SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÁI SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÁI SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
(Hướng Nghiên cứu)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TẤN PHƯỚC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thái Sơn, học viên lớp Cao học Khóa 27, chuyên ngành
Ngân Hàng, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này được
thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và không có sản
phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không
được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung và tính trung thực của luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 háng 12 năm 2019
Học viên
PHẠM THÁI SƠN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.................................................................... x
TÓM TẮT ............................................................................................................. xi
ABSTRACT.........................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 3
6. Kết cấu của bài nghiên cứu ................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .............................................................................................................. 5
2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.............................................. 5
2.1.1. Khái niệm rủi ro: .................................................................................. 5
2.1.2 .Các loại rủi ro cơ bản của NHTM:....................................................... 5
2.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM.......................................... 9
2.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng...................................................................... 10
2.1.5 Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng......................................................... 10
2.1.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................... 12
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM ................................. 13
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng (LG)................................................................. 13
2.2.2. Qui mô ngân hàng (SIZE).................................................................. 14
2.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)..................... 15
2.2.4. Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP) ................................... 16
2.2.5. Cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC).................................................. 16
2.2.6. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ............................................. 17
2.2.7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).................................................................. 17
2.2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ..................................................... 18
2.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM ........... 19
2.3.1. Trên góc độ của nền kinh tế............................................................... 19
2.3.2. Trên góc độ ngân hàng....................................................................... 21
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài................................................... 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................... 35
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 36
3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................................................ 36
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 36
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 37
3.1.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 38
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả..................................................................... 38
3.2.2 Phân tích ma trận tương quan ............................................................. 39
3.2.3 Phân tích hồi quy................................................................................. 39
3.2.4 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy ............................................ 40
3.3 Thu thập và xử lý số liệu................................................................................ 41
3.3.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................. 41
3.3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu.................................................................. 42
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 44
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay .................... 44
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng............................................................... 44
4.1.2. Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................... 48
4.2. Phân tích dữ liệu............................................................................................ 53
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................ 53
4.2.2. Phân tích tự tương quan ..................................................................... 54
4.2.3. Kiểm định các giả thuyết hồi quy ...................................................... 55
4.2.4. So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed
effects model, Random effects model.......................................................... 57
4.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 61
Kết luận chương 4:............................................................................................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................... 64
5.1. Giải pháp từ phía NHTM .............................................................................. 64
5.1.1. Giải pháp dựa trên kết quả mô hình................................................... 64
5.1.2. Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng hợp lý .................................. 65
5.1.3. Kiểm soát tình hình tăng trưởng tín dụng .......................................... 65
5.1.4. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................... 66
5.1.5. Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và hệ thống kiểm soát nội bộ .67
5.1.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân
viên ngân hàng ............................................................................................. 67
5.1.7. Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng .68
5.2. Giải pháp từ hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC) ...................................................................................................... 69
5.3. Giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN........................................................ 70
5.3.1. Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô ......................................................... 70
5.3.2. Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng............ 70
5.3.3. Ban hành quy định thống nhất về phân loại nợ, trích lập dự phòng .. 71
5.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc
tế Basel II ..................................................................................................... 71
5.4. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 72
5.4.1. Hạn chế............................................................................................... 72
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................... 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 5....................................................................................... 73
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 1
PHỤ LỤC............................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
(TIẾNG VIỆT)
NỘI DUNG VIẾT TẮT
(TIẾNG ANH)
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà Nước State Bank
RRTD Rủi Ro Tín Dụng Credit risk
QTRRTD Quản trị Rủi Ro Tín Dụng Credit risk management
CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index
FEM Phương pháp hồi quy OLS với hiệu
ứng cố định
Fixed effect model
FGLS Phương pháp bình phương bé nhất
tổng quát khả thi
Feasible Generalized
Least Squares
GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product
GMM General Method of
Moments
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares
REM Phương pháp hồi quy OLS với tác
động ngẫu nhiên
Random effect model
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return on Equity
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các ngân hàng tiến hành nghiên cứu................................................... 41
Bảng 4.1: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam 2010 – 2018 ....... 44
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến...................................................................... 53
Bảng 4.3: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến .................................... 54
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định không có sự tương quan giữa các biến độc lập..... 55
Bảng 4.5: Kết quả phân tích kiểm định phương sai của sai số không đổi ........... 56
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan
với nhau................................................................................................................ 57
Bảng 4.7 Kiểm định Hausman:............................................................................ 60
Bảng 4.8. Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized
Least Square (GLS).............................................................................................. 61
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro chủ yếu của NHTM ...................................................... 7
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 38
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 . 44
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam từ năm 2008 –
2018...................................................................................................................... 49
TÓM TẮT
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn
trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh
ngoại hối… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm
trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo
ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất của ngân hàng. Mục
đích của bài nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
thông qua việc nghiên cứu 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn
2010 - 2018. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất,
Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định, Phương pháp hồi quy OLS với
tác động ngẫu nhiên, Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi để xem
xét ảnh hưởng của các yếu tố Tăng trưởng tín dụng so với năm trước, Tổng dư nợ
tín dụng, Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động, Tỷ lệ giữa thu nhập
ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư
nợ tín dụng, Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Cấu trúc sở hữu, Tốc độ tăng trưởng
kinh tế, Chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ của cả
yếu tố bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng và qua đó
hàm ý một số chính sách cho các nhà quản trị và hoạch định chính sách.
Từ khóa: Ngân hàng, Rủi ro tín dụng, Tăng trưởng tín dụng, Phương pháp
bình phương bé nhất.
ABSTRACT
Risks in banking activities are very diverse and complex, hidden in every
business from card, deposit, trade finance to investment, foreign exchange
trading...with many different levels, but with images. The most profound and
serious impact is still credit risk, because credit is the basic activity and mainly
generates the largest amount of profit, as well as the biggest loss of the bank. The
purpose of this paper is to find out factors affecting credit risk through the study
of 27 Vietnamese commercial banks in the period of 2010 - 2018. The paper uses
the Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS) model, fix effects model (FEM),
random effect model (REM), feasible generalized least squares (FGLS) model to
consider the effects of Loan growth (LG), Total outstanding loans (SIZE), Ratio
between operating expenses and operating income (CIR), Ratio between net
income from business activities before provision for credit losses and total
outstanding loans (EBP), Return on equity (ROE), Ownership Structure (CONC),
Gross Domestic Product (GDP), Consumer Price Index (CPI). The paper will test
the defects of the model to choose the right model. The empirical results have
found strong evidence that both internal and external factors have a strong
influence on the credit risk. The results of the study are of value to both
academics and policy makers.
Keywords: Banking, Credit risk, Loan growth, Pooled Ordinary Least Square
(Pooled OLS) model.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ luôn phải đối
phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do
xuất phát điểm của các ngân hàng trong nước khá thấp so với trung bình trong
khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem
là ưu tiên số một. Điều này dẫn đến công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng
Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách
thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề
phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại
hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn
trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh
ngoại hối… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm
trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo
ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất của ngân hàng. Điều
này không chỉ đúng trên phương diện lý thuyết, mà được minh chứng rõ ràng
bằng thực tiễn kinh doanh của ngành ngân hàng.
Để tìm hiểu những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng Việt
Nam giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn hơn trong việc quản lý cũng như
các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về các ngân hàng thương mại trong
việc quyết định đầu tư của mình. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 từ
2
đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín
dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân Hàng Thương
Mại Việt Nam.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện và hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ
thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào có tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro
tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Các giải pháp nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân
hàng thương mại Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu thu thập số liệu từ năm
2010 – 2018, trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng,
báo cáo của NHNN, báo cáo của ngân hàng thế giới và các tổ chức khác.
Luận văn chọn phạm vi nghiên cứu này vì: (1) Đây là khoản thời gian
trước và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Bởi vậy đòi hỏi các NHTM
phải hạn chế rủi ro tín dụng, để tăng tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
thời kỳ hậu gia nhập WTO. (2) Hơn nữa số liệu thời kỳ nghiên cứu này đảm bảo
tính đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, và có độ tin cậy cao hơn.
3
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu thực hiện tại các
NHTMCP Nhà nước (NHTMNN) và NHTMCP Tư nhân (NHTMCP).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Mặc dù nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại
nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này hiện có rất ít
nghiên cứu chuyên sâu. Đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra bằng chứng thực
nghiệm và bổ sung thêm một tài liệu nghiên cứu trong cơ sở tài liệu chung về
hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ kết quả này, đề tài mở ra những hướng mới
cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng và các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín
dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt xem xét đánh giá cấu
trúc sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương
Mại Việt Nam. Thông qua đó cung cấp những thông tin và hiểu biết nhất định về
các yếu tố quan trọng có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thể
định hình chính sách phù hợp nhằm để tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng
trong tương lai nhằm hoàn thành các mục tiêu mà ngân hàng đề ra, từ đó góp
phần năng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội
nhập. Đây là chặng quan trọng trong việc thấy rõ những khiếm khuyết trong điều
hành từ đó đưa ra những kế hoạch và các chiến lược chính xác nhất. Điều này
góp phần hạn chế rùi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả của
mỗi ngân hàng nói riêng và sự ổn định của ngành ngân hàng nói chung.
- Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần tác động đến Chính phú, Ngân hàng
Nhà nước, những cơ quan, ban ngành có liên quan có định hướng nhằm xây dựng
những chính sách phù hợp cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
4
6. Kết cấu của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm có 05 phần:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của các Ngân hàng Thương Mại
Chương 3: Mô hình Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.1. Khái niệm rủi ro:
Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra làm
cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ, không thể đo lường được.
Theo quan điểm hiện đại, rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và có thể đo lường
được, rủi ro không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn phải tính đến rủi ro liên
quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược.
Theo Frank Knight: “rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được”1
Allan
Willet lại cho rằng “rủi ro là sự bất chắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi”2
. Theo Peter Rose, rủi ro đối với một ngân hàng có
nghĩa là “mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”3
. Nhìn chung,
các quan điểm đều cho rằng rủi ro là những bất chắc, diễn ra bất ngờ, ngoài ý
muốn của chủ thể.
Tóm lại, rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai
sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt
động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường.
2.1.2 .Các loại rủi ro cơ bản của NHTM:
Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, đồng
thời các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro khác
- Rủi ro tín dụng: The Basel (1999), rủi ro tín dụng được định nghĩa đơn
giản nhất là khả năng người đi vay ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ trả
nợ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận.
1
Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 233
2
Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 6
3
Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 207
6
Theo Philippe Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất nền kinh tế xuất
phát từ việc bên đối tác không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận.
Rủi ro này được đo lường bằng chi phí bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu
bên đối tác phá sản.
Theo thông tư 02/2103/TT-NHNN, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là
tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết
Tóm lại, rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng với khách hàng, thể hiện qua việc người di vay không trả được nợ
hoặc trả nợ cho người cho vay không theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
- Rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ
với những kỳ hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất
trong việc tái tài trợ tài sản Có hoặc khi giá trị của tài sản thay đổi do lãi suất thị
trường biến động. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn thể hiện khi tỷ lệ lạm phát tăng
nhanh hơn lạm phát dự kiến trong khi lãi suất cho vay không thể điều chỉnh
được, thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn hoặc bằng
lãi suất cho vay (lãi suất thực tế âm).
Rủi ro lãi suất có mối quan hệ với rủi ro tín dụng thể hiện trên những khía
cạnh như: Nếu lãi suất cho vay là cố định trong suốt thời hạn vay theo hợp đồng
tín dụng đã ký kết, trong khi lãi suất trên thị trường đã giảm xuống, thì khách
hàng vay phải chịu áp lực cao hơn trong việc trả nợ gốc và lãi.
Ngược lại, nếu lãi suất cho vay trên thị trường tăng lên, thì những khoản
vay mới cần phải xem xét kỹ. Lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của khách
hàng, giá thành tăng, sức cạnh tranh giảm, lợi nhuận giảm … ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng.
- Rủi ro ngoại hối: Rủi ro ngoại hối xảy ra do tài sản Có và tài sản Nợ
bằng ngoại tệ không cân xứng với nhau cả về số lượng và kỳ hạn. Rủi ro ngoại
hối có mối quan hệ với rủi ro tín dụng thể hiện như: Khi tỷ giá hối đoái biến động
mạnh có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm một loại ngoại tệ nào đó và để chi trả
7
Rủi ro tín
dụng
Rủi ro
ngoãi hối
Rủi ro lãi
suất
Rủi ro
nguồn vốn
Rủi ro
NHTM Rủi ro
thanh
khoản
Rủ ro hoạt
động
ngoại bảng
Rủi ro hoạt
động
cho bên bán, các doanh nghiệp phải mua ngoại tệ với giá cao ngoài dự tính, lợi
nhuận kinh doanh giảm, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay.
Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro chủ yếu của NHTM
Nguồn: NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng.
- Rủi ro nguồn vốn:
+ Rủi ro do bị đọng vốn: Do nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng
không cho vay được, cũng như không thể chuyển sang được các loại tài sản Có
sinh lời khác. Ngân hàng không khai thác hết được tiềm năng sinh lời của tài sản
Có, hiệu quả sử dụng vốn giảm, dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Nếu tình trạng
này kéo dài mà không được khắc phục có thể ngân hàng sẽ phá sản.
