SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH
GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH
GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ XUÂN VINH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Nhã Linh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ viii
ABSTRACT..............................................................................................................ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................2
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................3
1.5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài...........................................................................................3
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................5
2.1. Giới thiệu về VCB Lâm Đồng.......................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung về VCB .......................................................................5
2.1.2. Tổng quan về VCB Lâm Đồng...............................................................6
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 20187
iii
2.2.1. Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................7
2.2.2. Cơ cấu thu nhập ......................................................................................9
2.3. Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB
Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ
hoạt động dịch vụ trên địa bàn...............................................................................10
2.3.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi.......................................10
2.3.1.1. Trên thế giới...................................................................................10
2.3.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................12
2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động
dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn................14
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20
3.1. Tổng quan về thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ ...............................20
3.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ..............................20
3.1.2. Các loại dịch vụ ....................................................................................21
3.1.3. Lợi ích của kinh doanh dịch vụ đối với Ngân hàng..............................26
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của
NHTM....................................................................................................................29
3.2.1. Các nhân tố bên trong ...........................................................................29
3.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài.......................................................................33
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................38
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................38
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................38
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI
VCB LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN
...................................................................................................................................39
4.1. Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014
– 2018 ....................................................................................................................39
4.1.1. Quy mô và tăng trưởng .........................................................................39
iv
4.1.2. Cơ cấu ...................................................................................................40
4.1.3. Xét từng mảng dịch vụ..........................................................................43
4.1.3.1. Thanh toán trong nước...................................................................43
4.1.3.2. Ngân quỹ........................................................................................43
4.1.3.3. Thẻ..................................................................................................43
4.1.3.4. Ngân hàng điện tử ..........................................................................44
4.1.3.5. Bảo lãnh .........................................................................................45
4.1.3.6. Tài trợ thương mại .........................................................................46
4.1.3.7. Dịch vụ khác ..................................................................................47
4.2. Đánh giá thực trạng thu phí dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 -
2018 47
4.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................47
4.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân..............................................................47
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI VCB LÂM ĐỒNG.........................................................................51
5.1. Định hướng phát triển của VCB Lâm Đồng................................................51
5.1.1. Đinh hướng phát triển của VCB ...........................................................51
5.1.2. Định hướng của VCB Chi nhánh Lâm Đồng........................................51
5.2. Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng .
.....................................................................................................................52
5.2.1. Định hướng và quản trị .........................................................................52
5.2.2. Phân đoạn khách hàng ..........................................................................56
5.2.3. Sản phẩm và giá....................................................................................56
5.2.4. Chất lượng dịch vụ................................................................................57
5.2.5. Các hỗ trợ khác .....................................................................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM Máy rút tiền tự động
DPRR Dự phòng rủi ro
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
POS Đơn vị chấp nhận thẻ
TNNL Thu nhập ngoài lãi
TSC Trụ sở chính
TTQT Thanh toán quốc tế
TTTM Tài trợ thương mại
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018........................................................................................................7
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm Đồng
.....................................................................................................................................8
Bảng 2.3: So sánh một số loại phí dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng..........................................................................................................................15
Bảng 4.1: Thu nhập thuần hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018...........39
Bảng 4.2: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ tại VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..........40
Bảng 4.3: Cơ cấu thu phí dịch vụ thẻ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 .......................44
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..........................................9
Hình 3.1: Kết quả khảo sát các yếu tố được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất
và hài lòng nhất khi sử dụng các dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM......................37
Hình 4.1: Kết quả hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018........................39
Hình 4.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..............................41
Hình 4.3: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ...............42
Hình 4.4: Kết quả thu nhập thuần dịch vụ bảo lãnh VCB Lâm Đồng và BIDV Lâm
Đồng giai đoạn 2014 – 2018 .....................................................................................46
viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Tóm tắt: Trong bối cảnh các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang dần giảm
bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ
ngoài lãi, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp giúp tăng
thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng). Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động
dịch vụ ngoài lãi của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018, nghiên cứu đã rút ra
những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đối với hoạt động
dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Từ đó, đề tài đã đề xuất các giải
pháp trên các phương diện: (i) Định hướng và quản trị; (ii) Phân đoạn khách hàng;
(iii) Sản phẩm và giá; (iv) Chất lượng dịch vụ và (v) Các hỗ trợ khác; nhằm thúc
đẩy và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng trong thời gian tới.
Từ khóa: Thu nhập ngoài lãi, hoạt động dịch vụ, Ngân hàng, VCB.
ix
ABSTRACT
Solutions for increasing non-interest income from service activities
at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam –
Lam Dong branch
Abstract: In the context of Commercial Banks in Vietnam that is gradually
reducing dependence on credit activities and increasing its non-interest income, this
study aims to provide solutions to enhance non-interest income from service
activities at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam
Dong branch (VCB Lam Dong). Based on the analysis of the current status of non-
interest service activities at VCB Lam Dong in the period from 2014 to 2018, this
research concluded the achievements aspects, limitations and reasons for those
limitations for services at VCB Lam Dong in period 2014 - 2018. Therefore, this
project has suggested solutions based on aspects: (i) Orientation and management;
(ii) Customer segmentation; (iii) Products and prices; (iv) Service quality and (v)
Other supports; aims to encourage and extend income from service activities at
VCB Lam Dong in the future.
Key words: non-interest income, service activity, bank, VCB.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) năm 2007 và việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ngày
31/12/2015 với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2020, môi
trường kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức do
các yêu cầu khắt khe hơn về vốn, tỷ lệ an toàn cùng với áp lực cạnh tranh cao. Với
mức độ rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn tương đối thấp hơn so với hoạt động tín dụng,
việc phát triển dịch vụ ngân hàng và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, phân tán rủi ro để đảm bảo phát triển ổn định
(Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền, 2010).
Các điều kiện hiện nay và xu hướng phát triển có những yếu tố thuận lợi cho
việc phát triển dịch vụ ngân hàng như: sự phát triển của công nghệ thông tin dưới
tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi cơ cấu dân số và hành vi
người tiêu dùng…
Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ
tướng Chính phủ đã xác định việc chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân
hàng thương mại (NHTM) theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB), với truyền thống là một
trong những ngân hàng thương mại quốc doanh có lịch sử xây dựng và phát triển
lâu đời tại Việt Nam. Đề án phát triển của VCB tới năm 2020 cũng đã xác lập rõ
dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của VCB.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (VCB
Lâm Đồng) là nơi học viên đang công tác. Được thành lập từ năm 2004, cho đến
nay VCB Lâm Đồng đã và đang đạt được những thành quả nhất định trong hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2018, chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi của VCB
Lâm Đồng chỉ đạt 86% kế hoạch Trụ sở chính (TSC) giao. Trong đó, thu nhập từ
hoạt động dịch vụ chỉ đạt 83% kế hoạch. Bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập ngoài lãi
trong tổng thu nhập ròng của VCB Lâm Đồng năm 2018 là 15,9%, giảm so với năm
2
2017 (17,2%). Điều này thể hiện cơ cấu chuyển dịch chưa đúng với định hướng mà
VCB TSC đề ra.
Xuất phát từ những thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng các giải pháp nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
tại VCB Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018.
- Đánh giá vị thế hiện tại của VCB Lâm Đồng, từ đó đưa ra các giải pháp khả
thi nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018 như thế nào?
- Những giải pháp nào là khả thi và phù hợp với vị thế hiện tại của VCB Lâm
Đồng nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian (VCB Lâm Đồng), phạm vi thời
gian (Nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2014- 2018) và phạm vi về mặt nội dung (Đánh
giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng từ năm 2014 – 2018).
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng dữ liệu
thứ cấp. Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về giải pháp tăng thu nhập
ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng dựa trên cơ sở tham khảo các tài
3
liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính của các chi nhánh NHTM Việt
Nam giai đoạn 2014 – 2018,…
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin về tình hình hoạt động thu nhập
ngoài lãi được tác giả thu thập dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của VCB Lâm
Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Trong đó có các nội dung về thu nhập, chi phí, lợi
nhuận…của từng loại hình dịch vụ. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và
đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các
số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng
năm. Ngoài ra còn có sự thống kê về số lượng giao dịch, mạng lưới các điểm giao
dịch…phục vụ cho việc phân tích hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại đơn vi.
1.5. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
so sánh để phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ của một chi nhánh ngân hàng
thương mại cụ thể. Từ đó, tìm ra các hạn chế của hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại
VCB Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp giúp nhà quản lý, lãnh đạo của ngân hàng
VCB Lâm Đồng tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại ngân hàng của
mình.
1.6. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này tác giả trình bày lý do thực hiện đề
tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu. Chương này tác giả lần lượt trình
bày khái quát về VCB Lâm Đồng, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
thực trạng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh giai đoạn 2014 –
2018; đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong quá trình phát triển hoạt động dịch
vụ tại địa bàn.
4
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả
trình bày cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi (Khái niệm, các loại hình dịch vụ cấu
thành, vai trò và mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của NHTM). Tiến hành khái
quát, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, từ đó phân tích đề
xuất hướng nghiên cứu cho đề tài.
Chương 4: Phân tích vấn đề nghiên cứu và xác định nguyên nhân của vấn đề.
Tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động dịch
vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng.
Chương 5: Lựa chọn giải pháp cho vấn đề. Chương này, tác giả đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra những hạn chế trong
hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng.
5
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về VCB Lâm Đồng
2.1.1. Giới thiệu chung về VCB
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính
phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động
với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008. Ngày
30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm
yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, thu hút sự quan tâm của
đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, hệ thống mạng lưới trong nước và nước
ngoài của VCB liên tục được mở rộng. Tính đến 31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi
nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 53/64 tỉnh thành phố trong cả nước.
VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 2018, với mốc lịch sử 55 năm phát triển, VCB đã ghi dấu một giai đoạn
phát triển đầy bản lĩnh và tự hào, khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong trong hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam. Tổng tài sản vượt mức một triệu tỷ đồng, lợi nhuận
đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017, xếp thứ nhất về quy mô lợi nhuận
và nộp ngân sách trong ngành Ngân hàng. VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên
của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực
quốc tế. Công tác hoạch định chiến lược, chỉ đạo và quản trị điều hành của VCB đã
có sự chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng và đón đầu những biến đổi của thị trường và
xu thế hội nhập quốc tế; công tác khách hàng thay đổi theo chiều sâu; mô hình tổ
chức được chuẩn hóa; công tác quản trị nguồn nhân lực có những đổi mới mạnh mẽ;
bước đầu thực hiện quản trị rủi ro một cách toàn diện theo chuẩn mực quốc tế thông
qua triển khai Hiệp ước vốn Basel, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo
6
Basel II. Vietcombank cũng đã tăng cường đầu tư hiện đại hoá hạ tầng công nghệ
thông tin và triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm từng bước hướng đến
các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất. Những kết quả này khẳng định được tính đúng
đắn của chiến lược chuyển dịch hoạt động kinh doanh tập trung vào 3 trụ cột chính
là bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ của VCB cùng sự nỗ lực, tận tâm cống hiến
của hơn 17.000 cán bộ VCB trên toàn hệ thống.
VCB xác lập tầm nhìn 2020 là trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một
trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 Tập đoàn ngân
hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
2.1.2. Tổng quan về VCB Lâm Đồng
VCB Lâm Đồng được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 04/2004, là chi
nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Hồ Chí Minh. Thực hiện Quyết định 888/QĐ/NHNN
ngày 16/6/2005 của NHNN Việt Nam, tháng 11/2006 VCB Lâm Đồng được nâng
cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB. Hiện nay, Trụ sở được đặt tại Tòa nhà
Vietcombank, số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Thành phố Đà Lạt.
Trải qua gần 15 năm hoạt động và phát triển, VCB Lâm Đồng đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế tại địa phương, phát
huy tốt vai trò của một NHTM.
VCB là một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, do đó Chi nhánh
VCB Lâm Đồng cũng đã và đang cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài
chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; các hoạt động ngân hàng truyền
thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,…cũng như những dịch vụ ngân
hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân
hàng điện tử,…
Sau gần 15 năm hoạt động trên thị trường, VCB Lâm Đồng hiện có gần 150
cán bộ nhân viên, với 5 phòng Giao dịch đặt tại các trung tâm trọng điểm kinh tế
của tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lộc). Kết
quả hoạt động kinh doanh qua các năm luôn tăng cao và luôn duy trì là một trong ba
tổ chức tín dụng có quy mô huy động và dư nợ lớn nhất tại tỉnh Lâm Đồng.
7
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018
2.2.1. Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm
Đồng giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Huy động vốn 2.100 2.563 3.182 3.949 4.405
Dư nợ 1.670 2.288 3.082 4.073 5.316
Tỷ lệ nợ xấu 1% 0,80% 0,38% 0,13% 0,06%
Thu lãi thuần 76,16 81,78 105,37 134,61 195,35
Thu nhập ngoài lãi thuần 12,33 15,76 19,58 27,90 36,80
Lợi nhuận trước thuế
(sau DPRR)
32,5 49,6 66,2 97,5 165
Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng
Giai đoạn 2014 – 2018, quy mô huy động và dư nợ của VCB Lâm Đồng tăng
trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 26,76%. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay trong cả giai đoạn là 33,6%, cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 20,46% .
Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt trong cả giai đoạn. Tỷ lệ nợ xấu có
xu hướng giảm dần qua các năm. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,06% tổng
dư nợ, thấp hơn mức khống chế của VCB TSC (dưới 0,5%).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau dự phòng rủi ro (DPRR) tăng trưởng
tốt ở mức 50,65% cho cả giai đoạn. Đáng chú ý trong năm 2018, lợi nhuận trước
thuế (sau DPRR) đạt 165 tỷ đồng, tăng 69,23% so với năm 2017.
Tổng thu nhập thuần (bao gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi
thuần) ghi nhận mức tăng trưởng tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng lần
lượt là 10,23%, 28,1%, 30,5% và 42,86%. Thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2014 –
2018 có mức tăng trưởng bình quân 31,61%, trong khi thu nhập từ lãi trong cùng
giai đoạn có mức tăng trưởng bình quân 27,28%.
8
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm
Đồng
Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện
2017
Kế
hoạch
2018
Thực
hiện
2018
% Kế
hoạch
2018
+/- %
so với
2017
Huy động Tỷ đồng 3.949 4.930 4.405 89,4% 11,5%
Dư nợ Tỷ đồng 4.073 5.280 5.316 100,7% 30,5%
Lợi nhuận (sau DPRR) Tỷ đồng 97,5 136 165 121,3% 69,2%
Thu nhập ngoài lãi
thuần
Tỷ đồng 27,9 42,9 36,8 85,8% 31,9%
+ Thu dịch vụ Tỷ đồng 22,14 38,2 31,9 83,5% 44,1%
(Trong đó Thu TTTM) Tỷ đồng 3,92 6,5 3,34 51,4% -14,8%
+ Thu kinh doanh ngoại
tệ
Tỷ đồng 3,3 4,3 3,7 86,0% 12,1%
+ Thu khác Tỷ đồng 2,5 0,4 1,2 300,0% -51,2%
Doanh số TTQT -
TTTM
Triệu
USD
93 150 82 54,7% -11,8%
Số dƣ Bảo lãnh bình
quân
Tỷ đồng 14 20 9,93 49,7% -29,1%
Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng
Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy VCB Lâm Đồng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm
2018 về dư nợ và lợi nhuận sau DPRR:
- Tín dụng tăng trưởng khả quan, đạt 100,7% kế hoạch 2018, cao hơn mức
tăng trưởng chung trên địa bàn 25% (Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019).
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sau DPRR đạt 165 tỷ đồng, hoàn thành vượt
21,3% so với kế hoạch được giao.
Bên cạnh đó, một số mặt hoạt động tuy có tăng trưởng trong năm 2018
nhưng chưa hoàn thành kế hoạch được giao:
- Huy động vốn tăng trưởng 11,5% và chỉ đạt 89,4% kế hoạch 2018. Nguồn
vốn huy động có sự sụt giảm đáng kể vào những tháng cuối năm 2018. Nguyên
nhân chính là do giá một số nông sản xuống thấp; đặc biệt là hồ tiêu, cà phê; hiện
9
Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Thu nhập ngoài lãi thuần
Thu nhập lãi thuần
2014 2015 2016 2017 2018
tượng rau, củ, quả Trung Quốc giả tên sản phẩm Đà Lạt gây ảnh hưởng rất lớn đến
sản lượng tiêu thụ nông sản; dẫn đến nguồn thu, tích lũy của nông dân bị sụt giảm.
(Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019)
- Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi năm 2018 tăng trưởng 31,9% so với năm 2017
nhưng chưa đạt kế hoạch TSC giao (chỉ hoàn thành 86% kế hoạch). Thu nhập ngoài
lãi của VCB Lâm Đồng được chia làm 3 khoản mục thu chính: Thu dịch vụ (bao
gồm cả thu từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại (TTTM)), thu từ hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và thu khác. Theo số liệu tại bảng 2.2, có thể thấy nguồn thu
nhập ngoài lãi chủ yếu là từ thu dịch vụ (chiếm tới 89% trong tổng thu nhập ngoài
lãi của VCB Lâm Đồng năm 2018).
- Thu hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá ở mức 44,1% nhưng chưa đạt được
kế hoạch đề ra của năm 2018. Trong đó, thu TTTM chỉ hoàn thành 51,4% kế hoạch
và số thu phí thuần giảm 0,58 tỷ đồng so với năm 2017.
- Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại (TTQT – TTTM) và số dư
bảo lãnh bình quân năm 2018 đều giảm so với năm 2017 và không hoàn thành kế
hoạch đề ra. Dẫn đến số thu phí từ 2 dịch vụ này cũng có xu hướng giảm do phí
được thu trên cơ sở doanh số thực hiện.
2.2.2. Cơ cấu thu nhập
Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng
Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018
10
Hình 2.1 thể hiện cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018. Qua đó có thể thấy mức độ đóng góp của thu nhập ngoài lãi thuần trong tổng
thu nhập qua các năm không có sự biến động nhiều và thu nhập thuần từ hoạt động
kinh doanh của VCB Lâm Đồng vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.
Cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng trong thời gian tới cần có sự chuyển
dịch theo hướng giảm bớt sự tập trung vào nguồn thu từ lãi suất của các hoạt động
tín dụng và đẩy mạnh tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngoài lãi theo
như định hướng của Chính phủ trong đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015 (Chính phủ, 2012).
Bên cạnh đó, đề án phát triển của VCB đến năm 2020 cũng đã xác định phát
triển dịch vụ ngoải lãi và tăng thu dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của
VCB.
Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng thu nhập thuần ngoài lãi từ
hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình
kinh doanh hiện tại của Chi nhánh cũng như định hướng chiến lược của VCB đến
năm 2020.
2.3. Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB
Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi
từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn
2.3.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi
2.3.1.1. Trên thế giới
Sự phát triển của các sản phẩm tài chính, công nghệ thông tin tạo điều kiện
cho sự ra đời của nhiều dịch vụ tài chính mang lại nguồn thu đa dạng cho ngân
hàng. Có thể kể tới các nhóm dịch vụ chính như sau:
- Dịch vụ truyền thống như: dịch vụ gắn liền với nghiệp vụ huy động – cho
vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ, ngân hàng đại lý, ngân quỹ, quản lý tài
sản…
- Dịch vụ phi truyền thống:
 Ngân hàng đầu tư ( Tư vấn tài chính, phát hành chứng khoán, tư vấn
M&A…)
11
 Dịch vụ chứng khoán (Phí giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán)
 Dịch vụ bảo hiểm
 Dịch vụ cung cấp thông tin và xử lý dữ liệu, dịch vụ kỹ thuật khác.
Việc phát triển dịch vụ phụ thuộc nhiều vào các định hướng chính sách và
quy định luật pháp. Ví dụ, việc nới lỏng các đạo luật quy định phạm vi hoạt động
của ngân hàng thương mại cho phép phát triển các dịch vụ thu phí mới, việc dỡ bỏ
trần lãi suất giúp ngân hàng chào mức giá cạnh tranh hơn tới khách hàng, tạo ra tâm
lý sẵn sàng trả các khoản phí cho các dịch vụ đi kèm.
Các ngân hàng lớn có lợi thế trong việc phát triển hoạt động dịch vụ do có
mạng lưới rộng, cơ sở khách hàng lớn và đủ khả năng tài chính để đầu tư vào cơ sở
hạ tầng công nghệ; trong đó đặc biệt phải kể tới các dịch vụ như ngân hàng đầu tư,
chứng khoán hóa các khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán… Các dịch vụ
kinh doanh bảo hiểm, thanh toán điện tử… ít chịu ảnh hưởng bởi lợi thế kinh tế của
quy mô hơn.
Việc phát triển hoạt động dịch vụ có tác động ngược lại thúc đẩy hoạt động
tín dụng cốt lõi, do khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói có nhiều giá trị gia tăng
cho khách hàng giúp thúc đẩy việc thu hút khách hàng.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến tổng thu nhập của
hệ thống các ngân hàng trên thế giới cho thấy thu nhập ngoài lãi là nguồn thu nhập
ngày càng quan trọng. Giai đoạn 1990-1999, tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Canada, Nhật Bản, khoảng 1/3 tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng đến từ
thu nhập ngoài lãi; tỷ lệ này ở Thụy Sĩ là 55% (Heffernan, 2005). Davis và Touri
(2000) nhận xét chiều hướng thay đổi về thu nhập của các ngân hàng đối với các
nước EU và Hoa Kỳ. Họ đề cập đến sự sụt giảm về tỷ lệ thu nhập lãi ròng so với thu
nhập ngoài lãi đối với các nước EU, từ 2,9 trong giai đoạn 1984-1987 xuống còn
2,3 trong giai đoạn 1992-1995. Các con số tương ứng đối với Hoa Kỳ là từ 2,6
xuống còn 1,8. Giá trị trung bình của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của
hệ thống ngân hàng châu Âu giai đoạn 2002-2007 là 34,1%, giai đoạn 2008-2012 là
32,4% (Maudos, 2017). Con số này của hệ thống ngân hàng châu Á giai đoạn 1995-
2009 là 65.582% (Lee et al., 2014). Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014) cho thấy
12
việc thay đổi cấu trúc thu nhập là do việc tái cấu trúc thị trường tài chính châu Á,
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, mức thu nhập của từng quốc gia và
đặc trưng kinh doanh của từng loại hình ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc thay đổi cấu trúc thu nhập của hệ thống NHTM như sự thay đổi của môi trường
cạnh tranh, công nghệ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính của người
dân, vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính hay việc tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa
những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng.
Trong những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, các ngân hàng
trên thế giới đều có xu hướng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, gia tăng tỷ
trọng thu dịch vụ và thu nhập ngoài lãi nói chung trong bối cảnh thu từ lãi có xu
hướng thu hẹp. Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin dưới tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thay đổi về hành vi của khách hàng cũng
như xu hướng quản trị rủi ro ngày càng chặt chẽ, các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng sẽ hướng đến đáp ứng nhu cầu tài chính tổng thể của khách hàng và các dịch
vụ số.
2.3.1.2. Tại Việt Nam
Môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ, thận trọng hơn: Các ngân hàng trên
thế giới và Việt Nam đang trong xu hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ
hơn đối với các rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro ngành ngân hàng: Thế giới dần áp
dụng mức an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel III (lộ trình 2013-2019); châu Âu
ra chỉ thị riêng về tình hình tài chính - ngân hàng; Mỹ đã quản lý thận trọng theo
Đạo luật Dodd-Frank từ năm 2010…; Việt Nam liên tục sửa đổi bổ sung các chỉ
tiêu đảm bảo an toàn hệ thống; Thông tư 13; Thông tư 36; Thông tư 06; Thông tư
41 về việc áp dụng chuẩn mực theo Basel II (đến 2020)…
Môi trường kinh doanh thay đổi với các xu thế ngân hàng số, ngân hàng bán
lẻ, hàm lượng công nghệ thông tin trong các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Với
tiềm năng lớn từ dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng và tốc độ đô thị hóa cùng với
mức độ xâm nhập của internet, mobile trong đời sống xã hội rất mạnh, dư địa để
13
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là ngân hàng số tại
Việt Nam là khả quan.
Biến đổi về dân số, nhân khẩu học và hành vi khách hàng đòi hỏi ngân hàng
phải đưa ra các sản phẩm mới kịp thời: Tăng trưởng dân số chậm dần, cấu trúc gia
đình thay đổi; cấu trúc tôn giáo, tín ngưỡng thay đổi; dân số bắt đầu già đi, thu nhập
tăng nhưng phân hóa mạnh dẫn tới dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng phải thay đổi
tương ứng. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam đã bắt đầu bước ngoặt dân số
già đi từ năm 2015. Các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm tài chính cho phù
hợp như: dịch vụ quản lý lương hưu, quản lý tài sản, dịch vụ sản phẩm tiết kiệm,
bảo hiểm…
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng gay gắt: không chỉ giữa các
ngân hàng mà đặc biệt giữa các ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng. Các tổ
chức phi ngân hàng cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ rất cạnh tranh và ngày
càng thuận tiện: dịch vụ thanh toán trực tiếp và trực tuyến, cho vay tiêu dùng, ví
điện tử, sản phẩm kết hợp với công ty viễn thông…
Xu thế hội nhập và thay đổi vị thế các đồng tiền quốc tế: Việt Nam tham gia
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính quốc tế.
Điều này sẽ mở ra các cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ có tính chất quốc tế
cho cả các định chế, doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới các
rủi ro từ cạnh tranh, an ninh và bảo mật, công nghệ…
Cơ hội cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông qua thị trường chứng khoán: sự
phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng diễn ra mạnh mẽ và phong phú,
đa dạng; đặc biệt sự phát triển trên thị trường chứng khoán và các công cụ tài chính
là xu hướng tất yếu khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển ở mức cao hơn. Do
đó, cần nhận thức tiềm năng này để phát triển các sản phẩm cạnh tranh phù hợp.
Định hướng chiến lược của NHNN giai đoạn tới:
- Ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng hiện đại dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ cao như dịch vụ ngân hàng
điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt
động ngân hàng đầu tư.
14
- Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế: hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống thanh toán bù trừ tự động, hệ
thống thanh toán thương mại xuyên biên giới, hệ thống chuyển tiền xuyên biên
giới…
- Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đến 2020 cũng mở ra xu hướng và cơ
hội phát triển cho hoạt động dịch vụ.
2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch
vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn
Thương hiệu mạnh, uy tín cao
VCB được thừa nhận là ngân hàng Việt Nam hàng đầu với bề dày hoạt động
hơn 50 năm. Trong những năm vừa qua, VCB liên tục được các tổ chức uy tín trên
thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vì vậy VCB Lâm Đồng cũng
như các chi nhánh khác được thừa hưởng lợi thế này. Với gần 15 năm xây dựng và
phát triển, VCB Lâm Đồng là một trong những ngân hàng hàng đầu có nhiều đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Thương hiệu VCB đã trở nên quen thuộc với khách hàng sử dụng dịch vụ tài
chính. Đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT, TTTM với vị thế là ngân hàng đầu tiên và
từng là ngân hàng duy nhất phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Lãi
suất tiền gửi ngoại tệ và tỷ giá của VCB Lâm Đồng thường được lấy ra làm chuẩn
mực so sánh hoặc áp dụng cho các giao dịch khác có liên quan đến ngoại tệ của
người dân trên địa bàn. VCB Lâm Đồng cũng là nơi khách hàng tìm đến khi muốn
mua bán các loại ngoại tệ khác USD ít giao dịch trên thị trường .
Kinh doanh an toàn và hiệu quả
VCB Lâm Đồng luôn theo đuổi chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt,
lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. VCB Lâm Đồng chủ
trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi
ro.
Sự phát triển về số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng
15
Những năm qua, VCB cũng như VCB Lâm Đồng không ngừng mở rộng về
số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng. VCB có nền tảng công nghệ thuận
lợi cho việc phát triển thêm tiện ích mới cho sản phẩm.
VCB Lâm Đồng được thừa hưởng lợi thế từ các sản phẩm dịch vụ thẻ. Trong
nhiều năm, VCB luôn là ngân hàng đứng đầu về gần như toàn bộ các chỉ tiêu phát
hành thẻ và thanh toán thẻ. Các sản phẩm thẻ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của
từng đối tượng khách hàng và tích hợp nhiều tiện ích trong một sản phẩm thẻ. Với
kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục
Việt Nam công nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán
cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American
Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay, đến nay,
VCB luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị
trường thẻ Việt Nam.
VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, đây cũng là
lợi thế giúp VCB Lâm Đồng mở rộng mức độ thâm nhập khách hàng và tăng nguồn
thu từ mảng dịch vụ này.
Chính sách phí
Nhìn chung, mặt bằng phí của VCB Lâm Đồng khá cạnh tranh so với nhóm
các NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, khoản mục phí dịch vụ ngân hàng điện tử, bao
gồm phí duy trì dịch vụ và phí chuyển tiền vẫn cao hơn so với Sacombank và ACB
(bảng 2.3).
Bảng 2.3: So sánh một số loại phí dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng
Đvt: đồng
VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB
Phí mở tài
khoản
Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí
16
VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB
Phí quản lý tài
khoản/tháng
2.200 2.200 2.000
10.000 đến
20.000 nếu
TK có số dư
bình quân
dưới mức
tối thiểu
5.500
15.000 nếu
TK có số dư
bình quân
dưới
500.000
đồng/tháng
Phí phát hành
thẻ ghi nợ
50.000 50.000 55.000 55.000 99.000 Miễn phí
Phí giao dịch tại ATM trong hệ thống (đối với thẻ ghi nợ nội địa)
+ Rút tiền mặt 1.100 1.100 1.100 3.300 1.000 1.100
+ Chuyển khoản 3.300 3.300
0,055% số
tiền chuyển
Min: 2.200
Max:
16.500
0,055% số
tiền chuyển.
Min: 4.950
Max:
16.500
2.000 2.200
Phí giao dịch tại ATM ngoài hệ thống (đối với thẻ ghi nợ nội địa)
+ Rút tiền mặt 3.300 3.300 1.100 3.300 3.300 3.300
+ Chuyển khoản 5.500 11.000
từ 10 triệu
VND trở
xuống:
7.700
trên 10 triệu
VND:
0,022% số
tiền chuyển.
Min:
11.000,
Max:
55.000
0,066% số
tiền chuyển.
Min 11.000
Max 16.500
3.300 x
Phí duy trì dịch vụ/tháng
+ Internet
Banking
11.000 9.900 Miễn phí 55.000/năm
44.000/
quý
Miễn phí
+ Mobile
Banking
11.000 9.900 Miễn phí 11.000
44.000
quý
Miễn phí
17
VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB
Phí chuyển khoản cùng hệ thống
0,022% số
+ Internet
Banking
dưới 50
triệu VND:
2.200
từ 50 triệu
VND:
5.500
Miễn phí
dưới 10.000
VND:
Miễn phí
từ 30 triệu
VND
trở xuống:
1.100
trên 30 triệu
VND:
0,011% số
tiền chuyển.
Max: 9.900
tiền chuyển.
Min: 3.300,
Max:
880.000
Cùng tỉnh:
miễn phí
Khác tỉnh:
8.800
Cùng tỉnh:
miễn phí
Khác tỉnh:
0,007%
Min:10.500,
Max:
350.000
+ Mobile
Banking
Miễn phí
từ 10 triệu
VND trở
xuống:
2.200
trên 10 triệu
VND đến
25 triệu
VND:
5.500
trên 25 triệu
VND: 7.700
Phí chuyển khoản khác hệ thống
dưới 10 triệu
VND:
từ 10 triệu
VND trở
xuống:
7.700
trên 10 triệu
VND:
0,022% số
tiền chuyển.
Max:
55.000
0,0275% số
Cùng tỉnh:
0,0198%,
Min:
16.500,
Max:
990.000
Khác tỉnh:
0,0451%,
Min:
17.500,
Max:
990.000
Cùng tỉnh:
0,021%,
Min:
10.500,
Max:
700.000
Khác tỉnh:
0,035%,
Min:
14.000,
Max:
700.000
+ Internet
dưới 50
triệu
tiền chuyển.
