SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM MINH TUẤN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH
HẬU GIANG
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM MINH TUẤN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH
HẬU GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ THỦY TIÊN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn. Các số liệu
trong nghiên cứu này là trung thực, các nhận xét và đề xuất dựa trên kết quả
phân tích thực tế và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình
thức nào trước khi báo cáo và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn
Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Tác giả
Phạm Minh Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học
Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả
những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để làm
hành trang vững bước trong cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Thủy Tiên – giáo viên
hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, góp ý hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ
cung cấp số liệu, thông giúp tôi hoàn thành chương trình cao học này.
Cuối cùng tác giả xin chúc quý Thầy, Cô và các bạn bè, đồng nghiệp
luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy,
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phạm Minh Tuấn
iii
MỤC LUC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH........................................................................................... x
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................... xi
ABSTRACT......................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.2 Không gian nghiên cứu............................................................................ 2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu................................................................................ 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…....................................................... 3
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN........................................................................ 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................. 5
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.........................5
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ RỦI RO
TÍN DỤNG........................................................................................................ 17
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ RỦI RO TÍN DỤNG......... 19
2.4 TÓM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ .. 22
iv
2.4.1 Tóm lược các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng ............................. 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 28
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................... 28
3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ............................................. 28
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 29
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 29
3.2.2 Phương pháp phân tích........................................................................... 31
3.2.3 Các kiểm định của mô hình. .................................................................. 35
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG
TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG................... 37
4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT -
CHI NHÁNH HẬU GIANG............................................................................. 37
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên
Việt 37
4.1.2 Lịch sử hình thành.................................................................................. 37
4.1.3 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên
Việt – Chi Nhánh Hậu Giang............................................................................ 38
4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của LienVietPostBank
Chi Nhánh Hậu Giang....................................................................................... 38
4.1.5 Lĩnh vực kinh doanh của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang ... 38
4.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018 .................... 40
4.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Chi
Nhánh Hậu Giang 2016 - 2018 ......................................................................... 39
4.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của LienVietPostBank
Chi Nhánh Hậu Giang....................................................................................... 44
4.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018 .................... 47
4.3.1 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ............. 47
4.3.2 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018................ 47
4.3.3 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ................ 48
v
4.3.4 Tình hình phân loại nhóm nợ nông nghiệp nông thôn qua các năm2016-
2018 49
4.3.5 Đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng qua
các năm 2016-2018 ........................................................................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN
HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG 53
5.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ MẪU NGHIÊN CỨU................................................. 53
5.2 ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG.............................................. 54
5.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU
GIANG .............................................................................................................. 56
6
5.3.1 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình..................................... 56
5.3.2 Kết quả ước lượng mô hình Hồi quy Binary Logostic.......................... 57
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU
GIANG.............................................................................................................. 60
6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................... 60
6.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang ....................................................................... 61
6.2.1 Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay........................... 61
6.2.2 Kiểm soát chặt chẽ sau cho vay............................................................. 62
6.2.3 Chú trọng chính sách nhân sự đối với các chuyên viên làm công tác
tín dụng tại Ngân hàng ...................................................................................... 62
6.2.4 Tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết sản xuất ..................... 63
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 65
7.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 65
7.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66
7.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang66
7.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang........... 66
vi
7.2.1 Đối với Chính quyền địa phương ........................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 68
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
o0o
NHTM : Ngân hàng Thương Mại
NHTW : Ngân hàng Trung Ương
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
RRTD : Rủi ro tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TPCT : Thành phố Cần Thơ
NVTD : Nhân viên tín dụng
NH : Ngân hàng
TSĐB : Tài sản đảm bảo
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dến rủi ro tín dụng 23
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng......................................... 24
Bảng 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.............................................................. 33
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang từ năm 2016 – 2018................................................................................ 43
Bảng 4.2 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục
đích vay.............................................................................................................. 47
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục đích
vay...................................................................................................................... 48
Bảng 4.4 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018............ 48
Bảng 4.5 Tình hình phân loại nhóm nợ tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang qua các năm (2016-2018)....................................................................... 49
Bảng 4.6 Thực trạng tín dụng tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang
qua các năm (2016-2018).................................................................................. 51
Bảng 5.1 Các đặc điểm về mẫu nghiên cứu...................................................... 54
Bảng 5.2 Các thông tin về mẫu nghiên cứu...................................................... 55
Bảng 5.3 Mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh
Hậu Giang.......................................................................................................... 57
Bảng 5.4 Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang năm 2018................ 58
Bảng 5.5 Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình dự báo rủi ro tín dụng
nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang 59
Bảng 6.1 Hệ thống cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp hạn chế RRTD tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang....................... 61
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mô hình tổ chức hoạt động của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang ................................................................................................................. 39
x
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
nông hộ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang,
từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Đề tài đã phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng tín
dụng nông hộ bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so
sánh số tuyệt đối, tương đối. Thông qua việc thu thập số liệu từ 250 hồ sơ vay
của nông hộ có dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2018, tác giả sử dụng mô
hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang là: Tỷ lệ cho
vay/tài sản đảm bảo (X1), Khả năng tài chính của người vay (X4), Kinh
nghiệm của nhân viên tín dụng (X6), Kiểm tra giám sát khoản vay (X7), Tổ
liên kết (X8). Trong đó, nhân tố khả năng tài chính của người vay có ảnh
hưởng mạnh nhất với hệ số tương quan 9,531. Năm nhân tố trên giải thích
được 78,5% độ biến động của mô hình và mô hình có tỷ lệ dự báo chung đạt
69,77%.
Dựa vào kết quả phân tích trên kết hợp với thực trạng hoạt động tín dụng
nông hộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang,
tác giả đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại ngân hàng như: Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay,
kiểm soát chặt chẽ sau cho vay, chú trọng chính sách nhân sự đối với các nhân
viên làm công tác tín dụng, tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, nông hộ, Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt.
xi
SUMMARY
The main objective of the project is to analyze the factors that affect
household credit risk of Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Hau
Giang Branch, thus offering solutions to mitigate risks in credit activities of
the bank. The topic analyzed the business activity and assessed the real
situation of farmer's credit by statistical method combined with the absolute,
relative comparison method. By collecting data from 250 farmer loan
applications with credit outstanding up to 31/12/2018, the author uses a binary
logistic regression model to analyze the factors that affect credit risk. The
research results show that there are 5 factors influencing RRTD at Lien Viet
Post Commercial Joint Stock Bank - Hau Giang Branch: Assets (X1),
Financial capacity of borrower (X4), Experience Credit Officers (X6), Loan
Supervision (X7), Affiliated Group (X8). In particular, the financial capacity
of the borrower has the strongest influence on the correlation coefficient 9,531.
These five factors explain 78,5% of the variation of the model and the model
has a general predictive rate of 69,77%.
Based on the above analysis, combined with the current status of
household credit activity at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank -
Hau Giang Branch, the authors propose solutions to minimize credit risk in
banks, such as tight regulation on own capital ratio and lending ratio, strict
control after lending, attach importance to human resources policies for credit
officers, strengthen linkages for borrow with the production associate.
Keywords: Human resources affect credit risk, farmers, banks Lien Viet
Power Joint Stock Company.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa trọng điểm của cả nước với một nền nông
nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và
cuộc sống của họ cũng còn gặp rất nhiều khó khăn khi thu nhập còn thấp. Họ có nhu
cầu rất lớn về vốn để mua sắm những tư liệu sản xuất quan trọng, đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng,…Do đó nguồn vốn vay ngân hàng có vai trò rất quan trọng
trong việc giúp người dân thoát khỏi đói nghèo. Vay vốn ngân hàng sẽ hạn chế được
việc cho vay nặng lãi, giúp nông hộ sử dụng vốn với chi phí thấp hơn mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn, giúp cho nền kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long phát triển
ngày càng bền vững.
Nhận thấy được nhu cầu đó, năm 2013, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
đã quyết định đồng hành cùng nông dân với đề án “Đầu tư phát triển Tín dụng nông
nghiệp - nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long”. Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang là một trong những nơi áp dụng đầu tiên dự án này.
Theo LienVietPostBank, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều, nợ xấu
tăng cao, thì đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một kênh đầu
tư an toàn, ổn định dù lợi nhuận có thể không bằng cho vay một số lĩnh vực khác. Cho
đến nay, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của LienVietPostBank Chi
nhánh Hậu Giang đã chiếm khoảng hơn 68% tổng dư nợ và trong thời gian tới ngân
hàng cũng sẽ đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những yếu tố tiềm ẩn
trong sản xuất bởi thời tiết, khí hậu, tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa"
vẫn thường xuyên xảy ra với các sản phẩm chủ lực. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm
nông nghiệp chưa tạo nền tảng an toàn mở rộng tín dụng cho các hộ sản xuất nông
nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách
quan, thêm vào đó trình độ của người nông dân còn thấp, quy hoạch trong sản xuất
nông nghiệp chưa tốt nên việc cho vay trong lĩnh vực này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước thực trạng đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi
Nhánh Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
2
Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khái quát thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi
ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
tạiChi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018 như thế nào?
+ Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng nông hộ
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang ở mức nào?
+ Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng từ
những hồ sơ vay của nông hộ có tài sản đảm bảo và còn dư nợ tính đến thời điểm
31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung thu thập những hồ sơ tín dụng của nông hộ có tài sản bảo đảm,
còn dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
tại Chi Nhánh Hậu Giang.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2016-2018. Số liệu sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập từ 250 hồ sơ vay của khách hàng có dư nợ đến thời điểm
31/12/2018.
3
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ bao
gồm: Tài sản bảo đảm, số thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất vay, tình hình
tài chính của khách hàng vay, trình độ học vấn của người vay hoặc chủ hộ, kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát khoản vay và tổ liên kết. Các yếu tố về
đạo đức người vay, đạo đức chuyên viên tín dụng và kinh tế vĩ mô không được tác giả
đề cập trong nghiên cứu này.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống lại
các lý luận về RRTD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD Nông hộ thông qua
nghiên cứu các hồ sơ vay hiện còn dư nợ tại ngân hàng
- Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ đóng góp một phần giá trị vào cơ sở lý luận:
khi cho các nông hộ vay vốn, ngân hàng xem xét các yếu tố như: Tỷ lệ cho vay/tài sản
đảm bảo, Khả năng tài chính của người vay
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các ngân hàng có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt
động cho vay trong lĩnh vực NNNT, đề xuất được những giải pháp khoa học và phù
hợp để hạn chế được RRTD nông hộ, xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tiếp cận và
phục vụ đối tượng khách hàng này
- Ngoài ra, đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan ban
ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và định hướng phát triển thị
trường tín dụng đối với các nông hộ trên địa bàn; là tài liệu tham khảo cho các tổ chức
hoặc cá nhân khác trong quá trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong thời gian
tới.
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm 7 chương được bố trí như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng và các nghiên cứu trước.
4
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng tín dụng nông hộ tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
chi nhánh Hậu Giang.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang.
Chương 6: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG
NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này sẽ trình bày tổng hợp những tài liệu có liên quan đến rủi ro tín dụng
nhằm làm cơ sở lý luận đề xuất mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng.
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG
2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân
hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng.
Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài
chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng
của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là một tình trạng bất ổn hay một sự không chắc chắn. Tuy nhiên,
không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn
nào chưa từng xảy ra và không thể ước tính được xác suất xảy ra thì được xem là sự
bất trắc chứ không phải là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể
ước đoán được các xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro
Trong lĩnh vực kinh tế, theo Bernard Manson (1992), “Rủi ro là tác động của
những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một
danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến cố đó có thể dự đoán trước nhưng không thể
dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra như thế nào”. Rủi ro thường được đo lường
bằng sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro là vấn đề tất yếu
không thể loại trừ và gắn liền với các hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức
doanh nghiệp nào.
Theo Hiệp ước Basel, RRTD là rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay
sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Theo Lê Văn Tư (2005), RRTD được định nghĩa là khả năng một khách hàng
vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến
việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không
thu hồi được.
6
Theo Nguyễn Văn Tiến (1999), RRTD được định nghĩa là tình hình tài chính
khách hàng yếu không khả năng trả nợ làm cho ngân hàng phát sinh các khoản lỗ vốn
có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Nguyễn Minh Kiều (2012) đã đề cập đến phân tích nguồn gốc rủi ro tín dụng thì
có hai nguồn gốc: Từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng.
+ Từ khách hàng: nguyên nhân chủ quan là do khách hàng vay có trình độ hiểu
biết kém hoặc thiếu thiện chí trả nợ. Nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi hay
nhu cầu của
thị trường, sự thay đổi về pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến tình hình
tài chính khách hàng khó khăn không khắc phục được.
+ Nguyên nhân từ ngân hàng: rủi ro giao dịch là rủi ro mà phát sinh từ sai sót ở
khâu định giá, thẩm định và xem xét duyệt cho vay, hoặc phát sinh ở khâu kiểm tra sử
dụng vốn, sơ hở ở khâu đảm bảo và cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro
tại danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến việc cho vay có tài sản đảm bảo hay
không có tài sản đảm bảo, do lãi suất cao nên chỉ tập trung cho vay vào các dự án có
rủi ro cao.
Theo Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (1998), Rủi ro trong hoạt động tín
dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc hay cả
hai.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
Việt Nam, RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết và khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng.
Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá
trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện qua việc người đi vay không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Các ngân hàng sẽ ảnh hưởng RRTD nếu muốn
thu lại được cả gốc và lãi của các khoản cho vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người
vay đang gặp khó khăn về tài chính hoặc người vay có khả năng nhưng không có thiện
chí trả nợ thì tất cả gốc và lãi khoản vay trong tình trạng rủi ro không khả năng thu hồi
được. Như vậy, rủi ro tín dụng là rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng,
biểu hiện trong thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng
hạn cho ngân hàng.
7
Đối với các nước đang phát triển và các ngân hàng thiếu đa dạng hóa trong kinh
doanh các dịch vụ tài chính, vì vậy tín dụng được xem là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đặc
biệt đối với các ngân hàng có quy nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp nó sẽ quyết
định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.1.2 Phân loại nhóm nợ
Trong đề tài này, RRTD sẽ được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay
thể hiện bằng trạng thái nhóm nợ mà các khoản vay được phân loại theo quy định hiện
hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì các khoản cho vay của các
NHTM sẽ được phân vào năm (05) nhóm là:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và các TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn <10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
+ Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã thanh toán đầy đủ phần nợ gốc, lãi
bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu
(06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ
ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu,
hồ sơ minh chứng các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục
và tổ chức tín dụng có đầy đủ cơ sở đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ
gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng đã trả đầy đủ nợ
gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối
với các khoản nợ trung, dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ
ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu,
hồ sơ chứng minh tất cả các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ
đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
8
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, các
tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc
và lãi đầy đủ đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên, trừ các khoản nợ đã
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2.
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng vay không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ gốc, lãi được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với lần thứ hai.
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh và nợ chờ xử lý;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
Như vậy chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách
phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay
9
xấu nhất. Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là
những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất.
Theo quy định của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo thứ tự lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Các khoản
nợ thuộc ba nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu (NPL – Non Performed Loan) và là tiêu
chí để phản ánh RRTD, các khoản nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn và ngược lại.
2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng
Để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, một số ngân hàng sử dụng mô hình
định tính, tuy nhiên mức độ chính xác của mô hình này phụ thuộc rất lớn vào kinh
nghiệm của NVTD. Một số khác sử dụng các mô hình định lượng để đo lường rủi ro
bằng các công cụ, phần mềm nhằm lượng hóa rủi ro và tính chính xác khả năng xảy ra
rủi ro, cũng như mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Sau đây, nghiên
cứu sẽ trình bày ngắn gọn về 2 mô hình như sau:
a. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có uy
tính, thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này sẽ
liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6C” của khách hàng, theo Trần Huy Hoàng
(2011, trang 13), chương 5 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng để lượng hóa
mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an
toàn tối đa của một khách hàng cũng như việc trách lâp quỹ dự phòng rủi ro. Mô hình
6C sau đây được áp dụng tương đối phổ biến để đo lường rủi ro tín dụng:
 Tư cách người vay (Character): Chuyên viên tín dụng phải xác định rõ mục
đích xin vay vốn của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện tại của ngân
hàng hay không, đồng thời xem xét, đánh giá về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách
hàng cũ; còn đối với khách hàng mới thì cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau như thông tin tín dụng CIC…
 Năng lực của người đi vay (capacity): Người đi vay phải có năng lực hành vi
dân sự và năng lực pháp luật, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
 Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết cần phải đánh giá và xác định được
nguồn trả nợ của người vay vốn như các dòng tiền từ kinh doanh bán hàng hay tiền từ
bán thanh lý tài sản hoặc tiền từ phát hành chứng khoán …
 Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và cũng
là nguồn tài sản thứ hai nhằm dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
10
 Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng của ngân hàng theo từng thời kỳ như cho vay đối với hàng xuất khẩu với
điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương quy định theo từng thời kỳ.
 Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật,
quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, nhưng mô hình này hạn chế là nó
phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng
như trình độ phân tích đánh giá của NVTD.
b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình dạng định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá các rủi ro tín
dụng. Hiện nay, hầu hết ở các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro
hiện đại để lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng
tiêu dùng; Mô hình định mức tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody’s Investor
Service và Fitch Ratings. Trong đó mô hình điểm số Z của Altman dùng để đo lường
rủi ro tín dụng trong các hoạt động cho vay bằng phương pháp cho điểm tín dụng đối
với các doanh nghiệp vay vốn. Đối với các các nhân vay vốn mô thì mô hình đánh giá
xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua phân tích, đánh
giá các chỉ tiêu rủi ro tài chính của chuyên viên tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ
tiêu tài chính, phi tài chính. Đặt biệt mô hình này là một trong những mô hình rất đơn
giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
* Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu về tài chính mà các chuyên viên tín dụng
thường được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn của mình
bao gồm:
- Các tỷ số về tính thanh khoản nhằm để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả
lãi, Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh;….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động nhằm để đo lường các mức độ hiệu quả
trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay khoản phải thu;
Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay tổng tài sản.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính nhằm để đo lường các mức độ sử dụng nợ để tài trợ
cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu;
Phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ; Hệ số nợ so với tổng
tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn.
11
- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lãi của doanh nghiệp,
chẳng hạn như: Hệ số thu nhập/tổng tài sản; Khả năng sinh lãi so
với doanh thu; ROA, ROE,…
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập và đánh giá
từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của khách hàng, uy tín trong quan hệ với các TCTD trình độ về quản lý của nhà lãnh
đạo DN, môi trường hoạt động kinh doanh của DN, khả năng ứng phó và xử lý các vấn
đề của DN trên thương trường, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, … Thông thường
việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách
người vay (Character); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions);
Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Kiểm soát
(Control).
Có thể nhận định rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại
các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có rất nhiều lợi thế và khá phù hợp với các
NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau:
- Tận dụng được nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia
tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính, các chuyên viên tín dụng. Việc phân tích
và đánh giá dựa trên công nghệ giản đơn sử dụng các yếu tố không mang tính lượng
hoá, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có,.
- Đây là mô hình khá đơn giản, bên cạnh đó còn các hạn chế của mô hình này là
khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của NVTD, nó phụ thuộc vào
mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập. Các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa
vào đánh giá theo ý chủ quan của NVTD.
- Mô hình này có thể áp dụng đối với các khoản vay riêng lẻ, mang tính chất đặc
thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền về các phong tục, tập quán thì việc dựa trên
các yếu tố định lượng để xác đinh, sẽ không đưa ra được quyết định chính xác mà phải
dựa trên các ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn của nhân viên tín dụng.
- Các ngân hàng thương mại sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao nguyên do
tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp,
kỹ năng và có thâm niên trong nghề.
- Mô hình này thực sự rất khó đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm
của khách hàng, vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với
việc thẩm định hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng.
- Vì đây là mô hình khá đơn giản cho nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực về tài
chính ở trung bình với một đội ngũ chuyên viên tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ
thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
12
3.1.1.4 Một số nguyên nhân của RRTD
Hoạt động tín dụng, bản thân nó vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Có rất nhiều
nguyên nhân có thể làm cho việc khách hàng không thể trả được nợ vay cho ngân hàng
đúng số tiền và kỳ hạn đã thoả thuận khi vay vốn. Qua nghiên cứu, phân tích hoạt
động tín dụng của các NHTM Việt Nam và các tình huống RRTD điển hình, GS.
TS.Lê Văn Tư đã hệ thống hoá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động
NHTM Việt Nam như sau:
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Các ngân hàng không có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý
Hoạt động từ tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy
nếu có một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, mạng lưới, khả năng
quản trị rủi ro, nguồn nhân lực,... sẽ giúp các hoạt động tín dụng đạt hiệu quả tốt hơn.
Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng tốt và thông minh của những nguyên
tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Các
ngân hàng cần phải làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát, có dự báo và định hướng cho
các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Nếu không thực
hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay
thường chỉ được đưa ra khi RRTD đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng
đã tăng trưởng đến mức nóng.
Chính sách tín dụng của Hội sở chính là rất cần thiết nhưng chưa đủ, bản thân
mỗi đơn vị thành viên cũng phải đề ra được một chính sách tín dụng phù hợp với địa
bàn mình hoạt động và khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình. Kế hoạch kinh
doanh không thể là một bảng số liệu khô cứng chỉ để báo cáo về trên mà nó phải kèm
theo những phương thức thực hiện cụ thể và dễ dàng điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp
với những thay đổi của thị trường.
Đối với tầm nhìn chiến lược không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân
ảnh hưởng đến tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng bằng cách như thực hiện nhiều
chương trình khuyến mãi, giảm lãi suất. Lãi suất cho vay được giảm cho khách hàng
bất chấp rủi ro là một trong nhứng yếu tố tác động chính đến tính rủi ro trong hoạt
động tín dụng của các ngân hàng.
- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro chưa phù hợp
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận
nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân,
13
thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu quy trình tín dụng không chặt chẽ thì rất dễ
dẫn đến tình trạng cán bộ sẽ không thực hiện đúng quy trình và những thủ tục cần thiết
khi quyết định cho vay và như vậy các khoản vay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao.
Bên cạnh đó, việc để một bộ phận thậm chí một cán bộ thực hiện toàn bộ các chức
năng thẩm định, đề xuất cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro cũng sẽ làm quá tải và sẽ
tăng nguy cơ xảy ra rủi ro về tính cách đạo đức nghề nghiệp ở cán bộ làm công tác
thẩm định tín dụng.
- Năng lực của nhân viên tín dụng còn yếu
Nếu nhân viên tín dụng không có được năng lực dự báo, phân tích tài chính, phân
tích ngành, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết
định cho vay mang tính chất cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được
cân nhắc đầy đủ như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh
mà bỏ qua năng lực về tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro.
Nhân viên tín dụng cần phải được kiểm soát và phát hiện sớm các khoản vay có
vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời, không thể để khi phát sinh nợ xấu, nợ quá
hạn rồi mới đề ra các biện pháp xử lý. Nhân viên tín dụng cũng cần phải tư vấn, hỗ trợ
khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính.
Kỹ năng thương lượng và đàm phán với khách hàng, tính chủ động trong công
việc, khả năng thẩm định, kiểm tra kiểm soát chứng từ vay, các kiến thức pháp luật
của nhân viên tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ
cho khách hàng mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để
từ đó tư vấn về tài chính cho khách hàng hoạt động tốt hơn. Thời hạn cho vay, kỳ hạn
trả nợ và mục đích sử dụng vốn không đúng, không phù hợp với chu kỳ kinh doanh
thực tế, với dòng tiền của khách hàng đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn
đề.
Yếu tố đạo đức con người rất quan trọng có thể coi là yếu tố cần có sự tác động
lớn nhất về phía ngân hàng đến tính rủi ro của hoạt động tín dụng.
- Giám sát, kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay không chặt chẽ
Công tác kiểm tra và giám sát các khoảng vay nhằm đánh giá về tình hình tài
chính của khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với
những khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước đến giờ, nhân viên tín dụng thường có
tâm lý chủ quan, đặt lòng tin vào khách hàng không kiểm tra định kỳ theo đúng quy
định, phương pháp kiểm tra không mang tính chuyên nghiệp, nên chưa phát hiện được
14
những dấu hiệu bất thường các hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp
phòng ngừa rủi ro.
- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng
Việc xác minh, định giá các khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng
sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng và thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng
và làm tăng mức độ RRTD từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi
suất không khoa học đã để ngân hàng ở hai thái cực: (1) cho vay dễ dãi với lãi suất
thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, (2) đến
khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với nhiều điều kiện khắt khe dẫn
đến mất dự án có độ an toàn và chấp nhận khách hàng có độ rủi ro cao.
- Tâm lý khách hàng ỷ lại về tài sản thế chấp
Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay và các rủi ro thường xảy ra ở các tình
huống: (i) khách hàng không có TSBĐ, (ii) khách hàng ỷ lại tài sản thế chấp và (iii)
nhận các tài sản thế chấp không đủ đáp ứng điều kiện về tính pháp lý, tính thanh khoản
của TSBĐ và yêu cầu không tranh chấp. Tài sản đảm bảo nợ vay là phương án dự
phòng khi có rủi ro của khách hàng gặp phải, dòng tiền luân chuyển không như dự
kiến. Bởi vì không có phương án kinh doanh nào là phi rủi ro, cho nên tài sản đảm bảo
là điều rất cần thiết, tâm lý ỷ lại về tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do
khoản vay cần được quy ra bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.
- Không đa dạng hoá các danh mục đầu tư
Các ngân hàng không có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn danh mục để tính toán
tỷ trọng đầu tư đối với từng loại ngành hàng, cho vay phân theo thời hạn và loại tiền
để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược kinh doanh, cơ cấu các nguồn vốn và
năng lực phát triển bản thân ngân hàng. Việc các ngân hàng cho vay tập trung quá
nhiều vào một ngành nghề nào đó hay một nhóm đối tượng khách hàng như doanh
nghiệp nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.
- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng
Bộ phận chuyên viên tín dụng là bộ phận trực tiếp thẩm định, đề xuất phương án
vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm soát và kiểm tra
hàng hóa, tài sản đảm bảo, giám sát giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên nếu đạo đức nghề nghiệp chuyên viên không
tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi nợ.
- Chính sách điều hành và quản trị nguồn nhân lực
15
Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro cao
cho hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ và đề xuất nhân
viên tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả chiến lược và chính
sách của ngân hàng. Một chính sách về chiến lược quản trị tín dụng tốt mà không đi
kèm chính sách đúng đắn thì nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn
và làm tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở nhân viên tín dụng.
 Nguyên nhân từ thị trường
- Chu kỳ kinh tế
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận
được lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tốt, đối với nền kinh tế tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ
xấu của ngân hàng. Nhưng trong thời kỳ phát triển và tăng trưởng, các ngành nghề
kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, hàng cao cấp, các ngành nghề cung cấp dịch vụ như
du lịch, thiết bị văn phòng, các ngành nghề xây dựng, sản xuất kinh daonh, vật liệu
xây dựng, đặc biệt là trong kinh doanh bất động sản...sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn các ngành hàng thiết yếu như thực phẩm, lương thực, nhiên liệu...Các món cho
vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn, được quyết định cho vay dễ dãi trong thời kỳ
tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau đó. Các ngân hàng phải thận trọng và cần
lưu ý yếu tố này trước khi quyết định phê duyệt cho vay.
- Lãi suất, lạm phát và các tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Lãi suất cơ bản cao sẽ phản ánh và đánh giá được các chính sách can thiệp của
Ngân hàng Trung ương (NHTW) khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó. Khi lãi suất,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời
hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với các rủi ro cao hơn. Như trên đã phân tích, lãi
suất cao buộc người đi vay phải thực hiện các phương án kinh doanh mang rủi ro và
mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích những khách hàng đang kinh doanh ngành nghề có
độ rủi ro cao hơn vay vốn ngân hàng.
- Thị trường bất động sản
Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng
bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh mua bán bất động sản chứ không phải
từ dòng tiền thường xuyên và ổn định. Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất
cao do thị trường bất động sản có tính bất ổn và những thay đổi về thị trường và chính
sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đoán.
- Rủi ro chính sách
16
Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh
tế không ổn định. Những thay đổi thường xuyên trong chính sách thuế, các quy định
về lĩnh vược kinh doanh bất động sản...sẽ làm cho các doanh nghiệp không thể chủ
động trong lĩnh vược kinh doanh của mình. Do đó môi trường kinh doanh không ổn
định sẽ làm suy yếu khả năng tài chính của người đi vay.
Ở góc độ địa phương, môi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến
hoạt động của các ngân hàng. Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội
lựa chọn khách hàng cho các ngân hàng. Ngược lại, nếu địa phương không năng động,
cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Yếu tố này cũng góp phần tác động
đến rủi ro của hoạt động tín dụng.
 Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Tiềm lực tài chính không mạnh
Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng.
Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính tốt thì việc
một giao dịch không thành công sẽ không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, còn nếu
điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch, khi một giao dịch
không thành công, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ
vay của khách hàng. Khi một người có đạo đức, uy tín thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong
kinh doanh, ngay cả khi họ gặp khó khăn về tài chính thì sẽ được nhiều người sẵn lòng
giúp đỡ. Ngược lại, một người không có đạo đức, uy tín thì không chỉ không thuận lợi
trong làm ăn mà ngay cả khi có tiền, đôi lúc họ cũng không trả nợ cho ngân hàng. Mặc
dù vậy, yếu tố này không dễ đánh giá, do nguồn cung cấp thông tin ở Việt Nam hiện
nay còn rất hạn chế và hầu hết là phi chính thức.
Bên cạnh vấn đề đạo đức, uy tín thì năng lực quản trị, làm ăn và kinh nghiệm của
người vay cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện
dự án, phương án kinh doanh một cách hiệu quả để lấy tiền trả nợ vay cho ngân hàng.
Ngoài ra, việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cũng là nguyên nhân
dẫn đến rủi ro của món vay.
 Nguyên nhân khác
- Tính chính xác và sẵn có của thông tin
17
Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay một cách đầy đủ và chính
xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, nhất là những thông
tin về tình hình tài chính, quá trình vay vốn của khách hàng trong hiện tại và quá khứ,
từ đó rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay
dựa trên cảm tính hoặc những thông tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao.
- Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động
ngân hàng, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm
bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nếu nhận dạng và đưa ra được những đánh giá
độc lập về chính sách, chiến lược, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các
NHTM thì sẽ có tác dụng giúp các ngân hàng thương mại còn hạn chế về rủi ro tín
dụng.
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ RỦI RO TÍN
DỤNG
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến rủi ro
tín dụng được phân làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất, sử dụng mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả. Cụ thể,
Pham & Lensink (2007) khi so sánh về chính sách cho vay trên thị trường tín dụng
chính thức và bán chính thức với các hộ gia đình vay vốn ở Việt Nam, với mô hình
logit, tác giả đã xác định được rằng việc sử dụng tín dụng trên thị trường chính thức và
bán chính thức tăng lên nếu người vay có tài sản thế chấp, bảo lãnh, hoặc vay cho các
hoạt động kinh doanh liên quan. Những hộ có ít tài sản thế chấp, không có bảo lãnh
hoặc vay cho mục đích tiêu dùng, hộ nghèo, người vay là nữ thì có khả năng tiếp cận
với thị trường không chính thức nhiều hơn. Mặt khác, tác giả cũng sử dụng mô hình
probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của các nguồn tín
dụng khác nhau (chính thức, không chính thức), kết quả cho thấy rủi ro không trả nợ
vay từ thị trường tín dụng chính thức dường như bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng chính thức như lãi suất cho vay và hình thức trả nợ,
nhưng không phụ thuộc vào đặc điểm của người vay như: tuổi, giới tính và tình trạng
gia đình. Ngược lại rủi ro từ các khoản vay từ thị trường tín dụng không chính thức thì
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của người vay.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã ứng dụng nhiều mô hình để xác định các biến
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay, khả năng trả nợ vay và đưa ra các giải pháp
18
phát triển tài chính vi mô ở nông thôn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tác giả,
các đặc điểm của người vay không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của thị
trường tín dụng chính thức nhưng trong quá trình xét cấp tín dụng cho khách hàng đặc
điểm của người vay như tuổi và tình trạng hôn nhân…cũng là một trong những tiêu chí
để ngân hàng xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
Trương Đông Lộc (2010), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của các
ngân hàng thương mại nhà nước khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo nghiên
cứu này, các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ số tiền
vay trên giá trị tài sản đảm bảo, mục đích người đi vay, khả năng tài chính của người
vay, quá trình kiểm tra giám sát của ngân hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và
kinh nghiệm của người vay. Số liệu được tác giả thu thập từ 202 hồ sơ vay từ 4 ngân
hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và
Ngân hàng Phát Triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với mô hình logit, kết quả cho
thấy rủi ro tín dụng tương quan thuận với các nhân tố: tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài
sản đảm bảo và khi mục đích của người đi vay là: nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch với các nhân tố: khả năng
tài chính của người vay, quá trình kiểm tra, giám sát của ngân hàng, kinh nghiệm của
cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay.
Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực tế giúp cho các
ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng
hiểu rõ thêm về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
khi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp rủi ro tín dụng cũng tăng cao nhưng chưa phân
tích cụ thể các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc này.
Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), trong nghiên cứucác nhân
tố ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ,
kỳ vọng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Các nhân tố đó bao gồm: kinh
nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo, sử
dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh,
kiểm tra giám sát khoản vay. Tuy nhiên với mô hình Probit và 468 quan sát được thu
thập tại Vietcombank Cần Thơ, kết quả cho thấy có 2 nhân tố được kỳ vọng không ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng là kinh nghiệm của khách hàng vay và tài sản đảm bảo.
Mô hình trong nghiên cứu này đã chỉ ra được các nhân tố chủ yếu có thể ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng từ đó có thể giúp các ngân hàng thương mại nói chung và
19
Vietcombank nói riêng có những giải pháp phù hợp để có thể hạn chế rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là cá nhân và doanh nghiệp có vay vốn trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, thêm vào đó số lượng quan sát trong đề tài thuộc lĩnh vực
nông nghiệp rất thấp, chỉ chiếm khoảng 14,48% tổng số lượng quan sát.
Trương Đông Lộc (2011), đã đưa 7 biến vào mô hình Probit nhằm xác định khả
năng trả nợ đúng hạn của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các nhân tố đó bao
gồm: mục đích sử dụng vốn vay, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi
vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của nông hộ, số thành viên trong gia đình có thu
nhập, trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả phân tích cho thấy có 5 biến có ý nghĩa.
Các biến thu nhập sau khi vay, số thành viên có thu nhập trong gia đình, trình độ học
vấn của chủ hộ có mối tương quan thuận, còn lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với
khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Kết quả phân tích còn cho thấy các khoản vay
có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có xác suất trả nợ đúng hạn cao
hơn những khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động khác.
Nhóm thứ hai xem xét rủi ro tín dụng theo phương pháp phân tích nhân tố khám
phá Explore Factor Analysis (EFA). Cụ thể, Phạm Phú Nhân (2011), trong nghiên cứu
nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại xác định có năm
nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Hướng tiếp cận rủi ro của tác giả là
từ nghiên cứu khách quan nhận định của cán bộ tín dụng, chuyên viên quản lý rủi ro và
các cấp quản lý khác tại các ngân hàng thương mại. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi gồm
34 nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại đến 200 cán bộ
ngân hàng trên toàn quốc để thu thập ý kiến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên
cứu phân tích nhân tố khám phá Explore Factor Analysis (EFA) và kiểm định
Cronbach Alpha để phân tích. Kết quả cho thấy có 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, bao gồm: Nhóm nhân tố F1: Khách
hàng chưa hợp tác và phê duyệt, kiểm soát; đạo đức của cán bộ. Nhóm nhân tố F2 là
những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô gồm 4 nguyên nhân như biến đổi tỷ
giá, giá dầu, tỷ lệ lạm phát và lãi suất. Nhóm nhân tố F3: Quy định quản lý tài sản đảm
bảo của địa phương gồm 3 nguyên nhân. Nhóm nhân tố F4: Chính sách cho vay thiếu
khoa học gồm 2 nguyên nhân xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng và lãi
suất không được xác định khoa học. Nhóm nhân tố F5: Áp lực chỉ tiêu gồm 2 nguyên
nhân xuất phát từ áp lực chỉ tiêu do hội sở đặt ra và áp lực từ đối thủ cạnh tranh.
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
20
Angelini (2008), xem xét các mô hình truyền thống như: (1) Hệ thống chuyên gia,
(2) hệ thống xếp hạng và (3) chấm điểm tín dụng để đánh giá RRTD. Bằng cách chọn
ra một mẫu gồm 30 công ty và phân ra hai nhóm: một “tốt” nhất, có nghĩa là tình hình
kinh tế và tài chính tốt, và một nhóm công ty “xấu”.
Ngân hàng đã dựa trên mô hình 5C của hệ thống chuyên gia để đánh giá chất
lượng tín dụng. Mô hình 5C là một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành
thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn. Các chuyên gia phân tích năm yếu tố quan
trọng ảnh hưởng một quyết định tín dụng. Những yếu tố này là: Capacity-cash flow
(năng lực-luồng tiền dự tính trả nợ); Capital (cấu trúc vốn); collateria (tài sản thế chấp);
Character (thái độ, sự thể hiện của khách hàng); Conditions (các điều kiện).
Năm yếu tố trong mô hình 5C, yếu tố được xem là quan trọng nhất đó là năng lực-
dòng tiền dự tính trả nợ. Năng lực là khả năng quản lý, điều hành hoạt động tất cả sản
xuất kinh doanh và hoàn trả nợ vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết
được chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào bằng cách đánh giá năng lực của
khách hàng dựa trên việc đánh giá các yếu tố như: kinh nghiệm quản lý điều hành, báo
cáo tình hình tài chính quá khứ, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năngcạnh
tranh của khách hàng. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền trong tương lai mà
khách hàng sử dụng để trả nợ cho ngân hàng, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành
công.
Bên cạnh 5 yếu tố trong mô hình 5C, còn có chữ C thứ 6 đôi khi chúng ta có thể
xem xét thêm đó là Coverage (bảo hiểm). Chữ C này thể hiện cho việc bảo hiểm trong
hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi có rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh
của khách hàng như tổ chức không có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ hay
cá nhân vay vốn chết hoặc mất năng lực hành vi thì bảo hiểm sẽ đảm bảo khả năng
thanh toán cho ngân hàng.
Phương pháp tiếp cận mới để đo lường rủi ro tín dụng “mô hình nội bộ” các
phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng của một món nợ hay một danh mục đầu tư
của khoản vay.
Cuối cùng, có các kỹ thuật khác nhau để đo lường phụ thuộc lẫn nhau của các
yếu tố góp phần vào tổn thất tín dụng. Đánh giá rủi ro tín dụng, các tính toán của một
thước đo của sự phân tán rủi ro tín dụng cần phải xem xét sự phụ thuộc giữa các yếu tố
xác định thiệt hại, chẳng hạn như mối tương quan giữa các giá trị mặc định hoặc di cư
giá và tiếp xúc, cho cả người vay cùng và trong số người đi vay khác nhau (Ủy ban
Bascl về giám sát ngân hàng, 2000).
21
Bonfim (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Tác giả sử
dụng mô hình lý thuyết được thiết lập trên phân tích thực nghiệm đã được nghiên cứu
bởi Rosch (2003) và Hamerle (2004) và chuỗi thời gian và sự kiện của nền kinh tế vĩ
mô và tài chính. Tác giả khảo sát một số liên kết giữa rủi ro tín dụng và phát triển kinh
tế vĩ mô ở cấp độ tổng thể. Với mục tiêu đó, người viết cũng xem xét mối tương quan
giữa các thành phần mang tính chu kỳ của tín dụng quá hạn và một tập hợp lớn của các
biến kinh tế vĩ mô và tài chính. Kết quả thu được cho thấy rằng có một số liên kết quan
trọng giữa rủi ro tín dụng và sự phát triển kinh tế vĩ mô. Trong thực tế, các kết quả đã
xác nhận giả thuyết cho rằng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng đôi lúc song song tăng
trưởng tín dụng mạnh, có thể có một số khuynh hướng chấp nhận rủi ro quá mức. Tuy
nhiên, sự mất cân bằng đó được tạo ra trong một khoảng thời gian như vậy chỉ có thể
thấy rõ khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ở mức độ vi mô, tác giả
sử dụng hai kỹ thuật khác nhau. Thứ nhất, bằng cách sử dụng mô hình lựa chon rời rạc,
tiếp theo tác giả bổ sung phân tích bằng cách sử dụng các mô hình thời gian. Tác giả
tập trung vào khảo sát một bộ dữ liệu nhờ các thông tin tài chính của hơn 30.000
doanh nghiệp, kể cả các ghi nhận về khả năng (xác suất) vỡ nợ. Tác giả xem xét hai
vector của các biến giải thích. Vector đó đầu tiên là tập hợp các biến được hạch toán
đối với rủi ro mang phong cách riêng, bao gồm các biến liên quan đến nhiều khía cạnh
như thông tin tài chính, độ tuổi, kích thước, tốc độ tăng trưởng tài sản, lợi nhuận, đòn
bẩy và thanh khoản. Vector thứ hai bao gồm một tập hợp các biến hồi qui thời gian
khác nhau mang tính rủi ro hệ thống bao gồm các biến như tăng trưởng GDP, sản xuất
công nghiệp, lòng tin, tăng trưởng tín dụng, lãi suất, giá vốn chủ sỡ hữu (và các biến
động của chúng) và trái phiếu.
Việc phân tích các thành phần mang tính chu kỳ của các biến số kinh tế vĩ mô và
tài chính (và các mối tương quan của chúng với các khoản vay không hiệu quả) có thể
làm sáng tỏ về các liên kết giữa rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế vĩ mô tổng thể. Kết
quả này đã hỗ trợ cho giả thuyết rằng rủi ro tín dụng được xây dựng trong thời kỳ tăng
trưởng tín dụng mạnh mẽ, chỉ khi vật chất nền kinh tế chạm một suy thoái. Đổi lại, các
mối tương quan giữa các khoản vay cho các công cụ tài chính và tín dụng quá hạn
cũng là tương đối cao, điều này có thể cho thấy các ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn
chặt chẽ hơn về việc phê duyệt khoản vay sau một thời gian. Hơn nữa, trong giai đoạn
suy thoái kinh tế, nhu cầu cho vay vốn dự kiến sẽ giảm dần.
Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng một tương quan tích cực với các thành phần
mang tính chu kỳ của tín dụng mới quá hạn cũng được xem là các biến hàng đầu.
22
Trong thực tế, sự gia tăng lãi suất thường kéo theo sự gia tăng tín dụng quá hạn. Lợi
suất trái phiếu Chính phủ hiển thị một mô mình tương tự lãi suất ngân hàng. Chỉ số thị
trường chứng khoán thể hiện mối tương quan âm, ngụ ý rằng diễn biến tích cực của thị
trường chứng khoán mà thường lại là một sự cải thiện trên diện rộng trong điều kiện
tài chính, thường kết hợp với tỷ lệ thấp hơn mặc định khi cần được dự kiến.
Tóm lại, kết quả thu được từ bài viết này cho thấy rằng xác suất vỡ nợ bị ảnh
hưởng bởi một vài đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ cấu tài chính,
lợi nhuận và tính thanh khoản, cũng như hiệu quả kinh doanh gần đây hoặc chính sách
đầu tư. Sau khi xem xét hết tất cả các đặc điểm phù hợp của doanh nghiệp, quy mô của
doanh nghiệp dường như không có tác động khác biệt vào tần số vỡ nợ, dù có một số
khác biệt quan trọng giữa các thành phần kinh tế. Thông tin về tình hình tài chính của
các công ty trong một thời gian ngắn lại có thể giải thích tại sao một số doanh nghiệp
lại không trả nợ đúng hạn trên cam kết cho vay của họ. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu
việc khi tác động thời gian hoặc các biến kinh tế vĩ mô được xem xét cùng với các
thông tin doanh nghiệp cụ thể. Kết quả cho thấy rằng động lực kinh tế vĩ mô có đóng
góp quan trọng (và độc lập) trong việc giải thích tại sao các doanh nghiệp vỡ nợ. Do
đó, mặc dù những yếu tố vỡ nợ ở mức độ vi mô chủ yếu do tình hình tài chính của
doang nghiệp cụ thể, vẫn có những mối quan hệ quan trọng giữa các điều kiện kinh tế
vĩ mô tổng thể và lãi suất mặc định nên được đánh giá từ góc độ ổn định tài chính.
2.4 TÓM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ
2.4.1 Tóm lược các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng
Kết quả lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng cho thấy các tác giả thường
sử dụng phương pháp hồi qui nhị nguyên (Binary Logistic) hoặc Probit để phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (Lê Khương Ninh, 2004; Trương Đông Lộc,
2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Nguyễn Hữu Thiện, 2011).
Ngoài ra, Phạm Phú Nhân (2011) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(Explore Factor Analysis) và kiểm định thang Cronbach Alpha để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến tín dụng. Thống kê phương pháp phân tích rủi ro tín dụng được thống
kê ở bảng 2.1.
Rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng được quy định theo quyết định 493/QĐ-
NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005. Các nghiên cứu phân loại
rủi ro của hoạt động tín dụng khi các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 và không có rủi ro
khi các khoản nợ thuộc nhóm 1 và 2. Theo quyết định này, nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn),
23
nhóm 2 ( Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và
nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Đối tượng nghiên cứu rủi ro tín dụng bao gồm hoạt động tín dụng nói chung
(gồm cả tín dụng DN, cá nhân và nông dân) và tín dụng cá nhân nói riêng (Nguyễn
Hữu Thiện, 2011). Để thu thập số liệu cho các nghiên cứu trên, các tác giả đã sử dụng
hai phương pháp: điều tra trực tiếp (Nguyễn Thị Xuân Trang, 2010; Nguyễn Hữu
Thiện, 2011; Phạm Phú Nhân, 2011; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết 2011;
Võ Thị Hồng Nhung, 2012;) và trách lọc hồ sơ từ khách hàng (Phạm Linh, 2009;
Trương Đông Lộc, 2010; Lê Khương Ninh, 2004) (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Phương pháp nghiên cứu Nguồn
Thu thập
số liệu
Điều tra trực tiếp Trương Đông Lộc, 2010; Nguyễn Hữu Thiện, 2011;
Phạm Phú Nhân, 2011; Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thị Tuyết, 2011; Vũ Thị Hồng Nhung, 2012
Trích lọc Chung Diệu Nga, 2014; Trần Thị Tuyết Lan Anh, 2015;
Nguyễn Việt Thành, 2015
Phương
pháp phân
tích
Hồi quy Binary
Logistic
Trương Đông Lộc, 2010; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Vũ
Thị Hồng Nhung, 2012; Trần Thị Tuyết Lan Anh, 2015
Probit Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Pham &
Lensink, 2007
Explore Factor
Analysis và
Cronbach Alpha
Phạm Phú Nhân, 2011
Logit nhị thức kết
hợp Logit đa thức
Nguyễn Việt Thành, 2015
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2018
Ngoài ra, trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, các nghiên cứu trước
đây cũng thu được các kết quả cho mô hình hiệu chỉnh của mình, từ đó nghiên cứu tiến
hành tổng hợp và tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được trình bày cụ
thể tại bảng 2.2.
24
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (RRTD)
TT Các yếu tố MQH với RRTD Nguồn
1 Tài sản đảm bảo Tỷ lệ thuận Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010;
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết,
2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Văn
Tiên, 2013
2 Mục đích sử
dụng vốn vay
RRTD tăng khi mục đích vay
là là nuôi trồng Thủy sản và
sản suất Nông nghiệp
Eliana Angelini, 2008; Trương Đông Lộc
và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu
Nga, 2014
3 Khả năng tài
chính
Tỷ lệ nghịch Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010;
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết,
2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Âu
Bảo Vinh, 2014; Nguyễn Hữu Thiện, 2011;
Nguyễn Việt Thành, 2015
4 Số lần kiểm tra
sau cho vay
Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc
và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu
Nga, 2014; Nguyễn Âu Bảo Vinh, 2014;
Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Nguyễn Việt
Thành, 2015
5 Kinh nghiệm
của cán bộ TD
Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc
và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu
Nga, 2014; Nguyễn Âu Bảo Vinh, 2014;
Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Nguyễn Việt
Thành, 2015
6 Đa dạng thu
nhập
Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết,
2011; Nguyễn Hữu Thiện, 2011
7 Số thành viên
trong gia đình có
thu nhập
Tỷ lệ nghịch Lâm Quang Huyên, 2004; Nguyễn Việt
Thành, 2015; Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thanh Bình , 2011
8 Lãi suất vay Tỷ lệ thuận Lê Khương Ninh, 2004; Trương Đông Lộc
và Nguyễn Thanh Bình , 2011
9 Tổ liên kết Tỷ lệ thuận Lê Khương Ninh, 2004; Chung Diệu Nga,
2014; ; Nguyễn Văn Tiên, 2013
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2018
25
a. Tài sản đảm bảo
Theo các tác giả Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Việt Thành, 2015; Nguyễn
Văn Tiên, 2013 thì khả năng thu hồi nợ của các khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ cao
hơn những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Nói cách khác tỷ lệ số tiền vay trên
tổng giá trị tài sản đảm bảo càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng thấp.
b. Sử dụng vốn vay
Sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay là thông tin cần thiết khách hàng
cần cung cấp cho nhân viên ngân hàng để Ngân hàng xem xét khi cho khách hàng vay
vốn. Tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, (2011) cho rằng RRTD tăng khi
mục đích vay là là nuôi trồng Thủy sản và sản suất Nông nghiệp.
c. Khả năng tài chính của khách hàng vay
Khả năng tài chính của người vay, được đo lường bởi tỷ lệ giữa vốn tự có của
khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn. Theo các
nghiên cứu về RRTD thì tiềm lực của người vay càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu
đựng rủi ro của họ càng cao. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), khi
khả năng tài chính của khách hàng vay lớn, tức là vốn tự có tham gia vào dự án nhiều
thì họ sẽ đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến dự án của mình nên dự án sẽ thành công hơn
và có rủi ro thấp hơn.
d. Kiểm tra giám sát khoản vay.
Kiểm tra giám sát khoản vay là nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ tín dụng sau khi
phát vay cho khách hàng nhằm đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục
đích. Việc kiểm soát khách hàng không tốt dẫn đến việc không phát hiện kịp thời
những trường hợp bên vay gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc có sự cố ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Do đó, nếu việc kiểm tra giám sát
khách hàng càng chặt thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp (Trương Đông Lộc
và Nguyễn Thị Tuyết, 2011).
e. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Lê Khương Ninh (2012) cho rằng các doanh nghiệp được thẩm định, cho vay bởi
cán bộ tín dụng có kinh nghiệm từ 3 năm trở xuống có xác suất xảy ra rủi ro tín dụng
cao hơn. Vì các cán bộ này quyết định cho vay theo cảm tính, dựa trên những thông tin
không đầy đủ, không nhìn nhận được tình hình thực tế của doanh nghiệp một cách
chính xác và toàn diện.
26
f. Đa dạng nguồn thu
Đa dạng nguồn thu nhập dùng để trả nợ vay được đo lường bằng số nguồn thu
nhập dùng để trả nợ vay của khách hàng. Theo các nghiên cứu trước đây và kinh
nghiệm tín dụng cho thấy những khách hàng có nguồn thu nhập để trả nợ từ nhiều
nguồn khác nhau như lương, cho thuê, kinh doanh,… sẽ ít rủi ro hơn các khách hàng
chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ lương hay kinh doanh. Do đó, biến này tỷ lệ
nghịch với biến phụ thuộc.
g. Số thành viên trong gia đình có thu nhập
Theo Lâm Quang Huyên (2004), hộ nông dân là tế bào kinh tế - xã hội, là hình
thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nước nông
nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà và cháu
chắt. Hộ nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc thủy sản,
vì nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp vả thủy sản. Do đó, theo
nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), số người trong gia
đình có thu nhập càng nhiều, thì khi khả năng trả nợ khi đến hạn của nông hộ càng cao
h. Lãi suất vay
Theo Lê Khương Ninh (2004), do thị trường tín dụng tồn tại thông tin bất đối
xứng nên khi lãi suất tăng sẽ dẫn đến sự lựa chọn sai lầm, tức là tổ chức tín dụng chỉ
chọn được những người vay có rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó sự gia tăng của lãi suất sẽ
làm thay đổi cách lựa chọn dự án của người vay. Nếu lãi suất cho vay cao hơn, người
vay sẽ có khả năng thực hiện những dự án rủi ro hơn. Nghiên cứu của Trương Đông
Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), cũng chỉ ra rằng lãi suất càng cao thì rủi ro tín
dụng càng cao.
i. Trình độ học vấn của chủ hộ
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đã chứng minh
rằng khi trình độ học vấn của chủ nợ càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn cũng
sẽ càng cao. Nguyên nhân, là khi trình độ học vấn cao, hộ nông dân sẽ tiếp thu nhanh
hơn những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, vận dụng được những kinh nghiệm thực
tế một cách bài bản hơn, từ đó nâng cao được thu nhập và giảm thiểu được chi phí của
hộ.
j. Tổ liên kết
Theo Lê Khương Ninh (2004), các tổ chức tín dụng bỏ ra rất nhiều thời gian để
nói chuyện với hàng xóm cũng như bạn bè người vay trước khi ra quyết định cho vay.
27
Nhiều tổ chức tín dụng dành nhiều thời gian để thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh
và gia đình của người vay và yêu cầu người vay phải có sự đảm bảo hay nhận xét về
cá nhân của thành viên của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Do đó việc cho
vay thông qua tổ liên kết sẽ giúp các tổ chức tín dụng hạn chế được thông tin bất đối
xứng trên thị trường tín dụng ở nông thôn, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN:
Các đề tài nói trên đều phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại hiện nay và khả năng không trả được nợ vay đúng hạn
của nông hộ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng nông hộ của ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang. Đề tài: “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi
nhánh Hậu Giang” sẽ đưa ra mô hình các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
nông hộ gồm 8 biến cụ thể và sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logictis để phân
tích, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro của đối tượng này cho ngân hàng, đó là
điểm mới của nghiên cứu này.
28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày những khái niệm, định nghĩa cũng như một số lý thuyết
nền tảng về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng cùng các
vấn đề có liên quan. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, thông qua đó hình thành phương pháp nghiên
cứu phù hợp với mô hình nghiên cứu của đề tài.
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ
Tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (1980) các đại biểu
nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng,
xem như là một đơn vị kinh tế”.
Hộ nông dân, tác giả Frank Ellis (1983) định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ làm
nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng
chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động
với mức độ không hoàn hảo cao”.
Năm 1981, Harris (London – Anh) trong các tác phẩm của mình Ông cho rằng
“Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” và trên gốc độ này, nhóm các đại biểu
thuộc trường phái “Hệ thống thế giới” (Mỹ) là Smith (1985) – Martin và Beiltell (1987)
có bổ sung thêm: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động
thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung”.
Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, theo nhà khoa học
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội là hình thức kinh tế
cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân
là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng,
nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nghiên cứu nhà khoa
học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: “Hộ
nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất,
thủy nông, nhóm cây trồng bảo vệ thực vật,…) và thông thường nguồn sống chính của
hộ là dựa vào nông nghiệp”.
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ

More Related Content

What's hot

Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
Duc Thinh
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vy Vu Vơ
 

What's hot (20)

Cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trườngCam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
 
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAYBài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
 
Đơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngĐơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàng
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Khoá luận nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng quân đội mbbank
 Khoá luận nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng quân đội mbbank Khoá luận nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng quân đội mbbank
Khoá luận nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng quân đội mbbank
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
Slide marketing ngân hàng thương mại
Slide marketing ngân hàng thương mạiSlide marketing ngân hàng thương mại
Slide marketing ngân hàng thương mại
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ (20)

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân H...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Thươ...
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Thươ...Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Thươ...
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Thươ...
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM MINH TUẤN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM MINH TUẤN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ THỦY TIÊN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn. Các số liệu trong nghiên cứu này là trung thực, các nhận xét và đề xuất dựa trên kết quả phân tích thực tế và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi báo cáo và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tác giả Phạm Minh Tuấn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để làm hành trang vững bước trong cuộc sống. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Thủy Tiên – giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, góp ý hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ cung cấp số liệu, thông giúp tôi hoàn thành chương trình cao học này. Cuối cùng tác giả xin chúc quý Thầy, Cô và các bạn bè, đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Minh Tuấn
  • 5. iii MỤC LUC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................iii MỤC LỤC ......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ix DANH MỤC HÌNH........................................................................................... x TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................... xi ABSTRACT......................................................................................................xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.2 Không gian nghiên cứu............................................................................ 2 1.3.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3.4 Nội dung nghiên cứu................................................................................ 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…....................................................... 3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN........................................................................ 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................. 5 2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.........................5 2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ RỦI RO TÍN DỤNG........................................................................................................ 17 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ RỦI RO TÍN DỤNG......... 19 2.4 TÓM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ .. 22
  • 6. iv 2.4.1 Tóm lược các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng ............................. 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 28 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................... 28 3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ............................................. 28 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 29 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 29 3.2.2 Phương pháp phân tích........................................................................... 31 3.2.3 Các kiểm định của mô hình. .................................................................. 35 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG................... 37 4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH HẬU GIANG............................................................................. 37 4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt 37 4.1.2 Lịch sử hình thành.................................................................................. 37 4.1.3 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Hậu Giang............................................................................ 38 4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang....................................................................................... 38 4.1.5 Lĩnh vực kinh doanh của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang ... 38 4.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018 .................... 40 4.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang 2016 - 2018 ......................................................................... 39 4.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang....................................................................................... 44 4.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018 .................... 47 4.3.1 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ............. 47 4.3.2 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018................ 47 4.3.3 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ................ 48
  • 7. v 4.3.4 Tình hình phân loại nhóm nợ nông nghiệp nông thôn qua các năm2016- 2018 49 4.3.5 Đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng qua các năm 2016-2018 ........................................................................................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG 53 5.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ MẪU NGHIÊN CỨU................................................. 53 5.2 ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG.............................................. 54 5.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG .............................................................................................................. 56 6 5.3.1 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình..................................... 56 5.3.2 Kết quả ước lượng mô hình Hồi quy Binary Logostic.......................... 57 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG.............................................................................................................. 60 6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................... 60 6.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang ....................................................................... 61 6.2.1 Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay........................... 61 6.2.2 Kiểm soát chặt chẽ sau cho vay............................................................. 62 6.2.3 Chú trọng chính sách nhân sự đối với các chuyên viên làm công tác tín dụng tại Ngân hàng ...................................................................................... 62 6.2.4 Tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết sản xuất ..................... 63 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 65 7.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 65 7.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66 7.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang66 7.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang........... 66
  • 8. vi 7.2.1 Đối với Chính quyền địa phương ........................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 68
  • 9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT o0o NHTM : Ngân hàng Thương Mại NHTW : Ngân hàng Trung Ương NHNN : Ngân hàng Nhà Nước RRTD : Rủi ro tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TPCT : Thành phố Cần Thơ NVTD : Nhân viên tín dụng NH : Ngân hàng TSĐB : Tài sản đảm bảo
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dến rủi ro tín dụng 23 Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng......................................... 24 Bảng 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.............................................................. 33 Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang từ năm 2016 – 2018................................................................................ 43 Bảng 4.2 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục đích vay.............................................................................................................. 47 Bảng 4.3 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục đích vay...................................................................................................................... 48 Bảng 4.4 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018............ 48 Bảng 4.5 Tình hình phân loại nhóm nợ tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang qua các năm (2016-2018)....................................................................... 49 Bảng 4.6 Thực trạng tín dụng tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang qua các năm (2016-2018).................................................................................. 51 Bảng 5.1 Các đặc điểm về mẫu nghiên cứu...................................................... 54 Bảng 5.2 Các thông tin về mẫu nghiên cứu...................................................... 55 Bảng 5.3 Mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.......................................................................................................... 57 Bảng 5.4 Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang năm 2018................ 58 Bảng 5.5 Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình dự báo rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang 59 Bảng 6.1 Hệ thống cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang....................... 61
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Mô hình tổ chức hoạt động của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang ................................................................................................................. 39
  • 12. x TÓM TẮT Mục tiêu chính của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đề tài đã phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng tín dụng nông hộ bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối. Thông qua việc thu thập số liệu từ 250 hồ sơ vay của nông hộ có dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2018, tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang là: Tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo (X1), Khả năng tài chính của người vay (X4), Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng (X6), Kiểm tra giám sát khoản vay (X7), Tổ liên kết (X8). Trong đó, nhân tố khả năng tài chính của người vay có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số tương quan 9,531. Năm nhân tố trên giải thích được 78,5% độ biến động của mô hình và mô hình có tỷ lệ dự báo chung đạt 69,77%. Dựa vào kết quả phân tích trên kết hợp với thực trạng hoạt động tín dụng nông hộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng như: Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay, kiểm soát chặt chẽ sau cho vay, chú trọng chính sách nhân sự đối với các nhân viên làm công tác tín dụng, tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, nông hộ, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
  • 13. xi SUMMARY The main objective of the project is to analyze the factors that affect household credit risk of Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Hau Giang Branch, thus offering solutions to mitigate risks in credit activities of the bank. The topic analyzed the business activity and assessed the real situation of farmer's credit by statistical method combined with the absolute, relative comparison method. By collecting data from 250 farmer loan applications with credit outstanding up to 31/12/2018, the author uses a binary logistic regression model to analyze the factors that affect credit risk. The research results show that there are 5 factors influencing RRTD at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Hau Giang Branch: Assets (X1), Financial capacity of borrower (X4), Experience Credit Officers (X6), Loan Supervision (X7), Affiliated Group (X8). In particular, the financial capacity of the borrower has the strongest influence on the correlation coefficient 9,531. These five factors explain 78,5% of the variation of the model and the model has a general predictive rate of 69,77%. Based on the above analysis, combined with the current status of household credit activity at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Hau Giang Branch, the authors propose solutions to minimize credit risk in banks, such as tight regulation on own capital ratio and lending ratio, strict control after lending, attach importance to human resources policies for credit officers, strengthen linkages for borrow with the production associate. Keywords: Human resources affect credit risk, farmers, banks Lien Viet Power Joint Stock Company.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa trọng điểm của cả nước với một nền nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và cuộc sống của họ cũng còn gặp rất nhiều khó khăn khi thu nhập còn thấp. Họ có nhu cầu rất lớn về vốn để mua sắm những tư liệu sản xuất quan trọng, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,…Do đó nguồn vốn vay ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người dân thoát khỏi đói nghèo. Vay vốn ngân hàng sẽ hạn chế được việc cho vay nặng lãi, giúp nông hộ sử dụng vốn với chi phí thấp hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp cho nền kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long phát triển ngày càng bền vững. Nhận thấy được nhu cầu đó, năm 2013, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã quyết định đồng hành cùng nông dân với đề án “Đầu tư phát triển Tín dụng nông nghiệp - nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long”. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang là một trong những nơi áp dụng đầu tiên dự án này. Theo LienVietPostBank, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều, nợ xấu tăng cao, thì đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một kênh đầu tư an toàn, ổn định dù lợi nhuận có thể không bằng cho vay một số lĩnh vực khác. Cho đến nay, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của LienVietPostBank Chi nhánh Hậu Giang đã chiếm khoảng hơn 68% tổng dư nợ và trong thời gian tới ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những yếu tố tiềm ẩn trong sản xuất bởi thời tiết, khí hậu, tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" vẫn thường xuyên xảy ra với các sản phẩm chủ lực. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa tạo nền tảng an toàn mở rộng tín dụng cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách quan, thêm vào đó trình độ của người nông dân còn thấp, quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp chưa tốt nên việc cho vay trong lĩnh vực này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước thực trạng đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát
  • 15. 2 Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ trong những năm tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Khái quát thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018. Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới. Câu hỏi nghiên cứu: + Thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tạiChi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018 như thế nào? + Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang ở mức nào? + Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới ? 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng từ những hồ sơ vay của nông hộ có tài sản đảm bảo và còn dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang. 1.3.2 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung thu thập những hồ sơ tín dụng của nông hộ có tài sản bảo đảm, còn dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang. 1.3.3 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2016-2018. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 250 hồ sơ vay của khách hàng có dư nợ đến thời điểm 31/12/2018.