8
+ Rủi ro do thiếu vốn khả dụng, tức là ngân hàng không đáp ứng được các nhu
cầu thanh toán cho các tài sản Nợ hoặc không đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu của
các món vay.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi
tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ở ngân hàng ngay lập tức. Để tránh được rủi ro
thanh khoản, các ngân hàng phải tính toán được Hệ số thanh khoản của mình, tức
là tính được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay của các tài sản Nợ.
- Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động
không thuộc bảng cân đối tài sản, nhưng lại ảnh hưởng đến trạng thái tương lai
của bảng cân đối tài sản nội bảng, vì các hoạt động này có thể tạo ra những tài
sản Có và tài sản Nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Do trong các hoạt động
ngoại bảng ngân hàng thu được phí mà không phải sử dụng đến vốn kinh doanh,
nên các hoạt động này có xu hướng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động
ngoại bảng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nếu ngân hàng không quan tâm đến
quản lý, theo dõi các khoản cam kết, bảo lãnh… thì rủi ro hoạt động ngoại bảng
sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra
do hoạt động kém hiệu quả, ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt
động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay
những thảm họa không lường trước được.
- Rủi ro quốc gia và rủi ro khác: Nếu tài sản Có và tài sản Nợ bằng
ngoại tệ không cân xứng, khi đầu tư bằng bản tệ cho các công ty nước ngoài có
trụ sở ở nước ngoài có thể xảy ra rủi ro đầu tư nước ngoài đó là rủi ro quốc gia.
Đôi khi, rủi ro quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng mà
ngân hàng gặp phải khi đầu tư cho các công ty nội địa. Một đảm bảo cho việc thu
hồi được vốn gốc và lãi đầu tư ở nước ngoài là việc kiểm soát và dự tính được
trạng thái cung cầu vốn và tín dụng trong tương lai của quốc gia mà ngân hàng có
ý định đầu tư.
Những rủi ro khác xảy ra do thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến
tranh, thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, trộm cắp, lừa đảo, hay rủi ro bắt nguồn từ yếu
9
tố kinh tế vĩ mô như: lạm phát gia tăng, biến động giá cả, thất nghiệp…có thể
dẫn đến rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
2.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM
2.1.3.1 Đối với hoạt động ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, việc ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng
đã cấp và lãi cho vay, trong khi đó ngân hàng phải trả vốn và lãi cho nguồn vốn
huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu
chi, ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của NHTM.
Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là suy giảm uy tín, thương hiệu của ngân
hàng đối với người gửi tiền. Hậu quả là khả năng huy động vốn của ngân hàng bị
sụt giảm, nghiêm trọng hơn có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản do rủi ro
thanh khoản tăng cao.
2.1.3.2 Đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể và nhiều
lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nần
kinh tế.
Rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn của khách hàng bị hạn chế, từ đó
làm giảm đầu tư cho nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng
của nền kinh tế. Khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản sã dễ gây ra
hiệu ứng dây chuyền trong toàn hệ thống ngân hàng, gây ra khủng hoảng tín
dụng hưởng đến nền tài chính trong khu vực và thế giới.
2.1.3.3 Đối với khách hàng
Đối với khách hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra thì họ gần như không thể
tiếp cận với các nguồn vốn khác tương tự trong hệ thống ngân hàng do lịch sử
vay không tốt. Ngưởi gửi tiền tại ngân hàng có nguy cơ không nhận lại được
khoản tiền gốc và lãi tiền gửi nếu các ngân hàng phá sản.
Tóm lại, rủi ro tín dụng dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ của bản thân ngân
hàng mà còn cả nền kinh tế. Cũng vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần
10
phải có những biện pháp tích cực để theo dõi hoạt động của ngân hàng và phải có
giải pháp phù hợp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng
2.1.4.1 Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Theo Trần Huy Hoàng (2011), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro,
rủi ro tín dụng được phân chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh
mục. Rủi ro giao dịch phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét
duyệt cho vay và đánh giá khách hàng bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo
và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng để đưa ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm phát sinh từ những tiêu
chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo
đảm, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm
bảo. Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật để giải quyết khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho
vay ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại xuất phát
từ các yếu tố mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay, xuất phát từ
đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng. Rủi ro tập
trung phát sinh khi tập trung vốn cho vay vào một khách hàng hoặc một lĩnh vực
kinh tế, dễ dẫn đến rủi cao.
2.1.4.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng
Rủi ro khách quan là rủi ro thất thoát khoản vay mặc dù cả ngân hàng và
người đi vay đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình do các nguyên nhân như
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích…
Rủi ro chủ quan là rủi ro do lỗi của bên đi vay hoặc của ngân hàng do vô
tình hay cố tình gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay.
2.1.5 Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2011), các chỉ số thường được sử dụng đế đánh
giá rủi ro tín dụng là:
11
2.1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ó 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑥 100%
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với
tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối
năm. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các
khoản cho vay. Tỷ này càng cao thể hiện chất lượng của các khoản tín dụng của
ngân hàng càng kém và ngược lại.
2.1.5.2 Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 =
𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑥 100%
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định
“Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Tổ chức tín dụng quy định
tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng.
Theo Trần Huy Hoàng (2011) “nợ xấu là khi đến hạn trả nợ khách hàng
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng như cam kết ban đầu, dẫn đến
ngân hàng có khả năng không thu hồi được cả nợ gốc và lãi vay. Mặt khác, tài
sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được phát mãi cũng không đủ thu hồi
nợ gốc và lãi. Và các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên được tính là nợ xấu”
Tỷ lệ nợ xấu cao và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân
hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược
lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy các khoản tín dụng được cải
thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay
dổi cách phân loại nợ.
12
2.1.5.3 Dự phòng rủi ro tín dụng
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷
𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
=
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑥 100%
Theo Thông tư số 02/2013/TT - NHNN “dự phòng rủi ro là số tiền được
trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự
phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung được
trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được
khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ được phân theo nhóm nợ cụ
thể.”
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra
Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với
những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có
khả năng chi trả. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp
thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hảng càng
cao.
2.1.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
2.1.6.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Xảy ra khi người đi vay sử dụng sai mục đích vay vốn hoặc đầu tư vào các
dự án không có khả năng sinh lời, do yếu kém trong khả năng quản lý: sản xuất
kinh doanh trì trệ, công nghệ không hiện đại, máy móc lạc hậu… dẫn đến sản
phẩm không đảm bảo chất lượng, không thể đưa ra thị trường; khách hàng dùng
khoản vay ngắn hạn đề đầu tư kinh doanh vào tài sản dài hạn; do khách hàng có
chủ ý chiếm dụng vốn, lừa đảo, dùng một loạt tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi.
2.1.6.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do cán bộ ngân hàng không cố tình làm trái quy trình cho vay, chính sách
và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa rà soát đối tượng khách hàng, khả năng
13
kiểm soát, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện vấn đề còn yếu kém, thông
tin về khách hàng hay thông tin tín dụng thiếu tin cậy, dẫn đến ra quyết định cho
vay sai lầm.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM
Trong các nghiên cứu trước có khá nhiều biến phụ thuộc thể hiện rủi ro tín
dụng ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng (LG); Qui mô ngân hàng (SIZE); Tỷ
lệ chi phí hoạt động trên thu nhậphoạt động (CIR); Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ
hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín
dụng (EBP); Tỷ lệ tăng trưởng GDP; Tỷ lệ lạm phát
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng (LG)
Daniel Foos & ctg (2010) sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện
tượng biến nội sinh và phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy OLS ban đầu.
Với phương pháp này, các tác giả cho rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng
chiều và tác động rất mạnh đến rủi ro tín dụng ngân hàng sau hai và ba năm.
Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: khi nền kinh tế tăng trưởng, trước
áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có thể thực hiện hai cách: giảm lãi
suất trên mỗi khoản vay mới hoặc nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. Giảm lãi
suất là điều không thể vì hành động này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi
nhuận và sẽ gặp sự ngăn cản mạnh mẽ từ phía cổ đông. Cách còn lại là nới lỏng
điều kiện xét duyệt tín dụng. Ví dụ như: giảm thiểu tiêu chuẩn tài sản đảm bảo,
chấp nhận những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt hoặc yêu cầu ít chứng
cứ về dòng thu nhập đảm bảo cho khoản vay. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc
phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Các khoản vay có chất lượng thấp sẽ có
nguy cơ thất thoát trong điều kiện kinh tế khó khăn, tác động này có thể với độ
trễ một vài năm. Tăng trưởng tín dụng theo cách này sẽ làm tăng rủi ro tín dụng
dẫn đến việc trích lập dự phòng nhiều hơn trong tương lai cho những khoản vay
này. Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng
có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ sau hai năm. Ngoài ra, cũng
có một số nghiên cứu khác tìm được kết quả tương tự như: nghiên cứu của
14
Sinkey & Greenawalt (1991), Vicente Salas & Jesús Saurina (2002), Hess & ctg
(2009)
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng không phải lúc nào cũng làm tác động
cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng sẽ có thể làm giảm rủi ro tín
dụng trong trường hợp nếu khách hàng tăng nhu cầu về tín dụng do họ muốn tăng
tỷ trọng vốn ngân hàng trong kinh doanh. Trước tình hình nhu cầu tín dụng tăng
cao, các ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt
tín dụng. Trong trường hợp này, tăng trưởng tín dụng (năm hiện tại hoặc với độ
trễ một năm) có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng như nghiên cứu của
Robert T. Clair (1992).
Đa số các bài nghiên cứu tính tăng trưởng tín dụng bằng cách lấy dư nợ
của năm sau trừ dư nợ của năm trước, tất cả chia cho năm trước (Liz và cộng sự
2000, Salas và Saurian 2002). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng không
phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro tín dụng, chỉ
các ngân hàng có mức tăng trưởng trên mức trung bình mới có thể có rủi ro tín
dụng (Foos và các cộng sự 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn cách tính
thứ nhất để tính toán biến tăng trưởng tín dụng đưa vào nghiên cứu.
Công thức tính
Tăng trưởng tín dụng (LG) =
Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ năm (t – 1)
Tổng dư nợ năm (t – 1)
2.2.2. Qui mô ngân hàng (SIZE)
Jin-Li Hu & ctg (2004) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa qui
mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Lập luận của các tác giả cho rằng các
ngân hàng lớn có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và đương nhiên những ngân
hàng này có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất nên có thể
hạn chế được rủi ro tín dụng hơn những ngân hàng có qui mô nhỏ. Ngoài ra,
Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) hoặc Hess & ctg (2008) cũng tìm được kết
quả tương tự.
15
Ngược lại, Daniel Foos & ctg (2010) lại cho rằng không tìm thấy tác động
có ý nghĩa của qui mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nabila Zribi &
Younes Boujelbène (2011) cũng cho kết quả tương tự. Kết quả này được các tác
giả giải thích bằng thực tế là các ngân hàng ở Tunisia có qui mô gần như tương
tự nhau và phần lớn trong số họ phù hợp với quy định, yêu cầu của hệ thống ngân
hàng nên qui mô ngân hàng không tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng.
Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng (Jimenez và Saurina,
2006), là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (Foos và cộng sự, 2010).
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán chỉ phát triển ở mức sơ khai nên chỉ có một
số ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng nghĩa với việc chỉ
có một số ít ngân hàng có có số liệu giá trị thị trường. Vì lý do này, đề tài chọn
cách đo lường qui mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng dư nợ cho vay.
Tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh giá trị biến qui vốn có giá trị rất lớn về
giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình.
Công thức tính:
Qui mô ngân hàng (SIZE) = LG (Tổng dư nợ)
2.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)
Berger và De Young (1997) đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả
chi phí lên rủi ro tín dụng. Họ tìm thấy hiệu quả chi phí làm giảm các khoản nợ
xấu và kết luận rằng: Hiệu quả chi phí có thể là chỉ số quan trọng cho các khoản
nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thiếu hiệu
quả sẽ chịu áp lực lớn từ rủi ro tín dụng.
Tương tự như vậy, Hess và các cộng sự (2008) cũng chọn chỉ số CIR là
một trong những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng để nghiên cứu.Kết quả từ
nghiên cứu của ông cũng cho thấy các ngân hàng kém hiệu quả có mức rủi ro tín
dụng cao hơn các ngân hàng khác. Chỉ tiêu này cũng được nhiều nhà nghiên cứu
khác sử dụng như Pain (2003), Salas và Saurina (2002).
Công thức tính:
Tổng chi phí – chi phí trả lãi
CIR =
Tổng dư nợ
16
2.2.4. Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí
dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP)
Nhiều nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thường sử dụng dự phòng rủi ro
tín dụng như 1 công cụ chủ yếu để che dấu thu nhập vì hoạt động kinh doanh
chính của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng (Fonseca và Gonzalez, 2008;
Hasan và Wall, 2004; Bhat, 1996). Các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh các
khoản dự phòng này tăng lên vào thời điểm kinh doanh thuận lợi để giảm lợi
nhuận báo cáo để chuyển lợi nhuận sang các năm có tình hình kinh doanh khó
khăn (Wahlen, 1994).
Fonseca và Gonzalez (2008) đã sử dụng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự
phòng chia cho tổng tài sản để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng
che dấu thu nhập bằng cách thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng.
Hess và cộng sự (2008) cho rằng, ban giám đốc ngân hàng có khuynh
hướng đem kết quả kinh doanh tốt hoặc xấu trong năm hiện tại vào báo cáo của
năm tiếp theo, thông qua việc trích lập dự phòng để tăng hoặc giảm lợi nhuận của
năm hiện tại. Kết luận này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Greenawalt và
Sinkey (1998), Fudenberg và Tirole (1995), Kanagaretnam và cộng sự (2003).
Công thức tính:
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng
EBP =
Tổng dư nợ
2.2.5. Cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC)
Biến cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC) được sử dụng tỷ lệ phần trăm cổ
phần ngân hàng được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. Liên quan đến tác động của
mức độ tập trung sở hữu đến chấp nhận rủi ro, không có sự đồng thuận trong các
tài liệu về mối quan hệ giữa biến tập trung sở hữu và mức độ rủi ro của ngân
hàng. Một số nghiên cứu tìm thấy một liên kết cùng chiều (Martinez & Ramirez,
2011; Saunders, Strock, và Travlos, 1990), trong khi những người khác (Burkart,
17
Gromb, & Panunzi năm 1997;. Iannotta và cộng sự, 2007) tìm thấy một tác động
ngược đến rủi ro ngân hàng.
2.2.6. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tác động tiêu cực đến sự
gia tăng các khoản nợ xấu trong tương lai. Do đó quan hệ giữa ROE và rủi ro tín
dụng được kì vọng là nghịch biến (Chaibi & Ftiti, 2015).
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
2.2.7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là biến vĩ mô đo lường tỷ lệ lạm phát lấy từ
Tổng cục thống kê. Lạm phát là một trong những biến kinh tế vĩ mô quan trọng
quyết định đến hiệu quả ngân hàng. Nếu lạm phát được dự đoán và kiểm soát,
các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất hoặc quản lý chi phí hoạt động, từ đó
làm tăng doanh thu nhanh hơn chi phí, dẫn đến khả năng sinh lợi cao hơn
(Revell, 1979; Perry, 1992). Tuy nhiên, nếu lạm phát không được dự báo và kiểm
soát hoàn toàn, những khoản lỗ của khoản vay sẽ được tích lũy, và từ đó làm
giảm lợi nhuận ngân hàng (Young Tan, 2015).
Lạm phát có những tác động khác nhau đối với nợ xấu. Lạm phát cao có
thể giúp cho việc trả nợ dễ dàng hơn do lạm phát làm giảm giá trị thực của các
khoản vay. Tuy nhiên, lạm phát có thể làm giảm giá trị thu nhập thực tế của
khách hàng và cũng có thể làm suy yếu khả năng trả nợ. Ngoài ra, lạm phát tăng
cao làm cho giá cả hàng hoá trong nước tăng, sức mua giảm, đồng nội tệ bị mất
giá kéo theo chi phí sản xuất tăng làm gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Do những kết luận khác nhau từ các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa lạm
phát và rủi ro tín dụng có thể là tích cực hoặc tiêu cực (Castro, 2013; Chaibi &
Ftiti, 2015).
Quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp khi lạm phát tăng
cao. Sự mất giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không
làm an tâm người gửi tiền nên lượng tiền huy động của ngân hàng sụt giảm.
18
Ngân hàng có khả năng mất cân đối thanh khoản, bắt buộc phải huy động ở các
nguồn khác với lãi suất cao để bù đắp, làm gia tăng chi phí huy động của ngân
hàng. Về phía người đi vay, sự điều chỉnh lãi suất vay của các khoản vay đã giải
ngân chậm hơn so với tốc độ của lạm phát, họ là những người có lợi lớn nhờ sự
mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân
hàng không còn bình thường nữa.Như vậy, lạm phát làm gia tăng chi phí huy
động cũng như làm giảm lãi cận biên của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng các ngân hàng.
2.2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Yếu tố này có liên quan đến chu kì kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tăng
trưởng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh
doanh thuận lợi nên có đầy đủ nguồn vốn và khả năng thanh toán nợ. Ngược lại,
trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của các cá nhân và doanh nghiệp
giảm sút, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro tín dụng. Vì vậy, mối
quan hệ giữa tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng được dự đoán là nghịch biến,
nghĩa là sự suy giảm trong tỷ lệ tăng trưởng GDP có thể dẫn đến gia tăng rủi ro
tín dụng (Fainstein và Novikov (2011); Jakubík (2007); Castro (2013).
Trong giai đoạn kinh tế phát triển các doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia
tăng sản xuất nên giai đoạn này ngân hàng thường có mức độ đầu tư cao và lợi
nhuận cao. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thường nắm giữ tài sản ít thanh
khoản, cho vay nhiều hơn, do đó làm lợi nhuận tăng cao. Do đó, có thể kỳ vọng
tăng trưởng kinh tế cao hơn làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng cao, đây cũng là
kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999, Bikker và Hu, 2002;
Athanasoglou và cộng sự, 2008; Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012;
Young Tan, 2015).
Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, môi trường kinh doanh
được cải thiện, và các rào cản kinh tế giảm dần, làm tăng mức độ cạnh tranh giữa
các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng các ngân hàng (Tan và
Floros, 2012b; Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012; Young Tan, 2015).
19
2.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM
Quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân
tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp
và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình
cấp tín dụng. Trong quản trị RRTD, tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở
thành ngân hàng thương mại (NHTM) tốt nhất về quản trị RRTD và sử dụng tài
sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi.
Trên cơ sở nguyên tắc chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, hệ thống quản trị
rủi ro vốn tín dụng gồm các vấn đề cơ bản như: Cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp
tín dụng phải đầy đủ và chuẩn mực; chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý rủi
ro; xây dựng hệ thống phân khúc thị trường và phân khúc khách hàng; thẩm định
và phê duyệt hồ sơ tín dụng; cấu trúc hệ thống các bộ phận tham gia vào việc tìm
kiếm khách hàng, xem xét và quyết định tín dụng; xây dựng các quy trình cụ thể,
rõ ràng điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng; vấn đề cảnh báo sớm; cơ cấu lại
khoản nợ và thu hồi nợ.
2.3.1. Trên góc độ của nền kinh tế
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung
gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ
chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở
hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào
ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu
thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và
các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì
người gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở
các ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng
gặp phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của
doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn.
Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền
kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất
20
nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến
nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền
kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung
chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển
rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế
các nước có liên quan.
Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có
hiệu quả tức là không có lợi ích đầu tư của người vay tiền đối với ngân hàng và
xã hội. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính xã hội
hoá cao, có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều chủ thể. Khi một ngân hàng bị
thua lỗ, phá sản sẽ gây tâm lý hoang mang lan rộng nhanh chóng khiến nhiều
người khách hàng gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt gây ảnh hưởng xấu tới hoạt
động ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể gây đổ vỡ hàng loạt của các ngân
hàng. Theo thời gian nếu có khôi phục được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, nếu một NHTM gặp khó khăn tài
chính di rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, ngân hàng có thể nhận được sự
hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Lúc này Ngân sách Nhà nước phải tăng chi cho
khoản mục này và cắt giảm chi tiêu cho các khoản mục khác, sẽ làm ảnh hưởng
tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và
cá nhân có nhu cầu về vốn. Khi RRTD xảy ra, không những ngân hàng chịu thiệt
hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để
bảo toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác,
làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất
khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt.
RRTD có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, ngân hàng gặp phải rủi
ro về lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, ngân hàng bị mất vốn khi
khách hàng không có khả năng chi trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc
21
phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản
trị ngân hàng là phải thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm
thiểu rủi ro trong quá trình cho vay.
2.3.2. Trên góc độ ngân hàng
 RRTD là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các
NHTM
Thường thu nhập của các NHTM được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu
nhập của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự
tổn thất về vốn cho các NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những
nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích,
đánh giá và QTRRTD hiệu quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho
vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu
vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm HĐKD cũng như lợi
nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần
phải chú trọng hơn nữa đến QTRRTD để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn
ngừa và hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
 QTRRTD là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền
tệ và ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD.
Mặc dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự
đoán những rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và
ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do
nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả
kháng… Vì vậy, QTRRTD phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước
đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những
tổn thất do RRTD gây ra.
 QTRRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM
QTRRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được
những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng
22
phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu
quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của NHTM. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây:
STT Tên tác giả + Đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và
chiều tác động
1
Các yếu tố vĩ mô được xem xét trong các
nghiên cứu:
Rajan & Dhal (2003), phân tích nợ xấu của
NHTM ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô
ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động
ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao
phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và
môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu
hướng giảm.
Quy mô ngân hàng (-)
Tốc độ tăng trưởng GDP
(+)
2
Fofack (2005), nghiên cứu rủi ro tín dụng, tỷ lệ
nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara trong
năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP
tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy
thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những
thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích cực với nợ
xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu.
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Lãi suất tiền vay (+)
Tỷ lệ lạm phát (+)
3
Berge và Boye (2007), nghiên cứu về hệ thống
ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005,
kết luận rằng các khoản cho vay có vấn đề có
liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ lệ
Lãi suất thực (-)
Tỷ lệ thất nghiệp (-)
23
thất nghiệp.
4
Ali và Daly (2010), sử dụng phương pháp phân
tích so sánh để điều tra các biến kinh tế vĩ mô
quan trọng đối với hai nước Úc và Mỹ. Họ cũng
nghiên cứu các tác động của các cú sốc kinh tế
vĩ mô đến tỷ lệ vỡ nợ ở cả hai nước. Kết quả
cho thấy rằng với cùng một yếu tố kinh tế vĩ mô
sẽ tác động khác nhau đến tỷ lệ vỡ nợ của 2
nước, mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều nhạy
Cảm hơn với tác dụng phụ của những cú sốc
kinh tế vĩ mô.
Tùy từng nền kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Hoặc có thể
Tốc độ tăng trưởng GDP
(+)
5
Festic et al. (2011), nghiên cứu một dữ liệu
bảng cho 5 nước thành viên mới của EU
(Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và
Lithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa
tỷ lệ của các khoản nợ xấu và các biến kinh tế
vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt
động kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính,
và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm
trong việc xử lý nợ xấu.
Tăng trưởng tín dụng
LG (-)
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
6
Kester Guy và Shane Lowe (2011), nghiên cứu
về nợ xấu và sự bền vững ngân hàng tại
Barbados từ 1996 – 2010. Tăng trưởng GDP
với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu. Khi
lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu; phát
hiện thấy lãi suất có tác động nghịch chiều liên
quan đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi
nền kinh tế tăng trưởng và mở rộng tín dụng, lãi
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Lạm phát (-)
Lãi suất cho vay (+)
24
suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di
chuyển lên cùng lúc.
7
Bofondi, Marcello và Tiziano Ropele (2011),
nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến chất
lượng các khoản vay đối với hộ gia đình và
doanh nghiệp tại ngân hàng ở Italy từ 1990-
2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu tỷ lệ
nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP và cùng
chiều tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất.
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Tỷ lệ thất nghiệp (+)
Lãi suất cho vay (+)
8
Castro (2013), xem xét mối liên hệ giữa phát
triển kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng với mẫu
nghiên cứu là 5 ngân hàng châu Âu (Hy Lạp,
Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý). Kết
quả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng ngân hàng bị ảnh
hưởng đáng kể bởi sự tăng trưởng GDP, chỉ số
giá nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng
tín dụng, tỷ giá hối đoái thực, và cuộc khủng
hoảng tài chính gần đây.
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Tỷ lệ thất nghiệp (-)
Lãi suất cho vay (+)
Tăng trưởng tín dụng
LG (+)
Tỷ giá hối đoái thực
(+)
9
Andriani, Wiryono (2015) tìm các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng từ năm 2002 đến năm
2013 của các ngân hàng Indonesia. Sử dụng
biến nợ xấu để đại diện cho rủi ro tín dụng, bài
nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các
biến trong nội tại ngân hàng đến đến rủi ro tín
dụng. Phương pháp ước lượng GLS được cho là
hợp lý hơn phương pháp OLS với những thay
đổi trong phương sai phần dư.
Xem xét mức độ ảnh hưởng
của các biến trong nội tại
ngân hàng đến đến rủi ro
tín dụng
25
10
Mặt khác, cũng có rất nhiều nghiên cứu trước
đây chỉ ra một số đặc điểm trong ngân hàng
cũng có liên quan đến các khoản cho vay có vấn
đề. Tại Ấn Độ, Rajaraman et al. (1999) đã kiểm
tra các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản cho vay
có vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu giới hạn trong
một năm (1996- 1997) và sử dụng các biến vĩ
mô để giải thích các khoản vay có vấn đề, đây
là một hạn chế của mô hình. Bởi vì, các nhà
nghiên cứu cho rằng các khoản vay có vấn đề là
kết quả của cả kinh tế vĩ mô cũng như các yếu
tố kinh tế vi mô. Trong điều kiện nền kinh tế
suy thoái, thu nhập của người đi vay sẽ giảm,
kết quả là họ sẽ khó trả nợ hơn, qua đó có thể
phát sinh nhiều khoản vay có vấn đề. Đồng
thời, các yếu tố trong nội bộ ngân hàng, chẳng
hạn như hiệu quả hoạt động thấp và việc mở
rộng quá nhiều chi nhánh cũng có thể dẫn đến
sự gia tăng của các khoản vay có vấn đề.
Các nhà nghiên cứu cho
rằng các khoản vay có vấn
đề là kết quả của cả kinh tế
vĩ mô cũng như các yếu tố
kinh tế vi mô.
