SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ THỊ LỆ DIỄM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ THỊ LỆ DIỄM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả đề tài
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTACT
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:....................................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................................2
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM ..........................................................................................................4
1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng...........................................................................4
1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng..........................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng......................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng.......................................................................5
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .........................5
1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết nền
kinh tế 5
1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài sản
cố định 6
1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.........7
1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông
tiền tệ 7
1.2. Tăng trưởng tín dụng: ................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng.............................................................................8
1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng:......................................................................8
1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng:.....................................................10
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô...................................................................................................10
1.3.1.1. Tăng trưởng GDP:.............................................................................................10
1.3.1.2. Lạm Phát.............................................................................................................10
1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa............................................................................................10
1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng................................................................................11
1.3.2.1. Huy động vốn.....................................................................................................11
1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu..................................................................................................11
1.3.2.3. Nợ xấu.................................................................................................................11
1.3.2.4. Thanh khoản .......................................................................................................12
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng
và mô hình nghiên cứu đề xuất: .....................................................................................13
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................13
1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài:.......................................................13
1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước: .......................................................14
1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................16
1.5 Tóm tắt chương 1......................................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM .................................................................18
2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam...............18
2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:........................18
2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu: ........................................................................................20
2.2. Thực trạng.................................................................................................................20
2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô........................................................................................20
2.2.1.1. Tăng trưởng GDP ..............................................................................................20
2.2.1.2. Lạm phát..............................................................................................................21
2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa............................................................................................22
2.2.2. Thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam..............23
2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng .........................................................................................23
2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP ....................................................................................24
2.2.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản.........................................................................25
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................................26
2.3 Tóm tắt chương 2......................................................................................................27
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM.........................28
3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................28
3.2. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................33
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................33
3.3.2. Nghiên cứu định lượng.........................................................................................33
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và các kiểm định thực hiện....................................34
3.4 Tóm tắt chương 3......................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................37
4.1. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng Thương
mại cổ phần Việt Nam.....................................................................................................37
4.2. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................40
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................................................40
4.2.2 Phân tích tự tương quan.........................................................................................41
4.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy.........................................................................41
4.3.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects
model, Random effects model .......................................................................................43
4.3. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................47
4.4. Tóm tắt chương 4: .....................................................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................50
5.1. Kết luận......................................................................................................................50
5.2. Giải pháp....................................................................................................................52
5.2.1. Về phía ngân hàng thương mại:..........................................................................52
5.2.2. Về phía ngân hàng Nhà Nước.............................................................................53
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................54
5.4 Tóm tắt chương 5......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN Chi nhánh
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng
Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm
Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát (%)qua các năm
Hình 2.4. Lãi suất danh nghĩa qua các năm của Việt Nam
Hình 2.5. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng
trưởng GDP
Hình 2.6. Tỷ lệ dư nợ/GDP của Việt Nam qua các năm
Hình 2.7. Dư nợ tín dụng/tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam
Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2. Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.3. Tổng tài sản các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.5: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với
nhau
Bảng 4.8: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression
Bảng 4.9: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model
Bảng 4.10: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model
Bảng 4.11: Phân tích hồi quy theo Random effects model
Bảng 4.12: Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized
Least Square (GLS)
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng nhằm tìm hiểu các
yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Sử dụng biến phụ thuộc đại
diện cho tăng trưởng tín dụng, các biến độc lập được sử dụng bao gồm các yếu tố
nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô. Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài
chính của 15 ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
và dữ liệu vĩ mô được thu thập từ ADB Indicator và Tổng Cục Thống kê. Bài
nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều của các biến tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP đối với tăng
trưởng tín dụng và mối quan hệ ngược chiều của các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ
lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng.
ABSTACT
Applying the regression model on panel data, this paper is the analysis of the
factors affecting on bank credit growth.The dependent variable represents the credit
growth, while the independent ones represent internal bank and macro factors.
Banking data were accumulated from the financial statements covering 2011 to
2017 section of 15 Vietnamese Joint Stock Commercial Banks. On the other hand,
macro data were collected from ADB Indicator and General Statistics Office.Taking
credit growth as an axis, this paper aims to manifest the multilateral relationship
betweenit and deposit rate, bad debt rate, capital ratio, liquidity rate, nominal
interest rate, GDP growth, as well as the inverse correlation with bank scale variable
and inflation rate.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vai trò của tín dụng ngân hàng
là không thể phủ nhận. Đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn hệ thống ngân hàng
cung ứng cho nền kinh tế đạt 64,6%. Khu vực ngân hàng tiếp tục là kênh cung ứng
vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại, vì tín dụng tăng trưởng một cách
hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Vì vậy,việc đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng là cần thiết, giúp các
ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng phù hợp, có tác động hiệu
quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng.
Đó là lý do, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Các yếu tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của mình
nhằm góp phần tìm ra cơ sở thúc đây hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Nghiên
cứu cung cấp cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về tăng trưởng tín dụng tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam để tìm ra chính sách tín dụng thích hợp, để cung cấp
được nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cho
vay cá nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Về khía cạnh lý luận: Nghiên cứu phân tích tổng quát về tăng trưởng tín
dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam qua đó làm rõ lý luận về tăng trưởng tín
dụng. Vai trò của việc tăng trưởng tín dụng đối với kết quả kinh doanh của ngân
hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Phân tích các yếu tố và các chỉ tiêu tác động đến tăng trưởng tín dụng tại
ngân hàng TMCP Việt Nam
2
Về khía cạnh thực tiễn: Nghiên cứu xu hướng tác động của một số yếu tố đến
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Qua đó
đề xuất một số kiến nghị đến các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Luận văn trả lời câu hỏi chính: “Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam và mối quan hệ tác động là cùng chiều hay
ngược chiều? Từ đó nên vận dụng các chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam.”
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác
động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn: 2011- 2017. Đây là giai đoạn
ngân hàng TMCP Việt Nam gặp khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành
công bước đầu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tác gỉa sử dụng phương pháp tổng hợp, hống kê, phân tích để sử lý số liệu
kết hợp đồ thị, bảng biểu minh họa.
Ngoài phương pháp định tính, tác giả còn kết hợp phương pháp định lượng
bằng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và tăng
trưởng tín dụng. Các yếu tố tác giả xem xét được phân thành hai nhóm: nhóm các
yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô. Theo đó, trong nghiên
cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương trình như sau
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit +
β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit
3
Trong đó:
- LGRit : Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam, là biến phụ
thuộc.
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t
- β0 : là hệ số chặn
- β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy
- εit là sai số
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Việt
Nam.
Chương 3: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân
hàng TMCP Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM
1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể
khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà
doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động
vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng
ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt thời
hạn khoản vay. Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều
kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chủ thể tham gia
trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân
cư.
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng
tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền
kinh tế. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài
sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định.
Tín dụng ngân hàng dựa trên lòng tin. Một khoản tín dụng phát sinh dựa trên
niền tin của ngân hàng sẽ thu hồi được gốc lãi đúng thời hạn.
Ngân hàng với vai trò là một trung gian tài chính đòi hỏi khoản cấp tín dụng
ngân hàng phải có thời hạn nhất định để hoàn trả lại vốn huy động.
5
1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng
Một là, cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định
Đây là nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng. Trong thời gian nhất định
như trong thỏa thuận, người vay phải hoàn trả gốc và lãi vay để đảm bảo uy tín và
hoạt động của ngân hàng.
Hai là, cho vay tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo.
Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản, hàng hóa trong kho, bảo lãnh, uy tín
của doanh nghiệp,…. Giá trị đảm bảo là cơ sở của khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế
rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ba là, cho vay có mục đích, theo phương án thỏa thuận từ trước (theo hợp
đồng đã ký kết).
Trong quan hệ tín dụng, khách hàng phải trình bày phương án, biện pháp, cơ
sở thực hiện phương án kinh doanh có lợi nhuận và ngân hàng thẩm định. Hợp đồng
tín dụng thể hiện rõ mục đích vay, thời gian sử dụng vốn. Trong đó ngân hàng giám
sát chặt chẽ sử việc sử dụng món vay theo đúng mục đích, phương án vay.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết
nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng cũng góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển
về mặt vốn của công ty cổ phần.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng làm biến đổi điều kiện sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh tế theo hướng tối ưu, góp phần làm cho
chu kỳ vận động của tiền tệ rút ngắn về thời gian, nâng cao vòng quay của tiền tệ.
6
Tín dụng ngân hàng góp phần chống lạm phát tiền tệ. Tín dụng là động lực
góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Nhà nước có thể tập trung vốn tín dụng thông qua ngân hàng để đầu tư phát
triển nông nghiệp, thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa biến nền nông nghiệp
lạc hậu tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên cơ sở vật chất hiện
đại.
Thông qua nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay trên cơ sở hoàn trả vốn
và có lãi để các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành
phần kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được những thất thoát vốn đầu tư trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài
sản cố định
Trong điều kiện sản xuất nhỏ, khi mà các kênh tài trợ vốn cho nền kinh tế
như ngân sách, vốn tự tích lũy còn những hạn chế nhất định thì tín dụng trung và
dài hạn của ngân hàng cho các doanh nghiệp còn có ý nghĩa là nuôi dưỡng thị
trường tín dụng cho ngân hàng mở rộng tín dụng ngắn hạn và các dịch vụ ngân hàng
khác.
Nhu cầu về tín dụng trung và dài hạn trong thực tế tập trung từ các khách
hàng doanh nghiệp là chủ yếu. Họ tạo lập mối quan hệ tín dụng đối với ngân hàng
dưới hình thức này nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng
khả năng sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định. Đối với
doanh nghiệp, tài sản cố định là tư liệu sản xuất chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong
tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh… Do đó, việc coi
trọng tài sản cố định là rất cần thiết, là một áp lực đối với sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.
7
Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị tài sản cố định thường cao, nó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tiến hành tích lũy trong khoảng thời gian khá dài mới có đủ khả
năng về tài chính. Khó khăn về sự thiếu hụt tạm thời vốn cố định này của doanh
nghiệp có thể được tài trợ bởi các nguồn vốn khác, nhưng tín dụng ngân hàng trung
và dài hạn là một trong những nguồn vốn tốt nhất.
Thông qua tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thương mại đã giúp các
doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị…
nâng cao giá trị sản lượng, trang bị mới thiết bị cơ sở vật chất có tính năng hiện đại,
nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động… Góp phần quan trọng giúp
doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: lợi nhuận, an toàn và phát triển không
ngừng.
1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Dựa trên các nguyên tắc tín dụng, ngân hàng liên tục kiểm tra quá trình sử
dụng vốn. Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu
thông tiền tệ
Tín dụng ngân hàng tạo thêm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Vì thông
thường tín dụng ngân hàng được sử dụng sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết vốn
tự có và các nguồn vốn khác. Nếu không có tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp khó
nắm bắt cơ hội đầu tư do thiếu vốn.
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng thêm năng lực tài chính
và do đó tạo khả năng tăng sức mạnh trong cạnh tranh, vươn lên tồn tại và phát triển
trên thương trường. Tín dụng ngân hàng là công cụ của nhà nước được sử dụng để
điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế.
8
1.2. Tăng trưởng tín dụng:
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã đề cập tăng trưởng là
khái niệm đo lường sự tăng thêm về giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng tiền cho
các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước. Chẳng hạn, tổng dư nợ cho
vay của năm ngoái là 100 tỷ đồng, năm nay là 130 tỷ đồng thì tăng trưởng tín dụng
năm nay là 30%.
Tăng trưởng tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền ra nền kinh tế tăng
lên, dẫn đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có nhiều nguồn vốn hơn để đầu tư,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước. Và ngược lại,
khi tăng trưởng tín dụng giảm sẽ khiến dòng tiền cung ứng cho nền kinh tế bị thu
hẹp lại, khiến cho tổng cung giảm, nếu không đáp ứng được lượng cầu vốn sẽ gây
khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tăng trưởng tín dụng là một hình
thức mở rộng lượng tiền trong lưu thông, mà ở đây là các bút tệ do các ngân hàng
thương mại tạo ra. Với đặc điểm liên hệ mật thiết với mức cung tiền trong nền kinh
tế như vậy, tăng trưởng tín dụng có những tác động hoặc là trực tiếp, hoặc là gián
tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước.
1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng:
Ngày nay ngân hàng đã trở thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành
của nền kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, được biểu hiện
qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, nó có ý nghĩa khá quan trọng (Phạm Thị Hồng Ly,
2013).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất và xã hội
phát triển. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng góp phần tài trợ cho các doanh
nghiệp, tố chức kinh tế bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, hay mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới
tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đẩy
9
nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế được toàn cầu
hóa hiện nay, một quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, do đó tín
dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng, giúp cho
việc liên kết chuyển giao công nghệ, trao đổi giữa các nước trên thế giới được
nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian phát triển. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng
gia tăng làm lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nếu như nguồn vốn này được vận
hành theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra lực lượng sản xuất.
Tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của quá trình tích tụ và tập trung. Tín dụng
ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn lớn, đầu tư vào các
công trình, dự án lớn, hiệu quả cao. Đồng thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
cũng nhờ tín dụng ngân hàng mà có khả năng mở rộng sản xuất, rút ngắn được thời
gian tích lũy vốn. Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh
tế nhận được nguồn vốn làm cơ sở để tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp và tổ chức này ngày càng lớn
mạnh dần lên. Còn các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi dẫn đến phá sản, từ đó
liên kết với nhau, tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn. Như vậy, tín
dụng ngân hàng đã giúp cho quá trình tập trung sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tình hình điều hòa nguồn vốn hiệu
quả, điều hành chính sách tiền tệ, phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối lại vốn hiệu quả,
giúp dịch chuyển vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu
quả hơn, góp phần làm tốc độ luân chuyển hàng hóa và trao đổi tăng lên, tạo sự phát
triển đồng đều trong các ngành. Bên cạnh đó, thông qua các ưu đãi tín dụng và các
định hướng tín dụng chung, chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển
các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kỳ… do vậy đã
kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, miền, ngành trọng điểm
trong diện ưu tiên của chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát
triển cân đối trong cả nước.
10
1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng:
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô:
1.3.1.1. Tăng trưởng GDP:
GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng
cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu
tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh
tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nợ xấu của ngân hàng
tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng.
1.3.1.2. Lạm Phát
Trong nền kinh tế có lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ bị giảm khiến người
dân không còn tin tưởng vào việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy huy động vốn
trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp. Vì vậy
mà nguồn vốn dành cho hoạt động cấp tín dụng bị hạn chế. Thêm vào đó, lạm phát
cao khiến lãi suất huy động tăng cao để bù đắp lạm phát và thu huy nguồn tiền gửi
dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, điều nảy làm giảm nhu cầu tín dụng của các cá
nhân cũng như tổ chức do chi phí lãi tăng cao. Vì vậy, có thể thấy, CPI có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất tác động trực tiếp đến khối lượng tiền lưu thông. Là một trong
nhưng công cụ giúp ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt.
Lãi suất danh nghĩa được theo dõi chi tiết và chặt chẽ. Việc tăng hoặc giảm khối
lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động
vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân
hàng.
11
1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng:
1.3.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn là quá trình ngân hàng nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có
giá…, tiền vay của ngân hàng và các ngân hàng khác. Năng lực huy động vốn của
một ngân hàng là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu
cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Do vậy năng lực huy động vốn của ngân
hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách
hàng, sự phù hợp giữa các kì hạn huy động vốn với các kì hạn cho vay, từ đó ảnh
hưởng tới tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. với đặc thù là của các ngân hàng
thương mahi cổ phần Việt Nam là cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt
động của ngân hàng thương mahi cổ phần thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc
vốn cho hoạt động cấp tín dụng sẽ dồi dào hơn. Vì vậy, tăng trưởng tiền gửi thường
kéo theo tăng trưởng tín dụng.
1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu
Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại cổ phần thường được thể
hiện qua nguồn vốn, trước hết là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến
khả năng kinh doanh, thanh khoản và uy tín của ngân hàng. Nhằm đảm bảo hoạt
động ngân hàng an toàn, Ngân hàng Trung ương đã ban hàng rất nhiều quy định về
giới hạn huy động vốn, giới hạn cấp tín dụng. Do đó nếu vốn chủ sở hữu quá nhỏ
ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng ngột ngạt khó tăng trưởng.
1.3.2.3. Nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu cao buộc các ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ xấu và tài sản
thu hồi nợ cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn
chế phát sinh nợ xấu mới. Hệ quả là các tổ chức tín dụng thay vì tăng cấp tín dụng
cho khu vực doanh nghiệp, đã tìm đến kênh trái phiếu chính phủ ngay cả khi mức
lãi suất thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lãi vay trung bình cho doanh nghiệp.
12
Nợ xấu theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là nợ nhóm 3 trở
đi tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu tăng đồng
nghĩa với việc lãi hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu được, ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, nợ xấu tăng
cao làm các khoản trích lập rủi ro dự phòng của ngân hàng cũng tăng, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nợ xấu cao còn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
do không thu hồi được vốn và lãi. Tất cả những tác động này đều làm ảnh hưởng
đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do nợ xấu tác động xấu đến nguồn vốn
kinh doanh của ngân hàng trong đó có nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng đồng
thời làm mất uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Vì vậy,
nợ xấu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng.
1.3.2.4. Thanh khoản
Thanh khoản ngân hàng là khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian và
chi phí thấp nhất. Có một thực trạng ở Việt Nam hiện nay đó là sự lệch pha về kỳ
hạn cho vay và huy động: các ngân hàng lấy vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho
vay dài hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn trên cho vay dài hạn này cao dẫn đến tình trạng mất
thanh khoản của ngân hàng khi các khoản vốn huy động đến hạn trả nợ hoặc khi
ngân hàng không huy động được vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay lớn.
Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không thể thực hiện cho vay
các hợp đồng tín dụng do không đủ tiền để đáp ứng các khoản vay. Vì vậy, thanh
khoản thấp khiến tăng trưởng tín dụng giảm và ngược lại. Khi thanh khoản của
ngân hàng ở mức cao, ngân hàng có nguồn tiền dồi dào để đáp ứng các nhu cầu kinh
doanh trong đó có cấp tín dụng, vì vậy mà tăng trưởng tín dụng cao hơn.
13
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng và mô hình nghiên cứu đề xuất:
1.4.1. Tình hình nghiên cứu
1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Tarimisa và Igan (2007) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng của ngân hàng thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu.
Tác giả tập hợp số liệu của 217 nân hàng thương mại trong các nước mới nổi Châu
Âu giai đoạn 1995- 2004 . Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu
và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng :
các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế như GDP, tính chất sở hữu của ngân
hàng, khả năng thanh khoản và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Crowley J. (2008) Tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và
Trung Á. Tác giả chỉ ra sự khác nhau trong tăng trưởng tín dụng của khu vực tư
nhân ở các quốc gia và ở các nhóm nước. Xem xét một số yếu tố có khả năng làm
tăng tín dụng khu vực tư nhân trong nước bao gồm xuất khẩu dầu từ các nước và
khu vực xung quanh. Phân tích các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng. Tác giả
tìm ra các yếu tố đồng biến như: GDP, biến động giả (Giá trị tuyệt đối của lạm phát
đo bằng đồng tiền của quốc gia), tăng trưởng thương mại và tài khoản vốn.
Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Tác giả tập hợp số liệu của 72
ngân hàng tại 10 quốc gia trọng gia đoạn 1988-2005. Nghiên cứu này đã phân tích
tới các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và đồng biến với biến phụ thuộc bao gồm tính
chất sở hữu của các ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa
lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
P.K.Gupta-Ashima Jain (2010), Mô hình hóa các yếu tố tác động đến vấn đề
cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Tác giả sử dụng mẫu là 24
14
ngân hàng từ năm 2001 đến 2009. Sử dụng Stata 9.2, tác giả tìm ra các yếu tố tác
động như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục đầu tư, chi phí hoạt
động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở rộng chi nhánh.
Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền
kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000- 2010. Tác giả nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng
tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý
nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng
chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng.
Goudong Chen và Yi Wu ( 2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng và
tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi giai đoạn trong và sau khủng hoảng
2008- 2011. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 900 ngân hàng tại 24 quốc gia tại khu
vực Mỹ Latinh, Trung- Đông Âu, Châu Á. Các biến được đề xuất có tác động là: sở
hữu ngân hàng, GDP, thanh khoản, quy mô ngân hàng.
1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Các nhân tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng .
Tác giả sử dụng mẫu là tập hợp 84 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có 5 Ngân
hàng thương mại nhà nước, 16 Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động tại thị
trường Việt Nam. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3
năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đồng biến ở các biến huy động
vốn, thanh khoản và xuất hiện tác động nghịch biến trong biến chênh lệch lãi suất.
Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả tập
trung nghiên cứu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn năm 2008-2013. Các nhân tố tác
động được tác giả chia thành 3 nhóm. Các yếu tố từ phía ngân hàng gồm: quy trình
15
tín dụng, thông tin tín dụng, con người, năng lực huy động vốn, chính sách tín dụng;
các yếu tố bắt nguồn từ bản thân doanh nghiệp gồm: năng lực tài chính, năng lực
quản trị điều hành; Các nhân tố bối cảnh kinh tế xã hội;
Tôn Nữ Trang Đài (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tác giả nguồn số liệu từ 24 ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006- 2014. Qua nghiên cứu tác giả
kết luận các yếu tố tác động cùng chiều là thanh khoản, tăng trưởng tiền gửi và suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE,…
Phan Thị Huyền Trang (2015) với luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”,
Trường Đại Học Tài Chính Marketing. Nghiên cứu những yếu tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng Sacombank. Mức độ tác động của từng yếu tố đến
tăng trưởng tín dụng. Thông qua đó đề xuất giải pháp để tăng trưởng tín dụng tại
ngân hàng Sacombank.
Nguyễn Minh Sáng (2015) với đề tài luận án “Mối quan hệ giữa hiệu quả sử
dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam”, Trường đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phân tích hiệu quả
sử dụng nguồn lực của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như phân
tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân
hàng thương mại với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Luận án chủ yếu tập trung
phân tích tác động của hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại
đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam.
Đinh Thị Mộng Tuyền (2015) với nghiên cứu “Giải pháp tăng trưởng tín
dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang”, Trường Đại Học Tài Chính Marketing.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích diễn biến tăng trưởng tín dụng của
16
Agribank Kiên Giang, phân tích nguyên nhân và từ đó tác giả đã đưa ra các định
hướng phát triển và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp Agribank Kiên Giang
đảo ngược được sự suy giảm tăng trưởng tín dụng trong thời gian vừa qua. Cụ thể
bao gồm các giải pháp được triển khai theo các định hướng sau: Đơn giản hóa thủ
tục vay vốn; Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối; Mở rộng mạng lưới
khách hàng; Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp; Tăng cường
cung cấp thông tin cho khách hàng . Đồng thời tập trung vào các nhóm giải pháp
lớn là: Thực hiện chương trình kết nối tín dụng Ngân hàng – Doanh nghiệp, Đẩy
mạnh tín dụng vào thị trương khu vực nông thôn, nông, lâm, ngư nghiệp, Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; Hoàn thiện bộ
máy vận hành chi nhánh; Tăng cường các hoạt động truyền thông.
TS. Lê Tấn Phước (2017), Các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng Ngân
hàng thương mại Việt Nam. Tác giả cũng đã tìm ra các yếu tố như: Tỷ lệ huy động,
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát.
1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Imran và Nishatm (2013),
Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) về các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các nhóm yếu tố và các biến
đã được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập được áp
dụng trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm chính là các biến nội bộ liên quan
đến các ngân hàng, và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình nghiên cứu được xây dựng
như sau:
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt +
β7GDPt + β8INFt + εit
Trong đó:
17
- LGRit : Tăng trưởng tín dụng
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t
- β0 : là hệ số chặn
- β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy
- εit là sai số
Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng
TT Tên biến Viết tắt
1 Tăng trưởng tín dụng LGR
(Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư
nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín
dụng kỳ trước
2 Tỷ lệ huy động DEPTA Tổng huy động/Tổng tài sản
3 Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng
4 Tỷ lệ vốn CAP Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
5 Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản
6 Quy mô ngân hàng SIZE Logarith Tổng tài sản
7 Lãi suất INR Lãi suất danh nghĩa hàng năm
8 Tăng trưởng GDP GDP Tăng trưởng GDP hàng năm
9 Tỷ lệ lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.5 Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, đề tài đã đưa ra các lý thuyết về hoạt động tín dụng của
ngân hàng, về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng.
Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng gồm 6 nghiên cứu nước ngoài và 7 nghiên cứu trong nước từ đó đưa ra mô
hình nghiên cứu đề xuất.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại theo mô hình cổ
phần và tuân theo các quy định của chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động.
Sau 5 năm triển khai quyết liệt “Đề án tái cơ cấu hệ thống Tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 – 2015”, hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Từ con số 37
ngân hàng vào cuối năm 2011, đến cuối năm 2015, số lượng ngân hàng thương mại
cổ phần rút về còn 31 ngân hàng thương mại cổ phần và ổn định đến nay. Theo đó,
năm 2011, Vietinbank, Vietcombank, MHB, BIDV đã cổ phần hóa chuyển đổi từ
100% vốn nhà nước sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Thương vụ sáp
nhập 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank, SCB thành SCB; TrustBank đổi tên
thành VNCB; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi tên thành PVcomBank;
Habubank nhập vào SHB; Đại Á vào HDBank; TienPhongBank gọi vốn từ Doji rồi
đổi tên thành TPBank; Navibank tìm được nhà đầu tư, tự tái cơ cấu và đổi tên thành
NCB. Tiếp đó là các thương vụ BIDV sáp nhập MHB; Maritime Bank sáp nhập
MDB và Sacombank sáp nhập Southernbank. Năm 2015, ba ngân hàng TMCP yếu
kém (VNCB, Ocean Bank, GP Bank) được ngân hàng Nhà Nước mua lại với giá 0
đồng trở thành Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên. Chất
lượng tài sản, hệ số tài chính, nhất là quy mô tổng tài sản của nhiều ngân hàng đã
nâng lên đáng kể sau tái cơ cấu.
Xét trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần thì BIDV hiện là ngân
hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống, với hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Theo sau lần
lượt là VietinBank và Vietcombank, với tổng tài sản là 1,09 triệu tỷ đồng và 1,03
19
triệu tỷ đồng.
Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
Quy mô tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn luôn
dẫn đầu và chiếm phần lớn trong hệ thống. Đến hết năm 2017 thì BIDV,
VietinBank, Vietcombank có tổng tài sản là 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm đến 46% hệ
thống ngân hàng TMCP. Tuy cách biệt về tổng tài sản nhưng không thể phủ nhận là
các ngân hàng tư nhân ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Điển hình như
VPBank có vốn điều lệ bằng 46% BIDV, tổng tài sản chỉ bằng 23% nhưng lợi
nhuận chỉ kém BIDV khoảng 670 tỷ.
Thực tế cho thấy thị phần bán buôn, ưu thế thuộc về các ngân hàng thương
mại cổ phần có yếu tố nhà nước hoặc có quy mô lớn. Còn thị phần bán lẻ, tuy tiềm
năng khá lớn nhưng lại có quá nhiều ngân hàng tham gia khiến khách hàng có nhiều
sự lựa chọn. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần cỡ nhỏ, uy tín chưa
cao, sản phẩm dịch vụ hạn chế thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế.
20
2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu, tác giả chọn mẫu nghiên cứu phân tích trên 15 ngân
hàng là các ngân hàng thương mại cổ phần, gồn có:
1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
2. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB)
3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
5. Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank)
6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
7. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
8. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh(HDBank)
9. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
10. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
11. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
14. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
15. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
2.2. Thực trạng
2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng: các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động
đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phầnSự thay đổi
trong chính sách điều hành tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng của ngân
hàng từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.2.1.1. Tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2009 giảm từ 5,66%
xuống 5,4%. Kể từ năm 2009, GDP đã tăng trưởng đạt 6,42% vào năm 2010. Vào
năm 2016, tăng trưởng GDP sụt giảm chỉ có 6,21%. Năm 2017, kinh tế Việt Nam
21
có dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu
do Quốc hội đề ra. Trong đó, tăng trưởng quý III và quý IV/2017 đạt mức cao “ấn
tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so
với cùng kỳ các năm trước đó. Không những vậy, thu nhập bình quân đầu người
(GDP/người) cũng được cải thiện đáng kể với con số 2.385 USD/người, tăng 170
USD so với năm trước.
Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm
2.2.1.2. Lạm phát
Trong năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã ảnh
hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, lạm phát đạt mức cao 23%. Chính phủ đã có
nhiều biện pháp tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Năm 2009, tác dụng của
các chính sách thực thi, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm mạnh và cũng là lúc
tăng trưởng kinh tế chậm hơn các năm trước. Để kích thích nền kinh tế phục hồi,
Chính phủ liên tục đưa ra các chính sách kích cầu, vì thế tỷ lệ lạm phát lại tăng trở
lại vào năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2017, CPI bình quân cả năm tăng 3,53%,
Chính phủ đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay.
Đâylà năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng
3000 8,46% 9,00%
8,00%
2500 7,08%
6,68% 6,81%
6,31% 6,42% 6,24% 7,00%
5,98%
6,21%
2000 5,32% 5,25% 5,42% 6,00%
5,00%
1500
4,00%
1000 3,00%
2,00%
500
1,00%
0 0,00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
GDP/người (USD) GDP (%)
835
1024
1100
1168
1300
1540
1960
2050
2109
2215
2385
2540
22
25,00% 22,97%
20,00% 18,13%
15,00%
11,75%
10,00% 8,30%
6,88% 6,81%
6,04%
4,74%
5,00%
4,09%
3,53% 3,54%
0,60%
0,00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ số CPI (%)
của ổn định vĩ mô đang được thiếp lập rõ nét. CPI bình quân năm 2017 tăng chủ
yếu là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh.
Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát (%)qua các năm
2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa
Ở Việt Nam, chính sách lãi suất đã góp phần bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiềm
chế lạm phát, kích cầu, tăng trưởng thu nhập quốc dân. Cùng với tiến trình mở của
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thị trường tiền tệ cũng có sự biến động với
những tác động từ thị trường quốc tế, trong đó biểu hiện rõ nhất là những diễn biến
của lãi suất qua từng giai đoạn.
Năm 2008, ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 rất cao , nhằm chống lại
những tác động cuả lạm phát đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất
danh lên mức 13,46%.
23
Hình 2.4. Lãi suất danh nghĩa qua các năm của Việt Nam
2.2.2. Thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng luôn là chỉ số được quan tâm hàng đầu đối với hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, vì tăng trưởng tín dụng tốt và an
toàn sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
trung bình giai đoạn 2008 – 2017 đạt 19.15%.
Trong gioai đoạn 2008-2009, với nhiều chính sách kích thích tăng trưởng
kinh tế, hoạt động tín dụng tăng mạnh từ 23,38% lên 37,53%. Tuy nhiên, sau đó,
tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lại theo chiều hướng đi xuống. Từ năm 2010
đến 2011, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm
lạm phát, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Thanh khoản của một số ngân hàng
thương mại cổ phần gặp khó khăn.
Năm” 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91% mặc dù chỉ tiêu Ngân hàng
Nhà Nước đưa ra đầu năm là khoảng 15 – 17%. Trong năm 2012, có ngân hàng còn
tăng trưởng tín dụng âm. Năm 2013, mục tiêu Ngân hàng Nhà Nước đề ra là 12%,
16,00%
14,00%
13,46%
13,00%
12,00%
11,50% 11,50%
10,37%
10,00% 8,80% 8,48%
7,62%
8,00%
6,50% 6,60% 6,50%
6,00%
4,00%
2,00%
0,00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Lãi suất danhnghĩa
24
45,00%
39,57%
40,00%
35,00% 32,43%
30,00%
25,43%
25,00%
20,00% 17,29%
18,71% 18,17%
14,31% 14,16% 14%
15,00% 12,52%
10,00% 6,31% 5,32%
6,42% 6,24%
8,91%
5,25% 5,42% 5,98% 6,68% 6,21% 6,81% 7,08%
5,00%
0,00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tăng trưởng GDP Tăng trưởng tín dụng
tăng trưởng tín dụng 2 quý đầu năm 2013 tiếp tục thấp và tưởng chừng như sẽ
không hoàn thành. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm lại có sự tăng vọt, tăng trưởng của
riêng quý 3/2013 đã đạt gần 4%, đưa tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 đạt 12,51%.
Nhưng cũng cần xem xét lại đây có phải là mức tăng thật hay do điều chỉnh kỹ
thuật về mặt số liệu để đạt mục tiêu đề ra.
Tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt 18.17% so với đầu năm. Phần lớn dư nợ
tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư
nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ
diễn biến tích cực. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động
sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại. Cho thấy một diễn
biến tích cực trong khẩu vị của các ngân hàng.
Hình 2.5. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và
tăng trưởng GDP
2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP
Từ năm 2008 đến năm 2009 tỷ lệ dư nợ so với GDP tăng rất mạnh luôn ở
mức cao (>95%) cho thấy tín dụng đã, đang và sẽ luôn là kênh chủ đạo cung ứng
25
Tỷ lệ dư nợ/GDP
140%
125%
120% 113%
110%
128%
114%
105%
108%
101%
100%
97%
87%
91%
80%
60%
40%
20%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ dư nợ/GDP
vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước. Tăng
trưởng GDP thường dựa vào đóng góp của 3 nhân tố: vốn, lao động và năng suất.
Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%)
và lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ). Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
phải gánh trọn nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Hình 2.6. Tỷ lệ dư nợ/GDP của Việt Nam qua các năm
2.2.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập
của các ngân hàng Thương mại cổ phần. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân
hàng Thương mại cổ phần giai đoạn này có chiều hướng sụt giảm so với giai đoạn
trước 2012 và tăng trở lại trong năm 2017, khoản mục cho vay của các ngân hàng
thương mại chiếm tỷ trọng cao có nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Đặt biệt trong năm 2017, quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng
trưởng ở mức 17,6%, đạt 10.001.790 tỷ đồng, trong đó BIDV, CTG và VCB vươn
lên tầm cao mới, lần đầu vượt mốc 1.000.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối
26
90,00%
81,70% 83,80%
80,00%
76,60% 78,30% 76,70%
73,89%
70,00% 64,50% 63,00% 64,70% 64,90%
60,23%
60,00%
50,00%
40,00%
30,00%
20,00%
10,00%
0,00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ tín dung/tổng tài sản
tháng 12/2017 tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 6,5 triệu tỷ đồng,
tăng 18,17% so với cuối năm 2016. Nâng tỷ lệ tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản là 64,90%.
Hình 2.7. Dư nợ tín dụng/tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu
Trong hoạt động ngân hàng, nợ xấu là vấn đề các ngân hàng không thể tránh
khỏi. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại cổ
phần Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa cải
thiện nhiều. Từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Thương mại cổ
phần Việt Nam liên tục tăng cao. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà
Nước công bố là 4,08%.
Trong năm 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm. Năm 2015 là 2,9% và
năm 2016 là 2,8%. Trong 2016, với những nỗ lực tích cực hệ thống các tổ chức tín
dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán
tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự
phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC) chiếm 21%.
27
4,50%
4,08%
4,00%
3,61%
3,50% 3,30% 3,25%
3,07%
3,00%
2,55% 2,46% 2,40%
2,50% 2,17% 2,20%
2,30%
2,00%
1,50%
1,00%
0,50%
0,00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ nợ xấu
Trong năm 2017, với sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 đã góp phần
không nhỏ trong nỗ lực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đã có khoảng 70
nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong năm 2017, tăng 40% so với năm 2016.
Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%,
phát mãi tài sản chiếm 2,3%.
Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam
2.3 Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, đề tài đã giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng TMCP Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2018. Trên cơ sở dữ liệu vĩ mô thu thập từ ADB
Indicator, Tổng Cục Thống Kê, và dữ liệu ngân hàng được thu thập từ Báo cáo
thường niên của Ngân hàng Nhà Nước, đề tài đưa ra cái nhìn tổng quát về các yếu
tố tác động đến tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến năm 2018.
28
Vấn đề nghiên cứu
Một số yếu tố tác động đến tăng
trưởngtín dụngtại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tăng
trưởngtín dụng của ngân hàngTMCP
 Đưa ra các giải phápkhảthi
Phươngpháp định lượng
Kiểmđịnhsựphù hợp của mô hình; Sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu tổng
quát để các xịnhcác nhân tố ảnh hưởngđến
vấn đề nghiên cứu
Phương pháp định tính
Thốngkê, mô tả và suy diễn
Phươngpháp nghiêncứu
Đề xuấtgiải pháp nângcao tăngtrưởng tín dụngtại các ngânhàng TMCP ViệtNam
giai đoạn 2018 - 2022
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2. Giảthuyết nghiên cứu
Với mô hình nghiên cứu đề xuất:
Kết quả nghiên cứu
29
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt +
β7GDPt + β8INFt + εit
Trong đó:
- LGRit : Tăng trưởng tín dụng
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t
- β0 : là hệ số chặn
- β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy
- εit là sai số
Tác giả đặt ra các giả thuyết sau:
3.2.1. Biến phụ thuộc:
Đã có nhiều phương pháp khác nhau đo lường tăng trưởng tín dụng của ngân
hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính tốc độ tăng trưởng tín dụng
dựa theo nghiên cứu của Abedifar và cộng sự (2013) để phản ánh tốc độ tăng dư nợ
của ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng tín dụng = (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng
kỳtrước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước
3.2.2. Các biến độc lập
Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng được chia ra
làm hai thành phần. Các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến: DEPTA, NPL,
CAP, LIQ, SIZE. Các biến vĩ mô bao gồm: INR, GDP và CPI. Mô tả cụ thể các
biến, cách tính toán và các lập luận về dấu kỳ vọng được trình bày như sau:
3.2.2.1. Tỷ lệ huy động (DEPTA):
30
Tỷ lệ huy động trên tổng tài sản được xem là một trong những yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, bởi vì sự gia tăng của
các khoản tiền gửi vào ngân hàng sẽ cung cấp cho ngân hàng nhiều tiền để có thể
cho vay. Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Imran và Nishatm
(2013), trong đó chỉ ra rằng tỷ lệ huy động cao có tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, Olokoyo (2011) chỉ ra
rằng khối lượng tiền gửi trong các ngân hàng có tác động đáng kể đến khối lượng
cho vay của ngân hàng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ thuận giữa hai biến số này.
Giả thuyết 1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ huy động và tăng trưởng
tín dụng của ngân hàng.
3.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu (NPL):
Nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011) chỉ ra rằng sự gia tăng trong tỷ lệ
nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến
khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Việc gia tăng
tỷ lệ nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng xem xét lại trong việc giảm các mục tiêu tăng
trưởng tín dụng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ nghịch giữa hai biến số này.
Giả thuyết 2: Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín
dụng của ngân hàng.
3.2.2.3. Tỷ lệ vốn (CAP):
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu có một tác
động đáng kể đến khối lượng cấp tín dụng của các ngân hàng và tăng trưởng tín
dụng. Vì các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ có nhiều khả năng chịu được tổn thất mà
không làm giảm giá trị của các tài sản. Ngược lại, các ngân hàng duy trì được tỷ lệ
vốn trên tài sản cao, sẽ có thể quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn, và do
đó làm giảm các tổn thất do việc cấp tín dụng; điều này có thể làm giảm bớt khối
lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng (Olokoyo, 2011). Như vậy, tác
động của tỷ lệ vốn đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có thể thuận hoặc
nghịch.
31
Giả thuyết 3: Có mối tương quan thuận hoặc nghịch giữa tỷ lệ vốn và tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng.
3.2.2.4. Tỷ lệ thanh khoản (LIQ):
Tỷ lệ tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi ngân hàng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của ngân hàng cho vay và tốc độc tăng trưởng tín
dụng. Bởi vì, tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ lệ của các khoản vay, qua đó
giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Olokoyo (2011) đã sử dụng tỷ lệ thanh
khoản này để giải thích về việc cho vay ngân hàng ở Nigeria nhưng kết quả của
nghiên cứu cho thấy không có tác động đối với tỷ lệ thanh khoản về việc cho vay
ngân hàng. Trong nghiên cứu này, dự kiến có mối quan nghịch giữa tỷ lệ thanh
khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Giả thuyết 4: Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng.
3.2.2.5. Quy mô ngân hàng (SIZE):
Đã có rất nhiêu nghiên cứu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
tín dụng tại ngân hàng, trong đó biến quy mô ngân hàng được sử dụng như là một
biến độc lập vì tầm quan trọng của nó trong việc tác động đến khối lượng tín dụng
được cấp và tăng trưởng tín dụng. Chernykh và Theodossiou (2011) đã chỉ ra rằng
các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn,
khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số
dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra, họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để
quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn nhất có thể
đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Dự kiến có mối quan hệ thuận chiều
giữa hai biến số này.
Giả thuyết 5: Có mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng tín dụng
của ngân hàng.
3.2.2.6. Lãi suất danh nghĩa (INR):
32
Lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó tác
động đến việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Việc tăng lãi suất dẫn tới gia
tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến việc
ngân hàng sẽ không thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn bởi vì nguy cơ sẽ
có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (Castro, 2013). Do đó, dự kiến mối quan hệ nghịch chiều
giữa hai biến số này.
Giả thuyết 6 : Có mối tương quan nghịch giữa lãi suất danh nghĩa và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng.
3.2.2.7. Tăng trưởng GDP (GDP):
Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến
việc cho vay ngân hàng. Bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong
hoạt động của nền kinh tế trong nước và đi kèm với nó là sự gia tăng trong nhu cầu
về kinh phí vốn. Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế có
tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy, dự kiến rằng biến
này có tác động tích cực tăng trưởng tín dụng.
Giả thuyết 7: Có mối tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng.
3.2.2.8. Tỷ lệ lạm phát (INFL):
Một biến số vĩ mô khác được sử dụng để xem xét tác động đến tăng trưởng
tín dụng ngân hàng là tỷ lệ lạm phát. Một số nghiên cứu như Sharma và Gounder
(2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín
dụng bởi vì sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do tỷ lệ lạm phát cao
chứ không phải vì sự gia tăng giá trị thực tế của các khoản vay. Hơn nữa, tỷ lệ lạm
phát cao thường dẫn đến sự gia tăng các mức lãi suất danh nghĩa đòi hỏi trên các
khoản cho vay, từ đó gây sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn.
Giả thuyết 8: Có mối tương quan thuận hoặc nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và
tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
33
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu biến phụ thuộc LGR, các biến độc lập như biến nội sinh: DEPTAit,
NPLit , CAPit , LIQit , SIZEit và biến ngoại sinh: INRt , GDPt, INFt được lấy từ báo
cáo tài chính hợp nhất năm (bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh)
của 15 ngân hàng TMCP trong nước từ năm 2011 đến 2017.
Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát trong giai đoạn 2011 -2017
được trích từ website Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
3.3.2. Nghiên cứu định lượng
Bằng phương pháp kiểm định các biến thông qua giá trị, độ tin cậy, kiểm
định mô hình tác giả nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các biến đến tăng
trưởng tín dụng của các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam và được thực
hiện qua các giai đoạn sau:
Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam. Ngân hàng được chọn để phân tích bao gồm các ngân hàng Thương mại cổ
phần có quy mô vốn từ nhỏ đến lớn.
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình sử dụng.
Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS – Generalized
Least Square) để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng
tín dụng, từ đó đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố kết hợp với mức độ
quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.
Đây là các phương pháp ước lượng chuẩn cho các mô hình chuỗi dữ liệu thời
gian. Như vậy, phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên các bước sau:
Bước 1: Xác định và kiểm tra thuộc tính của các chuỗi dữ liệu thời gian. Để
việc áp dụng các phương pháp ước lượng GLS được hiệu quả và không bị chệch,
34
các chuỗi dữ liệu được sử dụng trong mô hình phải thỏa mãn một số tính chất cơ
bản như: các chuỗi dữ liệu dừng (để tránh khả năng hồi quy giả mạo) và giữa các
chuỗi dữ liệu, không có hiện tượng cộng tuyến hoặc đa cộng tuyến hoàn hảo.
(i) Thống kê mô tả các biến trong mô hình;
(ii) Thống kê ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến; và
(iii) Kiểm định tính dừng của các biến: Thực hiện kiểm định tính dừng của
các biến trong mô hình bằng cách sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller
(ADF) hay Phillips-Perron (PP) và tùy theo kết quả đạt được, sau đó chọn sử dụng
các biến hoặc theo các mức ý nghĩa với tích hợp bậc 0 I(0) hoặc theo sai phân bậc
nhất với tích hơp bậc 1 I (1).
Bước 2: Áp dụng phương pháp hồi quy GLS (Cochrane-Orcutt) để đánh giá
tác động của các yếu tố đến khả năng tăng trưởng tín dụng. Các thống kê t được
dùng để xác định mức ý nghĩa của các tác động riêng phần của các biến trong khi
thống kê F được dùng để xác định tác động đồng thời.
Bước 3: Với các kết quả được xác lập trong Bước 2 nghiên cứu tiến hành so
sánh, nhận định và bàn luận. Sau đó, rút ra kết luận và gợi ý chính sách.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và các kiểm định thực hiện
Luân văn sử dụng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng là phần mềm
Stata 12 để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và thực hiện hồi quy mô
hình dữ liệu bảng.
Phương pháp xử lý số liệu bao gồm thống kê mô tả các biến quan sát, khảo
sát tương quan giữa các biến, đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy. Các kiểm
định thực hiện bao gồm kiểm tra các khuyết tật của mô hình như hiện tượng đa cộng
tuyến (kiểm định bằng cách sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF Variance-
inflation factor), phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi (kiểm định White), tự tương
quan (kiểm định Breusch Godfrey), sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn (kiểm
35
định Jacque-Bera), kiểm tra sự có mặt của các biến không cần thiết (kiểm định
Wald) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Phần tiếp theo sau đây
sẽ giới thiệu cụ thể hơn cách khảo sát dữ liệu và các kiểm định thực hiện.
3.3.3.1. Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả, mỗi biến được mô tả
qua các nội dung như tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ
nhất và giá trị lớn nhất.
3.3.3.2. Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến
Việc khảo sát các cặp tương quan giữa các biến được thực hiện bằng cách
thiết lập ma trận hệ số tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan
cao, xem xét sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo Hoàng Ngọc
Nhâm (2008) cho rằng, để loại trừ vấn đề đa cộng tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số
tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0.8, mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề
đa cộng tuyến nghiêm trọng. Do đó, đề tài cũng xem xét ma trận tương quan để loại
trừ đa cộng tuyến.
3.3.3.3. Kiểm định Hausman
Để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình các tác động cố định và
mô hình các tác động ngẫu nhiên, đề tài sử dụng kiểm định Hausman (1978). Đây là
kiểm định giúp lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định hay là mô hình tác
động ngẫu nhiên. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương
quan giữa Ui và ϵit hay không? Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết:
Ho: Ui và biến độc lập không tương quan.
Hi: Ui và biến độc lập có tương quan.
Khi giá trị (Prob>chi2) <0.05 ta bác bỏ giả thiết Ho, khi đó Ui và biến độc
lập có tương quan, sử dụng mô hình tác động cố định sẽ giải thích phù hợp. Và
ngược lại, khi giá trị (Prob>chi2) >0.05, lúc đó chấp nhân giả thiết Ho, tức là Ui và
biến độc lập không tương quan, mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ được sử dụng.
36
3.3.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
Một số kiểm định các khuyết tật của mô hình
 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Ma trận tương quan giữa các hệ số được dùng để kiểm tra hiện tượng đa
cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Việc này được thực hiện ở bước khảo sát mối
tương quan giữa các cặp biến. Bên cạnh đó trong đề tài này sử dụng thêm nhân tố
phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng.
 Kiểm định phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi
Đối với vấn đề phương sai sai số thay đổi, tác giả dùng kiểm định White để
xem xét tổng quát về sự đồng nhất của phương sai.
 Kiểm định tự tương quan
Đối với kiểm định tự tương quan, tác giả dùng kiểm định Breusch Godfrey
 Kiểm định sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn
Đối với kiểm định tự tương quan, tác giả dùng kiểm định Jacque-Bera
 Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết
Nghiên cứu tiếp tục dùng kiểm định Wald để xem xét các biến cần thiết phù
hợp trong mô hình. Kiểm tra các hệ số hồi quy của các biến trong mô hình khác 0 là
thực sự có ý nghĩa hay không.
3.4 Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, đề tài đã đặt ra các giả thuyết kỳ vọng về tương quan giữa
các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Tác giả trình bày các lý thuyết về quy trình
nghiên cứu và trình tự các kiểm định để tiến hành nghiên cứu.
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt Nam
Dữ liệu được thu thập từ 15 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 -
2017 với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
LGR 105 23.78703 18.88299 -22.18225 106.8156
DEPTA 105 0.6572191 0.1215069 0.2922748 0.8860412
NPL 105 2.116857 1.216844 0.34 8.51
CAP 105 0.0824695 0.0283128 0.034617 0.1936243
LIQ 105 13.53304 7.968323 0.9026427 35.15283
SIZE 105 5.216929 0.4238824 4.251614 6.080007
INR 105 8.857143 2.36736 7 13
GDP 105 6.084286 0.5463742 5.25 6.81
INF 105 4.97 5.930363 0.04 18.13
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Tình hình tăng trưởng tín dụng tăng trưởng cao nhất là 106.81% tại ngân
hàng HDB trong năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, HDBank tạo bước
ngoặt ấn tượng khi đồng thời sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua lại 100%
vốn Công ty Tài chính SGVF (Pháp), tiền thân của Công ty Tài chính trách nhiệm
hữu hạn HDSAISON liên doanh với Nhật Bản ngày nay. HDBank sau sáp nhập
tăng trưởng bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2013 – 2017, với tỷ lệ nợ xấu luôn
ở mức thấp nhất toàn ngành. Cũng trong giai đoạn này, quy mô tài sản của
HDSAISON tăng trưởng gấp 9 lần, hiện giữ vị trí dẫn đầu về mạng lưới điểm giao
dịch tài chính với gần 13.000 điểm phủ khắp 63/63 tỉnh, thành phố, phục vụ gần 5
triệu khách hàng.
38
Bảng 4.2. Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation
2011 3.7618 98.7658 24.0977 21.3685
2012 -22.1823 93.3243 25.4443 30.0479
2013 1.3583 106.8156 22.5497 26.2303
2014 -4.2094 50.8529 19.3475 16.8570
2015 -2.5940 48.9379 26.6022 11.9206
2016 2.3066 45.5660 26.0938 10.3898
2017 12.6446 33.3902 22.3740 4.9922
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Ngược lại, tỷ lê tăng trưởng tín dụng thấp nhất tại ngân hàng VIB trong năm
2012 với mức tăng trưởng âm -22.18%, gần như thấp nhất so với một số ngân hàng
cùng quy mô như Sacombank (19,02%), VPBank (26,51%) hay SHB (93,32%).
Đồng thời, lãi suất cho vay của VIB cũng ở mức tương đối cao để hạn chế tăng
trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay bình quân năm 2012 của VIB là 14,35%, ở mức
cao hơn so với mặt bằng chung các ngân hàng Thương mại cổ phần. Giai đoạn
2015-2016, tăng trưởng tín dụng VIB tăng trở lại với mức tăng đạt 26,11% năm
2015 và 25,82% năm 2016, cao hơn hẳn so với trung bình toàn hệ thống là 17,26%
và 18,25%. Một trong những biện pháp VIB sử dụng để thúc đẩy tín dụng đó là
giảm lãi suất. Cụ thể, khi so sánh với tỷ lệ tương ứng của một số ngân hàng Thương
mại cổ phần năm 2016, tăng trưởng tín dụng của VIB gần như cao nhất trong khi lãi
suất cho vay ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng.
39
Bảng 4.3. Tổng tài sản các ngân hàng TMCP qua các năm
Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation
2011 17849 460603 171865 144789
2012 18573 503530 181084 160994
2013 21372 576368 200887 179840
2014 23103 661131 235193 214006
2015 25322 857000 275564 268508
2016 30451 1006404 327497 317765
2017 37326 1202283 396996 384426
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Từ bảng trên ta có thể thấy tổng tài sản trung bình của các ngân hàng đều
tăng khá ổn định trong giai đoạn phân tích. Tuy nhiên, khi so sánh về quy mô của
các ngân hàng nhỏ với nhóm ngân hàng lớn có sự khác biệt rất rõ rệt. Các ngân
hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước có quy mô lớn
gấp nhiều lần các nhóm ngân hàng nhỏ. Có thời điểm tổng tài sản của 10 ngân hàng
có quy mô nhỏ nhất cộng lại vẫn nhỏ hơn tổng tài sản của ngân hàng đứng đầu về
quy mô. Điều này cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh, quy mô, cơ sở hạ tầng
còn non yếu của các ngân hàng nhỏ.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng có rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật
và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong
hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nó được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu. Nếu
tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng
nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong
thời gian từ năm 2011 – 2017 được thể hiện ở bảng 4.4.
40
Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation
2011 0.7400 7.2500 2.3820 1.4878
2012 1.3200 8.5100 3.1060 2.0060
2013 0.8200 4.0600 2.5700 0.8579
2014 0.4900 2.7500 2.0667 0.6261
2015 0.3400 2.6900 1.5560 0.5608
2016 0.6800 2.9100 1.6027 0.6446
2017 0.4500 3.3900 1.5347 0.7579
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nợ xấu của hệ thống biến động thường xuyên
qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đạt cao nhất (3,1%) do ảnh hưởng từ những
khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình sản xuất trì trệ, hàng tồn kho ở mức cao.
NHNN dã quyết liệt trong việc yêu cầu các ngân hàng tự xử lý nợ xấu, chỉ đạo
VAMC mua một lượng lớn nợ xấu của ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu
dặc biệt, góp phần làm sạch bảng cân đối kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng
mở rộng tín dụng với lãi suất thấp. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu dã giảm ở các năm sau dó.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ nợ xấu giữa các ngân hàng. Có
những ngân hàng kiểm soát rất tốt nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ, nhưng cũng có
ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Trong đó phải kể đến nợ xấu của của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) rất cao là 8,81% do sau khi sáp nhập với Ngân
hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), SHB đã gánh một lượng nợ xấu rất lớn từ
ngân hàng này.
4.2. Phân tích dữ liệu
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng hàm sum trong phần mềm Stata 12 để phân tích thống
kê mô tả được thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu. Thống kê mô
41
tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ
nhất, giá trị lớn nhất.
4.2.2 Phân tích tự tương quan
Bên cạnh phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu sử dụng hàm corr để phân
tích mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến cũng được phân tích. Kết quả
phân tích tương quan tuyến tính được thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến
LGR DEPTA NPL CAP LIQ SIZE INR GDP INF
LGR 1.0000
DEPTA -0.0073 1.0000
NPL 0.3876 -0.3075 1.0000
CAP -0.1096 -0.2686 0.1962 1.0000
LIQ -0.0681 -0.5488 0.0663 0.1384 1.0000
SIZE -0.0762 0.2553 -0.2294 -0.7234 -0.1016 1.0000
INR 0.0144 -0.6586 0.3474 0.2089 0.5756 -0.2352 1.0000
GDP 0.0125 0.1551 -0.4124 -0.2432 -0.2296 0.2005 -0.4467 1.0000
INF 0.0017 -0.6929 0.2603 0.1722 0.5919 -0.2166 0.8842 -0.2536 1.0000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy:
+ Biến DEPTA, CAP, LIQ, SIZE tác động ngược chiều đến LGR.
+ Biến NPL, INR, GDP, INF tác động cùng chiều đến LGR.
Kết quả tự tương quan thu được là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và
đúng với kỳ vọng.
4.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy
4.3.3.1 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô
hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến)
Trong trường hợp hệ số tương quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa
cộng tuyến. Ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF).
42
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VIF
INR 6.30 0.158625
INF 5.74 0.174210
DEPTA 2.33 0.429247
CAP 2.21 0.453135
SIZE 2.18 0.459726
LIQ 1.76 0.566984
GDP 1.67 0.600279
NPL 1.39 0.718869
Mean VIF 2.95
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.5 cho thấy hệ số phóng đại
phương sai VIF của các biến đều thấp hơn 10. Từ đó, ta có thể kết luận không xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.3.2 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau
(không bị hiện tượng tự tương quan)
Nếu giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước
lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không
còn đáng tin cậy. Chúng ta tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan
trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: không có sự tự tương quan.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan
với nhau
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first order autocorrelation
F(1,14) 5.025
Prob > F 0.0417
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định cho kết quả là: P-value = 0.0417
43
Vậy, P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 Có sự tự tương quan.
4.3.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm định
Với kết quả kiểm định từng phần thu được, ta thấy: mô hình có hiện tượng đa
cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mô hình có sự tự tương
quan giữa các sai số và có hiện tượng phương sai thay đổi. Do vậy, tác giả đã dùng
phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số
và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được đáng tin cậy.
4.3.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed
effects model, Random effects model
4.3.4.1. So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression và Fixed effects model:
Ta tiến hành so sánh giữa các mô hình Pooled Regression và Fixed effects
model với giả thuyết H0: Chọn Pooled Regression
Bảng 4.8: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression:
. regress LGR DEPTA NPL CAP LIQ SIZE INR GDP INF
Source | SS df MS Number of obs = 105
+ F( 8, 96) = 3.98
Model | 9229.97646 8 1153.74706 Prob > F = 0.0004
Residual | 27853.0169 96 290.135593 R-squared = 0.2489
+ Adj R-squared = 0.1863
Total | 37082.9934 104 356.567244 Root MSE = 17.033
LGR | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
+
DEPTA | 13.14011 20.98115 0.63 0.533 -28.50714 54.78736
NPL | 7.727445 1.618915 4.77 0.000 4.513925 10.94097
CAP | -219.607 87.63684 -2.51 0.014 -393.5647 -45.64923
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz hoangnhuthinh
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtĐoan Nguyễn
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...vietlod.com
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việt
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...
Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại sở giao dịch 1 n...
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Man_Ebook
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng (20)

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE Z...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE Z...CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE Z...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE Z...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ THỊ LỆ DIỄM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ THỊ LỆ DIỄM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả đề tài
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTACT LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:....................................................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................................2 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:.......................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ..........................................................................................................4 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng...........................................................................4 1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng..........................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................4 1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng......................................................................4 1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng.......................................................................5 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .........................5 1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết nền kinh tế 5
  • 5. 1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài sản cố định 6 1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.........7 1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông tiền tệ 7 1.2. Tăng trưởng tín dụng: ................................................................................................8 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng.............................................................................8 1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng:......................................................................8 1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng:.....................................................10 1.3.1. Các yếu tố vĩ mô...................................................................................................10 1.3.1.1. Tăng trưởng GDP:.............................................................................................10 1.3.1.2. Lạm Phát.............................................................................................................10 1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa............................................................................................10 1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng................................................................................11 1.3.2.1. Huy động vốn.....................................................................................................11 1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu..................................................................................................11 1.3.2.3. Nợ xấu.................................................................................................................11 1.3.2.4. Thanh khoản .......................................................................................................12 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng và mô hình nghiên cứu đề xuất: .....................................................................................13 1.4.1. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................13 1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài:.......................................................13 1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước: .......................................................14 1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................16 1.5 Tóm tắt chương 1......................................................................................................17
  • 6. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM .................................................................18 2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam...............18 2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:........................18 2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu: ........................................................................................20 2.2. Thực trạng.................................................................................................................20 2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô........................................................................................20 2.2.1.1. Tăng trưởng GDP ..............................................................................................20 2.2.1.2. Lạm phát..............................................................................................................21 2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa............................................................................................22 2.2.2. Thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam..............23 2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng .........................................................................................23 2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP ....................................................................................24 2.2.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản.........................................................................25 2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................................26 2.3 Tóm tắt chương 2......................................................................................................27 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM.........................28 3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................28 3.2. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................28 3.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................33 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................33 3.3.2. Nghiên cứu định lượng.........................................................................................33 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và các kiểm định thực hiện....................................34
  • 7. 3.4 Tóm tắt chương 3......................................................................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................37 4.1. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam.....................................................................................................37 4.2. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................40 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................................................40 4.2.2 Phân tích tự tương quan.........................................................................................41 4.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy.........................................................................41 4.3.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects model, Random effects model .......................................................................................43 4.3. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................47 4.4. Tóm tắt chương 4: .....................................................................................................49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................50 5.1. Kết luận......................................................................................................................50 5.2. Giải pháp....................................................................................................................52 5.2.1. Về phía ngân hàng thương mại:..........................................................................52 5.2.2. Về phía ngân hàng Nhà Nước.............................................................................53 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................54 5.4 Tóm tắt chương 5......................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Chi nhánh NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà Nước TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát (%)qua các năm Hình 2.4. Lãi suất danh nghĩa qua các năm của Việt Nam Hình 2.5. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng trưởng GDP Hình 2.6. Tỷ lệ dư nợ/GDP của Việt Nam qua các năm Hình 2.7. Dư nợ tín dụng/tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến Bảng 4.2. Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP qua các năm Bảng 4.3. Tổng tài sản các ngân hàng TMCP qua các năm Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP qua các năm Bảng 4.5: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau Bảng 4.8: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression
  • 10. Bảng 4.9: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model Bảng 4.10: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model Bảng 4.11: Phân tích hồi quy theo Random effects model Bảng 4.12: Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized Least Square (GLS)
  • 11. TÓM TẮT Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng tín dụng, các biến độc lập được sử dụng bao gồm các yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô. Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính của 15 ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017 và dữ liệu vĩ mô được thu thập từ ADB Indicator và Tổng Cục Thống kê. Bài nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều của các biến tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP đối với tăng trưởng tín dụng và mối quan hệ ngược chiều của các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng. ABSTACT Applying the regression model on panel data, this paper is the analysis of the factors affecting on bank credit growth.The dependent variable represents the credit growth, while the independent ones represent internal bank and macro factors. Banking data were accumulated from the financial statements covering 2011 to 2017 section of 15 Vietnamese Joint Stock Commercial Banks. On the other hand, macro data were collected from ADB Indicator and General Statistics Office.Taking credit growth as an axis, this paper aims to manifest the multilateral relationship betweenit and deposit rate, bad debt rate, capital ratio, liquidity rate, nominal interest rate, GDP growth, as well as the inverse correlation with bank scale variable and inflation rate.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vai trò của tín dụng ngân hàng là không thể phủ nhận. Đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn hệ thống ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế đạt 64,6%. Khu vực ngân hàng tiếp tục là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại, vì tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Vì vậy,việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng là cần thiết, giúp các ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng phù hợp, có tác động hiệu quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng. Đó là lý do, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần tìm ra cơ sở thúc đây hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam để tìm ra chính sách tín dụng thích hợp, để cung cấp được nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cho vay cá nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Về khía cạnh lý luận: Nghiên cứu phân tích tổng quát về tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam qua đó làm rõ lý luận về tăng trưởng tín dụng. Vai trò của việc tăng trưởng tín dụng đối với kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Phân tích các yếu tố và các chỉ tiêu tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam
  • 13. 2 Về khía cạnh thực tiễn: Nghiên cứu xu hướng tác động của một số yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Qua đó đề xuất một số kiến nghị đến các ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận văn trả lời câu hỏi chính: “Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam và mối quan hệ tác động là cùng chiều hay ngược chiều? Từ đó nên vận dụng các chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam.” 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn: 2011- 2017. Đây là giai đoạn ngân hàng TMCP Việt Nam gặp khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành công bước đầu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tác gỉa sử dụng phương pháp tổng hợp, hống kê, phân tích để sử lý số liệu kết hợp đồ thị, bảng biểu minh họa. Ngoài phương pháp định tính, tác giả còn kết hợp phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và tăng trưởng tín dụng. Các yếu tố tác giả xem xét được phân thành hai nhóm: nhóm các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô. Theo đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương trình như sau LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit
  • 14. 3 Trong đó: - LGRit : Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam, là biến phụ thuộc. - DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t. - INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t - β0 : là hệ số chặn - β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy - εit là sai số 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam. Chương 3: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  • 15. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt thời hạn khoản vay. Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. 1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định. Tín dụng ngân hàng dựa trên lòng tin. Một khoản tín dụng phát sinh dựa trên niền tin của ngân hàng sẽ thu hồi được gốc lãi đúng thời hạn. Ngân hàng với vai trò là một trung gian tài chính đòi hỏi khoản cấp tín dụng ngân hàng phải có thời hạn nhất định để hoàn trả lại vốn huy động.
  • 16. 5 1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng Một là, cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định Đây là nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng. Trong thời gian nhất định như trong thỏa thuận, người vay phải hoàn trả gốc và lãi vay để đảm bảo uy tín và hoạt động của ngân hàng. Hai là, cho vay tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản, hàng hóa trong kho, bảo lãnh, uy tín của doanh nghiệp,…. Giá trị đảm bảo là cơ sở của khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ba là, cho vay có mục đích, theo phương án thỏa thuận từ trước (theo hợp đồng đã ký kết). Trong quan hệ tín dụng, khách hàng phải trình bày phương án, biện pháp, cơ sở thực hiện phương án kinh doanh có lợi nhuận và ngân hàng thẩm định. Hợp đồng tín dụng thể hiện rõ mục đích vay, thời gian sử dụng vốn. Trong đó ngân hàng giám sát chặt chẽ sử việc sử dụng món vay theo đúng mục đích, phương án vay. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết nền kinh tế Tín dụng ngân hàng cũng góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển về mặt vốn của công ty cổ phần. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng làm biến đổi điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh tế theo hướng tối ưu, góp phần làm cho chu kỳ vận động của tiền tệ rút ngắn về thời gian, nâng cao vòng quay của tiền tệ.
  • 17. 6 Tín dụng ngân hàng góp phần chống lạm phát tiền tệ. Tín dụng là động lực góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước có thể tập trung vốn tín dụng thông qua ngân hàng để đầu tư phát triển nông nghiệp, thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa biến nền nông nghiệp lạc hậu tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên cơ sở vật chất hiện đại. Thông qua nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay trên cơ sở hoàn trả vốn và có lãi để các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được những thất thoát vốn đầu tư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. 1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài sản cố định Trong điều kiện sản xuất nhỏ, khi mà các kênh tài trợ vốn cho nền kinh tế như ngân sách, vốn tự tích lũy còn những hạn chế nhất định thì tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng cho các doanh nghiệp còn có ý nghĩa là nuôi dưỡng thị trường tín dụng cho ngân hàng mở rộng tín dụng ngắn hạn và các dịch vụ ngân hàng khác. Nhu cầu về tín dụng trung và dài hạn trong thực tế tập trung từ các khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu. Họ tạo lập mối quan hệ tín dụng đối với ngân hàng dưới hình thức này nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định. Đối với doanh nghiệp, tài sản cố định là tư liệu sản xuất chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh… Do đó, việc coi trọng tài sản cố định là rất cần thiết, là một áp lực đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
  • 18. 7 Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị tài sản cố định thường cao, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành tích lũy trong khoảng thời gian khá dài mới có đủ khả năng về tài chính. Khó khăn về sự thiếu hụt tạm thời vốn cố định này của doanh nghiệp có thể được tài trợ bởi các nguồn vốn khác, nhưng tín dụng ngân hàng trung và dài hạn là một trong những nguồn vốn tốt nhất. Thông qua tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thương mại đã giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị… nâng cao giá trị sản lượng, trang bị mới thiết bị cơ sở vật chất có tính năng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động… Góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: lợi nhuận, an toàn và phát triển không ngừng. 1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Dựa trên các nguyên tắc tín dụng, ngân hàng liên tục kiểm tra quá trình sử dụng vốn. Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông tiền tệ Tín dụng ngân hàng tạo thêm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Vì thông thường tín dụng ngân hàng được sử dụng sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết vốn tự có và các nguồn vốn khác. Nếu không có tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp khó nắm bắt cơ hội đầu tư do thiếu vốn. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng thêm năng lực tài chính và do đó tạo khả năng tăng sức mạnh trong cạnh tranh, vươn lên tồn tại và phát triển trên thương trường. Tín dụng ngân hàng là công cụ của nhà nước được sử dụng để điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế.
  • 19. 8 1.2. Tăng trưởng tín dụng: 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã đề cập tăng trưởng là khái niệm đo lường sự tăng thêm về giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng tiền cho các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước. Chẳng hạn, tổng dư nợ cho vay của năm ngoái là 100 tỷ đồng, năm nay là 130 tỷ đồng thì tăng trưởng tín dụng năm nay là 30%. Tăng trưởng tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền ra nền kinh tế tăng lên, dẫn đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có nhiều nguồn vốn hơn để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước. Và ngược lại, khi tăng trưởng tín dụng giảm sẽ khiến dòng tiền cung ứng cho nền kinh tế bị thu hẹp lại, khiến cho tổng cung giảm, nếu không đáp ứng được lượng cầu vốn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tăng trưởng tín dụng là một hình thức mở rộng lượng tiền trong lưu thông, mà ở đây là các bút tệ do các ngân hàng thương mại tạo ra. Với đặc điểm liên hệ mật thiết với mức cung tiền trong nền kinh tế như vậy, tăng trưởng tín dụng có những tác động hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước. 1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng: Ngày nay ngân hàng đã trở thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành của nền kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, được biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, nó có ý nghĩa khá quan trọng (Phạm Thị Hồng Ly, 2013). Tốc độ tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất và xã hội phát triển. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng góp phần tài trợ cho các doanh nghiệp, tố chức kinh tế bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, hay mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đẩy
  • 20. 9 nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế được toàn cầu hóa hiện nay, một quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, do đó tín dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng, giúp cho việc liên kết chuyển giao công nghệ, trao đổi giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian phát triển. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng làm lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nếu như nguồn vốn này được vận hành theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra lực lượng sản xuất. Tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của quá trình tích tụ và tập trung. Tín dụng ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn lớn, đầu tư vào các công trình, dự án lớn, hiệu quả cao. Đồng thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng nhờ tín dụng ngân hàng mà có khả năng mở rộng sản xuất, rút ngắn được thời gian tích lũy vốn. Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nhận được nguồn vốn làm cơ sở để tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp và tổ chức này ngày càng lớn mạnh dần lên. Còn các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi dẫn đến phá sản, từ đó liên kết với nhau, tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn. Như vậy, tín dụng ngân hàng đã giúp cho quá trình tập trung sản xuất. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tình hình điều hòa nguồn vốn hiệu quả, điều hành chính sách tiền tệ, phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối lại vốn hiệu quả, giúp dịch chuyển vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, góp phần làm tốc độ luân chuyển hàng hóa và trao đổi tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành. Bên cạnh đó, thông qua các ưu đãi tín dụng và các định hướng tín dụng chung, chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kỳ… do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, miền, ngành trọng điểm trong diện ưu tiên của chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước.
  • 21. 10 1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng: 1.3.1. Các yếu tố vĩ mô: 1.3.1.1. Tăng trưởng GDP: GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. 1.3.1.2. Lạm Phát Trong nền kinh tế có lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ bị giảm khiến người dân không còn tin tưởng vào việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy huy động vốn trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp. Vì vậy mà nguồn vốn dành cho hoạt động cấp tín dụng bị hạn chế. Thêm vào đó, lạm phát cao khiến lãi suất huy động tăng cao để bù đắp lạm phát và thu huy nguồn tiền gửi dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, điều nảy làm giảm nhu cầu tín dụng của các cá nhân cũng như tổ chức do chi phí lãi tăng cao. Vì vậy, có thể thấy, CPI có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. 1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa Lãi suất tác động trực tiếp đến khối lượng tiền lưu thông. Là một trong nhưng công cụ giúp ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Lãi suất danh nghĩa được theo dõi chi tiết và chặt chẽ. Việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng.
  • 22. 11 1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng: 1.3.2.1. Huy động vốn Huy động vốn là quá trình ngân hàng nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá…, tiền vay của ngân hàng và các ngân hàng khác. Năng lực huy động vốn của một ngân hàng là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Do vậy năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng, sự phù hợp giữa các kì hạn huy động vốn với các kì hạn cho vay, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. với đặc thù là của các ngân hàng thương mahi cổ phần Việt Nam là cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng thương mahi cổ phần thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc vốn cho hoạt động cấp tín dụng sẽ dồi dào hơn. Vì vậy, tăng trưởng tiền gửi thường kéo theo tăng trưởng tín dụng. 1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại cổ phần thường được thể hiện qua nguồn vốn, trước hết là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh, thanh khoản và uy tín của ngân hàng. Nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, Ngân hàng Trung ương đã ban hàng rất nhiều quy định về giới hạn huy động vốn, giới hạn cấp tín dụng. Do đó nếu vốn chủ sở hữu quá nhỏ ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng ngột ngạt khó tăng trưởng. 1.3.2.3. Nợ xấu Tỉ lệ nợ xấu cao buộc các ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ xấu và tài sản thu hồi nợ cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Hệ quả là các tổ chức tín dụng thay vì tăng cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp, đã tìm đến kênh trái phiếu chính phủ ngay cả khi mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lãi vay trung bình cho doanh nghiệp.
  • 23. 12 Nợ xấu theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là nợ nhóm 3 trở đi tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc lãi hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu được, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, nợ xấu tăng cao làm các khoản trích lập rủi ro dự phòng của ngân hàng cũng tăng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu cao còn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng do không thu hồi được vốn và lãi. Tất cả những tác động này đều làm ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do nợ xấu tác động xấu đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong đó có nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng đồng thời làm mất uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Vì vậy, nợ xấu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. 1.3.2.4. Thanh khoản Thanh khoản ngân hàng là khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian và chi phí thấp nhất. Có một thực trạng ở Việt Nam hiện nay đó là sự lệch pha về kỳ hạn cho vay và huy động: các ngân hàng lấy vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho vay dài hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn trên cho vay dài hạn này cao dẫn đến tình trạng mất thanh khoản của ngân hàng khi các khoản vốn huy động đến hạn trả nợ hoặc khi ngân hàng không huy động được vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay lớn. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không thể thực hiện cho vay các hợp đồng tín dụng do không đủ tiền để đáp ứng các khoản vay. Vì vậy, thanh khoản thấp khiến tăng trưởng tín dụng giảm và ngược lại. Khi thanh khoản của ngân hàng ở mức cao, ngân hàng có nguồn tiền dồi dào để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trong đó có cấp tín dụng, vì vậy mà tăng trưởng tín dụng cao hơn.
  • 24. 13 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng và mô hình nghiên cứu đề xuất: 1.4.1. Tình hình nghiên cứu 1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài: Tarimisa và Igan (2007) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu. Tác giả tập hợp số liệu của 217 nân hàng thương mại trong các nước mới nổi Châu Âu giai đoạn 1995- 2004 . Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng : các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế như GDP, tính chất sở hữu của ngân hàng, khả năng thanh khoản và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Crowley J. (2008) Tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Trung Á. Tác giả chỉ ra sự khác nhau trong tăng trưởng tín dụng của khu vực tư nhân ở các quốc gia và ở các nhóm nước. Xem xét một số yếu tố có khả năng làm tăng tín dụng khu vực tư nhân trong nước bao gồm xuất khẩu dầu từ các nước và khu vực xung quanh. Phân tích các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng. Tác giả tìm ra các yếu tố đồng biến như: GDP, biến động giả (Giá trị tuyệt đối của lạm phát đo bằng đồng tiền của quốc gia), tăng trưởng thương mại và tài khoản vốn. Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Tác giả tập hợp số liệu của 72 ngân hàng tại 10 quốc gia trọng gia đoạn 1988-2005. Nghiên cứu này đã phân tích tới các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và đồng biến với biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của các ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. P.K.Gupta-Ashima Jain (2010), Mô hình hóa các yếu tố tác động đến vấn đề cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Tác giả sử dụng mẫu là 24
  • 25. 14 ngân hàng từ năm 2001 đến 2009. Sử dụng Stata 9.2, tác giả tìm ra các yếu tố tác động như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục đầu tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở rộng chi nhánh. Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000- 2010. Tác giả nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Goudong Chen và Yi Wu ( 2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng và tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi giai đoạn trong và sau khủng hoảng 2008- 2011. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 900 ngân hàng tại 24 quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh, Trung- Đông Âu, Châu Á. Các biến được đề xuất có tác động là: sở hữu ngân hàng, GDP, thanh khoản, quy mô ngân hàng. 1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước: Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng . Tác giả sử dụng mẫu là tập hợp 84 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 16 Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đồng biến ở các biến huy động vốn, thanh khoản và xuất hiện tác động nghịch biến trong biến chênh lệch lãi suất. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả tập trung nghiên cứu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn năm 2008-2013. Các nhân tố tác động được tác giả chia thành 3 nhóm. Các yếu tố từ phía ngân hàng gồm: quy trình
  • 26. 15 tín dụng, thông tin tín dụng, con người, năng lực huy động vốn, chính sách tín dụng; các yếu tố bắt nguồn từ bản thân doanh nghiệp gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành; Các nhân tố bối cảnh kinh tế xã hội; Tôn Nữ Trang Đài (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tác giả nguồn số liệu từ 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006- 2014. Qua nghiên cứu tác giả kết luận các yếu tố tác động cùng chiều là thanh khoản, tăng trưởng tiền gửi và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE,… Phan Thị Huyền Trang (2015) với luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”, Trường Đại Học Tài Chính Marketing. Nghiên cứu những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Sacombank. Mức độ tác động của từng yếu tố đến tăng trưởng tín dụng. Thông qua đó đề xuất giải pháp để tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Sacombank. Nguyễn Minh Sáng (2015) với đề tài luận án “Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Trường đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Luận án chủ yếu tập trung phân tích tác động của hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đinh Thị Mộng Tuyền (2015) với nghiên cứu “Giải pháp tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang”, Trường Đại Học Tài Chính Marketing. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích diễn biến tăng trưởng tín dụng của
  • 27. 16 Agribank Kiên Giang, phân tích nguyên nhân và từ đó tác giả đã đưa ra các định hướng phát triển và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp Agribank Kiên Giang đảo ngược được sự suy giảm tăng trưởng tín dụng trong thời gian vừa qua. Cụ thể bao gồm các giải pháp được triển khai theo các định hướng sau: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn; Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối; Mở rộng mạng lưới khách hàng; Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp; Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng . Đồng thời tập trung vào các nhóm giải pháp lớn là: Thực hiện chương trình kết nối tín dụng Ngân hàng – Doanh nghiệp, Đẩy mạnh tín dụng vào thị trương khu vực nông thôn, nông, lâm, ngư nghiệp, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; Hoàn thiện bộ máy vận hành chi nhánh; Tăng cường các hoạt động truyền thông. TS. Lê Tấn Phước (2017), Các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả cũng đã tìm ra các yếu tố như: Tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. 1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các nhóm yếu tố và các biến đã được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm chính là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng, và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit Trong đó:
  • 28. 17 - LGRit : Tăng trưởng tín dụng - DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t. - INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t - β0 : là hệ số chặn - β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy - εit là sai số Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng TT Tên biến Viết tắt 1 Tăng trưởng tín dụng LGR (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước 2 Tỷ lệ huy động DEPTA Tổng huy động/Tổng tài sản 3 Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng 4 Tỷ lệ vốn CAP Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 5 Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 6 Quy mô ngân hàng SIZE Logarith Tổng tài sản 7 Lãi suất INR Lãi suất danh nghĩa hàng năm 8 Tăng trưởng GDP GDP Tăng trưởng GDP hàng năm 9 Tỷ lệ lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.5 Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, đề tài đã đưa ra các lý thuyết về hoạt động tín dụng của ngân hàng, về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng gồm 6 nghiên cứu nước ngoài và 7 nghiên cứu trong nước từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
  • 29. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các quy định của chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động. Sau 5 năm triển khai quyết liệt “Đề án tái cơ cấu hệ thống Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Từ con số 37 ngân hàng vào cuối năm 2011, đến cuối năm 2015, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần rút về còn 31 ngân hàng thương mại cổ phần và ổn định đến nay. Theo đó, năm 2011, Vietinbank, Vietcombank, MHB, BIDV đã cổ phần hóa chuyển đổi từ 100% vốn nhà nước sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank, SCB thành SCB; TrustBank đổi tên thành VNCB; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi tên thành PVcomBank; Habubank nhập vào SHB; Đại Á vào HDBank; TienPhongBank gọi vốn từ Doji rồi đổi tên thành TPBank; Navibank tìm được nhà đầu tư, tự tái cơ cấu và đổi tên thành NCB. Tiếp đó là các thương vụ BIDV sáp nhập MHB; Maritime Bank sáp nhập MDB và Sacombank sáp nhập Southernbank. Năm 2015, ba ngân hàng TMCP yếu kém (VNCB, Ocean Bank, GP Bank) được ngân hàng Nhà Nước mua lại với giá 0 đồng trở thành Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên. Chất lượng tài sản, hệ số tài chính, nhất là quy mô tổng tài sản của nhiều ngân hàng đã nâng lên đáng kể sau tái cơ cấu. Xét trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần thì BIDV hiện là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống, với hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VietinBank và Vietcombank, với tổng tài sản là 1,09 triệu tỷ đồng và 1,03
  • 30. 19 triệu tỷ đồng. Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Quy mô tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn luôn dẫn đầu và chiếm phần lớn trong hệ thống. Đến hết năm 2017 thì BIDV, VietinBank, Vietcombank có tổng tài sản là 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm đến 46% hệ thống ngân hàng TMCP. Tuy cách biệt về tổng tài sản nhưng không thể phủ nhận là các ngân hàng tư nhân ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Điển hình như VPBank có vốn điều lệ bằng 46% BIDV, tổng tài sản chỉ bằng 23% nhưng lợi nhuận chỉ kém BIDV khoảng 670 tỷ. Thực tế cho thấy thị phần bán buôn, ưu thế thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần có yếu tố nhà nước hoặc có quy mô lớn. Còn thị phần bán lẻ, tuy tiềm năng khá lớn nhưng lại có quá nhiều ngân hàng tham gia khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần cỡ nhỏ, uy tín chưa cao, sản phẩm dịch vụ hạn chế thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế.
  • 31. 20 2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu, tác giả chọn mẫu nghiên cứu phân tích trên 15 ngân hàng là các ngân hàng thương mại cổ phần, gồn có: 1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 5. Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank) 6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 7. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) 8. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh(HDBank) 9. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 10. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) 11. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) 12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) 14. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 15. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) 2.2. Thực trạng 2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng: các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phầnSự thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. 2.2.1.1. Tăng trưởng GDP Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2009 giảm từ 5,66% xuống 5,4%. Kể từ năm 2009, GDP đã tăng trưởng đạt 6,42% vào năm 2010. Vào năm 2016, tăng trưởng GDP sụt giảm chỉ có 6,21%. Năm 2017, kinh tế Việt Nam
  • 32. 21 có dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Trong đó, tăng trưởng quý III và quý IV/2017 đạt mức cao “ấn tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước đó. Không những vậy, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cũng được cải thiện đáng kể với con số 2.385 USD/người, tăng 170 USD so với năm trước. Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm 2.2.1.2. Lạm phát Trong năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, lạm phát đạt mức cao 23%. Chính phủ đã có nhiều biện pháp tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Năm 2009, tác dụng của các chính sách thực thi, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm mạnh và cũng là lúc tăng trưởng kinh tế chậm hơn các năm trước. Để kích thích nền kinh tế phục hồi, Chính phủ liên tục đưa ra các chính sách kích cầu, vì thế tỷ lệ lạm phát lại tăng trở lại vào năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2017, CPI bình quân cả năm tăng 3,53%, Chính phủ đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay. Đâylà năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng 3000 8,46% 9,00% 8,00% 2500 7,08% 6,68% 6,81% 6,31% 6,42% 6,24% 7,00% 5,98% 6,21% 2000 5,32% 5,25% 5,42% 6,00% 5,00% 1500 4,00% 1000 3,00% 2,00% 500 1,00% 0 0,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 GDP/người (USD) GDP (%) 835 1024 1100 1168 1300 1540 1960 2050 2109 2215 2385 2540
  • 33. 22 25,00% 22,97% 20,00% 18,13% 15,00% 11,75% 10,00% 8,30% 6,88% 6,81% 6,04% 4,74% 5,00% 4,09% 3,53% 3,54% 0,60% 0,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ số CPI (%) của ổn định vĩ mô đang được thiếp lập rõ nét. CPI bình quân năm 2017 tăng chủ yếu là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh. Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát (%)qua các năm 2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa Ở Việt Nam, chính sách lãi suất đã góp phần bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, kích cầu, tăng trưởng thu nhập quốc dân. Cùng với tiến trình mở của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thị trường tiền tệ cũng có sự biến động với những tác động từ thị trường quốc tế, trong đó biểu hiện rõ nhất là những diễn biến của lãi suất qua từng giai đoạn. Năm 2008, ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 rất cao , nhằm chống lại những tác động cuả lạm phát đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất danh lên mức 13,46%.
  • 34. 23 Hình 2.4. Lãi suất danh nghĩa qua các năm của Việt Nam 2.2.2. Thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng luôn là chỉ số được quan tâm hàng đầu đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, vì tăng trưởng tín dụng tốt và an toàn sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình giai đoạn 2008 – 2017 đạt 19.15%. Trong gioai đoạn 2008-2009, với nhiều chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế, hoạt động tín dụng tăng mạnh từ 23,38% lên 37,53%. Tuy nhiên, sau đó, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lại theo chiều hướng đi xuống. Từ năm 2010 đến 2011, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn. Năm” 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91% mặc dù chỉ tiêu Ngân hàng Nhà Nước đưa ra đầu năm là khoảng 15 – 17%. Trong năm 2012, có ngân hàng còn tăng trưởng tín dụng âm. Năm 2013, mục tiêu Ngân hàng Nhà Nước đề ra là 12%, 16,00% 14,00% 13,46% 13,00% 12,00% 11,50% 11,50% 10,37% 10,00% 8,80% 8,48% 7,62% 8,00% 6,50% 6,60% 6,50% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Lãi suất danhnghĩa
  • 35. 24 45,00% 39,57% 40,00% 35,00% 32,43% 30,00% 25,43% 25,00% 20,00% 17,29% 18,71% 18,17% 14,31% 14,16% 14% 15,00% 12,52% 10,00% 6,31% 5,32% 6,42% 6,24% 8,91% 5,25% 5,42% 5,98% 6,68% 6,21% 6,81% 7,08% 5,00% 0,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tăng trưởng GDP Tăng trưởng tín dụng tăng trưởng tín dụng 2 quý đầu năm 2013 tiếp tục thấp và tưởng chừng như sẽ không hoàn thành. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm lại có sự tăng vọt, tăng trưởng của riêng quý 3/2013 đã đạt gần 4%, đưa tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 đạt 12,51%. Nhưng cũng cần xem xét lại đây có phải là mức tăng thật hay do điều chỉnh kỹ thuật về mặt số liệu để đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt 18.17% so với đầu năm. Phần lớn dư nợ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ diễn biến tích cực. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại. Cho thấy một diễn biến tích cực trong khẩu vị của các ngân hàng. Hình 2.5. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng trưởng GDP 2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP Từ năm 2008 đến năm 2009 tỷ lệ dư nợ so với GDP tăng rất mạnh luôn ở mức cao (>95%) cho thấy tín dụng đã, đang và sẽ luôn là kênh chủ đạo cung ứng
  • 36. 25 Tỷ lệ dư nợ/GDP 140% 125% 120% 113% 110% 128% 114% 105% 108% 101% 100% 97% 87% 91% 80% 60% 40% 20% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ dư nợ/GDP vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước. Tăng trưởng GDP thường dựa vào đóng góp của 3 nhân tố: vốn, lao động và năng suất. Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%) và lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ). Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phải gánh trọn nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Hình 2.6. Tỷ lệ dư nợ/GDP của Việt Nam qua các năm 2.2.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các ngân hàng Thương mại cổ phần. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Thương mại cổ phần giai đoạn này có chiều hướng sụt giảm so với giai đoạn trước 2012 và tăng trở lại trong năm 2017, khoản mục cho vay của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng cao có nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Đặt biệt trong năm 2017, quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng trưởng ở mức 17,6%, đạt 10.001.790 tỷ đồng, trong đó BIDV, CTG và VCB vươn lên tầm cao mới, lần đầu vượt mốc 1.000.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối
  • 37. 26 90,00% 81,70% 83,80% 80,00% 76,60% 78,30% 76,70% 73,89% 70,00% 64,50% 63,00% 64,70% 64,90% 60,23% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 10,00% 0,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ tín dung/tổng tài sản tháng 12/2017 tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 6,5 triệu tỷ đồng, tăng 18,17% so với cuối năm 2016. Nâng tỷ lệ tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản là 64,90%. Hình 2.7. Dư nợ tín dụng/tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam 2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu Trong hoạt động ngân hàng, nợ xấu là vấn đề các ngân hàng không thể tránh khỏi. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa cải thiện nhiều. Từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam liên tục tăng cao. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà Nước công bố là 4,08%. Trong năm 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm. Năm 2015 là 2,9% và năm 2016 là 2,8%. Trong 2016, với những nỗ lực tích cực hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 21%.
  • 38. 27 4,50% 4,08% 4,00% 3,61% 3,50% 3,30% 3,25% 3,07% 3,00% 2,55% 2,46% 2,40% 2,50% 2,17% 2,20% 2,30% 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ nợ xấu Trong năm 2017, với sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 đã góp phần không nhỏ trong nỗ lực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đã có khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong năm 2017, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%. Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam 2.3 Tóm tắt chương 2 Trong chương 2, đề tài đã giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018. Trên cơ sở dữ liệu vĩ mô thu thập từ ADB Indicator, Tổng Cục Thống Kê, và dữ liệu ngân hàng được thu thập từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước, đề tài đưa ra cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến năm 2018.
  • 39. 28 Vấn đề nghiên cứu Một số yếu tố tác động đến tăng trưởngtín dụngtại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu  Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tăng trưởngtín dụng của ngân hàngTMCP  Đưa ra các giải phápkhảthi Phươngpháp định lượng Kiểmđịnhsựphù hợp của mô hình; Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát để các xịnhcác nhân tố ảnh hưởngđến vấn đề nghiên cứu Phương pháp định tính Thốngkê, mô tả và suy diễn Phươngpháp nghiêncứu Đề xuấtgiải pháp nângcao tăngtrưởng tín dụngtại các ngânhàng TMCP ViệtNam giai đoạn 2018 - 2022 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2. Giảthuyết nghiên cứu Với mô hình nghiên cứu đề xuất: Kết quả nghiên cứu
  • 40. 29 LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit Trong đó: - LGRit : Tăng trưởng tín dụng - DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t. - INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t - β0 : là hệ số chặn - β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy - εit là sai số Tác giả đặt ra các giả thuyết sau: 3.2.1. Biến phụ thuộc: Đã có nhiều phương pháp khác nhau đo lường tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính tốc độ tăng trưởng tín dụng dựa theo nghiên cứu của Abedifar và cộng sự (2013) để phản ánh tốc độ tăng dư nợ của ngân hàng thương mại. Tăng trưởng tín dụng = (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳtrước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước 3.2.2. Các biến độc lập Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng được chia ra làm hai thành phần. Các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến: DEPTA, NPL, CAP, LIQ, SIZE. Các biến vĩ mô bao gồm: INR, GDP và CPI. Mô tả cụ thể các biến, cách tính toán và các lập luận về dấu kỳ vọng được trình bày như sau: 3.2.2.1. Tỷ lệ huy động (DEPTA):
  • 41. 30 Tỷ lệ huy động trên tổng tài sản được xem là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, bởi vì sự gia tăng của các khoản tiền gửi vào ngân hàng sẽ cung cấp cho ngân hàng nhiều tiền để có thể cho vay. Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), trong đó chỉ ra rằng tỷ lệ huy động cao có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, Olokoyo (2011) chỉ ra rằng khối lượng tiền gửi trong các ngân hàng có tác động đáng kể đến khối lượng cho vay của ngân hàng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ thuận giữa hai biến số này. Giả thuyết 1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ huy động và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 3.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011) chỉ ra rằng sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng xem xét lại trong việc giảm các mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ nghịch giữa hai biến số này. Giả thuyết 2: Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 3.2.2.3. Tỷ lệ vốn (CAP): Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu có một tác động đáng kể đến khối lượng cấp tín dụng của các ngân hàng và tăng trưởng tín dụng. Vì các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ có nhiều khả năng chịu được tổn thất mà không làm giảm giá trị của các tài sản. Ngược lại, các ngân hàng duy trì được tỷ lệ vốn trên tài sản cao, sẽ có thể quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn, và do đó làm giảm các tổn thất do việc cấp tín dụng; điều này có thể làm giảm bớt khối lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng (Olokoyo, 2011). Như vậy, tác động của tỷ lệ vốn đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có thể thuận hoặc nghịch.
  • 42. 31 Giả thuyết 3: Có mối tương quan thuận hoặc nghịch giữa tỷ lệ vốn và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 3.2.2.4. Tỷ lệ thanh khoản (LIQ): Tỷ lệ tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của ngân hàng cho vay và tốc độc tăng trưởng tín dụng. Bởi vì, tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ lệ của các khoản vay, qua đó giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Olokoyo (2011) đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản này để giải thích về việc cho vay ngân hàng ở Nigeria nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy không có tác động đối với tỷ lệ thanh khoản về việc cho vay ngân hàng. Trong nghiên cứu này, dự kiến có mối quan nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Giả thuyết 4: Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 3.2.2.5. Quy mô ngân hàng (SIZE): Đã có rất nhiêu nghiên cứu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, trong đó biến quy mô ngân hàng được sử dụng như là một biến độc lập vì tầm quan trọng của nó trong việc tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng. Chernykh và Theodossiou (2011) đã chỉ ra rằng các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn, khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra, họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn nhất có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Dự kiến có mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này. Giả thuyết 5: Có mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 3.2.2.6. Lãi suất danh nghĩa (INR):
  • 43. 32 Lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó tác động đến việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Việc tăng lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến việc ngân hàng sẽ không thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn bởi vì nguy cơ sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (Castro, 2013). Do đó, dự kiến mối quan hệ nghịch chiều giữa hai biến số này. Giả thuyết 6 : Có mối tương quan nghịch giữa lãi suất danh nghĩa và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. 3.2.2.7. Tăng trưởng GDP (GDP): Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc cho vay ngân hàng. Bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong hoạt động của nền kinh tế trong nước và đi kèm với nó là sự gia tăng trong nhu cầu về kinh phí vốn. Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy, dự kiến rằng biến này có tác động tích cực tăng trưởng tín dụng. Giả thuyết 7: Có mối tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. 3.2.2.8. Tỷ lệ lạm phát (INFL): Một biến số vĩ mô khác được sử dụng để xem xét tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng là tỷ lệ lạm phát. Một số nghiên cứu như Sharma và Gounder (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng bởi vì sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do tỷ lệ lạm phát cao chứ không phải vì sự gia tăng giá trị thực tế của các khoản vay. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao thường dẫn đến sự gia tăng các mức lãi suất danh nghĩa đòi hỏi trên các khoản cho vay, từ đó gây sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn. Giả thuyết 8: Có mối tương quan thuận hoặc nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
  • 44. 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu biến phụ thuộc LGR, các biến độc lập như biến nội sinh: DEPTAit, NPLit , CAPit , LIQit , SIZEit và biến ngoại sinh: INRt , GDPt, INFt được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất năm (bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) của 15 ngân hàng TMCP trong nước từ năm 2011 đến 2017. Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát trong giai đoạn 2011 -2017 được trích từ website Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). 3.3.2. Nghiên cứu định lượng Bằng phương pháp kiểm định các biến thông qua giá trị, độ tin cậy, kiểm định mô hình tác giả nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các biến đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam và được thực hiện qua các giai đoạn sau: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng được chọn để phân tích bao gồm các ngân hàng Thương mại cổ phần có quy mô vốn từ nhỏ đến lớn. - Kiểm định sự phù hợp của mô hình sử dụng. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS – Generalized Least Square) để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng tín dụng, từ đó đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố kết hợp với mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đây là các phương pháp ước lượng chuẩn cho các mô hình chuỗi dữ liệu thời gian. Như vậy, phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên các bước sau: Bước 1: Xác định và kiểm tra thuộc tính của các chuỗi dữ liệu thời gian. Để việc áp dụng các phương pháp ước lượng GLS được hiệu quả và không bị chệch,
  • 45. 34 các chuỗi dữ liệu được sử dụng trong mô hình phải thỏa mãn một số tính chất cơ bản như: các chuỗi dữ liệu dừng (để tránh khả năng hồi quy giả mạo) và giữa các chuỗi dữ liệu, không có hiện tượng cộng tuyến hoặc đa cộng tuyến hoàn hảo. (i) Thống kê mô tả các biến trong mô hình; (ii) Thống kê ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến; và (iii) Kiểm định tính dừng của các biến: Thực hiện kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình bằng cách sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) hay Phillips-Perron (PP) và tùy theo kết quả đạt được, sau đó chọn sử dụng các biến hoặc theo các mức ý nghĩa với tích hợp bậc 0 I(0) hoặc theo sai phân bậc nhất với tích hơp bậc 1 I (1). Bước 2: Áp dụng phương pháp hồi quy GLS (Cochrane-Orcutt) để đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng tăng trưởng tín dụng. Các thống kê t được dùng để xác định mức ý nghĩa của các tác động riêng phần của các biến trong khi thống kê F được dùng để xác định tác động đồng thời. Bước 3: Với các kết quả được xác lập trong Bước 2 nghiên cứu tiến hành so sánh, nhận định và bàn luận. Sau đó, rút ra kết luận và gợi ý chính sách. 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và các kiểm định thực hiện Luân văn sử dụng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng là phần mềm Stata 12 để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và thực hiện hồi quy mô hình dữ liệu bảng. Phương pháp xử lý số liệu bao gồm thống kê mô tả các biến quan sát, khảo sát tương quan giữa các biến, đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy. Các kiểm định thực hiện bao gồm kiểm tra các khuyết tật của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến (kiểm định bằng cách sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF Variance- inflation factor), phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi (kiểm định White), tự tương quan (kiểm định Breusch Godfrey), sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn (kiểm
  • 46. 35 định Jacque-Bera), kiểm tra sự có mặt của các biến không cần thiết (kiểm định Wald) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Phần tiếp theo sau đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn cách khảo sát dữ liệu và các kiểm định thực hiện. 3.3.3.1. Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả, mỗi biến được mô tả qua các nội dung như tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. 3.3.3.2. Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến Việc khảo sát các cặp tương quan giữa các biến được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao, xem xét sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo Hoàng Ngọc Nhâm (2008) cho rằng, để loại trừ vấn đề đa cộng tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0.8, mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng. Do đó, đề tài cũng xem xét ma trận tương quan để loại trừ đa cộng tuyến. 3.3.3.3. Kiểm định Hausman Để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình các tác động cố định và mô hình các tác động ngẫu nhiên, đề tài sử dụng kiểm định Hausman (1978). Đây là kiểm định giúp lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định hay là mô hình tác động ngẫu nhiên. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa Ui và ϵit hay không? Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết: Ho: Ui và biến độc lập không tương quan. Hi: Ui và biến độc lập có tương quan. Khi giá trị (Prob>chi2) <0.05 ta bác bỏ giả thiết Ho, khi đó Ui và biến độc lập có tương quan, sử dụng mô hình tác động cố định sẽ giải thích phù hợp. Và ngược lại, khi giá trị (Prob>chi2) >0.05, lúc đó chấp nhân giả thiết Ho, tức là Ui và biến độc lập không tương quan, mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ được sử dụng.
  • 47. 36 3.3.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Một số kiểm định các khuyết tật của mô hình  Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Ma trận tương quan giữa các hệ số được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Việc này được thực hiện ở bước khảo sát mối tương quan giữa các cặp biến. Bên cạnh đó trong đề tài này sử dụng thêm nhân tố phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng.  Kiểm định phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi Đối với vấn đề phương sai sai số thay đổi, tác giả dùng kiểm định White để xem xét tổng quát về sự đồng nhất của phương sai.  Kiểm định tự tương quan Đối với kiểm định tự tương quan, tác giả dùng kiểm định Breusch Godfrey  Kiểm định sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn Đối với kiểm định tự tương quan, tác giả dùng kiểm định Jacque-Bera  Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết Nghiên cứu tiếp tục dùng kiểm định Wald để xem xét các biến cần thiết phù hợp trong mô hình. Kiểm tra các hệ số hồi quy của các biến trong mô hình khác 0 là thực sự có ý nghĩa hay không. 3.4 Tóm tắt chương 3 Trong chương 3, đề tài đã đặt ra các giả thuyết kỳ vọng về tương quan giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Tác giả trình bày các lý thuyết về quy trình nghiên cứu và trình tự các kiểm định để tiến hành nghiên cứu.
  • 48. 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 15 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 - 2017 với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max LGR 105 23.78703 18.88299 -22.18225 106.8156 DEPTA 105 0.6572191 0.1215069 0.2922748 0.8860412 NPL 105 2.116857 1.216844 0.34 8.51 CAP 105 0.0824695 0.0283128 0.034617 0.1936243 LIQ 105 13.53304 7.968323 0.9026427 35.15283 SIZE 105 5.216929 0.4238824 4.251614 6.080007 INR 105 8.857143 2.36736 7 13 GDP 105 6.084286 0.5463742 5.25 6.81 INF 105 4.97 5.930363 0.04 18.13 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Tình hình tăng trưởng tín dụng tăng trưởng cao nhất là 106.81% tại ngân hàng HDB trong năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, HDBank tạo bước ngoặt ấn tượng khi đồng thời sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua lại 100% vốn Công ty Tài chính SGVF (Pháp), tiền thân của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HDSAISON liên doanh với Nhật Bản ngày nay. HDBank sau sáp nhập tăng trưởng bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2013 – 2017, với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất toàn ngành. Cũng trong giai đoạn này, quy mô tài sản của HDSAISON tăng trưởng gấp 9 lần, hiện giữ vị trí dẫn đầu về mạng lưới điểm giao dịch tài chính với gần 13.000 điểm phủ khắp 63/63 tỉnh, thành phố, phục vụ gần 5 triệu khách hàng.
  • 49. 38 Bảng 4.2. Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP qua các năm Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation 2011 3.7618 98.7658 24.0977 21.3685 2012 -22.1823 93.3243 25.4443 30.0479 2013 1.3583 106.8156 22.5497 26.2303 2014 -4.2094 50.8529 19.3475 16.8570 2015 -2.5940 48.9379 26.6022 11.9206 2016 2.3066 45.5660 26.0938 10.3898 2017 12.6446 33.3902 22.3740 4.9922 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Ngược lại, tỷ lê tăng trưởng tín dụng thấp nhất tại ngân hàng VIB trong năm 2012 với mức tăng trưởng âm -22.18%, gần như thấp nhất so với một số ngân hàng cùng quy mô như Sacombank (19,02%), VPBank (26,51%) hay SHB (93,32%). Đồng thời, lãi suất cho vay của VIB cũng ở mức tương đối cao để hạn chế tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay bình quân năm 2012 của VIB là 14,35%, ở mức cao hơn so với mặt bằng chung các ngân hàng Thương mại cổ phần. Giai đoạn 2015-2016, tăng trưởng tín dụng VIB tăng trở lại với mức tăng đạt 26,11% năm 2015 và 25,82% năm 2016, cao hơn hẳn so với trung bình toàn hệ thống là 17,26% và 18,25%. Một trong những biện pháp VIB sử dụng để thúc đẩy tín dụng đó là giảm lãi suất. Cụ thể, khi so sánh với tỷ lệ tương ứng của một số ngân hàng Thương mại cổ phần năm 2016, tăng trưởng tín dụng của VIB gần như cao nhất trong khi lãi suất cho vay ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng.
  • 50. 39 Bảng 4.3. Tổng tài sản các ngân hàng TMCP qua các năm Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation 2011 17849 460603 171865 144789 2012 18573 503530 181084 160994 2013 21372 576368 200887 179840 2014 23103 661131 235193 214006 2015 25322 857000 275564 268508 2016 30451 1006404 327497 317765 2017 37326 1202283 396996 384426 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Từ bảng trên ta có thể thấy tổng tài sản trung bình của các ngân hàng đều tăng khá ổn định trong giai đoạn phân tích. Tuy nhiên, khi so sánh về quy mô của các ngân hàng nhỏ với nhóm ngân hàng lớn có sự khác biệt rất rõ rệt. Các ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước có quy mô lớn gấp nhiều lần các nhóm ngân hàng nhỏ. Có thời điểm tổng tài sản của 10 ngân hàng có quy mô nhỏ nhất cộng lại vẫn nhỏ hơn tổng tài sản của ngân hàng đứng đầu về quy mô. Điều này cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh, quy mô, cơ sở hạ tầng còn non yếu của các ngân hàng nhỏ. Hoạt động của hệ thống ngân hàng có rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nó được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian từ năm 2011 – 2017 được thể hiện ở bảng 4.4.
  • 51. 40 Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP qua các năm Năm Minimum Maximum Mean Standard Deviation 2011 0.7400 7.2500 2.3820 1.4878 2012 1.3200 8.5100 3.1060 2.0060 2013 0.8200 4.0600 2.5700 0.8579 2014 0.4900 2.7500 2.0667 0.6261 2015 0.3400 2.6900 1.5560 0.5608 2016 0.6800 2.9100 1.6027 0.6446 2017 0.4500 3.3900 1.5347 0.7579 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nợ xấu của hệ thống biến động thường xuyên qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đạt cao nhất (3,1%) do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình sản xuất trì trệ, hàng tồn kho ở mức cao. NHNN dã quyết liệt trong việc yêu cầu các ngân hàng tự xử lý nợ xấu, chỉ đạo VAMC mua một lượng lớn nợ xấu của ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu dặc biệt, góp phần làm sạch bảng cân đối kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng với lãi suất thấp. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu dã giảm ở các năm sau dó. Bên cạnh đó, ta có thể thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ nợ xấu giữa các ngân hàng. Có những ngân hàng kiểm soát rất tốt nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ, nhưng cũng có ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Trong đó phải kể đến nợ xấu của của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) rất cao là 8,81% do sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), SHB đã gánh một lượng nợ xấu rất lớn từ ngân hàng này. 4.2. Phân tích dữ liệu 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hàm sum trong phần mềm Stata 12 để phân tích thống kê mô tả được thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu. Thống kê mô
  • 52. 41 tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. 4.2.2 Phân tích tự tương quan Bên cạnh phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu sử dụng hàm corr để phân tích mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến cũng được phân tích. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính được thể hiện ở bảng 4.5 Bảng 4.5: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến LGR DEPTA NPL CAP LIQ SIZE INR GDP INF LGR 1.0000 DEPTA -0.0073 1.0000 NPL 0.3876 -0.3075 1.0000 CAP -0.1096 -0.2686 0.1962 1.0000 LIQ -0.0681 -0.5488 0.0663 0.1384 1.0000 SIZE -0.0762 0.2553 -0.2294 -0.7234 -0.1016 1.0000 INR 0.0144 -0.6586 0.3474 0.2089 0.5756 -0.2352 1.0000 GDP 0.0125 0.1551 -0.4124 -0.2432 -0.2296 0.2005 -0.4467 1.0000 INF 0.0017 -0.6929 0.2603 0.1722 0.5919 -0.2166 0.8842 -0.2536 1.0000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy: + Biến DEPTA, CAP, LIQ, SIZE tác động ngược chiều đến LGR. + Biến NPL, INR, GDP, INF tác động cùng chiều đến LGR. Kết quả tự tương quan thu được là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và đúng với kỳ vọng. 4.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy 4.3.3.1 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến) Trong trường hợp hệ số tương quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF).
  • 53. 42 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến Variable VIF 1/VIF INR 6.30 0.158625 INF 5.74 0.174210 DEPTA 2.33 0.429247 CAP 2.21 0.453135 SIZE 2.18 0.459726 LIQ 1.76 0.566984 GDP 1.67 0.600279 NPL 1.39 0.718869 Mean VIF 2.95 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.5 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều thấp hơn 10. Từ đó, ta có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 4.3.3.2 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan) Nếu giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không còn đáng tin cậy. Chúng ta tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: không có sự tự tương quan. Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation F(1,14) 5.025 Prob > F 0.0417 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định cho kết quả là: P-value = 0.0417
  • 54. 43 Vậy, P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 Có sự tự tương quan. 4.3.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm định Với kết quả kiểm định từng phần thu được, ta thấy: mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mô hình có sự tự tương quan giữa các sai số và có hiện tượng phương sai thay đổi. Do vậy, tác giả đã dùng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được đáng tin cậy. 4.3.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects model, Random effects model 4.3.4.1. So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression và Fixed effects model: Ta tiến hành so sánh giữa các mô hình Pooled Regression và Fixed effects model với giả thuyết H0: Chọn Pooled Regression Bảng 4.8: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression: . regress LGR DEPTA NPL CAP LIQ SIZE INR GDP INF Source | SS df MS Number of obs = 105 + F( 8, 96) = 3.98 Model | 9229.97646 8 1153.74706 Prob > F = 0.0004 Residual | 27853.0169 96 290.135593 R-squared = 0.2489 + Adj R-squared = 0.1863 Total | 37082.9934 104 356.567244 Root MSE = 17.033 LGR | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] + DEPTA | 13.14011 20.98115 0.63 0.533 -28.50714 54.78736 NPL | 7.727445 1.618915 4.77 0.000 4.513925 10.94097 CAP | -219.607 87.63684 -2.51 0.014 -393.5647 -45.64923