SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐÌNH HÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐÌNH HÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung
thực.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Tác giả Luận văn
Trần Đình Hùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ .............................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách đào tạo nghề........................ 7
1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề..............................................11
1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.................................................12
1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.................................14
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề .....20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG.............................................................................................................26
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.....................................26
2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng .....................................28
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù
tại thành phố Đà Nẵng.....................................................................................36
2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề .................45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC
THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................51
3.1. Mục tiêu, định hướng đào tạo nghề .........................................................51
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.........................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐNT Lao động nông thôn
MTQG Mục tiêu Quốc gia
NXB Nhà xuất bản
PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNCS Thanh niên cộng sản
UBND Ủy ban nhân dân
LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
DANH MỤC BẢNG
Số
hiệu
Tên bảng Trang
2.1
Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Đà
Nẵng giai đoạn 2010-2018
29
2.2 Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 - 2018 31
2.3
Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục nghề
nghiệp
33
2.4
Nghiệp vụ sư phạm, trình độ tiếng Anh và Tin học của đội
ngũ nhà giáo đào tạo nghề năm 2018
33
2.5 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp 34
2.6
Kết quả đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2010 - 2019
46
3.1
Kết quả dự báo nhu cầu lao động từ phương án tăng trưởng
kinh tế của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2018 - 2030
60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và
nhân dân thành phố Đà Nẵng đã dồn sức phấn phấn đấu xây dựng thành phố
phát triển toàn diện về mọi mặt và đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại
I cấp quốc gia. Trong thành tựu đó, công cuộc chỉnh trang đô thị của thành
phố, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp tập trung giữ vai trò
hết sức quan trọng. Bên cạnh những kết quả to lớn do đô thị hoá, chỉnh trang
đô thị đem lại, phát sinh những khó khăn, bất cập, trong đó vấn đề hàng nghìn
lao động mất việc làm cần được tập trung giải quyết .
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề, cơ chế thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành
phần kinh tế vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một
tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân nói chung và người
lao động được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản
vấn đề việc làm của địa phương, nhất là đối với người lao động thuộc diện hộ
nghèo, di dời giải tỏa, mất đất sản xuất, người khuyết tật, gia đình chính
sách... để chuyển đổi ngành nghề.
Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động đặc thù, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn bộc
lộ nhiều bất cập, có một số bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn do thiếu
vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, hoặc
việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Những hộ nông nghiệp, ngư nghiệp
được bố trí vào ở nhà chung cư, nhà phân lô không có điều kiện hành nghề cũ,
trong khi đó để chuyển đổi ngành nghề không thể thực hiện ngay trong một
2
sớm một chiều. Bên cạnh những khó khăn bức xúc trong chuyển đổi ngành
nghề, giải quyết việc làm.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài
nghiên cứu: “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại thành phố Đà
Nẵng” từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thời gian qua, đã có các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tìm
hiểu về thực trạng, định hướng,… về chính sách hỗ trợ đào tạo tạo nghề cho
lao động đặc thù, như: “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào
tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân
(Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội
nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng
cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH; “Quan điểm - định hướng vai trò của truyền
thông trong nhận thức xã hội về giáo dục nghề nghiệp” của Trương Anh Tuấn
(Tạp chí giáo dục nghề nghiệp) và những bài báo, công trình nghiên cứu trên
đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho
LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực trạng về
thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay.
- Luận văn: Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên
tại thành phố Đà Nẵng của Phan Thị Thúy Linh (2011), đã làm rõ một số vấn
đề về lý luận và thực tiễn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phân tích
kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho
thanh niên ở thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong
công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại
3
thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
- Hoàng Thu Thuỷ, Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay,
Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (Nxb Khoa học và công nghệ, năm 2012) có
đăng bài “Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân
tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” của Hoàng Thu Thuỷ,
đã tập trung phân tích những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề và
tạo việc làm khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời
chỉ ra một số những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Nhìn chung, những nghiên cứu, công trình và bài viết nêu trên đã tiếp
cận vấn đề đào tạo nghề, tác động của quá trình CNH-HĐH, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho lao động đặc thù ở
nhiều góc độ, khía cạnh, địa phương khác nhau, qua đó có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn, gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học, bài
viết đó, kết hợp với thực tiễn trên lĩnh vực đào tạo tạo nghề kiến nghị, đề ra
một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng cho những năm tiếp
theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng đề xuất một số
giải pháp, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian đến về thực hiện
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, lao động nông thôn tại
thành phố Đà Nẵng.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, thực trạng của địa phương
đã phân tích, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được và những khó khăn
trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại
thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố
Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề trình độ
sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
* Về không gian: Tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
* Về thời gian: Đề tài đã thu thập số liệu trong giai đoạn 2010 - 2019
để phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,
quy định của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau
như: thu thập thông tin, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu
có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các văn kiện, nghị quyết, quyết
định, tài liệu khác... của Đảng và Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương liên
5
quan đến công tác đào tạo nghề thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo
nghiệm thực tiễn, …; ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh,
thống kê, đối chiếu, thu thập, tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học
giả, tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài.
Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa
ra các khái niệm về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại
thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, tổng hợp,
phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp để rút
ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động thù tại thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa
học làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch, đề án, hoạch định các
chương trình, quản lý việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết
việc làm cho lao động đặc thù nói riêng tại thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
6
động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chính sách công
Theo Thomas R. Dye (1984): Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa
chọn làm hay không làm (Public Policy is whatever goverments choose to do
or not to do).
Ngoài ra, có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách như sau:
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân
hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề
(James Anderson 2003).
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau
của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa
chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin
1978).
- Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên
quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan
Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992).
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến
hành (Peter Aucoin 1971).
- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh
hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B.
Guy Peter 1990).
- Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa tổng hợp hơn. Theo
đó, chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của
8
chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách
thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng
như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những
chương trình.
Qua đó, nhận thấy: có một vấn đề kinh tế - xã hội nào đó xuất hiện.
Chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết một vấn
đề đó. Sự lựa chọn đưa đến quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt
trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt
các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó. Theo
Kraft và Furlong, chính sách công không xuất hiện từ chân không, nó chịu
ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện
cụ thể qua sự can thiệp của nhà nước đối với các thất bại thị trường, những
giá trị chính trị thịnh hành, tâm thế công chúng (public mood) vào thời điểm
đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa
phương, và hàng loạt các biến số khác. Từ sự chi phối những điều kiện nêu
trên, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách (policy
actor) và quy trình chính sách (policymaking processing). Một số nước công
khai thể hiện vai trò của các nhóm lợi ích, một số khác là sự chi phối của các
đảng phái chính trị, ở nơi này quy trình chính sách nặng về kỹ thuật, ở nơi
khác lại là sự thỏa hiệp hay áp đặt.
Chính sách mới được xây dựng phải xuất phát từ những nhu cầu của xã
hội, yêu cầu khách quan của thực tế. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930
đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm
tòi về việc hoạch định chính sách công.
Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng,
một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng
thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn
9
mới xác định chính xác sách nào là tích cực và chính sách nào là không tích
cực.
Theo tác giả PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình đã đưa ra khái niệm về chính
sách công:
“Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc
không thực hiện để điều hòa các xung độ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội
phát triển theo định hướng nhất định”.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm về chính sách công
của Nguyễn Khắc Bình để làm cơ sở trong việc phân tích chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại một địa
phương.
1.1.2. Khái niệm về thực thi chính sách công
Theo nguyên lý triết học thì chính sách công là một dạng vật chất đặc
biệt, cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Để thực hiện được chức năng,
chính sách công cần phải được vận động như các vật chất khác. Điều đó có
nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời
sống xã hội. Do đó, công tác tổ chức thực hiện chính sách là một tất yếu
khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý
Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Từ quan điểm trên
tác giả Nguyễn Khắc Bình đã định nghĩa khái niệm về tổ chức thực hiện chính
sách công như sau:
“Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí
của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [1, tr.1].
1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề
Theo Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
10
nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích,
có tổ chức của người dạy đến người học nghề để hình thành kỹ năng, phát
triển kiến thức một cách có hệ thống và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội và bản thân người học nghề.
Đào tạo nghề là một khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục của các
quốc gia, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng trực tiếp sản xuất trong nền
kinh tế. Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệ thống lý luận cơ bản
nhất làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghề tại địa
phương.
Mục tiêu chung của đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp
cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với
trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả
năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập
quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho
người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
1.1.4. Khái niệm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề là chính sách của nhà nước về hỗ trợ
người có hoàn cảnh khó khăn để được tham gia các hoạt động đào tạo nghề,
nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu
về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa,
góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây
là đặc điểm nổi bật của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ),
11
trên cơ sở đó thành phố Đà Nẵng xây dựng, triển khai chính sách cho lao
động đặc thù nói chung.
Đối tượng lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng, gồm: Lao động là
người khuyết tật; lao động là người dân tộc thiểu số nghèo; lao động là người
dân tộc thiểu số; lao động là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc hộ
nghèo; lao động trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất;
lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; đất kinh doanh; lao động nữ
bị mất việc làm; lao động là ngư dân; lao động thuộc hộ cận nghèo; lao động
nữ; lao động nông thôn thuộc huyện Hòa Vang và các quận trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng có lao động sản xuất nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp (trừ ngư
dân); lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người hoạt động
mại dâm hoàn lương; lao động là thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật; học
sinh bỏ học.
1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh
tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một trong
những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đào
tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục
vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Việc đào tạo nghề cho lao động đặc thù góp phần chuyển dịch lao động,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lao động đặc thù, ổn định thu nhập, phát triển
bền vững. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao
động đặc thù là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và cấp bách để ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội.
12
1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Trung ương
1.3.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 01 triệu lao
động nông thôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc
làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2009 - 2010: Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao
động nông thôn; Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với
khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng
12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông
thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Kết thức khóa đào tạo,
học viên được giải quyết việc làm tối thiểu đạt 80%.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông
thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%;
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông
thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%;
1.3.2. Các giải pháp thực hiện
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công
chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo
việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo: rà soát, bổ sung quy hoạch phát
triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy
nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành
việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013; Hỗ trợ đầu tư phát
triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều
làng nghề truyền thống; Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề
13
công lập huyện; Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo
dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề; khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn,
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy
nghề cho lao động nông thôn.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý: Tiến hành
điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để
có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung
tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ
cấu nghề đào tạo; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ
sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi
tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi
dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy
nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn
nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn;
- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu: Phát triển chương trình,
giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên;
xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề: Đổi mới và phát triển chương trình,
giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị
trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; Huy động
các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay
nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm
khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương
trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn; Hoàn thành chỉnh
sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu
dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục
14
thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề. Cung cấp các
chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy
nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề
án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
1.4.1. Xây dựng kế hoạch
Việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù quá trình tổ
chức thực hiện diễn ra trong một thời gian dài, phức tạp, do đó việc tổ chức
thực thi cần phải lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề gồm các nội dung:
- Kế hoạch về tổ chức, điều hành: Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều
hành phải dự kiến được các cơ quan liên quan, trong đó xác định cơ quan chủ
trì và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện chính sách; đảm bảo nguồn lực để
triển khai thực hiện chính sách (số lượng, chất lượng nhân sự thực thi chính
sách); phân công trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi, cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách.
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ : Xác định nguồn lực, vật
lực (các nguồn lực tài chính, cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật, các vật tư,
văn phòng phẩm, các điều kiện cần thiết khác) phục vụ cho tổ chức thực thi
chính sách.
- Kế hoạch thời gian thực hiện: Xác định thời gian triển khai thực hiện
chính sách, các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết
rút kinh nghiệm chính sách. Mỗi bước đều có mục tiêu, thời gian thực hiện
mục tiêu; trên cơ sở đó mỗi bước dự kiến chương trình cụ thể của chính sách.
15
- Kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách: xây
dựng tiến độ thực hiện, hình thức thực hiện, phương pháp kiểm tra, giám sát
việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
- Xây dựng những quy chế, nội quy trong thực thi chính sách bao gồm
nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều
hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong
tổ chức thực thi chính sách...
- Xây dựng kế hoạch thực thi theo cấp độ phân cấp quản lý và được
lãnh đạo cấp đó thông qua. Sau khi được thông qua bằng quyết định hoặc văn
bản, kế hoạch thực hiện chính sách được tổ chức, cá nhân công nhận giá trị
pháp lý và chấp hành thực hiện. Nếu cần điều chỉnh kế hoạch thì phải được
cấp có thẩm quyền thông qua bằng quyết định hoặc văn bản tương ứng khi
ban hành.
1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo nghề
Sau khi ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách, các đơn vị, cá
nhân có liên quan tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Đầu
tiên, triển khai công tác tuyên truyền cho toàn xã hội biết về chính sách, vận
động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là bước triển khai quan
trọng để thực hiện chính sách của các cơ quan liên quan và đối tượng thực thi
chính sách.
Qua việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách tốt giúp cho đối
tượng, người dân tham gia thực thi chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý
nghĩa của chính sách, tính đúng đắn, tính khả thi của chính sách trong điều
kiện hoàn cảnh nhất định… để các đối tượng tự giác thực hiện theo yêu cầu
của các cơ quan quản lý Nhà nước.
16
Đồng thời giúp mỗi cán bộ, công chức thực thi chính sách nhận thức
được đầy đủ tính chất, quy mô, thời hạn… của chính sách để có thực thi nhận
thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách có trách nhiệm và
chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục
tiêu chính sách và triển khai thực thi đi vào cuộc sống của người dân, xã hội
và có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Đồng thời giúp mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi
nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời
sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc
thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách được giao.
Nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động, cần được tăng
cường đầu tư nghiêm túc về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, trang
thiết bị kỹ thuật, dụng cụ cá nhân…
Trong thực tế khi thực hiện công tác tuyên truyền, không ít cơ quan, địa
phương do thiếu điều kiện, năng lực tuyên truyền, vận động, do đó đã làm cho
chính sách không đến người dân một cách đúng đắn, bị biến dạng, làm cho
lòng tin của dân chúng vào Đảng và Nhà nước bị giảm sút.
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách cần phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như: qua các phương tiện
thông tin đại chúng, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận, trực tiếp tiếp xúc…
1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo nghề
Trên cơ sở kế hoach được phê duyệt, cơ quan ban hành kế hoạch chủ
trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan phân công nhiệm vụ để tổ chức
thực hiện chính sách. Số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính
sách là rất lớn, đối tượng tác động của chính sách là nhân dân và bộ máy tổ
chức thực thi của Nhà nước, phạm vi rộng lớn, ít nhất là một địa phương, các
17
hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra phức tạp nhiều nội dung
phong phú, hình thức triển khai triển khai tại các thời điểm khác nhau, đan
xen lẫn nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau.
Vì vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả thì phải tiến hành
phân công rõ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa phương liên
quan tham gia thực thi chính sách. Tác động của chính sách có thể đến lợi ích
của một số bộ phận dân cư; tác động ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, quá trình,
các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản
lý. Việc phân công nhiệm vụ, công việc của các cơ quan đơn vị tham gia
Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù một cách chủ động, sáng tạo để
thực hiện, duy trì chính sách được ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
chính sách.
1.4.4. Duy trì chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác
dụng trong môi trường thực tế. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng
tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại. Đối
với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chính sách - phải
thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và
toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách.
Nếu việc thực thi chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường
thực tế biến động, thì các cơ quan Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản
lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách,
đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các
cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì
chính sách, bên cạnh đó, tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh
18
dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành chính sách và tham
gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.
1.4.5. Điều chỉnh các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề
Trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, do tác động
của nhiều yếu tố, ảnh hưởng khác sẽ lộ ra những bất cập, không phù hợp với
điều kiện thực tế. Do đó, điều chỉnh chính sách là một trong những hoạt động
cần thiết, thường xuyên triển khai trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách.
Điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm mục đích để chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu về quản lý và
tình hình thực tế. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được
quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, tuyv nhiên trên thực tế, việc điều chỉnh
một số mục về các biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất linh hoạt, vì thế cơ
quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp, địa phương chủ động điều chỉnh
biện pháp, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện có
hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách.
Mục đích của việc điều chỉnh chính sách là để chính sách tiếp tục tồn
tại, duy trì, một số nội dung được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện
mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu việc
điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu của chính sách thì coi như chính sách không
tồn tại.
Việc điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải hợp lý, chính xác nếu không sẽ
làm sai lệch, biến dạng mục tiêu của chính sách, làm cho chính sách trở nên
kém hiệu quả, thậm chí không tồn tại được. Do đó, các cơ quan quản lý nhà
nước các cấp, các ngành, địa phương phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
giám sát, đôn đốc thực thi mới kịp thời phát hiện những sai sót để kịp thời
kiến nghị, đề xuất hoạc điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền.
19
1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết đánh giá rút kinh
nghiệm công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề
Thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thực hiện trên địa bàn rộng và
do nhiều cơ quan, cá nhân tham gia thực hiện. Trong quá trình thực thi chính
sách, các điều kiện tác động ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện như về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương khác
nhau; trình độ, năng lực của cán bộ, công chức thực hiện trong các cơ quan
nhà nước không đồng đều, do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách.
Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách lại được khẳng định
để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập
trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn
cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát đã được phê duyệt, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra nhiêm túc và hiệu quả. Mục
đích việc kiểm tra, giám sát giúp cho cơ quan quản lý biết được tiến độ, tình
hình thực thi chính sách, cụ thể:
- Đánh giá tiến độ thực hiện, kết quả thực hiện một cách khách quan,
phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi
chính sách;
- Phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi
để điều chỉnh;
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá
trình chủ trì, phối hợp từ đó tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện
mục tiêu chính sách.
- Từ đó phát huy, khuyến khích những nhân tố tích cực trong việc thực
thi chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực giữa các tổ chức, cá nhân
có liên quan trong việc thực hiện mục tiêu chính sách.
20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề
1.5.1. Xu hướng lựa chọn ngành nghề
Cùng với đó cơ cấu kinh tế thành phố sẽ chuyển dịch theo hướng phát
triển mạnh các ngành dịch vụ và công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao
đang và sẽ đặt ra cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp những yêu cầu, nhiệm vụ
mới để đảm bảo cung cấp một đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có
kiến thức, kỹ năng, văn hoá nghề và cơ cấu ngành nghề, trình độ phù hợp;
đồng thời, phải đi trước một bước để góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ phát triển KT-XH trong giai đoạn mới. Vì vậy, việc từng
bước đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
là rất cần thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực thành phố đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo
chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
Đầu tư mở rộng các ngành nghề công nghệ cao, công nghiệp công nghệ
thông tin, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ;
thân thiện với môi trường như: sản phẩm thiết bị điện, tự động hóa, phần mềm
tin học, điện tử, vật liệu mới, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, công nghiệp
chế biến hàng xuất khẩu.
Ưu tiên đào tạo các ngành nghề chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp;
đào tạo một số ngành nghề kỹ thuật trồng cây, kỹ thuật trồng rau sạch, sinh
vật cảnh, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật nuôi cấy mô, chọn và phân giống cây
trồng vật nuôi, kỹ thuật chế biến bảo quản, thuyền trưởng máy trưởng…
Tập trung đào tạo khối ngành nghề kỹ thuật và dịch vụ - quản trị, cụ
thể: phát triển kinh tế biển, thương mại điện tử, dịch vụ chăm sóc gia đình, kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị, tự động hóa, an ninh mạng, quản lý giao thông
đô thị, quản lý đô thị.
21
1.5.2. Phát triển kinh tế của địa phương
Mục tiêu của Đại hội Đảng bộ thành phố đến năm 2020 là phát huy dân
chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, năng động, sáng tạo, huy động mọi
nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong
những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển
của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là địa phương giữ vị trí chiến lược
quan trọng về an ninh, quốc phòng của cả nước; phấn đấu xây dựng thành phố
Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.
Theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà
Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dự báo quy mô dân số thành
phố năm 2020 khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng
1,3 triệu người; đến năm 2030 là khoảng 2,5 triệu người (bao gồm dân số tạm
trú và dân số quy đổi lượng khách du lịch ước tính năm 2030) và dân số đô thị
trong đó khoảng 2,3 triệu người. Bên cạnh đó, cùng với những định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng đưa Đà Nẵng trở thành
địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng, trong đó du lịch
được xem là ngành kinh tế mũi nhọn; dự báo đến năm 2020, GRDP thành phố
chiếm khoảng 2,8% GDP của cả nước với tốc độ tăng bình 8-9%/năm; Cơ cấu
GRDP: Dịch vụ 63 - 65%; Công nghiệp - Xây dựng 35 - 37% và Nông nghiệp
1 - 2%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.000 - 4.500 USD.
1.5.3. Tác động của các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu của Đảng đề ra là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu này đang đòi hỏi chúng ta
vừa phải khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ phát triển của lực lượng sản
22
xuất, vừa phải tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ quốc tế, đặc biệt là của những
nước có trình độ phát triển cao về lực lượng sản xuất và trình độ khoa học tiên
tiến để đi thẳng vào công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức. Điều kiện để giải
quyết đồng thời hai nhiệm vụ này là phát triển giáo dục và đào tạo.
Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta không thể đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy rằng, đóng góp
vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất có
nhiều yếu tố, nhưng trong đó, khoa học và công nghệ, trí tuệ và chất xám là
yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Vì thế, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và
phát huy nguồn lực con người Việt Nam vừa là một trong những động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế tri thức, vừa là mục đích của sự phát triển
kinh tế tri thức.
Từ nay đến năm 2035, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cơ cấu dân số biến
động rất mạnh. Trong hai thập niên vừa qua, đất nước đã được hưởng “lợi thế từ
cơ cấu dân số vàng” - tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao đã giúp đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế. Lợi thế đó nay đã hết dần, tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động
đạt đỉnh vào năm 2013 và đang trên đà đi xuống. Theo dự báo của Liên hiệp quốc,
số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm tuyệt đối ngay sau năm 2035. Quan
trọng hơn, quy mô dân số đã tiến đến điểm ngoặt về dân số cao tuổi vào năm 2015
và sắp tới sẽ trở thành một trong những quốc gia có dân số bị già hóa nhanh nhất
thế giới. Số người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu người hiện nay lên 15,5 triệu. Tỷ
trọng dân số trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,7% năm 2015 lên 14,4% năm 2035, biến
quốc gia từ một xã hội dân số trẻ thành xã hội dân số già.
Hệ quả của sự biến động dân số này là: Thứ nhất, dân số trong độ tuổi
lao động giảm xuống có nghĩa là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thu
nhập đầu người sẽ yếu đi, khiến cho tăng cường đầu tư chiều sâu cho vốn con
người và các nhân tố đẩy mạnh tăng trưởng năng suất khác càng trở nên thiết
23
yếu hơn nếu muốn duy trì bền vững tăng trưởng cao. Thứ hai, các gánh nặng
về chi hưu trí và hệ thống y tế sẽ là những thách thức nghiêm trọng đối với
ngân sách nhà nước. Thứ ba, cơ chế, thể chế để đảm bảo chăm sóc người cao
tuổi sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn cần quan tâm.
1.5.4. Thị trường lao động, giải quyết việc làm
Công tác dự báo nhu cầu lao động động giai đoạn 2018 - 2025, định
hướng đến năm 2030 của thành phố Đà Nẵng được thực hiện dựa trên căn cứ
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Chương trình
hành động số 06-CTr/TU ngày 16/5/2016 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 135/2015/NQ-
HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà
Nẵng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về
xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, trong thời gian đến, thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột
chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển; bảo đảm quốc
phòng, an ninh, chủ quyền biển, đảo, trật tự, an toàn xã hội; chú trọng phát
triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố: (1) Du lịch và dịch vụ chất lượng
cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; (2) Cảng biển, hàng không gắn với dịch
vụ logistics; (3) Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo,
khởi nghiệp; (4) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với
nền kinh tế số; (5) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác dự báo được thực hiện trên cơ sở phân tích việc
làm và GRDP của các ngành trong giai đoạn 2006 - 2015, dùng phương pháp
độ co giãn việc làm đối với GRDP để dự báo việc làm gắn với phương án
tăng trưởng đã xác định.
24
1.5.5. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ công chức có ảnh hưởng lớn đến thực hiện chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Muốn thực hiện chính sách tốt trước
hết trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính
sách phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc, đây là yếu tố quyết định
chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách.
1.5.6. Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực
Điều kiện cơ sở vật chất cũng là yếu tố quyết định sự thành công cho
quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Điều kiện được Nhà nước
luôn quan tâm thông qua các giải pháp cung cấp cơ sở vật chất, các nguồn lực
vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng. Trong thực tế, do thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật
cho trong việc thực hiện chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể thực
hiện được các mục tiêu của chính sách.
25
Tiểu kết Chương 1
Đào tạo lao động là một trong 10 chỉ số thành phần thể hiện năng lực
điều hành của chính quyền thành phố và trong những năm qua đã góp phần
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến nay, lĩnh
vực giáo dục nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng đã từng bước được đổi mới
và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, phát triển con người, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển
của thành phố.
Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT; các quan
điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trưng của công tác đào tạo nghề; nội dung
của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách
này.
Trên cơ sở nội dung trình bày ở Chương 1 sẽ làm tiền đề cần thiết trong
việc đánh giá khái quát thực trạng tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề cho lao động đặc thù của thành phố Đà Nẵng sẽ được trình bày trong
Chương 2 tiếp theo.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2
; trong đó,
các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm
diện tích 1.041,91 km2
; gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông.
Có vị trí nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa
nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo
Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý về phía Nam.
Thành phố Đà Nẵng có 08 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, với 06
quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và
02 huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. Tương ứng với đó là 45 phường
và 11 xã. Tổng dân số toàn thành phố ước tính: 1.064.000 người, trong đó số
người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 567.646 người; cơ cấu kính
tế của thành phố là: Thương mại dịch vụ 55,50%, công nghiệp xây dựng
42,10%, nông lâm ngư nghiệp 2,40%. Sau khi thành phố Đà nẵng là thành phố
trực thuộc Trung ương, đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và
chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống của người dân thành
phố và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh,
27
là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
hàng không; là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đóng
vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực
miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là một trong những
cửa ngõ chính ra biển đông của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và các nước
Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua
Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa, nằm ngay
trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế nên có
nhiều cơ hội đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao
mức sống cho người dân; tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn
các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa
hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch; là thành phố Đà
Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền
vững.
Theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về
xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những
thành phố lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung,
đặc biệt là trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ của khu vực.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu phát triển các
ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, vật liệu mới, tự
động hóa, điện tử, công nghệ sinh học,… và trở thành trung tâm y tế chuyên
sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên với nhiều trung tâm y tế, bệnh
viện chuyên khoa có quy mô lớn.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XX và XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những
28
hướng đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
trong thời gian đến. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của một địa phương, một quốc gia trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, trong đó, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò hết sức
quan trọng.
Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về
xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Nằng trở thành một
trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, là
trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính,
logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ
trợ; là trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao,
khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; thành phổ cảng biển, đô thị
biển quốc tế, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô
thị sinh thái, hiện đại và thông minh; tầm nhìn đến năm 2045 thành phố Đà
Nằng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.
2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Số lượng cơ sở đào tạo
Hiện này, trên địa bàn thành phố hiện có 64 cơ sở đào tạo nghề; trong
đó, 20 trường cao đẳng; 06 trường trung cấp; 11 trung tâm đào tạo nghề và 27
cơ sở khác có đăng ký hoạt động đào tạo nghề. Cơ sở đào tạo nghề do địa
phương quản lý là 50 cơ sở, chiếm 78,13%; các bộ, ngành Trung ương quản
lý là 14 cơ sở, chiếm 21,88%. Có 17 cơ sở đào tạo nghề công lập, chiếm
26,56%; 44 cơ sở đào tạo tư thục, chiếm 68,75%; 01 cơ sở 100% vốn đầu tư
nước ngoài, chiếm 1,56% và 02 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước, chiếm
3,13%.
29
Bảng 2.1. Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
giai đoạn 2010-2018
Quận/huyện Năm 2010 Năm 2018
Liên Chiểu 9 9
Hòa Vang 0 0
Hải Châu 18 24
Cẩm Lệ 3 6
Ngũ Hành Sơn 6 7
Thanh Khê 12 14
Sơn Trà 5 4
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng
2.2.2. Ngành nghề đào tạo
Quy mô tuyển sinh của toàn thành phố giai đoạn 2010-2018 với số
lượng bình quân 44.565 người; trong đó:
- Năm 10, tuyển mới 42.187 học sinh, sinh viên, trong đó, cao đẳng
2.730 sinh viên, trung cấp 9.750 học sinh, sơ cấp nghề là 29.707 học sinh với
106 nghề, nhóm ngành nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng (chiếm 18,3%);
nhóm ngành kỹ thuật (12,2%), ngành công nghệ thông tin (9,3%).
- Năm 2011, tuyển sinh mới 45.720 người, trong đó trình độ cao đẳng
nghề 3.350 người, trung cấp nghề 8.200 người, sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên 34.170 người, với 132 nghề, các nghề thuộc nhóm nghề nông
lâm ngư nghiệp chiếm 3,3%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5% và thương
mại dịch vụ chiếm 65,2%.
- Năm 2012, tuyển sinh mới 44.189 người, trong đó trình độ cao đẳng
nghề 4.411 người, trung cấp nghề 4.515 người, sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên 35.263 người, với 133 nghề, các nghề thuộc nhóm nghề nông
30
lâm ngư nghiệp chiếm 3,3%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5% và thương
mại dịch vụ chiếm 65,2%.
- Năm 2013, tuyển sinh mới 43.206 người, trong đó trình độ cao đẳng
nghề 3.774 người, trung cấp nghề 2.725 người, sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên 36.707 người, với 92 nghề, trong đó các nghề thuộc nhóm
thương mại dịch vụ chiếm 71,3%, nhóm công nghiệp, xây dựng chiếm 27,1%
và nhóm nông lâm ngư nghiệp chiếm 1,6%.
- Năm 2014, tuyển sinh mới 44.633 người, trong đó trình độ cao đẳng
nghề 3.682 người, trung cấp nghề 1.740 người, sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên 39.211 người. Cơ cấu ngành nghề tuyển sinh ở các cấp trình
độ, trong đó các nghề thuộc nhóm thương mại dịch vụ chiếm 75,43%, nhóm
công nghiệp, xây dựng chiếm 22,97% và nhóm nông lâm ngư nghiệp chiếm
1,60%.
- Năm 2015, tuyển sinh mới 45.080 người. Trong đó: trình độ cao đẳng
nghề 2.703 người, trình độ trung cấp nghề 1.811 người, sơ cấp nghề và đào
tạo nghề dưới 03 tháng 40.566 người. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề
lên 45%.
- Năm 2016, tuyển sinh mới 45.200 người. Trong đó: trình độ cao đẳng
nghề 2.702 người, trình độ trung cấp nghề 1.668 người, sơ cấp nghề và đào tạo
nghề dưới 03 tháng 40.830 người. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên
47,1%.
Năm 2017, tuyển mới 48.173 học sinh, sinh viên. Trong đó: trình độ cao
đẳng 8.126 sinh viên, trình độ trung cấp 3.209 học viên, sơ cấp và đào tạo dưới
03 tháng 36.838 học viên. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 49,15%;
Năm 2018, tuyển sinh 54.300 học sinh sinh viên. Trong đó: trình độ cao
đẳng 8.948 sinh viên, trình độ trung cấp 2.772 học viên, sơ cấp và đào tạo
dưới 03 tháng 42.580 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 51,07%.
31
Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 - 2018
ĐVT: Học sinh, sinh viên
TT
Chia theo
trình độ
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Cao đẳng 2.730 3.350 4.411 3.774 3.682 2.703 2.702 8.126 8.948
2 Trung cấp 9.750 8.200 4.515 2.725 1.740 1.811 1.668 3.209 2.772
3 Sơ cấp và dưới
3 tháng
29.707 34.170 35.263 36.707 39.211 40.566 40.830 36.838 42.580
Tổng 42,187 45,720 44,189 43,206 44,633 45,080 45,200 48,173 54,300
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng
2.2.3. Quy mô đào tạo
Giai đoạn 2010 - 2018, bình quân hằng năm các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn thành phố tuyển sinh mới là 41.343 học sinh, sinh
viên/năm; trong đó, trình độ cao đẳng chiếm 28,71%, trình độ trung cấp
chiếm 11,74%, trình độ sơ cấp chiếm 46,18% và trình độ đào tạo dưới 03
tháng chiếm 13,37%. Cũng trong giai đoạn này, bình quân hằng năm các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp tốt nghiệp là 38.081 học sinh, sinh viên/năm. Trong
đó, trình độ trình độ cao đẳng tốt nghiệp chiếm 26,58%, trình độ trung cấp tốt
nghiệp chiếm 12,70%, trình độ sơ cấp tốt nghiệp chiếm 46,76% và trình độ
đào tạo dưới 03 tháng tốt nghiệp chiếm 13,95%.
2.2.4. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Năm 2010 tổng diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là
798.888 m2
, trong đó cơ sở công lập chiếm 74,61%, cơ sở ngoài công lập chiếm
25,39%.
Đến năm 2018, tổng diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
tăng gần 40% (1.113.170 m2
); trong đó, 111.484 m2
xây dựng 1.022 phòng học
lý thuyết; 97.150 m2
xây dựng 519 phòng thực hành; 111.537 m2
xây dựng 104
32
xưởng thực hành; 11.677 m2
xây dựng 87 thư viện; 24.548 m2
xây dựng 438
phòng hiệu bộ và 89.738 m2
xây dựng 1.491 phòng ký túc xá.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nguồn kinh phí đầu tư
chủ yếu từ nguồn kinh phí của của trung ương và địa phương, được trang bị
thiết bị đào tạo, dụng cụ học tập tương đối đồng bộ. Trong khi đó, một số cơ
sở giáo dục nghề nghiệp tư thục do chi phí đầu tư thấp nên đã chọn những
ngành nghề đào tạo ít phải phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo,
dụng cụ học tập, dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế, không đáp ứng nhu cầu
xã hội.
2.2.5. Năng lực đào tạo nghề
2.2.5.1. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý
a. Đội ngũ giáo viên, giảng viên
Đội ngũ giáo viên, giảng viên trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên
địa bàn thành phố hiện có 2.214 nhà giáo và đa số đạt trình độ từ đại học trở
lên. Trong đó, nhà giáo có trình độ trên đại học là 980 người chiếm 44,26%,
trình độ đại học, cao đẳng là 722 người chiếm 32,61% và còn lại là trình độ
trung cấp và công nhân kỹ thuật với 512 người chiếm 23,13%. Trình độ đào
tạo của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua đã được cải thiện, trong đó cơ
cấu các nhà giáo có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được cải thiện đáng kể. Tỷ trọng
đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ trên đại học đã được cải thiện từ
9,35% năm 2010 lên 44,26% năm 2018 và đội ngũ có Trung cấp/Công nhân kỹ
thuật giảm từ 27,68% năm 2010 xuống 23,13% năm 2018.
33
Bảng 2.3. Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp
ĐVT: Người
TT Trình độ
2010 2018
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Trên đại học 130 9,35 980 44,26
2 Đại học, cao đẳng 876 62,97 722 32,61
3 Trung cấp/Công nhân kỹ thuật 385 27,68 512 23,13
Tổng 1.391 2.214
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội Đà nẵng
- Về trình độ kỹ năng nghề: hiện có 28 nhà giáo có trình độ kỹ năng
nghề quốc gia chiếm 1,32%, 12 nhà giáo có bậc thợ chiếm 0,57%, 38 nhà giáo
có chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề chiếm 1,79% và 08 nhà giáo kỹ năng
nghề nghiệp khác chiếm 0,38%.
- Về nghiệp vụ sư phạm, năm 2018 có 1.852 nhà giáo đạt chuẩn về
nghiệp vụ sư phạm chiếm 87,28% tăng mạnh so với năm 2011.
- Về trình độ ngoại ngữ và tin học, năm 2018 có 1.350 nhà giáo đạt
chuẩn về ngoại ngữ chiếm 63,62% và có 1.313 nhà giáo đạt chuẩn về tin học
chiếm 61,88%.
Bảng 2.4. Nghiệp vụ sư phạm, trình độ tiếng Anh và Tin học của đội ngũ nhà
giáo đào tạo nghề năm 2018
ĐVT: Người
TT Trình độ
2010 2018
Đạt
chuẩn
Chưa
đạt
Tỷ lệ
(%)
đạt
chuẩn
Đạt
chuẩn
Chưa
đạt
Tỷ lệ
(%)
đạt
chuẩn
1
Nghiệp vụ sư
phạm
486 905 34,96 1932 282 87,28
2
Trình độ tiếng
Anh
1025 366 73,74 1408 806 63,62
3 Trình độ Tin học 1057 334 75,99 1370 844 61,88
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Đà Nẵng
34
b. Đội ngũ cán bộ quản lý
Chất lượng của đội ngũ này đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, đội
ngũ cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ chiểm 7,57%, trình độ thạc sĩ chiếm
50,99%, trình độ đại học chiếm 35,20%, trình độ cao đẳng chiếm 2,30% và
trình độ trung cấp/công nhân kỹ thuật chiếm 3,95%.
Bảng 2.5. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
ĐVT: Người
TT Trình độ
2010 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tiến sĩ 17 2,94 46 7,57
2 Thạc sĩ 194 33,24 310 50,99
3 Đại học 286 49,13 214 35,20
4 Cao đẳng 31 5,34 14 2,30
5
Trung cấp/Công nhân kỹ
thuật
54 9,35 24 3,95
Tổng 582 608 100
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng
2.2.5.2. Chương trình, giáo trình đào tạo
Qua khảo sát (Năm 2018), hầu hết các cơ sở đào tạo nghề trình độ trung
cấp và cao đẳng đều đã xây dựng chương trình đào tạo. Hiện có 634 chương
trình đào tạo, trong đó có 201 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, 195
chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 204 chương trình đào tạo trình độ sơ
cấp và 34 chương trình đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó, có 577 (91,01%)
chương trình đào tạo đã thẩm định và ban hành; 11 (1,74%) chương trình đào
tạo sử dụng chương trình đào tạo của các Bộ, ngành. Một số cơ sở đào tạo đã
xây dựng chương trình hiện đại, tiếp cận với một số chương trình đào tạo nghề ở
một số trường nước ngoài và nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, đã thẩm
định và ban hành tổng cộng 400 (69,32%) giáo trình đào tạo, trong đó có 125
35
(66,49%) giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, 126 (64,62%) giáo trình đào
tạo trình độ trung cấp, 147 (82,58%) giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và 02
(8,33%) giáo trình đào tạo dưới 3 tháng.
2.2.5.3. Liên kết đào tạo
Nhằm đảm bảo và từng bước phát triển chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp luôn chủ động xây dựng các mối liên kết, hợp tác với doanh
nghiệp cơ cấu lại chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận chương
trình đào tạo sát với thực tế và yêu cầu của các doanh nghiệp để điều chỉnh nội
dung bổ sung chương trình đào tạo.
Với mục tiêu đó, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đã phối
hợp với doanh nghiệp trong các hoạt động cụ thể như: công tác tuyển dụng, tổ
chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của doanh nghiệp, thực tập, thực hành
tại doanh nghiệp.
2.2.6. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề của thành phố,
gồm:
- Các bộ, ngành Trung ương: Chịu trách nhiệm quản lý đối với một số
cơ sở giáo dục trực thuộc.
- UBND thành phố: Chịu trách nhiệm chung về quản lý, phát triển đào
tạo nghề trên địa bàn thành phố.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm tham mưu,
giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề, UBND
thành phố, các sở, ngành có liên quan đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều
văn bản chỉ đạo, các quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề, cụ thể:
36
2.2.6.1. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trong thời gian qua, thành phố đã quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Số
lượng cơ sở đào tạo nghề tăng từ 53 cơ sở (tính đến hết năm 2010) lên 64 cơ
sở (tính đến năm 2018), tăng 24,5%. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập giảm từ 25 cơ sở xuống còn 17 cơ sở.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố không đều giữa các địa
phương. quận Hải Châu có nhiều cơ sở đào tạo nghề nhất với 25 cơ sở (chiếm
37,9%), tiếp đến là quận Thanh Khê với 14 cơ sở (chiếm 21,2%). Đặc biệt,
huyện Hòa Vang hiện nay chưa có cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.
2.2.6.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các
cơ sở đào tạo nghề
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích đất đang sử dụng của các cơ
sở đào tạo nghề là 1.113.170m2
. Trong đó, cơ sở công lập chiếm 77,84%; cơ
sở ngoài công lập chiếm 22,16%. Tổng diện tích đất xây dựng của các cơ sở
đào tạo nghề công lập là 606.371m2
. Trong đó, 78.264m2
xây dựng phòng học
lý thuyết; 87.145m2
xây dựng phòng thực hành; 15.72 m2
xây dựng xưởng
thực hành; 10.609m2
xây dựng thư viện; 19.143m2
xây dựng phòng hiệu bộ
và 74.044m2
xây dựng ký túc xá.
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Mục tiêu của chính sách
Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng, ban hành Quyết định số
6016/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 về Ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, quy định
37
mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2010-2015: Tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề
hàng năm khoảng 4%, đến năm 2015 tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo
nghề khoảng 55%, khoảng 60% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế
- xã hội.
- Giai đoạn 2016-2020: Tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề
hàng năm từ 2-3%, đến năm 2020 tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề
khoảng 65%-70%; khoảng 95% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế
- xã hội.
2.3.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền
- Trong 10 năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông ghi nhận đã gần
1.000 tin, bài có nội dung tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
lao động đặc thù, cụ thể:
+ Hướng đi mới cho nông dân, điều chỉnh một số nội dung chương
trình xây dựng nông thôn mới, nông dân học nghề, nông dân chuyển hướng
làm giàu; Hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Báo Đà Nẵng);
Giải quyết “bài toán” việc làm cho người lao động, đào tạo nghề phải có địa
chỉ, không nên dàn trải (Báo Công an Đà Nẵng);
+ Phối hợp với báo Lao động - Xã hội, Đài phát thanh Truyền hình Đà
Nẵng tuyên truyền về các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm,
thực hiện các Phóng sự về đào tạo nghề cho lao động đặc thù, thực hiện
Chuyên mục Lao động và Xã hội phát sóng hàng tháng, hàng quý và thông tin
tuyển dụng lao động phát sóng hàng tuần trên Đài; duy trì thường xuyên các
chuyên mục “Phóng sự - Phim tài liệu”, “Ba nông bốn nhà” có nội dung tuyên
truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng nhấn
38
mạnh truyền thông về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù
trên địa bàn thành phố được đông đảo người dân quan tâm.
+ Phòng Văn hóa - Thông tin các quận, huyện đã có những đóng góp
tích cực trong công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
động đặc thù qua việc tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi giúp người dân hiểu
rõ ý nghĩa, tầm quan trọng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho lao động đặc
thù.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức Ngày hội tư vấn nghề,
phiên chợ việc làm, tuyển sinh học nghề cho lao động đặc thù; phối hợp với
Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tuyên truyền, tư vấn và hỗ trợ thực hiện các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc
làm tại chỗ cho lao động đặc thù. Năm 2014, Ngân hàng chính sách xã hội thành
phố hỗ trợ cho 16 dự án đang đề xuất để triển khai thực hiện và phát triển các mô
hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
- Lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến Chương trình
Tam nông và xây dựng nông thôn mới; phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học
về trồng trọt, chăn nuôi giúp nông dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp;
giới thiệu các mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần
kinh tế ở nông thôn, các điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng tin học, công
nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, nhất là các khâu thu hoạch, bảo quản sản
phẩm,…;
- Các cơ sở đào tạo nghề đã thực hiện nhiều kênh tuyên truyền, tư vấn
để tuyển sinh và giới thiệu các ngành nghề đào tạo của đơn vị mình như phối
hợp với chính quyền địa phương, các Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh
niên... để tổ chức các buổi tuyên truyền tại các xã, phường, tổ dân phố, các
trường THCS, THPT.
39
2.3.3. Công tác phân công nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan
Đề thực hiện tốt, hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động
đặc thù tại thành phố Đà Nẵng đã phân công các cơ quan, đơn vị, địa phương
phối hợp thực hiện, như sau:
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế
hoạch - Đầu tư, Tài Chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nội vụ,
Giáo dục - Đào tạo, các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Uỷ ban nhân dân các
quận, huyện trên địa bàn thành phố hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù; Phối hợp với các địa
phương, các cơ sở đào tạo nghề, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, tìm việc làm cho lao động đặc
thù; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho
các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động đặc thù;
Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân thành
phố thành phố mức hỗ trợ học nghề cho lao động đặc thù theo chính sách của
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế
của địa phương trong từng giai đoạn; chủ trì và phối hợp với các ngành liên
quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện điều tra, khảo sát và dự báo nhu
cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề, nhu cầu học nghề của lao động đặc
thù, năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động đặc
thù để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động đặc thù hàng năm.
Lựa chọn các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất... đủ năng lực để tham gia đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ cho lao động đặc thù; phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động đặc thù cho các đơn vị, địa phương có cơ sở đào tạo nghề liên
quan gửi Sở Tài chính và Sở kế hoạch - Đầu tư tham gia để tổng hợp trình
UBND thành phố.
40
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; phối hợp với
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề, mức hỗ trợ
đào tạo nghề; lựa chọn các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến
nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã
và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ...có đủ điều kiện tham gia đào tạo
nghề nông nghiệp cho nông dân.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục
hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học
sinh có thái độ đúng về học nghề và lựa chọn học nghề phù hợp.
- Sở Nội vụ: xây dựng và ban hành chương trình, kinh phí đào tạo cán
bộ công chức xã theo hướng dẫn của Bộ nội vụ; kiểm tra giám sát việc đào
tạo cán bộ, công chức xã tại các trường và đánh giá hiệu quả hoạt động của
cán bộ, công chức xã tại các địa phương sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.
- Sở Công Thương: Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp
thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm cho lao động đặc
thù, với các doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông
nghiệp.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại
chúng của địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu
Uỷ ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
- Sở Tài Chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn và kiểm tra các sở, ngành liên quan và các địa phương sử
41
dụng các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
động đặc thù.
- Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Đà Nẵng: Hướng dẫn trình tự,
thủ tục thực hiện chính sách tín dụng học nghề đối với lao động đặc thù học
nghề, làm việc ổn định; chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc
làm đối với lao động đặc thù sau khi học nghề.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Phối hợp với các ngành liên quan
điều tra, khảo sát về nhu cầu học nghề cho lao động đặc thù và nhu cầu đào
tạo của cán bộ, công chức xã, phường; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho
lao động đặc thù, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện
hàng năm, giai đoạn 2010-2015, 2016-2020 và triển khai thực hiện; tuyên
truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: tổ chức công tác tuyên truyền, vận động
đoàn viên, hội viên tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm,
thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia đào
tạo nghề và giám sát tình hình đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành
phố.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương:
Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
2.3.4. Duy trì chính sách đào tạo nghề
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả Quyết
định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được lãnh đạo địa phương
quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể trên địa bàn
thành phố. Số lượng đào tạo nghề, chất lượng đào tạo cho lao động đặc thù
được nâng lên và tỷ lệ tự tạo việc làm, giải quyết việc làm tăng cao, sự lan tỏa
42
của chương trình đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho lao động đặc thù khác học
nghề và giải quyết việc làm như lao động thuộc hộ nghèo, di dời giải tỏa, mất
đất sản xuất, người khuyết tật, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ..., bước
đầu khẳng định hiệu quả của chương trình. Kết quả trên đã tham gia vào quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho lao
động đặc thù, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, thu hồi đất sản xuất góp
phần phát triển kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
2.3.5. Thường xuyên rà soát tính phù hợp của chính sách
Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”, thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
phù hợp với địa phương, trong đó hỗ trợ kinh phí học nghề, kinh phí ăn, đi lại
cho một số đối tượng lao động đặc thù:
Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 về danh mục nghề
đào tạo, định mức hỗ trợ cho lao động đặc thù gồm 26 nghề (03 nghề nông
nghiệp, 23 nghề phi nông nghiệp), với mức hỗ trợ học nghề từ 800.000 đồng
đến 2.700.000 đồng/người/khóa đào tạo, hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000
đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng
với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học
nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đối với doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải
quyết việc làm;
Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 Quy định chính
sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời
sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa
43
bàn thành phố Đà Nẵng.
- Năm 2013, UBND thành phố ban hành Quyết định số 40/2013/QĐ-
UBND nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho 08 nghề đã có và bổ sung
thêm 06 nghề mới, nâng tổng số nghề đào tạo trong danh mục nghề và mức
hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng trên địa bàn
thành phố lên 32 nghề, gồm 05 nghề nông nghiệp, 27 nghề phi nông nghiệp,
với mức hỗ trợ học nghề, tiền ăn, tiền đi lại không thay đổi.
- Năm 2016, UBND thành phố ban hành Quyết định số 31/2016/QĐ-
UBND ngày 10/10/2016 Quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao
động thuộc diện chính sách, xã hội trên đị bàn thành phố Đà Nẵng thay thế
các quyết định: Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011, Quyết
định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011, Quyết định số 09/2014/QĐ-
UBND ngày 07/4/2014, Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011
và Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của UBND thành
phố, trong đó ban hành danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ
cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng gồm có 42 nghề, trong đó có 06 nghề nông
nghiệp và 36 nghề phi nông nghiệp, với mức hỗ trợ học nghề từ 1,0 triệu đồng
đến 4,0 triệu đồng/người/khóa đào tạo, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày
thực học, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa
không quá 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú
từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật mức hỗ trợ tiền đi lại
300.000 đồng/người /khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km
trở lên.
- Năm 2017, UBND thành phố ban hành Quyết định số 27/2017/QĐ-
UBND ngày 14/8/2017 về việc bổ sung một số điều của Quy định chính sách
hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng thay thế các quyết định: Quyết định số 22/2011/QĐ-
44
UBND ngày 22/8/2011 Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi
ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 31/2016/QĐ-
UBND ngày 10/10/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận
lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng thay thế Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011
2.3.6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
- Hằng năm, Sở LĐTBXH tổ chức kiểm tra, giám sát, trong đó 100%
các cơ sở đào tạo nghề có đào tạo nghề cho lao động đặc thù được kiểm tra,
giám sát thực tế, ngoài ra trong thời gian tổ chức lớp học Sở LĐTBXH cũng
đã đi kiểm tra đột xuất các lớp học.
Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát của Sở LĐTBXH, công tác thanh
tra, kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động đào tạo được Ban chỉ đạo chỉ
đạo các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ. Sở Tài chính đã tổ chức
thanh tra công tác đào tạo nghề cho lao động đặc thù năm 2010, 2011 và
2014, Sở LĐTBXH thanh tra công tác đào tạo nghề cho lao độngđặc thù năm
2012 đối với các cơ sở đào tạo nghề có đào tạo nghề cho lao động đặc thù.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố
được thực hiện thường xuyên giúp cho các địa phương và cơ sở đào tạo nghề
thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả,
kịp thời chấn chỉnh những sai sót ở các địa phương và cơ sở đào tạo nghề
trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND thành
phố, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam GiangLuận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
 
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đChính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
00050003151
0005000315100050003151
00050003151
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 

Similar to Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY

Similar to Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY (20)

Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
 
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà NẵngChính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thonkhoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
khoa luan giai quyet viec lam cho lao dong nong thon
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành...
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
 
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
 
CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY -TẢI FREE ZALO: 093 ...
CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY  -TẢI FREE ZALO: 093 ...CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY  -TẢI FREE ZALO: 093 ...
CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả Luận văn Trần Đình Hùng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ .............................................................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách đào tạo nghề........................ 7 1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề..............................................11 1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.................................................12 1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.................................14 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề .....20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................................................26 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.....................................26 2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng .....................................28 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.....................................................................................36 2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề .................45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................51 3.1. Mục tiêu, định hướng đào tạo nghề .........................................................51 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.........................................................61 KẾT LUẬN....................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân LĐNT Lao động nông thôn MTQG Mục tiêu Quốc gia NXB Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản UBND Ủy ban nhân dân LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
  • 6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 29 2.2 Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 - 2018 31 2.3 Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp 33 2.4 Nghiệp vụ sư phạm, trình độ tiếng Anh và Tin học của đội ngũ nhà giáo đào tạo nghề năm 2018 33 2.5 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp 34 2.6 Kết quả đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2019 46 3.1 Kết quả dự báo nhu cầu lao động từ phương án tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2018 - 2030 60
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã dồn sức phấn phấn đấu xây dựng thành phố phát triển toàn diện về mọi mặt và đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia. Trong thành tựu đó, công cuộc chỉnh trang đô thị của thành phố, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp tập trung giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những kết quả to lớn do đô thị hoá, chỉnh trang đô thị đem lại, phát sinh những khó khăn, bất cập, trong đó vấn đề hàng nghìn lao động mất việc làm cần được tập trung giải quyết . Trong những năm qua, được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, cơ chế thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân nói chung và người lao động được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phương, nhất là đối với người lao động thuộc diện hộ nghèo, di dời giải tỏa, mất đất sản xuất, người khuyết tật, gia đình chính sách... để chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có một số bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Những hộ nông nghiệp, ngư nghiệp được bố trí vào ở nhà chung cư, nhà phân lô không có điều kiện hành nghề cũ, trong khi đó để chuyển đổi ngành nghề không thể thực hiện ngay trong một
  • 8. 2 sớm một chiều. Bên cạnh những khó khăn bức xúc trong chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng” từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thời gian qua, đã có các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tìm hiểu về thực trạng, định hướng,… về chính sách hỗ trợ đào tạo tạo nghề cho lao động đặc thù, như: “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH; “Quan điểm - định hướng vai trò của truyền thông trong nhận thức xã hội về giáo dục nghề nghiệp” của Trương Anh Tuấn (Tạp chí giáo dục nghề nghiệp) và những bài báo, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay. - Luận văn: Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng của Phan Thị Thúy Linh (2011), đã làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phân tích kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên ở thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại
  • 9. 3 thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. - Hoàng Thu Thuỷ, Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (Nxb Khoa học và công nghệ, năm 2012) có đăng bài “Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” của Hoàng Thu Thuỷ, đã tập trung phân tích những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề và tạo việc làm khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời chỉ ra một số những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Nhìn chung, những nghiên cứu, công trình và bài viết nêu trên đã tiếp cận vấn đề đào tạo nghề, tác động của quá trình CNH-HĐH, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho lao động đặc thù ở nhiều góc độ, khía cạnh, địa phương khác nhau, qua đó có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học, bài viết đó, kết hợp với thực tiễn trên lĩnh vực đào tạo tạo nghề kiến nghị, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng cho những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng đề xuất một số giải pháp, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian đến về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, lao động nông thôn tại thành phố Đà Nẵng.
  • 10. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, thực trạng của địa phương đã phân tích, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được và những khó khăn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. * Về không gian: Tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. * Về thời gian: Đề tài đã thu thập số liệu trong giai đoạn 2010 - 2019 để phục vụ trong quá trình nghiên cứu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thu thập thông tin, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, tài liệu khác... của Đảng và Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương liên
  • 11. 5 quan đến công tác đào tạo nghề thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo nghiệm thực tiễn, …; ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, thu thập, tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học giả, tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài. Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các khái niệm về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp để rút ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động thù tại thành phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch, đề án, hoạch định các chương trình, quản lý việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động đặc thù nói riêng tại thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
  • 12. 6 động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng.
  • 13. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm chính sách công Theo Thomas R. Dye (1984): Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Public Policy is whatever goverments choose to do or not to do). Ngoài ra, có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách như sau: - Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003). - Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978). - Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992). - Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971). - Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990). - Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa tổng hợp hơn. Theo đó, chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của
  • 14. 8 chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình. Qua đó, nhận thấy: có một vấn đề kinh tế - xã hội nào đó xuất hiện. Chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết một vấn đề đó. Sự lựa chọn đưa đến quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó. Theo Kraft và Furlong, chính sách công không xuất hiện từ chân không, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của nhà nước đối với các thất bại thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm thế công chúng (public mood) vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa phương, và hàng loạt các biến số khác. Từ sự chi phối những điều kiện nêu trên, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách (policy actor) và quy trình chính sách (policymaking processing). Một số nước công khai thể hiện vai trò của các nhóm lợi ích, một số khác là sự chi phối của các đảng phái chính trị, ở nơi này quy trình chính sách nặng về kỹ thuật, ở nơi khác lại là sự thỏa hiệp hay áp đặt. Chính sách mới được xây dựng phải xuất phát từ những nhu cầu của xã hội, yêu cầu khách quan của thực tế. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn
  • 15. 9 mới xác định chính xác sách nào là tích cực và chính sách nào là không tích cực. Theo tác giả PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình đã đưa ra khái niệm về chính sách công: “Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hòa các xung độ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm về chính sách công của Nguyễn Khắc Bình để làm cơ sở trong việc phân tích chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại một địa phương. 1.1.2. Khái niệm về thực thi chính sách công Theo nguyên lý triết học thì chính sách công là một dạng vật chất đặc biệt, cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Để thực hiện được chức năng, chính sách công cần phải được vận động như các vật chất khác. Điều đó có nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Do đó, công tác tổ chức thực hiện chính sách là một tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Từ quan điểm trên tác giả Nguyễn Khắc Bình đã định nghĩa khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách công như sau: “Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [1, tr.1]. 1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề Theo Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
  • 16. 10 nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của người dạy đến người học nghề để hình thành kỹ năng, phát triển kiến thức một cách có hệ thống và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và bản thân người học nghề. Đào tạo nghề là một khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục của các quốc gia, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng trực tiếp sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệ thống lý luận cơ bản nhất làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghề tại địa phương. Mục tiêu chung của đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 1.1.4. Khái niệm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề là chính sách của nhà nước về hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn để được tham gia các hoạt động đào tạo nghề, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là đặc điểm nổi bật của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ),
  • 17. 11 trên cơ sở đó thành phố Đà Nẵng xây dựng, triển khai chính sách cho lao động đặc thù nói chung. Đối tượng lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng, gồm: Lao động là người khuyết tật; lao động là người dân tộc thiểu số nghèo; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc hộ nghèo; lao động trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; lao động là ngư dân; lao động thuộc hộ cận nghèo; lao động nữ; lao động nông thôn thuộc huyện Hòa Vang và các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có lao động sản xuất nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp (trừ ngư dân); lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người hoạt động mại dâm hoàn lương; lao động là thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật; học sinh bỏ học. 1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đào tạo nghề cho lao động đặc thù góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lao động đặc thù, ổn định thu nhập, phát triển bền vững. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động đặc thù là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và cấp bách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 18. 12 1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Trung ương 1.3.1. Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát: Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 01 triệu lao động nông thôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Mục tiêu cụ thể: + Giai đoạn 2009 - 2010: Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn; Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Kết thức khóa đào tạo, học viên được giải quyết việc làm tối thiểu đạt 80%. - Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%; - Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%; 1.3.2. Các giải pháp thực hiện - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. - Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo: rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013; Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống; Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề
  • 19. 13 công lập huyện; Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. - Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý: Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn; - Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề: Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn; Hoàn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục
  • 20. 14 thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. 1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề 1.4.1. Xây dựng kế hoạch Việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù quá trình tổ chức thực hiện diễn ra trong một thời gian dài, phức tạp, do đó việc tổ chức thực thi cần phải lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gồm các nội dung: - Kế hoạch về tổ chức, điều hành: Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều hành phải dự kiến được các cơ quan liên quan, trong đó xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện chính sách; đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách (số lượng, chất lượng nhân sự thực thi chính sách); phân công trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách. - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ : Xác định nguồn lực, vật lực (các nguồn lực tài chính, cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật, các vật tư, văn phòng phẩm, các điều kiện cần thiết khác) phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách. - Kế hoạch thời gian thực hiện: Xác định thời gian triển khai thực hiện chính sách, các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm chính sách. Mỗi bước đều có mục tiêu, thời gian thực hiện mục tiêu; trên cơ sở đó mỗi bước dự kiến chương trình cụ thể của chính sách.
  • 21. 15 - Kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách: xây dựng tiến độ thực hiện, hình thức thực hiện, phương pháp kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách. - Xây dựng những quy chế, nội quy trong thực thi chính sách bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách... - Xây dựng kế hoạch thực thi theo cấp độ phân cấp quản lý và được lãnh đạo cấp đó thông qua. Sau khi được thông qua bằng quyết định hoặc văn bản, kế hoạch thực hiện chính sách được tổ chức, cá nhân công nhận giá trị pháp lý và chấp hành thực hiện. Nếu cần điều chỉnh kế hoạch thì phải được cấp có thẩm quyền thông qua bằng quyết định hoặc văn bản tương ứng khi ban hành. 1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo nghề Sau khi ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách, các đơn vị, cá nhân có liên quan tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Đầu tiên, triển khai công tác tuyên truyền cho toàn xã hội biết về chính sách, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là bước triển khai quan trọng để thực hiện chính sách của các cơ quan liên quan và đối tượng thực thi chính sách. Qua việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách tốt giúp cho đối tượng, người dân tham gia thực thi chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của chính sách, tính đúng đắn, tính khả thi của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định… để các đối tượng tự giác thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
  • 22. 16 Đồng thời giúp mỗi cán bộ, công chức thực thi chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô, thời hạn… của chính sách để có thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách có trách nhiệm và chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi đi vào cuộc sống của người dân, xã hội và có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. Đồng thời giúp mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. Nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động, cần được tăng cường đầu tư nghiêm túc về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật, dụng cụ cá nhân… Trong thực tế khi thực hiện công tác tuyên truyền, không ít cơ quan, địa phương do thiếu điều kiện, năng lực tuyên truyền, vận động, do đó đã làm cho chính sách không đến người dân một cách đúng đắn, bị biến dạng, làm cho lòng tin của dân chúng vào Đảng và Nhà nước bị giảm sút. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như: qua các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận, trực tiếp tiếp xúc… 1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo nghề Trên cơ sở kế hoach được phê duyệt, cơ quan ban hành kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan phân công nhiệm vụ để tổ chức thực hiện chính sách. Số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn, đối tượng tác động của chính sách là nhân dân và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nước, phạm vi rộng lớn, ít nhất là một địa phương, các
  • 23. 17 hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra phức tạp nhiều nội dung phong phú, hình thức triển khai triển khai tại các thời điểm khác nhau, đan xen lẫn nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau. Vì vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả thì phải tiến hành phân công rõ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa phương liên quan tham gia thực thi chính sách. Tác động của chính sách có thể đến lợi ích của một số bộ phận dân cư; tác động ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, quá trình, các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Việc phân công nhiệm vụ, công việc của các cơ quan đơn vị tham gia Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù một cách chủ động, sáng tạo để thực hiện, duy trì chính sách được ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách. 1.4.4. Duy trì chính sách hỗ trợ đào tạo nghề Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chính sách - phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách. Nếu việc thực thi chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, bên cạnh đó, tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh
  • 24. 18 dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành chính sách và tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu. 1.4.5. Điều chỉnh các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề Trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, do tác động của nhiều yếu tố, ảnh hưởng khác sẽ lộ ra những bất cập, không phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, điều chỉnh chính sách là một trong những hoạt động cần thiết, thường xuyên triển khai trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích để chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu về quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, tuyv nhiên trên thực tế, việc điều chỉnh một số mục về các biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất linh hoạt, vì thế cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp, địa phương chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện có hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách. Mục đích của việc điều chỉnh chính sách là để chính sách tiếp tục tồn tại, duy trì, một số nội dung được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu việc điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu của chính sách thì coi như chính sách không tồn tại. Việc điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải hợp lý, chính xác nếu không sẽ làm sai lệch, biến dạng mục tiêu của chính sách, làm cho chính sách trở nên kém hiệu quả, thậm chí không tồn tại được. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, địa phương phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực thi mới kịp thời phát hiện những sai sót để kịp thời kiến nghị, đề xuất hoạc điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền.
  • 25. 19 1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề Thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thực hiện trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, cá nhân tham gia thực hiện. Trong quá trình thực thi chính sách, các điều kiện tác động ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện như về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương khác nhau; trình độ, năng lực của cán bộ, công chức thực hiện trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát đã được phê duyệt, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra nhiêm túc và hiệu quả. Mục đích việc kiểm tra, giám sát giúp cho cơ quan quản lý biết được tiến độ, tình hình thực thi chính sách, cụ thể: - Đánh giá tiến độ thực hiện, kết quả thực hiện một cách khách quan, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách; - Phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh; - Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình chủ trì, phối hợp từ đó tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách. - Từ đó phát huy, khuyến khích những nhân tố tích cực trong việc thực thi chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện mục tiêu chính sách.
  • 26. 20 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề 1.5.1. Xu hướng lựa chọn ngành nghề Cùng với đó cơ cấu kinh tế thành phố sẽ chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh các ngành dịch vụ và công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đang và sẽ đặt ra cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp những yêu cầu, nhiệm vụ mới để đảm bảo cung cấp một đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng, văn hoá nghề và cơ cấu ngành nghề, trình độ phù hợp; đồng thời, phải đi trước một bước để góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển KT-XH trong giai đoạn mới. Vì vậy, việc từng bước đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực thành phố đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Đầu tư mở rộng các ngành nghề công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ; thân thiện với môi trường như: sản phẩm thiết bị điện, tự động hóa, phần mềm tin học, điện tử, vật liệu mới, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Ưu tiên đào tạo các ngành nghề chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; đào tạo một số ngành nghề kỹ thuật trồng cây, kỹ thuật trồng rau sạch, sinh vật cảnh, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật nuôi cấy mô, chọn và phân giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật chế biến bảo quản, thuyền trưởng máy trưởng… Tập trung đào tạo khối ngành nghề kỹ thuật và dịch vụ - quản trị, cụ thể: phát triển kinh tế biển, thương mại điện tử, dịch vụ chăm sóc gia đình, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tự động hóa, an ninh mạng, quản lý giao thông đô thị, quản lý đô thị.
  • 27. 21 1.5.2. Phát triển kinh tế của địa phương Mục tiêu của Đại hội Đảng bộ thành phố đến năm 2020 là phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là địa phương giữ vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của cả nước; phấn đấu xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại. Theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dự báo quy mô dân số thành phố năm 2020 khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 1,3 triệu người; đến năm 2030 là khoảng 2,5 triệu người (bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi lượng khách du lịch ước tính năm 2030) và dân số đô thị trong đó khoảng 2,3 triệu người. Bên cạnh đó, cùng với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng, trong đó du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn; dự báo đến năm 2020, GRDP thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP của cả nước với tốc độ tăng bình 8-9%/năm; Cơ cấu GRDP: Dịch vụ 63 - 65%; Công nghiệp - Xây dựng 35 - 37% và Nông nghiệp 1 - 2%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.000 - 4.500 USD. 1.5.3. Tác động của các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu của Đảng đề ra là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu này đang đòi hỏi chúng ta vừa phải khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ phát triển của lực lượng sản
  • 28. 22 xuất, vừa phải tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ quốc tế, đặc biệt là của những nước có trình độ phát triển cao về lực lượng sản xuất và trình độ khoa học tiên tiến để đi thẳng vào công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức. Điều kiện để giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ này là phát triển giáo dục và đào tạo. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy rằng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất có nhiều yếu tố, nhưng trong đó, khoa học và công nghệ, trí tuệ và chất xám là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Vì thế, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam vừa là một trong những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế tri thức, vừa là mục đích của sự phát triển kinh tế tri thức. Từ nay đến năm 2035, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cơ cấu dân số biến động rất mạnh. Trong hai thập niên vừa qua, đất nước đã được hưởng “lợi thế từ cơ cấu dân số vàng” - tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao đã giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Lợi thế đó nay đã hết dần, tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động đạt đỉnh vào năm 2013 và đang trên đà đi xuống. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm tuyệt đối ngay sau năm 2035. Quan trọng hơn, quy mô dân số đã tiến đến điểm ngoặt về dân số cao tuổi vào năm 2015 và sắp tới sẽ trở thành một trong những quốc gia có dân số bị già hóa nhanh nhất thế giới. Số người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu người hiện nay lên 15,5 triệu. Tỷ trọng dân số trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,7% năm 2015 lên 14,4% năm 2035, biến quốc gia từ một xã hội dân số trẻ thành xã hội dân số già. Hệ quả của sự biến động dân số này là: Thứ nhất, dân số trong độ tuổi lao động giảm xuống có nghĩa là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thu nhập đầu người sẽ yếu đi, khiến cho tăng cường đầu tư chiều sâu cho vốn con người và các nhân tố đẩy mạnh tăng trưởng năng suất khác càng trở nên thiết
  • 29. 23 yếu hơn nếu muốn duy trì bền vững tăng trưởng cao. Thứ hai, các gánh nặng về chi hưu trí và hệ thống y tế sẽ là những thách thức nghiêm trọng đối với ngân sách nhà nước. Thứ ba, cơ chế, thể chế để đảm bảo chăm sóc người cao tuổi sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn cần quan tâm. 1.5.4. Thị trường lao động, giải quyết việc làm Công tác dự báo nhu cầu lao động động giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 của thành phố Đà Nẵng được thực hiện dựa trên căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 16/5/2016 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 135/2015/NQ- HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian đến, thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển, đảo, trật tự, an toàn xã hội; chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố: (1) Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; (2) Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; (3) Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; (4) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (5) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp. Bên cạnh đó, công tác dự báo được thực hiện trên cơ sở phân tích việc làm và GRDP của các ngành trong giai đoạn 2006 - 2015, dùng phương pháp độ co giãn việc làm đối với GRDP để dự báo việc làm gắn với phương án tăng trưởng đã xác định.
  • 30. 24 1.5.5. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức Đội ngũ cán bộ công chức có ảnh hưởng lớn đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Muốn thực hiện chính sách tốt trước hết trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc, đây là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách. 1.5.6. Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực Điều kiện cơ sở vật chất cũng là yếu tố quyết định sự thành công cho quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Điều kiện được Nhà nước luôn quan tâm thông qua các giải pháp cung cấp cơ sở vật chất, các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong thực tế, do thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho trong việc thực hiện chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể thực hiện được các mục tiêu của chính sách.
  • 31. 25 Tiểu kết Chương 1 Đào tạo lao động là một trong 10 chỉ số thành phần thể hiện năng lực điều hành của chính quyền thành phố và trong những năm qua đã góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến nay, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng đã từng bước được đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển con người, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của thành phố. Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT; các quan điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trưng của công tác đào tạo nghề; nội dung của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách này. Trên cơ sở nội dung trình bày ở Chương 1 sẽ làm tiền đề cần thiết trong việc đánh giá khái quát thực trạng tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù của thành phố Đà Nẵng sẽ được trình bày trong Chương 2 tiếp theo.
  • 32. 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2 ; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2 ; gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Có vị trí nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý về phía Nam. Thành phố Đà Nẵng có 08 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, với 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và 02 huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. Tương ứng với đó là 45 phường và 11 xã. Tổng dân số toàn thành phố ước tính: 1.064.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 567.646 người; cơ cấu kính tế của thành phố là: Thương mại dịch vụ 55,50%, công nghiệp xây dựng 42,10%, nông lâm ngư nghiệp 2,40%. Sau khi thành phố Đà nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống của người dân thành phố và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh,
  • 33. 27 là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là một trong những cửa ngõ chính ra biển đông của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa, nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế nên có nhiều cơ hội đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao mức sống cho người dân; tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch; là thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung, đặc biệt là trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ của khu vực. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, vật liệu mới, tự động hóa, điện tử, công nghệ sinh học,… và trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên với nhiều trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa có quy mô lớn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XX và XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những
  • 34. 28 hướng đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của một địa phương, một quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Nằng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; thành phổ cảng biển, đô thị biển quốc tế, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh; tầm nhìn đến năm 2045 thành phố Đà Nằng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á. 2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Số lượng cơ sở đào tạo Hiện này, trên địa bàn thành phố hiện có 64 cơ sở đào tạo nghề; trong đó, 20 trường cao đẳng; 06 trường trung cấp; 11 trung tâm đào tạo nghề và 27 cơ sở khác có đăng ký hoạt động đào tạo nghề. Cơ sở đào tạo nghề do địa phương quản lý là 50 cơ sở, chiếm 78,13%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 14 cơ sở, chiếm 21,88%. Có 17 cơ sở đào tạo nghề công lập, chiếm 26,56%; 44 cơ sở đào tạo tư thục, chiếm 68,75%; 01 cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,56% và 02 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước, chiếm 3,13%.
  • 35. 29 Bảng 2.1. Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 Quận/huyện Năm 2010 Năm 2018 Liên Chiểu 9 9 Hòa Vang 0 0 Hải Châu 18 24 Cẩm Lệ 3 6 Ngũ Hành Sơn 6 7 Thanh Khê 12 14 Sơn Trà 5 4 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng 2.2.2. Ngành nghề đào tạo Quy mô tuyển sinh của toàn thành phố giai đoạn 2010-2018 với số lượng bình quân 44.565 người; trong đó: - Năm 10, tuyển mới 42.187 học sinh, sinh viên, trong đó, cao đẳng 2.730 sinh viên, trung cấp 9.750 học sinh, sơ cấp nghề là 29.707 học sinh với 106 nghề, nhóm ngành nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng (chiếm 18,3%); nhóm ngành kỹ thuật (12,2%), ngành công nghệ thông tin (9,3%). - Năm 2011, tuyển sinh mới 45.720 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 3.350 người, trung cấp nghề 8.200 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 34.170 người, với 132 nghề, các nghề thuộc nhóm nghề nông lâm ngư nghiệp chiếm 3,3%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5% và thương mại dịch vụ chiếm 65,2%. - Năm 2012, tuyển sinh mới 44.189 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 4.411 người, trung cấp nghề 4.515 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 35.263 người, với 133 nghề, các nghề thuộc nhóm nghề nông
  • 36. 30 lâm ngư nghiệp chiếm 3,3%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5% và thương mại dịch vụ chiếm 65,2%. - Năm 2013, tuyển sinh mới 43.206 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 3.774 người, trung cấp nghề 2.725 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 36.707 người, với 92 nghề, trong đó các nghề thuộc nhóm thương mại dịch vụ chiếm 71,3%, nhóm công nghiệp, xây dựng chiếm 27,1% và nhóm nông lâm ngư nghiệp chiếm 1,6%. - Năm 2014, tuyển sinh mới 44.633 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 3.682 người, trung cấp nghề 1.740 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 39.211 người. Cơ cấu ngành nghề tuyển sinh ở các cấp trình độ, trong đó các nghề thuộc nhóm thương mại dịch vụ chiếm 75,43%, nhóm công nghiệp, xây dựng chiếm 22,97% và nhóm nông lâm ngư nghiệp chiếm 1,60%. - Năm 2015, tuyển sinh mới 45.080 người. Trong đó: trình độ cao đẳng nghề 2.703 người, trình độ trung cấp nghề 1.811 người, sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 03 tháng 40.566 người. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 45%. - Năm 2016, tuyển sinh mới 45.200 người. Trong đó: trình độ cao đẳng nghề 2.702 người, trình độ trung cấp nghề 1.668 người, sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 03 tháng 40.830 người. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 47,1%. Năm 2017, tuyển mới 48.173 học sinh, sinh viên. Trong đó: trình độ cao đẳng 8.126 sinh viên, trình độ trung cấp 3.209 học viên, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 36.838 học viên. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 49,15%; Năm 2018, tuyển sinh 54.300 học sinh sinh viên. Trong đó: trình độ cao đẳng 8.948 sinh viên, trình độ trung cấp 2.772 học viên, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 42.580 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 51,07%.
  • 37. 31 Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 - 2018 ĐVT: Học sinh, sinh viên TT Chia theo trình độ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Cao đẳng 2.730 3.350 4.411 3.774 3.682 2.703 2.702 8.126 8.948 2 Trung cấp 9.750 8.200 4.515 2.725 1.740 1.811 1.668 3.209 2.772 3 Sơ cấp và dưới 3 tháng 29.707 34.170 35.263 36.707 39.211 40.566 40.830 36.838 42.580 Tổng 42,187 45,720 44,189 43,206 44,633 45,080 45,200 48,173 54,300 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng 2.2.3. Quy mô đào tạo Giai đoạn 2010 - 2018, bình quân hằng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tuyển sinh mới là 41.343 học sinh, sinh viên/năm; trong đó, trình độ cao đẳng chiếm 28,71%, trình độ trung cấp chiếm 11,74%, trình độ sơ cấp chiếm 46,18% và trình độ đào tạo dưới 03 tháng chiếm 13,37%. Cũng trong giai đoạn này, bình quân hằng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tốt nghiệp là 38.081 học sinh, sinh viên/năm. Trong đó, trình độ trình độ cao đẳng tốt nghiệp chiếm 26,58%, trình độ trung cấp tốt nghiệp chiếm 12,70%, trình độ sơ cấp tốt nghiệp chiếm 46,76% và trình độ đào tạo dưới 03 tháng tốt nghiệp chiếm 13,95%. 2.2.4. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo Năm 2010 tổng diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 798.888 m2 , trong đó cơ sở công lập chiếm 74,61%, cơ sở ngoài công lập chiếm 25,39%. Đến năm 2018, tổng diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng gần 40% (1.113.170 m2 ); trong đó, 111.484 m2 xây dựng 1.022 phòng học lý thuyết; 97.150 m2 xây dựng 519 phòng thực hành; 111.537 m2 xây dựng 104
  • 38. 32 xưởng thực hành; 11.677 m2 xây dựng 87 thư viện; 24.548 m2 xây dựng 438 phòng hiệu bộ và 89.738 m2 xây dựng 1.491 phòng ký túc xá. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ nguồn kinh phí của của trung ương và địa phương, được trang bị thiết bị đào tạo, dụng cụ học tập tương đối đồng bộ. Trong khi đó, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục do chi phí đầu tư thấp nên đã chọn những ngành nghề đào tạo ít phải phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, dụng cụ học tập, dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế, không đáp ứng nhu cầu xã hội. 2.2.5. Năng lực đào tạo nghề 2.2.5.1. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý a. Đội ngũ giáo viên, giảng viên Đội ngũ giáo viên, giảng viên trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố hiện có 2.214 nhà giáo và đa số đạt trình độ từ đại học trở lên. Trong đó, nhà giáo có trình độ trên đại học là 980 người chiếm 44,26%, trình độ đại học, cao đẳng là 722 người chiếm 32,61% và còn lại là trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật với 512 người chiếm 23,13%. Trình độ đào tạo của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua đã được cải thiện, trong đó cơ cấu các nhà giáo có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được cải thiện đáng kể. Tỷ trọng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ trên đại học đã được cải thiện từ 9,35% năm 2010 lên 44,26% năm 2018 và đội ngũ có Trung cấp/Công nhân kỹ thuật giảm từ 27,68% năm 2010 xuống 23,13% năm 2018.
  • 39. 33 Bảng 2.3. Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp ĐVT: Người TT Trình độ 2010 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trên đại học 130 9,35 980 44,26 2 Đại học, cao đẳng 876 62,97 722 32,61 3 Trung cấp/Công nhân kỹ thuật 385 27,68 512 23,13 Tổng 1.391 2.214 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội Đà nẵng - Về trình độ kỹ năng nghề: hiện có 28 nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề quốc gia chiếm 1,32%, 12 nhà giáo có bậc thợ chiếm 0,57%, 38 nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề chiếm 1,79% và 08 nhà giáo kỹ năng nghề nghiệp khác chiếm 0,38%. - Về nghiệp vụ sư phạm, năm 2018 có 1.852 nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm chiếm 87,28% tăng mạnh so với năm 2011. - Về trình độ ngoại ngữ và tin học, năm 2018 có 1.350 nhà giáo đạt chuẩn về ngoại ngữ chiếm 63,62% và có 1.313 nhà giáo đạt chuẩn về tin học chiếm 61,88%. Bảng 2.4. Nghiệp vụ sư phạm, trình độ tiếng Anh và Tin học của đội ngũ nhà giáo đào tạo nghề năm 2018 ĐVT: Người TT Trình độ 2010 2018 Đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ (%) đạt chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ (%) đạt chuẩn 1 Nghiệp vụ sư phạm 486 905 34,96 1932 282 87,28 2 Trình độ tiếng Anh 1025 366 73,74 1408 806 63,62 3 Trình độ Tin học 1057 334 75,99 1370 844 61,88 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Đà Nẵng
  • 40. 34 b. Đội ngũ cán bộ quản lý Chất lượng của đội ngũ này đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ chiểm 7,57%, trình độ thạc sĩ chiếm 50,99%, trình độ đại học chiếm 35,20%, trình độ cao đẳng chiếm 2,30% và trình độ trung cấp/công nhân kỹ thuật chiếm 3,95%. Bảng 2.5. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ĐVT: Người TT Trình độ 2010 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tiến sĩ 17 2,94 46 7,57 2 Thạc sĩ 194 33,24 310 50,99 3 Đại học 286 49,13 214 35,20 4 Cao đẳng 31 5,34 14 2,30 5 Trung cấp/Công nhân kỹ thuật 54 9,35 24 3,95 Tổng 582 608 100 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng 2.2.5.2. Chương trình, giáo trình đào tạo Qua khảo sát (Năm 2018), hầu hết các cơ sở đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng đều đã xây dựng chương trình đào tạo. Hiện có 634 chương trình đào tạo, trong đó có 201 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, 195 chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 204 chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và 34 chương trình đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó, có 577 (91,01%) chương trình đào tạo đã thẩm định và ban hành; 11 (1,74%) chương trình đào tạo sử dụng chương trình đào tạo của các Bộ, ngành. Một số cơ sở đào tạo đã xây dựng chương trình hiện đại, tiếp cận với một số chương trình đào tạo nghề ở một số trường nước ngoài và nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, đã thẩm định và ban hành tổng cộng 400 (69,32%) giáo trình đào tạo, trong đó có 125
  • 41. 35 (66,49%) giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, 126 (64,62%) giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, 147 (82,58%) giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và 02 (8,33%) giáo trình đào tạo dưới 3 tháng. 2.2.5.3. Liên kết đào tạo Nhằm đảm bảo và từng bước phát triển chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn chủ động xây dựng các mối liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cơ cấu lại chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận chương trình đào tạo sát với thực tế và yêu cầu của các doanh nghiệp để điều chỉnh nội dung bổ sung chương trình đào tạo. Với mục tiêu đó, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đã phối hợp với doanh nghiệp trong các hoạt động cụ thể như: công tác tuyển dụng, tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của doanh nghiệp, thực tập, thực hành tại doanh nghiệp. 2.2.6. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề của thành phố, gồm: - Các bộ, ngành Trung ương: Chịu trách nhiệm quản lý đối với một số cơ sở giáo dục trực thuộc. - UBND thành phố: Chịu trách nhiệm chung về quản lý, phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề, UBND thành phố, các sở, ngành có liên quan đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo, các quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề, cụ thể:
  • 42. 36 2.2.6.1. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Trong thời gian qua, thành phố đã quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Số lượng cơ sở đào tạo nghề tăng từ 53 cơ sở (tính đến hết năm 2010) lên 64 cơ sở (tính đến năm 2018), tăng 24,5%. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập giảm từ 25 cơ sở xuống còn 17 cơ sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố không đều giữa các địa phương. quận Hải Châu có nhiều cơ sở đào tạo nghề nhất với 25 cơ sở (chiếm 37,9%), tiếp đến là quận Thanh Khê với 14 cơ sở (chiếm 21,2%). Đặc biệt, huyện Hòa Vang hiện nay chưa có cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. 2.2.6.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề Tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích đất đang sử dụng của các cơ sở đào tạo nghề là 1.113.170m2 . Trong đó, cơ sở công lập chiếm 77,84%; cơ sở ngoài công lập chiếm 22,16%. Tổng diện tích đất xây dựng của các cơ sở đào tạo nghề công lập là 606.371m2 . Trong đó, 78.264m2 xây dựng phòng học lý thuyết; 87.145m2 xây dựng phòng thực hành; 15.72 m2 xây dựng xưởng thực hành; 10.609m2 xây dựng thư viện; 19.143m2 xây dựng phòng hiệu bộ và 74.044m2 xây dựng ký túc xá. 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Mục tiêu của chính sách Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng, ban hành Quyết định số 6016/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 về Ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, quy định
  • 43. 37 mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn 2010-2015: Tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề hàng năm khoảng 4%, đến năm 2015 tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề khoảng 55%, khoảng 60% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội. - Giai đoạn 2016-2020: Tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề hàng năm từ 2-3%, đến năm 2020 tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề khoảng 65%-70%; khoảng 95% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội. 2.3.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền - Trong 10 năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông ghi nhận đã gần 1.000 tin, bài có nội dung tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, cụ thể: + Hướng đi mới cho nông dân, điều chỉnh một số nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, nông dân học nghề, nông dân chuyển hướng làm giàu; Hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Báo Đà Nẵng); Giải quyết “bài toán” việc làm cho người lao động, đào tạo nghề phải có địa chỉ, không nên dàn trải (Báo Công an Đà Nẵng); + Phối hợp với báo Lao động - Xã hội, Đài phát thanh Truyền hình Đà Nẵng tuyên truyền về các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thực hiện các Phóng sự về đào tạo nghề cho lao động đặc thù, thực hiện Chuyên mục Lao động và Xã hội phát sóng hàng tháng, hàng quý và thông tin tuyển dụng lao động phát sóng hàng tuần trên Đài; duy trì thường xuyên các chuyên mục “Phóng sự - Phim tài liệu”, “Ba nông bốn nhà” có nội dung tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng nhấn
  • 44. 38 mạnh truyền thông về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù trên địa bàn thành phố được đông đảo người dân quan tâm. + Phòng Văn hóa - Thông tin các quận, huyện đã có những đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù qua việc tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho lao động đặc thù. - Phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức Ngày hội tư vấn nghề, phiên chợ việc làm, tuyển sinh học nghề cho lao động đặc thù; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, tư vấn và hỗ trợ thực hiện các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động đặc thù. Năm 2014, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố hỗ trợ cho 16 dự án đang đề xuất để triển khai thực hiện và phát triển các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm. - Lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến Chương trình Tam nông và xây dựng nông thôn mới; phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học về trồng trọt, chăn nuôi giúp nông dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp; giới thiệu các mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn, các điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng tin học, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, nhất là các khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm,…; - Các cơ sở đào tạo nghề đã thực hiện nhiều kênh tuyên truyền, tư vấn để tuyển sinh và giới thiệu các ngành nghề đào tạo của đơn vị mình như phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên... để tổ chức các buổi tuyên truyền tại các xã, phường, tổ dân phố, các trường THCS, THPT.
  • 45. 39 2.3.3. Công tác phân công nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan Đề thực hiện tốt, hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng đã phân công các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện, như sau: - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài Chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nội vụ, Giáo dục - Đào tạo, các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù; Phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, tìm việc làm cho lao động đặc thù; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động đặc thù; Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố thành phố mức hỗ trợ học nghề cho lao động đặc thù theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn; chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề, nhu cầu học nghề của lao động đặc thù, năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động đặc thù để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động đặc thù hàng năm. Lựa chọn các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... đủ năng lực để tham gia đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cho lao động đặc thù; phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù cho các đơn vị, địa phương có cơ sở đào tạo nghề liên quan gửi Sở Tài chính và Sở kế hoạch - Đầu tư tham gia để tổng hợp trình UBND thành phố.
  • 46. 40 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề, mức hỗ trợ đào tạo nghề; lựa chọn các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ...có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. - Sở Giáo dục và Đào tạo: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng về học nghề và lựa chọn học nghề phù hợp. - Sở Nội vụ: xây dựng và ban hành chương trình, kinh phí đào tạo cán bộ công chức xã theo hướng dẫn của Bộ nội vụ; kiểm tra giám sát việc đào tạo cán bộ, công chức xã tại các trường và đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức xã tại các địa phương sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. - Sở Công Thương: Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm cho lao động đặc thù, với các doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp. - Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù. - Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù. - Sở Tài Chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và kiểm tra các sở, ngành liên quan và các địa phương sử
  • 47. 41 dụng các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù. - Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Đà Nẵng: Hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện chính sách tín dụng học nghề đối với lao động đặc thù học nghề, làm việc ổn định; chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động đặc thù sau khi học nghề. - Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Phối hợp với các ngành liên quan điều tra, khảo sát về nhu cầu học nghề cho lao động đặc thù và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã, phường; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động đặc thù, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện hàng năm, giai đoạn 2010-2015, 2016-2020 và triển khai thực hiện; tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù. - Các tổ chức chính trị - xã hội: tổ chức công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia đào tạo nghề và giám sát tình hình đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố. - Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương: Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù. 2.3.4. Duy trì chính sách đào tạo nghề Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được lãnh đạo địa phương quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố. Số lượng đào tạo nghề, chất lượng đào tạo cho lao động đặc thù được nâng lên và tỷ lệ tự tạo việc làm, giải quyết việc làm tăng cao, sự lan tỏa
  • 48. 42 của chương trình đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho lao động đặc thù khác học nghề và giải quyết việc làm như lao động thuộc hộ nghèo, di dời giải tỏa, mất đất sản xuất, người khuyết tật, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ..., bước đầu khẳng định hiệu quả của chương trình. Kết quả trên đã tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho lao động đặc thù, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, thu hồi đất sản xuất góp phần phát triển kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. 2.3.5. Thường xuyên rà soát tính phù hợp của chính sách Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp với địa phương, trong đó hỗ trợ kinh phí học nghề, kinh phí ăn, đi lại cho một số đối tượng lao động đặc thù: Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 về danh mục nghề đào tạo, định mức hỗ trợ cho lao động đặc thù gồm 26 nghề (03 nghề nông nghiệp, 23 nghề phi nông nghiệp), với mức hỗ trợ học nghề từ 800.000 đồng đến 2.700.000 đồng/người/khóa đào tạo, hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm; Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa
  • 49. 43 bàn thành phố Đà Nẵng. - Năm 2013, UBND thành phố ban hành Quyết định số 40/2013/QĐ- UBND nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho 08 nghề đã có và bổ sung thêm 06 nghề mới, nâng tổng số nghề đào tạo trong danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng trên địa bàn thành phố lên 32 nghề, gồm 05 nghề nông nghiệp, 27 nghề phi nông nghiệp, với mức hỗ trợ học nghề, tiền ăn, tiền đi lại không thay đổi. - Năm 2016, UBND thành phố ban hành Quyết định số 31/2016/QĐ- UBND ngày 10/10/2016 Quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên đị bàn thành phố Đà Nẵng thay thế các quyết định: Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011, Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011, Quyết định số 09/2014/QĐ- UBND ngày 07/4/2014, Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 và Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của UBND thành phố, trong đó ban hành danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng gồm có 42 nghề, trong đó có 06 nghề nông nghiệp và 36 nghề phi nông nghiệp, với mức hỗ trợ học nghề từ 1,0 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng/người/khóa đào tạo, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người /khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên. - Năm 2017, UBND thành phố ban hành Quyết định số 27/2017/QĐ- UBND ngày 14/8/2017 về việc bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế các quyết định: Quyết định số 22/2011/QĐ-
  • 50. 44 UBND ngày 22/8/2011 Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 31/2016/QĐ- UBND ngày 10/10/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 2.3.6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách - Hằng năm, Sở LĐTBXH tổ chức kiểm tra, giám sát, trong đó 100% các cơ sở đào tạo nghề có đào tạo nghề cho lao động đặc thù được kiểm tra, giám sát thực tế, ngoài ra trong thời gian tổ chức lớp học Sở LĐTBXH cũng đã đi kiểm tra đột xuất các lớp học. Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát của Sở LĐTBXH, công tác thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động đào tạo được Ban chỉ đạo chỉ đạo các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ. Sở Tài chính đã tổ chức thanh tra công tác đào tạo nghề cho lao động đặc thù năm 2010, 2011 và 2014, Sở LĐTBXH thanh tra công tác đào tạo nghề cho lao độngđặc thù năm 2012 đối với các cơ sở đào tạo nghề có đào tạo nghề cho lao động đặc thù. - Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố được thực hiện thường xuyên giúp cho các địa phương và cơ sở đào tạo nghề thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh những sai sót ở các địa phương và cơ sở đào tạo nghề trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND thành phố, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.