11
Khemraj & Pasha (2009), nghiên cứu các yếu tố
quyết định đến nợ xấu ở Guyana 1994-2004, kết
quả cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa
thống kê và tác động tích cực đến nợ xấu, tăng
trưởng GDP tỷ lệ nghịch với các nợ xấu, sự cải
thiện trong nền kinh tế sẽ làm nợ xấu thấp hơn.
Các ngân hàng tính lãi suất tương đối cao hơn
và cho vay quá mức có thể sẽ phải chịu nợ xấu
cao hơn, một ngân hàng tăng lãi suất điều này
có thể tăng nợ xấu.
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Quy mô ngân hàng (+)
Lãi suất cho vay (+)
26
12
Sau khi lược khảo một số các nghiên cứu trước,
có thể nhận thấy rằng để tìm hiểu các yếu tố tác
động đến rủi ro tín dụng, hầu hết các nghiên
cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu. Salas và
Saurina (2002), đã kết hợp các biến kinh tế vĩ
mô và vi mô để nghiên cứu sự tác động đến nợ
xấu của ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn
1985-1997. Kết luận yếu tố nội tại của ngân
hàng có thể sử dụng như là chỉ số cảnh báo sớm
cho những thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu trong
tương lai. Kết quả cho thấy ngân hàng có quy
mô lớn hơn sẽ có nợ xấu ít hơn, tăng trưởng tín
dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hơn. Ngoài
ra, còn phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa
tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu.
Quy mô ngân hàng
SIZE (-)
Tăng trưởng tín dụng
LG (+)
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
13
Boudriga et al. (2009), nghiên cứu các yếu tố từ
phía ngân hàng, môi trường kinh doanh và môi
trường thể chế của 46 ngân hàng tại 12 Quốc
gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi: trong giai
đoạn 2002-2006. Kết quả cho thấy sự tham gia
của nước ngoài đến từ các nước phát triển sẽ
làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, không có bằng
chứng cho thấy các ngân hàng quốc doanh gặp
nợ xấu cao hơn. Quy mô vốn lớn thì nợ xấu lớn,
tăng trưởng tín dụng cao thì giảm nợ xấu. Trong
môi trường kinh doanh chất lượng thông tin
được chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng tỷ
lệ nghịch với nợ xấu, tăng cường chất lượng của
môi trường thể chế sẽ làm giảm nợ xấu.
Kết quả cho thấy sự tham
gia của nước ngoài đến từ
các nước phát triển sẽ làm
giảm nợ xấu.
27
14
Zribi và Boujelbène (2011), xem xét cả hai biến
kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát
rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu bảng cho 10
NHTM Tunisia trong giai đoạn 1995-2008. Kết
luận rằng các yếu tố quyết định chính đến rủi ro
tín dụng của các ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu
sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi
nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng
nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối
đoái, và lãi suất).
Quy mô ngân hàng
SIZE (-)
Tăng trưởng tín dụng
LG (+)
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Tỷ lệ lạm phát (+)
Tỷ giá hối đoái thực
(+)
15
Louzis et al. (2012) sử dụng phương pháp
Dynamic Panel Data trong giai đoạn 2003-2009
để nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô và các
biến trong ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng của Hy Lạp với các
khoản vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh
doanh, và thế chấp). Tác giả nhận thấy rằng các
khoản vay có vấn đề trong hệ thống ngân hàng
Hy Lạp được giải thích chủ yếu là do các biến
kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ
thất nghiệp, lãi suất, và nợ công). Ngoài ra,
những vấn đề này được giải thích bởi một số
yếu tố trong ngân hàng cụ thể như các chỉ số
hiệu suất và hiệu quả. Chỉ số ROE và ROA
được tìm thấy tác động nghịch chiều đến nợ
xấu. Chỉ số thiếu hiệu quả tác động tích cực và
có ý nghĩa thống kê với nợ xấu.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ROE (-)
16
Ahlem Selma Messai (2013), nghiên cứu yếu tố
tác động đến nợ xấu của 85 ngân hàng trong ba
Lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ROA (-)
28
nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong
giai đoạn 2004-2008, những quốc gia đã phải
đối mặt với vấn đề tài chính sau cuộc khủng
hoảng cho vay dưới chuẩn vào năm 2008. Sử
dụng dữ liệu bảng, nghiên cứu nhận thấy tốc độ
tăng trưởng của GDP, ROA tác động nghịch
chiều với nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất
tác động tích cực với nợ xấu.
Tốc độ tăng trưởng GDP (-
)
Tỷ lệ thất nghiệp (+)
Lãi suất cho vay (+)
17
Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime
Poposki (2013), nghiên cứu các yếu tố quyết
định nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Đông
Nam Châu Âu với mẫu là 69 ngân hàng tại 10
quốc gia trong giai đoạn 2003-2010. Kết quả
cho thấy tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao
và lãi suất cao làm tăng nợ xấu. Ngoài ra, tác
giả còn tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa
quy mô ngân hàng và nợ xấu, các ngân hàng lớn
có thể giải quyết tốt vấn đề thông tin bất cân
xứng. Với nhân viên có kinh nghiệm và trình độ
cao và thông tin có chất lượng tốt, các ngân
hàng lớn sẽ hiệu quả hơn trong phân tích tín
dụng và giám sát các khoản cho vay tới khách
hàng.
Quy mô ngân hàng
SIZE (-)
18
Tehulu và cộng sự (2014), nghiên cứu được
thực hiện để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Ethiopia. Phương pháp nghiên cứu định lượng
được áp dụng cho nghiên cứu này với dữ liệu
bảng được thu thập từ 10 NHTM Nhà nước và
Tăng trưởng tín dụng
LG (-)
Quy mô ngân hàng
SIZE (-)
29
tư nhân từ năm 2007 đến năm 2011. Phân tích
sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy với
kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng
và quy mô của ngân hàng có tác động ngược
chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín
dụng. Trong khi đó, hoạt động kém hiệu quả và
tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực và có ý nghĩa
thống kê đến rủi ro tín dụng. Cuối cùng, kết quả
cho thấy lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản
ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhưng
không đáng kể về mặt thống kê đối với rủi ro
tín dụng.
19
Miyamoto (2014) đã nghiên cứu khảo sát các
chỉ số cần thiết để đo lường rủi ro tín dụng cho
ngân hàng nhỏ, sử dụng thông tin tài chính,
cũng như thông tin doanh nghiệp của ngân hàng
thu thập qua nhiều năm của mối quan hệ bằng
cách sử dụng mô hình hồi quy đa thức. Các
phân tích trong nghiên cứu này cho thấy không
chỉ thông tin tài chính mà thông tin phi tài chính
là nguồn có giá trị cho một đánh giá rủi ro ngân
hàng nhỏ.
Thông tin phi tài chính là
nguồn có giá trị cho một
đánh giá rủi ro ngân hàng
nhỏ.
20
Memić (2015) đã thực nghiên cứu này nhằm
mục đích đánh giá dự báo rủi ro vỡ nợ trên thị
trường ngân hàng ở Bosnia và Herzegovina.
Khả năng phân loại thông tin của công ty thành
các nhóm khác nhau hoặc tìm ra một công cụ
thích hợp có thể thay thế đánh giá của con
người trong phân loại công ty thành tốt và xấu
Nghiên cứu này đã điều tra
khả năng và tính chính xác
của dự đoán vỡ nợ bằng
cách sử dụng các phương
pháp thống kê truyền thống
hồi quy nhị thức (logistic
regression) và phân tích
30
là một trong những mối quan tâm chính của các
nhà nghiên cứu quản lý rủi ro trong một thời
gian dài. Nghiên cứu này đã điều tra khả năng
và tính chính xác của dự đoán vỡ nợ bằng cách
sử dụng các phương pháp thống kê truyền thống
hồi quy nhị thức (logistic regression) và phân
tích biệt số bội (multiple discriminant analysis)
và so sánh khả năng dự đoán của các phương
pháp này. Kết quả cho thấy các mô hình được
tạo ra có khả năng tiên đoán cao. Đối với mô
hình logit, một số biến có ảnh hưởng nhiều đến
dự đoán vỡ nợ so với các biến khác.
biệt số bội (multiple
discriminant analysis) và so
sánh khả năng dự đoán của
các phương pháp này
21
Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), nghiên cứu
tiếp cận phương pháp Dynamic Panel Data để
kiểm tra yếu tố tác động đến nợ xấu của các
NHTM trong nền kinh tế thị trường (đại diện là
Pháp), so với một nền kinh tế dựa trên ngân
hàng (đại diện là Đức), trong 2005-2011.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến chất
lượng tín dụng cho rằng có những hiệu ứng
khác nhau giữa các hệ thống ngân hàng khác
nhau. Các câu hỏi chính được thảo luận là các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của hai
nước. Kết quả chỉ ra rằng ngoại trừ các tỷ lệ
lạm phát, tập hợp các biến kinh tế vĩ mô được
sử dụng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của cả
nền kinh tế. Kết quả này được giải thích bởi
thực tế là cả hai nền kinh tế thuộc khu vực đồng
tiền chung Euro. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy
rằng so với Đức, nền kinh tế Pháp là nhạy cảm
Tập hợp các biến kinh tế vĩ
mô được sử dụng đều ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của
cả nền kinh tế.
31
hơn với yếu tố trong nội tại ngân hàng.
Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013), sử Quy mô ngân hàng
dụng dữ liệu bảng nghiên cứu các nhân tố ảnh SIZE (+)
hưởng đến nợ xấu với mẫu 14 NHTM Việt Nam Lợi nhuận trên vốn chủ sở
từ 2008-2012, kết quả cho thấy các biến kinh tế hữu ROA (-)
vĩ mô là không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống
kê khi tác động đến các khoản nợ xấu. Quy mô
22
ngân hàng có ý nghĩa thống kê, thể hiện mối
quan hệ đồng biến với nợ xấu, điều đó chỉ ra
rằng giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” là đúng
trong bối cảnh của Việt Nam. Tỷ số ROE có tác
động nghịch chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ
xấu của các năm trước cao có thể làm cho vấn
đề hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn.
Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) Lạm phát (-)
cũng sử dụng dữ liệu bảng được để nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng GDP
10 ngân hàng từ năm 2005 đến 2011 về các (+)
nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Kết quả cho Tăng trưởng tín dụng
thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng LG (+)
GDP tác động đáng kể đến nợ xấu trong giai
đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước
23 và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng
mạnh lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Nghiên cứu còn chỉ rằng một ngân hàng có mức
nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong
năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa
làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà sẽ có một độ
trễ sau một năm. Ngân hàng dành ít nỗ lực để
đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí
32
hoạt động thấp, đồng thời cũng dẫn đến nợ xấu
cao hơn. Quy mô có mối quan hệ cùng chiều
với nợ xấu, ngân hàng lớn thường mạo hiểm
hơn trong việc cho vay, nợ xấu sẽ cao hơn. Tỷ
lệ nợ trên tổng tài sản tác động tích cực lên nợ
xấu, ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khả năng
dẫn đến nợ xấu cao.
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), nghiên Rủi ro tín dụng ngân hàng
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ
trên 26 NHTM giai đoạn 2009 – 2012. Dữ liệu một năm (LLRi,t-1), tỷ lệ
bảng với phương pháp GMM được sử dụng để tăng trưởng tín dụng trong
khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất quá khứ với độ trễ một năm
giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để (LGi,t-1) và tỷ lệ tăng
đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu trưởng GDP trong quá khứ
24 quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín với độ trễ một năm
dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một (∆GDPi,t-1) tác động có ý
năm (LLRi,t-1), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong nghĩa đến rủi ro tín dụng
quá khứ với độ trễ một năm (LGi,t-1) và tỷ lệ NHTM Việt Nam
tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một
năm (∆GDPi,t-1) tác động có ý nghĩa đến rủi ro
tín dụng NHTM Việt Nam.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều Các yếu tố tác động đến rủi
(2015), nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định ro tín dụng là: tăng trưởng
nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và
25
đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam,
bằng cách sử dụng dữ liệu bảng với phương
tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập hoạt động cho vay
pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS). Từ
đó, đưa ra một số gợi ý đối với nhà đầu tư cá
nhân và góp phần giúp các nhà quản lý ngân
33
hàng nhận diện tác động ngược chiều của các
yếu tố đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng,
giúp kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy
mạnh cho vay. Dữ liệu trong nghiên cứu được
thu thập từ số liệu trong báo cáo tài chính của
32 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến 2013.
Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố tác động đến
rủi ro tín dụng là: tăng trưởng tín dụng, quy mô
dư nợ, và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập
hoạt động cho vay
26
Nghiên cứu về rủi ro tín dụng của Phan Đình
Khôi & Nguyễn Việt Thành (2017) đã sử dụng
mô hình logit nhị thức và logit đa thức được sử
dụng để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng. Sử dụng mô hình và các biến gần
giống với nghiên cứu của Trương Đông Lộc
(2010); Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết
(2011); Lê Khương Ninh & Lâm Thị Bích Ngọc
(2012). Tác giả cho rằng mô hình logit đa thức
cho phép giải thích tốt hơn mô hình logit nhị
thức. Tuy nhiên, nghiên cứu này chia rủi ro
thành 2 mức từ nhóm nợ (5 nhóm nợ). Theo đó,
mức không có rủi ro thuộc nợ nhóm 1 và 2, rủi
ro mức 1 thuộc nhóm nợ 3 và 4, rủi ro mức 2
thuộc nợ nhóm 5 (rủi ro có thể mất vốn). Thông
tư 02/2013, về việc trích lập dự phòng rủi ro
như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3:
20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100% (Điều 12).
Như vậy, nếu nhìn vào 5 nhóm nợ, nợ nhóm 1
là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ nhóm 5 là nợ có khả
Sử dụng mô hình logit nhị
thức và logit đa thức để
ước tính các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng.
34
năng mất vốn và còn lại nhóm khác (nhóm 2, 3
và 4) thuộc nhóm có rủi ro.
27
Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh, Ngô Văn
Toàn (2018) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại
thương chi nhánh Kiên Giang”, Tạp chí KTĐN
số 98. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(chi nhánh Kiên Giang) sử dụng dữ liệu thu
được từ 120 hồ sơ tín dụng ngân hàng. Mô hình
lôgic nhị phân và mô hình lôgic đa thức được sử
dụng để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng. Kết quả cho thấy logit đa thức thực
hiện tốt hơn logit nhị phân. Ở mức độ rủi ro tín
dụng 1, tác động đến tín hiệu rủi ro bao gồm:
Tài sản đảm bảo, năng lực tài chính của khách
hàng, hoạt động kinh doanh đa dạng, kinh
nghiệm của nhân viên ngân hàng và kiểm tra,
giám sát khoản vay. Ở mức độ rủi ro tín dụng 2,
các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại chỉ là bốn yếu tố liên
quan đến tín hiệu, ít hơn một yếu tố như vậy với
mức độ rủi ro tín dụng 1, tài sản thế chấp không
ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng 2. Nó
đưa ra một số gợi ý về quản lý rủi ro và các gợi
ý chính sách để giúp giảm nhẹ rủi ro tín dụng.
Mô hình lôgic nhị phân và
mô hình lôgic đa thức được
sử dụng để ước tính các
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng tại ngân hàng.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
35
Trong đề tài nghiên cứu trên đây, chưa sử dụng biến Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động
và thu nhập hoạt động (CIR) và biến Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP), do
đó mô hình dự kiến đề xuất chọn biến phụ thuộc là Rủi ro tín dụng (CRR). Các
biến độc lập bao gồm Tăng trưởng tín dụng so với năm trước, Tổng dư nợ tín
dụng, Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động (CIR), Tỷ lệ giữa thu
nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng
dư nợ tín dụng (EBP), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Cấu trúc sở hữu, Tốc độ
tăng trưởng kinh tế, Chỉ số giá tiêu dùng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày tổng quan về khái niệm rủi ro tín dụng cũng như các cách đo
lường rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM.
Ngoài ra, chương 2 cũng thể hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
36
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Qua khảo sát các bài nghiên cứu trước, có thể thấy rủi ro tín dụng ngân
hàng chịu tác động của khá nhiều yếu tố. Một số yếu tố chỉ có ý nghĩa riêng đối
với từng nền kinh tế, một số yếu tố khác ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các
nền kinh tế như: biến tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ giữa chi phí
và thu nhập cho vay và tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ chọn các biến số tác
động đến rủi ro tín dụng tại nhiều nền kinh tế để tiến hành nghiên cứu trên số liệu
thu thập tại Việt Nam.
Đề tài được dựa theo mô hình nghiên cứu tham khảo từ nhóm tác giả
Nabila Zribri và Younes Boujelbene năm 2011 để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở số liệu thu thập được, bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất, sử dụng dữ liệu bảng, để
nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến thu thập được.
Từ kết quả khảo sát các nghiên cứu trước, đề tài đề xuất mô hình nghiên
cứu đối với dữ liệu thu thập tại Việt Nam như sau:
CRR = α + β1 LG + +β2SIZE+ β3CIR + β4EBP + β4ROE + β6CONC +
β7GDP + β8CPI +ε
Trong đó:
CRR: Rủi ro tín dụng.
LG: Tăng trưởng tín dụng so với năm trước.
SIZE: Quy mô ngân hàng
CIR: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động.
EBP: Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng.
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
37
CONC : Cấu trúc sở hữu (Với Nhóm 1: các NH có trên 50% vốn
Nhà nước; Nhóm 2: các NH có vốn cổ phần)
GPD: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Gỉa thuyết 1: Tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Gỉa thuyết 2: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng
của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Gỉa thuyết 3: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt và thu nhập hoạt động có ảnh hưởng
với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Gỉa thuyết 4: Tỷ lệ EBP có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Gỉa thuyết 5: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro
tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Giả thuyết 6: Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Giả thuyết 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín
dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
Giả thuyết 8: Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng
của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
38
3.1.3. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả, mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu
thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thống kê các biến giải thích
và biến phụ thuộc của các NHTMCPVN trong giai đoạn năm 2010 đến 2018 qua
Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ứng
dụng của các ngân hàng Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động rủi ro tín dụng
ứng dụng của các NHTM
 Đưa ra các giải pháp khả thi
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính
Thống kê, mô tả và suy diễn
Phương pháp định lượng
Kiểm định sự phù hợp của mô hình; Sử
dụng phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát để các xịnh các nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ứng dụng của các ngân hàng
Việt Nam
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamMorton Greenholt
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người NghèoLuận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người NghèoNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
 
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người NghèoLuận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THÁI SƠN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THÁI SƠN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Hướng Nghiên cứu) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thái Sơn, học viên lớp Cao học Khóa 27, chuyên ngành Ngân Hàng, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 háng 12 năm 2019 Học viên PHẠM THÁI SƠN
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.................................................................... x TÓM TẮT ............................................................................................................. xi ABSTRACT.........................................................................................................xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 3 6. Kết cấu của bài nghiên cứu ................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 5 2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.............................................. 5 2.1.1. Khái niệm rủi ro: .................................................................................. 5 2.1.2 .Các loại rủi ro cơ bản của NHTM:....................................................... 5 2.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM.......................................... 9 2.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng...................................................................... 10
  • 5. 2.1.5 Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng......................................................... 10 2.1.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................... 12 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM ................................. 13 2.2.1. Tăng trưởng tín dụng (LG)................................................................. 13 2.2.2. Qui mô ngân hàng (SIZE).................................................................. 14 2.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)..................... 15 2.2.4. Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP) ................................... 16 2.2.5. Cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC).................................................. 16 2.2.6. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ............................................. 17 2.2.7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).................................................................. 17 2.2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ..................................................... 18 2.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM ........... 19 2.3.1. Trên góc độ của nền kinh tế............................................................... 19 2.3.2. Trên góc độ ngân hàng....................................................................... 21 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài................................................... 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................... 35 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 36 3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................................................ 36 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 36 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 37 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 38 3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả..................................................................... 38 3.2.2 Phân tích ma trận tương quan ............................................................. 39 3.2.3 Phân tích hồi quy................................................................................. 39
  • 6. 3.2.4 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy ............................................ 40 3.3 Thu thập và xử lý số liệu................................................................................ 41 3.3.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................. 41 3.3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu.................................................................. 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 44 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay .................... 44 4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng............................................................... 44 4.1.2. Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................... 48 4.2. Phân tích dữ liệu............................................................................................ 53 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................ 53 4.2.2. Phân tích tự tương quan ..................................................................... 54 4.2.3. Kiểm định các giả thuyết hồi quy ...................................................... 55 4.2.4. So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects model, Random effects model.......................................................... 57 4.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 61 Kết luận chương 4:............................................................................................... 63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................... 64 5.1. Giải pháp từ phía NHTM .............................................................................. 64 5.1.1. Giải pháp dựa trên kết quả mô hình................................................... 64 5.1.2. Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng hợp lý .................................. 65 5.1.3. Kiểm soát tình hình tăng trưởng tín dụng .......................................... 65 5.1.4. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................... 66 5.1.5. Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và hệ thống kiểm soát nội bộ .67 5.1.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng ............................................................................................. 67
  • 7. 5.1.7. Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng .68 5.2. Giải pháp từ hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ...................................................................................................... 69 5.3. Giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN........................................................ 70 5.3.1. Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô ......................................................... 70 5.3.2. Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng............ 70 5.3.3. Ban hành quy định thống nhất về phân loại nợ, trích lập dự phòng .. 71 5.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc tế Basel II ..................................................................................................... 71 5.4. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 72 5.4.1. Hạn chế............................................................................................... 72 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................... 73 TÓM TẮT CHƯƠNG 5....................................................................................... 73 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 1 PHỤ LỤC............................................................................................................... 6
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT (TIẾNG VIỆT) NỘI DUNG VIẾT TẮT (TIẾNG ANH) NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà Nước State Bank RRTD Rủi Ro Tín Dụng Credit risk QTRRTD Quản trị Rủi Ro Tín Dụng Credit risk management CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index FEM Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định Fixed effect model FGLS Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi Feasible Generalized Least Squares GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product GMM General Method of Moments OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares REM Phương pháp hồi quy OLS với tác động ngẫu nhiên Random effect model ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return on Equity
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các ngân hàng tiến hành nghiên cứu................................................... 41 Bảng 4.1: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam 2010 – 2018 ....... 44 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến...................................................................... 53 Bảng 4.3: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến .................................... 54 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định không có sự tương quan giữa các biến độc lập..... 55 Bảng 4.5: Kết quả phân tích kiểm định phương sai của sai số không đổi ........... 56 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau................................................................................................................ 57 Bảng 4.7 Kiểm định Hausman:............................................................................ 60 Bảng 4.8. Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized Least Square (GLS).............................................................................................. 61
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro chủ yếu của NHTM ...................................................... 7 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 38 Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 . 44 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam từ năm 2008 – 2018...................................................................................................................... 49
  • 11. TÓM TẮT Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh ngoại hối… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất của ngân hàng. Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua việc nghiên cứu 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định, Phương pháp hồi quy OLS với tác động ngẫu nhiên, Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố Tăng trưởng tín dụng so với năm trước, Tổng dư nợ tín dụng, Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động, Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng, Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Cấu trúc sở hữu, Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ của cả yếu tố bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng và qua đó hàm ý một số chính sách cho các nhà quản trị và hoạch định chính sách. Từ khóa: Ngân hàng, Rủi ro tín dụng, Tăng trưởng tín dụng, Phương pháp bình phương bé nhất.
  • 12. ABSTRACT Risks in banking activities are very diverse and complex, hidden in every business from card, deposit, trade finance to investment, foreign exchange trading...with many different levels, but with images. The most profound and serious impact is still credit risk, because credit is the basic activity and mainly generates the largest amount of profit, as well as the biggest loss of the bank. The purpose of this paper is to find out factors affecting credit risk through the study of 27 Vietnamese commercial banks in the period of 2010 - 2018. The paper uses the Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS) model, fix effects model (FEM), random effect model (REM), feasible generalized least squares (FGLS) model to consider the effects of Loan growth (LG), Total outstanding loans (SIZE), Ratio between operating expenses and operating income (CIR), Ratio between net income from business activities before provision for credit losses and total outstanding loans (EBP), Return on equity (ROE), Ownership Structure (CONC), Gross Domestic Product (GDP), Consumer Price Index (CPI). The paper will test the defects of the model to choose the right model. The empirical results have found strong evidence that both internal and external factors have a strong influence on the credit risk. The results of the study are of value to both academics and policy makers. Keywords: Banking, Credit risk, Loan growth, Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS) model.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ luôn phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng trong nước khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Điều này dẫn đến công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh ngoại hối… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất của ngân hàng. Điều này không chỉ đúng trên phương diện lý thuyết, mà được minh chứng rõ ràng bằng thực tiễn kinh doanh của ngành ngân hàng. Để tìm hiểu những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng Việt Nam giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn hơn trong việc quản lý cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về các ngân hàng thương mại trong việc quyết định đầu tư của mình. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 từ
  • 14. 2 đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. - Đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện và hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào có tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam? - Các giải pháp nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2010 – 2018, trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, báo cáo của NHNN, báo cáo của ngân hàng thế giới và các tổ chức khác. Luận văn chọn phạm vi nghiên cứu này vì: (1) Đây là khoản thời gian trước và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Bởi vậy đòi hỏi các NHTM phải hạn chế rủi ro tín dụng, để tăng tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO. (2) Hơn nữa số liệu thời kỳ nghiên cứu này đảm bảo tính đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, và có độ tin cậy cao hơn.
  • 15. 3 - Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu thực hiện tại các NHTMCP Nhà nước (NHTMNN) và NHTMCP Tư nhân (NHTMCP). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Mặc dù nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này hiện có rất ít nghiên cứu chuyên sâu. Đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra bằng chứng thực nghiệm và bổ sung thêm một tài liệu nghiên cứu trong cơ sở tài liệu chung về hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ kết quả này, đề tài mở ra những hướng mới cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này. Ý nghĩa thực tiễn: - Nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt xem xét đánh giá cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Thông qua đó cung cấp những thông tin và hiểu biết nhất định về các yếu tố quan trọng có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thể định hình chính sách phù hợp nhằm để tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong tương lai nhằm hoàn thành các mục tiêu mà ngân hàng đề ra, từ đó góp phần năng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. Đây là chặng quan trọng trong việc thấy rõ những khiếm khuyết trong điều hành từ đó đưa ra những kế hoạch và các chiến lược chính xác nhất. Điều này góp phần hạn chế rùi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi ngân hàng nói riêng và sự ổn định của ngành ngân hàng nói chung. - Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần tác động đến Chính phú, Ngân hàng Nhà nước, những cơ quan, ban ngành có liên quan có định hướng nhằm xây dựng những chính sách phù hợp cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
  • 16. 4 6. Kết cấu của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm có 05 phần: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Chương 3: Mô hình Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
  • 17. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1. Khái niệm rủi ro: Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ, không thể đo lường được. Theo quan điểm hiện đại, rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và có thể đo lường được, rủi ro không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn phải tính đến rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. Theo Frank Knight: “rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được”1 Allan Willet lại cho rằng “rủi ro là sự bất chắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”2 . Theo Peter Rose, rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là “mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”3 . Nhìn chung, các quan điểm đều cho rằng rủi ro là những bất chắc, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chủ thể. Tóm lại, rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường. 2.1.2 .Các loại rủi ro cơ bản của NHTM: Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác - Rủi ro tín dụng: The Basel (1999), rủi ro tín dụng được định nghĩa đơn giản nhất là khả năng người đi vay ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. 1 Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 233 2 Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 6 3 Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 207
  • 18. 6 Theo Philippe Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất nền kinh tế xuất phát từ việc bên đối tác không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận. Rủi ro này được đo lường bằng chi phí bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá sản. Theo thông tư 02/2103/TT-NHNN, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết Tóm lại, rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng với khách hàng, thể hiện qua việc người di vay không trả được nợ hoặc trả nợ cho người cho vay không theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản Có hoặc khi giá trị của tài sản thay đổi do lãi suất thị trường biến động. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn thể hiện khi tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn lạm phát dự kiến trong khi lãi suất cho vay không thể điều chỉnh được, thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay (lãi suất thực tế âm). Rủi ro lãi suất có mối quan hệ với rủi ro tín dụng thể hiện trên những khía cạnh như: Nếu lãi suất cho vay là cố định trong suốt thời hạn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, trong khi lãi suất trên thị trường đã giảm xuống, thì khách hàng vay phải chịu áp lực cao hơn trong việc trả nợ gốc và lãi. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay trên thị trường tăng lên, thì những khoản vay mới cần phải xem xét kỹ. Lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của khách hàng, giá thành tăng, sức cạnh tranh giảm, lợi nhuận giảm … ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Rủi ro ngoại hối: Rủi ro ngoại hối xảy ra do tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ không cân xứng với nhau cả về số lượng và kỳ hạn. Rủi ro ngoại hối có mối quan hệ với rủi ro tín dụng thể hiện như: Khi tỷ giá hối đoái biến động mạnh có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm một loại ngoại tệ nào đó và để chi trả
  • 19. 7 Rủi ro tín dụng Rủi ro ngoãi hối Rủi ro lãi suất Rủi ro nguồn vốn Rủi ro NHTM Rủi ro thanh khoản Rủ ro hoạt động ngoại bảng Rủi ro hoạt động cho bên bán, các doanh nghiệp phải mua ngoại tệ với giá cao ngoài dự tính, lợi nhuận kinh doanh giảm, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro chủ yếu của NHTM Nguồn: NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng. - Rủi ro nguồn vốn: + Rủi ro do bị đọng vốn: Do nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng không cho vay được, cũng như không thể chuyển sang được các loại tài sản Có sinh lời khác. Ngân hàng không khai thác hết được tiềm năng sinh lời của tài sản Có, hiệu quả sử dụng vốn giảm, dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục có thể ngân hàng sẽ phá sản.
  • 20. 8 + Rủi ro do thiếu vốn khả dụng, tức là ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán cho các tài sản Nợ hoặc không đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu của các món vay. - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ở ngân hàng ngay lập tức. Để tránh được rủi ro thanh khoản, các ngân hàng phải tính toán được Hệ số thanh khoản của mình, tức là tính được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay của các tài sản Nợ. - Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản, nhưng lại ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, vì các hoạt động này có thể tạo ra những tài sản Có và tài sản Nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Do trong các hoạt động ngoại bảng ngân hàng thu được phí mà không phải sử dụng đến vốn kinh doanh, nên các hoạt động này có xu hướng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nếu ngân hàng không quan tâm đến quản lý, theo dõi các khoản cam kết, bảo lãnh… thì rủi ro hoạt động ngoại bảng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. - Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả, ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được. - Rủi ro quốc gia và rủi ro khác: Nếu tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ không cân xứng, khi đầu tư bằng bản tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài có thể xảy ra rủi ro đầu tư nước ngoài đó là rủi ro quốc gia. Đôi khi, rủi ro quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải khi đầu tư cho các công ty nội địa. Một đảm bảo cho việc thu hồi được vốn gốc và lãi đầu tư ở nước ngoài là việc kiểm soát và dự tính được trạng thái cung cầu vốn và tín dụng trong tương lai của quốc gia mà ngân hàng có ý định đầu tư. Những rủi ro khác xảy ra do thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, trộm cắp, lừa đảo, hay rủi ro bắt nguồn từ yếu
  • 21. 9 tố kinh tế vĩ mô như: lạm phát gia tăng, biến động giá cả, thất nghiệp…có thể dẫn đến rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. 2.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM 2.1.3.1 Đối với hoạt động ngân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng, việc ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, trong khi đó ngân hàng phải trả vốn và lãi cho nguồn vốn huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi, ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của NHTM. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là suy giảm uy tín, thương hiệu của ngân hàng đối với người gửi tiền. Hậu quả là khả năng huy động vốn của ngân hàng bị sụt giảm, nghiêm trọng hơn có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản do rủi ro thanh khoản tăng cao. 2.1.3.2 Đối với nền kinh tế Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể và nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nần kinh tế. Rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn của khách hàng bị hạn chế, từ đó làm giảm đầu tư cho nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản sã dễ gây ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn hệ thống ngân hàng, gây ra khủng hoảng tín dụng hưởng đến nền tài chính trong khu vực và thế giới. 2.1.3.3 Đối với khách hàng Đối với khách hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra thì họ gần như không thể tiếp cận với các nguồn vốn khác tương tự trong hệ thống ngân hàng do lịch sử vay không tốt. Ngưởi gửi tiền tại ngân hàng có nguy cơ không nhận lại được khoản tiền gốc và lãi tiền gửi nếu các ngân hàng phá sản. Tóm lại, rủi ro tín dụng dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ của bản thân ngân hàng mà còn cả nền kinh tế. Cũng vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần
  • 22. 10 phải có những biện pháp tích cực để theo dõi hoạt động của ngân hàng và phải có giải pháp phù hợp giảm thiểu rủi ro tín dụng. 2.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng 2.1.4.1 Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro Theo Trần Huy Hoàng (2011), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng để đưa ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm phát sinh từ những tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật để giải quyết khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay, xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng. Rủi ro tập trung phát sinh khi tập trung vốn cho vay vào một khách hàng hoặc một lĩnh vực kinh tế, dễ dẫn đến rủi cao. 2.1.4.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng Rủi ro khách quan là rủi ro thất thoát khoản vay mặc dù cả ngân hàng và người đi vay đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình do các nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích… Rủi ro chủ quan là rủi ro do lỗi của bên đi vay hoặc của ngân hàng do vô tình hay cố tình gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay. 2.1.5 Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng Theo Trần Huy Hoàng (2011), các chỉ số thường được sử dụng đế đánh giá rủi ro tín dụng là:
  • 23. 11 2.1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ó 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑥 100% Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản cho vay. Tỷ này càng cao thể hiện chất lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 2.1.5.2 Tỷ lệ nợ xấu 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100% Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Tổ chức tín dụng quy định tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng. Theo Trần Huy Hoàng (2011) “nợ xấu là khi đến hạn trả nợ khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng như cam kết ban đầu, dẫn đến ngân hàng có khả năng không thu hồi được cả nợ gốc và lãi vay. Mặt khác, tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được phát mãi cũng không đủ thu hồi nợ gốc và lãi. Và các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên được tính là nợ xấu” Tỷ lệ nợ xấu cao và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay dổi cách phân loại nợ.
  • 24. 12 2.1.5.3 Dự phòng rủi ro tín dụng 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑥 100% Theo Thông tư số 02/2013/TT - NHNN “dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ được phân theo nhóm nợ cụ thể.” Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hảng càng cao. 2.1.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 2.1.6.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng Xảy ra khi người đi vay sử dụng sai mục đích vay vốn hoặc đầu tư vào các dự án không có khả năng sinh lời, do yếu kém trong khả năng quản lý: sản xuất kinh doanh trì trệ, công nghệ không hiện đại, máy móc lạc hậu… dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không thể đưa ra thị trường; khách hàng dùng khoản vay ngắn hạn đề đầu tư kinh doanh vào tài sản dài hạn; do khách hàng có chủ ý chiếm dụng vốn, lừa đảo, dùng một loạt tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi. 2.1.6.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng Do cán bộ ngân hàng không cố tình làm trái quy trình cho vay, chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa rà soát đối tượng khách hàng, khả năng
  • 25. 13 kiểm soát, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện vấn đề còn yếu kém, thông tin về khách hàng hay thông tin tín dụng thiếu tin cậy, dẫn đến ra quyết định cho vay sai lầm. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Trong các nghiên cứu trước có khá nhiều biến phụ thuộc thể hiện rủi ro tín dụng ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng (LG); Qui mô ngân hàng (SIZE); Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhậphoạt động (CIR); Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP); Tỷ lệ tăng trưởng GDP; Tỷ lệ lạm phát 2.2.1. Tăng trưởng tín dụng (LG) Daniel Foos & ctg (2010) sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng biến nội sinh và phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy OLS ban đầu. Với phương pháp này, các tác giả cho rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều và tác động rất mạnh đến rủi ro tín dụng ngân hàng sau hai và ba năm. Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có thể thực hiện hai cách: giảm lãi suất trên mỗi khoản vay mới hoặc nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. Giảm lãi suất là điều không thể vì hành động này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và sẽ gặp sự ngăn cản mạnh mẽ từ phía cổ đông. Cách còn lại là nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. Ví dụ như: giảm thiểu tiêu chuẩn tài sản đảm bảo, chấp nhận những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt hoặc yêu cầu ít chứng cứ về dòng thu nhập đảm bảo cho khoản vay. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Các khoản vay có chất lượng thấp sẽ có nguy cơ thất thoát trong điều kiện kinh tế khó khăn, tác động này có thể với độ trễ một vài năm. Tăng trưởng tín dụng theo cách này sẽ làm tăng rủi ro tín dụng dẫn đến việc trích lập dự phòng nhiều hơn trong tương lai cho những khoản vay này. Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ sau hai năm. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu khác tìm được kết quả tương tự như: nghiên cứu của
  • 26. 14 Sinkey & Greenawalt (1991), Vicente Salas & Jesús Saurina (2002), Hess & ctg (2009) Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng không phải lúc nào cũng làm tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng sẽ có thể làm giảm rủi ro tín dụng trong trường hợp nếu khách hàng tăng nhu cầu về tín dụng do họ muốn tăng tỷ trọng vốn ngân hàng trong kinh doanh. Trước tình hình nhu cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng. Trong trường hợp này, tăng trưởng tín dụng (năm hiện tại hoặc với độ trễ một năm) có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Robert T. Clair (1992). Đa số các bài nghiên cứu tính tăng trưởng tín dụng bằng cách lấy dư nợ của năm sau trừ dư nợ của năm trước, tất cả chia cho năm trước (Liz và cộng sự 2000, Salas và Saurian 2002). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro tín dụng, chỉ các ngân hàng có mức tăng trưởng trên mức trung bình mới có thể có rủi ro tín dụng (Foos và các cộng sự 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn cách tính thứ nhất để tính toán biến tăng trưởng tín dụng đưa vào nghiên cứu. Công thức tính Tăng trưởng tín dụng (LG) = Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ năm (t – 1) Tổng dư nợ năm (t – 1) 2.2.2. Qui mô ngân hàng (SIZE) Jin-Li Hu & ctg (2004) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa qui mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Lập luận của các tác giả cho rằng các ngân hàng lớn có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và đương nhiên những ngân hàng này có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất nên có thể hạn chế được rủi ro tín dụng hơn những ngân hàng có qui mô nhỏ. Ngoài ra, Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) hoặc Hess & ctg (2008) cũng tìm được kết quả tương tự.