Min:
Banking 7.700 VND: 11.000,
từ 10 triệu 9.900 Max:
VND: từ 50 triệu 1.100.000
0,022% số VND:
tiền chuyển. 0,011% số
+ Mobile
Banking
Min:
11.000,
Max:
1.100.000
tiền
chuyển.
Min:
11.000
0,055% số
tiền chuyển.
Min: 8.800
Nguồn: website các Ngân hàng
18
Mạng lưới
VCB Lâm Đồng có mạng lưới các điểm giao dịch tại các vị trí trọng điểm
trên địa bàn tỉnh. Là một trong những ngân hàng có hệ thống máy rút tiền tự động
và số lượng đơn vị chấp nhận thẻ lớn nhất trên địa bàn. Mạng lưới ngân hàng đại lý
rộng khắp trên toàn thế giới cũng là một lợi thế đảm bảo thông suốt cho hoạt động
TTQT của VCB Lâm Đồng.
Hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho các NHTM tại Việt Nam
nói chung và VCB nói riêng, trong đó có chi nhánh VCB Lâm Đồng . Việc mở cửa
nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; thương mại, dịch vụ phát
triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu đầu tư và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng tăng
lên nhanh chóng, cụ thể: nhu cầu vay vốn đầu tư tăng lên; nhu cầu thanh toán nhanh
chóng, tiện lợi tăng lên; hoạt động chuyển đổi ngoại tệ, chuyển khoản… tăng lên,
người dân có nhu cầu sử dụng các tiện ích của ngân hàng nhiều hơn. Đây là cơ hội
tốt để VCB Lâm Đồng tăng cả quy mô về số lượng cũng như chất lượng phục vụ
khách hàng. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận với sự tiến bộ và
phát triển của ngân hàng thế giới, là cơ hội để VCB có thể tiếp thu kinh nghiệm, kỹ
năng, trình độ quản lý điều hành của những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
Hội nhập vào kinh tế thế giới cũng đồng thời với việc tiếp cận công nghệ tiên tiến,
hiện đại; đây là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động dịch vụ
ngoài lãi của VCB cũng như VCB Lâm Đồng.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế buộc các NHTM tại Việt Nam phải đối
mặt với thách thức từ sức ép cạnh tranh và tác động của tài chính toàn cầu. Các
NHTM tại Việt Nam sẽ phải áp dụng luật chơi chung trong môi trường cạnh tranh
lành mạnh, bình đẳng cho tất cả tổ chức tài chính - ngân hàng trong và ngoài nước.
Sức ép cạnh tranh từ phía ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng. Các ngân hàng
nước ngoài có nhiều ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, quản lý, khả
năng kiến tạo dịch vụ và tiếp cận thị trường, năng lực marketing sẽ dần chi phối và
phân chia lại thị phần thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nước. Chẳng
hạn như phí của VCB liên quan đến các sản phẩm dịch vụ cần nhiều hỗ trợ về công
19
nghệ hiện đại chưa thể cạnh tranh được với nhóm các ngân hàng nước ngoài như
ANZ, HSBC.
 Trong chương 2, tác giả đã làm rõ vấn đề nghiên cứu tại VCB Lâm Đồng.
Kết quả thu nhập thuần từ dịch vụ ngoài lãi cũng như cơ cấu thu nhập ngoài lãi của
VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 chưa đạt được kế hoạch TSC đề ra; trong
khi xu hướng trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy hoạt động dịch vụ ngoài lãi là
rất có tiềm năng và vẫn còn dư địa để phát triển. Trong chương này, tác giả cũng đã
đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trên địa bàn trong việc phát triển và tăng thu từ
dịch vụ ngoài lãi nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
20
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
3.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
Thu nhập ngoài lãi (TNNL) là khoản thu nhập của NHTM được hình thành
từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài
hoạt động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực
hiện các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tỷ lệ TNNL
càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng
cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc
phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
(Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền, 2010).
Tỷ lệ TNNL của NHTM là một chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) đã nêu ra
phương pháp tính toán tỷ lệ này như sau:
t (%) = B/T *100
Trong đó:
t (%): tỷ lệ TNNL
A: thu nhập từ hoạt động tín dụng
B: thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng (TNNL)
T: tổng thu nhập ròng của ngân hàng ( T = A + B)
Về cách tính toán:
A: các khoản thu nhập từ lãi và có tính chất lãi trừ chi phí trả lãi đầu vào của
vốn huy động tương ứng dùng cho vay và đầu tư.
A = Thu lãi – Chi trả lãi
B: là khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ; kinh doanh ngoại hối, vàng bạc,
đá quý; kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác sau khi đã trừ đi
khoản chi phí tương ứng cho các khoản thu này. Khi tính toán khoản thu này, phải
loại trừ các khoản thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, và loại khỏi phần chi phí các khoản
chi phí về hoa hồng cho vay và chi phí liên quan đến nghiệp vụ mua bán nợ.
21
Dịch vụ NH được đề cập trong luận văn này là các dịch vụ phi tín dụng mà
NH cung cấp cho KH; gắn với các hoạt động kinh doanh khác của NH và mang lại
cho NH khoản thu từ phí. Thu dịch vụ là một bộ phận cấu thành nên thu nhập ngoài
lãi của NH.
Từ khái niệm về TNNL, có thể rút ra được rằng: những giải pháp giúp gia
tăng TNNL từ hoạt động dịch vụ là những giải pháp giúp gia tăng nguồn thu phí từ
cung ứng các sản phẩm dịch vụ và/hoặc giảm chi phí bỏ ra để thực hiện sản phẩm
dịch vụ đó.
3.1.2. Các loại dịch vụ
Dịch vụ thanh toán trong nước
Khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này để
thanh toán cho các nhà cung cấp và các chủ nợ khác. Nó rất hữu ích trong việc trả
lương trực tiếp cho nhân viên của doanh nghiệp qua tài khoản cá nhân của nhân
viên. Dịch vụ này đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là bên mua
hàng không cần phải đến Ngân hàng rút tiền mặt rồi đưa cho bên bán mà họ sẽ sử
dụng Uỷ nhiệm chi để Ngân hàng thực hiện việc ghi nợ từ tài khoản thanh toán của
họ cho bên bán hàng. Dịch vụ này còn được áp dụng trong quan hệ thương mại
quốc tế.
Hiện các NHTM quan tâm chủ yếu các dịch vụ thanh toán định kỳ như thanh
toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại trả sau, tiền internet... thông qua việc khách
hàng ký với các NHTM hợp đồng ủy quyền thu tiền. Hàng tháng, dựa trên hợp đồng
đã được ký kết với khách hàng, các ngân hàng sẽ thực hiện trích nợ tài khoản của
khách hàng chuyển trả cho điện lực, công ty cấp nước, vinaphone, các mạng điện
thoại, internet... theo hợp đồng ký kết với nhau. Các ngân hàng sẽ thu tiền dịch vụ
trên của người dân và gạch nợ, in hóa đơn trực tiếp dựa trên chương trình phần
mềm kết nối. Điểm mà người tiêu dùng có thể nhận thấy là việc thanh toán qua
ngân hàng ngày càng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và an toàn, bảo mật.
Tuy nhiên, thanh toán trong nước chủ yếu vẫn là các hình thức thanh toán truyền
thống như thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán
bằng séc. (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2017)
22
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ
hoạt động dịch vụ của các NH. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên
toàn quốc, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh
và độ an toàn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc
biệt là các doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Hiện nay,
các NH đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa, quản lý dữ liệu tập trung, xử lý
giao dịch trực tuyến và được đánh giá là ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân
hàng hiện đại. Kết hợp với mạng lưới rộng thì dịch vụ thanh toán thực sự có ưu thế
so với các ngân hàng nước ngoài với tương đối đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc
tế như: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư
chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance); Nhờ thu; Thanh toán biên giới;
Chuyển tiền đi và đến trong và ngoài nước; Dịch vụ séc quốc tế và Bankdraft; Dịch
vụ séc, nhờ thu séc; Dịch vụ kiều hối Western Union, Money Gram... (Nguyễn Thị
Thu Thủy, 2017)
Dịch vụ ngân quỹ
Qua nhiều năm các Ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ
làm cho chính bản thân mình cũng có ích cho khách hàng. Nổi bật là dịch vụ quản
lý tiền mặt, trong đó Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty
kinh doanh và tiến hành đưa phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán
sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Dịch vụ thẻ
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng hoặc
các tổ chức tài chính phát hành cung cấp cho khách hàng và được sử dụng để rút
tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán hàng
hoá dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc
hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Theo tính chất của thẻ người ta phân ra thành hai loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi
nợ:
23
- Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ với hạn mức chi tiêu nhất định
mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký
quỹ hoặc tài sản thế chấp. Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho việc thanh
toán và khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt. Việc hoàn
trả nợ của khách hàng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn
nhất định và theo hạn mức được quy định bởi Ngân hàng phát hành.
- Thẻ ghi nợ (Derbit Card): Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với
tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ giá trị của những giao
dịch này sẽ được trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị chấp
nhận thẻ đặt tại các khách sạn, cửa hàng … và đồng thời ghi có ngay vào tài khoản
của các khách sạn, cửa hàng đó. Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt
hoặc thực hiện các giao dịch chuyển khoản ngay tại các máy ATM.
Trong những năm gần đây danh mục dịch vụ của các Ngân hàng tăng lên
nhanh chóng, các loại hình dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông
minh đang được mở rộng và các sản phẩm mới vẫn được tung ra hàng năm. Nhìn
chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do Ngân hàng cung cấp tạo ra một sự
thuận lợi lớn hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các
nhu cầu dịch vụ Ngân hàng của mình thông qua một Ngân hàng và tại một địa điểm.
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Cùng với sự phát triển của Công nghệ điện tử, tin học, viễn thông ; các sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng cũng ngày càng phát triển dựa trên sự phát triển của Công
nghệ tin học như:
 SMS banking : Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin Ngân hàng qua tin
nhắn điện thoại một cách tự động. Các loại thông tin cung cấp được ấn định
trước, bao gồm thông tin về tỷ giá, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá
nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng,…
 Phone banking - Call Centre: Khác với SMS banking chỉ cung cấp những
thông tin đã được lập trình sẵn, call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin
hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng đối với mọi thông tin chung và
24
thông tin cá nhân khi khách hàng gọi điện thoại đến trung tâm. Tuy nhiên
dịch vụ này có nhược điểm là phải có người trực 24/24h.
 Mobile Banking: Đây là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện
thoại di động. Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán
các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không có người
phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ này khách hàng cần thực hiện đăng ký,
trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: điện thoại di
động, số tài khoản thực hiện giao dịch. Sau đó khách hàng được cung ứng
dịch vụ thanh toán qua mạng cung cấp một mã số định danh (ID). Mã số này
sẽ được chuyển thành mã vạch dán lên điện thoại, giúp cho việc cung cấp
thông tin khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản tại các
thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số
định danh (ID), khách hàng còn được cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để
xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu.
 Home Banking – Internet Banking: Đây là dịch vụ giúp khách hàng giao
dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ do Ngân hàng xây dựng
riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối
với hệ thống máy tính của Ngân hàng. Bằng việc sử dụng dịch vụ này, khách
hàng có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, liệt kê giao dịch, xem
thông tin về tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử dụng được dịch vụ này,
khách hàng cần có máy tính kết nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng.
Tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai
trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh
doanh. Đây hoạt động mang tính ổn định, thường xuyên đối với các ngân
hàng thương mại quốc tế.
Các dịch vụ khác:
 Bảo lãnh: là dịch vụ trong đó NH cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng (KH) trong trường hợp KH không thể hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ tài chính; theo đó KH phải nhận nợ và hoàn trả cho NH số
25
tiền đã được trả thay. Như vậy dịch vụ bảo lãnh có thể sử dụng hoặc không
sử dụng vốn của NH tùy từng trường hợp và mang lại nguồn thu phí cho NH
dưới dạng lãi suất theo thời gian trên giá trị bảo lãnh và các khoản thu phí cố
định liên quan.
 Quản lý tài khoản: Dịch vụ “Quản lý tài khoản tập trung” là dịch vụ cho
phép Khách hàng điều chuyển dòng tiền một cách tự động giữa các tài khoản
với nhau trong cùng hệ thống hoặc với các Đơn vị/tổ chức thành viên, đối tác
có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn mở tại Ngân hàng.
 Dịch vụ bảo hiểm: Bản chất của việc bán bảo hiểm là chia sẻ rủi ro. Trong
khi đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về
mặt tín dụng (cả cá nhân lẫn doanh nghiệp) và các loại tài sản mà ngân hàng
giao dịch. Chẳng hạn, người đi vay tiền không thể trả nợ vì tử vong, hay
thương tật bất ngờ…Do vậy, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đã được
nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm triển khai trong thời gian qua.
 Dịch vụ chứng khoán: là các dịch vụ về chứng khoán và kinh doanh chứng
khoán, bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký
chứng khoán.
Tại VCB Lâm Đồng, các dịch vụ ngoài lãi mang đến nguồn thu phí dịch vụ
với các khoản mục cụ thể như sau:
- Thu phí thanh toán trong nước:
 Thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi
 Thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu
 Chuyển tiền
- Thu phí dịch vụ thẻ:
 Phát hành thẻ
 Thanh toán thẻ
- Thu dịch vụ ngân quỹ:
 Thu, chi tại quầy
 Thu, chi hộ
26
- Thu từ dịch vụ bảo lãnh
- Thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử:
 Internet Banking
 SMS Banking
 Mobile Banking
- Thu tài trợ thương mại – thanh toán quốc tế:
 Thu nghiệp vụ L/C xuất nhập khẩu
 Thu từ nghiệp vụ nhờ thu xuất nhập khẩu
 Thu bưu điện phí
 Thu phí thanh toán nước ngoài
- Thu khác:
 Thu phí quản lý tài khoản
 Thu cho thuê văn phòng
3.1.3. Lợi ích của kinh doanh dịch vụ đối với Ngân hàng
- Với đặc điểm nguồn thu chủ yếu từ phí, ổn định và gần như phi rủi ro, việc
phát triển và tăng thu từ dịch vụ giúp mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu cho các
ngân hàng, giảm lệ thuộc vào thu nhập từ lãi.
- Hoạt động dịch vụ có mức độ rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn thấp hơn so với các
hoạt động ngân hàng truyền thống liên quan đến tín dụng. Cụ thể:
 Các dịch vụ thanh toán thẻ, ngân hàng điện tử… không gắn liền với hoạt
động cấp tín dụng nên rủi ro và chi phí vốn tương đối thấp.
 Nghiệp vụ tài trợ thương mại, tuy có liên quan đến hoạt động tín dụng nhưng
do việc cấp tín dụng dựa trên hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa
của doanh nghiệp ; có hợp đồng, hóa đơn đầy đủ, minh bạch; có nguồn trả nợ
đáng tin cậy và được đảm bảo là khoản phải thu từ hợp đồng bán hàng, hợp
đồng xuất khẩu; có thời hạn chiết khấu, thời hạn LC ngắn nên mức độ rủi ro
của hoạt động TTTM được đánh giá là thấp hơn nhiều so với cho vay thông
thường.
27
- Sự phát triển của hoạt động dịch vụ góp phần hỗ trợ ngược lại cho hoạt động
tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng thường được cung cấp theo gói, do vậy việc phát
triển dịch vụ để gia tăng tiện ích và sự hài lòng khách hàng sẽ thu hút và giữ chân
khách hàng trong các mảng kinh doanh khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tận dụng
được nguồn vốn giá rẻ từ tài khoản thanh toán của khách hàng để cải thiện lợi
nhuận.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng.
- Việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cũng góp phần nâng cao uy tín, vị thế của
NHTM.
- Phát triển hoạt động dịch vụ còn giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập
kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, các ngân hàng có xu hướng liên kết với nhau.
Một ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ đến khắp nơi trên toàn thế giới thông qua sự
liên kết với các ngân hàng và tổ chức kinh tế quốc tế.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện
nhằm xem xét tác động của TNNL đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM,
các nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận khác nhau:
- Nghiên cứu về kinh tế lượng của Davis và Touri (2000) cho thấy, đối với
Hoa Kỳ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Đan Mạch, và EU nói chung, thì ngân hàng
càng lớn, càng phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ
cùng chiều giữa thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí so với thu nhập. Mối quan hệ
cùng chiều này có thể được lý giải bởi sự cần thiết phải có thêm nhiều nhân viên
được đào tạo bài bản và có thu nhập cao để tạo thu nhập ngoài lãi so với các hoạt
động cốt lõi truyền thống.
- DeYoung và Roland (2001) báo cáo rằng khi các ngân hàng chuyển sang
hướng hoạt động có thu nhập từ phí nhiều hơn thì sự biến động của doanh thu, lợi
nhuận và đòn bẩy vốn sẽ tăng lên.
- Chiorazzo và cộng sự (2008), Baele và cộng sự (2007) cũng cho rằng tăng
nguồn TNNL sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động đối với các ngân hàng, đặc biệt là các
28
ngân hàng lớn thì sự tác động càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, DeYoung và Rice
(2004) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa TNNL và hiệu suất tài chính của các
NHTM Mỹ và kết luận rằng tỷ lệ TNNL tác động cùng chiều đến ROE.
- Lee và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tác động của thu nhập từ hoạt động
ngoài lãi đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM tại 22 quốc gia ở châu Á giai đoạn
1995 - 2009. Kết quả được rút ra từ khảo sát cho 967 ngân hàng thương mại cổ
phần: các hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng châu Á làm giảm rủi ro, nhưng lại
không làm tăng lợi nhuận. Các hoạt động ngoài lãi làm tăng rủi ro đối với các ngân
hàng ở những nước có thu nhập cao, trong khi tại những nước có thu nhập trung
bình, thấp thì lợi nhuận tăng lên còn rủi ro được giảm thiểu. Kết luận cuối cùng mà
nhóm tác giả đưa ra cho thấy thu nhập ngoài lãi bị tác động bởi lĩnh vực hoạt động
chuyên sâu của ngân hàng và mức thu nhập của quốc gia mà ngân hàng hoạt động.
Nhóm tác giả này chưa đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho các hoạt động ngoài
lãi tại những quốc gia có trình độ thu nhập trung bình thấp như Việt Nam.
- Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2015) về rủi ro và đa dạng hóa thu nhập
của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012 đã tìm ra những bằng chứng
cho thấy ngân hàng có thu nhập ngoài lãi cao thì có rủi ro thấp hơn những ngân
hàng tập trung chủ yếu vào thu nhập từ lãi.
- Nghiên cứu của Li and Zhang (2013) đề cập đến tác động của đa dạng hóa
các hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân
hàng Trung Quốc dựa trên dữ liệu ngành ngân hàng trong giai đoạn 1986 – 2008. Ở
cấp độ tổng hợp, đã có những lợi ích của việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ
phi truyền thống làm gia tăng thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này có
mức độ biến động cao hơn so với thu nhập tín dụng đơn thuần và lợi ích cận biên
của đa dạng hóa tiềm năng giảm so với sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi, các hệ số
tương quan của tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi chủ yếu
là không đạt. Qua phân tích mô hình, nhóm tác giả chỉ ra tác động của thu nhập
ngoài lãi trên doanh thu và rủi ro ngành ngân hàng Trung Quốc là không đáng kể.
Nhìn chung, nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ ra kết quả cho thấy thu nhập ngoài lãi
làm đa dạng hóa doanh thu cho ngân hàng, nhưng sự phụ thuộc vào nguồn thu này
29
có thể làm trầm trọng thêm rủi ro/đánh đổi lợi nhuận cho các ngân hàng ở Trung
Quốc.
- Bằng việc sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại
Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016, nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân
Quỳnh (2017) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả kinh
doanh của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng cho thấy thu nhập
ngoài lãi có mối tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh
doanh, đầu tư thì khả năng sinh lời sẽ tăng.
- Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) phân
tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro và khả năng sinh lời của 26 ngân hàng
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016 bằng mô hình phân tích dữ liệu bảng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi không có tác động lên rủi ro
nhưng lại có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro
của các ngân hàng thương mại được nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa
vào kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của
NHTM
3.2.1. Các nhân tố bên trong
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Mỗi Ngân hàng khi triển khai bất kỳ một mảng dịch vụ ngoài lãi nào đều
phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến
lược kinh doanh được xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách
hàng mục tiêu, môi trường công nghệ, môi trường cạnh tranh, nguồn lực của bản
thân Ngân hàng. Ngân hàng cần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống
Ngân hàng để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Nếu một Ngân
hàng xác định được tầm quan trọng của mảng dịch vụ ngoài lãi nào trong hoạt động
30
kinh doanh của mình thì sẽ có những đầu tư nguồn lực phù hợp để phát triển mảng
dịch vụ đó
Kỹ thuật công nghệ Ngân hàng
Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ ngoài lãi nói
riêng thường xuyên phải sử dụng các thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại. Những
công nghệ này sẽ giúp cho quá trình cung cấp dịch vụ ngoài lãi của Ngân hàng
thuận tiện hơn, an toàn hơn. áp dụng những tiến bộ khoa học vào hoạt động Ngân
hàng sẽ giúp cho quá trình cập nhật thông tin nhanh hơn, chính xác hơn qua đó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm soát hoạt động dịch vụ ngoài lãi Ngân
hàng. Tuy nhiên khi sử dụng các công nghệ hiện đại, NHTM phải đối mặt với chi
phí hoạt động cao hơn, sử dụng vốn nhiều hơn, điều này buộc các NHTM phải lựa
chọn các giải pháp sử dụng các thiết bị công nghệ khác nhau cho phù hợp với khả
năng tài chính của mình.
Quá trình vận hành các sản phẩm dịch vụ
Do đặc điểm dịch vụ Ngân hàng dễ bắt chước, không mang tính độc quyền
nên một sản phẩm dịch vụ mới xuất hiện thì một thời gian rất ngắn sau các NHTM
khác cũng cung cấp loại dịch vụ đó. Nhưng điều khác nhau giữa các sản phẩm dịch
vụ của NHTM này với NHTM khác đó là quy trình vận hành các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng. Với quy trình vận hành hợp lý tạo ra sự thuận tiện cho việc quản lý sản
phẩm dịch vụ ngoài lãi cũng như sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử
dụng sẽ giúp cho dịch vụ đó của Ngân hàng có thị phần nhiều hơn.
Quy trình vận hành còn thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt của các sản phẩm
dịch vụ, đảm bảo sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng và phù hợp với phong tục
tập quán của từng đối tượng sử dụng. Với cùng một sản phẩm dịch vụ ngoài lãi,
khách hàng thường lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên
sự tiện lợi và an toàn cho chính bản thân khách hàng.
Tính đa dạng của bản thân các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
Bản thân các dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến khả
năng tăng trưởng của nó, nếu một sản phẩm dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng có tính
tiện lợi cao và tương thích với các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng khác
31
nó sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực. Điều này thể hiện rõ nhất ở dịch vụ thẻ thanh toán
của Ngân hàng, nếu không có các tiện ích đi kèm thì thẻ thanh toán chỉ dùng để rút
tiền mặt nhưng nếu có các tiện ích đi kèm như thanh toán hàng hoá thông thường,
thanh toán tiền điện, nước, điện thoại sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều
hơn, hoặc khi số dư trong tài khoản của khách hàng đủ lớn đến một số nhất định thì
sẽ được tự động tính lãi ứng với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn.
Quy mô vốn, uy tín và địa bàn hoạt động của NHTM
Quy mô vốn sẽ quyết định trực tiếp đến hoạt động dịch vụ ngoài lãi của ngân
hàng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể, quy mô vốn sẽ quyết định đến số
lượng và quy mô giao dịch của các dịch vụ cũng như việc sử dụng các thiết bị công
nghệ, cơ sở vật chất mà chính những điều này lại quyết định đến chất lượng dịch vụ
ngoài lãi của Ngân hàng. Quy mô vốn lớn sẽ giúp cho các NHTM chủ động hơn
trong việc phòng chống rủi ro hoạt động Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động
dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng nói riêng. Quy mô vốn lớn cũng là động lực giúp
các Ngân hàng nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Theo quy mô vốn
của từng Ngân hàng mà mỗi Ngân hàng sẽ tập trung vào loại hình dịch vụ mà mình
có ưu thế nhất, các Ngân hàng có quiy mô vốn lớn có ưu thế trong việc cung cấp
các dịch vụ hàm chứa công nghệ hiện đại như Internet banking, SMS banking,.. còn
các Ngân hàng có quy mô vốn trung bình sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đại trà
như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ thanh toán.
Uy tín của Ngân hàng là tài sản vô hình của NHTM, nó thể hiện qua sự tin
tưởng và ủng hộ của khách hàng đối với Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng được tạo
dựng qua nhiều năm hoạt động và thông qua các chương trình quảng cáo, tài trợ,
các hoạt động khác nhằm tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng
được đánh giá cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn so với những Ngân hàng
khác.
Vị trí địa lý của NHTM sẽ quyết định trực tiếp đến loại hình dịch vụ mà
Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Nếu một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn
thành phố công nghiệp sôi động thì các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp sẽ mang
tính hiện đại và đa dạng như dịch vụ chuyển tiền điện tử, bảo lãnh, uỷ thác hay các
32
dịch vụ hiện đại như: Internet Banking, Home Banking… Nếu một Ngân hàng hoạt
động tại khu vực nông thôn thì các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho
khách hàng sẽ là các sản phẩm dịch vụ mang tính nhỏ, lẻ như chuyển tiền và nhận
kiều hối…
Hoạt động Marketing Ngân hàng
Marketing là hoạt động không thể thiếu của một NHTM hiện đại, đặc biệt là
trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động Marketing sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng tốt
nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch
vụ Ngân hàng, đồng thời có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng
để đạt được mức sử dụng sản phẩm của Ngân hàng ở mức cao nhất. Hệ thống
Marketing luôn luôn nỗ lực trong việc cung cấp thật phong phú các chủng loại sản
phẩm, dành cho người sử dụng quyền lựa chọn lớn nhất. Hoạt động Marketing còn
phải mang lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy các dịch vụ, sản phẩm phù
hợp với thị hiếu của họ và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Hoạt động Marketing một mặt sẽ thích ứng với sự thay đổi của môi trường
và thị trường nhưng sự thích ứng này luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn - lợi nhuận - sức
mạnh trong cạnh tranh.
Chất lượng nguồn nhân lực
Mỗi nhân viên Ngân hàng khi làm việc là đang bán các sản phẩm ngoài lãi
của ngân hàng nhưng không hẳn nhân viên nào cũng nhận thức được điều này.
Trong hoạt động Ngân hàng, con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến
sự phát triển của bản thân các NHTM. Đặc biệt trong hoạt động dịch vụ ngoài lãi
của ngân hàng thì điều này càng thể hiện rõ vì các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
cung cấp đều phải có sự tham gia của nhân viên Ngân hàng. Khả năng và sự nhiệt
tình của nhân viên dịch vụ trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ảnh
hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng
nếu doanh nghiệp cung cấp và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và khi có sai
sót xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ chẳng hạn như phục vụ chậm trễ, dịch
vụ thiếu tính hợp lý hoặc những sai sót cơ bản khác nếu nhân viên phục vụ nhận
33
thức được và kịp thời giải thích, xin lỗi hoặc bồi thường những sẽ khiến khách hàng
cảm thấy hài lòng và bỏ qua những sai sót đó, những động thái đó gọi là sự phục hồi
dịch vụ.
Chất lượng phục vụ sẽ quyết định đến sự thành công của mỗi giao dịch,
thành công ở đây là sự hài lòng của khách hàng. Chính vì thế có thể khẳng định
rằng chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh
của Ngân hàng.
3.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, khả năng
chi tiêu và nhu cầu về vốn của đa số khách hàng. Môi trường kinh tế tác động rất
mạnh đến nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khi nền kinh tế
tăng trưởng ổn định, các ngành nghề phát triển, thu nhập của người dân cao hơn,
các khoản chi tiêu của các tổ chức và cá nhân được cải thiện tích cực họ sẽ sử dụng
nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn và ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, mất ổn định
thì ngành Ngân hàng lại được coi là ẩn chứa nhiều sự bất ổn nhất; các sản phẩm
dịch vụ trở nên xa lạ đối với tổ chức và cá nhân, những đối tượng này sẽ sử dụng
các giao dịch bằng tiền mặt nhiều hơn, cất trữ tiền mặt, ngoại tệ và vàng nhiều hơn.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm những chính sách, nguyên tắc tác động đến hoạt
động của cộng đồng và hệ thống pháp luật của Nhà nước về quản lý nền kinh tế nói
chung đặc biệt là quản lý về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nói riêng. Môi trường
này tạo cơ sở pháp lý rằng buộc và tác động tới việc hình thành, tồn tại và phát triển
của mỗi Ngân hàng. Hiện nay hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ
Ngân hàng còn phức tạp nhiều văn bản hướng dẫn khó tra cứu làm hạn chế sự phát
triển của dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng.
Môi trường văn hoá- xã hội
Môi trường văn hoá - xã hội được hình thành từ những tổ chức và các nguồn
lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị xã hội như: cách nhận thức, trình độ
dân trí, văn hóa, lối sống, thói quen trong việc sử dụng và cất trữ tiền, sự hiểu biết
34
của dân chúng về Ngân hàng. Những điều này có tác động rất lớn tâm lý, tình cảm,
phong tục tập quán nguyên tắc sống và cả trình độ của đối tượng sử dụng dịch vụ
Ngân hàng. Các Ngân hàng không thể bỏ qua những giá trị xã hội này khi nghiên
cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Có những sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng chỉ hợp với đối tượng khách hàng này mà không phù hợp với đối tượng khách
hàng khác.
Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trong sản phẩm của Ngân hàng thương mại là rất cao, do
Ngân hàng thương mại bị chi phối bởi đặc điểm dùng nguyên liệu chính là “tiền”,
loại nguyên liệu có tính xã hội hoá và tính nhạy cảm cao. Tính xã hội hoá thể hiện ở
chỗ chỉ cần sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển của
khách hàng từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác (chính lượng khối lượng tiền
gửi lại ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ tại các Ngân hàng thương mại), trong khi
một doanh nghiệp khi đưa ra một loại sản phẩm với giá hạ hơn giá bán trước đây
của cùng loại sản phẩm với giá bán thấp hơn giá trước đây của cùng loại đã được thị
trường chấp nhận thì phải chờ đến thời gian sau khi khách hàng thử nghiệm và chấp
nhận. Tính nhạy cảm cao bộc lộ rõ trong trường hợp, ngay khi Ngân hàng thương
mại tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng, thì trong thời gian rất ngắn
các Ngân hàng thương mại khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh,
trong khi doanh nghiệp cần có khoảng thời gian dài hơn để khai thác sản phẩm mới
nhằm tạo ra lợi nhuận cạnh tranh.
Lược khảo một số công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
TNNL tại NHTM :
Hakimi và cộng sự (2012) sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho các ngân hàng
Tunisia trong giai đoạn 1998 - 2009 cho thấy, sự tiến bộ của công nghệ thông tin và
truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh
hưởng đến mức độ của TNNL.
Davis và Tuori (2000) đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô, tỷ lệ
tiền gửi cơ sở và mức độ kinh doanh các hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng.
Các tác giả cho rằng các ngân hàng lớn hoạt động trong thị trường cạnh tranh thì có
35
tỷ lệ lãi ròng biên thấp, nên thường mở rộng các hoạt động kinh doanh phi truyền
thống để nâng cao thu nhập. Nghiên cứu này cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến
giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng. Còn De Young và Rice (2004) lại cho thấy mối quan hệ
nghịch biến giữa sự gia tăng thu nhập ngoài lãi với chất lượng quản trị ngân hàng.
Các tác giả này cho rằng sự gia tăng thu nhập ngoài lãi không bù đắp được những
rủi ro mà nó mang lại, do đó những ngân hàng có quản trị tốt ít kinh doanh các hoạt
động tạo ra thu nhập ngoài lãi. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Rogers
và Sinkey (1999) khi cho rằng các ngân hàng đối mặt với rủi ro thấp hơn khi gia
tăng các hoạt động phi truyền thống. Nghiên cứu này còn cho rằng sự gia tăng thu
nhập ngoài lãi phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng
lớn thường theo đuổi chiến lược phi truyền thống và tạo ra một lượng lớn thu nhập
ngoài lãi. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi cơ sở và tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi là đồng biến. Các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cơ sở so với tổng tài sản cao thì
cũng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao. Mở rộng thu nhập ngoài lãi giúp các ngân hàng
cải thiện lợi nhuận và giảm rủi ro. Thu nhập ngoài lãi có sự biến động nhiều hơn so
với thu nhập từ lãi cho vay. Trong đó, lợi nhuận từ kinh doanh tỷ giá và các nguồn
thu nhập ngoài lãi khác là thành phần biến động nhiều nhất. Do đó, gia tăng thu
nhập ngoài lãi có thể mang lại lợi ích đa dạng hoá cho các ngân hàng (De Young
and Rice, 2004; Stiroh, 2004). Hakimi và cộng sự (2012), Damankah và cộng sự
(2014) đã chỉ ra rằng quy mô, thu nhập từ lãi, tác động của rủi ro và tính thanh
khoản là những yếu tố chính và quan trọng góp phần tạo ra thu nhập ngoài lãi của
ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị
Cành (2014) cũng đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa quy mô, rủi ro tín dụng và sự
đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tác giả cho rằng
các ngân hàng lớn có xu hướng tạo ra nhiều thu nhập từ phí và hoa hồng hơn các
ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn và rủi ro tín dụng cao tập trung nhiều
hơn vào sự đa dạng hóa thu nhập, do đó có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao hơn. Các yếu
tố đặc thù như lãi ròng trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng tài sản có tác động làm
36
tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại Việt Nam (Nguyễn Minh Sáng
và Nguyễn Thị Hạnh Hoa, 2013). Đồng quan điểm trên, Nguyễn Thị Diễm Hiền và
Nguyễn Hồng Hạt (2016) đã làm rõ hơn các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi
và tác động của nó đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Đặc thù ngân hàng, điều
kiện thị trường có tác động mạnh đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013. Nghiên cứu này đã tìm thấy mối quan hệ tích
cực của tăng trưởng quy mô ngân hàng với thu nhập ngoài lãi. Kết quả cũng cho
thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô tổng tài sản với thu nhập ngoài lãi.
Nghĩa là ngân hàng nào có quy mô tăng trưởng nhanh thì thu nhập ngoài lãi cũng
tăng nhanh hơn. Nghiên cứu này cũng cho thấy yếu tố cho vay trên tổng tài sản và
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với thu
nhập ngoài lãi.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2017) đã thực hiện một khảo sát bằng phương pháp
điều tra theo bảng hỏi trên phạm vi 1.000 khách hàng đã và đang có giao dịch tại
các NH TMCP lớn tại Việt Nam nhằm tiến hành điều tra nhu cầu và mức độ hài
lòng về dịch vụ ngoài lãi . Nghiên cứu này giúp tác giả xác định được nhu cầu và
đánh giá thực tiễn của người tiêu dùng về dịch vụ ngoài lãi của các TCTD để từ đó
đưa các giải pháp tổng thể, phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách
hàng về loại hình dịch vụ này. Nội dung khảo sát bao gồm: (1) Chương trình
khuyến mại/ ưu đãi; (2) Dịch vụ chăm sóc Khách hàng; (3) Thủ tục hồ sơ, chứng từ;
(4) Chi phí dịch vụ/ lãi suất; (5) Sản phẩm/ dịch vụ; (6) Chi nhánh/ cơ sở vật chất;
(7) Chất lượng dịch vụ; (8) Hình ảnh ngân hàng. Chương trình khảo sát giúp xác
định được: (1) Mức độ sử dụng dịch vụ phi tín dụng của Khách hàng; (2) Xác định
được mức độ hài lòng/ Không hài lòng của khách hàng đối với loại sản phẩm phi tín
dụng; (3) Ghi nhận ý kiến khách hàng về những điểm được đánh giá là trọng yếu
đối với sản phẩm phi tín dụng; (4) Biết được điểm mạnh, yếu của các TCTD đối với
sản phẩm phi tín dụng của Ngân hàng Việt Nam để có cơ sở cải tiến tốt hơn. Kết
quả ghi nhận được như sau:
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020HaQuyDuong1
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...Man_Ebook
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020
Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại TechcombankLuận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt NamLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
 
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAYKhóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠ...
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 

Similar to Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ XUÂN VINH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Nhã Linh
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ viii ABSTRACT..............................................................................................................ix CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................2 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................3 1.5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài...........................................................................................3 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................5 2.1. Giới thiệu về VCB Lâm Đồng.......................................................................5 2.1.1. Giới thiệu chung về VCB .......................................................................5 2.1.2. Tổng quan về VCB Lâm Đồng...............................................................6 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 20187
  • 5. iii 2.2.1. Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................7 2.2.2. Cơ cấu thu nhập ......................................................................................9 2.3. Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn...............................................................................10 2.3.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi.......................................10 2.3.1.1. Trên thế giới...................................................................................10 2.3.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................12 2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn................14 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20 3.1. Tổng quan về thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ ...............................20 3.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ..............................20 3.1.2. Các loại dịch vụ ....................................................................................21 3.1.3. Lợi ích của kinh doanh dịch vụ đối với Ngân hàng..............................26 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của NHTM....................................................................................................................29 3.2.1. Các nhân tố bên trong ...........................................................................29 3.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài.......................................................................33 3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................38 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................38 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................38 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI VCB LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN ...................................................................................................................................39 4.1. Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ....................................................................................................................39 4.1.1. Quy mô và tăng trưởng .........................................................................39
  • 6. iv 4.1.2. Cơ cấu ...................................................................................................40 4.1.3. Xét từng mảng dịch vụ..........................................................................43 4.1.3.1. Thanh toán trong nước...................................................................43 4.1.3.2. Ngân quỹ........................................................................................43 4.1.3.3. Thẻ..................................................................................................43 4.1.3.4. Ngân hàng điện tử ..........................................................................44 4.1.3.5. Bảo lãnh .........................................................................................45 4.1.3.6. Tài trợ thương mại .........................................................................46 4.1.3.7. Dịch vụ khác ..................................................................................47 4.2. Đánh giá thực trạng thu phí dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018 47 4.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................47 4.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân..............................................................47 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI VCB LÂM ĐỒNG.........................................................................51 5.1. Định hướng phát triển của VCB Lâm Đồng................................................51 5.1.1. Đinh hướng phát triển của VCB ...........................................................51 5.1.2. Định hướng của VCB Chi nhánh Lâm Đồng........................................51 5.2. Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng . .....................................................................................................................52 5.2.1. Định hướng và quản trị .........................................................................52 5.2.2. Phân đoạn khách hàng ..........................................................................56 5.2.3. Sản phẩm và giá....................................................................................56 5.2.4. Chất lượng dịch vụ................................................................................57 5.2.5. Các hỗ trợ khác .....................................................................................59 KẾT LUẬN ..............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM Máy rút tiền tự động DPRR Dự phòng rủi ro NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại POS Đơn vị chấp nhận thẻ TNNL Thu nhập ngoài lãi TSC Trụ sở chính TTQT Thanh toán quốc tế TTTM Tài trợ thương mại VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018........................................................................................................7 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm Đồng .....................................................................................................................................8 Bảng 2.3: So sánh một số loại phí dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng..........................................................................................................................15 Bảng 4.1: Thu nhập thuần hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018...........39 Bảng 4.2: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ tại VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..........40 Bảng 4.3: Cơ cấu thu phí dịch vụ thẻ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 .......................44
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..........................................9 Hình 3.1: Kết quả khảo sát các yếu tố được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất và hài lòng nhất khi sử dụng các dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM......................37 Hình 4.1: Kết quả hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018........................39 Hình 4.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018..............................41 Hình 4.3: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ...............42 Hình 4.4: Kết quả thu nhập thuần dịch vụ bảo lãnh VCB Lâm Đồng và BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 .....................................................................................46
  • 10. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Tóm tắt: Trong bối cảnh các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang dần giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngoài lãi, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp giúp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng). Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018, nghiên cứu đã rút ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đối với hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Từ đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp trên các phương diện: (i) Định hướng và quản trị; (ii) Phân đoạn khách hàng; (iii) Sản phẩm và giá; (iv) Chất lượng dịch vụ và (v) Các hỗ trợ khác; nhằm thúc đẩy và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng trong thời gian tới. Từ khóa: Thu nhập ngoài lãi, hoạt động dịch vụ, Ngân hàng, VCB.
  • 11. ix ABSTRACT Solutions for increasing non-interest income from service activities at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Lam Dong branch Abstract: In the context of Commercial Banks in Vietnam that is gradually reducing dependence on credit activities and increasing its non-interest income, this study aims to provide solutions to enhance non-interest income from service activities at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam Dong branch (VCB Lam Dong). Based on the analysis of the current status of non- interest service activities at VCB Lam Dong in the period from 2014 to 2018, this research concluded the achievements aspects, limitations and reasons for those limitations for services at VCB Lam Dong in period 2014 - 2018. Therefore, this project has suggested solutions based on aspects: (i) Orientation and management; (ii) Customer segmentation; (iii) Products and prices; (iv) Service quality and (v) Other supports; aims to encourage and extend income from service activities at VCB Lam Dong in the future. Key words: non-interest income, service activity, bank, VCB.
  • 12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ngày 31/12/2015 với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2020, môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức do các yêu cầu khắt khe hơn về vốn, tỷ lệ an toàn cùng với áp lực cạnh tranh cao. Với mức độ rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn tương đối thấp hơn so với hoạt động tín dụng, việc phát triển dịch vụ ngân hàng và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, phân tán rủi ro để đảm bảo phát triển ổn định (Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền, 2010). Các điều kiện hiện nay và xu hướng phát triển có những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng như: sự phát triển của công nghệ thông tin dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi cơ cấu dân số và hành vi người tiêu dùng… Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định việc chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB), với truyền thống là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh có lịch sử xây dựng và phát triển lâu đời tại Việt Nam. Đề án phát triển của VCB tới năm 2020 cũng đã xác lập rõ dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của VCB. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng) là nơi học viên đang công tác. Được thành lập từ năm 2004, cho đến nay VCB Lâm Đồng đã và đang đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2018, chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi của VCB Lâm Đồng chỉ đạt 86% kế hoạch Trụ sở chính (TSC) giao. Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 83% kế hoạch. Bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập ròng của VCB Lâm Đồng năm 2018 là 15,9%, giảm so với năm
  • 13. 2 2017 (17,2%). Điều này thể hiện cơ cấu chuyển dịch chưa đúng với định hướng mà VCB TSC đề ra. Xuất phát từ những thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng các giải pháp nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018. - Đánh giá vị thế hiện tại của VCB Lâm Đồng, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 như thế nào? - Những giải pháp nào là khả thi và phù hợp với vị thế hiện tại của VCB Lâm Đồng nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian (VCB Lâm Đồng), phạm vi thời gian (Nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2014- 2018) và phạm vi về mặt nội dung (Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng từ năm 2014 – 2018). 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp. Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng dựa trên cơ sở tham khảo các tài
  • 14. 3 liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính của các chi nhánh NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018,… 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin về tình hình hoạt động thu nhập ngoài lãi được tác giả thu thập dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Trong đó có các nội dung về thu nhập, chi phí, lợi nhuận…của từng loại hình dịch vụ. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm. Ngoài ra còn có sự thống kê về số lượng giao dịch, mạng lưới các điểm giao dịch…phục vụ cho việc phân tích hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại đơn vi. 1.5. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ của một chi nhánh ngân hàng thương mại cụ thể. Từ đó, tìm ra các hạn chế của hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp giúp nhà quản lý, lãnh đạo của ngân hàng VCB Lâm Đồng tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại ngân hàng của mình. 1.6. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này tác giả trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu. Chương này tác giả lần lượt trình bày khái quát về VCB Lâm Đồng, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực trạng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2018; đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong quá trình phát triển hoạt động dịch vụ tại địa bàn.
  • 15. 4 Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi (Khái niệm, các loại hình dịch vụ cấu thành, vai trò và mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của NHTM). Tiến hành khái quát, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, từ đó phân tích đề xuất hướng nghiên cứu cho đề tài. Chương 4: Phân tích vấn đề nghiên cứu và xác định nguyên nhân của vấn đề. Tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng. Chương 5: Lựa chọn giải pháp cho vấn đề. Chương này, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng.
  • 16. 5 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về VCB Lâm Đồng 2.1.1. Giới thiệu chung về VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, hệ thống mạng lưới trong nước và nước ngoài của VCB liên tục được mở rộng. Tính đến 31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 53/64 tỉnh thành phố trong cả nước. VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 2018, với mốc lịch sử 55 năm phát triển, VCB đã ghi dấu một giai đoạn phát triển đầy bản lĩnh và tự hào, khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Tổng tài sản vượt mức một triệu tỷ đồng, lợi nhuận đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017, xếp thứ nhất về quy mô lợi nhuận và nộp ngân sách trong ngành Ngân hàng. VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế. Công tác hoạch định chiến lược, chỉ đạo và quản trị điều hành của VCB đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng và đón đầu những biến đổi của thị trường và xu thế hội nhập quốc tế; công tác khách hàng thay đổi theo chiều sâu; mô hình tổ chức được chuẩn hóa; công tác quản trị nguồn nhân lực có những đổi mới mạnh mẽ; bước đầu thực hiện quản trị rủi ro một cách toàn diện theo chuẩn mực quốc tế thông qua triển khai Hiệp ước vốn Basel, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo
  • 17. 6 Basel II. Vietcombank cũng đã tăng cường đầu tư hiện đại hoá hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm từng bước hướng đến các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất. Những kết quả này khẳng định được tính đúng đắn của chiến lược chuyển dịch hoạt động kinh doanh tập trung vào 3 trụ cột chính là bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ của VCB cùng sự nỗ lực, tận tâm cống hiến của hơn 17.000 cán bộ VCB trên toàn hệ thống. VCB xác lập tầm nhìn 2020 là trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 Tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. 2.1.2. Tổng quan về VCB Lâm Đồng VCB Lâm Đồng được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 04/2004, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Hồ Chí Minh. Thực hiện Quyết định 888/QĐ/NHNN ngày 16/6/2005 của NHNN Việt Nam, tháng 11/2006 VCB Lâm Đồng được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB. Hiện nay, Trụ sở được đặt tại Tòa nhà Vietcombank, số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Thành phố Đà Lạt. Trải qua gần 15 năm hoạt động và phát triển, VCB Lâm Đồng đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế tại địa phương, phát huy tốt vai trò của một NHTM. VCB là một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, do đó Chi nhánh VCB Lâm Đồng cũng đã và đang cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; các hoạt động ngân hàng truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,…cũng như những dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử,… Sau gần 15 năm hoạt động trên thị trường, VCB Lâm Đồng hiện có gần 150 cán bộ nhân viên, với 5 phòng Giao dịch đặt tại các trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lộc). Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm luôn tăng cao và luôn duy trì là một trong ba tổ chức tín dụng có quy mô huy động và dư nợ lớn nhất tại tỉnh Lâm Đồng.
  • 18. 7 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 2.2.1. Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Huy động vốn 2.100 2.563 3.182 3.949 4.405 Dư nợ 1.670 2.288 3.082 4.073 5.316 Tỷ lệ nợ xấu 1% 0,80% 0,38% 0,13% 0,06% Thu lãi thuần 76,16 81,78 105,37 134,61 195,35 Thu nhập ngoài lãi thuần 12,33 15,76 19,58 27,90 36,80 Lợi nhuận trước thuế (sau DPRR) 32,5 49,6 66,2 97,5 165 Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng Giai đoạn 2014 – 2018, quy mô huy động và dư nợ của VCB Lâm Đồng tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 26,76%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay trong cả giai đoạn là 33,6%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 20,46% . Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt trong cả giai đoạn. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,06% tổng dư nợ, thấp hơn mức khống chế của VCB TSC (dưới 0,5%). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau dự phòng rủi ro (DPRR) tăng trưởng tốt ở mức 50,65% cho cả giai đoạn. Đáng chú ý trong năm 2018, lợi nhuận trước thuế (sau DPRR) đạt 165 tỷ đồng, tăng 69,23% so với năm 2017. Tổng thu nhập thuần (bao gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần) ghi nhận mức tăng trưởng tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng lần lượt là 10,23%, 28,1%, 30,5% và 42,86%. Thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2014 – 2018 có mức tăng trưởng bình quân 31,61%, trong khi thu nhập từ lãi trong cùng giai đoạn có mức tăng trưởng bình quân 27,28%.
  • 19. 8 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm Đồng Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2017 Kế hoạch 2018 Thực hiện 2018 % Kế hoạch 2018 +/- % so với 2017 Huy động Tỷ đồng 3.949 4.930 4.405 89,4% 11,5% Dư nợ Tỷ đồng 4.073 5.280 5.316 100,7% 30,5% Lợi nhuận (sau DPRR) Tỷ đồng 97,5 136 165 121,3% 69,2% Thu nhập ngoài lãi thuần Tỷ đồng 27,9 42,9 36,8 85,8% 31,9% + Thu dịch vụ Tỷ đồng 22,14 38,2 31,9 83,5% 44,1% (Trong đó Thu TTTM) Tỷ đồng 3,92 6,5 3,34 51,4% -14,8% + Thu kinh doanh ngoại tệ Tỷ đồng 3,3 4,3 3,7 86,0% 12,1% + Thu khác Tỷ đồng 2,5 0,4 1,2 300,0% -51,2% Doanh số TTQT - TTTM Triệu USD 93 150 82 54,7% -11,8% Số dƣ Bảo lãnh bình quân Tỷ đồng 14 20 9,93 49,7% -29,1% Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy VCB Lâm Đồng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm 2018 về dư nợ và lợi nhuận sau DPRR: - Tín dụng tăng trưởng khả quan, đạt 100,7% kế hoạch 2018, cao hơn mức tăng trưởng chung trên địa bàn 25% (Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019). - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sau DPRR đạt 165 tỷ đồng, hoàn thành vượt 21,3% so với kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, một số mặt hoạt động tuy có tăng trưởng trong năm 2018 nhưng chưa hoàn thành kế hoạch được giao: - Huy động vốn tăng trưởng 11,5% và chỉ đạt 89,4% kế hoạch 2018. Nguồn vốn huy động có sự sụt giảm đáng kể vào những tháng cuối năm 2018. Nguyên nhân chính là do giá một số nông sản xuống thấp; đặc biệt là hồ tiêu, cà phê; hiện
  • 20. 9 Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Thu nhập ngoài lãi thuần Thu nhập lãi thuần 2014 2015 2016 2017 2018 tượng rau, củ, quả Trung Quốc giả tên sản phẩm Đà Lạt gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ nông sản; dẫn đến nguồn thu, tích lũy của nông dân bị sụt giảm. (Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019) - Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi năm 2018 tăng trưởng 31,9% so với năm 2017 nhưng chưa đạt kế hoạch TSC giao (chỉ hoàn thành 86% kế hoạch). Thu nhập ngoài lãi của VCB Lâm Đồng được chia làm 3 khoản mục thu chính: Thu dịch vụ (bao gồm cả thu từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại (TTTM)), thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thu khác. Theo số liệu tại bảng 2.2, có thể thấy nguồn thu nhập ngoài lãi chủ yếu là từ thu dịch vụ (chiếm tới 89% trong tổng thu nhập ngoài lãi của VCB Lâm Đồng năm 2018). - Thu hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá ở mức 44,1% nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra của năm 2018. Trong đó, thu TTTM chỉ hoàn thành 51,4% kế hoạch và số thu phí thuần giảm 0,58 tỷ đồng so với năm 2017. - Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại (TTQT – TTTM) và số dư bảo lãnh bình quân năm 2018 đều giảm so với năm 2017 và không hoàn thành kế hoạch đề ra. Dẫn đến số thu phí từ 2 dịch vụ này cũng có xu hướng giảm do phí được thu trên cơ sở doanh số thực hiện. 2.2.2. Cơ cấu thu nhập Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018
  • 21. 10 Hình 2.1 thể hiện cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018. Qua đó có thể thấy mức độ đóng góp của thu nhập ngoài lãi thuần trong tổng thu nhập qua các năm không có sự biến động nhiều và thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng trong thời gian tới cần có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt sự tập trung vào nguồn thu từ lãi suất của các hoạt động tín dụng và đẩy mạnh tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngoài lãi theo như định hướng của Chính phủ trong đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Chính phủ, 2012). Bên cạnh đó, đề án phát triển của VCB đến năm 2020 cũng đã xác định phát triển dịch vụ ngoải lãi và tăng thu dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của VCB. Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng thu nhập thuần ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của Chi nhánh cũng như định hướng chiến lược của VCB đến năm 2020. 2.3. Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn 2.3.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi 2.3.1.1. Trên thế giới Sự phát triển của các sản phẩm tài chính, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều dịch vụ tài chính mang lại nguồn thu đa dạng cho ngân hàng. Có thể kể tới các nhóm dịch vụ chính như sau: - Dịch vụ truyền thống như: dịch vụ gắn liền với nghiệp vụ huy động – cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ, ngân hàng đại lý, ngân quỹ, quản lý tài sản… - Dịch vụ phi truyền thống:  Ngân hàng đầu tư ( Tư vấn tài chính, phát hành chứng khoán, tư vấn M&A…)
  • 22. 11  Dịch vụ chứng khoán (Phí giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán)  Dịch vụ bảo hiểm  Dịch vụ cung cấp thông tin và xử lý dữ liệu, dịch vụ kỹ thuật khác. Việc phát triển dịch vụ phụ thuộc nhiều vào các định hướng chính sách và quy định luật pháp. Ví dụ, việc nới lỏng các đạo luật quy định phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại cho phép phát triển các dịch vụ thu phí mới, việc dỡ bỏ trần lãi suất giúp ngân hàng chào mức giá cạnh tranh hơn tới khách hàng, tạo ra tâm lý sẵn sàng trả các khoản phí cho các dịch vụ đi kèm. Các ngân hàng lớn có lợi thế trong việc phát triển hoạt động dịch vụ do có mạng lưới rộng, cơ sở khách hàng lớn và đủ khả năng tài chính để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ; trong đó đặc biệt phải kể tới các dịch vụ như ngân hàng đầu tư, chứng khoán hóa các khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán… Các dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, thanh toán điện tử… ít chịu ảnh hưởng bởi lợi thế kinh tế của quy mô hơn. Việc phát triển hoạt động dịch vụ có tác động ngược lại thúc đẩy hoạt động tín dụng cốt lõi, do khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng giúp thúc đẩy việc thu hút khách hàng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến tổng thu nhập của hệ thống các ngân hàng trên thế giới cho thấy thu nhập ngoài lãi là nguồn thu nhập ngày càng quan trọng. Giai đoạn 1990-1999, tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, khoảng 1/3 tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng đến từ thu nhập ngoài lãi; tỷ lệ này ở Thụy Sĩ là 55% (Heffernan, 2005). Davis và Touri (2000) nhận xét chiều hướng thay đổi về thu nhập của các ngân hàng đối với các nước EU và Hoa Kỳ. Họ đề cập đến sự sụt giảm về tỷ lệ thu nhập lãi ròng so với thu nhập ngoài lãi đối với các nước EU, từ 2,9 trong giai đoạn 1984-1987 xuống còn 2,3 trong giai đoạn 1992-1995. Các con số tương ứng đối với Hoa Kỳ là từ 2,6 xuống còn 1,8. Giá trị trung bình của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng châu Âu giai đoạn 2002-2007 là 34,1%, giai đoạn 2008-2012 là 32,4% (Maudos, 2017). Con số này của hệ thống ngân hàng châu Á giai đoạn 1995- 2009 là 65.582% (Lee et al., 2014). Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014) cho thấy
  • 23. 12 việc thay đổi cấu trúc thu nhập là do việc tái cấu trúc thị trường tài chính châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, mức thu nhập của từng quốc gia và đặc trưng kinh doanh của từng loại hình ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi cấu trúc thu nhập của hệ thống NHTM như sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính của người dân, vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính hay việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng. Trong những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, các ngân hàng trên thế giới đều có xu hướng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu nhập ngoài lãi nói chung trong bối cảnh thu từ lãi có xu hướng thu hẹp. Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thay đổi về hành vi của khách hàng cũng như xu hướng quản trị rủi ro ngày càng chặt chẽ, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ hướng đến đáp ứng nhu cầu tài chính tổng thể của khách hàng và các dịch vụ số. 2.3.1.2. Tại Việt Nam Môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ, thận trọng hơn: Các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đang trong xu hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn đối với các rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro ngành ngân hàng: Thế giới dần áp dụng mức an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel III (lộ trình 2013-2019); châu Âu ra chỉ thị riêng về tình hình tài chính - ngân hàng; Mỹ đã quản lý thận trọng theo Đạo luật Dodd-Frank từ năm 2010…; Việt Nam liên tục sửa đổi bổ sung các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hệ thống; Thông tư 13; Thông tư 36; Thông tư 06; Thông tư 41 về việc áp dụng chuẩn mực theo Basel II (đến 2020)… Môi trường kinh doanh thay đổi với các xu thế ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, hàm lượng công nghệ thông tin trong các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Với tiềm năng lớn từ dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng và tốc độ đô thị hóa cùng với mức độ xâm nhập của internet, mobile trong đời sống xã hội rất mạnh, dư địa để
  • 24. 13 phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là ngân hàng số tại Việt Nam là khả quan. Biến đổi về dân số, nhân khẩu học và hành vi khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra các sản phẩm mới kịp thời: Tăng trưởng dân số chậm dần, cấu trúc gia đình thay đổi; cấu trúc tôn giáo, tín ngưỡng thay đổi; dân số bắt đầu già đi, thu nhập tăng nhưng phân hóa mạnh dẫn tới dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng phải thay đổi tương ứng. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam đã bắt đầu bước ngoặt dân số già đi từ năm 2015. Các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm tài chính cho phù hợp như: dịch vụ quản lý lương hưu, quản lý tài sản, dịch vụ sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm… Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng gay gắt: không chỉ giữa các ngân hàng mà đặc biệt giữa các ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng. Các tổ chức phi ngân hàng cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ rất cạnh tranh và ngày càng thuận tiện: dịch vụ thanh toán trực tiếp và trực tuyến, cho vay tiêu dùng, ví điện tử, sản phẩm kết hợp với công ty viễn thông… Xu thế hội nhập và thay đổi vị thế các đồng tiền quốc tế: Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính quốc tế. Điều này sẽ mở ra các cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ có tính chất quốc tế cho cả các định chế, doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới các rủi ro từ cạnh tranh, an ninh và bảo mật, công nghệ… Cơ hội cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông qua thị trường chứng khoán: sự phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng diễn ra mạnh mẽ và phong phú, đa dạng; đặc biệt sự phát triển trên thị trường chứng khoán và các công cụ tài chính là xu hướng tất yếu khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển ở mức cao hơn. Do đó, cần nhận thức tiềm năng này để phát triển các sản phẩm cạnh tranh phù hợp. Định hướng chiến lược của NHNN giai đoạn tới: - Ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ cao như dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngân hàng đầu tư.
  • 25. 14 - Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống thanh toán bù trừ tự động, hệ thống thanh toán thương mại xuyên biên giới, hệ thống chuyển tiền xuyên biên giới… - Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đến 2020 cũng mở ra xu hướng và cơ hội phát triển cho hoạt động dịch vụ. 2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn Thương hiệu mạnh, uy tín cao VCB được thừa nhận là ngân hàng Việt Nam hàng đầu với bề dày hoạt động hơn 50 năm. Trong những năm vừa qua, VCB liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vì vậy VCB Lâm Đồng cũng như các chi nhánh khác được thừa hưởng lợi thế này. Với gần 15 năm xây dựng và phát triển, VCB Lâm Đồng là một trong những ngân hàng hàng đầu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Thương hiệu VCB đã trở nên quen thuộc với khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính. Đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT, TTTM với vị thế là ngân hàng đầu tiên và từng là ngân hàng duy nhất phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tỷ giá của VCB Lâm Đồng thường được lấy ra làm chuẩn mực so sánh hoặc áp dụng cho các giao dịch khác có liên quan đến ngoại tệ của người dân trên địa bàn. VCB Lâm Đồng cũng là nơi khách hàng tìm đến khi muốn mua bán các loại ngoại tệ khác USD ít giao dịch trên thị trường . Kinh doanh an toàn và hiệu quả VCB Lâm Đồng luôn theo đuổi chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. VCB Lâm Đồng chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Sự phát triển về số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng
  • 26. 15 Những năm qua, VCB cũng như VCB Lâm Đồng không ngừng mở rộng về số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng. VCB có nền tảng công nghệ thuận lợi cho việc phát triển thêm tiện ích mới cho sản phẩm. VCB Lâm Đồng được thừa hưởng lợi thế từ các sản phẩm dịch vụ thẻ. Trong nhiều năm, VCB luôn là ngân hàng đứng đầu về gần như toàn bộ các chỉ tiêu phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Các sản phẩm thẻ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và tích hợp nhiều tiện ích trong một sản phẩm thẻ. Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay, đến nay, VCB luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam. VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, đây cũng là lợi thế giúp VCB Lâm Đồng mở rộng mức độ thâm nhập khách hàng và tăng nguồn thu từ mảng dịch vụ này. Chính sách phí Nhìn chung, mặt bằng phí của VCB Lâm Đồng khá cạnh tranh so với nhóm các NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, khoản mục phí dịch vụ ngân hàng điện tử, bao gồm phí duy trì dịch vụ và phí chuyển tiền vẫn cao hơn so với Sacombank và ACB (bảng 2.3). Bảng 2.3: So sánh một số loại phí dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đvt: đồng VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB Phí mở tài khoản Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí
  • 27. 16 VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB Phí quản lý tài khoản/tháng 2.200 2.200 2.000 10.000 đến 20.000 nếu TK có số dư bình quân dưới mức tối thiểu 5.500 15.000 nếu TK có số dư bình quân dưới 500.000 đồng/tháng Phí phát hành thẻ ghi nợ 50.000 50.000 55.000 55.000 99.000 Miễn phí Phí giao dịch tại ATM trong hệ thống (đối với thẻ ghi nợ nội địa) + Rút tiền mặt 1.100 1.100 1.100 3.300 1.000 1.100 + Chuyển khoản 3.300 3.300 0,055% số tiền chuyển Min: 2.200 Max: 16.500 0,055% số tiền chuyển. Min: 4.950 Max: 16.500 2.000 2.200 Phí giao dịch tại ATM ngoài hệ thống (đối với thẻ ghi nợ nội địa) + Rút tiền mặt 3.300 3.300 1.100 3.300 3.300 3.300 + Chuyển khoản 5.500 11.000 từ 10 triệu VND trở xuống: 7.700 trên 10 triệu VND: 0,022% số tiền chuyển. Min: 11.000, Max: 55.000 0,066% số tiền chuyển. Min 11.000 Max 16.500 3.300 x Phí duy trì dịch vụ/tháng + Internet Banking 11.000 9.900 Miễn phí 55.000/năm 44.000/ quý Miễn phí + Mobile Banking 11.000 9.900 Miễn phí 11.000 44.000 quý Miễn phí
  • 28. 17 VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB Phí chuyển khoản cùng hệ thống 0,022% số + Internet Banking dưới 50 triệu VND: 2.200 từ 50 triệu VND: 5.500 Miễn phí dưới 10.000 VND: Miễn phí từ 30 triệu VND trở xuống: 1.100 trên 30 triệu VND: 0,011% số tiền chuyển. Max: 9.900 tiền chuyển. Min: 3.300, Max: 880.000 Cùng tỉnh: miễn phí Khác tỉnh: 8.800 Cùng tỉnh: miễn phí Khác tỉnh: 0,007% Min:10.500, Max: 350.000 + Mobile Banking Miễn phí từ 10 triệu VND trở xuống: 2.200 trên 10 triệu VND đến 25 triệu VND: 5.500 trên 25 triệu VND: 7.700 Phí chuyển khoản khác hệ thống dưới 10 triệu VND: từ 10 triệu VND trở xuống: 7.700 trên 10 triệu VND: 0,022% số tiền chuyển. Max: 55.000 0,0275% số Cùng tỉnh: 0,0198%, Min: 16.500, Max: 990.000 Khác tỉnh: 0,0451%, Min: 17.500, Max: 990.000 Cùng tỉnh: 0,021%, Min: 10.500, Max: 700.000 Khác tỉnh: 0,035%, Min: 14.000, Max: 700.000 + Internet dưới 50 triệu tiền chuyển. Min: Banking 7.700 VND: 11.000, từ 10 triệu 9.900 Max: VND: từ 50 triệu 1.100.000 0,022% số VND: tiền chuyển. 0,011% số + Mobile Banking Min: 11.000, Max: 1.100.000 tiền chuyển. Min: 11.000 0,055% số tiền chuyển. Min: 8.800 Nguồn: website các Ngân hàng
  • 29. 18 Mạng lưới VCB Lâm Đồng có mạng lưới các điểm giao dịch tại các vị trí trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Là một trong những ngân hàng có hệ thống máy rút tiền tự động và số lượng đơn vị chấp nhận thẻ lớn nhất trên địa bàn. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới cũng là một lợi thế đảm bảo thông suốt cho hoạt động TTQT của VCB Lâm Đồng. Hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho các NHTM tại Việt Nam nói chung và VCB nói riêng, trong đó có chi nhánh VCB Lâm Đồng . Việc mở cửa nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu đầu tư và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng tăng lên nhanh chóng, cụ thể: nhu cầu vay vốn đầu tư tăng lên; nhu cầu thanh toán nhanh chóng, tiện lợi tăng lên; hoạt động chuyển đổi ngoại tệ, chuyển khoản… tăng lên, người dân có nhu cầu sử dụng các tiện ích của ngân hàng nhiều hơn. Đây là cơ hội tốt để VCB Lâm Đồng tăng cả quy mô về số lượng cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận với sự tiến bộ và phát triển của ngân hàng thế giới, là cơ hội để VCB có thể tiếp thu kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý điều hành của những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Hội nhập vào kinh tế thế giới cũng đồng thời với việc tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại; đây là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi của VCB cũng như VCB Lâm Đồng. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế buộc các NHTM tại Việt Nam phải đối mặt với thách thức từ sức ép cạnh tranh và tác động của tài chính toàn cầu. Các NHTM tại Việt Nam sẽ phải áp dụng luật chơi chung trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả tổ chức tài chính - ngân hàng trong và ngoài nước. Sức ép cạnh tranh từ phía ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, quản lý, khả năng kiến tạo dịch vụ và tiếp cận thị trường, năng lực marketing sẽ dần chi phối và phân chia lại thị phần thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nước. Chẳng hạn như phí của VCB liên quan đến các sản phẩm dịch vụ cần nhiều hỗ trợ về công
  • 30. 19 nghệ hiện đại chưa thể cạnh tranh được với nhóm các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC.  Trong chương 2, tác giả đã làm rõ vấn đề nghiên cứu tại VCB Lâm Đồng. Kết quả thu nhập thuần từ dịch vụ ngoài lãi cũng như cơ cấu thu nhập ngoài lãi của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 chưa đạt được kế hoạch TSC đề ra; trong khi xu hướng trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy hoạt động dịch vụ ngoài lãi là rất có tiềm năng và vẫn còn dư địa để phát triển. Trong chương này, tác giả cũng đã đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trên địa bàn trong việc phát triển và tăng thu từ dịch vụ ngoài lãi nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
  • 31. 20 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ 3.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ Thu nhập ngoài lãi (TNNL) là khoản thu nhập của NHTM được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tỷ lệ TNNL càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền, 2010). Tỷ lệ TNNL của NHTM là một chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) đã nêu ra phương pháp tính toán tỷ lệ này như sau: t (%) = B/T *100 Trong đó: t (%): tỷ lệ TNNL A: thu nhập từ hoạt động tín dụng B: thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng (TNNL) T: tổng thu nhập ròng của ngân hàng ( T = A + B) Về cách tính toán: A: các khoản thu nhập từ lãi và có tính chất lãi trừ chi phí trả lãi đầu vào của vốn huy động tương ứng dùng cho vay và đầu tư. A = Thu lãi – Chi trả lãi B: là khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ; kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quý; kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác sau khi đã trừ đi khoản chi phí tương ứng cho các khoản thu này. Khi tính toán khoản thu này, phải loại trừ các khoản thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, và loại khỏi phần chi phí các khoản chi phí về hoa hồng cho vay và chi phí liên quan đến nghiệp vụ mua bán nợ.
  • 32. 21 Dịch vụ NH được đề cập trong luận văn này là các dịch vụ phi tín dụng mà NH cung cấp cho KH; gắn với các hoạt động kinh doanh khác của NH và mang lại cho NH khoản thu từ phí. Thu dịch vụ là một bộ phận cấu thành nên thu nhập ngoài lãi của NH. Từ khái niệm về TNNL, có thể rút ra được rằng: những giải pháp giúp gia tăng TNNL từ hoạt động dịch vụ là những giải pháp giúp gia tăng nguồn thu phí từ cung ứng các sản phẩm dịch vụ và/hoặc giảm chi phí bỏ ra để thực hiện sản phẩm dịch vụ đó. 3.1.2. Các loại dịch vụ Dịch vụ thanh toán trong nước Khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán cho các nhà cung cấp và các chủ nợ khác. Nó rất hữu ích trong việc trả lương trực tiếp cho nhân viên của doanh nghiệp qua tài khoản cá nhân của nhân viên. Dịch vụ này đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là bên mua hàng không cần phải đến Ngân hàng rút tiền mặt rồi đưa cho bên bán mà họ sẽ sử dụng Uỷ nhiệm chi để Ngân hàng thực hiện việc ghi nợ từ tài khoản thanh toán của họ cho bên bán hàng. Dịch vụ này còn được áp dụng trong quan hệ thương mại quốc tế. Hiện các NHTM quan tâm chủ yếu các dịch vụ thanh toán định kỳ như thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại trả sau, tiền internet... thông qua việc khách hàng ký với các NHTM hợp đồng ủy quyền thu tiền. Hàng tháng, dựa trên hợp đồng đã được ký kết với khách hàng, các ngân hàng sẽ thực hiện trích nợ tài khoản của khách hàng chuyển trả cho điện lực, công ty cấp nước, vinaphone, các mạng điện thoại, internet... theo hợp đồng ký kết với nhau. Các ngân hàng sẽ thu tiền dịch vụ trên của người dân và gạch nợ, in hóa đơn trực tiếp dựa trên chương trình phần mềm kết nối. Điểm mà người tiêu dùng có thể nhận thấy là việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và an toàn, bảo mật. Tuy nhiên, thanh toán trong nước chủ yếu vẫn là các hình thức thanh toán truyền thống như thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng séc. (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2017)
  • 33. 22 Dịch vụ thanh toán quốc tế Là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NH. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh và độ an toàn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Hiện nay, các NH đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa, quản lý dữ liệu tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến và được đánh giá là ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại. Kết hợp với mạng lưới rộng thì dịch vụ thanh toán thực sự có ưu thế so với các ngân hàng nước ngoài với tương đối đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc tế như: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance); Nhờ thu; Thanh toán biên giới; Chuyển tiền đi và đến trong và ngoài nước; Dịch vụ séc quốc tế và Bankdraft; Dịch vụ séc, nhờ thu séc; Dịch vụ kiều hối Western Union, Money Gram... (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2017) Dịch vụ ngân quỹ Qua nhiều năm các Ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho chính bản thân mình cũng có ích cho khách hàng. Nổi bật là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đưa phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Dịch vụ thẻ Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành cung cấp cho khách hàng và được sử dụng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Theo tính chất của thẻ người ta phân ra thành hai loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ:
  • 34. 23 - Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ với hạn mức chi tiêu nhất định mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp. Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho việc thanh toán và khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt. Việc hoàn trả nợ của khách hàng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn nhất định và theo hạn mức được quy định bởi Ngân hàng phát hành. - Thẻ ghi nợ (Derbit Card): Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ giá trị của những giao dịch này sẽ được trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị chấp nhận thẻ đặt tại các khách sạn, cửa hàng … và đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của các khách sạn, cửa hàng đó. Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch chuyển khoản ngay tại các máy ATM. Trong những năm gần đây danh mục dịch vụ của các Ngân hàng tăng lên nhanh chóng, các loại hình dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh đang được mở rộng và các sản phẩm mới vẫn được tung ra hàng năm. Nhìn chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do Ngân hàng cung cấp tạo ra một sự thuận lợi lớn hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ Ngân hàng của mình thông qua một Ngân hàng và tại một địa điểm. Dịch vụ ngân hàng điện tử Cùng với sự phát triển của Công nghệ điện tử, tin học, viễn thông ; các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cũng ngày càng phát triển dựa trên sự phát triển của Công nghệ tin học như:  SMS banking : Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin Ngân hàng qua tin nhắn điện thoại một cách tự động. Các loại thông tin cung cấp được ấn định trước, bao gồm thông tin về tỷ giá, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng,…  Phone banking - Call Centre: Khác với SMS banking chỉ cung cấp những thông tin đã được lập trình sẵn, call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng đối với mọi thông tin chung và
  • 35. 24 thông tin cá nhân khi khách hàng gọi điện thoại đến trung tâm. Tuy nhiên dịch vụ này có nhược điểm là phải có người trực 24/24h.  Mobile Banking: Đây là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động. Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ này khách hàng cần thực hiện đăng ký, trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: điện thoại di động, số tài khoản thực hiện giao dịch. Sau đó khách hàng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng cung cấp một mã số định danh (ID). Mã số này sẽ được chuyển thành mã vạch dán lên điện thoại, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản tại các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh (ID), khách hàng còn được cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu.  Home Banking – Internet Banking: Đây là dịch vụ giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ do Ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng. Bằng việc sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, liệt kê giao dịch, xem thông tin về tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử dụng được dịch vụ này, khách hàng cần có máy tính kết nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng. Tài trợ thương mại Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Đây hoạt động mang tính ổn định, thường xuyên đối với các ngân hàng thương mại quốc tế. Các dịch vụ khác:  Bảo lãnh: là dịch vụ trong đó NH cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (KH) trong trường hợp KH không thể hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tài chính; theo đó KH phải nhận nợ và hoàn trả cho NH số
  • 36. 25 tiền đã được trả thay. Như vậy dịch vụ bảo lãnh có thể sử dụng hoặc không sử dụng vốn của NH tùy từng trường hợp và mang lại nguồn thu phí cho NH dưới dạng lãi suất theo thời gian trên giá trị bảo lãnh và các khoản thu phí cố định liên quan.  Quản lý tài khoản: Dịch vụ “Quản lý tài khoản tập trung” là dịch vụ cho phép Khách hàng điều chuyển dòng tiền một cách tự động giữa các tài khoản với nhau trong cùng hệ thống hoặc với các Đơn vị/tổ chức thành viên, đối tác có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn mở tại Ngân hàng.  Dịch vụ bảo hiểm: Bản chất của việc bán bảo hiểm là chia sẻ rủi ro. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt tín dụng (cả cá nhân lẫn doanh nghiệp) và các loại tài sản mà ngân hàng giao dịch. Chẳng hạn, người đi vay tiền không thể trả nợ vì tử vong, hay thương tật bất ngờ…Do vậy, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đã được nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm triển khai trong thời gian qua.  Dịch vụ chứng khoán: là các dịch vụ về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán. Tại VCB Lâm Đồng, các dịch vụ ngoài lãi mang đến nguồn thu phí dịch vụ với các khoản mục cụ thể như sau: - Thu phí thanh toán trong nước:  Thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi  Thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu  Chuyển tiền - Thu phí dịch vụ thẻ:  Phát hành thẻ  Thanh toán thẻ - Thu dịch vụ ngân quỹ:  Thu, chi tại quầy  Thu, chi hộ
  • 37. 26 - Thu từ dịch vụ bảo lãnh - Thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử:  Internet Banking  SMS Banking  Mobile Banking - Thu tài trợ thương mại – thanh toán quốc tế:  Thu nghiệp vụ L/C xuất nhập khẩu  Thu từ nghiệp vụ nhờ thu xuất nhập khẩu  Thu bưu điện phí  Thu phí thanh toán nước ngoài - Thu khác:  Thu phí quản lý tài khoản  Thu cho thuê văn phòng 3.1.3. Lợi ích của kinh doanh dịch vụ đối với Ngân hàng - Với đặc điểm nguồn thu chủ yếu từ phí, ổn định và gần như phi rủi ro, việc phát triển và tăng thu từ dịch vụ giúp mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu cho các ngân hàng, giảm lệ thuộc vào thu nhập từ lãi. - Hoạt động dịch vụ có mức độ rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn thấp hơn so với các hoạt động ngân hàng truyền thống liên quan đến tín dụng. Cụ thể:  Các dịch vụ thanh toán thẻ, ngân hàng điện tử… không gắn liền với hoạt động cấp tín dụng nên rủi ro và chi phí vốn tương đối thấp.  Nghiệp vụ tài trợ thương mại, tuy có liên quan đến hoạt động tín dụng nhưng do việc cấp tín dụng dựa trên hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ; có hợp đồng, hóa đơn đầy đủ, minh bạch; có nguồn trả nợ đáng tin cậy và được đảm bảo là khoản phải thu từ hợp đồng bán hàng, hợp đồng xuất khẩu; có thời hạn chiết khấu, thời hạn LC ngắn nên mức độ rủi ro của hoạt động TTTM được đánh giá là thấp hơn nhiều so với cho vay thông thường.
  • 38. 27 - Sự phát triển của hoạt động dịch vụ góp phần hỗ trợ ngược lại cho hoạt động tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng thường được cung cấp theo gói, do vậy việc phát triển dịch vụ để gia tăng tiện ích và sự hài lòng khách hàng sẽ thu hút và giữ chân khách hàng trong các mảng kinh doanh khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tận dụng được nguồn vốn giá rẻ từ tài khoản thanh toán của khách hàng để cải thiện lợi nhuận. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng. - Việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cũng góp phần nâng cao uy tín, vị thế của NHTM. - Phát triển hoạt động dịch vụ còn giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, các ngân hàng có xu hướng liên kết với nhau. Một ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ đến khắp nơi trên toàn thế giới thông qua sự liên kết với các ngân hàng và tổ chức kinh tế quốc tế. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét tác động của TNNL đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM, các nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận khác nhau: - Nghiên cứu về kinh tế lượng của Davis và Touri (2000) cho thấy, đối với Hoa Kỳ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Đan Mạch, và EU nói chung, thì ngân hàng càng lớn, càng phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí so với thu nhập. Mối quan hệ cùng chiều này có thể được lý giải bởi sự cần thiết phải có thêm nhiều nhân viên được đào tạo bài bản và có thu nhập cao để tạo thu nhập ngoài lãi so với các hoạt động cốt lõi truyền thống. - DeYoung và Roland (2001) báo cáo rằng khi các ngân hàng chuyển sang hướng hoạt động có thu nhập từ phí nhiều hơn thì sự biến động của doanh thu, lợi nhuận và đòn bẩy vốn sẽ tăng lên. - Chiorazzo và cộng sự (2008), Baele và cộng sự (2007) cũng cho rằng tăng nguồn TNNL sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động đối với các ngân hàng, đặc biệt là các
  • 39. 28 ngân hàng lớn thì sự tác động càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, DeYoung và Rice (2004) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa TNNL và hiệu suất tài chính của các NHTM Mỹ và kết luận rằng tỷ lệ TNNL tác động cùng chiều đến ROE. - Lee và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tác động của thu nhập từ hoạt động ngoài lãi đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM tại 22 quốc gia ở châu Á giai đoạn 1995 - 2009. Kết quả được rút ra từ khảo sát cho 967 ngân hàng thương mại cổ phần: các hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng châu Á làm giảm rủi ro, nhưng lại không làm tăng lợi nhuận. Các hoạt động ngoài lãi làm tăng rủi ro đối với các ngân hàng ở những nước có thu nhập cao, trong khi tại những nước có thu nhập trung bình, thấp thì lợi nhuận tăng lên còn rủi ro được giảm thiểu. Kết luận cuối cùng mà nhóm tác giả đưa ra cho thấy thu nhập ngoài lãi bị tác động bởi lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của ngân hàng và mức thu nhập của quốc gia mà ngân hàng hoạt động. Nhóm tác giả này chưa đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho các hoạt động ngoài lãi tại những quốc gia có trình độ thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. - Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2015) về rủi ro và đa dạng hóa thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012 đã tìm ra những bằng chứng cho thấy ngân hàng có thu nhập ngoài lãi cao thì có rủi ro thấp hơn những ngân hàng tập trung chủ yếu vào thu nhập từ lãi. - Nghiên cứu của Li and Zhang (2013) đề cập đến tác động của đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng Trung Quốc dựa trên dữ liệu ngành ngân hàng trong giai đoạn 1986 – 2008. Ở cấp độ tổng hợp, đã có những lợi ích của việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ phi truyền thống làm gia tăng thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này có mức độ biến động cao hơn so với thu nhập tín dụng đơn thuần và lợi ích cận biên của đa dạng hóa tiềm năng giảm so với sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi, các hệ số tương quan của tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi chủ yếu là không đạt. Qua phân tích mô hình, nhóm tác giả chỉ ra tác động của thu nhập ngoài lãi trên doanh thu và rủi ro ngành ngân hàng Trung Quốc là không đáng kể. Nhìn chung, nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ ra kết quả cho thấy thu nhập ngoài lãi làm đa dạng hóa doanh thu cho ngân hàng, nhưng sự phụ thuộc vào nguồn thu này
  • 40. 29 có thể làm trầm trọng thêm rủi ro/đánh đổi lợi nhuận cho các ngân hàng ở Trung Quốc. - Bằng việc sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016, nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng cho thấy thu nhập ngoài lãi có mối tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, đầu tư thì khả năng sinh lời sẽ tăng. - Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro và khả năng sinh lời của 26 ngân hàng NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016 bằng mô hình phân tích dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi không có tác động lên rủi ro nhưng lại có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro của các ngân hàng thương mại được nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của NHTM 3.2.1. Các nhân tố bên trong Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Mỗi Ngân hàng khi triển khai bất kỳ một mảng dịch vụ ngoài lãi nào đều phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến lược kinh doanh được xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, môi trường công nghệ, môi trường cạnh tranh, nguồn lực của bản thân Ngân hàng. Ngân hàng cần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống Ngân hàng để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Nếu một Ngân hàng xác định được tầm quan trọng của mảng dịch vụ ngoài lãi nào trong hoạt động
  • 41. 30 kinh doanh của mình thì sẽ có những đầu tư nguồn lực phù hợp để phát triển mảng dịch vụ đó Kỹ thuật công nghệ Ngân hàng Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ ngoài lãi nói riêng thường xuyên phải sử dụng các thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại. Những công nghệ này sẽ giúp cho quá trình cung cấp dịch vụ ngoài lãi của Ngân hàng thuận tiện hơn, an toàn hơn. áp dụng những tiến bộ khoa học vào hoạt động Ngân hàng sẽ giúp cho quá trình cập nhật thông tin nhanh hơn, chính xác hơn qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm soát hoạt động dịch vụ ngoài lãi Ngân hàng. Tuy nhiên khi sử dụng các công nghệ hiện đại, NHTM phải đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, sử dụng vốn nhiều hơn, điều này buộc các NHTM phải lựa chọn các giải pháp sử dụng các thiết bị công nghệ khác nhau cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Quá trình vận hành các sản phẩm dịch vụ Do đặc điểm dịch vụ Ngân hàng dễ bắt chước, không mang tính độc quyền nên một sản phẩm dịch vụ mới xuất hiện thì một thời gian rất ngắn sau các NHTM khác cũng cung cấp loại dịch vụ đó. Nhưng điều khác nhau giữa các sản phẩm dịch vụ của NHTM này với NHTM khác đó là quy trình vận hành các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Với quy trình vận hành hợp lý tạo ra sự thuận tiện cho việc quản lý sản phẩm dịch vụ ngoài lãi cũng như sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng sẽ giúp cho dịch vụ đó của Ngân hàng có thị phần nhiều hơn. Quy trình vận hành còn thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt của các sản phẩm dịch vụ, đảm bảo sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng và phù hợp với phong tục tập quán của từng đối tượng sử dụng. Với cùng một sản phẩm dịch vụ ngoài lãi, khách hàng thường lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên sự tiện lợi và an toàn cho chính bản thân khách hàng. Tính đa dạng của bản thân các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Bản thân các dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nó, nếu một sản phẩm dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng có tính tiện lợi cao và tương thích với các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng khác
  • 42. 31 nó sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực. Điều này thể hiện rõ nhất ở dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng, nếu không có các tiện ích đi kèm thì thẻ thanh toán chỉ dùng để rút tiền mặt nhưng nếu có các tiện ích đi kèm như thanh toán hàng hoá thông thường, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều hơn, hoặc khi số dư trong tài khoản của khách hàng đủ lớn đến một số nhất định thì sẽ được tự động tính lãi ứng với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Quy mô vốn, uy tín và địa bàn hoạt động của NHTM Quy mô vốn sẽ quyết định trực tiếp đến hoạt động dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể, quy mô vốn sẽ quyết định đến số lượng và quy mô giao dịch của các dịch vụ cũng như việc sử dụng các thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất mà chính những điều này lại quyết định đến chất lượng dịch vụ ngoài lãi của Ngân hàng. Quy mô vốn lớn sẽ giúp cho các NHTM chủ động hơn trong việc phòng chống rủi ro hoạt động Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng nói riêng. Quy mô vốn lớn cũng là động lực giúp các Ngân hàng nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Theo quy mô vốn của từng Ngân hàng mà mỗi Ngân hàng sẽ tập trung vào loại hình dịch vụ mà mình có ưu thế nhất, các Ngân hàng có quiy mô vốn lớn có ưu thế trong việc cung cấp các dịch vụ hàm chứa công nghệ hiện đại như Internet banking, SMS banking,.. còn các Ngân hàng có quy mô vốn trung bình sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đại trà như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ thanh toán. Uy tín của Ngân hàng là tài sản vô hình của NHTM, nó thể hiện qua sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng đối với Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động và thông qua các chương trình quảng cáo, tài trợ, các hoạt động khác nhằm tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng được đánh giá cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn so với những Ngân hàng khác. Vị trí địa lý của NHTM sẽ quyết định trực tiếp đến loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Nếu một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố công nghiệp sôi động thì các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp sẽ mang tính hiện đại và đa dạng như dịch vụ chuyển tiền điện tử, bảo lãnh, uỷ thác hay các
  • 43. 32 dịch vụ hiện đại như: Internet Banking, Home Banking… Nếu một Ngân hàng hoạt động tại khu vực nông thôn thì các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ là các sản phẩm dịch vụ mang tính nhỏ, lẻ như chuyển tiền và nhận kiều hối… Hoạt động Marketing Ngân hàng Marketing là hoạt động không thể thiếu của một NHTM hiện đại, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động Marketing sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, đồng thời có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức sử dụng sản phẩm của Ngân hàng ở mức cao nhất. Hệ thống Marketing luôn luôn nỗ lực trong việc cung cấp thật phong phú các chủng loại sản phẩm, dành cho người sử dụng quyền lựa chọn lớn nhất. Hoạt động Marketing còn phải mang lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy các dịch vụ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Hoạt động Marketing một mặt sẽ thích ứng với sự thay đổi của môi trường và thị trường nhưng sự thích ứng này luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn - lợi nhuận - sức mạnh trong cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực Mỗi nhân viên Ngân hàng khi làm việc là đang bán các sản phẩm ngoài lãi của ngân hàng nhưng không hẳn nhân viên nào cũng nhận thức được điều này. Trong hoạt động Ngân hàng, con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của bản thân các NHTM. Đặc biệt trong hoạt động dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng thì điều này càng thể hiện rõ vì các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cung cấp đều phải có sự tham gia của nhân viên Ngân hàng. Khả năng và sự nhiệt tình của nhân viên dịch vụ trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng nếu doanh nghiệp cung cấp và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và khi có sai sót xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ chẳng hạn như phục vụ chậm trễ, dịch vụ thiếu tính hợp lý hoặc những sai sót cơ bản khác nếu nhân viên phục vụ nhận
  • 44. 33 thức được và kịp thời giải thích, xin lỗi hoặc bồi thường những sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và bỏ qua những sai sót đó, những động thái đó gọi là sự phục hồi dịch vụ. Chất lượng phục vụ sẽ quyết định đến sự thành công của mỗi giao dịch, thành công ở đây là sự hài lòng của khách hàng. Chính vì thế có thể khẳng định rằng chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng. 3.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, khả năng chi tiêu và nhu cầu về vốn của đa số khách hàng. Môi trường kinh tế tác động rất mạnh đến nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các ngành nghề phát triển, thu nhập của người dân cao hơn, các khoản chi tiêu của các tổ chức và cá nhân được cải thiện tích cực họ sẽ sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn và ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, mất ổn định thì ngành Ngân hàng lại được coi là ẩn chứa nhiều sự bất ổn nhất; các sản phẩm dịch vụ trở nên xa lạ đối với tổ chức và cá nhân, những đối tượng này sẽ sử dụng các giao dịch bằng tiền mặt nhiều hơn, cất trữ tiền mặt, ngoại tệ và vàng nhiều hơn. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm những chính sách, nguyên tắc tác động đến hoạt động của cộng đồng và hệ thống pháp luật của Nhà nước về quản lý nền kinh tế nói chung đặc biệt là quản lý về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nói riêng. Môi trường này tạo cơ sở pháp lý rằng buộc và tác động tới việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Hiện nay hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ Ngân hàng còn phức tạp nhiều văn bản hướng dẫn khó tra cứu làm hạn chế sự phát triển của dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng. Môi trường văn hoá- xã hội Môi trường văn hoá - xã hội được hình thành từ những tổ chức và các nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị xã hội như: cách nhận thức, trình độ dân trí, văn hóa, lối sống, thói quen trong việc sử dụng và cất trữ tiền, sự hiểu biết
  • 45. 34 của dân chúng về Ngân hàng. Những điều này có tác động rất lớn tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán nguyên tắc sống và cả trình độ của đối tượng sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Các Ngân hàng không thể bỏ qua những giá trị xã hội này khi nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Có những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng chỉ hợp với đối tượng khách hàng này mà không phù hợp với đối tượng khách hàng khác. Môi trường cạnh tranh Mức độ cạnh tranh trong sản phẩm của Ngân hàng thương mại là rất cao, do Ngân hàng thương mại bị chi phối bởi đặc điểm dùng nguyên liệu chính là “tiền”, loại nguyên liệu có tính xã hội hoá và tính nhạy cảm cao. Tính xã hội hoá thể hiện ở chỗ chỉ cần sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển của khách hàng từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác (chính lượng khối lượng tiền gửi lại ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ tại các Ngân hàng thương mại), trong khi một doanh nghiệp khi đưa ra một loại sản phẩm với giá hạ hơn giá bán trước đây của cùng loại sản phẩm với giá bán thấp hơn giá trước đây của cùng loại đã được thị trường chấp nhận thì phải chờ đến thời gian sau khi khách hàng thử nghiệm và chấp nhận. Tính nhạy cảm cao bộc lộ rõ trong trường hợp, ngay khi Ngân hàng thương mại tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng, thì trong thời gian rất ngắn các Ngân hàng thương mại khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh, trong khi doanh nghiệp cần có khoảng thời gian dài hơn để khai thác sản phẩm mới nhằm tạo ra lợi nhuận cạnh tranh. Lược khảo một số công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL tại NHTM : Hakimi và cộng sự (2012) sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho các ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1998 - 2009 cho thấy, sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh hưởng đến mức độ của TNNL. Davis và Tuori (2000) đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô, tỷ lệ tiền gửi cơ sở và mức độ kinh doanh các hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng. Các tác giả cho rằng các ngân hàng lớn hoạt động trong thị trường cạnh tranh thì có
  • 46. 35 tỷ lệ lãi ròng biên thấp, nên thường mở rộng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống để nâng cao thu nhập. Nghiên cứu này cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Còn De Young và Rice (2004) lại cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa sự gia tăng thu nhập ngoài lãi với chất lượng quản trị ngân hàng. Các tác giả này cho rằng sự gia tăng thu nhập ngoài lãi không bù đắp được những rủi ro mà nó mang lại, do đó những ngân hàng có quản trị tốt ít kinh doanh các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Rogers và Sinkey (1999) khi cho rằng các ngân hàng đối mặt với rủi ro thấp hơn khi gia tăng các hoạt động phi truyền thống. Nghiên cứu này còn cho rằng sự gia tăng thu nhập ngoài lãi phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường theo đuổi chiến lược phi truyền thống và tạo ra một lượng lớn thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi cơ sở và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi là đồng biến. Các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cơ sở so với tổng tài sản cao thì cũng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao. Mở rộng thu nhập ngoài lãi giúp các ngân hàng cải thiện lợi nhuận và giảm rủi ro. Thu nhập ngoài lãi có sự biến động nhiều hơn so với thu nhập từ lãi cho vay. Trong đó, lợi nhuận từ kinh doanh tỷ giá và các nguồn thu nhập ngoài lãi khác là thành phần biến động nhiều nhất. Do đó, gia tăng thu nhập ngoài lãi có thể mang lại lợi ích đa dạng hoá cho các ngân hàng (De Young and Rice, 2004; Stiroh, 2004). Hakimi và cộng sự (2012), Damankah và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng quy mô, thu nhập từ lãi, tác động của rủi ro và tính thanh khoản là những yếu tố chính và quan trọng góp phần tạo ra thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) cũng đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa quy mô, rủi ro tín dụng và sự đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tác giả cho rằng các ngân hàng lớn có xu hướng tạo ra nhiều thu nhập từ phí và hoa hồng hơn các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn và rủi ro tín dụng cao tập trung nhiều hơn vào sự đa dạng hóa thu nhập, do đó có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao hơn. Các yếu tố đặc thù như lãi ròng trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng tài sản có tác động làm
  • 47. 36 tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại Việt Nam (Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa, 2013). Đồng quan điểm trên, Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) đã làm rõ hơn các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi và tác động của nó đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Đặc thù ngân hàng, điều kiện thị trường có tác động mạnh đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013. Nghiên cứu này đã tìm thấy mối quan hệ tích cực của tăng trưởng quy mô ngân hàng với thu nhập ngoài lãi. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô tổng tài sản với thu nhập ngoài lãi. Nghĩa là ngân hàng nào có quy mô tăng trưởng nhanh thì thu nhập ngoài lãi cũng tăng nhanh hơn. Nghiên cứu này cũng cho thấy yếu tố cho vay trên tổng tài sản và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập ngoài lãi. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017) đã thực hiện một khảo sát bằng phương pháp điều tra theo bảng hỏi trên phạm vi 1.000 khách hàng đã và đang có giao dịch tại các NH TMCP lớn tại Việt Nam nhằm tiến hành điều tra nhu cầu và mức độ hài lòng về dịch vụ ngoài lãi . Nghiên cứu này giúp tác giả xác định được nhu cầu và đánh giá thực tiễn của người tiêu dùng về dịch vụ ngoài lãi của các TCTD để từ đó đưa các giải pháp tổng thể, phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng về loại hình dịch vụ này. Nội dung khảo sát bao gồm: (1) Chương trình khuyến mại/ ưu đãi; (2) Dịch vụ chăm sóc Khách hàng; (3) Thủ tục hồ sơ, chứng từ; (4) Chi phí dịch vụ/ lãi suất; (5) Sản phẩm/ dịch vụ; (6) Chi nhánh/ cơ sở vật chất; (7) Chất lượng dịch vụ; (8) Hình ảnh ngân hàng. Chương trình khảo sát giúp xác định được: (1) Mức độ sử dụng dịch vụ phi tín dụng của Khách hàng; (2) Xác định được mức độ hài lòng/ Không hài lòng của khách hàng đối với loại sản phẩm phi tín dụng; (3) Ghi nhận ý kiến khách hàng về những điểm được đánh giá là trọng yếu đối với sản phẩm phi tín dụng; (4) Biết được điểm mạnh, yếu của các TCTD đối với sản phẩm phi tín dụng của Ngân hàng Việt Nam để có cơ sở cải tiến tốt hơn. Kết quả ghi nhận được như sau: