SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN ĐẶNG THIÊN HƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẨN NGOẠI
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN ĐẶNG THIÊN HƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH PHONG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Đặng Thiên Hương, học viên lớp Cao học khóa 25 của Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương
mại cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các thông tin, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được thu thập từ
các nguồn rõ ràng và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tất cả các những nội dung
kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn
gốc cụ thể tại danh mục các tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng ... năm 2019
Tác giả
Nguyễn Đặng Thiên Hương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu:...............................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:...............................................................3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .....................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................4
1.5. Ý nghĩa của luận văn:.................................................................................5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:....................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................6
1.6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..................................................................7
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.............................7
2.1.1. Lịch sử hình thành: .................................................................................7
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính:............................8
2.1.3. Tình hình tài chính...................................................................................9
2.2. Những biểu hiện trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: .................................................................10
2.2.1. Cơ cấu cho vay......................................................................................10
2.2.2. Nợ xấu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank:...............................11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................12
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ......................................13
3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank:.13
3.2. Kết quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:13
3.2.1. Dư nợ cho vay...............................................................................................13
3.2.2. Doanh số cho vay ..................................................................................14
3.2.3. Doanh số thu nợ...................................................................................15
3.2.4. Thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu: ..........................................................16
3.3. Đánh giá rủi ro:.........................................................................................18
3.3.1. Đánh giá rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:...18
3.3.2. Những thành tựu và hạn chế/nguyên nhân trong cho vay khách hàng cá
nhân tại Vietcombank: ....................................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM ...........................................................................................25
4.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân: 25
4.1.1. Khả năng trả nợ.....................................................................................25
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ...26
4.1.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân: ...........................................................................................32
4.2. Đề xuất mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân:...............................................................................................34
4.2.1. Đề xuất mô hình:...................................................................................34
4.2.2. Quy trình thực hiện:..............................................................................36
4.2.2.1. Nghiên cứu định tính:.....................................................................36
4.2.2.2. Mô hình ban đầu nghiên cứu khả năng trả nợ vay của khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam................................36
4.2.3. Kết quả nghiên cứu:..............................................................................40
4.2.3.1. Các đặc trưng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu:......................40
4.2.3.2. Phân tích kết quả hồi quy mô hình ban đầu:..................................43
4.2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy mô hình giới hạn: .................................46
4.2.3.4. So sánh kết quả của 2 mô hình:......................................................49
4.2.3.5. Thảo luận kết quả hồi quy..............................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP..........................................................52
5.1. Kết luận:.......................................................................................................52
5.2. Giải pháp:.....................................................................................................53
5.2.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam đến năm 2020 ..........................................................................53
5.2.2. Các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.........................................................54
5.2.2.1. Các giải pháp phân theo các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .........54
5.2.2.2. Nh m các giải pháp liên quan đến nhân th n của khách hàng cá nh n54
5.2.2.3. Nh m các giải pháp liên quan đến cán bộ tín ụng:...............................54
5.2.2.4. Các giải pháp khác:...............................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHCN : Khách hàng cá nhân
NH TMCP : Ng n hàng thương mại cổ phần
NHNN : Ng n hàng nhà nước
NHTM : Ng n hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín ụng
Vietcombank : Ng n hang TMCP Ngoại Thương Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình nợ xấu tại Vietcombank từ năm 2013 đến năm 2018 ...............2
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2013 - 2018 .................9
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2013 – 2018............................. 9
Bảng 2.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013–
2018...........................................................................................................................11
Bảng 3.1: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank… .............................. 13
Bảng 3.2 – Tỷ trọng ư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank giai đoạn
2013–2018................................................................................................................ 14
Bảng 3.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 –
2018...........................................................................................................................17
Bảng 3.4 – Hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 –
2018...........................................................................................................................18
Bảng 4.1 – Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ theo Trương
Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình… .......................................................................30
Bảng 4.2 - Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng các
nhân tại Vietcombank...............................................................................................36
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả các biến số định lượng........................................41
Bảng 4.4. – Kết quả kiểm định Wal cho mô hình ban đầu…..................................44
Bảng 4.5 – Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ban
đầu…....................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ban
đầu…....................................................................................................................... 46
Bảng 4.7 - Bảng kết quả Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình giới
hạn…....................................................................................................................... 46
Bảng 4.8 – Bảng kết quả Kiểm định mức độ phù hợp các biến trong mô hình giới
hạn…........................................................................................................................ 47
Bảng 4.9 – Kết quả Kiểm định mức độ giải thích của mô hình giới
hạn…........................................................................................................................ 48
Bảng 4.10. Kết quả Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình giới
hạn…........................................................................................................................ 49
Bảng 4.11 – Thông tin giả định của khách hàng cá nh n… .....................................49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2012 –
2018...........................................................................................................................10
Sơ đồ 3.1 – Doanh số cho vay khách hàng cá nhân… ............................................ 15
Sơ đồ 3.2 – Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân… ...............................................16
Sơ đồ 3.3 – Thu hồi nợ quá hạn khách hàng cá nhân…...........................................18
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam”
được thực hiện thông qua việc nghiên cứu dữ liệu của 555 khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Bài nghiên cứu bao gồm các ý chính:
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân.
 Nêu lên thực trạng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
 Định lượng được sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
 Khuyến nghị một số giải pháp trong việc quản trị rủi ro trong mảng tín dụng
cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Thông qua luận văn, tác giả mong muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Từ đ , đề xuất một số giải
pháp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Bên cạnh các kết quả đạt được ở trên, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót,
hạn chế do giới hạn về thời gian, ữ liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế
của tác giả. Vì vậy, rất mong nhận được sự nhận xét, đ ng g p của quý thầy cô và
bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn.
ABSTRACT
Research topic about "Factors affecting the solvency of individual customers
at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam" was implemented
through researching data of 555 customers at Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam.
The thesis presents the following contents:
• Identify factors affecting the solvency of individual customers.
• Perform the status of lending activities to individual customers at Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
• Quantify the impact of these factors on the solvency of individual customers at
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
• Recommend some solutions in risk management in the personal credit sector of
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
Through the thesis, the author wants to find out the factors affect the solvency
of individual customers. From that solutions was suggested to improve debt
recovery capacity of individual customers at Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam.
In addition to the above results, the thesis still has deficiency due to limitation
of time and research data as well as the actual experience of the author. So that the
author looking forward to receiving comments and contributions of teachers to
make the study better.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, các
lĩnh vực kinh tế đều bước vào giai đoạn phát triển chóng mặt với sự cạnh tranh gay
gắt và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài thực tế đó. Việc tìm kiếm hướng
phát triển mới về thị phần, khách hàng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống trên
các phương diện như dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận v.v.
luôn được các lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính quan tâm.
Theo báo cáo về tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
hiện nay, tín dụng vẫn là mảng kinh doanh chủ đạo đem lại phần lớn lợi nhuận cho
các ngân hàng. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến
nay vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vì đây là các khách hàng có
nhu cầu về vốn lớn và thường xuyên. Hoạt động tín dụng đối với cá nhân trong
những năm trước đây vẫn còn là thứ yếu nhưng vẫn đầy tiềm năng phát triển.
Khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản,
khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm sút, điều này đã làm cho mảng
tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng hiện nay trở nên trì trệ và khó phát triển.
Trong bối cảnh đó, tín dụng cá nhân nổi lên thành một mảng kinh doanh màu mỡ để
sử dụng nguồn vốn huy động dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
Lĩnh vực tín dụng cá nhân là một lĩnh vực tiềm năng. Đồng thời hiện nay,
Vietcombank đang có các hướng phát triển mạnh, tập trung mảng cho vay khách
hàng cá nhân. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và rủi ro mà chúng ta cần
quan tâm đến nhất chính là rủi ro khách hàng không trả được nợ. Chính vì thế, việc
đầu tư nghiên cứu và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại Vietcombank là một việc làm cần thiết. Tựu chung lại có các
nguyên nhân chính khiến cho việc đo lường khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân cần được thực hiện, đó là:
2
- Thông qua bảng số liệu dưới đây, chúng ta có thể thấy được nợ xấu và nợ
quá hạn tại Vietcombank có xu hưởng tăng dần qua các năm.
Bảng 1.1. Tình hình nợ xấu tại Vietcombank từ năm 2013 đến năm 2018.
ĐVT: tỷ VND
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ xấu và nợ
quá hạn KHCN
503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93
Dư nợ cho vay
KHCN
38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880
Cần có một biện pháp hỗ trợ trong hoạt động thẩm định, đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân trước khi cho vay. Đo lường khả năng trả nợ
là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng Việt Nam biết mức độ rủi ro của
khách hàng. Theo đó, những người lãnh đạo ngân hàng có thể ban hành
chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong việc đưa ra
quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng, đảm bảo mục tiêu của tín
dụng cá nhân được thực hiện toàn diện là cung cấp vốn đúng đối tượng, đúng
mục đích.
- Hầu hết các ngân hàng thường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân dựa trên kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Việc phân tích từng hồ sơ
khách hàng theo phương thức thủ công, không có sự hỗ trợ của một hệ thống
khoa học chuẩn xác có thể dẫn tới những sai sót và thất thoát nghiêm trọng
trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Ngoài
ra, do toàn bộ quy trình được thực hiện thủ công, cán bộ tín dụng phải bỏ
phần lớn thời gian để thu thập và xử lý dữ liệu – là những hoạt động tạo ra
giá trị thấp trong quy trình, trong khi nếu việc lượng hóa khả năng trả nợ của
khách hàng được thực hiện bài bản, cán bộ tín dụng có thể giảm thiểu được
thời gian thực hiện các công việc thủ công và chuyên tâm vào những công
việc tạo ra giá trị nhiều hơn như tìm kiếm khách hàng và quản lý rủi ro trong
toàn bộ danh mục khách hàng cá nhân. Nói cách khác, việc đánh giá các yếu
3
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng một cách khoa học sẽ
mang lại lợi ích lớn về thời gian và chi phí cho các ngân hàng thương mại.
Từ những đòi hỏi thực tiễn nói trên, người viết đã nghiên cứu và thực hiện
luận văn với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là tìm ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam. Trong đó thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân như thế nào. Thông qua nghiên
cứu này, người viết mong muốn đề xuất được các giải pháp thực tiễn trong việc
nhận định và giảm thiểu rủi ro không trả được nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân.
 Thực trạng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
 Định lượng được sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
 Khuyến nghị một số giải pháp trong việc quản trị rủi ro trong mảng tín
dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
- Từ những mục tiêu kể trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân?
 Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank giai
đoạn 2013-2018 như thế nào?
4
 Khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố nào?
 Những giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao khả năng thu hồi nợ
vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khách hàng cá nhân sử
dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Luận
văn được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống Vietcombank. Dữ liệu về các
yếu tố ảnh hưởng được tác giả thu thập từ hệ thống thông tin nội bộ tại
Vietcombank. Bên cạnh đó, còn có các dữ liệu sơ cấp thu thập từ báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên qua các năm của Vietcombank.
- Về thời gian: Nguồn dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng được tác giả thu thập từ
hệ thống thông tin nội bộ từ năm 2015 đến năm 2018. Và luận văn sử dụng
dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank trong khoảng thời gian từ
năm 2013 đến năm 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng trong luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để thu thập, so sánh, phân tích số liệu
liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank qua các
năm. Tổng hợp nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây và các giả
thuyết kèm theo, đồng thời xác lập mô hình sơ khởi các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân cho nghiên cứu định lượng.
5
- Phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng mối quan hệ của các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc chọn mẫu để thu thập cơ
sở dữ liệu khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam,
từ đó thực hiện thống kê mô tả để đề xuất mô hình đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân. Mô hình logit dùng để
đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
P (Y=1/X ...X ) = 𝑒
z
r 1 k
1+𝑒z
Z= β0 + β1Xi1 + … + βkXk + εi
Trong đó:
 Y là khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân với: Y= 1 (khách hàng trả được
nợ); Y= 0 (khách hàng không trả được nợ).
 X1, … Xk: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
 β1, … βk: Các hệ số hồi quy của hàm Logit
 εi: sai số
1.5. Ý nghĩa của luận văn:
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:
Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân đáp ứng một nhu cầu cấp thiết, mang tính thời sự của ngành
ngân hàng trong bối cảnh hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại
Vietcombank đang có bước phát triển đáng kể. Đóng góp về mặt học thuật của luận
văn là hệ thống hóa các hiểu biết, kinh nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân trở thành một mô hình khoa học, đồng thời
góp phần làm sáng tỏ thực trạng đặc điểm và tiên lượng tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam.
6
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, luận văn hướng đến hai hướng đóng góp chính như sau:
- Thứ nhất, xây dựng được mô hình dự báo xác suất trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Vietcombank, từ đó có thể đưa ra những giải pháp toàn diện và phù hợp
từ trong quá trình xây dựng chiến lượng cũng như thi hành chính sách tín dụng
cá nhân (như ra quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng v.v.)
- Thứ hai, ứng dụng mô hình vào hoạt động thẩm định cho vay khách hàng cá
nhân tại Vietcombank.
1.6. Kết cấu của luận văn:
Chương 1 – Giới thiệu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”
Chương 2 – Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và những
biểu hiện khách hàng cá nhân không trả được nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam.
Chương 3 – Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam.
Chương 4 – Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chương 5 – Kết luận và giải pháp.
7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
2.1.1. Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là Cục Ngoại Hối
trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân hàng còn có tên gọi khác là
Vietcombank hay VCB. Vào ngày 30/10/1968, Ngân hàng Ngoại Thương được
thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ
Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương và chính thức hoạt động
vào ngày 01/04/1963.
Trải qua một thời gian hoạt động, vào ngày 21/09/1996, theo Quyết định số
286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương trên cơ sở Quyết định
số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, Ngân hàng Ngoại
Thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định
số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc
tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam hiện là một trong những ngân
hàng thuộc top đầu Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi
nhánh/Phòng Giao dịch trên cả nước, bao gồm cả 01 văn phòng đại diện tại nước
ngoài. Bên cạnh đó, Vietcombank đã xây dựng một hệ thống với hơn 2.407 máy
ATM và hơn 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Vietcombank còn hiện
diện thong qua mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới.
Vietcombank hoạt động trên hầu khắp các lĩnh vực tài chính từ hoạt động
huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán, dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, kinh
8
doanh tiền tệ, … Với bề dày lịch sử và tinh thần không ngừng đổi mới, hiện nay,
Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào top 1.000 thương hiệu hàng
đầu Châu Á. Vietcombank luôn hoạt động với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành
Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn
nhất thế giới.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính:
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Sau hơn 53 năm hoạt động và hơn một thập kỷ thực hiện cải tổ,
Vietcombank đã dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là trong các
mảng hoạt động chính yếu như:
 Huy động tiền gửi: Thị phần huy động tiền gửi của Vietcombank vào tháng
6/2016 vào khoảng 10% mảng kinh doanh này của Vietcombank có sự cân bằng
giữa tiền gửi giữa cá nhân và doanh nghiệp (tỷ lệ là 44% và 56%) (Báo cáo nội
bộ của Vietcombank năm 2017)
 Hoạt động cho vay: Thị phần trong mảng kinh doanh cho vay của
Vietcombank vào tháng 6/2016 chiếm 9% toàn thị trường. Danh mục cho vay
được mở rộng với nhiều lựa chọn mới cho khách hàng, trọng tâm phát triển của
Vietcombank là tăng dư nợ bán lẻ. (Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm
2017)
Vietcombank hiện đang dẫn đầu thị trường trong mảng kinh doanh tài trợ
thương mại, tận dụng bề dày kinh nghiệm của một ngân hàng chuyên doanh trong
lĩnh vực ngoại thương trước đây. Bốn trụ cột chính tạo nên vị thế dẫn đầu này là: tài
trợ thương mại và thanh toán quốc tế ; thanh toán nội địa; kinh doanh ngoại tệ và
phái sinh; dịch vụ thẻ.
2.1.2.2. Về tình hình tài chính:
9
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2013 - 2018
Đơn vị: tỷ VND
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Tổng giá trị tài sản 468.994 576.996 674.395 787.935 1.035.293 1.074.027
2 Doanh thu 36.682 36.653 41.613 48.029 58.278 73.884
3
Thuế và các khoản
phải nộp
1.365 1.761 2.322 2.597 3.262 3.648
4
Lợi nhuận trước
thuế
5.743 5.844 6.827 8.578 11.341 18.269
5 Lợi nhuận sau thuế 4.378 4.586 5.332 6.895 9.111 14.621
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
2.1.3. Tình hình tài chính:
Liên tục trong 5 năm từ 2013 đến 2018, Vietcombank đã hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch đặt ra cho các chỉ tiêu tài chính trọng yếu.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2013 – 2018
Đơn vị: tỷ VND
2013 2014 2015 2016 2017 2018
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Tổng tài sản 468.994 576.996 674.395 787.935 1.035.293 1.074.027
Vốn chủ sở hữu 42.386 43.473 45.172 48.146 52.558 62.179
Thu nhập ngoài lãi/TTN 30,5% 30,6% 27,1% 25,5% 25,4% 27,67%
Tổng thu nhập 15.507 17.286 21.202 24.886 29.406 39.278
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
NIM 2,6% 2,4% 2,6% 2,6% 2,7% 2,94%
ROAE 10% 11% 12% 15% 18% 25,49%
ROAA 0,99% 0,88% 0,85% 0,94% 1,00% 1,39%
CHỈ TIÊU AN TOÀN
Hệ số an toàn vốn CAR 13% 11% 11% 11% 12% 12,14%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
10
49%
58%
65%
9% 21%
8%
72%
70%
73%
74%
8%
15%
14%
14%
30%
33%
27%
20%
16%
14%
12%
- Về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, tổng tài sản tăng liên tục qua các năm.
- Tỷ suất sinh lời liên tục cải thiện mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt tăng đáng kể
trong năm 2018 khi lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã lên tới con số
18.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) Chỉ số NIM của
Vietcombank tiếp tục được cải thiện nhờ các khoản cho vay khách hàng cá nhân
tăng trưởng tốt và chiến lược tăng tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng.
2.2. Những biểu hiện trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
2.2.1. Cơ cấu cho vay:
Chiến lược của Vietcombank đối với hoạt động cho vay là hướng tới sự cân
bằng trong danh mục sản phẩm, giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ, tuy nhiên
cũng đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Vietcombank đang có xu hướng mở rộng
hoạt động cho với đối với khách hàng cá nhân, điều đó thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2012 –
2018
(đơn vị: %)
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Cá nhân
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
11
Danh mục cho vay được mở rộng với trọng tâm tăng dư nợ bán lẻ, đối tượng
cho vay chủ đạo vẫn là khách hàng doanh nghiệp lớn (tận dụng mối quan hệ truyền
thống của Vietcombank phục vụ trong ngành ngoại thương), tuy nhiên cơ cấu cho
vay theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể về hướng khách hàng cá
nhân (tỷ trọng cho vay của khách hàng cá nhân tăng hơn 3 lần từ 12% lên 30%
trong giai đoạn 2012 – 2018).
2.2.2. Nợ xấu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
Nợ xấu/nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank có xu hướng
tăng qua các năm tương đồng với xu hướng tăng của dư nợ cho vay hàng năm của
Vietcombank.
Bảng 2.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 –
2018
ĐVT: tỷ VND
CHO VAY KHCN 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN 503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93
Dư nợ cho vay KHCN 38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880
Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ 1,31% 1,10% 0,88% 0,70% 0,54% 0,56%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018)
Về tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá
nhân thì tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn (trong tổng dư nợ) luôn được giữ dưới
mức 1% và tỷ trọng này giảm liên tục trong 5 năm từ năm 2013. Điều này cho thấy
rằng, song song với việc đẩy mạnh tín dụng thể nhân, Vietcombank cũng đang áp
dụng nhiều biện pháp nhằm điều tiết được chất lượng tín dụng.
12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam và tình hình chung về hoạt động cho vay của
khách hàng cá nhân của Vietcombank, cụ thể là:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một ngân hàng được thành lập từ
rất sớm, có truyền thống phục vụ hoạt động ngoại thương. Trong quá trình phát
triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã mở rộng hoạt động của
mình sang nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý là sự chuyển dịch trong hoạt động
cho vay với khách hàng cá nhân.
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong
quá trình phát triển, dần dần chiếm được chỗ đứng trong ngành ngân hàng Việt
Nam. Tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Vietcombank trong 5
năm trở lại đây tiến triển thuận lợi với sự bức tốc trong hoạt động tín dụng, huy
động vốn cũng phát triển tận dụng được nguồn vốn huy động với lãi suất thấp,
việc xử lý nợ xấu và nợ quá hạn đạt được nhiều thành công, các chỉ số an toàn
của Vietcombank luôn được đảm bảo. Người viết cũng đi vào phân tích tổng
quát tình hình cấp tín dụng khách hàng cá nhân và một số biểu hiện của việc
khách hàng cá nhân không trả được nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
Cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank phát triển với nhiều sản phẩm
đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của hầu hết nhu cầu của các đối tượng khách hàng.
Bảng 3.1: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank
SẢN PHẨM ĐẶC ĐIỂM
1. Cho vay bất động sản
Bao gồm cho vay xây sửa nhà, cho vay mua nhà, cho vay
mua nhà dự án.
2. Cho vay tiêu dùng, sinh
hoạt cá nhân
Nhóm sản phẩm cho vay cán bộ, công nhân viên.
Sản phẩm cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu
dùng của mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp
pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của Vietcombank.
1. Cho vay mua ô tô
Đáp ứng nhu cầu mua ô tô phục vụ việc đi lại hay kinh
doanh.
2. Cho vay sản xuất kinh
doanh
Đáp ứng nhu cầu tài chính khi bắt đầu sản xuất kinh doanh
hoặc nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình kinh
doanh của cá nhân.
Ngoài ra đối với đối tượng khách hàng là nhà đầu tư chứng
khoáng, Vietcombank còn có sản phẩm cho vay cầm cố
chứng khoán niêm yết.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tài liệu nội bộ của Vietcombank)
3.2. Kết quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
3.2.1. Dư nợ cho vay:
Trong những năm 2013 – 2017, hoạt động của Vietcombank theo đề án tái
cơ cấu thực hiện thành công và gặp nhiều thuận lợi, do đó dư nợ tín dụng toàn hệ
thống tăng trưởng cao, trong đó Vietcombank lại thực hiện chính sách chuyển dịch
cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Thể hiện chi
tiết qua bảng số liệu sau:
14
Bảng 3.2 – Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank giai đoạn
2013 – 2018
ĐVT: nghìn tỷ đồng
LOẠI
HÌNH
VAY
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Cá nhân 38,4 0,14 51,7 0,16 77,5 0,20 124,4 0,27 179,3 0,33 235,8 0,37
Doanh
nghiệp
235,9 0,86 271,6 0,84 310,2 0,80 336,4 0,73 364,1 0,67 396,1 0,63
Tổng
cộng
274,3 1,00 323,3 1,00 387,7 1,00 460,8 1,00 543,4 1,00 631,9 1,00
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013-2018)
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ấn
tượng gần 41% qua các năm. Với tốc độ tăng trưởng này, ta có thể thấy được định
hướng cũng như quyết tâm đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân của
Vietcombank.
3.2.2. Doanh số cho vay:
Từ 2013 đến 2018, chỉ tiêu doanh số cho vay khách hàng cá nhân của
Vietcombank tăng dần, có thể thấy mức tăng trưởng bền vững của mảng kinh doanh
này tại của Vietcombank. Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách
hàng cá nhân được thể hiện ở biểu đồ sau:
15
Sơ đồ 3.1 – Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Doanh số cho vay KHCN
(đơn vị: nghìn tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013 – 2018)
Doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank trong năm 2013 đạt
74.474 tỷ đồng, đạt mức tăng 14,7% so với năm trước. Từ năm 2014 đến năm 2016,
doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank liên tục tăng trưởng ấn
tượng với mức tăng doanh số tuyệt đối hàng năm vào khoảng 35.000 – 40.000
nghìn tỷ. Trong năm 2018, doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank
tiếp tục tăng, đạt 275.368 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 16,5% so với năm 2017
điều này thể hiện sự phát triển bền vững của doanh số cho vay và có thể xem đây là
năm Vietcombank tập trung ổn định và thực hiện chính sách cho vay thận trọng hơn
sau một thời gian phát triển mạnh.
3.2.3. Doanh số thu nợ:
16
Sơ đồ 3.2 – Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân
Doanh số thu nợ KHCN
(đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013 – 2018)
Hoạt động thu nợ tại Vietcombank ngày càng được chú ý đặc biệt do tình
hình nợ xấu ngày càng tăng cao trong toàn ngành ngân hàng nói chung và sự phát
triển vượt bậc trong công tác tín dụng cá nhân của Vietcombank nói riêng khiến cho
ngân hàng phải xử lý một số lượng khách hàng cá nhân đa dạng hơn, tiềm ẩn rủi ro
cao hơn. Xét về tốc độ tăng trưởng, doanh số thu nợ có mức tăng trưởng khá cao
trên 20% trong 3 năm liên tiếp từ 2013 đến năm 2016, lần lượt đạt 22,03%; 38,08%;
28,41% và 15,4 % trong đó năm 2014 đánh dấu mức độ tăng trưởng đỉnh điểm.
Trong hai năm 2017 - 2018, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ có phần chậm
lại, đạt lần lượt 14,87 % và 16,39 %.
3.2.4. Thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu:
Nợ xấu và nợ quá hạn tại Vietcombank được định nghĩa là nợ thuộc nhóm 3
(nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
17
theo quy định phân loại 5 nhóm nợ tại Quyết định 49/2005/QĐ-NHNN và Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN.
Về quy mô, nợ xấu và nợ quá hạn từ cho vay khách hàng cá nhân liên tục
tăng trong những năm vừa qua. Mặc dù nợ xấu phát sinh liên tục nhưng có thể thấy
rằng tốc độ phát sinh mới của nợ xấu vẫn được giữ trong mức kiểm soát được, tốc
độ phát sinh mới này vẫn không vượt tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của
Vietcombank, như vậy có thể kết luận rằng việc phát sinh mới của nợ xấu là kết quả
tất yếu trong quá trình phát tiển hoạt động tín dụng cá nhân của Vietcombank. Hơn
nữa, sau khi nợ xấu và nợ quá hạn từ cho vay khách hàng cá nhân tăng đột biến
trong năm 2016, có thể thấy những biện pháp quản lý nợ xấu tại Vietcombank đã
phát huy hiệu quả trong năm 2017 khi đưa tốc độ phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn về
mức 11%.
Về tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá
nhân, tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn (trong tổng dư nợ) luôn được giữ dưới mức
1%, và tỷ trọng này giảm liên tục trong 5 năm từ năm 2013.
Bảng 3.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 –
2018
ĐVT: tỷ VND
CHO VAY KHCN 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN 503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93
Dư nợ cho vay KHCN 38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880
Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ 1,31% 1,10% 0,88% 0,70% 0,54% 0,56%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018)
Về hoạt động thu hồi nợ quá hạn thì số tiền thu hồi cũng tăng qua các năm
tương đồng với tốc độ tăng của nợ xấu – nợ quá hạn.
18
535
209,0
125
244,0
131
162
289,0
373,0
279
412,0
337
438,0
Sơ đồ 3.3 – Thu hồi nợ quá hạn khách hàng cá nhân
(đơn vị: tỷ đồng; khách hàng)
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số KHCN có nợ quá hạn đã thanh lý Số nợ quá hạn đã thanh lý
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2013 đến 2018)
3.3. Đánh giá rủi ro:
3.3.1. Đánh giá rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
Từ những phân tích trên, nhìn chung, tình hình nợ xấu/nợ quá hạn tại
Vietcombank có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc gia tăng của nợ
xấu/nợ quá hạn tương đồng với tốc độ tăng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
tại Vietcombank.
Xét về hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân qua các năm như sau:
Bảng 3.4 – Hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 - 2017
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Hệ số thu nợ cho vay
KHCN
0,98 0,86 0,82 0,74 0,74 0,75
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018)
19
Hệ số thu hồi nợ giảm dần qua các năm, chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng
trưởng cao, trong những năm vừa qua Vietcombank liên tục khởi động các chương
trình cho vay mở rộng đối tượng khách hàng, hướng tới những phân phúc mới, tại
các thị trường mới. Tuy hệ số thu nợ giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu và
nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân lại liên tục giảm, đến năm 2018 về
dưới mức 1%, chứng tỏ giảm sút trong hệ số thu nợ chủ yếu là do tín dụng tăng
trưởng cao, nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm tạo nên áp lực phải
nhanh chóng giải ngân vốn vào nền kinh tế.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng, Vietcombank đang thúc đẩy
nhanh mảng cho vay đối với khách hàng cá nhân. Qua các năm, nợ quá hạn/nợ xấu
tăng nhưng tỷ lệ khoản nợ này trên tổng dư nợ giảm, chứng tỏ, song song với việc
tăng trưởng dư nợ, Vietcombank cũng đã kiểm soát tốt được chất lượng tín dụng đối
với phân khúc khách hàng này. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh
như hiện nay, Vietcombank cần áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt hơn
chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân.
3.3.2. Những thành tựu và hạn chế/nguyên nhân trong cho vay khách hàng
cá nhân tại Vietcombank:
3.3.2.1. Thành tựu:
Với phương châm điều hành đúng đắn và chỉ đạo hành động sát sao, có thể
thấy hoạt động thu hồi nợ trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank đã
hoàn thành và vượt mức kế hoạch đặt ra trong những phương diện trọng yếu:
- Thứ nhất, doanh số thu nợ của Vietcombank liên tục tăng đáp ứng nhu cầu giải
quyết vấn đề xoay vòng vốn khi hoạt động tín dụng cá nhân được mở rộng;
- Hoạt động thu nợ đều đặn đồng nghĩa với việc Vietcombank có nguồn lợi nhuận
ổn định từ mảng tín dụng cá nhân và sử dụng, chuyển đổi được nguồn vốn huy
động giá rẻ thành công vào nền kinh tế;
- Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây nhưng
chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn từ
cho vay khách hàng cá nhân ở mức thấp;
20
- Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên xử lý toàn bộ nợ xấu tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam (“VAMC”) vào năm 2016, về đích trước thời hạn trên bình diện xử lý, thu
hồi nợ xấu theo đề án tái cơ cấu đặt ra cho ngân hàng;
- Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng hướng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng ở
mức cao và đối tượng khách hàng được mở rộng;
- Thực hiện thành công đa dạng hóa danh mục khách hàng với trọng tâm khai thác
sâu vào khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, phát triển mạng lưới khách hàng tại các địa bàn chiến lược như miền
Trung và Tây Nguyên (đặc thù có nhóm đối tượng khách hàng là các cá nhân và
hộ kinh doanh cà phê, tiêu, điều, v.v.) giảm sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng
cá nhân vay bất động sản tại 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội;
- Giải quyết thành công và dứt điểm các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong 2 lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro mất vốn cao là bất động sản và chứng khoán.
3.3.2.2. Hạn chế/Nguyên nhân:
Mặc dù đạt được những thành tích ấn tượng trong hoạt động kinh doanh nói
chung và mảng cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động thu hồi nợ từ khối
khách hàng cá nhân của Vietcombank vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý.
- Thứ nhất, áp lực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn trong những năm vừa qua làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Vietcombank ở một mức nhất định, thông
qua việc huy động nguồn lực của hệ thống trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ
quá hạn đối với khối khách hàng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh dư nợ tín dụng
cá nhân liên tục được mở rộng, số lượng khách hàng tăng cao, tiềm ẩn rủi ro tín
dụng ngày một lớn.
- Thứ hai, tuy nợ xấu và nợ quá hạn đối với cho vay khách hàng cá nhân được
khống chế ở mức dưới 1% trong những năm vừa qua, tuy nhiên, nợ xấu vẫn có
xu hướng tăng trở lại về quy mô.
21
- Thứ ba, khi phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn, việc xử lý tài sản đảm bảo cũng như
cân đối các phương án củng cố và phục hồi tình hình tài chính của khách hàng
cá nhân cũng còn nhiều khó khăn, yếu kém dẫn tới chất lượng nguồn thu nợ
thấp, cụ thể một số trường hợp đã xảy ra tại Vietcombank là:
 Tài sản đảm bảo chỉ là hình thức.
 Tài sản đảm bảo khi xử lý có hiện trạng khác so với khi cho vay, bị xuống
cấp nghiêm trọng.
 Nhiều tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay bị đội giá lên nhiều
lần.
- Thứ tư, hiệu quả việc áp dụng biện pháp xử lý nợ thấp do nhiều vướng mắc, bất
cập trong khuôn khổ pháp lý, nguồn lực và cơ chế đặc thù cho hoạt động thu hồi
nợ.
Nguyên nhân của những tồn tại nói trên có thể phân loại thành hai nhóm
chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan
xuất phát từ những yếu kém trong nội bộ hệ thống của Vietcombank.
- Thứ nhất, các hoạt động như thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân vốn vay,
kiểm tra sử dụng vốn vay và thẩm định tài sản đảm bảo chưa được thực hiện một
cách hiệu quả dẫn tới khó khăn cho hoạt động thu hồi nợ về sau do được cung
cấp những thông tin sai lệch về khả năng trả nợ vay của khách hàng.
 Về thẩm định, phê duyệt cho vay: pháp lý khách hàng và phương án kinh
doanh của khách hàng cá nhân không đầy đủ; quá trình thẩm định, đánh giá
năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng thiếu chính xác;
chưa phân tích và đánh giá được khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và hiệu quả
của phương án sử dụng vốn; không đánh giá đúng về thời hạn vay, số tiền
vay, v.v.
 Về giải ngân vốn vay: khách hàng được giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo
phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ, giải ngân để đáo hạn nợ vay;
không kiểm tra kiểm soát các hóa đơn, chứng từ dẫn đến việc khách hàng giả
mạo hồ sơ rút vốn v.v.
22
 Về kiểm tra sử dụng vốn vay: cán bộ thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay
không theo quy định, nội dung kiểm tra sơ sài, chung chung, không thu thập
đủ các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn dẫn đến việc ngân hàng không
kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
 Về tài sản đảm bảo: nhận các tài sản thế chấp không đủ điều kiện đảm bảo
theo quy định, việc định giá lại tài sản đảm bảo chưa hợp lý, các sai sót trong
hợp đồng bảo đảm, v.v.
- Thứ hai, yếu kém trong việc thực thi công tác thu hồi nợ tại các chi nhánh làm
cho hiệu quả thu hồi nợ giảm sút. Chi nhánh không quyết liệt khi phát hiện nợ
xấu và nợ quá hạn dẫn đến tình hình khách hàng quá xấu thì khách hàng chây ỳ,
bỏ trốn và chi nhánh bị động trong việc xử lý.
- Thứ ba, Tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh có vấn đề như chưa có cơ chế
đánh giá, xếp loại, thưởng phạt xứng đáng cho cán bộ xử lý nợ và đội ngũ thu
hồi nợ vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ
Các nguyên nhân khách quan cho những tồn tại trong hoạt động thu hồi nợ
vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank bao gồm:
- Một là ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế, cụ thể, một số đối tượng khách hàng
cá nhân truyền thống của Vietcombank hoạt động trong các ngành như: bất động
sản sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi thị trường bất động sản đóng băng trong thời
gian qua; với ngành kinh doanh thu mua - xuất khẩu mặt hàng thủy sản (tại khu
vực Tây Nam Bộ) cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nhiều thị trường từ
chối nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
- Hai là vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có giá trị thanh
lí thấp. Khách hàng có tâm lý không muốn bán tài sản đảm bảo; việc định giá tài
sản đảm bảo để xử lý quá cao so với giá trị thị trường; việc đấu giá gặp nhiều
khó khăn v.v.
- Ba là khung pháp lý, cơ chế đặc thù và hỗ trợ của cơ quan chức năng cho hoạt
động thu hồi nợ từ khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế. Từ tháng 6 đến tháng
9 hàng năm, Tòa án, cơ quan thi hành án ngại nhận hồ sơ, quá trình xử lý qua
23
khởi kiện, thi hành án diễn ra rất chậm, Uỷ Ban Nhân Dân, công an không có cơ
chế hỗ trợ ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo.
- Bốn là nhận thức của cộng đồng với việc thu hồi nợ của ngân hàng còn nhiều
hạn chế, phiến diện. Cộng đồng vẫn cho rằng Ngân hàng luôn là “kẻ mạnh”, bên
vay vốn là “kẻ yếu” và ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng vốn vay của
khách hàng thấp.
3.4. Nhận xét đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại Vietcombank:
Từ tình hình thực tế về hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại
Vietcombank nêu trên, kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế, tác giả xin trình
bày một số các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Vietcombank. Ta có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
của khách hàng cá nhân thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1 – Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng: Độ tuổi; Giới
tính; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn; Thời gian công tác chuyên
môn; Tiền án tiền sự; Số người phụ thuộc; Số người lao động trong gia đình;
Tình trạng sở hữu nhà ở; Tình trạng sở hữu các tài sản có giá trị khác (xe,
điện thoại, v.v.); Đặc điểm cư trú; Loại hình công việc; Thu nhập ròng hàng
tháng.
Nhóm này thể hiện trình độ nhận thức, mức độ bền vững của thu nhập từ sự
ổn định trong nghề nghiệp, các đặc trưng cá nhân của người đi vay, đồng thời đánh
giá các tác động xung quanh từ gia đình, đặc điểm cư trú, có ảnh hưởng đến khả
năng tài chính của khách hàng.
- Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan ngân hàng
Là nhóm yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay và khả
năng trả nợ của khách hàng: Giá trị nợ; Giá trị tài sản đảm bảo; Các giao dịch tín
dụng khác đang thực hiện; Số lần vay nợ; Lãi suất vay; Thời gian vay.
Về xu hướng tác động của các yếu tố này đối với khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân, tác giả xin trình bày cụ thể hơn ở Chương 4 của luận văn.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng cho vay
khách hàng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân, trong đó:
- Người viết đã nêu bật quá trình tăng trưởng mảng cho vay khách hàng cá nhân
tại Vietcombank trong những năm vừa qua thông qua các chỉ tiêu dư nợ cho
vay, doanh số cho vay với mức tăng ròng và tốc độ tăng trưởng tương đối.
Ngoài ra, phần này cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động thu nợ từ cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietcombank thông qua các phân tích các dữ liệu về
doanh số thu nợ, thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu. Người viết cũng đánh giá tình
hình thu nợ qua hệ số thu hồi nợ, kết luận những thành tựu đạt được, hạn chế và
nguyên nhân gây ra những tồn tại trong hoạt động thu nợ tại Vietcombank.
- Trên phương diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng
cá nhân, người viết đã làm rõ quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn tại
Vietcombank về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân.
25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Từ các phân tích, đánh giá về hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ở Chương 3, có thể thấy được việc
nghiên cứu mô hình đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại
Vietcombank là một việc làm cần thiết góp phần giúp cho công tác thẩm định cho
vay thêm chặt chẽ và hạn chế rủi ro.
4.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân:
4.1.1. Khả năng trả nợ:
Hiện tại, khái niệm “khả năng trả nợ vay” của khách hàng vẫn chưa được
định nghĩa một cách thống nhất và chính xác.
Alex White (2008), định nghĩa khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân
là khả năng tạo ra nguồn thu tài chính hay thu nhập đủ để hoàn thành các cam kết
hoàn trả tiền vay định kỳ theo hợp đồng tín dụng.
Một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu biểu hiện “khách hàng không có
khả năng trả nợ” hay “nợ không thể thu hồi”, “nợ xấu”, từ đó xác định khách hàng
có khả năng trả nợ là khách hàng không có những biểu hiện nói trên. Theo Basel
Committee on Banking Supervision (2006), khách hàng “không có khả năng trả nợ”
có một hoặc tất cả đặc điểm sau đây: người đi vay không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn, không kể việc ngân hàng phải phát mãi tài
sản và khoản nợ xấu của người đi vay trên 90 ngày
Pháp luật Việt Nam quy định các khoản nợ xấu là nợ được các tổ chức tài
chính đánh giá là không có khả năng hoàn trả. Việc phân loại nợ xấu được quy định
cụ thể trong Quyết định 49/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và
Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Trong đó có 5 loại nợ ứng với mức rủi ro tăng dần từ
1 đến 5. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, cụ
thể: (i) nợ có khả năng mất một phần vốn (nợ nhóm 3); (ii) nợ có khả năng tổn thất
26
cao (nợ nhóm 4); (iii) nợ không còn khả năng thu hồi (nợ nhóm 5). Nợ nhóm 2 vẫn
cần phải được lưu ý, vì khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Ngoài việc căn
cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các ngân hàng ở Việt Nam vẫn thường dựa
vào tình hình thu hồi nợ thực tế từ khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ. Trong
phạm vi luận văn, tác giả sẽ sử dụng khái niệm “khả năng trả nợ vay của khách
hàng” dựa trên tình hình trả nợ thực tế của khách hàng và các quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam.
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân:
Có thể thấy rằng không có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác tuyệt
đối về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân, các
nghiên cứu trước đây đều được thực hiện cho một nhóm khách hàng nhất định, tại
một hoặc một số đơn vị nhất định.
Sau đây, tác giả xin khái lược một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Từ đó, làm nền tảng định tính
cho mô hình nghiên cứu trong luận văn này.
4.1.2.1. Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng cá nhân:
Nhóm yếu tố này bao gồm 7 yếu tố liên quan đến khách hàng vay.
 Số tiền vay:
Sumit Agarwal (2008), trong nghiên cứu về xác định khả năng hoàn trả của
khách hàng cá nhân trong tương quan với tỷ lệ số tiền vay phải trả định kỳ và sự
thay đổi lãi suất cho vay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Về phương diện thu nhập, khi thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng
lên thì khả năng trả nợ cho khách hàng cá nhân cũng tăng theo. Điều này phù hợp
với suy luận thông thường vì khi tỷ lệ thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng
lên đồng nghĩa với khả năng tài chính của khách hàng cao hơn.
 Thời hạn vay:
- Theo nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier (2007),
về mô hình chấm điểm tín dụng cho mảng tín dụng cá nhân tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Các tác giả đã lấy mẫu dữ liệu của 56.037 khoản vay
27
từ các ngân hàng thương mại trong khoản thời gian 1992-2005. Sử dụng mô
hình hồi qui Logit để kiểm định 16 biến được đưa vào mô hình là: thời gian
giao dịch với ngân hàng, giới tính, số lần vay vốn, thời gian vay, tình trạng
cư trú, vùng miền cư trú, số lượng tiền gửi, giá trị tài sản bảo đảm, số người
phụ thuộc, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản
thế chấp, số điện thoại bàn, trình độ học vấn và mục đích vay vốn. Kết quả
chạy mô hình cho thấy các yếu tố và thời gian vay vốn có ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng.
 Nhóm yếu tố về năng lực của người vay:
Đối với nhóm yếu tố này, tác giả xem xét về các yếu tố như: tình trạng công việc,
thu nhập của người vay và tình trạng nhà ở.
- Theo một nghiên cứu của John M. Chapman (1940), đã đưa ra bốn nhân tố
lớn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: đặc điểm nhân khẩu
học, đặc điểm nghề nghiệp (năng lực của người vay), đặc điểm thu nhập, đặc
điểm học vấn và đặc điểm khoản cho vay.
 Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn
nhân. Theo Miler (2012), nữ giới ít tạo ra rủi ro tín dụng hơn nam giới do
họ cẩn trọng hơn và ít gây ra các rủi ro đạo đức hơn. Và theo nghiên cứu
của Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012), họ cũng đồng tình với
ý kiến trên.
 Năng lực của người vay bao gồm: trình độ học vấn, đặc điểm nghề
nghiệp và đặc điểm thu nhập. Người đang làm công việc đòi hỏi trình độ
cao hay ngược lại, người đang làm công việc có tính chất ổn định cao
hoặc ngược lại.
- Chapman (1990), thì tác giả đưa ra kết luận khả năng trả nợ từ cao đến thấp
như sau: thu nhập cao, thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
- Livingston và Lunt (1992), họ thấy rằng những người có thu nhập cao và
chưa trưởng thành thường sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.
28
- Trong một nghiên cứu khác, Kohasal và Mansoori (2009), về khả năng trả nợ
của người nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran đã cho kết quả là
người nông dân nào có kinh nghiệm càng lâu năm thì khả năng trả nợ càng
cao.
- Tuy nhiên, một nghiên cứu của Accquah và Addo (2011), về khả năng trả nợ
của người dân Ghana thì lại không tìm được mối qua hệ giữa kinh nghiệm
làm việc và khả năng trả nợ của họ.
- Theo một nghiên cứu khác của Kohasal và Mansoori (2009), đã phát hiện
thêm yếu tố đạo đức của người vay cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
của họ.
 Yếu tố số người phụ thuộc trong gia đình:
- Black and Morgan (1998), rủi ro vỡ nợ chịu tác động của các yếu tố xã hội
và yếu tố nhân khẩu học (cụ thể là qui mô gia đình) của người vay.
- Crook (2001), họ tìm thấy rằng yếu tố về thu nhập, sở hữu nhà riêng và số
lượng thành viên trong gia đình có ảnh hưởng tích cực đến mức độ vay nợ
của các hộ gia đình.
- Duca và Rosenthal (1993), họ cũng tìm được mối liên hệ giữa thu nhập, mức
độ giàu có, số lượng thành viên trong gia đình và nhu cầu vay vốn của các hộ
gia đình tại Mỹ.
 Yếu tố về độ tuổi:
Crook (2001), tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như độ tuổi,
thu nhập, tình trạng sở hữu nhà, nghề nghiệp, nghiên cứu rút ra kết luận là:
một gia đình ít nợ hơn khi người chủ hộ trên 55 tuổi và không có ý định rủi
ro trong khi một gia đình sẽ có dư nợ nhiều hơn khi có thu nhập cao hơn, sở
hữu nhà riêng và người chủ hộ vẫn đang làm việc.
 Lịch sử nợ quá hạn:
Theo nghiên cứu của Vương Quân Hoàng cùng các cộng sự vào năm 2006 về
việc xây dựng mô hình xác định mức tín nhiệm khách hàng cá nhân. Nhóm
tác giả đã sử dụng dữ liệu là mẫu 1.727 khách hàng có quan hệ tín dụng với
29
Techcomank từ mô hình hồi qui Logit phân tích 16 biến bao gồm: tuổi tác,
trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian làm việc, thu nhập
hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ
thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và
chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với
Techcombank và uy tín trong giao dịch. Căn cứ vào kết quả chạy mô hình
tác giả đã không tìm được sự tác động rõ ràng của 2 biến thời gian công tác
và uy tín trong giao dịch vì có sự phụ thuộc tuyến tình của 2 biến này với các
biến khác và hệ số beta không ổn định. Trong các biến còn lại thì biến thu
nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản của khách
hàng có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng, các biến
còn lại có tác động trái chiều đến biến phụ thuộc.
Thực tế cũng cho thấy, việc khách hàng đã từng có nợ quá hạn ảnh
hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng của những lần vay sau.
 Mục đích sử dụng vốn:
Mục đích sử dụng vốn ở đây tác giả xin để cập đến các mục đích vay
của khách hàng cá nhân như: vay mua nhà, vay kinh doanh và vay với mục
đích tiêu dùng khác.
Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào xét về sự ảnh hưởng của mục đích
sử dụng vốn có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân hay
không. Trong luận văn này, tác giả muốn tìm xem: mục đích sử dụng vốn có
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank hay
không ?
4.1.2.2. Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan đến ngân hàng:
 Tỷ lệ tài sản bảo đảm:
- Macana (2006), bổ sung thêm yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng. Rủi
ro này xảy ra khi ngân hàng mắc các sai lầm trong khâu thẩm định giá trị tài
sản và chấm điểm xếp hạng khách hàng.
30
- Ali và Daly (2010); Fidrmuc và Hainz (2010), Psillaki và các tác giả (2010)
có nghiên cứu định tính về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, tổng hợp
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cá nhân đi vay được gọi là
được gọi là mô hình 5C, có thể kể ra là: phẩm chất đạo đức (character), năng
lực (capacity), vốn (capital), môi trường kinh doanh (condition), và tài sản
thế chấp (collateral). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phẩm chất đạo đức,
năng lực và tài sản thế chấp đều có có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trả
nợ của khách hàng.
 Lãi suất:
- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) thực hiện bài nghiên cứu
đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ vay của một đối tượng khách hàng đặc thù là nông hộ tại Miền
Tây Nam Bộ. Nhóm đối tượng được khảo sát có khả năng trả nợ đúng hạn là
khoảng 60% theo điều tra của tác giả, nguồn vay vốn chủ yếu là ngân hàng
chính sách xã hội (52,4%) và ngân hàng thương mại (34,7%).
Bảng 4.1 – Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ theo
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình
Chỉ tiêu Hệ số tương quan Diễn giải biến Tương quan
Mục đích sử dụng
vốn vay
-0,2355
Biến giả, bằng 1 nếu
nông hộ sử dụng vốn
vay đúng mục đích,
bằng 0 nếu sử dụng
vốn sai mục đích
Tương quan nghịch
Thu nhập sau khi
vay
0,00012
Thu nhập của nông hộ
sau khi vay (đồng)
Tương quan thuận
Lãi suất vay -1,1495
Lãi suất phải trả của
nông hộ khi đi vay từ
Tương quan nghịch
31
các tổ chức tín dụng
(%)
Tuổi của người đi
vay
- 0,0093
Số tuổi của chủ hộ đi
vay vốn
Tương quan nghịch
Ngành nghề chính
tạo ra thu nhập của
nông hộ
0,8026
Biến giả, bằng 1 nếu
ngành nghề chính tạo
ra thu nhập trả nợ là
nông nghiệp, bằng 0
nếu là nghề khác.
Tương quan thuận
Số thành viên trong
gia đình có thu nhập
0,3345
Số người có thu nhập
trong gia đình
Tương quan thuận
Học vấn chủ hộ 0,4868
Biến giả, bằng 1 nếu
chủ hộ học từ lớp 9 trở
lên, bằng 0 nếu ngược
lại
Tương quan thuận
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Theo nghiên cứu này lãi suất cho vay tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ của
khách hàng. Có nghĩa là, lãi suất càng cao thì khả năng trả được nợ của khách hàng
càng giảm.
 Kinh nghiệm của cán bộ tín dung:
Scott J. (2006), hướng nghiên cứu của mình đến phương diện thẩm định tư
cách, năng lực tài chính của người vay. Trong nghiên cứu của Scott, rủi ro khách
hàng không trả được nợ xuất phát từ việc ngân hàng không xác định đúng đối tượng
cho vay, cụ thể từ chối cho vay với một khách hàng năng lực, phẩm chất đạo đức tốt
và chấp thuận cho vay với những trường hợp ngược lại. Việc thẩm định khả năng
tài chính và phẩm chất đạo đức của khách hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất
lớn vào kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của cán bộ tín dụng. Kinh nghiệm, năng
lực của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua việc đánh giá đúng khả năng khách hàng
có thực hiện đúng cam kết trả nợ hay không, đồng thời có những hành động xử lý
32
kịp thời khi xuất hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng. Nghiên cứu của Scott cho thấy
rằng việc thẩm định hồ sơ cảm tính, hời hợt, không có căn cứ khoa học như thế dẫn
đến khả năng cao ngân hàng không thu hồi được khoản tiền đã cho vay.
4.1.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân:
Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân thay đổi tùy theo đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng mà tổ chức xếp
hạng tín dụng đang nhắm đến, không có một mô hình nào hoàn hảo thể hiện chính
xác và toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân. Tuy nhiên, ta có thể rút ra một số nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân như sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân về cơ
bản có thể được chia làm hai nhóm: nhóm các yếu tố liên quan đến nhân thân
của khách hàng và nhóm các yếu tố có liên hệ với ngân hàng
- Các nghiên cứu nêu trên chưa lượng hóa được xác suất không trả được nợ của
khách hàng cũng như tác động của các yếu tố trong mô hình đến khả năng trả nợ
của khách hàng.
Các nhận xét được người viết rút ra từ các nghiên cứu trên:
 Thứ nhất, về mặt phương pháp và bố cục của các nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, đặc biệt là các nghiên cứu
trong nước với phạm vi nghiên cứu là một ngân hàng nhất định, các nghiên cứu
này đều xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị được chọn nghiên cứu, từ đó
xây dựng một mô hình phù hợp với đơn vị đó. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu
nào bao quát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
ở cấp độ toàn quốc.
 Thứ hai, ta có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1 – Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng cá nhân:
 Số tiền vay.
33
 Thời hạn vay.
 Yếu tố năng lực của người vay: tình trạng công việc, thu nhập và tình
trạng nhà ở.
 Số người phục thuộc.
 Độ tuổi.
 Lịch sử nợ quá hạn.
 Mục đích sử dụng vốn.
Nhóm này thể hiện trình độ nhận thức, mức độ bền vững của thu nhập từ sự
ổn định trong nghề nghiệp, các đặc trưng cá nhân của người đi vay, đồng thời đánh
giá các tác động xung quanh từ gia đình, đặc điểm cư trú, có ảnh hưởng đến khả
năng tài chính của khách hàng.
- Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan ngân hàng;
Là nhóm yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay và khả
năng trả nợ của khách hàng:
 Tỷ lệ tài sản bảo đảm.
 Lãi suất.
 Kinh nghiệm cán bộ tín dụng
 Thứ ba, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khả năng trả nợ vay của khách
hàng cá nhân và yếu tố ảnh hưởng đến nó, ta thấy rằng việc xây dựng một mô
hình biểu diễn mối quan hệ này là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, người viết cho
rằng những mô hình hiện tại đang được sử dụng cho việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa các khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân và yếu tố ảnh hưởng
đến nó đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.
- Mô hình 6C là mô hình định tính nên không thể tính toán lượng hóa được
khả năng vỡ nợ với từng khoản vay cũng như tác động của các yếu tố ảnh
hưởng được đưa vào mô hình
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam có thể tính được điểm số tín nhiệm của từng khách hàng nhưng lại
34
không thể mô tả chính xác đối tượng nghiên cứu là khả năng trả nợ của
khách hàng, tức là xác suất khách hàng trả được nợ hoặc không trả được nợ
 Thứ tư, các nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân đều có những hạn chế nhất định:
- Phần lớn các nghiên cứu hướng tới toàn hệ thống ngân hàng (các nghiên cứu
nước ngoài), hoặc một nhóm khách hàng nhất định, hoặc trên một địa bàn
nhất định (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình), có nghiên cứu về từng
ngân hàng riêng lẽ nhưng lại quá cũ (Vương Quân Hoàng 2006).
- Chưa có luận án nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam.
4.2. Đề xuất mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân:
4.2.1. Đề xuất mô hình:
Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất sử dụng mô hình
Binary Logistic trong nghiên cứu này. Vì đây là mô hình toán học nên lượng hóa
được các đối tượng cần nghiên cứu, đồng thời kết quả thu được từ mô hình chỉ phụ
thuộc vào chất lượng thông tin đầu vào mà loại bỏ được sự chủ quan, thiếu nhất
quán của người sử dụng mô hình định tính. Đồng thời mô hình phản ánh khả năng
trả nợ theo quan điểm xác suất thống kê, nghĩa là theo 2 trạng thái trả được nợ hoặc
không trả được nợ.
Mô hình Binary Logistic cũng có ý nghĩa về mặt ứng dụng thực tiễn là thông
qua việc ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng, ngân hàng có thể
chủ động trong việc đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với những
khách hàng có xác suất vỡ nợ cao. Mô hình cho phép ước lượng được tác động của
từng biến độc lập đến khả năng trả nợ vay, qua đó tạo sự thuận lợi cho ngân hàng
trong việc xác định đúng đối tượng cho vay. Mô hình hồi quy nhị phân là mô hình
khá phổ biến trong nghiên cứu dùng ước lượng xác suất một sự kiện xảy ra. Mô
hình đáp ứng được đặc trưng của biến phụ thuộc trong mô hình chỉ nhận một trong
35
2 giá trị là 0 hoặc 1. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với
dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, dễ thấy nhất là khi biến
phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì không phù hợp khi giả định phần dư có phân phối
chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ phân phối nhị thức, điều này làm mất hiệu lực thống kê
của các kiểm định trong phép hồi quy thông thường. Thêm vào đó, về phương pháp
lượng hóa rủi ro tín dụng cá nhân, người viết sử dụng mô hình hồi quy nhị phân
(Binary Logistic) để ước lượng xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Mô
hình này đáp ứng được sử dụng để lượng hóa rủi ro của khách hàng cá nhân, đồng
thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với các mô hình 5C và mô hình chấm điểm
tín dụng thông thường trong việc tính toán xác suất phát sinh rủi ro tín dụng của
từng khoản nợ, có thể ước lượng được tác động của từng nhân tố đến đối tượng
nghiên cứu là rủi ro tín dụng cá nhân dựa trên số liệu thu thập thực tế, giảm thiểu
yếu tố đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng mô hình hồi quy Binary Logistic vẫn
còn tồn tại một số mặt hạn chế. Nổi bật nhất là việc phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng nguồn thông tin đầu vào, đồng thời để hiểu được kết quả rút ra được từ mô
hình hồi quy đòi hỏi người đọc phải có nền tảng kiến thức nhất định về thống kê.
Ngoài ra, do đây là một mô hình thống kê toán học, nên cỡ mẫu sử dụng phải tương
đối lớn mới có thể đưa ra được kết qủa dự báo có ý nghĩa.
- Phương trình tổng quát như sau:
P (Y=1/X ...X ) = 𝑒
z
r 1 k
1+𝑒z
Z= β0 + β1Xi1 + … + βkXik + εi
- Trong đó:
- Y: Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, Y = 1 nếu khách hàng cá
nhân trả được nợ, trả nợ tốt, Y =0 nếu khách hàng cá nhân không trả
được nợ, không trả nợ tốt.
- X1, … Xk: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
- β1, … βk: Các hệ số hồi quy của hàm Logit
36
- εi: sai số
4.2.2. Quy trình thực hiện:
4.2.2.1. Nghiên cứu định tính:
Như đã trình bày tại phần Phương pháp nghiên cứu trong chương I, nghiên
cứu định tính nhằm mục đích xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân. Đồng thời, từ đó, xây dựng mô hình phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân phù hợp với tình
hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Cơ sở nghiên cứu định
tính của luận văn này gồm:
 Các nghiên cứu về khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân (bao gồm
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài)
 Từ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân được
nêu ra trong các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành chọn lọc, loại bỏ những
yếu tố không phù hợp và đề xuất mô hình phân tích tiếp tục tiến hành nghiên
cứu định lượng cũng như nghiên cứu tình hình thực tế tại đơn vị.
4.2.2.2. Mô hình ban đầu nghiên cứu khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
Dựa trên tình hình thực tế của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và
các nghiên cứu trước đây, mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ vay của khách hàng cá nhân được sử dụng trong luận văn này như sau.
Bảng 4.2 - Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng các
nhân tại Vietcombank trong mô hình nghiên cứu
Biến phục
thuôc
Biến độc lập Các nghiên cứu trước đây Dấu kì vọng
Khả năng trả
nợ - Y
X1: Số người phụ thuộc trong
gia đình
Black and Morgan (1998),
Crook (2001)
-
X2: Nhóm biến tình trạng
công việc
Chapman (1990) +
37
X3: Thời hạn cho vay
Đinh Thị Huyền Thanh và
Stefanie Kleimeier (2007)
-
X4: Tỷ lệ tài sản đảm bảo Macana (2006) +
X5: Thu nhập của người đi
vay
Livingston và Lunt ( 1992) +
X6: Nhóm biến độ tuổi Miler (2012) +
X7: Lãi suất
Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thanh Bình (2011)
-
X8: Kinh nghiệm cán bộ tín
dụng
Scott J. (2006) +
X9: Tình trạng nhà ở John M.Chapman (1940) +
X10: Nhóm biến mục đích sử
dụng vốn
X11: Lịch sử nợ quá hạn Vương Hoàng Quân (2006) -
X12: Số tiền cho vay Sumit Agarwal (2008) -
- Biến phụ thuộc: Khả năng trả nợ - Y
Biến phụ thuộc Y đại diện cho khả năng trả nợ của khách hàng. Biến phụ thuộc chỉ
có thể nhận một trong hai giá trị là 0 hoặc 1:
 Y=0 khi khách hàng không có khả năng trả nợ
 Y=1 khách hàng có khả năng trả nợ
Việc đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ hay không sẽ căn cứ vào phân
loại nợ của theo quy định pháp luật Việt Nam như đã đề cập trong chương 1. Nợ
nhóm 1 và 2 được đánh giá là có khả năng thanh toán, ngược lại nếu khách hàng có
khoản nợ bị liệt vào các nhóm 3,4,5 sẽ bị xem là không có khả năng thanh toán.
Mối quan hệ giữa biến độc lập Y và các biến phụ thuộc X1, X2,… X12 sẽ được biểu
diễn như sau:
 Xác suất khách hàng trả nợ: P (Y=1/ X X … X ) = 𝑒
z
r 1, 2, 12
1+𝑒z
38
 Biến Z được biểu diễn: Z = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3…++ β12X12
 Nếu xác suất Pr (Y=1/ X1, X2,… X12) ≥ 0,5 tức khách hàng có khả năng trả nợ,
Pr (Y=1/ X1, X2,… X12) < 0,5 tức khách hàng không có khả năng trả nợ
Giả thiết H0: Mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập trong mô
hình không có ý nghĩa thống kê
- Các biến độc lập:
Số người phụ thuộc trong gia đình – X1
Đây là biến số thể hiện số người mà khách hàng phải trực tiếp nuôi dưỡng trong gia
đình.
Giả thiết H1: Người đi vay càng có nhiều người phụ thuộc thì khả năng trả nợ càng
giảm
Nhóm biến tình trạng công việc - X2
Biến số phân loại công việc của khách hàng căn cứ trên tiềm năng thu nhập mà
công việc mang lại:
 X2 = 0 khi khách hàng không có việc làm
 X2 = 1 khách hàng có việc làm
Giả thiết H2: Người đi vay có việc làm thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến
tương quan thuận với biến phụ thuộc
Thời hạn cho vay – X3
Biến số thể hiện thời hạn cho vay của khách hàng tính theo tháng.
Giả thiết H3: Khoản vay có thời hạn càng dài thì khả năng trả nợ của người đi vay
càng giảm. Kỳ vọng biến X3 tương quan nghịch với biến phụ thuộc
Tỷ lệ tài sản đảm bảo – X4
Biến số được tính toán bằng: X4 =
𝑛 𝑜
𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
Giả thiết H4: Tỷ lệ đảm bảo càng cao thì khả năng trả nợ càng tăng. Kỳ vọng biến
X4 tương quan thuận với biến phụ thuộc
Thu nhập của người đi vay – X5
Biến số thể hiện thu nhập của người đi vay hàng tháng.
39
Giả thiết H5: Thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ càng tăng. Kỳ vọng biến X5
tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Nhóm biến độ tuổi – X6
Biến X6 thể hiện độ tuổi của khách hàng
 X6A = 1 nếu người đi vay từ 18 đến 25 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới
18 tuổi hoặc trên 25 tuổi
 X6B = 1 nếu người đi vay từ 26 đến 40 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới
26 tuổi hoặc trên 40 tuổi
 X6C = 1 nếu người đi vay từ 41 đến 60 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới
26 tuổi hoặc trên 40 tuổi
 X6D = 1 nếu người đi vay trên 60 tuổi; X6D = 0 nếu người đi vay dưới 60 tuổi
Giả thiết H6: Tuổi người đi vay càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến
X6 tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Lãi suất – X7
Biến X7 thể hiện lãi suất cho vay được quy định trong hợp đồng tín dụng.
Giả thiết X7: Lãi suất cho vay càng cao thì khả năng trả nợ càng thấp. Kỳ vọng biến
X7 tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
Kinh nghiệm cán bộ tín dụng – X8
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua số năm công tác tại vị trí có
liên quan, cụ thể
Giả thiết X8: Cán bộ tín dụng càng ít kinh nghiệm thì khả năng trả nợ vay càng thấp.
Kỳ vọng biến X8 tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Tình trạng nhà ở - X9
Thể hiện tình trạng sở hữu nhà của khách hàng.
 X9 = 0 Nếu khách hàng không sở hữu nhà riêng
 X9 = 1 Nếu khách hàng sở hữu nhà riêng
Giả thiết H9: Người đi vay sở hữu nhà thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến
X9 tương quan thuận với biến phụ thuộc.
40
Nhóm biến mục đích sử dụng vốn – X10
 X10A = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích mua nhà; X10A = 0 nếu
người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (kinh doanh, tiêu dùng)
 X10B = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh; X10B = 0
nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (mua nhà, tiêu dùng)
 X10C = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng; X10C = 0 nếu
người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (mua nhà, kinh doanh)
Lịch sử nợ quá hạn – X11
Biến X11 thể hiện lịch sử nợ quá hạn của khách hàng, cụ thể có thể nhận được 1
trong 2 giá trị sau:
 X11 = 0 Nếu khách hàng đã từng hoặc đang có nợ quá hạn
 X11 = 1 Nếu khách hàng chưa từng có nợ quá hạn
Giả thiết X11: Khách hàng đã từng hoặc đang có nợ quá hạn thì khả năng trả nợ càng
thấp. Kỳ vọng biến X11 tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
Số tiền cho vay – X12
Biến X12 thể hiện số tiền khách hàng được vay quy định trong hợp đồng tín dụng
Giả thiết H12: Số tiền cho vay càng cao thì khả năng trả nợ càng thấp. Kỳ vọng biến
X12 tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
4.2.3. Kết quả nghiên cứu:
4.2.3.1. Các đặc trưng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu:
Bước thống kê mô tả được thực hiện trước khi tiến hành chạy mô hình hồi
quy Binary Logistic để nắm nhằm nắm bắt được một số đặc điểm chung của mẫu
nghiên cứu gồm 555 khách hàng.
“Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập
được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì?” (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu
càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa
là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACBĐề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đHoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBankĐề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...vietlod.com
 
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...NOT
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...NOT
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...hieu anh
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
 
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN ĐẶNG THIÊN HƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẨN NGOẠI Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN ĐẶNG THIÊN HƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THANH PHONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Đặng Thiên Hương, học viên lớp Cao học khóa 25 của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được thu thập từ các nguồn rõ ràng và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tất cả các những nội dung kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn gốc cụ thể tại danh mục các tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng ... năm 2019 Tác giả Nguyễn Đặng Thiên Hương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu:...............................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:...............................................................3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .....................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................4 1.5. Ý nghĩa của luận văn:.................................................................................5 1.5.1. Ý nghĩa khoa học:....................................................................................5 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................6 1.6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..................................................................7 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.............................7 2.1.1. Lịch sử hình thành: .................................................................................7 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính:............................8 2.1.3. Tình hình tài chính...................................................................................9 2.2. Những biểu hiện trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: .................................................................10
  • 5. 2.2.1. Cơ cấu cho vay......................................................................................10 2.2.2. Nợ xấu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank:...............................11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................12 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ......................................13 3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank:.13 3.2. Kết quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:13 3.2.1. Dư nợ cho vay...............................................................................................13 3.2.2. Doanh số cho vay ..................................................................................14 3.2.3. Doanh số thu nợ...................................................................................15 3.2.4. Thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu: ..........................................................16 3.3. Đánh giá rủi ro:.........................................................................................18 3.3.1. Đánh giá rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:...18 3.3.2. Những thành tựu và hạn chế/nguyên nhân trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank: ....................................................................................19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...........................................................................................25 4.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: 25 4.1.1. Khả năng trả nợ.....................................................................................25 4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ...26 4.1.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân: ...........................................................................................32 4.2. Đề xuất mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân:...............................................................................................34 4.2.1. Đề xuất mô hình:...................................................................................34 4.2.2. Quy trình thực hiện:..............................................................................36 4.2.2.1. Nghiên cứu định tính:.....................................................................36 4.2.2.2. Mô hình ban đầu nghiên cứu khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam................................36 4.2.3. Kết quả nghiên cứu:..............................................................................40 4.2.3.1. Các đặc trưng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu:......................40
  • 6. 4.2.3.2. Phân tích kết quả hồi quy mô hình ban đầu:..................................43 4.2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy mô hình giới hạn: .................................46 4.2.3.4. So sánh kết quả của 2 mô hình:......................................................49 4.2.3.5. Thảo luận kết quả hồi quy..............................................................49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP..........................................................52 5.1. Kết luận:.......................................................................................................52 5.2. Giải pháp:.....................................................................................................53 5.2.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đến năm 2020 ..........................................................................53 5.2.2. Các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.........................................................54 5.2.2.1. Các giải pháp phân theo các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .........54 5.2.2.2. Nh m các giải pháp liên quan đến nhân th n của khách hàng cá nh n54 5.2.2.3. Nh m các giải pháp liên quan đến cán bộ tín ụng:...............................54 5.2.2.4. Các giải pháp khác:...............................................................................55 KẾT LUẬN ..............................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KHCN : Khách hàng cá nhân NH TMCP : Ng n hàng thương mại cổ phần NHNN : Ng n hàng nhà nước NHTM : Ng n hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín ụng Vietcombank : Ng n hang TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình nợ xấu tại Vietcombank từ năm 2013 đến năm 2018 ...............2 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2013 - 2018 .................9 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2013 – 2018............................. 9 Bảng 2.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013– 2018...........................................................................................................................11 Bảng 3.1: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank… .............................. 13 Bảng 3.2 – Tỷ trọng ư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank giai đoạn 2013–2018................................................................................................................ 14 Bảng 3.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 – 2018...........................................................................................................................17 Bảng 3.4 – Hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 – 2018...........................................................................................................................18 Bảng 4.1 – Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình… .......................................................................30 Bảng 4.2 - Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại Vietcombank...............................................................................................36 Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả các biến số định lượng........................................41 Bảng 4.4. – Kết quả kiểm định Wal cho mô hình ban đầu…..................................44 Bảng 4.5 – Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ban đầu…....................................................................................................................... 45 Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ban đầu…....................................................................................................................... 46 Bảng 4.7 - Bảng kết quả Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình giới hạn…....................................................................................................................... 46 Bảng 4.8 – Bảng kết quả Kiểm định mức độ phù hợp các biến trong mô hình giới hạn…........................................................................................................................ 47 Bảng 4.9 – Kết quả Kiểm định mức độ giải thích của mô hình giới hạn…........................................................................................................................ 48 Bảng 4.10. Kết quả Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình giới hạn…........................................................................................................................ 49 Bảng 4.11 – Thông tin giả định của khách hàng cá nh n… .....................................49
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2012 – 2018...........................................................................................................................10 Sơ đồ 3.1 – Doanh số cho vay khách hàng cá nhân… ............................................ 15 Sơ đồ 3.2 – Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân… ...............................................16 Sơ đồ 3.3 – Thu hồi nợ quá hạn khách hàng cá nhân…...........................................18
  • 10. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam” được thực hiện thông qua việc nghiên cứu dữ liệu của 555 khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Bài nghiên cứu bao gồm các ý chính:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.  Nêu lên thực trạng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.  Định lượng được sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.  Khuyến nghị một số giải pháp trong việc quản trị rủi ro trong mảng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Thông qua luận văn, tác giả mong muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Từ đ , đề xuất một số giải pháp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Bên cạnh các kết quả đạt được ở trên, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế do giới hạn về thời gian, ữ liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế của tác giả. Vì vậy, rất mong nhận được sự nhận xét, đ ng g p của quý thầy cô và bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn.
  • 11. ABSTRACT Research topic about "Factors affecting the solvency of individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam" was implemented through researching data of 555 customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. The thesis presents the following contents: • Identify factors affecting the solvency of individual customers. • Perform the status of lending activities to individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. • Quantify the impact of these factors on the solvency of individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. • Recommend some solutions in risk management in the personal credit sector of Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Through the thesis, the author wants to find out the factors affect the solvency of individual customers. From that solutions was suggested to improve debt recovery capacity of individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. In addition to the above results, the thesis still has deficiency due to limitation of time and research data as well as the actual experience of the author. So that the author looking forward to receiving comments and contributions of teachers to make the study better.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, các lĩnh vực kinh tế đều bước vào giai đoạn phát triển chóng mặt với sự cạnh tranh gay gắt và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài thực tế đó. Việc tìm kiếm hướng phát triển mới về thị phần, khách hàng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống trên các phương diện như dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận v.v. luôn được các lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính quan tâm. Theo báo cáo về tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, tín dụng vẫn là mảng kinh doanh chủ đạo đem lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vì đây là các khách hàng có nhu cầu về vốn lớn và thường xuyên. Hoạt động tín dụng đối với cá nhân trong những năm trước đây vẫn còn là thứ yếu nhưng vẫn đầy tiềm năng phát triển. Khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm sút, điều này đã làm cho mảng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng hiện nay trở nên trì trệ và khó phát triển. Trong bối cảnh đó, tín dụng cá nhân nổi lên thành một mảng kinh doanh màu mỡ để sử dụng nguồn vốn huy động dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Lĩnh vực tín dụng cá nhân là một lĩnh vực tiềm năng. Đồng thời hiện nay, Vietcombank đang có các hướng phát triển mạnh, tập trung mảng cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và rủi ro mà chúng ta cần quan tâm đến nhất chính là rủi ro khách hàng không trả được nợ. Chính vì thế, việc đầu tư nghiên cứu và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank là một việc làm cần thiết. Tựu chung lại có các nguyên nhân chính khiến cho việc đo lường khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân cần được thực hiện, đó là:
  • 13. 2 - Thông qua bảng số liệu dưới đây, chúng ta có thể thấy được nợ xấu và nợ quá hạn tại Vietcombank có xu hưởng tăng dần qua các năm. Bảng 1.1. Tình hình nợ xấu tại Vietcombank từ năm 2013 đến năm 2018. ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN 503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93 Dư nợ cho vay KHCN 38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880 Cần có một biện pháp hỗ trợ trong hoạt động thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân trước khi cho vay. Đo lường khả năng trả nợ là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng Việt Nam biết mức độ rủi ro của khách hàng. Theo đó, những người lãnh đạo ngân hàng có thể ban hành chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong việc đưa ra quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng, đảm bảo mục tiêu của tín dụng cá nhân được thực hiện toàn diện là cung cấp vốn đúng đối tượng, đúng mục đích. - Hầu hết các ngân hàng thường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân dựa trên kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Việc phân tích từng hồ sơ khách hàng theo phương thức thủ công, không có sự hỗ trợ của một hệ thống khoa học chuẩn xác có thể dẫn tới những sai sót và thất thoát nghiêm trọng trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, do toàn bộ quy trình được thực hiện thủ công, cán bộ tín dụng phải bỏ phần lớn thời gian để thu thập và xử lý dữ liệu – là những hoạt động tạo ra giá trị thấp trong quy trình, trong khi nếu việc lượng hóa khả năng trả nợ của khách hàng được thực hiện bài bản, cán bộ tín dụng có thể giảm thiểu được thời gian thực hiện các công việc thủ công và chuyên tâm vào những công việc tạo ra giá trị nhiều hơn như tìm kiếm khách hàng và quản lý rủi ro trong toàn bộ danh mục khách hàng cá nhân. Nói cách khác, việc đánh giá các yếu
  • 14. 3 tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng một cách khoa học sẽ mang lại lợi ích lớn về thời gian và chi phí cho các ngân hàng thương mại. Từ những đòi hỏi thực tiễn nói trên, người viết đã nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Trong đó thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân như thế nào. Thông qua nghiên cứu này, người viết mong muốn đề xuất được các giải pháp thực tiễn trong việc nhận định và giảm thiểu rủi ro không trả được nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.  Thực trạng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.  Định lượng được sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.  Khuyến nghị một số giải pháp trong việc quản trị rủi ro trong mảng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. - Từ những mục tiêu kể trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân?  Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank giai đoạn 2013-2018 như thế nào?
  • 15. 4  Khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?  Những giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao khả năng thu hồi nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống Vietcombank. Dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng được tác giả thu thập từ hệ thống thông tin nội bộ tại Vietcombank. Bên cạnh đó, còn có các dữ liệu sơ cấp thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên qua các năm của Vietcombank. - Về thời gian: Nguồn dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng được tác giả thu thập từ hệ thống thông tin nội bộ từ năm 2015 đến năm 2018. Và luận văn sử dụng dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong luận văn. - Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để thu thập, so sánh, phân tích số liệu liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank qua các năm. Tổng hợp nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây và các giả thuyết kèm theo, đồng thời xác lập mô hình sơ khởi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân cho nghiên cứu định lượng.
  • 16. 5 - Phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc chọn mẫu để thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, từ đó thực hiện thống kê mô tả để đề xuất mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân. Mô hình logit dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: P (Y=1/X ...X ) = 𝑒 z r 1 k 1+𝑒z Z= β0 + β1Xi1 + … + βkXk + εi Trong đó:  Y là khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân với: Y= 1 (khách hàng trả được nợ); Y= 0 (khách hàng không trả được nợ).  X1, … Xk: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng  β1, … βk: Các hệ số hồi quy của hàm Logit  εi: sai số 1.5. Ý nghĩa của luận văn: 1.5.1. Ý nghĩa khoa học: Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân đáp ứng một nhu cầu cấp thiết, mang tính thời sự của ngành ngân hàng trong bối cảnh hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank đang có bước phát triển đáng kể. Đóng góp về mặt học thuật của luận văn là hệ thống hóa các hiểu biết, kinh nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân trở thành một mô hình khoa học, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thực trạng đặc điểm và tiên lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
  • 17. 6 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Về mặt thực tiễn, luận văn hướng đến hai hướng đóng góp chính như sau: - Thứ nhất, xây dựng được mô hình dự báo xác suất trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank, từ đó có thể đưa ra những giải pháp toàn diện và phù hợp từ trong quá trình xây dựng chiến lượng cũng như thi hành chính sách tín dụng cá nhân (như ra quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng v.v.) - Thứ hai, ứng dụng mô hình vào hoạt động thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank. 1.6. Kết cấu của luận văn: Chương 1 – Giới thiệu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” Chương 2 – Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và những biểu hiện khách hàng cá nhân không trả được nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3 – Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương 4 – Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chương 5 – Kết luận và giải pháp.
  • 18. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: 2.1.1. Lịch sử hình thành: Tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là Cục Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân hàng còn có tên gọi khác là Vietcombank hay VCB. Vào ngày 30/10/1968, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương và chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1963. Trải qua một thời gian hoạt động, vào ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, Ngân hàng Ngoại Thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam hiện là một trong những ngân hàng thuộc top đầu Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch trên cả nước, bao gồm cả 01 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bên cạnh đó, Vietcombank đã xây dựng một hệ thống với hơn 2.407 máy ATM và hơn 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Vietcombank còn hiện diện thong qua mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vietcombank hoạt động trên hầu khắp các lĩnh vực tài chính từ hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán, dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, kinh
  • 19. 8 doanh tiền tệ, … Với bề dày lịch sử và tinh thần không ngừng đổi mới, hiện nay, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào top 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á. Vietcombank luôn hoạt động với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính: 2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: Sau hơn 53 năm hoạt động và hơn một thập kỷ thực hiện cải tổ, Vietcombank đã dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là trong các mảng hoạt động chính yếu như:  Huy động tiền gửi: Thị phần huy động tiền gửi của Vietcombank vào tháng 6/2016 vào khoảng 10% mảng kinh doanh này của Vietcombank có sự cân bằng giữa tiền gửi giữa cá nhân và doanh nghiệp (tỷ lệ là 44% và 56%) (Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2017)  Hoạt động cho vay: Thị phần trong mảng kinh doanh cho vay của Vietcombank vào tháng 6/2016 chiếm 9% toàn thị trường. Danh mục cho vay được mở rộng với nhiều lựa chọn mới cho khách hàng, trọng tâm phát triển của Vietcombank là tăng dư nợ bán lẻ. (Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2017) Vietcombank hiện đang dẫn đầu thị trường trong mảng kinh doanh tài trợ thương mại, tận dụng bề dày kinh nghiệm của một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực ngoại thương trước đây. Bốn trụ cột chính tạo nên vị thế dẫn đầu này là: tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế ; thanh toán nội địa; kinh doanh ngoại tệ và phái sinh; dịch vụ thẻ. 2.1.2.2. Về tình hình tài chính:
  • 20. 9 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2013 - 2018 Đơn vị: tỷ VND CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng giá trị tài sản 468.994 576.996 674.395 787.935 1.035.293 1.074.027 2 Doanh thu 36.682 36.653 41.613 48.029 58.278 73.884 3 Thuế và các khoản phải nộp 1.365 1.761 2.322 2.597 3.262 3.648 4 Lợi nhuận trước thuế 5.743 5.844 6.827 8.578 11.341 18.269 5 Lợi nhuận sau thuế 4.378 4.586 5.332 6.895 9.111 14.621 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018) 2.1.3. Tình hình tài chính: Liên tục trong 5 năm từ 2013 đến 2018, Vietcombank đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra cho các chỉ tiêu tài chính trọng yếu. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2013 – 2018 Đơn vị: tỷ VND 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tổng tài sản 468.994 576.996 674.395 787.935 1.035.293 1.074.027 Vốn chủ sở hữu 42.386 43.473 45.172 48.146 52.558 62.179 Thu nhập ngoài lãi/TTN 30,5% 30,6% 27,1% 25,5% 25,4% 27,67% Tổng thu nhập 15.507 17.286 21.202 24.886 29.406 39.278 CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ NIM 2,6% 2,4% 2,6% 2,6% 2,7% 2,94% ROAE 10% 11% 12% 15% 18% 25,49% ROAA 0,99% 0,88% 0,85% 0,94% 1,00% 1,39% CHỈ TIÊU AN TOÀN Hệ số an toàn vốn CAR 13% 11% 11% 11% 12% 12,14% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
  • 21. 10 49% 58% 65% 9% 21% 8% 72% 70% 73% 74% 8% 15% 14% 14% 30% 33% 27% 20% 16% 14% 12% - Về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, tổng tài sản tăng liên tục qua các năm. - Tỷ suất sinh lời liên tục cải thiện mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt tăng đáng kể trong năm 2018 khi lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã lên tới con số 18.000 tỷ đồng. - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) Chỉ số NIM của Vietcombank tiếp tục được cải thiện nhờ các khoản cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng tốt và chiến lược tăng tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng. 2.2. Những biểu hiện trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: 2.2.1. Cơ cấu cho vay: Chiến lược của Vietcombank đối với hoạt động cho vay là hướng tới sự cân bằng trong danh mục sản phẩm, giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ, tuy nhiên cũng đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Vietcombank đang có xu hướng mở rộng hoạt động cho với đối với khách hàng cá nhân, điều đó thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2012 – 2018 (đơn vị: %) 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Cá nhân (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
  • 22. 11 Danh mục cho vay được mở rộng với trọng tâm tăng dư nợ bán lẻ, đối tượng cho vay chủ đạo vẫn là khách hàng doanh nghiệp lớn (tận dụng mối quan hệ truyền thống của Vietcombank phục vụ trong ngành ngoại thương), tuy nhiên cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể về hướng khách hàng cá nhân (tỷ trọng cho vay của khách hàng cá nhân tăng hơn 3 lần từ 12% lên 30% trong giai đoạn 2012 – 2018). 2.2.2. Nợ xấu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank: Nợ xấu/nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank có xu hướng tăng qua các năm tương đồng với xu hướng tăng của dư nợ cho vay hàng năm của Vietcombank. Bảng 2.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 – 2018 ĐVT: tỷ VND CHO VAY KHCN 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN 503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93 Dư nợ cho vay KHCN 38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880 Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ 1,31% 1,10% 0,88% 0,70% 0,54% 0,56% (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018) Về tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thì tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn (trong tổng dư nợ) luôn được giữ dưới mức 1% và tỷ trọng này giảm liên tục trong 5 năm từ năm 2013. Điều này cho thấy rằng, song song với việc đẩy mạnh tín dụng thể nhân, Vietcombank cũng đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm điều tiết được chất lượng tín dụng.
  • 23. 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và tình hình chung về hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân của Vietcombank, cụ thể là: - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một ngân hàng được thành lập từ rất sớm, có truyền thống phục vụ hoạt động ngoại thương. Trong quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý là sự chuyển dịch trong hoạt động cho vay với khách hàng cá nhân. - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển, dần dần chiếm được chỗ đứng trong ngành ngân hàng Việt Nam. Tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Vietcombank trong 5 năm trở lại đây tiến triển thuận lợi với sự bức tốc trong hoạt động tín dụng, huy động vốn cũng phát triển tận dụng được nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, việc xử lý nợ xấu và nợ quá hạn đạt được nhiều thành công, các chỉ số an toàn của Vietcombank luôn được đảm bảo. Người viết cũng đi vào phân tích tổng quát tình hình cấp tín dụng khách hàng cá nhân và một số biểu hiện của việc khách hàng cá nhân không trả được nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
  • 24. 13 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank: Cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của hầu hết nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Bảng 3.1: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank SẢN PHẨM ĐẶC ĐIỂM 1. Cho vay bất động sản Bao gồm cho vay xây sửa nhà, cho vay mua nhà, cho vay mua nhà dự án. 2. Cho vay tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân Nhóm sản phẩm cho vay cán bộ, công nhân viên. Sản phẩm cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của Vietcombank. 1. Cho vay mua ô tô Đáp ứng nhu cầu mua ô tô phục vụ việc đi lại hay kinh doanh. 2. Cho vay sản xuất kinh doanh Đáp ứng nhu cầu tài chính khi bắt đầu sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình kinh doanh của cá nhân. Ngoài ra đối với đối tượng khách hàng là nhà đầu tư chứng khoáng, Vietcombank còn có sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tài liệu nội bộ của Vietcombank) 3.2. Kết quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank: 3.2.1. Dư nợ cho vay: Trong những năm 2013 – 2017, hoạt động của Vietcombank theo đề án tái cơ cấu thực hiện thành công và gặp nhiều thuận lợi, do đó dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng cao, trong đó Vietcombank lại thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau:
  • 25. 14 Bảng 3.2 – Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018 ĐVT: nghìn tỷ đồng LOẠI HÌNH VAY 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cá nhân 38,4 0,14 51,7 0,16 77,5 0,20 124,4 0,27 179,3 0,33 235,8 0,37 Doanh nghiệp 235,9 0,86 271,6 0,84 310,2 0,80 336,4 0,73 364,1 0,67 396,1 0,63 Tổng cộng 274,3 1,00 323,3 1,00 387,7 1,00 460,8 1,00 543,4 1,00 631,9 1,00 (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013-2018) Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ấn tượng gần 41% qua các năm. Với tốc độ tăng trưởng này, ta có thể thấy được định hướng cũng như quyết tâm đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank. 3.2.2. Doanh số cho vay: Từ 2013 đến 2018, chỉ tiêu doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank tăng dần, có thể thấy mức tăng trưởng bền vững của mảng kinh doanh này tại của Vietcombank. Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân được thể hiện ở biểu đồ sau:
  • 26. 15 Sơ đồ 3.1 – Doanh số cho vay khách hàng cá nhân Doanh số cho vay KHCN (đơn vị: nghìn tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013 – 2018) Doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank trong năm 2013 đạt 74.474 tỷ đồng, đạt mức tăng 14,7% so với năm trước. Từ năm 2014 đến năm 2016, doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank liên tục tăng trưởng ấn tượng với mức tăng doanh số tuyệt đối hàng năm vào khoảng 35.000 – 40.000 nghìn tỷ. Trong năm 2018, doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank tiếp tục tăng, đạt 275.368 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 16,5% so với năm 2017 điều này thể hiện sự phát triển bền vững của doanh số cho vay và có thể xem đây là năm Vietcombank tập trung ổn định và thực hiện chính sách cho vay thận trọng hơn sau một thời gian phát triển mạnh. 3.2.3. Doanh số thu nợ:
  • 27. 16 Sơ đồ 3.2 – Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân Doanh số thu nợ KHCN (đơn vị: nghìn tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank 2013 – 2018) Hoạt động thu nợ tại Vietcombank ngày càng được chú ý đặc biệt do tình hình nợ xấu ngày càng tăng cao trong toàn ngành ngân hàng nói chung và sự phát triển vượt bậc trong công tác tín dụng cá nhân của Vietcombank nói riêng khiến cho ngân hàng phải xử lý một số lượng khách hàng cá nhân đa dạng hơn, tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Xét về tốc độ tăng trưởng, doanh số thu nợ có mức tăng trưởng khá cao trên 20% trong 3 năm liên tiếp từ 2013 đến năm 2016, lần lượt đạt 22,03%; 38,08%; 28,41% và 15,4 % trong đó năm 2014 đánh dấu mức độ tăng trưởng đỉnh điểm. Trong hai năm 2017 - 2018, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ có phần chậm lại, đạt lần lượt 14,87 % và 16,39 %. 3.2.4. Thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu: Nợ xấu và nợ quá hạn tại Vietcombank được định nghĩa là nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
  • 28. 17 theo quy định phân loại 5 nhóm nợ tại Quyết định 49/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Về quy mô, nợ xấu và nợ quá hạn từ cho vay khách hàng cá nhân liên tục tăng trong những năm vừa qua. Mặc dù nợ xấu phát sinh liên tục nhưng có thể thấy rằng tốc độ phát sinh mới của nợ xấu vẫn được giữ trong mức kiểm soát được, tốc độ phát sinh mới này vẫn không vượt tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của Vietcombank, như vậy có thể kết luận rằng việc phát sinh mới của nợ xấu là kết quả tất yếu trong quá trình phát tiển hoạt động tín dụng cá nhân của Vietcombank. Hơn nữa, sau khi nợ xấu và nợ quá hạn từ cho vay khách hàng cá nhân tăng đột biến trong năm 2016, có thể thấy những biện pháp quản lý nợ xấu tại Vietcombank đã phát huy hiệu quả trong năm 2017 khi đưa tốc độ phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn về mức 11%. Về tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tỷ trọng dư nợ xấu và nợ quá hạn (trong tổng dư nợ) luôn được giữ dưới mức 1%, và tỷ trọng này giảm liên tục trong 5 năm từ năm 2013. Bảng 3.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 – 2018 ĐVT: tỷ VND CHO VAY KHCN 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN 503,04 568,7 682 870,8 968,22 1.320.93 Dư nợ cho vay KHCN 38.400 51.700 77.500 124.400 179.300 235.880 Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ 1,31% 1,10% 0,88% 0,70% 0,54% 0,56% (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018) Về hoạt động thu hồi nợ quá hạn thì số tiền thu hồi cũng tăng qua các năm tương đồng với tốc độ tăng của nợ xấu – nợ quá hạn.
  • 29. 18 535 209,0 125 244,0 131 162 289,0 373,0 279 412,0 337 438,0 Sơ đồ 3.3 – Thu hồi nợ quá hạn khách hàng cá nhân (đơn vị: tỷ đồng; khách hàng) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số KHCN có nợ quá hạn đã thanh lý Số nợ quá hạn đã thanh lý (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2013 đến 2018) 3.3. Đánh giá rủi ro: 3.3.1. Đánh giá rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank: Từ những phân tích trên, nhìn chung, tình hình nợ xấu/nợ quá hạn tại Vietcombank có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc gia tăng của nợ xấu/nợ quá hạn tương đồng với tốc độ tăng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Xét về hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân qua các năm như sau: Bảng 3.4 – Hệ số thu hồi nợ khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 - 2017 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số thu nợ cho vay KHCN 0,98 0,86 0,82 0,74 0,74 0,75 (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018)
  • 30. 19 Hệ số thu hồi nợ giảm dần qua các năm, chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng trưởng cao, trong những năm vừa qua Vietcombank liên tục khởi động các chương trình cho vay mở rộng đối tượng khách hàng, hướng tới những phân phúc mới, tại các thị trường mới. Tuy hệ số thu nợ giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân lại liên tục giảm, đến năm 2018 về dưới mức 1%, chứng tỏ giảm sút trong hệ số thu nợ chủ yếu là do tín dụng tăng trưởng cao, nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm tạo nên áp lực phải nhanh chóng giải ngân vốn vào nền kinh tế. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng, Vietcombank đang thúc đẩy nhanh mảng cho vay đối với khách hàng cá nhân. Qua các năm, nợ quá hạn/nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ khoản nợ này trên tổng dư nợ giảm, chứng tỏ, song song với việc tăng trưởng dư nợ, Vietcombank cũng đã kiểm soát tốt được chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng này. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh như hiện nay, Vietcombank cần áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt hơn chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân. 3.3.2. Những thành tựu và hạn chế/nguyên nhân trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank: 3.3.2.1. Thành tựu: Với phương châm điều hành đúng đắn và chỉ đạo hành động sát sao, có thể thấy hoạt động thu hồi nợ trong cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đặt ra trong những phương diện trọng yếu: - Thứ nhất, doanh số thu nợ của Vietcombank liên tục tăng đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề xoay vòng vốn khi hoạt động tín dụng cá nhân được mở rộng; - Hoạt động thu nợ đều đặn đồng nghĩa với việc Vietcombank có nguồn lợi nhuận ổn định từ mảng tín dụng cá nhân và sử dụng, chuyển đổi được nguồn vốn huy động giá rẻ thành công vào nền kinh tế; - Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây nhưng chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn từ cho vay khách hàng cá nhân ở mức thấp;
  • 31. 20 - Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên xử lý toàn bộ nợ xấu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (“VAMC”) vào năm 2016, về đích trước thời hạn trên bình diện xử lý, thu hồi nợ xấu theo đề án tái cơ cấu đặt ra cho ngân hàng; - Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng hướng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng ở mức cao và đối tượng khách hàng được mở rộng; - Thực hiện thành công đa dạng hóa danh mục khách hàng với trọng tâm khai thác sâu vào khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển mạng lưới khách hàng tại các địa bàn chiến lược như miền Trung và Tây Nguyên (đặc thù có nhóm đối tượng khách hàng là các cá nhân và hộ kinh doanh cà phê, tiêu, điều, v.v.) giảm sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng cá nhân vay bất động sản tại 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; - Giải quyết thành công và dứt điểm các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong 2 lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro mất vốn cao là bất động sản và chứng khoán. 3.3.2.2. Hạn chế/Nguyên nhân: Mặc dù đạt được những thành tích ấn tượng trong hoạt động kinh doanh nói chung và mảng cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động thu hồi nợ từ khối khách hàng cá nhân của Vietcombank vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý. - Thứ nhất, áp lực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn trong những năm vừa qua làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Vietcombank ở một mức nhất định, thông qua việc huy động nguồn lực của hệ thống trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn đối với khối khách hàng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh dư nợ tín dụng cá nhân liên tục được mở rộng, số lượng khách hàng tăng cao, tiềm ẩn rủi ro tín dụng ngày một lớn. - Thứ hai, tuy nợ xấu và nợ quá hạn đối với cho vay khách hàng cá nhân được khống chế ở mức dưới 1% trong những năm vừa qua, tuy nhiên, nợ xấu vẫn có xu hướng tăng trở lại về quy mô.
  • 32. 21 - Thứ ba, khi phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn, việc xử lý tài sản đảm bảo cũng như cân đối các phương án củng cố và phục hồi tình hình tài chính của khách hàng cá nhân cũng còn nhiều khó khăn, yếu kém dẫn tới chất lượng nguồn thu nợ thấp, cụ thể một số trường hợp đã xảy ra tại Vietcombank là:  Tài sản đảm bảo chỉ là hình thức.  Tài sản đảm bảo khi xử lý có hiện trạng khác so với khi cho vay, bị xuống cấp nghiêm trọng.  Nhiều tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay bị đội giá lên nhiều lần. - Thứ tư, hiệu quả việc áp dụng biện pháp xử lý nợ thấp do nhiều vướng mắc, bất cập trong khuôn khổ pháp lý, nguồn lực và cơ chế đặc thù cho hoạt động thu hồi nợ. Nguyên nhân của những tồn tại nói trên có thể phân loại thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những yếu kém trong nội bộ hệ thống của Vietcombank. - Thứ nhất, các hoạt động như thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân vốn vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thẩm định tài sản đảm bảo chưa được thực hiện một cách hiệu quả dẫn tới khó khăn cho hoạt động thu hồi nợ về sau do được cung cấp những thông tin sai lệch về khả năng trả nợ vay của khách hàng.  Về thẩm định, phê duyệt cho vay: pháp lý khách hàng và phương án kinh doanh của khách hàng cá nhân không đầy đủ; quá trình thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng thiếu chính xác; chưa phân tích và đánh giá được khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và hiệu quả của phương án sử dụng vốn; không đánh giá đúng về thời hạn vay, số tiền vay, v.v.  Về giải ngân vốn vay: khách hàng được giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ, giải ngân để đáo hạn nợ vay; không kiểm tra kiểm soát các hóa đơn, chứng từ dẫn đến việc khách hàng giả mạo hồ sơ rút vốn v.v.
  • 33. 22  Về kiểm tra sử dụng vốn vay: cán bộ thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay không theo quy định, nội dung kiểm tra sơ sài, chung chung, không thu thập đủ các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn dẫn đến việc ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.  Về tài sản đảm bảo: nhận các tài sản thế chấp không đủ điều kiện đảm bảo theo quy định, việc định giá lại tài sản đảm bảo chưa hợp lý, các sai sót trong hợp đồng bảo đảm, v.v. - Thứ hai, yếu kém trong việc thực thi công tác thu hồi nợ tại các chi nhánh làm cho hiệu quả thu hồi nợ giảm sút. Chi nhánh không quyết liệt khi phát hiện nợ xấu và nợ quá hạn dẫn đến tình hình khách hàng quá xấu thì khách hàng chây ỳ, bỏ trốn và chi nhánh bị động trong việc xử lý. - Thứ ba, Tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh có vấn đề như chưa có cơ chế đánh giá, xếp loại, thưởng phạt xứng đáng cho cán bộ xử lý nợ và đội ngũ thu hồi nợ vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ Các nguyên nhân khách quan cho những tồn tại trong hoạt động thu hồi nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank bao gồm: - Một là ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế, cụ thể, một số đối tượng khách hàng cá nhân truyền thống của Vietcombank hoạt động trong các ngành như: bất động sản sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian qua; với ngành kinh doanh thu mua - xuất khẩu mặt hàng thủy sản (tại khu vực Tây Nam Bộ) cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nhiều thị trường từ chối nhập khẩu thủy sản Việt Nam. - Hai là vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có giá trị thanh lí thấp. Khách hàng có tâm lý không muốn bán tài sản đảm bảo; việc định giá tài sản đảm bảo để xử lý quá cao so với giá trị thị trường; việc đấu giá gặp nhiều khó khăn v.v. - Ba là khung pháp lý, cơ chế đặc thù và hỗ trợ của cơ quan chức năng cho hoạt động thu hồi nợ từ khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế. Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, Tòa án, cơ quan thi hành án ngại nhận hồ sơ, quá trình xử lý qua
  • 34. 23 khởi kiện, thi hành án diễn ra rất chậm, Uỷ Ban Nhân Dân, công an không có cơ chế hỗ trợ ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo. - Bốn là nhận thức của cộng đồng với việc thu hồi nợ của ngân hàng còn nhiều hạn chế, phiến diện. Cộng đồng vẫn cho rằng Ngân hàng luôn là “kẻ mạnh”, bên vay vốn là “kẻ yếu” và ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng vốn vay của khách hàng thấp. 3.4. Nhận xét đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank: Từ tình hình thực tế về hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank nêu trên, kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế, tác giả xin trình bày một số các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Ta có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân thành 2 nhóm chính: - Nhóm 1 – Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng: Độ tuổi; Giới tính; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn; Thời gian công tác chuyên môn; Tiền án tiền sự; Số người phụ thuộc; Số người lao động trong gia đình; Tình trạng sở hữu nhà ở; Tình trạng sở hữu các tài sản có giá trị khác (xe, điện thoại, v.v.); Đặc điểm cư trú; Loại hình công việc; Thu nhập ròng hàng tháng. Nhóm này thể hiện trình độ nhận thức, mức độ bền vững của thu nhập từ sự ổn định trong nghề nghiệp, các đặc trưng cá nhân của người đi vay, đồng thời đánh giá các tác động xung quanh từ gia đình, đặc điểm cư trú, có ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng. - Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan ngân hàng Là nhóm yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng: Giá trị nợ; Giá trị tài sản đảm bảo; Các giao dịch tín dụng khác đang thực hiện; Số lần vay nợ; Lãi suất vay; Thời gian vay. Về xu hướng tác động của các yếu tố này đối với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, tác giả xin trình bày cụ thể hơn ở Chương 4 của luận văn.
  • 35. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này, luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, trong đó: - Người viết đã nêu bật quá trình tăng trưởng mảng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank trong những năm vừa qua thông qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay với mức tăng ròng và tốc độ tăng trưởng tương đối. Ngoài ra, phần này cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động thu nợ từ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank thông qua các phân tích các dữ liệu về doanh số thu nợ, thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu. Người viết cũng đánh giá tình hình thu nợ qua hệ số thu hồi nợ, kết luận những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân gây ra những tồn tại trong hoạt động thu nợ tại Vietcombank. - Trên phương diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân, người viết đã làm rõ quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn tại Vietcombank về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
  • 36. 25 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Từ các phân tích, đánh giá về hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ở Chương 3, có thể thấy được việc nghiên cứu mô hình đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank là một việc làm cần thiết góp phần giúp cho công tác thẩm định cho vay thêm chặt chẽ và hạn chế rủi ro. 4.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: 4.1.1. Khả năng trả nợ: Hiện tại, khái niệm “khả năng trả nợ vay” của khách hàng vẫn chưa được định nghĩa một cách thống nhất và chính xác. Alex White (2008), định nghĩa khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân là khả năng tạo ra nguồn thu tài chính hay thu nhập đủ để hoàn thành các cam kết hoàn trả tiền vay định kỳ theo hợp đồng tín dụng. Một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu biểu hiện “khách hàng không có khả năng trả nợ” hay “nợ không thể thu hồi”, “nợ xấu”, từ đó xác định khách hàng có khả năng trả nợ là khách hàng không có những biểu hiện nói trên. Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006), khách hàng “không có khả năng trả nợ” có một hoặc tất cả đặc điểm sau đây: người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn, không kể việc ngân hàng phải phát mãi tài sản và khoản nợ xấu của người đi vay trên 90 ngày Pháp luật Việt Nam quy định các khoản nợ xấu là nợ được các tổ chức tài chính đánh giá là không có khả năng hoàn trả. Việc phân loại nợ xấu được quy định cụ thể trong Quyết định 49/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Trong đó có 5 loại nợ ứng với mức rủi ro tăng dần từ 1 đến 5. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, cụ thể: (i) nợ có khả năng mất một phần vốn (nợ nhóm 3); (ii) nợ có khả năng tổn thất
  • 37. 26 cao (nợ nhóm 4); (iii) nợ không còn khả năng thu hồi (nợ nhóm 5). Nợ nhóm 2 vẫn cần phải được lưu ý, vì khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Ngoài việc căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các ngân hàng ở Việt Nam vẫn thường dựa vào tình hình thu hồi nợ thực tế từ khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ. Trong phạm vi luận văn, tác giả sẽ sử dụng khái niệm “khả năng trả nợ vay của khách hàng” dựa trên tình hình trả nợ thực tế của khách hàng và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. 4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: Có thể thấy rằng không có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác tuyệt đối về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân, các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện cho một nhóm khách hàng nhất định, tại một hoặc một số đơn vị nhất định. Sau đây, tác giả xin khái lược một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Từ đó, làm nền tảng định tính cho mô hình nghiên cứu trong luận văn này. 4.1.2.1. Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng cá nhân: Nhóm yếu tố này bao gồm 7 yếu tố liên quan đến khách hàng vay.  Số tiền vay: Sumit Agarwal (2008), trong nghiên cứu về xác định khả năng hoàn trả của khách hàng cá nhân trong tương quan với tỷ lệ số tiền vay phải trả định kỳ và sự thay đổi lãi suất cho vay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Về phương diện thu nhập, khi thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên thì khả năng trả nợ cho khách hàng cá nhân cũng tăng theo. Điều này phù hợp với suy luận thông thường vì khi tỷ lệ thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên đồng nghĩa với khả năng tài chính của khách hàng cao hơn.  Thời hạn vay: - Theo nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier (2007), về mô hình chấm điểm tín dụng cho mảng tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tác giả đã lấy mẫu dữ liệu của 56.037 khoản vay
  • 38. 27 từ các ngân hàng thương mại trong khoản thời gian 1992-2005. Sử dụng mô hình hồi qui Logit để kiểm định 16 biến được đưa vào mô hình là: thời gian giao dịch với ngân hàng, giới tính, số lần vay vốn, thời gian vay, tình trạng cư trú, vùng miền cư trú, số lượng tiền gửi, giá trị tài sản bảo đảm, số người phụ thuộc, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản thế chấp, số điện thoại bàn, trình độ học vấn và mục đích vay vốn. Kết quả chạy mô hình cho thấy các yếu tố và thời gian vay vốn có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.  Nhóm yếu tố về năng lực của người vay: Đối với nhóm yếu tố này, tác giả xem xét về các yếu tố như: tình trạng công việc, thu nhập của người vay và tình trạng nhà ở. - Theo một nghiên cứu của John M. Chapman (1940), đã đưa ra bốn nhân tố lớn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp (năng lực của người vay), đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc điểm khoản cho vay.  Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân. Theo Miler (2012), nữ giới ít tạo ra rủi ro tín dụng hơn nam giới do họ cẩn trọng hơn và ít gây ra các rủi ro đạo đức hơn. Và theo nghiên cứu của Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012), họ cũng đồng tình với ý kiến trên.  Năng lực của người vay bao gồm: trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm thu nhập. Người đang làm công việc đòi hỏi trình độ cao hay ngược lại, người đang làm công việc có tính chất ổn định cao hoặc ngược lại. - Chapman (1990), thì tác giả đưa ra kết luận khả năng trả nợ từ cao đến thấp như sau: thu nhập cao, thu nhập thấp, thu nhập trung bình. - Livingston và Lunt (1992), họ thấy rằng những người có thu nhập cao và chưa trưởng thành thường sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.
  • 39. 28 - Trong một nghiên cứu khác, Kohasal và Mansoori (2009), về khả năng trả nợ của người nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran đã cho kết quả là người nông dân nào có kinh nghiệm càng lâu năm thì khả năng trả nợ càng cao. - Tuy nhiên, một nghiên cứu của Accquah và Addo (2011), về khả năng trả nợ của người dân Ghana thì lại không tìm được mối qua hệ giữa kinh nghiệm làm việc và khả năng trả nợ của họ. - Theo một nghiên cứu khác của Kohasal và Mansoori (2009), đã phát hiện thêm yếu tố đạo đức của người vay cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của họ.  Yếu tố số người phụ thuộc trong gia đình: - Black and Morgan (1998), rủi ro vỡ nợ chịu tác động của các yếu tố xã hội và yếu tố nhân khẩu học (cụ thể là qui mô gia đình) của người vay. - Crook (2001), họ tìm thấy rằng yếu tố về thu nhập, sở hữu nhà riêng và số lượng thành viên trong gia đình có ảnh hưởng tích cực đến mức độ vay nợ của các hộ gia đình. - Duca và Rosenthal (1993), họ cũng tìm được mối liên hệ giữa thu nhập, mức độ giàu có, số lượng thành viên trong gia đình và nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình tại Mỹ.  Yếu tố về độ tuổi: Crook (2001), tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, tình trạng sở hữu nhà, nghề nghiệp, nghiên cứu rút ra kết luận là: một gia đình ít nợ hơn khi người chủ hộ trên 55 tuổi và không có ý định rủi ro trong khi một gia đình sẽ có dư nợ nhiều hơn khi có thu nhập cao hơn, sở hữu nhà riêng và người chủ hộ vẫn đang làm việc.  Lịch sử nợ quá hạn: Theo nghiên cứu của Vương Quân Hoàng cùng các cộng sự vào năm 2006 về việc xây dựng mô hình xác định mức tín nhiệm khách hàng cá nhân. Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu là mẫu 1.727 khách hàng có quan hệ tín dụng với
  • 40. 29 Techcomank từ mô hình hồi qui Logit phân tích 16 biến bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian làm việc, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ thuộc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với Techcombank và uy tín trong giao dịch. Căn cứ vào kết quả chạy mô hình tác giả đã không tìm được sự tác động rõ ràng của 2 biến thời gian công tác và uy tín trong giao dịch vì có sự phụ thuộc tuyến tình của 2 biến này với các biến khác và hệ số beta không ổn định. Trong các biến còn lại thì biến thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản của khách hàng có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng, các biến còn lại có tác động trái chiều đến biến phụ thuộc. Thực tế cũng cho thấy, việc khách hàng đã từng có nợ quá hạn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng của những lần vay sau.  Mục đích sử dụng vốn: Mục đích sử dụng vốn ở đây tác giả xin để cập đến các mục đích vay của khách hàng cá nhân như: vay mua nhà, vay kinh doanh và vay với mục đích tiêu dùng khác. Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào xét về sự ảnh hưởng của mục đích sử dụng vốn có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân hay không. Trong luận văn này, tác giả muốn tìm xem: mục đích sử dụng vốn có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank hay không ? 4.1.2.2. Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan đến ngân hàng:  Tỷ lệ tài sản bảo đảm: - Macana (2006), bổ sung thêm yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng. Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng mắc các sai lầm trong khâu thẩm định giá trị tài sản và chấm điểm xếp hạng khách hàng.
