SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------
TRẦN THANH THUẬN
NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------
TRẦN THANH THUẬN
NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. LÊ ĐẠT CHÍ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả nghiên cứu xin cam đoạn luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hệ số an toàn
vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” là kết quả
nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Đạt Chí – Giảng viên
Trường Đại học Kinh tế Thành phố HỒ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Trần Thanh Thuận
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ......................................................................................................................3
2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III........................................3
2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới.............9
2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các nước
trên thế giới ...........................................................................................................13
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.................................16
3.1 Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................16
3.2 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................16
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................................17
3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................20
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG BASEL III ................................................................................26
4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam.......................................................26
4.2 So sánh tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và thông tư tại Việt Nam ....30
CHƯƠNG 5: KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................35
5.1 Khó khăn khi triển khai hiệp ước Basel.......................................................35
5.2 Kiến nghị và giải pháp .................................................................................37
5.2.1 Đối với ngân hàng.................................................................................37
5.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước................................................................41
5.2.3 Đối với chính phủ .................................................................................45
5.3 Kết luận ........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
ASF Nguồn tài trợ ổn định hiện có (Asset Stable Funding)
BCBS Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on
Banking Supervision)
CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)
CET1 Tỷ lệ vốn cấp 1 (Common Equity Tier 1)
GLS Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least
Squares).
LCR Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio)
MAS Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore)
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
NIM Thu nhập lãi thuần hay biên lợi nhuận ròng (Net Interest Margin)
NSFR Tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio)
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)
RSF Nguồn tài trợ ổn định cần có (Required Stable Funding)
RWA Trọng số tài sản có rủi ro (Risk-weighted asset)
TCTD Tổ chức tín dụng
TG Thế giới
TMCP Thương mại cổ phần
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III....................6
Bảng 2.2 Vốn điều lệ tăng thêm của các ngân hàng trong năm (2018). ...................29
Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu..........................................................19
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến............................................................................20
Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến.................................................................21
Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS...............................23
Bảng 2.3 So sánh Thông tư 36 tại Việt Nam và các chỉ tiêu Basel III .....................32
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ số CAR tại Việt Nam và các nước trên thế giới giai đoạn 2013-2018.....
...................................................................................................................................34
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu này nhằm giới thiệu sơ lược những điểm mới của Basel III
và một vài kết quả đạt được từ các quốc gia thế giới sau khi đã triển khai thành
công. Bên cạnh đó nêu ra những điểm khác biệt cơ bản các chỉ tiêu an toàn vốn giữa
Việt Nam và Basel III. Sau đó xem xét đến những tác động của các chỉ tiêu quan
trọng đến hệ số an toàn vốn và xây dựng mô hình xem xét các yếu tố tác động đến
hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng kỹ thuật
hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an
toàn vốn (CAR) của 30 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA), quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng huy động vốn (DEP) có
các động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn. Trong khi đó chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
(LEV) và thu nhập lãi thuần (NIM) có ảnh thưởng tích cực đến hệ số an toàn vốn.
Tuy nhiên nghiên cứu lại không tìm thấy được sự tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL),
tỷ lệ cho vay (LOA) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến hệ số an toàn vốn. Từ
kết quả phân tích mô hình cũng như các kết quả từ cuộc cải cách Basel III của các
nước trên thế giới. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giúp hệ thống ngân
hàng có những định hướng phát triển phù hợp hơn với mục đích mà Basel đưa ra,
nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam phấn đấu đạt theo chuẩn quốc tế.
Từ khoá: An toàn vốn, Basel III, Rủi ro, Biên lợi nhuận ròng.
ABSTRACT
This study aims at introducing the new regulations of Basel III and the
regulation’s impacts on the global economy. Moreover, the study presents basic
differences in capital adequacy criteria between Vietnam and Basel III in order to
analyze key factors affecting capital adequacy ratio (CAR) and construct a model
dealing with these factors which impact particularly on banks in Vietnam. The
study uses panel regression to make an analysis of 30 banks in Vietnam in the
period between 2010 and 2018. The results show that in Vietnam, return on assets
(ROA), size (SIZE) and deposit ratio (DEP) have negative effects on CAR while
leverage ratio (LEV) and net interest margin (NIM) produce positive impacts. As
for other factors like non-performing loans ratio (NPL), loan ratio (LOA) and gross
domestic product (GDP), they have no effect on CAR. From the results of the study
as well as of the reality in the countries where Basel III is applied, we need to give
suggestions and solutions to improve and standardize the banking system of
Vietnam.
Keywords: Captial adequacy ratio, Basel III, Risk, NIM.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ những bài học kinh nghiệm sau các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới,
đã cho thấy rằng ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều
loại rủi ro nhất, gây tổn thất nhiều cho nền kinh tế. Vì thế các ngân hàng trên thế
giới nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chú trọng rất nhiều vào việc
quản trị rủi ro ngân hàng. Hiệp ước Basel đã trở thành bộ tiêu chuẩn chung phổ biến
nhằm giúp các ngân hàng có thể chuẩn hoá, cải thiện và lành mạnh trong lĩnh hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Những thay đổi từ Basel I đến Basel III đã đưa ra
những yêu cầu khắt khe hơn phần nào đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong
việc ổn định các nguồn vốn nhằm giúp đảm bảo hệ thống ngân hàng được hoạt
động ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa là thành viên BCBS nên
không bị ràng buộc thời gian tuân thủ tiêu chuẩn Basel, nhưng hiện tại Ngân hàng
nhà nước cũng đã ban hành các thông tư, các nghị định bám sát theo các quy chuẩn
Basel nhằm nâng cao an toàn vốn, quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm
ẩn của hệ thống ngân hàng. Và trong khuôn khổ Basel, chỉ tiêu hệ số an toàn vốn
(CAR) là được quan tâm hơn cả. Hệ số an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ
tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Các cơ quan quản lý
ngân hàng cũng như các ngân hàng đều quan tâm đặc biệt đến hệ số này, luôn đảm
bảo duy trì hệ số CAR thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp.
Tại Việt Nam, NHNN đã có những hướng triển khai áp dụng Basel vào quản trị
rủi ro ngân hàng và xem đó là trọng tâm của ngành. Đến năm 2020, 10 ngân hàng
thí điểm cần đạt chuẩn Basel II và đến 2025 các ngân hàng còn lại phải đạt chuẩn để
từ đó có thể xem xét đến việc áp dụng Basel III. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện tại
đang bộc lộ quá nhiều điểm yếu đặc biệt là hệ số an toàn vốn. Như vậy việc các
ngân hàng đáp ứng Basel II , cũng như việc tiến đến Basel II cũng đồng nghĩa với
việc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn
vốn (CAR) theo chuẩn thông lệ quốc tế. Từ những điều đó, tôi xin chọn đề tài luận
2
văn “ Nghiên cứu hệ số an toàn vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân
hàng TMCP Việt Nam“ làm luận văn nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
(i) Xem xét những sự thay đổi chính của Basel III so với Basel II và tác động từ
sự thay đổi này đến việc quản trị rủi ro ngân hàng của một số nước trên thế giới.
(ii) Xem xét các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng một số
nước trên thế giới. Từ đó tiến hành thực nghiệm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ số an toàn vốn (CAR) tại các ngân hàng Việt Nam.
(iii) Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam và những điểm khác biệt cơ bản giữa
các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và các thông tư tại Việt Nam.
(iv) Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giúp việc quản trị rủi ro các ngân
hàng tại Việt Nam tuân theo hiệp ước Basel.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu của 30 ngân hàng tại Việt Nam
gồm: Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB, ACB, Sacombank, Techcombank,
SHB, Eximbank, SCB, NCB, Kiên Long Bank, VPBank, VIB, HDBank, SGB,
SeaBank, PGBank, TPBank, MSB, Việt Á Bank, Bắc Á bank, An Bình Bank,
LienVietPostBank, Nam Á Bank, OCB, PVComBank, VietBank, Agribank,
Vietcapital. Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên/ báo cáo tài chính của các
ngân hàng giai đoạn 2010 -2018 trên website ngân hàng. Và từ nguồn dữ liệu
VietStock : https://finance.vietstock.vn/
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bảng (Panel Regression) với biến phụ
thuộc là hệ số an toàn vốn (CAR) và các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng
(SIZE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), thu nhập lãi
thuần (NIM), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ huy động (DEP) và tốc
độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nếu nói về chuẩn mực nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung, người ta sẽ nhắc ngay đến tiêu
chuẩn Basel. Các tiêu chuẩn được ra đời cách đây hơn hai thập kỷ và được hầu hết
các quốc gia cũng như các tổ chức tài chính trên thế giới tuân thủ một cách rộng rãi,
luôn là mục tiêu chuẩn mực mà họ cố gắng đạt được nhằm tạo ra một thị trường tài
chính an toàn, ổn định và tạo ra một mặt bằng chung cạnh tranh bình đẳng lẫn nhau
trên quy mô quốc tế.
2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III
Vào thập niên 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, đồng thời phát sinh ra những cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các
ngân hàng. Do đó, nhằm ổn định, củng cố lại hoạt động ngân hàng quốc tế và tạo ra
một cơ chế cạnh tranh lành mạnh, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành
lập (BCBS).
Năm 1988, Ủy ban quyết định ban hành một thoả thuận quốc tế về các tiêu
chuẩn vốn tự có gọi là Hiệp ước vốn Basel I. Theo yêu cầu Hiệp ước này buộc các
ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ vốn bắt buộc trên tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi
ro tối thiểu là 8% để bù bắp cho những rủi ro và những tổn thất có thể xảy ra (hay
còn được gọi là “tỷ lệ Cook”). Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) theo Basel I được tính
theo công thức:
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) =
Trong đó, tổng vốn được tổng thành từ những loại vốn cấp 1 (các loại vốn chắc
chắn có như vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, lợi nhuận giữ lại, lợi ích thiểu số tại các
công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính, lợi thế kinh doanh), vốn cấp 2 (vốn có
chất lượng thấp hơn như nguồn vốn tăng do đánh giá lại tài sản, dự phòng các tổn
thất chung, đầu tư tài chính vào công ty con và tổ chức tài chính khác, vốn từ những
4
công cụ nợ trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay công cụ nợ khác) và vốn cấp
3 (vốn có độ tin cậy thấp nhất như các khoản vay ngắn hạn). Đồng thời cũng yêu
cầu tổng vốn cấp 2 và 3 không vượt quá vốn cấp 1. Tuy nhiên Basel I vẫn còn vài
hạn chế mà trong đó chủ yếu chỉ tập trung vào một giải pháp là “yêu cầu vốn tối
thiểu” mà chưa đề cập đến rủi ro thị trường cũng như rủi ro trong hoạt động ngân
hàng.
Năm 2004, Ủy ban Basel lại ban hành bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới
(Basel II) có hiệu lực từ năm 2007. Basel II chủ yếu dựa trên 3 trụ cột chính:
Trụ cột 1 liên quan đến việc duy trì tỷ lệ vốn bắt buộc (CAR vẫn giữ mức tối
thiểu 8% nhưng có sự thay đổi về hệ số rủi ro của các tài sản). Đồng thời cách tính
cũng có sự thay đổi :
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) =
Với yêu cầu một tỷ lệ 4% vốn cấp 1 (gồm cổ phần phổ thông và dự trữ được
công bố) và 8% đối với vốn cấp 2 (tăng do đánh giá lại tài sản, dự phòng chung, dự
trữ không được công bố, nguồn vốn gia tăng từ trái phiếu chuyển đổi/cổ phiếu ưu
đãi/nợ thứ cấp khác).
Trụ cột 2-3 liên quan đến việc hoạch định các chính sách trong công tác giám
sát, thanh tra và hoạt động liên quan đến việc công bố thông tin một cách thích đáng
theo nguyên tắc thị trường. Tuy không có nhiều tác động đến hệ số an toàn vốn
nhưng quy định này đòi hỏi sự công khai minh bạch phù hợp đúng với thông lệ
quốc tế.
Vào thời điểm bắt đầu triển khai, Basel II có thể được xem là khung đánh giá rủi
ro ngân hàng khá toàn diện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2007-2008 chứng tỏ Basel II còn khá nhiều nhược điểm, nó hoàn toàn chưa lường
hết những rủi ro có thể xảy ra khi đối mặt với chu kỳ của một nền kinh tế, đặc biệt
chưa chú trọng vào vấn đề thanh khoản dẫn đến việc phá sản của nhiều ngân hàng.
Do đó, vào 12/09/2010 Uỷ ban Basel đã công bố Hiệp ước Basel III với các tiêu
5
chuẩn mới với những thay đổi về cấu trúc vốn, thêm yêu cầu về tỷ lệ đòn bẩy, đưa
ra các tiêu chuẩn mới về tính thanh khoản nhằm cũng cố các quy định, giám sát,
quản lý rủi ro của ngành ngân hàng nhằm khắc phục những điểm thiếu sót của Basel
II. Bộ tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ 2013 với những điểm thay đổi đáng chú ý
sau (lộ trình thực hiện Basel III theo Phụ lục 2):
Thứ nhất: rà soát lại các tiêu chuẩn nhằm nâng tỷ trọng và chất lượng nguồn
vốn, cao chất lượng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, khấu trừ các khoản vốn không đủ tiêu
chuẩn, chẳng hạn các khoản vốn được đầu tư vào các tổ chức tài chính khác vượt
mức giới hạn 15% sẽ được khấu trừ vào vốn chủ sở hữu. Đưa ra tiêu chuẩn tỷ lệ
đòn bẩy tối thử nghiệm tối thiểu là 3%, đây là mức tỷ lệ vốn cấp 1 so với tổng tài
sản hiện có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Chất lượng vốn tốt hơn sẽ giúp
ngân hàng khoẻ hơn, chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khó khăn.
Thứ hai: yêu cầu các ngân hàng nâng cao chất lượng nguồn vốn, đáng chú ý là
việc nâng tỷ trọng vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6% trong đó tỷ trọng vốn cổ đông
thường (common equity) tăng mức từ 2% lên 4,5%; Ngoài ra bổ sung thêm mức
vốn dự trữ (các tấm vốn đệm dự phòng - vốn đệm bảo toàn vốn và vốn đệm chống
hiệu ứng chu kỳ) đảm bảo bẳng vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng từ 0 - 2,5% tuỳ
theo bối cảnh của mỗi quốc gia và loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi cách tính so với ban
đầu. Mục đích của vốn đệm nhằm giúp ngân hàng có thể duy trì mức dự phòng cần
thiết cho các khoản lỗ trong giai đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế toàn cầu, có
đủ khả năng tài chính đối mặt với các sự kiện ngược chu kỳ kinh tế.
6
Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III
Đơn vị : %
Các
tiêu
chuẩn
giám
sát vốn
Các yêu cầu về an toàn vốn
Vốn dự
phòng
Vốn chủ sở hữu Vốn cấp 1 Tổng vốn
Vốn
đệm dự
phòng
phản
chu kỳ
kinh tế
Yêu
cầu tối
thiểu
Vốn
đệm dự
phòng
bảo
toàn
vốn
Tổng
VCSH
cộng
vốn
đệm
Yêu
cầu tối
thiểu
Tổng
Yêu
cầu tối
thiểu
Tổng
vốn tối
thiểu
cộng
dự
phòng
bảo
toàn
vốn
Basel II 2 - - 4 - 8 - -
Basel
III
4,5 2,5 7 6 8,5 8 10,5 0 – 2,5
(Nguồn: https://www.bis.org/bcbs/basel3)
Thứ ba: giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô để hạn chế rủi ro hệ
thống. Phương pháp này bổ sung cho những phương pháp giám sát vi mô đối với
từng tổ chức tín dụng đã được ban hành. Một là nhằm hướng đến mục tiêu làm
giảm mức độ khuếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Hai là rủi ro tiềm ẩn
từ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính đặc biệt là những
ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tài chính của một quốc gia.
Thứ 4: đưa ra quy định về hai tiêu chuẩn thanh khoản mới có hiệu lực từ
01/01/2015:
(i) Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) = Tài
sản có tính thanh khoản cao / Tổng lượng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới.
7
Tỷ lệ này nhằm mục đích ngân hàng luôn có một số lượng thích hợp các tài sản
có tính thanh khoản cao có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản nhanh trong vòng 30 ngày của một đợt kiểm tra sức chịu đựng. Nó cho phép
ngân hàng có thể duy trì hoạt động trong 30 ngày, và đây là thời gian nhằm giúp
ngân hàng có thể quản lý thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với việc mất thanh
khoản trong những ngày tới. Ở đây chúng ta hiểu rằng, tài sản có tính thanh khoản
cao là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức mà không bị mất bất kỳ
giá trị nào hoặc nếu có bị mất rất ít. Chẳng hạn các khoản mục tiền mặt, hay tiền
gửi không kỳ hạn tại NHNN hoặc tại các TCTD khác. Tổng dòng tiền mặt ra thuần
là hiệu số giữ dòng tiền ra dự tính và tổng tiền vào dự tính. Dòng tiền ra được tính
theo giả định rút vốn (run -off) dựa trên bản chất của nó. Ví dụ như các khoản tiền
gửi của khách hàng có thể ổn định hoặc không ổn định. Nếu ổn định thì sẽ hiếm khi
có sự rút vốn bất thường, nên ta giả định tỷ lệ rút vốn là 5% chẳng hạn, ngược lại
nhóm không ổn định có tỷ lệ rút vốn cao hơn như 10-15% tuỳ vào quan điểm quản
trị rủi ro từng ngân hàng, sẽ ước lượng tỷ lệ phù hợp. Việc tính toán dòng tiền này
dựa trên giả định không có vỡ nợ xảy ra trong 30 ngày và ượng tiền vào để bù đắp
dòng tiền ra tối đa 75% dòng tiền ra. Hàm ý rằng các ngân hàng phải duy trì những
tài sản có tính thanh khoản cao tối thiểu là 25% dòng tiền ra bất kể dòng tiền mặt là
bao nhiêu.
(ii) Tỷ lệ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio) = Nguồn tài trợ ổn định
hiện có (ASF) / Nguồn tài trợ ổn định cần phải có (RSF)
Tỷ lệ này nhằm giúp ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ thanh khoản
trong dài hạn nhằm giúp ngân hàng qua việc tạo thêm các động cơ để ngân hàng có
thể huy động vốn từ các nguồn ổn định hơn (thời gian cần thiết trong 1 năm), trên
cơ sở việc ngân hàng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Nó được đo lường tỷ lệ
vốn ổn định sẵng có như vốn cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thời gian nhỏ hơn hoặc
bằng 1 năm, tiền gửi không xác định kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 năm với giả định
sẽ không bị rút trước hạn hoặc chuyển đi khỏi ngân hàng trong điều kiện không tốt
so với vốn huy động ổn định cần thiết trong thời gian 1 năm và yêu cầu phải đạt tối
8
thiểu 100%. Các nguồn vốn ổn định đó trong bối cảnh NSFR gọi là ASF. Các yếu
tố ASF có thể đạt trọng số giá trị 100%, 90%, 80%, 50% hoặc thậm chí 0% phụ
thuộc vào 2 yêu tố (i) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của tài sản của tổ
chức đang nắm giữ (ii) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của các khoản mục
ngoại. Kỹ thuật NSFR này sẽ giúp ngân hàng hạn chế được sự phụ thuộc quá mức
vào các nguồn vốn ngắn hạn từ các kênh huy động thông thường để từ đó được hạn
chế được rủi ro thanh khoản của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng (chỉ tiêu
RSF). Tuy nhiên, có một sự đánh đổi khi gia tăng tỷ lệ NSFR đó là chính là sẽ dẫn
đến viêc giảm một tỷ lệ biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM). Việc tăng tỷ lệ
NSFR là điều cần thiết đối với ngân hàng bằng việc tăng các nguồn vốn ổn định
(ASF) và giảm các nguồn tài sản (RSF) như việc tăng số lượng chứng khoán được
xếp hạng cao, giảm thời gian đáo hạn. Bởi vì NIM được đo lường bằng việc thu
nhập lãi thuần trên chi phí từ các tài sản sinh lãi (tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD
khác, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng). Cho nên việc gia tăng bất kì tài sản
này đều sẽ ảnh hưởng đến NIM. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa NSFR và
NIM là một mối quan hệ ngược chiều. Theo nghiên cứu của MiChael R.King
(2013) về dữ liệu tài chính từ các ngân hàng lớn tại 15 quốc gia, các ngân hàng với
những chiến lược làm tăng NSFR sẽ dẫn đến NIM giảm từ 70-88 điểm cơ bản. Như
ở Châu Âu, là nơi có tỷ lệ nợ xấu cao, do đó các ngân hàng Châu Âu luôn nổ lực
điều chỉnh giảm bảng cân đối tài sản nhằm hạn chế rủi ro trong hệ thống. Cũng theo
nghiên cứu, các quốc gia ở Châu Âu có tỷ lệ NSFR thấp bởi các nguồn tài trợ ở các
ngân hàng này đa dạng, tỷ lệ vay liên ngân hàng rất cao trong khi đó tỷ lệ tiền gửi
lại thấp. Do đó, tuỳ từng quốc gia khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau nhằm
tăng tỷ lệ NSFR tuỳ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách quốc gia đó bằng việc
thay đổi về những thành phần tài sản, thời gian đáo hạn khoản vay hay thời gian đầu
tư. Mỗi quốc gia sẽ thể hiện sự khác biệt các cấu trúc thành phần trên bảng cân đối
kế toán. Tóm lại, để một hệ thống tài chính vững mạnh thì không thể thiếu sót được
một trong hai yếu tố này.
9
Ban đầu, các tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện
theo lộ trình đến năm 2018 và thực hiện đầy đủ từ 01/01/2019. Tuy nhiên 2017, một
cải cách quan trọng của Basel III được thông qua và lùi thời hạn bắt đầu áp dụng từ
năm 2022 và áp dụng theo từng giai đoạn trong vòng 5 năm nhằm giúp các ngân
hàng có đủ thời gian để triển khai thực hiện.
2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới
Theo những lập luận của Nikiforos Chatzigakis (2016) cho rằng mục tiêu chính
ban đầu hiệp ước Basel đặt ra là ổn định phát triển kinh tế và cải thiện sự ổn định
ngành ngân hàng. Giúp ngân hàng có thể đối phó tạm thời với những “cú sốc” từ đó
làm giảm sự ảnh hưởng từ khu vực tài chính sang nền kinh tế. Tuy nhiên áp dụng
theo Basel III với một vài sự thay đổi như thay đổi trong cấu trúc vốn, dẫn đến làm
tăng chi phí cho các giao dịch phái sinh và chứng khoán. Chẳng hạn như một “tấm
đệm phòng rủi ro chu kỳ” cũng góp phần làm gia tăng chi phí tín dụng, nó giống
như một “chiếc phanh” đối với việc gia tăng tuy quy mô tín dụng. Hay một ngân
hàng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao hầu như sẽ không mất giá trị
theo thời gian và tất nhiên sẽ mang lại mức lợi nhuận thấp hơn tài sản có tính thanh
khoản thấp hơn. Bởi việc cho vay đối với các doanh nghiệp SMEs được xem như
tài sản có tính thanh khoản thấp, yêu cầu mức phí cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí
tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ lệ LCR cũng có thể cản trở việc cung cấp cho vay của
ngân hàng, bởi khi tăng tài sản có tính thanh khoản thấp, sẽ dẫn đến việc làm giảm
LCR. Song song đó, chi phí tài trợ cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cao bởi
những thông tin bất cân xứng, ngân hàng sẽ khiến ngân hàng không thể đánh giá
mức độ tin cậy của công ty nên sẽ có thêm phí cho việc này khi mà có đến 90%
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số doanh nghiệp của cả khu vực OECD và
ADB. Điều này sẽ làm cho việc chi phí bỏ ra của những người đi vay sẽ gia tăng.
Chi phí cao sẽ hạn chế việc tiếp cận các nguồn tài trợ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt
động công ty, xác suất vỡ nợ (PD) của những công ty này cũng ở mức cao và ảnh
hưởng tiêu cực đến GDP nền kinh tế. Ponce and Briozzo (2011) đã kiểm tra sự tác
động của Basel II và III đối với mức vốn yêu cầu và kết luận rằng giai đoạn 2005-
10
2007 xác xuất vỡ nợ của các công ty tại các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha chỉ ở mức
3%, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 đã tăng lên mức 5% và gần
7,6% vào năm 2009 do sự ảnh hưởng bởi các yêu cầu vốn khắt khe của Basel III mà
các ngân hàng đang áp dụng.
Cũng theo báo cáo OECD, để các ngân hàng đáp ứng yêu cầu Basel III (với mức
4,5% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 6% cho tỷ lệ vốn cấp 1) vào năm 2019 thì phải tăng mức
chênh lệch lãi suất khoảng 15 điểm cơ bản. Và 50 điểm cơ bản nếu mục tiêu yêu
cầu vốn 7% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 8,5% cho tỷ lệ vốn cấp 1 kéo theo tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng giảm. Cùng kết luận khi Sutorova và Teply (2013) nghiên cứu
các ngân hàng cho vay ở Châu Âu rằng, khi gia tăng 1% vốn chủ ngân hàng để đáp
ứng yêu cầu vốn là sự kéo theo sự gia tăng 18,8 điểm cơ bản về lãi suất cho vay,
kèm theo mức giảm khoản vay chỉ ở mức 2% so với hiện tại. Nhưng các ngân hàng
đã đáp ứng những yêu cầu vốn từ trước thì việc thay đổi lãi suất hay khoản vay hầu
như không thay đổi. Như vậy, ở góc độ nào đó họ cho rằng nó chỉ có tác động tạm
thời, về lâu dài sẽ tạo ra một tác động tích cực hơn, tạo ra một cấu trúc tài chính an
toàn và ổn định, ngăn chặn được những rủi ro quá mức. Sẽ giúp cho nền kinh tế ổn
định và tăng trưởng. Meilan Yan (2012) đã nghiên cứu về những chi phí cũng như
những lợi ích dài hạn ở Anh khi áp dụng những quy định thanh khoản Basel III
đươc để xuất bởi Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (BCBS). Tác giả sử dụng số liệu
báo cáo thường niên các ngân hàng ở Anh giai đoạn 1997-2010 để tính toán phân
tích các chỉ tiêu về thanh khoản. Và kết quả cho rằng, các yêu cầu vốn về ngân hàng
và chất lượng vốn cao hơn, sẽ có thể ngăn chặn sự xuất hiện một cuộc khủng hoảng
ngân hàng. Thật vậy, nếu gia tăng một tỷ lệ TCE/RWA (ước tính tỷ lệ tài sản vốn
“lõi” trên tổng tài sản có rủi ro) hay tỷ lệ NSFR sẽ làm giảm xác suất khủng hoảng
xảy ra đồng thời sẽ làm gia tăng được những lợi ích đáng kể cả trong ngắn và dài
hạn. Như vậy, với việc cải cách theo Basel III sẽ mang lại những lợi ích đáng kể
cho Vương Quốc Anh. Việc tối ưu vốn lõi ngân hàng ở mức 10% (cao hơn mức quy
định Basel III là 7%) đã tạo ra những lợi ích cho nền kinh tế. Hoặc một mức NSFR
11
ở mức 1 có khả năng tăng cường sự ổn định tài chính ở Anh bằng cách tăng cường
chất lượng cả cơ sở vốn và cơ cấu tài trợ của ngân hàng.
Pornsit Jiraporn (2014) khi xem xét về mô hình phá sản của ngân hàng (Z-score)
của Laeven and Lavine (2009) với Z = (ROA + CAR) / nhằm đánh giả khả
năng phá sản của ngân hàng khi có sự thay đổi cấu trúc vốn theo chuẩn Basel III.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 68 ngân hàng từ 11 nước Đông Á giai đoạn 2006-2000.
Các ngân hàng nằm trong top 10 của mỗi quốc gia. Từ các nước Trung Quốc, Thái
Lan, Hồng Koong, Singapore, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sri
Lanka, Ấn Độ và Philipin. Theo tác giả, các nước Đông Á tập trung nhiều nước áp
dụng chuẩn Basel II (Sau liên minh Châu Âu) nên có mức độ tuân thủ và đồng nhất
giữa các quốc gia cao và Đông Á cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng
hoảng nợ Châu Âu. Ngoài ra, Đông Á nói chung hay Trung Quốc nói riêng đã
chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, vì vậy việc tập trung vào khu vực
này sẽ phần nào cho ta thấy được sự ảnh hưởng các quy định Basel III đối với
những nền kinh tế mới nổi trên thị trường tài chính toàn cầu. Tác giả chỉ ra rằng,
việc tập trung quyền sở hữu đối với các cổ đông lớn của ngân hàng có mối quan hệ
nghịch chiều với Z. Nó cũng phù hợp với những quan điểm rằng cổ đông lớn sẽ dễ
chấp nhận rủi ro hơn để có được những lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong khi các
nhà quản lý thì chấp nhận rủi ro ít hơn để đảm bảo được vị trí, uy tín và lợi ích nghề
nghiệp (Galai and Masulis, 1976; Demsetz and Lehn, 1985). Hay theo Jensen và
Meckling (1976) những ngân hàng phân tán quyền sở hữu thường trung lập với rủi
ro do khả năng có thể đa dạng hóa được rủi ro vào nhiều kế hoạch khác nhau. Và
kết quả nghiên cứu cũng đúng với nghiên cứu của của Laeven và Levine (2009) khi
thấy được mối quan hệ rủi ro ngân hàng với cấu trúc sở hữu của ngân hàng. Một
mối quan hệ đồng biến giữa mức độ chấp nhận rủi ro và sức mạnh của các cổ đông.
Tỷ lệ ổn định ròng (NSFR) tỷ lệ thuận với điểm Z, chứng tỏ được rằng chất lượng
nguồn vốn càng ổn định thì xác suất phá sản ngân hàng sẽ giảm. Bên cạnh đó, vai
trò của phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng phần nào đến xác suất phá sản của ngân
hàng và mức độ ảnh hưởng của những quy định theo Basel III là không giống nhau
12
ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển,
những thông tin về tài chính kế toán đáng tin cậy cũng như các quy định cung cấp
thông tin nghiêm ngặt nên dữ liệu sẽ minh bạch hơn. Giúp cho việc đánh giá sẽ trở
nên tin cậy hơn và ngược lại. Nếu như GDP dùng làm thước đo cho sự phát triển
của quốc gia, tác giả cho thấy việc ổn định vốn có tác động mạnh hơn lên hệ số rủi
ro ở các nước phát triển hơn (nếu Z là biến phụ thuộc), và việc ổn định vốn sẽ làm
giảm rủi ro càng nhiều khi nền kinh tế càng phát triển (biến động vốn là biến phụ
thuộc). Tóm lại, việc ổn định vốn sẽ ảnh hưởng một mức độ rủi ro khác nhau ở các
quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau.
Một câu hỏi khác được đặt ra rằng: “Những ảnh hưởng nào có thể xảy ra dưới
những quy định chặt chẽ của Basel III lên giá trị thị trường của các ngân hàng ở
Châu Âu?”. Nếu giá trị của ngân hàng giảm là vì giữ lại nhiều vốn hơn trước để đáp
ứng các yêu cầu vốn, lúc này thị trường sẽ phản ứng tiêu cực về khả năng sinh lời
của ngân hàng đó. Hoặc ngược lại nếu thị trường có phản ứng tích cực, thì các nhà
đầu tư cho rằng rủi ro ngân hàng đó đã giảm đi. Vậy vấn đề ở đây, với những yêu
cầu vốn cao có thể đưa ra một dấu hiệu tốt hay tích cực cho thị trường không? Vấn
đề này cũng đã được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu trong suốt nhiều năm
qua về mối quan hệ giữa vốn giá trị giữ lại và giá trị của một ngân hàng. Đầu tiên,
theo học thuyết của Modigliani and Miller (Lý thuyết MM) năm 1958 đã phát biểu
rằng “ Giá trị thị trường của bất kỳ công ty nào thì không phục thuộc vào cấu trúc
vốn”. Điều này có thể có nghĩa là giá trị của công ty được xác định bởi thu nhập
được tạo ra bởi tài sản của nó, chứ không phải bằng cách tài sản được tài trợ hoặc
thu nhập từ việc sử dụng tài sản. Lý thuyết này chỉ có thể được áp dụng trong thế
giới hoàn hảo, nghĩa là, nơi có thông tin bất cân xứng, không có thuế, không có chi
phí phá sản, không có chi phí giao dịch, có chi phí vay tương đương cho các công ty
và nhà đầu tư, không có chi phí đại lý và không ảnh hưởng của nợ trên các công ty
thu nhập và nhiều hơn nữa. Thứ hai, các học giả vào những năm 1970 lại cho rằng
nếu tỷ lệ vốn giá tăng do việc phát hành cổ phiếu mới thì mối quan hệ giữa vốn và
giá trị ngân hàng là tiêu cực (tỷ lệ nghịch) (Ross, 1977; Myer and Majluf, 1984). Và
13
cuối cùng là Valkanow and Kleimeier (2007) đã tìm ra vai trò của cấu trúc vốn
trong việc thâu tóm các Ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu và nhận ra rằng vốn là biến số
quan sát quan trọng đối với người mua. Do đó Barbora Sutorova, Petr Teply (2014)
đã nghiên cứu về những sự tác động này tại các ngân hàng ở Châu Âu. Những
nguyên tắc về Basel III theo chỉ thị yêu cầu vốn IV (CRD IV) do Ủy ban Châu Âu
công bố hồi tháng 07/2011 và được áp dụng cho hơn 8300 ngân hàng tại EU. Một
số điểm cơ bản của CRD IV bao gồm tỷ lệ CAR vẫn mức 8% (trong đó yêu cầu vốn
cổ phần phổ thông là 4,5%), vốn đệm dự phòng 2,5%, bắt đầu áp dụng tính LCR và
yêu cầu đạt 100% vào năm 2018, đưa ra yếu tố rủi ro tín dụng đối tác nhằm giảm
thiểu sự phụ thuộc các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngoài. Đồng thời, Cơ quan
ngân hàng Châu Âu (EBA) đã đưa ra những điều kiện được đánh giá là khắt khe
hơn cả Basel III: yêu cầu vốn cấp 1 mức 9% (Basel III là 6%) cho các ngân hàng ở
EU. Dựa trên kết quả nghiên ông kết luận rằng dưới sự quy định của Basel III giá trị
Ngân hàng có thể bị đánh giá tiêu cực, phản ánh qua sự sụt giảm giá trị thị trường
cổ phiếu của ngân hàng tại Châu Âu.
2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các nước
trên thế giới
Các ngân hàng luôn hoạt động trong môi trường không có sự chắc chắn, do đó
vốn đóng một vai trò quan trọng nhằm duy trì sự an toàn của ngân hàng. An toàn
vốn thực hiện nhiều chức năng trong hệ thống ngân hàng, nhưng quan trọng là tấm
đệm hoạt động nhằm hấp thụ thua lỗ và tạo niềm tin cho các cổ đông. Như vậy hệ
số an toàn vốn được khuyến nghị nhằm đảm bảo ngân hàng có thể chịu mức thua lỗ
hợp lý trước khi mất khả năng thanh toán. Cùng quan điểm khi Pamuji Gesang
Raharjo (2014) cho các ngân hàng được yêu cầu phải có đủ số vốn nhằm để hỗ trợ
mở rộng kinh doanh cũng như một bộ đệm để ngăn chặn và hấp thụ bất kỳ tổn thất
bất ngờ nào xảy ra trước khả năng mất khả năng thanh toán. Tại Indonesia các ngân
hàng được xem là xương sống của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng trung ương
Indonesia luôn rất chú trọng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng tại đây.
Và các ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III vào việc quản trị rủi ro từ 01/01/2013
14
đến nay. NHTW Indonesia chú trọng vào việc giám sát an toàn vĩ mô hệ thống tài
chính các ngân hàng tại quốc gia này nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, các bài chịu
đựng stress test của các quy chuẩn Basel. Quy định việc gia tăng tỷ lệ yêu cầu an
toàn vốn tối thiểu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng loại ngân hàng. Dao động
từ mức tối thiểu theo Basel là 8% đến 14% (với mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng
ngân hàng từ mức 1-5). Đồng thời bổ sung thêm vốn đệm an toàn vốn là 2,5% so
với tài sản có rủi ro, vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ dao động từ 0 – 2,5% và vốn
đệm chống rủi ro hệ thống từ 1-2,5% tương tự như quy định Basel III. Nghiên cứu
dữ liệu ngân hàng Indonesia giai đoạn từ 2004-2012 đã chỉ ra một tác động tiêu cực
của việc gia tăng tài sản đến hệ số an toàn vốn tại quốc gia này. Sự tăng trưởng của
tài sản ngân hàng chủ yếu là do sự tăng trưởng cả trong các khoản vay và các công
cụ tài chính rủi ro sẽ khiến ngân hàng thất thoát tiềm ẩn từ các khoản nợ xấu và thua
lỗ từ giảm giá của các công cụ tài chính do các ngân hàng nắm giữ. Do đó, việc tăng
các tài sản có rủi ro rủi ro sẽ làm giảm mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Trong
khi đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn. Biên lãi
ròng (NIM) tại các ngân hàng Indonesia rất cao tuy nhiên phát hiện này chỉ ra rằng
nó không ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn của họ. Vì theo lý thuyết, NIM ảnh hưởng tích
cực đến vốn ngân hàng, vì khi có biên lợi nhuận cao cho phép các ngân hàng tăng
thêm vốn thông qua thu nhập giữ lại và để đưa ra tín hiệu tích cực về giá trị của
ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động chính của một ngân hàng là huy động và cho vay
nên tồn tại yếu tố về rủi ro lãi suất vốn có trong tài sản của ngân hàng và các khoản
nợ phải trả, nghĩa là rủi ro thua lỗ liên quan đến độ nhạy cảm khác nhau của tài sản
sinh lợi và nguồn vốn ngân hàng do thay đổi lãi suất. Rủi ro lãi suất khi tăng 1% sẽ
làm giảm tỷ lệ an toàn vốn 0,07%.
Một nghiên cứu khác của Osama A.El-Ansay và Hassan M.Hafez (2015) đã
nghiên cứu sự khác biệt giữa các tác động đến tỷ lệ an toàn vốn trước và sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với 2 giai đoạn là 2007-2008 và 2009-2013 của
các ngân hàng thương mại tại Ai Cập. Các ngân hàng tại Ai cập cũng đang áp dụng
theo chuẩn Basel II và III. Kết quả cho thấy một sự tác độngkhác biệt về thu nhập từ
15
tài sản của ngân hàng. Nó có một tác động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn trước
khủng hoảng năm 2008 . Sau khủng hoảng, một tỷ lệ thu nhập từ tài sản hay một tỷ
cho vay trên tài sản cũng như có tác động tích cực đến hệ số an toàn vốn này. Điều
đó chứng tỏ rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính và sự thất bại của nhiều ngân
hàng các ngân hàng Ai Cập đã bắt đầu xem xét cẩn thận trong việc quản trị rủi ro
tín dụng, chất lượng khoản vay. Bên cạnh đó là việc rà soát các danh mục cho vay,
nghiêm ngặt hơn trong việc cung cấp các khoản vay cho khách hàng không chỉ vậy
còn kết hợp danh mục đầu tư trong các khoản vay thương mại và công nghiệp (C&I
loans), mảng bán lẻ và chứng khoán đã được thay đổi đáng kể để thấy rằng cho vay
bán lẻ và chứng khoán ở một số ngân hàng đại diện cho phần lớn của danh mục đầu
tư ngân hàng Ai Cập để so sánh với danh mục trong những năm qua để từ đó các
ngân hàng sẽ bắt đầu thận trọng hơn trong xây dựng các khoản dự phòng cho vay
khi mà điều này biện minh cho thực tế rằng các khoản dự phòng tổn thất cho tổng
các khoản vay có tương quan đáng kể tiêu cực đến hệ số an toàn vốn sau khủng
hoảng.
16
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 NHTM tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018. Ngoài ra, dữ liệu cấp quốc gia như tốc độ
tăng trưởng kinh kế và hệ số an toàn vốn của các nước trên thế giới được thu thập từ
cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
3.2 Mô hình nghiên cứu
Bài “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam” của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc sĩ Nguyễn
Kim Chi và Bài nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh “các
yếu tố quyết định tới tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm từ
Việt Nam”. Dựa trên mô hình nghiên cứu của hai bài viết trên, bài luận sử dụng mô
hình nghiên cứu tương tự và có thay đổi các biến như sau:
Mô hình sẽ xem xét những ảnh hưởng của các yếu tố trọng yếu đến hệ số an
toàn vốn (CAR) tại Việt Nam của ngân hàng i trong khoảng thời gian t:
Trong đó:
): Quy mô tài sản ngân hàng
: Khả năng sinh lời trên tài sản
: Tỷ lệ đòn bẩy ngân
: Biên lãi ròng
: Tỷ lệ cho vay
: Tỷ lệ nợ xấu
: Tỷ lệ huy động vốn
17
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Phần dư mô hình
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Hệ số an toàn vốn (CAR)
Hệ số an toàn vốn (CAR) hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó được xem như là một chỉ tiêu
tiêu biểu nhằm giúp ngân hàng hay những nhà đầu tư có thể nhìn thấy được mức độ
rủi ro của mỗi ngân hàng. Nó là thước đo mức độ an toàn của một ngân hàng, là
một “tấm đệm rủi ro” nhằm giúp ngân hàng có thể chống lại những cú sốc về tài
chính, có thể bảo vệ được mình và bảo vệ những khách hàng của ngân hàng mình.
Trong đó, cách tính CAR của các ngân hàng Việt Nam hiện tại theo Thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Ngân hàng nhà nước quy định về các giới
hạn, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng được xác định bằng logarit tự nhiên tổng tài sản. Quy mô
được kỳ vọng sẽ có mối ảnh hưởng tích cực đến hệ số an toàn vốn. Vì một ngân
hàng gia tăng quy mô thì họ sẽ tăng thêm vốn để có thể đảm bảo theo các yêu cầu
vốn của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên biến số này có thể có ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực phụ thuộc vào cách chọn lựa cơ cấu tài sản và chiến lược kinh doanh
của mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng quy mô từ tăng
trưởng tín dụng chẳng hạn có thể gây ra sự sụt giảm hệ số an toàn vốn bởi việc tăng
trưởng tín dụng là một chiến lược có rất nhiều rủi ro.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Tỷ số thường có tác động tích
cực đến hệ số an toàn vốn. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao và ổn định có khả
18
năng tích lũy vốn nhiều hơn. Đồng thời, kinh doanh có lãi cũng cho thấy rằng ngân
hàng có một thệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, có những ngân hàng theo
đuổi mục tiêu lợi nhuận cao nên phải chấp nhận đánh đổi bằng những chiến lược có
mức độ rủi ro cao hơn.
Tỷ lệ đòn bẩy (LEV)
Tỷ lệ đòn bẩy được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Biến này
được kỳ vọng có tác động tích cực đến hệ số an toàn vốn. Chỉ số này tăng tức mức
độ sử dụng vốn chủ sở hữu tăng, sẽ giúp làm tăng vốn tự có, dẫn đến hệ số CAR
tăng.
Biên lãi ròng ngân hàng (NIM)
Biên lãi ròng ngân hàng (hay thu nhập lãi thuần) được tính bằng tỷ lệ giữa thu
nhập lãi và tổng tài sản sinh lời của ngân hàng, đây là một chỉ tiêu tiêu biểu xác
định khả năng sinh lời của một ngân hàng. Một hoạt động của ngân hàng thương
mại thường đến từ cho vay, tuy nhiên sẽ có thêm vài hoạt động khác như kinh
doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, bảo lãnh, giao dịch ngoại hối nhằm tăng khả
năng sinh lời. Tuy nhiên cho vay – huy động vẫn là hoạt động chủ yếu. Như vậy,
nếu một ngân hàng có khả năng phân bổ tốt vào những tài sản có khả năng sinh lãi
cao, hiệu quả thì sẽ có NIM cao. Và biến này kỳ vọng có tác động tích cực đến
CAR.
Tỷ lệ cho vay (LOA)
Tỷ lệ cho vay được tính bằng tổng dư nợ trên tổng tài sản. Đây là một hệ số
quan trọng khi nó thể hiện sự cân bằng giữa đa dạng hoá đầu tư và xây dựng các cơ
hội đầu tư. Nó đo lường sự ảnh hưởng của những khoản vay đến danh mục tài sản
vốn. Tỷ lệ này cao dễ dẫn đến việc giảm khả năng thanh khoản kéo theo xác suất vỡ
nợ cao. Biến này được cho là tác động tiêu cực với hệ số an toàn vốn.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu chia cho tổng nợ. Nó được cho là tác
động tiêu cực với hệ số CAR. Một ngân hàng có nhiều nợ xấu, sẽ dẫn đến việc trích
lập dự phòng tăng, tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có thể có tác động cùng
19
chiều khi mà ngân hàng có nhiều nợ xấu, các ngân hàng sẽ gia tăng vốn để đảm bảo
ạn toàn vốn.
Tỷ lệ huy động vốn (DEP)
Tỷ lệ huy động vốn là tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản. Tiền gửi được
xem là nguồn tài chính với chi phí thấp so với vay mượn và các công cụ tài chính
khác. Gia tăng huy động được mong đợi sẽ có mối quan hệ tiêu cực với CAR. Vì
khi đã có được nguồn vốn này, các ngân hàng sẽ tìm đến các khoản đầu tư có rủi ro
hơn để duy trì gia tăng lợi nhuận.
Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam (GDP)
GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là chỉ số được đo lường thông qua
mức tăng trưởng của hàng hóa thành phẩm và các sản phẩm dịch vụ được sản xuất
trong nước trong một khoảng thời gian cụ thể. Một vấn đề đặt ra rằng, các ngân
hàng có thể sẽ bị những tổn thất do những rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh nền
kinh tế bị suy thoái, do đó, họ sẽ thường nắm nhiều vốn hơn nhằm giảm bớt những
tổn thất tiềm ẩn. Do đó, tăng trưởng kinh tế được mong đợi có mối quan hệ tiêu cực
với hệ số CAR.
Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Các biến
Ký
hiệu
Cách xác định
Mối quan
hệ
Biến phụ thuộc
Hệ số an toàn vốn CAR
Biến độc lập
Quy mô ngân hàng SIZE
Logarit tự nhiên tổng tài sản
(LNSIZE)
+
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
ROA
Lợi nhuận sau thuế chia tổng tài
sản +/-
Tỷ lệ đòn bẩy LEV VCSH chia cho tổng tài sản +
Thu nhập lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần chia cho tài sản +
20
sinh lãi
Tỷ lệ cho vay LOA
Tổng dư nợ cho vay chia cho tổng
tài sản
-
Tỷ lệ nợ xấu NPL
Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) chia
cho tổng nợ
+/-
Tỷ lệ huy động DEP Tổng tiền cho vay trên tổng tài sản -
Tốc độ phát triển kinh
tế
GDP
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam
-
3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến
Biến quan sát Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
CAR 270 14.19% 5.36% 8.02% 54.92%
ROA 270 0.70% 0.72% -5.51% 4.73%
SIZE 270 32.212 1.157 29.738 34.811
LEV 270 9.49% 4.24% 3.26% 25.64%
LOA 270 54.54% 13.18% 14.73% 80.75%
NPL 270 2.40% 1.52% 0.34% 11.40%
NIM 270 2.81% 1.32% -1.98% 8.17%
GDP 270 6.21% 0.65% 5.03% 7.08%
DEP 270 63.19% 14.62% 4.72% 89.37%
Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14
Mẫu dữ liệu nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 ngân hàng Việt
Nam trong khoảng thời gian từ 2010 – 2018. Tổng cộng có 270 biến quan quát.
Trong đó giá trị trung bình CAR toàn hệ thống ngân hàng là 14,19%. Trong đó chú
ý là mức CAR nhỏ nhất chỉ có 8,02% của ngân hàng Vietinbank vào năm 2010,
chưa đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13/TT-NHNN
do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đông nước ngoài chưa đạt được như kế hoạch của
ngân hàng. Đến ngày 10/3/2011, sau khi IFC hoàn tất thủ tục góp vốn, hệ số CAR
21
của VietinBank đã đạt mức > 9% (theo báo cáo thường niên ngân hàng Vietinbank
năm 2010 ngày 10/3/2011). Như vậy nhìn chung hệ số an toàn vốn các ngân hàng
đều cao hơn mức quy định của NHNN là 9%. Trung bình ROA khoảng 0,7%,
khoảng cách giữa ROA tối thiểu -5,51% và mức tối đa là 4,73% là khá lớn.
Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến
CAR ROA SIZE LEV LOA NPL NIM GDP DEP
CAR 1
ROA 0.161 1
SIZE -0.574 0.014 1
LEV 0.715 0.288 -0.731 1
LOA -0.155 0.103 0.306 -0.093 1
NPL 0.112 -0.095 -0.088 0.105 -0.076 1
NIM 0.267 0.611 -0.060 0.352 0.274 -0.053 1
GDP -0.136 0.049 0.164 -0.221 0.244 -0.342 -0.135 1
DEP -0.273 -0.141 0.366 -0.281 0.587 -0.056 0.053 0.129 1
Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14
Ma trận tương quan trong bảng cho thấy CAR (biến phụ thuộc) có tương quan
dương với ROA, LEV, NPL và NIM. Tuy nhiên SIZE, LOA, GDP và DEP có mối
tương quan âm với hệ số an toàn vốn. Qua bảng ta thấy có 2 cặp biến có khả năng
xảy ra đa cộng tuyến là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) với thu nhập lãi thuần
(NIM) ; tỷ lệ cho vay (LOA) với tỷ lệ huy động (DEP). Do đó để xác định hiện
tượng đa cộng tuyến có tồn tại hay không, nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số
phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm tra cho dữ liệu
bảng thông qua lệnh Collin trong STATA. Kết quả cho thấy VIFs đều nhỏ hơn 10,
do đó không có dấu hiệu của đa cộng tuyến giữa các biến này trong mô hình.
22
Kết quả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn
Trong nghiên cứu này phương pháp ước lượng được sử dụng ban đầu là mô hình
ảnh hưởng cố định FEM và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Sau đó, sẽ dùng
kiểm định Hausman chọn ra mô hình phù hợp và kết luận. Tuy nhiên, trong mô hình
vẫn còn tồn tại vấn đề nội sinh và hiện tượng phương sai thay đổi, dẫn đến kết quả
ước lượng FEM và REM không còn hiệu quả. Để giải quyết vấn đề đó, nghiên cứu
tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GLS áp dụng cho các biến đã
được biến đổi từ một mô hình vi phạm các giả thiết cổ điển thành một mô hình mới
thoả mãn các giả thiết cổ điển.
23
Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS.
Biến quan sát Biến phụ thuộc CAR
ROA -1.315***
[-4.34]
SIZE -0.00400*
[-1.86]
LEV 0.656***
[9.63]
LOA -0,00613
[-0.39]
NPL 0,0758
[0.86]
NIM 0.461***
[3.52]
GDP 0,145
[0.74]
DEP -0.0248**
[-2.00]
_cons 0.210***
[2.94]
*** p < 0.01 ; ** p < 0.05 ; * p< 0.10
Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14
Thứ 1, Không giống theo giả định ban đầu là tỷ suất sinh lợi trên tài sản có tác
động cùng chiều với hệ số CAR. Kết quả cho thấy khi ROA tăng 1% sẽ làm giảm
hệ số CAR 1,31 với mức ý nghĩa 1%. Phù hợp kết quả nghiên cứu TS Thân Thị Thu
Thủy và Ths Nguyễn Kim Chi (2015) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Việt Nam
giai đoạn 2007 - 2013. Tuy nhiên theo nghiên cứu Gropp và Heider (2007) tại các
24
ngân hàng ở Châu Âu tỷ lệ ROA này lại có mối quan hệ cùng chiều. Theo nghiên
cứu đó, các ngân hàng Châu Âu với chi phí tài trợ thấp, ngân hàng dễ dàng dùng lợi
nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu. Từ đó làm tăng hệ số CAR. Thêm nữa, nếu
các ngân hàng hoạt động có thu nhập cao đồng nghĩa ngân hàng có hệ thống quản lý
rủi ro tốt, làm giảm rủi ro.
Thứ 2, Tổng tài sản có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Với mức ý
nghĩa 5%, khi quy mô tăng 1% sẽ làm cho CAR giảm 0,048%. Như vậy, khi các
ngân hàng tại Việt Nam càng mở rộng quy mô thì tỷ lệ an toàn vốn sẽ càng giảm.
Bởi sự gia tăng quy mô ngân hàng chủ yếu đến từ các tài sản sinh lời dưới hình thức
cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro. Và khi có sự gia tăng các khoản vay hay
các công cụ tài chính sẽ gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Theo quy định về cách
vốn hệ số an toàn vốn, việc gia tăng tín dụng (các khoản vay) và các công cụ tài
chính sẽ có hệ số có rủi ro cao, làm CAR giảm. Và điều này cũng đúng đối với tình
hình tại Việt Nam, khi các ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh như
Vietcombank, BIDV hay Vietinbank...,với tổng tài sản rất lớn thường có xu hướng
kinh doanh rủi ro hơn, hệ số CAR lại rất thấp, hầu như chỉ ở mức quy định tối thiểu
9%. Kết quả cũng phù hợp nghiên cứu của Leila Bateni, Hamidreza Vakilifard và
Farshid Asghari (2014) khi xem xét hệ thống ngân hàng tư nhân tại Iran giai đoạn
2006-2012 hay kết quả của Alder Haymans Manurung và cộng sự khi nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số CAR ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2004 -
2012.
Thứ 3, Chỉ tiêu LEV – đòn bẩy tài chính. Với mức ý nghĩa 1% thỉ LEV tăng 1%
làm hệ số CAR tăng 0,65%. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ mức độ sử dụng vốn chủ sở
hữu ngân hàng tăng, làm cho vốn cấp 1 tăng dẫn đến tăng hệ số CAR. Điều này phù
hợp với thực trạng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Nhằm đảm bảo an toàn
vốn trong hoạt động cũng như tăng cường mức cạnh tranh các ngân hàng trong
nước. NHNN ban hành các thông tư quy định an toàn vốn, dưới áp lực kế hoạch
vốn điều lệ ngân hàng tối thiểu 3 nghìn tỷ, và các ngân hàng đã đồng loạt tăng vốn
với nhiều biện pháp khác nhau để đáp ứng những yêu cầu này.
25
Thứ 4, biên lợi nhuận ròng NIM có mối quan hệ cùng chiều với hệ số an toàn
vốn. Khi NIM tăng 1% thì CAR sẽ tăng 0,46%. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu
quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và thành
công trong việc tạo lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Phạm Thị
Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu dữ liệu 29 ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2011-2015. Tương tự ROA, việc NIM tăng là một dấu hiệu tích cực
trong hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên tại Indonesia, theo Pamuji Gesang Raharjo
(2014) NIM lại không có ý nghĩa thống kê.
Thứ 5, kết quả cho thấy tỷ lệ huy động có tác động ngược chiều với hệ số an
toàn vốn. Với mức ý nghĩa 5% khi tăng 1% tỷ lệ DEP sẽ làm CAR giảm 0,02%. Kết
quả này tương tự như nghiên cứu của Trần Đức Minh, Lưu Thị Nga (2018) các
ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016. Cũng phù hợp với nghiên cứu
của Serhat và Mastafa (2016) khi nghiên cức các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn
2005-2016. Nguồn tiền gửi là nguồn huy động giá rẻ so với các nguồn huy động
khác như phát hành trái phiếu hay chứng khoán hóa các khoản vay. Do đó, rủi ro
đối với hình thức huy động từ tiền gửi là thấp. Do đó, các ngân hàng thông thường
sẽ giảm đi lượng vốn dự phòng đối với các khoản huy động trên, dẫn đến giảm hệ
số an toàn vốn.
Nghiên cứu mô hình này tác giả lại không tìm thấy sự tác động của các yếu tố
còn lại tác động đến hệ số an toàn vốn. Đó là các biến tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ
xấu (NPL) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III
4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
Tính đến năm 2017, đã có 27 nước thành viên của BCBS đã thực hiện các quy
định về vốn an toàn tối thiểu theo mức độ rủi ro tài sản, tỷ lệ vốn dự trữ chống đỡ
các cú sốc chu kỳ, tỷ lệ thanh khoản hay tỷ lệ đòn bẩy theo tiêu chuẩn Basel III.
Trong đó có những thành viên của những nước đang phát triển như Indonesia, Ấn
Độ bên cạnh những khu vực đã phát triển như Singapore, Nhật, Trung Quốc và Hàn
Quốc. Và có hơn 100 nước phi thành viên của BCBS đã có những chiến lược nhằm
thực thi Basel III.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã có những định
hướng triển khai áp dụng Basel vào việc quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng và xem
đó là một chiến lược trọng tâm của ngành. Từ đó xây dựng ra những đề án phát
triển ngành ngân hàng theo từng giai đoạn, ban đầu là Đề án “Phát triển triển ngành
ngân hàng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết
định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất
là Quyết định “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 và
định hướng 2020” theo Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018. Trên cơ sở đó,
NHNN đã có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 lựa chọn 10
Ngân hàng thí điểm triển khai Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB,
Techcombank, ACB, VIB, VPBank, Sacombank, Maritimebank và lộ trình sau đó
sẽ tiến tới triển khai toàn bộ đối với tất cả các ngân hàng trong nước. Quy định đảm
bảo an toàn vốn ban đầu được thể hiện trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày
20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên Thông tư này chỉ đề cập
đến tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng và quy định về vốn tối thiểu trong hoạt
động ngân hàng là 9% và vẫn chưa đề cập đến hai rủi ro còn lại trong Basel là rủi ro
hoạt động và rủi ro thị trường. Bốn năm sau, ban hành thông tư 36/2014/TT-NHNN
ngày 20/11/2014 thay thế (Thông tư 13) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo trong
27
hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư
06/2016-NHNN nhằm sửa đổi và bổ sung thêm một số điều khoản nhằm tạo lập
những chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hơn cho hoạt động ngân hàng, đáp ứng
các yêu cầu giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn mới. Tháng 12/2016 ban
hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN dự định có hiệu lực từ 01/01/2020 với nhiều
điểm thay đổi so với thông tư 36 như hệ số an toàn vốn giảm còn 8%, tăng hệ số rủi
ro đối với các tài sản có rủi ro là từ 0-250% (Thông tư 36 là từ 0-200%). Đã bổ
sung thêm việc tính toán cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này cho
thấy rằng, vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì không chỉ dùng để bù đắp cho những
tổn thất tín dụng mà còn bù đắp tổn thất trong quá trình vận hành của ngân hàng,
tổn thất thay đổi của thị trường như lãi suất hay tỷ giá. Do đó việc NHNN quyết liệt
trong việc ban hành các Thông tư quy định nhằm bám sát các tiêu chuẩn Basel hiện
tại đối với các ngân hàng nhằm giúp thu hẹp khoản cách về chuẩn mực giữa hoạt
động ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng trên thế giới.
Tuy vậy, hiện tại các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn đang tồn đọng khá nhiều
vấn đề chưa được xử lý như vấn đề nợ xấu, quản trị rủi ro, các yêu cầu vốn chưa
đáp ứng được các quy định thông lệ quốc tế. Đặc biệt là áp lực tăng vốn khi mà
Thông tư 41 quy định về tỷ lệ an toàn vốn với những yêu cầu khắt khe hơn để đáp
ứng theo chuẩn Basel có hiệu lực vào đầu năm 2020, hoàn tất việc đáp ứng chuẩn
mực theo chuẩn Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm Basel trước năm 2020 và đến
2025 tất cả các ngân hàng còn lại cũng phải hoàn tất áp dụng Basel II theo phương
pháp tiêu chuẩn để từ đó triển khai thí điểm theo phương pháp nâng cao và cũng có
thể tiến đến việc thực hiện theo các tiêu chuẩn Basel III. Từ trước đến nay, các ngân
hàng tại Việt Nam hiện tại chủ yếu tăng vốn tự có như phát hành chứng chỉ dài hạn
để tăng vốn cấp 2 hoặc thông qua việc phát hành các trái phiếu dài hạn (các ngân
hàng thường phát hành trái phiếu dài hạn để mua lẫn nhau và tăng vốn cho nhau).
Hoặc thông qua các hình thức “lách luật” như một một ngân hàng cho một doanh
nghiệp và các công ty có liên quan vay vốn, sau đó doanh nghiệp và các công ty có
liên quan này sẽ góp vốn vào một ngân hàng khác. Như vậy, bản chất là vốn ngân
28
hàng có gia tăng nhưng thực chất chỉ là việc dòng tiền chỉ đi từ ngân hàng này sang
ngân hàng khác thông qua việc sở hữu chéo. Bởi hiện tại việc tăng vốn điều lệ
(thành phần chính của vốn cấp 1) chưa thể thực hiện được do nguồn lực trong nước
còn hạn chế, nên việc tăng vốn tự có cấp 2 là điều cần thiết. Nếu như đối với các
ngân hàng TMCP việc tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thường hay từ
lợi nhuận giữ lại là dễ thực hiện thì đối với các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối
thì lại gặp nhiều khó khăn hơn. Do bị ràng buộc về các tỷ lệ sở hữu nhà nước và
nước ngoài. Như tại ngân hàng Vietinbank, trong những năm gần đây gặp nhiều khó
khăn trong việc tăng vốn cấp 1, tỷ lệ CAR ngân hàng đang chạm đáy ngưỡng quy
định tối thiểu. Thậm chí buộc phải giảm quy mô dư nợ để có thể đảm bảo chỉ tiêu
an toàn vốn này. Tỷ lệ sở hữu nhà nước của ngân hàng này đang đạt mức 65% (mức
quy định tối thiếu) và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã “hết room” khi đã đạt 30% (mức
tối đa). Do đó, để có thể phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoặc tăng vốn từ nhà đầu tư
nước ngoài thì cần phải được thông qua luật thí điểm Ngân hàng nhà nước chiếm
51% theo chiến lược phát triển ngành ngân hàng được thông qua. Do đó, chỉ còn
cách duy nhất là giữ lại cổ tức hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, nguồn lực
ngân sách nhà nước thì có hạn, cần nguồn để bù nên việc này cũng gây khó khăn
cho các ngân hàng quốc doanh khi mà phải chi trả cổ tức bằng tiền mặt nộp vào
ngân sách nhà nước. Vì thế, trong tương lai ngân hàng này cần có chiến lược kinh
doanh phù hợp hơn để có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn được quy định.
