SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NH TMCP Á CHÂU (ACB)
Lớp: 04SĐHTCNH1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Học Viên: TRANG THÀNH QUI
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022.
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
5. Kết cấu luận văn........................................................................................................2
CHƯƠNG I..........................................................................................................................3
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................................3
1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các Ngân hàng Thương mại .............................3
1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại .............4
1.2.1. Phương pháp so sánh..........................................................................................4
1.2.2. Phương pháp tỷ lệ...............................................................................................5
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại..........5
1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại..................................5
1.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại ................................6
1.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại................................8
CHƯƠNG II ......................................................................................................................10
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU................................................................................................................................10
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phầnÁ CHÂU ...................................10
2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU.......................10
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU
10
2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
CHÂU.............................................................................................................................12
2.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
CHÂU.............................................................................................................................12
3
2.3.1. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
CHÂU..........................................................................................................................12
2.3.2. Thực trạng phân tích khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần
Á CHÂU......................................................................................................................16
2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Á CHÂU......................................................................................................................16
CHƯƠNG III.....................................................................................................................21
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ....................................................................................................21
KẾT LUẬN .......................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................23
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng
thực sự rất cần thiết trong nền cơ chế thị trường, tuy nhiên đây cũng là một trong
những hoạt động rất nhạy cảm đối với xã hội. Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính
xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất phức tạp và khó khăn, bởi sự cạnh
tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro, đó cũng chính là những đặc
tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các Ngân hàng. Tự xác định cho mình là
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng
đều nỗ lực không biết mệt mỏi cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng, vì
vậy phân tích Báo cáo tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên không
thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, phân
tích BCTC là con đường ngắn nhất để tiếp cận toàn cảnh tình hình tài chính của
ngân hàng mình, đồng thời thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như những
nguyên nhân của những nhược điểm đó để có những định hướng kinh doanh đúng
đắn trong tương lai. Vì vậy việc phân tích BCTC càng trở nên quan trọng và cấp
thiết cho nhà quản trị và của cả Ngân hàng trong thời gian này. Thấy được tầm
quan trọng này, học viên quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo
tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu” để làm bài luận của mình
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Á CHÂU. Hệ thống hóa lý luận về phân tích báo cáo tài chính
trong ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại
Ngân hàng TMCP Á CHÂU để từ đó thấy được các ưu nhược điểm. Trên cơ sở lý
luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại Ngân hàng TMCP Á CHÂU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Á CHÂU nói riêng. Số liệu thực tế
được lấy từ BCTC hợp nhất của NH ACB công bố đại chúng giai đoạn 2018-2020.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu tại báo cáo phân tích báo
cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á CHÂU từ năm 2018 – 2020
+ Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: Thống kê, so sánh và phân tích,
tổng hợp các nguồn thông tin, số liệu…để luận giải và trình bày luận văn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích Báo cáo tài chính trong các Ngân
hàng Thương mại.
Chương 2: Phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Á CHÂU.
Chương 3: Đề xuất kiến nghị
3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các Ngân hàng Thương mại
Hệ thống Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại bao gồm: Bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết
minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của NHTM tại một thời
điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).
Để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, kế toán sử
dụng “Bảng cân đối kế toán” (Bảng CĐKT). Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng
về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp và được
lập vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng CĐKT cần tập
hợp các tài sản và nợ theo tính chất luôn đảm bảo tính cân đối kế toán TỔNG TÀI SẢN
= TỔNG NGUỒN VỐN, và các khoản mục thuộc tài sản (hoặc nguồn vốn) đều được
sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần.
Bảng Cân đối kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
NHTM theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó của
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào bảng
Cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của NHTM
như cơ cấu tài sản, năng lực hoạt động của tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài
chính, khả năng thanh toán các khoản nợ…
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế toán, chi tiết theo
từng loại hoạt động: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh
doanh khác. Ngoài ra, BCKQHĐKD còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với
NSNN về các khoản thuế và các khoản phải nộp.
4
Trên cơ sở thu thập các thông tin trên BCKQKD, nhà phân tích sẽ đánh giá được
kết quả kinh doanh theo các mảng hoạt động của NHTM, mảng kinh doanh nào mang lại
lợi nhuận cao nhất, chi phí hoạt động có hợp lý hay không... Tuy nhiên, BCKQKD chỉ
cung cấp thông tin về lợi nhuận trong kỳ chứ chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh
của NHTM. Vì hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM xem xét lợi nhuận đạt
được trong mối liên hệ với các thông tin trên các BCTC khác như thông tin về quy mô
tài sản, mức độ rủi ro của NHTM...
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLCTT phản ánh tình
hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó lý giải các biến động trong số dư tài
khoản tiền mặt. Qua BCLCTT sẽ cung cấp thông tin về dòng tiền ngân hàng sinh ra từ
đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó có thể đánh giá khả năng tạo tiền của
ngân hàng trong kỳ là nhiều hay ít, thu chủ yếu từ hoạt động nào và dự đoán được khả
năng tạo ra tiền trong tương lai, hay đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư bằng
tiền nhàn rỗi của đơn vị.
- Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC):
Thuyết minh BCTC là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số
liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC ở trên. Bản
thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá KQKD của ngân
hàng trong năm báo cáo được chính xác.
1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả,
xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và thường được thực hiện ở
bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các BCTC của NHTM, trước hết
phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục
đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không
5
gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, kỳ kinh doanh trước.
Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.
1.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Một tỷ lệ là sự biểu hiện của một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một chỉ
tiêu khác. Bản chất của phương pháp phân tích tỷ lệ là thực hiện so sánh giữa các tỷ lệ
để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng.
Việc thiết lập các chỉ tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích tối ưu nhất
trong các phép phân tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ lệ luôn được xem là
công cụ tốt trong phân tích. Phân tích tỷ lệ giúp cho các nhà phân tích nhìn thấy các mối
quan hệ làm bộc lộ các điều kiện và xu thế mà xu thế này thường không thể ghi lại bằng
sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. Nhờ đó, nhà phân tích có thể nhìn
thấy được hoạt động của ngân hàng.
1.2.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng
biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích,
hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như
vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán được và
được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện rõ
ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xác
định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính ngân hàng
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại
Với tính chất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực nhạy cảm, phân tích BCTC trong các NHTM thường tập trung vào các nội dung cơ
bản sau:
1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại
Cấu trúc tài chính bao gồm cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa
tài sản với nguồn vốn. Bởi vì, cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu
nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn, còn mối quan
6
hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của NHTM. Chính sách
huy động, sử dụng vốn của NHTM, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh
doanh, mặt khác, quan trọng hơn, chính sách này có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài
chính, hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh
doanh cũng như rủi ro trong kinh doanh của NHTM.
1.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại
Khả năng thanh toán của ngân hàng được phân tích qua các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ số về trạng thái tiền mặt: một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao có nghĩa ngân
hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.
+ Tỷ lệ về nợ trên vốn chủ sở hữu
Công thức
=
Nợ phải trả
x 100
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách thức thiết
lập và vận hành cấu trúc vốn của ngân hàng. Tỷ lệ chỉ ra số nợ mà ngân hàng đang sử
dụng để điều hành hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính có sẵn.
+ Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn:
Công thức
=
Vốn chủ sở hữu
x 100
Tổng nguồn vốn
+ Chỉ số thanh toán hiện hành
Công thức
=
Tài sản ngắn hạn
x 100
Nợ ngắn hạn
Cho biết khả năng của Ngân hàng trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền
mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của
mình
+ Chỉ số thanh toán nhanh
7
Công thức =
Tiền và các khoản tương đương tiền+các
khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn x100
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu ngân hàng có đủ các tài sản ngắn hạn để trả
cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.
+ Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn
Công thức
=
Tài sản ngắn hạn
x 100
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của ngân hàng với số tài sản ngắn hạn mà ngân hàng hiện có. Hệ số thanh toán
ngắn hạn này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn
+ Chỉ số vòng quay tổng tài sản
Công thức
=
Doanh thu thuần
x 100
Tổng tài sản bình quân
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản
của ngân hàng. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản
có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra
+ Chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn
Công thức
=
Doanh thu thuần
x 100
Tổng tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn
hạn của ngân hàng, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh
của ngân hàng.
+ Chỉ số vòng quay vốn chủ sở hữu
8
Công thức
=
Doanh thu thuần
x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình
quân của ngân hàng; cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu
+ Chỉ số vòng quay vốn hàng tồn kho
Công thức
=
Doanh thu thuần
x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Để phân tích hiệu quả, người ta dùng hệ số vòng quay hàng tồn kho để so sánh tỷ
lệ giữa hàng hóa đã bán và hàng hóa được nhập vào kho trong cùng một khoảng thời
gian nhất định, từ đó đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho trong toàn bộ hoạt động
của ngân hàng.
1.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử
dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ
như tỷ suất sinh lời của vốn, lãi cơ bản trên cổ phiếu,… Các tỷ lệ quan trọng nhất đo
lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay là:
+ Tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE): thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được
từ việc đầu tư vào ngân hàng.
ROE =
Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu
+ Tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (ROA): là một thông số chủ yếu về tính hiệu
quả quản lý, chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài
sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
9
+ Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần: Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là ngân hàng kinh
doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là thua lỗ
Công thức =
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Doanh thu thuần
+ Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần: Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là ngân hàng kinh
doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là thua lỗ
Công thức
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Doanh thu thuần
+ Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC): Tỷ suất này để đánh giá hiệu quả sinh lời
của vốn đầu tư bao gồm Vốn chủ sở hữu và nợ vay phải trả
Công thức =
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Vốn chủ sở hữu + Nợ vay
phải trả
10
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phầnÁ CHÂU
2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU
NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do
NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ
Chí Minh cấp ngày 13/05/1993- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Ngân hàng thương mại ACB chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương
mại cổ phần, ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở
giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006.
Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, ACB đã có những đóng góp quan
trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, ACB ngày nay đã trở
thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ
các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động
truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như
mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ
thẻ, ngân hàng điện tử…
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
CHÂU
- Hoạt động huy động vốn – cho vay
Với phương châm “ Đi vay để cho vay” ACB đã xác định được tầm quan trọng
của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho
sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng đã tích cực chủ
động khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình
thức huy động phù hợp với mọi tầng lớp dân cư như: huy động tiền gửi tiết kiệm không
11
kì hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng,…tiết kiệm dự
thưởng, và phát hành giấy tờ có giá, lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có
chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan
có các đơn vị tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân,
hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua Ngân hàng.
Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với sự hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
và để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, ACB coi trọng nghiệp
vụ nguồn vốn và chủ yếu là công tác huy động vốn. Phát huy thế mạnh trên địa bàn,
Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn
lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn
trong hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Các hoạt động khác
ACB đã tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi
hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, phối hợp
với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. Bên cạnh
đó, ACB đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào
các đối tượng DNNVV, CTCP, Công ty TNHH hoạt động trong những ngành nghề triển
vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong
nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy
mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn
trong cả nước. ACB nói chung cũng như ACB nói riêng luôn cố gắng đem đến cho
khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ
truyền thống, Ngân hàng đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng
hiện đại trên nền công nghệ cao như:
 Gửi, lĩnh nhiều nơi cho khách hàng cá nhân;
 Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân
 Chi trả lương qua tài khoản;
 Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD;
 Mobile Banking, Internet Banking;
 Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…
12
2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á CHÂU
Giống như các doanh nghiệp khác, phương pháp phân tích BCTC của ACB cũng
bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện
tượng, mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình
hoạt động tài chính ngân hàng, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu
tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng
hoạt động tài chính của ngân hàng:
2.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
CHÂU
2.3.1. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á CHÂU
Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một cái
nhìn tổng quát về tài sản – nguồn vốn của ngân cũng như mối quan hệ cân đối của 2
khoản mục này trên BCĐKT. Con mắt nhìn tổng quát đó sẽ giúp cho các nhà phân tích
có những nhận xét, đánh giá sơ bộ đầu tiên và giúp luôn luôn có cái nhìn toàn diện ngay
cả khi đi sâu phân tích các nội dung chi tiết.
Công việc cụ thể được thực hiện thông qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu tài sản – nguồn vốn (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018
Tỷ trọng
(%)
Năm 2019
Tỷ trọng
(%)
Năm 2020
Tỷ trọng
(%)
A. TÀI SẢN
I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6,129,169 1.86% 6,437,812 1.45% 6,967,918 1.57%
II. Tiền gửi tại NHNN 10,683,536 3.24% 10,420,306 2.34% 16,616,798 3.74%
III. Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác và cho vay các TCTD khác
18,769,776 5.70% 30,341,599 6.83% 31,671,245 7.12%
1. Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác
12,983,626 3.94% 19,390,796 4.36% 23,311,116 5.24%
2. Cho vay các TCTD khác 5,926,542 1.80% 11,051,317 2.49% 8,360,129 1.88%
3. Dự phòng rủi ro cho vay các
TCTD khác
-140,392 -0.04% -100,514 -0.02% 0.00%
IV. Chứng khoán kinh doanh 1,177,972 0.36% 2,985,262 0.67% 6,167,917 1.39%
1. Chứng khoán kinh doanh 1,339,157 0.41% 3,145,903 0.71% 6,285,763 1.41%
2. Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh
-161,185 -0.05% -160,641 -0.04% -117,846 -0.03%
V. Các công cụ tài chính phái sinh
và các tài sản tài chính khác
0.00% 87,753 0.02% 54,473 0.01%
VI. Cho vay khách hàng 227,983,048 69.23% 266,164,852 59.88% 308,528,625 69.41%
1. Cho vay và cho thuê tài chính
khách hàng
230,527,220 70.00% 268,700,541 60.45% 311,478,989 70.07%
13
2. Dự phòng rủi ro cho vay và cho
thuê tài chính khách hàng
-2,544,172 -0.77% -2,535,689 -0.57% -2,950,364 -0.66%
VII. Hoạt động mua nợ 0.00% 0.00% 0.00%
1. Mua nợ 0.00% 0.00% 0.00%
2. Dự phòng rủi ro hoạt động mua
nợ
0.00% 0.00% 0.00%