  • 41. 30 - Ali và Daly (2010); Fidrmuc và Hainz (2010), Psillaki và các tác giả (2010) có nghiên cứu định tính về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cá nhân đi vay được gọi là được gọi là mô hình 5C, có thể kể ra là: phẩm chất đạo đức (character), năng lực (capacity), vốn (capital), môi trường kinh doanh (condition), và tài sản thế chấp (collateral). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phẩm chất đạo đức, năng lực và tài sản thế chấp đều có có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trả nợ của khách hàng.  Lãi suất: - Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) thực hiện bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của một đối tượng khách hàng đặc thù là nông hộ tại Miền Tây Nam Bộ. Nhóm đối tượng được khảo sát có khả năng trả nợ đúng hạn là khoảng 60% theo điều tra của tác giả, nguồn vay vốn chủ yếu là ngân hàng chính sách xã hội (52,4%) và ngân hàng thương mại (34,7%). Bảng 4.1 – Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình Chỉ tiêu Hệ số tương quan Diễn giải biến Tương quan Mục đích sử dụng vốn vay -0,2355 Biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng vốn sai mục đích Tương quan nghịch Thu nhập sau khi vay 0,00012 Thu nhập của nông hộ sau khi vay (đồng) Tương quan thuận Lãi suất vay -1,1495 Lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ Tương quan nghịch
  • 42. 31 các tổ chức tín dụng (%) Tuổi của người đi vay - 0,0093 Số tuổi của chủ hộ đi vay vốn Tương quan nghịch Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của nông hộ 0,8026 Biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ là nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. Tương quan thuận Số thành viên trong gia đình có thu nhập 0,3345 Số người có thu nhập trong gia đình Tương quan thuận Học vấn chủ hộ 0,4868 Biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại Tương quan thuận (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Theo nghiên cứu này lãi suất cho vay tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là, lãi suất càng cao thì khả năng trả được nợ của khách hàng càng giảm.  Kinh nghiệm của cán bộ tín dung: Scott J. (2006), hướng nghiên cứu của mình đến phương diện thẩm định tư cách, năng lực tài chính của người vay. Trong nghiên cứu của Scott, rủi ro khách hàng không trả được nợ xuất phát từ việc ngân hàng không xác định đúng đối tượng cho vay, cụ thể từ chối cho vay với một khách hàng năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và chấp thuận cho vay với những trường hợp ngược lại. Việc thẩm định khả năng tài chính và phẩm chất đạo đức của khách hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của cán bộ tín dụng. Kinh nghiệm, năng lực của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua việc đánh giá đúng khả năng khách hàng có thực hiện đúng cam kết trả nợ hay không, đồng thời có những hành động xử lý
  • 43. 32 kịp thời khi xuất hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng. Nghiên cứu của Scott cho thấy rằng việc thẩm định hồ sơ cảm tính, hời hợt, không có căn cứ khoa học như thế dẫn đến khả năng cao ngân hàng không thu hồi được khoản tiền đã cho vay. 4.1.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân: Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân thay đổi tùy theo đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng mà tổ chức xếp hạng tín dụng đang nhắm đến, không có một mô hình nào hoàn hảo thể hiện chính xác và toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, ta có thể rút ra một số nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân như sau: - Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân về cơ bản có thể được chia làm hai nhóm: nhóm các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng và nhóm các yếu tố có liên hệ với ngân hàng - Các nghiên cứu nêu trên chưa lượng hóa được xác suất không trả được nợ của khách hàng cũng như tác động của các yếu tố trong mô hình đến khả năng trả nợ của khách hàng. Các nhận xét được người viết rút ra từ các nghiên cứu trên:  Thứ nhất, về mặt phương pháp và bố cục của các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước với phạm vi nghiên cứu là một ngân hàng nhất định, các nghiên cứu này đều xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị được chọn nghiên cứu, từ đó xây dựng một mô hình phù hợp với đơn vị đó. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào bao quát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ở cấp độ toàn quốc.  Thứ hai, ta có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân thành 2 nhóm chính: - Nhóm 1 – Các yếu tố liên quan đến nhân thân của khách hàng cá nhân:  Số tiền vay.
  • 44. 33  Thời hạn vay.  Yếu tố năng lực của người vay: tình trạng công việc, thu nhập và tình trạng nhà ở.  Số người phục thuộc.  Độ tuổi.  Lịch sử nợ quá hạn.  Mục đích sử dụng vốn. Nhóm này thể hiện trình độ nhận thức, mức độ bền vững của thu nhập từ sự ổn định trong nghề nghiệp, các đặc trưng cá nhân của người đi vay, đồng thời đánh giá các tác động xung quanh từ gia đình, đặc điểm cư trú, có ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng. - Nhóm 2 – Các yếu tố liên quan ngân hàng; Là nhóm yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng:  Tỷ lệ tài sản bảo đảm.  Lãi suất.  Kinh nghiệm cán bộ tín dụng  Thứ ba, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân và yếu tố ảnh hưởng đến nó, ta thấy rằng việc xây dựng một mô hình biểu diễn mối quan hệ này là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, người viết cho rằng những mô hình hiện tại đang được sử dụng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân và yếu tố ảnh hưởng đến nó đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. - Mô hình 6C là mô hình định tính nên không thể tính toán lượng hóa được khả năng vỡ nợ với từng khoản vay cũng như tác động của các yếu tố ảnh hưởng được đưa vào mô hình - Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có thể tính được điểm số tín nhiệm của từng khách hàng nhưng lại
  • 45. 34 không thể mô tả chính xác đối tượng nghiên cứu là khả năng trả nợ của khách hàng, tức là xác suất khách hàng trả được nợ hoặc không trả được nợ  Thứ tư, các nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân đều có những hạn chế nhất định: - Phần lớn các nghiên cứu hướng tới toàn hệ thống ngân hàng (các nghiên cứu nước ngoài), hoặc một nhóm khách hàng nhất định, hoặc trên một địa bàn nhất định (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình), có nghiên cứu về từng ngân hàng riêng lẽ nhưng lại quá cũ (Vương Quân Hoàng 2006). - Chưa có luận án nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 4.2. Đề xuất mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: 4.2.1. Đề xuất mô hình: Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất sử dụng mô hình Binary Logistic trong nghiên cứu này. Vì đây là mô hình toán học nên lượng hóa được các đối tượng cần nghiên cứu, đồng thời kết quả thu được từ mô hình chỉ phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu vào mà loại bỏ được sự chủ quan, thiếu nhất quán của người sử dụng mô hình định tính. Đồng thời mô hình phản ánh khả năng trả nợ theo quan điểm xác suất thống kê, nghĩa là theo 2 trạng thái trả được nợ hoặc không trả được nợ. Mô hình Binary Logistic cũng có ý nghĩa về mặt ứng dụng thực tiễn là thông qua việc ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng, ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với những khách hàng có xác suất vỡ nợ cao. Mô hình cho phép ước lượng được tác động của từng biến độc lập đến khả năng trả nợ vay, qua đó tạo sự thuận lợi cho ngân hàng trong việc xác định đúng đối tượng cho vay. Mô hình hồi quy nhị phân là mô hình khá phổ biến trong nghiên cứu dùng ước lượng xác suất một sự kiện xảy ra. Mô hình đáp ứng được đặc trưng của biến phụ thuộc trong mô hình chỉ nhận một trong
  • 46. 35 2 giá trị là 0 hoặc 1. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, dễ thấy nhất là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì không phù hợp khi giả định phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ phân phối nhị thức, điều này làm mất hiệu lực thống kê của các kiểm định trong phép hồi quy thông thường. Thêm vào đó, về phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng cá nhân, người viết sử dụng mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic) để ước lượng xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Mô hình này đáp ứng được sử dụng để lượng hóa rủi ro của khách hàng cá nhân, đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với các mô hình 5C và mô hình chấm điểm tín dụng thông thường trong việc tính toán xác suất phát sinh rủi ro tín dụng của từng khoản nợ, có thể ước lượng được tác động của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng cá nhân dựa trên số liệu thu thập thực tế, giảm thiểu yếu tố đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng mô hình hồi quy Binary Logistic vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Nổi bật nhất là việc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn thông tin đầu vào, đồng thời để hiểu được kết quả rút ra được từ mô hình hồi quy đòi hỏi người đọc phải có nền tảng kiến thức nhất định về thống kê. Ngoài ra, do đây là một mô hình thống kê toán học, nên cỡ mẫu sử dụng phải tương đối lớn mới có thể đưa ra được kết qủa dự báo có ý nghĩa. - Phương trình tổng quát như sau: P (Y=1/X ...X ) = 𝑒 z r 1 k 1+𝑒z Z= β0 + β1Xi1 + … + βkXik + εi - Trong đó: - Y: Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, Y = 1 nếu khách hàng cá nhân trả được nợ, trả nợ tốt, Y =0 nếu khách hàng cá nhân không trả được nợ, không trả nợ tốt. - X1, … Xk: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng - β1, … βk: Các hệ số hồi quy của hàm Logit
  • 47. 36 - εi: sai số 4.2.2. Quy trình thực hiện: 4.2.2.1. Nghiên cứu định tính: Như đã trình bày tại phần Phương pháp nghiên cứu trong chương I, nghiên cứu định tính nhằm mục đích xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Đồng thời, từ đó, xây dựng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân phù hợp với tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Cơ sở nghiên cứu định tính của luận văn này gồm:  Các nghiên cứu về khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân (bao gồm nghiên cứu của các tác giả nước ngoài)  Từ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân được nêu ra trong các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đề xuất mô hình phân tích tiếp tục tiến hành nghiên cứu định lượng cũng như nghiên cứu tình hình thực tế tại đơn vị. 4.2.2.2. Mô hình ban đầu nghiên cứu khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: Dựa trên tình hình thực tế của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và các nghiên cứu trước đây, mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân được sử dụng trong luận văn này như sau. Bảng 4.2 - Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại Vietcombank trong mô hình nghiên cứu Biến phục thuôc Biến độc lập Các nghiên cứu trước đây Dấu kì vọng Khả năng trả nợ - Y X1: Số người phụ thuộc trong gia đình Black and Morgan (1998), Crook (2001) - X2: Nhóm biến tình trạng công việc Chapman (1990) +
  • 48. 37 X3: Thời hạn cho vay Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier (2007) - X4: Tỷ lệ tài sản đảm bảo Macana (2006) + X5: Thu nhập của người đi vay Livingston và Lunt ( 1992) + X6: Nhóm biến độ tuổi Miler (2012) + X7: Lãi suất Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) - X8: Kinh nghiệm cán bộ tín dụng Scott J. (2006) + X9: Tình trạng nhà ở John M.Chapman (1940) + X10: Nhóm biến mục đích sử dụng vốn X11: Lịch sử nợ quá hạn Vương Hoàng Quân (2006) - X12: Số tiền cho vay Sumit Agarwal (2008) - - Biến phụ thuộc: Khả năng trả nợ - Y Biến phụ thuộc Y đại diện cho khả năng trả nợ của khách hàng. Biến phụ thuộc chỉ có thể nhận một trong hai giá trị là 0 hoặc 1:  Y=0 khi khách hàng không có khả năng trả nợ  Y=1 khách hàng có khả năng trả nợ Việc đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ hay không sẽ căn cứ vào phân loại nợ của theo quy định pháp luật Việt Nam như đã đề cập trong chương 1. Nợ nhóm 1 và 2 được đánh giá là có khả năng thanh toán, ngược lại nếu khách hàng có khoản nợ bị liệt vào các nhóm 3,4,5 sẽ bị xem là không có khả năng thanh toán. Mối quan hệ giữa biến độc lập Y và các biến phụ thuộc X1, X2,… X12 sẽ được biểu diễn như sau:  Xác suất khách hàng trả nợ: P (Y=1/ X X … X ) = 𝑒 z r 1, 2, 12 1+𝑒z
  • 49. 38  Biến Z được biểu diễn: Z = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3…++ β12X12  Nếu xác suất Pr (Y=1/ X1, X2,… X12) ≥ 0,5 tức khách hàng có khả năng trả nợ, Pr (Y=1/ X1, X2,… X12) < 0,5 tức khách hàng không có khả năng trả nợ Giả thiết H0: Mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập trong mô hình không có ý nghĩa thống kê - Các biến độc lập: Số người phụ thuộc trong gia đình – X1 Đây là biến số thể hiện số người mà khách hàng phải trực tiếp nuôi dưỡng trong gia đình. Giả thiết H1: Người đi vay càng có nhiều người phụ thuộc thì khả năng trả nợ càng giảm Nhóm biến tình trạng công việc - X2 Biến số phân loại công việc của khách hàng căn cứ trên tiềm năng thu nhập mà công việc mang lại:  X2 = 0 khi khách hàng không có việc làm  X2 = 1 khách hàng có việc làm Giả thiết H2: Người đi vay có việc làm thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến tương quan thuận với biến phụ thuộc Thời hạn cho vay – X3 Biến số thể hiện thời hạn cho vay của khách hàng tính theo tháng. Giả thiết H3: Khoản vay có thời hạn càng dài thì khả năng trả nợ của người đi vay càng giảm. Kỳ vọng biến X3 tương quan nghịch với biến phụ thuộc Tỷ lệ tài sản đảm bảo – X4 Biến số được tính toán bằng: X4 = 𝑛 𝑜 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Giả thiết H4: Tỷ lệ đảm bảo càng cao thì khả năng trả nợ càng tăng. Kỳ vọng biến X4 tương quan thuận với biến phụ thuộc Thu nhập của người đi vay – X5 Biến số thể hiện thu nhập của người đi vay hàng tháng.
  • 50. 39 Giả thiết H5: Thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ càng tăng. Kỳ vọng biến X5 tương quan thuận với biến phụ thuộc. Nhóm biến độ tuổi – X6 Biến X6 thể hiện độ tuổi của khách hàng  X6A = 1 nếu người đi vay từ 18 đến 25 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới 18 tuổi hoặc trên 25 tuổi  X6B = 1 nếu người đi vay từ 26 đến 40 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới 26 tuổi hoặc trên 40 tuổi  X6C = 1 nếu người đi vay từ 41 đến 60 tuổi; X6A = 0 nếu người đi vay dưới 26 tuổi hoặc trên 40 tuổi  X6D = 1 nếu người đi vay trên 60 tuổi; X6D = 0 nếu người đi vay dưới 60 tuổi Giả thiết H6: Tuổi người đi vay càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến X6 tương quan thuận với biến phụ thuộc. Lãi suất – X7 Biến X7 thể hiện lãi suất cho vay được quy định trong hợp đồng tín dụng. Giả thiết X7: Lãi suất cho vay càng cao thì khả năng trả nợ càng thấp. Kỳ vọng biến X7 tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Kinh nghiệm cán bộ tín dụng – X8 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua số năm công tác tại vị trí có liên quan, cụ thể Giả thiết X8: Cán bộ tín dụng càng ít kinh nghiệm thì khả năng trả nợ vay càng thấp. Kỳ vọng biến X8 tương quan thuận với biến phụ thuộc. Tình trạng nhà ở - X9 Thể hiện tình trạng sở hữu nhà của khách hàng.  X9 = 0 Nếu khách hàng không sở hữu nhà riêng  X9 = 1 Nếu khách hàng sở hữu nhà riêng Giả thiết H9: Người đi vay sở hữu nhà thì khả năng trả nợ càng cao. Kỳ vọng biến X9 tương quan thuận với biến phụ thuộc.
  • 51. 40 Nhóm biến mục đích sử dụng vốn – X10  X10A = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích mua nhà; X10A = 0 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (kinh doanh, tiêu dùng)  X10B = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh; X10B = 0 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (mua nhà, tiêu dùng)  X10C = 1 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng; X10C = 0 nếu người đi vay sử dụng vốn cho mục đích khác (mua nhà, kinh doanh) Lịch sử nợ quá hạn – X11 Biến X11 thể hiện lịch sử nợ quá hạn của khách hàng, cụ thể có thể nhận được 1 trong 2 giá trị sau:  X11 = 0 Nếu khách hàng đã từng hoặc đang có nợ quá hạn  X11 = 1 Nếu khách hàng chưa từng có nợ quá hạn Giả thiết X11: Khách hàng đã từng hoặc đang có nợ quá hạn thì khả năng trả nợ càng thấp. Kỳ vọng biến X11 tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Số tiền cho vay – X12 Biến X12 thể hiện số tiền khách hàng được vay quy định trong hợp đồng tín dụng Giả thiết H12: Số tiền cho vay càng cao thì khả năng trả nợ càng thấp. Kỳ vọng biến X12 tương quan nghịch với biến phụ thuộc. 4.2.3. Kết quả nghiên cứu: 4.2.3.1. Các đặc trưng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu: Bước thống kê mô tả được thực hiện trước khi tiến hành chạy mô hình hồi quy Binary Logistic để nắm nhằm nắm bắt được một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu gồm 555 khách hàng. “Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì?” (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên