác, nên sẵn sàng ra giá cao cho thương lái đi thu gom. Người nuôi không nên lấy mức giá thu mua trước mắt do thương lái đưa ra, mà cần đo lường hết giá trị thực cũng như tính bền vững lâu dài giữa công ty so với thương lái. Cụ thể đối với thương lái, chỉ cần cỡ tôm rớt 1 con, người nuôi đã bị trừ 2.000 đồng/kg, còn dưới 1 con chỉ được cộng thêm 1.000 đồng/kg, mà chuyện lên xuống
  • 41. 26 1 con/kg đối với thương lái là không khó, nên phần thiệt lúc nào cũng thuộc về người nuôi. Bên cạnh đó, các đại lý cung cấp tôm sẽ bán cho doanh nghiệp trả giá cao nhất. Ngược lại, nhà máy sẽ mua tôm của đại lý bán giá thấp nhất. Hiện nay, giá tôm sú (cỡ 16/20 - 4/6) trên thị trường so với vụ trước chênh lệch hơn 60 nghìn đồng/kg, tương đương 60 triệu/tấn. Đây là lý do khiến cho các nhà máy ở Cà Mau vẫn còn tình trạng thiếu tôm để sản xuất. Ngoài ra, dịch bệnh cũng gây thiệt hại lớn về sản lượng thu hoạch, có lúc doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu tôm từ các nước khác để duy trì sản xuất. Theo số liệu của Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản xuất nhập khẩu Hòa Trung, thì trung bình một ngày nhà máy thu mua khoảng 10 tấn - 13 tấn. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2017, nhà máy mua sản lượng thấp nhất, chỉ hơn 2 tấn/ngày. Điều này, làm cho nguyên liệu vào nhà máy khá thất thường. Để thu hút nguyên liệu, các doanh nghiệp nâng giá cao để thu mua. Nhà máy phải bồi thường hợp đồng đã kí kết và mất uy tín với khách hàng nếu thiếu hụt tôm sản xuất. Hơn nữa, lãi suất vay ngân hàng cùng với khó khăn với chi phí lưu kho tăng, hàng không có đủ xuất khẩu theo hợp đồng, doanh nghiệp chỉ mua số lượng ít để dự trữ dần nên tôm bị rớt giá14 . Doanh nghiệp không thể chủ động sản xuất do phụ thuộc vào sản lượng theo mùa vụ, tỷ giá tiền tệ và lãi suất kém ổn định của ngân hàng. Nếu kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định thì vấn đề trên sẽ được cải thiện, làm năng suất nuôi đạt để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí hợp đồng và sản xuất. 3.2.3.3. Các doanh nghiệp chế biến Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính trên cơ sở lấy ý kiến phỏng vấn đối với 06 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kết quả các doanh nghiệp đều có chung nhận xét sau: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau phát triển khá mạnh và toàn diện với các dây chuyền hiện đại bậc nhất so với khu vực và cả các nước trên thế giới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao tỷ lệ hàng giá trị gia tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng hệ 14 Nội dung phỏng vấn Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Hòa Trung, tỉnh Cà Mau.
  • 42. 27 thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP… và được cấp code vào thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe…. Tỷ lệ các sản phẩm giá trị gia tăng hàng năm đều tăng, từ 45% năm 2010 đến năm 2018 đạt 60%. Hiện tại toàn tỉnh có 18 công ty, giảm so với năm 2013 (do có 10 công ty đã ngừng hoạt động) với tổng công suất thiết kế chế biến tôm đông trên 250.000 tấn/năm, với công suất này nếu đủ nguồn tôm nguyên liệu sẽ xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD/năm. Tất cả doanh nghiệp đã được công nhận sản xuất đạt chuẩn và được phép xuất khẩu đến nhiều thị trường nhập khẩu lớn như Châu Âu, Nhật, Mỹ… 3.2.3.4. Mạng lưới hậu cần xuất khẩu Qua thu thập thông tin từ phỏng vấn đối với các chuyên gia và các doanh nghiệp, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp trong thời gian qua đã mạnh dạn tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, chú trọng đến mặt hàng giá trị gia tăng. Đồng thời quan tâm áp dụng công nghệ chế biến phụ phẩm từ tôm để nâng cao giá trị ngành tôm, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Duy trì và phát triển các thị trường truyền thống có tỷ trọng xuất khẩu lớn, tiếp tục nghiên cứu đánh giá thị trường, thị hiếu tiêu dùng để chủ động sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt, các doanh nghiệp bên cạnh việc chú trọng khai thác 2 thị trường tiềm năng là Mỹ và Trung Quốc thì cũng luôn coi trọng thị trường nội địa, xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống các siêu thị, nhà hàng ở các thành phố lớn trên cả nước. Song song với đó, nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ thương mại thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm nhãn hiệu, có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ; tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng, liên kết với trang thông tin điện tử có liên quan để tiếp cận thông tin. Cập nhật và thông tin về tình hình nuôi tôm và thị trường đầu ra các sản phẩm ngành tôm trong nước và quốc tế. Gắn kết khuyến nông
  • 43. 28 với thị trường, nhằm định hướng phát triển đối tượng, chủng loại nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. 3.2.3.5. Marketing và thương hiệu Hệ thống marketing đều được thiết lập ở các doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng, nhằm phát triển "Tôm Cà Mau" trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, thương hiệu "Tôm Cà Mau", góp phần gia tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả chuỗi giá trị tôm, phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau. Tại hội chợ thủy sản quốc tế Vietfish ở TP.HCM, các doanh nghiệp thủy sản trưng bày hàng mẫu và quảng bá thương hiệu tại đây. Qua nghiên cứu định tính bằng cách khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp tác giả nhận thấy một số chứng nhận thường được yêu cầu như: ISO, HACCP, BRC, BAP; do vậy, các doanh nghiệp phải thuê các tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng, trách nhiệm xã hội theo yêu cầu của một số khách hàng lớn như các tập đoàn hay hệ thống siêu thị đa quốc gia. ISO 9001-2008 Chứng nhận đạt chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) HACCP Đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thuỷ sản HALAL FROZEN PRODUCTS Chứng nhận đạt chuẩn ATVSTP BRC (British Retail Consortium) Tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh BAP (Best Aquaculture Practice) Thực hành nuôi trồng tốt nhất Hình 3-12. Một số chứng nhận chất lượng được yêu cầu Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Website doanh nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất nhập khẩu Việt Cường. 3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm Qua kết quả phỏng vấn đối với các chuyên gia và 31 nông dân trực tiếp nuôi tôm, hầu hết họ có chung nhận định như sau: Hiện tại tỉnh Cà Mau vẫn chưa có
  • 44. 29 nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm, hóa chất, thuốc thú y, vật tư thủy sản phục vụ cho người nuôi tôm nên hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài. Hiện thị phần thức ăn thủy sản chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài như CP (Thái Lan); Grobest, Uni President (Đài Loan); Tongwei, Việt Hoa (Trung Quốc), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được. Trong khi đó thì các loại vật tư hầu như được nhập từ các tỉnh khác. Toàn tỉnh Cà Mau đã có gần 200 cơ sở dịch vụ thú y thủy sản vừa cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong việc sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh,… Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy sản xuất thức ăn, vật tư phục vụ cho người nuôi tôm nhằm giảm giá thành sản phẩm; mà chủ yếu thức ăn, vật tư phục vụ nuôi tôm được vận chuyển bằng đường bộ từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (nơi có nhà máy sản xuất) về Cà Mau. Trong công tác quản lý, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng các sản phẩm lưu thông trên thị trường chưa được cải thiện, còn nhiều sản phẩm trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng, không nằm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành. Qua thống kê sản phẩm vật tư thủy sản hiện có trên địa bàn tỉnh Cà Mau khoảng 1.262 sản phẩm, trong đó 597 sản phẩm nằm ngoài danh mục cho phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiếm tỷ lệ 47%, đồng nghĩa với chưa được công nhận chất lượng theo quy định15 . Các hộ nông dân trực tiếp nuôi tôm cho rằng: các đại lý cung cấp thuốc và thức ăn đến tận nhà. Việc giao thức ăn kịp thời, khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi do số lượng cơ sở cung cấp khá dày. Các công ty có đội ngũ kĩ sư đảm trách hai nhiệm vụ giao hàng và tư vấn kĩ thuật cho khách hàng nên người nuôi nắm bắt kĩ thuật khá nhanh chóng. 15 Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2017 của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
  • 45. 30 Bảng 3.1. Tổng hợp thuốc chuyên dùng cho tôm tại thị trường Cà Mau Số thứ tự Tên sản phẩm Quy cách Giá bán (đồng) Nhóm sản phầm gia tăng miễn dịch và chống sốc 1 Herbal one (Thảo dược đặc trị bệnh gan tụy) 1 kg/gói 590.000 2 Gold 69 (Phòng bệnh đốm trắng, đầu vàng, phát sáng) 1 kg/gói 520.000 3 Enro 40% (Đặc trị gan. phân trắng, đầu vàng) 500gr/gói 250.000 4 Trifasul (Đặc trị gan. phân trắng, đầu vàng) 500gr/gói 295.000 Nhóm vi sinh và xử lý môi trường 1 Cleam one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi trường và đáy ao) 454gr/gói 465.000 2 Bzt one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi trường và đáy ao) 454gr/gói 285.000 3 YUCCA 100 (Cấp cứu tồm nồi đầu. hấp thu các khí độc) 1 lít/chai 325.000 4 YUCCA - c (Cấp cứu tôm nồi đầu. hấp thu các khí độc) 3 kg/gói 190.000 5 Cleam one (Vi sinh cao cấp xừ lý môi trường và đáy ao) 454gr/gói 465.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng báo giá của các doanh nghiệp Tuy nhiên, việc hỗ trợ không có tính đồng bộ và cộng đồng cao, do vai trò của kĩ sư lúc này chỉ là đại diện cho đơn vị kinh doanh. Thuốc công ty quá đắt tiền và tốn kém để trị bệnh tôm, dẫn đến một số nông dân tỏ ra nghi ngờ khi kĩ sư tư vấn. Theo Bảng 3.1, mặc dù cùng chức năng là xử lý môi trường và đáy ao nhưng vi sinh Clean One có giá gấp 1,63 lần vi sinh Bzt One. Người dân bối rối và không đủ khả năng để chọn lựa loại thuốc phù hợp do tình trạng có quá nhiều loại thuốc với chức năng và giá cả chênh lệch trên thị trường. Nhiều nông dân cho biết thường mua thuốc với giá đắt nhưng hiệu quả sử dụng không tốt, chất lượng các loại thuốc không được giám định chặt chẽ.
  • 46. 31 Bảng 3.2. Tổng hợp giá thức ăn nuôi tôm sú tại thị trường Cà Mau Mã số sản phẩm Thức ăn Dạng Đóng gói Giá bán (đồng) Đồng/kg Đồng/túi TFS1S Giai đoạn P12-P18 Bột 20kg/túi 34.700 694.000 TFS1 Giai đoạn p15 - 0.3gr Mảnh 20kg/túi 34.600 692.000 TFS2 Giai đoạn 0.3 - 1.0 gr Mảnh 20kg/túi 34.500 690.000 TFS3 Giai đoạn 1.0gr - 3.0 gr Viên 20kg/túi 34.400 688.000 TFS3P Giai đoạn 3.0 gr - 5.0 gr Viên 20kg/túi 34.400 688.000 TFS4S Giai đoạn 5.0gr - 12 gr Viên 20kg/túi 34.300 686.000 TFS4 Giai đoạn 12gr - 20 gr Viên 20kg/túi 34.200 684.000 TFS5 Giai đoạn >20gr Viên 20kg/túi 34.000 680.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng báo giá của các doanh nghiệp Qua theo dõi nhật ký ghi chép mùa vụ của các hộ nuôi tôm và qua trao đổi trực tiếp với các hộ nuôi tôm tác giả nhận thấy: Giá của thuốc và thức ăn liên tục tăng nhiều năm qua. Bình quân giá của thức ăn là 35.000 - 40.000 đồng/kg làm chi phí cho mùa vụ rất cao (Bảng 3.2), khoảng 120 triệu đồng/100.000 con/vụ. Khả năng ổn định canh tác của nông dân kém do chi phí cao cộng với dịch bệnh; nhiều nông dân không còn vốn đầu tư thức ăn, do thất mùa liên tục. Họ chấp nhận mua trước trả sau với bất kì đại lý cung cấp nào và không còn quan trọng chất lượng thức ăn16 . Vì vậy, hiệu quả canh tác nuôi tôm càng kém. Hầu hết các hộ nuôi tôm cho rằng: Việc hướng dẫn của kĩ sư Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong sử dụng thuốc và thức ăn, kĩ thuật nuôi ở một số xã, ấp khá mờ nhạt. Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa tạo điều kiện tốt cho họ, nên nông dân tự xoay sở, loay hoay với rất nhiều khó khăn trong nuôi tôm. 16 Nội dung phỏng vấn người nuôi tôm tại Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
  • 47. 32 Tư duy của người nuôi đã thay đổi từ việc mơ ước mùa vụ bội thu đến mong giảm thiểu rủi ro, có lợi nhuận trang trải chi phí đầu tư và nợ vay quá hạn ở ngân hàng. 3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm Từ kết quả phỏng vấn hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều có nhận định: Ngành bao bì thực phẩm của tỉnh có khả năng cung cấp số lượng lớn thị trường và chất lượng bao bì đạt chuẩn theo quy định, do các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì ở tỉnh Cà Mau không ngừng phát triển. Các nhà máy sản xuất tại Cà Mau cung cấp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nên các nhà máy chế biến có lợi thế mua giá bao bì rẻ hơn. Các công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: Công ty cổ phần vật tư bao bì Tiến Hải; Công ty TNHH bao bì Dầu Khí,... 3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất Thị trường Cà Mau cung cấp phụ gia, công nghiệp máy móc chế biến và hóa chất sản xuất phục vụ nhu cầu cho các cơ sở sản xuất, bảo quản chế biến tôm đủ khả năng tại chỗ. Ngoài sản xuất, các cơ sở này còn sẵn sàng nhận các hợp đồng cung cấp cho các công ty doanh nghiệp trên địa bàn, do liên kết với các công ty lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần Toàn tỉnh Cà Mau có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 119,3 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 267,9 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 98,1%; 97 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 976,4 km, tỷ lệ nhựa cứng hóa đạt 64,8%; 287 tuyến đường đô thị dài 228,9 km bao gồm các tuyến đường nội ô thành phố Cà Mau và đường thị trấn đã được nhựa (cứng) hóa đạt 99,8%; đường giao thông nông thôn có 1.962 tuyến với tổng chiều dài 10.844,5 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 35%. Về đường thủy, Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên hệ thống giao thông đường thủy khá phát triển. Vận tải bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đường bộ. Theo số liệu thống kê, hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh có 57 tuyến với tổng chiều dài 1.161,8 km. Trong đó: 12 tuyến do trung ương quản lý với tổng chiều dài 261,7 km; 12 tuyến do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 349,0 km; 33 tuyến do huyện quản lý với tổng chiều dài 559,5
  • 48. 33 km. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km sông kênh có khả năng khai thác vận tải thủy, chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản hoặc hàng hóa nhỏ lẻ của người dân. Với hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần nêu trên giúp cho việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôm Cà Mau sang các thị trường khác được thuận lợi, dễ dàng hơn, tiết kiệm, rút ngắn thời gian cũng như chi phí vận chuyển, giữ được sự tươi ngon của sản phẩm xuất khẩu, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cụm ngành tôm Cà Mau. 3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu Hệ thống hạ tầng thương mại gồm điện, nước được cung cấp và kéo đến tận nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Hiện tại toàn tỉnh Cà Mau có 101/101 phường, thị trấn và xã đã có lưới điện quốc gia, tổng số hộ có điện toàn tỉnh đạt tỷ lệ 97,5%, trong đó các hộ thành thị đã được cấp điện 100% còn lại là các hộ dân nông thôn, được cấp điện từ 07 trạm/09 máy biến áp 110kV với tổng dung lượng đặt là 330MVA17 , gồm: Trạm 110kV Cà Mau công suất 2x40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 08 tuyến 22kV, trạm cấp điện cho thành phố Cà Mau. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 66,41MW, mang tải 90,23%. Trạm 110kV Trần Văn Thời công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04 tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Trần Văn Thời. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 30,9MW, mang tải 84%. Trạm 110kV Cái Nước công suất 40MVA- 110/22kV, trạm hiện tại có 05 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Cái Nước, huyện Phú Tân. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 32,8MW, mang tải 89%. Trạm 110kV Đầm Dơi công suất 2x25MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Đầm Dơi. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 22,8MW, mang tải 49,5%. Trạm 110kV An Xuyên công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 04 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện U Minh, huyện Thới Bình. Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 34,2MW, mang tải 92%. Trạm 110kV Năm Căn công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện tại có 05 xuất tuyến 22kV, trạm cấp điện cho huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển. 17 Báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035
  • 49. 34 Hiện tại công suất max của trạm là Pmax = 24,3MW, mang tải 66%. Trạm 110kV Phú Tân công suất 40MVA-110/22kV, trạm hiện có 04 xuất tuyến 22kV cấp cho huyện Phú Tân, hiện tại vận hành năm 31/01/2016 công suất max của trạm là Pmax = 16MW, mang tải 42,3%. Ngành điện tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm thâm canh tỉnh Cà Mau thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3 (DPL3) vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được triển khai từ nhiều nguồn vốn khác. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện cho nuôi tôm thâm canh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng để vận hành máy móc thiết bị. Một số vùng có diện tích nuôi tôm thâm canh phân tán thì chưa được đầu tư, vì vậy chi phí sản xuất tăng cao do phải sử dụng nhiên liệu để vận hành máy móc thiết bị. Thực tế hiện nay, điện phục vụ cho nuôi tôm thâm canh đáp ứng chưa được 50% nhu cầu. Lưới điện trung thế trên địa bàn Công ty Điện lực Cà Mau đang vận hành cấp điện áp 22kV, được thiết kế chủ yếu là 3 pha 4 dây và còn lại một phần dây nhánh 1 pha. Tổng các phát tuyến trung thế đang vận hành là 43 phát tuyến với tổng chiều dài đường dây trung thế 22kV/12.7kV là 4.988 km, đường dây hạ thế 0.4kV/0.23kV là 6.980 km; có 7.321 trạm biến áp với số lượng máy biến áp là 8.955 máy biến áp, tổng dung lượng lắp đặt 601.007,5 KVA. Phát tuyến cấp điện xa như tuyến 477 Khánh An cấp điện cho huyện U Minh với chiều dài đường dây khoảng 55 km; tuyến 474 Ngọc Hiển trạm Ngọc Hiển cấp điện cho huyện Ngọc Hiển với chiều dài khoảng 57 km; tuyến 476 Ngọc Hiển cấp điện đến Mũi Cà Mau. Qui mô lưới điện 110kV: Tổng chiều dài đường dây 110kV là 223,8km (10 tuyến đường dây); tổng số trạm biến áp: 09 trạm; tổng số máy biến áp là 12 máy; tổng dung lượng máy biến áp là 534 MVA. Qui mô lưới điện 22kV: Tổng chiều dài đường dây 22kV là 4988 km; tổng số phát tuyến: 43 tuyến đường dây.
  • 50. 35 Bảng 3.3. Các trạm biến áp thuộc đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh STT Trạm MBA Công suất Thông số dây dẫn Dòng định mức 1 Cà Mau T1 63 3x300mm2 510 T2 63 3x300mm2 510 2 An Xuyên T1 40 3x240mm2 530 T2 40 1x300mm2 630 3 Cái Nước T2 40 3x240mm2 530 4 Đầm Dơi T1 25 3x240mm2 530 T2 40 3x240mm2 530 5 Khánh An T1 63 1x240mm2 560 6 Ngọc Hiển T2 40 3x240mm2 530 7 Tân Hưng Tây T1 40 3x240mm2 530 8 Trần Văn Thời T1 40 3x240mm2 530 9 Sông Đốc T1 40 1x240mm2 560 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo ngành điện tỉnh Cà Mau Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chủ động tập trung sản phẩm tại các kho đông lại Thành phố Hồ Chí Minh, như hệ thống kho lạnh Sóng Thần ở Bình Dương để bảo quản và đóng gói vào container trước khi xuất khẩu18 . Trên cơ sở hợp đồng với khách hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu sản xuất và đảm bảo điều kiện quy định theo hợp đồng về loại tôm, kích cỡ tôm, màu sắc, sản lượng, qui cách đóng gói và thời gian giao hàng… Đồng thời, quy định cụ thể các hình thức thanh toán. Nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả hai hình thức thanh toán là nhờ thu và LC. Đối với khách hàng mới, doanh nghiệp dùng LC để đảm bảo thanh toán đúng thời hạn. Đối với các khách hàng quen thuộc và có uy tín, doanh nghiệp thanh toán bằng hình thức nhờ thu. 18 Công ty Sóng Thần (Swire Cold Storage), doanh nghiệp 100% vốn của Anh Quốc với tổng vốn đầu tư 25,66 triệu đôla Mỹ, được xem là kho lạnh hiện đại nhất Việt Nam với sức chứa 20.000 ngàn tấn.