VII. Chứng khoán đầu tư 53,380,061 16.21% 55,956,160 12.59% 63,399,011 14.26%
1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
bán
8,201,643 2.49% 10,601,503 2.38% 10,790,432 2.43%
2. Chứng khoán đầu tư giữ đến
ngày đáo hạn
45,635,016 13.86% 45,821,522 10.31% 53,048,264 11.93%
3. Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư
-456,598 -0.14% -466,865 -0.11% -439,685 -0.10%
VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn 155,975 0.05% 97,884 0.02% 99,489 0.02%
1. Đầu tư vào công ty con 0.00% 0.00% 0.00%
2. Đầu tư vào công ty liên doanh,
liên kết
1,398 0.00% 1,441 0.00% 2,967 0.00%
3. Đầu tư dài hạn khác 159,927 0.05% 101,827 0.02% 101,827 0.02%
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn
-5,350 0.00% -5,384 0.00% -5,305 0.00%
IX. Tài sản cố định 3,233,388 0.98% 3,770,219 0.85% 3,782,753 0.85%
1. Tài sản cố định hữu hình 2,640,643 0.80% 2,721,100 0.61% 2,716,915 0.61%
a. Nguyên giá TSCĐ 4,414,779 1.34% 4,737,359 1.07% 4,949,479 1.11%
b. Hao mòn TSCĐ -1,774,136 -0.54% -2,016,259 -0.45% -2,232,564 -0.50%
2. Tài sản cố định thuê tài chính 0.00% 0.00% 0.00%
a. Nguyên giá TSCĐ 0.00% 0.00% 0.00%
b. Hao mòn TSCĐ 0.00% 0.00% 0.00%
3. Tài sản cố định vô hình 592,745 0.18% 1,049,119 0.24% 1,065,838 0.24%
a. Nguyên giá TSCĐ 894,744 0.27% 1,409,414 0.32% 1,495,882 0.34%
b. Hao mòn TSCĐ -301,999 -0.09% -360,295 -0.08% -430,044 -0.10%
X. Bất động sản đầu tư 247,454 0.08% 361,676 0.08% 348,778 0.08%
a. Nguyên giá BĐSĐT 249,749 0.08% 364,877 0.08% 356,358 0.08%
b. Hao mòn BĐSĐT -2,295 0.00% -3,201 0.00% -7,580 0.00%
XI. Tài sản "Có" khác 7,572,862 2.30% 6,890,916 1.55% 6,893,097 1.55%
1. Các khoản phải thu 4,393,501 1.33% 3,740,459 0.84% 3,045,690 0.69%
2. Các khoản lãi, phí phải thu 3,456,607 1.05% 3,676,311 0.83% 3,638,207 0.82%
3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 65,503 0.02% 23,041 0.01% 50,724 0.01%
4. Tài sản Có khác 982,213 0.30% 1,054,539 0.24% 1,115,297 0.25%
5. Các khoản dự phòng rủi ro cho
các tài sản Có nội bảng khác
-1,324,962 -0.40% -1,603,434 -0.36% -956,821 -0.22%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 329,333,241 100.00% 383,514,439 100.00% 444,530,104 100.00%
B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ
SỞ HỮU
I. Các khoản nợ Chính phủ và
NHNN
3,074,100 1.00% 0.00% 0.00%
II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 20,718,382 6.72% 19,248,572 4.33% 23,875,242 5.84%
1. Tiền gửi của các TCTD khác 17,173,804 5.57% 16,673,949 3.75% 15,081,349 3.69%
2. Vay các TCTD khác 3,544,578 1.15% 2,574,623 0.58% 8,793,893 2.15%
14
III. Tiền gửi của khách hàng 269,998,503 87.57% 308,129,391 69.32% 353,195,838 86.34%
IV. Các công cụ tài chính phái sinh
và các khoản nợ tài chính khác
38,198 0.01% 0.00% 0.00%
V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho
vay mà TCTD chịu rủi ro
160,093 0.05% 156,147 0.04% 116,705 0.03%
VI. Phát hành giấy tờ có giá 8,290,918 2.69% 20,830,836 4.69% 22,049,697 5.39%
VII. Các khoản nợ khác 6,035,148 1.96% 7,384,134 1.66% 9,844,459 2.41%
1. Các khoản lãi, phí phải trả 3,409,191 1.11% 4,362,770 0.98% 5,097,042 1.25%
2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 0.00% 0.00% 67 0.00%
3. Các khoản phải trả và công nợ
khác
2,625,957 0.85% 3,021,364 0.68% 4,747,350 1.16%
4. Dự phòng rủi ro khác (Dự
phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam
kết ngoại bảng)
0.00% 0.00% 0.00%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 308,315,342 100.00% 355,749,080 100.00% 409,081,941 100.00%
VIII. Vốn và các quỹ 21,017,899 100.00% 27,765,359 100.00% 35,448,163 100.00%
1. Vốn của TCTD 12,220,152 58.14% 16,799,171 60.50% 21,887,364 61.74%
a. Vốn điều lệ 12,885,877 61.31% 16,627,373 59.89% 21,615,585 60.98%
b. Vốn đầu tư XDCB 0.00% 0.00% 0.00%
c. Thặng dư vốn cổ phần 0.00% 271,779 0.98% 271,779 0.77%
d. Cổ phiếu quỹ -665,725 -3.17% -99,981 -0.36% 0.00%
e. Cổ phiếu ưu đãi 0.00% 0.00% 0.00%
g. Vốn khác 0.00% 0.00% 0.00%
2. Quỹ của TCTD 3,693,069 17.57% 4,595,902 16.55% 5,741,759 16.20%
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0.00% 0.00% 0.00%
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0.00% 0.00% 0.00%
5. Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ
lũy kế
5,104,678 24.29% 6,370,286 22.94% 7,819,040 22.06%
6. Lợi ích cổ đông không kiểm
soát
0.00% 0.00% 0.00%
IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 0.00% 0.00% 0.00%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
329,333,241 100.00% 383,514,439 100.00% 444,530,104 100.00%
Nguồn: Báo cáo tài chính NH ACB 2018 - 2020
Tài sản:
Trong các năm giai đoạn 2018 – 2020, Có thể thấy, trong cơ cấu tổng tài sản của
ACB thì khoản mục tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác luôn là hai khoản mục
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Trong năm 2018, dư nợ cho vay là
227,983,048 triệu đồng chiếm 69.23% trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Sang đến năm 2019, dư nợ của ngân
hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 266,164,852 triệu đồng chiếm 59.88% trong tổng tài sản.
Năm 2020 đạt 308,528,625 triệu đồng, chiếm 69.41% trong tổng tài sản.
15
Ngoài ra các khoản tiền gửi tại các TCTD khác của ACB cũng liên tục tăng lên
qua các năm. Năm 2018, khoản tiền gửi tại các TCTD khác là 18,769,776 triệu đồng
chiếm 5.7% trong tổng tài sản, đến năm 2019 con số này tăng lên đạt 30,341,599
triệu đồng chiếm 6.83% trong tổng tài sản. Năm 2020 đạt 31,671,245 triệu đồng chiếm
7.12% trong tổng tài sản – là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khoản mục tín
dụng.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản của ngân hàng là các khoản đầu tư
chứng khoán. Nếu năm 2018, các khoản đầu tư của ACB đạt 533,80,061 triệu đồng,
chiếm 16.21% trong tổng tài sản thì sang năm 2019 con số này đã đạt 55,956,160 triệu
đồng chiếm 12.59% trong tổng tài sản của NH. Năm 2020 đạt 63,399,011 triệu đồng
chiếm 14.26% tổng tài sản của ngân hàng.
Trong năm 2020 hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của ACB đều có sự
tăng trưởng và phát triển. Nhìn một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của ACB khá
hợp lí. Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng,
mà cao nhất là nghiệp vụ tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác trong và ngoài nước.
Tuy vậy, NH nên nâng cao tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản đồng thời
với việc đó là nâng cao chất lượng tín dụng. Việc đầu tư mang lại lợi nhuận, đa dạng hóa
danh mục họat động, tăng tính thanh khoản khi nắm giữ các chứng khoán hiệu quả
nhưng các nhà quản trị NH cũng phải xây dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản của
NH.
Nguồn vốn:
Có thể thấy rằng, nguồn vốn ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Năm
2018, nguồn vốn và các quỹ của NH đạt 329,333,241 triệu đồng, tăng 45,017,118 triệu
đồng, tương ứng 15.83%. Năm 2019 đạt 383,514,439 triệu đồng, tăng 54,181,198 triệu
đồng, tương ứng 16.45% . Năm 2020 đạt 444,530,104 triệu đồng, tăng 61,015,665 triệu
đồng tương ứng 15.91% so với năm 2019
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản của ngân hàng tăng
lên cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ACB. Với số vốn có trong tay, ACB đã xây
dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó mảng tín dụng, đầu tư và quan hệ
với thị trường 2 chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu của tài sản – nguồn vốn cho
ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quả của ACB đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về
16
một ngân hàng luôn luôn chủ động trước những biến động trong tương lai, luôn đi tắt,
đón đầu và tiến lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.
Phân tích hoạt động tín dụng
Năm 2018, tổng cho vay khách hàng của Ngân hàng đạt 227,983,048 triệu đồng,
tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 69.23%, năm 2019 đạt 266,164,852 triệu đồng tốc độ
tăng trưởng tín dụng đạt 59.88% so với năm 2018, năm 2020 đạt 308,528,625 triệu đồng
tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 69.41% so với 2019. Ngân hàng duy trì sự cân đối giữa
cho vay và huy động về cả quy mô, kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo sự an toàn giảm thiểu
rủi ro trong việc sự dụng nguồn vốn.
2.3.2. Thực trạng phân tích khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ
phần Á CHÂU
Về khả năng thanh toán của ACB được phân tích theo các chỉ tiêu tại bảng 2.5.
Qua bảng số liệu cho thể thấy rằng khả năng thanh toán của ngân hàng ở mức khá tốt.
Về chỉ số trạng thái tiền mặt: Cả 3 năm giai đoạn 2018-2020 chỉ số trạng thái tiền mặt
đều có xu hướng thay đổi và có xu hướng giảm.
Bảng 2.2: Khả năng thanh toán ACB giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác và cho vay các TCTD khác
18,769,776 30,341,599 31,671,245
Tổng tài sản 329,333,241 383,514,439 444,530,104
Chỉ số trạng thái tiền mặt 0.057 0.079 0.071
(Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)
Tỷ lệ tiền mặt vẫn chưa cao cho thấy NH vẫn còn gặp khó khăn nếu không cân
đối nguồn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời với số lượng lớn. Năm 2018
chỉ số tiền mặt của ngân hàng là 0.057, năm 2019 tăng cao 0.079 và giảm nhẹ vào năm
2020 với tỷ lệ 0.071.
2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Á CHÂU
Tình hình thu nhập và chi phí của ACB giai đoạn 2018 – 2020 được thể
hiện dưới bảng 2.3 sau:
17
Bảng 2.3: Tình hình thu nhập của ACB
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Kết quả
kinh doanh Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng
Thu nhập lãi thuần 10,362,920 73.85% 12,112,160 75.24% 14,582,123 80.29%
Thu nhập từ hoạt
động dịch vụ 2,094,599 2,708,759 2,803,484
Chi phí hoạt động
dịch vụ 597,073 812,267 1,108,830
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động dịch vụ 1,497,526 10.67% 1,896,492 11.78% 1,694,654 9.33%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động kinh doanh
ngoại hối và vàng 241,390 1.72% 430,325 2.67% 687,187 3.78%
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán
kinh doanh -78,329 -0.56% 75,206 0.47% 166,503 0.92%
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán
đầu tư 168,534 1.20% 54,322 0.34% 732,115 4.03%
Thu nhập từ hoạt
động khác 1,952,302 1,546,194 495,459
Chi phí hoạt động
khác 137,531 46,054 215,809
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động khác 1,814,771 12.93% 1,500,140 9.32% 279,650 1.54%
Thu nhập từ góp
vốn, mua cổ phần 26,387 0.19% 28,708 0.18% 19,077 0.11%
Tổng nhu thập 14,033,199 100.00% 16,097,353 100.00% 18,161,309 100.00%
(Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)
Nhìn chung hầu hết tất cả các khoản mục đều có sự tăng trưởng cụ thể là:
Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của ACB
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay và tiền gửi năm 2018 đạt 10,362,920
triệu đồng, chiếm 73.85% trong tổng thu nhập, năm 2019 đạt 12,112,160 chiếm 75.24%
và năm 2020 đạt 14,582,123 chiếm 80.29% tổng thu nhập. Đây là cơ cấu thu nhập rất
hợp lý khi khoản mục thu từ hoạt động chính luôn chiếm khoảng từ >70 % trong tổng
thu nhập của ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác huy động cũng
như quản lý cho vay.
18
Khoản mục tiếp theo chiếm tỷ trọng lớn thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ
trọng lần lượt trong 3 năm: 10.67% - 11.78% - 9.33% tăng đều qua các năm. Riêng thu
nhập từ hoạt động khác ngoài ngành nghề chính của NH có xu hướng giảm mạnh:
12.93% - 9.32% - 1.54%, điều này chứng tỏ ACB đang dần hoạt động kinh doanh vào
những danh mục chính của NH thay vì đầu tư ngoài ngành.
* Phân tích chi phí của ACB
Bảng 2.4. Tình hình chi phí của ACB
Năm 2018
Tăng
trưởng
Năm 2019
Tăng
trưởng
Năm 2020 Tăng trưởng
Chi phí
hoạt động
6,712,217 494,858 8,307,596 1,595,379 7,624,268 -683,328
(Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)
Cùng với sự tăng trưởng doanh số, thì chi phí hoạt động của ACB tăng đột biến
qua năm 2019 và giảm mạnh trong năm 2020, lần lượt 6,712,217trđ - 8,307,596trđ -
7,624,268trđ , chứng tỏ NH đã tiết kiệm chi phí mức tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận, cũng
như giảm thiểu rủi ro trong thời điểm dịch COVID đang diễn ra phức tạp
* Phân tích lợi nhuận của ACB
Bảng 2.5. Tình hình lợi nhuận của ACB
Chỉ tiêu Kết quả kinh
doanh
Năm
2018
Tăng
trưởng
Năm
2019
Tăng
trưởng Năm 2020
Tăng
trưởng
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín
dụng
7,320,982 2,099,432 7,789,757 468,775 10,537,041 2,747,284
Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
932,411 -1,632,932 273,821 -658,590 941,153 667,332
Tổng lợi nhuận trước thuế
6,388,571 3,732,364 7,515,936 1,127,365 9,595,888 2,079,952
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
1,299,419 743,278 1,463,537 164,118 1,940,681 477,144
Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
-47,900 -29,835 42,462 90,362 -27,616 -70,078
Chi phí thuế TNDN
1,251,519 713,443 1,505,999 254,480 1,913,065 407,066
Lợi nhuận sau thuế (XI-
XII)
5,137,052 3,018,921 6,009,937 872,885 7,682,823 1,672,886
Lợi ích của cổ đông thiểu
số
19
Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông của Ngân hàng mẹ
(XIII-XIV)
5,137,052 3,018,921 6,009,937 872,885 7,682,823 1,672,886
(Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)
Năm 2018 mức tăng trưởng lợi nhuận cao gần gấp đôi năm trước 5,137,052 triệu
đồng, tăng 3,018,921 triêu đồng và có dấu hiệu giảm dần liên tục qua 2 năm, tuy nhiên
con số giảm không đáng kể so với tổng lợi nhuận đạt được
* Phân tích các chỉ số tài chính khác
Bảng 2.6. Bảng các chỉ số tài chính của ACB
Tỷ lệ tài chính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 93.60% 92.80% 92.00%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1466.90% 1281.30% 1154.00%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 6.40% 7.20% 8.00%
Thanh toán hiện hành 90.70% 100.70%
Thanh toán nhanh 90.70% 100.70%
Thanh toán nợ ngắn hạn 6.40% 9.30%
Vòng quay Tổng tài sản 3.20% 3.20%
Vòng quay tài sản ngắn hạn 3.90% 3.70%
Vòng quay vốn chủ sở hữu 49.30% 43.60%
Vòng quay Hàng tồn kho
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 21.40% 21.20% 24.10%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 1.60% 1.60% 1.70%
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 24.40% 21.70% 21.70%
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 38% 37% 44%
(Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)
 Chỉ số Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng qua các năm lần lượt 93.60% -
92.80% - 92.00% , mặc dù chỉ số này lớn nhưng đặc thù ngành NH kinh doanh vốn bằng
cách huy động tiền gửi để cho vay
 Chỉ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tỷ có dấu hiệu giảm dần qua 3 năm 2018 –
2020 từ 1,466.90% - 1,281.30% - 1,154.00% điều này cho thấy NH đang có nhiều biện
pháp tăng cường hạn chế rủi ro, đặc biệt trong việc thanh khoản tài sản
 Khả năng thanh toán nhành/hiện hành tương đối ổn định, lần lượt 2018 90.70%
năm 2019 100.70%
20
 Chỉ số Thanh toán nợ ngắn hạn tương đối thấp cụ thể năm 2018 6.40% qua năm
2019 9.30%, điều này chứng tỏ NH đã và đang quản lý tốt nợ phải trả.
 Vòng quay tổng tài sản giữ nguyên 2018 3.20% lên 2019 3.20%, tương tự Vòng
quay tài sản ngắn hạn giảm nhẹ 2018 3.90% xuống 3.70% năm 2019.
 Thực tế cho thấy trong các năm qua Doanh thu thuần của NH có tăng nhưng bên
cạnh đó bằng nhiều biện pháp khác nhau, NH tăng vốn chủ sở hữu lên cao hơn mức bình
quân dẫn tới Vòng quay vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 2018 49.30% còn 2019 43.60%
 Đặc thù kinh doanh ngành NH không có hàng tồn kho hoặc tồn kho qua đêm sẽ
phải xử lý qua ngày hôm sau nên cuối kỳ báo cáo không phát sinh
 Mức lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần tương đối ổn định: 2018 21.40% - 2019
24.20% - 2020 24.10%, điều này phản ánh hiệu suất kinh doanh của NH đang giữ được
phong độ trong thời điểm khó khăn.
 Để tính toán một số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng hai tỷ lệ
được quan tâm đặc biệt trong phân tích là ROA và ROE. Đây là hai chỉ tiêu tiêu biểu,
phản ánh tình hình lợi nhuận của bất cứ một ngân hàng nào.
+ ROA năm 2018 1.60% qua năm 2019 1.60% và năm 2020 1.70%
+ ROE năm 2018 24.40% - 2019 21.70% và 2020 21.70%
 Từ số liệu trên cho thấy chỉ số ROA tương đối ổn định, riêng chỉ tiêu ROE có xu
hướng giảm nhẹ, điều này cũng phù hợp tình hình chung thị trường trong giai đoạn nền
kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại.
 Từ các chỉ số trên, ROIC của ACB tăng trong năm 2019 và giữ mức ổn định qua
năm 2020 cụ thể: 2018 38% năm 2019 37% và 2020 44%
Qua phân tích khái quát về BCTC và các chỉ số của NH ACB từ 2018 - 2020 cho
thấy những năm qua ACB luôn cố gắng hoàn thiện và phát huy khả năng kinh doanh
điều phối các hoạt động một cách tối ưu, thực hiện tốt vai trò ngân hàng đầu tàu trong
nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy đã có vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thành
công của ACB không những là tiêu biểu đơn vị đầu ngành còn là tấm gương cho các tổ
chức tài chính nỗ lực phấn đấu trong thời gian tới.
21
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Để hoàn thiện báo cáo tài chính giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan để
đưa ra các quyết định trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn do dịch bệnh, suy
thoái và phát triển đưa ACB trở thành đầu tàu trên toàn hệ thống kinh tế thì việc hoàn
thiện báo cáo tài chính là việc hết sức quan trọng, đòi hỏi thời gian, đầu tư có bài bản,
trong phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, học viên đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Á CHÂU nên xem xét, có thêm văn bản hướng dẫn
chi tiết việc thực hiện quy trình phân tích báo cáo tài chính áp dụng cho toàn hệ thống.
Khi bắt đầu áp dụng một quy trình mới cho toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Á CHÂU
nền ban hành thêm các văn bản chi tiết hướng dẫn để đảm bảo các ngân hàng trong hệ
thống hiểu rõ, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới.
Thứ hai, Ngân hàng TMCP Á CHÂU cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể,
kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của NHNN xuống các chi nhánh
nhằm đảm bảo cho các ngân hàng cập nhật thông tin kịp thời để có thể đưa ra những
thay đổi, quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo các ngân hàng trong hệ thống hiểu rõ,
thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới.
Thứ ba, Ngân hàng TMCP Á CHÂU cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống
báo cáo tại ngân hàng. Định kỳ, hàng quý, các ngân hàng cần báo cáo tình hình tài chính
về phòng thông tin Hội sở chính. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt
chẽ hơn công tác thực hiện chính sách, quy định chung đã được ban hành tại các chi
nhánh. Ngoài ra, còn cần có các biện pháp xử lý nghiêm túc những chi nhánh vi phạm
nhằm hạn chế việc các ngân hàng cố tình vi phạm quy định, chủ quan, thực hiện không
đầy đủ các bước trong quy trình.
22
KẾT LUẬN
Thực tế đã khẳng định phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng
đối với tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trong đó có ngân hàng để đưa
ra các quyết định hợp lý, kịp thời nhất và định hướng trong tương lai. Phân tích báo
cáo tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào muốn thắng thế
trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối
với các ngân hàng ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền và đi vay. Phân tích
báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài
chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, tài sản công nợ,.... cho ban
lãnh đạo ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định trong hoạt động tài chính.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:
Trình bày khái quát về phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng. Hệ
thống cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong đó chỉ ra sự cần thiết, nội
dung, phương pháp trong NHTM, tài liệu và tổ chức công tác phân tích báo cáo tài
chính.
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính của ACB
để thấy rõ kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng phân tích báo cáo tài chính của
NH hiện nay.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tế và định hướng phát triển của ngành ngân hàng
và của ACB, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích
BCTC của NH, cũng như các kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và ngân hàng để
thực hiện những giải pháp này.Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho ACB có thể
thực hiện tốt hơn công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
cũng như khẳng định thương hiệu ACB trong ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt
được mới chỉ là bước đầu, học viên mong nhận được các ý kiến đóng góp của các
thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu môn học Quản trị chi phí hiện đại do cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
biên soạn và giảng dạy
2. Báo cáo tài chính 2018 – 2020 của NH TMCP Á CHÂU (ACB) công bố đại
chúng trên website và thông cáo báo chí
3. Phân tích báo cáo tài chính trên www.cafef.vn
4. Thông tin thị trường tài chính www.hsc.com.vn
5. Thông tin thị trường tài chính www.hsx.vn
6. Các thông tin từ kênh báo chí, website tham khảo trên internet

More Related Content

What's hot

Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiKhai Hoang Nguyen
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 

Similar to Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020

Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongLong Tran Huy
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 

Similar to Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020 (20)

Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho vay tại Ngân hàng - Gửi miễn...
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho vay tại Ngân hàng - Gửi miễn...Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho vay tại Ngân hàng - Gửi miễn...
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho vay tại Ngân hàng - Gửi miễn...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng AgribankPhân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
 
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAYLuận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
 
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Mỹ Hảo.doc
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Mỹ Hảo.docHoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Mỹ Hảo.doc
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Mỹ Hảo.doc
 
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa ThắngĐề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Luận văn: Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo k...
Luận văn: Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo k...Luận văn: Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo k...
Luận văn: Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo k...
 
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyLập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 

Recently uploaded

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx20010347
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impeslamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptxdanysantianio2011
 
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
 
Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
 
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
 
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx
05072024. Slide bài giảng kinh tế lượng tài chính.pptx
 
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
 
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINHCase study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
 
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận ánHow To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
 

Phan tich bao cao tai chinh nh acb 2018 2020

  • 1. 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI BÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NH TMCP Á CHÂU (ACB) Lớp: 04SĐHTCNH1 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH Học Viên: TRANG THÀNH QUI Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022.
  • 2. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2 5. Kết cấu luận văn........................................................................................................2 CHƯƠNG I..........................................................................................................................3 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................................3 1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các Ngân hàng Thương mại .............................3 1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại .............4 1.2.1. Phương pháp so sánh..........................................................................................4 1.2.2. Phương pháp tỷ lệ...............................................................................................5 1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại..........5 1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại..................................5 1.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại ................................6 1.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại................................8 CHƯƠNG II ......................................................................................................................10 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU................................................................................................................................10 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phầnÁ CHÂU ...................................10 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU.......................10 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU 10 2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU.............................................................................................................................12 2.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU.............................................................................................................................12
  • 3. 3 2.3.1. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU..........................................................................................................................12 2.3.2. Thực trạng phân tích khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU......................................................................................................................16 2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU......................................................................................................................16 CHƯƠNG III.....................................................................................................................21 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ....................................................................................................21 KẾT LUẬN .......................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................23
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, với nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng thực sự rất cần thiết trong nền cơ chế thị trường, tuy nhiên đây cũng là một trong những hoạt động rất nhạy cảm đối với xã hội. Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất phức tạp và khó khăn, bởi sự cạnh tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro, đó cũng chính là những đặc tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các Ngân hàng. Tự xác định cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng đều nỗ lực không biết mệt mỏi cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng, vì vậy phân tích Báo cáo tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, phân tích BCTC là con đường ngắn nhất để tiếp cận toàn cảnh tình hình tài chính của ngân hàng mình, đồng thời thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như những nguyên nhân của những nhược điểm đó để có những định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Vì vậy việc phân tích BCTC càng trở nên quan trọng và cấp thiết cho nhà quản trị và của cả Ngân hàng trong thời gian này. Thấy được tầm quan trọng này, học viên quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu” để làm bài luận của mình 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU. Hệ thống hóa lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Á CHÂU để từ đó thấy được các ưu nhược điểm. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Á CHÂU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Á CHÂU nói riêng. Số liệu thực tế được lấy từ BCTC hợp nhất của NH ACB công bố đại chúng giai đoạn 2018-2020.
  • 5. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: + Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu tại báo cáo phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á CHÂU từ năm 2018 – 2020 + Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: Thống kê, so sánh và phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin, số liệu…để luận giải và trình bày luận văn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích Báo cáo tài chính trong các Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á CHÂU. Chương 3: Đề xuất kiến nghị
  • 6. 3 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các Ngân hàng Thương mại Hệ thống Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của NHTM tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, kế toán sử dụng “Bảng cân đối kế toán” (Bảng CĐKT). Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp và được lập vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng CĐKT cần tập hợp các tài sản và nợ theo tính chất luôn đảm bảo tính cân đối kế toán TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN, và các khoản mục thuộc tài sản (hoặc nguồn vốn) đều được sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần. Bảng Cân đối kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có của NHTM theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào bảng Cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của NHTM như cơ cấu tài sản, năng lực hoạt động của tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ… - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế toán, chi tiết theo từng loại hoạt động: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác. Ngoài ra, BCKQHĐKD còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN về các khoản thuế và các khoản phải nộp.
  • 7. 4 Trên cơ sở thu thập các thông tin trên BCKQKD, nhà phân tích sẽ đánh giá được kết quả kinh doanh theo các mảng hoạt động của NHTM, mảng kinh doanh nào mang lại lợi nhuận cao nhất, chi phí hoạt động có hợp lý hay không... Tuy nhiên, BCKQKD chỉ cung cấp thông tin về lợi nhuận trong kỳ chứ chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh của NHTM. Vì hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM xem xét lợi nhuận đạt được trong mối liên hệ với các thông tin trên các BCTC khác như thông tin về quy mô tài sản, mức độ rủi ro của NHTM... - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLCTT phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó lý giải các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt. Qua BCLCTT sẽ cung cấp thông tin về dòng tiền ngân hàng sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó có thể đánh giá khả năng tạo tiền của ngân hàng trong kỳ là nhiều hay ít, thu chủ yếu từ hoạt động nào và dự đoán được khả năng tạo ra tiền trong tương lai, hay đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của đơn vị. - Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC): Thuyết minh BCTC là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá KQKD của ngân hàng trong năm báo cáo được chính xác. 1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại 1.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các BCTC của NHTM, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không
  • 8. 5 gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân. 1.2.2. Phương pháp tỷ lệ Một tỷ lệ là sự biểu hiện của một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp phân tích tỷ lệ là thực hiện so sánh giữa các tỷ lệ để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng. Việc thiết lập các chỉ tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích tối ưu nhất trong các phép phân tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ lệ luôn được xem là công cụ tốt trong phân tích. Phân tích tỷ lệ giúp cho các nhà phân tích nhìn thấy các mối quan hệ làm bộc lộ các điều kiện và xu thế mà xu thế này thường không thể ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. Nhờ đó, nhà phân tích có thể nhìn thấy được hoạt động của ngân hàng. 1.2.3. Phương pháp đồ thị Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính ngân hàng 1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại Với tính chất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, phân tích BCTC trong các NHTM thường tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại Cấu trúc tài chính bao gồm cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Bởi vì, cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn, còn mối quan
  • 9. 6 hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của NHTM. Chính sách huy động, sử dụng vốn của NHTM, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác, quan trọng hơn, chính sách này có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong kinh doanh của NHTM. 1.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại Khả năng thanh toán của ngân hàng được phân tích qua các chỉ tiêu sau: + Chỉ số về trạng thái tiền mặt: một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao có nghĩa ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời. + Tỷ lệ về nợ trên vốn chủ sở hữu Công thức = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách thức thiết lập và vận hành cấu trúc vốn của ngân hàng. Tỷ lệ chỉ ra số nợ mà ngân hàng đang sử dụng để điều hành hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính có sẵn. + Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn: Công thức = Vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn + Chỉ số thanh toán hiện hành Công thức = Tài sản ngắn hạn x 100 Nợ ngắn hạn Cho biết khả năng của Ngân hàng trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình + Chỉ số thanh toán nhanh
  • 10. 7 Công thức = Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn x100 Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu ngân hàng có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. + Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn Công thức = Tài sản ngắn hạn x 100 Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của ngân hàng với số tài sản ngắn hạn mà ngân hàng hiện có. Hệ số thanh toán ngắn hạn này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn + Chỉ số vòng quay tổng tài sản Công thức = Doanh thu thuần x 100 Tổng tài sản bình quân Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của ngân hàng. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra + Chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn Công thức = Doanh thu thuần x 100 Tổng tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của ngân hàng, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của ngân hàng. + Chỉ số vòng quay vốn chủ sở hữu
  • 11. 8 Công thức = Doanh thu thuần x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng; cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu + Chỉ số vòng quay vốn hàng tồn kho Công thức = Doanh thu thuần x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân Để phân tích hiệu quả, người ta dùng hệ số vòng quay hàng tồn kho để so sánh tỷ lệ giữa hàng hóa đã bán và hàng hóa được nhập vào kho trong cùng một khoảng thời gian nhất định, từ đó đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. 1.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như tỷ suất sinh lời của vốn, lãi cơ bản trên cổ phiếu,… Các tỷ lệ quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay là: + Tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE): thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu + Tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (ROA): là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA = Thu nhập sau thuế Tổng tài sản
  • 12. 9 + Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần: Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là ngân hàng kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là thua lỗ Công thức = Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu thuần + Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần: Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là ngân hàng kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là thua lỗ Công thức = Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu thuần + Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC): Tỷ suất này để đánh giá hiệu quả sinh lời của vốn đầu tư bao gồm Vốn chủ sở hữu và nợ vay phải trả Công thức = Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu + Nợ vay phải trả
  • 13. 10 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phầnÁ CHÂU 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng thương mại ACB chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần, ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006 Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, ACB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, ACB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á CHÂU - Hoạt động huy động vốn – cho vay Với phương châm “ Đi vay để cho vay” ACB đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng đã tích cực chủ động khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động phù hợp với mọi tầng lớp dân cư như: huy động tiền gửi tiết kiệm không
  • 14. 11 kì hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng,…tiết kiệm dự thưởng, và phát hành giấy tờ có giá, lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan có các đơn vị tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua Ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với sự hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, ACB coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn và chủ yếu là công tác huy động vốn. Phát huy thế mạnh trên địa bàn, Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu. - Các hoạt động khác ACB đã tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, phối hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. Bên cạnh đó, ACB đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng DNNVV, CTCP, Công ty TNHH hoạt động trong những ngành nghề triển vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. ACB nói chung cũng như ACB nói riêng luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất. Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Ngân hàng đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như:  Gửi, lĩnh nhiều nơi cho khách hàng cá nhân;  Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân  Chi trả lương qua tài khoản;  Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD;  Mobile Banking, Internet Banking;  Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…
  • 15. 12 2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU Giống như các doanh nghiệp khác, phương pháp phân tích BCTC của ACB cũng bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính ngân hàng, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của ngân hàng: 2.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU 2.3.1. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một cái nhìn tổng quát về tài sản – nguồn vốn của ngân cũng như mối quan hệ cân đối của 2 khoản mục này trên BCĐKT. Con mắt nhìn tổng quát đó sẽ giúp cho các nhà phân tích có những nhận xét, đánh giá sơ bộ đầu tiên và giúp luôn luôn có cái nhìn toàn diện ngay cả khi đi sâu phân tích các nội dung chi tiết. Công việc cụ thể được thực hiện thông qua bảng 2.1: Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu tài sản – nguồn vốn (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%) Năm 2020 Tỷ trọng (%) A. TÀI SẢN I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6,129,169 1.86% 6,437,812 1.45% 6,967,918 1.57% II. Tiền gửi tại NHNN 10,683,536 3.24% 10,420,306 2.34% 16,616,798 3.74% III. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 18,769,776 5.70% 30,341,599 6.83% 31,671,245 7.12% 1. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 12,983,626 3.94% 19,390,796 4.36% 23,311,116 5.24% 2. Cho vay các TCTD khác 5,926,542 1.80% 11,051,317 2.49% 8,360,129 1.88% 3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác -140,392 -0.04% -100,514 -0.02% 0.00% IV. Chứng khoán kinh doanh 1,177,972 0.36% 2,985,262 0.67% 6,167,917 1.39% 1. Chứng khoán kinh doanh 1,339,157 0.41% 3,145,903 0.71% 6,285,763 1.41% 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh -161,185 -0.05% -160,641 -0.04% -117,846 -0.03% V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 0.00% 87,753 0.02% 54,473 0.01% VI. Cho vay khách hàng 227,983,048 69.23% 266,164,852 59.88% 308,528,625 69.41% 1. Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng 230,527,220 70.00% 268,700,541 60.45% 311,478,989 70.07%
  • 16. 13 2. Dự phòng rủi ro cho vay và cho thuê tài chính khách hàng -2,544,172 -0.77% -2,535,689 -0.57% -2,950,364 -0.66% VII. Hoạt động mua nợ 0.00% 0.00% 0.00% 1. Mua nợ 0.00% 0.00% 0.00% 2. Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ 0.00% 0.00% 0.00% VII. Chứng khoán đầu tư 53,380,061 16.21% 55,956,160 12.59% 63,399,011 14.26% 1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 8,201,643 2.49% 10,601,503 2.38% 10,790,432 2.43% 2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 45,635,016 13.86% 45,821,522 10.31% 53,048,264 11.93% 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư -456,598 -0.14% -466,865 -0.11% -439,685 -0.10% VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn 155,975 0.05% 97,884 0.02% 99,489 0.02% 1. Đầu tư vào công ty con 0.00% 0.00% 0.00% 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 1,398 0.00% 1,441 0.00% 2,967 0.00% 3. Đầu tư dài hạn khác 159,927 0.05% 101,827 0.02% 101,827 0.02% 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn -5,350 0.00% -5,384 0.00% -5,305 0.00% IX. Tài sản cố định 3,233,388 0.98% 3,770,219 0.85% 3,782,753 0.85% 1. Tài sản cố định hữu hình 2,640,643 0.80% 2,721,100 0.61% 2,716,915 0.61% a. Nguyên giá TSCĐ 4,414,779 1.34% 4,737,359 1.07% 4,949,479 1.11% b. Hao mòn TSCĐ -1,774,136 -0.54% -2,016,259 -0.45% -2,232,564 -0.50% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0.00% 0.00% 0.00% a. Nguyên giá TSCĐ 0.00% 0.00% 0.00% b. Hao mòn TSCĐ 0.00% 0.00% 0.00% 3. Tài sản cố định vô hình 592,745 0.18% 1,049,119 0.24% 1,065,838 0.24% a. Nguyên giá TSCĐ 894,744 0.27% 1,409,414 0.32% 1,495,882 0.34% b. Hao mòn TSCĐ -301,999 -0.09% -360,295 -0.08% -430,044 -0.10% X. Bất động sản đầu tư 247,454 0.08% 361,676 0.08% 348,778 0.08% a. Nguyên giá BĐSĐT 249,749 0.08% 364,877 0.08% 356,358 0.08% b. Hao mòn BĐSĐT -2,295 0.00% -3,201 0.00% -7,580 0.00% XI. Tài sản "Có" khác 7,572,862 2.30% 6,890,916 1.55% 6,893,097 1.55% 1. Các khoản phải thu 4,393,501 1.33% 3,740,459 0.84% 3,045,690 0.69% 2. Các khoản lãi, phí phải thu 3,456,607 1.05% 3,676,311 0.83% 3,638,207 0.82% 3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 65,503 0.02% 23,041 0.01% 50,724 0.01% 4. Tài sản Có khác 982,213 0.30% 1,054,539 0.24% 1,115,297 0.25% 5. Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác -1,324,962 -0.40% -1,603,434 -0.36% -956,821 -0.22% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 329,333,241 100.00% 383,514,439 100.00% 444,530,104 100.00% B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 3,074,100 1.00% 0.00% 0.00% II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 20,718,382 6.72% 19,248,572 4.33% 23,875,242 5.84% 1. Tiền gửi của các TCTD khác 17,173,804 5.57% 16,673,949 3.75% 15,081,349 3.69% 2. Vay các TCTD khác 3,544,578 1.15% 2,574,623 0.58% 8,793,893 2.15%
  • 17. 14 III. Tiền gửi của khách hàng 269,998,503 87.57% 308,129,391 69.32% 353,195,838 86.34% IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 38,198 0.01% 0.00% 0.00% V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro 160,093 0.05% 156,147 0.04% 116,705 0.03% VI. Phát hành giấy tờ có giá 8,290,918 2.69% 20,830,836 4.69% 22,049,697 5.39% VII. Các khoản nợ khác 6,035,148 1.96% 7,384,134 1.66% 9,844,459 2.41% 1. Các khoản lãi, phí phải trả 3,409,191 1.11% 4,362,770 0.98% 5,097,042 1.25% 2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 0.00% 0.00% 67 0.00% 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 2,625,957 0.85% 3,021,364 0.68% 4,747,350 1.16% 4. Dự phòng rủi ro khác (Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng) 0.00% 0.00% 0.00% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 308,315,342 100.00% 355,749,080 100.00% 409,081,941 100.00% VIII. Vốn và các quỹ 21,017,899 100.00% 27,765,359 100.00% 35,448,163 100.00% 1. Vốn của TCTD 12,220,152 58.14% 16,799,171 60.50% 21,887,364 61.74% a. Vốn điều lệ 12,885,877 61.31% 16,627,373 59.89% 21,615,585 60.98% b. Vốn đầu tư XDCB 0.00% 0.00% 0.00% c. Thặng dư vốn cổ phần 0.00% 271,779 0.98% 271,779 0.77% d. Cổ phiếu quỹ -665,725 -3.17% -99,981 -0.36% 0.00% e. Cổ phiếu ưu đãi 0.00% 0.00% 0.00% g. Vốn khác 0.00% 0.00% 0.00% 2. Quỹ của TCTD 3,693,069 17.57% 4,595,902 16.55% 5,741,759 16.20% 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0.00% 0.00% 0.00% 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0.00% 0.00% 0.00% 5. Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế 5,104,678 24.29% 6,370,286 22.94% 7,819,040 22.06% 6. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 0.00% 0.00% 0.00% IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 0.00% 0.00% 0.00% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 329,333,241 100.00% 383,514,439 100.00% 444,530,104 100.00% Nguồn: Báo cáo tài chính NH ACB 2018 - 2020 Tài sản: Trong các năm giai đoạn 2018 – 2020, Có thể thấy, trong cơ cấu tổng tài sản của ACB thì khoản mục tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Trong năm 2018, dư nợ cho vay là 227,983,048 triệu đồng chiếm 69.23% trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Sang đến năm 2019, dư nợ của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 266,164,852 triệu đồng chiếm 59.88% trong tổng tài sản. Năm 2020 đạt 308,528,625 triệu đồng, chiếm 69.41% trong tổng tài sản.
  • 18. 15 Ngoài ra các khoản tiền gửi tại các TCTD khác của ACB cũng liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2018, khoản tiền gửi tại các TCTD khác là 18,769,776 triệu đồng chiếm 5.7% trong tổng tài sản, đến năm 2019 con số này tăng lên đạt 30,341,599 triệu đồng chiếm 6.83% trong tổng tài sản. Năm 2020 đạt 31,671,245 triệu đồng chiếm 7.12% trong tổng tài sản – là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khoản mục tín dụng. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản của ngân hàng là các khoản đầu tư chứng khoán. Nếu năm 2018, các khoản đầu tư của ACB đạt 533,80,061 triệu đồng, chiếm 16.21% trong tổng tài sản thì sang năm 2019 con số này đã đạt 55,956,160 triệu đồng chiếm 12.59% trong tổng tài sản của NH. Năm 2020 đạt 63,399,011 triệu đồng chiếm 14.26% tổng tài sản của ngân hàng. Trong năm 2020 hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của ACB đều có sự tăng trưởng và phát triển. Nhìn một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của ACB khá hợp lí. Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, mà cao nhất là nghiệp vụ tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác trong và ngoài nước. Tuy vậy, NH nên nâng cao tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản đồng thời với việc đó là nâng cao chất lượng tín dụng. Việc đầu tư mang lại lợi nhuận, đa dạng hóa danh mục họat động, tăng tính thanh khoản khi nắm giữ các chứng khoán hiệu quả nhưng các nhà quản trị NH cũng phải xây dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản của NH. Nguồn vốn: Có thể thấy rằng, nguồn vốn ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018, nguồn vốn và các quỹ của NH đạt 329,333,241 triệu đồng, tăng 45,017,118 triệu đồng, tương ứng 15.83%. Năm 2019 đạt 383,514,439 triệu đồng, tăng 54,181,198 triệu đồng, tương ứng 16.45% . Năm 2020 đạt 444,530,104 triệu đồng, tăng 61,015,665 triệu đồng tương ứng 15.91% so với năm 2019 Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản của ngân hàng tăng lên cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ACB. Với số vốn có trong tay, ACB đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó mảng tín dụng, đầu tư và quan hệ với thị trường 2 chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu của tài sản – nguồn vốn cho ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quả của ACB đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về
  • 19. 16 một ngân hàng luôn luôn chủ động trước những biến động trong tương lai, luôn đi tắt, đón đầu và tiến lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích hoạt động tín dụng Năm 2018, tổng cho vay khách hàng của Ngân hàng đạt 227,983,048 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 69.23%, năm 2019 đạt 266,164,852 triệu đồng tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 59.88% so với năm 2018, năm 2020 đạt 308,528,625 triệu đồng tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 69.41% so với 2019. Ngân hàng duy trì sự cân đối giữa cho vay và huy động về cả quy mô, kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo sự an toàn giảm thiểu rủi ro trong việc sự dụng nguồn vốn. 2.3.2. Thực trạng phân tích khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU Về khả năng thanh toán của ACB được phân tích theo các chỉ tiêu tại bảng 2.5. Qua bảng số liệu cho thể thấy rằng khả năng thanh toán của ngân hàng ở mức khá tốt. Về chỉ số trạng thái tiền mặt: Cả 3 năm giai đoạn 2018-2020 chỉ số trạng thái tiền mặt đều có xu hướng thay đổi và có xu hướng giảm. Bảng 2.2: Khả năng thanh toán ACB giai đoạn 2018 – 2020 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 18,769,776 30,341,599 31,671,245 Tổng tài sản 329,333,241 383,514,439 444,530,104 Chỉ số trạng thái tiền mặt 0.057 0.079 0.071 (Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB) Tỷ lệ tiền mặt vẫn chưa cao cho thấy NH vẫn còn gặp khó khăn nếu không cân đối nguồn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời với số lượng lớn. Năm 2018 chỉ số tiền mặt của ngân hàng là 0.057, năm 2019 tăng cao 0.079 và giảm nhẹ vào năm 2020 với tỷ lệ 0.071. 2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU Tình hình thu nhập và chi phí của ACB giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện dưới bảng 2.3 sau:
  • 20. 17 Bảng 2.3: Tình hình thu nhập của ACB ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Thu nhập lãi thuần 10,362,920 73.85% 12,112,160 75.24% 14,582,123 80.29% Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,094,599 2,708,759 2,803,484 Chi phí hoạt động dịch vụ 597,073 812,267 1,108,830 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,497,526 10.67% 1,896,492 11.78% 1,694,654 9.33% Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 241,390 1.72% 430,325 2.67% 687,187 3.78% Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -78,329 -0.56% 75,206 0.47% 166,503 0.92% Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 168,534 1.20% 54,322 0.34% 732,115 4.03% Thu nhập từ hoạt động khác 1,952,302 1,546,194 495,459 Chi phí hoạt động khác 137,531 46,054 215,809 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 1,814,771 12.93% 1,500,140 9.32% 279,650 1.54% Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 26,387 0.19% 28,708 0.18% 19,077 0.11% Tổng nhu thập 14,033,199 100.00% 16,097,353 100.00% 18,161,309 100.00% (Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB) Nhìn chung hầu hết tất cả các khoản mục đều có sự tăng trưởng cụ thể là: Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của ACB vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay và tiền gửi năm 2018 đạt 10,362,920 triệu đồng, chiếm 73.85% trong tổng thu nhập, năm 2019 đạt 12,112,160 chiếm 75.24% và năm 2020 đạt 14,582,123 chiếm 80.29% tổng thu nhập. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ hoạt động chính luôn chiếm khoảng từ >70 % trong tổng thu nhập của ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác huy động cũng như quản lý cho vay.
  • 21. 18 Khoản mục tiếp theo chiếm tỷ trọng lớn thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng lần lượt trong 3 năm: 10.67% - 11.78% - 9.33% tăng đều qua các năm. Riêng thu nhập từ hoạt động khác ngoài ngành nghề chính của NH có xu hướng giảm mạnh: 12.93% - 9.32% - 1.54%, điều này chứng tỏ ACB đang dần hoạt động kinh doanh vào những danh mục chính của NH thay vì đầu tư ngoài ngành. * Phân tích chi phí của ACB Bảng 2.4. Tình hình chi phí của ACB Năm 2018 Tăng trưởng Năm 2019 Tăng trưởng Năm 2020 Tăng trưởng Chi phí hoạt động 6,712,217 494,858 8,307,596 1,595,379 7,624,268 -683,328 (Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB) Cùng với sự tăng trưởng doanh số, thì chi phí hoạt động của ACB tăng đột biến qua năm 2019 và giảm mạnh trong năm 2020, lần lượt 6,712,217trđ - 8,307,596trđ - 7,624,268trđ , chứng tỏ NH đã tiết kiệm chi phí mức tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận, cũng như giảm thiểu rủi ro trong thời điểm dịch COVID đang diễn ra phức tạp * Phân tích lợi nhuận của ACB Bảng 2.5. Tình hình lợi nhuận của ACB Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh Năm 2018 Tăng trưởng Năm 2019 Tăng trưởng Năm 2020 Tăng trưởng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 7,320,982 2,099,432 7,789,757 468,775 10,537,041 2,747,284 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 932,411 -1,632,932 273,821 -658,590 941,153 667,332 Tổng lợi nhuận trước thuế 6,388,571 3,732,364 7,515,936 1,127,365 9,595,888 2,079,952 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,299,419 743,278 1,463,537 164,118 1,940,681 477,144 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -47,900 -29,835 42,462 90,362 -27,616 -70,078 Chi phí thuế TNDN 1,251,519 713,443 1,505,999 254,480 1,913,065 407,066 Lợi nhuận sau thuế (XI- XII) 5,137,052 3,018,921 6,009,937 872,885 7,682,823 1,672,886 Lợi ích của cổ đông thiểu số
  • 22. 19 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Ngân hàng mẹ (XIII-XIV) 5,137,052 3,018,921 6,009,937 872,885 7,682,823 1,672,886 (Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB) Năm 2018 mức tăng trưởng lợi nhuận cao gần gấp đôi năm trước 5,137,052 triệu đồng, tăng 3,018,921 triêu đồng và có dấu hiệu giảm dần liên tục qua 2 năm, tuy nhiên con số giảm không đáng kể so với tổng lợi nhuận đạt được * Phân tích các chỉ số tài chính khác Bảng 2.6. Bảng các chỉ số tài chính của ACB Tỷ lệ tài chính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 93.60% 92.80% 92.00% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1466.90% 1281.30% 1154.00% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 6.40% 7.20% 8.00% Thanh toán hiện hành 90.70% 100.70% Thanh toán nhanh 90.70% 100.70% Thanh toán nợ ngắn hạn 6.40% 9.30% Vòng quay Tổng tài sản 3.20% 3.20% Vòng quay tài sản ngắn hạn 3.90% 3.70% Vòng quay vốn chủ sở hữu 49.30% 43.60% Vòng quay Hàng tồn kho Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 21.40% 21.20% 24.10% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 1.60% 1.60% 1.70% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 24.40% 21.70% 21.70% Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 38% 37% 44% (Nguồn: Báo cáo phân tích của ACB)  Chỉ số Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng qua các năm lần lượt 93.60% - 92.80% - 92.00% , mặc dù chỉ số này lớn nhưng đặc thù ngành NH kinh doanh vốn bằng cách huy động tiền gửi để cho vay  Chỉ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tỷ có dấu hiệu giảm dần qua 3 năm 2018 – 2020 từ 1,466.90% - 1,281.30% - 1,154.00% điều này cho thấy NH đang có nhiều biện pháp tăng cường hạn chế rủi ro, đặc biệt trong việc thanh khoản tài sản  Khả năng thanh toán nhành/hiện hành tương đối ổn định, lần lượt 2018 90.70% năm 2019 100.70%
  • 23. 20  Chỉ số Thanh toán nợ ngắn hạn tương đối thấp cụ thể năm 2018 6.40% qua năm 2019 9.30%, điều này chứng tỏ NH đã và đang quản lý tốt nợ phải trả.  Vòng quay tổng tài sản giữ nguyên 2018 3.20% lên 2019 3.20%, tương tự Vòng quay tài sản ngắn hạn giảm nhẹ 2018 3.90% xuống 3.70% năm 2019.  Thực tế cho thấy trong các năm qua Doanh thu thuần của NH có tăng nhưng bên cạnh đó bằng nhiều biện pháp khác nhau, NH tăng vốn chủ sở hữu lên cao hơn mức bình quân dẫn tới Vòng quay vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 2018 49.30% còn 2019 43.60%  Đặc thù kinh doanh ngành NH không có hàng tồn kho hoặc tồn kho qua đêm sẽ phải xử lý qua ngày hôm sau nên cuối kỳ báo cáo không phát sinh  Mức lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần tương đối ổn định: 2018 21.40% - 2019 24.20% - 2020 24.10%, điều này phản ánh hiệu suất kinh doanh của NH đang giữ được phong độ trong thời điểm khó khăn.  Để tính toán một số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng hai tỷ lệ được quan tâm đặc biệt trong phân tích là ROA và ROE. Đây là hai chỉ tiêu tiêu biểu, phản ánh tình hình lợi nhuận của bất cứ một ngân hàng nào. + ROA năm 2018 1.60% qua năm 2019 1.60% và năm 2020 1.70% + ROE năm 2018 24.40% - 2019 21.70% và 2020 21.70%  Từ số liệu trên cho thấy chỉ số ROA tương đối ổn định, riêng chỉ tiêu ROE có xu hướng giảm nhẹ, điều này cũng phù hợp tình hình chung thị trường trong giai đoạn nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại.  Từ các chỉ số trên, ROIC của ACB tăng trong năm 2019 và giữ mức ổn định qua năm 2020 cụ thể: 2018 38% năm 2019 37% và 2020 44% Qua phân tích khái quát về BCTC và các chỉ số của NH ACB từ 2018 - 2020 cho thấy những năm qua ACB luôn cố gắng hoàn thiện và phát huy khả năng kinh doanh điều phối các hoạt động một cách tối ưu, thực hiện tốt vai trò ngân hàng đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy đã có vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thành công của ACB không những là tiêu biểu đơn vị đầu ngành còn là tấm gương cho các tổ chức tài chính nỗ lực phấn đấu trong thời gian tới.
  • 24. 21 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Để hoàn thiện báo cáo tài chính giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan để đưa ra các quyết định trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn do dịch bệnh, suy thoái và phát triển đưa ACB trở thành đầu tàu trên toàn hệ thống kinh tế thì việc hoàn thiện báo cáo tài chính là việc hết sức quan trọng, đòi hỏi thời gian, đầu tư có bài bản, trong phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, học viên đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Á CHÂU nên xem xét, có thêm văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy trình phân tích báo cáo tài chính áp dụng cho toàn hệ thống. Khi bắt đầu áp dụng một quy trình mới cho toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Á CHÂU nền ban hành thêm các văn bản chi tiết hướng dẫn để đảm bảo các ngân hàng trong hệ thống hiểu rõ, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới. Thứ hai, Ngân hàng TMCP Á CHÂU cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của NHNN xuống các chi nhánh nhằm đảm bảo cho các ngân hàng cập nhật thông tin kịp thời để có thể đưa ra những thay đổi, quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo các ngân hàng trong hệ thống hiểu rõ, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới. Thứ ba, Ngân hàng TMCP Á CHÂU cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống báo cáo tại ngân hàng. Định kỳ, hàng quý, các ngân hàng cần báo cáo tình hình tài chính về phòng thông tin Hội sở chính. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn công tác thực hiện chính sách, quy định chung đã được ban hành tại các chi nhánh. Ngoài ra, còn cần có các biện pháp xử lý nghiêm túc những chi nhánh vi phạm nhằm hạn chế việc các ngân hàng cố tình vi phạm quy định, chủ quan, thực hiện không đầy đủ các bước trong quy trình.
  • 25. 22 KẾT LUẬN Thực tế đã khẳng định phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trong đó có ngân hàng để đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời nhất và định hướng trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào muốn thắng thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với các ngân hàng ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền và đi vay. Phân tích báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, tài sản công nợ,.... cho ban lãnh đạo ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định trong hoạt động tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau: Trình bày khái quát về phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng. Hệ thống cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong đó chỉ ra sự cần thiết, nội dung, phương pháp trong NHTM, tài liệu và tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính. Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính của ACB để thấy rõ kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng phân tích báo cáo tài chính của NH hiện nay. Xuất phát từ đòi hỏi thực tế và định hướng phát triển của ngành ngân hàng và của ACB, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC của NH, cũng như các kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và ngân hàng để thực hiện những giải pháp này.Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho ACB có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khẳng định thương hiệu ACB trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu, học viên mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
  • 26. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu môn học Quản trị chi phí hiện đại do cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh biên soạn và giảng dạy 2. Báo cáo tài chính 2018 – 2020 của NH TMCP Á CHÂU (ACB) công bố đại chúng trên website và thông cáo báo chí 3. Phân tích báo cáo tài chính trên www.cafef.vn 4. Thông tin thị trường tài chính www.hsc.com.vn 5. Thông tin thị trường tài chính www.hsx.vn 6. Các thông tin từ kênh báo chí, website tham khảo trên internet