  • 27. 15 Ngược lại, Daniel Foos & ctg (2010) lại cho rằng không tìm thấy tác động có ý nghĩa của qui mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nabila Zribi & Younes Boujelbène (2011) cũng cho kết quả tương tự. Kết quả này được các tác giả giải thích bằng thực tế là các ngân hàng ở Tunisia có qui mô gần như tương tự nhau và phần lớn trong số họ phù hợp với quy định, yêu cầu của hệ thống ngân hàng nên qui mô ngân hàng không tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng (Jimenez và Saurina, 2006), là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (Foos và cộng sự, 2010). Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán chỉ phát triển ở mức sơ khai nên chỉ có một số ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng nghĩa với việc chỉ có một số ít ngân hàng có có số liệu giá trị thị trường. Vì lý do này, đề tài chọn cách đo lường qui mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng dư nợ cho vay. Tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh giá trị biến qui vốn có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình. Công thức tính: Qui mô ngân hàng (SIZE) = LG (Tổng dư nợ) 2.2.3. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR) Berger và De Young (1997) đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả chi phí lên rủi ro tín dụng. Họ tìm thấy hiệu quả chi phí làm giảm các khoản nợ xấu và kết luận rằng: Hiệu quả chi phí có thể là chỉ số quan trọng cho các khoản nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thiếu hiệu quả sẽ chịu áp lực lớn từ rủi ro tín dụng. Tương tự như vậy, Hess và các cộng sự (2008) cũng chọn chỉ số CIR là một trong những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng để nghiên cứu.Kết quả từ nghiên cứu của ông cũng cho thấy các ngân hàng kém hiệu quả có mức rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Chỉ tiêu này cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng như Pain (2003), Salas và Saurina (2002). Công thức tính: Tổng chi phí – chi phí trả lãi CIR = Tổng dư nợ
  • 28. 16 2.2.4. Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP) Nhiều nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thường sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như 1 công cụ chủ yếu để che dấu thu nhập vì hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng (Fonseca và Gonzalez, 2008; Hasan và Wall, 2004; Bhat, 1996). Các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh các khoản dự phòng này tăng lên vào thời điểm kinh doanh thuận lợi để giảm lợi nhuận báo cáo để chuyển lợi nhuận sang các năm có tình hình kinh doanh khó khăn (Wahlen, 1994). Fonseca và Gonzalez (2008) đã sử dụng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng chia cho tổng tài sản để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng che dấu thu nhập bằng cách thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng. Hess và cộng sự (2008) cho rằng, ban giám đốc ngân hàng có khuynh hướng đem kết quả kinh doanh tốt hoặc xấu trong năm hiện tại vào báo cáo của năm tiếp theo, thông qua việc trích lập dự phòng để tăng hoặc giảm lợi nhuận của năm hiện tại. Kết luận này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Greenawalt và Sinkey (1998), Fudenberg và Tirole (1995), Kanagaretnam và cộng sự (2003). Công thức tính: Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng EBP = Tổng dư nợ 2.2.5. Cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC) Biến cấu trúc sở hữu ngân hàng (CONC) được sử dụng tỷ lệ phần trăm cổ phần ngân hàng được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. Liên quan đến tác động của mức độ tập trung sở hữu đến chấp nhận rủi ro, không có sự đồng thuận trong các tài liệu về mối quan hệ giữa biến tập trung sở hữu và mức độ rủi ro của ngân hàng. Một số nghiên cứu tìm thấy một liên kết cùng chiều (Martinez & Ramirez, 2011; Saunders, Strock, và Travlos, 1990), trong khi những người khác (Burkart,
  • 29. 17 Gromb, & Panunzi năm 1997;. Iannotta và cộng sự, 2007) tìm thấy một tác động ngược đến rủi ro ngân hàng. 2.2.6. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tác động tiêu cực đến sự gia tăng các khoản nợ xấu trong tương lai. Do đó quan hệ giữa ROE và rủi ro tín dụng được kì vọng là nghịch biến (Chaibi & Ftiti, 2015). Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu 2.2.7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là biến vĩ mô đo lường tỷ lệ lạm phát lấy từ Tổng cục thống kê. Lạm phát là một trong những biến kinh tế vĩ mô quan trọng quyết định đến hiệu quả ngân hàng. Nếu lạm phát được dự đoán và kiểm soát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất hoặc quản lý chi phí hoạt động, từ đó làm tăng doanh thu nhanh hơn chi phí, dẫn đến khả năng sinh lợi cao hơn (Revell, 1979; Perry, 1992). Tuy nhiên, nếu lạm phát không được dự báo và kiểm soát hoàn toàn, những khoản lỗ của khoản vay sẽ được tích lũy, và từ đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Young Tan, 2015). Lạm phát có những tác động khác nhau đối với nợ xấu. Lạm phát cao có thể giúp cho việc trả nợ dễ dàng hơn do lạm phát làm giảm giá trị thực của các khoản vay. Tuy nhiên, lạm phát có thể làm giảm giá trị thu nhập thực tế của khách hàng và cũng có thể làm suy yếu khả năng trả nợ. Ngoài ra, lạm phát tăng cao làm cho giá cả hàng hoá trong nước tăng, sức mua giảm, đồng nội tệ bị mất giá kéo theo chi phí sản xuất tăng làm gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp. Do những kết luận khác nhau từ các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro tín dụng có thể là tích cực hoặc tiêu cực (Castro, 2013; Chaibi & Ftiti, 2015). Quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp khi lạm phát tăng cao. Sự mất giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm người gửi tiền nên lượng tiền huy động của ngân hàng sụt giảm.
  • 30. 18 Ngân hàng có khả năng mất cân đối thanh khoản, bắt buộc phải huy động ở các nguồn khác với lãi suất cao để bù đắp, làm gia tăng chi phí huy động của ngân hàng. Về phía người đi vay, sự điều chỉnh lãi suất vay của các khoản vay đã giải ngân chậm hơn so với tốc độ của lạm phát, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa.Như vậy, lạm phát làm gia tăng chi phí huy động cũng như làm giảm lãi cận biên của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng các ngân hàng. 2.2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Yếu tố này có liên quan đến chu kì kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi nên có đầy đủ nguồn vốn và khả năng thanh toán nợ. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của các cá nhân và doanh nghiệp giảm sút, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro tín dụng. Vì vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng được dự đoán là nghịch biến, nghĩa là sự suy giảm trong tỷ lệ tăng trưởng GDP có thể dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng (Fainstein và Novikov (2011); Jakubík (2007); Castro (2013). Trong giai đoạn kinh tế phát triển các doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất nên giai đoạn này ngân hàng thường có mức độ đầu tư cao và lợi nhuận cao. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thường nắm giữ tài sản ít thanh khoản, cho vay nhiều hơn, do đó làm lợi nhuận tăng cao. Do đó, có thể kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao hơn làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng cao, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999, Bikker và Hu, 2002; Athanasoglou và cộng sự, 2008; Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012; Young Tan, 2015). Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, môi trường kinh doanh được cải thiện, và các rào cản kinh tế giảm dần, làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng các ngân hàng (Tan và Floros, 2012b; Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012; Young Tan, 2015).
  • 31. 19 2.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Trong quản trị RRTD, tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thương mại (NHTM) tốt nhất về quản trị RRTD và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi. Trên cơ sở nguyên tắc chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, hệ thống quản trị rủi ro vốn tín dụng gồm các vấn đề cơ bản như: Cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng phải đầy đủ và chuẩn mực; chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống phân khúc thị trường và phân khúc khách hàng; thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng; cấu trúc hệ thống các bộ phận tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng, xem xét và quyết định tín dụng; xây dựng các quy trình cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng; vấn đề cảnh báo sớm; cơ cấu lại khoản nợ và thu hồi nợ. 2.3.1. Trên góc độ của nền kinh tế Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng gặp phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất
  • 32. 20 nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả tức là không có lợi ích đầu tư của người vay tiền đối với ngân hàng và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều chủ thể. Khi một ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ gây tâm lý hoang mang lan rộng nhanh chóng khiến nhiều người khách hàng gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể gây đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng. Theo thời gian nếu có khôi phục được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, nếu một NHTM gặp khó khăn tài chính di rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, ngân hàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Lúc này Ngân sách Nhà nước phải tăng chi cho khoản mục này và cắt giảm chi tiêu cho các khoản mục khác, sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về vốn. Khi RRTD xảy ra, không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt. RRTD có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, ngân hàng gặp phải rủi ro về lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, ngân hàng bị mất vốn khi khách hàng không có khả năng chi trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc
  • 33. 21 phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay. 2.3.2. Trên góc độ ngân hàng  RRTD là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các NHTM Thường thu nhập của các NHTM được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất về vốn cho các NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và QTRRTD hiệu quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm HĐKD cũng như lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến QTRRTD để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa RRTD xảy ra.  QTRRTD là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, QTRRTD phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.  QTRRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM QTRRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng
  • 34. 22 phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh. 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây: STT Tên tác giả + Đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và chiều tác động 1 Các yếu tố vĩ mô được xem xét trong các nghiên cứu: Rajan & Dhal (2003), phân tích nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm. Quy mô ngân hàng (-) Tốc độ tăng trưởng GDP (+) 2 Fofack (2005), nghiên cứu rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara trong năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Lãi suất tiền vay (+) Tỷ lệ lạm phát (+) 3 Berge và Boye (2007), nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005, kết luận rằng các khoản cho vay có vấn đề có liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ lệ Lãi suất thực (-) Tỷ lệ thất nghiệp (-)
  • 35. 23 thất nghiệp. 4 Ali và Daly (2010), sử dụng phương pháp phân tích so sánh để điều tra các biến kinh tế vĩ mô quan trọng đối với hai nước Úc và Mỹ. Họ cũng nghiên cứu các tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ vỡ nợ ở cả hai nước. Kết quả cho thấy rằng với cùng một yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tác động khác nhau đến tỷ lệ vỡ nợ của 2 nước, mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều nhạy Cảm hơn với tác dụng phụ của những cú sốc kinh tế vĩ mô. Tùy từng nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Hoặc có thể Tốc độ tăng trưởng GDP (+) 5 Festic et al. (2011), nghiên cứu một dữ liệu bảng cho 5 nước thành viên mới của EU (Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa tỷ lệ của các khoản nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính, và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm trong việc xử lý nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng LG (-) Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) 6 Kester Guy và Shane Lowe (2011), nghiên cứu về nợ xấu và sự bền vững ngân hàng tại Barbados từ 1996 – 2010. Tăng trưởng GDP với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu. Khi lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu; phát hiện thấy lãi suất có tác động nghịch chiều liên quan đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng và mở rộng tín dụng, lãi Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Lạm phát (-) Lãi suất cho vay (+)
  • 36. 24 suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di chuyển lên cùng lúc. 7 Bofondi, Marcello và Tiziano Ropele (2011), nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến chất lượng các khoản vay đối với hộ gia đình và doanh nghiệp tại ngân hàng ở Italy từ 1990- 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP và cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất. Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Tỷ lệ thất nghiệp (+) Lãi suất cho vay (+) 8 Castro (2013), xem xét mối liên hệ giữa phát triển kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng với mẫu nghiên cứu là 5 ngân hàng châu Âu (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý). Kết quả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tăng trưởng GDP, chỉ số giá nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá hối đoái thực, và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Tỷ lệ thất nghiệp (-) Lãi suất cho vay (+) Tăng trưởng tín dụng LG (+) Tỷ giá hối đoái thực (+) 9 Andriani, Wiryono (2015) tìm các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ năm 2002 đến năm 2013 của các ngân hàng Indonesia. Sử dụng biến nợ xấu để đại diện cho rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến trong nội tại ngân hàng đến đến rủi ro tín dụng. Phương pháp ước lượng GLS được cho là hợp lý hơn phương pháp OLS với những thay đổi trong phương sai phần dư. Xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến trong nội tại ngân hàng đến đến rủi ro tín dụng
  • 37. 25 10 Mặt khác, cũng có rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra một số đặc điểm trong ngân hàng cũng có liên quan đến các khoản cho vay có vấn đề. Tại Ấn Độ, Rajaraman et al. (1999) đã kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu giới hạn trong một năm (1996- 1997) và sử dụng các biến vĩ mô để giải thích các khoản vay có vấn đề, đây là một hạn chế của mô hình. Bởi vì, các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản vay có vấn đề là kết quả của cả kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố kinh tế vi mô. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người đi vay sẽ giảm, kết quả là họ sẽ khó trả nợ hơn, qua đó có thể phát sinh nhiều khoản vay có vấn đề. Đồng thời, các yếu tố trong nội bộ ngân hàng, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động thấp và việc mở rộng quá nhiều chi nhánh cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của các khoản vay có vấn đề. Các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản vay có vấn đề là kết quả của cả kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố kinh tế vi mô. 11 Khemraj & Pasha (2009), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nợ xấu ở Guyana 1994-2004, kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến nợ xấu, tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với các nợ xấu, sự cải thiện trong nền kinh tế sẽ làm nợ xấu thấp hơn. Các ngân hàng tính lãi suất tương đối cao hơn và cho vay quá mức có thể sẽ phải chịu nợ xấu cao hơn, một ngân hàng tăng lãi suất điều này có thể tăng nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Quy mô ngân hàng (+) Lãi suất cho vay (+)
  • 38. 26 12 Sau khi lược khảo một số các nghiên cứu trước, có thể nhận thấy rằng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, hầu hết các nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu. Salas và Saurina (2002), đã kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô để nghiên cứu sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997. Kết luận yếu tố nội tại của ngân hàng có thể sử dụng như là chỉ số cảnh báo sớm cho những thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu trong tương lai. Kết quả cho thấy ngân hàng có quy mô lớn hơn sẽ có nợ xấu ít hơn, tăng trưởng tín dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hơn. Ngoài ra, còn phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu. Quy mô ngân hàng SIZE (-) Tăng trưởng tín dụng LG (+) Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) 13 Boudriga et al. (2009), nghiên cứu các yếu tố từ phía ngân hàng, môi trường kinh doanh và môi trường thể chế của 46 ngân hàng tại 12 Quốc gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi: trong giai đoạn 2002-2006. Kết quả cho thấy sự tham gia của nước ngoài đến từ các nước phát triển sẽ làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng quốc doanh gặp nợ xấu cao hơn. Quy mô vốn lớn thì nợ xấu lớn, tăng trưởng tín dụng cao thì giảm nợ xấu. Trong môi trường kinh doanh chất lượng thông tin được chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng tỷ lệ nghịch với nợ xấu, tăng cường chất lượng của môi trường thể chế sẽ làm giảm nợ xấu. Kết quả cho thấy sự tham gia của nước ngoài đến từ các nước phát triển sẽ làm giảm nợ xấu.
  • 39. 27 14 Zribi và Boujelbène (2011), xem xét cả hai biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu bảng cho 10 NHTM Tunisia trong giai đoạn 1995-2008. Kết luận rằng các yếu tố quyết định chính đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất). Quy mô ngân hàng SIZE (-) Tăng trưởng tín dụng LG (+) Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Tỷ lệ lạm phát (+) Tỷ giá hối đoái thực (+) 15 Louzis et al. (2012) sử dụng phương pháp Dynamic Panel Data trong giai đoạn 2003-2009 để nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô và các biến trong ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Hy Lạp với các khoản vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, và thế chấp). Tác giả nhận thấy rằng các khoản vay có vấn đề trong hệ thống ngân hàng Hy Lạp được giải thích chủ yếu là do các biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, và nợ công). Ngoài ra, những vấn đề này được giải thích bởi một số yếu tố trong ngân hàng cụ thể như các chỉ số hiệu suất và hiệu quả. Chỉ số ROE và ROA được tìm thấy tác động nghịch chiều đến nợ xấu. Chỉ số thiếu hiệu quả tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê với nợ xấu. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (-) 16 Ahlem Selma Messai (2013), nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của 85 ngân hàng trong ba Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA (-)
  • 40. 28 nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004-2008, những quốc gia đã phải đối mặt với vấn đề tài chính sau cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn vào năm 2008. Sử dụng dữ liệu bảng, nghiên cứu nhận thấy tốc độ tăng trưởng của GDP, ROA tác động nghịch chiều với nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất tác động tích cực với nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng GDP (- ) Tỷ lệ thất nghiệp (+) Lãi suất cho vay (+) 17 Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013), nghiên cứu các yếu tố quyết định nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Đông Nam Châu Âu với mẫu là 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003-2010. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao và lãi suất cao làm tăng nợ xấu. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu, các ngân hàng lớn có thể giải quyết tốt vấn đề thông tin bất cân xứng. Với nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao và thông tin có chất lượng tốt, các ngân hàng lớn sẽ hiệu quả hơn trong phân tích tín dụng và giám sát các khoản cho vay tới khách hàng. Quy mô ngân hàng SIZE (-) 18 Tehulu và cộng sự (2014), nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Ethiopia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu này với dữ liệu bảng được thu thập từ 10 NHTM Nhà nước và Tăng trưởng tín dụng LG (-) Quy mô ngân hàng SIZE (-)
  • 41. 29 tư nhân từ năm 2007 đến năm 2011. Phân tích sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy với kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Cuối cùng, kết quả cho thấy lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể về mặt thống kê đối với rủi ro tín dụng. 19 Miyamoto (2014) đã nghiên cứu khảo sát các chỉ số cần thiết để đo lường rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhỏ, sử dụng thông tin tài chính, cũng như thông tin doanh nghiệp của ngân hàng thu thập qua nhiều năm của mối quan hệ bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa thức. Các phân tích trong nghiên cứu này cho thấy không chỉ thông tin tài chính mà thông tin phi tài chính là nguồn có giá trị cho một đánh giá rủi ro ngân hàng nhỏ. Thông tin phi tài chính là nguồn có giá trị cho một đánh giá rủi ro ngân hàng nhỏ. 20 Memić (2015) đã thực nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá dự báo rủi ro vỡ nợ trên thị trường ngân hàng ở Bosnia và Herzegovina. Khả năng phân loại thông tin của công ty thành các nhóm khác nhau hoặc tìm ra một công cụ thích hợp có thể thay thế đánh giá của con người trong phân loại công ty thành tốt và xấu Nghiên cứu này đã điều tra khả năng và tính chính xác của dự đoán vỡ nợ bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê truyền thống hồi quy nhị thức (logistic regression) và phân tích
  • 42. 30 là một trong những mối quan tâm chính của các nhà nghiên cứu quản lý rủi ro trong một thời gian dài. Nghiên cứu này đã điều tra khả năng và tính chính xác của dự đoán vỡ nợ bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê truyền thống hồi quy nhị thức (logistic regression) và phân tích biệt số bội (multiple discriminant analysis) và so sánh khả năng dự đoán của các phương pháp này. Kết quả cho thấy các mô hình được tạo ra có khả năng tiên đoán cao. Đối với mô hình logit, một số biến có ảnh hưởng nhiều đến dự đoán vỡ nợ so với các biến khác. biệt số bội (multiple discriminant analysis) và so sánh khả năng dự đoán của các phương pháp này 21 Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), nghiên cứu tiếp cận phương pháp Dynamic Panel Data để kiểm tra yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM trong nền kinh tế thị trường (đại diện là Pháp), so với một nền kinh tế dựa trên ngân hàng (đại diện là Đức), trong 2005-2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng tín dụng cho rằng có những hiệu ứng khác nhau giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau. Các câu hỏi chính được thảo luận là các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của hai nước. Kết quả chỉ ra rằng ngoại trừ các tỷ lệ lạm phát, tập hợp các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của cả nền kinh tế. Kết quả này được giải thích bởi thực tế là cả hai nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Euro. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng so với Đức, nền kinh tế Pháp là nhạy cảm Tập hợp các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của cả nền kinh tế.
  • 43. 31 hơn với yếu tố trong nội tại ngân hàng. Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013), sử Quy mô ngân hàng dụng dữ liệu bảng nghiên cứu các nhân tố ảnh SIZE (+) hưởng đến nợ xấu với mẫu 14 NHTM Việt Nam Lợi nhuận trên vốn chủ sở từ 2008-2012, kết quả cho thấy các biến kinh tế hữu ROA (-) vĩ mô là không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê khi tác động đến các khoản nợ xấu. Quy mô 22 ngân hàng có ý nghĩa thống kê, thể hiện mối quan hệ đồng biến với nợ xấu, điều đó chỉ ra rằng giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” là đúng trong bối cảnh của Việt Nam. Tỷ số ROE có tác động nghịch chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các năm trước cao có thể làm cho vấn đề hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) Lạm phát (-) cũng sử dụng dữ liệu bảng được để nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng GDP 10 ngân hàng từ năm 2005 đến 2011 về các (+) nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Kết quả cho Tăng trưởng tín dụng thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng LG (+) GDP tác động đáng kể đến nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước 23 và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu còn chỉ rằng một ngân hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà sẽ có một độ trễ sau một năm. Ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí
  • 44. 32 hoạt động thấp, đồng thời cũng dẫn đến nợ xấu cao hơn. Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu, ngân hàng lớn thường mạo hiểm hơn trong việc cho vay, nợ xấu sẽ cao hơn. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tác động tích cực lên nợ xấu, ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khả năng dẫn đến nợ xấu cao. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), nghiên Rủi ro tín dụng ngân hàng cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ trên 26 NHTM giai đoạn 2009 – 2012. Dữ liệu một năm (LLRi,t-1), tỷ lệ bảng với phương pháp GMM được sử dụng để tăng trưởng tín dụng trong khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất quá khứ với độ trễ một năm giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để (LGi,t-1) và tỷ lệ tăng đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu trưởng GDP trong quá khứ 24 quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín với độ trễ một năm dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một (∆GDPi,t-1) tác động có ý năm (LLRi,t-1), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong nghĩa đến rủi ro tín dụng quá khứ với độ trễ một năm (LGi,t-1) và tỷ lệ NHTM Việt Nam tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm (∆GDPi,t-1) tác động có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam. Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều Các yếu tố tác động đến rủi (2015), nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định ro tín dụng là: tăng trưởng nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và 25 đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng với phương tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS). Từ đó, đưa ra một số gợi ý đối với nhà đầu tư cá nhân và góp phần giúp các nhà quản lý ngân
  • 45. 33 hàng nhận diện tác động ngược chiều của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng, giúp kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy mạnh cho vay. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ số liệu trong báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến 2013. Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là: tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay 26 Nghiên cứu về rủi ro tín dụng của Phan Đình Khôi & Nguyễn Việt Thành (2017) đã sử dụng mô hình logit nhị thức và logit đa thức được sử dụng để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Sử dụng mô hình và các biến gần giống với nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Ninh & Lâm Thị Bích Ngọc (2012). Tác giả cho rằng mô hình logit đa thức cho phép giải thích tốt hơn mô hình logit nhị thức. Tuy nhiên, nghiên cứu này chia rủi ro thành 2 mức từ nhóm nợ (5 nhóm nợ). Theo đó, mức không có rủi ro thuộc nợ nhóm 1 và 2, rủi ro mức 1 thuộc nhóm nợ 3 và 4, rủi ro mức 2 thuộc nợ nhóm 5 (rủi ro có thể mất vốn). Thông tư 02/2013, về việc trích lập dự phòng rủi ro như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100% (Điều 12). Như vậy, nếu nhìn vào 5 nhóm nợ, nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ nhóm 5 là nợ có khả Sử dụng mô hình logit nhị thức và logit đa thức để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
  • 46. 34 năng mất vốn và còn lại nhóm khác (nhóm 2, 3 và 4) thuộc nhóm có rủi ro. 27 Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh, Ngô Văn Toàn (2018) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Kiên Giang”, Tạp chí KTĐN số 98. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Kiên Giang) sử dụng dữ liệu thu được từ 120 hồ sơ tín dụng ngân hàng. Mô hình lôgic nhị phân và mô hình lôgic đa thức được sử dụng để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Kết quả cho thấy logit đa thức thực hiện tốt hơn logit nhị phân. Ở mức độ rủi ro tín dụng 1, tác động đến tín hiệu rủi ro bao gồm: Tài sản đảm bảo, năng lực tài chính của khách hàng, hoạt động kinh doanh đa dạng, kinh nghiệm của nhân viên ngân hàng và kiểm tra, giám sát khoản vay. Ở mức độ rủi ro tín dụng 2, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại chỉ là bốn yếu tố liên quan đến tín hiệu, ít hơn một yếu tố như vậy với mức độ rủi ro tín dụng 1, tài sản thế chấp không ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng 2. Nó đưa ra một số gợi ý về quản lý rủi ro và các gợi ý chính sách để giúp giảm nhẹ rủi ro tín dụng. Mô hình lôgic nhị phân và mô hình lôgic đa thức được sử dụng để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  • 47. 35 Trong đề tài nghiên cứu trên đây, chưa sử dụng biến Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động (CIR) và biến Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP), do đó mô hình dự kiến đề xuất chọn biến phụ thuộc là Rủi ro tín dụng (CRR). Các biến độc lập bao gồm Tăng trưởng tín dụng so với năm trước, Tổng dư nợ tín dụng, Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động (CIR), Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Cấu trúc sở hữu, Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chỉ số giá tiêu dùng. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 trình bày tổng quan về khái niệm rủi ro tín dụng cũng như các cách đo lường rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM. Ngoài ra, chương 2 cũng thể hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
  • 48. 36 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Qua khảo sát các bài nghiên cứu trước, có thể thấy rủi ro tín dụng ngân hàng chịu tác động của khá nhiều yếu tố. Một số yếu tố chỉ có ý nghĩa riêng đối với từng nền kinh tế, một số yếu tố khác ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các nền kinh tế như: biến tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập cho vay và tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ chọn các biến số tác động đến rủi ro tín dụng tại nhiều nền kinh tế để tiến hành nghiên cứu trên số liệu thu thập tại Việt Nam. Đề tài được dựa theo mô hình nghiên cứu tham khảo từ nhóm tác giả Nabila Zribri và Younes Boujelbene năm 2011 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở số liệu thu thập được, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất, sử dụng dữ liệu bảng, để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến thu thập được. Từ kết quả khảo sát các nghiên cứu trước, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu đối với dữ liệu thu thập tại Việt Nam như sau: CRR = α + β1 LG + +β2SIZE+ β3CIR + β4EBP + β4ROE + β6CONC + β7GDP + β8CPI +ε Trong đó: CRR: Rủi ro tín dụng. LG: Tăng trưởng tín dụng so với năm trước. SIZE: Quy mô ngân hàng CIR: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động. EBP: Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng. ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
  • 49. 37 CONC : Cấu trúc sở hữu (Với Nhóm 1: các NH có trên 50% vốn Nhà nước; Nhóm 2: các NH có vốn cổ phần) GPD: Tốc độ tăng trưởng kinh tế CPI: Chỉ số giá tiêu dùng 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Gỉa thuyết 1: Tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Gỉa thuyết 2: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Gỉa thuyết 3: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt và thu nhập hoạt động có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Gỉa thuyết 4: Tỷ lệ EBP có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Gỉa thuyết 5: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Giả thuyết 6: Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Giả thuyết 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Giả thuyết 8: Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng với tỷ lệ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam.
  • 50. 38 3.1.3. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả, mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thống kê các biến giải thích và biến phụ thuộc của các NHTMCPVN trong giai đoạn năm 2010 đến 2018 qua Vấn đề nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ứng dụng của các ngân hàng Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu  Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động rủi ro tín dụng ứng dụng của các NHTM  Đưa ra các giải pháp khả thi Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính Thống kê, mô tả và suy diễn Phương pháp định lượng Kiểm định sự phù hợp của mô hình; Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát để các xịnh các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ứng dụng của các ngân hàng Việt Nam