Tính đến thời điểm cuối năm 2018, hiện chỉ có 2 ngân hàng được công nhận đạt
chuẩn Basel II là Vietcombank và VIB (2/10 ngân hàng thí điểm). Từ đó nhận thấy
một điều rằng, để tiến đến việc đạt chuẩn Basel III đối với các ngân hàng tại Việt
Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cũng như thời gian dài hơn để có thể
tiếp cận.
29
Bảng 4.1 Vốn điều lệ tăng thêm của các ngân hàng trong năm (2018).
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngân hàng
Vốn điều lệ Vốn điều
lệ tăng
thêm
+/- %
31.12.2017 31/21/2018
TCB 11,655 34,966 23,311 200%
VPB 15,706 25,300 9,593 61%
TPBANK 5,842 8,566 2,724 47%
VIB 5,644 7,835 2,190 39%
OCB 5,000 6,599 1,599 32%
VIETBANK 3,249 4,105 856 26%
ACB 10,273 12,886 2,613 25%
MBB 18,155 21,605 3,449 19%
LIEN VIET 6,460 7,500 1,040 16%
BAC A BANK 5,000 5,500 500 10%
KLB 3,000 3,237 237 8%
SHB 11,197 12,036 839 7%
AGRIBANK 30,345 30,473 128 0%
CTG 37,234 37,234 - 0%
BID 34,187 34,187 - 0%
VCB 35,978 35,978 - 0%
STB 18,852 18,852 - 0%
EIB 12,355 12,355 - 0%
SCB 14,295 14,295 - 0%
NCB 3,010 3,010 - 0%
HDBANK 9,810 9,810 - 0%
SGB 3,080 3,080 - 0%
SEABANK 5,466 5,466 - 0%
PGBANK 3,000 3,000 - 0%
MSB 11,750 11,750 - 0%
VIET A BANK 3,500 3,500 - 0%
ABB 5,319 5,319 - 0%
NAM A 3,021 3,021 - 0%
PVCOMBANK 9,000 9,000 - 0%
VIETCAPITAL BANK 3,000 3,000 - 0%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
30
4.2 So sánh tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và thông tư tại Việt Nam
Theo thông tư 36 hệ số an toàn vốn tối thiểu quy định là 9%, theo thông tư 41 là
8% bằng mức hiện tại của Basel III và được bổ sung thêm yêu cầu về vốn cho rủi ro
hoạt động và rủi ro thị trường (hiệu lực từ 01/01/2020). Trong thông tư 36 không
phân vốn cấp 1 như Basel III và cũng không quy định cụ thể vốn cấp 1 đạt bao
nhiêu phần trăm tổng tài sản có rủi ro, trong khi đó Basel III yêu cầu vốn cấp 1 đạt
tối thiểu 6% tổng tài sản có rủi ro, vốn cổ phần phổ thông trong vốn cấp 1 ít nhất là
4,5% tổng tài sản có rủi. Như vậy, nếu xét theo Basel III rõ ràng có rất nhiều khắt
khe hơn, vốn cấp 1 theo định nghĩa của Việt Nam rộng hơn nhiều so với vốn cấp 1
theo định nghĩa Basel III vì vốn dĩ bản chất Basel III quy định hệ số CAR chặt chẽ
là nhằm mục đích chính là ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu với rủi ro của
ngân hàng. Nếu nhìn sang các nước cùng khu vực Đông Nam Á, tại Singapore, cơ
quan tiền tệ Singapore (MAS) đa quy định : “Mỗi ngân hàng tại Singapore đều
mang tầm quan trọng đối với hệ thống. Tỷ lệ vốn cao sẽ giúp hoạt động vững vàng
hơn trong các điều kiện căng thẳng”. Khi mà MAS quy định các ngân hàng này phải
đáp ứng tỷ lệ vốn cổ phần thường (common quity tier 1 – CET 1) tối thiểu là 6,5%
trong năm 2019, cao hơn mức quy định của Basel III là 2%. Hay NHTW – Bangko
Sentral of Philipnas (BSP) ban hành một dự thảo về các yêu cầu Basel III tại các
ngân hàng thương mại Philipin từ năm 2012 với mức CET 1 phải đạt 6%, tổng vốn
cấp 1 đạt 7,5% và hệ số an toàn vốn CAR là 10%. Các mức này đều cao hơn mức
quy định của Basel.
Với vốn cấp 2, Thông tư 36 quy định một số khoản loại trừ, đưa ra các giới hạn
xác định vốn cấp 2 (Basel III không yêu cầu) và vốn cấp 2 lại được phép chiếm tỷ lệ
lớn tài sản có rủi ro (tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1) làm
cho tỷ số CAR không giống mục đích của Basel.
Về phần mẫu số trong cách tính CAR, Thông tư tại Việt Nam lại áp đặt các
chuẩn hệ số rủi ro theo từng loại tài sản của ngân hàng theo kiểu “cà bằng” và “đơn
giản”, chỉ dựa vào đối tượng khách hàng và tàu sản nên chưa đánh giá được chính
xác cụ thể từng mức độ rủi ro của các khoản vay và mức độ rủi ro riêng của mỗi
31
khách hàng. Chẳng hạn, mức độ rủi ro cho vay khách hàng kinh doanh bất động sản
đã hình thành và tài sản hình thành trong tương lại là hoàn toàn không giống nhau
nhưng đều được quy định hệ số rủi ro là 200%, hay mức độ rủi ro giữa cho việc ứng
trước tiền bán chứng khoán và cho vay cầm cố chứng khoán cũng khác nhau nhưng
quy định hệ số rủi ro chung là 150%. Theo Basel bên cạnh tính toán hệ số rủi ro, nó
không chỉ phụ thuộc vào tài sản bảo đảm hay nhóm khách hàng mà nó còn phụ
thuộc vào độ nhạy rủi ro trong trong mỗi loại và hệ số tín nhiệm từng khách hàng
dao động từ mức 0% - 150%. Bên cạnh việc tính tổng tài sản có rủi ro, mẫu số theo
Basel còn gồm 12,5 lần tổng vốn quy định nhằm dự phòng cho rủi ro thị trường và
rủi ro vận hành.Và Basel III khuyến khích các ngân hàng tự tính toán rủi ro của
chính ngân hàng và báo cáo lại NHNN, NHNN sẽ kiểm tra độ chính xác và chất
lượng từ những báo cáo này và sẽ đưa ra những định hướng cho ngân hàng. Như
vậy, các quy định về hệ số an toàn vốn tại Việt Nam sẽ dễ gây “hiểu lầm” làm cho
các ngân hàng khi gặp áp lực về gia tăng hệ số CAR sẽ theo hướng gia tăng việc
cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo thay vì cơ cấu lại danh mục tài sản đảm bảo
theo hướng giám đi, từ đó ngân hàng dễ dàng chấp nhận những khách hàng có chất
lượng tín dụng không cao, gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng.
Tại Việt Nam cũng không yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy, không đề cập chỉ tiêu tỷ lệ ổn
định ròng (NSFR). Đề cập đến chỉ tiêu khả năng thanh toán trong 30 ngày tới
(LCR) nhưng chỉ yêu cầu tối thiểu là 50%, trong khi đó Basel III quy định là 100%.
Thông tư 36 cũng không đề cập đến bất kỳ vốn đệm dự phòng cần thiết nào và vẫn
chưa đề cập đến việc tính toán đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Theo ý kiến
của nhiều chuyên gia phân tích, CAR hiện tại của Việt Nam thấp hơn theo cách tính
Basel II/III là khoảng 1-1,5%.
32
Bảng 4.2 So sánh Thông tư 36 tại Việt Nam và các chỉ tiêu Basel III
Chỉ tiêu Chỉ tiêu cụ thể Việt Nam quy định Basel III
Thời gian thực hiện
Việt Nam Basel III
Tỷ lệ an
toàn vốn
CAR
CAR = CAR =
Từ
01/02/2015
Tỷ lệ VCSH tối thiểu - 4,5%
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu - 6%
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 9% 8%
Vốn đệm bảo toàn vốn - 2,5%
Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ - 0% - 2,5%
Chống rủi ro hệ thống trọng yếu - 1%
33
Tỷ lệ đòn
bầy
Tỷ lệ giữ vốn cấp 1 so với tổng tài sản có
chưa cộng các khoản mục ngoại bảng
- 3%
Tỷ lệ nợ
xấu
Nợ xấu / Tổng dư nợ 3% Không quy định
Tính thanh
khoản
LCR 50% 60%-100%
Từ
01/01/2015
NSFR - Tối thiểu 100%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
34
Hình 4.1 Hệ số CAR tại Việt Nam và các nước trên thế giới giai đoạn 2013-
2018
Nguồn: Dữ liệu IMF
Nhìn chung, hệ số an toàn vốn tại Việt Nam đang còn khá thấp so với các nước
trên thế giới. Từ đó, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng tăng
trưởng quy mô tín dụng nhằm tài trợ các nguồn vốn đáp ứng các yêu về kinh tế. Khi
mà việc tăng trưởng GDP tại Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc trông chờ vào việc
tăng trưởng tín dụng.
Tóm lại, quy định về an toàn vốn hiện tại của Việt Nam đang khá hạn chế, để
tiến tới việc tuân thủ hoàn toàn hiệp ước Basel II và cao hơn là Basel III với những
chuẩn mực cao hơn như vốn cấp 1 khắt khe hơn, các biện pháp đối phó với biến
động chu kỳ, tuân thủ về tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản sẽ là một chặng đường gian
nan đầy thử thách của NHNN cũng như các ngân hàng tại Việt Nam.
35
CHƯƠNG 5: KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Khó khăn khi triển khai hiệp ước Basel
Chi phí thực hiện khá lớn
Việc triển khai thực hiện ứng dụng BaselII/III vào quản trị rủi ro đòi hỏi phải có
nguồn tài chính rất lớn, mức chi phí cũng sẽ khác nhau giữa các ngân hàng vì nó
phụ thuộc vào tính chất quy mô, độ phức tạp của ngân hàng. Theo ước tính của Cơ
quan Ngân hàng ở Châu Âu, 42 ngân hàng hàng đầu ở Châu Âu cần bổ sung thêm
khoảng hơn 70 tỷ EUR để có thể đáp ứng các quy định nghiêm ngặt Basel III. Hay
như Ấn Độ cũng tiến thoái lưỡng nan khi cần 1 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo các chuyên gia phân tích các ngân hàng Việt
Nam, chi phí vận hành để thực hiện hệ thống Basel đối với các ngân hàng nhỏ tốn
khoảng 10 triệu USD, các ngân hàng lớn có thể lên đến 200 triệu USD, con số này
được xem là quá lớn nếu so sánh với mức vốn chủ sở hữu hay mức vốn điều lệ yêu
cầu cho các ngân hàng tại Việt Nam, khi mà 3.000 tỷ đồng sẽ được quyền mở ngân
hàng. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa ra báo cáo đánh giá về nhu cầu
vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đánh giá của Fitch, hệ thống
ngân hàng Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt vốn gần 20 tỷ USD
(tương đương 9% GDP) để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel II, dự kiến sẽ
áp dụng từ 1/1/2020. Như vậy có thể thấy rằng, chi phí thực hiện theo chuẩn Basel
khá lớn khi mà các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới cũng có nhiều
khó khăn trong việc dùng các chi phí này thì đối với Việt Nam lại là một vấn đề khó
khăn hơn.
Nguồn nhân lực chất lượng cao
Đây là vấn đề chung đối với tất cả các ngân hàng thương mại cũng như đối với
cơ quan giám sát ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước. Qua các chuẩn mực Basel,
ta thấy rằng các chuẩn mực luôn đòi hỏi những chuyên viên phụ trách cần có tầm
nhìn nhất định, giỏi về cả kiến thức lẫn việc quản trị ngân hàng. Để từ đó có thể
phân tích đưa ra những dự báo chuẩn xác cho những khả năng xảy ra sắp tới.
36
Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và chưa xây dựng
được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt
Theo chuẩn Basel II/III các ngân hàng dựa vào rất nhiều yếu tố để có thể xác
định được các hệ số rủi ro theo từng tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác
nhau, mà việc này lại đến từ kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.
Mà hiện tại hầu như mô hình xếp hạng này lại đến từ mỗi ngân hàng đó, nhằm chỉ
mục đích thẩm định xem xét khả năng vay vốn của khách hàng, ít được thông tin
hay phổ biến rộng rãi. Từ đó dẫn đến việc “ngân hàng nào ngân hàng đó lo” và phụ
thuộc vào khẩu vị rủi ro riêng của ngân hàng mà mô hình có thể khác nhau.
Khó khăn về môi trường thông tin, tính minh bạch và độ tin cậy của các cơ quan
cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các thông tin về báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp chưa bắt buộc phải thông qua kiểm toán, nên độ tin cậy không
cao, không phản ánh được thực trạng thật sự của doanh nghiệp. Và đặc biệt nguồn
thông tin bất cân xứng tại thị trường tài chính Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại
khó có thể khắc phục.
Chuẩn mực kế toán
Khác nhau trong chuẩn mực kế toán. Hiện các ngân hàng tại Việt Nam đang rất
bối rối trong việc thực hiện theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn
mực kế toán quốc tế (IFRS). Vì khi thực hiện theo cả hai chuẩn mực này, sẽ có
những kết quả rất khác biệt từ các tổ chức tín nhiệm độc lập trong và ngoài nước.
Điều đó dẫn đến việc phản ánh không đúng thực trạng của ngân hàng Việt Nam.
Ta thấy rằng, các quy định hiện nay trong Basel rất phức tạp, cần có nhiều thời
gian hơn để nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với tình hình tại Việt Nam. Bởi sự
hình thành của Basel dựa trên kinh nghiệm tại các thị trường có nền kinh tế ổn định
và phát triển. Do đó, việc triển khai tại Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn, cần có thời
gian dài để điều chỉnh để thích ứng. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều
phía nhằm giúp xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn hơn, lành mạnh hơn. Vì
hiện tại, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng tại Việt Nam còn đang khá bất ổn,
chưa đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn được đặt ra.
37
5.2 Kiến nghị và giải pháp
5.2.1 Đối với ngân hàng
Cơ cấu tài sản phù hợp
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng huy động vốn sẽ làm giảm hệ số an toàn vốn. Do
đó, ngân hàng cần duy trì lượng huy động vốn phù hợp, tránh cuộc đua chạy lãi suất
để tăng nguồn huy động cũng như việc cân đối lại các khoản lợi nhuận có được vào
việc tăng vốn, gia tăng sức mạnh nội tại của ngân hàng, tăng cường khả năng chống
lại các cú sốc trong quá tình hoạt động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, cân đối các khoản dư nợ
cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để
cho vay trung, dài hạn. Đồng thời, thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều
chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán,
bất động sản và tiêu dùng, và cần phải tiến hành duy trì tỷ lệ dự trữ an toàn.
Các ngân hàng thương mại cần có lộ trình phù hợp cho quá trình mở rộng quy mô
của mình. Ngân hàng thương mại cần kiểm soát việc mở rộng quy mô cũng như
thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy vì nó làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của ngân
hàng, đảm bảo các rủi ro gia tăng do việc mở rộng quy mô nằm trong tầm kiểm soát
của ngân hàng.
Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vốn
Các ngân hàng cần nâng cao tiêu chuẩn an toàn vốn theo đúng quy định của
Basel. Vì theo Basel một hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động ổn định khi từng thành
viên trong đó có hệ số an toàn vốn cao, có khả năng chống lại rủi ro. Nếu chỉ một
trong các ngân hàng có hệ số an toàn vốn kém, dẫn đến hoạt động không tốt, dẫn
đến phá sản sẽ ảnh hưởng đến hệ thống và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Từ
theo cách tính, có thể nâng hệ số này bằng cách tăng mức vốn tự có và hạn chế sự
gia tăng của các tài sản có rủi ro hoặc biện pháp điều chỉnh kết hợp cả hai yếu tố
này. Đối với việc tăng vốn tự có, cần chú ý đến số lượng vốn cần thiết để phù hợp
với những chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng, tính chất của việc sử dụng các
38
nguồn vốn mới, chính sách phân chia lợi nhuận…để từ đó chọn ra hình thức tăng
vốn phù hợp nhất. Song song đó là giải pháp giảm các tài sản có rủi ro thông qua
việc sàng lọc, phân tích chặt chẽ hơn các khoản vay khách hàng nhằm hạn chế số
lượng và quy mô các khoản nợ kém chất lượng, xử lý triệt để các khoản nợ xấu
đang tồn đọng.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống xếp hạng nội bộ
Qua nghiên cứu, ta thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động rất lớn với hệ số an toàn
vốn, vì nó sẽ dẫn đến sự thay đổi các tài sản có rủi ro. Do đó, với việc xếp hạng tín
dụng nội bộ của các ngân hàng, cần được xây dựng theo mô hình chuẩn hóa sao cho
những chi tiêu tài chính và phi tài chính có tác động trực tiếp đến những khả năng
dẫn đến tổn thất. Cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng thường xuyên để đảm bảo cho
mô hình hoạt động với độ chính xác cao. Đối với rủi ro thị trường, cần có quy chế
đánh giá những rủi ro về lãi suất và tỷ giá. Thiết lập mô hình thể hiện sự biến động
lãi suất, tỷ giả trong nước và quốc tế để từ đó đưa ra các công cụ phòng ngừa rủi ro
hiệu quả. Đối với rủi ro hoạt động, cần thu thập những cơ sở dữ liệu về những tổn
thất để quyết định mức tổn thất hoạt động có thể chấp nhận được và đặt chỉ tiêu cho
những năm tiếp theo. Việc phân tích những dữ liệu chính xác trong từng lĩnh vực,
sản phẩm hoặc quy trình có rủi ro, đảm bảo mức kiểm soát phù hợp với từng khẩu
vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin,
tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính và ngân hàng
trong khu vực và thế giới, học hỏi những kỹ thuật hiện đại đề từng bước đưa vào và
áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng đạt hiệu quả cao. Đẩy nhanh quá
trình hội nhập quốc tế về công nghệ ngân hàng. Công nghệ ngân hàng hiện tại là
giải pháp hữu ích nhất giúp các ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
chiếm lĩnh thị phần. Thu nhập các dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại từ nhiều
nguồn thông tin để xây dựng hệ thống thông tin đáng tin cậy. Cơ sở dữ liệu là yếu
tố hàng đầu trong ngân hàng nhằm việc quản trị rủi ro. Một quy trình phải được
lượng hóa một cách linh hoạt để cập nhật những rủi ro thay đổi khi môi trường hoạt
động thay đổi. Rà soát và chuẩn hóa dữ liệu đặc biệt về thông tin khách hàng và các
39
loại tài sản đảm bảo với thời gian lưu trữ từ 3-5 năm và dữ liệu về nợ xấu từ 5-7
năm.
Hoạt động ngân hàng
Đa dạng hóa các hoạt động phi ngân hàng thay vì phụ thuộc vào tín dụng. Các
hoạt động này có thể đến từ bảo hiểm, quản lý tài sản, thanh toán, bảo lãnh, ngoại
hối...cần được đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và
phát triển các dịch vụ mới. Đồng thời phải đảm bảo tính minh bạch và đơn giản về
những thủ tục, đảm bảo mọi khách hàng đều có thể tiếp cận dễ dàng. Nâng cao các
tiện ích theo hướng công nghệ mới, đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng. Chẳng hạn
như việc phát triển hệ thống ứng dụng ngân hàng tiện lợi, hướng đến công nghệ
Digital Banking tích hợp trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) với sự tích hợp về dữ liệu,
AI, khả năng kết nối và khả năng duy trì liên lạc với con người.