  • 16. 3 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019. 1.3.4 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ bao gồm: Tài sản bảo đảm, số thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất vay, tình hình tài chính của khách hàng vay, trình độ học vấn của người vay hoặc chủ hộ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát khoản vay và tổ liên kết. Các yếu tố về đạo đức người vay, đạo đức chuyên viên tín dụng và kinh tế vĩ mô không được tác giả đề cập trong nghiên cứu này. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống lại các lý luận về RRTD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD Nông hộ thông qua nghiên cứu các hồ sơ vay hiện còn dư nợ tại ngân hàng - Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ đóng góp một phần giá trị vào cơ sở lý luận: khi cho các nông hộ vay vốn, ngân hàng xem xét các yếu tố như: Tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo, Khả năng tài chính của người vay - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các ngân hàng có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt động cho vay trong lĩnh vực NNNT, đề xuất được những giải pháp khoa học và phù hợp để hạn chế được RRTD nông hộ, xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tiếp cận và phục vụ đối tượng khách hàng này - Ngoài ra, đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và định hướng phát triển thị trường tín dụng đối với các nông hộ trên địa bàn; là tài liệu tham khảo cho các tổ chức hoặc cá nhân khác trong quá trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong thời gian tới. 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc của luận văn gồm 7 chương được bố trí như sau: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng và các nghiên cứu trước.
  • 17. 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng tín dụng nông hộ tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang. Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang. Chương 6: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang. Chương 7: Kết luận và kiến nghị.
  • 18. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này sẽ trình bày tổng hợp những tài liệu có liên quan đến rủi ro tín dụng nhằm làm cơ sở lý luận đề xuất mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. 2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một tình trạng bất ổn hay một sự không chắc chắn. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước tính được xác suất xảy ra thì được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được các xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Trong lĩnh vực kinh tế, theo Bernard Manson (1992), “Rủi ro là tác động của những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến cố đó có thể dự đoán trước nhưng không thể dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra như thế nào”. Rủi ro thường được đo lường bằng sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ và gắn liền với các hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào. Theo Hiệp ước Basel, RRTD là rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Theo Lê Văn Tư (2005), RRTD được định nghĩa là khả năng một khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được.
  • 19. 6 Theo Nguyễn Văn Tiến (1999), RRTD được định nghĩa là tình hình tài chính khách hàng yếu không khả năng trả nợ làm cho ngân hàng phát sinh các khoản lỗ vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Nguyễn Minh Kiều (2012) đã đề cập đến phân tích nguồn gốc rủi ro tín dụng thì có hai nguồn gốc: Từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng. + Từ khách hàng: nguyên nhân chủ quan là do khách hàng vay có trình độ hiểu biết kém hoặc thiếu thiện chí trả nợ. Nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi hay nhu cầu của thị trường, sự thay đổi về pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến tình hình tài chính khách hàng khó khăn không khắc phục được. + Nguyên nhân từ ngân hàng: rủi ro giao dịch là rủi ro mà phát sinh từ sai sót ở khâu định giá, thẩm định và xem xét duyệt cho vay, hoặc phát sinh ở khâu kiểm tra sử dụng vốn, sơ hở ở khâu đảm bảo và cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tại danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến việc cho vay có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo, do lãi suất cao nên chỉ tập trung cho vay vào các dự án có rủi ro cao. Theo Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (1998), Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc hay cả hai. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam, RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng. Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện qua việc người đi vay không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Các ngân hàng sẽ ảnh hưởng RRTD nếu muốn thu lại được cả gốc và lãi của các khoản cho vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay đang gặp khó khăn về tài chính hoặc người vay có khả năng nhưng không có thiện chí trả nợ thì tất cả gốc và lãi khoản vay trong tình trạng rủi ro không khả năng thu hồi được. Như vậy, rủi ro tín dụng là rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trong thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
  • 20. 7 Đối với các nước đang phát triển và các ngân hàng thiếu đa dạng hóa trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, vì vậy tín dụng được xem là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đặc biệt đối với các ngân hàng có quy nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp nó sẽ quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.1.2 Phân loại nhóm nợ Trong đề tài này, RRTD sẽ được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay thể hiện bằng trạng thái nhóm nợ mà các khoản vay được phân loại theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì các khoản cho vay của các NHTM sẽ được phân vào năm (05) nhóm là: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ trong hạn và các TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; + Các khoản nợ quá hạn <10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; + Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã thanh toán đầy đủ phần nợ gốc, lãi bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu, hồ sơ minh chứng các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đầy đủ cơ sở đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. + Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung, dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh tất cả các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  • 21. 8 + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, các tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đầy đủ đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên, trừ các khoản nợ đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2. + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng vay không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ gốc, lãi được cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với lần thứ hai. + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến trên 360 ngày. + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; + Các khoản nợ khoanh và nợ chờ xử lý; + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. Như vậy chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay
  • 22. 9 xấu nhất. Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo thứ tự lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Các khoản nợ thuộc ba nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu (NPL – Non Performed Loan) và là tiêu chí để phản ánh RRTD, các khoản nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn và ngược lại. 2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng Để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, một số ngân hàng sử dụng mô hình định tính, tuy nhiên mức độ chính xác của mô hình này phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của NVTD. Một số khác sử dụng các mô hình định lượng để đo lường rủi ro bằng các công cụ, phần mềm nhằm lượng hóa rủi ro và tính chính xác khả năng xảy ra rủi ro, cũng như mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Sau đây, nghiên cứu sẽ trình bày ngắn gọn về 2 mô hình như sau: a. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có uy tính, thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này sẽ liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6C” của khách hàng, theo Trần Huy Hoàng (2011, trang 13), chương 5 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa của một khách hàng cũng như việc trách lâp quỹ dự phòng rủi ro. Mô hình 6C sau đây được áp dụng tương đối phổ biến để đo lường rủi ro tín dụng:  Tư cách người vay (Character): Chuyên viên tín dụng phải xác định rõ mục đích xin vay vốn của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện tại của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét, đánh giá về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn đối với khách hàng mới thì cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như thông tin tín dụng CIC…  Năng lực của người đi vay (capacity): Người đi vay phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.  Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết cần phải đánh giá và xác định được nguồn trả nợ của người vay vốn như các dòng tiền từ kinh doanh bán hàng hay tiền từ bán thanh lý tài sản hoặc tiền từ phát hành chứng khoán …  Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và cũng là nguồn tài sản thứ hai nhằm dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
  • 23. 10  Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng của ngân hàng theo từng thời kỳ như cho vay đối với hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương quy định theo từng thời kỳ.  Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng. Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, nhưng mô hình này hạn chế là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích đánh giá của NVTD. b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng Mô hình dạng định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá các rủi ro tín dụng. Hiện nay, hầu hết ở các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại để lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng; Mô hình định mức tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings. Trong đó mô hình điểm số Z của Altman dùng để đo lường rủi ro tín dụng trong các hoạt động cho vay bằng phương pháp cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đối với các các nhân vay vốn mô thì mô hình đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua phân tích, đánh giá các chỉ tiêu rủi ro tài chính của chuyên viên tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Đặt biệt mô hình này là một trong những mô hình rất đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng cho khách hàng. * Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu về tài chính mà các chuyên viên tín dụng thường được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn của mình bao gồm: - Các tỷ số về tính thanh khoản nhằm để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả lãi, Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh;…. - Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động nhằm để đo lường các mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay tổng tài sản. - Các tỷ số đòn bẩy tài chính nhằm để đo lường các mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ; Hệ số nợ so với tổng tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn.
  • 24. 11 - Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số thu nhập/tổng tài sản; Khả năng sinh lãi so với doanh thu; ROA, ROE,… * Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập và đánh giá từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, uy tín trong quan hệ với các TCTD trình độ về quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường hoạt động kinh doanh của DN, khả năng ứng phó và xử lý các vấn đề của DN trên thương trường, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, … Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Kiểm soát (Control). Có thể nhận định rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có rất nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau: - Tận dụng được nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính, các chuyên viên tín dụng. Việc phân tích và đánh giá dựa trên công nghệ giản đơn sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hoá, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có,. - Đây là mô hình khá đơn giản, bên cạnh đó còn các hạn chế của mô hình này là khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của NVTD, nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập. Các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của NVTD. - Mô hình này có thể áp dụng đối với các khoản vay riêng lẻ, mang tính chất đặc thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền về các phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu tố định lượng để xác đinh, sẽ không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên các ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn của nhân viên tín dụng. - Các ngân hàng thương mại sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao nguyên do tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, kỹ năng và có thâm niên trong nghề. - Mô hình này thực sự rất khó đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm của khách hàng, vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng. - Vì đây là mô hình khá đơn giản cho nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực về tài chính ở trung bình với một đội ngũ chuyên viên tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
  • 25. 12 3.1.1.4 Một số nguyên nhân của RRTD Hoạt động tín dụng, bản thân nó vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho việc khách hàng không thể trả được nợ vay cho ngân hàng đúng số tiền và kỳ hạn đã thoả thuận khi vay vốn. Qua nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam và các tình huống RRTD điển hình, GS. TS.Lê Văn Tư đã hệ thống hoá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động NHTM Việt Nam như sau:  Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Các ngân hàng không có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý Hoạt động từ tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy nếu có một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, mạng lưới, khả năng quản trị rủi ro, nguồn nhân lực,... sẽ giúp các hoạt động tín dụng đạt hiệu quả tốt hơn. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng tốt và thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Các ngân hàng cần phải làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát, có dự báo và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Nếu không thực hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay thường chỉ được đưa ra khi RRTD đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng. Chính sách tín dụng của Hội sở chính là rất cần thiết nhưng chưa đủ, bản thân mỗi đơn vị thành viên cũng phải đề ra được một chính sách tín dụng phù hợp với địa bàn mình hoạt động và khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình. Kế hoạch kinh doanh không thể là một bảng số liệu khô cứng chỉ để báo cáo về trên mà nó phải kèm theo những phương thức thực hiện cụ thể và dễ dàng điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với những thay đổi của thị trường. Đối với tầm nhìn chiến lược không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng bằng cách như thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm lãi suất. Lãi suất cho vay được giảm cho khách hàng bất chấp rủi ro là một trong nhứng yếu tố tác động chính đến tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. - Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro chưa phù hợp Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân,
  • 26. 13 thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu quy trình tín dụng không chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tình trạng cán bộ sẽ không thực hiện đúng quy trình và những thủ tục cần thiết khi quyết định cho vay và như vậy các khoản vay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, việc để một bộ phận thậm chí một cán bộ thực hiện toàn bộ các chức năng thẩm định, đề xuất cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro cũng sẽ làm quá tải và sẽ tăng nguy cơ xảy ra rủi ro về tính cách đạo đức nghề nghiệp ở cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng. - Năng lực của nhân viên tín dụng còn yếu Nếu nhân viên tín dụng không có được năng lực dự báo, phân tích tài chính, phân tích ngành, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính chất cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực về tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro. Nhân viên tín dụng cần phải được kiểm soát và phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời, không thể để khi phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn rồi mới đề ra các biện pháp xử lý. Nhân viên tín dụng cũng cần phải tư vấn, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính. Kỹ năng thương lượng và đàm phán với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng thẩm định, kiểm tra kiểm soát chứng từ vay, các kiến thức pháp luật của nhân viên tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để từ đó tư vấn về tài chính cho khách hàng hoạt động tốt hơn. Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ và mục đích sử dụng vốn không đúng, không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của khách hàng đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề. Yếu tố đạo đức con người rất quan trọng có thể coi là yếu tố cần có sự tác động lớn nhất về phía ngân hàng đến tính rủi ro của hoạt động tín dụng. - Giám sát, kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay không chặt chẽ Công tác kiểm tra và giám sát các khoảng vay nhằm đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước đến giờ, nhân viên tín dụng thường có tâm lý chủ quan, đặt lòng tin vào khách hàng không kiểm tra định kỳ theo đúng quy định, phương pháp kiểm tra không mang tính chuyên nghiệp, nên chưa phát hiện được
  • 27. 14 những dấu hiệu bất thường các hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro. - Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng Việc xác minh, định giá các khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng và thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ RRTD từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất không khoa học đã để ngân hàng ở hai thái cực: (1) cho vay dễ dãi với lãi suất thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, (2) đến khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với nhiều điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chấp nhận khách hàng có độ rủi ro cao. - Tâm lý khách hàng ỷ lại về tài sản thế chấp Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay và các rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) khách hàng không có TSBĐ, (ii) khách hàng ỷ lại tài sản thế chấp và (iii) nhận các tài sản thế chấp không đủ đáp ứng điều kiện về tính pháp lý, tính thanh khoản của TSBĐ và yêu cầu không tranh chấp. Tài sản đảm bảo nợ vay là phương án dự phòng khi có rủi ro của khách hàng gặp phải, dòng tiền luân chuyển không như dự kiến. Bởi vì không có phương án kinh doanh nào là phi rủi ro, cho nên tài sản đảm bảo là điều rất cần thiết, tâm lý ỷ lại về tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do khoản vay cần được quy ra bằng tiền chứ không phải bằng tài sản. - Không đa dạng hoá các danh mục đầu tư Các ngân hàng không có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn danh mục để tính toán tỷ trọng đầu tư đối với từng loại ngành hàng, cho vay phân theo thời hạn và loại tiền để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược kinh doanh, cơ cấu các nguồn vốn và năng lực phát triển bản thân ngân hàng. Việc các ngân hàng cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành nghề nào đó hay một nhóm đối tượng khách hàng như doanh nghiệp nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro. - Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng Bộ phận chuyên viên tín dụng là bộ phận trực tiếp thẩm định, đề xuất phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm soát và kiểm tra hàng hóa, tài sản đảm bảo, giám sát giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên nếu đạo đức nghề nghiệp chuyên viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi nợ. - Chính sách điều hành và quản trị nguồn nhân lực
  • 28. 15 Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro cao cho hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ và đề xuất nhân viên tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả chiến lược và chính sách của ngân hàng. Một chính sách về chiến lược quản trị tín dụng tốt mà không đi kèm chính sách đúng đắn thì nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và làm tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở nhân viên tín dụng.  Nguyên nhân từ thị trường - Chu kỳ kinh tế Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận được lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tốt, đối với nền kinh tế tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu của ngân hàng. Nhưng trong thời kỳ phát triển và tăng trưởng, các ngành nghề kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, hàng cao cấp, các ngành nghề cung cấp dịch vụ như du lịch, thiết bị văn phòng, các ngành nghề xây dựng, sản xuất kinh daonh, vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong kinh doanh bất động sản...sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các ngành hàng thiết yếu như thực phẩm, lương thực, nhiên liệu...Các món cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn, được quyết định cho vay dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau đó. Các ngân hàng phải thận trọng và cần lưu ý yếu tố này trước khi quyết định phê duyệt cho vay. - Lãi suất, lạm phát và các tỷ lệ dự trữ bắt buộc Lãi suất cơ bản cao sẽ phản ánh và đánh giá được các chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương (NHTW) khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó. Khi lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với các rủi ro cao hơn. Như trên đã phân tích, lãi suất cao buộc người đi vay phải thực hiện các phương án kinh doanh mang rủi ro và mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích những khách hàng đang kinh doanh ngành nghề có độ rủi ro cao hơn vay vốn ngân hàng. - Thị trường bất động sản Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh mua bán bất động sản chứ không phải từ dòng tiền thường xuyên và ổn định. Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao do thị trường bất động sản có tính bất ổn và những thay đổi về thị trường và chính sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đoán. - Rủi ro chính sách
  • 29. 16 Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định. Những thay đổi thường xuyên trong chính sách thuế, các quy định về lĩnh vược kinh doanh bất động sản...sẽ làm cho các doanh nghiệp không thể chủ động trong lĩnh vược kinh doanh của mình. Do đó môi trường kinh doanh không ổn định sẽ làm suy yếu khả năng tài chính của người đi vay. Ở góc độ địa phương, môi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng cho các ngân hàng. Ngược lại, nếu địa phương không năng động, cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Yếu tố này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.  Nguyên nhân từ phía khách hàng - Tiềm lực tài chính không mạnh Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng. Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính tốt thì việc một giao dịch không thành công sẽ không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, còn nếu điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch, khi một giao dịch không thành công, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Khi một người có đạo đức, uy tín thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh, ngay cả khi họ gặp khó khăn về tài chính thì sẽ được nhiều người sẵn lòng giúp đỡ. Ngược lại, một người không có đạo đức, uy tín thì không chỉ không thuận lợi trong làm ăn mà ngay cả khi có tiền, đôi lúc họ cũng không trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù vậy, yếu tố này không dễ đánh giá, do nguồn cung cấp thông tin ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế và hầu hết là phi chính thức. Bên cạnh vấn đề đạo đức, uy tín thì năng lực quản trị, làm ăn và kinh nghiệm của người vay cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện dự án, phương án kinh doanh một cách hiệu quả để lấy tiền trả nợ vay cho ngân hàng. Ngoài ra, việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của món vay.  Nguyên nhân khác - Tính chính xác và sẵn có của thông tin
  • 30. 17 Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, nhất là những thông tin về tình hình tài chính, quá trình vay vốn của khách hàng trong hiện tại và quá khứ, từ đó rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay dựa trên cảm tính hoặc những thông tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao. - Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động ngân hàng, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nếu nhận dạng và đưa ra được những đánh giá độc lập về chính sách, chiến lược, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM thì sẽ có tác dụng giúp các ngân hàng thương mại còn hạn chế về rủi ro tín dụng. 2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ RỦI RO TÍN DỤNG Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến rủi ro tín dụng được phân làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, sử dụng mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả. Cụ thể, Pham & Lensink (2007) khi so sánh về chính sách cho vay trên thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức với các hộ gia đình vay vốn ở Việt Nam, với mô hình logit, tác giả đã xác định được rằng việc sử dụng tín dụng trên thị trường chính thức và bán chính thức tăng lên nếu người vay có tài sản thế chấp, bảo lãnh, hoặc vay cho các hoạt động kinh doanh liên quan. Những hộ có ít tài sản thế chấp, không có bảo lãnh hoặc vay cho mục đích tiêu dùng, hộ nghèo, người vay là nữ thì có khả năng tiếp cận với thị trường không chính thức nhiều hơn. Mặt khác, tác giả cũng sử dụng mô hình probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của các nguồn tín dụng khác nhau (chính thức, không chính thức), kết quả cho thấy rủi ro không trả nợ vay từ thị trường tín dụng chính thức dường như bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng chính thức như lãi suất cho vay và hình thức trả nợ, nhưng không phụ thuộc vào đặc điểm của người vay như: tuổi, giới tính và tình trạng gia đình. Ngược lại rủi ro từ các khoản vay từ thị trường tín dụng không chính thức thì phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của người vay. Trong nghiên cứu này, tác giả đã ứng dụng nhiều mô hình để xác định các biến ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay, khả năng trả nợ vay và đưa ra các giải pháp
  • 31. 18 phát triển tài chính vi mô ở nông thôn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tác giả, các đặc điểm của người vay không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của thị trường tín dụng chính thức nhưng trong quá trình xét cấp tín dụng cho khách hàng đặc điểm của người vay như tuổi và tình trạng hôn nhân…cũng là một trong những tiêu chí để ngân hàng xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Trương Đông Lộc (2010), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của các ngân hàng thương mại nhà nước khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo nghiên cứu này, các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo, mục đích người đi vay, khả năng tài chính của người vay, quá trình kiểm tra giám sát của ngân hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay. Số liệu được tác giả thu thập từ 202 hồ sơ vay từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Phát Triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với mô hình logit, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tương quan thuận với các nhân tố: tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo và khi mục đích của người đi vay là: nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch với các nhân tố: khả năng tài chính của người vay, quá trình kiểm tra, giám sát của ngân hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực tế giúp cho các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng hiểu rõ thêm về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp rủi ro tín dụng cũng tăng cao nhưng chưa phân tích cụ thể các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc này. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), trong nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ, kỳ vọng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Các nhân tố đó bao gồm: kinh nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, kiểm tra giám sát khoản vay. Tuy nhiên với mô hình Probit và 468 quan sát được thu thập tại Vietcombank Cần Thơ, kết quả cho thấy có 2 nhân tố được kỳ vọng không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là kinh nghiệm của khách hàng vay và tài sản đảm bảo. Mô hình trong nghiên cứu này đã chỉ ra được các nhân tố chủ yếu có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ đó có thể giúp các ngân hàng thương mại nói chung và
  • 32. 19 Vietcombank nói riêng có những giải pháp phù hợp để có thể hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là cá nhân và doanh nghiệp có vay vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thêm vào đó số lượng quan sát trong đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp rất thấp, chỉ chiếm khoảng 14,48% tổng số lượng quan sát. Trương Đông Lộc (2011), đã đưa 7 biến vào mô hình Probit nhằm xác định khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các nhân tố đó bao gồm: mục đích sử dụng vốn vay, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của nông hộ, số thành viên trong gia đình có thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả phân tích cho thấy có 5 biến có ý nghĩa. Các biến thu nhập sau khi vay, số thành viên có thu nhập trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ có mối tương quan thuận, còn lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Kết quả phân tích còn cho thấy các khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn những khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động khác. Nhóm thứ hai xem xét rủi ro tín dụng theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá Explore Factor Analysis (EFA). Cụ thể, Phạm Phú Nhân (2011), trong nghiên cứu nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại xác định có năm nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Hướng tiếp cận rủi ro của tác giả là từ nghiên cứu khách quan nhận định của cán bộ tín dụng, chuyên viên quản lý rủi ro và các cấp quản lý khác tại các ngân hàng thương mại. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi gồm 34 nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại đến 200 cán bộ ngân hàng trên toàn quốc để thu thập ý kiến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá Explore Factor Analysis (EFA) và kiểm định Cronbach Alpha để phân tích. Kết quả cho thấy có 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, bao gồm: Nhóm nhân tố F1: Khách hàng chưa hợp tác và phê duyệt, kiểm soát; đạo đức của cán bộ. Nhóm nhân tố F2 là những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô gồm 4 nguyên nhân như biến đổi tỷ giá, giá dầu, tỷ lệ lạm phát và lãi suất. Nhóm nhân tố F3: Quy định quản lý tài sản đảm bảo của địa phương gồm 3 nguyên nhân. Nhóm nhân tố F4: Chính sách cho vay thiếu khoa học gồm 2 nguyên nhân xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng và lãi suất không được xác định khoa học. Nhóm nhân tố F5: Áp lực chỉ tiêu gồm 2 nguyên nhân xuất phát từ áp lực chỉ tiêu do hội sở đặt ra và áp lực từ đối thủ cạnh tranh. 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
  • 33. 20 Angelini (2008), xem xét các mô hình truyền thống như: (1) Hệ thống chuyên gia, (2) hệ thống xếp hạng và (3) chấm điểm tín dụng để đánh giá RRTD. Bằng cách chọn ra một mẫu gồm 30 công ty và phân ra hai nhóm: một “tốt” nhất, có nghĩa là tình hình kinh tế và tài chính tốt, và một nhóm công ty “xấu”. Ngân hàng đã dựa trên mô hình 5C của hệ thống chuyên gia để đánh giá chất lượng tín dụng. Mô hình 5C là một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn. Các chuyên gia phân tích năm yếu tố quan trọng ảnh hưởng một quyết định tín dụng. Những yếu tố này là: Capacity-cash flow (năng lực-luồng tiền dự tính trả nợ); Capital (cấu trúc vốn); collateria (tài sản thế chấp); Character (thái độ, sự thể hiện của khách hàng); Conditions (các điều kiện). Năm yếu tố trong mô hình 5C, yếu tố được xem là quan trọng nhất đó là năng lực- dòng tiền dự tính trả nợ. Năng lực là khả năng quản lý, điều hành hoạt động tất cả sản xuất kinh doanh và hoàn trả nợ vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết được chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào bằng cách đánh giá năng lực của khách hàng dựa trên việc đánh giá các yếu tố như: kinh nghiệm quản lý điều hành, báo cáo tình hình tài chính quá khứ, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năngcạnh tranh của khách hàng. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền trong tương lai mà khách hàng sử dụng để trả nợ cho ngân hàng, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công. Bên cạnh 5 yếu tố trong mô hình 5C, còn có chữ C thứ 6 đôi khi chúng ta có thể xem xét thêm đó là Coverage (bảo hiểm). Chữ C này thể hiện cho việc bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi có rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của khách hàng như tổ chức không có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ hay cá nhân vay vốn chết hoặc mất năng lực hành vi thì bảo hiểm sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Phương pháp tiếp cận mới để đo lường rủi ro tín dụng “mô hình nội bộ” các phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng của một món nợ hay một danh mục đầu tư của khoản vay. Cuối cùng, có các kỹ thuật khác nhau để đo lường phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố góp phần vào tổn thất tín dụng. Đánh giá rủi ro tín dụng, các tính toán của một thước đo của sự phân tán rủi ro tín dụng cần phải xem xét sự phụ thuộc giữa các yếu tố xác định thiệt hại, chẳng hạn như mối tương quan giữa các giá trị mặc định hoặc di cư giá và tiếp xúc, cho cả người vay cùng và trong số người đi vay khác nhau (Ủy ban Bascl về giám sát ngân hàng, 2000).
  • 34. 21 Bonfim (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết được thiết lập trên phân tích thực nghiệm đã được nghiên cứu bởi Rosch (2003) và Hamerle (2004) và chuỗi thời gian và sự kiện của nền kinh tế vĩ mô và tài chính. Tác giả khảo sát một số liên kết giữa rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế vĩ mô ở cấp độ tổng thể. Với mục tiêu đó, người viết cũng xem xét mối tương quan giữa các thành phần mang tính chu kỳ của tín dụng quá hạn và một tập hợp lớn của các biến kinh tế vĩ mô và tài chính. Kết quả thu được cho thấy rằng có một số liên kết quan trọng giữa rủi ro tín dụng và sự phát triển kinh tế vĩ mô. Trong thực tế, các kết quả đã xác nhận giả thuyết cho rằng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng đôi lúc song song tăng trưởng tín dụng mạnh, có thể có một số khuynh hướng chấp nhận rủi ro quá mức. Tuy nhiên, sự mất cân bằng đó được tạo ra trong một khoảng thời gian như vậy chỉ có thể thấy rõ khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ở mức độ vi mô, tác giả sử dụng hai kỹ thuật khác nhau. Thứ nhất, bằng cách sử dụng mô hình lựa chon rời rạc, tiếp theo tác giả bổ sung phân tích bằng cách sử dụng các mô hình thời gian. Tác giả tập trung vào khảo sát một bộ dữ liệu nhờ các thông tin tài chính của hơn 30.000 doanh nghiệp, kể cả các ghi nhận về khả năng (xác suất) vỡ nợ. Tác giả xem xét hai vector của các biến giải thích. Vector đó đầu tiên là tập hợp các biến được hạch toán đối với rủi ro mang phong cách riêng, bao gồm các biến liên quan đến nhiều khía cạnh như thông tin tài chính, độ tuổi, kích thước, tốc độ tăng trưởng tài sản, lợi nhuận, đòn bẩy và thanh khoản. Vector thứ hai bao gồm một tập hợp các biến hồi qui thời gian khác nhau mang tính rủi ro hệ thống bao gồm các biến như tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, lòng tin, tăng trưởng tín dụng, lãi suất, giá vốn chủ sỡ hữu (và các biến động của chúng) và trái phiếu. Việc phân tích các thành phần mang tính chu kỳ của các biến số kinh tế vĩ mô và tài chính (và các mối tương quan của chúng với các khoản vay không hiệu quả) có thể làm sáng tỏ về các liên kết giữa rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế vĩ mô tổng thể. Kết quả này đã hỗ trợ cho giả thuyết rằng rủi ro tín dụng được xây dựng trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, chỉ khi vật chất nền kinh tế chạm một suy thoái. Đổi lại, các mối tương quan giữa các khoản vay cho các công cụ tài chính và tín dụng quá hạn cũng là tương đối cao, điều này có thể cho thấy các ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về việc phê duyệt khoản vay sau một thời gian. Hơn nữa, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu cho vay vốn dự kiến sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng một tương quan tích cực với các thành phần mang tính chu kỳ của tín dụng mới quá hạn cũng được xem là các biến hàng đầu.
  • 35. 22 Trong thực tế, sự gia tăng lãi suất thường kéo theo sự gia tăng tín dụng quá hạn. Lợi suất trái phiếu Chính phủ hiển thị một mô mình tương tự lãi suất ngân hàng. Chỉ số thị trường chứng khoán thể hiện mối tương quan âm, ngụ ý rằng diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán mà thường lại là một sự cải thiện trên diện rộng trong điều kiện tài chính, thường kết hợp với tỷ lệ thấp hơn mặc định khi cần được dự kiến. Tóm lại, kết quả thu được từ bài viết này cho thấy rằng xác suất vỡ nợ bị ảnh hưởng bởi một vài đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ cấu tài chính, lợi nhuận và tính thanh khoản, cũng như hiệu quả kinh doanh gần đây hoặc chính sách đầu tư. Sau khi xem xét hết tất cả các đặc điểm phù hợp của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp dường như không có tác động khác biệt vào tần số vỡ nợ, dù có một số khác biệt quan trọng giữa các thành phần kinh tế. Thông tin về tình hình tài chính của các công ty trong một thời gian ngắn lại có thể giải thích tại sao một số doanh nghiệp lại không trả nợ đúng hạn trên cam kết cho vay của họ. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu việc khi tác động thời gian hoặc các biến kinh tế vĩ mô được xem xét cùng với các thông tin doanh nghiệp cụ thể. Kết quả cho thấy rằng động lực kinh tế vĩ mô có đóng góp quan trọng (và độc lập) trong việc giải thích tại sao các doanh nghiệp vỡ nợ. Do đó, mặc dù những yếu tố vỡ nợ ở mức độ vi mô chủ yếu do tình hình tài chính của doang nghiệp cụ thể, vẫn có những mối quan hệ quan trọng giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô tổng thể và lãi suất mặc định nên được đánh giá từ góc độ ổn định tài chính. 2.4 TÓM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ 2.4.1 Tóm lược các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng Kết quả lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng cho thấy các tác giả thường sử dụng phương pháp hồi qui nhị nguyên (Binary Logistic) hoặc Probit để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (Lê Khương Ninh, 2004; Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Nguyễn Hữu Thiện, 2011). Ngoài ra, Phạm Phú Nhân (2011) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Explore Factor Analysis) và kiểm định thang Cronbach Alpha để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng. Thống kê phương pháp phân tích rủi ro tín dụng được thống kê ở bảng 2.1. Rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng được quy định theo quyết định 493/QĐ- NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005. Các nghiên cứu phân loại rủi ro của hoạt động tín dụng khi các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 và không có rủi ro khi các khoản nợ thuộc nhóm 1 và 2. Theo quyết định này, nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn),
  • 36. 23 nhóm 2 ( Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Đối tượng nghiên cứu rủi ro tín dụng bao gồm hoạt động tín dụng nói chung (gồm cả tín dụng DN, cá nhân và nông dân) và tín dụng cá nhân nói riêng (Nguyễn Hữu Thiện, 2011). Để thu thập số liệu cho các nghiên cứu trên, các tác giả đã sử dụng hai phương pháp: điều tra trực tiếp (Nguyễn Thị Xuân Trang, 2010; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Phạm Phú Nhân, 2011; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết 2011; Võ Thị Hồng Nhung, 2012;) và trách lọc hồ sơ từ khách hàng (Phạm Linh, 2009; Trương Đông Lộc, 2010; Lê Khương Ninh, 2004) (Bảng 2.1) Bảng 2.1 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu Nguồn Thu thập số liệu Điều tra trực tiếp Trương Đông Lộc, 2010; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Phạm Phú Nhân, 2011; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Vũ Thị Hồng Nhung, 2012 Trích lọc Chung Diệu Nga, 2014; Trần Thị Tuyết Lan Anh, 2015; Nguyễn Việt Thành, 2015 Phương pháp phân tích Hồi quy Binary Logistic Trương Đông Lộc, 2010; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Vũ Thị Hồng Nhung, 2012; Trần Thị Tuyết Lan Anh, 2015 Probit Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Pham & Lensink, 2007 Explore Factor Analysis và Cronbach Alpha Phạm Phú Nhân, 2011 Logit nhị thức kết hợp Logit đa thức Nguyễn Việt Thành, 2015 Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2018 Ngoài ra, trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, các nghiên cứu trước đây cũng thu được các kết quả cho mô hình hiệu chỉnh của mình, từ đó nghiên cứu tiến hành tổng hợp và tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được trình bày cụ thể tại bảng 2.2.
  • 37. 24 Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (RRTD) TT Các yếu tố MQH với RRTD Nguồn 1 Tài sản đảm bảo Tỷ lệ thuận Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Văn Tiên, 2013 2 Mục đích sử dụng vốn vay RRTD tăng khi mục đích vay là là nuôi trồng Thủy sản và sản suất Nông nghiệp Eliana Angelini, 2008; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014 3 Khả năng tài chính Tỷ lệ nghịch Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Âu Bảo Vinh, 2014; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Nguyễn Việt Thành, 2015 4 Số lần kiểm tra sau cho vay Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Âu Bảo Vinh, 2014; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Nguyễn Việt Thành, 2015 5 Kinh nghiệm của cán bộ TD Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Âu Bảo Vinh, 2014; Nguyễn Hữu Thiện, 2011; Nguyễn Việt Thành, 2015 6 Đa dạng thu nhập Tỷ lệ nghịch Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Nguyễn Hữu Thiện, 2011 7 Số thành viên trong gia đình có thu nhập Tỷ lệ nghịch Lâm Quang Huyên, 2004; Nguyễn Việt Thành, 2015; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình , 2011 8 Lãi suất vay Tỷ lệ thuận Lê Khương Ninh, 2004; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình , 2011 9 Tổ liên kết Tỷ lệ thuận Lê Khương Ninh, 2004; Chung Diệu Nga, 2014; ; Nguyễn Văn Tiên, 2013 Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2018
  • 38. 25 a. Tài sản đảm bảo Theo các tác giả Angelini, 2008; Trương Đông Lộc, 2010; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011; Chung Diệu Nga, 2014; Nguyễn Việt Thành, 2015; Nguyễn Văn Tiên, 2013 thì khả năng thu hồi nợ của các khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ cao hơn những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Nói cách khác tỷ lệ số tiền vay trên tổng giá trị tài sản đảm bảo càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng thấp. b. Sử dụng vốn vay Sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay là thông tin cần thiết khách hàng cần cung cấp cho nhân viên ngân hàng để Ngân hàng xem xét khi cho khách hàng vay vốn. Tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, (2011) cho rằng RRTD tăng khi mục đích vay là là nuôi trồng Thủy sản và sản suất Nông nghiệp. c. Khả năng tài chính của khách hàng vay Khả năng tài chính của người vay, được đo lường bởi tỷ lệ giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn. Theo các nghiên cứu về RRTD thì tiềm lực của người vay càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro của họ càng cao. Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), khi khả năng tài chính của khách hàng vay lớn, tức là vốn tự có tham gia vào dự án nhiều thì họ sẽ đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến dự án của mình nên dự án sẽ thành công hơn và có rủi ro thấp hơn. d. Kiểm tra giám sát khoản vay. Kiểm tra giám sát khoản vay là nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ tín dụng sau khi phát vay cho khách hàng nhằm đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Việc kiểm soát khách hàng không tốt dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những trường hợp bên vay gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc có sự cố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Do đó, nếu việc kiểm tra giám sát khách hàng càng chặt thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011). e. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Lê Khương Ninh (2012) cho rằng các doanh nghiệp được thẩm định, cho vay bởi cán bộ tín dụng có kinh nghiệm từ 3 năm trở xuống có xác suất xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn. Vì các cán bộ này quyết định cho vay theo cảm tính, dựa trên những thông tin không đầy đủ, không nhìn nhận được tình hình thực tế của doanh nghiệp một cách chính xác và toàn diện.
  • 39. 26 f. Đa dạng nguồn thu Đa dạng nguồn thu nhập dùng để trả nợ vay được đo lường bằng số nguồn thu nhập dùng để trả nợ vay của khách hàng. Theo các nghiên cứu trước đây và kinh nghiệm tín dụng cho thấy những khách hàng có nguồn thu nhập để trả nợ từ nhiều nguồn khác nhau như lương, cho thuê, kinh doanh,… sẽ ít rủi ro hơn các khách hàng chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ lương hay kinh doanh. Do đó, biến này tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc. g. Số thành viên trong gia đình có thu nhập Theo Lâm Quang Huyên (2004), hộ nông dân là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà và cháu chắt. Hộ nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc thủy sản, vì nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp vả thủy sản. Do đó, theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), số người trong gia đình có thu nhập càng nhiều, thì khi khả năng trả nợ khi đến hạn của nông hộ càng cao h. Lãi suất vay Theo Lê Khương Ninh (2004), do thị trường tín dụng tồn tại thông tin bất đối xứng nên khi lãi suất tăng sẽ dẫn đến sự lựa chọn sai lầm, tức là tổ chức tín dụng chỉ chọn được những người vay có rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó sự gia tăng của lãi suất sẽ làm thay đổi cách lựa chọn dự án của người vay. Nếu lãi suất cho vay cao hơn, người vay sẽ có khả năng thực hiện những dự án rủi ro hơn. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), cũng chỉ ra rằng lãi suất càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. i. Trình độ học vấn của chủ hộ Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đã chứng minh rằng khi trình độ học vấn của chủ nợ càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn cũng sẽ càng cao. Nguyên nhân, là khi trình độ học vấn cao, hộ nông dân sẽ tiếp thu nhanh hơn những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, vận dụng được những kinh nghiệm thực tế một cách bài bản hơn, từ đó nâng cao được thu nhập và giảm thiểu được chi phí của hộ. j. Tổ liên kết Theo Lê Khương Ninh (2004), các tổ chức tín dụng bỏ ra rất nhiều thời gian để nói chuyện với hàng xóm cũng như bạn bè người vay trước khi ra quyết định cho vay.
  • 40. 27 Nhiều tổ chức tín dụng dành nhiều thời gian để thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh và gia đình của người vay và yêu cầu người vay phải có sự đảm bảo hay nhận xét về cá nhân của thành viên của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Do đó việc cho vay thông qua tổ liên kết sẽ giúp các tổ chức tín dụng hạn chế được thông tin bất đối xứng trên thị trường tín dụng ở nông thôn, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. KẾT LUẬN: Các đề tài nói trên đều phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại hiện nay và khả năng không trả được nợ vay đúng hạn của nông hộ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng nông hộ của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang. Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang” sẽ đưa ra mô hình các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ gồm 8 biến cụ thể và sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logictis để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro của đối tượng này cho ngân hàng, đó là điểm mới của nghiên cứu này.
  • 41. 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày những khái niệm, định nghĩa cũng như một số lý thuyết nền tảng về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng cùng các vấn đề có liên quan. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, thông qua đó hình thành phương pháp nghiên cứu phù hợp với mô hình nghiên cứu của đề tài. 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ Tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế”. Hộ nông dân, tác giả Frank Ellis (1983) định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Năm 1981, Harris (London – Anh) trong các tác phẩm của mình Ông cho rằng “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” và trên gốc độ này, nhóm các đại biểu thuộc trường phái “Hệ thống thế giới” (Mỹ) là Smith (1985) – Martin và Beiltell (1987) có bổ sung thêm: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung”. Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nghiên cứu nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, nhóm cây trồng bảo vệ thực vật,…) và thông thường nguồn sống chính của hộ là dựa vào nông nghiệp”.