Nên đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và cho vay, không chỉ hướng tới
khách hàng bán buôn như Tập đòan, tổng công ty mà nên hướng đến nhóm khách
hàng bán lẻ như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì nếu phụ thuộc vào nguồn tiền gửi quá
lớn từ khách hàng bán buộn tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa khi tổ
chức rút tiền đột ngột, ngân hàng không đáp ứng kịp thời dẫn đến mất thanh khoản
hoặc phải huy động với chi phí cao hơn. Các ngân hàng cần có chiến lược tăng vốn
phù hợp và sử dụng vốn hợp lý nhằm ổn định sự phát triển bền vững, giảm áp lực
về cổ tức cho các cổ đông do tăng vốn ồ ạt nhưng không có kế hoạch rõ ràng cụ thể.
Cân nhắc việc chọn cổ đông chiến lược trong và ngoài nước trên cơ sở đôi bên hợp
tác cùng có lợi, học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm, kiến thức, quản trị và công
nghệ. Bên cạnh việc tăng vốn bằng việc phát hành cổ phần, nên chú trọng việc phát
hành các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần vì đây là nguồn vốn giúp ổn định hoạt
động kinh doanh lâu dài để mở rộng quy mô.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô có sự không ổn định, ngân hàng cũng nên chú ý
vấn đề đòn bẩy tài chính hay vốn đệm dự phòng theo như các yêu cầu của Basel III.
Chuẩn bị sẵng tiềm lực tài chính nhằm sẵng sàng cho quy định theo tiêu chuẩn
Basel III bằng việc đảm bảo đủ vốn và chất lượng vốn theo Basel III, hình thành
40
dần những vốn đệm dự phòng chống rủi ro hệ thống và chu kỳ kinh tế. Ngân hàng
cần có tầm nhìn chiến lược trong việc ổn định sự cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn
(thường là HĐQT) và cổ đông nhỏ.
Nguồn nhân lực
Xây dựng đội ngũ nguồn nhân sự có kinh nghiệm chuyên mô cao, am hiểu về
quản trị rủi ro, các thông lệ trong và ngoài nước về việc quản trị rủi ro, có năng lực
và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là nguồn nhân sự về khả năng phân tích dữ liệu,
xây dựng các mô hình xác suất thống kê. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin hiện đại, phù hợp là điều cần thiết. Một hệ thống thông tin với dữ liệu đáng tin
cậy, chuẩn xác và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tiết
kiệm chi phí và thời gian. Để đáp ứng yêu cầu đó, cần có sự quan tâm từ phía
NHNN và các NHTM cùng những chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ những ngân
hàng lớn trên thế giới. Như ngân hàng VIB là một trong những ngân hàng triển khai
thành công Basel II là một phần nhờ vào sự tư vấn từ các chuyên gia có kinh
nghiệm từ đối tác Commonwealth Bank of Australia (CBA).
Các ngân hàng phải luôn quan tâm đến nguồn nhân lực của mình thông qua các
khóa đào tạo thường xuyên, xây dựng trung tâm đào tạo riêng của mỗi ngân hàng.
Xây dựng văn hóa riêng cho mỗi ngân hàng nhằm nhân viện có môi trường làm việc
tốt nhất, nhiệt tình cống hiến, phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân.
Xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp dựa trên khung chuẩn mực quốc tế, có chỉnh
sửa phù hợp tại Việt Nam
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
 

Similar to Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1breaklaw
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxThanhTramDo
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III (20)

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
 
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAYLuận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
 
Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mạiLuận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàngLuận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
 
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOTKiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ TRẦN THANH THUẬN NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ TRẦN THANH THUẬN NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả nghiên cứu xin cam đoạn luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hệ số an toàn vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Đạt Chí – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố HỒ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Trần Thanh Thuận
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................1 1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................................................................................................................3 2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III........................................3 2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới.............9 2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các nước trên thế giới ...........................................................................................................13 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.................................16 3.1 Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................16 3.2 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................16 3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................................17 3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................20 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III ................................................................................26 4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam.......................................................26 4.2 So sánh tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và thông tư tại Việt Nam ....30
  • 5. CHƯƠNG 5: KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................35 5.1 Khó khăn khi triển khai hiệp ước Basel.......................................................35 5.2 Kiến nghị và giải pháp .................................................................................37 5.2.1 Đối với ngân hàng.................................................................................37 5.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước................................................................41 5.2.3 Đối với chính phủ .................................................................................45 5.3 Kết luận ........................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) ASF Nguồn tài trợ ổn định hiện có (Asset Stable Funding) BCBS Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio) CET1 Tỷ lệ vốn cấp 1 (Common Equity Tier 1) GLS Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least Squares). LCR Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) MAS Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore) NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NIM Thu nhập lãi thuần hay biên lợi nhuận ròng (Net Interest Margin) NSFR Tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) RSF Nguồn tài trợ ổn định cần có (Required Stable Funding) RWA Trọng số tài sản có rủi ro (Risk-weighted asset) TCTD Tổ chức tín dụng TG Thế giới TMCP Thương mại cổ phần
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III....................6 Bảng 2.2 Vốn điều lệ tăng thêm của các ngân hàng trong năm (2018). ...................29 Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu..........................................................19 Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến............................................................................20 Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến.................................................................21 Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS...............................23 Bảng 2.3 So sánh Thông tư 36 tại Việt Nam và các chỉ tiêu Basel III .....................32
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Hệ số CAR tại Việt Nam và các nước trên thế giới giai đoạn 2013-2018..... ...................................................................................................................................34
  • 9. TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu này nhằm giới thiệu sơ lược những điểm mới của Basel III và một vài kết quả đạt được từ các quốc gia thế giới sau khi đã triển khai thành công. Bên cạnh đó nêu ra những điểm khác biệt cơ bản các chỉ tiêu an toàn vốn giữa Việt Nam và Basel III. Sau đó xem xét đến những tác động của các chỉ tiêu quan trọng đến hệ số an toàn vốn và xây dựng mô hình xem xét các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của 30 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng huy động vốn (DEP) có các động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn. Trong khi đó chỉ tiêu đòn bẩy tài chính (LEV) và thu nhập lãi thuần (NIM) có ảnh thưởng tích cực đến hệ số an toàn vốn. Tuy nhiên nghiên cứu lại không tìm thấy được sự tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ cho vay (LOA) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến hệ số an toàn vốn. Từ kết quả phân tích mô hình cũng như các kết quả từ cuộc cải cách Basel III của các nước trên thế giới. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giúp hệ thống ngân hàng có những định hướng phát triển phù hợp hơn với mục đích mà Basel đưa ra, nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam phấn đấu đạt theo chuẩn quốc tế. Từ khoá: An toàn vốn, Basel III, Rủi ro, Biên lợi nhuận ròng.
  • 10. ABSTRACT This study aims at introducing the new regulations of Basel III and the regulation’s impacts on the global economy. Moreover, the study presents basic differences in capital adequacy criteria between Vietnam and Basel III in order to analyze key factors affecting capital adequacy ratio (CAR) and construct a model dealing with these factors which impact particularly on banks in Vietnam. The study uses panel regression to make an analysis of 30 banks in Vietnam in the period between 2010 and 2018. The results show that in Vietnam, return on assets (ROA), size (SIZE) and deposit ratio (DEP) have negative effects on CAR while leverage ratio (LEV) and net interest margin (NIM) produce positive impacts. As for other factors like non-performing loans ratio (NPL), loan ratio (LOA) and gross domestic product (GDP), they have no effect on CAR. From the results of the study as well as of the reality in the countries where Basel III is applied, we need to give suggestions and solutions to improve and standardize the banking system of Vietnam. Keywords: Captial adequacy ratio, Basel III, Risk, NIM.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Từ những bài học kinh nghiệm sau các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, đã cho thấy rằng ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều loại rủi ro nhất, gây tổn thất nhiều cho nền kinh tế. Vì thế các ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chú trọng rất nhiều vào việc quản trị rủi ro ngân hàng. Hiệp ước Basel đã trở thành bộ tiêu chuẩn chung phổ biến nhằm giúp các ngân hàng có thể chuẩn hoá, cải thiện và lành mạnh trong lĩnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Những thay đổi từ Basel I đến Basel III đã đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn phần nào đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc ổn định các nguồn vốn nhằm giúp đảm bảo hệ thống ngân hàng được hoạt động ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa là thành viên BCBS nên không bị ràng buộc thời gian tuân thủ tiêu chuẩn Basel, nhưng hiện tại Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các thông tư, các nghị định bám sát theo các quy chuẩn Basel nhằm nâng cao an toàn vốn, quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng. Và trong khuôn khổ Basel, chỉ tiêu hệ số an toàn vốn (CAR) là được quan tâm hơn cả. Hệ số an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Các cơ quan quản lý ngân hàng cũng như các ngân hàng đều quan tâm đặc biệt đến hệ số này, luôn đảm bảo duy trì hệ số CAR thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp. Tại Việt Nam, NHNN đã có những hướng triển khai áp dụng Basel vào quản trị rủi ro ngân hàng và xem đó là trọng tâm của ngành. Đến năm 2020, 10 ngân hàng thí điểm cần đạt chuẩn Basel II và đến 2025 các ngân hàng còn lại phải đạt chuẩn để từ đó có thể xem xét đến việc áp dụng Basel III. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện tại đang bộc lộ quá nhiều điểm yếu đặc biệt là hệ số an toàn vốn. Như vậy việc các ngân hàng đáp ứng Basel II , cũng như việc tiến đến Basel II cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn thông lệ quốc tế. Từ những điều đó, tôi xin chọn đề tài luận
  • 12. 2 văn “ Nghiên cứu hệ số an toàn vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân hàng TMCP Việt Nam“ làm luận văn nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau: (i) Xem xét những sự thay đổi chính của Basel III so với Basel II và tác động từ sự thay đổi này đến việc quản trị rủi ro ngân hàng của một số nước trên thế giới. (ii) Xem xét các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng một số nước trên thế giới. Từ đó tiến hành thực nghiệm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) tại các ngân hàng Việt Nam. (iii) Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam và những điểm khác biệt cơ bản giữa các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và các thông tư tại Việt Nam. (iv) Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giúp việc quản trị rủi ro các ngân hàng tại Việt Nam tuân theo hiệp ước Basel. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu của 30 ngân hàng tại Việt Nam gồm: Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, SHB, Eximbank, SCB, NCB, Kiên Long Bank, VPBank, VIB, HDBank, SGB, SeaBank, PGBank, TPBank, MSB, Việt Á Bank, Bắc Á bank, An Bình Bank, LienVietPostBank, Nam Á Bank, OCB, PVComBank, VietBank, Agribank, Vietcapital. Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên/ báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2010 -2018 trên website ngân hàng. Và từ nguồn dữ liệu VietStock : https://finance.vietstock.vn/ 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bảng (Panel Regression) với biến phụ thuộc là hệ số an toàn vốn (CAR) và các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ huy động (DEP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
  • 13. 3 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Nếu nói về chuẩn mực nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung, người ta sẽ nhắc ngay đến tiêu chuẩn Basel. Các tiêu chuẩn được ra đời cách đây hơn hai thập kỷ và được hầu hết các quốc gia cũng như các tổ chức tài chính trên thế giới tuân thủ một cách rộng rãi, luôn là mục tiêu chuẩn mực mà họ cố gắng đạt được nhằm tạo ra một thị trường tài chính an toàn, ổn định và tạo ra một mặt bằng chung cạnh tranh bình đẳng lẫn nhau trên quy mô quốc tế. 2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III Vào thập niên 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đồng thời phát sinh ra những cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các ngân hàng. Do đó, nhằm ổn định, củng cố lại hoạt động ngân hàng quốc tế và tạo ra một cơ chế cạnh tranh lành mạnh, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập (BCBS). Năm 1988, Ủy ban quyết định ban hành một thoả thuận quốc tế về các tiêu chuẩn vốn tự có gọi là Hiệp ước vốn Basel I. Theo yêu cầu Hiệp ước này buộc các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ vốn bắt buộc trên tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro tối thiểu là 8% để bù bắp cho những rủi ro và những tổn thất có thể xảy ra (hay còn được gọi là “tỷ lệ Cook”). Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) theo Basel I được tính theo công thức: Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Trong đó, tổng vốn được tổng thành từ những loại vốn cấp 1 (các loại vốn chắc chắn có như vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, lợi nhuận giữ lại, lợi ích thiểu số tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính, lợi thế kinh doanh), vốn cấp 2 (vốn có chất lượng thấp hơn như nguồn vốn tăng do đánh giá lại tài sản, dự phòng các tổn thất chung, đầu tư tài chính vào công ty con và tổ chức tài chính khác, vốn từ những
  • 14. 4 công cụ nợ trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay công cụ nợ khác) và vốn cấp 3 (vốn có độ tin cậy thấp nhất như các khoản vay ngắn hạn). Đồng thời cũng yêu cầu tổng vốn cấp 2 và 3 không vượt quá vốn cấp 1. Tuy nhiên Basel I vẫn còn vài hạn chế mà trong đó chủ yếu chỉ tập trung vào một giải pháp là “yêu cầu vốn tối thiểu” mà chưa đề cập đến rủi ro thị trường cũng như rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Năm 2004, Ủy ban Basel lại ban hành bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) có hiệu lực từ năm 2007. Basel II chủ yếu dựa trên 3 trụ cột chính: Trụ cột 1 liên quan đến việc duy trì tỷ lệ vốn bắt buộc (CAR vẫn giữ mức tối thiểu 8% nhưng có sự thay đổi về hệ số rủi ro của các tài sản). Đồng thời cách tính cũng có sự thay đổi : Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Với yêu cầu một tỷ lệ 4% vốn cấp 1 (gồm cổ phần phổ thông và dự trữ được công bố) và 8% đối với vốn cấp 2 (tăng do đánh giá lại tài sản, dự phòng chung, dự trữ không được công bố, nguồn vốn gia tăng từ trái phiếu chuyển đổi/cổ phiếu ưu đãi/nợ thứ cấp khác). Trụ cột 2-3 liên quan đến việc hoạch định các chính sách trong công tác giám sát, thanh tra và hoạt động liên quan đến việc công bố thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Tuy không có nhiều tác động đến hệ số an toàn vốn nhưng quy định này đòi hỏi sự công khai minh bạch phù hợp đúng với thông lệ quốc tế. Vào thời điểm bắt đầu triển khai, Basel II có thể được xem là khung đánh giá rủi ro ngân hàng khá toàn diện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 chứng tỏ Basel II còn khá nhiều nhược điểm, nó hoàn toàn chưa lường hết những rủi ro có thể xảy ra khi đối mặt với chu kỳ của một nền kinh tế, đặc biệt chưa chú trọng vào vấn đề thanh khoản dẫn đến việc phá sản của nhiều ngân hàng. Do đó, vào 12/09/2010 Uỷ ban Basel đã công bố Hiệp ước Basel III với các tiêu
  • 15. 5 chuẩn mới với những thay đổi về cấu trúc vốn, thêm yêu cầu về tỷ lệ đòn bẩy, đưa ra các tiêu chuẩn mới về tính thanh khoản nhằm cũng cố các quy định, giám sát, quản lý rủi ro của ngành ngân hàng nhằm khắc phục những điểm thiếu sót của Basel II. Bộ tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ 2013 với những điểm thay đổi đáng chú ý sau (lộ trình thực hiện Basel III theo Phụ lục 2): Thứ nhất: rà soát lại các tiêu chuẩn nhằm nâng tỷ trọng và chất lượng nguồn vốn, cao chất lượng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, khấu trừ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn, chẳng hạn các khoản vốn được đầu tư vào các tổ chức tài chính khác vượt mức giới hạn 15% sẽ được khấu trừ vào vốn chủ sở hữu. Đưa ra tiêu chuẩn tỷ lệ đòn bẩy tối thử nghiệm tối thiểu là 3%, đây là mức tỷ lệ vốn cấp 1 so với tổng tài sản hiện có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Chất lượng vốn tốt hơn sẽ giúp ngân hàng khoẻ hơn, chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khó khăn. Thứ hai: yêu cầu các ngân hàng nâng cao chất lượng nguồn vốn, đáng chú ý là việc nâng tỷ trọng vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6% trong đó tỷ trọng vốn cổ đông thường (common equity) tăng mức từ 2% lên 4,5%; Ngoài ra bổ sung thêm mức vốn dự trữ (các tấm vốn đệm dự phòng - vốn đệm bảo toàn vốn và vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ) đảm bảo bẳng vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng từ 0 - 2,5% tuỳ theo bối cảnh của mỗi quốc gia và loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi cách tính so với ban đầu. Mục đích của vốn đệm nhằm giúp ngân hàng có thể duy trì mức dự phòng cần thiết cho các khoản lỗ trong giai đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế toàn cầu, có đủ khả năng tài chính đối mặt với các sự kiện ngược chu kỳ kinh tế.
  • 16. 6 Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III Đơn vị : % Các tiêu chuẩn giám sát vốn Các yêu cầu về an toàn vốn Vốn dự phòng Vốn chủ sở hữu Vốn cấp 1 Tổng vốn Vốn đệm dự phòng phản chu kỳ kinh tế Yêu cầu tối thiểu Vốn đệm dự phòng bảo toàn vốn Tổng VCSH cộng vốn đệm Yêu cầu tối thiểu Tổng Yêu cầu tối thiểu Tổng vốn tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn Basel II 2 - - 4 - 8 - - Basel III 4,5 2,5 7 6 8,5 8 10,5 0 – 2,5 (Nguồn: https://www.bis.org/bcbs/basel3) Thứ ba: giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô để hạn chế rủi ro hệ thống. Phương pháp này bổ sung cho những phương pháp giám sát vi mô đối với từng tổ chức tín dụng đã được ban hành. Một là nhằm hướng đến mục tiêu làm giảm mức độ khuếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Hai là rủi ro tiềm ẩn từ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính đặc biệt là những ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tài chính của một quốc gia. Thứ 4: đưa ra quy định về hai tiêu chuẩn thanh khoản mới có hiệu lực từ 01/01/2015: (i) Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) = Tài sản có tính thanh khoản cao / Tổng lượng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới.
  • 17. 7 Tỷ lệ này nhằm mục đích ngân hàng luôn có một số lượng thích hợp các tài sản có tính thanh khoản cao có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh trong vòng 30 ngày của một đợt kiểm tra sức chịu đựng. Nó cho phép ngân hàng có thể duy trì hoạt động trong 30 ngày, và đây là thời gian nhằm giúp ngân hàng có thể quản lý thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với việc mất thanh khoản trong những ngày tới. Ở đây chúng ta hiểu rằng, tài sản có tính thanh khoản cao là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức mà không bị mất bất kỳ giá trị nào hoặc nếu có bị mất rất ít. Chẳng hạn các khoản mục tiền mặt, hay tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN hoặc tại các TCTD khác. Tổng dòng tiền mặt ra thuần là hiệu số giữ dòng tiền ra dự tính và tổng tiền vào dự tính. Dòng tiền ra được tính theo giả định rút vốn (run -off) dựa trên bản chất của nó. Ví dụ như các khoản tiền gửi của khách hàng có thể ổn định hoặc không ổn định. Nếu ổn định thì sẽ hiếm khi có sự rút vốn bất thường, nên ta giả định tỷ lệ rút vốn là 5% chẳng hạn, ngược lại nhóm không ổn định có tỷ lệ rút vốn cao hơn như 10-15% tuỳ vào quan điểm quản trị rủi ro từng ngân hàng, sẽ ước lượng tỷ lệ phù hợp. Việc tính toán dòng tiền này dựa trên giả định không có vỡ nợ xảy ra trong 30 ngày và ượng tiền vào để bù đắp dòng tiền ra tối đa 75% dòng tiền ra. Hàm ý rằng các ngân hàng phải duy trì những tài sản có tính thanh khoản cao tối thiểu là 25% dòng tiền ra bất kể dòng tiền mặt là bao nhiêu. (ii) Tỷ lệ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio) = Nguồn tài trợ ổn định hiện có (ASF) / Nguồn tài trợ ổn định cần phải có (RSF) Tỷ lệ này nhằm giúp ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ thanh khoản trong dài hạn nhằm giúp ngân hàng qua việc tạo thêm các động cơ để ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn ổn định hơn (thời gian cần thiết trong 1 năm), trên cơ sở việc ngân hàng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Nó được đo lường tỷ lệ vốn ổn định sẵng có như vốn cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm, tiền gửi không xác định kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 năm với giả định sẽ không bị rút trước hạn hoặc chuyển đi khỏi ngân hàng trong điều kiện không tốt so với vốn huy động ổn định cần thiết trong thời gian 1 năm và yêu cầu phải đạt tối
  • 18. 8 thiểu 100%. Các nguồn vốn ổn định đó trong bối cảnh NSFR gọi là ASF. Các yếu tố ASF có thể đạt trọng số giá trị 100%, 90%, 80%, 50% hoặc thậm chí 0% phụ thuộc vào 2 yêu tố (i) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của tài sản của tổ chức đang nắm giữ (ii) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của các khoản mục ngoại. Kỹ thuật NSFR này sẽ giúp ngân hàng hạn chế được sự phụ thuộc quá mức vào các nguồn vốn ngắn hạn từ các kênh huy động thông thường để từ đó được hạn chế được rủi ro thanh khoản của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng (chỉ tiêu RSF). Tuy nhiên, có một sự đánh đổi khi gia tăng tỷ lệ NSFR đó là chính là sẽ dẫn đến viêc giảm một tỷ lệ biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM). Việc tăng tỷ lệ NSFR là điều cần thiết đối với ngân hàng bằng việc tăng các nguồn vốn ổn định (ASF) và giảm các nguồn tài sản (RSF) như việc tăng số lượng chứng khoán được xếp hạng cao, giảm thời gian đáo hạn. Bởi vì NIM được đo lường bằng việc thu nhập lãi thuần trên chi phí từ các tài sản sinh lãi (tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng). Cho nên việc gia tăng bất kì tài sản này đều sẽ ảnh hưởng đến NIM. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa NSFR và NIM là một mối quan hệ ngược chiều. Theo nghiên cứu của MiChael R.King (2013) về dữ liệu tài chính từ các ngân hàng lớn tại 15 quốc gia, các ngân hàng với những chiến lược làm tăng NSFR sẽ dẫn đến NIM giảm từ 70-88 điểm cơ bản. Như ở Châu Âu, là nơi có tỷ lệ nợ xấu cao, do đó các ngân hàng Châu Âu luôn nổ lực điều chỉnh giảm bảng cân đối tài sản nhằm hạn chế rủi ro trong hệ thống. Cũng theo nghiên cứu, các quốc gia ở Châu Âu có tỷ lệ NSFR thấp bởi các nguồn tài trợ ở các ngân hàng này đa dạng, tỷ lệ vay liên ngân hàng rất cao trong khi đó tỷ lệ tiền gửi lại thấp. Do đó, tuỳ từng quốc gia khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau nhằm tăng tỷ lệ NSFR tuỳ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách quốc gia đó bằng việc thay đổi về những thành phần tài sản, thời gian đáo hạn khoản vay hay thời gian đầu tư. Mỗi quốc gia sẽ thể hiện sự khác biệt các cấu trúc thành phần trên bảng cân đối kế toán. Tóm lại, để một hệ thống tài chính vững mạnh thì không thể thiếu sót được một trong hai yếu tố này.
  • 19. 9 Ban đầu, các tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo lộ trình đến năm 2018 và thực hiện đầy đủ từ 01/01/2019. Tuy nhiên 2017, một cải cách quan trọng của Basel III được thông qua và lùi thời hạn bắt đầu áp dụng từ năm 2022 và áp dụng theo từng giai đoạn trong vòng 5 năm nhằm giúp các ngân hàng có đủ thời gian để triển khai thực hiện. 2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới Theo những lập luận của Nikiforos Chatzigakis (2016) cho rằng mục tiêu chính ban đầu hiệp ước Basel đặt ra là ổn định phát triển kinh tế và cải thiện sự ổn định ngành ngân hàng. Giúp ngân hàng có thể đối phó tạm thời với những “cú sốc” từ đó làm giảm sự ảnh hưởng từ khu vực tài chính sang nền kinh tế. Tuy nhiên áp dụng theo Basel III với một vài sự thay đổi như thay đổi trong cấu trúc vốn, dẫn đến làm tăng chi phí cho các giao dịch phái sinh và chứng khoán. Chẳng hạn như một “tấm đệm phòng rủi ro chu kỳ” cũng góp phần làm gia tăng chi phí tín dụng, nó giống như một “chiếc phanh” đối với việc gia tăng tuy quy mô tín dụng. Hay một ngân hàng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao hầu như sẽ không mất giá trị theo thời gian và tất nhiên sẽ mang lại mức lợi nhuận thấp hơn tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Bởi việc cho vay đối với các doanh nghiệp SMEs được xem như tài sản có tính thanh khoản thấp, yêu cầu mức phí cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ lệ LCR cũng có thể cản trở việc cung cấp cho vay của ngân hàng, bởi khi tăng tài sản có tính thanh khoản thấp, sẽ dẫn đến việc làm giảm LCR. Song song đó, chi phí tài trợ cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cao bởi những thông tin bất cân xứng, ngân hàng sẽ khiến ngân hàng không thể đánh giá mức độ tin cậy của công ty nên sẽ có thêm phí cho việc này khi mà có đến 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số doanh nghiệp của cả khu vực OECD và ADB. Điều này sẽ làm cho việc chi phí bỏ ra của những người đi vay sẽ gia tăng. Chi phí cao sẽ hạn chế việc tiếp cận các nguồn tài trợ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động công ty, xác suất vỡ nợ (PD) của những công ty này cũng ở mức cao và ảnh hưởng tiêu cực đến GDP nền kinh tế. Ponce and Briozzo (2011) đã kiểm tra sự tác động của Basel II và III đối với mức vốn yêu cầu và kết luận rằng giai đoạn 2005-
  • 20. 10 2007 xác xuất vỡ nợ của các công ty tại các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha chỉ ở mức 3%, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 đã tăng lên mức 5% và gần 7,6% vào năm 2009 do sự ảnh hưởng bởi các yêu cầu vốn khắt khe của Basel III mà các ngân hàng đang áp dụng. Cũng theo báo cáo OECD, để các ngân hàng đáp ứng yêu cầu Basel III (với mức 4,5% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 6% cho tỷ lệ vốn cấp 1) vào năm 2019 thì phải tăng mức chênh lệch lãi suất khoảng 15 điểm cơ bản. Và 50 điểm cơ bản nếu mục tiêu yêu cầu vốn 7% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 8,5% cho tỷ lệ vốn cấp 1 kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm. Cùng kết luận khi Sutorova và Teply (2013) nghiên cứu các ngân hàng cho vay ở Châu Âu rằng, khi gia tăng 1% vốn chủ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu vốn là sự kéo theo sự gia tăng 18,8 điểm cơ bản về lãi suất cho vay, kèm theo mức giảm khoản vay chỉ ở mức 2% so với hiện tại. Nhưng các ngân hàng đã đáp ứng những yêu cầu vốn từ trước thì việc thay đổi lãi suất hay khoản vay hầu như không thay đổi. Như vậy, ở góc độ nào đó họ cho rằng nó chỉ có tác động tạm thời, về lâu dài sẽ tạo ra một tác động tích cực hơn, tạo ra một cấu trúc tài chính an toàn và ổn định, ngăn chặn được những rủi ro quá mức. Sẽ giúp cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Meilan Yan (2012) đã nghiên cứu về những chi phí cũng như những lợi ích dài hạn ở Anh khi áp dụng những quy định thanh khoản Basel III đươc để xuất bởi Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (BCBS). Tác giả sử dụng số liệu báo cáo thường niên các ngân hàng ở Anh giai đoạn 1997-2010 để tính toán phân tích các chỉ tiêu về thanh khoản. Và kết quả cho rằng, các yêu cầu vốn về ngân hàng và chất lượng vốn cao hơn, sẽ có thể ngăn chặn sự xuất hiện một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Thật vậy, nếu gia tăng một tỷ lệ TCE/RWA (ước tính tỷ lệ tài sản vốn “lõi” trên tổng tài sản có rủi ro) hay tỷ lệ NSFR sẽ làm giảm xác suất khủng hoảng xảy ra đồng thời sẽ làm gia tăng được những lợi ích đáng kể cả trong ngắn và dài hạn. Như vậy, với việc cải cách theo Basel III sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho Vương Quốc Anh. Việc tối ưu vốn lõi ngân hàng ở mức 10% (cao hơn mức quy định Basel III là 7%) đã tạo ra những lợi ích cho nền kinh tế. Hoặc một mức NSFR
  • 21. 11 ở mức 1 có khả năng tăng cường sự ổn định tài chính ở Anh bằng cách tăng cường chất lượng cả cơ sở vốn và cơ cấu tài trợ của ngân hàng. Pornsit Jiraporn (2014) khi xem xét về mô hình phá sản của ngân hàng (Z-score) của Laeven and Lavine (2009) với Z = (ROA + CAR) / nhằm đánh giả khả năng phá sản của ngân hàng khi có sự thay đổi cấu trúc vốn theo chuẩn Basel III. Mẫu nghiên cứu bao gồm 68 ngân hàng từ 11 nước Đông Á giai đoạn 2006-2000. Các ngân hàng nằm trong top 10 của mỗi quốc gia. Từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Koong, Singapore, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Ấn Độ và Philipin. Theo tác giả, các nước Đông Á tập trung nhiều nước áp dụng chuẩn Basel II (Sau liên minh Châu Âu) nên có mức độ tuân thủ và đồng nhất giữa các quốc gia cao và Đông Á cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu. Ngoài ra, Đông Á nói chung hay Trung Quốc nói riêng đã chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, vì vậy việc tập trung vào khu vực này sẽ phần nào cho ta thấy được sự ảnh hưởng các quy định Basel III đối với những nền kinh tế mới nổi trên thị trường tài chính toàn cầu. Tác giả chỉ ra rằng, việc tập trung quyền sở hữu đối với các cổ đông lớn của ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Z. Nó cũng phù hợp với những quan điểm rằng cổ đông lớn sẽ dễ chấp nhận rủi ro hơn để có được những lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong khi các nhà quản lý thì chấp nhận rủi ro ít hơn để đảm bảo được vị trí, uy tín và lợi ích nghề nghiệp (Galai and Masulis, 1976; Demsetz and Lehn, 1985). Hay theo Jensen và Meckling (1976) những ngân hàng phân tán quyền sở hữu thường trung lập với rủi ro do khả năng có thể đa dạng hóa được rủi ro vào nhiều kế hoạch khác nhau. Và kết quả nghiên cứu cũng đúng với nghiên cứu của của Laeven và Levine (2009) khi thấy được mối quan hệ rủi ro ngân hàng với cấu trúc sở hữu của ngân hàng. Một mối quan hệ đồng biến giữa mức độ chấp nhận rủi ro và sức mạnh của các cổ đông. Tỷ lệ ổn định ròng (NSFR) tỷ lệ thuận với điểm Z, chứng tỏ được rằng chất lượng nguồn vốn càng ổn định thì xác suất phá sản ngân hàng sẽ giảm. Bên cạnh đó, vai trò của phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng phần nào đến xác suất phá sản của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của những quy định theo Basel III là không giống nhau
  • 22. 12 ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển, những thông tin về tài chính kế toán đáng tin cậy cũng như các quy định cung cấp thông tin nghiêm ngặt nên dữ liệu sẽ minh bạch hơn. Giúp cho việc đánh giá sẽ trở nên tin cậy hơn và ngược lại. Nếu như GDP dùng làm thước đo cho sự phát triển của quốc gia, tác giả cho thấy việc ổn định vốn có tác động mạnh hơn lên hệ số rủi ro ở các nước phát triển hơn (nếu Z là biến phụ thuộc), và việc ổn định vốn sẽ làm giảm rủi ro càng nhiều khi nền kinh tế càng phát triển (biến động vốn là biến phụ thuộc). Tóm lại, việc ổn định vốn sẽ ảnh hưởng một mức độ rủi ro khác nhau ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau. Một câu hỏi khác được đặt ra rằng: “Những ảnh hưởng nào có thể xảy ra dưới những quy định chặt chẽ của Basel III lên giá trị thị trường của các ngân hàng ở Châu Âu?”. Nếu giá trị của ngân hàng giảm là vì giữ lại nhiều vốn hơn trước để đáp ứng các yêu cầu vốn, lúc này thị trường sẽ phản ứng tiêu cực về khả năng sinh lời của ngân hàng đó. Hoặc ngược lại nếu thị trường có phản ứng tích cực, thì các nhà đầu tư cho rằng rủi ro ngân hàng đó đã giảm đi. Vậy vấn đề ở đây, với những yêu cầu vốn cao có thể đưa ra một dấu hiệu tốt hay tích cực cho thị trường không? Vấn đề này cũng đã được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua về mối quan hệ giữa vốn giá trị giữ lại và giá trị của một ngân hàng. Đầu tiên, theo học thuyết của Modigliani and Miller (Lý thuyết MM) năm 1958 đã phát biểu rằng “ Giá trị thị trường của bất kỳ công ty nào thì không phục thuộc vào cấu trúc vốn”. Điều này có thể có nghĩa là giá trị của công ty được xác định bởi thu nhập được tạo ra bởi tài sản của nó, chứ không phải bằng cách tài sản được tài trợ hoặc thu nhập từ việc sử dụng tài sản. Lý thuyết này chỉ có thể được áp dụng trong thế giới hoàn hảo, nghĩa là, nơi có thông tin bất cân xứng, không có thuế, không có chi phí phá sản, không có chi phí giao dịch, có chi phí vay tương đương cho các công ty và nhà đầu tư, không có chi phí đại lý và không ảnh hưởng của nợ trên các công ty thu nhập và nhiều hơn nữa. Thứ hai, các học giả vào những năm 1970 lại cho rằng nếu tỷ lệ vốn giá tăng do việc phát hành cổ phiếu mới thì mối quan hệ giữa vốn và giá trị ngân hàng là tiêu cực (tỷ lệ nghịch) (Ross, 1977; Myer and Majluf, 1984). Và
  • 23. 13 cuối cùng là Valkanow and Kleimeier (2007) đã tìm ra vai trò của cấu trúc vốn trong việc thâu tóm các Ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu và nhận ra rằng vốn là biến số quan sát quan trọng đối với người mua. Do đó Barbora Sutorova, Petr Teply (2014) đã nghiên cứu về những sự tác động này tại các ngân hàng ở Châu Âu. Những nguyên tắc về Basel III theo chỉ thị yêu cầu vốn IV (CRD IV) do Ủy ban Châu Âu công bố hồi tháng 07/2011 và được áp dụng cho hơn 8300 ngân hàng tại EU. Một số điểm cơ bản của CRD IV bao gồm tỷ lệ CAR vẫn mức 8% (trong đó yêu cầu vốn cổ phần phổ thông là 4,5%), vốn đệm dự phòng 2,5%, bắt đầu áp dụng tính LCR và yêu cầu đạt 100% vào năm 2018, đưa ra yếu tố rủi ro tín dụng đối tác nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngoài. Đồng thời, Cơ quan ngân hàng Châu Âu (EBA) đã đưa ra những điều kiện được đánh giá là khắt khe hơn cả Basel III: yêu cầu vốn cấp 1 mức 9% (Basel III là 6%) cho các ngân hàng ở EU. Dựa trên kết quả nghiên ông kết luận rằng dưới sự quy định của Basel III giá trị Ngân hàng có thể bị đánh giá tiêu cực, phản ánh qua sự sụt giảm giá trị thị trường cổ phiếu của ngân hàng tại Châu Âu. 2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các nước trên thế giới Các ngân hàng luôn hoạt động trong môi trường không có sự chắc chắn, do đó vốn đóng một vai trò quan trọng nhằm duy trì sự an toàn của ngân hàng. An toàn vốn thực hiện nhiều chức năng trong hệ thống ngân hàng, nhưng quan trọng là tấm đệm hoạt động nhằm hấp thụ thua lỗ và tạo niềm tin cho các cổ đông. Như vậy hệ số an toàn vốn được khuyến nghị nhằm đảm bảo ngân hàng có thể chịu mức thua lỗ hợp lý trước khi mất khả năng thanh toán. Cùng quan điểm khi Pamuji Gesang Raharjo (2014) cho các ngân hàng được yêu cầu phải có đủ số vốn nhằm để hỗ trợ mở rộng kinh doanh cũng như một bộ đệm để ngăn chặn và hấp thụ bất kỳ tổn thất bất ngờ nào xảy ra trước khả năng mất khả năng thanh toán. Tại Indonesia các ngân hàng được xem là xương sống của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng trung ương Indonesia luôn rất chú trọng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng tại đây. Và các ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III vào việc quản trị rủi ro từ 01/01/2013
  • 24. 14 đến nay. NHTW Indonesia chú trọng vào việc giám sát an toàn vĩ mô hệ thống tài chính các ngân hàng tại quốc gia này nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, các bài chịu đựng stress test của các quy chuẩn Basel. Quy định việc gia tăng tỷ lệ yêu cầu an toàn vốn tối thiểu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng loại ngân hàng. Dao động từ mức tối thiểu theo Basel là 8% đến 14% (với mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng ngân hàng từ mức 1-5). Đồng thời bổ sung thêm vốn đệm an toàn vốn là 2,5% so với tài sản có rủi ro, vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ dao động từ 0 – 2,5% và vốn đệm chống rủi ro hệ thống từ 1-2,5% tương tự như quy định Basel III. Nghiên cứu dữ liệu ngân hàng Indonesia giai đoạn từ 2004-2012 đã chỉ ra một tác động tiêu cực của việc gia tăng tài sản đến hệ số an toàn vốn tại quốc gia này. Sự tăng trưởng của tài sản ngân hàng chủ yếu là do sự tăng trưởng cả trong các khoản vay và các công cụ tài chính rủi ro sẽ khiến ngân hàng thất thoát tiềm ẩn từ các khoản nợ xấu và thua lỗ từ giảm giá của các công cụ tài chính do các ngân hàng nắm giữ. Do đó, việc tăng các tài sản có rủi ro rủi ro sẽ làm giảm mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn. Biên lãi ròng (NIM) tại các ngân hàng Indonesia rất cao tuy nhiên phát hiện này chỉ ra rằng nó không ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn của họ. Vì theo lý thuyết, NIM ảnh hưởng tích cực đến vốn ngân hàng, vì khi có biên lợi nhuận cao cho phép các ngân hàng tăng thêm vốn thông qua thu nhập giữ lại và để đưa ra tín hiệu tích cực về giá trị của ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động chính của một ngân hàng là huy động và cho vay nên tồn tại yếu tố về rủi ro lãi suất vốn có trong tài sản của ngân hàng và các khoản nợ phải trả, nghĩa là rủi ro thua lỗ liên quan đến độ nhạy cảm khác nhau của tài sản sinh lợi và nguồn vốn ngân hàng do thay đổi lãi suất. Rủi ro lãi suất khi tăng 1% sẽ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn 0,07%. Một nghiên cứu khác của Osama A.El-Ansay và Hassan M.Hafez (2015) đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các tác động đến tỷ lệ an toàn vốn trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với 2 giai đoạn là 2007-2008 và 2009-2013 của các ngân hàng thương mại tại Ai Cập. Các ngân hàng tại Ai cập cũng đang áp dụng theo chuẩn Basel II và III. Kết quả cho thấy một sự tác độngkhác biệt về thu nhập từ
  • 25. 15 tài sản của ngân hàng. Nó có một tác động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn trước khủng hoảng năm 2008 . Sau khủng hoảng, một tỷ lệ thu nhập từ tài sản hay một tỷ cho vay trên tài sản cũng như có tác động tích cực đến hệ số an toàn vốn này. Điều đó chứng tỏ rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính và sự thất bại của nhiều ngân hàng các ngân hàng Ai Cập đã bắt đầu xem xét cẩn thận trong việc quản trị rủi ro tín dụng, chất lượng khoản vay. Bên cạnh đó là việc rà soát các danh mục cho vay, nghiêm ngặt hơn trong việc cung cấp các khoản vay cho khách hàng không chỉ vậy còn kết hợp danh mục đầu tư trong các khoản vay thương mại và công nghiệp (C&I loans), mảng bán lẻ và chứng khoán đã được thay đổi đáng kể để thấy rằng cho vay bán lẻ và chứng khoán ở một số ngân hàng đại diện cho phần lớn của danh mục đầu tư ngân hàng Ai Cập để so sánh với danh mục trong những năm qua để từ đó các ngân hàng sẽ bắt đầu thận trọng hơn trong xây dựng các khoản dự phòng cho vay khi mà điều này biện minh cho thực tế rằng các khoản dự phòng tổn thất cho tổng các khoản vay có tương quan đáng kể tiêu cực đến hệ số an toàn vốn sau khủng hoảng.
  • 26. 16 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018. Ngoài ra, dữ liệu cấp quốc gia như tốc độ tăng trưởng kinh kế và hệ số an toàn vốn của các nước trên thế giới được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 3.2 Mô hình nghiên cứu Bài “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc sĩ Nguyễn Kim Chi và Bài nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh “các yếu tố quyết định tới tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam”. Dựa trên mô hình nghiên cứu của hai bài viết trên, bài luận sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự và có thay đổi các biến như sau: Mô hình sẽ xem xét những ảnh hưởng của các yếu tố trọng yếu đến hệ số an toàn vốn (CAR) tại Việt Nam của ngân hàng i trong khoảng thời gian t: Trong đó: ): Quy mô tài sản ngân hàng : Khả năng sinh lời trên tài sản : Tỷ lệ đòn bẩy ngân : Biên lãi ròng : Tỷ lệ cho vay : Tỷ lệ nợ xấu : Tỷ lệ huy động vốn
  • 27. 17 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Phần dư mô hình 3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Hệ số an toàn vốn (CAR) Hệ số an toàn vốn (CAR) hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó được xem như là một chỉ tiêu tiêu biểu nhằm giúp ngân hàng hay những nhà đầu tư có thể nhìn thấy được mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Nó là thước đo mức độ an toàn của một ngân hàng, là một “tấm đệm rủi ro” nhằm giúp ngân hàng có thể chống lại những cú sốc về tài chính, có thể bảo vệ được mình và bảo vệ những khách hàng của ngân hàng mình. Trong đó, cách tính CAR của các ngân hàng Việt Nam hiện tại theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quy mô ngân hàng (SIZE) Quy mô ngân hàng được xác định bằng logarit tự nhiên tổng tài sản. Quy mô được kỳ vọng sẽ có mối ảnh hưởng tích cực đến hệ số an toàn vốn. Vì một ngân hàng gia tăng quy mô thì họ sẽ tăng thêm vốn để có thể đảm bảo theo các yêu cầu vốn của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên biến số này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào cách chọn lựa cơ cấu tài sản và chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng quy mô từ tăng trưởng tín dụng chẳng hạn có thể gây ra sự sụt giảm hệ số an toàn vốn bởi việc tăng trưởng tín dụng là một chiến lược có rất nhiều rủi ro. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Tỷ số thường có tác động tích cực đến hệ số an toàn vốn. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao và ổn định có khả
  • 28. 18 năng tích lũy vốn nhiều hơn. Đồng thời, kinh doanh có lãi cũng cho thấy rằng ngân hàng có một thệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, có những ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao nên phải chấp nhận đánh đổi bằng những chiến lược có mức độ rủi ro cao hơn. Tỷ lệ đòn bẩy (LEV) Tỷ lệ đòn bẩy được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Biến này được kỳ vọng có tác động tích cực đến hệ số an toàn vốn. Chỉ số này tăng tức mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu tăng, sẽ giúp làm tăng vốn tự có, dẫn đến hệ số CAR tăng. Biên lãi ròng ngân hàng (NIM) Biên lãi ròng ngân hàng (hay thu nhập lãi thuần) được tính bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi và tổng tài sản sinh lời của ngân hàng, đây là một chỉ tiêu tiêu biểu xác định khả năng sinh lời của một ngân hàng. Một hoạt động của ngân hàng thương mại thường đến từ cho vay, tuy nhiên sẽ có thêm vài hoạt động khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, bảo lãnh, giao dịch ngoại hối nhằm tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên cho vay – huy động vẫn là hoạt động chủ yếu. Như vậy, nếu một ngân hàng có khả năng phân bổ tốt vào những tài sản có khả năng sinh lãi cao, hiệu quả thì sẽ có NIM cao. Và biến này kỳ vọng có tác động tích cực đến CAR. Tỷ lệ cho vay (LOA) Tỷ lệ cho vay được tính bằng tổng dư nợ trên tổng tài sản. Đây là một hệ số quan trọng khi nó thể hiện sự cân bằng giữa đa dạng hoá đầu tư và xây dựng các cơ hội đầu tư. Nó đo lường sự ảnh hưởng của những khoản vay đến danh mục tài sản vốn. Tỷ lệ này cao dễ dẫn đến việc giảm khả năng thanh khoản kéo theo xác suất vỡ nợ cao. Biến này được cho là tác động tiêu cực với hệ số an toàn vốn. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu chia cho tổng nợ. Nó được cho là tác động tiêu cực với hệ số CAR. Một ngân hàng có nhiều nợ xấu, sẽ dẫn đến việc trích lập dự phòng tăng, tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có thể có tác động cùng
  • 29. 19 chiều khi mà ngân hàng có nhiều nợ xấu, các ngân hàng sẽ gia tăng vốn để đảm bảo ạn toàn vốn. Tỷ lệ huy động vốn (DEP) Tỷ lệ huy động vốn là tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản. Tiền gửi được xem là nguồn tài chính với chi phí thấp so với vay mượn và các công cụ tài chính khác. Gia tăng huy động được mong đợi sẽ có mối quan hệ tiêu cực với CAR. Vì khi đã có được nguồn vốn này, các ngân hàng sẽ tìm đến các khoản đầu tư có rủi ro hơn để duy trì gia tăng lợi nhuận. Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam (GDP) GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là chỉ số được đo lường thông qua mức tăng trưởng của hàng hóa thành phẩm và các sản phẩm dịch vụ được sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian cụ thể. Một vấn đề đặt ra rằng, các ngân hàng có thể sẽ bị những tổn thất do những rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, do đó, họ sẽ thường nắm nhiều vốn hơn nhằm giảm bớt những tổn thất tiềm ẩn. Do đó, tăng trưởng kinh tế được mong đợi có mối quan hệ tiêu cực với hệ số CAR. Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Các biến Ký hiệu Cách xác định Mối quan hệ Biến phụ thuộc Hệ số an toàn vốn CAR Biến độc lập Quy mô ngân hàng SIZE Logarit tự nhiên tổng tài sản (LNSIZE) + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản +/- Tỷ lệ đòn bẩy LEV VCSH chia cho tổng tài sản + Thu nhập lãi thuần NIM Thu nhập lãi thuần chia cho tài sản +
  • 30. 20 sinh lãi Tỷ lệ cho vay LOA Tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản - Tỷ lệ nợ xấu NPL Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) chia cho tổng nợ +/- Tỷ lệ huy động DEP Tổng tiền cho vay trên tổng tài sản - Tốc độ phát triển kinh tế GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam - 3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến Biến quan sát Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất CAR 270 14.19% 5.36% 8.02% 54.92% ROA 270 0.70% 0.72% -5.51% 4.73% SIZE 270 32.212 1.157 29.738 34.811 LEV 270 9.49% 4.24% 3.26% 25.64% LOA 270 54.54% 13.18% 14.73% 80.75% NPL 270 2.40% 1.52% 0.34% 11.40% NIM 270 2.81% 1.32% -1.98% 8.17% GDP 270 6.21% 0.65% 5.03% 7.08% DEP 270 63.19% 14.62% 4.72% 89.37% Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14 Mẫu dữ liệu nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo thường niên của 30 ngân hàng Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 – 2018. Tổng cộng có 270 biến quan quát. Trong đó giá trị trung bình CAR toàn hệ thống ngân hàng là 14,19%. Trong đó chú ý là mức CAR nhỏ nhất chỉ có 8,02% của ngân hàng Vietinbank vào năm 2010, chưa đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13/TT-NHNN do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đông nước ngoài chưa đạt được như kế hoạch của ngân hàng. Đến ngày 10/3/2011, sau khi IFC hoàn tất thủ tục góp vốn, hệ số CAR
  • 31. 21 của VietinBank đã đạt mức > 9% (theo báo cáo thường niên ngân hàng Vietinbank năm 2010 ngày 10/3/2011). Như vậy nhìn chung hệ số an toàn vốn các ngân hàng đều cao hơn mức quy định của NHNN là 9%. Trung bình ROA khoảng 0,7%, khoảng cách giữa ROA tối thiểu -5,51% và mức tối đa là 4,73% là khá lớn. Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến CAR ROA SIZE LEV LOA NPL NIM GDP DEP CAR 1 ROA 0.161 1 SIZE -0.574 0.014 1 LEV 0.715 0.288 -0.731 1 LOA -0.155 0.103 0.306 -0.093 1 NPL 0.112 -0.095 -0.088 0.105 -0.076 1 NIM 0.267 0.611 -0.060 0.352 0.274 -0.053 1 GDP -0.136 0.049 0.164 -0.221 0.244 -0.342 -0.135 1 DEP -0.273 -0.141 0.366 -0.281 0.587 -0.056 0.053 0.129 1 Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14 Ma trận tương quan trong bảng cho thấy CAR (biến phụ thuộc) có tương quan dương với ROA, LEV, NPL và NIM. Tuy nhiên SIZE, LOA, GDP và DEP có mối tương quan âm với hệ số an toàn vốn. Qua bảng ta thấy có 2 cặp biến có khả năng xảy ra đa cộng tuyến là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) với thu nhập lãi thuần (NIM) ; tỷ lệ cho vay (LOA) với tỷ lệ huy động (DEP). Do đó để xác định hiện tượng đa cộng tuyến có tồn tại hay không, nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm tra cho dữ liệu bảng thông qua lệnh Collin trong STATA. Kết quả cho thấy VIFs đều nhỏ hơn 10, do đó không có dấu hiệu của đa cộng tuyến giữa các biến này trong mô hình.
  • 32. 22 Kết quả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn Trong nghiên cứu này phương pháp ước lượng được sử dụng ban đầu là mô hình ảnh hưởng cố định FEM và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Sau đó, sẽ dùng kiểm định Hausman chọn ra mô hình phù hợp và kết luận. Tuy nhiên, trong mô hình vẫn còn tồn tại vấn đề nội sinh và hiện tượng phương sai thay đổi, dẫn đến kết quả ước lượng FEM và REM không còn hiệu quả. Để giải quyết vấn đề đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GLS áp dụng cho các biến đã được biến đổi từ một mô hình vi phạm các giả thiết cổ điển thành một mô hình mới thoả mãn các giả thiết cổ điển.
  • 33. 23 Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS. Biến quan sát Biến phụ thuộc CAR ROA -1.315*** [-4.34] SIZE -0.00400* [-1.86] LEV 0.656*** [9.63] LOA -0,00613 [-0.39] NPL 0,0758 [0.86] NIM 0.461*** [3.52] GDP 0,145 [0.74] DEP -0.0248** [-2.00] _cons 0.210*** [2.94] *** p < 0.01 ; ** p < 0.05 ; * p< 0.10 Nguồn: Theo kết quả chạy mô hình của tác giả trên STATA 14 Thứ 1, Không giống theo giả định ban đầu là tỷ suất sinh lợi trên tài sản có tác động cùng chiều với hệ số CAR. Kết quả cho thấy khi ROA tăng 1% sẽ làm giảm hệ số CAR 1,31 với mức ý nghĩa 1%. Phù hợp kết quả nghiên cứu TS Thân Thị Thu Thủy và Ths Nguyễn Kim Chi (2015) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. Tuy nhiên theo nghiên cứu Gropp và Heider (2007) tại các
  • 34. 24 ngân hàng ở Châu Âu tỷ lệ ROA này lại có mối quan hệ cùng chiều. Theo nghiên cứu đó, các ngân hàng Châu Âu với chi phí tài trợ thấp, ngân hàng dễ dàng dùng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu. Từ đó làm tăng hệ số CAR. Thêm nữa, nếu các ngân hàng hoạt động có thu nhập cao đồng nghĩa ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt, làm giảm rủi ro. Thứ 2, Tổng tài sản có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Với mức ý nghĩa 5%, khi quy mô tăng 1% sẽ làm cho CAR giảm 0,048%. Như vậy, khi các ngân hàng tại Việt Nam càng mở rộng quy mô thì tỷ lệ an toàn vốn sẽ càng giảm. Bởi sự gia tăng quy mô ngân hàng chủ yếu đến từ các tài sản sinh lời dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro. Và khi có sự gia tăng các khoản vay hay các công cụ tài chính sẽ gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Theo quy định về cách vốn hệ số an toàn vốn, việc gia tăng tín dụng (các khoản vay) và các công cụ tài chính sẽ có hệ số có rủi ro cao, làm CAR giảm. Và điều này cũng đúng đối với tình hình tại Việt Nam, khi các ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, BIDV hay Vietinbank...,với tổng tài sản rất lớn thường có xu hướng kinh doanh rủi ro hơn, hệ số CAR lại rất thấp, hầu như chỉ ở mức quy định tối thiểu 9%. Kết quả cũng phù hợp nghiên cứu của Leila Bateni, Hamidreza Vakilifard và Farshid Asghari (2014) khi xem xét hệ thống ngân hàng tư nhân tại Iran giai đoạn 2006-2012 hay kết quả của Alder Haymans Manurung và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số CAR ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2004 - 2012. Thứ 3, Chỉ tiêu LEV – đòn bẩy tài chính. Với mức ý nghĩa 1% thỉ LEV tăng 1% làm hệ số CAR tăng 0,65%. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng, làm cho vốn cấp 1 tăng dẫn đến tăng hệ số CAR. Điều này phù hợp với thực trạng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Nhằm đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cũng như tăng cường mức cạnh tranh các ngân hàng trong nước. NHNN ban hành các thông tư quy định an toàn vốn, dưới áp lực kế hoạch vốn điều lệ ngân hàng tối thiểu 3 nghìn tỷ, và các ngân hàng đã đồng loạt tăng vốn với nhiều biện pháp khác nhau để đáp ứng những yêu cầu này.
  • 35. 25 Thứ 4, biên lợi nhuận ròng NIM có mối quan hệ cùng chiều với hệ số an toàn vốn. Khi NIM tăng 1% thì CAR sẽ tăng 0,46%. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và thành công trong việc tạo lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu dữ liệu 29 ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Tương tự ROA, việc NIM tăng là một dấu hiệu tích cực trong hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên tại Indonesia, theo Pamuji Gesang Raharjo (2014) NIM lại không có ý nghĩa thống kê. Thứ 5, kết quả cho thấy tỷ lệ huy động có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Với mức ý nghĩa 5% khi tăng 1% tỷ lệ DEP sẽ làm CAR giảm 0,02%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Trần Đức Minh, Lưu Thị Nga (2018) các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016. Cũng phù hợp với nghiên cứu của Serhat và Mastafa (2016) khi nghiên cức các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005-2016. Nguồn tiền gửi là nguồn huy động giá rẻ so với các nguồn huy động khác như phát hành trái phiếu hay chứng khoán hóa các khoản vay. Do đó, rủi ro đối với hình thức huy động từ tiền gửi là thấp. Do đó, các ngân hàng thông thường sẽ giảm đi lượng vốn dự phòng đối với các khoản huy động trên, dẫn đến giảm hệ số an toàn vốn. Nghiên cứu mô hình này tác giả lại không tìm thấy sự tác động của các yếu tố còn lại tác động đến hệ số an toàn vốn. Đó là các biến tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
  • 36. 26 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III 4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam Tính đến năm 2017, đã có 27 nước thành viên của BCBS đã thực hiện các quy định về vốn an toàn tối thiểu theo mức độ rủi ro tài sản, tỷ lệ vốn dự trữ chống đỡ các cú sốc chu kỳ, tỷ lệ thanh khoản hay tỷ lệ đòn bẩy theo tiêu chuẩn Basel III. Trong đó có những thành viên của những nước đang phát triển như Indonesia, Ấn Độ bên cạnh những khu vực đã phát triển như Singapore, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Và có hơn 100 nước phi thành viên của BCBS đã có những chiến lược nhằm thực thi Basel III. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã có những định hướng triển khai áp dụng Basel vào việc quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng và xem đó là một chiến lược trọng tâm của ngành. Từ đó xây dựng ra những đề án phát triển ngành ngân hàng theo từng giai đoạn, ban đầu là Đề án “Phát triển triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất là Quyết định “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng 2020” theo Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018. Trên cơ sở đó, NHNN đã có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 lựa chọn 10 Ngân hàng thí điểm triển khai Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Techcombank, ACB, VIB, VPBank, Sacombank, Maritimebank và lộ trình sau đó sẽ tiến tới triển khai toàn bộ đối với tất cả các ngân hàng trong nước. Quy định đảm bảo an toàn vốn ban đầu được thể hiện trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên Thông tư này chỉ đề cập đến tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng và quy định về vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng là 9% và vẫn chưa đề cập đến hai rủi ro còn lại trong Basel là rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Bốn năm sau, ban hành thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 thay thế (Thông tư 13) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo trong
  • 37. 27 hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 06/2016-NHNN nhằm sửa đổi và bổ sung thêm một số điều khoản nhằm tạo lập những chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hơn cho hoạt động ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn mới. Tháng 12/2016 ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN dự định có hiệu lực từ 01/01/2020 với nhiều điểm thay đổi so với thông tư 36 như hệ số an toàn vốn giảm còn 8%, tăng hệ số rủi ro đối với các tài sản có rủi ro là từ 0-250% (Thông tư 36 là từ 0-200%). Đã bổ sung thêm việc tính toán cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này cho thấy rằng, vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì không chỉ dùng để bù đắp cho những tổn thất tín dụng mà còn bù đắp tổn thất trong quá trình vận hành của ngân hàng, tổn thất thay đổi của thị trường như lãi suất hay tỷ giá. Do đó việc NHNN quyết liệt trong việc ban hành các Thông tư quy định nhằm bám sát các tiêu chuẩn Basel hiện tại đối với các ngân hàng nhằm giúp thu hẹp khoản cách về chuẩn mực giữa hoạt động ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng trên thế giới. Tuy vậy, hiện tại các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn đang tồn đọng khá nhiều vấn đề chưa được xử lý như vấn đề nợ xấu, quản trị rủi ro, các yêu cầu vốn chưa đáp ứng được các quy định thông lệ quốc tế. Đặc biệt là áp lực tăng vốn khi mà Thông tư 41 quy định về tỷ lệ an toàn vốn với những yêu cầu khắt khe hơn để đáp ứng theo chuẩn Basel có hiệu lực vào đầu năm 2020, hoàn tất việc đáp ứng chuẩn mực theo chuẩn Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm Basel trước năm 2020 và đến 2025 tất cả các ngân hàng còn lại cũng phải hoàn tất áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn để từ đó triển khai thí điểm theo phương pháp nâng cao và cũng có thể tiến đến việc thực hiện theo các tiêu chuẩn Basel III. Từ trước đến nay, các ngân hàng tại Việt Nam hiện tại chủ yếu tăng vốn tự có như phát hành chứng chỉ dài hạn để tăng vốn cấp 2 hoặc thông qua việc phát hành các trái phiếu dài hạn (các ngân hàng thường phát hành trái phiếu dài hạn để mua lẫn nhau và tăng vốn cho nhau). Hoặc thông qua các hình thức “lách luật” như một một ngân hàng cho một doanh nghiệp và các công ty có liên quan vay vốn, sau đó doanh nghiệp và các công ty có liên quan này sẽ góp vốn vào một ngân hàng khác. Như vậy, bản chất là vốn ngân
  • 38. 28 hàng có gia tăng nhưng thực chất chỉ là việc dòng tiền chỉ đi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thông qua việc sở hữu chéo. Bởi hiện tại việc tăng vốn điều lệ (thành phần chính của vốn cấp 1) chưa thể thực hiện được do nguồn lực trong nước còn hạn chế, nên việc tăng vốn tự có cấp 2 là điều cần thiết. Nếu như đối với các ngân hàng TMCP việc tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thường hay từ lợi nhuận giữ lại là dễ thực hiện thì đối với các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối thì lại gặp nhiều khó khăn hơn. Do bị ràng buộc về các tỷ lệ sở hữu nhà nước và nước ngoài. Như tại ngân hàng Vietinbank, trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1, tỷ lệ CAR ngân hàng đang chạm đáy ngưỡng quy định tối thiểu. Thậm chí buộc phải giảm quy mô dư nợ để có thể đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn này. Tỷ lệ sở hữu nhà nước của ngân hàng này đang đạt mức 65% (mức quy định tối thiếu) và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã “hết room” khi đã đạt 30% (mức tối đa). Do đó, để có thể phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoặc tăng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải được thông qua luật thí điểm Ngân hàng nhà nước chiếm 51% theo chiến lược phát triển ngành ngân hàng được thông qua. Do đó, chỉ còn cách duy nhất là giữ lại cổ tức hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, nguồn lực ngân sách nhà nước thì có hạn, cần nguồn để bù nên việc này cũng gây khó khăn cho các ngân hàng quốc doanh khi mà phải chi trả cổ tức bằng tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước. Vì thế, trong tương lai ngân hàng này cần có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn được quy định. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, hiện chỉ có 2 ngân hàng được công nhận đạt chuẩn Basel II là Vietcombank và VIB (2/10 ngân hàng thí điểm). Từ đó nhận thấy một điều rằng, để tiến đến việc đạt chuẩn Basel III đối với các ngân hàng tại Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cũng như thời gian dài hơn để có thể tiếp cận.
  • 39. 29 Bảng 4.1 Vốn điều lệ tăng thêm của các ngân hàng trong năm (2018). Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng Vốn điều lệ Vốn điều lệ tăng thêm +/- % 31.12.2017 31/21/2018 TCB 11,655 34,966 23,311 200% VPB 15,706 25,300 9,593 61% TPBANK 5,842 8,566 2,724 47% VIB 5,644 7,835 2,190 39% OCB 5,000 6,599 1,599 32% VIETBANK 3,249 4,105 856 26% ACB 10,273 12,886 2,613 25% MBB 18,155 21,605 3,449 19% LIEN VIET 6,460 7,500 1,040 16% BAC A BANK 5,000 5,500 500 10% KLB 3,000 3,237 237 8% SHB 11,197 12,036 839 7% AGRIBANK 30,345 30,473 128 0% CTG 37,234 37,234 - 0% BID 34,187 34,187 - 0% VCB 35,978 35,978 - 0% STB 18,852 18,852 - 0% EIB 12,355 12,355 - 0% SCB 14,295 14,295 - 0% NCB 3,010 3,010 - 0% HDBANK 9,810 9,810 - 0% SGB 3,080 3,080 - 0% SEABANK 5,466 5,466 - 0% PGBANK 3,000 3,000 - 0% MSB 11,750 11,750 - 0% VIET A BANK 3,500 3,500 - 0% ABB 5,319 5,319 - 0% NAM A 3,021 3,021 - 0% PVCOMBANK 9,000 9,000 - 0% VIETCAPITAL BANK 3,000 3,000 - 0% (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
  • 40. 30 4.2 So sánh tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và thông tư tại Việt Nam Theo thông tư 36 hệ số an toàn vốn tối thiểu quy định là 9%, theo thông tư 41 là 8% bằng mức hiện tại của Basel III và được bổ sung thêm yêu cầu về vốn cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường (hiệu lực từ 01/01/2020). Trong thông tư 36 không phân vốn cấp 1 như Basel III và cũng không quy định cụ thể vốn cấp 1 đạt bao nhiêu phần trăm tổng tài sản có rủi ro, trong khi đó Basel III yêu cầu vốn cấp 1 đạt tối thiểu 6% tổng tài sản có rủi ro, vốn cổ phần phổ thông trong vốn cấp 1 ít nhất là 4,5% tổng tài sản có rủi. Như vậy, nếu xét theo Basel III rõ ràng có rất nhiều khắt khe hơn, vốn cấp 1 theo định nghĩa của Việt Nam rộng hơn nhiều so với vốn cấp 1 theo định nghĩa Basel III vì vốn dĩ bản chất Basel III quy định hệ số CAR chặt chẽ là nhằm mục đích chính là ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu với rủi ro của ngân hàng. Nếu nhìn sang các nước cùng khu vực Đông Nam Á, tại Singapore, cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đa quy định : “Mỗi ngân hàng tại Singapore đều mang tầm quan trọng đối với hệ thống. Tỷ lệ vốn cao sẽ giúp hoạt động vững vàng hơn trong các điều kiện căng thẳng”. Khi mà MAS quy định các ngân hàng này phải đáp ứng tỷ lệ vốn cổ phần thường (common quity tier 1 – CET 1) tối thiểu là 6,5% trong năm 2019, cao hơn mức quy định của Basel III là 2%. Hay NHTW – Bangko Sentral of Philipnas (BSP) ban hành một dự thảo về các yêu cầu Basel III tại các ngân hàng thương mại Philipin từ năm 2012 với mức CET 1 phải đạt 6%, tổng vốn cấp 1 đạt 7,5% và hệ số an toàn vốn CAR là 10%. Các mức này đều cao hơn mức quy định của Basel. Với vốn cấp 2, Thông tư 36 quy định một số khoản loại trừ, đưa ra các giới hạn xác định vốn cấp 2 (Basel III không yêu cầu) và vốn cấp 2 lại được phép chiếm tỷ lệ lớn tài sản có rủi ro (tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1) làm cho tỷ số CAR không giống mục đích của Basel. Về phần mẫu số trong cách tính CAR, Thông tư tại Việt Nam lại áp đặt các chuẩn hệ số rủi ro theo từng loại tài sản của ngân hàng theo kiểu “cà bằng” và “đơn giản”, chỉ dựa vào đối tượng khách hàng và tàu sản nên chưa đánh giá được chính xác cụ thể từng mức độ rủi ro của các khoản vay và mức độ rủi ro riêng của mỗi
  • 41. 31 khách hàng. Chẳng hạn, mức độ rủi ro cho vay khách hàng kinh doanh bất động sản đã hình thành và tài sản hình thành trong tương lại là hoàn toàn không giống nhau nhưng đều được quy định hệ số rủi ro là 200%, hay mức độ rủi ro giữa cho việc ứng trước tiền bán chứng khoán và cho vay cầm cố chứng khoán cũng khác nhau nhưng quy định hệ số rủi ro chung là 150%. Theo Basel bên cạnh tính toán hệ số rủi ro, nó không chỉ phụ thuộc vào tài sản bảo đảm hay nhóm khách hàng mà nó còn phụ thuộc vào độ nhạy rủi ro trong trong mỗi loại và hệ số tín nhiệm từng khách hàng dao động từ mức 0% - 150%. Bên cạnh việc tính tổng tài sản có rủi ro, mẫu số theo Basel còn gồm 12,5 lần tổng vốn quy định nhằm dự phòng cho rủi ro thị trường và rủi ro vận hành.Và Basel III khuyến khích các ngân hàng tự tính toán rủi ro của chính ngân hàng và báo cáo lại NHNN, NHNN sẽ kiểm tra độ chính xác và chất lượng từ những báo cáo này và sẽ đưa ra những định hướng cho ngân hàng. Như vậy, các quy định về hệ số an toàn vốn tại Việt Nam sẽ dễ gây “hiểu lầm” làm cho các ngân hàng khi gặp áp lực về gia tăng hệ số CAR sẽ theo hướng gia tăng việc cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo thay vì cơ cấu lại danh mục tài sản đảm bảo theo hướng giám đi, từ đó ngân hàng dễ dàng chấp nhận những khách hàng có chất lượng tín dụng không cao, gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Tại Việt Nam cũng không yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy, không đề cập chỉ tiêu tỷ lệ ổn định ròng (NSFR). Đề cập đến chỉ tiêu khả năng thanh toán trong 30 ngày tới (LCR) nhưng chỉ yêu cầu tối thiểu là 50%, trong khi đó Basel III quy định là 100%. Thông tư 36 cũng không đề cập đến bất kỳ vốn đệm dự phòng cần thiết nào và vẫn chưa đề cập đến việc tính toán đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích, CAR hiện tại của Việt Nam thấp hơn theo cách tính Basel II/III là khoảng 1-1,5%.
  • 42. 32 Bảng 4.2 So sánh Thông tư 36 tại Việt Nam và các chỉ tiêu Basel III Chỉ tiêu Chỉ tiêu cụ thể Việt Nam quy định Basel III Thời gian thực hiện Việt Nam Basel III Tỷ lệ an toàn vốn CAR CAR = CAR = Từ 01/02/2015 Tỷ lệ VCSH tối thiểu - 4,5% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu - 6% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 9% 8% Vốn đệm bảo toàn vốn - 2,5% Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ - 0% - 2,5% Chống rủi ro hệ thống trọng yếu - 1%
  • 43. 33 Tỷ lệ đòn bầy Tỷ lệ giữ vốn cấp 1 so với tổng tài sản có chưa cộng các khoản mục ngoại bảng - 3% Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu / Tổng dư nợ 3% Không quy định Tính thanh khoản LCR 50% 60%-100% Từ 01/01/2015 NSFR - Tối thiểu 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp
  • 44. 34 Hình 4.1 Hệ số CAR tại Việt Nam và các nước trên thế giới giai đoạn 2013- 2018 Nguồn: Dữ liệu IMF Nhìn chung, hệ số an toàn vốn tại Việt Nam đang còn khá thấp so với các nước trên thế giới. Từ đó, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng tăng trưởng quy mô tín dụng nhằm tài trợ các nguồn vốn đáp ứng các yêu về kinh tế. Khi mà việc tăng trưởng GDP tại Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc trông chờ vào việc tăng trưởng tín dụng. Tóm lại, quy định về an toàn vốn hiện tại của Việt Nam đang khá hạn chế, để tiến tới việc tuân thủ hoàn toàn hiệp ước Basel II và cao hơn là Basel III với những chuẩn mực cao hơn như vốn cấp 1 khắt khe hơn, các biện pháp đối phó với biến động chu kỳ, tuân thủ về tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản sẽ là một chặng đường gian nan đầy thử thách của NHNN cũng như các ngân hàng tại Việt Nam.
  • 45. 35 CHƯƠNG 5: KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Khó khăn khi triển khai hiệp ước Basel Chi phí thực hiện khá lớn Việc triển khai thực hiện ứng dụng BaselII/III vào quản trị rủi ro đòi hỏi phải có nguồn tài chính rất lớn, mức chi phí cũng sẽ khác nhau giữa các ngân hàng vì nó phụ thuộc vào tính chất quy mô, độ phức tạp của ngân hàng. Theo ước tính của Cơ quan Ngân hàng ở Châu Âu, 42 ngân hàng hàng đầu ở Châu Âu cần bổ sung thêm khoảng hơn 70 tỷ EUR để có thể đáp ứng các quy định nghiêm ngặt Basel III. Hay như Ấn Độ cũng tiến thoái lưỡng nan khi cần 1 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo các chuyên gia phân tích các ngân hàng Việt Nam, chi phí vận hành để thực hiện hệ thống Basel đối với các ngân hàng nhỏ tốn khoảng 10 triệu USD, các ngân hàng lớn có thể lên đến 200 triệu USD, con số này được xem là quá lớn nếu so sánh với mức vốn chủ sở hữu hay mức vốn điều lệ yêu cầu cho các ngân hàng tại Việt Nam, khi mà 3.000 tỷ đồng sẽ được quyền mở ngân hàng. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa ra báo cáo đánh giá về nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đánh giá của Fitch, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt vốn gần 20 tỷ USD (tương đương 9% GDP) để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel II, dự kiến sẽ áp dụng từ 1/1/2020. Như vậy có thể thấy rằng, chi phí thực hiện theo chuẩn Basel khá lớn khi mà các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới cũng có nhiều khó khăn trong việc dùng các chi phí này thì đối với Việt Nam lại là một vấn đề khó khăn hơn. Nguồn nhân lực chất lượng cao Đây là vấn đề chung đối với tất cả các ngân hàng thương mại cũng như đối với cơ quan giám sát ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước. Qua các chuẩn mực Basel, ta thấy rằng các chuẩn mực luôn đòi hỏi những chuyên viên phụ trách cần có tầm nhìn nhất định, giỏi về cả kiến thức lẫn việc quản trị ngân hàng. Để từ đó có thể phân tích đưa ra những dự báo chuẩn xác cho những khả năng xảy ra sắp tới.
  • 46. 36 Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt Theo chuẩn Basel II/III các ngân hàng dựa vào rất nhiều yếu tố để có thể xác định được các hệ số rủi ro theo từng tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà việc này lại đến từ kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Mà hiện tại hầu như mô hình xếp hạng này lại đến từ mỗi ngân hàng đó, nhằm chỉ mục đích thẩm định xem xét khả năng vay vốn của khách hàng, ít được thông tin hay phổ biến rộng rãi. Từ đó dẫn đến việc “ngân hàng nào ngân hàng đó lo” và phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro riêng của ngân hàng mà mô hình có thể khác nhau. Khó khăn về môi trường thông tin, tính minh bạch và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các thông tin về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa bắt buộc phải thông qua kiểm toán, nên độ tin cậy không cao, không phản ánh được thực trạng thật sự của doanh nghiệp. Và đặc biệt nguồn thông tin bất cân xứng tại thị trường tài chính Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại khó có thể khắc phục. Chuẩn mực kế toán Khác nhau trong chuẩn mực kế toán. Hiện các ngân hàng tại Việt Nam đang rất bối rối trong việc thực hiện theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Vì khi thực hiện theo cả hai chuẩn mực này, sẽ có những kết quả rất khác biệt từ các tổ chức tín nhiệm độc lập trong và ngoài nước. Điều đó dẫn đến việc phản ánh không đúng thực trạng của ngân hàng Việt Nam. Ta thấy rằng, các quy định hiện nay trong Basel rất phức tạp, cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với tình hình tại Việt Nam. Bởi sự hình thành của Basel dựa trên kinh nghiệm tại các thị trường có nền kinh tế ổn định và phát triển. Do đó, việc triển khai tại Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn, cần có thời gian dài để điều chỉnh để thích ứng. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía nhằm giúp xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn hơn, lành mạnh hơn. Vì hiện tại, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng tại Việt Nam còn đang khá bất ổn, chưa đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn được đặt ra.
  • 47. 37 5.2 Kiến nghị và giải pháp 5.2.1 Đối với ngân hàng Cơ cấu tài sản phù hợp Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng huy động vốn sẽ làm giảm hệ số an toàn vốn. Do đó, ngân hàng cần duy trì lượng huy động vốn phù hợp, tránh cuộc đua chạy lãi suất để tăng nguồn huy động cũng như việc cân đối lại các khoản lợi nhuận có được vào việc tăng vốn, gia tăng sức mạnh nội tại của ngân hàng, tăng cường khả năng chống lại các cú sốc trong quá tình hoạt động. Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, cân đối các khoản dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Đồng thời, thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng, và cần phải tiến hành duy trì tỷ lệ dự trữ an toàn. Các ngân hàng thương mại cần có lộ trình phù hợp cho quá trình mở rộng quy mô của mình. Ngân hàng thương mại cần kiểm soát việc mở rộng quy mô cũng như thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy vì nó làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, đảm bảo các rủi ro gia tăng do việc mở rộng quy mô nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vốn Các ngân hàng cần nâng cao tiêu chuẩn an toàn vốn theo đúng quy định của Basel. Vì theo Basel một hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động ổn định khi từng thành viên trong đó có hệ số an toàn vốn cao, có khả năng chống lại rủi ro. Nếu chỉ một trong các ngân hàng có hệ số an toàn vốn kém, dẫn đến hoạt động không tốt, dẫn đến phá sản sẽ ảnh hưởng đến hệ thống và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Từ theo cách tính, có thể nâng hệ số này bằng cách tăng mức vốn tự có và hạn chế sự gia tăng của các tài sản có rủi ro hoặc biện pháp điều chỉnh kết hợp cả hai yếu tố này. Đối với việc tăng vốn tự có, cần chú ý đến số lượng vốn cần thiết để phù hợp với những chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng, tính chất của việc sử dụng các
  • 48. 38 nguồn vốn mới, chính sách phân chia lợi nhuận…để từ đó chọn ra hình thức tăng vốn phù hợp nhất. Song song đó là giải pháp giảm các tài sản có rủi ro thông qua việc sàng lọc, phân tích chặt chẽ hơn các khoản vay khách hàng nhằm hạn chế số lượng và quy mô các khoản nợ kém chất lượng, xử lý triệt để các khoản nợ xấu đang tồn đọng. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống xếp hạng nội bộ Qua nghiên cứu, ta thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động rất lớn với hệ số an toàn vốn, vì nó sẽ dẫn đến sự thay đổi các tài sản có rủi ro. Do đó, với việc xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng, cần được xây dựng theo mô hình chuẩn hóa sao cho những chi tiêu tài chính và phi tài chính có tác động trực tiếp đến những khả năng dẫn đến tổn thất. Cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng thường xuyên để đảm bảo cho mô hình hoạt động với độ chính xác cao. Đối với rủi ro thị trường, cần có quy chế đánh giá những rủi ro về lãi suất và tỷ giá. Thiết lập mô hình thể hiện sự biến động lãi suất, tỷ giả trong nước và quốc tế để từ đó đưa ra các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Đối với rủi ro hoạt động, cần thu thập những cơ sở dữ liệu về những tổn thất để quyết định mức tổn thất hoạt động có thể chấp nhận được và đặt chỉ tiêu cho những năm tiếp theo. Việc phân tích những dữ liệu chính xác trong từng lĩnh vực, sản phẩm hoặc quy trình có rủi ro, đảm bảo mức kiểm soát phù hợp với từng khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính và ngân hàng trong khu vực và thế giới, học hỏi những kỹ thuật hiện đại đề từng bước đưa vào và áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng đạt hiệu quả cao. Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về công nghệ ngân hàng. Công nghệ ngân hàng hiện tại là giải pháp hữu ích nhất giúp các ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ chiếm lĩnh thị phần. Thu nhập các dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại từ nhiều nguồn thông tin để xây dựng hệ thống thông tin đáng tin cậy. Cơ sở dữ liệu là yếu tố hàng đầu trong ngân hàng nhằm việc quản trị rủi ro. Một quy trình phải được lượng hóa một cách linh hoạt để cập nhật những rủi ro thay đổi khi môi trường hoạt động thay đổi. Rà soát và chuẩn hóa dữ liệu đặc biệt về thông tin khách hàng và các
  • 49. 39 loại tài sản đảm bảo với thời gian lưu trữ từ 3-5 năm và dữ liệu về nợ xấu từ 5-7 năm. Hoạt động ngân hàng Đa dạng hóa các hoạt động phi ngân hàng thay vì phụ thuộc vào tín dụng. Các hoạt động này có thể đến từ bảo hiểm, quản lý tài sản, thanh toán, bảo lãnh, ngoại hối...cần được đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới. Đồng thời phải đảm bảo tính minh bạch và đơn giản về những thủ tục, đảm bảo mọi khách hàng đều có thể tiếp cận dễ dàng. Nâng cao các tiện ích theo hướng công nghệ mới, đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng. Chẳng hạn như việc phát triển hệ thống ứng dụng ngân hàng tiện lợi, hướng đến công nghệ Digital Banking tích hợp trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) với sự tích hợp về dữ liệu, AI, khả năng kết nối và khả năng duy trì liên lạc với con người. Nên đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và cho vay, không chỉ hướng tới khách hàng bán buôn như Tập đòan, tổng công ty mà nên hướng đến nhóm khách hàng bán lẻ như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì nếu phụ thuộc vào nguồn tiền gửi quá lớn từ khách hàng bán buộn tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa khi tổ chức rút tiền đột ngột, ngân hàng không đáp ứng kịp thời dẫn đến mất thanh khoản hoặc phải huy động với chi phí cao hơn. Các ngân hàng cần có chiến lược tăng vốn phù hợp và sử dụng vốn hợp lý nhằm ổn định sự phát triển bền vững, giảm áp lực về cổ tức cho các cổ đông do tăng vốn ồ ạt nhưng không có kế hoạch rõ ràng cụ thể. Cân nhắc việc chọn cổ đông chiến lược trong và ngoài nước trên cơ sở đôi bên hợp tác cùng có lợi, học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm, kiến thức, quản trị và công nghệ. Bên cạnh việc tăng vốn bằng việc phát hành cổ phần, nên chú trọng việc phát hành các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần vì đây là nguồn vốn giúp ổn định hoạt động kinh doanh lâu dài để mở rộng quy mô. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô có sự không ổn định, ngân hàng cũng nên chú ý vấn đề đòn bẩy tài chính hay vốn đệm dự phòng theo như các yêu cầu của Basel III. Chuẩn bị sẵng tiềm lực tài chính nhằm sẵng sàng cho quy định theo tiêu chuẩn Basel III bằng việc đảm bảo đủ vốn và chất lượng vốn theo Basel III, hình thành
  • 50. 40 dần những vốn đệm dự phòng chống rủi ro hệ thống và chu kỳ kinh tế. Ngân hàng cần có tầm nhìn chiến lược trong việc ổn định sự cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn (thường là HĐQT) và cổ đông nhỏ. Nguồn nhân lực Xây dựng đội ngũ nguồn nhân sự có kinh nghiệm chuyên mô cao, am hiểu về quản trị rủi ro, các thông lệ trong và ngoài nước về việc quản trị rủi ro, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là nguồn nhân sự về khả năng phân tích dữ liệu, xây dựng các mô hình xác suất thống kê. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp là điều cần thiết. Một hệ thống thông tin với dữ liệu đáng tin cậy, chuẩn xác và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian. Để đáp ứng yêu cầu đó, cần có sự quan tâm từ phía NHNN và các NHTM cùng những chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ những ngân hàng lớn trên thế giới. Như ngân hàng VIB là một trong những ngân hàng triển khai thành công Basel II là một phần nhờ vào sự tư vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm từ đối tác Commonwealth Bank of Australia (CBA). Các ngân hàng phải luôn quan tâm đến nguồn nhân lực của mình thông qua các khóa đào tạo thường xuyên, xây dựng trung tâm đào tạo riêng của mỗi ngân hàng. Xây dựng văn hóa riêng cho mỗi ngân hàng nhằm nhân viện có môi trường làm việc tốt nhất, nhiệt tình cống hiến, phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân. Xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp dựa trên khung chuẩn mực quốc tế, có chỉnh sửa phù hợp tại Việt Nam